Khóa luận Pháp luật về quản lý chất thải y tế, thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Pháp luật về quản lý chất thải y tế, thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phap_luat_ve_quan_ly_chat_thai_y_te_thuc_tien_ap_d.pdf
Nội dung text: Khóa luận Pháp luật về quản lý chất thải y tế, thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Phạm Thị Trang PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI HẢI ĐĂNG HÀ NỘI, 2016
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, mọi tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, bài viết, thời gian, địa điểm công bố. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sinh viên Phạm Thị Trang 2
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải y tế, Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội”, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, TS. Mai Hải Đăng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Cuối cùng em xin được kính chúc Quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin trân trọng cảm ơn. Sinh viên Phạm Thị Trang 3
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 2 LỜI CẢM ƠN 3 MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 7 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 11 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận 11 7. Kết cấu của khóa luận 12 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 13 1.1. Một số khái niệm 13 1.1.1. Chất thải y tế 13 1.1.2. Quản lý chất thải y tế và pháp luật về quản lý chất thải y tế 16 1.2. Phân loại chất thải y tế 18 1.2.1. Theo WHO 18 1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam 20 1.3. Nguồn phát sinh chất thải y tế 22 1.4. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng 23 1.4.1. Đối với môi trường 23 1.4.2. Đối với sức khỏe con người 24 1.5. Sự cần thiết của pháp luật về quản lý chất thải y tế 26 CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 28 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải y tế 28 2.1.1. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế. 28 4
- 2.1.2. Quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, tái chế chất thải y tế. 31 2.1.3. Quy định về vận chuyển, xử lý chất thải y tế. 38 2.1.4. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật quản lý chất thải y tế 42 2.2. Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 45 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 60 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật 60 3.2. Một số kiến nghị 62 KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 5
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói rằng vấn đề môi trường hiện nay là một trong những vấn đề được đặt ra hàng đầu thu hút sự quan tâm của các quốc gia và cộng đồng trên thế giới và phần lớn các vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng giống như Trái Đất cần phải chuyển động không ngừng thì con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Vì thế tất cả chúng ta cần hiểu con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển nhưng cần giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Trong thế giới phẳng hiện nay, với vị trí là nước nằm ở khu vực Châu Á – một trong những khu vực trung tâm của thế giới, Việt Nam đã được chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các nước láng giềng và trong khu vực suốt thời gian qua; đồng thời cũng nhìn thấy được những bài học to lớn về môi trường của những nước đi trước. Những năm gần đây, cùng với sự hội nhập chung thế giới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam tại các thành phố, các khu đô thị đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng trong những năm tới kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Tính đến nay, có rất nhiều loại chất thải khác nhau phát sinh từ các hoạt động của con người mà xu hướng ngày càng tăng lên về số lượng cũng như mức độ nguy hại, bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, và một trong những loại chất thải nguy hiểm hơn cả là chất thải y tế. Tại Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nêu lên các nhiệm vụ chung cần phải làm trong giai đoạn phát triển kinh tế quan trọng đưa đất nước đổi mới. Một trong những nhiệm vụ cấp thiết chính là “phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu tới môi trường” và phải “ Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế, nghiên cứu khoa học ”. 6
- Với tính chất phức tạp, khả năng lây nhiễm cao và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng nên việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương trực tiếp. Các chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là chất độc hại trong chất thải y tế, các loại hóa chất, chất phóng xạ, vì vậy các nhân viên tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng cao nhất. Những người làm việc trong cơ sở y tế cho đến cộng đồng cũng có thể lây nhiễm mầm bệnh từ chất thải y tế do sự sai sót trong khâu quản lý. Hà Nội là nơi có mạng lưới hệ thống y tế tập trung gồm nhiều bệnh viện trung ương lớn cũng như rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Bởi thế, đi cùng với quy mô, số lượng bệnh nhân, chất lượng khám chữa bệnh cũng là khối lượng chất thải y tế lớn được thải ra thường xuyên, là nguồn chất thải vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường. Do đó việc phát sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Về mặt pháp luật, các quy định về trách nhiệm quản lý của các bộ ngành, các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, trong nhiều năm hệ thống pháp luật vẫn chưa đủ mức răn đe, biện pháp áp dụng của pháp luật chưa triệt để, nghiêm minh. Hà Nội là trung tâm chính trị văn hóa xã hội của cả nước, được coi là tấm gương đi đầu của cả nước trên các “mặt trận” thế nhưng việc áp dụng hệ thống pháp luật, quản lý bằng pháp luật đối với vấn đề ô nhiễm chất thải y tế còn nhiều bất cập khi thực hiện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải y tế và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội” có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Ở Việt Nam hiện nay, các công trình nghiên cứu liên quan đế hệ thống pháp luật quản lý chất thải nói chung, pháp luật quản lý chất thải y tế nói riêng, là lĩnh vực tương đối mới so với các lĩnh vực pháp luật khác. 7
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cá nhân về đề tài chất thải y tế dưới lĩnh vực khoa học môi trường và bảo vệ môi trường được xem xét trên các khía cạnh khác nhau như ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường và cộng đồng, quản lý chất thải rắn nguy hại tại các bệnh viện, Về cấp Bộ, có đề tài “Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất các giải pháp can thiệp” của PGS.TS Đinh Hữu Dung được thực hiện từ năm 2001- 2003, cơ quan chủ trì đề tài là Trường Đại học Y Hà Nội, cấp quản lý đề tài là Bộ Y tế đã nghiên cứu các chỉ điểm đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường, sự nguy hại của chất thải y tế đến tình hình sức khỏe, bệnh tật và tử vong; các công nghệ xử lý chất thải y tế. Dựa trên các kết quả điều tra thực tế, tác giả đã bàn luận đến các thực trạng ô nhiễm của chất thải y tế lên môi trường và quản lý chất thải y tế hiện nay, tình hình tiếp xúc chất thải bệnh viện đối với dân cư của vùng tiếp giáp, tình hình sức khỏe của người dân tiếp giáp bệnh viện, từ đó đề xuất các giải pháp về quản lý chất thải y tế. Một số công trình nghiên cứu khác dưới dạng Luận văn thạc sỹ hay các bài nghiên cứu trên tạp chí cũng đã nghiên cứu về quản lý chất thải y tế như: - Tác giả Nguyễn Ngọc Quý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại Hà Nội” năm 2012 đã tổng quan về chất thải y tế và ảnh hưởng của chất thải rắn y tế nguy hại đến môi trường và cộng đồng tại Việt Nam. Tác giả cũng nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân tại tại quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế tại quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Tiếp đó tác giả Đinh Viết Cường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với: “Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế cho các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh” năm 2014 đã phân tích, nghiên cứu và đánh giá tình hình phát sinh (khối lượng và thành phần), thu 8
- gom, xử lý và thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - Hà Nội. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất xây dựng và quản lý chất thải rắn y tế cho bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Dưới góc độ pháp lý, các công trình nghiên cứu phần lớn tập trung nghiên cứu về các vấn đề pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại như: - Tác giả Lưu Việt Hùng, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt Nam” năm 2009 đã nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các khái niệm, yếu tố tác động đối với hoạt động quản lý chất thải; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về việc quản lý chất thải rắn từ đó tìm ra những sai sót, vướng mắc, các vấn đề phát sinh, các vi phạm pháp luật, dẫn đến nhu cầu điều chỉnh pháp luật. Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. - Hay năm 2011 tác giả Bùi Đức Nhật, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về phí môi trường đối với chất thải rắn ở Việt Nam” nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về phí và pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nói riêng; nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống của pháp luật Việt Nam về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Từ đó đưa ra các yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và các giải pháp để hoàn thiện các quy định này. - Tác giả Lê Phương Linh, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội” năm 2012 phân tích, nghiên cứu, đánh giá những quan điểm lý luận chung về chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung; từ đó xem xét, đánh giá một số quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại cũng như thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội, tìm ra những tồn tại, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này; đề xuất các giải pháp nhằm 9
- nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải nguy hại tại Hà Nội và trên cả nước hiện nay và trong thời gian sắp tới. Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, bài phân tích, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành về quản lý chất thải y tế như bài viết “Quản lý chất thải từ các bệnh viện ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng trong tương lai” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thái đăng trên trang thông tin của Tổng cục môi trường; bài phỏng vấn đối với Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế Trần Đắc Phu về “Thực trạng và một số giải pháp quản lý chất thải của ngành y tế” đăng trên trang web của Tổng cục môi trường, Các công trình nghiên cứu trên dù đứng dưới nhiều góc độ nhiều khía cạnh khác nhau để phân tích và nghiên cứu nhưng đối với các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế vẫn cần tiếp tục phải nghiên cứu và hoàn thiện theo hướng rõ ràng, cụ thể thống nhất và trong phạm vi khóa luận này sẽ nghiên cứu cụ thể trên địa bàn Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài. Mục đích của khóa luận làm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất thải y tế, nghiên cứu các quy định của pháp luật quản lý chất thải y tế và đánh giá thực trạng pháp luật quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó khóa luận đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để đạt được những mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu thực trạng, đánh giá những quan điểm lý luận chung về chất thải y tế và pháp luật quản lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. - Nghiên cứu, đánh giá một số quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải y tế và phân tích số liệu, nghiên cứu thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội để tìm ra những tồn tại, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải y tế tại Hà Nội và trong cả nước hiện nay và trong thời gian sắp tới. 10
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của khóa luận bao gồm: - Các quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý chất thải y tế - Thực tiễn thi hành pháp luật quản lý chất thải y tế trên địa bàn Hà Nội Về phạm vi nghiên cứu, Pháp luật Quản lý chất thải y tế được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên để phù hợp với tên gọi của đề tài và chuyên ngành nghiên cứu thì khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại ở các khía cạnh sau: Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý chất thải y tế và pháp luật quản lý chất thải y tế; thực trạng và giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý chất thải y tế tại Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện được các mục đích và nhiệm vụ đã đặt ra, trong khóa luận tác giả đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng chủ yếu khi phân tích cơ sở lý luận và các quy định nội dung của pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại. - Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình khảo sát thực tiễn thông qua số liệu báo cáo của các cơ quan nhà nước khác và số liệu từ các báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả khác nhau. - Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại ở Việt Nam hiện nay với hệ thống pháp luật quản lý chất thải y tế nguy hại trong các giai đoạn trước đây. - Phương pháp chuyên gia được sử dụng để khái quát hóa các vấn đề lý luận cũng như các nhận định và bình luận về các nội dung của những quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất thải y tế nguy hại của Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận Những kết quả nghiên cứu của khóa luận là: 11
- - Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về quản lý chất thải y tế trên địa bàn Hà Nội. - Đề xuất một số phương hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. - Kết quả của đề tài dùng làm nguồn tài liệu tham khảo, học tập trong công tác nghiên cứu và giảng dạy khoa học luật môi trường trong các trường chuyên luật và các trường giảng dạy pháp luật môi trường. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản lý chất thải y tế. Chương II: Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải y tế, thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Chương III: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải. 12
- CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Chất thải y tế Trên thế giới cũng như ở tại Việt Nam, việc định nghĩa “Thế nào là chất thải y tế?” hay “Chất thải y tế là gì?” đã được các nhà khoa học, các nhà lập pháp khi nghiên cứu đều nhằm vào mục đích chính là đảm bảo một khái niệm rõ ràng, cụ thể nhất để mọi thành viên trong xã hội có thể hình dung chính xác về các loại chất thải y tế, phân biệt với các loại chất thải khác, nhận biết những đặc tính của chất thải y tế, từ đó ý thức được sự nguy hiểm của chất thải y tế. Theo WHO, chất thải y tế bao gồm tất cả các chất thải phát sinh từ các cơ sở chăm sóc y tế, cơ sở nghiên cứu và phòng thí nghiệm. Ngoài ra, chất thải y tế còn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ hoặc phân tán ra ngoài, ví dụ như việc thực hiện các quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (lọc máu, tiêm isulin, )1. Tuy nhiên để phân biệt rõ hơn chất thải y tế với các loại chất thải khác, cụ thể các loại chất thải phát sinh từ các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm phải hoạt động về y tế thì mới được coi là chất thải y tế nên vào năm 2013 WHO đã chỉnh sửa lại khái niệm: Chất thải y tế bao gồm tất cả các chất thải phát sinh từ các cơ sở chăm sóc y tế, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm liên quan đến các hoạt động y tế. Ngoài ra, chất thải y tế còn bao gồm các chất thải có nguồn gốc từ các nguồn phát sinh nhỏ hoặc phân tán ra ngoài, kể cả các chất thải phát sinh trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà (như lọc máu, tự dùng isulin, chăm sóc hồi phục ”)2. 1 WHO (1999), Safe management of wastes from health-care activities, Geneva: “Health-care waste includes all the waste generated by health-care establishments, research facilities, and laboratories. In addition, it includes the waste originating from “minor” or “scattered” sources— such as that produced in the course of health care undertaken in the home (dialysis,insulin injections, etc.).” 2 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland: “The term health-care waste includes all the waste generated within health-care 13
- Ở Việt Nam vấn đề tiếp cận chất thải y tế đã được quan tâm từ khá sớm, năm 1999 trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đã ban hành riêng bộ quy chế áp dụng cho việc quản lý chất thải y tế. Theo đó chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở cả ba dạng là dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và dạng khí (khí thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu hủy chất thải y tế)3. Nhìn chung khái niệm trên tương đối đầy đủ, chính xác và tương thích với khái niệm về chất thải y tế của WHO tại thời điểm đó. Cho tới năm 2007, khi ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế mới thay thế năm 1999, khái niệm chất thải y tế đã được thay đổi: chất thải y tế là chất thải ở thể rắn, thể lỏng, thể khí và được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường 4. Cơ sở y tế được quy định bao gồm các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở nghiên cứu y dược, y tế dự phòng; cơ sở đào tạo cán bộ y tế; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vắc- xin, sinh phẩm y tế. Tuy khái niệm về chất thải y tế đã được chỉ ra tại các văn bản quy chế nhưng đến năm 2009 thì khái niệm về chất thải y tế mới được đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải hóa chất, chất thải phóng xạ được thải ra trong quá trình khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh và sinh hoạt của người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh5. facilities, research centres and laboratories related to medical procedures. In addition, it includes the same types of waste originating from minor and scattered sources, including waste produced in the course of health care undertaken in the home (e.g. homedialysis, self-administration of insulin, recuperative care)” 3 Bộ Y tế, Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế), Hà Nội, Điều 1 khoản 2. 4 Bộ Y tế, Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế), Hà Nội, khoản 1 Điều 3 5 Quốc hội (2009), Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63 khoản 1. 14
- Và cho tới thời điểm gần đây nhất, trong lần ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế thay thế các quy chế quản lý chất thải y tế trước đó đã một lần nữa thay đổi về khái niệm chất thải y tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chất thải y tế được hiểu là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế 6. Riêng chất thải y tế phóng xạ đã được tách ra quy định riêng với tên gọi “chất thải sinh học y tế” nằm trong “chất thải phóng xạ sinh học” được định nghĩa là các chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức độ lớn hơn mức thanh lý, có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ nhà xác7. Nhìn chung, tại lần sửa đổi bổ sung khái niệm này, khái niệm chất thải y tế trong pháp luật Việt Nam đã có sự thay đổi khác biệt so với các lần quy định trước, nhấn mạnh sự có mặt của nước thải y tế và quy định chi tiết riêng đối với việc quản lý các chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động y tế, nay gọi chung là “chất thải sinh học y tế”. Mặc dù trong chất thải y tế gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế nhưng tỷ lệ chất thải y tế nguy hại chỉ chiếm phần nhỏ trong số chất thải y tế. Theo WHO, trong chất thải y tế thì có khoảng 75 – 90% lượng chất thải là chất thải y thế không nguy hại hoặc chất thải y tế thông thường, được phát sinh chủ yếu từ các khu vực hành chính, nhà bếp, dịch vụ dọn dẹp tại các cơ sở y tế và cũng có thể chất thải phát sinh trong việc bảo trì, tu sửa vật chất của cơ sở y tế. Do đó chỉ có khoảng 10 – 25% lượng chất thải y tế là chất thải y tế nguy hại có khả năng gây ra các tác hại tới sức khỏe và môi 6 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3 khoản 1 7 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 2 khoản 3. 15
