Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_xay_dung_co_so_du_lieu_va_sach_dien_tu_tra_cuu_cac_ti.pdf
Nội dung text: Đề tài Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam
- bé tµi nguyªn vµ m«i tr−êng liªn ®oµn ®Þa chÊt vµ kho¸ng s¶n viÖt nam ___ b¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé x©y dùng c¬ së d÷ liÖu vµ s¸ch ®iÖn tö tra cøu c¸c tÝnh chÊt vËt lý cña ®¸ vµ mét sè lo¹i quÆng ë viÖt nam Chñ nhiÖm ®Ò tµi: tr−¬ng thu h−¬ng 6291 31/01/2007 hµ néi - 2006
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG CỦA DỮ LIỆU 7 I.1. Tập hợp số liệu đo TCVL đá và quặng 7 I.2. Khảo sát hệ thống tập số liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu 10 CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐÁ VÀ MỘT SỐ LOẠI QUẶNG Ở VIỆT NAM 19 II.1 Nghiên cứu giải pháp quản lý và khai thác thông tin 19 II.2. Lựa chọn phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu 23 II.3. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, các bảng tra cứu và thiết lập mối quan hệ giữa các bảng code và cơ sở dữ liệu 23 II.4. Thiết kế giao diện nhập, xuất dữ liệu 32 II.5. Rà soát, chuẩn hóa và cập nhật số liệu 39 II.6. Kết nối cơ sở dữ liệu với bản đồ địa chất 1: 200.000 chọn thí điểm 45 CHƯƠNG III. THÀNH LẬP SÁCH ĐIỆN TỬ TRA CỨU CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐÁ VÀ MỘT SỐ LOẠI QUẶNG Ở VIỆT NAM 49 III.1. Nghiên cứu phương pháp trình bày tính chất vật lý trong “Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam”, nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ sở dữ liệu và “Sách điện tử ” 49 III.2. Chuẩn bị dữ liệu để thành lập “Sách điện tử ” 51 III.3. Giới thiệu “ Sách điện tử ” 52 CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 56 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 65 PHỤ LỤC 1. CÁC BẢNG CODE 66 PHỤ LỤC 2. HƯỚNG DẪN DỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 92
- MỞ ĐẦU Ở Việt Nam việc thu thập các tính chất vật lý của đá và quặng đã được tiến hành đồng thời với công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 cả nước, 1:200.000 và 1:50.000 ở các Liên đoàn trên khắp đất nước. Khoảng hơn 100.000 số liệu đo tham số vật lý của các mẫu đá và quặng được thu thập trong quá trình nghiên cứu địa chất, tìm kiếm thăm dò khoáng sản các loạt tờ, cụm tờ bản đồ địa chất đã được tập hợp, xử lý trong đề tài “Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (1994) và “ Biên tập xuất bản sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam “ (được xuất bản năm 1999). Từ đó đến nay công tác tham số vật lý vẫn được tiếp tục nghiên cứu trong khi tiến hành các nhiệm vụ điều tra địa chất, khoáng sản. Ước tính từ năm 1997 đến nay riêng Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc có khoảng hơn 5000 mẫu đá và quặng đã được đo tính chất vật lý thuộc các đề án đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản ở tỷ lệ 1: 50.000. “Sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam, 1999” đã cung cấp những thông tin vật lý của các loại đất đá có tuổi địa chất khác nhau giúp cho việc định hướng công tác nghiên cứu trong quá trình điều tra cơ bản địa chất và tìm kiếm, đánh giá khoáng sản được tốt hơn. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu về tính chất vật lý đá và quặng là rất cần thiết. Cơ sở dữ liệu sẽ giúp cho việc lưu trữ, xử lý và khai thác thông tin được thuận lợi và hiệu quả, tạo điều kiện để tra cứu, truy cập các tính chất vật lý của đá và quặng được thuận tiện, dễ dàng, phục vụ hữu ích cho công tác đo vẽ bản địa chất và điều tra khoáng sản cũng như các công tác nghiên cứu khác. Với mục tiêu đó, Bộ Tài nguyên và môi trường đã giao cho Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ “Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loạị quặng ở Việt Nam” theo hợp đồng nghiên cứu khoa học công nghệ số 01-ĐC/BTNMT-HĐKHCN ký ngày 28 tháng 7 năm 2005 giữa Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi trường và Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc. Đề tài được thực hiện trong thời gian hai năm 2005 – 2006 theo nội dung đã xây dựng trong Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học đã được Bộ tài Nguyên và Môi Trường phê duyệt . Mục tiêu của đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, trình bày cơ sở dữ liệu các tính chất vật lý của đá và quặng để phục vụ khai thác tài liệu thuận tiện, tốt hơn. Hiệu đính, bổ sung và cập nhật số liệu được thu thập ở giai đoạn sau. 3
- “Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (Sách điện tử ) được thành lập từ Cơ sở dữ liệu (CSDL) các tính chất vật lý (CSDL) , vì vậy việc khai thác thông tin của tập dữ liệu giữa CSDL và “Sách điện tử .” là thống nhất và thuận tiện. Nhiệm vụ của đề tài: - Xây dựng CSDL các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam. - Thành lập “Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam”. Sau hai năm thực hiện đề tài đã hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Sản phẩm cuối cùng gồm: 1- Báo cáo kết quả thực hiện đề tài. 2- Sản phẩm công nghệ: - Cơ sở dữ liệu về tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam. - Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài gồm các chương, mục: Mở đầu. Chương I. Hiện trạng của dữ liệu. I.1. Tập hợp các số liệu đo TCVL đá và quặng. I.2. Khảo sát hệ thống tập số liệu để xây dựng CSDL. Chương II. Xây dựng cơ sở dữ liệu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam. II.1. Nghiên cứu giải pháp quản lý và khai thác thông tin về tính chất vật lý. II.2. Lựa chọn phần mềm để xây dựng cơ sở dữ liệu. II.3. Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, các bảng tra cứu và thiết lập mối quan hệ giữa các bảng code và CSDL. II.4. Thiết kế giao diện nhập, xuất dữ liệu. II.5. Rà soát, chuẩn hóa, cập nhật số liệu. II.6. Kết nối CSDL với bản đồ địa chất 1: 200.000 được chọn thí điểm . Chương III. Thành lập Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam. 4
- III.1.Nghiên cứu phương pháp trình bày tính chất vật lý trong “Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam”, nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ sở dữ liệu và “Sách điện tử ” III.2 .Chuẩn bị dữ liệu để làm “Sách điện tử ”. III.3.Giới thiệu “Sách điện tử ”. Chương IV. Tổ chức thi công và chi phí thực hiện đề tài. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Phụ lục hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng đã được đóng gói có thể cà đặt dễ dàng qua file setup.exe. Dung lượng của file setup.exe là 140MB, sau khi cài đặt sẽ được chạy trong Program file của Window XP với dung lượng 258MB chứa toàn bộ kết quả của đề tài. Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng là một file .PDF với 546 trang có dung lượng 5MB. Tập thể tác giả thực hiện đề tài gồm: Kỹ sư địa vật lý Trương Thu Hương (Chủ nhiệm đề tài ), kỹ sư địa vật lý – tin học Võ Bích Ngọc (Liên đoàn Vật Lý Địa chất), và sự tham gia của tiến sỹ địa chất Nguyễn Đức Thắng (Bộ Tài nguyên và Môi Trường); kỹ sư Phạm Toàn, kỹ sư Nguyễn Hữu Trí (Đoàn ĐVL 209 Liên đoàn Bản đồ Địa chất - Miền Bắc). Trong quá trình thực hiện, tập thể tác giả đã nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các cán bộ chuyên ngành như: Thạc sỹ Đoàn Thế Hùng, Tiến sỹ Đỗ Tử Chung (Bộ tài nguyên và Môi Trường), Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Phong (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), Kỹ Sư Bùi Đăng Vũ (Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc). Tập thể tác giả còn nhận được sự góp ý của nhiều nhà khoa học và chuyên môn trong các cuộc nghiệm thu và hội thảo. Tập thể tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất! 5
- Hình 1. Sơ đồ phân vùng nghiên cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam. (Phần đất liền) 100° 102° 11004°4° 10106°6° 108° 11110°0° 112° 111133°°24° 24° 00'' T r u n g q u è c B B¶oB¶o L¹cLL¹¹c n Khi Sö KimKim B×nhB×nh M∙ QQuQuauanann ChChiiinhnh SSii Ö i ® M−ênêngg TTÌÌ L¡L¡oo CCaCaiai B¾cB¾c QuQuaQuanangngB¾cB¾c C¹nCC¹¹n LongLonngg T©nT©n 22° n 22° 00'' Õ HHåå TTh¸ch¸c BBµ 00' i PhPhoonongng §§iÖ§iÖniÖnn bibiªnªn YªnYªn B¸iB¸i TuyªTuyªnTuyªnn L¹nL¹ngg SS¬S¬n¬n MãMãnngg C¸iC¸i M Sa Lú QuQuaQuanangng SB NNéii Bµii S g ¿ hµ néi hµH néi H µ µ µ µ µ µ µ µ µ å nn § § § § § § § § § gg . . . . . . . . . g g g g g g g g g Hångng GaiGai S S S S S S Hångng GaiGai S S S¬S¬nn LLaa V¹nVV¹¹nn YªnYªn HµS Néi H¶i PPhhßnßßngng Cg HH¶ii PhßngPhßng Sg M· SÇmSÇm N−a NinNinhNinhh BB×nB×nh×nhh NaNamm §Þn§Þnh§Þnh NinNinhNinhh BB×nB×nh×nhh CCööaa Ba LL¹t 20°20° V Þ n h B ¾ c B é 20° 00' 00'' l µ o M−êng XÐnThTThanhanh HHoo¸ §¶o H¶ii NNam T−¬ng D−¬ng¬ngViVinVinhnh Cöa Héi Hµ TTÜTÜnhÜnhnh Kú AnhAnh 18° 18° 00'' 00' Ma HaHa XXaay§å§ånngng HíHíi Cöa NhËt LÖ ®®¶¶o CåCån CáCá LÖ ThuûThuuûû quCqu¶qööaa Tïngu¶n¶ngng trÞtrÞ B Q§ HoµHoµnHoµngng Sa Cöaöa ThuËn AnAn Cöaöa ThuËn AnAn t h ¸ i l a n Vôngônngg CÇÇuu Haii H−íníng HHoo¸ HuHuÕÕ i (§µ(§µ N½NN½ng)½ng) §µVÞnnhh §µ N½ngN½nN½ nggN½N½nnngg Cg §µ N½ngN½ng 16° 16°16° Ó 00' ®µ n½n½nnngg 00'00' 00' ChØ dÉn Ba NaNa Héi AAnn n Vïng T©y B¾c §¾c§¾c T« Qu¶Qu¶nu¶ngng NgNg∙i § Vïng §«ng B¾c « Kon TuTum M¨ngM¨ng §en Kon TuTum BångBång SS¬nS¬¬n Vïng B¾c Trung Bé 14° 14° 14° 00' n 00'' Vïng HuÕ - Qu¶ng Ng·i PlaykPlaykaykuu An Khª Qui NNhh¬n Vïng Kon Tum g Bu«BuBu«n«n b¶n ®«n TTuTuyuyy HHooµ Vïng §ång Nai - BÕn KhÕ Song tö §«ng vµ Nam Bé Mª ThThuétuuétét Song tö T©y Tªn tê b¶n ®å ®Þa chÊt VVÞÞÞnhnh VV¨¨¨nn Phonhongong PlPlaykaayykuutû lÖ1: 200.000 Hßn Thi Tö Bu PP¬¬ LanLangLanggbÕn kkhhÕ NNhha TranTTrrangangg 12° V 12° 00' c ¨ m p u c h i a Hßn Loai Ta 00' Þ VÞÞnh Cam RRanhanh 00'' a 00'' n H. Tru Aba n LéLéc NiNNinhinh Ba LaoLao §µ L¹tL¹L¹t CaCamm RaRannnhh S Ba LaoLao CaCamm RaRannnhh h g Hå DÇDÇu TTiÕng H. Nam YÕt n T ê Hå TTrÞÞ AnAn h − CChh©u §èc Sµi GßGßn GGiaGiia RaiRai phanpphahann tthhiiÕtÕt r ¸ T SSS ggg tp.tp. hå chchÝ minhmmiinh TT iii ÒÒÒ i nnn o Cg SµSµii GGßn ¶ L ®¶o PPhhó QQuQuýuý ® bµ rÞarÞa a HµHµ TiTiªnªnLoLonLongg XuyXuyªnXuyªnªnMü ThoTho CCgg VVòngòng ttµµu C n öa PhóPhó QuQuèècc Soi PhóPhó QuQuèècc PhóPhó QuQuèècc R n R¹p Ç 10° u 10° C VÞnh R¹cR¹Rhß¹ch Gii¸ n NNgNghghÖhÖÖ öa hßn NNgNghghÖhÖÖ SS H ggg HH µ ËË m uuu L Q Lu C « 00'' 00' n 00' n 00'' 00' n 00'' ö g öa g C u hßn RR¸¸i nnggg hßn RR¸¸i gg H TTr¡rr¡¡ VVinhiÇÇu nh SãcSSããc Tr¨nTr¨ngTr¨nggTTr¡rr¡¡ VVinhiu nh hhßßnn NNamamAAn DDunu BiBiªnªnSãcSSããc Tr¨nTr¨ngTr¨ngg u C öö C aa öö aa § T ÞÞÞnn rr hh a h n A §¶o Tr−êng Sa h nn § ÒÒ C¡ MauMau B¹cB¹c LiªuLiªu C«nCC««n §¶§¶o§¶o C«C«nn §¶o 8° 8° 2020'' 20' 100100°° 102° 104° 106° 101088°° 110° 112° 113° Tû lÖ 1:10.000.000 6
- CHƯƠNG I HIỆN TRẠNG CỦA DỮ LIỆU I.1. TẬP HỢP SỐ LIỆU ĐO TCVL ĐÁ VÀ QUẶNG Hiện nay toàn bộ số liệu về TCVL đã được tổng hợp của đề tài “Thành lập Sách tra cứu các tính chất vật lý (TCVL) đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (1994) đã được thu thập. Các số liệu đo TCVL của đá và một số loại quặng đã được các tác giả đề tài “Thành lập Sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (1994) thu thập, tổng hợp và được bổ sung thêm trong quá trình thực hiện đề tài “Biên tập Sách tra cứu các TCVL của đá và một số loại quặng ở Việt Nam”. Các số liệu này được tổng hợp theo các phân vị địa chất của các tờ bản đồ Địa chất 1: 200.000 dưới dạng sổ tổng hợp. Đó là các tờ bản đồ thuộc 6 loạt tờ và cụm tờ : loạt tờ Tây Bắc, loạt tờ Đông Bắc, loạt tờ Bắc Trung Bộ, cụm tờ Huế - Quảng Ngãi, cụm tờ Gia Lai – Kon Tum, cụm tờ Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ, tương ứng với 6 vùng được sử dụng để phân vùng nghiên cứu các tính chất vật lý đá và quặng của đề tài (hình 1). Tổng số mẫu đá đã đo tính chất vật lý trên từng vùng được trình bày trong bảng 1. Bảng tổng hợp số lượng mẫu đá đã đo TCVL thuộc các tờ bản đồ tỷ lệ 1: 200.000 ở các vùng khác nhau: Bảng 1 STT Tên vùng Tên tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 Tổng số vùng mẫu đo Tây Bắc Lào Cai –Kim Bình, Điện Biên, Sơn La, 35000 1 Vạn Yên, Hà Nội, Yên Bái, Ninh Bình, Mường Tè. Đông Bắc Bảo Lạc, Mã Quan-Bắc Quang, Bắc Cạn, 25000 Long Tân – Chinh Si, Tuyên Quang, Lạng 2 Sơn, Hải Phòng-Nam Định, Hòn Gai – Móng Cái. Bắc Trung Bộ Thanh Hoá – Vinh, Hà Tĩnh - Kỳ Anh, 20000 3 Sông cả, Lệ Thuỷ - Quảng Trị, Mahaxay - Đồng Hới, Mường Lát, Quỳ Châu . 7
