Đề tài Phân tích các yếu tố thúc đẩy thị trường logistics và nhận định về mức độ phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay

pdf 40 trang tranphuong11 27/01/2022 5221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích các yếu tố thúc đẩy thị trường logistics và nhận định về mức độ phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_cac_yeu_to_thuc_day_thi_truong_logistics_va.pdf

Nội dung text: Đề tài Phân tích các yếu tố thúc đẩy thị trường logistics và nhận định về mức độ phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay

  1. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫn : TS. Lâm Tuân Hưng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Linh Lớp : KT45A Mã sinh viên : KT45A-018-1822 Hà Nội, 2020
  2. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ 4 DANH SẮT VIẾT TẮT 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS 5 1.1. ĐỊNH NGHĨA LOGISTICS 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Bản chất 6 1.2. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 7 1.2.1. Theo phạm vi và mức độ quan trọng 7 1.2.2. Theo vị trí của các bên tham gia 7 1.2.3. Theo hướng vận động vật chất 8 1.2.4. Theo đối tượng hàng hóa 8 1.3. VAI TRÒ CỦA LOGISTICS 8 1.3.1. Đối với nền kinh tế 8 1.3.2. Đối với DN 10 CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG LOGGISTICS TRÊN THẾ GIỚI 11 2.1. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 11 2.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế 11 2.1.2. Vị trí địa lý 14 2.1.3. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động Logistics 14 2.1.4. Hệ thống hạ tầng cơ sở cho hoạt động Logistics 15 2.1.5. Hệ thống hạ tầng công nghệ - thông tin 18 2.2. NHÂN TỐ CHỦ QUAN 19 2.2.1. Nguồn lực 19 2.2.2. Nhận thức chung liên quan đến Logistics trên thế giới 20 2.2.3. Sự phối hợp giữa các DN Logistics 21 CHƯƠNG III: MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM 22 3.1. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ SỐ LƯỢNG CÁC DN CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS 22 3.2. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS 23
  3. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 3.3. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS 24 3.4. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTIC ĐANG ĐƯỢC CUNG CẤP 27 3.4.1. Dịch vụ vận tải 28 3.4.2. Dịch vụ kho bãi 29 3.4.3. Dịch vụ giao nhận 31 3.4.4. Dịch vụ đại lý hải quan 32 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS 33 4.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 33 4.2. NHẬN ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN 34 4.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ 34 CHƯƠNG V: CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM 35 5.1. CƠ HỘI VÀ TIỀNM NĂNG PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 35 5.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 35 5.2.1. Về phía nhà nước 35 5.2.2. Về phía DN 36
  4. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên bảng/biểu đồ Bảng 1 Quy mô vốn đăng ký các DN Logistics Việt Nam trong giai đoạn (2011 – 2015) Bảng 2 Các chỉ tiêu đánh giá LPI Biểu đồ 1 Sơ đồ chuỗi cung ứng Biểu đồ 2 Chỉ số thương mại hàng hóa của WTO Biểu đồ 3 Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP toàn cầu và thương mại đường biển Biểu đồ 4 Mức độ thuê ngoài của các DN Việt Nam Biểu đồ 5 Xếp hạng LPI của các quốc gia ĐNA Biểu đồ 6 LPI Việt Nam theo thành phần Biểu đồ 7 Những loại dịch vụ Logistics được cung cấp Biểu đồ 8 Khối lượng hàng hóa vận tải và lưu chuyển qua các năm Biểu đồ 9 Số lượng DN và lao động kho 2015-2019 Biểu đồ 10 Cơ cấu DN dịch vụ kho Biểu đồ 11 Doanh thu từ Logistics qua các năm DANH SẮT VIẾT TẮT Kí hiệu DN Doanh nghiệp ĐNA Đông Nam Á WB World Bank – Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển 4
  5. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 LỜI MỞ ĐẦU Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ, và đương nhiên sẽ dẫn đến bước phát triển mới của Logistics. Trong vài thập niên gần đây Logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuật ngữ Logistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Á, Đông Nam Á (ĐNA) và đặc biệt phát triển ở Singapore. Nhưng ở Việt Nam, Logistics còn là ngành mới mẻ, ít người biết đến nhưng lại đem về cho quốc gia một nguồn lợi khổng lồ. Với đề tài: “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY” em mong muốn nêu ra những vấn để cơ bản của Logistics, những yếu tố thúc đẩy ngành Logistics hiện nay, đánh giá sự phát triển của Logistics Việt Nam và đề xuất những giải pháp để thúc đẩy Logistics tại Việt Nam phát triển hơn nữa. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS 1.1. ĐỊNH NGHĨA LOGISTICS 1.1.1. Khái niệm Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics cũng như dịch vụ Logistics được đưa ra bởi các cá nhân, tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực này. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau: “Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị Logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa 5
  6. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới Logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của Logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị Logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động Logistics cũng như phối hợp hoạt động Logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.” Theo Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Nghị định 140/2007 NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh Logisgtics đưa ra khái niệm cụ thể về thuật ngữ Logistics như sau: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” 1.1.2. Bản chất Cho dù có nhiều khái niệm đưa ra với nhiều ngôn ngữ và cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng xét về bản chất, hoạt động Logistics theo sát suốt quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng một sản phẩm. Vậy có thể hiểu, bản chất của Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên hay yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên liệu, vốn, thông tin, nhân lực) từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, nhà bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Có thể minh họa sự kết hợp của Logistics đầu vào và đầu ra trong sơ đồ sau: 6
  7. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Quản lí cung Phân phối sản ứng kĩ thuật phẩm Biểu đồ 1: Sơ đồ chuỗi cung ứng 1.2. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 1.2.1. Theo phạm vi và mức độ quan trọng Đầu tiên phải kể đến là Logistics kinh doanh (Bussiness Logistics) là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn những yêu cầu của khách hàng Thứ hai, Logistics quân đội (Military Logistics) là việc thiết kế và phối hợp các phương diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của lực lượng quân đội. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các hoạt động này. Thứ ba, Logistics sự kiện (Event Logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả và kết thúc tốt đẹp Cuối cùng, Dịch vụ Logistics (Service Logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận, lập chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con người, và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh doanh. 1.2.2. Theo vị trí của các bên tham gia Đây là một cách phân loại Logistics khá phổ biến, bao gồm: Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): là hoạt động Logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân DN. Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): chỉ hoạt động Logistics do người cung cấp dịch vụ Logistics cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng. 7
  8. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận chức năng. Logistics bên thứ tư (4PL): người cung cấp dịch vụ là người tích hợp (integrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi Logistics. 4PL hướng đến quản lý cả quá trình Logistics. Logistics bên thứ năm (5PL): được nói tới trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng là thương mại điện tử 1.2.3. Theo hướng vận động vật chất Logistic đầu vào (Inbound Logistics): Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho tới các tổ chức. Logistic đầu ra (Outbound Logistics): Toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra cho tới tay khách hàng tại các tổ chức Logistic ngược (Logistics reverse): Bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, dòng chu chuyển ngược của bao bì đi ngược chiều trong kênh Logistics. 1.2.4. Theo đối tượng hàng hóa Các hoạt động Logistics cụ thể gắn liền với đặc trưng vật chất của các loại sản phẩm. Do đó các sản phẩm có tính chất, đặc điểm khác nhau đòi hỏi các hoạt động Logistics không giống nhau. Điều này cho phép các ngành hàng khác nhau có thể xây dựng các chương trình, các hoạt động đầu tư, hiện đại hóa hoạt động Logistics theo đặc trưng riêng của loại sản phẩm tùy vào mức độ chuyên môn hóa, hình thành nên các hoạt động Logistics đặc thù với các đối tượng hàng hóa khác nhau như: Logistic hàng tiêu dùng ngắn ngày, Logistic ngành ô tô, Logistic ngành hóa chất, Logistic hàng đi tử, Logistic ngành dầu khí, 1.3. VAI TRÒ CỦA LOGISTICS 1.3.1. Đối với nền kinh tế Ngành Logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành Logistics tạo ra ngày càng lớn và đóng vai trò vô cùng quan trọng khi đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia có hệ thống Logistics phát triển. Đầu tiên, Logistics là công cụ liên kết nền kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu 8
