Khóa luận Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 vụ Thu Đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội

pdf 53 trang thiennha21 18/04/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 vụ Thu Đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_anh_huong_cua_mat_do_trong_den_sinh_truong_phat_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 vụ Thu Đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VI ỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT VIC19 VỤ THU ĐÔNG NĂM 2019 TẠI THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ NGÀNH : 7620110 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Cúc Sinh viên thực hiện : Dương Thị Linh Chi Mã sinh viên : 1653130348 Lớp : K61 – Khoa học cây trồng Khóa học : 2016 - 2020 Hà Nội, 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Lãnh đạo Viện Quản lý đất đai và PTNT, Thầy cô Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng, đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tại Trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Bùi Thị Cúc đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Với điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân còn những hạn chế nhất định nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy cô và các bạn để bản khóa luận được hoàn thành và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày 09 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Dương Thị Linh Chi i
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii DANH MỤC BẢNG ix DANH MỤC CÁC HÌNH x ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 3 1.1.1. Nguồn gốc 3 1.1.2.Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột 4 1.1.3. Yêu cầu sinh thái 5 1.1.4. Cơ sở khoa học để xác định mật độ 6 1.2. Cơ sở thực tiễn 7 1.2.1. Những nghiên cứu về chế độ canh tác dưa chuột trên thế giới 7 1.2.2. Những nghiên cứu về chế độ canh tác dưa chuột ở Việt Nam 10 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 12 2.1.1. Mục tiêu chung 12 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 12 2.2. Phạm vi nghiên cứu 12 2.3. Vật liệu nghiên cứu 12 2.4. Nội dung nghiên cứu 12 2.5. Phương pháp nghiên cứu 12 2.5.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp 12 2.5.2. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng 12 2.5.3. Quy trình thực hiện thí nghiệm 13 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi 15 2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu 16 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 ii
  4. 3.1 . Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột VIC19 18 3.2.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm sinh trưởng của cây dưa chuột VIC19 20 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây dưa chuột VIC19 20 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19. 22 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19. 23 3.2.4. Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại cây dưa chuột VIC19 24 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây dưa chuột VIC19 25 3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột 25 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC iii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 3 MĐ1 Mật độ 1 4 MĐ2 Mật độ 2 5 MĐ3 Mật độ 3 6 CTĐC Công thức đối chứng 7 OTN Ô thí nghiệm 8 NSLT Năng suất lý thuyết 9 NSTT Năng suất thực thu 10 NSCT Năng suất cá thể iv
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu. 17 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột VIC19 trong vụ đông năm 2019 19 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của cây dưa chuột VIC1920 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19 22 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19 23 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến sự ra hoa và đậu quả của dưa chuột 25 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột VIC19 26 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 28 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột VIC19 . 29 v
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây dưa chuột VIC19 21 Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19 22 Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 28 vi
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Dưa chuột có tên khoa học Cucumis sativus L. thuộc họ bầu bí được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Ở Việt Nam dưa chuột không chỉ để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính thương mại. Dưa chuột có chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên được người tiêu dùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất ưa chuộng. Ngày này dưa chuột được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn dưới dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua, đóng hộp. Dưa chuột có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người như: cung cấp nước cho cơ thể, giải độc, giảm cholesterol máu, chống táo bón, tốt cho thận, giúp điều hòa huyết áp , tốt cho da và đặc biết rất tốt cho những ai muốn giảm cân với chế độ ăn kiêng. Trong những năm gần đây dưa chuột được trồng phổ biến ở nước ta nhưng năng suất và chất lượng còn thấp một phần do người dân sử dụng giống địa phương độ đồng đều không cao, mẫu mã kém do chế độ canh tác chưa hợp lý như giống dưa chuột Tam Dương, Phú Thịnh, Yên Mỹ, Nam Hà với năng suất thấp (15-25 tấn/ha) quả nhỏ lại chóng ngả màu vàng, dễ nhiễm sâu bệnh hại. Đồng thời các giống này lại được người dân tự sản xuất và để giống trong một thời gian dài nên rất dễ bị thoái hoá. Một vài năm gần đây, việc chuyển sang trồng giống dưa chuột ưu thế lai F1 đã khắc phục được những nhược điểm của các giống địa phương nhưng giá thành giống rất đắt và không thích ứng rộng với các thời vụ trồng và các vùng sinh thái khác nhau. Việc nghiên cứu để chọn tạo bộ giống dưa chuột có năng suất cao chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn cho chế biến là yêu cầu cấp thiết của sản xuất. Do đó cần đưa những giống dưa chuột lai thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao phù hợp với điều kiện môi trường và có khả năng chống chịu được một số loại sâu bệnh và xây dựng quy trình thâm canh phù hợp để đạt năng suất và chất lương tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giống dưa chuột VIC19 là giống dưa chuột lai F1 được tạo từ tổ hợp lai G9 x RC1 có thể cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác của nhiều địa phương. 1
  9. Việc xác định khoảng cách trồng thích hợp là những biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, sâu bệnh hại và năng suất của dưa chuột. Khi nghiên cứu về mật độ trồng dưa chuột, Schvambach (2002) đã đưa ra kết luận rằng trồng dày làm giảm hàm lượng chất khô tích lũy trong quả dưa chuột. Kết quả nghiên cứu của Schleicher (2003) và Abubaker (2010) còn cho thấy khi trồng dưa chuột với mật độ dày làm tăng khả năng tích lũy nitrate (NO3) trong quả, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ trước đến nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây dưa chuột và quy trình sản xuất dưa chuột. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố mật độ, hàm lượng Đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây dưa chuột còn nhiều hạn chế. Xuân Mai nói riêng và Chương Mỹ nói chung vụ Thu Đông diện tích rau màu sản xuất với hơn 1.300ha (năm 2018) trong đó diện tích trồng dưa chuột được trồng nhiều. Do vậy việc chọn tạo giống đưa những giống tốt vào để canh tác cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng là cấp thiết và chọn ra thời vụ tốt nhất để trồng dưa chuột vụ Thu Đông đạt năng suất cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần có thời vụ hợp lý để trồng dưa chuột có hiệu quả tốt nhất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 vụ Thu Đông năm 2019 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội”. 2
  10. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Nguồn gốc Cây dưa chuột được biết đến trong kinh thánh Ấn Độ cách đây 3.000 năm, rồi được đưa đến Italia, Hy Lạp và sau đó chúng được đưa đến Trung Quốc. Ở Trung Quốc dưa chuột đã được trồng rất sớm có thể 100 năm hoặc hơn trước công nguyên (Tạ Thu Cúc, 2007). Từ kết quả qua các cuộc thám hiểm cùng với sự nghiên cứu của mình, nhà thực vật Vavilop (1926), Tatlioglu (1993) cho rằng Trung Quốc là trung tâm khởi nguyên thứ hai của cây dưa chuột. Nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc cho rằng dưa chuột được trồng từ khoảng 100 năm trước công nguyên. Từ thế kỷ 16, người Tây Ba Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở các thuộc địa bị họ thống trị (Tạ Thu Cúc, 2007) (De Candolle, 1984), (Robinson, Decker, 1999). Dưa chuột là loại rau truyền thống. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng dưa chuột có nguồn gốc ở Việt Nam. Hiện nay, có nhiều giống dưa chuột trồng và dưa chuột hoang dại còn tồn tại ở nước ta, nhiều giống dưa chuột bản địa được gây trồng và giữ giống qua rất nhiều năm. Các giống dưa này mang nhiều đặc tính quý như quả to, có khả năng chống chịu tốt, cùi dày, thơm, ngon Tuy nhiên, dù là các giống dưa đặc sản, có giá trị kinh tế cao nhưng do người dân tự để giống, biện pháp canh tác thô sơ, trồng xen với ngô, lúa nên năng suất rất thấp, chất lượng quả không đồng đều. Trong những năm qua, kết quả về sự phân loại, chọn lọc những giống dưa lai tạo giống dưa chuột lai F1 có lượng hoa cái nhiều, cho năng suất cao, khả năng chống bệnh tốt và chất lượng mẫu mã quả đẹp. Cây dưa chuột hiện nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới các nhà khoa học đã tạo ra nhiều giống dưa cho năng suất cao, chất lượng tốt từng bước thay thế các giống địa phương năng suất và chất lượng thấp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân. Giống dưa chuột VIC19 là một trong những giống dưa chuột lai F1 có giá trị kinh tế cao, rất nhiều ưu điểm 3
