Tiểu luận Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

pdf 10 trang tranphuong11 27/01/2022 27621
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_van_ban_cong_chung_va_gia_tri_phap_ly_cua_van_ban.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng

  1. HỌC VIỆN TƢ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ NGHỀ CÔNG CHỨNG Chuyên đề: Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng Họ và tên:Nguyễn Văn Trung. Sinh ngày: 22 tháng 9 năm 1991. Số báo danh: 254. Lớp: Công chứng, khóa 23A (Buổi tối). Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2020.
  2. MỤC LỤC I. Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3. Đối tượng nghiên cứu. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cưu và phương pháp nghiên cứu. 5. Bố cục của bài báo cáo. II. Phần nội dung Chương 1. Lý luận chung về công chứng và văn bản công chứng. 1.1. Khái quát về công chứng. 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 1.1.2. Khái niệm về công chứng. 1.1.3. Đặc điểm của công chứng. 1.2. Khái quát về văn bản công chứng. 1.2.1. Khái niệm văn bản công chứng. 1.2.2. Đặc điểm của văn bản công chứng . 1.2.3. Một số loại văn bản công chứng. Chƣơng 2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 2.1. Giá trị thi hành của văn bản công chứng.
  3. 2.2. Giá trị chứng cứ của văn bản công chứng. 2.3. Một số nội dung ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của văn bản công chứng. 2.4. Một số hạn chế, bất cập và giải pháp nâng cao tính pháp lý văn bản công chứng. 2.4.1. Hạn chế, bất cập và giải pháp liên quan đến cơ chế quản lý và phối hợp về công chứng. 2.4.2. Hạn chế, bất cập và giải pháp liên quan đến hệ thống pháp luật về công chứng. III. Phần kết luận IV. Danh mục tài liệu tham khảo
  4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội loài người, từ khi con người bắt đầu sở hữu tư liệu sản xuất họ dần bắt đầu hình thành mối quan hệ thông thương, trao đổi hàng hóa lẫn nhau. Các giao dịch mỗi ngày mỗi phát triển về số lượng lẫn chất lượng, đòi hỏi phải có một người trung gian đứng ra đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách thống nhất. Nghề công chứng cũng vì thế mà bắt đầu được manh nha, thoạt đầu công chứng viên chỉ đơn thuần là những người có uy tín, có học thức, được xã hội tin tưởng và giao phó cho nhiệm vụ làm trung gian cho các giao dịch trong xã hội được đảm bảo. Trên thế giới có rất nhiều trường phái công chứng khác nhau nhưng tựu trung lại không thể không nhắc đến hai trường phái công chứng điển hình là trường phái La-tinh và trường phái Anglo-Sacxon. Nếu như trường phái công chứng La-tinh chú trọng và nội dung của văn bản công chứng thì trường phái công chứng Anglo-Sacxon chỉ quan tâm đến hình thức công chứng mà không quan tâm đến các nội dung các bên tham gia giao dịch. Mặc dù mỗi trường phái có những quan điểm khác nhau về công chứng tuy nhiên chúng lại mang những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tại Việt Nam, nghề công chứng xuất hiện cũng khá sớm nhưng thể hiện rõ nét nhất là từ thời kỳ Pháp thuộc. Do hoàn cảnh lịch sử, nên công chứng tại Việt Nam bị ảnh hưởng khá nhiều của nền công chứng Pháp. Sau hàng loạt các chính sách, văn bản hướng dẩn về quy định công chứng thì mãi đến năm 2006 chế định công chứng mới thực sự được ghi nhận tại một đạo luật riêng đó chính là Luật công chứng năm 2006. Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Công chứng 2006 đã giải quyết rất nhiều những tồn tại trong lĩnh vực công chứng, tuy nhiên trước sự phát triển không ngừng của xã hội, Luật công chứng 2006 đã bộc lộ khá nhiều những hạn chế, bất cập và đó cũng là lý do mà Luật Công chứng năm 2014 được ban hành. Bản thân nhận thức được tầm quan trọng của văn bản công chứng trong xã hội hiện tại cũng như làm sáng tỏ các giá trị pháp lý của văn bản này, tôi quyết định bắt tay nghiên cứu và viết báo cáo với nội dung chuyên đề “Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng”.
