Khóa luận Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_bao_ve_quyen_so_huu_cong_nghiep_doi_voi_nhan_hieu.pdf
Nội dung text: Khóa luận Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Bùi Thị Ngọc Huyền BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2014 – L Hà Nội, năm 2018 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Bùi Thị Ngọc Huyền BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2014 – L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. GVC. NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP Hà Nội, năm 2018 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu nêu trong kết quả khóa luận là trung thực và có cơ sở rõ ràng. Nếu không đúng như trên tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về khóa luận của mình. Sinh viên Bùi Thị Ngọc Huyền 3
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CDĐL Chỉ dẫn địa lý Công ước Paris Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đuợc ký kết tháng 03/1883 tại Paris. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Hoa Kỳ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. KDCN Kiểu dáng công nghiệp KH&CN Khoa học và công nghệ NĐ Nghị định QLCT Quản lý cạnh tranh QLTT Quản lý thị trường SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tp Thành phố TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ WTO Tổ chức thương mại thế giới 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH STT Tên Trang Bảng 1 Thống kê đơn đăng ký nhãn hiệu tại 5 tỉnh thành nhiều nhất trên cả nước trong năm 2017 Hình 1 So sánh nhãn hiệu Antibio và Uphabio Hình 2 So sánh nhãn hiệu VODKA của HALICO và Hải Hà Hình 3 Tóm tắt vụ kiện Red Bull 5
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH 5 LỜI MỞ ĐẦU 8 1. Tính cấp thiết của đề tài 8 2. Mục đích nghiên cứu 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Ý nghĩa 10 6. Bố cục khóa luận 12 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 13 1.1. Nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 13 1.1.1. Nhãn hiệu 13 1.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 16 1.1.3. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 19 1.1.4. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. 20 1.2. Vai trò của nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp 24 1.2.1. Vai trò của nhãn hiệu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 24 6
- 1.2.2. Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp 26 Kết luận chương 1 29 CHƯƠNG 2: Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. 30 2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam 30 2.1.1. Pháp luật quốc gia 30 2.1.2. Các công ước quốc tế 34 2.1.3. Nhận xét về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp 35 2.2. Thực trạng thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam 38 2.2.1. Thực trạng thực thi pháp luật 38 2.2.2. Nhận xét về tình trạng thực thi pháp luật bảo vệ doanh nghiệp khỏi các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu 53 Kết luận chương 2: 54 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÔNG TÁC THỰC THI PHÁP LUẬT 55 3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu 55 3.2. Tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan thực thi 58 3.3. Các biện pháp từ chính doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu 58 3.3.1. Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp 58 3.3.2. Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao 58 7
- 3.3.3. Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu 59 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, hoạt động thương mại và buôn bán trên thế giới ngày càng có nhiều tiến bộ cả về chiều rộng và chiều sâu. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ càng ngày càng có nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Mỗi một chủ thể sản xuất, kinh doanh sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mà mình sản xuất. Do vậy, muốn lựa chọn được sản phẩm chất lượng đảm bảo phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình, người tiêu dùng phải dựa vào nhãn hiệu được gắn trên mỗi sản phẩm. Lợi ích mà nhãn hiệu mang lại không phải do nhãn hiệu được thiết kế bắt mắt hay do có ý nghĩa hay mà là do việc đầu tư của nhà đầu tư vào nhãn hiệu đó sao cho mỗi khi chỉ cần nhắc tên nhãn hiệu đó là người tiêu dùng có thể hình dung ngay về nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng danh tiếng cho hàng hóa được chào bán, gia tăng doanh số, tăng lợi nhuận thu được cho doanh nghiệp; đồng thời buộc chủ sở hữu nhãn hiệu cố gắng duy trì và nâng cao chất lượng của hàng hóa, dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu đó. Chính bởi những lợi ích mà nhãn hiệu đem lại mà doanh nghiệp cần có các biện pháp để bảo vệ tài sản của mình, ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của mình liên quan đến nhãn hiệu. 8
- Để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát triển kinh tế bền vững thì việc xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên những quy định thực tế của luật và việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu vẫn có nhiều bất cập. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu em xin chọn đề tài: “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam và có một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu quả việc ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm vào tài sản là nhãn hiệu của các doanh nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu, làm rõ hơn về thực trạng và tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó tìm ra những kẽ hở trong quy định cũng như trong khi thực thi pháp luật tại Việt Nam để bảo vệ tài sản là nhãn hiệu của doanh nghiệp tốt hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam giai đoạn hiện nay đặt trong tương quan của quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đồng thời có sự liên hệ, phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định tương tự trong pháp luật một số quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương. Từ những phân tích về mặt pháp luật, khóa luận cũng nêu ra thực trạng việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở nước ta với những mặt tích cực, những hạn chế nhất định. Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, khóa luận đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. 9
- 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận, phương pháp nghiên cứu nền tảng là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó, khóa luận được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học pháp lý cũng như phương pháp thu thập thông tin, phân tích tài liệu, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu này, khóa luận đã có được những thông tin và kết luận chính xác về các vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp những thông tin mang tính lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp ở Việt Nam. Về mặt lý luận: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của khóa luận, đề xuất những kiến nghị góp phần trong việc xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác lập pháp khi đề ra những hạn chế hiện nay của các quy định về xác định thiệt hại cũng như cách tính mức bồi thường thiệt hại, đề ra phương án xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại phù hợp hơn với điều kiện hiện tại, nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền bị xâm phạm. Với những quan điểm cá nhân được đề cập trong khóa luận đã bổ sung vào công tác nghiên cứu về sở hữu trí tuệ nói chung, về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng, tạo ra sự đa dạng về các luận điểm nghiên cứu. Từ đó, có thể phân tích để tìm ra những luận điểm mang tính khoa học và lý luận cao có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Ngoài ra, khóa luận còn có ý nghĩa cung cấp những luận điểm xác đáng và chi tiết về biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có thể làm nguồn thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy về lĩnh vực này Ý nghĩa thực tiễn , ý nghĩa về mặt xã hội, phân tích của khóa luận đã cung cấp những hiểu biết sâu hơn về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 10
- của mình bằng biện pháp dân sự. Thứ hai, ý nghĩa đối với công tác thực thi pháp luật. Khóa luận đã chỉ ra một số hạn chế của cơ quan thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thực tiễn thi hành, từ đó đề ra kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. 11
- 6. Bố cục khóa luận Ngoài lời nói đầu và kết luận, bài nghiên cứu có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại doanh nghiệp Việt Nam. Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu để bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Để hoàn thành khóa luận, em đã cố gắng tổng hợp và phân tích các thông tin, tư liệu thu thu thập được. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và vốn kiến thức còn ít ỏi, kinh nghiệm chưa nhiều, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô. 12
- CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 1.1. Nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 1.1.1. Nhãn hiệu 1.1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu Trong nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng khi nó tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm trên thị trường, tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, thu hút khách hàng, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, tạo dựng giá trị trong quá trình củng cố ấn tượng từ người tiêu dùng đối với các hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Theo các điều ước quốc tế [14], nhãn hiệu được hiểu là bất kỳ một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể với hàng hóa hoặc dịch vụ của các chủ thể khác. Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ các màu sắc đó hoặc là các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Tuy nhiên tùy vào nhận thức của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia thì hệ thống pháp luật quốc gia đó có sự quy định khác nhau về nhã hiệu hàng hóa. Bài nghiên cứu xin đưa ra khái niệm hàng hóa của một số quốc gia: Mỹ, Pháp và Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, hệ thống bảo hộ nhãn hiệu bao gồm hai cấp độ: Liên bang và tiểu bang. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Liên Bang sẽ được điều chỉnh theo Đạo Luật Lanham [30] do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 05/07/1946 . Một nhãn hiệu Liên bang khi được bảo hộ sẽ có phạm vi bảo hộ trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ và các vùng đất phụ thuộc. Nhãn hiệu hàng hóa được Đạo luật Lanham định nghĩa như sau: “Thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” bao gồm bất kỳ từ, tên, biểu tượng, hoặc hình ảnh, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng đang được một người sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong thương mại và tiến hành nộp đơn đăng ký nhằm xác định và phân biệt hàng hoá của mình từ những hàng hóa được sản xuất hoặc 13
