Đồ án Hồ sơ thầu - Kĩ thuật xây dựng

docx 176 trang yendo 6950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Hồ sơ thầu - Kĩ thuật xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxdo_an_ho_so_thau_ki_thuat_xay_dung.docx

Nội dung text: Đồ án Hồ sơ thầu - Kĩ thuật xây dựng

  1. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đấu thầu xây dựng. Đấu thầu xây dựng mang ý nghĩa thực tiễn rất lớn, với mục đích chính là nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, đảm bảo tối đa hiệu quả kinh tế của dự án. 1.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế. - Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế được tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác thường xảy ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. - Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nước ta. - Đấu thầu xây lắp là động lực, là điều kiện để cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản nước ta cạnh tranh lành mạnh với nhau trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp xây dựng nước nhà. - Đấu thầu xây lắp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài thông qua cạnh tranh quốc tế với các doanh nghiệp này. Từ đó giúp các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh lên và có thể đứng vững trên thị trường. - Đấu thầu xây lắp có tác dụng kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, kích thích việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến do vậy kích thích lực lượng sản xuất phát triển. 1.2. Đối với chủ đầu tư, chủ dự án - Thông qua đấu thầu xây lăp, chủ đầu tư sẽ tìm cho mình nhà thầu hợp lý nhất có khả năng đáp ứng được ba yêu cầu vế thời gian, chất lượng và chi phí. - Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả của hoạt động giao thầu, chủ đầu tư sẽ tăng được hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tiết kiệm vốn do chi phí được giảm tối thiểu, tránh được tình trạng lãng phí thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình thi công xây lắp. - Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất. Ngược lại, quyền lực của chủ đầu tư trong đấu thầu lại tăng lên. - Đấu thầu xây lắp cho kết quả là công trình sẽ được thi công với chất lượng cao nhất bằng những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của nhà thầu được lựa chọn, mà nếu không thực hiện đấu thầu thì sẽ khó đạt được chất lượng đó, thậm chí không tránh khỏi trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện và công nghệ thi công. 1.3. Đối với nhà thầu: Do hoạt động đấu thầu tuân theo các nguyên tắc : - Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau - Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ - Nguyên tắc đánh giá công bằng - Nguyên tắc trách nhiệm phân minh - Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 1
  2. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Các nguyên tắc này trong thực hiện đấu thầu xây lắp đã tạo nên nhiều thuận lợi trong hoạt động của các nhà thầu. Để thắng thầu, mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư về các máy móc kỹ thuật công nghệ lao động. Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp Để thắng thầu, các doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc lập hồ sơ dự thầu cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đấu thầu giúp các doanh nghiệp tự nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chi phí kinh doanh, quản lý tài chính, làm giảm chi phí và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Lý do chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp: Việc lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp sẽ giúp sinh viên hiểu biết cả về các biện pháp kỹ thuật trong thi công, tình hình giá cả trên thị trường, các văn bản pháp lý liên quan qua đó giúp sinh viên hình dung được một phần công việc sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Vì vậy em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp. 3. Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp được giao: Lập HSDT gói thầu xây dựng công trình Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Đồ án tốt nghiệp có kết cấu như sau: - Phần mở đầu. - Phần lập HSDT gói thầu xây dựng. + Chương I : Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu và gói thầu. + Chương II : Biện pháp công nghệ-kỹ thuật và tổ chức thi công. + Chương III : Tính toán thể hiện giá dự thầu. + Chương IV : Hồ sơ hành chính pháp lý. CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU HSMT, MÔI TRƯỜNG ĐẤU THẦU VÀ GÓI THẦU 1. Giới thiệu tóm tắt gói thầu. 1.1. Địa điểm, vị trí công trình. - Tên công trình: Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. - Địa điểm xây dựng: Số 4B Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Chủ đầu tư: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội. - Địa điểm xây dựng: + Địa điểm xây dựng toà nhà Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội toạ lạc tại số 4B Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Diện tích khu đất hình chữ L: 1.111,1m2, có một mặt tiền. + Phía Bắc giáp : Cơ sở làm việc của Nhà xuất bản y học cao 3 tầng và nhà ở dân cư. + Phía Nam giáp: Khu tập thể của ban Tư tưởng văn hoá trung ương và nhà ở dân cư phường Phan Chu Trinh. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 2
  3. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Phía Đông giáp: Phố Lê Thánh Tông. + Phía Tây giáp: Tường rào của cơ quan vận chuyển cấp cứu 115 và nhà dân. 1.2. Quy mô công trình. Công trình Trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội có quy mô gồm: 02 tầng hầm và 07 tầng nổi. Chiều cao công trình tính từ cốt +0.00 đến đỉnh chóp nhà là 31,6m trong đó chiều cao tầng 1 là 4,8m, các tầng từ 2 đến 6 là 3,3m, tầng 7 là 5m. Trong đó: a. Diện tích xây dựng nhà chính: - Số tầng: 07 tầng làm việc + 02 tầng hầm. - Diện tích sàn xây dựng: 02 tầng hầm: 965m2 x 02 tầng = 1.970m2 - Diện tích xây dựng tầng 1: 665m2 - Diện tích xây dựng tầng 2 đến tầng 7: 665 x 06 tầng = 3.990m2 - Diện tích sảnh chính + Sảnh phụ: 57m2 b. Diện tích xây dựng hạng mục phụ trợ: - Hàng rào (tường trang trí): 109,3 m - Hệ thống sân trước, tam cấp: 102m2 - Hệ thống sân sau: 120m2 - Hệ thống đường dốc xuống hầm: 44m2 - Hệ thống cây xanh bồn hoa: 180m2 - Hệ thống bể nước ngầm 04 bể: 02 bể dung tích 50m3; 02 bể dung tích 20m3 - Hệ thống bể phốt: Chịu được tải trọng cho xe đi qua dưới 5 tấn. 2. Giới thiệu nhà thầu. 2.1. Tên, địa chỉ nhà thầu. - Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội - Tên giao dịch: Hanoi Construction Joint Company No1 - Trụ sở chính: Số 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội - Số điện thoại: (04). 9426966 - Số Fax: (04).9426956 - Email: ccihacc@fpt.vn 2.2. Năng lực của công ty 2.2.1. Ngành nghề kinh doanh - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đê đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp. - Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (lữ hành nội địa, quốc tế) - Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép) - Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp - Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường) SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 3
  4. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thuỷ điện. - Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước và trạm bơm. 2.2.2. Vốn sản xuất kinh doanh - Vốn điều lệ: 35.000.000.000 đ - Tổng nguồn vốn: 1.089.683.435.244 đ 2.2.3. Tình hình tài chính trong những năm qua a. Tình hình hoạt động tài chính trong 3 năm gần đây: Đơn vị tiền tệ: Việt nam đồng Năm 2007 2008 2009 1. Tổng số tài sản có 628.704.726.853 958.194.007.947 1.089.683.435.244 2. Tài sản có lưu động 600.380.573.540 933.218.496.169 1.057.882.121.294 3. Tổng số tài sản nợ 628.704.726.853 958.194.007.947 1.089.683.435.244 4. Tài sản nợ lưu động 603.887.808.667 932.202.121.803 1.050.261.667.070 5. Vốn kinh doanh 13.131.257.743 19.566.249.785 22.078.586.342 6. Doanh thu 530.775.146.445 478.332.006.245 629.702.234.091 7. Lợi nhuận trước thuế 9.679.284.595 3.542.933.433 3.072.852.587 b. Tên và địa chỉ Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng - Ngân hàng đâu tư và phát triển Hà Nội + Địa chỉ: Số 4 Lê Thánh Tông + Số tài khoản: 21110000000070 - Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam + Địa chỉ: 191 Bà Triệu, Hà Nội + Số tài khoản: 12010000010465 - Chi nhánh Láng Hạ - Ngân hàng NN & PTNN Việt Nam + Địa chỉ: Số 24 Láng Hạ, Hà Nội + Số tài khoản: 1400311010405 - Chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam + Địa chỉ: Số 14 Láng Hạ, Hà Nội + Số tài khoản: 12510000014295 (Chi tiết về tình hình tài chính xem ở phụ lục 1) 2.2.4. Cơ cấu công ty - Thành lập theo quyết định số: 141A/BXD–TCLĐ ngày 26/03/1993 của Bộ Xây dựng - Quyết định 1820/QĐ - BXD ngày 23/09/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển Công ty Xây dựng số 1 thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009808 ngày 23/12/2005 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 4
  5. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP a. Các phòng ban chức năng: Phòng hành chính nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kỹ thuật thi công Phòng bảo vệ thiết bị công trình. b. Số lượng cán bộ kỹ thuật và công nhân (xem chi tiêt phụ lục 1) 2.2.5 Năng lực về máy móc phương tiện thi công (xem chi tiết ở phụ lục 1) 2.2.6 Các công trình nhà thầu đã và đang thi công và một số thông tin khác (xem chi tiết phụ lục 1) 3. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu 3.1. Đơn vị lập hồ sơ mời thầu: Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng 3.2. Những yêu cầu cơ bản trong HSMT 3.2.1. Bên mời thầu - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Nội. 3.2.2. Tên gói thầu Gói thầu xây dựng: Trụ sở làm việc chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 3.2.3. Địa điểm xây dựng Số 4B – Lê Thánh Tông – phường Phan Chu Trinh – quận Hoàn Kiếm. 3. 2.4. Tiến độ thực hiện Gói thầu được thực hiện trong 452 ngày (Tương ứng 21,5 tháng). Thời gian tính theo ngày dương lịch, tính liên tục từ ngày hợp đồng thi công xây dựng công trình có hiệu lực. 3.2.5. Hình thức thực hiện Hợp đồng trọn gói có điều chỉnh giá. Phạm vi và điều kiện điều chỉnh giá: Chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép áp dụng điều chỉnh giá: - Đối với khối lượng thi công cọc móng. - Khi có những khối lượng phát sinh (tăng hoặc giảm) không phải do nhà thầu gây ra. - Khi có những biến động về giá do chính sách của Nhà nước thay đổi với các yếu tố nhân công, nguyên vật liệu và thiết bị. 3.2.6. Nguồn vốn - Nguồn vốn của chủ đầu tư - Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 3.2.7. Các nhà thầu hợp pháp Thư mời thầu này dành cho những Nhà thầu hợp pháp có: - Quyết định thành lập Doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp lệ theo đúng yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu. - Độc lập về Tài chính. - Độc lập về Quản lý. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 5
  6. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ngoài ra, Nhà thầu phải có đủ điều kiện được quy định trong luật đấu thầu và năng lực đáp ứng được các yêu cầu trong Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. Nhà thầu phải cam đoan các tài liệu, số liệu đưa ra trong phần thông tin năng lực là chính xác. Các nhà thầu phải cung cấp đủ hồ sơ để chứng minh tính hợp pháp, năng lực của mình cho bên mời thầu, khi bên mời thầu yêu cầu bằng văn bản. 3.2.8. Năng lực nhà thầu Năng lực Nhà thầu tham gia dự thầu phải thoả mãn các yêu cầu “Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng, thầu chính và tổng thầu” quy định trong chương 3 - Quyết định số 19/2003/QĐ-BXD ngày 03/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. Ngoài ra Nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu: 1. Đơn vị dự thầu phải là doanh nghiệp chuyên ngành Xây dựng, có đầy đủ tư cách pháp nhân: Có đăng ký kinh doanh, có quyết định thành lập doanh nghiệp đang trong thời gian hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 2. Có vốn lưu động từ 3.000.000.000 đồng Việt Nam (ba tỷ đồng) trở lên, đáp ứng yêu cầu nêu trong Hồ sơ mời thầu; có khả năng ứng vốn để triển khai xây dựng theo tiến độ đề ra, không phụ thuộc vào tiến độ cấp vốn của Chủ đầu tư trong quá trình thi công. Trong 3 năm gần đây kinh doanh có lãi và nộp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước. 3. Có đủ năng lực kỹ thuật, công nghệ: Có công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu gói thầu. 4. Có đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình tương tự như công trình nêu trong hồ sơ mời thầu, đã trúng thầu các gói thầu tương tự có giá trị từ 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng Việt nam) trở lên. 5. Các Hồ sơ của một Liên danh có hai hoặc nhiều đơn vị thành viên sẽ phải tuân thủ theo các thủ tục sau: - Đơn dự thầu và các văn bản được ký kết chính là sự ràng buộc pháp lý với tất cả các thành viên. - Một thành viên đại diện cho liên danh là người chịu trách nhiệm đại diện hợp pháp, được các thành viên uỷ quyền và phải nộp văn bản uỷ quyền đó. - Bên thành viên được uỷ quyền sẽ chịu trách nhiệm chính và tiếp nhận mọi hướng dẫn đối với tất cả các bên của liên danh. - Tất cả các thành viên của liên danh sẽ cùng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng theo đúng các điều khoản của hợp đồng và văn bản đề cập trong thư uỷ quyền cũng như trong đơn dự thầu và các thoả thuận khác. - Nộp bản sao của thoả thuận được các bên thành viên của liên danh ký kết cùng với Hồ sơ dự thầu. 3.2.9. Mỗi nhà thầu chỉ nộp một hồ sơ dự thầu SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 6
