Báo cáo Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam

pdf 66 trang thiennha21 14/04/2022 6300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_tac_dong_cua_quan_tri_von_luu_dong_den_hi.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Mã số: T2018-07-03 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Vũ Thị Tuyết Mai Đà Nẵng, Tháng 12- Năm 2018
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Mã số: T2018-07-03 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Đà Nẵng, Tháng 12- Năm 2018
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1. VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Phân loại 5 1.2. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 7 1.2.1. Khái niệm 7 1.2.2. Công tác quản trị vốn lưu động 8 1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 11 1.3.1. Khái niệm 11 1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường 11 1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 14 1.4.1. Ảnh hưởng của chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động 14 1.4.2. Ảnh hưởng của hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động 15 1.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp17 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 19 2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM 19 2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 21 2.3. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 22 2.3.1. Các giả thuyết 22 2.3.2. Mô hình nghiên cứu 26 2.4. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN 27 2.5. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 30 2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 30
  4. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1.1. Thống kê mô tả về các biến trong mô hình 33 3.1.2. Ước lượng và phân tích mô hình nghiên cứu 35 3.1.3. Kết quả hồi quy 37 3.2. CÁC HÀM Ý, ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.2.1. Đối với chính sách đầu tư tài sản lưu động 39 3.2.2. Đối với chính sách tài trợ vốn lưu động 40 3.2.3. Đối với công tác quản trị khoản phải thu 40 3.2.4. Đối với công tác quản trị hàng tồn kho 42 3.2.5. Đối với công tác quản lý nợ phải trả 43 3.2.6. Đối với hoạt động đầu tư tài chính 43 3.2.6. Các hàm ý và đề xuất khác 44 KẾT LUẬN 46 1. Những đóng góp của nghiên cứu 46 1.1. Về nghiên cứu lý thuyết 46 1.2. Về ý nghĩa thực tiễn 47 2. Hạn chế của đề tài 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI BÁO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp 2.1. 19 sản xuất Việt Nam giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp sản 2.2. 20 xuất Việt Nam giai đoạn 2015-2017 2.3. Bảng tóm tắt cách xác định các biến 29 3.1. Kết quả thống kê mô tả các biến 34 3.2. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 36 3.3. Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp tác động cố định 37 3.4. Kết quả hồi quy mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật 37
  6. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam - Mã số: T2018-07-03 - Chủ nhiệm: ThS Vũ Thị Tuyết Mai - Thành viên tham gia: - Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Thời gian thực hiện: 4/2018-12/2018 2. Mục tiêu: - Phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam; - Đề xuất một số kiến nghị về việc thực hiện công tác quản trị vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 3. Tính mới và sáng tạo: Bài nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam đã làm rõ tác động của quản trị vốn lưu động không chỉ ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động mà còn ở khía cạnh tính hiệu quả của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi các nghiên cứu trước đây về tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động chỉ chú trọng đến hiệu quả quản trị lưu động phản ảnh qua các chỉ số thời gian luân chuyển hàng tồn kho, thu tiền khách hàng và thời gian thanh toán nợ. 4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên dữ liệu mẫu gồm 153 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) giai đoạn 2015-2017 để tìm ra bằng chứng về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động không chỉ ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động mà còn ở tính hiệu quả của quản trị vốn lưu động như kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng cùng chiều của mức độ đầu tư tài sản lưu động, sự ảnh hưởng ngược chiều của tỷ trọng nợ ngắn hạn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy sự ảnh hưởng ngược chiều và có ý nghĩa thống kê của kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân
  7. chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất trong công tác đầu tư tài sản lưu động, công tác tài trợ vốn lưu động, công tác quản trị khoản phải thu, công tác quản trị hàng tồn kho, công tác quản lý nợ phải trả, công tác đầu tư tài chính và các công tác khác liên quan đến quản lý vốn lưu động nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động. 5. Tên sản phẩm: - 01 Bài báo “Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đăng trên Hội thảo Khoa học quốc gia năm 2018 “Phát triển kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” của Đại học Cần Thơ. - Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam” 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết khoa học và thực tế khảo sát. Vì vậy, nghiên cứu này ngoài việc được dùng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tài chính; kết quả nghiên cứu cũng có tính tham khảo đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng, ngày tháng năm Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng nên việc cạnh tranh ở các doanh nghiệp sản xuất không chỉ còn trong phạm vi quốc gia mà còn rộng hơn trên phạm vi khu vực, toàn cầu. Để tồn tại, doanh nghiệp đó cần phải thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh: chiến lược về đầu tư vốn,chiến lược sản xuất sản phẩm, chiến lược thị trường, sao cho hiệu quả nhất. Và việc quản trị vốn lưu động là một trong các chiến lược mà nhà quản trị quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế cũng đã cho thấy công tác quản trị vốn lưu động là hoạt động điều hành then chốt mà nhà quản trị luôn quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc ra các quyết định về đầu tư vào tài sản lưu động và huy động các nguồn tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, đồng thời thực hiện các hoạt động quản trị tại doanh nghiệp bao gồm: quản trị vốn bằng tiền, quản trị hàng tồn kho, quản trị các khoản phải thu và quản trị các khoản phải trả. Vốn lưu động chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở giai đoạn dự trữ sản xuất, vốn lưu động có thể là nguyên vật liệu, nhiên liệu, Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động có thể là bán thành phẩm hay vốn chi phí trả trước, Trong khâu lưu thông, vốn lưu động có thể là thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu, vì vậy, vốn lưu động được ví như “dòng máu tuần hoàn trong cơ thể” mà việc quản trị vốn lưu động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp Thanh Thủy [10] Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc ra các quyết định về mức tài sản và nợ ngắn hạn tại doanh nghiệp bao gồm: quản trị vốn bằng tiền, quản trị hàng tồn kho, quản trị các khoản phải thu và quản trị các khoản phải trả. Do đó, mục tiêu chính của quản lý vốn lưu động là duy trì sự cân bằng tối ưu giữa các thành phần vốn lưu động. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý các khoản phải thu, tồn kho và các khoản phải trả một cách hiệu quả Filbeck và Krueger [19] Việc quản trị vốn lưu động có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể: việc đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu, tốc độ xoay vòng hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp có được lượng tiền mặt dồi dào phục vụ cho
  9. 2 hoạt động sản xuất kinh doanh ở chu kỳ kế tiếp, giảm các chi phí vốn, chi phí lưu kho, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như Alipour [12], Bhunia [14], Ching và cộng sự [16], Deloof [17], Gill và cộng sự [20], Khawaja và cộng sự [22], Lazaridis và Tryfonidis [23], Napompech [24], Nazir và Afza [25], Nobanee và cộng sự [26], Quayyum [27], Salawu [29], Vahid và cộng sự [32], Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở các giai đoạn khác nhau: Hoàng Quân và Diễm Kiều [2], , Kim Thoa và Uyên Uyên [7], Thanh Trúc và Đình Thiên [9], hay các nghiên cứu về cụ thể về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của từng ngành như: Văn Hiệp [3] nghiên cứu về ngành hàng tiêu dùng, Ngọc Toán [11] nghiên cứu về ngành bất động sản, Hà Thành [8] nghiên cứu ngành vận tải, Thanh Thủy [10] nghiên cứu về ngành công nghiệp chế biến chế tạo Hầu hết, các nghiên cứu trên đều tìm thấy ảnh hưởng của kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ thanh toán bình quân (AP) hay chu kỳ chuyền đổi tiền mặt (CCC). Tuy nhiên, việc nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể. Để tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam” để làm nội dung nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam; - Đề xuất một số kiến nghị về việc thực hiện công tác quản trị vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
  10. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). + Phạm vi thời gian: Số liệu các chỉ tiêu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính hàng năm ở giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam”, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng, được thực hiện cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: + Đối với tài liệu nghiên cứu, tác giả tham khảo các bài báo khoa học liên quan đến đề tài ở các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các giáo trình và sách chuyên ngành nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu, so sánh kết quả nghiên cứu thực chứng của đề tài với các nghiên cứu trước đây. + Đối với số liệu nghiên cứu, tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Tác giả sử dụng phần mềm STATA14 để thực hiện thống kê, so sánh và phân tích số liệu + Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu + Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng của công tác quản trị vốn lưu động ở các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 5. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến vốn lưu động, quản trị vốn
  11. 4 lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động cũng như kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động, các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ này. + Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương này sẽ trình bày về thực trạng công tác quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trình bày các giả thuyết và mô hình nghiên cứu, cách đo lường các biến trong mô hình, phương pháp ước lượng trong mô hình. + Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý đề xuất từ kết quả nghiên cứu Chương này sẽ trình bày kết quả ước lượng mô hình và đưa ra các hàm ý từ kết quả nghiên cứu - Phần kết luận và kiến nghị: Trình bày các kết quả chính và những đóng góp quan trọng của đề tài nghiên cứu, chỉ ra các hạn chế trong nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.