  5. 2 2. Mục đích nghiên cứu Bài cáo cáo sẽ được tác giả phân tích với mục đích vạch ra một bức tranh toàn cảnh về lịch sử hình thành và phát triển nghề công chứng tại Việt Nam. Mục tiêu tiếp theo mà bài báo cáo hướng đến chính là phân tích các quy định về văn bản công chứng và những giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo quy định pháp luật của Việt Nam. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài báo cáo sẽ tập trung phân tích đối tượng là văn bản công chứng đồng thời phân tích sâu về những giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo quy định pháp luật về công chứng tại Việt Nam. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài báo cáo về văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng được tác giả phân tích giới hạn bởi những quy định của pháp luật Việt Nam quy định về công chứng. Đề tài báo cáo trước hết sẽ được tác giả sử dụng biện pháp phân tích quy định pháp luật Việt Nam. Sau đó bằng các phương pháp như tổng hợp, so sánh, đối chiếu tác giả sẽ làm rõ những nội dung pháp luật Việt Nam có quy định liên quan đến lĩnh vực công chứng. 5. Bố cục của bài báo cáo Bài báo cáo học phần công chứng một với đề tài: “Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng” bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung được bố cục thành hai chương và có kết luận của từng chương.  Chương 1. Lý luận chung về công chứng và văn bản công chứng.  Chương 2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng.
  6. 3 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG VÀ VĂN BẢN CÔNG CHỨNG 1.1. Lý luận về công chứng 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công chứng  Trường phái công chứng trên thế giới Từ thời điểm sơ khai, công chứng trên thế giới được phân chia thành nhiều trường phái khác nhau như: trường phái công chứng La tinh, trường phái công chứng Anglo-Sacxon. Trong đó, trường phái công chứng La tinh là trường phái quan tâm đến nội dung văn bản công chứng, “văn bản công chứng với giá trị là chứng cứ và giá trị thi hành hơ thế nữa nó là văn bản liên quan đến vận mệnh nghề nghiệp của công chứng viên”1. Trong khi đó, trường phái công chứng Anglo-Sacxon thì ngược lại, họ không chú trọng đến nội dung của giao dịch mà chỉ chú trọn đến hình thức của văn bản công chứng.  Quá trình hình thành và phát triển nghề công chứng tại Việt Nam Thời kì Pháp thuộc đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hoạt động công chứng của nước ta ở giai đoạn này đều áp dụng theo mô hình của Pháp chủ yếu phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp tại Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Tiêu biểu là Sắc lệnh ngày 24 tháng 8 năm 1931 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về tổ chức công chứng ( được áp dụng ở Đông Dương theo quyết định ngày 7 tháng 10 năm 1931 của Toàn quyền Đông Dương theo quyết định ngày 7 tháng 10năm 1931 của Toàn quyền Đông Dương P. Pasquies). Thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1991. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 01 tháng 10 năm 1945 Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ông Vũ Trọng Khánh đã ký quyết định về một số vấn đề liên quan đến hoạt động công chứng như: bãi chức công chứng viên người Pháp tên Deroche tại văn phòng công chứng, bổ nhiệm một công chứng viên người Việt Nam là ông Vũ Quý Vỹ đang là luật sư tập sự tại Tòa thượng thẩm Hà Nội thay thế cho công chứng viên người Pháp tại Hà Nội. Ngày 15 tháng11 1 Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng, NXB Tư pháp, Tr. 18.
