Khóa luận Áp dụng một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho đàn bò tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

pdf 49 trang thiennha21 20/04/2022 3341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho đàn bò tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_mot_so_giai_phap_phong_tru_dich_benh_tong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho đàn bò tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN LƯƠNG Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG MÔT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH TỔNG HỢP TRÊN ĐÀN BÒ TẠI XÃ QUÀI NƯA, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN LƯƠNG Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG MÔT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH TỔNG HỢP TRÊN ĐÀN BÒ TẠI XÃ QUÀI NƯA, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệđào tạo: Chínhquy Chuyênngành: Thú y Lớp: K47 – TY – N03 Khoa: Chăn nuôi Thúy Khóahọc: 2015 - 2019 Giảng viên hướngdẫn: PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhà trường và địa phương. Qua đây em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm – Thái nguyên, khoa Chăn Nuôi Thú Y, các thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Hưng Quang đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới đảng ủy, UBND xã Quài Nưa, Huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên. Nhân dịp này em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Em xin trân trọng gửi tới các thầy cô, các quý vị trong hội đồng chấm khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất Thái Nguyên, ngày . tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Lương
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bổ sử dụng đất canh tác xã Quài Nưa 3 Bảng 2.2. Cơ cấu cây trồng của xã Quài Nưa năm 2018 5 Bảng 2.3. Diễn biến đàn trâu, bò, ngựa của Huyện Tuần Giáo 6 Bảng 2.4. Số lượng trâu,bò xã Quài Nưa trong các năm 7 Bảng 2.5. Mục đích chăn nuôi trâu, bò tại xã Quài Nưa qua các năm 8 Bảng 2.6. Quy mô chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa qua các năm 9 Bảng 4.1. Số lượng trâu bò của xã Quài Nưa trong các năm 31 Bảng 4.2. Tình hình trâu, bò chết trong 3 năm qua 32 Bảng 4.3. Tình hình tiêm phòng ở xã Quài Nưa 32 Bảng 4.4. Vệ sinh chuồng trại 33 Bảng 4.5. Kết quả tiêm và phòng bệnh cho bò 34 Bảng 4.6.Tình hình mắc bệnh trên bò 34 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho bò 35
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự KHCN : Khoa học chăn nuôi KHKT : Khoa học kỹ thuật KHNN : Khoa học nông ngiệp NXB : Nhà xuất bản TĂ : Thức ăn TN : Thí nghiệm UBND : Uỷ ban nhân dân VSV : Vi sinh vật
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của chuyên đề 2 1.3. Ý nghĩa của chuyên đề 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.2.1. Nội dung tiến hành 3 2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Quài Nưa 4 2.2.3. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa 6 2.2.4. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa 7 2.2.5. Thuận lợi 10 2.2.6. Khó khăn 10 2.2. Một số bệnh thường gặp ở bò 11 2.2.1. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò 11 2.2.2. Bệnh chướng bụng đầy hơi 13 2.2.3. Bệnh ghẻ 14 2.2.4. Bệnh hội chứng tiêu chảy 15 2.2.5. Bệnh giun đũa 16 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 17 2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 17 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 20 2.4. Đặc điểm sinh trưởng của bò 23
  7. v 2.4.1. Khái niệm về sinh trưởng 23 2.4.2. Các quy luật sinh trưởng 23 2.4.3. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò .26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 27 3.3. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin 27 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 29 4.1. Các điều kiện - kinh tế xã hội .30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội 29 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 30 4.2. Công tác vệ sinh, phòng bệnh 33 4.3. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng 33 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho bò 34 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 5.1. Kết luận 36 5.2. Đề nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông.Nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên hiện nay chủ yếu vẫn là trồng trọt và chăn nuôi.Trong đó chăn nuôi trâu, bò vẫn giữ vai trò quan trọng, nhằm mục đích cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón phục vụ cho ngành trồng trọt. Tuy nhu cầu về sức kéo đã giảm, do có máy móc cơ khí nhỏ đang thay thế dần trong các khâu sản xuất nhưng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lại tăng rất nhanh. Vì vậy chủ trương của tỉnh, các huyện và các xã trong những năm tới vẫn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu, bò nhất là đàn bò thịt. Xã Quài Nưa - huyện Tuần Giáo được coi là xã thuần nông của tỉnh Điện Biên, xã có diện tích đất thích hợp cho trồng cỏ và các bãi chăn thả cho trâu, bò, đó là những lợi thế cho phát triển chăn nuôi trâu bò của xã. Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về sử dụng thực phẩm sạch đang là vấn đề mà xã hội quan tâm, do đó ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn bò nói riêng phải tạo ra số lượng thịt nhiều và chất lượng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong ngành nuôi chăn bò. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung hiện nay thì bệnh dịch xuất hiện ngày một nhiều, gây ra những thiệt hại không nhỏ. Một số bệnh bò hay mắc như: lở mồm long móng, bệnh ký sinh trùng, chướng hơi dạ cỏ, viêm tử cung, viêm vú, ngộ độc thức ăn đã gây thiệt hại kinh tế lớn, mầm bệnh tồn tại lâu trong cơ thể bò cũng như ngoài môi trường làm cho công tác phòng bệnh gặp khó khăn, khi bị nhiễm bệnh chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng em tiến hành
  9. 2 thực hiện chuyên đề: “Áp dụng một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho đàn bò tại xã Quài Nưa - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục tiêu của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi bò tại xã Quài Nưa. - Xác định tình hình mắc bệnh trên đàn bò nuôi tại Quài Nưa để đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp. - Đưa ra phác đồ điều trị có hiệu lực cao và an toàn đối với bò. 1.3. Ý nghĩa của chuyên đề - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Kết quả của chuyên đề là những thông tin khoa học bổ sung và làm sáng tỏ hơn những yếu tố liên quan đến những phương pháp phòng và trị bệnh cho đàn bò tại xã. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Giúp người chăn nuôi biết được về những dịch bệnh có thể xảy ra, biện pháp phòng và từ đó đề ra các giải pháp phát triển nghề chăn nuôi trâu, bò tại xã Quài Nưa - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.2.1. Nội dung tiến hành Xã Quài Nưa là một xã thuần nông với diện tích đất tự nhiên là 3.912,92 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 1/3 rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Như vậy đất canh tác nông nghiệp không chỉ để trồng cây lương thực, mà còn sử dụng chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, ngoài ra còn cung cấp các loại phụ phẩm làm nguồn thức ăn quan trọng cho trâu, bò như: Rơm, thân cây ngô . vào mùa khô. Nếu như tận dụng triệt để thì đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi của xã. Tình hình sử dụng đất đai của xã trong 3 năm gần dây được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Phân bổ sử dụng đất canh tác xã Quài Nưa Loại đất 2014 2016 2017 2018 Diện tích tự nhiên 3.912.92 3.912,92 3.912,92 3.912,92 Đất canh tác nông nghiệp 1.580,89 1.784,66 1.817,50 1.820,05 Đất lâm nghiệp 1.178,97 1.116,97 1.216,97 1.237,60 Đất thổ cư 129,94 139,94 149,94 150,10 Đất chưa sử dụng 1023,12 871,35 728,51 704,17 Ở xã Quài Nưa trong 3 năm diện tích đất từ 2014 - 2018 đất canh tác nông nghiệp tăng 239,16ha, đất lâm nghiệp tăng 58,63ha, đất thổ cư tăng 20,16 ha, trong đó đất chưa sử dụng giảm mạnh do người dân khai hoang, mở rộng đất cũng như tốc độ gia tăng dân số đã làm cho nguồn đất chưa sử dụng ngày càng giảm.
  11. 4 2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Quài Nưa +Trồng trọt Trồng trọt là ngành sản xuất chính cung cấp lương thực cho con người và vật nuôi của xã Quài Nưa. Người dân trong xã chủ yếu canh tác các loại cây trồng chính là: Lúa, ngô, lạc, đậu tương, sắn. Bên cạnh đó trồng các loại rau phục vụ đời sống cho gia đình như: rau cải ngọt, rau muống nhưng với diện tích không nhiều. Cơ cấu cây trồng của xã Quài Nưa được trình bày trong bảng 2.2.
  12. 5 Bảng 2.2. Cơ cấu cây trồng của xã Quài Nưa năm 2018 Năm 2018 Loại cây Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (tạ/ha) (tấn) Lúa mùa 245 50 1225 Lúa Chiêm xuân 161 60 966 Lúa nương 51 13 66,3 Ngô 150 26 390 Sắn 120 65 780 Đậu tương 102 13 132,6 Lạc 63 9 56,7 Rau các loại 43 15 63 Lúa là cây lương thực chính của con người và được trồng với diện tích 457ha và tổng sản lượng đạt 2257,3 tấn. Ngô cũng được trồng với diện tích tương đối lớn chủ yếu là quanh nhà và trên những quả đồi với diện tích:150 ha và sản lượng đạt 390 tấn. Sắn được trồng với diện tích 120 ha và sản lượng đạt là 780 tấn. Sắn cũng được trồng chủ yếu ở các vườn và trên những quả đồi. Cây đỗ tương và cây lạc cũng được trồng với diện tích lớn. Ngoài ra một số loại rau cũng được người dân trồng, nhưng nhỏ lẻ ở vườn của từng hộ gia đình. Nhìn chung, năng suất và sản lượng lương thực của xã Quài Nưa dã có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực trong xã, ngoài ra còn thu được nguồn phụ phẩm lớn từ cây lương thực trên làm nguồn thức ăn cho trâu bò. Góp phần giải quyết sự thiếu thức ăn cho Trâu, bò vụ Đông Xuân như hiện nay.
