Đồ án Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưởng, phát triển của cải bẹ xanh

pdf 52 trang thiennha21 6210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưởng, phát triển của cải bẹ xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_khao_sat_anh_huong_cua_mot_so_loai_phan_bon_len_tinh_c.pdf

Nội dung text: Đồ án Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưởng, phát triển của cải bẹ xanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÊN TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CẢI BẸ XANH Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : Ths. Bùi Văn Thế Vinh Sinh viên thực hiện : Ngô Nhật Phát MSSV : 107111121 LỚP : 07DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2012
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rau là thức ăn hằng ngày của người dân Việt Nam. Ngoài ra nó còn có giá trị kinh tế cao đối với một nước nông nghiệp tiến đến thành một nước công nghiệp như Việt Nam. Vì vậy, giá trị của cây rau được thể hiện ở nhiều mặt trong xã hội từ dinh dưỡng đến y học, chăn nuôi . Ở Việt Nam, cải bẹ xanh là loại rau được trồng phổ biến nhất do giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Ngoài ra, cải bẹ xanh còn là loại cây dễ thích nghi và dễ trồng nhất trong điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam. Việc trồng rau hiện nay đã rất phổ biến cả trong cộng đồng dân cư đô thị, người dân hiện nay rất quan tâm về việc có thể tự cung cấp một phần rau cho gia đình vừa giải trí, vừa có rau sạch và an toàn. Nhưng rau nói chung và cải bẹ xanh nói riêng là một loại cây ngắn ngày cho năng suất cao, vì vậy lượng dinh dưỡng có sẵn từ trong đất không đủ để cung cấp cho cây dù là loại đất tốt nhất. Do đó việc bón phân cho cây là rất cần thiết khi trồng rau. Về phân bón thì mỗi nhà vườn có cách chăm sóc và cách sử dụng phân bón khác nhau. Phân bón hiện nay rất đa dạng với nhiều loại khác nhau từ phân vô cơ đến phân hữu cơ, do đó tác dụng của từng loại phân đối với cây trồng cũng rất khác nhau. Việc sử dụng phân bón hợp lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các loại phân đến cải bẹ xanh còn rất hạn chế. Để góp phần giải quyết vấn đề này, nhóm thực hiện đã tiến hành đề tài : “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưởng, phát triển của cải bẹ xanh” Đề tài đã đưa ra được tác động của từng loại phân loại phân bón lên sự sinh trưởng và phát triển của cải bẹ xanh. 1
  3. Đồ án tốt nghiệp Kết quả của đề tài này có thể ứng dụng được trong cộng đồng dân cư đô thị muốn tận dụng khoảng không trong gia đình để trồng rau tự cấp, nhằm mục đích có thể chọn loại phân phù hợp, tốn ít chi phí cho việc trồng cải bẹ xanh. 2. Tình hình nghiên cứu - Nguyễn Thành Phước với luận văn tốt nghiệp “Ảnh hưởng các dạng phân hữu cơ đến độ phì nhiêu đất, sinh trưởng và năng suất cải bẹ xanh trên vùng đất cát ven biển chuyên rau huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu” năm 2003: Nhóm nghiên cứu của Nguyễn Thành Phước đã sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau nhằm đánh giá khả năng cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của từng loại phân. Và xác định loại phân phù hợp nhất để sử dụng cho trồng cải bẹ xanh ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. - Ngô Quốc Tuấn với luận văn tốt nghiệp “Bước đầu xác định ảnh hưởng của liều lượng phối trộn bã cà phê tạo giá thể hữu cơ đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất rau an toàn (cải bẹ xanh, Brassica Juncea L.) năm 2005: Nhóm nghiên cứu của Ngô Quốc Tuấn đã xác định hàm lượng bã cà phê thích hợp, mang lợi nhuận cao nhất dùng để sử dụng cho việc trồng cải bẹ xanh. 3. Mục đích nghiên cứu Xác định được loại phân phù hợp cho việc trồng cải bẹ xanh đạt kết quả tối ưu nhất. Đánh giá ảnh hưởng của các loại phân đến độ phì nhiêu của đất. Thiết lập được quy trình trồng cải bẹ xanh sử dụng các loại phân bón khác nhau. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát sự phát triển của cải bẹ xanh ứng với từng loại phân bón khác nhau. Theo dõi sự biến đổi dinh dưỡng trong đất trước và sau khi trồng. Bằng các phương pháp xác định được loại phân thích hợp cho việc trồng cải bẹ xanh nói riêng và loại rau cải nói riêng. 2
  4. Đồ án tốt nghiệp 5. Các kết quả đạt được của đề tài Xác định được ảnh hưởng của các loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưởng, phát triển của cải bẹ xanh. 3
  5. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về rau xanh 1.1.1. Khái niệm Rau từ lâu được biết đến là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn, nó được dùng như các món ăn chính hoặc là phụ gia trong các món nấu hoặc thức uống. Rau là phần thiết yếu của cuộc sống, nó vừa là thực phẩm, vừa là dược thảo, vừa được dùng như gia vị. Rau rất đa dạng và phong phú do đó những khái niệm về rau chỉ có thể dựa trên công dụng của từng loại. Rau là một trong những nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và duy trì tuổi thọ. Giá trị của cây rau được thể hiện trong nhiều mặt đời sống của xã hội, ngoài về giá trị dinh dưỡng nó còn đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, và là một trong các động lực thúc đẩy nghiên cứu khoa học. 1.1.2. Giá trị của cây rau Dinh dưỡng : Theo tính toán về dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân của mỗi người trên thế giới là 250 – 300g /ngày /người tức là 90 – 110kg /ngày /người. Trong rau chứa các hợp chất quan trọng cho cơ thể như là vitamin ( gồm vitamin A, B1, B2, C, E và PP ) , các chất khoáng ( Ca, P , Fe ) , các axit hữu cơ và nhất là chất xơ. Nước chiếm tới 85 – 95% trọng lượng của rau, còn lại là chất khô có chứa hàm lượng cacbon rất cao. Kinh tế : Rau là loại cây trồng đem lai nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân . Trong năm 2011 tổng kinh ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt khoảng 600 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu. Các mặt hang xuất khẩu chủ yếu là rau tươi hoặc đã qua chế biến như đóng hộp, làm gia vị, rau muối . 4
  6. Đồ án tốt nghiệp Y dược : Một số loại rau còn được dùng để làm thuốc. Trong y học cổ truyền cũng đề cao giá trị của rau trong việc chữa bệnh. Ví dụ như tỏi được dùng để chữa bệnh huyết áp và thấp khớp. Xã hội : Cây rau đóng một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội nên nó diện tích trồng rau càng ngày được mở rộng. Trong các thành thị hiện giờ việc trồng rau tại gia ngày càng tăng, nó cũng giúp cho các hộ gia đình có thể tận dụng diện tích trong nhà để tự cung cấp một số rau cho nhu cầu của bản thân. Ngoài ra ngành sản xuất rau cũng thúc đẩy cho việc phát triển một số ngành nghề khác như là cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, nguyên liệu cho các ngành sản xuất. 1.1.3. Phân loại - Phân loại dựa vào bộ phận sử dụng : Phương pháp này dựa vào những cây rau có bộ phận làm thực phẩm giống nhau thì xếp cùng một loại. Các loại rau được xếp theo 6 nhóm : Rau ăn lá : cải xanh, xà lách, rau dền, rau diếp Rau ăn quả : cà chua, dưa chuột, bầu, bí Rau ăn củ : cà rốt, củ cải trắng, khoai tây Rau ăn nụ, hoa : súp lơ, Atiso Rau gia vị : ớt, hành, tỏi Nấm (mushroom) : nấm rơm, nấm mèo, nấm hương - Phân loại dựa vào phương thức canh tác và đặc tính sinh vật học cây rau Phương pháp phân loại này dựa vào đặc tính sinh vật học của cây rau và điều kiện trồng trọt để phân loại. Các cây trồng cùng một nhóm có phương thức canh tác nói 5
