Khóa luận Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ dịch chiết cây Bông ổi (Lantana camara) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 85 trang thiennha21 19/04/2022 4930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ dịch chiết cây Bông ổi (Lantana camara) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_buoc_dau_nghien_cuu_bao_quan_go_thong_tu_dich_chie.pdf

Nội dung text: Khóa luận Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ dịch chiết cây Bông ổi (Lantana camara) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN LÈNG THANH BÁCH BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN GỖ THÔNG TỪ DỊCH CHIẾT CÂY BÔNG ỔI (Lantana camara) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 THÁI NGUYÊN, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN LÈNG THANH BÁCH BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN GỖ THÔNG TỪ DỊCH CHIẾT CÂY BÔNG ỔI (Lantana camara) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Lớp : 47 – NLKH Khóa học : 2015-2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyên THÁI NGUYÊN, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. không sao chép của ai. Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, khách quan, chưa công bố trên một tài liệu nào, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 16 tháng 05 năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Th.S Nguyễn Thị Tuyên Lèng Thanh Bách XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Ðể hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường và thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”. Mỗi sinh viên khi ra trường đều cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Như vậy việc thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong nhà trường, qua đó giúp sinh viên hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức luận, phương pháp làm việc, nãng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học. Từ những cõ sở trên được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, chúng tôi đã tiến hành thực tập tại trường Ðại Học Nông Lâm Thái Nguyên thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019 với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ dịch chiết cây bông ổi (lantana camara) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Trong thời gian thực tập ngoài sự cố gắng và nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Th.S Nguyễn Việt Hưng và cô giáo Th.S Nguyễn Thị Tuyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi vượt qua những khó khãn, bỡ ngỡ ban đầu để hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa, bạn bè trong lớp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, rèn luyện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Do trình độ và thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những kiến thức đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Tên từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt 1 GS Giáo sư 2 PTSKH Phó tiến sĩ khoa học 3 TB Trung bình 4 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 5 TS Tiến sĩ 6 Th.S Thạc sĩ 7 Tv Mẫu có vết mối 8 TVr Vết mối ăn rộng 9 Tvs Vết mối ăn sâu 10 M1 Khối lượng trước khi ngâm 11 M2 Khối lượng sau ngâm 12 Mtt Khối lượng thuốc thấm 13 Tbm Phần trăm diện tích biến màu 14 Tmm Phần trăm diện tích mục mềm 15 Thh Phần trăm diện tích hao hụt 16 Cs Cộng sự
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ 31 Bảng 4.2. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm 34 Bảng 4.3. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm 35 Bảng 4.4. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm 36 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ngâm nước nóng ở các nồng độ đối với nấm. 37 Bảng 4.6. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm 38 Bảng 4.7. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm 39 Bảng 4.8. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm 40 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ngâm cồn ở các nồng độ đối với nấm. 41 Bảng 4.10. Tổng hợp hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ở các nồng độ đối với nấm 42 Bảng 4.11. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây bông ổi đối với mối đối với 44 Bảng 4.12. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi đối với mối đối với cồn 45
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 chuẩn bị thân và lá Bông ổi 23 Hình 3.2 băm nhỏ thân và lá cây Bông ổi 23 Hình 3.3 Ngâm thân và lá đã băm nhỏ 23 Hình 3.4 Lọc dịch chiết và tính nồng độ với cồn và nước nóng theo tỉ lệ 23 Hình 3.5 Pha chế phẩm theo nồng độ 23 Hình 3.6 Xếp gỗ vào thùng ngâm 24 Hình 3.7 thùng được đáng dấu 24 Hình 3.8 Vớt gỗ ra khỏi thùng sau khi ngâm 24 Hình 3.9 phương pháp thử hiệu lực đối với nấm 26 Hình 3.10 Làm hộp nhử mối 28 Hình 3.11 Đặt hộp nhử mối 28 Hình 4.1. Biểu đồ Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ 31 Hình 4.2. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm (ngâm nước nóng) 34 Hình 4.3. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây bông ổi nồng độ 25% đối với nấm (ngâm nước nóng) 35 Hình 4.4. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm (ngâm nước nóng) 36 Hình 4.5. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây bông ổi ở các nồng độ đối với nấm (ngâm nước nóng) 37 Hình 4.6. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm (ngâm cồn) 38 Hình 4.7. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm (ngâm cồn) 39 Hình 4.8. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm (ngâm cồn) 41
  8. vi Hình 4.9. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây bông ổi ở các nồng độ đối với nấm (ngâm cồn) 42 Hình 4.11. Biểu đồ đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm ở các nồng độ 43 Hình 4.12. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở các nồng độ đối với mối ngâm nước nóng. 45 Hình 4.13. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở các nồng độ đối với mối ngâm cồn. 45
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v MỤC LỤC vii Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và ỹ nghĩa của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1.Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Bảo quản gỗ và tầm quan trọng của công tác bảo quản gỗ 4 2.1.1.1. Bảo quản gỗ 4 2.1.1.2. Tầm quan trọng của công tác bảo quản 4 2.1.2. Phương pháp bảo quản 5 2.1.2.1. Phương pháp ngâm thường 5 2.1.2.2. Phương pháp khuyếch tán 5 2.1.2.3. Phương pháp nóng - lạnh 6 2.1.2.4. Phương pháp chân không áp lực 6 2.1.2.5. Phương pháp bóc vỏ cây 6 2.1.2.6. Phương pháp phơi, sấy gỗ 6 2.1.2.7. Phương pháp hun khói, ngâm 7 2.1.2.8. Phương pháp tẩm cây đứng 7 2.1.2.9. Phương pháp thay thế nhựa 7
  10. viii 2.1.2.10. Phương pháp phun, quét 8 2.1.3. Những vấn đề về thuốc bảo quản và nguyên liệu. 8 2.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thấm thuốc của gỗ 8 2.1.3.2. Chế phẩm bảo quản 10 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 13 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới 13 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản ở Việt Nam 16 2.2.3. Tổng quan về nguyên liệu sử dụng trong đề tài 18 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Phương pháp kế thừa 22 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 22 3.4.2.1. Nguyên vật liệu 22 3.4.2.2. Các bước tạo dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi 22 3.4.2.3. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm 25 3.4.3. Phương pháp xác định lượng thuốc thấm 25 3.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu lực chế phẩm bảo quản 26 3.4.4.1. Đánh giá hiệu lực chế phẩm đối với nấm 26 3.4.4.2. Đánh giá hiệu lực chế phẩm đối với mối 27 3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu 29
  11. ix Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng thấm của chế phẩm chiết thân và lá cây Bông ổi thấm vào gỗ 31 4.2. Hiệu lực với nấm của chế phẩm thân và lá cây Bông ổi trên gỗ thông 33 4.2.1. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết từ nước nóng đối với nấm 33 4.2.1.1. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm 33 Gỗ thông sau khi ngâm với dịch chiết từ thân và lá cây bông ổi ở nồng độ 15% ngâm 1 tuần sau khi được thí nghiệm kết quả được tổng hợp tại bảng 4.2 dưới đây. 33 4.2.1.2 Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm 34 4.2.1.3 Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm 36 4.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết cồn đối với nấm 37 4.2.2.1. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm 37 4.2.2.2. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm 39 4.2.2.3. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm 40 4.3. Hiệu lực với mối của chế phẩm từ thân và lá cây Bông ổi trên gỗ thông 44 4.3.1. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết từ nước nóng đối với mối 44
  12. x 4.3.2. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết từ cồn đối với mối 45 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 5.1. Kết luận: 47 5.2. Kiến nghị: 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
  13. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Gỗ là loại vật liệu có rất nhiều ưu điểm như nhẹ, có hệ số phẩm chất cao, có khả năng chịu lực tốt, cách điện cách âm tốt Do đó được con người biết tới và sự dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng Những năm gần đây lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, do vậy nhu cầu về sự dụng các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng. Nhà nước đã có những chủ trương về phát triển rừng trồng, đặc biệt chú trọng phát triển các loài cây gỗ rừng mọc nhanh như: thông, keo lai, bạch đàn , mỡ. Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, hầu hết các loại gỗ rừng trồng đều bị côn trùng như mối và nấm gây hại ngay sau khi khai thác , trong quá trình chế biến và sử dụng. Nhằm giải quyết vấn đề đó nghành chế biến lâm sản đã không ngừng nghiên cứu quy trình công nghệ bảo quản gỗ. Hiện nay, thuốc bảo quản lâm sản được dùng ở Việt Nam và trên thế giới hầu hết là hỗn hợp các hóa chất vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ tổng hợp trong công nghiệp hóa học. Tuy vậy, một số hóa chất do độc tố cao với con người và môi trường sống nên đã bị cấm sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Gỗ Thông là một trong những loại gỗ được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Với những đặc tính thông dụng của một loại gỗ tốt thì gỗ thông đang dần có một thị trường khá phát triển. Tuy nhiên do các đặc điểm cấu tạo của gỗ làm cho gỗ dễ bị mốc mục,biến màu,dễ cháy, dễ bị côn trùng sâu nấm phá hoại. Đây chính là lý do thúc đẩy công tác nghiên cứu tìm kiếm những hợp chất sinh học vừa có tính năng phòng trừ sinh vật hại lâm sản vừa đáp ứng được tiêu chí an toàn. Cây Bông ổi có Tên khác là Cây Ngũ sắc. Cây Bông ổi có Tên khoa học: Lantana camara L., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Bông ổi là loài cây nhỏ, nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới. Lá hình bầu dục, nhọn, mặt lá
  14. 2 xù xì, mép lá có răng cưa; mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn; phiến lá dài 3–9 cm, rộng 3–6 cm; cuống lá ngắn, phía trên cuống có dìa. Hoa không cuống, nhiều giống màu trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ mọc thành bông dạng hình cầu; hoa có lá bắc hình mũi giáo. Đài hình chuông, có hai môi. Tràng hình ống có bốn thùy không đều. Quả hình cầu, màu đỏ nằm trong lá đài, chứa hai hạch cứng, xù xì. Cây gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng làm cảnh, nay phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven bờ biển. Các bộ phận của cây thu hái vào mùa khô, phơi hay sấy khô cũng có khi dùng tươi. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có công trình nào công bố kết quả nghiên cứu về dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi trong bảo quản gỗ. Do vậy, để có cơ sở khoa học về cách sử dụng chế phẩm chiết thân và lá cây Bông ổi, một loại chế phẩm bảo quản lâm sản có nguồn gốc thực vật thân thiện với môi trường vào phục vụ sản xuất nên tôi lựa chọn nghiên cứu cây Bông ổi và lựa chọn cây Thông là loại gỗ rừng trồng được trồng phổ biến tại Việt Nam để thử nghiệm với tên đề tài “Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ dịch chiết cây Bông ổi (Lantana camara) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ ngâm tẩm đến lượng thấm chế phẩm từ thân và lá cây Bông ổi thấm vào gỗ. - Đánh giá được tác dụng, hiệu quả, hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đến khả năng phòng trừ mối hại gỗ thông. - Đánh giá được tác dụng, hiệu quả, hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đến khả năng phòng trừ nấm hại gỗ thông. 1.2.2. Ý nghĩa của đề tài 1.2.2.1. Ý nghĩa trong công tác học tập Thu thập được kinh nghiệm và kiến thức từ thực tế, củng cố lý thuyết đã học và biết cách thực hiện một đề tài. 1.2.2.2. Ý nghĩa khoa học Đề tài mở ra hướng nghiên cứu bảo quản gỗ Thông bằng chế phẩm sinh học từ dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nhằm để bảo quản, phòng nấm mốc, biến màu
  15. 3 gỗ. Tạo ra được loại thuốc có tính hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường nước và không khí, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. 1.2.2.3. Ý nghĩa thực tiễn Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho ta biết được chế phẩm sinh học từ thân và lá cây Bông ổi sẽ giúp cho các xưởng chế biến gỗ và các hộ gia đình biết được công dụng của chế phẩm sinh học có tác dụng bảo quản gỗ, tẩy nấm mốc và biến màu gỗ, biết được công thức chế biến ra chế phẩm sinh học từ thân vá lá cây bông ổi một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Dựa vào kết quả này người dân có thể áp dụng biện pháp bảo quản gỗ đạt hiệu quả tốt nhất, không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và mọi người xung quanh. Có thể làm tư liệu tham khảo cho các công trình xây dựng trong việc bảo quản gỗ thông khỏi bị mối ăn, nấm mốc, biến màu gỗ, hiệu quả sử dụng gỗ được lâu dài và hiệu quả hơn.
