Đồ án Thiết kế và thi công công trình Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng

pdf 10 trang thiennha21 09/04/2022 6080
Bạn đang xem tài liệu "Đồ án Thiết kế và thi công công trình Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_nha_an_so_pccc_hai_phong.pdf

Nội dung text: Đồ án Thiết kế và thi công công trình Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng

  1. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, ngành xây dựng cơ bản đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ, ngành xây dựng cơ bản đã và đang có những bước tiến đáng kể. Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng ta cần một nguồn nhân lực trẻ là các kỹ sư xây dựng có đủ phẩm chất và năng lực, tinh thần cống hiến để tiếp bước các thế hệ đi trước, xây dựng đất nước ngày càng văn minh và hiện đại hơn. Sau 5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam, đồ án tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng đánh dấu việc một sinh viên đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trên ghế giảng đường Đại Học. Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp của mình, em đã cố gắng để trình bày toàn bộ các phần việc thiết kế và thi công công trình: “Nhà ăn sở PCCC Hải Phòng ”. Nội dung của đồ án gồm 4 phần: - Phần 1: Kiến trúc công trình. - Phần 2: Kết cấu công trình. - Phần 3: Công nghệ và tổ chức xây dựng. - Phần 4: Dự toán phần ngầm của công trình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý giá của mình cho em cũng như các bạn sinh viên khác trong suốt những năm học qua. Đặc biệt, đồ án tốt nghiệp này cũng không thể hoàn thành nếu không có sự tận tình hướng dẫn của thầy: -Thầy KTS. Nguyễn Thiện Thành – Bộ môn Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp -Thầy Th.S Nguyễn Tiến Thành –. Bộ môn Xây Dựng Dân Dụng Và Công Nghiệp Xin cám ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ và động viên trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành đồ án ngày hôm nay. Thông qua đồ án tốt nghiệp, em mong muốn có thể hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã học cũng như học hỏi thêm các lý thuyết tính toán kết cấu và công nghệ thi công đang được ứng dụng cho các công trình nhà cao tầng của nước ta hiện nay. Do khả năng và thời gian hạn chế, đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của các thầy cô cũng như của các bạn sinh viên khác để có thể thiết kế được các công trình hoàn thiện hơn sau này. Hải Phòng, ngày 30 tháng 11 năm 2015 Sinh viên Đào Thành Đạt SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 1
  2. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành Chương 1 KIẾN TRÚC 1.1 . Giới thiệu về công trình. Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự phát triển của xã hội, dân số ở các thành phố lớn ngày càng tăng, dẫn tới nhu cầu về nhà ăn ngày càng trở nên cấp thiết. Nhằm đảm bảo cho người dân có chỗ ăn chất lượng. Tránh tình trạng xây dựng tràn lan, đồng thời tạo ra kiến trúc thành phố hiện đại, phù hợp với quy hoạch chung thì việc xây dựng nhà ăn là lựa chọn cần thiết. Công trình nhà ăn công an sở PCCC Hải Phòng là một công trình nằm trong cụm những công trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội của T.P Hải Phòng, nằm ở vị trí nối với giao thông đi lại thuận tiện và nằm trong vùng quy hoạch phát triển của thành phố công trình đã cho ta thấy rõ ưu thế của nó. Ngoài ra đây còn là đây còn là công trình tương đối hoàn thiện về bố cục kiến trúc qui hoạch chung của toàn đô thị, đạt yêu cầu về thẩm mỹ . Quy mô chung của công trình bao gồm : - Diện tích xây dựng: 232,2 m2 - Số tầng : 5 tầng - Tổng chiều cao công trình: 18,3 m 1.2 . Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Nhà ăn đô thì luôn là vấn đề được quan tâm thiết yếu trong vấn đề phát triển đô thị, vì đây là nhu cầu tất yếu đối với con người. Nhà ăn với các chức năng chính Đặc biệt với con người trong đô thị hiện đại, nơi mà các hoạt động xã hội, điều kiện khí hậu v.v rất nhạy cảm đến nhiều con người, thì những tính năng trên càng cần phải đáp ứng với yêu cầu cao để văn minh thủ đô dần tiến kịp với khu vực và châu lục. Từ điều kiện thực tế ở Việt Nam và cụ thể là ở T.P Hải Phòng đang trong quá trình Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá, đồng thời nhằm giải quyết nạn thiếu nhà ăn trầm trọng, xây dựng ăn sẽ tiết kiệm đất đai, tài chính, hạ tầng kỹ thuật. Nhất là sự phát triển theo chiều cao cho phép các đô thị tiết kiệm đất xây dựng, tăng khu vực cây xanh, vui chơi giải trí. Đặc điểm sử dụng: tòa nhà có 5 tầng. Tầng 1 được sử dụng phần lớn làm nhà gửi xe, khu bán hàng. Tầng 2 đến tầng 5 là bố trí các phòng ăn. 1.3 . Giải pháp kiến trúc. 1.3.1 . Giải pháp mặt bằng. SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 2
  3. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành Tòa nhà cao 5 tầng có mặt bằng 1 tầng là ( 25,2 x 14 )m bao gồm. 1.3.2 Giải pháp cấu tạo và mặt cắt. Nhà sử dụng hệ khung bê tông cốt thép đổ toàn khối, có hệ lưới cột khung dầm sàn. - Mặt cắt theo phương dọc nhà gồm 8 nhịp. - Mặt cắt theo phương ngang nhà gồm 8 nhịp. - Chiều cao tầng 1 là 3,9 m. - Chiều cao tầng 2 † 5 là 3,6 m. Hệ khung sử dụng cột dầm có tiết diện là hình chữ nhật kích thước tùy thuộc vào điều kiện làm việc và khả năng chịu lực của từng cấu kiện, lồng thang máy làm tăng độ cứng chống xoán cho công trình, chịu tải trọng ngang (gió, động đất ) Có cầu thang máy và cầu thang bộ phục vụ thuận lợi cho việc di chuyển theo phương đứng của mọi người trong tòa nhà. Giải pháp kết cấu mặt đứng hình khối không gian của công trình Công trình có hình khối không gian vững khỏe, mặt đứng chính gồm các ô cửa kính và ban công tạo vẻ đẹp kiến trúc. 1.4 Các giải pháp kỹ thuật tương ứng của công trình. 1.4.1 Giải pháp thông gió. Thông gió tự nhiên được đặc biệt chú ý trong thiết kế kiến trúc. Với các cửa sổ lớn có vách kính, lô gia chìm, các phòng đều được tiếp xúc với không gian ngoài nhà, tận dụng tốt khả năng thông gió tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái cho người dân khi phải sống ở trên cao. Với yêu cầu phải đảm bảo thông gió tự nhiên tốt cho tất cả các phòng vào mùa nóng và tránh gió lùa vào mùa lạnh . Mỗi phòng của tòa nhà đều có hệ thống cửa sổ và cửa đi, phía mặt đứng là cửa kính nên việc thông gió và chiếu sáng được đảm bảo. Các phòng đều thông thoáng và được chiếu sáng tự nhiên nhờ hệ thống cửa sổ, cửa đi, ban công, hành lang, các sảnh tầng kết hợp với chiếu sáng nhân tạo. 1.4.2 Giải pháp chiếu sáng. 1) Chiếu sáng tự nhiên. Yêu cầu chung khi sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng các phòng là đạt dược sự tiện nghi cuả môi trường sáng phù hợp với hoạt động của con người trong các phòng đó. Chất lượng môi trường sáng liên quan đến việc loại trừ sự chói loá, sự phân bố không gian và hướng ánh sáng, tỷ lệ phản quang nội thất để đạt được sự thích ứng tốt của mắt. SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 3
  4. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành +Độ rọi tự nhiên theo yêu cầu: Là độ rọi tại thời điểm tắt đèn buổi sáng và bật đèn buổi chiều; Vậy công trình phải tuân theo các yếu tố để đảm bảo : - Sự thay đổi độ rọi tự nhiên trong phòng một ngày - Kích thước các lỗ cửa chiếu sáng. - Số giờ sử dụng chiếu sáng tự nhiên trong một năm. + Độ đồng đều của ánh sáng trên mặt phẳng làm việc. + Phân bố không gian và hướng ánh sáng. + Tỷ lệ độ chói nội thất. + Loại trừ độ chói loá mất tiện nghi. - Tránh ánh nắng chiếu vào phòng lên mặt phẳng làm việc, lên các thiết bị gây chói loá. - Hướng cửa sổ, hướng làm việc không về phía bầu trời quá sáng hoặc phía có các bề mặt tường sáng bị