  11. trong việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài, được tạo từ tổ hợp lai G9 x RC1 có ưu thế lai về sinh trưởng, dạng quả, chất lượng tốt và năng suất đạt 45-65 tấn/ha. 1.1.2.Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột + Hệ rễ : Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên hệ rễ cây dưa chuột nhìn chung yếu hơn rễ của các cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm. Hệ rễ ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng. Hệ rễ dưa chuột có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m, rễ nhánh và rễ phụ có thể vươn rộng tới 60- 90 cm, tùy thuộc vào giống, đất đai, độ ẩm (chủ yếu là các giống dưa chuột bán hoang dại). Các giống dưa chuột trồng hiện nay bộ rễ phát triển yếu hơn, ăn nông hơn thường phát triển ở phạm vi 15-20 cm. Sau mọc 5-6 ngày rễ phụ phát triển, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu. Mức độ phát triển của bộ rễ ban đầu là tiên đề cho năng suất sau này (Tạ Thu Cúc, 2007). + Thân: Thuộc dạng thân leo, trên thân chính hình thành nhánh cấp 1 và cấp 2. Độ dài thân chính khoảng 2-3 m, trên thân có cạnh và có lông cứng và ngắn, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. + Lá: Lá dưa chuột gồm 2 lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân. Lá thật mọc xen kẽ, đơn lẻ, hình tim có 5 cánh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt, có dạng lá tròn, trên lá có lông cứng, ngắn. Màu sắc lá thay đổi theo giống xanh vàng hoặc xanh thẫm. Sự phát triển của lá về số lá, diện tích lá thật của dưa chuột ở thời kỳ cây con rất chậm, sau đó tăng dần và đạt tối đa vào thời kỳ thu quả và giảm đi ở giai đoạn già cỗi (Lê Thị Khánh, 2009). + Tua cuốn: Tua cuốn của dưa chuột mọc đơn lẻ tại các nách lá, chúng không phân nhánh, đặc điểm của tua cuốn là cuộn lại để giúp cho cây leo lên giàn và giữ cây không bị đổ. + Hoa: Hoa dưa chuột cây dưa chuột có hoa thuộc dạng đơn tính cùng gốc tức là trên cây có hoa đực và hoa cái riêng biệt (monoecious) trong quá trình tiến hóa lâu dài và do tác động của con người trong công tác giống, dưa chuột xuất 4
  12. hiện nhiều dạng hoa mới. - Cây hoàn toàn hoa cái (gynoecious) - Cây có hoa lưỡng tính (hermaphroditus) - Cây có hoa lưỡng tính và đơn tính cùng gốc (gynoandromonoecious) Trong các dạng hoa nói trên, cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng tính có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1. Hoa dưa chuột có 4-5 đài, 4-5 cánh hợp, màu vàng. Hoa đực mọc đơn lẻ hoặc từng trùm nhỏ hơn hoa cái, có 4-5 nhị đực hợp nhau. Hoa cái bình thường có 3-4 noãn, núm nhụy phân nhánh hoặc hợp. + Quả: quả dưa chuột thuộc loại quả mọng, thuôn dài, cuống dài từ 1- 3cm. Hình dạng, màu sắc và kích thước quả tùy thuộc vào giống. Quả non được bao phủ bởi 1 lớp lông dày. Quả có 3 múi, hạt đính vào giá noãn. + Hạt: hạt dưa chuột hình ô van, dẹt, nhẵn và có màu vàng nhạt hoặc màu trắng. 1.1.3. Yêu cầu sinh thái + Nhiệt độ: Dưa chuột rất mẫm cảm với sương giá đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 100C. Vì vậy dưa chuột cần khí hậu ấm áp để sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho hạt dưa chuột nảy mầm từ 15,5 – 350C. Nhiệt độ thích thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển là 25- 300C. Ở 50C dưa chuột có nguy cơ bị chết rét còn ở 400C cây ngừng sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện. Hầu hết các giống dưa chuột đều thông qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt độ 20 – 220C (Nguyễn Thúy Hà và cs, 2010). Khi nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ tinh thụ phấn. Theo Yoshihari Ono hoa bắt đầu nở ở nhiệt độ 150C (sáng sớm) và bao phấn mở ở nhiệt độ 170C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn 17-240C, nhiệt độ quá cao, hay quá thấp so với ngưỡng nhiệt độ này đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó cũng chính là nguyên nhân gây giảm năng của giống. + Ánh sáng: Dưa chuột thuộc nhóm cây ngày ngắn. Cây sinh trưởng và phát dục thích hợp ở độ dài chiếu sáng 10 -12 giờ/ngày. Rút ngắn số giờ chiếu sáng sẽ thúc đẩy quá trình ra hoa, làm tăng số lượng hoa cái trên cây và tăng 5
  13. năng suất. Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây dưa chuột là 15.000 – 17.000 lux (Nguyễn Văn Hiển, 2000). + Độ ẩm: Do bộ rễ kém phát triển nên dưa chuột kém chịu hạn và chịu úng. Độ ẩm đất thích hợp cho cây dưa chuột là: 85-90%, độ ẩm không khí: 90- 95%. Trong giai đoạn ra quả yêu cầu lượng nước là cao nhất (Tạ Thu Cúc và cs). + Đất và dinh dưỡng: Dưa chuột có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới ẩm nên thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng cao có sẵn trong đất. Phân tích nồng độ các nguyên tố trong dung dịch dưa chuột cho thấy N: 2.000 – 3.500ng/kg dịch; P: 160 – 225mg/kg; K: 4.500 – 6.000 mg/kg; Mg: 3.000 – 4.000 mg/kg; Cl: 2.000kg. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm đạm sẽ làm tăng thu hoạch một cách rõ rệt. Trong đó 3 yếu tố NPK, dưa chuột sử dụng cao nhất là kali, tiếp đến là đạm và ít nhất là lân, khi bón N:60, P205:60, K20:60 thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali (Nguyễn Văn Hiển, 2000). - Kali và lân có vai trò quan trọng trong việc tạo quả có chất lượng, còn đạm làm màu quả đẹp. Ở thời kì đầu của sự sinh trưởng cây dưa chuột cần nhiều đạm và lân, ở giai đoạn cuối cây không cần nhiều đạm, nếu giảm cung cấp đạm sẽ làm tăng thu hoạch một cách đáng kể. Sự thiếu hụt một vài yếu tố dinh dưỡng ở dưa chuột đã được nghiên cứu và rút ra kết luận như sau: - Thiếu đạm cây bắt đầu có màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có màu trắng bợt bắt đầu từ mép lá hướng vào trong. - Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt bề mặt lá xuất hiện những đám màu xanh, trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục. - Thiếu lân: Cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ màu xanh đậm sang màu ghi làm lá khô và chết. 1.1.4. Cơ sở khoa học để xác định mật độ Việc xác định mật độ khoảng cách hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất về đất đai, dinh dưỡng, ánh sáng để đạt năng suất cao nhất. Khi xác định mật độ 6
  14. cần dựa vào các cơ sở sau (Tạ Thu Cúc, 2007) + Giống: Nếu giống tốt có thời gian sinh trưởng dài, phân nhánh nhiều, lá tốt thì trồng thưa. Ngược lại giống có thời gian sinh trưởng ngắn, phân cành ít thì trồng dày. + Thời vụ trồng: Vụ nào có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây dưa chuột thì trồng thưa hơn. + Đất đai: Đất giàu dinh dưỡng trồng thưa hơn đất nghèo dinh dưỡng. Đất chủ động độ ẩm trồng thưa hơn đất khô hạn, đất thịt nhẹ phù sa ven sông thường trồng thưa hơn đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng và chua. + Khả năng thâm canh: trong điều kiện có đủ phân bón, chủ động tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh tốt đầu tư cao thì trồng thưa và tăng vụ, nếu đầu tư thấp thì trồng dày. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những nghiên cứu về chế độ canh tác dưa chuột trên thế giới Dưa chuột là cây trồng quan trọng xếp vào hàng thứ 6 trên thế giới vì vậy công tác nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột đã sớm được nhiều khoa học trên thế giới quan tâm. Chọn giống dưa chuột là sự tạo ra tiến hóa có định hướng làm thay đổi các vật liệu có sẵn trong tự nhiên theo ý muốn của con người, hình thành nên kiểu di truyền mới đạt năng suất và chất lượng cao. Theo Catherine E. Bach and Allan J. Hruska, sinh trưởng, phát triển dưa chuột được đánh giá qua thí nghiệm mật độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng, phát triển của dưa chuột bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mật độ, nó ảnh hưởng đến diện tích lá, chiều dài thân chính, số hoa và năng suất của dưa chuột. Ở mật độ quá cao làm giảm năng suất của dưa chuột, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Donald (1963) cho rằng sinh trưởng của cây dưa chuột giảm nhiều mật độ cao và Shimozaki và Kira (1956) cho thấy mối quan hệ giữa khối lượng cây và mật độ trồng. Ở Liên Xô cây dưa chuột được xếp là cây rau đứng thứ 3 sau cải bắp và cà chua. Trong các nhà ấm trồng rau, diện tích dưa chuột lên tới 80-90%. Ngay từ đầu thành lập Viện cây trồng liên bang Nga xúc tiến kế hoạch nghiên cứu và thu 7
  15. nhập các nguồn gen dưa chuột trên khắp thế giới. Viện sỹ Vavilov và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo ra những loại hình dưa chuột có ưu điểm tốt để phổ biến trong sản xuất. Nhà chọn tạo nổi tiếng Teachenko (1967) đã sử dụng tập đoàn dưa chuột của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc trong công tác chọn tạo giống. Tạp chí Journal of Applied Horticulture (2005) các tác giả Pant; Bhatt; Bhoj; Kumar. Nghiên cứu mật độ trồng phù hợp cho sản xuất dưa chuột thủy canh trong điều kiện nhà kính. Thí nghiệm nghiên cứu xác định mật độ cây phù hợp bao gồm các công thức: 2, 4, 6, 8, 10 cây/m2 với giống dưa chuột Green Long trong hệ thống thủy canh tuần hoàn. Tăng mật độ từ 2-6 cây/m2 làm tăng đáng kể năng suất, nhưng nếu tăng tiếp mật độ lên trên 6 cây/m2 sẽ làm giảm số lượng quả/cây và năng suất. Chỉ số diện tích lá và hiệu suất quang hợp cũng khác nhau rất rõ rệt. Hiệu suất quang hợp và thoát hơi nước tối đa khi mật độ cây duy trì ở mức 6 cây/m2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng dưa chuột cũng được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới quan tâm, nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Xiaohui Yang, Yuxiang Huang, Shuquinli và Sheng Huang. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón cho dưa chuột sản xuất trong nhà kính và phân tích hiệu quả các loại phân bón cho dưa chuột ở các giai đoạn. Kết quả cho thấy bón cân đối NPK cho năng suất thu được cao nhất. Theo Nguyễn Xuân Đính (2003), một số khuyến cáo sử dụng phân bón ở một số nước: Tại Senegal khuyến cáo là trên đất nhẹ ở vùng bán khô hạn bón 20 tấn/ha phân hữu cơ, 130 kg N, 95 kg P2O5 và 200 kg K2O/ha. Trước khi gieo rải toàn bộ lượng phân hữu cơ và lân và 1/3 N và K. Số phân còn lại chia đều làm 2 lần bón vào lúc 30 và 50 ngày sau trồng. Tại Brazil thì lượng phân khuyến cáo chung cho 1ha là: 100 kg N, 200 kg P2O5, và 200 kg K2O. Bón lót 50 kg N, 200 kg P2O5 và 150 kg K2O vùi vào đất trước khi gieo. Lượng phân còn lại chia đều làm hai lần bón vào lúc 15 và 30 ngày sau gieo. Năng suất sẽ đạt được cao hơn bằng cách bón vùi 20 tấn/ha phân hữu cơ vào lúc 2 tuần trước gieo. 8