  16. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Cơ sở khoa học 2.1.1. Bảo quản gỗ và tầm quan trọng của công tác bảo quản gỗ 2.1.1.1. Bảo quản gỗ Bảo quản gỗ là biện pháp tổng hợp giữ gìn nhằm kéo dài thời gian sử dụng, chống sự xâm nhập phá hoại của mối mọt, nấm mốc, hạn chế tác động không tốt của môi trường Bao gồm: 1) Bảo quản kỹ thuật là phương pháp bảo quản tác động vào gỗ làm cho gỗ kéo dài thời gian sử dụng, phương pháp này không dùng hóa chất như: cách ly gỗ với đất, nước, hơi ẩm; hong, phơi, sấy hoặc ngâm gỗ trong bùn ao. 2) Bảo quản bằng hoá chất: là phương pháp dùng hóa chất để phun tẩm vào gỗ, quét, ngâm gỗ tẩm gỗ hoặc xông hơi, dùng hoá chất xử lý trực tiếp sinh vật hại gỗ. 3) Bảo quản bằng biện pháp sinh học: dùng một số loài nấm, côn trùng để diệt sinh vật hại gỗ (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. 2.1.1.2. Tầm quan trọng của công tác bảo quản Công nghệ bảo quản nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ sử dụng lâm sản ngoài gỗ và gỗ gấp hàng chục lần so với việc sử dụng theo độ bền tự nhiên. Nhằm tăng giá trị sử dụng, hạn chế các tổn thất nặng nề do các sinh vật gây hại như mối mọt, nấm mục v.v .gây ra kể từ ngay sau khi chặt hạ đến suốt quá trình sử dụng. Bằng biện pháp kỹ thuật (có hoặc không sử dụng chế phẩm bảo quản) phải kéo dài tuổi thọ sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ lên nhiều lần so với gỗ không được xử lý bảo quản, góp phần đảm bảo an toàn cho các sản phẩm và công trình sử dụng lâm sản. Công nghệ bảo quản ra đời được đánh giá là một bộ phận của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật của thế kỷ XX. Nó mạng lại hiệu quả quả kinh tế lớn, tiết kiệm tài nguyên rừng, góp phần sử dụng tài nguyên hợp lý, chủ động, hiệu quả, do đó nó có vai trò trong chiến lược phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng và trong nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. Từ lâu đời nhân dân ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tìm ra các biện
  17. 5 pháp hạn chế sự tấn công này như: Chặt tre, gỗ vào mùa đông để giảm lượng dinh dưỡng trong cây, ngâm tre gỗ dưới ao hồ để phá hủy một phần lượng dinh dưỡng đó, để gác bếp, hun khói, Đặc điểm nổi bật là chúng ta sống trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật nói chung song đối với sinh vật gây hại cũng hoạt động mạnh quanh năm. Công nghệ bảo quản bằng các loại chế phẩm tự nhiên ra đời chính là đã kế thừa các thành tựu của việc nghiên cứu cơ bản về sinh vật học. 2.1.2. Phương pháp bảo quản 2.1.2.1. Phương pháp ngâm thường Đặc điểm chung: Ngâm gỗ vào thuốc bảo quản trong điều kiện bình thường là một trong những phương pháp tẩm cổ điển nhất. Khi ngâm gỗ hoặc lâm sản khác trong một chất lỏng có hiện tượng sau: Sự chuyển động của các phần tử thuốc từ dung dịch vào trong gỗ (lâm sản khác) nhờ hiện tượng thẩm thấu và sự chuyển động dung dịch thuốc vào gỗ nhờ áp lực mao quản. Hiện tượng thẩm thấu thường xảy ra ở gỗ hoặc tre có độ ẩm cao trên điểm bão hòa và ngâm trong dung dịch. Các màng tế bào được coi là màng bán thấm, tạo ra sự thấm một chiều của các phần tử thuốc từ ngoài vào. Đồng thời với quá trình thấm thuốc vào gỗ thì có một số phần tử nước từ trong gỗ chuyển động ngược trở ra vào dung dịch thuốc. Tốc độ chuyển động của hai chiều ngược nhau này phụ thuộc vào ẩm độ gỗ, nồng độ dung dịch, loại gỗ (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. 2.1.2.2. Phương pháp khuyếch tán Đặc điểm chung: Nguyên lý cơ bản của phương pháp chính là quá trình khuyếch tán của ion hoặc phân tử từ chế phẩm bảo quản vào gỗ. Khi gỗ có độ ẩm cao được ngâm vào dung dịch chế phẩm có nồng độ cao, hoặc quét cao xung quanh, do chênh lệch nồng độ các phân tử hoặc ion của chế phẩm từ dung dịch chuyển vào sâu trong gỗ. Ẩm độ gỗ ít nhất phải trên 50%, nồng độ dung dịch phải cao hơn gấp 2 - 3 lần so với nồng độ chế phẩm cùng loại khi tẩm bằng phương pháp khác (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9].
  18. 6 2.1.2.3. Phương pháp nóng - lạnh Khi gỗ được làm nóng lên, không khí và hơi nước trong gỗ cũng bị nóng dần và dãn nở thể tích. Song thể tích gỗ tăng không đáng kể, do vậy áp suất trong gỗ sẽ cao hơn áp suất bên ngoài, một phần không khí và hơi nước sẽ thoát ra khỏi gỗ. Khi gỗ bị chuyển sang trạng thái lạnh, không khí và hơi nước còn lại trong gỗ sẽ bị lạnh và trở về trạng thái ban đầu, thể tích không gian mà chúng chiếm chỗ sẽ nhỏ hơn. Kết quả làm cho áp suất trong khoang rỗng tế bào gỗ bị giảm, thấp hơn áp suất môi trường xung quanh. Do sự chênh lệch áp suất này, dung dịch chế phẩm lạnh sẽ dễ dàng thấm vào gỗ (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. 2.1.2.4. Phương pháp chân không áp lực Phương pháp này gồm hai quá trình: Tăng áp lực: Tạo ra sức ép để ép chế phẩm thấm vào gỗ, trị số áp lực thông thường 6 - 12.105pa. Hút chân không: Độ sâu chân không thường là 600 – 650 mmHg. Cụ thể hút chân không ở các thời điểm: Chân không trước khi tăng áp lực. Chân không giữa các quá trình áp lực. Chân không sau quá trình áp lực. Trật tự của hai quá trình cơ bản này thay đổi tùy theo quy trình, tức phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Khả năng thấm chế phẩm của các loại gỗ, độ ẩm gỗ, loại chế phẩm, lượng thấm chế phẩm cần thiết Sự thay đổi của hai quá trình đã tạo nên nhiều phương pháp tẩm gỗ như: Phương pháp tế bào đầy, phương pháp tế bào rỗng, phương pháp bán dẫn (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. 2.1.2.5. Phương pháp bóc vỏ cây Phương pháp này để hạn chế sự xâm nhập của mọt hại gỗ tươi và mối hại vỏ cây, sau khi khai thác thường được bóc vỏ ( trừ một số loại gỗ chuyên dùng cần giữ vỏ). Bóc vỏ làm gỗ ráo mặt nhanh, ẩm độ giảm xuống tạo điều kiện bất lợi cho các sinh vật hại gỗ tươi xâm nhập (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. 2.1.2.6. Phương pháp phơi, sấy gỗ Gỗ phơi sấy là một biện pháp bảo quản lâm sản khỏi một số loại côn trùng hại gỗ tươi. Gỗ có độ ẩm cao được xếp thành chồng lên nhau hoặc được xếp lên đà kê để ngoài không khí hoặc cho vào lò sấy.
  19. 7 Với phương pháp này, ngoài loại bỏ được những yếu tố gây hại do sinh vật gây ra còn hạn chế được tác nhân phi sinh vật như cong vênh, nứt nẻ ở gỗ. Trong việc xếp đống gỗ để hong phơi tránh hiện tượng để ánh sáng chiếu hoặc gió lùa trực tiếp vào đầu của cây hoặc tấm ván gỗ. Khi đó làm cho độ ẩm thoát ra quá nhanh dẫn đến hiện tượng gỗ bị nứt đầu. Việc xếp thanh kê phải đúng kỹ thuật: kích thích các thành kê, khoảng cách giữa các thanh kê phải đều nhau, các thanh kê giữa các trồng ván phải thẳng hàng. Khoảng cách giữa các thanh kê phụ thuộc vào loại gỗ, chiều dày tấm ván, kích thước thanh kê thường dày 2.5 cm, rộng 5 - 6 cm (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. 2.1.2.7. Phương pháp hun khói, ngâm Phương pháp này áp dụng theo kinh nghiệm. Phương pháp hun khói tre, gỗ, song mây lên trên bếp giúp cho tre nứa, song mây khô nhanh, chống được mốc. Mặt khác trên bề mặt sẽ có một lớp bồ hóng có thành phần hóa học tương tự như sản phẩm dầu nhựa có khả năng phòng được nấm mốc và mọt tre. Phương pháp ngâm tre, gỗ trong ao hồ hoặc bùn với một thời gian 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn sẽ hạn chế được mọt mốc. Phương pháp này sẽ làm biến đổi thành phần hóa học trong gỗ, cụ thể làm cho hàm lượng đường và tinh bột có trong tre, gỗ giảm đi (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. 2.1.2.8. Phương pháp tẩm cây đứng Phương pháp này có tên là tẩm cây sống (cây chưa bị chặt hạ). Lợi dụng đặc điểm của cây phải hút nước, muối khoáng từ đất qua hệ thống rễ, theo các mạch dẫn lên lá để sau quá trình quang hợp tạo thành nhựa luyện nuôi cây. Phương pháp này sẽ tác động chặn dòng nhựa luyện và thay bằng dung dịch chế phẩm bảo quản, chế phẩm sẽ đi theo mạch dẫn và phân bố trong cây (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. 2.1.2.9. Phương pháp thay thế nhựa Gỗ sau khi chặt 2 - 3 ngày, nhựa cây vẫn ở trang thái lỏng sẽ dịch chuyển được nếu có lực đẩy từ phía gốc đến ngọn của khúc gỗ. Lợi dụng đặc điểm này, người ta dùng dung dịch chế phẩm tiếp vào một đầu của khúc gỗ (phía gốc), nhờ sự chênh lệch áp lực của dung dịch ở đầu gốc và đầu
  20. 8 ngọn khúc gỗ, dung dịch tẩm sẽ ép vào các mạch, dồn dần nhựa về một phía và sẽ thay thế vị trí của nhựa vào các khoảng trống. Thời gian ngâm tẩm tùy thuộc vào từng loại gỗ, bình quân 5 - 12 ngày. Sau khi kết thúc quá trình tẩm một tuần lễ có thể tiến hành bóc vỏ và tùy theo thời gian hong phơi tương ứng với yêu cầu về độ ẩm ta có thể đem sử dụng. Lượng thuốc tiêu hao cho phương pháp này khoảng 400 - 500kg/m3 dung dịch thuốc nước. Có nồng độ dung dịch thuốc tẩm tùy thuộc vào từng loại thuốc mà sử dụng (Nguyễn Thị Tuyên, 2008) [15]. 2.1.2.10. Phương pháp phun, quét + Phương pháp quét Là phương pháp bảo quản thô sơ nhất, thường gặp trong thực tế sản xuất, như trong các khâu bảo quản tạm thời gỗ ở các bãi bến trong một thời gian ngắn và bảo quản lớp mặt các vật dụng bằng gỗ. + Phương pháp phun Phương pháp phun nhanh hơn phương pháp quét tuy vậy do lượng hao phí của phương pháp này quá lớn, nhất là những chi tiết nhỏ nên phạm vi sử dụng ít. Tác dụng bảo quản: mang tính tạm thời, bảo quản lớp mặt. Nó cũng có tầm quan trọng nhất định trong một số trường hợp như bảo quản bổ sung những vật dụng ở những chỗ hiểm yếu của các công trình như gầm cầu, trần nhà các chỗ khe ngóc ngách quét (Nguyễn Thị Tuyên, 2008) [15]. 2.1.3. Những vấn đề về thuốc bảo quản và nguyên liệu 2.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thấm thuốc của gỗ - Cây Thông - Tuổi gỗ thông là 10 tuổi - Một số tính chất và đặc điểm của gỗ Thông: + Ngoại hình: Cây Thông có vỏ màu nâu đỏ. Gốc có màu sẫm hơn, khi già bong thành từng mảng. Cành non màu vàng nhạt hoặc hung, không có long. + Cấu tạo gỗ Thông: Gỗ Thông có lõi màu nâu vàng, gỗ giác và gỗ lõi phân biệt, thớ thô, không có lỗ mạch, quản bào chiếm 90% thể tích gỗ, chiều dài quản bào. 3.29 0.59mm, tế bào mô mềm xếp dọc thân cây, tia gỗ sắp xếp theo
  21. 9 chiều ngang thân cây chiếm 5-6% thể tích gỗ, số lượng ống dẫn nhựa dọc là 1.06 ống/mm2. + Các tính chất cơ, vật lý của gỗ Thông: - Sức co dãn của gỗ: Là sự thay đổi về kích thước của gỗ khi độ ẩm của gỗ thay đổi trong khoảng từ 0% đến độ ẩm bão hòa thớ gỗ và ngược lại độ ẩm bão hòa thớ gỗ xuống 0%. - Khối lượng thể tích của gỗ: 0.45g/cm3. - Giới hạn bền khi nén ngang thớ: + Nén ngang thớ toàn bộ theo chiều tiếp tuyến: 22 (Kg/cm2) + Nén ngang thớ toàn bộ theo chiều xuyên tâm: 22 (Kg/cm2) + Nén ngang thớ cục bộ theo chiều tiếp tuyến: 38 (Kg/cm2) + Nén ngang thớ cục bộ theo chiều xuyên tâm: 40 (Kg/cm2) - Độ cưỡng tính: + Độ cưỡng tính theo mặt cắt ngang: 500 (Kg/cm2) + Độ cưỡng tính theo mặt cắt xuyên tâm: 400 (Kg/cm2) + Độ cưỡng tính theo mặt cắt tiếp tuyến: 450 (Kg/cm2) - Giới hạn bề khi uốn tĩnh: + Giới hạn bền theo chiều xuyên tâm: 420 (Kg/cm2) + Giới hạn bền theo chiều tiếp tuyến: 450 (Kg/cm2) + Loại gỗ : Sức thấm của các lại gỗ khác nhau. Ngay trên cùng một cây gỗ ở gỗ giác và gỗ lõi cũng khác nhau. Do cấu tạo gỗ rất phức tập, con đường dẫn dung dịch thuốc bảo quản chủ yếu là hệ thống mạch gỗ, quản bào và lỗ thông ngang. Nếu kích thước của hệ thống này lớn thì sức thấm thuốc tăng. Do vậy, khối lượng thể tích là yếu tố cần quan tâm. Yếu tố trong cấu tạo gỗ ảnh hưởng đến sức thấm thuốc và thể bít. Thể bít là một loại chất chiết suất từ nguyên sinh cấu tạo nên, nó có vai trò như nút ngăn cản chất lỏng đi vào ống mạch. + Phương pháp ngâm :
