Khóa luận Bệnh truyền nhiễm thú y 1

pdf 24 trang thiennha21 20/04/2022 6131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bệnh truyền nhiễm thú y 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_benh_truyen_nhiem_thu_y_1.pdf

Nội dung text: Khóa luận Bệnh truyền nhiễm thú y 1

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 1 Tên đề tài: VIÊM GAN VỊT Ngành: Thú y Lớp: K65B_TY Khoa: Nông học Họ và Tên: Hồ Đình Huỳnh Văn Tiến Dũng Đồng Nai – Năm 2021
  2. Mục Lục PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 PHẦN 2. NỘI DUNG 2 2.1. Lịch sử, địa lý 2 2.2. Đặc điểm 2 2.2.1. Phân loại 2 2.2.2. Cấu tạo, hình thái 3 2 2.2.1. Hình thái và cấu tạo của virus viêm gan vịt type I 3 2.2.2.2.Thành phần hệ gen của virus viêm gan vịt type I 4 2.2.3.Đặc diểm nuôi cấy 6 2.2.3.1.Nuôi cấy trên phôi trứng 6 2.2.3.2.Nuôi cấy trên môi trường tế bào 7 2.2.3.3.Nuôi cấy trên động vật cảm thụ 7 2.2.4. Đặc điểm sức đề kháng 7 2.3. Truyền nhiễm học 8 2.3.1. Dịch tễ 8 2.3.2. Cơ chế sinh bệnh 8 2.4. Triệu Chứng 9 2.5. Bệnh tích 10 2.5.1. Bệnh tích đại thể 10 2.5.2. bệnh tích vi thể 11 2.6. Chẩn đoán 12 2.6.1. Chẩn đoán lâm sang 12 2.6.2. Chẩn đoán phân biệt 13 2.7. Phòng và trị bệnh 13 2.7.1. Điều trị 13 2.7.2. Phòng bệnh 14 2.8. Thực trạng tình hình của ca bệnh 14 2.8.1. Trong nước 14 2.8.2. Ngoài nước 15
  3. PHẦN 3. KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên chữ cDNA Complementary deoxyribonucleic acid CFU Colony-Forming Unit CO2 Carbon dioxit CPE Cytopathic effect DAstV Duck Astrovirus DEF Duck Embryo Fibroblast ddNTP Dideoxynucleotide triphosphates DHAV Duck hepatitis A virus DHV Duck hepatitis virus DMEM Dulbecco’s Modified Eagle’s medium DPV Duck Picornavirus EDTA Ethylene diamine tetra acetic acid ELD50 Embryo lethal dose 50% ELISA Enzyme Linked-immunosorbent assay FBS Foetal bovine serum FCS Fetal calf serum ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐC Đối chứng IgA Immunoglobulin A IgG Immunoglobulin G IgM Immunoglobulin M IgY Yolk Immunoglobulin LD50 Lethal dose 50% MEM Minimum essential medium NaCl Natri clorua NCBI National Center Biotechnology Information ORF Open Reading Frame OIE Office international des epizootics PBS Phosphate buffered saline PCR Polymerase chain reaction TCID50 Tissue culture infectious dose 50%
  4. UTR Untranslated Region VPg Viral Protein genome linked i
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình câu strucs không gian của picornavirus 4 Hình 2.2. Một số triệu chứng lâm sang của vịt con mắc bệnh 10 Hình 2.3. Bệnh tích trên gan vịt .11 Hình 2.4. Bệnh tích vi thể dưới kính hiển vi 12 ii
  6. PHẦN 1. MỞ ĐẦU Chăn nuôi vịt là một nghề chăn nuôi truyền thống, lâu đời của người dân. Hàng năm, nghề nuôi vịt đã cung cấp một lượng thực phẩm đáng kể cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Những năm gần đây, số lượng đàn vịt gia tăng nhanh chóng và đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều nông hộ. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình dịch bệnh xảy ra trên vịt diễn biến ngày càng phức tạp và gây chết nhiều vịt của người chăn nuôi. Những căn nguyên gây bệnh trên vịt có thể do vi khuẩn, virus như bệnh tụ huyết trùng gia cầm, bệnh dịch tả vịt, bệnh cúm gia cầm .v.v. tương tự như những bệnh truyền nhiễm này thì bệnh viêm gan vịt do virus là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại rất lớn cho nền chăn nuôi vịt đặc biệt là vịt con. Ở Việt Nam, bệnh viêm gan vịt do virus được ghi nhận vào năm 1978 nhưng chưa phân lập được mầm bệnh. Giai đoạn 1979 – 1983, bệnh xảy ra ở nhiều địa phương và làm chết nhiều vịt con (Trần Minh Châu và Lê Thu Hồng, 1985). Theo thống kê của Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) thì bệnh viêm gan vịt do virus gây thiệt hại nặng nề cho nền chăn nuôi vịt ở Việt Nam . Hiện nay, bệnh viêm gan vịt do virus thường xuyên xuất hiện và đã xảy ra rất nhiều ổ dịch trên vịt con với những triệu chứng thần kinh co giật hoặc chết rất nhanh không kịp thể hiện các triệu chứng. Bệnh viêm gan vịt do virus có tính chất nguy hiểm như tỷ lệ chết cao và diễn biến phức tạp. Cho nên, chúng em đã chọn đề tài: “viêm gan vịt” làm bài tiểu luận của mình. 1
