Đồ án Thiết kế và thi công công trình Trụ sở liên cơ quan số 4 - Hà Nội

pdf 10 trang thiennha21 09/04/2022 6761
Bạn đang xem tài liệu "Đồ án Thiết kế và thi công công trình Trụ sở liên cơ quan số 4 - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_thiet_ke_va_thi_cong_cong_trinh_tru_so_lien_co_quan_so.pdf

Nội dung text: Đồ án Thiết kế và thi công công trình Trụ sở liên cơ quan số 4 - Hà Nội

  1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nƣớc, ngành xây dựng cơ bản đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ, ngành xây dựng cơ bản đã và đang có những bƣớc tiến đáng kể. Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng ta cần một nguồn nhân lực trẻ là các kỹ sƣ xây dựng có đủ phẩm chất và năng lực, tinh thần cống hiến để tiếp bƣớc các thế hệ đi trƣớc, xây dựng đất nƣớc ngày càng văn minh và hiện đại hơn. Sau 4,5 năm học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Hàng Hải, đồ án tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng đánh dấu việc một sinh viên đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trên ghế giảng đƣờng Đại học. Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp của mình, em đã cố gắng để trình bày toàn bộ các phần việc thiết kế và thi công công trình: “TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4- HÀ NỘI”. Nội dung của đồ án gồm 3 phần: - Phần 1: Kiến trúc công trình. - Phần 2: Kết cấu công trình. - Phần 3: Công nghệ và tổ chức xây dựng. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trƣờng Khoa Công trình thủy, trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý giá của mình cho em cũng nhƣ các bạn sinh viên khác trong suốt những năm học qua. Đặc biệt, đồ án tốt nghiệp này cũng không thể hoàn thành nếu không có sự tận tình hƣớng dẫn phần kiến trúc của thầy ThS - KTS. NGUYỄN THIỆN THÀNH và hƣớng dẫn kết cấu của cô ThS. ĐOÀN THỊ HỒNG NHUNG. Thông qua đồ án tốt nghiệp, em mong muốn có thể hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã học cũng nhƣ học hỏi thêm các lý thuyết tính toán kết cấu và công nghệ thi công đang đƣợc ứng dụng cho các công trình nhà cao tầng của nƣớc ta hiện nay. Do khả năng và thời gian hạn chế, đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô cũng nhƣ của các bạn sinh viên khác để có thể thiết kế đƣợc các công trình hoàn thiện hơn sau này. Hải Phòng, ngày 28 tháng 11 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Tuấn Vũ Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 1
  2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI CHƢƠNG 1: KIẾN TRÚC 1.1 Giới thiệu công trình Tên Đề Tài : TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4-HÀ NỘI Đặc điểm về điều kiện sử dụng: Trụ sở liên cơ quan số 4-Hà Nội là một công trình độc lập đƣợc xây dựng ở phố Bà Triệu-Hà Nội. Trụ sở liên cơ quan số 4-Hà Nội bao gồm 7 tầng nổi và một tầng hầm,nửa chìm nửa nổi có tổng chiều cao 32,7m, diện tích phần đất xây dựng 688m2. Tầng hầm làm gara để xe.Từ tầng 2 đến tầng 6 là văn phòng làm việc và khu trƣng bày triển lãm.Tầng 7 phục vụ nghỉ ngơi giải trí, giải khát . Công trình đƣợc xây dựng tại vị trí thoáng đẹp, hƣớng ra đƣờng quốc lộ tạo ra sự hài hoà và hợp lí cho tổng thể thành phố Hà Nội. 1.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Hiện nay,cùng với sự phát triển nền kinh tế Đất nƣớc, các lĩnh vực thuộc hạ tầng cơ sở càng ngày đƣợc chú trọng để tạo nền tảng cho sự phát triển chung. Ngành xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay với sự ra tăng nhip độ xây dựng ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu giao thông, sinh hoạt. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế nƣớc nhà , cũng nhƣ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Đời sống của nhân dân cũng đƣợc nâng cao chính vì vậy trung tâm đào tạo nghiên cứu thông tấn xã Việt Nam đã đƣợc ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của mọi ngƣời cũng nhƣ đảng và nhà nƣớc. Đi đôi với chính sách mở cửa ,chính sách đổi mới.Việt Nam mong muốn đƣợc làm bạn với tất cả các nƣớc trên thế giới đã tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam từng bƣớc hoà nhập dẫn đến nhiều công ty văn phòng đƣợc xây dựng.Công ty CPXD số 18 đang trên đà phát triển và khăng định thƣơng hiệu nên việc xây dựng một trụ sở công ty là nhu cầu hết sức cần thiết. 1.3 Giải pháp kiến trúc 1.3.1. Giải pháp mặt bằng. Công trình có 7 tầng nổi và một tầng hầm,nửa chìm nửa nổi có mặt bằng (28,8x23,4)m gồm. Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 2
  3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI Tầng hầm đƣợc bố trí: (cao 2,4m): đƣợc dùng làm ga ra ô tô, 1 cầu thang máy, 2 cầu thang bộ, hai phòng trực và một phòng kỹ thuật hai bên sƣờn là lối vào và ra tầng hầm. Tầng 1 đƣợc bố trí: + Đại sảnh + khu trƣng bày triển lãm 240m2 + Văn phòng làm việc 02 phòng 117m2 /phòng. + Phòng vệ sinh 02 phòng một nam một nữ 13 m2 /phòng. + Hệ thống thang bộ và thang máy. Tầng 2 đến 6 tầng đƣợc bố trí: + Văn phòng làm việc lớn có diện tích 245 m2 /phòng. + Văn phòng làm việc nhỏ 02 phòng 117m2 /phòng. + Sảnh tầng là nơi giao thông đi ra cầu thang và ra vào các phòng. + Phòng vệ sinh 02 phòng một nam một nữ 13 m2 /phòng. + Hệ thống thang bộ và thang máy. Tầng 7 đƣợc bố trí: + Sảnh tầng kết hợp hiên nghỉ ngơi giải khát có sân vƣờn 311 m2 + Hội trƣờng lớn có sân khấu 272 m2 + Phòng vệ sinh 02 phòng một nam một nữ 13 m2 /phòng. + Hệ thống thang bộ và thang máy. Tầng mái: bố trí buồng kỹ thuật thang máy với diện tích 43,68 m2 và 2 bể nƣớc trên mái với diện tích mỗi bể là 21,6 m2, để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mọi ngƣời. 1.3.2.Giải pháp cấu tạo và mặt cắt: Nhà sử dụng hệ khung bê tông cốt thép đổ theo phƣơng pháp toàn khối, có hệ lƣới cột khung dầm sàn. + Mặt cắt dọc nhà gồm 4 nhịp + Mặt cắt theo phƣơng ngang nhà gồm 5 nhịp. + Chiều cao tầng hầm 2,4 m + Chiều cao tầng 1 là 3,6 m Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 3
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI + Chiều cao các tầng từ 2  6là 3,6 m + Chiều cao tầng 7 là 4,5 m + Chiều cao tầng mái 2,7 m Hệ khung sử dụng cột dầm có tiết diện vuông hoặc chữ nhật kích thƣớc tuỳ thuộc điều kiện làm việc và khả năng chịu lực của từng cấu kiện. Lồng thang máy làm tăng độ cứng chống xoắn cho công trình, chịu tải trọng ngang (gió ,động đất ) Có hai thang bộ và thang máy phục vụ thuận lợi cho việc di chuyển theo phƣơng đứng của mọi ngƣời trong toà nhà. Mái lợp tôn Austnam với xà gồ thép chữ 10 gác lên dầm khung bêtông cốt thép. 1.3.3. Giải pháp mặt đứng Công trình có hình khối không gian vững khoẻ ,cân đối. Mặt đứng chính gồm các ô cửa và ban công tạo chiều sâu không gian. Mái tôn Austnam màu đỏ càng làm tăng vẻ đẹp nổi bật cho công trình trong màu xanh của cây cối, làm cho công trình nhƣ sáng hơn và đẹp hơn, hài hoà với các công trình lân cận ,với quần thể kiến trúc khu đô thị . 