Báo cáo Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính

pdf 71 trang thiennha21 4870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_van_dung_phuong_phap_nghien_cuu_tinh_huong_trong_gia.pdf

Nội dung text: Báo cáo Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Mã số: T2015-07-06 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Linh Giang Đà Nẵng, 12/2015
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Mã số: T2015-07-06 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Đà Nẵng, 12/2015
  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI Thành viên tham gia đề tài: CN. Trương Hoàng Tú Nhi
  4. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích của đề tài 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 6. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG 4 1.1.Lịch sử hình thành của phương pháp dạy học tình huống 4 1.2. Các khái niệm liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống 5 1.2.1.Tình huống 5 1.2.2. Tình huống dạy học .6 1.2.3. Cách thức phân loại tình huống 6 1.2.4. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt 8 1.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học 9 1.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tình huống 10 1.3.2. Cách thức soạn thảo tình huống 10 1.3.3. Tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống 13 1.3.3.1. Quá trình chuẩn bị 13 1.3.3.2. Tiến trình thực hiện một buổi học theo phương pháp nghiên cứu tình huống 15 1.3.3.3. Đánh giá buổi thảo luận theo phương pháp nghiên cứu tình huống 18 1.3.4. Ưu điểm, hạn chế và thách thức của phương pháp nghiên cứu tình huống 20 1.3.4.1. Ưu điểm 20 1.3.4.2. Hạn chế và thách thức 21 1.4. So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống 23
  5. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 24 2.1. Thực trạng chung về tình hình dạy học môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin 24 2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy đối với môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin 25 2.3. Đặc điểm của môn học Kế toán tài chính và khả năng áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống 26 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 29 3.1. Nguyên tắc và kỹ năng viết tình huống kế toán tài chính 29 3.2. Nguồn thông tin dữ liệu phục vụ xây dựng tình huống kế toán tài chính 31 3.3. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính 33 3.3.1. Cách thức triển khai việc dạy học bằng phương pháp nghiên cứu tình huống 33 3.3.2. Tổ chức giảng dạy theo phương pháp nghiên cứu tình huống 35 3.3.3. Kết quả việc vận dụng phương pháp tình huống trong môn học Kế toán tài chính 40 3.4. Đánh giá việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính 44 3.4.1. Ưu điểm 44 3.4.2. Hạn chế 45 3.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính 46 3.5.1. Đối với nhà trường và các cấp quản lý 46 3.5.2. Đối với giảng viên 46 3.5.3. Đối với sinh viên 47 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC THUYẾT MINH ĐỀ TÀI HỢP ĐỒNG TRIỄN KHAI THỰC HIỆN BÀI BÁO ĐƯỢC ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Bảng đánh giá tình huống 19,20 Bảng đánh giá của sinh viên về thực trạng dạy học môn 2.1 25 Kế toán tài chính nói chung Mức độ vận dụng các phương pháp dạy học cụ thể trong 2.2 26 giảng dạy môn học Kế toán tài chính Ưu điểm của việc vận dụng phương pháp tình huống 3.1 43 trong môn học Kế toán tài chính Mức độ hình thành các kỹ năng thông qua học theo tình 3.2 45 huống DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Các bước người học trải qua khi giải quyết tình huống 16 3.1 Các giai đoạn trong tiến trình dạy học bằng phương pháp 36 tình huống
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cao đẳng Công nghệ Thông tin : CĐ CNTT Kế toán – Tin học : KT - TH Kế toán tài chính : KTTC Nhà xuất bản : NXB Nghiên cứu tình huống : NCTH Trước công nguyên : TCN Thông tư – Bộ tài chính : TT - BTC Việt Nam Airline : VNA
  8. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Vận dung phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính - Mã số: T2015 -07-06 - Chủ nhiệm: Nguyễn Linh Giang - Thành viên tham gia: Trương Hoàng Tú Nhi - Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Thời gian thực hiện: 01/2015 – 12/2015 2. Mục tiêu: Đề tài góp phần làm rõ hơn nữa về phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy cao đẳng đại học. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên chuyên ngành Kế toán – Tin học tại Trường CĐ CNTT. 3. Tính mới và sáng tạo: Thuộc về nhóm các phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp nghiên cứu tình huống đã chứng tỏ tính ưu việt vượt trội của nó trong việc đưa người học lên đến vị trí trung tâm của quá trình dạy học, tăng hướng thú học tập của người học, cũng như nâng cao tính thực tiễn của môn học, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo nhà trường và nhu cầu thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp. Có thể nói, phương pháp nghiên cứu tình huống góp một phần không nhỏ vào việc khai thác tiềm năng trí tuệ của người học, phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của họ trong học tập. 4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra và đạt được các kết quả sau: -Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống. - Nêu lên thực trạng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin. - Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin.
  9. 5. Tên sản phẩm: 01 Bài báo được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng với tên bài báo “Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính” 01 Báo cáo tổng kết 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Việc đưa ra tình huống để sinh viên đọc tài liệu và giải quyết sẽ tạo nhiều hứng thú trong học tập đồng thời giúp sinh viên có điều kiện gắn những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Tạo tính chủ động nghiên cứu và phát huy được hết những lợi ích của làm việc nhóm, định hướng học tập cho sinh viên cụ thể hơn. Việc phát triển các phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác không chỉ còn có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình công tác, làm việc sau khi ra trường. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống vào trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính giúp cho bài giảng Kế toán tài chính phong phú thông tin hơn, hỗ trợ cho việc vận dụng các kiến thức đã học với tình huống cụ thể trong thực tiễn, từ đó có thể vận dụng phương pháp này để đổi mới cách thức soạn giảng đối với các môn học cùng chuyên ngành, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Kế toán – Tin học Tại Khoa HTTT Kinh tế Trường Cao đẳng CNTT. 7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính Giảng viên công bố yêu cầu, hướng dẫn tìm hiểu trước nội dung và đưa ra tình huống GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Phân nhóm và chuẩn bị theo nhóm Các nhóm trình bày tình huống GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN Thảo luận, nhận xét, đánh giá Giảng viên tổng kết, đánh giá GIAI ĐOẠN TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ Hình 1. Các giai đoạn trong tiến trình dạy học bằng phương pháp tình huống Đà Nẵng, ngày 10 tháng 12 năm 2015 Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các doanh nghiệp tuyển dụng có những đòi hỏi nhiều hơn về năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Những yêu cầu về kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng thực hành đối với sinh viên vừa tốt nghiệp thực sự là một thách thức với việc giáo dục và đào tạo đối với các trường đại học cao đẳng. Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case Study) đã chứng tỏ là một phương pháp rất hiệu quả trong việc đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và được kiểm nghiệm tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới mà điển hình là đại học Harvard - là chiếc nôi của việc dạy và học bằng tình huống. Tại Việt Nam, một số trường đại học đã bắt đầu áp dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy và cho thấy những tín hiệu tích cực. Nếu tình huống được xây dựng có chất lượng và giảng viên có kỹ năng tốt trong việc giảng dạy bằng phương pháp tình huống sẽ tạo ra những cơ hội giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế, trau dồi và phát triển được các kỹ năng thực hành cần thiết khi ra trường. Môn học Kế toán tài chính là một trong những môn học trọng tâm trong chương trình giảng dạy cử nhân cao đẳng chuyên ngành Kế toán – Tin học nhằm trang bị những kiến thức chuyên ngành cho người học, giúp người học có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Nội dung của môn học này vừa mang tính lý thuyết lại vừa gắn liền với các hoạt động thực tiễn. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ở đại học hiện nay, đặc biệt là việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ lấy người học làm trung tâm thì việc vận dụng phương pháp dạy học tình huống nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, giúp các em nắm vững môn học Kế toán tài chính một cách thông suốt là thực sự cần thiết. Thông qua việc kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn các tình huống các em có thể vận dụng vào thực tế công việc sau này đồng thời góp phần nâng cao chất lượng bài giảng của mỗi giảng viên. 1
  11. Với nhận thức trên, tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính” để nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ hơn nữa về phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy cao đẳng đại học. - Về mặt thực tế: Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên chuyên ngành Kế toán – Tin học tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin (CĐ CNTT) 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đi sâu làm rõ nội dung phương pháp nghiên cứu tình huống và vận dụng phương pháp này vào giảng dạy môn học Kế toán tài chính nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy và học. - Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính dành cho sinh viên năm 2 chuyên ngành Kế toán – Tin học Trường CĐ CNTT. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm, phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích, tổng hợp, 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc đưa ra tình huống để sinh viên đọc tài liệu và giải quyết sẽ tạo nhiều hứng thú trong học tập đồng thời giúp sinh viên có điều kiện gắn kiến thức lý thuyết vào thực tế. Tạo tính chủ động nghiên cứu và phát huy được hết những lợi ích của làm việc nhóm, định hướng học tập cho sinh viên cụ thể hơn. Việc phát triển các phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác không chỉ còn có ý nghĩa ngay trong 2
  12. quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình công tác, làm việc sau khi ra trường. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống Chương 2: Thực trạng tình hình giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Chương 3: Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin 3
  13. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 1.1.Lịch sử hình thành của phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống Tình huống vốn đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử giáo dục thế giới, thậm chí từ thời Cổ đại. Phương pháp nghiên cứu tình huống (NCTH) đã được đề cập đến trong nhiều kinh sách, văn học cổ qua các thời đại của Trung Quốc mà tiêu biểu là Khổng Tử (551-487 TCN), với nhiều tình huống theo hướng nêu vấn đề đặc sắc, cá thể hóa tiếp nhận, phương pháp xử lí tình huống là những bài học quý báu về răn dạy con người, được xem là tấm gương về phương pháp giáo dục tích cực cho hậu thế. Phương pháp NCTH được sử dụng lần đầu tiên một cách bài bản tại trường Đại học kinh doanh Harvard. Ngay từ năm 1870, Christopher Columbus Langdell là người khởi xướng việc sử dụng các tình huống trong giảng dạy về quản trị kinh doanh. Và sau đó, khoảng từ năm 1909, nhà trường đã liên tục mời đại diện các doanh nghiệp đến trường trình bày cho sinh viên nghe về các vấn đề trong thực tế kinh doanh, sau đó, yêu cầu các sinh viên phân tích, thảo luận về các vấn đề, tình huống đó và đưa ra các kiến nghị về giải pháp. Đến năm 1921, nhìn thấy tầm qua trọng và tác dụng to lớn của việc áp dụng phương pháp NCTH trong giảng dạy quản trị nên Copeland đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống và nỗ lực phổ biến phương pháp giảng dạy này trong toàn trường. Phương pháp này sau đó đã dần được áp dụng phổ biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo như y, luật, hàng không và trong các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học. Học tập kinh nghiệm của Trường Đại học kinh doanh Harvard, năm 1919, trường đại học Western Ontario của Canada cũng đã bắt đầu áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy kinh doanh (hai người khởi xướng là 4
