Khóa luận Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện

pdf 77 trang thiennha21 16/04/2022 4751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phap_luat_ve_uu_dai_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_o_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Nguyễn Thị Hoa PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L HÀ NỘI, 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KINH DOANH Nguyễn Thị Hoa PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L Mã số: 52390109 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Lan Hương HÀ NỘI, 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Lan Hương. Nội dung của luận văn đều trung thực, là kết quả thực hiện của cá nhân tôi hoặc được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tất cả đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn cũng như chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Người cam đoan Nguyễn Thị Hoa
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp và có được sản phẩm như ngày hôm nay là cả một quá trình học tập, nghiên cứu tại Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội. Đạt được kết quả như bây giờ, ngoài những nỗ lực cá nhân không thể không kể đến sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên nhiệt tình, kịp thời từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan Hương - Cán bộ giảng viên tại Bộ môn Luật Kinh Doanh - Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như đưa ra những nhận xét đánh giá kịp thời trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các anh, chị, thầy cô tại Bộ môn Luật Kinh Doanh đã tạo điều kiện tốt nhất và luôn giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc tại Bộ môn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của khoa đã giảng dạy và truyền thụ những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn, sự biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè vì đã luôn ở bên, ủng hộ và động viên tôi trên con đường học tập và nghiên cứu đầy thử thách, khó khăn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Hoa
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản BTC Bộ tài chính DN Doanh nghiệp GCNĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế, xã hội NHNN Ngân hàng nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước QLT Quản lí thuế TCT-CS Tổng cục thuế - Chính sách TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTgCP Thủ tướng chính phủ TTHC Thủ tục hành chính UBND Uỷ ban nhân dân
  6. DANH MỤC ĐỒ THỊ 1. Nhận xét về tính minh bạch, dễ hiểu, rõ ràng, dễ thực hiện của các văn bản pháp luật thuế hiện 50
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu đề tài 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4 1.1. Khái niệm về thuế thu nhập, thuế TNDN và ưu đãi thuế TNDN 4 1.2. Vai trò của ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 6 1.3. Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 7 1.4. Lược sử những quy định của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 8 1.5. Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới [] 9 1.5.1. Ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 10 1.5.2. Miễn, giảm thuế có thời hạn (tax holiday) 11 1.5.3. Giảm nghĩa vụ thuế (tax credits) 13 1.5.4. Về việc chuyển lỗ 14 1.5.5. Ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng 16 1.5.6. Ưu đãi thuế nhằm khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) trong doanh nghiệp 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 21 2.1. Quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 21 2.1.1. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN 21 2.1.2. Nguyên tắc thực hiện ưu đãi thuế TNDN 28
  8. 2.1.3. Thuế suất ưu đãi 30 2.1.4. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 36 2.1.5. Chuyển tiếp ưu đãi 37 2.1.6. Các trường hợp không áp dụng ưu đãi thuế 38 2.1.7. Về việc chuyển lỗ 38 2.2. Thực tiễn áp dụng 42 2.2.1. Mức hưởng ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư và khu công nghiệp 43 2.2.2. Về vấn đề chuyển lỗ 46 2.2.3. Về quy định và thủ tục áp dụng ưu đãi thuế 49 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 51 3.1. Định hướng trong việc ban hành các quy định 51 3.1.1. Ưu đãi thuế TNDN cụ thể hóa nguyên tắc công bằng trong đánh thuế[] 51 3.1.2. Ưu đãi thuế TNDN phải cụ thể hóa chính sách khuyến khích các tổ chức đầu tư tạo ra thu nhập 51 3.1.3. Ưu đãi thuế TNDN phải phù hợp với các thông lệ, cam kết quốc tế 52 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam thời gian tới 55 3.2.1. Nội dung ưu đãi thuế TNDN 55 3.2.2. Về chuyển lỗ 57 3.3. Định hướng công tác triển khai, áp dụng các quy định trong thực tế 60 3.3.1. Trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ thuế trong thực hiện quy định về ưu đãi thuế 60 3.3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thực hiện quy định về ưu đãi thuế 65 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Bộ Tài chính, KT-XH nước ta năm 2015 tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số hàng hóa giảm. Hơn thế nữa, cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức được thành lập vào cuối năm 2015 và Việt Nam cũng tham gia cam kết Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4/2/2016 vừa qua. Như vậy, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn khi năng lực cạnh tranh còn thấp, thương hiệu sản phẩm chưa cao và uy tín DN chưa có nhiều cải thiện. Bên cạnh đó, tình hình cung, cầu trên thị trường thế giới còn nhiều biến động phức tạp gây áp lực cạnh tranh cho xuất khẩu của Việt Nam. Việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản trong nước thể hiện nhiều bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nông dân. Trước những cơ hội và thách thức mới để tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật liên quan nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển KT-XH năm 2016 và những năm tới, đáp ứng yêu cầu thực tế, cần thiết phải có những giải pháp tài chính đồng bộ, trong đó có giải pháp về thuế, đặc biệt là những chính sách về ưu đãi thuế rõ ràng, chính xác và hợp lý nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước phát triển sản xuất và công nghệ. Mặt khác, một trong những mục đích quan trọng của thực hiện các chính sách ưu đãi thuế TNDN là thu hút đầu tư. Chính vì thế trong nhiều trường hợp các DN, mà đặc biệt là các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn thường yêu cầu Chính phủ dành cho những ưu đãi thuế như là một điều kiện tiên quyết để họ quyết định đầu tư vào Việt Nam, quyết định đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực ngành nghề mà Nhà nước đang khuyến khích, thu hút đầu tư. Tuy nhiên trong mức độ nào đó họ đã dựa vào các yếu tố ưu đãi, về biện pháp quản lý thuế chưa hiệu quả để tăng chi phí, giảm lợi nhuận, trốn tránh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. 1
  10. Vì vậy việc xem xét, nhận định lại các chính sách về ưu đãi thuế TNDN là bước đi quan trọng và vô cùng cần thiết để từ đó rút ra những kinh nghiệm, những đề xuất giảm thiểu những vấn đề bất cập so với thực tế, hướng tới sự đảm bảo tính nhất quán của chính sách, tính thống nhất của hệ thống pháp luật hiện nay. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc nghiên cứu, phân tích các quy định về thuế nói chung, thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng và đặc biệt là những quy định về ưu đãi thuế doanh nghiệp là vô cùng cần thiết trong bối cảnh đất nước đang hướng tới mục tiêu trước hết là từ đảm bảo mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển; phù hợp với các cam kết quốc tế, với cam kết tại các thỏa thuận và Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia hoặc đang trong quá trình đàm phán để ký kết, tham gia. Qua đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam và tăng việc làm cho người lao động. Những nghiên cứu về chính sách này cũng góp phần nhằm mục đích hỗ trợ ngành Tài chính thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, phù hợp với xu thế cải cách hệ thống thuế cũng như phòng chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN). 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về những chính sách ưu đãi thuế TNDN của các nước trên thế giới từ đó rút ra kinh nghiệm và so sánh với những thay đổi và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam. Tìm ra những điểm mới trong những quy định về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam trong những năm gần đây. Từ những phân tích, nhận định đưa ra một số ý kiến đóng góp hướng tới việc cải thiện chính sách ưu đãi thuế TNDN một cách tốt hơn. Mục đích tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh và phù hợp hơn với các chính sách kinh tế khác cũng như các quy ước và thông lệ quốc tế. 4. Phạm vi nghiên cứu 2
  11. Bài nghiên cứu tập trung phân tích các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam dựa trên Luật thuế TNDN, Luật quản lý thuế, luật đầu tư và các văn bản liên quan. Ngoài ra, nhằm có cái nhìn đa chiều về pháp luật ưu đãi thuế, tác giả có đề cập đến những chính sách về ưu đãi thuế TNDN của một số nước trên thế giới. Từ đó đưa ra được những kinh nghiệm những bài học nhằm cải thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN của Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê Các phương pháp được sử dụng nhằm làm rõ vấn đề và giải quyết những mục tiêu đề ra. 6. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về pháp luật ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. - Chương 3: Hoàn thiện các quy đinh pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. 3
  12. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về thuế thu nhập, thuế TNDN và ưu đãi thuế TNDN  Thu nhập[1] Xét về khía cạnh kinh tế, thu nhập là chỉ một bộ phận tài sản tăng thêm trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, thu nhập luôn gắn với một chủ thể nhất định như: thu nhập của một cá nhân, thu nhập của một doanh nghiệp, thu nhập của một quốc gia Xét về khía cạnh pháp lý, không phải toàn bộ thu nhập phải chịu thuế mà thu nhập chịu thuế là thu nhập thực tế phát sinh, tức là thu nhập nhận được sau khi đã trừ đi các chi phí Như vậy, có thể hiểu thu nhập là các khoản tiền hoặc vật chất mà các thể nhân hoặc pháp nhân nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc từ các hành vi hợp pháp khác.  Thuế thu nhập [2] Thuế thu nhập là tên gọi chỉ những sắc thuế lấy thu nhập làm đối tượng để tính thuế. Trong hệ thống luật thực định về thuế ở các nước, thuế thu nhập là loại thuế áp dụng có tính chất phổ biến và rất được coi trọng, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Sự hình thành của thuế thu nhập xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội, từ nhu cầu tài chính của nhà nước và đặc biệt thuế thu nhập còn là là công cụ để nhà nước quản lí và điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Thuế thu nhập được phân chia làm hai loại là thuế thu nhập công ty (thuế TNDN) và thuế thu nhập cá nhân. [1] [2] Theo Luật Dương Gia - Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp 09/06/2014 18:05:26 [3] Theo Trang 103 - Pháp luật thuế lý luận, lịch sử và thực trạng so sánh – Ts Nguyễn Thị Lan Hương - NXB chính trị quốc gia 4