- Tiếp theo bảng 1. STT Tên vùng Tên tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 Tổng số vùng mẫu đo Huế Quảng Hướng Hoá, Huế, Đà Nẵng, Bà Nà, Hội 8000 4 Ngãi An, Quảng Ngãi, Đắc Tô. Gia Lai – Kon Công Tum, Mang Đen, Bồng Sơn, PlayCu, 5000 5 Tum Quy Nhơn, Bản Đôn, Buôn Mê Thuột, Tuy Hoà. Đồng Nai - Nha Trang, Bơ Lao, Đà Lạt, Phan Thiết, 7000 6 Bến Khế và Cam Ranh, Bà Rịa, Bipơrang, Gia Ray, Nam Bộ Bến Khế và Nam Bộ. Các điểm mỏ, quặng được thu thập và tổng hợp các số liệu đo TCVL Bảng 2 TT Tên Loại quặng Mỏ, điểm quặng vùng vùng 1 2 3 4 Quý Sa, Làng Vinh, Làng Cọ, Xuân Giang, Làng Phát, Kiến Lao, Làng Khuân, Văn Yên, Sắt làng Nhược, Làng Lếch – Ba Hòn, Kíp Tước, Sin Quyền. Đồng Sin Quyền Đồng – Ni ken Sin Quyền Tây Pyrit Giáp Lai, Ba Trại, Làng Củ 1 Bắc Đất Hiếm Nậm Se Chì - Kẽm CogiSan – Tú Lệ Vạn Chài - Suối Chát, Cao Dăm – Hoà Bình, Vàng Miều Môn – Thanh Sơn Apatit Bát xát – Lũng Pô, Cam Đường Graphit Mậu A Than Chi Lê 8
- Tiếp theo bảng 2. 1 2 3 4 Nà Rụa, Hoà An, Tòng Bá, Pù Ổ, Nguyên Sắt Bình, Trại Cau, Bản Quân. Ngân Sơn, Tống Tình, Làng Hích, Nà Tùm, Chì - kẽm Pia Khao, Võ Nhai, Chợ Điền, Na Hang. Đa Kim Đá Liền Đồng Núi Chúa Đông Mangan Tốc Tát, Bắc Quang. 2 Bắc Mangan – Chì Chợ Đồn kẽm Antimon Làng Vài, Tấn Mài Nhôm Táp Ná – Cao Bằng, Y Tích Kao Lin Tấn Mài Thiếc Núi Pháo, Sơn Dương Uran Bình Đường Than Hòn Gai, Quảng Ninh, Khoái Châu. Thạch Khê, Nghi Xuân, Ngọc Lạc, Can Lộc, Sắt Thiệu Hoá, Vĩnh An, Làng man- Làng Ấm, Làng Đèn – Làng Chiềng. Bắc Mangan Làng Cốc 3 Trung Nhôm Quỳ Châu Bộ Crom Cổ Định , Hón Vắng. Thiếc Bù Me Than Khe Bố Huế - Sắt Mộ Đức 4 Quảng Vàng Bồng Miêu Ngãi Uran Nông Sơn Đồng Nhôm Bảo Lộc Nai Bến Thiếc Đà Lạt 6 Khế và Nam Than Đại Lào Bộ 9
- Trên đây là toàn bộ số liệu về TCVL của đá và quặng đã được thu thập để thực hiện đề tài “ Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam”. Từ năm 1997 đến nay công tác đo mẫu tham số vật lý vẫn được tiến hành để phục vụ cho công tác đo vẽ và điều tra khoáng sản 1: 50.000 cũng như phục vụ các đơn vị thăm dò khoáng sản hoặc điều tra cơ bản. Đề tài đã thu thập số liệu trong giai đoạn này trên các vùng sau (bảng 3): Bảng tổng hợp số lượng mẫu đá đo TCVL trong đo vẽ địa chất tỷ lệ 1: 50.000 Bảng 3. STT Nhóm tờ, Tờ Tổng số mẫu Ghi chú 1 Hà Trung (đo vẽ 500 Vùng Đông Bắc 1:25.000) 2 Hưng Yên - Phủ Lý 300 Vùng Đông Bắc 3 Bắc Cạn 500 Vùng Đông Bắc 5 Tuần Giáo 1000 Vùng Tây Bắc 4 Quỳnh Nhai 1000 Vùng Tây Bắc 6 Tương Dương 500 Vùng Bắc Trung Bộ. 7 Quảng Trị 500 Vùng Huế - Quảng Ngãi. 8 Đồng Xoài 310 Vùng Đồng Nai - Bến Khế. 9 Đà Lạt 149 Vùng Đồng Nai - Bến Khế. 10 Lộc Ninh 192 Vùng Đồng Nai - Bến Khế. 11 Tánh Linh 200 Vùng Đồng Nai - Bến Khế. 12 Trà My - Tắc Pỏ 967 Vùng Kon Tum 13 Kon Tum 846 Vùng Kon Tum 14 Ba Tơ 972 Vùng Kon Tum I.2. KHẢO SÁT HỆ THỐNG TẬP SỐ LIỆU ĐỂ XÂY DỰNG CSDL. Nguồn tài liệu được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu là các số liệu nguyên thuỷ được đề tài “Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (1994) thu thập về từ các kho lưu trữ. Các tài liệu này đã được công nhận qua các kỳ nghiệm thu của các đề án đo vẽ điều 10
- tra địa chất. Nguồn tài liệu lớn nhất được thu thập chủ yếu là ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc, Liên đoàn Địa chất Miền Nam và Liên đoàn Vật lý địa chất. Trong quá trình tổng hợp tài liệu và thực hiện đề tài, các tác giả đã đánh giá chất lượng tài liệu và sự đồng bộ số liệu của từng tính chất vật lý được đo bởi các máy khác nhau và ở những vùng khác nhau. Điều này cũng đã được khẳng định lại ở đề tài “ Biên tập Sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (1999). Ở đề tài này chỉ tóm tắt sơ lược kết quả của công tác đó để khẳng định độ tin cậy và sự đồng bộ của nguồn số liệu nguyên thuỷ. I.2.1. Số liệu đo từ. Số liệu đo từ tính của các mẫu đá được thực hiện trên máy MA-21. Đã tiến hành đo kiểm tra nội bộ 2815 mẫu, kiểm tra ngoại bộ 93 mẫu. Kết quả thống kê 2815 mẫu đo kiểm tra nội bộ bằng phương pháp đo lặp và 93 mẫu đo kiểm tra ngoại bộ ở Liên đoàn Vật lý Địa chất cho sai số δ < 20% (đối với từ cảm) và 9,5% (đối với từ hoá dư) (hình 2). Hình 2. Kết quả kiểm tra ngoại bộ theo đề tài “Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam,1994)” Các kết quả đo kiểm tra trên 3 máy MA-21 khác nhau đều cho sai số trong phạm vi cho phép (hình 3). 11
- Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự phân bố sai số đo từ cảm của các tập mẫu theo phương pháp đo lặp trên các máy từ MA-21: a) Máy MA-21 N0 1941 (508 mẫu). b) Máy từ MA -21 N0 1124 (712 mẫu). c) Máy MA-21 N0 1931 (423 mẫu). (Số liệu của đề tài “Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (1994). Kết quả đo kiểm tra mà các đề tài trước thực hiện đã chứng tỏ sự đồng bộ của số liệu đo bằng các thiết bị khác nhau và ở các thời gian khác nhau. I.2.2. Số liệu đo mật độ. Trong giai đoạn trước năm 2000, mật độ của các đá và quặng được xác định bằng cân kỹ thuật (cân thiên bình) và mật độ kế với mẫu chuẩn пп = 3 2,77g/cm . So sánh kết quả của 2 số liệu đo trên 2 thiết bị đều có sai số nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả đo kiểm tra nội bộ (5986 mẫu) và đo kiểm tra ngoại bộ (347 mẫu) đều cho sai số trung bình < 0,015g/cm3. Thể hiện các thiết bị đo mật độ là đồng bộ . Trong quá trình tổng hợp số liệu đo các tác giả đề tài trước đã chỉnh lý các trường hợp sai số hệ thống khi đo mẫu giữa các tờ bản đồ. Vì vậy số liệu đưa vào tổng hợp là đồng nhất. Từ năm 2000, sau khi thành lập phòng VILAS xác định các tính chất vật lý 107, số liệu đo mật độ được thực hiện trên cân LA2200-S. Đã đo thử 12
- nghiệm trên 50 mẫu đá và quặng với đủ đại diện các loại đá: trầm tích lục nguyên, trầm tích carbonat, biến chất, magma và một số loại quặng có kích thước mẫu khác nhau. Khối lượng một mẫu thay đổi trong khoảng 80-160g, mật độ thay đổi trong dải rộng từ 1,4 đến 8 g/cm3. Các mẫu đều được đo đồng thời trên 2 thiết bị. Kết quả cho thấy số liệu đo mật độ trên 2 thiết bị (cân mật độ kế và cân LA2200-S) đều cho sai số < 0,02g/cm3 (sai số đo đạc cho phép là 0,02g/cm3). Điều đó cho thấy hai thiết bị đo mật độ là đồng bộ. (Theo báo cáo của đề tài “Thành lập phòng VILAS xác định các tính chất vật lý” của tác giả Nguyễn Hữu Trí, 2000). I.2.3. Số liệu đo phóng xạ. Số liệu phóng xạ thu thập là kết quả tiến hành đo mẫu trong nhiều năm. Hệ thống máy đo phóng xạ luôn được chuẩn hoá bởi bộ mẫu chuẩn ổn định, phản ánh chế độ làm việc ổn định của hệ thống máy đã sử dụng. Các tác giả của đề tài “Thành lập Sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt nam của tác giả Đinh Đức Chất, 1994” (Sách tra cứu , 1994) đã tiến hành hành trình mặt cắt bổ sung lấy mẫu đo kiểm tra để khẳng định sự ổn định của thiết bị theo thời gian. Kết quả so sánh các số liệu trên các mặt cắt đo bổ sung và số liệu cũ cho thấy các đặc trưng tính chất vật lý không thay đổi. (Theo báo cáo của đề tài “Thành lập sách tra cứu các TCVL đá và một số loại quặng ở Việt Nam, 1994”). Như vậy hệ thống số liệu đã thu thập trong hơn 2 thập kỷ vừa qua được khẳng định độ tin cậy cao . Trước năm 2000, việc đo phóng xạ được tiến hành trên 2 hệ thống máy дп -100 và пп-16 cùng hệ đếm xung. Sau khi đo kiểm tra 260 mẫu trên 2 loại máy дп -100 và пп-16 cho sai số trung bình là 9,1% (cho phép 15%). Cho thấy số liệu đo trên 2 máy là đồng bộ. Riêng vùng Gia Lai – Kon Tum được tiến hành trên máy пCO2-4 khác với hệ đếm của hai máy дп -100 và пп-16. Trong quá trình tổng hợp tài liệu, các tác giả của đề tài “Sách tra cứu , 1994” đã tiến hành đo thực nghiệm kiểm tra 217 mẫu trên máy дп -100 và máy пCO2-4 tại Biên Hoà nhằm đồng bộ số liệu của vùng Gia Lai – Kon Tum với cả nước. Kết quả đã chỉ ra, để có sự đồng bộ số liệu của vùng Gia Lai –Kon Tum với toàn lãnh thổ thì số liệu đo trên máy пCO2-4 ở vùng Gia Lai – Kon Tum phải giảm đi 3,28 lần. 13
- Các thiết bị đã được sử dụng để đo năng tính phóng xạ các mẫu đều là máy thuộc hệ đếm xung. Vì vậy các tác giả của đề tài “Sách tra cứu ,1994” đã thực hiện chuyển đổi từ đơn vị xung/phút sang đơn vị % uran tương đương (%Utđ) theo công thức của Dortman. I m Q = U p U t c C I p Uc – Hàm lượng mẫu chuẩn (%U). m Ip – Xung lượng bức xạ của mẫu đo. c Ip – Xung lượng bức xạ của mẫu chuẩn. Theo giáo sư Dortman, công thức này chỉ đúng trong trường hợp mẫu đã bão hoà tia γ. Để xem xét vấn đề chuyên đổi đơn vị từ xung/phút sang %Utđ đề tài "Sách tra cứu ,1994" đã đo thử nghiệm chuyển đổi trên 150 mẫu, sau đó gửi mẫu phân tích trên máy phổ gamma Anpec-15, phương pháp phổ gama tự nhiên tại Liên đoàn Vật lý địa chất . Kết quả được tóm lược trên bảng 4 . Bảng 4. Q chuyển đổi Q phân tích tại Nhóm cuờng độ Số tb tb theo công thức Liên đoàn VLĐC δ (%) phóng xạ (Ip) mẫu (ppm) (ppm) I 20 10,73 12,26 6,42 (0 - 22) x/p II 20 15,11 15,44 1 23 – 32) x/p III 20 19,94 23,61 8,4 (33- 40 )x/p IV 20 28,83 35 9,6 40 – 60) x/p V 20 40,11 49,17 10 (60 – 90) x/p VI 20 59,77 67,44 6 (91 – 140) x/p VII 15 222,21 232,42 2,2 (140 – 1000)x/p VIII 15 1390,90 1167,63 7,6 (> 1000)x/p δTB = 6,42% 14
- Sau đó tiến hành đo tách các tia bức xạ γ và β cho 87 mẫu lấy trên 4 khu vực thuộc các tờ bản đồ khác nhau. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 5. Bảng 5 Số I(γ , β ) I(γ ) I(β ) I(γ ) Tờ bản đồ mẫu I Min − I M I Min − I M I Min − I M I(γ + β) (x/p) (x/p) (x/p) (%) Bảo lạc 7 167 15 151 8 14-768 0-63 14-705 Bắc Cạn 30 23.16 2.8 19.6 12 8 - 45 0-11 8-38 Cao Bằng 25 82.56 4.9 77.6 5.9 71 - 102 2-21 69-89 Long Tân – 25 481.12 48.7 432 10.1 Chinh Si 139-2220 3-235 133-1985 Qua kết quả thực nghiệm các tác giả đã đưa ra kết luận: Độ phóng xạ của các mẫu được đo trên máy дп -100 và пп-16 chủ yếu có xung lượng bức xạ β (bức xạ γ không đáng kể). Hàm lượng uran có quan hệ tuyến tính với tổng bức xạ (γ+β) tính bằng xung/phút. Vì vậy có thể áp dụng công thức của Dortman để chuyển đổi đơn vị đo phóng xạ từ xung/phút ra hàm lượng %Uran tương đương (%Utđ). Trị số trung bình chuyển đổi 1xung/phút tương ứng với 0,000055%Utđ -4 hay 0,55.10 %Utđ hoặc 0,55ppm (Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam, 1994”). Trên đây là kết quả sơ lược của việc nghiên cứu chuyển đổi đơn vị phóng xạ của đề tài trước đã được thông qua. Vì vậy trong tập số liệu của đề tài này, số liệu đo năng tính phóng xạ cũng được chuyển đổi về đơn vị ra hàm lượng %Uran tương đương (%Utđ) hoặc ppm . Như vậy, với tập số liệu đo năng tính phóng xạ cho các mẫu đá và quặng từ trước năm 2000, được thực hiện chủ yếu trên 2 máy дп -100 và пп- -4 16 được quy đổi 1xung/phút tương ứng với 0,55.10 %Utđ (0,55ppm). 15
- Sang giai đoạn từ sau năm 2000, phòng VILAS 107 được thành lập. Việc đo năng tính phóng xạ được tiến hành trên máy GR-320 (của Canada). Máy GR-320 là máy đo xung lượng phóng xạ của các nguyên tố K, U, Th và xung tổng. Thông qua phần mềm Exp4 (của Canada) có thể tính được hàm lượng các nguyên tố U (ppm),Th (ppm), K (%) và xung bức xạ tổng (x/p). Máy GR-320 cũng dựa trên nguyên lý của hệ đếm xung. Để đồng bộ số liệu đo trên máy GR-320 và máy дп -100 chỉ có thể sử dụng thông số xung tổng. Công việc này được tiến hành trên 20 mẫu đo thử nghiệm của đề tài “Thành lập phòng VILAS xác định các TCVL đá (2000)” và 20 mẫu đo của đề án đo vẽ điều tra khoáng sản 1: 50.000 nhóm tờ Tuần Giáo. Từ kết quả đo đã xây dựng được hệ số tương quan giữa hai số liệu đo trên 2 máy (hình 4). 100 80 Y = 1.558657333 * X R-squared = 0.927088 60 −100 ∆Π 40 20 0 0 20 40 60 80 100 GR-320 Hình 4. Đồ thị tương quan giữa số liệu đo kiểm tra trên hai máy GR-320 và máy дп -100. Tập mẫu đá đo thử nghiệm có xung lượng từ 0 – 123 x/p, tương ứng với các loại mẫu đá chủ yếu được đo trong giai đoạn đo vẽ 1: 200.000. Vì vậy hệ số quy đổi d= 1,55 có thể được xem xét để đưa vào sử dụng trong quá trình tổng hợp khi bổ sung số liệu đo phóng xạ ở giai đoạn sau này vào tập số liệu 16
- đo phóng xạ ở giai đoạn trước (1: 200.000). Tuy nhiên với những tập mẫu có xung lượng lớn (mẫu dị thường) chưa được nghiên cứu nhiều. Việc nghiên cứu tính đồng bộ này mới chỉ được kiểm tra bằng thực nghiệm. Để đảm bảo độ tin cậy cao cần được đầu tư nghiên cứu sâu hơn. Số liệu đo phóng xạ cho các nhóm tờ điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 cũng như nghiên cứu cơ bản ở giai đoạn sau này chủ yếu sử dụng các thông số hàm lượng các nguyên tố K, U, Th. I.2.4. Số liệu đo trọng lượng riêng và độ rỗng. Các tính chất vật lý này được xác định cho một số tập mẫu của một số tờ bản đồ trong các cụm tờ Tây Bắc, Đông Bắc và Trường Sơn. Trong quá trình tổng hợp của đề tài “Thành lập Sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam (1994)” đã cho thấy kết quả đo kiểm tra đều có sai số nằm trong phạm vi cho phép và đảm bảo độ chính xác cao. Trong khuôn khổ đề tài này tính chất điện không được đưa vào CSDL. Trong giai đoạn trước các số liệu đo TCVL điện chưa thu thập, tổng hợp được nhiều ; việc quản lý và lưu trữ không hệ thống. Đề tài “Thành lập sách tra cứu 1994” chỉ có thể đưa kết quả nghiên cứu điện trở suất đất vào sử dụng nhưng không có số liệu nguyên thủy. Sau này việc đo TCVL điện mới được tiến hành tại phòng thí nghiệm VILAS 107, nhưng số liệu chưa nhiều. Hy vọng các số liệu này sẽ được bổ sung trong giai đoạn sau. I.2.5. Số liệu đo TCVL cho các mẫu quặng. Hiện nay trong đề tài này mới chỉ thu thập được số liệu đo TCVL của một số điểm quặng (các số liệu đo cho một số loại quặng và đá vây quanh) và một số mẫu đo các loại quặng trong quá trình đo mẫu phục vụ công tác đo vẽ điều tra địa chất tỷ lệ 1: 200.000 và 1: 50.000. Số liệu thu thập được chưa nhiều. I.2.6. Số liệu đo TCVL cho các nhóm tờ đo vẽ và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000. - Các số liệu đo TCVL đá ở tỷ lệ này trong giai đoạn trước năm 1997 (như Bản Chiềng - Quế Phong; Huế, Hoành Sơn ) đã được thu thập bổ sung vào tập số liệu trong hai đề tài trước (đề tài “Thành lập Sách tra cứu các 17