  12. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm Vốn lưu động là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một thời điểm nhất định hay nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động [1]. Trong đó, tài sản lưu động là những tài sản có thời gian sử dụng tương đối ngắn và dễ dàng thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng. Vốn lưu động chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ở giai đoạn dự trữ sản xuất, vốn lưu động có thể là nguyên vật liệu, nhiên liệu. Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động có thể là bán thành phẩm hay vốn chi phí trả trước. Trong khâu lưu thông, vốn lưu động có thể là thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu. Vốn lưu động còn được gọi định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn với chu kỳ kinh doanh của công ty Kim Thoa, Uyên Uyên [7] 1.1.2. Phân loại a. Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện Theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động lưu động được chia làm hai loại: vốn bằng tiền và vốn vật tư hàng hóa - Vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, vàng bạc, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, chứng khoán ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản mục này thường sinh lời thấp hoặc không có khả năng sinh lời nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh do khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. - Các khoản phải thu bao gồm công nợ phải thu người mua, khoản ứng trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. Đây chính là các khoản vốn mà khách hàng còn nợ doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn do khách hàng nợ
  13. 6 nhiều đồng thời không bị mất khách hàng do chính sách thắt chặt tín dụng, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý các khoản phải thu này. - Vốn vật tư, hàng hóa bao gồm giá trị các loại hàng tồn kho như: trị giá hàng đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán. Đây là loại vốn có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh sau vốn bằng tiền. Vì vậy, việc quản lý vốn vật tư, hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Phân loại theo vai trò vốn lưu động Cách phân loại này cho thấy được từng loại vốn lưu động có vai trò gì trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Theo từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động chia ra làm 3 loại: vốn trong khâu dự trữ sản xuất, vốn trong khâu sản xuất, vốn trong khâu lưu thông. - Vốn trong khâu dự trữ sản xuất gồm: vốn nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Vốn trong khâu sản xuất gồm: vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển. - Vốn trong khâu lưu thông gồm: vốn thành phẩm (hàng hóa), vốn bằng tiền, vốn đầu tư tài chính ngắn hạn, vốn trong thanh toán c. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn Tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn, đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Trong đó, các khoản nợ tài trợ chủ yếu cho tài sản lưu động, nguồn vốn chủ sở hữu cũng cần tài trợ một phần cho tài sản lưu động. Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Các khoản nợ: là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ người bán chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng các khoản nợ này trong một khoản thời gian nhất định. Đối với các khoản vay thì doanh nghiệp phải mất chi phí tiền lãi và chịu áp lực về thời gian thanh toán tùy vào thời hạn vay. Trong khi đó, khoản nợ thanh toán người bán thì doanh nghiệp không phải mất chi phí tiền lãi nhưng khi doanh nghiệp nợ quá nhiều thì rủi ro về thanh toán sẽ gia tăng. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình
  14. 7 thành từ vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có các quyết định hợp lý trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động nhằm mang lại hiệu quả hoạt động. Vốn lưu động vận động không ngừng qua các khâu kinh doanh và mang tính lặp lại theo chu kỳ. Việc phân loại vốn lưu động chỉ mang tính chất tương đối. Điều quan trọng nhất của việc phân loại vốn lưu động giúp cho công tác quản trị vốn lưu động đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây: - Thứ nhất, đạt được hiệu quả tối ưu của đồng vốn và lợi nhuận; - Thứ hai, đảm bảo các khâu của quá trình kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn; - Thứ ba, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn 1.2. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 1.2.1. Khái niệm Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc hoạch định và kiểm soát các khoản mục tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể theo đuổi các chính sách quản trị vốn lưu động khác nhau và do đó đạt được mức sinh lợi cũng như đối mặt với rủi ro khác nhau, các nhà quản lý cần xem xét sự đánh đổi giữa lợi nhuận với rủi ro dự kiến truớc khi quyết định một mức vốn lưu động tối ưu. Muốn thực hiện tốt công tác quản trị vốn lưu động cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Thỏa mãn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phải sử dụng vốn tiết kiệm; - Đảm bảo chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, tín dụng của Nhà nước và định mức vốn lưu động của doanh nghiệp. - Kết hợp chặt chẽ giữa vận động của vật tư, hàng hóa với tiền vốn; - Thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý vốn kết hợp giữa quản lý chuyên môn với quản lý từng bộ phận. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công việc đầu tiên của quản trị vốn lưu động thể hiện trong việc đưa ra các quyết định về mức đầu tư tài sản lưu động và tài trợ vốn lưu động. Tiếp theo, nhà quản lý sẽ tiến hành quản trị các khoản mục của vốn lưu động bằng nhiều cách khác nhau; mà kết quả cuối cùng để đánh giá công tác quản trị đó hiệu quả hay kém hiệu quả thông qua các chỉ số như: kỳ
  15. 8 thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân hay chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Các quyết định này có thể thay đổi hoặc không ở mỗi chu kỳ kinh doanh tùy thuộc vào chiến lược nhà quản trị. 1.2.2. Công tác quản trị vốn lưu động Công tác quản trị vốn lưu động đóng vai trò then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Trong đó, chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động được xem như là các định hướng ban đầu cho việc thực hiện quản trị vốn lưu động. Vốn lưu động trong doanh nghiệp bao gồm các loại vốn bằng tiền hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả, Để biết được công tác quản trị vốn lưu động có hiệu quả hay không thì cần xem xét việc quản lý các loại vốn bằng tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Vì vậy, trong phần này, tác giả đề cập đến các mục chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động, quản lý vốn bằng tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý khoản phải thu, quản lý khoản phải trả như các mục bên dưới. a. Chính sách đầu tư tài sản lưu động Chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP) là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ đầu tư vào tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. IP được đo lường bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản. Mức đầu tư vào tài sản ngắn hạn cao, doanh nghiệp có thể xoay vòng vốn nhanh phục vụ kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi. Vì vậy, tỷ lệ này cao được cho là chính sách đầu tư thận trọng khi mà giá trị tài sản ngắn hạn cao hơn nhiều so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Ngược lại, tỷ lệ này thấp hơn được cho là chính sách đầu tư mạo hiểm khi mà giá trị tài sản ngắn hạn thấp hơn nhiều so với tổng tài sản của doanh nghiệp Horne và Wachowicz [33]. Tóm lại, nhà quản trị cần thiết lập mức đầu tư tài sản lưu động thích hợp để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. b. Chính sách tài trợ vốn lưu động Chính sách tài trợ vốn lưu động (FP) là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. FP được đo lường bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Mức nợ ngắn hạn cao dẫn đến doanh nghiệp bị áp lực về thời hạn thanh toán. Vì vậy, tỷ lệ này cao được cho là chính sách tài trợ vốn lưu động mạo hiểm
  16. 9 khi mà giá trị nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với tổng tài sản của doanh nghiệp. Ngược lại, tỷ lệ này thấp hơn được cho là chính sách tài trợ thận trọng khi mà giá trị nợ ngắn hạn thấp hơn nhiều so với tổng tài sản của doanh nghiệp Van Horne & Wachowicz [33]. Tóm lại, nhà quản trị cần duy trì mức nợ ngắn hạn hợp lý để doanh nghiệp vừa không bị áp lực về thanh toán cũng như tận dụng được nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài nhằm đat được hiệu quả sản xuất kinh doanh. c. Quản trị hàng tồn kho Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm, hàng hóa. Việc dữ trữ hàng tồn kho có ý nghĩa quan trọng vì nếu dự trữ quá ít có thể vật tư hàng hóa không đủ cho sản xuất làm gián đoạn việc kinh doanh. Ngược lại, dữ trữ hàng tồn kho quá lớn tới mức dư thừa không cần thiết sẽ làm đọng vốn, tăng chi phí. Vì vậy, mục tiêu quản trị hàng tồn kho là phải đảm bảo dự trữ đủ vật tư, hàng hóa cho nhu cầu sản xuất kinh doanh liên tục và tối thiểu hóa số vốn lưu động ở khâu dữ trữ để tránh ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để quản trị tốt hàng tồn kho, doanh nghiệp cần chú ý thực hiện các biện pháp sau: - Một là, xác định đúng nhu cầu hàng tồn kho cho nhu cầu kinh doanh trong kỳ. Nếu là dự trữ vật tư thì tính toán trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu dùng vật tư, sản xuất sản phẩm. Nếu là dự trữ hàng hóa thì tính toán trên cơ sở hàng hóa tiêu thụ hàng ngày và trong kỳ; - Hai là, tìm nguồn cung ứng vật tư, hàng hóa ổn định thích hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc so sánh về giá cả, chất lượng, giữa các nhà cung ứng; - Ba là, áp dụng các biện pháp tài chính như mua bảo hiểm, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để có nguồn tài chính bù đắp. d. Quản trị khoản phải thu Khoản phải thu trong doanh nghiệp có nhiều loại, đó là khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, khoản phải thu nội bộ, khoản phải thu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, khoản phải thu khác. Trong đó, khoản phải thu khách hàng mua thường chiếm tỷ lệ lớn nhất. Khoản phải thu trong doanh nghiệp tồn tại là khách quan nhưng mức phải thu cao hay thấp cũng phụ thuộc vào nhân tố chủ quan là cách quản lý của doanh nghiệp.
  17. 10 Nợ phải thu quá lớn làm cho vốn lưu động bị chiếm dụng tạm thời tăng lên, tức tăng chi phí sử dụng vốn như: chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ. Nợ phải thu giảm quá mức cần thiết có thể giảm cơ hội kinh doanh. Vì vậy, để quản lý tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp cụ thể, nhất là đối với khoản phải thu khách hàng như sau: - Thứ nhất, lựa chọn thể thức thanh toán qua ngân hàng thích hợp nhằm rút ngắn được thời gian than toán tiền hàng; - Thứ hai, xây dựng chính sách bán chịu thích hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm giảm bớt rủi ro do nợ khó đòi, nợ mất; - Thứ ba, kiểm soát các khoản nợ phải thu nhằm chủ động trong việc đòi nợ và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu được nợ. Ngoài việc quản lý các khoản phải thu khách hàng như trên để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, doanh nghiệp cũng cần chú ý thực hiện tốt công tác thu nợ, xử lý nợ khó đòi bằng nguồn tài chính dự phòng. e. Quản trị khoản phải trả Khoản phải trả là các khoản vốn mà doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng đã ký kết trước, khoản phải nộp ngân sách nhà nước, khoản phải trả cho người lao động, khoản phải trả khác. Trong đó, khoản thanh toán cho nhà cung cấp thường chiếm tỷ trọng lớn. Khi doanh nghiệp tồn tại, khoản nợ thanh toán cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu khoản phải trả quá lớn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp do bị hoài nghi về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc quản trị khoản phải trả tốt, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với nhà cung cấp để kịp xoay vòng vốn trả nợ, tránh tình trạng nợ quá hạn. Hơn nữa, doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức thanh toán sao cho kéo dài được thời gian trả nợ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. f. Quản trị vốn bằng tiền Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền là một quá trình bao gồm quản lý luồng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong
  18. 11 ngắn hạn cũng như dài hạn. Việc dự trữ tiền mặt trong doanh nghiệp nhằm các mục đích: thực hiện các giao dịch kinh doanh như mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán các khoản chi phí cần thiết cho doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ, vay, Hơn nữa, với lượng tiền mặt sẵn có, doanh nghiệp có thể tận dụng được cơ hội mua hàng hóa với số lượng lớn dự trữ chờ tăng giá, mua hàng hưởng chiết khấu, để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, mức dự trữ vốn bằng tiền cần được xác định sao cho doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán ngay, tận dụng được các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. 1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Khái niệm Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Bởi vì, mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của nhà quản trị là đảm bảo sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát huy tốt tiềm năng kinh tế của mình. Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lãi thì lợi nhuận tương lai sẽ không chắc chắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn. [6] 1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường theo công thức chung như sau: Kết quả đầu ra Hiệu quả hoạt động = Các yếu tố đầu vào Cách đo lường trên phản ánh một cách chung nhất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được. Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng, chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả cao hơn tốc độ tăng chi phí để đạt kết quả đó. Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu quả hoạt động như hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh tổng hợp, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ có nhiều chỉ tiêu đo lường khác nhau. Tuy nhiên, trong phần này, tác giả chỉ đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà được nhiều nghiên cứu trước sử dụng khi nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả
  19. 12 hoạt động. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế có được so với toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Vì vậy, ROA sẽ cho thấy hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, để tạo ra lợi nhuận Công thức: Lợi nhuận trước thuế ROA = Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận truớc thuế. Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời tài sản càng cao. Biến phụ thuộc ROA được các tác giả Charitou và cộng sự [15], Ching và cộng sự [16], Quayyum [27], Ngọc Toán [12] sử dụng khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động Tỷ suất sinh lợi kinh tế tài sản (RE) Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành có các điều kiện tương tự như nhau nhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau. Vì vậy, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế. Chỉ tiêu này đuợc xác định như sau: Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay RE = Tổng tài sản bình quân Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho nguời chủ sở hữu. Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất.
