Đề tài Cơ bản về lập trình ANDROID và ứng dụng

docx 29 trang thiennha21 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Cơ bản về lập trình ANDROID và ứng dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_co_ban_ve_lap_trinh_android_va_ung_dung.docx

Nội dung text: Đề tài Cơ bản về lập trình ANDROID và ứng dụng

  1. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Đề tài: “Cơ bản về lập trình ANDROID và ứng dụng” Môn:Lập trình hướng đối tượng Thầy:Nguyễn Mạnh Sơn 1
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ANDROID I.Android và lịch sử phát triển II.Các phiên bản của Android III.Các thành phần của Android 3.1.Thành phần của 1 chương trinh Android 3.2. Thành phần giao diện một Widget. CHƯƠNG 2: LẬP TRÌNH CƠ BẢN ANDROID I.Cấu trúc một ứng dụng Android II.Activity Life-Cycle III.Android Layout 1.RelativeLayout 2. LinearLayout 3.GridLayout 4.TableLayout 5. FrameLayout 6.ConstraintLayout CHƯƠNG 3:DEMO ỨNG DỤNG I.Phân tích chương trình II.Nội dung chương trình TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
  3. LỜI NÓI MỞ ĐẦU Mạng điện thoại di động xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 1990 và theo thời gian số lượng các thuê bao cũng như các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Việt Nam ngày càng tăng.Do nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng tăng và nhu cầu sử dụng sản phẩm công nghệ cao nhiều tính năng,cấu hình cao,chất lượng tốt,kiểu dáng mẫu mã đẹp,phong phú nên nhà cung cấp phải luôn luôn cải thiện, nâng cao những sản phẩm của mình.Do đó việc xây dựng mới đầy tiềm năng và hứa hẹn nhiều sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học kĩ thuật. Cùng với sự phát triển của thị trường điện thoại dị động là sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng lập trình phần mềm ứng dụng cho các thiết bị di động.Phần mềm,ứng dụng cho điện thoại di động hiện nay rất đa dạng và phong phú trên các hệ điều hành di động cũng phát triển mạnh mẽ và đang thay đổi từng ngày. Các hệ điều hành J2ME, Android,IOS,Hybrid,Web dased Mobile Application đã có rất phát triển trên thị trường truyền thống di dộng Trong vài năm trở lại đây, hệ điều hành Android ra đời với sự kế thừa những ưu việt của các hệ điều hành ra đời trước và sự kết hợp của nhiều công nghệ tiên tiến nhất hiện nay,đã được nhà phát triển công nghệ rất nổi tiếng hiện nay là Google .Android đã nhanh chóng là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với các hệ điều hành trước đó và đang là hệ điều hành di động của tương lai và được nhiều người ưa chuộng nhất. 3
  4. CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ANDROID I. Android và lịch sử phát triển: Adroid là hệ điều hành trên điện thoại di động (và hiện nay là cả trên một số đầu phát HD, HD Player, TV) phát triển bởi Google và dựa trên nền tảng Linux. Lập trình android là một lập trình ứng dụng di động phổ biến. Trước đây, Android được phát triển bởi công ty liên hợp Android ( sau đó được Google mua lại vào năm 2005). Các nhà phát triển viết ứng dụng cho Android dựa trên ngôn ngữ Java. Sự ra mắt của Android vào ngày 5 tháng 11 năm 2007 gắn với sự thành lập của liên minh thiết bị cầm tay mã nguồn mở, bao gồm 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông nhằm mục đính tạo nên một chuẩn mở cho điện thoại di động trong tương lai. 4
