Khóa luận Thực trạng sản xuất kinh doanh và giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần Khoa học sự sống tại Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên

pdf 68 trang thiennha21 16/04/2022 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng sản xuất kinh doanh và giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần Khoa học sự sống tại Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_san_xuat_kinh_doanh_va_giai_phap_phat_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng sản xuất kinh doanh và giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần Khoa học sự sống tại Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐINH THỊ HUỆ Tên đề tài: “ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC SỰ SỐNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐINH THỊ HUỆ Tên đề tài: “THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC SỰ SỐNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : 47 - KTNN - N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Minh Tú Cán bộ cơ sở hướng dẫn : ThS. Ma Thị Trang THÁI NGUYÊN, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Khoa học sự sống, em đã chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy định của công ty. Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: “Thực trạng sản xuất kinh doanh và giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo của công ty cổ phần khoa học sự sống tại trường đại học nông lâm thái nguyên” là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 08 năm 2018 Sinh viên Đinh Thị Huệ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Thực trạng sản xuất kinh doanh và giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm Đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần Khoa học sự sống tại Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, ThS. Lê Minh Tú đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa KT& PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo của Công ty cổ phần khoa học sự sống và các cán bộ và nhân viên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận khóa của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, sơ suất, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái nguyên, ngày 25 tháng 08 năm 2018 Sinh viên Đinh Thị Huệ
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần KHSS từ năm 2016 đến năm 2018 26 Bảng 3.2. Tình hình sản xuất ĐTHT tươi của công ty từ năm 2016 đến năm 2018 27 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần KHSS từ năm 2015 đến năm 2017 28 Bảng 3.4. Các sản phẩm ĐTHT bán ra thị trường của công ty từ năm 2015 đến năm 2017 33 Bảng 3.5. Sản lượng ĐTHT tiêu thụ trên thị trường 36 Bảng 3.6. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm ĐTHT của Công ty 37 Bảng 3.7. Những công việc cụ thể được giao tại cơ sở thực tập 43
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 22 Hình 3.2. Hình ảnh logo thương hiệu đông trùng hạ thảo 38
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa KHSS Khoa học sự sống CP Cổ phần ĐTHT Đông trùng hạ thảo ĐVT Đơn vị tính CP Chính phủ TT Thông tư CT Chỉ thị TW Trung ương TV Thường vụ TTCP Thanh tra chính phủ SL Số lượng CC Cơ cấu SX Sản xuất MT Môi trường
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5 1.3.1. Nội dung thực tập 5 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 5 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập 6 1.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở thực tập 6 1.6. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập 7 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8 2.1. Về cơ sở lí luận 8 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 8 2.1.2. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 9 2.1.3. Khái niệm marketing 10 2.1.4. Khái niệm thị trường 12 2.1.5. Khái niệm về thương hiệu 14 2.1.6. Khái niệm về sản phẩm 15 2.1.7. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 15 2.2. Cơ cở thực tiễn 16 2.2.1. Kinh nghiệm của các công ty khác 16
  9. vii 2.2.2. Bài học kinh nghiệm 18 Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP 19 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập 19 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Khoa học sự sống 19 3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập 21 3.1.3. Bộ máy hoạt động của Công ty cổ phần Khoa học sự sống 21 3.1.4. Sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty cổ phần Khoa học sự sống 24 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 24 3.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Khoa Học Sự Sống 25 3.2.1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường của Công ty cổ phần Khoa học sự sống 25 3.2.2. Thực trạng phát triển thị trường của Công ty cổ phần Khoa học sự sống 31 3.2.3. Kết quả phát triển thị trường của công ty 35 3.3. Thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần Khoa học sự sống 38 3.3.1. Tình hình chung 38 3.3.2. Hạn chế 40 3.3.3. Nguyên nhân 40 3.4. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty 41 3.4.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 41 3.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 41 3.5. Nội dung thực tập 42 3.5.1. Nội dung và những công việc cụ thể tại nơi thực tập 42 3.5.2. Tóm tắt kết quả thực tập 44 3.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 45 3.6. Đề xuất giải pháp 46 3.6.1. Giải pháp đối với Công ty cổ phần Khoa học sự sống 46 3.6.2. Giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm 47 3.6.3. Giải pháp cho bản thân 49 Phần 4. KẾT LUẬN 50
  10. viii 4.1. Kết luận 50 4.2. Kiến nghị 51 4.2.1. Đối với việc quản lý của Công ty 51 4.2.2. Đối với việc phát triển thương hiệu sản phẩm 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công cụ quản lý kinh tế, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận cho công ty. Muốn đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tổ chức công tác kế toán và tổ chức phân tích kinh tế là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các doanh nghiệp, muốn thành công trên thương trường. Nếu một doanh nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán, doanh nghiệp đó có thể kiểm soát được các vấn đề cơ bản nhất như hàng hóa, tài sản cố định, các khoản thu, chi công nợ và có thể lập được những kế hoạch dài hạn của mình một cách tốt nhất như đầu tư mở rộng kinh doanh, đổi mới dây chuyền sản xuất, công nghệ, Nó quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để cho công ty có thể phát triển toàn diện về mặt thương hiệu lẫn chất lượng và thực hiện mọi chức năng của nó thì doanh nghiệp cần quản lý và tạo điều kiện cho công tác thiết kế thương hiệu sản phẩm có hiệu quả và phát triển phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Như chúng ta đều biết quá trình hình thành doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thiết yếu ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bởi sức khỏe là vô cùng quý giá, không gì có thể thay thế được [5]. Bước vào sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới như: WTO, APEC, đã mang lại những thuận lợi, khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với các chính sách mở cửa
  12. 2 cho đầu tư nước ngoài, xóa bỏ hàng rào thuế quan đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam, gây cản trở lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đã thúc đẩy mạnh nền kinh tế trong nước, giúp doanh nghiệp có cơ hội thể hiện mình trên trường thế giới. Bên cạnh nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Khoa học sự sống nói riêng có những cơ hội phát triển để cạnh tranh trong thị trường. Thương hiệu sản phẩm Đông trùng hạ thảo tuy đã có chỗ đứng trên thị trường, tuy nhiên nhận thức về thương hiệu sản phẩm của công ty với khách hàng chưa rõ ràng. Thương hiệu công ty vẫn còn vắng bóng trên các phương tiện truyền thông. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát triển thương hiệu sản phẩm cần có một bước đột phá mới khi mà thị trường truyền thống đã có quá nhiều doanh nghiệp tham gia. Đổi mới và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu đòi hỏi sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo và đặc biệt là các phòng ban làm công tác tiêu thụ. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi thực hiện hội nhập với các công ty có trình độ khoa học công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh như vậy thì Công ty cổ phần Khoa học sự sống cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy được sự cần thiết phải có biện pháp phát triển thương hiệu và thúc đẩy sản phẩm một cách hợp lý, phù hợp. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo và các anh chị cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Khoa học sự sống, em đã chọn và thực hiện đề tài: "Thực trạng sản xuất kinh doanh và giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần Khoa học sự sống tại Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên" để từ đó có những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về quá trình sản xuất kinh doanh và thương hiệu đông trùng hạ thảo.
  13. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Thực trạng sản xuất kinh doanh và giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thương hiệu và hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần khoa học sự sống trong phát triển kinh tế trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khát quát những vấn đề chung nhất của công ty cổ phần khoa học sự sống. - Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty và giải pháp phát triển thương hiệu đông trùng hạ thảo. - Phân tích những thuận lợi khó khăn của công ty cổ phần khoa học sự sống trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động và thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo. Yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn - Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hướng và chính xác. - Các kĩ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá, tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm được. - Biết kĩ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm được phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu. - Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp, tổng quan, tổng luận các nguồn lực thông tin tìm kiếm được. Sử dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng những thông tin tìm được và giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra. Yêu cầu về kỹ năng làm việc - Hoàn thành tốt công việc được giao tại cơ sở thực tập. - Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của công ty.
  14. 4 - Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử hiệu quả, kỹ năng lập kế hoạch soạn thảo văn bản trong công việc. - Giúp sinh viên xác định và lựa chọn tốt nhất công việc, lĩnh vực ngành nghề tương lai. Yêu cầu về kỷ luật - Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các quy định tại nơi thực tập. - Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc. - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập. - Luôn trung thực trong lời nói và hành động. Yêu cầu về tác phong, ứng xử - Luôn giữ thái độ khiêm tốn, cầu thị. - Thực tập tại công ty không chỉ là để học tập các kiến thức chuyên môn thực tế mà còn làm một cán bộ thực tế nhằm nâng cao năng lực, áp dụng kiến thức đã học trên lớp vào thực tế. - Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong công ty nhưng không can thiệp vào những việc nội bộ của công ty thực tập. - Hòa nhã với cán bộ, nhân viên tại nơi thực tập. - Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự. Yêu cầu kết quả đạt được - Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại công ty. - Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường. - Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh nghiệm. - Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập. - Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng). - Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập. - Không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang vi rút vào máy tính.
  15. 5 Yêu cầu khác - Ghi nhật kí thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo. 1.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Nội dung thực tập - Tìm hiểu khát quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Khoa học sự sống. - Tìm hiểu về các hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Khoa học sự sống. - Tìm hiểu về cơ chế tổ chức vận hành sản xuất kinh doanh. - Tham gia thực hiện các công việc theo sự phân công và hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn thực tập. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu sản phẩm. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, các thông tin thứ cấp lấy từ nhiều nguồn gốc khác nhau như sách, Internet, báo cáo tổng kết của công ty, các văn bản, quyết định, các tài liệu thống kê của Công ty cổ phần Khoa học sự sống và các số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: Số liệu về tình hình sản xuất, số liệu sản phẩm bán ra thị trường, các hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. - Phương pháp thảo luận Thảo luận trao đổi với các cán bộ, các ban các phòng có liên quan đến nội dung thực tập. - Phương pháp quan sát Quan sát các cán bộ, các ban, các phòng có liên quan đến nội dung thực tập. Quan sát cách làm việc, cách giải quyết công việc của cán bộ trong công ty để tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm.
  16. 6 - Phương pháp thống kê Các số liệu sau khi đã thu thập được tiến hành tổng hợp và được thể hiện bằng bảng biểu, sơ đồ. 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian thực tập: Đề tài được tiến hành từ 13/08/2018 đến ngày 23/12/2018. - Địa điểm tiến hành thực tập: Tại Công ty cổ phần Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 1.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở thực tập Chức năng Công ty cổ phần Khoa học sự sống (KHSS) tổ chức theo định hướng của công ty cổ phần cung cấp các sản phẩm an toàn, đa dạng và phong phú đến các cửa hàng bán lẻ trên các khu vực Thái Nguyên và các tỉnh trong nước. Tổ chức nguồn hàng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường trọng điểm tại Thái nguyên. Tổ chức huy động vốn, sử dụng vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn. Nhiệm vụ - Xây dựng tổ chức và thực hiện các mục tiêu đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp. - Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân theo những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước. - Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định. - Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
  17. 7 - Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan. Quyền hạn - Được chủ động đàm phán, ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh. Tổng giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật. - Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng sản xuất như: quảng cáo, triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng. - Hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự do về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng của ngân hàng. 1.6. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập - Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. - Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập. - Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập. - Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập. - Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội. - Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của cơ sở thực tập.