  7. PHẦN 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử, địa lý Bệnh viêm gan vịt do virus được phát hiện lần đầu tiên vào mùa Xuân năm 1945 ở Mỹ, vào thời điểm này chưa phân lập được mầm bệnh. Năm 1950, Levine và Fabricant theo dõi một bệnh tương tự trên đàn vịt Bắc Kinh trắng tại Long Island (Mỹ), phát hiện nhiều vịt bệnh trong hơn 70 trại chăn nuôi vịt với qui mô lớn. Trong thời gian đầu, những trại có vịt nhiễm bệnh nặng thì tỷ lệ chết lên tới 95%, vào thời gian cuối một số trại có tỷ lệ vịt chết giảm dần chỉ còn 15%, bằng phương pháp nuôi cấy trên phôi gà đã phân lập được virus viêm gan vịt type I. Năm 1965, bệnh viêm gan vịt do virus lại xảy ra ở Norfolk (Anh) trên những đàn vịt con đã được tiêm phòng vaccine virus viêm gan vịt type I nhược độc. Từ các ổ dịch này, các nhà khoa học đã phân lập được một loại virus mới khác hẳn với virus viêm gan vịt type I và gọi là virus viêm gan vịt type II (Asplin, 1965). Tại Long Island (Mỹ), bệnh viêm gan vịt do virus cũng xảy ra trên đàn vịt con đã được tiêm phòng vaccine virus viêm gan vịt type I nhược độc. Bệnh xảy ra nhẹ hơn so với bệnh do virus viêm gan vịt type I và tỷ lệ chết ở vịt con ít khi vượt quá 30%. Phân lập virus từ bệnh phẩm của đàn vịt này đã phát hiện được một loại virus mới có đặc điểm khác với virus viêm gan vịt type I và type II, nên đặt tên virus này là virus viêm gan vịt type III. Ở Việt Nam, đã ghi nhận có bệnh viêm gan vịt do virus vào năm 1978, nhưng vào thời điểm này chưa phân lập được mầm bệnh. Giai đoạn năm 1979- 1983, bệnh xảy ra ở nhiều địa phương và làm chết nhiều vịt con. Sau đó, có nhiều nghiên cứu về bệnh này và các nhà khoa học đã xác định được căn nguyên gây ra các ổ dịch ngoài tự nhiên là virus viêm gan vịt type I (Trần Minh Châu và Lê Thu Hồng, 1985). Đến năm 2009, virus viêm gan vịt được phân lập từ một ổ dịch tại tỉnh Đồng Nai và lần đầu tiên xác định thuộc type I genotype 3 (Đoàn Thị Thanh Hương và ctv, 2009). 2.2. Đặc điểm 2.2.1. Phân loại Bệnh viêm gan vịt gây ra bởi ba loại virus khác nhau gọi là virus viêm gan vịt type I, type II và type III. Virus viêm gan vịt type I (DHV-1) đã được phân loại là 2
  8. Avihepatovirus, một chi mới trong họ Picornaviridae và được xác định gồm có 3 kiểu gen khác nhau của virus viêm gan vịt A (DHAV) genotype 1, genotype 2, genotype 3. Tác nhân gây bệnh lây lan mạnh là virus viêm gan vịt type I genotype 1 (DHAV-1), trước đây được gọi là virus viêm gan vịt type I, hai genotype bổ sung trong chi Avihepatovirus là virus viêm gan vịt type I genotype 2 (DHAV-2) và virus viêm gan vịt type I genotype 3 (DHAV-3) Virus viêm gan vịt type II (DHV-2) đã được phân loại là một loài Avastrovirus thuộc họ Astroviridae (Gough et al, 1985) và đã được đổi tên thành Astrovirus vịt type 1 (DAstV-1). Virus viêm gan vịt type 3 (DHV-3) cũng được phân loại là một loài Avastrovirus (Kim et al, 2008; Todd et al, 2009) và đã được đổi tên thành Astrovirus vịt type 2 (DAstV-2). Phân tích trình tự gen cho thấy, Astrovirus vịt type 1 (DAstV-1) và Astrovirus vịt type 2 (DAstV-2) có kiểu gen khác nhau và đại diện cho loài. Những virus viêm gan vịt này khác với virus viêm gan B ở vịt (DHBV), virus viêm gan B ở vịt (DHBV) là một Avihepadnavirus, chúng không gây bệnh lâm sàng đáng kể ở vịt (Yang et al 2008). 2.2.2. Cấu tạo, hình thái 2.2.2.1. Hình thái và cấu tạo của virus viêm gan vịt type I Virus viêm gan vịt type I thuộc Picornavirus là những virus có kích thước nhỏ, xuyên qua được màng lọc Beckefeld và Seitz, thuộc họ Picornaviridae. Qua kính hiển vi điện tử, virus này là những hạt tròn, không vỏ bọc, hệ gen chứa sợi RNA đơn dương, dài khoảng 7.100-9.000 nucleotide. Capsid có cấu tạo dạng khối da diện 20 mặt tam giác đều, đường kính khoảng 27-30nm (Richter, 1964) 3
  9. Hình 2.1.Mô hình cấu trúc không gian của picornavirus 2.2.2.2.Thành phần hệ gen của virus viêm gan vịt type I Hệ gen chứa khoảng 29% adenine, 23% guanine, 21% cytosine và 28% uracil. Trong đó, hàm lượng G+C chiếm khoảng 44% của hệ gen. Virus viêm gan vịt type I chứa duy nhất một khung đọc mở nằm ở vị trí từ nucleotide thứ 625 đến 7.375 (Open Reading Frame – ORF), mã hóa cho một chuỗi polypeptid khoảng 2.249 axít amin gọi là protein chung . Tất cả các chủng virus viêm gan vịt type I đều có cùng kích thước trong đoạn ORF và đầu cuối 3’ UTR . Chuỗi protein chung ngay sau khi được tổng hợp phải qua nhiều lần myristyl hóa, glycosyl hóa và phân cắt để tạo nên các protein sản phẩm