Đồ án Áp dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 75 trang thiennha21 13/04/2022 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Áp dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_ap_dung_chi_so_chat_luong_nuoc_de_danh_gia_bien_dong_c.pdf

Nội dung text: Đồ án Áp dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ÁP DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC ĐỂ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG BỒ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TSKH. Bùi Tá Long Sinh viên thực hiện : Trần Khánh Thiện MSSV: 1311090581 Lớp: 13DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện và làm đồ án tốt nghiệp tôi cam đoan không sao chép đồ án dƣới bất kỳ hình thức nào, các số liệu đƣợc thu thập trích dẫn trong đồ án là trung thực và tôi chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 7 năm 2017 Sinh viên thực hiện TRẦN KHÁNH THIỆN
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết em xin cảm ơn chân thành đến: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ, tạo điều kiện và cung cấp số liệu cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô Trƣờng Đại học Công nghệ HUTECH đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Và đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy PGS.TSKH. Bùi Tá Long, cô Nguyễn Châu Mỹ Duyên cùng nhóm Envim lab đã hƣớng dẫn và giúp em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài báo cáo đồ án tốt nghiệp của mình. Với vốn kiến thức và thời gian thực hiện đồ án có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong đƣợc những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện TRẦN KHÁNH THIỆN
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH vi MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4 1.1 Tổng quan về vị trí địa lý, đặc điểm khu vực và tài nguyên sẵn có 4 1.1.1 Vị trí địa lý 4 1.1.2 Địa hình 5 1.1.3 Khí hậu, thủy văn 6 1.1.4 Ranh giới hành chính 7 1.1.5 Mạng lƣới giao thông chính 8 1.1.6 Tiềm năng phát triển kinh tế 9 1.1.7 Tài nguyên 10 1.2 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội 11 1.2.1 Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11 1.2.2 Tình hình phát triển của các nghành kinh tế 11 1.2.3 Hiện trạng đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng 12 1.2.4 Tình hình đô thị hóa 14 1.2.5 Thu chi ngân sách nhà nƣớc 15 1.2.6 Các vấn đề văn hóa – xã hội 15 1.3 Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên sông Bồ, Thừa Thiên Huế 17 CHƢƠNG 2: MÔ TẢ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1 Chất lƣợng nƣớc và nhu cầu đánh giá chất lƣợng nƣớc 19 2.1.1 Chất lƣợng nƣớc 19 2.1.2 Các thông số cơ bản mô tả chất lƣợng nƣớc 19 2.1.3 Nhu cầu đánh giá chất lƣợng nƣớc 21 2.2 Giới thiệu về chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI) 22 2.2.1 Khái niệm 22 2.2.2 Ƣu điểm và hạn chế của WQI 22 i
  5. 2.2.3 Sơ lƣợc về tình hình sử dụng WQI 23 2.3 Nội dung nghiên cứu và quy trình tính toán chỉ số WQI 27 2.3.1 Nội dung nghiên cứu 27 2.3.2 Giới thiệu chung về phần mềm sử dụng 27 2.3.3 Quy trình tính toán chỉ số WQI 29 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1 Kết quả tính toán chỉ số WQI của phần mềm 36 3.1.1 Quan trắc (15/03/2013) 36 3.1.2 Quan trắc (15/06/2013) 37 3.1.3 Quan trắc (15/09/2013) 38 3.1.4 Quan trắc (15/12/2013) 39 3.1.5 Quan trắc (15/03/2015) 40 3.1.6 Quan trắc (15/06/2015) 41 3.1.7 Quan trắc (15/09/2015) 42 3.1.8 Quan trắc (15/12/2015) 43 3.1.9 Quan trắc (15/03/2016) 45 3.1.10 Quan trắc (15/06/2016) 46 3.1.11 Quan trắc (15/09/2016) 47 3.1.12 Quan trắc (15/12/2016) 48 3.2 Kết quả tính toán thủ công 49 3.3 Chỉ số hiệu quả NASH – SUTCLIFFE Efficiency (NSE) 53 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC 62-66 ii
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT WQI_Water Quality Index: chỉ số chất lƣợng nƣớc CLN: Chất Lƣợng Nƣớc TSS_Total Suspended Solid: tổng chất rắn lơ lửng DO_Dissolved Oxygen: oxy hòa tan BOD_Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hóa COD_Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa học QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam GIS_Geographic Information System: hệ thống thông tin địa lý WQUIZ_Water Quality Index Zoning: phân vùng chất lƣợng nƣớc NSE_NASH – SUTCLIFFE Efficiency: hiệu quả mô hình NASH - SUTCLIFFE iii
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 0.1 Danh sách trạm quan trắc nƣớc mặt sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế 2 Bảng 1.1 Ranh giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế [11] 7 Bảng 2.1 Bảng tóm tắt một số chỉ số chất lƣợng nƣớc đƣợc nghiên cứu và áp dụng [5, tr.12] 25 Bảng 2.2 Một số kết quả nghiên cứu áp dụng WQI trên thế giới và Việt Nam [5, tr.13] . 26 Bảng 2.3 Bảng quy định giá trị qi, BPi các thông số [2] 32 Bảng 2.4 Bảng quy định giá trị qi, BPi đối với DO% bão hòa [2] 33 Bảng 2.5 Bảng quy định giá trị qi, BPi đối với thông số pH [2] 33 Bảng 2.6 Thang điểm của chỉ số WQI [2] 34 Bảng 3.1 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2013 36 Bảng 3.2 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2013 37 Bảng 3.3 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2013 38 Bảng 3.4 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2013 39 Bảng 3.5 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2015 40 Bảng 3.6 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2015 41 Bảng 3.7 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2015 42 Bảng 3.8 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2015 43 Bảng 3.9 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2016 45 Bảng 3.10 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2016 46 Bảng 3.11 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2016 47 Bảng 3.12 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2016 48 Bảng 3.13 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2013 49 Bảng 3.14 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2013 49 Bảng 3.15 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2013 49 Bảng 3.16 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2013 49 Bảng 3.17 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2015 50 Bảng 3.18 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2015 50 Bảng 3.19 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2015 50 Bảng 3.20 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2015 51 Bảng 3.21 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2016 51 iv
  8. Bảng 3.22 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2016 51 Bảng 3.23 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2016 51 Bảng 3.24 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2016 52 Bảng 3.25 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 53 Bảng 3.26 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 54 Bảng 3.27 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 54 Bảng 3.28 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 54 Bảng 3.29 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 54 Bảng 3.30 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 55 Bảng 3.31 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 55 Bảng 3.32 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 55 Bảng 3.33 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 55 Bảng 3.34 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 56 Bảng 3.35 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 56 Bảng 3.36 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ 56 Bảng 3.37 Chỉ số NSE sông Bồ qua các đợt đo 56 v
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế [11] 4 Hình 2.1 Ảnh minh họa Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS [21] 28 Hình 2.2 Các bƣớc thực hiện tính toán chỉ số WQI [9] 29 Hình 2.3 Nhóm các thông tin về số liệu thu thập [9] 30 Hình 2.4 Thông tin về danh sách trạm đo [9] 30 Hình 2.5 Thông tin về thời gian đo đạc [9] 31 Hình 2.6 Thông tin về kết quả đo đạc [9] 31 Hình 3.1 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 1 – 2013 36 Hình 3.2 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 2 – 2013 38 Hình 3.3 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 3 – 2013 39 Hình 3.4 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 4 – 2013 40 Hình 3.5 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 1 – 2015 41 Hình 3.6 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 2 – 2015 42 Hình 3.7 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 3 – 2015 43 Hình 3.8 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 4 – 2015 44 Hình 3.9 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 1 – 2016 45 Hình 3.10 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 2 – 2016 46 Hình 3.11 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 3 – 2016 47 Hình 3.12 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 4 – 2016 48 vi
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các nguồn nƣớc mặt nói chung (sông nói riêng) đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phƣơng hay quốc gia. Vai trò đó đƣợc thể hiện ở việc điều hoà khí hậu; cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, tƣới tiêu trong nông nghiệp, cấp nƣớc cho công nghiệp, giao thông thuỷ, du lịch, thể thao giải trí [5] Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, dân số gia tăng thì nhu cầu sử dụng nƣớc ngày càng tăng cả về khối lƣợng lẫn chất lƣợng. Việc khai thác quá mức các nguồn nƣớc phục vụ nhu cầu hàng ngày mà không có kế hoạch bảo vệ sẽ dễ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt. Mặt khác, các nguồn nƣớc mặt cũng là nơi tiếp nhận hầu hết các chất thải và do vậy, nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc là khó tránh khỏi. Các điều đó sẽ làm giảm chất lƣợng nƣớc, ảnh hƣởng bất lợi đến đời sống các sinh vật, tính đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái của hệ sinh thái nƣớc và quan trọng hơn là ảnh hƣởng tới sức khoẻ con ngƣời. Để bảo vệ các nguồn nƣớc, bảo vệ sinh vật và sức khoẻ con ngƣời, cần phải thiết lập chiến lƣợc bảo vệ tài nguyên nƣớc, quản lý và khai thác hợp lý các nguồn nƣớc. Để thực hiện mục đích đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là điều tra, đánh giá hiện trạng chất lƣợng của các nguồn nƣớc. [5] Để đánh giá chất lƣợng nƣớc (CLN) cần phải có một thông số mô tả tổng quát, cho phép lƣợng hoá đƣợc CLN. Một trong những thông số tổng quát đó là Chỉ số Chất lƣợng nƣớc (Water Quality Index, viết tắt là WQI). WQI là một thông số “tổ hợp” đƣợc tính toán từ nhiều thông số CLN riêng biệt theo một phƣơng pháp xác định. WQI đƣợc đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965 ÷ 1970. Sau đó WQI nhanh chóng đƣợc chấp nhận và triển khai áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và nó đƣợc xem là một công cụ hữu hiệu đối với các nhà quản lý môi trƣờng trong việc giám sát và đánh giá CLN, cung cấp những thông tin CLN cho cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách. [5] Vì lý do đó tôi chọn đề tài “Áp dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế” 1