  18. 8 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Về cơ sở lí luận 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập Khái niệm về quản trị, doanh nghiệp, và quản trị doanh nghiệp Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra [4]. Doanh nghiệp là một loại hình tổ chức kinh tế, có tài sản, có địa chỉ giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Quản trị doanh nghiệp là tổng hợp những hoạt động được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu xác định thông qua sự nỗ lực (sự thực hiện) của người khác trong doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chính là sự tác động có tổ chức, có định hướng của các nhà quản lý lên đối tượng quản lý để phát huy ưu thế của hệ thống, sử dụng hiệu qủa nguồn lực (hiện có, tiềm năng, kể cả con người) tận dụng mọi cơ hội và thời cơ hấp dẫn trên thị trường nhằm đạt được những lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Quản trị phải bao gồm các yếu tố - Phải có một chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và đối tượng quản trị. - Phải có mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Ngay từ khi bắt đầu hình thành các nhóm người để thực hiện những mực tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì quản trị đã trở thành một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp các hoạt động của các cá nhân. Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của các
  19. 9 thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức là tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí và các nguồn lực ít nhất. - Theo quá trình quản trị kinh doanh: Công tác quản trị trong doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch, tổ chức phối hợp và điều chỉnh các hoạt động của các thành viên, các bộ phận và các chức năng trong doanh nghiệp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chức. - Theo quan điểm hệ thống quản trị: Quản trị còn là việc thực hành những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục, quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Nói chung, quản trị doanh nghiệp là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh phải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động [6]. 2.1.2. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn máy
  20. 10 móc, nguyên liệu nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đối với doanh nghiệp khi để đạt được hiệu quả sản xuất cần phải trú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và tiết kiệm chi phí[16]. 2.1.3. Khái niệm marketing Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về marketing. Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lới ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông. Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra. Marketing là quảng cáo, là kích động, là bán hàng bằng gây sức ép, tức là toàn bộ những phương tiện bán hàng đôi khi mang tính tấn công, được sử dụng để chiếm thị trường hiện có, marketing cũng là toàn bộ những công cụ phân tích phương pháp dự đoán và nghiên cứu thị trường được sử dụng nhằm phát triển cách tiếp cận những nhu cầu và yêu cầu. Tóm lại, khi nhắc đến khái niệm, định nghĩa marketing, chúng ta hiểu rằng đây là một thuật ngữ chỉ các hoạt động trong các tổ chức (cả tổ chức kinh doanh và tổ chức phi lợi nhuận) bao gồm việc tạo dựng giá trị từ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xây dựng mô hình sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và chiến dịch promotion với mục đích nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ thảo mãn nhu cầu 1 hoặc nhiều nhóm khách hàng nhất định và thu về giá trị lợi ích từ những giá trị đã được tạo ra. Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  21. 11 - Marketing có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp hướng đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác marketing có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Sử dụng marketing trong công tác lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường [8]. - Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng thị trường, nhu cầu và ước muốn của thị trường , marketing là chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh [10]. - Marketing là công cụ hướng theo thị trường liên kết khách hàng đảm bảo sự phát triển tài chính đắc lực cho công ty [11]. - Trong thời kỳ kinh tế hóa tập trung các doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo pháp lệnh, doanh nghiệp nhân chỉ tiêu sản xuất định mức đầu vào và hiệu quả hoạt động được thể hiện qua mức hoàn thành kế hoạch chi tiêu, sản phẩm sản xuất ra, được phân phối qua tem phiếu, do đó họat động của doanh nghiệp hoàn toàn tách khỏi thị trường. - Chức năng hoạt động marketing của doanh nghiệp luôn chỉ rõ những điều cơ bản như sau [7]. + Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ mua hàng ở đâu? Họ mua bao nhiêu? Họ mua như thế nào? Vì sao họ mua? + Họ cần loại hàng hóa nào? Loại hàng hóa đó nó có đặc tính gì? Vì sao họ cần đặc tính này mà không phải đặc tính khác? Những đặc tính hiện tại còn phù hợp với hàng hóa đó không? + Hàng hóa đó có những ưu điểm và hạn chế gì? Có cần phải thay đổi không? Cần thay đổi đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? + Giá cả của hàng hóa doanh nghiệp quy định như thế nào? Tại sao quy định mức giá như vậy mà không phải giá khác? Mức giá có phù hợp không? Nên tăng hay giảm?
  22. 12 + Làm thế nào để khách hàng biết mua hàng hóa và yêu thích hàng hóa của doanh nghiệp? Tại sao phải dùng cách thức này chứ không phải cách thức khác? Phương tiện này chứ không phải phương tiện khác? + Hàng hóa của doanh nghiệp có cần dịch vụ sau bán hàng hay không? Loại dịch vụ nào có khả năng cung cấp cao nhất? Vì sao? Tại sao doanh nghiệp lại chọn dịch vụ này mà không phải dịch vụ khác? Đó là các vấn đề mà ngoài chức năng marketing không có chức năng nào có thể trả lời được. Dựa vào các vấn đề cơ bản trên, doanh nghiệp xây dựng cho mình một chính sách marketing đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường. Marketing đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh [17] 2.1.4. Khái niệm thị trường Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thị trường là một địa điểm cụ thể ở đó có người bán và người mua gặp nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Và đây cũng là cách hiểu của một người tiêu dùng theo đó thị trường được biểu hiện dưới các dạng hình thức như: hội chợ, siêu thị, triển lãm, hàng bán lẻ, khu chợ. Thị trường của doanh nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. - Thị trường đầu vào của doanh nghiệp (nguồn cung cấp) Thị trường đầu vào của doanh nghiệp bao gồm 3 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và người cung cấp.
  23. 13 * Theo tiêu thức địa lý: Theo tiêu thức này doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu vực địa lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tùy theo mức độ rộng hẹp mang tính toàn cầu hay khu vực có thể xác định thị trường của doanh nghiệp gồm: nguồn cung cấp trong nước và nguồn cung cấp ngoài nước. Tiêu thức địa lý thường được kết hợp với các tiêu thức khác để phân loại thị trường tiêu thụ thường có liên quan chặt chẽ với nhau hơn nữa phân đoạn theo các tiêu thức này thỏa mãn đòi hỏi sản phẩm có hiệu quả đo lường được tiếp cận và đủ lớn. * Theo tiêu thức sản phẩm Theo tiêu thức này doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng (dòng sản phẩm) hay nhóm khách hàng mà họ kinh doanh hoặc bán ra thị trường. Tiêu thức này bao gồm: Thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường lao động (lọai lao động mà doanh nghiệp cần) và thị trường vốn (nguồn vốn). - Theo tiêu thức nguồn cung cấp: các nhóm hàng hoặc cá nhân người cung cấp sản phẩm, hàng hóa có liên quan đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thị trường đầu vào là quan trọng va đặc biệt có ý nghĩa đối với sự ổn định và hiệu quả của nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp cũng như khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Thị trường đầu ra của doanh nghiệp: Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến mục tiêu của marketing là giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, sách lược, công cụ để điều khiển tiêu thụ. Để mô tả thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp ta có thể sử dụng 3 tiêu thức sau: * Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm: Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng (dòng sản phẩm) hay nhóm khách hàng mà họ kinh doanh hoặc bán ra trên thị trường.
  24. 14 * Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý: Theo tiêu thức này doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu vực địa lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tùy thuộc vào mức độ rộng hẹp mang tính toàn cầu hay khu vực có thể xác định thị trường của doanh nghiệp gồm: thị trường nước ngoài và thị trường trong nước. Phân tích thị trường theo tiêu thức này thường mang tính khái quát cao khó đưa ra được những dẫn chứng cụ thể về nhu cầu của các nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau trên mỗi khu vực. * Thị trường theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ: Theo tiêu thức này doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhóm khách hàng mà họ hướng tới để thỏa mãn, bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Về lý thuyết thì tất cả những người mua hàng trên thị trường đều có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp và hình thành nên thị trường của doanh nghiệp. Dù theo tiêu thức nào trong các tiêu thức trên thì bất kì một yếu tố nào dù rất nhỏ của thị trường đều có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ. Đặc điểm và tính chất của thị trường là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và thực hiện các chiến lược, công cụ điều khiển tiêu thụ [18]. 2.1.5. Khái niệm về thương hiệu Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa với dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác, là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Cũng có quan niệm cho rằng thương hiệu là hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ, quan niệm này cũng được nhiều người ủng hộ tuy nhiên một nhãn hiệu có thể bao gồm cả phần tên gọi xuất xứ và chỉ địa lý cụ thể và nhãn hiệu có thể được xây dựng trên cơ sở phân biệt trong tên thương mại [9].
  25. 15 2.1.6. Khái niệm về sản phẩm Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng [13]. Sản phẩm là toàn bộ những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn, được đem ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Phần lớn các khái niệm trên đều thể hiện đặc tính có thể thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm. Sản phẩm không nhất thiết phải được đào tạo bởi con người, nhưng nó cần phải có lợi ích nào đó với con người. Xét về khía cạnh đó, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng hữu hình (sản phẩm vật chất), hoặc vô hình (dịch vụ). Sản phẩm hữu hình là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, có những đặc tính vật lý, hóa học, sinh học, có thể cảm nhận các sản phẩm hữu hình dưới các góc độ như: nhìn thấy, sờ, cân, đo, đếm và kiểm tra chất lượng bằng phương tiện hóa, lý. Sản phẩm vô hình hay còn gọi là dịch vụ là kết quả của các quá trình lao động, hoạt động kinh tế hữu ích. Cũng giống như các sản phẩm hữu hình, dịch vụ được tạo ra là để đáp ứng nhu cầu của con người, tuy nhiên do không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể nên dịch vụ chỉ có thể được cảm nhận khi con người sử dụng nó [20]. 2.1.7. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập - Nghị định số: 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn. - Quyết định số: 3647/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/07/2007 của Bộ trưởng BGD&ĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên. - Quyết định số: 852/QĐ-TCCB ngày 30/09/2008 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc thành lập Viện khoa học sự sống.
  26. 16 - Quyết định số: 05/2009/QĐ-TH-KHSS ngày 11/09/2009 về việc ban hành quy định chế độ quản lý cán bộ hợp đồng làm việc tại KHSS. - Nghị định số: 59/2013/NĐ-CP ngày 17/06/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. - Thông tư số: 08/2013/TT-TTCP ngày 31/07/2013 của Thanh tra Chính phủ về Phòng chống tham nhũng. - Chỉ thị số: 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản. - Chỉ thị số: 28-CT/TU ngày 11/06/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. - Nghị định số: 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. 2.2. Cơ cở thực tiễn 2.2.1. Kinh nghiệm của các công ty khác a) Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu Đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần dược thảo Thiên Phúc tại Hà Nội [15]. - Thực trạng: Thương hiệu ĐTHT của tuy đã nổi tiếng và có chỗ đứng trên thị trường đã lâu, các biện pháp về xây dựng thương hiệu khá tốt, công ty luôn trau truốt các sản phẩm của mình từ khâu chất lượng đến mãu mã của sản phẩm. đặc biệt giá thành lai rẻ hơn so với các công ty khác, chính vì vậy mà sản phẩm luôn được bán ra thị trường với số lượng lớn, người tiêu dùng cũng biết đến nhiều nhất thông qua kênh bán hàng của công ty. - Giải pháp phát triển thương hiệu: + Tổ chức đôn đốc, kiểm tra đối với công tác chuyên môn của công ty về việc phát triển thương hiệu sản phẩm. + Áp dụng các biện pháp cải tiến về lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy phát triển của công ty có hiệu quả.
