Báo cáo Phương thức thanh toán quốc tế

docx 50 trang thiennha21 5133
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Phương thức thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_phuong_thuc_thanh_toan_quoc_te.docx

Nội dung text: Báo cáo Phương thức thanh toán quốc tế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ BÁO CÁO Môn: THƯƠNG VỤ VẬN TẢI Đề tài: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TP.HCM – 2021 1
  2. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ .8 1.1.1. Khái niệm: 8 1.1.2. Vai trò: 8 1.2.1. Cơ sở pháp lý quốc tế: 9 1.2.2. Cơ sở pháp lý quốc gia: 9 1.3.1. Khái niệm và vai trò: 10 1.3.2. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý: 10 1.4.1. Rủi ro quốc gia: 12 1.4.2. Rủi ro ngoại hối 12 1.4.3. Rủi ro khác 12 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 12 2.1. KHÁI NIỆM, CÁC BÊN THAM GIA: 13 2.2. QUY TRÌNH CHUYỂN TIỀN 13 2.3. CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TIỀN: 14 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ 21 3.1. KHÁI NIỆM 22 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC GHI SỔ 22 3.3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN: 22 3.4. ƯU NHƯỢC ĐIỂM PHƯƠNG THỨC GHI SỔ 24 3.5. PHẠM VI ÁP DỤNG: 25 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 25 4.1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 25 4.2. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THANH TOÁN NHỜ THU 27 4.3. CÁC LOẠI THANH TOÁN NHỜ THU 27 4.4. MỘT SỐ LƯU Ý VỚI PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 33 4.5. VÍ DỤ 33 CHƯƠNG 5. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 34 5.1. KHÁI NIỆM 34 5.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 35 5.3. QUY TRìNH NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH L/C 37 5.4. QUY TRÌNH MỞ L/C 38 5.5. CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG 40 5.6. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 41 5.7. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 42 5.8. PHẠM VI ÁP DỤNG 43 CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VẬN TẢI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 43 6.1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN: (PHƯƠNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT) 43 6.3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 45 6.4. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 46 CHƯƠNG 7: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 48 7.1. KIẾN NGHỊ: 48 2
  3. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 7.2. KẾT LUẬN 50 LỜI CẢM ƠN 52 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT L/C(Letter of Credit) Thư tín dụng PTTT Phương thức thanh toán TT Thanh toán DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức chuyển tiền Bảng 2. Trình tự tiến hành nghiệp vụ của nhờ thu phiếu trơn Bảng 3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ Bảng 4. Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức ghi sổ 3
  4. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo LỜI MỞ ĐẦU Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Năm đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như các thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nên kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Có rất nhiều phương thức thanh toán trong buôn bản quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, mở số ghi nợ, uỷ thác nhờ thu, bảo đảm thư, tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền, nhờ thu vẫn chưa đảm bảo được quyền lợi cho người xuất khẩu vì chưa ràng buộc được chặt chẽ nghĩa vụ trả tiền của người nhập khẩu. Nên, trừ khi giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu có sự tin cậy lẫn nhau, còn không thì áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Việc thanh toán bằng phương thức này sẽ ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của người bán và người mua. Chính vì những nguyên nhân trên “ đồ án môn học thanh toán quốc tế" đã trình bày chi tiết cụ thể về phương thức tín dụng chứng từ, đem lại những kiến thức hữu ích cho sinh viên. Trong bài đồ án bao gồm 5 nội dung chính: Chương 1: Tổng quan về phương thức thanh toán quốc tế Chương 2: Phương thức chuyển tiền Chương 3: Phương thức ghi sổ Chương 4: Phương thức nhờ thu Chương 5: Phương thức tín dụng chứng từ 4
  5. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Chương 6: Phân tích các phương thức thanh toán được sử dụng trong vận tải hàng hóa giữa Việt Nam và thế giới CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ: 1.1.1. Khái niệm: Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Phương thức thanh toán tức là cách mà người bán dùng để thu tiền về, người mua dùng để trả tiền. 1.1.2. Vai trò: Đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập hóa của các nước trên thế giới. Góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn cầu. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại Là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao với độ rủi ro thấp. Hỗ trợ, phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. 1.2.CƠ SỞ PHÁP LÝ: 5
  6. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Công ước, Hiệp định Thông lệ, Luật quốc luật quốc song bên, tập quán gia tế đa bên quốc tế 1.2.1. Cơ sở pháp lý quốc tế: - CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 - LUẬT HỐI PHIẾU THỐNG NHẤT ULB 1930 (UNIFORM LAW FOR BILL OF EXCHANGE- ULB) - LUẬT SÉC THỐNG NHẤT (UNIFORM LAW FOR CHECK- ULC) - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ NHỜ THU (UNIFORM RULES FOR COLLECTIONS – URC 522 - QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ HOÀN TRẢ TIỀN HÀNG THEO TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ( UNIFORM RULES FOR REIMBURSEMENT UNDER DOCUMENTARY CREDIT- URR525) -QUY TẮC THỰC HÀNH VÀ THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (UNIFORM CUSTOMS AND PRACTICE FOR DOCUMENTARY CREDITS-UCP600) - TẬP QUÁN NGÂN HÀNG TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO UCP (INTERNATIONAL STANDARD BANKING PRACTICE FOR THE EXAMINATIONS OF DOCUMENTS UNDER DOCUMENTARY CREDIT, SUBJECT TO UCP- ISBP) 1.2.2. Cơ sở pháp lý quốc gia: - NGUỒN LUẬT CHUNG: - HIẾN PHÁP 2013 - LUẬT THƯƠNG MẠI 2017 - LUẬT CHUYÊN NGÀNH - LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG 2005 - PHÁP LỆNH NGOẠI HỐI 2013 6
  7. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 1.3. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ: 1.3.1. Khái niệm và vai trò: Khái niệm: Nghiệp vụ ngân hàng đại lý là việc một ngân hàng sử dụng mạng lưới chi nhánh của một ngân hàng khác để thực hiện các hoạt động kinh doanh đối ngoại tại những nơi mà ngân hàng này chưa có sự hiện diện cụ thể. Vai trò: Hỗ trợ tài chính và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng mà nó nhận làm đại lý. 1.3.2. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý: 1.3.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng đại lý 1.3.2.2. Quá trình thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý 1.3.2.3. Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu 1.3.2.4. Hệ thống thông tin của ngân hàng đại lý 1.3.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng đại lý: - Khách hàng trong giao dịch là các ngân hàng. - Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng khác. - Hỗ trợ mạnh mẽ cho các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng. - Góp phần nâng cao lợi nhuận, Khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 1.3.2.2. Quá trình thiết lập quan hệ đại lý: Trên cơ sở một thỏa ước ngân hàng, các nội dung chủ yếu: - Mẫu chữ ký có liên quan, khóa mã Telex, Swift (nếu có) - Các nghiệp vụ mà các NHĐL có thể cung cấp cho nhau và cách thức thực hiện. 7
