Đề tài Đánh giá và nâng cao việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đánh giá và nâng cao việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_danh_gia_va_nang_cao_viec_van_dung_phu_hop_cac_thu_tu.pdf
Nội dung text: Đề tài Đánh giá và nâng cao việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng
- Khoá luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Thạc sĩ HOÀNG GIANG, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong công ty TNHH Kiểm toán FAC đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được cọ sát, tiếp cận ngành học của mình qua thực tiễn. Ngoài ra, em cũng rất biết ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường Đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai. Trong quá trình thực tập, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế, và hạn chế về nhận thức nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về công ty TNHH Kiểm toán FAC ; nên rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo. Cuối cùng, em kính chúc thầy cô cùng các anh chị trong công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng dồi dào sức khỏe, và thành công trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Thị Bích Huệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ
- Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 5. Tính mới của đề tài: 3 6. Kết cấu của khóa luận: 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1.Tìm hiểu chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính. 5 1.2.Tìm hiểu về khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC: 16 1.3.Mối quan hệ giữa thủ tục phân tích và kiểm toán khoản mục doanh thu: 19 1.4.Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu: 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN 23 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng. 23 2.2. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện. 29 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN 50 TRƯỜNG3.1.Ưu điểm: ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ50 3.2.Nhược điểm: 52 3.3.Nguyên nhân của các tồn tại trên: 54 3.4.Giải pháp: 55 PHẦN III: KẾT LUẬN 62 SVTH: Phạm Thị Bích Huệ
- Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính. BH: Bán hàng. DN: Doanh nghiệp. DV: Dịch vụ. HTK: Hàng tồn kho. ISA: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. KTV: Kiểm toán viên. SXKD: Sản xuất kinh doanh. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp VN: Việt Nam. VSA: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ
- Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng biểu, Nội dung Sơ đồ Bảng 1.1. Các phương pháp phân tích 8 Bảng 1.2: Lựa chọn loại hình phân tích. 12 Bảng 1.3. Bảng sai sót tiềm tàng làm giảm doanh thu 21 Bảng 1.4. Bảng sai sót tiềm tàng làm tăng doanh thu 21 Bảng 2.1. Bảng phân tích tổng thể các khoản mục công ty cổ phần ABC 32 Bảng 2.2. Bảng phân tích tổng thể các khoản mục công ty cổ phần DEF 36 Bảng 2.3. Mức trọng yếu 39 Bảng 2.4. Bảng phân tích biến động doanh thu giữa các tháng của công ty ABC 41 Bảng 2.5. Bảng phân tích biến động doanh thu giữa các tháng của công ty DEF.43 Bảng 2.6. Phân tích biến động tỷ lệ lãi gộp năm 2011 tại công ty Cổ phần ABC.44 Bảng 2.7. Phân tích biến động tỷ lệ lãi gộp năm 2011 của Công ty TNHH DEF .45 Bảng 2.8. Bảng ước tính doanh thu công ty cổ phần ABC năm 2011 47 Bảng 2.9. So sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch tại công ty DEF năm 2011. 48 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Kiểm toán FAC. 25 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh TNHH Kiểm toán FAC tại Đà Nẵng 25 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ
- Khoá luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Nếu như trên thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện trên 100 năm, thì ở Việt Nam, tính đến năm 2012, bộ phận kiểm toán độc lập mới trải qua gần 21 năm hình thành và phát triển. Tuy chỉ chừng ấy thời gian (từ năm 1991 đến nay), nhưng Kiểm toán độc lập Việt Nam đã không ngừng phát triển nhanh về số lượng, quy mô, cho đến chất lượng dịch vụ cung cấp. Đây là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò mang lại độ tin cậy cho các thông tin tài chính thông qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, qua đó tạo cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế. Và để hoàn thành tốt vai trò này, một trong những vấn đề mà kiểm toán viên của tổ chức kiểm toán độc lập phải làm được, là thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị để khẳng định tính trung thực, sự hợp lý của các báo cáo tài chính của khách hàng. Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán, một trong những phương pháp phải kể đến đầu tiên, chính là "thủ tục phân tích". Bởi vì không những giúp kiểm toán viên khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng, hiệu quả, thủ tục phân tích còn là kỹ thuật thu thập bằng chứng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Khái niệm "thủ tục phân tích" ở đây được hiểu: "là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẩn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến" (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520). Đây là một thủ tục không thể thiếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Còn trong giai đoạn thực hiện các thử nghiệm cơ bản, thủ tục phân tích là không bắt buộc nhưng lại được các kiểm toán viên thực hiện thường xuyên. TRƯỜNGVậy, thủ tục phân tíchĐẠI được thực HỌC hiện như thKINHế nào trong m TẾột cuộc -kiểm HUẾ toán? Tầm quan trọng của nó ra sao? Làm thế nào để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc vận dụng thủ tục phân tích vào quá trình kiểm toán, nhằm tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường hiện nay? Đặc biệt là thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu - một bộ phận cần thiết hợp thành báo cáo tài chính, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 1
- Khoá luận tốt nghiệp hiệu quả hoạt động và mức độ tích cực trên các mặt của doanh nghiệp; hơn nữa, doanh thu là một trong những điểm trọng yếu trên báo cáo kết quả kinh doanh, là cơ sở để tiến hành xác định lỗ, lãi trong kỳ của doanh nghiệp, cũng là nhân tố quan trọng trong việc xác định các nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, do đó nó chứa nhiều khả năng sai sót có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Vậy nên, trong thực tế KTV đã áp dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu này như thế nào? Và với cách làm như vậy, thủ tục phân tích đã phát huy hết tác dụng trong việc tìm kiếm gian lận sai sót trọng yếu đối với khoản mục doanh thu trong báo cáo tài chính chưa? Để trả lời những thắc mắc này, tôi đã quyết định chọn Công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng - một công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động trong môi trường có nhu cầu cao về kiểm toán, để thực hiện đề tài: "Đánh giá và nâng cao việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng". 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng vận dụng các thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng thực hiện. Cụ thể: - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về thực hiện thủ tục phân tích nói chung và thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu nói riêng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Đánh giá ưu nhược điểm của thủ tục kiểm toán này trên phương diện lý thuyết. - Khảo sát và đánh giá thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu do công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng thực hiện. Phân tích những nhân tố tác động đến việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích này. - Đề ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng thủ tục phân TRƯỜNGtích đối với khoản mục ĐẠIdoanh thu HỌCtại các khách KINH hàng của công TẾ ty TNHH - HUẾKiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu trong hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán FAC. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 2
- Khoá luận tốt nghiệp - Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012. - Không gian: tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng. 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu thứ cấp: + Thông tin cần thu thập: . Thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu được thực hiện đối với các khách hàng của FAC như thế nào. . Các số liệu trên báo cáo tài chính của các khách hàng của FAC. . Các chỉ số phân tích báo cáo tài chính liên quan đến khoản mục doanh thu. . Các thông tin cần thiết khác. + Nguồn thu thập số liệu: . Hồ sơ kiểm toán của FAC. . Các báo cáo tài chính của khách hàng. . Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính. . Các nguồn thu thập khác. b. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp thống kê, mô tả, bảng biểu. 5. Tính mới của đề tài Đề tài: "Đánh giá và nâng cao việc vận dụng phù hợp các thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng" cho đến nay là đề tài lần đầu tiên được thực hiện tại FAC, cũng như tại Đại học Kinh tế Huế. Tuy nhiên, các đề tài tương tự về thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu đã từng được sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân tiến TRƯỜNGhành nghiên cứu. Mặc dĐẠIù vậy, các HỌCđề tài của nhữngKINH sinh viên TẾ này, thư -ờng HUẾ được thực hiện tại các công ty Kiểm toán lớn, hoạt động lâu năm (như AAC, Ernst and Young ), do đó việc vận dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu luôn được đánh giá cao, ít nhược điểm và chương trình khá hoàn thiện. Vì thế, các giải pháp mà những đề tài này đưa ra chỉ mang tính lý thuyết, không được sát với thực tế, và chưa mang SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 3
- Khoá luận tốt nghiệp tính hữu dụng cao. Trong khi đó, phần giải pháp của đề tài tại FAC thực sự cần thiết cho công ty. Bên cạnh đó, tính mới của đề tài còn thể hiện ở phương pháp thực hiện nghiên cứu. Không giống như những đề tài đã thực hiện, việc vận dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu ở đề tài này được thực hiện dựa trên chính quá trình đi kiểm toán thực tế cùng công ty, chứ không phải dựa trên hồ sơ kiểm toán mà các kiểm toán viên đã làm. (Các số liệu, thông tin, nhận xét, sự giải thích trong những ví dụ minh họa đều do chính sinh viên trực tiếp thu thập. Tại thời điểm sinh viên viết báo cáo, công ty Kiểm toán FAC đang hoàn thành hồ sơ kiểm toán cho các công ty trong ví dụ này). 6. Kết cấu của khóa luận Phần I: Cơ sở lý luận 1. Tìm hiểu chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính. 2. Vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán tài chính. 3. Quy trình thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu. Phần II: Thực trạng vận dụng thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán khoản mục doanh thu do công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng thực hiện. 1. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán FAC. 2. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện. Phần III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu tại các khách hàng của công ty TNHHKiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng. 1. Nhận xét về việc áp dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu trong thực tế. TRƯỜNG2. Một số kiến nghị ĐẠI nhằm ho HỌCàn thiện các KINH thủ tục phân tíchTẾ trong - ki HUẾểm toán báo cáo tài chính tại công ty FAC. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 4
- Khoá luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tìm hiểu chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm: Theo chuẩn mực Kiểm toán quốc tế 56 (AU318): "Thủ tục phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện qua một cuộc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các thông tin tài chính và phi tài chính gồm cả những quá trình so sánh các số tiền ghi trên sổ với số ước tính của kiểm toán viên" Và theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 (VSA 520), đó là "việc phân tích các số liệu thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có số chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến". Như vậy, thủ tục phân tích chỉ sử dụng để đánh giá sự hợp lý chứ không sử dụng để đánh giá sự chính xác của các chỉ tiêu. 1.1.2. Vai trò của thủ tục phân tích trong báo cáo tài chính: 1.1.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch: Theo VSA 520.09 và ISA 520, việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là một thủ tục bắt buộc trong quá trình kiểm toán. Thủ tục phân tích là một trong những phương thức hiệu quả để tìm hiểu về môi trường kinh doanh, nắm bắt các đặc điểm ngành nghề, phương thức quản lý và hoạt động của đơn vị. Từ đó mang lại cho kiểm toán viên một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về toàn bộ tình hình tài chính của đơn vị. Thủ tục phân tích còn giúp phát hiện những biến động bất thường qua đó giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao. TRƯỜNGThông qua thủ tục phân ĐẠItích , kiểm HỌC toán viên s ẽKINH xác định nội dung,TẾ lịch - trHUẾình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. Ngoài ra, nhờ việc phân tích sơ bộ tình hình tài chính (nhất là khả năng thanh toán), kiểm toán viên sẽ có đánh giá ban đầu về giả định hoạt động liên tục. -Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 5