  27. 17 + Nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa ra thị trường sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng từ đó thương hiệu sẽ gây chú ý mạnh . + Quản lý trực tiếp chỉ đạo đôn đốc nhân viên có những ý tưởng sáng tạo về phát triển thương hiệu. b) Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Đông trùng hạ thảo tại tỉnh Bình Dương [14]. Thực trạng: Phần lớn các doanh nghiệp tự thực hiện các chương trình của mình và không sử dụng các dịch vụ bên ngoài, công ty quan tâm chưa đúng mức đến công tác nghiên cứu thị trường, chưa xây dựng được chiến lược thương hiệu một cách bài bản, bên cạnh đó các doanh nghiệp chưa còn gặp phải những khó khăn về mặt nhân sự, chỉ có một số ít nhân sự marketing theo mô hình quản lý thương hiệu nhưng đa số đều được đào tạo trạng trong nước hoặc tự mày mò tổ chức thực hiện, do đó chất lượng nhân sự chưa cao, số nhân lực có trình độ cao rất ít. Giải pháp phát triển thương hiệu: Định vị thương hiệu cần chú tâm đến các nội dung như khách hàng mục tiêu là những người lớn tuổi và họ có thu nhập ổn định về kinh tế, sống ở thành thị và họ cần mua sản phẩm chủ yếu để làm quà tặng, biếu do đó hình ảnh cao cấp, mẫu mã đẹp với giá cả vừa phải để làm vừa lòng người nhận. Tâm lý khách hàng học có xu hướng thích có món quà ý nghĩa và chất lượng yêu thích sự sang trọng. - Lãnh đạo phân công nhân viên có công tác chuyên môn để thúc đẩy phát triển thương hiệu. - Phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến bao bì sản phẩm là cốt lõi của thương hiệu, do đó chiến lược sản phẩm cần phải được tập trung. - Đa dạng hóa theo sản phẩm đa cấp, cao cấp và bình dân thể hiện qua bao bì và thiết kế. - Đa dạng hình dạng sản phẩm theo các hình dạng đặc biệt độc đáo phát triển.
  28. 18 - Phát triển tên, logo, khẩu hiệu của công ty chính là nhân diện thương hiệu thông qua tên, hình ảnh logo, khẩu hiệu là cách làm có tính định tính đối với doanh nghiệp ngày, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quảng bá thương hiệu. - Định hướng phát triển nội dung nhất quán kinh doanh thương mại và các sản phẩm hàng hóa luôn là xây dựng nội dung làm cho thương hiệu được khẳng định bằng danh tiếngcủa mình. - Xây dựng công cụ tiếp thị đủ mạnh - Tiếp tục theo dõi và điều chỉnh có hiệu quả, một mặt khác của công ty là đã tiếp nhận được tính mới trong khâu phát triển thương hiệu của mình là luôn theo dõi hỗ trợ mỗi khi có bất cứ phản hồi nào của khách hàng sẽ tiếp thu ý kiến nhằm điều chỉnh để phục vụ tốt hơn nhu cầu của họ, chính vì lẽ đó mà thương hiệu của công ty càng rõ nét trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhờ những công cụ đắc lực này mà công ty đã có những bước tiến vượt bậc hơn những doanh nghiệp khác, ít công ty đã bỏ qua mà không chú tâm đến nó. 2.2.2. Bài học kinh nghiệm Kinh nghiệm là quá trình học hỏi và tích lũy trong quá trình công tác. - Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên tại công ty đồng thời đào tạo về kỹ năng làm việc thay đổi tư duy cho cán bộ. bởi chỉ có như vậy việc phát triển thương hiệu mới thực sự phát triển. - Cần sử dụng thông điệp dễ nhớ, lặp đi lặp lại nhiều lần với tần suất cao - Tận dụng Fanpage có các thành viên có khả rnăng khơi tạo trào lưu, cùng với việc sử dụng hình ảnh ấn tượng. - Tăng cường các hoạt động trên kênh Own media, sử dụng mini game để tương tác như cuộc thi tặng quà, truy tìm slogan. - Sử dụng hình ảnh quản cáo lạ, gây bất ngờ và tạo tranh cãi sẽ giúp cho thương hiệu có hiệu ứng tốt hơn đễ đi vào tâm trí khách hàng.
  29. 19 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Khoa học sự sống a) Quá trình hình thành Tên công ty: Công ty cổ phần Khoa học sự sống Trụ sở chính: Số nhà 8 - Tổ 2 - Phường Tân Lập - Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên. Cơ sở sản xuất: Tổ 10 - Xã Quyết Thắng - Thành Phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên Email: congtyduoclieu@gmail.com Số điện thoại: 0989 764 630 Đại Diện: Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy Chức vụ: Giám Đốc Vốn điều lệ: 600.000.000 (Bằng chữ: sáu trăm triệu đồng) Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Tổng số cổ phần: 60.000 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Giấy phép kinh doanh số 4601302066 - Sở Kế hoạch đầu tư Thái Nguyên cấp ngày 16/09/2016. Mã số thuế: 4601302066 - Cục thuế tỉnh Thái Nguyên cấp Số tài khoản: 102010002636292, tại Ngân hàng TMCP Công thương - Thái Nguyên. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: - Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp (Ngành nghề chính) - Trồng cây gia vị, cây dược liệu - Trồng cây lâu năm khác - Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
  30. 20 - Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh - Sản xuất rượu vang - Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống - Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật - Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ khác - Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch - Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột - Nghiên cứu sản xuất nấm đông trùng hạ thảo, nấm vân chi - Sản xuất, buôn bán các sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo, nấm vân chi - Các sản phẩm khô từ nấm đông trùng hạ thảo, viên nang, trà túi lọc, - Các thực phẩm chức năng, hỗ trợ sức khỏe. b) Quá trình phát triển - Tổng vốn đầu tư ban đầu: 600.00.000 VNĐ - Vốn pháp định: 600.000.000 VNĐ - Kế hoạch khấu hao: + Nhà xưởng: 10 năm + Thiết bị: 5 năm Năm 2015, Công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển dược liệu miền núi ra đời, và chính thức đi và hoạt động vào ngày 16/09/2016. Đến ngày 20/10/2017 đổi tên thành Công ty cổ phần Khoa học sự sống (KHSS) với sứ mệnh là nơi phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ. Giai đoạn đầu của công ty cổ phần KHSS được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2016, với các tổ chức được sắp xếp phù hợp với công ty đã và đang hoạt động ngày càng phát triển. Ngày nay với nền kinh tế thị trường phát triển cùng chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước đã làm cho nhu cầu xây dựng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng ngày càng tăng cao từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty. Hiện nay công ty với những năng lực sản
  31. 21 xuất hiện có đã một phần đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm. Tính đến nay công ty đã có mặt trên thị trường được gần 3 năm. Thương hiệu công ty đã trở nên khá nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước biết đến. Công ty cổ phần KHSS được thành lập năm 2015, trong đó Viện Khoa học sự sống là 1 cơ sở sản xuất trực thuộc công ty có địa chỉ tại Tổ 10 - Xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên, được phân cấp cho trường Đại học Nông lâm quản lý toàn diện. 3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập Qua 3 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần KHSS đã có những thành tựu đáng kể. Có đội ngũ cán bộ, nhân viên, từ trong và ngoài nước và được đào tạo chuyên sâu. Năm 2016, nghiên cứu và nuôi trồng thành công nấm Đông trùng hạ thảo Năm 2017 đạt tiêu chuẩn là cơ sở đủ điều kiện sản xuất an toàn thực phẩm ngày 25/7/2017 Các chứng nhận đã được cấp: Công nghệ tiên tiến, HACCP, GMP, ISO 22.000, Sở hữu trí tuệ, ISO 14.000 Trong thời gian vừa qua đã hoàn thiện được quy trình sản xuất các loại nấm như: Đông trùng hạ thảo, linh chi, nấm sò, mộc nhĩ, và sản xuất số lượng lớn nấm thành phẩm chất lượng cao đưa ra thị trường. Các sản phẩm nấm được trưng bày tại triển lãm Đài Loan, và các nước trên thế giới. 3.1.3. Bộ máy hoạt động của Công ty cổ phần Khoa học sự sống Mô hình công ty cổ phần KHSS mang đầy đủ các đặc điểm của một công ty cổ phần nội bộ cụ thể là cổ phiếu do các cổ đông sáng lập nắm giữ và không phát hành rộng rãi ra công chúng. Loại hình này không tạo ra được tiền đề cho sự phát triển thị trường cũng như không huy động được nguồn vốn khác từ bên ngoài giúp cho sự phát triển của công ty trong tương lai, công ty cũng đã có những dự trù.
  32. 22 Bà Nguyễn Thị Diệu Thúy là chủ tịch Hội đồng quản trị và là Tổng Giám Đốc từ khi thành lập đến nay. Mô hình bộ máy hoạt động của Công ty cổ phần KHSS được minh hoạ bằng sơ đồ sau: Hội đồng quản trị Giám đốc Trợ lý giám Ban cố vấn đốc P.Kinh doanh P.Tài chính P.Tổng hợp kế toán P. Hành chính P. Nghiên cứu pháp chế phát triển (Nguồn: Phòng tổng hợp) Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Hiện tại cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Hội đồng quản trị: Là tổ chức quản lý cao nhất của công ty, hội đồng quản trị nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của giám đốc và những cán bộ khác trong công ty, quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị do pháp luật điều lệ công ty quy định.
  33. 23 Ban giám đốc: Là ban quản lý điều hành và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có quyền quyết định cao nhất trong công ty, là đại diện pháp luật cho công ty. Ban cố vấn: Đề xuất tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức bộ máy nhân sự kiểm tra việc thực hiện nội quy kỷ luật của các nhân viên, đề xuất khen thưởng các nhân sự của công ty có thành tích xuất sắc đem lại lợi ích cho công ty, giám sát và kiểm tra các thiết bị của công ty. Trợ lý giám đốc: Hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý và điều hành hàng ngày, báo cáo tình hình chung của công ty, hỗ trợ trong việc sắp xếp lịch làm việc cho giám đốc, đề xuất các kiến nghị và chịu trách nhiệm trước giám đốc với các công việc đảm trách. Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm hoạch định chính sách hàng hóa, sản phẩm, chiến lược kinh doanh. Phòng tài chính - kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tài chính kế toán, tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo kế hoạch tài chính theo hàng năm, tổ chức công tác hạch toán và báo cáo quản trị theo yêu cầu, thực hiện thu tiền quản lý kho quỹ chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán. Phòng tổng hợp: Đảm nhận việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm, làm thủ tục nhập, xuất nguyên liệu. Tham mưu thủ tục pháp lý trong việc kí kết giám sát thực hiện quyết toán các hợp đồng kinh tế với các nhà máy cung cấp hay đối tác tham gia xây dựng phương án kế hoạch giá thành sản phẩm của công ty. Phòng nghiên cứu phát triển: Là đầu mối hợp tác liên kết tìm ra thị trường kinh doanh có kết quả nghiên cứu và phát triển, các ứng dụng công nghệ với doanh nghiệp trong và ngoài nước theo phương thức sản xuất sản phẩm công nghệ ở dạng thử nghiệm quy mô nhỏ để thăm dò thị trường và chuyền giao cho các doanh nghiệp thực hiện.
  34. 24 Phòng hành chính pháp chế: Là phòng thực hiện các công tác dịch vụ hậu cần và tham mưu cho công ty xây dựng các quy chế, quy định quy trình cho công ty, thực hiện công tác quản trị văn phòng, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. 3.1.4. Sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty cổ phần Khoa học sự sống Về sứ mệnh Hội tụ và nuôi dưỡng khát vọng tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích của sản phẩm và dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, khách hàng sẽ hài lòng và thưởng cho chúng ta bằng doanh số, lợi nhuận và sự tăng trưởng bền vững. Về tầm nhìn Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững. Công ty cổ phần Khoa học sự sống phấn đấu trở thành 1 đơn vị hàng đầu đi đầu về khoa học công nghệ chuyên cung cấp các sản phẩm khoa học - công nghệ mang tới chất lượng tốt nhất cho khách hàng. 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập Thuận lợi + Được công ty tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực tập. + Được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Lê Minh Tú giảng viên khoa KT&PTNT. + Được thực tập tại trong khuôn viên trường Đại học Nông Lâm nơi tôi đã gắn bó trong suốt 4 năm đại học. + Nguồn tài liệu để tôi tham khảo, bổ sung vào khóa luận rất đa dạng và phong phú. + Cán bộ nhân viên trong công ty đều thân thiện, hòa nhã và nhiệt tình, luôn sẵn sàng giải pháp những thắc mắc của sinh viên và hướng dẫn sinh viên rất tận tình và cặn kẽ. Khó khăn + Nhiều bỡ ngỡ khi làm việc thực tế tại cơ sở thực tập bởi quá trình áp dụng lý thuyết vào thực tiễn là một quá trình cần thời gian để thích nghi.