  8. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo - Danh mục ngân hàng đại lý. - Báo các thường niên và các văn bản thông tin khác. - Hợp đồng tín dụng: + Thỏa thuận về hạn mức tín dụng. + Đảm bảo xác nhận hối phiếu. + Tỷ lệ ký quỹ. + Phí thanh toán. 1.3.2.3. Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu: - Thanh toán bù trừ (CLEARING SERVICES) - Tài trợ mậu dịch (TRADE FINANCE) - Cho vay hỗn hợp và đồng tài trợ (SYNDICATED LOAN) - Dịch vụ ngân quỹ (TREASURY SERVICES) - Dịch vụ tư vấn ( ADVISORY SERVICES) QUAN HỆ TÀI KHOẢN: - Thanh toán quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản qua ngân hàng trên nguyên tắc bù trừ lẫn nhau giữa các tài khoản mở tại ngân hàng. - Tài khoản NOSTRO - Tài khoản VOSTRO 1.3.2.4. Hệ thống thông tin của ngân hàng đại lý: - SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications): Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu - CHIPS ( Clearing House Interbank Payment System): Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ - CHAPS (Clearing House Automated Payments System): Hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Anh - BOJNET: Trung tâm thanh toán bù trừ của Bank of Japan - TBF: Trung tâm thanh toán bù trừ của Bank of France SWIFT: - SWIFT được thành lập ngày 3/5/1973, dƣới dạng công ty TNHH, tại Brussels, Bỉ. 8
  9. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo - Mục đích: Nghiên cứu, sáng tạo và cung ứng những tiện ích cho các thành viên trong việc trao đổi thông tin qua một hệ thống viễn thông tài chính chuyên biệt và tiện lợi. - Các dịch vụ chủ yếu: Thanh toán, chứng khoán, ngânquỹ, thương mại, hệ thống. - Lơi ích: Hoạt động thanh toán bù trừ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, ít rủi ro, giảm chi phí chuẩn hóa về quy trình, ngôn ngữ Mã số của hệ thống SWIFT từ 8 đến 11 ký tự: - 4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng - 2 ký tự nhận diện quốc gia - 2 ký tự nhận diện địa phƣơng - 3 ký tự chót (nếu có) nhận diện chi nhánh Ví dụ: DEUTDEFF DEUT: Ngân hàng Deutsche Bank DE: nước Đức FF: thành phố Frankfurt Ví dụ: BFTVVNVX 1.4. RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ: 1.4.1. Rủi ro quốc gia: - Rủi ro chính trị - Rủi ro kinh tế 1.4.2. Rủi ro ngoại hối 1.4.3. Rủi ro khác - Rủi ro về phía đối tác - Rủi ro tác nghiệp - Rủi ro bất khả kháng CHƯƠNG2. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 9
  10. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 2.1. KHÁI NIỆM, CÁC BÊN THAM GIA: Khái niệm: (2) Phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán mà người có nhu cầu chuyển tiền sẽ đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị chuyển một số tiền xác định vào một khoảng thời gian nhất định cho người thụ hưởng ở nước ngoài. Các bên tham gia: 2.2. QUY TRÌNH CHUYỂN TIỀN (4) NGÂN HÀNG THANH NGÂN HÀNG CHUYỂN TOÁN (PAYING BANK) TIỀN (REMITTING BANK) (5) (3) (2) (1) NGƯỜI THỤ HƯỞNG NGƯỜI CHUYỂN TIỀN (BENEFICIARY) (REMITTER) 10
  11. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo (1)Người thụ hưởng (người xuất khẩu) thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (giao hàng, cung ứng dịch vụ ) (2)Người chuyển tiền (người nhập khẩu) lập lệnh chuyển tiền kèm theo hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài (3)Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra hồ sơ chuyển tiền và báo nợ tài khoản của người chuyển tiền (4)Căn cứ vào lệnh thanh toán của khách hàng. Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả trước ở nước thụ hưởng (5)Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền và báo có tài khoản của người thụ hưởng 2.3. CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN TIỀN: Chuyển tiền bằng thư (Mail Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer- M/T) Transfer – T/T) Là hình thức chuyển tiền trong đó Là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức thư mà ngân hàng này gửi yêu cầu bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thực hiện. ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT, TELEX. Chi phí chuyển tiền thấp nhưng tốc độ Chi phí chuyển tiền cao hơn nhưng chậm nên dễ bị ảnh hưởng nếu có biến nhanh chóng hơn nên ít bị ảnh hưởng động nhiều về tỷ giá của biến động về tỷ giá. 2.4. NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN: Chuyển tiền đi 11
  12. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Kiểm tra hồ sơ: ✓ Kiểm tra chứng từ trong hồ sơ Giấy đề nghị chuyển tiền: - Thông tin người đề nghị chuyển tiền - Số tiền chuyển - Thông tin người thụ hưởng - Mục đích chuyển tiền - Hình thức chuyển tiền - Chi phí liên quan - Cam kết của người chuyển tiền. Giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền ❖ Chuyển tiền mậu dịch - Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý - Giấy phép nhập khẩu nếu có ❖ Chuyển tiền phi mậu dịch (tùy từng mục đích yêu cầu) - Học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, trợ cấp, định cư, thừa kế ✓ Kiểm tra nội dung giữa lệnh chuyển tiền so với bộ chứng từ 12
  13. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo ❖ Thanh toán trả sau: - Hợp đồng: kiểm tra điều khoản thanh toán - Kiểm tra các nội dung: số tiền, người thụ hưởng, người chuyển tiền, tên hàng, số hóa đơn, số hợp đồng, quy định về phí ❖ Thanh toán trả trước: - Kiểm tra điều khoản thanh toán trên hợp đồng, đối chiếu với lệnh chuyển tiền. ✓ Kiểm tra số dư tài khoản ngoại tệ của khách hàng ✓ Đăng ký hồ sơ và lập công điện thanh toán - Đăng ký hồ sơ - Dựa vào nội dung lệnh chuyển tiền lập điện thanh toán - Hạch toán số tiền thanh toán, các chi phí liên quan ✓ Các điện chuyển tiền chủ yếu: - MT 103: Điện chuyển tiền - MT 199: Điện tu chỉnh/ tra soát lệnh - MT 910, MT940, MT950: Sử dụng khi báo có. Giải quyết phát sinh: ✓ Tu chỉnh ✓ Người chuyển tiền muốn rút lại tiền ✓ Khách hàng không nhận được tiền ✓ Phản hồi từ NH đại lý ✓ Phản hồi từ NH thanh toán 13
  14. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Chuyển tiền đến - Kiểm tra điện chuyển tiền (MT103) nhận được từ ngân hàng nước ngoài (tính xác thực và tính hoàn chỉnh) - Kiểm tra cách thức bồi hoàn của ngân hàng chuyển tiền - Lập các phiếu hạch toán, chuyển khoản. 2.5. VẬN DỤNG NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN VÀO CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN: 2.5.1. Phương thức thanh toán ứng trước (ADVANCED PAYMENT) Khái niệm: Người mua chấp nhận giá hàng của người bán bằng đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang) đồng thời chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn bộ cho người bán, nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán chuyển giao cho người mua. THỜI ĐIỂM TRẢ TIỀN TRƯỚC - Ngay khi ký kết hợp đồng/trả tiền cùng đơn đặt hàng - Sau một thời gian nhất định từ khi hợp đồng có hiệu lực - Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định - Luôn xảy ra trước khi hàng hóa được chuyển giao 14
  15. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Mục đích: NHÀ NHẬP KHẨU CẤP TÍN DỤNG CHO NHÀ XUẤT KHẨU: • Tin cậy • Làm ăn lâu dài • Người bán thiếu vốn • Được tính lãi suất và giảm giá hàng bán TIỀN ĐẶT CỌC ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG: • Chưa có quan hệ hàng hóa trước đó • Hàng hóa độc quyền, đặc chủng • Không được giảm giá hàng hóa và tính lãi NHÀ XUẤT KHẨU Ưu điểm: - Tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía người mua - Tiết kiệm chi phí quản lý, kiểm soát tín dụng - Có nhiều vốn để sản xuất kinh doanh. Rủi ro: - Người mua có thể đổi ý khi mới chỉ ứng trước một phần nhỏ giá trị hàng hóa. - Chắc chắn phải giao hàng cho người mua dù gặp khó khăn. NHÀ NHẬP KHẨU Ưu điểm: - Chắc chắn nhận được hàng hóa, cho dù nhà xuất khẩu đổi ý - Có thể thương lượng để giảm giá thành. Rủi ro: - Nhà xuất khẩu không uy tín, không giao hàng, hoặc giao thiếu - Không chắc chắn. hàng hóa được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển và người thụ hưởng phải là nhà NK. 2.5.2. Phương thức thanh toán ghi sổ (OPEN ACCOUNT) Khái niệm Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc 15
  16. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận, Đặc điểm - Chỉ có 2 bên tham gia - Chỉ mở tài khoản đơn bên - Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kỳ - Giá hàng hóa trong phương thức này thường cao hơn giá trả tiền ngay NHÀ XUẤT KHẨU Ưu điểm: - Bán hàng đơn giản, chi phí thấp - Có thể giảm giá, bán được nhiều Rủi ro: - Rủi ro tín dụng từ người nhập khẩu - Tăng chi phí kiểm soát tín dụng NHÀ NHẬP KHẨU Ưu điểm: - Chưa phải thanh toán cho đến khi nhận, chấp nhận hàng hóa. - Giảm được áp lực tài chính Rủi ro: - Nhà XK có thể không giao hàng - Căn cứ thanh toán do người bán đưa ra, có thể khác thực tế hàng hóa. 2.5.3. Phương thức thanh toán nhận tiền ngay CASH AGAINST DOCUMENTS (CAD) Khái niệm Phương thức nhận tiền ngay là phương thức thanh toán mà theo đó, nhà nhập khẩu mở một tài khoản tín thác tại ngân hàng và ký quỹ toàn bộ số tiền thanh toán cho nhà xuất khẩu. Sau đó, nhà xuất khẩu mới tiến hành giao hàng và trao bộ chứng từ cho ngân hàng giữ tài khoản tín thác để được thanh toán 16
