Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại TP. HCM
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại TP. HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_lua_chon_truong_mau_gia.pdf
Nội dung text: Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường mẫu giáo cho con của phụ huynh tại TP. HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN XUÂN THẮNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN TRƢỜNG MẪU GIÁO CHO CON CỦA PHỤ HUYNH TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN XUÂN THẮNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN TRƢỜNG MẪU GIÁO CHO CON CỦA PHỤ HUYNH TẠI TP.HCM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG LÂM TỊNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN TRƢỜNG MẪU GIÁO CHO CON CỦA PHỤ HUYNH TẠI TP.HCM” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Hoàng Lâm Tịnh. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013 Tác giả Trần Xuân Thắng
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3 1.1. Lý do chọn đề tài 3 1.2. Mục tiêu đề tài 4 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu 5 1.5. Kết cấu luận văn 5 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 Giới thiệu 6 2.1. Lý thuyết về dịch vụ 6 2.2. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng 7 2.2.1. Định nghĩa 7 2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng hành vi ngƣời tiêu dùng 7 2.3. Tổng quan về dịch vụ mầm non tại Tp. Hồ Chí Minh 9 2.4. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo 14 2.4.1. Nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo và Ling-Ling Lin (2008) 14 2.4.2. Nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) 15 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất 16
- Tóm tắt chƣơng 2 21 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 Giới thiệu 22 3.1. Thiết kế nghiên cứu 22 3.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 22 3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 22 3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức 23 3.1.2. Quy trình nghiên cứu 24 3.2. Xây dựng thang đo sơ bộ 26 3.3. Kiểm định thang đo sơ bộ 29 3.3.1. Kiểm định Cronbach Alpha 30 3.3.2. Phân tích EFA 32 3.3.3. Điều chỉnh thang đo 40 Tóm tắt chƣơng 3 44 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 Giới thiệu 45 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu 45 4.2. Đánh giá thang đo 46 4.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha 46 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 48 4.3. Phân tích hồi quy 56 4.3.1. Mô hình hồi quy bội 56 4.3.2. Phân tích các giả thuyết trong mô hình 58 4.3.2.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 59 4.3.2.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 59
- 4.3.2.3. Xác định tầm quan trọng của nhân tố 62 4.4. Phân tích ảnh hƣởng của các biến định tính đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo 64 4.4.1. Ảnh hƣởng của giới tính 64 4.4.2. Ảnh hƣởng của độ tuổi 64 4.4.3. Ảnh hƣởng của số lƣợng con trong gia đình 64 4.4.4. Ảnh hƣởng của trình độ học vấn 65 4.4.5. Ảnh hƣởng của thu nhập 65 Tóm tắt chƣơng 4 65 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 66 Giới thiệu 66 5.1. Tóm tắt kết quả của đề tài 66 5.2. Một số hàm ý cho các trƣờng mẫu giáo 67 5.2.1. Về sự an toàn và sức khỏe của trẻ 67 5.2.2. Về cơ sở vật chất 68 5.2.3. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trƣờng 69 5.2.4. Về chƣơng trình đào tạo 70 5.2.5. Về sự thuận tiện cho phụ huynh 71 5.2.6. Về chi phí 71 5.3. Hạn chế của đề tài 72 5.4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHỎNG VẤN 20 Ý KIẾN PHỤ LỤC 2: PHỎNG VẤN TAY ĐÔI
- PHỤ LỤC 3: THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 4: BẢNG KHẢO SÁT SƠ BỘ PHỤ LỤC 5: BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH ALPHA SƠ BỘ PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA SƠ BỘ PHỤ LỤC 8: CRONBACH ALPHA CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 9: PHÂN TÍCH EFA CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ HỒI QUY PHỤ LỤC 11: THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LỤC 12: XÁC ĐỊNH SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỊNH TÍNH ĐỐI VỚI SỰ LỰA CHỌN TRƢỜNG MẪU GIÁO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT ANOVA : Analysis Variance - Phân tích phƣơng sai ĐHQG : Đại học quốc gia ĐHKT : Đại học kinh tế EFA : Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá GD-ĐT : Giáo dục và đào tạo GDMN : Giáo dục mầm non KMO : Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin NXB : Nhà xuất bản Sig : Observed significance level - Mức ý nghĩa quan sát Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh XHHGD : Xã hội hóa giáo dục
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Thống kê trƣờng mầm non/mẫu giáo Tp.HCM 12 Bảng 2.2: Số liệu thống kê giáo dục mẫu giáo trên toàn quốc 13 Bảng 2.3: Số liệu thống kê giáo dục mẫu giáo Tp.HCM 14 Bảng 3.1: Cronbach alpha sơ bộ 31 Bảng 3.2: Kết quả EFA sơ bộ lần 1 34 Bảng 3.3: Kết quả EFA sơ bộ lần 2 35 Bảng 3.4: Kết quả EFA sơ bộ lần 3 37 Bảng 3.5: KMO và Barlett test biến phụ thuộc sơ bộ 39 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu 45 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach alpha chính thức 47 Bảng 4.3: Phân tích EFA lần 1 49 Bảng 4.4: Phân tích EFA lần 2 51 Bảng 4.5: Phân tích EFA lần 3 52 Bảng 4.6: Phân tích EFA lần 4 54 Bảng 4.7: Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc 56 Bảng 4.8: Kiểm định độ phù hợp của mô hình 59 Bảng 4.9: Trọng số hồi quy 60 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định giả thuyết 60 Bảng 4.11: Kiểm định độ phù hợp của mô hình sau khi loại yếu tố TK 62 Bảng 4.12: Trọng số hồi quy sau khi loại yếu tố TK 63
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hƣởng hành vi tiêu dùng 7 Hình 2.4: Các yếu tố ảnh hƣởng sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo tại Yunlin 15 Hình 2.5: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo tại Mỹ 16 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 17 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 25 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khảo sát sơ bộ 43 Hình 4.1: Mô hình hồi quy bội 57 Hình 4.2: Mô hình điều chỉnh các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của phụ huynh tại Tp.HCM 61 .
- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: (1) Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của phụ huynh; (2) Xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại Tp.HCM; (3) Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố; (4) Đƣa ra một số hàm ý với các trƣờng mẫu giáo. Tham khảo kết quả hai công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo tại Đài Loan và Mỹ, kết hợp với quá trình nghiên cứu sơ bộ, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của phụ huynh nhƣ sau: (1) Cơ sở vật chất; (2) Đội ngũ giáo viên; (3) Chƣơng trình đào tạo; (4) Sự an toàn và sức khỏe của trẻ; (5) Chi phí và sự thuận tiện; (6) Thông tin tham khảo. Nghiên cứu chính thức đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp định lƣợng với 259 mẫu khảo sát thu thập từ các bậc phụ huynh đã gửi con hoặc chuẩn bị gửi con vào các trƣờng mẫu giáo tại Tp.HCM. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để kiểm định và phân tích số liệu. Đầu tiên, tác giả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kế đến, tác giả sử dụng phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết và xác định tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của phụ huynh tại Tp.HCM. Kết quả có 6 giả thuyết đƣợc chấp nhận tƣơng ứng với 6 yếu tố tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con gồm: (1) Cơ sở vật chất; (2) Đội ngũ giáo viên; (3) Chƣơng trình đào tạo; (4) Sự an toàn và sức khỏe của trẻ; (5) Sự thuận tiện; (6) Chi phí. Cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích xem có sự khác biệt về sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con giữa các nhóm tuổi, mức thu nhập của phụ huynh, trình độ học vấn, số lƣợng con trong gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai yếu tố đƣợc phụ huynh quan tâm nhiều nhất khi gửi con là Sự an toàn và sức khỏe và Cơ sở vật chất, kế đến là các yếu tố Đội ngũ giáo viên, nhân viên, Chương trình đào tạo, Sự thuận tiện, Chi phí. Dựa vào
- 2 kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra một số kiến nghị để các trƣờng mẫu giáo điều chỉnh dịch vụ của mình cho phù hợp với nhu cầu của phụ huynh.
- 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Lứa tuổi mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi ngƣời. Nhiều công trình nghiên cứu giáo dục trẻ em tuổi mầm non đã chứng minh rằng sự hình thành cơ sở đầu tiên cho sự phát triển trí tuệ của con ngƣời đã đạt đƣợc ở độ tuổi này: 50% của sự phát triển trí tuệ sau này của mỗi ngƣời đạt đƣợc ở độ tuổi từ lọt lòng đến 4 tuổi; đạt tiếp 30% từ 4 đến 8 tuổi và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trƣởng thành nhƣng tốc độ chậm dần sau tuổi 18. Nhận thức đƣợc vấn đề này, nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định giáo dục mầm non là mục tiêu quan trọng trong nền giáo dục. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ giáo dục mầm non là nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta là: “Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Trong nhận thức chung, XHHGD đƣợc hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc. Chính sách XHHGD đã tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ mầm non. Các trƣờng mầm non, mẫu giáo dân lập, tƣ thục góp phần thu hút trẻ đến trƣờng, giảm tải cho các trƣờng mầm non, mẫu giáo công lập, giúp cho các bậc phụ huynh có nhiều lựa chọn hơn trong việc gửi con và yên tâm làm việc. Xét từ khía cạnh kinh tế học, giáo dục mầm non là một loại dịch vụ mang tính chất thị trƣờng. Những nhà kinh doanh dịch vụ mầm non muốn thu hút đƣợc phụ huynh gửi trẻ thì phải cung cấp dịch vụ tốt và đáp ứng đúng nhu cầu của phụ huynh. Bên cạnh khuyến khích XHHGD, Nhà nƣớc cũng chú trọng đầu tƣ cho hệ
- 4 thống trƣờng mầm non, mẫu giáo công lập. Vì thế, phụ huynh thƣờng có tâm lý chọn trƣờng công lập để gửi con vì trƣờng công lập đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất bài bản, chất lƣợng giáo dục tốt và mức học phí đƣợc sự trợ cấp của Nhà nƣớc. Do đó, các trƣờng dân lập có khả năng cạnh tranh yếu hơn so với các trƣờng công lập. Trong tình trạng chung của giáo dục mầm non, các trƣờng mầm non, mẫu giáo công lập tại Tp.Hồ Chí Minh thƣờng xuyên ở tình trạng quá tải trong khi công suất của trƣờng dân lập còn thấp. Điều này dẫn đến việc doanh thu không bù đắp đƣợc chi phí ở các trƣờng dân lập kéo theo chất lƣợng giảng dạy trẻ giảm, làm giảm khả năng thu hút phụ huynh gửi con. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của phụ huynh tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu để giúp cho các trƣờng mẫu giáo hiểu hơn và đáp ứng các mối quan tâm của phụ huynh khi lựa chọn trƣờng gửi con. 1.2. Mục tiêu đề tài - Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của phụ huynh tại Tp.HCM. - Điều chỉnh và kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại Tp.HCM. - So sánh sự khác biệt trong việc lựa chọn trƣờng cho con giữa các nhóm phụ huynh theo độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, số lƣợng con trong gia đình. - Đƣa ra một số hàm ý đối với các trƣờng mẫu giáo nhằm nâng cao khả năng thu hút phụ huynh gửi trẻ. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của các bậc phụ huynh tại Tp.HCM.
- 5 - Phạm vi nghiên cứu: các bậc phụ huynh chuẩn bị gửi con vào các trƣờng mẫu giáo hoặc có con đang theo học mẫu giáo trên địa bàn Tp.HCM. 1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu Nghiên cứu đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của các bậc phụ huynh tại Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho: - Các trƣờng mẫu giáo hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh và mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố để có điều chỉnh dịch vụ phù hợp. - Phụ huynh tham khảo danh sách các tiêu chí khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con em mình. 1.5. Kết cấu luận văn Cấu trúc luận văn gồm 5 Chƣơng: . Chƣơng 1: Giới thiệu . Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết . Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu . Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu . Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
- 6 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Giới thiệu Chƣơng 2 giới thiệu các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các phần: (1) Lý thuyết về dịch vụ; (2) Dịch vụ chăm sóc mầm non tại Tp.HCM; (3) Lý thuyết về hành vi tiêu dùng; (4) Mô hình ra quyết định mua hàng; (5) Nghiên cứu sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo tại Đài Loan; (6) Nghiên cứu sự chọn trƣờng mẫu giáo tại Mỹ; (7) Mô hình đề xuất của tác giả; (8) Tóm tắt. 2.1. Lý thuyết về dịch vụ Theo Zeithaml và Bitner (1996) (dẫn theo Vũ Nhân Vƣơng, 2012) thì dịch vụ là những hành vi, cách thức, quá trình làm việc tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng, làm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Những đặc điểm của dịch vụ: - Tính vô hình: Tính vô hình của dịch vụ là đặc tính không thể sờ mó, nắm bắt đƣợc. Dịch vụ không có hình dạng cụ thể giống nhƣ một sản phẩm hữu hình, ngƣời mua không thể nhìn thấy, không thể nếm đƣợc, không thể ngửi đƣợc trƣớc khi mua. - Tính không đồng nhất: thể hiện qua sự khác nhau giữa các mức độ thực hiện một dịch vụ. Nghĩa là dịch vụ đƣợc xếp hạng từ mức độ rất kém đến rất hoàn hảo. Các vấn để thiết yếu hay chất lƣợng của dịch vụ có thể thay đổi theo ngƣời phục vụ, theo khách hàng cảm nhận và theo thời gian phục vụ. Tính biến thiên trong dịch vụ dễ xảy ra và xảy ra thƣờng xuyên hơn so với so với sản phẩm hữu hình, vì dịch vụ có sự tƣơng tác con ngƣời cao. Điều này làm cho việc chuẩn hóa dịch vụ khó thực hiện hơn. - Tính không thể tách rời (tính đồng thời): thể hiện qua việc khó khăn để phân biệt rõ ràng giữa giai đoạn tạo ra và giai đoạn sử dụng dịch vụ. Việc tạo thành và sử dụng dịch vụ hầu hết xảy ra đồng thời với nhau. Đối với sản phẩm hữu hình,
- 7 khách hàng sử dụng sản phẩm ở giai đoạn cuối khi nó đã đƣợc tạo thành, còn đối với dịch vụ thì khách hàng luôn đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra dịch vụ. - Tính không lƣu giữ đƣợc: Không nhƣ các hàng hóa hữu hình khác, dịch vụ không thể tồn kho hay cất giữ. Đây là một mối quan tâm rất lớn của các nhà cung cấp dịch vụ vì nó liên quan đến cung, cầu của dịch vụ. Khi nhu cầu khách hàng thay đổi, nhà cung cấp dịch vụ phải tìm ra cách làm cho cung và cầu dịch vụ phù hợp với nhau. 2.2. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng 2.2.1. Định nghĩa Theo Philip Kotler (2007), nghiên cứu về hành vi tiêu dùng chính là nghiên cứu cách thức mỗi ngƣời tiêu dùng sẽ thực hiện khi đƣa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ để mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Hàng hóa, dịch vụ đề cập trong nghiên cứu này là dịch vụ chăm sóc trẻ của các trƣờng mẫu giáo, ngƣời mua là các bậc phụ huynh. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng hành vi ngƣời tiêu dùng VĂN HÓA XÃ HỘI Văn hóa Nhóm tham khảo Nhánh văn hóa Gia đình Tầng lớp xã hội Vai trò và địa vị Ngƣời mua CÁ NHÂN TÂM LÝ Tuổi và giai đoạn sống Động cơ Nghề nghiệp Nhận thức Hoàn cảnh kinh tế Hiểu biết Lối sống Niềm tin và thái độ Nhân cách Hình 2.1 Các yếu tố ảnh hƣởng hành vi tiêu dùng
- 8 Văn hóa Văn hóa ảnh hƣởng sâu rộng tới hành vi mua sắm ngƣời tiêu dùng qua ba hình thức chính: nền văn hóa, nhánh văn hóa, và tầng lớp xã hội. Con ngƣời sống trong những nền văn hóa khác nhau thì hành vi mua sắm cũng khác nhau. Xã hội Hành vi của ngƣời tiêu dùng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội: các nhóm tham khảo, ảnh hƣởng từ gia đình, vai trò và địa vị xã hội của họ. - Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo bao gồm những nhóm ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ, hành vi của ngƣời đó nhƣ gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp - Gia đình: Thành viên trong gia đình là một nhóm tham khảo rất quan trọng ảnh hƣởng lớn nhất đến hành vi ngƣời mua. Gia đình cũng là tổ chức mua hàng quan trọng nhất trong xã hội. Ta cần quan tâm đến vai trò, ảnh hƣởng tƣơng đối của vợ, chồng và con cái đến việc mua sắm các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau, xác định thành viên nào hay có ảnh hƣởng lớn hơn đến sự lựa chọn các sản phẩm khác nhau. - Vai trò và địa vị: Một ngƣời tham gia vào rất nhiều nhóm, các câu lạc bộ, các tổ chức. Trong mỗi nhóm, vị trí của ngƣời đó có thể xác định dựa vào vai trò, địa vị của họ. Ngƣời ta lựa chọn sản phẩm, nơi mua sắm nhằm thể hiện vai trò, địa vị của mình. Cá nhân Quyết định của ngƣời mua chịu ảnh hƣởng của đặc điểm cá nhân nhƣ: tuổi tác, giới tính, giai đoạn chu kỳ sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế của ngƣời mua.