  14. W. Sherwood Fox - Trưởng khoa cơ bản, và K.P.R Neville - Trưởng phòng giáo dục). Thậm chí, năm 1922, trường này còn thuê Ellis H. Morrow, một cựu sinh viên Harvard, đến triển khai phương pháp nghiên cứu tình huống. Ngày nay, Trường Kinh doanh Richard Ivey của Đại học Western Ontarino đã trở thành cơ sở uy tín số một ở Canada trong áp dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy. Được áp dụng mạnh mẽ trong giảng dạy ở lĩnh vực kinh doanh, phương pháp NCTH đã ngày càng đưa người học đến với trung tâm của buổi học, còn giáo viên chỉ có vai trò là người hỗ trợ những sinh viên của mình trong việc liên hệ lý thuyết với thực tiễn một cách đúng đắn và chuẩn xác hơn. Trong vòng 20 năm trở lại đây, phương pháp NCTH cũng đã được đưa vào áp dụng trong giảng dạy ở các trường đại học Việt Nam, đặc biệt ở các ngành y, luật, sư phạm, quản trị kinh doanh. Tuy chưa phải ở mức phổ biến nhưng phương pháp này tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho các giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 1.2. Các khái niệm liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống 1.2.1.Tình huống Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan hệ xã hội cụ thể, mà đến một thời điểm nhất định liên kết con người với môi trường, biến con người thành một chủ thể của một hoạt động có đối tượng nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết [14]. Một cách tổng quát có thể sử dụng khái niệm tình huống được xem xét về mặt tâm lí học. Đó là tình huống được quan niệm trên cơ sở quan hệ giữa chủ thể và khách thể, trong không gian và thời gian. “Tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó. 5
  15. Trong quan hệ không gian tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể, trong quan hệ thời gian tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động” [13]. 1.2.2. Tình huống dạy học Theo Boehrer (1995): “Tình huống dạy học là một câu chuyện, có cốt truyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”. Tình huống được đưa vào giảng dạy thường ở dưới dạng những bài tập nghiên cứu. Đặc điểm nổi bật của loại hình bài tập này là phải xoay quanh những sự kiện có thật hay gần gũi với thực tế trong đó chứa đựng những vấn đề và mâu thuẫn cần phải giải quyết. Về mặt nội dung, tình huống không những phải chứa đựng vấn đề mà còn tạo điều kiện dẫn dắt người học tìm hiểu sâu qua nhiều tầng, lớp của vấn đề. Một tình huống thông thường chưa phải là một tình huống dạy học. Nó chỉ trở thành tình huống dạy học khi người giáo viên đưa những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học [1],[2]. Tóm lại, những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tính điển hình, miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. 1.2.3. Cách thức phân loại tình huống Có rất nhiều loại tình huống cũng như cách thức phân loại chúng. Một trong những cách tương đối phổ biến đó là phân loại tình huống theo dạng 6
  16. thức (format) của Boehrer, John và Martin Linsky (1990). Theo cách này thì tình huống được chia thành 6 dạng cơ bản với những đặc điểm, phương pháp tiến hành tương đối khác nhau, bao gồm: - Tình huống lớn (tình huống chi tiết): loại tình huống này thường được sử dụng trong môn kinh tế học và luật học. Chúng chú trọng tới việc quyết định được đưa ra là gì, ai là người đưa ra quyết định đó và tầm ảnh hưởng của những quyết định ấy tới những tầng lớp, đảng phải, bộ phận trong xã hội ra sao . Những tình huống loại này có thể kéo dài đến hơn 100 trang. Người học đọc trước toàn bộ tình huống và chuẩn bị một bản phân tích về những quyết định có thể đưa ra. Tình huống sau đó sẽ được thảo luận trong lớp theo từng nhóm lớn, dưới sự điều phối của giáo viên. Tình huống có thể sẽ được thảo luận trong một, nhiều buổi học hay thậm chí là suốt cả khóa học [1], [2]. - Tình huống mô tả: loại tình huống này thường được sử dụng trong việc giảng dạy y khoa và thường không có ranh giới rõ ràng giữa câu trả lời đúng và sai. Những tình huống loại này có thể kéo dài khoảng 5 trang, mỗi trang bao gồm một số đoạn văn, thường được đưa ra thảo luận trong một vài buổi học. Nếu được tiến hành trong nhiều buổi học thì ở mỗi buổi, tình huống được triển khai đến cho sinh viên theo những khía cạnh khác nhau và giáo viên có vai trò hướng dẫn, yêu cầu sinh viên giải thích và minh chứng cho những ý tưởng của mình [1], [2]. Người học trước tiên sẽ làm việc trong nhóm nhỏ để phân tích, mổ xẻ tình huống nhằm xác định những sự kiện đã biết và những yếu tố chưa biết. Họ đặt ra các giả thuyết cũng như những mục tiêu tìm hiểu đối với từng phần của tình huống. Giữa các buổi lên lớp, người học sẽ phải tìm kiếm thông tin nhằm phân tích và giải quyết tình huống, mục đích buổi học sẽ được đề cập sau khi tình huống được giải quyết và thảo luận. Học theo cách này, người học có sự chủ động cao mà không phải bó buộc vào bất cứ một nhóm các câu hỏi nào cả. 7
  17. - Tình huống nhỏ: là loại tình huống ngắn gọn, được trình bày trong 1 đến 2 đoạn văn. Loại tình huống này có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Chủ yếu nó được thiết kế để sử dụng trong một buổi học và do vậy, có nội dung tương đối cô đọng và súc tích. Nó có thể được sử dụng để giáo viên dẫn dắt vào bài, để người học áp dụng lý thuyết vào thực tiễn hay đơn giản chỉ là một hoạt động ngắn ở trước hay sau buổi học để “thiết thực hóa” nội dung lý thuyết đã giảng dạy [1], [2]. - Tình huống trực tiếp: tình huống có thể dài hay ngắn tùy ý, nhưng ngay sau tình huống sẽ là những câu hỏi trực tiếp để dẫn dắt người học giải quyết vấn đề. - Tình huống hạt nhân: loại tình huống này chỉ bao gồm hay hay ba câu và nhằm truyền tải một nội dung đơn nhất. Loại tình huống này chủ yếu nhằm khơi gợi và dẫn dắt vào bài học. - Tình huống lựa chọn: loại tình huống này gần với dạng câu hỏi trắc nghiệm, nhưng cũng có ngữ cảnh và tình huống rõ ràng. Người học có nhiệm vụ chọn ra phương pháp giải quyết hợp lý nhất trong 4-5 phương án được đề ra. Không chỉ áp dụng trong những bài kiểm tra, loại tình huống này còn có thể được sử dụng trong thảo luận. Ở đó, mỗi nhóm phải bàn luận và chọn lấy một giải pháp và sẵn sàng bảo vệ cho những luận điểm và lựa chọn của nhóm mình. Trên thực tế, không nên tranh cãi “đâu là loại tình huống tốt nhất” vì không có tình huống nào là tối ưu cho mọi hoàn cảnh, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, người dạy và người học có thể chọn loại tình huống thích hợp nhất cho tiết học của mình [1], [2]. 1.2.4. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt Theo Herreid (1998) đã chỉ ra những tiêu chí của một tình huống tốt đó là [9]: - Một tình huống tốt kể ra một câu chuyện 8
  18. - Một tình huống tốt xoay quanh một vấn đề hấp dẫn - Một tình huống tốt xảy ra trong vòng 05 năm trở lại đây - Một tình huống tốt gây dựng ở người học sự thấu cảm với nhân vật - Một tình huống tốt bao gồm các trích dẫn - Một tình huống tốt phù hợp với người đọc - Một tình huống tốt phải có tính sư phạm - Một tình huống tốt gây dựng được xung đột - Một tình huống tốt có tính khái quát - Một tình huống tốt thì ngắn gọn Tóm lại, để có một tình huống dạy học tốt, thì tình huống đó phải đạt được những tiêu chí sau đây: Về mặt nội dung, tình huống phải: - Mang tính giáo dục - Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích - Tạo sự thích thú cho người học. - Nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học, Về mặt hình thức, tình huống phải: - Có cách thể hiện sinh động - Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tính và ẩn danh - Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu - Có trọng tâm, và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều thông tin, 9
  19. 1.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học 1.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tình huống “Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống” (Robinson), bởi thế, việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp. Trên thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau cho phương pháp này, ví dụ như: phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống, hay ngắn gọn hơn là phương pháp tình huống. Theo Hammond, J.S - Đại học Havard: “ Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case Study) là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình. Ở đây, người học được giới thiệu một tình huống cụ thể, có thật và được đặt vào vị trí của người ra quyết định để giải quyết vấn đề trong tình huống ấy”. Theo Nguyễn Hữu Lam (2003): “Phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề” Vậy, phương pháp nghiên cứu tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó những thành tố chính của một tình huống nghiên cứu được trình bày cho sinh viên với mục đích minh họa hoặc tạo kinh nghiệm giải quyết vấn đề [8], [9]. 1.3.2. Cách thức soạn thảo tình huống Để thiết kế một tình huống cần thiết thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan Trước tiên, người giáo viên cần phải xác định được mục tiêu bài học, vì xét cho cùng thì tình huống, dù ở dạng thức nào đi chăng nữa, cũng đều phải phục vụ một mục đích nào đó. Trong giảng dạy tình huống, thì mục tiêu cần đạt được ấy chính là mục tiêu bài học. Chính vì thế mà người giáo viên luôn phải đặt cho mình câu hỏi “Ở bài học này, cần phải đạt được mục tiêu gì, phải cung cấp cho người 10
  20. học những kiến thức gì và phải rèn luyện cho họ những kỹ năng cần thiết gì?” và tham chiếu vào đó để thiết kế tình huống sao cho phù hợp. Nếu không, sẽ dễ xảy ra những trường hợp là tình huống nêu ra không có hoặc truyền tải quá ít ý nghĩa giáo dục. Khi đó, thảo luận tình huống sẽ trở thành một buổi nói chuyện phiếm, không mang lại tác dụng sư phạm gì cho người được giáo dục [5], [7], [10]. Tiếp đó, người giáo viên cần tính đến các yếu tố khách quan, vì những yếu tố này có quyết định trực tiếp đến sự thành công của tình huống. Cụ thể là người giáo viên cần phải tính đến những yếu tố như: - Thời gian: một buổi thảo luận dựa trên tình huống phải diễn ra “vừa phải” với khoảng thời gian cho phép. - Số người học: số người học có ảnh hưởng quan trọng đến tình huống, vì thiết kế một tình huống cho 20 người sẽ hoàn toàn khác với việc thiết kế một tình huống cho một nhóm nhỏ 5 người. Thông thường thì số người tham gia thảo luận ý tưởng khoảng 15 – 20 người. - Trình độ của người học: dựa vào trình độ của người học mà người dạy cần đưa ra những tình huống vừa sức, không quá khó để cản trở người học giải quyết vấn đề nhưng cũng không quá dễ để khiến cho người học cảm thấy nhàm chán. - Cơ sở vật chất: tùy theo điều kiện vật chất mà người giáo viên lựa chọn con đường truyền tải nội dung dễ hiểu nhất, như sử dụng máy chiếu, video, tranh ảnh và thiết kế nhóm thảo luận. Bước 2: Chuẩn bị tình huống Lấy ý tưởng Việc lấy ý tưởng cho một tình huống sẽ tạo tiền đề quan trọng cho một tình huống tốt. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc lấy ý tưởng cho một tình huống là không hề dễ dàng, bởi nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để tìm được những ý tưởng hay và mới lạ. Tuy nhiên, có một số nguồn thông tin mà người giáo viên có thể sử dụng để tạo ý tưởng cho tình huống: 11