  17. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Ưu điểm: - Đối với nhà xuất khẩu chỉ giao hàng khi biết nhà nhập khẩu đã ký quỹ tài khoản tín thác tại ngân hàng, nên đảm bảo chắc chắn được thanh toán - Đối với nhà nhập khẩu: chỉ phải thanh toán khi ngân hàng của mình đã nhận được chứng từ Nhược điểm: - Đối với nhà nhập khẩu: phải ký quỹ trước khi nhận được hàng và không kiểm tra được chất lượng hàng hóa khi thanh toán. Đặc điểm: - CAD thường có 1 ngân hàng tham gia - Khi nhận BCT, ngân hàng không cần kiểm tra nội dung nhưng phải kiểm đếm - Là phương thức đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho nhà xuất khẩu - Nhà xuất khẩu gặp rủi ro khi tỷ lệ ký quỹ của nhà nhập khẩu không đủ 100% - Nhà nhập khẩu cần có đại diện tại nước xuất khẩu - Ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán - Phù hợp với thanh toán nội địa hơn 2.6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý: Quy tắc thu phí trong chuyển tiền - Người chuyển tiền chịu: OUR Charges to be born by remitter - Người thụ hưởng chịu: BEN All charges to be born by beneficiary 17
  18. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo - Phí được chia cho mỗi bên: SHA Charges to be shared Ưu điểm của PTTT: tốc độ nhanh, hồ sơ đơn giản, chi phí thấp. - Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian theo ủy nhiệm để hưởng phí, không chịu bất kỳ trách nhiệm nào. - Chuyển tiền là một phương thức độc lập hoặc là sự kết thúc một phương thức thanh toán khác - NH chuyển tiền phải đảm bảo đúng quy định về quản lý ngoại hối khi chuyển tiền ra nước ngoài. - Chưa có sự ràng buộc giữa việc giao nhận hàng và việc thanh toán nên rủi ro cho nhà XK ( chuyển tiền trả sau), và nhà NK (chuyển tiền trả trước) - Thường áp dụng khi hai bên đã có sự tin tưởng nhau, công ty đa quốc gia, hệ thống chi nhánh Nhược điểm của PTTT: - Không đảm bảo quyền lợi bình đẳng của hai bên mua và bán - Thực hiện bằng điện nên thời gian nhanh nếu phát sinh sai sót khó điều chỉnh Danh sách các nước cấm vận CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ 18
  19. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 3.1. KHÁI NIỆM. Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuất khẩu (người bán) sau khi thực hiện giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu (người mua) thì mở một tài khoản (hoặc một cuốn sổ) ghi nợ cho người mua và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện sau một thời gian nhất định do hai bên mua bán thỏa thuận. Thực chất của phương thức thanh toán ghi sổ là người xuất khẩu (người bán) thực hiện tín dụng thương mại cho người mua, ngược với phương thức thanh toán ứng trước. Ví dụ: Trên cơ sở hợp đồng thương mại đã ký kết, sau khi giao hàng, người bán gửi hóa đơn cùng các chứng từ khác có liên quan cho người mua để được thanh toán theo thỏa thuận. Ngoài giá trị và thời điểm thanh toán, trên hóa đơn còn có thể quy định việc thưởng phạt là như thế nào nếu người mua thanh toán sớm hơn hay thanh toán chậm hơn so với quy định. Trên cơ sở hóa đơn, người mua tiến hành thanh toán cho người bán theo lịch đã định. 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC GHI SỔ - Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán. - Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. - Hai bên mua bản phải thực sự tin tưởng lẫn nhau. - Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định. - Giá trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay, chênh lệch là do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng. Hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nước Anh và các nước EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ, bởi vì, giữa các nước này có sự tương đồng về văn hóa, tập quán kinh. doanh, luật lệ, các khách hàng có mối quan hệ kinh doanh truyền thống, thường xuyên, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau. 3.3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN: 19
  20. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo (1) Người bán giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hóa cho người mua (2) Báo nợ trực tiếp giữa người bán và người mua (3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ thanh toán Những điều cần chú ý khi áp dụng phương thức ghi sổ Với những đặc điểm của phương thức ghi sổ nêu trên, khi sử dụng phương thức này cần lưu ý những điểm sau đây: Cho đến nay, chưa có luật và tập quán quốc tế ICC điều chỉnh phương thức thanh toán ghi sổ. Khi áp dụng cần vận dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái và/hoặc thỏa thuận ngân hàng đại lý giữa hai ngân hàng, nếu có. • Quy định đồng tiền ghi nợ trên sổ cái của Người ghi sổ: Tiền tệ ghi nợ trên sổ cái của Người ghi sổ phải là đồng tiền thể hiện giá cả và tính toán tổng trị giá của hợp đồng cơ sở. • Quy định đồng tiền thanh toán mà Người bị ghi sổ trả cho Người ghi sổ, nếu hợp đồng cơ sở quy định tính giá bằng đồng tiền này, thanh toán bằng đồng tiền khác. Trong trường hợp sử dụng hai tiền tệ trong hợp đồng cơ sở nói trên, cần thỏa thuận tỷ giá thanh toán trong từng định kỳ thanh toán: 20
  21. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo + Loại tỷ giá thanh toán là tỷ giá nào; + Tổ chức công bố tỷ giá thanh toán; + Thời điểm công bố tỷ giá. • Căn cứ ghi nợ trên sổ cái là hóa đơn thực hiện. • Căn cứ nhận nợ của Người bị ghi sổ, hoặc là dựa vào trị giá hóa đơn thực hiện hoặc là dựa vào kết quả tiếp nhận dịch vụ tại địa điểm quy định. • Phương thức chuyển tiền hoặc là bằng thư, hoặc là bằng điện cần phải thỏa thuận thống nhất giữa hai bên. • Nếu áp dụng trong hợp đồng thương mại, thì giá hàng trong phương thức ghi sổ này thường cao hơn giá hàng thanh toán tiền ngay. Chênh lệch này là tiền lãi phát sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng định kỳ thanh toán theo mức lãi suất được người nhập khẩu chấp nhận. • Quy định chế tài thanh toán chậm, thiếu hoặc không thanh toán: + Phạt và mức phạt thanh toán chậm, thiếu; + Giải quyết tranh chấp do không thanh toán: Tòa án hay trọng tài, ở đâu, quy tắc tố tụng nào, luật điều chỉnh. • Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ trên sổ cái của Người ghi sổ và số tiền nhận nợ của Người bị ghi sổ thì giải quyết thế nào? 3.4. ƯU NHƯỢC ĐIỂM PHƯƠNG THỨC GHI SỔ Ưu điểm - Ngân hàng không tham gia xử lý các chứng từ và can thiệp vào quá trình thanh toán nên các thủ tục được giảm nhẹ, tiết kiệm được chi phí thanh toán. ❖ Đối với nhà nhập khẩu - Chưa phải trả tiền cho đến khi nhận được hàng hóa và chấp nhận hàng hóa. - Giảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm. ❖ Đối với nhà xuất khẩu - Là phương thức bán hàng đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường được thực hiện giữa các đối tác không có sự hoài nghi về độ tín nhiệm và các rủi ro trong thanh toán không phát sinh. 21
  22. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo - Do chi phí bán hàng thấp nên nhà xuất khẩu có thể giảm giá bán nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút thêm đơn đặt hàng mới với số lượng lớn, tăng được doanh thu và lợi nhuận. Nhược điểm ❖ Đối với nhà nhập khẩu - Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời gian, không đúng chủng loại và chất lượng. ❖ Đối với nhà xuất khẩu - Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán, hoặc không thể thanh toán, hoặc chủ tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. Về lí thuyết, cho dù quyền sở hữu hàng hóa có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà xuất khẩu khó lòng mà kiểm soát được hàng hóa một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra, nhà nhập khẩu có thể dàn dựng tranh chấp về chất lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết hay thiếu hụt hàng hóa như là những nguyên cớ để yêu cầu giảm giá. - Nhà xuất khẩu bán hàng theo phương thức ghi sổ phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền. 3.5. PHẠM VI ÁP DỤNG: • Hai bên ký hợp đồng cơ sở phải thực sự tin cậy lẫn nhau. • Dùng cho phương thức hàng đổi hàng, gửi bán, đại lý kinh tiêu, nhiều lần, thường xuyên trong một thời kỳ nhất định (6 tháng, một năm). • Dùng trong phương thức gia công: Người ghi sổ là người cung ứng nguyên liệu cho gia công và Người bị ghi sổ nhận thành phẩm gia công. Người bị ghi sổ là người nhận nguyên liệu gia công và là Người ghi sổ giao thành phẩm gia công. Cách thanh toán là bù trừ giữa hai sổ cung ứng nguyên liệu và giao thành phẩm. CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 4.1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 22
