Thảo luận Kinh tế vi mô
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thảo luận Kinh tế vi mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thao_luan_kinh_te_vi_mo.ppt
Nội dung text: Thảo luận Kinh tế vi mô
- 1. Các khái niệm cơ bản Doanh nghiệp Thị trường Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Ngắn hạn Dài hạn Lợi nhuận
- 2. Các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo Có vô số người mua, người bán độc lập với nhau. Tất cả các đơn vị hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau. Liên quan đến việc trao đổi. Tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin. Không có gì cản trở việc gia nhập và rút khỏi thị trường.
- 3.1 Các đặc trưng cơ bản của hành vi cạnh tranh hoàn hảo: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá thị trường đang thịnh hành Doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hay giá của thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo hoàn toàn không có sức mạnh thị trường Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang đối với sản lượng của mình.
- 3.2 Sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo: Vì lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên để tìm ra sản lượng tối đa hóa lợi nhuận ta phải phân tích doanh thu và chi phí của nó. Tổng doanh thu là TR = P.q. Tổng chi phí cũng phụ thuộc vào sản lượng. Do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp là: π (q) = TR (q) – TC (q) Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng sao cho chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất.
- Doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên: Tăng sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận. Sản lượng tăng đến q* thì lợi nhuận tối đa. Khi sản lượng vượt quá q* thì tăng sản lượng làm giảm lợi nhuận. Chi phí cận biên lớn hơn doanh thu cận biên: tăng sản lượng làm giảm lợi nhuận
- 3.3 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận ở mức q* Sản lượng ở mức q1 (MC P) lợi nhuận bị mất diện tích S
- Sản lượng ở mức q* thì doanh nghiệp bị lỗ và phần bị lỗ là ABCD, doanh nghiệp có 2 lựa chọn: Tiếp tục duy trì sản xuất Ngừng sản xuất tạm thời Ở mức sản lượng MC = AVCmin doanh nghiệp chịu lỗ tối đa (điểm đóng cửa).
- Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường chi phí cận biên MC, phần nằm trên điểm AVCmin.
- 3.4 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn Giá ở mức P1 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất là DEFG Giá ở mức P2 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất là bằng O
- Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn là đường chi phí cận biên (LMC), phần nằm trên điểm LACmin
- Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Khi hãng cạnh tranh hoàn hảo đạt P=LACmin=LMC=ATCmin=SMC thì hãng sẽ đạt trạng thái cân bằng trong dài hạn.
- Ví dụ về một hãng cạnh tranh hoàn hảo
- Trong thị trường canh tranh hoàn hảo về mặt hàng bánh trung thu, hãng bánh kẹo “Thơm” của Việt Nam quyết định sản xuất mặt hàng bánh trung thu truyền thống của nước mình để phục vụ những ngày tết vui vẻ, ý nghĩa cho các em thiếu nhi. Hãng dự định bắt đầu sản xuất từ ngày 5 tháng 8 âm lịch với hàm tổng chi phí như sau: TC= 2Q2 + 8100Q + 8000000
- Từ tổng chi phí là TC= 2Q2 + 8100Q + 8000000 Tổng chi phí bình quân trên một sản phẩn là: ATC = 2Q + 8100 + 8000000/Q Tổng chi phí biến đổi là : TVC = 2Q2 + 8100Q Chi phí cố định bình quân là : AFC = TFC/Q = 8000000/Q Tổng chi phí cố định là : TFC = 8000000 Chi phí biến đổi bình quân là : AVC = TVC/Q = 2Q +8100 Chi phí cận biên là : MC = TC’ = 4Q + 8100 Hãng xác định điểm hòa vốn (giá bán mà ở đó hãng có lợi nhuận bằng 0) như sau : Vì là một hãng cạnh tranh hoàn hảo nên hãng phải chấp nhận giá, để tối đa hóa lợi nhuận hãng phải bán với giá P = MC. Khi hãng hòa vốn có nghĩa là hãng bán với mức giá bằng đúng tổng chi phí nhỏ nhất để tạo ra hàng hóa đó. Có nghĩa là : P = MC = ATCmin 2Q + 8100 + 8000000/Q = 4Q + 8100 Q = 2000. P = MC = 4.2000 + 8100 = 16100 (VN đồng)
- Tương tự hãng cũng xác định được điểm đóng cửa (giá bán mà ở đó hãng phải đóng cửa.) như sau : Khi hãng phải đóng cửa có nghĩa là hãng có sản xuất hay không thì hãng vẫn bị lỗ phần chi phí cố định hoặc nhiều hơn. Khi đó giá mà hãng bán nhỏ hơn cả chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Khi đó : P ≤ AVCmin = MC 2Q + 8100 = 4Q + 8100 Q = 0 P = MC = 8100 (VN đồng) Doanh nghiệp nhận thấy để có thể có lợi nhuận dương thì giá của sản phẩm bánh trung thu phải lớn hơn 16100 đồng. Và điều này là hoàn toàn thực hiện được.