  11. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam, đã có một số tác giả xây dựng WQI áp dụng cho sông Đồng Nai (1995) và Chỉ số Sinh học (Average Score Per Taxon), theo hệ thống sử dụng phƣơng pháp quan trắc động vật không xƣơng sống cỡ lớn gọi tắt là BMWP (Biological Monitoring Woring Party) của Anh và của Việt Nam, cho sông Nhuệ ở khu vực phía Bắc của N. X. Quỳnh (2001 ÷ 2003). Ở khu vực miền Trung, P. K. Liệu (1997), N. V. Hợp và cộng sự (2001 ÷ 2003) là những ngƣời đầu tiên áp dụng WQI cho sông Hƣơng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, phân loại và lý giải CLN theo hệ thống WQI của Quỹ Vệ sinh Mỹ (United States – National Sanitation Foudation – Water Quality Index) gọi tắt là NSF- WQI. Năm 2009, N. V. Hợp và cộng sự đã xây dựng mô hình WQI theo mô hình Bhargava điều chỉnh để đánh giá nhạy CLN tổng quát của sông Bồ tỉnh Thừa Thiên Huế. [5] 3. Mục đích nghiên cứu Đƣa ra các bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt của sông Bồ theo từng đợt đo của các trạm đo. Từ đó, cơ quan nhà nƣớc và tƣ nhân chuyên trách có cơ sở để đề ra các giải pháp quản lý, xử lý hay kiểm soát ô nhiễm nƣớc mặt trên các con sông thành phố Huế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập số liệu của các chỉ số chất lƣợng nƣớc, sau đó ứng dụng phần mềm mô hình hóa để xử lý số liệu thu đƣợc và kết quả là những bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc sông Bồ theo từng đợt đo của các trạm đo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập số liệu nguồn thứ cấp: xin số liệu kết quả quan trắc nƣớc mặt sông Bồ trong 2 năm 2015 và 2016 tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảng 0.1 Danh sách trạm quan trắc nƣớc mặt sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế Mã Tọa độ STT Tên trạm trạm X Y 1 NSB1 758715 1821207 Lòng hồ thủy điện Hƣơng Điền 2 NSB2 762073 1830715 Cầu An Lỗ 3 NSB3 764483 1828809 Trạm cấp nƣớc Tứ Hạ 2
  12. Phƣơng pháp mô hình hóa: sử dụng mô hình tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc mặt theo công thức của tổng cục thể hiện kết quả lên phần mềm. Phƣơng pháp GIS và bản đồ: GIS là phƣơng pháp chồng chập một số lớp thông tin lên bản đồ địa lý khu vực đƣợc lập bằng kỹ thuật số để rút ra lớp thông tin tổng hợp có thể định lƣợng. Hiển thị các vấn đề môi trƣờng, có thể tính toán định lƣợng nhiều thông số và có chiều thời gian. 6. Kết cấu đồ án tốt nghiệp Chƣơng 1: Tổng quan đối tƣợng nghiên cứu Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 4: Kết luận – Kiến nghị 3
  13. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về vị trí địa lý, đặc điểm khu vực và tài nguyên sẵn có 1.1.1 Vị trí địa lý Thừa Thiên Huế là một tỉnh phía nam của vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có diện tích đất tự nhiên là 5.009,2 km2. Lãnh thổ Thừa Thiên Huế bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địaphía Đông ,phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị với điểm cực bắc 16044’N và 107023’E thuộc xã Điền Hƣơng, huyện Phong Điền; phía tây giáp với nƣớc CHDCND Lào với điểm cực tây 160 31’ N và 170 02’ E thuộc xã Hồng Thủy - huyện A Lƣới; phía nam giáp thành phố Đà Nẵng với điểm cực nam 160 00’ N và 1070 42’E, nằm trên dãy Bạch Mã thuộc huyện Nam Đông; phía Đông giáp Biển Đông với đƣờng bờ biển dài 120km chạy từ xã Điền Hƣơng - huyện Phong Điền đến Bãi Chuối là điểm cực đông của mũi Hải Vân có tọa độ 16012’N và 108012’E. [3] Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hƣơng Trà, phía Nam giáp thị xã Hƣơng Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hƣơng Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lƣu sông Hƣơng, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 101 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nƣớc sâu Chân Mây 50 km. [10] Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế [11] 4
  14. 1.1.2 Địa hình Nằm gần dãy núi Trƣờng Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lƣu sông Hƣơng và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nƣớc biển và thƣờng bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hƣơng (trên Dãy Trƣờng Sơn) xảy ra mƣa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tƣơng đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp nhƣ núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh [10] Địa hình Thừa Thiên - Huế rất phức tạp. Toàn bộ lãnh thổ kéo dài theo phƣơng tây bắc – đông nam, cả những dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đƣờng bờ biển và thấp dần từ tây sang đông. Có thể chia lãnh thổ tỉnh theo phƣơng từ tây sang đông thành 4 vùng: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và cồn cát ven biển. [3] Vùng núi đồi nằm ở phía tây và phía nam chiếm 70% diện tích của tỉnh. Phía tây là một đoạn trong dãy Trƣờng Sơn với những đỉnh núi cao từ 500 đến 1000m, trong đó có những đỉnh khá cao nhƣ Động Ngại (1.774m), Động Pho (1.436m). Những đỉnh núi cao nhất không nằm trên biên giới Việt – Lào mà nằm sâu trong lãnh thổ của tỉnh. Một số sông bắt nguồn từ dãy núi này chảy qua thung lũng A Lƣới sang Lào nhƣ sông A Sáp. Phía nam tỉnh là dãy núi Bạch Mã xuất phát từ dãy Trƣờng Sơn đâm ngang ra biển với những đỉnh núi cao trên 1000m ngăn cách giữa Thừa Thiên - Huế với Đà Nẵng. Những đỉnh núi cao nhất trong dãy Bạch Mã là Động Ruy (1.220m), Bạch Mã (1.444m), núi Mang (1.702m), núi A Tin (1.298m). [3] Phía sƣờn đông của dãy Trƣờng Sơn, địa hình chuyển khá nhanh từ vùng núi qua vùng gò đồi xuống vùng đồng bằng. Từ vùng núi cao 500 – trên 1.000m ở phía tây xuống tới vùng đồng bằng ven biển có độ cao từ 20m trở xuống, với khoảng cách không quá 50km đã tạo cho địa hình Thừa Thiên - Huế độ dốc khá lớn. Do độ dốc lớn nên phần lớn đất ở vùng núi bị xói mòn thóai hóa, rừng còn rất ít. Theo số liệu năm 1995 diện tích đất trống, đồi núi trọc lên tới 166.000ha chiếm 33% diện tích của Tỉnh, trong đó vùng cát nội đồng là 13.000ha. Vùng đồng bằng Thừa Thiên - Huế phần lớn nhỏ hẹp và chiếm khoảng 9,78% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bị chia cắt thành từng mảnh bởi các dãy núi nhấp nhô ra sát biển và mạng lƣới dày đặc có độ dốc lớn. Điều kiện địa hình nhƣ trên là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một chế độ mƣa lũ khắc nghiệt. [3] 5
  15. 1.1.3 Khí hậu, thủy văn Chế độ nhiệt Thừa Thiên Huế có một nền nhiệt độ khá cao và có biến động lớn về mùa đông, giúp các loại cây trồng có khả năng hoàn thành nhiều vòng sinh trƣởng trong năm. Số ngày rét đậm và rét hại về mùa đông không nhiều, nhƣng thời tiết âm u kèm theo nhiệt độ thấp kéo dài trong thời kì trổ bông của vụ lúa Đông Xuân là một trong những nguyên nhân gây mất mùa. Ở vùng núi cao Bạch Mã, A lƣới không có mùa nóng, chỉ có mùa mát và lạnh. Khí hậu Bạch Mã tƣơng tự với Đà Lạt về mặt nhiệt độ. [3] Chế độ mƣa Thừa Thiên Huế tồn tại hai vùng có chế độ mƣa khác nhau: vùng núi Nam Đông, A Lƣới và vùng đồng bằng ven biển. Ở vùng đồng bằng ven biển, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 – kéo dài 4 tháng; mùa ít mƣa kéo dài 8 tháng – từ tháng 1 đến tháng 7. Ở vùng núi và gò đồi, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 hoặc tháng 6 và kết thúc vào tháng 12 – kéo dài khoảng 7 hoặc 8 tháng; mùa ít mƣa kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4 hoặc tháng 5. [3] Huế cũng là một trong những tỉnh có lƣợng mƣa nhiều nhất ở nƣớc ta. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm trong toàn tỉnh đều trên 2.700mm, có nơi trên 4.000mm nhƣ Bạch Mã và Thừa Lƣu. Do sự tác động giữa địa hình và hoàn lƣu khí quyển, đã hình thành nên hai trung tâm mƣa lớn: Trung tâm mƣa lớn thứ nhất là khu vực Bạch Mã, Thừa Lƣu, Nam Đông, Phú Lộc và trung tâm mƣa lớn thứ hai chịu ảnh hƣởng của dãy Trƣờng Sơn với Động Ngại cao 1.774m nằm trong huyện A Lƣới. Vùng ít mƣa nhất là vùng đồng bằng phía Bắc của Thừa Thiên Huế. [3] Đặc điểm mƣa của Thừa Thiên Huế ít mang lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Do đó, công tác thủy lợi, quy hoạch đồng ruộng, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc coi trọng. [3] Một số loại thời tiết đặc biệt Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến Thừa Thiên Huế không nhiều nhƣng tác hại của chúng rất nghiêm trọng, nhất là về gió và mƣa. Khi bão và ATNĐ đổ bộ trực tiếp Thừa Thiên Huế, lƣợng mƣa trung bình của một đợt vào khoảng 200-300mm, nếu kết hợp với không khí lạnh có thể tăng lên 500-600mm. 6
  16. Bão và ATNĐ đổ bộ vào khu vực phía nam tỉnh cho lƣợng mƣa lớn hơn khi đổ bộ vào khu vực phía bắc (từ Quảng Bình trở ra). [3] Hội tụ nhiệt đới (HTNĐ): là sự hội tụ giữa gió tín phong bắc bán cầu và gió mùa mùa hè. Khi có HTNĐ, không khí hai bên trục hội tụ là không khí nóng ẩm liên tục bốc lên cao, duy trì một vùng mây dày đặt có bề rộng vài trăm km và gây mƣa lớn kèm theo giông trên diện rộng. Ở Trung Bộ nói chung và Huế nói riêng, thƣờng thấy dạng thời tiết này vào các tháng 9,10 và đôi khi vào tháng 5,6. Sự hoạt động của HTNĐ vào các tháng 5,6 ở Trung Bộ gây ra mƣa lũ trong mùa ít mƣa gọi là mƣa lũ Tiểu Mãn. [3] Gió Tây khô nóng: đƣợc xác định khi nhiệt độ không khí trên hoặc bằng 350C và độ ẩm lúc 13 giờ thấp hơn hoặc bằng 55%. Trung bình hằng năm ở thành phố Huế có khoảng 35 ngày và Nam Đông có 55 ngày thời tiết khô nóng. Gió Tây khô nóng thƣờng là nguyên nhân gây ra hạn hán ở Thừa Thiên Huế. [3] Giông, gió lốc, mƣa đá: giông có khả năng xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 11, nhƣng tập trung nhất là từ tháng 4 đến tháng 9 và không quan sát thấy giông ở Thừa Thiên Huế vào tháng 1,12. Trong mùa hè thời kì có gió Tây khô nóng, thƣờng xuất hiện lốc, kèm theo giông, mƣa rào và có khi có mƣa đá, hiện tƣợng đó gọi là lốc. Ở Thừa Thiên Huế, lốc xuất hiện chủ yếu vào 4,5,7,8 và thƣờng không thua kém gì bão. [3] 1.1.4 Ranh giới hành chính Thừa Thiên Huế có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện (với 39 phƣờng, 8 thị trấn và 105 xã) đƣợc nêu cụ thể trong bảng 1.1: Bảng 1.1 Ranh giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế [11] Đơn vị Diện tích Dân số Mật độ Phân chia hành Tên (km2) (người) (người/km2) hành chính chính Thành Huế 70,67 354.124 5011 27 phƣờng phố Thị xã Hƣơng 7 phƣờng, 517,10 116.147 225 Trà 9 xã Hƣơng 5 phƣờng, 454,66 101.353 223 Thủy 7 xã 7
  17. Huyện A 20 xã, 1.225,21 47.115 38 Lƣới 1 thị trấn Phong 15 xã, 948,23 92.938 98 Điền 1 thị trấn Quảng 10 xã, 165,05 85.760 526 Điền 1 thị trấn Phú 18 xã, 278,24 182.141 655 Vang 2 thị trấn Phú 16 xã, 720,36 138.123 192 Lộc 2 thị trấn Nam 10 xã, 647,78 25.871 40 Đông 1 thị trấn 1.1.5 Mạng lưới giao thông chính Đƣợc sự hỗ trợ của Trung ƣơng cùng nỗ lực của địa phƣơng, những năm gần đây hạ tầng về giao thông vận tải trong tỉnh có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Tuyến Quốc lộ 1A, nơi kết nối các đô thị Phong Điền, Hƣơng Trà, Huế, Hƣơng Thủy, Phú Lộc và nhiều khu đô thị khác đang đƣợc mở rộng với quy mô hiện đại. Hầm đƣờng bộ Phú Gia và Phƣớc Tƣợng hoàn thành vào năm 2016 sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trên QL1, giảm thời gian lƣu thông trên tuyến QL 1A, thúc đẩy việc thông thƣơng, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. [12] Một số chỉ tiêu quy hoạch các loại hình giao thông Về cảng biển: Tiếp tục phát triển Khu bến Chân Mây thành cảng tổng hợp của tỉnh, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Chân Mây, hàng tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, có bến chuyên dùng phục vụ công nghiệp đóng sửa tàu biển, bến phục vụ khách du lịch quốc tế, tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn, tàu khách đến 100.000 GT và lớn hơn. Đến năm 2030, tiếp tục nâng cấp cảng biển Thừa Thiên Huế trên cơ sở tăng trƣởng về nhu cầu vận tải. [12] Đối với đƣờng sắt: Ƣu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đƣờng sắt Bắc- Nam; đồng thời, nghiên cứu phƣơng án xây dựng mới tuyến đƣờng sắt tốc độ cao, đƣờng đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa trên trục Bắc- Nam qua địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, hoàn 8
