Báo cáo Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025

pdf 346 trang thiennha21 7401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_de_xuat_cac_giai_phap_de_thuc_day_chuyen.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH HẬU GIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN HẬU GIANG - 2013
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH HẬU GIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN HẬU GIANG - 2013
  3. I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 2. Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. Đào Duy Huân 3. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Tây Đô - Địa chỉ: 68 Lộ Hậu Thạnh Mỹ, Lê Bình, Cái Răng, TP. Cần Thơ - Số điện thoại: 07102.473.668 4. Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác) - Ths.NCS. Võ Minh Sang Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Đoàn Hoài Nhân Trường Đại học Tây Đô - Ts. Nguyễn Phước Quý Quang Trường Đại học Tây Đô - Ts. Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Tây Đô - Ths. Đào Duy Tùng Trường ĐH Nam Cần Thơ - Ths. Phòng Thị Huỳnh Mai Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Thái Ngọc Vũ Trường Đại học Tây Đô 5.Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: Năm bắt đầu: 2012 Năm kết thúc: 2013 6. Thời gian kết thúc thực tế: tháng 12 năm 2013 7. Kinh phí thực hiện đề tài: 263.800.000 đồng II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 1. Kết quả nghiên cứu 1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu Làm rõ thêm về lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế vào điều kiện cụ thể tỉnh Hậu Giang. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học Là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang. 2. Các sản phẩm khoa học 1. PGS.TS Đào Duy Huân, phân tích, đánh giá kinh tế tư nhân tỉnh Hậu Giang và gợi ý các chính sách, Tạp chí Tài chính-Marketing, Đại học Tài chính- Marketing, tháng 8 năm 2013. ii
  4. 2. PGS.TS Đào Duy Huân, phát triển các thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang, Tạp chí hội nhập, Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM, tháng 12- 2013. 3. PGS.TS Đào Duy Huân, Tái cơ cấu công nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ 2015-2020, Tạp chí kinh tế-kỹ thuật, ĐH KT-KT Bình Dương, tháng 5-2014. 4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang lý thuyết và thực tiễn, dự kiến NXB Đại học Cần Thơ 12/2014. 3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học Số Họ và tên TT Tên luận văn Cấp đào tạo Ghi chú * học viên 1 Lê Anh Dũng Nâng cao năng lực cạnh Thạc sĩ kinh tế Chủ nhiệm tranh của DN tỉnh Hậu hướng dẫn chính Giang 2 Nguyễn Văn Việt Đánh giá hiệu quả hoạt Thạc sĩ kinh tế Chủ nhiệm động của các Khu Công hướng dẫn chính nghiệp tỉnh Hậu Giang * Ghi các thông tin về: chủ nhiệm đề tài hướng dẫn chính hay tham gia hướng dẫn, thời gian và kết quả bảo vệ. 4. Các kết quả khác (nếu có) Hậu Giang, ngày 02 tháng 5 năm 2014 Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (Ký tên và đóng dấu) PGs.Ts. Đào Duy Huân iii
  5. TÓM LƯỢC Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, tỉnh Hậu Giang bước đầu đã hình thành được cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế khá phù hợp với bối cảnh khu vực, trong nước và thế giới. Để cho cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế luôn phù hợp môi trường bên trong và bên ngoài, Hậu Giang vẫn phải tiếp tục chuyển đổi chúng, vì thế đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” được đề xuất thực hiện. Mục tiêu chung của đề tài là khái quát các lý thuyết và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế, làm khung lý thuyết để phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những năm qua; từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện nhằm thúc đẩy chuyển dịch và chuyển đổi đó theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Các phương pháp nghiên cứu chính sử dụng cho đề tài là thống kế mô tả, thông qua sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia, nghiên cứu đối chiếu và đạt được các kết quả sau: Một là, đề tài đã phân tích khái quát các lý thuyết về cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế nói chung để làm cơ sở để xác định cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Hai là, thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về những kết quả tích cực đạt được và những hạn chế, khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đối mô hình tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang theo hướng cạnh tranh. Ba là, thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang đến năm 2020, tập trung phát triển ngành sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nuôi thủy sản, cây ăn quả, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ trên cơ sở lấy nông nghiệp làm nền tảng; phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Nghĩa là cơ cấu kinh tế Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp. Về mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là chuyển từng bước mô hình tăng trưởng theo số lượng sang mô hình phát triển chủ yếu theo chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng iv
  6. kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và đến năm 2030 đạt mức khá của cả nước. Bốn là, đề tài đề xuất các giải pháp đột phá sau: - Tập trung nguồn lực phát triển ngành sản xuất lúa gạo, phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung ứng dụng hiệu quả các tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ sinh học để cho năng suất cao nhất, nghiên cứu, ứng dụng thành công các phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao. Ổn định diện tích đất nông nghiệp, nhât là các khu vực diện tích có năng suât cao. Đổi mới cơ cấu cây trồng phù hợp với sinh thái từng vùng và nhu cầu thị trường. Tập trung đột phá trong giải quyết tăng năng suât bắp, đậu, cây ăn trái. - Tập trung công nghiệp thông qua khai thác thế mạnh của các khu và cụm công nghiệp (Sông Hậu - phát triển công nghiệp tàu thủy và chế biến thủy sản; Phú Hữu A các giai đoạn 1, 2 và 3 - sản xuất giấy và bột giấy, dầu khí, điện chạy than , xi măng; Tân Phú Thạnh - chế biến thủy sản, thức ăn gia súc, nước mắm, gỗ cao cấp, BT đúc sẵn, cơ khí, sản xuất giày và kho xăng dầu và các cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa, Vị Thanh, Đông Phú, Ngã Bảy, Long Mỹ) thành động lực phát triển của tỉnh. - Đầu tư có trọng điểm gắn liền với thực thi các chính sách để phát triển khoa học công nghệ; xây dựng và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu phát triển đột phá của tỉnh. Tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư các cơ sở đào tạo, các cơ sở dạy nghề chất lượng cao tại tỉnh. - Chăm lo đầu tư nông nghiệp, nông thôn, tập trung xây dựng hoàn thành chương trình nông thôn mới, đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020. - Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về đầu tư tại địa bàn tỉnh. Xây dựng đề án thực hiện PPP, trước hết chọn một số công trình hạ tầng trọng điểm thực hiện trên địa bàn; xây dựng đề án dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Năm là, Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường tốt hơn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Kết quả đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô nhình tăng trưởng vẫn còn khác nhau, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đột phá từng thời kỳ. Vì vậy, đề nghị giao cho các Sở kiểm chứng lại để có kết quả về sự thành công và hạn chế chính xác, mới đưa ra được chính sách và giải pháp khả thi. Kiến nghị Chính Phủ sớm xem xét để có cơ chế chính sách miễn 100% tiền thuê đất xây dựng nhà cho công nhân thuê và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các doanh nghiệp đến tỉnh đầu tư xây dựng nhà cho công nhân thuê tại các khu- cụm công nghiệp tập trung. Cuối cùng, đề tài cũng còn những hạn chế như chưa định lượng, chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, chưa làm nổi bật mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh. v
  7. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Thông tin chung về đề tài ii Tóm lược iv Mục lục vi Danh sách chữ viết tắt x Danh sách hình xii Danh sách bảng xiii MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Nét mới trong nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa thực tiễn 4 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Bố cục đề tài 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 9 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 12 2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế 12 2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 12 2.1.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế 12 2.1.2 Cơ cấu kinh tế 14 2.1.3 Tính khách quan, tính XH của cơ cấu KT, mô hình tăng trưởng KT 17 2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế 18 2.1.5 Vai trò của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế 19 2.1.6 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỉnh Hậu Giang19 2.1.6.1 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 19 vi
  8. 2.1.6.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang 20 2.1.7 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh 23 2.1.8 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Hậu Giang 24 2.2 Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 25 2.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp 25 2.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp 25 2.2.2 Phương pháp phân tích 26 2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 26 2.2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 26 2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đối chiếu 27 2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia 27 2.2.2.5 Mô hình kim cương và kim cương đôi của M.Porter 27 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu KTNN và nông thôn 30 3.1.1 Kết quả đạt được 30 3.1.2 Hạn chế 37 3.2 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN và XD 39 3.2.1 Kết quả đạt được 39 3.2.2 Hạn chế 45 3.3 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế TM và DV 47 3.3.1 Kết quả đạt được 47 3.3.2 Hạn chế 55 3.4 Đánh giá về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang 56 3.4.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những năm qua vẫn chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng 56 3.4.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện có chưa đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh đẩy nhanh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực 58 3.4.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh của Hậu giang so với các tỉnh trong khu vực và cả nước 60 vii
  9. 3.5 Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 69 3.5.1 Kết quả đạt được 69 3.5.2. Hạn chế 71 3.6 Kết quả đạt được trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng 72 3.7 Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách 75 3.7.1 Những thành công 75 3.7.2 Hạn chế của các chính sách 77 3.8 Đánh giá những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2011- 2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 78 3.8.1 Đánh giá lợi thế, điểm mạnh và hạn chế của HG từ môi trường bên trong 78 3.8.1.1 Những lợi thế, điểm mạnh 78 3.8.1.2 Những bất lợi, điểm yếu 82 3.8.2 Đánh giá những cơ hội, thách thức của HG từ môi trường bên ngoài 85 3.8.2.1 Những cơ hội 85 3.8.2.2 Những thách thức 86 3.9 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 88 3.9.1 Quan điểm, mục tiêu và chỉ tiêu 88 3.9.1.1 Quan điểm 88 3.9.1.2. Mục tiêu 89 3.9.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu 90 3.9.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế HG 92 3.9.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 92 3.9.2.2 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế 96 3.9.2.3 Dự báo chất lượng tăng trưởng 97 3.9.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với khắc phục những thiếu sót của mô hình tăng trưởng 99 3.9.4 Giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế 99 3.9.4.1 Tái cơ cấu khu vực nông nghiệp 101 3.9.4.2 Tái cơ cấu khu vực công nghiệp 105 viii