  35. 25 + Chưa có nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên ngành còn hạn hẹp và kinh nghiệm làm việc còn thiếu nên gặp phải nhiều khó khăn trong việc xử lý công việc. + Còn lúng túng vị trí của các phòng ban dẫn đến quá trình làm việc chưa được nhanh, còn phải học hỏi các anh chị rất nhiều trong công ty. 3.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Khoa Học Sự Sống 3.2.1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường của Công ty cổ phần Khoa học sự sống a) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Vào thời gian đầu khi mới thành lập sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ trong nước. Trong thời gian này do chưa có thị trường ổn định cũng như khách hàng chưa được biết đến sản phẩm của công ty nên sản lượng bán ra không cao. Sang đến năm 2017 tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đã có hiệu quả rõ rệt bằng lương lợi nhuận thuần đạt con số 300.000.000 đồng . Mặc dù đây chỉ là một con số khiêm tốn song nó cũng là một thành công bước đầu cho công ty mới được thành lập. Sau khi kết thúc năm 2017 thì con số lợi nhuận đạt từ việc bán các sản phẩm thực phẩm đạt gấp gần 5 lần so với năm 2016, điều này xuất phát từ việc sản phẩm của công ty được đem sang các nước bạn để dự triển lãm, thúc đẩy quá trình quảng bá thương hiệu sản phẩm. Các sản phẩm được đưa sang triển lãm chủ yếu là: Đông trùng hạ thảo khô, viên nang đông trùng hạ thảo. Phần lớn lợi nhuận của đông trùng hạ thảo đóng góp vào tổng lợi nhuận của công ty chiếm 44,50% vào năm 2016 và 61,50% vào năm 2017 [2]. Cũng phải nói thêm rằng, mặc dù lợi nhuận mang lại từ các hoạt động tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm trong nước là nhiều nhất nhưng hoạt động marketing ở công ty chưa thực sự rõ nét. Chi phí cho các hoạt động quảng cáo và tiếp thị sản phẩm chiếm tỷ lệ nhỏ trong quỹ đầu tư phát triển thị trường. Về tình hình doanh thu: Doanh thu và lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ hoạt động. Để đạt kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành thường xuyên phân tích doanh thu và lợi nhuận. Trên cơ sở đó, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu
  36. 26 tăng cường phát huy các mặt mạnh và khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tác động tới lợi nhuận, chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận nó làm giảm lợi nhuân khi phát sinh tăng và ngược lại, trong quá trình sản xuất kinh doanh bất kỳ công ty nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận và ngược lại khi doanh thu giảm đi lợi nhuận sẽ giảm nhanh và đôi khi làm cho các doanh nghiệp bị lỗ hoặc phá sản. Bên cạnh đó, thì số lượng lao động cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đối với công ty, đây là lực lượng giúp cho công ty đạt tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu giúp duy trì sự phát triển và tình hình sản xuất của công ty. Bảng 3.1. Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần KHSS từ năm 2016 đến năm 2018 Năm 2015 Năm 2016 2017 Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) 1. Tổng số lao động 35 100,00 39 100,00 45 100,00 Trong đó: - Trực tiếp 28 76,63 33 81,28 36 85,71 - Gián tiếp 7 28,37 6 18,72 9 14,29 2. Phân theo giới tính: - Nam 22 56,82 20 57,24 26 69,16 - Nữ 13 43,18 19 42,76 20 30,84 3. Phân theo trình độ: - Đại học 18 43,21 20 56,22 22 59,44 - Trung cấp 10 31,79 9 27,14 11 20,34 - Công nhân 7 25 6 16,64 13 20,22 4. Phân theo độ tuổi: - Dưới 30 tuổi 8 65,45 25 71,69 27 72,14 - Từ 30 đến 45 tuổi 6 21,47 7 16,80 10 18,19 - Từ 45 đến 60 tuổi 7 13,08 7 11,51 8 9,67 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
  37. 27 Qua bảng số liệu ta thấy: Công ty KHSS là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm khoa học công nghệ chính vì vậy đội ngũ nhân viên phải có trình độ và tài năng để đáp ứng nhu cầu và năng lực quản lý, đòi hỏi chuyên môn cao nên số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn (59,44 % năm 2017) trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Cũng như đặc thù của công ty là chuyên về khoa học công nghệ nên tỷ trọng lao động nam cũng chiếm tỷ lệ đa số. Công ty có số lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao (trên 40%) đây là số lao động còn trẻ có sức khỏe, có khả năng lĩnh hội những kiến thức nhanh và rất năng động. Đó là một lợi thế lớn của công ty trong môi trường kinh doanh như hiện nay. Bảng 3.2. Tình hình sản xuất ĐTHT tươi của công ty từ năm 2016 đến năm 2018 Năm 2015 Năm 2016 năm 2017 Nội Dung ĐVT CC CC CC SL SL SL (%) (%) (%) Giống Lít 144 100,00 180 100,00 216 100,00 Pha môi trường Bình 32.400 100,00 36.000 100,00 43.200 100,00 Cấy SX MT rắn Bình 32.400 100,00 36.000 100,00 43.200 100,00 Cấy SX kí chủng nhộng Kg 12 80,00 17 83,50 20 96,61 Nhiễm Bình 24.000 52,76 15.0000 31,62 11.000 28,52 Chuyển tối Bình 32.400 100,00 36.000 100,00 43.2000 100,00 Chuyển sáng Bình 20.400 24,10 21.000 42,38 32.200 57,72 Thu nấm Bình 8.400 23,14 21.000 26,00 32.200 13,76 Sấy nấm khô Kg 14.400 100,00 21.600 100,00 25.200 100,00 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Qua bảng ta thấy: Nhìn chung tình hình sản xuất ĐTHT tươi của công ty tăng lên qua 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017. Được thể hiện cụ thể như sau đã ổn định về sản xuất và giống đã thích nghi được với môi trường nên mức sản xuất tăng lên là 216 (lít) tăng mạnh so với các năm, năm 2017 là 180 (lít), năm
  38. 28 2016 là 144 (lít). Tỷ lệ nhiễm hỏng năm 2016 là 52,76 %, năm 2017 là 31,62 %, năm 2017 là 28,52 %. Như vậy tỷ lệ nhiễm hỏng đã giảm đi đáng kể. Công nghệ nuôi trồng sản xuất nấm ĐTHT từ nhộng tằm hiện nay được đánh giá có tiềm năng rất cao. Do nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao nên công ty đã tăng năng suất lên đáng kể phù hợp với nhu cầu thị trường. Các giai đoạn như chuyển sáng (phòng kích mầm quả thể), chuyển tối (phòng ươm tơ) là công đoạn sau khi đã cấy giống vào môi trường. Trong giai đoạn này phòng tối luôn được loại trừ hết các bình bị nhiễm hỏng, trước khi chuyển sang phòng sáng. Tỷ lệ chuyển từ phòng tối sang năm 2016 chiếm tỷ lệ 85,%, và tăng dần qua các năm, năm 2017 chiếm 87,62%, năm 2017 chiếm tỷ lệ 90%. Nấm được sản xuất theo quy trình khép kín đảm bảo độ an toàn tuyệt trùng. Chính vì vậy, ngoài các công đoạn sản xuất trên không thể không kể đến nhiễm khuẩn vào. Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần KHSS từ năm 2015 đến năm 2017 (ĐVT: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 năm 2017 Doanh thu thuần về 1 hàng bán và cung cấp 214.363.268 239.425.149 242.168.756 dịch vụ 2 Giá vốn hàng bán 155.221.148 160.889.715 167.769.723 Lợi nhuận gộp về bán 3 hàng và cung cấp dịch 59.142.120 78.535.434 84.399.033 3 vụ 4 Chi phí 35.441.218 40.448.910 47.105.227 5 Lợi nhuận sau thuế 14.225.331 16.558.301 16.720.641 (Nguồn: Phòng kế toán)
  39. 29  Qua bảng số liệu ta thấy: Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định. Cụ thể như sau: Doanh thu năm 2016 so với năm 2015 tăng 25.061.881 đồng, tương ứng tăng 10,75%. Doanh thu năm 2017 tăng nhẹ 22.743.607 đồng tương ứng tăng 8,80%. Chi phí năm 2016 so với năm 2015 tăng 5.007.692 đồng tương ứng tăng 2,75%. Chi phí năm 2017 tăng 9.656.317 đồng tương ứng tăng 4,8%. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 so với năm 2015 tăng 2.332.297 đồng tương ứng tăng 1,25%. Lợi nhuận sau thuế của năm 2017 so với năm 2016 tăng nhẹ. Từ phân tích trên có thể thấy doanh thu thuần năm 2017 tăng mạnh hơn so với năm 2016 nhưng lợi nhuận sau thuế không tăng nhiều. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán và chi phí doanh nghiệp cũng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu. b, Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Điểm mạnh - Trình độ: Công ty có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn cao, tuy tuổi đời còn khá trẻ song kinh nghiệm xử lý công việc vẫn rất tốt. Chất lượng đội ngũ ngày càng được cải thiện đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu khắt khe của thị trường giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, công ty còn là cái tên khá mới mẻ nhưng đã hoạt động và tạo được nhiều dấu ấn cho thị trường cũng như khách hàng, chính vì thế mà tên tuổi của công ty được nhiều khách hàng biết đến, có được lượng khách hàng truyền thông khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. - Đa dạng hóa sản phẩm: Sự đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đã giúp cho công ty tránh được rủi ro về mặt tài chính, có cơ hội chiếm được thị trường nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. - Liên kết: Sự liên kết hợp tác với các doanh nghiệp lớn khác trong ngành đã tạo thuận lợi cho công ty trong việc cập nhât các công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất, đào tạo nhân viên về trình độ chuyên môn, tiến tới làm chủ được công nghệ tiên tiến từ đó phát triển thị trường.
