Báo cáo Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho lưu học sinh Lào

pdf 44 trang thiennha21 8060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho lưu học sinh Lào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_xay_dung_he_thong_ho_tro_hoc_tap_tieng_viet_cho_luu.pdf

Nội dung text: Báo cáo Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho lưu học sinh Lào

  1. UBND TỈNH HÀ TĨNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH ThS. NGUYỄN QUỐC DŨNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƢU HỌC SINH LÀO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HÀ TĨNH, NĂM 2014
  2. UBND TỈNH HÀ TĨNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH ThS. NGUYỄN QUỐC DŨNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƢU HỌC SINH LÀO Những thành viên tham gia: Trần Thị Thiều Hoa, Khoa KTCN Phan Thị Gấm, Khoa KTCN Trương Thị Mai Hoa, Khoa SP XH-NV Chùa Vàng, SV lớp K4 CNTT HÀ TĨNH, NĂM 2014
  3. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ 5 MỞ ĐẦU 7 Chương 1. TỔNG QUAN 10 1.1. Tình hình phát triển E-learning 10 1.1.1. Khái niệm E-Learning 10 1.1.2. Tình hình phát triển E-Learning 11 1.2. Thực trạng học tập tiếng Việt của Lưu học sinh Lào 12 1.3. Ứng dụng mã nguồn mở Moodle trong các hệ thống dạy học trực tuyến. . 13 Chương 2. MÃ NGUỒN MỞ MOODLE 15 2.1. Giới thiệu 15 2.1.1. Lịch sử phát triển của Moodle 15 2.1.2. Đặc điểm 16 2.1.3. Sơ đồ chức năng hệ thống dạy học trực tuyến 16 2.1.4. Các hoạt động của Moodle 17 2.2. Cài đặt Moodle [5] 17 2.3. Các thành phần chính của Moodle: 21 2.4. Ứng dụng của Moodle 22 2.4.1. Ứng dụng trên thực tế 22 2.4.2. Ứng dụng vào đề tài 23 Chương 3. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 24 3.1. Yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống 24 3.2. Phân tích và thiết kế chức năng hệ thống 25 3.2.1. Vai trò của người dùng trong hệ thống 25 3.2.2. Chức năng xem bài giảng 26 3.2.3. Chức năng làm bài tập: 27 3.2.4. Chức năng Phản hồi, Forum, thảo luận 27 3.2.5. Chức năng Quản trị hệ thống 28 3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu và các đối tượng 29 3.4. Kỹ thuật cài đặt 29 3.4.1. Yêu cầu hệ thống cài đặt 29 3
  4. 3.4.2. Hệ thống sử dụng trong Đề tài 29 Chương 4. TRIỂN KHAI, KIỂM THỬ HỆ THỐNG 30 4.1. Triển khai hệ thống thử nghiệm 30 4.1.1. Triển khai Website 30 4.1.2. Thử nghiệm Hệ thống website 32 4.2. Đánh giá, nhận xét 33 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 PHỤ LỤC 1 36 PHỤ LỤC 2 43 4
  5. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-1. Mô hình E-Learning 11 Hình 2-1 Kiến trúc hệ thống Moodle 16 Hình 2-2.Cài đặt Moodle: Lựa chọn ngôn ngữ 17 Hình 2-3 Cài đặt Moodle: Kiểm tra cấu hình hệ thống 18 Hình 2-4 Cài đặt Moodle: Chọn thư mục cơ sở dữ liệu 18 Hình 2-5 Cài đặt Moodle: Cài đặt Cơ sở dữ liệu 19 Hình 2-6. Cài đặt Moodle: Kiểm tra cấu hình máy chủ 19 Hình 2-7 Cài đặt Moodle: Cài đặt thêm gói ngôn ngữ 20 Hình 2-8 Cài đặt Moodle: Thêm gói Module 20 Hình 2-9 Cài đặt thông tin quản trị 21 Hình 2-10 Giao diện quản trị 21 Hình 3-1. Sơ đồ chức năng tổng quát của hệ thống website 26 Hình 3-2. Chức năng xem bài giảng 27 Hình 3-3. Chức năng làm bài tập 27 Hình 3-4. Chức năng phản hồi ý kiến 28 Hình 3-5. Chức năng quản lý hệ thống 28 Hình 4-1. Trang chủ của Website 31 Hình 4-2. Trang đăng nhập website 31 Hình 4-3. Trang theo dõi khóa học và bài học của Sinh viên 32 Hình 4-4. Trang bài học của Sinh viên 32 Hình phục lục 1. Giao diện sau khi đăng nhập quản trị 36 Hình phục lục 2. Thay đổi giao diện hệ thống 37 Hình phục lục 3. Thiết lập ngôn ngữ cho website 37 Hình phục lục 4. Thiết lập các thuộc tính ngôn ngữ cho website 38 Hình phục lục 5. Quản trị các module trong hệ thống. 38 Hình phục lục 6. Quản trị thành viên cho hệ thống 39 Hình phục lục 7. Các hoạt động hoặc tài nguyên thêm vào cho khóa học. 39 Hình phục lục 8. Sửa nội dung của một bài học 40 Hình phục lục 9. Quản trị điểm cho lưu học sinh Lào 40 Hình phục lục 10. Danh mục các bài học của khóa học. 41 Hình phục lục 11. Bắt đầu bài học 41 5
  6. Hình phục lục 12. Thực hiện các bài tập nếu có trong bài học 42 Hình phục lục 13. Phản hồi đáp án khi thực hiện câu trả lời 42 Hình phục lục 14. Bảng điểm của lưu học sinh 42 6
  7. MỞ ĐẦU Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet đã tạo ra nhiều thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Công nghệ thông tin mang lại nhiều ứng dụng trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, việc áp dụng Công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy và học trở thành một nhiệm vụ bắt buộc với toàn ngành. Dạy học trực tuyến trở thành một phần quan trọng, tạo ra một môi trường học tập hoàn toàn khác so với phương pháp dạy học truyền thống. Dạy học trực tuyến giúp người học có thể tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả mà không cần đến lớp, giúp giáo viên có thể quản lý, đánh giá được chất lượng người học mà không cần thực hiện các cuộc kiểm tra chất lượng truyền thống. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dạy học trực tuyến và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Các công cụ dạy học trực tuyến đang ngày càng phát triển và dần thay thế các phương pháp dạy học truyền thống bởi sự kết hợp của các hệ thống truyền thông đa phương tiện và sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ số. Nhiều trang web dạy học trực tuyến ra đời cho phép người dùng tương tác trực tiếp với bài giảng từ nhiều định dạng khác nhau, trả lời các câu hỏi, bài tập liên quan tới bài học thông qua môi trường internet. Một số trang học tập trực tuyến tiêu biểu như: được sử dụng phổ biến và được cộng đồng người học đánh giá cao. Ngoài hệ thống bài giảng và bài tập hợp lý, một số trang web có sự kết hợp các tiện ích vào việc học tập như tra từ điển, phát âm từ mới, đã được tích hợp như trang Để bắt kịp xu thế phát triển của thế giới, ở Việt Nam phương pháp dạy học trực tuyến đã được nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm. Nhiều hệ thống dạy học trực tuyến ra đời, đặc biệt là các hệ thống dạy học ngoại ngữ như: . Các hệ thống này đã đi vào hoạt động và ngày càng khẳng định được vị thế và lòng tin của người học. Dạy học trực tuyến đang dần trở thành một phần quan trọng đối với hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Một số trường đại học công lập đã xây dựng được hệ thống dạy học trực tuyến, chẳng hạn như trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Ngoại Thương, Đại học quốc gia Hà Nội, . Tuy nhiên các hệ thống này mới chỉ đưa tài liệu giảng dạy nội bộ để sinh viên trong trường học tập chứ chưa thực sự phổ biến đối với cộng đồng người học qua mạng internet. Tại trường Đại học Hà Tĩnh, với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Trung tâm CNTT đã xây dựng và đưa vào sử dụng thành công hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến. Để bắt kịp xu thế phát triển của các trường Đại học, hệ thống dạy học trực tuyến cho khoa Ngoại ngữ cũng đang được phát triển. Tuy nhiên, với thực trạng nhân lực mỏng và còn ít kinh nghiệm nên hệ thống dạy học trực tuyến vẫn chưa được đưa vào sử dụng chính thức. 7