  13. 6 2.2.3. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa a. Tình hình chung huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên Bảng 2.3. Diễn biến đàn trâu, bò, ngựa của Huyện Tuần Giáo Năm Trâu (con) Bò (con) Ngựa (con) 2013 19.332 6.014 560 2014 20.175 6.352 530 2015 19.775 6.650 545 2016 20.025 6.850 556 2017 20.430 7.225 580 2018 20.640 7.625 610 Qua bảng chúng ta thấy: Tổng đàn trâu, bò của huyện trong 5 năm gần đây luôn có sự biến động về số lượng: Năm 2013 toàn huyện có 19.332 con đến năm 2014 toàn huyện có 20.175 con tăng 843 con. Đến năm 2015 số trâu của toàn huyện giảm xuống còn 19.775 con, giảm 400 con, nguyên nhân số trâu giảm là do có đợt rét đậm rét hại kéo dài làm cho nghé bị chết rét. Đến năm 2017 tổng đàn trâu của toàn huyện là 20.430 con, tăng 655 con. Năm 2018 toàn huyện có 20.640 con trâu, tăng 210 con so với năm 2013. Qua đó cho thấy tốc độ tăng đàn trâu của huyện là tương đối nhanh, từ năm 2013 đến năm 2018 đàn trâu của huyện tăng 1.308 con. Tổng đàn bò của toàn huyện trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2018 luôn tăng qua các năm. Năm 2013 tổng đàn bò của huyện có 6.014 con đến năm 2014 tổng đàn có 6.352 con, tăng 338 con. Đến năm 2015 tổng đàn bò của huyện có 6.650 con, tăng 298 con so với năm 2014. Năm 2016 tổng đàn bò là 6.850 con, tăng 200 con so với năm 2015. Năm 2017 đàn bò tăng thêm
  14. 7 375 con, tổng đàn bò năm 2017 là 7.225 con. Và đến năm 2018 huyện có 7.625 con, tăng 400 con so với năm 2017. Tổng đàn ngựa của huyện cũng luôn thay đổi: năm 2013cả huyện có 560 con đến năm 2014 còn 530 con, giảm 30 con. Năm 2015 đàn ngựa của huyện tăng lên 545 con, tăng 15 con so với năm 2014. Từ năm 2014 đến năm 2018 tổng đàn ngựa tăng lên là 610 con, tăng 50 con so với năm 2013. Từ bảng diễn biến đàn trâu, bò, ngựa của huyện Tuần Giáo từ năm 2013 đến năm 2018: Tổng đàn trâu tăng 1.308 con. Tổng đàn bò tăng 1.611 con. Tổng đàn ngựa tăng 50 con. Nhìn chung huyện Tuần Giáo có điều kiện để phát triển dàn gia súc. Hơn nữa với sự quan tâm của tỉnh, huyện cũng như phòng NN & PTNT thì đàn gia súc của huyện Tuần Giáo sẽ phát triển nhanh hơn nữa về số lượng cũng như chất lượng. 2.2.4. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa - Số lượng trâu, bò của xã Bảng 2.4. Số lượng trâu,bò xã Quài Nưa trong các năm Đàn trâu (con) Đàn Bò (con) Năm Tổng số Trâu Nghé Tổng số Bò Bê 2016 1530 1255 275 917 712 205 2017 1625 1135 490 927 757 170 2018 1682 1276 406 1087 795 292 2019 1650 1295 355 1032 817 215 Số lượng trâu, bò của xã Quài Nưa trong 4 năm qua và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 là: Tổng số đàn trâu năm 2016 là 1530 con đến năm 2019 là 1650 con tăng 120 con. Trong đó số trâu năm 2016 là 1255 con đến năm 2019 là 1295 con tăng 40 con. Tổng số nghé năm 2016 là 275 con đến năm 2019 là 355 con tăng 80 con.
  15. 8 Tổng số đàn bò năm 2016 là 917 con đến năm 2019 là 1032 con tăng 115 con. Trong đó số bò năm 2016 là 712 con đến năm 2019 là 817 con tăng 105 con, tổng số bê năm 2016 là 205 con đến năm 2019 là 215 con tăng 10 con. Vậy qua đây chúng ta thấy rằng tổng số đàn trâu, bò của xã tăng chậm qua các năm, chính vì vậy công tác chăn nuôi cũng như thú y cần được chú trọng hơn. - Mục đích chăn nuôi trâu, bò Bảng 2.5. Mục đích chăn nuôi trâu, bò tại xã Quài Nưa qua các năm Loại hình Bê,nghé < 1 Tổng Cày kéo Cái sinh sản tuổi Năm Loại Đàn Số Số Số (con) Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng (%) (%) (%) (con) (con) (con) Trâu 1530 558 36.5 765 50 206 13.5 2016 Bò 917 337 36,8 464 50.7 114 12.5 Trâu 1625 612 37.7 801 49.3 211 13 2017 Bò 927 345 37.3 460 49.7 120 13 Trâu 1682 630 37.5 844 50.2 206 12.3 2018 Bò 1087 404 37.2 542 49.9 140 12.9 Trâu 1650 598 36.3 825 50 226 13.7 2019 Bò 1032 381 37 516 50 134 13 Từ bảng cho thấy: Mục đích chăn nuôi trâu của xã Quài Nưa không có nhiều thay đổi vẫn chủ yếu là sinh sản và cày kéo: Năm 2016 trâu để cày kéo là 36.5%, cái sinh sản là 50%, nghé < 1 tuổi 13.5%. Đến năm 2017 tỷ lệ cày kéo tăng lên 37.7%,
  16. 9 cái sinh sản giảm xuống 49.3% so với năm 2016, nghé < 1 tuổi giảm xuống 13% so với năm 2016. Năm 2018 tỷ lệ trâu cày kéo là 37.5% giảm so với năm 2017, tỷ lệ cái sinh sản tăng lên 50.2% so với năm 2017, tỷ lệ nghé < 1 tuổi giảm 12.9% so với năm 2017. Đến đầu năm 2019 thì tỷ lệ trâu cày kéo giảm xuống 36.3% so với năm 2018, tỷ lệ cái sinh sản giảm xuống còn 50% giảm so với năm 2018, tỷ lệ nghé < 1 tuổi tăng lên 13.7% so với năm 2018. Mục đích chăn nuôi bò: Năm 2016 tỷ lệ bò cày kéo là 36.8%, cái sinh sản là 50.7%, bê < 1 tuổi là 12,5%. Đến năm 2017 tỷ lệ bò cày kéo tăng lên 37.3% so với năm 2016, tỷ lệ cái sinh sản giảm xuống 49.7% so với năm 2016, tỷ lệ bê < 1 tuổi tăng lên là 13% so với năm 2016. Năm 2018 tỷ lệ bò cày kéo là 37.7% tăng so với năm 2017, tỷ lệ cái sinh sản là 49.9% tăng so với năm 2017, tỷ lệ bê < 1 tuổi là 12.9% giảm so với năm 2017. Đến đầu năm 2019 tỷ lệ bò cày kéo là 37%, giảm so với năm 2018. Tỷ lệ cái sinh sản là 50%, tỷ lệ bê < 1 tuổi là 13% giảm so với năm 2018. - Quy mô chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa qua các năm Bảng 2.6. Quy mô chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa qua các năm Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Tổng đàn(con) 1.412 1.463 1.525 1.568 Tổng số hộ 1.448 1.530 1.585 1.609 Tổng số nhân khẩu (người) 5.792 6.120 7.150 7.850 Số trâu, bò/hộ 0.98 0,96 0,96 0,97 Bình quân số trâu, bò/người 0,24 0,24 0,21 0,20 Bình quân số trâu, bò/ha đất tự nhiên 0,36 0,37 0,39 0,40 Bình quân số trâu, bò/ha đất nông nghiệp 0,89 0,82 0,84 0,86
  17. 10 Qua bảng số liệu ta thấy: Số trâu, bò/hộ năm 2016 là 0.98con/hộ. Năm 2017 là 0,96con/hộ,giảm 0,02con/hộ so với năm 2016. Năm 2018 là 0,96 con/hộ, giảm 0.02con/hộ so với năm 2017 2.2.5. Thuận lợi - Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội đối với miền núi. Xã luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các cơ quan chuyên môn của huyện đã góp phần tạo điều kiện cho xã Quài Nưa thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội. - Nhân dân các dân tộc trong xã luôn thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trình độ dân trí của người dân được nâng lên. Tình hình an ninh trên địa bàn xã cơ bản ổn định và giữ vững. - Các cấp, các ngành của tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho huyện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; đặc biệt là các xã vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng, tập quán canh tác. - Diện tích tự nhiên rộng, dân số đông, đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Nhân dân cần cù, chịu khó trong lao động. - Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp đã làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân. 2.2.6. Khó khăn - Tình hình diễn biến khí hậu, thời tiết ngày càng phức tạp, bất lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp; sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi diễn ra trên diện rộng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. - Trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều, do đó việc tiếp thu các quy trình kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