  20. 13 Rất ít nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu này làm biến phụ thuộc khi nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động, chỉ có nghiên cứu của Raheman và Quayyum [28]. Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận có được so với toàn bộ vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Vì vậy, ROE sẽ cho thấy hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận Công thức: Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này thể hiện 1 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Trong truờng hợp doanh nghiệp huy dộng vốn từ nhiều nguồn, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn mới thông qua thị trường tài chính. Nguợc lại, tỷ suất này càng thấp duới mức sinh lời cần thiết của thị truờng thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đầu tư của doanh nghiệp càng khó. Nghiên cứu của Bhunia và Amit [14], Sur và Chakraborty [31] sử dụng biến phụ thuộc này khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn lưu động và khả năng sinh lợi. Tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP) Tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP) là tỷ lệ tài chính phản ánh giữa mức chênh lệch giữa giá bán và giá vốn so với tài sản ngoại trừ các tài sản tài chính của đơn vị. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại đơn vị sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi gộp. Công thức: Doanh thu- Giá vốn GOP = Tài sản – Tài sản tài chính Chỉ tiêu GOP đo lường hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Do vậy, tài sản tài chính đã được loại ra khỏi tài sản của doanh nghiệp nhằm phản ánh chính xác trình độ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chính của nhà quản lý.
  21. 14 Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp làm biến phụ thuộc khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động như Dong và Su [18], Gill và cộng sự [20], Lazaridis và Tryfonidis[23], Khawaja và cộng sự [22], Hoàng Quân và Diễm Kiều [2], Văn Hiệp [3], 1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Quản lý vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong lợi nhuận và rủi ro của công ty cũng như giá trị của nó Smith [30].Vốn lưu động là các tài sản ngắn hạn để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, và tùy thuộc vào hoạt động của mỗi doanh nghiệp mà công tác quản trị vốn lưu động cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định mức đầu tư vào tài sản lưu động hay mức tài trợ vốn lưu động cao hay thấp là công việc đầu tiên mà mỗi nhà quản trị phải thực hiện trong công tác quản trị vốn lưu động. Mức đầu tư tài sản lưu động, mức tài trợ vốn lưu động ít nhiều đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, công tác quản trị lưu động còn thể hiện ở kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân dài hay ngắn cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tóm lại, công tác quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động hay ở khía cạnh quản trị khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả đều có những tác động nhất định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.4.1. Ảnh hưởng của chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động Quản trị vốn lưu động đầu tiên được xem xét thông qua chính sách đầu tư vào các tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chính sách đầu tư tài sản lưu động là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ đầu tư vào tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. Chính sách đầu tưtài sản lưu động (IP) mạo hiểmkhi mức đầu tư cho tài sản ngắn hạn rất ít so với tài sản dài hạn cũng đồng nghĩa với lượng hàng tồn kho thấp, khoản phải thu thấp và do đó chu kỳ chuyển đổi tiền mặt thấp, doanh nghiệp theo đuổi chính sách này có thể đạt lợi nhuận cao nhưng cũng đối mặt với nguy cơ mất khách hàng. Ngược lại, một chính sách đầu tư thận trọng khi mức đầu tư cho tài sản ngắn hạn cao hơn so với tài sản dài hạnđồng thời với lượng hàng tồn kho và khoản phải thu cao dẫn đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài
  22. 15 hơn, doanh nghiệp theo đuổi chính sách này sẽ có rủi ro thanh toán thấp, lợi nhuận thấp. Sau khi nhà quản trị đã quyết định được mức đầu tư cho tài sản lưu động thì cũng sẽ xem xét nguồn tài trợ cho các tài sản lưu động. Chính sách tài trợ vốn lưu động là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanhnghiệp. Chính sách tài trợ vốn lưu động (FP) mạo hiểm khi tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chịu áp lực thời hạn thanh toán nợ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tận dụng được nguồn vốn bên ngoài để kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng khả năng sinh lợi. Ngược lại, chính sách tài trợ vốn lưu động thận trọng khi tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản thấp đồng nghĩa với áp lực thời hạn thanh toán thấp. Trong khi đó, doanh nghiệp phải sử dụng ngồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, chi phí sử dụng vốn cao, giảm khả năng sinh lợi Horne và Wachowicz [33] Nghiên cứu của Al-shubiri [13] trên 59 doanh nghiệp niêm yết ở sàn giao dịch Amadan giai đoạn 2004-2007 và nghiên cứu Nazir và Afza [25] trên 204 doanh nghiệp ở sản chứng khoán Karachi giai đoạn 1998-2005 về ảnh hưởng của chính sách đầu tư tài sản và chính sách tài trợ vốn lưu động đến lợi nhuận trên tài sản (ROA) và giá trị thị trường. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các biện pháp về lợi nhuận của các doanh nghiệp và mức độ mạo hiểm của các chính sách tài trợ và đầu tư vốn lưu động. Các công ty báo cáo lợi nhuận âm nếu họ làm theo một chính sách vốn lưu động mạo hiểm. Một nghiên cứu khác của Vahid và cộng sự [32] về ảnh hưởng của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran giai đoạn 2005 -2009. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả cho thấy chính sách đầu tư thận trọng có mức đầu tư tài sản ngắn hạn cao có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời và giá trị của công ty, trong khi theo đuổi chính sách tài trợ mạo hiểm có tác động tích cực đến lợi nhuận và giá trị của công ty. 1.4.2. Ảnh hưởng của hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động Sau khi doanh nghiệp đưa ra quyết định về mức đầu tư tài sản ngắn hạn và tỷ trọng nợ ngắn hạn, doanh nghiệp cần phải đánh giá công tác quản trị vốn lưu động đạt
  23. 16 hiệu quả hay không thông qua việc quản trị tốt các khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả, để kỳ vọng đạt được lợi nhuận như mong muốn. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân hay chu kỳ chuyển đổi tiền mặt phản ánh được hiệu quả của công tác quản trị vốn lưu động một cách cụ thể. Vì vậy, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân hay chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm biến giải thích cho việc quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động được thể hiện rất nhiều ở các nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Dong và Su [18] đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt; mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ thanh toán bình quân với tỷ lệ lợi nhuận gộp khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của 130 công ty niêm yết tại Việt Nam, giai đoạn 2006-2008. Một bằng chứng khác về ảnh hưởng của quản lý vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các công ty vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha khi nghiên cứu trên mẫu gồm 8.872 doanh nghiệp giai đoạn 1996-2002 của Juan và Martinez-Solano [21] năm 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp rút ngắn số ngày thu tiền khách hàng, số ngày luân chuyển hàng tồn kho hay chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ làm tăng khả năng sinh lời. Một số bằng chứng khác ở Việt Nam khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động ở khía cạnh kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân với hiệu quả hoạt động phải kể đến như: nghiên cứu của Hà Thành [8] năm 2017 cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân với tỷ lệ lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp ngành vận tải. Một nghiến cứu khác của Ngọc Toán [12] năm 2016 về ngành bất động sản cũng cho kết quả tương tự với biến phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nghiên cứu của Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam [4] năm 2015 về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời trên 27 doanh nghiệp lớn trong ngành dược phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Hay nghiên cứu của Tuyết Nga và Ngọc Toán [5] năm 2017 trên 20 doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch
  24. 17 chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Bằng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng GMM, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền khách hàng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân với tỷ suất sinh lời tài sản. 1.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Để phản ánh đúng ảnh hưởng của công tác quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động; các nghiên cứu trước đây cũng đã đưa thêm vào mô hình các biến kiểm soát. Các biến kiểm soát này thường bao gồm các tỷ số tài chính như đòn bẩy tài chính, tỷ trọng tài sản tài chính trên tài sản, các tỷ số về khả năng thanh toán, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, Nhóm biến này vẫn thuộc vào đặc điểm hoạt động, quản lý của doanh nghiệp và do đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có rất nhiều nghiên cứu sử dụng biến kiểm soát tỷ trọng tài sản tài chính trên tài sản, quy mô doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu như: Dong và Su [18], Gill và cộng sự [20], Khawaja và cộng sự [22], Lazaridis và Tryfonidis [23], Nazir và Afza [25], Vahid và cộng sự [33], , Văn Hiệp [3], Kim Thoa và Uyên Uyên [7], Ngọc Toán [12] Đa số các nghiên cứu trên tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô hoạt động doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao. Đối với biến tỷ trọng tài sản tài chính trên tài sản, có ý kiến trái chiều xoay quanh mối quan hệ giữa nó với hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu của Alipour [12], Khawaja và cộng sự [22], Lazaridis và Tryfonidis [23], Napompech [24], Văn Hiệp [3], Kim Thoa và Uyên Uyên [7] cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ trọng tài sản tài chính với hiệu quả hoạt động. Điều này có ý nghĩa khi doanh nghiệp đầu tư càng nhiều vào tài sản tài chính thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp càng cao. Trong khi nghiên cứu của Gill và cộng sự [20] lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều nhưng không đáng kể. Một nghiên cứu khác, nghiên cứu Dong và Su [18] thì không thấy mối quan hệ giữa tỷ trọng tài sản tài chính trên tài sản với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Biến kiểm soát tốc độ tăng trưởng doanh thu, các nghiên cứu trước đây tuy ít sử dụng nhưng cũng đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và hiệu quả hoạt động: nghiên cứu của Charitou và cộng sự [15], Vahid và cộng sự
  25. 18 [33], Văn Hiệp [3]. Và còn rất nhiều nghiên cứu khác nói về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi nghiên cứu trình bày ở một khía cạnh, lĩnh vực, khu vực khác nhau đã có những đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tế. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động một cách thỏa đáng. Vì vậy, tác giả đã sử dụng các biến về chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP), chính sách tài trợ vốn lưu động (FP), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP) làm các biến chính để giải thích về công tác quản trị vốn lưu động. Ngoài ra, các biến kiểm soát như tỷ trọng tài sản tài chính (FATA), tỷ số chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu (SAS), tốc độ tăng trưởng (GROWTH), quy mô doanh nghiệp (SIZE). Hơn nữa, việc tìm hiểu về sự khác biệt trong công tác quản trị vốn lưu động giữa các nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cần xem xét cụ thể. Trên đây là những khoảng trống nghiên cứu mà đề tài hy vọng sẽ lấp đầy mà các nghiên cứu trước đây chưa từng đề cập đến.