  8. Hiện nay, trường Đại học Hà Tĩnh là một trong những đơn vị đào tạo có số lượng lưu học sinh Lào đông nhất cả nước. Trong 6 năm qua, với sự nổ lực của đội ngũ giảng viên khoa Sư phạm Xã hội - Nhân văn, chất lượng đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào được đánh giá cao. Cùng với sự phát triển của nhà trường, quy mô đào tạo tiếng Việt cho người Lào đang ngày càng mở rộng, hằng năm có từ 600 – 800 lưu học sinh Lào sang theo học tiếng Việt. Tuy nhiên, cùng với việc gia tăng số lượng lưu học sinh Lào, việc dạy – học trở nên khó khăn hơn bởi đội ngũ giáo viên mỏng, ít có thời gian quan tâm tới từng học sinh. Tiếng Việt cũng đang là bộ môn được giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, chưa áp dụng được các phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng dạy học. Thêm vào đó việc học, việc giao tiếp của lưu học sinh Lào có phần hạn chế hơn các khóa trước do các em sinh hoạt tập trung tại kí túc xá riêng, ít có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt. Tại khoa Sư phạm Xã hội – Nhân văn, việc giảng dạy đang thực hiện theo phương pháp truyền thống, giáo viên truyền thụ và học sinh chép bài nên quá trình dạy – học còn diễn ra thụ động, kiến thức của học sinh phụ thuộc nhiều vào bài giảng của giáo viên. Với những học sinh học chậm, kỹ năng ghi chép kém việc học sẽ diễn ra hết sức khó khăn. Tình trạng học, ghi máy móc cũng khiến các em nhanh quên, không nắm chắc được kiến thức. Thông qua hệ thống tài liệu được in ra giấy và vở ghi chép, việc ôn bài và làm bài tập cũng gặp nhiều khó khăn bởi ngoài giờ học trên lớp học sinh không có người hỗ trợ học bài và làm bài. Đứng trước tình hình đó, chúng tôi mong muốn “Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho lƣu học sinh Lào” tại trường Đại học Hà Tĩnh nhằm hỗ trợ việc dạy, học, tìm hiểu văn hóa Việt Nam của lưu học sinh Lào. Mục đích của đề tài: Xây dựng một hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho lưu học sinh Lào với nội dung các bài giảng của môn học “Đọc hiểu tiếng Việt 1” với các chức năng sau: - Quản lý thành viên: Hệ thống phân chia người dùng vào các nhóm với quyền sử dụng khác nhau, chẳng hạn như: Lưu học sinh, Giáo viên, Quản trị và Khách vẵng lai xem bài học. - Hỗ trợ Quản lý môn học: Cung cấp chức năng chính cho quản lý môn học như: Quản lý danh sách môn học tiếng Việt của khoa Xã Hội; thêm; xóa; sửa môn học phù hợp với nội dung, mục tiêu Đào tạo tiếng Việt của trường ĐH Hà Tĩnh - Hỗ trợ quản lý bài học, các bài tập cuối chương: Cho phép Giảng viên có thể quản lý các bài giảng của môn học hiệu quả hơn. Cung cấp dữ liệu cho Lưu học sinh Lào tham khảo. Đặc biệt chức năng còn cho phép Lưu học sinh kiểm tra lại kiến thức của mình bằng các bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận và cho phép Giảng viên có thể kiểm tra được thường xuyên. 8
  9. Hỗ trợ các chức năng từ điển, đa ngôn ngữ: Cung cấp chức năng cho phép Lưu học sinh có thể tra nhanh các từ chuyên ngành trong bài giảng. hoặc có thể hỗ trợ ngôn ngữ Lào cho các chức năng của Website (hệ thống) Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu Chương trình học tiếng Việt của Lưu học sinh Lào và quá trình học tập tiếng Việt của Lưu học sinh Lào tại trường ĐH Hà Tĩnh. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung các bài giảng của môn học “Đọc hiểu tiếng Việt 1”. Hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt sẽ gồm đầy đủ các bài giảng, bài học nhằm cung cấp các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài Nghiên cứu khoa học Trường, với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu các chức năng của hệ thống Mã nguồn mở Moodle, nhóm đề tài chỉ xây dựng và hoàn thiện các bài giảng thuộc môn học “Đọc hiểu tiếng Việt 1”. Các kỹ thuật phân tích và lập trình xây dựng hệ thống học tập tiếng Việt 1. Nội dung của báo cáo gồm những vấn đề sau: Mở đầu Chương 1: Giới thiệu về thực trạng vấn đề dạy và học tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại trường đại học Hà Tĩnh; Giới thiệu các kiến thức về E-learning và các hệ thống mã nguồn mở E-Learning. Chương này cũng giới thiệu và đánh giá các vấn đề công nghệ của hệ thống sẽ cài đặt Chương 2: Giới thiệu, phân tích và đánh giá các yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống nhằm mô hình hóa hệ thống cần xây dựng. Chương 3. Giới thiệu các vấn đề triển khai xây dựng hệ thống, nội dung chương này giới thiệu một số chức năng đã được phát triển Kết luận: Tổng kết đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình nghiên cứu đề tài từ đó đưa ra hướng phát triển tiếp theo cho nghiên cứu. 9
  10. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình phát triển E-learning 1.1.1. Khái niệm E-Learning Chưa có một định nghĩa chính xác về Elearning, vẫn tồn tại một số cách giải thích thuật ngữ Elearning như sau [1]: - E-Learning nghĩa là việc học sử dụng mạng Internet - E-Learning nghĩa là sử sụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối, lựa chọn, quản lý và mở rộng việc học - E-Learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web nhằm tạo ra, cho phép, phân phối và cung cấp các phương tiện phục vụ học tập. - E-Learning là học bằng Internet. E-Learning có thể bao gồm việc phân phối nội dung ở các dạng thức khác nhau; quản lý hcoj tập và một mạng của người học, người phát triển nội dung và các chuyên gia. - E-Learning cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẽ hơn, công bằng với mọi người học. E-Learning cũng được triển khai áp dụng dưới những mô hình khác nhau, đơn giãn nhất là hình thức sao chép bài giảng lên đĩa CD, sử dụng các phần mềm được cài đặt trên máy tính cá nhân để người học tự học. Phương pháp này phổ biến ở giai đoạn đầu những năm 2010, chủ yếu dành cho các phần mềm học tiếng Anh, học Toán cho học sinh phổ thông. E-Learning còn được biểu hiện ở hình thức phức tạp hơn