  7. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mỗi nhà thầu độc lập hoặc đại diện liên danh chỉ được nộp một Hồ sơ dự thầu cho gói thầu (Trừ việc làm thầu phụ). Nếu nộp từ hai hồ sơ dự thầu trở lên cho gói thầu này sẽ không được xét thầu. 3.2.10. Khảo sát hiện trường - Nhà thầu đi thăm và xem xét thực tế hiện trường, thu thập tất cả các thông tin cần thiết để chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và Hợp đồng thi công công trình. Nhà thầu phải khảo sát kỹ hiện trường để chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng, tiến độ, an toàn và các yêu cầu khác của gói thầu. - Bên mời thầu sẽ sắp xếp và tổ chức cho các nhà thầu khảo sát thực tế hiện trường, giải thích nội dung yêu cầu kỹ thuật, kiến trúc, kết cấu công trình. - Chi phí thăm và khảo sát hiện trường do bên nhà thầu tự trang trải. - Đi thăm hiện trường trước khi đấu thầu xây dựng và nộp hồ sơ dự thầu được coi là những biểu hiện chấp nhận văn bản chỉ dẫn các nhà thầu của Bên mời thầu. 3.2.11 Các quy phạm mà nhà thầu phải tuân theo + Thi công và nghiệm thu cọc BTCT 20 TCVN-1982. + Đóng và ép cọc tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 286 – 2003 + Công tác đất quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447 – 1987 + Thiết kế nền móng công trình TCN 21-86. + Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và BTCT toàn khối- Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4453- 87 và TCVN 4453- 95. + Tiêu chuẩn thiết kế BTCT TCVN 5574- 91. + Kỹ thuật về bơm bê tông TCVN 200 - 1997 + Tiêu chuẩn kết cấu bê tông và BTCT- điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu TCVN 5724- 93. + Tiêu chuẩn bê tông nặng- yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên TCVN 4506- 87. + Kết cấu gạch đá- Quy phạm thi công nghiệm thu TCVN 4085- 85. + Kết cấu thép gia công lắp ráp và nghiệm thu TCVN 170 - 1989 + Công tác hoàn thiện trong xây dựng TCVN 5674 - 1992 + Tiêu chuẩn XD 16- 1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. + TCXD 25- 1991: Đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng. + TCXD 46- 1984: Chống sét cho các công trình xây dựng. + TCVN 4519- 1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy phạm thi công và nghiệm thu. + TCVN 5576- 1991: Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lí kỹ thuật. - Trong hồ sơ dự thầu phải mô tả được nội dung các công việc chính sau đây. + Công tác thi công ép cọc + Công tác đổ bê tông, chất lượng bê tông, phương pháp trộn, đổ, đầm bê tông, bảo dưỡng, sai số cho phép. + Công tác thép: Yêu cầu cắt, uốn, nối thép, chất lượng và sai số cho phép. + Công tác đào đất, nền móng. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 7
  8. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Công tác xây, điện, nước. Các yêu cầu kỹ thuật chất lượng đòi hỏi cần phải đạt được. + Công tác hoàn thiện: Các biện pháp đảm bảo chất lượng vật liệu chống thấm dột mái, đảm bảo mỹ thuật. + Các yêu cầu đối với vật tư, thiết bị thi công trên công trường. - Yêu cầu đối với vật tư thiết bị trên công trình. Đối với vật liệu xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Cát xây dựng TCVN 1770- 1986 + Đá dăm, sỏi TCVN 1771- 1986 + Xi măng TCVN 2682- 1992. + Gạch TCVN 5573- 1991. + Thép TCVN 5571- 1991. + Nước TCVN 4506 – 1987 - Bê tông thương phẩm yêu cầu phải các chứng chỉ của nơi sản xuất. - Yêu cầu về vật tư thiết bị cấp thoát nước sử dụng cho công trình. + Vật tư thiết bị điện, cấp thoát nước sử dụng cho công trình phải đáp ứng được các thông số kỹ thuật của thiết kế và phải có chứng chỉ của nơi sản xuất. - Chỉ dẫn về vật liệu chính: Theo tiên lượng mời thầu và thiết kế kỹ thuật thi công kèm theo. - Nhà thầu phải nghiên cứu thật kỹ các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng được thể hiện trong hồ sơ mời thầu. 3.2.12. Chi phí dự thầu Nhà thầu chịu mọi chi phí có liên quan đến việc chuẩn bị và nộp Hồ sơ dự thầu của mình. Bên mời thầu không chịu trách nhiệm pháp lý về các chi phí đó. 3.3. Kiểm tra khối lượng gói thầu Qua kiểm tra thấy khối lượng mời thầu của nhà thầu là tương đối chuẩn xác, có thể dùng để tính toán lập hồ sơ dự thầu. 4. Phân tích gói thầu. 4.1. Phân tích điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội 4.1.1.Điều kiện tự nhiên. Công trình nằm giữa vùng khí hậu nóng ẩm, một năm có 2 mùa rõ rệt. Trong đó, mùa nóng thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 38oC còn mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ thấp nhất có khi xuống tới 5oC Độ ẩm: cao nhất 94%, thấp nhất 31%, trung bình 86% Mưa: Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 5 và tháng 10. Công trình thi công trong 24,5 tháng do đó chịu ảnh hưởng của tất cả các loại thời tiết có trong một năm, do đó cần có sự tính toán bố trí các đầu việc cho phù hợp. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 8
  9. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tình hình an ninh chính trị tại khu vực xây dựng công trình ổn định, thuận lợi cho thi công công trình. Việc xây dựng công trình góp phần kích thích sự phát triển kinh tế của khu vực, cải thiện điều kiện sống của nhân dân, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong vùng, làm đẹp cảnh quan khu đô thị. 4.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh Qua tìm hiểu về môi trường đấu thầu của công trình này, dự kiến số lượng các nhà thầu tham gia gói thầu như sau: - Công ty Xây dựng số 2 Thuộc Tổng công ty Vinaconex; - Công ty Xây dựng Sông Đà 8 thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà; - Công ty CONTRESXIM; - Công ty Lũng Lô - Bộ quốc phòng. Sau đây nhà thầu phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn. chiến lược cạnh tranh, biện pháp kỹ thuật công nghệ, chiến lược giá mà các nhà thầu khác là đối thủ cạnh tranh đang gặp phải. Công ty xây dựng số 2 thuộc tổng công ty Vinaconex. Đây là công ty chuyên xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp, các cơ sở hạ tầng đô thị. - Điểm mạnh: Công ty xây dựng số 2 là công ty rất mạnh về năng lực máy móc thiết bị, tài chính là những đối thủ cạnh tranh chính của nhà thầu. Là công ty đã có uy tín nhiều năm trên thị trường xây dựng ở nước ta, có nhiều kinh nghiệm về thi công các công trình cao tầng. Chính sách của công ty là có lợi nhuận để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển - Điểm yếu: Do chính sách của công ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một điểm yếu của công ty này vì họ sẽ bỏ với giá cao. Công ty có bất lợi lớn nhất là đang thi công hai công trình một công trình mới bắt đầu thi công, một công trình đang thi công ở giai đoạn gấp rút và có khối lượng rất lớn phải tập trung mọi nguồn lực về năng lực máy móc thiết bị, nhân công, tài chính (công trình xây dựng nhà chung cư 34 tầng ở Yên Hoà - Cầu Giấy- Hà Nội). Vì vậy khả năng tập trung máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính là rất hạn chế do đó khó có thể đáp ứng được về kỹ thuật chất lượng, tiến độ của công trình. Công ty XD Sông Đà 8 thuộc tổng công ty XD Sông Đà. Công ty Sông Đà 8 là công ty chuyên làm đường, đập nước, thuỷ điện trạm điện, công trình trên sông, hầm lò - Điểm mạnh: Đây là công ty mạnh của tổng công ty xây dựng Sông Đà có năng lực máy móc thiết bị, tài chính. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng giỏi có nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề. Công ty xây dựng Sông Đà 8 xây dựng mọi loại hình công trình kỹ thuật ngầm trong các địa chất địa hình phức tạp các công trình dân dụng, công nghiệp khác. - Điểm yếu: Nhưng cái bất lợi nhất của công ty là năng lực kinh nghiệm trong những năm gần đây kém, họ chỉ chuyên môn thi công đường, thuỷ điện. Đồng thời họ đang thi công các công trình đường vào giai đoạn chính, nên cần tập chung tài chính nhân lực, máy móc lớn. Vì vậy công ty này khó có thể đáp ứng được yêu cầu trong HSMT. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 9
  10. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Công ty CONTRESXIM: Đây là công ty có uy tín đặc biệt là ở khu vực miền bắc, Công ty mới có quyết định thành lập (năm 1997) - Điểm mạnh: Công ty có trang thiết bị máy móc hiện đại, nên đã và đang hoạt động rộng rãi có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. - Điểm yếu: Công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong thi công nhà dân dụng Công ty Lũng Lô - Bộ quốc phòng: Đây là một công ty được thành lập cũng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình thuộc Bộ quốc phòng nhưng gần đây đã tham gia khá nhiều các công trình thuộc lĩnh vực dân sự. 5. Kết luận cuối chương. Sau khi nghiên cứu kỹ đặc điểm của công trình, những đặc điểm môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến gói thầu cùng với điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh nhà thầu nên tham gia tranh thầu vì: -Nhà thầu có thể đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư về tất cả các mặt như kỹ thuật, công nghệ-máy móc, đội ngũ cán bộ công nhân viên, tài chính -Các điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất, cung ứng vật tư, thiết bị y tế - bệnh viện phù hợp để nhà thầu có thể hoàn thành gói thầu trên. Thuận lợi: Nhà thầu đã có nhiều kinh nghiệm trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năng lực về máy móc thiết bị và tài chính của Nhà thầu khá mạnh so với các đối thủ cạnh tranh. Nhà thầu có đội ngũ cán bộ,kỹ sư có trình độ và nhiều kinh nghiệm. Khó khăn: Nhà thầu hiện đang thi công nhiều công trình trong đó có cả công trình ở ngoài địa bàn Hà Nội nên không thể tập trung toàn bộ máy móc và con người cho công trình này. Đánh giá: Khả năng thắng thầu của Nhà thầu là khá lớn. CHƯƠNG II: PHẦN CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG GÓI THẦU 1. Lựa chọn phương hướng công nghệ - kỹ thuật tổng quát Sau khi xem xét kỹ các giải pháp kiến trúc quy hoạch và kết cấu công trình, các yêu cầu của bên mời thầu, kết hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu, nhà thầu có phương hướng thi công như sau: Thứ nhất, đây là công trình có quy mô lớn, mặt bằng trải rộng, thời gian thi công công trình ngắn. Do vậy cần phải đưa ra một trình tự thi công hợp lý, khoa học cùng với việc huy động năng lực về thiết bị và nhân lực, vật tư cần thiết để điều phối tốt và nhịp nhàng, tránh chồng chéo giữa các đầu mục công việc. Thời gian thi công được rút ngắn nhất ở mức có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng cho công trình. Trình tự thi công sẽ như sau: Giai đoạn 1: Công tác chuẩn bị SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 10
