Đề tài Khai thác sân đỗ và sân bay

docx 31 trang tranphuong11 10690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Khai thác sân đỗ và sân bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_khai_thac_san_do_va_san_bay.docx

Nội dung text: Đề tài Khai thác sân đỗ và sân bay

  1. HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG MÔN QUẢN LÝ KHAI THÁC MẶT ĐẤT TIỂU LUẬN: KHAI THÁC SÂN ĐỖ VÀ SÂN BAY Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TP. HỒ CHÍ MINH – 2019
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC SÂN ĐỖ VÀ KHU BAY 3 1.1. Khái quát chung 3 1.2. Thiết bị phục vụ hành khách 3 1.3. Thiết bị phục vụ hành lý, hàng hóa 4 1.4. Thiết bị phục vụ kỹ thuật máy bay 5 1.5. Thiết bị phục vụ khác 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI SÂN ĐỖ VÀ KHU BAY 7 2.1. Các dịch vụ diễn ra trên sân đỗ, khu bay 7 2.2. Tình hình hoạt động khai thác sân đỗ và khu bay ở khu vực miền Nam trong những năm gần đây. 9 2.3. Đối tượng phục vụ 12 2.4. Quy định về các phương tiện và người vận hành trang thiết bị trên sân đỗ, khu bay 13 2.5. Một số ví dụ thực tế 20 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 29
  3. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay đối với quốc gia nào cũng vậy, hàng không dân dụng bao giờ cũng là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù. Bởi nó được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà liên quan chặt chẽ đến an ninh, quốc phòng, kinh tế đối ngoại. Một ngành hàng không mà chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia thì không thể phát triển nhanh và vững chắc được. Ðến nay, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước tiến đáng mừng, có những đổi mới trên con đường hiện đại hoá. Cánh bay của hàng không Việt Nam hiện nay không chỉ đến với hầu hết các sân bay trong nước, mà còn vươn tới nhiều lục địa trên thế giới bằng những loại máy bay mới hiện đại. Các sân bay có thêm nhiều trang thiết bị phục vụ hành khách, nhiều nhà ga, đường băng, sân đỗ được mở rộng. Trên lĩnh vực quản lý bay đã chuyển từ phương thức cổ điển sang phương thức hiện đại (nói, nghe, nhìn) với thiết bị mới nhất hiện nay. Cùng với việc đổi mới trang thiết bị là sự tiến bộ về năng lực quản lý, trình độ tay nghề, chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu, không báo, khí tượng, tiếp viên, thương vụ .v.v. được đào tạo cơ bản hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài nước. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, tăng trưởng khách du lịch hàng không tại Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á. Trong đó giai đoạn 2016-2021, Việt Nam có tăng trưởng kép ở mức 17,4% so với trung bình Asean là 6,1%. Dự đoán của tổ chức này cũng chỉ ra mức tăng trưởng 2016-2026 của Việt Nam thậm chí còn cao hơn 20%. Cũng nhận định tích cực, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình gần 14% trong 5 năm tới và cán mốc 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035. Theo công ty chứng khoán Bản Việt, mức tăng trưởng này đạt được do 3 xu hướng chính gồm: Du lịch Inbound, du lịch Outbound và du lịch nội địa, sản xuất. Ngoài ra, ngành hàng không ở Việt Nam được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố thuận lợi như lãnh thổ trải dài với phần lớn diện tích là địa hình đồi núi, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế, thu nhập bình quân đầu người và tỷ trọng dân số thuộc tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, thời gian vận chuyển bằng đường không thường ngắn hơn nhiều so với các hình thức vận chuyển khác. 1
  4. Tính đến tháng 11/2018 các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển 50 triệu khách du lịch, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, ngành hàng không cũng đã vận chuyển gần 400.000 tấn hàng hóa, tăng 26% so với cùng kỳ. Hiện nay tình trạng quá tải tại sân bay xảy ra thường xuyên tại các sân bay trong những dịp lễ tết. Hệ thống sân đỗ và khu bay là hai khu vực quan trọng, mở rộng sân đỗ để tránh quá tải trong việc di chuyển của máy bay. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của hành khách và tháo gỡ việc quá tải của các sân bay là vô cùng cần thiết. Các sân bay tại Việt Nam đã và đang có thêm nhiều trang thiết bị mới nhất và mở rộng hệ thống sân đỗ và khu bay. 1. Lý do chọn đề tài : Ngày 28-12, Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết trong năm 2018, sản lượng vận chuyển hành khách qua các sân bay tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ khi đạt 104 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Với lượng khách càng ngày càng gia tang, thì vấn đề quản lý, khai thác hạ tầng sân đỗ và khu bay là một trong những vấn đề nóng được đặt ra khi xây dựng dự thảo Nghị định mới về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hàng không, đặc biệt khi tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. 2. Mục tiêu của đề tài : Thông qua kiến thức đã học và kiến thức thực tế, mục tiêu của bài tiểu luận này nhằm giới thiệu tổng quan về sân đỗ và khu bay và việc quản lý, khai thác sân đỗ và khu bay một cách hiệu quả nhất. 3. Phạm vi nghiên cứu : Khu vực sân đỗ và khu bay. 2
