Khóa luận Quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người

pdf 75 trang thiennha21 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_diem_cua_mot_so_ton_giao_lon_ve_quyen_con_ngu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG HUYỀN TRANG QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L HÀ NỘI – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG HUYỀN TRANG QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. CHU HỒNG THANH HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đặng Huyền Trang SV: Đặng Huyền Trang i Lớp: K60B-QH-2015-L
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUYÊN CON NGƯỜI VÀ VỀ MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN 5 1.1 Lý luận chung về quyền con người 5 1.2 Khái quát về một số tôn giáo lớn 13 1.2.1 Tôn giáo và lịch sử tôn giáo 13 1.2.2 khái quát tư tưởng triết lý của các tôn giáo liên quan đến tư tưởng quyền con người 17 CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TÔN GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI CỤ THỂ 21 2.1. Sự tương đồng giữa quan điểm tôn giáo và tư tưởng quyền con người 21 2.1.1 Nhân sinh quan 21 2.1.2 Tư tưởng Về nhà nước và xã hội trong quan điểm tôn giáo 23 2.2. Quan điểm của các tôn giáo về một số quyền cụ thể 26 2.2.1. Quyền sống 26 2.2.2 Quyền không bị tra tấn 32 2.2.3 Vấn đề quyền tự do bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. 36 2.2.4. Quyền tự do dân chủ tín ngưỡng tôn giáo 46 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT KHÁI QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUAN ĐIỂM TÔN GIÁO VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 54 3.1. Tác động tích cực trong các quan điểm tôn giáo về quyền con người 54 3.1.1 Nền văn hóa nhân quyền 54 3.1.2 Tác động tích cực trong tư tưởng của các Tôn giáo cần được phát huy 56 3.2. Tác động tiêu cực trong các quan điểm tôn giáo về quyền con người 58 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 SV: Đặng Huyền Trang ii Lớp: K60B-QH-2015-L
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CAT Công ước chống tra tấn GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam HRC Ủy ban Quyền con người ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ICESCR Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ICRC Hội Chữ Thập đỏ quốc tế ILO Tổ chức Lao động quốc tế MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người SV: Đặng Huyền Trang iii Lớp: K60B-QH-2015-L
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người (Nhân quyền - Human Rights) là một phạm trù đa diện và có nhiều định nghĩa, các nhà nghiên cứu cho rằng quyền con người đã tồn tại ngay từ buổi ban sơ trong lịch sử xã hội loài người; mặc dù có nhiều ý kiến đánh giá và cách giải thích khác nhau, nhưng phải đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945), khái niệm “quyền con người” mới thực sự được đề cập rộng rãi trong cộng đồng nhân loại. Theo dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người nói riêng, có thể thấy rằng những giá trị phản ánh về quyền con người đã tồn tại trong đời sống xã hội loài người từ nhiều thế kỷ trước đây, mặc dù không được nói đến trong cụm từ “quyền con người” nhưng những giá trị của quyền con người, ở những mức độ khác nhau đã được nêu ra trong những tác phẩm của các triết gia, các nhà tư tưởng lớn, nó xuất hiện và tồn tại trong giáo điều và quy định của các tôn giáo, trong pháp luật của các quốc gia, biểu hiện trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau Quyền con người là phổ quát, là giá trị chung của nhân loại, đảm bảo quyền con người là mục tiêu hướng đến của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế là một quá trình và cần có sự tham gia của nhiều thành tố trong xã hội. Chúng ta hiểu và thừa nhận rằng, bảo vệ quyền con người không chỉ bằng hệ thống pháp luật, mà nó còn là phát huy tổng hợp các giá trị tốt đẹp tồn tại trong xã hội, một nền tảng xã hội được xây dựng dựa trên những giá trị xuất phát từ phẩm giá của con người là điều kiện tốt để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (năm 1990) về công tác tôn giáo khẳng định: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu SV: Đặng Huyền Trang 1 Lớp: K60B-QH-2015-L
  7. những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người” [8]; „„Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng giađình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [8]. Bên cạnh việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chúng ta cần khai thác, phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp của truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó có những giá trị tư tưởng tôn giáo, những giá trị của văn hóa tôn giáo để góp phần xây dựng một nền văn hóa nhân quyền. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người giúp cho chúng ta nhận thấy những giá trị về quyền con người tồn tại ở đâu, giá trị quyền con người được chứa đựng trong những giá trị văn hóa hay tôn giáo nào, đã và đang hiện hữu trong đời sống xã hội loài người. Từ đó gợi cho chúng ta ý tưởng rằng, việc thúc đẩy và đảm bảo quyền con người cũng chính là tiếp tục phát huy hơn nữa những giá trị quyền con người chứa đựng trong các giá trị văn hóa ấy, mà ở đây tác giả tập trung nói đến là những giá trị trong tư tưởng, triết lí của 4 tôn giáo lớn là: Kito giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo và Phật giáo. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “KHÁI LƯỢC QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI” làm đề khóa luận tốt nghiệp của mình, với mục đích làm rõ một số tư tưởng, triết lí của các tôn giáo về quyền con người, bổ sung vào hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí của nhân loại về quyền con người; góp phần phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời đại ngày nay. 2 Tình hình nghiên cứu Ngày nay, khi nói đến tôn giáo, không ai có thể phủ nhận hay bàn cãi về giá trị nhân văn, nhân đạo của các tôn giáo cũng như cảm nhận sự gần gũi của những tư tưởng, triết lí, văn hóa các tôn giáo trong cuộc sống. Có thể thấy rằng, mặc dù trong giáo lí, kinh điển các tôn giáo không nói đến cụm từ “quyền con người” song vấn đề tôn trọng quyền con người hoàn toàn không xa lạ gì đối với các tôn giáo. SV: Đặng Huyền Trang 2 Lớp: K60B-QH-2015-L
  8. Tư tưởng, triết lí của các tôn giáo về quyền con người là một chủ đề tuy không mới; tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu sắc vấn đề này hầu như còn hạn chế, trong một số bài viết thường tiếp e dưới dạng phân tích về triết lí các tôn giáo liên quan đến một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống, và các vấn đề này ít nhiều tương đồng với nội hàm của một số quyền con người theo luật nhân quyền quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây về quan điểm của các tôn giáo lớn về quyền con người thường xảy ra việc những nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào những diễn đạt riêng lẻ trong giải thích của họ về các giáo lý tôn giáo, nên gây hạn chế việc tìm ra mối liên hệ giữa quan điểm của các tôn giáo và quyền con người. Đến nay, chưa thấy khóa luận tốt nghệp nào tiếp cận chủ đề này dưới góc độ quyền con người. Mặc dù các giáo lý tôn giáo xuất hiện từ thời cổ đại và không có sự nối kết trực tiếp với những khái niệm, tư tưởng hiện đại về quyền con người như trong Luật nhân quyền quốc tế. Tác giả cố gắng nghiên cứu và chỉ ra, tìm ra những nguyên tắc và tư tưởng về quyền con người mà các tư tưởng tôn giáo chuyển tải. Để hướng đến việc khai thác trong đó những ứng dụng hữu ích. Bởi vì các tôn giáo đã và đang tồn tại đầy sức sống trong thế giới của chúng ta. Với cách tiếp cận những quan điểm về quyền con người trong các tôn giáo, tác giả muốn tiếp cận nghiên cứu và làm rõ những tư tưởng quyền con người “đã có”, đó là những tư tưởng quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sốngcác tôn giáo, với mong muốn nhìn nhận vấn đề quyền con người gần gũi hơn, sáng tỏ nội dung quyền con người là giá trị chung của nhân loại, thực sự tồn tại phổ biến trong đời sống của con người; đồng thời cũng góp phần phê phán những góc nhìn thiếu tích cực trong quan điểm của các tôn giáo về quyền con người 3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu Trình bày, phân tích có hệ thống các quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người; góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người; thể hiện tính phổ biến của quyền con người; để chứng minh rằng các giá trị quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sống xã hội, mà cụ thể ở đây là trong đời sống và văn hóa các tôn giáo. Bổ sung lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người qua tư tưởng, triết lí, nguyên tắc của các tôn giáo về vấn đề quyền con người. Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thực tiễn đời sống; bên cạnh việc nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con người thì việc phát huy những giá trị quyền con người trong văn hóa các tôn giáo cũng có tác dụng góp phần xây dựng một nền văn SV: Đặng Huyền Trang 3 Lớp: K60B-QH-2015-L
  9. hóa nhân quyền, nó có ưu thế riêng và dễ được xã hội tiếp nhận và phát triển. Góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền con người. Phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích các quan điểm của 4 tôn giáo lớn là kito giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo và Phật giáo. Trong đó tập trung vào việc giải thích các quy định của các tôn giáo có liên quan đến các quyền và tự do cơ bản của con người. Nghiên cứu các quan điểm tôn giáo dưới góc độ khoa học pháp lí về nhà nước và pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng. 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả xem xét vấn đề quyền con người từ quan điểm triết học về luật, để nhận diện những giá trị quyền con người được chia sẻ bởi hệ tư tưởng các tôn giáo. Tiếp cận từ sự liên hệ giữa quyền con người khởi phát từ nhân phẩm, ý nghĩa của nhân phẩm trong tư tưởng các tôn giáo. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích - tổng hợp, xã hội học, so sánh, đánh giá để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan. Luận văn cũng khai thác thông tin tư liệu của các bài viết khoa học và công trình nghiên cứu đã công bố để chứng minh cho các luận điểm. 5 Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của Khóa luận Bổ sung hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người. Hệ thống hóa các nghiên cứu về quyền con người trong các tôn giáo. Các kết quả của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo pháp luật về quyền con người. Có đóng góp nhất định trong xây dựng nền văn hóa nhân quyền và phương pháp giải quyết hòa bình các xung đột xã hội, các bất đồng liên quan đến tôn trọng và bảo vệ quyền con người. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn này gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận. - Chương 1: Khái quát về quyên con người và quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - Chương 2: Quan điểm của các tôn giáo về một số quyền con người - Chương 3: Mặt tích cực và hạn chế của các quan điểm tôn giáo về quyền con người SV: Đặng Huyền Trang 4 Lớp: K60B-QH-2015-L