  16. Ruiying Guo (2007), sau hai năm tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới để xác định ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất và khả năng hấp thụ N của dưa chuột, kết quả cho thấy: mùa vụ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hấp thụ phân bón. Vụ đông xuân, cây dưa chuột hấp thụ N nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với vụ thu đông vì nhiệt độ không khí vụ đông xuân thấp hơn vụ thu đông trong suốt thời kỳ chín của quả. Sự hấp thu N và mất N khi giảm cường độ ánh sáng từ 40-78% và 33-48% không làn giảm năng suất ở cả bốn thời vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu không đưa ra đề nghị về lượng đạm khác nhau cần bón cho cây dưa chuột ở các thời vụ khác nhau mà chỉ đề cập đến nhu cầu về N ở các vụ trồng khác nhau. Theo George Hochuth và Ed Hanlon, tại Florida, có rất nhiều nghiên cứu về nhu cầu N với sự sinh trưởng, phát triển của dưa chuột. Hầu hết các nghiên cứu đều đề nghị mức N phù hợp nhất đối với dưa chuột là 150 kg N/ha. Dưa chuột trồng 2 hàng/luống và cây cách cây 40 cm. Không có nghiên cứu nào đánh giá sự rửa trôi N và chất dinh dưỡng qua tưới nước. Phần lớn kiết quả nghiên cứu cho thấy năng suất dưa chuột tăng lên tối đa khi hàm lượng N 150-175 kg N, nhưng năng suất giảm đi rất nhiều khi tăng N lên 200 kg N/ha. Tháng 12/1997, một nghiên cứu ảnh hưởng của N lên giống dưa chuột Poung tại trường đại học Kasetsart, Kamphaengsaen, Nakhon Pathom, Thái Lan. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức kết hợp các mức độ N (0, 130, 100, 150) kg/ha và K (0, 23, 150, 100) kg/ha. Kết quả cho thấy với mức N 100 kg/ha và K 100 kg/ha thì năng suất dưa chuột cao nhất là 18.46 tấn/ha. Tuy nhiên, nồng độ N và K không ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu nông học khác như số hoa, đường kính hoa, ngày nở hoa. Các nhà nghiên cứu ở Sở Nông nghiệp Pakistan (Kashif Waseem, 2006) đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của các nồng độ N khác nhau lên sự tăng trưởng và năng suất dưa leo (Cucumis sativus L.) Thí nghiệm gồm có 6 mức N là 0, 20, 40, 60, 80 và 100 kg/ha. Kết quả cho thấy ở mức là 100 kg/ha thì sự tăng trưởng đáng kể về chiều dài quả (19,43 cm), khối lượng quả đạt cao nhất 9
  17. (152,2 g). Tuy nhiên, ở mức 80 kg/ha thì cây rút ngắn thời gian ra hoa (38,56 ngày), số quả cao nhất (15.22) và năng suất quả đạt 13.9 tấn/ha. 1.2.2. Những nghiên cứu về chế độ canh tác dưa chuột ở Việt Nam Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, là cây rau truyền thống nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thông dụng của nhiều nước. Công tác nghiên cứu về cây dưa chuột đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là công tác chọn tạo giống đã thu hút được sự tham gia của một số lượng khá lớn các nhà khoa học. Ở Việt Nam, mật độ trồng dưa chuột có khác nhau ở các vùng miền và theo từng giống dưa chuột cụ thể. Theo quy trình kỹ thuật trồng dưa chuột của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mật độ trồng dưa chuột ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ là 60 x 30 cm (tương đương 33.000 cây/ha). Đối với giống dưa chuột lai PC4 của Viện Cây lương thực - cây thực phẩm, các tác giả của giống đã đưa ra quy trình kỹ thuật trồng với mật độ là 75 x 40 cm (tương đương 32.000 cây/ha). Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo được giống dưa chuột lai CV5 và nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng giống dưa chuột này. Các tác giả đã nghiên cứu ở 4 mật độ khác nhau là: 70 x 20 cm; 70 x 30 cm; 70 x 40 cm; 70 x 50 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở khoảng cách trồng 70 x 50 cm giống dưa chuột lai cho năng suất cao nhất đạt 46,23 tấn/ha. Trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu rau quả đã chọn tạo được nhiều giống dưa chuột lai mới phục vụ ăn tươi và chế biến. Trong đó phải kể đến giống dưa chuột CV11, giống có thời gian sinh trưởng 70-80 ngày, sức sinh trưởng tốt, năng suất đạt 44,7 tấn/ha, chịu bệnh phấn trắng và bệnh sương mai tốt. Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã tiến hành thí nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cho giống dưa này. Sau khi nghiên cứu mật độ trồng và liều lượng phân bón, nhóm tác giả đã kết luận: khoảng cách trồng 70 x 30 cm; 70 x 35 cm thích hợp cho sản xuất giống dưa chuột CV11 trong điều kiện vụ đông và 70 x 40 cm trong điều kiện vụ xuân. Với lượng phân bón 120 N và 120 K2O là thích hợp 10
  18. cho sản xuất giống dưa chuột CV11. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất, chất lượng dưa chuột, Việt Nam đã có rất nhiều công trình Đối với cây dưa chuột bản địa, theo Phạm Quang Thắng và Trần Thị Minh Hằng (2012): mật độ trồng giống dưa này tại vùng Tây Bắc là: 40 x 70cm (tương ứng với mật độ 3,6 vạn cây/ha) và tác giả cũng kết luận bón phân NPK với tỷ lệ 15:10:15 cho dưa chuột bản địa vùng Tây Bắc trên đất bằng với lượng 800kg/ha (ứng với 120N:80P2O5:120K2O) thích hợp nhất cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cá thể và năng suất thực thu cao nhất (90,12 tấn/ha). Trường Đại học Đà Lạt đã nghiên cứu trồng dưa chuột trên giá thể trong nhà có mái che. Lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa chuột trên giá thể là 132kg N – 121kg P2O5 – 198 K2O cho một ha. Thí nghiệm được tiến hành từ 26/02/2009 đến 26/04/2009 trên giống Amata 765, có nguồn gốc từ Thái Lan. Diện tích ô thí nghiệm 2,1m2 trồng 15 cây. Sử dụng phân NPK (12 – 11 – 18) do hãng Yara Mila TM của Nauy sản xuất để bón cho cây thí nghiệm ở các mức sau (tính cho 1.000m2): CT1: 70kg NPK/ha tương đương ( 84kg N – 77kg P2O5 – 126kg K2O/ha) CT2: 90kg NPK/ha tương đương ( 108kg N – 99kg P2O5 – 162kg K2O/ha) CT3: 110kg NPK/ha tương đương (132kg N – 121kg P2O5 – 198kg K2O/ha) CT4: 130kg NPK/ha tương đương ( 156kg N – 143kg P2O5 – 234kg K2O/ha) CT5: 150kg NPK/ha tương đương ( 180kg N – 165kg P2O5 – 270kg K2O/ha) Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng phân bón thích hợp nhất trong sản xuất dưa leo trên giá thể là 132kg N – 121kg P2O5 – 198kg K2O/ha. 11
  19. CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 làm cơ sở đề xuất mật độ phù hợp với giống dưa chuột VIC19 tại địa điểm nghiên cứu. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 tại địa điểm nghiên cứu. - Lựa chọn được mật độ trồng phù hợp tại địa điểm nghiên cứu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Tại vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp - Thời gian: thực hiện nghiên cứu vụ Thu Đông 2019 - Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới có mái che 2.3. Vật liệu nghiên cứu - Giống cây trồng: giống dưa chuột VIC19 - Phân bón: đạm ure, lân supe, kali clorua, phân gà ủ hoai, vôi bột, phân vi sinh. - Vật tư khác: que cắm giàn, dây dẫn nước, cuốc, thước đo 2.4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột tại địa điểm nghiên cứu. - Đề xuất mật độ trồng phù hợp cho giống dưa chuột tại địa điểm nghiên cứu. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp - Thu thập số liệu và phân tích tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu vực nghiên cứu. - Các tài liệu, tạp chí, báo cáo liên quan vấn đề nghiên cứu . 2.5.2. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng - Công thức thí nghiệm 12
  20. + CT1: 3,5 vạn cây/ha (CTĐC) khoảng cách 70 x 40 cm + CT2: 4,0 vạn cây/ha khoảng cách 70 x 35 cm + CT3: 4,5 vạn cây/ha khoảng cách 70 x 30 cm Diện tích ô thí nghiệm : 5m2 / 1 OTN, kích thước OTN: 5m x 1m. - Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 0,3m. - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Lần lặp 1 CT1 CT2 CT3 Dải bảo vệ Lần lặp 2 CT2 CT3 CT1 Dải bảo vệ Lần lặp 3 CT3 CT1 CT2 Dải bảo vệ 2.5.3. Quy trình thực hiện thí nghiệm Giá thể gieo hạt: 40% đất phù sa + 45% xơ dừa, trấu hun + 15% mùn mục + 5gam đạm Ure +15gam Supe lân/100kg hỗn hợp giá thể. Giá thể này được xử lý nấm bệnh và côn trùng trước khi sử dụng 10 ngày bằng thuốc Validacin 5SL. Xử lý hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước sạch và ấm 35- 400C khoảng 4-5 giờ, ủ nứt nanh thì đem gieo trong túi bầu, 1 hạt/bầu, gieo xong phủ kín hạt, tưới nước đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Làm đất - Vườn ươm: cây con được để ở trong nhà có mái che - Dọn sạch tàn dư thực vật - Rắc vôi khử trùng đất, xử lý đất trước khi trồng bằng RidomilGold. - Lên luống cao 25-30cm, mặt luống rộng 1m, khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 30cm để tiện đi lại và chăm sóc. - Khi cây con cao 7-8cm, có 1-2 lá thật, thân cứng, mập, lá xanh đậm, không bị sâu bệnh hại thì đem trồng. - Bón lót: phân gà ủ hoai mục, kail, super lân, phân vi sinh. Cách bón phân 13