  13.  Thuế TNDN[3] Thuế TNDN (còn gọi là thuế thu nhập công ty – corporate tax) là một loại thế trực thu đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp tại các nước phát triển. Có thể hiểu thuế trực thu là loại thuế động viên, điều tiết vào thu nhập của người chịu thuế. Đối tượng nộp thuế phải có thu nhập chịu thuế; thu nhập càng cao thì đóng thuế càng nhiều. Trong thuế trực thu, người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế trên thu nhập mà mình được hưởng. Chính vì vậy, thuế trực thu không được tính vào cơ cấu giá thành hàng hoá dịch vụ và không được trừ vào chi phí khi tính lợi tức chịu thuế (thu nhập chịu thuế) của cơ sở sản xuất kinh doanh.  Ưu đãi thuế [4] Ưu đãi thuế TNDN tức là hình thức cho người nộp thuế được hưởng những điều kiện thuận lợi khi nộp thuế TNDN. Thuế suất ưu đãi là thuế suất ở mức thấp hơn so với thuế suất phổ thông. Về nguyên tắc, thuế suất ưu đãi chỉ thực sự phát huy hiệu quả trong trường hợp thuế trực thu (đặc biệt là thuế TNDN), tức là khi khoản thuế thu nhập phải nộp giảm đi, DN sẽ thu được mức lợi nhuận sau thuế cao hơn. Điều này cho phép DN có thể huy động thêm nguồn tài chính để đầu tư đổi mới, nâng cấp máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất, hoặc thậm chí có thể hạ giá bán hàng hoá để giành lợi thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu thuế suất ưu đãi áp dụng cho những ngành, lĩnh vực không có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh thì nó chỉ có thể giảm bớt phần nào khó khăn cho DN, giúp DN có được điều kiện kinh doanh tương đương với các DN ở các ngành, khu vực khác mà chưa hẳn đã tạo ra ưu thế tuyệt đối trong cạnh tranh cho DN. Thông qua thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước đã điều tiết nền kinh tế một cách linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Tác dụng kích thích của các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được xem như một hình thức Nhà nước cấp phát vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, Nhà [4] Theo 5
  14. nước có thể tăng hoặc giảm quy mô và mức độ của các ưu đãi thuế để kích thích tăng tích lũy và tích tụ vốn trong các doanh nghiệp và dân cư. Như vậy, vai trò đầu tiên của Ưu đãi thuế TNDN là cùng với các quy định khác của pháp luật thuế TNDN, góp phần thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế quốc dân Ngoài ra, thuế suất ưu đãi có thể phát huy tác dụng đối với một số sắc thuế gián thu nhất định, khi thuế cấu thành trong giá các yếu tố đầu vào của sản xuất, chẳng hạn như thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá. Khi đó, việc áp dụng thuế suất ưu đãi sẽ có tác dụng làm giảm chi phí đầu vào, do đó giá thành sản phẩm cũng sẽ giảm đi. Đây là cơ sở để DN hạ giá bán, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm được kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của chính DN. 1.2. Vai trò của ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Cùng với các quy định khác của pháp luật thuế TNDN, ưu đãi thuế TNDN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của thuế TNDN đối với nền kinh tế, cụ thể:  Ưu đãi thuế TNDN góp phần thực hiện vai trò điều tiết kinh tế quốc dân Dựa trên điều kiện cụ thể của từng thời kì và điều kiện kinh tế, nhà nước đã điều tiết nền kinh tế một các linh hoạt bằng cách tăng hoặc giảm quy mô và mức độ của các ưu đãi thuế để kích thích tăng tích lũy và tích tụ vốn trong các doanh nghiệp và dân cư thông qua thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN. Các quy định của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được coi như một hình thức cấp phát vốn trực tiếp của Nhà nước cho các doanh nghiệp kích thích các doanh nghiệp sản xuất và mở rộng quy mô.  Ưu đãi thuế TNDN góp phần tạo nguồn thu cho NHNN Mọi hoạt động chi tiêu của NHNN đều dựa vào nguồn đóng góp thuế của người dân. Đặc biệt trong đó có thể nói thuế TNDN là một trong những nguồn thu lớn nhất của NHNN. Vì vậy việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh thông qua các chính sách ưu đãi thuế TNDN sẽ 6
  15. khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển, có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tăng thu nhập, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhờ đó nền kinh tế phát triển và nguồn thu từ thuế TNDN của NHNN sẽ được tăng lên.  Ưu đãi thuế TNDN góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế. Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, việc lập ra những chính sách ưu đãi thuế TNDN có ảnh hưởng rất lớn trong việc thực hiện chủ chương kinh tế đất nước. Thông qua ưu đãi về thuế suất cho các dự án đầu tư theo từng vùng, miền, từng ngành nghề đặc biệt có nhiều tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số ngành, vùng, tạo ra một cơ cấu hợp lý, đúng với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội do Nhà nước đặt ra. Mặt khác, thông qua ưu đãi về thuế suất và miễn, giảm thuế sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, người dân từ đó mà có thêm động lực bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô 1.3. Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Trong quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh giữ các quốc gia ngày càng trở lên gay gắt hơn nên có thể thấy ở hầu hết các nước đều có quy định về chế dộ ưu đãi thuế, miễn giảm thuế TNDN như mọt công cụ tối ưu để hấp dẫn và thu hút ầu tư từ các doanh nghiệp .Tuy nhiên, do chính sách, chiến lược và trình độ phát triển kinh tế - xã hộicũng như điều kiện tự nhiên, lịch sử truyền thống văn hóa của từng quốc gia là khác nhau mà luật các nước không có sự thống nhất trong các quy định về ưu đãi thuế cho ngành nghề, lĩnh vực đầu tư khác nhau. Ở Việt Nam, thuế TNDN cũng có quy định về mức thuế suất ưu đãi , về các trường hợp được miễn, giảm thuế cho các đối tượng kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được hiểu là những quy đinh về những biện pháp, những lợi thế nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế TNDN cho các nhà đầu tư, khuyến khích và thu hút đầu tư mà Nhà nước dành cho những doanh nghiệp hoặc những nhóm doanh nghiệp nhất định (ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn giảm ) so với những đối tượng chịu thuế khác trong cùng điều kiện nhất định. Nhà nước thông 7
  16. qua hình thức các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để thể hiện các ý chí quan điểm, chiến lược của mình đối với hoạt động kinh tế, đầu tư nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. 1.4. Lược sử những quy định của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam [5] Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mớiKhắc phục những hạn chế trên, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua luật thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành luật thuế TNDN mới (sau đây gọi là luật thuế TNDN năm 2008) có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009. Luật thuế TNDN năm 2008 đã góp phần hoàn thiện khung pháp luật thuế TNDN, cải thiện môi trường đâì tư theo hướng mở rộng hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tạo cơ sở vững chắc cho việc bổ sung nguồn NSNN. Sau 5 năm thực hiện luật thuế TNDN 2008 đã được sửa đổi bổ sung bằng luật 32/2013/QH13, Luật số [5] Theo Thuế thu nhập doanh nghiệp – Luật Đông Dương nhap-doanh-nghiep-31.html 8
  17. 71/2014/QH13 luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế cùng theo đó là một số nghị định được sửa đổi bổ sung như sau Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế; Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính. Trong đó quy định rất cụ thể về các chế độ ưu đãi thuế TNDN. Theo sự phát triển của các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng ngày được cải thiện và phát triển nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp và thực hiện những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. 1.5. Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới [6] Thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới dựa theo “Báo cáo kinh nghiệm cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới của Chính phủ” cho thấy: Từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy trên thế giới có hai luồng quan điểm về việc sử dụng chính sách thuế đối với một quốc gia. Nếu như các nước phát triển phương Tây thường hạn chế áp dụng các quy định về ưu đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó và dễ dẫn tới việc lợi dụng các quy định này nhằm chuộc lợi bất hợp pháp, thì các nước đang phát triển như châu Á và ASEAN lại coi ưu đãi thuế là “điểm thu hút” đầu [6] Theo Báo cáo kinh nghiệm cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới của Chính phủ ngày 15/03/2013 5:45 9
  18. tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài) khuyến khích một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt (công nghệ cao, công nghiệp tiên phong, đặc khu kinh tế, ). Nhìn chung, những quy định về ưu đãi thuế TNDN của các quốc gia rất đa dạng cả về hình thức và nội dung. Trong đó một số hình thức ưu đãi thường được các quốc gia áp dụng như: ưu đãi về thuế suất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (với thuế suất thấp hơn thuế suất phổ thông), ưu đãi thuế đối với công nghiệp hỗ trợ, cho phép chuyển lỗ, miễn giảm thuế có thời hạn, giảm nghĩa vụ thuế (tax credits), cho phép khấu hao nhanh, hỗ trợ tái đầu tư Các hình thức ưu đãi cụ thể như sau: 1.5.1. Ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong nền kinh tế thị trường nếu như các công ty, tập đoàn lớn trở thành các mũi nhọn có sức ảnh hướng lớn thì nhiều nước trên thế giới cũng đã nhìn nhận doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, vừa là nền tảng cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nên có rất nhiều quy định khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có chính sách ưu đãi thuế TNDN. Trên thực tế, chính sách thuế TNDN của nhiều nước có quy định các mức thuế suất thấp hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khuyến khích sự phát triển của đối tượng doanh nghiệp này. Cụ thể một số nước như sau: STT Tên Tiêu Thuế Thuế TNDN đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. quốc chí áp TNDN Loại doanh nghiệp Thuế gia dụng phổ TNDN ưu đãi thông thuế 1 Hàn Thu 25 % Thu nhập chịu thuế <= 200 triệu Won 10% Quốc nhập (200.000 USD). chịu 200 triệu won < thu nhập chịu thuế < 20 tỷ 20 % thuế Won (20 triệu USD). 10