  9. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 cầu thông qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế. Hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới đã được giới thiệu, đang được bán ra và phân phối hàng ngày đến các ngõ ngách của thế giới trong thập kỷ vừa qua. Để giải quyết các thách thức do thị trường mở rộng và sự tăng nhanh của hàng hóa và dịch vụ, các hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát triển các nhà máy liên hợp thay thế cho những nhà máy đơn. Việc phát triển hệ thống Logistics hơn giúp việc luân chuyển hàng hoá từ quốc gia này sang quốc gia khác trở nên dễ dàng hơn. Thứ hai, Logistics làm tối ưu hóa chu trình lưu chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các DN phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển. Chính trong giai đoạn này cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, Logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này. Vì vậy, có thể nói rằng việc quản trị tốt hệ thống Logistics giúp tối ưu hóa các bước trong hệ thống chuỗi cung ứng, tối thiểu hoá chi phí hoạt động của từng mảng để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó đem lại lợi nhuận cho các quốc gia. Thứ ba, phát triển Logistics có thể giúp tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8- 9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics cho nên dịch vụ Logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông. Đặc biệt, đối với các quốc gia có hệ thống Logistics chưa phát triển, việc vận chuyển và xuất khẩu hàng hoá sẽ gặp khó khăn do không có hệ thống vận tải đủ tốt hoặc sẽ phải thuê các DN từ quốc gia thứ 3 đồng nghĩa rằng phần chi phí tăng thêm sẽ rất lớn. Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ Logistics sẽ giúp toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi Logistics. Do đó, đây chính là vai trò rất lớn của Logistics đối với nền kinh tế của một quốc gia. Cuối cùng, Logistics là công cụ giúp mở rộng thị trường buôn bán quốc tế. Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị 9
  10. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm. Dịch vụ Logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Logistics phát triển đồng nghĩa với việc hàng hoá có thể được vận chuyển đi bất cứ đâu trên toàn thế giới mà không gặp phải bất cứ trở ngại gì. Do vậy, dịch vụ Logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh, giúp hàng hoá tiếp cận với các thị trường lớn và đầy tiềm năng khác. 1.3.2. Đối với DN Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang xảy ra mạnh mẽ, sự mở cửa của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang và chậm phát triển, Logistics đem lại những giá trị đáng kể cho DN. Đầu tiên, dịch vụ Logistics hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho DN. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của Logistics vì Logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Thứ hai, Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra luôn có giá trị sử dụng nhất định với con người. Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao đổi với khách hàng. Các giá trị này cộng thêm vào sản phẩm và vượt xa phần giá trị tạo ra trong sản xuất được gọi là lợi ích địa điểm, lợi ích thời gian và lợi ích sở hữu. Lợi ích địa điểm là giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí. Lợi ích thời gian là gía trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản phẩm tới đúng thời điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả của hoạt động Logistics. Như vậy Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp. Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa điểm do Logistics mang trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm. Thứ ba, Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho DN. Theo thống kê của Viện nghiên cứu 10
  11. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm tới khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20%. Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động Logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm. Điều này cho thấy chi phí cho Logistics là rất lớn. Vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ Logistics sẽ giúp các DN giảm được chi phí trong chuỗi Logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Cuối cùng, Logistics cho phép DN di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và dịch vụ tại DN nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa. Hơn thế nữa, các mô hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép DN thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình. CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG LOGGISTICS TRÊN THẾ GIỚI 2.1. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN 2.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế Trong thời gian qua, từ đầu thế kỉ 2016 đến nay, kinh tế toàn cầu đã trải qua nhiều biến động đáng nhớ. Nếu như năm 2017, kinh tế thế giới có một sự tăng trường vượt bậc khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trung bình là 3.6%1, cao nhất kể từ khi cuộc đại suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2007. Một thập kỉ sau cuộc khủng hoảng tài chính làm rung động cả thế giới, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn cầu đã bắt đầu có đà phục hồi, kinh tế thế giới đang thực sự khởi sắc. Thế nhưng, dến đầu năm 2020, kinh tế toàn cầu đã có những dấu hiệu đáng lo ngại cho một cuộc khủng hoảng trầm trọng khi đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện và bùng phát ở Trung Quốc. Và cuộc đại suy thoái kinh tế đã thực sự bùng nổ vào khoảng giữa năm 2020 khi COVID-19 lan rộng ra các quốc gia khác trên thế giới, số người bị nhiễm và chết tăng một cách nhanh chóng khiến các quốc gia buộc phải thực hiện cách 1 PGS., TS. Nguyễn Thị Tường Anh, TS. Phạm Thị Mỹ Hạnh, NCS. ThS. Nguyễn Thị Minh Thư, Kinh tế thế giới năm 2017 và triển vọng năm 2018, gioi-nam-2017-va-trien-vong-nam-2018-135598.html 11
  12. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 ly toàn xã hội và đóng cửa biên giới. Điều này đã khiến năm 2020 trở thành năm ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Đức, Italy, Australia, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất trong năm 2020. Sức tàn phá ghê gớm của dịch Covid -19 là đòn giáng “chí mạng” vào nền kinh tế thế giới. Có thể thấy rằng, kinh tế toàn cầu khủng hoảng đã có ảnh hưởng mạnh không chỉ đến các chỉ số kinh tế thông thường mà hơn hết, suy thoái kinh tế thế giới đã khiến cho giao thương buôn bán giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ có sự giảm sút mạnh mẽ, điều này đã gây ra ảnh hường hết sức nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành Logistics trên toàn cầu. Theo báo cáo vào 19/8/2020 của WTO2, thước đo thương mại hàng hóa của tổ chức này được ghi lại như sau: Biểu đồ 2: Chỉ số thương mại hàng hóa của WTO Nhìn vào đây có thể thấy, chỉ số thương mại hàng hóa của WTO dừng ở mức 84.5, giảm 18,6 điểm so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ số này đã chạm mức thấp kỷ lục vào quý II/2020, là mức thấp nhất WTO từng ghi nhận kể từ năm 2007, chứng tỏ việc trao đổi hàng hóa toàn cầu đã giảm xuống mức thấp chưa từng có. Điều này cho thấy xuất-nhập khẩu của nhiều quốc gia vào năm 2020 đều có sự sụt giảm mạnh. Báo cáo phân tích rằng, tác động của đại dịch COVID-19 và các biện pháp hạn chế nhằm ngăn 2 TTXVN, Chỉ số thương mại hàng hóa của WTO chạm mức thấp kỷ lục, thap-ky-luc-91212.aspx 12
  13. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 chặn đại dịch lây lan làm giảm năng suất sản xuất và trao đổi hàng hóa của các quốc gia gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu là nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng này trong thương mại các nước. Một nền kinh tế với sự đóng băng của giao thương buôn bán giữa các nước chắc chắn sẽ không thể tạo điều kiện cho các dịch vụ Logistics phát triển. Trong báo cáo của Hội Liên hiệp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD) đánh giá Vận tải đường biển toàn cầu năm 20203, mối tương quan giữa tăng trưởng GDP và thương mại quốc tế, khối lượng hàng hóa buôn bán bằng đường biển thế giới được thể hiện rõ trong biểu đồ sau: Biểu đồ 3: Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP toàn cầu và thương mại đường biển-Nguồn: UNCTAD Qua biểu đồ có thể thấy rõ, kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua đã có tác động không tốt đến khối lượng hàng hóa giao thương bằng đường biển quốc tế. Cũng chính vì thế mà các hoạt động Logistics của thế giới đã gặp phải những khó khăn và thách thức lớn. Sự sụt giảm nghiêm trọng của thương mại các nước, gây ra bởi sức mua của cả thế giới giảm đã khiến cho nhu cầu về vận tải biển giảm mạnh, từ đó đã đặt ra sức ép lớn cho các hoạt động Logistics. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, tình hình kinh tế thế giới có tác động rất lớn đến việc triển khai các hoạt động Logistics tại các quốc gia. Kinh tế thế giới ổn định với việc giao thương buôn bán nhộn nhịp giữa các quốc gia và khu vực mới tạo được một tiền đề và động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các hoạt động Logistics, thúc đẩy thị 3 Review of Maritime Transport 2020, 13