  5. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC SÂN ĐỖ VÀ KHU BAY 1.1. Khái quát chung ➢ Sân đỗ Sân đỗ tàu bay được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau: Sân đỗ tàu bay ( Apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; xếp, dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung ứng suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay. ➢ Khu bay Khu bay được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau: Khu bay (Airfield) là phần sân bay dùng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn, bao gồm cả khu cất hạ cánh và các sân đỗ tàu bay. ➢ Trang thiết bị khai thác sân đỗ và khu bay Trang thiết bị khai thác sân đỗ, khu bay là trang thiết bị đặc chủng dùng để phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa đi tàu bay và phục vụ kỹ thuật cho tàu bay trên mặt đất. 1.2. Thiết bị phục vụ hành khách 1.2.1. Xe thang (Passenger Steps) Là loại xe gồm các bậc thang dùng để phục vụ hàng không và những người được phép làm việc trên tàu bay lên xuống tàu bay 1.2.2. Cầu lồng ống (Cầu dẫn khách) (Loading-bridge hoặc Loading-aerobrigde hoặc Jet-way) Là cầu cố định hoặc di động nối từ nhà ga đến máy bay để phục vụ hành khách và những người được phép làm việc trên máy bay lên xuống tàu bay. 3
  6. 1.2.3. Xe phục vụ hành khách tàn tật (Helptruck/ Ambulift car/ Invalid Passenger Truck) Dùng riêng cho hành khách thiếu khả năng tự di chuyển. 1.2.4. Xe chở suất ăn (Catering vehicle) Dùng để chuyên chở và cung cấp suất ăn lên tàu bay. 1.2.5. Xe xấp nước sạch (Portable water truck) Dùng để chuyên chở và cung cấp nước sạch có thể uống được, phục vụ hành khách và người được phép làm việc trên tàu bay. 1.2.6. Xe vệ sinh (Lavotary aircraft car) Dùng để hút chất thải trong buồng vệ sinh tàu bay, cấp nước rửa buồng vệ sinh tàu bay. 1.2.7. Xe chở khách trong sân bay (bus/mini bus) Dùng để chuyên chở hành khách trong phạm vi sân bay. 1.2.8. Xe và trạm điều hòa không khí (Air conditioning car) Để điều hòa không khí; làm mát, làm ấm hoặc làm thông thoáng phục vụ hành khách và người được phép làm việc trên tàu bay. 1.3. Thiết bị phục vụ hành lý, hàng hóa 1.3.1. Xe và thiết bị nâng hang (High Loader) Dùng phục vụ cho việc chất dỡ các ULD từ dolly lên hầm hang máy bay và ngược lại. 1.3.2. Xe đầu kéo (Tractor) Dùng để kéo các phương tiện chở hang hoặc các dolly chứa thùng (container), mâm (pallet) chất hành lý, hang hóa trong khu vực sân đỗ. 1.3.3. Xe băng chuyền (Conveyor Belt Loader) Là loại xe đặc chủng có một băng tải dùng để chất dỡ hàng hóa, hành lý và bưu kiện rời. 1.3.4. Xe trung chuyển (Transpoter) Dùng để chuyển ULD hành lý, hang hóa từ các dolly sang sàn nâng của xe nâng và ngược lại. 4
  7. 1.3.5. Xe xúc/xe nâng càng (Fork-lift) Dùng để xúc, nâng, vận chuyển các ULD chủ yếu trong khu vực kho hàng, bãi tập kết ULD. 1.3.6. Xe dùng để chở các ULD (Dolly) Là một loại rờ-moóc thấp dùng để chở các ULD, nhiều ULD có thể nối với nhau trong một lần kéo. Mặt trên của ULD có các con lăn, cũng có loại phần trên của dolly có thể xoay được giúp cho việc bốc dỡ thùng mâm nhanh chóng. 1.3.7. Xe chở hành lý, hàng hóa, bưu kiện (Cart) Dùng để chở hàng hóa hoặc hành lý từ kho hoặc khu vực phân loại hành lý ra máy bay và ngược lại. 1.4. Thiết bị phục vụ kỹ thuật máy bay 1.4.1. Xe và thiết bị cấp điện cho tàu bay (Ground power unit) Dùng để cấp điện một chiều và xoay chiều với điện áp, tần số phù hợp với yêu cầu cho tàu bay. Máy được thiết kế gọn nhẹ, di chuyển dễ dàng. 1.4.2. Xe khởi động động cơ (Air-start unit) Dùng để cung cấp nguồn khí có lưu lượng lớn ở nhiệt độ cao liên tục để khởi động động cơ phụ hoặc chính của máy bay. 1.4.3. Xe và thiết bị thủy lực phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay Dùng để tạo áp suất, lưu lượng phù hợp cho hệ thống thủy lực của từng loại tàu bay nhằm phục vụ công tác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay trên mặt đất. 1.4.4. Các xe và trạm cấp khí nén, khí Oxy, khí Ni tơ phục vụ kỹ thuật Hàng không Dùng để sản xuất và cung cấp khí nén, Oxy y tế, khí Nitơ phục vụ cho công tác kỹ thuật tàu bay. 1.4.5. Xe và thiết bị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay (jet fueller) Dùng để tra nạp nhiên liệu cho tùa bay. 1.4.6. Xe thổi khí lạnh cho máy bay(Air conditioning Tractor) Là loại thiết bị đặc chủng cung cấp khí lạnh lên khoang máy bay để giữ nhiệt độ trên khoang hành khách của một máy bay thương mại ở nhiệt độ khoảng 18°C – 24°C. 5
  8. 1.5. Thiết bị phục vụ khác 1.5.1. Phương tiện và thiết bị phục vụ hạ tầng sân bay ➢ Xe công tác thương vụ Là loại xe chở cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ tại bãi đậu. Thường đón tại các điểm quy định: nhà ga, cửa khởi hành, văn phòng ➢ Xe chở vật tư, vật phẩm máy bay Là loại xe tải nhẹ chuyên chở vật tư, vật phẩm cho chuyến bay từ kho đến/đi bãi đậu. 1.5.2. Phương tiện và thiết bị y tế, cứu hỏa, anh ninh 1.5.3. Các loại cẩu và thiết bị nâng Dùng để phục vụ công tác bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa tàu bay ở vị trí trên cao và các hoạt động khác. 1.5.4. Xe dẫn tàu bay (Follow me) Dùng để dẫn tàu bay lăn vào vị trí đỗ hoặc lăn ra vị trí chờ cất cánh theo quy định trên sân đỗ. 1.5.5. Thiết bị cắt và thu gom cỏ 1.5.6. Thiết bị phá băng 1.5.7. Xe và thiết bị tẩy vết cao su đường hạ cất cánh tàu bay: Dùng để tẩy vết cao su trên đường hạ, cất cánh tàu bay bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 1.5.8. Xe vệ sinh sân đường: Dùng để làm sạch hệ thống sân đường, bảo đảm an toàn cho hoạt động bay. 1.5.9. Xe phun sơn: Dùng để sơn các vạch tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay. 1.5.10. Thiết bị chiếu sáng di động Dùng để chiếu sáng trong các trường hợp khẩn cấp hoặc các yêu cầu đặc biệt trong khu vực sân đỗ tàu bay. 6
  9. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI SÂN ĐỖ VÀ KHU BAY 2.1. Các dịch vụ diễn ra trên sân đỗ, khu bay Hệ thống các dịch vụ được cung cấp bao gồm: • Dịch vụ soi chiếu an ninh hàng không • Dịch vụ phục vụ hành khách • Dịch vụ phi hàng không và bán hàng • Dịch vụ phục vụ mặt đất • Dịch vụ hạ cất cánh • Các dịch vụ kỹ thuật phục vụ tàu bay; • Các dịch vụ ánh sáng, vệ sinh, an ninh, an toàn; • Các dịch vụ thông tin, xe dẫn (Follow Me), chỉ đường (Marshaling) • Các dịch vụ khẩn nguy; • Cung cấp suất ăn, cung cấp nước sạch; • Cung cấp điện 400hz, dịch vụ khởi động động cơ, cung cấp khí lạnh. 7