  19. của Thu nhập chịu thuế > 20 tỷ Won. 22 % doanh nghiệp 2 Trung Tiêu 25 % Doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có công 20% Quốc chí về nghệ cao. số lao động, doanh thu và tổng tài sản 3 Thái Thu 30 % Thu nhập dòng chịu thuế <= 150.000 Baht. 0% Lan nhập 150.000 Baht < thu nhập dòng chịu thuế < 15% dòng 1.000.000 Baht. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu doanh 19% nghiệp đầu tư bất động sản được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản[7] 1.5.2. Miễn, giảm thuế có thời hạn (tax holiday) Tương tự như các ưu đãi khác, quy định về miễn, giảm thuế có thời hạn của các nước cũng khá khác nhau, cụ thể như sau: STT Tên quốc gia Loại doanh nghiệp được hưởng ưu đãi. Số thuế được miễn, giảm và thời hạn miễn giảm. [7] Theo 11
  20. 1 Trung Quốc Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng kinh Miễn thuế trong 1 doanh, các liên doanh góp vốn cổ phần hoạt năm đầu có lãi và động tại các khu phát triển công nghệ mới và giảm 50% số thuế công nghệ cao, hoặc tại các đặc khu kinh tế phải nộp trong 2 có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên. năm tiếp theo. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 10 Miễn thuế trong 2 năm trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm năm đầu có lãi và nghiệp hoặc tại các địa bàn có điệu kiện kinh 50% số thuế phải tế khó khăn, hoặc các vùng miền núi, vùng nộp cho 3 năm tiếp sâu, vùng xa. theo. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 15 Miễn thuế trong 5 năm trở lên trong lĩnh vực đầu tư xây dựng năm đầu có lãi và cảng, cầu tàu, giao thông vận tải, năng lượng, giảm 50% số thuế hoạt động trong các đặc khu kinh tế. phải nộp cho 5 năm tiếp theo. 2 Thái Lan Dự án hoạt động ở địa bàn xa trung tâm có số Miễn giảm thuế có thuế được miễn trong thời kỳ ưu đãi không thời hạn không quá 8 được vượt quá số vốn đầu tư của dự án được năm. khuyến khích. 3 Malaysia Các “doanh nghiệp tiên phong” đầu tư vào Ưu đãi thuế trong lĩnh vực, sản phẩm khuyến khích đầu tư. vòng 5 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động với mức thuế suất 7,5% (mức thuế suất phổ thông 25%). Một số ngành (công nghiệp vũ trụ, công nghệ Miễn thuế TNDN 12
  21. sinh học ) trong thời gian từ 10 đến 15 năm.[8] Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, khó Giảm trừ thuế đối thu hồi vốn trong thời gian ngắn. với vốn đầu tư hoặc giảm trừ tái đầu tư giảm trừ tới 60% vốn đầu tư trong thời gian 10 năm. Số giảm trừ chưa hết có thể được chuyển vào các năm tiếp theo (không khống chế số năm). 4 In-đô-nê-xi-a Các ngành công nghiệp: luyện kim, lọc dầu, Ưu đãi thuế có thời hóa chất cơ bản, máy công nghiệp, tài nguyên hạn từ 5 đến 10 năm. tái tạo, thiết bị viễn thông. Doanh nghiệp Miễn thuế trong 10 được thành lập sau ngày 15/8/2010; Có vốn năm kể từ ngày bắt đầu tư trên 1 nghìn tỷ IDR (tương đương 116 đầu hoạt động sản triệu USD) đã được Ban Điều phối Đầu tư xuất kinh doanh và phê duyệt; Tối thiểu 10% vốn đầu tư phải được giảm thuế 50% được gửi tại ngân hàng tại In-đô-nê-xi-a và cho 2 năm tiếp theo. không được rút trước khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.5.3. Giảm nghĩa vụ thuế (tax credits) Không chỉ có những quy định về miễn, giảm thuế suất một số quốc gia còn thực hiện giảm trực tiếp nghĩa vụ thuế (số thuế phải nộp). [8] Theo 13
  22. Tax credit được hiểu là người nộp thuế được giảm trừ một phần nghĩa vụ thuế trong tổng số thuế phải nộp cho Nhà nước. Tax credit được coi như khoản hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích đầu tư Hàn Quốc áp dụng chính sách giảm nghĩa vụ thuế [9] nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư tăng sản lượng, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, theo đó: i) Doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị trước 31/12/2012 để tăng sản lượng, đảm bảo an toàn thì được giảm trừ 3% (7% đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa) số thuế TNDN phải nộp; ii) Doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ và nguồn nhân lực phục vụ cho Nghiên cứu & Phát triển và đào tạo nghề được giảm trừ 10% số thuế phải nộp; iii) Doanh nghiệp đầu tư nhằm tiết kiệm năng lượng trước 31/12/2011 và đầu tư nhằm bảo vệ môi trường trước 31/12/2013 được giảm trừ 10% số thuế phải nộp. Số thuế chưa được giảm trừ sẽ được chuyển sang 5 năm tiếp theo. 1.5.4. Về việc chuyển lỗ Ưu đãi thông qua chuyển lỗ cũng được khá nhiều nước áp dụng, tuy nhiên phương thức và thời gian chuyển lỗ ở các nước cũng khá đa dạng. Hầu hết các nước chỉ cho phép doanh nghiệp được chuyển lỗ sang năm tiếp theo (loss carry-forward), song có nước không chế, có nước không khống chế số năm được chuyển lỗ. Tuy nhiên, cũng có nước (Pháp, Hàn Quốc) cho phép chuyển lỗ trở về trước (loss carry- back) với những điều kiện cụ thể (về số tiền tối đa được chuyển lỗ, về thời hạn khai thuế và quyết toán thuế) bởi việc quản lý thuế khá phức tạp. Chính sách chuyển lỗ của một số nước cụ thể như sau: [9] Theo Nguồn TLTK: Price Water House Coupers, A Summary of Korean Corporate and Individual Income Taxes 2011. 14
  23. STT Tên quốc Chính sách Thời hạn Ghi chú gia chuyển lỗ 1 Thụy Điển Cho phép Không giới hạn số năm 2 Nhật Bản Cho phép Trong 9 năm Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa được phép chuyển lỗ trở về trước 1 năm (hoàn thuế Không cho Có sự thay đổi về cổ đông phép mà cổ đông mới nắm giữ trên 50% cổ phiếu đã phát hành (outstanding shares) của doanh nghiệp.[10] 3 Hàn Quốc Cho phép Trong 10 năm kể từ 1/1/2009 và chỉ cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển lỗ trở về trước 1 năm.[11] 3 Singapore Cho phép Không giới hạn về thời gian và được chuyển lỗ trở về trước 1 năm tối đa 100.000 SGD. 4 Thái Lan Cho phép Trong 5 năm tiếp Không được chuyển lỗ trở [10] Theo Taxation in Japan 2010 (KPMG) và Japan Highlights 2012 (Deloitte). [11] Theo Korean Taxation 2012. 15
  24. theo. về trước đồng thời quy định lỗ của từng doanh nghiệp được hạch toán riêng. 5 In-đô-nê-xi- Không cho Cho phép chuyển lỗ Trừ một số trường hợp a phép doanh tối đa trong vòng 5 doanh nghiệp hoạt động tại nghiệp năm tiếp theo. địa bàn đặc biệt hoặc trong chuyển lỗ lĩnh vực đặc biệt được phép trở về trước chuyển lỗ trong vòng 10 năm tiếp theo. 6 Phi-líp-pin Không cho 3 năm tiếp theo kể phép doanh cả trường hợp nghiệp doanh nghiệp có sự chuyển lỗ thay đổi lớn về chủ trở về trước sở hữu thì không được chuyển lỗ. 1.5.5. Ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng Về phạm vi ưu đãi, pháp luật thuế TNDN của nhiều nước có quy định về việc cho phép áp dụng cơ chế ưu đãi thuế TNDN đối với các dự án đang hoạt động thực hiện mở rộng quy mô đầu tư, tuy nhiên phương thức và cách thức áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với các dự án đầu tư mở rộng ở các nước cũng khác nhau. Điều đó thật sự là một quy định hữu ích nếu như hoạt động mở rộng quy mô đầu tư đó vẫn được thực hiện ở các ngành và lĩnh vực đang được nhà nước khuyến khích đầu tư. Quy định ưu đãi thuế TNDN về đầu từ mở rộng ở một số quốc gia như sau: - Chính sách thuế TNDN của Malaysia có quy định về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp mở rộng, hiện đại hóa hoặc tự động hóa hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại nhằm tạo ra sản phẩm hoặc sản phẩm liên quan trong cùng ngành công nghiệp hoặc đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại để tạo ra sản phẩm liên quan trong cùng ngành công nghiệp, theo đó, doanh nghiệp thuộc các 16
  25. trường hợp này được hưởng hỗ trợ tái đầu tư (Re-investment Allowance) tương đương 60% chi phí đầu tư. Phạm vi hỗ trợ tái đầu tư áp dụng cho cả các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nông nghiệp (Hợp tác xã nông nghiệp, công ty, hiệp hội) thực hiện mở rộng, hiện đại hóa hoặc đa dạng hóa cây trồng và/hoặc dự án nông nghiệp[12]. - Thái Lan có chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư, kể cả đầu tư mở rộng, theo đó, Cơ quan Quản lý Đầu tư Thái Lan (Board of Investment) xét duyệt đối với từng dự án đầu tư cụ thể, căn cứ vào các tiêu chí: i) Giá trị gia tăng tối thiểu bằng 20% doanh thu, trừ các dự án sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử, sản suất và sản phẩm nông nghiệp; ii) Doanh nghiệp mới thành lập có tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu không quá 3 lần (tỷ lệ 3:1); iii) Có quy trình sản xuất hiện đại, máy móc mới; iv) Có hệ thống bảo vệ môi trường phù hợp; v) Các dự án có vốn đầu tư trên 80 triệu Baht (không kể tiền đất và vốn lưu động) phải có báo báo nghiên cứu khả thi được Cơ quan Quản lý Đầu tư phê duyệt. Hình thức ưu đãi gồm: i) Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc, nguyên liệu nhập khẩu; ii) Miễn thuế TNDN từ 3 đến 8 năm đồng thời được chuyển lỗ 5 năm sau khi hết thời hạn ưu đãi thuế; iii) Cổ tức từ doanh nghiệp ưu đãi trong thời gian ưu đãi thuế được miễn thuế[13]. - Nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng, Singapore cho phép doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thấp hơn 5% (so với mức thuế suất phổ [12] Theo KPMG, Malaysia-Asia Pacific Taxation, 2011. [13] Theo www.boi.gov.th. 17