  7. 4 năm 1945 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 59/SL quy định về thể lệ thị thực các giấy tờ. Ngày 29 tháng 02 năm 1952 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 85 quy định về thể lệ trước bạ về các việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất. Đến năm 1981 có Nghị định 143 của Hội Đồng Bộ trưởng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Trên cơ sở của Nghị định 143, năm 1987 có thông tư số 574/QLTP quy định về công tác công chứng nhà nước được ban hành với cùng với nó là sự ra đời của phòng công chứng TP. Hồ Chí Minh, phòng công chứng Hà Nội và một số phòng công chứng ở các địa bàn khác. Thời kì từ năm 1991 đến trước khi Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực Giai đoạn này, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 31/CP về tổ chức và hoạt động của công chứng Nhà nước vào ngày 18/5/1996 thay thế cho nghị định số 45/HĐBT. Ngày 08/02/2000 Chính phủ ban hành Nghị định 75/NĐ –CP về công chứng, chứng thực. Nghị định này quy định về phạm vi của công chứng, chứng thực; Từ thời kỳ Luật Công chứng 2006 đến Luật Công chứng năm 2014, nhằm khắc phục những hạn chế tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, Luật Công chứng 2006 ra đời xác định công chứng là một nghề và công chứng viên là người hành nghề công chứng. Đến ngày 20 tháng 6 năm 2014, Luật Công chứng năm 2014 được thông qua và thay thế Luật Công chứng năm 2006 và có giá trị thi hành cho đến nay. 1.1.2. Khái niệm về công chứng Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác và hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyên yêu cầu công chứng”. Theo như quy định trên thì công chứng trước hết là “việc”, tức một hành động thuộc về chủ thể được nhà nước và pháp luật trao quyền thực hiện
  8. 5 nhiệm vụ chứng nhận để xác định tính xác thực và tính hợp pháp của các họp đồng giao dịch cũng như tính chính xác và họp pháp của các bản dịch phát sinh trong đời sống xã hội tại Việt Nam. Từ quy định định nghĩa về công chứng, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, công chứng tại Việt Nam quan tâm và chú trọng vào nội dung của của các hợp đồng, giao dịch, bản dịch, cụ thể chính là việc đảm bảo các tính có thật và tính phù hợp quy định pháp luật, đạo đức xã hội của các giao dịch, điều này lại một lần nữa minh chứng công chứng Việt Nam có sự kế thừa và tiếp thu những giá trị tinh túy của quan điểm công chứng từ Pháp. 1.1.2. Đặc điểm của công chứng Ngay từ khái niệm công chứng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật Công chứng đã thể hiện rõ các đặc điểm cơ bản của công chứng, theo tác giả thì công chứng có những đặc điểm nhận biết cơ bản sau đây: Thứ nhất, Công chứng mang chức năng xã hội. Xuất phát điểm của công chứng là một lĩnh vực công thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trước sự phát triển của xã hội với nhu cầu ngày càng tăng về hoạt động công chứng cũng như hòa nhập vào xu hướng chung của thế giới, nhà nước dần chuyển giao cho các tổ chức tư nhân để thúc đẩy xã hội hóa nghề công chứng trong xã hội. Điều này được thể hiện cụ thể tại Điều 3 Luật Công chứng 2014, cụ thể như sau: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định sự phát triển kinh tế - xã hội”2. Thứ hai, Công chứng trước hết là việc của công chứng viên, câu hỏi đặt tại sao phải là công chứng viên mà không phải là ai khác? Theo quy định Luật Công chứng 2014, quy định: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng”3. Công chứng viên là người đã được kiểm duyệt về trình độ, năng lực, kỹ năng hành nghề và được cơ quan có thẩm quyền công nhận đủ khả năng đảm đương trọng trách thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực công 2 Điều 3 Luật Công chứng năm 2014. 3 Khoản 2 Điều 1 Luật Công chứng năm 2014.