  11. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bao gồm tập kết máy, thiết bị, nhân lực, thiết lập hệ thống hàng rào tạm và các công trình tạm xung quanh công trình. Do mặt bằng công trình rộng, để đẩy nhanh tiến độ thi công, ngay sau khi ký hợp đồng giao nhận thầu xây lắp và được sự đồng ý của Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ chuyển ngay một số máy móc thiết bị và nhân lực đến công trường để có thể thực hiện công tác trắc đạc định vị và thi công cọc nhồi thử ngay. Giai đoạn 2: Thi công cọc thí nghiệm, tường barrete và cọc khoan nhồi đại trà Giai đoạn 3: Thi công móng và các tầng hầm Giai đoạn 4: Thi công phần thân công trình: Tiến hành thi công xây dựng phần thô. Thứ hai, do thời gian thi công công trình ngắn, xung quanh có các công trình đã xây dựng nằm liền kề và do địa chất phức tạp nên Nhà thầu đưa ra các phương hướng: - Các tầng hầm thi công bằng công nghệ top – dow. - Bê tông được sử dụng để thi công toàn bộ công trình là bê tông thương phẩm và được cung ứng là tại chân công trình, bê tông được đổ bằng bơm. - Do yêu cầu thi công gần như liên tục nên nếu chờ bê tông tầng trên đủ cường độ rồi mới tháo ván khuôn và đào đất thi công tiếp phần dưới thì thời gian thi công kéo dài. Để đảm bảo tiến độ nên chọn bê tông cho các cấu kiện từ tầng 1 xuống các tầng hầm là bê tông có phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh để có thể cho bê tông đạt 100% cường độ sau ít ngày. Trong công trình này bê tông dùng phụ gia siêu dẻo có thể đạt 94% cường độ sau 7 ngày. Thứ ba, Nhà thầu đưa ra phương hương sử dụng phương tiện vận chuyển lên cao để phục vụ thi công gói thầu : Phương tiện vận chuyển lên cao được Nhà thầu sử dụng gồm có vận thăng và cần trục tháp. Vận thăng được sử dụng để vận chuyển người và vật liệu rời, Nhà thầu sử dụng loại vận thăng lồng do Hòa Phát sản xuất có thể chở được cả người và vật liệu. Vận thăng được lắp đặt khi thi công xong sàn tầng 2 và được tháo khi công tác hoàn thiện kết thúc. Đối với cần trục tháp, nhận định rằng cần trục tháp là phương tiện vận chuyển lên cao chủ lực và không thể thiếu khi thi công nhà cao tầng. Tuy nhiên, chi phí 1 lần cho cần trục là tương đối lớn nên Nhà thầu đưa ra phương hướng sẽ lắp đặt cần trục ngay từ giai đoạn thi công phần ngầm để vừa cơ giới hóa sản xuất và để giảm chi phí 1 lần trong chi phí cấu thành nên sản phẩm. Cần trục tháp chủ yếu phục vụ việc thi công bê tông cốt thép phần khung thô, do đó sau khi kết thúc quá trình thi công bê tông dầm, sàn mái sẽ tiến hành tháo dỡ cần trục một mặt là để tạo sự thông thoáng cho công trình, mặt khác cần trục sẽ được chuyển tới công trình khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nhà thầu. Thứ tư, Nhà thầu đưa ra phương hướng thi công tổng quát từng phần của công trình như sau: Phần ngầm. - Cọc nhồi thi công bằng phương pháp khoan gầu (khoan tạo lỗ trong dung dịch bentonite). SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 11
  12. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Tường vây thi công bằng phương pháp sử dụng gầu ngoạm thủy lực đào đất trong dung dịch betonite. Trước khi tiến hành thi công sàn tầng hầm ta tiến hành thi công hệ tường vây, cọc nhồi đại trà. Sử dụng hệ thống tường vây làm kết cấu giữ ổn định thành hố đào và ngăn cách nước ngầm, kết hợp với hệ thống dầm sàn các tầng hầm chống áp lực ngang của đất trong quá trình thi công top-down và đồng thời làm tăng tính ổn định chung cho công trình trong quá trình thi công và sử dụng. Phần thân Phần thân được kết hợp làm đồng thời với quá trình thi công các tầng ngầm nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo thời hạn bàn giao công trình. Các công tác chính được tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền và áp dụng tối đa khả năng cơ giới hóa nhằm đẩy nhanh thời gian thi công, giúp nhà thầu bàn giao công trình đúng hạn. Các công tác khác được tiến hành làm xen kẽ với các công tác chính. 2. Lập và lựa chọn giải pháp công nghệ - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ gói thầu. Trên cơ sở phân tích hồ sơ thiết kế gói thầu và những yêu cầu trong HSMT nhà thầu sẽ tập trung vào việc thiết kế tổ chức thi công cho các công tác có yêu cầu kỹ thuật cao và ở những vị trí bất lợi cho việc tổ chức thi công (vị trí cao nhất, sâu nhất), cụ thể là: Phần ngầm: - Công tác thi công cọc khoan nhồi và tường Barrette - Thi công phần ngầm bằng công nghệ top-down Phần thân - Công tác bê tông cốt thép phần thân Dưới đây thuyết minh tổ chức thi công cho những công việc đã được phân tích và lựa chọn ở trên. A. PHẦN NGẦM I. Thi công cọc khoan nhồi và tường barrete Nhà thầu sẽ tiến hành thi công 02 cọc khoan nhồi thí nghiệm trước. trong quá trình chờ thí nghiệm Nhà thầu sẽ tiến hành thi công tường barrete. Hướng thi công tường barrete chia làm 2 mũi. Mũi số 1 thi công từ ngoài vào theo trục Y. Mũi số 2 từ trục X1 phía trong thi công hướng ra ngoài. Thi công xong tường barrete sẽ tiến hành thi công phần cọc nhồi đại trà. Hướng thi công cọc khoan nhồi từ trong hướng ra phía ngoài công trình. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 12
  13. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mặt bằng định vị cọc khoan nhồi và tường Barrete I.1. Thi công cọc khoan nhồi. 1. Đặc điểm công tác thi công cọc khoan nhồi Công trình có 32 cọc đường kính D800, trong đó: - Số cọc thí nghiệm: 02 cọc - Số cọc đại trà: 30 cọc. - Bê tông cọc mác 300 - Số lượng cọc chống thép hình H250x250x9x14 phục vụ thi công tầng hầm là 22. 2. Trình tự các công việc thi công cho 1 cọc khoan nhồi. Trình tự các công việc thi công cho 1 cọc khoan nhồi được thể hiện nhu chu trình dưới đây: Sơ đồ chu trình khoan hạ cọc Định vị tim cọc. Chống sụt miệng Khoan tạo lỗ, bơm Vét căn lắng, Định hố khoan bằng dd Bentonite giữ kiểm tra chiều (lỗ khoan) ống vách dài 6m thành. sâu. Đổ bê tông và Thổi rửa, làm Hạ lồng thép. Nghiệm thu hố thu hồi dd sạch hố khoan khoan. Bentonite. lần 2. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 13
  14. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Nghiệm thu Tiến hành kiểm tra chất lượng kết thúc công cọc. (Độ đồng nhất, khả năng tác đổ bê tông. chịu tải của cọc) 3. Chọn máy khoan và cẩu phục vụ: Do đặc thù và địa hình của công trình , Nhà thầu đưa vào một dây chuyền thi công cọc khoan nhồi: Máy khoan cọc nhồi ED5500, có các tính năng kỹ thuật sau: - Độ sâu khoan max: 65 m - Sức nâng: 45 tấn - Đường kính khoan max: 1800 mm Chọn cẩu phục vụ: Có nhiệm vụ cẩu lắp thiết bị khoan, hạ lồng cốt thép, hạ rút ống chống vách,hạ cột chống thép hình, nâng hạ ống tremi đổ bêtông. Căn cứ vào các thông số:  Lồng thép dài nhất là 11,7 m.  Trọng lượng cẩu lớn nhất là: 4,136 tấn. Hyc = Hat + Hkc + Htreo + Hct = 1,0 + 11,7 + 1,0 + 1,5 = 15,2 m. Do đó, chọn cẩu phục vụ ADK125, máy cơ sở có sức nâng 15tấn. Hướng thi công từ trong ra ngoài. 4Khối lượng các công việc tính cho thi công 1 cọc và toàn bộ cọc ( được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục đồ án) 4.1 Tính toán hao phí ca máy và hao phí lao động cụ thể cho các công việc chính sau: + Khoan mồi. + Hạ ống vách. + Khoan tạo lỗ trong dung dịch Bentonite. + Nạo vét đáy hố đào lần 1 bằng gầu vét. + Hạ lồng cốt thép, nối ống siêu âm. + Thổi rửa đáy hố khoan lần 2 bằng khí nén. + Đổ bêtông cọc khoan nhồi. + Hạ cọc chống thép hình (rút ống vách). + Công tác lấp cát đầu cọc và làm rào bảo vệ. Khi thi công cọc khoan nhồi nhà thầu tổ chức 1 tổ đội công nhân để thực các công việc, bao gồm 16 người/1tổ phục vụ cho 1 máy khoan cọc nhồi. Nhận xét: công trình có một loại cọc đó là D800 nhưng với cọc đại và cọc nằm ở dưới đài thang máy có yêu cầu khác nhau. Mặt khác, cọc đại trà có số lượng lớn hơn nhiều nên để đơn giản ta chỉ tính toán và tổ chức thi công cho cọc đại trà. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 14
  15. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào khối lượng của từng công việc tính cho cho 1 cọc D800, ta tính toán được các thành phần hao phí máy, hao phí lao động trên cơ sở áp dụng định mức nội bộ của doanh nghiệp cho từng công tác trên. Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng sau: Máy thi công TGkh Công việc Đơn vị Khối lượng ĐMcm HPcm (giờ/đvt) (giờ) (giờ) Công tác chuẩn bị 0,5 Khoan mồi m.dài 5,7 0,337 1,92 2 Khoan tạo lỗ m.dài 44,3 0,3456 15,31 15,5 Vét đáy hố khoan bằng gầu lần 1 0,5 Hạ lồng thép, nối ống siêu âm lồng 5 0,3 1,5 1,5 Thổi rửa đáy lỗ khoan lần 2-khí nén 0,75 Đổ bê tông m3 28,888 0,058 1,68 1,5 Hạ cọc thép hình (rút ống vách) 0,75 Lấp cát đầu cọc, làm rào bảo vệ 0,5 Tổng cộng 23,5 6. Lập tiến độ thi công cho 1 cọc Căn cứ vào hao phí lao động đã tập hợp được như bảng trên, ta lập được tiến độ thi công cho 1 cọc D800 như sau : THêI GIAN THI C¤NG cäc khoan nhåi ( TÝNH B»NG GIê ) stt T£N C¤NG VIÖC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 1 C¤NG T¸C CHUÈN BÞ 2 KHOAN MåI, H¹ èNG V¸CH 3 khoan ®Õn cèt mòi cäc 4 thæi röa hè khoan lÇn 1 5 h¹ lång thÐp, èng siªu ©m 6 thæi röa hè khoan lÇn 2 7 ®æ bª t«ng 8 h¹ cét thÐp h×nh 9 gia c«ng, chÕ t¹o lång thÐp 10 cung cÊp, thu håi bentonite 11 lµm rµo b¶o vÖ TIẾN ĐỘ THI CÔNG 1 CỌC KHOAN NHỒI D800 Từ bảng tiến độ ta thấy, để thi công 1 cọc khoan nhồi D800 cần khoảng thời gian là 23,5 giờ. Nhận xét : do vị trí đặt công trình tương đối đặc biệt và bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm, do đó nhà thầu chỉ có thể đổ bê tông vào khung giờ quy định cho phép xe trọng tải được di chuyển vào khu vực nội đô. Để phù hợp với tình hình thực tế, Nhà thầu bắt đầu làm ca thứ nhất 7h sáng, như vậy theo dõi trên tiến độ trên ta thấy rằng bê tông cọc sẽ được đổ vào lúc 03h45 và kết thúc lúc 05h15. Như vậy phương án thi công đưa ra là khả thi và đúng theo thực tế thi công. Kết luận : vậy trong 1 ngày chỉ thi công được 1 cọc khoan nhồi D800. 7. Lựa chọn phương án thi công cọc Từ các tính toán hao phí, tiến độ thi công cho 1 cọc ở trên ta đưa ra phương án thi công như sau: SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 15
  16. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Phương án thi công cọc : Sử dụng 1 máy khoan cọc nhồi loại ED5500 và các máy phục với phương án tổ chức như sau : - Máy khoan cọc nhồi tiến làm 1 ca/ngày. - Cẩu phục vụ sử dụng 1 ca/ngày. - Đất được vận chuyển khỏi công trường vào ban đêm trong khung giờ cho phép ô tải được di chuyển trong các tuyến phố nội đô. 7.1. Cơ sở, căn cứ lựa chọn thứ tự thi công cọc. Căn cứ lựa chọn thứ tự thi công cọc : - Tiến độ thi công cho 1 cọc đã tính hao phí. - Điều kiện công nghệ thi công: theo TCXDVN 326/2004 quy định đối với công tác khoan gần cọc vừa đổ bêtông xong “ khoan trong đất bão hoà nước, khoảng cách mép các hố khoan nhỏ hơn 1.5 m nên tiến hành khoan cách quãng 1 lỗ, khoan lỗ nằm giữa các cọc đã đổ bêtông nên tiến hành sau 24 giờ từ khi kết thúc đổ bêtông ”. - Bản vẽ định vị và mặt bằng cọc trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. 7.2. Tính toán phương án thi công cọc khoan nhồi. a. Tiến độ thi công lập cho 1 máy: Sử dụng 1 máy thi công với chế độ làm việc 2 ca/ngày, Như vậy cần bố trí 1 tổ hợp máy thi công, căn cứ vào bảng tính toán hao phí và tiến độ đã lập cho 1 cọc D800 ở trên ta lập được tiến độ cho 1 ngày máy làm việc như sau: THêI GIAN THI C¤NG cäc khoan nhåi ( TÝNH B»NG GIê ) stt T£N C¤NG VIÖC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 1 C¤NG T¸C CHUÈN BÞ 2 KHOAN MåI, H¹ èNG V¸CH 3 khoan ®Õn cèt mòi cäc 4 thæi röa hè khoan lÇn 1 5 h¹ lång thÐp, èng siªu ©m 6 thæi röa hè khoan lÇn 2 7 ®æ bª t«ng 8 h¹ cét thÐp h×nh 9 gia c«ng, chÕ t¹o lång thÐp 10 cung cÊp, thu håi bentonite 11 lµm rµo b¶o vÖ b. Tổng tiến độ thi công cọc khoan nhồi đại trà. thêi gian tiÕn ®éTHI C¤NG cäc khoan nhåi ®¹i trµ ( ngµy ) m¸y 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 m¸y khoan ed5500s c. Trình tự thi công cọc: SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 16
  17. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 4 5 2 3 TRUC 6 7 20 21 22 29 8 23 24 25 cäc thÝ nghiÖm 30 TRUC 9 §· THI C¤NG 11 12 27 31 16 17 26 10 13 28 32 18 19 TRUC 14 15 cäc thÝ nghiÖm §· THI C¤NG TRUC TRUC TRUC TRUC TRUC TRUC mÆt b»ng tr×nh tù thi c«ng cäc khoan nhåi d. Lựa chọn máy móc và thiết bị thi công. Xác định nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ thi công: Ngoài máy khoan cọc nhồi và cẩu phục vụ đã lựa chọn, để phục vụ quá trình thi công cần sử dụng các loại máy móc thiết bị sau : - Máy trộn, cung cấp và xử lý bentonite. - Máy nén khí xử lý cặn lắng. - Máy xúc đất lên ôtô. - Ô tô vận chuyển đất. - Máy móc thiết bị kiểm tra khác. Tính toán lựa chọn máy thi công.  Máy xúc gầu nghịch: - Tổng lượng đất phải vận chuyển khỏi công trường là 847,47 m3 hay 1.525,45 tấn (dung trọng của đất là 1,8 T/m3). Căn cứ vào yêu cầu công việc và năng lực hiện có, Nhà thầu lựa chọn sử dụng máy xúc gầu nghịch KOMATSU 10-WH-2(W) với thông số như sau : - Dung tích gầu: 0,25m3 - Thời gian quay trung bình của 1 chu kỳ: tck = 18,5 giây - Cơ cấu di chuyển: bánh xích 3 - Năng suất thực tế của máy đào: Nca = 30,96 x 8 = 247,68 ( m /ca) Dựa vào khối lượng đất cần phải xúc và năng suất thực tế của máy xúc ta tính toán được số ca máy đào cần phải sử dụng là: SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 17
