Đồ án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng

pdf 92 trang thiennha21 14/04/2022 7271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_giai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_co.pdf

Nội dung text: Đồ án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng

  1. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Thương mại điện tử của Trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt – Hàn đã trang bị cho em những kiến thức hữu ích trong suốt ba năm của chương trình học tại trường. Xin cảm ơn chân thành nhất đến cô Trần Thảo An đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành bài luận văn này. Trong quá trình hướng dẫn, cô đã đóng góp rất nhiều ý kiến hữu ích và cho em học hỏi rất nhiều kiến thức, phương pháp nghiên cứu bổ ích. Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng, các phòng ban, cán bộ công nhân viên của Công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, ý kiến trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Trang i
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU vi DANH MỤC HÌNH VẼ vii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3 1.1 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh 3 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 3 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh 4 1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh 4 1.2 Các loại hình cạnh tranh 5 1.2.1 Căn cứ vào đối tượng cạnh tranh 5 1.2.1.1 Cạnh tranh giữa người bán với nhau 5 1.2.1.2 Cạnh tranh giữa người mua với nhau 5 1.2.1.3 Cạnh tranh giữa người mua và người bán 5 1.2.2 Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường 5 1.2.2.1 Cạnh tranh hoàn hảo 5 1.2.2.2 Cạnh tranh không hoàn hảo 6 1.2.2.3 Cạnh tranh độc quyền 6 1.2.3 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế 7 1.2.3.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành 7 1.2.3.2 Cạnh tranh giữa các ngành 7 1.3 Các hình thức, công cụ cạnh tranh 7 1.3.1 Cạnh tranh bằng giá cả 7 1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 9 1.3.3 Cạnh tranh bằng chính sách Marketing 9 1.3.4 Các công cụ cạnh tranh khác 10 1.3.4.1 Dịch vụ sau bán hàng 10 1.3.4.2 Phương thức thanh toán 10 1.3.4.3 Yếu tố thời gian 11 Trang ii
  3. 1.4 Vai trò cạnh tranh 11 1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12 1.5.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài 12 1.5.1.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô 12 1.5.1.2 Các nhân tó môi trường vi mô 14 1.5.2 Các nhân tố môi trường bên trong 15 1.5.2.1 Năng lực nguồn nhân lực 15 1.5.2.2 Năng lực cơ sở vật chất 17 1.5.2.3 Năng lực tài chính 17 1.6 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 18 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC ĐÀ NẴNG 19 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng 19 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng 19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 20 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 21 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 21 2.1.2.3 Lĩnh vực kinh doanh 23 2.1.2.4 Tầm nhìn, sứ mệnh 24 2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012- 2014 24 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012- 2014 24 2.2.2 Tình hình tài chính của công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng trong giai đoạn 2012-2014 28 2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 34 2.3.1 Phân tích các nhân tố của môi trường ngoài bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 34 2.3.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 34 2.3.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 46 Trang iii
  4. 2.4 Nhận dạng cơ hội và thách thức của công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 56 2.4.1 Cơ hội 56 2.4.2 Thách thức 57 2.5 Phân tích các yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 57 2.5.1 Nguồn nhân lực 57 2.5.2 Năng lực cơ sở vật chất 61 2.5.3 Năng lực tài chính 65 2.6 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 68 2.6.1 Điểm mạnh 68 2.6.2 Điểm yếu 68 2.7 Mô hình SWOT về các yếu tố môi trƣờng tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 70 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC ĐÀ NẴNG 72 3.1 Định hƣớng phát triển công ty 72 3.2 Một số giải pháp nâng cao cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 73 3.2.1 Giải pháp duy trì và phát triển nguồn nhân lực phối hợp S/O, W/O (S2+O4, W1+O4) 73 3.2.2 Giải pháp về tài chính từ phối hợp W/O (W3 + O1,O2) 75 3.2.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng TMĐT từ phối hợp W/O và W/T (W2+O4,W2+T2, T4) 76 3.2.4 Giải pháp quảng bá hình ảnh thương hiệu từ phối hợp S/O (S2+O5) 78 3.3 Một số kiến nghị đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cồ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 80 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO viii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ix Trang iv
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asia Nations – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm nội địa SWOT: Strengths Weaknesses Opportunities Threats – Ma trận SWOT WTO: World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới GRDP: Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm trên địa bàn CNTT: Công nghệ thông tin TMĐT: Thương mại điện tử SXKD: Sản xuất kinh doanh IT: Imformation Technology – Công nghệ thông tin ERP: Enterprise Resource Planning – Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp CRM: Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng Trang v
  6. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Số hiệu Tên Bảng Trang bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 25 giai đoạn 2012–2014 25 2.2 Bảng cân đối kế toán từ năm 2012-2014 29 2.3 Bảng thể hiện nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn 2012-2014 59 2.4 Bảng thống kê số lượng nhân viên công nghệ thông tin 61 2.5 Bảng thống kê hệ năng lực máy móc, thiết bị tại công ty 62 2.6 Mô hình SWOT của công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 70 Trang vi
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 21 2.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2012 đến 2014 27 2.3 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến 2014 27 2.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP từ năm 2011 đến 2014 34 2.5 Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1985-2013 36 2.6 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam từ 2009- 2013 36 2.7 Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tên miền “.vn” qua các năm 42 2.8 Hình ảnh giao diện website của công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 63 2.9 Một số chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2012-2014 66 2.10 Một số chỉ tiêu lợi nhuận của công ty giai đoạn 2012 - 2014 67 Trang vii
  8. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường khốc liệt như hiện nay, cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nó được coi là động lực cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Cạnh tranh tạo sức ép phát triển mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những chế độ độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan. Một trong những quy luật đó là quy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh chỉ có một, nhưng mỗi doanh nghiệp lại có những cách khác nhau để đối phó sự tác động của quy luật này sao cho hợp lý và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp của mình. Những cách mà doanh nghiệp thường dùng để cạnh tranh như: cải tiến công nghệ, không ngừng nổ lực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao tay nghề, trình độ cho công nhân viên, nâng cao phương thức quản lý, Tất cả nhằm đưa ra được sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, giữ chữ tín, nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng về chất lượng lẫn số lượng sản phẩm và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường đồng thời vượt qua được các đối thủ mạnh trên thị trường. Kết quả của cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào phải phá sản. Chính vì vậy mà vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là Việt Nam được gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới WTO vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt. Hiện nay, các doanh nghiệp của nước ta vẫn còn đang rất yếu kém về năng lực cạnh tranh. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội. Lĩnh vực kinh doanh điện máy ngày càng phát triển, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng. Hàng loạt các siêu thị điện máy xuất hiện trên thị trường và vấn đề quan trọng đặt ra là làm sao để có thể cạnh tranh tồn tại và phát triển trên thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng ( Viettronimex Đà Nẵng), có cơ hội học hỏi và tìm hiểu về hoạt động của công ty, em SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 1
  9. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng nhận thấy Công ty đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường. Thị phần của công ty trên thị trường ngày càng mở rộng và uy tín công ty ngày càng được nâng cao. Với các sản phẩm điện máy chất lượng cùng phong cách dịch vụ chuyên nghiệp, Công ty đã dần tạo được vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng, tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, mức độ cạnh tranh ngành kinh doanh điện máy ngày càng gay gắt hơn. Trong khi đó, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự của công ty còn hạn chế; các chính sách, công cụ cạnh tranh chưa thực sự hiệu quả. Tất cả những hạn chế đó đủ làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình năng lực cạnh tranh của công ty, từ đó tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty trong quá trình hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đó là một yếu tố khách quan của quy luật cạnh tranh. Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng” làm đề tài đồ án tốt nghiệp của mình. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 2
  10. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh ra đời khi nền kinh tế thị trường xuất hiện. Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế, lợi thế, mục tiêu xác định. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh: - TS Trần Thị Minh Châu định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người, những tổ chức cùng hoạt động trong một lĩnh vực, nhằm giành lấy những điều kiện có lợi nhất về phía mình.” - Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành lấy các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”. - Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ : “Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. - Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác – Lê nin định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lấy lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh.” Các quan điểm trên đây tuy có sự khác biệt trong cách diễn đạt nhưng đều có nét tương đồng về nội dung. Từ đó, có thể đưa ra một quan điểm tổng quát sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như điều kiện sản SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 3