- Khoá luận tốt nghiệp 1.1.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Theo VSA 520 "trong quy trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai ". Cụ thể, quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Hay nói cách khác, trường hợp sau khi áp dụng thủ tục phân tích, không phát hiện được bất kỳ sự chênh lệch bất thường hay mối liên hệ không hợp lý nói chung của khoản mục kiểm toán, từ đó có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết không cần thiết. Phân tích còn giúp phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu. 1.1.2.3. Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán: "Kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị" (VSA 520) Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên báo cáo tài chính. Đồng thời, thủ tục phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện kiểm toán bổ sung. Tóm lại, phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả vì thời gian ít, chi phí thấp, mà lại có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung về các số liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể. 1.1.3. Nội dung của thủ tục phân tích: TRƯỜNGMột thủ tục phân tíchĐẠI gồm 3 yếuHỌC tố: Dự đoán, KINH so sánh và TẾđánh giá. - HUẾ 1.1.3.1. Dự đoán: Là việc ước tính về số dư tài khoản, giá trị chỉ tiêu tỷ suất hoặc xu hướng liên quan đến dữ liệu tài chính hoặc phi tài chính. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 6
- Khoá luận tốt nghiệp Việc dự đoán bao gồm các bước sau: - Đưa ra mô hình để dự đoán. - Xây dựng một mô hình để kết hợp những thông tin. - Dự đoán dựa vào mô hình đã xây dựng. 1.1.3.2. So sánh: Là việc xem xét giữa số liệu này và số liệu khác để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau. Việc so sánh bao gồm các bước sau: - Xác định một mức sai lệch cho phép. - So sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp. - Trình bày với khách hàng về các chênh lệch và yêu cầu giải thích. 1.1.3.3. Đánh giá: Là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và các kỹ thuật khác (phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh. Việc đánh giá không đơn thuần là chỉ dựa vào kết quả của so sánh và các phương pháp chuyên môn mà còn phải dựa vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, do đó rất cần đến sự linh hoạt của kiểm toán viên. Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những chênh lệch (nếu có) mà kết quả của sự so sánh: - Vẫn có những bất hợp lý (những chênh lệch đáng kể), nghĩa là kiểm toán viên đã không thu thập được một bằng chứng kiểm toán và kiểm toán viên nên cân nhắc xem liệu có nên tiến hành những thủ tục thay thế. Trong một vài trường hợp, kiểm toán viên nên xem xét khả năng có cần thiết xây dựng lại mô hình dự đoán và giảm TRƯỜNGchênh lệch. Nếu vẫn không ĐẠI thể giải HỌC thích được KINHnhững chênh lệchTẾ này, - ki ểmHUẾ toán viên sẽ đưa chênh lệch này vào bảng tóm tắt những chênh lệch chưa điều chỉnh. - Đã ở mức độ hợp lý: tùy mức độ trọng yếu của khaỏn mục để quyết định xem có nên: . Chấp nhận như một bằng chứng kiểm toán. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 7
- Khoá luận tốt nghiệp . Thận trọng hơn: hoàn thiện mô hình dự đoán để có kết luận so sánh chính xác hơn. . Thận trọng hơn nữa: tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Quy trình phân tích cũng được áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính của đơn vị thành viên hoặc từng thông tin riêng lẻ của các báo cáo tài chính. Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tùy thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên. 1.1.4. Các phương pháp phân tích: Bảng 1.1. Các phương pháp phân tích Thủ tục phân tích Mô tả Sử dụng biến động năm trước để dự đoán giá trị cho Phân tích xu hướng năm hiện hành. Ví dụ, xem xét doanh số từng tháng trong năm để từ đó đưa ra hướng dự đoán của doanh số. Dự kiến thông tin tài chính bằng cách sử dụng những dữ liệu hoạt động. Ví dụ, đối chiếu số lượng hàng tồn kho Phân tích dự báo đầu kỳ, doanh số và hàng tồn kho cuối kỳ đối với số lượng sản xuất và so sánh với số mua để kiểm tra tính đầy đủ, tính hiện hữu và tính chính xác. Bao gồm việc tìm hiểu sự hợp lý của mối quan hệ giữa nhiều chỉ tiêu trên BCTC. Ví dụ, phân tích tỷ suất giữa Phân tích tỷ suất chi phí bán hàng với tổng doanh thu của một loại sản phẩm để thu thập được các thông tin về tính hiện hữu, TRƯỜNG ĐẠItính chính HỌC xác và sự KINHđánh giá. TẾ - HUẾ Sử dụng số liệu của quá khứ để thiết lập mối quan hệ Phân tích hồi quy giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 8
- Khoá luận tốt nghiệp 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thủ tục phân tích: Việc áp dụng các thủ tục phân tích dựa trên giả thuyết rằng có sự tồn tại những mối quan hệ các dữ liệu và các mối quan hệ này phải được giữ nguyên trừ khi có bằng chứng ngược lại. Sự tồn tại của những mối liên hệ này cung cấp các bằng chứng về sự đầy đủ, tính chính xác và tính hợp thức của các dữ liệu do hệ thống kế toán cung cấp. Tuy nhiên độ tin cậy của những thủ tục phân tích phụ thuộc vào đánh giá của kiểm tóan viên về rủi ro, trong đó thủ tục phân tích không làm rõ được những biến đổi lớn trong khi có sự tồn tại của bất thường trọng yếu. Mức độ tin cậy mà kiểm toán viên đánh giá với một thủ tục phân tích phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1.1.5.1. Mức độ trọng yếu của khoản mục: Đối với những khoản mục trọng yếu, việc kết hợp giữa thủ tục phân tích với các thử nghiệm chi tiết được xem là cần thiết để tránh rủi ro. Trong các trường hợp này không phải là phủ nhận tính hữu ích của thủ tục phân tích mà cần nhận thức rõ rằng thủ tục phân tích ở đây sẽ có tác dụng to lớn trong việc xem xét khả năng có rủi ro ở khoản mục. Tuy nhiên, do tính hạn chế của bản thân nó nên việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết phải được xem xét đến và ở trong một chừng mực nào đó là do kết quả của thủ tục phân tích quyết định. Còn đối với các khoản mục không trọng yếu, nếu xét thấy thủ tục phân tích đã đủ đảm bảo mức độ tin cậy thì kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận. Ví dụ: Hàng tồn kho là trọng yếu thì không chỉ dừng lại ở quy trình phân tích mà còn thực hiện một số thủ tục kiểm tra chi tiết khác trước khi kết luận. Ngược lại khoản mục nợ phải thu được coi là không trọng yếu thì có thể chỉ căn cứ vào kết quả phân TRƯỜNGtích để kết luận ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ 1.1.5.2. Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán: Các thủ tục kiểm toán khác được áp dụng sẽ góp phần đánh giá mức độ đáng tin cậy của kết quả mà thủ tục phân tích mang lại. Ví dụ, thủ tục kiểm tra nghiệp vụ thu SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 9
- Khoá luận tốt nghiệp tiền sau ngày khóa sổ của khoản phải thu sẽ khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của quy trìn phân tích nợ phải thu theo thời hạn. 1.1.5.3. Độ tin cậy của số liệu: Nếu số liệu đem so sánh với số liệu chưa kiểm toán của năm hiện hành không đáng tin cậy thì kết quả so sánh sẽ thiếu chính xác. Do đó, kiểm toán viên phải xem xét độ tin cậy của những số liệu đó. Thường thì, nếu số liệu đã được kiểm tóan ở năm trước thì chúng có thể được xem là đáng tin cậy. Ngoài ra, kiểm toán viên có thể đánh giá độ tin cậy dựa vào nguồn gốc của thông tin: thông tin bên trong và thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Độ tin cậy của các thông tin bên trong phụ thuộc vào sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối với các thông tin bên ngoài thì độ tin cậy của nó phụ thuộc vào nguồn gốc thông tin. Các thông tin mà kiểm toán viên thu thập làm cơ sở để dự đoán và đối chiếu với thông tin đơn vị càng độc lập với đơn vị thì độ tin cậy sẽ càng cao. Thông tin có độ tin cậy cao sẽ cho một kết quả phân tích có hiệu quả, nếu không sẽ dẫn đến kết quả dự đoán của kiểm toán viên thiếu độ chính xác và vì thế thủ tục phân tích sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. 1.1.6. Số liệu của nhiều năm: Để xác định xu hướng có ý nghĩa phân tích thì nên so sánh các tỷ số, các tỷ lệ và các lượng tuyệt đối của nhiều kỳ với nhau sẽ cho kết quả chính xác hơn việc chỉ so sánh với kỳ trước đó. 1.1.7. Số liệu được chia nhỏ: Khi các thủ tục phân tích được áp dụng cho các báo cáo tài chính, điều này được TRƯỜNGxem như việc khảo sát sốĐẠI liệu tổng HỌC hợp. Sự phân KINH tích trong cácTẾ thể thức- HUẾ có nghĩa là kiểm toán viên thực hiện khảo sát dựa trên việc chia nhỏ hơn các số liệu tạo thành các Báo cáo tài chính. Khi điều này được làm một cách hợp lý, thủ tục phân tích đối với các số liệu được chia nhỏ có hiệu quả hơn là các số liệu tổng hợp. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 10
- Khoá luận tốt nghiệp Có hai cách chủ yếu để chia nhỏ số liệu: chia theo các đơn vị nhỏ hơn hoặc theo các kỳ thời gian ngắn hơn. Sự chia nhỏ làm tăng khả năng nhận diện các sai số bù đắp và các sai số có thể bị bỏ qua trong quá trình khảo sát số liệu tổng hợp. 1.1.8. Bản chất cơ sở dẫn liệu: Thủ tục phân tích có thể có hiệu quả hơn các thủ tục khác đối với cơ sở dẫn liệu nhưng lại kém hiệu quả hơn đối với cơ sở dẫn liệu khác. Ví dụ: Đối với cơ sở dẫn liệu "sự đầy đủ" thì thủ tục phân tích tỏ ra có hiệu quả hơn các thử nghiệm chi tiết, còn đối với cơ sở dẫn liệu "sự phát sinh" thì ngược lại, thủ tục phân tích có hiệu quả hạn chế hơn các thủ tục khác. 1.1.9. Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu so sánh: Nếu giữa các chỉ tiêu được so sánh không có mối quan hệ hoặc chỉ quan hệ một cách lỏng lẻo thì việc phân tích sẽ vô nghĩa. Trong nhiều trường hợp, chỉ có thể so sánh được cần phải loại trừ các nhân tố gây nhiễu bằng các phương pháp thích hợp. 1.1.10. Thời gian thực hiện thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích có hiệu quả nhất khi áp dụng cho toàn niên độ kiểm toán. Trong trường hợp áp dụng thủ tục phân tích cho một phần của niên độ, vai trò của thủ tục phân tích là giúp kiểm toán viên hiểu biết về tình hình kinh doanh và phân tích rủi ro, hơn là cung cấp một bằng chứng kiểm toán cho các cơ sở dẫn liệu trên các báo cáo tài chính. 1.1.11. Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ: Với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, việc chỉ đơn thuần áp dụng thủ tục TRƯỜNGphân tích, cho dù đối với ĐẠI những khoản HỌC mục không KINH trọng yếu, TẾđể đi đến - kếtHUẾ luận ngay sẽ có rủi ro cao. Do đó, đối với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém thì thủ tục phân tích không thể là thủ tục chính mà các thử nghiệm chi tiết sẽ là trọng tâm. Còn ngược lại, một hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá tốt thì thông tin cung cấp sẽ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 11
- Khoá luận tốt nghiệp có độ tin cậy cao và khi đó thủ tục phân tích mà kiểm toán viên áp dụng cũng cho những kết quả đáng tin cậy. 1.1.6. Trình tự thực hiện thủ tục phân tích: Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích cũng đòi hỏi nhiều ở sự phán đoán của KTV. Thông thường, thực hiện thủ tục phân tích phải trải qua những giai đoạn chủ yếu sau: 1.1.6.1. Chọn loại hình phân tích thích hợp: Nhìn chung các thủ tục phân tích áp dụng hiệu quả đối với các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hơn là đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dễ dự đoán hơn, trong khi các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán thường kết hợp nhiều loại hình nghiệp vụ phức tạp. Khi lựa chọn thủ tục phân tích, KTV có thể xem xét qua bảng sau đây: Bảng 1.2: Lựa chọn loại hình phân tích. Loại hình phân tích Đối tượng kiểm toán Phân tích dự đoán Phân tích tỷ suất Phân tích xu hướng Khoản mục trên Hạn chế Hữu ích Hạn chế BCĐKT Khoản mục trên Rất hữu ích Rất hữu ích Hữu ích BCKQ HĐKD (Nguồn: Giáo trình kiểm toán tài chính, trường ĐH kinh tế quốc dân) 1.1.6.2. Phát triển một mô hình: TRƯỜNGXác định các biến ĐẠItài chính vàHỌC các biến hoạt KINH động cũng nhTẾư mối - quan HUẾ hệ có thể dự đoán được giữa hai loại biến này. Ví dụ, xét trong chu trình tiền lương và nhân công thì biến tài chính có thể là tổng quỹ lương thực hiện trong một niên độ kế toán, biến hoạt động có thể là tổng số sản phẩm sản xuất ra trong kỳ hay tổng số thời gian lao động của cán bộ công nhân viên trong đơn vị được kiểm toán. (Hoặc chẳng hạn, SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 12