- trường8. Tuy nhiên không thể chủ quan đối với việc chất thải y tế chủ yếu là chất thải y tế không nguy hại được, bởi nếu không được quản lý tốt, các chất thải loại này cũng có thể là chất thải nguy hại do có nguy cơ lây nhiễm từ sự phát thải của các nguồn bệnh hoặc các chất bài tiết của bệnh nhân gây bệnh. Vì vậy, chất thải y tế là loại chất thải cần phải được quan tâm, quản lý và xử lý một cách triệt để. 1.1.2. Quản lý chất thải y tế và pháp luật về quản lý chất thải y tế Ở phần trên tác giả đã đề cập đến khái niệm về chất thải y tế, và để hiểu rõ hơn về vấn đề pháp luật quản lý chất thải y tế, trong mục này tác giả sẽ đề cập tới khái niệm về “quản lý chất thải y tế”, tổng hợp và đưa ra khái niệm chung “pháp luật về quản lý chất thải y tế”. Quản lý chất thải y tế đảm bảo môi trường tại các cơ sở y tế và môi trường xung quanh là vấn đề đã được đặt ra tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường9. Tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng đưa ra các yêu cầu về việc bảo vệ môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế bao gồm: đối với nước thải y tế phải thực hiện thu gom, xử lý đúng quy chuẩn môi trường; đối với các chất thải rắn y tế cần phân loại trực tiếp tại nguồn, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn; các chất thải có mang mầm bệnh lây nhiễm, khí thải phải được xử lý loại bỏ mầm bệnh đạt đúng quy chuẩn kỹ thuật; các cơ sở y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn bức xạ hạt nhân; chuẩn bị các trang thiết bị 8 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland: “Between 75% and 90% of the waste produced by health-care providers is comparable to domestic waste and usually called “non-hazardous” or “general health-care waste”. It comes mostly from the administrative, kitchen and housekeeping functions at health-care facilities and may also include packaging waste and waste generated during maintenance of health- care buildings (Figure 2.1). The remaining 10–25% of health-care waste is regarded as “hazardous” and may pose a variety of environmental and health risks (see Chapter 3)” 9 Quốc hội (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63 khoản 2. 16
- phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường do chất thải y tế 10. Vì vậy, quản lý chất thải y tế chính là các hoạt động trong quá trình giảm thiểu, phân định, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. 11 Quá trình giảm thiểu, phân định chất thải y tế là các hoạt động như giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng; hoạt động quản lý, kiểm soát chặt chẽ các quá trình thực hành và phân loại chính xác chất thải nhằm mục đích hạn chế tốt đa sự phát sinh của chất thải y tế. Thu gom chất thải là quá trình tập hợp chất thải từ nơi phát sinh và vận chuyển các chất thải y tế về khu vực lưu giữ, xử lý ban đầu chất thải y tế (là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao) trong khuôn viên cơ sở y tế. Khi đó quá trình vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở từ nơi lưu giữ trong cơ sở y tế cho đến nơi lưu giữ, xử lý tiêu hủy chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế 12, sử dụng các công nghệ cao nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe của con người và môi trường. Quản lý chất thải y tế là hoạt động quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Quản lý có chặt chẽ, nghiêm túc thì mới hạn chế được những tác động xấu của chất thải y tế gây ra. Cũng vì thế mà đối với pháp luật trên thế giới hay pháp luật Việt Nam cũng đều có những văn bản riêng quy định về việc quản lý chất thải y tế. Đến nay chưa có khái niệm cụ thể nào về “pháp luật quản lý chất thải y tế” là gì, nhưng dựa trên 10 Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Hà Nội, Điều 72 11 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3 khoản 3. 12 Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và môi trường (2015), Thông tư liên tịch số: 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế, Hà Nội, Điều 3, khoản 5 - khoản 6. 17
- việc phân tích và tổng hợp các thông tin trong phạm vi hiểu biết của mình, tác giả xin phép đưa ra định nghĩa như sau: “Pháp luật về quản lý chất thải y tế là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về các hoạt động quản lý chất thải bao gồm quá trình giảm thiểu, phân định, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện nhằm hạn chế những tác động xấu của chất thải y tế tới môi trường và sức khỏe con người, đảm bảo cho con người được hưởng quyền sống trong môi trường trong lành”. 1.2. Phân loại chất thải y tế Chất thải y tế là loại chất thải có nhiều thành phần phức tạp nên được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhiều cách phân loại và cách giải thích về chất thải y tế khác nhau, dưới đây là hai cách phân loại: một cách phân loại theo WHO và một cách theo pháp luật Việt Nam. 1.2.1. Theo WHO13 Theo WHO đã phân chia chất thải y tế thành hai loại chính: Chất thải y tế thông thường (Non-hazardous or general health-care waste) là các chất thải không được tiếp xúc với các tác nhân truyền nhiễm, hóa chất độc hại hoặc các chất phóng xạ và các vật sắc nhọn không gây nguy hiểm. Hơn một nửa trong số tất cả các chất thải không nguy hại từ các bệnh viện là giấy, các tông và nhựa, trong khi phần còn lại bao gồm thực phẩm không sử dụng, kim loại, thủy tinh, vải, nhựa và gỗ; chiếm khoảng 75 – 90% lượng chất thải y tế. Chất thải y tế nguy hại (Hazardous health-care waste) bao gồm 6 nhóm là chất thải vật sắc nhọn, chất thải lây nhiễm, chất thải bệnh phẩm, chất thải dược phẩm, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ, từng loại đặc tính của chất thải nguy hại được ghi nhận như sau: 13 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland, 2.1 – 2.8. 18
- Chất thải vật sắc nhọn (Sharps waste): Đây là loại chất thải có nguy cơ gây thương tổn thương cho da như đứt, thủng (ví dụ: kim tiêm, dao mổ, tuýp thủy tinh vỡ, ). Cho dù chất thải này có bị nhiễm khuẩn hay không thì chúng vẫn được coi như loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm và nguy hại cao. Vì vậy chất thải vật sắc nhọn cần phải được quan tâm và chú ý khi phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh và môi trường. Chất thải lây nhiễm (Infectious waste): Là chất thải có chứa các mầm bệnh như: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm với số lượng đủ lớn để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm. Nhóm chất thải này bao gồm: Chất thải từ các phòng xét nghiệm; phòng mổ, chất thải từ khám nghiệm tử thi, xác động vật đã bị nhiễm bệnh, có nguy cơ lây nhiễm cao; chất thải từ các bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong khu cách ly. Chất thải bệnh phẩm (Pathological waste): Là chất thải có chứa các mô, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể hoặc các dịch cơ thể như máu, dịch cơ thể và các chất thải khác từ phẫu thuật và khám nghiệm tử thi trên bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng, bào thai con người và xác động vật bị nhiễm bệnh. Chất thải bệnh phẩm và chất thải giải phẫu có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không bị nhiễm khuẩn nhưng theo khuyến cáo những chất thải này nên được coi là chất thải lây nhiễm. Chất thải dược phẩm (Pharmaceutical waste): Bao gồm các loại thuốc quá hạn, thuốc không sử dụng, đổ, vỡ, các loại thuốc đặc trị, vắc xin, huyết thanh mà không còn cần thiết. Nhóm chất thải cũng gồm cả các dụng cụ, găng tay, chai lọ chứa đựng chúng. Chất thải hóa học (Chemical waste): Chất thải này có thể tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí được sinh ra trong quá trình chuẩn đoán, điều trị, tẩy rửa, khử trùng, thí nghiệm của bệnh viên, chất thải này có các đặc tính chủ yếu là ăn mòn, gây nổ, gây độc tế bào. Chất thải phóng xạ (Radioactive waste): Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng, khí phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, điều trị và nghiên cứu. Các tia như tia X, tia gamma, gây ion hóa các chất trong tế bào và gây độc với gen. 19
- 1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam 14 Trong khái niệm về chất thải y tế được nêu ra tại khoản 1 điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã đưa ra cách phân loại chất thải y tế bao gồm: Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải hóa chất và chất thải y tế phóng xạ. Tuy nhiên dựa vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân chia thành các nhóm chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải thông thường và ngoài ra còn có thêm chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế, cụ thể như sau: - Chất thải lây nhiễm bao gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác; Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học, bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh15; Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm. - Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm các loại chất thải: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc 14 Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, chương II, mục 1, điều 4 15 Chính phủ (2010), Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm, Hà Nội, điều 3 khoản 1 điểm c. 20
- nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; chất hàn răng amalgam thải bỏ; Các bình chứa áp suất chưa bảo đảm rỗng hoàn toàn; Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng (nhiệt kế, huyết áp kế )16. - Chất thải thông thường: Là các chất thải không có yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế như chất thải phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng cách ly); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính gồm giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim; chất thải ngoại cảnh như lá cây, rác từ các khu vực ngoại cảnh. Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại như chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín; những chất thải không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. Và các sản phẩm thải lỏng không nguy hại. - Chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế17: Chất thải phóng xạ từ hoạt động y tế hay chất thải sinh học y tế, là một trong các nhóm thuộc Chất thải phóng xạ sinh học. Chất thải phóng xạ sinh học là chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn giá trị nồng độ hoạt độ của các nhân phóng xạ cho phép gây nguy hại bức xạ đối với con người và môi trường xung quanh. Nguồn chất thải phóng xạ này có thể ở các dạng rắn, lỏng, khí và được phát sinh từ các hoạt động chuẩn 16 Bộ Tài nguyên và môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội, phụ lục I 17 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 2 khoản 3 21
- đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Chất thải sinh học y tế là các chất thải sinh học có chứa hoặc nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức độ lớn hơn mức thanh lý, có khả năng thối rữa hoặc gây bệnh phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, phòng thí nghiệm y học và từ nhà xác. Trên đây là hai cách phân loại chất thải y tế trên thế giới và tại Việt Nam. Nhìn chung, việc phân loại nguồn chất thải y tế giữa Việt Nam so với thế giới tuy khác nhau về phân nguồn các nhóm chất thải nhưng sự chênh lệch không đáng kể và đã bao quát được các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động cơ sở y tế. 1.3. Nguồn phát sinh chất thải y tế Chất thải y tế là loại chất thải phát sinh chủ yếu trong quá trình tiến hành các hoạt động khám chữa bệnh. Trong chất thải y tế, cho dù tỉ lệ thành phần phần trăm giữa chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại (hoặc chất thải thông thường) có sự chệnh lệch lớn nhưng chất thải y tế nói chung nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Các nguồn phát chất thải y tế bao gồm18: Các bệnh viện: bệnh viện trung ương, bệnh viện huyện, bệnh viện trường đại học Cơ sở y tế khác: Dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp, trung tâm y tế và trạm xá, phòng khám sản khoa, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, dịch vụ y tế quân sự, bệnh viện hoặc phòng khám tù nhân. Các phòng thí nghiệm liên quan và các trung tâm nghiên cứu: các phòng thí nghiệm y tế và y sinh học, trung tâm nghiên cứu y tế. Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm động vật Ngân hàng máu và dịch vụ thu gom máu Viện dưỡng lão cho người già. Với số lượng lớn các cơ sở y tế đồng nghĩa sẽ có nhiều nguồn phát sinh chất thải một lượng lớn chất thải y tế hàng ngày theo các hoạt động y tế. 18 WHO (2013), Safe management of wastes from health-care activities, Avenue Appia, Geneva, Switzerland, Box 2.3 22
- Tất cả các hoạt động trong bệnh viện đều có thể tạo ra chất thải và có khả năng tác động đến môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người và cộng đồng. Việc nắm giữ được các nguồn phát sinh của chất thải sẽ giúp các hoạt động quản lý chất thải y tế được hiệu quả hơn. Không có một tài liệu nào trên thế giới có thể thống kê được hết các chất thải phát sinh từ các hoạt động của cơ sở y tế. Mỗi cơ sở y tế khác nhau sẽ có các nguồn phát sinh chất thải y tế khác nhau, tùy thuộc vào từng hoạt động riêng. Đối với các cơ sở y tế có quy mô càng lớn thì lượng chất thải phát sinh nhiều và nguồn phát sinh chất thải càng phức tạp. 1.4. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng19 1.4.1. Đối với môi trường Tác động đến môi trường đất Các chất thải y tế khi chôn lấp nếu không được xử lý đúng cách, các đường ống xả nước thải từ bệnh viện nếu không được quản lý và xử lý thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại nguy hiểm có thể ngấm vào đất làm nhiễm độc đất khiến cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp sẽ gặp khó khăn. Tác động đến môi trường không khí Chất thải y tế từ hoạt động của các cơ sở y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi chất thải phát sinh phân loại tại nguồn, trong quá trình vận chuyển các vi khuẩn gây bệnh, hóa chất, có thể phát tán vào nguồn không khí; khi xử lý chất thải y tế nếu chất thải vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây ra các mùi khó chịu cho khu vực xung quanh; nước thải cơ sở y tế gây ô nhiễm không khí do quá trình phân tán các chất độc hại, mùi từ các bể chứa nước thải, đường ống dẫn nước thải từ các nơi phát sinh đến các nơi tập trung; các chất thải từ lò đốt trong điều kiện không lý tưởng gồm những chất ô nhiễm như bụi, khí NO2, SO2, các hợp chất hữu cơ bay hơi như dioxin, chì, thủy ngân, các khí thải từ khâu đốt rác gây ra các mùi ảnh hưởng đến không khí xung quanh khu vực xử lý. 19 Đinh Hữu Dũng (2003), Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải rắn y tế lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 23
- Tác động đến môi trường nước Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải y tế. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh, các kim loại nặng như thủy ngân từ nhiệt kế, bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Một số dược phẩm nhất định nếu xả thải không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, xả thải bừa bãi chất lây nhiễm vào chất thải thông thường có thể gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. 1.4.2. Đối với sức khỏe con người Chất thải y tế là chất thải nguy hiểm, có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ, Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường trực tiếp như qua các vết bị trầy xước, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa hoặc qua các con đường gián tiếp như do ô nhiễm môi trường trong và ngoài cơ sở y tế hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như thực phẩm hoặc ruồi, muỗi, chuột, Ngoài ra, trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ; chất thải y tế nguy hại có thể bị rò rỉ, giải thoát, đổ tràn ra môi trường xung quanh. Việc rơi vãi các chất thải y tế lây nhiễm, đặc biệt là loại chất thải lây nhiễm có nguy cơ lây nhiễm cao có thể làm lây lan mầm bệnh trong cơ sở y tế và bệnh viện gây nên đợt bùng phát nhiễm trùng bệnh viện đối với cán bộ, nhân viên trong cơ sở y tế; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; kể cả việc gây ô nhiễm môi trường đất và nước tại chỗ. Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương, có thể do một hoặc nhiều đặc trưng như: chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, các loại hóa dược có thành phần gây độc tế bào nguy hiểm, các chất chứa đồng vị phóng xạ, các vật sắc nhọn có thể gây tổn thương, các chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội. 20 Nguy cơ từ chất thải lây nhiễm và các vật sắc nhọn: 20 Đinh Hữu Dũng (2003), Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý và ảnh hưởng của chất thải rắn y tế lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đề xuất và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 24
- Nguy cơ chất thải lây nhiễm gồm vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau như vết thương, vết cắt trên da, niêm mạc; hệ thống hô hấp, hệ thống tiêu hóa Sự xuất hiện các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và kháng hóa chất khử khuẩn có thể do nguyên nhân quản lý, xử lý chất thải y tế không an toàn. Các vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà chúng còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Trước đây, một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường ghi nhận 35% số cán bộ, nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn gây nên và 70% trong số đó bị tổn thương do vật sắc nhọn trong sự nghiệp y tế. Sự tổn thương do vật sắc nhọn sử dụng trong y tế có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV và HCV. Theo thống kê có khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thương tích vì vật sắc nhọn và kim tiêm. Ngoài ra, việc tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý không an toàn chất thải y tế lây nhiễm bao gồm cả chất nhựa và các vật sắc nhọn có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe của cộng đồng người dân.21 Nguy cơ từ các chất thải gây độc tế bào: Quá trình tiếp xúc với các chất độc có trong công tác y tế có thể xảy ra đối với các nhân viên y tế khi chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng phương pháp hóa trị liệu. Các phương pháp tiếp xúc chính là hít phải hóa chất nhiễm độc ở dạng bụi hoặc hơi qua đường hô hấp, bị hấp thụ qua da do tiếp xúc trực tiếp, qua đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hóa chất có tính độc hại. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch và các chất tiết ra của bệnh nhân đang được điều trị bằng hóa liệu. Nhiều loại thuốc có tính độc cao gây nên các hậu quả hủy hoại cục bộ sau khi tiếp xúc với da hoặc mắt. Chúng có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nguy cơ từ chất thải hóa dược phẩm 21 Nguyễn Võ Hinh (2013), Nguy cơ môi trường ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe do chất thải y tế, bài viết chuyên đề trên trang ngày 25/03/2015. 25