  11. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng xuất, thị trường có lợi nhuận. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất – kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận.” 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn. (Nguồn: Michael Porter, “Competitive Advantange”, 1985, trang 3) 1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh đã và đang là chủ đề được bàn luận nhiều ở các nước phát triển và đang phát triển vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dù, các nhà kinh tế thống nhất với nhau về tầm quan trọng nhưng lại có những nhận thức khác nhau về năng lực cạnh tranh. Do vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh. - Đại từ điển do Nguyễn Như Ý chủ biên (Nhà xuất bản Văn hóa - thông tin) có định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên một thị trường tiêu thụ.” “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài, nhằm thu lại lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình.” - Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện kinh tế quốc tế.” - Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ.” - Theo nhà quản trị chiến lược Micheal Porter: “Năng lực cạnh tranh của công ty có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó. Năng lực giành giật và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao.” Micheal Porter không bó hẹp ở SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 4
  12. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà ông mở rộng ra cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế. Những định nghĩa trên cho thấy năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ khả năng và thực lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó dám chấp nhận việc giành những điều kiện thuận lợi cho chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có tiềm lực đủ mạnh để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh. 1.2 Các loại hình cạnh tranh 1.2.1 Căn cứ vào đối tượng cạnh tranh 1.2.1.1 Cạnh tranh giữa người bán với nhau Cạnh tranh giữa những người bán là cuộc cạnh tranh chính và khốc liệt nhất trong nền kinh tế thị trường. Nó có ý nghĩa sống còn đối với các chủ doanh nghiệp. Khi sản xuất hàng hóa phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần. Trong cuộc cạnh tranh này, những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường. 1.2.1.2 Cạnh tranh giữa người mua với nhau Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa dịch vụ nào đó có mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh trở nên quyết liệt và giá hàng hóa đó sẽ tăng lên. Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền. 1.2.1.3 Cạnh tranh giữa người mua và người bán Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “luật” mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn mua được với giá rẻ, ngược đời người bán lại muốn được bán với giá đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hoạt động mua bán được thực hiện. 1.2.2 Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường 1.2.2.1 Cạnh tranh hoàn hảo Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, họ đều quá nhỏ lẻ nên sản xuất được bao nhiêu họ đều có thể bán tất cả các sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy, một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường. Đồng SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 5
  13. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng thời hàng năm cũng không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường.Vì nếu tăng giá thì doanh nghiệp sẽ không bán được hàng, do người tiêu dùng sẽ đi mua hàng với mức giá hợp lý từ các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất sẽ luôn tìm biện pháp để giảm chi phí sản xuất đến mức tối đa, nhờ đó có thể tăng lợi nhuận. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có những hiện tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính Nhà nước. Vì vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả thị trường sẽ dần tới chi phí sản xuất. 1.2.2.2 Cạnh tranh không hoàn hảo Nếu một doanh nghiệp có thể tác động đến giá cả thị trường đối với đầu ra của doanh nghiệp ấy thì doanh nghiệp đó được liệt vào hàng “cạnh tranh không hoàn hảo”. Như vậy, cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể. Mỗi loại sản phẩm lại có uy tín, hình ảnh khác nhau, các điều kiện mua bán cũng sẽ khác nhau. Người bán kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách: quảng cáo, khuyến mãi, phương thức bán hàng và cung cấp dịch vụ, tín dụng Loại hình cạnh tranh không hoàn hảo rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. 1.2.2.3 Cạnh tranh độc quyền Cạnh tranh độc quyền là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một số sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hóa bán ra trên thị trường. Thị trường này có pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh, được gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền. Ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền bí mật về bí quyết công nghệ. Thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn, điều này tùy thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, mục đích cuối cùng là họ thu được lợi nhuận tối đa. Những doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường này thường phải chấp nhận bán hàng theo giá cả của nhà độc quyền. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 6
  14. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Trong thực tế có thể có tình trạng độc quyền xảy ra nếu có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc khi các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở ngại cho sự phát triển và làm thiệt hại đến người tiêu dùng. 1.2.3 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế 1.2.3.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp thôn tính nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh, thậm chí phá sản. 1.2.3.2 Cạnh tranh giữa các ngành Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn kinh doanh từ những ngành ít thu được lợi nhuận sang những ngành có lợi nhuận cao hơn. Sự điều chỉnh này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất. Kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau và chỉ thu được lợi nhuận như nhau. Tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành. 1.3 Các hình thức, công cụ cạnh tranh Hình thức, công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là tập hợp các yếu tố, các kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hành động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm vượt trên đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ đó tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được lợi nhuận cao, nghiên cứu các công cụ cạnh tranh cho phép doanh nghiệp lựa chọn những công cụ, hình thức cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp. Việc lựa chọn công cụ cạnh tranh có tính chất linh hoạt và phù hợp, không theo một khuôn mẫu nào. 1.3.1 Cạnh tranh bằng giá cả Giá cả là sự biểu hiện bằng số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng một số hàng hóa dịch vụ nào đó. Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hóa để sản xuất ra một đơn vị sản SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 7
  15. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Khi có cùng hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tương đương nhau thì họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn để lợi ích thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy, giá cả đã trở thành một biến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh từ rất lâu. Giá cả đã thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: định giá thấp hơn giá thị trường, định giá ngang bằng giá thị trường, định giá cao hơn giá thị trường. - Một mức giá ngang bằng với giá thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao và lợi nhuận thu được nhiều hơn. - Với một mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì chính sách này được áp dụng khi cơ sở sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hóa lớn, thu hồi vốn và lời nhanh. Không ít doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng chính sách định giá thấp. Họ chấp nhận giảm sút quyền lợi trước mắt đến lúc có thể để sau này chiếm được cả thị trường rộng lớn, với khả năng tiêu thụ tiềm tàng. Định giá thấp giúp doanh nghiệp ngay từ đầu có một chỗ đứng nhất định để định vị vị trí của mình, từ đó thâu tóm khách hàng và mở rộng thị trường. - Chính sách định giá cao hơn giá thị trường là ấn định giá bán sản phẩm cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi mà lần đầu tiên người tiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ hội để so sánh, xác định mức giá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ chính là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng rằng hàng hóa giá cao thì có chất lượng cao hơn các hàng hóa khác. Doanh nghiệp thường áp dụng chính sách này khi nhu cầu thị trường lớn hơn cung hoặc khi doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, hoặc khi bán những mặt hàng quý hiếm, cao cấp ít có sự nhạy cảm về giá. Như vậy, để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và thành công khi sử dụng nó thì doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng xem mình đang ở tình trạng thế nào, nhất là nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và tâm lý khách hàng cũng như cần phải xem xét chiến lược các chính sách giá mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 8
  16. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng, lợi ích sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được coi trọng hơn. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thỳ họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sản xuất, thu nhập của người lao động ngày càng tăng, họ có điều kiện thỏa mãn nhu cầu của mình, cái họ cần là chất lượng và lợi ích sản phẩm đem lại. Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tại và cả tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết nhất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm được coi là một trong những vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hóa bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp. Do vậy, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng và cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào đều phải sử dụng. 1.3.3 Cạnh tranh bằng chính sách Marketing Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách marketing đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì, thu thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì. Doanh nghiệp sẽ kinh doanh những gì khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu. Trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết thúc quá trình SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 9