  10. 3.9.4.3 Tái cơ cấu khu vực thương mại-dịch vụ 113 3.9.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống doanh nghiệp 115 3.9.6 Đẩy mạnh phát triển các thị trường 124 3.9.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 136 3.9.8 Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ, tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm 141 3.9.9 Đẩy mạnh cải cách hành chính 151 3.9.10 Chính sách huy động vốn đầu tư 156 3.9.11 Lộ trình thực hiện 161 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận 165 Đề nghị 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 PHỤ LỤC 172 ix
  11. DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia GO Giá trị sản xuất IFE Ma trận đánh giá yếu tố bên trong EFE Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài SWOT Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ QSPM Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng AS Số điểm hấp dẫn TAS Tổng số điểm hấp dẫn WTO Tổ chức thương mại thế giới FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế SPSS Chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê VA Giá trị gia tăng TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp ICOR Hệ số sử dụng vốn UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt SQF Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm IPM Quản lý dịch hại tổng hợp PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh NGO Tổ chức phi chính phủ ODA Viện trợ phát triển chính thức ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ILO Tổ chức Lao động quốc tế R&D Nghiên cứu và phát triển SS So sánh NQ Nghị quyết CNXH Chủ nghĩa xã hội TX Thị xã TP Thành phố HG Hậu Giang NN Nông nghiệp CN Công nghiệp x
  12. NT Nông thôn XD Xây dựng TM Thương mại DV Dịch vụ KTXH Kinh tế xã hội UBND Ủy ban nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp CCN Cụm công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐND Hội đồng nhân dân DNTN Doanh nghiệp tư nhân SXSH Sản xuất sạch hơn XKLĐ Xuất khẩu lao động CSDN Cơ sở doanh nghiệp LĐNT Lao động nông thôn PCGD Phổ cập giáo dục TTDN Trung tâm dạy nghề THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông KHCN Khoa học công nghệ BĐS Bất động sản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam CNPT Công nghệ phụ trợ DNNN Doanh nghiệp nhà nước HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp TTS Thực tập sinh CNC Công nghệ cao TSCĐ Tài sản cố định KTQD Kinh tế quốc dân QL Quốc lộ KCCN Khu cụm công nghiệp CBCC Cán bộ công chức xi
  13. DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 Mô hình kim cương của Michael Porter 28 3.1 Loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 61 3.2 Đối tượng tiêu thụ chính của doanh nghiệp 62 3.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 62 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang 63 3.5 Đồ thị điểm mạnh-điểm yếu của doanh nghiệp Hậu Giang 64 3.6 Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến doanh nghiệp HG 64 3.7 Sự chuẩn bị tình hình kinh doanh thời gian tới của doanh nghiệp HG 66 3.8 Sự tác động của chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang 67 3.9 Định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang 68 xii
  14. DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 3.1 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản (giá SS 1994) 30 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông-lâm-thủy sản (giá thực tế) 31 3.3 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong nông nghiệp (giá SS 1994) 31 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp (giá thực tế) 32 3.5 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá SS 1994) 32 3.6 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế) 33 3.7 Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá SS 1994) 34 3.8 Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế) 34 3.9 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng 39 3.10 Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp tính theo giá trị sản xuất 40 3.11 Quy mô và cơ cấu thành phần tính theo giá trị sản xuất công nghiệp 41 3.12 Quy mô và cơ cấu ngành xây dựng theo giá trị sản xuất 44 3.13 Các cơ sở kinh doanh và lao động thương mại 47 3.14 Mạng luới chợ tỉnh Hậu Giang 48 3.15 Tình hình xuất nhập khẩu của Hậu Giang 50 3.16 Tình hình phát triển du lịch Hậu Giang 52 3.17 Khối lượng vận chuyển hàng hóa 54 3.18 Khối lượng vận chuyển hành khách 55 3.19 Tổng giá trị sản phẩm các khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2011 57 3.20 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế 58 3.21 Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang 59 3.22 Dự báo dân số và nguồn lao động của Hậu Giang đến năm 2020 81 3.23 Tăng trưởng tổng giá trị GDP Hậu Giang 97 3.24 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế 98 3.25 Các giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế HG 100 3.26 Sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp Hậu Giang đến năm 2020 104 3.27 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Khu vực II (giá SS 1994) 106 3.28 Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) Khu vực II (giá SS 1994) 106 3.29 Dự kiến các sản phẩm chủ yếu công nghiệp 108 3.30 Dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đến năm 2020 110 3.31 Dự kiến phát triển Trung tâm thương mại, siêu thị và chợ 135 3.32 Dự báo vốn đầu tư toàn xã hội 2016-2020 157 xiii
  15. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đã có bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hậu Giang có lợi thế là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bắc bán đảo Cà Mau qua quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên Giang. Những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương đã tạo nhiều cơ hội cho tỉnh Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộ máy, hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, Hậu Giang có điểm mạnh nổi bật là sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Tỉnh Ủy, quản lý điều hành năng động, sáng tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, sự liên kết với các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên đã huy động được nhiều nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 8 năm qua. Chính nhờ sự tận dụng tối đa những cơ hội và sử dụng hiệu quả điểm mạnh trên, Hậu Giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tốc độ cao so với vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao 12,38%/năm (năm 2011 đạt 14,12%; năm 2004 là 10,81%). Trong đó, khu vực I: Nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,55%/năm (năm 2004 là 3,99%); khu vực II: Công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,28%/năm (năm 2004 là 12,64%); khu vực III: Dịch vụ tăng bình quân 18,64%/năm (năm 2004 là 12,19%). Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 15,59% (năm 2004 là 15,29%); trong đó: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,76% (năm 2004 là 5,39%), công nghiệp-xây dựng tăng 19,75% (năm 2004 là 9,85%), thương mại-dịch vụ tăng 20,88% (năm 2004 là 17,3%). Tổng giá trị gia tăng của Hậu Giang năm 2011 đạt 15.155 tỷ đồng theo giá thực tế và 7.256 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2004. 1
  16. Tuy nhiên, những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên chỉ là bước đầu, chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của Hậu Giang. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng chưa thật ổn định, bền vững; năng lực cạnh tranh kinh tế tỉnh còn thấp, nhất là năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa vững chắc so với yêu cầu phát triển, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế-xã hội còn yếu kém, chưa đồng bộ; sản xuất nông nghiệp chi phí sản xuất cao, chất lượng hàng hóa nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, việc áp dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp phát triển chậm, chưa có nhiều sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Quy mô giá trị gia tăng (VA) của Hậu Giang vẫn còn nhỏ so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu so tỷ trọng VA của tỉnh với cả vùng trong giai đoạn 2004-2011, chỉ chiếm khoảng 3,7-4,0%, năm 2011 tỷ trọng tổng VA của Hậu Giang so với ĐBSCL là 4,4% (15.155 tỷ đồng so với khoảng 344.000 tỷ đồng). Giá trị gia tăng bình quân đầu người 19,66 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2004 (năm 2004 là 5,99 triệu đồng); quy USD đạt 959 USD (năm 2004 là 383 USD), bằng 73,7%VA/người của cả nước và 84-85%VA/người của vùng ĐBSCL. Tất cả các hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, việc tiếp tục đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2004-2011 và nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy chúng theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là vấn đề cần thiết. Để góp một phần nhỏ về các ý tưởng vào phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang, với sự đồng thuận của Hội đồng Khoa học tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025”. Mục đích của đề tài là thông qua khái quát lý thuyết, để làm cơ sở đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2004-2011. Đồng thời đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 2
  17. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang trong 6 năm (2005-2011), trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian qua. (2) Phân tích, đánh giá tác động của các giải pháp hỗ trợ đến thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. (3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 3. Nét mới trong nghiên cứu Thông qua phân tích, đánh giá các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2011 sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn những kết quả tích cực đạt được và những hạn chế, khó khăn trong quá trình chuyển dịch và nguyên nhân của tình hình. Thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất các chiến lược ưu tiên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, thông qua thiết lập ma trận SWOT (điểm mạnh-yếu, cơ hội-thách thức), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận QSPM. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung để tiếp tục thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường tốt hơn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 3
  18. 4. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu của tỉnh trong việc đưa ra các chiến lược tái cơ cấu kinh tế tỉnh. Đồng thời nó cũng là dữ liệu tham khảo cho sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội , nhất là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nội hàm tổng thể cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang đến năm 2025. Nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025. Giới hạn sử dụng số liệu thứ cấp đến năm 2011, một số nội dung cập nhật đến năm 2012. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề nghị, đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 4