  14. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 trường Logistics được mở rộng. 2.1.2. Vị trí địa lý Vị trí địa lý của một quốc gia là một trong những yếu tố phát triển thị trường ngành Logistics. Nếu một quốc gia không có biển thì có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy thị trường Logistics nội địa hoặc vận chuyển hàng hóa qua biên giới đất liền với các nước giáp với mình. Nhưng một quốc gia tiếp giáp với biển, có vị trí nằm ở trung tâm của đường hàng hải, là tuyến đường giao thương của nhiều quốc gia khác nhau thì đó là tiềm năng, là yếu tố thuận lợi để có thể phát triển hệ thống cảng biển, hệ thống tàu biển quốc tế từ đó thúc đẩy thị trường Logistics ra thế giới. Có thể kể đến Singapore, tuy là một quốc gia có diện tích rất nhỏ nhưng lại dẫn đầu logitics ở chấu Á. Bởi Singapore sở hữu lợi thế cực lớn về vị trí địa lý. Quốc gia này nằm trên đường xích đạo, hiếm phải chịu các ảnh hưởng của thiên tai. Bến cảng và sân bay hầu như hoạt động suốt năm tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng hóa. Với sự kết hợp giữa lợi thế thiên nhiên và kết cấu hạ tầng hiện đại, Singapore đang là điểm trung chuyển hàng hóa rất nhộn nhịp từ khắp nơi trên thế giới. 2.1.3. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động Logistics Logistics cũng như bất kỳ hoat đông kinh tế nào đều có sư tham gia của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Muốn cho chuỗi Logistics toàn cầu đươc hoai đông một cách có hệ thống và hiệu quả cao; thị trường Logistics không ngừng được phát triển và thúc đẩy thì rất cần đến nền tảng cơ sở pháp lý điều chỉnh những thành phần tham gia vào hoat đông Logistics. Song song với quá trình phát triển của Logistics thì hệ thống pháp luật quốc tế về các vấn đề liên quan đến ngành kinh doanh này cũng cỏ những sự đổi mới và ngày càng hoàn thiện. Rất nhiều các điều ước quốc tế, thỏa thuận khu vực và một số tập quán quốc tế liên quan đến vân tải biển, đến kinh doanh kho bãi, bào hiểm, thủ tục hải quan, giải quyết tranh chấp đã ra đời để hỗ trợ cho hoạt động cùa ngành Logistics trên thế giới. Hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh các hoạt động nằm trong Logistics hết sức phong phú, đa dạng. Với mỗi yếu tố trong chuỗi Logistics toàn cầu, lại có những bộ luật, điều ước và tập quán quốc tế riêng điều chỉnh và chi phối. Chẳng hạn như đối với hoạt động vận tải và giao nhận hàng hóa bằng đường biển, có rất nhiều nguồn luật tham gia điều chỉnh và cũng được nhiều nước phê chuẩn, tham gia như: Công ước Quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Brussels 1924); Nghị định thư sửa đổi Công ước Quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Visby 1968); Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Hamburg 1978), 14
  15. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, pháp luật quốc tế cũng cho ra đời các điều ước Quốc tế như Công ước thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng hóa hàng không quốc tế (1929); Nghị định thư Hague 1955 và Nghị định thư Montreal 1975 sửa đổi công ước Vasava; Công ước bổ sung cho Công ước Vasava thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận tải quốc tế bằng đường hàng không được thực hiện bởi một số người khác không phải là người vận chuyển theo hợp đồng (Guadalajara 1961), Với vận tải đa phương thức, chúng ta cũng có Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế (1980) và Quy tắc của Hội nghị liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAC) và Phòng thương mại quốc tế (ICC) về Chứng từ vận tải đa phương thức (1992). Không chỉ với yếu tố vận tải, các yếu tố khác trong Logistics cũng đều có nhiều nguồn luật, điều ước quốc tế khác tham gia điều chỉnh. Nhờ có hệ thống pháp luật quốc tế này mà các hoạt động trong chuỗi Logistics toàn cầu có thể diễn ra một cách thuận tiện, suôn sẻ và có hệ thống hơn. Khi đó, thị trường Logistics có cơ hội được mở rộng hay nói cách khác, nguồn luật điều chỉnh hoạt động Logistics là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy thị trường Logistics. 2.1.4. Hệ thống hạ tầng cơ sở cho hoạt động Logistics Kinh tế thế giới ngày càng trở nên hội nhập và phát triển, khối lượng hàng hóa ngày một tăng lên để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của các quốc gia. Do đó đòi hỏi cần có một ngành dịch vụ Logistics phát triển giúp lưu thông hàng hóa nhanh chóng, quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, giảm được các loại chi phí, nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời, tạo được sự uy tín. Cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics, đóng vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm: hệ thống cảng biển, sân bay đường sắt, đường ô tô, đường song và các công trình, trang thiết bị khác như hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ, hệ thống thông tin liên lạc. Vì vậy, sự phát triển ngày càng nhanh chóng của thương mại quốc tế cũng như của các hoạt động Logistics trên thế giới thi việc có một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc để các hoạt động kinh tế có thể diễn ra một cách an toàn và hiệu quả nhất, thị trường Logistics có thể được thúc đẩy, mở rộng một cách triệt để nhất là vô cùng cần thiết. Trong các yếu tố cấu thành chuỗi Logistics thì giao nhận vận tải là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải thường chiếm hơn 1/3 tổng chi phí của Logistics. Do vậy, việc đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho các hoạt động vận tải trên thế giới sẽ góp phần 15
  16. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 rút ngắn được khoảng cách địa lý giữa các vùng và địa phương với nhau, giữa các quốc gia với nhau, đóng góp đáng kể vào việc giảm chi phí của DN đặc biệt là các DN có chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng lớn. Nhờ đó mà DN có thể hạ giá thành sản phẩm và nâng cao cạnh tranh của DN trên thị trường. Hệ thống giao thông phát triển cũng sẽ giúp các DN giao hàng đúng nơi và đúng thời gian từ đó tạo được uy tín cho DN, trong kinh doanh thì điều này là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy các DN mở rộng thị trường sang các khu vực, quốc gia khác. Thực tế trên thế giới hiện nay, đã và đang ngày càng hoàn thiện về các điều kiện cơ sở cần thiết và nền tảng cho hoạt động Logistics. Hạ tầng cơ sở giao thông cho các hoạt động Logistics trên thế giới bao gồm: hệ thống cảng biển, cơ sờ hạ tầng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống. Hệ thống các cảng biển thế giới đang ngày càng được đầu tư phát triển. Những năm gần đây, sự phát triển của công nghiệp đóng tàu đã gây sức ép phải nâng cấp cải tiến lên các cảng biển. Nửa đầu năm 2020, công suất cung cấp trên thị trường vận tải biển giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2019, thế nhưng đến quý III/2020 các mạng lưới vận tải biển đã tăng cường chào hàng với công suất cao hơn thời điểm này năm 2019. Cho đến nay, ở những quốc gia có tiềm năng lớn về ngành hàng hải đều đã có các cảng biển quốc tế với quy mô lớn và hiện đại. Một số cảng nổi tiếng và lớn trên thể giới như: cảng Algecir (Tây Ban Nha), Antwerp (Hà Lan), Bremische Hafen (Đức), Gioia Tauro (Ý). Felixstowe (Anh), Hongkong (Trung Quốc), Kobe và Nagoya (Nhật Bản), New York (Mỹ), Port Kelang (Malaysia), Năng suất xếp dỡ của các cảng biển luôn đạt được thành tựu đáng kể. Hạ tầng cơ sở cho ngành hàng không thế giới trong những năm qua cũng đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc đảm bảo vận chuyển những hàng hóa có giá trị cao. Các sân bay cũng như càng hàng không ngày càng tăng lên về số lượng và luôn tập trung nâng cao về cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn nữa vai trò vận chuyển của mình trong chuỗi Logistics toàn cầu. Năm 2020, vận tải hàng hóa đường hàng không là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã công bố triển vọng tài chính cho ngành vận tải hàng không toàn cầu cho thấy các hãng hàng không mất 84,3 tỷ USD (2020) với tỷ suất lợi nhuận ròng là 20,1%. Doanh thu toàn ngành (gồm cả hành khách và hàng hóa) sẽ giảm 50% xuống còn 419 tỷ USD từ 838 tỷ USD (2019). Tổng số lượng hàng hóa vận chuyển dự kiến sẽ giảm 10,3 triệu tấn (2019) xuống còn 51 triệu tấn (20204). Sự thiếu hụt nghiêm trọng về 4 IATA: 2020 là năm thua lỗ nhất trong lịch sử hàng không thế giới, 2020-la-nam-thua-lo-nhat-trong-lich-su-hang-khong-the-gioi.aspx 16