  7. Đồ án tốt nghiệp chung là giống nhau và bị ảnh hưởng bởi những loại sâu và bệnh hại tương tự. Vì vậy nhà nông học Xô Viết V.I. Edelstein đề nghị hệ thống phân loại tổng hợp như sau: 1- Rau ăn rễ củ (root crops): cà rốt, củ cải trắng, củ dền 2- Rau ăn thân củ (tuber crops): khoai tây, khoai lang 3- Rau ăn lá ngắn ngày (salad crops): xà lách, dền, thì là, cải ngọt, cải xanh 4- Rau họ cải (cole crops): cải bắp, cải bong, su hào 5- Rau họ hành tỏi (bulb crops): tỏi, hành tây 6- Rau họ đậu (pulses): đậu đũa, đậu cove, đậu Hà Lan, đậu rồng 7- Rau họ cà (solanaceous crops): cà tím, ớt, cà chua 8- Rau bầu bí (Cucurbits): bầu, bí, dưa leo 9- Rau lâu năm (perennial crops): măng tây, atiso 10- Rau thủy sinh : củ ấu, rau muống 11- Nấm (mushroom): nấm rơm, nấm mèo, nấm hương Phương pháp này đáp ứng được yêu cầu sản xuất, thể hiện ưu điểm là vừa hiểu được đặc điểm sinh vật học và biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp với từng loại rau. 1.2. Khái niệm rau an toàn 1.2.1. Quy định tiêu chuẩn rau an toàn - Rau an toàn: Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn" - Rau an toàn phải đạt các tiêu chuẩn sau. 6
  8. Đồ án tốt nghiệp Cây không bị héo úa, thối rữa, hình thái bên ngoài còn tươi ngon, hấp dẫn. - Dư lượng NO3 theo tiêu chuẩn qui định quốc tế. Dư lượng kim loại nặng không vượt quá tiêu chuẩn qui định của quốc tế. Dư lượng thuốc hóa học bảo vệ thực vật theo quy định trong nước. Hạn chế tối đa vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật. Đảm bảo giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. 1.2.2. Nguyên nhân gây nhiễm bẩn cho rau Bón phân vô cơ và hữu cơ không đúng kỹ thuật, bón quá nhiều phân bón hóa học nhất là phân đạm, sử dụng phân chuồng tươi với vi sinh vật có hại. Nước tưới bị nhiễm bẩn : sử dụng nước thải công trình, nước thải công nghiệp chưa xử lý, nước thải sinh hoạt Sử dụng quá nhiều và không đúng quy định về thuốc trừ sâu, trừ bệnh. Lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng. 1.2.3. Điều kiện sản xuất rau an toàn Trình độ sản xuất: cần quy hoạch vùng, tổ chức và quản lý chặt chẽ nhất là về thuốc trừ sâu và phân bón. Người sản xuất phải tự giác, có kiến thức và tiếp thu quy trình sản xuất mới. Môi trường sản xuất rau phải sạch. đất, nước, không khí không bị ô nhiễm, nhất là nước không được sử dụng nước thải để tưới, cần chủ động nguồn nước sạch. Sử dụng phân bón đúng phương pháp. Cấm dùng phân hữu cơ tươi để tưới cho rau. Phân chuồng phải được ủ hoại mục. Phân khoáng phải bón cân đối, tránh lạm dụng N. Các phân bón lá, kích thích tăng trưởng dùng đúng chỉ dẫn. 7
  9. Đồ án tốt nghiệp Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh, không sử dụng thuốc bị cấm, dùng thuốc ít độc, đúng phương pháp, tôn trọng thời gian cách ly. Cải tiến phương pháp thu hoạch, bảo quản, vận chuyển để giảm hư hao, tăng phẩm chất rau. 1.3. Cải bẹ xanh 1.3.1. Nguồn gốc Cải bẹ xanh còn gọi là cải xanh, có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở nước này từ thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên. Cây được trồng rộng rãi ở miền Nam, miền Trung Trung Quốc và Đài Loan. Cải xanh được trồng ở khắp nơi trên thế giới tuy nhiên nhiều người cho rằng trung tâm đa dạng của cải xanh là ở Trung Á. Ở nước ta cải bẹ xanh được trồng ở khắp nước, có thể trồng quanh năm trừ những tháng nóng và mưa nhiều. Cây phát triển nhanh, cho năng suất cao trên đất giàu mùn và thoát nước tốt. 1.3.2. Vị trí phân loại Cải bẹ xanh thuộc Giới : Plantea (thực vật) Ngành : Angiospermatophyta (hạt kín) Lớp : Eudicots (hai lá mầm) Bộ : Capparales (màn màn) Họ : Cruciferae (thập tự) Chi : Brassica Loài : Brassica juncea (L.) 8
  10. Đồ án tốt nghiệp 1.3.3. Đặc điểm sinh học cải bẹ xanh Cây thân thảo sống quanh năm thích hợp khí hậu ôn hòa. Bộ rễ ăn nông và bộ lá lớn nên chịu hạn kém. Rất mẫn cảm với phân hóa học. Lưu trữ các hóa chất và vi sinh vật trên cây thường nhiều và lâu. Thời gian sinh trưởng ngắn, cây dùng làm rau ăn sau 40 – 45 ngày trồng. Hệ rễ của cây thuộc loại rễ chùm, phân nhánh, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt, không chịu được ngập úng. Thân thuộc loại thân thảo mọc thẳng đứng, trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực cây cao đến 70 cm. Cây có cuống lá nhỏ và hơi tròn, phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng có màu từ xanh vàng đến xanh đậm. Lá có hơi cay hình răng cưa không đều, lá ở thân tiêu giảm hơn. Hoa có màu vàng nhạt, xếp thành chụm, hạt hình cầu có màu đen 1.3.4. Giá trị sử dụng Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh khá cao, chứa nhiều thành phần hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn chứa rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất carotene, anbumin, acid nicotic . Cải xanh còn là một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Cải xanh được dùng nhiều trong các bữa ăn hằng ngày như là các món canh, lẩu hoặc ăn chung với các loại thức ăn khác như là gia vị. Trong y học cổ truyền cải bẹ xanh được gọi là la thái, mao la, tuyết lý kỳ. Lá cải có tính ôn, vị đắng. Được dùng để thông phổi hạ đờm, lợi khí khai vị, chủ yếu dùng cho hàm ẩn nội thịnh, ho hen đờm nhiều, bụng đầy khó chịu. Nếu bị mẩn ngứa có thể dùng nước đun lá cải lên rồi lấy nước rửa sẽ hết ngứa. 9
  11. Đồ án tốt nghiệp 1.4. Điều kiện sinh thái của cải bẹ xanh 1.4.1. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây nhất là trong giai đoạn cây nảy mầm. Trong thời kỳ nảy mầm tất cả các loại rau đều yêu cầu nhiệt độ cao để tăng cường sự hô hấp cho cây, kích thích sự hoạt động của các men phân giải, sự trao đổi chất và làm gia tăng sự phân chia tế bào phôi mầm, phân giải các chất khó tan thành dễ tan, cung cấp năng lượng cho các quá trình nảy mầm (nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hút nước, hoạt động của các men phân giải protit, lipid, gluxit ) Cải bẹ xanh thuộc loại chịu rét trung bình. Cây chịu được khí hậu nóng ẩm, trong mùa lạnh cây sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao, tuy nhiên ở Việt Nam vào những tháng nóng nếu tưới đủ lượng nước cần thiết thì cây cho năng suất cao hơn trong mùa mưa. Ở nhiệt độ 18 – 20°C cây nảy mầm từ 2 – 3 ngày sau khi gieo. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 15 – 20°C. Nhiệt độ để cây ra hoa kết hạt từ 20 – 25°C. Nhiệt độ trên 30°C có thể làm giảm sự sinh trưởng của cây, cây phát triển kém và chậm lớn. Nếu nhiệt độ trên 40°C thì quá trình hô hấp cao hơn quang hợp dẫn đến làm cây chết. 1.4.2. Ánh sáng Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến đặc trưng, tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây . Hiểu biết được yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày thích hợp của cây giúp ta xác định được thời gian trồng cây thích hợp nhất trong năm. Cải bẹ xanh thuộc loại nhóm rau ngắn ngày, cường độ ánh sáng trung bình. Yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày từ 10 – 12 giờ. Có khả năng chịu bóng râm hơn các loại rau khác. 10