  19. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Tình hình nghiên ngoài nước Về lý thuyết cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế đã được các học giả tiền bối nghiên cứu khá kỹ lưỡng, trong đó phải nói đến lý luận tái sản xuất Tư bản và hình thái Tư bản của Karl Marx. Trong nền kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế được các nhà nhiên cứu các nước quan tâm nghiên cứu trên bình diện toàn cầu và từng quốc gia, chẳng hạn: Mô hình dựa vào tài nguyên của D. Ricardo: cho rằng đất đai là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Vì thế, khu vực đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế là nông nghiệp. Của cải, hay sản lượng quốc gia có được là từ đất. Nhưng đất thì có giới hạn, sử dụng quá nhiều thì đất sẽ bạc màu, làm cho năng suất giảm, vì vậy mức giá sẽ tăng, tức lạm phát tăng. Mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực): lý giải rằng, nguồn gốc của tăng trưởng dựa vào hai yếu tố chính là lao động và vốn. Tăng trưởng kinh tế dựa vào hai khu vực chính là nông nghiệp và công nghiệp. Tiêu biểu cho mô hình này mô hình Lewis của trường phái Tân cổ điển và Harry T.Oshima. Mô hình Harrod-Domar: lại giải thích rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào sản xuất tăng lên. Mô hình Sung Sang Park: từ tình hình thực tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, nhà kinh tế học gốc Hàn Quốc lại cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người, để có thể có nguồn nhân lực trình độ cao, nhằm tiếp thu và phát triển những công nghệ hiện đại nhất của nhân loại mà không cần đầu tư nghiên cứu và phát triển. Hay nói cách khác, với nguồn nhân lực trình độ cao, một quốc gia có thể “đi tắt, đón đầu” công nghệ của thế giới. Thực tế đã cho thấy, có những quốc gia bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh như nước Đức, nhưng nhờ có nguồn nhân lực với trình độ kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt, đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, đạt được sự tăng trưởng thần kỳ. Về thực tiễn cho thấy ở tất cả các nước đều quan tâm, nhất là sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, trong có có những quốc gia tiêu biểu như: 5
  20. Trung Quốc: tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế mới là một trong những nội dung được các nhà khoa học, chính phủ Trung Quốc quan tâm. Bởi vì sau 30 năm phát triển, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều hiện tượng phức tạp, hoạt động sản xuất có xu hướng giảm sút trong 9 tháng năm 2010, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên lợi thế lao động giá rẻ, dựa trên lợi thế về tài nguyên. Sau 3 thập kỷ Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới và cho đến nay không có ngành sản xuất nào thực sự có khả năng cạnh tranh trên thế giới. Điều này đã buộc các nhà khoa học Trung Quốc phải nghiên cứu và đề xuất sự cấp bách phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng những ngành sản xuất mới có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn. Trong tăng trưởng chủ yếu nhằm vào nâng cao chất lượng. Một thành tố rất quan trọng của chiến lược mới là sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, hướng mạnh vào thị trường trong nước, chú trọng hơn đến phát triển nông thôn. Trung Quốc đã thực thi một loạt giải pháp toàn diện, song đặc biệt nhấn mạnh một số giải pháp: tăng cường khả năng tự chủ, sáng tạo, xây dựng đất nước theo mô hình đổi mới, sáng tạo, coi đây là điều cốt yếu của chiến lược phát triển, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cần tránh tăng trưởng tốc độ cao mà quên đi vấn đề môi trường, chú ý xây dựng nền kinh tế tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và bảo vệ môi trường; phát triển hợp lý vấn đề tam nông. Trung Quốc coi trọng quy hoạch tổng thể sự phát triển thành thị và nông thôn, khai thác phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu là đất đai, coi trọng sự phát triển con người. Trong đổi mới mô hình tăng trưởng cần đề cao vai trò của các địa phương điển hình là Quảng Đông, từ tỉnh có nền nông nghiệp lạc hậu trở thành tỉnh có nền kinh tế đứng đầu Trung Quốc. Quảng Đông kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, theo con đường CNXH đặc sắc Trung Quốc, kiên định lấy dân làm gốc và tư tưởng giải phóng, dám thử, dám làm, cải cách kinh tế theo hướng thị trường XHCN, xử lý chính xác quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Về đổi mới mô hình doanh nghiệp, Trung quốc cũng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình công ty quản lý, đầu tư vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp cũng như phương pháp quản trị công ty, minh bạch hóa thông tin, mối quan hệ giữa công ty với cổ đông chiến lược và các công ty khác thuộc danh mục đầu tư. 6
  21. Kỳ họp quốc hội Trung Quốc tháng 3 năm 2011 đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ chuyển hóa toàn bộ mô hình kinh tế, từ phương thức tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu sang phương thức tăng trưởng mới mà động lực chính là người tiêu dùng Trung Quốc. Để tăng tỷ trọng của tiêu dùng cá nhân trong GDP (từ 35% lên 45%), Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trương tăng phần của tiền lương trong giá trị gia tăng bằng biện pháp nâng mức lương tối thiểu cho các đối tượng lao động có thu nhập thấp (70% tổng số lao động) là lao động nông thôn và lao động nông thôn di dân đến thành thị (dân công). Đồng thời cải thiện an sinh xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và nhà ở, trợ cấp thất nghiệp và tiền hưu. Trung Quốc chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từ những ngành công nghiệp thâm dụng tư bản và không tận dụng lao động dư thừa sang những ngành công nghiệp gắn với sự phát triển dịch vụ và sử dụng lao động nhiều hơn, mục tiêu là tăng việc làm với tỷ suất tăng trưởng GDP chậm hơn, bình quân 7%/năm. Đồng thời nâng hạng chất lượng sản phẩm của Trung Quốc từ hạng dưới lên hạng trung và cao. Sau cùng là cải thiện môi trường sinh thái, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, hướng đến mô hình tăng trưởng xanh và sạch hơn. Về mô hình xã hội chính trị, Trung Quốc tiến hành cải cách chính trị và mở rộng dân chủ để duy trì phát triển hiện nay. Trung Quốc cho rằng nếu không có cải cách chính trị thì không thể thực hiện được cải cách kinh tế, mong muốn và sự cần thiết dân chủ và tự do không thể cưỡng lại được. Thái Lan: đã thành công trong nghiên cứu và vận dụng rất thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn như: tạo việc làm thông qua thay đổi và cơ cấu lại hệ thống sản xuất nông nghiệp, mở rộng hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, gắn kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Trọng tâm của chính sách đào tạo lao động nông thôn nhằm đào tạo lại lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp, đào tạo ngành phi nông nghiệp, nhất là chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái, đào tạo các kỹ năng marketing và buôn bán nông nghiệp quy mô nhỏ, hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp nông thôn quy mô vừa và nhỏ nhằm thu hút lực lượng lao động. Nhật Bản: trong bối cảnh bị cạnh tranh quyết liệt từ các con rồng, con hổ kinh tế châu Á, từ các nền kinh tế công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore đến các gã khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ, 7
  22. kinh tế Nhật Bản đã tỏ ra chậm chạp, thậm chí là đuối sức trong cuộc đua. Một trong những nguyên nhân đưa Nhật Bản đến thời kỳ suy thoái kéo dài là do mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu không còn phù hợp với vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chính điều đó đã buộc Nhật Bản nghiên cứu và chuyển đổi thành một nền kinh tế tiêu thụ như Mỹ thì mới giúp nền kinh tế này phát triển bền vững hơn. Do vẫn duy trì định hướng xuất khẩu nên mặc dù nằm cách xa trung tâm của cuộc khủng hoảng ở Mỹ và Anh, nền kinh tế Nhật Bản đã được ghi nhận là rơi nhanh nhất và sâu nhất trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Từ nhận thức đó, Nhật đang tìm cách thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế với việc phát triển thị trường nội địa làm trọng tâm. Theo đó, chính phủ Nhật đã tìm cách tăng nhu cầu trong nước và bảo vệ đời sống nhân dân theo triết lý “tương thân tương ái”. Khoảng cách nông thôn và thành thị phải được thu hẹp. Thông qua đó sẽ ưu tiên hỗ trợ dân chúng, trợ giúp những gì thiết yếu cho trẻ em, giáo dục, y tế và điều dưỡng trong một xã hội Nhật Bản đang già đi. Chính sách này như chuyển “từ bê tông sang con người”. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang được xem xét lại để chuyển đổi cấu trúc chính sách tài chính. Như vậy, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới II, trọng tâm chú ý ở Nhật Bản sẽ là những hộ gia đình chứ không phải là các công ty. Cam kết sửa đổi lại chính sách hậu chiến tranh của Nhật Bản và thiết lập một xã hội dựa trên khái niệm “tương thân tương ái” của mình, ông Hatoyama nói rằng “thời kỳ thay đổi thật sự đang nằm phía trước”. Trong quá khứ Nhật Bản đã cho thế giới tận hưởng những sản phẩm công nghệ tiên tiến của họ, nếu chính sách mới ưu tiên công nghệ xanh và vì con người này thành công, Tokyo có thể trao món quà mô hình phát triển kinh tế mới cho các nước láng giềng và thế giới. Malaysia: sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Malaysia đã nghiên cứu và đưa ra chính sách mới về kinh tế như: tất cả những người bản xứ, cũng như những người thuộc các chủng tộc khác, đều được phép tham gia đấu thầu các công trình, dự án một cách cạnh tranh và minh bạch, phù hợp với các điều luật nghiêm ngặt và rõ ràng. Tập trung nâng cao mức thu nhập cho tất cả các nhóm đối tượng bị thiệt thòi, sống ở các vùng sâu vùng xa. Quỹ tiết kiệm người lao động sẽ được phép đầu tư nhiều hơn vào các tài sản ở nước ngoài. Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia sẽ được hợp 8
  23. nhất và đổi tên thành Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia nhằm hoạt động hiệu quả như một cơ quan xúc tiến đầu tư. Một số công ty thuộc Bộ Tài chính có thể sẽ được tư nhân hóa và Công ty dầu khí quốc gia Petronas sẽ chọn hai công ty con có tầm cỡ để niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm nay. Đây là một động thái nhằm làm giảm bớt sự can dự của chính phủ trong hoạt động kinh doanh của công ty và tăng cường vai trò của khu vực tư nhân. Ông Najib cho biết chính phủ sẽ xem xét lại chế độ trợ giá và mở rộng cơ sở tăng doanh thu thông qua việc áp thuế hàng hóa và dịch vụ như đã đề nghị. Malaysia sẽ theo đuổi các chính sách kinh tế phát triển các ngành công nghiệp kinh tế trí thức trong tương lai, nhằm tạo ra nhiều việc làm có mức lương cao và mang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người. Việc tạo ra một đất nước có thu nhập cao đồng nghĩa với việc người lao động có mức lương cao hơn nhờ tăng trưởng kinh tế không phải chỉ từ vốn mà còn từ năng suất đạt được thông qua trình độ tay nghề, sự đổi mới, sự phối hợp, thương hiệu mạnh và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như đảm bảo quyền bảo vệ tác giả. Theo mô hình mới, tất cả mọi người dân đều được quyền cống hiến cũng như hưởng thụ những thành quả kinh tế của đất nước. Tiếp tục phát triển công nghệ thông tin, điện và điện tử, các ngành công nghiệp dựa vào nguyên liệu dầu cọ, dầu mỏ, khí đốt, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng, du lịch và nông nghiệp. Malaysia cũng quyết tâm phấn đấu chiếm lĩnh vai trò dẫn đầu trong công nghệ xanh bằng cách phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp xanh có giá trị cao và phấn đấu trở thành một trung tâm sinh học hàng đầu thế giới. 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã xác định trọng tâm quan trọng trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 là: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công chỉ có thể thành công trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển theo quy hoạch. 9