  17. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 năng lực vận tải hàng hóa đẩy giá cước tăng trong năm 2020. Điều này, làm các DN Logistics, đặc biệt là lĩnh vực vận tải hàng không gặp khó khăn hơn trong việc mở rộng thị trường. Các hệ thống về đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường ống trên thế giới cũng chứng kiến nhiều bước tiến mới. Ở khắp các quốc gia trên thế giới, vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu như các tuyển đường cao tốc, các cây cầu lớn, hệ thống đường ray xe lửa đều đang được tập trung hoàn thiện. Với hệ thống đường ống, các quốc gia đã tập trung xây dựng được nhiều tuyến đường dẫn dầu, dẫn khí lớn, giúp cho quá trình vận chuyển khí đốt từ nơi khai thác đến tận nơi tiêu dùng. Ví dụ như trong năm 2009, thế giới đã có "hệ thống đường ổng dẫn khí đốt thế kỷ" nối khu vực Trung Á với Trung Quốc, với chiều dài gần 7.000 km5. Kho bãi cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường Logistics. Nhu cầu tiêu dùng có thể biến đổi theo mùa vụ hoặc thay đổi khó lường. Các nguồn cung cũng luôn có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được duy trì liên tục, ổn định, do vậy lượng dự trữ nhất định trong kho giúp DN có thể đối phó được với những thay đổi bất thường của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro. Trong hệ thống sản xuất thì kho sẽ giúp đảm bảo điều hòa sản xuất, góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối. Nhờ có kho nên có thể chủ động đặt các đơn, lô hàng với quy mô kinh tế lớn trong quá trình sản xuất và phân phối nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên 1 đơn vị. Hơn nữa, kho góp phần vào việc đảm bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng được bảo đảm, tiết kiệm chi phí lưu thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hoá, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho. Thông qua việc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm, tạo tuy tín tại các thị trường, từ đó thúc đẩy phát triển thị trường Logistics. Thị trường kho bãi trong năm 2020 có động lực chính từ phân khúc kho hàng thương mại điện tử và kho lạnh. Đặc biệt, nhu cầu ngày càng cao đối với kho lạnh sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của thị trường này trong thời gian tới. Liên minh Chuỗi lạnh Toàn cầu (GCCA) đã công bố Báo cáo Năng lực Kho lạnh Toàn cầu năm 2020, trình bày chi tiết về phạm vi mở rộng của mạng lưới phân phối thực phẩm đông lạnh và lạnh trên toàn thế giới. Tổng công suất của các kho lạnh trên toàn thế giới là 719 triệu mét khối vào năm 2020. Không gian kho lạnh được phân bổ không đồng đều giữa các 5TÔ MINH, "Tuyến đường ống dẫn khí đốt thế kỷ" Trung Á - Trung Quốc, gioi/%22Tuy%e1%ba%bfn-%c4%91%c6%b0%e1%bb%9dng-%e1%bb%91ng-d%e1%ba%abn- kh%c3%ad-%c4%91%e1%bb%91t-th%e1%ba%bf-k%e1%bb%b7%22-Trung-%c3%81 Trung- Qu%e1%bb%91c-561202/ 17
  18. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 quốc gia dựa trên chỉ số thâm nhập thị trường do Liên minh Chuỗi lạnh Toàn cầu phát triển, Mexico, Brazil và Trung Quốc có nhu cầu lớn nhất về không gian kho lạnh. Các công ty hiện đang có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường kho bãi toàn cầu có thể kể đến: A.P. Moller Maersk AS, C.H. Robinson Worldwide Inc., CEVA Logistics AG, Deutsche Bahn AG, Deutsche Post AG, DSV Panalpina AS, FedEx Corp., Kuehne Nagel International AG, United Parcel Service of America Inc và XPO Logistics Inc. 2.1.5. Hệ thống hạ tầng công nghệ - thông tin Trong quá trình hoạt động Logistics thì các hoạt động dịch vụ khách hàng, dự trữ, vận chuyển là những hoạt động then chốt. Tuy nhiên để những hoạt động này đạt kết quả tốt cần phải có những hoạt động hỗ trợ như thu mua, nghiệp vụ kho và bao bì, vận chuyển và một hoạt động không kém phần quan trọng là quá trình quản trị hệ thống thông tin Logistics. Thông tin trong quản trị Logistics là chất kết dính hoạt động Logistics trong các nỗ lực hợp nhất của nhà quản trị, thông tin Logistics cung cấp cơ sở cho các quyết định lập kế hoạch, thực thi và kiểm tra Logistics hiệu quả. Nếu không quản trị tốt thông tin, các nhà quản trị Logistics không thể biết được khách hàng muốn gì, cần dự trữ bao nhiêu và khi nào cần sản xuất và vận chuyển. Việc ứng dụng công nghệ trong trao đổi thông tin, xếp dỡ; ứng dụng công nghệ vận tải, công nghệ lưu kho còn giúp tăng tải trọng vận chuyển hai chiều, bảo đảm không nhầm lẫn, thất lạc, thiếu thừa hàng hóa; hàng hóa không bị hỏng hóc, giảm chất lượng, nhất là với hàng hóa đặc biệt (hóa chất, hàng hóa dễ cháy, nổ), Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp người nhận, người gửi hàng hóa luôn biết hàng của mình đang ở đâu, bao giờ đến ; đồng thời việc thông quan được thuận tiện, dễ dàng hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để có thể thúc đẩy và phát triển Logistics sang các thị trường khác. Hạ tầng công nghệ thông tin cho hoạt động Logistics trên thế giới ngày càng được hoàn thiện và hiện đại với những công nghệ mới, giúp cho các họat động trong chuỗi Logistics diễn ra một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao, thúc đẩy các DN có thể mở rộng thị trường Logistics. Hiện nay, Logistics trên thế giới được ứng dụng rất nhiều các thành tựu công nghệ thông tin mới, hiện đại. Đầu tiên, là việc container hóa. Hàng hóa vận chuyển được đựng trong các container với các loại khác nhau phù hợp với từng loại hàng, làm cho hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng hơn, an toàn hơn và chi phí thấp hơn, đáp ứng các tiêu chí của dịch vụ Logistics. Phù hợp với các loại và số lượng container chuyên chở là tàu chở container. Tàu container ngày càng lớn thì cảng biển nước sâu với thiết bị bốc dỡ hiện đại để phục vụ tàu và hàng hóa càng phải phát triển, hiện đại. Để đáp ứng hoạt động của các loại tàu container, nhất là các tàu có trọng tải lớn thì hệ thống hạ tầng như: cảng biển, 18
  19. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 phương tiện xếp dỡ, vận chuyển trên bộ cũng phải phát triển theo. Singapore đang phát triển siêu cảng container Tuas, dự kiến sẽ trang bị hệ thống tự động hoàn toàn, từ hệ thống cẩu giàn đến những chiếc xe điện không người lái chở container. Một khi hoàn thành, Tuas sẽ trở thành cảng container tự động hóa hoàn toàn lớn nhất thế giới, có khả năng tiếp nhận và xử lý mỗi năm hơn 65 triệu container, gấp rưỡi công suất của cảng container lớn nhất thế giới hiện nay là Thượng Hải (Trung Quốc). Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành Logistics gắn với quản lý chuỗi cung ứng quốc tế. Hiện nay, Logistics ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin ở nhiều hoạt động, như thực hiện thủ tục không cần giấy tờ với việc ứng dụng EDI (Electronic data interchange), phần mềm TMS (Transport Management System)-phần mềm chuyên dụng để lập kế hoạch, thực hiện và tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa hay WMS (Warehouse Management System)- hệ thống giúp theo dõi mức tồn kho, đơn đặt hàng, bán hàng và giao hàng, Tất cả mọi quy trình trong chuỗi hoạt động Logistics đều có sự tham gia của công nghệ thông tin. Các nhà cung cấp, người sử dụng, nhà quản lý đều liên hệ với nhau bởng các phần mềm điện tử để quản lý và theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của mình. 2.2. NHÂN TỐ CHỦ QUAN 2.2.1. Nguồn lực Thế giới hiện nay đã có hơn 7.8 tỷ người6, các dự báo mới nhất của Liên Hợp Quốc cho thấy dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người trong năm 2057. Đây sẽ là một nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của ngành Logistics trên thế giới, bởi nhu cầu nhân lực cho hoạt động Logistics là vô cùng lớn, cần đến sự tham gia của nhiều thành phần lao động trong xã hội. Yêu cầu về chất lượng trình độ chuyên môn và kỹ năng của nhân lực Logistics ngày càng cần nâng cao, đặc biệt nguồn lao động có kiến thức chuyên môn sâu về ngành, các kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, đàm phán sẽ là yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực của DN. Một DN Logistics, 1 quốc gia khi đáp ứng được đầy đủ số lương cũng như chất lượng nguồn nhân lực nhân lực cho các hoạt động cung cấp dịch vụ cho một thị trường rộng lớn hay cho nhiều thị trường cùng một lúc, về lâu dài sẽ là yếu tố quyết định để giúp DN Logistics nhanh chóng, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế. Hiện nay, trên thế giới đã có sự chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng cho các thành phần trực tiếp tham gia vào hoạt động Logistics. Hệ thống các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực Logistics trên thế giới 6 Dân số thế giới 19
  20. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 hiện nay là một con số khổng lồ. Trong số đó, có những tập đoàn kinh tế lớn, có tốc độ phát triển nhanh, đang hoạt động trong nhiều ngành vận tải khác nhau và có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Những tập đoàn này thống trị và chi phối toàn bộ lĩnh vực vận chuyển, chuyển phát nhanh toàn cứu, bao gồm TNT, DHL, Fedex, UPS. Trong lĩnh vực vận tải biển thì có Maerks Logisitics, Schenker Logisitics, AP L Logistics, Kuehne&Nagel, MOL Logisitics, SDV Logisitics, Yusen Global Logisitics. Các tập đoàn lớn trong lĩnh vực này mỗi năm doanh thu lên đến hàng trăm triệu USD. Có thể nói đây là một trong những nhân tố thuận lợi để các hoạt động Logistics trên thế giới ngày càng phát triển hơn nữa. Các hiệp hội cơ quan đầu ngành là những thành phần hết sức quan trọng đóng vai trò kết nối cũng như hướng dẫn, chỉ đạo các DN, giúp các DN có định hướng cụ thể trong việc phát triển để nâng cao và mở rộng thị trường Logistics của mình. Hiện trên thế giới đã thành lập khá nhiều các hiệp hội và cơ quan đầu ngành của quốc tế cho mỗi một yếu tố trong Logistics. Các hiệp hội lớn ra đời song song và kịp thời với quá trình phát triển của ngành Logistics trên thế giới. Những hiệp hội trong ngành lớn, có vai trò và tác động quan trọng đối với các hoạt động Logistics trên khắp thế giới là: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quác tế - IATA (nternational Air Transport Association), Hiệp hội Giao nhận và Kho vận Quốc tế - FIATA (International Federation of Freight Fowarders Association), Hiệp hội Container Quốc tế - ITCO (Internationaỉ Container Cooperation), Các hiệp hội ra đời đã giúp cho hoạt động Logistics trên thế giới có được sự gắn kết và phát triển theo đúng định hướng và xu thế của ngành cũng như đòi hỏi của thực tiễn, từ đó thúc đẩy phát triển thị trường. Ngoài các hiệp hội, hoạt động Logistics trên thế giới còn liên quan khá mật thiết đến các tổ chức kinh tế trên thế giới. Các tổ chức như Tổ chức thương mại thế giới – WTO, UNCTAD, Ngân hàng thế giới - WB là những nhân tố hỗ trợ cũng như chi phối lớn đến các hoạt động trong chuỗi Logistics toàn cầu, chi phối việc phân phối các nguồn nhân-vật-vốn lực cho các thị trường khác nhau. 2.2.2. Nhận thức chung liên quan đến Logistics trên thế giới Về nhận thức luôn là cơ sở cần thiết để các hoạt động kinh tế có thể diễn ra một cách có hệ thống, đúng hướng và hiệu quả. Logistics trên thế giới ra đời từ rất sớm, cho đến nay, nhận thức về ngành này đã có nhiều bước thay đổi, hoàn thiện, phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế toàn cầu. Nếu như trước đây, Logistics chỉ được vận dụng trong các lĩnh vực quân sự, mang ý nghĩa nhỏ hẹp trong công tác hậu cần, thì đến nay, nhận thức về Logistics cũng như về tầm quan trọng của Logistics đối với toàn bộ nền kinh tế đã thực sự được nghiên cứu 20