  10. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUYÊN CON NGƯỜI VÀ VỀ MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN 1.1 Lý luận chung về quyền con người Quyền con người (human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo một tài liệu của Liên hợp quốc, từ trước đến nay có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố, 8 mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người Tính phù hợp của các định nghĩa hiện có về quyền con người phụ thuộc vào sự nhìn nhận chủ quan của mỗi cá nhân, tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of High Commissioner for Human Rights – OHCHR) thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người. Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa về quyền con người do một số cơ quan nghiên cứu và chuyên gia từng nêu ra. Những định nghĩa này cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Trong khoa học pháp lý, các quyền con người được hiểu đó là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại. Nhằm mục đích bảo vệ những quyền tự nhiên này của con người những sự xâm phạm của bất kể chủ thể nào, nên xã hội loài người đã phải tạo ra cho mình một thiết chế có trách nhiệm đảm bảo những quyền này. Thiết chế được sau này gọi là nhà nước. Liên quan đến khái niệm trên, cũng cần lưu ý rằng thuật ngữ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (theo tiếng thuần Việt) hoặc nhân quyền (theo Hán – Việt). Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền’’ chính là “quyền con người”.211 Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, đây là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về quyền con người. SV: Đặng Huyền Trang 5 Lớp: K60B-QH-2015-L
  11. Về nguồn gốc của quyền con người, có hai trường phái cơ bản đưa ra hai quan điểm trái ngược nhau. Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural rights112) cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại. Các quyền con người, do đó, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào. Vì vậy, không một chủ thể nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân. Ngược lại, học thuyết về các quyền pháp lý (legal rights213) cho rằng, các quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa. Như vậy, theo học thuyết về quyền pháp lý, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của các xã hội. Ở đây, trong khi các quyền tự nhiên có tính đồng nhất trong mọi hoàn cảnh (universal), mọi thời điểm, thì các quyền pháp lý mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa và chính trị (culturally and politically relative) Tính chất của quyền con người: Tính phổ biến (universal): Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, cần chú ý là sự bình đẳng không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ, mà là bình đẳng về tư cách chủ thể và cơ hội thụ hưởng các quyền con người. Tính không thể chuyển nhượng (inalienable): Thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả bởi nhà nước. Mọi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của cá nhân khác. Tính không thể phân chia (indivisible): Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, tùy bối cảnh và với những đối tượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền con người nhất định (ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa, quyền được SV: Đặng Huyền Trang 6 Lớp: K60B-QH-2015-L
  12. ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế, hoặc cần có những quyền đặc biệt cho do phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số do đây là những nhóm yếu thế). Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent): Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác Lịch sử phát triển quyền con người: Có những ý kiến trái ngược về lịch sử phát triển của quyền con người. Một học giả cho rằng : “ các quyền con người không có lịch sử vì lịch sử, nếu có, thì hình như rất hỗn độn. Nó pha lẫn những lặp lại, những xen kẽ, những tương phản và những đứt đoạn giữa những bước tiến triển và những bước thụt lùi”. Nhưng trên quan điểm duy vật lịch sử, có thể khẳng định rằng, cũng như bất kỳ sự vật, hiện tượng nào, quyền con người không phải là một cái gì siêu lịch sử, siêu giai cấp và siêu xã hội. “Quyền con người là sản phẩm phát triển văn hoá xã hội của một kết cấu kinh tế xã hội nhất định và chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, xã hội hiện thực” Theo một số học giả, những tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ thời tiền sử, thể hiện trong các luật lệ của chiến tranh, mà: “Luật lệ của chiến tranh thì lâu đời như bản thân chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời như cuộc sống trên trái đất”. Tuy nhiên, ở trình độ phát triển của thời tiền sử, có lẽ con người mới chỉ có những ý niệm, chứ chưa thể có những tư tưởng ( với ý nghĩa là những quan điểm hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nhất định), về quyền con người. Bởi vậy, quan điểm phù hợp hơn đó là, tư tưởng quyền con người được khởi thuỷ từ khi trái đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại, mà một trong đó là nền văn minh rực rỡ ở Trung Đông (khoảng năm 3.000-1.500 trước CN). Chính trong nền văn minh Lưỡng Hà này, nhà vua Hammurabi xứ Babylon đã ban hành một đạo luật có tên là Bộ luật Hammurabi khoảng năm 1780 TCN) với câu tuyên bố nổi tiếng ( đã đề cập ở trên), theo đó, mục đích của đức vua khi thiết lập ra đạo luật này là để : “ ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”, làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babylon, đem lại hạnh phúc chân chính và đặt "nền thống trị nhân từ “cho mọi thần dân trên vương quốc. SV: Đặng Huyền Trang 7 Lớp: K60B-QH-2015-L
  13. Cho đến thời điểm hiện nay, xét từ các góc độ tính toàn vẹn, nguyên bản, nội dung và niên đại, Bộ luật Hammurabi có thể coi là văn bản pháp luật thành văn đầu tiên của nhân loại nói đến quyền con người (mặc dù quan điểm này không phải được tất cả các học giả ủng hộ) . Ngoài Bộ luật Hammurabi, vấn đề quyền con người còn sớm được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật cổ khác của thế giới, trong đó tiêu biểu như Bộ luật của vua Cyrus Đại đế ban hành vào khoảng các năm 576 -529 TCN; Bộ luật do nhà vua Ashoka (Ashoka’s Edicts) ban hành vào khoảng các năm 272-231 ; Hiến pháp Medina (The Constitution of Medina) do nhà tiên tri Muhammad sáng lập vào năm 622; Đại Hiến chương Magna Carta (1215) và Bộ luật về quyền (1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân(1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn độc lập (1776) và Bộ luật về các quyền (1789) của nước Mỹ. Trong vấn đề này, mặc dù ít được nhắc tới trong các công trình nghiên cứu ở tầm quốc tế, song xét về mặt nội dung, bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình Luật (1470-1497) thời Hậu Lê của Việt Nam cũng xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ luật cổ tiêu biểu của thế giới về quyền con người, bởi lẽ, nó đã chứa đựng nhiều quy định có tính nhân văn sâu sắc, trong đó bao gồm cả các quy định cụ thể về quyền của phụ nữ, trẻ em, v.v mà được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của nhân loại, các tư tưởng về quyền con người không chỉ được thể hiện trong các đạo luật, mà còn được phản ánh (một cách sâu sắc và cụ thể hơn) trong các tư tưởng, học thuyết tôn giáo, chính trị và pháp lý. Trước hết, xét về các học thuyết tôn giáo, tư tưởng về quyền con người từ lâu đã được thấm nhuần trong giáo lý của hầu hết các tôn giáo trên thế giới. Trên thực tế, trong số những tài liệu được cho là cổ xưa và toàn diện nhất xét về tư tưởng quyền con người mà nhân loại còn giữ lại được cho đến ngày nay; ngoài đạo luật Hammurabi và bộ Văn tuyển Nho giáo (Luận ngữ) , các tài liệu còn lại đều là những kinh điển của tôn giáo , bao gồm: Kinh Vệ Đà của đạo Hinđu ở Ấn Độ, Kinh Phật của đạo Phật; Kinh Thánh của đạo Thiên chúa và Kinh Kôran của đạo Hồi. Xét về các học thuyết chính trị, pháp quyền, người ta ghi nhận rằng, vào thế kỷ thứ XXIV trước Công nguyên, vua Symer đã sử dụng khái niệm “tự do” để bảo vệ những bà goá, trẻ mồ côi trước những hành vi bạo ngược của những kẻ giàu có và thế lực trong xã hội; còn nhiếp chính quan người Hy Lạp ở La mã là Arokhont Salon, ngay từ thế kỉ XI trước Công nguyên đã ban bố một đạo luật trong đó xác định một số khía cạnh của dân chủ và quy định một số quyền của các công dân tự do trong mối quan hệ với các quan lại nhà nước. Người ta cũng chỉ ghi nhận rằng, trong thời kỳ diễn ra sự tàn bạo khủng hiếp của chế độ nô lệ ở La Mã cổ đại : SV: Đặng Huyền Trang 8 Lớp: K60B-QH-2015-L
  14. “Trước Crêông, Antigone đã nói đến quyền không vâng lời và trước những nô lệ, Spartacusse đã nói về quyền chống lại áp bức”.Cũng trong thời kỳ này, Protagoras (490-420 TCN) và các nhà triểu học thuộc trường phái nguỵ biện Sophism đã đưa ra quan niệm về sự bình đẳng và tự do giữa các cá nhân trong xã hội: “Thượng đế tạo ra mọi người đều là người tự do, không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả “. Trong thời kỳ Trung cổ ở Châu Âu, tự do của con người bị hạn chế một cách khắc nghiệt bởi sự cấu kết cai trị giữa vương quyền của chế độ phong kiến và thần quyền của nhà thời Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh đen tối đó vẫn xuất hiện những tư tưởng khai sáng về quyền con người mà dẫn đến việc ban hành các văn kiện pháp lý nổi tiếng nhất của nhân loại về lĩnh vực này. Điển hình trong số đó là Hiến chương magna Carta do vua John của nước Anh ban hành năm 1215. Hiến chương đã khẳng định một số quyền con người, cụ thể như: quyề nsở hữu , thừa kế tài sản; quyền tự do buôn bán và không bị đánh thuế quá mức; quyền của các phụ nữ goá chồng được quyết định tái hôn hay không; quyền được xét xử đúng đắn và được bình đẳng trước pháp luật .Quan trọng hơn, bản hiến chương này được coi là một trong những văn bản pháp luật đầu tiên của nhân loại đề cập cụ thể đến việc tiết chế quyền lực của nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân, mà biểu hiện cụ thể ở hai quy phạmv ẫn còn có giá trị đến tận ngày nay, đó là quy phạm về lệnh đình quyền giam giữ ( hay còn gọi là luật bảo thân- habeas corpus) trong đó bắt buộc mọi trường hợp tử hình đều phải qua xét xử và quyết định trước Toà và quy phạm về due process of law ( luật tôn trọng tất cả các quyền hợp pháp của công dân) Thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu là giai đoạn phát triển rực rỡ của các quan điểm, học thuyết về quyền con người. Tại đây, trong các thế kỷ XVII-XVIII, nhiều nhà triết học mà tiêu biểu là Thomas Hobbes( 1588-1679), John Locke (1632 - 1704), Thomas Paine (1731-1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831); John Stuart Mill (1806-1873), Henry David Thoreau (1817-1862) đã đưa ra những luận giải về rất nhiều vấn đề lý luận cơ bản của quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp lý , mà vẫn còn có ý nghĩa quan trọng với việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, trước hết, những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ Phục Hưng đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở một số nước của châu lục này, cũng như đến hai cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới nổ ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng này đã có những đong góp rất to lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới. Trong cuộc cách mạng thứ nhất, năm 1776, mười ba SV: Đặng Huyền Trang 9 Lớp: K60B-QH-2015-L