- Trong những ngày đầu tiên từ ngày 5 đến 10 tháng 8 âm lịch hãng sẽ bán được bánh với mức giá là 20000 (VN đồng) một chiếc. Để tối đa hóa lợi nhuận hãng cần bán với mức giá sao cho P = MC 20000 = 4Q + 8100 Q = 2975 (chiếc) Và hãng đã sản xuất 2975 chiếc bánh để bán, cuối cùng hãng thu được một khoản lợi nhuận là : ∏ = Q.P - TC = 2975.20000 - (2.29752 + 8100.2975 + 8000000) = 9701250 (VN đồng)
- Từ ngày 10 đến ngày 14 cùng tháng, do nhu cầu bánh tăng nên giá của một chiếc bánh trên thị trường được đẩy lên thành 25000 (VN đồng) một chiếc. Hãng có thể bán với mức giá 25000 đồng một chiếc. Để tối ưu hóa lợi nhuận hãng cần bán với sản lượng sao cho : P = MC 25000 = 4Q + 8100 Q = 4225 (chiếc) Và khi đó hãng sẽ có được một khoản lợi nhuận là : ∏ = Q.P - TC = 4225.25000 - (2.42252 + 8100.4225 + 8000000) = 27701250 (VN đồng)
- Khi nhu cầu mua bánh trung thu đã hết, mức giá trên thị trường giá bánh chỉ còn 17000 (VN đồng) một chiếc, hãng cũng phải chịu bán với giá 17000 đồng một chiếc. Cũng để tối đa hóa lợi nhuận thì hãng phải bán với sản lượng sao cho : P = MC 17000 = 4Q + 8100 Q = 2225 (chiếc) Và khi đó hãng thu được một khoản lợi nhuận là : ∏ = Q.P - TC = 17000.2225 - (2.22252 + 8100.2225 + 8000000) = 1901250
- Ví dụ doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn
- Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo mặt hàng kẹo, hãng sản xuất “Thơm” sản xất kẹo trong dài hạn với tổng chi phí là : TC= Q2 + 6400Q
- Hãng phân tích ban đầu như sau: Từ tổng chi phí là LTC= Q2 + 6400Q Chi phí bình quân dài hạn trên một sản phẩn là: LAC = Q + 6400 Chi phí cận biên là : MC = TC’ = 2Q + 6400 Hãng cũng đưa ra nhận định về giá bán ban đầu như sau : Hãng xác định điểm hòa vốn (giá bán mà ở đó hãng có lợi nhuận bằng 0) như sau : Vì là một hãng cạnh tranh hoàn hảo nên hãng phải chấp nhận giá, để tối đa hóa lợi nhuận hãng phải bán với giá P = MC. Khi hãng hòa vốn có nghĩa là hãng bán với mức giá bằng đúng chi phí bình quân dài hạn nhỏ nhất để tạo ra hàng hóa đó. Có nghĩa là : P = MC = LACmin 2Q + 6400 = Q + 6400 Q = 0. P = MC = 6400 (VN đồng)
- Nếu giá của sản phẩm lớn hơn 6400 đồng thì hãng có lợi nhuận lớn hơn 0, khi đó hãng có thể tiếp tục sản xuất. Nếu giá của sản phẩm bằng đúng 6400 đồng thì doanh nghiệp có hai lựa chọn hoặc là tiếp tục sản xuất chờ cơ hội, hoặc là từ bỏ khỏi ngành. Vì lúc này hãng luôn có lợi nhuận bằng 0 khi đã tối đa hoaslowij nhuận. Nếu giá của sản phẩm nhỏ hơn 6400 đồng thì hãng luôn bị lỗ dù có sản xuất hay không thậm chí lúc đó hãng bán càng nhiều thì lỗ càng lớn do chi phí để sản xuất vẫn tăng lên.lúc này là lúc hãng sẽ rút lui khỏi ngành Giá một gói kẹo trên thị trường là : 9000 (VN đồng) có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận dương. Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng sẽ chọn sản lượng sao cho chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là nhỏ nhất. Nên theo quy tắc tối đa hóa lợi nhuận đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo là lựa chọn sản lượng sao cho : P = MC 9000 = 2Q + 6400 Q = 1300 (gói)
- Một thời gian sau khi giá của một gói kẹo giảm xuống 6400 đồng, bằng đúng điểm hòa vốn nên hãng không thu được lợi nhuận. Hãng đứng trước hai sự lựa chọn : rời bỏ ngành hoặc tiếp tục sản xuất để chờ cơ hội kẹo lên giá. Trong hoàn cảnh này, hãng dù đã tối đa hóa lợi nhuận nhưng vẫn chỉ thu được lợi nhuận bằng không. Trong dài hạn, hãng có thể có đủ thời gian để thay đổi quy mô sản xuất hoặc gia nhập ngành hoặc rời bỏ ngành khi lợi nhuận thay đổi. Và khi lợi nhuận của hãng sản xuất kẹo tăng thì sẽ có sự ra nhập ngành của những hãng đang kinh doanh mặt hàng khác chuyển sang kinh doanh mặt hàng này làm cho số lượng hãng kinh doanh mặt hàng kẹo tăng lên dẫn đến lượng cung ứng kẹo ra thị trường tăng lên. Do đó, đường cung thị trường trường dịch chuyển xuống dưới ở mức giá thấp hơn. Và giá của kẹo sẽ giảm dần cho đến khi lợi nhuận của hãng kinh doanh kẹo giảm xuống bằng không. Như vậy, đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn cần có một sự lựa chọn sản lượng và quy mô sản xuất phù hợp để thu được lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh.
- Nếu hãng sản xuất sản lượng nhỏ hơn 1300 (MR>MC) tức là còn mang lại lợi nhuận cho hãng. Do vậy, hãng không sản xuất những đơn vị sản lượng này thì sẽ không thu được phần lợi nhuận do những đơn vị này mang lại. Tương tự, nếu sản xuất sản lượng lớn hơn 1300 (MR 10000 = 2Q + 6400 Q = 1800 (gói) Hãng sản xuất và bán 1800 gói kẹo và thu được lợi nhuận là : ∏ = Q.P - LTC = 1300.10000 - (13002 + 6400.1300) = 3240000 (VN đồng)