Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển giai đoạn 2009 - 2010

pdf 71 trang yendo 5430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển giai đoạn 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_cong_ty_c.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển giai đoạn 2009 - 2010

  1. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào . Ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Thị Út Cưng
  2. LỜI CẢM TẠ  Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Bộ môn Kinh Tế, Khoa Kinh tế, Luật và ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Búp đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện luận văn ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên luận văn tốt nghiệp không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn. Ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Thị Út Cưng
  3. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  Ngày tháng năm 2011 Thủ trưởng đơn vị
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Ngày tháng năm 2011
  5. BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Tên học viên: Mã số sinh viên: Chuyên ngành: Tên đề tài: NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: . 2. Về hình thức: 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, ) 6. Các nhận xét khác 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, ) Trà vinh,, ngày tháng năm 2011. NGƯỜI NHẬN XÉT
  6. DANH MỤC BIỂU BẢNG  Bảng 2.1: TỔNG HỢP DOANH THU GIAI ĐOẠN 2009 2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2: TỔNG HỢP CHI PHÍ GIAI ĐOẠN 2009 2010 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2009 201 Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: CÁC CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜI GIAI ĐOẠN 2009 2010 Error! Bookmark not defined.
  7. DANH MỤC HÌNH  Hình 2.1: VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SAO BIỂN Error! Bookmark not defined. Hình 2.2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẢ CÁ (SURIMI) . Error! Bookmark not defined. Hình 2.3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY Error! Bookmark not defined. Hình 2.4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Error! Bookmark not defined. Hình 2.5: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN HÌNH THỨC CHỪNG TỪ GHI SỔ Error! Bookmark not defined. Hình 2.6: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA HAI NĂM 2009 – 2010 Error! Bookmark not defined. Hình 2.7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUA HAI NĂM 2009 – 2010 Error! Bookmark not defined. Hình 2.8: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN QUA HAI NĂM 2009 – 2010 Error! Bookmark not defined.
  8. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT  CP : Cổ phần CPQL : Chi phí quản lý ĐVT : Đơn vị tính EU : Châu Âu GĐ : Giám đốc GTGT : Giá trị gia tăng GVHB : Giá vốn hàng bán KD : Kinh doanh LN : Lợi nhuận P/S : Phát sinh TK : Tài khoản TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TT : Thị trấn TS : Tiến sĩ
  9. TÓM TẮT  Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty thông qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích các chỉ số hoạt động, chỉ số quản trị nợ, chỉ số sinh lợi và tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang gặp phải. Từ đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn trước mắt và nâng cao khả năng phát triển của công ty . Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả hơn so với năm trước. Tuy nhiên cũng còn một số vấn đề, hạn chế mà công ty cần khắc phục, như quản lý các khoản chi phí tránh sự đột biến tăng nhanh và duy trì sự phát triển của các nguồn thu. Từ kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận của công ty tăng , năm sau cao hơn năm trước. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng phấn đấu trong các khâu từ tiếp nhận đến đóng gói ghi nhãn, công tác bán hàng và quản lý thu, chi Hiện nay, mặt hàng chả cá đông lạnh mà công ty đang sản xuất đã có thị trường rộng lớn vượt khỏi khu vực quốc gia, đây là dấu hiệu tốt cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần xem đây là thế mạnh, là mũi nhọn xuất khẩu để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và phát triển bền vững.
  10. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội. Với xu hướng thị trường ngày càng năng động các doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau một cách gay gắt. Để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất mới có thể đứng vững. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả và lợi nhuận cao. Do đó, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cấp bách hiện nay. Kết quả phân tích sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình hoạt động của mình và doanh nghiệp còn đánh giá được dự án đầu tư, ước tính được khả năng sinh lời của hoạt động. Ngoài ra, việc phân tích này còn giúp đánh giá kết quả và kiểm tra, xem xét trước khi ra quyết định. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn lực như con người, máy móc. Do đó, doanh nghiệp phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến như: mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Qua các vấn đề trên, em nhận thấy rằng đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển giai đoạn 2009 2010” là một đề tài phù hợp. Đề tài góp phần giúp cho công ty hiểu được khả năng hoạt động và hiệu quả của việc kinh doanh, từ đó có kế hoạch định hướng chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2009 và 2010. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình hoạt động và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sao Biển . 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng kinh doanh của công ty qua việc phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Khóa luận tốt nghiệp Trang 1
  11. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển. 3.2. Thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 04 tháng 04 đến ngày 11 tháng 07 năm 2011. Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập qua hai năm 2009 và năm 2010. 3.3. Đối tượng: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển trong hai năm 2009 và 2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp thực tế phát sinh tại công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp so sánh, thống kê (thống kê bảng biểu, số liệu; so sánh kết quả hai năm và đánh giá). 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung luận văn có các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển giai đoạn 2009 2010. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển. Khóa luận tốt nghiệp Trang 2
  12. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có nhiều loại hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng phân tích. Các phương pháp phân tích kinh tế quốc dân, phân tích lãnh thổ được nghiên cứu ở các môn học khác, phân tích kinh tế của ngành, xí nghiệp, công ty được coi là môn khoa học riêng và được giảng dạy trong các trường đại học, thường được gọi là phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích cũng tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển, thì nhu cầu đòi hỏi thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. Người ta phân biệt phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì phân tích hoạt động kinh doanh luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh như một ngành khoa học, nó nghiên cứu các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những giải pháp áp dụng chúng ở mỗi doanh nghiệp. Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với Khóa luận tốt nghiệp Trang 3
  13. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa, cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các nhà doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải biết tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự toán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra. Khóa luận tốt nghiệp Trang 4
  14. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay với doanh nghiệp nữa hay không? 1.1.3. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau: 1.1.3.1. Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra quá trình đánh giá trên phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước đã ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế. Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá người ta có được cơ sở là cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau, nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm. 1.1.3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó. 1.1.3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá các kết quả chung chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chổ xác định nhân tố và tìm ra nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải được khai thác và những Khóa luận tốt nghiệp Trang 5
  15. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng chổ còn tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp của mình. 1.1.3.4. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu như kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai. Định kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài như môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời. Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét dự báo, dự toán có thể đạt được trong tương lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. (Trang 07 13 sách Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh của TS. Phạm Văn Dược Đặng Kim Cương, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 1999) 1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.2.1. Doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu. Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau: Khóa luận tốt nghiệp Trang 6
  16. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính (TK sử dụng 511). Doanh thu từ hoạt động tài chính (TK sử dụng 515). Doanh thu từ hoạt động bất thường (TK sử dụng 711). Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. (Trang 240 241 sách Kế Toán Tài Chính của TS. Phan Đức Dũng, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2008) 1.2.2. Chi phí Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ các hoạt động từ khâu mua nguyên liệu tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lí đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chi phí tiền lãi vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền. Khóa luận tốt nghiệp Trang 7