- TCVL đá và một số loại quặng” (1994) và đề tài “Biên tập Sách tra cứu các TCVL (1999)”, đã được tổng hợp thống kê trên nền địa chất của bộ bản đồ Địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính, cụ thể: Bản đồ Địa chất loạt tờ Tây Bắc tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm 2001 (Nguyễn Văn Hoành và nnk). Bản đồ Địa chất loạt tờ Đông Bắc tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm 1994 (Nguyễn Văn Hoành và nnk). Bản đồ Địa chất loạt tờ Bắc Trung Bộ tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm 1996 (Nguyễn Văn Hoành và nnk). Bản đồ Địa chất cụm tờ Huế - Quảng Ngãi tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm 1996 (Nguyễn Xuân Bao và nnk). Bản đồ Địa chất cụm tờ Kon Tum – Buôn Ma Thuột tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm 1996 (Nguyễn Xuân Bao và nnk). Bản đồ Địa chất cụm tờ Đồng Nai – Bến Khế Và Nam Bộ tỷ lệ 1: 200.000, hiệu đính năm 1997 (Nguyễn Đức Thắng và nnk). - Hiện nay đề tài đã thu thập các số liệu đo TCVL cho các đề án điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 của giai đoạn sau năm 1997 như : Hưng Yên - Phủ Lý, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Bắc Cạn, Toàn bộ nguồn tài liệu đã được đánh giá và tổng hợp lại theo các phân vị địa chất của các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Huế - Quảng Ngãi, Gia Lai – Kon Tom, Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ qua đề tài “Thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam, 1994" của tác giả Đinh Đức Chất và nnk và đề tài “Biên tập sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt Nam, 1999" của tác giả Nguyễn Hữu Trí và nnk. 18
- CHƯƠNG II XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐÁ VÀ MỘT SỐ LOẠI QUẶNG Ở VIỆT NAM II.1. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN II.1.2. Giải pháp quản lý. Mục tiêu của việc nghiên cứu giải pháp quản lý là xây dựng một CSDL để bảo quản số liệu nguyên thuỷ một cách trung thực và khoa học, đồng thời đảm bảo cho việc tra cứu tính toán trên các số liệu một cách nhanh chóng. Sau khi tập hợp và khảo sát toàn bộ hệ thống số liệu đã được thu thập nhận thấy: Các số liệu đã được tập hợp theo phân vị địa chất của nền bản đồ địa chất 1: 200.000. Mỗi phân vị địa chất có tuổi từ trẻ đến già, có số hiệu mẫu và tên đá. Mặc dù, tên mỗi mẫu đá được xác định chủ yếu là tên xác định ngoài trời, nhưng đại đa số các tập số liệu đều có số lượng mẫu khá lớn nên việc nghiên cứu đặc trưng thống kê cho mỗi tập mẫu là tin cậy được. Tập mẫu được thu thập theo cụm tờ bản đồ, tương ứng với 6 vùng. Với tập số liệu như vậy, đề tài đã tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu theo hệ thống sau: - Quản lý theo vùng: gồm 6 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Huế - Quảng Ngãi, Gia Lai – Kon Tum, Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ. - Sau đó quản lý theo phân vị địa chất như: hệ tầng trầm tích- biến chất, phun trào hay phức hệ magma, rồi đến các phân hệ tầng hay pha. Đơn vị cuối cùng là loại đá. Việc phân nhóm các tập số liệu theo các thành tạo đá được dựa trên nền địa chất các loạt tờ bản đồ địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính và xuất bản. Các tập số liệu này rất lớn, đòi hỏi việc rà soát, cập nhật phải chi tiết, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian, tuy vậy có ý nghĩa sử dụng cao. Các số liệu được cập nhật thành những tệp dữ liệu có các trường: vùng, phân vị địa chất, tên đá, ký hiệu và các số liệu đo . Để thuận lợi cho việc truy cập và khai thác, số liệu sẽ được phân ra 2 nhóm: đá trầm tích (gồm đá trầm tích, biến chất, phun trào) và đá magma xâm nhập. 19
- Để dễ quản lý và khai thác, đã tiến hành xây dựng những bảng mã hoá tuổi địa chất và các loại đá bằng các bảng codetuoi và codeda. Cơ sở dữ liệu sẽ được quản lý thông qua các tệp sau: -Tệp vung: được phân ra 6 vùng : Tây bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Huế - Quảng Ngãi, Kon Tum, Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ. Dữ liệu đo TCVL của các loại đá được quản lý thông qua các tệp: -Tệp codetuoi: lập code để quản lý tất cả các phân vị đá trầm tích, trầm tích- phun trào, phun trào, biến chất và magma xâm nhập của tất cả các vùng trong cả nước . -Tệp codeda: lập code để quản lý tất cả các đá trầm tích, trầm tích- phun trào, phun trào, biến chất và magma . -Tệp DC200: thống kê tất cả các hệ tầng các đá trầm tích , trầm tích- phun trào, phun trào, biến chất và các phức hệ đá magma có mặt trong các phân vị địa chất theo chú giải của Bản đồ Địa chất tỷ lệ 1: 200.000. -Tệp DLtt200: là tệp quản lý tất cả số liệu đo TCVL cho các mẫu đá của các hệ tầng, phân hệ tầng đá trầm tích , trầm tích- phun trào, phun trào, biến chất trên các vùng: taybac, dongbac, bactrungbo, huequangngai, kontum, dongnai. -Tệp DLmm200: là tệp quản lý tất cả số liệu đo TCVL các mẫu đá của các phức hệ đá magma xâm nhập trên các vùng: taybac, dongbac, bactrungbo, huequangngai, kontum, dongnai. Số liệu nguyên thuỷ được cập nhật theo thứ tự các phân vị có tuổi từ trẻ đến cổ. Trong từng phân vị có thống kê các mẫu đá theo số hiệu mẫu và các tính chất vật lý của từng mẫu. Riêng cơ sở dữ liệu quặng đề tài quản lý dữ liệu dưới hai dạng: cho từng điểm mỏ, với các đặc trưng của các loại quặng hay loại đá vây quanh và cho các loại mẫu đo được thu thập trong quá trình đo vẽ lập bản địa chất. Gồm các tệp: -Tệp codequang: mã hóa tất cả các loại quặng và đá vây quanh quặng 20
- -Tệp diemquang: quản lý tất cả các điểm mỏ có số liệu TCVL của các vùng. -Tệp DLquangdiemmo: quản lý tất cả các giá trị đặc trưng về tính chất vật lý của quặng và đá vây quanh của các điểm mỏ. -Tệp quangdiatang: quản lý tất cả các loại quặng được xác định trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất. -Tệp DLquangdomau: quản lý tất cả số liệu về TCVL của các mẫu quặng thu thập trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất. Việc tổ chức số liệu như vậy đảm bảo cho tra cứu các số liệu hết sức thuận lợi và nhanh chóng. II.1.2 Giải pháp khai thác thông tin Mục tiêu của đề tài là xây dựng một cơ sở dữ liệu về TCVL của các mẫu đá và một số loại quặng để người sử dụng có thể khai thác thông tin dễ dàng, thuận lợi với nhiều sự lựa chọn khác nhau. Việc khai thác thông tin có thể thực hiện như sau: - Khai thác tập CSDL nguyên thuỷ theo loại đá trong từng phân vị địa chất hoặc từng đối tượng địa chất. - Khai thác các đặc trưng thống kê cho các đá có mặt trong từng đối tượng địa chất (hệ tầng, phân hệ tầng, phức hệ, pha) theo vùng. Các đặc trưng thống kê đưa ra chính là các thông số đặc trưng thống kê của tập mẫu: N- Tổng số giá trị trong tập số liệu (số lượng mẫu). Min – Giá trị nhỏ nhất. Max – Giá trị lớn nhất. XTB - Giá trị trung bình. S - Sai số bình phương trung bình (s). Đây là các tham số đặc trưng chủ yếu của các tập hợp thống kê các tính chất vật lý được sử dụng trong đề tài. 21
- Việc xử lý, tính toán các đặc trưng thống kê tuân thủ theo các phương pháp tính trong lý thuyết xác suất thống kê, cụ thể như sau: - Các số liệu khác thường (lớn hơn 3 lần độ lệch bình phương trung bình) sẽ được loại ra khỏi tập hợp thống kê trước khi tính các giá trị đặc trưng, đó là những giá trị quá lớn hoặc quá nhỏ so với giá trị trung bình. -Giá trị trung bình tính cho một loại đá được tính theo công thức: ∑ X i X = TB N Trong đó: N - Tổng số mẫu. XTB - Giá trị trung bình của tập mẫu. Xi – Giá trị đo. -Giá trị trung bình của một nhóm đá (toàn phức hệ, toàn hệ tầng ) được lấy theo trung bình trọng theo công thức: X i Ni X = ∑ t N Trong đó: Xt – Giá trị độ lớn trung bình của nhóm đá. Xi – Giá trị trung bình của nhóm i. Ni - Số lượng mẫu của nhóm i. N - Tổng số mẫu trong tất cả các nhóm tính trung bình trọng. - Sai số bình phương trung bình với tập mẫu >10 được tính theo công thức: n 2 ∑ ( X − X i ) S = 1 N − 1 Trong đó : X - Giá trị trung bình của tập mẫu. Xi – Giá trị đo. N - Tổng số mẫu. Với những tập mẫu < 10 không tính sai số bình phương trung bình. 22
- II.2. LỰA CHỌN PHẦN MỀM ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp quản lý, khai thác thông tin về tính chất vật lý các đá nhằm mục tiêu: - Các số liệu phải được lưu giữ một cách đảm bảo trung thực và khoa học. - Đảm bảo thuận tiện cho việc tra cứu, tính toán trên các số liệu đã được đưa vào CSDL cũng như nhanh chóng và chính xác trong khi trích dẫn, xem xét các thông tin cần thiết tuỳ theo yêu cầu và mục đích của người sử dụng. - Các số liệu được lưu giữ phải đảm bảo trong khi khai thác trích dẫn hay cập nhật không ảnh hưởng đến số liệu gốc, đảm bảo tính bản quyền của tác giả tài liệu. - Từ CSDL, kết quả tính các đặc trưng thống kê sẽ được đưa ra dưới dạng sách điện tử để tra cứu hoặc dưới dạng báo cáo biểu bảng. Với mục tiêu như vậy, đề tài đã lựa chọn xây dựng cơ sở dữ liệu trong Microsorft Office Access, định dạng thích hợp từ Microsoft Office Access XP, dùng bộ mã TCVN3 và font dùng cho ký hiệu địa chất là Mapsymbol. Cơ sở dữ liệu thiết kế mở, dễ mở rộng, có thể chuyển đổi dễ dàng sang hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác và nhập được các dữ liệu từ các nguồn dữ liệu khác nhau vào chương trình. Chương trình quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu được phát triển bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0, chạy trên hệ điều hành Window Xp. Microsorft Office Access là phần mềm trong bộ Office của Window, dễ sử dụng và khai thác. Dùng ngôn ngữ lập trình Visual Basic là ngôn ngữ mở để kết nối và kết quả đã xây dựng được Sách điện tử để tra cứu các giá trị đặc trưng về tính chất vật lý. 23
- II.3. THIẾT KẾ CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU, CÁC BẢNG TRA CỨU VÀ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG CODE VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU Trên cơ sở số liệu thu thập được, với mục tiêu và giải pháp lựa chọn đã trình bày, đề tài đã thiết kế cấu trúc cho CSDL. Đó là một chương trình có đầy đủ các tệp, các trường quản lý cho đến từng mẫu đá. II.3.1 Cấu trúc cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu được thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic trên phần mềm Microsorft Access. Đây là phần mềm quản lý dữ liệu rất phổ biến và dễ khai thác. Cấu trúc của CSDL gồm nhiều tệp có quan hệ móc xích với nhau, với 2 loại: - Cấu trúc các tệp quản lý dữ liệu đá. - Cấu trúc các tệp quản lý dữ liệu quặng. II.3.1.1- Cấu trúc các tệp quản lý dữ liệu đá. a.Tệp Codevung: là tệp quản lý tên các vùng được phân ra để quản lý dữ liệu. Tệp gồm các trường có cấu trúc như sau: Bảng 6. Field name Data type Description stt number Thứ tự vùng mavung text Mã hóa vùng vung text Tên vùng theo TCVN3 Region text Tên vùng theo tiếng Anh b. Tệp Codetuoi: là tệp quản lý tất cả các phân vị địa chất, bao gồm cả các hệ tầng đá trầm tích (trầm tích, trầm tích phun trào, biến chất, phun trào) cũng như các phức hệ đá magma xâm nhập của tất cả 6 vùng trong cả nước theo nền bản đồ địa chất 1: 200.0000. Tệp này gồm các trường có cấu trúc như sau: 24
- Bảng 7. Field name Data type Description TT_tuoi_th Number Thứ tự tuổi trong bảng tổng hợp toàn quốc codetuoi Text Mã hóa tuổi của phân vị mavung Text Mã hóa vùng loaida Text Mã hóa loại đá TT_tuoi Number Thứ tự tuổi trong một vùng gioi Text Mã hóa giới he Text Mã hóa hệ (TVCN3 hoặc Mapsymbol) tenphanvi Text Tên phân vị (TVCN3 hoặc Mapsymbol) pha_phanhetang Text Pha hoặc phân hệ tầng kyhieu Text Ký hiệu tuổi địa chất (Mapsymbol) Ghi chú về quy định đánh số thứ tự tuổi Ghichu Text địa chất trong mỗi vùng c- Tệp Codedaquang: là tệp quản lý các loại đá trầm tích, trầm tích- phun trào, phun trào, biến chất, đá magma xâm nhập và quặng. Tệp này có cấu trúc các trường như sau: Bảng 8. Field name Data type Description Thứ tự đá có quy định loại đá: stt text t. là đá trầm tích, trầm tích phun trào f. là đá phun trào, m. là đá magma; q. quặng loaida text Mã hóa loại đá tenda text Tên đá (TCVN3) codeda text Mã hóa đá tt_da Autonumber Số thứ tự đá theo quy định loại đá Ghichu Text Quy định đánh số thứ tự đá cho các loại đá d. Tệp DC200: Đây là tệp quản lý tất cả các đá trầm tích, trầm tích- phun trào, phun trào, biến chất và đá magma xâm nhập thuộc các phân vị địa chất có mặt trên nền Bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000 toàn quốc. 25