- được bán bởi người khác và nhằm để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, ngay cả khi nguồn gốc của chúng chưa được biết đến”. [15] Trong Bộ luật sở hữu trí tuệ Pháp cũng có những quy định tương đồng như quy định của Đạo Luật Laham của Hoa Kỳ: “Nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu có thể biểu thị bằng đồ hoạ có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của cá nhân hoặc pháp nhân. Dấu hiệu có thể bao gồm: i)từ ngữ, sự kết hợp của từ ngữ, tên họ và tên địa lý, tên bút danh, chữ cái, chữ số, chữ viết tắt; ii)dấu hiệu có thể nghe được như âm thanh, đoạn nhạc; iii)dấu hiệu hình như hình ảnh, nhãn sản phẩm, dấu , đường viền, khắc chạm nổi, hình ảnh ba chiều, logo, hình dáng sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm, sự kết hợp , sự sắp xếp hoặc sắc thái của màu sắc”. [2] Tại Việt Nam Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) có đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” [17]. So với luật năm 2005 thì quy định mới này được đưa ra nhằm mở rộng phạm vi các dấu hiệu bởi luật mới sửa đổi không còn liệt kê cụ thể những dấu hiệu nào là của nhãn hiệu mà chỉ quy định chung về chức năng của nhãn hiệu. Như với luật năm 2005 chỉ quy định ba dấu hiệu: từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều, hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc, hẹp hơn quy định của các nước tiến bộ nhiều. Đây là một điểm tiến bộ hơn của luật chứng tỏ nhận thức của người tiêu dùng và trình độ quản lý tại Việt Nam đã được nâng cao hơn, phát triển hơn để hội nhập với quốc tế. Nhãn hiệu hàng hóa có nhiều cách phân loại. Xét dưới góc độ phân loại đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng thì nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Thông thường, các văn bản quy phạm pháp luật các nước thường dùng thuật ngữ nhãn hiệu/nhãn hiệu hàng hóa để chỉ chung cả nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Theo chức năng và cách thức sử dụng, nhãn hiệu bao gồm: nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. 14
- 1.1.1.2. Chức năng của nhãn hiệu Một nhãn hiệu thường có những chức năng chính sau: chức năng phân biệt; chức năng chỉ dẫn nguồn gốc hoặc xuất xứ; chức năng bảo đảm chất lượng và chức năng quảng cáo. Thứ nhất, chức năng phân biệt Muốn chọn lựa được hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình, người tiêu dùng dựa vào các dấu hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn trên sản phẩm hay bao bì sản phẩm khi đưa ra thị trường. Như vậy, với chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm bán dưới nhãn hiệu đó với những hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác bán trên thị trường. Ví dụ như nhãn hiệu xe Honda sẽ khác với Yamaha hay Suzuki, Đây là chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, chức năng chỉ dẫn nguồn gốc xuất hoặc xuất xứ Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc không có nghĩa là nhãn hiệu phải thông tin cho người tiêu dùng về người thực sự sản xuất ra sản phẩm hay người kinh doanh sản phẩm mà chỉ cần sao cho người tiêu dùng có thể tin tưởng vào doanh nghiệp có trách nhiệm về hàng hóa bán ra mang nhãn hiệu đó. Như vậy, nhìn vào nhãn hiệu, người tiêu dùng có quyền nghĩ rằng các sản phẩm mang cùng một nhãn hiệu đều có cùng nguồn gốc hoặc có mối liên hệ giữa các nhà sản xuất khác nhau sử dụng nhãn hiệu giống nhau. Ví dụ như tập đoàn Masan dùng cùng một nhãn hiệu Chinsu để đặt cho cả sản phẩm nước mắm, nước tương và tương ớt của mình, người tiêu dùng có quyền hiểu rằng các sản phẩm này của cùng một doanh nghiệp sản xuất. Thứ ba, chức năng bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ Chức năng chất lượng đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng về các thông tin của sản phẩm như chất lượng và giá cả của sản phẩm, qua đó người tiêu dùng 15
- có thể chọn được hàng hóa mong muốn và phù hợp với nhu cầu. Hay nói cách khác, nhãn hiệu có chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm. Ví dụ như khi muốn đặt vé máy bay nếu muốn đặt vé máy bay giá rẻ thì người tiêu dùng thường tìm đến các hãng như Vietjet hay Jetstart còn nếu muốn đặt một vé máy bay đảm bảo chất lượng tốt, giá cả phù hợp không cần quá rẻ, tránh bị hủy chuyến hay hoãn thì người tiêu dùng thường tìm đến Vietnam Airline. Thứ tư, chức năng quảng cáo Thông qua vai trò cá thể hóa sản phẩm bằng các dấu hiệu và màu sắc nhất định, nhãn hiệu còn có chức năng quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp, giúp sản phẩm sớm đến tay người tiêu dùng. 1.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 1.1.2.1. Khái niệm Thứ nhất, khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Pháp luật quốc tế công nhận nhãn hiệu là một trong những đối tượng được bảo hộ sở hữu công nghiệp từ rất sớm. Công ước Paris công nhận đối tượng được bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm: patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh [15]. Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là một trong những quyền dân sự. Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 thì : “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.[2] Từ đó, có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức (chủ thể) đối với nhãn hiệu (khách thể) và quyền được áp dụng các biện pháp hợp pháp để ngăn chặn và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động đăng kí cũng như trong quá trình sử dụng nhãn hiệu. Tại Việt Nam, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Quyền sở hữu công 16
- nghiệp đối với nhãn hiệu có các thuộc tính: bị giới hạn về thời gian, bị giới hạn về không gian và được độc quyền sử dụng và cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ nếu không được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép. Thứ hai, khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là sự bảo đảm của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho các chủ thể là cá nhân, tổ chức, bảo vệ quyền đó và chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của người khác. Muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bao gồm ba nội dung chính: Nhà nước ban hành luật các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu cho các chủ thể; bảo vệ quyền của các chủ thể đó bằng các biện pháp khác nhau của Nhà nước.[17] 1.1.2.2. Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ, hay một dấu hiệu muốn được coi là nhãn hiệu bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Bao gồm 2 điều kiện sau:[4] Thứ nhất, các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải có tính độc đáo hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm khác nhau. Tức là, nhãn hiệu phải giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Thứ hai, các dấu hiệu có những đặc tính gây hiểu lầm, lừa dối công chúng hoặc vi phạm tới trật tự công cộng và đạo đức xã hội cũng sẽ không được coi là nhãn hiệu hàng hóa. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đã đưa ra các điều khoản cụ thể quy định các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Một nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau: [18] 17
- i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; ii) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, một nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nếu thoả mãn hai điều kiện: có thể cảm nhận được và có khả năng phân biệt. Các dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu: [19] i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước. ii) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. iii) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. vi) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. v) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Các trường hợp theo đó nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt đã được quy định cụ thể trong Luật SHTT. [20] Nhằm nội luật hóa các quy định của Công ước Paris, Việt Nam cũng giới thiệu trong hệ thống pháp luật của mình tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng: [21] 18
- i) Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo. ii) Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành. iii) Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp. iv) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu. v) Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. vi) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu. vii) Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng. viii) Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu. 1.1.3. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: (i) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký theo nhãn hiệu; hoặc (ii) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng định nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Một lưu ý khi xác định hành vi vi phạm trong trường hợp (i) nêu trên là đối với các vụ việc xâm phạm về nhãn hiệu liên quan đến yếu tố dấu hiệu tương tự hoặc cho các hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc có liên quan, bên thực thi quyền cần 19
- cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu và lập luận rằng việc sử dụng các dấu hiệu trong trường hợp này có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.hủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. “Hành vi sử dụng nhãn hiệu” được giải thích rõ như sau: i) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; hoặc ii) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; hoặc iii) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.[22] 1.1.4. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như quyền sở hữu tài sản nói chung là quyền dân sự tuyệt đối của chủ sở hữu mà những người khác có nghĩa vụ tôn trọng, không được thực hiện hành vi xâm phạm. Nhà nước với vai trò chủ đạo thiết lập một hệ thống pháp luật với những biện pháp bảo vệ nhất định nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm, bảo vệ quyền sở hữu cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự được trình bày cụ thể dưới đây. 1.1.4.1. Biện pháp hành chính Biện pháp hành chính hiểu một cách chung nhất là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bản chất của biện pháp hành chính là việc áp dụng đơn phương các biện pháp chế tài của cơ quan nhà nước đối với bên có nghĩa vụ. Trong biện pháp hành chính, quan hệ không cân bằng giữa một bên chủ thể có quyền là cơ quan nhà nước nhân danh nhà nước áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý (bên có nghĩa vụ phục tùng). Tức là, có sự không bình đẳng giữa các bên tham gia trong quan 20
- hệ quản lý hành chính, một bên nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy. Xét về bản chất, biện pháp hành chính được áp dụng nhằm bảo đảm cho công tác quản lý hành chính nhà nước được ổn định, biện pháp này được nhà nước sử dụng để trừng phạt, răn đe ở mức độ nhẹ. Biện pháp hành chính áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được hiểu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức cá nhân có hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo đề nghị của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc theo sự phát hiện của chính cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính. Khác với biện pháp dân sự luôn có mục đích là khắc phục những thiệt hại đã xảy ra, ý nghĩa của biện pháp hành chính trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là nhằm trừng phạt, răn đe những hành vi xâm phạm quyền bằng các biện pháp chế tài như cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nhưng không tính đến những thiệt hại của bên chủ sở hữu bị vi phạm quyền. Luật Sở hữu trí tuệ 2005[23], Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp đã phân định rõ hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp trong đó có nhãn hiệu, quy định hình thức xử phạt hành chính và các mức xử phạt, quy định các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan hải quan, thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp. Đồng thời phân định rõ phạm vi thực hiện chức năng xử lý hành chính các hành vi xâm phạm. Trên thực tế, biện pháp hành chính thường được chủ sở hữu nhãn hiệu lựa chọn khi xảy ra hành vi xâm phạm vì việc xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu thường được thực hiện trong thời gian ngắn, điều đó giúp ngăn chặn kịp thời hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu kịp thời hơn; thủ tục xử lý vi phạm đối với nhãn hiệu theo biện pháp hành chính được 21