  12. Đồ án tốt nghiệp 1.4.3. Nước và độ ẩm Nước rất quan trọng cho đời sống của cây rau, nó là môi trường cho các chất dinh dưỡng di chuyển trong cây, tham gia vào các quá trình tổng hợp, điều hòa nhiệt độ trên lá. Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của rau. Cải bẹ xanh có hệ rễ cạn, lá trên cây không nhiều và lớn do vậy cây cần được giữ ẩm thường xuyên trong thời gian sinh trưởng. Độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80 % kết hợp với độ ẩm không khí cao giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cải bẹ xanh chịu úng và ngập kém, nếu đất quá ẩm kéo dài 3 – 5 ngày sẽ làm cho rễ cây bị nhiễm độc và cây phải sống trong điều kiện yếm khí không tốt cho quá trình phát triển của rễ. 1.4.4. Đất Cải bẹ xanh sinh trưởng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng cây phát triển tốt nhất khi trồng trên nền đất tơi xốp, thoát nước tốt và có độ mùn cao, pH từ 5 – 6,5 1.4.5. Chất dinh dưỡng Cải bẹ xanh là thuộc cây ngắn ngày, hàm lượng dinh dưỡng cao nên cần hút một lượng dinh dưỡng cao từ đất, nhưng lượng dinh dưỡng có sẵn trong đất không đủ để cung cấp cho cây dù là loại đất giàu dinh dưỡng nhất. Vì vậy cần phải bón nhiều các nguyên tố đa lượng (NPK) và vi lượng cho cây (Mn, Zn, Mo ) 1.4.5.1. Đạm (N) Nitơ có tác dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. N là thành phần chính của protein cấu tạo nên tế bào, là thành phần của các hợp chất như enzyme, diệp lục, glucozit, chất điều hòa sinh trưởng . Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp, phát triển thân lá, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi thọ của lá. Đạm có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất và chất lượng của rau ăn lá. 11
  13. Đồ án tốt nghiệp Nếu thừa đạm sẽ làm kéo dài thời gian sinh trưởng thân lá, ra hoa, quả muộn, cây chín chậm, thân lá non mềm, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh giảm. Ngoài ra bón quá nhiều đạm còn có thể dẫn đến dư lượng Nitrat tồn đọng trong thân lá gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Nếu thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, thân lá nhỏ, lá chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. Dạng đạm thích hợp cho rau là ure [CO(NH4)2] 1.4.5.2. Lân (P) Lân là thành phần cấu tạo cúa acid nucleic, adenozinphotphat, các polyphotphat. Lân còn tham gia vào quá trình tổng hợp hydratcacbon, protein, lipid. Lân có tác dụng lớn nhất khi cây còn nhỏ. Lân kích thích phát triển bộ rễ, tăng cường quá trình hút nước và vận chuyển chất dinh dưỡng, lân còn có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp. Thiếu lân lá có màu xanh tối, cây tăng trưởng chậm, quả và hạt lâu chín. Lân trong đất thường ở dạng khó tiêu nên thường bón super lân vì nó dễ tiêu và chứa hàm lượng lân cao. 1.4.5.3. Kali (K) Kali giúp tăng cường quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, kích thích hoạt động của các enzyme, tham gia vận chuyển chất trong cây. Kali làm cho cây cứng cáp, tăng khả năng chống đỗ do K thúc đẩy tạo thành các bó mạch, tăng bề dày của các giác mô. Ngoài ra K còn giúp tăng khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh như thời tiết và sâu bệnh, giúp làm tăng khả năng bảo quản. Dạng K thích hợp dùng cho rau là K2SO4. 1.4.5.4. Canxi (Ca) 12
  14. Đồ án tốt nghiệp Canxi có nhiều trong các bộ phận của cây trên mặt đất, tập trung chủ yếu vào các bộ phận già, ít được vận chuyễn và phân phối lại trong cây. Ca có nhiều trong hạt, có tác dụng đối với sự sinh trưởng của rễ và các bộ phận trên mặt đất. Có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất, trung hòa acid trong cây, giảm thiểu tác hại của ion H+ trong đất. Vì vậy, đất chua cần bón vôi trước khi gieo trồng. Dạng canxi thường dùng cho rau là Nitratcanxi ( Ca(NO3)2.4H2O ) hoặc supephotphatcanxi ( Ca(H2PO4)2.H2O ). 1.4.5.5. Nguyên tố vi lượng Các nguyên tố vi lượng giúp thúc đẩy sự hoạt động của các enzyme, tham gia vào quá trình trao đổi chất, tăng khả năng chống chịu, tăng sự hút đạm của cây. Các nguyên tố vi lượng thường sử dụng cho rau là B, Mo, Zn, Cu, Mn. Nguồn nguyên tố này có nhiều trong các loại phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng. 1.4.6. Sâu bệnh chủ yếu trên cải bẹ xanh - Sâu hại Sâu tơ (plutella xylostella): phá hoại ở tất cả mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi cây bắt đầu có dấu hiệu phá hoại của sâu tơ thì phải phun thuốc ngay, nhưng tránh làm dư lượng thuốc. Bọ nhảy (phyllotreta striolata): con trưởng thành gây hại vào mùa khô, còn mùa ẩm thường gây hại phần rễ cây bên dưới mặt đất làm héo cây. Sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân để trị, phun sát gốc cây. - Bệnh hại Chết rạp cây con: bệnh thường xuất hiện lúc cây mới nảy mầm, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do các chủng nấm tiềm ẩn trong đất trồng. 13
  15. Đồ án tốt nghiệp Xử lý bằng cách trộn thuốc trừ nấm vào gốc để diệt bệnh, không để đất trồng quá ẩm. Thối nhũn: bệnh thường xuất hiện lúc trời ẩm và nhiệt độ cao, nhất là giai đoạn cây mới cấy. 1.5. Sơ lược về phân bón 1.5.1. Phân vô cơ Phân vô cơ hay còn gọi là phân hóa học là các loại muối khoáng có chứa các chất dinh dưỡng của cây. Có 13 chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đó có 3 nguyên tố đa lượng là: N, P, K; 3 nguyên tố trung lượng là: Ca, Mg, S và 7 nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, B, Cl. Ngoài ra, còn một số nguyên tố khác cần thiết cho từng loại cây như: Na, Si, Co, Al Phân vô cơ gồm các loại chính là : phân đạm, phân lân, phân kali, vôi bón ruộng, phân tổng hợp và phân hỗn hợp. 1.5.1.1. Phân đạm Gồm các loại phân cung cấp đạm cho cây Phân ure [CO(NH4)2] Phân ure có 44 – 48% N nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Ure là loại phân có tỷ lệ N cao nhất. Trên thị trường hiện có 2 loại phân ure là loại tinh thể trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, hút ẩm mạnh; loại khác có dạng viên nhỏ như trứng cá có bổ sung thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản và vận chuyển. Phân được dùng để bón thúc, pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5% dùng để phun lên lá. 14
  16. Đồ án tốt nghiệp Phân amon nitrat (NH4NO3) Phân amon nitrat có chứa 33 – 35% N nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm. Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám. Amon nitrat dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ bón cục, khó bảo quản và khó sử dụng. Phân thường được pha thành dung dịch để tưới. Phân sunphat đạm (NH4)2SO4 Còn gọi là phân SA. Sunphat đạm có chứa 20 – 21% N nguyên chất. Trong phân này còn có 29% lưu huỳnh (S). Trên thế giới loại phân này chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất hàng năm. Phân này có dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh. Phân có mùi nước tiểu (amoniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm. Phân dễ tan trong nước, khó bón cục nên dễ sử dụng và bảo quản. Phân không được bón trên đất phèn vì dễ làm chua thêm đất, nếu bón trên đất phèn, chua thì phải bón thêm vôi, lân trước khi bón sunphat đạm. Phân photphat đạm Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân. Trong phân có tỷ lệ đạm là 16%, tỷ lệ lân là 20%. Phân có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng. Phân dễ tan trong nước và có tác dụng nhanh. Phân dùng để bón lót hoặc bón thúc đều tốt. Phân thích hợp ở đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ chua. Khi bón cần bổ sung thêm các loại phân khác vì tỷ lệ đạm trong phân hơi thấp. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân đạm 15