  21. + Các phương tiện thông tin đại chúng: đây là nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà giáo viên có thể tận dụng để khai thác. Sử dụng Ti vi, đài báo, sách truyện và đặc biệt là Internet, nhiều giáo viên đã tìm được nhiều ý tưởng cho tình huống dạy học của mình [10], [11]. + Người học: Người học không chỉ đơn thuần đóng vai trò là người phân tích và giải quyết tình huống mà họ còn có thể là chủ thể sáng tạo và đề xuất ra tình huống. Những vấn đề, trường hợp khó giải quyết mỗi cá nhân đã từng gặp trong cuộc sống sẽ trở thành nguồn tình huống vô tận mà mỗi giáo viên có thể khai thác và vận dụng một cách thích hợp để phục vụ tốt nhất cho nội dung bài học. Do đó, người dạy có thể yêu cầu người học chuẩn bị những tình huống theo cá nhân hay có thể theo nhóm và coi đó như một bài tập nhỏ [10], [11]. + Kinh nghiệm bản thân: Trong những trường hợp mà không thể tìm kiếm được những nguồn thông tin bên ngoài thì kinh nghiệm bản thân cũng là nguồn tư liệu mà người dạy có thể khai thác. Tuy nhiên, thực tế chứng minh là không phải ai cũng có một nguồn tri thức nền đủ rộng để có thể thiết kế một tình huống cụ thể và hiệu quả [10], [11]. Viết tình huống Sau khi đã tạo ra ý tưởng thì cũng là lúc giáo viên có thể bắt tay vào việc biên soạn tình huống. Nhìn chung, một tình huống tốt thường có 3 phần: Mở đầu, phát triển và kết thúc. Nhiệm vụ cụ thể của từng phần như sau: Mở đầu: giới thiệu tình huống và nhân vật, bước đầu tạo lập bối cảnh mà dựa trên đó, tình huống được diễn ra. Phát triển: đây tất nhiên là phần chính, vì nó cung cấp cho người học những chi tiết và dữ kiện cần thiết cho công việc thảo luận, tổng hợp nên giải pháp và cũng là phần mà những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm, buộc người học phải có sự lựa chọn. 12
  22. Kết luận: Khác với một bài làm văn, phần kết luận trong một tình huống thường là một kết thúc mở với một câu hỏi được nêu ra, yêu cầu người học phải giải quyết. Một số lưu ý khi viết tình huống - Nên dùng văn phong báo chí khi viết tình huống (ngắn gọn, súc tích). - Nên dùng ngôn ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, nên giải thích những thuật ngữ mới. - Người viết tình huống phải giữ vai trò trung lập, không đưa ra nhận xét riêng ảnh hưởng đến người học. - Có thể là tình huống sống động bằng cách sử dụng những trích dẫn hài hước. 1.3.3. Tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống 1.3.3.1. Quá trình chuẩn bị Về phía người dạy Nền tảng cho một tình huống tốt chính là ở khâu chuẩn bị từ phía người học cũng như người dạy. Đối với người dạy sự chuẩn bị không chỉ dừng lại ở việc soạn thảo tình huống hay hướng dẫn học sinh cách soạn thảo tình huống mà còn qua việc chuẩn bị cho buổi thảo luận tình huống. - Đặt ra những yêu cầu đối với người học Trước một khóa học về tình huống hay trước những buổi thảo luận về tình huống, người dạy cần “thảo thuận” với người học về những yêu cầu mà họ cần đạt được trong quá trình thảo luận. Christensen (1986) đã đưa ra tiêu chí “4Ps” mà người dạy cần thống nhất với người học trước những buổi thảo luận tình huống, trong đó bao gồm: + Preparation: Sự chuẩn bị trước khi thảo luận + Presence: Sự có mặt đầy đủ trong các buổi thảo luận 13
  23. + Promptness: Sự đúng giờ trong các buổi thảo luận + Participation: Sự tích cực trong tham gia thảo luận Thậm chí, nếu cần thiết người dạy có thể trình bày rõ tiêu chí cho điểm, đánh giá thảo luận của mình và lắng nghe những ý kiến phả hồi từ trước phía học sinh. Những quy định và yêu cầu như vậy là rất cần thiết trong việc định hướng người học trong thảo luận tình huống nhằm đạt được những tiêu chí cần thiết của một buổi học bằng phương pháp dạy học tình huống, cũng như đảm bảo được tính công bằng và qua đó, khuyến khích người học tham gia thảo luận tích cực và có trách nhiệm hơn [5], [7]. Thêm vào đó, người dạy cồn có thể đề ra những quy tắc chung trước các buổi thảo luận. Việc đề ra những quy tắc chung như vậy sẽ giúp cho người dạy điều hành buổi học dễ dàng, đồng thời cũng giúp cho buổi thảo luận diễn ra cởi mở và thành công hơn. Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà người dạy đề ra những quy tắc chung cho phù hợp với nội dung của buổi học. - Mô tả cấu trúc của một buổi học tình huống và chia nhóm Trong bước này, người dạy cần giúp người học thấy được tiến trình và cách thức tiến hành một buổi thảo luận, thời gian cho phép cũng như nhiệm vụ của họ trong quá trình thảo luận. Đối với những người học lần đầu tham gia thảo luận tình huống, người dạy cũng cần phải nói rõ vai trò của mình không phải đưa ra đáp án mà chỉ là người nêu ra các câu hỏi và trợ giúp khi cần thiết. Qua đó, người dạy khuyến khích tính chủ động, tích cực và tự do trình bày quan điểm của mỗi cá nhân và những luận chứng, luận cứ để bảo vệ cho quan điểm của cá nhân, nhóm mình [5], [7]. Cũng ở trong bước này mà người dạy có thể thực hiện chia nhóm đối với người học theo những tiêu chí, mục đích riêng của buổi học cũng như môn học. Việc chia nhóm như thế nào có thể được quyết định bởi giáo viên (dựa vào trình độ của người học để có thể xen kẽ những học sinh giỏi và những học sinh còn yếu) hay cũng có thể do người học tự quyết định (bốc thăm, tự chọn, ). 14
  24. - Chuẩn bị kiến thức cho người học Thông thường, để người học có thể tiến hành thảo luận đạt kết quả cao, người dạy có thể sẽ phải trang bị cho người học một số những kiến thức cần thiết. Những sự chuẩn bị này có thể là qua những bài giảng, những bản phát tay hay những danh sách tài liệu hướng dẫn đọc thêm ở nhà. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người dạy sẽ không chuẩn bị cho người học và yêu cầu học phải tự tìm tòi lấy nội dung kiến thức để phục vụ cho buổi thảo luận. Mặc dầu vậy, sự định hướng của giáo viên cho người học trong giai đoạn này sẽ giúp nâng cao chất lượng của buổi thảo luận và đảm bảo sự hoàn thành mục tiêu bài học của buổi thảo luận. Về phía người học Trước mỗi buổi thảo luận, người học có thể tìm thêm các tài liệu để chuẩn bị cho buổi thảo luận tình huống. Tuy nhiên, đối với người học, tiêu điểm của phương pháp NCTH chính là các buổi thảo luận nhóm. Trong thảo luận tình huống, người học sẽ đưa ra ý kiến, đặt ra những câu hỏi, xây dựng luận chứng, luận cứ trên cơ sở những luận điểm của cá nhân/nhóm. Sau đó phân tích, tổng hợp các ý kiến tranh luận, tự điều chỉnh hướng thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác thông qua trao đổi, tranh luận quan điểm. Thêm nữa, trong khâu chuẩn bị, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên cũng được học cách sưu tầm, chỉnh sửa, biên soạn hay thiết kế hệ thống các tình huống phục vụ cho các nội dung học tập khác nhau. 1.3.3.2. Tiến trình thực hiện một buổi học theo phương pháp nghiên cứu tình huống Trong một tiết dạy học áp dụng phương pháp NCTH thì vai trò trung tâm thuộc về người học. Mặc dù vậy, vai trò của người giáo viên như một người điều phối, dẫn dắt và trợ giúp cũng rất quan trọng. Giáo viên có nhiệm vụ mở đầu cuộc thảo luận, thu hút ý kiến của người học, bàn rộng thêm những ý kiến đáng chú ý, chỉ ra những luận điểm trái ngược, tạo nên sự kết nối trong các buổi thảo luận và hướng buổi thảo luận đi theo nội dung bài học. Nói tóm lại là định hướng và trợ 15
  25. giúp người học hơn là truyền đạt thông tin, giải thích hay đưa ra hướng giải quyết. Tùy theo khả năng của học sinh mà người giảng viên có thể bắt đầu áp dụng phương pháp NCTH ở những cấp độ khác nhau mà ở đó, vai trò của họ cũng thay đổi theo hướng chuyển dần người học về vị trí trung tâm của buổi học. Theo Garvin D.A (2003), trước một tình huống, người học sẽ phải lần lượt trải qua các bước như sau [6]: Bước 1. Đọc tình huống và xác định những vấn đề cốt yếu mà người ra quyết định đương đầu Bước 2. Xác định những dữ liệu cần để phân tích các vấn đề và để tổng hợp thành các giải pháp Bước 3. Đưa ra phân tích và so sánh những giải pháp khác nhau đương đầu Bước 4. Đề xuất phương hướng hành động Hình 1.1. Các bước người học trải qua khi giải quyết tình huống Bước 1. Đọc tình huống và xác định những vấn đề cốt yếu mà người ra quyết định đương đầu Đây là bước tiếp cận đầu tiên với tình huống của người học. Ở đó, người học có nhiệm vụ chính chỉ ra được đâu là mấu chốt, mâu thuẫn của vấn đề để theo đó giải quyết đúng mâu thuẫn, vấn đề mà tình huống nêu ra, tránh đi lạc đề hay giải quyết không thấu đáo vấn đề. Đối với bước này, điều đầu tiên là người học cần phải đọc qua để nắm được cốt truyện, các tuyến nhân vật và có những nhận thức ban đầu về vấn đề cần giải quyết. Cách tốt nhất là một thành viên trong nhóm sẽ đọc to tình huống cho những thành viên còn lại ghi chép và vạnh ra những ý chính. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao sự tập trung của các thành viên khác trong nhóm thảo 16
  26. luận. Thông thường, vấn đề mà tình huống nêu ra thường được đặt dưới dạng câu hỏi trực tiếp ở cuối đoạn. Bước 2: Xác định những dữ liệu cần để phân tích các vấn đề và để tổng hợp thành các giải pháp Trong giai đoạn này, người học phải thực hiện hai bước nhỏ: - Chỉ ra những dữ liệu quan trọng mà đề bài cung cấp để giải quyết vấn đề. - Dựa vào đó có sự phân tích, tổng hợp để đưa ra được những hướng giải quyết khác nhau cho vấn đề được đặt ra. Để thực hiện bước này, người học cần: - Nắm ý chính của toàn bộ tình huống, nghiên cứu kỹ tiêu đề, dàn ý, phần mở đầu và kết luận của tình huống. - Đọc, nghiên cứu và gạch chân dưới những từ và cụm từ quan trọng. - Xác định được vấn đề mấu chốt trong tình huống trước. Sau đó, đọc lại tình huống lần nữa để nhặt ra những thông tin, dữ kiện cần thiết để giải quyết vấn đề. - Có thể có những giải pháp nào cho cùng một vấn đề của tình huống? Trong những giải pháp đề ra, giải pháp nào có tính hiệu quả hơn giải pháp kia? Những tác động (hậu quả) của những giải pháp ấy là gì? Bước 3: Đưa ra, phân tích và so sánh những giải pháp khác nhau Đây là phần mà mỗi cá nhân sẽ đưa ra ý kiến của mình để từ đó so sánh và phân tích những ưu điểm, nhược điểm của từng tình huống trong việc giải quyết những vấn đề đã nêu ở trên. Bước 4: Đề xuất phương hướng hành động Đây là bước cuối, sau quá trình thảo luận, khi các nhóm thảo luận đã nhất trí về một phương án hiệu quả nhất và đề xuất lên giáo viên. Ở đây, tình huống, vấn đề được giải quyết. 17
  27. Nhìn chung, ở bước nào đi nữa, người học cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau để có thể học tập tình huống một cách hiệu quả: - Cần biết chuẩn bị cho việc trình bày những ý tưởng và chứng minh cho những ý tưởng ấy. Đồng thời cần phải biết lắng nghe những ý kiến và nhận định của người khác. Không ngại sử dụng những ý tưởng của người khác để làm vững chắc hơn những luận điểm của mình. - Tham gia tích cực và chủ động vào hoạt động thảo luận. - Nếu muốn nêu lên một vấn đề mới trong cuộc thảo luận, cần chú ý đề xuất vấn đề một cách thích hợp khi cuộc thảo luận chuẩn bị chuyển sang một đề tài mới hay liên hệ vấn đề muốn nêu với vấn đề đang được thảo luận. - Cần phải chú ý đi đúng hướng thảo luận. Cũng cần phải lưu tâm rằng ai đã nói, ai chưa trình bày ý kiến và cần tạo điều kiện để những người khác cũng được tham gia thảo luận. - Không ngại nêu lên ý kiến hay yêu cầu giải thích khi chưa nắm bắt được vấn đề. Tóm lại, phương pháp dạy học tình huống là phương pháp đưa người học lên chiếm giữ vị trí trung tâm của buổi học. Chính vì thế mà không phải tình huống, không phải giáo viên mà chính mỗi cá nhân sẽ là nhân tố quan trọng nhất quyết định yếu tố thành công của phương pháp dạy học tình huống. 1.3.3.3. Đánh giá buổi thảo luận theo phương pháp nghiên cứu tình huống Đánh giá sau mỗi buổi thảo luận có thể được thực hiện bởi mỗi giáo viên nhưng có lẽ hiệu quả nhất vẫn là để cho người học tự đánh giá lấy. Sau đây là một mẫu đánh giá tiết học tình huống mà người dạy có thể phát tay cho mỗi người học, sau đó thu lại để tổng kết, đánh giá hiệu quả của buổi học. Điều này giúp cho người dạy có thể rút kinh nghiệm, đưa ra những điều chỉnh hợp lý để những buổi thảo luận tình huống sau được diễn ra hiệu quả và chất lượng hơn. 18
  28. Bảng 1.1. BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG Hãy đánh giá tình huống bằng cách nêu ra mức độ đồng ý của bạn với những nhận định sau. Lưu ý rằng mức đồng ý của bạn tương ứng với thang điểm sau [12]: 3. Xuất sắc 2. Tốt 1.Tạm ổn 0. Kém Tính hiệu quả của tình huống 3 Tình huống phục vụ tốt cho mục tiêu bài học, thúc đẩy người học nắm vững nội dung bài học sau khi nghiên cứu và thảo luận tình huống 2 Tình huống có hướng đến mục tiêu bài học, nhưng không thúc đẩy người học tự tìm tòi để nắm được nội dung bài học 1 Chỉ có một vài mục tiêu bài học được hướng tới trong tình huống 0 Tình huống không phục vụ cho mục tiêu bài học Tính phù hợp của nội dung tình huống 3 Vấn đề được nêu ra trong tình huống vừa phù hợp với nội dung bài học, vừa phù hợp với trình độ, khả năng của người học 2 Vấn đề được nêu ra trong tình huống phù hợp với nội dung bài học nhưng chưa phù hợp với trình độ khả năng của người học 1 Những vấn đề mà tình huống nêu ra không phù hợp với nội dung bài học (quá cụ thể hay quá chung chung) 0 Tình huống không nêu ra được vấn đề nào cả Tính trọng tâm của tình huống 3 Tình huống chứa đựng đầy đủ dữ kiện, trong đó bao gồm những chi tiết và ví dụ cụ thể, những dữ kiện trong tình huống giải thích rõ ràng và liên kết logic với vấn đề nêu ra 2 Tình huống có nêu ra được vấn đề nhưng chưa thật sự hoàn chỉnh. Những dữ kiện trong tình huống giúp người học xác định rõ hơn vấn đề của tình huống, nhưng một số dữ kiện cần thiết còn bị thiếu 1 Những dữ kiện trong tình huống không được liên hệ rõ ràng với vấn đề mà tình huống nêu ra khiến cho người học cảm thấy có nhiều chi tiết không cần thiết 0 Vấn đề mà tình huống nêu ra trừu tượng, không rõ ràng. Người học không 19