  26. thông 17%) trong thời gian 10 năm và có thể được gia hạn thêm 5 năm đối với thu nhập từ đầu tư mở rộng, căn cứ vào các điều kiện như: tạo ra giá trị gia tăng cao, mở rộng quy mô, mua sắm máy móc và thiết bị hiện đại[14]. - Philippines có chính sách ưu đãi thuế trong thời gian 3 năm đối với dự án mở rộng và làm tăng sản lượng thực tế [15]. Tham khảo kinh nghiệm các nước về ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng cho thấy tùy thuộc vào phương thức ưu đãi mà pháp luật về thuế các nước có quy định doanh nghiệp có phải thực hiện hạch toán riêng phần doanh thu và chi phí của hoạt động đầu tư mở rộng. Đối với các hình thức ưu đãi như thuế suất, kỳ miễn thuế, giảm thuế thì nhìn chung là các doanh nghiệp phải hạch toán riêng doanh thu và chi phí. Riêng đối với các hình thức ưu đãi thuế TNDN như hỗ trợ tái đầu tư (như trường hợp của Malaysia) thì không phải hạch toán riêng (do mức hỗ trợ được xác định theo mức vốn đầu tư). Về điều kiện của các dự án đầu tư mở rộng, pháp luật về thuế TNDN của các nước cũng có đưa ra một số điều kiện nhất định, song quy định các nước cũng có sự khác biệt, có nước đưa ra các điều kiện định tính (ví dụ như Thái Lan ), song có nước các điều kiện đưa ra cũng chỉ ở dưới dạng định tính (ví dụ như làm tăng sản lượng, quy mô sản xuất) như trường hợp của Sing-ga-pore hay Philippin. 1.5.6. Ưu đãi thuế nhằm khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) trong doanh nghiệp Hầu hết các quốc gia đều có các quy định ưu đãi thuế đặc thù cho các doanh nghiệp có hoạt động KHCN. Mặc dù mỗi nước có một chính sách khuyến khích riêng phù hợp với điều kiện của mỗi nước nhưng nhìn chung các nước đều theo xu hướng hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp để khuyến khích phát triển KHCN mà không thông [14] KPMG, Singapore-Asia Pacific Taxation, 2012. 8d38d78f8a7d;page=0;query=Id%3A%229ba24ded-20d6-4e7b-8766- ea62649c748f%22%20Status%3Ainforce;rec=0#P1IIIB- [15] KPMG, Philippines-Asia Pacific Taxation, 2009 18
  27. qua hình thức gián tiếp như Quỹ KHCN trong doanh nghiệp[16]. Một số nước quy định cụ thể tỷ lệ đối với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo hướng hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo động lực cho các doanh nghiệp này thực hiện Nghiên cứu & Phát triển (như Nhật Bản, Ba Lan, Hàn Quốc ). Một số hình thức ưu đãi cụ thể được áp dụng là: - Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu phát triển thông qua cho phép khấu trừ bổ sung: Đây là cơ chế cho phép khấu trừ chi phí Nghiên cứu & Phát triển từ thu nhập chịu thuế ở mức cao hơn mức thực chi (Ấn Độ: 150%; Australia: 125%, 175%); - Hỗ trợ các doanh nghiệp cho nghiên cứu phát triển thông qua chính sách giảm nghĩa vụ thuế (tax credits): Giảm thu nhập tính thuế TNDN (Canada: 20%[17], Anh: 14%, Cộng hoà Séc: 21%, Ai-xơ-len: 20%; Hàn Quốc: hỗ trợ 20% cho các doanh nghiệp mới thành lập thực hiện Nghiên cứu & Phát triển, doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao khi sử dụng công nghệ cơ bản, được áp dụng đến 31/12/2012); hỗ trợ qua khấu trừ thuế cho chi phí Nghiên cứu & Phát triển trong tương lai (Nga: số tiền dự kiến tối đa bằng doanh thu x 3%; Bỉ: quy định bằng 50% khoản vay tín dụng; Pháp: 10%; Trung Quốc: sau khi dự án được phê duyệt, doanh nghiệp sẽ được trừ 15% chi phí tính thuế TNDN trong 3 năm). - Hỗ trợ bằng tiền, miễn thuế đối với xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu, thiết bị nghiên cứu và nhân lực nghiên cứu: i) Hỗ trợ chi phí cho hoạt động Nghiên cứu & Phát triển (Anh: Đối với doanh nghiệp công ích thuộc diện được hỗ trợ theo Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và vừa nhỏ sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt bằng 24,75% cho mỗi Bảng chi tiêu cho giai đoạn xét duyệt dự án Nghiên cứu & Phát triển, được áp [16] Tuy nhiên, cũng có quốc gia áp dụng cơ chế này ví dụ năm 2011: Hàn Quốc có quy định về quỹ cho nghiên cứu & phát triển trong doanh nghiệp với mức trích 3% trên tổng doanh thu. Trong thời hạn 3 năm nếu doanh nghiệp không sử dụng quỹ này thì sẽ bị tính lãi và bị phạt và được áp dụng đến 31/12/2013). [17] Đối với một số tập đoàn tư nhân Canada đủ điều kiện có thể được thêm khoản ưu đãi bổ sung đến 15%, và tổng ưu đãi từ giảm thuế lên đến 35%. Điểm khác biệt giữa tập đoàn Tư nhân và các tập đoàn khác là trong trường hợp không phát sinh thuế TNDN phải nộp thì các tập đoàn này có thể được nhận khoản hỗ trợ bằng tiền mặt. Ngoài ra, ở hầu hết các Bang của Canada đều có các ưu đãi riêng cho Nghiên cứu & Phát triển, và các doanh nghiệp có thể lựa chọn nơi để thực hiện dự án Nghiên cứu & Phát triển nhằm hưởng mức ưu đãi cao nhất. 19
  28. dụng từ 1/4/2012; Hàn Quốc: hoàn 40% chi phí bình quân hàng năm của 4 năm gần nhất ); ii) Mỗ trợ cho phát triển nhân lực (Hà Lan: 50% cho 220 nghìn Euro tiền lương, 18% cho chi phí lương còn lại, doanh nghiệp mới thành lập có thể được hỗ trợ 64% của 220 nghìn Euro tiền lương; Hàn Quốc: hoàn 40% chi phí trung bình hằng năm của 4 năm gần nhất và 50% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa); iii) Miễn thuế cho cơ sở hạ tầng nghiên cứu (Hàn Quốc: miễn thuế địa phương cho cơ sở nghiên cứu tư nhân, giảm 5% thuế vào cơ sở thử nghiệm, 50% vào cơ sở nghiên cứu triển khai). 20
  29. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 2.1. Quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam Luật Thuế TNDN hiện hành quy định 2 hình thức ưu đãi thuế là thuế suất ưu đãi có thời hạn và thời gian được miễn thuế, giảm thuế đối với một số lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích đầu tư. Theo đó, mức ưu đãi cao nhất (mức thuế suất 10% trong 15 năm, được miễn thuế tối đa trong 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa trong 9 năm tiếp theo) dành cho các DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, DN thành lập mới từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Đối với dự án cần đặc biệt khuyến khích đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian ưu đãi thuế suất có thể kéo dài thêm (tối đa thêm 15 năm nữa). DN thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (lĩnh vực xã hội hóa) được áp dụng thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ hoạt động này. Mức ưu đãi thấp hơn với thuế suất 20% trong 10 năm, miễn thuế TNDN tối đa 2 năm, giảm 50% số thuế tối đa trong 4 năm tiếp theo được áp dụng đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%. Cũng theo quy định của Luật hiện hành thì không áp dụng ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng, các DN thành lập mới trong các khu công nghiệp không còn được ưu đãi thuế như trước đây (các DN được cấp ưu đãi trước đó thì được bảo lưu đến hết thời hạn). Cụ thể chi tiết các quy định về ưu đãi thuế TNDN như sau: 2.1.1. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN Để đảm bảo công bằng và bình đẳng trong việc áp dụng các ưu đãi về thuế TNDN, các doanh nghiệp đủ điều kiện cần thực hiện các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai. Trong thời gian 21
  30. đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng. Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp Về xác định ưu đãi thuế đối với các doanh nghiệp và điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN đã được quy định rất rõ những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN khi đáp ứng những điểm như sau:  Đáp ứng điều kiện về địa bàn Các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn do chính phủ ban hành theo quy định của lật đầu tư. Những vùng đặc biệt khó khăn là những vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, những vùng mà có cơ sở hạ tầng còn quá thấp kém. Những vùng ở phía Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Chau, Sơn La, Điện Biên là những tỉnh được coi là địa bàn đặc biệt khó khăn. 22
  31. Những vùng khó khăn là những vùng nhìn chung có kinh tế khá hơn so với những vùng đặc biệt khó khăn. Như các tỉnh Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình, Bình Thuận Cụ thể theo các doanh nghiệp sau được hưởng ưu đãi thuế TNDN khi đáp ứng điều kiện về địa bàn[18]: Doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh vận tải: căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư thuộc địa bàn được hưởng ưu đãi thuế và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn thành lập dự án đầu tư. Ví dụ : Năm 2015, doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Sơn La (thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trong năm 2015, doanh nghiệp có nhiều tuyến xe chạy cố định (đi từ Sơn La đến thành phố Hà Nội và ngược lại; đi từ Sơn La đến thành phố Hạ Long và ngược lại) và tuyến xe chạy theo các hợp đồng (đi từ Sơn La đến thành phố Đà Nẵng và ngược lại; đi từ thành phố Hà Nội đến thành phố Đà Nẵng và ngược lại; đi từ thành phố Bắc Ninh đến Sơn La). Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải của doanh nghiệp căn cứ theo địa bàn thành lập dự án đầu tư (địa bàn tỉnh Sơn La - thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) và có điểm đi hoặc điểm đến thuộc địa bàn thành lập dự án đầu tư (địa bàn tỉnh Sơn La), cụ thể như sau: - Thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải đối với các tuyến xe được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do có điểm đi hoặc điểm đến tại địa bàn tỉnh Sơn La: tuyến xe cố định (đi từ Sơn La đến thành phố Hà Nội và ngược lại; đi từ Sơn La đến thành phố Hạ Long và ngược lại) và tuyến xe chạy theo các hợp [18] Theo Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC 23
  32. đồng (đi từ Sơn La đến thành phố Đà Nẵng và ngược lại; đi từ thành phố Bắc Ninh đến Sơn La). - Thu nhập từ hoạt động dịch vụ vận tải đối với tuyến xe không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do điểm đi hoặc điểm đến không thuộc địa bàn tỉnh Sơn La: tuyến xe đi từ thành phố Hà Nội đến thành phố Đà Nẵng và ngược lại. Doanh nghiệp có dự án đầu tư có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn được hưởng ưu đãi thuế TNDN: - Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. - Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư. Ví dụ: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn (hoạt động trong lĩnh vực sản xuất): Năm 2015, doanh nghiệp có dự án đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất tại địa bàn tỉnh Hà Giang (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn). Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trong năm 2015, doanh nghiệp bắt đầu sản xuất sản phẩm tại địa bàn tỉnh Hà Giang và xuất bán sản phẩm tại tỉnh Hà Giang (địa bàn thực hiện dự án - địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) và các tỉnh lân cận (ngoài địa bàn tỉnh Hà Giang) như tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn), thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do sản phẩm bán ra đều sản xuất tại tỉnh Hà Giang (địa bàn thực hiện dự án đầu tư) nên thu nhập từ sản phẩm bán ở tỉnh Hà Giang và các tỉnh 24