  26. 19 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến thời điểm tháng 7/2018 có khoảng 275 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các công ty sản xuất này hoạt động ở nhiều ngành, nhóm ngành khác nhau như vật liệu xây dựng, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dược phẩm, Hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. Để có cái nhìn tổng quan về công tác quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hiện nay, đề tài đã sử dụngdữ liệu từ các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bức tranh về công tác quản trị vốn lưu động ở các doanh nghiệp sản xuất sẽ hiện dần rõ nét khi được xem xét về một số chỉ tiêu liên quan đến công tác quản trị vốn lưu động qua các năm của các doanh nghiệp được thể hiện quanhư sau: Bảng 2.1. Chỉ tiêu về tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tài sản ngắn hạn (TSNH) 232.930 254.377 285.751 Nợ ngắn hạn (NNH) 157.330 171.377 200.397 Tổng tài sản (TTS) 493.897 531.439 591.466 TSNH/TTS 47,16% 47,87% 48,31% NNH/TTS 31,85% 32,25% 33,88% Với các chỉ tiêu về tỷ trọng tài sản trên tổng tài sản, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản đã cho thấy được định hướng về chính sách đầu tư vào tài sản cũng như lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản ở các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong những năm gần đây.Theo số liệu tác giả tổng hợp ở bảng 2.1 đã cho thấy các doanh nghiệp
  27. 20 sản xuất niêm yết Việt Nam đầu tư vào tài sản ngắn hạn luôn ở mức khá cao (tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản gần bằng 50%) trong khi đó việc lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản lại chủ yếu từ nguồn vốn dài hạn (tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản <50%) . Điều này cho thấy các doanh nghiệp sản xuất niêm yết Việt Nam bên cạnh việc chú trọng trong việc đầu tư vào thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất nhưng cũng chú trọng trong việc đầu tư vào các loại tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho để phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất sản phẩm hay các loại tài sản ngắn hạn khác như khoản phải thu, tiền, để kịp thời xoay vòng vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả. Với việc lựa chọn nguồn vốn tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn dài hạn cho thấy các doanh nghiệp sản xuất niêm yết Việt Nam ít chịu áp lực về mặt thanh toán nợ nhưng lại đối mặt với việc chi trả chi phí sử dụng vốn cao. Bảng 2.2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Tỷ Năm 2016 Tỷ Năm 2017 Tỷ trọng trọng trọng (%) (%) (%) Tiền 15.124.785 11,88 15.617.637 11,22 16.075.705 10,64 Hàng tồn kho 81.040.390 63,66 86.589.372 62,2 94.186.018 62,35 Các khoản phải thu 30.406.013 23,88 36.094.609 25,93 40.719.518 26,96 TSLĐ khác 725.876 0,58 895.069 0,65 681.270 0,05 Tổng VLĐ 127.297.064 100 139.196.687 100 151.049.368 100 Số liệu ở bảng Cơ cấu vốn lưu động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2017 đã thể hiện rõ nét hơn về đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này khi mà tỷ lệ hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm lần lượt là 63,67% năm 2015; 62,2% năm 2016 và 62,35 năm 2017. Mặt khác, tỷ trọng các khoản phải thu đặc biệt là phải thu khách hàng cũng luôn chiếm tỷ trọng cao và tang dần qua các năm, cụ thể năm 2015 là 23,88%; năm 2016 là 25,93% và năm 2017 là 26,96%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp sản xuất trên thị trường chứng khoán Việt Nam có chính sách tín dụng nới lỏng đối với khách hàng hoặc chưa áp dụng tốt các biện pháp thu hồi nợ.
  28. 21 Hàng tồn kho tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao là để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng phải đối mặt với các vấn đề về chi phí lưu kho, bảo quản. Tóm lại,với các chỉ tiêu liên quan đến công tác quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015- 2017 đã phần nào làm rõ thực trạng công tác quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam hiện nay. Và để công tác quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất đạt hiệu quả tối ưu thì cần đặt trong một mối quan hệ với hiệu quả hoạt động, được trình bày ở phần tiếp theo. 2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động doanh nghiệp. Có rất nhiều cách để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như ROA, ROE, RE, GOP, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp GOP được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) trên tổng giá trị tài sản (loại trừ tài sản tài chính) làm biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì: - Một là, lợi nhuận gộp được sử dụng trong chỉ tiêu là phản ánh thành quả cốt lõi của quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp. - Hai là, quản trị vốn lưu động là quản trị các thành phần vốn có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính trong doanh nghiệp, do vậy, việc loại trừ tài sản tài chính khỏi tổng giá trị tài sản khi tính chỉ tiêu này sẽ phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Ba là, Nhiều nghiên cứu trước đây đã từng sử dụng GOP làm biến phụ thuộc như: Alipour [12], Dong và Su [18], Gill và cộng sự [20], Khawaja và cộng sự [22], Lazaridis and Tryfonidis [23], Napompech [24], khi nghiên cứu về mối quan hệ này. Công tác quản trị vốn lưu động được đánh giá có hiệu quả cao hay thấp khi đặt chúng trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu mối quan hệ này trên nhiều khía cạnh, nhiều ngành nghề ở nhiều quốc gia, khu vực. Có thể nói, mỗi một doanh nghiệp tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà có công tác quản trị vốn lưu động khác nhau, kéo theo
  29. 22 đó hiệu quả hoạt động mang lại cho mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau. Khi doanh nghiệp quyết định mức đầu tư vào tài sản lưu động cao nhưng việc luân chuyển hàng tồn kho nhanh, thời gian thu hồi nợ khách hàng rút ngắn, thời gian trả nợ người bán càng lâu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xoay vòng vốn nhanh, gia tăng sản xuất làm tăng doanh thu, lợi nhuận tăng. Ngược lại, khi doanh nghiệp quyết định mức đầu tư vào tài sản lưu động thấp, thời gian luân chuyển hàng tồn kho kéo dài, khách hàng chậm trả tiền trong khi doanh nghiệp phải thanh toán sớm cho người bán; doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí cho việc bảo quản hàng tồn kho, chi phí thu hồi nợ hơn nữa cơ hội xoay vòng vốn nhanh, gia tăng doanh thu không có dẫn đến giảm lợi nhuận. Việc quyết định tài trợ cho tài sản bằng nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn là công việc tiếp theo của nhà quản trị sau khi quyết định mức đầu tư tài sản lưu động. Doanh nghiệp áp dụng mức tài trợ vốn lưu động với nợ ngắn hạn nhiều hay ít thì cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do ảnh hưởng của chi phí vốn. Hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động là vấn đề tiếp theo mà nhà quản trị quan tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động được đánh giá cao khi quản trị tốt các khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả, thông qua các chỉ số như kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho hay chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Thực tế đã cho thấy khi doanh nghiệp có thời gian luân chuyển hàng tồn kho nhanh chóng, thời gian thu tiền ngắn, doanh nghiệp xoay vòng vốn nhanh phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, khả năng tạo ra doanh thu tăng từ đó có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp. Như vậy, có thể nói rằng công tác quản trị vốn lưu động mang tính định hướng gồm mức đầu tư tài sản lưu động (chính sách đầu tư tài sản lưu động) và mức tài trợ vốn lưu động (chính sách tài trợ vốn lưu động) hay hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động thể hiện qua chỉ tiêu đo lường kỳ luân chuyểnhàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân đều ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.3. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.3.1. Các giả thuyết a. Các giả thuyết về ảnh hưởng của công tác quản trị vốn lưu động Giả thuyết về ảnh hưởng của chính sách đầu tư tài sản lưu động: Quản trị vốn lưu động đầu tiên được xem xét thông qua chính sách đầu tư vào các tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chính sách đầu tư tài sản lưu động là các chỉ
  30. 23 dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ đầu tư vào tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách đầu tư tài sản lưu động thể hiện mức đầu tư vào tài sản lưu động - được đo lường bằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản. Quyết định về mức đầu tư vào tài sản ngắn hạn càng cao thì khả năng tạo ra doanh thu càng cao từ đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng lên. Kết quả nghiên cứu của Al-Shubiri [13] và Nazir và Afza [25] cho thấy ảnh hưởng cùng chiều của chính sách đầu tư tài sản lưu động đến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Trong khi đó, nghiên cứu của Vahid và cộng sự [33] lại cho thấy ảnh hưởng ngược chiều của chính sách đầu tư tài sản lưu động đến đến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Mặc dù vậy, tác giả cho rằng quan điểm của Al-Shubiri [13] và Nazir và Afza [25] là hợp lý hơn, đặc biệt với biến nghiên cứu là tỷ suất lợi nhuận gộp trên tài sản, do vậy, giả thuyết đầu tiên được tác giả đưa ra như sau: H1: Mức đầu tư tài sản lưu động ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết về ảnh hưởng của chính sách tài trợ vốn lưu động: Sau khi nhà quản trị đã quyết định được mức đầu tư cho tài sản lưu động thì cũng sẽ xem xét nguồn tài trợ cho các tài sản lưu động. Chính sách tài trợ vốn lưu động là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tài trợ vốn lưu động được biểu hiện qua tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, gọi tắt là tỷ trọng nợ ngắn hạn. Nghiên cứu của Al-Shubiri [13], Nazir và Afza [25], Vahid và cộng sự [33] cho thấy ảnh hưởng ngược chiều của chính sách tài trợ vốn lưu động đến chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản. Vì vậy, giả thuyết thứ hai được tác giả đưa ra như sau: H2: Tỷ trọng nợ ngắn hạn có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết về ảnh hưởng của kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân là khoản thời gian trung bình kể từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền, là một nội dung quan trọng của quản trị vốn lưu động. Kỳ thu tiền bình quân ngắn, doanh nghiệp giảm được chi phí quản lý nợ, thu hồi nợ, vốn phải thu chuyển hóa thành tiền nhanh dẫn đến doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh khi