  17. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm: + Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển; + Chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo; + Chi phí hoa hồng đại lý; + Chi phí bảo hành sản phẩm; Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí có liên quan chung tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí hành chính, chi phí tổ chức, chi phí văn phòng, Chi phí khác: là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót của những năm trước. Chi phí khác bao gồm: + Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có). + Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. + Bị phạt thuế, truy nộp thuế. + Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán. + Các khoản chi phí khác. (Trang 227 243 sách Kế Toán Tài Chính của TS. Phan Đức Dũng, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2008) 1.2.3. Lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định, Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác, được Khóa luận tốt nghiệp Trang 8
  18. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng để lại doanh nghiệp để thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Từ những nội dung trên việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có phân tích mới đề ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: đây là bộ phận lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính, bao gồm: + Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. + Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn, dài hạn. + Lợi nhuận về cho thuê tài sản. + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. + Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng. + Lợi nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ. Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hay khách quan đưa tới. Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng. + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra. Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận khác. Khóa luận tốt nghiệp Trang 9
  19. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch, giữa kỳ này với kỳ trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. (Trang 210 – 213 giáo trình Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2004) 1.2.4. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo kế toán định kỳ (còn gọi là báo cáo tài chính) bao gồm những báo cáo phản ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ yêu cầu quản lý đa dạng ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô. Báo cáo kế toán định kỳ được Nhà nước quy định thống nhất về danh mục hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp tính toán và xác lập từng chỉ tiêu cụ thể. Trong thực tế, nguồn thông tin thu thập được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là nguồn cung cấp dữ liệu đầu vào cho kế toán. Với công việc thu thập, xử lý và bằng các phương pháp khoa học khác kế toán đã phát họa một bức tranh tổng thể về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Mục đích của việc báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sự thay đổi tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Các thông tin này hữu ích cho nhiều người sử dụng khác nhau để đưa ra các quyết định kinh tế. Hệ thống báo cáo kế toán định kỳ theo quy định hiện nay gồm bốn bảng: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị tại một thời điểm nhất định. Khóa luận tốt nghiệp Trang 10
  20. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Bảng cân đối kế toán được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán (tháng, quý, năm) hay được lập khi giải thể chia tách sáp nhập, thay đổi hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp và được thành lập vào thời điểm quyết toán kế toán. Cơ sở số liệu để lập báo cáo dựa vào số dư của các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích từ loại 1 tới loại 4. Báo cáo được lập sau khi đã kiểm tra số liệu kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kỳ kinh doanh. Riêng Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế GTGT. Báo cáo thu nhập chỉ tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên hạn chế của báo cáo thu nhập là kết quả thu nhập tùy thuộc vào quan điểm kế toán trong quá trình hạch toán (định khoản), chi phí (chi phí khấu hao, phân bổ chi phí, hạch toán hàng tồn kho, ). Hơn nữa, doanh thu chỉ được ghi nhận khi nghiệp vụ phát sinh (theo quan điểm của thuế: khi có hóa đơn bán hàng và khi nhận được tiền). Nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. (Trang 69 97 sách Nguyên Lý Kế Toán của TS. Phan Đức Dũng, trang 667 sách Kế Toán Tài Chính của TS. Phan Đức Dũng, Nhà xuất bản Thống Kê, năm 2008) 1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.3.1. Phân tích tình hình thanh toán 1.3.1.1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất khả năng thanh toán ngắn hạn, giá trị của nó càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao cũng không phải là tốt vì nó phản ánh việc sử dụng tiền không có hiệu quả. Để đánh giá hệ số này cần quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh của công ty vì từng lĩnh vực thì hệ số này khác nhau. Thông thường tỷ số này càng cao thì công ty được xem như có khả năng thanh toán tiền mặt càng cao. Một tỷ số khoảng 2.0 thường là chấp nhận được, Khóa luận tốt nghiệp Trang 11
  21. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng nhưng một giá trị được coi là chấp nhận được đôi khi còn tùy thuộc vào ngành mà công ty hoạt động. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Tỷ số thanh toán Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn = (lần) ngắn hạn Nợ ngắn hạn (Trang 62 sách Lý thuyết Quản Trị Tài Chính của TH.S Vũ Thị Bích Quỳnh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 03 – 2008) 1.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh tương tự như tỷ số thanh toán ngắn hạn ngoại trừ nó không tính đến tài sản tồn kho, được xem như tài sản ngắn hạn được coi là có tính luân chuyển kém nhất. Khả năng luân chuyển kém của các hàng tồn kho gây nên bởi hai yếu tố cơ bản sau: (1) có rất nhiều dạng hàng tồn kho không dể dàng bán được do chúng là hàng dở dang, hay là các loại hàng đặc biệt, hay tương tự như thế, (2) hàng tồn kho thường được bán thiếu có ý nghĩa rằng chúng sẽ trở thành một tài khoản nợ phải thu trước khi được chuyển sang thành tiền mặt. Tỷ số thanh toán nhanh bằng 1.0 hay lớn hơn được khuyến cáo, nhưng giống như tỷ số thanh toán ngắn hạn, giá trị được chấp nhận còn phần nhiều tùy thuộc vào ngành. Tỷ số thanh toán nhanh cung cấp một sự đo lường tốt hơn về tổng thể khả năng thanh toán tiền mặt chỉ khi hàng tồn kho của một công ty không dể dàng chuyển sang tiền mặt. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Tỷ số Tài sản ngắn hạn hàng tồn kho = (lần) Thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn (Trang 143 145 sách Các Công Cụ Phân Tích Tài Chính của tác giả TH.S Vũ Thị Bích Quỳnh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 03 – 2008) 1.3.2. Đánh giá các tỷ số về hiệu quả hoạt động 1.3.2.1. Vòng quay hàng tồn kho Đây là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng bởi sản xuất, dự trữ hàng hoá và tiêu thụ nhằm đạt được mục đích doanh số và lợi nhuận mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được Khóa luận tốt nghiệp Trang 12
  22. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng nhiều vòng hơn và ngược lại. Vòng quay này càng nhiều thì càng tốt, sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Công thức tính: Tỷ số vòng quay Giá vốn hàng bán = (lần) hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân (Trang 131 sách Các Công Cụ Phân Tích Tài Chính của tác giả TH.S Vũ Thị Bích Quỳnh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 03 – 2008) 1.3.2.2. Thời gian thu hồi nợ trung bình Thời gian thu hồi nợ trung bình, hay còn gọi là thời gian trung bình của tài khoản nợ phải thu, rất hữu ích trong việc đánh giá chủ nợ và các chính sách thu hồi nợ, nó thu được bằng cách chia số nợ phải thu cho doanh số bán hàng trung bình trong một ngày. Thời gian thu hồi nợ phải thu trung bình có ý nghĩa chỉ trong quan hệ với các điều kiện chi trả với công ty. Thời gian thu hồi nợ trung bình được tính bởi công thức: Thời gian thu hồi nợ Tài khoản nợ phải thu = (ngày) trung bình Doanh thu bình quân mỗi ngày (Trang 64 sách Lý Thuyết Quản Trị Tài Chính của tác giả TH.S Vũ Thị Bích Quỳnh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 03 – 2008) 1.3.2.3. Vòng quay tài sản Tỷ số vòng quay tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản trong công ty. Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Vòng quay Doanh thu = (lần) tài sản Tổng tài sản bình quân 1.3.3. Phân tích các tỷ số quản trị nợ Tỷ số nợ đo lường sự cân đối giữa tổng các tài sản được cấp vốn bởi các chủ nợ công ty. Tỷ số này càng cao thì số tiền của các chủ nợ đổ vào công ty để sinh lợi nhuận càng lớn. 1.3.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản được tính bởi công thức sau: Tỷ số nợ trên Tổng nợ = (lần) tổng tài sản Tổng tài sản Khóa luận tốt nghiệp Trang 13
  23. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty cho việc tài trợ các loại tài sản hiện hữu. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của công ty càng tốt. 1.3.3.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bởi công thức sau: Tỷ số nợ trên Tổng nợ phải trả = (lần) vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Tỷ số này đo lường tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu của công ty. (Trang 144 145 sách Các Công Cụ Phân Tích Tài Chính của tác giả TH.S Vũ Thị Bích Quỳnh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 03 – 2008) 1.3.3.3. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Đây là tỷ số thường dùng phản ánh việc đảm bảo trả lãi vay của công ty sử dụng mối quan hệ giữa thu nhập trước khi trả lãi và đóng thuế (EBIT) so với chi phí lãi vay của một kỳ. Tỷ số này được xây dựng với dự kiến rằng thu nhập hoạt động hàng năm được coi là nguồn quỹ cơ bản để đảm bảo lãi vay và bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong mối quan hệ cũng cảnh báo những khó khăn. Tỷ số này được tính: Tỷ số khả năng Lợi nhuận trước thuế = (lần) thanh toán lãi vay Chi phí lãi vay Nếu tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = 1 thì công ty không có lãi. Nếu tỷ số khả năng thanh toán lãi vay > 1 và càng lớn hơn 1bao nhiêu thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty càng có hiệu quả bấy nhiêu. Nếu tỷ số khả năng thanh toán lãi vay < 1 và càng nhỏ hơn 1 thì rủi ro về tài chính của công ty càng lớn. 1.3.4. Phân tích chỉ tiêu sinh lợi 1.3.4.1. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), thông thường còn gọi là lợi nhuận trên đầu tư (ROI), dùng để đo lường mức độ hiệu quả tổng thể trong công tác quản lý nhằm sinh lợi với một lượng tài sản có sẵn. Tỷ số này càng cao càng tốt. Lợi nhuận trên tổng tài sản được tính theo công thức: Lợi nhuận trên Lợi nhuận ròng = (%) tổng tài sản Tổng tài sản Khóa luận tốt nghiệp Trang 14