  33. khác đều được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện sản xuất tại địa bàn tỉnh Hà Giang. Ví dụ: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng): Năm 2015, doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Hà Giang (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trong năm 2015, doanh nghiệp thực hiện hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh Hà Giang, đồng thời có hoạt động xây dựng tại các tỉnh lân cận như tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn), thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do hoạt động xây dựng thực hiện tại địa bàn tỉnh Hà Giang nên thu nhập từ hoạt động xây dựng tại địa bàn tỉnh Hà Giang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh Hà Giang. Đối với thu nhập từ hoạt động xây dựng tại các tỉnh lân cận thì xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: - Đối với thu nhập tại địa bàn tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức và thời gian ưu đãi thuế còn lại của doanh nghiệp. - Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo mức và thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện tại địa bàn thành phố Lào Cai cho thời gian còn lại của doanh nghiệp. - Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi): không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động xây dựng thực hiện tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi. Ví dụ: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn (hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ): 25
  34. Năm 2015, doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn tỉnh Hà Giang (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn) hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trong năm 2015, doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ tại địa bàn tỉnh Hà Giang, đồng thời có hoạt động dịch vụ tại các tỉnh lân cận như tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn), thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi). Do hoạt động dịch vụ thực hiện tại địa bàn tỉnh Hà Giang nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại địa bàn tỉnh Hà Giang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh Hà Giang. Đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ tại các tỉnh lân cận thì xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: - Đối với thu nhập tại địa bàn tỉnh Cao Bằng (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức và thời gian ưu đãi thuế còn lại của doanh nghiệp. - Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Lào Cai (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo mức và thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện tại địa bàn thành phố Lào Cai cho thời gian còn lại của doanh nghiệp. - Đối với thu nhập tại địa bàn thành phố Hà Nội (không thuộc địa bàn ưu đãi): không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động dịch vụ thực hiện tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi.  Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế TNDN Quy định tại Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT – BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT - BTC) được sửa đổi bổ sung như sau: - Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu thì được hưởng 26
  35. ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đầu tư mới theo quy định tại Luật số 32/2013/QH13; Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trước đó quy định: Dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/01/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu và được cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh từ ngày 01/01/2014 của dựa án đó thì được hưởng ưu đãi theo dự ăn đầu tư mới. - Bổ sung trường hợp dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ – CP: Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn - Bổ sung hướng dẫn, cụ thể hơn tại điểm a khoản 5 Điều 18 như sau: Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. - Sửa đổi, bổ sung quy định: Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi GCNĐKDN hoặc GCNĐT nhưng sự thay đổi đó không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế của dự án đó theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định. - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa được thành lập do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của TTgCP mà doanh nghiệp trước khi chuyển đổi chưa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu đãi thuế thì được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới kể từ khi chuyển đổi. Trường hợp doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang được áp 27
  36. dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ xã hội hóa thì tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi này. - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa được thành lập do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của TTgCP mà doanh nghiệp trước khi chuyển đổi chưa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo lĩnh vực ưu đãi thuế thì được hưởng ưu đãi thuế như dự án đầu tư mới kể từ khi chuyển đổi. Trường hợp doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về cơ sở xã hội hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đang được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với phần thu nhập từ xã hội hóa thì tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi này. Trước đó chỉ hướng dẫn đối với các dự án đầu tư mới.  Đối với dự án có kỳ tính thuế đầu tiên Trường hợp trong kỳ tính thuế đầu tiên mà dự án đầu tư của doanh nghiệp (bao gồm cả dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế dưới 12 tháng được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư ngay từ kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế từ kỳ tính thuế tiếp theo. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thời gian ưu đãi thuế vào kỳ tính thuế tiếp theo thì phải xác định số thuế phải nộp của kỳ tính thuế đầu tiên để nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định (Bổ sung Khoản 8a Điều 8 Thông tư số 78/TT – BTC quy định về kỳ tính thuế đầu tiên). 2.1.2. Nguyên tắc thực hiện ưu đãi thuế TNDN Thứ nhất, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng sự thay đổi đó không 28
  37. làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại. Doanh nghiệp đang hoạt động có thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh, bổ sung quy mô hoạt động kinh doanh (đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô) thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngành nghề bổ sung, quy mô hoạt động bổ sung không thuộc diện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn ưu đãi đầu tư nếu doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn ưu đãi đầu tư và ngoài địa bàn ưu đãi đầu tư thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn ưu đãi đầu tư để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Thứ ba, trong thời gian được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu trong năm tính thuế mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế theo quy định thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi trong năm tính thuế đó mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 25%. Thứ tư, doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thì doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Tùy theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định. Thứ năm, doanh nghiệp đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp miễn thuế, giảm thuế theo quy định nhỏ hơn so với đơn vị tự kê khai thì doanh nghiệp chỉ được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số thuế thu nhập doanh nghiệp do kiểm tra, thanh tra phát hiện. Tùy theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định. 29
  38. 2.1.3. Thuế suất ưu đãi Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu đãi. So với thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi thấp hơn và được quy định với các mức khác nhau tùy theo điều kiện đáp ứng. Hình thức hưởng ưu đãi thuế bao gồm: giảm thuế so với thuế suất thông thường vô thời hạn hoặc có thời hạn, miễn thuế vô thời hạn hoặc có thời hạn.  Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm (Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Khu kinh tế, Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học. Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ quá trình hoạt động của các dự án đầu tư nêu trên thì mới thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế theo quy định này. 30
  39. c) Dự án đầu tư phát triển được hưởng ưu đãi thuế TNDN phải phát sinh doanh thu, thu nhập từ .quá trình hoạt động của các dự án đầu tư mới thuộc diện được hưởng ưu đãi thu, cụ thể là từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện thi công, xây dựng các công trình này thì phần thu nhập từ hoạt động thi công, xây dựng không được hưởng ưu đãi thuế. d) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao. Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế suất kể từ năm được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư này). Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mà được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì mức ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP trừ đi thời gian ưu đãi đã hưởng đối 31
  40. với doanh nghiệp mới thành lập, dự án đầu tư mới thành lập (cả về thuế suất và thời gian miễn, giảm nếu có) e) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu từ dự án đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt tổng doanh thu tối thiểu 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm). - Dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký lần đầu tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ thời điểm được phép đầu tư lần đầu theo quy định của pháp luật đầu tư và sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu từ dự án đầu tư (chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải đạt điều kiện sử dụng số lao động thường xuyên bình quân năm trên 3.000 lao động). Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm này (không kể bị chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan trong khâu giải phóng mặt bằng, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước hoặc do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn và được cơ quan cấp phép đầu tư chấp thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp phải kê khai, nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã kê khai hưởng ưu đãi của các năm trước (nếu có) và nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định, nhưng doanh nghiệp không bị xử phạt về hành vi khai sai theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 32