độc lập . Trong hệ gen của virus viêm gan vịt type I, vùng gen được mã hóa VP1 dài khoảng 714 nucleotide đối với virus viêm gan vịt type I genotype 1, genotype 2; theo Đoàn Thị thanh Hương và ctv (2011) thì vùng gen VP1 của virus viêm gan vịt type I genotype 3 có độ dài khoảng 720 nucleotide. Trình tự hệ gen của virus viêm gan vịt type I đã được xác định với cấu tạo đặc trưng của Picornavirus gồm có các vùng sau: Vùng không dịch mã đầu 5’ (5’-URT: Untranslational Region): là vùng gen có độ dài khoảng 625 nucleotide, không mã hóa nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sao mã, tăng cường độc lực và tạo khung vỏ capsid. DHV-1 cũng thiếu cấu trúc mũ ở đầu 5’ mà thay vào đó là một protein nhỏ gọi là VPg. Ở đầu 5’ có mã khởi đầu để bắt đầu quá trình dịch mã, bộ mã này được đặt ở vị trí nucleotide 627 của hệ gen. Mặt khác, ở đầu 5’ hệ gen RNA của DHV-1 có chứa vùng gen làm vị trí 4
  10. cho ribosome đi vào gọi là IRES . IRES được phân thành 4 bậc dựa trên cấu trúc sơ cấp và cấu trúc thứ cấp . Có một yếu tố hoạt động duy trì ở dạng cis nằm ngay cạnh yếu tố IRES là motif Yn- Xm-AUG. Trong đó, Yn là một vùng giàu pyrimidine, Xm là một đoạn dài 15- 25 nucleotide, theo sau là mã AUG. Trình tự motif Yn-Xm-AUG ở DHV-1 là AUG-CA-AUG . Tại vùng 5’ UTR hệ gen có cấu trúc bậc hai tạo ra cấu trúc vòm khép kín (stem-loop). Đầu 5’ UTR của DHV-1 có thể sở hữu một IRES loại II và cũng duy trì một bản sao thứ hai của cấu trúc tetranucleotid GNRA (RNRA2) (Tseng and Tsai, 2007a). Vùng không dịch mã ở đầu 3’ (3’-UTR: Untranslational Region): vùng này có độ dài khoảng 315 nucleotide, lớn hơn vùng 3’ UTR khác của những Picornavirus có nguồn gốc động vật. Mặt khác đầu cuối 3’ UTR của DHV-1 có thể tạo ra năm cấu trúc RNA bậc hai, còn đầu cuối 3’UTR của DPV (Duck Picornavirus) chỉ có thể tạo thành bốn cấu trúc RNA bậc hai. Vùng 3’ UTR có vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên của những Picornavirus. Ở chuỗi polypeptid chung, phần protein ký hiệu L (Leader protein) là protein dẫn, tiếp đó là 4 loại protein cấu trúc bao gồm VP4 (1A), VP2(1B), VP3(1C) và VP1(1D). Đoạn cuối cùng gồm 7 protein không cấu trúc là protein 2A, 2B, 2C, 3A, 3B, 3C và 3D. Số lượng protein tạo thành phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như sự có mặt hay vắng mặt protein L; số lượng protein 2A, sự phân cắt hay không phân cắt VP0 thành VP4 và VP2. Phần lớn các virus trong họ Picornaviridae thì VP0 là một loại protein được myristyl hóa (hay gọi là myristate), tức là được gắn thêm axít béo bão hòa gồm 14 cacbon tại vị trí Glycin theo qui luật (GxxxS/T) thông qua mối liên kết amid, từ đó VP0 có thể tự phân tách thành protein VP4 và VP2. Hầu hết virus trong họ Picornaviridae đều có một protein 2A . Protein 2A: có 3 phân đoạn protein là 2A1, 2A2 và 2A3. Đây là một trong những điểm đặc trưng của DHV-1 (Kim et al, 2006). Protein cấu trúc: có 3 vùng protein cấu trúc gồm VP0, VP1 và VP3. Trong đó, vùng VP1 có tính ổn định cao, nằm trên bề mặt ngoài cùng của tất cả các 5
  11. Picornavirus, chứa đựng hầu hết những motif mà có chức năng tương tác với thụ thể của tế bào và kháng thể trung hòa đơn dòng (Oberste et al, 1999). Trình tự protein VP1 này khác nhau giữa các chi virus (Tseng and Tsai, 2007a). Protein không cấu trúc: một số protein không cấu trúc như 2C, 2D và 3D, chứa đựng những motif đặc trưng khác hẳn với những motif trong các protein đã biết ở Picornavirus khác, gồm có motif GxxGxGK (S/T)- kéo dài từ axít amin thứ 145 đến 152 và motif DDLxQ – từ axít amin thứ 192 đến 196 trong protein 2C, những motif này có chức năng như enzyme helicase. Motif GxxGxGK (S/T) cũng xuất hiện trong protein 2A2 (GksGsGKS; axít amin thứ 6-13). Trong motif DDLxQ ở protein 2C, Leucin được thay thế bởi Phenylanin. 2.2.3.