  15. thuộc địa ở Bắc Mỹ đã tuyên bố độc lập với đế chế Anh thông qua một văn bản có tên là Tuyên ngôn độc lập , trong đó khẳng định rằng : “ mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc “. Mặc dù không phải văn kiện pháp lý đầu tiên trên thế giới đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên, Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ có thể coi là sự xác nhận chính thức đầu tiên trên phương diện nhà nước về quyền con người. Đánh giá về văn kiện này, Các Mác đã cho rằng, nước Mỹ là nơi lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng về nền cộng hoà dân chủ vĩ đại, nơi đã tuyên bố bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền con người. Trong cuộc cách mạng thứ hai, vào năm 1789, nhân dân Pháp, mà chủ yếu là thợ thuyền, trí thức và một số thị dân, đã đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hòa đầu tiên, đồng thời công bố bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của Pháp. Điều 1 bản Tuyên ngôn này khẳng định : “ Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các quyền ”.Đặc biệt, không dừng lại ở những nguyên tắc, ý tưởng như Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789 đã xác định một loạt các quyền cơ bản của con người như quyền tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, được bảo đảm an ninh và chống áp bức , quyền bình đẳgn trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước , đồng thời đề cập đến những biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này . Nhưng đáng chú ý hơn là, chỉ trong vòng 35 năm ( từ 1795 đến 1830), hơn bản Hiến pháp mang dấu ấn của những luận điểm trong bản Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789 đã được thông qua ở Châu Âu. Điều đó chứng tỏ những tư tưởng về quyền con người đã thẩm thấu một cách nhanh chóng và gây ra những biến động xã hội rất to lớn ở châu lục này. Nó cũng chứng tỏ rằng, giai cấp tư sản đã nhận thấy, nắm lấy và tận dụng triệt để quyền con người như là một phương tiện hữu hiệu trong cuộc đấu tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, quyền con người chỉ thực sự nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế từ những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục tới tận cuối thế kỷ đó và phong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang thế thới. Vào năm 1864, Hội nghị ngoại giao quốc tế đầu tiên họp ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ) đã thông qua Công ước về cải thiện điều kiện của người bị thương trong các cuộc chiến trên trên bộ ( Công ước Giơnevơ thứ I). SV: Đặng Huyền Trang 10 Lớp: K60B-QH-2015-L
  16. Năm 1899, Hội nghị hoà bình quốc tế họp ở La hay (Hà Lan) đã thông qua Công ước về các luật lệ và tập quán trong chiến tranh. Đây là những văn kiện đầu tiên của luật nhân đạo quốc tế- ngành luạt mà tuy chỉ giới hạn trong việc bảo vệ những nạn nhân chiến tranh trong hoàn cảnh xung đột vũ trang, nhưng chứa đựng những giá trị và quy phạm có quan hệ chặt chẽ với luật quốc tế về quỳên con người ở giao đoạn sau này. Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với việc thành lập Hội quốc liên và Tổ chức Lao động quốc tế, quyền con người càng trở thành một vấn đề có tầm quốc tế rộng lớn. Cả hai tổ chức này đã nâng nhận thức và các hoạt động về quyền con người lên một mức độ mới. Tổ chức Lao động quốc tế, trong Điều lệ của mình, đã khẳng định, hoà bình trên thế giới chỉ có thể được thực hiện nếu được dựa trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội cho tất cả mọi người. Trong Thoả ước của Hội quốc liên, các nước thành viên tuyên bố chấp nhận nghĩa vụ bảo đảm, duy trì sự công bằng và các điều kiện nhan đạo về lao động cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em cũng như bảo đảm sự đối xử xứng đáng với những người bản xứ tại các thuộc địa của họ. Cũng trong thời kỳnày, một loạt văn kiện khác của luật nhân đạo quốc tế đã được thuông qua trong hội nghị La Hay, tại các Hội nghị của Hội Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC) và Hội Quốc liên, bổ sung những bảo đảm rộng rãi hơn với các quyền con người trong hoàn cảnh chiến tranh và xung đột vũ trang. Cũng trong thời kỳ này, cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở nước Nga vào tháng 10 năm 1917, mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị quốc tế, đồng thời tạo ra những biến chuyển quan trọng trong tư tưởng và thực tiễn về quyền con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ 1940 đến 1980 của thế kỷ trước, các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được đề cao, và đặc biệt, các quyền độc lập và tự quyết của các dân tộc được cổ vũ. Đây là những quyền con người mà trước đó đã không hoặc rất ít được đề cập trên các diễn đàn quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ II, việc Liên hợp quốc ra đời, thông qua Hiến chương (24/10/1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người ( 10/12/1948) và hai công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hoá ( năm 1966) đã chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo dựng một nền văn hoá quyền con người- nền văn hoá mới và chung của mọi dân tộc- trên trái đất. Mặc dù ngay sau khi Liên Hợp quốc được thành lập cho đến cuối thập kỷ 1970, cuộc Chiến tranh Lạnh trên thế giới phần nào ảnh hưởng đến những nỗ lực quốc tế trên lĩnh vực này, song cho đến ngày nay, một hệ thống hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người đã được thông SV: Đặng Huyền Trang 11 Lớp: K60B-QH-2015-L
  17. qua , một cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã được hình thành, biến quyền con người thành một trong các yếu tố chính trị chi phối các quan hệ quốc tế. Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993 đánh dấu một bước ngoặt trong những nỗ lực thúc đẩy các quyền con người trên thế giới sau những trì trệ ở thời kỳ “ Chiến tranh Lạnh”. Hội nghị đã khẳng định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền con người cũng như giữa các quyền con người về dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hoá. Hội nghị đã thiết lập “một khuôn khổ mới cho việc đối thoại, hợp tác và phối hợp của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực quyền con người” mà cho phép thúc đẩu một cách thực sự hiệu quả các quyền con người ở tất cả các cấp độ địa phương, quốc gia khu vực và quốc tế. Tại hội nghị này, các đại biểu đã nhất trí thông qua Tuyên bố Viên kèm theo Chương trình hành động chung về quyền con người, với các mục tiêu rất cụ thể, trong đó đưa ra những biện pháp mới mang tính lịch sử để thúc đẩy và bảo vệ các quyền của phụ nữ, trẻ em, người bản địa và để tăng cường năng lực của hệ thống Liên hợp quốc trong việc giám sát sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trên thế giới Cùng với Hội nghị Viên, những phát triển gần đây trên lĩnh vực quyền con người bao gồm việc thành lập các toà án hình sự quốc tế lâm thời và thường trực để xét xử các tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng và tội xâm lược và việc thành lập Hội Đồng Liên Hợp quốc về quyền con người (năm 2006, thay thế cho Uỷ ban của Liên hợp quốc về quyền con người trước đó) đã làm cho cuộc đấu tranh vì quyền con người thực sự phát triển trên phạm vi toàn cầu với một cơ sở pháp lý vững chắc, được mở rộng không ngừng cả về nội dụng và mức độ bảo đảm. Song song và làm nền tảng cho tiến trình phát triển đó, dòng tư tưởng, lý thuyết về quyền con người cũng ngày càng được củng cố và phát triển, đi sâu làm rõ những khía cạnh thực tiễn của quyền con người, biến quyền con người trở thành một trong những khái niệm được đề cập, chấp nhận và cổ vũ một cách rộng khắp, thường xuyên và nồng nhiệt nhất trong đời sống hiện nay của nhân loại. Dưới đây là một số sự kiện, văn kiện đánh dấu sự phát triển của tư tưởng về quyền con người của nhân loại từ trước tới nay. Sự kiện, văn kiện theo dòng lịch sử 1789 TCN: Bộ luật Hammurabi 1200 TCN: Kinh Vệ đà 570 TCN: Luật của Cyrus Đại Đế 586-456 TCN: Kinh Phật 479-421 TCN: “ Luận ngữ” của Khổng tử SV: Đặng Huyền Trang 12 Lớp: K60B-QH-2015-L
  18. 7-1 TCN: Kinh Thánh 610-612: Kinh Kôran 1215: Đại hiến chương Magna Carta( Anh) 1689: Luật về Quyền (Anh); “ Hai khảo luận về chính quyền “ của John Locke 1776: “ Tuyên ngôn độc lập” (Mỹ) 1789: “Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân” (Pháp) Bộ luật về các quyền (10 tu chính án đầu tiên của Hiến pháp) (Mỹ) 1791: “Các quyền của con người” của Thomas Pain 1859: “Bàn về tự do” của John Stuart Mill 1863-1864: Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế được thành lập, Công ước Giơnevơ lần thứ I được thông qua, mở đầu cho ngành luật nhân đạo quốc tế 1917: Cách mạng tháng mười Nga 1919: Hội quốc liên và Tổ chức Lao động thế giới (ILO) được thành lập 1945: Liên hợp quốc ra đời, thông qua Hiến chương Liên Hợp quốc 1948: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1966: Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1968: Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ nhất tại Tê hêran (Iran) 1993: Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai tại Viên( Áo), thông qua Tuyên bố Viên và Chương trình hành động 2002: Quy chế Rôma có hiệu lực, Toà án hình sự quốc tế ( thường trực) được thành lập. 2006: Cải tổ bộ máy quyền con người của Liên hợp quốc, thay thế Uỷ ban quyền con người bằng Hội đồng quyền con người 1.2 Khái quát về một số tôn giáo lớn 1.2.1 Tôn giáo và lịch sử tôn giáo a) Định nghĩa Trong tiếng Anh: tôn giáo là religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục.[13] Trần tục là những gì SV: Đặng Huyền Trang 13 Lớp: K60B-QH-2015-L
  19. bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Tôn giáo hay đạo có thể được định nghĩa là một hệ thống văn hóa của các hành vi và thực hành được chỉ định, quan niệm về thế giới, các kinh sách, địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Ngoài nghĩa rộng về tôn giáo trên, có nhiều cách sử dụng cũng như nhiều nghĩa của từ "tôn giáo." Một số lối giải thích như sau: Một cách định nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính con người, đạo đức, sự chết và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ. Cách định nghĩa thứ hai, đôi khi được gọi là "lối theo hình thể", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một cách khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân bản thế tục, thuyết vô thần, triết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhưng dựa vào cách hiểu theo khoa học. Cách định nghĩa thứ ba, đôi khi được gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định nghĩa tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản. Cách định nghĩa thứ tư, đôi khi được gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo là các hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất cả các tôn giáo chính có tổ chức. Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngược SV: Đặng Huyền Trang 14 Lớp: K60B-QH-2015-L