- 9 - Tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống: Con ngƣời mua những hàng hóa, dịch vụ khác nhau trong cuộc đời mình. Việc tiêu dùng đƣợc định hình theo từng giai đoạn của chu kỳ sống. - Nghề nghiệp: Nghề nghiệp cũng ảnh hƣởng đến cách tiêu dùng của con ngƣời. Sự khác biệt về nghề nghiệp dẫn tới những hành vi mua sắm cũng khác nhau. Do đó, chúng ta cần xác định những nhóm nghề nghiệp quan tâm trên mức trung bình đối với các sản phẩm, dịch vụ của mình. - Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế một ngƣời gồm thu nhập có thể chi tiêu: mức thu nhập, tài sản, tiền tiết kiệm, nợ, khả năng vay mƣợn; thái độ với chi tiêu và tiết kiệm. Dựa vào các chỉ số nền kinh tế, những nhà kinh doanh điều chỉnh giá của sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp ngƣời tiêu dùng. - Lối sống: Lối sống của một ngƣời là một cách sống thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của ngƣời đó. Hành vi mua sắm và lựa chọn sản phẩm thể hiện lối sống ngƣời tiêu dùng. - Nhân cách, ý niệm về bản thân: Nhân cách là những đặc điểm tâm lý của một ngƣời dẫn tới những phản ứng nhất quán, lâu bền với môi trƣờng của họ. Các yếu tố cá nhân của ngƣời tiêu dùng (phụ huynh) sẽ đƣợc tác giả sử dụng để phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố cá nhân đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con. 2.3. Tổng quan về dịch vụ mầm non tại Tp. Hồ Chí Minh Trƣớc đây, dịch vụ mầm non chỉ đơn thuần là dịch vụ do Nhà nƣớc cung cấp. Từ khi Nhà nƣớc có chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non, các tổ chức và cá nhân đã tham gia cung cấp dịch vụ này ngành này. Xét về phƣơng diện kinh tế học, dịch vụ giáo dục mầm non là một loại dịch vụ chịu ảnh hƣởng theo quy luật cung cầu của thị trƣờng.
- 10 Ngày nay, các trƣờng mầm non công lập ngày càng cải tiến chất lƣợng, cơ sở vật chất tốt đã giúp phụ huynh tin tƣởng và mong muốn đƣợc gửi con vào trƣờng công lập. Do vậy, các trƣờng dân lập phải cải tiến chất lƣợng của mình để thu hút đƣợc phụ huynh gửi trẻ. 2.3.1. Các loại hình trƣờng mầm non Theo Điều 3 của Điều lệ trƣờng mầm non (2008), trƣờng mầm non, trƣờng mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đƣợc tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tƣ thục. - Nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nƣớc thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thƣờng xuyên. - Nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cƣ ở cơ sở thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và đƣợc chính quyền địa phƣơng hỗ trợ. - Nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tƣ thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc. 2.3.2. Điều kiện thành lập trƣờng mầm non Nhà trƣờng, nhà trẻ đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập khi đảm bảo các điều kiện sau: - Phù hợp với quy hoạch mạng lƣới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học. - Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lƣợng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. - Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn.
- 11 - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định. 2.3.3. Phân cấp quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ mầm non Điều lệ trƣờng mầm non (2008) đƣa ra quy định về việc quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ mầm non nhƣ sau: - Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quản lý nhà trƣờng, nhà trẻ công lập trên địa bàn. - Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn quản lý nhà trƣờng, nhà trẻ dân lập; nhà trƣờng, nhà trẻ tƣ thục và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn. - Phòng giáo dục và đào tạo có chức năng quản lý nhà nƣớc về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn. 2.3.4. Phân lớp theo độ tuổi Trẻ em học tại các trƣờng mầm non đƣợc phân lớp theo độ tuổi. Điều lệ trƣờng mầm non(2008) quy định phân nhóm trẻ theo hai nhóm: nhóm trẻ và lớp mẫu giáo. Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đƣợc tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ đƣợc quy định nhƣ sau: - Nhóm trẻ từ 3 - 12 tháng tuổi: 15 trẻ; - Nhóm trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ; - Nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ. Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi đƣợc tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo đƣợc quy định nhƣ sau: - Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ; - Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ; - Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.
- 12 Lứa tuổi mẫu giáo này chính là phân khúc nghiên cứu của luận văn. 2.3.5. Thực trạng mầm non tại Tp.HCM Theo thống kê của Sở giáo dục Tp.HCM, đến năm 2013 tồng số trƣờng mầm non, mẫu giáo tại Tp.HCM là 755 trƣờng, trong đó công lập có 414 trƣờng chiếm 55%, tƣ thục có 341 trƣờng chiếm 45%. Bên cạnh đó, còn có 1106 nhóm trẻ gia đình và nhóm lớp mẫu giáo tƣ thực, mầm non tƣ thục phục vụ nhu cầu gửi trẻ. Bảng 2.1. Thống kê trƣờng mầm non/mẫu giáo Tp.HCM (Nguồn: Sở giáo dục và đào tạo Tp.HCM) TỔNG TỔNG SỐ CÔNG TƢ NTGĐ/LỚP QUẬN SỐ TRƢỜNG VÀ LẬP THỤC MGTT/LỚPMNTT TRƢỜNG NHÓM LỚP Quận 1 24 16 8 3 27 Quận 2 23 13 10 30 53 Quận 3 45 22 23 16 61 Quận 4 16 15 1 19 35 Quận 5 28 21 7 5 33 Quận 6 17 17 0 49 66 Quận 7 51 20 31 21 72 Quận 8 27 17 10 13 40 Quận 9 28 17 11 28 56 Quận 10 33 20 13 6 39 Quận 11 27 17 10 22 49 Quận 12 34 15 19 115 149 Quận Bình Thạnh 40 25 15 45 85 Quận Gò Vấp 40 17 23 49 89 Quận Phú Nhuận 22 15 7 27 49 Quận Tân Bình 47 25 22 115 162 Quận Thủ Ðức 63 16 47 93 156 Huyện Bình Chánh 37 20 17 82 119 Huyện Cần Giờ 11 10 1 0 11 Huyện Củ Chi 31 29 2 39 70 Huyện Hóc Môn 28 17 11 89 117 Huyện Nhà Bè 10 8 2 22 32 Quận Tân Phú 30 10 20 130 160 Quận Bình Tân 43 12 31 88 131 TỔNG: 755 414 341 1106 1861
- 13 Từ số liệu thống kê giáo dục mẫu giáo của Tổng cục thống kê, năm học 2012- 2013, cả nƣớc có 3.551.100 trẻ đến trƣờng và có 188.200 giáo viên nuôi dạy trẻ. Riêng Tp.HCM có 253.800 trẻ đến trƣờng với số lƣợng giáo viên là 12.765 ngƣời. Qua các năm từ 2010 đến 2012, tỷ lệ tăng giáo viên mầm non tại Tp.HCM thấp hơn tỷ lệ tăng của học sinh cho thấy số lƣợng giáo viên chƣa đáp ứng kịp sự gia tăng của học sinh mầm non. Năm học 2012 - 2013 Tp.HCM vẫn thiếu 1.258 giáo viên mầm non. Giải thích thực trạng thiếu giáo viên dạy mầm non, bà Trƣơng Thị Việt Liên, Phó trƣởng phòng Mầm non Sở GD-ĐT Tp.HCM, nói: “Ngay cả giáo sinh tốt nghiệp các trƣờng sƣ phạm tuyển dụng vào làm ở trƣờng mầm non cũng không muốn gắn bó với nghề lâu dài”. Bên cạnh thiếu lửa đam mê yêu nghề, yêu trẻ hoặc miễn cƣỡng chọn ngành mầm non thì việc phải kiêm nhiệm những công việc của bảo mẫu khiến nhiều cô giáo trẻ quay lƣng với nghề. Bên cạnh đó, không có quy định về chức danh bảo mẫu nên việc tuyển dụng bảo mẫu càng khó vì họ không đƣợc đƣa vào biên chế, thu nhập thấp (theo Sài Gòn giải phóng). Bảng 2.2 Số liệu thống kê giáo dục mẫu giáo trên toàn quốc (Nguồn: Tổng cục thống kê) 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Số trƣờng học - Trường 12678 13144 13548 Số lớp học - Nghìn lớp 119,4 118 122 Số giáo viên - Nghìn người 157,5 174 188,2 Số học sinh - Nghìn học sinh 3061,3 3320,3 3551,1 Số học sinh bình quân/lớp học - Học sinh 26 28 29 Số học sinh bình quân/giáo viên - Học sinh 19 19 19
- 14 Bảng 2.3. Số liệu thống kê mẫu giáo tại Tp.HCM (Nguồn: Tổng cục thống kê) Năm 2010 2011 2012 Số trƣờng học - Trường 696 744 800 Số lớp học - Nghìn lớp 14,973 7,259 7,923 Số giáo viên - Nghìn người 10,703 11.983 12,765 Số học sinh - Nghìn học sinh 214,7 241,5 253,8 Tỷ lệ tăng học sinh so với năm trƣớc 12.48% 10.20% Tỷ lệ tăng giáo viên so với năm trƣớc 11.60% 6.53% Ngoài ra, TP HCM cũng tồn tại một nghịch lý trong ngành giáo dục mầm non, con nhà khá giả đƣợc học ở trƣờng công lập có chất lƣợng giáo dục tốt, đóng học phí thấp vì đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ đạt chuẩn theo quy định và đƣợc hỗ trợ học phí, những trẻ nghèo phải học trong các nhà trẻ tƣ thục, nhóm trẻ gia đình có mức học phí cao nhƣng chất lƣợng không đảm bảo và cũng không nhận đƣợc sự hỗ trợ. Trƣớc thực trạng này, Sở GD-ĐT Tp.HCM đề nghị đẩy tiến độ xây dựng các trƣờng công lập để đáp ứng nhu cầu. Trong điều kiện trƣờng công lập không đủ cho học sinh, Nhà nƣớc nên hỗ trợ các trƣờng tƣ thục để giảm khoản đóng của học sinh, tạo sự công bằng hơn cho các em (theo Tin giáo dục). 2.4. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo 2.4.1. Nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo và Ling-Ling Lin (2008) Nghiên cứu “Nghiên cứu thị trường mẫu giáo qua sự lựa chọn của cha mẹ: trường hợp thành phố Yunlin” của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008) khảo sát trên 338 bậc phụ huynh tại thành phố Yunlin (Đài Loan). Kết quả nghiên cứu đã xác định 5 yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo tại Yunlin gồm: (1) Môi trƣờng học và sự tiện nghi (cơ sở vật chất); (2) Chƣơng trình đào tạo; (3) Đội ngũ giáo viên; (4) Nền tảng dịch vụ nhà trƣờng; (5) Chi phí và sự thuận tiện.