  18. 11 việc vận động nhân dân thay đổi phong tục sản xuất lạc hậu còn gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. - Địa bàn huyện rộng, giao thông đi lại khó khăn, nhất là trong những tháng mùa mưa đã ảnh hưởng nhiều đến công tác lãnh đạo và chỉ đạo của huyện cũng như các ban ngành trong huyện. - Công tác quản lý Nhà nước một số ngành, lĩnh vực còn yếu, công tác phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị với các xã, thị trấn còn hạn chế. Một số xã chưa chủ động triển khai nhiệm vụ, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên. 2.2. Một số bệnh thường gặp ở bò 2.2.1. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò Là bệnh truyền nhiễm ở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella multocida thể hiện đặc trưng tụ và xuất huyết ỏ các vùng đặc biệt trên cơ thể và vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu. Vi khuẩn Pasteurella multoeida hình gậy ngắn, tròn, đầu bắt màu grara dương, sẫm ỏ hai đầu nên gọi là "vi khu lưỡng cực tính". Có sức đề kháng cao cho nên vi khuẩn 1 tại lâu trong đất ẩm và thiếu ánh sáng, trong giếng, ao có nhiều chất hữu cơ, trong chuồng trại từ vài tháng đến năm. Vi khuẩn tụ huyết trùng dể bị diệt bàng nưóc nóng 58 trong 20 phút, ánh sáng mặt trời trong 12 giò, nuớc vôi 10%, forn 1%, acid fenic 5% đều điệt được trong thòi gian 1 - 3 phút. - Lây bệnh Bệnh phát sinh ỏ các vùng nóng ẩm. Trời mưa vi khuânr có sẵn được nước mưa đưa lên mặt đất, rồi đính vào cỏ, rơm rạ, gia súc ăn, uống nưóc nhiễm khuẩn sẽ mắc bệnh. Một số trâu bò khoẻ cũng mang vi khuẩn này, trong hệ thống thức ăn và hô hấp. Khi súc khoẻ gia súc yếu giảm sức đề kháng, mất thế cân bàng
  19. 12 sinh học thì vi khuẩn trở nên cưòng độc gây bệnh. Bệnh lây do nhiều nơi mổ thịt gịa súc ốm bán thịt, v.v Chó, mèo, ruồi, muỗi cũng là con vật môi giỏi bị lây lan bệnh. - Mùa bệnh rải rác quanh năm ở các vùng nóng ẩm, song rộ lên vào mùa mưa, nóng từ thắng 6 đến tháng 9. Ở nước ta, bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở khắp các vùng thường vào mùa lũ lụt, - Triệu chứng và bệnh tích Bệnh thưòng có ở thể cấp tính cho trâu bò, nung bệnh chi 1 - 3 ngày, thể hiện không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40 - 42°C; nước mắt, mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẩm, tối xám. Hạch lâm ba sưng, nhất là ở hầu sưng rắt to gia súc phải lè lưõi ra, thở khó, thưòng gọi là "bệnh lưõi đòng" hoặc "bệnh trâu bò hai lưỡi" gia súc đi lại khó khăn do sưng thủng thùy hạch lâm ba vai, đùi. Bò bệnh thở mạnh và khó do màng phổi viêm, tràn dịch, tụ huyết, viêm phổi cấp. Một số trâu bò bị thể đường ruột thì chùm hạch ruột sung to có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ, xuất huyết nặng, tróc ra, ỉa chảy dữ dội, phân lẫn máu. Lúc gần chết, trâu bò bệnh nằm lệt, đái ra máu, thỏ rất khó, xuất huyết ở các niêm mạc. Diễn biến bệnh trong 3 ngày - 5 ngày, chết đến 90 - 100%, nếu nhiễm trùng máu chết nhanh hớn trong 1 - 1,5 ngày. Nếu bệnh ác tính thì đột nhiên bò sốtt cao 41 - 42°c, hung dữ, điên cuồng, đập đầu vào chuồng, chết nhanh trong 24 giờ. Gia súc bệnh không chết sẽ chuyển ra mãn tính, ruột viêm lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp, viêm phế quản và phổi mãn tính. Trong vài tuần, gia súc có thể khỏi bệnh nhưng thường gầy rạc. Chúng tôi đã gặp một số trường hợp bò bị bệnh cũng có các triệu trứng tương tự như trên, chúng tôi chẩn đoán gia súc mắc bệnh tụ huyết trùng và
  20. 13 đưa ra phác đồ điều trị như sau: Penicillin: 10.000 UI/ Kg TT. Streptomycin: 20 mg/ Kg TT. Pha với nước cất hoặc vitamin B1 tiêm bắp, kết hợp với B - Complex trợ sức, trợ lực cho con vật, tiêm 2 lần/ ngày. Sau 3 - 5 ngày điều trị con vật đã có tiến triển tốt, giảm bớt các triệu chứng và khỏi bệnh. 2.2.2. Bệnh chướng bụng đầy hơi - Triệu chứng và bệnh tích Bò ăn thức ăn thô xanh dễ lên men như cỏ ướt nước mưa, hoặc cỏ bãi chăn ướt sương, lá su hào, bắp cải, v.v làm bụng chướng đầy hơi. Nếu quá đầy hơi cấp tính bò có thể chết, do ngạt thở vì bụng căng dồn ép phổi trong vài giờ. Bò bệnh bỏ ăn, hay nhìn về phía sườn, lưng hơi cong lên, bụng to dần nhất là lõm hông bên trái có thể căng phồng lên cao hơn cả đưòng sống lung và vòng cung sườn, gõ vào nghe như tiếng trổng, tim đập nhanh, thở khó. - Phòng và trị bệnh + Không chân thả bò quá sớm vào những ngày sương nhiều, tránh bớt những ngày mưa gió. + Cho bò ăn các loại thức ăn để lên men ở tỷ lệ vừa phải phối hợp với rơm cỏ khô, thức ăn tinh. - Khi bò bị bệnh có thể chữa bằng các bài thuốc thông dụng như lá tía tô 1 nắm to giã với 50g muổi vắt lắy nước cho bò uống; hoặc dùng tỏi 3 củ, bồ kết 3 quả, gừng 1 củ giã nhỏ với một nắm rau răm hòa nưóc cho bò uống, tỏi và bồ kế nướng lên. Có thể đốt đống nhúm bằng rơm rạ trấu có bỏ í quả bồ kết vừa sưởi ấm bụng và cho bò ngửi mùi bồ kết. Dùng phượng pháp thông hơi bằng ống cao su loại tc 30 - 5Ọpm ấn vào
  21. 14 thượng vị dạ cỏ cho thoát hơi. Có thể xoa xát bằng rơm rạ hai bên bụng dạ cỏ, cho bò đứng ở chỗ chân trưổc cao, chân sau thấp để thượng vị mở ra hơi trong dạ cỏ dễ thoát ra. Trường hợp bụng bò quá chướng lên thì phải dùng ống troca đường kính 8mm, dài 15cm chọc thẳng vào dạ cỏ cho hơi thoát nhanh ra ngoài. 2.2.3. Bệnh ghẻ Là bệnh ngoài da đổi vổi đàn gia súc phổ biến ở hầu hết các nưỏc. Ở nước ta trâu bò ở vùng đồng bằng sông Hồng bị ghẻ 10 - 14% (Phạm Sỹ Lăng, 1980). Bệnh gây mẩn ngứa, viêm da, trâu bò không yên tĩnh, gầy còm ốm yếu do ghẻ ký sinh ở biểu bì da gây ra. Ghẻ trưởng thành đục khoét các khe rãnh trên lớp biểu bì, hút các chất dinh dưỡng ở lớp dịch của da để sống và sinh sản. Một đời ghẻ cái 2 tháng đẻ 40 - 50 trứng vào các rãnh của da, trứng nở thành ấu trùng sau 5 - 6 ngày, qua giai đoạn trĩ trụng rồi lột xác thành ghẻ trưởng thành, chu kỳ kéo dài 14 ngày (Lapage, 1968). - Triệu chủng và bệnh tích Bò bị ghẻ ở da có mụn đỏ nhỏ như hạt tấm mọc thành tùng đám, nổi với nhau theo các đường rãnh nhỏ được ghẻ đục khoét, thường ở các chỗ da mềm quanh vú, nách bẹn, tai Các đám ghẻ gây ngứa mẩn, bò phải cọ vào chỗ cứng như cây cối, tường nhà cho đỡ ngứa, có khi da bị nứt nẻ, chảy máu, rụng lông, sân sùi. Nếu bị nhiễm bệnh thứ phát thưòng có các mụn mủ trên da mặt, lở loét, lây lan chỗ khác, chữa lâu khỏi. * Phòng và trị bệnh + Phòng: Tắm chải sạch sẽ cho trâu bò, bê nghé, chuồng trại sạch, lót rơm rạ sạch, hoặc dọn phân hàng ngày. Khi có bò ghẻ phải cách ly để điều trị, tẩy uế chuồng trại, phun dipterex 2% theo định kỳ 10 ngày/lần. + Trị bệnh: Phổ biến là dùng mỡ lưu huỳnh 10% bao gồm bột lưu