  20. với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh. b) Lịch sử tôn giáo Nếu không kể những chứng tích khảo cổ học cho thấy niềm tin tôn giáo về cuộc sống sau khi chết có từ rất xa xưa, khi mà người ta chôn đồ tùy táng cùng với người chết thì ít nhất cách đây 40.000 năm, tổ tiên con người đã có niềm tin tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo.[14] Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con người. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối cũng có thể được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con người. Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình. Địa vị pháp sư (shaman) có thể được trao cho một người như là lãnh tụ tôn giáo nhưng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ thời gian của người đó. Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là nguyên nhân hình thành thế giới dần dần được phát triển. Một hệ thống văn hóa đạo đức được ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vượt qua khỏi phạm vi gia đình và thường gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thường được xem là vua và tăng lữ như các Pharaoh Ai Cập. Trước Cách mạng Công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa. Đây cũng là lúc các tôn giáo có nhiều xung đột với nhau: Kitô giáo với Hồi giáo qua nhiều cuộc Thập tự chinh; Ấn Độ giáo xung đột với Phật giáo và về cơ bản đã loại trừ tôn giáo này ra khỏi miền đất phát tích của nó vào thế kỷ 13; người Hồi giáo chinh phục và truyền bá tôn giáo của mình đến những vùng khác Từ khi Cách mạng Công nghiệp nổ ra, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khiến cho ảnh hưởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ như trước, tôn giáo dần bị tách rời khỏi nhà nước. Trong đời sống xã hội, khoa học cũng dần thay thế cho tôn giáo, chẳng hạn một người khi gặp bệnh tật tìm đến bác sĩ nhiều hơn là tu sỹ. Tuy vậy, thậm chí ngay cả cho đến nay, nhiều phong trào tôn giáo mới vẫn tiếp tục phát triển. c) Các tôn giáo lớn Kitô giáo: với ba nhánh lớn là Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành, là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới, khoảng 2,1 tỷ tín đồ, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Âu và rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Kitô giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo ở Trung Đông và do Giê-su sáng SV: Đặng Huyền Trang 15 Lớp: K60B-QH-2015-L
  21. lập. Kitô giáo theo thuyết độc thần thể hiện ở quan điểm về Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha - Đấng Tạo hóa; Đức Chúa Con (Jesus Christ) - Đấng Chuộc tội và Đức Chúa Thánh Thần - Đấng Thánh hoá. Jesus Christ bị hành hình bằng cách đóng đinh trên cây thập tự, từ đó cây thập tự trở thành biểu tượng thiêng liêng của tín đồ Kitô giáo và theo niềm tin của tín đồ Kitô giáo, Chúa phục sinh là bằng chứng về việc Jesus là Con Thiên Chúa, Jesus được phái đến để giải phóng con người khỏi ách quỷ Satan. Con người không chỉ là tôi tớ của Chúa, kẻ được cứu rỗi, mà còn là con của Chúa, do vậy con người có bổn phận noi gương Chúa trong tình yêu cuộc sống, tình yêu đồng loại, con người phải sống thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng. Từ khi ra đời và trong giai đoạn đầu, Kitô giáo bị ngược đãi, đàn áp nhưng dần dần đã được truyền bá rộng rãi trên thế giới. Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới và là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây. Hồi giáo: là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới, với khoảng 1,5 tỷ tín đồ, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên Trái Đất. Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII, do Muhammad sáng lập. Muhammad là Đấng Tiên tri chứ không phải là thần thánh như Giê-su đối với người Kitô giáo, ông là Đấng tiên tri cuối cùng sau các Đấng tiên tri trước đó là Adam, Abraham, Moses và Jesus Christ. Vai trò của Muhammad là ghi lại lời của Thượng đế và kinh Koran được các tín đồ coi là lời răn của Đấng Chí Tôn. Cũng giống Kitô giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày phán xét, mọi người có trách nhiệm giải thích trước Thượng đế về những việc làm của mình trên trần thế. Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đức tin, chống lại mọi đe dọa và trong một số trường hợp, giáo lý này của Hồi giáo được sử dụng để biện minh cho các cuộc Thánh chiến.[18] Ấn Độ giáo: được coi là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới,[19] bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Khác với Kitô giáo và Hồi giáo, Ấn Độ giáo không liên kết với đời sống của một cá nhân nào, hay nói cách khác, không có người sáng lập. Qua hàng ngàn năm, Ấn Độ giáo và xã hội Ấn Độ với hệ thống đẳng cấp đan quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức người ta không thể dễ dàng mô tả riêng biệt, cũng chính vì thế mà Ấn Độ giáo khó truyền bá đến các xã hội khác. Thế nhưng đến nay, Ấn Độ giáo vẫn có khoảng 900 triệu tín đồ chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan và ở nhiều nơi khác trên thế giới với số lượng ít. Trong Ấn Độ giáo, công lý sau cùng không phải thuộc về vị thần tối cao mà thông qua chu kỳ tái sinh theo luật nhân quả. Mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả tinh thần trực tiếp, đó chính là nghiệp chướng (karma), đời sống SV: Đặng Huyền Trang 16 Lớp: K60B-QH-2015-L
  22. chính đáng khiến cho tinh thần được hoàn thiện, ngược lại sẽ làm cho tinh thần suy đồi. Trạng thái cực lạc (nirvana) là sự hoàn thiện tinh thần, trong đó linh hồn được sẵn sàng cho việc tái sinh một cách hoàn hảo. Phật giáo: cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công nguyên. Tôn giáo này có nhiều phương diện giống với Ấn Độ giáo nhưng gắn với cuộc đời của người sáng lập - Đức Phật Thích Ca (Siddartha Gautama). Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, hiện có khoảng 365 triệu tín đồ chính thức (đã làm lễ Quy y Tam bảo), và nếu tính cả số tín đồ không chính thức (chưa làm lễ Quy y nhưng có niềm tin vào Phật pháp) thì có thể lên tới 1,2-1,6 tỷ (phần lớn người Đông Á thuộc bộ phận không chính thức này)(cần dẫn nguồn). Phật giáo chủ yếu tập trung ở Châu Á và đang lan truyền khắp thế giới. Sau nhiều năm chu du và thiền định, Siddartha Gautama đạt đến trạng thái giác ngộ (bodhi), Ngài trở thành Phật, hiểu được bản chất của đời sống và biết con đường dẫn đến hạnh phúc thực sự. Tương tự như Ấn Độ giáo, Phật giáo cho rằng có kiếp luân hồi, nhân quả, mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả sẽ nhận được: hoặc là thiện (dẫn đến sự hoàn thiện tinh thần, sẽ nhận được quả thiện) hoặc là ác (dẫn đến sự suy đồi tinh thần,sẽ nhận được quả ác) nhưng khác nhau về bản chất. Cốt lõi là thoát khỏi hoàn toàn sinh tử, khổ đau, không còn bị tác động bởi nghiệp. Vũ trụ có trật tự mà không có vị thần tối cao thực hiện công lý cuối cùng (hay nói cách khác toàn thể Vũ trụ đều là Chân như của Phật tính - Pháp thân của Phật khắp mọi nơi. Mọi sự tồn tại của con người đều có khổ đau và muốn đạt đến sự bình an về tinh thần, Phật giáo phủ nhận mọi hình thức vui thú vật chất - hưởng dục, làm giảm các ham muốn về vật chất hay thể xác. Phật giáo cũng là tôn giáo đầu tiên đưa ra hệ thống phẩm cấp tu hành. 1.2.2 khái quát tư tưởng triết lý của các tôn giáo liên quan đến tư tưởng quyền con người Khi xem xét tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội độc lập với các hình thái ý thức khác, chúng ta thấy nó chứa đựng nội dung đạo đức (bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức ) thể hiện trong giáo lý tôn giáo. Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ. Đa số các tôn giáo đều tuyên bố về giá trị tối cao của 'các lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, Chúa trời, Thần thánh) và mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn. Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như sống hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều SV: Đặng Huyền Trang 17 Lớp: K60B-QH-2015-L
  23. ác Trong Khoa học và tôn giáo, Bertrand Russeli cho rằng, một tôn giáo lớn bao giờ cũng có hệ thống tín điều, hệ thống đạo đức và giáo hội. Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức nhất định. Vì vậy, đương nhiên, một số nội dung của đạo đức trở thành bộ phận cấu thành nội dung của tôn giáo. Khi mới ra đời, hầu hết các tôn giáo đều phản ánh khát vọng tự do, bình đẳng của người lao động. C.Mác đã khẳng định: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy". Con người bất lực, không kiếm tìm được hạnh phúc nơi trần thế và đành phải tìm hạnh phúc ấy nơi Thiên đường. Tôn giáo đã gieo vào họ mềm tin ở sự cứu vớt, giải thóat của các đấng siêu nhiên. Ph.Ăngghen đã nghiên cứu lịch sử tôn giáo, đặc biệt là lịch sử Thiên chúa giáo và chứng minh rằng, sự xuất hiện của tôn giáo này là phản ứng chống lại sự bất công và tàn bạo của chế độ nô lệ. Tương tự như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ là khát vọng của quần chúng phản kháng lại sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội ấn Độ cổ đại. Thiên chúa giáo kêu gọi tình yêu thương giữa con người với con người, Phật giáo chủ trương bình đẳng, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha. Ngoài ra, chúng ta còn có thể nêu lên những nét tích cực của nhiều tôn giáo khác, khi các tôn giáo này xây dựng mối quan hệ yêu thương giữa người với người, hướng con người vào những việc thiện, biết giữ gìn đạo đức và xa lánh những điều ác. - Kito giáo: Kinh Thánh và thần học Kitô giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà triết học phương Tây và các nhà hoạt động chính trị. Các giáo lý của Chúa Giêsu, chẳng hạn như Dụ ngôn Người Samari nhân lành, là một trong những ví dụ quan trọng cho các quan niệm hiện đại về Nhân quyền và các biện pháp phúc lợi thường được cung cấp bởi các chính phủ ở phương Tây. Giáo lý Kitô giáo được có ảnh hưởng lâu dài về xu hướng tình dục, hôn nhân và cuộc sống gia đình. Kitô giáo đóng một vai trò trong việc chống lại những hành vi lạc hậu như sự hy sinh của con người, chế độ nô lệ, tội giết trẻ con và Đa phu thê. Kitô giáo nói chung ảnh hưởng đến tình trạng của phụ nữ bằng cách lên án ngoại tình hôn nhân, ly hôn, loạn luân, Đa phu thê, kiểm soát sinh sản, tội giết trẻ con (trẻ sơ sinh nữ có nhiều khả năng bị giết), và phá thai. Trong khi giáo huấn chính thức của Giáo hội coi phụ nữ và nam giới là sự bổ sung cho nhau (bình đẳng và khác biệt), một số người ủng hộ "phong trào phụ nữ và nữ quyền khác" hiện đại cho rằng giáo lý do Thánh Phao Lô và những người Cha của Giáo hội và Chủ nghĩa Kinh viện nâng cao ý niệm về sự trinh tiết của nữ tu được phong chức thiêng liêng. Tuy nhiên, phụ nữ đã đóng vai SV: Đặng Huyền Trang 18 Lớp: K60B-QH-2015-L
  24. trò nổi bật trong lịch sử phương Tây như là một phần của nhà thờ, đặc biệt là trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe. - Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm những quan niệm về thế giới và con người. Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo chứa đựng yếu tố tín ngưỡng cổ của người Ả rập. Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế Allah và Thiên sứ Mohammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục sinh và phán xét cuối cùng. Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Qur'an và luật Sariat. Kinh Qur'an là thánh thư của Hồi giáo, được thiết lập gồm 30 phần, 114 chương (Surah) với 6.211 câu (Ayat) và được viết bằng tiếng Ảrập. Theo Hồi giáo, kinh Qur'an là những lời giáo huấn của Thượng đế cho mọi người mà Thiên sứ Mohammad đã nhận được qua thiên thần Gabriel trong khoảng 22 năm (610-632). Thực ra, kinh Qur'an là tập hợp những lời thuyết đạo của Mohammad lúc còn tại thế, mãi về sau này được sưu tầm, biên soạn thành văn bản chính thức lưu truyền cho đến ngày nay. Kinh Qur'an được người Hồi giáo coi là "cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất" chứa đựng mọi "chân lý và tri thức" của loài người. Thực tiễn cho thấy, kinh Qur'an không chỉ đơn thuần là kinh sách tôn giáo mà nó còn có ý nghĩa về tính pháp lý trong xã hội, có nhiều quy định về vệ sinh, ăn ở, hôn nhân, cách cư xử trong gia đình và trong quan hệ xã hội như: quan hệ mua bán, tài chính, chính trị - có cả tội ác và hình phạt. Đây là một đặc điểm quan trọng nhất của Hồi giáo, nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo với đời, giữa tôn giáo và chính trị. Ngoài những điều, những hành vi cuộc sống thường nhật của con người mà kinh Qur'an không quy định, hành vi “đối nhân xử thế” của Mohammad hoặc những việc làm của tín đồ mà không bị ngăn cấm đều được coi như những điều luật về tôn giáo và đạo đức của con người. Sự ghi nhận đó là cơ sở và nguồn gốc sách luật thứ hai của tín ngưỡng Hồi giáo - luật Sariat. Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự: 1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah). 2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ. 3. Tôn trọng quyền của người khác. 4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo. 5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*). 6. Cấm ngoại tình. 7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi. 8. Hãy cư xử công bằng với mọi người. 9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần. SV: Đặng Huyền Trang 19 Lớp: K60B-QH-2015-L