  24. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng (Trang 73 sách Lý Thuyết Quản Trị Tài Chính của tác giả TH.S Vũ Thị Bích Quỳnh , Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 03 – 2008) 1.3.4.2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đo lường mức lợi nhuận thu được trên khoản đầu tư của các cổ đông thường vào công ty. Thông thường mức lợi nhuận này càng cao thì càng tốt đối với các chủ đầu tư. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được tính bởi công thức: Lợi nhuận trên Lợi nhuận ròng = (%) vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu (Trang 73 sách Lý Thuyết Quản Trị Tài Chính của tác giả TH.S Vũ Thị Bích Quỳnh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 03 – 2008) 1.3.4.3. Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty càng cao. Ngoài ra, tỷ số này còn được dùng để so sánh với tỷ số bình quân toàn ngành hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Lợi nhuận trên doanh thu được tính bởi công thức: Lợi nhuận trên Lợi nhuận ròng = (%) Doanh thu Doanh thu (Trang 68 sách Lý Thuyết Quản Trị Tài Chính của tác giả TH.S Vũ Thị Bích Quỳnh, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 03 – 2008) Khóa luận tốt nghiệp Trang 15
  25. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SAO BIỂN GIAI ĐOẠN 2009 2010 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SAO BIỂN 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản của huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã phát triền khá mạnh từ rất lâu. Nhiều sở chế biến thủy sản hình thành nhưng chỉ ở mức khai thác một số nguồn nguyên liệu để chế biến cho xuất khẩu. Trong khi đó một số loại nguyên liệu của quá trình khai thác chỉ được bán ra như phụ phẩm, đã làm giảm giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế. Với tầm nhìn chiến lược, chủ động tìm hiểu cơ hội đầu tư, nhu cầu của thị trường làm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Dự án được xây dựng trong khuôn viên thuộc Xí nghiệp 19/5 (cũ) tại Khóm 1, thị trấn Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Công Ty Cổ phần Thuỷ sản Sao Biển là Công ty Cổ phần được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển là một Công ty Cổ phần đuợc thành lập từ 3 Cổ đông góp vốn đó là: Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long (Cửu Long Seapro), Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex), Công ty TNHH Điện lạnh Sài Gòn. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5803000047 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Trà Vinh cấp ngày 11 tháng 04 năm 2008. Sản phẩm chính của Công ty là các loại chả cá biển đông lạnh xuất khẩu theo quy định hiện hành của Nhà Nước. Góp phần đưa ngành kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Trà Vinh. Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành. Năm thành lập: 2008 (Cổ phần mới hoàn toàn không từ Doanh nghiệp Nhà nuớc chuyển sang). Vốn điều lệ của Công ty: 30.000.000.000 đồng. Khóa luận tốt nghiệp Trang 16
  26. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Con dấu, được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà Nước và các Ngân hàng trong và ngoài nước theo qui định. Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Bộ tài Chính. Năng lực sản xuất: 40 tấn chả cá đông lạnh/ngày đêm. Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: SAO BIEN SEAFOOD JIONT STOCK COMPANY. Tên viết tắt là: SACOIMEX. Văn phòng giao dịch đặt tại: Khóm I, thị trấn Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Điện thoại: 074.3833513. Fax:074. 3833525 Email: sacoimex2008@vnn.vn Website: sacoimex.vn Hình 2.1: VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SAO BIỂN Khóa luận tốt nghiệp Trang 17
  27. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động Thu mua, nuôi trồng và chế biến các mặt hàng thủy hải sản, nông súc sản đông lạnh. Kinh doanh trong và ngoài nước các mặt hàng thủy hải sản, nông súc sản đông lạnh và các dịch vụ khác. Sản xuất các loại thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy hải sản. Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và thức ăn tôm cá phục vụ nuôi trồng, chế biến hàng xuất khẩu. 2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển có bộ máy tổ chức gọn, công tác quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả, lực lượng lao động đã qua đào tạo tay nghề. Nhà xưởng máy móc thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn chế biến hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Chương trình quản lý chất lượng áp dụng theo HACCP. Khóa luận tốt nghiệp Trang 18
  28. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Tiếp nhận nguyên liệu, phân loại Cân Rửa (1), Sơ chế Nước thải, nội tạng Rửa (2), tách xương Nước thải, nội tạng Khuấy rửa, lọc ly tâm (1) (2) Nước thải, nội tạng Tách mỡ Lọc ly tâm (3) Lọc tinh Phối trộn phụ gia Định hình Ba o gói, c ấp đông, d ò kim lo ại Đóng thùng, ghi nh ãn, b ảo quản Hình 2.2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẢ CÁ (SURIMI) Đây là quy trình tiên tiến cùng với các thiết bị, máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, đây là chương trình quản lý chất lượng được áp dụng theo HACCP (Hazarrd Analysis Critical Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Khóa luận tốt nghiệp Trang 19
  29. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm, kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Hiện nay, theo thống kê, trong tất cả các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trong tỉnh chỉ có duy nhất Sacoimex là áp dụng quy trình này. Đây là lợi thế rất lớn của Sacoimex trong việc đưa sản phẩm ra thị trường Châu Âu và một số nước Châu Á 2.1.4. Tổ chức quản lý của đơn vị Đứng đầu Công ty là Hội đồng Quản trị, dưới Hội đồng Quản trị là Ban Giám đốc và dưới Ban Giám đốc còn có các Phòng, Ban đơn vị, Tổ đội trực thuộc khác như: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kinh doanh Kế hoạch, Phòng Kế toán Tài vụ, Ban điều hành Sản xuất, Tổ Tiếp nhận Sơ chế, Tổ Sản xuất. Ban giám đốc: + Tổng giám đốc: là người lãnh đạo điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành và thực hiện kế hoạch của công ty. + Phó tổng giám đốc: là người trợ giúp cho tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các mặt công tác được tổng giám đốc ủy nhiệm. Phòng kỹ thuật công nghệ: triển khai quy trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm đúng theo quy định về vi sinh, kháng sinh đảm bảo an toàn thực phẩm, đúng quy cách chủng loại. Phòng kế hoạch kinh doanh: quản lý tiêu thụ giúp lãnh đạo nắm bắt được thông tin biến động về giá, kịp thời đề xuất những biện pháp, chiến lược kinh doanh, giải quyết khi có biến động. Phòng kế toán tài vụ: tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán kế toán, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính đúng quy định, theo dõi thu hồi công nợ kịp thời, đầy đủ chính xác không để thất thoát tài sản của công ty. Ban điều hành sản xuất: điều hành các tổ thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm tạo ra đảm bảo chất lượng kỹ thuật về số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo đúng thời gian quy định mà kế hoạch đã đề ra. Khóa luận tốt nghiệp Trang 20
  30. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Hội Đồng Quản trị Ban Giám Đ ốc P. T ổ chức H ành P. Kế toán Tài vụ P. Kinh doanh K ế chính hoạch Ban đi ều H ành Tổ C ơ đi ện Sản xuất Tổ Tiếp nhận s ơ Tổ Sản xuất Cấp chế Đông Hình 2.3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán ● Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thành Kế toán vật Kế toán thành Thủ quỹ phẩm Kế toán tư Kế toán phẩm ngân hàng thu ế Hình 2.4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Khóa luận tốt nghiệp Trang 21
  31. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng ● Chức năng nhiệm vụ Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác kế toán, tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các thành phần kế toán trong nội bộ công ty. Các bộ phận kế toán tại văn phòng công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Kế toán Trưởng. Kế toán tổng hợp: theo dõi một cách tổng quát tình hình hoạt động của tất cả các ngành trong công ty. Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tài chính, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và trích lập các quỹ cho công ty, bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan kể cả bên ngoài. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn thực hiện việc theo dõi tình hình tăng giảm và trích hấu hao các tài sản cố định trong công ty vì các tài sản cố định trong công ty có giá trị rất lớn, do đó đòi hỏi sự chính xác và trình độ chuyên môn cao. Kế toán thanh toán: theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tình hình thu tiền và ứng trước tiền cũng như các khoản nợ của khách hàng. Có trách nhiệm đôn đốc việc thanh toán nợ của khách hàng sao cho đảm bảo đúng thời hạn nợ. Kế toán ngân hàng: hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu thu, hoá đơn bán hàng, phiếu báo nợ, có của ngân hàng và mở tài khoản 112 để phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các số liệu ghi chép sẽ được tổng hợp lại và được trình báo cáo kế toán tổng hợp khi có yêu cầu hoặc cuối tháng. Kế toán kho thành phẩm tiêu thụ thành phẩm: lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng. Tính giá nhập xuất tồn thành phẩm, lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn, đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Xuất hoá đơn bán hàng khi tiêu thụ sản phẩm. Kế toán kho vật tư và kế toán thuế: lập chứng từ xuất nhập, chi phí mua hàng và kê khai thuế đầu ra, đầu vào. Theo dõi công nợ và lập biên bản đối chiếu công nợ theo định kỳ (hoặc khi có yêu cầu). Tính giá nhập xuất tồn vật tư. Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Thủ quỹ: căn cứ vào phiếu thu, chi để thực hiện các công việc hạch toán thu, chi hàng ngày. Phải thường xuyên theo dõi số liệu, đối chiếu số liệu kế toán với số liệu có trong quỹ để tránh tình trạng thất thoát. Khóa luận tốt nghiệp Trang 22
  32. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng ● Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty Hiện nay, công ty đang áp dụng theo dõi trình tự ghi sổ sách kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp Sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng Bảng tổng hợp chi từ ghi sổ Sổ cái tiết Bảng cân đối số p/s Báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình 2.5: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản : Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ". Quá trình ghi sổ kế toán tách rời 02 quá trình: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Khóa luận tốt nghiệp Trang 23