- Tệp này bao gồm các trường có cấu trúc dữ liệu như sau: Bảng 9. Field name Data type Description mavung text Mã hóa vùng loaida text Mã hóa loại đá Tên phân vị địa chất (TCVN3 hoặc tenphanvi text Mapsybol) pha_phanhetang text Tên pha hoặc phân hệ tầng (TCVN3) kyhieu text Ký hiệu tuổi (mapsymbol) tenda text Tên đá (TCVN3) codeda text Mã hóa tên đá Thứ tự trong tổng hợp tham số toàn quốc ttdc200 number 1/200.000 e. Tệp DLtt200: Đây là tệp quản lý tất cả các số liệu đo tính chất vật lý các đá trầm tích, trầm tích-phun trào, phun trà và biến chất của các vùng đã được tổng hợp và thống kê. Cấu trúc các trường của tệp này như sau: Bảng 10. Field name Data type Description 1 2 3 mavung text Mã hóa vùng mato text Mã hóa tên tờ bản đồ 1/200.000 Tên phân vị địa chất (TCVN3 hoặc tenphanvi text Mapsymbol) pha_phanhetang text Tên phân hệ tầng (TCVN3) kyhieu text Ký hiệu tuổi (mapsymbol) code_tuoi text Mã hóa tuổi địa chất 1/200.000 tt_tuoi Number Thứ tự tuổi địa chất trong 1 vùng tt_tuoi_th number Thứ tự tuổi địa chất trong bảng tổng hợp toàn quốc 26
- Tiếp bảng 10. 1 2 3 sohieumau Text Số hiệu mẫu đo TCVL Toado_X Number tọa độ điểm lấy mẫu đo TCVL trên bản đồ 1:200.000 (hệ tọa độ HN72) Toado_Y Number tọa độ điểm lấy mẫu đo TCVL trên bản đồ 1:200.000 (hệ tọa độ HN72) tenda text Tên đá xác định cho mỗi mẫu (TCVN3) codeda text Mã tên đá gắn theo bảng codeda c Number Độ từ cảm Jn Number Độ từ dư s Number Mật độ Qutd Number Hàm lượng uran tương đương Qu Number Hàm lượng uran Qth Number Hàm lượng thori Qk Number Hàm lượng kaili d Number Trọng lượng riêng n Number Độ rỗng ghichu text g. Tệp DLmm200: Đây là tệp quản lý tất cả các số liệu đo tính chất vật lý các đá magma xâm nhập của các vùng đã được tổng hợp và thống kê. Cấu trúc các trường của tệp này tương tự như các trường của tệp dltt200. II.3.1.2. Cấu trúc các tệp quản lý dữ liệu quặng a. Tệp diemquang: 27
- Bảng 11. Field name Data type Description mavung text Mã hóa vùng. loaiquang text Loại quặng. kyhieuquang Text Ký hiệu loại quặng. diemquang text Tên điểm quặng. Toado_phi text Tọa độ địa lý – kinh độ. Toado_lamda text Tọa độ địa lý – vĩ độ. dacdiemquang text Đặc điểm quặng: kiểu quặng,nguồn gốc quặng, chuthich text b- Tệp DLquangdiemmo: Bảng 12. Field name Data type Description STT number mavung text Mã hóa vùng. loaiquang text Loại quặng. diemquang text Tên điểm quặng . Tenquang-davq text Tên quặng và đá vây quanh. codequang text Mã hóa quặng và đá vây quanh. Nc Number Số lượng mẫu đo từ cảm. MinC number Giá trị từ cảm nhỏ nhất của tập mẫu. MaxC Text Giá trị từ cảm lớn nhất của tập mẫu. TBC Number Giá trị từ cảm trung bình của tập mẫu. NJn Number Số lượng mẫu đo từ dư. MinJn text Giá trị từ dư nhỏ nhất của tập mẫu. 28
- Tiếp bảng 12. Field name Data type Description MaxJn text Giá trị từ dư lớn nhất của tập mẫu. TBJn Number Giá trị từ dư trung bình của tập mẫu. Ns Number Số lượng mẫu đo mật độ. Mins Number Giá trị mật độ nhỏ nhất của tập mẫu. Maxs Number Giá trị mật độ lớn nhất của tập mẫu. TBs Number Giá trị mật độ trung bình của tập mẫu. NQutd Number Số lượng mẫu đo hoạt tính phóng xạ. MinQutd Number Giá trị hàm lượng uran tương đương nhỏ nhất của tập mẫu. MaxQutd Number Giá trị hàm lượng uran tương đương lớn nhất của tập mẫu. TBQutd Number Giá trị hàm lượng uran tương đương trung bình của tập mẫu. Nr Number Số lượng mẫu đo điện trở. Minr Number Giá trị điện trở nhỏ nhất của tập mẫu. Maxr Number Giá trị điện trở lớn nhất của tập mẫu. TBr Number Giá trị điện trở trung bình của tập mẫu. Nh Number Số lượng mẫu đo hệ số phân cực. Minh Number Giá trị hệ số phân cực nhỏ nhất của tập mẫu. Maxh Number Giá trị hệ số phân cực lớn nhất của tập mẫu. TBh Number Giá trị hệ số phân cực trung bình của tập mẫu. ghichu text c. Tệp quang_diatang: Bảng 13. Field name Data type Description mavung text Mã hóa vùng. Tenquang text Tên quặng . codequang text Mã hóa quặng. 29
- d. Tệp DLquangdomau: Bảng 14. Field name Data type Description STT number mavung text Mã hóa vùng sohieumau text Số hiệu mẫu quặng đo TCVL tenquang text Tên quặng codequang text Mã hóa quặng c Number Giá trị từ cảm Jn number Giá trị từ dư s number Giá trị mật độ Qutd Number Hàm lượng uran tương đương Qu Number Hàm lượng uran Qth number Hàm lượng thori Qk number Hàm lượng kaili d Number Giá trị trọng lượng riêng n Number Giá trị độ rỗng ghichu text II.3.2 Thiết kế các bản code Các bảng code được thiết kế gồm có: - Bảng code vùng. - Bảng code tuổi. - Bảng code đá và quặng (Chi tiết xem phụ lục 1- các bảng code). II.3.3. Mối quan hệ giữa CSDL và các bảng code. Trên cơ sở số liệu thu thập được với mục tiêu và giải pháp đã lựa chọn cấu trúc CSDL được thiết kế là một chương trình để quản lý tất cả các tệp dữ liệu có các trường quản lý cho đến từng mẫu đá. Cơ sở dữ liệu bao gồm các bảng số liệu liên quan với nhau. Dựa vào các trường đã thiết kế, xây dựng các trường chỉ mục từ đó thiết kế mối quan hệ giữa các các tệp quản lý, các bảng code và CSDL. 30
- Từ bảng quản lý vùng, lấy trường cumto để thiết kế mối quan hệ một nhiều với các bảng codetuoi, DC200. Giữa bảng codetuoi và tệp dc200 và các bảng dữ liệu của các vùng cũng có quan hệ một - nhiều thông qua trường kyhieu và trường TT_tuoi. Giữa bảng codedaquang và các tệp DLtt200và DLmm200, DC200 cũng có quan hệ thông qua trường codeda. Hình 5. Sơ đồ mối quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu. Thông kê địa tầng (DC200) Bảng tổng hợp các giá Mã vùng trị đặc trưng loại đá codevung (theo vùng và loại đá) Tên phân vị mã vùng Các Pha-phân hệ tầng Tên vùng Giới Ký hiệu tệpP TT_vung Hệ Tên đá tên phân vị PDF Code_da Pha-phân hệ tầng Ký hiệu Tên đá Các giá trị đặc trưng (Tổng số mẫu, Max, codedaquang Min, giá trị trung STT bình, độ lệch chuẩn) Số liệu đo TCVL loại đá của các TCVL: (dltt200 hoặc Sách Tên đá Từ cảm code_da dlmm200) Từ dư điện dlmm200 Mã vùng TT da Mật độ tử Tên phân vị Hàm lượng Utđ Pha-phân hệ tầng Hàm lượng U Ký hiệu Hàm lượng Th Code_tuoi Hàm lượng K codetuoi TT_tuổi Độ rỗng Số hiệu mẫu Mã vùng Trọng lượng loại đá Toạ độ X riêng Giới Toạ độ Y Hệ Tên đá Tên ph ân vị code_da Pha-phân hệ tầng Các giá trị đo của các Ký hiệ u TCVL: Code_tuoi Từ cảm TT_tuổi Từ dư Mật độ Hàm lượng Utđ Hàm lượng U Hàm lượng Th Hàm lượng K Độ rỗng Trọng lượng riêng 31
- II.4. THIẾT KẾ GIAO DIỆN NHẬP XUẤT DỮ LIỆU II.4.1- Giao diện quản lý của CSDL. Bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic đã thiết kế giao diện quản lý CSDL dưới dạng các menu trên thanh công cụ (hình 6) : - Nhập liệu. - Khai thác dữ liệu. - Hỗ trợ. - Xuất dữ liệu. - Sách tham số vật lý. - Help. - Thoát. Hình 6. Giao diện quản lý CSDL. II.4.2- Giao diện nhập dữ liệu Giao diện nhập dữ liệu được thiết kế dưới nhiều dạng : - Giao diện nhập codeda: Có thể nhập hoặc bổ sung các loại đá và code_da của chúng (Hình 7). Chức năng này cho phép người quản lý CSDL nhập mới hoặc bổ sung các mã hóa của các đá theo thiết kế của CSDL. Quy định: Các đá trầm tích, biến chất có thứ tự từ 1 đến 999; các đá phun trào có thứ tự từ 1000 đến 1999; các đá magma có thứ tự đá từ 2000 đến 2999; quặng có thứ tự từ 3000 đến 4000. Thứ tự trong mỗi loại đá được sắp xếp theo độ hạt (đối với đá trầm tích lục nguyên) hoặc theo thành phần đá (đối với đá magma hoặc phun trào) 32
- Hình 7 – Giao diện nhập codeda. - Giao diện nhập codetuoi: Có thể nhập và bổ sung các codetuoi của các phân vị địa chất có mặt trên nền địa chất Việt Nam tỷ lệ 1: 200.000. Việc nhập phải tuân thủ theo cấu trúc của bảng codetuoi đã được thiết kế. Để dễ dàng sắp xếp thứ tự các tập đất đá theo phân vị địa tầng có tuổi từ trẻ đến cổ cho từng vùng quy định: TT_tuoi vùng Tây Bắc từ 1 đến 400. TT_tuoi vùng Đông Bắc từ 401 đến 800. TT_tuoi vùng Bắc Trung Bộ từ 801 đến 1200. TT_tuoi vùng Huế - Quảng Ngãi từ 1201 đến 1600. TT_tuoi vùng Kon Tum - Buôn Mê Thuột từ 1601 đến 2000. TT_tuoi vùng Đồng nai - Bến Khế - Nam Bộ từ 2001 đến 2400. 33
- Hình 8. Giao diện nhập codetuoi. - Sau khi đã được rà soát chuẩn hoá, số liệu sẽ được cập nhật vào CSDL qua giao diện nhập dữ liệu (hình 9). Để thuận tiện cho việc cập nhập cũng như tra cứu, đã thiết kế việc quản lý các loại đá, các phân vị địa tầng thông qua các bảng codeda, code tuoi. Điều đó giúp cho việc cập nhật dữ liệu dễ dàng, chính xác. Đảm bảo mối liên hệ giữa các bảng đã được thiết lập trong cơ sở dữ liệu. 34
- Hình 9. Giao diện nhập dữ liệu. - Giao diện chuyển dữ liệu từ .XLS sang CSDL trong Access (hình 6) cho dạng số liệu đã được nhập từ phần mềm Excel. Để số liệu chuyển từ .XLS sang CSDL đòi hỏi việc chuẩn hoá lại số liệu và kiểm tra chuẩn hoá phải thật chính xác. Lúc ấy số liệu mới đảm bảo được quản lý hoàn toàn trong CSDL và mới nhập được vào mối liên hệ đã được thiết lập từ trước của CSDL. Hình 10. Giao diện chuyển bảng dữ liệu XLS vào bảng Access. 35
- II.4.3. Giao diện khai thác dữ liệu. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu chi tiết đề tài đã xây dựng việc tra cứu số liệu dưới nhiều hình thức, được giới thiệu ở menu khai thác dữ liệu (Hình 11). Hình 11. Giao diện khai thác dữ liệu. - Có thể tra cứu số liệu theo phân vị địa chất, theo từng loại đá hoặc theo vùng của một bảng bất kỳ trong CSDL. Kết quả tra cứu có thể lấy ra là một tệp .xls (Hình 12). Thuận tiện cho việc in kết quả tra cứu. Hình 12. Giao diện tra cứu số liệu theo đá, phân vị địa chất. 36
- - Hoặc có thể trích số liệu theo một vùng nhất định hoặc theo yêu cầu bằng cách sử dụng các phép lọc (hình 13). Hình 13. Giao diện trích số liệu từ bảng dữ liệu đã được nhập. Kết quả được trích ra có thể được xem và ghi lại thành tệp kết quả để có thể tính toán thống kê. - Trên hình 14 trình bày giao diện tra cứu TCVL các loại quặng để quản lý các thông số đặc trưng của các loại quặng và đá vây quanh cho một điểm mỏ. Người sử dụng có thể tra cứu các thông tin về TCVL của các loại quặng, điểm mỏ đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu theo vần ABC trên giao diện. Hình 14 . Giao diện tra cứu TCVL cho quặng và điểm mỏ. 37
- Các bảng số liệu được nhập vào CSDL hoặc được trích dẫn đều có thể được đưa ra tính thống kê. Có thể tính các giá trị đặc trưng thống kê cho các loại đá theo khối, theo phân vị địa chất của bản đồ địa chất 1: 200.000. (Hình 15) Hình 15. Giao diện tính các giá trị đặc trưng của tập số liệu - Trong CSDL còn có menu xử lý các TCVL theo bản đồ (hình 16). Trên cơ sở các điểm lấy mẫu đo TCVLđã được số hóa đưa lên bản đồ, có thể tính các đặc trưng TSVL theo tuổi, đá của các khối, đồng thời biểu diễn kết quả lên bản đồ. Công việc này được kết nối với phần mềm MapInfor 6.0. Hình 16. Giao diện xử lý số liệu TCVL theo bản đồ 38
- II.4.4- Giao diện xuất dữ liệu: Số liệu có thể được xuất từ một bảng trong CSDL ra các tệp .XLS , .RTF hoặc tệp .txt tùy thuộc mục đích khai thác số liệu (hình 17). Hình 17.Giao diện xuất dữ liệu. Trong bảng kết quả có đầy đủ các thông tin về các đặc trưng thống kê của các mẫu đá theo các phân vị địa chất. Phía trên mỗi bảng thống kê các đặc trưng TCVL của các đá có xây dựng 3 biểu đồ để dễ dàng so sánh độ lớn các tham số, giúp cho người xem có thể nhìn trực quan về độ lớn trung bình của tham số vật lý của các loại đá trong mỗi phân vị địa chất. II.5- RÀ SOÁT, CHUẨN HOÁ VÀ CẬP NHẬT SỐ LIỆU Toàn bộ số liệu đã được tổng hợp của đề tài “Thành lập Sách Tra cứu các tính chất vật lý (TCVL) đá và một số loại quặng ở Việt Nam” (1994) và các số liệu thu thập trong công tác đo vẽ và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 đã được rà soát, chuẩn hoá lại. Các số liệu này được tổng hợp và cập nhật lại theo 6 vùng : Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Huế - Quảng Ngãi, 39
- Gia Lai – Kon Tum, Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ. Số lượng mẫu đã tổng hợp cụ thể theo bảng 18 Bảng 18 STT Tên vùng Tổng số mẫu đo vùng 1 Tây Bắc 19350 2 Đông Bắc 19426 3 Bắc Trung Bộ 11800 4 Huế- Quảng Ngãi 4225 5 Kon Tum- Buôn Ma Thuột 3260 6 Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ 4520 Tập số liệu đã được xây dựng thành 2 tệp: + Tệp dữ liệu đá trầm tích : có tổng số 55700 mẫu: Trong đó: - Tính chất từ : có 54300 mẫu được xác định tham số từ cảm và từ dư. -Tính chất cơ lý: 55000 mẫu được xác định tham số mật độ , 1830 mẫu được xác định trọng lượng riêng và độ rỗng. -Tính chất phóng xạ : Hàm lượng uran tương đương có 55080 số liệu, hàm lượng uran có 768, hàm lượng thori có 768 , hàm lượng kali có 768 số liệu. +Tệp dữ liệu đá magma : có 8200 mẫu: Trong đó: - Tính chất từ có 7800 mẫu được xác định tham số từ cảm và từ dư - Tính chất cơ lý có 8000 mẫu được xác định tham số mật độ, 222 được xác định trọng lượng riêng và độ rỗng. - Tính chất phóng xạ : Hàm lượng uran tương đương có 7750 số liệu. 40