  9. 6 chứng. Thế nên, việc công chứng việc ủy thác cho chủ thể này mà không phải là bất kỳ một ai khác là phù hợp nhất. Thứ ba, Công chứng viên phải chứng nhận tính xác thực, chính xác, hợp pháp cũng như không trái đạo đức xã hội của hợp đồng, giao dịch và bản dịch. Theo đó, tính xác thực có nghĩa là công chứng viên phải xác định và đảm bảo được tính có thật từ giao dịch, chủ thể tham gia vào các giao dịch, hợp đồng đến đối tượng của hợp đồng, giao dịch, các giấy tờ có liên quan. Đối với tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội, công chứng viên cũng giữ vai trò để đảm bảo các giao dịch mà các bên đề nghị xác lập không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, các chủ thể tham gia vào giao dịch cũng phải đảm bảo tính pháp lý của chính cá nhâ, tổ chức tham gia vào giao dịch, các đối tượng giao dịch phải được pháp luật cho phép giao dịch. Đây là đặc điểm rất quan trọng, đòi hỏi trách nhiệm cao của các công chứng viên nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, đồng thời là đảm bảo tính an toàn cho công chứng viên thực hiện chứng nhận các giao dịch hợp đồng, bản dịch. 1.2. Khái quát về văn bản công chứng 1.2.1. Khái niệm về văn bản công chứng Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, quy định: “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này”. So với quy định tại Luật Công chứng 2006, thì Luật Công chứng 2014 ghi nhận thêm hình thức bản dịch cũng được thừa nhận là một trong các văn bản công chứng. Như vậy, theo quy định kể trên văn bản công chứng được hiểu là những tài liệu đã được công chứng viên chứng nhận về tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội hoặc tính chính xác của một bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Các nhà soạn thảo Luật đã vận dụng cách thức liệt kê nhằm giới hạn rõ đâu được xem là văn bản công chứng, cụ thể bao gồm: Hợp đồng, văn bản giao dịch và các bản dịch. Và điều quan trọng là các văn bản công chứng phải được công chứng viên chứng nhận theo quy định. 1.2.2. Đặc điểm của văn bản công chứng Văn bản công chứng không đơn thuần là các loại giấy tờ, tài liệu được ghi chép các nội dung thông thường mà văn bản công chứng chứa đựng những ý chí của các bên tham gia vào hợp đồng, giao dịch mà quan trọng hơn
  10. 7 là ý chí, nguyện vọng đó được công chứng viên kiểm duyệt và chứng nhận. Thế nên, ngoài những đặc điểm thông thường của một văn bản, văn bản công chứng còn mang những đặc điểm riêng biệt như sau: Thứ nhất, văn bản công chứng phải mang tính chính xác, xét về bản chất công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng giao dịch và tính chính xác hợp pháp của bản dịch. Do vậy, yếu tố đầu tiên làm điểm nhấn của văn bản công chứng phải là tính chính xác. Văn bản công chứng đòi hỏi sự chính xác đến từ nhiều khía cạnh như: phải chính xác về thời điểm, địa điểm công chứng, chính xác về chủ thể tham gia giao dịch, chính xác về các đối tượng tượng giao dịch Thứ hai, văn bản công chứng phải đảm bảo về mặt hình thức. Hình thức cũng là một trong những yếu tố quyết định tính hiệu lực của một hợp đồng, giao dịch. Nếu một giao dịch dân sự đòi hỏi phải tuân thủ về mặt hình thức mà các bên tham gia giao dịch không đáp ứng thì rất có thể Tòa án sẽ tuyên giao dịch vô hiệu. Thứ ba, tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội. Văn bản công chứng không chỉ là văn bản ghi nhận lại ý chí các bên tham gia giao dịch, chúng còn là tài liệu, chứng cứ để phục vụ cho quá trình tố tụng tại các cơ quan tố tụng. Thế nên, nội dung của văn bản công chứng không được trái luật, các giao dịch mà các bên thỏa thuận trái pháp luật, công chứng viên phải có nghĩa vụ giải thích để các bên tự điều chỉnh ý chí, còn không công chứng viên có trách quyền từ chối chứng nhận các giao dịch bất hợp pháp mà các bên đề nghị. Đối với việc trái đạo đức xã hội, đây là một phạm trù khá rộng, còn tùy thuộc vào từng phong tục, tập quán tại mỗi địa phương, đòi hỏi công chứng viên ngoài kiến thức chuyên môn còn phải am hiểu kiến thức xã hội, đồng thời tự đưa ra các nhận định cho bản thân để xem xét liệu giao dịch đó có được xã hội thừa nhận để tránh những rủi ro pháp lý sau này công chứng viên phải tự gánh chịu. Thứ tư, văn bản công chứng phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục công chứng. Một văn bản công chứng có hiệu lực thi hành khi chúng phải được thực hiện theo đúng các nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Công chứng. Điển hình như từ giai đoạn thu thập các hồ sơ giấy tờ, soạn thảo văn bản công chứng đến ký tên, đóng dấu, phát hành và lưu trữ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mà Luật Công chứng 2014 quy định.