  21. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 nghiêm túc và đúng đắn. Sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế dành cho hoạt động Logistics cũng ngày càng lớn. Điều này được thể hiện ờ chỗ hàng năm đều có rất nhiều tài liệu, sách báo, bài viết kỹ thuật chuyên ngành phân tích các vấn đề liên quan đến Logistics ở từng quốc gia, khu vực và thế giới. Nhờ đó, nhận thức của các quốc gia về thị trường Logistics được nâng cao, từ đó đề ra được các biện pháp để nâng cao thị trường này. Bên cạnh đó, DN hoạt động trong lĩnh vực này cũng có những hiểu biết về từng thị trường, từ đó có các biện pháp, điều chỉnh phù hợp để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ Logistics cho các thị trường đang hoạt động và tiến tới mở rộng thị trường. Tuy nhiên, muốn thúc đẩy thị trường Logistics trên thế giới phát triển hơn nữa thì cũng đòi hỏi sự nghiên cứu và hiếu biết rõ hơn về nhu cầu của thị trường trong giai đoạn mới này. Hơn nữa, không phải bất kỳ một quốc gia nào, một tổ chức nào cũng có được cái nhìn tổng quan, đúng đắn về Logistics. Những thị trường mà Logistics còn chưa thực sự phát triển đều rất cần đến sự thay đổi hoàn thiện trong nhận thức về ngành này. Bên cạnh đó, các DN cũng cần phải có những nhận thức về sự thay đổi liên tục, xu hướng của nền kinh tế thế giới để có những thay đổi phù hợp với xu hướng này. Ví dụ như, hiện nay, khi mà thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng, thì việc phát triển một hệ thống dịch vụ E-Logistics để có thể tham gia vào và phục vụ cho các sàn thương mại điện tử lớn là vô cùng tiềm năng. Mở rộng tập khách hàng chính là gián tiếp thúc đẩy mở rộng thị trường. 2.2.3. Sự phối hợp giữa các DN Logistics Liên kết luôn là động lực cho sự phát triển cựa bất kỳ một ngành nghề nào. Đặc biệt, đối với một ngành có quy mô lớn, vai trò quan trọng như Logistics sự tính liên kết giữa các DN, tập đoàn lớn trong ngành là hết sức cần thiết. Tính liên kết này thể hiện ở hoạt động thuê ngoài - outsourcing mà hiện nay đang là xu thế mới của Logistics toàn cầu. Toàn cầu hoa nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh trong lĩnh vực Logistics lại càng gay gắt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau để tranh giành thị phần. Bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như: Havvlett - Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured Blend Coffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter & Gamble thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thể giới với hệ thống Logistics toàn cầu như: TNT, 21
  22. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, Birkart, Ikea, Để tối ưu hoa, tăng sức cạnh tranh của các DN, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây viảc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phố biến. Chính nhờ xu hướng thuê ngoài này mà tính liên kết và sự chuyên nghiệp của các hoạt động Logistics trên thế giới ngày càng được nâng cao và đạt được hiệu quả tối ưu. Khi một DN Logistics đang hoạt động một cách tối ưu tức là đã có những thay đổi để thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng của thị trường đang chiếm lĩnh và mở ra cơ hội chiếm lĩnh các thị trường khác. Vì vậy, có thể nói, khả năng liên kết của các DN liên quan đến lĩnh vực Logsitics là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao và mở rộng thị trường Logistics của chính mình. Khả năng liên kết càng cao thì cơ hội thúc đẩy thị trường càng lớn. CHƯƠNG III: MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM 3.1. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ SỐ LƯỢNG CÁC DN CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN, tính đến hết tháng 3/2018, cả nước có 296.4697 DN đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực Logistics, tập trung chủ yếu ở khu vực có hệ thống cảng, đường bộ thuận lợi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong lĩnh vực vận tải kho bãi, năm 2018 có 3.9008 DN được thành lập mới, đến năm 2019, con số này tăng 47.6%9 so với năm 2018. Trong 9 tháng năm 2020, số lượng DN vận tải, kho bãi được thành lập mới giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 4.033 DN). Nhìn chung, số lượng các DN cung ứng dịch vụ Logistics đều tăng qua từng năm với tốc độ khác nhau. Việc không ngừng tăng số lượng các DN Logistics này chứng tỏ sự phát triển tốt của ngành này. Thị trường không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho các DN mới có điều kiện tham gia vào thị trường. Tuy số lượng DN đông đảo nhưng chủ yếu các DN hoạt động với phương thức nhỏ lẻ, chủ yếu là hoạt động kinh doanh theo phương thức Logistics tự cấp - First Party 7 Phan Trang, ‘Miếng bánh’ Logistics còn rất lớn nhưng DN Việt còn nhỏ lẻ. te/Mieng-banh-Logistics-con-rat-lon-nhung-doanh-nghiep-Viet-con-nho-le/334237.vgp 8 Tình hình đăng ký DN năm 2018, doanh-nghiep-nam-2018-302014.html 9 Nguyễn Hoàng, Số DN thành lập mới năm 2019 đạt mức kỷ lục, doanh-nghiep-thanh-lap-moi-nam-2019-dat-muc-ky- luc/383672.vgp#:~:text=Theo%20s%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20t%E1%BB%AB%20T%E1%BB%9 5ng,%C4%91%E1%BB%99ng%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc. 22
  23. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Logistics (1PL) hoặc là bên cung cấp dịch vụ Logistics thứ 2 - Second Party Logistics (2PL). Hiện nay, phương thức cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ 3 - Third Party Logistics (3PL) là phương thức cung cấp phổ biến nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chuỗi cung ứng hàng hóa, song số lượng DN cung cấp theo phương thức 3PL chỉ chiếm khoảng 16% và chủ yếu là những DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong kinh doanh, quy mô vốn là một lợi thế mà DN cần có để tạo ra sức cạnh tranh đủ lớn để thực hiện các chiến lược phát triển. Quy mô vốn đăng ký các DN Logistics Việt Nam trong giai đoạn (2011 – 2015)10 như sau: Bảng 1:Quy mô vốn đăng ký các DN Logistics Việt Nam trong giai đoạn (2011 – 2015)-Nguồn: VLA Quy mô vốn cần phải tương thích với năng lực cốt lõi, sức mạnh của sản phẩm dịch vụ, cấu trúc của thị trường. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, quy mô về vốn tính đến năm 2015 vẫn là khá nhỏ, cụ thể là số lượng DN có số vốn hoạt động dưới 10 tỷ chiếm phần lớn số lượng các DN. Thế những, số lượng các DN có quy mô vốn đăng ký lớn (từ 200 tỷ trở lên) tăng qua từng năm. Điều nay chứng tỏ, các DN đã có sự chuẩn bị kĩ càng về mặt năng lực hay nói cách khác khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của cá DN đã được nâng cao lên rất nhiều. Có được điều này là do những phát triển về mặt cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và rất nhiều các yếu tố thúc đẩy thị trường Logistics khác. 3.2. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS Tham khảo Báo cáo “Assessing Logistics Performance in the Philippine”11 của Tiến sỹ Ruth Banomyong, WB/IFT consultant, 2017 thì tỷ lệ thuê ngoài của Việt Nam như sau: 10 Quy mô vốn & lợi thế của DN Logistics, 11 VLA Whitebook 2018 23
  24. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Biểu đồ 4: Mức độ thuê ngoài của các DN Việt Nam-Nguồn: Báo cáo “Assessing Logistics Performance in the Philippine Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 758.61012 DN đang hoạt động, tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm 2018. Như vậy, theo như báo cáo trên thì các DN Logistics đã và đang cung ứng dịch vụ này cho 68% thị trường. Đây là một con số khá lớn, chứng tỏ tốc độ chiếm lĩnh thị trường và năng lực phát triển khá nhanh của các DN ngành Logistics. Thống kê của Hiệp hội Các DN Logistics Việt Nam (VLA) năm 2018 cho thấy, các DN hội viên cung cấp dịch vụ Logistics khá đa dạng, bao gồm nội địa (52%) và quốc tế13 (48%). Đối với khu vực nội địa, các DN cung cấp dịch vụ Logistics chủ yếu cũng cấp dịch vụ ở những khu vực có thệ thống hạ tầng phát triển, thuận tiện việc thực hiện các nghiệp vụ ngành, chẳng hạn như: đồng bằng sông Hồng (38,8%), tiếp theo là Đông Nam Bộ (33,8%), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14,2%). Tuy nhiên, hiện nay, các DN này cũng bắt đầu thực hiện việc cung cấp dịch vụ sang nhiều vùng miền, thị trường khác: Trung du và miền núi phía Bắc (5,6%), đồng bằng sông Cửu Long (5,2%) và cuối cùng là Tây Nguyên (2,4%). Ngành dịch vụ Logistics đã có một sự phát triển vượt bậc khi các DN ngành này tiến hành cung cấp dịch vụ ở các thị trường quốc tế, chủ yếu tập trung ở khu vực ASEAN (67%), Trung Quốc (59%), Nhật Bản (50%), EU (45%), Hàn Quốc (43%) và Hoa Kỳ (38%). 3.3. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS LPI là từ viết tắt của Logistics Performance Index (Chỉ số Hiệu quả Logistics). Đây là một chỉ số do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra để xếp hạng hiệu quả, năng lực hoạt động Logistics của các quốc gia. Chỉ số này được xác định hai năm một lần, vào 12 Báo cáo Logistics Việt Nam 2020 13 Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ Logistics của các DN Việt Nam, viet/thuc-trang-quan-ly-chat-luong-dich-vu-Logistics-cua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-75961.htm 24