  18. thành nâng cấp các tuyến đƣờng sắt hiện có và nghiên cứu, đầu tƣ một số tuyến đƣờng sắt trên địa bàn; phát triển đƣờng sắt cự li ngắn về khu Chân Mây-Lăng Cô; đƣờng sắt không đi qua TP Huế. [12] Cảng hàng không quốc tế Phú Bài: Tiếp tục phát triển Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E, có các đƣờng bay quốc tế tới khu vực ASEAN, Đông Dƣơng, Đông Bắc Á. Đến năm 2030, Duy trì phát triển cảng hàng không- Sân bay Quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay nhƣ: B767, B777, B787 và tƣơng đƣơng. Số hành khách giờ cao điểm: 4.000 hành khách/giờ cao điểm; công suất đạt 8-10 triệu hành khách/năm. [12] Tuyến đƣờng thủy nội địa: Đầu tƣ đƣa vào cấp kỹ thuật tuyến vận tải thủy chính phá Tam Giang-đầm Cầu Hai, tuyến sông Hƣơng từ Thuận An đến ngã ba Tuần đạt tiêu chuẩn cấp III. Phát triển giao thông đƣờng thuỷ nội địa kết hợp với du lịch sinh thái. Đến năm 2030, hoàn thiện đầu tƣ cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải thủy chính sông Hƣơng từ Thuận An đến ngã ba Tuần, tuyến Phá Tam Giang đến Đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III. Đầu tƣ cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị tại các cảng, bến bốc xếp, bến khách ngang sông, bến tàu thuyền du lịch trọng yếu trên địa bàn. [12] 1.1.6 Tiềm năng phát triển kinh tế “Là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất kinh doanh. Các mũi nhọn kinh tế của thành phố đã đƣợc xác định là: Du lịch – Dịch vụ và Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.” [13] Dịch vụ: Thành phố Huế có điều kiện thuận lợi và đã đƣợc Trung ƣơng định hƣớng phát trỉên thành một trung tâm du lịch, thƣơng mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực miền Trung và Tây nguyên và thành phố Festival của Việt Nam. Công nghiệp - TTCN: Các ngành sản xuất công nghiệp-TTCN có tiềm năng đƣợc xác định nhƣ: CN dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, chế biến thực phẩm đặc sản; điện tử, cơ khí tiêu dùng và sửa chữa Huế có nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời nhƣ: đúc đồng, thêu ren, mộc điêu khắc chạm khảm, với đội ngũ thợ thủ công lành nghề, đông đảo. [13] 9
  19. Cụm công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thƣơng mại: Thành phố đã đầu tƣ xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Hƣơng Sơ với quy mô 48 ha, khả năng mở rộng thành 100 ha nhằm tạo điều kiện mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực SX CN-TTCN. Hiện đã có các nhà máy: Bánh kẹo, giày XK, điện tử, mộc cao cấp, bánh đa nem XK, nhựa Ngoài ra Thành phố đã và đang quy họach phát triển nhiều khu đô thi mới nhƣ: An vân dƣơng, Đông nam Thuỷ an, Bắc Hƣơng sơ, Tây Hƣơng sơ, Đông nam Thuỷ trƣờng; các trung tâm thƣơng mại lớn: Trung tâm thƣơng mại Bắc trƣờng tiền, siêu thị Metro Thuỷ an, trung tâm thƣơng mại và dịch vụ Plaza [13] 1.1.7 Tài nguyên Tài nguyên đất đai Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 505.399 ha, trong đó diện tích đất là 468.275 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.124 ha. Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dƣới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất đai tại đây khá đa dạng, đƣợc hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm đất thung lũng chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nƣớc, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói mòn trơ sỏi đá). [14] Tài nguyên nhân văn, du lịch Thừa Thiên Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Với gần 1.000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lƣu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (năm 1993). [14] Thừa Thiên Huế còn là nơi tập trung những di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng, đƣợc bảo tồn, khai thác và phát huy. Từ những loại hình nghệ thuật diễn xƣớng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí đến những phong tục tập quán mang đậm những 10
  20. nét riêng của từng vùng đất. Trong đó, Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn đƣợc UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2003) và đang đƣợc tích cực gìn giữ và phát huy giá trị. Các loại hình múa hát cung đình, lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca Huế, ca kịch Huế và các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ đã và đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ sƣu tầm, khôi phục, phát huy và phát triển. [14] Tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế khá phong phú, đa dạng bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng, biển rất kỳ thú và hấp dẫn với những địa danh nổi tiếng nhƣ sông Hƣơng, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, đầm phá Tam Giang Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam, hiện đang lƣu trữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã đƣợc UNESCO xếp hạng di sản văn hoá nhân loại với những công trình về kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có hàng trăm chùa triền với kiến trúc dân tộc độc đáo và một kho tàng văn hoá phi vật chất đồ sộ với các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình. [14] 1.2 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội 1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế So với năm 2010, quy mô nền kinh tế Thừa Thiên Huế tăng gấp 1,6 lần; thu ngân sách Nhà nƣớc đạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng (tăng 1,6 lần); thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 2.000 USD (tăng gần 2 lần); tổng vốn đầu tƣ xã hội đạt gần 70.000 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,6%/năm. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng (chiếm 55,7% trong GRDP), đóng vai trò chủ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp - xây dựng tăng trƣởng bình quân 8,9%/năm (chiếm 34,7% trong GRDP); nông nghiệp phát triển toàn diện (chiếm 9,6% trong GRDP). Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại triển khai tích cực, hiệu quả; các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển. [15] 1.2.2 Tình hình phát triển của các nghành kinh tế Thừa Thiên-Huế là một cực tăng trƣởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trƣởng khá với tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2001 - 2008 đạt 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng dịch 11
  21. vụ-công nghiệp-nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vƣơn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2009 vƣợt qua 1.000 USD/năm. [16] Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trƣờng thu hút đầu tƣ lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống đƣợc chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tƣơng lai gần sẽ có bƣớc tăng trƣởng đột phá: Phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, khu kinh tế-đô thị Chân Mây-Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lƣới công nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hƣơng Điền, Bình Điền, A Lƣới, xi măng Nam Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang-Cầu Hai. [16] 1.2.3 Hiện trạng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Hạ tầng giao thông: Đã quan tâm phát triển giao thông kết nối liên vùng; phối hợp và hỗ trợ Bộ Giao thông và Vận tải triển khai dự án nâng cấp đƣờng phía Tây thành phố Huế, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Phú Bài; triển khai các dự án đền bù giải phóng mặt bằng trên các tuyến Quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, khởi động các dự án Nâng cấp Quốc lộ 1A, 02 hầm đƣờng bộ Phú Gia - Phƣớc Tƣợng và chuẩn bị khởi động dự án đƣờng cao tốc Cam Lộ - Túy Loan qua địa bàn tỉnh. [20] Hệ thống giao thông kết nối các đô thị đƣợc tập trung đầu tƣ; hoàn thành nâng cấp, mở rộng đƣờng vào sân bay quốc tế Phú Bài; hình thành trục kết nối Huế - Tứ Hạ - Bình Điền (đƣờng Tỉnh lộ 16, 12B), đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quảng Điền kết nối 12
  22. đô thị ven biển phía Bắc với thành phố Huế Triển khai đầu tƣ trục giao thông Thuỷ Dƣơng - Thuận An (đã hoàn thành đoạn Thủy Dƣơng - Tỉnh lộ 10) kết nối đô thị Thuận An với thành phố Huế và thị xã Hƣơng Thủy. Hoàn thành đƣờng La Sơn - Nam Đông giai đoạn 1. Hệ thống giao thông nông thôn đƣợc đầu tƣ kiên cố hóa, hoàn thành một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nhƣ: Xây mới Cầu Tam Giang, tuyến Phong Điền - Điền Lộc, Thuỷ Phù - Vinh Thanh; nâng cấp Tỉnh lộ 4, Tỉnh lộ 10 C,D. [20] Hạ tầng thủy lợi và ứng phó biến đổi khí hậu tiếp tục đƣợc ƣu tiên đầu tƣ. Bình quân 1 xã có 17,5 km kênh mƣơng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó kênh mƣơng đã đƣợc kiên cố hóa bình quân 6,5 km/xã, tỷ lệ xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh 58,6%; toàn tỉnh có 284 trạm bơm nƣớc, bình quân 1 xã có 2,5 trạm bơm nƣớc. Đã hoàn dự án thuỷ lợi Tây Nam Hƣơng Trà; phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ Tả Trạch, hồ chứa nƣớc Thuỷ Yên - Thuỷ Cam; hệ thống đê điều, hồ chứa, đập dâng, trạm bơm đƣợc tu bổ đảm bảo an toàn trong lũ lụt. Tiếp tục đầu tƣ xử lý chống xói lở bờ sông Hƣơng, sông Bồ, sông Ô Lâu, bờ biển Hải Dƣơng - Thuận An; nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, đê Tây phá Tam Giang. Hoàn thành xây dựng bến neo đậu tàu thuyến Phú Hải, khu neo đậu tránh, trú bão kết hợp bến cá Cầu Hai; hạ tầng tái định cƣ vùng sạt lở và lũ quét, các công trình khắc phục hậu quả lũ lụt đƣợc ƣu tiên đầu tƣ. [20] Hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt trong đô thị Huế và vùng phụ cận đƣợc nâng cấp, cải tạo; xây mới hệ thống cấp nƣớc thị trấn Phú Lộc và các xã lân cận, hệ thống cấp nƣớc thị trấn Phong Điền; hoàn thành lắp đặt các tuyến cấp nƣớc tập trung vƣợt phá Tam Giang - Cầu Hai để cung cấp nƣớc cho nhân dân các xã ven biển; nâng tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh trên toàn tỉnh lên 93%; trong đó, tỷ lệ sử dụng nƣớc sạch đạt 72%. [20] Hệ thống cấp điện: thôn, bản đã có điện lƣới; tỷ lệ hộ sử dụng điện là 99,5%. Tỷ lệ đƣờng phố chính đô thị đã đƣợc chiếu sáng 326,24 km trên tổng số 513,67 km, đạt 63,51%; tỷ lệ ngõ hẻm đã có chiếu sáng là 78,86 km trên tổng số 539,2 km đƣờng ngõ hẻm, đạt 14,6 %. [20] Hạ tầng xử lý chất thải: Đã hoàn thành dự án cải thiện môi trƣờng đô thị Lăng Cô; đang triển khai xây mới khu xử lý chất thải phía Nam thành phố Huế; triển khai 13
  23. dự án Cải thiện môi trƣờng nƣớc thành phố Huế. Hình thành hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã; hoàn thành các công trình vệ sinh trong trƣờng học và một số nơi công cộng. [20] Hạ tầng công nghệ thông tin đƣợc chú trọng đầu tƣ theo hƣớng xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm công nghệ thông tin mạnh. Tất cả các đơn vị từ tỉnh đến xã, phƣờng đã đƣợc kết nối Internet; 100% xã có điểm giao dịch bƣu điện và kết nối internet. Mở rộng diện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức ba. Đƣa vào sử dụng năm phần mềm dùng chung trong các sở, ban ngành và địa phƣơng. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và từng bƣớc khai thác, ứng dụng một số kết quả của Hệ thống thông tin địa lý Huế (GISHue). Hạ tầng viễn thông và truyền thông đƣợc đầu tƣ theo hƣớng cáp quang, ngầm hóa và dùng chung hạ tầng mạng vừa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ ứng dụng có chất lƣợng cao vừa đảm bảo mỹ quan môi trƣờng đô thị và các khu dân cƣ; đã hoàn thành ngầm hóa mạng cáp viễn thông và cáp truyền hình tại trung tâm thị xã Hƣơng Trà và Hƣơng Thủy. [20] 1.2.4 Tình hình đô thị hóa Công tác quản lý quy hoạch và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đạt 52,7% tỷ lệ đô thị hóa. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết (quy hoạch phân khu) so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt trung bình 56,28%; Tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu tại các đô thị trung tâm nhƣ thành phố Huế đạt 94,07%, thị xã Hƣơng Trà đạt 17,43%, thị xã Hƣơng Thủy đạt 16,97%; quy hoạch chi tiết đạt khoảng 12%. Tỷ lệ các xã hoàn thành lập quy hoạch nông thôn mới đạt 92/92 xã (tỷ lệ 100%). [18] Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật: tỷ lệ dân số đô thị đƣợc cung cấp sạch tính đến nay đạt 96,84%, trong đó, TP Huế đạt 100%. Đang tiến hành lập quy hoạch hệ thống nối mạng cấp nƣớc sạch các xã trên địa bàn tỉnh, các dự án hạ tầng kỹ thuật khu tái định cƣ phục vụ giải tỏa, tạo quỹ đất ở Lịch Đợi, Bàu Vá, Hƣơng Sơn, . Thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực đô thị đạt 92%, đang tiến hành lập quy hoạch phân khu xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tập trung Phú Sơn để kêu gọi đầu tƣ thực hiện dự án. Theo dõi, hỗ trợ thực hiện thi công dự án cấp nƣớc nguồn vốn ADB giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến 2020. Theo dõi, hỗ trợ triển khai dự án nhà máy xử lý nƣớc thải KCN Phong Điền giai 14