  31. 24 xoay vòng vốn nhanh, giảm chi phí, hiệu quả hoạt động sẽ tăng. Hầu hết các nghiên cứu cho rằng thời gian thu tiền càng ngắn thì hiệu quả hoạt động càng cao như Dong và Su [18], Gill và cộng sự [20], Lazaridis và Tryfonidis [23]. Theo đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết: H3: Kỳ thu tiền bình quân ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết về ảnh hưởng của kỳ luân chuyển hàng tồn kho: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, một nội dung then chốt của quản trị vốn lưu động. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho hiệu quả, giảm chi phí liên quan đến lưu kho, tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận. Số ngày luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. Đây là kết quả nghiên cứu của các tác giả Dong và Su [18], Gill và cộng sự [20], Lazaridis và Tryfonidis [23] Vì vậy, nghiên cứu đề xuất giả thuyết: H4: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giả thuyết về ảnh hưởng kỳ thanh toán bình quân: Kỳ thanh toán bình quân là khoản thời gian trung bình từ lúc mua chịu cho đến khi trả tiền người bán. Khi doanh nghiệp kéo dài được thời hạn thanh toán thì sẽ tận dụng được nguồn vốn để nhập hàng nhiều trong kỳ, khả năng tạo ra doanh thu tăng, tỷ suất lợi nhuận gộp tăng. Khi kỳ thanh toán của doanh nghiệp ngắn, doanh nghiệp cần phải quản trị hàng tồn kho tốt thì mới đảm bảo được dòng tiền để nhập hàng kịp cho chu kỳ sản xuất kinh doanh đảm bảo duy trì được lợi nhuận gộp. Do vậy, trên thực tế các doanh nghiệp muốn tạo ra tỷ suất lợi nhuận gộp cao thường kéo dài thời hạn thanh toán trong hạn mức cho phép. Nghiên cứu Dong và Su [18] cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ thanh toán bình quân và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi, nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis [23]; Khawaja và cộng sự [22] tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thanh toán bình quân và hiệu quả hoạt động. Mặc dù vậy, tác giả cho rằng quan điểm của Dong và Su [18] phù hợp hơn. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất giả thuyết như sau: H5: Kỳ thanh toán bình quân có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
  32. 25 b. Các giả thuyết về ảnh hưởng các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động Giả thuyết về ảnh hưởng tỷ trọng tài sản tài chính: Tỷ trọng tài sản tài chính cho biết lượng tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của nó (giống như bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) mà dựa vào các quan hệ trên thị trường trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản tài chính bao gồm các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác. Thông thường, doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư vào tài sản tài chính sau khi đã đầu tư vào tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính tại đơn vị. Hay nói cách khác, tài sản tài chính sẽ tăng lên khi hoạt động kinh doanh chính đạt hiệu quả cao. Các nghiên cứu trước đây cũng tìm thấy được bằng chứng tác động cùng chiều của tỷ trọng tài sản tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Alipour [12], Khawaja và cộng sự [22], Lazaridis và Tryfonidis [23], Napompech [24]. Hơn nữa, tại Việt Nam, các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đa phần là các doanh nghiệp lớn nên tỷ trọng tài sản tài chính chiếm tỷ lệ đáng kể. Vì vậy, Tác giả đề xuất giả thuyết như sau: H6: Tỷ trọng tài sản tài chính tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động Giả thuyết về ảnh hưởng tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu: Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SAS) cho biết một đồng doanh thu được tạo ra bởi bao nhiêu đồng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Tỷ số này thể hiện trình độ quản lý của doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện trình độ quản lý doanh nghiệp không cao, khả năng sinh lợi thấp. Ngược lại, tỷ số này thấp thể hiện trình độ quản lý cao, khả năng sinh lời có thể cao. Trong các nghiên cứu trước đây, tác giả Văn Hiệp [3] đã sử dụng tỷ số chi phí bán hàng trên tài sản khi nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn lưu động và hiệu quả hoạt động ở ngành hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ số chi phí bán hàng trên doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận gộp vẫn chưa được xem xét. Vì vậy, tác giả xin đề xuất giả thuyết như sau H7: Tỷ số chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Giả thuyết về ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp là một trong những yếu tố liên quan đến
  33. 26 các chính sách quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp có quy mô lớn có thể mua hàng với khối lượng lớn và hưởng chiết khấu dẫn đến chi phí đầu vào thấp làm tăng khả năng sinh lợi; được ưu tiên về hạn mức tín dụng từ người người bán hơn là các doanh nghiệp nhỏ từ đó tận dụng nguồn vốn này để tiếp tục kinh doanh và tăng khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng hoạt động kinh doanh tốt thì hiệu quả vẫn cao. Nghiên cứu Alipour [12], Dong và Su [18], Lazaridis và Tryfonidis [23], Nazir và Afza [25] cũng đã tìm thấy ảnh hưởng của biến quy mô đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Vậy, Tác giả xin đưa ra giả thuyết như sau: H8: Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Giả thuyết về ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng doanh thu: Tốc độ tăng trưởng doanh thu là một chỉ tiêu so sánh về doanh thu giữa năm hiện tại so với năm liền trước đó. Nếu kết quả dương cho thấy doanh thu năm sau tăng trưởng hơn doanh thu năm trước, ngược lại kết quả âm cho thấy doanh thu năm sau tăng trưởng không bằng doanh thu năm trước. Khi doanh thu năm sau tăng hơn doanh thu năm trước là một dấu hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu đó có làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay không là tùy thuộc vào các yếu tố chi phí. Nghiên cứu của Vahid và cộng sự [33] cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng doanh thu và hiệu quả hoạt động. Vì vậy, tác giả xin đề xuất giả thuyết như sau: H9: Tốc độ tăng trưởng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động 2.3.2. Mô hình nghiên cứu Từ các giả thuyết nêu ở phần trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Mô hình: GOP = β0 + β1IPit + β2FPit + β3ARit+ β4INVit + β5APit + β6FATAit + β7SASit + β8SIZEit + β9 GROWTHit + ωit Trong đó: - GOP là tỷ suất lợi nhuận gộp - IP là chính sách đầu tư tài sản lưu động (mức đầu tư tài sản lưu động) - FP là chính sách đầu tư vốn lưu động (tỷ trọng nợ ngắn hạn) - AR là kỳ thu tiền bình quân - INV là kỳ luân chuyển hàng tồn kho
  34. 27 - AP là kỳ thanh toán bình quân - FATA là tỷ trọng tài sản tài chính trên tổng tài sản - SAS là tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu - SIZE là quy mô doanh nghiệp - GROWTH là tốc độ tăng trưởng doanh thu - ωit là sai số ngẫu nhiên Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động thường nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động ở hai mô hình riêng biệt như Nazir và Afza [23], Vahid và cộng sự [32], Trong nghiên cứu này, sở dĩ tác giả gộp chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động như mô hình trên là vì: trong doanh nghiệp thực tế, hai chính sách này được thực hiện đi đôi với nhau. Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ quyết định về mức đầu tư vào tài sản lưu động. Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ quyết định dùng nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Hơn nữa, việc ghép chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động trong cùng một mô hình sẽ đánh giá đúng tác động của từng chính sách quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động. 2.4. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN Đóng vai trò là các nhân tố chủ yếu của công tác quản trị vốn lưu động tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Nhóm biến độc lập đầu tiên định hình cho công tác quản lý vốn lưu động tại doanh nghiệp: chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP) và chính sách tài trợ vốn lưu động (FP) - Chính sách đầu tư tài sản lưu động là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ đầu tư vào tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách đầu tư tài sản lưu động thể hiện mức đầu tư vào tài sản lưu động, được đo lường bằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản. - Chính sách tài trợ vốn lưu động là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách tài trợ vốn lưu động được biểu hiện qua tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, gọi tắt là tỷ trọng nợ ngắn hạn. Nghiên cứu Al-Shubiri [13], Nazir và Afza [25]; Vahid và cộng sự [33] cũng đã thực hiện việc đo lường chính sách tài sản vốn lưu động bằng tỷ trọng tài sản ngắn
  35. 28 hạn trên tổng tài sản, chính sách tài trợ vốn lưu động bằng tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Tiếp theo, kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP) là các biến thể hiện rõ nét nhất về hiệu quả của công tác quản trị vốn lưu động được nghiên cứu bởi các tác giả Dong và Su [18], Gill và cộng sự [20], Lazaridis và Tryfonidis [23], - Kỳ thu tiền bình quân là thời gian thu tiền khách hàng kể từ lúc bán hàng, được đo lường bằng tỷ lệ giữa bình quân khoản phải thu trong năm với doanh thu thuần hàng bán nhân với số ngày trong năm (365 ngày). - Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là thời gian cần thiết để chuyển hóa nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán các thành phẩm này, được đo lường bằng tỷ lệ giữa bình quân hàng tồn kho trong năm với giá vốn hàng bán nhân với số ngày trong năm (365 ngày) - Kỳ thanh toán bình quân là khoản thời gian kể từ lúc mua hàng hóa đến lúc thanh toán tiền cho người bán, được đo lường bằng tỷ lệ giữa bình quân các khoản phải trả trong năm với giá vốn hàng bán nhân với số ngày trong năm (365 ngày) Để xem các biến chính mà tác giả quan tâm ở trên có thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả đã đưa vào mô hình nhóm biến kiểm soát gồm tỷ trọng tài sản tài chính (FATA) được đo lường bằng tỷ trọng của tài sản tài chính trên tổng tài sản, tỷ số chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu (SAS) được đo lường bằng tỷ lệ giữa chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, quy mô hoạt động của doanh nghiệp (SIZE) được đo lường bằng logarit của tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) được đo lường bằng tỷ lệ giữa mức độ gia tăng doanh thu với doanh thu của năm liền kề trước đó. Các biến này cũng đã được các nghiên cứu trước đây sử dụng như là biến kiểm soát Alipour [12], Dong và Su [18], Khawaja và cộng sự [22], Lazaridis và Tryfonidis [23], Nazir và Afza [25], Vahid và cộng sự [33], Ngoại trừ, biến SAS là biến mới được tác giả sử dụng dựa trên nghiên cứu của Hồ Văn Hiệp năm 2017 về tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp niêm yết ở ngành hàng tiêu dùng, biến kiểm soát tỷ số chi phí bán hàng trên tài sản đã sử dụng và có ý nghĩa thống kê. Biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp (Doanh thu – Giá vốn hàng bán) trên tổng giá trị tài sản (loại trừ tài sản tài chính). Vốn lưu động được sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu tại doanh nghiệp, vì vậy chỉ tiêu được tác giả lựa chọn làm biến phụ thuộc cũng đã loại trừ đi ảnh hưởng của tài sản tài chính. Nhiều nghiên cứu trước đây đã từng sử dụng GOP làm biến phụ thuộc như: Alipour [12], Dong và Su [18], Gill và cộng sự