- Các số liệu về quặng được cập nhật có: Số liệu đo TCVL cho các mẫu quặng và đá vây quanh của các điểm mỏ gồm 76 điểm mỏ với 20 loại quặng và giá trị đặc trưng TCVL của 200 quặng và đá vây quanh. II.5.1. Vùng Đông bắc Số liệu đo TCVL đá vùng Đông Bắc được thu thập theo các đề án đo vẽ và điều tra địa chất các tờ bản đồ 1: 200.000, gồm: Bảo Lạc, Bắc Cạn, Mã Quan -Bắc Quang, Hòn Gai – Móng Cái, Hải Phòng – Nam Định, Lạng Sơn, Long Tân – Chinh Si, Tuyên Quang. Các phân vị địa chất đã được thành lập theo Bản đồ Địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính (1994) , tên đá được thu thập trong tài liệu là tên đá xác định ngoài trời, đã được chuẩn hoá theo chú giải của nền địa chất mới .Số liệu đo TCVL của mỗi mẫu đá được tổng hợp theo các phân vị địa chất trong đo vẽ 1: 200.000 . Số liệu đo TCVL đá vùng Đông Bắc đã được cập nhật vào hai tệp DLtt200 và DLmm200, với 19426 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 875 mẫu đá magma. Trong đó 18930 mẫu đá trầm tích phun trào và 874 mẫu đá magma được xác định tính chất từ; 19099 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 866 mẫu đá magma được xác định tham số mật độ; 17916 mẫu đá trầm tích - phun trào và 795 mẫu đá magma được xác định tham số phóng xạ; 983 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 118 mẫu đá magma được xác định tham số trọng lượng riêng và độ rỗng. II.5.2. Vùng Tây Bắc Số liệu đo TCVL đá vùng Tây Bắc được thu thập theo các đề án đo vẽ và điều tra địa chất các tờ bản đồ 1: 200.000, gồm: Điện Biên Phủ, Yên Bái, Vạn Yên, Sơn La, Ninh Bình, Mường Tè, Hà Nội. Các phân vị địa chất ở đây ban đầu được thành lập theo Bản đồ Địa chất 1: 200.000 chưa được hiệu đính (năm 1974). Số liệu vùng Tây Bắc đã rà soát, chuẩn hoá lại theo nền Bản đồ Địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính (2001). Tên đá được thu thập trong tài liệu đã được chuẩn hoá theo chú giải của nền 41
- địa chất mới . Số liệu đo TCVL của mỗi mẫu đá được tổng hợp theo các phân vị địa chất trong đo vẽ 1: 200.000 . Số liệu đo TCVL đá vùng Tây Bắc đã được cập nhật vào hai tệp DLtt200 và DLmm200, với 17370 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1955 mẫu đá magma. Trong đó 17370 mẫu đá ttrầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1960 mẫu đá magma được xác định tính chất từ; 17550 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 2005 mẫu đá magma được xác định tham số mật độ; 14670 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1940 mẫu đá magma được xác định tham số phóng xạ; 293 mẫu đá trầm tích phun trào và 9 mẫu đá magma được xác định tham số trọng lượng riêng và độ rỗng . II.5.3- Vùng Bắc Trung Bộ Số liệu đo TCVL đá vùng Bắc Trung Bộ được thu thập theo các đề án đo vẽ và điều tra địa chất các tờ bản đồ 1: 200.000, gồm: Sông Cả, Thanh Hoá – Vinh, Hà Tĩnh -Kỹ Anh, Lệ Thuỷ - Quảng Trị, Mahaxay - Đồng Hới, Mường Lát, Quỳ Châu. Các phân vị địa chất đã được thành lập theo Bản đồ Địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính năm 1994. Số liệu đo TCVL của mỗi mẫu đá được tổng hợp theo các phân vị địa chất trong đo vẽ 1: 200.000 Số liệu đo TCVL đá vùng Bắc Trung Bộ đã được cập nhật vào hai tệp DLtt200 và DLmm200, với 10821 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1170 mẫu đá magma. Trong đó 10450 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1160 mẫu đá magma được xác định tính chất từ; 10580 mẫu đá trầm tích phun trào và 1160 mẫu đá magma được xác định tham số mật độ; 10780 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1170 mẫu đá magma được xác định tham số phóng xạ; 555 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 95 mẫu đá magma được xác định tham số trọng lượng riêng và độ rỗng. 42
- II.5.4- Vùng Huế - Quảng Ngãi Số liệu đo TCVL đá vùng Huế - Quảng Ngãi được thu thập theo các tờ bản đồ 1: 200.000, gồm: Hướng Hoá, Huế, Đà Nẵng, Bà Nà, Hội An, Quảng Ngãi, Đắc Tô và một số mẫu bổ sung trong giai đoạn sau. Các phân vị địa chất ở đây được thành lập theo Bản đồ Địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính năm 1996 . Số liệu đo TCVL được tổng hợp theo các phân vị địa chất trong đo vẽ 1: 200.000 . Số liệu đo TCVL đá vùng Huế - Quảng Ngãi đã được cập nhật vào hai tệp DLtt200 và DLmm200, với 3220 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 990mẫu đá magma. Trong đó 3220 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 965 mẫu đá magma được xác định tính chất từ; 3220 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 990 mẫu đá magma được xác định tham số mật độ; 3156 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 950 mẫu đá magma được xác định tham số phóng xạ. II.5.5- Vùng Kon Tum – Buôn Ma Thuột Số liệu đo TCVL đá vùng Kon Tum – Buôn Ma Thuột được thu thập theo các tờ bản đồ 1: 200.000, gồm: Công Tum, Mang Đen, Bồng Sơn, PlayCu, Quy Nhơn, Bản Đôn, Buôn Mê Thuột, Tuy Hoà. Các phân vị địa chất ở đây được thành lập theo Bản đồ Địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính năm 1996 . Số liệu đo TCVL của mỗi mẫu đá được tổng hợp theo các phân vị địa chất trong đo vẽ 1: 200.000 . Số liệu đo TCVL đá vùng Kon Tum – Buôn Ma Thuột đã được cập nhật vào hai tệp: DLtt200 và DLmm200, với 1500 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1700 mẫu đá magma. Trong đó 1431 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1675 mẫu đá magma được xác định tính chất từ; 1500 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1720 mẫu đá magma được xác định tham số mật độ ; 1450 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1670 mẫu đá magma được xác định tham số phóng xạ . 43
- II.5.6- Vùng Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ Số liệu đo TCVL đá vùng Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ được thu thập theo các tờ bản đồ 1: 200.000, gồm: Nha Trang, Bơ Lao, Đà Lạt, Phan Thiết, Cam Ranh, Bà Rịa, Bipơrang, Gia Ray, Bến Khế và Nam Bộ. Các phân vị địa chất ở đây được thành lập theo các tờ Bản đồ Địa chất 1: 200.000 đã hiệu đính năm 1997 . Số liệu đo TCVL của mỗi mẫu đá được tổng hợp theo các phân vị địa chất trong đo vẽ 1: 200.000 . Số liệu đo TCVL đá vùng Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ đã được cập nhật vào hai tệp DLtt200 và DLmm200, với 2950 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1550 mẫu đá magma. Trong đó 2950 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1550 mẫu đá magma được xác định tính chất từ; 2950 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1520 mẫu đá magma được xác định tham số mật độ; 2900 mẫu đá trầm tích, trầm tích - phun trào, biến chất và 1520 mẫu đá magma được xác định tham số phóng xạ . II.5.7. Số liệu quặng. Dữ liệu quặng được cập nhật vào CSDL dưới hai dạng: -Số liệu đo TCVL cho các mẫu quặng và đá vây quanh của các điểm mỏ gồm 76 điểm mỏ với 20 loại quặng và giá trị đặc trưng TCVL của 200 mẫu quặng và đá vây quanh. -Số liệu đo TCVL cho các mẫu quặng được bổ sung trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất gồm 16 loại quặng và 269 mẫu quặng các loại. Đây chính là số liệu quặng được bổ sung từ số liệu đo sau năm 1997. II.5.8. Số liệu bổ sung từ đo vẽ lập bản đồ địa chất 1: 50.000. Đã thu thập được 7000 mẫu đo TCVL trong đo vẽ địa chất tỷ lệ 1: 50.000 của 12 nhóm tờ trên các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Huế - Quảng Ngãi, Kon Tum, Đồng Nai - Bến Khế và Nam Bộ. Tuy vậy, do sự khác nhau về các loại đá và tuổi địa chất ở hai giai đoạn đo vẽ khác nhau nên chỉ có thể đưa số liệu của 3000 mẫu đo vào CSDL của nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 200.000. Việc sử dụng số liệu đo TCVL giai đoạn đo vẽ tỷ lệ 1: 50.000 được tuân thủ theo nguyên tắc: 44
- - Các mẫu đá đo TCVL trong giai đoạn đo vẽ tỷ lệ 1: 50.000 được bổ sung trong CSDL này là những mẫu ở các vị trí có tên đá phù hợp với các loại đá được xác định trong giai đoạn đo vẽ tỷ lệ 1: 200.000. - Bổ sung các mẫu là loại đá có mặt trong đo vẽ tỷ lệ 1: 200.000 đã được quản lý trong tệp DC200. - Việc tính các giá trị đặc trưng của các tập mẫu cũng tuân thủ nguyên tắc tính thông kê. Tất cả các số liệu được cập nhật vào CSDL theo thứ tự tuổi địa chất từ trẻ đến cổ. Các phân vị địa tầng được sử dụng theo chú giải của Bộ bản đồ Địa chất hiệu đính (1994). Các trường được cập nhật tuân thủ cấu trúc Cơ sở dữ liệu mà đề tài đã thiết kế: gồm mavung, hetang (phuche), phanhetang (pha), kyhieu, code_tuoi, TT-HT, tenda, code_da, và các trường TCVL : tính chất từ (từ cảm, từ dư), năng tính phóng xạ (I, Qk, QTh, Qu) tính chất cơ lý (mật độ, độ rỗng, trọng lượng riêng), tính chất điện (hệ số phân cực, điện trở). Sau khi cập nhật, tên đá đã được rà soát và chuẩn hoá. Tên các mẫu đá được xác định chủ yếu trong quá trình thi công thực địa, chỉ có một số ít tên các mẫu đá được xác định trong phòng vì vậy đòi hỏi sự rà soát,chuẩn hóa tỷ mỉ và chính xác. Dựa vào tên đá và codeda trong tệp codeda để gắn codeda cho các đá của các phân vị địa chất trong tệp DC200 . Liên kết tất cả các tệp này để gắn codeda cho tất cả các mẫu đo TCVL của dữ liệu để có thể thực hiện việc tra cứu và tính các đặc trưng thống kê một cách dễ dàng. II.6. KẾT NỐI CSDL VỚI BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT 1: 200.000 ĐƯỢC CHỌN THÍ ĐIỂM. II.6.1 Xây dựng công nghệ để khai thác TCVL theo bản đồ địa chất Các mẫu đá đo TCVL đều xác định được vị trí trên bản đồ tài liệu thực tế trong đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1: 50.000. Có thể gắn tọa độ cho mỗi điểm lấy mẫu đo TCVL. Để giúp cho việc nghiên cứu TCVL chi tiết hơn cho từng loại đá, từng khối đá hoặc từng vùng cụ thể chúng tôi đã xây dựng công nghệ để khai thác TCVL theo bản đồ địa chất. 45
- Dựa vào các công cụ khai thác TCVL theo bản đồ đã xây dựng trong CSDL có thể tính các các đặc trưng thống kê các tham số vật lý theo các khối địa chất của bản đồ địa chất 1: 200.000 hoặc của các vùng nhỏ được trích lược từ bản đồ. Việc tính và thể hiện bản vẽ được kết nối với phần mềm MapInfor 6.0. Giao diện khai thác dữ liệu về TCVL theo bản đồ được thể hiện trên hình 19. Hình 19. Giao diện khai thác số liệu TCVL theo bản đồ. Các công cụ khai thác số liệu trên bản đồ gồm có: - Xử lý thống kê TSVL theo tuổi, loại đá. Khi chọn chức năng này CSDL sẽ kết nối với phần mềm MapInfor 6.0, xuất hiện tool như hình 20. Hình 20. Tool xử lý thống kê TSVL theo tuổi, loại đá trên bản đồ. Trong đó: G- Mở tệp bản đồ. D- Mở tệp số liệu TCVL đá. S- Khai báo, mở tệp số liệu kết quả tính thống kê TCVL đá. P- Gọi chức năng tính thống kê. - Biểu diễn thống kê TCVL. Chức năngnày cho phép biểu diễn két quả tính các giá trị đặc trưng TSVL lên bản đồ. Khi chọn chức năng này CSDL cũng sẽ kết nối với phần mềm MapInfor 6.0, xuất hiện tool như hình 21. Hình 21. Tool biểu diễn kết quả tính thống kê. 46
- Trong đó G- Mở tệp bản đồ địa chất. T- Khai báo, mở tệp số liệu kết quả biểu diễn tính thống kê tính chất vật lý của các mẫu đá. M- Khai báo,mở tệp bản đồ sẽ dùng để lưu kết quả biểu diễn số liệu thống kê các tính chất vật lý của các mẫu đá. E- Gọi chức năng biểu diễn lên bản đồ (M) kết quả tính thống kê theo từng phân vị địa tầng và từng khối. -Chọn xem tham số theo tuổi (Hình 22) . Chức năng này cho phép xem các giá trị đặc trưng TCVL của các đá theo tuổi tùy thuộc mục tiêu khai thác thông tin. Hình 22. Xem tham số theo tuổi. II.6.1 Thành lập bản đồ địa chất – tính chất vật lý tờ Điện Biên Phủ. Mục đích của đề tài là chọn tờ bản đồ địa chất có nhiều loại phân vị địa chất, nhiều loại đá đặc trưng để thử nghiệm, tờ Bản đồ Địa chất Biện Biên Phủ tỷ lệ 1: 200.000 đã đáp ứng yêu cầu trên. Trên diện tích tờ Bản đồ Địa chất Điện Biên tỷ lệ 1: 200.000 có mặt: 31 hệ tầng đá trầm tích , phun trào có tuổi từ trẻ (βN2-Q1) đến già (hệ tầng Nậm Ty PR3-ε1nt); và các đá magma có thành phần từ kiềm (ÙäœÊ½) đến bazơ ('âØP¥-T£Ÿ¼£); các đá trầm tích có thành phần từ thô (cuội kết) đến mịn (sét kết); các đá biến chất từ đá phiến sét sericit đến biến chất cao như đá phiến thạch anh mica; các đá phun trào có thành phần từ acit (ryolit) đến bazơ (bazan). 47
- Trên diện tích tờ Điện Biên Phủ có 3710 mẫu đo TCVL trong đo vẽ tỷ lệ 1: 200.000 và 1010 mẫu đo thuộc nhóm tờ Tuần giáo và 770 mẫu đo thuộc nhóm tờ Quỳnh Nhai trong đo vẽ tỷ lệ 1: 50.000. Các mẫu đo phân bố dải đều trên diện tích tờ bản đồ, hầu như các phân vị địa tầng đều có mẫu đo. Vì vậy, chọn thí điểm cho tờ bản đồ Địa chất Điện Biên tỷ lệ 1: 200.000 đã cho kết quả tốt. Các điểm lấy mẫu có thông tin về tọa độ cũng như các thông tin về TCVL. Vì vậy có thể tạo ra được các bản vẽ để cung cấp các thông tin về đặc trưng TCVL cho các khối địa chất cụ thể hoặc cho ra chú giải về TCVL của các đá thuộc các phân vị địa chất có mặt trên bản đồ. Các điểm lấy mẫu đo TCVL thuộc tờ Điện Biên Phủ đã được số hoá để gắn tọa độ. Số liệu lấy mẫu xác định TCVL thuộc tờ Điện Biên Phủ gồm 5495 mẫu (bao gồm cả số lượng mẫu đo vẽ thuộc tỷ lệ 1: 200.000 và 1: 50.000 thuộc nhóm tờ Tuần Giáo và Quỳnh Nhai) được trích từ CSDL. Sử dụng các công cụ đã được xây dựng để đưa kết quả tính các đặc trưng thống kê về TCVL vào tệp ketquathongkedb.tab . Từ tệp ketquathongkedb.tab có thể xây dựng bản đồ địa chất – tính chất vật lý thuộc tờ Điện Biên Phủ tỷ lệ 1: 200.000. 48