  22. 10 Pha dung dịch về các nồng độ 15%, 25%, 35%. Rồi ngâm các nồng độ lên gỗ, sử dụng dụ cụ để ngâm gỗ cho đủ lượng dung dịch bao phủ hết gỗ rồi đem phơi để gỗ về độ ẩm < 20. + Loại thuốc, lượng thuốc, nồng độ thuốc: Loại thuốc khác nhau thì lượng thuốc thấm và thời gian thấm thuốc là khác nhau. Trong cùng một loại thuốc khi thay đổi nồng độ dung dịch, lượng thuốc bảo quản sễ ảnh hưởng tới khả năng thấm thuốc. Có một vài trường hợp khi ngâm gỗ có độ ẩm cao với dung dịch thuốc nồng độ cao lúc này làm thay đổi quá trình thấm của thuốc vào gỗ. Từ thấm theo nguyên lý mao dẫn sang thấm theo nguyên lý khuếch tán. + Độ ẩm gỗ : Với phương pháp ngâm thường thì độ ẩm trên điểm bão hòa thớ gỗ đôi khi không xác định được lượng thuốc thấm bằng phương pháp cân trong lượng. Do đó trong quá trình ngâm tẩm dung dịch ta cần chú ý tới độ ẩm của gỗ. 2.1.3.2. Chế phẩm bảo quản + Yêu cầu của chế phẩm bảo quản : - Độc hại cao với sinh vật hại lâm sản nói chung. - Không độc hại với con người và gia súc. - Khả năng ổn định của thuốc lâu dài trong lâm sản khi sử dụng trong các môi trường khác nhau. - Dễ thấm, thấm sâu vào lâm sản. - Không làm ảnh hưởng đến tính chất của gỗ và giảm tối đa khả năng bén cháy của gỗ, không làm ảnh hưởng đến độ bền cơ học của gỗ. - Không ảnh hưởng đến màng keo dán và quá trình trang sức bề mặt. - Không ăn mòn kim loại. - Không gây ô nhiễm môi trường. - Giá thành rẻ, thông dụng, dễ sử dụng. + Cơ chế tác dụng của chế phẩm bảo quản với nấm: Mỗi loài nấm có một ngưỡng độ ẩm thích hợp cho quá trình phát triển, ngoài ra còn các điều kiện khác như oxy, nhiệt độ, ánh sáng và độ pH. Để phòng chống nấm gây hại lâm sản, người ta thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm thay đổi điều kiện sống của nấm hoặc làm độc hóa nguồn thức ăn của nấm bằng các loại
  23. 11 thuốc bảo quản lâm sản. Chế phẩm bảo quản có hiệu lực đối với nấm khi được tẩm vào gỗ, trước hết nó đã tạo ra một môi trường khác hẳn với gỗ không tẩm chế phẩm, nó tước bỏ những điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào tử nấm, hơn thế nữa chế phẩm bảo quản còn phá hoại ngay các bào tử nấm, các hoạt chất của chế phẩm bảo quản thấm vào các bào tử phản ứng với các thành phần chủ yếu của bào tử làm cho bào tử không nảy mầm được. Kết quả tổng hợp các tác động nói trên của chế phẩm bảo quản là làm cho nấm bị biến dạng về hình thái hoặc bị tiêu diệt ngay trên gỗ tẩm chế phẩm bảo quản. + Cơ chế tác dụng của chế phẩm bảo quản với mối: Chế phẩm bảo quản dùng để phòng trừ mối có thể xử lý diệt trực tiếp mối hoặc bằng lớp hóa chất độc ngăn không cho mối tiếp cận với nguồn thức ăn. Cơ chế tác dụng của chế phẩm bảo quản đối với mối là chế phẩm có thể làm tê liệt hệ thần kinh do chúng tiếp xúc trực tiếp với chế phẩm hoặc khi mối ăn phải gỗ đã tẩm chế phẩm. Chế phẩm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và các men tiêu hóa trong ruột mối làm cho thức ăn không tiêu hóa được. + Cơ chế thấm chế phẩm bảo quản : Quá trình thấm chế phẩm bảo quản vào trong gỗ là do một hoặc nhiều quá trình tác động vào đó là các quá trình mao dẫn, tác động khuếch tán hoặc do tác động áp lực từ bên ngoài. Các tác động này, tùy từng trường hợp cụ thể nó có thể độc lập hoặc cùng lúc xảy ra. + Thấm do mao dẫn: Theo tài liệu: lâm sản và bảo quản lâm sản, tập 2 của trường đại học Lâm Nghiệp xuất bản 1992, thì quá trình mao dẫn được miêu tả như sau: Khi ngâm gỗ vào trong môi trường là dung dịch bảo quản dung dịch thấm được vào trong gỗ là nhờ áp lực mao dẫn. Hiện tượng này xảy ra khi gỗ có độ ẩm dưới điểm bão hòa thớ gỗ. Khi một vật rắn nhúng vào một dịch thể theo quy luật vật lý nơi tiếp giáp giữa dịch thể, chất rắn và không khí sẽ tạo ra bề mặt cong do sức căng bề mặt ngoài của chất lỏng và mức độ dính ướt của vật rắn nơi tiếp giáp giữa vật rắn và dịch thể tạo ra một góc và do đó xuất hiện hai loại áp lực mao quản thuận, nghịch khác nhau. Khi áp lực mao quản thuận sự thấm chế phẩm sẽ kém và ngược lại khi áp lực mao quản nghịch thì sự thấm thuốc sẽ tốt hơn.
  24. 12 Trên thực tế, do tế bào gỗ có cấu tạo không đồng nhất, đẳng hướng và một số loại gỗ còn có dầu nhựa cản trở sự thấm chế phẩm và việc xác định các thông số sẽ gặp khó khăn (Lê Xuân Tình và cs,1993) [14]. + Thấm do khuếch tán: Quá trình khuếch tán là quá trình di chuyển vật chất từ pha này sang pha khác khi hai pha tiếp xúc trực tiếp với nhau. Trong dung dịch quá trình khuếch tán làm cho dung dịch đồng nhất về khối lượng riêng và áp suất. Do vậy, các phần tử ion thuốc bảo quản hòa tan trong nước sẽ chuyển động với một động năng trung bình của chuyển động tịnh tiến vào, áp suất đó do các phần tử gây lên. Áp suất này gọi là áp suất thẩm thấu. Trong ngâm tẩm gỗ vách tế bào gỗ có thể coi là màng bán thấm. Vận tốc chuyển động của các phân tử hoặc ion phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển dịch tăng lên. Bằng các phép đo chính xác, người ta đo được tốc độ chuyển động tỷ lệ với T (T là nhiệt độ). Áp suất thấm thấu phụ thuộc vào T, nếu T tăng thì áp suất tăng. Đối với gỗ có độ ẩm cao, khi tẩm thuốc bảo quản, nước ở trong gỗ có xu hướng dịch chuyển ra dung dịch tẩm và các phân tử hoặc ion chất bảo quản sẽ dịch chuyển vào gỗ (Lê Xuân Tình và cs,1993) [14]. + Thấm do áp lực bên ngoài từ: Quá trình thấm này là do có áp lực được tạo ra từ bên ngoài tác động lên bề mặt dung dịch thuốc hoặc bề mặt gỗ. Áp lực này có thể được tạo ra bằng những hình thức sau: Dùng thiết bị tạo áp suất nén áp lực lên bề mặt dung dịch chế phẩm. Trong thực tế người ta có thể kết hợp với rút chân không cho gỗ để tăng thêm độ chênh lệch áp suất. Tạo ra chênh lệch cột áp giữa dung dịch thuốc và bề mặt gỗ bằng cách nâng độ cao của bình đựng chế phẩm lên so với bề mặt gỗ một độ cao nhất định. Làm cho áp suất trong gỗ thấp hơn so vơi dung dịch thuốc ở bên ngoài bằng cách đun nóng gỗ lên cho nước và không khí trong gỗ thoát ra ngoài sau đó làm lạnh đột ngột trong dung dịch thuốc.
  25. 13 Vì vậy trong thực tế của công tác bảo quản lâm sản, cần chọn loại thuốc bảo quản và dung môi có khối lượng riêng nhỏ để cho quá trình thuốc thấm vào gỗ được thuận lợi (Lê Xuân Tình và cs,1993) [14]. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản trên thế giới Ngay từ thời kỳ sơ khai, người Ai Cập đã biết dùng nhựa để bảo vệ gỗ trong công trình xây dựng, tránh cho gỗ không bị mục nát do các sinh vật gây ra. Từ lâu đời, người dân ở một số nước châu Á đã có biện pháp bảo quản rất độc đáo và hiệu quả đó là ngâm gỗ, tre nứa trong bùn ao. Biện pháp này đã trở thành tập quán duy trì cho đến ngày nay. Tất cả những giải pháp bảo quản lâm sản mang tính tập quán đó không mang lại hiệu quả bảo quản triệt để, bởi nguyên nhân gây nên sự phá huỷ lâm sản chưa được khám phá. Đến khi những phát hiện của Pasteur và Kock đã chỉ ra rằng các vi sinh vật và côn trùng là những đối tượng sinh vật chủ yếu gây nên sự phá hủy cấu trúc lâm sinh thì định hướng tẩm vào gỗ và lâm sản bằng các hóa chất có độc tính với sinh vật gây hại mới được hình thành. Việc ngâm tẩm gỗ nhằm kéo dài tuổi thọ mới ra đời cách đây 300 năm. Năm 1747, Emerson đã đề xuất dung chế phẩm dạng dầu để bảo quản gỗ, sớm hơn nữa là Zohann Glauder đã dung một loại nhựa để quét cho gỗ đã được đốt cháy một lớp mỏng. Đến thế kỷ 19, một loạt sản phẩm hóa chất đã được sử dụng để tẩm gỗ như clorua thủy ngân HgCl2 (1805), clorua kẽm ZnCl2 (1815), sun phát đồng CuSO4 (1837) Trong những thập niên trở lại đây, danh mục các sản phẩm hóa học dùng cho bảo quản lâm sản ngày càng được bổ sung thêm. Song, chính trong quá trình phát triển đó, các hóa chất có độc tính cao đối với sức khỏe con người và môi trường đã dần bị loại bỏ. Các hợp chất tổng hợp bằng con đường hóa học, chiết xuất từ thực vật, từ vi sinh vật có hiệu lực phòng trừ sinh vật có hiệu lực phòng trừ sinh vật gây hại lâm sản cao và an toàn với con người, môi trường sống đã được ưu tiên nghiên cứu và đưa vào sử dụng (Coventry E và cs, 2002) [20]. Cùng với sự ra đời phát triển của các lĩnh vực khoa học sinh vật, nhiều loài nấm mốc, côn trùng, phá hại gỗ và lâm sản cũng đã được điều tra, phân loại. Các công trình nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái đã làm tiền đề cho các nhà hoá học, công nghệ, nghiên cứu mở rộng các chế phẩm bảo quản, các biện pháp kỹ
  26. 14 thuật xử lý bảo quản gỗ và lâm sản. Một trong những thành tựu nổi bật về sự kết hợp hữu hiệu này của các nhà nghiên cứu cơ bản và các nhà nghiên cứu kỹ thuật giữa thế kỷ 20 này là nghiên cứu diệt mối gây hại lâm sản trong các công trình xây dựng bằng phương pháp lây truyền để diệt mối tận tổ. Từ việc phát hiện ra đặc tính của mối: chúng mớm thức ăn cho nhau, liếm lẫn nhau, một số nhà khoa học của ấn Độ, Inđônexia đã nghĩ đến biện pháp dùng các chất hoá học xử lý lên con mối, nhờ đặc tính sinh học nói trên, mối sẽ truyền chất độc về tận tổ, tận hoàng cung của mối chúa. Feytand (1949) cho biết cụ thể thêm rằng các hợp chất có gốc là asenic hoặc fluo ở dạng bột mịn có thể dùng làm thuốc để gây cho mối chết bằng cách lây truyền. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn các cơ sở lý luận để từ đó nghiên cứu các giải pháp phù hợp trong việc bảo quản lâm sản. Christebsen (1951) nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ với khả năng khuếch tán của thuốc bảo quản gỗ và nhận định rằng: nhiệt độ tăng thì khả năng khuếch tán tăng, do khi nhiệt độ tăng thì khả năng linh động của điện tử phân ly của thuốc bảo quản cũng sẽ tăng và do đó dễ khuếch tán vào gỗ (Coventry E và cs, 2002) [20]. Smith và Wiliam (1969) đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán của dung dịch thuốc bảo quản và có kết luận: độ ẩm gỗ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán của dung dịch thuốc bảo quản vào gỗ. Khi độ ẩm gỗ thấp hơn 50% thì quá trình khuếch tán xảy ra chậm (Coventry E và cs, 2002) [20]. Becker (1976) và Tamblyn ( 1985) đã tiến hành quan sát những nhân tố ảnh hưởng đến khuếch tán. Vinden (1984) và Dickinson (1989) đã tiến hành nghiên cứu quá trình phòng mục gỗ bằng phương pháp khuếch tán và lưu ý cần phải đo đạc một cách tỷ mỷ độ ẩm của gỗ, nhiệt độ xử lý, nồng độ của dung dịch và thời gian xử lý mới có thể xác định được chính xác các yếu tố ảnh hưởng (Coventry E và cs, 2002) [20]. Viden (1984) thông qua các thí nghiệm của mình đã kết luận rằng: quá trình khuếch tán chủ yếu xảy ra ở các mao mạch trong những tế bào rỗng. Hàm lượng nước trong gỗ cao thì tốc độ khuếch tán tăng (Coventry E và cs, 2002) [20].