- 15 Môi trƣờng và sự tiện nghi (Cơ sở vật chất) Chƣơng trình đào tạo Đội ngũ giáo viên chuyên Lựa chọn trƣờng mẫu giáo nghiệp và có bằng cấp cho con Nền tảng dịch vụ Chi phí và sự thuận tiện Hình 2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo tại Yunlin (Nguồn: ghi nhận từ nghiên cứu Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008)) 2.4.2. Nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) Nghiên cứu của Kathryn E.Grogan(2011) về “Sự lựa chọn trường mẫu giáo của cha mẹ: phương pháp tiếp cận giao dịch ” đƣợc thực hiện trên 203 phụ huynh tại Mỹ. Nghiên cứu của Kathryn E.Grogan đã đƣa ra các nhân tố chính tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại Mỹ nhƣ sau:
- 16 Sự thuận tiện Chƣơng trình đào tạo Lựa chọn trƣờng mẫu giáo Đội ngũ giáo viên, nhân viên cho con An toàn và sức khỏe Đặc điểm của trẻ Hình 2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo tại Mỹ (Nguồn: ghi nhận từ nghiên cứu Kathryn E.Grogan, 2011) 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên các nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008) và Kathryn E.Grogan (2011) cùng với kết quả nghiên cứu định (tham khảo kết quả nghiên cứu định tính ở phụ lục 1,2,3), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 6 yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của phụ huynh tại Tp.HCM nhƣ sau:
- 17 Cơ sở vật chất H1 Đội ngũ giáo viên, nhân viên H2 H3 Chƣơng trình đào tạo Lựa chọn trƣờng mẫu giáo H4 Sự an toàn và sức khỏe của trẻ H5 Chi phí và sự thuận tiện H6 Thông tin tham khảo Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả Trong nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008), yếu tố Nền tảng dịch vụ đƣợc đo bằng các biến quan sát: sự tham gia của cha mẹ vào quá trình đào tạo; ngƣời lãnh đạo có uy tín; trƣờng có hình ảnh đẹp; có dịch vụ theo dõi sức khỏe định kỳ; giới hạn sỉ số lớp. Các biến quan sát này đã nằm trong các yếu tố mà nghiên cứu Kathryn E.Grogan (2011) đề xuất, do đó tác giả không đƣa vào mô hình nghiên cứu đề xuất của mình. Yếu tố Đặc điểm của trẻ trong nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) đề cập đến những đặc điểm, biểu hiện, tính cách của trẻ và định hƣớng phát triển cho con của cha mẹ. Từ những đặc điểm này, phụ huynh sẽ cân nhắc lựa chọn trƣờng phù hợp cho con mình. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn nhóm, các phụ huynh
- 18 tham gia cho rằng tại Tp.HCM không có những trƣờng chuyên biệt nhƣ vậy nên tác giả không đƣa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu. Các thành phần trong mô hình: Yếu tố “Cơ sở vật chất”: kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Tung- Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Cơ sở vật chất là những gì phụ huynh có thể nhìn thấy ngay đƣợc khi đặt chân vào trƣờng, nó thể hiện đƣợc mức đầu tƣ của trƣờng cho dịch vụ của mình, từ đó phụ huynh cân nhắc xem có nên gửi con vào trƣờng hay không. Trong nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin, yếu tố này đƣợc đặt tên là “Môi trƣờng và sự tiện nghi” nhằm đo lƣờng các biến khảo sát nhƣ phòng học, sân chơi, dụng cụ dạy học, Trong quá trình phỏng vấn nhóm, những ngƣời tham gia đề xuất đổi tên gọi yếu tố này thành cơ sở vật chất cho phù hợp với Việt Nam. Yếu tố “Đội ngũ giáo viên và nhân viên” kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) và Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Yếu tố này thể hiện qua bằng cấp chuyên môn của giáo viên; sự tận tâm, nhiệt tình của giáo viên, nhân viên nhà trƣờng trong việc chăm sóc trẻ; và thái độ của giáo viên, nhân viên đối với phụ huynh. Ở lứa tuổi trẻ đi học mẫu giáo, thời gian chăm sóc con của cha mẹ ít hơn cả thời gian trẻ đƣợc cô giáo dạy dỗ. Mọi hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng giáo dục nhƣ: ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, dạy học đều do cô giáo thực hiện. Tuy nhiên, các vụ bảo mẫu bạo hành đối với trẻ, gây thƣơng tích cho trẻ thậm chí làm trẻ tử vong xảy ra thƣờng xuyên trong thời gian gần đây đã gây ra nỗi lo ngại cho phụ huynh khi gửi con vào các trƣờng mẫu giáo. Vì vậy, khi chọn trƣờng cho con, phụ huynh luôn cân nhắc tính tình, thái độ của giáo viên. Phụ huynh sẽ gửi con vào trƣờng khi có thể tin tƣởng đƣợc các cô giáo để đảm bảo sự an toàn cho con. Yếu tố “Chương trình đào tạo” kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) và Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Yếu tố này nói đến
- 19 cách giáo dục trẻ tại trƣờng nhƣ sỉ số lớp, lịch học, các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng giao tiếp với mọi ngƣời Trong các nghiên cứu thực hiện tại Đài Loan và Mỹ, phụ huynh quan tâm đến việc tham gia vào các chƣơng trình học của trẻ, các tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn định tính, các phụ huynh cho rằng yếu tố này không quan trọng đối với họ. Theo phụ huynh, việc giáo dục kiến thức cho trẻ giai đoạn này chƣa quan trọng bằng việc giáo dục đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hòa đồng và biết lễ phép với ngƣời lớn. Chƣơng trình đào tạo cần đảm bảo cho trẻ đạt mục tiêu cuối độ tuổi mẫu giáo theo tiêu chuẩn bộ giáo dục đặt ra và chuẩn bị tâm lý tốt cho giai đoạn bƣớc vào lớp một. Yếu tố “Sự an toàn và sức khỏe của trẻ” kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011). Yếu tố này thể hiện mối quan tâm của phụ huynh đến sự an toàn của trẻ khi học tại trƣờng nhƣ an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, kiểm tra sức khỏe định kỳ, việc tăng cân của trẻ, Lứa tuổi mẫu giáo chƣa nhận thức đƣợc hết những mối nguy hiểm đối với mình, đôi khi những vấn đề tƣởng chừng nhƣ đơn giản vẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Đã có nhiều trẻ bị thƣơng hoặc tử vong tại trƣờng mẫu giáo trong thời gian qua nhƣ bị ngạt nƣớc trong nhà vệ sinh ở Bình Dƣơng, bị điện giật ở Kiên Giang, bị té vào hố ga ở Hà Tĩnh Những vụ việc xảy ra ngày càng nhiều đã tạo ra sự cảnh giác cho phụ huynh. Phụ huynh sẽ xem xét kỹ những mối nguy hiểm xảy ra cho con mình trƣớc khi gửi vào trƣờng. Yếu tố “Chi phí và sự thuận tiện” kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) và Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) chỉ đề cập đến sự thuận tiện. Nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008) lại gộp hai yếu tố Chi phí và Sự thuận tiện vào cùng
- 20 một yếu tố. Trong quá trình phỏng vấn nhóm, các thành viên đề nghị tách riêng hai thành phần này ra. Tuy nhiên, tác giả vẫn giữ nguyên yếu tố của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008) để xem xét trong quá trình nghiên cứu hai nhân tố này có tách riêng nhau không. Yếu tố này đo lƣờng các chi phí mà phụ huynh phải trả cho nhà trƣờng khi gửi trẻ và những sự thuận tiện khi phụ huynh gửi trẻ tại trƣờng nhƣ tiện đƣờng đi làm, giữ trẻ ngoài giờ, có xe đƣa đón tận nhà. Yếu tố “Thông tin tham khảo” là yếu tố tác giả khám phá trong quá trình phỏng vấn định tính. Kathryn E.Grogan (2011) cũng đề cập đến yếu tố trong quá trình phỏng vấn định tính và ghi nhận đây là một yếu tố tích cực. Tuy nhiên, Kathryn E.Grogan không đƣa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu của mình. Khi phát sinh nhu cầu gửi trẻ, phụ huynh sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau nhƣ: hỏi thăm ngƣời thân, bạn bè, xem thông tin quảng cáo, internet. Bƣớc kế tiếp, phụ huynh sẽ cho con mình học thử để trãi nghiệm dịch vụ. Sau quá trình tham khảo này, phụ huynh sẽ cân nhắc xem có gửi con vào trƣờng hay không. Yếu tố này cũng xuất hiện trong lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng của Philip Kotler (2007), ngƣời tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ (trong nghiên cứu này là dịch vụ mẫu giáo) chịu ảnh hƣởng của nhiều nhóm khác nhau, trong đó nhóm tham khảo từ gia đình, bạn bè, .Nhƣ vậy, thông tin khám phá đƣợc trong quá trình phỏng vấn định tính phù hợp với lý thuyết của Philip Kotler. Do đó, tác giả đề xuất yếu tố “Thông tin tham khảo” vào mô hình nghiên cứu. Các giả thuyết nghiên cứu: H1: Cơ sở vật chất nhà trƣờng có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.
- 21 H3: Chƣơng trình đào tạo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H4: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H5: Sự thuận tiện và chi phí có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H6: Thông tin tham khảo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. Tóm tắt chƣơng 2 Chƣơng 2 đã trình bày các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu cũng nhƣ các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại Đài Loan và Mỹ. Dựa trên các lý thuyết này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố tác động tƣơng ứng với 6 giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng tiếp theo tác giả sẽ trình bày phƣơng pháp và quá trình nghiên cứu của đề tài.
- 22 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chƣơng 2 đã trình bày cơ sở lý luận và các giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng 3 sẽ trình bày phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu, điều chỉnh và đánh giá thang đo. 3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai bƣớc chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. 3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ định tính Nghiên cứu sơ bộ định tính đƣợc thực hiện qua kỹ thuật: phỏng vấn 20 ý kiến, phỏng vấn tay đôi và phỏng vấn nhóm. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ định tính là khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát. - Phỏng vấn 20 ý kiến: bảng câu hỏi mở đƣợc phát ra cho 25 phụ huynh để phụ huynh tự điền các yếu tố mà theo họ có ảnh hƣởng đến việc lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con mình (xem phụ lục 1). - Phỏng vấn tay đôi: Bảng câu hỏi phỏng vấn tay đôi đƣợc xây dựng dựa trên thang đo của các nghiên cứu trƣớc kết hợp với kết quả phỏng vấn khám phá. Dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn tay đôi, tác giả gặp và phỏng vấn trực tiếp các phụ huynh bằng câu hỏi mở để để thu thập thêm các ý kiến và tìm ra các ý kiến chung nhất. Sau khi phỏng vấn 21 phụ huynh thì các ý kiến đã có hiện tƣợng lặp lại trên 80%, tác giả dừng quá trình phỏng vấn tay đôi lại. - Phỏng vấn nhóm: tác giả tiến hành thảo luận trên hai nhóm gồm một nhóm 8 phụ huynh nam và một nhóm 8 phụ huynh nữ. Tác giả đƣa ra câu hỏi mở để
- 23 tìm thêm các ý kiến của phụ huynh. Sau đó, tác giả đƣa ra danh sách các yếu tố để phụ huynh chọn mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thứ tự: quan trọng nhất; quan trọng thứ hai; quan trọng thứ ba và không quan trọng. Mức độ quan trọng này là một thông tin tham khảo cần thiết để xem xét các biến quan sát có thể loại bỏ ra khỏi bảng câu hỏi chính thức khi tiến hành phỏng vấn sơ bộ hay không. Sau bƣớc phỏng vấn nhóm, một số yếu tố đã bị loại bỏ khỏi nghiên cứu chính thức vì đa số các thành viên trong buổi thảo luận nhóm cho rằng các yếu tố này không quan trọng đối với họ khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con. Một số yếu tố cũng đƣợc bổ sung vào nghiên cứu chính thức vì các thành viên cho rằng nó quan trọng đối với họ. Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ Mục đích của nghiên cứu định lƣợng sơ bộ là đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với nghiên cứu của tác giả. Thang đo của nghiên cứu sơ bộ định lƣợng sẽ đƣợc sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chi tiết với thang đo Likert 5 mức độ để nghiên cứu sơ bộ định lƣợng. Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lƣợng có kích thƣớc là 150 mẫu và đƣợc chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha) và phân tích nhân tố (EFA) nhằm loại bỏ các biến không phù hợp cho nghiên cứu và điều chỉnh các biến trong bảng câu hỏi cho phù hợp hơn cho lần nghiên cứu tiếp theo. 3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức Xác định mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Tp.HCM với phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Đối tƣợng khảo sát là các phụ huynh tại Tp.HCM có con trong độ tuổi gửi mẫu giáo hoặc chuẩn bị gửi mẫu giáo (3-5 tuổi).
- 24 Hair & ctg(2006) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ( 2012,398)), cho rằng đề sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5:1. Nghiên cứu chính thức có 35 biến quan sát độc lập, vậy số mẫu cần ít nhất là 165 mẫu. Để đạt đƣợc mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, số lƣợng bảng khảo sát đƣợc phát ra trong nghiên cứu định lƣợng chính thức là 320 mẫu và tỉ lệ hồi đáp dự kiến là 80%. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập từ các bảng khảo sát đƣợc đƣa vào SPSS sau khi loại bỏ các bảng không đạt yêu cầu. Từ dữ liệu này, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach Alpha; phân tích nhân tố EFA; phân tích hồi quy. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng t-TEST và ANOVA để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm phu huynh: phân nhóm theo giới tính, độ tuổi, trình độ, mức thu nhập, phụ huynh có con duy nhất và phụ huynh có từ 2 con trở lên. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu đƣợc trình bày đƣợc trình bày qua hình 3.1. - Quá trình nghiên cứu sơ bộ, tác giả thực hiện: o Phỏng vấn khám phá: 25 mẫu o Phỏng vấn tay đôi: 21 mẫu o Phỏng vấn nhóm: 16 mẫu (2 nhóm) o Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ: 150 mẫu - Nghiên cứu chính thức: 259 mẫu.