- CHƯƠNG III THÀNH LẬP SÁCH ĐIỆN TỬ TRA CỨU CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐÁ VÀ MỘT SỐ LOẠI QUẶNG Ở VIỆT NAM III.1. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY TCVL TRONG “SÁCH ĐIỆN TỬ ”, NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CSDL VÀ “SÁCH ĐIỆN TỬ ” III.1.1. Nghiên cứu phương pháp trình bày TCVL trong “sách điện tử ” Các số liệu đo TCVL của các mẫu đá được cập nhật vào CSDL sau khi đã được rà soát và chuẩn hóa. Sử dụng khả năng khai thác dữ liệu của CSDL có thể thực hiện việc xử lý thống kê tính toán các giá trị đặc trưng. Mỗi loại đá (hoặc quặng) trong mỗi hệ tầng (hoặc phân hệ tầng), mỗi phức hệ (hoặc pha) được tính các đặc trưng thống kê TCVL. Nhìn chung các tập thống kê của các TSVL có dạng phân bố gần với luật chuẩn, khá tập trung. Các thông số đặc trưng thống kê được tính là: - Tổng số các mẫu được tính trong tập hợp thống kê N. - Số trung bình X : N ∑ xi X = i=1 N Trong đó : xi là các giá trị đo trong tập hợp. - Độ lệch chuẩn N ∑(xi − X ) S = i=1 N - Số nhỏ nhất trong tập hợp tính toán Min. - Số lớn nhất trong tập hợp tính toán Max. Các tập mẫu thường có số lượng giá trị quan trắc N đủ lớn (N>20). Nhiều tập mẫu có N đạt hàng trăm, thậm chí hàng ngàn giá trị. Tuy vậy cũng còn không ít tập giá trị có N< 20. Tham số từ cảm χ và từ dư Jn được phân bố theo luật Poatxong vì vậy không tính độ lệch chuẩn. Những tập mẫu có số lượng quá nhỏ (N<5) không 49
- tính độ lệch chuẩn. Với những tập mẫu có N nhỏ việc chọn giá trị đặc trưng được tiến hành thận trọng, các giá trị đưa ra cũng chỉ có ý nghĩa tham khảo. Các giá trị đặc trưng này được xác định bằng các chức năng của CSDL và đưa vào bảng tổng hợp. Bảng này tổng hợp tất cả các giá trị đặc trưng của các mẫu đá (quặng). Sau đó sẽ đưa ra trình bày trong Sách điện tử dưới dạng: Số lượng mẫu số trung bình (độ lệch chuẩn) Min - Max Có nhiều cách để thành lập và trình bày sách điện tử, ví dụ: có thể thành lập dưới dạng một trang Web (là một file html) Qua nhiều lần thử nghiệm đề tài chọn phần mềm Adobe Acrobat 6.0 để trình bày “Sách điện tử ”. Đây là phần mềm có thể thành lập và trình bày sách điện tử rất thuận tiện. Số liệu cung cấp dưới dạng file ảnh, đảm bảo số liệu cung cấp không thể sử chưa CSDL quản lý tất cả các dữ liệu làm “Sách điện tử ”, bao gồm các bảng hướng dẫn tra cứu; các phần lời minh họa cho số liệu của các vùng và các bảng kết quả tính giá trị đặc trưng TCVL của các đá, các phân vị địa chất. “Sách điện tử tra cứu các TCVL của đá và một số loại quặng ở Việt Nam” được trình bày là một file *.PDF, gồm các phần: + Mở đầu. + Hướng dẫn sử dụng: bao gồm các bảng mục lục hướng dẫn tra cứu theo các phân vị từ trẻ đến già hoặc theo vần ABC đối với các phân vị trầm tích hoặc magma. + Các bảng đặc trưng thống kê (số lượng mẫu, giá trị min, max , trung bình) các TCVL của các tập hợp số liệu theo các loại đá, theo từng phân vị địa chất, theo từng khu vực. Trong các bảng này phần đầu nêu nhận xét về TCVL của mỗi vùng. Trong mỗi bảng của từng phân vị có các biểu đồ so sánh giá trị trung bình các TCVL của các loại đá. +Kết luận: nhận xét về sự biến đổi TCVL. +Mục lục. III.1.2. Nghiên cứu quan hệ giữa CSDL và sách điện tử Từ CSDL đã xây dựng mối quan hệ với Sách điện tử thông qua một menu (Hình 23) . Sách điện tử được tạo tự động thông qua menu này. CSDL quản lý tất cả các dữ liệu để thành lập sách điện tử. Hình 23- Menu tạo sách điện tử các TCVL đá và quặng. 50
- “Sách điện tử “ được link với CSDL. Từ CSDL vào sub_menu “Xem sách TCVL đá” của menu “ Sách tham số VL đá” có thể xem được “Sách điện tử ” III.2. CHUẨN BỊ DỮ LIỆU ĐỂ THÀNH LẬP SÁCH ĐIỆN TỬ Dữ liệu để thành lập sách gồm: - Mở đầu, hướng dẫn sử dụng và các lời nhận xét (*.doc), sau chuyển thành file .PDF và được CSDL quản lý trong bảng Abanloi - Các bảng mục lục về các phân vị địa chất được tạo tự động từ sách điện tử và đẩy thành file .PDF, bao gồm: Bảng 1: Mục lục theo các phân vị địa tầng đátrầm tích, phun trào có tuổi tử trẻ đến già (bag2 trong cơ sở dữ liệu). Bảng 3: Mục lục theo các phức hệ đá magma xâm nhập có tuổi tử trẻ đến già (bag4 trong cơ sở dữ liệu). Bảng 2: Mục lục theo vần ABC của các phân vị địa tầng trầm tích, phun trào (bag3 trong cơ sở dữ liệu). Bảng 4: Mục lục theo vần ABC của các phức hệ đá magma xâm nhập (bag5 trong cơ sở dữ liệu). Các bảng trên được tạo tự động nội dung trong 2 sub-menu con của menu này. - Các bảng kết quả tổng hợp đặc trưng thống kê được CSDL tạo ra và đẩy thành file .pdf sau khi đã thực hiện chức năng khai báo mục lục để có số trang chính thức đính kèm. Đó là các bảng tổng hợp tính chất vật lý đá của từng phân vị địa tầng trong mỗi vùng và các bảng tổng hợp theo loại đá trầm tích, trầm tích -phun trào, phun trào, biến chất và magma xâm nhập từng vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Huế -Quảng Ngãi, Kon Tum- Buôn Ma Thuột, Đồng Nai -Bến Khế và Nam Bộ). - Các bảng kết quả tổng hợp đặc trưng thống kê tính chất vật lý của quặng và đá vây quanh 5 vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Huế - Quảng Ngãi, Đồng Nai -Bến Khế và Nam Bộ). 51
- - Bảng kết luận (*.doc) chuyển thành tệp .PDF. - Bảng thống kê các tài liệu tham khảo chính (*.doc) chuyển thành tệp *.PDF. Tất cả các bảng trên (trừ các bảng nhận xét và sơ đồ phân chia vùng nghiên cứu) đều được xuất tự động từ các report với tên tệp được quy chuẩn tự động theo trình tự sắp đặt trong sách. Bảng mục lục và các bookmark được cập nhật tự động đảm bảo trình tự liên kết trang đúng theo “Sách điện tử ” . “Sách điện tử ” được thành lập theo các bước như hình 24. Hình 24. Giao diện thành lập “Sách điện tử ”. III.3. GIỚI THIỆU SÁCH ĐIỆN TỬ Từ tất cả các dữ liệu đã thành lập một Sách điện tử tra cứu các TCVL đúng với cấu trúc đặt ra là một file .PDF. Tệp BookTCVL.pdf có dung lượng 6.3MB bao gồm 546 trang (hình 25). Các bookmark được xây dựng tự động giới thiệu và giúp cho việc tra cứu dễ dàng. 52
- Hình 25. Giao diện bìa sách điện tử - Có thể dễ dàng tra cứu trên các bảng mục lục đã được thành lập trong những trang đầu của sách dựa vào số trang của mỗi phần trong bảng mục lục (Hình 26). Hình 26. Tra cứu dựa vào bảng mục lục về các phân vị địa chất. 53
- - Có thể tra cứu bằng cách chọn phân vị địa chất trên bookmark sẽ xem được biểu đồ và các giá trị đặc trưng TCVL của các loại đá thuộc phân vị địa chất đó (hình 27). Hình 27. Tra cứu dựa vào bookmark. 54
- - Có thể tra cứu bằng cách sử dụng mục lục được xây dựng ở cuối sách. Chỉ cần bấm chọn phân vị địa chất của vùng cần xem sẽ xuất hiện giao diện có chứa các giá trị đặc trưng TCVL của các đá thuộc phân vị địa chất đó (hình 28). Hình 28. Tra cứu bằng cách sử dụng mục lục. Người sử dụng có thể dễ dàng tra cứu trên bookmark hoặc trên bảng mục lục các phân vị địa tầng theo bản đồ địa chất 1: 200.000 (bảng 1 và bảng 3 trong Sách điện tử ) và bảng mục lục các phân vị địa tầng theo vần ABC (bảng 2 và bảng 4 trong sách điện tử ) hoặc sử dụng lệnh tìm kiềm “search” của phần mềm Adobe Acrobat. 55
- CHƯƠNG IV TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI IV.1 Căn cứ pháp lý. Căn cứ Quyết định số 1730/QĐ-BTNMT ký ngày 12 tháng 7 năm 2005 của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc giao bổ sung kế hoạch và dự toán NSNN năm 2005; Căn cứ vào các giải trình các khoản chi của đề tài theo Thông tư số 45/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18 tháng 6 năm 2001 của Bộ tài Chính và Bộ Khoa Học, Công nghệ và Môi Trường đã nêu trong thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ của chủ nhiệm đề tài; Thực hiện công văn số 1328/BTNMT-KHCN ngày 19 tháng 4 năm 2005 về việc Ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ; Ngày 28 tháng 7 năm 2005 Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Tài nguyên và Môi Trường đã ký hợp đồng nghiê n cứu khoa học công nghệ số 01- ĐC/BTNMT-HĐKHCN v ới Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc để thực hiện đề tài “ Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra c ứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam” IV.2 Tổ chức thực hiện đề tài. Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc là đơn vị đư ợc giao chủ trì thực hiện đề tài thông qua hợp đồng nghiên cứu khoa học số 01-ĐC/BTNMT- HĐKHCN ký ngày 28 tháng 7 năm 2005 với Vụ KHCN-Bộ tài Nguyên và Môi Trường. Đề tài được Liên đoàn giao cho Đoàn ĐVL 209 thi công thực hiện. Việc tổ chức thực hiện đề tài tuân thủ hướng dẫn của Thông tư số 45/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18 tháng 6 năm 2001 của Bộ tài Chính và Bộ Khoa Học, Công nghệ và Mô i Trường về việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của đề tài. Chủ nhiệm đề tài là KS Trương Thu Hương trực tiếp chỉ đạo thực hiện các chuyên đề và tổng hợp viết báo cáo. 56
- Các tác giả tham gia thực hiện đề tài gồm có: KS địa vật lý – tin học Võ Bích Ngọc (Liên đoàn Vật Lý Địa chất); TS.Nguyễn Đức Thắng (Bộ Tài Nguyên và Môi Trườ ng); KS. Phạm Toàn , KS.Nguyễn Hữu Trí (Đoàn ĐVL 209 – Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc). Thời gian thực hiện: 2 năm 2005 – 2006. IV.3. Thực hiện các chỉ tiêu k hối lượng và giá trị. - Chi phí thực hiện đề tài năm 2005: 113.076.400đ. - Chi phí thực hiện đề tài năm 2006: 179.000.000đ. Tổng chi phí toàn đề tài: 292.076.400đ (Hai trăm chín mươi hai triệu bảy mươi sáu ngàn bốn trăm đồng) (Xem Bảng 19 - tổng hợp khối lượng và giá trị thanh toán của đề tài ). IV.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư vốn so với mục tiêu đề tài đề ra. Sau hai năm thực hiện, với mức chi phí tối thiểu để thực hiện, đề tài đã hoàn thành các chỉ tiêu khối lượng đã đề ra. Nội dung của đề tài gồm 2 phần được chia thành 25 chuyên đề nghiên cứu. Kết quả đề tài đã hoàn thành với sản phẩm: - Cơ sở dữ liệu các TCVL của đá và một số loại quặng ở Việt Nam. - Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam. 57
- Bảng 19 BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ THANH TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: “Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các TCVL đá và một số loại quặng ở Việt Nam” Đơn vị tính: nghìn đồng Theo đề cương được duyệt Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Toàn đề án Đơn vị Đơn TT Nội dung công việc Thành Thà tính giá Khối lượng tiền Khối lượng nh tiền Khối lượng Thành tiền Khối lượng Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I Tổng giá trị dự toán các khoản thuê khoán 222 000 72 576.4 142 500 214 076.4 chuyên môn I.1 Xác định và tuyển chọn đề tài 500 500 500 I.2 Hoạt động nghiên cứu 221 500 72 076.4 142 500 214 576.4 1 CĐ1: Tập hợp số liệu 12 000 8 500 8 500 2 CĐ 2: Khảo sát hệ thống tập số liệu để xây 11 000 11 000 11 000 dựng CSDL 3 CĐ 3: Nghiên cứu giải pháp quản lý và khai 10 000 10 000 10 000 thác thông tin về tính chất vật lý, chọn phần mềm để xây dựng CSDL 4 CĐ 4: Thiết kế cấu trúc CSDL, các bảng tra 12 000 8 576.4 8 576.4 cứu, thiết lập các mối quan hệ giữa bảng code và CSDL 5 CĐ 5:Thiết kế các giao diện nhập xuất dữ liệu 10 000 10 000 10 000 6 CĐ 6: Viết các modul quản lý và khai thác 10 000 10 000 10 000 CSDL 7 CĐ 7: Viết hướng dẫn sử dụng CSDL 6 000 6 000 6 000 8 CĐ 8: Chuẩn hoá, rà soát và cập nhật số liệu đo 8 000 8 000 8 000 TCVL của đá vùng Tây Bắc 9 CĐ 9:Chuẩn hoá, rà soát và cập nhật số liệu đo 7 000 7 000 7 000 TCVL của đá vùng Đông Bắc 10 CĐ 10: Chuẩn hoá, rà soát và cập nhật số liệu 7 000 7 000 7 000 đo TCVL của đá vùng Bắc Trung Bộ 11 CĐ 11: : Chuẩn hoá, rà soát và cập nhật số liệu 6 000 6 000 6 000 đo TCVL của đá vùng Huế - Quảng Ngãi 12 CĐ 13: : Chuẩn hoá, rà soát và cập nhật số liệu 7 000 7 000 7 000 đo TCVL của đá vùng Kon Tum –Buôn Ma Thuột 58