  24. đoạn 1, công suất 4.500m3/ngày đêm; dự án hệ thống nƣớc thải KCN và khu phi thuế quan Chân Mây – Lăng Cô; dự án Cải thiện môi trƣờng nƣớc TP Huế. [18] 1.2.5 Thu chi ngân sách nhà nước Năm 2016, doanh số thực thu ngân sách Nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 6.066 tỷ đồng, đạt 108% so với dự toán và tăng 118% so với cùng kỳ năm trƣớc: thu ngân sách địa phƣơng 5.537 tỷ đồng, còn lại là thu ngân sách Trung ƣơng. Công tác chi ngân sách đƣợc tập trung chỉ đạo thực hiện với số thực chi đạt 11.158 tỷ đồng, tăng 105% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó, chi ngân sách địa phƣơng hơn 7.800 tỷ đồng, chi ngân sách Trung ƣơng 3.358 tỷ đồng và chi đền bù do sự cố môi trƣờng biển 262 tỷ đồng. [17] Năm 2017, ngành kho bạc đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc phát triển toàn diện, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mới, tiếp tục cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cƣờng đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. [17] 1.2.6 Các vấn đề văn hóa – xã hội Thừa Thiên-Huế đã triển khai các dự án định canh, định cƣ, điều chỉnh bố trí dân cƣ ở một số địa bàn trên tuyến biên giới, vận động nhân dân xây dựng các làng, bản sát biên giới, vừa để sử dụng hợp lý và hiệu quả lao động, đất đai, phát triển KT-XH miền núi, biên giới, vừa tạo lập thế trận phòng thủ bảo vệ địa phƣơng ngày càng vững chắc ở địa bàn trọng yếu về QP-AN. Tại vùng ven biển cũng có sự điều chỉnh dân cƣ theo kế hoạch xây dựng các tiểu vùng kinh tế; đó là tiền đề để xây dựng lực lƣợng và thế trận chiến đấu của quân và dân ở vùng này. [19] Hệ thống bƣu chính-viễn thông có bƣớc phát triển vƣợt bậc với chất lƣợng, hiệu quả cao. Đến nay, 100% xã, phƣờng, thị trấn, trên 80% thôn, bản, 100% đồn biên phòng có máy điện thoại; đã lắp đặt các tuyến cáp quang quan trọng từ Huế đến huyện miền núi biên giới A Lƣới, các huyện ven biển, tuyến cáp quang dọc đƣờng sắt, hệ thống viễn thông VIETTEL đang đi vào hoạt động. Điều đó đã tạo thuận lợi cho việc đƣa thông tin đến vùng sâu, vùng xa, biên giới để phục vụ phát triển kinh tế, đời sống dân sinh, đồng thời rất tiện lợi cho việc quản lý, nắm tình hình các địa bàn, phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, 15
  25. chỉ huy của Tỉnh cả trong lĩnh vực kinh tế, QP-AN và trong phòng, chống thiên tai, lũ lụt. [19] Mạng lƣới y tế từ tỉnh đến huyện, xã đƣợc quan tâm đầu tƣ củng cố, trong đó 100% trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn có bác sĩ. Hệ thống khám, chữa bệnh, dịch vụ y tế mở rộng, 21 trạm y tế đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia. Bệnh viện Trung ƣơng Huế, Bệnh viện Trƣờng Đại học Y khoa Huế đƣợc đầu tƣ theo hƣớng trung tâm y tế chuyên sâu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân. Nhiều địa phƣơng, cơ sở đã triển khai thực hiện tốt các chƣơng trình, mục tiêu nhƣ Chƣơng trình quân dân y kết hợp, Chƣơng trình quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, dịch bệnh nguy hiểm, Chƣơng trình quốc gia về dân số-kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hiến máu nhân đạo Bệnh viện Trung ƣơng Huế, bệnh viện Quân y 268, các bệnh xá Công an, Quân sự, Biên phòng, bệnh viện dã chiến của Tỉnh đã ký kết phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm y tế khi có tình huống phức tạp xảy ra. [19] Giáo dục-đào tạo phát triển cả quy mô và chất lƣợng. Toàn Tỉnh đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống các trƣờng dạy nghề đƣợc đầu tƣ và mở rộng, phục vụ tốt cho đào tạo nguồn nhân lực và xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm. Đại học Huế là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của miền Trung Việt Nam, có 73 ngành đào tạo đại học, 53 ngành đào tạo thạc sĩ, 28 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, 16 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để hòa nhập với giáo dục đại học toàn cầu, tiếp tục mở rộng quy mô và cơ cấu ngành, nghề đào tạo theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu xã hội, bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc. Các trƣờng trung học phổ thông, trung cấp-dạy nghề, đại học đã thực hiện nghiêm chƣơng trình giáo dục quốc phòng cho các đối tƣợng theo quy định. Riêng Trung tâm giáo dục quốc phòng- Đại học Huế tuy mới thành lập, nhƣng đã khắc phục khó khăn, tổ chức huấn luyện, bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng cho hàng chục nghìn sinh viên đạt hiệu quả, chất lƣợng tốt. [19] Các lĩnh vực khác, nhƣ khoa học và công nghệ phát triển, nhiều đề tài đƣợc ứng dụng phục vụ phát triển KT-XH và QP-AN; hoạt động văn hóa-thông tin đƣợc đẩy mạnh, thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Huế; công tác xóa đói, giảm nghèo đƣợc ƣu tiên hàng đầu, không còn hộ đói, tỉ 16
  26. lệ hộ nghèo còn 7% (theo tiêu chí cũ). Tỉnh đã phát động các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp tập trung xóa nhà tạm cho đồng bào nghèo, gia đình có công với cách mạng, nhất là trên địa bàn hai huyện miền núi Nam Đông, A Lƣới. Chính sách đối với thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, ngƣời có công với cách mạng thƣờng xuyên đƣợc chăm lo; phong trào “đền ơn đáp nghĩa” triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. [19] 1.3 Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên sông Bồ, Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hƣởng của hoàn lƣu khí quyển, nên khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế diễn biến phức tạp và khá khắc nghiệt. Địa hình có cả núi, đồi và đồng bằng; bị chia cắt bởi các hệ thống sông suối, vùng đầm phá ven biển đã tạo nên những tiểu vùng khí hậu. Chính những đặc trƣng khí hậu này quyết định nên thời tiết và chế độ thủy văn của vùng. [5] Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn nằm trong những tỉnh có lƣợng mƣa lớn nhất nƣớc, lƣợng mƣa trung bình nhiều năm đo đƣợc tại nhiều trạm ở Thừa Thiên Huế dao động từ 2773 đến 3646 mm, trung bình 2700 mm, và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mƣa tập trung chủ yếu vào các tháng 9 ÷ 12, chiếm 68 ÷ 75% tổng lƣợng mƣa năm. [5] Sông Bồ nằm ở phía Bắc thành phố Huế, là một phụ lƣu quan trọng phía tả ngạn sông Hƣơng và thuộc hệ thống sông Hƣơng. Nó bắt nguồn từ vùng núi có độ cao tuyệt đối khoảng 650m ở phía Đông A Lƣới, chảy qua lãnh thổ Hƣơng Trà, Phong Điền theo hƣớng Nam - Bắc cho đến phía dƣới ngã ba hội lƣu với Rào Tràng, từ ngã ba đó đến Phú Ốc sông chuyển hƣớng Tây Nam - Đông Bắc, sau đó sông lại chuyển hƣớng Đông cho tới chỗ hội lƣu với sông Hƣơng ở ngã ba Sình. Chiều dài dòng chính sông Bồ tính đến Cổ Bi là 64km, đến ngã ba Sình là 94km. Diện tích lƣu vực tính đến Cổ Bi là 720km2, đến ngã ba Sình là 938km2. Độ dốc đáy sông trong vùng đồi núi đạt 10,2m/km, độ dốc bình quân chung là 6,9 m/km. Đặc điểm của sông là ngắn, dốc và nhiều ghềnh thác. Chính đặc điểm này đã tạo ra một chế độ thủy văn phức tạp là lũ lụt trong mùa mƣa và thiếu nƣớc trong mùa khô. Lƣu lƣợng dòng chảy của sông phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng mƣa. [5] Vào các tháng mùa khô (thƣờng từ tháng 1 đến tháng 8), do lƣợng mƣa thấp, nên lƣu lƣợng dòng chảy nhỏ, cùng với hoạt động của gió Tây Nam (gió Phơn hay gió Lào) 17
  27. làm cho mực nƣớc các sông giảm mạnh, sông chịu tác động mạnh của thủy triều từ biển và sự xâm nhập mặn vào sâu trong sông. Sự xâm nhập mặn gây khó khăn cấp nƣớc sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, nhƣng lại thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ. Vào các tháng mùa mƣa (thƣờng từ tháng 9 đến tháng 12), do lƣợng mƣa lớn, nên lƣu lƣợng dòng chảy tăng mạnh, cùng với địa hình dốc, đồng bằng là một dải hẹp, thấp trũng nên tốc độ tập trung nƣớc vào sông rất nhanh. Mạng lƣới sông suối đều bắt nguồn từ núi cao, độ dốc lòng sông lớn, chiều dài sông ngắn, nên tốc độ truyền lũ về đồng bằng rất nhanh, kết hợp với sóng biển và triều cƣờng đã gây ngập úng ở diện rộng và trong nhiều ngày, gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa và cả tính mạng con ngƣời. [5] Ngoài lũ chính mùa (10 ÷ 12), trong tháng 5 và 6, do có sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, nên thƣờng có mƣa lớn và sinh ra lũ gọi là lũ Tiểu Mãn. Theo thống kê, tần xuất xuất hiện của lũ Tiểu Mãn là 2,5 năm một lần. Nhìn chung, lũ Tiểu Mãn thƣờng ở mức độ nhỏ (mức báo động II) và do xuất hiện trong thời kỳ khô kiệt, nên lƣợng nƣớc bị tổn thất khá lớn, mức độ thiệt hại không đáng kể. [5] 18
  28. CHƢƠNG 2: MÔ TẢ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Chất lƣợng nƣớc và nhu cầu đánh giá chất lƣợng nƣớc 2.1.1 Chất lượng nước Nƣớc là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trƣờng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại trên trái đất. Tuy nhiên, khoảng 97% lƣợng nƣớc trên trái đất là nƣớc mặn, nƣớc ngọt ở sông hồ chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ (khoảng 0,01%). Song, với việc khai thác một cách dễ dàng các nguồn nƣớc phục vụ đời sống con ngƣời, sử dụng nƣớc một cách lãng phí, cùng với việc thải các chất độc hại bừa bãi đã làm cho nguồn nƣớc (kể cả nguồn nƣớc ngầm) đã bị suy giảm, cạn kiệt, thậm chí bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp và khu dân cƣ tập trung. Trƣớc tình hình đó, việc đánh giá chất lƣợng nƣớc để có kế hoạch quản lý, bảo vệ, kiểm soát ô nhiễm và khai thác nguồn nƣớc đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào. [5] 2.1.2 Các thông số cơ bản mô tả chất lượng nước Khi đề cập đến CLN, có thể dùng hai thuật ngữ thay thế cho nhau - CLN & ô nhiễm nƣớc (viết tắt là ONN), nghĩa là: CLN càng tốt ứng với mức ONN càng thấp và ngƣợc lại, CLN càng kém ứng với mức ONN càng cao. Để đánh giá CLN, ngƣời ta phải phân tích các thông số CLN. Dựa vào bản chất của các thông số CLN, ngƣời ta chia các thông số CLN thành các thông số vật lý, hoá học, vi sinh nhƣ sau [5]: - Các thông số vật lý: màu, mùi, nhiệt độ, tổng chất rắn, tổng chất rắn hoà tan, độ đục, độ dẫn điện - Các thông số hoá học: oxy hoà tan (DO), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), độ mặn, độ cứng, pH, NO3-, NO2-, NH4+ /NH3, PO43-, F-, SO42-, hoá chất bảo vệ thực vật (nhóm DDT, nhóm HCH, lindan ), kim loại độc (HgII, CdII, PbII ) - Các thông số vi sinh: tổng coliform, coliform phân “Tùy vào mục đích đánh giá, một số thông số nhất định đƣợc lựa chọn. Những thông số đƣợc sử dụng để đánh giá CLN các sông trong đề tài này bao gồm:” [5] 1. Tổng chất rắn lơ lửng và độ đục 19
  29. Mỗi nguồn nƣớc tự nhiên đều chứa một vài loại chất rắn lơ lửng, kích thƣớc các hạt rất nhỏ nên khó để nhận biết bằng mắt thƣờng. Mặc dù trơ về mặt hóa học, nhƣng tính chất vật lý của chúng có thể gây ra một số vấn đề: Giảm lƣợng ánh sáng truyền qua nƣớc, dẫn đến giảm tốc độ quá trình quang hợp của thực vật. Điều này sẽ làm suy giảm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc và ảnh hƣởng đến đời sống của thủy sinh vật. Ở một số vùng nƣớc ít xáo trộn, chất rắn lơ lửng có thể bị lắng đọng, ảnh hƣởng đến hô hấp của sinh vật đáy. [5] 2. Nhiệt độ Nhiệt độ cao có thể tác động đến chất lƣợng nƣớc do làm tăng cƣờng sự phát triển của vi sinh vật, và có thể làm tăng màu, mùi, vị của nƣớc. Các thủy sinh vật chỉ thích hợp với một biên độ nhiệt độ nhất định. Để bảo vệ đời sống thủy sinh, các giá trị giới hạn về nhiệt độ đƣợc đƣa ra dựa trên tác động của nhiệt độ đến chúng. [5] 3. Oxy hòa tan Oxy hòa tan là thông số quan trọng chỉ thị cho “sức khỏe” của một dòng sông, là một nhân tố chính đối với sự sống của mọi thủy sinh vật. Nồng độ bão hòa trong nƣớc của nó ở 250C là 8,54 mg/L, đồng thời DO rất dễ bị suy giảm bởi các chất dễ tác dụng với nó nhƣ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và cả chất vô cơ nhƣ Fe2+. [5] 4. Nhu cầu oxy sinh hóa và nhu cầu oxy hóa học Hai thông số này thể hiện tình trạng ô nhiễm hữu cơ của thủy vực, BOD5 và COD cao chứng tỏ nguồn nƣớc bị ô nhiễm hữu cơ cao. BOD5 đƣợc đề xuất là một thông số đƣợc áp dụng để quan trắc chất lƣợng nƣớc lâu dài của một dòng sông. Thông thƣờng với một nguồn nƣớc không ô nhiễm BOD5 sẽ rất thấp, chỉ vài mg/L.Trong khi đó COD lại đƣợc khuyến khích áp dụng để đánh giá các nguồn nƣớc bị ô nhiễm nặng nhƣ nƣớc thải công nghiệp. [5] 5. pH pH là hàm của nồng độ ion H+ trong nƣớc. Một nguồn nƣớc không ô nhiễm thƣờng có nồng độ H+ và các ion khác thấp, pH của chúng dao động trong khoảng trung tính và kiềm nhẹ. Các loài cá thƣờng thích hợp với pH từ 6,5 – 8,5; pH nằm ngoài khoảng giá trị trên đều gây hại cho động vật thủy sinh. [5] 6. Các chất dinh dƣỡng (NH4+, PO43-) 20