  25. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 các năm chẵn. Mặc dù chỉ là chỉ số do một tổ chức đưa ra, nhưng cho đến nay LPI của Ngân hàng Thế giới được đông đảo các nước thừa nhận như một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ Logistics mỗi nước. LPI đã được các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia thương mại, các nhà nghiên cứu sử dụng trong việc đánh giá và so sánh sự phát triển Logistics. Qua đó, LPI cho phép các chính phủ, các DN và các bên có liên quan đánh giá lợi thế cạnh tranh tạo ra từ hoạt động Logistics Năm 2018, trong Báo cáo được công bố vào tháng 07/2018 của WB, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 3 sau Singapore (hạng 7 với 4,00 điểm) và Thái Lan (hạng 32 với 3,41 điểm). Singapore là nước phát triển có thu nhập cao và luôn nằm trong top những nước đứng đầu thế giới về xếp hạng LPI, trong khi Thái Lan là nước xếp thứ hai về LPI trong nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Biểu đồ 5: Xếp hạng LPI của các quốc gia ĐNA-Nguồn: VLA Whitebook 2018 Cụ thể diễn biến xếp hạng của Việt Nam qua các năm như sau: 25
  26. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá LPI-Nguồn: VLA Whitebook 2018 Kể từ lần đầu tiên được xếp hạng vào năm 2007, đến nay chỉ số hiệu quả Logistics của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bâc. Năm 2007, chỉ số LPI Việt Nam đạt 2,89 điểm, đứng thứ 53 trên thế giới. Giai đoạn từ năm 2007-2014, mặc dù thứ hạng LPI của Việt Nam trên thế giới thay đổi không nhiều nhưng điểm số LPI tăng mạnh từ 2,89 lên 3,15 điểm. Sau một giai đoạn dài tăng liên tiếp, đến năm 2016, điểm số LPI của Việt Nam sụt giảm mạnh 3,15 điểm (2014) xuống còn 2,98 điểm, thứ hạng tụt 16 bậc từ hạng 48 xuống hạng 64. Ngoài tiêu chí về thời gian gần như không thay đổi, điểm số các thành phần khác sụt giảm mạnh. Năm 2018 được coi là một năm thành công với Logistics Việt Nam. Xếp hạng của Việt Nam trên thế giới nhảy vọt 25 bậc, từ vị trí 64 (2016) lên hạng 39; điểm số LPI tăng mạnh từ 2,98 lên 3,27 điểm. Tất cả 6 tiêu chí đánh giá LPI năm 2018 đều tăng vượt bậc, trong đó mức tăng cao nhất là năng lực và chất lượng dịch vụ (xếp hạng 33, tăng 29 bậc về thứ hạng và 0,55 điểm về điểm số). Điều này phản ánh thực trạng về cải thiện năng lực trong việc cung cấp các dịch vụ của DN trong lĩnh vực Logistics hay nói cách khác, các dịch vụ Logistics được cung ứng đã phát triển, nâng cao hơn. 26
  27. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Biểu đồ 6: LPI Việt Nam theo thành phần-N guồn VLA Whitebook 2018 3.4. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ LOGISTIC ĐANG ĐƯỢC CUNG CẤP Theo một nghiên cứu trên phạm vi cả nước của nhóm nghiên cứu VLA/VLI vào năm 2018 có được kết quả như sau: Biểu đồ 7: Những loại dịch vụ Logistics được cung cấp-Nguồn: VLA Whitebook 2018 27
  28. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy, các DN Logistics cung cấp nhiều nhất dịch vụ dự báo nhu cầu và làm thủ tục xuất/nhập khẩu, chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90%. Có thể thấy các dịch vụ Logistics cơ bản và truyền thống đều chiếm một tỷ trọng tương đối cao. Các dịch vụ liên quan đến hoạt động kho hàng và phân phối chiếm tỷ trọng dao động từ khoảng 25% đến trên 60%, cụ thể đóng gói hàng (59,9%), kho hàng (53,7%), xử lý đơn hàng (44,9%), dán nhãn ký mã hiệu (37,4%), kho ngoại quan (34%), phân phối (28%) và quản lý tồn kho 24,5%. Như vậy có thể thấy, thực tế hiện nay các DN 3 Logistics Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ mà ⁄4 trong số đó là các dịch vụ liên quan đến vận chuyển, kho bãi, xếp dỡ hàng hóa và khai báo hải quan, đây được coi là những hoạt động cơ bản của 3PL. Các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng, cross docking, thương mại điện tử đều chiếm tỷ trọng khiêm tốn dưới 20%, thậm chí thu hồi hàng về và quản lý hệ thống thông tin chiếm tỷ trọng dưới 10%. Phương thức cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ 3 - 3PL tiếp tục là phương thức cung cấp phổ biến nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chuỗi cung ứng hàng hóa. Các DN Logistics đang cung ứng các dịch vụ liên quan đến các hoạt động của 3PL, chứng tỏ được sự phát triển khả năng, năng lực của các DN trong quá trình cung ứng này. Thế nhưng, số lượng DN cung cấp theo phương thức này chỉ chiếm khoảng 16%14, vẫn còn khá khiêm tốn và chủ yếu là DN có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù vật, việc 3PL bắt đầu được áp dụng và dần trở nên phát triển rộng rãi hơn trong thị trường Logistics Việt Nam đã là sự phát triển lên một mức độ mới. Bên cạnh đó, DN Logistics nước ngoài hoạt động ở Việt Nam dưới nhiều hình thức, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ 3PL với trình độ công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển. 3.4.1. Dịch vụ vận tải Theo VLA (Sách trắng 2018), 78,2% DN Logistics Việt Nam cung cấp dịch vụ vận tải nội địa, 67,3% dịch vụ vận tải quốc tế và 83,0% dịch vụ giao nhận. Số lượng các DN vận tải và Logistics hiện là 3.000 DN, bao gồm tất cả các DN Logistics hoạt động theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2018 ngành Logistics Việt Nam tăng trưởng khoảng 12-14% so với năm 2017. Khối lượng vận tải hàng hó15a qua từng năm như sau: 14 Báo cáo Logistics Việt Nam 2019 15 Tổng cục Thống kê 28
  29. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Biểu đồ 8: Khối lượng hàng hóa vận tải và lưu chuyển qua các năm-Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2017 vận chuyển hàng hóa đạt 1.442,9 triệu tấn, tăng 9,8% so với năm 2016, luân chuyển hàng hóa cũng tăng 6,8% so với năm 2016. Đến năm 2018, con số này cũng lần lượt tăng 10% và 7,6% so với năm 2017. Năm 2019, khối lượng hàng được vận chuyển và luân chuyển lần lượt là 1,684.1 triệu tấn và 322,2 tỷ tấn.km, tăng 9.7% và 7,8% so với năm trước. Năm 2020 là một năm nhiều khó khăn với ngành Logistics Việt Nam do ảnh hưởng chung của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu, khiến toàn bộ hoạt động thương mại, vận tải, kho bãi đều bị ảnh hưởng. Theo Tổng cục Thống kê cho thấy tính chung 9 tháng năm 2020, vận tải hàng hóa đạt 1.264,6 triệu tấn hàng, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,9%); luân chuyển đạt 242,5 tỷ tấn.km, giảm 8,2% (cùng kỳ năm trước tăng 7,5%)16. Nhìn chung, khối lượng vận chuyển hàng hóa đều tăng qua từng năm, chứng tỏ được sự phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố của vận tải, bao gồm sự phát triển về mặt hạ tầng giao thông, phương tiện vận chuyển cũng như năng suất thực hiện của ngành dịch vụ Logistics. Đồng thời, đây còn là yếu tố thể hiện sự liên kết tốt giữa các thành phần Logistics. 3.4.2. Dịch vụ kho bãi 16 Tổng cục Thống kê 29
  30. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Hiện nay, 53,7% 17DN dịch vụ Logistics Việt Nam cung cấp dịch vụ kho bãi. Dịch vụ kho bãi tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các DN Logistics Việt Nam. Số lượng DN và lao động kho bãi, kho vận tại Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2015–2019. Cụ thể, số lượng DN tăng hơn 70% từ hơn 421 DN vào năm 2015 lên tới con số hơn 740 DN vào năm 2019. Cùng với đó là số lượng lao động tăng mạnh từ năm 2015 lên con số hơn 19,000 lao động chỉ sau một năm, sau đó tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt hơn 22.300 lao động vào năm 201918. Biểu đồ 9: Số lượng DN và lao động kho 2015-2019-Nguồn: VIRCO Các công ty kho vận trong nước có xu hướng đầu tư mở rộng quy mô kho bãi, nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh với các DN nước ngoài. Thị trường kho vận hiện nay có sự phân hóa rõ rệt về thị phần của các DN kho vận nước ngoài (chiếm khoảng 70%-80%), dù DN kho vận nội địa vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo về số lượng. Trước nhu cầu về chất lượng hàng hóa cao, đa dạng hơn và tốc độ giao hàng nhanh hơn, hoạt động rót vốn đầu tư hoặc M&A của khối ngoại trong lĩnh vực này cho thấy cuộc đua thâu tóm thị phần kho vận ở Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều biến động trong thời gian tới. Hiện nay, lĩnh vực kho bãi ở Việt Nam có thể được chia thành hai phân khúc chính gồm nhà kho bảo quản hàng khô và kho lạnh. Hoạt động của hệ thống kho này khá đơn giản, nhằm mục đích bảo quản hàng hóa và tối ưu chi phí lưu kho. Một số công 17 Báo cáo Logistics Việt Nam 2020 18 Nâng cao thế cạnh tranh ngành dịch vụ kho vận Việt Nam, nganh-dich-vu-kho-van-viet- nam.html#:~:text=S%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20doanh%20nghi%E1%BB%87p%20v% C3%A0,doanh%20nghi%E1%BB%87p%20v%C3%A0o%20n%C4%83m%202019. 30