- tiến hành đơn giản, ít tốn kém đồng thời với ý nghĩa trừng phạt đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm, biện pháp hành chính có tác dụng răn đe và phòng ngừa nhất định đối với việc tái phạm cũng như đối với những người khác có ý định thực hiện các hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định trong biện pháp hành chính khi giải quyết xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, thể hiện ở chỗ: việc áp dụng xử phạt hành chính chưa đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu khi việc vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu thường gây nên những thiệt hại nặng nề cho chủ sở hữu nhưng việc xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính chỉ được bồi thường một khoản tiền chưa đủ để chủ sở hữu nhãn hiệu khắc phục thiệt hại về vật chất. Hơn nữa, việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khó thực hiện. 1.1.4.2. Biện pháp dân sự Các đối tượng sở hữu công nghiệp được coi là một loại tài sản và quyền sở hữu công nghiệp có bản chất là một loại quyền sở hữu tài sản. Bởi vậy, quyền sở hữu công nghiệp trước hết và chủ yếu là một loại quyền dân sự. Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng theo các nguyên tắc bảo vệ các quyền dân sự khác. Theo nguyên tắc này, người chiếm giữ quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền phải tự chấm dứt vi phạm, yêu cấu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi người xâm phạm nhận được yêu cầu xong không chấm dứt hành vi vi phạm. Để nhận được sự bảo vệ như vậy, người nắm giữ quyền phải chỉ ra người xâm phạm, phải chứng minh hành vi xâm phạm và có quyền đưa ra các yêu cầu về hình thức xử lý, nhưng trước hết bản thân người nắm giữ quyền phải chủ động tự mình tiến hành việc theo dõi, giám sát thị trường để phát hiện người và nơi đã thực hiện hành vi xâm phạm để cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Cơ quan có thẩm quyền chỉ chấp nhận xử lý theo yêu cầu của người nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp khi hành vi xâm phạm quyền được người đó chứng minh thông qua việc cung cấp chứng cứ. 22
- Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo trình tự dân sự: Tuỳ theo tính chất, nội dung và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, người nắm giữ quyền có thể yêu cầu Toà án áp dụng và thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý sau:[25] i) Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. ii) Buộc xin lỗi, cải chính công khai. iii) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. iv) Buộc bồi thường thiệt hại. v) Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc xác định thiệt hại và căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đối với nhãn hiệu nói riêng được quy định cụ thể trong Luật SHTT.[26] Nhằm đối phó với tình trạng tẩu tán, tiêu huỷ tang vật xâm phạm hoặc tẩu tán tài sản dùng để thi hành lệnh xử lý hoặc bồi thường trong các tình huống đặc biệt, người có quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm có thể yêu cầu Toà án ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó:[27] i) Thu giữ; ii) Kê biên; iii) Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; iv) Cấm chuyển dịch quyền sở hữu. 1.1.4.3. Biện pháp hình sự Biện pháp hình sự là công cụ chế tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm trừng phạt những hành vi xâm phạm trật tự xã hội ở mức độ nghiêm trọng bị coi là tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự. 23
- Bản chất của biện pháp hình sự nói chung là việc nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước với mục đích trừng phạt và răn đe những hành vi xâm phạm trật tự xã hội, trật tự quản lý nhà nước ở mức độ nghiêm trọng bị coi là tội phạm. [24] Trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, biện pháp hình sự thường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng điều chỉnh đối với các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu, gây hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, đặc biệt đối với hậu quả của việc sản xuất hàng giả kém chất lượng làm tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, thiệt hại về vật chất và tinh thần cho chủ sở hữu quyền. Thực chất biện pháp này cũng có những đặc điểm giống với biện pháp hành chính khi nó thể hiện tính áp đặt ý chí của nhà nước đến đối tượng vi phạm nhằm bảo đảm trật tự xã hội, ngăn chặn sự xâm phạm trật tự xã hội. Tuy nhiên biện pháp hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thể hiện ở mức độ nghiêm khắc hơn nhiều so với biện pháp hành chính. Biện pháp hình sự được áp dụng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu khi có các hành vi như chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất, buôn bán hàng giả, các hành vi này có thể bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. [28] 1.2. Vai trò của nhãn hiệu và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp 1.2.1. Vai trò của nhãn hiệu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong những năm gần đây vấn đề xây dựng một nhãn hiệu mạnh là yêu cầu cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Đặc biệt là khi nước ta đang tiến tới ra nhập các tổ chức thương mại trong khu vực và thế giới thì vai trò của nhãn hiệu càng vô cùng quan trọng. Đối với hoạt động kinh doanh nói chung, nhãn hiệu có thể giúp doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành. Nhãn hiệu mạnh sẽ giúp doanh 24
- nghiệp đứng vững trong cạnh tranh và dễ dàng tìm thấy sự tin tưởng của khách hàng. Nó làm tăng giá trị của sản phẩm trên thị trường đồng thời tạo lợi nhuận bền vững cho công ty sở hữu. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì khả năng gia tăng thị phần của nó trên thị trường càng cao. Nhãn hiệu sản phẩm là trung tâm của hoạt động marketing. Nó hỗ trợ cho hoạt động sản phẩm, giúp kéo dài chu kì sống của sản phẩm. Nhãn hiệu là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp gia tăng hiệu quả của của chiến lược giá. Ngoài ra nó thực hiện chi phối kênh phân phối và định hướng cho hoạt động quảng cáo. Trong quá trình hội nhập, nhãn hiệu lại càng trở nên quan trọng. Nhãn hiệu là một tài sản quý giá của doanh nghiệp và là một công cụ cạnh tranh của thời kì hội nhập. Do đó một sự nhận thức đúng đắn về nhãn hiệu là yêu cầu, và là sự bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn thành công trên thương trường. Với tầm quan trọng như vậy, nhãn hiệu đã đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải tiến hành một nhiệm vụ chiến lược đó là định vị được hình ảnh của nhãn hiệu trong lòng khách hàng. Nhãn hiệu chỉ là một bộ phận nhỏ của sản phẩm, nhưng trong thời điểm hiện tại ,theo các nhà nghiên cứu thị trường thì nó gần như đã thoát ly ra khỏi sản phẩm và trở thành một công cụ quan trọng của marketing hướng vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Người thực hiện sẽ theo sát nhưng mục tiêu nghiên cứu đó khi tiếp xúc với công ty thông qua nhưng người có tầm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Qua đó người thực hiện đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ hoạt động xây dựng nhãn hiệu. Nhãn hiệu là một tài sản quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp không nằm ở phần vật chất (hình ảnh, màu sắc, ) mà nằm ở nguồn lợi mà “cái tên” đó mang lại cho doanh nghiệp. Một nhãn hiệu uy tín sẽ mang lại cho doanh nghiệp không chỉ là giá trị hiện tại: khả năng cạnh tranh, tăng giá trị của hàng hoá trong khi giá trị vật chất 25
- không thay đổi, [29]mà cả giá trị tiềm năng như là: thị phần lớn thì người mua, người sử dụng sẽ nhiều hơn và trong nhiều trường hợp giá bán được cao hơn rất nhiều so với các nhãn hiệu khác, nhất là so với hàng hóa không có nhãn hiệu; nhãn hiệu là công cụ cạnh tranh hàng đầu, nhờ lợi thế về khả năng phân biệt, khả năng thu hút khách hàng nên nó dần tạo lập những tập hợp người tiêu dùng trung thành với doanh nghiệp. Kết quả là doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích kinh tế rất lớn, cao hơn nhiều so với các chi phí thực tế đã bỏ ra.[3] Doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu đồng thời đầu tư để xây dựng nó. Doanh nghiệp rút ra được nhưng bài học và khắc phục những yếu điểm trong định hướng chiến lược và quá trình thực thi. Để có một sự nhận thức đúng đắn, khái quát nhất về nhãn hiệu người thực hiện sẽ nghiên cứu về cơ sở lý luận và đặc biệt là vai trò của nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh. [12] 1.2.2. Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp Trong giai đoạn hiện nay, nhìn tổng thể các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc trong ý thức và hiểu biết về vai trò quan trọng của nhãn hiệu trong phát triển kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện trong số lượng nhãn hiệu xin đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia tăng. Tuy nhiên, xét về cụ thể thì ý thức của các doanh nghiệp đối với vai trò của nhãn hiệu không đồng đều. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có uy tín của Việt Nam đều có ý thức cao đối với việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu tại thị trường trong và ngoài nước. Nhiều nhãn hiệu của Việt Nam đã tạo được uy tín và sức hút đối với người tiêu dùng trong nước, thậm chí ở một số thị trường quốc tế. Tuy vậy đối với số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ý thức về vai trò của nhãn hiệu cũng như sự đầu tư phát triển nhãn hiệu chưa đồng đều.[11] Nhãn hiệu được biết đến như một phần chính tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp hay của sản phẩm. Mặc dù đăng kí quyền sở hữu trí tuệ đã được quy định rất rõ ràng trong luật, tuy nhiên tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt 26
- Nam vẫn diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng vi phạm làm hàng giả hàng nhái. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để các doanh nghiệp có thể bảo vệ, nâng cao thương hiệu hàng hóa mà mình tạo dựng được. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình của doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là, giá trị tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm đến 3/4, cá biệt chiếm đến trên 90% giá trị tài sản của doanh nghiệp[13]. Vì thế, việc tạo lập và phát triển các quyền sở hữu trí tuệ sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà nếu bỏ qua thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng cách đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp trong nước có lợi thế xuất phát trước các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong suốt thời hạn bảo hộ. Lợi thế độc quyền một mặt ngăn không cho các đối thủ cạnh tranh sử dụng, khai thác đối tượng đăng ký, mặt khác cho phép doanh nghiệp thu lợi thông qua sự độc chiếm thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chỉ những sản phẩm, dịch vụ dựa trên những sáng chế mạnh hoặc có kiểu dáng bắt mắt, được thị trường ưa thích thì mới có khả năng đem lại lợi thế thương mại và lợi nhuận tài chính cho chủ sở hữu. Để bảo vệ quyền của mình một cách hiệu quả nhất, trước hết doanh nghiệp cần phải thực hiện quyền tự bảo vệ bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm. Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng biện pháp này bằng nhiều cách như in tem chống giả, sử dụng bao bì được in theo công nghệ hiện đại hay sử dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt sản phẩm để bảo hộ, đưa các thông tin về quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ lên sản phẩm nhằm thông báo sản phẩm, dịch vụ đó là đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm. Có thể thấy rằng, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình một cách tốt nhất, doanh nghiệp nên đi đăng kí bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ mà mình đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng, xây dựng và hoàn thiện chiến lược về sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên tổ chức hệ thống thông 27