  18. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 847,47 s 3,42 (ca), lấy tròn thành 3,5 (ca). 247,68 Ngoài ra, cứ 1 ngày làm việc của máy khoan cọc nhồi sẽ bố trí 1 ca máy xúc để thực hiện công tác gom đất thành đống. Vậy, tổng số ca máy xúc cần sử dụng là: 32 + 4 = 36 (ca máy).  Ô tô vận chuyển đất: Chọn loại ô tô vận chuyển đất có tải trọng 25 tấn, bãi đổ đất cách công trình 25 Km. Thời gian một chu kỳ làm việc của ôtô được xác định như sau: T=T0 + Tđv + Tđổ + Tq = 20,58 + 80,36+ 1 + 2 = 103,94 (phút) Vậy số chuyến mà mỗi xe có thể chạy tối đa trong ngày là : 480 sc 4,6 (chuyến), làm tròn thành 5 chuyến. 103,94 Mặt khác, theo trên mỗi ngày lượng đất phải vận chuyển khỏi công trường là 435,842 tấn, từ đó ta có thể tính được số chuyến xe cần vận chuyển là: 435,842 sc 17,44 (chuyến), làm tròn thành 18 chuyến. 25 Do đó, số ô tô cần sử dụng trong 1 ca là : 4 xe, tổng số ca ô tô cần sử dụng để vận chuyển toàn bộ lượng đất ra khỏi công trường là : Số ca = 4x3,5 = 14 (ca) Ghi chú : nếu tính toán số ô tô cần thiết trong 1 ca trên giả thiết máy xúc là máy chính, các ô tô vận chuyển chấp nhận ngừng chờ thì số ô tô cần thiết là : T 103,94 m 5,05 (xe), lấy tròn thành 5 xe. T0 20,58 Như vậy, trong trường hợp này cả 2 cách tính đều cho chúng ta đáp án là cần sử dụng đồng thời 5 xe trong 1 ca.  Máy hàn: - Khối lượng cốt thép thi công lớn nhất trong 1 ca là: 1,77 tấn cho cọc đại trà loại D800, trong đó : + Thép d≤18 mm là 1,53 tấn + Thép d > 18mm là 0,24 tấn - Theo định mức nội bộ ta có : + Định mức máy hàn với công tác gia công lắp dựng 1 tấn thép d≤18 mm là 2,01 ca. + Định mức máy hàn với công tác gia công lắp dựng 1 tấn thép d>18 mm là 2,23 ca. Vậy số ca máy hàn cần sử dụng trong 1 ca làm việc là : n = 1,53 × 2,01 + 0,24 × 2,23 = 3,6 ( máy ). Như vậy, cần sử dụng 4 máy hàn 23 (kW) cho mỗi ca làm việc.  Máy cắt uốn thép. Chọn loại máy cắt uốn 5 KW, theo định mức nội bộ doanh nghiệp ta có : + Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d>18 mm là 0,144 ca máy. + Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d≤18 mm là 0,288 ca máy Suy ra, số ca máy cắt uốn cần sử dụng trong 1 ca làm việc là : SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 18
  19. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 0,144 × 0,24 + 0,288 × 1,53 = 0,475 ( máy ) Vậy cần sử dụng 1 máy cắt uốn thép loại 5KW cho mỗi ca làm việc.  Trạm trộn. Công suất của trạm trộn phải đảm bảo cung cấp đủ bentonite cho thi công 2 cọc trong 1 ngày. Khối lượng bentonite cần trộn trong 1 ngày là : Vđd= 30,144 × 2 = 60,288 (m³). Chọn 1 trạm trộn có mã hiệu BM-1000 : + Công suất trộn :15 (m³/h). Thùng chứa Bentonite : Vthùng chứa = 60,288 m³, chọn 2 xilô chứa 50(m³/1xilô).  Bơm cấp. Chọn 1 máy bơm có công suất 60-150m3/h sẽ đảm bảo cung cấp dung dịch Bentonite cho quá trình thi công.  Bơm thu hồi : Bentonite thu hồi từ hố khoan được thu hồi trong thùng chứa sau đó cho đi qua bể lọc cát. Bể lọc cát phải cân đối hài hoà giữa vận tốc lọc của bể lọc và vận tốc thu hồi bentonite. Chọn 2 thùng thu hồi có thể tích là 50 (m3).  Chọn máy sàng lọc dung dịch Bentonite: Chọn 1 máy có mã hiệu BE-1000: + Tốc độ: 100 (m3/h).  Máy nén khí : Chọn 1 máy nén khí sao cho : + Đảm bảo lực nén: 15 kg/cm2 với ống D60(ống cứng).  Kiểm tra dung dịch : để kiểm tra dung dịch bentonite nhà thầu sử dụng các loại công cụ như lực kế cắt tĩnh, tỉ trọng kế, phễu 500/700cc, giấy thử PH Các thiết bị khác : Để phục vụ công tác khoan cọc nhà thầu còn sử dụng một số thiết bị khác như : 1 thùng chứa mùn khoan bằng tôn dày 4-5mm có gia cường bằng hệ thống sườn khung thép góc, ống đổ bêtông, thép tấm cho máy đào đứng, gầu khoan, gầu vét đáy, búa phá đá, máy kinh vĩ, thiết bị đo đạc e. Tính toán nhu cầu lao động cho công tác cốt thép cọc khoan nhồi. Công tác gia công và lắp dựng cốt thép gồm có gia công, hàn buộc tạo lồng thép phục vụ cho thi công cọc khoan nhồi. Công tác gia công cốt thép được tiến hành trước và phải đảm bảo có đủ số lồng thép phục cho công tác thi công cọc. Dựa trên định mức nội bộ ta tính được nhu cầu lao động cho công tác gia công cốt thép là : sử dụng tổ đội 16 công nhân bậc 3,5/7, làm việc 1 ca/ngày. f. Tính toán giá thành. Chi phí máy : M = Mlv + Mnv + Chi phí một lần LV LV Mlv =SC j *§G j NV NV Mnv =SC j *§G j Trong đó: LV SCj : Số ca làm việc của máy loại j. LV ĐGj : Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j. NV SCj : số ca ngừng việc của máy loại j. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 19
  20. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LV ĐGj : Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j. +) Chi phí máy làm việc BẢNG TÍNH CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI Loại máy SL máy Tổng ca Đơn giá Thành tiền Máy khoan cọc nhồi 1 80 6.724.331 587.946.480 Cần trục phục vụ 1 96 3.431.493 329.423.328 Máy xúc 1 36 2.020.915 72.752.940 Ô-tô tự đổ 25 tấn 4 14 2.840.000 39.760.000 Máy hàn 23 KW 4 128 365.859 46.829.952 Máy cắt uốn thép 1 32 265.934 8.509.888 Trạm trộn bentonite 1 96 205.500 19.728.000 Bơm cấp bentonite 1 96 392.247 37.655.712 Bơm thu hồi bentonite 1 96 392.247 37.655.712 Máy lọc bentonite 1 96 18.268 1.753.728 Máy nén khí 1 96 1.222.048 117.316.608 Máy khác 1,50% 19.489.985 Tổng cộng 1.855.579.010 +)Chi phí máy ngừng việc : Trên tiến độ đã thể hiện máy làm việc liên tục nên số ca máy ngừng bằng không. Do đó Mnv = 0 (đồng ). +) Chi phí một lần : là những chi phí cho việc di chuyển máy móc thiết bị đến và đi khỏi công trường, chi phí cho việc lắp đặt và tháo dỡ máy móc chỉ xảy ra một lần nhưng có liên quan đến toàn bộ quá trình sử dụng. Nhà thầu ước tính - 2 Máy khoan cọc nhồi: chi phí 1 lần tính bằng 04 ca ô tô 25T vận chuyển đến và đi khỏi công trường. - 2 Cần trục tự hành bánh bánh xích ADK-125: tính bằng 04 ca xe ô tô 25T vận chuyển máy đến và đi khỏi công trình. - 1 máy xúc : tính 2 ca di chuyển không tải đến và đi khỏi công trường - Tổ chức 2 ca ôtô vận tải 25T vận chuyển các loại máy nén khí, máy bơm cấp dung dịch bentonite, máy hàn, máy cắt uốn đến và đi khỏi công trường. - 2 công nhân bậc 3.5/7 tham gia vào việc lắp dựng và tháo dỡ trong 2 ca BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ 1 LẦN Đơn giá Thành tiền STT Nội dung Số ca (đồng/ca) (đồng) 1 Ô tô tự đổ 25T 10 2.840.000 28.400.000 2 Máy xúc bánh lốp 2 745.600 1.491.200 3 Công nhân bậc 3,5/7 4 150.000 600.000 Tổng cộng 30.491.200 . Chi phí sử dụng máy là: M = 1.255.579.010+ 0 +30.491.200 = 1.286.070.210 (đồng) Chi phí nhân công : SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 20
  21. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào các nội dung hao phí lao động cho công tác khoan cọc nhồi ta có bảng tính hao phí nhân công như sau : HP Đơn giá (đồng/công) Nội dung công tác lđ Thành tiền Ca 1 Ca 1 Cốt thép 512 160.000 81.920.000 Cọc nhồi 512 160.000 81.920.000 Tổng 1.024 163.840.000 Chi phí trực tiếp khác : Chi phí trực tiếp khác: lấy bằng 2,45% trên tổng chi phí nhân công và máy thi công . Chi phí chung : Chi phí chung: lấy bằng 5,45% so với chi phí trực tiếp. BẢNG TÍNH CHI PHÍ THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI TT Thành phần chi phí Cách tính Giá trị Ký hiệu [1] Chi phí nhân công 163.840.000 NC [2] Chi phí máy thi công 1.886.070.210 M [3] Trực tiếp phí khác [3]=2,45% x ([1]+[2]) 50.222.800 TK [4] Tổng cộng trực tiếp phí [4]=[1]+[2]+[3] 2.100.133.010 T [5] Chi phí chung [5]=6,45% x [4] 135.458.579 C [6] Tổng cộng [6]=[4]+[5] 2.235.591.589 CP Kết luận : Vậy, chi phí thi công cọc khoan nhồi là 2.235.591.589 đồng. I.2. Thi công tường Barrette. Trước khi thi công tường Barrette phải tiến hành ép cừ U200 Để công việc thi công đào đất tầng hầm sau này được thuận lợi, tránh hiện tượng nứt và sụt lún của các công trình lân cận. 1. Ép cừ U200 Nhà thầu sẽ tiến hành ép cừ thép U200 bằng máy xúc xung quanh khu vực cần thi công. (Cừ này sẽ được rút lên ngay sau khi tường vây đủ điều kiện chịu lực). Cừ sẽ được vận chuyển tới công trình bằng xe chuyên dụng, sau đó được cẩu tới vị trí cần thi công. Cừ được sử dụng là loại U200x40x5 dài 3m được ép xuống giữa các công trình lân cận và tường dẫn. Nhà thầu dự tính sẽ ép cừ bằng máy xúc. 1.1. Mặt bằng ép cừ và cấu tạo ghép cừ tại các vị trí điển hình. a. Cấu tạo ghép cừ tại các vị trí điển hình. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 21
  22. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẤU TẠO GHÉP CỪ TẠI VỊ TRÍ THẲNG CẤU TẠO GHÉP CỪ TẠI VỊ TRÍ GÓC b. Mặt bằng ép cừ. Ðp cõ h­íng õ c p Ð g n í ­ õ h c p Ð g n í ­ h TRUC h­íng Ðp cõ h­íng Ðp cõ h­íng Ðp cõ õ c p Ð g TRUC n í ­ h h ­ í n g Ð p c õ TRUC cõ ®­îc Ðp b»ng m¸y Ðp chuyªn dông h­íng Ðp cõ h­íng Ðp cõ h­íng Ðp cõ TRUC x1 x2 x3 x4 x5 mÆt b»ng Ðp cõ u200x40x5 Dựa vào mặt bằng ép cừ ta tính toán được khối lượng công việc cần làm như sau: - Số lượng cừ thép cần ép là 710 tấm - Độ sâu ép 1 cừ là L = 3 m - Tổng chiều dài cừ cần ép là 2130 m. 1.2. Chọn máy ép cừ và tổ chức thi công ép cừ. a. Chọn máy ép cừ. Nhà thầu đưa ra phương án sử dụng máy xúc loại KOMATSU PC110R-1 sẽ dùng đào tường dẫn để thi công ép cừ, các thông số cơ bản: - Năng suất ép N1 = 48 m/h. - Năng suất máy nhổ cừ N2 = 68 m/h. Hao phí ca máy thi công ép cọc cừ U200: 2130 S = Q/N = = 5,6 (ca máy), làm tròn thành 6 ca. ca 1 8 × 48 Hao phí ca máy thi công nhổ cừ U200: 2130 S = Q/N = = 3,9 (ca máy), làm tròn thành 4 ca. ca 2 8 × 68 Vậy, sử dụng 1 máy xúc loại KOMATSU 10-WH-2(W) để thi công ép cừ trong 6 ca và nhổ cừ trong vòng 4 ca. b. Tổ đội công nhân. Tổ đội công nhân thi công cọc cừ phục vụ cho mỗi máy bao gồm : SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 22
  23. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - 1 người lái máy (tính vào đơn giá ca máy) - 2 người điều khiển cừ - 2 người buộc cừ Do có 1 công nhân đã được tính tiền lương vào đơn giá ca máy, do vậy chỉ tính hao phí lao động để tính chi phí nhân công đối với 4 công nhân bậc 3,5/7. Tổng hao phí lao động nhổ và ép cọc cừ: 4 x (6+4) = 40 (công). c. Tính chi phí thi công ép cừ U. Chi phí máy thi công ép cọc cừ: - Chi phí máy làm việc = (số ca máy làm việc) x (đơn giá ca máy làm việc) = (6+4) x 1.820.915 = 18.209.150 (đồng) - Chi phí một lần sử dụng máy thi công ép cọc cừ: do phương án thi công ở đây là sử dụng máy xúc đào tường dẫn để thi công ép cừ nên chi phí 1 lần tạm thời coi như bằng 0, chi phí 1 lần của máy được tính toán trong chi phí thi công tường dẫn. Chi phí sử dụng máy = chi phí máy làm việc + chi phí máy ngừng việc + chi phí 1 lần = 18.209.150 + 0 + 0 = 18.209.150 (đồng) Chi phí nhân công : NC= (Số ngày công) x (đơn giá tiền công bình quân 1 ngày công) = 38 x 150.000 = 5.700.000 (đồng) Trực tiếp phí khác: Theo thống kê kinh nghiệm nhà thầu: Tỉ lệ chi phí trực tiếp khác là 2,3% Chi phí chung quy ước: Theo thống kê kinh nghiệm của nhà thầu tỉ lệ chi phí chung là 6,35% BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THI CÔNG ÉP CỪ STT Thành phần chi phí Cách tính Thành tiền Ký hiệu 1 Chi phí nhân công 5.700.000 NC 2 Chi phí máy thi công 18.209.150 M 3 Trực tiếp phí khác [3]=2,3%x([1]+[2]) 549.910 Tk 4 Cộng chi phí trực tiếp [4]=([1]+[2]+[3]) 24.459.060 T 5 Chi phí chung [5]=6,35%x[4] 1.553.150 P 6 Tổng cộng [6]=([4]+[5]) 26.012.211 CP  Vậy, chi phí quy ước công tác ép ván cừ là :23.836.290 (đồng) Sau khi hoàn tất công tác ép cừ U, nhà thầu sẽ lần lượt thi công các giai đoạn thi công tường Barrette. Dưới đây là thuyết minh chi tiết cho quá trình thi công tường Barrette. 2. Tổng quan phương pháp thi công tường Barrete: - Kỹ thuật thi công tường chắn đất là quá trình thi công tường bê tông cốt thép từ cao trình mặt đất tự nhiên bằng cách sử dụng gầu ngoạm đào trong dung dịch Bentonite. Trong quá trình đào, hai vách hố khoan được giữ ổn định bằng dung dịch Bentonite. - Sau khi hoàn tất quá trình đào, lồng thép được hạ trong dung dịch Bentonite và bê tông được đổ vào hố đào theo phương pháp đổ bê tông bằng ống Tremie. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 23
  24. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Khi cao trình bê tông dâng lên, dung dịch Bentonite tràn ra được thu hồi để tái sử dụng. Nhìn chung quy trình thi công tường chắn đất gần tương tự như cọc khoan nhồi. Một điểm cần lưu ý là giữa các tấm tường liền kề nhau có đặt gioăng cao su chống thấm đồng thời tạo ra các mối nối giữa các tấm tường. - Quy trình thi công tường Barrette: Trình tự thi công tường Barrette Thi công Định vị và phân Đào tấm tường, Vét căn lắng, tường dẫn chia tấm tường bơm dd Bentonite kiểm tra chiều giữ thành. sâu. Hạ lồng thép và Đổ bê tông và Thổi rửa, làm Nghiệm thu hố thanh giữ thu hồi dd sạch hố đào đào. gioăng. Bentonite. Nghiệm thu kết Kiểm tra chất lượng tường thúc Thi công Barrette. (Độ đồng nhất, khả tường dẫn năng chịu tải) Định vị và phân chia tấm tường Đào tấm tường, bơm dd Bentonite giữ 3. Lựathành. chọn máy đào tường Barrette. Vét Nhàcăn lắng,thầu sử dụng hai dây chuyền thi công tường Barrette: kiểm tra chiều 3.1. Dâysâu. chuyền 1: Đổ bêBộ tông gầu vàđào Kobelco 7055, máy cơ sở sử dụng là cẩu KATO NK-750. Tính năng kỹ thuậtthu của hồi cácdd thiết bị trên như sau: Bentonite. Thổi rửa,- Bộ làm gầu đào Kobelco 7055: sạch hố đào+ Chiều rộng đào: 600 - 1200 mm. Hạ lồng thép và thanh giữ + Chiều dài đào: 2500 - 3500 mm gioăng. + Chiều sâu đào: 60m. Nghiệm- Cẩuthu hốKATO NK-750: đào. Nghiệm thu + kết Máy cơ sở có sức nâng: 25 tấn. thúc3.2. công Dây tácchuyền đổ 2: tông. công Bộtác gầuđổ bê đào Kobelco 7055, máy cơ sở sử dụng là cẩu KATO NK-750. Tính năng kỹ thuật tông.của các thiết bị trên như sau: - Bộ gầu đào Kobelco 7055: + Chiều rộng đào: 600 - 1200 mm. + Chiều dài đào: 2500 - 3000 mm + Chiều sâu đào: 60m. - Cẩu KATO NK-750: Máy cơ sở có sức nâng 25 tấn. 4. Thi công tường dẫn. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 24