  17. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng bán hàng, để tạo được uy tín hơn đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau khi bán. Như vậy, chính sách marketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính vừa có tác dụng phụ để hỗ trợ các chính sách khác. Do vậy, chính sách marketing không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. 1.3.4 Các công cụ cạnh tranh khác 1.3.4.1 Dịch vụ sau bán hàng Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau lúc bán hàng, thu tiền của khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm tốt các dịch vụ sau khi bán hàng. Nội dung của hoạt động dịch vụ sau bán hàng: - Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hoặc đổi lại hàng nếu như sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng. - Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định. Qua các dịch vụ sau khi bán hàng, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng không. 1.3.4.2 Phương thức thanh toán Đây là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng, phương thức thanh toán gọn nhẹ hay phức tạp, nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ. Do đó, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như: - Đối với khách hàng ở xa thì có thể trả tiền qua ngân hàng, vừa nhanh vừa đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp. - Với một số trường hợp đặc biệt, các khách hàng có uy tín với doanh nghiệp hoặc khách hàng là người mua sắm thường xuyên của doanh nghiệp thì có thể cho khách hàng trả chậm tiền hàng sau một thời gian nhất định. - Giảm giá đối với khách hàng thanh toán tiền ngay sau khi mua hàng hoặc mua với số lượng lớn. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 10
  18. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 1.3.4.3 Yếu tố thời gian Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanh cách nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi đất nước phát triển và tiến nhanh về phía trước. Đối với các doanh nghiệp, yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện đại là tốc độ chứ không phải yếu tố cổ truyền như nguyên liệu lao động. Muốn chiến thắng trong cuộc cách mạng này, các doanh nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt thông tin nhanh chóng, phải chớp lấy thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu, triển khai sản xuất, nhanh chóng tiêu thụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc. 1.4 Vai trò cạnh tranh Cạnh tranh là một biểu hiện đặc trưng của nền kinh tế hàng hóa, đảm bảo tự do trong sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa hình thức sở hữu. Trong cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trên thị trường quốc tế nói riêng, các doanh nghiệp luôn đưa ra các biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thị trường và sau đó là tăng khả năng cạnh tranh của mình. Cạnh tranh tồn tại như một quy luật khách quan, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế. Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với cả nền kinh tế, đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với nền kinh tế - Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hóa trên thị trường - Cạnh tranh hướng việc sử dụng các nhân tố kinh tế đạt hiệu quả cao nhất - Cạnh tranh có chức năng phân phối và điều hòa thu nhập - Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới Đối với doanh nghiệp - Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, không ngừng sáng tạo, tìm tòi. - Cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời. - Cạnh tranh quy định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với người tiêu dùng Khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nếu như lợi nhuận là yếu tố thúc đẩy SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 11
  19. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng chủ thể tham gia tiến hành sản xuất thì cạnh tranh lại thôi thúc họ phải điều hành các hoạt động này sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Và đối tượng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh này chính là người tiêu dùng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải quan tâm mở rộng cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Như vậy, cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu dùng quyền tự do lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng mạnh thì lợi ích người tiêu dùng ngày càng tăng. 1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hiện nay, xu thế nền kinh tế thế giới đang mở cửa hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một doanh nghiệp muốn có được năng lực cạnh tranh tốt phải trải qua quá trình xây dựng, phát triển và tạo dựng môi trường bên trong và bên ngoài. Đó là cơ sở vững chắc cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế của xã hội, nó luôn tồn tại và hoạt động trong môi trường kinh tế xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần nhận thức những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để có những biện pháp giải quyết những tiêu cực đồng thời phát huy mặt tích cực để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể chia thành hai nhóm: các nhân tố môi trường bên ngoài và các nhân tố môi trường bên trong. 1.5.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài 1.5.1.1 Các nhân tố môi trường vĩ mô Các nhân tố kinh tế Mỗi doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của những tác động tích cực cũng như những biến đổi bất thường của nền kinh tế vĩ mô. Để hoạt động SXKD đạt hiệu quả đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần nhận thức rõ tác động của nhân tố kinh tế để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Thật vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến mức đầu tư của mỗi doanh nghiệp. Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao và ổn định thì tạo cơ hội đầu tư để mở rộng SXKD của doanh nghiệp. Ngược lại, SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 12
  20. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái khủng hoảng sẽ làm mức thu nhập của người dân giảm. Khi đó, việc SXKD của doanh nghiệp khó khăn, cạnh tranh trở nên khốc liệt. Lãi suất cho vay của ngân hàng ảnh hưởng đến nguồn cung vốn của doanh nghiệp. Nếu lãi suất cao làm chi phí vốn vay của doanh nghiệp tăng, giảm hiệu quả SXKD từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu nước ngoài. Lạm phát ảnh hưởng đến giá cả, tiền công nên các doanh nghiệp giảm việc đầu tư. Như vậy, lạm phát cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố chính trị pháp luật Là hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Sự ổn định hay không về chế độ chính trị, hệ thống pháp luật và các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ tác động đến việc hoạch định chiến lược và chương trình hành động của doanh nghiệp nhằm nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ xảy ra, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Đây là yếu tố có tác động gián tiếp nhưng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố này để hoạt động kinh doanh theo đúng khuôn khổ pháp luật và đầu tư phát triển lâu dài. Các nhân tố khoa học công nghệ Trong thời đại ngày nay, nắm bắt khoa học công nghệ là một đảm bảo cho sự thành công. Khoa học công nghệ là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho các doanh nghiệp. Khoa học công nghệ cũng tham gia vào quá trình thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin trong nền kinh tế. Thiếu khoa học công nghệ thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, khó kiểm soát. Các nhân tố văn hóa, xã hội Gồm những chuẩn mực, những giá trị, trình độ dân trí, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, dân số, tỷ lệ dân số, nghề nghiệp và phân phối thu nhập, tuổi thọ, tỷ lệ SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 13
  21. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng sinh tự nhiên và sự phân bố dân cư. Những hiểu biết và thông tin về văn hóa xã hội và dân cư giúp nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách hiệu quả. Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa – xã hội có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, cần phải thường xuyên nắm bắt những thay đổi trong môi trường văn hóa – xã hội để có những phản ứng kịp thời trước đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố tự nhiên Những tác động của thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Chính quyền ngày càng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên. Ngoài ra, khách hàng đặc biệt quan tâm đến sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, những sản phẩm thỏa mãn các điều kiện môi trường trong quá trình sản xuất. Do đó đòi hỏi các nhà quản trị chiến lược phải có các biện pháp đảm bảo phù hợp. Yếu tố tự nhiên có tác động rất lớn đên hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đầu tư nhà quản trị nào biết tận dụng kịp thời lợi thế của các yếu tố tự nhiên và tránh những thiệt hại do tác hại của các yếu tố này gây ra sẽ tạo lợi thế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hơn các đối thủ trong ngành. 1.5.1.2 Các nhân tó môi trường vi mô Khách hàng Khách hàng là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp, người góp phần tạo ra lợi nhuận, thắng lợi của doanh nghiệp. Khách hàng là những người có cầu về sản phẩm của doanh nghiệp, mà cầu là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng có tính quyết định đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cầu vừa tác động trực tiếp đến việc nghiên cứu quyết định cung của doanh nghiệp, vừa tác động đến cường độ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với xu thế cạnh tranh ngày càng cao, khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng, giá cả, sự tiện lợi và cả về thái độ, phong cách phục vụ. Khách hàng có thể gây áp lực với doanh nghiệp bằng việc ép giảm giá, đòi hỏi chất lượng tốt hơn khiến doanh nghiệp phải đầu tư nhiều chi phí hơn cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó làm năng lực thương lượng của người mua cao. Hơn nữa, nếu sản phẩm của doanh nghiệp không đổi mới theo kịp những thay đổi trong nhu cầu khách hàng thì họ sẽ chuyển doanh nghiệp khác có thể đáp ứng tốt hơn SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 14
  22. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng yêu cầu của họ. Điều này sẽ dẫn đến thị phần của doanh nghiệp giảm, chứng tỏ sự giảm sút năng lực cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề và trên cùng một khu vực thị trường với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo ra cung sản phẩm trên thị trường. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhà cung ứng Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu việc cung ứng đầu vào gặp khó khăn, các yếu tố chi phí lên cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có ba nhà cung ứng cơ bản gồm: nhà cung ứng tài chính, nhà cung ứng lao động và nhà cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị. - Nhà cung ứng tài chính: các doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định đều phải vay vốn, các doanh nghiệp vay vốn trên thị trường tài chính bằng phương thức vay ngắn hạn hoặc vay dài hạn. - Nhà cung ứng lao động: việc thu hút được lao động có tay nghề, trình độ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. - Nhà cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị: gây ảnh hưởng tới chất lượng, giá cả các nguyên vật liệu, thiết bị cũng như các dịch vụ đi kèm. 1.5.2 Các nhân tố môi trường bên trong 1.5.2.1 Năng lực nguồn nhân lực Đây là yếu tố có liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, đối với người công nhân, chất lượng lao động được thể hiện ở khả năng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ quyết định chất lượng sản phẩm, còn đối với cán bộ quản lý chất lượng lao động thể hiện ở trình độ quản lý điều hành công việc quyết định hiệu quả công việc, khả năng tiết giảm chi phí, cắt giảm giá thành sản phẩm. Năng lực tổ chức, quản lý của công ty Năng lực tổ chức, quản lý của doanh nghiệp được coi là yếu tố quan trọng hàng SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 15