- 25 Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Phỏng vấn 20 ý kiến (n=25) Thang đo nháp Phỏng vấn tay đôi (n=21) Thảo luận nhóm Nghiên cứu sơ bộ (2 nhóm 8 ngƣời) Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ (n=150) Thang đo chính thức - Thống kê mô tả - Phân tích nhân tố (EFA) Nghiên cứu chính thức - Phân tích Cronbach’s Alpha (n=259) - Phân tích hồi quy - Kiểm định Viết báo cáo Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
- 26 3.2. Xây dựng thang đo sơ bộ Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 2, có 6 yếu tố đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này: (1) Cơ sở vật chất; (2) Đội ngũ giáo viên, nhân viên; (3) Chƣơng trình đào tạo; (4) Sự an toàn và sức khỏe của trẻ; (5) Chi phí và sự thuận tiện; (6) Thông tin tham khảo. Kế thừa các thang đo từ các nghiên cứu trƣớc đây của Tung-Sheng Kuo và Ling-Ling Lin (2008), Kathryn E.Grogan(2011) kết hợp với quá trình phỏng vấn khám phá, phỏng vấn tay đôi và phỏng vấn nhóm, tác giả đã điều chỉnh thang đo cho phù hợp với môi trƣờng giáo dục mầm non tại Việt Nam. Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ đƣợc thiết kế gồm 3 phần: - Phần 1: Câu hỏi để lọc đối tƣợng khảo sát. - Phần 2: Các câu hỏi để thu thập sự đánh giá của phụ huynh đối với các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo. Phần này gồm 41 câu hỏi tƣơng ứng với 41 biến quan sát. Trong đó, 35 biến quan sát đầu dùng để đo lƣờng biến độc lập là các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo. 6 biến quan sát còn lại dùng để đo lƣờng sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh. - Phần 3: Thu thập thông tin cá nhân của phụ huynh. Thang đo sơ bô đƣợc xây dựng dƣới dạng thang đo Likert 5 bậc (1 hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý). Thang đo yếu tố cơ sở vật chất và dịch vụ nhà trƣờng (ký hiệu VC) - VC1: Cơ sở vật chất của trƣờng X khang trang - VC2: Trƣờng X có trang thiết bị dạy học hiện đại - VC3: Trƣờng X có trang trí đẹp để trẻ thích đến trƣờng - VC4: Phòng học trƣờng X có đủ ánh sáng tự nhiên
- 27 - VC5: Trƣờng X có sân chơi ngoài trời Thang đo yếu tố đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trƣờng (ký hiệu GV) - GV1: Giáo viên trƣờng X hiểu tính nết của con anh/chị để chăm sóc chu đáo - GV2: Giáo viên trƣờng X thông báo tình hình con anh/chị sau mỗi buổi học - GV3: Ngƣời lãnh đạo tạo đƣợc sự tin tƣởng cho anh/chị gửi con - GV4: Giáo viên trƣờng X có bằng cấp chuyên môn mầm non - GV5: Nhân viên trƣờng X nhiệt tình với anh/chị - GV6: Nhân viên trƣờng X biết tiếp thu ý kiến đóng góp của anh/chị Thang đo yếu tố chƣơng trình đào tạo ( ký hiệu DT) - DT1: Trƣờng X thƣờng tổ chức các hoạt động ngoại khóa - DT2: Trƣờng X có lịch học cụ thể cho phụ huynh biết - DT3: Chƣơng trình học kích thích trẻ khám phá thế giới xung quanh - DT4: Chƣơng trình học trƣờng X giúp con anh/chị giao tiếp tốt - DT5: Sỉ số học sinh trong lớp thấp Thang đo sự an toàn và sức khỏe ( ký hiệu AT) - AT1: Con anh/chị tăng cân tốt khi học tại trƣờng X - AT2: Trƣờng X có dịch vụ theo dõi sức khỏe định kỳ - AT3: Trƣờng X đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- 28 - AT4: Trƣờng X có chế độ dinh dƣỡng hợp lý - AT5: Dụng cụ dạy học, đồ chơi trƣờng X đƣợc vệ sinh định kỳ - AT6: Trƣờng X có thực đơn hàng tuần cho anh/chị biết - AT7: Trƣờng X không có các mối nguy hiểm cho trẻ Thang đo về sự thuận tiện và chi phí ( ký hiệu TT) - TT1: Trƣờng X nhận giữ trẻ ngày thứ bảy - TT2: Giờ nhận/trả trẻ của trƣờng X linh hoạt - TT3: Trƣờng X nằm ở vị trí thuận tiện cho việc đƣa đón - TT4: Trƣờng X có xe đƣa đón con anh/chị tận nhà - TT5: Học phí của trƣờng X thấp - TT6: Chi phí tiền ăn của trƣờng X phù hợp - TT7: Tiền bồi dƣỡng cho giáo viên trƣờng X hợp lý - TT8: Các khoản phụ thu của trƣờng X hợp lý Thang đo thông tin tham khảo - TK1: Ngƣời thân có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của anh/chị - TK2: Thông tin từ các diễn đàn internet về trƣờng X ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng cho con của anh/chị - TK3: Các thông tin quảng cáo về trƣờng X ảnh hƣởng tới sự lựa chọn trƣờng cho con của anh/chị
- 29 - TK4: Thông tin từ phụ huynh đã từng gửi con vào trƣờng X ảnh hƣởng tới sự lựa chọn của anh/chị Thang đo sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo ( ký hiệu LC) - LC1: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì trƣờng có cơ sở vật chất tốt - LC2: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì trƣờng có đội ngũ giáo viên tốt - LC3: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì chƣơng trình đào tạo của trƣờng tốt - LC4: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì trƣờng đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho con anh/chị - LC5: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì trƣờng thuận tiện cho các anh/chị - LC6: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con có sự ảnh hƣởng từ các thông tin tham khảo 3.3. Kiểm định thang đo sơ bộ Mục đích của bƣớc kiểm định thang đo sơ bộ là đánh giá độ tin cậy của các thang đo và điều chỉnh thang đo sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Quá trình khảo sát sơ bộ đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện với kích thƣớc mẫu là 150. Dữ liệu nghiên cứu sơ bộ đƣợc kiểm tra bằng hệ số Cronbach Alpha và EFA để loại bỏ các biến quan sát.
- 30 3.3.1. Kiểm định Cronbach Alpha Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Hệ số alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau”. Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), để tính Cronbach alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu 3 biến đo lƣờng. Về lý thuyết, Cronbach alpha nằm trong khoảng [0,1] và giá trị này càng cao càng tốt vì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.95 cho thấy chúng cùng đo lƣờng một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu (gọi là hiện tƣợng trùng lắp trong đo lƣờng). Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.7-0.8], nếu thang đo có Cronbach alpha ≥ 0.6 thì có thể chấp nhận đƣợc về mặt độ tin cậy. Phân tích Cronbach alpha cũng xét đến hệ số tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh của biến đo lƣờng, nếu hệ số này ≥ 0.3 thì đạt yêu cầu. Nhƣ vậy, tiêu chuẩn để một thang đo đạt yêu cầu kiểm định là hệ số Cronbach alpha ≥ 0.6 và tiêu chuẩn để xét một biến đo lƣờng là hệ số tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3. Sau khi kiểm định Cronbach alpha cho các dữ liệu thu thập đƣợc từ khảo sát sơ bộ, các thang đo đều thỏa điều kiện Conbach alpha > 0.6. Trong đó, thang đo Đội ngũ giáo viên, nhân viên có độ tin cậy cao nhất (0.835), thấp nhất là thang đo Chi phí và sự thuận tiện (0.702). Nhƣ vậy các biến quan sát có thể sử dụng các bƣớc tiếp theo. Kết quả kiểm định Cronbach alpha với dữ liệu thu thập đƣợc trình bày trong bảng 3.1 (xem kết quả chi tiết ở phụ lục 6).
- 31 Bảng 3.1 Cronbach alpha sơ bộ (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Trung bình Phƣơng sai Cronbach Biến Tƣơng quan thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu loại quan sát biến - tổng loại biến loại biến biến Thang đo Cơ sở vật chất: Cronbach alpha = 0.809 VC1 14.013 10.939 0.628 0.762 VC2 14.213 11.015 0.554 0.785 VC3 13.953 10.743 0.625 0.763 VC4 13.980 10.879 0.589 0.774 VC5 14.053 10.816 0.582 0.776 Thang đo Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Cronbach alpha = 0.835 GV1 17.433 15.106 0.645 0.800 GV2 17.380 15.338 0.594 0.811 GV3 17.447 15.296 0.614 0.807 GV4 17.233 15.173 0.595 0.811 GV5 17.360 16.581 0.535 0.822 GV6 17.347 15.302 0.670 0.796 Thang đo Chƣơng trình đào tạo: Cronbach alpha = 0.786 DT1 14.073 11.787 0.527 0.757 DT2 14.173 11.607 0.519 0.759 DT3 14.213 11.135 0.539 0.754 DT4 14.060 10.714 0.651 0.715 DT5 14.093 11.280 0.577 0.741 Thang đo Sự an toàn và sức khỏe của trẻ: Cronbach alpha = 0.803 AT1 21.747 21.076 0.476 0.791 AT2 21.887 22.396 0.412 0.800 AT3 21.660 21.206 0.497 0.787 AT4 21.540 21.378 0.500 0.786 AT5 21.527 19.258 0.743 0.742 AT6 21.673 20.987 0.537 0.779 AT7 21.687 19.774 0.612 0.765 Chi phí và sự thuận tiện: Cronbach alpha = 0.701 TT1 22.187 17.401 0.391 0.672
- 32 Trung bình Phƣơng sai Cronbach Biến Tƣơng quan thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu loại quan sát biến - tổng loại biến loại biến biến TT2 22.360 18.165 0.323 0.686 TT3 22.180 17.907 0.371 0.677 TT4 22.407 16.887 0.412 0.667 TT5 22.160 17.437 0.318 0.689 TT6 22.353 16.727 0.468 0.655 TT7 22.413 15.586 0.472 0.652 TT8 22.160 17.196 0.377 0.675 Thang đo Thông tin tham khảo: Concronbach alpha = 0.702 TK1 9.087 4.133 0.538 0.605 TK2 9.013 4.228 0.479 0.643 TK3 8.927 4.122 0.514 0.620 TK4 9.053 4.682 0.416 0.679 Thang đo Sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo : Cronbach alpha = 0.819 LC1 17.980 17.845 0.588 0.789 LC2 18.027 17.113 0.581 0.791 LC3 18.047 17.213 0.630 0.780 LC4 18.047 17.696 0.561 0.795 LC5 17.993 17.859 0.531 0.801 LC6 17.907 17.293 0.608 0.784 3.3.2. Phân tích EFA Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), phân tích nhân tố (EFA) thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tƣơng quan giữa các biến .Phƣơng pháp phân tích EFA dùng để rút gọn tập biến quan sát, đồng thời cũng đƣợc sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Các tiêu chuẩn đƣợc sử dụng khi phân tích EFA: - Kiểm định Bartlett(Bartlett’s test of sphericity) để xem xét ma trận tƣơng quan có phải là ma trận đơn vị I (identity matrix), là ma trận có các thành phần (hệ số tƣơng quan giữa các biến) bằng không và đƣờng chéo (hệ số tƣơng quan với
- 33 chính nó. Nếu kiểm định Bartlett có p 0.50. KMO ≥ 0.90: rất tốt; KMO ≥ 0.70: đƣợc; KMO ≥ 0.60: tạm đƣợc; KMO ≥ 0.5 xấu và, KMO 1 mới đƣợc giữ lại trong phân tích, những nhân tố có eigenvalue < 1 không có tóm tắt thông tin tốt hơn trong một biến gốc. - Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Sau khi đánh giá độ tin cậy Conbach alpha, tác giả lấy tất cả các biến đạt tiêu chuẩn đƣa vào phân tích EFA. Kết quả phân tích EFA sơ bộ nhƣ sau( kết quả chi tiết tham khảo 76): Phân tích EFA các biến độc lập: - Phân tích EFA lần 1: thực hiện với 35 biến quan sát độc lập. Hệ số KMO = 0.783 và kiểm định Barlett = 0 thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
- 34 Bảng 3.2 Kết quả EFA sơ bộ lần 1 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .783 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương 1892.419 đương df 595 Sig. .000 Ma trân xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 GV5 .746 .050 -.235 .143 -.086 -.019 .091 GV1 .739 .217 .188 .018 -.037 -.042 -.005 GV6 .712 .204 .121 .219 .017 .055 .041 GV2 .679 .087 .223 .031 -.087 .008 .037 GV4 .675 .139 .214 .010 -.051 .076 .086 GV3 .619 .170 .286 .192 -.072 .077 -.048 AT5 .153 .796 .131 .203 .036 .100 .038 AT7 .266 .727 .035 -.077 -.059 .068 .042 AT3 -.021 .644 .217 .063 .069 -.001 .139 AT1 -.049 .633 .090 .220 -.081 -.032 .044 AT4 .194 .623 -.064 .159 -.006 .032 -.077 AT6 .245 .621 .015 .071 -.043 .113 -.018 AT2 .273 .439 .338 -.062 .156 -.005 .015 VC3 .133 .172 .747 .108 .002 .115 -.057 VC5 .090 .119 .719 .108 -.035 .000 -.032 VC1 .106 .023 .703 .276 .042 -.012 .017 VC2 .139 .011 .656 .193 .081 -.032 .012 VC4 .211 .127 .629 .286 .032 -.062 .052 DT4 .126 .233 .123 .757 -.100 .082 .032 DT5 .210 .057 .152 .693 .141 .043 .041 DT2 .049 .011 .212 .682 -.005 .019 -.044 DT3 -.094 .099 .303 .656 -.195 -.044 .051 DT1 .222 .251 .144 .609 -.002 .045 .060 TK1 .084 .064 .020 -.075 .774 .059 -.030 TK3 -.044 -.130 -.034 -.115 .752 -.024 -.066
- 35 1 2 3 4 5 6 7 TK2 -.140 .068 .000 .090 .696 .045 .125 TK4 -.134 -.025 .107 .016 .630 -.028 .122 TT2 -.047 .118 -.022 .043 .034 .772 -.071 TT3 .017 .019 -.017 .044 -.121 .754 .036 TT1 .033 -.037 -.100 -.078 .149 .713 .130 TT4 .165 .175 .293 .161 .021 .558 .153 TT5 .026 -.029 -.034 .124 .101 -.094 .801 TT6 .084 .094 .032 -.038 -.040 .146 .762 TT8 .032 .056 -.088 -.007 .105 .050 .740 TT7 .053 .007 .368 .049 -.046 .369 .495 Kết quả cho thấy có 7 yếu tố đƣợc rút trích tại eigenvalue 1.482 với phƣơng sai trích là 56.525%. Ở lần phân tích này, hai biến AT2 “Trƣờng X có dịch vụ theo dõi sức khỏe định kỳ” và TT7 “Tiền bồi dƣỡng cho giáo viên trƣờng X hợp lý” có hệ só tải nhân tố lần lƣợt là 0.439 và 0.495 không thỏa điều kiện kiểm định, các biến còn lại đều thỏa điều kiện hệ số tải nhân tố ≥ 0.5. - Phân tích EFA lần 2: thực hiện với 34 biến độc lập sau khi loại biến AT2 “Trƣờng X có dịch vụ theo dõi sức khỏe định kỳ”. Hệ số KMO = 0.777 và kiểm định Barlett = 0 thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Bảng 3.3 Kết quả phân tích EFA sơ bộ lần 2 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .777 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương 1832.049 đương df 561 Sig. .000 Ma trân xoay nhân tố Các nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 GV1 .743 .185 .208 .020 -.041 -.034 -.004 GV5 .743 -.242 .041 .153 -.018 -.091 .091 GV6 .714 .120 .197 .220 .055 .018 .041
- 36 1 2 3 4 5 6 7 GV2 .682 .225 .084 .025 .007 -.083 .038 GV4 .680 .218 .139 .002 .075 -.045 .086 GV3 .623 .292 .172 .182 .075 -.066 -.048 VC3 .140 .751 .169 .101 .116 .008 -.056 VC5 .098 .736 .130 .083 -.004 -.023 -.032 VC1 .109 .699 .014 .279 -.010 .043 .018 VC2 .144 .651 .002 .198 -.030 .082 .013 VC4 .216 .627 .120 .288 -.060 .035 .052 AT5 .165 .141 .801 .190 .099 .046 .038 AT7 .275 .033 .719 -.076 .070 -.053 .043 AT3 -.010 .232 .654 .043 -.003 .082 .139 AT1 -.041 .104 .643 .202 -.035 -.072 .045 AT4 .203 -.047 .636 .138 .028 .005 -.078 AT6 .252 .008 .609 .080 .117 -.041 -.017 DT4 .126 .132 .244 .750 .079 -.097 .032 DT5 .204 .142 .047 .707 .045 .132 .042 DT2 .045 .211 .011 .685 .019 -.010 -.043 DT3 -.095 .316 .114 .642 -.048 -.192 .051 DT1 .221 .140 .246 .616 .046 -.005 .061 TT2 -.048 -.028 .112 .051 .774 .030 -.071 TT3 .017 -.006 .032 .030 .750 -.116 .035 TT1 .032 -.102 -.040 -.076 .713 .147 .129 TT4 .168 .288 .169 .166 .560 .022 .152 TK1 .087 .017 .057 -.073 .060 .776 -.030 TK3 -.041 -.019 -.117 -.137 -.030 .760 -.066 TK2 -.139 -.005 .061 .096 .047 .695 .125 TK4 -.133 .102 -.033 .022 -.027 .630 .122 TT5 .026 -.025 -.019 .113 -.097 .104 .801 TT6 .085 .035 .096 -.043 .146 -.038 .762 TT8 .030 -.097 .046 .004 .053 .101 .740 TT7 .054 .362 -.002 .055 .372 -.047 .496 Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy có 7 yếu tố đƣợc rút trích tại eigenvalue 1.457 với phƣơng sai trích là 56.970%. Ở lần phân tích này, biến TT7 “Tiền bồi dƣỡng cho giáo viên trƣờng X hợp lý” có hệ só tải nhân tố là 0.496 và có sự khác biệt hệ số tải nhân tố thấp (0.496 và 0.362) không thỏa điều kiện kiểm định, các biến còn lại đều thỏa điều kiện hệ số tải nhân tố ≥ 0.5.