- Khoá luận tốt nghiệp chi phí về tiền lương có thể là sản phẩm của các biến số như: số lượng nhân viên và mức tiền lương bình quân hoặc số lượng sản phẩm và đơn giá tiền lương hoặc tỷ lệ tiền lương và tổng chi phí hay doanh số v v). Việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình cần căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữ liệu. Như vậy, với mỗi mô hình cần xác định rõ việc phát triển mô hình là để dự đoán số dư tài khoản hiện tại hay để dự đoán thay đổi so với số dư của năm trước. Thông thường, việc dự đoán thay đổi so với năm trước sẽ có hiệu lực khi số dư năm trước đã được kiểm toán. Khi đó có thể loại ra khỏi mô hình những biến độc lập không đổi so với năm trước. Chẳng hạn, có thể tính daonh thu năm nay của một khách sạn từ tỷ lệ thuê phòng trong suốt năm hiện tại so với năm trước nếu giá thuê phòng không đổi. Khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và vì vậy dự đoán sẽ chính xác hơn. Ngược lại, nếu mô hình và dự đoán đơn giản hóa quá nhiều cũng đồng nghĩa với đơn giản hóa các phép so sánh và mức hạn của bằng chứng kiểm toán. Để có thể tăng tính chính xác cho dự đoán bằng cách phát triển mô hình theo hướng chi tiết hóa dữ liệu, thậm chí chi tiết hóa thành nhiều mô hình nhỏ hơn. 1.1.6.3. Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ: Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tục phân tích. Dữ liệu có thể được thu thập từ các nguồn sau, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp: 1. Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác có liên quan. TRƯỜNG2. Số liệu kiểm ĐẠI toán giữa HỌC niên độ. KINH TẾ - HUẾ 3. Sổ sách đơn vị. 4. Các kế hoạch tài chính. 5. Chỉ tiêu một số doanh nghiệp cùng ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 13
- Khoá luận tốt nghiệp 6. Các tài liệu khác như: Các thông tin chung như sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; các thông tin đặc thù theo ngành và của doanh nghiệp Để bảo đảm tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hóa các dự tính. Các dự tính càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao do tính độc lập với tài khoản được dự tính được tăng lên. Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt như: - Nguồn của dữ liệu: Dữ liệu có nguồn độc lập từ bên ngoài có độ tin cậy cao hơn nguồn này từ bên trong. Với nguồn dữ liệu từ bên trong, độ tin cậy sẽ cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trị được kiểm toán. Những dữ liệu đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn dữ liệu chưa được kiểm toán.v v - Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những năm trước. - Mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng. 1.1.6.4. Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ: Dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu độc lập và tin cậy có thể so sánh ước tính này với giá trị ghi sổ. Phép so sánh này cần chú ý tới những xu hướng sau: - Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang được nghiên cứu: Mối quan hệ cụ thể này càng được đánh giá thường xuyên thì tính nhất quán cũng như độ tin cậy của mối quan hệ trong phân tích càng cao. Chẳng hạn, phân tích xu hướng biến động của doanh thu hàng tháng theo loại sản phẩm chắc chắn sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục hơn so với việc đơn thuần phân tích biến động này theo năm. - Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánh giá trị hàng TRƯỜNGtháng với nhau, chênh lệchĐẠI phát sinh HỌC có thể là biKINHến động tất yếuTẾ theo -m ùaHUẾ và theo đó không thể có giá trị bất biến hàng tháng. Để có được chênh lệch, cần so sánh với tháng cùng kỳ năm trước hoặc số tổng cộng trong cả năm. Có thể giữa giá trị ước tính và thực tế không có chênh lệch đáng kể. Thông thường đây là kết quả của cả quá trình chi SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 14
- Khoá luận tốt nghiệp tiết hóa ước tính và cả quá trình tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng trong bước lập kế hoạch kiểm toán. 1.1.6.5. Phân tích nguyên nhân chênh lệch: Chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót nhưng cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước tính trong phân tích. Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ những nhân viên của khách thể của kiểm toán, ít nhất là những minh chứng cho những vấn đề quan trọng. Nếu qua tiếp xúc vẫn không có được lời giải thích hợp lý thì cần xem xét lại giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính. Nếu vẫn còn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lời giải và bằng chứng cần được giải quyết qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu. 1.1.6.6. Xem xét những phát hiện qua kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống KSNB, hệ thống thông tin và những vấn đề khác. Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cở sở dẫn liệu, cả về mục tiêu kiểm toán và cả tình hình kinh doanh của khách hàng. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 quy định: "Trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tương ứng hoặc có chênh lệch lớn so với dự tính, KTV phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp" 1.1.7. Ưu, nhược điểm khi áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính: TRƯỜNG1.1.7.1. Ưu điểm: ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ Trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, áp dụng thủ tục phân tích sẽ mang lại những ưu điểm sau: - Cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, chính xác và có giá trị về số liệu kế toán. - Giúp đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa lầy vào các nghiệp vụ cụ thể. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 15
- Khoá luận tốt nghiệp - Tốn ít thời gian và chi phí. - Có thể sử dụng đối với tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính. - Được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán. 1.1.7.2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định như sau: - Không phải lúc nào cũng tạo ra được những bằng chứng có độ tin cậy cao. - Không phát hiện ra những sai sót có giá trị nhỏ hoặc những sai sót có giá trị lớn nhưng vận động ngược chiều nhau, bù trừ nhau. - Phải dựa trên mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh. - Đối với những khoản mục trọng yếu hay đối với những đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém thì thủ tục phân tích phải kết hợp với các thử nghiệm chi tiết nếu không sẽ có rủi ro cao. 1.2. Tìm hiểu về khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC: 1.2.1. Khái niệm doanh thu: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh thu gồm có doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư và doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác (Doanh thu hoạt động tài chính). TRƯỜNG1.2.2. Đặc điểm của ĐẠI khoản mục HỌC doanh thu: KINH TẾ - HUẾ Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, gồm doanh thu bán hàng - cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu và doanh thu thuần. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 16
- Khoá luận tốt nghiệp Doanh thu bán hàng - cung cấp dịch vụ là khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính, là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, khoản mục này là đối tượng của nhiều sai phạm vì những lý do sau: - Trong nhiều trường hợp việc xác định thời điểm thích hợp và số tiền để ghi nhận doanh thu đòi hỏi sự xét đoán. - Doanh thu có quan hệ mật thiết đến kết quả lãi lỗ. Do đó, những sai lệch về doanh thu thường dẫn đến lãi lỗ bị trình bày không trung thực và hợp lý. - Tại nhiều doanh nghiệp doanh thu là cơ sở để đánh giá kết quả hoặc thành tích nên chúng có khả năng bị thổi phồng cao hơn thực tế. - Doanh thu có quan hệ đến thuế giá trị gia tăng đầu ra nên có thể bị khai thấp hơn thực tế để trốn thuế hoặc tránh né thuế. Về nguyên tắc ghi nhận doanh thu: doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh thu chuyển giao phần lớn các rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa. Với điều kiện này, để ghi nhận doanh thu, doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích, thông thường thì thời điểm này trùng với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hay quyền kiểm soát. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý như người sở hữu sản phẩm hàng hóa hoặc quyền kiểm soát sản phẩm hàng hóa. Lúc đó hàng hóa không còn là tài sản của đơn vị, giá trị của nó được chuyển vào chi phí và doanh thu được ghi nhận. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh thu bán hàng được đo TRƯỜNGlường trên số lượng sản ĐẠIphẩm, hàng HỌC hóa bán ra vàKINH giá bán trên hóaTẾ đơn -bán HUẾ hàng. - Doanh nghiệp đã thu hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng. Đối với những giao dịch mà chưa chắc chắn thu được lợi ích thì doanh thu được ghi nhận khi đã xử lý xong các yếu tố không chắc chắn. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 17
- Khoá luận tốt nghiệp - Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng. Theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời. Đối với nguyên tắc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: Dịch vụ là sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể vì vậy nguyên tắc ghi nhận có điểm giống và điểm khác so với ghi nhận doanh thu bán hàng. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của việc cung cấp dịch vụ được xác định một cách đáng tin cậy, tức là nó thỏa mãn 4 điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Trường hợp giao dịch liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong kỳ. - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ các giao dịch đó. - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập báo cáo kế toán. Điều này là cơ sở để doanh thu được xác định chắc chắn. - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch đó. 1.2.3. Vị trí kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán tài chính: Doanh thu là một loại chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh – một bộ phận rất quan trọng hợp thành báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các tài khoản doanh thu nói chung thuộc loại tài khoản quan trọng vì: Tần số các nghiệp vụ chạy qua tài khoản này cao, điều này có thể làm cho các tài khoản doanh thu chứa đựng rủi ro cao hơn. Tổng doanh thu của một doanh nghiệp nói chung trọng yếu với các báo TRƯỜNGcáo tài chính của doanhĐẠI nghiệp HỌC (nghĩa là, KINHdoanh thu có thTẾể cao h-ơn HUẾ tổng sai sót các tài khoản chủ yếu – tolerable error). Ngoài ra, các chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập có quan hệ rất chặt chẽ với các chỉ tiêu phản ảnh trên bảng cân đối kế toán. Cụ thể, các chỉ tiêu doanh thu, thu nhập có liên hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, thuế SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 18