  23. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng đầu ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu có tổ chức tốt thì doanh nghiệp đó sẽ đạt hiệu quả SXKD cao. Năng lực trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt: - Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện ở những kiến thức, kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành thực hiện các công việc trong và ngoài doanh nghiệp. Năng lực của đội ngũ này không chỉ là những hiểu biết, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ một lĩnh vực mà còn có những tư duy sáng tạo, kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như: pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, tri thức tâm lý xã hội học, - Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban. Sự sắp xếp, bố trí bộ máy tổ chức của doanh nghiệp phải linh hoạt, gọn nhẹ, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi, quyền lực được phân chia rõ rang để mệnh lệnh truyền đạt được nhanh chóng, góp phần tạo ra năng suất cao. Nhờ sự bố trí, sắp xếp đó mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng nâng cao. Năng lực quản lý doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược SXKD của doanh nghiệp, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Điều này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Vì vậy nó tác động mạnh mẽ tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực lao động Lao động là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trò quan trọng trong sản xuất vì nó sáng tạo ra các nguồn khác. Năng lực lao động của doanh nghiệp thể hiện về mặt chất lượng và số lượng. Ngày nay với xu hướng nền kinh tế tri thức, vai trò của người lao động trong doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Lao động không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là lực lượng trực tiếp sử dụng các phương tiện máy móc, thiết bị cho quá trình SXKD cho doanh nghiệp. Không những thế, lao động còn tham gia tích cực trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới, có những ý tưởng, sáng tạo rút ngắn thời gian lao động, cải tiến kỹ thuật giảm giá chi phí của doanh nghiệp đồng thời tăng năng suất lao động SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 16
  24. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 1.5.2.2 Năng lực cơ sở vật chất Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có liên quan đến yếu tố máy móc thiết bị công nghệ, người ta thường xem xét quy mô của cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ trang bị máy móc, thiết bị, công nghệ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm tốt. Do đó làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng cao. Trong điều kiện kinh doanh toàn cầu hóa, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động SXKD là phương tiện đắc lực cho cạnh tranh của các doanh nghiệp. Năng lực tiếp cận và ứng dụng công nghệ được đánh giá thông qua các tiêu chí như: khả năng trang bị công nghệ mới, mức độ đáp ứng và hiệu quả sử dụng. 1.5.2.3 Năng lực tài chính Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn khác cho SXKD và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Để hoạt động SXKD đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lượng vốn nhất định bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các loại vốn khác. Đồng thời các doanh nghiệp phải tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở cấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Vốn vừa là một yếu tố sản xuất cơ bản, vừa là đầu vào của doanh nghiệp và vốn đồng thời là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác. Do đó, việc sử dụng vốn có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Vốn là nguồn lực mà doanh nghiệp cần phải có trước tiên để thành lập được doanh nghiệp và tiến hành hoạt động. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý. Vì vậy, doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực tài chính của mình thì cần củng cố và phát triển không ngừng nguồn vốn bằng nhiều cách thức, tăng vốn tự có, mở rộng quy mô vốn vay dưới nhiều hình thức. Phát huy hiệu quả hoạt động tài chính để doanh nghiệp phát huy được năng lực nội tại của mình. Doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính tốt, phát huy tốt tiềm lực đó tất yếu sẽ thu được nguồn lợi nhuận cao, làm tăng thêm năng lực cạnh tranh của doanh SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 17
  25. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng nghiệp. Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu: cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, khả năng thanh toán, tỷ suất sinh lời 1.6 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thứ nhất: Nhu cầu khách hàng ngày càng cao về các tính năng của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Thứ hai: Cùng một loại sản phẩm có thể xuất hiện ở nhiều nhà phân phối khác ngoài công ty nên việc tiêu thụ hàng phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty. Thứ ba: Các đối thủ cạnh tranh trong ngành đang vươn tay chiếm lĩnh thị trường các tỉnh. Chính vì các yếu tố trên mà việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty càng cần thiết và càng được coi trọng hơn trong những năm tới. TÓM TẮT CHƢƠNG I Chương I, em đã trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, các loại hình cạnh tranh, các hình thức công cụ cạnh tranh, vai trò của cạnh tranh, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 18
  26. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC ĐÀ NẴNG 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng Công ty cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng (Viettronimex Đà Nẵng) là Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu Đà Nẵng, được thành lập ngày 09 tháng 10 năm 1989 theo Quyết định số 181/CL-TC của Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim, trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu điện tử. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước, Chi nhánh Viettronimex Đà Nẵng thuộc Công ty Xuất nhập khẩu điện tử - Tổng Công ty điện tử Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thực hiện cổ phần hóa bộ phận theo Nghị định 44/1988/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 29 tháng 06 năm 1998. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, Công ty cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng chính thức hoạt động trên danh nghĩa Công ty cổ phần. Điều đó tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên. Sau khi cổ phần hóa, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào việc cung cấp thêm những mặt hàng điện lạnh, tin học, viễn thông bên cạnh việc phát triển sản phẩm điện tử. Và là siêu thị chuyên ngành Điện tử - Điện lạnh – Tin học đầu tiên tại khu vực Miền Trung. Công ty đã gặt hái nhiều thành công sau khi thực hiện cổ phần hóa, doanh thu luôn tăng trưởng. Thương hiệu của công ty ngày càng được người tiêu dùng trong khu vực cũng như trên cả nước biết đến. Ngày 09 tháng 07 năm 2007, Sở Thương mại Thành phố Đà Nẵng công nhận Siêu thị Điện tử Viettronimex Đà Nẵng tại 06 Pasteur- Quận Hải Châu là Siêu thị hạng III, chuyên ngành Điện tử- Điện lạnh- Tin học. Nhằm phục vụ tối đa hơn nữa nhu cầu khách hàng, siêu thị thứ hai được ra đời vào ngày 23 tháng 03 năm 2009 tại 181-185 Điện Biên Phủ- Quận Thanh Khê, trong bối cảnh tình hình thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt với sự tham gia của những doanh nghiệp lớn trong cả nước đầu tư vào thị trường Đà Nẵng. Ngày 29 tháng 07 năm 2011 khai trương Siêu thị Viettronimex Plaza tại 460 Nguyễn Hữu Thọ- Quận Cẩm Lệ. Ngày 25 tháng 11 năm 2011, khai trương Trung tâm Chăm sóc khách hàng và Dịch vụ sửa chữa-bảo hành tại 286 Nguyễn Văn Linh- Quận Thanh Khê. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 19
  27. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Đến năm 2014, đã đầu tư tại Đồng Hới (Quảng Bình) và Tam Kỳ (Quảng Nam), phát triển hệ thống Siêu thị điện máy Viettronimex vững mạnh. Trong suốt 25 năm qua, nhờ bước đi đúng hướng và những chiến lược phát triển hợp lý nên Viettronimex Đà Nẵng đã nhanh chóng khẳng định là nhà cung cấp sản phẩm điện tử - điện lạnh - tin học – viễn thông có tên tuổi trong cả nước. Hiện nay, Viettronimex có tổng cộng 135 đại lý trên toàn quốc, chiếm 20% thị phần tại miền Trung và Tây Nguyên. Với tốc độ mở rộng hoạt động như hiện nay, Viettronimex Đà Nẵng hứa hẹn nhiều sự tin cậy từ khách hàng với đầy đủ các sản phẩm điện tử - điện lạnh - tin học của các tập đoàn chính hãng nổi tiếng thế giới. Tên công ty: Công ty cổ phần điện tử và tin học Đà Nẵng Tên giao dịch: Viettronimex Đà Nẵng Logo thương hiệu: Địa chỉ: 06 Pasteur – Quận Hải Châu – Đà Nẵng 181-183-185 Điện Biên Phủ- Quận Thanh Khê- Đà Nẵng 460 Nguyễn Hữu Thọ- Quận Cẩm Lệ- Đà Nẵng 56 Quang Trung - Đồng Hới – Quảng Bình Điện thoại:0511.3659183 Fax: 0511.3715899 Email: vtrdanang@dng.vnn.vn Website : Quyết định thành lập số 13-2000/QÂ- BCN, ngày 21 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0400385812. Ngày cấp: 04/01/2001 Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty nhiệm kỳ III: Trần Minh Dõng Số giấy phép kinh doanh : 504/TM- QLTM 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Cơ cấu tổ chức là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty. Cơ cấu tổ chức thống nhất, chặt chẽ không chỉ tạo thế mạnh trong quá trình SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 20
  28. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng tồn tại của doanh nghiệp, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và người đứng đầu là đại hội cổ đông, các phòng ban chức năng được sắp xếp, bố trí theo chức năng. Theo kiểu cơ cấu này, ban tổng giám đốc đóng vai trò chỉ đạo và triển khai thực hiện các kế hoạch do hội đồng quản trị đưa ra và được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng trong việc nghiên cứu, bàn bạc tìm ra phương án tối ưu cho các vấn đề phức tạp. Các phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống. Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng ( Nguồn: Theo phòng nhân sự- tổng hợp) : Quan hệ chức năng Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 21