  23. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người nhập khẩu thì lập chỉ thị nhờ thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ (chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại) do nhà xuất khẩu ký phát. Khác với phương thức thanh toán L/C, các ngân hàng tham gia vào phương thức thanh toán nhờ thu đều hành động với tư cách đại diện ủy quyền của nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người này. Do vậy, ngân hàng chỉ thực thi trách nhiệm theo đúng chỉ thị nhờ thu mà không có bất cứ một cam kết tài chính nào đối với các bên liên quan trong giao dịch nhờ thu. Khi tham gia thanh toán nhờ thu, các ngân hàng thường tính và thu phí xử lý chứng từ (còn gọi là hoa hồng). Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tính và thu các loại phí bổ sung khác như: phí thông báo nhờ thu, điện phí, bưu điện phí, phí lưu giữ hối phiếu đã chấp nhận và chờ bên mua thanh toán, phí trả lại bộ chứng từ không được thanh toán, phí kháng nghị hối phiếu theo yêu cầu của nhà xuất khẩu Về nguyên tắc, các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính cho người ủy nhiệm. Các ngân hàng thu hộ có quyền thu lại ngay mọi khoản phí từ người ủy nhiệm hoặc người gửi nhờ thu bất kể thực trạng nhờ thu như thế nào. Trong thực tế, khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nhờ thu, nhà xuất khẩu thường phải quy định rõ trong chỉ thị nhờ thu về việc thanh toán phí. Thông thường, nhà xuất khẩu chịu chi phí của ngân hàng chuyển nhờ thu, còn nhà nhập khẩu chịu chi phí của ngân hàng xuất trình. Tuy vậy, các ngân hàng liên quan vẫn được quyền đòi phí của họ và các chi phí phát sinh từ người ủy nhiệm trong bất cứ trường hợp nào. Khi thực hiện thanh toán nhờ thu, các bên tham gia thanh toán nhờ thu thường dẫn chiếu và vận dụng bản ‘quy tắc thống nhất về nhờ thu’ – Uniform Rules for Collection – URC, do phòng thương mại quốc tế ICC soạn thảo và phát hành. Bản URC đầu tiên ra đời và có hiệu lực từ 01/01/1979 với tên gọi URC 322. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, nội dung của URC 322 đã được nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Ấn phẩm hiện đang có hiệu lực thay thế cho URC 322 là URC 522. 23
  24. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo URC 522 được ban hành năm 1995 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1996. URC 522 được áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ nhờ thu khi nó được dẫn chiếu vào chỉ thị nhờ thu và ràng buộc tất cả các bên liên quan, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc trái với luật pháp quốc gia. 4.2. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THANH TOÁN NHỜ THU – Người ủy nhiệm (Principal): là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi. – Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu – Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình. – Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu. 4.3. CÁC LOẠI THANH TOÁN NHỜ THU Trong thanh toán quốc tế nhờ thu được phân làm 2 loại: 4.3.1. Nhờ thu trơn (Clean collection) Nhờ thu trơn (ủy thác thu không kèm chứng từ) là việc thực hiện nhờ thu cho các chứng từ tài chính như: hối phiếu, séc hoặc các công cụ nợ khác mà không có các chứng từ thương mại đi kèm Quy trình thanh toán nhờ thu trơn 24
  25. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng và chuyển thẳng bộ chứng từ thương mại cho người nhập khẩu để nhận hàng. 2. Người xuất khẩu lập hối phiếu và chỉ thị nhờ thu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu 3. Căn cứ vào yêu cầu của người ủy nhiệm, ngân hàng nhận ủy thác chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ. 4. Ngân hàng xuất trình thông báo cho người nhập khẩu để yêu cầu người nhập khẩu trả tiền. 5. Nếu đồng ý thì người nhập khẩu trả tiền (nếu trả tiền ngay), hoặc chấp nhận trả tiền (nếu trả chậm) 6. Ngân hàng xuất trình chuyển tiền thu được cho ngân hàng chuyển chứng từ. 7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán kết quả nhờ thu cho người xuất khẩu. Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro đối với người ủy thác, không đảm bảo quyền lợi của bên bán, do việc nhận hàng và thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán. Do đó, nhờ thu trơn là phương thức thanh toán không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán nhờ thu trơn thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp 25
  26. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo người bán và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ ràng buộc với nhau (công ty mẹ, công ty con, công ty liên doanh ), hoặc thanh toán các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như cước phí vận tải, bảo hiểm Những điểm cần lưu ý Ngân hàng không chịu trách nhiệm trong trường hợp không thu được, thu không đủ hoặc thu không đúng hạn. Vì vậy, phương thức này chứa đựng nhiều rủi ro đối với người hưởng lợi. Để hạn chế rủi ro, trong hợp đồng cơ sở, hai bên cần thỏa thuận thời hạn cụ thể phải trả tiền hoặc phải chấp nhận thanh toán ngay sau khi ngân hàng xuất trình công cụ thanh toán. Nếu trả chậm thì bị phạt lãi trả chậm. Trong chỉ thị nhờ thu cũng phải quy định điều khoản chế tài tương tự khác như người trả tiền, thanh toán không đủ số lượng, đưa ra những lý do không hợp pháp hoặc không hợp lý để từ chối thanh toán, 4.3.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) Nhờ thu kèm chứng từ là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo các chứng từ tài chính. Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa. Nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hóa. Theo phương thức này, ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn. Nhờ thu kèm chứng từ chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu và được chia thành hai loại: nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) và Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P) 4.3.2.1. Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A) Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người trả tiền (người 26
  27. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo nhập khẩu) chỉ cần chấp nhận trả tiền hối phiếu sẽ được ngân hàng trao cho bộ chứng từ nhận hàng. Khi đến hạn thanh toán, người nhập khẩu có trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu. Đây chính là hình thức thanh toán trả chậm, trong đó người nhập khẩu được người xuất khẩu cấp tín dụng. 1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa. 2. Người xuất khẩu ký phát và gửi hối phiếu có kỳ hạn, kèm theo chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu 3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại ký để thông báo cho người nhập khẩu 4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà nhập khẩu 5. Nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền bằng cách ký chấp nhận trực tiếp vào hối phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu. 6. Ngân hàng xuất trình thông báo nội dung chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu cho ngân hàng chuyển chứng từ. 7. Ngân hàng chuyển chứng từ thông báo kết quả gửi chứng từ nhờ thu theo điều kiện D/A cho người xuất khẩu. 27
  28. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 4.3.2.2. Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P) Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P) là hình thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng từ khi đã chuyển vào ngân hàng đủ số tiền thanh toán. Hình thức nhờ thu này được áp dụng trong trường hợp thanh toán trả ngay. 1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu 28