Đặc diểm nuôi cấy 2.2.3.1.Nuôi cấy trên phôi trứng Levine and Fabricant (1950) là những người đầu tiên nghiên cứu nhân virus gây bệnh viêm gan vịt lên bằng cách tiêm huyễn dịch bệnh phẩm có chứa virus vào xoang niệu mô của phôi gà 9 ngày tuổi. Sau đó, cấy truyền dịch virus liên tục nhiều lần trên phôi gà 10 ngày tuổi và có nhận xét, từ lần cấy truyền thứ 20 đến 26 thì dịch virus không còn gây bệnh cho vịt con mới nở. Tiêm truyền huyễn dịch bệnh phẩm có chứa virus, vào màng nhung niệu hay vào túi noãn hoàng thì virus vẫn nhân lên tốt như khi tiêm vào xoang niệu mô của phôi vịt . Huyễn dịch bệnh phẩm là gan của vịt nhiễm virus khi tiêm vào xoang niệu mô của phôi vịt lúc 10-14 ngày tuổi, sau khi tiêm 24-72 giờ thì phôi chết . Nếu tiếp tục nuôi cấy virus trên phôi gà liên tục trong vòng 68 đời thì hiệu giá virus duy -4 -6 trì ở mức 10 đến 10 ELD50/0,2ml . Trong tự nhiên, một số chủng virus có độc lực cao và một số chủng có độc lực thấp, ở những lần cấy truyền đầu tiên có thể gây chết phôi (Ding and Zhang, 2007). Chẳng hạn trên phôi gà, có thể gây chết phôi sau khi cấy truyền dịch virus từ 5-6 ngày. Khi gây nhiễm bằng những chủng có độc lực thấp, có thể không quan sát thấy sự chậm phát triển của phôi nhưng bệnh tích trên phôi vẫn biểu hiện rất điển hình của bệnh viêm gan vịt do virus (Wang et al, 2008). 6
  12. 2.2.3.2.Nuôi cấy trên môi trường tế bào Virus viêm gan vịt có thể nhân lên trên nhiều loại môi trường tế bào khác nhau như tế bào xơ phôi vịt, xơ phôi gà, thận phôi vịt, thận phôi gà, gan phôi vịt, thận phôi ngỗng. Trên môi trường tế bào nuôi cấy, sau 8 giờ gây nhiễm có thể quan sát thấy bệnh lý tế bào (CPE- Cytopathic effect) và cao nhất là sau 48-96 giờ. Bệnh lý tế bào được biểu hiện bằng những cụm tế bào co tròn, nguyên sinh chất đặc lại và tạo không bào, tế bào vỡ ra rồi chết. Khi cấy truyền virus từ lần thứ 25 trở đi trên tế bào thận phôi vịt, rồi cấy truyền trên môi trường tế bào thận phôi gà thì virus không còn khả năng gây hủy hoại tế bào trên môi trường tế bào thận phôi gà. Bằng kỹ thuật kháng thể huỳnh quang để theo dõi sự phát triển của virus viêm gan vịt trên môi trường tế bào thận phôi vịt và tế bào thận heo con cho thấy, khi virus nhân lên sẽ gây bệnh tích tế bào và hàm lượng virus được xác định cao nhất lúc 48 giờ sau khi gây nhiễm . DHV-1 thích ứng trên phôi gà được nuôi cấy bằng môi trường tế bào xơ phôi vịt thì chủng virus này có biểu hiện bệnh lý tế bào cao và tiếp tục được sử dụng để sản xuất vaccine và thực hiện các phản ứng trung hòa virus (Golubnichi et al, 1976). 2.2.3.3.Nuôi cấy trên động vật cảm thụ Virus viêm gan vịt có khả năng nhân lên khi tiêm cho vịt con mẫn cảm dưới một tuần tuổi. Huyễn dịch bệnh phẩm chứa virus viêm gan vịt type I được tiêm dưới da, tiêm bắp, cho uống, hoặc nhỏ mũi cho vịt, trong vòng 18 – 48 giờ sau khi gây nhiễm, thường dưới 24 giờ thì vịt thí nghiệm có biểu hiện triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh (Kim et al, 2008). Virus viêm gan vịt type III biểu hiện tỷ lệ bệnh thấp cho vịt con trong In vivo, gây nhiễm cho vịt con qua đường tiêm tĩnh mạch thì tỷ lệ bệnh cao hơn qua đường tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. 2.2.4. Đặc điểm sức đề kháng Virus viêm gan vịt mẫn cảm với formalin, đề kháng cao với ether và chloroform. Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, virus có khả năng sống sót trong thời gian dài . Virus có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường tự nhiên; trong chất độn chuồng, thức ăn, nước uống, có thể tồn tại từ 15-40 ngày. Virus tương đối ổn định ở nhiệt độ thấp, nhưng bị bất hoạt nhanh chóng ở nhiệt độ cao. Ở 40C virus có thể tồn tại được hai năm. Ở 500C trong 1 giờ virus vẫn còn có khả năng gây bệnh, nhưng 7
  13. phần lớn bị chết ở 560C sau 30 phút. Ở 370C, virus tồn tại 21 ngày, khi cho tiếp xúc với formalin 0,01% thì vẫn tồn tại được trong 8 giờ. Ở nhiệt độ 15-200C virus bị vô hoạt hoàn toàn bởi NaOH 1% trong vòng 3 giờ và chloramin 3% trong vòng 5 giờ . Virus mất độc lực trong các điều kiện nhiệt độ phòng từ 48 đến 96 giờ . Ở nhiệt độ -200C virus tồn tại được 9 năm . Trong tự nhiên khi điều kiện vệ sinh kém virus có thể tồn tại được 10 tuần. Trong phân ẩm virus sống được 37 ngày. 2.3. Truyền nhiễm học 2.3.1. Dịch tễ Trong tự nhiên virus viêm gan vịt type I gây bệnh chủ yếu ở vịt con từ 1-28 ngày tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở vịt mới nở hoặc vịt 5-6 tuần tuổi. Vịt trưởng thành bị nhiễm bệnh thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng và không ảnh hưởng đến sản lượng trứng nhưng vẫn có thể truyền bệnh cho con khác; ngan, ngỗng cũng có thể bị nhiễm bệnh . Đối với virus viêm gan vịt type II, dường như chỉ có loài vịt là mẫn cảm . Trong phòng thí nghiệm, virus viêm gan vịt type III thể hiện tính gây bệnh yếu cho vịt con, sau khi công cường độc từ 2-4 