  29. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Ban tổng giám đốc: - Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, Tổng Giám đốc có các nhiệm vụ: ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và các loại hợp đồng khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của Công ty; chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh - Thực hiện các chiến lược kinh doanh mà hội đồng quản trị đã đặt ra. - Điều hành công ty đạt được mục tiêu cuối cùng - Báo cáo hoạt động của công ty cho đại hội đồng cổ đông. Phòng IT: - Lập kế hoạch, chịu trách nhiệm về tình hình mạng máy tính trong nội bộ chi nhánh, đảm bảo máy tính của các nhân viên trong công ty hoạt động bình thường. - Phụ trách các công tác quản lý lý lịch, hiện trạng, thời gian, hạn mức sử dụng của máy móc thiết bị, các sản phẩm của công ty. - Tổ chức kiểm tra định kỳ, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị, sản phẩm của công ty. - Chịu trách niệm bảo hành, bảo trì sản phẩm của khách hàng. Phòng kế toán- tài chính: - Là phòng quản lý toàn bộ sổ sách tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán, có nhiệm vụ cân đối, nhập hàng hóa đầu vào, cân đối tài chính trong công ty. - Cung cấp đầy đủ sơ liệu để giúp ban giám đốc ra quyết định chỉ đạo quản lý điều hành phù hợp. - Tổ chức lập dự toán thu, chi trong phạm vi ngân sách, phân bổ dự toán ngân sách và điều chỉnh theo thẩm quyền. - Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kiểm toán, tổ chức bảo quản lưu giữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo đúng quy định. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 22
  30. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng - Hướng dẫn thực tập. Phòng mua hàng: có trách nhiệm quán xuyến theo dõi và đôn đốc nhân viên cấp dưới của mình làm việc đối tác bán hàng đạt doanh thu và chi tiêu mà giám đốc giao. Tư vấn cho khách hàng một cách đầy đủ và tận tình để khách hàng tin tưởng mua sản phẩm, các dịch vụ của công ty. Phòng nhân sự- tổng hợp: - Là phòng ban điều phối, tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn diện trước ban lãnh đạo công ty về kết quả công tác tổ chức cá nhân, nhân sự theo đúng quy định của Nhà nước và nội quy, quy chế của công ty. - Thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng: lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hướng dẫn, giám sát các chi nhánh. - Đề xuất phương án, phát triển nguồn nhân lực của công ty - Thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT, xây dựng hệ thống thang bảng lương cho toàn bộ công ty, nâng lương cho các nhân viên đúng quy định. - Xét và cấp các loại giấy tờ trong phạm vi được quy định. Phòng Marketing: - Nghiên cứu và mở rộng thị trường - Đề xuất và thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty bao gồm các chương trình khuyến mãi, tài trợ - Xác định nhu cầu khách hàng và đáp ứng các nu cầu này đồng thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Trung tâm chăm sóc khách hàng: - Giải quyết khiếu nại - Giao nhận lắp đặt - Hỗ trợ kỹ thuật - Sửa chữa, bảo trì sản phẩm 2.1.2.3 Lĩnh vực kinh doanh Buôn bán, bán lẻ các mặt hàng: điện tử, điện lạnh, gia dụng và kỹ thuật số Cung cấp dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành các sản phẩm Điện tử, Điện lạnh, Gia dụng, Kỹ thuật số. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 23
  31. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2.1.2.4 Tầm nhìn, sứ mệnh Tầm nhìn: Công ty mong muốn trở thành khu trung tâm điện tử lớn nhất miền Trung. Sứ mệnh: Xây dựng hình ảnh cho công ty “Viettronimex Đà Nẵng – nói thật – làm thật – khuyến mãi thật”, đảm bảo uy tín, chất lượng, giá cả và thực hiện tốt công tác bảo hành để tạo nên thương hiệu. 2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012- 2014 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012- 2014 Trong những năm qua với sự chỉ đạo sát sao và đúng hướng của ban lãnh đạo công ty cùng với sự nổ lực của cán bộ công nhân viên, doanh thu của công ty tăng nhanh, công ty đạt được những thành tựu đáng kể. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014 được thể hiện qua bảng sau: SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 24
  32. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012–2014 ĐVT: VNĐ Thuyết Tỷ lệ STT Chỉ tiêu Mã Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ 2013/2012 minh 2014/2013 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Doanh thu bán hàng và 1 01 VI.25 203.045.614.276 252.729.138.243 290.098.760.211 124,5% 114,7% cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ 2 02 654.357.284 714.812.341 860.980.112 102,2% 120,4% DT Doanh thu thuần về 3 bán hàng và CC dịch 10 202.391.256.992 252.014.325.902 289.237.780.099 124,5% 114,7% vụ(10=01-02) 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 190.887.375.409 230.642.143.094 260.097.203.332 120,8% 112,7% Lợi nhuận gộp về 5 bán hàng và cung cấp 20 11.503.881.583 21.372.182.808 29.140.576.767 dịch vụ(20=10-11) 185,7% 136,3% Doanh thu hoạt động 6 21 VI.26 10.943.518 17.466.284 25.092.229 tài chính 159,6% 143,6% 7 Chi phí tài chính 22 VI.28 2.657.421.859 3.769.850.333 4.302.202.982 141,8% 114,1% Trong đó: Chi phí lãi 23 2.557.421.859 3.568.751.813 4.202.602.742 139,5% 117,7% vay 8 Chi phí bán hàng 24 8.454.244.532 13.676.306.385 17.079.113.735 161,7% 124,8% Chi phí quản lý doanh 9 25 5.222.174.831 8.233.250.906 11.256.667.770 nghiệp 157,6% 136,7% SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 25
  33. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh (4.819.016.121) 10 doanh 30 (4.289.758.532) (3.472.315.491) (30=20+(21-22)- 89% 80,9% (24+25)) 11 Thu nhập khác 31 9.607.425.244 5.505.136.796 7.900.202.339 12 Chi phí khác 32 106.407.929 106.570.350 106.709.221 100,1% 100,1% Lợi nhuận khác(31- 13 40 9.501.017.315 5.398.566.446 7.793.493.118 568,2% 144,4% 32) Tổng lợi nhuận kế 14 toán trƣớc thuế 50 4.682.001.194 1.108.807.914 4.321.177.627 (50=30+40) 236,8% 389,7% Chi phí thuế thu nhập 15 doanh nghiệp hiện 51 VI.30 1.170.500.299 212.691.196 524.223.556 181,7% 246,5% hành Chi phí thuế TNDN 16 52 VI.30 0 0 0 0% 0% hoãn lại Lợi nhuận sau thuế 17 60 3.511.500.895 896.116.718 3.796.954.071 TNDN(60=50-51-52) 255,2% 423,7% Lãi cơ bản trên cổ 18 70 9.267 3.024 9.354 32% 309,3% phiếu (Nguồn: Theo phòng kế toán- tài chính công ty) SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 26
  34. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cho ta thấy doanh thu cũng như lợi nhuận từ các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự chuyển biến rõ rệt từ năm 2012 đến năm 2014. Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2012 đến 2014 Dựa vào biểu đồ, chúng ta nhận thấy rằng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2012 là 203.045.614.276 đồng đến năm 2013 đạt 252.729.138.243 đồng, tương ứng tăng 24,5%. Năm 2014 tăng 37.369.621.968 đồng tương ứng 14,8% so với năm 2013. Sự gia tăng doanh thu là nhờ công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và có chiến lược kinh doanh tốt. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6000000000 4000000000 Lợ i nhuận thuần từ 2000000000 hoạt động kinh doanh 0 2012 2013 2014 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến 2014 Nhìn chung năm từ năm 2012 đến 2014 công ty đều tăng về doanh thu, nhưng chi phí các hoạt động quá cao nên dẫn đến lợi nhuận thấp hơn qua các năm. Lợi nhuận năm 2012 đạt 4.819.016.121 đồng, năm 2013 đạt 4.289.758.532. Như vậy năm 2013 giảm 529.257.589 đồng, tương ứng giảm 11% so với năm 2012. Năm 2014 lợi nhuận SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 27
  35. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng đạt 3.472.315.491 đồng, giảm 817.443.041 đồng tương ứng giảm 19,1% so với năm 2013. 2.2.2 Tình hình tài chính của công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng trong giai đoạn 2012-2014 Hầu hết các sản phẩm điện tử - điện lạnh – viễn thông – đồ gia dụng do công ty nhập về đều có giá trị lớn. Vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng nói riêng thường phải tương đối lớn mới có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bảng dưới đây sẽ thể hiện tình hình tài chính của công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng trong giai đoạn 2012- 2014: SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 28
  36. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán từ năm 2012-2014 ĐVT: VNĐ Tỷ lệ Tỷ lệ 2013/2012 Chỉ tiêu Mã 2012 2013 2014 2014/2013 (%) (%) (1) (2) TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN 100 71.005.826.967 72.951.004.567 74.990.323.443 102.73% 102,8% HẠN(100=110+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng 110 5.101.352.960 1.089.863.820 1.290.221.223 21,36% 118,4% 1. Tiền mặt 111 5.101.352.960 1.089.863.820 1.290.221.223 21,36% 118,4% 2. Tiền gửi ngân hàng 112 0 0 0 0% 0% II. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 13.983.902.093 21.667.016.752 22.922.644.900 154,9% 105,8% 1. Phải thu khách hàng 131 12.819.687.267 16.567.884.411 17.018.223.422 129,2% 102,7% 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 844.823.511 4.388.172.688 5.101.124.890 519,4% 116,2% 3. Các khoản phải thu khác 135 1.175.429.264 1.566.997.602 1.659.334.537 133,3% 105,9% 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (856.037.949) (856.037.949) (856.037.949) 1% 1% III. Hàng tồn kho 140 49.177.146.448 49.473.196.728 49.600.332.221 100,6% 100,2% 1.Hàng tồn kho 141 50.041.097.289 49.745.047.009 50.168.232.782 99,4% 100,8% 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (567.900.561) (567.900.561) (567.900.561) 1% 1% IV. Tài sản ngắn hạn khác 150 2.743.425.466 1.016.977.547 1.177.125.099 37% 115,7% 1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 151 211.613.719 259.389.153 260.303.112 122,6% 100,3% 2. Thuế GTGT khấu trừ 152 1.620.869.359 117.341.153 600.219.213 7,2% 511,5% 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 910.942.388 640.247.241 316.602.774 70,3% 49,4% B- TÀI SẢN DÀI 200 13.158.846.386 11.499.104.496 10.320.234.111 87,3% 89,7% HẠN(200=220+240+250+260) I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 220 10.056.424.199 9.354.198.496 8.213.331.456 93% 87,8% (220=221+224+227) SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 29
  37. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 1. Tài sản cố định hữu hình 221 8.640.488.745 7.948.263.041 6.792.566.800 92% 85,4% -Nguyên giá 222 12.191.250.521 12.212.150.521 12.668.790.256 100,2% 103,7% -Giá trị hao mòn lũy kế 223 (3.550.761.776) (4.263.887.480) (5.876.223.456) 120% 137,8% 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 0 0 0 0% 0% 3. Tài sản cố định vô 227 1.415.935.454 1.405.935.455 1.420.764.656 99,2% 101% hình(227=228+229) -Nguyên giá 228 1.435.102.120 1.435.102.120 1.435.102.120 1% 1% -Giá trị hao mòn lũy kế 229 (19.166.666) (29.166.665) (14.337.464) 152,1% 49,2% II. Các khoản đầu tƣ tài chính dài 250 268.781.000 268.781.000 268.781.000 1% 1% hạn(250 = 251 + 252 + 258 + 259) 1. Đầu tƣ vào công ty con 251 0 0 0 0% 0% 2. Đầu tƣ vào công ty liên kết, liên 252 0 0 0 0% 0% doanh 3. Đầu tƣ dài hạn khác 258 315.000.000 315.000.000 315.000.000 1% 1% 4. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính 259 (46.219.000) (46.219.000) (46.219.000) 1% 1% dài hạn III. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 260 2.833.641.187 1.876.125.000 1.838.121.655 66,2% 97,9% 262 + 268) 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn 261 2.773.641.187 1.816.125.000 1.778.121.655 65,5% 97,9% 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0 0 0 0% 0% 3. Tài sản dài hạn khác 268 60.000.000 60.000.000 60.000.000 1% 1% TỔNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 84.164.673.353 84.450.109.063 85.310.557.554 100,3% 101% NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ(300 = 310 + 330) 300 76.721.033.579 74.099.841.712 72.124.789.112 96,5% 97,3% I. Nợ ngắn hạn (310 310 76.721.033.579 74.099.841.712 72.124.789.112 96,5% 97,3% =311+312+313+314+315+316+319+323) 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 32.332.178.614 34.402.452.775 35.123.678.334 106,4% 102% SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 30
