Khóa luận Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

pdf 79 trang thiennha21 6433
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quyen_ve_su_rieng_tu_trong_phap_luat_quoc_te_va_ph.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

  1. KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH 0-0 TRƯƠNG THỊ HƯƠNG MAI QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính Quy Khóa học: QH – 2015 – L Hà Nội - 2019
  2. KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH 0-0 TRƯƠNG THỊ HƯƠNG MAI QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Khóa: QH – 2015 – L Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Công Giao Hà Nội - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan đây này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn”. Tác giả Trương Thị Hương Mai
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 10 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài 10 7. Cấu trúc của khoá luận 11 CHƯƠNG I 12 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ 12 1.1. Khái niệm sự riêng tư (privacy) 12 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền về sự riêng tư 13 1.2.1. Khái niệm của quyền về sự riêng tư 13 1.2.2. Đặc điểm của quyền về sự riêng tư 18 1.3. Nội dung và các phương thức bảo vệ quyền về sự riêng tư 21 1.3.1. Nội dung quyền về sự riêng tư 21 1.3.2. Các phương thức bảo vệ quyền về sự riêng tư 22 CHƯƠNG 2 23 KHUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 23 1
  5. VỀ BẢO VỆ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ 23 2.1. Khung pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền về sự riêng tư 23 2.1.1. Quyền về sự riêng tư trong các văn kiện của Liên Hợp Quốc 23 2.1.2. Quyền về sự riêng tư trong các văn bản pháp luật nhân quyền ở cấp độ khu vực 26 2.1.3. Pháp luật bảo vệ quyền về sự riêng tư tại một số quốc gia trên thế giới 29 2.2. Khung pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền về sự riêng tư 34 2.2.1. Quy định chung về quyền về sự riêng tư: 34 2.2.2. Quy định chi tiết về nội dung quyền về sự riêng tư 38 2.2.3. Quy định về biện pháp bảo vệ quyền về sự riêng tư 56 2.3. Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền về sự riêng tư 58 CHƯƠNG 3 61 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ Ở VIỆT NAM 61 3.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam 61 3.2. Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam 66 3.2.1. Nhóm giải pháp về mặt pháp lý 66 3.2.2. Nhóm giải pháp về mặt xã hội: 67 2
  6. 3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường các thiết chế đảm bảo quyền về sự riêng tư: 68 3.2.4. Nhóm giải pháp tham gia ký kết các Điều ước quốc tế về quyền riêng tư: 70 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 3
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ AHRD Tuyên bố nhân quyền ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BLDS Bộ luật Dân sự CRC Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em CRPD Công ước về quyền của người khuyết tật ĐƯQT Điều ước quốc tế ECHR Công ước nhân quyền Châu Âu HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HRC Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc ICCPR Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị LHQ Liên Hợp Quốc UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 4
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay trong toàn bộ các vấn đề của nhân loại thì quyền con người là vấn đề có tính lịch sử lâu đời, cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Quyền con người là mối quan tâm của toàn thể nhân loại trong suốt thời kỳ phát triển lâu dài. Quyền con người là một phạm trù chính trị - pháp lý, sự ra đời và phát triển của khái niệm quyền con người gắn liền với các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng cũng như phản ánh quá trình nhân loại tự giải phóng mình. Quyền riêng tư là một quyền con người cơ bản được ghi nhận từ lâu trong nhiều văn kiện pháp lý của Liên Hợp Quốc và của khu vực, trong đó có những văn kiện mà Việt Nam đã ủng hộ và tham gia như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC), Với tư cách là quốc gia thành viên, Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các điều ước quốc tế về quyền con người đã nêu vào trong pháp luật nước mình cũng như đề ra các biện pháp bảo đảm thực thi. Bảo vệ quyền về riêng tư không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Vấn đề này đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật, có thể kể đến là Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Dù vậy, giống như ở nhiều nước khác, quyền về riêng tư ở Việt Nam hiện vẫn bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà quyền riêng tư bị xâm phạm quá dễ dàng. Ai cũng biết điều đó, nhưng không phải ai cũng có thể tự bảo vệ được quyền riêng tư của mình. Ví dụ, scandal liên quan đến Facebook năm ngoái cho thấy những thông tin cá nhân của người tham gia mạng xã hội không phải là bí mật, hoặc ít nhất là không được bảo mật một cách tuyệt đối. 5
  9. Ông chủ Facebook phải ra điều trần trước Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong hai ngày 10 và 14/4/2018 do trước đó, tờ New York Times phanh phui Công ty Cambridge Analytica của Anh thu thập thông tin liên quan đến 50 triệu người dùng Facebook mà họ không hề hay biết. Vụ việc này cho thấy khi sống trong thời đại công nghệ, khó ai có thể thoát ly khỏi môi trường công nghệ, vì vậy, quyền riêng tư cũng không được đảm bảo. Ví dụ tiếp theo về sự rò rỉ thông tin cá nhân của hơn 14.200 người nhiễm HIV tại Singapore. Theo Bộ Y tế Singapore, các dữ liệu liên quan đến 5.400 công dân Singapore nhiễm HIV từ năm 1985 đến tháng 1/2013 và 8.800 người nước ngoài nhiễm HIV từ năm 1985 đến tháng 12/2011 đã bị rò rỉ. Các thông tin bị rò rỉ bao gồm tên, số chứng minh thư, số liên lạc, địa chỉ, các kết quả xét nghiệm HIV và thông tin y tế. Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có tuy đem lại cho con người khả năng liên kết, chia sẻ vô cùng nhanh chóng, tiện lợi nhưng lại ẩn chứa rất nhiều hệ lụy, thậm chí ảnh hưởng xấu đến con người. Nhìn từ góc độ này có thể thấy dường như khoa học và công nghệ “tiếp tay” cho việc xâm phạm quyền riêng tư của mọi cá nhân. Bóng đen công nghệ cao càng lớn thì sự riêng tư của con người càng bị đe dọa. Trong khi đó, quy định hiện hành về quyền riêng tư ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu các quy định về pháp luật hiện hành về quyền riêng tư và thực tiễn thi hành quyền này để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật. Với những lý do nêu trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” để thực hiện khoá luận tốt nghiệp, với mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này ở nước ta. 6
  10. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bảo vệ quyền về sự riêng tư là chủ đề đã được nghiên cứu bởi nhiều học giả trong và ngoài nước. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề này có thể kể như sau: - Dimitri Vitaliev (2007), “Frontline International Foundation for the Protection of Human rights defenders”; - Graeme Laurie (2002), “Genetic privacy: a challenge to medico-legal norms”, Cambridge, U.K; New York: Cambridge University Press; - Michael, James (1994), “Privacy and human rights: an international and comparative study, with special reference to developments information technology”, Paris: Aldershot UNESCO Publ; Dartmouth, cop; - William N. Eskridge, Nan D. Hunter (1997), “Sexuality, gender, and the law”, New York: Foundation press; - Richard Hunter (2002), “World without secrets: Business, crime, and Privacy in the age of ubiquitous computing”, New York : John Wiley & Sons; - Bruce Schneier, David Banisar (1997), “The Electronic privacy papers: Documents on the battle for privacy in the age of surveillane”, John Wiley & Sons. Ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu về vấn đề này tuy ít hơn, song cũng đã có một số công trình, tiêu biểu như nêu dưới đây : - Lê Đình Nghị (2007), “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ luật học, trường Đại học luật Hà Nội. 7
  11. - Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung – giảng viên Đại học luật TP Hồ Chí Minh, Sách tham khảo “Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư tại Việt Nam”. - PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao, TS. Ngô Minh Hương, TS Lã Khánh Tùng (2018), Sách tham khảo “Quyền về sự riêng tư” , NXB Chính trị quốc gia sự thật. - PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao, Sách tham khảo “Phạm vi và giới hạn của tự do Internet”, NXB Chính trị sự thật quốc gia. - Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, “Pháp luật bảo vệ quyền bí mật dữ liệu cá nhân trên thế giới và Việt Nam”, Bài đăng Tạp chí khoa học Nhà nước và Pháp luật số 2/2017, trang 67; - Nguyễn Ngọc Anh, “Lý lịch tư pháp, bí mật đời tư về tình trạng tiền án của cá nhân”, Bài đăng Tạp chí khoa học Dân chủ và Pháp luật số Chuyên đề về Lý lịch tư pháp, trang 8; - Phùng Trung Tập, “Bí mật đời tư bất khả xâm phạm”, Bài đăng Tạp chí Luật học số 6/1996, trang 41; - Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), “Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Pháp luật về quyền con người, Khoa luật – ĐHQGHN, Hà Nội; - Hoàng Lê Minh (2016), “Quyền bí mật đời tư trong Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; - Nguyễn Thị Ánh Hồng, “Bảo vệ quyền đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật 8
  12. Việt Nam”, Bài đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2014, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 51; - TS. Ngô Minh Hương, Nguyễn Đình Đức, “Quyền riêng tư của trẻ em trong không gian Internet tại Việt Nam”, Nxb chính trị quốc gia sự thật (2018) Ngoài các công trình nêu trên, còn có một số tài liệu khác được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các website điện tử. Những công trình nghiên cứu ở trên đã đặt nền tảng, cung cấp những thông tin quý báu cho những nghiên cứu tiếp theo về bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam, trong đó bao gồm khoá luận này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của khoá luận là phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền về sự riêng tư, từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền này ở Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ của khoá luận là: - Nghiên cứu các quy định có liên quan trong các văn kiện quốc tế (như UDHR, ICCPR, CRC, ) để làm rõ nội hàm của quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế. - Nghiên cứu các quy định có liên quan trong pháp luật Việt Nam để làm rõ nội hàm của quyền riêng tư tại Việt Nam. - Phân tích đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế trong vấn đề bảo đảm quyền riêng tư. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam về việc bảo đảm quyền riêng tư trong thời gian tới . 9