  27. 15 Năm 1990, Konabe trong một thí nghiên cứu của mình đã nhận định: trong xử lý ngâm tẩm, nếu gỗ quá khô phải làm cho gỗ ướt để cho độ khuếch tán có hiệu quả cao nhất (Coventry E và cs, 2002) [20]. Một số nghiên cứu sử dụng cây Bông ổi trên thế giới: Năm 2008 ở tạp chí International Journal of Applied Research in Natural Products cho thấy các tác giả ở vùng Trinidad và Tobago là Nayak BS, Raju SS, Ramsubhag A đã nghiên cứu khả năng chữa lành vết thương bỏng trên chuột. Các tác giả đã cho chuột hấp thụ một lượng nhất định phần chiết ethanol của bột lá cây Bông ổi khô. Kết quả là sau 19 ngày là vết bỏng trên chuột đã lành lại 87% so với khả năng tự lành thông thường là 82% qua kết quả phân tích ANOVA. Từ đó các tác giả đã kết luận là ngũ sắc có khả năng chữa lành vết thương trên chuột (Tài liệu khảo sát thành phần hóa học) [22]. Năm 2008 các tác giả người Ấn Độ là M.Sathish Kumar và S.Maneemegalai đã đánh giá khả năng diệt ấu trùng của hai loại muỗi Aedes aegypti ( tác nhân gây bệnh sốt vàng da ) và Culex quinquefasciatus (tác nhân gây bệnh viêm não nhật bản) từ phần chiếc ethanol, methanol của lá và hoa ngũ sắc. Ấu trùng của hai loài muỗi này mới nở sau bảy ngày được hấp thu một lượng chiết nhất định từ lá và hoa của loài cây này. Sau 24 giờ số lượng ấu trùng chết đi được ghi lại và tính toán tỉ lệ phần trăm tử vong. Từ kết quả thực nghiệm đó, hai nhà khoa học đã kết luận phần chiết xuất từ lá và hoa của ngũ sắc có khả năng diệt ấu trùng của hai loài muỗi này (Tài liệu khảo sát thành phần hóa học) [22]. Tháng 10, năm 2010 ở tạp chí International Journa of Plant Physiology and Biochemistry, các tác giả người Nigeria đã nghiên cứu và kết luận được rằng các chất trong phần chiết ethanol, ethylacetate của cây ngũ sắc có khả năng ổn định màng tế bào hồng cầu trong máu ở trâu bò (Tài liệu khảo sát thành phần hóa học) [22]. Năm 2010, các tác giả ở Brazil là Erlanio O.Sousa, Aracelio V.Colares, Fabiola F.G.Rodrigues, Adriana R.Campos, Sidney G.Lima và Jose Galberto M.Costa đã nghiên cứu sự thanh đổi thành phần hóa học trong tinh dầu của lá ngũ sắc ở vùng đông bắc Brazil do thời điểm thu hai lá khác nhau trong một ngày (Tài liệu khảo sát thành phần hóa học) [22].
  28. 16 Năm 2011, nhóm tác giả cũng người Ấn độ gồm Jitendra Patel, G.S Kuma, Deviprasad S.P, Deepika S, Md Shamim Qureshi đã nghiên cứu hoạt tính chống giun từ phần chiết ethanol của lá ngũ sắc. Bằng chứng thực nghiệm thu được trong mô hình phòng thí nghiệm có thể chứng minh cho việc các bộ lạc truyền thống cũng đã dùng loài cây này để chống giun trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột do giun (Tài liệu khảo sát thành phần hóa học) [22]. Hiện nay, công tác nghiên cứu về các chế phẩm bảo quản lâm sản đang tiếp tục được triển khai theo hướng loại bỏ các thành phần hóa chất độc, sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật và vi sinh vật. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bảo quản ở Việt Nam Gỗ sau khi chặt hạ đã mất đi khả năng bảo vệ tự nhiên, chống lại sự phá hoại côn trùng và nấm. Đặc biệt ở các nước nhiệt đới, nơi mà điều kiện khí hậu hết sức thích hợp cho sự phát triển của sinh vật gây hại lâm sản thì tổn thất về lâm sản do sinh vật gây ra là rất lớn. Mục đích của quá trình bảo quản là tác động vào lâm sản (có hoặc không có hoá chất) nhằm nâng cao khả năng kháng chịu đối với sinh vật gây hại, kéo dài thời gian sử dụng của lâm sản. Đối với gỗ sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm phá hoại của sinh vật hại gỗ, các giải pháp kỹ thuật và loại chế phẩm bảo quản phù hợp với điều kiện sử dụng lâm sản. Một số tài liệu nghiên cứu trong lĩnh vực bảo quản ở nước ta như sau: Nguyễn Xuân Khu (1972), trong luận án PTSKH đã nghiên cứu chế độ tẩm gỗ dương ở độ ẩm khác nhau. Tác giả đã nghiên cứu về mối tương quan giữa sức thấm thuốc với độ ẩm gỗ, nồng độ thuốc theo các chiều thớ gỗ khác nhau ở gỗ giác, gỗ lõi. Tác giả cũng đã rút ra nhiều kết luận có ý nghĩa khoa học về bảo quản gỗ như: khi gỗ có độ ẩm dưới điểm bão hòa sức thấm thuốc gỗ dương sẽ tăng dần khi độ ẩm giảm, ngược lại khi độ ẩm cao hơn 50% sức thấm thuốc sẽ tăng khi tăng độ ẩm. Tác giả cũng kết luận sức thấm thuốc theo chiều xuyên tâm lớn hơn chiều tiếp tuyến, gỗ giác lớn hơn gỗ lõi (Nguyễn Xuân Khu, 1972) [5]. Nguyễn Chí Thanh (1985), đã tiến hành thử hiệu lực của thuốc bảo quản và độ bền của gỗ trong điều kiện trên bãi thử tự nhiên. Tác giả đã dùng 5 loại thuốc là XM-5B, LN3 , XM-5A, FBB và FBC để thử hiệu lực đối với 16 loài gỗ tự nhiên
  29. 17 bằng 2 phương pháp: ngâm thường và áp lực chân không. Tác giả kết luận: Hiệu lực của thuốc phụ thuộc vào lượng thuốc thấm và điều kiện sử dụng (Nguyễn Chí Thanh, 1985) [12]. Lê Văn Lâm (1985) đã bước đầu nghiên cứu bảo quản cho ván dán ba lớp gỗ trám trắng. Tác giả tiến hành ngâm tẩm gỗ bóc bằng phương pháp nhúng với 5 công thức thuốc bảo quản có thành phần chủ yếu gồm PCP, Boax, NaF và CuSO4 nồng độ 5%. Tác giả đã kết luận thuốc có hiệu lực phòng chống sự phá hoại của sinh vật hại gỗ và ít ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của gỗ (Lê Văn Lâm, 1985) [6]. Lê Duy Phương, Phan Thị Lương Ngọc (2003) đã tiến hành nghiên cứu tạo thuốc chống mốc cho lâm sản. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tạo các công thức thuốc mới để để khảo nghiệm hiệu lực phòng chống mối boron và mối fluo tỏ ra có hiệu lực phòng mốc tốt hơn cả. Công thức thuốc đảm bảo yêu cầu về hiệu lực phòng chống mốc cho lâm sản và an toàn với môi trường (Lê Duy Phương và cs, 2003) [10]. Lê Văn Lâm, Bùi Văn Ái và các cộng tác viên (2005) đã tiến hành nghiên cứu bảo quản một số tre gỗ rừng trồng sử dụng ngoài trời làm cọc tiêu, xây dựng cơ bản, nguyên liệu sản xuất đồ mộc và ván nhân tạo. Đề tài đã bước đầu đánh giá được độ bền tự nhiên của 17 loại gỗ rừng trồng chủ yếu làm cơ sở định hướng kỹ thuật bảo quản (Lê Văn Lâm và cs, 2005) [7]. Bùi Văn Ái (2008) đã tiến hành đề tài "Nghiên cứu sử dụng dầu vở hạt điều làm thuốc bảo quản lâm sản", kết quả chỉ ra rằng khi sử dụng dầu vỏ hạt điều đã được xục khí clo ở nồng độ 10% có hiệu lực bảo quản tốt đối với côn trùng nhưng ít có hiệu quả với nấm gây hại (Bùi Văn Ái, 2008) [1]. Pờ Gia Thanh (2018) đã nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ Thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả java) chiết suất từ lá sả java (Cymbopogon winterianus) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” kết quả chỉ ra rằng khi sử dụng dịch chiết sả java có hiệu quả với nấm và mối gây hại gỗ thông (Pờ Gia Thanh, 2018) [13]. Đèo Thị Hiền (2018) đã nghiên cứu đề tài " nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ chế phẩm chiết suất từ lá Tô mộc (caesalpinia sappan) tại trường Đại học nông
  30. 18 lâm thái nguyên" kết quả chỉ ra rằng khi sử dụng dịch chiết lá Tô mộc có hiệu quả với nấm gây hại và mối gây hại gỗ Thông (Đèo Thị Hiền, 2018) [3]. Nguyễn Duy Việt (2017) đã nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng dịch chiết lá Xoan (Melia azedarach) tại trường đại học nông lâm Thái Nguyên” kết quả chỉ ra rằng khi sử dụng dịch chiết lá xoan có hiệu quả với nấm gây hại và mối gây hại gỗ Thông (Nguyễn Duy Việt, 2017) [18]. Hà Đức Tuấn (2017) đã nghiên cứu đề tài “Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ Bông gòn bằng dịch chiết từ lá Trúc Đào (Nerium oleander) tại trường đại học nông lâm thái nguyên” kết quả nghiên cứu cho rằng dịch chiết lá trúc đào có hiệu quả phòng trừ mối (Hà Đức Tuấn, 2017) [16]. Trên cơ sở tham khảo các công thức chế phẩm bảo quản lâm sản của các nước trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu khảo nghiệm hiệu lực các chế phẩm bảo quản của nước ngoài và cải tiến thay đổi tỷ lệ thành phần của chế phẩm cho đảm bảo hiệu lực phòng chống sinh vật gây hại lâm sản trong điều kiện đặc thù của Việt Nam. Một số nghiên cứu sử dụng cây Bông ổi ở Việt Nam: Năm 2007 các tác giả Diệp Thị Mỹ Hạnh và E. Gamier Zarli đã nghiên cứu khả năng hấp thụ pb trong đất của cây Bông ổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện ô nhiễm đất 4x103 mg kg pb cây Bông ổi có thể sống và hấp thụ pb trong hệ rễ của cây Bông ổi quan trọng lúc đầu, có sự thương quan tốt giữa nồng độ chì trong đất và lượng chì hấp thụ trong cây Bông ổi. Nhưng sau đó, pb được chuyển lên tích lũy trong thân và lá (Tài liệu khảo sát thành phần hóa học) [21]. Năm 2009 các tác giả Nguyễn Văn Đậu, Lê Thị Huyền đã phân lặp được năm triterpens trong lá của cây Bông ổi ở Lâm Thao Phú Thọ. Kết quả trong năm triterpens đó có β–sitosterol,sitosterol 3-O-β-D-glucopiranozit còn ba triterpen còn lại là dẫn xuất của axit oleanolic (Tài liệu khảo sát thành phần hóa học) [21]. 2.2.3. Tổng quan về nguyên liệu sử dụng trong đề tài Lá chứa 0,2% tinh dầu; ở hoa khô chỉ có 0,07%. Tinh dầu có 8% terpen bicyclic và 10-12% L-a-phelandren. Tinh dầu bông ổi Ấn Độ chứa cameren, isocameren và micranen. Trong vỏ có 0,08% lantanin, là một alcaloid. Lá trong thời kỳ có hoa chứa 0,31-0,68% lantanin, còn có lantaden. Lá có vị đắng, hôi, tính mát,
  31. 19 hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng. Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt. Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp. Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp. Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc. Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa. Hoa dùng làm thuốc trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay hâm nóng hoặc chế xi rô. Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux. Lá, đài của hoa bụp giấm chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn nho và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát. Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt. Dầu ép từ thân và lá Bông ổi là chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus ngoài ra còn có xthể diệt trừ phòng mối (Tài liệu khảo sát thành phần hóa học) [21]. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng dịch chiết thân và lá cây Bông ổi có khả năng phòng trừ côn trùng, đặc biệt dịch chiết cây Bông ổi cho hiệu quả trong bảo quản gỗ rất tốt. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có công trình nào công bố kết quả nghiên cứu về dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi trong bảo quản gỗ. Do vậy, để có cơ sở khoa học về cách sử dụng chế phẩm chiết thân và lá cây Bông ổi, một loại chế phẩm bảo quản lâm sản có nguồn gốc thực vật thân thiện với môi trường vào phục vụ sản xuất
  32. 20 nên tôi lựa chọn nghiên cứu cây Bông ổi và lựa chọn cây Thông là loại gỗ rừng trồng được trồng phổ biến tại Việt Nam để thử nghiệm là rất cần thiết và ý nghĩa.
  33. 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Khả năng kháng nấm và mối của dịch chiết cây Bông ổi. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Nguyên liệu: + Thân và lá cây Bông ổi được khai thác tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. + Gỗ Thông được khai thác ở trong rừng tự nhiên + Dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi chiết bằng nước nóng và cồn nồng độ: 15%, 25%, 35%. + Tuổi Thông: 10 tuổi + Chiết xuất: Ngâm cồn với nước nóng Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm: Sử dụng các trang thiết bị có trong phòng thí nghiệm tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Phương pháp: Phương pháp ngâm - Chỉ tiêu theo dõi: + Khả năng phòng chống nấm mốc. + Khả năng phòng chống mối. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu Địa điểm: Tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời gian:Từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ ngâm tẩm đến lượng thấm chế phẩm từ thân và lá cây Bông ổi thấm vào gỗ. - Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đến khả năng phòng trừ nấm.