  38. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2. Phải trả ngƣời bán 312 35.622.084.920 31.116.828.290 29.124.505.300 87,3% 93,5% 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 27.891.449 289.701.414 144.806.553 103,8% 50% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà 314 1.118.389.841 1.200.375.651 1.420.224.580 107,3% 118,3% nƣớc 5. Phải trả ngƣời lao động 315 4.128.344.859 4.125.694.857 4.009.211.234 100,6% 97,2% 6. Chi phí phải trả 316 41.744.285 0 0 0% 0% 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn 319 1.653.257.973 1.326.852.818 1.000.355.000 80,2% 75,4% hạn khác 8. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 323 1.797.141.638 1.637.935.907 1.302.008.111 91,1% 79,4% II- NỢ DÀI HẠN 330 0 0 0 0% 0% B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 400 7.443.639.774 10.350.267.351 13.185.768.442 139% 127,3% 430) I. Vốn chủ sở hữu 410 7.443.639.774 10.350.267.351 13.185.768.442 139% 127,3% 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 3.876.410.000 3.876.410.000 3.876.410.000 1% 1% 2. Quỹ đầu tƣ phát triển 417 1.026.522.315 1.026.522.315 1.026.522.315 1% 1% 3. Quỹ dự phòng tài chính 418 2.092.102.600 2.092.102.600 2.092.102.600 1% 1% 4. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 420 448.604.859 3.355.232.436 6.190.733.527 747,9% 184,5% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0 0 0 0% 0% TỔNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 440 84.164.673.353 84.450.109.063 85.310.557.554 100,3% 101% 400) (Nguồn: Theo phòng kế toán- tài chính công ty) SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 31
  39. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Nhận xét: Thông qua bản báo cáo tài chính công ty qua các năm, có thể nhận thấy những thay đổi trong tiến trình phát triển của công ty: - Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn: ta thấy tài sản ngắn hạn tăng so với năm trước. Điều đó cho ta nhận ra rằng khả năng chi trả của công ty về các khoản nợ đến hạn tốt hơn, công ty có đủ khả năng để chi trả, tuy nhiên tài sản dài hạn lại giảm. - Cơ cấu vốn, nhìn chung vốn được phân bổ chưa hợp lý, nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, qua bảng thì ta thấy nợ ngắn hạn giảm xuống so với năm trước và vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể. - Nhìn chung qua tính toán tổng hàng tồn kho và tài sản cố định ta thấy cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Qua đó ta rút ra nhận xét công ty thiếu nguồn vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn. Công ty thiếu nguồn vốn bù đắp cho tài sản đang sử dụng nên buộc phải vay thêm để trang trải cho các lĩnh vực khác. Điều này không thể thiếu ở các công ty kinh doanh và đó là điều tất nhiên.  Tài sản - Tổng tài sản năm 2014 so với năm 2013 tăng 860.448.491đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 0,33%. Điều này là do: + Tài sản ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 tăng 2.039.318.876 đồng tương ứng tăng 2,8%. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 200.357.403 đồng với tỷ lệ 118,38%. Điều này chứng tỏ vòng quay vốn của Công ty năm 2014 tốt hơn so với năm 2013 do đó thể hiện được năng lực, trình độ sử dụng vốn và tình hình tài chính của Công ty trong năm qua. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.255.628.148 đồng tương ứng tăng 5,8% điều này chứng tỏ Công ty đã có phương án tốt để thu các khoản nợ tốt hơn. Hàng tồn kho năm 2014 tăng 127.135.493 đồng tương ứng 100,25% so với 2013 điều này chứng tỏ sản phẩm, dịch vụ của Công ty tiêu thụ chậm hơn nên vòng quay của vốn giảm xuống. Nhìn chung năm 2014 tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng, hàng tồn kho tăng đồng nghĩa với việc Công ty cần tiếp tục phương án khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm thu đựơc nhiều lợi nhuận hơn, giải quyết hàng tồn kho tốt hơn. + Tài sản dài hạn năm 2014 giảm 1.178.870.385 đồng tương ứng giảm 10,3% so với 2013. Trong đó, tài sản cố định giảm 1.140.867.040 đồng tương ứng giảm 12,2%. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 32
  40. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Năm 2014 so với năm 2013 thì tài sản cố định giảm, điều này chứng tỏ Công ty dừng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cũng là tạm ngừng mở rộng quy mô đầu tư.  Nguồn vốn - Về nguồn vốn: So với năm 2013, tổng nguồn vốn năm 2014 tăng 860.448.491 đồng tương ứng tăng 1,01%. Điều này là do: + Nợ phải trả năm 2014 so với năm 2013 giảm 1.975.052.600 đồng tương ứng giảm 2,7%. Trong đó, phải trả người bán giảm 1.992.322.990 đồng tương ứng giảm 6,4% điều này chứng tỏ Công ty có chiến lược tốt cho khả năng thanh toán cao. Người mua trả trước tiền hàng giảm 144.894.861 đồng tương ứng giảm 50%. + Vốn chủ sở hữu tăng 2.835.501.091 đồng tương ứng tăng 27,4%. Nợ phải trả của công ty giảm. Điều này chứng tỏ chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty quá tốt và ổn định thích hợp để tìm các nguồn đầu tư. - Thông qua bảng phân tích cho ta thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ nợ phải trả, nguồn vốn từ nợ phải trả qua các năm đều chiếm trên 80% tổng nguồn vốn của công ty. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về nguồn vốn của công ty tương đối thấp, hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, gánh nặng trong việc trả lãi làm cho công ty phải chịu một áp lực lớn cho việc thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh. Vì vậy công ty phải thận trọng trong kinh doanh, trong việc sử dụng nguồn vốn để tránh tình trạng không thanh toán được khoản nợ dẫn đến mất uy tín trong kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh và đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai. - Vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục thì đòi hỏi công ty cần phải có một lượng vốn nhất định và phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Do vậy, ngoài nhiệm vụ tổ chức huy động vốn thì công ty cần phải tiến hành phân bổ vốn một cách hợp lý trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính và kỹ thuật thanh toán của Nhà nước. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 33
  41. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2.3.1 Phân tích các nhân tố của môi trường ngoài bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng 2.3.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Các nhân tố kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến động, kinh tế ngày càng phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng. - Tốc độ tăng trưởng (GDP) Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á sau Trung Quốc, với tiềm năng tăng trưởng to lớn trong các năm tiếp theo; GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng trong những năm qua. Những con số này phản ánh cơ hội tăng trưởng to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam. Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng trưởng GDP từ năm 2011 đến 2014 (Nguồn: Tổng cục thống kê: Tình hình kinh tế- xã hội năm 2011,2012,2013,2014) Đại hội Đảng lần thứ XI xác định: Giai đoạn 2011- 2015 là nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Tính đến nay, một nửa chặng đã đi qua, dù còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng khi GDP (giai đoạn 2011- 2014) đạt trên 5%. Năm 2011, GDP của Việt Nam đạt 5,9%, thấp hơn khá nhiều so với dự báo hồi đầu năm. Năm 2012, GDP nước ta chỉ đạt 5,03%. Dù con số tăng trưởng 5% vẫn là đáng mơ ước đối với nhiều nước, nhưng việc mức tăng trưởng đang ngày càng giảm cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại. Sang năm 2013, nền kinh tế SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 34
  42. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng sẽ có những bước cải thiện đáng kể. Mức tăng trưởng tăng lên 5,68%. Bình quân trong 3 năm qua, mức tăng trưởng GDP đạt 5,53%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của khối ASEAN năm 2012 là 5,6%, thấp hơn chỉ tiêu chung cho kế hoạch 5 năm đề ra là 6,5 – 7,0%/ năm (Nghị quyết số 01/2011 của Quốc hội khóa VIII). Đến năm 2014, GDP nước ta tiếp tục tăng đến 6%. Như vậy, tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu năm 2008- 2009 đến nay, kinh tế thế giới vẫn sụt giảm, tăng trưởng chậm. Báo cáo của Qũy Tiền tệ quốc tế cho thấy, tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới năm 2011 đạt 3,9%, năm 2012 (3,2%), năm 2013 (2,9%). Các nước mới nổi và đang phát triển đạt 6,2% (năm 2011), 4,9% (năm 2012) và 4,5% (năm 2013). Những chỉ số trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn rất nhiều. So với năm 2012, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2013 tăng 10,1% nhưng tổng số vốn đăng ký lại giảm 14,7%. Số doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động tăng 11,9% so với 2012. Trong 2 năm (2011- 2012), số doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản khoảng 100.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong vòng 20 năm qua. (Nguồn: Cổng thông tin Kinh tế Việt Nam). Nhận xét: Cơ hội: tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, dự báo một tương lai tươi sáng hơn. Kinh tế phát triển thúc đẩy các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển, cuộc sống người dân cải thiện. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày trong gia đình hoặc nơi làm việc ngày càng tăng. Các sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, thiết bị viễn thông là những sản phẩm được sử dùng trong hầu hết các gia đình hoặc cơ quan, tổ chức. Do đó, tốc độ tăng trưởng các nhu cầu của người tiêu dùng từ việc nền kinh tế mở rộng sẽ góp phần làm tăng trưởng dung lượng thị phần cho ngành nói chung và cho Công ty cổ phần Điện tử và Tin học nói riêng. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 35
  43. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1985-2013 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Theo số liệu của Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người tính bằng USD năm 2013 đạt 1.960 USD (tăng 12,1% so với năm 2012). GDP bình quân đầu người tăng, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng phục vụ cho đời sống ngày càng tăng. Và có thể thấy rằng điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện tử, điện lạnh, thiết bị viễn thông đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty - Lạm phát Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam từ 2009- 2013 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Việt Nam có thể nói là thành công khi kiềm chế mức lạm phát xuống chỉ còn một nửa so với mức kỷ lục 18,58% năm 2011. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp đã tác động không thuận đến nền kinh tế Việt Nam. Những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế cùng với những mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao (năm 2010 lạm phát tăng 9,2% , năm 2011 tăng vọt lên 18,58%) ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định kinh tế vĩ mô, sản SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 36