  40. 30 Điểm yếu - Vốn: Việc sử dụng vốn để đầu tư chưa được hiệu quả, hàng tồn kho còn nhiều, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay, việc để tồn đọng hàng hóa là điều tối kỵ, việc thu hồi công nợ từ các khách hàng còn chậm trễ khiến cho tốc độ quay vòng vốn chậm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. - Quản lý lao động: Khâu quản lý người lao động chưa được chặt chẽ khiến người lao động làm việc với ý thức tinh thần thụ động, dẫn đến giảm năng suất làm việc. - Phần mềm: Một số phần mềm công ty sử dụng hiện tại đã lỗi thời chưa được cập nhật. - Công tác điều hành: Còn yếu nhất là giữa trụ sở chính và cơ sở sản xuất và chi nhánh. Việc lập, triển khai thực hiện kế hoạch không khoa học do phần lớn các hợp đồng lớn của các khách hàng ngoài tỉnh không chủ động được. Nhân viên quản lý chưa năng động trong khâu tìm kiếm khách hàng, mở rộng hợp tác. - Công tác kinh doanh: Khâu marketing chưa được chú trọng, chưa có bộ phận chuyên môn và công ty cũng chưa có đội ngũ làm marketing chuyên nghiệp và bài bản. - Kế hoạch: Chưa chủ động được thị trường, kế hoạch dự trữ hàng hóa trong kho trong thời gian dài, gây lãng phí lớn cho công ty. Cơ hội Môi trường kinh tế chính trị trong nước ổn định tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế, các loai doanh nghiệp phát triển đó, chính là khách hàng lớn và tiềm năng của công ty. Trong thời buổi công nghệ số phát triển như vũ bão, mọi ngành nghề đều cần sự trợ giúp của máy tính, và các thiết bị hiện đại tạo ra nhu cầu lớn hơn, thị trường mở rộng hơn cho ngành khoa học công nghệ phát triển về cả quy mô và phạm vi hoạt động. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng kéo theo giá thành sản phẩm đầu vào giảm đi đáng kể, tạo điều kiện cho
  41. 31 khách hàng có thu nhập thấp tiếp cận được sản phẩm của công ty, tạo ra nhiều khách hàng hơn cho công ty. Bên cạnh đó, hướng toàn cầu hóa kinh tế và xã hội nhập kinh tế hiện nay tạo điều kiện thu hút vốn, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài là một trong những nhân tố đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty. Kèm theo đó thì Đảng và nhà nước cũng chủ trương thúc đẩy và phát triển kinh tế, hàng loạt các chính sách vĩ mô liên quan đến thuế, tài chính, thủ tục hành chính, được chính phủ ban hành đã giúp ích rất nhiều trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, giao thông, đã rất phát triển. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc thu nhập thông tin về thị trường, phân tích đánh giá chính xác những thông tin thu được, ngoài ra việc vận chuyển hàng hóa giữa công ty và chi nhánh sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Thách thức Bên cạnh những cơ hội thuận lợi còn có những khó khăn, thách thức đối với Công ty cổ phần Khoa học sự sống không tránh khỏi. Khi mà việc thành lập công ty trở nên dễ dàng dẫn đến việc xuất hiện nhiều hơn những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty. Với sự gia tăng cả về số lượng và quy mô những đối thủ cạnh tranh này đang tạo ra nhiều khó khăn trong việc tiếp thị sản phẩm của công ty. Nhiều chính sách còn chưa ổn định liên tục có sự điều chỉnh về thuế làm cho doanh nghiệp hoang mang, bị động trong các vấn đề về điều tiết, định giá sản phẩm bán ra, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm. 3.2.2. Thực trạng phát triển thị trường của Công ty cổ phần Khoa học sự sống Công ty cổ phần KHSS là công ty chuyên cung cấp, chế biến các mặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ, chính vì vậy mà thị trường của công ty này khá tiềm năng vì phần lớn khách hàng hiện nay đều có nhu cầu và mong muốn sử dụng các loại sản phẩm công nghệ cao này. Tuy nhiên dưới góc độ doanh nghiệp việc phát triển thị trường được mô tả theo quan điểm thị trường của doanh nghiệp trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng
  42. 32 hóa, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thỏa mãn. Đối với công ty cổ phần KHSS thì việc phát triển thị trường và xác định được thị trường là 2 phạm trù khác nhau, nhưng lại có mối tương quan chặt chẽ với nhau và không tách rời. Yếu tố quan trọng làm đối tượng với cầu trên thị trường là cung về hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp trong nền kinh tế tạo nên, chính sự tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hóa tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Thành phần tham gia không thể thiếu được trên thị trường của công ty chính là hàng hóa, sản phẩm mà công ty cung cấp ra thị trường cụ thể là để trao đổi mua bán. Bên cạnh đó, công ty cổ phần KHSS phát triển thị trường theo 2 hướng: Phát triển thị trường theo chiều sâu Công ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh các thế mạnh sản phẩm khoa học của mình chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượng hiệu quả thị trường lại được công ty phân tích và đánh giá qua các tiêu chí như: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, sự thỏa mãn và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm. Lợi thế của công ty là các sản phẩm đã và đang chiếm được chỗ đứng trên thị trường, ổn định và có xu hướng tốt cho công ty. Bên cạnh đó thì sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng và có uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước. Nhờ những chiêu thức quảng bá sản phẩm, chiêu dụ khách hàng và đánh bật đối thủ mà công ty đang dần trở thành công ty có tiềm năng và nổi bật trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Phát triển thị trường theo chiều rộng Phát triển thị trường theo chiều rộng liên quan đến khách hàng và khu vực địa lý. Chính vì vậy, phát triển thị trường là phát triển quy mô, đối tượng khách hàng và mở rộng khu vực địa lý. Công ty cổ phần KHSS đang có những cố gắng lớn trong việc phát triển thị trường theo chiều rộng, thể hiện qua việc tạo ra các mạng đường xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới như Đài Loan, phạm vi thị trường cũng không ngừng tăng lên. Với xuất phát điểm chỉ là các tỉnh trên cả
  43. 33 nước trong những năm đầu, và xây dựng điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, vẫn duy trì việc mở rộng thị trường thông qua các hợp đồng trao đổi mua bán với các công ty khác, với những cố gắng vượt bậc trong thời gian qua công ty đã tích cực xây dựng cho mình một thị trường tiềm năng không chỉ phục vụ tốt cho chính khách hàng của thị trường mà đồng thời có thể lôi kéo được khách hàng từ những thị trường khác. Trong năm 2018, công ty đã đàm phán và đưa các sản phẩm của công ty như: đông trùng hạ thảo khô, viên nang đông trùng hạ thảo, sang các thị trường quốc tế. Đây được coi là một bước tiến rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường hoạt động. Như vậy, mặc dù công ty không trực tiếp khai thác thị trường nhưng thông qua hình thức tạo ra các sản phẩm khoa học, uy tín chất lượng đã thực hiện việc phát triển thị trường theo chiều rộng tới những điểm thị trường chưa cho phép khai khác. Bảng 3.4. Các sản phẩm ĐTHT bán ra thị trường của công ty từ năm 2015 đến năm 2017 Sản phẩm ĐVT Năm 2015 Năm 2016 năm 2017 ĐTHT tươi bình 52.800 78.744 97.983 Viên nang ĐTHT 60 viên /lọ (lưu hành nội bộ) 3.400 6.200 Trà túi lọc ĐTHT 24 gói/hộp 2.420 2.800 3.400 Đế ĐTHT kg 47 63 75 ĐTHT Khô 10gr/bình 2.500 3.450 4.480 ĐTHT ngâm mật ong 250ml/ bình 2.350 2.520 2.860 Rượu ĐTHT 500ml/chai 1.800 2.200 2.960 Nhộng trùng thảo gram 88 132 186 Bột ĐTHT 5gr/lọ 1.540 1.920 2.610 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
  44. 34  Qua bảng số liệu ta thấy: Số lượng các sản phẩm ĐTHT bán ra thị trường có sự biến đổi, qua các năm tăng. Nguyên nhân là các cán bộ đã rất chú trọng đến các hoạt động quảng bá tiếp thị sản phẩm, đầu tư nhiều vào khâu quảng cáo cung cấp các sản phẩm tốt cho sức khỏe, có cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp hơn, đồng thời mở các lớp tập huấn cho các cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, đưa ra các giải pháp đúng lúc, đúng thời điểm. ĐTHT tươi là sản phẩm chủ lực của công ty do vậy số lượng sản xuất khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như các sản phẩm được chế biến từ ĐTHT tươi. Năm 2016 tăng 25.944 (sản phẩm) so với năm 2015. năm 2017 tăng 19.239 (sản phẩm) so với năm 2016. Viên nang ĐTHT: có sự thay đổi đáng kể, do năm 2016 sản xuất nhưng chỉ lưu hành nội bộ chưa tung ra thị trường. Đến năm 2016 đạt 1.400 (sản phẩm), năm 2017 tăng lên 600 (sản phẩm) so với năm 2016 là 2.000 (sản phẩm). Trà túi lọc có sự thay đổi về số lượng năm 2015 đạt 1.420 (sản phẩm), đến năm 2016 tăng lên 2.000 (sản phẩm), và năm 2016 là 2.400 (sản phẩm). Đế ĐTHT có sự biến động nhẹ, do là sản phẩm đã sấy khô nên việc bán ra thị trường khá khó khăn chỉ dùng để ngâm rượu là chủ yếu nên nhiều khách hàng muốn sự tiện dụng là mua rượu đã ngâm sẵn, nên số lượng bán ra thị trường của mặt hàng này khá thấp. Năm 2015 đạt 37 kg. Sang năm 2016 con số này tăng lên 22 kg so với năm 2015. Đến năm 2017 giảm xuống còn 55 kg. ĐTHT khô là sản phẩm được sấy lạnh từ ĐTHT tươi ở nhiệt độ - 80 độ C, loại sản phẩm sau khi được sấy lạnh thăng hoa vẫn giữu được các hàm lượng có trong quả thể chính vì vậy nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩm này là tiện dụng và giữ được lâu so với loại tươi. Năm 2015 tung ra thị tường 1.200 (sản phẩm), năm 2016 đạt 1.950 (sản phẩm) và năm 2017 con số này tăng lên là 2.480 (sản phẩm). Nhộng trùng thảo là sản phẩm khá hiếm do nuôi cấy trên cơ thể con nhộng tằm chính vì vậy mà những con yếu không thể phát triển và sống sót nên sản lượng ít. Năm 2016 bán ra thị trường 60 (gr), năm 2016 đạt 112 (gr), và năm 2017 đạt 140 (gr). Các sản phẩm khác từ ĐTHT các sản phẩm này qua các năm
  45. 35 không có sự thay đổi lớn nhưng số lượng bán ra thị trường vẫn tăng đều qua các năm. ĐTHT ngâm mật ong năm 2015 đạt 1.350 (sản phẩm), năm 2016 đạt 1.520 (sản phẩm), 2017 đạt 1.700 (sản phẩm). Rượu ĐTHT năm 2015 đạt 800 (sản phẩm), năm 2016 đạt 1.200 (sản phẩm), đầu năm 2017 đạt 1.560 (sản phẩm). Bột ĐTHT năm 2015 là 540 (sản phẩm), năm 2016 đạt 620 (sản phẩm). Năm 2017 đạt 710 (sản phẩm). 3.2.3. Kết quả phát triển thị trường của công ty Trong những năm vừa qua công ty mới thực hiện được một phần trong chiến lược đề ra, cụ thể là:  Đạt: Trong năm 2017, công ty đã đầu tư và từng bước mở rộng chi nhánh tại TP. HCM và Hà nội. Bên cạnh đó còn có các đại lý phân khắp các tỉnh thành trên cả nước góp phần mở rộng quy mô thị trường kinh doanh. Việc định giá sản phẩm, dịch vụ đã có tính toán đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Đã ứng dụng tốt công nghệ mới vào cung cấp các mặt hàng sản phẩm, công tác báo giá, phản hồi của khách hàng, chiết khấu, Ký kết được hợp đồng cung cấp các mặt hàng cần đẩy mạnh cho văn phòng như: máy in, máy fax, máy chiếu, hiện đại hơn. Tuyển dụng được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hàng quý cử nhân viên giàu kinh nghiệm đi hỗ trợ các chi nhánh mới.  Chưa đạt: Tuy nhiên mục tiêu quan trọng là xây dựng đội ngũ marketing, công ty vẫn chưa thực hiện được. Khâu marketing của công ty hiện nay vẫn rất yếu kém, gần như không có bộ phận marketing riêng, các chiến lược marketing hiện tại đều do phòng kinh doanh đảm nhận. Tình hình kinh doanh tại chi nhánh mới chưa có chuyển biến mạnh, lượng hàng hóa tồn kho tại trụ sở còn nhiều trong khi hàng tại chi nhánh không đầy đủ, không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Khi có đơn hàng tại chi nhánh khách hàng thường xuyên phải chờ đợi vì phải chờ chuyển hàng từ trụ sở xuống