  22. 15 huỳnh lOg, vaselin 90g. Đun vaselin chảy ra (hoặc mỡ bò, mỡ lợn), cho từ từ bột lưu huỳnh vào trộn đều, để nguội. Sau khi tắm chải sạch, cạy nốt ghẻ, bôi mỡ này vào chỗ da ghẻ, nhớ là không bôi quá 1/3 mặt da trâu bò. Cách mỗi ngày bôi 1 lần. Rọ mồm bò không cho liếm vào chỗ thuốc bôi. Nếu có nhiễm trùng da thì dùng kháng sinh tiêm hoặc uống: Penicillin 10.000 đơn vị/kg thể trọng/ngày; Streptomycin 10mg/kg thể trọng/ngày; Tetracyclin 20mg/kg thể trọng/ngày, bồi dưõng vitamin C, dầu cá cho bò ghẻ. Dùng dipterex 20g trộn với l000ml dầu máy đun nóng 40°c, quấy đều rồi bôi như trên. 2.2.4. Bệnh hội chứng tiêu chảy Thường bò và bê non bị bệnh vào mùa xuân mưa phùn, mùa hè và đầu thu trời nóng, ấm làm chuồng trại và bãi chăn ô nhiễm. Thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn bị ôi mốc. Bò bê nhiễm vi khuẩn gây viêm ruột E. Goli, Samonellí enteritidis, hoặc nhiễm thứ phát sau khi ruột bị tổn thuơng bởi ký sinh trùng, hoặc que đinh Gây hội chứng tiêu chảy cho bê nghé thựòng là virus Parvo ở bê non, nấm candida albicans, giun đũa Toxocara vitulorum, sán lá gan Fasciola gagantica, Fasciola hepatica. - Triệu chứng và bệnh tích Bò bê bị bệnh ăn ít, uống nước nhiều, gần như không nhai lại, dạ dày đầy thức ăn, đi ỉa lỏng phân sền sệt, bệnh nặng thì phân chỉ là dịch màu xám vàng, xám xanh có khi lẫn máu, tanh khắm và đi ỉa 10 - 15 lần mỗi ngày. Bò ốm gây sút nhanh, mắt trũng, lờ đờ, rối loạn các chất điện giải muối K, Na và Ca trong máu, mất nước dẫn đến tủ vong. Bê non tỷ lệ chết cao. - Phòng và trị bệnh + Cho bò bê ăn sạch, uống sạch, ỏ sạch. Phân phải ủ để diệt mầm bệnh, làm vệ sinh chụồng trại sạch sẽ.
  23. 16 + Bò bê bị bệnh cần xem xét chẩn đoán nguyên nhân gây hội chúng ỉa chảy, thường là dùng phối hộp các loại kháng sinh, chống nhiễm khuẩn như Chlorocide 20 - 30mg/kg thể trọng/ngày; oxytetracycline 20 - 30mg/kg thể trọng/ngày, Bisepton 30 - 50mg/kg thể trọng/ngày, cho trợ lực vitamin Bị, long não hay cafein. Nếu bị giun thì dùng Mebendazol 10 - I5mg/kg thể trọng/ngày hoặc Tetramisol 7 - lOmg/kg thể trọng/ngày, kết hợp nhiễm khuẩn thì dùng Chloramphenicol 20 - 3Qmg/kg thể trọng/ngày và Bisepton 40 - 50mg/kg thể trọng/ngày liên tục trong 3 - 4 ngày. 2.2.5. Bệnh giun đũa Bệnh do giun đũa Toxocara vitulorum gây ra cho bê nghé hầu khắp các vùng ở lúa tuổi 17 ngặy đến 3 tháng, bê lớn hơn và gia súc trưởng thành không bị. Giun đực dài 13 - 15cm, giun cái 19 - 23cm. Giun cái đề trứng ra ngoài gặp nhiệt độ thích hợp trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Nhiệt độ càng cao, trứng phát triển nhanh hơn: 15 - 17°C phải 38 ngày, 19 - 22°C: 20 ngày, 25°C: 10 -12 ngày, 28 - 30°C: 7 ngày, 31 - 32°C chỉ 6 ngày và đến 34- 35°C trứng ngừng phát triển. Bê ăn phải trứng giun đũa saụ 43 ngày đã có giun trưởng thành trong cơ thể. Giun đũa ở bê, nghé cũng có thể qua máu truyền vào bào thai khi bò chửa truớc khi đẻ 124 - 192 ngày ăn phái trứng giun gây bệnh. - Triệu, chứng vâ bệnh tích. Giun trưởng thành ỏ ruột non nhiều vít chặt làm tắc ruột có khi thủng ruột, có thể chui vào ống mật. Giun tiết chất độc gây tiêu chảy làm bê, nghé gầy sút nhanh. Giun ăn hết chất dinh dưỡng thức ăn làm cho bê, nghé gầy yếu. Khi bi nghé bị chết xác xơ, niêm mạc ruột lấm tấm tụ mắu đỏ, dạ múi khế có các cục sữa trắng không tiêu. Ở tá tràng, có con bê chết đầy giun đũa đến 200 - 300 con, xếp 5 - 6 hàng làm tắc ruột, còn có giun chui vào dạ múi
  24. 17 khế, dạ cỏ, ống mật. Nhiệt độ cơ thể bê, nghé ốm lên đến 40 - 41°C, gần chết thì xuống dưới bình thường. Đặc điểm điển hình khi bế, nghé bị bệnh giun đũa phân trắng, có mùi rất thố. - Phòng và trị bệnh + Giữ vệ sinh chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, tẩy uế, phân diệt trứng giun. Nuôi dưỡng tốt trâu bò mẹ đủ sữa cho bê nghé bú tăng sức khoẻ, mau lớn. + Tẩy giun cho bê nghé vùng có bệnh từ 20 ngày, 1 thấng tuổi + Dùng các loại thuốc: Piperazin vói liều 0,3 - 0,5g/k thể trọng trộn với thức ăn hoặc hòa nước uống; Phenothiazi 0,05g/kg thể trọng cho uống 2 lần trong ngày, liền trong ngày; Tetramisol 10mg/kg thể trọng, cho uống sau khi bú hoặc ăn; Mebenvet 0,5g/kg thể trọng, vào 2 buổi sáng Santonin 0,02g/kg thể trọng cùng với thuốc tẩy giun kèm. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Theo các tác giả nước ngoài, quá trình sinh trưởng của gia súc chịu sự tác động của hai yếu tố chính đó là: đặc điểm di truyền của giống và môi trường chăm sóc nuôi dưỡng và chọn lọc. Trong thực tế cho thấy các giống khác nhau thì có khả năng sinh trưởng khác nhau. Những giống bò thịt Santa Gertrudis, Here ford có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt 1000 - 1200 g/con/ngày, trong khi đó các giống kiêm dụng thịt-sữa Redsindhi chỉ có thể đạt tốc độ sinh trưởng 600 - 800 g/con/ngày. Eward Sasimonshi (1987) [19] có nhận xét khối lượng của động vật phụ thuộc vào bản chất di truyền của loài, giống và các yếu tố: Tuổi, tính biệt, yêu cầu thức ăn và thời tiết khí hậu. Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia súc là giống. Khi so sánh con lai giữa bò Russian Black pied và Holstein với
  25. 18 bố mẹ, tác giả Ertuev M.M, Koltosova I. Y.U (1984) [20] đã cho biết bò lai có khối lượng lớn hơn rõ rệt ở lúc 3, 6, 12 và 18 tháng tuổi. Sự khác nhau trung bình từ 11,2 - 21,6 kg/con trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khối lượng sơ sinh của bê cũng ảnh hưởng rõ rệt tới tốc độ sinh trưởng của bê ở giai đoạn 11 tháng tuổi. Theo tác giả Dashdamirov K.Sh (1992) [18] khi nghiên cứu bò đực Aberdeen - Angus (AA), Cubanzebu (Cz), F1 (AA x Cz) và F2 thu được kết quả tương ứng là: Khối lượng sơ sinh trung bình 29,9 ; 31,3 và 32,0 kg chênh lệch nhau không nhiều nhưng khi 12 tháng tuổi, khối lượng lại có sự chênh lệch đáng kể tương ứng là: 207,9 kg 281,6 và 293,8 kg. Khi so sánh các con lai F1 của các giống khác nhau: Charolais, Chiania, Indo - Brazilian, với bò Zebu, tác giả Montano. M và CTV (1991)[26] đã thấy: Sinh trưởng của bò chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bò lai F1 Charolais và Chiania có khối lượng sơ sinh và tốc độ sinh trưởng lớn hơn các bò lai giống khác từ 4 - 10%. Tác giả Saint. M (1991) [28] khi so sánh năng suất sinh trưởng của giống thuần Charolais, Holstein, Mentbeliard, Aberdeen và con lai giữa chúng với bò cái Adama cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa các giống thuần chủng và giống lai, giữa con đực và con cái. Khối lượng sơ sinh là 24,8 ± 0,6 kg và 30,4 ± 1,1 kg (ở con đực) ; 23,2 ± 6,6 kg và 30,9 ± 0,09 kg (ở con cái). Tăng trọng trên ngày là 470 ± 22 g và 663 ± 17,6 g ở con đực ; 452 ± 18 g và 469 ± 14 g ở con cái. Các nghiên cứu của Sung. Y. T và Wang. K. C, (1988)[29] về năng suất của giống bò Redsindhi, Santa Gertrudis và con lai của chúng với bò Taiwan Yellow cho thấy: Khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khối lượng 1 tuổi ở bò Santa Gertrudis tương ứng là 27,6 ; 130,7 và 117,7 kg, cao hơn rõ rệt so với các bò khác (20,0 - 24,3 ; 89,4 - 105,4 và 113 - 138 kg). Tốc độ sinh trưởng của bò Redsindhi nhìn chung thấp.