  25. 10. Hãy khiêm tốn - Theo giáo lý Ấn Độ Giáo, mỗi người có một vị trí riêng trong cuộc sống và trách nhiệm riêng biệt. Mỗi người được sinh ra ở một chỗ với những khả năng riêng biệt vì những hành động và thái độ trong quá khứ. Điều này giải thích nguyên mẫu xã hội Ấn Độ và nó bao gồm cái gọi là đẳng cấp. Có bốn đẳng cấp chính, ghi trong các tác phẩm Ấn Giáo: (1) nhóm trí thức – thầy tu, (2) tầng lớp quý tộc, kể cả quân nhân, (3) nhóm hành chính gồm có những nhà buôn và địa chủ; và (4) số lớn dân chúng làm những việc thông thường trong xã hội. Giai cấp gọi là “tiện dân” hay “người bị ruồng bỏ” (mới đây bị hủy bỏ do luật của Ấn Độ) gồm có những người có nguồn gốc thuộc những phân nhóm khác của giai cấp thứ tư, quần chúng nhân dân. Do những điều kiện xã hội và kinh tế khác nhau, họ “mất đẳng cấp”, hay mất vị trí trong xã hội. Một phần lớn giáo lý Ấn Độ Giáo đề cập đến khái niệm bổn phận luân lý. Vì người Ấn Độ Giáo nhấn mạnh đến sự đồng nhất của tất cả cuộc sống, họ tin một người quan trọng đối với tất cả những người khác. Điều này có nghĩa là mỗi người phải học hỏi để vượt qua quyền lợi vị kỷ của mình. Khi quyết định phải làm gì, hầu hết mọi người muốn nói, “Tôi sẽ có lợi gì từ việc này?” Người Ấn Độ Giáo nói chúng ta tìm hạnh phúc lâu dài khi chúng ta làm một việc vì đối với chúng ta trong hoàn cảnh của chúng ta đó là điều chính đáng không quan tâm đến lợi lộc mà ta nhận được. - Hầu hết giáo lí Phật giáo đều nhằm mục đích giáo dục con người để có thái độ sống, hành vi ứng xử và cách thích nghi với hoàn cảnh sống, bao hàm những giá trị sống và kĩ năng sống không ngoài mục đích giúp con người “li khổ đắc lạc” (xa lìa khổ đau, đạt được niềm vui an lạc). Mục đích Phật giáo là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là tri thức tiến hoá, dũng là năng lực tiến hoá. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã hội mới. Đặc điểm của Phật giáo là “kiến thiết một xã hội mới” mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, là phải chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái “nhân cũ” (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết quả được cái “quả mới” là một xã hội mới. Trong xã hội ấy, quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: Bình đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.” SV: Đặng Huyền Trang 20 Lớp: K60B-QH-2015-L
  26. CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TÔN GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI CỤ THỂ 2.1. Sự tương đồng giữa quan điểm tôn giáo và tư tưởng quyền con người 2.1.1 Nhân sinh quan Nhân sinh quan là toàn bộ những quan điểm chung nhất về cuộc sống của con người, nhân sinh quan đề ra và giải đáp những vấn đề như con người sinh ra để làm gì? Lẽ sống của con người là gì? Sống như thế nào cho xứng đáng với con người? Nhân sinh quan nói lên quan niệm của con người về bản chất, mục đích của cuộc sống, về thái độ và hành vi của con người trong cuộc sống. Nhân sinh quan có tính giai cấp, trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp có nhân sinh quan riêng, nhân sinh quan của giai cấp bóc lột nói lên nguyện vọng muốn bóc lột được thật nhiều sức lao động của kẻ khác, nhân sinh quan 26 của giai cấp bị bóc lột nói lên nguyện vọng, mong muốn phản kháng giai cấp bóc lột để giành quyền sống; đó là bởi lẽ nhân sinh quan là một bộ phận của ý thức tư tưởng. Cũng như mọi ý thức tư tưởng khác, nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội, nghĩa là phản ánh địa vị giai cấp của con người trong sản xuất xã hội. Trong xã hội có các giai cấp khác nhau, địa vị khác nhau, trong hệ thống sản xuất xã hội có quan hệ khác nhau về tư liệu sản xuất, có vai trò khác nhau trong tính chất lao động xã hội, có thu nhập và phương thức hưởng thụ khác nhau. Nghĩa là địa vị xã hội và lợi ích khác nhau, nhân sinh quan phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất là khác nhau, mang tính giai cấp. Chỉ trong xã hội cộng sản, khi không còn giai cấp, khi mà mọi người có địa vị và lợi ích như nhau trong sản xuất xã hội thì mới có một nhân sinh quan không có tính giai cấp. Nhân sinh quan là vấn đề quan trọng đối với con người. Trong cuộc sống, con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của chính mình và không lúc nào ngừng hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhân sinh quan là toàn bộ những kinh nghiệm, cách nhìn nhận chung nhất về cuộc sống, cho nên nó cũng là những tư tưởng chỉ đạo suy nghĩ và hành động của con người, là nguồn với tư cách là hình thái ý thức, tư tưởng, trong mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng người và thậm chí trong mỗi người đều tồn tại những kiểu nhân sinh quan khác nhau tương xứng với các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Như vậy thì, không chỉ có nhân sinh quan nói chung mà còn có nhân sinh quan cụ thể của từng hình thái ý thức, tư tưởng của con người như nhân sinh quan huyền thoại, nhân sinh quan triết học, nhân sinh quan tôn giáo. SV: Đặng Huyền Trang 21 Lớp: K60B-QH-2015-L
  27. Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan tôn giáo, nhân sinh quan tôn giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm chung nhất của tôn giáo về cuộc sống của con người nhằm giải đáp cho con người những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát. Kito giáo: Xem con người như một nhân vị là một đặc thù của Kitô giáo. Điều này diễn tả tính siêu việt của con người như một hữu thể thiêng liêng. “Tôn trọng “tư cách pháp nhân” của con người có thể là một trong những lý tưởng quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Ngày hôm nay, câu hỏi về tư cách pháp nhân cũng như nhân vị được đề cập một cách rộng rãi, như một lý tưởng tối thượng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ý niệm này hoàn toàn gắn liền với thần học về mặt lịch sử cũng như về phương cách hiện hữu của nó”. Đối với Kitô giáo, nhân vị là một hữu thể con người trong bản thể phổ quát và trong những gì làm nên tính chất đặc thù và duy nhất của từng người. Kitô giáo tuyệt đối hóa ý niệm nhân vị. Mỗi con người hiện hữu trong vai trò của mình trước mặt Thiên Chúa và đối với tha nhân. Là một nhân vị khi ta được người khác nhìn nhận ta chính trong lúc ta nhìn nhận người khác. Vì thế, một nhân vị được xác định trong tương quan với Thiên Chúa và với người khác Kitô giáo không duy tâm, chẳng duy linh, càng không duy vật. Kitô giáo là sự kết hợp hài hòa giữa hồn và xác, giữa trời với đất, giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với nhau cũng như giữa con người với vạn vật trong vũ trũ. Nói một cách khác, nhân học Kitô giáo tức là con người sống, nhập thể, sống trọn kiếp người như Đức Kitô trong môi trường của mình. Ấn độ giáo: Ấn Độ giáo xem con người như thần thánh. Bởi vì Brahma là tất cả mọi vật, Ấn Độ giáo khẳng định rằng tất cả mọi người là thần thánh. Linh hồn của con người (Atman), hay bản chất của nó, là một với Brahman. Mọi thực tại bên ngoài của Brahman được xem chỉ là ảo tưởng. Mục đích thiêng liêng của một người Hindu là trở thành một Brahma, do đó việc không còn sống nữa để tồn tại ở dạng huyền ảo của "tự thân riêng lẻ". Sự tự do này được gọi là “moksha” ("sự giải thoát"). Cho đến khi “moksha” được thực hiện, người Hindu tin rằng anh ấy / cô ấy sẽ được liên tục đầu thai để cho anh ấy / cô ấy có thể hoạt động theo hướng tự thực hành chân lý (sự thật là chỉ có Brahman tồn tại, không có gì khác). Làm thế nào một người được tái sinh được xác định bởi nghiệp báo, mà nó là một nguyên lý nhân quả (principle cause and effect) bị chi phối (governed) bởi sự cân bằng của tự nhiên. Những gì người ta đã làm trong quá khứ ảnh hưởng và tương ứng với những gì sẽ xảy ra trong tương lai, bao gồm cuộc đời quá khứ và tương lai. Phật giáo: Phật giáo quan niệm con người là trung tâm điểm của xã hội loài SV: Đặng Huyền Trang 22 Lớp: K60B-QH-2015-L
  28. người. Phật giáo không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người. Trong thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, thoái hóa hay tiến hóa, là đều do con người dã man hay văn minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bệnh con người. Tâm bệnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bệnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc. 2.1.2 Tư tưởng Về nhà nước và xã hội trong quan điểm tôn giáo - KiTo giáo: Giáo hội Công giáo đã đóng góp cho xã hội thông qua học thuyết xã hội đã hướng dẫn các nhà lãnh đạo thúc đẩy công bằng xã hội và y tế cho người bệnh và người nghèo. Trong các bài giảng như Bài giảng trên núi và những câu chuyện như Người Samari tốt bụng, Chúa Giêsu kêu gọi những người tin Chúa thờ phượng Thiên Chúa, hành động mà không có bạo lực hoặc định kiến và chăm sóc người ốm, đói và nghèo. Giáo lý đó là nền tảng của sự tham gia của Giáo hội Công giáo vào công bằng xã hội, y tế và chăm sóc sức khỏe. Trong lịch sử phát triển nhân loại dưới sự lãnh đạo của Giáo hội ở nhiều loại khoa học, đặc biệt là thiên văn học, toán học, từ nguyên học, triết học, hùng biện, y học, giải phẫu, và vật lý, đặc biệt là Alorstaiwih (tức là ngành khoa học do Aristotle thành lập), cơ học, đặc biệt là các công cụ chiến tranh, cùng với kiến trúc, hóa học, địa lý, triết học và khoa học thực vật và động vật. Trong tương quan đối với nhà cầm quyền, Bộ Truyền giáo căn dặn: “Nếu được vua chúa có cảm tình và rộng lượng, chư huynh hãy tỏ lòng biết ơn. Để tránh mọi ganh tị có thể xảy ra, chư huynh đừng xin đặc ân, miễn trừ đối với luật lệ trong nước Hãy tránh tất cả những hành động có liên can đến chính trị, kể cả những hành động có thể khiến người ta nghi ngờ chư huynh dính líu vào chính trị. Hãy rao giảng cho tín hữu bổn phận trung thành với Nhà nước, dù các nhà cầm quyền là những người không cùng tín ngưỡng”. Dĩ nhiên, theo thần học luân lý, khi công quyền không còn phục vụ công thiện công ích hay vượt quá quyền hạn của mình để đàn áp người dân, lúc đó các công dân được phép sử dụng những biện pháp cần thiết để bênh vực công lý và nhân quyền. Tuy nhiên khi nhà cầm quyền phục vụ công ích thì họ có thẩm quyền đòi hỏi người dân phải tuân thủ pháp luật và lương tâm cũng đòi buộc các công dân phải chấp hành pháp luật. Theo Công đồng Vatican II, “cộng đồng chính trị và Giáo hội, SV: Đặng Huyền Trang 23 Lớp: K60B-QH-2015-L