  24. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh là dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao. Dựa trên cơ sở máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp để chuyển sang phát triển theo chiều sâu, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Để sau năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một trong những thành phố hiện đại, phát triển nhanh và năng động nhất khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vươn lên trở thành một trung tâm đa chức năng, trong đó nổi bật là một trung tâm tài chính của khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp giữ vai trò chi phối. Tỉnh Đồng Nai xác định mô hình tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 tầm nhìn 2025 là chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tài nguyên, vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và tiến bộ khoa học kỹ thuật bao gồm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất hiện đại, phần mềm quản lý tiên tiến đảm bảo nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Thực tế tỉnh Đồng Nai cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, do các yếu tố của tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng như lao động, tài nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, trong khi trình độ của người lao động và công nghệ vẫn còn hạn chế thì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng vẫn được tiếp tục. Song, giai đoạn 2016 trở đi, tỉnh Đồng Nai xác định chuyển sang phát triển theo chiều sâu, tức là dựa chủ yếu vào nhân tố TFP (Total Factor Productivity: Năng suất các yếu tố tổng hợp). Trên giác độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính: vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Theo mô hình này, tăng trưởng kinh tế được phân thành 2 loại: tăng trưởng theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; tăng trưởng theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP. Đối với Tỉnh Hậu Giang, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015) nhất trí mục tiêu chung: “Tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; tập trung chuyển dịch cơ cầu kinh tế và cơ cấu lao động nông 10
  25. nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; ” (NQĐH, trang 53). Các hội thảo khoa học và đề án quy hoạch của các sở đã đề cập tất cả các lĩnh vực liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang. Tuy vậy, nếu đi sâu vào, thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, do giai đọan này gắn với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực mạnh mẽ, nên cần phải được nghiên cứu đầy đủ hơn. Đây chính là vấn đề sẽ được nghiên cứu trong đề tài này. 11
  26. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái luận tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học được dùng để chỉ sự gia tăng về qui mô sản lượng của nền kinh tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định, được đo lường bằng chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng GDP, GNP và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quyết định cho phát triển xã hội, là nền tảng vật chất của tiến bộ và văn minh xã hội. Tuy nhiên nội hàm tăng trưởng kinh tế là tăng lên về số lượng, khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ chất lượng của sự tăng trưởng, do vậy trên thực tế không phải sự phát triển nào cũng có lợi cho xã hội. Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc năm 1996 đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu cần tránh, đó là: - Tăng trưởng không việc làm: không tạo ra việc làm mới. - Tăng trưởng không lương tâm: chỉ quan tâm một bộ phận người giàu có, nhưng không cải thiện điều kiện sống của đại đa số quần chúng. - Tăng trưởng không tiếng nói: không gắn với sự phát triển về dân chủ. - Tăng trưởng không gốc rễ: làm đạo đức xã hội bị suy thoái. - Tăng trưởng không tương lai: làm hủy hoại môi trường sống. Nhiệm vụ của chúng ta là cần phải lựa chọn những loại tăng trưởng tốt, loại bỏ những loại tăng trưởng xấu nhằm hướng tới mục tiêu: tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững. 2.1.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Khái niệm Mô hình tăng trưởng kinh tế: Là sự phản ánh khái quát những đặc tính chủ yếu của phương thức tăng trưởng kinh tế thể hiện các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau trong từng điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế. Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều hướng tới lý giải nguồn gốc của tăng 12
  27. trưởng kinh tế, để từ đó các nhà hoạch định chính sách chọn lựa mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp. Cụ thể như: Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: có nhiều lý thuyết và nhiều khái niệm về mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, song chung qui lại là phương thức tăng trưởng sử dụng nhiều vốn, công nghệ lạc hậu, với đa số lao động tay nghề thấp chủ yếu làm gia công, lắp ráp, khai thác và bán rẻ tài nguyên thô hoặc sơ chế. Hệ quả là chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế không cao, thu nhập của người lao động thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: có nhiều cách trình bày khác nhau, chẳng hạn như mô hình dựa vào tài nguyên của D. Ricardo, mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực), mô hình Harrod-Domar, mô hình Sung Sang. Như vậy, có nhiều lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế, mỗi mô hình đều có mặt tích cực và hạn chế của nó. Song nhìn trên tổng thể mô hình Solow, Kaldor và Sung Sang Park là phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì mô hình tăng trưởng kinh tế Solow, Kaldor và Sung Sang Park dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt. Máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp hay phần mềm tiên tiến, chỉ có thể phát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng bởi nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp bối cảnh các nước đang phát triển hiện nay. Về mô hình kinh tế gắn kết với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, người ta có thể phân ra các loại mô hình: “mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau”, “mô hình tăng trưởng kinh tế trước, công bằng xã hội sau”, “mô hình tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội giải quyết đồng thời”. Trong đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu mô hình tăng trưởng theo tiêu chí sử dụng nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, do đó chúng tôi sẽ phân tích về các mô hình sau: tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và mô hình kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu nhằm phát triển và tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. 13
  28. Chất lượng của tăng trưởng Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng tăng trưởng, mỗi cách tiếp cận có ưu và nhược điểm riêng. Chúng tôi sử dụng các tiêu chí sau đây để đánh giá chất lượng tăng trưởng: - Tăng trưởng kinh tế, thông qua tăng thu nhập quốc dân được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) một cách ổn định, bền vững của kinh tế. - Tăng trưởng kinh tế phải là cơ sở để giúp tăng trưởng công ăn việc làm cho người dân trên phạm vi toàn tỉnh, nhất là lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn. - Tăng trưởng kinh tế sẽ là cơ sở để tăng thu nhập GNP, sức mua cho người dân trong tỉnh, từ đó cải thiện thường xuyên đời sống của người dân, phát triển thị trường nội địa của tỉnh. - Tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần vào phát triển tri thức, trình độ học vấn, y tế và văn hóa tinh thần cho đông đảo người dân trong tỉnh. - Tăng trưởng với việc tăng của cải hay vốn tự có của kinh tế tỉnh, nghĩa là tăng nội lực của tỉnh (tức là tài sản hiện có trừ đi nợ nước ngoài và tài nguyên không tái tạo được đã khai thác). - Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường thiên nhiên. 2.1.2 Cơ cấu kinh tế Theo C. Marx, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. C.Márx đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế được thể hiện trên hai phương diện vật chất kỹ thuật và kinh tế-xã hội. Về phương diện vật chất kỹ thuật: gồm có cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế; cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ của các loại hình tổ chức sản xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế; cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế-xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất. 14
  29. Về phương diện kinh tế-xã hội: bao gồm cơ cấu theo các thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên xã hội; Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ. Nó phản ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các ngành, lĩnh vực và các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất. Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế theo lý luận của David Ricardo không phù hợp nữa. Ricardo cho rằng các nước giàu tài nguyên có thể phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô. Theo các nhà kinh tế học Mỹ Latinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vì nước Anh không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song có lợi thế về khu vực chế tạo; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự do để có thể nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng chế tạo. Tuy nhiên, đầu thế kỷ 20, Mỹ vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này có gần như đủ loại tài nguyên thiên nhiên, có nền nông nghiệp và khu vực chế tạo phát triển. Mỹ đã không đi theo đường lối thương mại tự do và chính sự bảo hộ nông nghiệp của Mỹ đã làm cho xuất khẩu nông sản của Mỹ bị đình trệ trong thập niên 1920 và thập niên 1930. Từ lập luận như thế, các nhà kinh tế học Mỹ Latinh chủ trương rằng: muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu. Quan sát mô hình phát triển kinh tế của Phổ, theo đó trong khi nông nghiệp còn đang là khu vực chủ đạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được Nhà nước ưu tiên phát triển làm động lực cho công nghiệp hóa, các nhà kinh tế học theo trường phái cơ cấu chủ trương rằng nhà phát triển kinh tế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô, còn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo. Vì vậy, các nước đang phát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào như cầu trong nước. 15