- Nhiều hóa chất và dược phẩm dùng trong các cơ sở y tế là chất thải nguy hại như độc dược, chất gây độc tế bào, chất dễ cháy, chất ăn mòn, chất gây nổ, chất gây phản ứng gây nguy cơ đe dọa sức khỏe con người. Các loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Các chất này có thể gây tổn thương như bỏng, gây sốc, các bệnh nhiễm độc hoặc gây ảnh hưởng đến di truyền. Nguy cơ từ chất thải phóng xạ Loại bệnh và hội chứng gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi phạm vi tiếp xúc và loại chất thải đối tượng. Nó có thể là hội chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, Chất thải phóng xạ là một loại độc hại với tế bào, gen nên khi tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao như nguồn phóng xạ của các thiết bị chuẩn đoán y tế có thể gây ra một loạt các tổn thương như phá hủy các mô, có thể gây bỏng cấp tính. 1.5. Sự cần thiết của pháp luật về quản lý chất thải y tế Chất thải y tế là loại chất thải có nhiều tác nhân gây hại đến cho sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Dù cho lượng chất thải y tế nguy hại chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng chất thải hàng ngày hàng giờ đang được phát sinh tại các cơ sở y tế thì chất thải y tế luôn được coi là một trong những chất thải nguy hại nhất cần có những biện pháp quản lý, xử lý cẩn thận và chặt chẽ. Có kiểm soát được nguồn chất thải, lượng chất thải phát sinh thì chúng ta mới có thể bảo vệ được chính cuộc sống của chính mình. Tại Giơ-ne-vơ năm 1954, dự thảo Tuyên ngôn các nguyên tắc về quyền con người và môi trường đã được nhóm các nhà chuyên gia, nghiên cứu về nhân quyền và Luật môi trường quốc tế liệt kê một cách toàn diện các thành phần thiết yếu của quyền con người đối với môi trường gồm 27 điểm, 5 phần trong đó có một số quyền cơ bản như: quyền được sống trong môi trường không bị ô nhiễm, không có suy thoái môi trường, không bị tác động bởi các hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường; quyền được bảo vệ và bảo tồn môi trường không 26
- khí, đất trồng, nước biển, thực vật, động vật, các quy trình thiết yếu hay quyền có thực phẩm sạch, nước sạch, vệ sinh, an toàn, . 22 Từ thế giới tới Việt Nam, từ Giơ-ne-vơ đến Hà Nội, tại Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ cần thực hiện là tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong dịch vụ y tế. Đến Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng đưa ra các yêu cầu cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường theo hướng chặt chẽ, bảo vệ và phát triển bền vững các tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm các quyền con người về môi trường. Tóm lại, con người có quyền được sống trong một môi trường trong lành, nhưng việc quyết định môi trường có trong lành hay không cũng phụ thuộc vào chính con người. Chất thải y tế đối là một trong những loại chất thải đứng đầu về mức độ nguy hiểm và tầm ảnh hưởng tới môi trường, con người. Do đó, để bảo vệ tốt cuộc sống của chính mỗi cá nhân, của cộng đồng thì chúng ta cần phải quản lý chất thải y tế tốt. Muốn được như vậy thì cần phải có hệ thống pháp luật quản lý chất thải y tế nghiêm minh, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn và áp dụng một cách hiệu quả. Pháp luật chính là chìa khóa để thúc đẩy con người làm việc có trách nhiệm hơn với môi trường mình đang sống hay với chỉnh bản thân mỗi cá nhân. Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về quản lý các chất thải y tế sẽ được làm rõ trong chương II. 22 Mai Hải Đăng (2015), Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ quyền con người, NXB Tư pháp, Hà Nội, mục 1.2.3, trang 20 – 22. 27
- CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chất thải y tế 2.1.1. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế. Trách nhiệm của chủ thể phát sinh nguồn chất thải y tế: Chất thải y tế là các chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế nên chủ thể phát sinh nguồn chất thải cần phải chịu trách nhiệm pháp lý trước tiên chính là chủ đầu tư và người đứng đầu các bệnh viện, cơ sở y tế. Giám đốc, người đứng đầu cơ sở y tế phải thực hiện các đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu bảo vệ môi trường gồm: Việc phân loại chất rắn y tế cần làm ngay tại nguồn; trong hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn y tế, nước thải y tế , khí thải phải bảo đảm đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Luôn chuẩn bị sẵn các kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra; Các chất thải có nguy cơ lây nhiễm phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung; Các cơ sở y tế sử dụng thiết bị, dụng cụ y tế có chất phóng xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân; Đối với chủ đầu tư bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm xây dựng đầy đủ công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải.23 Ngoài ra, người đứng đầu các cơ sở y cần phải có trách nhiệm tổ chức truyền thông, tổ chức đào tạo, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho tất cả các cán bộ nhân viên, viên chức và người lao động của các cơ sở y tế; hàng 23 Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Hà Nội, Điều 72 28
- năm cần phải báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế cho Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương được biết.24 Đối với riêng việc quản lý chất thải phóng xạ thì trách nhiệm của chủ thể, người đứng đầu cơ sở y tế đã được quy định chi tiết tại Điều 12 Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ban hành ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Chất thải phóng xạ y tế là một trong những loại chất thải vô cùng nguy hiểm có sức ảnh hưởng rộng, gây nên những biến chứng nguy hiểm nên việc quản lý các chất thải phóng xạ cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chặt chẽ cho cả người đứng đầu cơ sở và người vận chuyển chất thải phóng xạ. Tầm quan trọng của những người đứng đầu cơ sở y tế là điều không thể phủ nhận, có chặt chẽ trong việc quản lý chất thải y tế, đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu được đặt ra thì chất thải y tế mới có thể được xử lý an toàn, hiệu quả. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: Trong việc quản lý chất thải y tế, pháp luật đã quy định cụ thể Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các Bộ, ban ngành địa phương liên quan phải tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, hoạt động mai táng, hỏa táng; cần tổ chức việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ ô nhiễm, xử lý chất thải của các cơ sở y tế và hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế 25. Trách nhiệm của từng cơ quan trong quản lý chất thải y tế bao gồm: 26 24 Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Mục II, chương IV, Điều 23, điều 24. 25 Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Hà Nội, Điều 143 khoản 2 26 Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Mục I, Chương IV, Điều 18, 19, 20. 21, 22. 29
- Trách nhiệm của Bộ Y tế: hướng dẫn Sở y tế, các cơ sở y tế trong việc quản lý chất thải y tế; phê duyệt, thống nhất chương trình tài liệu đào tạo về quản lý chất thải y tế, đưa nội dung quản lý chất thải y tế vào chương trình đào tạo của các trường đào tạo y; phổ biến đào tạo cho các Sở Y tế, các cơ sở y tế; kiểm tra việc thực hiện các công việc trên. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế; phối hợp với Bộ Y tế tổ chức phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế. Trách nhiệm của Sở Y tế: hướng dẫn, tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, tổ chức, thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong việc xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế; báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với Sở Y tế thực hiện các kế hoạch quản lý chât thải y tế; tổng hợp báo cáo quản lý chất thải nguy hại. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: trực tiếp xem xét các kế hoạch, thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn mình quản lý; phối hợp hoạt động với các tổ chức khác bao gồm Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, đối với việc quản lý chất thải y tế là chất thải phóng xạ còn có sự tham gia của Cục An toàn bức xạ hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý, trong đó: 27 Trách nhiệm của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân: tổ chức, giám sát thu gom chất thải phóng xạ không xác định được chủ nguồn chất thải phóng xạ; hướng dẫn các biện pháp quản lý chất thải phóng xạ;thanh tra việc tuân thủ các 27 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ban hành ngày 25/08/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 16. 30
- quy định pháp luật về quản lý chất thải phóng xạ trong phạm vi cả nước và xử lý đối với các vi phạm. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: cùng tổ chức và phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thu gom chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ được phát hiện trên địa bàn quản lý mà không xác định được chủ, thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất thải phóng xạ và xử lý đối với các vi phạm; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn địa phương về biện pháp quản lý chất thải phóng xạ. Trên đây là những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các hoạt động quản lý chất thải y tế, nói một cách đơn giản thì họ như những “người lái đầu tàu” hướng dẫn các hoạt động quản lý chất thải y tế sao cho đảm bảo “con tàu” đi đúng hướng, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và sức khỏe cộng đồng. 2.1.2. Quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ, tái chế chất thải y tế. Thông tư liên tịch số số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT) đã quy định chi tiết các khâu phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu và tái chế chất thải y tế đối với các loại chất thải: chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu, chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn, chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng, chất thải tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế, chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế và nước thải. Đối với các chất thải phóng xạ việc quy định về thu gom, lưu giữ được nêu rõ tại Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ban hành ngày 25 tháng 08 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng (gọi tắt là Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN). 31
- a) Phân loại chất thải y tế Phân loại chất thải y tế cần phải tuân theo các nguyên tắc bao gồm28: Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh để quản lý. Điều này đã được khẳng định ngay từ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tại điều 72 với yêu cầu phân loại chất thải rắn tại nguồn đúng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường được đặt ra. Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng; Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen; Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín màu đen; Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh; Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng. 28 Bộ Y tế-Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Điều 6. 32