  17. Đồ án tốt nghiệp Phân cần được bảo quản trong các túi nilông. Chỗ để phân cần thoáng mát, khô ráo, mái không bị dột. Không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác. Cần bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây trồng. Cây có những đặc tính rất khác nhau. Nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có cây yêu cầu nhiều N, có cây yêu cầu ít. Nếu bón N nhiều, vượt quá yêu cầu của cây N cũng gây ra những tác hại đáng kể. Bón đúng yêu cầu của cây N phát huy tác dụng rất tốt. Cần bón đúng dạng phân theo đặc điểm của cây và của đất đai. Đối với các loại cây trồng cạn như: ngô, mía, bông v.v bón đạm nitrat là thích hợp, nhưng đối với lúa nước nên bón đạm clorua hoặc SA. Đối với các loại cây họ đậu nên bón đạm sớm, trước khi nốt sần được hình thành trên rễ cây. Khi trên rễ cây đã có các nốt sần, không nên bón đạm, vì đạm ngăn trở hoạt động cố định đạm từ không khí của các loài vi khuẩn nốt sần. Cần bón đạm đúng với đặc điểm của đất: o Phân có tính kiềm nên bón cho đất chua. o Phân chua sinh lý nên bón cho đất kiềm. o Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm. Cần bón đạm đúng lúc. Tốt nhất là bón vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây. Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với lân và kali. Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết. Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước. Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Không bón đạm quá thừa. Vì khi thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ 16
  18. Đồ án tốt nghiệp rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm. Tốn tiền mua phân đạm mà không thu được kết quả gì, gây lãng phí. Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục bùn (đối với lúa). 1.5.1.2. Phân lân Photphat nội địa Phân có tỷ lệ P thay đổi từ 15 – 25%. Loại phân thường bán trên thị trường có tỷ lệ là 15 – 18% P. Phân ở dạng bột mịn, màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt. Phần lớn lân trong phân ở dạng khó tiêu. Phân có tỷ lệ vôi cao nên có khả năng khử chua. Phân ít bị hút ẩm và biến chất nên dễ dàng bảo quản. Phân chỉ dùng để bón lót không dùng để bón thúc. Có thể trộn chung với phân đạm hoặc ủ với phân chuồng dùng để bón rất tốt. Super lân Chứa từ 16 – 20% P nguyên chất. Ngoài ra phân còn chứa một lượng lớn thạch cao và axit. Phân ở dạng bột mịn trắng, vàng xám hoặc xám thiếc. Một số được sản xuất dưới dạng viên. Phân dễ hòa tan trong nước, ít bị rửa trôi và tác dụng nhanh nên dễ sử dụng. Phân ít hút ẩm nhưng nếu bảo quản không cẩn thận có thể bị bón thành từng cục. Phân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được. Có thể ủ với phân chuồng để bón. Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân. Phân apatit 17
  19. Đồ án tốt nghiệp Phân có tỷ lệ P hay thay đổi nhiều. Thường được chia thành 3 loại : loại apatit giàu có trên 38% P, loại apatit trung bình có 17 – 38% P, loại apatit nghèo có dưới 17% P. Loại apatit giàu thường được sử dụng chế biến thành loại phân lân khác, còn 2 loại trung bình và nghèo được đem nghiền thành bột để sử dụng. Phân ở dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu. Phần lớn lân trong phân ở dạng khó tiêu. Cách sử dụng giống như phân photphat nội địa. Phân ít hút ẩm và ít biến chất nên sử dụng và bảo quản dễ dàng. Phân lân kết tủa Phân có tỷ lệ lân nguyên chất tương đối cao 27 – 31%. Ngoài ra trong phân có một ít canxi. Phân có dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống như vôi bột. Phân ít hút ẩm nên bảo quản dễ dàng. Phân được dùng bón lót hay bón thúc đều được, phân bón bằng cách rải đều, ít khi bón tập trung. 1.5.1.3. Phân kali Phân Clorua kali Phân chứa 50 – 60% K. Trong phân còn chứa một ít NaCl. Là loại phân kali được sản xuất với số lượng lớn nhất hiện nay đến 93% tổng lượng phân kali. Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt, có dạng hình hạt nhỏ. Là phân sinh lý chua, phân có độ rời tốt, dễ bón. Khi bị ẩm phân sẽ kết dính lại với nhau khó sử dụng. Phân bón được cho nhiều loại cây khác nhau, có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được. Phân sunphat kali 18
  20. Đồ án tốt nghiệp Phân chứa hàm lượng kali nguyên chất từ 45 – 50%. Trong phân còn chứa 18% lưu huỳnh. Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm, ít bón cục. Phân dùng được cho nhiều loại cây trồng. Là loại phân chua sinh lý, không nên dùng phân này liên tục trên đất vì có thể làm tăng độ chua của đất. 1.5.1.4. Vôi bón ruộng Canxi chiếm tới 30% lượng khoáng của cây trồng, vì vậy bón vôi sẽ giúp cung cấp thêm canxi để cho cây sử dụng. Vôi còn có tác dụng cải tạo đất chua mặn, tạo điều kiện cho vi sinh vật có ích trong đất hoạt động. Vôi còn có khả năng tiêu diệt một số loài sâu bệnh, khử độc cho cây khi trong đất thừa Fe, Al, H2S. Dạng vôi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là vôi nghiền chứa từ 50 – 80% chất vôi, vôi được làm từ đá vôi, vỏ sò, vỏ ốc . Vôi có tác dụng chậm nên thường dùng để bón lót, thường bón chung với phân chuồng và phân hữu cơ. 1.5.1.5. Phân tổng hợp và phân hỗn hợp : Phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hoá học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân này còn được gọi là phân phức hợp. Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn. Phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác. 19
  21. Đồ án tốt nghiệp Trên thị trường hiện đang có các loại phân sau đây: o Loại 2 yếu tố N và P với tỷ lệ NPK: 18:46:0 và 20:20:0 o Loại 3 yếu tố NPK với tỷ lệ: 20:20:10 và 15:15:15 o Loại 4 yếu tố N, P, K, Mg với tỷ lệ: 14:9:21:2; 12:12:17:2 Các loại phân tổng hợp và hỗn hợp chỉ phát huy hiệu lực tốt khi được bón đúng với yêu cầu của cây và phù hợp với tính chất của các loại đất. Vì vậy, muốn sử dụng có hiệu quả các loại phân này cần nắm được đầy đủ và cụ thể đặc điểm của cây và tính chất của đất. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học, hiện nay các xí nghiệp phân bón đã sản xuất ra các loại phân tổng hợp và phân hỗn hợp chuyên dùng cho từng loại cây cụ thể, như phân bón cho cao su, cho cà phê, cho chè, cho rau, cho đậu, v.v 1.5.2. Phân hữu cơ Phân gồm các loại chính là : phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân vi sinh 1.5.2.1. Phân chuồng Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn và cách ủ phân. 20