- 37 - Phân tích EFA lần 3: thực hiện với 33 biến độc lập sau khi loại biến TT7 “Tiền bồi dƣỡng cho giáo viên trƣờng X hợp lý”. Hệ số KMO = 0.778 và kiểm định Barlett = 0 thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Kết quả cho thấy có 7 yếu tố đƣợc rút trích tại eigenvalue 1.420 với phƣơng sai trích là 57.511%. Ở lần phân tích này, biến TT4 có sự khác biệt hệ số tải nhân tố tƣơng đối thấp (0.551 và 0.274), tuy nhiên sự khác biệt này cũng sắp xỉ 0.3 nên tác giả giữ lại cho nghiên cứu chính thức. Các biến quan sát còn lại đều thỏa điều kiện hệ số tải nhân tố ≥ 0.5 và sự khác biệt hệ số tải nhân tố > 0.3. Tác giả dừng phân tích EFA với biến độc lập. Bảng 3.4 Kết quả phân tích EFA sơ bộ lần 3 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .778 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương 1758.667 đương df 528 Sig. .000 Tổng phương sai trích tích lũy Tổng hệ số tải bình phương Tổng hệ số tải bình phương Hệ số eigenvalue ban đầu trích xoay % của % của % của Tổng phương Tích lũy Tổng phương Tích lũy Tổng phương Nhân tố cộng sai % cộng sai % cộng sai Tích lũy % 1 6.715 20.349 20.349 6.715 20.349 20.349 3.462 10.490 10.490 2 2.623 7.947 28.296 2.623 7.947 28.296 3.187 9.658 20.148 3 2.508 7.600 35.896 2.508 7.600 35.896 3.136 9.502 29.650 4 2.028 6.146 42.042 2.028 6.146 42.042 2.845 8.621 38.271 5 1.901 5.762 47.804 1.901 5.762 47.804 2.234 6.770 45.041 6 1.783 5.404 53.208 1.783 5.404 53.208 2.139 6.482 51.523 7 1.420 4.303 57.511 1.420 4.303 57.511 1.976 5.988 57.511 8 .981 2.974 60.485 9 .942 2.855 63.341 10 .927 2.809 66.150 11 .877 2.656 68.806 12 .815 2.469 71.274 13 .777 2.354 73.629 14 .751 2.275 75.903 15 .681 2.062 77.966 16 .670 2.030 79.995 17 .627 1.901 81.896
- 38 18 .571 1.731 83.627 19 .535 1.621 85.248 20 .502 1.520 86.768 21 .475 1.438 88.206 22 .455 1.378 89.584 23 .441 1.335 90.920 24 .424 1.283 92.203 25 .395 1.197 93.400 26 .371 1.124 94.524 27 .322 .976 95.499 28 .317 .959 96.458 29 .282 .855 97.313 30 .249 .755 98.068 31 .234 .708 98.776 32 .217 .656 99.432 33 .187 .568 100.000 Ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 GV1 .743 .207 .185 .021 -.034 -.041 -.007 GV5 .740 .038 -.237 .152 -.093 -.015 .099 GV6 .713 .196 .122 .220 .018 .056 .039 GV4 .682 .140 .213 .006 -.042 .072 .072 GV2 .681 .082 .233 .021 -.087 .012 .041 GV3 .624 .173 .286 .184 -.064 .068 -.063 AT5 .167 .804 .131 .195 .050 .088 .018 AT7 .276 .718 .035 -.075 -.054 .072 .042 AT3 -.006 .655 .228 .048 .084 -.003 .129 AT4 .204 .638 -.058 .144 .010 .017 -.091 AT1 -.049 .634 .136 .183 -.090 -.012 .084 AT6 .254 .610 .000 .088 -.036 .113 -.028 VC3 .144 .171 .747 .102 .011 .114 -.074 VC5 .099 .129 .742 .078 -.026 .001 -.036 VC1 .107 .007 .722 .268 .033 .010 .037 VC2 .145 .001 .653 .197 .082 -.026 .006 VC4 .219 .122 .621 .290 .038 -.065 .033 DT4 .126 .244 .127 .754 -.095 .072 .018 DT5 .201 .045 .146 .705 .129 .043 .040 DT2 .042 .009 .215 .684 -.012 .018 -.044 DT3 -.096 .112 .322 .638 -.196 -.046 .051 DT1 .222 .246 .134 .621 -.002 .040 .047 TK1 .092 .065 -.015 -.053 .792 .034 -.069
- 39 1 2 3 4 5 6 7 TK3 -.048 -.122 -.004 -.146 .751 -.021 -.040 TK2 -.138 .062 -.008 .101 .698 .044 .121 TK4 -.140 -.039 .128 .007 .616 -.007 .156 TT2 -.049 .107 -.015 .047 .025 .785 -.064 TT3 .020 .031 -.002 .032 -.117 .756 .027 TT1 .031 -.043 -.086 -.082 .140 .728 .139 TT4 .175 .174 .274 .177 .030 .551 .115 TT5 .031 -.017 -.015 .116 .102 -.083 .799 TT6 .087 .092 .064 -.050 -.049 .176 .782 TT8 .033 .043 -.077 .002 .094 .077 .753 Thực hiện phân tích EFA với 6 biến phụ thuộc, kết quả hệ số KMO = 0.865 và kiểm định Barlett có sig = 0.000. Phân tích cho thấy có một nhân tố đƣợc trích lại ở mức eigenvalues = 3.155, phƣơng sai trích là 52.579%. Nhƣ vậy tất cả các biến phụ thuộc đều đạt yêu cầu của kiểm định EFA. Bảng 3.5 KMO và Barlett test biến phụ thuộc sơ bộ (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .865 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương 252.226 đương df 15 Sig. .000 Tổng phương sai trích tích lũy Hệ số eigenvalue ban đầu Tổng hệ số tải bình phương trích Tổng % của Tổng % của Nhân tố cộng phương sai Tích lũy % cộng phương sai Tích lũy % 1 3.155 52.579 52.579 3.155 52.579 52.579 2 .678 11.292 63.871 3 .634 10.563 74.434 4 .589 9.809 84.243 5 .483 8.052 92.295 6 .462 7.705 100.000
- 40 3.3.3. Điều chỉnh thang đo Sau khi phân tích EFA, hai biến AT2 và TT7 không thỏa điều kiện hệ số tải nhân tố > 0.5 nên loại ra khỏi bảng nghiên cứu chính thức. Kết quả cũng cho thấy nhân tố “Chi phí và Sự thuận tiện” tách ra làm hai nhóm đặt tên là “Sự thuận tiện” và “Chi phí”. Điều này phù hợp với dự đoán trong quá trình phỏng vấn nhóm khi đề xuất tách sự thuận tiện và chi phí ra riêng. Thang đo chính thức sau khi điều chỉnh nhƣ sau: Thang đo yếu tố cơ sở vật chất và dịch vụ nhà trƣờng (ký hiệu VC) - VC1: Cơ sở vật chất của trƣờng X khang trang - VC2: Trƣờng X có trang thiết bị dạy học hiện đại - VC3: Trƣờng X có trang trí đẹp để trẻ thích đến trƣờng - VC4: Phòng học trƣờng X có đủ ánh sáng tự nhiên - VC5: Trƣờng X có sân chơi ngoài trời Thang đo yếu tố đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trƣờng (ký hiệu GV) - GV1: Giáo viên trƣờng X hiểu tính nết của con anh/chị để chăm sóc chu đáo - GV2: Giáo viên trƣờng X thông báo tình hình con anh/chị sau mỗi buổi học - GV3: Ngƣời lãnh đạo tạo đƣợc sự tin tƣởng cho anh/chị gửi con - GV4: Giáo viên trƣờng X có bằng cấp chuyên môn mầm non - GV5: Nhân viên trƣờng X nhiệt tình với anh/chị - GV6: Nhân viên trƣờng X biết tiếp thu ý kiến đóng góp của anh/chị
- 41 Thang đo yếu tố chƣơng trình đào tạo ( ký hiệu DT) - DT1: Trƣờng X thƣờng tổ chức các hoạt động ngoại khóa - DT2: Trƣờng X có lịch học cụ thể cho phụ huynh biết - DT3: Chƣơng trình học kích thích trẻ khám phá thế giới xung quanh - DT4: Chƣơng trình học trƣờng X giúp con anh/chị giao tiếp tốt - DT5: Sỉ số học sinh trong lớp thấp Thang đo sự an toàn và sức khỏe ( ký hiệu AT) - AT1: Con anh/chị tăng cân tốt khi học tại trƣờng X - AT2: Trƣờng X đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - AT3: Trƣờng X có chế độ dinh dƣỡng hợp lý - AT4: Dụng cụ dạy học, đồ chơi trƣờng X đƣợc vệ sinh định kỳ - AT5: Trƣờng X có thực đơn hàng tuần cho anh/chị biết - AT6: Trƣờng X không có các mối nguy hiểm cho trẻ Thang đo về sự thuận tiện ( ký hiệu TT) - TT1: Trƣờng X nhận giữ trẻ ngày thứ bảy - TT2: Giờ nhận/trả trẻ của trƣờng X linh hoạt - TT3: Trƣờng X nằm ở vị trí thuận tiện cho việc đƣa đón - TT4: Trƣờng X có xe đƣa đón con anh/chị tận nhà Thang đo về chi phí (Ký hiệu CP)
- 42 - CP1: Học phí của trƣờng X thấp - CP2: Chi phí tiền ăn của trƣờng X phù hợp - CP3: Các khoản phụ thu của trƣờng X hợp lý Thang đo thông tin tham khảo - TK1: Ngƣời thân có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của anh/chị - TK2: Thông tin từ các diễn đàn internet về trƣờng X ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng cho con của anh/chị - TK3: Các thông tin quảng cáo về trƣờng X ảnh hƣởng tới sự lựa chọn trƣờng cho con của anh/chị - TK4: Thông tin từ phụ huynh đã từng gửi con vào trƣờng X ảnh hƣởng tới sự lựa chọn của anh/chị Thang đo sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo ( ký hiệu LC) - LC1: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì trƣờng có cơ sở vật chất tốt - LC2: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì trƣờng có đội ngũ giáo viên tốt - LC3: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì chƣơng trình đào tạo của trƣờng tốt - LC4: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì trƣờng đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho con anh/chị
- 43 - LC5: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con vì trƣờng thuận tiện cho các anh/chị - LC6: Nhìn chung, anh/chị lựa chọn trƣờng cho con có sự ảnh hƣởng từ các thông tin tham khảo Mô hình nghiên cứu đƣợc điều chỉnh lại nhƣ sau: Cơ sở vật chất H1 Đội ngũ giáo viên, nhân H2 viên H3 Chƣơng trình đào tạo H4 Sự an toàn và sức khỏe Lựa chọn trƣờng mẫu giáo của trẻ H5 Sự thuận tiện H6 Chi phí H7 Thông tin tham khảo Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khảo sát sơ bộ
- 44 Các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh: H1: Cơ sở vật chất nhà trƣờng có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H3: Chƣơng trình đào tạo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H4: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H5: Sự thuận tiện có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H6: Chi phí có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H7: Thông tin tham khảo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. Tóm tắt chƣơng 3 Chƣơng 3 đã trình bày phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn này, bao gồm 2 bƣớc: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện bằng nghiên cứu định tính và định lƣợng. Trong quá trình nghiên cứu sơ bộ, hai biến quan sát AT2 và TT7 không thỏa điều kiện hệ số tải nhân tố > 0.5 nên loại ra khỏi bảng nghiên cứu chính thức. Mô hình nghiên cứu chính thức đƣợc điều chỉnh lại gồm 7 yếu tố tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh. Sau bƣớc nghiên cứu sơ bộ, thang đo sơ bộ đƣợc điều chỉnh thành thang đo chính thức còn lại 39 biến quan sát sử dụng cho bƣớc nghiên cứu tiếp theo. Kết quả nghiên cứu chính thức sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng 4.