- Đối với các trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung. Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với các chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất đó phải được thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.29 b) Thu gom chất thải y tế: Việc thu gom chất thải y tế được quy định như sau 30 Thu gom chất thải lây nhiễm: phải được thu gom riêng theo đúng quy trình thu gom (túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom) từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Riêng đối với các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Một ngày ít nhất một lần cần thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; nếu lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 5kg/ngày thì tối thiểu một tháng một lần. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm: được thu gom và lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Đối với các chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế vỡ,hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp đảm bảo không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường. Thu gom chất thải y tế thông thường: các chất thải phục vụ mục đích tái chế và chất thải không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng. 29 Bộ Y tế-Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Điều 6. 30 Bộ Y tế-Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Điều 7 33
- Thu gom chất thải y tế sinh học (thuộc chất thải phóng xạ sinh học) hay còn gọi là chất thải phóng xạ trong y tế tuân theo các yêu cầu sau: Đối với chất thải phóng xạ rắn: phải được thu gom từng loại riêng biệt; nếu đựng trong thùng phải có nắp đậy, đóng mở bằng bàn đạp chân có lót túi nylon ở bên trong, thiết kế thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho nhân viên bức xạ và có dấu hiệu cảnh báo bức xạ dán bên ngoài. Bao, túi thu gom chất thải phóng xạ phải có màu khác nhau cho các loại chất thải phóng xạ khác nhau với thông tin ghi trên nhãn gồm: số nhận dạng của thùng, bao, túi đựng; nhân phóng xạ có trong chất thải; phân loại của chất thải; nơi phát sinh chất thải; các yếu tố nguy hiểm khác. Sau đó các chất thải phóng xạ rắn phải được thu gom lập thành hồ sơ. Đối với chất thải phóng xạ lỏng (nước thải phóng xạ): phải được thu gom tách khỏi nước thải không phóng xạ vào các bể chứa hoặc các bình đựng đáp ứng đảm bảo các yêu cầu: bình phải được thiết kế che chắn thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho các nhân viên và bảo đảm ngăn ngừa việc rò rỉ nước thải phóng xạ ra môi trường, bình đựng nước thải phóng xạ thu gom phải đặt trong một thùng kim loại, giữa thùng kim loại và bình phải đổ chất hấp thụ để hấp thụ nước rò rỉ, bình đựng và thùng bên ngoài phải có nắp đậy kín, có gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ. Các bình đựng thu gom nước thải phóng xạ phải dán nhãn thông tin nhận dạng như quy định đối với thùng, bao, túi thu gom chất thải dạng rắn trước khi chuyển vào nơi lưu giữ tạm thời; Nước thải phóng xạ thu gom phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ. 31 c) Lưu giữ chất thải y tế Các tiêu chuẩn lưu giữ chất thải y tế bao gồm:32 31 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ban hành ngày 25/08/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 4. 32 Bộ Y tế-Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Điều 8 34
- Đối với các cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như: có mái che cho khu vực, không để nền bị ngập lụt, tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn. Phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất. Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy. Đối với dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải; có hình biểu tượng loại chất thải lưu giữ; phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải. 35
- BẢNG 2.1. BIỂU TƯỢNG TRÊN BAO BÌ, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ LƯU CHỨA CHẤT THẢI Y TẾ CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHỨA CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHỨA CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO CHẤT GÂY BỆNH BIỂU TƯỢNG CHẤT THẢI TÁI CHẾ CẢNH BÁO CHUNG VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHỨA CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHỨA CÁC CHẤT ĐỘC HẠI CHẤT ĂN MÒN CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHẤT DỄ CHÁY 36
- (Nguồn: Quy chế quản lý chất thải y tế Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải y tế, Phụ lục số 02) Các loại chất thải khác nhau phải được lưu giữ riêng tại từng khu vực. Đối với chất thải lây nhiễm thời gian lưu giữ sẽ khác nhau: không quá 2 ngày trong điều kiện bình thường. nếu bảo quản lạnh dưới 8oC thời gian lưu giữ không quá 7 ngày; nếu có lượng chất thải lây nhiễm dưới 5kg/ngày lưu giữ không quá 3 ngày trong điều kiện bình thường; nếu chuyển từ cơ sở khác về phải xử lý luôn trong ngày nếu không phải lưu giữu dưới 20oC và trong thời gian không quá 2 ngày. Đối với việc lưu giữ các chất thải phóng xạ trong hoạt động y tế thì chất thải phóng xạ dạng rắn và nước thải phóng xạ sau khi thu gom vào bình đựng phải được lưu giữ tại cơ sở phát sinh chất thải để chờ phân rã trước khi thải ra môi trường hoặc chờ để chuyển đi xử lý, hoặc chuyển đến cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Trường hợp nước thải phóng xạ nếu không được thu gom vào bình đựng phải được thu gom và lưu giữ trong các bể lưu giữ chờ xử lý hoặc chờ phân rã. Nguồn phóng xạ sau khi chấm dứt sử dụng phải được lưu giữ cho đến khi chuyển giao cho người sử dụng khác, chuyển giao cho cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài.33 d) Tái chế chất thải y tế Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tăng cường tái chế chất thải y tế nhằm mục đích tránh lãng phí, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và lợi ích về kinh tế. Pháp luật Việt Nam cũng đưa ra các quy định nhằm khuyến khích hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải34. 33 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ban hành ngày 25/08/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 9. 34 Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Hà Nội, Điêu 6 khoản 3. 37
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/04/2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu tại điểm b Khoản 5 Điều 49 cũng quy định chất thải lây nhiễm nếu quá trình khử khuẩn xong thì sẽ được xử lý như đối với chất thải thông thường bằng các phương pháp phù hợp. Việc tái chế chất thải y tế chỉ dành cho các chất thải y tế thông thường và các chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải y tế thông thường. Đối với các chất thải y tế tái chế không được sử dụng để sản xuất các đồ dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.35 Việc quản lý chất thải y tế nói chung và quản lý chất thải y tế để phục vụ mục đích tái chế nếu không đúng quy định thì người đứng đầu cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 2.1.3. Quy định về vận chuyển, xử lý chất thải y tế. a) Quy định về vận chuyển các chất thải y tế Đối với vận chuyển các chất thải y tế đã được quy định tại điều 11, điều 12 Thông tư liên tịch số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT và điều 8, 11, 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại (gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT). Theo đó: Đối với vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế: thuê các đơn vị bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Nếu cơ sở y tế tự vận chuyển hoặc không thuê đơn vị trên thì phải đáp ứng các quy định và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh. 35 Bộ Y tế-Bộ Tài nguyên môi trường (2015), Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Điều 10 38
- Về phương tiện vận chuyển: sử dụng các xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận chuyển hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm với điều kiện Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển, có biểu tượng về loại chất thải lưu chưa, đảm bảo không bị rơi đổ trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra trước khi vận chuyển, các chất thải lây nhiễm phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán trên đường vận chuyển. Đối với vận chuyển chất thải y tế để xử lý theo mô hình tập trung: Khi vận chuyển các chất thải nguy hại không lây nhiễm thì các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại không lây nhiễm phải có hệ thống định vị GPS được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển chất thải. Trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không thì mỗi một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 36 Khi vận chuyển các chất thải lây nhiễm thì ngoài thực hiện các quy định như vận chuyển chất thải nguy hại không lây nhiễm thì cần đáp ứng các yêu cầu chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các bao bì, dụng cụ kín, bảo đảm không bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển; thùng của phương tiện chuyên dụng để vận chuyển là loại thùng kín hoặc thùng được bảo ôn; Cuối cùng đối với việc vận chuyển chất thải y tế thông thường được thực hiện theo các quy định về quản lý chất thải thông thường quy định các thiết bị lưu chứa phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ; trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo không làm rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ.37 36 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội, Điều 8 37 Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Hà Nội, Điều 17, khoản 3, khoản 4. 39