  33. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng + Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Các loại sổ kế toán chủ yếu : + Chứng từ ghi sổ +Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ cái + Các sổ, thẻ, kế toán chi tiết (lưu ý: DN phát sinh sử dụng bao nhiêu TK thì có bấy nhiêu sổ chi tiết ) Nội dung, trình tự ghi sổ Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân loại để lập bảng Tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập "Bảng cân đối tài khoản". Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó. Các Bảng Tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá vật tư xuất kho: hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kế toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Khóa luận tốt nghiệp Trang 24
  34. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng 2.1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển Từ một số cơ sở như: vị thế của doanh nghiệp, nguồn nhân lực sẵn có, nguồn nguyên liệu Trong tương lai công ty sẽ phát triển mạnh hơn nữa nổ lực đạt được chiến lược và phương hướng phát triển như sau: ● Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chính: nguồn nguyên liệu cung cấp hàng năm cho công ty được thu mua từ các dựa tại địa bàn huyện Duyên Hải, Trà Cú và các địa phương khác như: Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang Trong năm tới công ty dự kiến mua khoảng 6.500 tấn cá nguyên liệu để sản xuất ra 3.000 tấn chả cá thành phẩm các loại. Công tác cung ứng nguyên vật liệu: Nắm bắt thông tin giá cả mua bán nguyên vật liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và dựa trên sản lượng từng mặc hàng để lên kế hoạch cân đối nhu cầu nguyên vật liệu. Tăng cường tìm kiếm khách hàng bán nguyên liệu trong và ngoài tỉnh. Nguyên vật liệu phụ: chủ yếu là hóa chất, bao bì, vật tư sẽ mua trực tiếp từ các nhà cung cấp lớn, giá cạnh tranh, giao hàng nhanh và đạt chất lượng. ● Sản phẩm: chiến lược này dựa trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của mình, hàng đông lạnh chính của công ty là chả cá. Thị trường cạnh tranh càng gay gắt, vai trò của chiến lược sản phẩm này càng trở nên quan trọng. Mặc hàng thủy sản chả cá đông lạnh xuất khẩu sản xuất theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Quy trình sản xuất, nhà xưởng và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn EU với mã số Code (D329) chương trình quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra công ty còn chú trọng việc duy trì sản phẩm đạt chất lượng cao và trung bình khá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tại mỗi quốc gia nhập khẩu và cho mọi sản phẩm của doanh nghiệp khi cung ứng cho thị trường. Trong năm tới công ty vẫn ổn định sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là ưu tiên hàng đầu. Đồng thời nghiên cứu chế biến mặc hàng mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. ● Marketing: Công ty từng bước xây dựng cũng cố sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước và sẽ duy trì khách hàng truyền thống. Khóa luận tốt nghiệp Trang 25
  35. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Trong năm tới nếu được hổ trợ từ Coimex, công ty sẽ có kế hoạch phát triển mạnh vào thị trường EU và thị trường Châu Á. Duy trì và đẩy mạnh việc bán hàng cho những khách hàng truyền thống của công ty để xuất hàng sang các nước nhập khẩu theo phương châm “Giữ vững chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn và bán giá hợp lý cho từng khách hàng, từng thị trường, từng loại sản phẩm và đặc biệt là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty định hướng xây dựng website, quảng bá hình ảnh sản phẩm công ty thông qua mạng internet. Bán hàng trực tiếp, theo đơn bán hàng qua điện thoại và mạng internet . 2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SAO BIỂN GIAI ĐOẠN 2009 2010 2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu Bảng 2.1: TỔNG HỢP DOANH THU GIAI ĐOẠN 2009 2010 ĐVT: Đồng TK Tên tài khoản Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Doanh thu bán hàng và cung 511 50.390.547.194 91.565.816.366 41.175.269.172 cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng hóa 4.317.269.242 7.433.535.815 3.116.266.573 5112 Doanh thu bán các thành phẩm 45.894.955.630 84.019.532.529 38.124.576.899 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 178.322.322 112.748.022 (65.574.300) 515 Doanh thu hoạt động tài chính 17.189.859 30.657.043 13.467.184 5151 Lãi tiền gửi ngân hàng 17.189.859 30.657.043 13.467.184 (Ngồn: Phòng kế toán công ty bảng cân đối tài khoản tại Công ty Sacoimex) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng mạnh so với năm trước với số chênh lệch là 41.175.269.172 đồng chiếm 64,5% tổng giá trị doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cả hai năm. Trong đó, doanh thu bán hàng hóa và bán các thành phẩm của năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009. Điều này cho thấy, công ty có kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm sản xuất ra với số lượng lớn, tiêu thụ nhiều kết quả doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, do thiếu tập trung và đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ năm 2010 mà doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2010 giảm đáng kể từ 178.322.322 đồng xuống 112.748.022 đồng so Khóa luận tốt nghiệp Trang 26
  36. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng với năm 2009. Kết quả này chứng tỏ hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty đang bị tụt giảm. Đây là điều công ty cần chú ý, để có kế hoạch sao cho kết quả hoạt động của cả hoạt động hàng hóa và dịch vụ đều có hiệu quả. Cụ thể, công ty nên duy trì và phát triển nguồn thu từ hoạt động bán hàng hóa và các thành phẩm và khắc phục những nhược điểm, như cần cố gắng tận dụng diện tích kho bãi, vệ sinh kho bãi để doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ của công ty cũng được cao hơn so với quá khứ. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 cũng tăng rất nhanh so với năm 2009. Số chênh lệch là 13.567.184 chiếm 64,0%. Đây là điều công ty nên phát triển hơn nữa, công ty đã quan tâm đến hoạt động tài chính để mang về nguồn thu khá lớn từ hoạt động này. Công ty biết tận dụng và nắm bắt nhu cầu thị trường, thực hiện giao dịch thu tiền hàng qua Ngân Hàng để có lãi từ số tiền đó. Tuy số tiền khách hàng trả cho công ty nằm trong Ngân Hàng chỉ vài ngày, nhưng số tiền đó lớn do vậy mà số lãi mang về cho công ty cũng khá cao. 100000000000 90000000000 80000000000 70000000000 60000000000 Doanh thu bán hàng và cung 50000000000 cấp dịch vụ 40000000000 Doanh thu hoạt động tài chính 30000000000 20000000000 10000000000 0 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.6: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA HAI NĂM 2009 – 2010 Từ sự thể hiện của đồ thị doanh thu ta thấy công ty hoạt động theo chiều hướng đi lên, công ty tăng cường sản xuất đã tiêu thụ thành phẩm với số lượng lớn. Cụ thể năm 2010 doanh thu từ việc bán các thành phẩm cao hơn năm 2009 là Khóa luận tốt nghiệp Trang 27
  37. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng 38.124.576.899 đồng. Bên cạnh đó, hoạt động tài chính cũng phát triển mạnh thể hiện qua doanh thu từ lãi vay năm 2010 cao hơn so với năm 2009 là 13.467.184 đồng. + Năm 2009, kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. Ở trong nước, thiên tai xảy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề. Cả năm xuất hiện các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, có nhiều cơn gây ra lũ lụt, ngập úng sâu và dài ngày, gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng. Ngoài ra, có những dịch bệnh, nhất là cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, sâu bệnh bùng phát ở nhiều vùng và địa phương. Ở ngoài nước, thị trường giá cả thế giới biến động phức tạp. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch. Thuận lợi tuy có nhưng không nhiều. Nhưng năm 2010 tình hình kinh tế đã đi vào ổn định, nguồn nguyên liệu cá các loại cung cấp cho việc sản xuất phong phú và dồi giàu hơn. + Hơn một năm hoạt động, năm 2010 công ty đã tích lũy được kinh nghiệm, công ty đã phát triển và mở rộng thị trường chả cá, cán bộ công nhân đã quen với công việc, làm việc hăng say và năng nổ. Cụ thể trong năm công ty đã sản xuất: 3.007,93 tấn Surimi và tiêu thụ với sản lượng 3.007,26 tấn. Nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất 6.569,23 tấn cũng lớn hơn rất nhiều so với năm 2009. Với tình hình phức tạp như thế, công ty đã có biện pháp khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đạt hiệu quả cao và xây dựng kế hoạch sản xuất trong tương lai để doanh thu thu về ngày càng cao. Việc này đòi hỏi công ty phải hoàn thiện hơn nữa kế hoạch từ nhiều bộ phận, từ sản xuất tới tiêu thụ. Khóa luận tốt nghiệp Trang 28
  38. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng 2.2.2. Phân tích tình hình chi phí Bảng 2.2: TỔNG HỢP CHI PHÍ GIAI ĐOẠN 2009 2010 ĐVT: Đồng TK Tên tài khoản Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 632 Giá vốn bán hàng 49.847.044.009 84.064.814.599 34.217.770.590 6321 Giá vốn bán hàng hoá 4.317.269.242 7.433.535.815 3.116.266.573 6322 Giá vốn bán thành phẩm 45.529.774.767 76.562.085.669 31.032.310.902 6323 Giá vốn cung cấp dịch vụ 69.193.115 69.193.115 635 Chi phí tài chính 151.422.222 350.416.669 198.994.447 6351 Tiền lãi vay phải trả 151.422.222 350.416.669 198.994.447 641 Chi phí bán hàng 37.832.837 610.261.462 572.428.625 Chi phí vật liệu bao bì (bán 6412 28.758.017 117.305.239 88.547.222 hàng) Chi phí dụng cụ, đồ dùng (bán 6413 8.402.500 2.242.500 (6.160.000) hàng) Chi phí bằng tiền khác (bán 6418 672.320 490.713.723 490.041.403 hàng) 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.607.789.827 1.784.392.865 176.603.038 Chi phí nhân viên quản lý 6421 978.112.159 1.081.734.653 103.622.494 (QLDN) 6422 Chi phí vật liệu quản lý (QLDN) 30.155.463 20.861.905 (9.293.558) Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 118.608.766 141.371.322 22.762.556 (QLDN) 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ (QLDN) 89.617.862 128.630.068 39.012.206 6425 Thuế, phí và lệ phí (QLDN) 3.000.000 30.252.471 27.252.471 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 80.264.143 52.851.976 (27.412.167) (QLDN) 6428 Chi phí bằng tiền khác (QLDN) 308.031.434 328.690.470 20.659.036 811 Chi phí khác 19.436.746 531.672.117 512.235.371 8111 Chi phí khác 19.436.746 531.672.117 512.235.371 (Nguồn: Phòng kế toán công ty bảng cân đối tài khoản tại Công ty Sacoimex) Giá vốn hàng bán năm 2010 cao hơn năm 2009 với số chênh lệch là 34.217.770.590 đồng. Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sự biến động về giá vốn qua hai năm 2009 và 2010 như: Chi phí nguyên liệu chính, chi phí nguyên liệu phụ, năng lượng điện, nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung Do chi Khóa luận tốt nghiệp Trang 29