là học qua mạng Internet bằng một hệ thống có sự quản lý và tổ chức nội dung một cách khoa học. Hình thức này cũng đang dần được sử dụng phổ biến và khi nói đến E-Learning người ta sẽ nghỉ đến sự tích hợp của hệ thống bài giảng, bài tập, hệ thống quản lý học tập trên môi trường mạng Internet. Bản chất của E-Learning là quá trình truyền tải kiến thức từ người dạy đến người học dưới sự giám sát của hệ thống quản lý. E-Learning chú trọng đế quá trình học, tự học và chú trọng đến phương châm lấy người học làm trung tâm của quá trình giáo dục. Tóm lại, E-Learning là hệ thống đào tạo sử dụng các công nghệ Multimedia dựa trên nền tảng của mạng Internet [1]. Người học sữ học bằng máy tính và các thiết bị công nghệ khác thông qua các trang Web trong một lớp học ảo. Nội dung bài học sẽ được phân phối tới người học thông qua mạng Internet, mạng Lan/Wan, và các học liệu điện tử. Trong E-Learning hệ thống đào tạo thường bao gồm 4 thành phần, được chuyển tới người học thông qua các phương tiện truyền thông trên các thiết bị điện tử Hình 1-1[1]. 10
  11. Hình 1-1. Mô hình E-Learning Nội dung: Là hệ thống bài giảng, bài tập, tài liệu tham khảo, được thể hiện bằng cách phương tiện Multimedia, tài liệu số, Ví dụ như Flash, .Mp3, HTM, pdf, Phân phối: Là các hình thức cấp phát bài học đến người học thông qua các phương tiện truyền thông, chẳng hạn như học qua website, gửi bài qua hệ thống quản lý tập tin (file), qua email, Quản lý: Quá trình quản lý học tập, đào tạo được thực hiện thông thông Internet, chẳng hạn như quản lý việc đăng ký học, giờ học, lớp học, việc nộp bài, và kết quả của quá trình kiểm tra, đánh giá, Hợp tác: Là các hệ thống bổ trợ cho quá trình hợp tác, trao đổi giữa người học với người học, giữa người học với giáo viên thông qua các phương tiện truyền thông điện tử, chẳng hạn như quá trình chat, quá trình thảo luận trên diễn đàn (forum), hay gửi mail, Với sự phát triển của mạng Internet và các thiết bị số hiện nay thì E-Learning được hiểu là quá trình học tập trên các website học tập trực tuyến thông qua mạng Internet. 1.1.2. Tình hình phát triển E-Learning Trên thế giới, Mỹ và Châu Âu là những nước đi đầu trong việc phát triển các dự án, chương trình học tập trực tuyến, thúc đẩy sự phát triển của E-Learning trong các tổ chức dạy học và các trường học. Tại Mỹ, E-Learning nhận được sự ủng hộ và các chính sách hỗ trợ thiết thực từ cuối những năm 90. Theo thống kê của Hội phát triển và Đào tạo Mỹ, năm 2000 ở Mỹ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54000 khóa học trực tuyến; cuối năm 2007 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ đưa ra mô hình E-Learning, số người học trực tuyến tăng lên 43% hằng năm từ năm 2004 – 2007 [2]. E-Learning còn được triển khai ở các tập đoàn, công ty nhằm cung cấp các kiến thức chuyên ngành cho nhân viên ở nhiều chi nhánh khác nhau. Sự phát triển của E-Learning cũng đã tạo ra thị trường kinh 11
  12. doanh đi theo, nhiều công ty Giáo dục, Tin học đã chuyển hướng nghiên cứu và xây dựng các giải pháp E-Learning. Tại các nước trong cộng đồng Châu Âu, những năm gần đây đã có sự nhận thức mạnh mẻ sự những tiến bộ mà Công nghệ thông tin mạng lại trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo, họ chú trọng việc mở rộng phạm vi, phát triển phong phú các hình thức, phương pháp dạy học dựa vào mạng Internet để nâng cao chất lượng giáo dục[2]. Tại châu Á, E-Learning vẫn chưa thực sự được phát triển rõ nét và chưa có nhiều thành công bởi các nguyên tắc, truyền thống giáo dục cổ điển của các nước châu Á. Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singapo, đang bắt đầu triển khai nghiên cứu và áp dụng E-Learning vào các mô hình đào tạo nhân viên trong các công ty lớn. Tại Việt Nam, từ khoảng năm 2003 – 2004 việc nghiên cứu và phát triển các hệ thống E-Learning bắt đầu được chú trọng. Nhiều hội nghị, hội thảo về E-Learning được bộ Giáo dục và Đào tạo và một số trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Ngoại Thương, viện Công nghệ thông tin tổ chức đã phổ biến phương pháp đào tạo E-Learning đến các cơ sở giáo dục. Theo thống kê của bộ Giáo dục và Đào tạo, ở Việt Nam hiện nay đã có khoảng trên 100 trường đại học, cao đẳng và cơ sở giáo dục chuyên nghiệp xây dựng được hệ thống E-Learning. Tại trường Đại học Hà Tĩnh, là một trường đại học địa phương mới được thành lập từ năm 2007, với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ giảng viên về việc áp dụng Công nghệ thông tin vào quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, từ năm 2011 trường đã đưa hệ thống trắc nghiệm trực tuyến vào sử dụng phổ biến ở các kỳ thi học kỳ và thu được nhiều thành tựu. Từ năm 2013 đến nay, hệ thống dạy học trực tuyến dành cho các học phần Ngoại ngữ cũng đang được xây dựng và sẽ sớm đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Việc đào tạo, tập huấn các kiến thức về E-Learning cũng được nhà trường kết hợp với các công ty, các trường đại học có kinh nghiệm xây dựng E-Learning để triển khai đến toàn bộ các ngành học, môn học. 1.2. Thực trạng học tập tiếng Việt của Lƣu học sinh Lào Trường Đại học Hà Tĩnh là một trong những trường có số lượng lưu học sinh Lào đông nhất cả nước. Trong 6 năm qua, với sự nổ lực của đội ngũ giảng viên khoa Sư phạm Xã hội - Nhân văn đã đào tạo cho hơn 2000 lưu học sinh Lào có chứng chỉ tiếng Việt có chất lượng. Hiện nay, nhà trường đang mở rộng quy mô đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào, hàng năm có trên 400 lưu học sinh Lào theo học. Tuy nhiên, số lượng lưu học sinh Lào học tiếng Việt ngày càng đông, nên việc dạy – học ngày càng khó khăn do giáo viên ít có thời gian quan tâm tới từng học sinh. Thêm vào đó việc học, việc giao tiếp của lưu học sinh có phần hạn chế hơn các khóa trước do lưu 12