  13. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về bảo đảm quyền về sự riêng tư. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các vấn đề lý luận về quyền riêng tư, cùng các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền này, trong đó trọng tâm là các quy định trong pháp luật Việt Nam. 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và các lý thuyết về các quyền tự nhiên, quyền pháp lý. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội như tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: Thông qua việc nghiên cứu, khóa luận đã góp phần củng cố kiến thức khoa học về đề tài, cụ thể là làm rõ được các đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của quyền riêng tư, phân biệt quyền riêng tư với một số quyền con người khác, cũng như cho thấy sự khác biệt về quan điểm quyền riêng tư giữa pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của việc phân tích, nghiên cứu góp phần lý giải nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong việc bảo đảm quyền này. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện thực định và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền riêng tư tại Việt Nam. 10
  14. 7. Cấu trúc của khoá luận Khóa luận có kết cấu chính gồm 3 chương (ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục), cụ thể như sau: Chương 1. Các vấn đề lý luận cơ bản về quyền về sự riêng tư Chương 2. Khung pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền về sự riêng tư Chương 3. Nguyên nhân và giải pháp tăng cường bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam 11
  15. CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ 1.1. Khái niệm sự riêng tư (privacy) Sự riêng tư (đời tư) có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử. Thông thường, sự riêng tư được hiểu là sự kiểm soát cuộc sống riêng của mỗi người. Theo từ điển Black Law Dictionary (tái bản lần thứ 9) giải thích khái niệm sự riêng tư như sau: “Sự riêng tư (privacy) được hiểu là điều kiện hoặc tình trạng được tự do trước sự xâm phạm hoặc can thiệp tùy tiện vào hành động hoặc suy nghĩ của mình [18, tr.1315]. Trong tác phẩm “Tìm hiểu về quyền con người” của mình , Wolfgang Benedek cho rằng Sự riêng tư là tách biệt với mọi thứ còn lại, có nghĩa là một người có thể tách biệt bản thân với những người khác cũng như bộc lộ bản thân mình [ 22, tr.259]. Trong luận án tiến sĩ “Quyền bí mật đời tư trong pháp luật dân sự Việt Nam”, tác giả Lê Đình Nghị cũng đưa ra cách hiểu của bản thân về đời tư trong mối quan hệ với thông tin, và cho rằng thông tin liên quan đến một cá nhân cụ thể, đó là những gì thầm kín của mỗi cá nhân mà họ giữ bí mật. Do vậy có thể hiểu Sự riêng tư là cá nhân có thể sinh hoạt theo sở thích trong một môi trường, không gian của mình, tự do lựa chọn cách sống, cách sinh hoạt, ăn mặc, Theo tác giả thì thói quen, phong tục, tập quán và pháp luật là những yếu tố ảnh hưởng tới sự riêng tư [ 4, tr.45-52]. Về cơ bản, sự riêng tư bao gồm: - Sự riêng tư về thông tin cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ cá nhân, các hồ sơ về chính quyền lưu trữ về công dân hay còn gọi là “ bảo vệ dữ liệu” 12
  16. - Sự riêng tư về cơ thể: liên quan đến việc bảo vệ thân thể của con người với các hình thức xâm phạm như xét nghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy, - Sự riêng tư về thông tin liên lạc: bao gồm bảo mật và sự riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, - Sự riêng tư về nơi cư trú: liên quan đến việc ban hành các giới hạn đối với sự xâm nhập vào môi trường sống của cá nhân, nơi làm việc cũng như không gian công cộng (tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng video, kiểm tra giấy tờ tùy thân) [11]. Tóm lại, sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được phép biết gì về bản thân mình. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền về sự riêng tư 1.2.1. Khái niệm của quyền về sự riêng tư Quyền về sự riêng tư, hay còn gọi là quyền về bảo vệ đời tư (quyền về đời tư) đã trở thành một trong những quyền con người quan trọng nhất của thời hiện đại. Các vấn đề về quyền riêng tư đã được Liên Hợp Quốc công nhận là quyền con người cần được bảo vệ. Các nước phát triển đã ban hành đạo luật về quyền riêng tư hoặc các văn bản điều chỉnh vấn đề này nhằm bảo vệ quyền thiêng liêng của con người. Dù vậy, trong tất cả các quyền con người, có lẽ quyền riêng tư là một trong những quyền khó định nghĩa nhất. Các định nghĩa về quyền riêng tư rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia và nền văn hóa. Ở nhiều nước, khái niệm này đã được hợp nhất với khái niệm 13
  17. bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó sự riêng tư chính là việc quản lý thông tin cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ sự riêng tư thường xuyên được xem như là một cách để hướng dẫn xã hội hạn chế can thiệp vào công việc của cá nhân. Việc thiếu một định nghĩa duy nhất không có nghĩa là vấn đề thiếu tầm quan trọng, vì “theo một nghĩa nào đó, tất cả các quyền con người đều có khía cạnh của quyền riêng tư”. Quyền riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, được đề cập khá nhiều trước khi nó được công nhận là một quyền con người cơ bản trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam. Trong xã hội nguyên thủy, dường như quyền riêng tư bị bỏ quên do cuộc sống bầy đàn, tính gắn kết cộng đồng khiến cho con người không đòi hỏi cái riêng tư cho bản thân. Phải đến khi hình thái nhà nước đầu tiên thực sự xuất hiện – là nhà nước chiếm hữu nô lệ – thì “ quyền về sự riêng tư ” mới manh nha xuất hiện như trường hợp lời thề Hippocrate trong ngành y, đó là việc các thầy thuốc phải tuyên thệ về việc giữ bí mật với hồ sơ bệnh án [2]. Mặc dù được đề cập từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, tuy vậy khái niệm và tính pháp lý chỉ thực sự được khẳng định rõ ràng ở thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đó, có thể nói, quyền riêng tư có nguồn gốc từ phương Tây và phát triển nhờ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Năm 1361, khi các thẩm phán của Đạo luật Hòa bình ở Anh đã đưa ra cơ sở cho việc bắt giữ Peeping Toms và các tiêu chuẩn khác mà không xâm hại về tính riêng tư. Nghị sĩ William Pitt đã viết: “Những người nghèo nhất có thể thách thức để buộc tất cả các quan chức phải tôn trọng. Mặc dù, căn nhà của họ có thể là xập xệ, mái của nó có thể lắc, gió có thể thổi, các cơn bão có thể vào, mưa có thể xâm nhập – nhưng vua nước Anh không thể vào nhà được”. 14
  18. Nhiều quốc gia khác lần lượt ghi nhận và phát triển quyền riêng tư trong các thế kỷ tiếp sau đó. Năm 1776, Quốc hội Thụy Điển đã ban hành Luật “Access to Public Records” yêu cầu tất cả các thông tin của công dân mà chính phủ có chỉ được sử dụng cho mục đích hợp pháp. Năm 1792, Tuyên bố về Quyền của con người và công dân ghi nhận rằng: “Tài sản tư nhân là bất khả xâm phạm và thiêng liêng”. Từ tiền lệ nước Anh, nhiều quốc gia lần lượt ghi nhận và phát triển quyền về sự riêng tư. Trên phạm vi quốc tế, quyền về sự riêng tư được chính thức thừa nhận trong UDHR năm 1948, sau đó tiếp tục được khẳng định trong ICCPR năm 1966 và hàng loạt ĐƯQT trên thế giới và trong khu vực. Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người. Trên bình diện quốc tế và ở những quốc gia phát triển, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sự riêng tư kể từ cuối thế kỷ XIX, nhất là trong những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, có một nhận định chung được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận “quyền riêng tư là một khái niệm quá rộng và hầu như không thể định nghĩa”. Sự quan tâm đến quyền riêng tư tăng nhanh trong những năm 1960 và 1970 cùng với sự ra đời của công nghệ thông tin. Quyền riêng tư được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế như UDHR, ICCPR, do đó quyền riêng tư là một quyền con người cơ bản. Hơn nữa quyền riêng tư đại diện cho giá trị con người, thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người trong mối quan hệ với xã hội. Và quyền riêng tư là một quyền hiến định vì được quy định trong hiến pháp.Để hiểu rõ thêm về quyền riêng tư cần tham khảo quan điểm của các học giả trên thế giới. Các học giả trên thế giới định nghĩa quyền về sự riêng tư rất khác nhau. 15
  19. Năm 1890, hai học giả người Mỹ là Samuel.D. Warren và Louis.D. Brandies cho ra đời tác phẩm “Right to privacy” - được đánh giá là một trong những tác phẩm có tầm quan trọng, là nền tảng phát triển những quy định pháp luật về quyền riêng tư tại Hoa Kỳ. Trong tác phẩm, Warren và Brandies không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền riêng tư mà sử dụng thuật ngữ “quyền được ở một mình”. Sau này được Tòa Án Hoa Kỳ sử dụng. Nội dung bài viết tập trung vào sự thay đổi của công nghệ và truyền thông, tạo điều kiện cho báo chí can thiệp sâu hơn vào đời sống cá nhân do đó cần phải có luật bảo vệ sự riêng tư của cá nhân. Hai học giả cho rằng bảo vệ về quyền riêng tư là bảo vệ cá nhân khỏi những tổn thương về mặt cảm xúc và tinh thần do những hành vi xâm hại riêng tư gây ra, điều này rất khác với việc bảo vệ danh dự nhân phẩm và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ [11]. William Prosser (1898 – 1972) lại đưa ra hệ thống 4 hành vi được coi là xâm phạm quyền về sự riêng tư: - Xâm phạm không gian riêng tư, đời sống riêng tư của người khác. - Công khai những thông tin cá nhân gây làm người khác tổn thương. - Công khai thông tin cá nhân đặt người khác vào tình huống bị hiểu lầm. - Sử dụng hình ảnh, tên tuổi người khác để vụ lời. Học giả Alain Westin (1929-2013), trong cuốn “Privacy and Freedom” của mình lại cho rằng “Quyền riêng tư là yêu cầu của cá nhân, nhóm hoặc tổ chức để quyết định khi nào, trong phạm vi giới hạn nào những thông tin cá nhân của mình được chia sẻ cho những người khác.”[23] Tuy nhiên, Robber Ellis Smith, biên tập viên của Tạp chí bảo mật thì xác định rằng: “Những mong muốn của mỗi chúng ta cho không gian vật lý mà chúng ta có thể hoàn toàn không bị gián đoạn, xâm nhập, bối rối hoặc chịu 16