  26. 19 Theo Lopez - D và Ruiz - C (1983) [24] khi so sánh sự sinh trưởng của bò lai tơ 5/8 Holstein Friesian - 3/8 Zebu và con lai đời 1 của chúng, đã cho biết: Con lai của chúng có khối lượng sơ sinh cao hơn rõ rệt so với quần thể nhưng không khác nhau rõ rệt giữa hai nhóm ở trọng lượng 120 ngày hoặc tăng trọng/ngày. Theo Abassa K. P và cộng sự (1989) [17] khi nghiên cứu trên 1401 bò Gobsa thì hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa 12 và 18 tháng tuổi tương ứng là: 0,14 ; 0,134 ; 0,33 và 0,15. Các yếu tố như: điều kiện nuôi dưỡng, môi trường, ngoại cảnh, thời tiết, khí hậu, các vùng sinh thái khác nhau đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của gia súc. Các điều kiện tự nhiên như: Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ đều ảnh hưởng tới sinh trưởng của bò nhất là đối với cơ thể non. Thực tế cho thấy bò ở vùng khí hậu ôn đới có tốc độ sinh trưởng lớn hơn bò ở vùng khí hậu nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu của Johnson (1958 - 1961) [22] về khả năng tăng trọng của bò cho thấy: Ở vùng khí hậu nóng bò sinh trưởng chậm hơn so với bò ở vùng khí hậu ôn đới có nhiệt độ trung bình là 10°C. Lampkin Quaterman (1994) [23] cho thấy bò đực F1(Hereford x Augus) nuôi dưỡng trong điều kiện nóng ở Imperian bị giảm khả năng sinh trưởng, nhận xét do nhiệt độ môi trường đã liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể bò theo giới hạn di truyền của giống. Chu kì chiếu sáng cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của bò. Thí nghiệm của Michigal U.S. A, Sorensen T. M (1984) [25] đã thử nghiệm trên bê có khối lượng sống dưới 360 kg, cho thấy ánh sáng ảnh hưởng đến tăng trưởng của bê, còn đối với bò đã trưởng thành sự thay đổi về cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng ít ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng.
  27. 20 2.3.1.1. Ảnh hưởng của thức ăn ủ đến năng suất của bò. Wall và cộng sự (1996) [30] qua nghiên cứu và thấy rằng hiệu suất sử dụng đạm của gia súc cao hơn khi ăn cỏ khô với cỏ ủ. Felipe (1965) [21] cho rằng 5kg cỏ ủ tương đương với 1 đơn vị thức ăn. Frands Dolberg và Peter Finlayson, 1990 (Trịnh Văn Nội, 1994) [15] đã tiến hành ủ rơm để nuôi bò thịt ở Trung Quốc, theo dự án FAO (1990 - 1992). Tác giả đã sử dụng Protein thoát qua dạ cỏ để nâng cao khả năng hấp thu Protein, đã cho kết quả tăng trọng từ 608g ± 198 - 173g ± 90 so với 1027 con bò của 312 gia đình trong 12 làng tại 4 vùng Huaiyang, Shanshiu, Beixiang, Ding Xing. Paul Pozy và cộng sự (2001) [27] cho rằng: Trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam, ủ thức ăn cho phép người chăn nuôi bò có nguồn thức ăn ổn định quanh năm, và nhất là khi thiếu thức ăn tươi xanh trong thời kỳ khô hạn kéo dài, trong mùa đông, khi ngập úng 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nguyễn Kim Ninh và CTV (1985) [14] theo dõi về khả năng sinh trưởng của bò lai F1 tại Ba Vì cho thấy khối lượng bê sơ sinh: 21±0,41kg ; 6 tháng tuổi đạt 106,0 ± 2,72 kg ; 12 tháng tuổi đạt 150,3±3,30kg ; 18 tháng tuổi đạt 206,4 ± 7,67 kg. Lê Xuân Cương và CTV (1993) [4] nghiên cứu về khả năng sinh trưởng cùa bò lai F1 nuôi ở xí nghiệp An Phước - Đồng Nai cho biết: Khối lượng sơ sinh là 22,10kg, khối lượng 12 tháng tuổi là 136,40kg, 18 tháng tuổi là 181,60kg. 2.4.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của rơm ủ ure đến sinh trưởng của bò Từ những năm 1970, việc nghiên cứu xây dựng các khẩu phần thích hợp cho từng đối tượng bò đã được Viện chăn nuôi tiến hành với các kết quả
  28. 21 khả quan, được tổng hợp trong cuốn " Nuôi bò thịt " do Lê Viết Ly, 1995 làm chủ biên [12] . Frands Dolberg và Peter Finlayson, 1990 (Vũ văn Nội, 1994) [15] đã tiến hành ủ rơm để nuôi bò thịt ở Trung Quốc, theo dự án FAO (1990- 1992). Tác giả cũng sử dụng Protein thoát qua dạ cỏ để nâng cao khả năng hấp thụ Protein(khô dầu bông) đã cho kết quả tăng trọng từ 608g ± 198 - 173g ± 90 so với 1027 con bò của 312 gia đình trong 12 làng tại 4 vùng Huaiyang, Shanshiu, Beixiang, Ding Xing. Vũ Văn Nội và cộng sự, 1994 [15] trong điều kiện chăn thả còn hạn chế, bổ sung thêm rơm ủ ure và bánh dinh dưỡng (MUB) có hàm lượng bột cá 20%, bê lai F1 hướng thịt tăng trọng đạt 402 - 429 g/con/ngày, trong khi nuôi quảng canh chỉ đạt 210 - 240 g/con/ngày. Lê Viết Ly (1995) [12]đã thí nghiệm bổ sung thức ăn cho bò lai hướng thịt tại Hà Tam - Gia Lai và An Nhơn - Bình Định là sử dụng rơm ủ ure 4% và 2 loại tảng đá liếm ure rỉ mật MUB. Ở mỗi địa điểm 15 bê thịt đồng đều về tuổi, tính biệt, giống, khối lượng được phân vào 3 lô, mỗi lô 5 con. Kết quả TN sau 3 tháng cho thấy: Bê lai F1 (gồm Red Sindhi, Charolais, Limousine, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis) nuôi chăn thả quảng canh tăng trọng thấp 0.21-0.24 kg/con/ngày, nếu được ăn bổ sung thêm rơm ủ ure + tảng liếm MUB tăng trọng sẽ tốt hơn 0,386 đến 0,429 kg/con/ngày (Hà Tam) và) 0,342- 0,402 kg/con/ngày (Bình Định) vượt hơn 60% so với chăn thả quảng canh. Lê Viết Ly (1995) [12] nghiên cứu sử dụng bột hạt bông, rỉ mật, rơm xử lý 4% ure và rơm không xử lý ure bổ sung cho bò lai vào mùa khô cho thấy: sau 6 tháng thí nghiệm bò được bổ sung hạt bông, rỉ mật, rơm xử lý ure 4% tăng trọng bình quân 568 g/con/ngày và lô bổ sung hạt bông, rỉ mật và rơm không xử lý ure tăng trọng 454 g/con/ngày, trong khi lô không bổ sung chỉ tăng trọng 157 g/con/ngày Sử dụng NaOH kiềm hóa bã mía, sử dụng rơm, lúa mì, hạt bông đã
  29. 22 được tiến hành thành công và xây dựng khẩu phần vỗ béo bò lai hướng thịt với quy mô lớn tại Trung Quốc. Với lượng hạt bông cho ăn từ 1,5 - 2 kg/con/ngày, bò tăng khối lượng bình quân 781 - 892 g/con/ngày (Lê Viết Ly, 1995) [12]. Tại đây đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật xử lý rơm như amoniac hóa rơm Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự (1998) [6] nghiên cứu rơm ủ ure 4% trong 14 và 21 ngày cho thấy: Hàm lượng Protein tổng số tăng cao nhất sau 14 ngày ủ (10,5%), sau 21 ngày tăng 6,43% Protein thô. Ủ rơm với ure có ảnh hưởng rõ rệt đến cấu trúc xơ: xơ không hòa tan trong dung dịch trung tính giảm 2,04%, lignin giảm 2,81%, hemicellulose và cellulose tăng tương ứng là 0,51 và 0,25 trong VCK. Tác giả đề nghị nên sử dụng rơm ủ với ure 4% cho bò nên bắt đầu cho ăn từ ngày thứ 14 - 21. Người ta thường dùng ure như một nguồn amoniac để xử lý rơm. Rơm xử lý ure đã tăng được gấp đôi Ni tơ tổng số từ 3-5% lên 9-10% tăng được gấp đôi Protein ở ruột non, tỷ lệ tiêu hóa và lượng tiêu thụ thức ăn cũng tăng lên (Lưu Kỷ, 1996 [10] ; Bùi Đức Lũng, 1999 [11] ). Trong những năm 1998-2000, tiểu phần “Nghiên cứu sử dụng các phế phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi bò thịt” của dự án “Chăn nuôi bò thịt có lãi ở Việt Nam” (Vũ Chí Cương và cộng sự, 2001)[5] đã cho thấy với khẩu phần vỗ béo bằng rỉ mật đường (45% chất khô của khẩu phần) kết hợp với hạt bông và rơm khô không cần cỏ xanh, bò lai Sind có thể tăng trọng trong giai đoạn vỗ béo từ 650 - 700 g/con/ngày, trong khi đó nuôi bò đại trà chỉ tăng trọng 300 - 400 g/con/ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch, 2004 [16] khi theo dõi sự biến đổi thành phần hóa học của rơm xử lý bằng ure và vôi với mức ure: 0%, 2%, 4%; mức CaO: 0%, 3%, 6% và thời gian ủ là 21 ngày, cho thấy hàm lượng Ni tơ tăng lên rõ rệt, hàm lượng NDF, hemicellulose giảm.