  30. Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra đời chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển từ thập niên 1950. Từ thành công của Marshall sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà kinh tế học phát triển ở các nước phát triển cho rằng các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu Nhà nước can thiệp hợp lý. Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt W. Rostow. Rostow cho rằng để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, cần phải trải qua bốn giai đoạn: (1) xã hội truyền thống; (2) chuẩn bị các tiền đề để cất cánh; (3) cất cánh; (4) trưởng thành; và (5) chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mô lớn. Các nước đang phát triển ở vào các giai đoạn thứ nhất và thứ hai. Muốn cất cánh, các nước đang phát triển cần phải thỏa mãn ba điều kiện, đó là: tăng tỷ lệ đầu tư lên không dưới 10% thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ lệ tiết kiệm hoặc nhận viện trợ của nước ngoài, có một hoặc một số ngành chế tạo tăng trưởng nhanh chóng, và có một khung chính trị, xã hội, thể chế cho phép ngành kinh tế hiện đại phát triển. Rostow nhấn mạnh tốc độ phát triển mà không đề cập đến thay đổi cơ cấu ngành. Do đó, lý luận của Rostow hàm ý phát triển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, các nhà kinh tế học Marxist mới (American Marxist) đưa ra lý thuyết phát triển phụ thuộc (dependent development). Thế giới chia làm hai nhóm: nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo. Sự phát triển của nhóm nước nghèo là "sự phát triển phụ thuộc", theo đó sự phát triển này phụ thuộc vào vốn, thương mại và công nghệ mang đến từ các nước giàu. Các nước kém phát triển thường phụ thuộc vào các nước phát triển và bị bóc lột. Ngay trong một nước nghèo có thể có tầng lớp thống trị (bao gồm chính trị gia, quân nhân, ) có quan hệ khăng khít với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước. Vì vậy, các nước nghèo không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ trương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng cửa và tự cấp tự túc. Lý thuyết phát triển phụ thuộc sau đó phát triển hơn, đặc biệt là bởi các học giả từ Châu Mỹ La Tinh. Phát triển phụ thuộc nhiều khi là cần thiết, không tránh khỏi. Hầu hết các nước phát triển từ nghèo thành giàu như Australia, Canada, các nước Đông Á, một số nước Mỹ La tinh như Brazil, Argentina đều phải dựa vào phát triển phụ thuộc. Tuy nhiên, kết cục các 16
  31. nước này cũng khác nhau, tùy theo các yếu tố khác, đặc biệt là năng lực lãnh đạo của nhà nước. Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, bên cạnh dựa vào thương mại, công nghệ của nước ngoài (như Mỹ), còn có một nhà nước minh bạch, có năng lực quản lý. Vào thập niên 1980, kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải dựa vào thị trường chứ không phải vào sự can thiệp của nhà nước. Nói cách khác, họ đề cao phát triển kinh tế thân thiện với thị trường. Các biện pháp cần thực hiện là xóa bỏ những hạn chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công cộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài khoản vốn, v.v Một chương trình tổng hợp những biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington. Lý luận tân cổ điển về phát triển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới tán thành. Ngoài ra còn có Lý thuyết phát triển kinh tế lấy xã hội làm trung tâm; Lý thuyết phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm và lý thuyết phát triển bền vững. 2.1.3 Tính khách quan, tính xã hội của cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Tính khách quan: do sự phát triển của lực lượng sản xuất, nên phân công lao động trong nền kinh tế xã hội biến đổi ngày càng sâu sắc. Hệ quả các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được thay đổi sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó, từ đó đòi hỏi mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ hình thành và vận động phù hợp. Mọi sự tác động của nhà nước vào cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế không tuân thủ qui luật khách quan thì sẽ có nguy cơ không thiết lập được cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tối ưu. Thực tiễn quá trình thiết lập cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng. Tính chất lịch sử xã hội: sự biến đổi của cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi của các yếu tố về chính trị, xã hội của thế giới, của từng quốc gia, trong từng thời kỳ lịch sử, nhất là ảnh hưởng bởi chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu và chính sách của nhà nước từng thời kỳ. Bởi vì cơ cấu kinh tế được hình thành còn để phục vụ cho các mục tiêu về chính trị-xã hội. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi các đặc trưng văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc, bởi chính sách cụ thể của từng quốc gia. 17
  32. 2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao động giản đơn thành lao động phức tạp, làm dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác. Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ phá vỡ mô hình kinh tế hiện hữu, hình thành một mô hình tăng trưởng kinh tế mới phù hợp hơn, thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế. Và ngược lại nếu như xã hội không có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa một ngành nào đó, thì cơ cấu giữa các ngành sẽ không thay đổi. Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy định chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các ngành kinh tế, cơ sở kinh tế, tác động đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu của nền kinh tế quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa, thị trường thế giới thống nhất tạo điều kiện cho các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng toàn cầu. Sự biến động về chính trị, xã hội của một nước hay một số nước, nhất là nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, của các nước khác trên thế giới và khu vực. Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng thay đổi, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là định hướng chung cho mọi thành phần, mọi doanh nghiệp trong cả nước, phấn đấu thực hiện dưới sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định, thể chế chính sách của nhà nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắt các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ và suy thoái kinh tế của các quốc gia lớn trên thế giới năm 2008 đến nay, đã tác động xấu đến kinh tế Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng, nhưng nó cũng mang lại nhiều nhân tố tích cực hay “động lực” cho việc tìm đến cơ hội như: phá vỡ cục bộ hay toàn cục cơ cấu kinh tế cũ, mô hình kinh tế đang vận hành, vì với cơ cấu kinh tế cũ và mô hình hiện hành không đảm bảo khả năng cạnh tranh, không đảm bảo kinh tế phát triển bền vững, không khai thác hiệu quả các tiềm lực. Nó giúp tái 18
  33. thiết mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế mới, trật tự kinh tế mới, tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững theo xu hướng toàn cầu hóa, có khả năng cạnh tranh. 2.1.5 Vai trò của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế - Thiết lập và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách có ảnh hưởng đến hình thành, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế. - Tạo lập và đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp phù hợp với yêu cầu của việc tạo lập cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế. - Nhà nước tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho quá trình thiết lập, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế. - Nhà nước còn có vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh chúng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. - Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, nhằm tạo điều kiện tốt cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế. 2.1.6 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỉnh Hậu Giang 2.1.6.1 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam Về mô hình tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam đã được nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ ba, Khóa XI xác định như sau: Về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Đây là một cơ sở quan trọng nhất để xác định nội dung cốt lõi của mô hình tăng tưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang. Vì 19
  34. thực chất mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế tỉnh là sự cụ thể hóa mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của cả nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh. 2.1.6.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang Trên cở sở lý thuyết đó, chúng tôi đồng tình với nhiều nhà khoa học cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh đến năm 2020 tầm nhìn 2025 là Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tài nguyên thiên nhiên - vốn đầu tư - nguồn lao động và khoa học & công nghệ, vừa mở rộng qui mô SXKD vừa đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh. Tài nguyên thiên nhiên (Resources): là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh là đất đai, khoáng sản, rừng và nguồn nước, Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng theo chiều rộng. Vì chúng tạo nên lợi thế của tỉnh về các yếu sản xuất, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng chiều rộng. Tuy vậy, dây chỉ là nhóm yếu tố ban đầu, chứ không phải duy nhật. Thí dụ Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao, nền kinh tế dựa trên đầu tư chiều sâu có sức cạnh tranh cao. Lao động: Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn tài chính và được xác định bằng số lượng dân số, nguồn lao động của mỗi quốc gia, địa phương. Nhưng các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế, những lao động có ý thức kỷ luật cao và có sức khỏe tốt. Vì vậy, vốn nhân lực có thể đầu tư thông qua giáo dục, đào tạo hay y tế. Thu nhập đem lại của loại vốn này phụ thuộc vào khả năng sở hữu của từng cá nhân. Vốn nhân lực có đặc điểm khác biệt tạo nên đặc trưng khi so với các nhân tố khác như: bản thân vốn nhân lực có thể tự sinh ra và tăng lên trong quá trình lao động. Khả năng này được hiểu là quá trình gia tăng kinh nghiệm của người lao động trong quá trình sản xuất làm năng suất lao động tăng lên. Mặt khác, vốn nhân lực có khả năng chia sẻ, chuyển giao mà không làm giảm đi nguồn lực ban đầu. Ví như, khi chia sẻ tri thức của 20
  35. người lao động này sang người lao động khác, không làm giảm tri thức của người đã chia sẻ. Đối với các nước tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng thì sự đóng góp của quy mô, số lượng lao động, giá lao động rẻ rất quan trọng. Nhưng số lượng lực lượng lao động đông đảo không phải là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng nếu như quốc gia đó có vốn nhân lực thấp. Đặc biệt là các nước, các địa phương đang tăng trưởng, nơi mà lao động nông nghiệp-nông thôn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lực lượng lao động. Vốn: vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những tài sản nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Ở nước ta, cũng như các địa phương, do đang ở giai đoạn tăng trưởng chiều rộng nên sự đóng góp của vốn sản xuất kinh donah thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy, tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Có nhiều lý thuyết kinh tế đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với yếu tố vốn. Như lý thuyết Harrod-Domar cho rằng: đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào từ một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư của đơn vị đó. Với công thức: s g = k Trong đó: - g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng đầu ra - s: tỷ lệ tiết kiệm - k: hệ số vốn đầu ra hay hệ số (ICOR) - Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học đem đến cho thế giới những điều kỳ diệu, cho phép nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh, tạo cơ sở để quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được rất nhiều công nghệ mới trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, đã góp phần gia tăng nhanh chóng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh. 21