- 45 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chƣơng 3 đã trình bày phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu. Chƣơng 4 sẽ trình bày kết quả đánh giá, hoàn chỉnh thang đo và kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng nhƣ các giả thuyết nghiên cứu đƣợc đƣa ra. Các dữ liệu thu thập đƣợc phân tích trên phần mềm SPSS 20. Nội dung chính của chƣơng bao gồm: (1) Thông tin mẫu nghiên cứu; (2) Kết quả đánh giá thang đo; (3) Phân tích hồi quy; (4) So sánh sự ảnh hƣởng của các biến định tính đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con. 4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện với đối tƣợng khảo sát là các phụ huynh đang gửi con hoặc chuẩn bị gửi con vào các trƣờng mầm non. Tổng số bảng khảo sát phát ra là 320, tổng số bảng thu về là 279, tổng số bảng hợp lệ là 259. Thống kê mô tả mẫu nhƣ bảng 4.1: Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Đặc điểm Tần số Phần trăm Giới tính Nam 50 19.30% Nữ 209 80.70% Độ tuổi Dƣới 25 37 14.30% 25-30 159 61.40% Trên 30 63 24.30% Số lƣợng con 1 bé 181 69.90% 2 bé 66 25.50% Nhiều hơn 2 bé 12 4.60% Trình độ học vấn Phổ thông 96 37.10%
- 46 Trung cấp/cao đẳng 106 40.90% Đại học 48 18.50% Sau đại học 9 3.50% Thu nhập Dƣới 6 triệu 36 13.90% 6-8 triệu 103 39.80% 8-10 triệu 70 27.00% Trên 10 triệu 50 19.30% Đã từng gửi con vào mầm non Đang gửi mầm non 108 41.70% Đang gửi mẫu giáo 100 38.60% Chƣa gửi 51 19.70% 4.2. Đánh giá thang đo Dữ liệu thu thập đƣợc từ các bảng khảo sát đƣợc mã hóa và làm sạch. Sau đó, tác giả sử dụng dữ liệu này qua các bƣớc phân tích: - Đánh giá độ tin cậy qua hệ số Cronbach Alpha - Phân tích nhân tố EFA 4.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha Nhƣ đã trình bày trong phần nghiên cứu sơ bộ, hệ số Cronbach Alpha dùng để kiểm mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau. Một thang đo có hệ số Cronbach alpha ≥ 0.6 thì có thể chấp nhận đƣợc về mặt tin cậy. Phân tích này cũng xét đến hệ số tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh của biến đo lƣờng, nếu hệ số này ≥ 0.3 thì đạt yêu cầu. Tác giả tiến hành kiểm định hệ số Cronbach alpha với từng thành phần trong mô hình nghiên cứu. Sau bƣớc kiểm định này, các thành phần đều thỏa điều kiện kiểm định. Trong đó, thành phần Đội ngũ giáo viên, nhân viên có hệ số tin cậy cao nhất (0.806), thành phần Sự thuận tiện có hệ số tin cậy thấp nhất (0.698). Đồng thời, các biến quan sát đều có tƣơng quan biến tổng hiệu chỉnh ≥ 0.3. Nhƣ vậy, tất cả các biến đo lƣờng đều có thể sử dụng đƣợc cho bƣớc phân tích kế tiếp. Kết quả kiểm định đƣợc trình bày trong bảng 4.2.
- 47 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach alpha chính thức (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Biến Trung bình thang Phƣơng sai thang Tƣơng quan Cronbach Alpha quan sát đo nếu loại biến đo nếu loại biến biến - tổng nếu loại biến Thang đo Cơ sở vật chất: Cronbach alpha = 0.787 VC1 14.104 9.086 0.513 0.764 VC2 14.015 8.736 0.577 0.744 VC3 13.741 8.386 0.553 0.752 VC4 13.931 8.608 0.618 0.730 VC5 14.046 8.765 0.565 0.747 Thang đo Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Cronbach alpha = 0.806 GV1 18.127 14.267 0.572 0.774 GV2 18.178 14.030 0.581 0.772 GV3 18.116 13.987 0.593 0.770 GV4 18.015 14.395 0.559 0.777 GV5 18.100 14.587 0.542 0.781 GV6 18.015 14.511 0.536 0.782 Thang đo Chƣơng trình đào tạo: Cronbach alpha = 0.742 DT1 14.367 9.908 0.491 0.702 DT2 14.506 10.367 0.445 0.718 DT3 14.429 9.641 0.498 0.700 DT4 14.375 9.638 0.533 0.686 DT5 14.417 9.771 0.560 0.677 Thang đo Sự an toàn và sức khỏe của trẻ: Cronbach alpha = 0.726 AT1 18.780 13.064 0.398 0.707 AT2 18.680 12.955 0.445 0.692 AT3 18.583 12.988 0.441 0.693 AT4 18.444 12.728 0.524 0.669 AT5 18.490 12.964 0.530 0.669 AT6 18.548 12.900 0.433 0.696 Thang đo Sự thuận tiện: Cronbach alpha = 0.698 TT1 10.259 5.185 0.517 0.613 TT2 10.405 5.226 0.547 0.596 TT3 10.247 5.334 0.478 0.637 TT4 10.382 5.377 0.399 0.690
- 48 Biến Trung bình thang Phƣơng sai thang Tƣơng quan Cronbach Alpha quan sát đo nếu loại biến đo nếu loại biến biến - tổng nếu loại biến Thang đo Chi phí: Cronbach alpha = 0.709 CP1 7.027 3.282 0.529 0.615 CP2 6.946 3.175 0.591 0.537 CP3 6.853 3.459 0.463 0.696 Thang đo Thông tin tham khảo: Concronbach alpha = 0.750 TK1 10.255 5.005 0.574 0.675 TK2 10.189 5.162 0.567 0.680 TK3 10.247 5.024 0.568 0.679 TK4 10.104 5.373 0.472 0.732 Thang đo Sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo : Cronbach alpha = 0.735 LC1 18.278 9.729 0.456 0.702 LC2 18.197 9.546 0.532 0.680 LC3 18.205 9.458 0.515 0.684 LC4 18.143 9.735 0.488 0.693 LC5 18.351 10.120 0.424 0.711 LC6 18.363 10.317 0.405 0.715 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Trong phần nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã trình bày phƣơng pháp phân tích EFA. Mục đích của phƣơng pháp này là rút gọn số lƣợng nhân tố và kiểm tra giá trị phân biệt cũng nhƣ giá trị hội tụ của thang đo. Tác giả nhắc lại các tiêu chí đánh giá trong EFA nhƣ sau: - Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) p 0.50 mới sử dụng đƣợc phƣơng pháp EFA. - Theo Hair và ctg (1998, dẫn theo Nguyễn Ngọc Duy Hoàng 2011), hệ số tải nhân tố (Factor Loading) trong phân tích EFA phải ≥ 0.5 mới đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn.
- 49 - Thang đo sẽ đƣợc chấp nhận khi phƣơng sai trích (Cumulative) ≥ 50 (Nguyễn Ngọc Duy Hoàng 2011) - Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đại lƣợng eigenvalue đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố nào có eigenvalue > 1 mới đƣợc giữ lại trong phân tích, những nhân tố có eigenvalue < 1 không có tóm tắt thông tin tốt hơn trong một biến gốc. - Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. 4.2.2.1. Phân tích EFA đối với biến độc lập Phân tích EFA lần 1: Phân tích EFA với 33 biến quan sát độc lập, có 7 yếu tố đƣợc trích tai eigenvalue có giá trị 1.456, phƣơng sai trích là 54.541%, hệ số KMO = 0.809 ở mức ý nghĩa sig = 0.000 trong kiểm định Barlett’s test. Nhƣ vậy, các hệ số đã thỏa điều kiện kiểm định EFA. Tại lần phân tích này, có 3 biến vi phạm điều kiện: - Biến AT1 “Con anh/chị tăng cân tốt khi học tại trƣờng X” có sự khác biệt tải nhân tố < 0.3 (0.518 và 0.295) - Biến DT2 “Trƣờng X có lịch học cụ thể cho phụ huynh biết” có sự khác biệt tải nhân tố < 0.3 (0.545 và 0.346) - Biến TT4 “Trƣờng X có xe đƣa đón con anh/chị tận nhà” có hệ số tải nhân tố là 0.468 < 0.5 và sự khác biệt tải nhân tố < 0.3 (0.468 và 0.288) Bảng 4.3 Phân tích EFA lần 1 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett Test Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .809 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương 2369.759 đương df 528 Sig. .000
- 50 Ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 GV5 .760 -.098 -.037 .083 .024 .037 -.038 GV2 .682 .138 .103 .073 -.063 .070 -.001 GV1 .664 .116 .178 .059 -.042 .075 .149 GV3 .650 .223 .188 -.001 -.055 .189 .018 GV6 .648 .051 .208 .112 .035 .036 -.004 GV4 .647 .204 .023 .018 -.111 .091 .070 VC4 .154 .745 .150 .030 -.068 .060 -.043 VC2 .043 .739 -.045 .143 -.059 -.011 .007 VC1 .048 .707 -.030 .089 .070 -.054 -.111 VC3 .188 .700 .165 .000 -.027 .008 .104 VC5 .112 .670 .171 .160 -.036 -.020 -.111 AT2 -.088 .030 .685 .115 -.112 .167 -.100 AT4 .243 .100 .653 .048 .147 .038 -.012 AT5 .139 .138 .637 .254 .105 -.083 .085 AT3 .184 .005 .627 -.010 -.030 -.108 -.149 AT6 .285 .047 .592 -.046 .092 -.001 .174 AT1 -.043 .160 .518 .295 -.148 .111 .090 DT5 .154 .088 .039 .756 -.042 -.097 .059 DT4 .100 -.005 .121 .706 -.022 .177 -.080 DT1 .031 .083 .026 .682 .061 .022 .130 DT3 -.112 .174 .105 .674 .010 .117 -.098 DT2 .346 .099 .218 .545 .005 -.033 -.097 TK2 -.025 -.050 -.018 .024 .772 .039 -.009 TK1 .001 -.091 -.028 -.049 .770 .064 .048 TK3 .029 -.036 .075 .032 .746 .103 .048 TK4 -.160 .075 .018 -.002 .685 .059 -.025 TT2 .116 .031 -.050 .066 .096 .778 .001 TT3 -.016 -.076 .104 .045 -.011 .766 .071 TT1 .191 .007 .065 .055 .127 .696 .161 TT4 .288 .038 -.079 .021 .180 .468 .253 CP2 .080 -.026 .064 .062 .005 .143 .816 CP1 -.001 -.042 .032 -.009 .021 -.026 .804 CP3 .049 -.080 -.094 -.065 .022 .221 .679 Phân tích EFA lần 2:
- 51 Phân tích EFA với 32 biến quan sát độc lập sau khi loại bỏ biến TT4 “Trƣờng X có xe đƣa đón con anh/chị tận nhà”. Kết quả có 7 yếu tố đƣợc trích lại tại eigenvalue có giá trị 1.451, phƣơng sai trích là 55.270%, hệ số KMO=0.807 ở mức ý nghĩa sig = 0.000 trong kiểm định Barlett’s test. Nhƣ vậy, các hệ số đã thỏa điều kiện kiểm định EFA. Tại lần rút trích này, hai biến vi phạm điều kiện: - Biến AT1 “Con anh/chị tăng cân tốt khi học tại trƣờng X” có sự khác biệt tải nhân tố < 0.3 (0.522 và 0.295) - Biến DT2 “Trƣờng X có lịch học cụ thể cho phụ huynh biết” có sự khác biệt tải nhân tố < 0.3 (0.546 và 0.340) Bảng 4.4 Phân tích EFA lần 2 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .807 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương 2287.112 đương df 496 Sig. .000 Ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 GV5 .761 -.100 -.034 .084 .026 -.038 .013 GV2 .690 .138 .096 .073 -.058 .005 .067 GV1 .667 .115 .178 .060 -.040 .151 .057 GV3 .656 .223 .185 .000 -.051 .022 .176 GV4 .653 .204 .019 .018 -.106 .073 .081 GV6 .653 .052 .203 .111 .039 -.002 .032 VC4 .156 .744 .149 .030 -.067 -.042 .057 VC2 .043 .738 -.043 .143 -.060 .006 -.018 VC1 .049 .707 -.031 .088 .070 -.111 -.053 VC3 .188 .698 .168 .000 -.027 .102 -.004 VC5 .114 .670 .169 .159 -.035 -.110 -.013 AT2 -.077 .035 .670 .112 -.105 -.090 .212
- 52 Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 AT4 .241 .099 .656 .048 .145 -.014 .033 AT5 .133 .136 .643 .255 .100 .079 -.089 AT3 .175 .004 .632 -.011 -.036 -.157 -.105 AT6 .280 .045 .598 -.045 .088 .169 -.017 AT1 -.044 .159 .522 .295 -.150 .088 .109 DT5 .148 .087 .046 .756 -.046 .053 -.111 DT4 .102 -.005 .122 .707 -.021 -.077 .170 DT1 .035 .085 .020 .681 .064 .134 .030 DT3 -.107 .176 .099 .673 .013 -.093 .132 DT2 .340 .097 .223 .546 .001 -.102 -.046 TK2 -.024 -.050 -.017 .025 .772 -.009 .026 TK1 .004 -.091 -.030 -.049 .772 .050 .053 TK3 .034 -.035 .072 .032 .750 .052 .096 TK4 -.159 .075 .019 -.001 .685 -.025 .050 CP2 .087 -.025 .061 .063 .010 .821 .125 CP1 .002 -.041 .032 -.009 .023 .805 -.041 CP3 .059 -.079 -.100 -.064 .030 .687 .208 TT2 .140 .033 -.063 .067 .113 .022 .772 TT3 .007 -.073 .090 .047 .005 .092 .767 TT1 .219 .011 .045 .055 .147 .186 .704 Phân tích EFA lần 3: Phân tích EFA với 31 biến quan sát sau khi loại biến Biến AT1 “Con anh/chị tăng cân tốt khi học tại trƣờng X”, có 7 nhân tố đƣợc trích lại tại eigenvalue = 1.440, phƣơng sai trích là 56.049%, KMO = 0.805 với mức ý nghĩa sig=0.000 của kiểm định Barlett’s test. Nhƣ vậy, các hệ số đã thỏa điều kiện kiểm định EFA. Tại lần rút trích này, chỉ còn biến DT2 “Trƣờng X có lịch học cụ thể cho phụ huynh biết” có sự khác biệt tải nhân tố < 0.3 (0.546 và 0.352) Bảng 4.5 Phân tích EFA lần 3 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .805 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương 2192.806 đương df 465 Sig. .000
- 53 Ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 GV5 .771 -.101 .075 -.027 .036 -.041 .010 GV2 .706 .138 .065 .081 -.045 -.001 .061 GV1 .666 .118 .061 .186 -.039 .152 .059 GV4 .662 .204 .010 .015 -.098 .070 .078 GV3 .634 .227 .008 .222 -.064 .031 .188 GV6 .629 .056 .119 .244 .025 .008 .045 VC4 .142 .747 .035 .156 -.076 -.037 .063 VC2 .061 .736 .136 -.080 -.048 -.001 -.027 VC1 .040 .708 .089 -.023 .065 -.108 -.048 VC3 .190 .700 .001 .153 -.026 .101 -.006 VC5 .105 .673 .165 .168 -.042 -.106 -.008 DT5 .152 .088 .756 .027 -.045 .054 -.112 DT4 .085 -.001 .715 .129 -.034 -.069 .180 DT1 .021 .087 .686 .026 .054 .141 .038 DT3 -.102 .178 .678 .071 .012 -.093 .130 DT2 .352 .099 .546 .196 .008 -.106 -.050 AT4 .203 .109 .073 .691 .119 -.001 .052 AT2 -.090 .043 .133 .652 -.117 -.087 .217 AT5 .112 .145 .273 .645 .084 .086 -.077 AT6 .242 .055 -.023 .637 .063 .183 .002 AT3 .166 .011 .006 .627 -.044 -.155 -.101 TK1 .007 -.092 -.052 -.021 .777 .048 .051 TK2 -.030 -.050 .025 .003 .771 -.007 .028 TK3 .053 -.037 .025 .050 .764 .044 .087 TK4 -.170 .075 .003 .039 .679 -.021 .054 CP2 .087 -.024 .064 .050 .010 .820 .125 CP1 -.006 -.039 -.006 .036 .018 .808 -.037 CP3 .063 -.080 -.067 -.107 .033 .686 .205 TT2 .136 .033 .065 -.065 .111 .023 .774 TT3 .006 -.071 .050 .076 .003 .092 .767 TT1 .214 .013 .057 .043 .144 .187 .706 Phân tích EFA lần 4 (lần cuối): Phân tích EFA với 30 biến quan sát sau khi loại biến Biến DT2 “Trƣờng X có lịch học cụ thể cho phụ huynh biết” (xem kết quả ở phụ lục 9). Kết quả phân tích trình bày trong bảng 4.6 cho thấy có 7 nhân tố đƣợc trích lại tại eigenvalue = 1.415, phƣơng sai trích là 56.626%, KMO = 0.795 với mức ý