ngày, tỷ lệ chết có thể 20% . Virus viêm gan vịt type I và virus viêm gan vịt type III có thể tồn tại nhiều tuần trong phân vịt bệnh. Các đàn vịt có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với vịt và các loài chim mang trùng, người và dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh. Trong tự nhiên, vịt bệnh phục hồi vẫn có thể bài thải virus trong phân của chúng cho đến 8 tuần sau khi khỏi bệnh . Sự truyền lây ngang xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa vịt khỏe với vịt bị nhiễm bệnh hoặc vật mang trùng. Sự truyền lây dọc không xảy ra, nhưng vịt con mới nở có thể bị nhiễm bệnh do virus bám dính trên bề mặt vỏ trứng. Nếu vỏ trứng được sát trùng đúng tiêu chuẩn thì sự truyền nhiễm dọc không xảy ra. 2.3.2. Cơ chế sinh bệnh Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa hoặc vết thương rồi vào máu. Theo máu, virus đến cơ quan phủ tạng đặc biệt là gan, đây là cơ quan thích hợp nhất đối với virus và diễn biến của bệnh được biểu hiện qua 2 giai đoạn: ở giai đoạn đầu, virus gây rối loạn trao đổi chất ở gan, làm rối loạn quá trình trao đổi mỡ ở gan, đặc biệt là cơ chế trao đổi cholesterol bị đình trệ, từ đó hàm lượng glucose trong gan giảm thấp nhưng lượng lipid lại tăng cao, ở giai đoạn sau, virus 8
  14. trực tiếp phá hoại tế bào gan, tế bào nội mô huyết quản, gây ra xuất huyết đặc trưng ở bề mặt gan. Virus sinh sản trong tế bào gan, nhất là tế bào thuộc hệ võng mạc nội mô như tế bào Kupffer, tổ chức tế bào gan bị phá hoại, cơ thể không được giải độc làm con vật chết do ngộ độc. Vì vậy, vịt chết khi bị nhiễm virus viêm gan vịt có bệnh tích tập trung ở gan, thận, lách (Woolcock and Fabricant, 1997). 2.4. Triệu Chứng Khi xâm nhập vào cơ thể, virus có thời gian nung bệnh từ 1-5 ngày, đôi khi kéo dài từ 8-15 ngày. Thời gian nung bệnh tùy thuộc vào độc lực của virus và sức đề kháng của vịt. Trên thực tế, tất cả vịt bệnh và chết chỉ sau 3-4 ngày từ khi bị nhiễm virus . Đầu tiên, vịt con nhiễm bệnh không theo kịp với đàn. Trong thời gian ngắn, chúng ít di chuyển hoặc ngừng hẳn, vịt thường nằm, mắt nhắm. Vịt đi ngã về một phía, cả hai chân co giật, chết với tư thế đầu ngã về phía sau hoặc bên sườn. Vịt chết trong khoảng 1 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Vào đỉnh điểm của ổ dịch, vịt chết nhanh đến không ngờ, đây là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh . Một số trường hợp thấy vịt tiêu chảy, phân loãng, nhưng triệu chứng này không phải xuất hiện ở tất cả vịt bệnh. Khi đã xuất hiện triệu chứng thì vịt bệnh ít khi khỏi, phần lớn là chết. Đối với DHV-1, tỷ lệ bệnh là 100% và tỷ lệ chết thì khác nhau ở vịt con. Ở một số đàn vịt nhỏ hơn 1 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể lên đến 95%. Vịt con 1-3 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể là 50% hoặc thấp hơn. Vịt từ 4-5 tuần tuổi, tỷ lệ bệnh và chết thấp hoặc không đáng kể . Đối với virus viêm gan vịt type II, vịt thường chết từ 1-4 ngày sau khi nhiễm bệnh và thường là 1-2 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng. Các triệu chứng điển hình như vịt khát nước nhiều, đi phân lỏng có nhiều cặn urat, thỉnh thoảng co giật và toàn thân co cứng cấp tính, chân duỗi thẳng và đầu ngửa về sau, tỷ lệ chết tahy đổi từ 10-50% phụ thuộc vào độ tuổi của vịt. Đối với virus viêm gan vịt type III, tỷ lệ chết thường không vượt quá 30%. Vịt con chết do virus viêm gan vịt type III có các triệu chứng và bệnh tích điển hình giống với vịt chết do virus viêm gan vịt type I . 9
  15. Hình 2.2.: Một số triệu chứng lâm sang của vịt con mắc bệnh (1. vịt con ủ rủ, bỏ ăn ít đi lại. 2 Vịt con co giật. 3 Vịt con chết nằm nghiêng sườn, 4 vịt con khô chân chảy dịch mũi). 2.5. Bệnh tích 2.5.1. Bệnh tích đại thể Vịt chết có biểu hiện bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan như gan sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ, bề mặt gan có nhiều điểm xuất huyết, xuất huyết lan rộng không có ranh giới và có kích thước, hình dạng to nhỏ khác nhau . Ngoài bệnh tích ở gan, còn có xuất hiện các bệnh tích ở lách, thận, màng bao tim, túi khí. Lách đôi khi sưng to và lốm đốm đỏ, thận sưng và sung huyết. 10