  22. Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong phân chuồng Đơn vị % Loại phân H2O N P2O5 K2O CaO MgO Lợn 82,0 0,80 0,41 0,26 0,09 0,10 Trâu bò 83,1 0,29 0,17 1,00 0,35 0,13 Ngựa 75,7 0,44 0,35 0,35 0,15 0,12 Gà 56,0 1,63 1,54 0,85 2,40 0,74 Vịt 56,0 1,00 1,40 0,62 1,70 0,35 (Nguồn: cuctrongtrot.gov.vn) Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng sau : Bo 50 – 200g, Cu 50 – 150g, Mn 500 – 2000g, Zn 200 – 1000g, Co 2 – 10g, Mo 2 – 25g. Phân chuồng thường được ủ trước khi đem sử dụng. Ủ phân là biện pháp cần thiết trước khi đem phân ra sử dụng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn nhiều hạt cỏ dại, bào tử nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn . Do đó, ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân hủy chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống gây bệnh vừa thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hóa để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh. 21
  23. Đồ án tốt nghiệp Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian và phương pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân hủy và chuyển hoá chất hữu cơ thành mùn, qua đó mà ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ. 1.5.2.2. Phân rác Còn được gọi là phân compost. Là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi cho đến khi hoại mục. Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác. Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây o Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không hoại mục được). o Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây. o Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoại mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp). 1.5.2.3. Phân xanh Là loại phân được làm từ các bộ phận trên mặt đất của cây. Phân thường được sử dụng tươi không cần ủ, vì vậy chỉ cần đem phân đi phân hủy là có thể sử dụng. Phân thường được dùng để bón lót cho cây hoặc dùng để ép xanh cho cây lâu năm. Các loại cây được dùng để làm phân thường là các cây họ đậu, một số được làm từ cỏ lào, cây quỳ dại . Các loại cây họ đậu nhờ có các vi sinh vật sống cộng sinh 22
  24. Đồ án tốt nghiệp trên cây giúp cây hút đạm, lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác. Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Cây phân xanh có nhiều loài và phần lớn có khả năng thích nghi rộng cho nên cây phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng có thể trồng được phân xanh. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, chúng ta có tập đoàn cây phân xanh rất phong phú. Với điều kiện khí hậu ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cao, quá trình rửa trôi, xói mòn đất diễn ra với cường độ lớn, các loại cây phân xanh có vai trò rất to lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng Bảng 1.2. Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh (% chất khô) Cây phân xanh Đạm (N) Lân (P2O5) Muồng lá tròn 2,74 0,39 Điền thanh 2,66 0,28 Keo đậu 2,85 0,62 Cốt khí 2,43 0,27 Muồng sợi 1,22 0,17 Đậu đen 1,70 0,32 Bèo hoa dâu 4,75 0,64 Bèo tấm 2,80 0,39 (Nguồn: cuctrongtrot.gov.vn) 23
  25. Đồ án tốt nghiệp Sử dụng cây phân xanh có nhiều cách, nhưng chủ yếu là các cách sau đây: Khi cây phân xanh ra hoa, người ta cày vùi chúng vào đất vì lúc này cây phân xanh có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt nên hạt chưa rụng xuống đất mọc thành cây con gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau. Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất. Đưa vào hệ thống luân canh, sau một số vụ trồng cây trồng chính, người ta trồng một vụ cây phân xanh để làm tốt đất và loại trừ một số loài sâu bệnh của cây trồng chính. Tủ gốc, phủ luống, “ép xanh” cho cây lâu năm. 1.5.2.4. Phân bã cà phê Là sản phẩm phân bón được làm từ bã cà phê đã qua giai đoạn ủ sinh học. Bã cà phê là sản phẩm được thải ra từ công nghiệp chế biến cà phê hòa tan. Trên thế giới, lượng cà phê thải ra hang năm vào khoảng 6 – 7 tấn. Trước đây lượng bã cà phê chưa được tận dụng đáng kể, nhưng gần đây đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng bã cà phê cho nhiều mục đích khác nhau trong đó phải kể đến là sử dụng vào sản xuất phân bón dùng cho trồng cây. Tại trường đại học Công nghiệp thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, bã cà phê được ủ với chế phẩm sinh học BIMA cùng với super phosphate Lâm Thao: 15 – 16,5% P2O5 + 11 – 12% S và 22 – 23% Ca(NH4)2SO4. Phân được ủ trong vòng 30 ngày sau đó được sấy khô để đạt độ ẩm <35% rồi mới được đem đi sử dụng. Ngoài ra bã cà phê còn được sử dụng làm nguyên liệu trộn làm giá thể dùng cho trồng rau an toàn. Bã cà phê còn là vật liệu tốt để cải tạo đất trồng. 24
  26. Đồ án tốt nghiệp 1.5.2.5. Phân vi sinh Là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng làm phân bón, trong số đó quan trọng nhất là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hòa tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng Để chế biến phân vi sinh các loài vi sinh vật trước tiên phải được nuôi cấy và nhân lên, sau khi đạt đến một nồng độ xác định, các vi sinh vật sẽ được trộn với các chất phụ gia rồi làm khô để đóng vào bao. Trong những năm gần đây phân vi sinh đã được sản xuất và bán rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vẫn còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với phân hóa học trên thị trường phân bón. Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10 – 20 phút. Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật. Các chế phẩm vi sinh thường có hạn sử dụng ngắn, chỉ từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm sẽ bị giảm mạnh. Phân vi sinh là một vật liệu sống nên cần phải bảo quản cẩn thận, tốt nhất là đặt ở nơi mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Phân chỉ phát huy hiệu quả trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Một số lợi ích của phân vi sinh Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất. Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất. Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ. 25
  27. Đồ án tốt nghiệp Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt. Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng. Góp phần làm sạch môi trường. 1.6. Ảnh hưởng của phân đến tính chất đất 1.6.1. Tác dụng của phân bón: Thông thường trong trồng rau, hàm lượng dinh dưỡng có sẵn trong đất không thể đủ cung cấp cho cây phát triển. Vì thế, đất rất cần bổ sung nguồn dinh dưỡng từ phân bón. Phân bón làm tăng đáng kể năng suất cho cây trồng, một số còn có khả năng cải tạo đất để phù hợp cho nhu cầu của cây. Tuy nhiên, phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Không phải tất cả lượng phân được cho vào đất, phun trên lá sẽ được cây hấp thụ hết. Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón 1.6.2. Ảnh hưởng của phân bón tới đất Ở Việt Nam, do nhu cầu tăng năng suất nên đã áp dụng thâm canh, tăng vụ, bón nhiều phân khoáng hóa. Mặt khác, khi thu hoạch lại lấy đi gần như toàn bộ chất hữu cơ nên trong đất hàm lượng chất hữu cơ giảm mạnh, quá trình tích lũy mùn yếu đi rất 26
  28. Đồ án tốt nghiệp nhiều so với quá trình khoáng hóa. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc đất, giảm độ phì của đất. Sử dụng phân khoáng hóa quá nhiều làm tăng độ acid trong đất, làm cho đất bị chua khó có thể canh tác. Ô nhiễm phân hóa học Phân hóa học ở Việt Nam sử dụng chủ yếu là phân cung cấp N cho cây. Khoảng 30 – 45% lượng phân đạm không được cây hấp thụ gây ảnh hưởng đến môi trường như là làm chai cứng đất, ô nhiễm nguồn nước, gây đột biến với một số cây trồng. Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nên hiệu lực của phân bị giảm thấp. Lượng phân đạm bón quá nhiều vào thời kỳ thu hoạch làm tăng đáng kể hàm lượng NO3 trong sản phẩm. Phân hóa học còn tiêu diệt các tập đoàn vi sinh vật có lợi trong đất. Khi phân hóa học được sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng độ acid trong đất, chúng sẽ phá hủy các chất mùn trong đất được tạo thành từ sự phân rã cơ thể sinh vật trong đất. 27