- 54 nghĩa sig=0.000 của kiểm định Barlett’s test. Nhƣ vậy, các hệ số đã thỏa điều kiện kiểm định EFA. Tại lần rút trích này, tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện hệ số tải nhân tố ≥ 0.5 và sự khác biệt hệ số tải nhân tố ≥ 0.3. Tác giả dừng phân tích EFA với các biến độc lập. Bảng 4.6 Phân tích EFA lần 4 (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) KMO and Bartlett's Test Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .795 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương 2089.403 đương df 435 Sig. .000 Tổng phương sai trích tích lũy Tổng hệ số tải bình phương Tổng hệ số tải bình phương Hệ số eigenvalue ban đầu trích xoay % của % của % của Tổng phương Tích lũy Tổng phương Tích lũy Tổng phương Tích Nhân tố cộng sai % cộng sai % cộng sai lũy % 1 4.927 16.423 16.423 4.927 16.423 16.423 3.179 10.596 10.596 2 2.889 9.631 26.054 2.889 9.631 26.054 2.812 9.374 19.970 3 2.349 7.831 33.885 2.349 7.831 33.885 2.424 8.081 28.052 4 1.940 6.466 40.351 1.940 6.466 40.351 2.359 7.862 35.914 5 1.874 6.246 46.597 1.874 6.246 46.597 2.251 7.504 43.418 6 1.593 5.311 51.908 1.593 5.311 51.908 2.021 6.738 50.155 7 1.415 4.718 56.626 1.415 4.718 56.626 1.941 6.471 56.626 8 .895 2.983 59.608 9 .821 2.738 62.346 10 .781 2.604 64.950 11 .744 2.481 67.431 12 .741 2.469 69.900 13 .706 2.354 72.254 14 .673 2.243 74.497 15 .645 2.151 76.648 16 .639 2.131 78.779 17 .610 2.033 80.812 18 .570 1.901 82.713 19 .525 1.751 84.464 20 .517 1.723 86.187 21 .509 1.697 87.885 22 .480 1.599 89.484 23 .465 1.551 91.035 24 .444 1.479 92.514 25 .441 1.472 93.985 26 .411 1.369 95.354 27 .396 1.321 96.676 28 .353 1.178 97.853 29 .331 1.102 98.955 30 .313 1.045 100.000
- 55 Ma trận xoay nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 GV5 0.775 -0.1 -0.024 0.036 0.067 -0.046 0.007 GV2 0.698 0.146 0.086 -0.047 0.032 0.001 0.069 GV4 0.668 0.201 0.016 -0.096 0.011 0.065 0.072 GV1 0.666 0.119 0.188 -0.039 0.047 0.15 0.059 GV6 0.637 0.055 0.246 0.027 0.116 0.002 0.039 GV3 0.634 0.228 0.223 -0.063 -0.006 0.03 0.187 VC4 0.149 0.744 0.154 -0.074 0.039 -0.04 0.057 VC2 0.054 0.742 -0.077 -0.049 0.113 0.003 -0.02 VC1 0.044 0.706 -0.023 0.066 0.09 -0.11 -0.052 VC3 0.189 0.7 0.152 -0.025 -0.008 0.102 -0.006 VC5 0.104 0.677 0.171 -0.042 0.149 -0.106 -0.006 AT4 0.21 0.107 0.691 0.121 0.072 -0.004 0.046 AT2 -0.099 0.052 0.657 -0.119 0.105 -0.081 0.228 AT5 0.125 0.142 0.647 0.087 0.279 0.079 -0.086 AT6 0.243 0.053 0.635 0.064 -0.031 0.183 0 AT3 0.161 0.015 0.63 -0.045 -0.015 -0.153 -0.096 TK1 0.003 -0.091 -0.022 0.776 -0.056 0.05 0.053 TK2 -0.029 -0.051 0.004 0.771 0.028 -0.008 0.027 TK3 0.055 -0.038 0.05 0.764 0.029 0.042 0.085 TK4 -0.173 0.076 0.039 0.679 0 -0.019 0.056 DT5 0.175 0.089 0.037 -0.044 0.771 0.038 -0.123 DT4 0.107 -0.001 0.139 -0.033 0.73 -0.083 0.169 DT1 0.04 0.089 0.034 0.055 0.697 0.129 0.029 DT3 -0.092 0.185 0.083 0.011 0.673 -0.101 0.13 CP2 0.09 -0.024 0.05 0.01 0.071 0.82 0.124 CP1 -0.011 -0.037 0.036 0.017 -0.009 0.812 -0.033 CP3 0.065 -0.082 -0.109 0.034 -0.055 0.686 0.203 TT2 0.139 0.032 -0.066 0.112 0.07 0.024 0.771 TT3 0.006 -0.071 0.075 0.004 0.051 0.094 0.768 TT1 0.217 0.012 0.043 0.145 0.059 0.187 0.704 4.2.2.2. Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc Phân tích EFA với 6 biến quan sát phụ thuộc, có 1 nhân tố đƣợc rút trích tại eigenvalue = 2.587, KMO = 0.812 với mức ý nghĩa sig =0.000 của kiểm định Barlett’s test. Nhƣ vậy, các hệ số đã thỏa điều kiện kiểm định EFA (xem kết quả ở phụ lục 9).
- 56 Bảng 4.7 Phân tích EFA đối với biến phụ thuộc (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) KMO and Bartlett's Test Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin 0.812 Kiểm định Bartlett Chi-Square tương đương 258.521 df 15 Sig. 0 Tổng phương sai trích tích lũy Hệ số eigenvalue ban đầu Tổng hệ số tải bình phương trích % của Tổng Tổng phương Nhân tố cộng % của phương sai Tích lũy % cộng sai Tích lũy % 1 2.587 43.121 43.121 2.587 43.121 43.121 2 .799 13.314 56.436 3 .761 12.679 69.114 4 .698 11.640 80.754 5 .630 10.492 91.246 6 .525 8.754 100.000 4.3. Phân tích hồi quy 4.3.1. Mô hình hồi quy bội Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), phƣơng pháp hồi quy bội (MLR) dùng để xem xét tác động của hai hay nhiều biến độc lập định lƣợng vào một biến phụ thuộc định lƣợng. Mô hình này giả định rằng các biến phụ thuộc có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).Phƣơng trình của mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng nhƣ sau: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + + βpXpi + ei Trong đó: - Xpi : giá trị của biến độc lập thứ p tạo quan sát thứ i
- 57 - βk : hệ số hồi quy riêng phần - ei : biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phƣơng sai không đổi σ2. Xl Định lƣợng β 1 XK Y β2 Định lƣợng Định lƣợng β 3 XP Định lƣợng Hình 4.1 Mô hình hồi quy bội (Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2012) Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để kiểm định và giải thích các giả thuyết đã đề xuất, cũng nhƣ xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Sau khi phân tích nhân tố EFA, tác giả đã xác định 7 nhân tố tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh. Giả định rằng các yếu tố này có tƣơng quan tuyến tính, ta áp dụng phƣơng trình hồi quy vào mô hình nghiên cứu nhƣ sau: LC = β0 + β1VC + β2GV + β3DT + β4AT + β5TT + β6CP + β7TK + ei Trong đó: - βk : Hệ số hồi quy riêng phần của từng biến độc lập - LC: Giá trị của sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo - VC: Giá trị cơ sở vật chất và dịch vụ nhà trƣờng - GV: Giá trị đội ngũ giáo viên và nhân viên - DT: Giá trị chƣơng trình đào tạo - AT: Giá trị sự an toàn và sức khỏe
- 58 - TT: Giá trị sự thuận tiện - CP: Gía trị chi phí - TK: Giá trị thông tin tham khảo - ei: Phần dƣ 4.3.2. Phân tích các giả thuyết trong mô hình Nhƣ đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết và điều chỉnh thang đo, tác giả đề xuất 7 giả thuyết nghiên cứu trong đề tài: H1: Cơ sở vật chất nhà trƣờng có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H3: Chƣơng trình đào tạo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H4: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H5: Sự thuận tiện có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H6: Chi phí có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H7: Thông tin tham khảo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. Các giả thuyết này sẽ đƣợc kiểm định bằng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính.
- 59 4.3.2.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình Tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính bằng công cụ Regression\Linear của phần mềm SPSS 20. Biến độc lập đƣợc đƣa vào hồi quy bao gồm: Cơ sở vật chất và dịch vụ nhà trƣờng (VC); Đội ngũ giáo viên, nhân viên (GV); Chƣơng trình đào tạo (DT); Sự an toàn và sức khỏe (AT); Sự thuận tiện (TT); Chi phí (CP); Thông tin tham khảo (TK). Biến phụ thuộc là Sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo (LC). Kiểm định F (bảng ANOVA) có sig =0.000 <0.05 cho thấy các biến đƣa vào có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 0.05. Nhƣ vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc LC. Bảng 4.8 Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 59.017 7 8.431 56.888 .000b Residual 37.199 251 .148 Total 96.216 258 Mô hình tóm tắt Thay đổi thống kê R2 hiệu Sai số R2 thay F thay Sig. F Model R R2 chỉnh chuẩn đổi đổi df1 df2 thay đổi 1 .783a .613 .603 .38497 .613 56.888 7 251 .000 4.3.2.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Tiếp theo, ta xem xét ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình thông qua kiểm định t với giả thiết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập βk = 0, tức là các biến độc lập và phụ thuộc không có liên hệ tuyến tính. Dựa vào kết quả hồi quy từ bảng 4.9, tác giả kiểm định 7 giả thuyết nghiên cứu, điều kiện kiểm định là giá trị P value (Sig) trong bảng trọng số hồi quy < 0.05.
- 60 Bảng 4.9 Trọng số hồi quy (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Thống kê cộng tuyến Độ chấp Độ phóng Model B Độ lệch chuẩn Beta t Sig. nhận đại 1 (Hằng số) -.357 .235 -1.521 .129 VC .254 .036 .300 7.002 .000 .842 1.188 GV .227 .037 .276 6.129 .000 .759 1.317 DT .146 .032 .192 4.631 .000 .892 1.122 AT .272 .037 .322 7.439 .000 .821 1.218 TT .106 .034 .135 3.170 .002 .855 1.169 CP .059 .029 .082 2.022 .044 .925 1.081 TK .051 .034 .060 1.500 .135 .952 1.050 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định giả thuyết Giả thuyết Nội dung P value(Sig) Kết quả Cơ sở vật chất nhà trƣờng có tác động cùng H1 0.000 0.05 Bác bỏ sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.
- 61 Theo kết quả của bảng 4.10, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đƣợc chấp nhận. Giả thuyết H7 không đƣợc chấp nhận do có giá trị P value(Sig) > 0.05. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con của phụ huynh tại Tp.HCM bao gồm: Cơ sở vật chất; Đội ngũ giáo viên, nhân viên; Chƣơng trình đào tạo; Sự an toàn và sức khỏe của trẻ; Sự thuận tiện; Chi phí. Sau khi kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại TP.HCM nhƣ sau: Cơ sở vật chất Đội ngũ giáo viên, nhân viên Chƣơng trình đào tạo Lựa chọn trƣờng mẫu giáo Sự an toàn và sức khỏe của trẻ Sự thuận tiện Chi phí Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
- 62 4.3.2.3. Xác định tầm quan trọng của nhân tố Sau bƣớc kiểm định hồi quy lần 1, yếu tố thông tin tham khảo không thỏa điều kiện kiểm định. Tác giả tiếp tục phân tích hồi quy sau khi loại yếu tố này. Kết quả hồi quy đƣợc trình bày ở phần phụ lục 10. Hệ số Beta chuẩn hóa trong bảng 4.12 thể hiện tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hƣởng tới sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh. Ở đây, các hệ số beta chuẩn hóa đều có giá trị dƣơng, chứng tỏ các nhân tố có tác động cùng chiều đối với biến phụ thuộc. Hệ số beta càng lớn thì mức độ ảnh hƣởng của nhân tố càng cao. Số liệu cho thấy, hai yếu tố AT “Sự an toàn và sức khỏe của trẻ” và VC “Cơ sở vật chất và dịch vụ” có tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh khi hệ số beta chuẩn hóa lần lƣợt là 0.327 và 0.296. Kế đến là yếu tố GV “Đội ngũ giáo viên, nhân viên”, DT “Chƣơng trình đào tạo”, TT “Sự thuận tiện” có hệ số beta là 0.268, 0.192 và 0.146. Yếu tố CP “Chi phí” có tác động yếu khi hệ số beta chuẩn hóa chỉ đạt ở mức 0.084. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.601 trong bảng 4.11 cho thấy 60.1% biến thiên của sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại TP.HCM đƣợc giải thích bởi các biến có trong mô hình. Bảng 4.11 Kiểm định độ phù hợp của mô hình sau khi loại yếu tố TK (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) ANOVAa Sum of Mean Model Squares df Square F Sig. 1 Regression 58.683 6 9.781 65.668 .000b Residual 37.533 252 .149 Total 96.216 258 Model Summaryb Thay đổi thống kê R2 hiệu Sai số R2 thay F thay Sig. F Model R R2 chỉnh chuẩn đổi đổi df1 df2 thay đổi 1 .781a .610 .601 .38593 .610 65.668 6 252 .000
- 63 Bảng 4.12 Trọng số hồi quy sau khi loại yếu tố thông tin tham khảo(TK) (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Coefficientsa Hệ số chuẩn Hệ số chưa chuẩn hóa hóa Thống kê cộng tuyến Hệ số Độ lệch Độ chấp phóng Model B chuẩn Beta t Sig. nhận đại 1 (Hằng số) -.200 .211 -0.949 .344 VC .252 .036 .296 6.919 .000 .844 1.185 GV .221 .037 .268 5.981 .000 .769 1.300 DT .145 .032 .192 4.602 .000 .892 1.122 AT .276 .037 .327 7.555 .000 .826 1.211 TT .115 .033 .146 3.476 .001 .882 1.134 CP .060 .029 .084 2.053 .041 .926 1.080 Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 4.12, ta có phƣơng trình hồi quy phản ánh sự ảnh hƣởng của các yếu tố đối với sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh nhƣ sau: LC = 0.327AT + 0.296VC + 0.268GV + 0.192DT + 0.146TT + 0.084 CP Trong đó: LC: Sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo AT: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ VC: Cơ sở vật chất và dịch vụ GV: Đội ngũ giáo viên, nhân viên DT: Chƣơng trình đào tạo TT: Sự thuận tiện CP: Chi phí
- 64 Phƣơng trình cho thấy trong điều kiện các nhân tố còn lại không thay đổi thì khi giá trị của AT tăng 1 đơn vị thì sự lựa chọn của phụ huynh tăng lên 0.327 đơn vị. Tƣơng tự, khi từng yếu tố VC, GV, DT, TT, CP lần lƣợt tăng 1 đơn vị trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sự lựa chọn của phụ huynh tăng lên lần lƣợt là 0.296, 0.268, 0.192, 0.146, 0.084 đơn vị. 4.4. Phân tích ảnh hƣởng của các biến định tính đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo 4.4.1. Ảnh hƣởng của giới tính Tác giả sử dụng phƣơng pháp kiểm định Independent - Samples T - test để kiểm tra sự khác biệt giữa nam và nữ khi lựa chọn trƣờng cho con. Kết quả phân tích cho thấy, giá trị sig là 0.307 > 0.05 nên không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con (xem chi tiết phụ lục 12). 4.4.2. Ảnh hƣởng của độ tuổi Để kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi, tác giả sử dụng kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 0.05. Kết quả từ bảng ANOVA cho thấy giá trị Sig = 0.066 > 0.5 chứng tỏ không có sự khác biệt về sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con giữa các nhóm tuổi khác nhau (xem chi tiết phụ lục 12). 4.4.3. Ảnh hƣởng của số lƣợng con trong gia đình Kiểm định ANOVA cho biến Số lƣợng con trong gia đình cho kết quả: hệ số Sig trong kiểm định Levene là 0.403 > 0.05: không có sự khác biệt về phƣơng sai, hệ số Sig trong ANOVA là 0.031 <0.05: có sự khác biệt giữa các nhóm phụ huynh có số lƣợng con khác nhau khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con. Phân tích Post hoc áp dụng phƣơng pháp Tukey cho kết quả có sự khác biệt khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con giữa nhóm có duy nhất một con và phụ huynh có hai con với giá trị Sig = 0.035. Giữa các nhóm còn lại không có sự khác biệt (xem phụ lục 12).