  29. mỗi bên trong lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dù dưới danh nghĩa khác nhau, cả hai đều cùng phục vụ ơn gọi cá nhân và xã hội của con người. Việc phục vụ đó sẽ hữu hiệu hơn cho thiện ích của nhân loại, nếu cả hai duy trì đuợc sự cộng tác tốt đẹp với nhau, thích ứng với từng thời điểm và từng địa phương”. - Hồi giáo: Khác với các tôn giáo thế giới khác, các cộng đồng Islam giáo trên thế giới không chỉ là những cộng đồng tôn giáo thuần tuý mà còn là những cộng đồng mang tính chất chính trị - xã hội. Trong các xã hội Islam giáo không có sự phân biệt rạch ròi giữa tôn giáo với chính trị và luật pháp. Kinh Koran, sách Hadith (sách ghi chép những truyền thuyết về nhà Tiên tri Mohammed), luật Shariah (luật Islam giáo) không chỉ được thực thi trong đời sống tôn giáo mà còn được áp dụng trong cả đời sống xã hội ở các nước lấy Islam giáo làm quốc giáo. Điều này có nguồn gốc lịch sử ngay từ lúc tôn giáo này mới ra đời. Ngay từ khi còn đang phát triển cộng đồng tín đồ Islam giáo của mình tại Medina, nhà Tiên tri Mohammed không chỉ đóng vai trò một thủ lĩnh tôn giáo mà còn là một thủ lĩnh chính trị và một nhà lập pháp. Kinh Koran đã cung cấp một bộ khung luật pháp cho việc tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước và xác lập nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các “công dân” tín đồ trong một xã hội Islam giáo. Từ đây, một mô hình tổng quát về nhà nước chính trị được xác lập theo ý đồ của Đức Allah. Trong suốt quá trình lịch sử phát triển của Islam giáo, Kinh Koran, sách Hadith, luật Shariah luôn được các học giả và giới chức Islam giáo diễn giải cho phù hợp với điều kiện xã hội mà họ đang sống. - Ấn độ giáo: Sau khi giành được độc lập vào năm 1947 và từ khi bản Hiến pháp ra đời, Ấn Độ bãi bỏ và nghiêm cấm phân biệt đối xử giữa các giai tầng xã hội. Nhưng trên thực tế, thay vì mất dần theo thời gian, tình trạng bạo lực vẫn tồn tại và thậm chí còn tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt là nhằm vào tầng lớp "tiện dân", khi tầng lớp này cố thoát khỏi "số phận đã an bài" cho họ. Trước đây, xã hội truyền thống Ấn Độ bị phân hóa thành bốn tầng lớp (varna) theo hệ thống Bà-la-môn giáo (brāhmana) gồm : nhà sư (Brahmane), chiến binh (Kshatriya), thương gia (Vaishya) và người làm việc tay chân hay gia nhân (Shudra). Ngoài ra, còn phải kể tới lớp người "tiện dân" (Dalit), chiếm 16% dân số, không được xếp vào hệ thống này và bị coi là giai cấp cặn đáy của xã hội, là những người ô uế. Họ không có quyền sống, ăn uống hay cầu nguyện với những người khác. Thực trạng đáng thương của những “tiện dân” Ấn Độ không hề thay đổi và Tổ chức Giám sát Nhân quyền Quốc tế (Human Right Watch) đã chất vấn chính phủ Ấn Độ về vấn đề này. Ngày 25/08/2014, tổ chức nhân quyền đã công bố một bản SV: Đặng Huyền Trang 24 Lớp: K60B-QH-2015-L
  30. báo cáo về tình trạng phân biệt đối xử vô cùng khắc nghiệt và điều kiện sống không thể chấp nhận được của lớp người bị coi là “cặn bã” của xã hội. Cho tới nay, những phụ nữ “tiện dân” vẫn chỉ được thuê để dọn phân tại các nhà vệ sinh (lạc hậu, không có nước) để kiếm sống, bất chấp các đạo luật đã được ban hành nhằm chấm dứt cách đối xử miệt thị này. - Phật giáo: Đức Phật nói rằng: Người cai trị dân phải có lòng nhân ái thương dân, giúp đỡ những người nghèo khó, ban thưởng xứng đáng cho chúng quan lại biết phục vụ nhân dân, các quan phải thực hành hạnh cần, kiệm, liêm, chính, sống đời đạm bạc, không phung phí ngân quỹ quốc gia, phải thực hành hạnh bình đẳng, xem dân như mình, cùng tuân thủ pháp luật. Tư tưởng Phật giáo về một xã hội lí tưởng, chính là một xã hội trong đó sự bình đẳng, dân chủ và quyền con người được tôn trọng, tiến bộ đạo đức và tâm linh được khuyến khích và người dân quan tâm đến đời sống đạo đức. Đó là một xã hội giúp đỡ cho người thiếu thốn, làm mạnh mẽ những người yếu thế, đem hoà hợp lại cho những người không hoà hợp, mang hạnh phúc và ánh sáng lại cho những người đau khổ và tăm tối. Những điều Đức Phật dạy là hướng đến sự lợi lạc thiết thực cho hết thảy mọi chúng sinh. Mối quan tâm chính của Ngài là xoá bỏ bệnh tật và đau khổ của con người, mang lại từ bi cho mình và cho người. Ngài dạy cho mọi người sự tịnh hoá tư tưởng, dạy cách diệt trừ đau khổ và buồn phiền, cách vượt qua sầu muộn, cách đạt đến con đường chứng ngộ Niết bàn. Do vậy Ngài được mô tả là một người xuất hiện trên thế gian vì phúc lợi, an lạc và hạnh phúc cho nhiều người, vì lòng từ bi đối với thế gian, vì điều tốt đẹp và lợi ích cho loài người. Đây là một xã hội trong đó tất cả mọi công dân đều sống đời chân chính và có trách nhiệm cao, trong khi người lãnh đạo hay quản lí xã hội nên xây dựng một nền kinh tế vững vàng, nền giáo dục đúng tiêu chuẩn, công bằng để cho người dân tin cậy, tự tin, nỗ lực, siêng năng, lương thiện, đạo đức, cao thượng và khoan dung. Còn về môi trường sống, người dân có được sự kết giao tốt với các đoàn thể, có đời sống quân bình, giữ được quan hệ tốt đẹp với người khác và đóng góp vào sự an lạc, hạnh phúc của xã hội. Những người lãnh đạo và quần chúng nên dùng những phương tiện tốt để đạt hạnh phúc cho mình và cho người khác trong việc tạo ra một thế giới không có tham, sân, si. Với tư cách là một nhà cải cách xã hội trong ý nghĩa đạo đức, Đức Phật loại bỏ hệ thống xã hội dựa trên giai cấp của Bà la môn, một hình thái xã hội bóc lột kinh tế đối với quần chúng của những nhà làm tôn giáo và những nhóm chính 33 trị. Tách rời địa vị xã hội của con người khỏi nguồn gốc sinh ra, Đức Phật kết hợp nó với nghiệp báo đạo đức có chủ tâm của con người. Theo lí thuyết này, chính sự phát triển đạo đức và tâm linh của con người làm cho họ trở nên đạo đức và xứng đáng được tôn trọng; ngược lại SV: Đặng Huyền Trang 25 Lớp: K60B-QH-2015-L
  31. chính cái động cơ xấu xa và những việc làm ác độc của con người làm cho họ trở thành một kẻ đáng lên án chứ không phải do nguồn gốc sinh ra, bối cảnh gia đình hay địa vị xã hội. Mô hình xã hội lí tưởng của Phật giáo dựa trên sự bình đẳng, chân chính và đạo đức. Những khó khăn và những tội ác trong xã hội được coi như là sinh ra từ sự tham ái và những điều kiện không tốt đẹp của đời sống. Tội ác và hình phạt do đó được nhìn từ viễn cảnh cải cách để đạt đến một giải pháp hữu hiệu, hoặc ít ra là kiểm soát được nó. Thêm vào đó, những nguyên tắc hòa hợp và đoàn kết nêu trên chính là nhằm góp phần xây dựng một xã hội của những người có kỉ luật và tự tin vào chính mình. Họ là những con người có trách nhiệm về sự an lạc, tiến bộ và hạnh phúc của chính mình cũng như của người khác. Một xã hội như thế thì chắc chắn đã đảm bảo ở mức độ cao những tiêu chuẩn về quyền con người trong Luật nhân quyền quốc tế ngày nay. Và quan trọng nhất theo chúng tôi, tư tưởng Phật giáo góp phần, hướng tới xây dựng một nền đạo đức cho con người mà một xã hội, với những người dân có được các phẩm chất đạo đức ấy, nhất định sẽ đóng góp tích cực vào việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người. 2.2. Quan điểm của các tôn giáo về một số quyền cụ thể 2.2.1. Quyền sống Theo Khoản 1 Điều 6 ICCPR, mọi người đều có quyền cố hữu là được sống, không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện. Quyền sống là cơ sở cho tất cả các quyền con người. Chỉ được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất. Bình luận chung số 6 của HRC thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982 nói rõ thêm, quyền sống là một quyền cơ bản của con người mà trong bất kì hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia cũng không thể bị vi phạm. Thêm nữa, một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội phạm nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì thế, việc chống chiến tranh và các tội phạm này cũng là sự bảo đảm quyền sống, nghĩa là nó có mối liên hệ với nghĩa vụ cấm các hoạt động tuyên truyền chiến tranh và kích động hận thù, bạo lực. Đồng thời, các quốc gia có nghĩa vụ hạn chế sử dụng hình phạt tử hình, chỉ có thể được áp dụng hình phạt này với những tội ác nghiêm trọng nhất, việc giới hạn áp dụng hình phạt này được coi là một hình thức bảo đảm quyền sống. Theo Kito giáo, thiên chúa muốn chúng ta tôn trọng sự sống—của chính mình và của người khác. Thí dụ vào thời A-đam và Ê-va, con của họ là Ca-in giận dữ với em là A-bên. Đức Giê-hô-va cảnh cáo Ca-in là cơn giận của ông có thể khiến ông phạm trọng tội. Ca-in lờ đi lời cảnh cáo đó. Ông “xông đến A-bên là em mình, và giết đi”. Thirn chúa trừng phạt Ca-in vì tội giết em. Hàng ngàn năm sau, thiên chúa SV: Đặng Huyền Trang 26 Lớp: K60B-QH-2015-L
  32. ban cho dân Y-sơ-ra-ên những luật pháp để giúp họ phụng sự theo cách đẹp ý Ngài. Vì những luật pháp này được ban qua trung gian nhà tiên tri Môi-se, cho nên đôi khi được gọi là Luật Pháp Môi-se. Một điều luật trong Luật Pháp Môi-se nói: “Ngươi chớ giết người”. Điều này cho dân Y-sơ-ra-ên biết rằng Đức Chúa Trời quý trọng mạng sống của con người và họ cũng phải quý trọng sự sống của người khác. Còn về sự sống của một thai nhi thì sao? Theo Luật Pháp Môi-se, gây ra cái chết của đứa bé trong bụng mẹ là một tội trọng. Thật vậy, ngay cả một mạng sống như thế cũng quý giá đối với Đức chúa trời. Điều này có nghĩa phá thai là phạm tội. Để tôn trọng sự sống, chúng ta cần có quan điểm đúng về người đồng loại. Kinh Thánh nói: “Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình”. Nếu muốn sống muôn đời, chúng ta cần loại trừ mọi hận thù khỏi lòng mình, vì hận thù là căn nguyên của hầu hết mọi sự hung bạo. Điều trọng yếu là chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau. Còn về việc tôn trọng chính mạng sống mình thì sao? Thường thì người ta không muốn chết, nhưng một số người muốn tìm khoái lạc dù biết điều này dẫn đến cái chết. Thí dụ, nhiều người dùng thuốc lá, ăn trầu hoặc dùng ma túy để tiêu khiển. Những chất này làm hại thân thể và thường giết chết người dùng. Một người thường xuyên dùng những chất ấy không xem sự sống là thiêng liêng. Những thực hành này là ô uế dưới mắt Đức Chúa Trời. Để phụng sự theo cách đẹp ý Đức Chúa Trời, chúng ta phải bỏ những thực hành ấy. Mặc dù đây là điều khó làm, nhưng Đức Giê- hô-va có thể cho chúng ta sự giúp đỡ cần thiết. Và Ngài quý trọng những nỗ lực của chúng ta khi chúng ta xem sự sống là món quà quý giá mà Ngài đã ban. Nếu tôn trọng sự sống, chúng ta sẽ luôn quan tâm đến sự an toàn. Chúng ta sẽ thận trọng và không liều lĩnh chỉ vì muốn được khoái lạc hoặc kích thích. Chúng ta sẽ tránh lái xe bất cẩn và chơi những trò thể thao hung bạo hay nguy hiểm. Luật pháp của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên xưa có ghi: “Khi ngươi cất một cái nhà mới [có sân thượng], thì phải làm câu-lơn [lan can] nơi mái nhà, kẻo nếu người nào ở trên đó té xuống, ngươi gây cho nhà mình can đến huyết chăng”. Để phù hợp với nguyên tắc được ghi trong luật pháp này, chúng ta phải giữ thang lầu được an toàn để không người nào bị vấp, ngã và bị thương. Nếu bạn có xe, hãy chắc chắn xe được bảo trì tốt. Đừng để cho nhà cửa hay xe cộ của bạn gây nguy hại cho chính bạn hoặc người khác. Thật vậy, từ đầu đến cuối, xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh là ý nghĩa sâu xa về sự sống với thiên hình vạn trang và một ý nghĩa thuần khiết về việc Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta thấy rằng con người được mời gọi hiện hữu để sống niềm hi SV: Đặng Huyền Trang 27 Lớp: K60B-QH-2015-L