- Khoá luận tốt nghiệp và các khoản phải nộp nhà nước Thông qua việc kiểm tra các tài khoản này, kiểm toán viên có thể phát hiện ra các sai phạm về các chỉ tiêu phản ánh trên bảng cân đối kế toán, và ngược lại. Việc quản lý doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp. Thêm vào đó, các sai phạm trọng yếu do báo cáo tài chính gian lận thường dẫn đến một sự khai khống doanh thu (ghi nhận doanh thu ảo hoặc ghi nhận doanh thu trước kì) hoặc khai giảm doanh thu (doanh thu được ghi nhận vào kì sau). Do đó, kiểm toán khoản mục doanh thu có vai trò rất quan trọng trong kiểm toán tài chính. 1.2.4. Yêu cầu của việc kiểm toán khoản mục doanh thu: - Thu thập bằng chứng cho việc hạch toán doanh thu và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đã bảo đảm cho việc hạch toán doanh thu là trung thực hợp lý, và tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. - Thu thập đủ bằng chứng cho mọi nghiệp vụ phát sinh về doanh thu đã hạch toán và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán. - Thu thập đủ bằng chứng cho mọi nghiệp vụ phát sinh về doanh thu đã hạch toán và phân loại đúng đắn, đã được tính toán chính xác và thực tế xảy ra và được ghi nhận đúng kỳ. 1.3. Mối quan hệ giữa thủ tục phân tích và kiểm toán khoản mục doanh thu 1.3.1. Vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu: Thủ tục phân tích có thể được áp dụng với bất kì khoản mục nào nhưng xét về hiệu quả thì thủ tục phân tích hiệu quả hơn với các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh, trong đó có khoản mục doanh thu. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích tổng thể các khoản TRƯỜNGmục liên quan tới doanh ĐẠIthu trên b ảngHỌC cân đối kế KINH toán và báo cáo TẾ kết quả - kinhHUẾ nhằm: - Thu thập hiểu biết về nội dung của báo cáo tài chính và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa diễn ra từ lần kiểm toán trước. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 19
- Khoá luận tốt nghiệp - Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa trên những vùng rủi ro đã được xác định bởi thủ tục phân tích tổng thể khoản mục trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên phụ trách thực hiện phân tích chi tiết sự biến động của doanh thu theo các tháng/quý, theo dòng sản phẩm, biến động so với ước tính của kiểm toán viên để phát hiện chênh lệch kiểm toán trọng yếu nếu có. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, dựa vào các thủ tục phân tích đã được thực hiện, kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng về tính hợp lý của tồn bộ các vấn đề liên quan tới doanh thu đã được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch. 1.3.2. Đặc điểm của khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới thủ tục phân tích: Khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới hai tài khoản chính: tài khoản doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ và tài khoản phải thu khách hàng. Kiểm toán viên được yêu cầu kiểm tra và đưa ra ý kiến theo hướng số dư của các tài khoản này có sai sót trọng yếu hay không. Nói chung, đối với cả hai loại tài khoản tạo ra doanh thu trên, kiểm toán viên cần loại bỏ những sai sót tiềm tàng sau: Tính đầy đủ: các nghiệp vụ tạo ra doanh thu không đuợc ghi nhận đầy đủ (Cơ sở dẫn liệu: Quyền và nghĩa vụ) Tính hiệu lực: các nghiệp vụ xảy ra không có thực (Cơ sở dẫn liệu Tồn tại/Hiện hữu) Ghi chép: các nghiệp vụ bị ghi chép nhầm về mặt số học (Cơ sở dẫn liệu Đo lường) Tính đúng kì: các nghiệp vụ được hạch toán không đúng kì (Cơ sở dẫn TRƯỜNGliệu Hiện hữu) ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ Tính giá: áp dụng sai phương pháp định giá tài sản hoặc nguồn vốn (Cơ sở dẫn liệu Định giá). Trình bày: số dư các tài khoản được trình bày không đúng cách (Cơ sở dẫn liệu Trình bày). SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 20
- Khoá luận tốt nghiệp Có thể tóm tắt một vài sai sót tiềm tàng cụ thể (liên quan đến tài khoản doanh thu và tài khoản phải thu) có thể được loại bỏ bởi thủ tục phân tích Bảng 1.3. Bảng sai sót tiềm tàng làm giảm doanh thu. Các sai sót tiềm tàng có thể làm giảm doanh Thủ tục phân tích cơ bản có thể thu được sử dụng để loại bỏ rủi ro Doanh thu (hàng tồn kho hoặc dịch vụ) bị đánh giá giảm. Tính đầy đủ: hàng hóa đã được chuyển giao Có hoặc dịch vụ đã được thực hiện nhưng doanh thu chưa được ghi nhận. Ghi chép: Doanh thu bị ghi sai (giảm) về mặt Có số học Tính đúng kì: hàng hóa đã được chuyển giao hoặc dịch vụ đã được thực hiện trong kì này Có nhưng doanh thu được ghi nhận vào kì tiếp theo Bảng 1.4. Bảng sai sót tiềm tàng làm tăng doanh thu Các sai sót tiềm tàng có thể làm tăng doanh thu Các thủ tục phân tích có thể được sử dụng để loại bỏ rủi ro Doanh thu bị khai tăng Tính hiệu lực: Doanh thu được ghi nhận trước Có khi hàng hóa được chuyển giao hoặc dịch vụ được cung cấp Ghi chép: Doanh thu được ghi chép (tăng) sai Có TRƯỜNGvề mặt số học ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ Tính đúng kì: Hàng hóa được chuyển giao hoặc dịch vụ được cung cấp trong kì tiếp theo nhưng Có doanh thu lại được ghi nhận vào kì này SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 21
- Khoá luận tốt nghiệp 1.4. Thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu Đối với doanh nghiệp thương mại và sản xuất, doanh thu chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong khi đối với ngân hàng và các định chế tài chính, doanh thu hoạt động tài chính mới là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn. Trong giới hạn đề tài, do tại đơn vị thực tập không có khách hàng là ngân hàng hay định chế tài chính nên doanh thu được đề cập đến ở đây được hiểu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đối với việc kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thủ tục phân tích thông thường được thực hiện như sau: -So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ này với kỳ trước; so sánh với kế hoạch, nếu có biến động thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. - So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần với doanh thu thuần giữa các kỳ kế toán để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ qua các kỳ kế toán. - Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng, theo từng loại doanh thu và xem xét biến động bất thường; - Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý, xác định rõ nguyên nhân của những biến động bất thường; - So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện (TK3387) cuối kỳ này so với kỳ trước, xem xét những biến động bất thường. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 22
- Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng 2.1.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán FAC Năm 2010, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất (FAC) nhận sáp nhập Công ty TNHH Tư vấn Tài chính và Kiểm toán Đông Phương (DPA) và đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán FAC như hiện nay. Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ đặc thù, lại được thành lập trên cơ sở đội ngũ những kiểm toán viên, chuyên viên tư vấn, thẩm định viên, những kỹ sư giàu kinh nghiệm, công ty TNHH Kiểm toán FAC đã và đang tạo được sự quan tâm cũng như uy tín đối với các đơn vị, cơ quan gần xa. Một số thông tin về công ty như sau: Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC. Tên giao dịch: FAC AUDITING COMPANY LIMITED Tên viết tắt: FAC Co., Ltd Địa chỉ : 39/3L Phạm Văn Chiêu - P8- Quận Gò Vấp –TP.Hồ Chí Minh Văn phòng giao dịch: 64 Đường C18 Khu K300 (Cộng Hòa), phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : (84-8) 39483 100 - 39483 101 Fax : (84-8) 39483 102 TRƯỜNGTax: 0305992447 ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ Web: kiemtoan.net.vn Email: kiemtoandenhat@gmail.com SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 23
- Khoá luận tốt nghiệp Từ khi thành lập đến nay, đội ngũ công ty đã không ngừng phát triển ngày càng lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng. Công ty đã có mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước, đáp ứng đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn để tham gia cung cấp dịch vụ kiểm toán các dự án cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nguyên tắc hoạt động của công ty FAC: FAC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng cũng như quyền lợi của chính mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp. Bên cạnh đó, không ngừng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu. Từ đó, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao theo phong cách thân thiện và chuẩn mực. Công ty TNHH Kiểm toán FAC luôn hỗ trợ tối đa để khách hàng gặt hái thành công trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời, không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư, và toàn xã hội. 2.1.2. Thông tin cơ bản về công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh Đà Nẵng: Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán FAC tại Đà Nẵng được Sở Kế hoạch đầu tư Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305992447-003, sửa đổi bổ sung lần thứ hai ngày 30/03/2010. Chi nhánh đặt tại 89 Phạm Văn Bạch, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. 2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH Kiểm toán FAC : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH kiểm toán FAC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 24
- Khoá luận tốt nghiệp GIÁM ĐỐC CN tại tỉnh CN tại TP Văn phòng CN tại TP VPĐD tại Bà Rịa- Nha Trang Công ty Đà Nẵng tỉnh Tiền Vũng Tàu Giang Các phòng ban Bộ phận kiểm Bộ phận tư vấn toán & dịch vụ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Kiểm toán FAC. Tại chi nhánh ĐN, đây gần như là một công ty thu nhỏ của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Đệ Nhất, với cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng hợp lý, các bộ phận làm việc một cách khoa học hợp lý dưới sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh và ban lãnh đạo chính tại TP Hồ Chí Minh, đã không ngừng mở rộng địa bàn khách hàng tại miền trung, và luôn đem đến cho khách hàng những gói dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh TNHH Kiểm toán FAC tại Đà Nẵng. GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH Bộ phận tư vấn & Bộ phận Kiểm toán Kế toán & thủ quỹ dịch vụ TC kế toán TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ Tổ Kiểm toán Báo Tổ Kiểm toán cáo tài chính quyết toán XDCB Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức chi nhánh TNHH Kiểm toán FAC tại Đà Nẵng SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 25
- Khoá luận tốt nghiệp Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Giám đốc chi nhánh: Đứng đầu là Giám đốc chi nhánh, đây là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chi nhánh, có đầy đủ tư cách pháp lý và năng lực quản lý chi nhánh, là người tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đại diện cho công ty ký hợp đồng kinh doanh (hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác) tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, giao dịch với khách hàng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh trước công ty mẹ, pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước. Bộ phận kiểm toán: trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, làm dịch vụ kế toán cho khách hàng. Bộ phận tư vấn: Chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế, sử dụng các nguồn tài chính, tu vấn quản lý cho khách hàng. Ngoài ra còn tư vấn, cung cấp các phần mềm quản lý, phần mền kế toán cho khách hàng. Kế toán: ghi sổ kế toán, tổng hợp đối chiếu số liệu tổng hợp với chi tiết, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính Thủ quỹ: theo dõi thu chi bằng tiền mặt hàng ngày của chi nhánh. 2.1.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán FAC chi nhánh ĐN: Công ty TNHH Kiểm toán FAC cung cấp các dịch vụ như sau: - Kiểm toán báo cáo tài chính. Với đội ngũ kiểm toán viên, thẩm định viên về giá chuyên nghiệp, là những TRƯỜNGchuyên gia với kinh nghiệm ĐẠI chuyên HỌC sâu về tài chính,KINH kế toán, kiểmTẾ toán, - kếHUẾ toán thuế, hơn nữa lại tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế; vì vậy kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò là một thế mạnh của FAC. Công việc kiểm toán BCTC được FAC thực hiện qua các đợt kiểm toán sơ bộ giữa năm và kết thúc năm. Qui trình kiểm toán của FAC được xây dựng dựa trên cơ sở SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 26