  36. Đề tài cho rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế hợp lý của Hậu Giang, trước hết thể hiện được hiệu quả sử dụng các nhân tố tổng hợp. Năng suất các yếu tố tổng hợp là một khái niệm để đo lường tác động của các nhân tố tác động đến tổng sản phẩm nội địa của một nền kinh tế, một địa phương. Năng suất các yếu tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đóng góp của các yếu tố như : kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động - cơ cấu lại nền kinh tế - hàng hoá, dịch vụ - chất lượng trang thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý, tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn. (Cách gọi khác của TFP là MFP - Multifactor productivity). Năng suất nhân tố tổng hợp phản ảnh hiệu quả sử dụng các thành tựu của tiến bộ công nghệ, nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế; cũng như tác động của các yếu tố thể chế, chính sách, quá trình mở cửa, hội nhập, vốn nhân lực; tất cả tạo nên hiệu quả, năng suất sử dụng lao động cao hơn và tạo nên phần còn lại của thu nhập sau khi loại trừ tác động của yếu tố vốn và lao động. Trong khi vốn và lao động được xem như là các nhân tố vật chất có thể lượng hoá được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. TFP được coi là nhân tố phi vật chất tác động đến tăng trưởng, được coi là nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu. Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng số lượng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng thu nhập, điều kiện lao động được cải thiện. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Sự đóng góp của TFP ngày càng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia phát triển có mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế chiếm từ 50% đến 75%. Trong khi các quốc gia đang phát triển TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thường thấp hơn 50%. Sau đó ICOR: là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Đây là tập hợp các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh “Incremental Capital Output Ratio”. Trong tiếng Việt, ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. 22
  37. ICOR được tính bằng công thức sau: ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1) Trong đó: K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước. Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định: mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng. Tuy công thức tính ICOR đơn giản, song việc đem so sánh kết quả tính có thể gây nhiều tranh cãi bởi một số lý do sau: Cách xác định vốn và sản lượng giữa những người/tổ chức tính toán có thể không thống nhất. Các giả định nói trên không được thỏa mãn. Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang: theo quyết định 1446/ TTg của thủ trướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 27/8/2013, thì cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu giang đến năm 2020 là lấy nông-lâm-ngư nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ, có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của Hậu Giang, với thế mạnh về tự nhiên, nông-lâm-ngư nghiệp được coi là nền tảng cho phát triển kinh tế tỉnh. 2.1.7 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh Từ lý thuyết và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế chung. Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Hậu Giang, nhóm nghiên cứu khái quát nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng năng lực cạnh tranh gồm: Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một là, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tập trung phát triển các ngành mà Hậu Giang có lợi thế lâu dài trong trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực Tây Nam Bộ, cả nước và toàn cầu, nhằm làm cho tỷ trọng giá trị gia tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên thô. Hai là, tiếp tục chuyển dịch nội bộ khu vực công nghiệp, theo hướng phát triển công nghiệp chế biến, phát triển khu công nghiệp, xây dựng cụm công nghiệp ngành có lợi thế so sánh về địa kinh tế của tỉnh, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành chuỗi giá trị và mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh trong vùng Tây Nam bộ, cả nước và thế giới, đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. 23
  38. Ba là, chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng phục vụ hiệu quả phát triển chuyển dịch khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực khu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu thị trường, nhằm phục vụ tối ưu nhất cho đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Một là, duy trì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, vừa từng bước chiều sang phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện có, bảo vệ ngày càng tốt hơn môi trường, sinh thái. Trên cơ sở nâng cao từng bước chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý. Tác phong, lỹ luật lao động trong tất cả các ngành, khu vực kinh tế, khu vục hành chính, y tế, giáo dục. Hai là, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), ICOR, trên cơ sở ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ, tài nguyên, lao động, vốn để gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng, gia tăng chất lượng, gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, để tạo tiền đề từng bước chuyển kinh tế tỉnh từ tăng trưởng chiều rộng sang chiều sâu. Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc tổ chức rà soát, xây dựng và triển khai áp dụng nghiêm hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, về chuyển giao công nghệ, về thu hút và đào tạo kỹ năng cho người lao động, về bảo vệ môi trường; hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị. Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh hệ thống doanh nghiệp. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công cho cơ sở hạ tầng; tập trung vốn có trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách. 2.1.8 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Hậu Giang Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lấy kết quả nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được hợp tác nghiên cứu và trợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ US-Aid, trong việc xác định các chỉ số (indicators) để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho 24
  39. việc phát triển doanh nghiệp dân doanh, đó chính là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. PCI là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Provincial Competitiveness Index”. Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá. Lần thứ hai, năm 2006 hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh là thiết chế pháp lý và đào tạo lao động-được đưa vào xây dựng chỉ số PCI. Từ năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh thành của Việt Nam đều được đưa vào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm. Năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, PCI còn 9 chỉ số thành phần, nhưng đến năm 2013, chỉ số PCI của Việt Nam sử dụng thang điểm từ 10 (cao nhất) đến 1 (thấp nhất) cho 10 chỉ tiêu: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, ưu đãi với doanh nghiệp nước ngoài, tính năng động, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức có liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế do Cục Thống kê, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công thương và các sở khác cung cấp từ năm 2004-2011. Đây là số liệu quan trọng để làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang từ năm 2004-2011. 2.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 03 nhóm đối tượng thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc được thiết kế sẵn, bao gồm: (1) Lãnh đạo các Sở, ban ngành của tỉnh Hậu Giang và các chuyên gia kinh tế (40 mẫu); (2) chuyên viên quản lý nhà nước tỉnh Hậu Giang (40 mẫu). Các mẫu này được chọn theo phương pháp thuận tiện đáp ứng các điều kiện về đối tượng nghiên cứu; (3) doanh nghiệp trên địa bàn Hậu Giang (120 mẫu), được 25
  40. chọn theo phương pháp thuận tiện, định mức (theo lĩnh vực/ngành nghề, quy mô, loại hình, địa bàn). Dữ liệu được mã hóa, xử lý trên phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp cũng được thu thập bằng kỹ thuật thảo luận nhóm thông qua hội thảo khoa học. Kết quả và góp ý phản biện của các nhà khoa học, nhà quản lý để đánh giá kết quả nghiên cứu, góp phần chuẩn hóa nội dung cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Hậu Giang trong tái cơ cấu kinh tế và định hình mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 2.2.2 Phương pháp phân tích Mục tiêu 1 và 2: Thông qua dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phân tích, đánh giá hiện trạng tác động của các giải pháp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2005-2011, 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Dữ liệu phục vụ cho các mục tiêu này gồm cả dữ liệu thứ cấp, được tiến hành phân tích bằng các phương pháp như tổng hợp, so sánh, công cụ ma trận SWOT, QSPM, mô hình kim cương của Michael Porter, cùng với dữ liệu sơ cấp được phân tích bằng các phương pháp như thống kê mô tả, kiểm định trung bình để đánh giá thực trạng kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua cùng với điểm mạnh-yếu, cơ hội-thách thức để xác lập cơ sở định hình mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh cho Hậu Giang. Mục tiêu 3: được hoàn thành dựa trên các phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu cùng phương pháp chuyên gia để đề xuất mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh cùng với các đề xuất, kiến nghị triển khai mô hình kinh tế cho Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025. 2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp chính để nghiên cứu đề tài này là thống kê mô tả thông qua xử lý các dữ liệu thứ cấp. Một số phương pháp phân tích cho dữ liệu sơ cấp được đề xuất sử dụng như: số trung bình, tỷ lệ, tần suất, kiểm định tương quan (mối quan hệ) của hai biến định tính/định lượng, kiểm định khác biệt giả thuyết về trung bình tổng thể, kiểm định khác biệt trị trung bình của hai tổng thể-mẫu độc lập (Independent-sample T-test)/hai mẫu phụ thuộc hay mẫu từng cặp (Paired-sample T-test). 2.2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp này dùng để khái quát các lý thuyết về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng. Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân 26
  41. tích, dự báo các yếu tố môi trường tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2015, từ 2016-2020 và tầm nhìn 2025. Thông qua dự báo để khái quát các cơ hội-thách thức và mạnh-yếu (SWOT), từ đó đưa ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 để luận giải mục tiêu 3 và 4. Cuối cùng sử dụng phương pháp này để lập luận các giải pháp. 2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đối chiếu Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu giữa yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh với cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng hiện có đã đáp ứng mức độ nào, những gì chưa đáp ứng để từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn 2025. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu cũng sử dụng để so sánh với cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang với các địa phương khác trong và ngoài nước nhằm sáng tỏ hiện trạng về những mặt tích cực - hạn chế và kế thừa các điểm hợp lý của các địa phương khác trong việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang từ năm 2011-2020 và tầm nhìn 2025 nhằm hướng đến luận giải cho mục tiêu 4. 2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia Thu thập ý kiến các chuyên gia thông qua tổ chức hội thảo mở rộng vào tháng 6 năm 2012, tại hội trường Sở KH&CN tỉnh Hậu Giang. Qua hội thảo đã nhận được 20 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, khu công nghiệp, trong các lĩnh vực mà đề tài quan tâm. Từ hội thảo, nhóm thực hiện đã thu nhận được nhiều thông tin tin cậy về đánh giá hiện trạng, về những thành công và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hỉnh tăng trưởng kinh tế. 2.2.2.5 Mô hình kim cương và kim cương đôi của M. Porter Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu còn sử dụng mô hình kim cương và kim cương đôi của M. Porter để đánh giá cạnh tranh tỉnh Hậu Giang. Mô hình kim cương của Giáo sư Michael Porter phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không. Mô hình đưa ra 4 nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia/vùng lãnh thổ đó là: 27