  33. vọng, một ân huệ thần thiêng mà Thiên Chúa khai sáng sự sống mầu nhiệm và lòng quảng đại của Ngài trong đó. Sự sống con người là điều quan trọng và quí giá Khác với Kinh thánh chỉ đề cập đến vấn đề thiêng liêng hoặc lịch sử, Kinh Koran của đạo hồi đồng thời cũng là một bộ luật đầu tiên và cao nhất của Hồi Giáo. Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự: 1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah). 2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ. 3. Tôn trọng quyền của người khác. 4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo. 5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*). 6. Cấm ngoại tình. 7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi. 8. Hãy cư xử công bằng với mọi người. 9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần. 10. Hãy khiêm tốn (*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là: 1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận. 2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành. Trong đó quyền sống cũng được đề cao và khẳng định “ sự sống của con người là điều quan trọng và quý giá” Trong tư tưởng Phật giáo, Đức Phật khuyên không nên sát sinh vì rằng mọi chúng sinh sợ hãi hình phạt, đối với mọi loài hữu tình sự sống là quý nhất trên đời. Giới thứ nhất của một cư sĩ phải thọ trì là kính trọng sự sống, không sát hại chúng sinh. Dù là một Bà la môn cần phải xứng đáng với danh xưng, một vị Thánh phải xứng đáng với Thánh vị, đó là phải thực hiện sự kính trọng đời sống này một cách toàn diện và đầy đủ. Đặc điểm “tôn trọng sự sống” trong tư tưởng Phật giáo thể hiện là không sát sinh, thực hành ăn chay, đó chính là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Phật giáo xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội mà vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hi sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sinh” để cứu vạn loại. Phật giáo đặc biệt chú trọng và nêu cao SV: Đặng Huyền Trang 28 Lớp: K60B-QH-2015-L
  34. chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ “lợi” ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống. Kinh Tăng Chi của Phật giáo nói rằng: Sát sinh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Từ bỏ sát sinh, không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, không khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏ sát sinh làm lắng dịu sợ hãi hận thù. “Mọi người sợ hình phạt, Mọi người sợ tử vong, Lấy mình làm ví dụ, Không giết, không bảo giết” . Đức Phật nói về đặc điểm của những vị A-la-hán như sau: Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sinh và loài hữu tình. Đức Phật nhắc điều này để làm gương cho phật tử, cho những người chưa đạt được mức A-la-hán noi theo mà tu tập. “Bỏ trượng đối chúng sinh, Yếu kém hay kiên cường, Không giết, không bảo giết, Ta gọi Bà la môn” . Kinh Tăng Chi có nêu nội dung như sau: Ở đây, này các Tỷ kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sinh, từ bỏ sát sinh. Này các Tỷ kheo, Thánh đệ tử từ bỏ sát sinh, đem (sự) không sợ hãi cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hận thù cho vô lượng chúng sinh, đem (sự) không hại cho vô lượng chúng sinh; sau khi cho vô lượng chúng sinh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, không bị những Sa-môn, Bà la môn có trí khinh thường. Cũng giống như phật giáo, Ấn độ giáo khẳng định sự sống là quý giá nhất trên đời. Theo giáo lý Ấn Độ Giáo, mỗi người có một vị trí riêng trong cuộc sống và trách nhiệm riêng biệt. Mỗi người được sinh ra ở một chỗ với những khả năng riêng biệt vì những hành động và thái độ trong quá khứ vì. - Về hình phạt tử hình: Liên quan chặt chẽ đến quyền sống trong Luật nhân quyền quốc tế là vấn đề hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình là chế tài hình sự nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt này được áp dụng từ xa xưa trong xã hội loài người và hiện vẫn được quy định trong pháp luật và thực thi ở nhiều nước. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và của nhà nước, pháp luật qua từng giai đoạn cụ thể, hình phạt tử hình được áp dụng với các tội phạm khác nhau, được thi hành với nhiều cách thức, song cùng với mục đích trừng trị người phạm tội, răn đe và phòng ngừa vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sang đến thế kỉ XX và cùng với sự tiến bộ của xã hội ngày nay, hình phạt tử hình đã được nhìn nhận dưới góc độ quyền con người với sự thay đổi theo xu hướng phổ biến là hạn chế, tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt này đối với con người. Vấn đề hình phạt tử hình được quy định trong Điều 6 ICCPR, SV: Đặng Huyền Trang 29 Lớp: K60B-QH-2015-L
  35. theo đó thì: Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái với những quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một tòa án có thẩm quyền phán quyết. Không được phép tuyên hình phạt tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai. Bất kì người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xóa bỏ hình phạt tử hình tại bất kì quốc gia thành viên nào của Công ước. Nghị định thư tùy chọn thứ hai năm 1999 về việc xóa bỏ hình phạt tử hình, bổ sung ICCPR nêu rằng, việc bãi bỏ hình phạt tử hình góp phần nâng cao nhân phẩm và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ các quyền con người; khẳng định việc bãi bỏ hình phạt tử hình được coi là sự tiến bộ trong việc hưởng thụ quyền sống. Theo Điều 1 Nghị định thư tùy chọn thứ hai năm 1999 về việc xóa bỏ hình phạt tử hình, bổ sung ICCPR: Không một người nào thuộc phạm vi quyền tài phán của một quốc gia thành viên Nghị định thư này có thể bị hành quyết. Mỗi quốc gia thành viên Nghị định thư sẽ tiến hành tất cả những biện pháp cần thiết để bãi bỏ hình phạt tử hình trong phạm vi quyền tài phán của mình. Nghị quyết 2005/59 ngày 20/4/2005 của Ủy ban Quyền con người Liên Hợp Quốc về vấn đề hình phạt tử hình, kêu gọi tất cả các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình, thực hiện việc: Xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này, đồng thời đình chỉ việc thi hành các hình phạt tử hình đã tuyên; Tiến tới hạn chế số lượng những tội phạm có thể tuyên hình phạt tử hình và ít nhất là không mở rộng việc áp dụng hình phạt tử hình tới những tội phạm mà hiện không áp dụng hình phạt này. Nghị quyết số 62/149 ngày 18/12/2007 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc tạm ngừng thi hành án tử hình nêu rõ: Xét rằng việc sử dụng hình phạt tử hình làm tổn hại nhân phẩm con người và khẳng định việc đình chỉ áp dụng hình phạt tử hình sẽ góp phần tăng cường và thúc đẩy sự phát triển các quyền con người, rằng không có chứng cứ rõ ràng nào chứng tỏ hình phạt tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm và bất kì những sai sót nào trong việc áp dụng hình phạt này đều không thể lấy lại và đền bù được. Phong trào vận động xóa bỏ án tử hình trên thế giới đã thực sự mạnh mẽ từ đầu thập niên 1990 và trung tâm là ở châu Âu, với nòng cốt của cuộc vận động là các tổ chức quốc tế, trong đó bao gồm Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức liên chính phủ như Hội đồng châu Âu, Liên minh châu Âu, OSCE, Tổ chức các nước châu SV: Đặng Huyền Trang 30 Lớp: K60B-QH-2015-L
  36. Mỹ, Liên minh châu Phi. Cụ thể như việc Nghị viện châu Âu đã ra nghị quyết về hình phạt tử hình trên thế giới và xác định Ngày châu Âu phản đối hình phạt tử hình; Liên minh châu Âu đã ban hành chính sách về kết nạp thành viên mới trong đó yêu cầu các quốc gia muốn gia nhập khối này phải xóa bỏ hình phạt tử hình. Tháng 5 năm 2002, Liên minh thế giới phản đối hình phạt tử hình được thành lập tại Rôma, tập hợp hàng ngàn tổ chức phi chính phủ đang vận động xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, lấy ngày 10/10 hàng năm là “Ngày thế giới phản đối hình phạt tử hình”. Vào thời điểm đầu thế kỉ XX, chỉ có ba quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả tội phạm (Côxta Rica, Venexuela, Xan Marinô); tuy nhiên, đến đầu thế kỉ XXI, đã có hai phần ba số quốc gia trên thế giới đã xóa bỏ hình phạt này trong pháp luật hoặc trên thực tế. Cụ thể như khu vực châu Âu không còn quốc gia nào áp dụng hình phạt tử hình, ở châu Phi chỉ còn 6/53 quốc gia áp dụng hình phạt này. Mục tiêu chung và cuối cùng của phong trào phản đối hình phạt tử hình là vận động các quốc gia xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này, thay thế nó bằng những hình phạt khác không tước đoạt tính mạng của người phạm tội. Những mục tiêu gần hơn là vận động các quốc gia giảm số tội danh có thể bị kết án tử hình, giảm hoặc hoãn không thi hành án tử hình trên thực tế, nhân đạo hóa các biện pháp thi hành án, đảm bảo công bằng trong xét xử, công khai thông tin về việc áp dụng hình phạt tử hình. Có thể thấy rằng, phong trào vận động xóa bỏ hình phạt tử hình dường như bắt nguồn và cổ vũ cho tinh thần nhân đạo, khoan dung - là giá trị văn hóa có trong mọi nền văn minh, mọi tôn giáo và mọi dân tộc trên thế giới. Đó là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa niềm tin loại bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, đảm bảo tốt hơn quyền con người. Những tổ chức tham gia tích cực vào phong trào toàn cầu vận động xóa bỏ hình phạt tử hình cho rằng, hình phạt tử hình không đem lại “sự kết thúc” cho những đau khổ của các nạn nhân và gia đình nạn nhân, mà sự tha thứ, lòng khoan dung mới làm được điều đó; đồng thời các tổ chức này chọn lựa cách tiếp cận theo hướng ủng hộ những biện pháp “phục hồi” như tạo lập mạng lưới giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng cảnh ngộ, tổ chức những hoạt động hòa giải giữa những nạn nhân, gia đình nạn nhân với người phạm tội, gia đình người phạm tội. Tư tưởng tôn giáo và hình phạt tử hình: Tôn giáo không phải là hệ thống các quy phạm pháp luật nhưng dưới góc độ nhân phẩm, tư tưởng Tôn giáo thể hiện rõ sự tôn trọng tính mạng của con người và vì con người. Các tôn giáo quan niệm bản chất con người cơ bản là thiện và mọi người đều có khả năng trở thành nên thiện, đó chính là khả năng hướng thiện kể cả khi đã mắc vào tội lỗi hay có hành động sai trái. Do vậy, các biện pháp trừng phạt dành cho người phạm tội cần được thực hiện với tinh thần cảm thông và dựa trên quan điểm phục hồi. Trong kinh thánh của Kito SV: Đặng Huyền Trang 31 Lớp: K60B-QH-2015-L
  37. giáo hay kink Koran của hồi giáo và kinh vệ đà của Ấn độ giáo đều khẳng định sự sống là điều thiêng liêng nhất. Người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng là Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn - Tenzin Gyatso đã từng tuyên bố ủng hộ việc ngừng thực hiện hình phạt tử hình và nhấn mạnh, mặc dù để thực hiện chức năng ngăn chặn tội 40 phạm, hình phạt tử hình là một hình thức trừng phạt đặt biệt hà khắc và không nên áp dụng bởi nó tước đi cơ hội thay đổi, phục hồi và đền bù tổn thất của người vi phạm. Một điều chắc chắn là Phật giáo với quan niệm từ, bi, hỉ, xả luôn luôn không ủng hộ việc giết người hoặc áp dụng hình phạt tử hình với mục đích báo thù. Lập trường của các tôn giáo chống lại án tử hình dựa vào nền tảng triết lí và giáo lí của các tôn giáo và đồng thời tương ứng với thực tế của xã hội. Trước hết, có khả năng rằng án tử hình trong hệ thống luật pháp các quốc gia ban hành có thể dẫn đến sự thực hiện oan đối với người vô tội, và điều này vẫn xảy ra ở nhiều nước tiên tiến. Án tử hình, một khi đã thi hành rồi thì không thể đảo ngược và cũng không thể sửa chữa được nếu bị cáo về sau được chứng minh là vô tội. Thứ hai, các tôn giáo khẳng định rằng tất cả mọi người về căn bản là chân thiện, và mục đích chính của pháp luật là giáo dục, chuyển hoá và cải cách chứ không hủy diệt. Tóm lại, dựa vào những lời dạy cơ bản trong giáo lí của các tôn giáo và tâm tư bao dung sáng suốt của những đấng tối cao, chúng ta hoàn toàn đồng tâm ủng hộ lời kêu gọi bãi bỏ hình phạt tử hình trong tinh thần coi trọng sự sống của các tôn giáo. Quyền sống là quyền cơ bản để thực hiện những quyền khác của con người, tư tưởng của các tôn giáo về quyền sống thể hiện rõ nét sự tôn trọng tính mạng của tất cả con người, sự tích cực nỗ lực bảo vệ mạng sống của con người và không được tùy tiện tước đoạt sinh mạng của bất cứ ai. Đó là những giá trị rất nên được khuyến khích, thúc đẩy ở mọi quốc gia trên thế giới. 2.2.2 Quyền không bị tra tấn Điều 5 UDHR nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; quyền này được cụ thể hóa trong Điều 7 ICCPR. Tiếp đó, theo Điều 1 CAT, tra tấn được hiểu là: Bất kì hành vi cố ý nào gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kì một lí do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức. Tuy nhiên, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn SV: Đặng Huyền Trang 32 Lớp: K60B-QH-2015-L