  5. II.Các phiên bản HĐH Android: Android đã trải qua một số các cập nhập kể từ lần đầu phát hành.Những cập nhập này nhìn chung có nhiệm vụ vá các lỗ hổng và thêm các tính năng mới vào hệ điều hành Android những thế hệ đầu tiên 1.0(9/2008) và 1.1(2/2009) chưa có tên gọi chính thức .Từ thế hệ tiếp theo,mỗi bản nâng cấp đều được đặt với những mã tên riêng dựa theo tên các bánh ngọt theo thứ tự bảng chữ cái từ “C-D-E-F-G-H-I” Hiện nay phiên bản mới nhất là Android 10. 5
  6. III. Các thành phần của Android: 3.1 Thành phần của 1 chương trinh Android: 1. Activity: – Hiểu một cách nôm na thì Activity tương tự như khái niệm Window (cửa sổ hay Form) trong hệ điều hành Windows. Khi khởi động một ứng dụng, bao giờ cũng có một Activity được gọi, hiển thị màn hình giao diện của ứng dụng cho phép người dùng tương tác. 2. Intent: – Được sử dụng để truyền các thông báo nhằm khởi tạo một Activity hoặc Service để thực hiện công việc bạn mong muốn – Ví dụ: khi mở một trang web, bạn sẽ gửi một intent đi để tạo một Activity mới hiển thị trang web đó 6
  7. Dưới đây là vòng hoạt động của 1 ứng dụng android: Quá trình hoạt động của Itent 7
  8. 3. Broadcast Receiver: – Thành phần thu nhận các intent từ bên ngoài gửi tới – Ví dụ: bạn viết một chương trình thay thế cho phần gọi điện thoại mặc định của Android, khi đó, bạn cần 1 Broadcast Receiver để nhận các intent là các cuộc gọi đến 4. Content Provider: – Kho dữ liệu chia sẻ, được dùng để quản lý và chia sẽ dữ liệu giữa các ứng dụng – Ví dụ: thông tin người dùng lưu trong contact, dữ liệu lưu trữ trên SQL Lite, dữ liệu lưu trữ trong các tận tin 5. Manifest File Trước khi Android có thể khởi động một thành phần ứng dụng, nó phải biết rằng thành phần đó tồn tại. Vì vậy, ứng dụng khai báo những thành phần của mình trong một manifest file được gắn vào Android package, file.apk này cũng giữ chứa mã của ứng dụng và các tài nguyên. Nó thực hiện một số bổ sung để khai báo các thành phần của ứng dụng, như là nêu tên các thư viện ứng dụng cần đến, và xác định các quyền hạn của ứng dụng muốn được cấp. Ví dụ như nó khai báo các Activity trong chương trình của chúng ta, khi khởi động chương trình thì Activity nào sẽ được thực hiện đầu tiên, các quyền truy cập Internet, SDCard, hay các vấn đề về gửi nhận tin nhắn, cuộc gọi 6. Giao diện người dùng trong Android: Trong một ứng dụng Android, giao diện người dùng được xây dựng bằng cách sử dụng View và ViewGroup đối tượng. Có nhiều loại quan điểm và các nhóm view, mỗi một trong số đó là hậu duệ của lớp View. View objects là các đơn vị cơ bản của biểu hiện giao diện người dùng trên nền tảng Android. – Ví dụ: thông tin người dùng lưu trong contact, dữ liệu lưu trữ trên SQL Lite, dữ liệu lưu trữ trong các tận tin 8
  9. 7. Notification: – Đưa ra các cảnh báo mà không làm cho các Activity phải ngừng hoạt động Activity, Service, Broadcast Receiver và Content Provider là những thành phần chính cấu thành nên ứng dụng Android, bắt buộc phải khai báo trong AndroidManifest. 3.2 Các thành phần giao diện Widget: Có rất nhiều cách bố trí giao diện.Sử dụng nhiều hơn và các loại khác nhau của các view group, bạn có thể cấu trúc views con và view groups trong vô số cách.Xác định các nhóm xem được cung cấp bởi android bao gồm LinearLayout, RelativeLayout,TableLayout,GrildLayout và khác. Widget là một object View phục vụ như một giao diện để tương tác với người dùng.Android cung cấp một tập các widgets thực hiện đầy đủ, giống như các button,checkbox, và text_entry,do đó bạn có thể nhanh chóng xây dựng giao diện người dùng của bạn. Một số widgets được cung cấp bởi Android phức tạp hơn, giống như một date picker,clock,và zoom control.Nhưng nó không giới hạn trong các loại widgets được cung cấp bởi các nền tảng Android. 9