  10. Mối quan hệ giữa các dịch vụ với cơ sở hạ tầng tại cảng hàng không, sân bay: Dịch vụ hàng không Mô tả dịch vụ ứng với các loại cơ sở hạ tầng Dịch vụ phục vụ hành Cung cấp cơ sở nhà ga, phòng chờ, cầu dẫn khách và khách các tiện ích khác cho hành khách. Dịch vụ hạ cất cánh Cung cấp đường băng, đường lăn, hệ thống chiếu sáng và các hệ thống hỗ trợ khác. Dịch vụ phục vụ mặt Thủ tục hành khách, bốc dỡ, xếp, vận chuyển hành đất lý/ hàng hóa, điều phối chuyến bay, cân bằng trọng tải chuyến bay, hướng dẫn xếp chuyến bay, dịch vụ chuyên chở hành khách, tổ bay từ máy bay đến nhà ga, cung cấp xe cấp điện, cấp khí Dịch vụ soi chiếu an Cung cấp dich vụ soi chiếu hành khách, hành lý, ninh hàng hóa qua việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng (máy chiếu tia X, máy phát kim loại và các trang thiết bị an ninh khác) nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách cũng như hàng hóa đi tàu bay. Cơ sở hạ tầng sân đỗ được mở rộng khai thác, sẽ tạo điều kiện cho các hãng có thêm vị trí đỗ tàu bay, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc đưa các nhà ga hành khách mới với các công trình phụ trợ (đường cất hạ cánh, hệ thống đèn đêm, cải tạo sữa chữa và thay thế trang thiết bị tại các phòng C, VIP để phục vụ hành khách ) cũng tác động không kém đến nền kinh tế các hãng HK, góp phần nâng cao năng lực của hệ thống cảng hàng không, sân bay, nâng cao chất lượng dịch vụ. Có các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ và giúp ích được các quy trình phục vụ, dịch vụ tại các cảng hàng không sân bay, giúp các chuyến bay vận hành được đúng giờ, đảm bảo được an toàn an ninh hàng không. 8
  11. 2.2. Tình hình hoạt động khai thác sân đỗ và khu bay ở khu vực miền Nam trong những năm gần đây. 2.2.1. Hạ tầng sân bay quá tải Ông Phạm Ngọc Minh - TGĐ Vietnam Airlines - đã ta thán về việc các sân bay đang quá tải, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các hãng hàng không. Đây cũng là bức xúc chung của nhiều hãng hàng không và cả các Cty cảng hàng không trên toàn quốc. Trong khi đó, điều đáng lo là tình trạng này chưa có hướng giải quyết. Theo ông Minh, sân bay cửa ngõ Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều quá tải trầm trọng. Mặc dù hiện hai sân bay này đang được cố gắng khai thác tối ưu, nhưng do lượng khách tăng quá cao nên không tránh khỏi quá tải. Công suất khai thác hai sân bay này đã vượt quá thiết kế. Nhà ga T1 Nội Bài có công suất thiết kế khoảng 6 triệu khách/năm, nay đã phải gồng mình phục vụ tới 9,5 triệu lượt khách vào năm 2010 và sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2011. Nhà ga Tân Sơn Nhất dù đã tách nhà ga quốc tế riêng, song ga nội địa cũng quá tải trầm trọng. Hiện các hãng hàng không muốn tăng tải, tăng chuyến phục vụ khách cũng đành bó tay. Hình. Sân bay Nội Bài hiện cũng thiếu chỗ đỗ cho máy bay. Ảnh: B.L Cũng theo ông Tạ Hữu Thanh - Phó TGĐ thương mại của Jetstar Pacific Airlines - thì hạ tầng cơ sở tại sân bay Vinh cũng thiếu trầm trọng. Hiện sân bay này chỉ có 4 quầy làm thủ tục, trong khi một ngày tới 7 chuyến bay cất - hạ cánh tại đây. Nhà ga bé, lượng khách đông, máy bay nhiều nên thiếu cả phòng chờ, xe thang, thiếu nhân lực phục vụ. Đặc biệt, hiện chưa có hệ thống cất - hạ cánh tự động ILS, nên mỗi khi thời tiết xấu, máy bay thường phải về Nội Bài hạ cánh, khiến các hãng hàng không và hành khách đều mệt mỏi, tốn kém. 9
  12. Còn theo Cục Hàng không VN, hiện Tổng Công ty Cảng hàng không Miền Trung có đề nghị xin đóng cửa sân bay Phú Bài (Huế) một tháng để sửa chữa đường băng từ 5.5-5.6. Tuy nhiên, với một sân bay quốc tế như Phú Bài thì việc đóng sân bay phải xin ý kiến Thủ tướng. Nếu sân bay Phú Bài tạm đóng cửa sửa chữa dù chỉ một tháng, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các hãng hàng không. Tình trạng hạ tầng sân bay quá tải đã nhãn tiền, ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động hàng không, song hiện tại rất đáng lo là chưa tìm được biện pháp giải quyết. Một trong những biện pháp cho T1 Nội Bài đang quá tải là xây dựng nhà ga T2. Song việc triển khai đang rất khó khăn do thiếu kinh phí trầm trọng. Nhưng hiện số vốn được Nhà nước cấp cho khâu giải phóng mặt bằng từ năm 2008 đến hết năm 2010 mới là 89 tỉ đồng. Năm 2011 được ghi vốn thêm 10 tỉ đồng. Trong khi đó, chỉ tính riêng tiền đền bù cho các hộ dân để GPMB đã là 650 tỉ đồng, chưa kể kinh phí di dời, san lấp mặt bằng tổng cộng khoảng 1.000 tỉ đồng. Hiện Tổng Công ty đã bỏ ra hơn 500 tỉ đồng để thực hiện dự án. Tuy nhiên, nếu nguồn vốn ngân sách cứ chậm như vậy thì khó có khả năng đẩy nhanh được tiến độ dự án. Ông Hùng cũng kiến nghị Nhà nước cấp đủ vốn để GPMB. Phần đầu tư xây dựng, nhà ga sẽ huy động vốn hỗn hợp. Quả thật với một dự án lớn như nhà ga T2, việc tìm phương án huy động vốn xã hội hóa là cần thiết. Chính Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã khuyến khích thực hiện hình thức kêu gọi vốn xã hội hóa cho các công trình hạ tầng giao thông nhất là trong giai đoạn thiếu vốn như hiện nay. Nhà ga T2 cũng là một dự án có khả năng thu hút vốn đầu tư từ xã hội bởi tính hiệu quả, khả năng hoàn vốn và khai thác lâu dài. Bên cạnh đó, ông Minh cũng đưa ra giải pháp tham gia đầu tư xây dựng sân đỗ chờ qua đêm, sân đỗ trước hangar (xưởng bảo dưỡng máy bay), các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và khu nhiên liệu tại các cảng hàng không quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất Ông Minh kiến nghị Bộ GTVT xem xét cụ thể các dự án của Tổng Công ty, để sớm có thể đầu tư giải quyết tình trạng thiếu hụt hạ tầng sân bay hiện nay 2.2.2. Hiện trạng sân đỗ và khu bay của Cảng Tân Sơn Nhất ACV sẽ đầu tư một số dự án hạ tầng sân đỗ máy bay để đồng bộ ở sân bay Cát Bi, Vinh và Phú Bài. Cụ thể là các hạng mục nâng cấp, cải tạo sân đỗ máy bay khu vực nhà ga cũ và đường lăn W2 và mở rộng sân đỗ máy bay giai đoạn 1-2 ở sân bay Cát Bi; mở rộng sân đỗ máy bay ở Vinh, Phú Bài. Riêng với hai sân bay lớn nhất nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ACV cũng đang triển khai một số dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng sân đỗ nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại gia tăng của hành khách trong dịp cao điểm Tết Nguyên Đán 2019 10
  13. Nhu cầu về chỗ đậu máy bay của các hãng tăng cao ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Linh Anh Hiện dự án xây dựng sân đỗ máy bay tại vị trí quy hoạch số 15 ở sân bay Nội Bài, có vốn đầu tư 500 tỉ đồng chuẩn bị hoàn thành trong tháng 11. Dự án xây dựng sân đỗ máy bay và trạm khẩn nguy cứu hoả, cứu nạn phía ở sân bay Nội Bài có tổng mức đầu tư 80 tỉ đồng cũng được dự kiến khởi công vào cuối năm nay. Tại sân bay Tân Sơn Nhất, dự án mở rộng sân đỗ máy bay khu 19,79 ha đất quân sự bàn giao với mức đầu tư 1.100 tỉ đồng đang được triển khai. Sẽ có thêm 29 vị trí đỗ máy bay ở khu vực này, dự kiến đưa vào khai thác trước Tết Nguyên Đán 2019. Trong khi đó, dự án mở rộng sân đỗ máy bay phía Bắc đường lăn song song từ đường lăn NS đến đường lăn E6, sẽ thêm 8 bến đậu cho máy bay và 1 đường lăn cũng dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay. Dự án này có tổng vốn đầu tư 700 tỉ đồng. Các dự án mở rộng, nâng cấp bãi đậu máy bay ở Tân Sơn Nhất, Nội Bài sẽ giúp giảm tình trạng quá tải ở các sân bay này. Đại diện ACV cho biết trong 10 tháng năm 2018, tổng sản lượng vận chuyển của các cảng hàng không đạt 87 triệu khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng vận chuyển khách quốc tế tăng 23% và khách nội địa tăng 7%. Thời gian qua, ACV cũng đã hoàn thành thi công, đưa vào khai thác nhiều dự án nhà ga, sân đỗ máy bay tại các sân bay. Tổng công ty này hiện đang quản lý, đầu tư và khai thác hệ thống 22 sân bay trên cả nước như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh 11
  14. 2.3. Đối tượng phục vụ 2.3.1. Hành khách Sân đỗ là nơi máy bay đỗ để hành khách xuống hoặc lên máy bay. Hành khách chờ ở khu vực ngay tại vị trí đỗ để lên máy bay. Tại sân đỗ, hành khách được chở vận chuyển lên và xuống tàu bay. 2.3.2. Hành lý, hàng hoá Bộ phận xử lý hành lý sẽ chất hành lý hoặc dỡ hành lý tại các vị trí đỗ bằng các xe chở hành lý và băng tải. Có các dịch vụ điều khiển thiết bị chất dỡ hàng hóa tại sân đỗ, dỡ và tải hành lý lên/xuống tàu bay, chất dỡ hành lý/ hàng hóa tại máy bay theo hướng dẫn của nhân viên hướng dẫn chất xếp. 2.3.3. Tàu bay Một số quy trình tại sân đỗ và khu bay đối với tàu bay: Tiếp nhận tàu bay, kéo đẩy tàu bay, hỗ trợ bảo vệ cánh tàu bay, vệ sinh tàu bay, cung cấp điện cho tàu bay, cung cấp máy ACU làm mát tàu bay, cung cấp máy khởi động tàu bay ASU, khởi động động cơ chính và thông gió tàu bay. Công việc bảo dưỡng máy bay thông thường như vệ sinh máy bay, nạp nhiên liệu thường do nhân viên hàng không thực hiện khi máy bay đậu ở sân đỗ. Trong một số trường hợp, một số công tác bảo dưỡng khác cũng có thể được làm ở sân đỗ khi hành khách đã lên máy bay. Máy bay đỗ tại các cổng ra của nhà ga để hành khác lên và xuống máy bay 12
  15. Đội ngũ bảo trì đang lau chùi máy bay ngay tại điểm đỗ nhà ga 2.4. Quy định về các phương tiện và người vận hành trang thiết bị trên sân đỗ, khu bay 2.4.1. Quy định đối với các phương tiện hoạt động khu bay ➢ Khái niệm Phương tiện hoạt động trên khu bay là phương tiện di động trên khu bay để phục vụ hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư được vận chuyển bằng đường hàng không và phục vụ kỹ thuật cho tàu bay. Phương tiện hoạt động trên khu bay phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và phải có giấy phép do Cục Hàng không Việt Nam cấp. ➢ Quy định an toàn tối thiểu khi cung cấp dịch vụ dẫn xe tàu bay Bảo đảm khoảng cách giữa xe dẫn và tàu bay trong khoảng 150m đến 200m khi dẫn tàu bay. Người vận hành phương xe dẫn tàu bay phải tuyệt đối chấp hành huấn lệnh của đài kiểm soát không lưu trong quá trình dẫn tàu bay. Dịch vụ xe dẫn được cung cấp cho tàu bay đi/đến hoặc cho các phương tiện hoạt động không thường xuyên trong khu bay khi có yêu cầu. 13
  16. Xe đầu kéo tại cảng. ➢ Quy định an toàn tối thiểu khi cung cấp dịch vụ kéo/đẩy tàu bay Phải sử dụng xe kéo đẩy và cần kéo/đẩy phù hợp với từng loại tàu bay. Người điều khiển xe kéo/đẩy phải thực hiện đúng quy trình vận hành khai thác. Khi vận hành xe kéo/đẩy tàu bay, người điều khiển tuân thủ các giới hạn về tốc độ. Khi kéo/đẩy tàu bay trong điều kiện ban đêm hoặc sương mù, phải bật đèn đầu cánh của tàu bay; đèn pha, đèn tín hiệu trên nóc xe kéo đẩy phải bật sáng. Phải có người cảnh giới trong quá trình kéo/đẩy tàu bay trong các trường hợp quy định (có hoạt động thi công xây dựng, sân đỗ không đủ điều kiện chiếu sáng, ). Xe kéo tàu bay ➢ Quy định an toàn tối thiểu khi vận hành cầu hành khách 14