- tin dữ liệu và tài liệu về sở hữu trí tuệ để có được những thông tin về các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tránh khỏi việc xâm phạm quyền của người khác. Với thực trạng trên, doanh nghiệp Việt không thể lơ là việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Quan tâm bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa là bảo vệ tài sản trí tuệ vô giá của chính doanh nghiệp. Khi hội nhập sâu rộng, doanh nghiệpViệt sẽ phải đối mặt với nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Do đó, các tổ chức, cá nhân cần nhanh chóng chủ động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các tài sản trí tuệ. Việc xâm phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp khác đang ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng. Các doanh nghiệp hoạt động sau dễ có tâm lý “đi tắt đón đầu” và lợi dụng các nhãn hiệu, mẫu mã sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu khác để trục lợi. Việt Nam đã là thành viên của Thỏa ước Madrid cùng với 50 quốc gia khác về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. Doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài thông qua cơ chế này. Ở các nước không phải thành viên thỏa ước, doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ trực tiếp tại các quốc gia liên quan mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh. Sự chủ quan và chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu khiến nhiều doanh nghiệp đã đánh mất tên sản phẩm của chính mình. Thực tế nhãn hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam cũng là tài sản của Nhà nước. Việc chủ thể nước ngoài sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản của Nhà nước bị rơi vào tay người khác. Mặt khác, việc này càng nguy hại hơn đối với những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Có thể sản phẩm đó sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu. Về lâu dài, niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của Việt Nam có thể suy giảm nghiêm trọng do không thể phân biệt được đâu là thực đâu là giả. Như vậy, một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ bị mất đi hoặc ảnh hưởng rất lớn. 28
- Kết luận chương 1: Qua những phân tích có thể thấy được nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Bảo vệ nhãn hiệu doanh nghiệp là một trong những vấn đề sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và hoạt động bình thường trên thị trường. Hơn hết, đối với người tiêu dùng, việc được tạo niềm tin từ nhãn hiệu sẽ bảo vệ họ khỏi những sản phầm kém chất lượng, đảm bảo được sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng. Nhìn rộng hơn tới toàn xã hội, việc đảm bảo các quyền đối vỡi nhãn hiệu sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng, làm tăng giá trị cho nền kinh tế của đất nước, giảm thiểu được các vụ tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng nền kinh tế. Hơn thế có thể thấy rõ bản chất pháp lý của nhãn hiệu là một tài sản của doanh nghiệp, mang lại nguồn lợi to lớn, tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp trên thị trường. Từ việc hiểu rõ bản chất pháp lý để có những biện pháp bảo vệ, tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp và cho xã hội. 29
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. 2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam 2.1.1. Pháp luật quốc gia 2.1.1.1. Lịch sử pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam So với lịch sử hình thành và phát triển về pháp luật bảo hộ trên thế giới, ở Việt Nam, pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng chậm phát triển do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Ngày 8/3/1949 chính quyền Việt Nam cộng hòa đã gia nhập 2 điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu là công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền SHCN và Thỏa ước Madird 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và được chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa năm 1976. Cùng năm này, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức SHTT thế giới (WIPO), đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về SHTT ở nước ta. Văn bản pháp lý đầu tiên về vấn đề bảo hộ quyền SHCN là nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 ban hành “Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa” của Hội đồng Bộ trưởng. Trước năm 1982, pháp luật của nước ta cũng đã manh nha quy định về vấn đề SHTT, đó là nghị định số 175-TTg về đăng ký nhãn hiệu. Còn ở miền nam, một số đối tượng về SHCN trong đó có nhãn hiệu được bảo hộ tại luật số 13/57 ngày 1/8/1957 và luật số 14/59 ngày 11/09/1959 về chống sản xuất hàng giả. Pháp luật về SHTT nước ta chỉ thực sự khởi sắc từ sau năm 1986-năm đánh dấu công cuộc đổi mới ở nước ta. Nhiều văn bản pháp luật về lĩnh vực này đã được ban hành như : Điều lệ kiểu dáng công nghiệp ngày 13/05/1988, Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày 5/12/1988, Nghị định số 49/HĐBT ngày 4/03/1991 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài 30
- vào Việt Nam, Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN ngày 11/02/1989, Nghị định 84/HĐBT ngày 20/03/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo hộ quyền SHCN Các văn bản này đã phần nào điều chỉnh việc bảo hộ quyền SHTT nhưng còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được cơ chế bảo hộ trong thời kỳ kinh tế thị trường[9]. Điều 60, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác, Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”.[16] Việc quy định về bảo hộ quyền SHTT trong văn bản pháp lý cao nhất đã thúc đẩy pháp luật về bảo hộ quyền SHTT phát triển. Sau đó, nghị định 54/2000/NĐ-CP ra ngày 03/10/2000 của chính phủ về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN. Cũng trong năm đó, Việt Nam đã ký với Hoa Kỳ một hiệp định mại có quy định về bảo hộ quyền SHTT, các đối tượng của quyền SHCN. Phần 6 của BLDS 2005 đã pháp điển hóa các văn bản pháp luật trước đó, tuy nhiên luật mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nguyên tắc chung. Do nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã ban hành hai đạo luật quan trọng liên quan đến lĩnh vực SHTT. Đó là luật cạnh tranh 2004 và luật SHTT 2005. Cùng với BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta đã có một sự bảo hộ đầy đủ về quyền SHCN đối với nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm. Điều này phù hợp với pháp luật quốc tế và những cam kết của chúng ta khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. 2.1.1.2. Quy định hiện hành Nhắc đến quy định pháp luật về bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp thì có thể chia ra làm 2 nhóm quy định: quy định về phòng ngừa các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu (các quy định này giúp cho doanh nghiệp bảo vệ được nhãn hiệu của mình trước khi có các hành vi xâm phạm) và quy định về xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công 31
- nghiệp đối với nhãn hiệu (giúp các doanh nghiệp bảo vệ được nhãn hiệu sau khi thấy nhãn hiệu mình đã đăng ký có dấu hiệu bị xâm phạm cũng như đây là căn cứ pháp luật để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi trái pháp luật. Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ cũng như xử lý các hành vi xâm phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng tại Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau. Việc áp dụng văn bản luật nào hay ngành luật nào để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu còn tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi đó. Tuy nhiên các văn bản quy phạm pháp luật sau là nguồn chủ yếu sau đây: - Luật Sở hữu trí tụê năm 2005 (sửa đổi và bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn thi hành, gồm: • Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và bản lồng ghép với Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; • Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan • Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và bản lồng ghép với Nghị định số 103/2006/NĐ-CP; • Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa • Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp; • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 /9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết 32
- và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011. - Luật Cạnh tranh năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành, gồm: • Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; • Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh; • Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, có sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011. • Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. - Bộ Luật dân sự năm 2015 (phần SHTT) và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. - Bộ Luật hình sự năm 2015 (phần SHTT) và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. - Luật thương mại và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. - Luật doanh nghiệp và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. - Luật Công nghệ thông tin. Thứ nhất, nhóm quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp, được quy định cụ thể trong Luật SHTT: - Mục 4, chương VII về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu; - Điều 87 về quyền đăng ký nhãn hiệu; - Điều 88 đến điều 99 về cách thức, nguyên tắc nộp đơn, các vấn đề liên quan đến văn bằng bảo hộ; . 33
- Thứ hai, nhóm quy định về xử lý đối với các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Tùy theo tính chất cũng như mức độ của hành vi xâm phạm mà pháp luật có những quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối với hành vi đó (xử phạt hành chính, bồi thường dân sự hay truy cứu trách nhiệm hình sự) - Biện pháp hành chính: Điều 211, 214 và 215 Luật SHTT và Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp; - Biện pháp dân sự: Chương XVII Luật SHTT và các điều khoản có liên quan trong Bộ luật dân sự; - Biện pháp hình sự: Điều 212 Luật SHTT và các điều khoản có liên quan trong Bộ luật hình sự (điều 192 đến 195, điều 266 bộ luật hình sự) 2.1.2. Các công ước quốc tế Hiện nay, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế cơ bản có quy định về việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu sau: - Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước vào ngày 08/03/1949; - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs). Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp định TRIPs vào ngày 07/11/2006. Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia ký kết các Hiệp định khu vực và song phương, như: - Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ; - Kế hoạch của Cộng đồng kinh tế Asean (Asean Economy Community Blueprint); - Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Asean - Nhật Bản; - Hiệp định phi thương mại Asean - New Zealand - Australia (phần sở hữu trí tuệ); 34
- - Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký vào tháng 7 năm 2000 và có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001. Đây là Hiệp định được thành lập và kí kết theo những quy chuẩn nhất định của WTO; - Hiệp định Việt Nam - Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ được kí kết vào ngày 07 tháng 07 năm 1999 tại Hà Nội, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 06 năm 2000. Hiệp định này bao gồm hai nội dung là bảo hộ lẫn nhau và hợp tác về sở hữu trí tuệ. - Hiệp định hợp tác khoa học giữa Việt Nam - Hoa Kỳ (phần SHTT); - Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (phần sở hữu trí tuệ). 2.1.3. Nhận xét về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp Pháp luật bảo hộ các quyền liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp có các mặt tích cực sau. Thứ nhất, đã có những quy định cụ thể rõ ràng về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Đạt được độ tương thích giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia khác. Cụ thể: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền SHCN được quy định dựa trên tiêu chí của Điều 10bis Công ước Paris (1883) và kinh nghiệm lập pháp của các nước. Nghị định số 54/2000/NĐ – CP ngày 3/10/2000 (gọi tắt là NĐ 54) quy định trực tiếp về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHCN (điều 25)[8]. Thứ hai, chủ động tạo môi trường pháp luật để hạn chế tối đa hậu quả của các hành vi xâm phạm, khuyến khích các nhà kinh doanh đầu tư vào khoa học – công nghệ, ngày càng phát triển nhãn hiệu hàng hóa nói riêng cũng như thương hiệu doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số mặt hạn chế, có thể kể ra như sau. Thứ nhất, các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu, cũng như các biện pháp xử lý các hành vi này chưa được quy định tập trung, thống nhất trong một văn bản pháp luật duy nhất mà vẫn còn nằm rải rác ở nhiều văn bản quy 35