  46. 36 chi nhánh gây khó khăn trong việc giao dịch. Về việc đẩy mạnh các mặt hàng trọng điểm, ngoại trừ các sản phẩm như: ĐTHT khô, ĐTHT tươi, viên nang ĐTHT, thì các mặt hàng khác như: trà túi lọc, đế ĐTHT vẫn chưa chiếm chọn được lòng tin khách hàng [3]. Bảng 3.5. Sản lượng ĐTHT tiêu thụ trên thị trường (ĐVT: sản phẩm) Tổng sản Thị trường Thị trường Năm lượng tiêu thụ phía Bắc phía Nam 2015 15.214 7.534 7.680 2016 22.967 14.728 8.239 2017 28.552 16.799 11.753 (Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh) Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng sản lượng tiêu thụ về sản phẩm ĐTHT qua các năm đều tăng năm 2016 tiêu thụ 15.214 sản phẩm, năm 2017 tiêu thụ 22.967 sản phẩm, năm 2017 tiêu thụ 28.552 sản phẩm điều này thể hiện sức tiêu thụ của sản phẩm này trên thị trường và thị trường của nó ngày càng được mở rộng. Và thị phần của sản phẩm trên từng đoạn thị trường của công ty nó cũng phản ánh được công tác triển khai nghiên cứu thị trường của công ty. Thị trường phía bắc là thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty cụ thể năm 2016 chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng sản lượng tiêu thụ. Năm 2017 chiếm khá cao so với tổng sản lượng tiêu thụ. Qua đây, cho thấy đây là thị trường mà công ty cần phải khai thác và nghiên cứu cho sản phẩm của mình. Mặc dù vậy tuy thị trường phía nam chiếm thị phần nhỏ hơn phía bắc nhưng ở một số thành phố lớn vẫn là thị trường quan trọng của công ty như TP.HCM và một số tỉnh lân cận khác. Qua phân tích trên cho ta thấy công ty cần phải có những chính sách hợp lý và phát triển một cách đồng bộ hơn đối với thị trường của sản phẩm này. Tập chung nghiên cứu thị trường phía nam tạo đầu ra tốt hơn cho sản phẩm ĐTHT trên thị trường này. Có
  47. 37 như vậy công ty mới có sự sản xuất một cách ổn định góp phần nâng cao năng lực hoạt động cho công ty tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực đưa công ty phát triển không ngừng tạo vị thế cho công ty trên thị trường. Bảng 3.6. Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm ĐTHT của Công ty Hoàn toàn Không Ít hài Hài Rất hài không hài Tổng hài lòng lòng lòng lòng lòng Giá cả 2 8 24 10 56 100 Chất lượng 3 7 14 25 51 100 Khuyến mại 5 10 20 28 37 100 Thương hiệu 6 32 28 19 15 100 Kiểu dáng 0 13 35 20 32 100 (Nguồn: Kết quả điều tra tổng hợp)  Qua bảng số liệu ta thấy: Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ mức độ hài lòng của chất lượng là cao nhất tương ứng với 56 số phiếu. Trước thực trạng nguồn sản phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường thì việc lựa chọn ra một sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh luôn là tiêu chí đặt lên hàng đầu của khách hàng. Bên cạnh những khách hàng hài lòng về chất lượng sản phẩm thì cũng có những ý kiến trái chiều về chất lượng do một số khách hàng chưa tin tưởng hoặc dùng chung thuốc nên chất lượng của thuốc chưa phát huy hết tác dụng. Mặt khác, ta cũng thấy tỷ lệ hài lòng về thương hiệu là thấp nhất chiếm tỷ lệ 15 phiếu trong tổng số phiếu điều tra. Điều này cho thấy chỉ có một số ít người thấy được các thương hiệu hay các chương trình quảng cáo về thương hiệu sản phẩm. Nhìn vào bảng ta thấy mức độ hài lòng về giá cả cũng khá cao chiếm 56 phiếu trong tổng số phiếu điều tra nhưng cũng có một số ít khách hàng không hài lòng, hầu hết rơi vào các công nhân sinh viên vì những người này thường có thu nhập thấp nên họ cho rằng giá cả của ĐTHT như thế là cao. Công ty cần có chính sách giá phù hợp
  48. 38 hơn đối với học sinh, sinh viên và công nhân. Với 37 số phiếu hài lòng với các chương trình khuyến mãi cho thấy mức độ khuyến mãi và các chương trình áp dụng khuyến mãi phù hợp với điều kiện cũng như mức độ tin cậy của sản phẩm đối với công ty. Còn lại đa số các khách hàng không hài lòng về các chương trình khuyến mại của công ty. Việc quảng bá sản phẩm ĐTHT rất thưa thớt chưa gây ấn tượng đối với người tiêu dùng. Qua đó, công ty cần chú trọng và xúc tiến hơn nữa các hoạt động quảng cáo sản phẩm để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn, phát triển sản phẩm rộng rãi hơn. Về kiểu dáng chiếm 20 phiếu trong tổng số phiếu điều tra hài lòng tỷ lệ này cũng khá ấn tượng, cho thấy sự nỗ lực không ngừng đổi mới kiểu dáng làm mới cho sản phẩm. 3.3. Thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm đông trùng hạ thảo của Công ty cổ phần Khoa học sự sống 3.3.1. Tình hình chung Các thành phần của thương hiệu như tên thương hiệu, biểu tượng, slogan, đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một dáng vẻ bề ngoài thật nổi bật và ấn tượng cho thương hiệu qua thị giác của người xem trong lần gặp đầu tiên từ đó tạo sự dễ nhân biết và dễ nhớ về thương hiệu. Tuy nhiên, vấn đề thiết kế về các yếu tố này chưa được công ty quan tâm và xây dựng. Về logo thương hiệu Logo thương hiệu đông trùng hạ thảo (Phòng Nghiên cứu- phát triển) Hình 3.2. Hình ảnh logo thương hiệu đông trùng hạ thảo
  49. 39 Ý nghĩa của thương hiệu: CORDY: Bắt nguồn từ tên khoa học của đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris. HAPPY: Với mong muốn khách hàng sử dụng sẽ được vui vẻ hạnh phúc. Nhìn qua có thể thấy logo khá đơn giản, đẹp và dễ nhớ, hình ảnh cordyhappy được đặt trên phông nền màu đỏ khá đặc trưng cho sản phẩm. Song nếu kết hợp sử dụng logo này thì tính cách của thương hiệu chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu không có ý nghĩa trong việc gây ấn tượng và tác động vào tâm trí của khách hàng bởi vì nó không gợi lên các lợi ích của thương hiệu để thuyết phục khách hàng lựa chọn thương hiệu. Sản phẩm hiện nay là ĐTHT tươi đnag chiếm ưu thế trên thị trường, ngoài các sản phẩn được đóng luôn vào bình thì còn có các sản phẩm ĐTHT khô được đóng gói cẩn thân trong hộp, chai, để làm quà biếu. Công ty cũng đang thiết kế bao bì mới cho sản phẩm nổi bật hơn để tung ra thị trường với mẫu mã và chất lượng tốt hơn. Thiết kế bao bì Công ty nghiên cứu rất kỹ việc thiết kế bao bì mẫu mã phù hợp với sản phẩm cũng như thị hiếu chung của khách hàng, màu sắc được thiết kế đặc trưng cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, một điểm yếu trong việc thiết kế bao bì sản phẩm đó là không thể hiện được đặc tính hay công dụng của sản phẩm ĐTHT là thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và là một dược liệu quý do vậy bao bì của sản phẩm phải đẹp và lịch sự. Hiện nay, công ty chỉ có các bao bì bằng túi giấy, bình thủy tinh, công ty mới chỉ dừng lại ở những chất liệu đơn giản, mẫu mã không phong phú chỉ làm nổi bật chức năng là bảo quản sản phẩm còn chức năng gây ấn tượng với khách hàng chưa được chú trọng, hạn chế. Chất lượng sản phẩm Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống chất lượng ISO 22000:2005, ngoài ra còn không ngừng cải tiến chất lượng hoàn hảo từ trong ra ngoài, nguyên liệu an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, chính vì vậy mà công ty cho ra những sản
  50. 40 phẩm có chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của công ty và là thế mạnh để công ty phát triển thương hiệu quả mình. Bên cạnh đó, công ty còn nhiều điểm yếu như: công việc tạo nét riêng biệt cho sản phẩm và đặc trưng màu sắc đối với từng loại sản phẩm, chiến lược phát triển lâu dài. Công ty cần chú trọng những vấn đề này để tăng được uy tín cũng như việc phát triển thương hiệu quả mình, mở rộng thị trường tiêu thụ [2]. 3.3.2. Hạn chế Công ty vẫn chưa có slogan cho riêng mình để truyền tải thông điệp đến khách hàng cũng như tạo ấn tượng cho khách hàng mỗi khi nhắc đến thương hiệu Cordyhappy. Hoạt động đầu tư cho thương hiệu còn nhiều hạn chế. Công ty hiện nay vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, công tác phát triển thương hiệu còn chưa tập trung và chuyên môn hóa do nhân lực ít và phân tán nhân lực sang các bộ phận khác. Đồng thời mức đầu tư cho phát triển thương hiệu vẫn còn thấp nên một số dự án phát triển, làm mới thương hiệu chưa được phát triển. Các quảng cáo của công ty chủ yếu đăng trên các diễn đàn nhỏ hay các website bán hàng trung gian chứ chưa có khả năng đăng tải lên một số website có lượng truy cập lớn. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông lớn chiếm 31,01% trong tổng số doanh thu mà công ty đã đạt được trong năm 2018. Website của công ty hiện nay chỉ mang hình thức thông tin, tuy có tích hợp khá nhiều chức năng nhưng chưa thực sự được ủng hộ nhiều từ phía khách hàng. Có rất ít khách hàng thường xuyên truy cập vào trang web của sản phẩm Đông trùng hạ thảo www.Cordyhappy.vn để tìm kiếm thông tin. Điều này cho thấy một số vấn đề trong xây dựng và quảng bá website của công ty đến với khách hàng phía công ty cần quan tâm và xem xét. 3.3.3. Nguyên nhân Do nhận thức của cán bộ công ty về phát triển thương hiệu sản phẩm còn kém. Doanh nghiệp chưa nhận thấy hết tầm quan trọng cũng như lợi ích mà thương hiệu mang lại. Vì vậy, những hạn chế trên là không thể tránh khỏi. Mặt khác, quy mô của công ty còn khá nhỏ, đội ngũ nhân viên ở công ty còn khá trẻ,
  51. 41 trình độ chuyên môn, đặc biệt là chuyên môn về thương hiệu còn hạn chế và thiếu nên việc phát triển một thương hiệu khác trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, công ty chưa có bộ phận chuyên về thiết kế thương hiệu và thương hiệu điện tử của ĐTHT nên việc quan tâm và phát triển thương hiệu chưa đúng mức. Do kết quả khó đo lường nên những kết quả của thương hiệu mang lại khó lượng hóa và không được đưa vào báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, công ty còn khá dè dặn trong việc phát triển thương hiệu. Mặt khác, do nguồn tài chính của công ty có giới hạn nên nhiều khi không áp dụng triệt để các công cụ phát triển thương hiệu, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Do tình hình quản lý về hàng giả hàng nhái trên thị trường chưa được quan tâm đúng mức, các hình thức xử phạt còn nhẹ khiến cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng giảm sự theo đuổi chiến lược xây dựng thương hiệu lâu dài. 3.4. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty 3.4.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu, nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu. Sự thay đổi trong sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp muốn phục vụ. Doanh thu của công ty năm 2017 tăng 13,04% nhưng lợi nhuận lại giảm 4,95%. Điều chưa hợp lý này khiến tỷ suất lợi nhuân gộp trong năm 2017 giảm 0,94% so với năm 2016. Đồng thời ta cũng thấy trong năm 2017 doanh thu thuần của công ty tăng nhưng lãi ròng của công ty lại giảm 7,13% [5]. 3.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý đánh giá được tình hình sử dụng vốn, nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Kết cấu vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một kết cấu vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong những năm gần đây do yêu cầu của sản xuất kinh doanh nên vốn lưu động của công ty được