  20. trách nhiệm và kiểm soát được thời gian và cách thức tiết lộ thông tin về cá nhân thông tin về bản thân”[11]. Judith Jarvis Thomson (1975) thì cho rằng quyền riêng tư là tập hợp của những quyền khác. Những quyền năng trong tập hợp có xu hướng đan xen, chồng chéo lên nhau và hoàn toàn có thể lý giải thông qua các quyền về thân thể, và các quyền về tài sản. Học giả Ruth Gavison, trong tác phẩm “Privacy and Limit of the law” thì lại cho rằng: “Riêng tư là thuật ngữ được sử dụng với nhiều ý nghĩa. Thứ nhất liên quan đến bản chất của quyền riêng tư: Riêng tư là một trạng thái, một quyền, một yêu cầu, một dạng thực của sự kiểm soát hay một giá trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đến những yếu tố thuộc về quyền riêng tư: là liên quan đến thông tin, quyền tự chủ, yếu tố định danh cá nhân, sự tiếp xúc về thân thể?”[20, tr.424]. Trên cơ sở hai câu hỏi đó, ông đã phân tích chứng tỏ rằng quyền riêng tư là sự kiểm soát đối với các vấn đề thuộc về cá nhân. Tom Gerety lại cho rằng quyền về sự riêng tư là quyền tự chủ hay kiểm soát các giá trị nhân thân và bản sắc cá nhân, và khẳng định rằng một định nghĩa hẹp về sự riêng tư là tốt hơn một định nghĩa rộng [11]. Còn Hội đồng Calcutt ở Anh cho rằng: “Không nơi nào chúng ta có thể tìm thấy một định nghĩa hoàn toàn thỏa đáng về quyền về sự riêng tư” [11]. Mặc dù có nhiều điểm không giống nhau song chúng đều nhấn mạnh rằng quyền này dùng để hoạt động riêng của cá nhân mà không chịu bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài. Nói cách khác sự tự chủ là yếu tố quan trọng bậc nhất của quyền về sự riêng tư. Quyền riêng tư là một quyền con người đặc biệt quan trọng song nó không phải là quyền tuyệt đối. Quyền về sự riêng tư cần được bảo vệ khỏi sự can 17
  21. thiệp tùy tiện hoặc trái pháp luật của mọi thể nhân pháp nhân, trong đó bao gồm các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước cùng những người sử dụng lao động. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhà nước có thể thu thập hoặc yêu cầu công dân cung cấp các thông tin về đời tư nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của quốc gia, cộng đồng và của người khác [8, tr.14]. Bên cạnh đó, quyền về sự riêng tư cũng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định như liên quan đến việc bảo vệ thuần phong mỹ tục và các điều cấm của pháp luật. Quyền về sự riêng tư có sự gắn bó mật thiết với các quyền khác như: quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền tự do hiệp hội và hội họp; quyền tự do báo chí; Tóm lại: Quyền về sự riêng tư là quyền của cá nhân không chịu sự can thiệp của bất kỳ chủ thể nào trong việc ra các quyết định hoặc tự do hành động trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội của bản thân mỗi người, kể cả trong gia đình và ngoài xã hội, trừ trường hợp được chính người này đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 1.2.2. Đặc điểm của quyền về sự riêng tư Là một quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ, đặc điểm của quyền riêng tư là những thuộc tính, tính chất nổi bật của quyền riêng tư, là cơ sở để phân biệt quyền riêng tư với các quyền năng khác trong hệ thống quyền con người. 1.2.2.1. Quyền về sự riêng tư được pháp luật thừa nhận và thuộc về cá nhân: Theo Điều 25 BLDS năm 2015 của Việt Nam: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không 18
  22. thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy có thể thấy rằng quyền về sự riêng tư gắn liền với một cá nhân cụ thể, không phải gắn với tổ chức. Mặc dù có thể có những bí mật thuộc về một nhóm người (ví dụ: bí mật gia đình) trong một tổ chức nhất định nhưng cũng không thể khẳng định quyền về sự riêng tư gắn liền với pháp nhân. 1.2.2.2. Chủ thể của quyền về sự riêng tư không bị hạn chế, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ: Bất kì cá nhân nào cũng được pháp luật bảo hộ quyền về sự riêng tư. Mỗi người sinh ra đều có cuộc sống, tình cảm, quan hệ xã hội của riêng mình – pháp luật luôn tôn trọng điều đó. Do đó, quyền về sự riêng tư của các cá nhân khác nhau được pháp luật bảo hộ như nhau. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ đối với một số đối tượng. Việc quy định này không nằm ngoài mục đích công – vì lợi ích cộng đồng. Ví dụ, theo Điều 34 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam thì có một số đối tượng nhất định có nghĩa vụ phải kê khai tài sản. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy nhằm phòng và chống các hành vi tham nhũng bởi công việc, chức vụ mà người này đảm nhận thuộc lĩnh vực nhạy cảm, có thể vụ lợi. “ Điều 34. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập 1. Cán bộ, công chức. 2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp. 19
  23. 3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.” 1.2.2.3. Quyền về sự riêng tư được bảo hộ ở một không gian rộng, với nội hàm rộng: Quyền con người được bảo đảm thực hiện đối với mỗi cá nhân cư trú trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình, mà còn được bảo vệ trong trường hợp lưu trú tại một quốc gia khác. Nội hàm của quyền riêng tư rất rộng lớn và có sự liên quan mật thiết đến nhiều quyền năng khác của cá nhân. Như đã phân tích ở trên quyền riêng tư là một quyền bao trùm lên toàn bộ đời sống riêng tư của cá nhân, cho phép cá nhân được thực hiện những hoạt động về đời sống riêng tư mà không bị bất kì ai can thiệp trái phép từ bên ngoài. Quyền riêng tư liên quan tới những gì thuộc về cá nhân, không chỉ bao gồm thông tin cá nhân, bí mật cá nhân mà còn trải rộng ra như hình ảnh, thân thể, công việc cá nhân. 1.2.2.4. Khách thể của quyền riêng tư hướng tới giá trị tinh thần của một cá nhân: Quyền riêng tư ra đời nhằm bảo vệ một cá nhân khỏi sự tổn thương về mặt tinh thần do những hành vi xâm phạm riêng tư gây lên. Đối tượng bảo vệ của quyền riêng tư rất rộng, bao gồm: hình ảnh, tên tuổi, thân thể, nơi ở và các thông tin cá nhân khác, nhưng đều chung mục đích hướng tới bảo vệ không gian riêng tư của cá nhân đó, bảo vệ cá nhân khỏi các hành vi xâm 20
  24. phạm. Ví dụ: Việc sử dụng hình ảnh cá nhân bất hợp pháp xâm phạm đến quyền của cá nhân với hình ảnh cũng như quyền về sự riêng tư của cá nhân. 1.2.2.5. Quyền riêng tư không phải quyền tuyệt đối: Quyền riêng tư có thể bị hạn chế trong một số trường hợp vì lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội. Việc giới hạn quyền riêng tư có thể hiểu là trong điều kiện bình thường thì mọi cá nhân đều có quyền riêng tư nhưng trong một số trường hợp vì lợi ích xã hội – quốc gia thì quyền riêng tư bị hạn chế. Sự giới hạn quyền về sự riêng tư chính là biểu hiện sinh động nhất giữa cá nhân và xã hội, con người không phải là đơn lẻ mà là thành tố tạo nên xã hội. Đôi khi có thể hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng. Các điều kiện của trường hợp hạn chế tùy vào quốc gia, khu vực mà quy định khác nhau. Ví dụ, ở Việt Nam, sự giới hạn quyền này được quy định trong nhiều đạo luật chuyên ngành như luật an ninh quốc gia, luật phòng chống tham nhũng, luật chống khủng bố, 1.3. Nội dung và các phương thức bảo vệ quyền về sự riêng tư 1.3.1. Nội dung quyền về sự riêng tư Nội dung quyền của sự riêng tư được hiểu là phạm vi các quyền mà quyền riêng tư bao trùm đươc pháp luật bảo hộ. Tổ chức Bảo mật quốc tế và Trung tâm bảo mật thông tin điện tử công bố báo cáo với tiêu đề “Sự riêng tư và nhân quyền” trong đó khái quát hóa sự phát triển pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư ở 50 quốc gia, đưa ra nội dung của quyền riêng tư như sau: - Sự riêng tư về thông tin cá nhân: bao gồm việc bao hành các quy tắc quản lý trong việc thu thập và xử lý các dữ liệu cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và các hồ sơ của chính quyền lưu trữ về công dân đó. Nó còn được gọi là “bảo vệ dữ liệu”. 21
  25. - Sự riêng tư về cơ thể: liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất) của người dân đối với hình thức xâm hại như xét nghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy và thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể. - Sự riêng tư về thông tin liên lạc: bao gồm bảo mật và riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác. - Sự riêng tư về nơi cư trú: liên quan đến việc ban hành các giới hạn đối với sự xâm nhập vào môi trường sống, nơi làm việc hoặc không gian công cộng. Điều này bao gồm tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng video và kiểm tra giấy tờ tùy thân. 1.3.2. Các phương thức bảo vệ quyền về sự riêng tư Hiện nay, dựa vào pháp luật của các quốc gia trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam có thể xem xét đưa ra ba phương thức chính bảo vệ quyền về sự riêng tư bao gồm: Thứ nhất, dựa vào quy định về bồi thường ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự hay còn được gọi là các chế tài dân sự. Thứ hai, dựa vào việc xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư trong từng lĩnh vực cụ thể và xử lý kỉ luật. Thứ ba, xử lý hình sự với các tội xâm phạm quyền về sự riêng tư thực sự nghiêm trọng (Chế tài hình sự). 22
  26. CHƯƠNG 2 KHUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ 2.1. Khung pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền về sự riêng tư Quyền về sự riêng tư là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người như : Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948, Công ước quốc tế vế các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966, Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2007, và trong khu vực như : Công ước nhân quyền Châu Âu năm 1950, Tuyên bố nhân quyền ASEAN năm 2012(AHRD), Tuyên ngôn Châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người năm 1948, Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi của trẻ em, 2.1.1. Quyền về sự riêng tư trong các văn kiện của Liên Hợp Quốc Quyền riêng tư được đề cập từ rất sớm, nhưng được công nhận và quy định lần đầu tiên tại Điều 12 UDHR: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. Theo đó, thì quyền về sự riêng tư bao trùm và liên quan đến nhiều quyền khác như quyền về gia đình, nhà ở,danh dự, uy tín, Sau đó, quyền về sự riêng tư lại tiếp tục được khẳng định tại Điều 17 ICCPR: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở, hoặc thư tín, hay bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự hoặc uy tín cá nhân. 2. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hay xâm phạm như vậy.” [14]. 23