  42. Hình 2.1: Mô hình kim cương của M. Porter Điều kiện đầu vào sẵn có: điều kiện sẵn có của môi trường kinh doanh bao gồm tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp. Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm: vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin. Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo sơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh. Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất. Các điều kiện về nhu cầu: nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới quy mô và tăng trưởng thị trường đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành công. Các ngành hỗ trợ và có liên quan: để có được thành công trong môi trường kinh doanh cần có số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành công nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành. Từ mô hình này hình, thành bảng ma trận tổng hợp và ma trận có thể định lượng được, về năng lực cạnh tranh của tỉnh Hậu Giang từ 2011-2015, 2016- 2020 và tầm nhìn 2025. 28
  43. Kết luận chương 2 Cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế là sự phản ánh khái quát những đặc trưng chủ yếu của phương thức tăng trưởng kinh tế, thể hiện các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau trong từng điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế lệ thuộc trước hết cơ cấu đầu tư, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực của các doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng nguồn lực, năng suất tổng hợp. Cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng thể hiện tính chủ quan bởi chủ thể thiết lập ra chúng như điều kiện chính trị, xã hội từng thời kỳ, sự nhận thức, năng lực quản lý của nhà nước. Nhà nước có vai trò to lớn đến việc hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế, thông qua việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống luật pháp, các luật lệ, chính sách trên tất cả các mặt có ảnh hưởng đến hình thành, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế. Phương pháp chính sử dụng nghiên cứu đề tài là thống kê mô tả thông qua các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, nghiên cứu đối chiếu và phương pháp chuyên gia. Tỉnh Hậu Giang, mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp đến năm 2020 tầm nhìn 2025 là mô hình kết hợp giữa tăng trưởng theo chiều rộng từng bước chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa trên 4 yếu tố cơ bản được sử dụng hiệu quả: tài nguyên, lao động, vốn và khoa học công nghệ theo hướng chất lượng, hiệu quả, cạnh tranh và tính bền vững. 29
  44. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 3.1.1 Kết quả đạt được Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng gia tăng thủy sản, chăn nuôi, dịch vụ; nâng cao từng bước năng suất, chất lượng, hiệu quả; đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra được những mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống nông dân. Tỷ trọng VA của nông-lâm-thủy sản chiếm 34% trong tổng giá trị gia tăng của tỉnh và sẽ tiếp tục phát huy trong giai đoạn tới. Điều này thể hiện các mặt chính sau: * Về tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) khu vực I thời kỳ 2006-2010 chỉ đạt 0,8%/năm, trong đó tăng trưởng các phân ngành khu vực I như sau: Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản (giá SS 1994) ĐVT: Tỷ đồng Tăng BQ STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006- 2010 (%) 1 Nông nghiệp 3.113 3.243 2.889 3.010 2.987 3.166 3.250 0,3 2 Lâm nhiệp 30 31 21 21 21 21 20 -6,8 3 Thủy sản 308 250 299 305 365 401 392 5,4 TC 3.451 3.524 3.209 3.336 3.373 3.593 3.662 0,8 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011. - Tốc độ tăng thủy sản nhanh nhất, bình quân 5,4%/năm, điều này đã cho thấy nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đang được phát huy mạnh. - Tốc độ tăng nông nghiệp rất chậm chỉ khoảng 0,3%/năm, trong khi tiềm năng nông nghiệp của Hậu Giang còn rất lớn. - Lâm nghiệp phát triển âm (-6,8%/năm), điều này cho thấy rừng không phải là thế mạnh của Hậu Giang, mức độ phát huy thấp. - Trong thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất GO khu vực nông-lâm-thủy sản tăng chậm 0,8%, nhưng giá trị gia tăng VA lại tăng 4,0%/năm. Điều này chứng tỏ chi phí trung gian trong sản xuất khu vực I giảm rất nhanh, đồng 30
  45. nghĩa với việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp phát triển rất mạnh. * Về cơ cấu nông-lâm-thủy sản Bảng 3.2. Cơ cấu GO các ngành nông-lâm-thủy sản (giá thực tế) Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - Nông nghiệp Tỷ đồng 4.179 4.874 4.765 7.024 7.493 8.564 11.574 So TC % 89,8 89,8 88,3 91,3 90,2 90,4 92,8 - Lâm nghiệp Tỷ đồng 70 71 74 83 85 89 84 So TC % 1,50 1,31 1,37 1,08 1,02 0,94 0,67 - Thủy sản Tỷ đồng 426 481 558 588 731 818 814 So TC % 9,11 8,86 10,34 7,64 8,80 8,64 6,53 Tổng cộng Tỷ đồng 4.674 5.426 5.397 7.695 8.309 9.471 12.472 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011. Nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, song vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GO, dao động trong khoảng 90% tổng GO khu vực I. Mặc dù tốc độ tăng trưởng thủy sản khá nhanh nhưng do quy mô còn nhỏ so với nông nghiệp nên, tỷ trọng thuỷ sản trong GO còn khiêm tốn, năm 2010 chỉ đạt 8,64% tổng GO. Trong tương lai, tỷ trọng thủy sản cần được nâng cao hơn, không chỉ tăng về số lượng mà quan trọng là tăng chất lượng, nâng cao giá trị một đơn vị sản lượng ngành thuỷ sản. Lâm nghiệp quy mô nhỏ, năm 2010 tỷ trọng chỉ còn khoảng 1,0%. Lâm nghiệp Hậu Giang không nhằm vào mục tiêu khai thác lâm sản mà chủ yếu phát triển trồng rừng để nâng cao độ che phủ, đảm bảo môi trường sinh thái. Nông nghiệp Trong nông nghiệp, chỉ có chăn nuôi tăng gần 7,0%/năm (thời kỳ 2006- 2010). Trồng trọt và dịch vụ tăng âm. Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng GO trong nông nghiệp (giá SS 1994) ĐVT: Tỷ đồng Tăng BQ STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006- 2010 (%) 1 Trồng trọt 2.664 2.645 2.318 2.524 2.468 2.609 2.728 -0,42 2 Chăn nuôi 281 420 392 314 357 391 356 6,83 3 Dịch vụ 168 178 179 172 162 166 165 -0,24 TC 3.113 3.243 2.889 3.010 2.987 3.166 3.250 0,34 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005- 2011. 31
  46. Quy mô ngành chăn nuôi trong nông nghiệp mặc dù tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, tăng từ 10,8% năm 2005 lên 15,2% năm 2010 (tăng + 4,4 điểm phần trăm). Tỷ trọng trồng trọt tuy đã giảm dần từ 84,8% năm 2005 xuống còn 81,7% năm 2010 (giảm -3,1 điểm phần trăm); Dịch vụ giảm từ 4,4% năm 2005 xuống 3,1% năm 2010 (giảm -1,3 điểm phần trăm). Bảng 3.4. Cơ cấu GO các ngành trong nông nghiệp (giá thực tế) Tăng, giam % Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 năm 2010 so 2005 - Trồng trọt Tỷ đồng 3.543 3.841 3.725 5.679 5.875 7.001 9.641 So TC % 84,8 78,8 78,2 80,9 78,4 81,7 83,3 -3.1 - Chăn nuôi Tỷ đồng 451 780 807 1.109 1.387 1.301 1.617 So TC % 10,8 16,0 16,9 15,8 18,5 15,2 14,0 +4.4 - Dịch vụ Tỷ đồng 185 254 234 235 230 262 315 So TC % 4,4 5,2 4,9 3,3 3,1 3,1 2,7 -1,3 Tổng cộng Tỷ đồng 4.179 4.875 4.766 7.023 7.492 8.564 11.574 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011. Nhìn chung, diễn biến phát triển nông nghiệp tỉnh thời gian qua đúng quy luật của quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, chăn nuôi tăng khiêm tốn, dịch vụ giảm nhẹ. Quy mô chăn nuôi và dịch vụ còn nhỏ nên trồng trọt vẫn chiếm ưu thế trong phát triển nông nghiệp tỉnh. Lâm nghiệp Bảng 3.5. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá so sánh 1994) ĐVT: Tỷ đồng Tăng BQ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006- 2010 (%) - Trồng và nuôi rừng 1,7 1,7 2,0 2,0 2,2 2,2 2,2 5,3 - Khai thác gỗ, lâm sản 27,9 28,5 17,2 17,3 16,8 16,7 16,5 -9,4 - Dịch vụ 0,48 0,51 1,74 1,72 1,94 1,96 1,2 32,5 Tổng cộng 30,1 30,7 20,9 21,0 21,0 21,0 20,0 -2,9 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang,2005-2011. 32
  47. Lâm nghiệp Hậu Giang có quy mô nhỏ, tổng giá trị sản xuất năm 2010 chỉ đạt 88 tỷ đồng giá thực tế (hiện hành) và khoảng 21 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Trong đó, trồng và nuôi rừng tăng, khai thác gỗ và lâm sản giảm, dịch vụ tăng khá nhanh (do quy mô xuất phát của dịch vụ năm 2005 quá nhỏ, chỉ khoảng 0,5 tỷ đồng). Hiện nay, lâm nghiệp tỉnh tập trung chủ yếu ở phía Tây huyện Phụng Hiệp là vùng trũng phèn ngậm nước ngọt. Về cơ cấu nội bộ lâm nghiệp, tỷ trọng khai thác gỗ, lâm sản trong giá trị sản xuất lâm nghiệp tuy có xu hướng giảm do tốc độ khai thác gỗ giảm, song vẫn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất lâm nghiệp, còn trồng và nuôi rừng có xu hướng tăng 5,3%/năm, dịch vụ cũng tăng rất nhanh. Bảng 3.6. Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế) ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - Trồng và nuôi rừng 3,9 3,9 3,9 3,9 4,5 4,6 4,4 - Khai thác gỗ, lâm sản 65 66 69 78 80 82 79 - Dịch vụ 1,1 1,1 1,1 1,1 1,4 1,4 1,2 Tổng cộng 70 71 74 83 86 88 84 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011. Trồng và nuôi rừng: diện tích rừng trồng tập trung giảm còn 175 ha, chủ yếu là rừng tràm, rừng trồng được chăm sóc giữ nguyên 535 ha, rừng trồng được bảo vệ tăng đạt 2.510 ha, trồng cây phân tán tăng đạt 3.955 ha. Sản phẩm lâm sản, gỗ tròn: khai thác tăng đạt 10.173m3, củi khai thác giảm còn 105.679ster, ngoài ra là khai thác tre, trúc, lá dừa nước. Dịch vụ lâm nghiệp: tăng nhanh vào các khâu giống và bảo vệ rừng. Thời gian qua đã đầu tư để nâng cao một bước dịch vụ lâm nghiệp như: tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Tăng cường biện pháp bảo vệ tốt diện tích rừng, đất lâm nghiệp và tài nguyên động thực vật của tỉnh. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng lực lượng và hoạt động của lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở. Đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật bảo vệ rừng. Tổ chức, đào tạo các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và lực lượng quần chúng bảo vệ rừng. Nhìn chung, ngành lâm nghiệp tỉnh quy mô nhỏ, sản phẩm lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, lâm nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng về cân bằng sinh thái và nâng độ che phủ, giữ độ màu mỡ cho đất. 33