  29. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, dụng cụ và phân bón 2.1.1. Vật liệu và dụng cụ : 10 Thùng xốp có kích thước 35×45×15 cm Bao polymer Cân 2kg Bình phun sương 2l Đất sạch Tribat Trấu và xơ dừa Hạt giống cải xanh Thuận Thành 2.1.2. Phân bón Phân gồm các loại và thành phần sau * Phân bón hữu cơ humic - N tổng số : 2% - K2O tổng số : 5 % - MgO : 1% - CaO : 1% - Zn : 400ppm - Bo : 400ppm - Acid humic : 8% - Vitamin B : 100ppm - Vitamin C : 100ppm *Phân ure CO(NH4)2 : N ≥ 46,69% 28
  30. Đồ án tốt nghiệp * Phân NPK ( 17-12-7 + TE ) : Thành phần chính - N : 17% - P2O5 hh : 12% - K2O : 7% - CaO : 0,5% - MgO : 0,5% - Zn : 30ppm - Fe : 180ppm - Cu : 15ppm - Mn : 10ppm - B : 200ppm - Penac P : 0,1% - S : 10% - Si : 0,05% *Phân bã cà phê - N : 4.11% - P2O5 : 0,1% - K2O : 3,5% 2.2. Bố trí thí nghiệm Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưởng, phát triển của cải bẹ xanh. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và lặp lại 1 lần. Nghiệm thức 1 (NT1) : Không bón phân Nghiệm thức 2 (NT2) : phân ure 10g/thùng Nghiệm thức 3 (NT3) : Phân NPK (17-12-7) 10g/thùng 29
  31. Đồ án tốt nghiệp Nghiệm thức 4 (NT4) : Phân humic 20g/thùng Nghiệm thức 5 (NT5) : Phân bã cà phê 20g/thùng 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Chuẩn bị hạt giống - Hạt giống được ngâm ủ qua đêm với nước ấm ( 3 nóng, 2 lạnh ). Sau đó được để cho ráo rồi đem đi gieo trồng - Loại bỏ những hạt nổi trên mặt nước (hạt lép). 2.3.2. Chuẩn bị đất trồng - Cải xanh có bộ rễ ăn nông, ưa ẩm nhưng chịu hạn chịu úng kém. Vì thế ở đây chọn loại đất thịt nhẹ tơi xốp, giàu mùn, giữ nước và phân tốt. Đất được làm tơi trước khi gieo trồng, mục đích để cho đất dễ thoát nước và không kín khí. - Các thùng trồng bọc bao polyethylen xung quanh và có tạo lỗ dưới đáy thùng để thoát nước khi đất bị dư nước. - Đất được cho vào thùng với độ dày 8 – 9 cm. Trải thêm một lớp xơ dừa và tro trấu ở phía trên mặt để giúp hạn chế mất nước. 30
  32. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.1. Đất sạch có trộn thêm xơ dừa và trấu 2.3.3. Phương pháp chăm sóc cây Điều kiện trồng o Ánh sáng trực tiếp cả ngày o Tưới nước thường xuyên . Độ ẩm đất 80 – 85%. o Nhiệt độ 25 – 30°C - Tiến hành tạo hốc để gieo hạt, mỗi hốc sâu 2cm cách nhau 10×12 cm. Ở mỗi hốc gieo từ 4 – 5 hạt, sau khi gieo lấp đất lại. - Tưới nước nhẹ để cho hạt nảy mầm. - Tưới nước cho cây vào buổi sáng (8h) và buổi chiều mát (sau 4h). Thường xuyên tưới phun sương để giữ độ ẩm cao. Những ngày trời mưa thì không tưới nước. - Cây bắt đầu ra lá thật thì tiến hành nhổ tỉa chỉ để lại những cây khỏe mạnh để trồng tiếp. Các cây giữ lại là các cây có lá nhiều và thân cứng cáp không bị ngã đỗ. 31
  33. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.2. Tạo hốc cho gieo hạt - Khi cây có từ 3 – 5 lá thật thì tiến hành lên luống cho cây, đắp đất lên xung quanh cây. Cây trồng lại để giữ nữa thân cây ở dưới đất để cây không bị đỗ ngã. Khoảng cách cây cách cây là 15 × 15 cm. - Cây sau khi trồng lại phải gia tăng lượng nước tưới hơn, vì lúc này cây cần rất nhiều nước để sinh trưởng. - Trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày thì giảm lượng nước tưới cho cây, nếu không sẽ làm giảm phẩm chất của cây sau thu hoạch ( lá bị mềm và dễ rách ). - Thu hoạch rau sau 45 ngày trồng. 2.3.4. Phương pháp bón phân Phân ure - Phân được dùng để bón thúc, bón khi cây bắt đầu có lá thật, không bón lúc gieo hạt vì độ pH cao có thể làm hạt khó nảy mầm và chết cây. Trước khi thu hoạch 5 ngày không bón thêm phân. - Phân được bón phân nữa lượng phân lúc đầu, phần còn lại bón khi cây hồi xanh chia ra bón 3 – 4 lần, mỗi lần bón cách nhau 7 ngày. 32
  34. Đồ án tốt nghiệp - Phân bón bằng cách hòa vào trong nước rồi phun lên cây. Sau đó phun thêm bằng nước thường để làm trôi phân bám trên cây. Phân NPK (17-12-7) - Phân dùng để bón thúc, phân được chia ra thành 2 đợt để bón. Mỗi lần bón 5g. - Đợt 1 bón lúc cây trong giai đoạn cây con khi cây bắt đầu có lá thật. Đợt 2 lúc cây hồi xanh khi cây có từ 4 – 5 lá thật. - Bón bằng cách rải phân dưới gốc rồi vùi xuống đất, sau đó tưới nước để cho phân hòa tan. Phân humic - Phân dùng để bón thúc khi cây bắt đầu có lá thật. - Phân bón bằng cách hòa với nước và bón vào gốc cây. Phân bã cà phê - Phân dùng bón thúc cho cây khi cây bắt đầu ra lá thật. - Phân được bón bằng cách rải quanh gốc rồi vùi vào trong đất, sau đó tưới nước xung quanh gốc 33
  35. Đồ án tốt nghiệp 2.4. Quy trình trồng cải bẹ xanh Bảng 2.1. Quy trình thực hiện thí nghiệm Ngày trồng Thực hiện Vật liệu thí nghiệm 0 Ngâm hạt trong nước ấm để qua đêm. Chuẩn bị Hạt giống, vải ủ, thùng xốp, đất trồng, phân bón. thùng xốp, đất trồng, phân bón 1 Gieo hạt và tưới nước Thùng trồng, bình phun 4 lít 3 Hạt nảy mầm, tưới nước đều cho cây 8 Bón phân cho cây con tương ứng với các Phân ure, phân NPK, nghiệm thức, nhỏ tỉa nếu cây mọc quá dầy, giữ phân humic, phân lại các cây khỏe mạnh. Lấy mẫu đất sau khi bón BCP, bình phun, bao phân cho cây để phân tích đựng mẫu đất. 20 Tiến hành lên luống cho cây, đắp thêm đất xung quanh gốc, cây cách cây 15×15 cm. 24 Giai đoạn cây hồi xanh: bón phân ure ở nghiệm Phân ure, phân NPK, thức 2, phân NPK ở nghiệm thức 3. bình phun 31 Phun phân ure ở nghiệm thức 2 Phân ure 38 Phun lượng phân ure còn lại ở nghiệm thức 2 Phân ure 45 Thu hoạch cải lấy chỉ tiêu, lấy mẫu đất để phân Cân, bao đựng, thước, tích chỉ tiêu giấy viết. 34
  36. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm ở nơi có ánh sáng và thông thoáng 2.5. Chỉ tiêu theo dõi 2.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng của cải bẹ xanh Các nghiệm thức chọn ra một cây đại diện để lấy mẫu, lấy mẫu sau 45 ngày trồng. Chiều cao cây (cm) . Được tính từ gốc đến ngọn lá cao nhất. Bề rộng lá lớn nhất (cm) . Được tính là khoảng cách lớn nhất giữa 2 mép lá. Số lá trên cây (lá) . Trọng lượng tươi của cây (g) . Tính trên một đơn vị thu hoạch 35
  37. Đồ án tốt nghiệp 2.5.2. Chỉ tiêu hóa lý của đất - Lấy mẫu đất : Mẫu đất được lấy ở dưới gốc từng cây, dùng để xác định thành phần lý hóa tính, tiến hành lấy mẫu 2 lần: lần 1 là sau 7 ngày trồng, lần 2 là sau 45 ngày trồng. - Chỉ tiêu hóa lý tính chất đất trước và sau thí nghiệm N (%) P2O5 (%) K2O (%) pH 2.6. Thống kê và xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Statgraphics centurion, và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel 2007. 36