  13. học sinh Lào sinh hoạt tập trung tại kí túc xá riêng, việc giao tiếp diễn ra trong cộng đồng người Lào nên ít có cơ hội sử dụng tiếng Việt. Việc giảng dạy cho lưu học sinh Lào hiện nay đang thực hiện theo phương pháp truyền thống, giáo viên truyền thụ và học sinh chép bài; giáo viên hướng dẫn, học sinh làm theo, nên quá trình dạy – học còn diễn ra thụ động. Kiến thức của học sinh đa phần phụ thuộc vào bài giảng của giáo viên. Với những học sinh tiếp thu chậm hoặc kỹ năng ghi chép kém việc học sẽ hết sức khó khăn. Phương pháp học đọc, chép hoặc ghi nhớ máy móc cũng dẫn đến tình trạng học sinh nhanh quên. Khảo sát trên 100 lưu học sinh Lào cho thấy, khoảng 40% học sinh hiểu bài ngay tại lớp, khoảng 70% ghi chép được bài trên lớp, chất lượng học tập phụ thuộc rất nhiều vào việc giao tiếp và ôn bài thường xuyên. Khảo sát lưu học sinh Lào hiện đang theo học cho thấy, hầu như toàn bộ lưu học sinh Lào đều có máy tính xách tay hoặc thiết bị điện tử có thể kết nối mạng internet. Nhiều lưu học sinh Lào đã biết sử dụng các tiện ích trên mạng internet để hỗ trợ việc học tiếng Việt. Tuy nhiên hiện nay chưa có từ điển hay một trang học tập trực tuyến chính thống để các em có thể học tiếng Việt nên việc học tập chủ yếu qua các diễn đàn tự phát, mạng xã hội hoặc sử dụng công cụ google dịch, Nội dung bài học, chương trình học không bám sát, không phù hợp với chương trình học tiếng Việt tại trường Đại học Hà Tĩnh dẫn đến khó khăn trong việc làm bài, trao đổi bài. 1.3. Ứng dụng mã nguồn mở Moodle trong các hệ thống dạy học trực tuyến. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều mã nguồn mở quản trị nội dung dạy học trực tuyến, tiêu biểu như Dockeos, Moodle, [4]. Các mã nguồn mở này đã được sử dụng tương đối hiệu quả và được cộng đồng người dùng đánh giá cao. Tại Việt Nam đã có rất nhiều trường đại học, cao đẳng sử dụng Moodle để phát triển hệ thống dạy học trực tuyến tại trường mình, lý giải nguyên nhân Moodle được áp dụng phổ biến có thể tóm tắt lại như sau: Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan khiến cho giáo viên và học sinh dễ dàng làm quen. Giáo viên sau khi được đào tạo cơ bản có thể sử dụng Moodle để tự cài đặt, nâng cấp các khóa học. Với thiết kế dựa trên nền các module, Moodle cho phép chúng ta chỉnh sửa giao diện bằng cách lựa chọn, thay đổi các theme, cài đặt thêm các module và các thành phần trên trang để phù hợp với ứng dụng riêng. Người sử dụng cũng có thể dễ dàng thực hiện các thiết lập đơn giãn theo nhu cầu sử dụng. Moodle được sử dụng phổ biến nên việc rất dễ dàng tìm các tài liệu hướng dẫn sử dụng. Cộng đồng người sử dụng Moodle lớn nên chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm được câu trả lời phù hợp cho các vướng mắc trong quá trình sử dụng. 13
  14. Moodle là mã nguồn mở quản lý nội dung dạy học hoàn toàn miền phí nên dễ dàng được triển khai cài đặt ở các cơ sở giáo dục với mức chi phí cho thấp, phù hợp với thực trạng kinh tế của ngành giáo dục Việt Nam. Tuy là phần mềm mã nguồn mở nhưng chất lượng của Moodle được cộng đồng người dùng đánh giá rất cao. Moodle nhận được sự hỗ trợ của nhiều nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, chuyên gia thiết kế giảng dạy nên nó đáp ứng hầu như các nhu cầu của người dùng về một hệ thống dạy học trực tuyến chuyên nghiệp. Moodle cũng là sản phẩm được đánh giá có tính hướng đến giáo dục. Ngoài ra Moodle còn cho phép những người dùng chuyên nghiệp, có kiến thức về ngôn ngữ PHP/MySQL có thể tự xây dựng cho mình các module chức năng để cài đặt vào hệ thống, cũng có thể sửa mã nguồn để phù hợp với yêu cầu của mình. Các cài đặt thêm và sửa chữa trên mã nguồn của Moodle có thể được bổ sung vào hệ thống của Moodle, sau khi được xét duyệt nếu thực sự hữu ích thì các tính năng mới đó sẽ được cập nhật cho các người dùng khác. 14
  15. CHƢƠNG 2. MÃ NGUỒN MỞ MOODLE 2.1. Giới thiệu Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến [4]. Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas [3], người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Phát triển trên nền ngôn ngữ PHP và kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL. Moodle là một thành phần quan trọng của hệ thống E – Learning, hỗ trợ học tập trực tuyến. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp bạn giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Nhớ rằng cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính Moodle. 2.1.1. Lịch sử phát triển của Moodle Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết định xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay, Moodle đã có những phát triển vượt bậc và thu hút sự quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam Moodle lần đầu tiên được giới thiệu bởi anh Vũ Thanh Hùng, từng là chuyên viên E – Learning của trung tâm tin học, Bộ giáo dục và đào tạo. Anh là người đã có công triển khai Moodle ở Việt Nam và tiên phong trong việc ứng dụng E - Learning ở Việt Nam. 15
  16. 2.1.2. Đặc điểm Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và loại hình thức đào tạo: Phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty. Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác. Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng miễn phí. Moodle được đăng ký theo bản quyền GNU/GPL. Mọi người được phép copy và phân phối các bản copy đúng nguyên văn của tài liệu giấy phép này, nhưng thay đổi nó thì không được phép. 2.1.3. Sơ đồ chức năng hệ thống dạy học trực tuyến Hệ thống Moodle cung cấp các chức năng cơ bản như Hình 2-1 Hình 2-1 Kiến trúc hệ thống Moodle Quản lý thành viên: Chức năng này do admin đảm nhiệm, admin có thể tạo tài khoản cho người dùng mới vào hệ thống, chứng thực người đó đã là thành viên của hệ thống hay chưa và thực hiện phân quyền cho họ. Quản lý khóa học: Moodle cho phép thêm các khóa học mới và cập nhật nội dung cho khóa học đó, có thể sao lưu khóa học để sử dụng lại. Quản lý điểm: Điểm số của các học sinh trong từng khóa học được báo cáo chi tiết lại để cho giáo viên tiện quản lý học sinh của mình. Quản lý Mô đun (Module): Bao gồm quản lý các hoạt động, bộ lọc và khối. 16
  17. 2.1.4. Các hoạt động của Moodle Việc tạo lập diễn đàn để thảo luận về bài học hay một chủ đề nào đó xung quanh khóa học, tạo phòng chat để giao tiếp nhanh chóng hơn giữa các học sinh với nhau hoặc giữa học sinh với giáo viên của khóa học, upload và chia sẻ các tài nguyên trong khóa học, tạo ra các bài tập ôn luyện bài học hay ra các đề thi, thiết lập chế độ cộng trừ điểm sau mỗi lần thi, thêm các Scorm vào trong khóa học [5]. Bộ lọc: Thiết lập các bộ lọc cần thiết cho khóa học như bật bộ lọc ký hiệu đại số có thể soạn các công thức toán học trong khóa học, các chương trình bổ sung hỗ trợ đa phương tiện để có thể upload lên khóa học các file có đuôi được hỗ trợ, các tài nguyên được kết nối tự động. Khối: Bật và quản lý các khối trong khóa học như dòng tin RSS, các thành viên trực tuyến, các khóa học để giáo viên và học sinh có thể truy cập một cách nhanh chóng và thuận tiện. 2.2. Cài đặt Moodle [5] Máy tính cấu hình: P4 2.4Ghz, RAM 512, LAN 1GB Cài đặt Moodle tại Hệ quản trị server: wamp server, xampp Trình duyệt web: Fire fox, internet explorer B1. Giải nén gói cài đặt Moodle vào thư mục htdocs trên xampp B2. Tạo cơ sở dữ liệu moodle (hoặc tên tùy ý) trên phpAdmin B3. Truy cập vào sẽ thấy giao diện như Hình 2-2 Hình 2-2.Cài đặt Moodle: Lựa chọn ngôn ngữ Lựa chọn gói ngôn ngữ phù hợp (Vietnamese) Nhấn Next Xuất hiện cửa sổ nhưHình 2-3 để kiểm tra cấu hình của hệ thống 17