- 65 4.4.4. Ảnh hƣởng của trình độ học vấn Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định ANOVA để xét sự khác biệt theo trình độ học vấn. Giá trị Sig trong bảng ANOVA là 0.020 0.05 cho thấy không có sự khác biệt về phƣơng sai giữa các nhóm. Tác giả sử dụng Post Hoc Test, phƣơng pháp Tukey để xét sự khác biệt. Kết quả cho thấy có sự khác biệt khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con giữa nhóm phụ huynh có trình độ phổ thông và nhóm phụ huynh có trình độ đại học (Sig = 0.026). Giữa các nhóm còn lại không có sự khác biệt (xem 12). 4.4.5. Ảnh hƣởng của thu nhập Tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định ANOVA để xét sự khác biệt về sự lựa chọn trƣờng giữa các nhóm phụ huynh phân theo thu nhập. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị Sig = 0.254 > 0.05. Nhƣ vậy không có sự khác biệt trong sự lựa chọn trƣờng giữa các nhóm phụ huynh có mức thu nhập khác nhau (xem phụ lục 12). Tóm tắt chƣơng 4 Chƣơng 4 tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu gồm: thông tin mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo, điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. Những kết quả rút ra từ chƣơng này là cơ sở cho một số đề xuất và kết luận mà tác giả sẽ trình bày ở chƣơng sau.
- 66 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý Giới thiệu Chƣơng này tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính của đề tài. Thông qua đó, tác giả nêu lên một số kiến nghị cho các trƣờng mẫu giáo. Nội dung chính bao gồm: (1) Tóm tắt kết quả nghiên cứu; (2) Một số kiến nghị cho các trƣờng mẫu giáo; (3) Các hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo. 5.1. Tóm tắt kết quả của đề tài Vận dụng các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả kế thừa các thang đo và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện khảo sát tại Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng để xây dựng và hiệu chỉnh thang đo. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện với 259 phụ huynh tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh tại TP.HCM: Cơ sở vật chất; Đội ngũ giáo viên, nhân viên; Chƣơng trình đào tạo; Sự an toàn và sức khỏe của trẻ; Sự thuận tiện; Chi phí. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo của phụ huynh đƣợc thể hiện qua phƣơng trình hồi quy: LC = 0.327AT + 0.296VC + 0.268GV + 0.192DT + 0.146TT + 0.084 CP Trong đó: LC: Sự lựa chọn trƣờng mẫu giáo AT: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ VC: Cơ sở vật chất và dịch vụ GV: Đội ngũ giáo viên, nhân viên DT: Chƣơng trình đào tạo TT: Sự thuận tiện CP: Chi phí Sau khi đƣợc kiểm định trong mô hình hồi quy, 6 giả thuyết đƣợc chấp nhận:
- 67 H1: Cơ sở vật chất nhà trƣờng có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H3: Chƣơng trình đào tạo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H4: Sự an toàn và sức khỏe của trẻ có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H5: Sự thuận tiện có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. H6: Chi phí hợp lý có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh. Trong quá trình nghiên cứu định lƣợng, giả thuyết “Thông tin tham khảo tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh” đã bị bác bỏ. Nhƣ vậy, đối với phụ huynh thông tin tham khảo chƣa đủ độ tin cậy để phụ huynh để phụ huynh làm căn cứ khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con. 5.2. Một số hàm ý cho các trƣờng mẫu giáo Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, Cơ sở vật chất và Sự an toàn, sức khỏe của trẻ là hai vấn đề phụ huynh quan tâm hàng đầu khi chọn trƣờng mầm non cho con mình. Mối quan tâm kế tiếp là Đội ngũ giáo viên và Chương trình đào tạo của trƣờng. Vấn đề Sự thuận tiện và Chi phí đƣợc phụ huynh quan tâm cuối cùng. 5.2.1. Về sự an toàn và sức khỏe của trẻ Vấn đề an toàn và sức khỏe của trẻ cũng là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh. Thời gian gần đây, các sự cố gây tai nạn cho trẻ hoặc thậm chí gây tử vong
- 68 cho trẻ làm cho phụ huynh rất cân nhắc khi gửi con tại trƣờng. Nhà trƣờng cần loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ nhƣ các hố sâu, vật nhọn, sàn gạch trơn trƣợt, Theo thống kê của sở giáo dục Tp.Hồ Chí Minh, năm 2000 chỉ có khoảng 2.2% trẻ dƣới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì thì nay tỷ lệ này đã tăng lên tới 28.5%, tập trung ở nhóm trẻ từ 2-10 tuổi. Vì vậy, ngày nay phụ huynh đã có cách nhìn nhận khác về sức khỏe của trẻ, không lấy việc tăng cân để đánh giá sức khỏe của trẻ tốt. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu khi vấn đề trẻ tăng cân tốt đã bị loại khỏi nghiên cứu chính thức. Thay vào đó phụ huynh quan tâm tới chế độ dinh dƣỡng nhiều hơn. Theo các chuyên gia dinh dƣỡng, nhu cầu dinh dƣỡng của trẻ mỗi ngày là khoảng 1.470 kcal. Thống kê của Trung tâm Dinh dƣỡng Tp.HCM cho thấy khẩu phần ăn của trẻ tại các trƣờng bị mất cân đối: chỉ 37,7% trẻ đƣợc ăn rau, hơn 50% hầu nhƣ không ăn; các loại vitamin, vi chất không đáp ứng đủ 50% nhu cầu. Do đó, trƣờng cần đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dƣỡng cho trẻ, đồng thời cung cấp thực đơn hàng tuần để phụ huynh có thể theo dõi chế độ dinh dƣỡng mà con mình đƣợc chăm sóc tại trƣờng. Nhà trƣờng cũng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đƣa ra các biện pháp vệ sinh nhƣ: vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh dụng cụ chế biến, vệ sinh nhà bếp, chọn những nhà cung cấp thực phẩm có uy tín. Ngày nay, các bệnh đối với trẻ em ngày càng nhiều nhƣ sốt xuất huyết, tay chân miệng, rubella Lớp học của trẻ là môi trƣờng tốt để lây lan các bệnh này. Để hạn chế việc lây lan bệnh, trƣờng cần cho các trẻ mắc bệnh nghỉ phép để không lây cho trẻ khác. Đồng thời, các dụng cụ học tập, đồ chơi của trẻ cũng cần đƣợc làm vệ sinh định kỳ để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trú ngụ. 5.2.2. Về cơ sở vật chất Khi tham khảo trƣờng đề gửi con, ấn tƣợng đầu tiên cho phụ huynh là cơ sở vật chất nhà trƣờng. Một ngôi trƣờng có cơ sở khang trang, rộng rãi, trang thiết bị hiện đại sẽ tạo ấn tƣợng tốt cho phụ huynh. Cơ sở vật chất cũng nói lên đƣợc phần
- 69 nào mức độ đầu tƣ của ngƣời quản lý cho công tác giáo dục trẻ. Đối với các trƣờng công lập, việc đầu tƣ cơ sở vật chất không phải là một trở ngại vì đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ ngân sách. Các trƣờng này đƣợc trang bị cơ sở vật chất hiện đại và đƣợc cấp khuôn viên rộng lớn. Đối với trƣờng dân lập và tƣ thục, đây là một vấn đề khó khăn, đặc biệt là việc tìm diện tích để xây dựng sân chơi rộng rãi. Để đáp ứng sự quan tâm của phụ huynh, các trƣờng cần hƣớng tới việc đầu tƣ cơ sở vật chất: - Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, khuôn viên nhà trƣờng trang trí đẹp để phụ huynh có ấn tƣợng tốt về trƣờng. Lớp học phải đƣợc trang trí khéo léo, ngộ nghĩnh cho các bé thấy vui mắt, thân quen và xem lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình. Có nhƣ vậy, trẻ sẽ thích thú khi đƣợc đến trƣờng. - Đầu tƣ các trang thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với lứa tuổi - Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng tự nhiên để trẻ phát triển thể chất và có sức khỏe tốt. Một phòng học chật hẹp hay không đủ ánh sáng tự nhiên sẽ gây ấn tƣợng không tốt đối với phụ huynh cũng nhƣ việc nuôi dạy trẻ. - Sân chơi cho trẻ cũng là một vấn đề phụ huynh quan tâm. Dù không có điều kiện xây dựng sân chơi có diện tích lớn, các trƣờng cũng cần đầu tƣ sân chơi để trẻ đƣợc vui chơi, học tập, khám phá. 5.2.3. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trƣờng Thời gian gần đây, việc các cô bảo mẫu đánh trẻ, gây tại nạn cho trẻ, thậm chí làm trẻ tử vong đã tạo ra mối lo ngại cho phụ huynh khi gửi con. Do đó, phụ huynh rất quan tâm đến thái độ, tác phong của giáo viên và nhân viên nhà trƣờng, những ngƣời trực tiếp nuôi dạy con mình ở trƣờng. Cha mẹ sẽ đánh giá đƣợc tay nghề và thái độ của các cô thông qua trao đổi và một vài lần theo dõi cách các cô chăm và dạy trẻ. Vì thế, nhà trƣờng cần xây dựng đội ngũ nhân viên yêu nghề, yêu trẻ để tạo niềm tin cho phụ huynh gửi gắm con. Giáo viên càng quan tâm đến trẻ, trao đổi thƣờng xuyên với phụ huynh tình hình học tập của trẻ ở trƣờng sẽ tạo mối gắn kết giữa nhà trƣờng và gia đình, từ đó phụ huynh có niềm tin và hài lòng hơn
- 70 với dịch vụ nhà trƣờng cung cấp. Vấn đề bằng cấp của giáo viên cũng nhận đƣợc sự quan tâm của phụ huynh. Nhà trƣờng cần tuyển dụng đội ngũ giáo viên có bằng cấp chuyên môn về mầm non để đảm bảo chất lƣợng nuôi dạy trẻ. Với đặc thù của ngành học, cô giáo vừa là mẹ vừa là bạn của trẻ, vừa phải kể chuyện nhƣ một nghệ sĩ, vừa là một bác sĩ y tá khi bé bệnh, vừa là một họa sĩ để dạy trẻ vẽ, vừa làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ, vừa là một huấn luyện viên dạy thể dục thể thao. Thời gian làm việc của giáo viên mầm non ở trƣờng là hơn 10 giờ/ngày, về nhà phải làm giáo án, kế hoạch, Công việc yêu cầu cao nhƣng mức lƣơng thấp nên tình trạng thiếu giáo viên mầm non ngày càng nghiêm trọng. Nhà trƣờng cần có chính sách khen thƣởng kịp thời để các cô có thể chuyên tâm vào công việc nuôi dạy trẻ và thêm yêu nghề, yêu trẻ. 5.2.4. Về chƣơng trình đào tạo Trong giai đoạn này, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh và thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Các bé cần học những điều đơn giản về bản thân, gia đình và tìm hiểu thế giới xung quanh trƣớc. Đối với bé, những điều ngƣời lớn cho là đơn giản, hiển nhiên nhƣng lại là khám phá vô cùng lớn của bé. Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đạo đức của trẻ sau này. Chƣơng trình học của trẻ cần có những trò chơi, câu chuyện giúp trẻ biết yêu thƣơng, lễ phép với mọi ngƣời xung quanh. Những kỹ năng này sẽ là hành trang giúp trẻ hình thành nhân cách và đạo đức khi trƣởng thành.Giáo dục đạo đức mọi lúc mọi nơi khi học, chơi, ăn ngủ cũng nhƣ các họat động tổ chức đời sống trong lớp đều có tình huống để xử lý để dạy dỗ nhắc nhở, lặp đi lặp lại vì trẻ mau nhớ nhƣng cũng dễ quên. Ngoài việc đầu tƣ trang thiết bị giảng dạy hiện đại, nhà trƣờng cũng cần tổ chức các phong trào sáng tạo trong giảng dạy để các cô phát huy các sáng kiến, tạo ra các dụng cụ dạy học, đồ dùng, đồ chơi làm cho buổi học thêm sinh động cho trẻ. Việc tham gia các lớp dự giờ, tham gia các lớp chuyên đề bồi dƣỡng kiến thức,