Bài thuyết trình Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý. Cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

pdf 10 trang tranphuong11 27/01/2022 12960
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý. Cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_thuyet_trinh_cac_quy_tac_xuat_xu_trong_hiep_dinh_evfta_v.pdf

Nội dung text: Bài thuyết trình Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý. Cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN Giảng viên: ThS. Huỳnh Đăng Khoa CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý. CƠ CHẾ CẤP C/O MẪU EUR.1 VÀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA. Mã lớp: 157 Nhóm: 7 Thứ tự thuyết trình: 9 Ngày 23 tháng 10 năm 2020 1
  2. Nghiệp vụ hải quan – Nhóm 7 – ML157 TABLE OF CONTENTS DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 4 I. TÓM TẮT CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA 5 1. Khái niệm, mục đích của quy tắc xuất xứ 5 2. Các quy tắc xuất xứ trong EVFTA 7 Cách xác định xuất xứ hàng hóa: 7 a.1. Quy tắc xuất xứ chung 7 a.2. Các trường hợp không áp dụng khi xác định xuất xứ hàng hóa 14 a.3. Hàng hóa không thay đổi xuất xứ 15 a.4. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa 16 a.5. Bộ hàng hóa 17 a.6 Nguyên tắc lãnh thổ 17 3. Thủ tục chứng nhận và kiểm tra xuất xứ 18 4. Điều khoản đặc biệt 18 a. Vùng lãnh thổ Ceuta và Melia 18 b. Công quốc Andorra 19 c. Cộng hoà San Marino 19 5. Điều khoản thi hành 20 6. Tóm tắt 20 II. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA 24 1. Áp dụng 2 cơ chế chứng nhận xuất xứ 24 2. Những nước được hưởng ưu đãi C/O form EVFTA 25 3. Tạm dừng ưu đãi 25 4. Chuyển đổi cơ chế GSP trong 7 năm 26 5. Đáp ứng được quy tắc xuất xứ, nắm bắt rõ chính sách, tránh vi phạm 28 III. CƠ CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CO) (℅ MẪU EUR.1) VÀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA 30 1. Điều kiện áp dụng 2 cơ chế xin CO và tự chứng nhận 30 2
  3. 2. Quy trình cấp giấy Chứng nhận xuất xứ 32 3. Hướng dẫn kê khai CO mẫu EUR.1 32 4. Một số vấn đề thực tế cần quan tâm trong việc áp dụng CO mẫu Eur.1 45 5. Thuận lợi/khó khăn của 2 cơ chế đối với doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hàng sang EU 45 3
  4. DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT MSSV Họ và tên 1 1701015719 Phạm Hoàng Minh Sang 2 1801015149 Đinh Đặng Bảo Châu 3 1801015304 Đàng Thị Tuyết Hoa 4 1801015383 Trần Hồng Đăng Khoa 5 1801015399 Kiều Thị Thanh Lam 6 1801015759 Vũ Thị Sương 7 1801015766 Đinh Thị Bảo Tâm 8 1801015790 Nguyễn Trường Thanh 9 1801015978 Lê Quốc Trung 10 1801016006 Lê Gia Thục Uyên 11 1801016048 Kha Hiền Vy 12 1801016061 Phạm Thị Tường Vy BỐ CỤC TASKS NHÂN SỰ Nội dung Thanh Lam, Đăng Khoa Phần 1 Kỹ thuật: video Tường Vy, Quốc Trung Kỹ thuật: âm thanh Minh Sang Nội dung Trường Thanh, Tuyết Hoa, Hiền Vi Phần 2 Thuyết trình Vũ Sương Nội dung Bảo Tâm, Bảo Châu, Thục Uyên Phần 3 Thuyết trình Minh Sang Nội dung Trường Thanh Phần 4 Dẫn game Hiền Vi Chuẩn bị Tuyết Hoa, Bảo Châu, Minh Sang (hỗ trợ) POWERPOINT Thanh Lam, Đăng Khoa TỔNG HỢP Thục Uyên, Vũ Sương KEEP TRACK Bảo Tâm 4
  5. I. Tóm tắt các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA 1. Khái niệm, mục đích của quy tắc xuất xứ Hiệp định EVFTA (EU-VN Free Trade Agreement) là: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Quy tắc xuất xứ (Rules of origin - ROO) là gì: Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quy tắc xuất xứ là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa. Quy tắc xuất xứ ưu đãi (Preferential ROO) là tập hợp các tiêu chí được thiết kế nhằm đảm bảo hàng hóa đó được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp dụng với hàng hóa trong FTA đó. Mục đích của quy tắc xuất xứ: (i) Quy tắc xuất xứ được hiểu như “quốc tịch” của hàng hóa, giúp cơ quan hải quan xác định được hàng hóa đến từ đâu, có “xứng đáng” được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Quy tắc xuất xứ trong FTA nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được coi là “có xuất xứ” trong FTA đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan và hàng hóa có xuất xứ bên ngoài FTA đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan. (ii) Quy tắc xuất xứ giúp cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng tránh gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ đơn giản, linh hoạt, dễ áp dụng sẽ giúp “thuận lợi hóa thương mại”. Bên cạnh đó, các tiêu chí “đơn giản, linh hoạt” hoặc “có phần lỏng lẻo” sẽ dễ dẫn tới tình trạng “gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ chặt chẽ, phức tạp, không dễ áp dụng có thể sẽ giúp việc kiểm soát và quản lý tốt hơn nhưng lại phần nào làm giảm yếu tố “thuận lợi hóa thương mại”. Thông qua việc quy định một bộ “quy tắc xuất xứ” hàm chứa các yếu tố cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng chống gian lận thương 5