  21. Nền: 1000kg phân vi sinh + 90 kg Lân + 90 kg Kali + 150 kg Đạm Lượng Bón lót Bón thúc Loại phân bón(kg/ha) % Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân vi sinh 1000 100 - - - Kali clorua 150 13,33 20% 33,33% 33,33% Super lân 500 100 - - Đạm ure 326 - 24,54% 30,68% 44,77% - Bón lót: Đánh rạch ở giữa luống để tiện chăm sóc và tưới cây, bón 100% phân vi sinh, 100% Supe lân và 13,33% Kaliclorua, sau đó lấp đất trước khi trồng 2-3 ngày. - Bón thúc lần 1 (sau trồng 10-12 ngày khi cây bén rễ hồi xanh,bón kết hợp với vun xới nhẹ): Trộn đều 2 loại phân và hòa tan với nước cho phân tan hết sau đó tưới trên mỗi ô thí nghiệm. - Bón thúc lần 2 (sau trồng 25- 30 ngày, khi cây bắt đầu ra hoa cái): Trộn đều 2 loại phân và hòa tan với nước cho phân tan hết sau đó tưới trên mỗi ô thí nghiệm. - Bón thúc lần 3 (sau khi thu quả đợt đầu): Trộn đều 2 loại phân và hòa tan với nước cho phân tan hết sau đó tưới trên mỗi ô thí nghiệm. Chăm sóc Luôn giữ ẩm cho cây nhất là ở giai đoạn đầu và giai đoạn thu hoạch. Cần phải thường xuyên bấm ngọn, tỉa cành loại bỏ những nhánh yếu chỉ giữ lại 1-2 nhánh khỏe. Cắm giàn Sau khi trồng khoảng 15-20 ngày cần phải làm giàn để cho cây leo, tiến hành cắm giàn theo kiểu chữ A Phòng trừ sâu bệnh Dưa chuột thường bị các bệnh hại chủ yếu như: bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ ở cây con, bệnh phấn trắng, rệp xanh, giòi đục lá, bọ trĩ Để hạn chế sâu bệnh hại, cần thực hiện tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa lá già, áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp 14
  22. Thu hoạch Cây dưa chuột VIC19 cho thu hoạch sau trồng 38-40 ngày. Thu hoạch đúng lúc, đúng lứa quả, đảm bảo thời gian cách ly với thuốc bảo vệ thực vật, thu vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi Áp dụng Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-87:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa chuột (VCU). Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống dưa chuột VIC19 vụ đông 2019: theo dõi 10 cây trên OTN Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển - Thời gian các giai đoạn sinh trưởng (ngày): + Từ gieo đến ngày mọc mầm; + Từ gieo đến xuất hiện lá thật; + Từ gieo đến khi xuất hiện hoa cái đầu tiên; +Từ ngày gieo đến ngày xuất hiện tua cuốn + Từ gieo đến thu quả đợt 1; + Thời gian thu quả: Tính từ khi thu đợt quả đầu đến thu đợt quả cuối cùng; + Tổng thời gian sinh trưởng: Từ khi gieo đến khi thu đợt quả cuối (ngày). Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển: + Chiều cao thân chính (cm): Tiến hành đo từ sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của thân chính bằng thước dây chia độ. + Số lá trên thân chính (lá): Đếm số lá trên thân chính. + Số nhánh cấp 1(nhánh): Đếm số nhánh trên thân chính + Số hoa đực, hoa cái trên cây (hoa/cây): Tính số hoa đực, hoa cái trên 1 cây. + Tỷ lệ hoa cái/hoa đực (%): Tỷ lệ hoa cái/đực (%) = (Tổng số hoa cái/Tổng số hoa đực) x 100 + Tỷ lệ đậu quả (%): Tỷ lệ đậu quả (%) = (Số quả đậu/Tổng hoa cái) x 100. Chỉ tiêu về bệnh hại - Bệnh giả sương mai Pseudoperonospora cubensis Berk and Curt: 15
  23. - Bệnh phấn trắng Eryshiphe cichoracearum D.C Đánh giá mức độ nhiễm bệnh sương mai và phấn trắng trên lá bằng cách phân cấp bệnh hại theo hướng dẫn của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng do Cục Bảo vệ Thực vật biên soạn và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành số QCVN 01-38: 2010/BNN & PTNT: Cấp 1: 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: >25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: >50% diện tích lá bị hại. Các chỉ tiêu về quả: tiến hành đo chỉ tiêu quả ở đợt thu quả thứ 2 - Chiều dài quả (cm): đo khoảng cách giữa 2 đầu của quả ở 10 cây mẫu, lấy số liệu trung bình - Đường kính quả (cm): đo ở phân đường kính to nhất của quả ở 10 cây mẫu và lấy số liệu trung bình Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ♦ Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa chuột: + Tổng số quả trên cây (quả); Đếm tổng số quả thu trên 10 cây mẫu. + Khối lượng trung bình quả/cây (gam): Cân tổng số quả thu trên 10 cây mẫu, lấy số liệu trung bình. KLTB (g/quả) = Tổng kg quả/Tổng số quả - Năng suất cá thể (g) = Khối lượng trung bình quả của 10 cây mẫu * số quả trung bình của 10 cây mẫu. + Năng suất lý thuyết (tấn/ha): NSLT = (Năng suất cá thể *mật độ*10.000)/100.0000 + Năng suất thực thu (tấn/ha) NSTT = ( Năng suất OTN/diện tích OTN) *10.000/100.0000 2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu đo đếm trong quá trình thí nghiệm được tính toán, tổng hợp và xử lý qua các tham số thống kê bằng chương trình EXCEL và phân tích phương sai (ANOVA) theo chương trình IRRISTAT 5.0. 16
  24. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Điều kiện khí hậu của điểm nghiên cứu Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa Đồng Bằng Sông Hồng với vùng Tây Bắc. Khí hậu thời tiết là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện trước tiên và không thể thiếu để có năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên, sự thay đổi các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, thời gian chiếu sáng, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa chuột tại điểm nghiên cứu. Để đánh giá điều kiện khí hậu vụ Thu Đông năm 2019 ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống dưa chuột VIC19 tôi tiến hành theo dõi diễn biến về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm của khu vực nghiên cứu từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.1 Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu của khu vực nghiên cứu. Tháng Nhiệt độ TB (0C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) 28/8 – 31/8/ 2019 27,9 846,3 85 Tháng 9 27,7 200,9 70,2 Tháng 10 26,0 254,2 77,5 Tháng 11 23,1 187,6 75,6 (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Trường đại học Lâm nghiệp,2019) Qua bảng kết quả 3 cho thấy: Từ ngày 28/08 – 31/08/2019: nhiệt độ trung bình là 27,90C, lượng mưa cao là 846,3mm, độ ẩm cao 85%. Đây là giai đoạn gieo hạt nên với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm này sẽ giúp cây nảy mầm nhanh hơn.Tháng 9: Nhiệt độ trung bình là 27,70C và lượng mưa là 200,9mm, độ ẩm là 70,2%. Trong khoảng thời gian này cây sinh trưởng và phát triển tốt.Tháng 10 : nhiệt độ 260C, lượng mưa là 254,2mm, độ ẩm là 77,5%. Đây cũng là giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ để bắt đầu cho thời kì ra hoa, nhiệt độ, độ ẩm này hoàn toàn 17
  25. thuận lợi, tuy nhiên cũng là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát triển do đó phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Tháng 11: nhiệt độ 23,10C, độ ẩm là 75,6% cũng tương đối thấp nên làm cho quá trình sinh dưỡng của cây thấp, ngừng hẳn và cây kết thúc thời gian sinh trưởng. Với điều kiện khí hậu tại điểm nghiên cứu cho thấy đây cũng là điều kiện tương đối thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển, ra hoa và hình thành quả tốt. Thí nghiệm được thực hiện trong nhà có mái che nên yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng quan trọng nhất, yếu tố lượng mưa và độ ẩm tác động không nhiều đến cây. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 23,10C – 27,90C thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển, hạn chế sinh bệnh hại. Bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn, dưa chuột là loại cây ưa ẩm, thời kỳ thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu cần độ ẩm đất 70-80%, thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80- 90%. Mà lượng mưa trung bình tháng tương đối cao nhưng thí nghiệm được thực hiện trong nhà mái che, lượng mưa và độ ẩm tác động không nhiều đến cây nên phải chủ động được nguồn nước. 3.1 . Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột VIC19 Việc xác định mật độ khoảng cách thích hợp cho mỗi loại rau là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa chuột được tính từ khi cây mọc mầm đến khi ra hoa đậu quả và thu hoạch, quá trình sinh trưởng phát triển này phụ thuộc vào yếu tố môi trường, kỹ thuật chăm sóc, bản chất di truyền của giống. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng, nhu cầu của cây dưa chuột về dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Do đó cần có các biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác nhau. 18
  26. Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột VIC19 trong vụ đông năm 2019 Đơn vị tính: ngày Thời gian từ Từ mọc đến ra hoa Thời gian ra hoa Tổng thời gian MĐ gieo – mọc cái – thu quả đầu sinh trưởng MĐ1(ĐC) 4 29 7 77 MĐ2 4 30 7 79 MĐ3 4 27 8 74 Kết quả đánh giá thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng ở các công thức mật độ cho thấy: Thời gian từ gieo đến mọc (50% số cây mọc) giữa các MĐ không có sự sai khác, về thời gian sinh trưởng, nhưng khác nhau về thời gian từ trồng đến ra hoa cái (50% số cây ra hoa cái), thời gian ra hoa đến khi thu quả đầu và tổng thời gian sinh trưởng. - Thời gian mọc đến ra hoa cái: Thời gian này yếu tố nhiệt độ giữ vai trò chủ đạo, thời gian này cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng đồng thời chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Vì vậy, mọi bất lợi của điều kiện ngoại cảnh đều ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng các cơ quan sinh sản và khả năng ra hoa cũng như tỷ lệ đậu quả của các giống. Thời gian này có liên quan đến giai đoạn từ phân hóa mầm hoa đến hình thành nụ hoa. Theo quan điểm nông học thì thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc xác định tính chín sớm hay tính chín muộn của giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mọc đến ngày ra hoa cái, các công thức dao động từ 27 – 30 ngày. Ra hoa sớm nhất ở MĐ3 với thời gian là 27 ngày, sau đó đến MĐ1(ĐC) là 29 ngày, ra hoa muộn nhất là MĐ2 là 30 ngày. - Thời gian ra hoa đến thu quả đầu Khi cây ra hoa sẽ bước vào quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả. Nghiên cứu thời gian ra hoa đến thu hoạch lứa đầu tiên cho thấy ở MĐ1(ĐC) và MĐ2 có thời gian thu quả bằng nhau là 7 ngày, tiếp đến ở khoảng cách là MĐ3 có thời gian thu quả muộn hơn là 8 ngày. 19