  18. Hình 2-3 Cài đặt Moodle: Kiểm tra cấu hình hệ thống Kiểm tra tính tương thích của Moodle, nếu có phần nào không “Pass” phải cấu hình lại server như Hình 2-4 Hình 2-4 Cài đặt Moodle: Chọn thư mục cơ sở dữ liệu Lựa chọn đường dẫn cho website:Địa chỉ web là địa chỉ trang web sẽ hiển thị Thư mục Moodle là thư mục chứa source code. Thư mục dữ liệu là thư mục chứa file hình ảnh, tập tin của các bài giảng sau này. Quá trình cài đặt cơ sở dữ liệu như Hình 2-5. 18
  19. Hình 2-5 Cài đặt Moodle: Cài đặt Cơ sở dữ liệu Cấu hình cơ sở dữ liệu (mặc định trên xampp người là root – không mật khẩu) như Hình 2-6 Hình 2-6. Cài đặt Moodle: Kiểm tra cấu hình máy chủ Kiểm tra cấu hình máy chủ, nếu có mục nào chưa kích hoạt (màu đỏ), cần phải chỉnh lại ở PHP-extension và PHP-setting (click vào biểu tượng xampp chọn PHP) sau đó nhấn next >> Màn hình cài đặt thêm các gói ngôn ngữ cho Moodle xuất hiện như Hình 2-7 19
  20. Hình 2-7. Cài đặt Moodle: Cài đặt thêm gói ngôn ngữ Download gói ngôn ngữ Tiếng Việt, sau khi hoàn tất nhấn Next >> cửa sổ xuất hiện như Hình 2-8 Hình 2-8 Cài đặt Moodle: Thêm gói Module Nhấn Yes để đồng ý với giấy phép sử dụng của Moodle. Đánh dấu vào ô Hoạt động không tham gia(unattended) để tạo file tự động cài đặt. Chờ các table được thêm vào xong, click vào nút Continue ở bên dưới. Cửa sổ cài đặt thông tin cho quản trị như Hình 2-9 20
  21. Hình 2-9. Cài đặt thông tin quản trị Điền các thông tin cho tài khoản quản trị Lưu ý: ở lần đầu tiên này ta phải nhập password phức tạp (gồm số, kí tự đặc biệt và chữ in hoa) sau khi đăng nhập vào hệ thống ta mới có thể chỉnh lại chính sách về password cho thành viên. Hình 2-10. Giao diện quản trị Cài đặt đã hoàn tất ta đã có thể thêm khóa học và cấu hình hệ thống theo ý muốn như Hình 2-10. 2.3. Các thành phần chính của Moodle: Reload: Là một dự án được hỗ trợ bởi tổ chức JISC Exchange For Learning Programme dùng để phát triển các phần mềm để thực hiện các bản mô tả của các tổ chức giáo dục như ADL và IMS Global dùng để tạo nên các bài giảng trực tuyến được đóng gói và sử dụng trong môi trường giáo dục phân tán, dựa trên các hệ quản trị đào tạo. Reload Editor là phần mềm mã nguồn mở, viết 21
  22. bằng Java cho phép tạo và chỉnh sửa các gói tuân theo đặc tả SCORM 1.2, SCORM 2004. Hot Potatoes: Là một bộ bao gồm 6 ứng dụng, cho phép bạn tạo ra các câu hỏi đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, ô chữ, kết hợp đặt bất cứ mục đích, dự án mà bạn thích. LAMPS: là công cụ mới mang tính cách mạng về thiết kế, quản lý và cung cấp trực tuyến các hoạt động hợp tác học tập. Nó cung cấp cho giáo viên một môi trường công cụ với các hình ảnh trực quan cho việc tạo chuỗi các hoạt động học tập. Exe: Là công xây dựng nội dung đào tạo Authoring được thiết kế chạy trên môi trường Web để giúp cho giáo viên trong việc thiết kế, phát triển và xuất bản các tài liệu học trên web mà không cần phải thành thạo HTML, XML hay những ứng dụng xuất bản web khác. Exe cho phép các giáo viên có thể tạo ra các trang web chuyên nghiệp để dạy học. Các công cụ khác: Course Genie cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng chuyển đổi các tài liệu Microsoft Word vào các khóa học tương tác trực tuyến vào các trang web. Math type giúp cho bạn gõ các công thức toán học một cách thuận tiện và nhanh chóng. SimpleRecorder giúp bạn có thể thu được hình ảnh và giọng nói của mình để tải lên Moodle khiến cho bài giảng thêm sinh động. 2.4. Ứng dụng của Moodle 2.4.1. Ứng dụng trên thực tế Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục, Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty. Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10.000 site trên (thống kê tại moodle.org) thế giới đã dùng Moodle tại 160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp giải quyết khó khăn. Nếu cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có trong trường, người dùng có thể chọn cho mình một trong các công ty Moodle Partners (khoảng 30 công ty). 22
  23. Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Bên cạnh đó, có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 2.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL để người dùng có thêm nhiều cơ hội lựa chọn. 2.4.2. Ứng dụng vào đề tài Xây dựng website dạy học trực tuyến bao gồm các chức năng: - Đăng ký thành viên và phân quyền cho thành viên. - Tạo và chỉnh sửa khóa học, môn học. - Phân môn học cho giáo viên. - Thêm các hoạt động và tài nguyên cho môn học. - Thiết lập chế độ ghi danh cho môn học. - Tạo để thi trắc nghiệm online. - Quản lý điểm. - Cho phép học viên học, làm bài thi và nộp bài trực tuyến. 23
  24. CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 3.1. Yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống Sau khi thực hiện khảo sát và thu thập thông tin về việc học tiếng Việt của lưu học sinh Lào tại khoa SPXH-NV và khoa KT-CN, chúng tôi đã tổng hợp và phân tích một số nghiệp vụ cần thiết sẽ được triển khai thực tế trong hệ thống. Quản lý Lưu học sinh: Với mỗi lưu học sinh các khoa đều phải thực hiện việc quản lý học sinh đó. Các khoa sẽ quản lý từ các thông tin cái nhân của Lưu học sinh tới việc học tập các môn học, bảng điểm cũng như các hoạt động ngoại khóa khác của Lưu học sinh. Những nghiệp vụ quản lý lưu học sinh trên thực tế ở các khoa đều được thống nhất với các phòng ban khác trong Trường và được hổ trợ một phần từ các chương trình quản lý Sinh viên của trường. Áp dụng việc quản lý này, Hệ thống hổ trợ Website cũng sẽ thực hiện việc quản lý Lưu học sinh và các đối tượng khác như Giáo viên, Quản trị đăng nhập vào hệ thống. Tuy nhiên việc quả lý đối với hệ thống Website này sẽ được tối ưu và chỉ quản lý các thông tin cần thiết để Lưu học sinh, Giáo viên, Quản trị có thể đăng nhập hệ thống. Quản lý các môn học: Trong các khoa của nhà trường, Các môn học được quản lý chung từ phòng Đào tạo. Trong hệ thống Website quản lý học tập tiếng Việt của lưu học sinh Lào, các môn học sẽ được quản lý bằng các danh sách. Sinh Viên, Các đối tượng khác có thể lựu chọn môn học trực quan trên hệ thống để có thể Xem bài học cũng như làm các bài tập cần thiết. Nghiệp vụ quản lý các môn học này sẽ cung cấp chức năng chính cho quản lý môn