  6. mại” có thể đo được tính hiệu quả mà FTA đó mang lại cho những người sử dụng bộ quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan FTA. (iii) Quy tắc xuất xứ giúp đo mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Số đo này được tính bằng kim ngạch xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi đến một thị trường thành viên FTA chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu chung đến thị trường FTA đó. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi càng cao, chứng tỏ số lượng hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi và được hưởng thuế quan ưu đãi càng nhiều (iv) Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được cấp C/O ưu đãi hoặc Tự chứng nhận xuất xứ ưu đãi – là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA, từ đó sẽ kích thích việc tìm kiếm và sản xuất nguyên phụ liệu, hàng hóa trong phạm vi FTA, kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên FTA để thụ hưởng lợi ích mà FTA mang lại. 6
  7. 2. Các quy tắc xuất xứ trong EVFTA Cách xác định xuất xứ hàng hóa: a.1. Quy tắc xuất xứ chung a.1.1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (WO- Wholly Obtained) Hàng hóa xuất xứ thuần túy: là sản phẩm được sản xuất, khai thác, đánh bắt, thu lượm được hoàn toàn trong lãnh thổ của một bên tham gia hiệp định mà không tích hợp thêm bất cứ thành phần của quốc gia khác vào. Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau: - Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên. - Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên. (bao gồm cây trồng, hoa, quả, rau củ, rong biển và nấm) - Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên. 7
  8. - Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên. - Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên. - Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Nước thành viên. - Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng. - Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên. - Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên * “tàu của Nước thành viên” và “tàu chế biến của các Nước thành viên” chỉ áp dụng đối với tàu và tàu chế biến đáp ứng một trong các điều kiện sau: + Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và có ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân tại Nước thành viên. + Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và thuộc sở hữu của pháp nhân có trụ sở chính và cơ sở kinh doanh chính đặt tại Nước thành viên. Pháp nhân có ít nhất 50% thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hoặc của tổ chức nhà nước, cá nhân của một trong các Nước thành viên. - Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô. - Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên. - Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng 8
  9. lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên. - Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Nước thành viên từ các sản phẩm quy định trên. Ví dụ: tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là xuất xứ thuần túy. Tức là thủy sản phải được sinh ra hoặc lớn lên tại một nước thành viên thuộc Hiệp định EVFTA. a.1.2. Hàng hóa xuất xứ không thuần túy Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng. - Quy tắc cụ thể mặt hàng (SPR) 9
  10. - Tiêu chí tỷ lệ tối đa không xuất xứ (VL): Giới hạn tối đa tỷ lệ nguyên vật liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất, gia công. Ví dụ: - Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa: Chuyển đổi mã HS ở cấp độ 4 số (quy tắc CTH) hoặc cấp độ 6 số (quy tắc CTHS) của sản phẩm cuối cùng so với mã số HS của nguyên vật liệu đầu vào - Tiêu chí công đoạn gia công cụ thể: 10