- phạm pháp luật có hiệu lực khác nhau, làm phát sinh nhiều kẽ hở trong thực tiễn áp dụng. Hay nói khác đi, hiện nay, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu chưa được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật riêng. 5 biện pháp xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN [10] còn được quy định bởi quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực khác nhau. Ví dụ như, thủ tục tiến hành xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính vừa được quy định trong pháp luật cạnh tranh vừa được điều chỉnh bởi pháp luật sở hữu trí tuệ với những quy định giải quyết khác nhau. Các quy định của pháp luật về xử lý cạnh tranh không lành mạnh mới chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, tính thực thi không cao nên chưa ngăn cản và xử lý hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Thứ hai, các chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng tại Việt Nam chủ yếu mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Lợi thế của biện pháp hành chính là áp dụng nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, mức xử phạt quy định trong các văn bản pháp luật cạnh tranh là còn thấp so với mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thu được, dẫn tới việc doanh nghiệp vi phạm sẵn sàng nộp phạt. Ngoài ra, trong khi biện pháp hình sự là một biện pháp rất quan trọng nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, thì lại chỉ được áp dụng đối với các cá nhân phạm tội mà không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân, trong khi nhóm tội về sở hữu công nghiệp chủ yếu là do tổ chức thực hiện. Thứ ba, hiện nay, tại Việt Nam chưa có luật riêng điều chỉnh từng đối tượng sở hữu trí tuệ. Kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia phát triển với hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp tương đối phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp thì các nước này đều có luật riêng điều chỉnh từng đối tượng sở hữu trí tuệ như: Luật nhãn hiệu hàng hóa, Luật sáng chế , một số ít nước có Bộ luật sở hữu trí tuệ như Pháp hoặc có nước vừa có Luật bản quyền và Luật sở hữu công nghiệp. 36
- Hay như ở Nhật xác định rõ: (i) Những hành vi xâm phạm đến đối tượng sở hữu công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ, có chủ thể quyền sở hữu công nghiệp rõ ràng thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; (ii) Những hành vi xâm phạm (cạnh tranh không lành mạnh) liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp chưa đăng ký bảo hộ được giải quyết theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Khi quyền sở hữu công nghiệp không tồn tại như trường hợp một nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương mại mà không đăng ký, Luật Cạnh tranh sẽ đóng vai trò bổ sung, nếu không muốn nói là thay thế để bảo vệ doanh nghiệp chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ phía đối thủ. Chủ thể bị vi phạm sẽ phải chứng minh được có hành vi xâm phạm với lỗi cố ý từ phía đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan trong việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn (như sử dụng nhái lại khẩu hiệu kinh doanh của người khác gây nhầm lẫn đối với khách hàng nhằm mục đích lôi kéo khách hàng của đối thủ [31]. Như vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa phù hợp với mô hình phổ biến của các quốc gia trên thế giới, do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung. Thứ tư, trong các quy định của pháp luật về xử lý cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, chưa có các quy định điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh. Hiện nay, cạnh tranh không lành mạnh diễn ra rất phức tạp ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Mỗi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lại có những đặc thù riêng, do đó, cạnh tranh không lành mạnh ở mỗi lĩnh vực sẽ mang những đặc điểm, mức độ và tính chất khác nhau nên cần có những quy định cụ thể điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền mới chỉ ban hành một số văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh xe máy, như Quyết định 147/2002/QĐ-TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng, giai đoạn 2002-2005 và Quyết định 01/2003/QĐ- BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về các quy định cụ thể trong việc quản lý chất lượng và SHCN áp dụng cho xe máy, động cơ và phụ tùng xe máy được 37
- sản xuất, lắp ráp trong nước và nhấp khẩu. Ngoài ra, trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác, còn thiếu vắng những quy định pháp luật kiểu này. Thứ năm, các quy định về xử lý hành vi xâm phạm liên quan đến nhãn hiệu nói riêng chưa bao quát hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra trong thực tế, do đó khi có những trường hợp ngoại lệ thì rất khó có thể tìm được một cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ sở hữu nhãn hiệu. Chẳng hạn như hiện tượng chiếm dụng, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhâm lẫn với các nhãn hiệu đã gây dựng được uy tín trên thị trường xảy ra ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Do đó, còn khó khăn trong việc giải quyết nhanh chóng và dứt điểm các hành vi xâm phạm liên quan đến nhãn hiệu như trên. 2.2. Thực trạng thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại Việt Nam 2.2.1. Thực trạng thực thi pháp luật Việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp chủ yếu sẽ do các chủ thể sau thực hiện: - Chủ sở hữu (doanh nghiệp có nhãn hiệu là đối tượng của bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp). Các doanh nghiệp để bảo vệ nhãn hiệu của mình trên thị trường thì sẽ thực hiện các quyền tự bảo vệ mà pháp luật quy định, cụ thể là nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho cơ quan có thẩm quyền càng sớm càng tốt và có quyền khởi kiện các chủ thể khác khi thấy có dấu hiệu xâm phạm vào quyền đối với nhãn hiệu mà mình đã được đăng ký. Theo số liệu của Cục SHTT (Bộ KH&CN) thì trong 5 tháng đầu năm 2017 thì đã tiếp nhận 19.131 đơn đăng ký nhãn hiệu (15.703 đơn nhãn hiệu quốc gia và 3.428 đơn nhãn hiệu quốc tế nộp qua Hệ thống Madrid) tăng 3.8% so với cùng kỳ năm 2016[32]. Như vậy có thể thấy được nhận thức của chủ sở hữu nhãn hiệu đã được nâng cao, có ý thức tự bảo vệ nhãn hiệu của mình trên thị trường. 38
- Bảng 1: Thống kê đơn đăng ký nhãn hiệu tại 5 tỉnh thành nhiều nhất trên cả nước trong năm 2017. STT Tỉnh/ Thành phố Số Đơn 1 Tp. Hồ Chí Minh 13356 2 Hà Nội 11085 3 Long An 868 4 Bình Dương 842 5 Đồng Nai 668 (Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) Tuy nhiên, số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có tăng nhưng so với tỷ lệ doanh nghiệp trên cả nước thì vẫn chiếm số lượng rất nhỏ. hiện cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp và hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể nhưng mới có khoảng 300.000 nhãn hiệu được đăng kí bảo hộ ở Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài)[34]. Con số này chứng tỏ việc nhận thức về việc đăng ký nhãn hiệu của các chủ thể kinh doanh là chưa đồng đều, việc đăng ký nhãn hiệu chủ yếu là do các doanh nghiệp vừa và lớn thực hiện còn ở bộ phận doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh thì vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu chưa được nhận thức rõ. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Các cơ quan này sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua 2 cơ chế: ngăn cấm và chế tài xử phạt. Việc ngăn cấm sẽ được thực hiện trước khi nhãn hiệu bị xâm phạm, ví dụ như: khi nhận được hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp mà thấy được nhãn hiệu đó không đủ điều kiện để có thể “tự bảo vệ” mình hoặc có những dấu hiệu tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó thì sẽ không cấp văng bằng bảo hộ; hoặc là có những quy định về việc các chủ thể khác không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu không được sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký vì mục đích riêng mà chưa có sự cho đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, gây tổn thất cho doanh nghiệp là chủ sở hữu, cho người tiêu dùng, 39
- Cũng theo số liệu của Cục SHTT (Bộ KH&CN) thì trong 5 tháng đầu năm 2017 rong 19.131 đơn đăn ký nhãn hiệu mà đã xử lý được 11.040 nhãn hiệu (8.462 nhãn hiệu quốc gia và 2.578 nhãn hiệu quốc tế đăng ký thông qua Hệ thống Madrid). Có nghĩa là trong tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu thì Cục SHTT đã khong cấp văn bằng bảo hộ cho 8.091 đơn đăng ký nhãn hiệu, chiếm 42,3% tổng số đơn đăng ký[32]. Điều này chứng tỏ cơ quan này đã xem xét mức độ “tự bảo vệ” của nhãn hiệu được mang đi đăng ký và có sự bảo vệ nhất định đến các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Về chế tài xử phạt, sẽ được thực hiện sau khi xác định và chứng minh được có chủ thể xâm phạm vào quyền sở hữu công nghiệp đồi với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Chế tài xử phạt này sẽ do các cơ quan tố tụng, tòa án quyết đinh và cơ quan thi hành án thực thi đối với chủ thể xâm phạm. Các chế tài đã được trình bày bên trên bao gồm 3 biện pháp: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự. - Các chủ thể khác: phải tôn trọng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp, không được có những hành vi xâm phạm gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp chủ sở hữu hay người tiêu dùng. Nếu đã có hành vi xâm phạm và có quyết định xử phạt của cơ quan chức năng thì cần phải tuân thủ đúng, không được có các hành vi lẩn tránh, không thực hiện. Xâm phạm thương hiệu từ lâu đã được các đối tượng thực hiện bằng nhiều phương thức, thậm chí sử dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại để sản xuất, sao chép khiến người tiêu dùng và thậm chí cả các cơ quan chức năng cũng khó phát hiện để có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó, xâm phạm thương hiệu ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn diễn ra trên phạm vi quốc tế với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đa dạng các chủng loại hàng hóa xâm phạm từ những sản phẩm tiêu dùng thông thường đến cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất. Thương hiệu càng có uy tín thì càng bị sao chép, các thương hiệu của các chủng loại sản phẩm như quần áo, mỹ phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm, phụ tùng xe máy, hàng gia dụng, điện tử luôn nằm trong top các thương hiệu bị xâm phạm 40