  30. 23 Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hùng, Đặng Vũ Bình (2004) [9] khi sử dụng rơm lúa và thân áo ngô sau thu hoạch có ủ ure 4% để nuôi bò lai Sind giai đoạn xuất chuồng cho tăng khối lượng 758 - 784 g/con/ngày, thành phần hóa học của thịt bò mổ khảo sát đạt yêu cầu về chất lượng 2.4. Đặc điểm sinh trưởng của bò 2.4.1. Khái niệm về sinh trưởng Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của cơ thể và các bộ phận trong cơ thể. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Văn, 1992: Theo Gartner - 1992, quá trình sinh trưởng được xem trước tiên như là kết quả phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống. Như vậy, sinh trưởng là sự tăng về kích thước, khối lượng tế bào, mô hay bộ phận cơ quan trong cơ thể. Đó là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và dị hóa. Sự sinh trưởng (biến đổi về số lượng) và sự phân hóa (biến đổi về chất lượng) tạo nên sự phát triển của cơ thể từ lúc bào thai đến lúc già chết định dạng văn bản 2.4.2. Các quy luật sinh trưởng Quá trình sinh trưởng của gia súc tuân theo những quy luật nhất định. Trong chăn nuôi, muốn đánh giá đúng sự phát triển của vật nuôi, cần nắm được các quy luật chung về sinh trưởng, phát dục cũng như nhu cầu cần cho sự phát triển của cơ thể và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình này. Thực chất của quá trình sinh trưởng là biết điều khiển sự phát triển của cá thể sẽ tạo ra nhiều sản phẩm của gia súc. Quá trình sinh trưởng tuân theo những quy luật nhất định, phổ biến là quy luật phát triển theo giai đoạn, quy luật phát triển không đồng đều và quy luật phát triển theo chu kỳ.
  31. 24 * Quy luật phát triển theo giai đoạn Sự sinh trưởng theo giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo tác giả Đặng Vũ Bình: Thời gian của giai đoạn dài hay ngắn, số giai đoạn ít hay nhiều, sự đột biến trong sinh trưởng tùy từng giống, từng cá thể trong phạm vi giống đó. Hơn nữa, tính giai đoạn không phải đặc trưng của cả cơ thể nói chung mà là của từng bộ phận trong cơ thể. Theo quy luật này, sinh trưởng của gia súc được chia thành hai giai đoạn rõ rệt đó là: giai đoạn trong cơ thể mẹ và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ. Giai đoạn trong cơ thể mẹ: giai đoạn này được xác định từ khi trứng được thụ tinh (tạo hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra ngoài. Trong giai đoạn này cả hai quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mãnh liệt. Bào thai được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống nhau thai. Thời kỳ này thai phát triển mạnh, bình quân tăng từ 220 - 230g/ngày (thai trâu bò). Quá trình sinh trưởng phát dục trải qua ba thời kỳ: Thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi, thời kỳ thai nhi. Giai đoạn thai giữ một vị trí quan trọng sự phát triển cơ thể, chính giai đoạn này hình thành các cơ quan, hệ thống, xác định cơ chế thích ứng của cơ thể với điều kiện ở giai đoạn sau. Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ: Bắt đầu từ lúc con vật được sinh ra cho đến lúc con vật già và chết hay bị giết thịt. Ở giai đoạn này cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh trưởng phát dục của nó. Người ta chia giai đoạn này thành các thời kỳ sau: thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ, tốc độ sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn rất mạnh, nhưng trong mỗi thời kỳ có những đặc thù riêng, chẳng hạn thời kỳ mới đẻ và bú sữa các loại xương ngoại vi phát triển mạnh, do đó con vật tăng về chiều cao. Nếu trong thời kỳ đầu khối lượng cơ thể tăng lên do sự phát triển của mô, cơ và xương thì ở kỳ sau con vật trưởng thành cơ thể bắt đầu tích lũy mỡ.
  32. 25 * Quy luật phát triển không đồng đều Cơ thể gia sức không phải bất cứ lúc nào, hay lứa tuổi nào cũng phát triển theo một quy luật, một sự cân đối từ đầu đến cuối. Sự sinh trưởng phát dục của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận còn có sự thay đổi theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về cường độ, tốc độ ở các lứa tuổi khác nhau. Tính biệt trong sự phát triển đó cũng chính là quy luật phát triển không đồng đều của gia súc và được biểu hiện ở nhiều mặt như: Sự không đồng đều về tăng trọng, lúc gia súc còn nhỏ khả năng tăng trọng ít, nhưng sau đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng lại giảm đi, rồi ổn định. Cuối cùng nếu được nuôi dưỡng tốt gia súc sẽ tích lũy mỡ (giai đoạn vỗ béo). So sánh cùng loài với nhau, thì ở bất kỳ loài gia súc nào, hệ số tăng trọng ở thời kỳ trong thai đều vượt xa thời kỳ ngoài thai,trích Nguyễn Đức Chuyên, 2004 [2]. Tính không đồng đều còn thể hiện ở sự phát triển ở hệ thống xương qua các lứa tuổi khác nhau, qua sự phát triển cá thể, khi ra khỏi cơ thể mẹ nhìn chung gia súc phát triển mạnh chiều dài tiếp theo chiều sâu, rộng. Sự phát triển tuần tự chiều dài, sâu, rộng cũng tuân theo quy luật nhất định và ở từng giai đoạn cũng có khác nhau. Các bộ phận, tổ chức trong cơ thể cũng phát triển không đều. Sự hình thành và phát triển của từng bộ phận còn phụ thuộc vào từng vị trí, chức năng và vai trò của nó. Sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cuối cùng dẫn đến sự phát triển cân đối của cơ thể. Vì thế, nó khẳng định: Sự cân đối của cơ thể thay đổi theo sự phát triển. * Quy luật phát triển theo chu kỳ Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng lạ. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh của tế bào: có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ
  33. 26 phát triển mạnh lại. Sự lặp đi lặp lại đó một cách nhịp nhàng tạo nên một sự phát triển có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ. Trong chăn nuôi việc hiểu rõ chu kỳ rất quan trọng, đặc biệt việc hiểu biết về chu kỳ tính giúp nhà chăn nuôi lên kế hoạch thụ tinh cho gia súc, điều khiển được thời gian đẻ, tránh hiện tượng vô sinh cho gia súc 2.4.3. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò Để biết được khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta thường dùng phương pháp cân và đo các chiều đo trên cơ thể vật nuôi. Thông qua các số liệu cân, đo người ta xác định được tốc độ sinh trưởng của vật nuôi. Để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước của trâu bò ở các thời điểm nhất định, đó là: Sơ sinh, 6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi. Đồ thị biểu diễn là đường cong có hướng đi lên (tăng dần). Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước của con vật tăng lên trong một đơn vị thời gian, với khối lượng thường xác định là khối lượng cơ thể tăng lên/ngày (g/con/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối thường được biểu diễn bằng biểu đồ hình cột. Sinh trưởng tương đối: Là tỉ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước của con vật trong một khoảng thời gian nào đó. Sinh trưởng tương đối được biểu diễn bằng đồ thị đường cong có hướng đi xuống (giảm dần)(trích Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007). Việc đánh giá sự phát triển của vật nuôi qua xác định kích thước các chiều đo cũng là một nội dung quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá con giống theo hướng sản xuất của chúng.