- Khoá luận tốt nghiệp tuân thủ những quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, đồng thời lựa chọn và vận dụng những chuẩn mực, thông lệ chung của Quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp, trên cơ sở phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế Việt Nam. - Thẩm tra dự toán. Mục đích của dịch vụ này là: Đảm bảo việc lập dự toán là hợp pháp, nội dung dự toán tính đúng, tính đủ khối lượng và các khoản chi phí của dự án. Nội dung của thẩm tra dự toán bao gồm các nội dung như: Kiểm tra tính hợp lý của đơn vị lập dự toán; sự đầy đủ về số lượng và chất lượng của tài liệu (thuyết minh, dự toán, bản vẽ thiết kế); tính hiệu lực của các tài liệu, khối lượng các hạng mục công việc; tính hợp lý của định mức vật tư, nhân công và ca máy bằng việc sử dụng các phần mềm dự toán chuyên dụng; các hệ số điều chỉnh dự toán; lập báo cáo sơ bộ và kiến nghị; phối hợp cùng Đơn vị lập dự toán điều chỉnh sai sót (nếu có), và lập Báo cáo thẩm tra. - Dịch vụ kế toán. Kế toán là một công tác quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều cần phải có Hệ thống kế toán được thiết lập phù hợp với các quy định của pháp luật ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động. Với đội ngũ chuyên viên gồm các kiểm toán viên và kế toán viên am hiểu sâu rộng về các Chuẩn mực Kế toán và các quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam, nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp. Dịch vụ kế toán do FAC cung cấp luôn làm hài lòng cho các khách hàng. Các dịch vụ mà chúng tôi đã, đang và sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng bao gồm: Ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêu cầu khách TRƯỜNGhàng; ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính hoặc báo cáo quản trị; Soát xét báo cáo tài chính; Thiết kế, triển khai vận hành hệ thống kế toán; SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 27
- Khoá luận tốt nghiệp Thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ; Cung cấp nhân viên kế toán và kế toán trưởng. - Dịch vụ tư vấn. Công việc này được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn có kiến thức sâu rộng, am hiểu về pháp luật cùng với kinh nghiệm làm việc thực tiễn đã cung cấp cho các khách hàng những giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tuân thủ các qui định pháp luật. Các dịch vụ tư vấn FAC cung cấp: Tư vấn về thuế; Tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán, tài chính; Tư vấn quản lý, tái cấu trúc doanh nghiệp; Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin; Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán. - Thẩm định giá. Đây là chức năng mà FAC chú trọng đẩy mạnh ngay từ những ngày đầu thành lập. FAC đã tập hợp được những Kiểm toán viên, Thẩm định viên về giá, Kỹ sư định giá xây dựng, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư và các chuyên gia giàu kinh nghiệm có phẩm chất đạo đức, năng lực. FAC sẽ phục vụ yêu cầu Thẩm tra dự toán, thẩm định giá trị doanh nghiệp của các tổ chức cá nhân, trong và ngoài nước với hầu hết các loại tài sản như: Thẩm định giá Bất động sản: Quyền sử dụng đất, khu đất dự án, nhà ở, nhà xưởng, trung tâm thuơng mại, trang trại, (Giấy tờ cần thiết và mức phí xem tại phụ TRƯỜNGlục số 3 kèm theo) ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ Đây được xem là thế mạnh của FAC với công tác Thẩm tra dự toán, thẩm định giá Bất động sản, thẩm định giá trị doanh nghiệp nhằm các mục địch khác nhau của khách hàng: SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 28
- Khoá luận tốt nghiệp Loại tài sản: Quyền sử dụng đất; Khu đất dự án; Nhà ở, Nhà xưởng, Trung tâm thuơng mại, Chung cư, Trang trại, Máy móc thiết bị của doanh nghiệp Phục vụ cho các mục đích: Cổ phần hóa, mua bán doanh nghiệp; Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp; Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng; Hạch toán kế toán để tính bảo hiểm; 2.1.4. Khách hàng của công ty: Khách hàng của công ty bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam như: -Các doanh nghiệp nhà nước -Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài -Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân -Các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội -Các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. 2.2. Thực tế vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách hàng do công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện. TRƯỜNG2.2.1. Giai đoạn lậpĐẠI kế hoạch HỌC kiểm toán: KINH TẾ - HUẾ Trước khi tiến hành thủ tục phân tích đối với bất kỳ khoản mục nào tại giai đoạn thực hiện kế hoạch, thì trong giai đoạn lập kế hoạch, theo chuẩn mực kiểm toán ISA 520 và VSA 520, kiểm toán viên bắt buộc phải áp dụng thủ tục phân tích để hiểu rõ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 29
- Khoá luận tốt nghiệp hơn về đặc điểm, cũng như tình hình kinh doanh của đơn vị, đồng thời khoanh vùng có thể xảy ra rủi ro cao, qua đó vạch ra nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục khác. Cụ thể, tại công ty TNHH FAC, trong giai đoạn này, các kiểm toán viên sẽ thu thập các tài liệu cần thiết như: báo cáo tài chính, quyết định thành lập của đơn vị, thư giải trình của giám đốc đồng thời, xem xét hồ sơ báo cáo năm trước, tìm hiểu những xu hướng, điều kiện ảnh hưởng tới ngành nghề của đơn vị, môi trường cạnh tranh, hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin các khách hàng, nhà cung cấp quan trọng và các nhân tố chính trị, xã hội có liên quan. Qua việc phân tích các dữ kiện thu thập được, kiểm toán viên sẽ biết được các yếu tố trên ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào. Đặc biệt là các yếu tố liên quan đến các chính sách của công ty về xuất bán hàng hóa và chính sách về ghi nhận doanh thu. Cụ thể, quy trình phân tích tổng quát của công ty TNHH Kiểm toán FAC tại giai đoạn lập kế hoạch như sau: -Xem lại hồ sơ kiểm toán của công ty năm trước: việc này có thể giúp kiểm toán viên cảnh giác với những sai phạm có thể xảy ra. Hồ sơ kiểm toán trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng năm trước sẽ cung cấp những thông tin liên quan và nếu thích hợp sẽ được cập nhật và mang những thông tin này qua năm sau. -Thảo luận: Bằng cách thảo luận với khách hàng về những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến công ty, chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân của những quyết định chính của khách hàng đang diễn ra. -Phân tích các thông tin tài chính và cả những thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường, việc phân tích thông tin tài chính trong giai đoạn này chủ yếu là phân tích tổng thể các khoản mục. Công việc này giúp TRƯỜNGkiểm toán viên có thể xácĐẠI định đ ưHỌCợc những khu KINH vực có rủi roTẾ cao v-à tậpHUẾ trung vào kiểm tra chặt chẽ hơn hoặc những khu vực ít xảy ra rủi ro để giảm nhẹ việc kiểm soát. -Nguồn thông tin dữ liệu chủ yếu thông thường là báo cáo tài chính trong nội bộ công ty và các báo cáo phân tích phục vụ cho hoạt động quản trị của công ty. Nguồn dữ liệu trong giai đoạn lập kế hoạch thường rất rộng lớn, vì vậy cần chọn những thông SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 30
- Khoá luận tốt nghiệp tin có ý nghĩa nhiều nhất cho sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động của công ty. Nhằm mục đích xác định các thông tin chủ chốt, kiểm toán có thể hỏi nhà quản lý các khoản mục, tỷ số và các mối quan hệ mà họ cho là quan trọng trong việc điều hành công ty. -Đối với khách hàng có nhiều công ty con, nhiều bộ phận, hay nhiều dòng sản phẩm, thông thường tập trung đầu tiên vào những thông tin giúp xác định xu hướng chung của công ty hoặc của cả tập đoàn. Sau đó áp dụng thủ tục phân tích cho từng mảng hoạt động kinh doanh chính để xem xét những xu hướng chung, những quyết định của cả công ty có ảnh hưởng như thế nào đến từng bộ phận hay công ty con. Ví dụ minh họa: Vận dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính công ty Cổ phần ABC: Công ty cổ phần ABC là khách hàng năm thứ 2 (khách hàng thường niên) của công ty TNHH Kiểm toán FAC; do vậy, mọi thông tin về khách hàng ABC đã được thu thập vào những năm trước đó và được lưu trữ trong "hồ sơ thường niên" tại công ty. Trong phạm vi đề tài khóa luận, phần dưới đây sẽ chỉ giới thiệu qua một số thông tin chính về khách hàng ABC như sau: Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần. Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ, thương mại và khách sạn. Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát các loại; Kinh doanh nhà hàng ăn uống, massage, cà phê sân vườn; Kinh doanh khách sạn, quán rượu, dịch vụ giặt là, Karaoke; Kinh doanh nhà ở, dịch vụ cho thuê văn phòng, đại lý ký gửi, mua bán hàng hóa. TRƯỜNGHình thức kế toán ĐẠIáp dụng: Công HỌC ty sử dụng KINH hình thức kế TẾ toán nhật - kýHUẾ chung. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Khi bán hàng hóa, thành phẩm doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hóa đó được SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 31
- Khoá luận tốt nghiệp chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại. Khi cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo. Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu trong từng kỳ được thực hiện căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tại ngày cuối kỳ. Hàng tồn kho: HTK được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc HTK bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong năm, Hội đồng quản trị đã quyết định bổ sung vốn điều lệ thêm 3.568.180.000 VNĐ từ lợi nhuận sau thuế của năm 2010 thông qua việc phát hành cổ phiếu. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi thu thập các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, FAC tiến hành lập Bảng phân tích tổng thể các khoản mục của công ty Cổ phần ABC. Cụ thể như sau: Bảng 2.1. Bảng phân tích tổng thể các khoản mục công ty cổ phần ABC Đơn vị tính: VNĐ Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Tuyệt đối % TÀI SẢN 26,389,620,248 28,191,679,266 (1,802,059,018) 93.61% Tài sản ngắn hạn 948,839,516 1,354,504,890 (405,665,374) 70.05% Tiền 480,047,831 376,084,937 103,962,894 127.64% Đầu tư ngắn hạn 0 500,000,000 (500,000,000) 0.00% PhTRƯỜNGải thu khách hàng ĐẠI216,125,746 HỌC56,809,547 KINH159,316,199 TẾ - HUẾ380.44% Trả trước cho người 10,922,842 16,462,553 (5,539,711) 66.35% bán Hàng tồn kho 214,191,107 328,767,967 (114,576,860) 65.15% Chi phí trả trước ngắn 21,263,293 65,134,807 (43,871,514) 32.65% hạn Tài sản ngắn hạn khác 6,288,697 11,245,079 (4,956,382) 55.92% SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 32
- Khoá luận tốt nghiệp Tài sản dài hạn 25,440,780,732 26,837,174,376 (1,396,393,644) 94.80% Tài sản cố định hữu 25,401,564,860 26,717,162,944 (1,315,598,084) 95.08% hình Chi phí trả trước dài 39,215,872 120,011,432 (80,795,560) 32.68% hạn NGUỒN VỐN 26,389,620,248 28,191,679,266 (1,802,059,018) 93.61% Nợ phải trả 2,382,484,843 3,492,315,277 (1,109,830,434) 68.22% Vay và nợ ngắn hạn 827,500,000 827,500,000 - 100.00% Phải trả người bán 209,947,971 243,228,331 (33,280,360) 86.32% Người mua trả tiền 6,345,335 6,345,335 trước Thuế và các khoản 112,255,345 174,593,997 (62,338,652) 64.30% phải nộp nhà nước Phải trả người lao 171,024,241 213,939,296 (42,915,055) 79.94% động Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn 51,253,350 2,882,985 48,370,365 1777.79% khác Quỹ khen thưởng, 127,311,243 325,823,310 (198,512,067) 39.07% phúc lợi Phải trả dài hạn khác 49,347,358 49,347,358 - 100.00% Vay và nợ dài hạn 827,500,000 1,655,000,000 (827,500,000) 50.00% Ngu ồn vốn chủ sở 24,007,135,405 24,699,363,989 (692,228,584) 97.20% hữu Vốn đầu tư của chủ sở 23,391,390,000 19,823,210,000 3,568,180,000 118.00% hữu Quỹ đầu tư phát triển 528,648,882 520,796,411 7,852,471 101.51% Quỹ dự phòng tài 533,774,401 520,686,949 13,087,452 102.51% chính Lợi nhuận sau thuế (446,677,878) 3,834,670,629 (4,281,348,507) -11.65% chưa phân phối Doanh thu BH và cung 11,064,489,281 18,321,690,576 (7,257,201,295) 60.39% cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ 93,263,937 170,525,128 (77,261,191) 54.69% doanhTRƯỜNG thu ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ Doanh thu thuần BH 10,971,225,344 18,151,165,448 (7,179,940,104) 60.44% và cung cấp DV Giá vốn hàng bán 6,601,605,972 8,304,503,077 (1,702,897,105) 79.49% Lợi nhuận gộp về BH 4,369,619,372 9,846,662,371 (5,477,042,999) 44.38% và cung cấp DV Doanh thu hoạt động 71,449,515 28,682,707 42,766,808 249.10% tài chính SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 33
- Khoá luận tốt nghiệp Chi phí tài chính 360,443,632 711,121,210 (350,677,578) 50.69% Trong đó: chi phí lãi 360,443,632 711,121,210 (350,677,578) 50.69% vay Chi phí bán hàng 175,610,340 427,672,499 (252,062,159) 41.06% Chi phí quản lý doanh 3,463,054,853 4,273,709,172 (810,654,319) 81.03% nghiệp Lợi nhuận thuần từ 441,960,062 4,462,842,197 (4,020,882,135) 9.90% hoạt động kinh doanh Thu nhập khác 2,291,749 3,763,642 (1,471,893) 60.89% Chi phí khác 164,253,104 1,846,169 162,406,935 8896.97% Lợi nhuận khác (161,961,355) 1,917,473 (163,878,828) -8446.60% Tổng lợi nhuận kế 279,998,707 4,464,759,670 (4,184,760,963) 6.27% toán trước thuế Chi phí thuế TNDN 18,249,658 940,911 17,308,747 1939.57% hiện hành Chi phí thuế TNDN - - - hoãn lại Lợi nhuận sau thuế 261,749,049 4,463,818,759 (4,202,069,710) 5.86% TNDN Lãi cơ bản trên cổ 120 2,417 (2,296) 4.98% phiếu Tỷ lệ lãi gộp trên 39.49% 53.74% doanh thu TỶ SUẤT TÀI CHÍNH 1. Khả năng thanh toán nhanh (lần) Hệ số thanh toán 0.89 1.24 nhanh Hệ số thanh toán hiện 1.15 1.64 thời Hệ số nợ 0.09 0.12 2. Khả năng luân chuyển (vòng) Vòng quay nợ phải thu 80.39 65.52 Vòng quay HTK 24.32 19.89 Vòng quay tài sản 0.40 0.28 3. Khả năng sinh lời ROSTRƯỜNG ĐẠI2.55% HỌC24.60% KINH TẾ - HUẾ ROA 1.03% 15.09% ROE 1.15% 25.43% SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 34