học như: Quản lý danh sách môn học tiếng Việt của khoa Xã Hội; thêm; xóa; sửa môn học phù hợp với nội dung, mục tiêu Đào tạo tiếng Việt của trường ĐH Hà Tĩnh. Hỗ trợ quản lý bài học, các bài tập cuối chương: Sau mỗi bài học, bài giảng, Sinh viên phải nắm và đúc rút những kiến thức cho chính bản thân. Chính vì vậy hệ thống Website cho phép Giảng viên có thể quản lý các bài giảng của môn học hiệu quả hơn. Cung cấp dữ liệu cho Lưu học sinh Lào tham khảo. Đặc biệt chức năng còn cho phép Lưu học sinh kiểm tra lại kiến thức của mình bằng các bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận và cho phép Giảng viên có thể kiểm tra được thường xuyên. Chức năng trao đổi học tập (diễn đàn), để giúp lưu học sinh hiểu nhanh hơn với các bài học hoặc các vấn đề khác nhau lieu quan tới học tập tiếng Việt. Chức năng diễn đàn sẽ là cầu nối trao đổi giữa những lưu học sinh Lào với nhau cũng có thể giữa lưu học sinh và Giảng viên. Ngoài chức năng diễn đàn chính, trao đổi chung trong hệ thống, thì trong mỗi khóa học đều có những phần thảo luận nhanh để lưu học sinh có thể sử dụng. Hỗ trợ các chức năng từ điển, đa ngôn ngữ: đối tượng nhắm tới của hệ thống Website là các bạn Lưu học sinh Lào học tiếng Việt và những bạn Lưu học sinh Lào cần cũng cố kiến thức tiếng Việt. Vì vậy có thể Sinh Viên sẽ cần đến giao diện hỗ trợ 24
  25. tiếng Lào. Chính vì vậy Hệ thống sẽ cung cấp chức năng cho phép Lưu học sinh có thể tra nhanh các từ chuyên ngành trong bài giảng bằng cách tích hợp thêm hệ thống từ điển (đang được xây dựng) nếu cần thiết hoặc có thể hỗ trợ ngôn ngữ Lào cho các chức năng của Website (hệ thống). 3.2. Phân tích và thiết kế chức năng hệ thống 3.2.1. Vai trò của ngƣời dùng trong hệ thống 3.2.1.1. Quản trị hệ thống Administrator (gọi tắt là admin hay người quản trị hệ thống) là người có quyền cao nhất trong hệ thống, khi đăng nhập vào với vai trò admin thì người dùng có thể làm bất kì việc gì trong hệ thống, có thể thực hiện các thao tác như thêm, sửa, xóa các tài khoản của người dùng, thiết lập tham số cho khóa học, điều chỉnh cấu hình Người quản trị hệ thống sẽ giúp giáo viên làm các công việc sau: - Lên danh sách lớp học. - Gán quyền cho giáo viên hay người học tham gia một khóa học. - Tạo ra các khóa học theo định dạng cho trước. 3.2.1.2. Giảng viên Giáo viên là người có quyền giảng dạy trong các khóa học và đã được người quản trị hệ thống hay người tạo lập khóa học cấp phép. Sau khi được người quản trị cấp tài khoản với vai trò giáo viên, người dùng có thể: - Thêm tài nguyên vào khóa học: Tạo nhãn, soạn thảo văn bản, liên kết tới một tệp - Thêm các hoạt động: bài học, bài tập lớn, chat, đề thi - Thiết lập các diễn đàn thảo luận - Chấm điểm và thông báo cho sinh viên - Thực hiện các cuộc bình bầu, điều tra. - Nếu giáo viên được cấp quyền chỉnh sửa (editing) thì giáo viên đó có quyền tạo và chỉnh sửa các hoạt động trong các khóa học hiện hành 3.2.1.3. Sinh viên (Lưu học sinh) Mỗi sinh viên muốn sử dụng hệ thống cần được người quản trị hệ thống cấp một tài khoản để tham gia khóa học với vai trò sinh viên. Khi sinh viên khi được cấp tài khoản và được cấp phép cho tham gia vào một khóa học thì sinh viên có thể: - Đăng nhập vào hệ thống để thấy những khóa học của mình - Tham gia và các hoạt động của khóa học - Tải tài liệu về - Tham gia diễn đàn 25
  26. - Tham gia làm các bài kiểm tra trắc nghiệm - Nhận bài tập để làm và nộp bài tập cho giáo viên - Xem kết quả kiểm tra, bài tập - Xem danh sách lớp - Xem và chỉnh sửa thông tin cá nhân 3.2.1.4. Sơ đồ tổng quát chức năng của hệ thống Hệ thống website gồm có các chức năng cơ bản như hình 2-1 Hình 3-1. Sơ đồ chức năng tổng quát của hệ thống website Trên hệ thống sẽ quản lý các tài khoản người quản trị, giảng viên, lưu học sinh. Đối với từng tài khoản người dùng thì sẽ có những quyền hạn khác nhau đối với hệ thống (xem mô hình use case 2-1). Với chức năng quản trị hệ thống thì chỉ có tài khoản người quản trị mới có quyền sử dụng. Chức năng quản trị khóa học và bài học thì người quản trị và giảng viên đều có thể sử dụng. tài khoản lưu học sinh thì có thể trao đổi qua diễn đàn hoặc thực hiện các bài học 3.2.2. Chức năng xem bài giảng Chức năng xem bài giảng là chức năng cho phép khách vãng lai, Lưu học sinh, Giáo viên có thể xem được nội dung bài giảng và các tài nguyên thuộc bài học. Tùy vào từng môn học sẽ có sự gán quyền các tài nguyên cụ thể cho từng đối tượng người dùng. 26
  27. Hình 3-2. Chức năng xem bài giảng 3.2.3. Chức năng làm bài tập: Hình 3-3. Chức năng làm bài tập Mỗi lưu học sinh hoặc khách sau khi xem và học qua một bài giảng nào đó trên hệ thống đều có thể làm các bài tập cũng cố kiến thức ở cuối mỗi bài hoặc các câu hỏi trong quá trình xem bài học. Chức năng làm bài tập còn cho phép Sinh viên sau khi đăng nhập hệ thống có thể lưu kết quả bài tập của mình để theo dõi quá trình học tập của mình cũng như cho phép Giáo viên có thể theo dõi Sinh viên khi cần thiết. 3.2.4. Chức năng Phản hồi, Forum, thảo luận Trong quá trình học tập và theo dõi các bài giảng, Sinh viên, Giáo viên có thể trao đổi các ý kiến, chia sẽ kinh nghiệm cũng như tài liệu qua hệ thống Forum của Website. Hệ thống forum của website có thể được sử dụng trong các khóa học cụ thể để sinh viên có thể theo dõi và trao đổi các vấn đề liên quan. 27
  28. Hình 3-4. Chức năng phản hồi ý kiến 3.2.5. Chức năng Quản trị hệ thống Chức năng quản lý hệ thống được phân chia thành hai cấp. Chức năng quản lý chung được thực hiện bởi thành viên có quyền Admin. Và chức năng cập nhật các tin tức, bài học được thực hiện bởi các thành viên có quyền là Giáo viên. Hình 3-5. Chức năng quản lý hệ thống Đối với chức năng quản lý chung hệ thống, người quản trị có toàn quyền tác động vào hệ thống, từ thay đổi giao diện, tạo các tài khoản, thực hiện các chính sách khác liên quan tới hệ thống, thì người quản trị sẽ có quyền quản lý các khóa học, bài học giống như là tài khoản Giảng viên. Quản lý khóa học và bài học, là cho phép giảng viên có thể thêm/xóa/sửa các khóa học trong hệ thống, cho phép học viên tham gia khóa học, quản lý điểm của học viên cũng như nội dung các bài học liên quan. 28