  27. Bình luận chung số 16 của Ủy ban Nhân quyền thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1989 gồm 11 đoạn, nêu rõ mục đích bảo vệ quyền về sự riêng tư, các khía cạnh thuộc quyền (đoạn 1), nhấn mạnh thực trạng bảo vệ quyền này ở các quốc gia(đoạn 2), giải thích làm rõ các thuật ngữ cũng như đưa ra các giới hạn cụ thể của từng khía cạnh thuộc quyền về sự riêng tư, nghĩa vụ của nhà nước bảo vệ quyền này cũng như đưa ra khuyến nghị các quốc gia các biện pháp để bảo đảm hiệu quả việc thực thi quyền (đoạn 3 đến 11). Để làm rõ hơn những xâm phạm quyền về sự riêng tư, Bình luận chung số 16 đã đề cập thế nào là “can thiệp tùy tiện” và “bất hợp pháp” vào quyền đời tư của người khác. Theo đó, “bất hợp pháp” là sự can thiệp không dựa trên nền tảng quy định của pháp luật được xây dựng phù hợp với các quy định và mục đích của ICCPR. Ở mức độ xâm phạm cao hơn. Còn cụm từ “can thiệp tùy tiện” được sử dụng để chỉ những hành động mà mặc dù dựa trên những quy định của pháp luật nhưng không phù hợp hoặc trái với những quy định và mục đích của công ước. Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua “Hướng dẫn về quy chế số hóa hồ sơ dữ liệu cá nhân” theo Nghị quyết số 45/95 ngày 14-12-1990, với nguyên tắc đầu tiên được đề cập là “thông tin về các cá nhân không nên được thu thập, xủ lý một cách bất công hoặc bất hợp pháp, và cũng không nên được dùng trái với những mục đích, nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc”. Liên quan đến quyền về sự riêng tư của một số đối tượng đặc biệt có thể kể đến: - Điều 22 CRPD ghi nhận người khuyết tật dù sống ở bất cứ đâu, cư trú ở khu vực nào cũng không bị can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở và thư tín, hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào, không bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự và uy tín của mình một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật. 24
  28. Người khuyết tật có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hoặc xâm phạm như vậy. - Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1898 cũng dành riêng Điều 16 để quy định quyền về sự riêng tư của trẻ em, cũng gần như lặp lại Điều 17 ICCPR. Theo đó thì không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào sự riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự xâm phạm bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của trẻ. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay xâm phạm như vậy. - Đối với những người nhiễm HIV/AIDS, Liên Hợp Quốc cũng đưa ra Các hướng dẫn về HIV và quyền con người năm 1966, trong đó nhấn mạnh đặc thù cần được bảo vệ quyền về sự riêng tư đối với những người này. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng ban hành Hướng dẫn về các quy định hồ sơ cá nhân được điện tử hóa, nêu rõ nguyên tắc mà các quốc gia cần tuân thủ để xây dựng, quản lý các hồ sơ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, nội dung quyền về sự riêng tư cũng được làm rõ trong các vụ việc cụ thể mà Uỷ ban nhân quyền (HRC) đưa ra phán quyết và khuyến nghị đối với các quốc gia, ví dụ: - Vụ Pinkney kiện Canada (mã số 27/78): HRC kết luận rằng các quy định pháp luật của quốc gia chưa đầy đủ để tạo thành khuôn khổ pháp lý chống lại sự can thiệp vào thư tín. - Vụ Tshisekedi kiện nhà nước Zaire (mã số 241-242/87): HRC kết luận rằng chính phủ Zaire đã xâm phạm uy tín của Tshisekedi khi buộc ông xét nghiệm âm thần, vào cơ sở điều trị tâm thần và mặc dù trái với kết luận của cơ quan y tế. Hành động này của chính phủ Zaire đã bị HRC kết luận là trái với Điều 17 UDHR. 25
  29. Nhìn chung thì Liên hợp quốc quy định khá đầy đủ về quyền về sự riêng tư nhưng lại chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất và bao quát nhất về quyền về sự riêng tư. Mặc dù là một quyền con người quan trọng nhưng quyền về sự riêng tư theo Luật nhân quyền quốc tế cũng không phải là một quyền tuyệt đối. Chính Điều 29 UDHR đã quy định sự giới hạn quyền này: “nhằm bảo đảm mục đích sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Đây là một cơ sở quan trọng cho việc xây dựng pháp luật ở mỗi quốc gia nhằm bảo đảm tính hài hòa giữa các quyền con người của cá nhân với những quyền và lợi ích chung của cộng đồng. Đồng thời, việc đưa ra giới hạn này cũng đặt ra yêu cầu đối với các nhà nước trong khi cân nhắc tính hài hòa của pháp luật quốc gia về bảo đảm các quyền con người cụ thể, đặc biệt là với một số quyền có khả năng xung đột với các quyền khác như quyền được bảo vệ đời tư với quyền tiếp cận thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận, 2.1.2. Quyền về sự riêng tư trong các văn bản pháp luật nhân quyền ở cấp độ khu vực Từng khu vực lại có quy định riêng về quyền về sự riêng tư, nhưng không trái với luật nhân quyền quốc tế. Công ước nhân quyền Châu Âu năm 1950 (ECHR) và nhiều án lệ của Toà án nhân quyền khu vực này quy định khá cụ thể về quyền về sự riêng tư. Điều 8 ECHR quy định bảo vệ và tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư tín, ngoại trừ những việc phù hợp với luật pháp và đó là sự cần thiết cho một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc các phúc lợi kinh tế của đất nước, cho công tác phòng chống rối loạn 26
  30. hoặc tội phạm, để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo lý, hay để bảo vệ các quyền tự do của người khác, thì mọi sự can thiệp của cơ quan công quyền vào sự riêng tư là trái pháp luật. Tuy Điều 8 khoản 2 ECHR không đề cập đến danh dự và uy tín của người khác, nhưng có thể trong những trường hợp nhất định, được giải thích là bao gồm trong trong “quyền và tự do của người khác”. Tuy nhiên, Điều 10 khoản 2 ECHR quy định rằng: “ Việc bảo vệ uy tín của người khác có thể được xem là cơ sở cho việc hạn chế hợp pháp đối với quyền tự do ngôn luận”[1]. ECHR không đưa ra khái niệm về cuộc sống riêng tư và quyền có không gian riêng tư. Tuy nhiên, theo án lệ của Ủy ban nhân quyền Châu Âu, từ “nơi ở” trong Điều 8 ECHR bao gồm nơi cư trú của một người. Trong trường hợp mà nguyên đơn theo luật định không thể tiếp tục sống trong nơi ở của mình trước đó và phải chuyển đến một nơi khác, ví dụ một căn lều thì nơi này cũng có thể coi là nơi ở của người đó. Không gian văn phòng thương mại không được coi là “nơi ở” nhưng khi văn phòng gắn liền với nơi ở theo nghĩa hẹp, ví dụ: một văn phòng được đặt tại nhà riêng thì việc lục soát văn phòng có thể dẫn đến việc vi phạm Điều 8 ECHR [1]. Về sự riêng tư liên quan đến thông tin liên lạc của cá nhân: Việc mở các lá thư, đọc điện tín, thư tín, thư điện từ, chặn các lá thư, thống kê tập hợp thông tin số điện thoại đã được gọi, nghe lén điện thoại, và nhiều trường hợp việc chặn liên lạc qua sóng radio cá nhân cũng thuộc phạm vi vi phạm Điều 8. Đối với tù nhân, sự kiểm duyệt và ngăn chặn thư từ của các tù nhân gửi ra ngoài có thể tạo ra một sự vi phạm quyền về sự riêng tư, còn mỗi lá thư bị mở hoặc bị giữ lại, để hành vi đó được coi là chính đáng thì cần đáp ứng được những yêu cầu tại khoản 2 Điều 8 ECHR. 27
  31. Sự riêng tư về thân thể cá nhân cũng được bảo vệ: việc khám và kiểm tra cơ thể con người, lấy các mẫu mô cơ thể (kiểm tra máu, nước tiểu, thu thập móng tóc, ) có thể dẫn đến vấn đề đối xử hạ thấp nhân phẩm theo quy định tại Điều 3 ECHR và liên quan đến quyền về sự riêng tư tại Điều 8 ECHR. Các án lệ nêu trên của Toà án nhân quyền Châu Âu rõ ràng cho thấy Điều 8 ECHR không chỉ quy định rằng cá nhân có quyền được bảo vệ cuộc sống khỏi sự dòm ngó của người khác như mong muốn, mà còn bao gồm quyền thiết lập và phát triển các mối quan hệ với người khác, đặc biệt trong lĩnh vực tình cảm để phát triển và hoàn thiện nhân cách mỗi người. Trong những án lệ đó, vấn đề về sự bảo vệ tuyệt đối cho mối quan hệ đồng giới nói riêng cũng đã được Tòa Án nhân quyền Châu Âu giải quyết. Công ước nhân quyền Châu Mỹ cũng quy định quyền về sự riêng tư với nội dung tương tự Điều 11 UDHR. Năm 1965, Tổ chức các nước Châu Mỹ ban hành Tuyên bố Châu Mỹ về Quyền và Trách nhiệm của con người, trong đó có nhắc đến vấn đề quyền về sự riêng tư nhưng không chi tiết bằng quy định của Liên minh Châu Âu. Đối với khu vực Châu Á, tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần IX (tổ chức vào tháng 11 năm 2014 tại Chi lê), các quốc gia là thành viên của diễn đàn đã thông qua Hiệp định khung về tính riêng tư của các thông tin các nhân trong các nền kinh tế thành viên. Trước đó, Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Human Rights Declaration, viết tắt là AHRD - là văn bản tuyên bố chung về nhân quyền của các nước ASEAN được thông qua trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 với sự chấp thuận và ký 28
  32. kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN), cũng đã quy định rõ quyền về sự riêng tư. Cuối cùng, tại khu vực Châu Phi, quy định pháp luật về quyền về sự riêng tư cũng được nêu khá cụ thể tại Điều 10 Hiến chương châu Phi bề quyền và phúc lợi trẻ em, Điều 4 Các nguyên tắc của Liên đoàn Châu Phi về tự do biểu đạt. 2.1.3. Pháp luật bảo vệ quyền về sự riêng tư tại một số quốc gia trên thế giới 2.1.3.1. Pháp luật bảo vệ quyền về sự riêng tư tại Hoa Kỳ Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 không có quy định nào về quyền riêng tư nhưng các tu chính án của Hiến pháp đã quy định cụ thể rõ ràng về quyền riêng tư, khắc phục hạn chế đó của hiến pháp [8]. Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền về sự riêng tư của cá nhân về tự do tôn giáo bằng việc nêu rõ: “Nghị viện sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập một tôn giáo hoặc ngăn cấm quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình”. Tu chính án thứ hai bảo vệ quyền riêng tư và bất khả xâm phạm về nhà ở của cá nhân chống lại sự tùy tiện của quân đội khi quy định: “Không một quân nhân nào trong thời bình được phép đóng quân trong bất cứ nhà dân nào nếu không được sự đồng ý của chủ nhà và ngay trong thời chiến cũng chỉ theo quy định của luật pháp”. Tu chính án thứ tư bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản, được quy định cụ thể như sau: Quyền con người được đảm bảo về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và bắt giam, quyền 29
  33. này sẽ không bị xâm phạm. Không một lệnh, trát nào được cấp nếu không có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận, đặc biệt cần miêu tả chính xác địa điểm khám xét người và đồ vật bắt giữ.” Tu chính án thứ năm thì lại bảo vệ các quyền con người liên quan đến tư pháp hình sự: “Không một ai bị buộc phải chịu trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dự bị, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tình trạng xã hội gặp nguy hiểm. Không một ai bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị buộc phải làm chứng chống lại chính mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xừ theo đúng quy định của luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thỏa đáng”. Tu chính án thứ chín quy định: “Việc quy định các quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp các quyền của người dân”. Như vậy nó cũng nâng cao quyền năng của quyền con người cũng như quyền riêng tư. Tu chính án thứ mười bốn quy định: “Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinh sống. Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Không một bang nào có quyền được tước đoạt sinh mệnh, tự do và tài sản của một công dân mà không theo một quy trình do luật định. Cũng không một bang nào có 30