  44. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đồng thời tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng. Mặc dù vậy, mức lạm phát 9,21% của năm 2012 vẫn còn quá cao nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực. Sang năm 2013, lạm phát của Việt Nam quay trở lại mức 2 con số và rơi vào khoảng 11%. Nhận xét: Đe dọa: Lạm phát tăng, các khoản chi phí cho các mặt hàng thiết yếu hàng ngày tăng, nhu cầu cho các sản phẩm không cần thiết sẽ giảm xuống. Với tình hình đời sống ngày càng khó khăn thì nhu cầu về các sản phẩm điện tử- điện lạnh sẽ giảm xuống, đây là đe dọa cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nói chung và Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng nói riêng, nguyên liệu sản xuất sản phẩm thì tăng nhưng không bán được sản phẩm. Sản lượng và lợi nhuận có thể bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều đó gây ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng. Tuy đang dần thoát khỏi khủng hoảng và có những dấu hiệu khả quan về triển vọng phát triển nhưng không thể phủ nhận rằng dù nền kinh tế nước ta vẫn còn tồn tại những nguy cơ biến động tiềm ẩn. Chính điều này đã khiến các doanh nghiệp trong nước trở nên thận trọng hơn trong các hoạt động kinh doanh, luôn cố gắng giảm chi tiêu đến mức tối thiểu để hạn chế chi phí, đồng thời ngăn chặn những rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân khiến “sức mua” của các tổ chức – doanh nghiệp đối với ngành điện máy giảm đi và sự lựa chọn khi mua cũng diễn ra cẩn thận và kĩ càng hơn. Riêng về TP Đà Nẵng năm 2014: Phát huy những thành quả đạt được năm 2013, ngay từ đầu năm, Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực, triển khai mạnh mẽ các chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể giải quyết kịp thời những khó khan, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Về kinh tế, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) năm 2014 ước tính đạt 42.714 tỷ đồng, tăng 9,28% so với năm 2013 (GRDP năm 2013 tăng 8,3%). Trong đó: dịch vụ tăng 8,4%; công nghiệp – xây dựng tăng 11,1%; nông nghiệp tăng 3,1%. Đây là mức tăng hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế đang còn những khó khăn nhất định. TP tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 37
  45. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” và đạt kết quả khá cao trên các lĩnh vực du lịch, vận tải, bưu chính – viễn thông, Tổng lượt khách tham quan, du lịch năm 2014 ước đạt 3,8 triệu lượt, tăng 21,3% so với năm 2013. Tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 9.740 tỷ đồng, tăng 25,1%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2014 của TP Đà Nẵng ước đạt 62.586,5 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch, tăng 17,6% so với năm 2013. Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu, tăng cường hợp tác kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương. Nhận xét: Kinh tế Đà Nẵng đã từng bước cải thiện, phát triển, TP tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng cùng nhau phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Các nhân tố pháp luật- chính trị: Trong những năm qua cùng với xu thế phát triển thế giới và khu vực, nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Trên nền tảng tình hình chính trị ổn định và hệ thống pháp luật đang từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, Luật cạnh tranh ra đời năm 2004 là một bước ngoặc lớn khẳng định vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời tạo cho các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Viettronimex Đà Nẵng nói riêng có được công cụ hỗ trợ pháp lý cần thiết khi thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đúng theo luật pháp Việt Nam quy định và bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động của thị trường. Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Nhà nước đã đẩy mạnh xây dựng, đổi mới thể chế pháp luật trong Hiến pháp năm 2013 thay cho Hiến pháp năm 1992. Các điểm mới của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992 thể hiện ở các điều luật sau : - “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Điều 50). SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 38
  46. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng - Về các thành phần kinh tế, Điều 51: “1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”. - Về Tài chính công: Điều 55 Hiến pháp quy định: “1. Ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính Nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch và đúng pháp luật. 2. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định. 3. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước phải đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền quốc gia”. Điều 56: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước”. - Về văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Hiến pháp 2013 quy định bởi các Điều 57 đến Điều 63. Điểm mới là : “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”.(Điều 57) - Chăm sóc sức khỏe nhân dân: Điều 58 Hiến pháp quy định: “1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏa cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình”. - Chính sách phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Điều 60: “1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 2. Nhà nước, xã SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 39
  47. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các loại phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân”. - Chính sách khoa học: Điều 62: “1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; đảm bảo nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 3. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng các hoạt động khoa học và công nghệ”. Riêng Thương mại điện tử thì có luật Giao dịch điện tử 2005 và luật công nghệ thông tin 2006. Ngoài ra, chính phủ ban hành “thông tư 09/2008/TT – BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử”. “Thông tư 64/2010/TT – BTC của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động của các website Thương mại điện tử bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng”. Những chính sách, cơ chế của Nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo điều kiện phát triển trong nền kinh tế, ngành điện máy, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp điện máy nói chung và công ty Cổ phần Tin học và Điện tử Đà Nẵng nói riêng. Các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ trong kinh doanh trong lĩnh vực TMĐTnhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của công ty. Có các luật, nghị định như sau: Luật Thương mại, số 36/2005QH11 Luật Doanh nghiệp, số 60/2005QH11 Luật giao dịch điện tử, số 51/2005QH11 Nghị đinh 57/2006/NĐ – CP của chính phủ về Thương mại điện tử Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 40
  48. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2014, có hiệu lực kể từ 01/7/2015. So với Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có 10 chương, 213 điều, tăng 41 điều. Chương IV quy định về Doanh nghiệp nhà nước với 22 điều là chương mới hoàn toàn. Điều 10 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội cũng mới hoàn toàn. Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO. Với tiêu chí thúc đẩy mậu dịch tự do, không phân biệt đối xử, hợp tác cùng có lợi trong thương mại toàn cầu. Do vậy, yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các sản phẩm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Bên cạnh đó, với những sửa đổi và bổ sung của nhà nước về luật bảo vệ môi trường và xử lý rác thải buộc các doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí vào hệ thống xử lí rác thải. Điều này đã làm gia tăng rào cản gia nhập vào ngành. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục thực hiện biện pháp hoãn thời hạn nộp thuế, thời hạn nộp tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5-6/2013), Quốc hội đã sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập DN và Luật Thuế giá trị gia tăng nhằm miễn giảm thuế cho một số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho DN. Áp dụng thuế suất thu nhập DN là 22% từ tháng 1/2014 và 20% từ tháng 01/2016 để khuyến khích DN mở rộng đầu tư, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho nhà giá thấp Cạnh tranh mang tính toàn cầu muốn “hòa nhập không hòa tan” thì các quy chế, quy định của Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong nước, từ đó mới có thể vươn ra đứng vững trên thị trường quốc tế. Nhận xét: Chính trị, pháp luật Việt Nam ổn định, Hiến pháp 2013 được thông qua với những điều luật mới về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật thuế thu nhập DN có nhiều sửa đổi là cơ hội để Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng phát triển trong một môi trường pháp luật công bằng. Các nhân tố về khoa học công nghệ Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học và công nghệ. Chiến lược nhấn mạnh mục tiêu phát triển đồng bộ khoa học xã hội và SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 41
  49. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực ASEAN và thế giới. Internet Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1997. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có số người sử dụng internet tăng nhanh nhất hằng năm. Theo báo cáo Tài nguyên Internet Việt Nam 2014, trong 17 năm phát triển của internet Việt Nam, tài nguyên internet- tham số định danh phục vụ cho hoạt động internet (tên miền.vn, địa chỉ IP, số hiệu mạng) đã tăng trưởng mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển interrnet Việt Nam. Tính đến cuối năm 2014, số lượng tên miền “.vn” duy trì thực tế trên mạng là 291.103 tên, đạt tỷ lệ tăng trưởng 13%, đứng đầu ở Đông Nam Á và đứng thứ 7 tại Châu Á. Tên miền “.vn” giữ được tốc độ tăng trưởng tốt ngay cả những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới được thể hiện dưới biểu đồ sau: Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tên miền “.vn” qua các năm (Nguồn: xahoithongtin.com.vn) Trong lĩnh vực đăng ký sử dụng tài nguyên internet, những năm gần đây, Việt Nam gia tăng đáng kể các tổ chức có mạng lưới kết nối đa hướng, đăng ký vùng địa chỉ độc lập. Điều này thể hiện sự đa dạng, phát triển trong mạng lưới hạ tầng thông tin với sự trưởng thành trong mạng lưới người sử dụng, không hoàn toàn lệ thuộc vào mạng của các nhà cung cấp. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 42