- Tiếp theo bảng 19 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 CĐ 14: : Chuẩn hoá, rà soát và cập nhật số liệu 6 000 6 000 6 000 đo TCVL của đá vùng Đồng Nai – Bến Khế và nam Bộ 14 CĐ 15 : : Chuẩn hoá, rà soát v à cập nhật số liệu 8 000 8 000 8 000 đo TCVL quặng 15 CĐ 16: Thu t hập, rà soát chuẩn hoá và bổ sung 10 000 10 000 10 000 số liệu đo tham số của đá sau n ăm 1997 trên nền bản đồ địa chất 1: 200.000 đã xuất bản 16 CĐ 17: Thu thập, rà soát, chuẩn hoá và bổ 9 000 9 000 9 000 sung số liệu đo tham số các mẫu quặng trên các vùng mới nghiên cứu 17 CĐ 18: Số hoá điểm lấy mẫu đo TC VL trên 10 000 10 000 10 000 một tờ bản đồ tài liệu thực tế đo TCVL 18 CĐ 19: Kết nối CSDL với một t ờ bản đồ địa 11 000 11 000 11 000 chất số tỷ lệ 1:200.000 19 CĐ 20: Thiết kế các giao diện xuất số liệu ra 11 000 11 000 11 000 biểu bảng, bá o cáo 20 CĐ 21: Ngh iên cứu phương pháp, lựa chọn 10 000 10 000 10 000 phần mềm, xác định cấu trúc sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam 21 CĐ 22: Xây dựng mối quan hệ giữa CSDL và 8 000 8 000 8 000 “Sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam” 22 CĐ 23: Chuẩn bị dữ liệu để làm sách điện tử tra 12 000 12 000 12 000 cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam 23 12 000 12 000 12 000 Thành lập sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam 24 Viết báo cáo tổng kết 4 000 4 000 4 000 25 Can in, lưu trữ (03 bộ) 4 500 4 500 4 500 59
- Tiếp bảng 19 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 II Nguyên vật liệu, năng lượng 21 750 8 760 12 990 21 750 2.1 Nguyên vật liệu 5 100 3 200 1 900 5 100 2.1.1 Đĩa CD-R hộp 500 5 2 500 2 1 0003 1 500 5 2 500 2.1.2 USB flash disk (1GB) cái 2 200 2 200 1 2 200 2 200 2.1.3 Đĩa mềm hộp 200 2 0,4 2 400 2 0,4 2.2 Văn phòng phẩm 4 550 260 4 290 4 550 2.2.1 - Mực in laser hộp 980 2 1 960 2 1 960 2 1 960 2.2.2 - Giấy A4 gram 50 5 250 2 1003 150 5 250 2.2.3 - Mực in màu bộ 920 2 1 840 2 1 840 2 1 840 2.2.4 - VPP khác (bìa, băng keo, ghim vòng ) 500 160 340 500 2.3 Năng lượng, nhiên liệu 5 600 2 8 00 2 800 5 600 2.3.1 Điện KW 1 2000 2 000 1000 1 00010 00 1 000 2000 2 000 2.3.2 Internet, điện thoại tháng 0,3 12 3 600 6 1 800 6 1 800 12 3 600 2.4 Mua sác h, tài liệu, phụcvụ nghiên cứu 6 500 2 500 4 000 6 500 2.4.1 Mua bản đồ 4 500 1 500 3 000 4 500 - Bản đồ tài liệu thực tế (do các đơn vị ngoài Liên đoàn Bản đồ Địa chất MB thực hiện) - Photo, c an in bản đồ và tài liệu 2.4.2 - Sách c huyên khảo các loại dự kiến: (MS- 2 000 1 000 1 000 2 000 Access, Lập trình Visuan Basic, ) III Thiết bị máy móc 1 20 000 1 20 000 1 20 000 IV Chi khác 35 250 11 740 23 510 35 250 1 Xét duyệt đề cương tại cơ sở 1 1 170 1 1 170 1 1 170 2 Xét duyệt đề cương tại Bộ 1 1 770 1 1 770 1 1 770 2 Chuyên gia phân tích, đánh giá, phản biện Bài 200 10 2 000 10 2 000 10 2 000 60
- Tiếp bảng 19 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 3 Nghiệm thu cơ sở buổi 1 090 1 1 090 1 1 090 1 1 090 4 Nghiệm thu chính thức buổi 2 150 1 2 150 1 2 150 1 2 150 5 Chi phí chủ nhiệm đề tài tháng 100 24 2 400 12 1 200 12 1 200 24 2 400 6 Quản lý đề tài Năm/đt 6000 2 12 000 1 6 000 1 6 000 2 12 000 7 Chi phí in ấn tài liệu 1 000 8 Dịch tài liệu Trang 50 200 1 000 200 1 000 200 1 000 9 Công tác phí ngày 60 30 1 800 10 600 20 1 200 30 1 800 10 Chi phí thuê phương tiện đi lại,tàu xe công 6 200 1 000 5 200 6 200 tác: (Công tác thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị đo vẽ địa chất khác trong Cục địa chất và KS VN) 11 Hội thảo lần 1 670 1 1 670 1 1 670 1 1 670 12 Chi khác: chi phí chè nước, phục vụ nghiệm 1 000 1 000 1 000 thu, hội tảo, ) Tổng cộng 299 000 113 076.4 179 000 292 076.4 61
- KẾT LUẬN 1. Đánh giá kết quả Sau hai năm thực hiện, đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ với các nội dung đề ra trong đề cương nghiên cứu. Các số liệu TCVL đá và quặng ở Việt Nam đã thu thập được trong CSDL rất phong phú và đầy đủ về các loại đá đặc trưng cho các phân vị địa chất. Vì vậy nó cung cấp thông tin rất tốt cho việc nghiên cứu địa chất- khoáng sản và điều tra cơ bản. Qua việc xem xét đánh giá toàn bộ nguồn tài liệu về các TCVL đá và quặng đã thu thập được để thành lập CSDL cho thấy: Sự đồng bộ số liệu và chất lượng tài liệu được đánh giá rất kỹ càng, các số liệu thu thập cũng như số liệu bổ sung đều đảm bảo độ tin cậy. Toàn bộ số liệu đã thu thập được quản lý trong một CSDL thống nhất bằng các tệp riêng biệt, mỗi tệp chứa số liệu của một tập hợp nhất định và có các tệp mã đi kèm. Ngoài ra còn thành lập một tệp mục lục, tập chỉ dẫn về đơn vị của các tính chất vật lý, các ghi chú cần thiết để tiện cho việc quản lý và khai thác. Kết quả đã đạt được: - Đã xây dựng được CSDL về dữ liệu với đầy đủ các chức năng khai thác sử dụng, thuận tiện cho người dùng khai thác thông tin với nhiều mục đích khác nhau. - Đã xây dựng được công cụ để thành lập sách điện tử tự động. Thuận tiện cập nhật dữ liệu và nâng cấp khi cần thiết - Đã thành lập Sách điện tử tra cứu các TCVL với nhiều thông tin, dễ sử dụng và khai thác. - Hoàn thành công cụ khai thác dữ liệu trên bản đồ để có thể đưa ra Bản đồ Địa chất – TCVL nhiều thông tin phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Đặc biệt đã xây dựng được chú giải địa chất – tính chất vật lý cho mỗi tờ, mỗi vùng khai thác. Có thể đưa số liệu đo TCVL vào mỗi điểm lấy mẫu có mặt trên bản đồ, từ đó có thể thành lập các bản đồ thạch - vật lý, phục 62
- vụ những mục đích khai thác khác nhau như: nghiên cứu môi trường, nghiên cứu cơ bản. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế mà đề tài mong muốn nhưng chưa giải quyết được: - Số liệu đo TCVL cho quặng cũng chưa được cập nhật nhiều bởi số liệu đo cho các mẫu quặng còn ít. Gần đây, một số điểm mỏ đã và đang gửi đo mẫu tại phòng VILAS nhưng số liệu này chưa được cập nhật vào CSDL. - Đề tài không sử dụng được font VNUnicode trong Cơ sở dữ liệu mà phải sử dụng font TCVN3. Do font VN Unicode hiện chưa thể đưa vào phần mềm quản lý dữ liệu bản đồ MapInfor, vì vậy không tương thích trong quá trình sử dụng font chữ VNUnicode. 2. Kiến nghị Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của đề tài, dựa vào những điều đánh giá trên, đề tài xin kiến nghị một số việc cụ thể sau: - Đề nghị cho phép cập nhật, quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu tại đơn vị. - Với kết quả đã đạt được, đề nghị được công bố cơ sở dữ liệu sách điện tử tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt nam trong và ngoài ngành, trên mạng trên trang Web của Bộ và ngành. - Hiện nay công tác đo TCVL đá, các mẫu quặng và cả những mẫu vật liệu xây dựng vẫn được tiếp tục tại phòng xác định các tính chất vật lý (VILAS 107). Đề nghị được cập nhật dữ liệu về các TCVL khác về đá cũng như về quặng để CSDL về các TCVL đá có đầy đủ thông tin hơn. - Tại phòng VILAS 107 vẫn đang tiến hành đo các TCVL khác (điện trở, hệ số phân cực, ) cho các loại đá, quặng, vật liệu xây dựng. Mong muốn các số liệu này được cập nhật vào CSDL. - Một số tập mẫu đo có số lượng còn ít (<20), chưa đạt được tính thống kê của tập mẫu. Vì vậy thông tin đưa ra chỉ có tính tham khảo. Đề nghị được bổ sung, cập nhật thêm số liệu. 63
- - Việc xây dựng những bản đồ địa chất – TCVL, bản đồ thạch - vật lý thông qua cơ sở dữ liệu rất hữu ích và thuận tiện. Hiện nay đã xây dựng hoàn thiện công nghệ khai thác thông tin về TCVL trên bản đồ và đã áp dụng thử nghiệm rất tốt trên tờ Bản đồ Địa chất Điện Biên 1: 200.000. Vì vậy đề nghị công việc này được thực hiện tiếp trên các tờ bản đồ khác của các cụm tờ nghiên cứu địa chất tỷ lệ 1: 200.000. Tập thể tác giả đề nghị những đề xuất nói trên được các cấp quản lý ủng hộ và cho phép thực hiện ở các thời gian sau. 64
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1- Nguyễn Xuân Bao và nnk.,1995. Bản đồ Địa chất cụm tờ Nam Bộ tỷ lệ 1: 200.000 (Cục Địa chất – Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội). 2- Nguyễn Xuân Bao và nnk.,1996. Bản đồ Địa chất cụm tờ Kon Tum – Buôn Ma Thuột tỷ lệ 1: 200.000 (Cục Địa chất – Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội). 3- Nguyễn Xuân Bao và nnk.,1996. Bản đồ Địa chất cụm tờ Huế – Quảng Ngãi tỷ lệ 1: 200.000 (Cục Địa chất – Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội). 4- Đinh Đức Chất và nnk., 1994. Báo cáo và tài liệu tổng hợp kết quả thành lập sách tra cứu các tính chất vật lý của đá và một số loại quặng ở Việt Nam.(Lưu trữ XN TTTL, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc). 5- Nguyễn Văn Hoành và nnk., 1994 . Bản đồ địa chất loạt tờ Đông Bắc tỷ lệ 1: 200.000. (Cục Địa chất – Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội). 6- Nguyễn Văn Hoành và nnk., 2001 . Bản đồ địa chất loạt tờ Tây Bắc tỷ lệ 1: 200.000 (Cục Địa chất – Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội). 7- Nguyễn Văn Hoành và nnk., 1994 . Bản đồ địa chất loạt tờ Bắc Trung Bộ tỷ lệ 1: 200.000. (Cục Địa chất – Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội). 8- Nguyễn Đức Thắng ., 1997. Bản đồ địa chất cụm tờ Đồng Nai – Bến Khế tỷ lệ 1: 200.000.(Cục Địa chất – Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội). 9- Nguyễn Hữu Trí và nnk., 1999. Báo cáo Biên tập sách tra cứu các tính chất vật lý đá và một số loại quặng ở Việt nam.(Lưu trữ XN TTTL, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc). 10- Microsoft Office XP toàn tập, 2005 – Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 11- Microsoft Access toàn tập, 2005 – Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 12- Lập trình trong Microsoft Access, 2005 – Nhà xuất bản Thống Kê,Hà Nội 65
- PHỤ LỤC 1 CÁC BẢNG CODE 1- Codevung Bảng 17. stt Mavung Vung Region 1 TB T©y B¾c North - West Viet Nam 2 DB Đ«ng B¾c North - East Viet Nam 3 BTB B¾c Trung Bé North Central Viet Nam 4 H-QN Huế - Quảng Ng·i Hue - Quang Ngai regions 5 KT Kon Tum - Bu«n Ma Thuột Kon Tum - Buon Me Thuot regions Dong Nai - Ben Khe and South Viet Nam 6 DN-NB Đồng Nai - Bến Khế vµ Nam Bộ regions 2- Codetuoi Bảng 18. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 1 btb-Q BTB tramtich 1 KZ Q ÖQ™š ÖQ™š tramtich: bao gồm các loại 7 btb-N BTB tramtich 2 KZ N-Q ÖN¤-Q£ ÖN¤-Q£ đá trầm tích, trầm tích – 24 btb-kb BTB tramtich 3 KZ N Khe Bè Nż phun trào, phun trào, 42 btb-mg2 BTB tramtich 5 MZ Mô Gi¹ Trªn K KÇÁ¤ biến chất 43 btb-mg1 BTB tramtich 6 MZ K Mô Gi¹ D−íi KÇÁ£ kh«ng ph©n 44 btb-mg BTB tramtich 4 MZ Mô Gi¹ K chia KÇÁ 63 btb-mh BTB tramtich 7 MZ J M−êng Hinh JÇ 70 btb-dd2 BTB tramtich 8 MZ T §ång §á Trªn T¥n-rŸŸ¤ 71 btb-dd1 BTB tramtich 9 MZ T §ång §á D−íi T¥n-rŸŸ£ 91 btb-ql BTB tramtich 10 MZ T Quy L¨ng T¤ËÆ 119 btb-dt2 BTB tramtich 12 MZ T §ång TrÇu Trªn T¤aŸÎ¤ 120 btb-dt1 BTB tramtich 12 MZ T §ång TrÇu D−íi T¤aŸÎ£ 135 btb-cl BTB tramtich 13 PZ P Cam Lé P¤ËÆ 148 btb-bs BTB tramtich 14 PZ C-P B¾c S¬n C-P¼Í 66
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 150 btb-lk BTB tramtich 15 PZ C La Khª C£ÆÅ 161 btb-nk BTB tramtich 17 PZ D NËm K¾n D¤g-D¥frÈÅ 162 btb-cd BTB tramtich 16 PZ D C¸t §»ng D¥fr½Ÿ 163 btb-cb BTB tramtich 18 PZ D Co Bai D¤®¥½¼ 164 btb-dt BTB tramtich 36 PZ D §«ng Thä D¥frŸÎ 165 btb-bg BTB tramtich 20 PZ D B¶n Gi»ng D¤e¼Á 166 btb-mb BTB tramtich 19 PZ D Môc Bµi D¤eǼ 179 btb-tl BTB tramtich 21 PZ D T©n L©m D£®¤ÎÆ 180 btb-rc BTB tramtich 23 PZ D Rµo Chan D£®¤Ì½ 181 btb-hl BTB tramtich 22 PZ D Huæi L«i D£®¤ÂÆ 198 btb-hn2 BTB tramtich 24 PZ S-D Huæi NhÞ Trªn S¤-D£ÂȤ 199 btb-hn1 BTB tramtich 25 PZ S-D Huæi NhÞ D−íi S¤-D£ÂÈ£ 200 btb-dg BTB tramtich 26 PZ S-D §¹i Giang S¤-D£ŸÁ 214 btb-sc3 BTB tramtich 30 PZ O-S S«ng C¶ Trªn O¥-S£Í½¥ 215 btb-sc2 BTB tramtich 31 PZ O-S S«ng C¶ Gi÷a O¥-S£Í½¤ 216 btb-sc1 BTB tramtich 32 PZ O-S S«ng C¶ D−íi O¥-S£Í½£ 217 btb-ld3 BTB tramtich 27 PZ O-S Long §¹i Trªn O¥-S£ÆŸ¥ 218 btb-ld2 BTB tramtich 28 PZ O-S Long §¹i Gi÷a O¥-S£ÆŸ¤ 219 btb-ld1 BTB tramtich 29 PZ O-S Long §¹i D−íi O¥-S£ÆŸ£ kh«ng ph©n 232 btb-av BTB tramtich 33 PZ A V¬ng ¡-O chia ¡¥-O£»Ð 261 btb-bk2 BTB tramtich 34 PR-PZ PR-¡ B¶n Kh¹ng Trªn PR¥-¡£¼Å¤ 262 btb-bk1 BTB tramtich 35 PR-PZ PR-¡ B¶n Kh¹ng D−íi PR¥-¡£¼Å£ 402 btb-mbc2 BTB magma 1 KZ œ B¶n ChiÒng 2 Ûœ¼½¤ 403 btb-m-bc1 BTB magma 2 KZ œ B¶n ChiÒng 1 Û-ìÛœ¼½£ 429 btb-m-bm BTB magma 3 MZ J-K B¶n Muång ÛèJ-K¼Ç 440 btb-m-pb3 BTB magma 4 MZ T Phia Bioc 3 ÛaT¥nʼ¥ 441 btb-m-pb2 BTB magma 5 MZ T Phia Bioc 2 ÛaT¥nʼ¤ 442 btb-m-pb1 BTB magma 6 MZ T Phia Bioc 1 ÛaT¥nʼ£ 443 btb-m-nc BTB magma 7 MZ T Nói Chóa âaT¥È½ 464 btb-m-sm BTB magma 8 MZ T S«ng M· ÛèT¤®¥ÍÇ 67
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 477 btb-m-ts BTB magma 10 PZ C Trêng S¬n ÛaC£ÎÍ 483 btb-m-dl2 BTB magma 11 PZ D §¹i Léc 2 ÛaD£ŸÆ¤ 484 btb-m-dl1 BTB magma 12 PZ D §¹i Léc 1 ÛaD£ŸÆ£ 497 btb-m-qs BTB magma 9 PZ PZ¥ QuÕ S¬n Ø-ÛØ-ÛPZ¥ËÍ 508 btb-m-db BTB magma 13 PZ PZ£ §iÖng B«ng ÛPZ£Ÿ¼ 11 db-rc DB tramtich 1 KZ N Rinh Chïa N¤Ì½ 22 db-pl DB tramtich 2 KZ N Phan L¬ng N£ÊÆ 23 db-nd DB tramtich 3 KZ N Nµ D¬ng N£È¾ 27 db-td DB tramtich 4 MZ K-œ Tam Danh K£-œÎ¾ 38 db-bh3 DB tramtich 5 MZ K B¶n Hang Trªn K(?)¼Â¥ 39 db-bh2 DB tramtich 6 MZ K B¶n Hang Gi÷a K(?)¼Â¤ 40 db-bh1 DB tramtich 7 MZ K B¶n Hang D−íi K(?)¼Â£ kh«ng ph©n 41 db-bh DB tramtich 8 MZ B¶n Hang K chia K(?)¼Â 46 db-tl DB tramtich 9 MZ J-K Tam Lung Gi÷a J¥-K£ÎÆ 61 db-hc2 DB tramtich 10 MZ J Hµ Cèi Trªn J£®¤Â½¤ 62 db-hc1 DB tramtich 11 MZ J Hµ Cèi D−íi J£®¤Â½£ 72 db-hg2 DB tramtich 12 MZ T Hßn Gai Trªn T¥n-rÂÁ¤ 73 db-hg1 DB tramtich 13 MZ T Hßn Gai D−íi T¥n-rÂÁ£ 74 db-ms3 DB tramtich 16 MZ T MÉu S¬n Trªn T¥cÇÍ¥ 75 db-ms2 DB tramtich 17 MZ T MÉu S¬n Gi÷a T¥cÇͤ 76 db-ms1 DB tramtich 18 MZ T MÉu S¬n D−íi T¥cÇÍ£ 77 db-vl2 DB tramtich 14 MZ T V©n L·ng Trªn T¥n-rÐƤ 78 db-vl1 DB tramtich 15 MZ T V©n L·ng D−íi T¥n-rÐÆ£ 92 db__td DB tramtich 25 MZ T Tam §¶o T¤ÎŸ 93 db-kl2 DB tramtich 23 MZ T Kh«n Lµng Trªn T¤aÅƤ 94 db-kl1 DB tramtich 24 MZ T Kh«n Lµng D−íi T¤aÅÆ£ kh«ng ph©n 95 db-kl DB tramtich 22 MZ Kh«n Lµng T chia T¤aÅÆ 96 db-lp DB tramtich 21 MZ T L©n P¶ng T¤aÆÊ 97 db-nk DB tramtich 20 MZ T Nµ KhuÊt T¤ÈÅ 68