  30. Mọi sinh vật sống đều sử dụng ni tơ, phốt pho làm chất dinh dƣỡng để tạo protein. Tảo lục có khả năng hấp thu dạng N2 hòa tan trong nƣớc qua hệ rễ và chuyển hóa thành amoni và ni trát, là hai dạng ni tơ cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Ở nhiệt độ và pH của nƣớc sông, hàm lƣợng amoni thƣờng thấp; khi pH và nhiệt độ cao, amoni chuyển hóa thành khí NH3 có hại đối với cá và động vật thủy sinh. Phốt pho đƣợc xem là thông số giới hạn của sự phú dƣỡng ở nhiều thủy vực. [5] 7. Tổng Coliform Coliforms là các vi khuẩn hình que, gram âm, có khả năng lên men lactose và sinh khí ở nhiệt độ 35 ± 0,50C trong vòng 24-48 giờ. Nhóm vi khuẩn coliforms bao gồm các giống chủ yếu có thể tìm thấy trong phân và ngoài môi trƣờng (nƣớc giàu chất dinh dƣỡng, đất và xác thực vật) nhƣ Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và cả Fecal coliforms. Trong đó E. Coli là loài thƣờng dùng để chỉ thị việc ô nhiễm nguồn nƣớc bởi phân. Nhóm này cũng bao gồm các loài hiếm khi thấy trong phân nhƣ Seratia fonticola, Rabnella aqualiris và Buttiaxella agrestis.Vì vậy có thể dùng xét nghiệm tổng coliforms nhƣ một chỉ tiêu vi sinh, đánh giá khả năng nhiễm vi sinh vật gây bệnh của nguồn nƣớc tuy rằng không phải lúc nào coliforms cũng liên quan trực tiếp đến sự ô nhiễm phân hay vi khuẩn gây bệnh trong nƣớc. [5] 2.1.3 Nhu cầu đánh giá chất lượng nước Để đánh giá CLN, ngƣời ta có nhiều cách khác nhau [5]: - Đánh giá thông qua việc so sánh các thông số CLN xác định đƣợc với các tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực hoặc quốc tế). - Mô hình hoá chất lƣợng nƣớc, tức là sử dụng các mô hình toán học để mô phỏng CLN hoặc ONN. - Đánh giá CLN thông qua chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI). - Đánh giá CLN thông qua các chỉ thị sinh học Việc đánh giá CLN dựa vào việc phân tích các thông số riêng biệt, rồi so sánh từng thông số đó với giá trị đƣợc quy định trong tiêu chuẩn quốc gia không cho phép đánh giá một cách tổng quát về CLN, không phân loại đƣợc CLN, nên không hoặc khó so sánh CLN từng vùng của một con sông, so sánh CLN sông này với sông khác, CLN thời gian này với thời gian khác và do vậy, khó khăn cho việc giám sát và quản lý CLN. Việc 21
  31. đánh giá CLN dựa vào mô hình hoá đòi hỏi có một lƣợng lớn các dữ liệu đầu vào liên quan đến các yếu tố CLN, thuỷ động lực học, sinh thái học Điều đó chỉ phù hợp với các nƣớc có trình độ phát triển. Một công cụ đánh giá CLN vừa khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của phƣơng pháp đánh giá dựa vào những thông số riêng biệt, vừa không đòi hỏi quá nhiều yếu tố nhƣ phƣơng pháp đánh giá bằng mô hình hoá là đánh giá CLN dựa vào chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI). [5] 2.2 Giới thiệu về chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI) 2.2.1 Khái niệm Chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI - Water Quality Index) là một chỉ số đƣợc tính toán từ các thông số quan trắc chất lƣợng nƣớc, dùng để mô tả định lƣợng về chất lƣợng nƣớc và khả năng sử dụng của nguồn nƣớc đó; đƣợc biểu diễn qua một thang điểm. Các thông số đƣợc sử dụng để tính WQI bao gồm 10 thông số: DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH. [2] Các nguyên tắc xây dựng chỉ số WQI [2]: . Bảo đảm tính phù hợp; . Bảo đảm tính chính xác; . Bảo đảm tính nhất quán. . Bảo đảm tính liên tục; . Bảo đảm tính sẵn có; . Bảo đảm tính có thể so sánh. Mục đích sử dụng chỉ số WQI [2]: . Đánh giá nhanh chất lƣợng nƣớc mặt lục địa một cách tổng quát; . Có thể đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc; . Cung cấp thông tin môi trƣờng cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan; . Nâng cao nhận thức về môi trƣờng. 2.2.2 Ưu điểm và hạn chế của WQI Việc sử dụng WQI có nhiều ƣu điểm [5]: 22
  32. - WQI cho phép giảm một lƣợng lớn các thông số vật lý, hóa học, vi sinh xuống còn một con số đơn giản theo một phƣơng thức đơn giản. - WQI cho phép lƣợng hóa chất lƣợng nƣớc (tốt, xấu, trung bình ) theo một thang điểm liên tục và nó thể hiện tổng hòa ảnh hƣởng của các thông số. - WQI không những đóng vai trò là chỉ thị của sự thay đổi chất lƣợng nƣớc, mà còn chỉ thị cho những thay đổi về tiềm năng sử dụng nƣớc. - WQI cho phép đánh giá khách quan về CLN, đồng thời cho phép so sánh CLN theo không gian, thời gian và do vậy, thuận lợi cho phân vùng và phân loại CLN. - WQI thích hợp với việc tin học hoá, nên thuận lợi cho quản lý và thông báo cho cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách. - WQI sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bản đồ hóa CLN thông qua việc “màu hóa” các thang điểm WQI “Ngoài những ƣu điểm trên, WQI cũng có một vài điểm hạn chế nhƣ: thiếu sự nhất trí về cách tiếp cận chung để xây dựng mô hình WQI, WQI không bao hàm thông tin về hiệu quả kinh tế có đƣợc từ những nỗ lực cải thiện CLN ” [5] 2.2.3 Sơ lược về tình hình sử dụng WQI Hiện nay có 3 xu hƣớng sử dụng WQI trong quản lý CLN và kiểm soát ONN [5]: (1). Áp dụng hoàn toàn một mô hình WQI của một quốc gia hoặc một địa phƣơng nào đó vào địa phƣơng hoặc quốc gia mình. (2). Áp dụng có cải tiến (hay điều chỉnh) một mô hình WQI của một quốc gia hoặc địa phƣơng khác vào quốc gia hoặc địa phƣơng mình: nhƣ chỉ số Bhargava của Ấn Độ, chỉ số SDD ở Thái Lan. Các nƣớc đang phát triển phần lớn theo hai xu thế này, vì ít tốn kém công sức, chi phí và thời gian. Hiện có nhiều nghiên cứu áp dụng thống kê để điều chỉnh mô hình WQI đã có thành một mô hình mới với ít thông số hơn nhƣng vẫn đảm bảo tính đúng đắn và độ tin cậy. (3). Xây dựng cho địa phƣơng hay quốc gia mình một mô hình WQI riêng :chỉ số CCME-WQI, chỉ số SDD của cục phát triển Scotland, . Các nƣớc phát triển thƣờng theo xu hƣớng này, nó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí. Một số loại WQI thƣờng sử dụng đƣợc tóm tắt trong bảng 2.1, trong đó có NSF-WQI (US National Sanitation Foundation), BC-WQI (Bristish Columbia Water 23
  33. quality index), CanadianWater Quality Index (CWQI), Oregon Water Quality index (OWQI), và Florida Stream Water Quality Index (FWQI) . Các nhà khoa học của Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu áp dụng WQI trong đánh giá CLN. Bảng 2.2 trình bày một số kết quả nghiên cứu có áp dụng WQI trên thế giới và Việt Nam. [5] 24
  34. Bảng 2.1 Bảng tóm tắt một số chỉ số chất lƣợng nƣớc đƣợc nghiên cứu và áp dụng [5] Thông số, Xác định chỉ số Thang WQI Mục đích đánh giá Trọng số(*) Công thức tổng hợp n phụ điểm Theo mục đích sử 3-5 Hàm tuyến tính - WQI = Bhargava dụng 0÷100 - WQI Đƣợc tính từ WQI theo mục đích Bình quân số học các giá trị WQI Tổng quát +/- sử dụng nƣớc của các mục đích sử dụng nƣớc NSF- WA – WQI = Tổng quát 9 Delphi + 0÷100 WQI WM – WQI = Dựa vào 3 yếu tố : CCME- Theo mục đích riêng Theo điều F : phạm vi; F : tần - 0÷100 WQI hay tổng quát kiện, n ≥ 4 1 2 CCME – WQ = 100 - suất; F3: biên độ 10÷10 OWQI Theo mục đích 8 Hàm - OWQI = 0 Chất lƣợng của hệ ATI 14 Hàm - 0÷100 sinh thái nƣớc I = CL nƣớc mặt tổng OIP 12 Hàm - 0÷16 quát OIP = Horton Tổng quát 10 Hàm + WQI = (*) +: có áp dụng trọng số; -: không áp dụng trọng số 25
  35. Bảng 2.2 Một số kết quả nghiên cứu áp dụng WQI trên thế giới và Việt Nam [5] Lƣu vực sông Thời gian WQI Kết quả CLN tốt ở vùng đầu nguồn và trung lƣu của sông; ở vùng hạ lƣu CLN S.Chillán, Chile rất xấu suốt mùa khô do ảnh hƣởng của nƣớc thải đô thị. 01-11/2000 WQI = PCA đƣợc áp dụng, các mô hình điều chỉnh thể hiện đƣợc xu hƣớng biến động CLN theo không gian, thời gian nhƣ mô hình gốc. Sông ở các bang - Sự thay đổi CLN các sông từ năm 1980 đến 1995 (hoặc 1996). thuộc Canada: - WQI thể hiện khả năng so sánh CLN, xu hƣớng biến động CLN của 1980-1996 CCME-WQI Ontario, Alberta, các nhánh sông. - Ƣu điểm, hạn chế và một số nguyên tắc áp dụng chỉ số CLN. S. Hƣơng (Huế), S.Thạch Hãn (Quảng 01-12/2004 Trị) Bhargava-WQI CLN các sông có xu hƣớng giảm dần ở hạ nguồn nhất là vào mùa khô. NSF-WQI Các sông đƣợc phân vùng theo mục đích sử dụng trong từng mùa. S.Kiến Giang (Quảng 06/2001- Bình) 05/2002 NSF-WQI (điều CLN sông giảm theo thời gian, thay đổi từ ô nhiễm rất nhẹ đến ô nhiễm S.Đồng Nai 1998-2004 chỉnh) nhẹ (9>WQI>5). WQI của năm 2009 thấp hơn năm 2008 và có sự khác biệt khá lớn giữa Hệ thống sông Cầu 2008-2009 VN-WQI các vị trí quan trắc. Đa số WQI nằm trong khoảng 51-75 và 76-90, nhiều vị trí từ 0-25 (sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê). WQI có xu hƣớng giảm theo thời gian ở tất cả các sông, sông trong nội Hệ thống sông Nhuệ - 2008-2009 VN-WQI thành Hà Nội có CLN xấu nhất. Năm 2008, giá trị WQI trong khoảng 0- Đáy 25, 26-50 và 51-75, nhƣng năm 2009 đa số rơi vào khoảng 0-25. 26
  36. 2.3 Nội dung nghiên cứu và quy trình tính toán chỉ số WQI 2.3.1 Nội dung nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu của đề tài là : (1) Thu thập số liệu phân tích các thông số CLN sông Bồ tại Sở tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Thừa Thiên Huế. (2) Tính toán các giá trị WQI thủ công của các thông số chất lƣợng nƣớc. (3) Sử dụng ArcGIS để hình thành mô hình bản đồ giới hạn hay File mô hình của sông Bồ. (4) Cập nhật File mô hình lên WebGIS và tính toán chỉ số WQI theo từng đợt đo. (5) Phân vùng chất lƣợng nƣớc sông Bồ theo WQI theo không gian và thời gian. 2.3.2 Giới thiệu chung về phần mềm sử dụng 2.3.2.1 Phần mềm ArcGIS ArcGIS (ESRI Inc. - là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập / nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau nhƣ CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau nhƣ: desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD) và có khả năng tƣơng tích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau. [21] 27
  37. Hình 2.1 Ảnh minh họa Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS [21] ArcGIS Desktop (với phiên bản mới nhất là ArcGIS 10) bao gồm những công cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép [21]: • Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu thuộc tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lấy từ Internet; • Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều cách khác nhau; • Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc tính; • Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lƣợng trình bày chuyên nghiệp. ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe. Khi sử dụng các ứng dụng này đồng thời, ngƣời sử dụng có thể thực hiện đƣợc các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. Phần mềm ArcGIS Desktop đƣợc cung cấp cho ngƣời dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác nhau là ArcView, ArcEditor, ArcInfo. [21] 28
  38. 2.3.2.2 Phần mềm WQUIZ Hiện nay đánh giá chất lƣợng nƣớc không thể chỉ dựa trên từng chỉ số đo riêng lẻ mà phải đánh giá theo WQI. Chính vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm hỗ trợ cần thiết hơn bao giờ hết. Phần mềm WQUIZ hƣớng tới đối tƣợng sử dụng là các cá nhân, tổ chức cần xây dựng bản đồ chất lƣợng nƣớc theo phƣơng pháp WQI. Phần mềm đƣợc xây dựng với mức độ tự động hóa cao với giao diện mềm dẻo, dễ sử dụng. Phần mềm đƣợc cài đặt trên mạng và ngƣời dùng có thể thao tác trực tuyến. Dữ liệu bản đồ cần đƣợc chuẩn bị dạng shape file, sau đó sẽ tích hợp với module tính toán và CSDL môi trƣờng. Nói chung, WQUIZ có các chức năng nhƣ sau [9]: - Quản lý bản đồ bằng công nghệ WebGIS. - Quản lý các điểm lấy mẫu quan trắc. - Dựa trên ngân hàng mô hình WQI xuất ra kết quả tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc. - Vẽ bản đồ ô nhiễm 2 chiều. 2.3.3 Quy trình tính toán chỉ số WQI Hình 2.2 Các bƣớc thực hiện tính toán chỉ số WQI [9] 29