  29. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 2. Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa (kèm hoặc không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu 3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu 4. Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà nhập khẩu. 5. Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu. 6. Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu cho ngân hàng chuyển chứng từ 7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả nhờ thu sau khi đã trừ phí dịch vụ và các chi phí liên quan. Ngoài hai hình thức nhờ thu kèm chứng từ theo các điều kiện D/A, D/P, trong thực tế còn có một số điều kiện thanh toán nhờ thu kèm chứng từ khác: Thanh toán từng phần: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo giá trị nhờ thu D/A. Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, có thư cam kết trả tiền, hoặc có biên lai tín thác. Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng ngân hàng chỉ giao chứng từ khi khách hàng xuất trình giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền hoặc biên lai tín thác do chính khách hàng lập ra. Những điểm cần lưu ý: - Ngân hàng là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, không có trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay không. - Người xuất khẩu phải lập một chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng đại diện cho mình nhờ thu hộ tiền. Trong chỉ thị nhờ thu, người xuất khẩu phải để ra những điều kiện nhờ thu mà ngân hàng thu phải thực hiện. - Trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người nhập khẩu có thể cấp giấy bảo lãnh với hãng tàu để nhận hàng. 29
  30. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 4.4. MỘT SỐ LƯU Ý VỚI PHƯƠNG THỨC NHỜ THU Căn cứ nhờ thu là chứng từ, không phải là hợp đồng Vai trò của ngân hàng chỉ là người trung gian: Ngân hàng là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, không có trách nhiệm đến việc kiểm tra chứng từ hay việc thu tiền có đạt kết quả hay không Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Nhờ vậy, phương thức này đảm bảo quyền lợi cảu người bán hơn phương thức nhờ thu trơn. Ngân hàng sẽ thay mặt người bán khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Nếu người mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới giao chứng từ cho người mua. Tuy nhiên, người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua, chứ chưa thực sự khống chế được việc trả tiền của người mua (đặc biệt là trong nhờ thu D/A và nhờ thu theo điều kiện khác). Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không nhận hàng hóa khi tình hình thị trường bất lợi đối với họ. Như vậy, quyền lợi của bên bán vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Đối với người mua, áp dụng thanh toán nhờ thu có thể giúp họ chủ động trong việc thanh toán và tiết kiệm chi phí hơn khi thanh toán L/C. Tuy vậy, phương thức này cũng có điểm bất lợi là người mua phải chấp nhận trả tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu mà chưa kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng nên có thể xảy ra trường hợp hàng hóa không đúng với hợp đồng đã ký kết. 4.5. VÍ DỤ Ví dụ, nhà xuất khẩu A sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu B đã ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu B, không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu B nhận hàng hóa, tuy nhiên từ ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng, thông qua bộ chứng từ ngân hàng mới chỉ khống chế 30
  31. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo được hàng hóa chứ chưa hẳn chắc chắn khống chế được việc trả tiền đối với người nhập khẩu. Trong tình huống giá hàng hóa tại thời điểm hiện tại giảm dẫn đến người nhập khẩu không tha thiết với việc nhận hàng và, do đó, việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa trở nên vô nghĩa đối với họ. Khi đó rất có thể họ sẽ “cố tình” kéo dài thời gian thanh toán để gây áp lực đối với người xuất khẩu. CHƯƠNG 5. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 5.1. KHÁI NIỆM Thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) là sự thỏa thuận mà Ngân hàng phát hành Thư tín dụng (L/C) sẽ cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với nội dung quy định của Thư tín dụng. Trong đó “Ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của người xin mở L/C hoặc nhân danh chính mình”. Và “Bên thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó mà Thư tín dụng được phát hành.” 31
  32. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 5.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Trong phương thức tín dụng chứng từ, có ba mối quan hệ hợp đồng được hình thành theo mô hình sau: 32
  33. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Hợp đồng 1: Hợp đồng ngoại thương Hợp đồng 1 được thể hiện bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán, bao gồm chi tiết liên quan đến số lượng, chất lượng hàng hóa, cơ sở giá cả, ngày gửi hàng và ngày dự kiến hàng đến. Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán còn có điều khoản quy định về phương thức thanh toán. Nếu người mua và người bán đồng ý chọn phương thức L/C thì nó cũng phải được thể hiện thành điều khoản trong hợp đồng mua bán. Hợp đồng 2: Hợp đồng mở L/C Hợp đồng 2 bao gồm quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu (người làm đơn mở L/C) và ngân hàng phát hành L/C. Mối quan hệ hợp đồng này được thể hiện bởi tất cả hoặc bất cứ một trong các loại hợp đồng sau đây giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C. - Các điều kiện và điều khoản thể hiện trong đơn mở L/C được ký bởi người nhập khẩu gửi ngân hàng phát hành. - Các điều kiện và điều khoản chung được ký bởi nhà nhập khẩu về biện pháp đảm bảo tín dụng, trong đó có điều khoản thể hiện việc thế chấp số hàng hóa liên quan cho ngân hàng phát hành L/C. - Các điều kiện và điều khoản quy định trong bất kỳ thủ tục nào được ký bởi nhà nhập khẩu, trên cơ sở đó, ngân hàng phát hành L/C trên danh nghĩa của người mua. Cần lưu ý rằng, các nội dung trên không chỉ cung cấp mức độ an toàn cao nhất có thể cho ngân hàng phát hành, mà còn cho phép ngân hàng phát hành được tự động ghi nợ tài khoản của người mua để thanh toán bất kỳ khoản tiền nào liên quan đến giao dịch L/C. Hợp đồng 3: Hợp đồng thanh toán L/C Hợp đồng 3 giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu. Mối quan hệ này là hệ quả của hai mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghĩa vụ hợp đồng độc lập của ngân hàng phát hành, thể hiện cam kết của ngân hàng phát hành đối với nhà xuất khẩu, và là cơ sở để thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. 33
  34. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành là hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu (quan hệ hợp đồng 1) và độc lập hoàn toàn với quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu với ngân hàng phát hành (quan hệ hợp đồng 2). Ngoài ra, cam kết của ngân hàng phát hành cũng hoàn toàn độc lập với bất kỳ hợp đồng cơ sở nào liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác. Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành được quy định tại Điều 7, UCP 600. Theo đó, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng là không hủy ngang và vô điều kiện. Có nghĩa là ngân hàng không được nêu lý do từ chối thanh toán nếu người bán đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của L/C. Đây được xem là yếu tố căn bản trong thanh toán quốc tế. Xét từ góc độ người bán, sau khi hàng hóa được gửi đi theo quy định của hợp đồng mua bán, lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trình cho ngân hàng phát hành để được thanh toán. Người bán không cần quan tâm đến năng lực thanh toán của người mua, bởi vì trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ thuộc về ngân hàng phát hành chứ không phải người mua. Người bán cũng không cần lo lắng về quy chế quản lý ngoại hối và ngay cả rủi ro chính trị ở nước người mua, bởi vì trong hầu hết các trường hợp, cam kết của ngân hàng phát hành được thừa nhận rộng rãi trong nước và quốc tế, do đó, nếu không thực hiện những gì đã cam kết, thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia trên trường quốc tế. 5.3. QUY TRìNH NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH L/C 1. Các bên tham gia a. Người xin mở thư tín dụng (nhà nhập khẩu, người mua) - Làm giấy đề nghị mở L/C và các thủ tục liên quan gửi tới ngân hàng. - Thực hiện ký quỹ, nếu ngân hàng yêu cầu. - Thanh toán phí dịch vụ ngân hàng: phí mở L/C, phí tu chỉnh L/C. - Phối hợp với ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người bán gửi tới. - Có quyền được từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện đúng quy định của L/C. 34