  38. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của phân bón lên sự sinh trưởng và phát triển của cải bẹ xanh. Các cây ở mỗi nghiệm thức phát triển đồng nhất với nhau, trên từng nghiệm thức không có cây quá lớn hay quá nhỏ so với các cây khác. Cây trồng theo quy mô nhỏ trong nhà phố nên không xuất hiện các loại bệnh hay sâu hại ở các cây. Do đó các cây cải xanh đều khỏe và sạch bệnh. Tuy nhiên, để biết rõ hơn ảnh hưởng của từng loại phân bón lên sự sinh trưởng và phát triển của cải bẹ xanh chúng tôi đã theo dõi, thu thập và thống kê số liệu khi thu hoạch để có được kết quả dưới đây. Bảng 3.1. Chỉ tiêu sinh trưởng của cải bẹ xanh sau 45 ngày trồng Nghiệm thức Chiều cao cây Số lá trên cây B ề rộng lá lớn Trọng lượng (cm) (lá/cây) nhất (cm) tươi 1 cây (g) 1 (DC) 29,5c 7c 10b 40c 2 37,5ab 7c 15,5a 105b 3 43,5a 10,5a 16,25a 147,5a 4 34,5bc 8bc 13,75ab 90b 5 40ab 9ab 15ab 120ab *Chú thích: Những chữ cái khác nhau (a,b,c ) trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức α = 0,05 trong phép thử Duncan. Nhận xét và thảo luận : Dựa vào bảng 3.1. Các nghiệm thức bón phân đều có ảnh hưởng tích cực đến sự sinh trưởng thân lá của cải bẹ xanh. Cụ thể như sau: 37
  39. Đồ án tốt nghiệp - Ở nghiệm thức đối chứng, các chỉ tiêu sinh trưởng là chiều cao cây 29,5 cm, số lá trên cây 7 lá/cây, bề rộng lá lớn nhất 10cm, trọng lượng tươi 1 cây 40g. - Ở nghiệm thức 2, các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây là 37,5cm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (29,5cm), số lá trên cây 7 lá/cây bằng với nghiệm thức đối chứng, bề rộng lá lớn nhất 15,5cm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (10cm), trọng lượng tươi 1 cây 105g cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (40g). - Ở nghiệm thức 3, các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây là 43,5cm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (29,5cm), số lá trên cây 8 lá/cây cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (7 lá/cây), bề rộng lá lớn nhất 16,25cm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (10cm), trọng lượng tươi 1 cây 147,5g cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (40g). - Ở nghiệm thức 4, các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây là 34,5cm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (29,5cm), số lá trên cây 8 lá/cây cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (7 lá/cây), bề rộng lá lớn nhất 13,75cm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (10cm), trọng lượng tươi 1 cây 90g cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (40g). - Ở nghiệm thức 5, các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây là 40cm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (29,5cm), số lá trên cây 7,5 lá/cây cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (7 lá/cây), bề rộng lá lớn nhất 15cm cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (10cm), trọng lượng tươi 1 cây 120g cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (40g). Nhìn chung, các nghiệm thức đều có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng và không sử dụng phân bón. Nhận thấy nghiệm thức bón phân NPK có các chỉ tiêu cao hơn các nghiệm thức khác. Điều này cho thấy thành phần dinh dưỡng trong phân NPK được cây hấp thụ hiệu quả hơn các phân bón khác tham gia thí nghiệm. 38
  40. Đồ án tốt nghiệp 3.1.1. Chiều cao cây Hình 3.1. Biểu đồ chiều cao cây của các nghiệm thức - Dựa vào hình 3.1 . Về chỉ tiêu chiều cao cây: Ở các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa về chiều cao cây. Nghiệm thức 3 cho kết quả chiều cao cây cao nhất 43,5 cm. Nghiệm thức 2 và 5 không có khác biệt về mặt thống kê, nhưng khác biệt với đối chứng. Nghiệm thức 4 cho kết quả thấp hơn so với các nghiệm thức bón phân khác. Nghiệm thức đối chứng cho kết quả thấp nhất. Qua xử lý thống kê nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng và không sử dụng phân bón. - Giữa các công thức sử dụng phân bón: Ở nghiệm thức bón phân NPK có sự khác biệt với các nghiệm thức khác. Nghiệm thức bón phân ure và nghiệm thức bón phân BCP không có sự khác biệt, nhưng khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức bón phân humic. Nghiệm thức sử dụng phân humic cho kết quả thấp nhất trong các nghiệm thức sử dụng phân bón. Phân NPK ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của cây cao hơn các loại phân khác. Như vậy bón các phân khác nhau thì sự tăng trưởng chiều cao khác nhau. 39
  41. Đồ án tốt nghiệp 3.1.2. Số lá trên cây Hình 3.2. Biểu đồ số lá trên cây của các nghiệm thức - Dựa vào hình 3.2 . Về chỉ tiêu số lá trên cây : Ở các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa về số lá trên cây. Trong đó, nghiệm thức 3 có tổng số lá trên cây cao nhất 10,5 lá/cây. Nghiệm thức đối chứng và 2 cho có số lá trên cây thấp nhất 7 lá/cây. Qua xử lý thống kê nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng và không sử dụng phân bón. - Giữa các công thức sử dụng phân bón: Nghiệm thức sử dụng phân NPK có sự khác biệt với các nghiệm thức khác. Nghiệm thức bón phân ure, phân humic và phân BCP có sự khác biệt có ý nghĩa. Nghiệm thức bón phân ure và đối chứng không có sự khác biệt. Điều này cho thấy phân NPK ảnh hưởng đến số lá của cây cao hơn các loại phân khác tham gia thí nghiệm. Như vậy bón các loại phân khác nhau thì số lá khác nhau. 40
  42. Đồ án tốt nghiệp 3.1.3. Bề rộng lá Hình 3.3. Biểu đồ bề rộng lá lớn nhất của các nghiệm thức - Dựa vào hình 3.3 . Về bề rộng lá lớn nhất: Ở các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa về bề rộng lá lớn nhất. Trong đó, nghiệm thức 3 có bề rộng lá cao nhất 16,25 cm và nghiệm thức đối chứng có bề rộng lá thấp nhất 10 cm. Qua xử lý thống kê nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng và không sử dụng phân bón. - Giữa các công thức sử dụng phân bón: Nghiệm thức sử dụng phân NPK và phân ure không có sự khác biệt về mặt thống kê, và có sự khác biệt với các nghiệm thức khác tham gia thí nghiệm. Nghiệm thức sử dụng phân humic và phân BCP không có sự khác biệt. Nhận thấy nghiệm thức sử dụng phân NPK và phân ure đều cho bề rộng lá cao hơn các nghiệm thức khác. Cho thấy thành phần dinh dưỡng của phân NPK và phân ure có ảnh hưởng đến bề rộng lá cao hơn các loại phân khác tham gia thí nghiệm. Như vậy bón các loại phân khác nhau bề rộng lá sẽ khác nhau. 41
  43. Đồ án tốt nghiệp 3.1.4. Trọng lượng tươi Hình 3.4. Biểu đồ trọng lượng tươi của các nghiệm thức - Dựa vào hình 3.4. Về trọng lượng tươi của cây: Ở các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng tươi của cây. Trong đó, nghiệm thức 3 có trọng lượng cao nhất 147,5g và nghiệm thức đối chứng có trọng lượng thấp nhất 40g. Qua xử lý thống kê, nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sử dụng và không sử dụng phân bón. - Giữa các công thức sử dụng phân bón: Nghiệm thức sử dụng phân NPK có sự khác biệt với các nghiệm thức khác tham gia thí nghiệm. Nghiệm thức sử dụng phân BCP có sự khác biệt với các nghiệm thức khác. Nghiệm thức sử dụng phân ure và phân humic không có sự khác biệt về mặt thống kê. Cho thấy thành phần dinh dưỡng của phân NPK có ảnh hưởng đến trọng lượng của cây hơn các nghiệm thức bón phân khác. Như vậy, bón các loại phân khác nhau sẽ cho trọng lượng cây khác nhau. 42