  25. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Trước khi thi công tường Barrette chắn đất, Nhà thầu tiến hành thi công tường dẫn. Tường thi công bằng bê tông mác thấp có cốt thép, được thi công trên miệng của hố đào, khi thi công xong được lấp đất lại trước khi thi công tường Barrette. Tường dẫn có vai trò gần giống như ống vách trong thi công cọc nhồi, việc đào tường Barrette được thực hiện bên trong tường dẫn. - Do danh giới giữa công trình và nhà lân cận là tương đối nhỏ (Đại đa số cách nhà lân cận là 60 cm) cho nên việc đào đất làm tường Phải cực kỳ cẩn trọng. Tường dẫn là kết cấu có các tác dụng sau: - Dẫn hướng gầu đào trong suốt quá trình đào, đảm bảo cho tường Barrette được định vị đúng, thẳng hàng. - Hỗ trợ cho các thiết bị thi công tường Barrette (hạ lồng thép, đổ bê tông, đặt gioăng chống thấm ) - Tăng cường sự ổn định của đỉnh hố đào trong suốt thời gian đào. - Cho phép tạo hệ thống kiểm tra độ tin cậy panel. 4.1. Cấu tạo của tường dẫn. CHI TIẾT CẤU TẠO TƯỜNG DẪN 4.2. Các công việc trong công tác thi công tường dẫn. - Đào đất bằng máy tới cốt -0,95 m. - Sửa bằng thủ công hố đào tới cốt -1,1 m. - Đổ bê tông gạch vỡ dày 10cm làm lớp lót cho thi công tường dẫn. - Lắp dựng cốt thép tường dẫn. - Lắp dựng ván khuôn tường dẫn. - Đổ bê tông tường dẫn. - Tháo ván khuôn. - Lấp đất, hoàn trả mặt bẳng chuẩn bị thi công tường vây. 4.3. Tính toán khối lượng công việc và thiết kế tổ chức thi công tường dẫn. 4.3.1. Khối lượng các công việc. Khối lượng các công việc được tính toán và tập hợp trong bảng tính sau : BẢNG TÍNH KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG DẪN STT Tên công tác Đvt Khối lượng SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 25
  26. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 Đào đất móng bằng máy m3 177,08 2 Sửa hố móng bằng thủ công m3 31,25 3 Cốt thép d≤18mm tấn 2,894 4 Ván khuôn 100m2 6,105 5 Bê tông tường dẫn m3 61,050 6 Bê tông lót tường dẫn m3 7,631 4.3.2. Thiết kế tổ chức thi công tường dẫn a. Tính hao phí lao động và thời gian thi công cho công tác thi công tường dẫn. BẢNG TÍNH HAO PHÍ LAO ĐỘNG THI CÔNG TƯỜNG DẪN ĐM ∑hp Tổ CN Thời STT Tên công tác KL đvt (ca/đvt) (ca) (người) gian 1 Sửa hố đào thủ công 31,25 m3 0,85 26,56 27 1 2 Đổ bê tông lót 7,631 m3 1,18 9 9 1 3 Gia công, lắp dựng cốt thép 2,894 tấn 6,246 18,08 18 1 4 Lắp dựng ván khuôn 6,105 100m2 9,53 58,18 29 2 5 Tháo ván khuôn tường dẫn 6,105 100m2 4,67 28,51 29 1 6 Lấp đất 40,45 m3 0,195 7,89 8 1 b. Tính toán hao phí ca máy cho công tác thi công tường dẫn. Công tác thi công tường dẫn cần sử dụng các loại máy móc thiết bị sau : - Máy đào gầu nghịch KOMATSU 10-WH-2(W) thi công đào đất. - Máy trộn bê tông mã hiệu SB-101 có năng suất trộn 12,9 m3/ca. - Máy cắt uốn cốt thép 5kW. - Máy cắt gỗ cầm tay phục vụ lắp dựng ván khuôn. - Máy bơm bêtông tự hành đổ bêtông tường dẫn có năng suất thực tế: 90x0,7=63 (m3/ca). - Đầm dùi 32A có năng suất đầm: 351,7 (m3/ca). - Máy đầm cóc phục vụ thi công lấp đất. Dưới đây là bảng tính toán hao phí máy thi công tường dẫn BẢNG TÍNH HAO PHÍ MÁY THI CÔNG TƯỜNG DẪN Máy thi công Thời gian STT Tên công tác KL đvt ∑HPm SL máy NSm ĐM (ca) Đào đất bằng 1 Máy xúc 177,083 m3 0,715 1 1 máy 247,68 2 Bê tông lót Máy trộn 7,631 m3 12,29 0,621 1 1 Gia công cốt Máy cắt uốn 3 2,894 tấn 0,349 1,010 1 1 thép thép Lắp dựng ván 4 Máy cắt gỗ 6,105 100m2 1 2 khuôn Đổ bê tông Bơm tự hành 61,050 m3 63,00 0,969 1 1 5 tường dẫn Đầm dùi 61,050 m3 2 1 6 Lấp đất Máy đầm 40,446 m3 0,0250 1,011 1 1 Ghi chú: Công tác đổ bê tông được bố trí 15 công nhân phục vụ máy bơm và thực hiện các công việc như: san gạt bê tông, láng bề mặt, đầm bê tông và phục vụ điện nước. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 26
  27. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP c. Lập tiến độ thi công tường dẫn. Căn cứ vào bảng tính toán hao phí các nguồn lực cũng như thời gian thi công các công việc ta lập được tiến độ thi công tường dẫn như sau: t.g thêi gian thi c«ng ( ngµy ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 c.v n 01 02 03 04 05 06 07 08 É d g n ê ­ t g 7 8 0 9 2 9 2 2 8 n 1 9 « 2 c i h t TIẾN ĐỘ THI CÔNG TƯỜNG DẪN Ghi chú: 01: Công tác đào đất bằng máy 02: Công tác sửa hố đào bằng thủ công 03: Công tác đổ bê tông lót tường dẫn 04: Công tác gia công, lắp dựng cốt thép 05: Công tác gia công lắp dựng ván khuôn 06: Công tác đổ bê tông tường dẫn 07: Công tác tháo ván khuôn tường dẫn 08: Công tác lấp đất, đầm chặt chuẩn bị cho thi công tường vây. d. Tính toán chi phí thi công tường dẫn. Căn cứ vào bảng tính hao phí máy, hao phí lao động ở trên ta tính được các thành phần chi phí như sau: +) Chi phí nhân công: BẢNG TÍNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG DẪN. Đơn giá STT Tên công tác Bậc thợ Hao phí LĐ (ca) Thành tiền (đồng/ca) 1 Sửa hố đào thủ công 3,0/7 27 15 140.000 3.780.000 2 Gia công, lắp dựng cốt 3,5/7 18 12 150.000 2.700.000 4 Lthắépp dựng ván khuôn gỗ 4,0/7 58 50 160.000 9.280.000 5 Tháo ván khuôn 3,0/7 29 25 140.000 4.060.000 6 Lấp đất 3,0/7 8 20 140.000 1.120.000 7 Đổ bê tông lót 3,0/7 9 140.000 1.260.000 8 Đổ bê tông tường dẫn 3,0/7 20 17 140.000 2.800.000 Tổng cộng 25.000.000 SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 27
  28. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP +) Chi phí máy thi công. - Chi phí máy làm việc: BẢNG TÍNH CHI PHÍ MÁY THI CÔNG TƯỜNG DẪN STT Tên công tác Máy ∑HPlđ Đơn giá Thành tiền Máy đào KOLBECO 1 Đào đất bằng máy 1 1.820.915 1.820.915 PC110-R 2 Gia công cốt thép Máy cắt uốn 3kW 1 265.934 265.934 3 Lắp dựng ván khuôn gỗ Máy cắt gỗ cầm tay 2 216.545 433.090 4 Đổ bê tông lót Máy trộn 250 lít 1 323.590 323.590 Bơm tự hành 1 3.569.000 3.569.000 5 Đổ bê tông tường dẫn Đầm dùi 1 260.500 260.500 6 Lấp đất Đầm cóc 1 221.480 221.480 7 Vận chuyển đất Ô tô tự đổ 25 T 2 2.840.000 5.680.000 Tổng cộng 12.795.989 - Chi phí máy ngừng việc: Không có chi phí ngừng việc: - Chi phí một lần: Gồm các chi phí di chuyển máy móc đến và đi khỏi công trường trong công tác thi công tường dẫn này bao gồm: - 1 máy đào: tính 2 ca máy di chuyển không tải - 1 máy bơm tự hành: tính 2 ca máy di chuyển không tải. - Một số máy khác số lượng nhỏ ta bỏ qua chi phí này: + Tổng hợp chi phí 1 lần thi công tường dẫn: BẢNG TÍNH CHI PHÍ 1 LẦN CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG DẪN STT Tên máy Ca máy Đơn giá Thành tiền 1 Máy đào KOLBECO PC110-R 2 730.980 1.461.960 2 Bơm tự hành 2 1.150.000 2.300.000 Tổng cộng 3.761.960 +) Chi phí trực tiếp khác: Chi phí này nhà thầu lấy theo số liệu thống kê đối với những công trình tương tự đã thi công bằng 2,45% chi phí (VL + NC + Mtc). + Chi phí chung: Lấy theo kinh nghiệm bằng 6,35% so với chi phí trực tiếp. +) Tổng hợp chi phí quy ước thi công tường dẫn. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THI CÔNG TƯỜNG DẪN STT Thành phần chi phí Cách tính Thành tiền Ký hiệu 1 Chi phí nhân công 25.000.000 NC 2 Chi phí máy thi công 16.557.789 M 3 Trực tiếp phí khác [3]=2,45%x([1]+[2]) 1.018.166 Tk 4 Cộng chi phí trực tiếp [4]=([1]+[2]+[3]) 42.575.955 T 5 Chi phí chung [5]=6,35%x[4] 2.490.693 P 6 Tổng cộng [6]=([4]+[5]) 45.066.648 CP SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 28
  29. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Vậy, Chi phí quy ước thi công tường dẫn là 45.066.648 đồng 5. Thi công tường vây xung quanh công trình. Công tác thi công tường vây được thực hiện sau khi công tác thi công tường dẫn đã hoàn thành. 5.1. Mặt bằng phân chia các tấm panel tường vây: Căn cứ vào bản vẽ thiết kế thi công do chủ đầu tư cung cấp, ta có được mặt bằng định vị và mặt bằng phân chia các tấm panel tường vây, khối lượng các công việc thi công hoàn thành 1 panel tường cũng như toàn bộ tường vây, từ đó làm căn cứ tính toán và lập biện pháp thi công cho công tác thi công tường vây. Cụ thể như sau: y4 y3 y2 y1 x1 x2 x3 x4 x5 5.2. Tính toán khối lượng việc cho 1 Panel và toàn bộ công tác thi công tường vây: Việc tính toán khối lượng các công việc được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục 5.3. Thiết kế tổ chức thi công tường vây: Do có 17 loại panel với kích thước và hình dáng khác nhau nên để đơn giản cho thiết kế tổ chức thi công ta tính toán hao phí nguồn lực các công việc cho 1 tấm panel tường của loại điển hình BR-2 bao gồm 16 panel với kích thước là 600x2.800x17.000 mm. a. Tổ hợp các công việc thi công 1 panel tường vây : + Đào đất tới độ sâu thiết kế. + Vét đáy hố đào lần 1 bằng gầu vét. + Lắp tấm coppha phân chia panel tường, lắp dựng cốt thép, ống đổ bêtông. + Thổi rửa đáy hố đào lần 2 bằng khí nén. + Đổ bêtông panel tường và rút ống đổ bê tông. Khi thi công tường vây, nhà thầu tổ chức một đội công nhân trực tiếp phục vụ công tác thi công bao gồm : SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 29
  30. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Theo dõi tháo lắp gầu đào. 2. Theo dõi quá trình khoan và cột địa chất. 3. Tháo lắp ống đổ bê tông. 4. Kiểm tra cấp phối và, kiểm tra độ dâng bê tông, lấy mẫu thí nghiệm. 5. Theo dõi, điều khiển quá trình đổ bê tông. 6. Nối các lồng thép, hàn nối ống siêu âm. 7. Các công việc khác. Trên cơ sở yêu cầu khác nhau của các công việc nêu trên nhà thầu bố trí 1 tổ đội công nhân gồm 26 người/1ca máy đào tường vây, phục vụ cho công tác thi công panel tường. Căn cứ vào khối lượng của từng công việc thi công panel, ta tính toán được các thành phần hao phí máy, hao phí lao động trên cơ sở áp dụng định mức nội bộ của doanh nghiệp đối với công tác thi công tường vây, khối lượng đem tính toán lấy cho panel điển hình là BR-1 và BR-2. Từ đó, ta lập được bảng tính các thành phần hao phí cho các công việc chủ yếu như sau : HAO PHÍ CA MÁY VÀ HAO PHÍ LAO ĐỘNG PANEL TƯỜNG BR-2 Máy thi công Đơn Khối TG Số CN Công việc ĐM HP kh vị lượng cm cm (giờ/đvt) (giờ) (giờ) (người) Đào tới độ sâu thiết kế md 16 0,685 11 11,00 Nạo vét đáy hố đào bằng gầu vét 0,50 Hạ lồng cốt thép, hàn nối ống siêu âm, lắp ống đổ bê-tông, tấm lồng 2 0,5 1 1,00 coppha Thổi rửa đáy hố đào lần 2 1,50 Đổ bê tông & rút ống đổ (2 ống m3 28,56 0,029 0,83 0,85 đổ) Tổng cộng 14,85 26 b. Lập tiến độ thi công cho 1 panel tường điển hình Từ tiến độ thấy rằng, thời gian thi công một tấm Panel BR-2 là 14,85 giờ. THêI GIAN THI C¤NG panel t­êng br-2 ( TÝNH B»NG GIê ) stt T£N C¤NG VIÖC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 11 1 khoan ®Õn ®é s©u thiÕt kÕ 2 vÐt ®¸y hè ®µo lÇn 1 0,5 h¹ lång thÐp, èng ®æ bª t«ng,hµn nèi èng 3 1 siªu ©m, h¹ tÊm gi÷ gio¨ng chèng thÊm 1,5 4 thæi röa hè ®µo lÇn 2 0,85 5 ®æ bª t«ng ( 2 èng ®æ ®ång thêi ) 8 6 gia c«ng chÕ t¹o lång thÐp 7 cung cÊp, thu håi bentonite 14,85 Ta thấy rằng, nếu ca làm việc bắt đầu từ 8h sáng thì thời điểm bắt đầu đổ bê tông là lúc 22h chiều, điều này phù hợp với tình hình thi công thực tế. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 30
  31. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5.4. Lựa chọn phương án thi công tường vây. Trên cơ sở tiến độ đã lập cho 1 panel tường và điều kiện thi công thực tế ta đưa ra phương án thi công như sau : Sử dụng đồng thời 2 máy thi công 2 ca/ngày, hướng thi công được chia làm 2 mũi. Mũi số 1 thi công từ ngoài vào theo trục Y1. Mũi số 2 từ trục X1 phía trong thi công hướng ra ngoài. Thứ tự thi công như sau: tr×nh tù thi c«ng t­êng v©y m¸y sè 1 m¸y sè 2 STT T£N CäC STT T£N CäC 01 1 01 23 02 4 02 25 03 7 03 27 04 10 04 30 05 13 05 32 06 15 06 36 07 17 07 39 08 19 08 41 09 21 09 43 10 2 10 24 11 5 11 26 12 3 12 29 13 6 13 32 14 8 14 28 15 11 15 31 16 9 16 35 17 12 17 37 18 14 18 34 19 16 19 38 20 18 20 40 21 20 21 42 22 22 22 44 SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 31
  32. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP pannel b¾t ®Çu d©y chuyÒn 2 pannel kÕt thóc d©y chuyÒn 1 06 05 y4 08 07 y3 02 03 01 pannel kÕt thóc d©y chuyÒn 2 y2 04 y1 pannel b¾t ®Çu d©y chuyÒn 1 x1 x2 x3 x4 x5 mÆt b»ng tr×nh tù thi c«ng cäc barrette vµ t­êng v©y SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 32