  10. CHƯƠNG II: LẬP TRÌNH CƠ BẢN ANDROID. I.Cấu trúc của một ứng dụng Android: • Java Source: là tập tin MainActivity kế thừa class Activity.Activity là một class, mà lớp lại tạo ra một window mặc định trên màn hình. Ở đây chúng ta có thể đặt thêm các thành phần (components) khác: Button, EditText, TextView, Spinner v.v. Nó giống như Frame của Java AWT.Activity có các phương thức tạo ra vòng đời : onCreate, onStop, OnResume v.v. 10
  11. • Generated R.java: Tập tin R.java được tạo ra một cách tự động, nó chứa cá ID của tất cả các tài nguyên trong thư mục res. Bất cứ khi nào bạn tạo một componet trong activity_main, thì một ID được tạo ra trong tập tin R.java. ID này sẽ được sử dụng trong source Java sau này. • Contains apk file: tập tin được tạo tự động nhằm giúp ứng dụng chạy trên thiết bị di động. • Thư mục Resources: chứa tập tin các tài nguyên activity_main, string,styles, Hay cụ thể chứa các giao thức của ứng dụng như giao diện, hiển thị dữ liệu. o drawable: Đây chính là thư mục chứa các file hình ảnh, config xml trong dự án android. o layout: Đây chính là thư mục lưu các file xml về giao diện của các màn hình ứng dụng của bạn.Ở trên phần số 1 bạn có các package lưu các class, các class này sẽ kết nối với các file xml trong thư mục layout nào để tạo nên một màn hình có giao diện cho người dùng thao tác. 11
  12. o values: để lập trình viên định nghĩa ra các thuộc tính, giao diện, các config để sử dụng cho đồng nhất và đồng thời sẽ giúp người dùng tối ưu code khi chỉnh sửa sau này.Tập tin values gồm: ▪ color.xml: đây là file định nghĩa các mã màu trong dự án android của ban, khi sử dụng màu nào bạn chỉ cần gọi tên tên mã màu đã định nghĩa trong đây ra là xong. ▪ dimens.xml: đây là file mà bạn sẽ định nghĩa ra các kích thước như cỡ chữ, chiều cao, chiều rộng các view. ▪ strings.xml: đây là file định nghĩa các đoạn văn bản trong ứng dụng Android của bạn ví dụ như bạn có 1 đoạn văn bản mà sử dụng đi sử dụng lại trong các màn hình khác nhau, khi bạn set cứng ở nhiều nơi thì khi cần chỉnh sửa thì phải tìm hết tất cả và sửa lại.Bây giờ bạn định nghĩa đoạn văn bản đó trong đây và khi dùng thì gọi ra sử dụng và sau này chỉnh sữa bạn chỉ cần sửa trong đây là xong, nó sẽ apply tất cả mọi nơi. ▪ styles.xml: đây chính là nơi định nghĩa các giao diện của các file layout trong thư mục layout mình đã nói phía trên.Kiểu như thế này nhé, bạn muốn chỉnh một nút Button chiều cao 10dp, chiều rộng 10dp, màu xanh và bạn lại sử dụng kiểu thiết kế này ở 5 màn hình khác nhau.Bạn không thể mỗi màn hình lại định nghĩa lại như thế sẽ làm duplicate code (lặp lại) và sẽ không tối ưu tí nào cả.Thay vào đó bạn chỉ cần định nghĩa một file giao diện như trên và ở mỗi màn hình bạn chỉ cần gọi là xong. • Mainfest: là tập tin AndroidManifest.xml chứa thông tin về package của ứng dụng, bao gồm các thành phần của ứng dụng như activities, services, broadcast receivers, content providers v.v. Có chức năng: o Cấp quyền một số phần trong ứng dụng. o Khai báo các API mà ứng dụng sẽ sử dụng. o Khai báo các thông tin về ứng dụng. II.Activity Life-Cycle: Android Project khi được thực hiện thành công sẽ được đóng gói thành tập tin *.apk, tập tin này được gọi là Application. Một Application có thể có một hoặc nhiều Activity, mỗi Activity là một vòng đời riêng và độc lập với các Activity khác. Khi tạo mới một Activity nào đó cần phải khai báo, và trong nhiều Activity sẽ có một Activity chạy chính (Activity xuất hiện đầu tiên). Các phần khai báo này được khai báo trong AndroidMainifest.xml. 12