  27. - Tổng thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng của cây dưa chuột được tính từ khi gieo hạt đến khi thu quả cuối. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở khoảng cách MĐ3 kết thúc sớm nhất 74 ngày. Tiếp đến là ở khoảng cách MĐ1(CTĐC) là 77 ngày và kết thúc muộn nhất là ở khoảng cách MĐ2 là 79 ngày. 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm sinh trưởng của cây dưa chuột VIC19 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây dưa chuột VIC19 Quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng được thể hiện ở nhiều mặt, song đáng kể nhất là quá trình tăng trưởng về chiều cao cây và số lá. Cây sinh trưởng, phát triển tốt đồng nghĩa với chiều cao và số lá của cây tăng dần lên một cách phù hợp. Chiều cao cây tăng lên quá nhanh hay quá chậm đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình tạo năng suất sau này. Chiều cao cây ngoài đặc điểm giống thì việc tăng trưởng chiều cao cây còn chịu tác động mạnh bởi điều kiện ngoại cảnh và môi trường dinh dưỡng. Trên cùng một đối tượng cây trồng, nếu có cùng môi trường dinh dưỡng nhưng ở điều kiện ngoại cảnh khác nhau (khoảng cách trồng khác nhau) thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trên thân chính sẽ khác nhau. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của cây dưa chuột VIC19 Đơn vị tính: cm Mật Độ Ngày sinh trưởng 12 19 26 33 40 MĐ1(ĐC) 5,93 13,43 53,87 127,36 204,98 MĐ2 5,95 13,87 52,70 127,40 205,18 MĐ3 6,05 14,15 54,35 128,02 207,92 LSD0,05% 1,06 1,95 2,49 5,81 4,3 CV% 7,9 6,3 2,1 2,0 0,9 20
  28. Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của cây dưa chuột VIC19 Kết quả bảng 3.3 và hình 3.1 cho thấy, sau 12 ngày chiều cao của dưa chuột qua các ngày dao động từ 5,93 – 6,05cm. Trong đó MĐ1, MĐ2 có chiều cao tương đương nhau, cao nhất là MĐ3 đạt 6,05cm với LSD 1,06 ở độ tin cậy 95%. Sau trồng 19 ngày ở thời kỳ đầu phát triểm chậm chạp, bắt đầu từ thời kỳ 3-4 lá phát triển nhanh mang tính đặc trưng của giống. MĐ1 và MĐ2 chiều cao của cây phát triển tương đương nhau và MĐ3 chiều cao là cao nhất, MĐ1(ĐC) chiều cao 13,43cm là thấp nhất còn MĐ3 cao nhất với chiều cao 14,15cm với LSD = 1,95 ở độ tin cậy là 95%. Từ 26 ngày đến 33 ngày sau trồng, thời kỳ này cây phát triển mạnh về chiều cao. Cây dưa chuột là cây trung tính, vừa phát triển thân, lá và phát triển quả nên cần được trồng với mật độ thích hợp, để cây tận dụng được hết ánh sáng, dinh dưỡng. Nếu trồng quá dày cây cạnh tranh dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây. Kết quả cho thấy MĐ1 chiều cao tăng từ 53,87 – 127,36cm (tăng 73,49cm), chiều cao MĐ2 tăng từ 52,70- 127,40cm (tăng 74,7cm), MĐ3 chiều cao tăng từ 54,35 – 128,02cm (tăng 73,67cm). MĐ1(ĐC) có chiều cao tăng cao nhất 128,02cm, sau đó MĐ3 là 127,36cm và thấp nhất là MĐ2 127,40cm, ở độ tin cậy là 95% với LSD0,05= 5,81cm. Sau 40 ngày trồng chiều cao của cây có sự chệnh lệch rõ rệt, MĐ3 chiều cao đạt 207,92cm là cao nhất, sau đó MĐ2 chiều cao là 205,18cm, thấp nhất là 21
  29. MĐ1(ĐC) với chiều cao là 204,98cm giữa các công thức với LSD0,05=4,3 và ở mức độ tin cậy là 95%. 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19. Lá là bộ phận quan trọng của tất cả các loại cây nói chung và của dưa chuột nói riêng. Lá có nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp vật chất khô. Bên cạnh đó, lá còn có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ trong cây. Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Kết quả theo dõi tốc độ ra lá trên thân chính của cây dưa chuột được trình bày tại bảng 3.4 và hình 3.2 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19 Đơn vị tính: lá Mật Ngày sau gieo Độ 12 19 26 33 40 47 54 61 68 72 MĐ1 1,96 4,70 8,53 13,46 19,43 24,83 32,70 37,03 40,50 41,83 MĐ2 2,00 4,90 8,70 13,13 19,13 27,10 35,13 38,00 41,00 42,20 MĐ3 2,33 5,16 9,26 14,40 20,63 27,63 33,80 37,90 41,13 42,43 LSD% 0,2 0,92 0,64 2,58 3,91 2,75 3,22 2,1 1,24 0,99 CV% 4,3 8,3 3,2 8,4 8,8 4,6 4,2 2,5 1,3 1,0 Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ ra lá của cây dưa chuột VIC19 22
  30. Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Giai đoạn 12 ngày sau gieo: đây là giai đoạn cây con, lúc này số lá tăng chậm dao động từ 1,96 – 2,33 lá. Trong đó MĐ3 có số lá cao nhất là 2,33 lá, sau đó đến MĐ2 là 2 lá và thấp nhất MĐ1 số lá là 1,96 lá. Từ 12 ngày đến 40 ngày sau khi gieo: số lá tăng nhanh ở tất cả công thức thí nghiệm, vì giai đoạn này do bộ rễ của cây đã có thể hút được dinh dưỡng trong đất. Kết quả cho thấy: MĐ1 số lá tăng từ 1,96 – 19,43 lá (tăng 17,37 lá), số lá MĐ2 tăng từ 2,00- 19,13 lá (tăng 18,43 lá), MĐ3 có số lá tăng từ 2,33 – 20,63 lá (tăng 18,3 lá). MĐ3 có số lá cao nhất là 20,63 lá, sau đó đến MĐ1(ĐC) là 19,43 lá và thấp nhất là MĐ2 19,13 lá, ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 3,91 lá. Từ 47 ngày đến 72 ngày sau gieo: là giai đoạn cây ra hoa và cho thu hoạch quả, nên tốc độ ra lá chậm hơn, ở giai đoạn này số lá MĐ3 cao nhất là 42,43 lá, tiếp đến là MĐ2 42,02 lá và số lá của MĐ1(ĐC) là thấp nhất 41,83 lá, ở độ tin cậy là 95% với sự sai khác LSD 0,05 = 0,99 lá. 3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19. Phân nhánh là một đặc tính sinh học của cây dưa chuột , liên qua chặt chẽ đến quá trình hình thành số quả và năng suất của dưa chuột. Nhánh được phân hóa ở đốt lá trên thân chính tại đây chứa các mầm mắt. Các mầm này có thể phát triển tạo thành nhánh khi gặp điều kiện thuận lợi. Khả năng phân nhánh nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, kỹ thuật trồng, điều kiện dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19 được tổng hợp tại bảng 3.5. Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ phân nhánh của cây dưa chuột VIC19 Đơn vị tính: nhánh Mật Độ Ngày sau gieo 26 33 40 47 54 61 68 MĐ1 1,96 2,60 3,48 4,81 5,23 6,21 6,36 MĐ2 1,73 2,51 3,63 4,85 5,35 6,31 6,41 MĐ3 1,80 2,90 3,46 4,90 5,43 6,30 6,73 LSD0,05% 0,26 0,21 0,3 0,19 0,21 0,12 0,75 CV% 6,3 3,6 3,9 1,8 1,8 0,9 0,5 23
  31. Qua kết quả bảng 3.4 cho thấy: Sau 26 ngày sau gieo thì dưa chuột bắt đầu phân nhánh, MĐ1 phân nhiều nhánh nhất là 1,96 nhánh, tiếp đến là MĐ3 là 1,80 nhánh và phân nhánh ít nhất là MĐ2 là 1,73 nhánh, ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 0,26 nhánh. MĐ1(ĐC) giai đoạn từ 26 đến 61 ngày sau gieo số nhánh dưa chuột tăng tương đối nhanh từ 1,96 đến 6,21 nhánh (tăng 4,25 nhánh), từ 61 ngày đến 68 ngày thì số nhánh không có sự thay đổi nhiều từ 6,21 – 6,36 nhánh (tăng 0,15 nhánh), ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 0,75 nhánh. MĐ2 giai đoạn từ 26 đến 61 ngày số nhánh dưa chuột tăng từ 1,73 – 6,31 nhánh (tăng 4,58 nhánh), từ 61 đến 68 ngày số nhánh tăng tương đối chậm từ 6,31 đến 6,41 nhánh (tăng 0,1 nhánh), ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 0,75 nhánh. MĐ3 giai đoạn từ sau 26 ngày đến 68 ngày số nhánh dưa chuột tăng từ 1,80 đến 6,73 nhánh (tăng 4,93 nhánh), ở độ tin cậy là 95% với LSD 0,05 = 0,75 nhánh. Giai đoạn 68 ngày sau gieo số nhánh ở MĐ3 là nhiều nhất, tiếp đến là MĐ2 và ít phân nhánh nhất là MĐ1(ĐC). 3.2.4. Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại cây dưa chuột VIC19 Sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và phẩm chất quả. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển dưa chuột gặp phải một số loại sâu bệnh sâu: bọ dưa, nấm. Bọ dưa: xuất hiện ở thời kỳ cây con, ẩn dưới lá, tuy nhiên phát hiện kịp thời nên gây hại không đáng kể. Nấm: lá bị hại là chính, bệnh gây hại từ lá gốc phát sinh lên dần lên phía trên, bệnh phát triển từ mặt dưới lá, phía trên lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, về sau lớn dần trở thành màu nâu, chỗ bị bệnh khô và dễ gãy, lá cuốn cong lên => bệnh gây hại làm rụng lá, dưa tàn sớm giảm năng suất cây trồng. Biện pháp xử lý: + Bọ dưa : dùng biện pháp bắt thủ công, sử dụng dung dịch phun lên lá 2 ngày/ phun 1 lần (gừng, tỏi, ớt) để xua đuổi. 24
  32. + Nấm : sử dụng nấm đối kháng Tricoderma, RidomilGold để bón cho đất trước khi trồng và phun lên lá. Bọ dưa ăn lá ở thời kỳ cây con Cây bị nấm 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây dưa chuột VIC19 3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột Năng suất được biểu hiện ở nhiều yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, tỷ lệ đậu quả, khối lượng trung bình quả. Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa chuột. Đối với cây dưa chuột khoảng cách trồng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra hoa, đậu quả và cho năng suất của giống. Các kết quả nghiên cứu thu được trên bảng 3.6 cho thấy: Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến sự ra hoa và đậu quả của dưa chuột Mật Độ Số hoa cái/cây Số quả/cây (quả) Tỷ lệ đậu quả (hoa) (%) MĐ1(ĐC) 27,67 9,7 35,05 MĐ2 25,83 8,9 34,46 MĐ3 25,00 8,6 34,4 LSD0,05% 3,26 0,35 - CV% 5,5 1,7 - - Số hoa cái/cây: Ra hoa là quá trình chuyển từ thời kỳ sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực của cây dưa chuột. Hoa cái mọc đơn, bầu hoa phát triển ngay trước khi nở. Ở các mật độ khác nhau dao động từ 25,00 – 27,67 hoa. MĐ1(ĐC) 25