  17. Trong trường hợp tốc độ gió vượt quá 48km/h, cầu hành khách sau khi cập vào tàu bay phải được chèn bánh. Khi tốc độ gió vượt quá 96km/h, phải quay cầu hành khách để tránh hướng gió, hạn chế bề mặt tiếp xúc với gió Trên các cầu hành khách phải có biển báo ghi rõ độ cao giới hạn đối với phương tiện, thiết bị vận hành dưới cầu hành khách. Cầu hành khách ➢ Quy định an toàn tối thiểu khi cung cấp dịch vụ cấp điện cho tàu bay Chỉ thực hiện tiếp cận và nối cáp điện sau khi đã đặt chèn bánh mũi tàu bay. Xe điện phải đỗ ở bên phải mũi tàu bay và được kéo phanh hoặc chèn bánh. Các phần của xe điện phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu đối với tàu bay Trong suốt thời gian cấp điện, thiết bị cấp điện phải duy trì được độ ổn định các tham số kỹ thuật của nguồn điện cung cấp và đạt được giới hạn quá tải cho phép trong thời gian quy định. ➢ Quy định an toàn tối thiểu khi cung cấp dịch vụ tra nạp nhiên liệu tàu bay Các loại nhiên liệu nạp lên tàu bay phải đúng chủng loại, đủ chất lượng và phải có phiếu hoá nghiệm xác định chất lượng nhiên liệu còn hiệu lực. Xe nạp nhiên liệu phải đỗ đúng theo vị trí quy định, phải bảo đảm xe di chuyển nhanh khỏi tàu bay và các phương tiện phục vụ khác khi có sự cố xẩy ra. Khi đang nạp nhiên liệu lên tàu bay, các phương tiện hoạt động trên khu bay đỗ trong phạm vi 15m tính từ vị trí tra nạp nhiên liệu trên tàu bay không được khởi động động cơ theo quy định tại điểm q khoản 6 Điều 60 Thông tư 17/2016/TT-BGTVT. 15
  18. Xe nạp nhiên liệu tàu bay ➢ Quy định an toàn tối thiểu khi bốc dỡ hàng hoá, hành lý lên/xuống tàu bay Phải bảo đảm khoảng cách từ phương tiện bốc dỡ hàng đến buồng hàng hoá luôn phù hợp trong quá trình xếp dỡ hàng hoá, hành lý; đóng, mở buồng hàng phải thận trọng. Hạn chế dùng đòn bẩy khi xếp vật nặng trong khoang hàng hoá; trong trường hợp dùng đòn bẩy phải có vật mềm để kê, tránh tiếp xúc trực tiếp của đòn bẩy với sàn tàu bay. Xe băng chuyền chỉ được hoạt động khi xe đã tiếp cận đúng vị trí Xe bốc dỡ hàng hoá tàu bay ➢ Quy định an toàn tối thiểu khi cung cấp một số dịch vụ khác tại khu bay Xe thang, cầu hành khách, xe suất ăn, xe phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt tiếp cận tàu bay sao cho tấm cao su đệm đầu trên áp sát vào thân tàu bay mà khi tàu bay thay đổi tải trọng không bị ảnh hưởng. Xe suất ăn khi tiếp cận và rời khỏi tàu bay phải có người chỉ huy; đảm bảo khoảng cách đến tàu bay thật phù hợp; sàn trên của xe suất ăn phải đặt sao cho không ảnh hưởng đến việc mở cửa tàu bay khi tàu bay thay đổi tải trọng; phải có bộ phận bảo vệ ngưỡng cửa tàu bay khi kéo xe chở thức ăn từ xe nâng suất ăn lên tàu bay. 16
  19. Xe vệ sinh, xe cấp nước sạch phải bảo đảm vị trí của sàn làm việc theo quy định của tài liệu Hướng dẫn sử dụng. Nhân viên vận hành không được làm việc trên sàn khi xe còn đang chuyển động; các ống hút, cấp dẫn phải được thu gọn trước khi xe chuyển động. Xe đầu kéo không được quá 4 đo-ly và tổng chiều dài các đo-ly không được vượt quá 12,2 m (40 feet), không kể chiều dài cần kéo. Trước khi kéo phải đảm bảo thùng đựng hàng đã được đậy nắp, chốt của cần kéo đã được lắp chắc chắn, an toàn; chỉ được tháo các đo-ly ra khỏi đầu kéo khi xe đầu kéo đã dừng lại hẳn; không được vừa chạy vừa xả các đo-ly theo quy định tại điểm k khoản 6 Điều 60 Thông tư 17/2016/TTBGTVT. 2.4.2. Chứng chỉ hành nghề của nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất ➢ Khái quát Nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất bao gồm nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay, sân đỗ. Do đó, chứng chỉ hành nghề này giúp thống nhất quản lý công việc, công nhận, gia hạn năng lực hành nghề của những nhân viên nói trên, và ngoài ra còn có thể đổi, đình chỉ, thu hồi hoặc huỷ bỏ những giấy phép hành nghề đó nếu cần thiết. Nhân viên đánh tín hiệu tàu bay ➢ Đối tượng Đầu tiên, những người muốn xin cấp giấy phép hành nghề phải có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo cơ bản về chuyên ngành hoặc nghề phù hợp với lĩnh vực xin cấp giấy phép do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp. Chẳng hạn: Một tiếp viên hàng không không thể xin cấp giấy phép hành nghề của nhân viên bảo dưỡng. 17
  20. Tiếp đến, tùy theo vị trí và chức năng mà sẽ phải có những giấy phép hành nghề khác nhau, hiện tại các cơ quan thẩm quyền công nhận và cấp giấy phép cho một số đối tượng sau: 1. Các thành viên tổ bay, giáo viên bay; 2. Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay; 3. Nhân viên không lưu; 4. Nhân viên khai thác thông tin hàng không; 5. Nhân viên quan trắc và dự báo khí tượng hàng không; 6. Nhân viên điều hành khai thác bay (Flight operation officer/flight dispatcher); 7. Nhân viên đánh tín hiệu hoặc hướng dẫn tàubay lăn; 8. Nhân viên lái xe và nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất tại khu bay; 9. Các đối tượng khác theo quy định của Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Kiểm soát viên không lưu ➢ Trách nhiệm Đương nhiên, những người được cấp giấy phép hành nghề phải có trách nhiệm: • Bảo quản giữ gìn, tránh làm mất mát, hư hỏng giấy phép hành nghề; • Không được sửa chữa, tẩy xoá nội dung ghi trong giấy phép hành nghề; • Không được đổi, mượn hoặc cho mượn giấy phép hành nghề; 18
  21. • Phải mang theo mỗi khi làm nhiệm vụ • Phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng; • Phải nộp trả giấy phép hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi nghề hoặc công việc khác Chứng chỉ cho nhân viên đánh tín hiệu tàu bay ➢ Thời hạn: Thời hạn là khoảng thời gian chứng chỉ còn có giá trị. Giá trị hiệu lực của giấy phép hành nghề phụ thuộc vào hiệu lực của năng định chuyên môn và giám định y khoa được ghi trong giấy phép hành nghề. Cụ thể như là: • 60 tháng đối với các thành viên tổ lái, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay thuộc đối tượng áp dụng theo Quy chế về nhân viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng (QCHK-66) tại tổ chức bảo dưỡng theo QCHK -145. • 36 tháng đối với: giáo viên bay, giáo viên kỹ thuật tàu bay. • 24 tháng đối với: kíp trưởng không lưu, huấn luyện viên không lưu, nhân viên lái xe và nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất tại khu bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay không thuộc đối tượng áp dụng theo QCHK-66. • 12 tháng đối với các đối tượng khác. 19