  16. Hình 2.3. Bệnh tích trên gan vịt Bệnh tích đặc trưng của bệnh viêm gan vịt do virus type II là gan màu hồng nhạt với nhiều điểm xuất huyết li ti trên bề mặt gan. Trong nhiều trường hợp lách sưng to với các điểm tròn nhạt màu hiện diện đều trong và bên ngoài lách. Thận thường phù thũng với các mạch máu bị sung huyết nổi bật trên bề mặt. Lòng ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày và ruột không có thức ăn. Một vài trường hợp ghi nhận có xuất huyết nhỏ trên thành ruột non và trên mỡ tim. Ở bệnh viêm gan vịt do virus type III, diễn biến bệnh của vịt sau khi chết cũng giống như viêm gan vịt do virus type I. Bề mặt gan nhợt nhạt, nhiều đốm xuất huyết đỏ, lách nhạt màu nhưng không sưng. Trên các phôi chết có bệnh tích như màng nhung niệu bị nhạt màu, các vùng ảnh hưởng trên bề mặt màng có lớp khô hoặc nhầy, ở mặt bên dưới màng nhung niệu bị phù thũng, dày lên đến 10 lần so với bình thường. Các bệnh tích trên phôi bao gồm phôi chậm phát triển, phôi phù, xuất huyết da, phôi mềm bở, phôi tích dịch chứa gelatin, gan, thận và lách của phôi sưng (Hanson and Tripathy, 1976). 2.5.2. bệnh tích vi thể Biến đổi vi thể thường xuất hiện ở gan và đại não. Gan có những đám tế bào bị hoại tử, ống mật viêm và não bị viêm mô thần kinh đệm, có sự xuất hiện những bạch cầu có hạt, sau đó là tế bào lympho và các tương bào. Ở vịt con không chết sẽ có sự tái sinh của các tế bào nhu mô gan. Khi tiến hành làm tiêu bản vi thể thấy tế bào gan bị biến đổi, các tế bào gan sắp xếp lộn xộn, các vi huyết quản xuyên tâm giãn rộng chứa hồng cầu và tế bào viêm, có hiện tượng xuất huyết lan tràn trong 11
  17. nhu mô gan. Tế bào lympho tăng sinh mạnh, có thể tập trung thành từng đám lớn hoặc rãi rác xen kẽ với những tế bào gan. Một số tế bào gan bị mất đi phần nguyên sinh chất, chỉ còn lại nhân, một số tế bào bị thoái hóa mỡ và thoái hóa không bào , tế bào gan bị hoại tử, thành ống mật tăng sinh dẫn đến hẹp ống mật ống mật ống mật mật, xuất hiện nhiều bạch cầu hạt quanh mạch máu. Hình 2.4. Bênh tích vi thể dưới kính hiển vi (A, B). Gan của vịt con bị thoái hóa không bào lan tỏa HE x200. (C) Tế bào gan bị hoại tử HE x200. (D) Niêm mạc biểu mô ống mật tăng sinh dẫn đến hẹp hẹp 2.6. Chẩn đoán 2.6.1. Chẩn đoán lâm sang Có thể dựa vào các đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để chẩn đoán sơ bộ bệnh viêm gan vịt do virus và có biện pháp xử lý kịp thời tại các cơ sở chăn nuôi. Mặt khác, bệnh được chẩn đoán thông qua triệu chứng và bệnh tích điển hình khi tiêm mẫu bệnh phẩm cho phôi vịt và vịt con. Ngoài ra, phương pháp nuôi cấy virus trên môi trường tế bào gan phôi vịt cũng được sử dụng . Chẩn đoán lâm sàng cần chú ý bệnh xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính, chỉ xảy ra ở vịt dưới 6 tuần tuổi, có bệnh tích đặc trưng ở gan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh tích viêm gan ở vịt không biểu hiện rõ. -5 10-1 10-2 10-3 10-4 10 (con) % Ít và không đi lại 14 12 12 10 10 58/75 77,3 Bỏ ăn, ủ rủ 12 10 8 5 3 38/75 50,7 Khô chân 12 8 7 4 2 33/75 44,0 12
  18. Tiêu chảy phân trắng 8 5 5 4 3 25/75 33,3 Co giật 5 5 3 1 0 14/75 18,7 Nằm nghiêng sườn, đầu ngửa lên 11 9 7 7 2 36/75 48,0 lưng Chảy dịch mũi 6 5 3 1 1 16/75 21,3 Triệu chứng lâm sàng của vịt thí nghiệm sau khi gây nhiễm như vịt ít đi lại hoặc không đi lại chiếm tỷ lệ cao 77,3%; vịt bỏ ăn, ủ rũ chiếm tỷ lệ 50%; trước khi chết vịt nằm nghiêng sườn hoặc đầu ngửa lên lưng chiếm tỷ lệ 48,0%; các dấu hiệu khác như khô chân, suy yếu 44,0%; tiêu chảy phân trắng 33,3%; chảy dịch mũi 21,3% và biểu hiện thần kinh co giật 18,7%, vịt chết nhanh sau khi biểu hiện triệu chứng (Phạm Công Uẩn,2018). 2.6.2. Chẩn đoán phân biệt Những kỹ thuật chẩn đoán như PCR, ELISA được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là kỹ thuật PCR và phân tích trình tự gen được ứng dụng nhiều trong giám định virus, RNA của DHAV có thể được phát hiện dễ dàng bằng kỹ thuật RT- PCR. Ngoài ra, kỹ thuật RT-PCR còn được ứng dụng để chẩn đoán phân biệt giữa DAstV-1 và DAstV-2 . 2.7. Phòng và trị bệnh 2.7.1. Điều trị Do bệnh tiến triển nhanh nên việc điều trị ít mang lại kết quả mong muốn: – Không cho vịt xuống nước - Tiêm ngay kháng thể viêm gan vịt với liều 1 - 1,5 ml/con. - Phun thuốc sát trùng chuồng trại bằng: Vinadin, Vinadin 600, Chlorine dioxide, Vina Aqua Sử dụng một trong các kháng sinh sau: - Trị khẹc vịt: 20g/100kgP, dùng 3 - 4 ngày sẽ khỏi. - Colivinavet: 10gr thuốc dùng cho 30 - 40kgP/ngày. - Antidiarrhoea: 1 gói 10gr cho 50kg thể trọng gia cầm. - Gentatylodex oral: 1g/5 kgP/ngày tương đương 1g/lít nước hoặc 1g/0,5 kg thức ăn. - Ampicoli fort: Gói 50/200 kgP/ngày. - Vina colidox: 0,5-1gr/1 lít nước/ ngày pha trong nước uống, tương đương với 1-2gr/ 10kgP/ngày trộn vào thức ăn. Bổ trợ, tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất bằng một trong các thuốc sau: 13