  31. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 ty hiện tại mạnh về cho thuê và quản lý kho hàng như BS Logistics, Sotrans, Transimex, Gemadept, U&I Logistics, Vinafco Draco Seaborne, BK Logistics, ALS, ITL Quy mô thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam ước đạt 169 triệu USD năm 2019. Nhờ vào sự phát triển của ngành chế biến tại Việt Nam cũng như cùng sự bùng nổ trong tiêu dùng nội địa, chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam cũng theo đà phát triển. Tuy nhiên, quy mô hoạt động của các DN nội địa lại chưa thể đáp ứng trước nhu cầu cao trong lĩnh vực này. International Finance Corporation (IFC), thành viên của nhóm Ngân hàng thế giới, nhận định ngành kho vận Việt Nam hiện còn phân tán với trên 95% số đơn vị cung cấp dịch vụ là DN vừa và nhỏ trong nước với phạm vi hoạt động khiêm tốn và năng lực cạnh tranh chưa cao. Có thể thấy, các DN Logistics nói chung và các DN dịch vụ kho bãi, kho vận nói riêng đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Hơn 53% DN đang hoạt động dịch vụ kho bãi, kho vận với quy mô dưới 5 người, 23% DN hoạt động với quy mô chỉ từ 10-49 người. Biểu đồ 10: Cơ cấu DN dịch vụ kho-Nguồn VIRCO Theo nghiên cứu của CEL – một trong những công ty tư vấn quản trị chuỗi cung ứng đầu tiên tại Đông Nam Á, chỉ có 14% các nhà sản xuất Việt Nam được liên kết với các giải pháp chuỗi lạnh, trong đó ngành thủy sản chiếm 42.1% trong tổng số các nhà sản xuất. Ngoài ra, trong khi việc sử dụng chuỗi lạnh là 66.7% đối với nhà xuất khẩu, thì chuỗi lạnh chỉ được áp dụng bởi 8.2% các nhà sản xuất cung cấp cho thị trường nội địa 3.4.3. Dịch vụ giao nhận 31
  32. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Hiện nay, khoảng 80,3% DN dịch vụ Logistics của nước ta cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa. Theo báo cáo thị trường vận chuyển và giao nhận 2020, trong năm 2011-2017 (6 năm), các dịch vụ vận chuyển, giao nhận công nghệ trong đó có ứng dụng đi lại chỉ có 2 ứng dụng phát triển đó là Uber và Grab, còn ở ứng dụng giao đồ ăn thì có ông trùm độc quyền Now tại thời điểm này. Ứng dụng vận chuyển hàng hóa thì có Vietnam Post, Viettel Post, Grab Express đa số là các ứng dụng giao hàng được phân nhánh từ các công ty lớn của nhà nước. Nhưng kể từ năm 2018 trở đi, thì dịch vụ vận chuyển và giao nhận phát triển khá nhanh, các ứng dụng giao nhận, vận chuyển được ào ào ra mắt ví dụ như goviet, be, fastgo đối với các ứng dụng đi lại. Ứng dụng giao đồ ăn cũng khá khả quan với các ứng dụng Grabfood, Loship, Gofood, Baemin đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống được giao hàng tận nơi. Do tác động của Covid-19, doanh thu của các DN cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bị giảm sút nhiều, khoảng 20-50%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020, DN cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển vẫn giữ được mức hoạt động tương đối bình thường khi số lượng hàng hóa thông qua cảng biển nước ta tăng 7% so với cùng kỳ 201919. Các DN cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải đang tích cực công tác chuyển đổi số ứng dụng các công nghệ tiên tiến như blockchain, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo và công việc hàng ngày cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ Logistics, tìm cách hạ thấp chi phí Logistics, qua đó nâng cao một bước năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các nhà xuất nhập khẩu trong và sau dịch Covid-19 3.4.4. Dịch vụ đại lý hải quan Dịch vụ đại lý hải quan tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các DN cung cấp dịch vụ Logistics. Hiện nay, 87,7% DN cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Chất lượng cung cấp dịch vụ đại lý hải quan đã được nâng lên, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa. Tính đến hết tháng 5/2020, cả nước có 1.232 đại lý hải quan với khoảng 3.000 đại lý viên được cấp phép trong cả nước. Tồn tại lớn nhất của đại lý hải quan hiện nay là nhiều đại lý hải quan chưa được thay mặt chủ hàng dùng chữ ký số của đại lý để thực hiện các công việc kiểm tra chuyên ngành. Cần mở rộng dịch vụ đại lý hải quan cả về số lượng lẫn chất lượng để tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa. Tổng cục Hải quan đang tiến hành phát triển đại lý hải quan và đào tạo cán bộ làm đại lý hải quan để đáp 19 Báo cáo Logistics Việt Nam 2020 32
  33. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 ứng yêu cầu trên CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS 4.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây tương đối cao, đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm20. Về doanh thu, theo dữ liệu báo cáo của CRIF D&B Việt Nam21 năm 2019 về xu hướng tăng trưởng doanh thu, ngành Logistics Việt Nam có xu hướng tăng trưởng tích cực và liên tục Biểu đồ 11:Doanh thu từ Logistics qua các năm Doanh thu bán hàng tăng 6,8% từ 305.825 triệu đồng năm 2017 lên 325.294 triệu đồng năm 2018 và lên 332.634 triệu đồng vào năm 2019, tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng từ 12,23% năm 2017 lên 12,46% năm 2018, lên mức cao nhất 12,68% năm 2019. Về đóng góp cho GDP, theo Niên giám thống kê năm 2017, Doanh thu thuần sản 20 Hồng Hạnh, Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường dịch vụ Logistics cho DN, truong-dich-vu-Logistics-cho-doanh-nghiep-21952-16.html 21 Tổng quan ngành Logistics Việt Nam trong năm 2020, nganh-Logistics-viet-nam-trong-nam- 2020.html#:~:text=Theo%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o,2019%2C %20t%E1%BB%B7%20su%E1%BA%A5t%20l%E1%BB%A3i%20nhu%E1%BA%ADn 33
  34. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 xuất kinh doanh của các DN Vận tải, kho vận, 2017 là 591.977 tỷ đồng VN, và ước tính chiếm khoảng 3,5% trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành và theo một số thành phần kinh tế quan trọng. Tại Diễn đàn Logictics năm 2018 Phó Thủ Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh rằng đóng góp của Logistics cho GDP vào khoảng 4-5%. Do đó có thể kết luận rằng, dù doanh thu ngành Logistics ngày càng tăng cao nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành vẫn còn rất hạn chế 4.2. NHẬN ĐỊNH VỀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN Trên thực tế cho thấy có đến hơn 90% các DN cung ứng dịch vụ Logistics là các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa, hơn nữa có phần lớn DN có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ VND. Từ đó thấy được đại bộ phận các DN cung ứng dịch vụ Logistics tại Việt Nam thì trình độ ứng dụng Logistics còn rất đơn sơ do tư duy và nhận thức về Logistics còn chưa được khơi thông. Hoạt động Logistics của các DN này còn phân tán, manh mún, nhỏ lẻ và cung ứng các loại hình dịch vụ đơn lẻ như thuê kho bãi, giao nhận hàng hóa, đóng gói bao bì, Vì vậy các hoạt động Logistics này chưa thực sự tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh của mình cũng như cho khách hàng. 4.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ So với các nước trên thế giới và trong khu vực, chất lượng cung ứng dịch vụ Logistics của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao. Điển hình là tiêu chí về thời gian cung ứng, hệ thống thông tin và tính linh hoạt trong hoạt động khai thác và quản lý dịch vụ. Thị phần của các DN nước ngoài và FDI vẫn đang lớn và được tin dùng hơn các DN trong nước. Việt Nam đã và đang áp dụng hệ thống quản lý vận tải (TMS) cho dịch vụ Logistics. Về lý thuyết, hệ thống này cần có khả năng quản lý cùng lúc các hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương thức khác nhau, qua nhiều biên giới khác nhau nhưng chỉ do một nhà điều hành thực hiện. Tuy nhiên, nhà cung cấp TMS chuyên nghiệp tại Việt Nam vẫn rất hạn chế, việc cài đặt hệ thống còn gặp rất nhiều khó khăn do khả năng liên kết đồng bộ dữ liệu với các hãng tàu, hãng hàng không, hải quan, cảng biển, cảng hàng không, và trong nội bộ các công ty Logistics quá phức tạp. Các công ty trong nước thường ứng dụng các hệ thống quản lý vận tải nội địa, quản lý đội xe, sử dụng các công cụ quản lý dịch vụ giao nhận truyền thống do các nhà cung cấp trong nước phát triển (như Fast, Vĩ Doanh FMS, ). Tỷ lệ ứng dụng cũng chỉ dưới 10% số DN, đa số DN còn dùng Excel tự quản lý (Ngọc Mai, 2018). Các hệ thống quản lý giao nhận (FMS), quản lý vận tải (TMS), quản lý kho hàng (WMS), quản lý nguồn lực (ERP) mới chỉ được ứng dụng một cách manh mún chứ chưa đồng bộ, có hệ 34
  35. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 thống và việc ứng dụng điện toán đám mây trong quản lý thông tin và chất lượng vẫn còn hạn chế. Khó khăn đến từ nhiều yếu tố như: Môi trường công nghệ thông tin của toàn nền kinh tế còn chưa cao nên động lực thúc đẩy các DN đầu tư vào vào công nghệ thông tin chưa lớn. Nguồn vốn đầu tư của các công ty chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu về công nghệ thông tin còn thiếu hụt nghiêm trọng. Đội ngũ quản lý trẻ có trình độ chuyên sâu cao lại chưa có kinh nghiệm, kỹ năng về quản lý công việc Đội ngũ quản trị dày dạn kinh nghiệm lại chưa có kiến thức bài bản chuyên sâu, khó bắt kịp với công nghệ mới và đa dạng hóa dịch vụ, khả năng hoạch định kế hoạch bền vững. CHƯƠNG V: CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM 5.1. CƠ HỘI VÀ TIỀNM NĂNG PHÁT TRIỂN CHO NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tư nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển ngành Logistics với trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt quốc gia, 42.000 km đường thuỷ, 49 bến cảng với 217 cầu cảng, 266 cảng biển, 26 sân bay, với 8 sân bay có đường băng dài 3.000m có khả năng đón nhận các máy bay lớn và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước. Việt Nam cũng là nước có gần 90 triệu dân và có tốc độ phát triển nhanh. Đây sẽ là thị trường lớn để cho các công ty kho vận có thể khai thác và phục vụ khách hàng. Ngoài ra, Việt Nam có bờ biên giới dài có thể phát triển vận chuyển xuyên biên giới, đường bờ biển dài có thể phát triển vận chuyển đường biển và một ngành hàng không cũng đang phát triển không ngừng. Đây là những yếu tố để Việt Nam có thể phát huy thế mạnh của mình trong ngành Logistics. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh ngành Logistics. Độ phục hồi kinh tế cộng hưởng với việc hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và hoàn thiện, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng. Đây sẽ là nền tảng tốt để nền công nghiệp logistisc Việt Nam phát triển trong tương lai. 5.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 5.2.1. Về phía nhà nước 35