  33. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP a. Tiến độ thi công tường vây 1 ngày theo phương án chọn. THêI GIAN THI C¤NG panel t­êng br-2 ( TÝNH B»NG GIê ) stt T£N C¤NG VIÖC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 11 1 khoan ®Õn ®é s©u thiÕt kÕ 2 vÐt ®¸y hè ®µo lÇn 1 0,5 h¹ lång thÐp, èng ®æ bª t«ng,hµn nèi èng 1 3 1 siªu ©m, h¹ tÊm gi÷ gio¨ng chèng thÊm Y ¸ 1,5 4 thæi röa hè ®µo lÇn 2 m 0,85 5 ®æ bª t«ng ( 2 èng ®æ ®ång thêi ) 8 6 gia c«ng chÕ t¹o lång thÐp 7 cung cÊp, thu håi bentonite 14,85 11 1 khoan ®Õn ®é s©u thiÕt kÕ 2 vÐt ®¸y hè ®µo lÇn 1 0,5 h¹ lång thÐp, èng ®æ bª t«ng,hµn nèi èng 2 1 3 siªu ©m, h¹ tÊm gi÷ gio¨ng chèng thÊm Y ¸ 1,5 4 thæi röa hè ®µo lÇn 2 m 0,85 5 ®æ bª t«ng ( 2 èng ®æ ®ång thêi ) 8 6 gia c«ng chÕ t¹o lång thÐp 7 cung cÊp, thu håi bentonite 14,85 Như vậy, 1 ngày ta sẽ thi công xong 2 panel loại BR-2. b. Tiến độ thi công tường vây. Việc lập tiến độ thi công tường vây phải căn cứ vào tiến độ thi công trong 1 ngày và tiến độ thi công 1 panel điển hình. Để vẽ được tổng tiến độ 1 cách chính xác ta sẽ quy đổi các panel khác thành nhiều panel điển hình, theo đó tiến độ thi công tường vây như sau: thêi gian thêi gian THI C¤NG t­êng barrette ( ngµy ) m¸y 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 m¸y 1 m¸y 2 5.5. Lựa chọn máy móc thi công tường vây. Xác định nhu cầu máy móc, thiết bị phục vụ thi công: Ngoài máy đào tường và cẩu phục vụ đã lựa chọn, để phục vụ quá trình thi công cần sử dụng các loại máy móc thiết bị sau : - Máy trộn, cung cấp và xử lý bentonite. - Máy nén khí xử lý cặn lắng. - Máy xúc đất lên ôtô. - Ô tô vận chuyển đất. - Máy móc thiết bị kiểm tra khác. Tính toán lựa chọn máy thi công.  Máy xúc gầu nghịch: Phương hướng vận chuyển đất được Nhà thầu đề ra đó là : đất đào được gom lại thành đống, để ráo nước sau đó mới vận chuyển ra khỏi công trường. Theo đó, cứ sau 3 SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 33
  34. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ngày làm việc của dây chuyền đào tường sẽ huy động 1 ca máy xúc tiến hành gom đất thành đống, như vậy ta phải huy động 12 ca máy xúc để gom đất.  Tính toán lựa chọn máy xúc Căn cứ vào yêu cầu công việc và dựa vào năng lực hiện có, Nhà thầu dự định sử dụng loại máy xúc gầu nghịch KOMATSU 10-WH-2(W) với thông số như sau : - Dung tích gầu: 0,25m3 - Thời gian quay trung bình của 1 chu kỳ: t ck = 18,5 giây - Cơ cấu di chuyển: bánh lốp - Năng suất thực tế của máy đào: Ntt = 247,68 m3/ca (chi tiết tính toán xem phần lựa chọn máy thi công cọc khoan nhồi) Khối lượng đất cần vận chuyển ra khỏi công trường là: 2.021,48 (m3) Số giờ máy sử dụng: 2.021,48 /247,68 = 8,16 (ca máy), làm tròn thành 8 ca. Nhà thầu sẽ bố trí 2 máy xúc làm việc 1 ca/ngày liên tục trong vòng 4 ngày để phục vụ công tác vận chuyển đất ra khỏi công trình. Số ca máy xúc cần sử dụng là: 12 + 8 = 20 ( ca ).  Ô tô vận chuyển đất: Căn cứ vào yêu cầu công việc và năng lực hiện có, Nhà thầu đưa ra phương án sử dụng ô tô DONGFENG BEN DFL3251A có tải trọng 25 tấn để vận chuyển đất, bãi đổ đất của thành phố cách công trình 25 Km. Thời gian một chu kỳ làm việc của ôtô được xác định là: T=T0 + Tđv + Tđổ + Tq = 9,09 + 80,36+ 1 + 2 = 92,45(phút) Khối lượng đất cần vận chuyển khỏi công trường trong 1 ca là : V= 505,37 m3, hay 909,67 tấn (dung trọng của đất là 1,8 T/m3). Vấy số chuyến ô tô cần thiết trong 1 ca là : 909,67 36,387 (chuyến), làm tròn thành 37 chuyến. 25 - Theo tính toán ở trên, thời gian một chu kỳ làm việc của ô tô là: T = 92,45 phút, suy ra số chuyến tối đa mà 1 xe có thể chạy được trong 1 ca là: 480 5,19 (chuyến), làm tròn thành 5 ( chuyến ) 92,45 37 Suy ra, số xe cần thiết sử dụng trong ca là: m 7,4(xe), làm tròn thành 8 (xe). 5 Vậy số ca ô tô vận chuyển cần sử dụng là: 8 × 4 = 32 (ca).  Máy hàn: - Khối lượng cốt thép thi công lớn nhất trong 1 ca là: + Thép d≤18 mm là 1,57 tấn. + Thép d > 18mm là 2,585 tấn. - Theo định mức nội bộ ta có : + Định mức máy hàn với công tác gia công lắp dựng thép d≤18 mm là 1,01 ca/tấn. + Định mức máy hàn với công tác gia công lắp dựng thép d>18 mm là 1,23 ca/tấn. Suy ra, số máy hàn cần sử dụng trong 1 ca làm việc là : SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 34
  35. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP n = 1,57 × 1,01 + 2,585 × 1,23 = 4,8( máy ), làm tròn thành 5 máy Như vậy, cần sử dụng 18 máy hàn 23 (kW) cho mỗi ca làm việc.  Máy cắt uốn thép. Chọn loại máy cắt uốn 5 KW, theo định mức nội bộ doanh nghiệp ta có : + Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d>18 mm là 0,144 ca máy. + Định mức máy cắt uốn cho 1 tấn thép d≤18 mm là 0,288 ca máy Suy ra, số ca máy cắt uốn cần sử dụng trong 1 ca làm việc là : 0,144 × 2,585 + 0,288 × 1,57= 0,9 ( ca ) Vậy cần sử dụng 2 máy cắt uốn thép loại 5KW cho mỗi ca làm việc.  Trạm trộn. Trong một ngày tối đa thi công 2 tấm Panel, do đó công suất của trạm trộn phải đảm bảo cung cấp đủ bentonite cho thi công 2 cọc trong 1 ngày. Khối lượng bentonite cần trộn trong 1 ngày là : Vdd= 30,144 × 2 = 167,3 (m³). Chọn 2 máy có mã hiệu BM-1000 : Công suất trộn :15 (m³/h). Thùng chứa Bentonite : Vthùng chứa = 167,3 m³, chọn 3 xilô chứa loại 50(m³/1xilô) và 1 xi lô loại dung tích 30m3.  Bơm cấp. Chọn 2 máy bơm có công suất 60-150m3/h sẽ đảm bảo cung cấp dung dịch Bentonite cho quá trình thi công.  Bơm thu hồi : Bentonite thu hồi từ hố khoan được thu hồi trong thùng chứa sau đó cho đi qua bể lọc cát. Bể lọc cát phải cân đối hài hoà giữa vận tốc lọc của bể lọc và vận tốc thu hồi bentonite. Chọn 2 thùng thu hồi có thể tích là 85 (m3).  Chọn máy sàng lọc dung dịch Bentonite: Chọn 2 máy có mã hiệu BE-1000: + Tốc độ: 100 (m3/h).  Máy nén khí : Chọn 2 máy nén khí sao cho : + Đảm bảo lực nén: 15 kg/cm2 với ống D60(ống cứng).  Ống dẫn dung dịch Bentonite : có 2 loại là ống cứng và ống mềm. Để thi cọc nhồi công trình này nhà thầu sử dụng toàn bộ ống mềm D100 để cung cấp và thu hồi bentonite.  Kiểm tra dung dịch : để kiểm tra dung dịch bentonite nhà thầu sử dụng các loại công cụ như lực kế cắt tĩnh, tỉ trọng kế, phễu 500/700cc, giấy thử PH Các thiết bị khác : Để phục vụ công tác khoan cọc nhà thầu còn sử dụng một số thiết bị khác như : 1 thùng chứa mùn khoan bằng tôn dày 4-5mm có gia cường bằng hệ thống sườn khung thép góc, ống đổ bêtông, thép tấm cho máy đào đứng, gầu khoan, gầu vét đáy, búa phá đá, máy kinh vĩ, thiết bị đo đạc Tính toán nhu cầu lao động cho công tác gia công cốt thép. Gia công cốt thép bao gồm: gia công cắt uốn, chế tạo lồng thép phục vụ cho thi công tường vây. Việc gia công cốt thép được tiến hành đồng thời với công tác đào tường vây và phải đảm bảo có đủ số lồng thép phục cho công tác thi công tường vây. Do đó, cần SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 35
  36. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tính toán sao cho trước khi đến công tác lắp dựng cốt thép thì công tác gia công lồng thép phải được hoàn thành nghiệm thu. BẢNG TÍNH HAO PHÍ LAO ĐỘNG CÔNG TÁC GIA CÔNG CỐT THÉP ĐM HP Tổ CN Panel Đường kính thép KLthép (tấn) lđ lđ (n.c/tấn) (công) (người) 2 d ≤ 18mm 1,57 4,52 R 17,497 17 B d > 18mm 2,5847 4,02 - Với loại panel BR-2, một ngày thi công được 3 panel. Như vậy, ta sử dụng 2 tổ đội, mỗi tổ 17 công nhân bậc 3,5/7 để gia công cốt thép phục vụ 1 máy thi công. 5.6. Tính toán chi phí thi công tường Barrette. a. Chi phí máy : Chi phí máy được tính theo công thức sau : M = Mlv + Mnv + M1 lần LV LV Mlv =SC j *§G j NV NV Mnv =SC j *§G j Trong đó: LV SCj : Số ca làm việc của máy loại j. LV ĐGj : Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j. NV SCj : số ca ngừng việc của máy loại j. LV ĐGj : Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j. +) Chi phí máy làm việc : BẢNG TÍNH CHI PHÍ MÁY THI CÔNG TƯỜNG BARRETTE Đơn giá Thành tiền Loại máy SL máy ∑HPca máy (đồng/ca) (đồng) Máy đào cơ sở KATO NK-750, q=50T 2 108 5.150.200 556.221.600 Gầu đào Kolbeco 2 108 1.560.350 168.517.800 Cẩu phục vụ 2 36 3.250.600 117.021.600 Máy xúc KOMATSU 10-WH-2(W) 1 20 2.930.200 58.604.000 Ôtô tự đổ DONGFENG BEN 8 32 2.840.000 90.880.000 DFL3251A 25 tấn Máy hàn 23 kW 5 162,5 365.859 59.452.088 Máy trộn bentonite BM-1000 2 72 205.500 14.796.000 Bơm cấp betonite. 2 144 392.247 56.483.568 Bơm thu hồi betonite. 2 144 392.247 56.483.568 Máy lọc betonite BE-100 2 72 118.268 8.515.296 Máy nén khí 2 72 1.222.048 87.987.456 Máy cắt uốn thép 1 36 265.934 9.573.624 Máy khác 1,50% 19.268.049 Tổng cộng 1.303.804.648 SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 36
  37. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP +) Chi phí máy ngừng việc : Trên tiến độ đã thể hiện máy làm việc liên tục nên số ca máy ngừng bằng không. Do đó Mnv = 0 (đồng ). +) Chi phí một lần: là những chi phí cho việc di chuyển máy móc thiết bị đến và đi khỏi công trường, chi phí cho việc lắp đặt và tháo dỡ máy móc, chỉ xảy ra một lần nhưng có liên quan đến toàn bộ quá trình sử dụng. Nhà thầu ước tính: - 2 Máy đào cơ sở KATO 50 tấn: tính 4 ca ô tô 50 tấn vận chuyển đến và đi khỏi công trường. - 2 Cần trục tự hành bánh xích: tính 4 ca ô tô 15 tấn vận chuyển đến và đi khỏi công trường. - 1 Máy xúc KOMATSU 10-WH-2(W): tính 2 ca máy di chuyển không tải. - Tổ chức 2 ca ôtô vận tải 20T vận chuyển các loại máy nén khí, máy bơm cấp dung dịch bentonite, máy hàn, máy cắt uốn đến và đi khỏi công trường. - 4 công nhân bậc 3,5/7 tham gia vào việc lắp dựng và tháo dỡ trong 2 ca. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ MÁY 1 LẦN STT CP 1 lần Cách tính Số ca Đơn giá Thành tiền 1 Máy đào lỗ tường Barrette Ô tô 50 tấn 4 4.460.150 17.840.600 2 Cần cẩu phục vụ bánh xích Ô tô tự đổ 15 tấn 4 2.320.500 9.282.000 3 Máy xúc KOMATSU 10-WH-2(W) 2 ca di chuyển không tải 2 1.030.600 2.061.200 2 ca ô tô 20 tấn 2 2.460.150 4.920.300 4 Máy còn lại Công nhân 3,5/7 8 150.000 1.200.000 Tổng cộng chi phí 1 lần cho máy 35.304.100 . Chi phí sử dụng máy là : M = 1.303.804.648+ 0 + 35.304.100 = 1.339.708.108(đồng) b. Chi phí nhân công : BẢNG TÍNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG. HPLĐ (công) Đơn giá (đồng/ca) STT Công tác Thành tiền ca 1 ca 2 ca 1 ca 2 1 Gia công cốt thép 1224 0 160.000 175.000 195.840.000 2 Thi công tường vây 1872 1872 160.000 175.000 627.120.000 Tổng 3.096 1.872 822.960.000 c. Chi phí trực tiếp khác : Được tính bằng 2,45% trên tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công nói trên. d. Chi phí chung : Theo kinh nghiệm của Nhà thầu khi làm những công trình tương tụ, chi phí chung được lấy bằng 6,45% so với chi phí trực tiếp. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 37
  38. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH QUY ƯỚC CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG VÂY. TT TP chi phí Cách tính Giá trị Ký hiệu [1] Chi phí nhân công 822.960.000 NC [2] Chi phí máy thi công 1.339.108.748 M [3] Trực tiếp phí khác [3] =2,45%x([1]+[2]) 52.970.684 Tk [4] Cộng trực tiếp phí [4] = ([1]+[2]+[3] 2.215.039.433 T [5] Chi phí chung [5] = 6,45%x[4] 142.870.043 C [6] Tổng cộng [6] = [4] + [5] 2.357.909.476 CP Kết luận: Vậy chi phí thi công tường Barrette là 2.357.909.476 ( đồng ) II. Giải pháp thi công các tầng hầm theo phương pháp top-down II.1. Tổng quan về thi công top-down và quy trình công nghệ Tổng quan Để thi công phần ngầm của công trình nhà cao tầng thì vấn đề cơ bản là giữ thành hố đào không cho sập trong quá trình thi công. Trong thực tế có nhiều phương pháp giữ thành hố đào tuỳ thuộc vào độ sâu hố đào, điều kiện địa chất, mặt bằng thi công giải pháp kết cấu Với công trình xây dựng : Trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, phần ngầm thấp nhất (đáy đài) nằm ở độ sâu –7.75m, riêng khu vực thang máy sâu -8.45(so với cốt +0.00), xung quanh có các công trình đã xây dựng nằm liền kề trong điều kiện địa chất tương đối phức tạp. Tường vây tầng hầm dày 600mm được sử dụng làm vách chống hố đào trong quá trình thi công phần ngầm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vách hố đào trong suốt quá trình thi công phần ngầm. Các phương pháp đã được sử dụng nhiều ở nước ta bao gồm: khoan neo tường vào đất ( Anchors - tie backs), chống trực tiếp lên thành hố đào và phương pháp top-down. Với thực tế hiện tại công trình xây dựng Trụ sở làm việc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, về nguyên tắc giải pháp neo là không được phép do ảnh hưởng đến các công trình lân cận và một số nhược điểm của nó. Giải pháp chống trực tiếp lên thành vách bằng hệ chống sườn thép yêu cầu phải gia cố hệ sườn chắc chắn nhưng chưa tận dụng hết đặc điểm kết cấu thuận lợi của công trình. Phương pháp TOP-DOWN là phương pháp thi công có tính khả thi với công trình này. Phương pháp này thi công phần ngầm từ các kết cấu từ cốt mặt đất trở xuống và lợi dụng hệ dầm - sàn của các tầng hầm làm hệ thống chống tường tầng hầm. Quy trình công nghệ : Quá trình thi công theo phương pháp top-down đi theo trình tự từng bước như sau: 1. Giai đoạn I : Thi công gia cố phần cột chống tạm bằng thép hình 2. Giai đoạn II : Thi công đào đất đại trà từ cốt hiện trạng +0.00 đến cốt đáy sàn tầng hầm 1 -2.75. Do mặt bằng công trình chặt hẹp công trình đã chiếm phần lớn diện tích lô đất nên 2 bên công trình không thể bố trí đường giao thông. Hơn nữa, xung quanh đều tồn tại các công trình đã xây dựng, do đó để tổ chức thi công được thuận lợi nhà thầu đưa ra phương án chia công trình thành 2 phân khu: SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 38