  19. - B.complex for oral: Một gói 100g thuốc pha với 300 lít nước hoặc trộn với 100 kg thức ăn hỗn hợp. - Vinamix 200: 1 g/1 lít nước/ngày dùng liên tục trong 10 ngày hoặc cả quá trình nuôi. - Stress-bran: 1g thuốc pha trong 2 lít nước, thuốc dùng liên tục trong 4-5 ngày. 2.7.2. Phòng bệnh Biện pháp tốt nhất là tiêm phòng vaccine nhược độc cho vịt trong trường hợp bệnh xuất hiện trong vùng dưới dạng dịch địa phương. Vaccine đòi hỏi phải phù hợp với chủng virus tại địa phương. Nếu phát hiện sớm, có thể can thiệp bằng cách tiêm huyết thanh miễn dịch hay kháng thể viêm gan vịt chế từ lòng đỏ trứng gà. Nếu vịt con mới nở chưa có miễn dịch thì cần phải được tiêm phòng bằng kháng thể trong vòng 24 giờ đầu, sau 4-7 ngày tiêm nhắc lại, mỗi lần tiêm là 0,5ml kháng thể chế từ lòng đỏ trứng gà hay kháng huyết thanh. Huyết thanh từ vịt khỏi bệnh viêm gan vịt do virus có thể được sử dụng để điều trị bệnh ở những ổ dịch bệnh ngoài thực địa. Không nhập vịt con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên. Đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, vịt được sống trong điều kiện tối ưu nhất. Định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi: - Vinadin: 100ml thuốc pha với 10 lít nước. - Chlorine dioxide: 1g pha với 1 lít nước. Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng một trong các sản phẩm như: B.complex, Vinamix 200, Stress-bran, Premix-vitamin-khoáng 2.8. Thực trạng tình hình của ca bệnh 2.8.1. Trong nước Bệnh hiện diện ở Việt Nam là do nhập nhiều giống vịt, ngan cao sản từ một số nước lân cận vào, vịt chưa thích nghi với điều kiện môi trường sống (Nguyễn Hữu Vũ và ctv, 2001). Theo Nguyễn Văm Cảm và ctv (2001) nghiên cứu tính chất của bệnh viêm gan vịt do virus ở 12 ổ dịch tại một số tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và Tuyên Quang) cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn rất cao 100% và tỷ lệ chết từ 48,57% đến 90%, tuổi mắc bệnh từ 01 đến 21 ngày tuổi. Triệu chứng lâm 14
  20. sàng, bệnh tích đại thể và vi thể đều biểu hiện điển hình của bệnh viêm gan vịt do virus, kể cả những đàn vịt nhiễm bệnh ngoài tự nhiên và gây bệnh thực nghiệm: vịt con nhiễm bệnh không theo kịp đàn, sau thời gian ngắn chúng đi lại không được và nhắm mắt. Vịt con nhiễm bệnh có biệu hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, ngã về một bên, chân bơi chèo, co giật, liệt chân rồi chết. Khi chết có tư thế rất đặc trưng như hai chân duỗi thẳng, cổ rút lại, đầu ngửa ra phía sau. Trong ổ dịch, vịt chết rất nhanh, chỉ 1-2 giờ sau khi có triệu chứng lâm sàng. Bệnh tích đại thể điển hình như gan sưng to, xuất huyết lốm đốm trên gan, gan hoại tử và tỷ lệ chết từ 79,66 đến 100%. Bệnh tích vi thể điển hình ở gan gồm hoại tử tế bào gan, tăng sinh các tế bào biểu mô ống mật. Các tác giả kết luận, vịt được gây bệnh thực nghiệm cũng có triệu chứng và bệnh tích giống vịt nhiễm bệnh ngoài tự nhiên. Qua những nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2015 đã xác định được căn nguyên gây ra bệnh viêm gan vịt từ các ổ dịch ngoài tự nhiên ở khu vực Đông Nam Bộ và ở tỉnh Long An do Nguyễn Văn Dung và ctv (2015) phân lập là virus viêm gan vịt type I genotype 3. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu kháng thể và vaccine để phòng và trị bệnh hiệu quả cho đàn vịt nuôi trong vùng. 2.8.2. Ngoài nước Trước đây, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, đặc tính sinh học và điều chế vaccine, với mục đích phòng chống bệnh Nghiên cứu tính sinh bệnh của DHAV trên vịt con SPF lúc 3 ngày tuổi, vịt con được gây nhiễm bằng dịch virus có độc lực cao qua đường tiêm dưới da. Khảo sát các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, sự phân bố của virus trong cơ thể, sự thay đổi hình thái vi thể của các mô khác nhau tại các thời điểm khác nhau sau gây nhiễm. Kết quả cho thấy, bệnh tích đại thể đặc trưng là xuất huyết và phù thủng gan. Về bệnh tích vi thể, lượng kháng nguyên virus được nhuộm tỷ lệ thuận với mức độ xuất hiện rõ bệnh tích trên các mô bệnh. Các tế bào bị nhiễm virus hiện diện trong các tế bào bạch cầu, đại thực bào, tế bào đơn nhân trong các cơ quan miễn dịch như túi Fabricius, tuyến ức và lách, cũng như trong gan, thận và não. Quá trình hoại tử ở các 15