  29. thấy được mối liên hệ giữa dữ kiện và vấn đề mà tình huống nêu ra Tính trung thực của bối cảnh tình huồng 3 Bối cảnh của tình huống phản ánh những tình huống có thật, và những hoạt động trên nền bối cảnh ấy mô phỏng lại được những hoạt động thực của những nhà chuyên môn trong lĩnh vực mà người học đang nghiên cứu 2 Một số yếu tố trong bối cảnh còn thiếu tính chính xác và sinh động. Tuy nhiên, bối cảnh tình huống nhìn chung vẫn chứa đựng những yếu tố thực giúp cho người học có thể xử lý được vấn đề một cách hiệu quả. 1 Bối cảnh tình huống có vẻ chân thực, nhưng lại không giúp cho người học có thể học tập và thu nhặt kiến thức và kỹ năng. 0 Bối cảnh tình huống không mang tính chân thực Tính chặt chẽ của tình huống 3 Những chi tiết trong tình huống được sắp xếp theo trật tự logics và mạch lạc và thường được xếp theo trật tự thời gian 2 Có đôi chỗ các chi tiết trong tình huống bị sắp xếp chưa thật hợp lý 1 Các chi tiết trong tình huống không được sắp xếp một cách logic. Không thể xác định được mối quan hệ giữa chúng 0 Các chi tiết sắp xếp lộn xộn. Mỗi liên hệ giữa các chi tiết không rõ ràng. Sự rành mạch của tình huống 3 Tình huống dễ hiểu. Các chi tiết được sắp xếp hợp lý và ngôn ngữ đơn giãn. Những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng một cách hạn chế, hoặc nếu có dùng thì ý nghĩa của chúng cũng trình bày rõ ràng hoặc có thể suy đoán được 2 Tình huống hơi khó hiểu. Không phải tất cả mọi chi tiết đều trình bày rõ ràng và bằng ngôn ngữ đơn giản 1 Có nhiều chỗ khá tối nghĩa trong tình huống. Hầu hết các chi tiết được làm phức tạp hóa một cách không cần thiết 0 Có quá nhiều thuật ngữ chuyên môn. Ngôn từ không đơn giản (Nguồn: Penn State Schreyer Institue for Teaching Excellence, 2004, Case Evaluation Rubric) 20
  30. 1.3.4. Ưu điểm, hạn chế và thách thức của phương pháp nghiên cứu tình huống 1.3.4.1. Ưu điểm Phương pháp nghiên cứu tình huống giúp gắn lý thuyết với thực tiễn trong dạy học, nâng cao tính thực tiễn của môn học, giảm thiểu rủi ro của người học khi tham gia thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp. Sau khi tiếp thu các kiến thức lý thuyết, việc giải quyết các bài tập tình huống sẽ giúp người học có cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề lý thuyết đã được học. Thông qua việc giải quyết tình huống, người học sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết. Phương pháp NCTH góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập của người học. Trong dạy học theo tình huống các nhóm học sinh phải chủ động tìm kiếm và phân tích các thông tin để đi tìm các giải pháp có thể có cho tình huống. Để đáp ứng được yêu cầu này, người học phải chủ động tư duy, thảo luận/ tranh luận trong nhóm để tìm hiểu sâu thêm về lý thuyết cũng như thực tiễn và tìm ra các giải pháp cho các tình huống. Chính trong quá trình suy nghĩ, tranh luận, bảo vệ các giải pháp người học đã tham gia vào quá trình nhận thức. Sự tham gia tích cực đó đã góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập, sáng tạo của người học. Phương pháp NCTH giúp người học nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và tranh luận, phản biện ý kiến trước tập thể. Để giải quyết tình huống, học sinh thường phải làm việc theo nhóm. Cả nhóm cùng phân tích và thảo luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bày giải pháp của mình cho cả lớp. Với cách học như vậy, người học học được cách chia sẻ kiến thức, thông tin để cùng đạt được mục tiêu chung. Thêm nữa, người học cũng học được cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình làm việc nhóm hay tranh luận về các giải pháp. Trong phương pháp NCTH, giáo viên cũng có điều kiện trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm và những cách nhìn, giải pháp mới từ phía người học, thông qua 21
  31. đó mà góp phần làm phong phú hơn nội dung giảng dạy cũng như hoàn thiện các tình huống dạy học. Tình huống dạy học trong phương pháp NCTH thường là những tình huống mang tính phức hợp, để giải quyết nó, người học cần vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều phần khác nau trong một môn học, thậm chí kiến thức của nhiều môn học, Nhờ vậy, phương pháp NCTH góp phần giúp người học biết cách liên kết, xâu chuỗi các phần nội dung đơn lẻ thành một bức tranh tổng thể về kiến thức. 1.3.4.2. Hạn chế và thách thức Phương pháp NCTH không phải chiếc chìa khóa vạn năng trong giảng dạy, nó bộc lộ một số hạn chế nhất định mà Herreid (1994) đã cho thấy, như: - Đôi khi đơn giản hóa tính phức tạp của các sự kiện, số liệu và nguyên tắc. - Đòi hỏi cả người học và người dạy phải có những kỹ năng nhất định. - Việc ngại áp dụng những phương pháp mới thay thế cho những phương pháp giảng bài truyền thống cũng là một cản trở đối với việc phát triển loại hình giảng dạy này. Ngoài những hạn chế như Herreid đã nêu ra ở trên, quá trình thực hiện phương pháp NCTH cũng gặp phải những khó khăn, thách thức nhất định, về cả mặt chủ quan và khách quan. - Phương pháp NCTH làm gia tăng không những khối lượng làm việc của giảng viên mà còn đỏi hỏi giảng viên phải luôn chấp nhận đổi mới, cập nhật các thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. Để có những bài tập tình huống thực tế, sát với điều kiện hoàn cảnh mới của xã hội, giảng viên phải đầu tư thời gian và trí tuệ để tiếp cận thực tiễn, trên cơ sở đó mới có thể thu thập hay xây dựng được các tình huống dạy học mới, mang tính thời sự. - Phương pháp NCTH đòi hỏi thực hiện những kỹ năng khá phức tạp trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích người học tranh luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện. 22
  32. Đây thực sự là những thách thức lớn đối với giảng viên trong quá trình ứng dụng phương pháp này. - Đối với người học, thách thức lớn nhất là phương pháp NCTH đòi hỏi ở họ sự năng động, sáng tạo và khả năng tư duy độc lập, bởi thế có một bộ phận không nhỏ người học sẽ có những lúng túng nhất định khi được học theo phương pháp này. - Phương pháp NCTH nếu sử dụng quá liều sẽ làm giảm hiệu quả việc tiếp thu các tri thức lý thuyết và làm người học nhiều khi lầm tưởng rằng thực tế luôn luôn diễn ra đúng như những tình huống cụ thể đã được học. - Môi trường vật chất là các thách thức khách quan, bao gồm các yếu tố về điều kiện trang bị vật chất, quy mô lớp học, sự hợp tác của các tổ chức xã hội trong quá trình cung cấp thông tin. Quy mô lớp học đông người không thể đảm bảo tổ chức thảo luận một cách hiệu quả. Để buổi thảo luận có chất lượng, người học phải tự trang bị các kiến thức lý thuyết và thông tin liên quan trước khi lên lớp. Điều này đòi hỏi có thời gian và các phương tiện học tập như: thư việc, sách giáo klhoa, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí, Internet, 1.4. So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống Trong phương pháp giảng dạy truyền thống, người dạy có nhiệm vụ phân tích nội dung bài học và sau đó, lựa chọn phương thức thích hợp nhằm truyền tải nội dung ấy đến với người học. Trái lại, ở phương pháp dạy học tình huống, người học sẽ phải tự phân tích tài liệu, trong khi người dạy chỉ đóng vai trò hướng dẫn và trợ giúp bằng cách đề ra những yêu cầu, thúc đẩy sự tương tác giữa người học trong tiết học, định hướng thảo luận, đảm bảo tiến trình diễn ra thông suốt và giúp người học rút ra kết luận sau mỗi buổi học. Như vậy, có thể thấy rằng trong phương pháp giảng dạy cũ, người học tiếp xúc với tài liệu không phải trực tiếp mà là gián tiếp qua người dạy. Trong khi đó, ở phương pháp tình huống, người học không những có được cơ hội được tiếp xúc trực 23
  33. tiếp với tài liệu, mà họ còn có thể tương tác với người dạy cũng như những người học khác trong quá trình học tập. Thêm nữa, nếu như trong phương pháp giảng dạy cũ, người giảng viên nắm vai trò trung tâm của “quyền lực tri thức” thì ở phương pháp tình huống, trọng tâm của buổi học đã chuyển dần về phía người học, khiến người học có thể chủ động hơn trong việc quyết định nội dung cũng như phương thức học tập của mình. Tóm lại, Chương 1 đã đi sâu phân tích các nội dung cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu như trình bày tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới và Việt Nam, giải thích những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Đặc biệt, đã trình bày làm nổi bật các nội dung liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học như khái niệm, cấu trúc tiến trình thực hiện, ưu nhược điểm của phương pháp này, 24
  34. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÀ NẴNG 2.1. Thực trạng chung về tình hình dạy học môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Làm rõ về thực trạng chung tình hình dạy học môn Kế toán tài chính (KTTC) tại Trường CĐ CNTT tác giả đã thực hiện khảo sát và đưa ra sự đánh giá của sinh viên chuyên ngành KT –TH về tình hình dạy học môn KTTC sau đây: Bảng 2.1. Bảng đánh giá của sinh viên về thực trạng dạy học môn Kế toán tài chính nói chung Ý kiến đánh giá chung việc giảng dạy môn học Kế Tỷ lệ sinh viên toán tài chính (%) Nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề 85% Giảng chủ yếu lý thuyết, ít gắng với thực tiễn 60% Dạy khô khan, nhàm chán, đơn điệu 40% Trước tiên, các giảng viên giảng dạy môn học KTTC ở Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin đều được đánh giá là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm cao với nghề nghiệp. Có đến 85% số sinh viên được hỏi đánh giá giảng viên dạy KTTC của họ rất yêu nghề và nhiệt tình trong giảng dạy. Thực tế này không chỉ được các em sinh viên đánh giá cao mà ngay cả những đồng nghiệp trong và ngoài trường cũng có những đánh giá rất tốt về sự tận tâm với nghề của các giảng viên giảng dạy môn học KTTC ở đây. Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên tuy đã cố gắng tạo điều kiện để sinh viên hiểu bài và học tập tốt, nhưng trên thực tế vẫn có đến 60% sinh viên được hỏi cho rằng giáo viên giảng dạy vẫn thiên về truyền thụ lý thuyết mà ít gắn với thực tiễn. Chính điều này đã dẫn đến dư luận lưu truyền trong nhiều sinh viên rằng môn học KTTC là một môn lý thuyết khô 25
  35. khan, không hấp dẫn (chiếm đến 40% sinh viên được hỏi). Việc vận dụng lý thuyết vào thực tiễn giảng dạy và đưa ra các tình huống thực tế để làm sáng tỏ lý thuyết được giảng viên thực hiện còn hạn chế. Việc giảng dạy KTTC chưa thực sự làm được chức năng dạy kỹ năng nghề kế toán cho sinh viên. Với thời gian eo hẹp, dù giảng viên có cố gắng đến đâu đi nữa thì việc thực hành của sinh viên nếu chỉ được tiến hành trên lớp thì hiệu quả tác động với việc hình thành kỹ năng nghề là còn hạn chế. Thực tế cho thấy, có những giảng viên, với vốn kinh nghiệm của bản thân, trong khi giảng cũng đã cố gắng liên hệ lý thuyết với thực tiễn ở các doanh nghiệp, nhưng cũng có trường hợp giảng viên chỉ dừng ở mức độ truyền thụ tri thức lý thuyết, “bám sát” giáo trình. Chính việc giảng dạy xa rời với thức tiễn như thế đã dẫn đến những lúng túng hạn chế của sinh viên khi thực tập nghề. 2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy đối với môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Kết quả điều tra sinh viên chuyên ngành KT-TH cũng cho thấy việc vận dụng các phương pháp dạy học cụ thể trong giảng dạy môn học KTTC tại Trường CĐ CNTT thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.2. Mức độ vận dụng các phương pháp dạy học cụ thể trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính Các Phương pháp dạy học cụ thể Mức độ vận dụng Thường Thỉnh Không xuyên thoảng bao giờ 1. Phương pháp thuyết trình 100% 2. Phương pháp vấn đáp 35% 45% 10% 3. Phương pháp trực quan 30% 70% 4. Phương pháp phân vai 100% 5. Phương pháp làm việc theo nhóm 20% 80% 6. Phương pháp nghiên cứu tình huống 5% 95% 7. Phương pháp Project 100% 8. Các phương pháp khác 100% 26