1.4. Các giải pháp kỹ thuật tƣơng ứng của công trình: 1.4.1.Giải pháp thông gió chiếu sáng. Mỗi phòng trong toà nhà đều có hệ thống cửa sổ và cửa đi, phía mặt đứng là cửa kính nên việc thông gió và chiếu sáng đều đƣợc đảm bảo. Các phòng đều đƣợc thông thoáng và đƣợc chiếu sáng tự nhiên từ hệ thống cửa sổ, cửa đi, ban công, hành lang và các sảnh tầng kết hợp với thông gió và chiếu sáng nhân tạo. Hành lang giữa kết hợp với sảnh lớn đã làm tăng sự thông thoáng cho ngôi nhà và khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm của giải pháp mặt bằng. 1.4.2.Giải pháp bố trí giao thông. Giao thông theo phƣơng ngang trên mặt bằng có đặc điểm là cửa đi của các phòng đều mở ra hành lang dẫn đến sảnh của tầng, từ đây có thể ra thang bộ và thang máy để lên xuống tuỳ ý, đây là nút giao thông theo phƣơng đứng. Giao thông theo phƣơng đứng gồm hai thang bộ và thang máy thuận tiện cho việc đi lại. Thang máy còn lại đủ kích thƣớc để vận chuyển đồ đạc cho các phòng, Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 4
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI đáp ứng đƣợc yêu cầu đi lại và các sự cố có thể xảy ra. 1.4.3.Giải pháp cung cấp điện nước và thông tin. Hệ thống cấp nước: Nƣớc cấp đƣợc lấy từ mạng cấp nƣớc bên ngoài khu vực qua đồng hồ đo lƣu lƣợng nƣớc vào hai bể nƣớc trên mái của công trình. Từ bể nƣớc sẽ đƣợc phân phối qua ống chính, ống nhánh đến tất cả các thiết bị dùng nƣớc trong công trình. Nƣớc nóng sẽ đƣợc cung cấp bởi các bình đun nƣớc nóng đặt độc lập tại mỗi khu vệ sinh của từng tầng. Đƣờng ống cấp nƣớc dùng ống thép tráng kẽm có đƣờng kính từ 15 đến 65. Đƣờng ống trong nhà đi ngầm sàn, ngầm tƣờng và đi trong hộp kỹ thuật. Hệ thống thoát nước và thông hơi: Hệ thống thoát nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thiết kế cho tất cả các khu vệ sinh trong khu nhà. Có hai hệ thống thoát nƣớc bẩn và hệ thống thoát phân. Nƣớc thải sinh hoạt từ các xí tiểu vệ sinh đƣợc thu vào hệ thống ống dẫn, qua xử lý cục bộ bằng bể tự hoại, sau đó đƣợc đƣa vào hệ thống cống thoát nƣớc bên ngoài của khu vực. Hệ thống ống đứng thông hơi 60 đƣợc bố trí đƣa lên mái và cao vƣợt khỏi mái một khoảng 700mm. Toàn bộ ống thông hơi và ống thoát nƣớc dùng ống nhựa PVC của Việt nam, riêng ống đứng thoát phân bằng gang. Các đƣờng ống đi ngầm trong tƣờng, trong hộp kỹ thuật, trong trần hoặc ngầm sàn. Hệ thống cấp điện: Nguồn cung cấp điện của công trình là điện 3 pha 4 dây 380V/ 220V. Cung cấp điện động lực và chiếu sáng cho toàn công trình đƣợc lấy từ trạm biến thế đã xây dựng cạnh công trình. Phân phối điện từ tủ điện tổng đến các bảng phân phối điện của các phòng bằng các tuyến dây đi trong hộp kỹ thuật điện. Dây dẫn từ bảng phân phối điện đến công tắc, ổ cắm điện và từ công tắc đến đèn, đƣợc luồn trong ống nhựa đi trên trần giả hoặc chôn ngầm trần, tƣờng. Tại tủ điện tổng đặt các đồng hồ đo điện năng tiêu thụ cho toàn nhà, thang máy, bơm nƣớc và chiếu sáng công cộng. Mỗi phòng đều có 1 đồng hồ đo điện năng riêng đặt tại hộp công tơ tập trung ở phòng kỹ thuật của từng tầng. Hệ thống thông tin tín hiệu: Dây điện thoại dùng loại 4 lõi đƣợc luồn trong ống PVC và chôn ngầm trong tƣờng, trần. Dây tín hiệu angten dùng cáp đồng, luồn Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 5