  52. 42 đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 đạt 65.128.317 đồng và đến năm 2017 thì số vốn này tăng lên 87.774.156 đồng, tức tăng 22.645.839 đồng tương ứng với 46,4%.Tổng số vốn lưu động của công ty trong năm 2017 tăng so với năm 2016 là 26.154.059 đồng tương ứng tăng 52,08%, tính đến năm 2017 số vốn lưu động tăng lên là 113.928.215 đồng. Như vậy, trong những năm gần đây sô vốn lưu động của công ty ngày càng tăng. Các bộ phận như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho biến động qua các năm. Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2017 giá trị phải thu của công ty chiếm 56,76% trong tổng số vốn lưu động, cho đến năm 2017 các khoản phải thu giảm đột ngột chỉ còn 39,23%, sở dĩ có sự giảm đột ngột là do nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng đã làm giảm khả năng thu hồi nợ. Điều này có nghĩa là các khoản phải thu phải giảm đồng nghĩa với việc công tác quản trị các khoản phải thu ngày càng hiệu quả hơn, tỷ trọng các khoản phải thu giảm điều này mang lại những lợi ích nhất định nhưng nó cũng mang những khó khăn cho công ty, mặt khác cho thấy chứng tỏ nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tiền mặt chiếm 14,73% trong tổng số vốn lưu động trong năm 2016 và tăng nhẹ vào năm 2017 là 24,87%, tiền mặt tăng gây ra cho công ty những thuận lợi về việc thanh toán nhanh các khoản nợ hoặc đáp ứng nhu cầu trước mắt của công ty như: nguyên liệu, máy móc, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất. Khoản mục hàng tồn kho là khoản mục ít biến động nhất trong những năm vừa qua, điều này có nghĩa là công ty đang tích cực đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong năm 2017 và dự kiến sẽ tích cực đẩy mạnh trong năn 2018. 3.5. Nội dung thực tập 3.5.1. Nội dung và những công việc cụ thể tại nơi thực tập Sau khi đến Công ty cổ phần KHSS thực tập tôi được phân công công việc theo sự hướng dẫn của cán bộ văn phòng của công ty là chị Ma Thị Trang. Những công việc đầu tiên là quan sát, nói chuyện với các cán bộ, công nhân viên trong công ty. Sau khi quen dần với những công việc ở công ty thì tôi bắt
  53. 43 đầu được giao những công việc cụ thể hơn, có rất nhiều khó khăn so với những năm tháng học ở trường cũng như ở nhà, đó là những công việc mà lần đầu tiên tôi được làm, còn bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành những công việc được giao. Cụ thể những công việc đó là: Bảng 3.7. Những công việc cụ thể được giao tại cơ sở thực tập Mức độ hoàn thành (đánh giá STT Nội dung công việc ĐVT Số lượng của cán bộ hướng dẫn) Nghiên cứu tài liệu, các văn bản Tài 1 Tốt liên quan đến Công ty liệu Soạn thảo các văn bản báo cáo, Văn 2 giấy chứng nhận, hợp đồng công 3 Tốt bản việc. Chuyển, gửi các giấy tờ, công văn 3 Lần 8 Tốt cho các công ty khác Tìm hiểu về các hoạt động quản lí 4 Ngày 5 Tốt sản xuất kinh doanh Giúp cán bộ tham gia cùng sản xuất 5 Ngày 5 Tốt và đóng viên nang ĐTHT Tham gia pha môi trường cùng 6 Ngày 17 Tốt nhân viên của công ty 7 Cùng nhân viên thu nấm ĐTHT Ngày 15 Tốt Tìm hiểu về hoạt động sản xuất 8 Ngày 3 Tốt kinh doanh Hỗ trợ cán bộ thúc đẩy phát triển 9 Ngày 14 Tốt sản phẩm ĐTHT Tìm hiểu cơ chế tổ chức vận hành 10 Ngày 2 Tốt sản xuất kinh doanh Tham gia các hoạt động do công ty 11 Ngày 5 Tốt tổ chức (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nhật kí thực tập)
  54. 44 Qua bảng trên có thể thấy một số công việc của người lãnh đạo phải chỉ đạo, giám sát và phân công công việc một cách cụ thể cho cán bộ phụ trách tại công ty. Quá trình thực hiện các công việc trên sẽ gặp phải các vấn đề khó khăn đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp, giải quyết vấn đề. Qua đó, giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế, làm quen với thực tiễn, nâng cao kiến thức và tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân. 3.5.2. Tóm tắt kết quả thực tập Về thực tế Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần KHSS, giúp tôi vận dụng được những kiến thức đã học được tại trường vào thực tiễn, góp phần rèn luyện kĩ năng làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề ngoài thực tế. Hơn nữa, hoàn thiện kỹ năng quan sát, diễn đạt, thu thập số liệu, phân tích và đánh giá. Trong thời gian thực tập tại Công ty là khoảng thời gian tôi trải nghiệm với thực tế để học hỏi kinh nghiệm và được giao những công việc cụ thể hơn và có rất nhiều khó khăn so với 4 năm học ở trường cũng như ở nhà, đó là những công việc mà lần đầu tiên tôi được làm, còn bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành những công việc được giao. Hơn 3 tháng thực tập tại công ty tôi được tham gia nhiều vào công việc và hoạt động thực tế, giúp tôi hiểu được rất nhiều điều và học hỏi được các kỹ năng, thái độ khi làm việc trực tiếp với các cán bộ. Về kỹ năng Kỹ năng sống: Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Hòa nhã với các cán bộ, nhân viên tại nơi thực tập. Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong công ty. Kỹ năng giao tiếp: Là một kỹ năng cực kì quan trọng, bởi nó giúp tôi truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng của mình đến với đối tượng mà mình cần giao tiếp. Tuy nhiên, cũng cần lắng nghe, luôn tôn trọng và để thấu hiểu những
  55. 45 ý kiến của người khác cần chú ý những điểm như: Tùy từng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp mà mình có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp. Và điều không thể thiếu được như đã nói ở trên đó là sự tự tin thì việc giao tiếp mới có hiệu quả. Kỹ năng thuyết trình: Bất cứ khi làm việc hoặc giao tiếp với mọi người, mọi lứa tuổi đều cần có tiếng nói lưu loát, dứt khoát khi phát ngôn để cho mọi người nghe được và dễ hiểu. Vậy nên kỹ năng thuyết trình là kỹ năng mà mỗi người đều cần có. Về thái độ Có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm theo kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập và chấp hành nghiêm túc nội quy của công ty. Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của công ty khi được phân công. Đồng thời chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại công ty và chuẩn bị thông tin để viết báo cáo thực tập. 3.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế Những công việc mà tôi đã trải qua từ thực tế khác hoàn toàn so với những lý thuyết mà tôi học ở trên lớp. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào công việc, được quan sát cách cán bộ công chức giải quyết công việc, Tôi đã thấy được những khuyết điểm của bản thân để từ đó tiếp tục hoàn thiện bản thân. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm tại nơi thực tập, tôi có thêm những bài học để tránh đi những sai sót trong quá trình đi làm thực tế sau này. Kỹ năng đó là điều bất kể sinh viên nào cũng cần và mong muốn có được để thêm tự tin khi ra trường và bắt đầu với những công việc đầu tiên của mình. Và sau thời gian thực tập, trong môi trường thực tế bạn sẽ học được những kỹ năng cần thiết để làm nghề, để giao tiếp và xử lý những tình huống xảy ra. Với vai trò là một sinh viên thực tập, những điều gì không thể và không hiểu thì hãy hỏi lại những người xung quanh. Hỏi những người xung quanh sẽ dễ dàng chính xác, nhanh chóng nhận được những câu trả lời.
  56. 46 Không ngại ngùng, sợ sai mà không dám hỏi những vấn đề mà mình thắc mắc. Vì không ai biết hết tất cả mọi thứ cả chính những lỗi lầm mà mình mắc phải lại giúp mình ghi nhớ và đứng lên từ những sai lầm đó. Chính tinh thần ham học hỏi, nhờ sự hỗ trợ của mọi người mà bản thân có thể dần tiến bộ hơn và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Tự tin giao tiếp, đưa ra các ý kiến của bản thân, không ngại ngùng hay sợ ý kiến đó là sai mà không dám nói. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong mọi việc. 3.6. Đề xuất giải pháp 3.6.1. Giải pháp đối với Công ty cổ phần Khoa học sự sống Hoạt động quảng bá thương hiệu: Để tạo sự biết đến nhãn hiệu và uy tín của công ty nên tăng cường hoạt động quảng bá phải thật khôn khéo, nên tập trung các công dụng của sản phẩm và lợi ích của thương hiệu. Hiệu quả rất cao nếu công ty xác nhận rõ ràng mục tiêu quảng cáo trên từng phương diện thông tin đại chúng và trên lĩnh vực thị trường. Bên cạnh đó, xây dựng các đoan phim ngắn quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như: quảng cáo trên TV, báo đài, nhằm mục tiêu giới thiệu sản phẩm mới về thông tin, công dụng và tính hữu ích về sản phẩm ĐTHT. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: Luôn trau dồi và kiểm tra năng lực làm việc của mỗi cán bộ, đặt biệt là cán bộ tiếp thị thị trường, đào tạo lực lượng bán hàng chuyên nghiệp hơn, tổ chức đại diện bán hàng theo cơ cấu lãnh thổ mỗi cán bộ sẽ phụ trách một khu vực, mỗi khu vực sẽ gồm 1 tỉnh hoặc 1 quận của khu vực thành phố. Thực hiện hình thức phân phối mới: Một hình thức đặt biệt hiệu quả nhằm mục đích giới thiệu và quảng bá cho sản phẩm ĐTHT. Chủ trương mở các cửa hàng hiện đại mà vẫn mang phong cách Việt ở một số TP lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, trưng bày trên các kệ bắt mắt, và kèm thao các sản phẩm khuyễn mãi đi kèm hoặc tặng voucher quà tặng cho lần mua hàng tiếp theo sẽ tạo hiệu ứng cho khách hàng. Bên cạnh đó, có các hình thức khen thưởng và phạt cho các
  57. 47 đại lý không thông báo kịp thời về lượng hàng không có khả năng tiêu thụ, có áp dụng các hình thức phân phối rõ ràng tạo được nỗ lực cho các đại lý. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các tành viên kênh: Trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp có sẵn của công ty với các bạn hàng, công ty phải cố gắng củng cố mối quan hệ này thông qua các chính sách phát triển của công ty. Cần chú trọng ý kiến của khách hàng va việc ký kết hợp đồng tiêu thụ. 3.6.2. Giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu Cốt lõi của việc tạo dựng một thương hiệu mạnh, uy tín là chất lượng hàng hóa và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng hàng hóa dịch vụ chịu sự tác động của mọi thành viên trong doanh nghiệp từ người quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật. Vì vậy, để mỗi thành viên đều nhận thức về vai trò của mình đối với sự phát triển của thương hiệu thì môi trường văn hóa của công ty là vô cùng quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào ban lãnh đạo công ty, có các biện pháp khen thưởng, khích lệ, sắp xếp bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của nhân viên, làm cho mỗi cán bộ, nhân viên đều hăng hái làm việc, cống hiến hết sức lực cho công ty. Họ cảm thấy hãnh diện khi thương hiệu của công ty được nhiều người tiêu dùng biết đến. Trước hết công ty phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để nhân viên công ty hiểu thế nào là thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được thương hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên. Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu xuất phát từ nhu cầu phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, mọi người đều chủ động làm việc, chủ động sẽ là động lực tốt nhất cho doanh nghiệp tiến tới thành công. Kết hợp sự năng động và nhạy bén của đội ngũ quản lý đối với thị trường, công ty sẽ tạo cho mình một định hướng phát triển thương hiệu phù hợp, các chính sách đúng đắn