  41. f) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ thời ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. g) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau: - Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao; - Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: dệt - may; da - giầy; điện tử - tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương. Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành tại Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; khi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển có sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế có liên quan”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (kinh doanh casino, trò chơi có thưởng, cá cược ) là những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích phát triển và cần quản lý chặt chẽ, chỉ sử dụng trong các hoạt động du lịch, nhằm thu hút khách du lịch. Vì vậy, việc để các cơ sở được phép kinh doanh hoạt động này hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cần được xem xét và quy định rõ ràng. Cụ thể cho dù ở địa bàn có điều kiện 33
  42. khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thì các doanh nghiệp hoặc cơ sở đó cũng không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.  Kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% a) Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư; b) Đối với dự án quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT- BTC đáp ứng một trong các tiêu chí theo quy định c) Căn cứ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, TTgCP quyết định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 (mười lăm) năm.  Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động Khoản 3 Điều 19 Thông Tư 78/2014/TT-BTC, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC: Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau: “3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với: a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường, giám định tư pháp (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá). Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định”. 4. Sửa đổi, bổ sung điểm e Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau: - Thu nhập từ sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ hoạt động sản xuất muối của hợp tác xã; 34
  43. - Thu nhập từ đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm. - Phần thu nhập hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, giám định tư pháp (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa). - Phần thu nhập của hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản. - Thu nhập từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; - Phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.  Thuế suất 15% Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (khoản 5 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC).  Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm được áp dụng trong các trường hợp sau theo Khoản 4 Điều 19 Thông Tư 78/2014/TT-BTC: a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ. b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây 35
  44. dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa). Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại khoản này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.  Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi Theo khoản 6 Điều 19 Thông Tư 78/2014/TT-BTC, thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ năm được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao. 2.1.4. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế  Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với trường hợp áp dụng - Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới đã được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm theo Khoản 1 Điêu 11 Thông tư 96/2015/TT – BTC. - Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ- CP.  Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo Đối với thu nhập của doanh nghiệp từthực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ.  Miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với 36
  45. - Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn hoặc lĩnh vực đã được hưởng thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm (Khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC). - Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi). Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh (không bao gồm các quận của các đô thị này mới được thành lập từ huyện kể từ ngày 01/01/2009); Trường hợp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế căn cứ vào vị trí thực tế của dự án đầu tư trên thực địa.  Thời gian miễn thuế, giảm thuế Được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 03 năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu. 2.1.5. Chuyển tiếp ưu đãi a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013 Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng sản xuất đến ngày 31/12/2008 đang đầu tư xây dựng dở dang, trong năm 2009 dự án vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng dở dang và từ năm 2010 trở đi mới hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh. b) Nghiệp có dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013. c) Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào địa bàn mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa thuộc địa bàn ưu đãi thuế hoặc mức ưu đãi thấp hơn. d) Sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 địa bàn nơi doanh nghiệp đang có dự án đầu tư được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế khi chuyển đổi. 37
  46. e) Đối với các trường hợp chuyển đổi ưu đãi nêu tại khoản a, b, c đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có doanh thu, thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế. Nếu đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có thu nhập, thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế (nếu không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu, thời gian miễn, giảm thuế được tính từ năm thứ 4) 2.1.6. Các trường hợp không áp dụng ưu đãi thuế Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC; - Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau: “3. Không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và không áp dụng thuế suất 20% (bao gồm cả doanh nghiệp thuộc diện áp dụng thuế suất 20% theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) đối với các khoản thu nhập sau: a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (trừ thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC); thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản. c) Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.” 2.1.7. Về việc chuyển lỗ Bản chất của chuyển lỗ là hành vi doanh nghiệp bù trừ khoản lỗ trong những năm tài chính trước bằng lợi nhuận phát sinh. Việc bù trừ này làm thay đổi kết quả doanh 38
  47. thu cuối cùng của doanh nghiệp, có ảnh hưởng tới sự phân chia lợi nhuận cho người góp vốn.  Điều kiện để doanh nghiệp chuyển lỗ Để nhận được ưu đãi chuyển lỗ Các doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật về thuế TNDN. Đối với các khoản lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng quyền dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản thì các doanh nghiệp cần phải hạch toán riêng cho từng hoạt động khi thực hiện chuyễn lỗ.  Phương pháp chuyển lỗ Hiện tại, theo quy định pháp luật Việt Nam thì chuyển lỗ chỉ được cho phép kết chuyển lỗ tịnh tiến về sau chứ không cho kết chuyển về trước như một số nước. Việc kết chuyển lỗ về sau sẽ thuận lợi cho việc quản lý lỗ nếu cho phép doanh nghiệp chuyển lỗ về trước sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý. Mặc khác, vào năm trước đó các doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán thuế rồi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định nếu thực hiện kết chuyển về trước thì phải quyết toán thuế lại gây ra sự xáo trộn trong việc quản lý hồ sơ khai thuế, mất thời gian và tốn kém thêm các khoản chi phí. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp có phát sinh lỗ thì sẽ được chuyển số lỗ này sang năm sau, số lỗ này sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi doanh nghiệp tiến hành lập từ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc xác định lỗ và chuyển lỗ như sau[19]: “1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. [19] Căn cứ Điều 16 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi bổ sung năm 2013, 2014 Điều 9 thông tư số 78/2014 Điều 7 thông tư số ố: 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC 39
  48. 1. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. Ví dụ: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì: + DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014; + Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. - Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên. - Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau. 40
  49. 2. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.” Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách”. Căn cứ theo các quy định trên thì trước khi xác định thu nhập thuế doanh nghiệpđược quyền khấu trừ một phần thu nhập để bù trừ khoản lỗ lũy kế trong vòng 5 năm đến năm chó thu nhập chịu thuế. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ, nếu có số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo. Tuy nhiên điều này dễ gây hiểu lầm là doanh nghiệp được phép chuyển lỗ trong vòng 5 năm nên doanh nghiệp chỉ được phép lỗ trong vòng 5 năm. Thực tế không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp được phép lỗ trong bao nhiêu năm. Như vậy pháp luật không quy định doanh nghiệp được phép lỗ trong bao nhiêu năm. Tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để doanh nghiệp xác định lỗ lãi của mình. Về vấn đề chuyển lỗ có hai dòng quan điểm trái ngược nhau: Thứ nhất là quan điểm cho rằng cho phép chuyển lỗ là một biện pháp ưu đãi thuế, là công cụ hữu hiệu khuyến khích hoạt động doanh nghiệp và thực tế, nhiều nước đều nghi nhận quy định chuyển lỗ trong luật thuế TNDN, ví dụ như Nhật Bản, Trung Quốc. Thứ hai là quan điểm cho rằng nên bỏ quy định chuyển lỗ vì quy định này có rất nhiều phức tạp đối với việc áp dụng. Cụ thể, chuyển lỗ áp dụng rất dễ đối với công ty độc lập,nhưng đối với các công ty trong nhóm hoặc tập đoàn thì rất dễ xảy ra trường hợp lợi dụng chuyển 41