  33. với số hoa cái cao nhất là 27,67 hoa, tiếp đến MĐ2 đạt 25,83 hoa và thấp nhất là ở MĐ3 là 25 hoa với LSD0,05 = 3,26 ở độ tin cậy là 95%. Số quả/cây: Đối với dưa chuột, quả hữu hiệu là những quả có giá trị thương phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ, có hình dạng cân đối và không bị sâu bệnh. Số quả/cây của dưa chuột ở các mật độ khác nhau đạt 8,6 – 9,7 quả/cây, cao nhất ở MĐ1(ĐC) (9,7 quả/cây), tiếp đến là MĐ2 là 8,9 (quả/cây) và thấp nhất ở MĐ3 (8,6 quả/cây) LSD0,05 = 0,36 ở độ tin cậy là 95%. - Tỷ lệ đậu quả của dưa chuột ở các mật độ khác nhau đạt cao nhất ở MĐ1(ĐC) là 35,05%, sau đó là MĐ2 là 34,46% và thấp nhất ở MĐ3 là 34,4%. Qua các kết quả thu được như trên cho thấy, tỷ lệ đậu quả và số quả trên cây với các mật độ trồng khác nhau thì khác nhau mật độ trồng càng cao thì tỷ lệ đậu quả và số quả trên cây càng thấp và ngược lại. Mật độ trồng cao mức độ cạnh tranh diễn ra quyết liệt, khi đất không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cây sẽ phát triển kém, năng suất thấp. Trong khoảng không gian hẹp, để có thể lấy ánh sáng cây phải phát triển tối đa vì vậy làm cho cây yếu, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh kém. Trồng ở khoảng cách mật độ thấp cây không phải cạnh tranh dinh dưỡng nên sinh trưởng phát triển tốt, cho quả to cây tận dụng được hết dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp cây sẽ cho nhiều quả hơn. Khoảng cách trồng các cây gần nhau, vị trí giữa các cây quá gần hoặc xa quá cũng dẫn đến cây khó thụ phấn, làm giảm số lượng quả.  Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột VIC19 trình bày tại bảng 3.7. Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa chuột VIC19 Đường kính quả Chiều dài quả Khối lượng quả Công thức (cm) (cm) (g) MĐ1(ĐC) 4,14 20,31 213,50 MĐ2 4,08 18,15 191,62 MĐ3 4,03 17,96 187,43 LSD0,05% 0,12 2,09 18,57 CV% 1,3 4,9 4,2 26
  34. Qua kết quả bảng 3.7 cho thấy: Đường kính quả, khối lượng quả và chiều dài quả: đây là yếu tố liên quan đến năng suất cây trồng. Đường kính quả giữa các MĐ dao động từ 4,03 – 4,14cm, MĐ1(ĐC) đường kính quả cao nhất là 4,14cm, tiếp đến MĐ2 là 4,08cm, thấp nhất là MĐ3 với đường kính quả là 4,03cm với LSD0,05 = 0,12 ở độ tin cậy là 95%. Chiều dài quả ở các MĐ thay đổi không nhiều dao động từ 17,96cm đến 20,31 cm, MĐ1(ĐC) có chiều dài quả cao nhất là 20,31cm, tiếp đến chiều dài quả MĐ2 là 18,15 cm, thấp nhất chiều dài quả ở MĐ3 là 17,96cm với LSD0,05 =2,09 ở độ tin cậy là 95%. Số liệu nghiên cứu cho thấy khối lượng trung bình của dưa chuột dao động từ: 187,43 – 213,50g. Quả MĐ1(ĐC) là lớn nhất 213,50g, thứ hai là quả ở MĐ2 191,62g, quả ở MĐ3 khối lượng thấp nhất 187,43g. Khối lượng quả và chiều dài quả tỉ lệ thuận với nhau, chiều dài quả tăng thì khối lượng quả tăng. 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 Năng suất của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ). Ngoài ra, nó còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện trồng, chăm sóc và đất đai. Trong các yếu tố trên thì yếu tố giống quyết định tới 20 – 30% năng suất cây trồng (Nguyễn Văn Hiển, 2000). Trong sản xuất, biết được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng là cơ sở quan trọng để người trồng bố trí thời vụ, khoảng cách thích hợp và áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp nhất để giống phát huy hết được tiềm năng. Để đánh giá năng suất của giống cây trồng chúng ta cần theo dõi đánh giá về: năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. - Năng suất cá thể: Năng suất cá thể là số khối lượng quả thu được của một cây sau thu hoạch. Năng suất cá thể phụ thuộc vào số lượng và trọng lượng quả của cây. Năng suất lý thuyết: ở dưa chuột năng suất lý thuyết được quy định bởi số cây/m2, số quả hữu hiệu/cây và khối lượng trung bình 1 quả. Là khả năng cho năng suất cao nhất của một giống trong điều kiện tối ưu, đây cũng chính là chỉ 27
  35. tiêu đánh giá tiềm năng và năng suất của một giống. Trên thực tế thì năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cách nhau khá xa. Mục đích của các nhà sản xuất là rút ngắn khoảng cách giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu bằng cách tác động các biện pháp kỹ thuật tốt nhất để đạt được năng suất lý thuyết cao nhất. - Năng suất thực thu: là năng suất thực tế thu được trên đồng ruộng. Nó phản ánh rõ nhất hiệu quả của biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình sản xuất cũng như đánh giá khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của vùng thí nghiệm. Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 Năng suất cá thể Năng suất lý Năng suất thực Mật độ (kg/cây) thuyết (tấn/ha) thu (tấn/ha) MĐ1(ĐC) 2,05 72,07 37,37 MĐ2 1,81 72,46 30,98 MĐ3 1,68 75,82 24,94 LSD0,05% 0,28 9,87 6,13 CV % 6,8 5,9 8,7 Hình 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây dưa chuột VIC19 28
  36. Qua bảng 3.8 cho thấy: - Năng suất cá thể: MĐ1(ĐC) có năng suất cá thể cao nhất là 2,05kg, tiếp đến là MĐ2 là 1,81kg, thấp nhất là MĐ3 năng suất cá thể 1,68kg với LSD0,05 = 0,28 ở độ tin cậy là 95% - Năng suất lý thuyết của dưa chuột đạt cao nhất ở MĐ3 75,82tấn/ha, MĐ1 và MĐ2 có năng suất tương đương nhau MĐ1(ĐC) năng suất đạt 72,07 là thấp nhất - Năng suất thực thu của dưa chuột đạt 37,37 tấn/ha ở MĐ1(ĐC); 30,98 tấn/ha ở MĐ2 và thấp nhất ở MĐ3 là 24,94 tấn/ha. 3.4. Hiệu quả kinh tế của mật độ đến giống dưa chuột VIC19 Để đánh giá tính hiệu quả kinh tế của thí nghiệm, chúng tôi tiến hành tính tổng các chi phí chung và tổng thu cho từng công thức thí nghiệm để tính lãi thuần. Kết quả được trình bày qua bảng 3.9: Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột VIC19 Đơn vị: đồng/ha Năng Công Đơn giá Tổng thu Tổng chi Lãi thuần suất thức (đồng) (đồng) (đồng) (đồng) (tấn/ha) CT1(đ/c) 37,37 20.000 74.740.000 32.000.000 42.740.000 CT2 30,98 20.000 61.960.000 32.000.000 29.960.000 CT3 24,94 20.000 49.880.000 32.000.000 17.880.000 Qua bảng 3.9 cho thấy: Chi phí của các công thức là giống nhau đều là 32.000.000 đồng/ha Tổng thu: với giá thị trường là 20.000 đồng/kg dưa chuột, ta tính được tổng thu. CT1 cho tổng thu là 74.740.000 đồng/ha là nhiều nhất, tiếp đến là CT2 là 61.960.000 đồng/ha và tổng thu ít nhất là CT3 49.880.000 đồng/ha Lãi thuần của dưa chuột: CT1 có lãi cao nhất là 42.740.000 đồng/ha, tiếp đến là CT2 là 29.960.000 đồng/ha với cho lãi thấp nhất là CT3 17.880.000 đồng/ha. 29
  37. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Từ các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tôi rút ra nhận xét như sau: Về các giai đoạn sinh trưởng: Ở vụ Thu Đông năm 2019 khoảng cách trồng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống dưa chuột VIC19, thời gian sinh trưởng của các mật độ chênh lệch không nhiều, kết thúc muộn nhất là ở khoảng cách MĐ2 (70x35cm), dao động từ 74-79 ngày. Về khả năng ra hoa đậu quả: Các công thức khoảng cách trồng có tỷ lệ ra hoa đậu quả khác nhau không lớn, mật độ 1 (khoảng cách 70x40 cm) cho tỷ lệ ra hoa đậu quả cao nhất, tỷ lệ ra hoa đậu quả dao động từ 34,40 - 35,05%. Về năng suất: Khoảng cách ảnh hưởng có ý nghĩa tới NSLT và NSTT của dưa chuột. Mật độ 2 (khoảng cách 70x40 cm) cho năng suất cao nhất trong 3 công thức thí nghiệm, NSLT đạt 72,07 tấn/ha và NSTT đạt 37,37 tấn/ha. Về tình hình sâu bệnh: Việc trồng ở các khoảng cách khác nhau thì khả năng bị sâu bệnh cũng khác nhau. Mật độ khoảng cách càng dầy thì khả năng sâu bệnh hại càng nặng hơn mật độ khoảng cách thưa. =>Mật độ trồng 70x40 cm thích hợp cho cây dưa chuột VIC19 sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Đề nghị - Có thể áp dụng mật độ 70x40 cm và bón theo công thức 1000kg phân vi sinh + 90 kg Lân + 90 kg Kali + 150 kg Đạm đối với giống dưa chuột VIC19. - Tiếp tục tiến hành thí nghiệm trong vụ khác nhau và nhắc lại trong các năm tiếp theo. - Đưa mức phân bón này khảo nghiệm tại các vùng sinh thái, các biện pháp canh tác khác nhau để đưa ra kết luận chính xác hơn. 30
  38. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Trần Thị Ba (1998), Giáo trình kỹ thuật trồng rau, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Xuân Đính (2003), Một số nghiên cứu về phân hữu cơ sinh học, Báo NNNT ra ngày 12/12/2003 4. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (2001), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp. 5. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, Nxb giáo dục. 6. Lê Thị Khánh (8/2009), Bài giảng Cây Rau, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Dự án hợp tác Việt Nam - Hà Lan 7. Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-87:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa chuột. 8. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng do Cục Bảo vệ Thực vật biên soạn và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành số QCVN 01-38: 2010/BNN & PTNT 9. Nguyễn Thị Lan (2008), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống dưa chuột lai F1 trồng tại Gia Lộc, Hải Dương vụ Đông 2007 và vụ Xuân Hè 2008, Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Phạm Quang Thắng, Trần Minh Hằng, Ảnh hưởng của phân NPK đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dưa chuột bản địa vùng Tây Bắc, chí Khoa học và phát triển 2012: Tập 10, số 1: 66 -73, Trường ĐH Nông Nghiệp, Hà Nội 10. Trần Tố Tâm, Phạm Mỹ Linh, Trần Thị Minh Hằng, Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp chung của một số dòng dưa chuột tự phối, Tạp chí Khoa học công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 5/2019 11. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (2001), Giáo trình bệnh cây nông nghiêp. Nxb Nông nghiệp.