  50. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Dịch vụ internet Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú. Các loại hình dịch vụ kết nối tốc độ cao có mức tăng trưởng nhanh chóng. Những năm gần đây, dịch vụ truy cập internet qua hạ tầng di động 3G thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc do sự tiện lợi trong sự dụng. Hiện nay, chúng ta có khoảng 20 triệu thuê bao Internet, trong đó có khoảng 15 triệu thuê bao 3G. Tốc độ kết nối internet trong nước và quốc tế ngày càng nhanh, phục vụ đắc lực cho việc phát triển về dịch vụ và người sử dụng. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng đánh giá, internet đã tạo môi trường thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, phổ cập rộng rãi thông tin trong xã hội, phục vụ cho công việc, nghiên cứu, học tập, sản xuất kinh doanh và truyền thông các chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân. Theo Cục Viễn thông, cả nước hiện có 55 giấy phép cung cấp dịch vụ internet cố định có hiệu lực. Đến nay, 47 doanh nghiệp chính thức triển khai cung cấp dịch vụ, 16 doanh nghiệp có báo cáo thường xuyên với Cục Viễn thông về hoạt động cung cấp dịch vụ. Về truy nhập internet di động, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp 4 giấy phép cho 4 odanh nghiệp gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnam Mobile. Ở thời điểm này, dung lượng kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông quốc tế đã tăng gấp 2 lần so với 2 năm trước. Với thị trường băng rộng thị phần, 3 doanh nghiệp lớn gồm Viettel, VinaPhone và MobiFone đang chiếm 98% thị phần. Theo kết quả khảo sát trong báo cáo “ Tác động của internet đối với các quốc gia đang lên” được công bố ngày 25/04/2012 tại Tọa đàm về chủ đề “Tác động của internet tới sự phát triển của kinh tế Việt Nam”, chỉ ra rằng: Tại Việt Nam nhờ vào internet, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng 19% hiệu quả kinh doanh; internet có đóng góp 0,9% trong GDP đối với nền kinh tế Việt Nam và đóng góp 1,6% trong tổng số 14,4% mức tăng trưởng GDP của Việt Nam. Cũng trong buổi tọa đàm, phát biểu đề dẫn Tọa đàm, ông Vũ Hoàng Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết: “ Liên tục trong những năm qua, internet đã phát triển nhanh chóng tại Việt Nam với hơn 30 triệu người dùng internet/90 triệu dân. Sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực viễn thông và CNTT của Việt Nam trong vài năm trở lại đây cũng cho thấy lĩnh vực này là một hướng đi mới, đầy triển vọng tạo nên sự đột phá để đưa nền kinh tế Việt Nam vươn ra thế giới”. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 43
  51. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Đánh giá của ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở Thông Tin &Truyền Thông Đà Nẵng về hiệu quả hoạt động của mạng Wi-Fi công cộng TP Đà Nẵng: “Mạng Wi-Fi công cộng Đà Nẵng đã góp phần kích thích nhu cầu sử dụng Internet của người dân, do đó số lượng thuê bao Internet năm 2014 tại Đà Nẵng tăng lên rất nhiều”. Sau 1 năm thử nghiệm, hệ thống Wi-Fi công cộng đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2014. Việc phủ sóng Wi-Fi miễn phí để phục vụ cho nhu cầu của người dân và khách du lịch là một chủ trương mới của Đà Nẵng được nhiều người dân hoan nghênh, ủng hộ. Theo ông Phạm Kim Sơn, hệ thống Wi-Fi là cánh tay nối dài của mạng đô thị (mạng MAN) để người dân và du khách có thể kết nối Internet, tiếp cận hệ thống thông tin của TP Đà Nẵng với hàng chục website và cơ sở dữ liệu về thông tin kinh tế, xã hội của TP. Báo cáo 9 tháng đầu năm 2014 của Sở TT&TT Đà Nẵng về tình hình hoạt động các doanh nghiệp ngành TT&TT cho thấy: tính đến tháng 07/2014, tổng số thuê bao Internet đạt 392.000 thuê bao; Thuê bao cáp quang, thuê bao 3G và thuê bao Wi-Fi phát triển mạnh. Nhận xét: Là một công ty kinh doanh về các thiết bị, phụ kiện điện tử, viễn thông ( điện thoại di động, máy tính, ) thì việc internet Việt Nam cũng như hệ thống Wi – Fi công cộng ở Đà Nẵng phát triển là cơ hội, tiềm năng lớn để Viettronimex Đà Nẵng có thể bán ra được nhiều sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố văn hóa, xã hội Về dân số: Dân số trung bình năm 2014 của cả nước ước tính 90,73 triệu người, tăng 1,08% so với năm 2013. Việt Nam đứng thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới. Tổng điều tra dân số vào năm 2009 ghi nhận nước ta có gần 86 triệu dân. Từ đó đến nay, tỷ suất tăng dân số trung bình mỗi năm của Việt Nam là 1,06%, thấp hơn so với tỷ suất của giai đoạn 1999-2009 (1,2%). Chúng ta cũng có mức tăng quy mô dân số thấp nhất trong 35 năm qua. Tổng tỷ suất sinh 2,09 trẻ/phụ nữ hiện nay cũng cho thấy tỷ lệ sinh của Việt Nam đang tiếp tục giảm và ổn định. Một thành tựu nổi bật của dân số Việt Nam, theo kết quả điều tra năm 2014 là tuổi thọ trung bình tiếp tục tăng lên 73,2 năm (con số này SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 44
  52. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng theo điều tra 2009 là 72,8). Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng” nhưng cũng đã bước vào thời kỳ già hóa dân số với chỉ số già hóa đã lên tới 44,6%. Như vậy, Việt Nam có quy mô dân số lớn, tốc độ dân số còn ở mức cao ( gần một triệu người/ năm). Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm, phân bố dân số không đều giữa thành thị, nông thôn và các vùng miền. Dân số Đà Nẵng: Năm 2009, dân số Đà Nẵng là 894.500 người, trong đó 86,9% dân số sinh sống ở thành thị, tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trung bình hàng năm là 3,5%. Dân số nam đạt 469.400 trong khi đó nữ đạt 482.300 ( Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam- Dân số nam, nữ trung bình theo địa phương). Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tại Đà Nẵng tăng 11,3%. Đà Nẵng không có biểu hiện của sự chênh lệch giới tính. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Đà Nẵng là 2,62%. Đà Nẵng đang ở thời kỳ “dân số vàng” khi tỷ lệ phụ thuộc dân số ở mức 50/100. Tỷ lệ phụ thuộc đo được năm 2008 là 56,1/100, tức là có 56 người ngoài đpộ tuổi lao động trên 100 người trong độ tuổi lao động. Tính đến năm 2013, dân số Đà Nẵng lên đến 992.800 người. Nhận xét: Những cơ hội do ảnh hưởng của yếu tố dân số đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng: - Dân số Việt Nam cũng như thành phố Đà Nẵng tăng nhanh, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. - Tỷ lệ dân số ở Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng trong độ tuổi lao động cao, tạo nguồn lao động dồi dào cho doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng. - Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng, làm gia tăng nhu cầu tiềm hiểu và tiêu thụ các sản phẩm chất lượng. - Dân cư Đà Nẵng chủ yếu tập trung ở thành thị nên doanh nghiệp có thể tập trung nghiên cứu thị trường và các hoạt động marketing cũng như phân phối sản phẩm ở khu vực này, giảm thiểu chi phí nghiên cứu, quảng cáo, Bên cạnh đó cũng có một số thách thức cho doanh nghiệp như: - Chất lượng cuộc sống, trình độ học vấn của người dân ngày càng nâng cao đòi hỏi sản phẩm không chỉ chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý mà còn thân thiện với môi trường. SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 45
  53. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng - Số lượng người già tăng cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng đến các sản phẩm phục vụ cho nhóm người tiêu dùng này. Các nhân tố tự nhiên Yếu tố tự nhiên là một trong những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Viettronimex nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung. Những biến đổi bất thường của khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện máy nói chung và Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học nói riêng. Ngày nay các doanh nghiệp đang phải đối đầu với sự khan hiếm của các nguồn lực đầu vào, thiếu năng lượng làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năng gây ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngày nay, với sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, sự biến đổi không ngừng theo hướng bất lợi cho con người của khí hậu, môi trường sinh thái thì khách hàng luôn chú trọng và yêu cầu cao về thực hiện bảo vệ môi trường của ngành. Họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến tính chất môi trường khi sử dụng sản phẩm. Những sản phẩm kinh doanh của công ty phải đảm bảo an toàn cho nhân viên, không gây hại cho địa phương, môi trường làm việc sạch sẽ. Đó là những yêu cầu mà Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng phải đáp ứng, vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Với việc kinh doanh các sản phẩm điện tử - điện lạnh – đồ gia dụng – viễn thông đều được nhập từ các hãng điện tử lớn trên thế giới, không phải là doanh nghiệp sản xuất nên Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng không phải lo ngại về vấn đề môi trường. Nhận xét: Yếu tố tự nhiên không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng đồng thời không làm suy giảm năng lực cạnh tranh của Công ty. 2.3.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô Khách hàng Khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh của công ty. Đối với công ty, khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà phải tính đến các khách hàng tiềm năng. Khách hàng của công ty là những đối tượng có nhu cầu mua bán, sử dụng các sản phẩm, thiết bị điện tử, điện lạnh, tin học, viễn thộng, đồ gia dụng, SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 46
  54. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng Hiện tại, công ty có một lực lượng nhân viên có khả năng tìm kiếm khách hàng và thuyết phục khách hàng. Điều đó giúp công ty tăng nhanh số lượng khách hàng, nhiều sản phẩm được bán ra sẽ tăng hiệu quả SXKD nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mục tiêu của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng là đem lại sự thịnh vượng, an khang cho khách hàng của mình. Vì thế mỗi sản phẩm, dịch vụ làm ra đều có mục đích để phục vụ khách hàng và mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty nên khách hàng đã góp phần rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó khách hàng trực tuyến là thành phần không thể thiếu và đã góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp. Khách hàng trực tuyến là những cá nhân, tổ chức tìm kiếm thông tin của công ty thông qua mạng Internet, và ở đó họ đã tìm được những sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu và sự tin tưởng để họ có thể liên hệ với công ty nhằm đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn các nhu cầu của những người có nhu cầu. Khách hàng mục tiêu: Khách lẻ: nhóm khách Trung - Cao cấp là nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm, sử dụng các sản phẩm có giá trị cao như tủ lạnh side by side, tivi HD, UHD, Những sản phẩm có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Khách sỉ: Giữ vững khách hàng cũ, phát triển thêm khách hàng mới, mỗi khu vực khai thác ít nhất 01 khách hàng trọng tâm. Một số khách hàng của Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Đà Nẵng là: Cửa hàng Tuấn Nhàn Cửa hàng điện máy- điện lạnh Chí Thiện Doanh nghiệp tư nhân điện tử Quốc Hưng Cửa hàng Vĩnh Hảo Cửa hàng điện máy Long Vân Công ty TNHH Thương Mại- Dịch Vụ Hai Sáu Sáu - HSSAU Doanh Nghiệp Tư Nhân Lộc Lợi Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm điện tử - điện lạnh khác nhau, mọi người vẫn còn thiếu thông tin về sản phẩm và chủ yếu tiêu dùng sản phẩm dựa vào thói quen hoặc một số nhãn hiệu quen thuộc được người quen giới thiệu. Mặc SVTH: Võ Thị Thanh Tâm_CCTM06A Trang 47