  48. Thời gian qua, tỉnh đã có hướng chỉ đạo giảm dần tỷ trọng khai thác và tăng nhanh trồng và chăm sóc tu bổ rừng, đây là hướng đi đúng trong phát triển. Thủy sản Thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, quy mô vẫn còn nhỏ, giá trị sản xuất tính theo giá thực tế năm 2010 đạt 818 tỷ đồng (giá so sánh 1994 đạt 400 tỷ đồng), còn rất nhỏ so với nông nghiệp. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 5,4%/năm. Trong đó, nuôi trồng thủy sản tăng 8,3%/năm, khai thác thủy sản giảm 12,3%/năm, dịch vụ thủy sản tăng 4,4%/năm. Việc đầu tư mạnh vào dịch vụ thủy sản là đúng với bước đi phát triển bền vững, tạo nền móng phát triển ổn định, giúp nông dân phát triển thủy sản đúng hướng về chất lượng sản phẩm và thị trường để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Bảng 3.7: Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá SS 1994) ĐVT: Tỷ đồng Tăng BQ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006- 2010 (%) - Nuôi trồng thủy sản 245 208 259 268 329 365 358 8,3 - Khai thác thủy sản 58 38 35 32 31 30 30 -12,3 - Dịch vụ thủy sản 4,2 4,4 5,2 5,1 5,2 5,2 4,5 4,4 Tổng cộng 308 250 299 305 365 401 393 5,4 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005-2011. Trong cơ cấu nội bộ ngành thủy sản, nuôi trồng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, có xu hướng tăng dần. Khai thác thủy sản có xu hướng giảm nhanh, điều này cho thấy mức độ khai thác tự nhiên giảm dần, tập trung vào nuôi trồng chủ động, năng suất cao. Dịch vụ thủy sản tăng nhưng tỷ trọng trong ngành thủy sản còn khiêm tốn so với yêu cầu. Bảng 3.8: Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế) ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 - Nuôi trồng thủy sản 340 402 485 511 655 743 741 So TC (%) 79,8 83,6 86,8 87,0 89,8 90,8 91,0 - Khai thác thủy sản 79,5 74 68 67 65 64 64 So TC (%) 18,7 15,4 12,2 11,4 8,9 7,8 7,8 - Dịch vụ thủy sản 5,7 4,7 5,8 9,4 9,7 10,3 8,8 So TC (%) 1,3 1,0 1,0 1,6 1,3 1,2 1,1 Tổng cộng 426 481 559 587 730 818 814 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2005- 2011. 34
  49. * Về nông thôn Tỉnh chọn 11 xã (tương đương 20% tổng số xã trong toàn tỉnh) chỉ đạo thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới. Kết quả đến nay 11 xã điểm đạt bình quân từ 9-17 tiêu chí và 43 xã còn lại đạt từ 6-8 tiêu chí. Ngoài ra, tỉnh đang chỉ đạo xây dựng trước mắt 5 cánh đồng mẫu lớn để nhân ra diện rộng. Từ những đầu tư trên đã có trên 26.000 hộ có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm, tăng 65% so với năm 2004 và trên 3.500 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, đưa thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đất canh tác đến hết năm 2011 đạt 80 triệu đồng/ha/năm (năm 2004 là 31 triệu đồng/ha/năm), lợi nhuận trên 30%. Nông thôn từng bước được đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội như thủy lợi, điện, đường, trường học, y tế, nước sạch, khu dân cư; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi, giải trí ngày càng được chú trọng và có hiệu quả. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn đã và đang được phục hồi và phát triển góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhiều vùng nông thôn được cải thiện, trình độ học vấn của người dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều sự đổi mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động: giải quyết lao động tăng bình quân 1.130 người/năm, tương đương 0,26%. Lao động trong khu vực I giảm 13,5% trong giai đoạn 2005-2010, chuyển sang khu vực II, III tương ứng là 5,2% và 8,3% . Thu nhập bình quân đầu người 15,9 triệu đồng (năm 2005 là 6,67 triệu đồng), tăng 17,56% so năm 2009 và 48% so năm 2008. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người ở địa bàn nông thôn còn thấp, khoảng 65% thu nhập bình quân đầu người của tỉnh. Kinh tế hợp tác và HTX phát triển khá đa dạng, có 152 HTX, trong đó có 98 HTX nông nghiệp với tổng vốn điều lệ 20,514 tỷ đồng (bình quân 210 triệu đồng/HTX), với 1.862 xã viên, diện tích 3.290 ha (2,4% diện tích đất nông nghiệp). Theo kết quả phân loại năm 2010: HTX khá, giỏi chiếm 42,86%, trung bình chiếm 42,86%, yếu chiếm 14,28% (14 HTX mới thành lập dưới 6 tháng không phân loại) có 1.683 tổ hợp tác sản xuất với 96.650 thành viên, trong đó có 20% tổ thành lập và hoạt động theo Nghị định 151 của Chính phủ; 474 câu lạc bộ khuyến nông đã được củng cố, phát triển theo hướng hiệu quả trong sản xuất và đời sống, từng bước hình thành được mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, còn có khoảng 3.000 tổ, nhóm, câu lạc bộ với trên 75.000 thành viên được xây dựng theo tiêu 35
  50. chuẩn của các đoàn thể. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển với 85 trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh với đa dạng cây trồng, vật nuôi, dịch vụ. Như vậy, năm 2010 có khoảng 23,8% diện tích đất nông nghiệp được sản xuất kinh doanh theo mô hình hợp tác, tạo tiền đề để đi vào sản xuất hàng hóa trong những năm tiếp theo. Để thực hiện chính sách sử dụng đất trên cơ sở luật đất đai, tỉnh đã ban hành nhiều quyết định, hướng dẫn tạo thuận lợi cho người sử dụng đất như giảm giá cho thuê đất, giảm thuế sử dụng đất, để khuyến khích các nhà đầu tư, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả đất đai, phù hợp với chủ trương đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ tốt cho phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, điều hành việc thực hiện về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: quy định đơn giá và mật độ cây trồng để định giá trị bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng học nghề lao động nông thôn; tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng; tăng cường củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; tăng cường công tác quản lý chất lượng lập quy hoạch xây dựng và chất lượng công trình xây dựng; thực hiện một số biện pháp cấp bách để phòng trừ có hiệu quả dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tăng cường chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; các chính sách đất đai tạo ra động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp; khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung, an toàn dịch bệnh. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp: chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học-công nghệ cho nông nghiệp, chính sách đầu tư huy động vốn, hỗ trợ vốn cho kinh tế nông nghiệp, chính sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất tiền vay cho nhiều dự án cụ thể như cơ giới trong sản xuất lúa, quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo phát triển sản xuất, quỹ khuyến nông, chính sách hỗ trợ đầu vào và đầu ra, phát triển thị trường nông sản, chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh, chính sách khuyến khích xuất khẩu, thực hiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thực hiện chính sách hỗ trợ thủy lợi phí, chính sách hỗ trợ thiên tai trong nông nghiệp, chính sách đổi mới, phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, chương trình phát triển hạ tầng 36
  51. kinh tế, hạ tầng xã hội, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, điện nông thôn, hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh cho sản xuất, qua đó đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong lâm nghiệp, Hậu Giang đã áp dụng nhiều chủ trương chính sách và biện pháp về phát triển lâm nghiệp chung với mục tiêu là khuyến khích các tổ chức gia đình cá nhân phát triển trồng rừng tập trung và phân tán, trồng cây ăn quả lâu năm, bảo vệ và chăm sóc rừng, hạn chế khai thác rừng, đặc biệt là khuyến khích tận dụng đất chưa sử dụng nhằm cải tạo môi trường và tăng độ che phủ rừng. Về thủy sản, một mặt đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, mặt khác là tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trong thời gian qua, với các cơ chế, chính sách được tỉnh ban hành đã mang lại một sinh khí mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, tạo đà tăng trưởng bứt phá cho những năm tiếp. 3.1.2. Hạn chế Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét so với tiềm năng sẵn có và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp, lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Sản xuất nông nghiệp chưa thực sự gắn kết với phát triển công nghiệp, với chế biến và thị trường; chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực còn chậm, chưa có bước đột phá thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Kinh tế tập thể còn nhỏ về quy mô, hiệu quả kinh doanh còn thấp. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tình hình diễn biến thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp gây hại trực tiếp cho sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống và tái đầu tư cho sản xuất của người dân. Tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp không đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh. Năng suất và hiệu quả giữa các vùng còn chênh lệch lớn. Một số vùng có điều kiện phát triển cây nguyên liệu cho chế biến phát triển chậm, còn gặp nhiều khó khăn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ chưa mạnh mẽ, chưa đồng đều, nhất là vùng sâu, vùng xa, thủy lợi chưa chủ động hoàn toàn. 37
  52. Chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch nông nghiêp, nông thôn còn yếu, chưa được người dân quan tâm, dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Các chương trình, đề án, dự án phục vụ sản xuất có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn trong khi đó nguồn vốn bố trí có giới hạn, mặt khác tính phối hợp lồng ghép giữa các chương trình, dự án cũng còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ. Mối liên kết “4 nhà” chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp. Việc tìm thị trường tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn, vai trò của kinh tế hợp tác, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ nông dân, vai trò của khoa học, kỹ thuật trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp và tính cạnh tranh của thương hiệu nông sản hàng hóa còn thấp. Kinh tế nông thôn vẫn còn mang tính chất thuần nông thể hiện qua chỉ tiêu về cơ cấu lao động, cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu sản phẩm. Ở một số nơi, sản xuất vẫn còn mang tính chất tự phát, năng suất đất đai và lao động thấp. Đất đai nông nghiệp manh mún phân tán gây trở ngại cho quá trình sản xuất, đặc biệt là chuyên môn hóa và hiện đại hóa. Các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu, làm thất thoát nông sản cả về số lượng và chất lượng. Kết cấu hạ tầng trong nông thôn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu sản xuất và đời sống; giao thông đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Việc cung ứng điện cho nông thôn tuy có khá hơn nhưng chủ yếu mới chỉ phục vụ cho sinh hoạt, còn các mặt phục vụ cho sản xuất khác còn thấp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Mặt bằng trình độ học vấn vẫn còn thấp, còn hạn chế về trình độ lao động, tỷ lệ lao động phổ thông chưa được qua đào tạo còn cao. Thất nghiệp và thiếu việc làm ổn định còn diễn ra khá phổ biến ở những vùng nông thôn. Việc củng cố hợp tác xã theo luật định tuy bước đầu đã đạt được một số kết quả nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế còn thấp, các nhu cầu bức thiết cho phát triển kinh tế hợp tác xã mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, quản lý hợp tác xã còn bị buông lỏng, nhiều hợp tác xã cần được giải thể hoặc chuyển đổi nhưng còn rất lúng túng do chưa xử lý tồn đọng. Tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp qua đào tạo còn thấp, trình độ và kỹ năng thấp, khó có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề đòi hỏi có tay nghề và kỹ năng lao động cao. Trong quá trình thực hiện chính sách 38