  35. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo b. Ngân hàng phát hành thư tín dụng (ngân hàng dịch vụ nhà nhập khẩu) - Yêu cầu người làm đơn mở thư tín dụng phải nộp đủ các hồ sơ và ký quỹ khi cần thiết để đảm bảo an toàn thanh toán sau này cho ngân hàng. - Phát hành thư tín dụng theo nội dung của giấy đề nghị mở L/C, thông báo thư đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu. - Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu. - Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người xuất khẩu gửi tới. - Yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán tiền. - Thanh toán tiền cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lệ đúng quy định của L/C. - Được hưởng phí dịch vụ ngân hàng từ 0,125% đến 0,5% trị giá của L/C. - Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ bất hợp lệ. c. Người hưởng lợi thư tín dụng (người xuất khẩu) - Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện các nội dung này của mình. - Đề nghị tu chỉnh nội dung của L/C khi cần thiết. - Giao hàng theo đúng quy định của L/C. - Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho ngân hàng theo đúng quy định của L/C. - Trả các phí dịch vụ ngân hàng như phí thông báo L/C, phí tu chỉnh L/C, chiết khấu bộ chứng từ, phí kiểm tra bộ chứng từ d.Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank) Đây là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng có trụ sở ở nước xuất khẩu. - Tiếp nhận L/C bản gốc và chuyển bản gốc L/C tới người xuất khẩu dưới dạng nguyên văn một cách kịp thời. - Đánh giá ban đầu tính hợp lệ của bộ chứng từ. - Chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng phát hành. - Thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu được ủy quyền thanh toán. 5.4. QUY TRÌNH MỞ L/C Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi ngân hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân 35
  36. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo hàng thông báo chuyển đến. Toàn bộ quy trình này liên quan đến 4 bên: đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị xuất khẩu. Trong đó đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động. Quy trình mở L/C gồm 3 bước: Bước 1: Lập giấy đề nghị mở L/C Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc đơn đặt hàng, tổ chức nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình, nơi đơn vị nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một L/C cho người bán hay người xuất khẩu hưởng. Khi lập giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khẩu cần chú ý những điểm cơ bản sau: • Viết đúng nội dung theo mẫu giấy đề nghị mở thư tín dụng do Ngân hàng mở thư tín dụng ấn hành. • Tổ chức nhập khẩu cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào thư tín dụng, làm thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của mình, vừa để bên xuất khẩu có thể chấp nhận được. • Khi lập giấy đề nghị mở thu tín dụng, đơn vị nhập khẩu phải tôn trọng những điều kiện trên hợp đồng, tránh tình trạng mâu thuẫn trái ngược nhau. • Giấy đề nghị mở thư tín dụng sẽ được lập tối thiểu là 2 bản. Sau khi ngân hàng ký nhận, đóng dấu sẽ gởi trả lại cho đơn vị một bản. • Giấy đề nghị mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa người xin mở thư tín dụng với ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để ngân hàng mở thu tín dụng soạn thảo thư tín dụng gởi cho bên xuất khẩu. Bước 2: Ký quỹ mở L/C Căn cứ vào yêu cầu xin mở thư tín dụng và các chứng từ liên quan của nhà nhập khẩu, nếu đồng ý ngân hàng trích tài khoản đơn vị mở tài khoản tín dụng số tiền ký quỹ bằng 100% giá trị thư tín dụng trong trường hợp L/C trả ngay hoặc một tỷ lệ phần trăm trên trị giá thư tín dụng trong trường hợp L/C trả chậm. Sau đó ngân hàng lập thư tín dụng gởi cho tổ chức xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước người xuất khẩu. Việc chuyển thư tín dụng qua bên đơn vị xuất khẩu có thể thực hiện bằng đường bưu chính, bằng điện tín 36
  37. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo hoặc bằng hệ thống SWIFT (Society Worldwide Interbank Finacial Telecommunication). Khi quyết định mở L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng, chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người hưởng lợi khi họ thực hiện đúng các quy định trong L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không có tiền, còn tồn tại hay phá sản. Do đó, ngân hàng mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hóa và tình hình tài chính của đơn vị yêu cầu mở L/C. Cần chú ý rằng L/C là văn bản do ngân hàng mở L/C lập theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu, chứ không phải văn bản do đơn vị nhập khẩu lập. Bước 3: Thông báo L/C Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gởi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra, xác báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản “nguyên văn” (nhận thế nào thì chuyển thế đó). Nếu gửi bằng thư thì kiểm tra chữ ký, gửi bằng điện thì kiểm tra mã SWIFT 5.5. CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG - Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Letter of Credit). - Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit). - Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable Letter of Credit). - Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được trùy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse Letter of Credit). - Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit). - Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) - Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit). - Thư tín dụng thanh toán chậm ( Deferred payment L/C) - Thư tín dụng tài khoản đỏ ( Red clause L/C) - Thư tín dụng dư phòng (Stand- by L/C) - Thư tín dụng có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer Reimbursement) - Thư tín dụng chuyển nhượng được ( Irrrvocable transferable Letter of Credit). 37
  38. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo 5.6. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Giải thích sơ đồ: (1) Nhà nhập khẩu đặt hàng nhà xuất khẩu (2) Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi. (3) Ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu. (4) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc cho nhà xuất khẩu để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần. (5) Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C. (6) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định. (7) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát hành. 38
  39. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo (8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán. Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì trích tiền ký quỹ L/C của người nhập khẩu (9) Giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng. (10) Nhà nhập khẩu làm thủ tục nhận hàng và thông quan hàng hóa (11) Ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền cho ngân hàng thông báo. (12) Ngân hàng thông báo chuyển tiền cho nhà xuất khẩu. 5.7. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - Lợi ích đối với người xuất khẩu: • NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. • Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. • Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). • KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng - Lợi ích đối với người nhập khẩu: • Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). - Lợi ích đối với Ngân hàng: • Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ ) đại khái là có tiền. • Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng LC - Với người xuất khẩu: Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà không xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy đinh của tín dụng thư. 39