- nhiều nhất. Mặc dù đến nay chưa có con số thống kê chính thức về số vụ xâm phạm thương hiệu cũng như lượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường nhưng số vụ được phát hiện trong thời gian gần đây có xu hướng gia tăng với tốc độ xâm phạm ngày càng nhanh. Nếu như trước đây, sau khi sản phẩm mới ra đời, phải một thời gian trên dưới nửa năm mói có hàng giả thì nay chỉ khoảng nửa tháng là hàng giả đã xuất hiện. Thậm chí với một số sản phẩm công nghệ thì hàng giả còn thậm chí xuất hiện trước khi sản phẩm chính hãng được đưa ra thị trường. Thứ nhất, số lượng các vụ việc vi phạm có xu hướng gia tăng. Số liệu xử lý vi phạm quyền SHCN của các cơ quan có thẩm quyền trong những năm gần đây, trong đó bao gồm cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu và các hành vi xâm phạm quyền SHCN khác. Số liệu dưới đây đã chia theo cơ quan xử lý vụ việc [33,35,36,37]. Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ, trong năm 2013 - 2014, lực lượng thanh tra, kiểm tra ở các bộ, ngành và địa phương (Thanh tra Khoa học và công nghệ, Quản lý thị trường, Công an, Hải quan ) đã xử lý 32.474 vụ việc liên quan đến hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp Còn theo báo cáo thường niên về hoạt động sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ năm 2015 thì trong 5 năm từ 2011 - 2015, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp là 2 đối tượng bị xâm phạm nhiều nhất, với số tiền xử phạt cao nhất. Năm 2015, đã có khoảng 1.500 vụ xâm phạm nhãn hiệu bị xử lý bằng biện pháp hành chính, với tổng số tiền phạt gần 13 tỷ đồng, trong đó đối tượng bị xâm phạm chủ yếu vẫn là nhãn hiệu, chiếm 97% số vụ và 98% tổng số tiền phạt. TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Yên Bái, Đồng Nai, Đà Nẵng, Cần Thơ là những địa phương thực hiện xử lý xâm phạm nhiều nhất. Cụ thể dưới đây là số vụ việc được từng cơ quan có thẩm quyền phát hiện và giải quyết. Một là, cơ quan Thanh tra chuyên ngành KH&CN - Năm 2006 - 2008, Cơ quan thanh tra KH&CN đã tiến hành thanh tra 3.574 cơ sở, phát hiện và xử lý 459 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đã xử phạt 41
- cảnh cáo 152 cơ sở, phạt tiền 307 cơ sở với số tiền 1.847.988.200 đồng, buộc tiêu huỷ, loại bỏ yếu tố vi phạm ra khỏi nhiều loại sản phẩm, hàng hoá. - Năm 2009, Thanh tra Bộ KH&CN đã tiến hành thanh tra 61 vụ, đã xử lý 38 vụ xâm phạm về nhãn hiệu, 02 vụ xâm phạm về kiểu dáng và 05 vụ xâm phạm giải pháp hữu ích, đã xử phạt cảnh cáo 01 vụ, phạt tiền 45 vụ với tổng số tiền phạt 697.356.000 đồng và xử lý 156.426 sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Theo số liệu tổng hợp được từ 55 báo cáo của Sở KH&CN các tỉnh/thành phố năm 2009, các Sở KH&CN đã tiến hành thanh tra 7453 cơ sở, đã xử lý 1.012 cơ sở vi phạm hành chính bằng các hình thức: cảnh cáo 146 cơ sở, phạt tiền 866 cơ sở với số tiền 3.175.469.500 đồng, tịch thu, xử lý và tiêu hủy nhiều tang vật vi phạm hành chính. - Năm 2012, Thanh tra Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra 69 cơ sở, đã phát hiện và xử phạt 36 trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với số tiền 859.000.000 đồng. Thanh tra KH&CN đã buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên 25.703 sản phẩm, buộc tiêu hủy và tịch thu tiêu hủy 7.462 sản phẩm chứa đựng các dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN theo quy định của pháp luật. Riêng Thanh tra Bộ KH&CN tiến hành 38 cuộc thanh tra trong lĩnh vực này, đã phát hiện và xử lý 20 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt lên tới 831 triệu đồng và đã thực thu về được cho ngân sách. Thanh tra Bộ đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường xử lý 01 trường hợp và với lực lượng cảnh sát điều tra xử lý 36 trường hợp. Hai là, cơ quan Quản lý thị trường - Năm 2008, Cơ quan Quản lý thị trường đã thụ lý 2.697 vụ (415 vụ xâm phạm KDCN, 2.268 vụ xâm phạm nhãn hiệu, 7 vụ xâm phạm CDDL, 3 vụ xâm phạm tên thương mại, 4 vụ cạnh tranh không lành mạnh), trong đó xử lý 2.506 vụ (389 vụ xâm phạm KDCN, 2.105 vụ xâm phạm nhãn hiệu, 6 vụ xâm phạm CDDL, 2 vụ xâm phạm tên thương mại, 4 vụ cạnh tranh không lành mạnh) với tổng số tiền phạt lên tới hơn 7.000.000.000 đồng. 42
- - Năm 2009, Cơ quan Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như Công an, Y tế đã tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, các đầu mối kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa quy mô lớn, nhiều vụ bị phát hiện tại Hải Phòng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Tại TP.Hồ Chí Minh, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 201 vụ xâm phạm nhãn hiệu với số tiền phạt gần 2,7 tỷ đồng. Đồng Nai, Cà Mau, Hải Dương cũng là những địa phương có số vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý khá cao, chủ yếu liên quan đến nhãn hiệu (tại Cà Mau, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 186 vụ xâm phạm nhãn hiệu với số tiền phạt trên 704 triệu đồng; tại Đồng Nai, lực lượng quản lý thị trường đã thụ lý 106 vụ xâm phạm nhãn hiệu, xử lý 76 vụ với số tiền phạt hơn 191 triệu đồng ) - Năm 2012, Cơ quan quản lý thị trường các địa phương và trung ương đã tiến hành xử lý 9556 vụ việc xâm phạm quyền SHTT, trong đó có 61 vụ xâm phạm quyền tác giả/quyền liên quan, 8999 vụ giả mạo nhãn hiệu, 67 vụ xâm phạm quyền nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, 422 vụ sử dụng tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả mạo và 07 vụ vi phạm giống cây trồng. Tổng số tiền xử phạt 5,8 tỷ đồng, giá trị hàng hóa vi phạm bị phát hiện và xử lý là 3,8 tỷ đồng. Ba là, cơ quan Hải quan - Năm 2006 -2008, Cơ quan Hải quan đã tiếp nhận và xử lý trên 53 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu, đơn gia hạn kiểm tra, giám sát có liên quan đến SHTT. Cơ quan Hải quan đã ra thông báo tạm thời dừng làm thủ tục hải quan và xử lý 31 trường hợp, trong đó hầu hết là các trường hợp được xác định là có giả mạo về SHTT (điện thoại và linh kiện điện thoại di động, thuốc lá điếu, linh kiện máy tính, túi xách ). Cơ quan Hải quan đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền khoảng 1,3 tỷ đồng. - Năm 2009, Cơ quan Hải quan trong tập trung nhiều vào công tác chống hàng giả, đã xử lý nhiều vụ xâm phạm nhãn hiệu, tịch thu và tiêu hủy số lượng lớn hàng giả[24], số tiền phạt hành chính gần 2 tỷ đồng. Tổng cục Hải quan đã tham gia với hải quan các nước trong khu vực (Thái Lan, Cambodia, Lào, Myanmar, Indonesia, Trung Quốc) triển khai chuyên án Storm (2009-2011) do Tổ chức Y tế 43
- thế giới kết hợp với Interpol chủ trì với mục đích là đấu tranh với các hành vi sản xuất, mua bán và vận chuyển các loại thuốc giả trong khu vực. Lực lượng hải quan đã tổ chức một số cuộc gặp gỡ với đại diện một số doanh nghiệp (Puma, Tyco ) để thảo luận xây dựng những biện pháp phối hợp đấu tranh chống hàng giả. - Năm 2012, Cơ quan Hải quan cũng đã tiếp nhận và xử lý gần 100 yêu cầu của các chủ thể quyền SHTT đề nghị kiểm tra, giám sát tại biên giới. Tính đến thời điểm năm 2012 ngành hải quan có tất cả 106 đơn yêu cầu bảo vệ quyền SHTT tại biên giới với khoảng gần 300 nhãn hiệu hàng hóa các loại. Cơ quan Hải quan đã xử lý 101 vụ, xử phạt với số tiền khoảng 300 triệu đồng, đồng thời đã tịch thu xử lý hàng chục ngàn sản phẩm vi phạm các loại (như: rượu, thuốc lá, mỹ phẩm, quần áo, điện thoại di động xâm phạm các các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam). Bốn là, cơ quan Công an - Năm 2006 -2009, Cơ quan cảnh sát điều tra về trật tự và quản lý kinh tế chức vụ thuộc Bộ Công an đã phát hiện và bắt giữ 76 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm, quần áo, mỹ phẩm, thuốc tân dược, và chỉ đạo Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế địa phương tập trung đấu tranh các đối tượng chuyên sản xuất hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra lực lượng cảnh sát còn phối hợp với các cơ quan thực thi kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính, đối với các cơ sở xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bản quyền phần mềm, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm. - Lực lượng cảnh sát điều tra về tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã điều tra phát hiện và bắt giữ 156 vụ và khởi tố nhiều đối tượng có các hành vi sản xuất buôn bán các hàng hoá giả mạo SHTT như: thực phẩm, quần áo, mỹ phẩm, tân dược, rượu, linh kiện. Điển hình là vụ triệt phá đường dây buôn bán thuốc giả Viagra và Cialis từ Trung Quốc vào Việt Nam, với tang vật thu giữ là 13.600 viên thuốc giả, đã khởi tố 02 đối tượng; vụ thu giữ 85 tấn phân NPK giả do Công ty Tân Trường Sinh (Hoài Đức, Hà Nội) sản xuất, vụ việc đã được khởi tố và tiếp tục điều tra các đối tượng liên quan. 44
- Theo báo cáo của Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), riêng năm 2012 lực lượng cảnh sát kinh tế của 44 tỉnh/thành phố đã phát hiện 276 vụ xâm phạm quyền SHTT, sản xuất buôn bán hàng giả, trong đó đã khởi tố 66 vụ, 74 bị can (có 26 vụ xâm phạm nhãn hiệu), phạt tiền hơn 2,4 tỷ đồng. So với năm 2011, số vụ phát hiện đã tăng 107 vụ, số vụ khởi tố tăng 48 vụ (năm 2011, lực lượng cảnh sát kinh tế đã phạt hiện 169 vụ xâm phạm quyền SHTT, sản xuất, buôn bán hàng giả, 214 đối tượng, trong đó đã khởi tố 18 vụ, 30 bị can). Thứ hai, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi. Không chỉ số lượng các vụ việc làm giả hay nhái nhãn hiệu ngày càng tăng mà thủ đoạn của hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của doanh còn trở nên ngày càng tinh vi hơn, sử dụng mọi cách thức nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Các hành vi làm giả, nhái nhãn hiệu hàng hóa tinh vi đến mức mà chính doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa bị xâm phạm cũng không thể phát hiện được. Đến khi phát hiện ra, tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng không đáng kể, nhiều doanh nghiệp đành sống chung với hàng giả. Nhiều nhãn hiệu được làm giả rất tinh vi, giống với nhãn hiệu hàng hóa chính hãng đến từng chi tiết, chỉ khi kiểm tra mã vạch trên nhãn hàng hóa mới có thể phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Các doanh nghiệp vi phạm thường sử dụng các nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa không rõ nguồn gốc để sản xuất ra sản phẩm, sau đó gắn nhãn hiệu được làm giả lên hàng hóa đó nhằm đánh lừa người tiêu dùng về nguồn gốc thực sự của hàng hóa. Hơn thế nữa, các thủ đoạn, mánh khóe nhằm đưa hàng hóa có nhãn hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng ngày càng tinh vi hơn. Chẳng hạn như các đối tượng vi phạm thường lợi dụng hành lý xách tay để nhập các mặt hàng có kích thước nhỏ, nhập qua nhiều cửa khẩu khác nhau khiến cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa không nắm được để kịp thời đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục. Đáng ngại hơn, nhiều đối tượng có hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa lại là cán bộ của các doanh nghiệp Nhà nước có chức năng sản xuất kinh doanh hay các đại lý phân phối hàng, thậm chí cả các nhà sản xuất có thương hiệu. 45
- Thứ ba, hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu đang diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế. xâm phạm đến nhãn hiệu liên đang ngày càng phát triển về chiều rộng, các hành vi đăng kí và sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ liên quan cũng như với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, đang xảy ra trong hầu hết các thị trường, từ thị trường hàng hóa bình dân đến hàng hóa cao cấp, từ hàng tiêu dùng cho đến hàng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất Nếu không được ngăn chặn ngay từ đầu, hậu quả mà các hành vi cạnh tranh này đem lại không chỉ làm thiệt hại đến lợi nhuận, uy tín của doanh nghiệp, mà nguy hiểm hơn còn làm thiệt hại sức khoẻ cũng như tính mạng người tiêu dùng do dùng hàng giả, hàng “nhái”, kém chất lượng, đặc biệt là trong thị trường dược phẩm, vật tư y tế, Ví dụ 1: Công ty Dược phẩm N.V.ORGANON là một công ty dược phẩm chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Năm 1995, công ty đã cho ra đời một loại thuốc trị tiêu chảy mang tên “ANTIBIO”. Sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu số 21670 vào ngày 25/10/1995. Tuy nhiên, sau đó trên thị trường dược phẩm bỗng nhiên xuất hiện một sản phẩm thuốc trị tiêu chảy mang nhãn hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “ANTIBIO” đã được cấp Giấy chứng nhận đăng kí. Đó là nhãn hiệu “UPHA – BIO” của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 – thành viên của Tổng công ty Dược, trực thuộc bộ Y tế Việt Nam. Hình 1: Nhãn hiệu Antibio và nhãn hiệu Uphabio (Nguồn: internet) 46