  36. 29 [20], Khawaja và cộng sự [22], Lazaridis and Tryfonidis [23], Napompech [24], khi nghiên cứu về mối quan hệ này. 2.3: Bảng tóm tắt cách xác định các biến Dấu dự Ký hiệu Tên biến Công thức Tác giả kiến Tỷ suất lợi nhuận Doanh thu-giá vốn Biến phụ Deloof [17], Dong và GOP gộp Tài sản-Tài sản tài chính thuộc Su [18], Mức đầu tư tài Tài sản ngắn hạn Al-Shubiri [13], Nazir IP + sản lưu động Tổng tài sản và Afza [25], Tỷ trọng nợ ngắn Nợ ngắn hạn Al-Shubiri [13], Nazir FP + hoặc - hạn Tổng tài sản và Afza [25], Kỳ thu tiền bình Bình quân khoản phải thu*365 Dong và Su [18], Gill AR quân Doanh thu thuần - và Cộng sự [20], Kỳ luân chuyển Bình quân hàng tồn kho*365 Dong và Su [18], Gill INV hàng tồn kho Giá vốn - và Cộng sự [20], bình quân Kỳ thanh toán Bình quân khoản phải trả*365 Dong và Su [18], Gill AP bình quân Giá vốn + và Cộng sự [20], Lazaridis và Tryfonidis Tài sản tài chính [23], Dong và Su Tỷ trọng tài sản FATA [18], tài chính Tổng tài sản + Tỷ số chi phí bán Chi phí bán hàng và quản lý SAS hàng và quản lý Văn Hiệp [3] doanh nghiệp - hoặc + doanh nghiệp Doanh thu Alipour [12],Vahid và SIZE Quy mô Ln(Tài sản) - hoặc + cộng sự [33], Doanh thu nămt-Doanh thu Tốc độ tăng Alipour [12],Vahid và GROWTH nămt-1 trưởng doanh thu - hoặc + cộng sự [33], Doanh thu nămt-1 (Nguồn tổng hợp của tác giả)
  37. 30 2.5. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2017. Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trong số các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên trang web của sở giao dịch TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sau đó, nghiên cứu cũng đã loại ra khỏi mẫu những doanh nghiệp sản xuất niêm yết không đủ số năm trong giai đoạn 2010-2017. Kết quả mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 153doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2017. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu là loại dữ liệu bảng gồm 1224 quan sát của 153doanh nghiệp giai đoạn 2012-2017, là sự kết hợp giữa dữ liệu chéo và chuỗi thời gian. Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cung cấp thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn. Dữ liệu bảng phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy. Vì vậy, dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu này 2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Tương tự các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động, tác giả sử dụng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng để xem xét ảnh hưởng của các biến giải thích về công tác quản trị vốn lưu động, các biến kiểm soát khác đến chỉ tiêu GOP với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 14 Với mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất phù hợp với mô hình Plooed OLS, mô hình ảnh hưởng cố định hay mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên dựa vào các kiểm định (Breusch-pagan, Hausman). Vì vậy, phần này tác giả sẽ trình bày về đặc điểm của 3 mô hình nêu trên a. Mô hình Plooed OLS Mô hình Plooed OLS là phương pháp chỉ ước lượng hồi quy nhỏ nhất, không kể đến các kích thước không gian và thời gian, không phân biệt từng cá thể, đơn vị chéo. Với từng cá thể, mỗi sai số là ảnh hưởng của yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian và đặc trưng cho mỗi cá thể. Do đó, mô hình này có thể bỏ qua những khác biệt giữa các cá thể, thời gian quan sát. Mô hình OLS xem xét các doanh nghiệp là đồng nhất, điều này thường không phản ánh đúng thực tế vì mỗi doanh
  38. 31 nghiệp là một thực thể riêng biệt về hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo công tác quản trị vốn lưu động khác nhau và hiệu quả mà mỗi doanh nghiệp đạt được cũng khác nhau. Vì vậy, mô hình OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch do không kiểm soát được các tác động riêng biệt này. b. Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) Mô hình tác động cố định phân tích mối tương quan với giả định mỗi quan sát chéo đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến giải thích. FEM tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt của mỗi doanh nghiệp không thể quan sát (không đổi theo thời gian) ra khỏi biến giải thích để ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc. c. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các quan sát chéo. Nếu sự biến động giữa các quan sát chéo có tương quan đến biến độc lập, biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các quan sát chéo được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Nếu sự khác biệt giữa các quan sát chéo có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn FEM và ngược lại. Trong đó, phần dư của mỗi quan sát chéo được xem là một biến giải thích mới. * Việc lựa chọn giữa OLS và FEM căn cứ vào kiểm định F (Cross-section F)- kiểm định sự bằng nhau của các tác động cố định với cặp giả thuyết: H0: Không có sự khác nhau của các tác động cố định (nên sử dụng mô hình OLS) H1: Có sự khác nhau của các tác động cố định (không nên sử dụng mô hình OLS) * Việc lựa chọn giữa OLS và REM căn cứ vào kiểm định Lagrange Multiplier Test H0: Không có sự khác nhau của các tác động ngẫu nhiên (nên sử dụng mô hình OLS) H1: Có sự khác nhau của các tác động ngẫu nhiên (không nên sử dụng mô hình OLS) * Việc lựa chọn giữa REM và FEM sẽ căn cứ vào kiểm định Hausman với cặp
  39. 32 giả thuyết: H0: Ước lượng của FEM và REM không khác nhau (chọn REM) H1: Ước lượng của FEM và REM khác nhau (chọn FEM) Kiểm định các giả thuyết của mô hình * Đa cộng tuyến Kiểm định đa cộng tuyến được thực hiện thông qua việc xem xét ma trận tương quan và kiểm tra hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập. Hệ số VIF nhỏ hơn 10 chứng tỏ các biến không có hiện tượng tự tương quan hay đa cộng tuyến. * Phương sai sai số thay đổi Kiểm định phương sai sai số thay đổi qua các thực thể trong FEM được thực hiện thông qua kiểm định Breusch-Pagan test với cặp giả thuyết: H0: Phương sai sai số không thay đổi trong mô hình FEM H1: Phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM Kiểm định phương sai sai số thay đổi qua các thực thể trong REM được thực hiện thông qua kiểm định Breusch-Pagan test với cặp giả thuyết H0: Phương sai sai số không thay đổi trong mô hình REM H1: Phương sai sai số thay đổi trong mô hình REM * Tự tương quan Kiểm định tự tương quan trong FEM và FEM được thực hiện thông qua kiểm định Breusch-Godfrey/Wooldridge test với cặp giả thuyết: H0: Không có hiện tượng tự tương quan H1: Có hiện tượng tự tương quan Nếu mô hình mắc phải các khuyết tật như hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan thì sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS)1 để khắc phục các khuyết tật trên
  40. 33 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi thực hiện các phương pháp xử lý, phân tích số liệu từ các mẫu nghiên cứu đã chọn gồm 1224 quan sát, tác giả tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được gồm: Thứ nhất, kết quả quả thống kê mô tả về các biến trong mô hình nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về công tác quản trị vốn lưu động cũng như hiệu quả hoạt động của các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2017; Thứ hai, kết quả hồi quy về sự ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu chính theo mục tiêu đã đề ra của đề tài; là một minh chứng về mối quan hệ giữa công tác quản trị vốn lưu động không chỉ ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động mà còn ở khía cạnh về hiệu quả quản lý khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả với tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2010-2017; Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các kết quả về mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình cũng như các kiểm định về các điều kiện liên quan đến mô hình nhằm thu được kết quả vững để phân tích ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động tốt hơn. 3.1.1. Thống kê mô tả về các biến trong mô hình Kết quả thống kê mô tả về các biến trong mô hình: chính sách đầu tư tài sản lưu động hay mức đầu tư tài sản lưu động (IP), chính sách tài trợ vốn lưu động hay tỷ trọng nợ ngắn han (FP), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP) thể hiện công tác quản trị vốn lưu động; tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP) thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; tỷ trọng tài sản tài chính (FATA), tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SAS), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) đóng vai trò là các biến kiểm soát được trình bày ở bảng 3.1
  41. 34 Bảng 3.1: Kết quả thống kê mô tả Std. Variable Obs Mean Dev. Min Max GOP 1224 0,3020 0,2305 -0,3923 3,004 IP 1224 0,6308 0,1888 0,0226 0,987 FP 1224 0,4029 0,1809 0,03 0,949 AR 1224 48,5 36,6 1 290 INV 1224 100,4 60,96 6 365 AP 1224 40,2 31,17 0 345 FATA 1224 0,1451 0,1434 0,0002 0,8648 SAS 1224 0,1048 0,0731 0,0059 0,6147 SIZE 1224 27,002 1,462 23,149 31,92 GROWTH 1224 0,1253 0,2929 -0,7614 2,177 Kết quả ở bảng 1 cho thấy trung bình các doanh nghiệp sản xuất bỏ 100 đồng tài sản sẽ tạo được 30,2 đồng lợi nhuận gộp, trong đó doanh nghiệp tạo lợi nhuận gộp cao nhất là hơn 300 đồng và thấp nhất là -39,23 đồng; kết quả này cho thấy khoảng cách giữa các doanh nghiệp sản xuất trong việc tạo ra tỷ lệ lợi nhuận gộp là rất lớn ở giai đoạn này. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rất chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản lưu động và lựa chọn nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản là chủ yếu khi mức đầu tư tài sản lưu động (IP) trung bình 63,08% >50%, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (FP) 40,29% <50%. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất có mức đầu tư vào tài sản lưu động cao nhất là 98,7%, ngược lại là doanh nghiệp có mức đầu tư vào tài sản lưu động thấp nhất chỉ 2,26%. Kết quả này cho thấy khoảng cách trong việc đầu tư vào tài sản lưu động giữa các doanh nghiệp sản xuất khá lớn. Đối với tỷ trọng nợ ngắn hạn cũng cho thấy khoảng cách khá xa giữa doanh nghiệp sản xuất có tỷ trọng nợ ngắn hạn cao nhất 94,9%, doanh nghiệp sản xuất có tỷ trọng nợ ngắn hạn thấp nhất 3%. Những con số biến thiên trên cho thấy, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam lựa chọn chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động theo xu hướng thận trọng hay mạo hiểm là tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, quy mô,