  22. 2.5. Một số ví dụ thực tế ❖Tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài Từ ngày 05/11/2017 đến ngày 11/11/2017, Cảng HKQT Nội Bài đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp đón tiễn, phục vụ đại biểu tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 gồm 04 chuyến bay chuyên cơ nguyên thủ các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Chi Lê và Canada; 08 chuyến bay chuyên cơ trong nước và 12 chuyến ưu tiên đến/đi qua Cảng HKQT Nội Bài đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn, chu đáo, trọng thị. Có được kết quả như trên là nhờ sự nỗ lực của tất cả các cơ quan, đơn vị trong dây chuyền phục vụ cũng như các lực lượng chuyên ngành phối hợp chặt chẽ tại Cảng từ khâu lập kế hoạch, bố trí trực tăng cường lực lượng, điều phối hoạt động hàng ngày cho đến việc chuẩn bị tốt nhất trang thiết bị cơ sở hạ tầng tại Cảng. Tăng cường cấp độ an ninh,chỉ đạo công tác điều hành phối hợp, ứng trực tại Cảng: Là đầu mối chủ trì trong công tác điều phối khai thác, Cảng HKQT Nội Bài thường xuyên cập nhật thông tin từ các Tiểu ban của Ban Tổ chức APEC 2017 triển khai đến các đơn vị trực thuộc Cảng HK và các đơn vị có liên quan thông qua Hội nghị Giao ban phối hợp 2 lần mỗi ngày; Chủ trì phối hợp các đơn vị phục vụ mặt đất, Hãng HK có liên quan triển khai bố trí tàu bay khai thác tại các vị trí thuận lợi phục vụ các chuyên bay chở các đại biểu tham dự APEC 2017. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay: Cảng thường xuyên kiểm tra và thực hiện duy tu bảo dưỡng hệ thống sân đường, trang thiết bị thông tin dẫn đường, điện, đèn tín hiệu, bảo đảm hoạt động ổn định; bổ sung tạm thời 07 vị trí đỗ tàu bay trên đường lăn S1; Phối hợp với chính quyền địa phương hoàn tất việc cắt bỏ cây cao khu vực lề hai bên đường CHC 11L/29R và khu vực đầu phía đông; Phối hợp với các Hãng hàng không và VAECO điều chuyển các chuyến bay thường lệ, bãi đỗ phương tiện sang các vị trí khác để ưu tiên khu vực đỗ tập trung cho các tàu bay phục vụ APEC, chuyên cơ; Tăng cường công tác vệ sinh môi trường, kiểm soát chặt chẽ FOD trong khu bay; Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng Đảm bảo an ninh công nghệ thông tin: Trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao APEC 2017, Cảng tạm thời ngắt các đường kết nối vật lý hỗ trợ giám sát, bảo trì, nâng cấp từ xa của các hệ thống SCN, MIS, BHS , ngắt toàn bộ các kết nối không dây wifi, NFC, Bluetooth có thể truyền dữ liệu trên hệ thống màn hình FIDS tại nhà ga hành khách T1, T2; Hệ thống cung cấp dữ liệu cho hệ thống SMIS được kiểm soát chỉ cho phép kết nối từ điểm đến điểm; Vô hiệu hóa các phần mềm hỗ trợ quản trị, điều khiển, 20
  23. giám sát từ xa qua Internet như VNC, Team Views ; thực hiện back up dữ liệu, lập phương án dự phòng và tổ chức diễn tập ứng phó xử lý sự cố. Quá tải tại khu bay cảng hàng không quốc tê Nội Bài Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho hay, hiện tại, sân bay Nội Bài đã phải đối mặt với vấn đề quá tải, tuy nhiên chưa phải ở khu vực nhà ga hành khách mà nằm trong khu bay. “Câu chuyện quá tải ở Nội Bài đang nằm ở khu bay, trong đó đặc biệt là vị trí đỗ tàu bay. Hiện tại, các hãng hàng không đang xin thêm 15 - 20 vị trí đỗ tàu bay qua đêm. Chúng tôi phải xây dựng phương án cho tàu bay đỗ trên cả đường lăn. Dự kiến, trong năm nay Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ đầu tư, mở rộng sân đỗ nhưng cũng phải đến năm 2018 mới có thể bổ sung các vị trí đỗ mới”, báo Giao thông dẫn lời ông Hùng nói. Nhà ga T2 Nội Bài chật ních hành khách vào những dịp cao điểm Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh ACV lên kế hoạch đầu tư 5 năm 2016- 2020, tổng nhu cầu vốn hơn 31,6 nghìn tỷ đồng. Theo đó, ACV sẽ tập trung đầu tư các dự án nâng cao năng lực khai thác hệ thống sân đường, hệ thống trang thiết bị khu bay tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội Bài. Mở rộng sân đỗ máy bay tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội Bài, Liên Khương, Buôn Mê Thuột, Cần Thơ, Côn Đảo 21
  24. Đồng thời mở rộng nhà ga hành khách, mở rộng sân đỗ máy bay, nâng cấp đường cất hạ cánh Phú Quốc. Sửa chữa cải tạo hệ thống sân đường khu bay tại Cảng hàng không Liên Khương, Buôn Mê Thuột, Côn Đảo Trả lời báo chí vào tháng 3/2017, ông Đỗ Tất Bình, Phó Tổng giám đốc ACV, cho hay, hiện ACV đã trình kế hoạch lên Bộ Giao thông Vận tải, qua đó xin ý kiến triển khai từ Thủ tướng. Về nguyên tắc, vốn đầu tư các hạng mục hạ tầng trong khu bay được thực hiện toàn bộ bằng ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, theo tài liệu ACV trình Đại hội đồng cổ đông thường niên (diễn ra vào ngày 28/6), tổng chi phí trong năm 2017 của đơn vị này ước tính khoảng 9.625 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sửa chữa tài sản. Trong đó, sân bay Nội Bài sẽ được cấp 1.200 tỷ đồng sửa ga T1 và nâng cấp bãi đỗ. Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải sân đỗ tàu bay như thế nào? VOV.VN - Hiện cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang bị quá tải nghiêm trọng vị trí đỗ cho tàu bay đậu qua đêm Những ngày gần đây, dư luận hết sức quan tâm việc Cục Hàng không Việt Nam đề nghị các hãng hàng không trong nước triển khai kế hoạch đưa tàu bay đậu qua đêm ở sân bay Cần Thơ, nhằm giảm tải cho sân đỗ tàu bay ở Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Vậy thực hư việc quá tải ở Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào thời điểm này như thế nào? Hạ tầng sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải nghiêm trọng. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào lúc cao điểm 17h hàng đoàn máy bay nối đuôi nhau trườn ra đường băng sếp “lốt” (slot) đợi đến lượt cất cánh. Trên bầu trời, cứ khoảng 2 phút lại có một máy bay cất hoặc hạ cánh. Đã từ lâu, khu vực xung quanh sân bay bị 22