  13. Quá trình xử lý các Activity. Mỗi Activity được kích hoạt được hệ thống đẩy vào BlackStack. Sau khi kích hoạt lần lượt gọi đến các callback onCreate(), onStart(), onResume() sẽ được hệ thống gọi đến. Sau khi gọi đến các callback trên, thì Activity mới chính thức được xem là đang chạy (Activity running). Sơ đồ vòng đời một Activity: 13
  14. Lúc này, nếu có bất kỳ Activity nào khác chiếm quyền hiển thị, thì Activity hiện tại sẽ rơi vào trạng thái onPause(). Nếu sự hiển thị của Activity khác làm cho Activity mà chúng ta đang nói đến không còn nhìn thấy nữa thì onStop() sẽ được gọi ngay sau đó Nếu Acvitity đã vào onPause() rồi, tức là đang bị Activity khác đè lên, mà người dùng sau đó quay về lại Activity cũ, thì onResume() được gọi. Còn nếu Activity đã vào onStop() rồi, mà người dùng quay về lại Activity cũ thì onRestart() được gọi. Trong cả hai trường hợp Activity rơi vào onPause() hoặc onStop(), nó sẽ rất dễ bị hệ thống thu hồi (tức là bị hủy) để giải phóng tài nguyên, khi này nếu quay lại Activity cũ, onCreate() sẽ được gọi chứ không phải onResume() hay onRestart(). Và cuối cùng, nếu một Activity bị hủy một cách có chủ 14
  15. đích, chẳng hạn như người dùng nhấn nút Back ở System Bar, hay hàm finish() được gọi, thì onDestroy() sẽ được kích hoạt và Activity kết thúc vòng đời của nó. Các trạng thái chính trong vòng đời activity *Running: Trạng thái này khá đặc biệt. Trạng thái tạm dừng. Như bạn đã làm quen trên kia, trạng thái này xảy ra khi mà Activity của bạn vẫn đang chạy, người dùng vẫn nhìn thấy, nhưng Activity khi này lại bị che một phần bởi một thành phần nào đó. Chẳng hạn như khi bị một dialog đè lên. Cái sự che Activity này không phải hoàn toàn. Chính vì vậy mà Activity đó tuy được người dùng nhìn thấy nhưng không tương tác được. *Stop: Trạng thái này khá giống với trạng thái tạm dừng trên kia. Nhưng khi này Activity bị che khuất hoàn toàn bởi một thành phần giao diện nào đó, hoặc bởi một ứng dụng khác. Và tất nhiên lúc này người dùng không thể nhìn thấy Activity của bạn được nữa. Hành động mà khi người dùng nhấn nút Home ở System Bar để đưa ứng dụng của bạn về background, cũng khiến Activity đang hiển thị trong ứng dụng rơi vào trạng thái dừng này. Dead: Nếu Activity được lấy ra khỏi BackStack, chúng sẽ bị hủy và rơi vào trạng thái này. Trường hợp này xảy ra khi user nhấn nút Back ở System Bar để thoát một Activity. Hoặc lời gọi hàm finish() từ một Activity để “kill chính nó”. Cũng có khi ứng dụng ở trạng thái background quá lâu, hệ thống có thể sẽ thu hồi tài nguyên bằng cách dừng hẳn các Activity trong ứng dụng, làm cho tất cả các Activity đều vào trạng thái này. Khi vào trạng thái dead, Activity sẽ kết thúc vòng đời của nó. Những ý trên giúp bạn nắm được tổng quan các trạng thái mà một Activity có thể trải qua. III.Android Layout: 15
  16. Để trình bày nên các Activity tạo thành các chương trình hoàn chỉnh thì Android được phát tiển một số giao diện Layout tương tự như GUI trong Java. Android hỗ trợ 6 loại Layout gồm: RelativeLayout, LinearLayout,GridLayout, TableLayout, FrameLayout, ConstraintLayout 1.RelativeLayout: là loại Layout mà trong Layout vị trí của mỗi view con sẽ được xác định so với view khác hoặc so với thành phần cha của chúng thông qua ID. Bạn có thể sắp xếp 1 view ở bên trái, bên phải view khác hoặc ở giữa màn hình. xml version="1.0" encoding="utf-8"?> <TextView android:layout_width="150dp" android:layout_height="50dp" android:text="@string/_2" 16