  34. 22 - Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đến khả năng phòng trừ mối. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa Thu thập các thông tin về nhu cầu, yêu cầu nguyên liệu gỗ sản xuất đồ mộc, tình trạng xâm hại của nấm mốc đối với thông mã vĩ, tình hình sản xuất, công nghệ phòng, tẩy nấm mốc hại gỗ tại Việt Nam và trên thế giới qua các kênh: bài báo, tài liệu lưu trữ, truy cập các trang điện tử, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu được làm cơ sở đề xuất kế thừa, tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm. 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Yếu tố cố định: + Loại gỗ, tuổi gỗ, độ ẩm. + Phương pháp, thời gian ngâm. + Thuốc bảo quản. - Yếu tố thay đổi: + Nồng độ dung dịch bảo quản. 3.4.2.1. Nguyên vật liệu - Gỗ Thông: 10 tuổi từ gỗ tròn gia công thành các thanh có kích thước 10×25×250 (mm) theo chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ. - Thân và lá cây Bông ổi tươi để tạo chế phẩm - Phương pháp bảo quản: phương pháp ngâm thường 3.4.2.2. Các bước tạo dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi - Dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi (ngâm với cồn ở nhiệt độ thường) + Bước 1: Lấy thân và lá cây Bông ổi tươi + Bước 2: Băm nhỏ thân và lá cây bông ổi + Bước 3: Ngâm thân và lá đã băm nhỏ với cồn và nước nóng tỉ lệ 2:1 Thân và lá cây Bông ổi sau khi đã băm nhỏ sẽ được ngâm cồn và nước nóng theo tỉ lệ 2lít nước hoặc 2lít cồn và 1kg thân và lá cây Bông ổi. + Bước 4: Lọc dịch chiết + Bước 5: Pha chế phẩm theo nồng độ
  35. 23 Hình 3.1. chuẩn bị thân và lá Bông ổi Hình 3.2. băm nhỏ thân và lá cây Bông ổi Hình 3.3. Ngâm thân và lá đã băm nhỏ Hình 3.4. Lọc dịch chiết và tính nồng độ Với cồn và nước nóng theo tỉ lệ Hình 3.5. Pha chế phẩm theo nồng độ + Công thức 1: Nồng độ 15%: 85ml nước + 15ml dịch chiết thân và lá cây Bông ổi.
  36. 24 + Công thức 2: Nồng độ 25%: 75ml nước + 25ml dịch chiết thân và lá cây Bông ổi. + Công thức 3: Nồng độ 35%: 65ml nước + 35ml dịch chiết thân và lá cây Bông ổi. + Công thức 4 : - Đối chứng 1: Ngâm nước + Công thức 5: Nồng độ 15%: 85% nước + 15ml dịch chiết thân và lá cây Bông ổi. + Công thức 6: Nồng độ 25%: 75ml nước + 25ml dịch chiết + Công thức 7: Nồng độ 35%: 65ml nước + 35ml dịch chiết + Công thức 8: Đối chứng 2: 35% cồn + 65% nước. - Trình tự ngâm + Ngâm đều chế phẩm thân và lá cây Bông ổi lên bề mặt mẫu gỗ, sau đó xếp lên giá kê. + Ngâm lên kín mẫu gỗ để đảm bảo lượng thuốc thấm vào gỗ rồi đem phơi. + Mẫu thử mối phơi khô đạt độ ẩm <20%. Hình 3.6. Xếp gỗ vào thùng ngâm Hình 3.7. thùng được đáng dấu Hình 3.8. Vớt gỗ ra khỏi thùng sau khi ngâm
  37. 25 3.4.2.3. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm - Cân kỹ thuật điện tử 3000 gam, độ chính xác 0.01 gam. - Thước kẻ, bút dạ. - Thước kẹp PANME độ chính xác 0,02 mm - Máy đo độ ẩm gỗ. - Xô đựng chế phẩm. 3.4.3. Phương pháp xác định lượng thuốc thấm - Trước khi tiến hành ngâm tẩm mẫu được đánh số theo thứ tự từ bé đến lớn và được ngâm dung dịch chiết suất từ thân và lá cây Bông ổi . Sau đó tiến hành cân xác định khối lượng ban đầu mẫu gỗ, kết thúc quá trình tẩm để ráo mẫu gỗ, cân xác định khối lượng mẫu sau khi tẩm thuốc bảo quản. Để xác định lượng thuốc thấm chúng tôi áp dụng công thức sau: (Nguyễn Thị Bích Ngọc và cs, 2006) [9]. Trong đó: - Mo là lượng thuốc thấm - M2 Khối lượng mẫu sau tẩm - M1 Khối lượng mẫu trước khi tẩm - C nồng độ dung dịch thuốc bảo quản - Vt thể tích mẫu gỗ tẩm. Số lượng mẫu khảo nghiệm: 80 mẫu trong đó nồng độ 15% thử nghiệm là 20 mẫu, nồng độ 25% thử nghiệm là 20 mẫu, nồng độ 35% thử nghiệm là 20 mẫu. 20 mẫu đối chứng không ngâm chế phẩm cho các nồng độ thử nghiệm. Mẫu bảng 1. Lượng thuốc thấm 15%, 25%, 35% STT M1 M2 M 1 2 10
  38. 26 3.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu lực chế phẩm bảo quản 3.4.4.1. Đánh giá hiệu lực chế phẩm đối với nấm Chế phẩm bảo quản từ thân và lá cây Bông ổi: Nồng độ thí nghiệm 15%, 25%, 35%. Quy cách mẫu: Mẫu gỗ thông kích thước: 10x25x250 (mm) theo chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ. Số lượng mẫu thử nghiệm 80 mẫu: với mỗi nồng độ thử nghiệm 20 mẫu và 20 mẫu đối chứng không ngâm chế phẩm cho các nồng độ thử nghiệm. + Phương pháp ngâm + Mẫu đối chứng được phơi đến độ ẩm ≤ 20% sử dụng máy đo độ ẩm đo. + Mẫu đối chứng được phơi khô tự nhiên, tránh mốc, mọt trước khi thử nghiệm. Mẫu sau khi xử lý được đặt thử nghiệm tại các địa điểm có nấm hoạt động và đất ẩm . Sau thời gian 3 tuần thu kết quả và đánh giá các mẫu ngâm so với mẫu đối chứng. Chỉ tiêu đánh giá (Lê Văn Lâm và cs, 2006) [8]. Hình 3.9. Phương pháp thử hiệu lực đối với nấm Hiệu lực của thuốc bảo quản đối với nấm được đánh giá bằng cách cho điểm dựa trên 3 chỉ tiêu so sánh giữa mẫu quét chế phẩm bảo quản và mẫu đối chứng. Diện tích biến màu, diện tích mục mềm và độ hao hụt khối lượng mẫu. + Tỷ lệ phần trăm diện tích bề mặt mẫu bị nấm mốc, biến màu (Tbm) Tbm + Tỷ lệ phẩn trăm diện tích bề mặt mẫu mục mềm (Tmm)
  39. 27 Tmm + Tỷ lệ phần trăm hao hụt khối lượng của mẫu (Thh) Thh Trong đó: BMdc, MMdc, HHdc_ lần lượt là bình quân diện tích vùng bị biến màu, mục mềm, hao hụt của mẫu đối chứng. BMtt, MMtt, HHtt_ lần lượt là diện tích vùng bị biến màu, mục mềm, hao hụt của mẫu tẩm chế phẩm. Cách cho điểm từng chỉ tiêu (Tbm), (Tmm), (Thh) như sau: Nếu các chỉ tiêu đạt từ 0% đến 30% cho 3 điểm Nếu các chỉ tiêu đạt từ 30% đến 60% cho 2 điểm Nếu các chỉ tiêu đạt trên 60% cho 1 điểm Tổng hợp số điểm của 3 chỉ tiêu, công thức chế phẩm nào đạt 3 đến 4 điểm là chế phẩm tốt, đạt 5 đến 7 điểm là chế phẩm có hiệu lực trung bình, đạt 8 đến 9 điểm là chế phẩm có hiệu lực xấu. 3.4.4.2. Đánh giá hiệu lực chế phẩm đối với mối - Chế phẩm bảo quản từ lá thân và lá cây Bông ổi: Nồng độ dịch chiết bảo quản 15%, 25%, 35%. - Mối thử: Mối nhà (coptotemes formosanus Shir) - Quy cách mẫu: mẫu thử nghiệm có kích thước 10×25×250 (mm) theo chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ. - Số lượng mẫu thử nghiệm là 80, gồm 60 mẫu tẩm chế phẩm bảo quản và 20 mẫu không tẩm chế phẩm. - Phương pháp xử lý mẫu: Tương tự như xử lý mẫu thử nấm, mẫu sau khi xử lý, ngâm để khô tự nhiên và xếp vào hộp theo thứ tự từng loại nồng độ và mẫu đối chứng. Đặt hộp chứa các mẫu thử vào nơi đang có mối hoạt động mạnh. Sau thời gian 1 tháng thu kết quả và đánh giá các mẫu quét so với mẫu đối chứng. Chỉ tiêu đánh giá (Lê Văn Lâm và cs, 2006) [8].
  40. 28 Hiệu lực của chế phẩm bảo quản đối với mối được đánh giá bằng cách cho điểm dựa trên 3 tiêu chí so sánh giữa mẫu ngâm chế phẩm bảo quản và mẫu đối chứng. + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn (Tv) Tv = x 100 2 + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn rộng ≥ 1 cm (Tvr) Tvr = x 100 2 + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn sâu ≥ 1 mm (Tvs) Tvs = x 100 Trong đó: Vdc, VRdc, VSdc_ lần lượt là bình quân số mẫu đối chứng vết mối ăn, mẫu đối chứng có vết mối ăn rộng ≥ 1 cm2, mẫu đối chứng có vết mối ăn sâu ≥ 1 mm2 . Vtt, VRtt, VStt_ lần lượt là bình quân sốmẫu tẩm chế phẩm có vết mối ăn, mẫu có vết ăn rộng ≥ 1 cm2, mẫu có vết ăn sâu ≥ 1 mm2. Hình 3.10. Làm hộp nhử mối Hình 3.11. Đặt hộp nhử mối
  41. 29 - Chỉ tiêu đánh giá: Hiệu lực của chế phẩm bảo quản đối với mối được đánh giá bằng cách cho điểm dựa trên 3 chỉ tiêu so sánh giữa mẫu tẩm thuốc và mẫu đối chứng. + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn (Tv) + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn rộng ≥ 1 cm2 (Tvr) + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn sâu ≥ 1mm (Tvs) - Cách cho điểm từng chỉ tiêu (Tv), (Tvr), (Tvs) như sau: + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn hại từ 0% đến 30%: Cho 3 điểm + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn hại từ 30% đến 60%: Cho 2 điểm + Phần trăm số mẫu có vết mối ăn hại trên 60%: Cho 1 điểm Tổng hợp số điểm của 3 chỉ tiêu, công thức chế phẩm nào đạt 3 đến 4 điểm là chế phẩm tốt, đạt 5 đến 7 điểm là chế phẩm có hiệu lực trung bình, đạt 8 đến 9 là chế phẩm có hiệu lực xấu. 3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu - Kết quả thí nghiệm được sử lý trên phần mềm Excel. - Tổng hợp, phân tích các số liệu, tài liệu theo một trình tự nhất định. Sử dụng bảng biểu theo các mẫu. Mẫu bảng 2. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đối với nấm nồng độ 15%, 25%, 35% Nồng Điểm đánh giá hiệu lực thuốc theo các chỉ tiêu độ 1 tuần thuốc Biến màu Mục mềm Hao hụt Kết quả (%) Tbm Điểm Tmm Điêm Thh Điểm 15 25 35
  42. 30 Mẫu bảng 3. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đối với nấm Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu ĐC Biến màu Mục mềm Hao hụt STT BMdc BMtt Tbm Điểm MMtt Tmm Điểm HHtt Thh Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) 1 10 TB Mẫu bảng 4. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đối với mối nồng độ 15%, 25% ,35% Nồng Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu độ 1 tuần thuốc Mẫu có vết Vết ăn sâu Vết ăn rộng Kết quả (%) mối 15 25 35 Mẫu bảng 5. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đối với mối 1 tuần STT Vết mối ăn Mẫu có vết mối Vết mối ăn sâu rộng 1 10 Tỉ lệ Tổng điểm
  43. 31 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng thấm của chế phẩm chiết thân và lá cây Bông ổi thấm vào gỗ Kết quả tổng hợp về lượng thấm của chế phẩm từ dung dịch thân và lá cây Bông ổi đạt được khi ngâm gỗ thông có độ ẩm ≤ 20%, thời gian ngâm 7 ngày với phương pháp ngâm cồn và ngâm nước nóng ở các nồng độ 15%, 25%, 35%, được ghi ở bảng sau: Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ Phương pháp tách Lượng thuốc thấm STT Nồng độ kg/m3 Tách bằng cồn 2,878 1 15% Tách bằng nước nóng 3,032 Tách bằng cồn 4,63 2 25% Tách bằng nước nóng 4,892 Tách bằng cồn 6,658 3 35% Tách bằng nước nóng 5,856 7 6 3 5 m Kg/m 4 Nồng độ 15% ấ Nồng độ 25% c th 3 ố Nồng độ 35% 2 Lương thu 1 0 Tách bằng cồn Tách bằng nước nóng Hình 4.1. Biểu đồ Ảnh hưởng của nồng độ đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ
  44. 32 Kết quả thí nghiệm bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy, khi nồng độ chế phẩm cao thì lượng thuốc thấm vào gỗ Thông có xu thế tăng lên so với gỗ có ngâm ở nồng độ thấp. Trong cùng một thời gian ngâm với nộng độ khác nhau lượng thuốc thấm vào gỗ khác nhau, cụ thể như: - Đối với nước nóng: + Ở nồng độ 15%, ngâm 1 tuần lượng chế phấm thấm vào gỗ Thông là 3,032 kg/m3 còn nồng độ 25% lượng chế phấm thấm vào gỗ Thông là 4,892 kg/m3, lượng thuốc tăng lên 1,86 kg/m3 + Ở nồng độ 35%, ngâm 1 tuần lượng chế phấm thấm vào gỗ Thông là 5,856 kg/m3 lượng thuốc tăng lên 0,964 kg/m3 - Đối với cồn: + Ở nồng độ 15% ngâm 1 tuần lượng chế phẩm thấm vào gỗ Thông là 2,878 kg/m3 còn ở nồng độ 25% lượng chế phẩm thấm vào gỗ Thông là 4,63 kg/m3, lượng thuốc thấm tăng lên 1,752 kg/m3. + Ở nồng độ 35% ngâm 1 tuần lượng chế phẩm thấm vào gỗ Thông là 6,658 kg/m3 lượng thuốc tăng lên 2,028 kg/m3. Để thấy được sự khác biệt của lượng thuốc thấm khi thay đổi nồng độ, chúng tôi tiến hành phân tích tương quan ANOVA trên excel. Kết quả phân tích được thể hiện tại phụ biểu 19. Kết quả phân tích phương sai ANOVA với cồn: thống kê tần suất F = 19,646 với mức ý nghĩa Sig.(hay xác suất p-value) = 0,000 với nước nóng: thống kê tần suất F= 5,858 với mức ý nghĩa Sig.(hay xác suất p-value) = 0,008 nhỏ hơn 0,05 chỉ ra rằng khi nồng độ thay đổi ảnh hưởng đến lượng chế phẩm thấm vào gỗ thông với sự khác biệt đó được giải thích như sau: Ta thấy nồng độ chế phẩm càng cao thì lượng chế phẩm thấm càng nhiều cụ thể là ở cùng thời gian ngâm nhưng với nồng độ 15% lượng thuốc thấm vào gỗ Thông đạt 2,878 g/cm3, nồng độ 25% lượng thuốc thấm vào gỗ Thông đạt 4,63 g/cm3, nồng độ 35% lượng thuốc thấm vào gỗ Thông đạt 6,658 g/cm3. Kết quả này được giải thích nhờ lý thuyết mao dẫn cho rằng khi độ ẩm của gỗ ở dưới điểm bão hòa thì khoảng cách giữa các tế bào sợi gỗ, ống mạch, quản
  45. 33 bào trong gỗ thu hẹp làm cho bán kính mao quản nhỏ đi, dẫn đến quá trình thấm thuốc hoàn toàn theo cơ chế mao dẫn. Đồng thời khi gỗ có độ ẩm thấp thì các phân tử có cực xenluloza sẽ hút các phân tử nước tạo thành mối liên kết điện hóa giúp cho quá trình thấm dung dịch chế phẩm bảo quản vào gỗ tốt hơn do sự chênh lệch nồng độ bên trong gỗ và bên ngoài môi trường dung dịch, khi nồng độ cao sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường trong và ngoài lớn làm cho khả năng thấm thuốc tốt hơn. 4.2. Hiệu lực với nấm của chế phẩm thân và lá cây Bông ổi trên gỗ thông 4.2.1. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết từ nước nóng đối với nấm Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi trong thời gian 3 tuần đối với nấm cho thấy dịch chiết thân và lá cây Bông ổi có hiệu quả cao trong phòng trừ các loại nấm. Đối với mẫu gỗ đã ngâm dịch chiết bảo quản tự bản thân gỗ đã tạo ra một môi trường khác hẳn với mẫu gỗ không ngâm dịch chiết bảo quản. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào tử nấm, hơn thế dịch chiết bảo quản còn phá hoại các bào tử nấm, các hoạt chất của dịch chiết bảo quản thấm trong gỗ phản ứng với các thành phần chủ yếu của bào tử nấm không nảy mầm . Kết quả tổng hợp về hiệu lực đối với mối của chế phẩm bảo quản từ dịch chiết thân và lá cây Bông ổi khi ngâm gỗ Thông có độ ẩm ≤ 20%. Tiến hành đặt mẫu gỗ thử nghiệm ở môi trường có độ ẩm cao, nấm hoạt động mạnh trong thời gian 3 tuần với các nồng độ 15%, 25%, 35% được tổng hợp lần lượt tại bảng dưới đây. 4.2.1.1. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm Gỗ thông sau khi ngâm với dịch chiết từ thân và lá cây bông ổi ở nồng độ 15% ngâm 1 tuần sau khi được thí nghiệm kết quả được tổng hợp tại bảng 4.2.