  36. Có thể nhận thấy phương pháp thuyết trình đang được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy môn học KTTC. Trong khi 100% sinh viên được hỏi rằng thuyết trình một chiều được các giáo viên thường xuyên sử dụng trong giờ giảng thì phương pháp vấn đáp tỷ lệ này là 35%. Đối với các phương pháp dạy học tích cực khác như phương pháp dạy học theo tình huống, phân vai, phương pháp project, hợp tác làm việc theo nhóm thì ý kiến đánh giá của sinh viên như vậy cũng là hiển nhiên. Một mặt, các lý thuyết dạy học mới này cũng chưa được thông dụng ở Việt Nam cả về lý thuyết lẫn thực tiễn và còn tương đối mới mẻ. Ngoài ra, kết quả điều tra ở bảng trên cũng cho thấy sinh viên cũng đã ý thức được rất rõ vai trò của các yếu tố như nội dung giảng dạy phải mang tính thực tiễn, phương pháp giảng dạy, trang thiết bị cơ sở vật chất, đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Có đến 70% sinh viên phản hồi cho rằng cần thiết phải cải tiến phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên và 75% sinh viên đề nghị phải gắn nội dung dạy học với thực tiễn nghề kế toán ở các doanh nghiệp. Thêm vào đó, có thể nói Phương pháp NCTH trước đây phần nào đã được áp dụng trong giảng dạy môn học KTTC nhưng rất ít khi. Phạm vi áp dụng phương pháp này chỉ dưới hình thức giảng viên đưa ra một số tình huống và yêu cầu sinh viên suy nghĩ và đưa ra các phương án giải quyết có thể có. Vì vậy sinh viên chỉ tham gia giải quyết một vài tình huống nên tác dụng của phương pháp này đối với việc hình thành kỹ năng giải quyết các tình huống ngành nghề thực tiễn là rất hạn chế. 2.3. Đặc điểm của môn học Kế toán tài chính và khả năng áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống Môn học KTTC nằm trong chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành KT- TH Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, với Khung chương trình đào tạo 108 tín chỉ môn học này được chia thành 2 học phần: Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 (3 tín chỉ tương ứng 45 tiết lý thuyết), Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (3 tín chỉ tương ứng 45 tiết lý thuyết). Bắt đầu từ năm học 2014 – đến nay khi khung chương 27
  37. trình chuyên ngành Kế toán – Tin học chuyển sang 100 tín chỉ thì môn học này gồm: Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 (4 tín chỉ tương ứng 45 tiết lý thuyết và 30 tiết bài tập), Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 (3 tín chỉ tương ứng 30 tiết lý thuyết và 30 tiết bài tập), thường được dạy vào Học kỳ 3, Học kỳ 4 của Khóa đào tạo. Ngoài ra còn có các học phần tự chọn liên quan đến kế toán tài chính như: Kế toán doanh nghiệp xây lắp, Kế toán doanh nghiệp du lịch – dịch vụ, Kế toán thuê tài sản, thường được dạy vào Học kỳ 5 của Khóa đào tạo. - Học phần Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 gồm những nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính Chương 2: Kế toán tài sản bẳng tiền Chương 3: Kế toán hàng tồn kho Chương 4: Kế toán tài sản cố định Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán Chương 6: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành - Học phần Kế toán tài chính doanh nghiệp 2 gồm những nội dung sau: Chương 1: Kế toán thuế Chương 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại Chương 3: Kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính, thu nhập và chi phí khác Chương 4: Kế toán xác định và phân phối kết quả kinh doanh Chương 5: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Môn học KTTC trang bị cho người học những kiến thức cơ bản cũng như tổng quát về kế toán tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp. Nội dung của môn học này đi từ việc giới thiệu tổng quát về kế toán tài chính trong doanh nghiệp như vai trò của kế toán tài chính, qui trình kế toán, các giả thuyết và nguyên tắc kế toán 28
  38. được vận dụng cho đến những vấn đề kỹ thuật – nghiệp vụ kế toán trên các phần hành cụ thể như: kế toán tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho, kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán doanh thu chi phí thu nhập, kế toán xác định và phân phối kết quả kinh doanh Đặc điểm của môn học KTTC là khối lượng kiến thức nhiều, không chỉ các kiến thức về kế toán tài chính mà còn liên quan đến môi trường pháp lý của kế toán như: Luật kế toán, Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán, Các vấn đề, tình huống (bài tập) liên quan đến môn học thông thường phải phản ánh được các tình huống kế toán phát sinh tại các doanh nghiệp ngoài thực tế. Đồng thời, sau khi học xong học môn học này người học phải có kỹ năng xử lý hạch toán các nghiệp vụ kinh tế cơ bản trong doanh nghiệp đồng thời lên được sổ sách và các báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra, môn học KTTC không chỉ mang tính lý thuyết mà còn ứng dụng trong thực tế nghề nghiệp kế toán nên việc giảng dạy môn học này cũng có những nét khác biệt so với các môn học cùng chuyên ngành khác. Người dạy vừa phải nắm vững các kiến thức về chuyên môn, vừa phải hiểu rõ và cập nhật nắm bắt các thông tin, các tình huống và hoạt động của thực tiễn, điều đó không chỉ mang lại không khí học tập tốt đối với người học mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học. Bởi thế không chỉ các nội dung dạy học cần gắn liền với thực tế mà các phương pháp dạy học cũng phải thiên về các phương pháp thực hành, trong đó phương pháp NCTH thế hiện được chức năng ưu việt của mình. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp NCTH vào giảng dạy môn học KTTC là rất cần thiết và khả thi, ngoài ra sẽ làm cho những bài học trở nên có sức thuyết phục cao hơn đối với sinh viên. Phương pháp NCTH có thể được áp dụng trong giảng dạy môn học KTTC dưới 2 hình thức: + Dưới dạng các tình huống mẫu do giáo viên đưa ra đan xen trong các bài giảng nhằm minh họa cho từng nội dung dạy học cụ thể. 29
  39. + Dưới dạng các buổi thảo luận tình huống. Ở những buổi thảo luận này toàn bộ thời gian tập trung cho việc giải quyết các tình huống trên cơ sở áp dụng các kiến thức đã học. Như vậy, Chương 2 đã cho thấy thực trạng chung về tình hình dạy học môn Kế toán tài chính tại Trường CĐ CNTT, đặc trưng của môn học Kế toán tài chính và khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học này. 30
  40. CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 3.1. Nguyên tắc và kỹ năng viết tình huống kế toán tài chính Khi xây dựng một hệ thống các tình huống để giảng dạy cho một môn học cụ thể, người viết tình huống cần cân nhắc một số vấn đề như: lựa chọn tình huống nào, những chi tiết nào trong tình huống đó được giữ lại, chi tiết nào nên loại bỏ để đạt được mục tiêu của bài giảng. Qua kinh nghiệm giảng dạy môn học KTTC và quá trình nghiên cứu và xây dựng các tình huống cho môn KTTC, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm về nguyên tắc và kỹ năng viết tình huống kế toán như sau: Xây dựng tình huống kế toán phải lưu ý tới tính chất thực tế của tình huống đưa ra làm cho người học tiếp nhận các sự kiện trong tình huống đó và có cảm giác họ đang nghiên cứu một vấn đề kế toán tài chính thực tế. Khi xây dựng tình huống trong kế toán tài chính không chỉ nêu chi tiết, cụ thể các sự kiện diễn ra trong tình huống mà cần đưa ra những thông tin xác thực về thời gian, địa điểm vụ việc kế toán diễn ra . Việc đưa ra thông tin “thật” này tạo cho người học tâm lý như họ đang nghiên cứu về một trường hợp kế toán tài chính có thật, với những người thật, việc thật và họ được đặt vào trong hoàn cảnh giống như đang được giao trọng trách với một vai trò cụ thể như kế toán phần hành, kế toán tổng hợp, nhà quản trị doanh nghiệp trong việc giải quyết trường hợp kế toán tài chính đó. Khi đó người học sẽ cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm với những quyết định, lập luận và giải thích của họ trong quá trình nghiên cứu tình huống. Tình huống đưa ra là một bản báo cáo tóm tắt tường trình lại những sự kiện của một vụ việc kế toán tài chính cụ thể được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định. Những thông tin đưa ra trong tình huống không bao gồm các phân tích, kết luận mang tính định hướng cho người học. Khi chúng ta đưa ra những kết luận mang tính gợi ý, nó sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của người học, khiến người 31
  41. học thường chỉ suy nghĩ và lựa chọn một trong số các phương án mà tình huống đưa ra. Trong khi nếu để họ suy nghĩ độc lập, có thể họ sẽ đưa ra nhiều phương án giải quyết độc đáo và hay hơn những gợi ý mà người viết tình huống có thể nghĩ ra. Người viết tình huống có thể hỗ trợ cho người học những kiến thức cần thiết để giải quyết tình huống thông qua việc cung cấp cho người học những tài liệu liên quan trực tiếp đến việc tìm ra lời giải tình huống đó, kể cả việc giải đáp một số câu hỏi của học viên khi cần. Một tình huống có thể phục vụ để giảng dạy cho một môn học, một bài học hoặc một phần nội dung của bài học. Vì vậy, khi xây dựng tình huống, người viết tình huống cần xác định rõ mục tiêu của việc nghiên cứu tình huống đó để lựa chọn một lượng thông tin vừa đủ cung cấp cho người học. Người viết tình huống cần đặt những câu hỏi như: Tình huống này được sử dụng để giảng dạy bài nào? Mục tiêu của việc nghiên cứu tình huống này là gì? Thông qua việc nghiên cứu tình huống này, sinh viên có thể học được kiến thức lý thuyết gì? Những kỹ năng nào sinh viên có thể đạt được khi nghiên cứu tình huống đó? Những thông tin đưa ra trong tình huống chỉ cần ở mức độ vừa và đủ để giúp người học có thể đạt được mục tiêu của bài học. Nếu lượng thông tin đưa ra quá nhiều, có sự kết hợp nhiều nội dung trong một tình huống sẽ gây ra sự nhàm chán, mất thời gian và có thể vấn đề không được giải quyết triệt để, sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng. Ví dụ, khi đưa ra một tình huống giúp sinh viên nghiên cứu vấn đề “ Ảnh hưởng của các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho đến lợi nhuận của doanh nghiệp”, người viết tình huống đưa ra các chi tiết khiến sinh viên tranh luận sôi nổi về các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho thực hiện như thế nào? Mỗi phương pháp áp dụng thích hợp cho doanh nghiệp nào? trên cơ sở đó mới có căn cứ để đi vào giải quyết vấn đề ảnh hưởng của các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự tranh luận sa đà vào những vấn đề phụ sẽ làm cho sinh viên không hiểu được nhiệm vụ của họ là đang nghiên cứu vấn đề chính là “Ảnh hưởng của các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho đến lợi nhuận của doanh nghiệp” và hệ quả là sinh viên sẽ không nắm được những kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng của bài “Ảnh 32
  42. hưởng của các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho đến lợi nhuận của doanh nghiệp”. Ngược lại, nếu tình huống quá đơn giản, những thông tin mà tình huống cung cấp không đủ để giải quyết vấn đề sẽ làm cho người học cảm giác như bị đánh đố và họ không có đủ dữ liệu để giải quyết tình huống này. Khi đó, mục tiêu của bài học sẽ không đạt được. Người viết tình huống cần có sự hiểu biết sâu sắc về người học để xây dựng tình huống phù hợp với khả năng của người học. Tình huống quá khó sẽ làm cho người học cảm thấy công việc quá sức và cảm giác tự ti sẽ làm cho họ không còn hứng thú với môn học. Ngược lại, tình huống quá dễ sẽ làm người học thấy môn học tẻ nhạt, buồn chán, không hữu ích. Vấn đề khó khăn của người viết tình huống là cần hiểu rõ năng lực của người học, đặt mình vào địa vị của người học để xây dựng những tình huống ở mức độ từ dễ đến khó trong khả năng của phần lớn người học để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình được đặt ra trong tình huống và thấy hứng thú với môn học. 3.2. Nguồn thông tin dữ liệu phục vụ xây dựng tình huống kế toán tài chính Để đảm bảo độ chân thực của tình huống, không nên tự sáng tạo ra các tình huống mà cần lấy “chất liệu” từ cuộc sống. Vì vậy, tìm kiếm nguồn thông tin có vai trò quan trọng giúp xây dựng được tình huống tốt. Thông tin dữ liệu xây dựng ngân hàng tình huống có thể khai thác từ các nguồn sau: - Từ các cơ quan quản lý kinh tế tài chính Nhà nước Các chính sách, thông tư, chế độ, quyết định của các cơ quan quản lý kinh tế tài chính Nhà nước có thẩm quyền như Chính phủ, Bộ tài chính, Cơ quan Thuế, là nguồn thông tin quan trọng giúp xây dựng ngân hàng tình huống. Ưu điểm của nguồn thông tin này là người viết tình huống có nguồn dữ liệu dồi dào và khả năng lựa chọn rộng để phục vụ cho nhiều nội dung giảng dạy khác nhau trong chương trình. Khi xây dựng tình huống để giảng dạy cho một bài học hoặc một nội dung trong bài học, giáo viên có thể chọn lọc một phần dữ liệu trong hồ sơ đó phù hợp với mục đích và yêu cầu của bài giảng. Thông qua nguồn dữ liệu từ cơ quan Nhà 33