  17. android:textColor="#fff" android:id="@+id/hop2" android:textSize="10pt" android:textAlignment="center" android:layout_toRightOf="@+id/hop1" android:background="@color/colorPrimary" android:layout_toEndOf="@+id/hop1" /> Ngoài cách biểu thị trên ta có thể code giao diện RelativeLayout bằng Java. Tất nhiên nó sẽ khác so với trình XML của Android. 17
  18. 2.LinearLayout: là loại layout sẽ sắp xếp các view theo chiều dọc hoặc ngang theo thứ tự của các view. • Layout theo chiều dọc: <TextView android1:layout_width="80dp" android1:layout_height="80dp" android1:text="1" android1:textColor="#fff" android1:textSize="15pt" 18
  19. android1:textAlignment="center" android1:textStyle="bold" android1:background="@color/colorAccent" /> <TextView android1:layout_width="80dp" android1:layout_height="80dp" android1:background="#efcd21" android1:text="4" android1:textAlignment="center" 19
  20. android1:textColor="#fff" android1:textSize="15pt" android1:textStyle="bold" /> • Layout theo chiều ngang: <TextView android1:layout_width="80dp" android1:layout_height="80dp" android1:text="1" android1:textColor="#fff" android1:textSize="15pt" 20
  21. android1:textAlignment="center" android1:textStyle="bold" android1:background="@color/colorPrimary" /> 21
  22. Ngoài ra, ta có thể tạo ra giao diện LinearLayout bằng chương trình Java. Tuy nhiên nó sẽ khác biệt so với trình biên dịch XML của Android 22
  23. 3.GridLayout: là 1 layout dạng lưới và ta có thể chia các cột và dòng cho cái lưới đó, các view sẽ được dặt vào các ô trong cái lưới này. <TextView android1:layout_width="80dp" android1:layout_height="80dp" android1:text="3" android1:textColor="#fff" android1:textSize="15pt" 23
  24. android1:textAlignment="center" android1:textStyle="bold" android1:background="#8c0520" /> 4.TableLayout: Là layout dạng bảng table. Nó gần giống với GridLayout nhưng ta không thể quy định số cột và số hàng ngay từ đầu được. 24
  25. <TextView 25
  26. android:id="@+id/tv22" android:layout_weight="1" android:background="#FFFA99" android:gravity="center" android:padding="20dip" android:text="Row 2 column 2" android:textColor="#000000" /> <TextView 26
  27. android:id="@+id/tv32" android:layout_weight="1" android:background="#58F5FF" android:gravity="center" android:padding="20dip" android:text="Row 3 column 2" android:textColor="#000000" /> Đây là một ví dụ về TableLayout bạn sẽ sử dụng các thẻ để tạo ra các dòng cho bảng và các view sẽ nằm trong các dòng này. 5.FarmeLayout: là dạng layout cơ bản nhất khi gắn các view lên layout này thì nó sẽ luôn giữ các view này ở phía góc trái màn hình và không cho chúng ta thay đồi vị trí của chúng, các view đưa vào sau sẽ đè lên view ở trước trừ khi bạn thiết lập transparent cho view sau đó. <TextView 27
  28. android:id="@+id/textView2" android:layout_width="218dp" android:layout_height="221dp" android:background="@color/colorPrimary" /> 6.ConstraintLayout: Đây là dạng layout mà các view nằm trong đó sẽ được xác định vị trí tương đối với các view khác. Đây là dạng layout mà Google mới công bố và được thiết kế để sử dụng hoàn toàn trên công cụ Design của Android Studio. Các View trên dữ liệu có vị trí tương đối với nhau. 28
  29. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Copyright © 2008 by Ed Burnette. Hello, Android. (Introducing Google’s Mobile Development Platform) [2] www.vietnamandroid.com [3]www.ibm.com.vn 29