  29. 3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu và các đối tƣợng Cơ sở dữ liệu theo hệ thống Moodle 3.4. Kỹ thuật cài đặt 3.4.1. Yêu cầu hệ thống cài đặt Hệ thống Website được phát triển từ hệ thống mã nguồn mở Moodle, đây là một hệ thống mã nguồn mở phát triển website phổ biến và chuyên dùng cho các hệ thống hỗ trợ học tập. Mã nguồn mở Moodle sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả trong quá trình cài đặt và sử dụng, phù hợp với yêu cầu thực tế của đề tài. Chính vì vậy nhóm tác giả quyết định chọn mã nguồn mở moodle để cài đặt và quản trị hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Để cài đặt hệ thống Moodle, yêu cầu đối với phần cứng gồm: Máy chủ Linux (Windows): là những máy chủ chứa mã nguồn thực thi của hệ thống. Yêu cầu tối thiểu không gian bộ nhớ 100MB. PHP là ngôn ngữ cài đặt và là công cụ biên dịch mã nguồn. Các hệ thống máy chủ Web (Webserver Apache) Các công cụ quản lý dữ liệu (Database) MySQL 3.4.2. Hệ thống sử dụng trong Đề tài Máy chủ Linux: tại địa chỉ IP 202.150.213.18 ( PHP 5.5 Webserver Apache 2.4.10 MySQL 5.1 29
  30. CHƢƠNG 4. TRIỂN KHAI, KIỂM THỬ HỆ THỐNG 4.1. Triển khai hệ thống thử nghiệm 4.1.1. Triển khai Website 4.1.1.1. Cài đặt hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào Mã nguồn website là tập mã nguồn mở của Hệ thống Moodle 2.6. Sử dụng theme (giao diện) clearn. Một số chỉnh sửa giao diện khác phù hợp hơn với thực tế sử dụng. Tập file “custom.css” dùng để chỉnh sửa các cách trình bày cho giao diện mới theo yêu cầu /* Custom CSS */ a.logo { background: url([[setting:logo]]) no-repeat 0 0; display: block; float: left; height: 75px; margin: 0; padding: 0; width: 100%; } .dir-rtl a.logo { background: url([[setting:logo]]) no-repeat 100% 0; display: block; float: right; } /* Custom CSS Settings */ [[setting:customcss]] /*Nguyen Quoc Dung */ a.logo { /*//localhost/moodle/pluginfile.php/1/theme_clean/logo/ -1/logo.jpg*/ height: 100px; background-image: url("//localhost/moodle/theme/clean/Images/Logo01.png"); background-color: #5e9ea0; } .block { background-color: #c9f8f9; } .summary { float: left; } 30
  31. Cài đặt mới các gói giao diện tiếng Việt và tiếng Lào hỗ trợ cho các hiện thị trình bày của giao diện phù hợp hơn cho từng Lưu học Sinh Lào. 4.1.1.2. Một số hình ảnh website Hình 4-1. Trang chủ của Website Hình 4-2. Trang đăng nhập website 31
  32. Hình 4-3. Trang theo dõi khóa học và bài học của Sinh viên Hình 4-4. Trang bài học của Sinh viên 4.1.2. Thử nghiệm Hệ thống website Cài đặt thử nghiệm hệ thống Website tại địa chỉ: Khóa học thử nghiệm của hệ thống: Môn học đọc hiểu tiếng việt 1 Các bài giảng đăng trên hệ thống lấy từ tập bài giảng “Môn đọc hiểu tiếng Việt 1” , Khoa SP XH-NV. Đối tượng thử nghiệm: Một bộ phận SV Khoa SP XH-NV, Khoa KT-CN. 32
  33. 4.2. Đánh giá, nhận xét Qua quá trình phát triển và thử nghiệm hệ thống trên mạng Internet, các đối tượng đã được tham gia tiếp cận hệ thống gồm: Các thành viên tham gia phát triển, một số lưu học sinh lào tại khoa KT-CN, SPXH – NV. Nhóm tác giả đã nhận được một số nhận xét đánh giá quý báo: Tích cực, đa số người dùng đều đánh giá đây là một hệ thống hỗ trợ học tập thiết thực cho lưu học sinh, giúp lưu học sinh Lào có thể rèn luyện kỷ năng tiếng Việt nhiều hơn, hiệu quả hơn ngoài thời gian học tập trên lớp. bài học ở khóa học tiếng việt đọc hiểu 1 đã bám sát nội dung học tập trên lớp, qua đó giúp lưu học sinh lào nắm vững kiến thức hơn. Hạn chế, một số chức năng mong muốn như hỗ trợ từ điển, thêm nhiều bài học mới không được phong phú. Nội bài học và bài tập chưa không được hỗ trợ trực quan hơn. Một số thao tác liên quan làm bài tập còn khó sử dụng 33
  34. KẾT LUẬN Hệ thống Website chưa cập nhật được hết khóa học trong bộ môn Học tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào, nên sự đồng bộ trong việc học của Lưu học Sinh Lào chưa thấy được hiệu quả rõ rệt. Hệ thống không có thời gian thử nghiệm nhiều và áp dụng cho thực tế Lưu học Sinh nên chưa mang lại kết quả thử nghiệm chính xác hơn. Hiện tại Website chỉ có một khóa học “Đọc hiểu tiếng Việt -1” nên các tính năng như: nghe, viết của Lưu học Sinh và của Hệ thống chưa có sự kiểm chứng rõ ràng. Hệ thống hiện tại chưa thể thích hợp được chương trình Từ điển Việt – Lào nên quá trình học của Lưu học sinh nên còn phải sử dụng các công cụ tra từ điển khác nhau. Trong thời gian tới Nhóm đề tài sẽ phát triển, cập nhật hoàn thiện Hệ thống Website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh lào theo tại trường ĐH Hà Tĩnh và những bạn Lào yêu tích Tiếng Việt đều có thể theo học. Hệ thống website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào có thể cập nhật thêm các môn học theo chương trình của Lưu học Sinh Lào tại ĐH Hà Tĩnh cũng như cập nhật hệ thống bài giảng tự học cho những bạn Lào yêu thích tiếng Việt. Hệ thống Website hỗ trợ học tập tiếng Việt cho Lưu học Sinh Lào sẽ được tích hợp Hệ thống Từ điển Việt Lào, từ điển chuyên ngành Việt – Lào khi dự án Từ điển hoàn thành. Hệ thống Website sẽ cập nhật và thay đổi giao diện ngày càng phù hợp, dễ sử dụng hơn, hỗ trợ cho nhiều thiết bị di động hơn cho các bạn Lưu học Sinh Lào. 34
  35. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Duy Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Bài giảng nhập môn Internet và E-Learning, Chương trình “Đào tạo từ xa” Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2003. [2]. Báo cáo Nghiên cứu khoa học đề tài “Ứng dụng Moodle trong giảng dạy Tiếng Anh tại trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải”, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, 2011. [3]. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, Tài liệu tập huấn “Sử dụng Moodle tạo lớp học trực tuyến”, Hậu Giang, 2010. [4]. mo-open-source-system-pho-bien-tren-the-gioi/ (Truy cập ngày 10/03/2014) [5]. 35
  36. PHỤ LỤC 1 HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG “HỖ TRỢ HỌC TẬP TIẾNG VIỆT CHO LƢU HỌC SINH LÀO” i. Hƣớng dẫn ngƣời dùng Quản trị Tài khoản Quản trị là tài khoản có toàn quyền trong hệ thống. Người dùng đăng nhập bằng tài khoản quản trị có thể thay đổi tất cả các thuộc tính của hệ thống. Hình phục lục 1. Giao diện sau khi đăng nhập quản trị Các chức năng chính của tài khoản Quản trị gồm có: Thiết lập các thuộc tính của Hệ thống như: Thay đổi giao diện hệ thống: Đăng nhập tài khoản quản trị, người dùng chọn chức năng “Quản trị hệ thống \ hình thức trình bày”. Trong phần chức năng này, người dùng có thể tùy ý thay đổi giao diện hệ thống hoặc thiết lập các thuộc tính khác của giao diện như: Tên website, thiết lập các lựa chọn cho phép thay đổi mã nguồn (hình 5-2) . 36