  43. nước, người viết tình huống còn có thể biết được quan điểm của cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc đó và phát hiện độ “vênh” giữa lý luận và thực tiễn. - Từ hoạt động thực tiễn của giảng viên Ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng, ngày nay có rất nhiều giảng viên là cộng tác viên, tư vấn về kế toán và phân tích tài chính cho các doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động thực tiễn này, giảng viên sẽ có một vốn tri thức và kinh nghiệm phong phú về lĩnh vực giảng dạy của mình và đây sẽ trở thành một nguồn thông tin quan trọng cho họ khi xây dựng các tình huống phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Những kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn này có ưu điểm là được rút ra từ chính những vấn đề mà họ phải giải quyết nên người viết tình huống không những có nguồn thông tin khá đầy đủ mà họ còn có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề. - Từ người học Người viết tình huống có thể khai thác nguồn thông tin phong phú từ sinh viên thông qua các đề tài tiểu luận cuối khoá, báo cáo thực tập và khoá luận tốt nghiệp. Đây là những nguồn thông tin đã được người học chọn lọc từ quá trình thực tập tại các đơn vị thực tập theo một chủ đề nhất định. Vì vậy, khi khai thác nguồn thông tin này, người viết tình huống sẽ thuận lợi và tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, nguồn thông tin này có điểm hạn chế là dữ liệu đã được sinh viên “xử lý” nên đôi khi không đủ để người viết tình huống sử dụng hoặc sinh viên không có kinh nghiệm khi xử lý thông tin nên làm giảm giá trị của tình huống. - Từ các phương tiện đại chúng như truyền hình, báo chí, Internet, Truyền hình, báo chí và Internet và các phương tiện đại chúng khác cung cấp một nguồn thông tin phong phú và đa dạng cho người viết tình huống. Thông thường, những vấn đề tài chính kế toán được nêu lên trên các phương tiện thông tin đại chúng đều là những tình huống thực tế gặp phải. Điều quan trọng là người viết tình huống cần nhìn thấy được những vấn đề kế toán tài chính được nêu ra trong 34
  44. một số vụ việc được đưa tin và khai thác nội dung thông tin một cách hiệu quả. Người nghiên cứu tình huống kế toán có thể khai thác thông tin từ các bản tin kinh tế tài chính từ các kênh truyền hình như VTV1, VITV, InfoTV-VTVcab9, FBNC . Ngoài ra thông tin còn được thu thập từ các tờ báo như Kinh tế Sài Gòn, Thanh Niên; các trang web như www.webketoan.com, www.người làm kế toán.net, www. dayketoan.net hoặc các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Kế toán - Kiểm toán, Kinh tế tài chính, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Tuy nhiên, những thông tin từ báo chí thường được tóm tắt ngắn gọn hoặc được nhìn nhận qua “lăng kính” chủ quan của người viết nên gây một số khó khăn nhất định cho người khai thác tình huống. Vì vậy, người viết tình huống cần có những chỉnh sửa hợp lý để phù hợp với nội dung và yêu cầu của bài giảng. Có ý kiến cho rằng giảng viên có thể sử dụng các tình huống có sẵn từ các tài liệu nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Các tình huống này được chuẩn bị hết sức chuyên nghiệp bởi các chuyên gia. Tuy nhiên, đôi khi các dữ kiện trong tình huống này rất xa lạ với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam, khi các tiền đề về thị trường, doanh nghiệp và khách hàng còn rất khác biệt. Vì vậy, chúng ta có thể nghiên cứu các tình huống của nước ngoài để học hỏi cách thức xây dựng tình huống mà không nên lấy nguyên mẫu tình huống của nước ngoài để giảng dạy kế toán ở Việt Nam. Tóm lại, nguồn thông tin là yếu tố rất quan trọng để xây dựng một tình huống tốt. Những thông tin này có thể được so sánh với nguyên liệu của quá trình sản xuất. Người viết tình huống không thể ngồi nghĩ ra các tình huống mà không xuất phát từ cuộc sống thực tế. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn thông tin để khai thác tình huống sẽ giúp người viết tình huống tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, đồng thời có những tình huống hay, sinh động và đạt được các mục đích, yêu cầu của bài giảng. 35
  45. 3.3. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính 3.3.1. Cách thức triển khai việc dạy học bằng phương pháp tình huống Phương pháp dạy học bằng tình huống gồm có ba thành phần liên quan: - Thứ nhất: nội dung của tình huống cần nêu bật các vấn đề được đặt ra mang tính thực tiễn cao, tính logic của vấn đề cần được mang ra phân tích, đánh giá cụ thể. - Thứ hai: phân tích tình huống, từ các vấn đề nêu ra trong tình huống sinh viên xây dựng các câu hỏi cụ thể về các vấn đề cần giải quyết, cần quan tâm, cách thức giải quyết vấn đề trong tình huống. - Thứ ba: thảo luận tình huống, nêu ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề gắn với nội dung môn học. Từ đó các giai đoạn trong tiến trình dạy học theo phương pháp tình huống được đưa ra như sau: Giảng viên công bố yêu cầu, hướng dẫn tìm hiểu trước nội dung và đưa ra tình huống GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Phân nhóm và chuẩn bị theo nhóm Các nhóm trình bày tình huống GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN Thảo luận, nhận xét, đánh giá GIAI ĐOẠN TỔNG KẾT Giảng viên tổng kết, đánh giá ĐÁNH GIÁ Hình 3.1. Các giai đoạn trong tiến trình dạy học bằng phương pháp tình huống 36
  46. Giai đoạn chuẩn bị: giảng viên công bố yêu cầu của bài học, hướng dẫn sinh viên tìm hiểu trước nội dung và đưa ra tình huống cần giải quyết. Sau đó, giảng viên thực hiện việc phân nhóm, các nhóm học tập họp nhóm phân tích chủ đề, đưa ra các câu hỏi và giả thuyết để giải quyết tình huống do giảng viên đưa ra. Trong giai đoạn này đòi hỏi giảng viên cần chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, trong đó nổi bật nhất là nêu được vấn đề để hấp dẫn người học trong tình huống đưa ra, đồng thời tình huống đó cần có liên hệ sâu với nội dung bài giảng môn học. Đối với sinh viên cần có tinh thần học tập nghiêm túc, làm việc theo nhóm, phân chia công việc rõ ràng và cụ thể. Giai đoạn thực hiện: các nhóm sinh viên trình bày tình huống, sau đó lớp tiến hành thảo luận, nhận xét và đánh giá. Việc thảo luận trong và giữa các nhóm là bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, nó không những giúp sinh viên phát triển được khả năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội mà còn phát triển được quá trình nhận thức đó chính là đọc hiểu, phân tích, đánh giá, Giai đoạn tổng kết đánh giá: cuối buổi thảo luận, giảng viên hướng dẫn các nhóm cùng tổng kết, đánh giá kết quả của buổi thảo luận, sau đó giáo viên “chốt” lại về các mặt: đánh giá về hình thức và nội dung trình bày và giải pháp giải quyết tình huống của các nhóm; đánh giá về các giải pháp mà các nhóm khác đưa ra cho các tình huống; đánh giá chất lượng kết quả của buổi thảo luận, tinh thần thái độ tham gia buổi thảo luận của các sinh viên. 3.3.2. Tổ chức giảng dạy theo phương pháp tình huống Tổ chức giảng dạy theo phương pháp NCTH trong môn học KTTC gồm hai phương pháp thảo luận và tranh luận được sử dụng để tổ chức giải quyết tình huống: +Phương pháp thảo luận: Giảng viên giới thiệu tình huống cho lớp học, sau đó nêu ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn lớp thảo luận. Trong quá trình thảo luận, giảng viên có thể đưa ra các gợi ý để giúp nội dung thảo luận sôi nổi và đi đúng hướng. Tùy theo nội dung vấn đề mà giảng viên nên hoặc không nên tổng kết thảo luận và giải đáp các câu hỏi [5],[8]. 37
  47. + Phương pháp tranh luận: Thường được dùng trong trường hợp tình huống đề cập đến hai quan điểm hoặc giải pháp trái ngược nhau cho cùng một vấn đề, ví dụ trường hợp có nên hay không ghi nhận một khoản doanh thu. Việc tranh luận bảo vệ quan điểm sẽ làm tăng tính chủ động và phát triển tư duy của người học, giúp người học hiểu sâu và lý giải vấn đề một cách thông suốt, từ đó đạt được mục tiêu của tình huống đề ra trong giảng dạy [5] [8]. Ví dụ minh họa một Case study được áp dụng trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính. Tiết giảng “Kế toán ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống” Nôi dung tình huống: Hãng hàng không Việt Nam Airline (VNA) thực hiện chương trình Bông Sen Vàng dành cho khách hàng thường xuyên như sau: Trong thời hạn 1 năm nếu khách hàng bay đạt 25.000 dặm/1 năm, thì khách hàng sẽ được tặng 01 chặn bay khứ hồi Hà Nội – Đà Nẵng hoặc 01 đêm sử dụng dịch vụ miễn phí tại Bà Nà Hill. Trong năm khách hàng A tích lũy được số dặm là 25.100 dặm, do đó khách hàng đủ điều kiện để đổi 01 vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Đà Nẵng hạng phổ thông và tài khoản tích lũy của khách hàng còn dư là 100 dặm sau khi nhận vé thưởng [4],[10]. Tổng doanh thu cung cấp trong kỳ cho khách hàng A là 102.888.000 đồng (bằng tiền gửi Ngân hàng). Chuyến bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh tương đương 708 dặm. Giá vé Hà Nội – TP Hồ Chí Minh: 2.997.000 đồng/chiều, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Giá vé khứ hồi Hà Nội – Đà Nẵng là 5.000.000 đồng Giá 01 đêm ở Bà Nà Hill là 5.000.000 đồng/đêm. Hoa hồng đại lý VNA được hưởng trong trường hợp VNA làm đại lý cho Bà Nà Hill 25%. 38
  48. Giả sử giá vốn là: 3.500.000 đồng trong trường hợp VNA không đóng vai trò làm đại lý mà mua đứt bán đoạn dịch vụ và cung cấp miễn phí cho khách hàng. Hệ thống các câu hỏi: 1. Cho biết đặc điểm của giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống trong trường hợp tình huống của VNA? 2. Cho biết nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống? 3. Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong trường hợp của VNA này như thế nào? 4. Trường hợp khách hàng A thực hiện đổi điểm lấy vé thưởng dịch vụ bay do VNA cung cấp, kế toán sẽ ghi nhận như thế nào? 5. Trường hợp khách hàng A thực hiện việc đổi dặm lấy 01 đêm sử dụng dịch vụ tại Bà Nà Hill, kế toán sẽ ghi nhận như thế nào: a. Nếu Việt Nam Airline đóng vai trò là đại lý cho Bà Nà Hill? b. Nếu Việt Nam Airline không đóng vai trò là đại lý cho Bà Nà Hill? 6. Hãy cho biết kế toán sẽ sử dụng các chứng từ và sổ chi tiết và sổ tổng hợp nào để phản ánh nghiệp vụ kinh tế trên đối với từng Câu hỏi 4, Câu hỏi 5a, Câu hỏi 5b trong trường hợp VNA áp dụng hình thức Nhật ký chung và có sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt? Hướng dẫn tài liệu tham khảo: * Tài liệu bắt buộc - Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, chủ biên TS. Nguyễn Công Phương, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, NXB Tài Chính, 2010 - Bài giảng Kế toán tài chính, Bộ môn Kế toán – Tin học, Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Đà Nẵng, 2014 39
  49. - Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, chủ biên TS Đặng Thị Hòa – TS Phạm Đức Hiếu, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 - Thông tư 200/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 về Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp. * Tài liệu tham khảo - Tạp chí Kế toán – Kiểm toán - Tạp chí tài chính - Các Website: webketoan.vn, danketoan.com, giaiphapexcell.com, gdt.gov.vn Tính thực tiễn của tình huống Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh áp dụng các chương trình bán hàng dành cho khách hàng truyền thống, tuy nhiên Chế độ kế toán chưa có sự hướng dẫn cụ thể, dẫn đến người làm kế toán ở các doanh nghiệp còn rất mơ hồ trong việc ghi nhận doanh thu trong trường hợp này. Chỉ đến khi Thông tư 200/TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì khái niệm chương trình dành cho khách hàng truyền thống mới được đưa ra lần đầu tiên. Chương trình dành cho khách hàng truyền thống khác với các chương trình chiết khấu, khuyến mãi đó là đối với chương trình này, khách hàng được tích điểm thưởng để khi đạt đủ số điểm theo quy định sẽ được nhận một lượng hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được giảm giá chiết khấu. Như vậy, tình huống Việt Nam Airline đưa ra thực sự nóng hổi, giúp cho người học có thể hình dung về thực tế một cách rõ ràng hơn và có thể vận dụng các chế độ chính sách kế toán mới để giải quyết vấn đề một cách triệt để [2],[3]. Tổ chức giảng dạy Giảng viên giới thiệu tình huống cho lớp học và cung cấp các kiến thức cần thiết về mặt lý thuyết liên quan đến tình huống đưa ra. Giảng viên cần thiết phải giải thích thật chi tiết tình huống để sinh viên hiểu rõ các vấn đề cần giải quyết và xác định nhiệm vụ vai trò của sinh viên khi tham gia vào tình huống đó. Sau đó, giảng 40