  34. thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó”. Những tu chính án nêu trên của Hiến pháp chính là cơ sở để hệ thống tòa án Hoa Kỳ bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền về sự riêng tư trong thực tế. Công trình nghiên cứu của thẩm phán Cooley gọi quyền riêng tư là “Right to be let alone” (quyền được ở một mình). Công trình này đã ảnh hướng lớn đến giới luật học Hoa Kỳ và thế giới, dẫn tới việc hình thành khái niệm mới là “right to privacy”. Trước khi có công trình này, các tòa án Hoa Kỳ không công nhận quyền riêng tư nhưng sau đó đã giải quyết hàng trăm vụ liên quan đến nó. Trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ (và nhìn chung là ở các nước theo hệ thống thông luật - common law), có thể chia ra làm 5 loại vi phạm quyền riêng tư phổ biến đó là: - Khi nơi ở và sự riêng tư bị đe dọa - Khi thông tin riêng tư của họ khi công khai cho dân chúng - Khi thông tin về họ không đúng sự thật (vu khống, bôi nhọ) - Khi bị ai đó đặt trùng tên mà không được sự đồng ý của họ - Khi có sự cạnh tranh không lành mạnh bằng việc trộm cắp bí mật thương mại. 2.1.3.2. Bảo vệ quyền về sự riêng tư trong pháp luật của Cộng hoà Pháp “Mỗi người chúng ta đều có quyền bảo vệ bí mật sâu kín trong sự tồn tại của chúng ta, với mục đích không để chúng trở thành miếng mồi của sự tò 31
  35. mò công chúng”. Đây là câu tuyên bố nổi tiếng của luật sư Anthony Bem – mà có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Pháp [8]. Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 đã quy định quyền về sự riêng tư tại Đoạn 1 Điều 9: “Mọi người đều có quyền tôn trọng đời tư của mình” (Chacun adroit au respect de sa vie privee). Đoạn 2 Điều 9 xác định: “Ngoài biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại, thẩm phán có thể quyết định mọi biện pháp như giao tài sản cho người khác quản lý, kê biên tài sản và các biện pháp khác, nhằm ngăn chặn hoặc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm bí mật đời tư; trong trường hợp khẩn cấp, các biện pháp này có thể được quyết định theo thủ tục khẩn cấp tạm thời”. Trong pháp luật Pháp không có định nghĩa thế nào là đời tư hay các vấn đề về đời tư gồm những gì, tuy nhiên dựa vào thực tiễn xét xử tại tòa án nước này, Anthony Bem đã chia thành các vấn đề sau: - Các quan hệ tình dục (Les relations sexuelles): tất cả các cá nhân đều có quyền tự do tổ chức đời sống tình dục của mình. Liên quan đến vấn đề này, các thông tin liên quan đến các quan hệ đồng tính luyến ái phải được thể hiện theo tinh thần tôn trọng quyền riêng tư và không có sự phân biệt. - Đời sống tình cảm (La vie sentimentale): sự can thiệp vào đời sống tình cảm của một người trái với ý muốn của người đó; - Đời sống gia đình (La vie familiale): sự can thiệp vào đời sống gia đình như tiết lộ bí mật thư tín, nhà ở, nơi nghỉ ngơi cuối tuần, khả năng và tư cách làm mẹ, làm bố, ảnh chụp gia đình nơi tư gia, ; - Tình trạng tài chính (situation fiananciere) của gia đình, của người bố, người mẹ; 32
  36. - Các kỷ niệm cá nhân (Souvenirs persoannels): các giai thoại, các bí mật thuộc đời sống riêng tư. Chỉ các cá nhân liên quan đến bí mật đó mới có quyền quyết định công bố hay không; - Trình trạng sức khỏe (Etat de sante): bí mật nghề y buộc các thầy thuốc không tiết lộ những bí mật riêng tư của bệnh nhân thể hiện sự tôn trọng đời sống riêng tư của bệnh nhân; - Niềm tin chính trị và tôn giáo (Convictions politiques ou religieuses): Các ý kiến của cá nhân về chính trị và niềm tin tôn giáo cũng được coi là vấn đề riêng tư của cá nhân mà mọi người phải tôn trọng. Khi xảy ra các hành vi xâm phạm đến quyền về sự riêng tư thì Tòa án có thể áp dụng các chế tài dân sự hoặc chế tài hình sự với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm. Pháp luật Pháp cũng quy định những chế tài với những vi phạm quyền về sự riêng tư, bao gồm: Chế tài dân sự: - Các biện pháp nhằm hạn chế tác hại của hành vi vi phạm như tịch biên, hủy bỏ, tạm giữ các tài liệu làm lộ bí mật cá nhân người khác của người có hành vi xâm phạm; - Phạt tiền nhằm đền bù thiệt hại cho người bị hại; - Công bố phán quyết của Tòa án lên báo chí cho công dân biết. Chế tài hình sự: Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tù hoặc bị phạt tiền đến 45.000 euros. Đối với các pháp nhân, có thể bị phạt tiền nhiều gấp 5 lần so với các cá nhân, có nghĩa là lên tới 225.000 euros. 33
  37. Bộ luật hình sự Pháp và một số luật chuyên ngành khác quy định một số tội phạm xâm phạm quyền về sự riêng tư như: Tội xâm phạm nhà ở, Tội vi phạm bí mật thư tín, Tội vi phạm bí mật nghề nghiệp, Bộ luật này cũng quy định một số hình phạt phụ đối với những tội xâm phạm quyền về sự riêng tư như: - Cấm các quyền dân sự, cá nhân và gia đình; - Cấm các hoạt động nghề nghiệp xã hội trong lĩnh vực liên quan đến việc phạm tội; - Cấm sử dụng vũ khí trong thời hạn 5 năm đối với người có thẩm quyền sử dụng súng trước khi phạm tội; - Thông báo bằng áp phích và công bố công khai hình phạt của Tòa án đối với người phạm tội; - Tịch thu công cụ hoặc phương tiện đã phục vụ hoặc dùng cho mục đích thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm bí mật đời tư. 2.2. Khung pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền về sự riêng tư Quyền về sự riêng tư được quy định trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam, từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp đến luật và các văn bản dưới luật. Các quy định đó đã giải thích rõ nội dung của quyền riêng tư cũng như đề ra các biện pháp bảo đảm thực hiện, chế tài áp dụng khi có vi phạm quyền này. 2.2.1. Quy định chung về quyền về sự riêng tư: Hiến pháp: Quyền về sự riêng tư được ghi nhận trong các bản Hiến pháp Việt Nam ở những mức độ khác nhau. Cụ thể, Điều 11 Hiến pháp 1946 chỉ đề cập đến 34
  38. quyền bất khả xâm phạm về thư tín nhưng Hiến pháp năm 1959 (Điều 27,28), Hiến pháp 1980 (Điều 68 đến 71), Hiến pháp năm 1992 (Điều 71,73) đã mở rộng phạm vi quy định quyền này. Mức độ mở rộng đã đạt đến sự hoàn thiện trong Hiến pháp 2013 (Điều 20,21,22). Cụ thể, trong Điều 22 Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền về sự riêng tư: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” Thuật ngữ “đời sống riêng tư” mang tính khái quát cao, bao hàm các quyền trong Điều 20 và 22 Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 cũng mở rộng chủ thể được bảo vệ quyền về sự riêng tư từ công dân sang tất cả mọi người, cho thấy không có sự phân biệt quốc tịch. Bên cạnh đó, cũng có mức độ bảo vệ cao hơn do quy định bảo vệ các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định trường hợp quyền này có thể bị hạn chế (Khoản 2 Điều 14). Bộ Luật Dân Sự: Trước khi BLDS năm 2015 được thông qua thì hệ thống pháp luật nước ta chỉ ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về nơi cư trú và thư tín. Cụ thể, quyền về bí mật đời tư trong BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 chỉ bao gồm quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), quyền được bảo vệ danh dự 35
  39. nhân phẩm, uy tín (Điều 37), quyền bí mật đời tư (Điều 38), quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46), chứ chưa có quy định trực tiếp về quyền về sự riêng tư. BLDS năm 2005 quy định về quyền bí mật đời tư ở Điều 38 như sau: “1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” BLDS năm 2015 có nhiều thay đổi, trong đó có sửa đổi về quyền về sự riêng tư, cụ thể tại Điều 38 như sau: “Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 36
  40. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Như vậy BLDS năm 2015 thay đổi về mặt thuật ngữ từ “bí mật đời tư” sang “quyền đối với đời sống riêng tư”, bổ sung thêm cụm từ bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Về mặt nội dung, Khoản 1 của Điều 38 của cả BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 vẫn là thiết lập nguyên tắc bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ cho quyền nhân thân được quy định. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 38 BLDS năm 2015 bãi bỏ quy định tiết lộ thông tin trong trường hợp chủ thể của thông tin đã chết, mất năng lực hành vi. Khoản 3 Điều 38 BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 không có nhiều thay đổi. Khoản 4 quy định thêm quyền riêng tư của các bên trong quan hệ hợp đồng – một quan hệ đặc trưng trong lĩnh vực dân sự. 37
  41. Dù vậy, cần thấy rằng BLDS năm 2015 vẫn còn những hạn chế về mặt nội dung. Mặc dù quy định về quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong BLDS năm 2015 có 4 điểm mới là: thay đổi về mặt thuật ngữ để tránh khỏi những khúc mắc về khái niệm bí mật đời tư trước đây; bổ sung thêm dữ liệu điện tử tại khoản 3 cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của công nghệ thông tin; bổ sung thêm quy định về bảo vệ thông tin trong giao dịch hợp đồng và cuối cùng là bổ sung nội dung quyền đối với bí mật gia đình, song nhận thức về quyền về bí mật đời tư trước đây hay quyền về đời sống riêng tư hiện nay đều chưa thể thể hiện hết các khía cạnh của quyền riêng tư. Hai quyền này mới chỉ đảm bảo sự riêng tư về thông tin, còn quyền riêng tư bao hàm sự riêng tư về nơi ở, danh dự, nhân phẩm, 2.2.2. Quy định chi tiết về nội dung quyền về sự riêng tư Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã và đang ban hành các đạo luật chuyên ngành, trong đó có quy định về quyền về sự riêng tư: quyền được bảo vệ đời tư về thông tin liên lạc, quyền được bảo vệ đời tư về thông tin cá nhân(hình ảnh, tên tuổi, địa chỉ, ), quyền được bảo vệ đời tư về thân thể(mẫu xét nghiệm máu, tóc, ), quyền được bảo vệ đời tư về nơi cư trú. 2.2.2.1. Quyền riêng tư trong lĩnh vực y tế: Trong những năm qua, Quốc hội đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho người dân, trong đó có bảo vệ quyền về sự riêng tư như bảo vệ thông tin người bệnh, nghiêm cấm các hành vi phát tán tiết lộ thông tin người bệnh. Cu thể như sau: *Luật phòng chống HIV/AIDS: Khoản 5 Điều 8 Luật này quy định nghiêm cấm hành vi: “Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết 38
  42. việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.” Cũng theo quy định tại Điều 30 có một số đối tượng có thể thực hiện việc tiết lộ thông tin ngay cả khi không được sự đồng ý của người nhiễm HIV: Điều 30. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính 1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây: a) Người được xét nghiệm; b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự; c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm; d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế; đ) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam; e) Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. 39