  39. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Phân khu 1: từ trục X1 đến trục X3 - Phân khu 2: từ trục X3 đến hết phần còn lại Việc chia phân khu nhằm thực hiện ý đồ tổ chức là sẽ sử dụng mặt bằng của phân khu 2 (phân khu phía ngoài) làm cơ sở để thi công phần ngầm của phân khu 1(phân khu trong). Ý đồ tổ chức sẽ được làm rõ hơn trong phần thuyết minh chi tiết. Giai đoạn này Nhà thầu tiến hành đào bằng máy có dung tích gầu 0.7m3 từ cốt +0.00 đến cốt -2.75. Tiến hành đào cấu tạo bằng thủ công hệ hầm tầng hầm 1 tới cốt -3.05. 3. Giai đoạn III: Thi công hệ dầm sàn tầng hầm 1 phân khu 1 4. Giai đoạn IV : Thi công đào đất móng và tầng hầm 2 PK1 (từ trục X1 đến trục X3) 5. Giai đoạn V : Thi công tầng hầm 2. Thi công cột, sàn tầng hầm 2 phân khu 1 Gồm các công đoạn sau : - Gia công lắp đặt cốp pha, cốt thép đài móng, giằng móng, cốt thép chờ cho cột. Thi công bê tông đài móng và giằng móng đến cốt đáy sàn tầng hầm 2. - Đặt cốt thép, đổ bê tông nền tầng hầm. - Thi công cột và sàn tầng hầm 2. 6. Giai đoạn VI: Thi công hệ dầm sàn tầng hầm phân khu 2. Thi công bịt phần lỗ mở ở trục Y2 – Y3 và X3. 7. Giai đoạn VII : Thi công đào đất móng và tầng hầm 2 từ trục X4 đến hết phần còn lại Giai đoạn này Nhà thầu tiến hành đào bằng máy đào mini có dung tích gầu từ 0.1 đến 0.3m3 từ cốt -2.75 đến cốt -6.25. Tại các hố móng tiến hành đào bằng máy đào mini kết hợp cùng thủ công. Tiến hành chỉnh sửa hố móng, phá đầu cọc. Để có cửa xuống thi công bên dưới theo phương pháp top-down, Nhà thầu sẽ tạo lỗ mở ở trục Y2 – Y3 và X5. Tại vị trí này Nhà thầu sẽ bố trí 01 máy đào đứng ở bên trên có nhiệm vụ chung chuyển đất từ dưới lên xe 8. Giai đoạn VIII : Thi công tầng hầm 2. Thi công cột, sàn tầng 2 phân khu 2. Gồm các công đoạn sau : - Gia công lắp đặt cốp pha, cốt thép đài móng, giằng móng, cốt thép chờ cho cột và tường thang máy. Thi công bê tông đài móng và giằng móng đến cốt đáy sàn tầng hầm 2. - Thi công chống thấm nền tầng hầm. - Đặt cốt thép, đổ bê tông nền tầng hầm. - Thi công cột, vách thang máy và sàn tầng hầm 2. 9. Giai đoạn IX : Thi công hệ cột, vách thang máy tầng hầm 1 và sàn tầng trệt, đường ramp dốc. Thi công bịt phần lỗ mở ở trục Y2 – Y3 và X3. Dỡ bỏ hệ I đỡ dầm sàn. - Lắp đặt hệ thống giáo Pal, xà gồ, ván khuôn tiến hành như đối với dầm sàn bình thường. Thi công từ dưới lên với chú ý sẽ thi công cột và vách thang máy trước. II.2. Tổ chức thi công theo phương pháp top-down 1. Giai đoạn 1: thi công gia cố phần cột chống tạm bằng thép hình Do phương án chống tạm theo phương đứng là dùng các cột chống tạm bằng thép hình cắm trước vào các cọc khoan nhồi. Các cột thép hình này được đặt lên đến chiều cao SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 39
  40. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đáy dầm tầng hầm 1 cốt –3.05m. Các cột này đã được thi công trong giai đoạn thi công cọc khoan nhồi. Sử dụng thép hình i596 hạ xuống tới cốt thiết kế -3,5m so với cao độ đài cọc 2. Giai đoạn II: Thi công đào đất đại trà từ cốt hiện trạng +0.00 đến cốt đáy sàn tầng hầm 1 -2.75 Giai đoạn này được chia làm 2 đợt đào tại 2 phân khu: - Đợt 1 đào tạo phân khu 1 ( từ trục X1 đến trục X3) - Đợt 2: đào tại phân khu 2 ( phần còn lại ) Đất đợt 2 được đào công tác đào đất tầng hầm 2 ở phân khu 1 hoàn thành. Để cho đơn giản ta tính toán thành công tác tổng cộng, việc phân chia các đợt đào đất được thể hiện trên tổng tiến độ thi công công trình. a. Phương hướng thi công: Nhà thầu sử dụng phương pháp đào ao bằng máy đào kết hợp thủ công. Sử dụng tổ hợp máy đào và ô tô tự đổ để thi công đào đất đến cốt –2.75m sau đó sử dụng nhân lực thủ công đào kết cấu tại các vị trí có bố trí dầm dày 0.40m. Thi công đào đất để lại phần đất quanh cột thép hình và sát tường Barrett đào bằng thủ công. Đất từ máy đào được đổ ngay lên xe BEN tự đổ vận chuyển ra khỏi công trường, bãi đổ đất của thành phố cách công trình 25km. b. Tổ chức thi công đào đất Tính toán khối lượng đào đất Tổng khối lượng đất cần đào là V= 2.675,9 m3, trong đó: - Khối lượng đào bằng máy là Vmáy = 2.145 m3 - Khối lượng đào thủ công là Vthủ công = 530,9 m3 Tính toán hao phí lao động Tính toán hao phí ca máy đào Trên cơ sở phân tích yêu cầu công việc và dựa vào năng lực hiện có, Nhà thầu đưa ra phương án sử dụng máy đào gầu nghịch KOMATSU loại PC150LC-6 có các thông số kỹ thuật sau: - Dung tích gầu: q = 0,77m3 - Thời gian trung bình của một chu kỳ tck = 18,5 giây - Vận tốc quay di chuyển 5,5 km/h - Bán kính đào lớn nhất Rmax = 8,18m - Cơ cấu di chuyển bằng bánh lốp 3 - Năng suất thực tế của máy đào tính toán được là: NSca = 715,14 ( m /ca) Khối lượng đất đào bằng máy là: Vmáy = 2.145 m3, suy ra số ca máy cần sử dụng là: 2.145 n 3 (ca) 715 ,14 Tính toán hao phí lao động thủ công - Khối lượng đất cần đào bằng thủ công là: Vthủ công = 530,9 m3 - Định mức sửa hố móng của nội bộ nhà thầu là 0,85ca/1m3 SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 40
  41. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Suy ra, số ngày công cần thiết là: 530,9×0,85 = 451,265 (công) Chọn tổ đội công nhân gồm 50 người, vậy thời gian sửa hố đào là: 451 ,265 n 12 (ca), 40 Tiến độ thi công đào đất ở 2 phân khu thêi gian THI C¤NG ®µo ®Êt giai ®o¹n ii pk1 ( ngµy ) thêi gian THI C¤NG ®µo ®Êt giai ®o¹n ii pk2 ( ngµy ) tªn c«ng viÖc tªn c«ng viÖc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ®µo ®Êt b»ng m¸y ®µo ®Êt b»ng m¸y söa hè ®µo b»ng thñ c«ng söa hè ®µo b»ng thñ c«ng c. Tính toán lựa chọn máy móc và thiết bị thi công Chọn máy xúc Lựa chọn máy xúc gầu ngịch loại KOMATSU PC150-6 có dung tích gầu q=0,77m3 với các thông số nêu ở trên. Chọn ô tô vận chuyển đất. Chọn loại ô tô vận chuyển đất DONGFENG BEN DFL3251A có tải trọng 25 tấn, bãi đổ đất của thành phố cách công trình 25 Km. Tính toán số lượng ô tô tương tự như phần chọn ô tô vận chuyển đất phần đào tường Barrette, ta tính được số ô tô cần sử dụng trong 1 ca là: 8 (xe). Kết luận: vậy số ô tô cần sử dụng trong 1 ca là 8 ( xe ), tổng số ca ô tô là: 31 ca. d. Tính toán chi phí thi công giai đoạn 2. Chi phí máy thi công - Chi phí máy làm việc: BẢNG TÍNH CHI PHÍ MÁY THI CÔNG GIAI ĐOẠN 2 STT Tên công tác Tên máy HP ca máy (ca) Đơn giá(đồng) Thành tiền 1 Đào đất bằng máy Máy đào KOMATSU PC150-6 3 2.875.600 8.626.800 2 Vận chuyển đất Ô tô tự đổ 25 tấn 31 2.840.000 88.040.000 Tổng cộng chi phí máy hoat động giai đoạn II 96.666.800 - Chi phí máy ngừng việc: Do máy làm việc liên tục nên không có chi phí ngừng việc. - Chi phí một lần: Gồm các chi phí di chuyển máy móc đến và đi khỏi công trường trong giai đoạn này là 2 ca máy đào di chuyển không tải đến và đi khỏi công trường. + Tổng hợp chi phí 1 lần: 2x 880.930 = 1.761.860 (đồng)  Chi phí máy thi công của giai đoạn này là: MgđII = 96.666.800 + 1.761.860 = 98.248.600 (đồng) Chi phí nhân công. Căn cứ vào hao phí lao động và đơn giá thuê nhân công ta tính toán được chi phí nhân công như sau: NC=∑(HPNCxDGNC) = (9x50)x145.000 = 65.250.000 (đồng) SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 41
  42. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chi phí trực tiếp khác: Chi phí này nhà thầu lấy theo số liệu thống kê đối với những công trình tương tự đã thi công bằng 2,45% chi phí (VL + NC + Mtc). Chi phí chung: Lấy theo kinh nghiêm bằng 6,35% so với chi phí trực tiếp. Tổng hợp chi phí quy ước thi công giai đoạn II. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THI CÔNG GIAI ĐOẠN 2 STT Thành phần chi phí Cách tính Thành tiền (đồng) Ký hiệu 1 Chi phí nhân công 65.250.000 NC 2 Chi phí máy thi công 98.428.600 M 3 Trực tiếp phí khác [3]=2,35%x([1]+[2]) 3.846.447 Tk 4 Cộng chi phí trực tiếp [4]=([1]+[2]+[3]) 167.525.047 T 5 Chi phí chung [5]=5,85%x[4] 9.800.215 P 6 Tổng cộng [6]=([4]+[5]) 177.325.262 CP Kết luận: Vậy, chi phí thi công giai đoạn 2 là 177.325.262 đồng. e. Mặt bằng thi công đào đất và một số giải pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Mặt bằng thi công đào đất. mÆt b»ng thi c«ng ®µo ®Êt tõ cèt hiÖn tr¹ng tíi cèt -2.750 m¸y b¬m m¸y ®µo ®Êt h­íng ®µo ®Êt O µ v a cÇu röa xe r « t« chë ®Êt i a è a l r· nh thu n­íc Mặt cắt A-A SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 42
  43. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ®µo ®Êt tõ cèt hiÖn tr¹ng ®Õn cèt -2.75 mÆt c¾t a-a x1 x2 x3 x4 x5 Một số giải pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lao động, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. - Trước mỗi buổi làm việc phải cử người đi kiểm tra trước, sau mới cho công nhân vào làm việc. - Làm hàng rào bảo vệ hố đào, biển chỉ khu vực đang thi công. - Khi đang sử dụng máy đào không được cho phép làm những công việc phụ nào khác gần khoang đào hoặc để người đi lại trong phạm vi quay của máy đào, giữa máy đào và xe vận chuyển đất. Gầu máy đào đổ đất vào ôtô phải đi từ phía sau xe tới. - Xe vận chuyển đất không được đứng trong phạm vi ảnh hưởng của mặt trượt. - Bố trí cầu rửa xe ở cổng ra vào, tất cả các xe trước khi ra khỏi công trường đều phải được rửa để tránh làm rơi bụi, đất ra đường. 3. Giai đoạn III: Thi công hệ dầm sàn tầng hầm 1 cốt -2.55 phân khu 1. 3.1. Các công tác thành phần cần thực hiện: Thi công bê tông dầm sàn tầng hầm 1 bao gồm các công tác: - Lắp cốp pha đáy dầm - Gia công, lắp dựng cốt thép dầm - Lắp ván khuôn sàn - Gia công, lắp dựng cốt thép sàn - Đổ bê tông dầm, sàn Bê tông được đổ trong từng phân khu nhờ máy bơm bê tông. Bê tông là loại có phụ gia đông kết nhanh nên hàm lượng phụ gia phải đúng thiết kế, phải kiểm tra độ sụt trước khi đổ , kiểm tra cường độ mẫu thử trước khi đặt mua bê tông thương phẩm . 3.2. Tổ chức thi công hệ dầm sàn tầng 1 phân khu 1 Nhà thầu đưa ra phương án thi công như sau: Chia mặt bằng thi công thành 3 phân đoạn, bê tông được đổ bằng xe bơm tự hành. a. Phân chia phân đoạn. Việc phân chia phân đoạn nhằm mục đích tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền. Mặt khác do bê tông dầm sàn dùng bê tông thương phẩm và đổ bằng bơm do đó SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 43
  44. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP bắt buộc phải đổ trong vòng 1 ca, do đó việc phân đoạn nhằm phục vụ công tác cốt thép và ván khuôn nên giới hạn phân đoạn tốt nhất là tại mép cột. Chia mặt bằng thành 3 phân đoạn như hình vẽ sau: mÆt b»ng ph©n chia ph©n ®o¹n bª t«ng hÖ dÇm sµn tÇng hÇm 1 cèt -2.550 ph©n khu 1 x1 x2 x3 x4 x5 ph©n ®o¹n 1 y4 y4 ph©n ®o¹n 2 y3 y3 lç biÖn ph¸p O µ v ph©n ®o¹n 3 a khu vùc röa xe r i a è a l y2 y1 y1 x1 x2 x3 x4 x5 ph©n khu 1 ph©n khu 2 b. Tính toán khối lượng công việc trên từng phân đoạn.  Công tác gia công lắp dựng ván khuôn đáy dầm, tầng hầm 1 phân khu 1. Diện tích ván khuôn dầm sàn trên từng phân đoạn, hao phí lao động và thời gian thi công được tính toán như trên bảng sau: Bảng tính hao phí lao động và thời gian gia công, lắp dựng ván khuôn đáy dầm tầng hầm 1 phân khu 1 Phân Diện tích ván Định mức lao Tổng hp lao Tổ đội Thời gian tính Thời gian thi đoạn khuôn dầm (m2) động (công/m2) động (công) (người) toán(ngày) công(ngày) 1 41,42 9,99 10 1,00 1 2 39,65 0,241 9,56 10 0,96 1 3 46,64 11,25 10 1,12 1  Công tác gia công, lắp dựng cốt thép dầm tầng hầm 1 phân khu 1. - Gia công cốt thép: Định mức gia công cốt thép được lấy như PA1, khối lượng cốt thép trên từng phân đoạn, thời gian gia công và hao phí lao động được tính toán như trong bảng sau: Bảng tính hplđ và thời gian gia công cốt thép dầm tầng hầm 1 phân khu 1 SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 44