  36. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 Đầu tiên, việc tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ Logistics là vô cùng cần thiết. Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm theo một kế hoach tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Nhà nước nên đầu tư và quy hoạch theo chiến lược phát triển lâu dài, các tuyến đường bộ cũng được mở mang, nâng cấp. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vận tải biển trước hết là các cảng biển, cảng cạn (ICD), chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển khu vực, kho bãi, các khu đầu mối vận tải. Đồng thời phát triển nhanh các phương tiện vận tải biển và phương tiện bốc dỡ hàng hóa, đặc biệt là làm hàng container, khuyến khích vận tải container đường sắt. Việc đầu tư phát triển này cần được tiến hành đồng thời với kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy nội địa. Thứ hai, xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc. Xây dựng hành lang, khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường Logistics minh bạch. Các qui định hải quan về giấy phép NVOCC, đại lý khai quan, chứng từ xuất nhập khẩu phải phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực Thứ ba, đẩy mạnh công tác đào tạo Logistics tại các trường cao đẳng, đại học, trên đại học. Trong chiến lược dài hạn, hiệp hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng tài trợ, hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành Logistics. Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Bộ luật thương mại, chương về Logistics. Đề nghị mở các bộ môn và khoa Logistics trong các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn. 5.2.2. Về phía DN Đầu tiên, các DN cần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Các DN cần đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng lực của nhân viên và thu hút nhân tài từ xã hội để phát triển nguồn nhân lực, tăng chất lượng làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ Logistics. Các DN Logistics phải chủ động tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho chính doanhnghiệp mình. LogisticsViệt Nam vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Việc tổ chức đàotạo và phát triển nguồn nhân lực Logistics cần theo hướng xây dựng mô hình liên kết đào tạo đi đôi với thực tế. Định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics là phát triển theo hướng chính quy, chuyên 36
  37. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn Thứ hai, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistic. Thúc đẩy và phát triển công nghệ thông tin, chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan. Có công nghệ thông tin hiện đại, người kinh doanh Logistics mới nắm chắc hành trình của hàng hóa, nguyên phụ liệu ra – vào để kịp thời thông báo cho người sản xuất, phân phối, người xuất-nhập khẩu. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh dịch vụ Logistics trong ngành Hàng hải đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ. Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Đầu tư nâng cấp các phương tiện vận chuyển (tàu, ô tô, ) bao gồm cả các phương tiện (công cụ) mang hàng như container, pallet, , thiết bịxếp dỡ, năng lực của các thiết bị tạo ra năng lực thông qua của các đầu mối (cảng, nhà ga, sân bay, ). Chọn được những lộ trình hợp lý nhất để tiết kiệm được thời gian, chi phí.Giảm chi phí Logistics ở Việt nam (can thiệp vào các điểm hạn chế (bottleneck) của chuỗi cung ứng như năng suất của các cảng, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh hơn các phương thức vận tải hàng hóa có chi phí thấp; xác định các cơ hội cải tạo các sản phẩm xuất khẩu cụ thể) Thứ tư, Thiết lập một kênh giao tiếp hiệu quả. Để tăng cường mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ Logistics và khách hàng, cả hai bên phải cùng tuân theo các mục đích và mục tiêu chung và thiết lập một kênh giao tiếp hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến hoạch định, quản trị, thi hành, và đo lường hiệu quả hoạt động. Đa số các công ty phản hồi đều đồng ý rằng mối quan hệ tốt đem lại lợi ích rõ rệt, giảm chi phí Logistics và cải thiện dịch vụ khách hàng. Thứ năm, tăng cường hoạt động Marketing nhằm thu hút khách hàng. Trong hoạt động Logistics việc phân khúc thị trường rất quan trọng. Mỗi chủng loại mặt hàng khác nhau cần phải thiết kế chuỗi Logistics khác nhau. Ngoài ra việc đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cũng là một trong những hoạt động marketing cần tiến hành. Nhất là những mặt hàng triển lãm, hội chợ, tạm nhập tái xuất , đây là những mặt hàng nếu có hệ thống Logistics thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tiếp theo là Liên doanh, liên kết với các công ty Logistics nước ngoài. Với tiềm lực nhỏ, DN trong nước cần tham gia vào những liên kết để phát huy lợi thế riêng trong cạnh tranh với DN nước ngoài. Theo đó, một công ty giao nhận có thể gắn kết cùng tổ chức kho bãi, vận tải, môi giới hoặc dịch vụ khác để hình thành chuỗi liên kết của một 37
  38. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 ngành hàng. Các đơn vị trong cùng ngành hàng cũng cần tính đến khả năng sáp nhập để trở thành đơn vị cung ứng lớn gồm nhiều tổ chức để đủ năng lực cạnh tranh với các DN ngoài nước. Mặt khác, có thể liên doanh, liên kết với các tổ chức Logistics nước ngoài hướng vào tiếp nhận công nghệ chuyển giao, tích lũy năng lực, vốn và kinh nghiệm để có thể hoạt động độc lập sau này. Cuối cùng là sử dụng tốt vốn đầu tư nước ngoài. Chọn lọc vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào các vùng trọng điểm khơi luồng vận chuyển trong và ngoài nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp Logistics. KẾT LUẬN Đất nước ngày một đổi mới đi lên, muốn cho kinh tế Việt Nam thực sự phát triển, xứng tầm với những tiềm năng vốn có của một quốc gia trẻ năng động, chúng ta cần quan tâm chú trọng hơn nữa để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ngành Logistics. Qua phần trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động Logistics ở Viêt Nam nói riêng và thế giới nói chung chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, chủ quan có và khách quan cũng nhiều. Do vậy, việc phát triển ngành dịch vụ này cần phải có sự hỗ trợ gần như của toàn bộ các thành phần trong nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Logistics Việt Nam 2019 2. Báo cáo Logistics’ Việt Nam 2020 3. CRIF, Tổng quan ngành Logistics Việt Nam trong năm 2020, truy xuât từ: nam- 2020.html#:~:text=Theo%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u%20b%C3%A1o %20c%C3%A1o,2019%2C%20t%E1%BB%B7%20su%E1%BA%A5t%20l%E1%BB %A3i%20nhu%E1%BA%ADn 4. Dân số thế giới, 15/06/2021, truy xuất từ: 38
  39. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 5. IATA: 2020 là năm thua lỗ nhất trong lịch sử hàng không thế giới, truy xuất từ: 2020-la-nam-thua-lo-nhat-trong-lich-su-hang- khong-the-gioi.aspx 6. Hồng Hạnh, 20/04/2021, Bộ Công thương Việt nam, Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường dịch vụ Logistics cho DN, truy xuất từ: canh-tranh-phat-trien-thi-truong-dich-vu-Logistics-cho-doanh-nghiep-21952-16.html 7. Nguyễn Hoàng, 27/12/2019, Số DN thành lập mới năm 2019 đạt mức kỷ lục,truy xuất từ: muc-ky- luc/383672.vgp#:~:text=Theo%20s%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20t%E1%B B%AB%20T%E1%BB%95ng,%C4%91%E1%BB%99ng%20so%20v%E1%BB%9Bi %20n%C4%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc. 8. PGS., TS. Nguyễn Thị Tường Anh, TS. Phạm Thị Mỹ Hạnh, NCS. ThS. Nguyễn Thị Minh Thư, Kinh tế thế giới năm 2017 và triển vọng năm 2018, truy xuất từ: 2017-va-trien-vong-nam-2018-135598.html 9. Phan Trang, 16/04/2018, ‘Miếng bánh’ Logistics còn rất lớn nhưng DN Việt còn nhỏ lẻ, Truy xuất từ: nghiep-Viet-con-nho-le/334237.vgp 10. Review of Maritime Transport 2020, truy xuất từ: 11. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, , 24/10/2020,Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ Logistics của các DN Việt Nam,truy xuất từ: cua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-75961.htm 12. Tổng cục thống kê, Tình hình đăng ký DN năm 2018, truy xuất từ: nghiep-nam-2018-302014.html 39
  40. Nguyễn Thị Linh KT45A-018-1822 13. TÔ MINH, 26-12-2009, "Tuyến đường ống dẫn khí đốt thế kỷ" Trung Á - Trung Quốc, truy xuất từ: gioi/%22Tuy%e1%ba%bfn-%c4%91%c6%b0%e1%bb%9dng-%e1%bb%91ng- d%e1%ba%abn-kh%c3%ad-%c4%91%e1%bb%91t-th%e1%ba%bf- k%e1%bb%b7%22-Trung-%c3%81 Trung-Qu%e1%bb%91c-561202/ 14. Tổng cục Thống kê 15. TTXVN, Chỉ số thương mại hàng hóa của WTO chạm mức thấp kỷ lục, truy xuất từ: hoa-cua-wto-cham-muc-thap-ky-luc-91212.aspx 16. VIRAC, 10/6/2020, Nâng cao thế cạnh tranh ngành dịch vụ kho vận Việt Nam, truy xuất từ: nam.html#:~:text=S%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20doanh%20ngh i%E1%BB%87p%20v%C3%A0,doanh%20nghi%E1%BB%87p%20v%C3%A0o%20 n%C4%83m%202019. 17. VLA Whitebook 2018 18. VLR,19/07/2018, Quy mô vốn & lợi thế của DN Logistics, truy xuất từ: 40