  58. 48 về công nghệ, đào tạo, nguồn nhân lực, đầu tư vào hoạt động truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu của công ty. Ngoài ra, công ty cũng nên chú trọng vào việc tăng cường đầu tư cho các hoạt động truyền thông nhằm phát triển thương hiệu. Luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm Một thương hiệu chỉ có thể duy trì ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng nếu như thương hiệu đó đi kèm với một sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt. Chính chất lượng, dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo uy tín thương hiệu. Các doanh nghiệp phải nhận thức được rằng thương hiệu không đơn thuần là một cái tên gắn cho sản phẩm mà sau đó còn là tất cả những gì doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng, đó là sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty. Ngoài ra công ty nên mở rộng thêm hệ thống phân phối va bán lẻ hàng hóa của mình. Công ty có thể mở thêm các điểm bán hàng truyền thống ở những nơi đông người như các khu chợ, các trường đại học, các khu công ty nhiều công nhân viên chức, Khi mở các điểm bán ở đó, khả năng được biết đến công ty rất cao, đồng nghĩa với việc thương hiệu của công ty sẽ có nhiều người biết đến và đang được định vị trong tâm trí khách hàng. Đồng thời công ty có thể đầu tư phát triển dịch vụ sau bán hàng như: Chế độ hậu mãi về chăm sóc và bảo hành sản phẩm, chế độ bảo trì theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất với giá ưu đãi và chế độ khuyễn mãi định kỳ cho khách hàng. Nhằm đem đến cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất, từ đó gây ấn tượng tốt về công ty với khách hàng. Mạng lưới và hệ thống phân phối sản phẩm được rộng thì thị phần hàng giả, hàng kém chất lượng càng bị thu hẹp, uy tín của thương hiệu ngày càng được khẳng định. Bên cạnh đó người tiêu dùng cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn. Nhu cầu ngày nay của khách hàng rất cao và luôn thay đổi, chính vì vậy để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng công ty cần kết hợp với các nhà sản xuất sau khi tiếp thu ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty mình. Từ đó có thể cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
  59. 49 Thiết lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu Việc phát triển thương hiệu là nhiệm vụ của các cán bộ nhân viên toàn công ty. Nhưng công ty cần thiết lập một bộ phận chuyên trách về thương hiệu. Như vậy, công tác xây dựng, phát triển thương hiệu mới được thực hiện một cách tập trung và có tính chuyên môn mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nếu công ty có đủ nguồn lực tài chính, công ty có thể tuyển nguồn nhân lực có trình độ từ bên ngoài vào bộ phận này. Tổ chức các hoạt động phi thương mại Hội nghị khách hàng chương trình huấn luyện về sử dụng và bảo quản sản phẩm, chương trình sử dụng thử hàng hóa và lấy ý kiến người tiêu dùng, tổ chức các triển lãm, showroom, là nhóm các hoạt động có chi phí đôi khi không quá cao, nhưng hiệu quả thường rất lớn. Đây là cơ hội tốt để người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa sản phẩm của công ty và được tư vấn đầy đủ. Làm tốt các hoạt động này thương hiệu của công ty sẽ được in đậm trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, nếu định vị không chính xác tập khách hàng sẽ luôn mang đến nguy cơ thất bại của các chương trình này. 3.6.3. Giải pháp cho bản thân - Tích cực trau dồi kiến thức lý thuyết lẫn thực tế. - Tự tin mạnh dạn trong giao tiếp, biết giữ thái độ cư xử ôn hòa, nhã nhặn trong bất kỳ tình huống nào. Và biết áp dụng vào thực tế sau này. - Học hỏi thêm những kỹ năng soạn thảo văn bản, cách sử dụng các phần mềm và biết áp dụng vào công việc. - Rèn luyện tác phong sinh hoạt, làm việc cũng như trang phục phù hợp với yêu cầu công việc.
  60. 50 Phần 4 KẾT LUẬN 4.1. Kết luận Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần KHSS em đi đến một số kết luận sau: Công ty cổ phần KHSS là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, với cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn và hiệu quả Công ty đã đạt được một số kết quả kinh doanh nhất định, để làm được điều này phải kể đến hiệu quả hoạt động tổ chức công tác marketing. Song song với sự lớn mạnh của nền kinh tế, sự phát triển và hội nhập của đất nước là sự cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ từ các phía doanh nghiệp. Do đó, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có một hướng đi nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Hiện nay, Công ty cổ phần KHSS đã đạt được một số thành công nhất định, trong thời gian ngắn vốn điều lệ của công ty đã tăng đáng kể. Thị trường tiêu thụ đã từng bước mở rộng ra miền Trung và miền Nam. Và điều quan trọng là công ty đang dần tạo được thương hiệu cho riêng ḿnh. Đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây, doanh thu và chi phí của công ty có sự biến động tăng giảm. Tuy lợi nhuận sau thuế của công ty không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm. Tuy nhiên nếu xem xét đem so sánh vào tình hình chung của đất nước thì hoạt động kinh doanh của công ty vẫn được đánh giá là có hiệu quả và tương đối ổn định. Đánh giá về tình hình phát triển thương hiệu, tuy còn có những bất cập trong việc khẳng định thương hiệu cho sản phẩm, chưa thực sự đi vào tâm trí của khách hàng và hình ảnh thương hiệu chưa thực sự gây ấn tượng mạnh và những hạn chế trong việc phân công cán bộ tổ chức thực hiện phát triển thương hiệu. Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng đã và đang nỗ lực phấn đấu cải thiện hình ảnh thương hiệu của mình, dần dần khôi phục và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
  61. 51 Qua thời gian thực tâp tại công ty, với những gì được tiếp cận em đã phần nào hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất của công ty. Hy vọng rằng sau thời gian thực tập tại công ty em sẽ cố gắng nỗ lực hơn nữa, đi sâu vào công tác tìm hiểu các vấn đề về quá trình hoạt động tổ chức sản xuất và đề ra những giải pháp phù hợp cho công ty. Nhằm trau dồi những kiến thức đã học ở trường để khi ra trường sẽ trở thành một cán bộ mẫu mực trong tương lai. 4.2. Kiến nghị Do biên chế ít, khối lượng công việc quá nhiều, do đó cần phải tạo điều kiện cho công ty cũng như các cán bộ, công nhân viên đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong thời gian tới cần được tập trung tháo gỡ những khó khăn và thực hiện một số kiến nghị chủ yếu sau: 4.2.1. Đối với việc quản lý của Công ty Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn. Xây dựng hành lang pháp lý bình đẳng giữa quản lý và nhân viên, hỗ trợ khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy khả năng của mình. Cử cán bộ quản lý tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về quản trị doanh nghiệp từ đó áp dụng các mô hình phù hợp vào công ty. Công ty cần phải xây dựng hệ thống các giải pháp hỗ trợ để thương hiệu đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế. Hỗ trợ nhân viên tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại thị trường quốc tế 4.2.2. Đối với việc phát triển thương hiệu sản phẩm Cần nâng cao ý thức của tất cả cán bộ trong công ty về việc phát triển thương hiệu sản phẩm. Sử dụng các phần mềm quảng cáo mang lại hiệu ứng tốt, đi vào tâm trí khách hàng cũng như mang lại lợi ích cho toàn công ty. Chú trọng công tác thiết kế logo, hình ảnh, các khẩu hiệu đi kèm với sản phẩm của công ty. Đây là trợ thủ đắc lực trong việc quảng bá sản phẩm.
  62. 52 Để phát triển thương hiệu sản phẩm, các bài viết PR là không thể thiếu để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng của công ty. Đa dạng hóa các sản phẩm của công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm.
  63. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Báo cáo tổng hợp doanh thu của năm 2015, năm 2016 và năm 2017. 2. Công ty cổ phần KHSS, báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế thị trường năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ chủ yếu của năm 2016. 3. Công ty cổ phần KHSS, báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế thị trường năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ chủ yếu của năm 2017. 4. James stoner (1980), Quản trị học, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Lê Thị Phương Hiệp, Bài giảng phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. 6. Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội. 7. Nguyễn Thượng Thái (2007), Chức năng Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội. 8. Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. TS. Bùi Đình Hòa (2016), Bài giảng Sản Phẩm Hàng Hóa Và Thương Hiệu, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 10. Trần Minh Đạo (2013), Marketing căn bản, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 11. TS. Lưu Đức Thanh Hải (2003), Nghiên cứu Marketing. Tài liệu lưu hành nội bộ. 12. Theo điều 4 Luật cán bộ công chức (2008) Luật cán bộ, công chức. 13. Võ Văn Quang (2000), Lý luận về sản phẩm, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. TÀI LIỆU INTERNET 14. Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu ĐTHT của công ty cổ phần ĐTHT tại tỉnh Bình Dương, truy cập ngày 22/9/2018, tại: 15. Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu ĐTHT của công ty cổ phần dược thảo Thiên phúc tại Hà Nội, truy cập ngày 20/09/2018, tại:
  64. 54 16. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, truy cập ngày 20/09/2018, tại: 17. Khái niệm về Marketing, truy cập ngày 20/08/2018, tại: 18. Khái niệm về thị trường và giải pháp phát triển thị trường, truy cập ngày 21/08/2018, tại: 19. Khái niệm về khách hàng, truy cập ngày 21/08/2018, tại: 20. Khái niệm về sản phẩm, truy cập ngày 22/8/2018,tại:
  65. 55 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG (Về chất lượng dịch vụ và báo cáo phân tích thị trường) Mã phiếu: . - Người thực hiện phỏng vấn: Đinh Thị Huệ - Ngày phỏng vấn: /10/2018 Phần 1: THÔNG TIN KHÁCH HÀNG Họ và tên Tuổi Đơn vị công tác : Số điện thoại: Email: Phần 2: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM - DỊCH VỤ 1. Qúy khách hàng nhận thấy mức giá đối với các báo cáo của chúng tôi hiện nay đã phù hợp chưa? (Khoanh tròn vào đáp án lựa chọn) a. Phù hợp b. Nên giảm khoảng 5-10% c. Có thể tăng giá nếu đáp ứng những nhu cầu của KH ( ý kiến riêng) 2. Trong 1 tháng trở lại đây Qúy khách hàng có sử dụng thường xuyên Đông Trùng Hạ Thảo không? a. Có b. Không 3. Khi nói về tần suất sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo Qúy khách hàng chọn phương án nào? a. Mỗi ngày b. Từ 2-5 lần mỗi tuần c. Ít hơn 1-2 lần / tháng 4. Khi mua Đông Trùng Hạ Thảo yếu tố nào Qúy khách hàng thường quan tâm(có thể chọn nhiều đáp án)?
  66. 56 a. Giá cả b. Chất lượng, hương vị c. Thương hiệu d. Mẫu mã, bao bì e. Hệ thống phân phối f. Khuyễn mãi 5. Qúy khách hàng biết đến thương hiệu Cordyhappy qua phương tiện nào? a. Internet b. Tivi, báo chí c. Bạn bè giới thiệu d. Khác 6. Qúy khách hàng biết thương hiệu Cordyhappy trong khoảng thời gian bao lâu? a. 1 - 3 tháng gần đây b. 1 năm trở lại đây c. 1 - 5 năm d. 5 - 10 năm 7. Yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định mua Đông Trùng Hạ Thảo của Qúy khách hàng ? a. Do gia đình thường dùng b. Do xem quảng cáo trên tivi c. Do người khác giới thiệu d. Do sở thích 8. Khi mua Đông Trùng Hạ Thảo Qúy khách hàng thường lựa chọn sản phẩm nào? a. Dạng khô b. Dạng tươi c. Dạng bột d. Dạng viên nang 9. Theo Qúy khách hàng Công ty có nên sản xuất thêm sản phẩm mới không? a. Có b. Không