- b) Quy định về xử lý chất thải y tế Pháp luật Việt Nam có quy định cơ sở y tế phải có trách nhiệm xử lý chất thải y tế đúng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với việc xử lý chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, ưu tiên lựa chọn các công nghệ thân thiện với môi trường, mà vẫn đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường38. Việc xử lý chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên từ: thứ nhất là xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế; thứ hai là xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế; thứ ba là tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế. 39 Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh với các nội dung về địa điểm, mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại; phạm vi, phương thức thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại; thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chât thải y tế nguy hại đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc xử lý chất thải y tế hiện nay chủ yếu là quá trình chôn, lấp hoặc đốt chất thải hoặc nếu cơ sở y tế nào có đủ điều kiện thì sẽ ưu tiên sử dụng các công nghệ không đốt. Tại Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 6/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thực hiện tăng cường công tác quản lý chất thải y tế trong bệnh viện cũng có quy định hệ thống xử lý nước thải y tế phẩn đảm bảo theo QCVN 28:2010/BTNMT và khí thải lò đốt chất rắn y tế của bệnh viện (nếu có) phải đảm bảo theo QCVN 02:2012/BTNMT. Trường hợp nếu không tự xử lý chất thải y tế, bệnh viện cần 38 Quốc hội (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Hà Nội, Điều 63, Khoản 2 39 Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), “Thông tư liên tịch số số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên môi trường quy định về quản lý chất thải y tế”, Hà Nội, Điều 13 40
- phải ký hợp đồng với tổ chức cá nhân có giấy phép phù hợp để thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật. Trước kia, ở Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế có một chương riêng là chương 9 quy định về việc xử lý nước thải và chất thải khí. Theo đó mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ, nếu không có hệ thống xử lý nước thải phải bổ sung hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, nếu bị hỏng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, phải tu bổ và nâng cấp để vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phải đáp ứng với các tiêu chuẩn môi trường, phải phù hợp với các điều kiện địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì và phải được định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải và lưu giữ hồ sơ xử lý nước thải. Đối với việc thu gom nước thải phải có hệ thống thu gom riêng nước bề mặt và nước thải từ các khoa, phòng; hệ thống cũng phải là hệ thống ngầm hoặc có nắp đậy và phải có bể thu gom bùn. Nay tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT có thay đổi về một số quy định quản lý nước thải y tế, điều 14 Thông tư quy định việc xử lý nước thải y tế được quản lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và quy định thêm các sản phẩm thải lỏng được thải cùng nước thải đều được gọi là nước thải y tế cho dễ dàng trong việc áp dụng. Đối với việc xử lý chất thải phóng xạ trong y tế sẽ tùy theo loại chất thải phóng xạ rắn hoặc lỏng để có biện pháp xử lý theo quy định. Các chất thải phóng xạ sinh học phải được xử lý tiệt trùng bằng hơi, bằng bức xạ, khử khuẩn bằng hóa chất hoặc xử lý nhiệt khô 40: Chất thải phóng xạ dạng rắn sẽ được nén hoặc ép để giảm thể tích nếu được xác định là loại chất thải có thể nén, ép được và bảo đảm không chứa thành 40 Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ban hành ngày 25/08/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, Hà Nội, Điều 7. 41
- phần có thể gây phản ứng hóa học hoặc làm hỏng kiện chất thải khi điều kiện hóa; không có nguồn phóng xạ và bình áp suất lẫn trong chất thải; các thành phần có khả năng gây nhiễm bệnh đã được loại bỏ hoặc đã được khử trùng; chất thải đã được làm khô trước khi nén, ép. Chất thải phóng xạ dạng rắn sẽ được đốt nếu được xác định là loại chất thải có thể đốt được và bảo đảm không có nguồn phóng xạ và bình áp suất lẫn trong chất thải; có công nghệ đốt kiểm soát được việc đốt cháy hoàn toàn các thành phần ẩm ướt và xử lý khí thải đạt mức cho phép thải ra môi trường và có giải pháp để quản lý đối với tro phóng xạ tạo ra. Nước thải phóng xạ sẽ được xử lý để tách các nhân phóng xạ khỏi thành phần nước thải bảo đảm hoạt độ phóng xạ còn lại trong nước thải sau khi xử lý nhỏ hơn hoặc bằng mức để được phép thải ra môi trường, bảo đảm phương pháp xử lý phù hợp với đặc tính của nước thải phóng xạ; Do tính chất nguy hại, nên pháp luật quy định tất cả các chất thải y tế nguy hại đều phải được xử lý triệt để và nghiêm ngặt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng (theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và cũng đã được Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định tại mục 2 chương 9). Việc thu gom và xử lý chất thải y tế đúng và triệt để cũng là góp phần phòng chống lây lan dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tích cực và trực tiếp vào việc đảm bảo môi trường, an sinh, xã hội. 2.1.4. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật quản lý chất thải y tế Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) tại điều 182 có quy định về tội gây ô nhiễm môi trường, theo đó chỉ cần việc xả thải ra môi trường nước, không khí và đất “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” thì các hành vi cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tế các nhà thi hành luật gặp khó khăn trong quá trình xử lý tội gây ô nhiễm môi trường. Bởi, Luật quy định, dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm gây ô nhiễm môi trường là phải có hành vi “thải vào không khí, nguồn 42
- nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ”. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi kèm theo một trong ba trường hợp: Vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng; Làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng; hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Pháp luật hiện nay lại chưa có văn bản hướng dẫn giải thích về các trường hợp nói trên. Do đó hiện nay đối với việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường chủ yếu dựa trên các xử phạt vi phạm hành chính. Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định số 179/2013/NĐ-CP) được áp dụng cho cả trên lĩnh vực xử lý hành vi vi phạm quản lý chất thải y tế. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép (khoản 8 điều 14); hoặc hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép (khoản 6 điều 16); hoặc đối với các hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường (khoản 10 điều 21). Tại điều 4 của Nghị định có quy định rõ tổng hợp các mức phạt đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng và đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng. Thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế bao gồm: 41 Công an nhân dân cấp tỉnh Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi 41 Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, điều 52 – điều 56. 43
- trường theo thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền trên phạm vi cả nước Đối với các hành vi nghiêm trọng này đều bao gồm các hình thức phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động cơ sở, tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định; thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định42 Tại Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 6/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 05/CT-BYT) về việc tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện đã nêu rõ: “Tăng cường phối hợp liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý chất thải y tế để bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện”. Do đó khi có phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế thì người đứng đầu bệnh viện là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương; là cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án xây dựng bệnh viện tại địa phương (theo thẩm quyền) và kiểm tra xác nhận việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường (bao gồm hệ thống xử lý nước thải, các biện pháp xử lý chất thải rắn y tế nguy 42 Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 44
- hại) của bệnh viện trước khi đi vào hoạt động. Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng của tỉnh để thanh tra, kiểm tra giám sát về công tác quản lý chất thải của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Khi có vấn đề về môi trường xảy ra, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải chịu trách nhiệm kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.43 2.2. Thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Trong phần này, tác giả có đề cập khái quát đến tình hình quản lý chất thải y tế tại Việt Nam, tập trung nêu lên các vấn đề thực tiễn tại Hà Nội và ví dụ cụ thể về công tác quản lý tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; ngoài ra còn có một số vụ việc điển hình liên quan đến vấn đề thực thi pháp luật tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây cũng đã được đưa vào để làm nổi bật về thực trạng áp dụng pháp luật quản lý chất thải y tế hiện nay. Về tình hình chung ở Việt Nam Tại Hội nghị triển khai Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011- 2015 và hướng đến năm 2020 do Bộ Y tế kết hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức: theo PGS. TS Phạm Thành Long, mỗi ngày có khoảng 350 tấn chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế, trong đó có 40,5 tấn là chất thải rắn nguy hại, mức độ gia tăng khoảng 7,6%/năm. Vì vậy, tính đến năm 2015 lượng chất thải này khoảng 600 tấn/ngày và đến năm 2020 sẽ vào khoảng 800 tấn/ngày. Có khoảng 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại và 90,9% bệnh viện đã thu gom hàng ngày nhưng việc phân loại và thu gom vẫn chưa được thực hiện đúng quy định, còn hiện tượng phân loại nhầm chất thải gây nguy hiểm cho môi trường cũng như tốn kém trong việc xử lý. Tỷ lệ bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải y tế đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo quy định mới đạt khoảng 45,3% tổng số bệnh viện trong toàn quốc. Hiện mới có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại 43 Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Hà Nội, Điều 143. 45