  25. ô nhiễm nghiêm trọng về tiếng ồn của máy bay và khói bụi, không khí. Ngoài cổng sân bay là ùn tắc giao thông thường xuyên kéo dài. Anh Lê Trung Tuấn, ở đường Quang Trung, Quận Gò Vấp cho biết: Cứ 2, 3 phút lại có máy bay hạ xuống đây, máy bay cứ như sát kề trên đầu người dân. Những máy bay nhỏ, loại 2 động cơ còn đỡ chứ nhiều máy bay cỡ lớn, có 4 động cơ mà hạ cánh thì tiếng ồn kinh khủng, sợ lắm “Nói chung tôi sống ở đây lâu rồi, ồn ào lắm. Nhà cửa thì không được xây cao vì an toàn đường cất hạ cánh. Nhiều nhà có con nhỏ, mỗi lần máy bay hạ cánh con nít lại khóc thét. ”, anh Tuấn cho biết thêm. Hiện mỗi ngày, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đón khoảng 480-500 chuyến bay, vào dịp lễ tết có ngày lên đến hơn 600 chuyến. Ban ngày sân bay Tân Sơn Nhất quá tải đường cất hạ cánh. Ban đêm, sân bay tiếp tục quá tải về nơi đỗ máy bay, đó là thực trạng hiện nay. Máy bay nối đuôi nhau chờ cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sản lượng hành khách năm 2016 đã đạt trên 32.600.000, tăng 22,8% so với năm 2015. Riêng tết Đinh Dậu 2017 sắp tới, sản lượng, tần suất chuyến bay ở Tân Sơn Nhất sẽ tăng 22% so với lịch bay mùa Đông và tăng 19,6% so với lịch bay Tết 2016. Riêng bãi đỗ sân bay, hiện nay Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có 50 vị trí đỗ khai thác thương mại và 29 vị trí đỗ phục vụ cho tàu bay đậu qua đêm. Với việc tăng tần suất bay như thế này đang gây ra áp lực lớn không chỉ việc đỗ của tàu bay mà còn là sự quá tải có thể nhìn thấy của cả hệ thống sân bay Tân Sơn Nhất. 23
  26. Ông Nguyễn Nam Tiến – Phó Tổng giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết: “Hiện tại đã bị quá tải ở nhiều công đoạn, cảng thì không thể nào can thiệp gì được vì lịch bay phụ thuộc vào các hãng. Những lúc cao điểm sáng và chiều thì ùn tắc rất nhiều ”. Sân bay cần thơ dự kiến sẽ là nơi san tải về nơi đỗ máy bay cho Tân Sơn Nhất. Trong khi đó, theo Bộ Giao thông vận tải, việc quá tải ở Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã được cảnh báo từ lâu. Mặc dù thời gian qua, ngành giao thông và hàng không đã tập trung đầu tư nâng cấp nhưng không thể chạy theo kịp đà tăng trưởng nóng. Và vì thế, quá tải ở Tân Sơn Nhất nhất là dịp cao điểm tết sắp tới đang là thách thức lớn cho hàng không. “Sau khi chúng ta mở rộng nhà ga Quốc tế Tân Sơn Nhất, nhà ga thứ 2 triệu lên 10 triệu hành khách /1 năm, và có thể mở rộng tối đa lên 15 triệu hành khách 1 năm. Đồng thời, nhà ga quốc nội cũng 10 triệu hành khách /năm. Đến năm 2015, đã khai thác hết công suất, còn đối với nhà ga quốc tế cũng đã khai thác 9 triệu hành khách/năm. Như vậy chúng tôi tính toán đến năm 2017 này cả nhà ga quốc tế và quốc nội đều quá tải nghiêm trọng ”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết thêm. Theo cam kết giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải, phía quân đội sẽ cho Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất mượn 21 hecta sân đỗ máy bay quân sự để nâng cấp làm sân đỗ cho máy bay thương mại. Phía Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, 21 hecta này đến nay vẫn chưa được bàn giao rõ ràng. Điều đáng nói là diện tích này nếu được bàn giao thì sẽ được giao thằng cho Tổng công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines để doanh nghiệp này đầu tư làm bãi đỗ tàu bay chứ phía cảng không đầu tư. Hơn nữa, phía Cảng cũng cho rằng, 21 hecta này cũng chỉ có thể đáp ứng thêm được bãi đỗ cho 13 tàu bay và như thế vẫn chưa thể có lời giải lâu dài cho việc thiếu chỗ đỗ tàu bay ở Tân Sơn Nhất./. 24
  27. Để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, đặc biệt là về chỗ đỗ máy bay tĩnh ban đêm, mới đây Cục hàng không Việt Nam vừa đề nghị các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco sớm triển khai kế hoạch đưa tàu bay đậu qua đêm ở sân bay Cần Thơ, nhằm giảm tải cho Tân Sơn Nhất. Các hãng báo cáo việc thực hiện trước ngày 30/1/2017. Theo Cục Hàng không, do mật độ khai thác bay tăng cao, đặc biệt là tăng chuyến và mở mới các đường bay nội địa, nên số lượng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam ngày càng nhiều, gây áp lực rất lớn lên kết cấu hạ tầng hàng không, đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất. Hiện Tân Sơn Nhất có 57 chỗ đậu máy bay, song số máy bay các hãng trong nước đậu qua đêm tại đây thường cao hơn số lượng sân bay có thể điều phối được. Theo ông Võ Huy Cường -Phó cục trưởng Cục Hàng không giải thích: yêu cầu trên không phải là dồn máy bay từ Tân Sơn Nhất đến sân bay Cần Thơ đậu qua đêm, rồi sáng mai quay lại TP HCM đón khách. "Thực hiện yêu cầu này, hãng hàng không phải sắp xếp lại lịch bay, các chuyến bay trong khuôn khổ Tân Sơn Nhất điều phối được vẫn đến sân bay này bình thường. Còn lại thì bố trí các chuyến bay cuối ngày về sân bay Cần Thơ đỗ qua đêm, sáng hôm sau sẽ khởi hành đi các tỉnh phía Bắc tại đây, chứ không phải khởi hành từ Tân Sơn Nhất", ông Cường nói Theo ông Cường, ngoài Cần Thơ, các hãng hàng không cũng đã chọn nhiều sân bay như Cam Ranh, Đà Nẵng, Cát Bi làm chỗ đỗ máy bay qua đêm để giảm tải cho Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Hơn 5.200 tỷ đồng cải tạo đường lăn, cất hạ cánh 3 sân bay (TBTCO) - Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) tính toán cần tới hơn 5.200 tỷ đồng cho các hạng mục cải tạo, nâng cao năng lực khai thác hệ thống sân đường khu bay. 25