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI trong ống PVC chôn ngầm trong tƣờng. Tín hiệu thu phát đƣợc lấy từ trên mái xuống, qua bộ chia tín hiệu và đi đến từng phòng. Trong mỗi phòng có đặt bộ chia tín hiệu loại hai đƣờng, tín hiệu sau bộ chia đƣợc dẫn đến các ổ cắm điện. Trong mỗi căn hộ trƣớc mắt sẽ lắp 2 ổ cắm máy tính, 2 ổ cắm điện thoại, trong quá trình sử dụng tuỳ theo nhu cầu thực tế khi sử dụng mà ta có thể lắp đặt thêm các ổ cắm điện và điện thoại. 1.4.4. Giải pháp phòng hoả. Bố trí hộp vòi chữa cháy ở mỗi sảnh cầu thang của từng tầng.Các hộp vòi chữa cháy đảm bảo cung cấp nƣớc chữa cháy cho toàn công trình khi có cháy xảy ra. Mỗi hộp vòi chữa cháy đƣợc trang bị 1 cuộn vòi chữa cháy đƣờng kính 50mm, dài 30m, vòi phun đƣờng kính 13mm có van góc. Bố trí một bơm chữa cháy đặt trong phòng bơm bơm nƣớc qua ống chính, ống nhánh đến tất cả các họng chữa cháy ở các tầng trong toàn công trình. Bố trí một máy bơm chạy động cơ điezel để cấp nƣớc chữa cháy khi mất điện. Bơm cấp nƣớc chữa cháy và bơm cấp nƣớc sinh hoạt đƣợc đấu nối kết hợp để cú thể hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Bể chứa nƣớc chữa cháy đƣợc dựng kết hợp với bể chứa nƣớc sinh hoạt, luôn đảm bảo dự trữ đủ lƣợng nƣớc cứu hoả yêu cầu, trong bể có lắp bộ điều khiển khống chế mức hút của bơm sinh hoạt. Bố trí hai họng chờ bên ngoài công trình. Họng chờ này đƣợc lắp đặt để nối hệ thống đƣờng ống chữa cháy bên trong với nguồn cấp nƣớc chữa cháy từ bên ngoài. Trong trƣờng hợp nguồn nƣớc chữa cháy ban đầu không đủ khả năng cung cấp, xe chữa cháy sẽ bơm nƣớc qua họng chờ này để tăng cƣờng thêm nguồn nƣớc chữa cháy, cũng nhƣ trƣờng hợp bơm cứu hoả bị sự cố hoặc nguồn nƣớc chữa cháy ban đầu đã cạn kiệt. Thang máy chở hàng có nguồn điện dự phòng nằm trong một phòng có cửa chịu lửa đảm bảo an toàn khi có sự cố hoả hoạn . 1.4.5. Các giải pháp kĩ thuật khác Công trình có hệ thống chống sét đảm bảo cho các thiết bị điện không bị ảnh hƣởng : Kim thu sét, lƣới dây thu sét chạy xung quanh mái, hệ thống dây dẫm và cọc nối đất theo quy phạm chống sét hiện hành . Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 6
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI Mái đƣợc chống thấm bằng bitumen nằm trên một lớp bêtông chống thấm đặc biệt, hệ thống thoát nƣớc mái đảm bảo không xảy ra ứ đọng nƣớc mƣa dẫn đến giảm khả năng chống thấm. Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 7
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI CHƢƠNG 2: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU 2.1. Sơ bộ chọn phƣơng án kết cấu 2.1.1Phân tích các dạng kết cấu khung Theo TCXD 198 : 1997, các hệ kết cấu bê tông cốt thép toàn khối đƣợc sử dụng phổ biến trong các nhà cao tầng bao gồm: hệ kết cấu khung, hệ kết cấu tƣờng chịu lực, hệ khung-vách hỗn hợp, hệ kết cấu hình ống và hệ kết cấu hình hộp. Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng nào phụ thuộc vào điều kiện làm việc cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang nhƣ gió và động đất. 2.1.1.1.Hệ kết cấu khung Hệ kết cấu khung có khả năng tạo ra các không gian lớn, thích hợp với các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ ràng nhƣng lại có nhƣợc điểm là kém hiệu quả khi chiều cao công trình lớn. Trong thực tế, hệ kết cấu khung đƣợc sử dụng cho các ngôi nhà dƣới 20 tầng với cấp phòng chống động đất 7; 15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8; 10 tầng đối với cấp 9. 2.1.1.2.Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng Hệ kết cấu vách cứng có thể đƣợc bố trí thành hệ thống theo 1 phƣơng, 2 phƣơng hoặc liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng. Đặc điểm quan trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thƣờng đƣợc sử dụng cho các công trình cao trên 20 tầng. Tuy nhiên, độ cứng theo phƣơng ngang của các vách cứng tỏ ra là hiệu quả rõ rệt ở những độ cao nhất định, khi chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cứng phải có kích thƣớc đủ lớn, mà điều đó thì khó có thể thực hiện đƣợc. Trong thực tế, hệ kết cấu vách cứng đƣợc sử dụng có hiệu quả cho các ngôi nhà dƣới 40 tầng với cấp phòng chống động đất cấp 7; độ cao giới hạn bị giảm đi nếu cấp phòng chống động đất cao hơn. Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 8
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI 2.1.1.3.Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) đƣợc tạo ra bằng sự kết hợp hệ thống khung và hệ thống vách cứng. Hệ thống vách cứng thƣờng đƣợc tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vực vệ sinh chung hoặc ở các tƣờng biên, là các khu vực có tƣờng nhiều tầng liên tục. hệ thống khung đƣợc bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Trong hệ thống kết cấu này, hệ thống vách chủ yếu chịu tải trọng ngang còn hệ thống khung chịu tải trọng thẳng đứng. Hệ kết cấu khung - giằng tỏ ra là hệ kết cấu tối ƣu cho nhiều loại công trình cao tầng.Loại kết cấu này đƣợc sử dụng cho các ngôi nhà dƣới 40 tầng với cấp phòng chống động đất 7; 30 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8; 20 tầng đối với cấp 9. 2.1.1.4.Hệ thống kết cấu đặc biệt Bao gồm hệ thống khung không gian ở các tầng dƣới, phía trên là hệ khung giằng.Đây là loại kết cấu đặc biệt, đƣợc ứng dụng cho các công trình mà ở các tầng dƣới đòi hỏi các không gian lớn; khi thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến tầng chuyển tiếp từ hệ thống khung sang hệ thống khung giằng. Nhìn chung, phƣơng pháp thiết kế cho hệ kết cấu này khá phức tạp, đặc biệt là vấn đề thiết kế kháng chấn. 2.1.1.5.Hệ kết cấu hình ống Hệ kết cấu hình ống có thể đƣợc cấu tạo bằng một ống bao xung quanh nhà bao gồm hệ thống cột, dầm, giằng và cũng có thể đƣợc cấu tạo thành hệ thống ống trong ống.Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời ta cấu tạo hệ thống ống ở phía ngoài, còn phía trong nhà là hệ thống khung hoặc vách cứng. Hệ kết cấu hình ống có độ cứng theo phƣơng ngang lớn, thích hợp cho các công trình cao từ 25 đến 70 tầng. 2.1.1.6.Hệ kết cấu hình hộp Đối với các công trình có độ cao và mặt bằng lớn, ngoài việc tạo ra hệ thống khung bao quanh làm thành ống, ngƣời ta còn tạo ra các vách phía trong bằng hệ Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 9
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4 - HÀ NỘI thống khung với mạng cột xếp thành hàng. Hệ kết cấu đặc biệt này có khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho những công trình rất cao, có khi tới 100 tầng. 2.1.2. Lựa chọn phương án kết cấu khung Công trình thi công là ”TRỤ SỞ LIÊN CƠ QUAN SỐ 4-HÀ NỘI ” một công trình cao tầng (8 tầng) với độ cao 32,7m ( <40m). Nên theo TCVN chƣa cần xét đến gió động và động đất. Mặt khác công trình đƣợc xây dựng ở phố Bà Triệu – Hà Nội, là khu vực ít xẩy ra động đất. Do đó khi thiết kế hệ kết cấu công trình, đê đảm bảo công trình chịu đƣợc tải trọng, và để tiết kiệm chi phí xây dựng, em chọn giải pháp kết cấu là: hệ khung chịu lực. 2.1.3. Kích thước sơ bộ của kết cấu 1 2 3 4 5 6 f e D k h c ant g1 c k c t h an g 1 B A 1 2 3 4 5 6 Hình 2-1.Mặt bằng kết cấu tầng điển hình Sinh viên: Nguyễn Tuấn Vũ - Lớp: XDD 52 – ĐH1 10