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 98 db-yb DB tramtich 19 MZ T Yªn B×nh T¤Ó¼ 121 db-hn DB tramtich 29 MZ T Hång Ngµi T£ÂÈ 122 db-las DB tramtich 30 MZ T L¹ng S¬n T£ÆÍ 123 db-sh2 DB tramtich 27 MZ T S«ng HiÕn Trªn T£Í¤ 124 db-sh1 DB tramtich 28 MZ T S«ng HiÕn D−íi T£Í£ kh«ng ph©n 125 db-sh DB tramtich 26 MZ S«ng HiÕn T chia T£Í 134 db-dd DB tramtich 31 PZ P §ång §¨ng P¤ŸŸ 146 db-qh DB tramtich 33 PZ C-P Quang Hanh C¤-P£Ë 147 db-bs DB tramtich 32 PZ C-P B¾c S¬n C-P¼Í 151 db-cb DB tramtich 34 PZ C C¸t Bµ C£½¼ 153 db-ph DB tramtich 35 PZ D-C Phè Hµn D¥-C£Ê 155 db-ds DB tramtich 38 PZ D §å S¬n D¥ŸÍ 156 db-tt2 DB tramtich 36 PZ D Tèc T¸t Trªn D¥ÎΤ 157 db-tt1 DB tramtich 37 PZ D Tèc T¸t D−íi D¥ÎΣ 159 db-th DB tramtich 39 PZ D Tam Hoa D¤®¥Î 167 db-ld2 DB tramtich 40 PZ D Lµng §¸n Trªn D¤ÆŸ¤ 168 db-ld1 DB tramtich 41 PZ D Lµng §¸n D−íi D¤ÆŸ£ 169 db-ls DB tramtich 42 PZ D Lç S¬n D¤gÆÍ 175 db-nq2 DB tramtich 45 PZ D Nµ Qu¶n Trªn D£®¤Èˤ 176 db-nq1 DB tramtich 46 PZ D Nµ Qu¶n D−íi D£®¤ÈË£ kh«ng ph©n 177 db-nq DB tramtich 44 PZ Nµ Qu¶n D chia D£®¤ÈË 178 db__dd DB tramtich 43 PZ D Dìng §éng D£®¤¾Ÿ 182 db-bb DB tramtich 52 PZ D B¾c Bun D£¼¼ 183 db-dt2 DB tramtich 47 PZ D §¹i ThÞ Trªn D£ŸÎ¤ 184 db-dt1 DB tramtich 48 PZ D §¹i ThÞ D−íi D£ŸÎ£ 185 db-ml2 DB tramtich 50 PZ D Mia LÐ Trªn D£ÇƤ 186 db-ml1 DB tramtich 51 PZ D Mia LÐ D−íi D£ÇÆ£ kh«ng ph©n 187 db-ml DB tramtich 49 PZ Mia LÐ D chia D£ÇÆ 194 db-xs DB tramtich 53 PZ S-D Xu©n S¬n S£-D£ÒÍ 195 db-pp2 DB tramtich 54 PZ S-D Pia Ph¬ng Trªn S¤-D£Êʤ 69
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 196 db-pp1 DB tramtich 55 PZ S-D Pia Phư¬ng D−íi S¤-D£ÊÊ£ kh«ng ph©n 197 db-pp DB tramtich 56 PZ Pia Phư¬ng S-D chia S¤-D£ÊÊ 212 db-tm2 DB tramtich 57 PZ O-S TÊn Mµi Trªn O-SÎǤ 213 db-tm1 DB tramtich 58 PZ O-S TÊn Mµi D−íi O-SÎÇ£ 220 db-pn3 DB tramtich 59 PZ O-S Phó Ng÷ Trªn O-S£ÊÈ¥ 221 db-pn2 DB tramtich 60 PZ O-S Phó Ng÷ Gi÷a O-S£ÊȤ 222 db-pn1 DB tramtich 61 PZ O-S Phó Ng÷ D−íi O-S£ÊÈ£ 223 db-lx DB tramtich 63 PZ O Lu Xia O£ÆÒ 224 db-nm DB tramtich 62 PZ O Nµ Mä OÈÇ 240 db-cp3 DB tramtich 68 PZ ¡ Chang Pung Trªn ¡¥½Ê¥ 241 db-cp2 DB tramtich 69 PZ ¡ Chang Pung Gi÷a ¡¥½Ê¤ 242 db-cp1 DB tramtich 70 PZ ¡ Chang Pung D−íi ¡¥½Ê£ kh«ng ph©n 243 db-cp DB tramtich 67 PZ Chang Pung ¡ chia ¡¥½Ê 244 db-hgi2 DB tramtich 72 PZ ¡ Hµ Giang Trªn ¡¥ÂÁ¤ 245 db-hgi1 DB tramtich 73 PZ ¡ Hµ Giang D−íi ¡¤ÂÁ£ kh«ng ph©n 246 db-hgi DB tramtich 71 PZ Hµ Giang ¡ chia ¡¥ÂÁ 247 db-ts2 DB tramtich 65 PZ ¡ ThÇn Sa Trªn ¡¥Îͤ 248 db-ts1 DB tramtich 66 PZ ¡ ThÇn Sa D−íi ¡¥ÎÍ£ kh«ng ph©n 249 db-ts DB tramtich 64 PZ ThÇn Sa ¡ chia ¡¥ÎÍ 251 db-md DB tramtich 74 PZ ¡ Má §ång ¡¤ÇŸ 263 db-sc2 DB tramtich 76 PR-PZ PR-¡ S«ng Ch¶y Trªn PR¥-¡£Í½¤ 264 db-sc1 DB tramtich 77 PR-PZ PR-¡ S«ng Ch¶y D−íi PR¥-¡£Í½£ kh«ng ph©n 265 db-sc DB tramtich 75 PR-PZ S«ng Ch¶y PR-¡ chia PR¥-¡£Í½ 401 db-m-cd DB magma 1 KZ œ Chî §ån 윽Ÿ 416 db-m-po2 DB magma 2 MZ K Pi¨ Oăc 2 æÛK¤ÊÉ 417 db-m-po1 DB magma 3 MZ K Pi¨ Oăc 1 ÛK¤ÊÉ£ 444 db-m-pb3 DB magma 4 MZ T Phia Bioc 3 ÛaT¥nʼ¥ 445 db-m-pb2 DB magma 5 MZ T Phia Bioc 2 ÛaT¥nʼ¤ 446 db-m-pb1 DB magma 6 MZ T Phia Bioc 1 ÛaT¥nʼ1 70
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 462 db-m-nd2 DB magma 8 MZ T Nói §iÖng 2 ÛèT¤ÈŸ¤ 463 db-m-nd1 DB magma 9 MZ T Nói §iÖng 1 ÛèT¤ÈŸ£ 465 db-m-nc DB magma 7 MZ T Nói Chóa âaT¥È½ 468 db-m-cb3 DB magma 10 MZ T Cao B»ng 3 ÛèT£½¼ 469 db-m-cb2 DB magma 11 MZ T Cao B»ng 2 âT£½¼ 470 db-m-cb1 DB magma 12 MZ T Cao B»ng 1 çT£½¼ 485 db-m-sc2 DB magma 18 PZ D S«ng Ch¶y §¸ m¹ch ÛaD£Í½ 486 db-m-sc1 DB magma 19 PZ D S«ng Ch¶y 1 ÛaD£Í½£ 502 db-m-tl DB magma 17 PZ PZ¤ Thîng L©m âPZ¤ÎÆ 503 db-m-pm2 DB magma 13 PZ PZ¤ Phia Ma §¸ m¹ch æÛPZ¤ÊÇ 504 db-m-pm1 DB magma 14 PZ PZ¤ Phia Ma 1 ìÛPZ¤ÊÇ 505 db-m-ns2 DB magma 15 PZ PZ¤ Ng©n S¬n 2 ÛPZ¤Èͤ 506 db-m-ns1 DB magma 16 PZ PZ¤ Ng©n S¬n 1 ÛPZ¤ÈÍ£ æÛ-â- 509 db-m-bs DB magma 20 PZ PZ£ B¹ch Sa âØPZ£¼Í 510 db-m-nb DB magma 21 PZ PZ£ NËm Bót çPZ£È¼ 2 dn-xl DN-NB tramtich 1 KZ Q Xu©n Léc ÖQ™™ÒÆ 3 dn-xl1 DN-NB tramtich 4 KZ Q Xu©n Léc D−íi ÖQ™™ÒÆ£ 4 dn-xl2 DN-NB tramtich 3 KZ Q Xu©n Léc Gi÷a ÖQ™™ÒƤ 5 dn-xl3 DN-NB tramtich 2 KZ Q Xu©n Léc Trªn ÖQ™™ÒÆ¥ 8 dn-n_q DN-NB tramtich 5 KZ N-Q bN2- Q ÖN¤-Q 12 dn-dl DN-NB tramtich 6 KZ N Di Ling N¤¾Æ 35 dn-pq DN-NB tramtich 8 MZ K Phó Quèc KÊË 36 dn-ll DN-NB tramtich 9 MZ K L¹c L©m KÆÆ 37 dn-dp DN-NB tramtich 7 MZ K §aPren KŸÊ 47 dn-ct DN-NB tramtich 10 MZ J-K Ca T« J¥-K£½Î 56 dn-ln2 DN-NB tramtich 12 MZ J La Ngµ Trªn J¤ÆȤ 57 dn-ln1 DN-NB tramtich 13 MZ J La Ngµ D−íi J¤ÆÈ£ 60 dn-dri DN-NB tramtich 11 MZ J §acrium J¤®¥ŸÌ 71
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 69 dn-dr DN-NB tramtich 14 MZ J §rayLinh J£ŸÆ 79 dn-dt DN-NB tramtich 15 MZ T DÇu TiÕng T¥¾Î 99 dn-bl DN-NB tramtich 18 MZ T Böu Long T¤a¼Æ 100 dn-hn DN-NB tramtich 16 MZ T Hßn NghÖ T¤ÂÈ 101 dn-mg DN-NB tramtich 19 MZ T Mang Giang T¤ÇÁ 102 dn-mh DN-NB tramtich 17 MZ T Minh Hoµ T¤aÇ 126 dn-hng DN-NB tramtich 21 MZ T Hßn Ngang T£ÂÈÁ 126 dn-ssg DN-NB tramtich 20 MZ T S«ng Sµi Gßn T£ÍÍÁ 144 dn-ht DN-NB tramtich 22 PZ P Hµ Tiªn PÂÎ 154 dn-hc DN-NB tramtich 23 PZ D-C Hßn Ch«ng D-C£Â½ 284 dn-dm DN-NB tramtich 24 PR PR£ §ak Mi PR£®¤ŸÇ 400 dn-m-m DN-NB magma 1 KZ œ Tiªm nhËp Paleogen Ûäœ ; âäœ KZ- 413 dn-m-cn DN-NB magma 2 Cµ N¸ §¸ m¹ch MZ K-œ ÛäK¤-œ½È KZ- 414 dn-m-cn3 DN-NB magma 3 Cµ N¸ 2 MZ K-œ ÛK¤-œ½È¤ KZ- 415 dn-m-cn1 DN-NB magma 4 Cµ N¸ 1 MZ K-œ ÛK¤-œ½È£ 424 dn-m-dc DN-NB magma 5 MZ K §Ìo C¶ §¸ m¹ch ÛäKŸ½ 425 dn-m-dc3 DN-NB magma 6 MZ K §Ìo C¶ 3 ÛKŸ½¥ 426 dn-m-dc2 DN-NB magma 7 MZ K §Ìo C¶ 2 ÛKŸ½¤ 427 dn-m-dc1 DN-NB magma 8 MZ K §Ìo C¶ 1 qìØKŸ½£ 435 dn-m-ad DN-NB magma 9 MZ J §Þnh Qu¸n §¸ m¹ch ×-ÛäJ¥ŸË 436 dn-m-ad4 DN-NB magma 10 MZ J §Þnh Qu¸n 4 ÛJ¥ŸË¦ 437 dn-m-ad3 DN-NB magma 11 MZ J §Þnh Qu¸n 3 qìØJ¥ŸË¥ 438 dn-m-ad2 DN-NB magma 12 MZ J §Þnh Qu¸n 2 ÛØJ¥ŸË¤ 439 dn-m-ad1 DN-NB magma 13 MZ J §Þnh Qu¸n 1 ØJ¥ŸË£ 13 hqn-dn H-QN tramtich 1 KZ N §¹i Nga ÖN¤ŸÈ 21 hqn-an H-QN tramtich 2 KZ N ¸i NghÜa N»È 52 hqn-hn2 H-QN tramtich 5 MZ J H÷u Niªn Trªn J¤ÂȤ 53 hqn-hn1 H-QN tramtich 6 MZ J H÷u Niªn D−íi J¤ÂÈ£ 72
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu kh«ng ph©n 54 hqn-hn H-QN tramtich 4 MZ H÷u Niªn J chia J¤ÂÈ 55 hqn-hc H-QN tramtich 3 MZ J H÷u Ch¸nh J¤Â½ 80 hqn-ns2 H-QN tramtich 7 MZ T N«ng S¬n Trªn T¥n-rÈͤ 81 hqn-ns1 H-QN tramtich 8 MZ T N«ng S¬n D−íi T¥n-rÈÍ£ 117 hqn-sb2 H-QN tramtich 9 MZ T S«ng Bung Trªn T£®¤Í¼¤ 118 hqn-sb1 H-QN tramtich 10 MZ T S«ng Bung D−íi T£®¤Í¼£ 142 hqn-al2 H-QN tramtich 11 PZ P A Lin Trªn P(?)»Æ¤ 143 hqn-al1 H-QN tramtich 12 PZ P A Lin D−íi P(?)»Æ£ 160 hqn-cb H-QN tramtich 13 PZ D Co Bai D¤®¥½¼ 173 hqn-tl2 H-QN tramtich 14 PZ D T©n L©m Trªn D£®¤ÎƤ 174 hqn-tl1 H-QN tramtich 15 PZ D T©n L©m D−íi D£®¤ÎÆ£ 209 hqn-ld3 H-QN tramtich 16 PZ O-S Long §¹i Trªn O¥-S£ÆŸ¥ 210 hqn-ld2 H-QN tramtich 17 PZ O-S Long §¹i Gi÷a O¥-S£ÆŸ¤ 211 hqn-ld1 H-QN tramtich 18 PZ O-S Long §¹i D−íi O¥-S£ÆŸ£ 226 hqn-av3 H-QN tramtich 21 PZ ¡-O A Vư¬ng Trªn ¡¥-O£»Ð¥ 227 hqn-av2 H-QN tramtich 22 PZ ¡-O A Vư¬ng Gi÷a ¡¥-O£»Ð¤ 228 hqn-av1 H-QN tramtich 23 PZ ¡-O A Vư¬ng D−íi ¡¥-O£»Ð£ 238 hqn-dl2 H-QN tramtich 19 PZ ¡-S §¾c Long Trªn ¡-SŸÆ¤ 239 hqn-dl1 H-QN tramtich 20 PZ ¡-S §¾c Long D−íi ¡-SŸÆ£ PR- 266 hqn-nv2 H-QN tramtich 24 Nói Vó Trªn PZ PR-¡ PR¥-¡£ÈФ PR- 267 hqn-nv1 H-QN tramtich 25 Nói Vó D−íi PZ PR-¡ PR¥-¡£ÈÎ 281 hqn-kd3 H-QN tramtich 26 PR PR£ Kh©m §øc Trªn PR¤®¥ÅŸ¥ 282 hqn-kd2 H-QN tramtich 27 PR PR£ Kh©m §øc Gi÷a PR¤®¥ÅŸ¤ 283 hqn-kd1 H-QN tramtich 28 PR PR£ Kh©m §øc D−íi PR¤®¥ÅŸ£ 286 hqn-sr H-QN tramtich 29 PR PR£ S«ng Re PR£ÍÌ 287 hqn-tp H-QN tramtich 30 PR PR£ T¾c Pá PR£ÎÊ 295 hqn-dl H-QN tramtich 31 AR AR §¨k L« ARŸÆ 296 hqn-xlc H-QN tramtich 32 AR AR Xa Lam C« ARÒƽ 73
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 411 hqn-m-mx1 H-QN magma 1 KZ œ M¨ng Xim 1 Ûì-ìœÇx£ 412 hqn-m-bn1 H-QN magma 2 KZ œ Bµ Nµ 1 ÛK-œ¼È£ 428 hqn-m-dc1 H-QN magma 3 MZ K §Ìo C¶ 1 Û-ÛìKŸ½£ 447 hqn-m-hv3 H-QN magma 4 MZ T H¶i V©n §¸ m¹ch ÛaT¥ÂÐ¥ 448 hqn-m-hv2 H-QN magma 5 MZ T H¶i V©n 2 ÛaT¥ÂФ 449 hqn-m-hv1 H-QN magma 6 MZ T H¶i V©n 1 ÛaT¥ÂУ 450 hqn-m-cv H-QN magma 7 MZ T Cha Val âaT¥n½Ð 481 hqn-m-dl2 H-QN magma 11 PZ D §¹i Léc §¸ m¹ch ÛaD£ŸÆ¤ 482 hqn-m-dl1 H-QN magma 12 PZ D §¹i Léc 1 ÛaD£ŸÆ£ 487 hqn-m-tb H-QN magma 15 PZ O-S Trµ Bång Ø-ÛØO-Sμ 491 hqn-m-db2 H-QN magma 13 PZ S Diªn B×nh 2 ÛØ S¾¼¤ 492 hqn-m-db1 H-QN magma 14 PZ S Diªn B×nh 1 Ø S¾¼1 hqn-m- 493 H-QN magma 8 PZ¥ QuÕ S¬n §¸ m¹ch qs3dm PZ¥ äÛ-ÛìPZ¥ËÍ 494 hqn-m-qs3 H-QN magma 8 PZ¥ PZ¥ QuÕ S¬n 3 Û-ÛìPZ¥ËÍ¥ 495 hqn-m-qs2 H-QN magma 9 PZ¥ PZ¥ QuÕ S¬n 2 ÛØPZ¥Ëͤ 496 hqn-m-qs1 H-QN magma 10 PZ¥ PZ¥ QuÕ S¬n 1 âØ-ØPZ¥ËÍ£ 514 hqn-m-db H-QN magma 16 PZ PZ£ §iÖng B«ng ÛPZ£Ÿ¼ 515 hqn-m-hd H-QN magma 17 PZ PZ£ HiÖp §øc çPZ£ÂŸ 521 hqn-m-cl H-QN magma 18 PR PR¤ Chu Lai ÛPR¤½Æ 527 hqn-m-nn H-QN magma 20 PR PR£ NËm Nin ÛPR£ÈÈ 528 hqn-m-tmr H-QN magma 19 PR PR£ Tu M¬ R«ng ÛPR£ÎÇÌ 529 hqn-m-tv H-QN magma 21 PR PR£ Tµ Vi âPR£ÎÐ 6 kt-xl KT tramtich 1 KZ Q Xu©n Léc ÖQ™™ÒÆ 9 kt-tt KT tramtich 2 KZ N-Q Tóc Trưng ÖN¤-QÎÎ 14 kt-dn KT tramtich 3 KZ N §¹i Nga ÖN¤ŸÈ 15 kt-sb KT tramtich 4 KZ N S«ng Ba N¤†Í¼ 31 kt-dd KT tramtich 5 MZ K §¬n Dư¬ng K¤Ÿ¾ 32 kt-nt KT tramtich 6 MZ K Nha Trang KÈÎ 74
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 51 kt-dbl KT tramtich 7 MZ J §Ìo B¶o Léc J¥Ÿ¼Æ 58 kt-ln KT tramtich 8 MZ J La Ngµ J¤ÆÈ 59 kt-es KT tramtich 9 MZ J EaSup J¤¿Í 67 kt-dr KT tramtich 10 MZ J §rayLinh J£ŸÆ 68 kt-db KT tramtich 11 MZ J §¾c Bïng J£Ÿ¼ 127 kt-my KT tramtich 9 MZ T M¨ng Yang T¤ÇÓ MZ- 131 kt-cp KT tramtich 13 Chpr«ng PZ P-T P¤-T£½Ê 141 kt-cm KT tramtich 14 PZ P Ch Minh P½Ç 145 kt-dli KT tramtich 15 PZ C-P §akLin C¥-P£ŸÆ 236 kt-ph KT tramtich 16 PZ ¡-S Phong Hanh ¡-SÊ 237 kt-dlg KT tramtich 17 PZ ¡-S §ak Long ¡-SŸÆÁ 256 kt-du KT tramtich 18 PZ ¡ §akUi ¡ŸÏ 270 kt-cs KT tramtich 19 PR PR¥ Chư Sª PR¥½Í 279 kt-ta KT tramtich 20 PR PR¥ Tiªn An PR¤®¥Î» 280 kt-nv KT tramtich 21 PR PR¥ Nói Vó PR¤®¥ÈÐ 288 kt-ib KT tramtich 22 PR PR£ Iaban PR£Ã¼ 289 kt-tp KT tramtich 23 PR PR£ T¾c Pá PR£ÎÊ 297 kt-dl KT tramtich 25 AR AR §akL« ARŸÆ 298 kt-kc KT tramtich 27 AR AR Kon Kot ARŽ 299 kt-ks KT tramtich 24 AR AR Kim S¬n ARÅÍ 300 kt-xlc KT tramtich 26 AR AR Xa Lam C« ARÒƽ 404 kt-m-cm KT magma 1 KZ œ Cï M«ng âœ½Ç 405 kt-m-pr KT magma 2 KZ œ Phan Rang ÛäœÊÌ 420 kt-m-dc KT magma 3 MZ K §Ìo C¶ §¸ m¹ch 421 kt-m-dc3 KT magma 4 MZ K §Ìo C¶ 3 ÛäKŸ½¥ 422 kt-m-dc2 KT magma 5 MZ K §Ìo C¶ 2 Û-ÛìKŸ½¤ 423 kt-m-dc1 KT magma 6 MZ K §Ìo C¶ 1 ÛØK¾½£ 431 kt-m-dq KT magma 7 MZ J §Þnh Qu¸n §¸ m¹ch ÛJ¥ŸË 75
- Tiếp bảng 17. TT_tuoi_th codetuoi mavung loaida TT_tuoi gioi he tenphanvi pha_phanhetang kyhieu Ghi chu 432 kt-m-dq3 KT magma 8 MZ J §Þnh Qu¸n 3 ÛJ¥ŸË¥ 433 kt-m-dq2 KT magma 9 MZ J §Þnh Qu¸n 2 ÛØJ¥ŸË¤ 434 kt-m-dq1 KT magma 10 MZ J §Þnh Qu¸n 1 çØ-ØJ¥ŸË£ 451 kt-m-hv2 KT magma 11 MZ T H¶i V©n 2 ÛT¥ÂФ 452 kt-m-hv1 KT magma 12 MZ T H¶i V©n 1 ÛT¥ÂУ 458 kt-m-vc KT magma 13 MZ T V©n Canh §¸ m¹ch Ûæ-ÛäT¤Ð½ 459 kt-m-vc3 KT magma 14 MZ T V©n Canh 3 Û-ÛìT¤Ð½¥ 460 kt-m-vc2 KT magma 15 MZ T V©n Canh 2 ÛìT¤Ð½¤ 461 kt-m-vc1 KT magma 16 MZ T V©n Canh 1 ÛØT¤Ð½£ 488 kt-m-db3 KT magma 21 PZ S Diªn B×nh 3 ÛS¾¼¥ 489 kt-m-db2 KT magma 22 PZ S Diªn B×nh 2 ÛØ S¾¼¤ 490 kt-m-db1 KT magma 23 PZ S Diªn B×nh 1 Ø S¾¼1 BÕn Gi»ng - 498 kt-m-bq KT magma 17 PZ §¸ m¹ch PZ¥ QuÕ S¬n ÛæPZ¥¼Á-ËÍ BÕn Gi»ng - 499 kt-m-bq3 KT magma 18 PZ 3 PZ¥ QuÕ S¬n ÛPZ¥¼Á-ËÍ¥ BÕn Gi»ng - 500 kt-m-bq2 KT magma 19 PZ 2 PZ¥ QuÕ S¬n ÛØPZ¥¼Á-Ëͤ BÕn Gi»ng - 501 kt-m-bq1 KT magma 20 PZ 1 PZ¥ QuÕ S¬n âØ-ØPZ¥¼Á-ËÍ£ 518 kt-m-cl KT magma 26 PR PR¥ Chu Lai ÛPR¥½Æ 519 kt-m-hd KT magma 24 PR PR¥ HiÖp §øc çPR¥ÂŸ 520 kt-m-pk KT magma 25 PR PR¥ PleiWeek 522 kt-m-pm KT magma 27 PR PR¤ Phï Mü âPR¤ÊÇ 523 kt-m-pmk KT magma 31 PR PR£ Play Man Ko ÛØPRÊÇÅ 530 kt-m-cr KT magma 30 PR PR£ Cheo Reo çPR£½Ì 531 kt-m-nn KT magma 29 PR PR£ NËm Nin ÛPR£ÈÈ 532 kt-m-tmr KT magma 28 PR PR£ Tu M¬ R«ng ÛPR£ÎÇÌ 533 kt-m-kb KT magma 33 AR AR KonkBang âARż 534 kt-m-sb KT magma 32 AR AR S«ng Ba ÛØARͼ 10 tb-N TB tramtich 1 KZ N-Q ÖN¤-Q£ ÖN¤-Q£ 16 tb-vb TB tramtich 2 KZ N VÜnh B¶o N¤Ð¼ 17 tb-vy TB tramtich 6 KZ N V¨n Yªn N£ ÐÓ 18 tb-pl TB tramtich 5 KZ N Phan Lư¬ng N£†ÊÆ 76