  28. Ảnh minh họa Để nâng cao năng lực khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Cát Bi đáp ứng tốc độ tăng trưởng và nhu cầu hạ tầng, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) tính toán cần tới hơn 5.200 tỷ đồng cho các hạng mục cải tạo, nâng cao năng lực khai thác hệ thống sân đường khu bay. Đây là nội dung phía ACV vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương và kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cao năng lực khai thác tại các hàng không trên. Theo đó, dự án cải tạo, nâng cao năng lực khai thác hệ thống sân đường khu bay Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ có tổng mức đầu tư 1.910 tỷ đồng. Thời gian thi công công trình 16 tháng. Trong đó giai đoạn 1 sẽ cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, các nút đường lăn nối và hệ thống thiết bị đảm bảo khai thác với số tiền 680 tỷ đồng. Giai đoạn 2 xây dựng mới 2 đường lăn thoát nhanh, đường lăn song song tiêu tốn 1.230 tỷ đồng. Lãnh đạo ACV cho biết, dự báo đến năm 2020, sản lượng khai thác tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất sẽ đạt 45 triệu hành khách/năm, vượt quá năng lực khai thác hiện tại của Cảng (25 triệu hành khách). Chưa kể, tần suất cất hạ cánh của các loại tàu bay làm xuất hiện những hư hỏng trên bề mặt bê tông nhựa đường cất hạ cánh. Tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, ACV đánh giá tình trạng quá tải về năng lực khai thác hệ thống sân đường khu bay sẽ xảy ra trong 5 năm tới khi tốc độ tăng trưởng về hành khách vượt quá công suất. Dự báo năm 2020, sản lượng hành khách tại Cảng hàng không Nội Bài tiếp tục tăng đạt mức 31 triệu hành khách/năm và đạt mức 45 triệu hành khách/năm vào năm 2025 trong khi năng lực khai thác tại Nội Bài được phê duyệt quy hoạch giai đoạn đến năm 2020 đáp ứng 20 - 25 triệu hành khách/năm. 26
  29. Vì thế, phía ACV cũng tiến hành cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn nối với tổng mức đầu tư dự kiến 2.300 tỷ đồng có thời gian thi công khoảng 16 tháng. Đối với dự án sửa chữa, xây dựng đường lăn song song N, Cảng hàng không Cát Bi, phía ACV đưa ra tổng mức đầu tư 1.018 tỷ đồng, trong đó cải tạo sửa chữa hệ thống đường lăn đoạn từ đường lăn W3 đến đường lăn N1 (khởi công quý I/2018 và hoàn thành quý IV/2018), cải tạo sửa chữa hệ thống đường lăn đoạn từ đường lăn W4 đến đường lăn N7 (hoàn thành quý I/2019). Trong điều kiện ngân sách nhà nước để đầu tư cho các dự án khu bay còn hạn chế, ACV đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép đơn vị sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay và ứng quỹ đầu tư phát triển của ACV để triển khai các dự án nêu trên. Đặc biệt, ACV sẽ thực hiện hạch toán riêng chi phí các dự án này và sẽ quyết toán khi phương án quản lý, khai thác tài sản khu bay được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mất điện ở đường lăn, tàu bay vào sân đỗ bằng đèn di động. Sự cố mất điện ở đường lăn W15 khiến tàu bay phải dùng đèn di động để vào sân đỗ. Sự cố mất điện trên đường lăn W15 nên phải sử dụng đèn chiếu sáng di động và xe dẫn đường dẫn dắt tàu bay về sân đỗ Ngày 8/8, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phát đi thông báo về sự cố mất điện trên đường lăn W15 vào tối 6/8. Theo đó, vào lúc 19h15 ngày 6/8, một phần hệ thống đèn đường lăn W15 tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị sự cố mất điện trong khi có máy bay đang dừng chờ trên đường lăn này. Sự cố trên khiến tàu bay không tự lăn về sân đỗ được. Ngay khi nhận được thông tin từ đài chỉ huy, Trung tâm Khai thác khu bay Tân Sơn Nhất khắc phục sự cố trên, đồng thời chủ động kéo đèn chiếu sáng di động và xe 27
  30. dẫn đường (follow me car) dẫn dắt cho 4 máy bay đang chờ trên W15 về bến đậu an toàn. Đến 20h44’ cùng ngày, Trung tâm Khai thác khu bay Tân Sơn Nhất đã khắc phục xong toàn bộ hệ thống điện đường lăn W15, đảm bảo an toàn hoạt động khai thác. Ông Phạm Vũ Cường, Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết: Cảng đã có phương án thay thế, điều hành chỉ đạo kịp thời khi có sự cố xảy ra, nên hoạt động khai thác vẫn diễn ra bình thường. 28
  31. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận trên giới thiệu về sân đỗ và khu bay, những phương tiện cần thiết cho việc khai thác sân đỗ và khu bay và cho thấy hiện trạng sân đỗ và khu bay tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Và cho thấy ngành hàng không trong những năm tới phát triển rất mạnh mẽ. Quản lý, khai thác hạ tầng sân đỗ và khu bay là một trong những vấn đề nóng được đặt ra để giảm vấn đề quá tải tại các sân bay hiện nay. Việc mở rộng sân đỗ và khu bay tại sân bay tân sơn nhất là vô cung cấp thiết trong những năm tới khi ngành công nghiệp hàng không càng ngày càng phát triển. Khi khách hàng trong nước ngày cằng gia tăng và ngành du lịch trong nước đang phát triển mạnh mẽ và sự ra đời của những hãng hàng không mới. Hiện trạng quá tải tại sân bay tân sơn nhất cũng là một vấn đề cấp bách cho TCT Cảng hàng không VN, giải pháp tham gia đầu tư xây dựng sân đỗ chờ qua đêm, sân đỗ trước hangar (xưởng bảo dưỡng máy bay), các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và khu nhiên liệu tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất Vậy việc quy hoạch mở rông sân đỗ và khu bay là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay để phục vụ cho việc khai thác. 29