  38. hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với, hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Bình luận chung số 20 của HRC thông qua tại phiên họp lần thứ 44 năm 1992 nêu rằng, mục đích của Điều 7 ICCPR là để bảo vệ cả phẩm giá và sự bất khả xâm phạm về thể chất và tinh thần của các cá nhân, việc cấm tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phải được duy trì trong mọi tình huống, kể cả trong hoàn cảnh khẩn cấp của quốc gia như quy định ở Điều 4 ICCPR. Không chấp nhận bất cứ lí do nào, kể cả về tình trạng khẩn cấp của quốc gia và mệnh lệnh cấp trên đưa ra để biện minh cho các hành động tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục. Những hành động được quy định trong Điều 7 ICCPR không chỉ là những hành động gây ra đau đớn về thể xác mà còn bao gồm những hành động gây đau khổ về tinh thần với nạn nhân; những hành động ấy không chỉ nhằm mục đích để trừng phạt, mà còn nhằm mục đích để giáo dục, rèn luyện một đối tượng nào đó. Như vậy, Điều 7 ICCPR còn có tác dụng bảo vệ trẻ em, học sinh và các bệnh nhân trong môi trường giáo dục và y tế. Ngay từ những trang đầu của Kinh thánh, chúng ta đã đọc thấy những đoạn viết về phẩm giá cao qúy của con người bởi vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1,26-27; 5,3; 9,6; Kn 2,23-24). Việc tôn trọng quyền lợi tha nhân được diễn tả cụ thể qua các giới răn ngăn cấm không được làm thiệt hại tới tính mạng, tài sản, danh dự của họ. Nói cho đúng, cần phải mất nhiều thời gian để cho dân Israel nhận ra rằng chân lý này có giá trị cho hết mọi nhân sinh chứ không phải chỉ có giá trị cho những phần tử thuộc dân riêng Chúa mà thôi. Ý thức đó được trưởng thành từ từ. Dù sao ta nên ghi nhận những ưu khoản dành cho các “ngoại kiều, kẻ góa bụa và mồ côi” (Xh 21,20-23), tức là những thành phần lép vế trong xã hội. Một điểm đặc biệt nữa là tại Israel các vua không có uy quyền tuyệt đối: họ không thể ỷ lại vào quyền hành để mà cướp người cướp của. Họ sẽ bị trừng phạt nặng nề nếu phạm những tội tày trời đó, như ta thấy hai trường hợp điển hình nơi vua Đavít (2Sm 12,7-10) và vua Acab (1V 21,17-24). Dĩ nhiên, sang đến Tân ước, việc tôn trọng phẩm giá con người lại còn được đề cao hơn nữa khi mà đức Kitô đồng hóa mình với những kẻ đói khát, trần truồng, khách lạ, đau yếu, tù tội (Mt 25,31-46). Những trang Phúc âm nói về lòng bác ái không biên cương đã thúc đẩy bao nhiêu thế hệ Kitô hữu quan tâm phục vụ những kẻ bị xã hội bỏ rơi, không ai đếm xỉa tới. Phải nói rằng đó là những tiền đề và nguồn gốc của ý thức về nhân quyền: phẩm giá con người bắt nguồn từ Thiên Chúa, và ở trên các luật lệ của xã hội. SV: Đặng Huyền Trang 33 Lớp: K60B-QH-2015-L
  39. Sự đóng góp đặc biệt của Giáo hội vào vấn đề nhân quyền ở chỗ cung cấp đạo lý về nền tảng nhân quyền cũng như về những điều kiện luân lý cần thiết để thi hành nhân quyền. Thực vậy, nếu thiếu sự kính trọng nhân phẩm, nếu thiếu tình liên đới bác ái, nếu thiếu ý thức về công ích, thì khó mà nói tới việc tôn trọng quyền lợi của tha nhân! Kinh nghiệm cho ta thấy rằng mỗi người chúng ta hăng hái tranh đấu cho quyền lợi bản thân nhưng tỏ ra lạnh lùng khi đụng tới bổn phận phải tôn trọng quyền lợi của người khác. Nhân quyền bắt nguồn từ phẩm giá con người: một hữu thể độc nhất vô nhị, có khả năng tự ý thức, làm chủ chính mình, tự quyết định. Mọi người đều bình đẳng về phẩm giá, kể cả những người khuyết tật. Vì thế các quyền lợi này mang tính cách “phổ quát” (hiện hữu trong hết mọi người), “bất khả xâm phạm” và “bất khả chuyển nhượng”. Bởi vì các quyền lợi này bắt nguồn từ phẩm giá con người, cho nên chúng mang tính cách “bất khả phân chia”. Tuy vậy, cũng có xếp một thứ đẳng trật trong số các quyền lợi đó, đứng hàng đầu là quyền được bảo vệ sự sống từ khi bắt đầu thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên; liền đó là quyền duy trì thân thể toàn vẹn, quyền có những phương tiện đầy đủ và thích đáng để sinh sống, quyền truy tầm chân lý, nền tảng của quyền tự do tín ngưỡng. Mà Quyền lợi đi đôi với trách nhiệm (hay nghĩa vụ). Đây là một hệ luận tất nhiên trong đời sống xã hội: quyền lợi của một người này đặt ra nghĩa vụ cho những người khác phải tôn trọng nó. Giáo hội không chỉ dừng lại ở chỗ kêu gọi bảo vệ nhân quyền hoặc tố giác những sự vi phạm, nhưng còn giáo dục lương tâm về ý thức nhân quyền, đồng thời cũng phải nêu gương trong thực hành, khởi đầu ngay từ trong đời sống nội bộ của mình. Bộ giáo luật 1983 đã được duyệt lại trong chiều hướng đó. Đừng kể những quyền lợi gắn liền với bản tính con người, người tín hữu còn có những quyền lợi phát sinh từ bí tích rửa tội nữa. Tất cả mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về phẩm tính, trước khi có những khác biệt về chức vụ, như ta có thể đọc thấy ở đ.208, mở đầu cho thiên nói về các nghĩa vụ và quyền lợi nền tảng của các tín hữu. Ngoài ra Giáo hội còn dấn thân vào việc bảo vệ nhân quyền qua biết bao nhiêu phần tử của mình đang phục vụ những thành phần thấp cổ bé miệng, những thành phần đã bị xã hội gạt ra ngoài lề. Và cũng đã có không biết bao nhiêu người đã trả giá cao cho sự phục vụ đó, bằng chính mạng sống của mình! Cũng giống như KiTo giáo, hồi giáo cũng bảo vệ quyền không bị tra tấn của con người thông qua giáo lí mà một trong 10 điều cấm cơ bản là “ tôn trọng quyền của người khác” Trong tư tưởng Phật giáo, Từ bi là chất liệu không thể không được nhắc đến. Từ thường cho vui, Bi thường cứu khổ. Ðó là trọng trách thiêng liêng mà Phật giáo SV: Đặng Huyền Trang 34 Lớp: K60B-QH-2015-L
  40. đã mang trên mình đi suốt hai mươi lăm thế kỉ qua, bằng mọi cách để thực hiện ở bất cứ nơi nào. Và chính vì sứ mệnh cao cả này mà đạo Phật đã tồn tại trên một lịch sử lâu dài của loài người, và phát triển cũng chỉ bằng chất liệu yêu thương mà hoàn toàn không sử dụng một bạo lực bạo quyền, không dính dáng đến lưỡi gươm mũi súng. Chất liệu yêu thương của Phật giáo như dòng suối mát lịm ngọt ngào đã làm cho vạn vật xanh tươi, cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Cũng vậy, Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời, là thần dược xoa dịu những niềm đau nhân thế, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan những oán hờn thù hận; và hơn thế nữa, giải quyết những căn bản khổ đau, đưa con người đến an vui trọn vẹn. Phật giáo quan niệm rằng, đủ nghĩa của “Từ” và “Bi” là Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc, Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ, vắn tắt lại là Từ năng dữ lạc, Bi năng bạt khổ, có nghĩa là lòng Từ thường mang niềm vui cho tất cả chúng sinh, lòng Bi diệt mọi khổ đau cho tất cả chúng sinh. Ở lĩnh vực tình cảm, lòng thương yêu của Phật giáo có thể sánh với lòng mẹ thương con bao la rộng lớn. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng Từ bi là một tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ và bao trùm lên trên tất cả muôn loài. Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc; tuy nhiên, những loại tình cảm ở đời chỉ thường giới hạn trong một quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại, một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài phạm trù ấy, lắm khi con người lại đối xử xa lạ, hững hờ, kì thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng khiếp. Trong khi đó, Từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất kì ý niệm kì thị nào, dù cho đó là một tín đồ 47 Phật giáo hay không phải. Ðối với Phật giáo, tất cả chúng sinh đều là bạn hữu. Lòng thương vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm muôn loài vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật. Từ ý nghĩa này, Phật giáo đã có một tinh thần khoan dung, cảm thông và tha thứ. Chúng ta đang sống giữa một thời đại mà quyền lực và danh vọng đang khống chế con người, tham vọng nhân loại bùng vỡ một cách cùng cực, chiến tranh liên tục xảy ra, những cuộc chạy đua kinh tế, chính trị, quân sự đang phô bày khắp nơi trên thế giới, lửa hận thù tràn ngập khắp hành tinh. Thảm trạng này đang là cơ hội đưa nhân loại đến vực thẳm của diệt vong. Chính ngay lúc này, Từ bi là chất liệu rất cần thiết cho cuộc đời; và chỉ có vận dụng lòng thương yêu ấy của Phật giáo, chúng ta mới thật sự có đủ năng lực dập tắt ngọn lửa chiến tranh và hận thù còn đang tồn tại không ít nơi trên trái đất này. SV: Đặng Huyền Trang 35 Lớp: K60B-QH-2015-L
  41. Một tư tưởng hướng thiện như thế trong tư tưởng của các tôn giáo hoàn toàn đối lập với cách hành xử tồi tệ giữa người với người trong xã hội, đối lập với những hành vi tra tấn hay đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm của người khác vì bất cứ lí do gì. Các tôn giáo chỉ trân trọng, hướng đến những hành động của con người với điều kiện nó xuất phát từ lòng yêu thương, tôn trọng nhân phẩm con người. 2.2.3 Vấn đề quyền tự do bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật đồng thời được coi như một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về quyền con người, do đó được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người. Quyền này gồm ba khía cạnh liên kết với nhau (mà đôi khi được đề cập như các quyền hàm chứa (unenumerated rights), đó là: (i) không bị phân biệt đối xử, (ii) được thừa nhận tư cách con người (thể nhân) trước pháp luật, và (iii) có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Quy định về quyền này đầu tiên được đề cập trong các Điều 1, 2, 6, 7, 8 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), sau đó được tái khẳng định trong các Điều 2, 3, 16 và 26 ICCPR, cụ thể như sau: Về khía cạnh thứ nhất, Điều 1 UDHR nêu rõ, mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền Điều 2 UDHR quy định, mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác. Ngoài ra, Điều này cấm phân biệt đối xử dựa trên địa vị chính trị, pháp lý của quốc gia hoặc lãnh thổ, bất kể là lãnh thổ độc lập, uỷ trị, quản thác, chưa được tự quản hay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác về chủ quyền. Hai điều kể trên của UDHR được nhắc lại và cụ thể hóa trong các Điều 2 và 3 ICCPR. Theo Điều 2 ICCPR, các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác (Khoản 1). Các Khoản 2 và 3 Điều này đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước, và bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do như được công nhận trong Công ước đều nhận được các biện pháp SV: Đặng Huyền Trang 36 Lớp: K60B-QH-2015-L