  43. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Những đối tượng nêu trên có trách nhiệm giữ bí mật thông tin trừ trường hợp người nhận thông tin chính là người được xét nghiệm. Tuy nhiên việc tiết lộ thông tin người bệnh cần thực hiện theo Thông tư 06/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trình tự, trách nhiệm thông báo kết quả HIV dương tính. N quy định trình tự, trách nhiệm thông báo kết quả HIV dương biết việc một người bị nhiễm HIV mà chưa có sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực hiện việc phản hồi thông tin trong hoự, trách nhiệm thông báo kết quả HIV dương biết việc một người bị nhiễm HIV mà chưa có sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp thực ộc xin lỗi người bị nhiễm HIV, thành viên gia đình người bị nhiễm HIV. *Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006: Khoản 9 Điều 11 Luật này quy định nghiêm cấm hành vi : “Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật”. *Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2006: Khoản 3 Điều 33 Luật này quy định “trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám chữa bệnh: 3.Giữ bí mật thông tin liên quan tới người bệnh.” *Luật khám, chữa bệnh năm 2009: 40
  44. Khoản 2 Điều 3 Luật này quy định một nguyên tắc quan trọng trong khám, chữa bệnh: “Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.” Quyền của người bệnh được quy định tại Điều 8 và 11: “Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư 1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. 2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.” Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh 1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.” Hồ sơ bệnh án được quản lý và khai thác theo khoản 3,4 Điều 59 Luật khám chữa bệnh năm 2009: “3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau: 41
  45. a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm; c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây: a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật; b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép; c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.” Các đối tượng được quy định tại Khoản 4 khi sử dụng các thông tin này cần có trách nhiệm giữ bí mật và phải sử dụng đúng với mục đích đã đề nghị với người đứng đầu cơ quan khám, chữa bệnh. 42
  46. Với những quy định đã nêu trên, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật nước ta về quyền về sự riêng tư trong lĩnh vực y tế khá đầy đủ và tiến bộ, có nhiều điểm tương thích với pháp luật quốc tế. 2.2.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục: So với các lĩnh vực khác thì quyền về sự riêng tư trong lĩnh vực giáo dục chưa thực sự được quan tâm. Trong hệ thống văn bản pháp lý thì chưa có những quy định nhằm bảo vệ quyền về sự riêng tư của học sinh, sinh viên. Đa phần các đạo luật, văn bản dưới luật chỉ đề cập đến quyền và nghĩa vụ cơ bản như học tập, vui chơi còn những vấn đề cụ thể bao gồm quyền về sự riêng tư thì giao cho các cơ sở tự quy định, miễn là không trái pháp luật. Thực trạng quyền về sự riêng tư của học sinh sinh viên đang bị xâm phạm hết sức nặng nề: - Vấn đề thứ nhất: Công khai điểm số của học sinh, sinh viên - Vấn đề thứ hai: Giáo viên thu giữ tài sản của học sinh cũng như công khai thông tin đời tư của học sinh trước lớp học hoặc trước toàn trường. Ví dụ như việc GVCN thu giữ sổ tay, thư từ riêng tư của học sinh do vi phạm làm việc riêng trong giờ và công khai thông tin đó trước lớp. Hành vi đó xâm phạm quyền sở hữu cũng như quyền về sự riêng tư của học sinh. - Vấn đề thứ ba: Nội quy nhà trường can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của học sinh sinh viên. 2.2.2.3. Trong lĩnh vực báo chí xuất bản: Quyền về sự riêng tư từ lâu đã được ghi nhận trong lĩnh vực báo chí. Từ những văn bản pháp lý đầu tiên như Luật báo chí năm 1898, Luật sửa đổi một số điều luật báo chí năm 1999, Nghị định 51/2002/NĐ-CP về hướng dẫn 43
  47. thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 2009 và gần đây nhất là Luật báo chí năm 2016. Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí tại Điều 5: “3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án). 4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.” Luật báo chí năm 2016 thì bổ sung một số điều về các quyền và nghĩa vụ của nhà báo khi làm nghề, các nguyên tắc đạo đức của người làm nhà báo và đặc biệt là các hành vi bị cấm trong lĩnh vực này. Ví dụ như các hành vi đưa tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ đều bị cấm. Những quy định đó giúp bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư trong lĩnh vực báo chí. Bên cạnh đó, có một số đạo luật khác quy định về giới hạn của quyền về sự riêng tư một cách gián tiếp nhằm bảo vệ quyền về sự riêng tư: - Luật xuất bản năm 2012: 44
  48. Điều 10 Luật này quy định nghiêm cấm hành vi: “Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định” Trong lĩnh vực này cũng quy định một số nguyên tắc của người có trách nhiệm phải tuân theo như không được xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân, các xuất bản không chứa nội dung tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân. Ngoài những quy định cấm trên, còn có những quy định về xử lý những hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư trong lĩnh vực này (Khoản 2 Điều 7 Nghị định 02/2011/NĐ-CP): “2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau: a) Thông tin sai sự thật nhưng chưa nghiêm trọng; b) Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin, làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin; c) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhưng không có chú dẫn xuất xứ tư liệu; d) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đ) Công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn 45
  49. nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể.” Tóm lại, hệ thống pháp luật về quyền riêng tư trong lĩnh vực báo chí được quy định khá đầy đủ từ các quy định cấm đến những quy định xử lý hành vi xâm phạm. 2.2.2.4. Trong lĩnh vực hình sự: *Luật tố tụng hình sự: Một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong luật tố tụng hình sự là nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn bí mật thư tín, điện thoại của công dân. Và chỉ có một số hoạt động ảnh hưởng đến quyền về sự riêng tư (giới hạn của quyền riêng tư) nếu hoạt động để để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, được người hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép tiến hành: Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân “Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân. Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.” Theo Điều 192 Luật tố tụng hình sự 2015 thì việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, 46
  50. phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Trong trường hợp người có điện thoại, điện tín, thư tín đang liên quan đến vụ án hình sự, nếu cần thiết phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án để phục vụ điều tra có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu phẩm. Việc khám xét phải đúng thẩm quyền (Điều 193). Luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định rõ trình tự thủ tục về khám xét người (Điều 194); Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện (Điều 195); thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 196); Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông (Điều 197). Ví dụ: “Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện 1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. 2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. 47
  51. Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến. 3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến. 4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến. Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia. 5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.” Ngoài ra, quy định về trưng cầu giám định cũng liên quan mật thiết tới quyền riêng tư. Điều 206 Luật tố tụng hình sự quy định một số đối tượng bắt buộc phải trưng cầu giám định, thực hiện các xét nghiệm, giám định trên cơ thể mình khi cần xác định theo luật định mà không được từ chối. “Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: 1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị 48
  52. hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; 2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; 3. Nguyên nhân chết người; 4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; 5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; 6. Mức độ ô nhiễm môi trường.” Tuy nhiên có một số ngoại lệ, là vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì họ có thể từ chối yêu cầu giám định về thương tật, dịch trong cơ thể, Việc bảo đảm quyền riêng tư về thông tin cá nhân của người phạm tội còn có Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT – BCA –VKSNDTC – TANDTC hướng dẫn về việc gửi thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội. * Luật thi hành án hình sự 2010: Luật này cũng có quy định về chế độ liên lạc của phạm nhân, quy định này chỉ rõ giới hạn quyền riêng tư của phạm nhân trong vấn đề liên lạc thông tin: “Điều 47. Chế độ liên lạc của phạm nhân: 1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan 49
  53. thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận. 2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 05 phút. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này. 3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả” Các biện pháp điều tra đặc biệt như khám xét người, giám định thương tích, cũng phần nào hạn chế quyền con người hay quyền về sự riêng tư. Nó không chỉ được quy định trong luật tố tụng hình sự mà còn được quy định trong những đạo luật chuyên ngành khác như Luật an ninh quốc gia, Luật hải quan, Luật phòng chống khủng bố, Luật phòng chống ma túy, Luật công an nhân dân, Điều 12 Luật an ninh quốc gia năm 2004 quy định việc áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp như sau: g) Kiểm soát việc sử dụng thông tin liên lạc tại một địa phương hay một khu vực nhất định.” Luật phòng chống khủng bố năm 2013 cũng quy định rất cụ thể về các biện pháp chống khủng bố nhưng có một số biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền riêng tư như: Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản; kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác; 50