  50. giá[20] thông qua giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ nhằmm che giấu lợi nhuận để gian lận trong việc tính thuế.  Đối tượng chuyển lỗ - Không phải doanh nghiệp, tổ chức nào cũng điều được hưởng chế độ ưu đãi chuyển lỗ mà doanh nghiệp, tổ chức cần phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Luật Thuế TNDN. Trước đây, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh khi phát sinh lỗ phải có kế hoạch chuyển lỗ và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ với cơ quan thuế. Trường hợp, doanh nghiệp, tổ chức không đăng ký với cơ quan thuế hoặc chuyển lỗ ngoài kế hoạch chuyển lỗ đã đăng ký với cơ quan thuế thì sẽ không được chuyển lỗ. (Điểm 8, mục III, Thông tư 128/2003/TT-BTC) Hiện tại, quy định này đã không còn tồn tại do nó gây nên tình trạng rườm rà trong quản lý của cơ quan thuế cũng như gây khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức. Thay vào đó doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Hợp tác xã và quy định của pháp luật nước ngoài. Cũng bên cạnh đó, những tổ chức khác ngoài các doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo quy định chỉ cần phát sinh thu nhập chịu thuế đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật thuế TNDN thì cũng được thực hiện chế độ ưu đãi chuyễn lỗ khi phát sinh lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những hoạt động như kinh doanh BĐS, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác khoáng sản đối với những doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mang tính chất thường xuyên hay những doanh nghiệp, tổ chức không mang tính thường xuyên khi thực hiện chuyển nhượng các hoạt động kinh doanh này mà phát sinh lỗ thì được thực hiện chuyển lỗ theo quy định, kể từ năm phát sinh lỗ nhưng không quá 05 năm 2.2. Thực tiễn áp dụng [20] Theo Chuyển giá (transfer pricing) là hành vi thiết lập giá giao dịch kinh doanh không theo nguyên tắc “Giá thị trường” giữa 2 công ty có quan hệ liên kết (tức có quan hệ về sở hữu vốn, kiểm soát, hay điều hành gián tiệp/trực tiếp) nhằm tối thiểu hóa lợi nhuận đóng thuế 42
  51. 2.2.1. Mức hưởng ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư và khu công nghiệp Một số tỉnh cũng xuất hiện một số hiện tượng “xé rào” trong ưu đãi như tỉnh Bình Định quy định đối với những dự án đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội: “Thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh, miễn 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. Đối với dự án có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.” Đối với Khu công nghiệp Nhơn Hòa: Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn 02 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp[21]. Dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch sẽ được ngân sách hỗ trợ 100% thuế TNDN những năm đầu thực hiện dự án, hỗ trợ 50% thuế TND 3-30 năm, với dự án đầu tư nước ngoài; hỗ trợ 100% tiền thuê đất 3-30 năm. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại Bình Định mà ngày tư năm 2005 Bộ Tài Chính cũng đã ra soát có 33 tỉnh thành vì lợi ích cục bộ vẫn tiếp tục “xé rào” đưa ra hàng loạt các quy định ưu đãi riêng để giành giật các nhà đầu tư [22]. Cụ thể như Tỉnh Bến Tre quy định: “Ngoài việc được hưởng các chính sách theo quy định của Chính phủ, các dự án đầu tư dạng BOT, BTO, BT sẽ được tỉnh miễn thuế TNDN thêm 4 năm và được giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo”. Bình Thuận dùng ngân sách hỗ trợ tái đầu tư 50% thuế TNDN mà DN phải nộp trong 2-10 năm. Tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Nghệ An, Thanh Hóa, Lào Cai, UBND tỉnh đều dùng ngân sách hỗ trợ DN thông quá thuế TNDN. Chưa tính toán được cụ thể, nhưng rõ ràng với những quy định trên đã làm cho nguồn thu của các địa phương bị thất thoát. Cũng từ những ưu đãi đó mà đã xảy ra tình trạng các doanh nghiệp yêu cầu thực hiện thêm ưu đãi như trường hợp đề nghị ưu đãi thuế của Cty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Theo văn bản gửi lên Bộ Tài chính, Samsung đề nghị các dự án [21] Theo Thông tin từ ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Định 26/08/2014 19:22 [22] Theo bài viết Ưu đãi thu hút đầu tư: “Xé rào” hay linh hoạt ? 9h33 ngày 27 tháng 04 năm 2005 tác giả Q. Thành – Báo Tiền Phong. 43
  52. đang thực hiện ở Bắc Ninh và Thái Nguyên được áp dụng những ưu đãi như đã được phê duyệt trước đây. Cụ thể là hưởng thuế suất ưu đãi thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10% áp dụng trong 30 năm, riêng dự án đầu tiên của Samsung ở Bắc Ninh được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, Samsung kiến nghị cho tiếp tục hưởng thêm 3 năm giảm 50% số thuế TNDN phải nộp. Tuy nhiên, ngày 5/11/2015 , Bộ Tài chính cho biết, vừa có văn bản từ chối đề nghị của Samsung, Bộ Tài chính cho rằng, theo Luật số 71/2014/QH13, không có quy định ưu đãi thuế 10% trong suốt thời gian thực hiện đối với trường hợp doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng. Đồng thời đề xuất giảm hưởng thêm 3 năm mức giảm 50% số thuế TNDN phải nộp của Samsung là vượt quá khung khổ quy định của luật Thuế TNDN hiện hành[23]. Nếu không ngăn chặn sớm tình trạng này, sẽ dễ dẫn tới tình trạng mất đầu tư của một số vùng miền khi không có những chính sách ưu đãi “vượt rào”. Phân tích về tình trạng này theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng “tiền trảm hậu tấu” kiểu này diễn ra từ những năm 1999, đã được chấn chỉnh, nhưng vài năm trở lại đây lại tái diễn. Từ thực tiễn cho thấy mỗi vùng, mỗi địa phương trong nước ta có những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do đó nếu cùng áp dụng một nội dung ưu đãi như nhau sẽ gây nhiều khó khăn và thiếu công bằng trong việc thực hiện thu hút đầu Chính vì thế mà một số địa phương đã tự tạo ra hướng đi cho mình nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xét tới cùng thì có linh hoạt trong ưu đãi thì mới thu hút được đầu tư vào những vùng khó khăn. Khác với những nơi có điều kiện tốt như KCN Quang Minh (Vĩnh Phúc) hoặc trung tâm như Hà Nội thì thu hêm phí, DN vẫn đầu tư nhiều. Cũng từ thực tế đầu tư ở Vĩnh Phúc cho thấy, nếu kéo được DN đầu tư rồi thì ngân sách hỗ trợ sẽ trở nên quá bé, dễ giải quyết, bởi theo ông Ái, nông nghiệp dù được đầu tư, thúc đẩy mãi vẫn khó thu được 50 triệu đồng/ha, trong khi chỉ 10 ha đất cấp cho tập đoàn Honda đã thu về 600 tỷ đồng/năm. Vậy “thu” lớn hơn gấp [23] Theo 06:28 ngày 06 tháng 11 năm 2015 Tuấn Đức - Bác đề nghị ưu đãi thuế của Samsung- Báo Tiền Phong 44
  53. nhiều lần “chi”, hoàn toàn bù đắp được khoản thâm thủng. Đó là chưa tính đến dự án công nghiệp bao giờ cũng kéo các loại hình dịch vụ khác cùng phát triển, tạo giá trị gia tăng. Việc các địa phương “xé rào” trong chính sách ưu đãi đã vô hình chung tạo nên một hệ thống pháp luật ưu đãi thuế không thống nhất nhưng cũng đã thể hiện rõ một hiện trạng là thực tiễn đã đi trước luật, chính sách luật hiện tại không đáp ứng được với như cầu cũng như thực tiễn phát trển kinh tế - xã hội. Một trường hợp khác là sự việc khác liên quan đến Công ty cổ phần nhựa Bình Minh gần đây bị Cục thuế Tp.HCM truy thu và phạt hơn 117 tỷ đồng ( Trong đó 74,98 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đối với BMP. Đồng thời phạt vi phạm hành chính về thuế số tiền hơn 42,13 tỷ đồng, trong đó phạt hành vi chậm nộp tiền thuế là 34,64 tỷ đồng và phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế là 7,49 tỷ đồng). Đây là một ví dụ cho thất sự bất cập trong hướng dẫn về việc hưởng ưu đãi thuế TNDN và niêm yết lần đầu giữa Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh và tổng cụ thuế không thống nhất. Do đó có sự việc Công ty cổ phần nhựa Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại lên Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Thuế xin hoãn nộp khoản truy thu thuế cho đến khi sự việc được rõ ràng[24]. Đánh giá về các quy định hiện hành của quy định về ưu đãi thuế và cơ chế quản lý thuế nhằm ngăn ngừa, hạn chế gian lận thuế, đảm bảo bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, 18 đến 28% ý kiến cho rằng rất có hiệu quả, 16% ý kiến cho rằng hiệu quả chưa cao. Những vấn đề mà DN bức xúc cũng được thể hiện trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thu ngân sách tại khu chế xuất và DN chế xuất trên địa bàn Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai mới đây. Theo kết luận này, việc hướng dẫn chính sách thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế còn nhiều bất cập. Điển hình là việc ban hành Công văn 207/2011 hướng dẫn xác định doanh thu, thu nhập chịu thuế, phương pháp chuyển lỗ và thời gian ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty Loteco (Đồng Nai) là không đúng quy định; việc ban hành Công văn [24] Theo Hà Anh 15:10 - Thứ Sáu, 18/10/2013 Nhựa Bình Minh bị phạt và truy thu 117 tỷ đồng thuế. 45
  54. 2025/TCT-CS, Công văn 4578/TCT-CS, Công văn 2106/TCT-CS thiếu thống nhất và tạo sự bất bình đẳng giữa các DN khi áp dụng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN[25]. 2.2.2. Về vấn đề chuyển lỗ  Về phía đối tượng nộp thuế - Trình độ hiểu biết của đối tượng nộp thuế về pháp luật, chính sách thuế, các chế độ hạch toán, kế toán, chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ còn nhiều hạn chế dẫn đến suy nghĩ sai lệch. - Nhiều doanh nghiệp còn tìm mọi cách gian lận thuế và có nhiều biểu hiện tiêu cực trong quá trình hạch toán, cố tình bỏ sót các khoản thu, khai tăng các khoản chi phí nhằm khai báo lỗ để không phải nộp thuế TNDN theo quy định. Chuyển lỗ là một trong những vấn đề nhạy cảm và dễ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp gian lận thông qua việc biến lãi thành lỗ nhằm trốn thuế. Bằng nhiều thủ đoạn và phương pháp như tăng tối đa các khoản trích lập dự phòng cho hàng tồn kho, chứng khoán, đầu tư ngắn hạn, dài hạn để tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế, miễn thuế. Hoặc phổ biến hơn đó là hình thức chuyển giá của những công ty liên doanh thành lập tại Việt Nam có công ty mẹ hoặc chi nhánh ở nước ngoài. Trên thực tế Pepsico và Coca là hai ví dụ điển hình cho nghi án lợi dụng chuyển lỗ để trốn thuế. Cụ thể, đối với Pepsico đến Việt Nam đầu tư từ năm 1991 nhưng phải đến 16 năm sau (năm 2007) doanh nghiệp này mới có lãi với tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 58 tỷ đồng.Tuy nhiên năm 2008, Pesico lại kêu lỗ 58 triệu đồng. Đến năm 2009 doanh nghiệp này khai lãi 141 tỷ đồng. Bước sang năm 2010, lũy kế tính đến ngày 31/12/2010, Pepsico lỗ 1.206 tỷ đồng. Câu chuyện lỗ lãi của Pesico thay đổi liên tục qua từng năm để rồi theo thống kê từ năm 2009 cho đến 2013 Pepsico chỉ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 40,2 tỷ đồng. Con số quá nhỏ nếu nhìn vào thị phần của Pepsico trên thị trường đồ uống nước ngọt có ga khi cùng với đối thủ Coca Cola đại gia đồ uống Pepsico đang chiếm 80% thị phần đồ uống nước ngọt có ga tại Việt [25] Theo 11:02 – Theo Yến Thanh VnEconomy Thứ Năm, 20/11/2014 Cải cách thuế: Khi Việt Nam còn “một mình một sân” 46