  46. 34 Bảng 4.2. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt Chỉ chứng tiêu BM BM T MM T HH T dc tt bm Điểm tt mm Điểm tt hh Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) TB 7,51 0,518 93,03 1 0 100 1 0 100 1 Tổng 3 điểm Hình 4.2. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 15% và mẫu đối chứng Qua bảng 4.2 ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi bị xâm hại hòan toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi thời gian ngâm 1 tuần có sự xâm nhập của nấm mốc xuất hiện nhưng chỉ một số thanh, loại nấm hại gỗ chủ yếu là nấm mốc. Phần trăm diện tích vết nấm trung bình là không đáng kể 93,03%. Vậy ở thời gian ngâm 1 tuần dịch chiết cũng có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt. 4.2.1.2. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm
  47. 35 Sau khi đặt thử nghiệm 10 mẫu thử được ngâm dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 25% kết quả được tổng hợp ở bảng 4.3 và hình 4.3. Bảng 4.3. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt Chỉ chứng tiêu BM BM T MM T HH T dc tt bm Điểm tt mm Điểm tt hh Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) TB 7,51 0,483 91,52 1 0 100 1 0 100 1 Tổng 3 điểm Hình 4.3. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 25% và mẫu đối chứng Qua bảng 4.3 ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi bị xâm hại hoàn toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi thời gian ngâm 1 tuần sự xâm nhập của nấm đã giảm đi, loại nấm hại gỗ chủ yếu là nấm mốc. Phần trăm diện tích vết nấm trung bình là không đáng kể 91,52%. Vậy ở thời gian ngâm 1 tuần dịch chiết có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt.
  48. 36 4.2.1.3. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi và tiến hành thí nghiệm với nấm được thể hiện tại bảng 4.4 và hình 4.4. Bảng 4.4. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Chỉ Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt tiêu chứng BMdc BMtt Tbm MMtt Tmm HHtt Thh 2 Điểm 2 Điểm 2 Điểm (cm ) (%) (%) (cm ) (%) (cm ) (%) TB 7,51 0,262 95,07 1 0 100 1 0 100 1 Tổng 3 điểm Hình 4.4. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 35% và mẫu đối chứng Qua bảng 4.4 ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi bị nấm xâm hại hoàn toàn, đối với mẫu có quét dịch chiết thân và lá cây Bông ổi thời gian ngâm 1 tuần ít có sự xâm nhập của nấm. Vậy ở thời gian ngâm 1 tuần dịch từ chiết thân và lá cây Bông ổi có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm với mẫu. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt mức có hiệu lực tốt.
  49. 37 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ngâm nước nóng ở các nồng độ đối với nấm Khối Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản lượng theo các chỉ tiêu Nồng thuốc độ Biến màu Mục mềm Hao hụt Kết thấm (%) luận (Kg/m3) Tbm Điểm Tmm Điểm Thh Điểm 15 3,032 93,03 1 100 1 100 1 Tốt 25 4,892 91,52 1 100 1 100 1 Tốt 35 5,856 95,07 1 100 1 100 1 Tốt Hình 4.5. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng Kết quả phân tích ANOVA cho thấy tần suất F=0,505 với mức ý nghĩa Sig.(hay xác suất p-value) =0,609 lớn hơn 0,05 cho thấy nồng độ không ảnh hưởng đến diện tích nấm xâm nhập. 4.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết cồn đối với nấm 4.2.2.1. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm
  50. 38 Gỗ Thông sau khi được ngâm dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi và được thí nghiệm kết quả được ghi tại bảng 4.6 Bảng 4.6. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 15% đối với nấm Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt chứng Chỉ tiêu BM BM T MM T HH T dc tt bm Điểm tt mm Điểm tt hh (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) Điểm TB 8,03 1,994 68,62 1 0 100 1 0 100 1 Tổng điểm 3 Hình 4.6. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 15% và mẫu đối chứng Qua bảng 4.6 ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi bị xâm hại hoàn toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi thời gian ngâm 1 tuần có sự xâm nhập của nấm mốc xuất hiên tất cả các thanh, loại nấm hại gỗ chủ yếu là nấm mốc. Phần trăm diện tích vết nấm trung bình là không đáng kể 68,62%. Vậy ở thời gian ngâm 1 tuần dịch chiết cũng có tác dụng
  51. 39 hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt. 4.2.2.2. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi 25% đối với nấm được tổng hợp tại bảng 4.7 và hình 4.7 Bảng 4.7. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 25% đối với nấm Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Chỉ Đối tiêu Biến màu Mục mềm Hao hụt chứng BM BM T MM T HH T dc tt bm Điểm tt mm Điểm tt hh Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) TB 8,03 0,724 87,35 1 0 100 1 0 100 1 Tổng điểm 3 Hình 4.7. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 25% và mẫu đối chứng Qua bảng 4.7 ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi bị xâm hại hoàn toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông
  52. 40 ổi thời gian ngâm 1 tuần sự xâm nhập của nấm đã giảm đi, loại nấm hại gỗ chủ yếu là nấm mốc. Phần trăm diện tích vết nấm trung bình là không đáng kể 87,35%. Vậy sau thời gian ngâm 1 tuần dịch chiết đã có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt. 4.2.2.3. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm Sau khi đặt thí nghiệm 10 mẫu thử có ngâm dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 35% sau 3 tuần kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% đối với nấm Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt Chỉ chứng Tiêu BM BM T MM T HH T dc tt bm Điểm tt mm Điểm tt hh Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) TB 8,03 0,341 96,92 1 0 100 1 0 100 1 Tổng điểm 3
  53. 41 Hình 4.8. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 35% và mẫu đối chứng Qua bảng 4.8 ta thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi bị xâm hại hoàn toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi nồng độ 35% sự xâm nhập của nấm giảm đi, loại nấm hại gỗ chủ yếu là nấm mốc phần trăm diện tích vết nấm trung bình là 96,92%. Vậy ở nồng độ 35% dịch chiết có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt. Bảng 4.9. Kết quả đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ngâm cồn ở các nồng độ đối với nấm Khối Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản lượng theo các chỉ tiêu Nồng thuốc Biến màu Mục mềm Hao hụt độ thấm Kết (%) luận (Kg/m3) Tbm Điểm Tmm Điểm Thh Điểm 15 2,878 68,62 1 100 1 100 1 Tốt 25 4,63 87,35 1 100 1 100 1 Tốt 35 6,658 96,92 1 100 1 100 1 Tốt
  54. 42 Hình 4.9. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng Kết quả thí nghiệm tại bảng 4.9 cho thấy khả năng xâm nhập của nấm đối với mẫu gỗ Thông có ngâm chế phẩm bảo quản từ thân và lá cây Bông ổi tăng theo chiều tăng của nồng độ chế phẩm bảo quản và lượng thuốc thấm. Ở nồng độ 15% ngâm cồn lượng thuốc thấm 2,878 (kg/m3) và ở nồng độ 35% lượng thuốc tăng 6,658 (kg/m3) đã có hiệu quả tốt đối với nấm. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy tần suất F=5,945 với mức ý nghĩa Sig.(hay xác suất p-value) =0,007 nhỏ hơn 0,05 điều này cho thấy nồng độ khác nhau ảnh hưởng đến diện tích nấm xâm nhập đến gỗ Thông. Để thấy được sự khác nhau của nồng độ chế phẩm đến hiệu lực kháng nấm, tôi tổng hợp tại bảng 4.10. Bảng 4.10. Tổng hợp hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi với 2 phương pháp tách ở các nồng độ đối với nấm Nồng Phương pháp tách Biến màu độ (%) Ngâm cồn 68,62 15 Ngâm nước nóng 93,03 Ngâm cồn 87,35 25 Ngâm nước nóng 91,52 Ngâm cồn 96,92 35 Ngâm nước nóng 95,07
  55. 43 120 100 80 Nồng độ 15% 60 Nồng độ 25% Nồng độ 35% 40 trăm diện tích nấm gây diện BM trăm tíchnấm gây 20 Phần 0 Hình 4.11. BiểTáchu đồ bằngđánh nướcgiá hi nóngệu lực của chế phẩm đốTáchi với bằngnấm gâycồn biến màu ở các nồng độ Ta thấy khả năng xâm nhập của mẫu gỗ Thông có ngâm dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi giảm theo chiều tăng của thời gian ngâm của chế phẩm bảo quản. Đối với mẫu gỗ đã ngâm dung dịch bảo quản, tự bản thân gỗ đã tạo ra một môi trường khác hẳn với mẫu gỗ không ngâm dung dịch bảo quản. Nó bỏ qua những điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào từ nấm, hơn thế dung dịch bảo quản còn phá hoại các bào từ nấm, các hoạt chất của dung dịch bảo quản thấm trong gỗ phản ứng với các thành phần chủ yếu của các bào từ nấm làm cho bào từ nấm không nảy mầm. Kết quả tổng hợp các tác động nói trên của chế phẩm bảo quản đối với nấm là làm chúng biến dạng về hình thái, biến bị, và có khi bị tiêu diệt ngay trên bề mặt gỗ có ngâm tẩm. Tuy nhiên ở nồng độ khác nhau khả năng ức chế sự phát triển của nấm sẽ khác nhau. Điều này giải thích ở thời gian ngâm 1 tuần chế phẩm có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm nhưng chưa hoàn toàn là hạn chế được sự xâm nhập của nấm sau 3 tuần theo dõi thì vẫn bị nấm ở một số mẫu gỗ. Do đó có thể kết luận dung dịch bảo quản từ thời gian ngâm 1 tuần từ nồng độ 25% trở lên có hiệu lực bảo quản gỗ thông trong phòng chống sự xâm nhập của nấm phá hoại. Khi sử dụng gỗ Thông trong sản xuất, xây dựng, việc lựa chọn nồng độ dung dịch bảo quản sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu các sản phẩm của gỗ