  39. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng phí sản xuất ở năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009. Đặc biệt là sự tăng giá cao của nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất chả cá. Nguyên liệu chiếm một tỷ trọng hết sức quan trọng trong việc cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh. Nguyên nhân của sự tăng giá nguyên liệu đầu vào: Do chi phí xăng dầu trong năm 2010 cao hơn năm 2009 làm ảnh hưởng đến khả năng đánh bắt thủy sản của ngư dân. Để đảm bảo cho ngư dân có lãi trong việc đánh bắt nên giá cá nguyên liệu cũng tăng theo. Xăng dầu tăng cũng làm cho chi phí vận chuyển nguyên liệu cũng tăng vọt. Bên cạnh chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao thì các chi phí khác cũng tăng như: chi phí nhân công 175.535.752 đồng năm 2010 so với 130.198.521 đồng năm 2009, chi phí sản xuất chung 248.292.630 đồng năm 2010 so với 233.421.325 đồng năm 2009. Điều cần lưu ý ở đây, năm 2009 chỉ tiêu giá vốn cung cấp dịch vụ không phát sinh mà năm 2010 chỉ tiêu này có giá trị là 69.193.115 đồng. Bởi vì, trong năm 2010 công ty đã có hoạt động đông tôm, gia công cho các công ty cùng ngành, hoạt động này đòi hỏi bao bì, điện đều từ công ty. Ta thấy, công ty đã phát triển các hoạt động so với năm trước. Do vậy công ty cần tiếp tục phát huy và có kế hoạch cho công tác này để ngày càng mang về cho công ty nhiều thành quả. Tuy nhiên, đây là khoản chi phí, do đó công ty cần thận trọng hơn. Chi phí tài chính năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 với số tiền là 198.994.447 đồng. Năm 2009 thì chi phí lãi vay phải trả là 151.422.222 đồng, chiếm 30,22% trên tổng tiền lãi vay phải trả qua hai năm. Trong khi đó năm 2010 là 350.416.669 đồng, tỉ lệ 69,78%. Nguyên nhân do năm 2010 Công ty phải tốn chi phí mua nguyên vật liệu và chi phí sửa chữa cao cho nên phải vay thêm ngân hàng so với năm 2009. Chi phí tài chính này có xu hướng tăng vọt, công ty cần thận trọng xem xét, để tránh tình trạng chi phí tăng một cách đột biến là biến động cả quá trình sản xuất kinh doanh, công ty cần có biện pháp hợp lý cải thiện làm giảm các khoản chi phí. Chi phí bán hàng năm 2010 lớn hơn năm 2009 số chênh lệch 561.477.255 đồng. Chi phí bán hàng của công ty ảnh hưởng bởi: + Chi phí vật liệu bao bì bán hàng năm 2010 cao hơn năm 2009 số chênh lệch là 88.547.222 đồng. Năm 2009 là 28.758.017 đồng, chiếm 76,01% trên tổng chi phí bán hàng năm 2009 và năm 2010 là 117.305.239 đồng, chiếm 19,22% trên tổng chi phí bán hàng năm 2010. Bởi vì năm 2010 thành phẩm sản xuất ra nhiều hơn và để Khóa luận tốt nghiệp Trang 30
  40. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng phục vụ tốt trong công việc bảo quản và vận chuyển dễ dàng thì chi phí bao bì vật liệu phải bỏ ra nhiều. Bên cạnh đó, nhân tố khách quan vật giá thị trường ngày càng tăng, đồng tiền theo thời gian có giá trị giảm so với những năm trước, nên đó cung là nguyên nhân làm tăng chi phí bao bì cho công tác bán hàng. Tuy nhiên, cũng cần phải có kế hoạch cụ thể, phân công việc hợp lý, bảo vệ tránh thất thoát. Để có thể giảm thiểu tối đa khoản chi phí này. + Chi phí dụng cụ đồ dùng bán hàng năm 2009 cao hơn năm 2010 số tiền 6.160.000 đồng. Cụ thể, năm 2009 phát sinh là 8.402.500 đồng, chiếm 22,21% trên tổng chi phí bán hàng năm 2009 và năm 2010 là 0,37% với chi phí là 2.242.500 đồng. Bởi vì, năm 2009 công ty đã trang bị những dụng cụ này rồi, vì vậy mà năm sau chỉ bổ sung không cần mua mới. Đây là điều công ty nên duy trì, bảo vệ, quản lý tốt công cụ, dụng cụ góp phần giảm chi phí cho năm sau. + Chi phí bằng tiền khác phục vụ việc bán hàng năm 2010 cao hơn năm 2009 số chênh lệch là 490.041.403 đồng. Năm 2009 chi phí bằng tiền khác là 672.320 đồng, chiếm tỷ lệ 1,78% trên tổng chi phí bán hàng năm 2009. Năm 2010 chi phí bằng tiền khác phát sinh là 490.713.723 đồng, chiếm 80.41% trên tổng chi phí bán hàng năm 2010. Tóm lại năm 2009 thì chi phí bằng tiền khác thấp hơn rất nhiều so với năm 2010. Với lý do, năm 2010 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển, sản xuất ra nhiều sản lượng nên cần vận chuyển nhiều hơn và tốn khoản chi phí này nhiều hơn. Tuy nhiên, nói như vậy không phải là khuyến khích sự tăng lên của chi phí, mà công ty nên thận trọng theo dõi những khoản chi phí như vậy để kịp thời giải quyết khi xảy ra sự cố, để chi phí phát sinh một cách hợp lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2010 cũng nhảy vọt so với năm 2009 số chênh lệch là 176.603.038 đồng. Chi phí QLDN của công ty ảnh hưởng bởi: + Chi phí nhân viên quản lý (QLDN) năm 2010 cao hơn năm 2009 103.622.494 đồng. Năm 2009 công ty chi phí này là 978.112.159 đồng, chiếm tỉ lệ 60,84% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009. Năm 2010 chiếm 60,62% với chi phí phát sinh 1.081.734.653 đồng. Đây cũng là điều khuyến khích vì con người là nhân tố chủ đạo. Tuy nhiên, công ty nên thận trọng vấn đề này, công ty nên có giải pháp thích hợp hơn để tránh chi phí đột biến như thế này. + Chi phí vật liệu quản lý (QLDN) năm 2009 cao hơn năm 2010 số tiền 9.293.558 đồng. Cũng như chi phí vật liệu quản lý cho bộ phận bán hàng, thì vật Khóa luận tốt nghiệp Trang 31
  41. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng liệu để trang bị cho việc quản lý năm 2009 đã sẵn sàng và có được công tác bảo quản tốt do đó mà năm 2010 sự trang trãi cho bộ phận quản lý chỉ là bổ sung. Vì vậy, năm sau giảm so với năm trước. Công ty nên duy trì để giá trị chi phí giảm ở mức thích hợp, cũng góp phần đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. + Chi phí đồ dùng văn phòng (QLDN) năm 2010 lớn hơn 22.762.556 đồng so với năm 2009. Năm 2009 chi phí đồ dùng văn phòng là 118.608.766 đồng, chiếm 7,38% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2010 là 7,92% . Để giúp việc quản lý tốt hơn, công ty đã trang bị thêm một số đồ dùng văn phòng trong năm 2010. + Chi phí khấu hao TSCĐ (QLDN) năm 2010 cũng cao hơn năm 2009 số tiền 39.012.206 đồng. Năm 2010 công ty đã bổ sung thêm tài sản cố định phục vụ cho sản xuất do vậy mà chi phí khấu hao TSCĐ (QLDN) năm 2010 cao hơn so với năm 2009. + Thuế, phí và lệ phí (QLDN) có sự chênh lệch 27.252.471 đồng vẫn là năm 2010 phát sinh nhiều hơn năm 2009. Vì công ty có sự bổ sung tài sản cố định nên kéo theo các khoản phí, lệ phí năm 2010 cũng tăng cao. + Chi phí dịch vụ mua ngoài (QLDN) năm 2009 phát sinh lớn hơn 2010 số tiền 27.412.167 đồng. + Chi phí bằng tiền khác (QLDN) năm 2010 lớn hơn năm 2009 số tiền 20.659.036 đồng . Chi phí khác năm 2010 cao hơn rất nhiều so với năm 2009 với số chênh lệch 512.235.371 đồng. Chi phí khác đột biến tăng nhanh, năm 2009 chi phí khác phát sinh chỉ ở mức 19.436.746 đồng chỉ chiếm 3,53% trên tổng chi phí khác của hai năm. Năm 2010, mức chi phí khác phát sinh rất cao với con số 531.670.125 đồng chiếm tới 96,47% tổng chi phí hai năm. Khóa luận tốt nghiệp Trang 32
  42. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng 90000000000 80000000000 70000000000 Giá vốn bán hàng 60000000000 50000000000 Chi phí tài chính 40000000000 Chi phí bán hàng 30000000000 Chi phí quản lý doanh nghiệp 20000000000 Chi phí khác 10000000000 0 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUA HAI NĂM 2009 – 2010 Tình hình chi phí hai năm có sự đột biến lớn, không phải bất cứ lúc nào chi phí năm sau cũng tăng vọt so với năm trước dù rằng đồng tiền ngày càng giảm giá trị, vật giá ngày càng đắt đỏ. Tổng chi phí năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009. Công ty đã đầu tư nguồn vốn khá lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng có những khoản chi phí năm 2009 cao hơn năm 2010 như chi phí dụng cụ đồ dùng bán hàng, vật liệu quản lý, dịch vụ mua ngoài Do thời gian mới thành lập công ty phải đầu tư những khoản chi phí này để phục vụ cho cả quá trình sản xuất lâu dài. Tuy nhiên, những khoản chi phí mà đột biến tăng như vậy công ty cần theo dõi thận trọng để sự phát sinh đó là hợp lý, có giải pháp thực hiện để hoạt động kinh doanh được tốt hơn. Khóa luận tốt nghiệp Trang 33
  43. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng 2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận Bảng 2.3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2009 2010 ĐVT: đồng Mã Thuyết Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch số minh 1 2 3 4 5 6 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 50.390.547.194 91.565.816.366 41.175.269.172 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung c ấp 10 50.390.547.194 91.565.816.366 41.175.269.172 dịch vụ (10=0102) 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 49.847.044.009 84.064.814.599 34.217.770.590 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung c ấp 20 543.503.185 7.501.001.767 6.957.498.582 dịch vụ (20=1011) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 17.189.859 30.657.043 13.467.184 7. Chi phí tài chính 22 151.422.222 350.416.669 198.994.447 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 VI.28 151.422.222 350.416.669 198.994.447 8. Chi phí bán hàng 24 37.832.837 599.310.062 561.477.225 9. Chi phí QLDN 25 1.607.789.827 1.776.397.515 168.607.688 10. L ợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 30 (1.236.351.842) 4.805.534.564 6.041.886.406 doanh[30=20+(2122)(24+25) 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 19.436.746 531.670.125 512.233.379 13. Lợi nhuận khác (40=3132) 40 (19.436.746) (531.670.125) (512.233.379) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 (1.255.788.588) 4.273.864.439 5.529.653.027 (50=30+40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 10.888.727 10.888.727 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=5051 60 (1.255.788.588) 4.262.975.712 5.518.764.300 52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu(*) 70 (419) 1.421 1.840 (Nguồn : Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sao Biển) Lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Công ty có lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ Khóa luận tốt nghiệp Trang 34