  39. Cụ thể nhƣ sau:  Thu thập, tập hợp các số liệu quan trắc: Số liệu quan trắc thu thập đƣợc bao gồm: Hình 2.3 Nhóm các thông tin về số liệu thu thập [9] Trong đó: 1 Tên/ Mã trạm đo 2 Vị trí của trạm đo DANH SÁCH TRẠM ĐO 3 Tọa độ X, Y của trạm đo 4 Loại trạm đo Hình 2.4 Thông tin về danh sách trạm đo [9] 30
  40. Hình 2.5 Thông tin về thời gian đo đạc [9] Hình 2.6 Thông tin về kết quả đo đạc [9]  Tính toán WQI cho từng thông số [2]: Đầu tiên tính giá trị trung gian là WQI trung bình 24 giờ của từng thông số theo công thức sau đây: Tính WQISI cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform: Công thức (1) qq WQI ii 1 () q SI BPi 1 C p i 1 BP BPi 31
  41. Trong đó: . BPi : Nồng độ giới hạn dƣới của giá trị thông số quan trắc đƣợc quy định trong bảng 2.1 tƣơng ứng với mức i. . BPi+1 : Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc đƣợc quy định trong Bảng 2.1 tƣơng ứng với mức i+1. . qi : Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng 2.3 tƣơng ứng với giá trị BP. . q i+1 : Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng 2.3 tƣơng ứng với giá trị BP i+1. . Cp : Giá trị của thông số quan trắc đƣợc đƣa vào tính toán Bảng 2.3 Bảng quy định giá trị qi, BPi các thông số [2] Giá trị BPi quy định đối với từng thông số Độ i q BOD COD N-NH P-PO TSS Coliform i 5 4 4 đục (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (MPN/100ml) (NTU) 1 100 4 10 0.1 0.1 5 20 2500 2 75 6 15 0.2 0.2 20 30 5000 3 50 15 30 0.5 0.3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0.5 70 100 10000 5 1 50 80 5 6 100 >100 >10000 Tính toán WQIDO cho thông số DO: đƣợc tính toán thông qua giá trị DO phần trăm bão hòa. [2]  Tính giá trị DO bão hòa: 14.652 0.41022 0.007991023 0.000077774 DObaohoa TTT Trong đó, T là nhiệt độ môi trƣờng nƣớc tại thời điểm quan trắc.  Tính giá trị DO phần trăm bão hòa: / *100 DO%baohoa DO hoa tan DO baohoa Trong đó DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc đƣợc (đơn vị là mg/l) Tính toán giá trị WQIDO: Việc tính toán giá trị WQIDO có đôi chút phức tạp hơn so với các chỉ tiêu khác vì có thể sử dụng nhiều công thức. Và trƣớc tiên, ta cần phải so sánh giá trị DO% bão hòa [2]: 32
  42.  Nếu DO% bão hòa trong khoảng giá trị từ 112-200 thì WQIDO đƣợc tính theo Công thức (1) và sử dụng Bảng 2.4 Bảng quy định giá trị qi và BPi đối với DO% bão hòa  Nếu DO% bão hòa trong khoảng giá trị từ 20-88 thì WQIDO đƣợc tính theo Công thức (2) và sử dụng Bảng 2.4 Bảng quy định giá trị qi và BPi đối với DO% bão hòa Công thức (2) qq WQI ii 1 () q SI C p BPi i BPii 1 BP Bảng 2.4 Bảng quy định giá trị qi, BPi đối với DO% bão hòa [2] i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BPi 20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥ 200 qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1 Tính toán WQIpH cho thông số pH: Việc tính toán giá trị WQIpH có đôi chút phức tạp hơn so với các chỉ tiêu khác vì có thể sử dụng nhiều công thức. Trƣớc tiên, cần phải so sánh giá trị pH quan trắc [2]:  Nếu giá trị pH quan trắc đƣợc nằm trong khoảng từ 8.5-9 thì WQIpH đƣợc tính theo Công thức (1) và sử dụng Bảng 2.5 Bảng quy định giá trị qi và BPi đối với thông số pH  Nếu giá trị pH quan trắc đƣợc nằm trong khoảng từ 5.5-6 thì WQIpH đƣợc tính theo Công thức (2) và sử dụng Bảng 2.5 Bảng quy định giá trị qi và BPi đối với thông số pH Bảng 2.5 Bảng quy định giá trị qi, BPi đối với thông số pH [2] i 1 2 3 4 5 6 BPi 5.5 5.5 6 8.5 9 ≥ 9 qi 1 50 100 100 50 1  Tìm ra giá trị WQI theo ngày của trạm đo [2]: Sau khi đã có các giá trị WQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị WQI lớn nhất của các thông số đó đƣợc lấy làm giá WQI theo ngày của trạm quan trắc đó. 33
  43. Công thức (3) 13 WQI 1152 pH WQI  WQIa WQI b WQI c 100 5ab 11 2 Trong đó: . WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P- PO4. . WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục. . WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform. . WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.  So sánh chỉ số chất lƣợng không khí đã đƣợc tính toán với bảng [2]: Sau khi tính toán đƣợc chỉ số chất lƣợng nƣớc, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tƣơng ứng với mức cảnh báo chất lƣợng nƣớc và khả năng sử dụng nguồn nƣớc đó cho mục đích gì, đƣợc nêu trong bảng 2.6 Bảng 2.6 Thang điểm của chỉ số WQI [2] Màu Mức WQI Ý nghĩa 100>=WQI>=91 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt. Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 90>=WQI>=76 nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Sử dụng cho mục đích tƣới tiêu và các mục 75>=WQI>=51 đích tƣơng đƣơng khác. Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích 50>=WQI>=26 tƣơng đƣơng khác. Nƣớc ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý 25>=WQI>=0 trong tƣơng lai. Chỉ số chất lƣợng nƣớc hiện nay đang đƣợc áp dụng cho nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Tuy nhiên, ứng với mỗi một quốc gia sẽ có cách tính và thông số riêng, đặc trƣng cho từng khu vực. Nhƣng có thể nói, chỉ số WQI đã dần trở nên khá quen thuộc và có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực môi trƣờng nói chung và tài nguyên nƣớc nói riêng. Mục đích của việc sử dụng WQI [9]: Đánh giá nhanh chất lƣợng nƣớc mặt lục địa một cách tổng quát. 34
  44. Có thể đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc. Cung cấp thông tin môi trƣờng cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan. Góp phần ngâng cao nhận thức về môi trƣờng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nhƣ ngày nay sẽ giúp đẩy mạnh các ứng dụng trong việc sử dụng chỉ số WQI. Từ kkhi máy tính ra đời cho đến nay, nền khoa học công nghệ của thế giới ngày càng phát triển vƣợt bậc. Những phát triển công nghệ gần đây, bao gồm công nghệ in ấn, máy điện thoại và Internet đã làm giảm những trở ngại về mặt vật lý trong truyền thông, cho phép con ngƣời tƣơng tác với nhau tự do ở cấp độ toàn cầu. Internet đã làm thay đổi tất cả mọi thứ và GIS cũng không là ngoại lệ. WebGIS, là sự kết hợp của Web và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã phát triển thành một ngành phát triển nhanh chóng kể từ khi thành lập vào năm 1993. WebGIS không còn trở nên xa lạ bởi các ứng dụng của nó có thể trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất, sinh hoạt đến dịch vụ. Trong lĩnh vực môi trƣờng, WebGIS đã có nhiều ứng dụng và đề tài nghiên cứu, đóng góp không nhỏ vào vấn đề quản lý môi trƣờng. Việc tích hợp các mô hình tính toán đang ngày càng phát triển rộng rãi và mở đƣờng cho hƣớng đi mới của các ứng dụng WEBGIS cho lĩnh lực này. [6] 35
  45. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả tính toán chỉ số WQI của phần mềm 3.1.1 Quan trắc (15/03/2013) Bảng 3.1 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2013 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 93 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 92 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 78 nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Hình 3.1 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 1 – 2013 Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy đoạn sông Bồ từ thƣợng nguồn thủy điện Hƣơng Điền chạy qua xã Phong Sơn và xã Phong An đều rất tốt WQI = 91÷100. Đối với đoạn sông Bồ qua xã Quảng Phú có nguy cơ bị ô nhiễm, tuy vẫn có thể 36
  46. dùng để cấp nƣớc sinh hoạt nhƣng sẽ cần các biện pháp xử lý phù hợp. Khi phân tích các chỉ số WQI ta dễ dàng nhận thấy thông số Coliform khá cao 6300 MPN/100ml với WQI Coliform là 62, còn WQI của TSS và COD dù có nhỉnh hơn Coliform nhƣng cũng chỉ dừng lại ở mức xanh lục với giá trị lần lƣợt là 75.75 và 79 đƣợc nêu trong Bảng 3.13 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2013 và CLN tổng quát đƣợc nêu trong Bảng 3.1 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2013 3.1.2 Quan trắc (15/06/2013) Bảng 3.2 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2013 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 94 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 92 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 83 nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy đoạn sông Bồ từ thƣợng nguồn thủy điện Hƣơng Điền chạy qua xã Phong Sơn và xã Phong An đều rất tốt WQI = 91÷100. Đối với đoạn sông Bồ chạy qua xã Quảng Phú có nguy cơ bị ô nhiễm. Tuy vẫn có thể dùng để cấp nƣớc sinh hoạt nhƣng sẽ cần các biện pháp xử lý phù hợp. Giống quý 1- 2013, khi phân tích các chỉ số WQI ta dễ dàng nhận thấy thông số Coliform tuy thấp hơn quý 1 5800MPN/100ml với WQI Coliform là 67, còn WQI của TSS và COD dù có nhỉnh hơn Coliform và so với quý 1 với giá trị lần lƣợt là 76.5 và 83 đƣợc nêu trong Bảng 3.14 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2013 và CLN tổng quát đƣợc nêu trong Bảng 3.2 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2013 37
  47. Hình 3.2 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 2 – 2013 3.1.3 Quan trắc (15/09/2013) Bảng 3.3 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2013 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 95 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 94 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 84 nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Tƣơng tự quý 1, đoạn sông Bồ từ thƣợng nguồn thủy điện Hƣơng Điền chạy qua xã Phong Sơn và xã Phong An đều rất tốt WQI = 91÷100. CLN của đoạn sông qua xã Quảng Phú chƣa đƣợc cải thiện và có phần ô nhiễm hơn. Khi phân tích chỉ số WQI, ta nhận thấy vẫn là 3 thông số: TSS, COD và Coliform là nguyên nhân khiến cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Trong đó, vẫn là Coliform là nguyên nhân chính với 6200MPN/100ml 38
  48. tƣơng đƣơng WQI là 63, dù thông số TSS đƣợc cải thiện nhƣng CLN vẫn thay đổi không đáng kể với WQI là 94 và COD là 83 đƣợc nêu trong Bảng 3.15 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2013 và CLN tổng quát đƣợc nêu trong Bảng 3.3 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2013 Hình 3.3 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 3 – 2013 3.1.4 Quan trắc (15/12/2013) Bảng 3.4 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2013 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 96 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 96 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 85 nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp 39
  49. Tƣơng tự quý 2, đoạn sông Bồ từ thƣợng nguồn thủy điện Hƣơng Điền chạy qua xã Phong Sơn và xã Phong An đều rất tốt WQI = 91÷100. WQI của thông số Coliform tuy có giảm so với quý trƣớc đó nhƣng do WQI của TSS giảm mạnh và của COD đƣợc cái thiện với giá trị lần lƣợt là 79.25 và 93.5 đƣợc nêu trong Bảng 3.16 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2013 nên không có nhiều thay đổi trong kết quả CLN ở đoạn sông qua xã Quảng Phú đƣợc nêu trong Bảng 3.4 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2013 Hình 3.4 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 4 – 2013 3.1.5 Quan trắc (15/03/2015) Bảng 3.5 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2015 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 94 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 97 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 40