- Khoá luận tốt nghiệp Nhận xét: (Trong phạm vi đề tài, phần sau đây chỉ xin trích dẫn giấy tờ làm việc liên quan đến việc tiến hành thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu trong giai đoạn lập kế hoạch): So với năm 2010, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 giảm 7,257,201,295 đồng, và chỉ bằng 60.39% doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ năm trước. Doanh thu thuần năm 2011 cũng chỉ bằng 60.44% năm 2010. Giá vốn cũng giảm tương ứng, nếu năm 2010 giá vốn là 8,304,503,077 đồng thì năm 2011 chỉ còn 6,601,605,972 đồng. Tỉ lệ lãi gộp cũng giảm từ 53.74% xuống 39.49%. Vì vậy, KTV cần xem xét sự biến động giữa doanh thu và giá vốn có hợp lý không, cũng như tỷ lệ lãi gộp giảm có liệu phù hợp, tìm hiểu doanh thu có bị khai thiếu hay khai khống không? Ngoài ra, bảng phân tích tổng thể các khoản mục còn cho thấy khoản phải thu ngắn hạn tăng 159.316.199 đồng, tương ứng (380.44% - 100%) = 280.44% trong khi doanh thu giảm, và vòng quay nợ phải thu tăng đến 80.39 vòng; do vậy kiểm toán viên cần tìm hiểu chính sách bán chịu của khách hàng để biết được nguyên nhân cụ thể. Ví dụ minh họa 2: Vận dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC công ty TNHH Sản xuất thương mại và đầu tư DEF. Cũng giống như Công ty Cổ phần ABC, Công ty Cổ phần DEF cũng là khách hàng năm thứ 2 của công ty TNHH Kiểm toán FAC. Các thông tin về khách hàng DEF như sau: Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, chế biến - thương mại. Ngành nghề kinh doanh: chế biến hàng lâm sản xuất khẩu; Trồng rừng; Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu gỗ. TRƯỜNGHình thức kế toán áp dụng: ĐẠICông ty HỌC sử dụng hình KINH thức kế toán ChTẾứng từ- ghiHUẾ sổ. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Khi bán hàng hóa, thành phẩm doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 35
- Khoá luận tốt nghiệp Sau khi thu thập các thông tin về công ty Cổ phần DEF, KTV FAC đưa ra bảng phân tích tổng thể các khoản mục như sau: Bảng 2.2. Bảng phân tích tổng thể các khoản mục công ty cổ phần DEF Đơn vị tính: VNĐ Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Tuyệt đối % TÀI SẢN 67,908,882,971 39,859,493,508 28,049,389,463 170.37% Tài sản ngắn hạn 48,777,763,500 25,669,728,041 23,108,035,459 190.02% Tiền 12,764,813,171 1,419,183,113 11,345,630,058 899.45% Phải thu khách hàng 403,212,421 8,769,658,211 (8,366,445,790) 4.60% Trả trước cho người 85,827,158 833,514,131 (747,686,973) 10.30% bán Các khoản phải thu 2,474,820,527 58,518,182 2,416,302,345 4229.15% khác Hàng tồn kho 31,642,239,348 14,060,191,518 17,582,047,830 225.05% Thuế GTGT được 757,861,665 353,471,434 404,390,231 214.41% khấu trừ Tài sản ngắn hạn khác 648,989,210 175,191,452 473,797,758 370.45% Tài sản dài hạn 19,131,119,471 14,189,765,467 4,941,354,004 134.82% Tài sản cố định 18,702,335,468 13,887,850,881 4,814,484,587 134.67% Tài sản dài hạn khác 428,784,003 301,914,586 NGUỒN VỐN 67,908,882,971 39,859,493,508 28,049,389,463 170.37% Nợ phải trả 36,608,122,842 19,413,082,916 17,195,039,926 188.57% Vay và nợ ngắn hạn 32,685,380,400 15,664,612,448 17,020,767,952 208.66% Phải trả người bán 2,821,285,919 3,066,492,874 (245,206,955) 92.00% Người mua trả tiền 479,573,287 21,500,000 458,073,287 2230.57% trước Thuế và các khoản 15,622,489 10,470,216 5,152,273 149.21% phải nộp nhà nước Phải trả công nhân 572,461,335 648,496,520 (76,035,185) 88.28% viên Các khoản phải trả, phảiTRƯỜNG nộp ngắn hạn ĐẠI33,799,412 HỌC1,510,858 KINH TẾ32,288,554 - HUẾ2237.10% khác Ngu ồn vốn chủ sở 31,300,760,129 20,446,410,592 10,854,349,537 153.09% hữu Vốn đầu tư của chủ sở 17,000,000,000 10,250,000,000 6,750,000,000 165.85% hữu Lợi nhuận sau thuế 13,555,363,046 9,491,132,390 4,064,230,656 142.82% SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 36
- Khoá luận tốt nghiệp chưa phân phối Quỹ khen thưởng, 745,397,083 705,278,202 40,118,881 105.69% phúc lợi Doanh thu BH và cung 285,718,049,287 145,909,233,273 139,808,816,014 195.82% cấp DV Các khoản giảm trừ - - doanh thu Doanh thu thuần BH 285,718,049,287 145,909,233,273 139,808,816,014 195.82% và cung cấp DV Giá vốn hàng bán 260,437,878,029 122,671,824,197 137,766,053,832 212.30% Lợi nhuận gộp về BH 25,280,171,258 23,237,409,076 2,042,762,182 108.79% và cung cấp DV Doanh thu hoạt động 3,359,195,212 3,596,597,003 (237,401,791) 93.40% tài chính Chi phí tài chính 3,490,726,097 2,372,886,397 1,117,839,700 147.11% Trong đó: chi phí lãi 1,798,910,842 1,773,620,113 25,290,729 101.43% vay Chi phí quản lý kinh 15,622,185,905 10,115,731,803 5,506,454,102 154.43% doanh Lợi nhuận thuần từ 9,526,454,468 14,345,387,879 (4,818,933,411) 66.41% hoạt động kinh doanh Tổng lợi nhuận kế toán 8,714,857,374 14,320,107,083 (5,605,249,709) 60.86% trước thuế Chi phí thuế TNDN 5,727,273 9,660,216 (3,932,943) 59.29% hiện hành Lợi nhuận sau thuế 8,709,130,101 14,310,446,867 (5,601,316,766) 60.86% TNDN Tỷ lệ lãi gộp trên 8.85% 15.93% doanh thu TỶ SUẤT TÀI CHÍNH 1. Khả năng thanh toán nhanh (lần) Hệ số thanh toán TRƯỜNG ĐẠI0.39 HỌC 0.09KINH TẾ - HUẾ nhanh Hệ số thanh toán hiện 1.49 1.64 thời Hệ số nợ 0.54 0.49 2. Khả năng luân chuyển (vòng) Vòng quay nợ phải thu 62.30 26.60 SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 37
- Khoá luận tốt nghiệp Vòng quay HTK 11.40 10.25 Vòng quay tài sản 4.83 3.88 3. Khả năng sinh lời ROS 3.05% 9.81% ROA 16.16% 45.27% ROE 63.92% 170.14% Nhận xét: Năm 2011, Doanh thu công ty TNHH DEF tăng gần 96% so với năm ngoái, tương ứng với 139,808,816,014 đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp chỉ tăng 8.79% (2,042,762,182 đồng), bởi vì so với năm 2010, giá vốn hàng bán năm 2011 tăng đến 260,437,878,029 đồng, tức là bằng 212.30% năm 2010. Tỉ lệ lãi gộp năm 2011 vì thế cũng giảm từ 15.93% năm 2010 xuống còn 8.85%. Do vậy, cần xem xét nguyên nhân khiến giá vốn tăng cao như vậy, doanh thu có bị khai thiếu không, biến động của tỷ lệ lãi gộp đã hợp lý chưa? Những thông tin tài chính của năm 2010 trong cả 2 bảng phân tích tổng thể ở trên đều được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm ngoái, do vậy các số liệu này được các kiểm toán viên tin cậy khá chắc chắn, tất nhiên trước đó kiểm toán viên đã phải kiểm tra để đảm bảo các vấn đề lưu ý trong bảng liệt kê năm trước đã được xem xét và giải quyết. Còn số liệu năm 2011 là số liệu chưa được kiểm toán nên trước khi tiến hành phân tích tổng thể các khoản mục thì kiểm toán viên FAC đã phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đưa ra những ý kiến đánh giá tổng quan về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần ABC cũng như công ty Cổ phần DEF. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công ty cổ phần ABC và DEF do FAC tiến hành bằng cách thu thập câu trả lời thông qua việc phỏng vấn nhân sự chịu trách nhiệm quản lý các quy định của ABC. Những nhân sự này sẽ trả lời các câu hỏi, sử dụng "Có" hoặc "Không" với những giải thích hợp lý (Phụ lục: Biểu 5.09), đặc biệt là các TRƯỜNGcâu hỏi kiểm soát nội bộ ĐẠI liên quan HỌC đến khoản mụcKINH doanh thu TẾvà kho ản- phảiHUẾ thu (Phụ lục: Mục 6 Biểu 5.09) . Bảng câu hỏi này giúp nhóm kiểm toán đánh giá phạm vi sự tin tưởng mà có thể dựa vào các kiểm soát nội bộ như là một phần của đánh giá sơ bộ về rủi ro và cũng giúp đưa ra các cải tiến trong kiểm soát nội bộ cho khách hàng. Thông qua bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công ty Cổ phần ABC và công ty Cổ phần DEF kiểm toán viên nhận thấy cả hai đơn vị này đã thực hiện tốt việc SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 38
- Khoá luận tốt nghiệp kiểm soát chặt chẽ các yếu tố liên quan đến lưu kho, xuất kho và bán hàng, điều này làm cho rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu được đánh giá ở mức thấp, chính vì vậy để đạt được rủi ro mong đợi, rủi ro phát hiện đối với các khoản mục này sẽ được đánh giá ở mức cao hơn, do đó KTV cần phải chú trọng nhiều hơn trong việc áp dụng các phương pháp kiểm toán khi đi vào thực hiện kiểm toán các khoản mục doanh thu . Sau khi tìm hiểu cũng như đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu và rủi ro (Phụ lục: Biểu 5.05), trong đó KTV sẽ tính mức trọng yếu kế hoạch PM (Planning Materiality), mức trọng yếu cho từng khoản mục IM, và ngưỡng trọng yếu MT. Cả PM , IM đều được sử dụng để cân nhắc tính trọng yếu nhưng PM liên quan đến toàn bộ BCTC trong khi IM xét cho cấp độ các khoản mục. Về mặt định lượng, thông thường các khoản mục có số dư lớn hơn IM đều được coi là trọng yếu. Ngoài ra, về mặt định tính KTV còn phải cân nhắc đến các khoản mục, mặc dù số dư nhỏ hơn IM nhưng rủi ro tiềm tàng rất cao. Trong trường hợp công ty Cổ phần ABC KTV đưa ra số liệu về mức trọng yếu như sau: Bảng 2.3. Mức trọng yếu Đơn vị tính: VNĐ. Công ty Cổ phần ABC Công ty Cổ phần DEF Chỉ tiêu Giá trị Chỉ tiêu Giá trị PM 166,609,292 PM 1,271,710,972 IM 124,956,969 IM 953,783,229 MT 2,499,139 MT 19,075,665 Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán: TRƯỜNGGiai đoạn thực hiện ĐẠI kế hoạch HỌCkiểm toán lKINHà giai đoạn đòi TẾ hỏi KTV - phảiHUẾ lựa chọn mô hình phân tích doanh thu phù hợp và vận dụng linh hoạt những mô hình này vào tình hình thực tế của từng khách hàng. Trong giai đoạn này, thông thường FAC sẽ thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu như sau: SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 39
- Khoá luận tốt nghiệp -So sánh sự biến động doanh thu giữa các tháng có phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không. -So sánh doanh thu năm nay với năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch, xem xét có biến động bất thường so với hoạt động của đơn vị hay không. -So sánh tỷ lệ lãi gộp của doanh thu năm nay với năm trước hoặc giữa các tháng trong năm, sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán). Để đánh giá đúng thì yêu cầu kiểm toán viên phải có hiểu biết về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đơn vị và môi trường kinh doanh có tác động đến hoạt động của đơn vị. Thủ tục này áp dụng cho tất cả các ngành nghề kinh doanh và có thể được xem như một cái nhìn tổng thể về hoạt động của khách hàng. Hầu hết các kiểm toán viên thực hiện thủ tục này trong suốt quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu. Thủ tục này nhằm kiểm tra tính hợp lý của tỷ lệ lãi gộp năm hiện hành bằng cách so sánh với tỷ lệ lãi gộp năm trước (số liệu đã được kiểm toán). Nếu không có những thay đổi lớn trong ngành kinh doanh công ty tham gia, tỷ lệ lãi gộp sẽ gần như không chênh lệch với tỷ lệ lãi gộp năm trước. -Ước tính doanh thu và so sánh với doanh thu trên sổ kế toán: Khi ước tính doanh thu, kiểm toán viên của FAC thường thu thập số liệu về số lượng và giá bán của hàng hóa bán ra từ các tài liệu ở một bộ phận theo dõi độc lập. Sau đó đem số liệu ước tính so sánh với số liệu trên sổ kế toán. Nếu có sự chênh lệch trọng yếu, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng có thể ước tính doanh thu nhờ mối quan hệ giữa thuế đầu ra và doanh thu. Ví dụ minh họa: TRƯỜNGTrong quá trình th ĐẠIực hiện kiểm HỌC toán khoản KINH mục doanh TẾthu tại công- HUẾ ty cổ phần ABC cũng như công ty Cổ phần DEF kiểm toán viên đã xây dựng và sử dụng các mô hình sau để đánh giá: a. Phân tích biến động doanh thu giữa các tháng. Trong trường hợp công ty Cổ phần ABC ta có bảng phân tích như sau: SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 40