  40. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. - Với người nhập khẩu: Vì tín dụng thư khi được phát hành ra sẽ độc lập với hợp đồng cơ sở và ngân hàng phát hành cũng không chịu trách nhiệm kiểm tra về: hình thức, nội dung, hiệu lực pháp lí, tính thật giả, chính xác của bất kì chứng từ nào trong bộ chứng từ người xuất khẩu lập. Mà chỉ kiểm tra bề ngoài của bộ chứng từ đó có phù hợp với điều khoản của L/C hay không. Thì sẽ thanh toán cho người xuất khẩu mà không cần quan tâm xem chất lượng hay hàng hóa. 5.8. PHẠM VI ÁP DỤNG Hiện nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán phổ biến tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và được sử dụng trong các hợp đồng như: hợp đồng ngoại thương, hợp đồng ủy thác nhập khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu, CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VẬN TẢI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 6.1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN: (PHƯƠNG THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT) 6.1.1. Rủi ro: - Thanh toán bằng chuyển tiền trả trước Nếu các bạn trả trước 100% thì rủi ro hoàn toàn thuộc về nhà nhập khẩu vì có khả năng + Người xuất khẩu giao hàng thiếu về số lượng. + Chất lượng hàng hóa không tốt như lúc đầu thỏa thuận - Thanh toán bằng chuyển tiền trả sau: 40
  41. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Việc thanh toán sau 100% thì lúc này rủi ro lại thuộc hoàn toàn về người xuất khẩu, vì rất có thể người nhập khẩu: + Thanh toán chậm. + Không thanh toán. + Dựa vào đó viện lý do để ép giá. + Có trường hợp bên nhà xuất khẩu không giao hàng cho bạn Ví dụ: Rủi ro do thực hiện sai chỉ dẫn của người chuyển tiền: BIDV nhận được một chỉ dẫn thanh toán chuyển 500,000 EUR cho người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng BNP Parisbas ở Paris. Tuy nhiên, khi thực hiện lệnh chuyển tiền, do sơ suất trong việc kiểm tra ngân hàng giữ tài khoản, cán bộ thanh toán đã chuyển nhầm số tiền trên cho ngân hàng Banque de Paris tại Paris. 3 ngày sau, người chuyển tiền thông báo cho ngân hàng người thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền thanh toán và để nghị tra soát. Kiểm tra lại hồ sơ, phát hiện ra sự nhầm lẫn nói trên, BIDV ngay lập tức yêu cầu ngân hàng Banque de Paris trả lại khoản tiền chuyển nhầm, đồng thời tạm thời sử dụng tiền của ngân hàng để trả cho người thụ hưởng theo đúng chỉ dẫn. Phải mất một tuần, sau rất nhiều điện yêu cầu, Banque de Paris lại khoản tiền chuyển nhầm của BIDV sau khi đã trừ 100EUR phí dịch vụ. Khi xuất hàng thủy sản đi Mỹ, một số doanh nghiệp Việt Nam vì muốn xuất được hàng đã chọn phương thức thanh toán chuyển tiền trả chậm từ 30 đến 45 ngày sau khi hàng đã được tổ chức kiểm định của Mỹ kiểm định và xác nhận hàng đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Mỹ, việc chấp nhận phương thức thanh toán này đã phát sinh tình trạng người bán Việt Nam bị chiếm dụng vốn dài ngày, người bán không những phải chịu lãi vay ngân hàng mà việc định kỳ hạn nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, phải gia hạn nó do tiền bán hàng không thu về kịp theo dự kiến như trường hợp của công ty TNHH XNK Navico, khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, hầu như các hợp đồng xuất hàng thủy sản của công ty đều chấp nhận điều kiện thanh toán trên. 6.1.2. Giải pháp: - Tìm hiểu rõ đối tác làm ăn của mình: 41
  42. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo + Xem đó có phải là công ty thực tế hay là công ty ma lừa đảo bằng việc kiểm tra giấy tờ có tính pháp lý. +Tham khảo thông tin từ những đối tác đã từng hợp tác làm ăn với công ty đó. - Xây dựng lộ trình thanh toán hợp lý Trước khi thanh toán thì các bạn phải lựa chọn xem chúng ta nên thanh toán ở thời điểm như thế nào trước, sau hoặc ngay khi kí hợp đồng hoặc giao hàng. Hoặc cũng có thể lựa chọn thanh toán bao nhiêu % giá trị hợp đồng và thanh toán nốt phần còn lại ngay khi nhận hàng. Cũng có thể kết hợp cả 2 phương thức thanh toán với nhau. Ví dụ: Các bạn có thể kết hợp 2 phương thức thanh toán là điện chuyển tiền và phương thức thanh toán L/C, tức là có thể đặt cọc trước 30% bằng hình thức điện chuyển tiền và 70% còn lại thanh toán bằng L/C trả ngay không hủy ngang. 6.3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU 6.3.1. Rủi ro - Phương thức nhờ thu trơn: Độ rủi ro cho nhà xuất khẩu lại cao hơn rất nhiều nên hình thức này hiện nay không còn được sử dụng nhiều ở Việt Nam. - Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: Rủi ro phần lớn lại thuộc về người xuất khẩu: + Nhà nhập khẩu không nhận hàng. + Nhà xuất khẩu lại phải trả thêm phí lưu kho, cũng như các rủi ro cháy nổ hàng hóa. + Mất thêm khoản chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng. Trường hợp nếu không thu được, nhà xuất khẩu phải thanh toán chi phí cho cả 2 ngân hàng. Ví dụ: • Người ủy thác: Công ty XNK Việt Nam • Ngân hàng nhờ thu: Ngân hàng Việt Nam • Người nhập khẩu: Công ty Singapore • Mặt hàng: trứng vịt lộn sống 42
  43. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Trong đơn nhờ thu, người ủy thác chỉ định ngân hàng A ở Singapore làm ngân hàng thu hộ, nhưng NH A không phải là NH đại lý của NH Việt Nam. Để nhờ thu thực hiện được, trong lệnh nhờ thu NH Việt Nam chỉ định NH B là NH đại lý làm NH thu hộ. Sau đó NH B chuyển bộ chứng từ đến NH A để xuất trình và thu tiền nhà nhập khẩu. Nhà NK trả tiền, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng. Do chứng từ qua 3 NH nên bị chậm mất 4 ngày, khi nhận hàng thì toàn bộ trứng vịt lộn sống đã nở thành vịt con. Hỏi ai là người chịu trách nhiệm? Ở tình huống này phải xác định đơn ủy thác nhờ thu là hợp đồng kinh tế giữa người ủy thác và NH nhờ thu. Trong trường hợp này, NH nhờ thu là NH Việt Nam đã có hành vi không đúng với hợp đồng ủy thác nên mọi hậu quả phát sinh về hành vi không được ủy thác đều do NH nhờ thu gánh chịu. Néu trong đơn có những điều khoản hay nội dung không khả thi hay không rõ ràng thì NH nhờ thu phải trao đổi với người ủy thác để làm rõ, chỉ khi các chỉ thị trong đơn là rõ ràng và khả thi thì mới tiến hành xử lý nhờ thu. Tuy nhiên, nếu người ủy thác không chỉ định NH thu hộ ở nước ngoài thì NH thu hộ có thể tự mình chọn NH thu hộ thích hợp ở nước người nhập khẩu mà không gánh chịu trách nhiệm gì. 6.3.2 Giải pháp - Tìm hiểu thật kỹ đối tác: Xem đối tác có đáng để tin tưởng hay không. - Nên lựa chọn những đối tác đã từng hợp tác làm ăn lâu năm và đáng tin tưởng. - Kết hợp việc thanh toán có bảo lãnh với ngân hàng 6.4. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 6.4.1. Rủi ro: Đây là phương thức an toàn nhất cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rủi ro sau: - Đối với người xuất khẩu: + Nếu người NK chậm mở L/C, không mở L/C khi mà người XK đã làm hàng ra sẵn lại không thể giao hàng/bán hàng. 43
  44. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo + Ngân hàng mở kiểm tra chứng từ rất gắt gao. Có nhiều trường hợp người XK bị ngân hàng này từ chối thanh toán do người XK yếu kém trong khâu chuẩn bị chứng từ của hàng hoá. - Đối với người nhập khẩu: + Phương thức này không đảm bảo được rằng người XK sẽ giao hàng hoặc giao hàng đúng hạn. +Khi nhận hàng không chắc chắn được số lượng hàng có đủ không, và chất lượng hàng hóa có đảm bảo như yêu cầu hay không. + Về bản chất, người NK phải trả tiền trước khi nhận được hàng trong tay (thực hiện ký quỹ tức là phải giam tiền của mình tại ngân hàng Mở). Trường hợp hàng có vấn đề hoặc người XK không giao hàng, người NK sẽ rất rủi ro. Ví dụ: Công ty thép Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu thép của công ty xuất khẩu A ( tại nước Nga). Sô lượng 20,000 cuộn, trọng lượng: 500kg/cuộn. Tổng số 10,000 tấn +/- 5%. Cảng đến là cảng Hải Phòng. Công ty thép Việt Nam viết đơn xin mở L/C tới ngân hàng Techcombank yêu cầu mở LC cho công ty A hưởng lợi với nội dung như hợp đồng nhưng thiếu chi tiết trọng lượng cuộn bằng 500kg. Ngân hàng Techcombank mở LC như đơn (cũng thiếu trọng lượng cuộn). Tàu đến cảng Hải Phòng giao dư 20,000 cuộn, cảng vụ thấy trên tàu còn nhiều thép cùng chung loại và yêu câu giám định. Trọng lượng bình quân cuộn là 369kg/cuộn, người bán giao hàng lập bộ chứng từ phù hợp LC và được thanh toán. Song còn thiếu: 131 kg/cuộn tương đương với 2620 tấn/tổng số.Theo ví dụ trên ta thấy rằng, trách nhiệm ở đây hoàn toàn thuộc về người mua và ngân hàng không có sai phạm. Tuy nhiên trong quan hệ khách hàng giữa người mua và người bán có trách nhiệm hợp đồng, việc giao nhầm thuộc lỗi cố ý của người bán. Đây được cho là hành vi lừa đảo, cố ý làm sai do L/C mở tại ngân hàng Techcombank không ghi rõ trọng lượng của cuộn. 6.4.2 Giải pháp: - Tìm hiểu rõ đối tác của mình: có uy tín hay là công ty lừa đảo. - Nhờ hoặc thuê 1 bên thứ 3 giám định về số lượng và chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng, sau đó có giấy xác nhận của giám định kèm theo bộ hồ sơ chứng từ xuất trình cho ngân hàng để cho Ngân hàng thanh toán. 44