  50. 3 NSB3 98 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy thông số nguyên nhân làm thay đổi CLN là DO và nhiệt độ của nƣớc sông. Tuy nhiên, giá trị các thông số còn lại đều ở dƣới ngƣỡng cho phép của WQI = 100. Do đó, CLN sông Bồ quý 1 -2015 đạt tiêu chuẩn đểdùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt trên đoạn sông của các trạm đƣợc nêu trong Bảng 3.17 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2015 Hình 3.5 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 1 – 2015 3.1.6 Quan trắc (15/06/2015) Bảng 3.6 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2015 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 94 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 94 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 41
  51. 3 NSB3 100 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy nƣớc sông Bồ ở lòng hồ thủy điện Hƣơng Điền có độ đục lớn và cầu An Lỗ có BOD5 khá cao lần lƣợt là 23.8 và 5.8 (mg/l) là nguyên nhân chính làm giảm CLN. Còn các thông số còn lại của các trạm đều đạt WQI = 90÷100, đặc biệt là trạm cấp nƣớc Tứ Hạ CLN đều đạt WQI = 100 nên CLN tổng quát đều đạt tiêu chuẩn cấp nƣớc sinh hoạt trên đoạn sông của các trạm đƣợc nêu trong Bảng 3.6 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2015 Hình 3.6 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 2 – 2015 3.1.7 Quan trắc (15/09/2015) Bảng 3.7 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2015 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 97 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 42
  52. 2 NSB2 96 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 97 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy nếu CLN đoạn sông qua xã Phong Sơn chịu ảnh hƣởng của DO và xã Quảng Phú chịu ảnh hƣởng của độ đục thì xã Phong An chịu ảnh hƣởng của cả hai thông số. Do các thông số còn lại của các trạm đều dƣới ngƣỡng WQI = 100 nên WQI tổng quát thể hiện CLN rất tốt WQI = 91÷100 đƣợc nêu trong Bảng 3.19 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2015 Hình 3.7 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 3 – 2015 3.1.8 Quan trắc (15/12/2015) Bảng 3.8 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2015 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 43
  53. 1 NSB1 98 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 95 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 93 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy đoạn sông Bồ qua xã Phong Sơn chịu ảnh hƣởng của thông số DO, trong khi đoạn sông Bồ qua hai xã Phong An và Quảng Phú đều chịu ảnh hƣởng của DO và độ đục. Có thể thấy rằng CLN tổng quát WQI giảm dần ứng với mức độ ô nhiễm tăng dần từ trạm đầu cho đến trạm cuối đƣợc nêu trong Bảng 3.8 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2015 Hình 3.8 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 4 – 2015 44
  54. 3.1.9 Quan trắc (15/03/2016) Bảng 3.9 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2016 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 95 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 89 nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp 3 NSB3 91 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy đoạn sông Bồ qua các trạm đều chịu ảnh hƣởng của thông số DO và nhiệt độ. Tuy nhiên, đoạn sông qua cầu An Lỗ và cấp nƣớc Tứ Hạ chịu thêm ảnh hƣởng của BOD5, COD và độ đục, CLN tổng quát đƣợc nêu trong Bảng 3.9 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2016 Hình 3.9 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 1 – 2016 45
  55. 3.1.10 Quan trắc (15/06/2016) Bảng 3.10 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2016 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 96 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 94 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 92 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy tuy ít chịu ảnh hƣởng của độ đục so với quý 1 – 2016 nhƣng CLN trên sông Bồ trạm cầu An Lỗ và cấp nƣớc Tứ Hạ chịu thêm ảnh hƣởng từ BOD5 và COD. Đối với trạm thƣợng nguồn Hƣơng Điền thì chỉ chịu ảnh hƣởng từ DO và nhiệt độ. Các thông số còn lại đều cho CLN có WQI tổng quát tốt WQI = 91÷100 đƣợc nêu trong Bảng 3.10 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2016 Hình 3.10 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 2 – 2016 46
  56. 3.1.11 Quan trắc (15/09/2016) Bảng 3.11 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2016 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 97 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 95 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 96 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy CLN trên các đoạn sông Bồ đều chịu ảnh hƣởng từ thông số DO và nhiệt độ. Trên đoạn sông qua xã Quảng Phú phát hiện ô nhiễm nhẹ COD và CLN tổng quát đƣợc nêu trong Bảng 3.23 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2016 Hình 3.11 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 3 – 2016 47
  57. 3.1.12 Quan trắc (15/12/2016) Bảng 3.12 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2016 Màu hiển STT Trạm quan trắc WQI Phân loại thị 1 NSB1 96 Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 2 NSB2 84 nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Sử dụng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt 3 NSB3 83 nhƣng cần các biện pháp xử lý phù hợp Từ thông số tính toán chỉ số WQI trên mô hình ta thấy đoạn sông Bồ chảy qua hai xã Phong An và Quảng Phú có nguy cơ bị ô nhiễm. Khi phân tích chỉ số WQI ta nhận thấy nguy cơ gây ô nhiễm đến từ độ đục, DO và nhiệt độ. Với độ đục lần lƣợt là 53.45 và 65.95 (mg/l) và đoạn sông Bồ ở cả 3 trạm đều chịu ảnh hƣởng của DO và nhiệt độ. Nhìn chung, CLN tổng quát đƣợc nêu trong Bảng 3.12 Kết quả tính toán chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2016 Hình 3.12 Bản đồ phân vùng chất lƣợng nƣớc mặt sông Bồ quý 4 – 2016 48
  58. 3.2 Kết quả tính toán thủ công Bảng 3.13 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2013 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 86.00 95.00 100.00 100.00 86.00 100.00 459.46 186.00 94.90 NSB2 100.00 100.00 92.00 100.00 100.00 100.00 74.00 100.00 465.90 174.00 93.24. NSB3 100.00 100.00 79.00 92.50 100.00 100.00 75.75 62.00 464.38 175.75 79.69 Bảng 3.14 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2013 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 89.00 100.00 100.00 100.00 86.25 100.00 472.46 186.25 95.83 NSB2 100.00 100.00 100.00 87.50 100.00 100.00 72.75 100.00 480.58 172.75 93.98 NSB3 100.00 100.00 83.00 100.00 100.00 100.00 76.5 67.00 483.00 176.50 82.97 Bảng 3.15 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2013 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 84.00 100.00 100.00 100.00 93.00 100.00 465.54 193.00 96.49 NSB2 100.00 100.00 92.00 90.00 100.00 100.00 74.13 100.00 482.00 174.13 94.33 NSB3 100.00 100.00 83.00 95.00 100.00 100.00 94.00 63.00 478.00 194.00 83.59 Bảng 3.16 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2013 TRẠM WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQIa WQIb WQI 49
  59. pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 99.00 95.00 100.00 100.00 80.50 99.00 494.00 180.50 95.93 NSB2 100.00 100.00 90.00 82.50 100.00 100.00 88.25 98.00 472.50 188.25 95.52 NSB3 100.00 100.00 93.50 92.50 100.00 98.33 79.25 70.00 486.00 177.58 84.53 Bảng 3.17 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2015 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 97.67 100.00 100.00 440.58 197.67 95.49 NSB2 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 475.58 200.00 98.34 NSB3 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 489.04 200.00 99.26 Bảng 3.18 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2015 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 65.50 100.00 100.00 500.00 165.50 93.88 NSB2 100.00 77.50 100.00 100.00 100.00 90.00 100.00 100.00 467.31 190.00 96.11 NSB3 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 500.00 200.00 100.00 Bảng 3.19 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2015 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 479.42 200.00 98.60 NSB2 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 95.83 100.00 100.00 479.00 195.83 97.89 NSB3 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 81.67 100.00 100.00 500.00 181.67 96.84 50
  60. Bảng 3.20 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2015 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 494.23 200.00 99.61 NSB2 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 73.75 100.00 100.00 491.54 173.75 94.88 NSB3 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 60.00 100.00 100.00 496.15 160.00 92.59 Bảng 3.21 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 – 2016 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 100.00 97.50 100.00 98.00 100.00 100.00 459.80 198.00 96.92 NSB2 100.00 73.61 68.88 100.00 100.00 89.00 100.00 100.00 403.89 189.00 91.39 NSB3 100.00 72.78 74.85 97.75 100.00 87.00 100.00 100.00 431.34 187.00 93.08 Bảng 3.22 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2016 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 468.50 200.00 97.85 NSB2 100.00 80.00 65.83 100.00 100.00 98.33 100.00 100.00 437.37 198.33 95.37 NSB3 100.00 66.42 51.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 411.84 200.00 93.74 Bảng 3.23 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2016 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 98.00 100.00 100.00 481.15 198.00 98.39 51
  61. NSB2 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 94.33 100.00 100.00 467.20 194.33 96.83 NSB3 100.00 100.00 88.50 100.00 100.00 99.33 100.00 100.00 466.38 199.33 97.6 Bảng 3.24 Kết quả tính toán thủ công chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 – 2016 WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI TRẠM WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform NSB1 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 462.30 200.00 97.42 NSB2 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 35.34 100.00 100.00 459.40 135.34 85.35 NSB3 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 27.53 100.00 100.00 471.70 127.53 84.41 52
  62. 3.3 Chỉ số hiệu quả NASH – SUTCLIFFE Efficiency (NSE) Sau khi kết thúc hiệu chỉnh, quá trình kiểm định đƣợc thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình/ phần mềm. Quá trình hiệu chỉnh, kiểm định mô hình đƣợc thực hiện bằng cách xử lý chỉ số hiệu quả NSE. Công thức tính toán các hệ số này đƣợc thể hiện trong các phƣơng trình sau đây. Trong đó: Oi là giá trị đƣợc tính bằng thủ công là trung bình giá trị đƣợc tính thủ công Pi là giá trị đƣợc tính từ phần mềm Hiệu quả của Nash-Sutcliffe có thể dao động từ -∞ đến 1. Hiệu quả của 1 (E = 1) tƣơng ứng với sự tƣơng thích của dữ liệu đƣợc mô hình hóa với các dữ liệu quan sát đƣợc. Hiệu quả của 0 ( E = 0) chỉ ra rằng các dự đoán mô hình cũng chính xác nhƣ dữ liệu quan sát đƣợc, trong khi hiệu quả ít hơn không ( E <0) xảy ra khi dữ liệu quan sát đƣợc là một chỉ số dự báo tốt hơn mô hình, nói cách khác, khi phƣơng sai dƣ (đƣợc mô tả bởi tử số trong biểu thức ở trên), lớn hơn độ biến thiên dữ liệu (mô tả bằng mẫu số). Về cơ bản, hiệu quả mô hình càng gần 1 thì tính chính xác của mô hình càng cao. [7] Bảng 3.25 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 - 2013 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 94.9 93 3.61 31.618 NSB2 93.24 92 1.5376 15.705 NSB3 79.69 78 2.8561 91.91 Trung bình 89.277 Tổng 8.0037 139.233 NSE 0.9425 53
  63. Bảng 3.26 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 – 2013 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 95.83 94 3.3489 24.0394 NSB2 93.98 92 3.9204 9.3208 NSB3 82.97 83 0.0009 63.313 Trung bình 90.927 Tổng 7.2702 96.6732 NSE 0.924796 Bảng 3.27 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 – 2013 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 96.49 95 2.2201 25.2004 NSB2 94.33 94 0.1089 8.1796 NSB3 83.59 84 0.1681 62.0944 Trung bình 91.47 Tổng 2.4971 95.4744 NSE 0.9738 Bảng 3.28 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 - 2013 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 95.93 96 0.0049 15.5 NSB2 95.52 96 0.2304 12.44 NSB3 84.53 85 0.2209 55.696 Trung bình 91.993 Tổng 0.4562 83.636 NSE 0.9945 Bảng 3.29 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 - 2015 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 95.49 94 2.2201 4.87 NSB2 98.34 97 1.7956 0.413 NSB3 99.26 98 1.5876 2.443 Trung bình 97.697 Tổng 5.6033 7.726 NSE 0.2747 54