- Khoá luận tốt nghiệp Bảng 2.4. Bảng phân tích biến động doanh thu giữa các tháng của công ty ABC Đơn vị tính: VNĐ Phần trăm trên Phần trăm trên Doanh thu năm Doanh thu Tháng tổng doanh thu tổng doanh thu 2011 năm 2010 năm 2011 năm 2010 Tháng 1 981,222,239 8.87% 1,568,336,713 8.56% Tháng 2 345,028,091 3.12% 617,440,972 3.37% Tháng 3 729,857,629 6.60% 1,132,280,478 6.18% Tháng 4 1,117,516,263 10.10% 1,828,504,719 9.98% Tháng 5 989,132,999 8.94% 1,650,784,321 9.01% Tháng 6 1,136,842,253 10.27% 1,848,658,579 10.09% Tháng 7 1,112,105,202 10.05% 2,044,700,668 11.16% Tháng 8 1,398,194,041 12.64% 2,152,798,643 11.75% Tháng 9 842,120,133 7.61% 1,251,371,466 6.83% Tháng 10 624,429,445 5.64% 1,207,399,409 6.59% Tháng 11 681,261,912 6.16% 1,139,609,154 6.22% Tháng 12 1,106,779,074 10.00% 1,879,805,453 10.26% Tổng 11,064,489,281 100.00% 18,321,690,576 100.00% Từ bảng phân tích trên ta thấy thực tế doanh thu ghi nhận được tại Công ty Cổ phần ABC là phù hợp với đặc trưng trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các tháng hè trong năm (tháng 6, tháng 7, tháng 8) luôn là những tháng công ty có doanh thu cao nhất. Tuy nhiên, vấn đề KTV cần quan tâm là liệu doanh thu có bị khai khống trong các tháng này hay không. Ngoài ra, việc ban giám đốc phải đối mặt với áp lực đạt mục tiêu doanh thu dự toán, ban giám đốc có xu hướng ghi khống doanh thu ở những tháng TRƯỜNGcuối cùng. Do đó, một mặtĐẠI KTV cầnHỌC thực hiện KINHphỏng vấn để TẾnhận đ ư-ợc HUẾsự giải thích từ kế toán của công ty, nhưng đồng thời cũng sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập các bằng chứng cần thiết cho sự lý giải này.Và kiểm toán viên đã tìm hiểu được lời giải thích cho vấn đề này từ kế toán đơn vị như sau: Bởi vì Công ty Cổ phần ABC kinh doanh về lĩnh vực khách sạn, do đó doanh thu của đơn vị chịu ảnh hưởng SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 41
- Khoá luận tốt nghiệp rất lớn bởi tính thời vụ trong du lịch (ở Việt Nam mùa du lịch là từ tháng 3 đến tháng 8), chính vì vậy mà doanh thu các tháng 6, 7, 8 mới cao hơn các tháng khác. Bên cạnh đó, việc doanh thu tháng 12 chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của đơn vị cũng là điều dễ hiểu, lý do là Công ty Cổ phần ABC có vị trí địa lý nằm gần một khu công nghiệp lớn, có nhiều doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh, do vậy vào dịp cuối năm các nhà quản lý là người ngoại quốc không trực tiếp điều hành doanh nghiệp, thường đến Việt Nam để xem xét và tổng kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, và họ thường lựa chọn khách sạn của công ty Cổ phần ABC để nghỉ ngơi, khiến doanh thu tháng này tăng vọt. Việc doanh thu có bị khai khống không cũng khiến KTV phải quan tâm, do vậy, việc kiểm tra chi tiết vẫn rất cần thiết. Thông qua việc kiểm tra chi tiết các hợp đồng, phiếu thu, hóa đơn bán hàng của đơn vị, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 12, so sánh đối chiếu công nợ các khoản phải thu, đồng thời xem xét toàn bộ quy trình kế toán đã giúp KTV làm rõ được vấn đề này và khẳng định không có sai phạm phát sinh đối với khoản mục doanh thu tại công ty cổ phần ABC. Mặc dù, trong trường hợp công ty Cổ phần ABC, thủ tục phân tích này không phát hiện ra sai sót, nhưng một vài trường hợp khác, thủ tục này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nó giúp KTV tăng sự thận trọng nghề nghiệp, rà soát chặt chẽ hơn nhiều sự ghi nhận doanh thu của kế toán. Đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại và đầu tư DEF, ta cũng có bảng tương tự: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 42
- Khoá luận tốt nghiệp Bảng 2.5. Bảng phân tích biến động doanh thu giữa các tháng của công ty DEF Đơn vị tính: VNĐ Phần trăm Phần trăm trên Doanh thu năm trên tổng Doanh thu năm Tháng tổng doanh thu 2011 doanh thu 2010 năm 2010 năm 2011 Tháng 1 13,750,185,833 4.81% 1,568,336,713 5.02% Tháng 2 18,642,141,130 6.52% 617,440,972 6.48% Tháng 3 13,777,697,133 4.82% 1,132,280,478 4.35% Tháng 4 25,665,388,696 8.98% 1,828,504,719 8.69% Tháng 5 20,446,258,605 7.16% 1,650,784,321 7.13% Tháng 6 19,337,504,644 6.77% 1,848,658,579 7.08% Tháng 7 46,370,103,470 16.23% 2,044,700,668 13.47% Tháng 8 25,293,414,606 8.85% 2,152,798,643 11.13% Tháng 9 50,338,389,221 17.62% 1,251,371,466 14.49% Tháng 10 26,741,455,951 9.36% 1,207,399,409 8.92% Tháng 11 742,638,077 0.26% 1,139,609,154 5.78% Tháng 12 24,612,871,921 8.61% 1,879,805,453 7.46% Tổng 285,718,049,287 100.00% 145,909,233,273 100.00% Nhận xét: Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu là lĩnh vực không mang nặng tính mùa vụ, nhưng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty DEF vẫn chủ yếu tập trung vào các tháng 7, 8, 9, 10. Giải thích cho điều này, kế toán trưởng DEF nói rằng: cho đến nay, sau gần 7 năm hoạt động nhưng DEF vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, do vậy việc sản xuất còn mang tính mùa vụ vì nguồn nguyên liệu bấp bênh. Riêng tháng 11/2011, phòng kế TRƯỜNGtoán giải thích rằng chỉ ĐẠI đạt 0.26% HỌC tổng doanh KINHthu là do trong TẾ tháng - khôn HUẾg tiêu thụ được hàng. Để khẳng định cho những giải thích này, KTV nên tiến hành kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng chứng minh doanh thu các tháng đã được ghi nhận đúng, đặc biệt là sự bất thường về doanh thu tháng 11, cần kiểm tra kỹ các hợp đồng bán hàng, hóa đơn bán hàng của tháng này cũng như quy trình kế toán của DEF, vì rất có thể có sự khai thiếu hoặc ghi sai về mặt số học. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 43
- Khoá luận tốt nghiệp b. Phân tích biến động tỉ lệ lãi gộp trong năm. Thủ tục này áp dụng cho tất cả các ngành nghề kinh doanh và có thể được xem như một cái nhìn tổng thể về hoạt động của khách hàng. Hầu hết các kiểm toán viên thực hiện thủ tục này trong suốt quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu. - Mục tiêu kiểm toán: Doanh thu bán hàng trong kỳ được ghi nhận đúng. - Phương pháp: Tập hợp doanh thu, giá vốn, lãi gộp theo từng tháng, từng quý hoặc từng mặt hàng. Phân tích nguyên nhân đối với tháng hoặc mặt hàng có tỉ lệ lãi gộp bất thường. Cụ thể: Công ty cổ phần ABC hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và khách sạn, do đó số lượng mặt hàng khá lớn, thế nên việc tập hợp doanh thu, giá vốn, lãi gộp theo từng mặt hàng là rất phức tạp. Chính vì vậy, các kiểm toán viên đã quyết định phân tích biến động tỉ lệ lãi gộp theo từng tháng. Bảng 2.6. Phân tích biến động tỷ lệ lãi gộp năm 2011 tại công ty Cổ phần ABC. Đơn vị tính: VNĐ Tổng lợi Tỉ lệ lãi Tỉ lệ lãi Doanh thu GVHB năm Tháng nhuận năm gộp năm gộp năm năm 2011 2011 2011 2011 2010 Tháng 1 981,222,239 479,736,428 501,485,811 51.11% 55.96% Tháng 2 345,028,091 217,871,992 127,156,099 36.85% 52.89% Tháng 3 729,857,629 465,035,477 264,822,152 36.28% 55.15% Tháng 4 1,117,516,263 671,526,290 445,989,973 39.91% 56.26% Tháng 5 989,132,999 630,267,704 358,865,295 36.28% 52.61% Tháng 6 1,136,842,253 604,277,259 532,564,994 46.85% 56.36% Tháng 7 1,112,105,202 661,913,578 450,191,624 40.48% 52.79% TRƯỜNGTháng 8 1,398,194,041 ĐẠI768,490,846 HỌC KINH629,703,195 TẾ45.04% - HUẾ53.95% Tháng 9 842,120,133 490,437,683 351,682,450 41.76% 59.14% Tháng 10 624,429,445 476,461,185 147,968,260 23.70% 53.51% Tháng 11 681,261,912 409,491,048 271,770,864 39.89% 53.33% Tháng 12 1,106,779,074 726,096,482 380,682,592 34.40% 53.98% Tổng 11,064,489,281 6,601,605,972 4,462,883,309 40.34% 54.67% SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 44
- Khoá luận tốt nghiệp Qua bảng phân tích biến động tỉ lệ lãi gộp trong năm 2011 và so sánh với tỉ lệ lãi gộp năm 2010 của công ty Cổ phần ABC, kiểm toán viên nhận thấy tháng 1 và tháng 10 có tỉ lệ lãi gộp biến động bất thường, do đó cần mở rộng kiểm tra chi tiết. Bên cạnh đó, nhìn chung tỉ lệ lãi gộp năm 2011 giảm so với năm 2010, đây là một dấu hiệu không tốt, và được các kế toán giải thích là: trước đây, ABC là công ty đầu tiên kinh doanh khách sạn tại khu vực này, do đó rất ít đối thủ cạnh tranh, hơn nữa khách sạn ABC cũng được đầu tư về mặt cở sở khá tốt, đáp ứng cao nhu cầu khách hàng; tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, nhiều khách sạn được xây dựng cạnh tranh về cả chất lượng lẫn giá cả, chưa kể đông đảo nhà nghỉ ra đời cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của ABC; trong khi đó lượng khách không tăng lên đáng kể. Các tài khoản doanh thu ngoài ra phải kiểm tra đồng thời với các tài khoản phải thu. Sự bảo đảm của tài khoản phải thu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tài khoản doanh thu. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện kiểm toán tại công ty Cổ phần ABC, FAC không nhận được thư xác nhận nào từ khách hàng. Do đó, sự đảm bảo của tài khoản phải thu không có tác dụng trong giai đoạn này. Khác với công ty Cổ phần ABC, đối với công ty TNHH DEF, KTV lựa chọn mô hình phân tích biến động tỷ lệ lãi gộp theo từng dòng sản phẩm. Bảng 2.7. Phân tích biến động tỷ lệ lãi gộp năm 2011 của Công ty TNHH DEF Đơn vị tính: VNĐ. Doanh thu GV hàng bán Tổng lợi nhuận Tỷ lệ lãi gộp Sản Chênh Năm Năm phẩm {a} {b} {c}={a}-{b} lệch nay trước Dăm gỗ 224,802,017,101 244,935,223,703 -20,133,206,602 -9% 20% -29% Thành TRƯỜNG60,855,096,638 ĐẠI15,502,654,326 HỌC 45,352,442,312KINH TẾ75% - HUẾ-56% 131% phẩm Dịch vụ 60,935,548 0 60,935,548 100% 0% 100% Tổng 285,718,049,287 260,437,878,029 25,280,171,258 9% 16% -7% cộng SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 45
- Khoá luận tốt nghiệp Trong năm 2011, tỷ lệ lãi gộp đã giảm 7% so với năm 2010. KTV đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân là do thị trường có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Riêng cụm công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu mà DEF đang hoạt động, tính đến năm 2012 có đến 9 nhà máy chế biến và sản xuất gỗ (trong đó, DEF là doanh nghiệp thứ 4 đi vào hoạt động). Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành, khiến cho việc cạnh tranh giá cả trở nên căng thẳng hơn. DEF đã phải tăng giá đầu vào nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, cũng như dăm gỗ, bên cạnh đó lại phải giảm giá dăm gỗ để thu hút khách hàng, vì vậy việc tỷ lệ lãi gộp của dăm gỗ giảm là điều tất yếu (so với năm 2010, tỷ lệ lãi gộp của sản phẩm dăm gỗ năm 2011 giảm đến 29%). Riêng về thành phẩm, do hoạt động lâu năm trong ngành (năm 2011 là năm tài chính thứ 7 của DEF), nên DEF duy trì được một lượng lớn khách hàng nhờ các chính sách ưu đãi đối với những khách hàng thường niên, cũng như tạo được uy tín về chất lượng, mẫu mã thành phẩm trên thị trường; vì vậy không có biến động lớn trong giá cả thành phẩm. Bên cạnh đó, khi xem xét các hợp đồng kinh tế, KTV nhận thấy rằng có những hợp đồng được ký kết từ năm 2010 nhưng đến năm 2011 mới hoàn thành và ghi nhận doanh thu. Chính vì vậy, năm 2011 tỷ lệ lãi gộp của thành phẩm đã tăng lên đạt 75%, vượt tỷ lệ lãi gộp thành phẩm năm 2010 đến 131%. Ngoài ra, năm 2011, trong tổng Doanh thu của Công ty TNHH DEF còn có sự đóng góp của khoản doanh thu dịch vụ xuất khẩu tại chỗ. Do đó, tỷ lệ lãi gộp chỉ giảm 7%, nếu không mức lãi gộp năm 2011 sẽ giảm hơn nữa. c. Ước tính doanh thu: Do đặc điểm kinh doanh nên việc ước tính doanh thu cho công ty Cổ phần ABC được các kiểm toán viên FAC tính toán dựa trên mối quan hệ giữa thuế đầu ra với doanh thu. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 46
- Khoá luận tốt nghiệp Bảng 2.8. Bảng ước tính doanh thu công ty cổ phần ABC năm 2011 Đơn vị tính: VNĐ Thuế đầu ra Doanh thu ước tính Doanh thu trên Chênh Tháng năm 2011 năm 2011 BCTC năm 2011 lệch Tháng 1 98,122,219 981,222,190 981,222,239 49 Tháng 2 34,502,817 345,028,170 345,028,091 (79) Tháng 3 113,640,474 1,136,404,740 1,136,404,980 240 Tháng 4 111,751,637 1,117,516,370 1,117,516,263 (107) Tháng 5 98,913,295 989,132,950 989,132,999 49 Tháng 6 72,229,669 722,296,690 722,296,638 (52) Tháng 7 111,210,549 1,112,105,490 1,112,105,202 (288) Tháng 8 139,819,418 1,398,194,180 1,398,194,041 (139) Tháng 9 84,212,010 842,120,100 842,120,133 33 Tháng 10 62,442,950 624,429,500 624,429,445 (55) Tháng 11 68,126,200 681,262,000 681,261,912 (88) Tháng 12 110,677,932 1,106,779,320 1,106,779,074 (246) Tổng 1,105,649,170 11,056,491,700 11,056,491,017 (683) Ta thấy rằng: giữa doanh thu ước tính của KTV và doanh thu được công ty Cổ phần ABC ghi nhận, chênh lệch chỉ là 683 đồng (nhỏ hơn ngưỡng trọng yếu MT rất nhiều). Vốn dĩ có sự chênh lệch này là do đơn vị đã làm tròn khi ghi doanh thu trên hóa đơn. Như vậy, có thể khẳng định việc ghi nhận doanh thu tại công ty Cổ phần ABC đã được thực hiện đúng. Đối với công ty TNHH DEF, KTV không phải lập doanh thu ước tính mà so sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch do đơn vị lập ra. Việc thực hiện mô TRƯỜNGhình ước tính doanh thu, ĐẠI dựa trên chínhHỌC doanh KINHthu kế hoạch củaTẾ đơn v-ị, đHUẾòi hỏi KTV phải đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống dự toán và lập kế hoạch, nhằm có thể đánh giá tính hợp lý của doanh thu thực tế. Tại DEF, thông qua tìm hiểu, KTV biết được rằng: bộ phận lập kế hoạch hoàn toàn độc lập với bộ phận kế toán và bán hàng, do đó KTV đánh giá khá cao độ tin cậy của số liệu. Tuy nhiên, doanh thu kế hoạch của đơn vị lại không được lập chi tiết theo từng tháng, do đó nếu có chênh lệch trọng yếu SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 47