- Sau đó, công ty Dược phẩm N.V.ORGANON đã có đơn yêu cầu thẩm định tới Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sau quá trình thẩm định Cục Sở hữu trí tuệ đã xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25. Các dấu hiệu được đưa ra: - Về cách phát âm: khi phát âm theo tiếng Anh thì hai tên này na ná như nhau vì có hậu tố với âm “BI-ÂU”. - Nhóm sản phẩm: cả hai loại hàng hóa trên đều thuộc nhóm 5 (dược phẩm). - Màu sắc: hai nhãn hiệu đều là màu đen trắng. - Cách trình bày: Cả hai nhãn hiệu đều được đặt ở cùng một vị trí trên bao bì sản phẩm. Hơn nữa tên nhãn hiệu của cả hai sản phẩm đều được đặt trong một hình e-líp màu trắng, xung quanh là màu xanh nước biển. - Công dụng: cả hai loại thuốc đều có công dụng trị tiêu chảy. Với những phân tích như trên, Cục Sở hữu trí tuệ có đầy đủ cơ sở để xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 25 vì nhãn hiệu này sẽ gây ra sự nhầm lẫn về nơi đã sản xuất ra sản phẩm, tức là người tiêu dùng sẽ lầm tưởng rằng thuốc mang nhãn hiệu “UPHA-BIO” là của công ty N.V.ORGANON sản xuất. Đây chính là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. Ví dụ 2: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội,nay là Công ty TNHH một thành viên thương mại rượu Hà Nội, địa chỉ tại 94 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí số 48922, bảo hộ tổng thể nhãn hiệu “HALICO, VODKA HANOI, hình” (bao gồm cả màu sắc) cho các sản phẩm “Các loại rượu” thuộc nhóm 33 vào ngày 20/06/2003. Tuy nhiên, sau đó, trên thị trường đồ uống cũng xuất hiện nhãn hiệu “VODKA” được sử dụng trên sản phẩm rượu của công ty TNHH Hải Hà, địa chỉ tại Phù Cừ, Hưng Yên. Nhãn hiệu này đặt trong sự so sánh với nhãn hiệu của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội như sau: 47
- Hình 2: Hình ảnh nhãn hiệu rượu VODKA của HALICO và Hải Hà. (Nguồn: internet) Hai nhãn hiệu này tương tự với nhau ở các dấu hiệu sau: - Chữ cái, từ ngữ: hoàn toàn trùng nhau, cả hai đều mang tên “VODKA”, mặc dù vị trí đặt tên nhãn hiệu không giống nhau hoàn toàn; - Màu sắc: đều là màu xanh da trời đậm; - Hình ảnh: cả hai hình ảnh thể hiện trên sản phẩm tương tự nhau; - Nhóm sản phẩm: đều thuộc nhóm 33 (Các loại rượu). Như vậy, đây cũng là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa. Hành vi này sẽ khiến người tiêu dùng không tránh khỏi sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn sản phẩm trên thị trường. Ví dụ 3: Một vụ việc xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa khác xảy ra gần đây đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người tiêu dùng cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam, đó là vụ việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt My và Công ty trách nhiệm hữu hạn Quang Minh sản xuất hai loại trà xanh mang nhãn hiệu O2 và trà xanh Ω có các dấu hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu trà xanh 0 độ của Công ty Tân Hiệp Phát. Trà xanh 0 độ của Công ty Tân Hiệp Phát đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng, mẫu mã bao bì. Nhãn hiệu trà xanh 0 độ với bao gồm: logo Number One và chữ 0 độ thật to trên nhãn hàng. Hiện dòng sản 48
- phẩm này có sức tiêu thụ rất mạnh trên thị trường nước giải khát, chiếm trên 40% thị phần nước giải khát của doanh nghiệp. Lợi dụng uy tín sẵn có trên thị trường của sản phẩm trà xanh 0 độ , Công ty Việt My đã sản xuất loại trà xanh mang nhãn hiệu O2 có các dấu hiệu màu sắc, bao bì, cách trình bày nhãn hiệu hàng hóa trên bao bì sản phẩm giống hệt với nhãn hiệu trà xanh 0 độ của Công ty Tân Hiệp Phát. Tiếp đó, trên thị trường tiếp tục xuất hiện sản phẩm trà xanh mang nhãn hiệu Ω của Công ty Quang Minh với các dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu trà xanh 0 độ của Tân Hiệp Phát. Trước vụ việc như trên, Công ty Tân Hiệp Phát đã có ý định khởi kiện hai Công ty Việt My và Công ty Quang Minh ra toà án vì tội nhái nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, trước hành động xin lỗi công khai của hai đơn vị vi phạm, Công ty Tân Hiệp Phát đã huỷ bỏ quyết định khởi kiện hai Công ty trên, đổi lại hai Công ty này buộc phải cam kết thu hồi các sản phẩm nhái mang nhãn hiệu O2 và Ω đang lưu thông trên thị trường cho đến ngày 04/08/2007. Tổng cộng có hơn 30.000 chai trà xanh O2 đã bị thu hồi và tiêu huỷ. Các sản phẩm trà xanh Ω chưa được tung ra thị trường, tuy nhiên Công ty Quang Minh cũng cam kết tiêu hủy toàn bộ vỏ chai và nhãn mác dự tính đưa ra thị trường. Ví dụ 4: Red Bull là một thương hiệu lớn, nổi tiếng. Nhưng cũng chính vì nổi tiếng và được nhiều người biết đến nên nhãn hiệu này càng là miếng mồi ngon cho các đối tượng xấu xâm phạm nó để trục lợi. Tóm tắt vụ án Red Bull: - Tháng 2/2004, ông Bùi Trung Hòa – Giám đốc công ty TNHH Nam Bình đã đưa vào sản xuất 34.000 lon nước tăng lực giống hệt với nhãn hiệu Red Bull. - Tháng 6/2006, công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC (Thái Lan) sở hữu nhãn hiệu Red Bull (đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam) đề nghị cơ quan công an xử lý hình sự đối với ông Hòa về tội xam phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu Red Bull của mình. - Chiều 21/01/2008, TAND Tp. Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Bùi Trung Hòa 3 năm cải tạo không giam giữ về 2 tội “Xâm phạm quyền SHCN” và “trốn thuế”. 49
- Hình 3: Tóm tắt lại quá trình vụ việc. (Nguồn: Nguyên nhân của hiện tượng diễn ra một cách phổ biến việc xâm phạm các quyền liên quan tới nhãn hiệu là bởi do hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu luôn đem lại cho các chủ thể mức lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với việc phải đầu tư vào xây dựng một nhãn hiệu mới cho các sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường của doanh nghiệp. Chính vì thế, hiện nay, các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu được thực hiện bởi nhiều đối tượng, kể cả những người lao động thuần tuý, trên nhiều địa bàn và lĩnh vực khác nhau; trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, thu nhập bình quân của người tiêu dùng còn thấp, trong khi đó giá cả các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt khá cao. Chính sự mất cân đối này đã khiến người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những hàng hóa có mẫu mã giống các sản phẩm có uy tín nhưng giá bán lại rất thấp và các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chưa ý thức đầy đủ về việc bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách đăng kí bảo hộ nhãn hiệu. Hơn thế nữa, trình độ nhận thức về tác hại của xâm phạm các quyền đối với nhãn hiệu đến lợi ích cộng đồng còn hạn chế. 50
- Các chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đóng vai trò chủ chốt trong việc xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu. Song, hiện nay, phần lớn các chủ sở hữu quyền SHCN đối với nhãn hiệu chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong khi đó, trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sức khỏe, lợi ích cộng đồng còn rất hạn chế. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm lo về SHTT, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về SHTT, coi vấn đề SHTT là một bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. Hơn nữa, trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượng hàng hóa nhưng lại chưa quan tâm đến khâu đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của mình ở những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển. Chẳng hạn như, hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh còn chưa nhận thức được rằng: hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu chỉ được xác lập sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu. Do đó, ngay sau khi nộp đơn yêu cầu đăng kí nhãn hiệu, rất nhiều daonh nghiệp đã tiến hành quảng cáo, in ấn, sử dụng nhãn hiệu đó cho các hàng hóa, dịch vụ của mình, mà không lường hết được hậu quả pháp lý của hành vi đó là đơn không được chấp thuận, có thể do Cục SHTT từ chối do không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ, hoặc do bên thứ ba phản đối với lý do xâm phạm đến quyền của họ. Đây chính là hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra rất phổ biến trong quá trình đăng kí nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Hậu quả là các doanh nghiệp này phải chịu các thiệt hại về vật chất cũng như uy tín của mình. Một ví dụ cụ thể cho tình trạng này đó là trường hợp một doanh nghiệp ở Việt Nam nộp đơn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Kando và Hình” cho sản phẩm áo đi mưa. Sau khi nộp đơn đăng kí nhãn hiệu, chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu, chủ doanh nghiệp đã tiến hành việc quảng cáo, in ấn nhãn hiệu, sử dụng nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình mà không biết rằng dấu hiệu đăng kí “Kando và Hình” có các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh với nhãn hiệu “Rando và Hình” đã được cấp Giấy chứng nhận 51
- đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm cùng loại trước đó. Chủ sở hữu nhãn hiệu “Rando và Hình” đã yêu cầu chủ doanh nghiệp sử dụng dấu hiệu “Kando và Hình” phải ngừng ngay việc sử dụng, loại bỏ dấu hiệu trên các sản phẩm, biển hiệu, tiêu huỷ các giấy tờ, tài liệu có gắn dấu hiệu “Kando và Hình”. Hậu quả là doanh nghiệp này phải chịu mất mát về tài sản và phải thay đổi toàn bộ kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Việt Nam khi bị xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình vẫn còn có tâm lý ngại tiếp xúc với Tòa án, ngại đưa việc tranh chấp ra Tòa án vì sợ mang tiếng bị coi là phải ra hầu tòa, không muốn đưa vấn đề ra công khai trước công chúng, sợ ảnh hưởng đến uy tín cũng như doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy việc xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu từ phía các chủ thể cũng vẫn còn rất hạn chế. Như đã đề cập ở phần trên, các quy định về việc xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu được đề cập tới trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, hiện nay hệ thống chủ thể thực thi pháp luật về xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu bao gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Hệ thống chủ thể thực thi pháp luật về xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu bào gồm: cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan hỗ trợ. Cơ quan thực thi pháp luật có thể kể đến như: Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Quản lý thị trường, Cơ quan Hải quan, Tòa án, Cảnh sát kinh tế, các cơ quan chuyên ngành Thanh tra Khoa học và Công nghệ. Hoạt động xử lý vi phạm của các cơ quan này ngày càng được diễn ra nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần không nhỏ vào việc quản lý thị trường kinh doanh lành mạnh. Cơ quan hỗ trợ thực thi (Hội SHTT) đã đóng góp rất nhiều trong việc nâng cao nhận thức về SHTT nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng thông qua các buổi sinh hoạt của chi hội, các lớp tập huấn về SHTT. Tuy nhiên, Hội SHTT chưa thực sự chú trọng đến việc tự bảo vệ cho quyền lợi của hội viên theo quy định của pháp luật mà vẫn còn trông chờ vào cơ quan quản lý nhà nước. 52