  44. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng trọng rất lớn vì vậy chỉ tiêu này có sự ảnh hưởng lớn đến tình hình lợi nhuận của công ty. + Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là 7.501.001.767 đồng chiếm 93,3 % cao hơn năm 2009 với số chênh lệch là 6.957.498.582 đồng. + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm sau tăng đột biến so với năm trước: Năm 2009 chỉ tiêu này mang giá trị âm 1.236.351.842 đồng, nhưng năm 2010 mang con số vượt trội chỉ tiêu này công ty đạt 4.805.534.564 đồng. + Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác: Vì cả hai năm công ty không phát sinh thu nhập khác mà có phát sinh chi phí khác. Nên cả hai năm lợi nhuận khác của công ty đều mang giá trị âm. Cụ thể, chỉ tiêu này năm 2010 âm 531.670.125 đồng và năm 2009 có giá trị âm 19.436.746 đồng. 8000000000 7000000000 6000000000 5000000000 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4000000000 Lợi nhuận thuần từ hoạt 3000000000 động kinh doanh 2000000000 Lợi nhuận khác 1000000000 0 1000000000 2009 2010 2000000000 Hình 2.8: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN QUA HAI NĂM 2009 – 2010 Chỉ tiêu lợi nhuận này có sự chênh lệch lớn, theo chiều hướng tích cực. Năm 2009 công ty hoạt động bị lỗ 1.255.788.588 đồng nên trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập hiện hành không có giá trị, Khóa luận tốt nghiệp Trang 35
  45. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng nhưng năm 2010 công ty mang về số lãi 4.273.864.439 đồng và chịu chi phí thuế TNDN hiện hành số tiền 10.888.727 đồng. 2.2.4. Phân tích một số tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động 2.2.4.1. Tỷ số thanh toán ĐVT: lần Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 0,978 2 Tỷ số thanh toán nhanh 0,767 1,372 • Tỷ số thanh toán ngắn hạn Tỷ số này thấp là dấu hiệu báo động cho doanh nghiệp về sự khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số thanh toán hiện thời là thước đo khả năng trả nợ của công ty, nó chỉ ra phạm vi, quy mô và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng các tài sản lưu động có thể chuyển đổi bằng tiền trong thời hạn phù hợp với hạn trả. Đối với công ty cổ phần sản xuất có hệ số thanh toán ngắn hạn = 0,978 (năm 2009) < 2.0 (mức chấp nhận). Với giá trị này báo hiệu xấu cho công ty về khả năng thanh toán nợ, bởi vì công ty có khả năng thanh toán chỉ được 0,978 lần số nợ cần thanh toán, tức 1 đồng nợ công ty chỉ có 0,978 đồng vốn để đảm bảo. Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn năm 2010 đạt đúng bằng mức chấp nhận, tỷ số này có giá trị bằng 2. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo trả nợ của công ty cao hơn so với năm 2009. Tức công ty có tới gấp đôi là 02 đồng để đảm bảo trả 1 đồng nợ. Bởi vì, trong năm 2010 giá trị của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty là 15.499.234.094 đồng chiếm 72,7 % tổng giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của cả hai năm. So với năm 2009 thì giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chỉ có 5.944.150.373 đồng chiếm có 27,3 % trên tổng giá trị của hai năm. Xét đến nợ ngắn hạn của công ty, năm 2010 nợ ngắn hạn có giá trị 9.606.026.814 đồng chiếm 61,3 % tổng nợ ngắn hạn hai năm, tăng vọt hơn rất nhiều từ 6.072.525.744 đồng (năm 2009) chỉ chiếm 38,7 %. Ta thấy, tài sản ngắn hạn qua hai năm có sự đột biến tăng thêm 45,4 % so với năm trước. Nợ ngắn hạn qua hai năm cũng tăng thêm 22,6 % so Khóa luận tốt nghiệp Trang 36
  46. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng với năm 2009. Ta thấy, mặc dù cả hai chỉ tiêu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty đều tăng qua hai năm, nhưng tài sản ngắn hạn có giá trị tăng nhiều hơn so với nợ ngắn hạn. Do vậy, khả năng đảm bảo thanh toán ngắn hạn của công ty cũng tăng theo thời gian. Từ giá trị 0,978 không đủ đảm bảo trả nợ năm 2009 tăng lên giá trị 2 (năm 2010) và đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Tóm lại, công ty có đà đi lên từ không đủ đến đủ khả năng đảm bảo thanh toán nợ chỉ sau một năm. • Tỷ số thanh toán nhanh Cũng như tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn, tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn, tỷ số này ở mức 1 (lần) thì có thể đảm bảo trả nợ khi đến hạn, nếu nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ lúc cần thiết. Ta thấy, cả hai năm tỷ số thanh toán nhanh của công ty có sự chênh lệch theo chiều hướng tốt, từ giá trị không đủ để đảm bảo khả năng thanh toán nợ khi cần thiết đến đủ khả năng. Năm 2009, tỷ số thanh toán nhanh của công ty chỉ có 0,767 (lần) điều này cho thấy, công ty không đủ đảm bảo khả năng thanh toán nhanh vì 1 đồng nợ công ty chỉ có 0,767 đồng đảm bảo thanh toán. Nhưng, năm 2010 tỷ số này đạt 1,372 (lần) tăng nhiều hơn so với năm 2009. Điều này thế hiện công ty có 1,372 đồng để đảm bảo trả 1 đồng nợ. Nguyên nhân của sự thay đổi giá trị của tỷ số thanh toán nhanh này qua hai năm là vì ngoài sự thay đột biến về yếu tố tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn như đã phân tích ở tỷ số thanh toán ngắn hạn, còn có sự thay đổi của hàng tồn kho yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán nhanh. Trong năm 2009, giá trị hàng tồn kho là 1.284.060.106 đồng chiếm 35,7 % tổng giá trị hàng tồn kho của hai năm. Năm 2010 giá trị này là 2.319.155.543 đồng chiếm 64,3 % tổng giá trị. Giá trị hàng tồn kho cũng tăng thêm 28,6 % so với năm trước, nhưng không kết luận rằng, giá trị hàng tồn kho tăng sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh vì hàng tồn kho có tính thanh khoản kém do phải có thời gian nhất định mới chuyển hóa thành tiền. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: tài sản ngắn hạn qua hai năm cũng có sự đột biến tăng thêm 45,4 % và nợ ngắn hạn cũng tăng thêm 22,6 % so với năm trước. Nói đến hàng tồn kho để công ty thấy được đây cũng là yếu tố tác động đến khả năng thanh toán nhanh của công ty, để công ty có giải pháp hợp lý trong tương lai về hàng tồn kho. Tóm lại, năm 2010 công ty có khả năng thanh toán nhanh tăng hơn so với năm 2009. Khóa luận tốt nghiệp Trang 37
  47. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng 2.2.4.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động ĐVT: lần, ngày Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Vòng quay hàng tồn kho 12,1 46,7 Thời gian thu hồi nợ TB 29 43 Vòng quay tổng tải sản 1,4 2,4 • Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị trường. Năm 2009, chỉ tiêu này đạt giá trị rất thấp chỉ 12,1 lần, năm 2010 tỷ số vòng quay hàng tồn kho này đạt 46,7 lần. Vì số vòng quay hàng tồn kho càng cao (số ngày của một vòng quay càng ngắn) càng tốt, càng mang tính tích cực vì hàng hóa của công ty được giải phóng nhanh. Kết quả này cho thấy năm 2010 hoạt động cung cấp hàng hóa của công ty thực hiện tốt hơn năm 2009, trong năm 2010 giá trị hàng tồn kho bình quân giảm nhiều so với năm 2009. Cụ thể giá trị hàng tồn kho bình quân năm 2010 là 1.801.607.825 đồng chiếm 30% tổng giá trị hàng tồn kho bình quân cả hai năm, trong khi hàng tồn kho năm 2009 rất lớn là 4.118.505.209 đồng chiếm tới 70 % trên tổng giá trị. Giá trị hàng tồn kho bình quân này càng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến vòng quay hàng tồn kho theo hướng tiêu cực. Tuy nhiên, ngoài yếu tố hàng tồn kho ảnh hưởng đến giá trị vòng quay hàng tồn kho, yếu tố giá vốn hàng bán cũng tác động rất nhiều. Giá vốn hàng bán năm 2010 chiếm 84.064.814.559 đồng chiếm 63 % tổng giá trị giá vốn hai năm và năm 2009 giá vốn hàng bán là 49.847.044.009 đồng chỉ chiếm 37 %. Kết quả cho thấy rằng, cả hai yếu tố giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân năm 2010 có sự đột biến tăng giảm phù hợp làm cho tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 cao, điều này rất tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tóm lại, năm 2010 công ty đã rút ngắn được chu kỳ sản xuất kinh doanh hơn, rủi ro về tài chính cũng giảm hơn, đều này chứng tỏ công ty giảm được một số chi phí trong khâu bảo quản và giảm được hao hụt. Công ty cần phát huy tốt hơn nữa và có kế hoạch cụ thể từ sản xuất tới bán hàng để đạt được hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao, làm cho số lần sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được nhiều trong năm. Khóa luận tốt nghiệp Trang 38
  48. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Xét đến số ngày của một vòng quay, năm 2010 giá trị này là 8 ngày, còn năm 2009 số ngày của vòng quay này là 30 ngày. Điều này nói lên rằng, trong năm 2009 bình quân hàng của công ty được tồn trong kho khoảng 1 tháng mới được xuất bán, nhưng năm 2010 hàng chỉ tồn trong kho khoảng 8 ngày là được xuất bán. Dấu hiệu này rất tốt do vậy mà, công ty nên có kế hoạch, phương án duy trì sự phát triển này và ngày càng phát huy tốt hơn nữa. Để hàng hóa công ty được giải phóng nhanh tránh trường hợp hàng tồn kho quá lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh. • Thời gian thu hồi nợ trung bình Tỷ số này cho biết bình quân bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Thời gian thu hồi nợ trung bình tăng qua hai năm phân tích. Năm 2010, chỉ số này tăng thêm 14 ngày so với năm 2009. Cụ thể, năm 2009 chỉ số này chỉ đạt 29 ngày còn năm 2010 chỉ số này là 43 ngày. Điều này cho thấy, thời gian thu hồi nợ năm 2010 cao hơn so với năm 2009. Năm 2009 bình quân chỉ 29 ngày là công ty có thể thu hồi các khoản nợ, năm 2010 thì phải tới 43 ngày. Có hai chỉ tiêu ảnh hưởng tới sự chênh lệch này đó là tài khoản nợ phải thu và doanh thu bình quân mỗi ngày. Năm 2009 giá trị tài khoản nợ phải thu là 3.947.894.299 đồng chiếm 27 % tổng giá trị nợ phải thu cả hai năm, năm 2010 giá trị này là 10.776.971.850 đồng chiếm 73 %. Với tốc độ tăng là 46 %. Doanh thu bình quân mỗi ngày cũng vậy, năm 2010 lớn hơn nhiều so với năm 2009 tốc độ tăng là 30 %. Ta thấy tốc độ tăng của nợ phải thu cao hơn tốc độ tăng của doanh thu bình quân mỗi ngày, vì vậy mà thời gian thu hồi nợ trung bình của năm 2010 cao hơn so với năm 2009. Kết quả này ta cũng chưa có thể nhận định rằng điều này tốt hay xấu, bởi vì công ty đang áp dụng hình thức bán hàng trả chậm để khuyến khích người tiêu dùng tin dùng sản phẩm Vì vậy mà công ty cần có biện pháp để điều chỉnh chỉ tiêu này sao cho hợp lý, mang về hiệu quả kinh doanh tốt cho công ty. Nếu không công ty sẽ gặp rủi ro về tài chính. • Vòng quay tổng tài sản Chỉ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty càng cao. Tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2010 có giá trị là 2,4 lần tăng rất nhiều so với năm 2009 tỷ số này chỉ đạt 1,4 lần. Kết quả này ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong năm 2010 tốt hơn nhiều so với năm trước. Từ công thức xác định tỷ số vòng quay tổng tài sản, ta thấy tỷ số này tỷ lệ thuận với doanh Khóa luận tốt nghiệp Trang 39