  54. Luật phòng chống ma túy năm 2000 cũng ghi nhận một số biện pháp ảnh hưởng đến quyền riêng tư như áp dụng các biện pháp trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy. Như vậy ngoài luật tố tụng hình sự thì các quy định khác về các biện pháp điều tra đặc biệt đã phần nào ảnh hưởng tới quyền về sự riêng tư. Trong bộ luật tố tụng hình sự thì các biện pháp được áp dụng trong điều tra hình sự là: (1) ghi âm, ghi hình bí mật; (2) nghe điện thoại bí mật; (3) thu thập bí mật dữ liệu điện tử. 2.2.2.5. Trong lĩnh vực dân sự: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định việc trưng cầu giám định khi có yêu cầu trong việc giải quyết một số loại vụ việc như xác định: “Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một trong các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định ” Còn đối với các vụ việc cần phải lấy mẫu xét nghiệm trên cơ thể người để xác định quan hệ cha, mẹ, con thì quy định này lại thể hiện sự tôn trọng quyền về sự riêng tư. Luật thi hành án dân sự năm 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2014 thì quy định việc kê biên tài sản, nhà ở phải được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật khi có bản án quyết định có hiệu lực của Tòa án. 2.2.2.6. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Luật Viễn thông năm 2009 quy định về việc bảo mật bí mật thông tin tại Điều 6 khá cụ thể: “Điều 6. Bảo đảm bí mật thông tin 1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. 51
  55. 2. Tổ chức, cá nhân khi gửi, truyền hoặc lưu giữ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trên mạng viễn thông có trách nhiệm mã hóa thông tin theo quy định của pháp luật về cơ yếu. 3. Thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của mọi tổ chức, cá nhân được bảo đảm bí mật. Việc kiểm soát thông tin trên mạng viễn thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. 4. Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp thông tin; b) Các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông để phục vụ cho việc tính giá cước, lập hóa đơn và ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng; c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.” Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng có nhiều quy định về quyền về sự riêng tư như: bảo vệ thông điệp sữ liệu điện tử (Điều 45), bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử (Điều 46), Luật Công nghệ thông tin năm 2006 đã có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm đối với việc thu thập, xử lí thông tin, sử dụng lưu trữ thông tin trên môi trường mạng: 52
  56. “Điều 21. Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng 1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây: a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó; b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên; c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ; d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây: a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng; b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng; 53
  57. c) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 22 Lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng 1 Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin đó. 2. Tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó. 3. Cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân. Điều 72. Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin 1. Thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện một trong những hành vi sau đây: a) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng; b) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin; c) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép; d) Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng; đ) Hành vi khác làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.” 54
  58. Và hàng loạt các đạo luật chuyên ngành có thể kể đến như: Luật quản lý thuế năm 2006 quy định về bảo mật thông tin người nộp thuế (Điều 73). Và chỉ công khai thông tin vi phạm pháp luật thuế trong một số trường hợp (Điều 74) : “Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây: 1. Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn; 2. Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác; 3. Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.” Luật nơi cư trú: việc xác định khái niệm nơi ở và chỗ ở hợp pháp (Điều 12) có ý nghĩa trong việc xác định phạm vi bảo vệ quyền về sự riêng tư. 2.2.2.7. Quyền riêng tư của một số nhóm người yếu thế ( Trẻ em): Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Hơn nữa Luật trẻ em 2016 quy định tại Điều 21: “Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư”. Và trong điều 6 cũng quy định nghiêm cấm : “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.” 55
  59. Tiếp theo là trong nghị định 56/2017-NĐ Điều 33 tiếp tục liệt kê ra những gì được cho là quyền riêng tư của trẻ “Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.” 2.2.3. Quy định về biện pháp bảo vệ quyền về sự riêng tư Cũng như pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định về biện pháp bảo vệ quyền về sự riêng tư, có thể phân loại như sau: *Biện pháp dân sự: Quyền về đời tư là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người vì vậy quy định về biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong BLDS 2015 có thể áp dụng chung cho bảo vệ quyền về sự riêng tư: - Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. Trong trường hợp người vi phạm không thực hiện thì người bị xâm phạm có thể khởi kiện tại Tòa, yêu cầu người vi phạm thực hiện những hành vi đó. - Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Nếu hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư gây ra thiệt hại cho người bị xâm phạm thì họ có quyền yêu cầu người xâm phạm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần. 56
  60. *Biện pháp hành chính: Bao gồm xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính. - Xử lý kỉ luật đối với cán bộ, công chức, người lao động khi các chủ thể này xâm phạm quyền về sự riêng tư của người khác ( theo quy định của Luật Công Chức, Viên Chức, Luật Lao Động). - Nếu hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý theo vi phạm hành chính. Nguyên tắc, trình tự xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo Luật xử lý vi phạm hành chính. Tính chất, mức độ của hành vi vi phạm cũng như các biện pháp xử lý được quy định tại nhiều văn bản chuyên ngành khác nhau. Chẳng hạn, đối với hành vi vi phạm quyền riêng tư của trẻ em trên môi trường mạng, có thể căn cứ vào Nghị định 174/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 49/2017). Theo đó, đối với vi phạm về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 2, Điều 64). Đối với vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội liên quan đến hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. 57
  61. Đối với vi phạm của thành viên gia đình tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình (trong đó có trẻ em) nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân thì bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm - khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013. *Biện pháp hình sự: Biện pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư khi quy định các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm khi các hành vi đó xâm phạm tới quyền về sự riêng tư. Tùy tính chất, mức độ, hành vi vi phạm quyền về riêng tư có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác; tội làm nhục người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Chẳng hạn như: Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Điều 158), Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác(Điều 159), Tùy tính chất, mức độ nặng nhẹ của hành vi xâm phạm mà sẽ có hình phạt hợp lý. 2.3. Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền về sự riêng tư Hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương thích với những tiêu chuẩn cơ bản của pháp luật quốc tế (các điều ước quốc tế song phương, đa phương) bảo đảm quyền về sự riêng tư. 58
  62. Trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể khái quát quyền về sự riêng tư do quyền riêng tư có tính trừu tượng, phức tạp; nó bao trùm lên nhiều quyền năng khác của con người. Các văn bản pháp luật chỉ quy định những khía cạnh của quyền này như danh dự, uy tín, nhà ở, thư tín, điện tín, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định quyền về sự riêng tư qua các khía cạnh như quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình (Điều 21); Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22). Đó là những khía cạnh thuộc nội hàm của quyền riêng tư, chứ không có một điều luật nào định nghĩa cụ thể về quyền của sự riêng tư. Điều này cCũng tương tự với Điều 12 UDHR, Điều 17 ICCPR. Bộ luật dân sự 2015 quy định các khía cạnh của quyền riêng tư nhìn chung phù hợp với Điều 12 UDHR và Điều 17 ICCPR. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có một số điểm khác biệt đáng chú ý so với hệ thống pháp luật quốc tế: (1) Pháp luật Việt Nam có sự mở rộng hơn so với pháp luật quốc tế ở một vài khía cạnh: - Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền về sự riêng tư không chỉ khi cá nhân sống mà còn bảo vệ quyền này ngay cả khi họ chết (Điều 34 BLDS 2015), còn trong pháp luật quốc tế chưa đề cập tới vấn đề này: “Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. 59
  63. - Khái niệm “nhân phẩm” do pháp luật Việt Nam sử dụng trong Hiến pháp năm 2013 và BLDS năm 2015 có nghĩa rộng hơn so với khái niệm “danh dự”, “uy tín” tại Điều 12 UHDR và Điều 17 ICCPR. (2) Văn bản pháp luật quốc tế luôn nhấn mạnh sự xâm phạm quyền về sự riêng tư thể hiện ở sự can thiệp tùy tiện và trái pháp luật. Pháp luật Việt Nam lại quy định “ Quyền về sự riêng tư là quyền bất khả xâm phạm” nhưng có thể bị hạn chế trong một số trường hợp: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” Do tính trừu tượng của quy định này mà có thể xem sự tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư theo pháp luật quốc tế cao hơn Việt Nam. Như vậy, quy định về bảo vệ quyền về sự riêng tư trong pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế tương đối, chỉ có một vài điểm khác biệt nhỏ. Ngoài những điểm chung tương đồng thì pháp luật Việt Nam có mở rộng hơn một số khía cạnh. Song pháp luật Việt Nam vẫn còn khá nhiều hạn chế cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới. 60
  64. CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ Ở VIỆT NAM 3.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong thời đại khoa học kỹ thuật công nghệ nên không thể tránh khỏi vấn đề quyền về sự riêng tư bị xâm phạm. Những hạn chế trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam có khá nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến như: Nguyên nhân chủ quan chủ yếu chính là thái độ, nhận thức và nhu cầu của các chủ thể. Đầu tiên có thể các chủ thể chưa nhận thức đúng và đầy đủ được các vấn đề xoay quanh quyền về sự riêng tư. Nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam về quyền riêng tư còn hạn chế. Đa số người dân mới chỉ có những hình dung cơ bản về quyền riêng tư mà chưa có hiểu sâu về nội hàm của quyền riêng tư. Chính vì sự nhận thức chưa chính xác về quyền riêng tư dẫn đến nhiều hành vi xâm phạm quyền riêng tư một cách ngang nhiên. Song đó cũng không phải lí do duy nhất: Một số chủ thể khác mặc dù hiểu rõ quyền về sự riêng tư song do ý chí chủ quan của bản thân mà vẫn xâm phạm quyền về sự riêng tư của người khác (ví dụ như tính tò mò, vì nhu cầu của bản thân, ), cũng có trường hợp chủ thể xâm phạm quyền riêng tư không vì một lý do gì. Thứ hai, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ. Khoa học kỹ thuật mang mang lại nhiều lợi ích cho con người như tiếp cận, thu thập, truyền đạt và lưu giữ thông tin nhưng bên cạnh đó cũng phần nào xâm phạm quyền về sự riêng tư. Các phương tiện kĩ thuật hiện đại cho phép con người 61