  42. 35 Đối với việc quản lý khoản phải thu, trung bình các doanh nghiệp sản xuất mất gần 49 ngày để thu tiền khách hàng. Trong đó, doanh nghiệp có số ngày thu tiền dài nhất là 290 ngày, ngày thu tiền ngắn nhất là 1 ngày. Đối với việc quản lý hàng tồn kho, các doanh nghiệp sản xuất trung bình mất 100 ngày để luân chuyển hàng tồn kho. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất có thời gian luân chuyển hàng tồn kho cáo nhất là 365 ngày, thấp nhất là 6 ngày. Với việc quản lý công nợ phải trả, các doanh nghiệp sản xuất trung bình mất hơn 40 ngày để thanh toán tiền cho người bán. Trong khi đó, doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán tiền cho người bán nhiều nhất là 345 ngày, thấp nhất là thanh toán ngay. Nhìn chung, khoảng cách về thời gian thu tiền bình quân, thời gian luân chuyển hàng tồn kho, thời gian thanh toán người bán giữa các doanh nghiệp sản xuất khá xa nhau tùy thuộc vào sản phẩm sản xuất, thị trường các loại nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm, Để quản trị tốt hàng tồn kho, khoản phải thu và khoản phải trả, nhà quản trị cần nhìn thấy được mối quan hệ giữa chúng với hiệu quả hoạt động, các phần sau sẽ làm rõ vấn đề này. Ngoài ra, tỷ trọng tài sản tài chính trung bình tương đối lớn khoảng 14,51%; tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu trung bình ở mức 10,48%, khoảng cách về quy mô doanh nghiệp không nhiều, giao động trong khoảng từ 23,14 đến 31,92; tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình dương ở mức 12,53%. Tóm lại, thông qua các chỉ số trên bảng thống kê mô tả về các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp, mức đầu tư tài sản lưu động, tỷ trọng nợ ngắn hạn, kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, tỷ trọng tài sản tài chính, tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu, quy mô doanh nghiệp đã thấy được bức tranh tổng quan về công tác quản trị vốn lưu động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh chính của các công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010-2017. 3.1.2. Ước lượng và phân tích mô hình nghiên cứu a. Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình Phân tích tương quan là một phép phân tích được sử dụng như là thước đo độ lớn của các mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu. Thông qua thước đo này, tác giả có thể xác định mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập như mức đầu tư tài sản lưu động (IP), tỷ trọng nợ ngắn hạn (FP), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP) và biến phụ thuộc tỷ suất
  43. 36 lợi nhuận gộp (GOP). Bảng 3.2 thể hiện mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập: tỷ suất lợi nhuận gộp có mối quan hệ cùng chiều với biến giải thích IP và biến kiểm soát FATA, SAS,GROWTH; ngược chiều với biến giải thích FP, AR, INV, AP và biến kiểm soát SIZE. Mối quan hệ tương quan này cho thấy doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào tài sản lưu động hay giảm nguồn tài trợ từ nợ ngắn hạn thì khả năng tạo ra doanh thu, lợi nhuận càng cao. Doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khi giảm thời gian lưu kho, thời gian thu tiền và thời gian thanh toán. Hơn nữa, nhìn vào bảng 3.2 có thể dự đoán các biến độc không có hiện tượng đa cộng tuyến khi hệ số tương quan giữa các biến đều thấp. Bảng 3.2: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình GOP IP FP AR INV AP FATA SAS GROWTH SIZE GOP 1 IP 0,3277 1 FP -0,2135 0,2748 1 AR -0,2501 0,2318 0,1123 1 INV -0,1149 0,1637 0,1568 0,0586 1 AP -0,1770 -0,1038 0,2428 0.2428 0,2859 1 FATA 0,5632 0,2508 -0,4016 -0,2237 -0,2178 -0,2152 1 SAS 0,4561 0,0093 -0,2691 0,0588 0,2285 0,0503 0,2016 1 SIZE -0,1008 -0,2166 0,0288 -0,1715 0,1038 0,1008 0,0849 -0,0973 1 GROWTH 0,0278 -0,0302 0,0914 -0,1476 0,1924 0,3139 -0,0674 -0,1132 0,1138 1 (Nguồn tính toán của tác giả) b. Kiểm định các điều kiện liên quan đến mô hình Đầu tiên, nghiên cứu thực hiện kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp với phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (Pooled OLS), phương pháp ước lượng theo mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kết quả của Lagrange Multiplier Test: F = 27.374, df1 = 179, df2 = 711, p-value < 2.2e-16 (F test for individual effects), đồng thời kết quả kiểm định Hausman ở mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình tác động cố định là phù hợp khi p-value=0,0000. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định Mô hình: GOP = β0 + β1IPit + β2FPit + β3ARit+ β4INVit + β5APit + β6FATAit + β7SASit + β8SIZEit + β9 GROWTHit + ωit
  44. 37 Bảng 3.3. Kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp tác động cố định GOP Coef. Prb IP 0,3224 0.000 FP -0,0278 0.481 AR -0,0008 0.000 INV -0,0007 0.000 AP -0,0002 0.216 FATA 0,5871 0.000 SAS 0,6436 0.000 SIZE -0,0319 0.001 GROWTH 0,09679 0.000 R2 0,3885 (Nguồn tính toán của tác giả) Bảng 3.3 thể hiện kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp tác động cố định (FEM). Với mô hình FEM thì không bị ảnh hưởng của hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, nghiên cứu thực hiện kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi theo mô hình tác động cố định (FEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chịu tác động của hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi với Wooldridge test có giá trị Prob>F=0.0000; Wald test có giá trị p value=0.00000 3.1.3. Kết quả hồi quy Sau khi khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi bằng phương pháp FGLS, nghiên cứu thu được kết quả vững như sau: Bảng 3.4. Kết quả hồi quy mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật GOP Coef. Prb IP 0,3278 0.000 FP -0,0683 0.001 AR -0,0011 0.000 INV -0,0006 0.000 AP -0,0004 0.000 FATA 0,4229 0.000 SAS 1,2927 0.000 SIZE -0,0104 0.000 GROWTH 0,09679 0.000 R2 0,5372 (Nguồn tính toán của tác giả)
  45. 38 Kết quả hồi quy cho thấy các biến thể hiện công tác quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010- 2017: chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP), chính sách tài trợ vốn lưu động (FP), kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán bình quân (AP) ảnh hưởng đáng kể với tỷ lệ lợi nhuận gộp (GOP) ở mức ý nghĩa 1% (p-value <0,01). Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu giải thích được 53,72% sự thay đổi của biến phụ thuộc GOP thông qua giá trị R2 Chính sách đầu tư tài sản lưu động hay mức đầu tư vào tài sản lưu động (IP) có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả hoạt động, điều này có ý nghĩa khi doanh nghiệp gia tăng giá trị GOP khi mức đầu tư vào tài sản lưu động tăng 0,3278%. Ngược lại, chính sách tài trợ vốn lưu động hay tỷ trọng nợ ngắn hạn (FP) ảnh hưởng ngược chiều với GOP, điều này có ý nghĩa khi gia tăng 1% tỷ suất lợi nhuận gộp thì tỷ trọng nợ ngắn hạn cần giảm 0,0683%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Nazir và Afza, 2009). Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên có quyết định hợp lý trong việc gia tăng mức đầu tư vào tài sản lưu động cũng như giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn một cách hợp lý để tăng tỷ lệ lợi nhuận gộp. Kỳ thu tiền bình quân và kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động. Thời gian thu tiền bình quân 48 ngày, thời gian luân chuyển hàng tồn kho bình quân 100 ngày, thời gian thanh toán bình quân 40 ngày. Nếu doanh nghiệp sản xuất giảm thời gian thu tiền 10% còn 43 ngày thì tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên 0,011; giảm thời gian luân chuyển hàng tồn kho 10% còn 90 ngày thì tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng lên 0,006; giảm thời gian thanh toán bình quân 10% còn 36 thì tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng lên 0,004. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây như (Bùi Ngọc Toán, 2016), (Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2014), (Dong và Su, 2010), Thật vậy, việc rút ngắn thời gian thu tiền, thời gian luân chuyển hàng tồn kho, thời gian thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất xoay vòng nguồn vốn nhanh, tái đầu tư trong hoạt động sản xuất tạo ra càng nhiều doanh thu, gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp. Ngoài ra, Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hoạt động cao thường đầu tư vào tài sản tài chính nhiều. Thực tế, tài sản tài chính có thể được xem như nguồn vốn dự phòng cho hoạt động sản xuất chính tại doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp sản xuất đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu, nguồn vốn
  46. 39 dôi ra sẽ được đầu tư vào tài sản tài chính; ngược lại khi hoạt động sản xuất giảm xuống, doanh nghiệp sẽ chuyển hóa tài sản tài chính thành tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động tại đơn vị. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự ảnh hưởng cùng chiều của tỷ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu với tỷ suất lợi nhuận gộp. Hơn thế nữa, nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường tạo ra tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn 3.2. CÁC HÀM Ý, ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực hiện trên dữ liệu bảnggồm 153 doanh nghiệp sản xuất giai đoạn 2010-2017 niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) để tìm ra bằng chứng về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động không chỉ ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động mà còn ở tính hiệu quả của quản trị vốn lưu động như kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng cùng chiều của mức độ đầu tư tài sản lưu động, sự ảnh hưởng ngược chiều của tỷ trọng nợ ngắn hạn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy sự ảnh hưởng ngược chiều và có ý nghĩa thống kê của kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này hàm ý rằng doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào tài sản lưu động nhất là hàng tồn kho hay khoản phải thu, một cách hợp lý và quản lý tốt tài sản lưu động đó thông qua viêc rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp nên kiểm soát các khoản tài trợ ngắn hạn nhằm giảm áp lực thanh toán, tạo điều kiện cho việc chủ động trong đầu tư vào tài sản lưu động, theo đó hiệu quả hoạt động sẽ tăng lên. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: 3.2.1. Đối với chính sách đầu tư tài sản lưu động Nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chính sách đầu tư tài sản lưu động hay mức đầu tư tài sản lưu động với tỷ suất lợi nhuận gộp. Nghĩa là khi gia tăng đầu tư tài sản lưu động, khả năng tạo ra doanh thu tăng, gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp. Khi đó, nhà quản trị cần phải xem xét đầu tư vào những tài sản lưu động có khả năng gia tăng doanh thu: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, Khi doanh nghiệp sản xuất đã quyết định tăng đầu tư vào nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thì