  39. II.Tài liệu nước ngoài 12 .BobThopmson,2003.Efficient FertilizerUse-Potassium. (www.rainbowplantfood.com/agronomics/efu/potassium.pdf) 13. Bose, E. Rubatzky, Mas Yamaguchi (1997), World Vegetables. Principles, Production, and nutritive Values. Chapman & Hall. International Thomson Pulishing. Thomson Science. USA 14. Guo, R. et al. (2007). Tracking nitrogen losses in a greenhouse crop rotation experiment in North China using the EURotate_N simulation model, Environmental Pollution, Vol. 158 (6), 15.Harrison 2001, Cramer and burnside 1982, Cavero 1999, Schultz and III. Tài liệu internet 16. 17. 18. 19. 20. FAO.org
  40. PHỤ LỤC
  41. THÍ NGHIỆM Hình 1: Thời kỳ cây con Hình 2: Thời kỳ ra hoa Hình 3: Thời kỳ ra hoa và đậu quả Hình 4: Quả được thu hoạch
  42. Phục lục 2. Kết quả xử lý số liệu thống kê Thí nghiệm mật độ BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL1 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 1 VARIATE V003 SL1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .200000E-01 .100000E-01 1.20 0.392 3 2 CT$ 2 .246667 .123333 14.80 0.016 3 * RESIDUAL 4 .333332E-01 .833331E-02 * TOTAL (CORRECTED) 8 .300000 .375000E-01 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL2 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 2 VARIATE V004 SL2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .155555E-01 .777776E-02 0.05 0.956 3 2 CT$ 2 .328889 .164444 0.98 0.452 3 * RESIDUAL 4 .671111 .167778 * TOTAL (CORRECTED) 8 1.01556 .126944 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL3 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 3 VARIATE V005 SL3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .406666 .203333 2.49 0.198 3 2 CT$ 2 .886666 .443333 5.43 0.074 3 * RESIDUAL 4 .326666 .816665E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 1.62000 .202500
  43. BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL4 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 4 VARIATE V006 SL4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 2.06000 1.03000 0.79 0.517 3 2 CT$ 2 2.58667 1.29333 0.99 0.449 3 * RESIDUAL 4 5.23334 1.30833 * TOTAL (CORRECTED) 8 9.88000 1.23500 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL5 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 5 VARIATE V007 SL5 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 7.32666 3.66333 1.23 0.385 3 2 CT$ 2 3.78000 1.89000 0.63 0.579 3 * RESIDUAL 4 11.9533 2.98833 * TOTAL (CORRECTED) 8 23.0600 2.88250 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL6 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 6 VARIATE V008 SL6 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 9.34222 4.67111 3.15 0.151 3 2 CT$ 2 13.2622 6.63111 4.47 0.096 3 * RESIDUAL 4 5.93111 1.48278 * TOTAL (CORRECTED) 8 28.5356 3.56694 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL7 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 7 VARIATE V009 SL7 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 8.81555 4.40778 2.17 0.230 3 2 CT$ 2 8.90889 4.45444 2.20 0.227 3 * RESIDUAL 4 8.11112 2.02778 * TOTAL (CORRECTED) 8 25.8356 3.22944
  44. BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL8 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 8 VARIATE V010 SL8 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .495556 .247778 0.29 0.767 3 2 CT$ 2 1.69555 .847777 0.98 0.453 3 * RESIDUAL 4 3.47111 .867776 * TOTAL (CORRECTED) 8 5.66222 .707777 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL9 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 9 VARIATE V011 SL9 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 1.16222 .581109 1.93 0.259 3 2 CT$ 2 .668888 .334444 1.11 0.415 3 * RESIDUAL 4 1.20444 .301110 * TOTAL (CORRECTED) 8 3.03555 .379443 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SL10 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 10 VARIATE V012 SL10 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 2.21555 1.10778 5.70 0.069 3 2 CT$ 2 .548889 .274444 1.41 0.344 3 * RESIDUAL 4 .777776 .194444 * TOTAL (CORRECTED) 8 3.54222 .442777 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC1 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 11 VARIATE V013 CC1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .172222E-01 .861109E-02 0.04 0.963 3 2 CT$ 2 .238890E-01 .119445E-01 0.05 0.948 3 * RESIDUAL 4 .884445 .221111 * TOTAL (CORRECTED) 8 .925556 .115694
  45. BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC2 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 12 VARIATE V014 CC2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .860024 .430012 0.58 0.605 3 2 CT$ 2 .791489 .395744 0.53 0.627 3 * RESIDUAL 4 2.98638 .746594 * TOTAL (CORRECTED) 8 4.63789 .579736 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC3 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 13 VARIATE V015 CC3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .238222E-01 .119111E-01 0.01 0.992 3 2 CT$ 2 4.35948 2.17974 1.79 0.278 3 * RESIDUAL 4 4.86671 1.21668 * TOTAL (CORRECTED) 8 9.25002 1.15625 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC4 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 14 VARIATE V016 CC4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 5.41869 2.70934 0.41 0.691 3 2 CT$ 2 .812359 .406179 0.06 0.941 3 * RESIDUAL 4 26.4294 6.60735 * TOTAL (CORRECTED) 8 32.6604 4.08256 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CC5 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 15 VARIATE V017 CC5 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 6.60737 3.30369 0.91 0.473 3 2 CT$ 2 16.0947 8.04735 2.22 0.225 3 * RESIDUAL 4 14.4960 3.62400 * TOTAL (CORRECTED) 8 37.1981 4.64976
  46. BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHANH1 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 16 VARIATE V018 NHANH1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .600000E-01 .300000E-01 2.25 0.221 3 2 CT$ 2 .866666E-01 .433333E-01 3.25 0.145 3 * RESIDUAL 4 .533333E-01 .133333E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 .200000 .250000E-01 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHANH2 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 17 VARIATE V019 NHANH2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .138889E-01 .694445E-02 0.74 0.537 3 2 CT$ 2 .243889 .121944 12.91 0.020 3 * RESIDUAL 4 .377777E-01 .944443E-02 * TOTAL (CORRECTED) 8 .295556 .369444E-01 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHANH3 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 18 VARIATE V020 NHANH3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .155556E-01 .777779E-02 0.42 0.686 3 2 CT$ 2 .505556E-01 .252778E-01 1.36 0.355 3 * RESIDUAL 4 .744444E-01 .186111E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 .140556 .175695E-01 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHANH4 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 19 VARIATE V021 NHANH4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .155556E-01 .777778E-02 1.00 0.446 3 2 CT$ 2 .105556E-01 .527780E-02 0.68 0.560 3 * RESIDUAL 4 .311111E-01 .777778E-02 * TOTAL (CORRECTED) 8 .572223E-01 .715278E-02
  47. BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHANH5 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 20 VARIATE V022 NHANH5 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .405556E-01 .202778E-01 2.15 0.233 3 2 CT$ 2 .605556E-01 .302778E-01 3.21 0.148 3 * RESIDUAL 4 .377777E-01 .944444E-02 * TOTAL (CORRECTED) 8 .138889 .173611E-01 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHANH6 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 21 VARIATE V023 NHANH6 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .405557E-01 .202778E-01 6.35 0.059 3 2 CT$ 2 .172222E-01 .861112E-02 2.70 0.181 3 * RESIDUAL 4 .127778E-01 .319444E-02 * TOTAL (CORRECTED) 8 .705557E-01 .881946E-02 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NHANH7 FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 22 VARIATE V024 NHANH7 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .205556E-01 .102778E-01 9.25 0.033 3 2 CT$ 2 .237222 .118611 106.75 0.001 3 * RESIDUAL 4 .444444E-02 .111111E-02 * TOTAL (CORRECTED) 8 .262222 .327778E-01 BALANCED ANOVA FOR VARIATE HOA CAI/ FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 23 VARIATE V025 HOA CAI/ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 19.5000 9.75000 4.68 0.090 3 2 CT$ 2 11.1667 5.58333 2.68 0.183 3 * RESIDUAL 4 8.33333 2.08333 * TOTAL (CORRECTED) 8 39.0000 4.87500