mặt trời chiếu vào. - Không sử dụng các kết cấu che nắng có hệ số phản xạ quá cao Tổ chức chiếu sáng hợp lý đạt được sự thích ứng tốt của mắt. => Có thể sử dụng: + Cửa lấy sáng (tum thang ) + Hướng cửa sổ, vị trí cửa sổ, chiều dài và góc nghiêngcủa ô văng, lanh tô + Chiều rộng phòng, hành lang, cửa mái 2) Chiếu sáng nhân tạo. Ngoài công trình có sẵn: Hệ đèn đường và đèn chiếu sáng phục vụ giao thông tiểu khu. Trong công trình sử dụng hệ đèn tường và đèn ốp trần, bố trí tại các nút hành lang .Có thể bố trí thêm đèn ở ban công, lô gia Chiếu sáng nhân tạo cho công trình phải giải quyết ba bài toán cơ bản sau: - Bài toán công năng: Nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho các công việc cụ thể, phù hợp với chức năng các nội thất. - Bài toán nghệ thuật kiến trúc: Nhằm tạo được một ấn tượng thẩm mỹ của nghệ thuật kiến trúc và vật trưng bày trong nội thất. - Bài toán kinh tế: Nhằm xác định các phương án tối ưu của giải pháp chiếu sáng nhằm thoả mãn cả công năng và nghệ thuật kiến trúc. 3) Giải pháp che mưa. Để đáp ứng tốt yêu cầu này, ta sử dụng kết hợp với giải pháp che nắng. Lưu ý phaỉ đảm bảo yêu cầu cụ thể: Che mưa hắt trong điều kiện gió xiên. 1.4.3 Giải pháp bố trí giao thông trong nhà. SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 4
  5. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành Giao thông theo phương ngang trong tòa nhà có đặc điểm là cửa đi của các phòng đều nằm ngay hành lang của các tầng, từ đây có thể đi ra thang bộ để lên xuống tùy ý, đây là nút giao thông thẳng đứng. Giao thông theo phương thẳng đứng gồm thang bộ thuận lợi cho việc đi lại, các thang đủ kích thước để vận chuyển đồ đạc cho các phòng đáp ứng được nhu cầu đi lại và các sự cố có thể xảy ra. 1.4.4 Hệ thống điện và thông tin liên lạc. Bao gồm hệ thống thu lôi chống sét và lưới điện sinh hoạt. Cấu tạo hệ thu lôi gồm kim thu phi 6 dài 5m bố trí ở chòi thang và các góc của công trình; dây dẫn sét phi 2 nối khép kín các kim và dẫn xuống đất tại các góc công trình, chúng được đi ngầm trong các cột trụ. Hai hệ cọc tiếp đất bằng đồng phi 6 có L=2.5m, mỗi cụm gồm 5 cọc đóng cách nhau 3m và cách mép công trình tối thiểu là 2m, tiếp địa đặt sâu - 0.7m so với mặt đất (Tính toán theo tiêu chuẩn an toàn chống sét) Đường điện trung thế 15 kV được dẫn ngầm vào trạm biến áp của công trình. Ngoài ra công trình còn được trang bị 2 máy phát điện chạy bằng diezen, nhằm cung cấp điện trong các trường hợp mất điện trung tâm. Hệ thống đường dây được trang bị đồng bộ cho toàn bộ các khu vực chức năng, đảm bảo chất lượng, an toàn và tính thẩm mỹ cao. 1.4.5 Hệ thống cấp thoát nước. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Nước được lấy từ nguồn nước thành phố, dự trữ trong các bể ở tầng hầm và tầng mái, được hệ thống máy bơm đưa đến từng căn hộ. Lượng nước dự trữ được tính toán đảm bảo nhu cầu sử dụng, cứu hoả và dự phòng khi cần thiết. Hệ thông thoát nước: Nước mưa từ tầng mái được thu qua sênô và đường ống thoát đưa về bể phốt. Nước thải công trình được thu gom toàn bộ về các bể xử lý sơ bộ trước khi được thải ra hệ thống chung của thành phố. Nước thoát chia làm hai hệ thống riêng biệt nước xí tiểu theo ống đứng xuống bể phốt và thoát ra sau khi đã được sử lý sinh học; nước rửa, nước giặt được dẫn theo ống PVC xuống rãnh thoát nước quanh công trình và ra ống chung của tiểu khu, ống cấp được dùng loại ống tráng kẽm, ống thoát dùng ống nhựa PVC. 1.4.6 Hệ thống phòng cháy chữa cháy. Công trình được thiết kế hệ thống chuông báo cháy tự động, kết hợp với các họng nước cứu hoả được bố trí trên tất cả các tầng. Lượng nước dùng cho chữa cháy được tính toán và dự trữ trong các bể nước cứu hoả. Hệ thống máy bơm luôn có chế độ dự phòng trong các trường hợp có cháy xảy ra sẽ tập trung toàn bộ cho công tác cứu hoả. SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 5
  6. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành 1.5 Kết luận. Để đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu về kiến trúc là rất khó. Từ tất cả các phân tích trên ta đưa ra phương án chọn hợp lý nhất, và ưu tiên một số mặt nhằm đáp ứng yêu cầu cao của một Cao ốc hiện đại phục vụ cuộc sống con người SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 6
  7. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành Chương 2 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU 2.1 Sơ bộ phương án kết cấu 2.1.1 Phân tích các dạng kết cấu khung Theo TCXD 198 : 1997, các hệ kết cấu bê tông cốt thép toàn khối được sử dụng phổ biến trong các nhà bao gồm: hệ kết cấu khung, hệ kết cấu tường chịu lực, hệ khung-vách hỗn hợp, hệ kết cấu hình ống và hệ kết cấu hình hộp. Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng nào phụ thuộc vào điều kiện làm việc cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang như gió và động đất. 2.1.1.1 Hệ kết cấu khung Hệ kết cấu khung có khả năng tạo ra các không gian lớn, thích hợp với các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ ràng nhưng lại có nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao công trình lớn. Trong thực tế, hệ kết cấu khung được sử dụng cho các ngôi nhà dưới 20 tầng với cấp phòng chống động đất 7; 15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8; 10 tầng đối với cấp 9. 2.1.1.2 Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống theo 1 phương, 2 phương hoặc liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng. Đặc điểm quan trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng cho các công trình cao trên 20 tầng. Tuy nhiên, độ cứng theo phương ngang của các vách cứng tỏ ra là hiệu quả rõ rệt ở những độ cao nhất định, khi chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cứng phải có kích thước đủ lớn, mà điều đó thì khó có thể thực hiện được. Trong thực tế, hệ kết cấu vách cứng được sử dụng có hiệu quả cho các ngôi nhà dưới 40 tầng với cấp phòng chống động đất cấp 7; độ cao giới hạn bị giảm đi nếu cấp phòng chống động đất cao hơn. 2.1.1.3 Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp hệ thống khung và hệ thống vách cứng. Hệ thống vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vực vệ sinh chung hoặc ở các tường biên, là các khu vực có tường nhiều tầng liên tục. hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Trong hệ thống kết cấu này, hệ thống vách chủ yếu chịu tải trọng ngang còn hệ thống khung chịu tải trọng thẳng đứng. Hệ kết cấu khung - giằng tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng. Loại kết cấu này được sử dụng cho các ngôi nhà dưới 40 tầng với cấp phòng SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 7
  8. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành chống động đất 7; 30 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8; 20 tầng đối với cấp 9. 2.1.1.4 Hệ thống kết cấu đặc biệt Bao gồm hệ thống khung không gian ở các tầng dưới, phía trên là hệ khung giằng.Đây là loại kết cấu đặc biệt, được ứng dụng cho các công trình mà ở các tầng dưới đòi hỏi các không gian lớn; khi thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến tầng chuyển tiếp từ hệ thống khung sang hệ thống khung giằng. Nhìn chung, phương pháp thiết kế cho hệ kết cấu này khá phức tạp, đặc biệt là vấn đề thiết kế kháng chấn. 2.1.1.5 Hệ kết cấu hình ống Hệ kết cấu hình ống có thể được cấu tạo bằng một ống bao xung quanh nhà bao gồm hệ thống cột, dầm, giằng và cũng có thể được cấu tạo thành hệ thống ống trong ống. Trong nhiều trường hợp, người ta cấu tạo hệ thống ống ở phía ngoài, còn phía trong nhà là hệ thống khung hoặc vách cứng. Hệ kết cấu hình ống có độ cứng theo phương ngang lớn, thích hợp cho các công trình cao từ 25 đến 70 tầng. 2.1.1.6 Hệ kết cấu hình hộp Đối với các công trình có độ cao và mặt bằng lớn, ngoài việc tạo ra hệ thống khung bao quanh làm thành ống, người ta còn tạo ra các vách phía trong bằng hệ thống khung với mạng cột xếp thành hàng. Hệ kết cấu đặc biệt này có khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho những công trình rất cao, có khi tới 100 tầng. 2.1.2 . Lựa chọn phương án kết cấu khung Công trình Nhà ăn sở công an PCCC Hải Phòng là một công trình cao 5 tầng với độ cao 19,8 m. Đây là một công trình nhà ở mang tính chất hiên đại. Mặt khác, công trình lại xây dựng trong khu dân cư đông đúc vì vậy yêu cầu đặt ra khi thiết kế công trình là phải chú ý đến độ an toàn của công trình. Hệ kết cấu chịu lực của công trình phải được thiết kế với bậc siêu tĩnh cao để khi chịu tác động của các tải trọng ngang lớn công trình có thể bị phá hoại ở một số cấu kiện mà không bị sụp đổ hoàn toàn. Theo TCXD 198 : 1997 điều 2 “Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng BTCT toàn khối” điểm 2.3.3 thì “Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng. Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng. Nếu công trình được thiết kế cho vùng có động đất cấp 8 thì chiều cao tối đa cho loại kết cấu này là 30 tầng, cho vùng động đất cấp 9 là 20 tầng ”. Do đó khi thiết kế hệ kết cấu cho công trình này, em quyết định sử dụng hệ kết cấu khung - giằng (khung và lõi cứng). SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 8
  9. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành Về hệ kết cấu chiu lực: Sử dụng hệ kết cấu khung – lõi chịu lực với sơ đồ khung giằng. Trong đó, hệ thống lõi và vách cứng được bố trí ở khu vực đầu hồi nhà, chịu phần lớn tải trọng ngang tác dụng vào công trình và phần tải trọng đứng tương ứng với diện chịu tải của vách. Hệ thống khung bao gồm các hàng cột biên, dầm bo bố trí chạy dọc quanh chu vi nhà và hệ thông dầm sàn, chịu tải trọng đứng là chủ yếu, tăng độ ổn định cho hệ kết cấu. Sàn và Móng sửa dụng kết cấu BTCT toàn khối. 2.1.3 Kích thước sơ bộ của kết cấu 2.1.3.1 Tiết diện cột Diện tích sơ bộ của cột có thể xác định theo công thức : N F (1,1 1,2) Rn Trong đó: k = 1,1 – 1,2 là hệ số kể đến ảnh hưởng của lệch tâm N là lực dọc sơ bộ, xác định bằng N S q n Với n = 5 là số tầng công trình , q = 1-1,4 T/m2, chọn q = 1,2 T/m2 S là diện tích dồn tải của sàn truyền vào cột. Xác đinh như trên bản vẽ 2 Rn = 1150 T/m là cường độ tính toán của bêtông cột B20, tra theo TCVN 356- 2005 2 Tính tiết diên cột 4-B có Sct = 3x4,15=12,45 m NT 12,45.1,2.5 74,7 74,7 Fm 1,2. 0,078 2 1150 Chọn tiết diện cột bxh = 25x40cm 2 Tính tiết diên cột 4-A có Sct = 3x3,25= 9,75 m NT 9,75.1,2.5 58,5 58,5 Fm 1,2. 0,061 2 1150 Chọn tiết diện cột bxh = 25x35cm 2 Tính tiết diên cột hành lang có Sct = 3x0,9=2,7 m NT 2,7.1,2.5 16,2 16,2 Fm 1,2. 0,0169 2 1150 Chọn tiết diện cột bxh =25x25cm SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 9
  10. Đồ án tốt nghiệp GVHD KT: KTS Nguyễn Thiện Thành Nhà ăn Sở PCCC Hải Phòng GVHD KC: Th.S Nguyễn Tiến Thành Hình 2.1: Diện tích sàn dồn tải vảo cột Tiết diện cột thay đổi theo chiều cao tầng để đảm bảo kết cấu. Bảng 2-1. Bảng chọn tiết diện cột Tầng Cột trục A Cột trục B Cột trục B‟ 1-5 25x35 25x40 25x25 2.1.3.2 Tiết diện dầm - Với dầm chính :hd = (1/8 – 1/12)Ld + nhịp Ld = 6,5 m chọn kích thước bxh = 25x60 cm Với dầm hành lang nhịp 1,8 m chọn dầm kích thước bxh = 220x300mm - Với dầm phụ : hd = (1/12 – 1/20)Ld + Dầm phụ bố trí ngang nhà ld= 3m chia nhỏ các ô sàn nhịp 6,5 m Chọn kích thước dầm phụ bxh = 220x400 mm + Với các dầm hạn cốt sàn vệ sinh, dầm tới cầu thang chọn kích thước 220x400 mm . 2.1.3.3 Phân tích lựa chọn phương án kết cấu sàn 4) Đề xuất phương án kết cấu sàn : + Sàn BTCT có hệ dầm chính, phụ (sàn sườn toàn khối) SVTH: Đào Thành Đạt Lớp : XDD51-ĐC2 Page 10