- 2.2.2. Nhận xét về tình trạng thực thi pháp luật bảo vệ doanh nghiệp khỏi các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu Các thành tựu có thể kể tới như: Thứ nhất, bộ máy thực thi pháp luật về xử lý xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu đã được hình thành từ hệ thống quản lý hành chính cho đến hệ thống tư pháp. Thứ hai, hệ thống quản lý hành chính đã phản ánh được thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng được phân định cũng khá rõ ràng giữa các bộ ngành thuộc Trung ương và các tỉnh thành. Thứ ba, giữa các cơ quan xử lý, cơ quan chuyên ngành cũng như cơ quan hỗ trợ đã có sự phối hợp với nhau trong xử lý vi phạm. Có thể nói đến trong thời gian 5 năm đến năm 2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã có 31 văn bản cung cấp ý kiến chuyên môn liên quan đến hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp cho các chủ thể sau: Thanh tra Khoa học và Công nghệ: 18 văn bản; Quản lý thị trường: 02 văn bản; Hải quan: 01 văn bản; Cảnh sát kinh tế: 02 văn bản; Cục Cạnh tranh: 02 văn bản; Doanh nghiệp: 04 văn bản; Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược): 02 văn bản. Bên cạnh những thành tựu kể trên thì cũng trong tránh khỏi một số hạn chế: Thứ nhất, việc thực thi pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu nói chung chủ yếu là hệ thống hành chính. Tuy nhiên hệ thống này lại bộc lộ rất nhiều bất cập sau: một là, thiếu sự hợp tác chặt chẽ mang tính chất ổn định giữa các chủ thể quyền SHCN đối với nhãn hiệu và các cơ quan thực thi. Các doanh nghiệp vẫn còn e ngại trong việc tiếp xúc với các cơ quan thực thi pháp luật. Hai là, việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan là không rõ ràng, có sự chồng chéo. Hiện nay, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm các quyền trong đăng kí nhãn hiệu thuộc về nhiều cơ quan khác nhau, từ đó làm nảy sinh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy lẫn nhau và làm cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trở nên rắc rối, phức tạp. Mặt khác bản thân từng cơ quan thực thi vẫn chưa thể thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm xử lý 53
- triệt để các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu doanh nghiệp này, dẫn đến người bị vi phạm không biết khiếu nại tại đâu. Chẳng hạn, khi bị xâm phạm do hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chọn lựa giữa Toà án và Cục QLCT. Nếu doanh nghiệp gửi hồ sơ khiếu nại lên Cục QLCT thì Cục sẽ xử lý bằng cách phạt vi phạm hành chính đối với bên vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra. Còn nếu muốn được bồi thường, doanh nghiệp bị thiệt hại phải sử dụng quyết định của Cục để khởi kiện ra Toà án dân sự. Ba là, vai trò của Toà án trong việc xử lý các hành vi xâm phạm các quyền SHCN còn rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Thủ tục xét xử các vụ vi phạm còn rườm rà, phức tạp. Thứ hai, trình độ và chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước chưa theo kịp thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế. Quyền SHTT nói chung cũng như liên quan đến nhãn hiệu nói tiêng là một khái niệm mới mẻ tại Việt Nam. Do vậy, số lượng đội ngũ cán bộ trong cơ quan thực thi còn thiếu, chất lượng còn hạn chế. Cán bộ chuyên trách trong hệ thống thực thi pháp luật chống xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu có trình độ cao lại càng ít. Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi và hỗ trợ thực thi là điểm mạnh như cũng có những hạn chế. Bởi sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi sẽ làm thủ tục thêm rườm rà, mất nhiều thời gian công sức. Kết luận chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu của nước ta đã có nhiều thành tích đáng kể. Từ nhận thức của chủ sở hữu cho đến hệ thống pháp luật đều đãng trên đà hoàn thiện để có thể hội nhật với khu vực và quốc tế. Việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã đạt được nhiều thành tích hơn so với thời kỳ trước, việc này chứng tỏ nhận thức về việc bảo vệ tài sản của doanh nghiệp đã được nâng cao lên rất nhiều, các doanh nghiệp đang cố gắng hoàn thiện nhận thức để có thể nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Về phía các cơ quan chức năng thực thi pháp luật, có sự sát sao hơn trong việc giám sát. Tuy nhiên cũng không trách khỏi vẫn còn những điểm chưa phù hợp với kinh tế hiện nay, đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật. 54
- CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÔNG TÁC THỰC THI PHÁP LUẬT 3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu Như khoá luận đã đề cập tới tại phần trên, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và các biện pháp, thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu khá đầy đủ. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn thì các quy định này tỏ ra còn nhiều bất cập. Chính vì vây, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiêp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, cần tập trung, thống nhất các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu trong một văn bản quy phạm pháp luật độc lập Hiện nay, hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu đang được quy định rải rác, tản mạn ở quá nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác nhau. Điều này làm phát sinh nhiều kẽ hở, nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Thủ tục, trách nhiệm của bên khiếu nại cũng như các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ là có sự không đồng nhất. Sự khác nhau này sẽ khiến cho các doanh nghiệp bị xâm phạm khó khăn trong việc chọn lựa cách thức khiếu nại. Đồng thời việc phân định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền xử lý cũng không rõ ràng. Ví dụ như với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu thì kinh nghiệm của các nước phát triển với bề dày lịch sử bảo hộ SHTT hàng trăm năm như Anh, Pháp, Nhật Bản cũng như các nước đang phát triển, công nghiệp mới mà pháp luật ra đời muộn hơn như Hàn Quốc, Trung Quốc đều xây dựng các luật độc lập cho từng đối tượng của SHTT, theo đó, luật chống cạnh tranh không lành mạnh được quy định riêng, không nằm cùng với các đối tượng SHCN khác. Chẳng hạn, Nhật Bản có Luật 55
- Chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hay Hàn Quốc có Luật chống cạnh tranh không lành mạnh và bí mật thương mại. Khi quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xây dựng trong một đạo luật riêng thì có thể quy định một cách chi tiết nhất về chống cạnh tranh không lành mạnh trong văn bản pháp lý cao, thống nhất, từ đó, tránh được tình trạng quy định rời rạc như trong các văn bản riêng lẻ tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời khi áp dụng có thể tách biệt với các đối tượng khác. Thứ hai, cần phải đa dạng hóa các hình thức xử lý vi phạm hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu chỉ mới dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp dân sự hay hình sự ít được áp dụng trên thực tế. Trong khi đó, chỉ có các hình thức xử phạt bằng biện pháp dân sự hay hình sự mới có thể ngăn chặn dứt điểm các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu hiện nay. Hơn thế nữa, hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ có các cá nhân có hành vi vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trong thời gian tới cần mở rộng phạm vi đối tượng bị xử lý bằng biện pháp hình sự sang cả các pháp nhân, bởi lẽ nhóm tội về sở hữu trí tuệ nói chung chủ yếu là do tổ chức thực hiện. Ngoài ra, từ thực tiễn kinh nghiệm một số nước cho thấy, song song với việc áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự, cần đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu như sau: thưởng tiền theo tỷ lệ % trên giá trị vi phạm cho những người có công phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng về việc vi phạm trong sở hữu công nghiệp nói chung cũng như liên quan đến nhãn hiệu nói riêng; áp dụng mức phạt tiền cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận mà doanh nghiệp vi phạm thu được từ hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu; động viên, khuyến khích người tiêu dùng tẩy chay các hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các biện pháp kinh tế trên có tác động kích thích doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia vào công tác xử lý, ngăn chặn các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu. Thứ ba, cần phải có những quy định về xử lý các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh Hiện nay, tại Việt 56
- Nam mới chỉ có một số văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh xe máy, đó là Quyết định 147/2002/QĐ-TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng, giai đoạn 2002- 2005 và Quyết định 01/2003/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các quy định cụ thể về việc quản lý chất lượng và SHCN áp dụng cho xe máy, dộng cơ và phụ tùng xe máy được sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Vẫn còn rất nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác mà việc xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu mà cụ thể là cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu xảy ra rất nhiều nhưng lại chưa có các quy định điều chỉnh cụ thể. Cụ thể như cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền, sử dụng nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng để làm tên miền đang xảy ra ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy định riêng nào điều chỉnh lĩnh vực này. Thứ tư, về cách xác định mức bồi thường. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã có các quy định quan trọng về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204) và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205). Tuy nhiên, đối tượng bị xâm phạm ở đây không đơn thuần chỉ là “trí tuệ” mà có thể gồm cả quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và đặc biệt chủ thể xâm phạm lại là đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu sản phẩm không có giá trị lợi ích về thiết kế đẹp, bắt mắt hay giá trị hiện hữu mà nó có giá trị bởi sự đầu tư vào sản phẩm của chủ doanh nghiệp. Thông thường mức độ thiệt hại được xác định gồm: mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận; tổn thất về cơ hội kinh doanh; chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm, thiệt hại; các thiệt hại về tinh thần: các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác. Không nói đến xã định tổn thất về danh dự, nhân phẩm (rất khó xác định ngay cả trong quan hệ dân sự) thì xác định tổn thất bởi lợi nhuận hay cơ hội kinh doanh cũng đã rất khó khăn bởi hai bên chủ thể xâm phạm quyền và bị xâm phạm là đối thủ cạnh tranh, dựa vào căn cứ của bên nào để xác định cũng là một vấn đề. Vì thế, vẫn cần có một hướng dẫn dưới dạng quy định pháp lý, tốt nhất là một Thông tư liên bộ, nếu không có các hướng dẫn, diễn 57
- giải kỹ càng hơn, chắc chắn khi giải quyết về những vấn đề này Tòa án sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xác định thiệt hại. 3.2. Tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan thực thi Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu có đầy đủ và chi tiết đến đâu mà việc thực thi, áp dụng các quy định này vào thực tiễn không hiệu quả thì việc làm trên cũng trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy thực thi là một việc làm rất quan trọng nhằm giảm thiểu các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu hiện nay. Một số giải pháp chung: Thứ nhất, phân định rõ rang nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thực thi , khắc phục tình trạng chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan này; Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, nhân viên trong các cơ quan thực thi; Thứ ba, tăng cường sự phối hợp hành động của các cơ quan này trong hoạt động thực thi; Thứ tư, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thực thi từ Trung ương đến địa phương; Thứ năm, củng cố và phát triển hệ thống hỗ trợ thực thi gồm các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và các hiệp hội bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 3.3. Các biện pháp từ chính doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu 3.3.1. Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp Đây là biện pháp rất quan trọng và được sử dụng ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Một thương hiệu với tên gọi và logo có tính cá biệt cao, không bị trùng lặp hoặc khó trùng lặp sẽ là rào cản đầu tiên để bảo vệ thương hiệu. 3.3.2. Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao Với dáng vẻ cá biệt cao, có tính hấp dẫn, hàng hóa sẽ lôi cuốn người tiêu dùng, tạo ra một sự thích thú, thu hút người tiêu dùng và như một rào cản về kỹ thuật với những hàng hóa cạnh tranh. Với những hàng hóa và bao bì có tính cá biệt cao, 58