- Khoá luận tốt nghiệp giữa thực tế và kế hoạch thì rất khó để cho KTV tìm nguyên nhân. Bên cạnh đó, mặc dù việc lập kế hoạch sẽ giúp công ty nắm bắt và kiểm soát tốt hơn các hoạt động kiểm soát của mình, nhưng đồng thời cũng là áp lực cho ban giám đốc trong việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp, chưa kể đến: khi triển khai kế hoạch, doanh nghiệp gặp phải rất nhiều vấn đề phát sinh, chứ không ốn định như trong giả thiết khi lập kế hoạch. Chính vì thế, KTV cũng cẫn lưu ý đến khả năng khai khống doanh thu của khách hàng. Cụ thể, KTV đã thu thập được thông tin như sau: Bảng 2.9. So sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch tại công ty DEF năm 2011. Đơn vị tính: VNĐ Doanh thu Chênh lệch Sản phẩm Thực tế Dự kiến Tuyệt đối % Dăm gỗ 224,802,017,101 225,000,000,000 (197,982,899) 99.91% Thành phẩm 60,855,096,638 60,000,000,000 855,096,638 101.43% Dịch vụ 60,935,548 60,000,000 935,548 101.56% Tổng cộng 285,718,049,287 285,060,000,000 658,049,287 100.23% Nhận xét: Trong năm 2011, khách hàng DEF đã triển khai kế hoạch về doanh thu và vượt mức kế hoạch 0.23% tương ứng với 658,049,287 đồng. Đáng kể nhất phải nhắc đến dịch vụ tăng 1.56%, và thành phẩm tăng 1.43%. Trong khi đó, doanh thu của dăm gỗ lại giảm 197,982,899 đồng (0.09%). Việc chênh lệch trong doanh thu dự kiến của dịch vụ là điều dễ hiểu vì đây là năm đầu tiên DEF kinh doanh về mảng này, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Và nhìn chung, so với doanh thu kế hoạch, doanh thu thực tế của cả dăm gỗ, thành phẩm và dịch vụ không biến động là bao nhiêu. Mức chênh lệch dưới 1% hoàn toàn có thể chấp nhận được với việc lập kế hoạch. TRƯỜNG2.2 3. Giai đoạn kếtĐẠI thúc kiểm HỌC toán: KINH TẾ - HUẾ Trong giai đoạn này thông thường kiểm toán viên của FAC thường sử dụng phương pháp phân tích xu hướng để rà soát lại lần cuối nhằm đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 48
- Khoá luận tốt nghiệp Đối với khoản mục doanh thu, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, dựa trên các thủ tục phân tích đã được thực hiện, kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng về tính hợp lí của toàn bộ các vấn đề liên quan tới doanh thu đã được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Cụ thể, sau khi tiến hành thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu của công ty cổ phần ABC, kiểm toán viên đã có kết luận như sau: Trước tiên, đó là quan hệ biến động doanh thu – giá vốn hàng bán hợp lí. Bên cạnh đó, tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng giảm được giải thích rõ ràng. Dựa trên mô hình đánh giá rủi ro và kết quả của các thủ tục đã được thực hiện trong phần này và các phần có liên quan, KTV tin rằng các thủ tục được thực hiện đã đảm bảo các khoản mục doanh thu đã tuân thủ đầy đủ các cơ sở dẫn liệu về: sự hiện hữu, về tính trọn vẹn, sự đo lường và là cơ sở đảm bảo cho một mức rủi ro chấp nhận được. Và cũng giống như ABC, KTV có kết luận tương tự đối DEF. Tóm lại, không có chênh lệch kiểm toán trọng yếu nào được phát hiện và không có bút toán điều chỉnh đưa ra đối với khoản mục doanh thu của DEF. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 49
- Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN. 3.1. Ưu điểm 3.1.1. Ưu điểm chung Một trong những yếu tố rất quan trọng để có thể thực hiện tốt thủ tục phân tích đó là kiểm toán viên phải có trình độ, kỹ năng cũng như một sự phán đoán tốt. Do đó, ưu điểm trước tiên của công ty TNHH FAC cần phải nhắc đến là việc thường xuyên chú trọng đến việc bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên. Cụ thể, trước và sau mỗi mùa kiểm toán, FAC đều tổ chức các khóa học nhằm cập nhật các kiến thức, thông tư, nghị định mới ban hành, đồngg thời đúc rút kinh nghiệm từ việc kiểm toán vừa qua. Đặc biệt, FAC còn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp học của ACCA (Association of Chartered Certified Accountants – bằng Hiệp Hội Kế toán Công chứng). Đối với các nhân viên mới, dù có kinh nghiệm hay chưa, khi gia nhập công ty đều phải trải qua các khóa học từ thấp nhất đến nâng cao cho đúng bằng chức vụ họ đang đảm nhiệm. Chính điều này đã đem đến cho FAC một đội ngũ nhân viên có đầy đủ trình độ và kỹ năng, góp phần đem lại chất lượng cho cuộc kiểm toán. FAC cũng tạo điều kiện cho các kiểm toán viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau bằng cách không sắp xếp các tổ nhóm cố định mà để manager hay senior tự lập nhóm cho mỗi khách hàng khác nhau. Vì vậy các kiểm toán viên mới vào có thể học TRƯỜNGhỏi kinh nghiệm của nhiều ĐẠI cấp trên HỌCkhác nhau. KINH TẾ - HUẾ 3.1.2. Xét riêng về ưu điểm của việc áp dụng thủ tục phân tích - Thủ tục phân tích ở FAC đã được trình bày đầy đủ các nội dung như các bảng biểu phân tích tính toán, sự thuyết minh về phương pháp phân tích, cách tính toán, các giả thiết , kết luận rút ra từ thủ tục phân tích, những giải thích cho chênh lệch trọng yếu, SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 50
- Khoá luận tốt nghiệp nguồn thông tin làm cơ sở cho việc phân tích. Hay nói cách khác, kiểm toán viên FAC đã trình bày đầy đủ các cơ sở quan trọng (tài liệu thủ tục phân tích) cho những kết luận rút ra từ thủ tục phân tích đã thực hiện. Quy trình phân tích của FAC cũng rất đầy đủ và chi tiết, đáp ứng yêu cầu của VAS cũng như IAS. Dựa trên hướng dẫn chung của VAS và IAS mà FAC đã xây dựng được một quy trình phân tích hoàn chỉnh. - Chương trình kiểm toán của FAC cũng quy định kiểm toán viên khi áp dụng các thủ tục phân tích trước hết phải xác định được mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được để tránh trùng lắp với các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu, đồngg thời phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị xem xét độ tin cậy của thông tin sử dụng trong phân tích. - Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: thủ tục phân tích được áp dụng đã giúp các kiểm toán viên của công ty TNHH Kiểm toán FAC có thể nhanh chóng có những hiểu biết ban đầu về doanh nghiệp, xác định những vùng có thể có rủi ro, từ đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi cho các thủ tục kiểm toán khác. - Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: hướng dẫn trong chương trình kiểm toán chung cho phép kiểm toán viên linh hoạt sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu kiểm toán và bản chất của khoản mục cần kiểm toán nói chung và khoản mục doanh thu nói riêng. Đồng thời ở mỗi phần hành trong giai đoạn thực hiện kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán FAC đều có những hướng dẫn riêng giúp kiểm toán viên định hướng công việc phân tích cần làm cho từng khoản mục. Với khoản mục doanh thu, kiểm toán viên tập trung phân tích tỷ lệ lãi gộp theo tháng/quý, biến động doanh thu theo dòng sản phẩm trả lời cho những nghi vấn đã được đặt ra trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đặc biệt, theo VSA 520, đoạn 11: "Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC, TRƯỜNGkiểm toán viên phải thực ĐẠI hiện quy HỌCtrình phân tíKINHch hoặc kiểm traTẾ chi tiết- hoặcHUẾ cả hai"; riêng đối với FAC, thủ tục phân tích được áp dụng như một bước bắt buộc trong quy trình kiểm toán để khoanh những vùng cần lưu ý và giải thích cho những biến động bất thường. Đây là điểm nổi trội hơn trong quy trình kiểm toán của FAC so với VSA nhằm đảm bảo chất lượng của dịch vụ cung cấp. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 51
- Khoá luận tốt nghiệp - Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán: công ty cũng quy định tiến hành thủ tục phân tích để soát xét lại tổng thể BCTC trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Song song với việc đảm bảo tính hợp lý chung của toàn bộ BCTC được kiểm toán, công ty cũng đưa ra một số nhìn nhận về rủi ro tiềm tàng cần lưu ý cho kiểm toán năm tiếp theo và xem xét liệu giả định hoạt động liên tục có bị vi phạm không? 3.2. Nhược điểm Nhìn chung, công ty TNHH Kiểm toán FAC đã cố gắng phát huy tối đa ưu điểm của việc thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những nhược điểm sau: - Thứ nhất, việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC mặc dù được quy định rõ trong kế hoạch và chương trình kiểm toán của FAC, nhưng trong thực tế, kiểm toán viên rất ít khi tiến hành đầy đủ, bởi tính chất phức tạp của việc phân tích và thời gian kiểm toán hạn chế. Hay nói cách khác, các loại hình thủ tục phân tích áp dụng còn nghèo nàn. Phương pháp phân tích chủ yếu được tiến hành tại FAC là phân tích xu hướng. Kiểm toán viên chỉ xem xét các biến động lớn so với năm trước, tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung để giải thích cho các biến động này chứ chưa đi sâu vào phân tích bản chất của các biến động cũng như mối liên hệ với các khoản mục khác. Các phương pháp phân tích như phân tích tỷ suất, xây dựng mô hình dự đoán, thu thập và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính ít được áp dụng. Đối với khoản mục doanh thu, công ty TNHH Kiểm toán FAC chủ yếu sử dụng các kỹ thuật phân tích như: so sánh tỷ lệ lãi gộp giữa các kỳ với nhau (chính là so sánh tương quan doanh thu - giá vốn, doanh thu - lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh); so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự kiến hoặc doanh thu kế hoạch Qua ví dụ minh họa về thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị và TRƯỜNGkết thúc kiểm toán cho thấyĐẠI công tyHỌC không quy KINH định KTV phải TẾ tính toán- HUẾcác tỷ số tài chính mà chỉ đơn thuần giải thích các biến động trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.Trong khi đó phương pháp tỷ suất được xem là đáng tin cậy vì nó phản ánh mối liên hệ giữa nhiều khoản mục, giúp KTV đánh giá chính xác hơn khả năng hoạt động liên tục của DN. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 52
- Khoá luận tốt nghiệp - Kiểm toán viên thường nghiêng về thực hiện các thử nghiệm chi tiết hơn là áp dụng các thủ tục phân tích. Qua tìm hiểu về thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công ty, ngoại trừ các bước phân tích trong chương trình kiểm toán FAC bắt buộc phải thực hiện thì các kiểm toán viên có xu hướng thực hiện phương pháp kiểm tra chi tiết vì công việc tương đối dễ thực hiện và mức độ tin cậy rõ ràng. - Các kiểm toán viên không quen xây dựng các ước tính và dự đoán cho các số liệu cần kiểm toán mà chỉ tìm cách giải thích cho các chênh lệch phát hiện được; đồng thời, cũng chưa thực sự gắn thủ tục phân tích với kiểm tra chi tiết khi phát hiện những dấu hiệu bất thường. Khi giải thích các chênh lệch, kiểm toán viên thường yêu cầu đơn vị giải thích mà không tìm thêm các thông tin bổ sung từ các nguồn thông tin khác độc lập. Trong một vài trường hợp, kiểm toán viên có xu hướng tìm lời giải thích cho những chênh lệch ở bộ phận kế toán thay vì ở một bộ phận khác, nắm rõ vấn đề hơn và khách quan hơn bộ phận kế toán. Sau đó, kiểm toán viên xem như chênh lệch đã được giải thích thoả đáng mà không hề có động tác kiểm chứng lại. - Thông tin phi tin phi tài chính được sử dụng chủ yếu là các thông tin do khách hàng cung cấp. Công ty không quy định sử dụng các thông tin từ các nguồn độc lập khác như thông tin ngành, thông tin thị trường, nhằm nâng cao độ tin cậy của các thủ tục phân tích. Thông thường chỉ đối với những khách hàng lớn thì manager hoặc senior sẽ tìm kiếm thông tin này. - Ít sử dụng số trung bình ngành hoặc số liệu của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành đối với việc phân tích, các tỷ suất tài chính có được sử dụng nhưng còn ở mức độ hạn chế và không phải áp dụng cho tất cả các khách hàng: Việc so sánh với số trung bình ngành hoặc các doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành là một thủ tục mang lại hiệu quả khi đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, ở TRƯỜNGFAC các thông tin về các ĐẠI chỉ số trung HỌC bình ngành KINH hay các Doanh TẾ nghi -ệp HUẾcó cùng quy mô trong ngành không được thu thập nên thủ tục này gần như không được áp dụng. SVTH: Phạm Thị Bích Huệ 53