  21. cơ quan được khảo sát 72 giờ sau khi gây nhiễm, ngoại trừ não; phát hiện có sự hoại tử tế bào, đặc trưng là sự trương phồng tế bào, màng tế bào chất bị vỡ. Nhóm nghiên cứu kết luận quá trình gây chết và hoại tử tế bào ở các mô, cơ quan là biểu hiện ở mức độ vi thể của tính sinh bệnh do virus gây bệnh viêm gan vịt A gây ra (Zhang et al, 2012). 16
  22. PHẦN 3. KẾT LUẬN Bệnh viêm gan vịt do virus có tính chất nguy hiểm như tỷ lệ chết cao và diễn biến phức tạp. Cho nên, bệnh vẫn còn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe đàn vịt cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của những người chăn nuôi vịt trong vùng. Cho nên vấn đề viêm gan vịt rất đáng được lưu tâm trong chăn nuôi thủy cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng. Từ những cấp thiết của thực tế nên chúng em đã tìm hiểu về bệnh viêm gan vịt để có những hiểu rõ sâu sắc hơn về bệnh này, có thêm kiến thức để khi ra trường đi làm, hoặc chăn nuôi sẽ có cách phòng và trị bệnh hợp lí. 17
  23. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Cảm, Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Khánh Ly, 2001. Nghiên cứu biến đổi bệnh lý bệnh viêm gan virus vịt. Tạp chí Khoa học và kỹ thuật thú y, 8 (4):48-51. 2. Trần Minh Châu và Lê Thu Hồng, 1985. Thăm dò tạo chủng vaccine nhược độc viêm gan vịt bằng chủng phân lập tại địa phương. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 4:3-8. 3. Nguyễn Văn Dung, Trần Xuân Hạnh, Đặng Minh Hải, Bùi Anh Thy, Nguyễn Ngọc Hải, 2015. Phân lập và giám định virus viêm gan vịt type I tại một số tỉnh phía Nam. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y (3):5-10 4. Đoàn Thị Thanh Hương, Nguyễn Bá Hiên, Lê Thanh Hòa, 2009. Nghiên cứu đặc tính phân tử virus nhược độc vaccine viêm gan vịt tại Việt Nam qua khảo sát chuỗi gen kháng nguyên VP1. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 7(1): 19-26. 5. Phạm công Uẩn và Hồ Thị Việt Thu,2018. Khảo sát độc lực của virus viêm gan việt phân lập từ tỉnh Hậu Giang.Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 54-1B(2018) 6. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu, Trần Thu Hiền và Nguyễn Khánh Ly, 2001. Kết quả sử dụng kháng thể viêm gan virus vịt phòng bệnh cho vịt. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 8(4): 52-58 Tiếng nước ngoài 7. Golubnichi. V. P., G. P. Tishchenko and V. I. Korolkov, 1976. Preparation of tissue culture antigens of duck hepatitis virus. Vet Nauk Proiz Tr (Minsk) 14:88-90. Abstr Land-wirtsch Zentralbl Abstract IV 1977:2251. 8. Hanson. L. E and D. N Tripathy, 1976. In vitro isolation, propagation, and characterization of duck hepatitis virus type III. Avian Diseases, 18
  24. 23:715- 729. 9. Kim. M. C., Y. K. Kwon., S. J. Joh., A. M. Lindberg., J. H. Kwon., J. H. Kim and S. J. Kim, 2006. Molecular analysis of duck hepatitis virus type 1 reveals a novel lineage close to the genus Parechovirus in the family Picornaviridae. Virology, 87: 3307-3316 10. Richter. W. R., E. J. Razok and S. M. Moize, 1964. Electron microscopy of virus like particle associated with duck viral hepatitis. Virology, 24:114- 116. 11. Tseng. C. H and H. J. Tsai, 2007a. Molecular characterization of a new serotype of duck hepatitis virus. Virus Res, 126:19-31. 12. Wang. L., M. Pan., Y. Fu and D. Zhang, 2008. Classification of duck hepatitis virus into three genotypes based on molecular evolutionary analysis. 13. Woolcock. P. R and J. Fabricant, 1997. Duck hepatitis. In: Calnek. B. W., H. J. Barnes., C. W. Beart., L. R. McDougald and Y. M. Saif, Diseases of Poultry 12th Edition. Iowa State University Press, Ames, Iowa, USA: 661-673. 14. Yang, J. Q., J. H. Chen and J. J. Liu, 2008. A new genus and a new species of Braconinae (Hymenoptera, Braconidae) from China. Acta Zootaxonomica Sinica, 33 (1), 61–64. 15. Zhang. H., J. Pi., C. Tang., H. Yue and F. Yang, 2012. An experimental study of the pathogenicity of duck hepatitis A virus genotype C isolate specific pathogen free ducklings. Avian Pathology, 41(6):613-620 19