  34. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm - Đàn bò tại xã Quài Nưa - Tuần Giáo - Điện Biên. - Địa điểm: Xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đại diện cho vùng nội địa, là vùng có tập quán canh tác lúa nước một vụ và phát triển mạnh về ngô. - Thời gian thực tập: Từ ngày 29/11/2018 đến ngày 25/05/2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cơ bản của xã Quài Nưa. - Tình hình biến động đàn trâu bò trong những năm gần đây. - Tình hình mắc bệnh trên đàn bò tại xã. - Đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh thích hợp. - Đánh giá thuận lợi, khó khăn, giải pháp cụ thể để duy trì và phát triển đàn trâu, bò của địa phương. 3.3. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin - Phương pháp điều tra gián tiếp: Tiến hành điều tra thông tin qua sổ sách của xã. - Phương pháp điều tra trực tiếp: Thống kê đàn bò cần điều tra, lập sổ sách theo dõi.Hàng ngày theo dõi đàn bò, chẩn đoán lâm sàng, phát hiện những con mắc bệnh. 3.4. Phương pháp xử lý số liệu Một số công thức tính: Số bò mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x100 Tổng số bò theo dõi (con)
  35. 28 Số bò khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x100 Số bò điều trị (con) Tổng thời gian điều trị từng con (ngày) Thời gian điều trị trung bình (ngày) = Số bò điều trị (con) Các số liệu thu được được xử lý theo phương pháp thông kê sinh học và phần mềm Microsoft excel 2007.
  36. 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 4.1. Các điều kiện - kinh tế xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội a. Tình hình chung Quài Nưa là một xã vùng thấp của huyện Tuần Giáo nằm ở phía Bắc của huyện, có trục đường Quốc lộ 6A đi qua địa bàn xã. Địa bàn xã tương đối rộng: Phía bắc giáp với xã Quài Cang của huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên; Phía nam giáp với thị trấn Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên; Phía đông giáp với xã Tủa Tình của huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên; Phía tây giáp với xã Mường Thín - Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên. Tổng diện tích tự nhiên là:3.912,92 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là: 2.887,94 ha. Đất phi nông nghiệp là: 223,62 ha. Đất chưa sử dụng là: 801,36 ha. Với tổng số hộ là: 1.609 hộ. Tổng số khẩu là: 7.850 khẩu. Tổng số địa bàn dân cư trong xã gồm 24 bản, gồm có 02 dân tộc anh em chung sống đó là: Dân tộc Thái và Dân tộc Kinh. Trong đó dân tộc Thái chiếm 96,2%, dân tộc Kinh chiếm 3,8 %. Đời sống nhân dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Quài Cang là xã thuộc khu vực II là một trong những xã nghèo được hưởng chương trình 135 giai đoạn II theo Quyết định số 113/2007QĐ - TTg ngày 20 tháng 07 năm 2007 của thủ tướng Chính phủ. b. Điều kiện khí hậu thủy văn Khí hậu huyện Tuần Giáo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào khô và nóng. Khí hậu Tuần Giáo chia thành 2
  37. 30 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9) và mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình 18,2oC, độ ẩm 87%, lượng mưa trung bình là:1.805 mm/năm. Nhìn chung với điều kiện khí hậu của huyện là phù hợp với phát triển các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên, do mưa lớn và tập trung vào các tháng 5 đến tháng 9 và rét lạnh vào mùa đông, nên trong những năm qua thiệt hại do mưa lũ và rét đậm tới sản xuất trồng trọt và chăn nuôi là khá lớn. Chính vì vây, tỉnh cần có kế hoạch tuyển chọn tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu lạnh, dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa đông để hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, khí hậu. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Ngành trồng trọt Tổng diện tích đất canh tác xã Quài Nưa năm 2013: 1.128,50 ha, với tổng sản lượng đạt được là: 7.665,38 tấn. Trong đó + Tổng diện tích sản xuất lúa Đông xuân là: 156 ha, năng xuất 60 tạ/ha theo chỉ tiêu của huyện giao. + Tổng diện tích lúa mùa là: 227 ha, với năng suất đạt 50 tạ/ha. + Tổng diện tích lúa nương: 70 ha, với năng suất 23 tạ/ha. + Tổng diện tích đỗ tương: 285 ha, với năng suất 12,5 tạ/ha. + Tổng diện tích Ngô: 264,5 ha với sản lượng 22 tạ/ha. + Tổng diện tích sắn: 120 ha năng suất đạt 65 tạ/ha, sản lượng thu 780 tấn. Ngành chăn nuôi Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo kế hoạch trong năm 2014 của xã đã đạt được kết quả như sau: + Tổng số đàn trâu: 1.221 con. + Tổng đàn bò: 347 con.
  38. 31 + Tổng đàn lợn: 63.155 con. + Tổng đàn gia cầm các loại: 33.470 con. Phương hướng và nhiệm vụ cho năm 2019 là: + Tăng đàn trâu 1650 con + Tăng đàn bò 1032 con + Tăng đàn lợn 63.500 con + Tăng đàn gia cầm 35.000 con - Công tác chăn nuôi thú y Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm. Công tác kiểm soát các điểm giết mổ động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm phải được thực hiện nghiêm túc. Tình hình chăn nuôi trâu, bò ở xã Quài Nưa trong 3 năm qua (2017 – 2019) Trong 3 năm 2017-2019 tổng số đàn trâu bò của xã rất ổn định về số lượng. Trong năm 2017 tổng số trâu bò là 2552 con, trong đó trâu 1625 con, bò 927 con. Năm 2018 là 2769 con, trong đó trâu là 1682 con, bò là 1087 con, tăng so với năm 2017 là 217 con. Đối với năm 2019 tổng số trâu bò là 2682 con giảm so với năm 2018 là 87 con. Vậy qua đây chúng ta thấy rằng tổng số đàn trâu, bò của xã tăng chậm qua các năm, chính vì vậy công tác chăn nuôi cũng như thú y cần được chú trọng hơn. - Mục đích chăn nuôi trâu, bò qua bảng 5.1. Bảng 4.1. Số lượng trâu bò của xã Quài Nưa trong các năm Đàn trâu bò Năm Tổng số Trâu Bò 2017 2552 1625 927 2018 2769 1682 1087 2019 2682 1650 1032
  39. 32 Đối với lịch tiêm phòng và tình hình tiêm phòng trên địa bàn xã xảy ra rất tuân thủ nhất là với đàn gia súc. Trong 3 năm 2017-2019 tỉ lệ tiêm phòng đạt khá cao cụ thể trong năm 2017 là 86% so với tổng đàn, năm 2018 là 83% so với tổng đàn và năm 2019 là 81% .so với tổng đàn, cụ thể qua bảng 4.2. Bảng 4.2. Tình hình trâu, bò chết trong 3 năm qua 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (con) (%) (con) (%) (con) (%) Tổng đàn 2552 100 2769 100 2682 100 Số trâu chết 67 2,62 75 2,71 85 3.16 Số bò chết 71 2,78 87 3,14 91 3,39 Bảng 4.3. Tình hình tiêm phòng ở xã Quài Nưa Đã được tiêm Năm Tổng đàn (con) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 2017 2552 2194 86 2018 2769 2298 83 2019 2682 2172 81 Trâu bò tại đây được tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng và vắc xin lở mồm long móng. Quài Nưa là 1 vùng ở biên giới phía Bắc cho nên khí hậu khá là lạnh đối với đàm gia súc. Vì vậy cỏ cây ở đây cũng không phát tiến được nhiều và đây cũng là lý do chính đàn trâu bò tại xã chết, kết hợp với việc dịch bệnh xảy ra tại địa phương làm đàn gia súc chết .Trong 3 năm gần đây 2017-2019, số bò chết trong năm 2018 là 3,14% tăng 0,36% so với năm 2017,năm 2019 là 3,39% tăng 0,25% so với năm 2018 và 0,61% so với năm 2017, cụ thể qua
  40. 33 bảng 4.3. 4.2. Công tác vệ sinh, phòng bệnh Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn hạn chế những tác động xấu nhất từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, rửa nền chuồng,rửa máng uống nước của bò, đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ. Bảng 4.4. Vệ sinh chuồng trại Kếtquả Thời gian Trong chuồng Ngoài chuồng (lần) Sáng(sau khi cho Hốt phân, rửa chuồng Dọn vệ sinh bò đi ăn) sạch sẽ, khô ráo 1 Rửa máng nước,máng Trưa Rắc vôi cho ăn của gia súc 1 4.3. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng Trong chăn nuôi quy tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy việc phòng bệnh cho bò được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật. Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn bò luôn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn bò nhằm tạo ra trong cơ thể bò sữa có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.Để đạt được hiệu quả tiêm