  45. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo CHƯƠNG 7: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 7.1. KIẾN NGHỊ: 7.1.1. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý ĩ mô của nhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều khiể vĩ mô Nhà nước ngày càng được khẳng định. Hơn nữa, xu thế quốc tế hoá nền kinh tế của thế giới đã đem lại cho mỗi quốc gia những cơ hội đồng thời cũng là những thách thức lớn.Lức này, cần phải có bàn tay định hướng của Nhà nước để đưa đất nước đi đúng mục tiêu của mình. Đối với hoạt động Thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán hàng hoá XNK theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong mỗi thời kỳ rất cần đến sự lãnh đạo và định hướng của chính phủ để ngày càng mở rộng và phát triển, đồng thời tránh các rủi ro có thể xảy ra cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Như vậy, với thực trạng hệ thống pháp luật chưa đồng bộ như nước ta hiện nay, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cho giao dịch thanh toán XNK, như các văn bản luật, dưới luật quy định và hướng dẫn giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đồng ngoại thương cũng như quyền và lợi ích của các ngân hàng tham gia trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ. Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng hoá XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ chịu sự ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK.Do đó, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong chính sách tiền tệ để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XNK. Mặt khác, để đẩy mạnh hoạt động XNK, Nhà nướccần có chính sách đẩy mạnh công tác đối ngoại, đặc biệt là công tác thương mại với các thị trường mới như Nhật Bản,Mỹ, các nước trong khối ASEAN , tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. 45
  46. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo Ngoài ra,Nhà nước cần củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng VN, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại VN hợp tác tìm hiểu khách hàng và đối tác,giúp đở và tương trương trợ lẫn nhau trong quá trình hoà nhập vào cộng đồng thế giới, cùng nghiên cứu trao đổi, hạn chế bớt rủi ro. Hơn nữa, cần cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chín trong quản lý XNK, tinh giảm thủ tục hải quan.Tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu và quản lý thị trường nội địa nhằm tăng thu ngân sách, bảo hộ nền sản xuất trong nước, tăng cường ngoại tệ thanh toán qua ngân hàng. Hiện nay, tỷ giá giữa đồng VND $ USD, EURO liên tục biến động đã tác động tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Vì vây, ngân hàng cân có chính sách điều tiết tỷ giá thích hợp theo hướng tự do hoá với những bước đi thích hợp nhằm kích thích xuất khẩu và bảo hộ nhập khẩu trong nước. 7.1.2. Đối với ngân hàng Nhà nước. a. NHNN cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường nhằm giải quyết các quan hệ trao đổi, cung cấp ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại và giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Vì vậy, để SGDI_NHĐT&PTVN mở rộng quan hệ thanh toán quốc tế, phục vụ tốt cho hoạt động XNK hàng hoá thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là rất cần thiết. Trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, ngân hàng Ngân hàngà nước và các đối tượng có liên quan cần thực hiện các công việc sau: - Thứ nhất, cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hói của mình trong ngay bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng. - Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia vào thị truờng. - Thứ ba, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ và các hình thức mua bán ngoại tệ như mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai b. Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích 46
  47. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo hợp sao cho tỷ giá luôn dảm bảo có lợi cho các nhà XNK. NHNN với vai trò tham mưu cho Chính Phủ đưa ra những chính sách quản lý ngoại tệ có hiệu quả nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động XNK. 7.1.3. Đối với SGDI-NHĐT&PTVN. SGD cần chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo các thanhctoán viên, tạo cơ hội cho họ cập nhật những kiến thức mới trong lĩnh vực Thanh toán quốc tế. Hơn nưa, ngân hàng nên thành lập quỹ đào tạo, liên hệ với các ngân hàng đại lý cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm và thực tế ở nước ngoài. Mặt khác, đội ngũ cán bộ thanh toán viên của ngân hàng còn thiếu, đặc biệt là ở các chi nhánh. Một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, giải quyết công việc đôi khi bị chồng chéo. Do đó, NHĐT&PTVN cần bổ xung nhân lực cho các chi nhánh, nhất là cán bộ có kiến thức chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và am hiểu tin học. Bên cạnh đó NH nên đa dạng hoá các hình thức cho vay tai trợ, nâng cao mức chiết khấu bộ chứng từ và có chính sách cho vay ưu đãi đối với các khách hàng có uy tín, có nguồn trả nợ bảo đảm. Hơn thế nữa, NH nên tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, phù hợp đảm bảo cạnh tranh, hội nhập, mở rộng thị phần, nhất là ở những địa bàn trọng điểm. Cuối cùng, NH cần quan tâm mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý với các NH đại lý trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Thanh toán quốc tế. Từ đó nâng cao chất lượng và phạm vi hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. 7.2. KẾT LUẬN Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế mậu dịch thế giới từ cuối thập niên 80. Hoạt động thương mại và Ngân hàng đang ngày một sôi động và phát triển, nhất là khi có sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Hoạt động 47
  48. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu không những tăng lên về kim ngạch mà tăng lên cả về quy mô và chất lượng. Cùng với sự phát triển đó, hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong nước ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng vấp phải rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng liên doanh, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. SGDI_NHĐT&PTVN cũng là một trong số các Ngân hàng thương mại nước ta đang đứng trước thực trạng đó. Để đứng vững duy trì và phát triển uy tín của mình trên thị trường quốc tế thì việc nâng cao chất lượng thanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ là yêu cầu bức thiết với Ngân hàng. 48
  49. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài do kiến thức lý thuyết còn hạn chế, hiểu biết thực tế còn yếu và thời gian làm bài có hạn nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Vì vậy nhóm em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Thầy giáo vànhận xét của các bạn để đề tài của nhóm em hoàn thiện hơn nữa. Cuối cùng em thay mặt nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS.Nguyễn Minh Hiếu và tập thể đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ nhóm hoàn thành được chủ đề này. Em xin chân thành cảm ơn! 49
  50. GVHD.Nguyễn Minh Hiếu Đỗ Thị Mỹ Thảo TÀI LIỆU THAM KHẢO · Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế – Học viện Tài chính. · Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương – Đại học Kinh tế Quốc dân. · Giáo trình thanh toán quốc tế – Đại học Ngoại thương. · Các văn bản pháp quy về thủ tục hải quan hiện hành. 50