  65. dễ dàng thu thập thông tin đời tư của người khác. Đây là một nguyên nhân khách quan dẫn đến việc hạn chế bảo vệ quyền về sự riêng tư. Thứ ba, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa tạo cơ hội cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm lập pháp cũng như thực tiễn bảo vệ quyền về sự riêng tư từ các quốc gia khác. Nhưng cũng chính sự hội nhập hóa tạo điều kiện cho các tội phạm mới xâm phạm quyền về sự riêng tư xuất hiện tại Việt Nam như: tội phạm mạng ăn cắp công nghệ, tội phạm mạng ăn cắp thông tin cá nhân, khiến cho Việt Nam rất khó kiểm soát. Thứ tư, các quy định của pháp luật về quyền riêng tư còn mang nặng tính nguyên tắc, khái quát và hình thức hơn là tính thực tiễn; còn nhiều bất cập, chồng chéo và thiếu cơ chế pháp lý cụ thể để bảo đảm quyền riêng tư. Thứ năm, chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam nhìn chung còn nhẹ, nghiêng về xử lý hành chính nên ít mang tính răn đe, giáo dục. Các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư trong thực tiễn rất đa dạng, phong phú nhưng quy định pháp luật còn hạn chế. Nguyên nhân này tác động trực tiếp đến mức độ tôn trọng và thực thi quyền về sự riêng tư. Một bộ phận người có kiến thức chuyên môn cao về công nghệ thích khám phá nên vô tình hoặc cố tình xâm nhập trái phép qua mạng để khai thác, sử dụng thông tin riêng cá nhân cho mục đích vụ lợi, kể cả một số nhà báo, phóng viên biến chất sử dụng thông tin riêng cá nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tống tiền gây bất bình trong dư luận. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến tình trạng một số người thích khoe bản thân, tự phơi bày sự riêng tư của mình mà không biết hoặc không có biện pháp tự bảo vệ để những kẻ cơ hội lợi dụng. 62
  66. Thứ sáu, sự hạn chế trong kiểm soát đạo đức nghề nghiệp của ngành báo chí và truyền thông khiến cho việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ngày càng khó khăn. Cuối cùng là do sự buông lỏng trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của một số cơ quan nhà nước là nguyên nhân làm hạn chế việc bảo vệ quyền về sự riêng tư. Các cơ quan nhà nước thiếu quyết liệt khi xử lý các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư khiến chủ thể thực hiện hành vi đó có cơ hội tiếp tục vi phạm. (Bảng 3.1 và 3.2 dưới đây sẽ cũng cấp kết quả điều tra về nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư tại TP Hồ Chí Minh theo Báo cáo điều tra Xã hội học). 63
  67. Bảng 3.1. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi xâm phạm BMĐT người khác ở người trưởng thành trẻ tuổi Độ lệch STT Nội Dung Số người trả lời Tỉ lê % Thứ hạng chuẩn 1 Do nhận thức của tôi còn hạn chế 22 12,9 3 2 Do tôi chưa hiểu rõ thế nào là BMĐT 11 6,4 5 Do tôi chưa hiểu rõ thế nào là hành vi xâm 3 phạm sự riêng tư 7 4,1 7 Do tôi không lường hết được các hậu quả của 4 việc xâm phạm sự riêng tư 20 11,7 4 1,946 Do tôi nghĩ rằng có xâm phạm cũng không bị 5 xử phạt 10 5,8 6 6 Cho rằng mình không xâm phạm 4 2,3 8 7 Do tôi thích thú và tò mò muốn biết 59 34,5 1 8 Do tôi có nhu cầu tìm hiểu 38 22,2 2 Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh [15, tr.9] 64
  68. Bảng 3.2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi xâm phạm BMĐTngười khác ở người trưởng thành trẻ tuổi Độ Số người Tỉ lệ Thứ STT Nội dung lệch trả lời % hạng chuẩn 1 Vì có người ép buộc tôi 13 7,6 5 2 Vì có người thuê tôi 3 1,8 7 3 Vì người đó đã tiết lộ bí mật của tôi 16 9,4 4 4 Vì bạn bè hoặc người thân nhờ vả 17 9,9 3 1,956 5 Vì pháp luật hướng dẫn xử phạt hành 16 9,4 4 vi này chưa cụ thể 6 Vì những lí do khác 23 13,5 2 7 Không vì lí do khách quan nào 79 46,2 1 Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh [15,tr.1 65
  69. 3.2. Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam 3.2.1. Nhóm giải pháp về mặt pháp lý Hệ thống văn bản pháp luật không phải phương thức duy nhất giúp bảo vệ quyền về sự riêng tư nhưng nó là điều kiện tiên quyết cơ bản, điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền về sự riêng tư. Đầu tiên, cần hoàn chỉnh và cụ thể hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền riêng tư. Để phát huy quyền con người, quyền công dân được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 thì vấn đề cụ thể hóa liên quan đến rất nhiều luật, trong đó nghiên cứu, cân nhắc đề xuất ban hành một văn bản luật chung để điều chỉnh quyền riêng tư của công dân; sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Báo chí trong đó bao gồm: - Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các vấn đề cần thiết trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư trong Hiến pháp, Bộ luật dân sự, - Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành bảo vệ quyền về sự riêng tư trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, - Sớm ban hành một văn bản luật chung để điều chỉnh vấn đề quyền về sự riêng tư của công dân: Luật về quyền riêng tư. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới ban hành luật về quyền riêng tư, từ đó cá nhân, tổ chức sẽ có những ứng xử chuẩn mực trong vấn đề quyền về sự riêng tư. Việc ban hành luật này là nội dung cơ bản để dễ dàng xác định quyền về sự riêng tư cũng là cơ sở để khai thác và giới hạn phạm vi khai thác thông tin đời tư. Nếu ban hành Luật về quyền riêng tư có thể tham khảo pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Nga, đồng thời cũng phải tính đến những yếu tố đặc thù của pháp luật Việt Nam để có những quy định phù hợp. 66
  70. Hoàn thiện, sửa đổi các quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan đến vấn đề riêng tư, ví dụ như: Bộ luật lao động không quy định về trách nhiệm của bên sử dụng lao động trong việc bảo mật thông tin liên quan đến người lao động, cũng tương tự trong các quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước. Thông thường người thi tuyển và người lao động phải cung cấp sơ yếu lý lịch hoặc tờ khai thông tin Chúng có thể là những thông tin bí mật mà họ không muốn tiết lộ. Do đó pháp luật cần có những quy định cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước trong việc bảo mật thông tin của người lao động, người thi tuyển. 3.2.2. Nhóm giải pháp về mặt xã hội: Ngoài những công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp lý, cũng cần những giải pháp mang tính xã hội, trong đó bao gồm: Một là, nâng cao nhận thức của người dân về quyền riêng tư của bản thân cũng như tôn trọng quyền riêng tư của người khác thông qua nhiều phương thức khác nhau. Không thể xem nhẹ việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền về sự riêng tư vì chính nó giúp cho pháp luật đi vào thực tiễn. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, giáo dục, phổ biến kiến thức về quyền của con người được coi là giải pháp đầu tiên, có tính chất bền vững lâu dài nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Việc tuyên truyền này phải được thực hiện với quy mô rộng lớn trên phạm vi cả nước. Đối tượng hướng đến là tất cả các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong xã hội, từ đó thúc đẩy sự quan tâm sẻ chia, có sự thay đổi trong nhận thức và hành động để bảo đảm quyền riêng tư. Đặc biệt là phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các kênh thông tin, thường xuyên nghiên cứu đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền, 67
  71. phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người; tăng cường tuyên truyền cho nhân dân nắm được quyền của mình để giám sát Nhà nước thực hiện, giúp người dân biết cách tự bảo vệ quyền riêng tư của mình, ví dụ như: - Thông qua các hoạt động, chương trình tuyên truyền nói chuyện về pháp luật , các cuộc thi tìm hiểu pháp luật quyền về sự riêng tư. - Thông qua phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo đài, nhằm truyền tải thông điệp về quyền riêng tư đến người dân. - Xuất bản các ấn phẩm định kì trong đó có các chuyên mục về vấn đề riêng tư và bảo vệ quyền về sự riêng tư. - Thông qua môi trường giáo dục. Hai là, nâng cao nhận thức của những người thực thi pháp luật trong việc bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Mặc dù hiện tại Việt Nam chưa có sự vụ nào đặc biệt, đáng chú ý xâm phạm quyền riêng tư trong quá trình thực thi pháp luật nhưng vẫn cần phải lưu tâm nâng cao, nhận thức, năng lực của cán bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ. Ba là, kiên quyết xử lý các hành vi xâm phạm quyền về sự riêng tư. 3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường các thiết chế đảm bảo quyền về sự riêng tư: Cần tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát, khiếu nại nhằm bảo vệ quyền về sự riêng tư. Việc tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát từ các thiết chế nhà nước và xã hội sẽ góp phần tăng cường cơ chế bảo đảm thực thi quyền riêng tư của mọi người trong xã hội. - Cơ chế giám sát từ Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định “ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, 68
  72. quyết định các vấn đề quan trọng các vấn đề của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Khoản 2 Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định “ Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Như vậy, chức năng giám sát việc bảo đảm thực thi quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng từ phía các cơ quan dân cử là Quốc hội và Hội đồng nhân dân là chức năng hiến định. Thông qua hoạt động giám sát, các cơ quan dân cử bên cạnh việc kiểm định tính hợp lý, chất lượng của các quyết định của mình, đồng thời phát hiện vấn đề làm tiền đề cho việc xem xét thông qua các chính sách pháp luật mới. - Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, cần nâng cao chất lượng thảo luận tại các phiên họp đoàn thể, tăng cường chất lượng hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát từ phía các cơ quan dân cử thì việc nâng cao chất lượng, nhận thức của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về quyền con người nói chung và quyền riêng tư nói riêng là yếu tố hàng đầu. - Cơ chế giám sát từ hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước: Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp cận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi theo danh dự của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng 69