  50. viên sẽ tiến hành giảng dạy Case study theo phương pháp thảo luận nhóm và phản biện. Giảng viên cho sinh viên thảo luận khoảng 10 -15 phút trên, tiếp theo các nhóm sinh viên sẽ lên trình bày và các nhóm khác phản biện. Trong quá trình phản biện, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, điều hành chung và có thể đưa ra các gợi ý để kích thích sinh viên tham gia trao đổi sôi nổi và đi đúng trọng tâm của bài giảng. Tổ chức lớp học và phân bổ thời gian - Đối với công tác chuẩn bị: Giảng viên đưa ra tình huống, hướng dẫn các tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo cho sinh viên trước 1- 2 buổi, để các em làm việc theo nhóm thảo luận trước ở nhà, nhằm tiết kiệm thời gian trình bày và thảo luận trên lớp để dành nhiều thời gian cho tranh luận và phản biện. - Đối với cách thức chia nhóm: Sinh viên được chia theo nhóm với sĩ số khoảng 5- 7 người. Các nhóm được chia trên tinh thần tự nguyện kết hợp với phân công của giảng viên từ đầu khóa học và không thay đổi trong suốt khóa học. Giảng viên hướng dẫn sinh viên cách tổ chức nhóm như: bầu trưởng nhóm, tên nhóm, ghi danh sách thành viên, cách thống nhất phương án giải quyết vấn đề của nhóm - Đối với việc tổ chức thảo luận, báo cáo: các nhóm lên trình bày theo nội dung đã phân công, nhóm tự chọn người đại diện trình bày, thời gian trình bày tối đa là khoảng 5-10 phút, sau đó nhóm trả lời phản biện của các nhóm còn lại, giảng viên cũng có thể hỏi những vấn đề trong nội dung trình bày trên cơ sở đó tạo hứng thú cho sinh viên mạnh dạn trình bày ý kiến và để không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn. Các thành viên trong nhóm có thể thảo luận nội dung và cách thức trả lời sau đó cử đại diện nhóm trả lời hoặc chỉ điểm từng cá nhân trong nhóm trả lời. Qua đó có thể đánh giá được nhóm nào chuẩn bị tốt nhóm nào không. Sau khi nhóm báo cáo trả lời phản biện xong, các nhóm khác nếu thấy không thống nhất với cách trả lời đó có thể trình bày cách giải quyết của nhóm mình hoặc bổ sung, chất vấn thêm. Cuối cùng giảng viên là người tổng kết lại các vấn đề của mỗi nhóm 41
  51. thảo luận, trên cơ sở đó và rút ra những nội dung lý thuyết mà sinh viên cần nắm được. Phương pháp đánh giá người học - Đối với đánh giá cá nhân: thông qua hoạt động thảo luận trên lớp giảng viên có cơ sở cho việc cộng điểm khuyến khích các cá nhân. Việc đánh giá phải được tiến hành công khai, có tham khảo ý kiến của các nhóm khác. Bên cạnh đó giảng viên có thể hỏi bất cứ vấn đề nào đối với bất cứ cá nhân nào liên quan đến nhóm thực hiện để đánh giá phân loại cá nhân trong nhóm [8]. - Đối với đánh giá nhóm: thông qua các tiêu thức cho điểm trước khi thảo luận đã đề ra, giảng viên tiến hành đánh giá công khai cho từng tiêu chí như: trình bày đúng giờ, nội dung trình bày dễ hiểu, trả lời các câu hỏi phản biện, tinh thần hợp tác và hỗ trợ nhóm có tốt không [8]. 3.3.3. Kết quả việc vận dụng phương pháp tình huống trong môn học Kế toán tài chính Qua việc vận dụng phương pháp tình huống trong 2 buổi học dành cho sinh viên lớp 14A chuyên ngành Kế toán – Tin học, kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên đã cho thấy hiệu quả rất cao trong việc áp dụng phương pháp NCTH trong môn học Kế toán tài chính thể hiện các mặt sau: Tăng hiệu quả và giá trị thực tiễn của môn học Kế toán tài chính Kết quả khảo sát cho thấy 100% sinh viên đánh giá cao hiệu quả của việc áp dụng phương pháp NCTH trong giảng dạy môn học KTTC, trong đó có 80% sinh viên đánh giá ở mức Rất tốt và Tốt: tăng tính thực tiễn môn học (81%); giúp hình dung các nghiệp vụ kế toán tài chính (83%); tăng hứng thú môn học (80%); giúp khắc sâu các kiến thức lý thuyết (72%) thể hiện ở Bảng 3.1 42
  52. Bảng 3.1. Ưu điểm của việc vận dụng phương pháp tình huống trong môn học Kế toán tài chính Rất Tốt Khá Trung Yếu Rất tốt bình yếu Giúp môn học gần gũi hơn với thực tiễn KTTC 35% 46% 19% 0% 0% 0% hiện nay Giúp hình dung các nghiệp vụ kế toán 40% 43% 17% 0% 0% 0% Tăng hứng thú học môn KTTC 45% 35% 20% 0% 0% 0% Giúp khắc sâu kiến thức lý thuyết đã học trên 40% 32% 28% 0% 0% 0% lớp Ngoài ra, hầu hết các sinh viên được hỏi (93%) đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn của các tình huống kế toán tài chính đưa ra trong các buổi thảo luận, trong đó có đến 75% ý kiến sinh viên đánh giá sự phù hợp với mức Tốt và Rất tốt. Hình thành và phát triển các kỹ năng học tập tích cực Quá trình nghiên cứu cho thấy việc áp dụng phương pháp NCTH trong dạy học KTTC giúp sinh viên hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản như sau: - Kỹ năng phân tích để xác định vấn đề: khi tiếp cận một tình huống, việc đầu tiên của người học là phải nghiên cứu xác định chính xác những vấn đề mấu chốt mà tình huống đề cấp đến. Ví dụ, trong một tình huống kế toán “vấn đề” có thể là về việc đo lường các đối tượng kế toán, những nguyên nhân dẫn đến đo lường sai các đối tượng kế toán, và cách thức xử lý, Có xác định đúng vấn đề mới có cơ sở đưa ra những ý kiến bình luận, đánh giá hay giải pháp phù hợp. Đây không chỉ là một kỹ năng cần thiết cho kế toán khi thực hiện công việc của mình mà còn cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Chính nhờ xác định trúng và đúng vấn đề mới có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng tình huống. Kết quả khảo sát cho thấy 82% sinh viên đánh giá cao (từ mức khá trở lên) vai trò của phương pháp NCTH đối với việc góp phần hình thành cho sinh viên kỹ năng phân tích để xác định vấn đề. - Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: điểm yếu nổi bật của sinh viên trong nhà trường nói chung, ở Trường CĐ CNTT tin nói riêng là sự hạn chế về kỹ năng 43
  53. giao tiếp và hợp tác làm việc trong nhóm. Do thời lượng học lý thuyết trên lớp khá cao, phần thời gian cho hoạt động làm việc nhóm hầu như không có nên sinh viên ít có điều kiên rèn luyện những kỹ năng này cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế, với việc vận dung phương pháp tình huống vào giảng dạy, giáo viên phải đưa ra những chủ đề tình huống nghiên cứu để sinh viên tự học ở nhà theo nhóm. Như vậy để chuẩn bị cho buổi thảo luận trên lớp, mỗi cá nhân trước hết sẽ tự tìm kiếm thông tin tài liệu liên quan đến tình huống, tìm ra các giải pháp cho các tình huống đó, từng nhóm sẽ bàn bạc, tranh luận về nội dung của tình huống cùng các giải pháp đưa ra, sau đó sửa chữa hoặc bổ sung. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh gia cao vai trò của phương pháp NCTH trong giảng dạy môn học KTTC đối với việc hình thành kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm (80% đánh giá từ mức khá trở lên). - Kỹ năng trình bày vấn đề/quan điểm trước tập thể: ở môn học KTTC, theo cách phân bổ thời gian và cách dạy truyền thống, số giờ dành riêng cho các buổi thảo luận không nhiều, bởi thế sinh viên ít hoặc không có điều kiện để trình bày các ý kiến, quan điểm của cá nhân mình về nội dung học tập hay ứng dụng thực tiễn nào đó. Với cách học theo phương pháp NCTH, sinh viên có cơ hội được trình bày ý kiến cá nhân và tranh luận, thứ nhất là trước nhóm, thứ hai là trong các buổi thảo luận toàn lớp. Thực tế cho thấy, do thiếu kinh nghiệm trình bày vấn đề và tranh luận trước tập thể nên trong buổi thảo luận đầu tiên về các tình huống trong kế toán những phút đầu phần lớn sinh viên còn có thái độ rụt rè, ngượng ngùng, lắp bắp khi nói trước cả lớp, trông chờ vào ý kiến của các bạn khác, nhóm khác và thái độ này được đặc biệt cải thiện ở buổi tranh luận sau. Kết quả khảo sát cho thấy các sinh viên đánh giá mới chỉ ở mức độ tương đối cao tác động của các buổi tình huống trong việc góp phần hình thành kỹ năng trình bày vấn đề, quan điểm trước tập thể (có 70% ý kiến chọn từ mức Khá trở lên). - Kỹ năng tranh luận, đưa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến: Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh giá khá cao ý nhĩa của các tranh luận trong buổi học áp dụng phương pháp NCTH. Đánh giá tác động của phương pháp tình huống đến việc giúp sinh viên hình thành kỹ năng tranh luận, đưa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến có 44
  54. 65% sinh viên chọn từ mức khá trở lên. Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ bởi trên thực tế không ít sinh viên còn chưa có thói quen và kỹ năng đưa ra luận điểm và bảo bệ ý kiến của mình. - Kỹ năng so sánh đánh giá các phương án, ra quyết định và giải quyết tình huống: trước một tình huống kế toán có thể sẽ có nhiều phương án giải quyết và đối với mỗi phương án giải quyết được đưa ra cũng có nhiều ý kiến nhận xét, bình luận khác nhau, thậm chí trái chiều nhau. Để đưa ra được phương án giải quyết đúng, có cơ sở pháp lý và khoa học hoặc để đánh giá những hạn chế của các phương án giải quyết sai, chưa tốt sinh viên phải dựa trên những kiến thức về nguyên lý kế toán, các văn bản pháp lý, các quy định hướng dẫn về kế toán nhằm phân tích đúng sai, hay dở của các giải pháp, trên cơ sở đó lựa chọn phương án giải quyết tình huống tối ưu. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh giá cao vai trò của phương pháp NCTH trong dạy học KTTC đối với việc hình thành kỹ năng so sánh, đánh giá các phương án và kỹ năng qua quyết định, giải quyết vấn đề ( trên 70% ý kiến sinh viên chọn từ mức khá trở lên) Dưới đây là bảng tổng hợp mức độ hình thành các kỹ năng thông qua việc áp dụng phương pháp tình huống trong dạy học KTTC. Bảng 3.2. Mức độ hình thành các kỹ năng thông qua học theo tình huống Rất Tốt Khá Trung Yếu Rất tốt bình yếu Kỹ năng phân tích để xác định vấn đề 10% 40% 32% 15% 3% 0% Kỹ năng giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm 15% 34% 31% 15% 5% 0% Kỹ năng trình bày vấn đề/quan điểm trước tập 10% 32% 28% 20% 10% 0% thể Kỹ năng tranh luận, đưa ra luận điểm và bảo vệ 2% 15% 48% 30% 5% 0% ý kiến Kỹ năng so sánh, đánh giá các phương án 7% 28% 37% 21% 7% 0% Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề 6% 27% 38% 20% 9% 0% 45
  55. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy việc vận phương pháp tình huống vào giảng dạy góp phần hình thành và phát triển một số các kỹ năng cơ bản và quan trọng đối với sinh viên. Ngoài ra, trong phần khảo sát ý kiến của sinh viên, kết quả cho thấy trên 90% sinh viên cho rằng nên áp dụng thường xuyên phương pháp tình huống trong dạy học môn học KTTC, và có 75% sinh viên cho rằng số giờ thực hành giải quyết tình huống như đã thực hiện 2 buổi mỗi buổi 2 tiết là ít. Điều đó cho thấy bản thân sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng của những giờ học thực hành cũng như vai trò của các kỹ năng xử lý tình huống kế toán trong thực tiễn nghề nghiệp của họ sau này. Vì vậy, để vận dụng tối ưu phương pháp tính huống trong giảng dạy, giảng viên cần tăng sự lồng ghép các tình huống KTTC vào phần giảng kiến thức lý thuyết và nâng cao yêu cầu cũng như nội dung thảo luận nhóm, thông qua đó mà yêu cầu về thảo luận nhóm (ngoài giờ trên lớp) cũng tăng lên. 3.4. Đánh giá việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính 3.4.1. Ưu điểm Việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính mang lại nhiều ưu điểm như sau: - Giúp nâng cao được tính thực tiễn của môn học KTTC. Cụ thể, sau khi đã được cung cấp các kiến thức lý thuyết, bài tập tình huống sẽ giúp sinh viên có cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về vấn đề lý thuyết đã được học. Từ đó, thông qua việc xử lý tình huống, sinh viên sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết. - Giúp nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của sinh viên trong quá trình học. Khác với việc tiếp thu lý thuyết một cách thụ động, khi được giao các bài tập tình huống, các nhóm học tập cần chủ động tìm kiếm và phân tích các thông tin để đi đến giải pháp cho tình huống. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu này, sinh viên phải chủ động tư duy, thảo luận và tranh luận trong nhóm hay với giảng viên, 46