  45. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khối lượng cốt Định mức lao động Tổng hp Thời gian Thời gian Phân thép (tấn) (công/tấn) lao Tổ đội tính thi đoạn Dầm Dầm động (người) toán(ngày) công(ngày) d 18 d 18 (công) 1 0,84 0,008 2,21 5,103 3,461 3,210 11,39 12 0,95 1 2 0,90 0,010 2,75 5,103 3,461 3,210 13,45 12 1,12 1 3 0,63 0,005 2,64 5,103 3,461 3,210 11,70 12 0,98 1 - Lắp dựng cốt thép. Dưới đây là bảng tính hao phí lao động và thời gian thi công công tác lắp dựng cốt thép dầm tầng hầm 1 phân khu 1. Bảng tính hao phí lao động và thời gian lắp dựng cốt thép dầm tầng hầm 1 phân khu 1 Khối lượng cốt Định mức lao động Tổng hp Thời gian Thời gian Phân Tổ đội Dầm Dầm lao tính thi đoạn (người) d 18 d 18 động toán(ngày) công(ngày) 1 0,84 0,008 2,21 9,477 6,428 5,961 21,15 23 0,92 1 2 0,90 0,010 2,75 9,477 6,428 5,961 24,98 23 1,09 1 3 0,63 0,005 2,64 9,477 6,428 5,961 21,73 23 0,94 1  Lắp dựng ván khuôn thành dầm và ván khuôn sàn tầng hầm 1 phân khu 1. Bảng tính hplđ và thời gian lắp dựng ván khuônsàn, thành dầm tầng hầm 1 phân khu 1 Diện tích ván khuôn Định mức lao Tổng hp Thời gian Thời gian Phân Tổ đội (m2) động (công/m2) lao động tính thi đoạn (người) Thành dầm Sàn Thành dầm Sàn (công) toán(ngày) công(ngày) 1 90,15 130,39 0,241 0,205 48,44 26 1,86 2 2 119,42 115,32 0,241 0,205 52,41 26 2,02 2 3 71,86 127,39 0,241 0,205 43,41 26 1,67 2  Công tác gia công lắp dựng cốt thép sàn tầng hầm 1 phân khu 1. - Gia công cốt thép sàn. Khối lượng cốt Định mức lao Tổng hp lao Tổ đội Thời gian tính Thời gian thi Phân đoạn thép sàn (tấn) động (công/tấn) động (công) (người) toán(ngày) công(ngày) 1 3,43 3,819 13,097 13 1,01 1 2 3,07 3,819 11,723 13 0,90 1 3 3,60 3,819 13,753 13 1,06 1 - Lắp dựng cốt thép sàn Khối lượng cốt Định mức lao Tổng hp lao Tổ đội Thời gian tính Thời gian thi Phân đoạn thép sàn (tấn) động (công/tấn) động (công) (người) toán(ngày) công(ngày) 1 3,43 7,092 24,324 25 0,97 1 2 3,07 7,092 21,771 25 0,87 1 3 3,60 7,092 25,542 25 1,02 1  Công tác đổ bê tông sàn, dầm tầng hầm 1 phân khu 1. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 45
  46. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ý đồ tổ chức ở đây là sử dụng bê tông thương phẩm và đổ bằng xe bơm tự hành. Căn cứ vào yêu cầu công việc và năng lực hiện có, Nhà thầu đưa ra phương án sử dụng xe bơm của hãng putzmeister có mã hiệu 20Z.09 có các thông số kỹ thuật như sau: + Tầm xa bơm lớn nhất: 16.43m + Công suất bơm: 60m3/h + Áp suất bơm: 106 Bar + Đường kính ống bơm: 125mm Theo tính toán ở phương án 1, năng suất của xe bơm đảm bảo đổ hết cả 3 phân đoạn trong vòng 1 ca. Nhà thầu sẽ bố trí tổ đội phục vụ công tác bê tông gồm 20 công nhân bậc 3/7 đi theo để phục vụ máy bơm và thực hiện các công việc có liên quan như: san gạt bê tông, láng bề mặt, đầm nén bê tông, phục vụ điện nước  Công tác tháo ván khuôn sàn, dầm tầng hầm 1 phân khu 1. Định mức lao động Tổng hp Diện tích ván khuôn (m2) Thời gian Thời gian Phân (công/m2) lao Tổ đội tính thi đoạn Thành Thành động (người) Đáy dầm Sàn Đáy dầm Sàn toán(ngày) công(ngày) dầm dầm (công) 1 41,418 90,152 130,39 0,103 0,103 0,088 25,04 25 1,00 1 2 39,65 119,423 115,32 0,103 0,103 0,088 26,56 25 1,06 1 3 46,636 71,861 127,39 0,103 0,103 0,088 23,43 25 0,94 1 Tiến độ thi công dầm sàn tầng hầm 1 phân khu 1. Nhận xét: do không có mặt trận công tác cho quá trình tháo ván khuôn dầm, sàn tầng hầm 1 nên dây chuyền này không được đưa vào tiến độ thi công giai đoạn này. Công tác tháo ván khuôn dầm sàn tầng hầm 1 sẽ được làm kết hợp với quá trình đào đất tầng hầm 2, tức là công việc này sẽ được tính vào giai đoạn sau. 01 02 03 04 05 p.® 3 10 23 25 20 p.® 2 26 p.® 1 p.® 5 10 15 20 70 59 60 49 51 50 40 39 30 26 25 20 20 10 10 0 5 10 15 20 Chú thích: 01: lắp dựng ván khuôn đáy dầm 02: lắp dựng cốt thép dầm 03: lắp dựng ván khuôn thành dầm, ván khuôn sàn 04: lắp dựng cốt thép sàn 05: đổ bê tông dầm, sàn c. Tính toán lựa chọn máy phục vụ SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 46
  47. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Lựa chọn máy bơm bê tông: Ta lựa chọn máy bơm bê tông của hãng Putzmeisterrcó mã hiệu 20Z.09 với các thông số kỹ thuật đã nêu. Lựa chọn máy đầm bê tông: - Chọn máy đầm sâu UB-47, tay mềm có: + Đường kính thân: 76 mm + Công suất động cơ: 1.5 KW Bảng tính hao phí ca máy đầm bê tông. KL BT lớn nhất đầm ĐMCM(ca/m3) HPCM (ca) STT Loại cấu kiện trong một ca (m3) Đầm dùi Đầm dùi 1 Sàn 74,625 0,065 4,85 2 Dầm 65,890 0,065 4,28 Tổng cộng 9,13 Như vậy phải sử dụng 9 máy đầm dùi để phục vụ công tác đầm bê tông dầm sàn. Lựa chọn máy phục vụ công tác gia công, lắp dựng cốt thép: Bao gồm: - Máy hàn 23Kw - Máy cắt uốn 5 Kw - Cần trục tháp. Căn cứ khối lượng cốt thép lớn nhất cần gia công lắp dựng trong 1 ca và định mức nội bộ Nhà thầu ta lập được bảng tính hao phí ca máy như sau: Bảng tính hao phí ca máy cắt, uốn cốt thép Loại cấu KL cốt thép lớn nhất ĐMCM(ca/tấn) HPCM (ca) STT kiện trong một ca (tấn) Máy hàn Máy cắt uốn Máy hàn Máy cắt uốn 1 Sàn d>10 3,602 0,898 0,272 3,24 0,98 d≤10 0,900 0,000 0,34 2 Dầm d≤18 0,010 0,898 0,272 3,21 0,68 d>18 2,750 1,165 0,136 Như vậy cần sử dụng 3 máy hàn và 1 máy cắt uốn phục vụ công tác cốt thép dầm và cốt thép sàn. Tính toán lựa chọn cần trục tháp. Do điều kiện mặt bằng cũng như yêu cầu an toàn khi thi công các công trình cao tầng nên chọn loại cần trục cố định tại chỗ, đối trọng ở trên cao. Vị trí đặt cần trục được thể hiện rõ trong hình vẽ dưới đây. SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 47
  48. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP x1 x2 x3 x4 x5 y4 y4 y3 y3 lç biÖn ph¸p O µ v a khu vùc röa xe r i è l y2 y1 y1 x1 x2 x3 x4 x5 ph©n khu 1 ph©n khu 2 Việc lựa chọn cần trục tháp cần căn cứ vào các thông số Hyc, Qyc, Ryc. - Qyc : Sức nâng cần trục tối thiểu (T) - Hyc : Độ cao nâng cần thiết - Ryc: Tầm với yêu cầu Tính toán các thông số của cần trục tháp. - Xác định Hyc. Công thức: Hyc = HCT + HAT + HCK + HTB Trong đó: + HCT: Điểm cao nhất của công trình cần đặt cấu kiện, tại mái công trình là 31,6 m (so với cốt 0.00). + HAT: Khoảng cách an toàn lấy 1,5m + HCK: Chiều cao cấu kiện lấy 2m. + HTB: Chiều cao thiết bị treo buộc lấy 1,5m. Vậy : Hyc = 31,6 + 1,5 + 2 + 1,5 = 36.6 m 37m. Tính toán tầm với Ryc Dựa vào mặt bằng lắp đặt cần trục ta xác định được khoảng cách từ trục quay tới điểm bất lợi nhất trên công trình là 61m. Căn cứ vào các thông số trên và năng lực hiện có của Nhà thầu ta chọn cần trục tháp CITY CRANE MC - 120 POTAIN /12A của Pháp để thi công công trình. Các thông số kỹ thuật của cần trục tháp: - Chiều cao lớn nhất của cần trục: Hmax = 77 (m) - Tầm với lớn nhất của cần trục: Rmax = 55 (m) - Tầm với nhỏ nhất của cần trục: Rmin = 2,9 (m) SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 48
  49. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Sức nâng của cần trục tại đầu cần: Qmin = 3,65 (T) - Bán kính của đối trọng: Rđt = 11,9 (m) - Chiều cao của đối trọng: hđt = 7,2 (m) - Kích thước chân đế: (4,5 4,5) m - Vận tốc nâng: v = 42 (m/phút) = 0,7 (m/giây) - Vận tốc quay: 0,6 (vòng/phút) - Vận tốc xe con: vxecon = 25 (m/phút) = 0,416 (m/giây). +) Tính toán năng suất của cần trục Do sức nâng của cần trục tại đầu cần là Q min = 3,65 (T) do đó ta có thể chọn ben đổ có dung tích là 1m3 (vì còn kể tới trọng lượng của ben đổ và thiết bị treo buộc) Năng suất của cần trục tháp được tính toán theo công thức sau: Ngiờ = Q x nck x k1 x k2 Trong đó : Q : Sức nâng cần trục nck : Số chu kỳ làm việc trong 1 giờ k1 : Hệ số sử dụng cần trục tháp theo tải trọng k1 = 0,8 k2 : Hệ số sử dụng cần trục tháp theo thời gian k2 = 0,8 3600 nck = Tck Với Tck là thời gian thực hiện một chu kỳ Tck = E x (t1+ t2+ t3+ t4+ t5+ t6+t7) + (3  4)(giây) Trong đó : E : Hệ số kết hợp đồng thời các động tác ( E= 0,8) t1 : Thời gian lấy vật liệu vào t1 = 60 giây H H t2 : Thời gian nâng cần đến cao độ cần thiết t2 = = (giây) 0,7 vn t3 : Thời gian quay đến vị trí đổ t3 = 15 giây t4 : Thời gian di chuyển xe con cả đi lẫn về t4 = 120 giây t5 : Thời gian dỡ hay đổ vật liệu t5 = 240 giây t6 : Thời gian quay cần trục về vị trí ban đầu t6 = 15 giây H H t7 : Thời gian hạ móc cẩu t7 = = (giây) 0,7 vh (3  4)(giây) : Thời gian sang số, phanh. Vậy: Tck=0,8 x (60+52,1+15+120+240+15+52,1) + 4 = 447,36 (s) 3.600 => nck= = 8,047 (giây) 447,36 Vậy năng suất ca của cần trục là: Ngiờ=3,65 × 8,047 × 0,8 × 0,8 = 18,8 (tấn/giờ)= 150,4(tấn/ca). SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 49
  50. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Năng suất của cần trục đáp ứng được yêu cầu vận chuyển lớn nhất trong 1 ca, do đó ta chỉ cần bố trí 1 cần trục để phục vụ quá trình thi công toàn bộ ngôi nhà. d. Tính chi phí thi công của phương án. Chi phí nhân công Chi phí nhân công được tính theo công thức sau : NCgđ3 = ∑ Hj * Đncj Trong đó: - Hj: Tổng số ngày công tương ứng với cấp bậc thợ loại j - Đncj: Đơn giá 1 ngày công tương ứng với cấp bậc thợ loại j Căn cứ vào hplđ và đơn giá nhân công ta lập được bảng tính chi phí nhân công như sau: Bảng tính chi phí nhân công giai đoạn 3 Số lượng Thời gian Đơn giá Thành tiền STT Tên công tác Bậc thợ (người) lv (ca) (đồng/ca) (đồng) 1 Lắp dựng ván khuôn đáy dầm 4,0/7 10 3 160.000 4.800.000 2 Gia công, lắp dựng thép dầm 3,5/7 23 4,5 150.000 15.525.000 3 Lắp dựng ván khuôn sàn 4,0/7 26 6 160.000 24.960.000 4 Gia công, lắp dựng thép sàn 3,5/7 25 4,5 150.000 16.875.000 5 Đổ bê tông dầm, sàn tầng hầm 1 pk1 3,5/7 20 1 150.000 3.000.000 Tổng cộng chi phí nhân công giai đoạn III 65.160.000 Chi phí máy thi công. MTC = MLV + MNV + CP1L Với: - MLV là chi phí máy làm việc - MNV là chi phí ngừng việc - CP1L là chi phí 1 lần cho máy.  Chi phí máy làm việc. Dựa vào hao phí ca máy cho các công tác và đơn giá ca máy ta tính toán được chi phí máy làm việc cho giai đoạn này như sau: Bảng tính chi phí máy làm việc giai đoạn III Số máy cho Đơn giá Thành tiền STT Loại máy Số ca lv (ca) 1 ca (máy) (đồng/ca) (đồng) 1 Xe bơm bê tông 1 1 3.569.000 3.569.000 3 Máy đầm dùi 17 1 260.500 4.428.500 4 Máy cắt uốn cốt thép 1 3 265.934 797.802 5 Máy hàn cốt thép 3 6 365.859 6.585.462 6 Cần trục tháp 1 10 3.245.700 32.457.000 Tổng cộng chi phí máy làm việc giai đoạn 3 47.837.764  Chi phí máy ngừng việc Chi phí ngừng việc xem như bằng 0.  Chi phí 1 lần của máy. - Chi phí một lần của cần trục tháp : SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 50
  51. KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chi phí 1 lần của cần trục tháp được lập dự toán và tính chi tiết trong phần phụ lục, theo đó chi phí 1 lần của cần trục là: 125.000.000 (đồng), chi phí này sẽ được phân bổ như sau: + Phần móng: 40% + Phần thân: 55% + Phần mái: 5% Vậy chi phí 1 lần của cần trục tháp phân bổ cho phần móng là: 40% x 125.000.000 = 50.000.000 đồng. Chi phí này sẽ được phân bổ tương đối là đều cho 5 giai đoạn có sử dụng cần trục tháp, mỗi giai đoạn 10.000.000 (đồng). - Sử dụng xe tải 7 T, đơn giá 1.682.000 đ/ca để vận chuyển các máy móc còn lại. Bao gồm : máy đầm bê tông, máy hàn và máy cắt uốn cốt thép. Vậy cần 2 ca máy để vận chuyển các máy móc đến và đi khỏi công trường Suy ra, chi phí vận chuyển là : 2 x 1.682.000 = 3.364.000 (đồng). - Cần 4 công nhân phục vụ bốc xếp (dùng 1ca), đơn giá 140.000đ/ca Chi phí công nhân bốc xếp: 1 x 4 x 140.000 = 560.000 đ Vậy chi phí một lần sử dụng máy trong giai đoạn này là : 10.000.000 + 3.364.000 + 560.000 = 13.924.000 (đồng). Vậy chi phí cho máy thi công công giai đoạn III là : MTCgđ3 = 47.837.764+ 13.924.000 = 47.851.688 (đồng) Chi phí trực tiếp khác giai đoạn III là : Tk = 2,47% * (NCgđ3 + Mgđ3) = 2,47%*(65.160.000+ 47.851.688) = 2.791.387 (đồng) Chi phí chung : CPC = 6,45% x (65.160.000+ 47.851.688+ 2.791.387) = 7.469.298 đồng Kết luận : Vậy chi phí thi công giai đoạn 3 là : Zgđ3 = NCgđ3 + Mgđ3 + CPTTKgđ3 + CPCgđ3 = 65.160.000+ 47.851.688+ 2.791.387+7.469.298 = 123.272.375 (đồng) 4. Giai đoạn IV: thi công đào đất móng, các loại bể và tầng hầm 2 phân khu 1 Giai đoạn này Nhà thầu tiến hành đào bằng máy đào mini có dung tích gầu từ 0.1 đến 0.3m3 từ cốt -2.75 đến cốt -6.25. Tại các hố móng tiến hành đào bằng máy đào mini kết hợp cùng thủ công chỉnh sửa hố móng. Để có cửa xuống thi công bên dưới theo phương pháp top-down, Nhà thầu sẽ tạo lỗ mở ở trục Y2 – Y3 và X3. Tại vị trí này Nhà thầu sẽ bố trí 01 máy đào có nhiệm vụ chung chuyển đất từ dưới lên xe. Trong quá trình thi công đào đất để đảm bảo hệ tường vây tại khu vực đường dốc xuống tầng hầm 2 không bị chuyển vị Nhà thầu sẽ tiến hành gia cường chống thêm hệ thép I đảm bảo sự ổn định. 4.1. Phương hướng thi công. - Chiều sâu lớp đất cần đào là 3,50m (từ cốt -6.25 đến cốt đáy sàn tầng hầm 1 – 2.75m), do phải tiến hành đào moi từ lỗ mở đã để lại, không gian thi công khá chật hẹp SVTH: LÊ ĐÌNH LINH - MSSV: 749252 - LỚP: 52KT3 51