  41. 34 phòng tốt nhất cho đàn bòthì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ bò. Trên cơ sở đó, địa phương chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn bò. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn bò của địa phương được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.5. Kết quả tiêm và phòng bệnh cho bò Số con Số con Liều Đường Tỷ lệ Bệnh được phòng theo dõi tiêm dùng tiêm (%) (con) (con) Tụ huyết trùng 2ml Tiêm bắp 1032 843 81 Long móng lở mồm 2ml Tiêm bắp 1032 843 81 Trong thời gian thực tập tại địa phương, em đã được tham gia tiêm phòng cho bò và bê giống nuôi tại địa phương. Sau khi sử dụng vắc xin, số bò và bê đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, tôi đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của công tác phòng bệnh và tự tin hơn, vững tay nghề hơn. 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho bò Bảng 4.6.Tình hình mắc bệnh trên bò Số con Số con Tỷ lệ Tên bệnh theo dõi mắc bệnh (%) (con) (con) Tụ huyết trùng 1032 75 7,26 Giun đũa 1032 95 9,20 Hội chứng tiêu chảy 1032 132 12,79
  42. 35 Kết quả của bảng cho thấy tổng đàn bò theo dõi là 1032con, Trong đó có 75 con mắc bệnh tụ huyết trùng, chiếm 7,26%. Bệnh giun đũa mắc 95 con chiếm 0,20%. Bệnh hội chứng tiêu chảy 132 con chiếm 12,79%. Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho bò Số con Số con Cách dùng Tỷ lệ STT Tên bệnh Thuốc điều trị khỏi Liều lượng (%) (con) (con) Tụ huyết Streptomycin 3mg/kgTT 97,3 1 trùng 75 73 10mg/kgTT Giun đũa Tetramisol 95 89 93,6 2 Hội chứng 3 Oxytetracycline 20-30mg/kgTT 132 127 96,2 tiêu chảy Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy: - Đối với bệnh tụ huyết trùng ở bò em đã tiến hành tham gia điều trị 75 con trong quá trình thực tập. Thuốc điều trị tụ huyết trùng được dùng là streptomycin, hiệu quả điều trị khá cao,thời gian điều trị 3-5 ngày. Kết quả có 73 con khỏi đạt tỷ lệ 97,3% - Đối với bệnh giun đũa sử dụng thuốc tetramisol. Kết quả điều trị cho 95 con thì có 89 con khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 93,6% - Đối với bệnh hội chứng tiêu chảy sử dụng thuốc oxytetracycline, thời gian điều trị từ 3-5 ngày. Kết quả điều trị cho 132 con khỏi 127 con, đạt tỷ lệ 96,2%
  43. 36 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua đợt thực tập tại cơ sở, được sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa cũng như các cán bộ thú y xã Quài Nưa cũng như của huyện Tuần Giáo, với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã thu được một số kết quả nhất định trong công tác phục vụ sản xuất. Mặc dù kết quả đạt được chưa cao nhưng qua đó tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân và góp phần bổ sung vào lượng kiến thức đã học ở trường. - Về chuyên môn: Phải luôn học hỏi trau dồi kiến thức khoa học, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không ngại khó. - Trong cuộc sống: Phải hòa mình, gần gũi với mọi người, tìm hiểu phong tục tập quán của nhân dân, vận động giúp đỡ người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Trong quá trình thực tập tại địa phương em đã điều trị được một số bò mắc bệnh như: Tụ huyết trùng, hội chứng tiêu chảy,bệnh giun đũa,cụ thể như; + 75 con bò mắc bệnh tụ huyết trùng điều trị bằng thuốc streptomycin 3mg/kgTT, kết quả 73 con khỏi đạt 97,3% + 95 con mắc bệnh giun đũa điều trị bằng thuốc tetramisol 10mg/kgTT, kết quả 89 con khỏi đạt 93,65 + 132 con mắc bệnh hội chứng tiêu chảy điều trị bằng thuốc oxytetracycline 20-30mg/kgTT, kết quả 127 con khỏi đạt 96,2% 5.2. Đề nghị Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân áp dụng những khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y
  44. 37 trong chăn nuôi, cần quan tâm hơn nữa về các bệnh xảy ra trên trâu bò cũng như trên lợn để từ đó có kế hoạch phòng bệnh hiệu quả. Hàng năm mở các lớp tập huấn cho người dân cũng như bổ xung thêm cán bộ thú y có chuyên môn về các xã để giúp bà con. Kiểm dịch chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật ra vào tỉnh cũng như huyện, nhất là những vùng thường xảy ra dịch bệnh để tránh lây lan dịch bệnh. Tạo điều kiện cho người dân vay vốn để đầu tư nâng cấp, xây dựng chuồng trại, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, cung cấp giống tốt, các loại thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đạt tiêu chuẩn
  45. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đặng Vũ Bình (2002), Di truyền học số lượng và nhân giống vật nuôi, NXB nông nghiệp. 2. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, NXB nông nghiệp Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Chuyên (2004), Đánh giá và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn trâu nuôi tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ KHNN. 4. Lê Xuân Cương và CTV (1993), kết quả nghiên cứu chăn nuôi bò 1988- 1993, thành phố Hồ Chí Minh, tr 45. 5. Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crabb, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung, Đinh Văn Tuyền, Đoàn Thị Khang (2001), Nghiên cứu sử dụng rỉ mật trong nuôi dưỡng bò thịt . Báo cáo KHCN - thú y, phần TĂ và dinh dưỡng, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10- 12/4/2001, tr 13-20. 6. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình (1998), “Khả năng sản xuất của đàn bò cái lai (HF x lai Sind) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chí Minh”, báo cáo khoa học, viện chăn nuôi, NXB nông nghiệp Hà Nội, tr 16-18 . 7. Vũ Duy Giảng (1997), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB nông nghiệp Hà Nội. 8. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Xuân Bả, Lê Đức Ngoan, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Chí Cương, Nguyễn Hữu Văn, (2008), Dinh dưỡng và thức ăn cho bò , NXB nông nghiệp Hà Nội , tr 62 . 9. Nguyễn Tấn Hùng, Đặng Vũ Bình (2004), Sử dụng thân lá áo ngô sau thu
  46. 39 hoạch làm TĂ vỗ béo bò lai Sind trong mùa khô hạn. Tạp chí KHKT nông nghiệp, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, tập II số 5/2004, tr 349-352. 10. Lưu Kỷ (1996), “Kỹ thuật kiềm hóa rơm và rơm ủ ure ”, chăn nuôi số 4, hội chăn nuôi Việt Nam, tr 16 . 11. Bùi Đức Lũng (1999), “Ủ đạm ure với rơm cỏ làm TĂ cho trâu bò, dê trong nông hộ”, chăn nuôi số 6, hội chăn nuôi Việt Nam, tr 11-12. 12. Lê Viết Ly (1995), Giới thiệu một số kinh nghiệm nuôi bò thịt (bò vàng Trung Quốc) bằng phụ phẩm nông, công nghiệp. Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam, NXB nông nghiệp Hà Nội, tr 38-44. 13. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Văn ,(1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, giáo trình giảng dạy cho các trường nông nghiệp, NXB nông nghiệp, tr 116-118 . 14. Nguyễn Kim Ninh, Lê Trọng Lạp , khả năng sản xuất của con lai F1, tạp chí KHKT nông nghiệp, số 6/1985, tr 25-26 . 15. Vũ Văn Nội (1994), Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của bò lai Sind, bò lai kinh tế hướng thịt trên nền bò lai Sind ở một số tỉnh miền trung, luận án phó tiến sĩ KHNN . 16. Nguyễn Xuân Trạch (2004), Ảnh hưởng của xử lý kiềm hóa bằng vôi hoặc ure đến lượng ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa rơm, tạp chí chăn nuôi số 11, tr 16-18 . II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 17. Abassa K.P, Wiecox C.J và Oson T.A (1989), Genetic Aspects of Growth in Gebra Zebu cattle, pp 54-56 . 18. Dashdamirov K.Sh , Israfilor I.U.V (1991), Carcass Quality of Zebu Crossbreeds, pp 24-25.
  47. 40 19. Eward Sasimonshi (1987), Animal Breeding and production Outline, pp 63-68. 20. Ertuev .MM, Koltosoca I.Y.U (1984), Age change in crossbreed and Black pied cattle , pp 57-64 . 21. Felipe (1965), Alimentacion delganado vacuno Dirreccion decapacitacion Ira , Cuba, pp 148-168 . 22. Johnson (1958-1961), Word animal science . 23. Lampkin Quaterman (1994), Word animal science . 24. Lopez-D, Ruiz-C (1983), Genetic and non-genetic factors affeeting the reproductive performance of 5/8 Holstein - Friesian - 3/8 Zebu cows . 25. Michigal USA, Sorensen T.M (1984), Photo periodic effection growth and feed consomption of young bulls . 26. Montano .M và CTV (1991), Comparrision of Bos Taurus and Indu Brazil breed into Processing with Zebu cows for growth Charactareristie , pp 87-91 . 27. Paul Pozy và CS (2001), 28. Saint.M (1991), Crossing Adamawa cows in the cameroon with Bostaurus improver bull, preweaning Growth, pp 43-47 . 29. Sung.Y.T, Wang.K.C (1988), High Grade beef Production from Exolic Crossbreed catle in Taiwan, pp 72-74 . 30. Wall và CS (1996),
  48. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP