Đồ án Phân tích kết cấu hoạt động và chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn - làm mát của động cơ SAA6D114E-2 trên máy đào PC300

docx 69 trang thiennha21 12/04/2022 5210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Phân tích kết cấu hoạt động và chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn - làm mát của động cơ SAA6D114E-2 trên máy đào PC300", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxdo_an_phan_tich_ket_cau_hoat_dong_va_chan_doan_ky_thuat_he_t.docx

Nội dung text: Đồ án Phân tích kết cấu hoạt động và chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn - làm mát của động cơ SAA6D114E-2 trên máy đào PC300

  1. Mục Lục LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐÀO PC300 VÀ ĐỘNG CƠ SAA6D114E-2 4 1.1. Khái niệm, công dụng và phân loại máy đào 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2: Công dụng và phân loại 4 1.2. Máy đào PC300 10 1.2.1. Cấu tạo chung 10 1.2.2. Các thông số kỹ thuật của máy 12 1.3. khái niệm chung và động cơ SAA6D114E-2 16 1.3.1. Khái niệm chung 16 1.3.2. động cơ SAA6D114E-2 22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN-LÀM MÁT CỦA ĐỘNG CƠ SAA6D114E-2 25 2.1. Hệ thống bôi trơn 25 2.1.1. giới thiệu chung về hệ thống bôi trơn trên động cơ đốt trong 25 2.1.2. Kết cấu và hoạt động của hệ thống bôi trơn trên Động cơ SAA6D114E-2 29 2.2. Hệ thống làm mát 36 2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống làm mát trên động cơ đốt trong 36 2.2.2. Kết cấu và hoạt động của hệ thống làm mát động cơ SAA6D114E-2 41 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SỬA CHỮA CHÍNH HỆ THỐNG BÔI TRƠN-LÀM MÁT CỦA ĐỘNG CƠ SAA6D114E-2 50 3.1. Khái niệm chung về chẩn đoán kỹ thuật 50 3.1.1. Khái niệm về chẩn đoán 50 3.1.2. Mục đích chẩn đoán kỹ thuật 50 3.1.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán 50 3.2. Chẩn đoán kỹ thuật và bảo dưỡng sửa chữa hệ thống bôi trơn động cơ SAA6D114E-2 51 3.2.1. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn động cơ SAA6D114E-2 51 3.2.2. Phương pháp kiểm tra – bảo dưỡng hệ thống bôi trơn 53 3.2.3. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống bôi trơn 54 3.2.4. Sửa chữa bơm dầu động cơ SAA6D114E-2 56 3.3. Chẩn đoán kỹ thuật và bảo dưỡng sửa chữa hệ thống làm mát động cơ SAA6D114E-2 60 Trang 1
  2. 3.2.1. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống làm mát động cơ SAA6D114E-2 60 3.2.2. Quy trình tháo lắp hệ thống làm mát 62 3.2.3. Sửa chữa bơm nước của động cơ SAA6D114E-2 64 3.2.4. Sửa chữa van hằng nhiệt 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 Trang 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sau thời gian 4 năm học tại trường Đại Học , được sự chỉ bảo và dạy dỗ tận tình của thầy, cô giáo. Em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản mà thầy, cô giáo đã truyền đạt. Mỗi sinh viên khi ra trường cần phải qua một đợt tìm hiểu thực tế và kiểm tra khả năng nắm bắt, sang tạo của sinh viên. Do đó quá trình thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp là công việc rất cần thiết nhằm giúp sinh viên tổng hợp lại những kiến thức mà mình đã học, đồng thời nó là tiếng nói của sinh viên trước khi ra trường. Sau khi hoàn tất các môn học trong chương trình đào tạo, nay em được giao nhiệm vụ :Phân tích kết cấu hoạt động và chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn – làm mát của động cơ SAA6D114E-2 trên máy đào PC300. Ở nước ta hiện nay, quá trình xây dựng các công trình, khai thác khoáng sản, dây chuyền công nghiệp đang rất phát triển. Đòi hỏi cần phải giải quyết những công việc như đào và vận chuyển đất đá, hang hóa với khối lượng lớn mà lao động chân tay không thể làm được. Do đó các hệ thống trên động cơ của máy PC300 rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình làm việc khai thác. Sẽ nâng cao được năng suất cũng như hiệu quả kinh tế. Trong quá trình làm đồ án do còn thiếu nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức nên còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô cũng như sự góp ý của các bạn. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các quý thầy cô trong nhà trường đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tận tình hướng dẫn cho em thưc hiện và hoàn thành được đề tài này. Hà nội, ngày tháng năm Sinh viên thực hiên Trang 3
  4. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐÀO PC300 VÀ ĐỘNG CƠ SAA6D114E-2 1.1. Khái niệm, công dụng và phân loại máy đào 1.1.1. Khái niệm Máy đào là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây dựng, khai khoáng. Máy đào là tổ hợp các thiết bị máy móc, được bố trí lắp ráp để làm thực hiện các thao tác đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thô và các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng rời (có thể vận chuyển trong cự li ngắn và rất ngắn). Trong xây dựng, Máy đào là một loại máy xây dựng chính trong công tác đất, ngoài ra còn tham gia vào các công tác giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình, bốc xếp vận chuyển vật liệu. Máy đào là loại thiết bị nặng gồm có một tay gầu,gầu đào và cabin gắp trên mâm quay. 1.1.2: Công dụng và phân loại a. Công dụng Chúng ta thấy rằng, ngày nay, bất kì công trình xây dựng quy mô lớn nào cũng không thể thiếu vai trò hỗ trợ của các thiết bị máy móc, công cụ lao động. Trong đó Máy đào thủy lược đóng vai trò quan trọng, hầu như không thể thiếu được trong việc cơ giới hóa công tác đất. Cụ thể nó phục vụ các công việc sau: - Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp: đào hố móng, đào rảnh thoát nước, đào rảnh để lắp đặt đường ống cấp thoát nước, đường điện ngầm, điện thoại, bốc xếp vật liệu ở các bãi, kho chứ vật liệu. Ngoài ra có lúc làm việc thay cần trục khi lắp các ống thoát nước hoặc thay các búa đóng cọc để thi công móng cọc, phục vụ thi công cọc nhồi . - Trong xây dựng thủy lợi: đào kênh, mương, nạo vét xông ngoài, bến cảng, ao, hồ khai thác đất để đắp đập, đắp đê . - Trong xây dựng cầu đường: đào móng, khai thác đất, cát để đắp đường, nạo bạt sườn đồi để tạo ta luy khi thi công đường sát sườn núi - Trong khai thác mỏ: bóc lớp đất tấm thực vật phía trên bề mặt đất, khai thác lộ thiên( than, đất sét, cao lanh, đá sau nổ mìn ). - Trong các lĩnh vực khác: nhào trộn vật liệu các nhà máy hóa chất( phân lân, cao su, ). Khai thác đất cho các nhà máy gạch, sứ, . Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tong, bê tông át phan Bốc xếp vật liệu trong các ga tàu, bến cảng. Khai thác sỏi, cát ở lòng sông Ngoài ra, máy cơ sở của Máy đào 1 gầu có thể lắp các thiết bị công tác khác ngoài thiết bị gầu xúc như: cần trục, búa đóng cọc, Trong các lĩnh vực khác: Khai thác đất cho các nhà máy gạch, sứ Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tông, bê tông át phan bốc xếp vật liệu trong các ga tàu, bến cảng. Khai thác sỏi, cát ở lòng sông Trang 4
  5. Ngoài ra, máy cơ sở của máy xúc một gầu có thể lắp các thiết bị thi công khác ngoài thiết bị gầu xúc như: cần trục, búa đóng cọc, thiết bị ấn bấc thấm, máy khoan phá bê tông b. Phân loại máy đào + Phân loại theo kết cấu gầu Máy đào gầu thuận: Máy thường làm việc phía trên nền máy đứng, có gầu xúc tích đất, đá vào theo hướng từ máy xúc đi ra phía trước dưới tác dụng của hai lực kết hợp là cơ cấu nâng - hạ gầu và cơ cấu tay gầu Hình 1.1: Máy đào gầu thuận Máy đào gầu nghịch: có gầu xúc tích đất, đá theo hướng từ ngoài vào trong dưới tác dụng của hai lực kết hợp là cơ cấu nâng - hạ gầu và cơ cấu tay gầu. Máy làm việc được cả phía trên và phía dưới nền máy đứng. Trang 5
  6. Hình 1.2: Máy đào gầu nghịch. Máy đào gầu ngoạm: quá trình bốc xúc đất đá được thực hiện bằng cách kéo khép kín dần hai nửa thành gầu dưới tác dụng của cơ cấu kéo cáp và cơ cấu nâng. Cơ cấu bốc xúc kiểu gầu ngoạm có thể thay thế bằng cơ cấu móc gọi là máy xúc cần cẩu. Hình 1.3: Máy đào gầu ngoạm + Phân loại theo cơ cấu di chuyển Máy đào di chuyển bằng bánh xích: Có thể làm việc ở rất nhiều loại địa hình khác nhau, đặc biệt máy làm việc ổn định trên nền địa chất yếu. Trang 6
  7. Hình 1.4: Máy đào di chuyển bánh xích Máy đào di chuyển bằng bánh lốp: khi di chuyển máy không phá hỏng mặt đường, tốc độ di chuyển nhanh. Trang 7
  8. Hình 1.5: Máy đào di chuyển bánh lốp + Phân loại theo hệ thống truyền động Máy đào truyền động bằng cơ khí (cáp): Ngày nay máy xúc dẫn động bằng cáp không còn phổ biến như trước do năng suất làm việc thấp, nó chỉ được sử dụng trong một số công việc nhất định. Trang 8
  9. Hình 1.6: Máy đào truyền động bằng cáp Máy đào truyền động bằng thủy lực: Máy được sử dụng rộng rãi, do máy làm việc ổn định, năng suất cao và dễ sử dụng. Hình 1.7: Máy đào truyền động thủy lực Trang 9
  10. 1.2. Máy đào PC300 1.2.1. Cấu tạo chung Máy có thể làm các công việc như: đào hố móng, đào hào, đào sông, toa quay có thể bảo đảm được điều kiện tốt để đào đất và thao tác vào bãi thải hoặc các phương tiện vận chuyển. Trong hệ chống thuỷ lực máy đào, người ta thường sử dụng bơm piston rôto hướng trục kép và mô tơ thuỷ lực piston rôto hướng trục. Hình 1.8: Cấu tạo máy xúc KOMATSU PC-300 Cấu tạo: 1- Gầu xúc 8- khoang động cơ và bơm 2- Tay cần 9- Đối trọng 3- Xylanh gầu 10- Bàn quay 4- Xylanh tay cần 11- Cơ cấu quay sàn 5- Cần 12- Cơ cấu di chuyển 6- Cabin 13- Xylanh nâng cần 7- khoang nhiên liệu và van phân phối Kết cấu của máy gồm có hai phần chính: Phần máy cơ sở và phần thiết bị công tác Phần máy cơ sở: Cơ cấu di chuyển chủ yếu dùng để di chuyển máy trong công trường. Nếu cần di chuyển máy với cự ly lớn phải có thiết bị vận chuyển chuyên Trang 10
  11. dùng. Cơ cấu quay dùng để thay đổi vị trí của gầu trong mặt phẳng ngang trong quá trình đào và đổ đất. Trên bàn quay (10) người ta bố trí động cơ, các bộ truyền động, cơ cấu điều khiển Cabin (6) là nơi tập trung cơ cấu điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của máy. Đối trọng (9) là bộ phận cân bằng bàn quay và ổn định của máy. Phần thiết bị công tác: Cần (5) một đầu được lắp khớp trụ với bàn quay còn đầu kia được lắp với tay cần. Cần được nâng lên hạ xuống nhờ xy lanh cần (13). Tay cần (2) một đầu lắp khớp trụ với cần còn đầu kia với gầu, co duỗi nhờ xy lanh tay cần (4). Quá trình đào và đổ đất của gầu được thực hiện nhờ xy lanh gầu (3). Gầu (1) thường được lắp thêm các răng để làm việc ở nền đất cứng. Máy thường làm việc ở nền đất thấp hơn mặt bằng đứng của máy (cũng có những trường hợp máy làm việc ở nơi cao hơn, nhưng nền đất mềm). Đất được đào, đổ thông qua miệng gầu. Máy làm việc theo chu kỳ và trên từng chỗ đứng. Một chu kỳ làm việc của máy bao gồm bốn giai đoạn sau: - Xúc và tích đất vào gầu - Quay gầu đến nơi dỡ tải (nơi đổ đất) - Dỡ tải (đổ đất) - Quay gầu không tải trở lại vị trí đào để bắt đầu chu kỳ tiếp Trang 11
  12. 1.2.2. Các thông số kỹ thuật của máy a. Kích thước A Chiều dài tổng thể mm 11,140 B Chiều cao tổng thể mm 3,280 C Chiều rộng tổng thể mm 3,190 D Bề rộng dải xích mm 600 E Chiều cao của cabin mm 3,130 F Bán kính xoay từ tâm máy mm 3,450 G Chiều dài tổng thể của dải xích mm 4,625 H Chiều dài cơ sở của máy mm 3,700 Khoảng sáng gầm tối thiểu mm 498 Trang 12
  13. b. Phạm vi làm việc A Đào sâu tối đa tới mm 11,100 B Đào sâu tối đa đến mm 7,380 C Chiều cao đào tối đa mm 10,210 D Chiều cao tường dọc tối đa mm 6,480 E Chiều cao đổ xuống tối đa mm 7,110 F Chiều cao đổ tối thiểu mm 2,640 G Tầm với tối đa mm 10,920 Trang 13
  14. c. Thông số kỹ thuật SAA6D114E Mode 4-thì, làm mát Kiểu bằng nước, thẳng hàng, thẳng ĐỘNG CƠ đứng, phun trực tiếp, với bộ turbo và bộ làm mát Số xi lanh - đường 6 - 114 x 135 kính x chiều cao mm Dung tích tổng thể l {cc} 8.27 {8,270} 180.3/1,900{242/1,9 Mã lực bánh đà kW/rpm{HP/rpm} 00} mô-men xoắn Tối đa Tốc độ tối đa không Nm/rpm{kgm/rpm} 1,079/1,400 tải rpm {110/1,400} tốc độ không tải Tối 2,160 thiểu rpm Sự tiêu thụ xăng dầu 900 tối thiểu g/kWh {g/HPh} 205 {153} Moto khởi động 24V, 7.5 kW Máy phát điện 24V, 35 A Ắc quy 12V, 126 Ah x 2 Loại lõi tản nhiệt CF19-4 Trang 14
  15. . d. Trọng lượng (kg) Tổng thể động cơ 1,148 Động cơ 860 Bộ giảm chấn 14.3 Bơm thủy lực 178 Bộ tản nhiệt làm mát dầu thủy lực 153 Thùng thủy lực, lắp ráp bộ lọc (không 176 bao gồm dầu thủy lực) Thùng nhiên liệu (không bao gồm 238 nhiên liệu) Khung quay 2,723 Cabin 292 Chỗ để ngồi 35 Đối trọng 5,470 Quay toa 442 Van điều khiển 242 Động cơ xoay 88 Moto di chuyển 164 x 2 Trục trung tâm 29.9 Tổng thể khung di chuyển 7,311 • Khung di chuyển 3,879 • Vòng tròn xoay toa 487 • Bánh dẫn hướng 169 x 2 • Bánh sao chủ động 287.5 x 2 • Con lăn đỡ 31.3 x 4 • con lăn tì 52.9 x 14 • điều khiển cuối (bao gồm cả moto di 583 x 2 chuyển) Trang 15
  16. e. Nhiên liệu, bôi trơn và làm mát 1.3. khái niệm chung và động cơ SAA6D114E-2 1.3.1. Khái niệm chung Động cơ lắp trên Máy đào PC 300 là loại động cơ điêzen 4 kỳ 6 xilanh được sắp xếp theo một hàng, là một loại động cơ đơn giản về mặt kết cấu. Kết cấu của dộng cơ gồm các cơ cấu và các hệ thông chính như sau: Trang 16
  17. a. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Hình 1.9: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Có các chi tiết chính như pittông, chốt pittông, xéc măng, thanh truyền, bu lông thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà, các loại ổ đỡ của trục khuỷu. Thân máy và nắp xilanh. Hình1.10: Thân máy và nắp xilanh Trang 17
  18. b. Cơ cấu phân phối khí Hình 1.11: Cơ cấu phân phối khí Có nhiệm vụ điều khiển quá trình trao đổi khí trong xilanh. Yêu cầu đối với cơ cấu phân phối khí là phải thải sạch và nạp đầy. Cơ cấu phân phối khí có các chi tiết như: Xupap, đế xupap, ống dẫn hướng xupap, lò xo xupap, trục cam, con đội. Trang 18
  19. c. Hệ thống nhiên liệu diesel Hình 1.12: Hệ thống nhiên liệu diesel Nói chung là có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu tạo thành hỗn hợp cho động cơ phù hợp với các chế độ làm việc. Khác với động cơ xăng động cơ điêzen nhiên liệu được phun vào trong xilanh để hình thành khí hỗn hợp và điều chỉnh tải của động cơ. Về yêu cầu hệ thống nhiên liệu phải tự cung cấp lượng nhiên liệu phù hợp với các chế độ tải trọng và tốc dộ vòng quay của dộng cơ. Bộ phận quang trọng nhất của hệ thông nhiên liệu là bơm cao áp và vòi phun. Trang 19
  20. d. Hệ thống bôi trơn Hình 1.13: Hệ thống bôi trơn Có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết để đam bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ cũng như tăng tuổi thọ của các chi tiết. Các bộ phận chính là bơm dầu, lọc dầu, thông gió hộp trục khuỷu. Trang 20
  21. e. Hệ thống làm mát Hình 1.14: Hệ thống làm mát Khi động cơ làm việc, các chi tiết của động cơ nhất là các chi tiết trong buông cháy tiếp xúc với khí cháy nên có nhiệt dộ rất cao. Nhiệt độ đỉnh pittông có thể lên đến 600oC còn nhiệt độ xupap có thể đến 900 oC. Do đó hệ thống làm mát là rất quan trọng nếu không thì động cơ sẽ không làm việc được. Động cơ là nguồn động lực dùng để dẫn động bơn thủy lực chính và bơm điểu khiển. Nhằm biến đổi cơ năng thành thủy năng cung cấp năng lượng thông qua bơm thủy lực tới các xilanh thủy lực, các môtơ thủy lực và các van phân phối tới các thiết bị công tác như cần, tay gầu, gầu, cơ cấu quay sàn, cơ cấu di chuyển. Là động cơ tăng áp kiểu tua bin- máy nén. Theo phương pháp này khí thải của động cơ được dẫn vào tua bin sinh công làm quay máy nén. Đây là một phương pháp rất hiệu quả để tăng công suất động cơ là tăng năng lượng môi chất nạp bằng cách nén môi chất trước khi nạp vào xilanh. Trang 21
  22. 1.3.2. động cơ SAA6D114E-2 Hình 1.15: Động cơ SAA6D114E-2 Trang 22
  23. a. Đặc điểm cấu tạo động cơ SAA6D114E-2 Hình 1.16: đặc điểm cấu tạo động cơ SAA6D114E-2 Đơn vị : mm A B C D E F G 1,357 1,300 856 444 480 345 258 Trang 23
  24. b. Thông số kỹ thuật Đơn vị Số xi lanh, đường kính x chiều cao Mm 6 - 114 x 135 thể tích buồng đốt l 8.27 {8.268} Thứ tự nổ {cc} 1-5-3-6-2-4 Tổng chiều dài mm 1,615 Chiều rộng tổng thể mm 825 Chiều cao tổng thể mm 1,300 Kich thước (không bao gồm ống xả) Chiều cao tổng thể (bao gồm cả ống xả) mm - Mã lực bánh đà kW/rpm{HP/rpm} 180/1,900{242/1,900} mô-men xoắn Tối Nm/rpm{kgm/rpm} (Net) đa 1,080/1,400{110/1,400} Tốc độ không tải rpm (Net) Hiệu tối đa 2,160±50 suất tốc độ không tải rpm 900±25 Tối thiểu Sự tiêu thụ nhiên 213 liệu tối thiểu g/kW•h{g/HP•h} {159} Trọng lượng khô kg 860 Loại BOSCH P3000 Bơm phun nhiên liệu cao áp ly tâm, tất cả các loại tốc độ Lượng dầu bôi trơn 40 l (công suất lọc) (35) Lượng chất làm mát l 9.8 (chỉ động cơ ) Máy phát điện 24V, 35A Moto khởi động động cơ 24V, 7.5Kw Ắc quy 12V, 108Ah x 2 HOLSET HX40W Bộ tăng áp với làm mát khí nạp Khác Làm mát sau Trang 24
  25. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN-LÀM MÁT CỦA ĐỘNG CƠ SAA6D114E-2 2.1. Hệ thống bôi trơn 2.1.1. giới thiệu chung về hệ thống bôi trơn trên động cơ đốt trong a. Nhiệm vụ - Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết được hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết. - Tác dụng của dầu bôi trơn: + Làm giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành + Làm mát các chi tiết máy khi vận hành + Làm sạch các chi tiết máy. + Làm kín các kẽ hở dầu đi qua ( làm kín khe hở giữa piston và xilanh) + Bảo đảm máy móc đỡ bị han gỉ b. Phân loại Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau: + Bôi trơn bằng vung té. - Sơ đồ cấu tạo Hình 2.1: Bôi trơn vung té 1: Muôi vung dầu 2: Lỗ phun dầu lên vách xylanh - Hoạt động: Dầu bôi trơn được chứa trong cacte nằm ngay dưới trục khuỷu ở một khoảng cách thích hợp đủ để các thìa múc dầu gắn trên đầu to thanh truyền có thể tới được. Khi động cơ làm việc các thìa múc dầu lên và vung té. Lúc này trong hộp trục khuỷu sẽ hình thành một không gian sương mù gồm các giọt dầu có kích thước lớn đến các hạt dầu lơ lửng với kích thước rất nhỏ. Các giọt dầu và hạt dầu sẽ bám lại trên bề mặt các chi tiết trong hộp trục khuỷu và bôi trơn chúng. + Bôi trơn cưỡng bức. Trang 25
  26. Hầu hết các động cơ đốt trong ngày nay đều sử dụng phương pháp bôi trơn cưỡng bức. Dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn được bơm dầu đẩy đến các bề mặt ma sat dưới một áp suất nhất định. Do đó có thể đảm bảo được yêu cầu bôi trơn, làm mát, tẩy rửa các bề mặt ma sát. Thông thường tùy theo vị trí chứa dầu hệ thống bôi trơn chia ra làm hai loại là hệ thống bôi trơn cacte ướt và hệ thống bôi trơn cacte khô. Hình 2.2: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức trên động cơ Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức Hình 2.3: Hệ thống bôi trơn cacte khô Trang 26
  27. Hình 2.4: Hệ thống bôi trơn cacte ướt 1: Cacte dầu 9: Đường dầu đến ổ trục khuỷu 2: Phao lọc dầu 10: Đường dầu trục cam 3: Bơm dầu 11: Bầu lọc tinh 4: Van ổn áp 12: Két làm mát dầu 5: Bầu lọc thô 13: Van nhiệt 6: Van an toàn bầu lọc 14: Đồng hồ báo mức dầu 7: Đồng hồ báo áp suất 15: Miệng đổ dầu 8: Đường dầu chính 16: Que thăm dầu Hoạt động Khi động cơ làm việc bơm dầu được dẫn động lúc này dầu trong cácte (1) qua phao lọc dầu (2) đi vào bơm. Sau khi qua bơm dầu có áp suất cao khoảng (26) 2 KG/cm .được chia thành hai nhánh: - Nhánh 1: Dầu bôi trơn đến két (12), tại đây dầu được làm mát rồi trở về cácte nếu nhiệt độ dầu cao quá quy định. - Nhánh 2: Đi qua bầu lọc thô (5) đến đường dầu chính (8). Từ đường dầu chính dầu theo nhánh (9) đi bôi trơn ổ trục khuỷu sau đó lên bôi trơn đầu to thanh truyền qua lỗ khoan chéo xuyên qua má khuỷu, ( Khi lỗ đầu to thanh truyền trùng với lỗ khoan trong cổ biên dầu sẽ được phun thành tia vào ống lót xylanh ). Dầu từ đầu to thanh truyền theo đường dọc thân thanh truyền lên bôi trơn chốt piston. Còn dầu ở mạch chính theo nhánh (10) đi bôi trơn trục cam. Cũng từ đường dầu chính một đường dầu khoảng 15 20% lưu lượng của nhánh dầu chính dẫn đến bầu lọc tinh (11). Tại đây những phần tử tạp chất rất nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc rất sạch. Sau khi ra khỏi bầu lọc tinh với áp suất còn lại rất nhỏ dầu trở về cácte (1). Trang 27
  28. Van ổn áp (4) của bơm dầu có tác dụng giữ cho áp suất dầu ở đường ra khỏi bơm không đổi trong phạm vi tốc độ vòng quay làm việc của động cơ. Khi bầu lọc thô (5) bị tắc van an toàn (6) sẽ mở, phần lớn dầu sẽ không đi qua bầu lọc mà lên thẳng đường dầu chính bằng đường dầu qua van để đi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu cung cấp đến các bề mặt ma sát cần bôi trơn. Van nhiệt (13) chỉ hoạt động (Đóng) khi nhiệt độ dầu lên quá cao khoảng 800C. Dầu sẽ qua két làm mát (12) trước khi về cácte. + Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu Đây là phương án được sử dụng trong các động cơ xăng hai kì cỡ nhỏ sử dụng dòng khí quét trong hộp trục khuỷu. Dầu được pha với xăng theo một tỉ lệ nhất định 1/20 đến 1/25. Trong quá trình làm việc khí hỗn hợp có lẫn các hạt dầu rất nhỏ được đưa vào trong hộp trục khuỷu sau đó mơí theo lỗ quét vào trong các xylanh. Như vậy các hạt dầu sẽ bám trên bề mặt và bôi trơn các chi tiết máy trong hộp trục khuỷu như ổ trục, đầu to thanh truyền, chốt piston, piston, xylanh. Một phần dầu không cháy hết trong xylanh sẽ chảy xuống góp phần bôi trơn trong mặt gương xylanh, piston và xylanh. * Các phương pháp pha dầu trong nhiên liệu . - Cách thứ nhất: Xăng và dầu được hòa trộn trước gọi là xăng pha dầu (Thường bán ở các trạm xăng dầu). - Cách thứ hai : Dầu và xăng chứa ở hai thùng riêng rẽ trên động cơ. Trong quá trình động cơ làm việc, dầu và xăng được hòa lẫn song song tức là dầu và xăng được trộn theo định lượng khi ra khỏi thùng chứa. Hình 2.5: Bôi trơn trong động cơ hai kỳ Trang 28
  29. - Cách thứ ba: Dùng bơm phun dầu trực tiếp vào trong họng khuếch tán hay vị trí bướm ga. Nên định lượng dầu hòa trộn rất chính xác và có thể tối ưu hóa ở các chế độ, tốc độ và tải trọng khác. Ở trên động cơ diesel 4 kỳ sử dụng phương pháp bôi trơn cưỡng bức. 2.1.2. Kết cấu và hoạt động của hệ thống bôi trơn trên Động cơ SAA6D114E-2 a. Cấu tạo hệ thống bôi trơn trên động cơ SAA6D114E-2 Hình 2.6: Cấu tạo hệ thống bôi trơn trên động cơ SAA6D114E-2 1. Lọc dầu 2. Bơm dầu Trang 29
  30. 3. Két làm mát dầu 4. Van an toàn (van bỏ qua két dầu làm mát) 5. Van điều chỉnh 6. Lọc dầu 7. Van an toàn (van lọc dầu) 8. Trục khuỷu 9. Trục cam 10. Pít-tông 11. Van nạp / xả 12. Cò mổ 13. Bánh răng cam 14. Bơm phun nhiên liệu 15. Bộ tăng áp 16. Làm mát piston 17. Đồng hồ áp suất dầu áp suất thấp 18. Đồng hồ áp suất dầu cao áp W: Đường nước qua két dầu Nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn: - Bơm dầu hút dầu từ các te để đưa dầu có áp suất tới bình lọc, sau đó qua két làm mát đến đường dầu chính. Từ đường dầu chính dầu có áp suất đi vào các lỗ khoan trên thân máy đến bôi trơn các cổ trục chính và các cổ trục cam. Từ các cổ chính dầu đi vào các lỗ xiên trên trục khuỷu đến không gian rỗng trong chốt khuỷu rồi từ đó dầu sạch đi vào bôi trơn bạc đầu to thanh truyền và chốt khuỷu. - Từ đường dầu chính còn một đường dẫn tới trục rỗng của giàn cò, từ đó dầu đi đến bôi trơn các bạc của cần đẩy, mặt cầu của vít điều chỉnh khe hở xu páp, sau đó tự chảy dọc theo đũa đẩy xuống bôi trơn cho con đội và vấu trục cam. - Mặt gương xi lanh, mặt pít tông và mặt các bánh răng phân phối được bôi trơn bằng dầu vung té nhờ các chi tiết chuyển động trong quá trình làm việc như: thanh truyền, trục khuỷu, bánh răng - Dầu sau khi bôi trơn các hệ thống cơ cấu sẽ hồi về cacte Trang 30
  31. b. Bơm dầu bôi trơn Hình 2.7: Bơm dầu bôi trơn 1. Bánh răng chủ động (Số răng: 24) 2. Ổ lót 3. Trục chủ động 4. Thân vỏ 5. Trục bị động 6. Bánh răng bị động (Số răng: 23) 7. Tấm mặt lưng 8. Rôto trong (rôto truyền động) 9. Rôto ngoài (rôto hành tinh) Trang 31
  32. Nguyên lí làm việc Hình 2.8: Bơm dầu bôi trơn kiểu roto 1- Rô to ngoài; 2- Rô to trong; 3- Khoang dầu ra; 4-Túi chứa dầu; 5- Khoang dầu vào. Khi trục bơm quay thì rô to trong quay làm rô to ngoài quay qua một răng ăn khớp. Các rô to quay tạo thành túi chứa dầu ở phía cửa vào của bơm và truyền tới cửa ra đi cung cấp. Vì các đỉnh của hai rô to lắp khít lên không cho dầu đi ngược trở lại đường dầu vào. c. Lọc dầu và két làm mát dầu 1. bơm dầu 2. két làm mát dầu 3. đường dầu hồi về cacte 4. bầu lọc dầu 5. van bỏ qua bầu lọc 6. đường dầu đi bôi trơn Hình 2.9: Lọc dầu và két làm mát dầu Trang 32
  33. Hình 2.10: Lọc dầu và két làm mát dầu trên thân động cơ 1. Bầu lọc dầu 2. Van điều chỉnh 3. Bộ chuyển đổi 4. Đầu lọc dầu 5. Két làm mát dầu 6. Bơm dầu 7. Van an toàn Trang 33
  34. Cấu tạo chi tiết của bầu lọc thấm Hình 2.11: Cấu tạo bầu lọc thấm 1: Gioăng cao su 4: Lưới lọc thép 2: Vỏ 5: Nắp bầu lọc 3: Giấy lọc Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc, bơm đẩy dầu qua các lỗ của nắp (5) đi vào phía ngoài của giấy lọc, dầu được thấm qua giấy lọc đi vào trong lõi của giấy lọc và đi ra bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ. Những sạn bẩn được giữ lại ở các khe của giấy lọc. d. van điều khiển và van an toàn Trang 34
  35. Hình 2.12: van điều khiển và van an toàn 1. Nút 2. Lò xo 3. Van pít tông Van an toàn 4. Lọc dầu 5. Van an toàn 6. Két làm mát dầu A. Để làm mát dầu B. Từ bơm dầu C. đến cacte dầu D. Từ bộ lọc dầu E. Từ bộ lọc dầu F. Đến đường dầu chính Nguyên lí hoạt động Van điều khiển có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất dầu đi trong hệ thống Trang 35
  36. Van an toàn có nhiệm vụ khi bầu lọ bị tắc sẽ mở cho dầu đi bôi trơn mà không qua lọc để đảm bảo cho hệ thống bôi trơn vẫn làm việc bình thường. + trường hợp khi nhiệt độ dầu ở mức nhiệt độ quá cao. Bơm dầu 2 sẽ đẩy dầu đi qua két làm mát số 3 để dầu giảm về nhiệt độ làm việc sau đó qua lọc 6 rồi qua van an toàn 7 và đi đến các vị trí có ma sát cần bôi trơn sau đó hồi về cac te. + trường hợp khi áp suất dầu cao quá mức cho phép ở van điều chỉnh số 5 . dầu đi đến van an toàn số 7 sẽ được mở cho dầu hồi về van số 5 và về cacte. Áp suất dầu sẽ luôn được giữ ổn định khi tốc độ của động cơ tăng hay giảm. 2.2. Hệ thống làm mát 2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống làm mát trên động cơ đốt trong a. Nhiệm vụ, phân loại Nhiệm vụ: Duy trì chế độ ổn định cho động cơ khi làm việc. Khi động cơ làm việc nhiệt độ nước làm mát thường đạt 80 – 850 c. Phân loại: - Theo môi chất làm mát: Làm mát bằng nước và bằng không khí. - Theo mức độ tăng cường làm mát: Làm mát tự nhiên và làm mát cưỡng bức - Theo đặc điểmcủa vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn kín, vòng tuần hoàn hở, hai vòng tuần hoàn. b. Hệ thống làm mát bằng gió • Cấu tạo: Hình 2.13: Hệ thống làm mát bằng gió 1: Cacte 2: Thân máy 3: Cánh tản nhiệt 4: Bu lông 5: xylanh • Hoạt động: Khi động cơ làm việc một phần nhiệt truyền từ thân máy ra cánh tản nhiệt, khi xe chạy gió được hướng thổi qua các cánh tản nhiệt làm mát động cơ. Hệ thống làm mát này chỉ làm mát được động cơ xăng nhỏ như xe máy, máy cưa c. Hệ thống làm mát bằng nước • Làm mát bằng nước kiểu bốc hơi. - Cấu tạo: Trang 36
  37. Hình 2.14: Hệ thống làm mát bằng nước bốc hơi 1: Thân máy 5: Thùng nhiên liệu 2: Piston 6: Bình bốc hơi 3: Thanh truyền 7: Nắp xylanh 4: Hộp cacte trục khuỷu - Hoạt động: Khi động cơ làm việc, nhiệt sinh ra sẽ truyền ra thân máy. Trong thân máy có áo nước làm mát và thông với bình bốc hơi (6), nước nóng bốc hơi bay đi. Do đó ta phải thường xuyên kiểm tra và bổ xung thêm nước. Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi có nhiều hạn chế, hiện được sử dụng trên một số máy nổ, máy nông nghiệp • Làm mát bằng nước đối lưu: - Cấu tạo: Hình 2.15: Hệ thống làm mát bằng nước đối lưu 1: Thân máy 6: Két nước 2: Xylanh 7: Không khí làm mát 3: Nắp xylanh 8: Quạt gió 4: Đường nước ra két nước 9: Đường nước vào động cơ Trang 37
  38. 5: Nắp để rót nước - Hoạt động: Khi động cơ làm việc, nhiệt sinh ra truyền vào thân máy làm nước làm mát nóng sôi, nước nóng nổi lên phía trên và theo đường ra két nước số (6). Nước được làm mát bởi quạt gió số (8), sau đó đi xuống phía dưới và trở vào phần dưới của thân máy, và làm mát thân máy. Nước sau khi làm mát nóng lên nổi lên trên và đi vào két nước được quạt gió làm mát và trở về phía dưới của thân máy . • Làm mát bằng nước cưỡng bức tuần hoàn - Loại một vòng hở: Hinh 2.16: Hệ thống làm mát một vòng hở 1: Thân máy 4: Đường nước ra 2: Nắp máy 5: Lưới lọc 3: Van hằng nhiệt 6: Bơm nước - Loại cưỡng bức hai vòng Hình 2.17: Hệ thống làm mát cưỡng bức hai vòng 1: Thân máy 5: Đường nước ra vòng hở 2: Nắp xylanh 6: Bơm vòng hở 3: Van hằng nhiệt 7: Đường nước vào vòng hở 4: Két làm mát 8: Bơm nước vòng kín Trang 38
  39. - Làm mát bằng nước tuần hoàn kín một vòng Hình 2.18: Hệ thống làm mát tuần hoàn kín một vòng 1: Thân máy 8: Quạt gió 2: Nắp xylanh 9: Puli 3: Đường nước ra khỏi động cơ 10: Ống nước nối tắt về bơm 4: Ống dẫn bọt nước 11: Đường nước vào động cơ 5: Van hằng nhiệt 12: Bơm nước 6: Nắp rót nước 13: Két làm mát dầu 7: Két làm mát 14: Ống phân phối nước Hoạt động: Khi động cơ làm việc, nhiệt độ còn thấp. Bơm hút nước từ két làm mát (7), (13) đẩy đi theo ống phân phối làm mát cho các xylanh. Lúc này do nhiệt độ nước còn thấp nên van hằng nhiệt đóng ngăn không cho nước qua két nước mà trở về ống nối tắt về bơm (10), rồi tếp tục được bơm hút và đẩy đi làm mát cho xylanh. Động cơ làm việc, nhiệt độ cao. Lúc này van hằng nhiệt mở cho đường nước nóng qua két làm mát (7), ở đây nước được quạt gió thổi mát và đi xuống phía dưới theo đường nước vào động cơ. Nước lạnh được bơm hút và đẩy đi làm mát cho các xylanh - Làm mát bằng nước tuần hoàn kín hai vòng Trang 39
  40. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hình 2.19: Hệ thống làm mát tuần hoàn kín hai vòng 1: Đường nước phân phối 6: Van hằng nhiệt 2: Thân máy 7: Két làm mát 3: Nắp xylanh 8: Đường nước ra vòng hở 4: Bơm nước vòng kín 9: Bơm nước vòng hở 5: đường nước nối tắt về bơm vòng kín 10: Đường nước vào bơm vòng hở Hoạt động: Trong hệ thống này nước ngọt làm mát động cơ đi theo chu trình kín, bơm nước (4) dẫn nước đến động cơ làm mát thân máy và nắp xilanh sau đó đến két làm mát nước ngọt (7) để tản nhiệt cho nước. Nước ngọt trong hệ thống kín được làm mát bởi nguồn nước ngoài môi trường bơm vào do bơm (9) thông qua lưới lọc, qua các bình làm mát dầu, qua két làm mát (7) làm mát nước ngọt rồi theo đường ống (8) đổ ra ngoài môi trường. Khi động cơ mới khởi động, nhiệt độ của nước trong hệ thống tuần hoàn kín còn thấp, van hằng nhiệt (6) đóng đường nước đi qua két làm mát nước ngọt. Vì vậy, nước làm mát ở vòng làm mát ngoài, nước được hút từ bơm (9) qua két làm mát (7) theo đường ống (8) đổ ra ngoài. Van hằng nhiệt (6) đặt trên mạch nước ngọt để khi nhiệt độ nước ngọt làm mát thấp, nó sẽ đóng đường ống đi vào két làm mát (7). Lúc này nước ngọt có nhiệt độ thấp sau khi làm mát động cơ qua van hằng nhiệt (6) rồi theo đường ống đi vào bơm nước ngọt (4) để bơm trở lại động cơ. Trang 40
  41. 2.2.2. Kết cấu và hoạt động của hệ thống làm mát động cơ SAA6D114E-2 a. cấu tạo hệ thống bôi trơn trên động cơ SAA6D114E-2 Hình 2.20: cấu tạo hệ thống bôi trơn trên động cơ SAA6D114E-2 1. Két làm mát nước 2. Lọc chống gỉ 3. Van hằng nhiệt 4. Đồng hồ đo nhiệt độ nước 5. Nắp máy 6. Pít-tông 7. Thân động cơ 8. Két làm mát dầu 9. Máy bơm nước A. Đầu vào, đầu ra của dầu Trang 41
  42. Nguyên lý làm việc: - Khi động cơ làm việc, nhiệt độ còn thấp. Bơm hút nước từ các két làm mát đẩy đi theo ống phân phối làm mát cho các xi lanh. Lúc này do nhiệt độ nước còn thấp, nên van hằng nhiệt đóng ngăn không cho nước qua két nước mà trở về ống nối tắt về bơm, rồi tiếp tục được bơm hút và đẩy đi làm mát cho xi lanh. - Động cơ làm việc, nhiệt độ cao. Lúc này van hằng nhiệt mở cho đường nước nóng qua két làm mát số, ở đây nước được quạt gió thổi mát và đi xuống phía dưới theo đường nước vào động cơ. Nước lạnh được bơm hút và đẩy đi làm mát cho các xi lanh b. hệ thống bơm nước Hình 2.21: Hệ thống bơm nước 1. Dây đai chữ V 2. Bánh đai trục khuỷu 3. Bộ căng đai tự động 4. Máy bơm nước 5. Máy phát điện Trang 42
  43. 6. Bánh đai A. Đi tản nhiệt B. Từ két nước a, b, c, d, e: Đường kính ngoài của các bánh đai ( a= 116, b= 80, c=d= 73, e= 198 ) c. Hệ thống quạt gió Hình 2.22: Hệ thống quạt gió 1. Bánh đai trục khuỷu 2. Dây đai v 3. Bộ căng đai tự động 4. Cánh quạt 5. Trục quạt 6. Khung quạt A. Hướng của luồng không khí a, b, c: Đường kính ngoài của các bánh đai ( a=228, b=73, c=170 ) Trang 43
  44. Hoạt động Khi động cơ hoạt động, bánh đai trục khuỷu truyền lực cho quạt quay thông qua dây đai và bánh đai của quạt hút gió từ phía két nước vào thành động cơ giúp tản nhiệt cho két nước đồng thời làm mát cho thân động cơ. d. Bơm nước Hình 2.23: Bơm nước 1. Bánh công tác 2. Phớt ngăn nước 3. Thân bơm 4. Bánh đai 5. Trục truyền động A. Đường nước vào B. Đường nước ra (đến động cơ) C. Lỗ thoát nước Nguyên lí hoạt động Khi bánh công tác quay và ngâm trong nước thì số nước nằm trong rãnh giữa các cánh dưới tác dụng của lực ly tâm bị văng ra không gian nằm bên ngoài đường Trang 44
  45. kính của bánh công tác. Không gian xả có dạng hình xoắn ốc, chiều mở của hình xoắn ốc cùng chiều với chiều quay của bơm. Ra tới không gian xả tốc độ dòng nước giảm dần làm cho áp suất dòng chảy tăng dần. Sau khi nước ra đến ống phân phối nước cho các áo nước mỗi xi lanh. - Các ổ bi của trục bơm được bôi trơn bằng mỡ và được bơm mỡ vào không gian ổ bi. - Các bơm nước của một số động cơ đời mới được dẫn động bằng động cơ điện hoặc qua bánh đai, nhưng giữa trục lắp bánh đai và trục bánh công tác của bơm có thêm một li hợp điện từ hoặc li hợp thủy lực. Một rơ le nhiệt điều khiển dòng điện cấp cho bơm điện hoặc điều khiển các li hợp điện từ. Chỉ khi nhiệt độ ≥ 75 độ C, các rơ le mới đóng mạch cho động cơ điện của bơm hoặc điều khiển đóng li hợp. Nhờ đó rút ngắn thời gian chạy ấm máy và giữ nhiệt độ nước trong phạm vi 75 ÷90 độ C suốt thời gian hoạt động. Trang 45
  46. e. Két tản nhiệt Cấu tạo Hình 2.24: Két tản nhiệt 1. bình chứa nước làm mát 5. Đầu ra tản nhiệt 2. két làm mát dầu 6. Ống tản nhiệt 3. két làm mát nước 7. Tấm tản nhiệt 4. Vòi đầu vào tản nhiệt 8. Nắp két nước 9. Két làm mát sau Trang 46
  47. f. Nắp két nước Hình 2.25: Nắp két nước - Hoạt động của nắp két nước: Khi động cơ làm việc, két nước nóng dẫn lên áp suất tăng lên đẩy van áp suất mở ra và hơi nước bốc hơi ra ngoài Khi động cơ không làm việc nhiệt độ nước giảm đi van chân không mở ra cho không khí đi vào két nước. g. Van hằng nhiệt Hình 2.26: Van hằng nhiệt Trang 47
  48. 1. Pít-tông 2. Lò xo 3. Vỏ 4. Lò xo hồi 5. Giá đỡ lò xo hồi Hình 2.27: Cấu tạo van hằng nhiệt a. Van đang đóng b. Van đang đóng 1: Đường nước nối tắt về bơm 5: Giá treo 2: Đường nước tới két làm mát 6: Trục van 3: Đường nước nóng tới van 7: Nắp van 4: Hộp xếp Hoạt động Ở nhiệt độ bình thường lò xo hồi vị đẩy piston mang cánh van đi lên làm van đóng, nước không qua van hằng nhiệt. Khi nhiệt độ động cơ đạt nhiệt độ làm việc, Parapin giãn nở thắng sức cản lò xo đẩy piston xuống làm mở van và mở thông đường nước từ động cơ ra két làm mát. Trang 48
  49. h. Lọc chống gỉ Hình 2.28: Lọc chống gỉ 1: Giá treo 5: Lò xo 2: Thân bầu lọc 6: Van 3: Giấy lọc A: Nước vào lọc 4: Phần tử hóa chất B: Nước ra Trang 49
  50. CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SỬA CHỮA CHÍNH HỆ THỐNG BÔI TRƠN- LÀM MÁT CỦA ĐỘNG CƠ SAA6D114E-2 3.1. Khái niệm chung về chẩn đoán kỹ thuật 3.1.1. Khái niệm về chẩn đoán Chẩn đoán là quá trình dùng máy móc thiết bị để xác định tình trạng kỹ thuật của xe, máy mà không cần phải tháo rời từng chi tiết, cụm chi tiết. Chẩn đoán kỹ thuật nghiên cứu các trạng thái xuất hiện hư hỏng, các phương pháp thiết bị phát hiện hư hỏng, dựa vào các tiêu chuẩn đặc trưng. Chẩn đoán kỹ thuật dựa trên các tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của xe, máy để phán đoán tình trạng kỹ thuật tốt hay xấu của xe, máy. 3.1.2. Mục đích chẩn đoán kỹ thuật Chẩn đoán đánh giá trạng thái kỹ thuật của đối tượng kiểm tra một cách chính xác, khách quan mà nhanh chóng, nâng cao tính tin cậy của xe, máy. Dự báo được khả năng hoạt động của đối tượng kiểm tra và quyết định các phương án bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các hư hỏng đã phát hiện. Nâng cao được tuổi bền, giảm chi phí do không phải tháo lắp và giảm được cường độ hao mòn của chi tiết. Giảm chi phí bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nhờ việc chỉ rõ nhanh chóng những vị chí hỏng hóc, đặc điểm và khối lượng công việc khắc phục sự cố cần tiến hành. 3.1.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán Bao gồm nội dung của chương trình chẩn đoán và thể hiện các cách thức và phương pháp tiến hành. Đo các thông số, chẩn đoán : thu thập thông tin, số liệu chẩn đoán. Xử lý các thông tin : các thông tin sau khi nhận được từ bộ cảm biến sẽ truyền về bộ tiếp nhận, khuếch đại thông tin, lọc nhiễu và đưa đến kết quả xử lý. Bộ xử lý kết quả đo sẽ so sánh với giá trị tiêu chuẩn và đưa ra kết quả chẩn đoán. Các phương pháp và thiết bị chẩn đoán : - Thông qua các cảm nhận từ các giác quan của con người, các thông tin thu được qua cảm nhận của con người theo dưới dạng ngôn ngữ : + Nghe âm thanh + Dùng cảm nhận của màu sắc + Dùng cảm nhận về mùi + Dùng cảm nhận nhiệt + Dùng cảm giác về lực. - Các thiết bị chẩn đoán bao gồm : + Đồng hồ đo áp suất khí nén + Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn + Đồng hồ đo nhiên liệu + Đồng hồ đo số vòng quay của động cơ. Trang 50
  51. Hình 3.1. Đồng hồ đo áp suất khí nén Hình 3.2. Đồng hồ đo áp xuất dầu bôi trơn Hình 3.3. Đồng hồ đo nhiên liệu Hình 3.4. Đồng hồ đo số vòng quay của động cơ 3.2. Chẩn đoán kỹ thuật và bảo dưỡng sửa chữa hệ thống bôi trơn động cơ SAA6D114E-2 3.2.1. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn động cơ SAA6D114E-2 Các hư hỏng thường gặp TT Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chảy dầu + Các đường ống bị rạn + Kiểm tra các đường dầu nứt. bên ngoài, thay thế nếu gãy + Chảy dầu ở các đầu hỏng nối do bắt không chặt + Kiểm tra các vị trí lắp ghép hoặc lỏng ren. đã chặt hay chưa, siết lại các + Chảy dầu ở các gioăng bulong, đai ốc. đệm, phớt cao su do bị + Thay thế các gioăng phớt rách hoặc làm việc lâu cao su khi không còn khả ngày . năng làm việc. Trang 51
  52. 2 Áp suất dầu thấp + Do bơm dầu bị hỏng. + Kiểm tra bơm dầu, sủa + Van ổn áp của bơm chữa hoặc thay thế bơm dầu bị hỏng (do lò xo bị + Kiểm tra van ổn áp, thay yếu hặc gãy ). thế lò xo nếu bị gãy hoặc yếu + Độ nhớt dầu nhờn không đủ khả năng làm việc. giảm do làm việc lâu + Thay dầu mới theo định kỳ ngày . 3 Mức dầu động cơ + Dầu bị dò lọt vào + Kiểm tra lại gioăng làm giảm buồng đốt và bị đốt kín, nếu rách hỏng thì thay cháy. thế + Dầu bị lọt vào các + Kiểm tra xéc măng, xupap đường nước làm mát nếu vượt quá giới hạn làm + Chảy dầu do các vị trí việc thì sửa chữa hoặc thay lắp ghép bị hở. thế. + Kiểm tra các vị trí lắp ghép đã chặt hay chưa, siết lại các bulong, đai ốc. 4 Mức dầu động cơ + dầu diesel lọt vào + Kiểm tra các vị trí có cả tăng, xả dầu ra có đường dầu. đường dầu bôi trơn và đường màu trắng đục. + Nước làm mát lọt vào dầu diesel. Sửa chữa nếu có đường dầu bôi trơn. hiện tượng nứt vỡ rò rỉ. + Kiểm tra lại goăng mặt máy nếu rách hỏng thì thay thế. + Kiểm tra két làm mát dầu bôi trơn. Trang 52
  53. 5 Khí thải có mùi + Mòn, trầy xướt các chi + Kiểm tra lại gioăng mặt khét của dầu bôi tiết cơ khí như thành máy, nếu rách hỏng thì thay trơn. xilanh, xecmang khiến thế dầu bôi trơn lọt vào + Kiểm tra xéc măng nếu buồng đốt. vượt quá giới hạn làm việc thì thay thế. + Kiểm tra kích thước thành xilanh nếu vượt quá kích thước giới hạn thì sửa chữa hoặc thay thế. 6 Khí thải có màu + Dầu bôi trơn lọt vào Kiểm tra lại gioăng mặt máy, xanh đen buồng đốt xéc măng. Nếu hư hỏng thì thay thế. + Kiểm tra xi lanh nếu vượt giới hạn cho phép thì sửa chữa hoặc thay thế. 3.2.2. Phương pháp kiểm tra – bảo dưỡng hệ thống bôi trơn a. Kiểm tra sơ bộ. - Quan sát xem dầu có bị rò rỉ ở các mặt lắp ghép hay các mối nối hay không. b. Kiểm tra chất lượng dầu. ✓ Kiểm tra xem dầu có bị biến chất đổi màu, loãng hoặc lẫn nước hay không, nếu dầu kém chất lượng thay mới. * Chú ý: ✓ Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với dầu sẽ làm da khô và ung thư vì dầu chứa nhiều chất ô nhiễm. ✓ Khi thay dầu phải hạn chế tới mức tối thiểu tiếp xúc của da với dầu cũ. Nếu có dầu cũ dính vào da phải dùng xà phòng rửa sạch trong nước, không dùng xăng hay dung môi để rửa. ✓ Để giữ sạch môi trường nên đổ dầu cũ vào một chỗ cách ly. + Xả dầu động cơ. ✓ Tháo nắp ống đổ dầu. ✓ Rút que thăm dầu. ✓ Tháo nút xả dầu và hứng dầu vào chậu. + Nạp dầu vào động cơ. ✓ Lau nút xả dầu, thay đệm mới và lắp nút xả dầu, xiết chặt. ✓ Mô men xiết : 2,5 kNm Trang 53
  54. ✓ Đổ dầu vào động cơ . ✓ Loại dầu có độ nhớt quy định, có đặc tính tiết kiệm nhiên liệu và phẩm cấp SD SE.SF.SG. theo tiêu chuẩn chất lượng API . ✓ Lượng dầu: Nạp lần đầu: 5, 2 lít. ✓ Nếu không thay bầu lọc là 3,6 lít. ✓ Nếu thay bầu lọc mới là 4,1 lít. + Nổ máy kiểm tra rò rỉ dầu. + Kiểm tra lại mức dầu. (Bằng thước thăm dầu) - Kiểm tra lại mức dầu trong cáce của động cơ và bổ xung nếu thiếu. * Chú ý : Khi nhúng que thăm dầu vào cácte phải để khoảng 1 phút sau khi đổ dầu. c. Quy trình thông rửa hệ thống bôi trơn. Trong quá trình vận hành, không cần tháo hệ thống bôi trơn vẫn có thể làm sạch chúng bằng phương pháp cho động cơ làm việc với dầu rửa như sau: - Nổ nóng máy khoảng 10 phút,tắt máy tháo xả hết dầu bôi trơn cũ khỏi đáy cácte, nối thiét bị rửa vào đường dầu chính của động cơ. - Cho thiết bị làm việc để bơm dầu rửa tuần hoàn trong hệ thống bôi trơn khoảng 30 phút. Tháo thiết bị rửa khỏi động cơ, dùng không khí nén thổi vào đường dầu cho ra hết dầu rửa, các bầu lọc dầu được tháo xả hết dầu rửa trong vỏ. - Đổ vào cácte động cơ dầu bôi trơn mới. - Dầu rửa có thể dùng 20% hỗn hợp dầu nhờn + 80% dầu diesel hoặc hỗn hợp dung dịch rửa gồm: Dầu bôi trơn, dầu hoả, các chất tan dạng phenol. - Nếu dùng hỗn hợp chỉ có dầu diesel và dầu nhờn, có thẻ thực hiện việc rửa đơn giản hơn: Thay hỗn hợp này làm dầu bôi trơn động cơ, nổ máy cho chạy khoảng 20 phút ở tốc độ bằng nửa số vòng quay định mức, trong quá trình chạy thỉnh thoảng tăng tốc độ động cơ đột ngột để tạo ra khả năng va đập làm bong tách các muội than đọng bám trên rãnh pistong và xécmăng, sau khi chạy xong tháo ngay dầu rửa ra khỏi cácte và bầu lọc, đợi khoảng vài tiếng cho ra hết dầu rửa trong hệ thống bôi trơn, rồi đổ dầu bôi trơn mới vào động cơ. 3.2.3. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống bôi trơn a. Nguyên công tháo lắp TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú 1 Tháo thước thăm Bằng tay 2 Nắp miệng đổ dầu nhớt Bằng tay 3 Xả dầu Khẩu Xả vào khay 4 Tháo các te dầu Khẩu 5 Tháo lọc và bơm dầu Cờ lê 14, nhờn. khẩu 14 Trang 54
  55. 6 Tháo lọc thô và lọc tinh Cờ lê xích Tránh để nứt vỡ bầu lọc 7 Van nhiệt độ dầu nhớt Cờ lê 22 8 Lắp ngược lại với quy - Các đệm phớt làm trình tháo. kín phải được thay mới. - Bầu lọc, lõ lọc thay mới theo định kỳ b. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn Bảo dưỡng thường xuyên - Lau chùi toàn bộ xe – máy. - Kiểm tra dầu nhớt thiếu bổ xung. - Nổ máy để phát hiện các tiếng kêu lạ, theo dõi hoạt động của đồng hồ. Bảo dưỡng định kỳ Căn cứ vào số km hoạt động mà ta tiến hành các cấp bảo dưỡng – sửa chữa toàn bộ hệ thống bôi trơn. - Tháo bầu lọc, xúc rửa sạch bầu lọc. - Nếu lõi lọc bị bẩn quá thì thay mới. - Các gioăng đệm rách, hỏng thay mới. - Mài rà lại nắp bơm. - Van an toàn hỏng thì mài rà lại hoặc thay mới. - Căn chỉnh lại các van. Trang 55
  56. 3.2.4. Sửa chữa bơm dầu động cơ SAA6D114E-2 a. Những hư hỏng thường gặp của bơm dầu kiểu rôto TT HƯ HỎNG. NGUYÊN NHÂN. HẬU QUẢ. 1 - Cặp rôto bị hư - Do ma sát giữa các bề - Làm tăng khe hở giữa hỏng như bị mòn, mặt bánh răng khi làm các bánh răng dẫn đến nứt vỡ. việc. làm giảm áp suất dầu, - Do trong dầu bôi trơn lượng dầu đi bôi trơn ít có lẫn các tạp chất cơ học. các chi tiết bị mài mòn và phá huỷ nhanh. 2 - Mòn hỏng giữa - Mài mòn do ma sát khi -Làm giảm áp suất dầu, rôto bị động và làm việc lượng dầu đi bôi trơn ít. lòng thân bơm. 3 - Mòn hỏng giữa - Do ma sát giữa mặt đầu - Làm dò rỉ dầu, làm giảm nắp bơm và mặt rôto với nắp bơm. áp suất dầu gây thiếu dầu đầu rôto. bôi trơn. 4 - Các gioăng đệm - Do làm việc lâu ngày. - Làm dò rỉ dầu và làm áp bị rách hỏng. - Do tháo, lắp không suất dầu giảm. đúng kỹ thuật . 5 - Van giảm áp bị - Do làm việc lâu ngày. - Làm áp suất dầu quá cao mòn hỏng. hoặc quá thấp ảnh hưởng -Lò xo bị kẹt, giảm đến quá trình bôi trơn. đàn tính hoặc gẫy. 6 - Phớt chắn dầu bị - Do làm việc lâu ngày, - Làm chảy dầu. trai cứng, rách. trong dầu có nhiều tạp chất . - Do tháo, lắp không đúng kỹ thuật. Trang 56
  57. b.Quy trình kiểm tra bơm dầu rôto. T KIỂM TRA HÌNH VẼ T 1 Kiểm tra khe hở giữa lòng thân bơm và rôto bi động(dùng căn lá). - Khe hở tiêu chuẩn 0.127~0.381 (mm). 2 Kiểm tra khe hở giữa cánh rô to chủ động và bị động (ở vị trí nhỏ nhất). - Dùng căn lá đo khe hở giữa đỉnh răng của 2 rôto. - Khe hở tiêu chuẩn là: 0.025~0.1778(mm). - Khe hở lớn nhất cho phép là : 0,35 (mm). 3 Kiểm tra khe hở giữa đầu rô to và nắp bơm - Dùng căn lá và thước phẳng đo khe hở đầu rôto và bề mặt lắp ghép của bơm. - Khe hở tiêu chuẩn 0.025~0.127(mm). - Khe hở lớn nhất cho phép 0,15 (mm). 4 - Kiểm tra gioăng đệm xem có bị rách không. Trang 57
  58. 5 - Kiểm tra van giảm áp và lò xo bằng cách dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra. c. Quy trình sửa chữa. - Rôto mòn nhiều sứt mẻ thì thay mới. - Nắp bơm bị vênh, nứt vỡ thì thay mới. - Khe hở giữa đỉnh răng của rôto chủ động và rôto bị động vượt quá giới hạn cho phép thì phải thay rôto mới. - Khe hở rôto bị động và lòng thân bơm quá lớn thì phải thay rôto hoặc vỏ bơm khe hở giữa đầu rôto và nắp bơm lớn hơn 0,15(mm) thì ta mài phẳng bề mặt lắp ghép của thân bơm. - Nếu đệm bị rách hỏng phải thay đệm mới. - Van an toàn bị tróc rỗ thì mài rà lại, lò xo gãy thay mới nếu yếu thì ta tăng căn đệm. d. Quy trình tháo lắp bơm dầu rô to. * Quy trình tháo bơm dầu rôto. S Các bước thực Dụng cụ. Sơ đồ hình vẽ các bước. Yêu cầu kỹ T hiện. thuật T 1 - Tháo nắp bơm Tôvit 4 -Phải nới đều dầu và tháo đệm cạnh các vít rồi mới làm kín ra. tháo hẳn. 2 - Tháo rô to chủ Tay - Chú ý các động và rô to bị bánh răng ta động ra. có thể để trong dầu để tránh bụi bẩn. Tháo van giảm áp Dùng Clê (nếu có) Trang 58
  59. * Quy trình lắp bơm dầu rô to CÁC BƯỚC THỰC DỤNG YCKT TT SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC HIỆN CỤ 1 Lắp van giảm áp vào bơm Clê dầu 2 - Lắp rô to chủ động và Tay rôto bị động vào nắp bơm 3 - Lắp nắp bơm dầu. Chú khi + Lắp vòng đệm mới vào xiết các rãnh trên hộp xích cam . Dùng tô vít đối vít xứng và xiết đủ + Lắp nắp bơm dầu và bắt cân lực. chặt bằng 8 vít . e. Kiểm tra áp suất dầu - Đối với động cơ có đồng hồ báo áp suất trên bảng (cabin) kiểm tra bằng cách khởi động động cơ, đợi một lúc cho động cơ đạt được đến nhiệt độ làm việc bình thường, quan sát kim chỉ áp suất dầu trên đồng hồ và so sánh với mức quy định. + Ở số vòng quay không tải áp suất dầu phải > 0,3 kG/cm2 + Ở số vòng quay 3000 vòng/ phút áp suất dầu trên đồng hồ đạt từ 2,5-5 kG/cm2 - Đối với động cơ không có đồng hồ đo áp suất thì ta thực hiện như sau:  Tháo vú báo áp suất dầu : Dùng tuýp tháo vú báo áp suất dầu.  Nối đồng hồ đo áp suất dầu.  Khởi động động cơ: Nổ máy hâm nóng động cơ tới nhiệt độ làm việc bình thường.  Đo áp suất dầu Trang 59
  60. Áp suất dầu: Ở số vòng quay không tải: >0,3 kG/cm 3.3. Chẩn đoán kỹ thuật và bảo dưỡng sửa chữa hệ thống làm mát động cơ SAA6D114E-2 3.2.1. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống làm mát động cơ SAA6D114E-2 Các hư hỏng thường gặp Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân hư hỏng Biện pháp khắc phục Két làm mát bị tắc (tắc - do sự đóng cặn của các chất - Thông rửa két nước, một phần) khoáng trên thành ống. tẩy sạch các chất bám - Các ống nước tản nhiệt bị trên thành ống thông bẹp làm cản trở nước lưu qua phương pháp tẩy thông qua két và giảm sự rửa bằng nước rửa hóa truyền nhiệt của thành ống chất kết hợp tạo dòng hoặc ống nước bị thủng làm nước mạnh lưu thông rò rỉ nước. qua hệ thống làm mát. - Cánh tản nhiệt của giàn ống - Gò, hàn lại ống nước bị dập do va đập làm cản trở tản nhiệt. Số lượng hàn khí thổi qua két để làm mát lấp không quá 10% tổng két. số ống. - Các ống nối dẫn nước vào - Nắn thẳng lại các cánh két hoặc ra từ két bị bẹp làm tản nhiệt. cản trở lưu thông tuần hoàn - Thử nghiệm thời gian của nước qua két. nước chảy qua két làm mát, nếu lưu lượng giảm cỡ 15% so với thiết kế phải sửa chữa hoặc thay thế két mới. Phải thay két mới nếu: - Số ống nước móp méo lớn hơn 20%. - Số đường ống bị tắc lớn hơn 10%. - Số cánh tản nhiệt bị hỏng lớn hơn 20%. Sau khi sửa chữa xong phải thử độ kín khít các bộ phận. Nắp két nước bị hỏng - Vòng đệm cao su làm kín bị - Thay vòng đệm cao su Trang 60
  61. hỏng. mới đảm bảo kín khít - Lò xo của áp suất và van của két. chân không bị giảm đàn hồi - Thay thế nắp két mới hay kẹt, dẫn đến sai lệch áp cùng chủng loại. suất điều chỉnh. Bơm nước bị hỏng - Vòng bít bi hư hỏng. Nếu - Kiểm tra bộ phận phớt vòng bít bị hư hỏng nước làm bao kín nếu hỏng phải mát bị rò ra ngoài thì lượng rò thay thế, kiểm tra bề mặt rỉ được thoát ra ngoài qua lỗ đế lắp phớt bao kín trên xả trên thân máy bơm, để thân bơm nếu bị mòn rỗ nước làm mát không thâm có thể doa và mài bóng nhập vào các vòng bi. Vì vậy lại hoặc doa rộng rồi khi có hiện tượng rò rỉ hoặc có đóng ống lót và mài nước làm mát thoát ra ngoài bóng bề mặt tiếp xúc. qua lổ xả thì nguyên nhân có Cần thay các gioăng thể là do vòng bít hoặc vòng đệm mới giữa mặt lắp bi bị hỏng. ghép thân bơm với thân - Rò rỉ nước qua lỗ thăm ở máy để đảm bảo không thân bơm và bề mặt lắp ghép rò rỉ nước. thân bơm với thân máy. - Thay ổ bi mới cùng - Trục bơm bị rơ ngang do ổ tiêu chuẩn. bi bị hỏng. - Thay thế bánh công - Bánh công tác của bơm bị ăn tác mới phù hợp hoặc mòn lớn, gãy vỡ. thay thế bơm mới. + Do sự ma sát liên tục, mức độ mài mòn phụ thuộc vào tốc độ làm việc, vật liệu chế tạo, bề mặt mài mòn theo chiều dọc Quạt gió dẫn động Cánh quạt gió nứt, gãy,cong - Nếu bị nứt, gãy phải băng đai vênh do có dị vật rơi vào thay mới cùng thông số khoang cánh quạt kỹ thuật, có thể hàn các vết nứt. Van hằng nhiệt - Van hằng nhiệt bị liệt hay - tháo van ra khỏi động kẹt luôn ở vị trí đóng hoặc cơ, tẩy rửa và làm sạch không mở to đường nước qua các cáu bẩn bám trên két, làm cho nước không được van, kiểm tra sự đóng làm nguội, động cơ quá nóng. mở của van theo nhiệt độ, nếu van đóng, mở ở nhiệt độ không đúng với Trang 61
  62. yêu cầu cần phải thay thế. 3.2.2. Quy trình tháo lắp hệ thống làm mát a. Nguyên công tháo lắp STT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú 1 Xả nước làm mát Xả nước vào khay 2 Tháo đường nước vào Tuốc nơ vít Không làm thủng ống và ra khỏi động cơ cao su 3 Tháo ống dẫn bọt nước Tuốc nơ vít Không làm thủng ống cao su 4 Tháo quạt gió Khẩu 14,17 Không làm gãy cánh quạt 5 Tháo két làm mát Cờ lê 14 Không làm hư cánh tản nhiệt 6 Tháo van hằng nhiệt Cờ lê 22 7 Tháo ống phân phối Tuốc nơ vít nước đến các xilanh 8 Lắp ngược lại với quy Sau khi lắp xong trình tháo. không bị dò rỉ nước làm mát b. Bảo dưỡng hệ thống làm mát • Súc rửa hệ thống làm mát: - Mở nắp đậy bộ hoán nhiệt, các van xả. - Đổ dung dịch tẩy rửa vào hệ thống làm mát, ngâm khoảng 3 giờ. - Cho động cơ làm việc từ 5-10 phút. - Xả hết chất tẩy rửa ra ngoài. - Dùng nước sạch làm sạch hệ thống như hình vẽ bên dưới. Trang 62
  63. Hình 3.5. Súc rữa hệ thống làm mát • Thay nước làm mát: Hình 3.6. Thay nước làm mát Trình tự tiến hành như sau: - Cho động cơ làm việc từ 5-10 phút. - Xả nước làm mát vào khay chứa hay can. - Pha dung dịch nước làm mát mới theo hướng dẩn trên bình hóa chất làm mát. - Khóa các van xả. - Đổ dung dịch nước làm mát mới đủ lượng qui định: Thấp hơn so với đỉnh bình nước trên bộ hoán nhiệt 20-30 mm. • Vệ sinh cánh tản nhiệt bộ hoán nhiệt : - Dùng khí nén, nước rửa sạch bụi hay dầu mở bám bên ngoài cánh tản nhiệt. - Dùng kẹp nắn các cánh tản nhiệt bị biến dạng. Trang 63
  64. Hình 3.7. Mức nước làm mát trong bộ hoán nhiệt • Điều chỉnh lực căng dây đai dẩn động bơm nước: - Kiểm tra lực căng dây đai. - Điều chỉnh lực căng đúng qui định cho từng loại đai. Hình 3.8. Điều chỉnh lực căng dây đai • e. Vệ sinh cánh tản nhiệt thân xy lanh, nắp máy: - Dùng khí nén, nước rửa sạch bụi hay dầu mở bám bên ngoài cánh tản nhiệt. - Sơn bề mặt cánh tản nhiệt bằng sơn chịu nhiệt. - Khi làm sạch phải bịt kín các chổ có thể chảy nước vào bên trong. - Không dùng vật cứng làm sạch khe hở giữa các cánh tản nhiệt. 3.2.3. Sửa chữa bơm nước của động cơ SAA6D114E-2 a. Những hư hỏng thường gặp • Nhiệt độ nước làm mát động cơ tăng, do bơm hư hỏng hoặc lưu lượng vận chuyển đến két nước giảm làm cho nhiệt độ nước tăng. • Bơm làm việc phát ra tiếng kêu, do các ổ bi, cánh rôto bơm có bị rơ lỏng, bị khô dầu mỡ hoặc có thể bị nứt vỡ • Phớt cao su bị rách, đệm gỗ phíp bị hỏng do làm việc lâu ngày. • Những hư hỏng của bơm nước sẽ làm giảm năng suất bơm, động cơ bị nóng, dầu bôi trơn kém tác dụng các chi tiết của động cơ bị mòn nhanh. Động cơ nóng còn gây ra hiện tượng kích nổ, bó kẹt Trang 64
  65. b. Quy trình tháo lắp bơm nước T Các bước thực Dụng Sơ đồ thực hiện Yêu cầu T hiện cụ 1 Tháo nắp bơm và Tua vít Tránh làm đệm kín ránh đệm kín 2 Tháo đĩa cánh Dùng bơm khỏi trục kìm bơm 3 Tháo trục bơm Dùng khỏi thân bơm kìm, búa 4 Lắp ngược lại quy trình tháo c. Kiểm tra bơm nước Lau rửa sạch sẽ các chi tiết rồi tiến hành kiểm tra: - Dùng mắt quan sát những hư hỏng thông thường của cánh bơm, vòng bi, trục bơm, phớt cao su, đệm gỗ phíp - Dùng pan me để xác định độ dơ của trục và bạc. - Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của trục bơm. d. Sửa chữa bơm - Vỏ bơm bị nứt vỡ thì hàn đắp rồi gia công lại (vật liệu hàn phải phù hợp với vật liệu vỏ). Trang 65
  66. - Trục bị cong thì nắn lại, các rãnh then của trục bị hỏng thì hàn đắp và gia công lại. - Phớt cao su đệm gỗ phíp bị hỏng thì thay mới - Vòng bi bị hỏng thì thay mới. - Các cánh bơm bị mòn, sứt mẻ thì hàn đắp rồi gia công lại - Các đệm bị hỏng thay mới. * Các yêu cầu kỹ thuật: Bơm nước sau khi sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu sau: ✓ Phải đảm bảo đủ năng suất bơm. ✓ Không bị rò chảy nước. ✓ Bơm nước không có tiếng kêu khi làm việc. ✓ Phải kiểm tra bơm nước trước khi lắp vào động cơ. 3.2.4. Sửa chữa van hằng nhiệt a. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra van hằng nhiệt. • Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng - Nhiệt độ của nước làm mát cao, do van không mở cho đường nước sang két làm mát. - Quá trình chạy hâm nóng động cơ dài, do van hằng nhiệt hỏng luôn mở đường nước qua két khi nước làm mát còn nguội. - Nguyên nhân chủ yếu là chất hoạt tính bị mát tác dụng hoặc hộp xếp bị hỏng. • Phương pháp kiểm tra và sửa chữa. - Theo dõi đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát kiểm tra sự làm việc của van. - Theo dõi quá trình chạy hâm nóng của động cơ, nếu quá trình chạy hâm nóng kéo dài chứng tỏ van hằng nhiệt hỏng. - Tháo van hằng nhiệt ra cho vào nước đun sôi lên, dùng nhiệt kế để kiểm tra tình trạng làm việc của van. - Hình 3.9. Kiểm tra van hằng nhiệt bằng nước sôi b. Kiểm tra, sửa chữa van hằng nhiệt. • Kiểm tra: - Thả van hằng nhiệt vào một nồi nước nóng có bố trí nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước. Trang 66
  67. - Sau 15 ÷ 20 phút, ta quan sát điều kiện làm việc của van, trên cơ sở nhiệt độ nước được theo dõi qua nhiệt kế. - Đối chiếu với bảng qui chuẩn để xác định van còn tốt hay không? • Thay van khi hư hỏng. Trang 67
  68. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu lựa chọn với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo đến nay đề tài của em đã được hoàn thành. Trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp với đề tài được giao “Phân tích kết cấu hoạt động và chẩn đoán kỹ thuật hệ thống bôi trơn-làm mát của động cơ SAA6D114E-2 trên máy đào PC300 ” tuy có gặp những khó khăn nhất định, xong đến nay với sự tìm hiểu, nỗ lực của em và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn xuân Hòa cùng các thầy trong tổ bộ môn, nay em đã hoàn thành đồ án của mình. Qua thời gian làm đồ án đã giúp em củng cố, nâng cao kiến thức và hiểu biết sâu sắc hơn về máy xúc đào PC 300 Qua đó cũng giúp chúng em thấy được những lỗ hổng kiến thức và những khiếm khuyết của bản thân để từ đó tự bổ sung và tìm cách khắc phục nhằm hoàn thiện bản thân mình hơn. Tuy đồ án đã được hoàn thành nhưng vì kiến thức, kinh nghiệm, thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa để giúp đỡ em hoàn thành đồ án được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy cô, đặc biệt là thầy đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này! Em xin cảm ơn Trang 68
  69. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] - SHOP MANUAL KOMATSU PC300-7, 300-7 EO [2]- Shop động cơ SAA6D114E-2, SAA6D114E-3 [3] – PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệm. “Sửa chữa máy xây dựng –xếp dỡ và xây dựng nhà xưởng”. Nhà xuất giao thông vận tải 2006 [4] Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa . “Động cơ diezen” .Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải- Hà Nội -1996 [5] – THS. Vũ Phi Long. “Chẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật máy xây dựng”. Trường Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải- 2019 Trang 69