  56. 44 Thông sử dụng nơi khô ráo là điều kiện không thuận lợi cho nấm mốc xâm hại thì có thể sử dụng ở thời gian ngâm 1 tuần sẽ giảm chi phí bảo quản. 4.3. Hiệu lực với mối của chế phẩm từ thân và lá cây Bông ổi trên gỗ thông Kết quả tổng hợp về hiệu lực đối với mối của chế phẩm bảo quản từ dịch chiết thân và lá cây Bông ổi khi ngâm gỗ Thông có độ ẩm ≤ 20%. Tiến hành đặt mẫu gỗ thử nghiệm ở môi trường có mối hoạt động mạnh trong thời gian 1 tháng với thời gian ngâm dịch chiết là 1 tuần được tổng hợp lần lượt tại bảng. 4.3.1. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết từ nước nóng đối với mối Bảng 4.11. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi đối với mối (ngâm với nước nóng) Khối Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo lượng quản theo các chỉ tiêu Nồng thuốc độ Kết thấm Tv Điểm Tvs Điểm Tvr Điểm (%) (Kg/m3) luận 15 3,232 90 1 90 1 90 1 Tốt 25 4,773 100 1 100 1 100 1 Tốt 35 6,746 100 1 100 1 100 1 Tốt
  57. 45 Hình 4.12. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với mối của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng Kiểm tra sau thời gian 4 tuần theo dõi tại nồng độ 15% mẫu có ngâm dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi bị mối xâm hại rất ít chỉ thấy hiện tượng mối đắp mui lên bề mặt gỗ còn tại nồng độ 25% và 35% hoàn toàn không bị mối gây hại. 4.3.2. Hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi được chiết từ cồn đối với mối Bảng 4.12. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi đối với mối đối (ngâm với cồn) Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản Khối lượng theo các chỉ tiêu Nồng độ thuốc (%) thấm (Kg/m3) Tv Điểm Tvs Điểm Tvr Điểm Kết luận 15 2,888 90 1 90 1 90 1 Tốt 25 4,823 100 1 100 1 100 1 Tốt 35 6,065 100 1 100 1 100 1 Tốt Hình 4.13. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với mối của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng Qua kết quả thí nghiệm tại bảng 4.12 cho thấy mẫu đối chứng không sử dụng chế phẩm bảo quản bị mối xâm hại hoàn toàn. Khả năng xâm nhập của mối đối với mẫu gỗ Thông có ngâm chế phẩm bảo quản từ thân và lá cây Bông ổi giảm theo
  58. 46 chiều tăng của nồng độ chế phẩm bảo quản và lượng thuốc thấm. Ở nồng độ 15% thấy hiện tượng mui đất bắt đầu bám xung quanh hộp mẫu bị ăn rất ít còn nồng độ 25% và 35% đều không bị mối xâm hại. Trong cấu tạo của gỗ thông là loại gỗ khá mềm, hơi xốp, nhẹ và là một đối tượng được loài mối rất ưa thích, khi loài mối tiếp cận được thì chúng ăn rất nhanh. Mối là loài côn trùng rất mẫn cảm với hóa chất, với những hóa chất độc hại chúng sẽ đắp đường mui để vượt qua hoặc khi chúng phát hiện ra thức ăn (gỗ) chúng tấn công, nhưng khi phát hiện hóa chất thì chúng tự rời đi. Nhưng dung dịch thân và lá cây Bông ổi ở các nồng độ này bảo quản thông chỉ được trong thời gian ngắn, không sử dụng được lâu dài. Khi ngâm dung dịch bảo quản lên mặt gỗ, chúng sẽ ngấm vào các mạch gỗ vì vậy khi thức ăn có quét chế phẩm bảo quản mà mối ăn vào trong ruột, các chất hóa học trong chế phẩm bảo quản sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có tác dụng giúp mối tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó trong thân và lá cây Bông ổi còn chứa một số chất gây ức chế hệ thần kinh của mối. Nồng độ các chế phẩm ảnh hưởng đến khả năng bảo quản gỗ Thông, ở các nồng độ khác nhau cho hiệu quả phòng trừ mối khác nhau. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy dung dịch thân và lá cây Bông ổi ở tất cả các nồng độ đều có hiệu quả tốt. Tuy nhiên ở nồng độ 15% mối đắp ụ nhưng số thanh bị ăn rất ít, dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 25%, 35% hoàn toàn không có mối đắp ụ. Vì vậy có thể kết luận rằng ở tất cả các cấp nồng độ bảo quản từ dịch chiết thân và lá cây Bông ổi đều có hiệu lực tốt đối với mối.
  59. 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu bảo quản gỗ Thông trắng bằng dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi, tôi rút ra một số kết quả như sau: Đối với nấm: Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi đối với nấm cho thấy dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở tất cả các nồng độ có hiệu quả cao trong phòng trừ các loại nấm. Nồng độ ngâm tẩm tỷ lệ thuận với lượng thấm của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi vào gỗ khi nồng độ chế phẩm tăng thì lượng thuốc thấm cũng tăng. Đối với mối: Dịch chiết thân và lá cây Bông ổi cả hai cách chiết đều có hiệu quả trong phòng chống mối, khi nồng độ càng cao thì lượng thuốc thấm càng cao Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng xâm nhập của nấm, mối đối với mẫu gỗ Thông ngâm dịch chiết thân và lá cây Bông ổi giảm theo chiều tăng của nồng độ. Nồng độ càng cao, khả năng phòng trừ nấm, mối càng tốt. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đã lựa chọn được nồng độ dịch chiết thân và lá cây Bông ổi cho kết quả cao nhất về phòng chống nấm, mối như sau: - Phòng chống nấm: Có thể sử dụng dịch chiết thân và lá cây Bông ổi chiết bằng nước nóng cho hiệu quả tốt và dịch chiết thân và lá cây Bông ổi bằng cồn ở nồng độ từ 35% trở lên. - Phòng chống mối: Lựa chọn dịch chiết thân và lá cây Bông ổi chiết bằng nước nóng từ 15% trở lên sẽ giảm bớt chi phí cho việc bảo quản gỗ Thông 5.2. Kiến nghị - Cần mở rộng ở các cấp nồng độ cao hơn. - Mở rộng phương pháp nghiên cứu: phương pháp quét, phương pháp nhúng. - Nghiên cứu kỹ thuật tách chiết. - Cần trang bị thêm những dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho việc cấy nấm để khi áp dụng kết quả vào thực tế đem lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng.
  60. 48 - Cần nghiên cứu thành phần, xác định lượng các chất có trong thân và lá cây Bông ổi. - Mở rộng nghiên cứu phòng chống mối. Để có những kết luận toàn diện về bảo quản gỗ Thông nhằm đưa ra phương án bảo quản gỗ Thông phù hợp nhất. - Cần có những nghiên cứu và thời gian thực tập dài hơn trong phòng trừ mối hại gỗ.
  61. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bùi Văn Ái (2008). Nghiên cứu sử dụng dầu vở hạt điều làm thuốc bảo quản lâm sản, Đề tài TS.Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam. 2. Vũ Văn Độ, Vũ Đăng Khánh và Nguyễn Tiến Thắng (2005). Hiệu quả gây chết của chế phẩm phối trộn giữa dầu neen và Bt (Bacillus thuringiensis) đối với sâu xanh (Heliothis armigera) và sâu tơ (Plutella xylostella), tuyển tập công trình nghiên cứu bảo quản lâm sản (1986-2006) Nxb Thống kê, Hà Nội. 3. Đèo Thị Hiền (2018). Nghiên cứu bảo quản gỗ thông từ chế phẩm chiết suất từ lá tô mộc (caesalpinia sappan), Khóa luận tốt nghiệp tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. 4. Nguyễn Xuân Khu (1985). Sơ bộ xác định khả năng thấm thuốc của một số loài gỗ vùng Thanh Sơn – Vĩnh Phúc – Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghiệp rừng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 5. Nguyễn Xuân Khu (1972). Nghiên cứu chế độ tẩm một số hóa chất bảo quản tan trong nước cho giác và lõi gỗ dương (Popylus tremuala) có các độ ẩm khác nhau, luận án PTS khoa học kỹ thuật, Lenigrad. 6. Lê Văn Lâm (1985). Kết quả bước đầu về chống hà cho thuyền đi biển ứng dụng khoa học kỹ thuật, Viện Công Nghiệp Rừng. 7. Lê Văn Lâm, Bùi Văn Ái và các cộng tác viên (2005). Nghiên cứu bảo quản một số tre gỗ rừng trồng sử dụng ngoài trời làm cọc tiêu, xây dựng cơ bản, nguyên liệu sản xuất đồ mộc và ván nhân tạo tuyển tập công trình nghiên cứu bảo quản lâm sản (1986-2006) Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 8. Lê Văn Lâm, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Đức (2006). Xây dựng phương pháp nghiên cứu xác định hiệu lực của thuốc bảo quản vi sinh vật gây hại lâm sản, tuyển tập công trình nghiên cứu bảo quản lâm sản (1986-2006), NXB Thống kê, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Chí Thanh, Lê Văn Nông (2006). Bảo quản lâm sản tuyển tập công trình nghiên cứu bảo quản lâm sản (1986-2006).
  62. 50 10. Lê Duy Phương, Phan Thị Lương Ngọc (2003). Nghiên cứu tạo thuốc chống mốc cho lâm sản tuyển tập công trình nghiên cứu bảo quản lâm sản (1986-2006) Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Lê Thị Thanh Phượng (2004). Chiết xuất được các hoạt chất sinh học từ nhân hạt neem (Azadirachta indica A.Juss) và khảo sát tác động của chúng đối với ngài gạo (Corcyra cephadonica St), nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Chí Thanh (1985). Một số kết quả thử hiệu lực của thuốc bảo quản và độ bền của gỗ trong điều kiện trên bến bãi, kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghiệp rừng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 13. Pờ Gia Thanh (2018). Nghiên cứu bảo quản gỗ Thông bằng chế phẩm (tinh dầu Sả java) chiết suất từ lá Sả java (Cymbopogon winterianus, khóa luận tốt nghiệp tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. 14. Lê Xuân Tình, Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Xuân Khu (1993). Lâm sản và bảo quản lâm sản tập II giáo trình giảng dạy trường đại học Lâm nghiệp Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Tuyên (2008). Bài giảng bảo quản và chế biến nông lâm sản, giáo trình giảng dạy trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 16. Hà Đức Tuấn (2017). Bước đầu nghiên cứu bảo quản gỗ Bông gòn bằng dịch chiết từ lá Trúc Đào (Nerium oleander), Khóa luận tốt nghiệp tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 17. Nguyễn Thế Viễn (1961). Diệt mối tận gốc theo phương pháp hóa sinh, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Duy Việt (2017). Nghiên cứu bảo quản gỗ thông bằng dịch chiết lá Xoan (Melia azedarach), Khóa luận tốt nghiệp tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. II. Tiếng anh 19. Biswas Kausik, Chattopadhyay Ishita, Banerjee, R.K. and Bondyopadhyay Uday, 2002. Biological activities and medicinal properties of neem (Azadirachta indica A.Juss). Current science, Vol. 82, No. 11 20. Coventry E. and Allan E.J., 2002. Microbiological and chemical analysis of neem (Azadirachta indica A.Juss) extracts. New data on antimicrobial activity. Pytoparasitica 29:5. Dahanukar S.A., Kulkarni R.A. and Rege N.N., 2002.