  56. tìm hiểu thêm về lý thuyết, tài liệu tham khảo để đạt đến giải pháp. Chính trong quá trình tư duy, tranh luận, bảo vệ và sửa đổi các đề xuất - giải pháp của mình, sinh viên đã tham gia vào quá trình nhận thức. Sự tham gia tích cực đó góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập, sáng tạo của sinh viên. Đây chính là lúc quá trình dạy và học tập trung vào học phương pháp học, phương pháp tiếp cận, phân tích và tìm giải pháp chứ không chỉ giới hạn ở việc học các nội dung cụ thể. - Giúp sinh viên được rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. Để giải quyết tình huống, sinh viên được yêu cầu làm việc trong nhóm từ 5- 7 thành viên, cả nhóm cùng phân tích và thảo luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bày giải pháp của mình cho cả lớp. Lúc này sinh viên tiếp thu được kinh nghiệm làm việc theo nhóm, chia sẻ kiến thức, thông tin để cùng đạt đến mục tiêu chung. Các kỹ năng như trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến cũng được hình thành trong bối cảnh này. Sinh viên cũng học được cách tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để làm cho vốn kiến thức của mình phong phú hơn. - Trong vai trò là người dẫn dắt giảng viên cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn hay giải pháp mới từ phía người học để làm phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu. Đây cũng là một kênh quan trọng để giảng viên thu thập kinh nghiệm từ người học. - Các tình huống tốt sẽ có tính chất liên kết lý thuyết rất cao. Để giải quyết một tình huống một cách tốt nhất, sinh viên phải vận dụng và điều chỉnh nhiều kiến thức lý luận khác nhau, đây chính là lúc các lý thuyết rời rạc của một môn học được nối lại thành bức tranh tổng thể. Như vậy, ở mức độ ứng dụng cao hơn, sinh viên không chỉ vận dụng kiến thức của một môn học mà trong nhiều trường hợp phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. 3.4.2. Hạn chế Bên cạnh các ưu điểm đạt được thì việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống vào giảng dạy môn học Kế toán tài chính còn bộc lộ một số hạn chế: 47
  57. - Phương pháp NCTH khó có thể giúp giảng viên chuyển tải đầy đủ những kiến thức cơ bản, thiết yếu về bài học. Vì vậy, nó cần được phối hợp với các phương pháp khác, ví dụ phương pháp thuyết giảng, phương pháp phân tích và phương pháp dạy học dựa trên vấn đề. - Với các lớp đông, sẽ rất khó để mọi sinh viên đều có cơ hội phát biểu hoặc tham gia đầy đủ các hoạt động học tập, đồng thời giảng viên sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức lớp học theo phương pháp này. Việc phân chia theo khu vực và sinh viên ngồi theo nhóm với nhau là một biện pháp hữu hiệu, ngoài ra giảng viên phải làm việc tích cực hơn, di chuyển nhiều hơn trong lớp học. - Giảng dạy theo phương pháp này đòi hỏi có nhiều thời gian, trong khi theo học chế tín chỉ thì thời lượng dành cho các môn học nhìn chung bị giảm bớt. Điều này đòi hỏi sinh viên phải dành thêm thời gian tự học để chuẩn bị trước những yêu cầu do giảng viên đặt ra. Việc giảng viên tư vấn cho sinh viên cách tự đọc tài liệu, tự tìm tài liệu tham khảo và cách thức làm việc nhóm sẽ giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn, quản lý thời gian tốt hơn. - Để xây dựng được những tình huống có hiệu quả cao, giảng viên cần đầu tư nhiều thời gian để tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau từ thực tiễn cuộc sống và lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan. Chịu khó cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web chuyên ngành và tham khảo các chương trình truyền hình về các vấn đề liên quan đến kế toán tài chính là rất quan trọng. 3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính 3.5.1. Đối với nhà trường và các cấp quản lý - Cần cấu trúc lại nội dung chương trình giảng dạy môn học Kế toán tài chính sao cho logic và khoa học hơn. Nên loại bỏ những kiến thức hàn lâm, tăng kiến thức thực tiễn và cập nhật. - Có hình thức thi cử phù hợp với cách dạy, các bài tập giải quyết tình huống phải trở thành một nội dung kiểm tra/thi cử bắt buộc. 48
  58. - Thường xuyên tổ chức những buổi nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên và các buổi sinh hoạt học thuật về các chủ đề chuyên môn khác nhau liên quan đến đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. - Tổ chuyên môn nên tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, sau đó báo cáo các kết quả nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy. 3.5.2. Đối với giảng viên - Giảng viên cần nắm vững bản chất và cách thức tiến hành phương pháp NCTH trong dạy học, phương pháp NCTH có nhiều ưu điểm nổi bật tuy niên nếu lạm dụng hoặc không áp dụng khéo léo, đúng cách thì dễ làm mất thời gian và hiệu quả cũng không cao, dễ làm phá vỡ cấu trúc lý thuyết của bài học. - Giảng viên phải rèn luyện sự nhạy cảm nghề nghiệp và thói quen thường xuyên sưu tầm, quan sát, ghi chép những tình huống có thực do tự trải nghiệm, quá trình thực tế tại các doanh nghiệp hàng năm, từ các phương tiện thông tin đại chúng, - Trên cở sở những tình huống sưu tầm, biên soạn được tiến hành xây dựng ngân hàng các tình huống dạy học. Các tình huống dạy học không chỉ đơn giản được trình bày dưới dạng viết mà còn cần được bổ sung bằng các tình huống sống động dưới dạng hình ảnh, đoạn phim tư liệu nhằm tạo thêm sự sinh động, hấp dẫn nhằm cuốn hút sự chú ý của người học. - Trong quá trình lên lớp, giảng viên phải biết khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên tham gia tranh luận, biết cách đưa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến, tự tin và biết cách tư duy phản biện, phê phán trong quá trình học và tự học, 3.5.3. Đối với sinh viên - Sinh viên cần có thái đội đúng đắn với các yêu cầu học tập ở bậc cao đẳng đại học. - Trong quá trình học tập, với sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên phải tích cực rèn luyện những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng đọc sách, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập luận, bảo vệ ý kiến cá nhân, kỹ năng hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực tư duy phê phán, phản biện, 49
  59. KẾT LUẬN Việc đưa ra tình huống để sinh viên đọc tài liệu và giải quyết sẽ tạo nhiều hứng thú trong học tập, giúp sinh viên có điều kiện gắn những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Đồng thời tạo tính chủ động nghiên cứu và phát huy được hết những lợi ích của làm việc nhóm, định hướng học tập cho sinh viên cụ thể hơn. Việc phát triển các phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác không chỉ còn có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình công tác, làm việc sau khi ra trường. Hơn thế nữa, việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống vào trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính giúp cho bài giảng phong phú thông tin hơn, hỗ trợ cho việc vận dụng các kiến thức đã học với tình huống cụ thể trong thực tiễn, giúp bài giảng có chất lược tốt hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đề tài nghiên cứu về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra: Một là, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống. Hai là, làm rõ thực trạng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin. Ba là, vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin. Nhóm tác giả nghiên cứu đề tài hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được vận dụng hữu ích cho công tác giảng dạy và học tập môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin. 50
  60. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Boehrer, J & Linsky,M (1990), Teaching with Cases Learning to Question, In M.D.Svinicki (ed), The Changing Face os College Teaching. New Direction for Teaching and Learning, no 42 San Francisco, Jossey – Bass. [2] Boehrer, J. (1995), How to teach a case, Kennedy School of Government Case Programme, Case No C18 – 95 – 1285.0 available from [3] Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp - Hệ thống tài khoản kế toán – Quyển 1 (2015), NXB Tài chính, Hà Nội. [4] Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp – Báo cáo tài chính doanh nghiệp độc lập báo cáo tài chính hợp nhất chứng từ và sổ kế toán ví dụ thực hành – Quyển 2 (2015), NXB Tài chính, Hà Nội. [5] Christensen, C. Roland & Abby J. Hansen (1986). Teaching and the case method. Boston: Havard Business School Publishing Division. [6] Garvin, D.A (2003) Making the Case: Professional education for the world of practice. Harvard Magazine. case-html. [7] Harvard business School (1989), Learning by the Case Method in Marketing. [8] Herreid, C.F (1994), What is a Case? Bringing to Science Education the Establish Teaching Tool os Law anf Medicine. Journal of College Science Teaching. [9] Herreid, C.F (1997/98), What makes a good case? Journal of College Science Teaching 27(3):163-165. [10] Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB GD, Hà Nội. [11] Nguyễn Hữu Lam, Giảng dạy theo phương pháp tình huống, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbringt (01/10/2003 – 04/10/2003) tại FETP. 1
  61. [12] Penn State Schreyer Institue for Teaching Excellence (2004), Case Evaluation Rubric 26 Appril, 2010 from [13] Vũ Dũng (2001), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội. [14] Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (2001), Từ điển tiếng Việt (2001), NXB Thanh niên. 2
  62. PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN DÀNH CHO SINH VIÊN Để nắm bắt thông tin về việc dạy và học các học phần thuộc môn học Kế toán tài chính tạo điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn học này. Các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin và hoàn thành phiếu khảo sát dưới đây. Rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn. Câu 1. Giảng viên giảng dạy nhiệt tình và yêu nghề ? A. Có B. Không Câu 2. Giảng viên chủ yếu dạy lý thuyết ít gắn với thực tiễn ? A. Có B. Không Câu 3. Tiết dạy của các học phần Kế toán tài chính thường khô khan, nhàm chán và đơn điệu ? A. Có B. Không Câu 4. Bạn hãy cho đánh giá mức độ vận dụng các phương pháp dạy học cụ thể mà giảng viên áp dụng trong giảng dạy các học phần thuộc môn học Kế toán tài chính Các Phương pháp dạy học cụ thể Mức độ vận dụng Thường Thỉnh Không bao xuyên thoảng giờ 1. Phương pháp thuyết trình 2. Phương pháp vấn đáp 3. Phương pháp trực quan 4. Phương pháp phân vai 5. Phương pháp làm việc theo nhóm 6. Phương pháp nghiên cứu tình huống 7. Phương pháp Project 8. Các phương pháp khác Câu 5. Theo bạn giảng viên có nên áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống (đưa ra các tình huống để sinh viên thảo luận và tư đó làm rõ nội dung bài học) vào môn học này để gia tặng sự hứng thú với môn học? A. Có B. Không Câu 6. Bạn cho các ý kiến để nâng cao chất lượng việc học và dạy môn học Kế toán tài chính đối với bản thân và giáo viên? Đối với giảng viên: Đối với bản thân: Cám ơn các bạn!
  63. PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN DÀNH CHO SINH VIÊN Đề nghị các em hãy đánh dấu tương ứng với mức độ từ 1 đến 6: 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Khá 4. Trung bình 5. Yếu 6. Rất yếu Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Câu 1. Hãy đánh giá ý nghĩa thực tiễn của phương pháp nghiên cứu tình huống (NCTH) trong môn học Kế toán tài chính (KTTC)? Câu 2. Hãy đánh giá mức độ các kỹ năng bạn thấy mình rèn luyện được thông qua quá trình chuẩn bị tình huống cũng như giải quyết các tình huống được đưa ra trong giờ học môn KTTC: a. Kỹ năng phân tích để xác định vấn đề b. Kỹ năng giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm c. Kỹ năng trình bày vấn đề/quan điểm trước tập thể d. Kỹ năng tranh luận, đưa ra luận điểm và bảo vệ ý kiến e. Kỹ năng so sánh, đánh giá các phương án f. Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề Câu 3. Hãy đánh giá giá trị thực tiễn của những giờ học giải quyết tình huống của môn học KTTC Câu 4. Các em hãy đánh giá những ưu điểm của việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống kế toán trong KTTC: a.Giúp môn học gần gũi hơn với thực tiễn KTTC hiện nay b.Giúp hình dung các nghiệp vụ kế toán c.Tăng hứng thú học môn KTTC d. Giúp khắc sâu kiến thức lý thuyết đã học trên lớp Câu 5. Theo các em thì số tiết dành cho những giờ thực hành giải quyết các tình huống kế toán như chúng ta vừa tiến hành là a. Quá nhiều b. Nhiều c. Vừa đủ d. ít e. Quá ít Câu 6. Theo các em có nên áp dụng thường xuyên phương pháp nghiên cứu tình huống ở môn học KTTC a. Có b. Không Cám ơn các bạn!