  49. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng thu và tỷ lệ nghịch với tổng giá trị tài sản bình quân. Doanh thu năm 2010 đạt 91.596.473.409 đồng, chiếm 65 % tổng giá trị doanh thu của hai năm. Giá trị này tăng rất nhiều so với năm 2009 chỉ đạt 50.407.737.053 đồng chiếm có 35 % tổng giá trị. Xét đến tổng tài sản bình quân, năm 2010 chỉ tiêu này đạt 38.480.620.237 đồng chiếm 51 %, tổng giá trị tài sản bình quân năm 2009 là 36.947.613.457 đồng chiếm 49 % tổng giá trị hai năm. Nhìn chung cả hai chỉ tiêu doanh thu và tổng tài sản bình quân của công ty trong năm 2010 đều tăng hơn năm 2009, nhưng giá trị doanh thu có tốc độ tăng lớn hơn nhiều so với giá trị tổng tài sản bình quân. Do vậy mà tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009. Tóm lại, trong năm 2010 công ty có hiệu quả sử dụng tài sản tốt hơn năm trước. Đây là điểm công ty cần duy trì kèm phát huy hiệu quả này. 2.2.4.3. Các tỷ số quản trị nợ ĐVT: lần Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,174 0,228 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0,21 0,30 Tỷ số khả năng thanh toán lãi (8,29) 12,20 vay • Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản để đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu. Tỷ số nợ trên tổng tài sản tỷ lệ thuận với tổng nợ phải trả và tỷ lệ nghịch với tổng giá trị tài sản. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của hai năm 2009 và 2010 có sự chênh lệch theo chiều năm sau cao hơn năm trước. Tổng nợ phải trả năm 2010 là 9.629.734.906 đồng chiếm 61 % tổng giá trị nợ phải trả cả hai năm cao hơn so với năm 2009 có giá trị là 6.072.525.744 đồng chiếm 39 %, chỉ tiêu tổng nợ phải trả này tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tổng tài sản năm 2010 là 42.144.503.317 đồng cũng Khóa luận tốt nghiệp Trang 40
  50. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng tăng hơn so với năm 2009 có giá trị là 34.816.737.156 đồng. Tốc độ tăng của tổng tài sản là 9 % con số này thấp hơn tốc độ tăng của tổng nợ. Mà tỷ số nợ trên tổng tài sản tỷ lệ thuận với tổng nợ và tỷ lệ nghịch với tổng tài sản. Do vậy, tỷ số này năm 2010 chắc chắn sẽ cao hơn năm 2009. Cụ thể, năm 2010 tỷ số này là 0,228 (lần) cao hơn so với năm 2009 chỉ là 0,174 (lần). Cả hai năm, tỷ số này đều nhỏ hơn 1 như vậy cả hai năm tổng tài sản của công ty luôn lớn hơn tổng nợ phải trả. Nhưng, tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng là một điều cần xem xét cho công ty vì công ty đã tăng vay vốn để tài trợ cho các tài sản hiện hữu. Nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu cho công ty nếu vay nợ tài trợ cho tài sản hiện hữu mà có hiệu quả sử dụng và kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, công ty phải hết sức thận trọng vì trong tương lai phải trả những đồng vốn này. • Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của công ty. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ công ty ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ và cũng có thể hàm ý rằng công ty chịu độ rủi ro thấp. Hoặc là công ty biết cách mượn nợ để kinh doanh. Ta thấy, cả hai năm tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty đều nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ rằng, cả hai năm nguồn vốn mà công ty hoạt động thì chủ yếu là vốn chủ sở hữu, còn những khoản đi vay chỉ mang tính thứ yếu. Năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu là 28.744.211.412 đồng chiếm 82,6 % tổng nguồn vốn của công ty, trong khi nợ phải trả chỉ có 6.072.525.744 đồng chỉ chiếm 17,4 %. Năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu là 32.514.768.411 đồng chiếm 77,2 % tổng nguồn vốn của công ty, trong khi nợ phải trả chỉ có 9.629.734.906 đồng chỉ chiếm 22,8 %. Cả hai năm, nguồn vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ lệ % cao hơn so với khoản nợ, nhưng công ty cũng đã dần biết tận dụng nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất kinh doanh cụ thể năm 2010 tỷ lệ % vốn chủ sở hữu đã giảm so với năm 2009. Trong năm 2009 công ty không có phát sinh nợ dài hạn, chỉ có năm 2010 nợ dài hạn của công ty là 23.708.092 đồng. Ở đây, không phải khuyến khích công ty vay nợ để kinh doanh, mà cần phải biết tận dụng và làm ăn có hiệu quả từ các nguồn vốn vay như vậy. • Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Tỷ số này cho biết khả năng trả nợ của công ty bằng EBIT. Khóa luận tốt nghiệp Trang 41
  51. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Khả năng thanh toán lãi vay của công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua hai năm có sự chênh lệch, nhưng theo chiều hướng tốt. Vì năm 2009 công ty kinh doanh không đạt hiệu quả tốt, nên kết quả kinh doanh công ty bị lỗ 1.255.788.588 đồng. Do vậy mà tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2009 cũng mang giá trị âm. Điều này cho thấy, với mức kinh doanh như thế, kết quả kinh doanh bị lỗ như thế, công ty không đủ khả năng để thanh toán lãi vay. Nhưng năm 2010 thì khác, kết quả kinh doanh năm này mang về giá trị lợi nhuận là 4.273.864.439 đồng, tức nhiên là cho thấy công ty hoạt động hiệu quả hơn so với năm trước đó. Dẫn đến, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay cũng tăng, chứng tỏ với mức lợi nhuận công ty thu được sẽ hoàn toàn đủ khả năng thanh toán lãi vay. 2.2.4.4. Tỷ số sinh lời Bảng 2.4: CÁC CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜI GIAI ĐOẠN 20092010 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 Số tiền % Doanh thu 50.407.737.053 91.596.473.409 41.188.736.356 30 Tài sản 34.816.737.156 42.144.503.317 7.327.766.161 9 Vốn chủ sở hữu 28.744.211.412 32.514.768.411 3.770.556.999 6 Lợi nhuận (1.255.788.588) 4.273.864.439 5.529.653.027 Tỷ suất lợi nhuận / (0,025) 0,047 0,134 doanh thu (ROS) (%) Tỷ suất lợi nhuận / (0,036) 0,101 0,754 tài sản (ROA) (%) Tỷ suất lợi nhuận / (0,044) 0,131 1,466 vốn chủ sở hữu (ROE) (%) ( Nguồn : Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sao Biển) Khóa luận tốt nghiệp Trang 42
  52. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Từ bảng chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty qua hai năm 2009 và năm 2010, ta thấy các chỉ tiêu có sự chênh lệch lớn: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2010 tăng nhiều so với năm 2009. Từ giá trị (0,036) năm 2009 tăng lên 0,010 năm 2010, dấu hiệu này cho thấy khả năng sinh lời trên tài sản năm 2010 cao hơn, tốt hơn năm 2009 (không sinh lời). Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Như vậy, trong năm 2009 chỉ tiêu này mang giá trị âm, tức công ty không mang về được đồng lời từ tài sản đầu tư. Ngyên nhân sự chênh lệch giá trị của tỷ số này qua hai năm, như phân tích trên kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 bị lỗ 1.255.788.588 đồng, còn năm 2010 công ty mang về mức lợi nhuận là 4.273.864.439 đồng. Mức chênh lệch lợi nhuận giữa hai năm 5.529.653.027 đồng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu tổng tài sản cũng ảnh hưởng đến tỷ số ROA này, năm 2009 giá trị tài sản là 34.816.737.156 đồng, nhưng năm 2010 giá trị tổng tài sản tăng lên 42.144.503.317 đồng. Tỷ số này càng cao càng tốt, mặc dù năm 2010 tỷ số này cao hơn, tốt hơn 2009 nhưng chỉ với giá trị 0,010 thì chưa cao. Điều này cho thấy tình hình tài sản của công ty đem đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 tốt hơn, bố trị tài sản hợp lý hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh so với năm 2009, nhưng chưa là tối ưu vì tỷ số này còn thấp. Vì vậy công ty cần duy trì đà phát triển này, đồng thời phải phát huy hơn nữa để đạt được giá trị cao trong năm tới. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2010 cũng tăng so với năm 2009. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nó thể hiện 1000 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ mang lại cho công ty 131 đồng lợi nhuận (năm 2010) và năm 2009 tỷ số ROE là (0,044) nên không mang về lợi nhuận cho công ty. Ngoài yếu tố lợi nhuận ảnh hưởng làm chỉ số này thay đổi qua hai năm, còn có sự thay đổi của vốn chủ sở hữu . Năm 2009 vốn chủ sở hữu của công ty là 28.744.211.412 đồng, năm 2010 giá trị này là 32.514.768.411 đồng. Điều này nói lên, năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng, đòi hỏi lợi nhuận ròng cũng phải tăng một khoảng tương đương hoặc tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu thì ROE mới tăng. Tóm lại, với Khóa luận tốt nghiệp Trang 43
  53. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng mức tăng như vậy công ty nên phát huy tốt hơn nữa để đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2010 cũng tăng từ giá trị (0,025) (năm 2009) lên 0,047 (năm 2010). Cho thấy rằng, năm 2010 cứ 1000 đồng doanh thu thu được của công ty thì sẽ có 47 đồng lợi nhuận ròng và năm 2009 vì công ty bị lỗ nên tỷ suất ROS này mang giá trị âm. Qua kết quả này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng đi lên (doanh thu năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009). Nhìn chung, cả ba tỷ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ), ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ), ROS (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) của công ty đều tăng từ năm 2009 và năm 2010, vì chỉ số này càng cao càng tốt nên các tỷ số này tăng như vậy là dấu hiệu tốt cho công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng, giá trị của các tỷ số này còn thấp. Do vậy mà công ty cần quan tâm đến điều này, để có kế hoạch hạn chế những rủi ro hay đề xuất các biện pháp hữu hiệu để đạt được hiệu quả kinh doanh mong đợi. 2.2.5. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua 2.2.5.1. Thuận lợi Công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Hội Đồng Quản Trị, sự hỗ trợ về mọi mặt của Công ty Cổ phần Thủy Sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo, Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long, Công ty TNHH điện lạnh Sài Gòn. Nhà xưởng, máy móc thiết bị còn mới và đạt tiêu chuẩn chế biến hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Đội ngũ cán bộ yêu nghề, năng nổ trong công việc. Điều kiện vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông vận tải đường biển, bộ và thủy nội địa. Tình hình chính trị trong nước luôn ổn định. Thị trường kinh tế được mở rộng, mở cửa giao lưu kinh tế với các nước bạn trên thế giới. 2.2.5.2. Khó khăn Nguồn nguyên liệu tại địa phương và tỉnh Bến Tre chất lượng không cao. Cạnh tranh mua nguyên liệu từ các tỉnh khác là một vấn đề khó khăn. Nguồn nguyên liệu Khóa luận tốt nghiệp Trang 44