  64. Bảng 3.30 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 - 2015 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 93.88 94 0.0144 7.745 NSB2 96.11 94 4.4521 0.3058 NSB3 100 100 0 11.135 Trung bình 96.663 Tổng 4.4665 19.1858 NSE 0.767 Bảng 3.31 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 - 2015 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 98.6 97 2.56 0.677 NSB2 97.89 96 3.5721 0.01277 NSB3 96.84 97 0.0256 0.878 Trung bình 97.777 Tổng 6.1577 1.56777 NSE -2.92768 Bảng 3.32 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 - 2015 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 99.61 98 2.5921 15.2881 NSB2 94.88 95 0.0144 0.6724 NSB3 92.59 93 0.1681 9.6721 Trung bình 95.7 Tổng 2.7746 25.6326 NSE 0.891755 Bảng 3.33 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 1 - 2016 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 96.92 95 3.6864 9.753 NSB2 91.39 89 5.7121 5.7936 NSB3 93.08 91 4.3264 0.514 Trung bình 93.797 Tổng 13.7249 16.0606 NSE 0.14543 55
  65. Bảng 3.34 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 2 - 2016 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 97.85 96 3.4225 4.8268 NSB2 95.37 94 1.8769 0.08 NSB3 93.74 92 3.0276 3.66 Trung bình 95.653 Tổng 8.327 8.5668 NSE 0.02799 Bảng 3.35 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 3 - 2016 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 98.39 97 1.9321 0.6241 NSB2 96.83 95 3.3489 0.5929 NSB3 97.6 96 2.56 0 Trung bình 97.6 Tổng 7.841 1.217 NSE -5.44289 Bảng 3.36 Chỉ số hiệu quả NSE tính cho chỉ số nƣớc mặt WQI sông Bồ quý 4 - 2016 Oi Pi (Pi-Oi)^2 (Oi-Otb)^2 NSB1 97.42 96 2.0164 69.8896 NSB2 85.35 84 1.8225 13.7641 NSB3 84.41 83 1.9881 21.6225 Trung bình 89.06 Tổng 5.827 105.2762 NSE 0.94465 Từ các kết quả tính toán cho thấy, biến động của chỉ số NSE đƣợc nêu trong Bảng 3.37 Chỉ số NSE sông Bồ qua các đợt đo Bảng 3.37 Chỉ số NSE sông Bồ qua các đợt đo Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2013 > 0.9 > 0.9 > 0.9 > 0.9 2015 0.7 0.85 2016 ≈ 0 ≈ 0 0.9 56
  66. CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: Cho tới nay, vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu tính toán mô phỏng CLN sông Bồ nói riêng và CLN cả nƣớc nói chung, đặc biệt trong thời gian gần đây khi biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế cần ứng dụng mô hình xây dựng các kịch bản để đƣa ra đánh giá sơ bộ về hiện trạng CLN và đề xuất giải pháp ứng phó cho địa phƣơng. Đồ án này đã trình bày tóm tắt những kết quả ứng dụng mô hình WQUIZ để mô phỏng CLN do các thông số theo các kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực nghiên cứu. Qua đó rút ra một số kết luận sau: Mô hình WQUIZ đã mô phỏng tốt CLN trên các đoạn sông đƣợc thể hiện qua số liệu quan sát đƣợc tại vị trí các trạm kiểm tra. Kết quả mô phỏng CLN theo các kịch bản cụ thể đƣa ra bức tranh về ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, tạo cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm nguồn nƣớc tại các nơi bị ảnh hƣởng trong khu vực. Nhƣ vậy, so với mục tiêu của đồ án có thể thấy mô hình WQUIZ có thể ứng dụng để tính toán, đánh giá thực trạng nguồn nƣớc hiện nay ở các sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời có thể áp dụng xây dựng đƣợc bản đồ CLN theo các kịch bản cụ thể trong tƣơng lai phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, giúp các nhà lãnh đạo quản lí có chiến lƣợc quản lí nguồn nƣớc phù hợp hơn cho từng đơn vị địa phƣơng. KIẾN NGHỊ: Đồ án đã tổng hợp, thu thập và chỉnh lý hệ thống hóa số liệu theo không gian và thời gian do vậy có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu thể hiện trong đồ án cho thấy một cách tổng quan CLN dựa trên các thông số CLN mà chƣa kể đến các yếu tố khác của sông nhƣ thủy lực, hình dạng, độ cao Nói cách khác, mô hình chỉ đúng đối với những con sông tƣơng đối bằng phẳng, CLN chịu ảnh hƣởng lớn từ các thông số CLN về mặt hóa học và ít chịu ảnh hƣởng từ các thông số vật lý. 57
  67. Với thời gian có hạn cùng với hệ thống trạm đo, đợt đo còn thƣa thớt, số liệu đo rời rạc nên bản thân tôi thấy cần phải đầu tƣ nhiều hơn nữa về thời gian và công sức để có đƣợc kết quả tốt hơn trong thời gian tới và đây cũng là hạn chế của đồ án. 58
  68. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt, Hà Nội. [2] Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Quyết định về việc ban hành sổ tay hƣớng dẫn tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc, Hà Nội. [3] Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế (2004), Đặc điểm khí hậu - thủy văn Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế. [4] Trung tâm Quan trắc Môi trƣờng, Tổng cục Môi trƣờng (2010), Phƣơng pháp tính toán chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI), Hà Nội. [5] Hà Thị Ly Na (2013). ÁP DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC ĐỂ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG BỒ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trƣờng Đại học Huế (ĐHKH), Thừa Thiên Huế. Tài liệu tiếng Anh [6] Wilpen L. Gorr and Kristen S. Kurland (2013), GIS Tutorial 1: Basic Workbook, Jim Baumann, Esri, California [7] Wikipedia, Nash–Sutcliffe model Efficiency Coefficient, 6/2017, Tài liệu trên Internet [8] Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đồng Tháp – ENVIMDOT, Phần mềm quản lý môi trƣờng tỉnh Đồng Tháp, 6/2017, [9] ENVIM GROUP, Sản phẩm – Phần mềm phân vùng chất lƣợng nƣớc (WQUIZ), 6/2017, [10] Wikipedia. Huế, 6/2017, [11] Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, Bản đồ hành chính Thừa Thiên Huế, 6/2017, 59
  69. [12] Báo điện tử Thừa Thiên Huế, Hiện đại hóa giao thông, 6/2017, [13] thuathienhue.gov.vn, Thành phố Festival, 6/2017, [14] Cổng thông tin điện tử Vùng duyên hải miền Trung, Tỉnh Thừa Thiên Huế, 6/2017, [15] Báo Công Thƣơng Điện Tử, Chuyển dịch Thừa Thiên Huế theo hƣớng tăng trƣởng xanh và kinh tế tri thức, 6/2017, va-kinh-te-tri-thuc.html [16] Wikipedia, Thừa Thiên Huế - Kinh tế, 6/2017, [17] Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh triển khai nhiệm vụ và kế hoạch công tác năm 2017, 6/2017, nuoc-tinh-trien-khai-nhiem-vu-va-ke-hoach-cong-tac-nam-2017/newsid/FDFFF4BF- 92CA-4B33-9D45-A6F500A4642F/cid/B978B3F3-05EF-45E4-BEE7-F47C2B99302B [18] Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế, TT – Huế: Tập trung quản lý quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị, 6/2017, [19] Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tỉnh Thừa Thiên-Huế thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh và những vấn đề đặt ra, 6/2017, trien-kinh-texa-hoi-gan-voi-cung-co-quoc-phonga/2860.html [20] Nguyễn Văn Cao – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế - Những nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, 6/2017, luc_Nguyen%20Van%20Cao.pdf [21] Công ty TNHH Tƣ vấn GeoViệt, Phần mềm ArcGIS, 6/2017, 60
  70. arcgis.aspx 61
  71. PHỤ LỤC A 1. QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 BOD5 (20°C) mg/l 4 6 15 25 3 COD mg/l 10 15 30 50 4 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 + 6 Amoni (NH4 tính theo N) mg/l 0,3 0,3 0,9 0,9 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 350 350 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 - 9 Nitrit (NO 2 tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 - 10 Nitrat (NO 3 tính theo N) mg/l 2 5 10 15 3- 11 Phosphat (PO4 tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xyanua (CN-) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 17 Tổng Crom mg/l 0,05 0,1 0,5 1 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 24 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 25 Aldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 26 Benzene hexachloride (BHC) µg/l 0,02 0,02 0,02 0,02 27 Dieldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 Tổng Dichloro diphenyl 28 µg/l 1,0 1,0 1,0 1,0 trichloroethane (DDTS) Heptachlor & 29 µg/l 0,2 0,2 0,2 0,2 Heptachlorepoxide 30 Tổng Phenol mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 31 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,3 0,5 1 1 62
  72. PHỤ LỤC B Tổng các bon hữu cơ 32 (Total Organic Carbon, mg/l 4 - - - TOC) 33 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/I 0,1 0,1 0,1 0,1 34 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/I 1,0 1,0 1,0 1,0 MPN hoặc 35 Coliform 2500 5000 7500 10000 CFU /100ml MPN hoặc 36 E.coli 20 50 100 200 CFU /100 ml 2. Kết quả lấy mẫu theo quý năm 2013 Độ N- P- Nhiệt DO, TSS, COD, BOD5, Coliform, Trạm Đợt đo pH đục, NH4, PO4, độ, mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 0 NTU mg/l mg/l C Q.1 6.52 5 6.21 25.6 12.8 2.6 0.12 0.01 2500 25.6 Lòng hồ Q.2 6.55 4 5.66 25.5 12.2 2.2 0.09 0.02 2300 32.2 thủy điện Q.3 6.25 3 5.72 22.8 13.2 1.9 0.1 0.01 2400 31 Hƣơng Điền Q.4 6.4 5 6.7 27.8 10.2 1.7 0.12 0.01 2600 33.4 Q.1 6.28 5 6.15 30.8 11.6 1.9 0.09 0.02 2400 24.1 Cầu Q.2 6.3 4 6.18 31.8 9.8 2.3 0.15 0.01 2500 30.8 An Lỗ Q.3 6.41 3 6.32 30.7 11.6 2.3 0.14 0.01 2300 32.6 Q.4 6.24 5 6.23 24.7 12 1.8 0.17 0.02 2700 34.3 Q.1 6.24 4 6.82 29.7 14.2 1.8 0.13 0.01 6300 25.6 Trạm Q.2 6.54 5 7.08 29.4 13.4 1.5 0.1 0.01 5800 32.5 cấp nƣớc Q.3 6.56 4 6.92 22.4 13.4 2 0.12 0.02 6200 32.3 Tứ Hạ Q.4 6.73 6 6.98 28.3 11.3 2.4 0.13 0.02 5500 34.8 63
  73. PHỤ LỤC C 3. Kết quả lấy mẫu theo quý năm 2015 Độ N- P- Nhiệt DO, TSS, COD, BOD5, Coliform, Trạm Đợt đo pH đục, NH4, PO4, độ, mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 0 NTU mg/l mg/l C Q.1 7.8 6.4 3.1 2.4 7 1.6 0.016 0.025 75 26.1 Lòng hồ Q.2 8.4 23.8 6.3 3.5 10 1.1 0.025 0.016 350 32.6 thủy điện Q.3 6.8 4.4 5.6 2 7 1.1 0.029 0.021 1100 31.4 Hƣơng Điền Q.4 7.5 3.3 5.9 2 7 1.1 0.016 0.018 1100 33.6 Q.1 7.2 2.6 6.2 3.4 7 2.3 0.016 0.016 280 24.6 Cầu Q.2 7.6 11 6 4.2 8.2 5.8 0.016 0.016 122 31.3 An Lỗ Q.3 7.3 7.5 5.4 5.3 7 1.1 0.016 0.016 93 33.1 Q.4 7 20.5 7.9 7.8 7 1.67 0.021 0.016 150 34.7 Q.1 7.2 1.1 6.6 3.8 7 1.1 0.016 0.025 190 26 Trạm Q.2 7.8 2.9 6.4 4 7 1.1 0.023 0.038 93 33 cấp nƣớc Q.3 7.2 16 6.4 3.7 7 1.1 0.02 0.016 1100 32.9 Tứ Hạ Q.4 6.9 26 7.7 10.8 7 1.1 0.056 0.016 150 35 4. Kết quả lấy mẫu theo quý năm 2016 Độ N- P- Nhiệt DO, TSS, COD, BOD5, Coliform, Trạm Đợt đo pH đục, NH4, PO4, độ, mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml 0 NTU mg/l mg/l C Q.1 7.5 6.2 5 2.6 6.5 1 0.11 0.016 23 26 Lòng hồ Q.2 6.8 4.1 4.8 1.5 9.57 3.11 0.09 0.016 210 33.4 thủy điện Q.3 7.6 6.2 5.6 2.7 8.5 1.54 0.01 0.016 39 32 Hƣơng Điền Q.4 7.4 4.7 4.3 3.3 8 1.3 0.018 0.016 15 33.9 Q.1 6.1 11.6 5.1 3.2 18.67 6.5 0.034 0.016 43 24.2 64
  74. PHỤ LỤC D Q.2 7.4 6 6.1 3 20.5 5.6 0.012 0.074 150 31 Cầu An Q.3 6.5 8.4 4.7 5.7 9.2 2.26 0.016 0.059 460 33.2 Lỗ Q.4 7.2 53.45 4 7.3 8.5 1.19 0.015 0.025 460 35.1 Q.1 6.9 12.8 6.5 5.6 15.09 6.8 0.109 0.016 150 25.8 Trạm Q.2 7.2 2 6 2.3 29.4 9.09 0.016 0.016 210 32.8 cấp nƣớc Q.3 6.7 5.4 5.4 1.5 12.3 3.8 0.023 0.07 290 32.7 Tứ Hạ Q.4 7.1 65.95 4.8 8.8 9.6 3.24 0.01 0.029 460 35.4 5. Danh sách trạm quan trắc nƣớc mặt sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế Mã Tọa độ STT Tên trạm trạm X Y 1 NSB1 758715 1821207 Lòng hồ thủy điện Hƣơng Điền 2 NSB2 762073 1830715 Cầu An Lỗ 3 NSB3 764483 1828809 Trạm cấp nƣớc Tứ Hạ 6. Kết quả WQI tính từ phần mềm (Pi) Quý 1 2 3 4 Trạm 2013 NSB1 93 94 95 96 NSB2 92 92 94 96 NSB3 78 83 84 85 Trạm 2015 NSB1 94 94 97 98 NSB2 97 94 96 95 NSB3 98 100 97 93 65
  75. Trạm 2016 NSB1 95 96 97 96 NSB2 89 94 95 84 NSB3 91 92 96 83 66