  63. 51 Pharmacology of medicinal plants and natural products. Indian Journal of Pharmacology, 32, S81 – S118. III. internet 21. sac-lantana-camara-l-ho-roi-ngua-verbenaceae-151756.html. 22. lantana-camara-l-ho-roi-ngua-verbenaceae-1111598.html
  64. PHỤ LỤC Phụ biểu 1. Lượng thuốc thấm 15% đối với nấm (tách bằng cồn) Kí STT hiệu M1 (g) M2 (g) Độ ẩm (%) Mtt (kg/m3) mẫu 1 BO1 28,55 39,64 15 0,95 2 BO2 33,65 69,47 17 3,26 3 BO3 23,04 59,37 13 3,42 4 BO4 31,83 67,17 17 3,32 5 BO5 39,7 71,94 15 2,6 6 BO6 33,1 73,93 16 3,6 7 BO7 33,13 70,35 16 3,29 8 BO8 30,5 65,8 13 3,21 9 BO9 27,62 73,06 14 3,67 10 BO10 29,47 46,51 14 1,46 TB 2,878
  65. Phụ biểu 2. Lượng thuốc thấm 25% đối với nấm (tách bằng cồn) kí STT hiệu M1 (g) M2 (g) Độ ẩm (%) Mtt (kg/m3) mẫu 1 BO11 33,51 65,07 14 4,79 2 BO12 30,75 68,45 12 5,72 3 BO13 30,59 65,75 17 5,51 4 BO14 27,92 41,1 18 1,94 5 BO15 24,17 61,46 14 5,31 6 BO16 27,03 62,08 15 4,85 7 BO17 39,75 82,63 14 5,77 8 BO18 30,71 44,15 17 1,97 9 BO19 32,75 72,96 15 5,74 10 BO20 26,14 59,05 15 4,7 TB 4,63
  66. Phụ biểu 3. Lư ợng thuốc thấm 35% đối với nấm (tách bằng cồn) kí STT hiệu M1 (g) M2 (g) Độ ẩm (%) Mtt (kg/m3) mẫu 1 BO21 13 31,02 55,83 4,96 2 BO22 17 27,35 57,28 6,58 3 BO23 16 26,6 58,36 7,21 4 BO24 15 30,41 65,97 8,07 5 BO25 16 34,87 78,25 8,41 6 BO26 12 36,37 62,79 6 7 BO27 18 30,15 72,92 8,29 8 BO28 16 34,32 65,23 6,78 9 BO29 15 30,48 63,9 6,87 10 BO30 15 26,38 42,44 3,41 TB 6,658
  67. Phụ biểu 4. Lượng thuốc thấm 15% đối với nấm (tách bằng nước nóng) Kí STT hiệu M1 (g) M2 (g) Độ ẩm (%) Mtt (kg/m3) mẫu 1 BO31 16 30,59 65,72 3,2 2 BO31 15 40,27 63,85 2,22 3 BO31 18 31,58 60,33 2,7 4 BO31 13 28,72 71,62 3,67 5 BO31 16 27,27 60,5 3,12 6 BO31 13 30,79 68,84 3,46 7 BO31 17 27,38 63,1 3,36 8 BO31 16 34,46 69,66 2,76 9 BO31 14 37,8 72,22 2,95 10 BO31 17 33,77 64,38 2,88 TB 3,032
  68. Phụ biểu 5. Lư ợng thuốc thấm 25% đối với nấm (tách bằng nước nóng) Kí STT hiệu M1 (g) M2 (g) Độ ẩm (%) Mtt (kg/m3) mẫu 1 BO41 15 35,97 73,07 5,3 2 BO42 13 35,76 91,43 7,48 3 BO43 15 26,66 60,82 5,35 4 BO44 16 22,63 69,5 7,34 5 BO45 18 26,95 52,41 3,99 6 BO46 14 37,78 57,87 3,15 7 BO47 13 26,28 32,95 1,05 8 BO48 17 28,65 63,31 5,26 9 BO49 15 40,34 76,22 5,63 10 BO50 17 32 59,86 4,37 TB 4,892
  69. Phụ biểu 6. Lư ợng thuốc thấm 35% đối với nấm (tách bằng nước nóng) STT Kí hiệu M1 M2 Độ ẩm (%) Mtt (kg/m3) mẫu (7g) (g) 1 BO51 15 30,67 44,34 3 2 BO52 16 32,01 52,78 4,56 3 BO53 17 24,38 65,96 8,31 4 BO54 15 27,52 77,22 10,24 5 BO55 14 31,51 68,08 7,77 6 BO56 16 27,81 37,63 1,96 7 BO57 14 42,21 76,42 7,27 8 BO58 12 28,16 44,4 4,01 9 BO59 15 33,81 57,5 4,89 10 BO60 17 33,76 65,51 6,55 TB 5,856
  70. Phụ biểu 7. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 15% (tách bằng cồn) đối với mối Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu STT Ký hiệu Tv Tvs Tvr Vdc Vtt VSdc VStt VRdc VRtt 1 BO1 x 0 X 0 X 0 2 BO2 x x X X X x 3 BO3 x 0 X 0 X 0 4 BO4 x 0 X 0 X 0 5 BO5 x 0 X 0 X 0 6 BO6 x 0 X 0 X 0 7 BO7 x 0 x 0 X 0 8 BO8 x 0 x 0 X 0 9 BO9 x 0 x 0 X 0 10 BO10 x 0 x 0 X 0 Tỷ lệ 100% 100% 100% (điểm) (1) (1) (1) Tổng điểm 3
  71. Phụ biểu 8. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 25% (tách bằng cồn) đối với mối Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu STT Ký hiệu Tv Tvs Tvr Vdc Vtt VSdc VStt VRdc VRtt 1 BO11 x 0 X 0 X 0 2 BO12 x 0 X 0 X 0 3 BO13 x 0 x 0 X 0 4 BO14 x 0 x 0 X 0 5 BO15 x 0 x 0 X 0 6 BO16 x 0 x 0 X 0 7 BO17 x 0 x 0 X 0 8 BO18 x 0 x 0 X 0 9 BO19 x 0 x 0 X 0 10 BO20 x 0 x 0 X 0 Tỷ lệ (điểm) 100% 100% 100% (1) (1) (1) Tổng điểm 3
  72. Phụ biểu 9. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 35% (tách bằng cồn) đối với mối Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu STT Ký hiệu Tv Tvs Tvr Vdc Vtt VSdc VStt VRdc VRtt 1 BO21 x 0 X 0 X 0 2 BO22 x 0 X 0 X 0 3 BO23 x 0 X 0 X 0 4 BO24 x 0 x 0 X 0 5 BO25 x 0 x 0 X 0 6 BO26 x 0 x 0 X 0 7 BO27 x 0 x 0 X 0 8 BO28 x 0 x 0 X 0 9 BO29 x 0 x 0 X 0 10 BO30 x 0 x 0 X 0 Tỷ lệ 100% 100% 100% (điểm) (1) (1) (1) Tổng điểm 3
  73. Phụ biểu 10. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 15% (tách bằng nước nóng) đối với mối Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu STT Ký hiệu Tv Tvs Tvr Vdc Vtt VSdc VStt VRdc VRtt 1 BO31 X 0 x 0 X 0 2 BO32 X 0 x 0 X 0 3 BO33 X X x X X X 4 BO34 X 0 x 0 X 0 5 BO35 X 0 x 0 X 0 6 BO36 X 0 x 0 X 0 7 BO37 X 0 x 0 X 0 8 BO38 X 0 x 0 X 0 9 BO39 X 0 X 0 X 0 10 BO40 X 0 X 0 X 0 Tỷ lệ 90% 100% 100% (điểm) (1) (1) (1) Tổng điểm 3
  74. Phụ biểu 11. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 25% (tách bằng nước nóng) đối với mối Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu STT Ký Tv Tvs Tvr hiệu Vdc Vtt VSdc VStt VRdc VRtt 1 BO41 X 0 X 0 X 0 2 BO42 X 0 X 0 X 0 3 BO43 X 0 X 0 X 0 4 BO44 X 0 X 0 X 0 5 BO45 X 0 X 0 X 0 6 BO46 X 0 X 0 X 0 7 BO47 X 0 X 0 X 0 8 BO48 X 0 X 0 X 0 9 BO49 X 0 X 0 X 0 10 BO50 X 0 x 0 X 0 Tỉ lệ 100% 100% 100% (điểm) (1) (1) (1) Tổng điểm 3
  75. Phụ biểu 12. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 35% (tách bằng nước nóng) đối với mối Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu STT Ký hiệu Tv Tvs Tvr Vdc Vtt VSdc VStt VRdc VRtt 1 BO51 X 0 X 0 X 0 2 BO52 X 0 X 0 X 0 3 BO53 X 0 X 0 X 0 4 BO54 X 0 X 0 X 0 5 BO55 X 0 X 0 X 0 6 BO56 X 0 X 0 X 0 7 BO57 X 0 X 0 X 0 8 BO58 X 0 X 0 X 0 9 BO59 X 0 X 0 X 0 10 BO60 X 0 X 0 X 0 Tỷ lệ 100% 100% 100% (điểm) (1) (1) (1) Tổng điểm 3
  76. Phụ biểu 13. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 15% (tách bằng cồn) đối với nấm Hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt chứng Diện Diện Phần Diện Phần Diện Phần STT tích tích trăm tích trăm tích trăm vết vết diện vết diện vết diện nấm nấm tích Điểm nấm tích Điểm nấm tích Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) 1 1 0 100 1 0 100 1 15 4,3 71,33 2 9,5 1,22 87,16 1 0 100 1 0 100 1 3 4 0,22 94,5 1 0 100 1 0 100 1 4 21 1,3 93,81 1 0 100 1 0 100 1 5 4 2,5 37,5 2 0 100 1 0 100 1 6 2 0 100 1 0 100 1 4,3 2,4 44,19 7 1 0 100 1 0 100 1 6,5 1,96 69,85 8 1 0 100 1 0 100 1 7 2,6 62,86 9 2 0 100 1 0 100 1 5 2,2 56 10 4 1,24 69 1 0 100 1 0 100 1 TB 8,03 1,994 68,62 1 0 100 1 0 100 1
  77. Phụ biểu 14. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 25% (tách bằng cồn) đối với nấm Hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt chứng Diện Diện Phần Diện Phần Diện Phần STT tích tích trăm tích trăm tích trăm vết vết diện vết diện vết diện nấm nấm tích Điểm nấm tích Điểm nấm tích Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) 1 1 0 100 1 0 100 1 15 0 100 2 9,5 0 100 1 0 100 1 0 100 1 3 4 0,45 88,75 1 0 100 1 0 100 1 4 21 0 100 1 0 100 1 0 100 1 5 4 0 100 1 0 100 1 0 100 1 6 2 0 100 1 0 100 1 4,3 1,96 54,42 7 1 0 100 1 0 100 1 6,5 0,6 90,77 8 2 0 100 1 0 100 1 7 4,23 39,57 9 1 0 100 1 0 100 1 5 0 100 10 1 0 100 1 0 100 1 4 0 100 TB 8,03 0,724 87,351 1 0 100 1 0 100 1
  78. Phụ biểu 15. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 35% (tách bằng cồn) đối với nấm Hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt chứng Diện Diện Phần Diện Phần Diện Phần STT tích tích trăm tích trăm tích trăm vết vết diện vết diện vết diện nấm nấm tích Điểm nấm tích Điểm nấm tích Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) 1 1 0 100 1 0 100 1 15 2,6 97,09 2 9,5 0 100 1 0 100 1 0 100 1 3 4 0 71,43 1 0 100 1 0 100 1 4 1 0 100 1 0 100 1 21 0 100 5 4 0 72,31 1 0 100 1 0 100 1 6 2 0 100 1 0 100 1 4,3 0,21 81,11 7 1 0 100 1 0 100 1 6,5 0 72,73 8 1 0 100 1 0 100 1 7 0,6 75 9 1 0 100 1 0 100 1 5 0 100 10 1 0 100 1 0 100 1 4 0 100 TB 8,03 0,341 86,967 1 0 100 1 0 100 1
  79. Phụ biểu 16. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 15 % (tách bằng nước nóng) đối với nấm Hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt chứng Diện Diện Phần Diện Phần Diện Phần STT tích tích trăm tích trăm tích trăm vết vết diện vết diện vết diện nấm nấm tích Điểm nấm tích Điểm nấm tích Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) 1 1 0 100 1 0 100 1 11 2,06 81,27 2 12 0 100 1 0 100 1 0 100 1 3 7 0,27 96,14 1 0 100 1 0 100 1 4 2 0 100 1 0 100 1 6,3 1,5 76,19 5 4,5 0,6 86,67 1 0 100 1 0 100 1 6 1 0 100 1 0 100 1 9 0 100 7 1 0 100 1 0 100 1 5,5 2,34 93,82 8 1 0 100 1 0 100 1 4,8 0 100 9 1 0 100 1 0 100 1 11 0,41 96,27 10 1 0 100 1 0 100 1 4 0 100 TB 7,51 0,518 93,036 1 0 100 1 0 100 1
  80. Phụ biểu 17. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 25% (tách bằng nước nóng) đối với nấm Hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt chứng Diện Diện Phần Diện Phần Diện Phần STT tích tích trăm tích trăm tích trăm vết vết diện vết diện vết diện nấm nấm tích Điểm nấm tích Điểm nấm tích Điểm (cm2) (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) 1 1 0 100 1 0 100 1 11 0 100 2 12 1,02 91,5 1 0 100 1 0 100 1 3 7 0,6 91,43 1 0 100 1 0 100 1 4 1 0 100 1 0 100 1 6,3 0.32 94,92 5 4,5 0 100 1 0 100 1 0 100 1 6 1 0 100 1 0 100 1 9 0 100 7 1 0 100 1 0 100 1 5,5 1,02 81,45 8 1 0 100 1 0 100 1 4,8 0,64 86,67 9 1 0 100 1 0 100 1 11 0 100 10 1 0 100 1 0 100 1 4 1,23 69,25 TB 7,51 0,483 91,522 1 0 100 1 0 100 1
  81. Phụ biểu 18. Hiệu lực của dịch chiết thân và lá cây Bông ổi ở nồng độ 35% (tách bằng nước nóng) đối với nấm Hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu Đối Biến màu Mục mềm Hao hụt chứng Diện Diện Phần Diện Phần Diện Phần STT tích tích vết trăm tích trăm tích trăm vết nấm diện vết diện vết diện nấm (cm2) tích Điểm nấm tích Điểm nấm tích Điểm (cm2) (%) (cm2) (%) (cm2) (%) 1 1 0 100 1 0 100 1 11 0,26 97,64 2 12 0 100 1 0 100 1 0 100 1 3 7 0 100 1 0 100 1 0 100 1 4 1 0 100 1 0 100 1 6,3 0,15 97,62 5 4,5 0 100 1 0 100 1 0 100 1 6 1 0 100 1 0 100 1 9 0,16 98,22 7 1 0 100 1 0 100 1 5,5 0 100 8 2 0 100 1 0 100 1 4,8 2,05 57,29 9 1 0 100 1 0 100 1 11 0 100 10 1 0 100 1 0 100 1 4 0 100 TB 7,51 0,262 95,077 1 0 100 1 0 100 1
  82. Ph ụ biểu 19.Bảng phân tích tương quan ANOVA 2 nhân tố một lần lặp Cồn: Nước nóng: Phụ biểu 20 Bảng phân tích ANOVA hiệu lực của dịch chiết từ thân và lá cây Bông ổi ở các nồng độ đối với nấm Cồn: ANOVA Svetnam Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 14,973 2 7,487 5,945 ,007 Within Groups 34,002 27 1,259 Total 48,975 29 Nước nóng:
  83. ANOVA Svetnam Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups ,385 2 ,193 ,505 0,609 Within Groups 10,292 27 ,381 Total 10,677 29
  84. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP . Hình 1: Lấy thân và lá bông ổi Hình 2: Băm nhỏ thân và lá bông ổi Hình 3 : Gia công gỗ Hình 4:Phơi khô gỗ Hình 5. Cân gỗ Hình 6: Đun thân và lá bông ổi ở 60oC
  85. Hình 7: Dịch chiết đã lọc Hình 8: Đặt hộp nhử mối Hình 9: Gỡ hộp nhử mối Hình 10:Kết quả khi gỡ hộp Hình 12: Đánh giá tỉ lệ mối gây hại.