  48. BALANCED ANOVA FOR VARIATE SQ FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 24 VARIATE V026 SQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .547293E-15 .273646E-15 0.00 1.000 3 2 CT$ 2 1.94000 .970001 38.80 0.004 3 * RESIDUAL 4 .100000 .250000E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 2.04000 .255000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLQ FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 25 VARIATE V027 KLQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 889.254 444.627 6.60 0.055 3 2 CT$ 2 1176.26 588.128 8.73 0.036 3 * RESIDUAL 4 269.592 67.3979 * TOTAL (CORRECTED) 8 2335.10 291.888 BALANCED ANOVA FOR VARIATE ĐKQ FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 26 VARIATE V028 ĐKQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .560000E-02 .280000E-02 0.97 0.455 3 2 CT$ 2 .194667E-01 .973333E-02 3.38 0.139 3 * RESIDUAL 4 .115333E-01 .288333E-02 * TOTAL (CORRECTED) 8 .366000E-01 .457500E-02 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDQ FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 27 VARIATE V029 CDQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 3.26962 1.63481 1.91 0.262 3 2 CT$ 2 10.1980 5.09901 5.96 0.064 3 * RESIDUAL 4 3.42285 .855712 * TOTAL (CORRECTED) 8 16.8905 2.11131
  49. BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 28 VARIATE V030 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 .804207E-01 .402103E-01 2.53 0.195 3 2 CT$ 2 .217509 .108754 6.85 0.052 3 * RESIDUAL 4 .634746E-01 .158687E-01 * TOTAL (CORRECTED) 8 .361404 .451755E-01 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLT FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 29 VARIATE V031 NSLT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 111.140 55.5702 2.92 0.165 3 2 CT$ 2 25.4805 12.7403 0.67 0.564 3 * RESIDUAL 4 76.1123 19.0281 * TOTAL (CORRECTED) 8 212.733 26.5917 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 30 VARIATE V032 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 REP 2 132.699 66.3496 9.04 0.035 3 2 CT$ 2 231.915 115.957 15.79 0.015 3 * RESIDUAL 4 29.3727 7.34317 * TOTAL (CORRECTED) 8 393.987 49.2483
  50. TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 31 MEANS FOR EFFECT REP REP NOS SL1 SL2 SL3 SL4 1 3 2.03333 4.96667 8.70000 13.0000 2 3 2.13333 4.93333 9.13333 13.9000 3 3 2.13333 4.86667 8.66667 14.1000 SE(N= 3) 0.527046E-01 0.236487 0.164991 0.660387 5%LSD 4DF 0.206591 0.926977 0.646731 2.58858 REP NOS SL5 SL6 SL7 SL8 1 3 18.4667 25.1000 33.0333 37.3333 2 3 20.2333 27.0333 33.3333 37.7000 3 3 20.5000 27.4333 35.2667 37.9000 SE(N= 3) 0.998054 0.703035 0.822147 0.537828 5%LSD 4DF 3.91216 2.75575 3.22264 2.10817 REP NOS SL9 SL10 CC1 CC2 1 3 40.4000 41.5000 6.00000 13.7200 2 3 40.9667 42.2667 6.01667 14.2400 3 3 41.2667 42.7000 5.91667 13.5033 SE(N= 3) 0.316812 0.254587 0.271484 0.498864 5%LSD 4DF 1.24184 0.997927 1.06416 1.95544 REP NOS CC3 CC4 CC5 NHANH1 1 3 53.6933 126.503 205.183 1.73333 2 3 53.6667 128.050 205.700 1.93333 3 3 53.5733 128.233 207.203 1.83333 SE(N= 3) 0.636835 1.48407 1.09909 0.666666E-01 5%LSD 4DF 2.49626 5.81722 4.30820 0.261319 REP NOS NHANH2 NHANH3 NHANH4 NHANH5 1 3 2.70000 3.51667 4.90000 5.28333 2 3 2.70000 3.48333 4.80000 5.30000 3 3 2.61667 3.58333 4.86667 5.43333 SE(N= 3) 0.561083E-01 0.787636E-01 0.509175E-01 0.561083E-01 5%LSD 4DF 0.219932 0.308736 0.199586 0.219933 REP NOS NHANH6 NHANH7 HOA CAI/ SQ 1 3 6.33333 6.50000 28.1667 9.06667 2 3 6.18333 6.56667 24.6667 9.06667 3 3 6.31667 6.45000 25.6667 9.06667 SE(N= 3) 0.326315E-01 0.192450E-01 0.833333 0.912871E-01 5%LSD 4DF 0.127908 0.754362E-01 3.26649 0.357826
  51. REP NOS KLQ ĐKQ CDQ NSCT 1 3 184.867 4.06000 17.9567 1.73000 2 3 198.547 4.08000 19.2200 1.86567 3 3 209.150 4.12000 19.2500 1.96033 SE(N= 3) 4.73983 0.310018E-01 0.534076 0.727293E-01 5%LSD 4DF 18.5791 0.121520 2.09346 0.285083 REP NOS NSLT NSTT 1 3 69.0233 25.6747 2 3 73.7267 33.9973 3 3 77.6183 33.6307 SE(N= 3) 2.51847 1.56452 5%LSD 4DF 9.87186 6.13258 MEANS FOR EFFECT CT$ CT$ NOS SL1 SL2 SL3 SL4 CT1 3 1.96667 4.70000 8.53333 13.4667 CT2 3 2.00000 4.90000 8.70000 13.1333 CT3 3 2.33333 5.16667 9.26667 14.4000 SE(N= 3) 0.527046E-01 0.236487 0.164991 0.660387 5%LSD 4DF 0.206591 0.926977 0.646731 2.58858 CT$ NOS SL5 SL6 SL7 SL8 CT1 3 19.4333 24.8333 32.7000 37.0333 CT2 3 19.1333 27.1000 35.1333 38.0000 CT3 3 20.6333 27.6333 33.8000 37.9000 SE(N= 3) 0.998054 0.703035 0.822147 0.537828 5%LSD 4DF 3.91216 2.75575 3.22264 2.10817 CT$ NOS SL9 SL10 CC1 CC2 CT1 3 40.5000 41.8333 5.93333 13.4333 CT2 3 41.0000 42.2000 5.95000 13.8767 CT3 3 41.1333 42.4333 6.05000 14.1533 SE(N= 3) 0.316812 0.254587 0.271484 0.498864 5%LSD 4DF 1.24184 0.997927 1.06416 1.95544 CT$ NOS CC3 CC4 CC5 NHANH1 CT1 3 53.8767 127.367 204.987 1.96667 CT2 3 52.7000 127.400 205.183 1.73333 CT3 3 54.3567 128.020 207.917 1.80000 SE(N= 3) 0.636835 1.48407 1.09909 0.666666E-01 5%LSD 4DF 2.49626 5.81722 4.30820 0.261319
  52. CT$ NOS NHANH2 NHANH3 NHANH4 NHANH5 CT1 3 2.60000 3.48333 4.81667 5.23333 CT2 3 2.51667 3.63333 4.85000 5.35000 CT3 3 2.90000 3.46667 4.90000 5.43333 SE(N= 3) 0.561083E-01 0.787636E-01 0.509175E-01 0.561083E-01 5%LSD 4DF 0.219932 0.308736 0.199586 0.219933 CT$ NOS NHANH6 NHANH7 HOA CAI/ SQ CT1 3 6.21667 6.36667 27.6667 9.70000 CT2 3 6.31667 6.41667 25.8333 8.90000 CT3 3 6.30000 6.73333 25.0000 8.60000 SE(N= 3) 0.326315E-01 0.192450E-01 0.833333 0.912871E-01 5%LSD 4DF 0.127908 0.754362E-01 3.26649 0.357826 CT$ NOS KLQ ĐKQ CDQ NSCT CT1 3 213.507 4.14667 20.3100 2.05933 CT2 3 191.623 4.08000 18.1567 1.81167 CT3 3 187.433 4.03333 17.9600 1.68500 SE(N= 3) 4.73983 0.310018E-01 0.534076 0.727293E-01 5%LSD 4DF 18.5791 0.121520 2.09346 0.285083 CT$ NOS NSLT NSTT CT1 3 72.0767 37.3740 CT2 3 72.4667 30.9873 CT3 3 75.8250 24.9413 SE(N= 3) 2.51847 1.56452 5%LSD 4DF 9.87186 6.13258 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TN MD 7/ 5/20 18:18 :PAGE 32 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |REP |CT$ | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SL1 9 2.1000 0.19365 0.91287E-01 4.3 0.3916 0.0161 SL2 9 4.9222 0.35629 0.40961 8.3 0.9557 0.4519 SL3 9 8.8333 0.45000 0.28577 3.2 0.1984 0.0735 SL4 9 13.667 1.1113 1.1438 8.4 0.5169 0.4493 SL5 9 19.733 1.6978 1.7287 8.8 0.3853 0.5795 SL6 9 26.522 1.8886 1.2177 4.6 0.1510 0.0962 SL7 9 33.878 1.7971 1.4240 4.2 0.2296 0.2271 SL8 9 37.644 0.84130 0.93155 2.5 0.7667 0.4528 SL9 9 40.878 0.61599 0.54874 1.3 0.2591 0.4145 SL10 9 42.156 0.66542 0.44096 1.0 0.0686 0.3443 CC1 9 5.9778 0.34014 0.47022 7.9 0.9629 0.9483
  53. CC2 9 13.821 0.76140 0.86406 6.3 0.6051 0.6272 CC3 9 53.644 1.0753 1.1030 2.1 0.9915 0.2784 CC4 9 127.60 2.0205 2.5705 2.0 0.6906 0.9412 CC5 9 206.03 2.1563 1.9037 0.9 0.4735 0.2246 NHANH1 9 1.8333 0.15811 0.11547 6.3 0.2214 0.1453 NHANH2 9 2.6722 0.19221 0.97182E-01 3.6 0.5367 0.0199 NHANH3 9 3.5278 0.13255 0.13642 3.9 0.6862 0.3554 NHANH4 9 4.8556 0.84574E-010.88192E-01 1.8 0.4459 0.5597 NHANH5 9 5.3389 0.13176 0.97182E-01 1.8 0.2326 0.1478 NHANH6 9 6.2778 0.93912E-010.56519E-01 0.9 0.0587 0.1814 NHANH7 9 6.5056 0.18105 0.33333E-01 0.5 0.0334 0.0010 HOA CAI/ 9 26.167 2.2079 1.4434 5.5 0.0904 0.1827 SQ 9 9.0667 0.50498 0.15811 1.7 1.0000 0.0038 KLQ 9 197.52 17.085 8.2096 4.2 0.0555 0.0365 ĐKQ 9 4.0867 0.67639E-010.53697E-01 1.3 0.4546 0.1387 CDQ 9 18.809 1.4530 0.92505 4.9 0.2617 0.0644 NSCT 9 1.8520 0.21255 0.12597 6.8 0.1946 0.0525 NSLT 9 73.456 5.1567 4.3621 5.9 0.1653 0.5635 NSTT 9 31.101 7.0177 2.7098 8.7 0.0346 0.0146