  54. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng tại địa phương hiện tại rất hạn chế vì còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và yếu tố khách quan nên không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng ngày. Việc hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ là áp lực lớn. Đội ngũ cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm. Thị trường chả cá chưa được mở rộng. Marketing quảng bá sản phẩm còn hạn chế. Hệ thống xử lý nước thải chưa đạt, thường xuyên gây mùi hôi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, cụ thể việc ngừng sản xuất để xử lý. Do thị trường kinh tế mở rộng, vì vậy có sự ra đời của nhiều công ty sản xuất kinh doanh cùng ngành. Đòi hỏi tính cạnh tranh cao, đó đang là thách thức không nhỏ đối với công ty. Khóa luận tốt nghiệp Trang 45
  55. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SAO BIỂN Bên cạnh những thuận lợi đó, công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn. Vì vậy, để đứng vững và tồn tại lâu dài công việc quan trọng là làm thế nào để công ty kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao. Công ty nên có giải pháp cụ thể để áp dụng một cách khoa học đối với từng đối tượng như: 3.1. YẾU TỐ ĐẦU VÀO Yếu tố đầu vào quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm, sự tồn tại lâu dài và chổ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, công ty nên có giải pháp thích hợp cho các đối tượng: Nguyên liệu: Công ty cần phải nghiên cứu tình hình cung ứng nguyên vật liệu, thu thập những tin tức cung ứng nguyên vật liệu một cách rộng rãi. Với tiền đề đảm bảo chất lượng sản phẩm, về mặt giá cả cần so sánh với ít nhất ba nhà cung cấp, cố gắng chọn mua nguyên vật liệu có chất lượng, giá cả thấp. Công ty phải biết tận dụng thu mua nguồn nguyên liệu tại địa phương đồng thời mở rộng thu mua sang các tỉnh lân cận như Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Kiên Giang, Vũng Tàu và các tỉnh Miền Trung. Bởi vì còn có nhiều công ty cùng ngành khác cạnh tranh, nên công ty cần có biện pháp mua nguyên vật liệu tránh sự tăng giá đôt ngột. Công ty làm ăn nên có cái nhìn xa, có thể tài trợ cho bà con các khoản tiền ứng trước để họ có vốn phục vụ trang trãi chi phí ban đầu. Không nên ép giá, hay không mua nguyên liệu khi số lượng nguyên liệu lớn để tạo sự tin tưởng cho nhà cung cấp của mình. Đồng thời, công ty cũng nên ràng buột thông qua hợp đồng để tránh trường hợp trong lúc công ty cần thì họ bán cho người khác. Bao bì, phụ gia: Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường để mua tốt mà giá thấp công ty nên quan tâm tới mẫu mã bao bì và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được xem là hàng đầu. Góp phần làm cho thành phẩm được cả chất lượng và mẫu mã. Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất: Công ty TNHH điện lạnh Sài Gòn phải thường xuyên cho cán bộ kỹ thuật đến Công ty để hỗ trợ kiểm tra định kỳ và hướng dẫn thêm chuyên môn kỹ thuật về thiết bị hệ thống lạnh để đảm bảo tốt cho nhu cầu Khóa luận tốt nghiệp Trang 46
  56. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng sản xuất hàng hóa. Sử dụng một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả tận dụng máy móc nhà xưởng. Làm việc một cách vừa đủ năng suất, tận dụng hết khả năng làm việc của thiết bị, nâng cao chất lượng bảo dưỡng, rút ngắn thời gian sửa chữa, tránh cho máy móc hoạt động quá tải. Bên cạnh, công ty cần thực hiện tốt công tác bảo vệ, thường xuyên vệ sinh máy móc sản xuất để đảm bảo vấn đề an sinh thực phẩm. Công nhân sản xuất: Công ty nên tạo điều kiện để nâng cao tay nghề công nhân, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặc dù trước mắt công ty tốn một khoản chi phí, nhưng nhìn sâu xa công ty có thể tiết kiệm nguồn nguyên liệu và hiệu quả công việc tối ưu từ những bàn tay có kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho công nhân làm việc một cách sáng tạo, thực hiện một số chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích sự hăng say tích cực trong công việc. Những yếu tố đầu vào này góp phần rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm để cạnh tranh và tồn tại lâu dài. 3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Cử cán bộ, nhân viên tập huấn nâng cao trình độ quản lý, đào tạo cán bộ sản xuất có chuyên môn, ngày càng hoàn thiện hơn về nhu cầu nhân lực đáp ứng hoàn thành tốt kế hoạch. Công ty cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ có năng lực, trình độ. Cử các cán bộ tham gia vào các khóa học, huấn luyện giúp nâng cao trình độ, đủ khả năng phán đoán những biến động của thị trường, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vì, trình độ nhân sự là yếu tố quyết định cho sự phát triển của công ty giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3. BỘ PHẬN BÁN HÀNG Quản lý tốt trong việc giao nhận hàng hóa đúng tiến độ. Cần nghiên cứu thị trường để có kế hoạch tiêu thụ cho sản phẩm của công ty. Nâng cao công tác marketing: + Cần chú ý nhiều hơn nữa đến công tác tìm kiếm, thu tập thông tin thị trường trong và ngoài nước, thông tin dự báo về thị trường một cách nhanh chóng và chính xác để đầu tư và mở rộng thị trường. + Xây dựng chiến lược giá, hoa hồng, ưu đãi đối với khách hàng thân thiết, nhà trung gian, các đại lý tiêu thụ. Khóa luận tốt nghiệp Trang 47
  57. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng + Tổ chức các buổi thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm từ đó có biện pháp cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng. 3.4. CÔNG TÁC KHÁC Cần sự hổ trợ nhiều hơn nữa về vốn lưu động từ Công ty Coimex để năm tới công ty có đủ nguồn lực về tài chính nhằm đáp ứng nguồn vốn kinh doanh mua nguyên liệu phục vụ chế biến Surimi, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, dần xây dựng mối quan hệ và tạo uy tín trên thương trường, qua đó chuẩn bị tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ngày càng thêm bền vững. Tận dụng mọi ưu đãi theo luật định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để phát huy tốt các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ với Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng để tìm nguồn vốn vay bổ sung vốn lưu động đảm bảo khả năng cung ứng đủ vốn thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến hàng xuất khẩu. Phát triển mối quan hệ mua bán đã có giữa công ty và khách hàng. Thường xuyên đào tạo, cũng cố và thu nhận nguồn nhân lực nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện các bước phối kết hợp toàn diện với Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển với Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo, Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long, Công ty TNHH Điện lạnh Sài Gòn trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch trong năm tới. Lập kế hoạch, am hiểu sâu sắc về các khoản chi phí phát sinh, quản lý các khoản chi tiêu một cách hợp lý. Khóa luận tốt nghiệp Trang 48
  58. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng PHẦN KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN Đứng trước những cơ hội và thách thức của việc gia nhập kinh tế thế giới hầu hết những doanh nghiệp Việt Nam đều mong mõi mình sẽ đứng vững trên con đường kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phấn đấu để đạt được hiệu quả kinh doanh cao, vì có như vậy mới mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó mà việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc làm rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển, bên cạnh những mặc mạnh công ty còn phải đương đầu với thách thức lớn. Mặc dù trong năm 2009, công ty kinh doanh không đạt hiệu quả, nhưng năm 2010 công ty đã hoạt động đạt hiệu quả và phát triển theo chiều hướng tốt. Nhìn chung, công ty cũng thấy được những công việc cần phải thực hiện để từng bước khắc phục những khó khăn khách quan lẫn chủ quan, để duy trì hiệu quả kinh doanh. So với những năm trước, công ty đã có kế hoạch và giải pháp giúp hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đi lên, việc sử dụng tài sản đã mang về hiệu quả tốt hơn, các kế hoạch về hàng tồn kho cũng hợp lý và mang về hiệu quả cao so với quá khứ. Bên cạnh, công ty đã tích cực đẩy mạnh việc sản xuất để sản lượng tiêu thụ ngày càng cao, sản phẩm làm ra ngày càng được biết đến mang tầm quốc tế đặc biệt ở Châu Âu. Hiện nay, công ty đã cũng cố được vấn đề về nguồn vốn, yếu tố quyết định lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những cơ hội và động lực để công ty tiếp tục phát huy sức mạnh nhằm đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh mong đợi. 2. KIẾN NGHỊ Để đóng góp cho công ty đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt, em xin đề xuất những ý kiến sau: Đối với Công ty Cổ phần Thủy Sản Sao Biển Công ty nên chuẩn bị công tác cải thiện môi trường, xử lý tốt hệ thống nước thải cho mùa mưa này. Công ty nên có sự xem xét về phần mềm kế toán ASA mà công ty đang sử dụng, để có thể tiết kiệm được thời gian và không bị đình đốn công việc khi phần mềm thường xuyên xảy ra sự cố. Khóa luận tốt nghiệp Trang 49
  59. GVHD: Nguyễn Thị Búp SVTH: Lê Thị Út Cưng Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, những chuyến du lịch ngoài việc nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên rèn luyện sức khỏe mà còn giúp giảm bớt căng thẳng trong quá trình làm việc và gắn bó học hỏi nhau hơn. Tổ chức qui trình hoạt động khoa học hợp lý, vận hành máy móc an toàn đạt hiệu quả cao. Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, sản xuất chuyên môn, huấn luyện tay nghề cho công nhân sản xuất tại Công ty để đủ trình độ bảo quản tài sản cố định và đảm bảo hiệu quả công việc tối ưu. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các lớp học phổ biến kỹ thuật, các buổi tập huấn an toàn vệ sinh lao động. Cử cán bộ nhân viên tập huấn nâng cao trình độ quản lý. Quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác marketing quảng bá sản phẩm, để sản phẩm được biết đến nhiều hơn nữa. Quản lý chặt chẻ các khoản chi phí, hàng tồn kho, đảm bảo chính xác, khen thưởng những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng kỹ luật hay loại bỏ những thành phần xấu gây mất đoàn kết trong nội bộ công ty. Cần thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh. Sau những giờ làm việc phải tắt hẳng các thiết bị văn phòng như máy photo, máy vi tính. Đối với Nhà Nước Nhà Nước nên có những chính sách ưu đãi về thuế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và khuyến khích công dân sử dụng hàng Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp Trang 50