  55. Nam. Càng bất ngờ hơn khi liên tục kêu lỗ nhưng PepsiCo vẫn liên tục khai trương các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), và mới đây nhất là Bắc Ninh (73 triệu USD). Tổng vốn đầu tư của đại gia này tại Việt Nam cũng vào khoảng 500 triệu USD. Trong khi đó, theo 28.000 trang tài liệu mật được Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố vào năm 2014, Pepsi cùng nhiều doanh nghiệp khác đang bị nghi chuyển hàng trăm tỷ USD từ nơi phải đóng thuế cao sang Luxembourg, quốc gia có mức thuế thấp hơn hẳn các nước khác để trốn thuế[26]. Sau khi thanh tra quãng thời gian 2006, 2007 và 2008 đối với Pepsico, Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định truy thu thuế giá trị gia tăng là 21,293 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp đối nhà thầu nước ngoài là 44,408 triệu đồng; giảm lỗ là 136,458 tỷ đồng. Tổng số tiền phạt (phạt kê khai sai và phạt chậm nộp) là 19,739 tỷ đồng[27]. Hay với Coca với lịch sử 20 năm thua lỗ tại Việt Nam. Theo đại diện Cục Thuế TP HCM, công ty Coca-Cola Việt Nam bị Cục thuế thành phố xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Đến nay công ty này vẫn chưa phải đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1994, đến năm 2012, Coca-Cola xác nhận lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Mặc dù liên tục thua lỗ nhưng năm 2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca- Cola tuyên bố sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư lên nửa tỷ USD trong 5 năm. Năm 2014, Coca-Cola đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Qua số liệu công bố của cục thuế Tp.HCM cho thấy doanh thu của tập đoàn đa quốc gia này tại Việt Nam không ngừng tăng tuy nhiên luôn thua lỗ. Nguyên nhân do ông Lê Duy Minh, trưởng phòng Kiểm tra số 1, Tp.HCM lý giải là tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá bán rất cao. Những nguyên vật liệu [26] Theo Thông tin từ Báo giao thông Pepsi Việt Nam: Ồn ào điệp khúc lỗ và nguyên liệu Trung Quốc 20/01/2016 [27] Theo thông tin của Tổng cục hải quan Thứ Tư, 16/07/2014. 47
  56. này do công ty mẹ ở nước ngoài độc quyền cung cấp, giá mà Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm trên 60% giá bán sản phẩm[28]. Rõ ràng những dấu hiệu trên đã cho thấy sự không minh bạch cần làm rõ trong những báo cáo của Pesico và Coca. Tuy nhiên khi trả lời trên báo chí, theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để kết luận một DN chuyển giá là không hề đơn giản. Ngay như cơ quan thuế khi đi kiểm tra các DN FDI cũng chỉ “nhẹ tay” coi là đi kiểm tra DN thua lỗ, hoặc “nâng cấp” lên một chút gọi là “có dấu hiệu chuyển giá”, chứ không dám thẳng thừng coi đó là “DN chuyển giá”.Đơn cử, muốn chứng minh Coca-Cola chuyển giá, lấy đâu ra “giá độc lập” để so sánh, khi nguyên liệu của họ là độc quyền? Hay như PepsiCo, rất khó có số liệu để chứng minh thế nào là lãi không tương xứng. Không chỉ Coca-Cola, PepsiCo, mà cả BigC, Metro Cash&Carry đều là những đại gia thua lỗ lớn mà vẫn liên tục mở rộng đầu tư. Nhưng tất cả, tới thời điểm này vẫn chỉ là nghi án. Từ thực trạng trên cho thấy những quy định liên quan đến vấn đề chuyển lỗ, công khai minh bạch tài chính doanh nghiệp, thực hiện ưu đãi thuế TNDN vô cùng khó khăn nếu gặp phải sự gian dối từ phía Doanh nghiệp.  Xét từ quy định của pháp luật hiện hành Thứ nhất, quy định về thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ là quá dài và không hợp lý. Theo đó các doanh nghiệp có thể làm đủ mọi cách để khiến doanh nghiệp mình lỗ và có thể lỗ nặng từ những năm đầu tới những năm sau thu nhập ít hoặc gần như không có thu nhập để khoản lỗ khấu trừ mãi không hết trong tận 5 năm sau. Hết thời gian 5 năm này, doanh nghiệp lại có thể thực hiện chiêu thức tương tự để trốn thuế trong 5 năm tiếp theo. Thứ hai bất cập tại khoản 4 mục VII, phần C thông tư 130/2008 ( sửa đổi bổ sung bởi thông tư 18/2011). Theo đó, doanh nghiệp là liên doanh của doanh nghiệp khác khi có quyết định giải thể mà bị lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng doanh nghiệp tham gia liên doanh trong thời gian liên tục không quá 5 năm. Dựa vào điểm này, các doanh nghiệp có thể chuyển lãi từ doanh nghiệp của mình sang đầu tư liên doanh vào doanh [28] Theo Vietnam.net Coca-Cola: Lịch sử 20 năm thua lỗ ở Việt Nam 08/12/2015 48
  57. nghiệp khác với chủ đích cố ý hạch toán lỗ cho doanh nghiệp mà mình góp vốn liên doanh, sau đó giải thể doanh nghiệp đó nhằm chuyển số lỗ của doanh nghiệp được góp vốn sang doanh nghiệp mình trong một khoảng thời gian dài là 5 năm. Hoặc một biệm pháp tương đối phổ biến đó là việc chuyển giả giữa các công ty mẹ con. Các công ty này mua bán với nhau để cố tình tạo lỗ và lại được chuyển lỗ trong 5 năm liền. Nhờ đó, trong khoảng thời gian 5 năm, số lỗ này cứ được khấu trừ từ năm này qua năm khác và doanh nghiệp đã được trốn thuế. Cả hai bất cập trên gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh ngiệp hạch toán đúng và những doanh nghiệp cố tình hạch toán sai, Điều này vi phạm tiêu chí công bằng và đồng thời cũng vi phạm tính hiệu quả của một sắc thuế 2.2.3. Về quy định và thủ tục áp dụng ưu đãi thuế[29] Ở khía cạnh này, Action Aid và Hội Tư vấn thuế Việt Nam đã thực hiện các cuộc “Khảo sát về chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam”, được tổ chức tại 69 doanh nghiệp, trong đó Tp.HCM là 22 doanh nghiệp, Hà Nội 15 doanh nghiệp, Đồng Nai 23 doanh nghiệp và Bắc Ninh 9 doanh nghiệp.Trong đó, có 17 doanh nghiệp tư nhân (24,64%), 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (44,93%), 11 doanh nghiệp là công ty TNHH/công ty cổ phần có vốn nhà nước (15,94%), 1 doanh nghiệp nhà nước và 10 doanh nghiệp thuộc loại hình khác (14,45%) Theo khảo sát cho thấy các vấn đề mà doanh nghiệp cho rằng khó khăn nhất về chính sách, thủ tục hành chính thuế thường gặp là việc luật thuế thay đổi thường xuyên nên chưa cập nhật kịp; nội dung văn bản chưa thống nhất về từ ngữ dễ gây hiểu nhầm. Một số chính sách giữa các văn bản còn chưa đồng nhất và văn bản sửa đổi bổ sung nhiều. Trong đó các quy định về ưu đãi thuế và xác định đối tượng được hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp cho rằng hiện có nhiều hồ sơ thủ tục hành chính thuế nên việc giám sát khó khăn; cán bộ thuế gặp rủi ro nghề nghiệp khi giải quyết hoàn thuế liên quan đến hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, trong khi các vấn đề khác như các quy định [29] Theo 11:02 – Theo Yến Thanh - VnEconomy Thứ Năm, 20/11/2014 Cải cách thuế: Khi Việt Nam còn “một mình một sân” 49
  58. về kê khai và nộp thay thuế nhà thầu khó thực hiện và khai thuế qua mạng thường bị nghẽn vào thời điểm khai thuế cũng là mối quan tâm của các doanh nghiệp. 90 80 70 60 50 Trung bình và thấp 40 Cao 30 20 10 0 Cán bộ Doanh nghiệp Biểu đồ: Nhận xét về tính minh bạch, dễ hiểu, rõ ràng, dễ thực hiện của các văn bản pháp luật thuế hiện[30]. Đáng chú ý là khi được yêu cầu chỉ ra các văn bản pháp luật thuế cụ thể gây khó khăn trong việc thực hiện, cán bộ thuế và doanh nghiệp đều đưa ra các ví dụ trong đó bao gồm nội dung chính là các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, nhận xét về khả năng tiếp cận thông tin về chính sách pháp luật thuế, 1% số cán bộ thuế và 16% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng có khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về các văn bản pháp luật chính sách và quản lý thuế. Các doanh nghiệp đều cho rằng cơ quan thuế cập nhật chính sách thuế mới cho doanh nghiệp còn chậm; người kê khai thuế chưa được trang bị kiến thức đầy đủ và kịp thời và việc tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế còn hạn chế nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thực thi. [30] Hội Tư vấn thuế Việt Nam - Khảo sát về chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam – 2014 50
  59. CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1. Định hướng trong việc ban hành các quy định 3.1.1. Ưu đãi thuế TNDN cụ thể hóa nguyên tắc công bằng trong đánh thuế[31] Đánh thuế phải đảm bảo công bằng. Nguyên tắc này được hiểu là mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Tính công bằng vẫn được đảm bảo trong cả trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, thể hện ở việc nếu có điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương ứng. Các đối tượng có điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau. Luật thế thu nhập doanh nghiệp quy định các thu nhập được miễn thuế, quy định thuế suất ưu đãi. Thuế suất ưu đãi được áp dụng đối với các doanh nghiệp đầu tư trong ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư, mức thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế suất thông thường và chỉ được áp dụng khi đủ căn cứ và trong thời hạn quy định của Luật thuế thu nhập doanh ngiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3.1.2. Ưu đãi thuế TNDN phải cụ thể hóa chính sách khuyến khích các tổ chức đầu tư tạo ra thu nhập[32] Ưu đãi thuế nhằm tác động vào lợi ích vật chất của doanh nghiệp khi đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các ngành kinh tế thuộc danh mục ưu đãi. Quy định về ưu đãi thuế áp dụng có thời hạn hỗ trợ cho các doanh nghiệp hạn chế bớt khó khăn về tài chính trong thời gian đầu tiến hành đầu tư. Thông thường, quy định về ưu đãi thuế được áp dụng ổn định theo hiệu lực thi hành của Luật thuế TNDN, quy định ưu đãi có thể được sửa đổi khi phát sinh bất cập trong áp dụng hoặc khi có chính sách ưu đãi mới. [31] Theo Trang 106 - Pháp luật thuế lý luận, lịch sử, thực trạng và so sánh- TS Nguyễn Thị Lan Hương- NXB Chính trị quốc gia 2015 [32] Theo Trang 106 - Pháp luật thuế lý luận, lịch sử, thực trạng và so sánh- TS Nguyễn Thị Lan Hương- NXB Chính trị quốc gia 2015 51