  47. 40 cần phải đẩy mạnh sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm; theo đó khả năng gia tăng doanh thu sẽ đạt được. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào tài sản lưu động một cách quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng, tồn kho nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa sẽ làm ứ đọng vốn, gia tăng áp lực thanh toán nợ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu giảm, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm; trong khi đó các khoản chi phí về lưu kho tăng, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói chính sách đầu tư tài sản lưu động là quyết định ban đầu của công tác quản trị vốn lưu động. Vì vậy, để gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp ngoài việc doanh nghiệp quyết định mức đầu tư tài sản lưu động tăng một cách hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải quản trị tốt tài sản lưu động cụ thể là hàng tồn kho, khoản phải thu, 3.2.2. Đối với chính sách tài trợ vốn lưu động Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách tài trợ vốn lưu động hay tỷ trọng nợ ngắn hạn có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận gộp. Khi doanh nghiệp có mức tài trợ bằng nợ ngắn hạn càng ít thì khả năng gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn, dài hạn một cách hợp lý trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Đối với nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ chịu áp lực về thời gian thanh toán hơn so với nợ dài hạn, doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi. Trong khi đó, đối với khoản nợ dài hạn doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí vốn hơn là nợ ngắn hạn thì lợi nhuận cuối cùng có thể giảm. Do vậy, doanh nghiệp có thể quyết định lựa chọn nguồn tài trợ là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn nhiều hay ít là tùy thuộc vào điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh ở mỗi giai đoạn. Chính sách tài trợ vốn lưu động là quyết định tiếp theo sau khi doanh nghiệp quyết định mức đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Vậy, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn các nguồn tài trợ một cách hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng tỷ suất lợi nhuận gộp, tăng lợi nhuận. 3.2.3. Đối với công tác quản trị khoản phải thu Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân và tỷ suất lợi nhuận gộp. Nghĩa là doanh nghiệp càng rút ngắn thời thu tiền khách hàng thì khả năng gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quản trị khoản phải thu như thế nào để rút ngắn thời gian thu tiền. Việc thắt chặt tín dụng có thể giúp doanh nghiệp giảm được thời gian thu tiền nhưng cũng đối mặt
  48. 41 với nguy cơ mất khách hàng. Ngược lại, khi doanh nghiệp có chính sách nới lỏng tín dụng khách hàng có thể kích thích doanh thu tăng lên, mở rộng các quan hệ khách hàng; nhưng doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ rủi ro về tính thanh khoản. Do vậy, vấn đề để quản trị khoản phải thu nhất là khoản phải thu khách hàng, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau: * Chính sách tín dụng Doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng một chính sách tín dụng đối với từng khách hàng. Tùy vào thị trường tiêu thu sản phẩm sản xuất, tùy vào từng đối tượng khách hàng, mà doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng hoặc thắt chặt. Hơn nữa, những doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có sự cạnh tranh cao như sản xuất thực phẩm, vật liệu cơ bản, dược phẩm, doanh nghiệp cũng cần quan tâm so sánh với chính sách tín dụng của đối thủ cạnh tranh. Nếu đối thủ cạnh tranh áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, trong khi doanh nghiệp không áp dụng thì nỗ lực của công tác bán hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chính sách tín dụng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích cầu. * Chính sách chiết khấu thanh toán Doanh nghiệp có thể đề nghị một khoản chiết khấu thanh toán khi khách hàng thanh toán trước thời hạn. Việc áp dụng chiết khấu thanh toán làm rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng nhưng cũng làm gia tăng chi phí tài chính, giảm lợi nhuận hoạt động chung tại doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp nên tùy vào mục tiêu về lợi nhuận hoặc vốn lưu động bằng tiền mặt phục vụ kinh doanh mà có những quyết định đúng đắn. * Xếp hạng khách hàng nợ Doanh nghiệp nên có hệ thống quản lý sổ sách để theo dõi số dư nợ, nhật ký về tình hình trả nợ của từng khách hàng để biết được khoản nợ quá hạn. Hơn nữa doanh nghiệp nên tìm hiểu về khả năng thanh toán của từng khách hàng để biết được khoản nợ có khả năng thanh toán cao đến thấp. Việc xếp hạn từng khách hàng nợ sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng chính sách tín dụng đối với từng khách hàng chính xác hơn, theo đó rủi ro thanh toán giảm; đồng thời doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp thu hồi nợ hợp lý đối với từng khách hàng. * Xác định số dư khoản phải thu
  49. 42 Sử dụng phương pháp này có thể thấy được số nợ tồn đọng của khách hàng. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý với từng đối tượng khách hàng. Thực hiện tốt công tác đánh giá khách hàng qua nhiều nguồn thông tin để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng: báo cáo tài chính của khách hàng, lịch sử thanh toán của khách hàng với nhà cung cấp khác và các ngân hàng từng giao dịch với khách hàng. Mỗi doanh nghiệp cần có bộ phận công nợ theo dõi tuổi nợ và xử lý nợ trễ hạn nhằm thực hiện tốt công tác thu hồi nợ đối với khách hàng. Với các đề xuất về công tác quản trị khoản phải thu, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tùy vào điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có thể áp dụng một cách linh hoạt mềm dẻo; bởi càng rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng thì tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nhiệp càng tăng. 3.2.4. Đối với công tác quản trị hàng tồn kho Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho và tỷ suất lợi nhuận gộp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp càng rút ngắn thời gian luân chuyển hàng tồn kho thì tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tăng lên. Việc duy trì mức tồn kho cao sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất tránh được tình trạng thiếu nguyên liệu, công cụ dụng cụ trong sản xuất, sự biến động về giá cả. Tuy nhiên, việc đầu tư quá mức vào hàng tồn kho sẽ làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp do chi phí liên quan đến bảo quản hàng tồn kho tăng cao. Thời gian luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp ngắn, sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ cao, khả năng tăng doanh thu cao trong khi đó doanh nghiệp không phải mất quá nhiều chi phí cho việc bảo quản hàng tồn kho. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, thời gian luân chuyển hàng tồn kho dài, doanh nghiệp sản xuất phải mất rất nhiều thời gian mới bán được sản phẩm dẫn đến mất nhiều chi phí cho việc bảo quản hàng tồn kho, tỷ suất lợi nhuận giảm là một điều không thể tránh khỏi. Công tác quản trị hàng tồn kho hiệu quả giúp rút ngắn thời gian luân chuyển thì cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận liên quan từ khâu mua hàng, nguyên vật liệu đến khâu sản xuất và bán sản phẩm. Cụ thể, bộ phận cung ứng lúc nào cũng đáp ứng
  50. 43 được nhu cầu nguyên vật liệu cả về số lượng lẫn chất lượng cho bộ phận sản xuất; bộ phận sản xuất phải sản xuất đúng theo yêu cầu về chất lượng, số lượng mà bộ phận kinh doanh đưa ra để tránh tình trạng hàng bị ứ đọng do sản xuất nhiều hoặc kém chất lượng làm gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận; bộ phận kinh doanh phải bán được hàng nhiều, Để làm được điều đó, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam tùy vào đặc điểm hoạt động mà nghiên cứu áp dụng các biện pháp quản trị hàng tồn kho tiên tiến trên thế giới cho phù hợp: hệ thống kiểm soát hàng tồn kho kịp thời (Just in time-JIT), hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (Suply chain management-SCM) hay hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning –ERP). 3.2.5. Đối với công tác quản lý nợ phải trả Kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ thanh toán bình quân ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận gộp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam. Điều này cho thấy việc quản lý nợ thanh toán cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp sản xuất cần quan tâm để đảm bảo mục tiêu tăng tỷ suất lợi nhuận gộp cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nên sử dụng đòn bẩy tài chính để tối ưu hóa lượng vốn vay, đảm bảo khả năng thanh toán ở mức kiểm soát ổn định. Bên cạnh đó, nhà quản trị cần xây dựng chính sách nợ ngắn hạn, nợ dài hạn phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất vừa có thể đảm bảo được khả năng thanh toán, vừa có thể tận dụng được nguồn vốn bên ngoài để gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh mà không mất chi phí sử dụng vốn, góp phần gia tăng tỷ suất lợi nhuận gộp. 3.2.6. Đối với hoạt động đầu tư tài chính Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ trọng tài sản tài chính và tỷ suất lợi nhuận gộp. Kết quả nghiên cứu cũng đã minh chứng cho thấy hoạt động đầu tư tài chính là hoạt động mà doanh nghiệp sản xuất quan tâm nhất sau hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại đơn vị để làm gia tăng hiệu quả hoạt động. Tài sản tài chính là loại tài sản có được dựa trên các quan hệ thị trường bao gồm các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng và các giấy tờ có giá khác. Theo kết quả thống kê mô tả cho thấy lượng tiền các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào tài sản tài chính khá cao, chiếm gần 14,51 % tổng lượng tiền đầu tư vào tài sản. Từ đó, một lần nữa cho thấy các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã nhận thấy
  51. 44 tầm quan trọng của công tác đầu tư tài chính đối với hoạt động kinh doanh chung tại đơn vị. Hơn nữa, khoản tiền đầu tư tài chính có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh, do vậy được xem như là nguồn vốn dự phòng cho nhu cầu của hoạt động kinh doanh chính tại doanh nghiệp. Vì vậy, công tác đầu tư tài chính cần được doanh nghiệp sản xuất chú trọng để gia tăng khả năng sinh lợi, tăng nguồn vốn dự phòng cho hoạt động kinh doanh chính. Để làm được điều đó, nguồn tài sản tài chính mà doanh nghiệp đầu tư phải bảo đảm an toàn, ít rủi ro, chuyển hóa thành tiền một cách nhanh chóng. Mỗi loại tài sản tài chính có rủi ro cũng như giá trị lợi ích mà nó mang lại, ví dụ: đối với tiền gửi ngân hàng, trái phiếu thì rủi ro thấp theo đó lợi nhuận mà nó mang lại cũng thấp; đối với cổ phiếu thì rủi ro cao theo đó lợi nhuận mà nó mang lại cũng tùy thuộc vào điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn đầu tư tài sản tài chính một cách hợp lý sao cho vừa đảm bảo an toàn, chuyển hóa thành tiền một cách nhanh chóng, đạt được lợi nhuận tối ưu. 3.2.6. Các hàm ý và đề xuất khác a. Đối với công tác quản trị vốn tiền mặt Công tác quản trị vốn tiền mặt cũng là vấn đề cần được doanh nghiệp sản xuất quan tâm đúng mức bởi tiền mặt cũng là thành phần vốn lưu động. Mục tiêu của quản trị vốn tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt mà doanh nghiệp nắm giữ để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách liên tục và đạt hiệu quả cao. Quản trị vốn tiền mặt là một phần của công tác quản trị vốn lưu động. Để công tác quản trị vốn tiền mặt đạt hiệu quả cao, nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh thất thoát: các khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải được kiểm duyệt, vị trí thủ quỹ không được kiêm nhiệm với kế toán tiền mặt, xây dựng quy chế thu chi tiền mặt một cách rõ ràng cũng như mức tồn quỹ tối thiểu hàng ngày. Thứ hai, doanh nghiệp cần dự đoán thu – chi tiền mặt của các luồng tiền hoạt động kinh doanh chính, hoạt động đầu tư tài chính một cách chính xác trên cơ sở các khoản thu – chi tiền mặt dự kiến trong kỳ b. Đối với xác định nhu cầu vốn lưu động