  44. Đồ án tốt nghiệp 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lên tính chất đất. Sau thí nghiệm, đất ở các nghiệm thức được theo dõi các chỉ tiêu hóa lý tính chất đất nhằm thấy rõ ảnh hưởng của phân bón đến đất canh tác như thế nào. Việc tìm hiểu một cách sâu sắc các chất dinh dưỡng của đất có ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn khi trồng các vụ mùa sau. Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng trong đất trước và sau khi trồng Chỉ tiêu NT1(DC) NT2 NT3 NT4 NT5 Trước khi trồng N (%) 0,07 0,85 0,77 0,33 0,21 (sau 7 ngày P2O5 (%) 0,015 0,23 0,56 0,20 0,13 trồng) K2O (%) 0,13 0,27 0,52 0,46 0,42 pH 4,9 4,8 4,8 5,0 4,9 Sau khi trồng N (%) 0,02 0,21 0,25 0,10 0,07 (sau 45 ngày P2O5 (%) 0,01 0,10 0,22 0,06 0,04 trồng) K2O (%) 0,03 0,13 0,19 0,12 0,09 pH 4,9 4,7 4,7 4,9 4,9 *Chú thích: Những chữ cái khác nhau (a,b,c ) trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức α = 0,05 trong phép thử Duncan. Nhận xét và thảo luận: Dựa vào bảng 3.2 , nhận thấy hàm lượng dinh dưỡng ở các nghiệm thức trước và sau khi trồng có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể các thay đổi như sau: Hàm lượng dinh dưỡng trước khi trồng: - Ở nghiệm thức đối chứng, Hàm lượng N là 0,07%. Hàm lượng P2O5 là 0,015%. Hàm lượng K2O là 0,13. pH là 4,9. 43
  45. Đồ án tốt nghiệp - Ở nghiệm thức 2, Hàm lượng N là 0,85% cao hơn so với đối chứng (0,07%). Hàm lượng P2O5 là 0,23% cao hơn so với đối chứng (0,015%). Hàm lượng K2O là 0,27% cao hơn so với đối chứng (0,13%). pH là 4,8. - Ở nghiệm thức 3, Hàm lượng N là 0,77% cao hơn so với đối chứng (0,07%). Hàm lượng P2O5 là 0,56% cao hơn so với đối chứng (0,015%). Hàm lượng K2O là 0,52% cao hơn so với đối chứng (0,13%). pH là 4,8. - Ở nghiệm thức 4, Hàm lượng N là 0,33% cao hơn so với đối chứng (0,07%). Hàm lượng P2O5 là 0,20% cao hơn so với đối chứng (0,015%). Hàm lượng K2O là 0,46% cao hơn so với đối chứng (0,13%). pH là 5. - Ở nghiệm thức 5, Hàm lượng N là 0,21% cao hơn so với đối chứng (0,07%). Hàm lượng P2O5 là 0,13% cao hơn so với đối chứng (0,015%). Hàm lượng K2O là 0,42% cao hơn so với đối chứng (0,13%). pH là 4,9. Nhìn chung, các nghiệm thức có bón phân đều có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với đối chứng. Nghiệm thức đối chứng có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp cho cây trồng. Các nghiệm thức bón phân đều có hàm lượng dinh dưỡng khá dồi dào, thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 44
  46. Đồ án tốt nghiệp 3.2.1. Hàm lượng N trong đất Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng N trong đất trước và sau khi trồng Dựa vào hình 3.5 . Có thể thấy - Trước khi trồng: Nghiệm thức 2 có hàm lượng N cao nhất 0,85% , nghiệm thức đối chứng có hàm lượng N thấp nhất 0,07%. Các nghiệm thức bón phân đều có hàm lượng N thích hợp cho cây trồng. - Sau khi trồng : Nghiệm thức 2 và 3 có sự sụt giảm về hàm lượng N cao hơn các nghiệm thức khác, Cho thấy hàm lượng N hòa tan trong đất của phân ure và phân NPK được cây hấp thu nhiều hơn các loại phân khác, tuy nhiên cũng cần tính đến N trong phân ure và NPK bị thất thoát không được cây sử dụng. Nghiệm thức 4 và 5 có sự sụt giảm N đáng kể. Nghiệm thức đối chứng có sự sụt giảm hàm lượng N thấp nhất. 45
  47. Đồ án tốt nghiệp 3.2.2. Hàm lượng P2O5 trong đất Hình 3.6. Biểu đồ hàm lượng P2O5 trong đất trước và sau khi trồng Dựa vào hình 3.6 . Có thể thấy - Trước khi trồng: Nghiệm thức 3 có hàm lượng P2O5 cao nhất 0,56% , nghiệm thức đối chứng có hàm lượng P2O5 thấp nhất 0,015%. Các nghiệm thức bón phân đều có hàm lượng P2O5 thích hợp cho cây trồng, riêng nghiệm thức đối chứng có hàm lượng P2O5 khá thấp. - Sau khi trồng: Nghiệm thức 3 có sự sụt giảm hàm lượng P2O5 cao nhất, điều này cho thấy hàm lượng lân trong phân NPK được cây hấp thu nhiều nhất. Nghiệm thức 2, 4 và 5 có sự sụt giảm hàm lượng P2O5 đáng kể. Nghiệm thức đối chứng có sự sụt giảm hàm lượng P2O5 thấp nhất. 46
  48. Đồ án tốt nghiệp 3.2.3. Hàm lượng K2O trong đất Hình 3.7. Biểu đồ hàm lượng K2O trong đất trước và sau khi trồng Dựa vào hình 3.7 . Có thể thấy - Trước khi trồng: Nghiệm thức 3 có hàm lượng K2O cao nhất 0,52%, nghiệm thức đối chứng có hàm lượng K2O thấp nhất 0,13%. Các nghiệm thức đều có hàm lượng K2O thích hợp cho trồng cây. - Sau khi trồng: Nghiệm thức 3, 4 và 5 có sự sụt giảm hàm lượng K2O cao nhất, cho thấy hàm lượng K2O trong phân NPK, humic và BCP được cây hấp thu hiệu quả. Nghiệm thức 2 và đối chứng có sự sụt giảm hàm lượng K2O đáng kể. Nghiệm thức đối chứng có sự sụt giảm hàm lượng K2O thấp nhất. 47
  49. Đồ án tốt nghiệp 3.2.4. pH trong đất Hình 3.8. Biểu đồ pH trong đất trước và sau khi trồng Dựa vào hình 3.8 . Có thể thấy - Trước khi trồng: Nghiệm thức 4 có độ pH cao nhất 5, nghiệm thức 2 và 3 có độ pH thấp nhất 4,8. Hàm lượng pH ở các nghiệm thức khá thấp so với yêu cầu của cải bẹ xanh (pH từ 5 – 6,5). - Sau khi trồng: Độ pH có xu hướng giảm so với trước khi trồng. Độ pH ít có sự thay đổi so với trước khi trồng. 48
  50. Đồ án tốt nghiệp Hình ảnh minh họa Hình 3.9. Nghiệm thức 2 – nghiệm thức 3 – nghiệm thức DC Hình 3.10. Nghiệm thức 5 – nghiệm thức 4 – nghiệm thức DC 49
  51. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Qua thời gian thí nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Nghiệm thức sử dụng phân NPK cho cây sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao nhất với lượng phân sử dụng 10g/thùng. - Nghiệm thức sử dụng phân bã cà phê cho cây sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất tương đương với phân NPK về mặt thống kê. - Các nghiệm thức sử dụng phân đều cho cây sinh trưởng, phát triển và có năng suất cao hơn nghiệm thức đối chứng. - Nghiệm thức sử dụng phân NPK với hàm lượng 10g/thùng cung cấp cho đất hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. - Nghiệm thức sử dụng phân NPK có sự sụt giảm hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao nhất về tất cả các chỉ tiêu hóa lý trong thí nghiệm. 4.2. Đề nghị - Tiến hành thí nghiệm xác định dư lượng nitrat và kim loại nặng trong cây cải, để có kết luận chính xác khi khuyến cáo sử dụng. - Tiến hành thí nghiệm các liều lượng khác nhau ở các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm này để xác định liều lượng phân bón thích hợp cho cải bẹ xanh. - Tiếp tục thí nghiệm sử dụng các loại phân trong thí nghiệm này trên các loại rau khác, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phân lên sự phát triển ở các loại rau khác nhau. 50
  52. Đồ án tốt nghiệp Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tiếng Việt [1]. Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng Cây Rau, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Huế. [2]. Tạ Thu Cúc (2005), Giáo trình kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Hà nội, Hà Nội. [3]. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội. [4]. Nguyễn Thành Phước (2003), Ảnh hưởng các dạng phân hữu cơ đến độ phì nhiêu đất, sinh trưởng và năng suất cải bẹ xanh trên vùng đất cát ven biển chuyên rau Huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm, Tp. HCM. [5]. Ngô Quốc Tuấn (2005), Bước đầu xác định ảnh hưởng của liều lượng phối trộn bã cà phê tạo giá thể hữu cơ đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất rau an toàn (cải bẹ xanh, Brassica juncea L.), Luận văn tốt nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm, TP. HCM. 2. Tài liệu internet [6]. 19 [7]. 18 [8]. 51