  37. Hình phục lục 2. Thay đổi giao diện hệ thống Thiết lập ngôn ngữ cho website Người quản trị có thể thay đổi, thêm mới gói ngôn ngữ cho website (đa ngôn ngữ). Trong quá trình cài đặt hệ thống, nếu người quản trị chọn ngôn ngữ sử dụng nào để cài đặt thì ngôn ngữ đó mặc định là ngôn ngữ cho website. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người quản trị có thể thêm mới và thay đổi lại ngôn ngữ hiện thị cho website. Để chỉnh sửa gói ngôn ngữ, người quản trị đăng nhập và chọn chức năng Quản trị hệ thống \ ngôn ngữ. Hình phục lục 3. Thiết lập ngôn ngữ cho website 37
  38. Hình phục lục 4. Thiết lập các thuộc tính ngôn ngữ cho website Quản trị các modun đã cài đặt Người quản trị có thể thêm mới, xóa bỏ các gói, các modun trong website. Để đăng nhập và thực hiện chức năng quản lý khối, lựa chọn quản trị hệ thống \ module Hình phục lục 5. Quản trị các module trong hệ thống. - Chưc năng quản lý khóa học, bài học đây là chức năng cho phép người quản trị là Giáo viên, chức năng này sẽ trình bày kỹ hơn trong phần II hướng dẫn đăng tải bài học cho Giảng viên. - Chức năng quản lý học viên (thêm các tài khoản). Người quản trị hoặc là tài khoản nhóm quản trị có chức năng quản lý các tài khoản khác như: thêm, xóa, sửa, thay đổi các thông tin cho tài khoản. Để thực hiện chức năng quản trị tài khoản, người quản trị đăng nhập và lựa chọn chức năng: quản trị hệ thống \ thành viên 38
  39. Hình phục lục 6. Quản trị thành viên cho hệ thống ii. Hƣớng dẫn đăng tải bài học cho Giảng viên Trong hệ thống website, những tài khoản được gán quyền Giảng viên đều có quyền thêm, sửa, xóa nội dung của các khóa học nếu tài khoản đó được ghi danh. Mỗi một khóa học có trên hệ thống hỗ trợ học tập tiếng Việt có thể có một hoặc nhiều Giảng viên tương ứng với giảng viên sẽ tham gia giảng dạy trên lớp học chính. Các chức năng chính của tài khoản giảng viên gồm có: Quản lý các khóa học: Khi Giảng viên được quyền quản lý khóa học, giảng viên có thể thực hiện các chức năng như: Thêm bài học cho khóa học: Giảng viên lựa chọn chức năng “trang nhà \ khóa học hiện hành”. Sau khi vào giao diện chính của khóa học, chọn chức năng “thêm hoạt động hoặc tài nguyên” (hình 5-7). Hình phục lục 7. Các hoạt động hoặc tài nguyên thêm vào cho khóa học. 39
  40. Để thêm bài học, học viên có thể lựa chọn gói “bài học” hoặc gói “SCORM” để thêm các diễn đàn, đề thi, các cuộc khảo sát, phòng học trực tuyến, giảng viên có thể lựa chọn các gói tương ứng có sẵn. Sửa bài học cho khóa học: Sauk hi thêm mới bài học, giảng viên có thể sửa bài học cho khóa học: Trang nhà \ Khóa học hiện hành \ chọn bài học tương ứng muốn sửa (hình 5-8). Hình phục lục 8. Sửa nội dung của một bài học Quản trị điểm số cho Sinh viên, đây là chức năng cho phép giảng viên theo dõi Sinh viên có thực hiện bài học, bài tập ở nhà không? Dựa vào kết quả điểm số này giảng viên có thể tự đánh giá và xếp lại về ý thức học tập hoặc là điểm thực hành, điểm chuyên cần nếu cần thiết. Để xem điểm số sinh viên, vào quản trị khóa học \ điểm số Hình phục lục 9. Quản trị điểm cho lưu học sinh Lào iii. Hƣớng dẫn đăng nhập và học tập cho lƣu học sinh Lào 40
  41. Chức năng cho lưu học sinh Lào là chức năng quan trọng của hệ thống. Hệ thống mang lại hiệu quả học tập tốt hay không phụ thuộc vào cách sử dụng của lưu học sinh. Các chức năng chính lưu học sinh có thể thực hiện trên hệ thống là Xem bài giảng và thực hành các bài tập, chức năng cho phép lưu học sinh Lào tham gia các khóa học và làm bài tập trực tuyến trên hệ thống. Để thực hiện được chức năng này, mỗi lưu học sinh đều được cung cấp một tài khoản quyền Học viên. Sau khi đăng nhập, lưu học sinh Lào lựa chọn trang nhà \ khóa học hiện hành, giao diện chính của khóa học sẽ hiện thị với toàn bộ các bài học có trong khóa học. Lưu học sinh lựa chọn bài học thích hợp để bắt đầu học bài. Hình phục lục 10. Danh mục các bài học của khóa học. Hình phục lục 11. Bắt đầu bài học 41
  42. Hình phục lục 12. Thực hiện các bài tập nếu có trong bài học Hình phục lục 13. Phản hồi đáp án khi thực hiện câu trả lời Sau khi hoàn thành bài học, học viên có thể xem điểm hoặc quay lại bài học hoặc xem lại bài học đã thực hiện Hình phục lục 14. Bảng điểm của lưu học sinh 42
  43. PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TIẾNG VIỆ CỦA LƢU HỌC SINH LÀO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà tĩnh, ngày 10 tháng 11 năm 2013 PHIẾU ĐIỀU TRA (Hệ thống hổ trợ học tập trực tuyến cho Lƣu học sinh Lào) Thân gửi: Các bạn Lưu học sinh Lào, trường Đại Học Hà Tĩnh. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, học tập ngôn ngữ Việt Nam cũng như các môn học chuyên ngành của các Khoa trong trường Đại học Hà Tĩnh cho các bạn Lưu học sinh. Chúng tôi đang nghiên cứu và xây dựng một hệ thống “Hổ trợ học tập Trực tuyến cho các bạn Lƣu học sinh Lào” với các chức năng cơ bản như cho phép Lưu học sinh sử dụng mạng INTERNET Xem trước bài học hoặc ôn lại bài học trên lớp cũng như các câu hỏi bài tập liên quan cuối mỗi bài. Vì vậy chúng tôi mong muốn sự giúp đỡ của tất cả các bạn Lưu học sinh bằng cách đóng góp ý kiến về cho nhóm tác giả. Cũng như HOÀN THÀNH phiếu điều tra. Mọi ý kiến đóng góp xin vui long gửi về theo địa chỉ: dung.nguyenquoc@htu.edu.vn. Xin chân thành cảm ơn! HƯỚNG DẪN: Điền dấu X vào lựa chọn của bạn Câu 1: Các bài giảng của Giảng viên trong trường có thời gian như thế nào?  Quá nhanh  Nhanh  Bình thường  Chậm Câu 2: Sau mỗi bài giảng, các bạn Lưu học sinh hiểu được bài học thế nào?  Rất hiểu  Hiểu  Hiểu ít  Không hiểu Câu 3: Các bạn Lưu học sinh có muốn xem trước bài học tiếp theo không?  Rất cần  Có thể xem  Không cần xem Câu 4: Các bạn Lưu học sinh có muốn một website với đầy đủ các bài học của môn học để tra cứu, học tập, ôn tập khi cần thiết?  Rất cần  Cần  Có càng tốt  Không cần Câu 5: Nếu có một website học tập trực tuyến cho Lưu học sinh, tần suất vào trang học tập trực tuyến của các bạn là  Hằng ngày  Hằng tuần  Thỉnh thoảng  Không truy cập 43
  44. Câu 6: Nếu ép buộc Lưu học sinh học tập qua website trực tuyến, các bạn Lưu học sinh có tham gia không?  Nhiệt tình  Tham gia  Có thể  Không Câu 7: Các bạn lưu học sinh có thường xuyên lên Internet tìm kiếm tài liệu và học tập không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ Câu 8: Các bạn Lưu học sinh có biết hiện tại trường ĐH Hà Tĩnh có những website nào hổ trợ học tập trực tuyến cho Lưu học sinh?  Biết tên website  Không biết Lý do khác: Câu 9: Nếu một hệ thống wbsite hổ trợ học tập trực tuyến thì Lưu học sinh mong muốn Website đó có những chức năng gì? Câu 10: Thông tin riêng cho người trả lời Phiếu điều tra: Bạn là Lưu học sinh năm thứ:  Học tiếng  Nhất  Hai  Ba  Tư Bạn là Lưu học sinh khoa: 44