- bằng các lò đốt, nhưng công nghệ đốt hiện đại mới chỉ được áp dụng tại một số bệnh viện lớn, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt chất thải y tế nguy hại ngoài trời hoặc chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện hoặc bãi chôn lấp chung của địa phương.44 Theo thống kê chưa đầy đủ, lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế vào khoảng 150.000 m3/ ngày đêm, dự kiến đến năm 2015, lượng này lên tới 300.000 m3/ ngày đêm. Hiện có khoảng 74% các bệnh viện tuyến Trung ương, 40% các bệnh viện tuyến tỉnh và 27% các bệnh viện tuyến huyện có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, các hệ thống này sử dụng những phương pháp đã cũ như: Lọc sinh học nhiều tầng, Aeroten truyền thống, ao sinh học, lọc sinh học nhỏ giọt đã xuống cấp, không còn đảm bảo quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm nặng vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: 82,54% tụ cầu vàng, 15% trực khuẩn mủ xanh, 52% E.coli Chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm, ký sinh trùng, virut bại liệt mà khi hòa vào nước thải sinh hoạt, sẽ bị phát tán, có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm nảy sinh nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho con người. 45 Vẫn theo Bộ Y tế, khoảng 2/3 bệnh viện chưa áo dụng phương pháp tiêu hủy chất thải đảm bảo vệ sinh, hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưa được phân theo đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn khi thải bỏ. Nhà lưu chứa không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Chất thải y tế ở một số địa phương, ngay ở các bệnh viện tuyến tỉnh hiện nay vẫn chưa có lấy một nơi tập kết chất thải, gây ra các vấn đề bức xúc cho 44 Bộ Y tế (2011), Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và hướng đến năm 2020, Hà Nội 45 Bộ Y tế (2011), Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và hướng đến năm 2020, Hà Nội 46
- người dân và cộng đồng. Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, 81.25% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng do nhân viên tham gia công tác này chưa được đào tạo kỹ năng cơ bản nên việc phân loại còn phiến diện và chưa hiệu quả. Khi phân loại còn chưa đúng theo quy cách như tách các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế, còn lẫn nhiều chất thải y tế với chất thải rắn sinh hoạt và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải chưa đúng quy chế quản lý chất thải y tế. 46 Hầu hết các địa điểm tập trung chất thải rắn y tế được bố trí trên một khu đất bên trong khuôn viên các cơ sở y tế có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do các vật sắc nhọn rơi vãi, côn trùng dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số bệnh viện các điểm tập trung rác không có mái che, không có rào chắn bảo vệ, vị trí lại gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu trữ chất thải đạt tiêu chuẩn. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào các quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Về công tác xử lý chất thải y tế trên phạm vi cả nước đã có nhiều tỉnh thành được đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống lò đốt rác y tế. Tuy nhiên việc hoạt động của các lò đốt rác lại đạt hiệu quả chưa cao, nơi đặt lò đốt gần các khu dân cư, khi vẫn hành lại không đúng kỹ thuật nên có khói đen và các mùi khó chịu, do đó vì nhân dân phản đối mà không thể vận hành được. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế tuyến huyện, miền núi, vùng đồng bằng đều chưa có cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải y tế nguy hại nên cách xử lý chủ yếu là thiêu đốt bằng lò thủ công hoặc chôn lấp trong các khu đất của cơ sở y tế. Thực trạng quản lý trên địa bàn Hà Nội hiện nay47 46 Cục Quản lý Khám chữa bênh, Bộ Y tế, WHO (2009), Bản dự thảo kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất thải bệnh viện, Hà Nội. 47 Lê Phương Linh (2015), Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội, chương 2 mục 2.1 47
- Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011 thì năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569 người/giường. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp. Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển. Năm 2007, toàn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường bệnh. Theo đề án đang được triển khai, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm 8 đến 10 bệnh viện tư nhân. Khi đó, tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trung bình mỗi năm, tổng lượng rác thải y tế thải ra từ 41 bệnh viện công lập, 52 phòng khám đa khoa, 4 nhà hộ sinh, gần 600 trạm y tế ước tính khoảng 600.000 kg chất thải y tế nguy hại; 3 triệu kg chất thải thông thường và khoảng 1,8 triệu m3 nước thải. Trong đó, hơn 90% bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn (CTR) y tế ngay tại nơi phát sinh, nhưng chỉ 50% trong số này thực hiện phân loại đúng từng loại chất thải theo quy định của Bộ Y tế. 48 Hầu hết các bệnh viện ở Hà Nội đều được xây dựng từ thế kỷ trước, một số bệnh viện mới được xây dựng nhưng khi thiết kết và xây dựng bệnh viện, cơ 48 Thụy Anh (2015),Hà Nội: Bước chuyển mới trong quản lý chất thải ngành y tế, ngày 30/07/2015, 10h42 (GMT +7) đăng trên trien/201507/ha-noi-buoc-chuyen-moi-trong-quan-ly-chat-thai-y-te-604077/ 48
- sở y tế lại chỉ chú ý đầu tư mua sắm trang thiết bị, mở rộng cơ sở, dịch vụ khám chữa bệnh mà “quên” xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hạn chế nguy cơ lây lan, bảo vệ môi trường, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bệnh viện không có phân loại rác thải, không có các sọt rác, các bao bì chuyên dụng cho rác nguy hiểm. Nhiều bệnh viện có tính chất chuyên khoa như Bệnh viện Lao phổi trung ương khi xây dựng thì ở ngoại ô thành phố nhưng do tốc độ đô thị hóa, qua bao năm đã vào trung tâm mà muốn giải quyết việc di dời bệnh viện ra khỏi trung tâm thì chưa có đủ kinh phí. Nếu di chuyển rác đi nơi khác thì cần phương tiện chuyên chở chuyên dụng mà nếu muốn xử lý tại chỗ thì phải có công nghệ cao mới xử lý được khói. Một số bệnh viện thậm chí dù có hệ thống xử lý nước thải nhưng lại “lơ là”, buông lỏng việc vận hành, bảo trì hệ thống dẫn đến quá tải, xuống cấp rồi ngừng hoạt động. Nguy hiểm nhất là các bệnh phẩm từ các phòng điều trị, phòng mổ, khoa lây, khí thoát ra từ các kho chứa, nhất là kho chứa radium, khí hơi từ các lò thiêu; tiếp đó là các chất thải hóa chất sinh ra độc hại và nước thải y tế. Qua các xét nghiệm cho thấy, mỗi một gram bệnh phẩm nếu không được xử lý thì sẽ truyền 11 tỷ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Trước kia, việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại có đến 92,5% số cơ sở y tế thực hiện ký hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp (URENCO). Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, việc quản lý chất thải y tế ở một số cơ sở thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật; kinh phí cho các hoạt động xử lý chất thải y tế còn hạn hẹp dẫn đến xử lý chậm. Trong khi đó nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường của các bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu, hầu hết là kiêm nhiệm. Mặt khác, phương tiện thu gom chất thải rắn nói chung, chất thải y tế nguy hại nói riêng như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ. Chính vì vậy, thời điểm cuối năm 2015, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, giám sát về công tác quản lý chất thải y tế, quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp tiến hành kiểm tra tại 32 đơn vị, 49
- bao gồm 30 Trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã và Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec49: - Qua công tác kiểm tra cho thấy với các bệnh viện việc chấp hành công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên với khối trung tâm y tế (TTYT), mới chỉ có 7/30 đơn vị thực hiện đánh giá tác động môi trường, 2/30 đơn vị quan trắc môi trường định kỳ, 2/30 đơn vị đăng ký chủ nguồn xả thải nguy hại. - Đối với hoạt động phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn y tế, tất cả 32 đơn vị tổ chức phân loại, thu gom tại nguồn, tuy nhiên một số đơn vị thu gom chưa đúng mã màu quy định. Để xử lý chất thải rắn nguy hại có 6 đơn vị có lò đốt để xử lý tại chỗ, còn lại 26 đơn vị ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý. Phương tiện vận chuyển chuyên dụng chất thải y tế nguy hại chỉ có hai đơn vị là Trung tâm Y tế Sóc Sơn, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec có đầy đủ theo đúng quy định. Về lưu giữ rác thải, chỉ có 14/32 đơn vị có nhà lưu giữ rác nhưng năm nhà trong số 14 nhà đó nhà lưu giữ rác còn thiếu cửa và thiếu khóa. - Đối với chất thải lỏng: chỉ có 2 bệnh viện có hệ thống xử lý còn lại 27 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã chưa có hệ thống xử lý nước thải hiện đại mà chỉ xử lý tại chỗ bằng cloramin B hoặc vôi bột sau đó xả thải ra môi trường. 43/51 phòng khám đa khoa ở 30 Trung tâm Y tế quận, huyện đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, 3/4 nhà hộ sinh được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, các nhà hộ sinh còn lại sử dụng phương pháp xử lý bằng hóa chất trước khi thải ra môi trường. Về cơ bản biện pháp này vẫn đảm bảo được vệ sinh nguồn nước và môi trường, song nếu quá trình xử lý nước thải chưa sạch, không được giám sát thường xuyên rất dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm, nhiều chất độc hại trong nước thải y tế chưa được xử lý kỹ đã đổ vào môi trường, là nguồn lây truyền bệnh rất nguy hiểm. 49 Thụy Anh (2015), Bài viết : “Hà Nội: Bước chuyển mới trong quản lý chất thải ngành y tế”, đăng trên moi-trong-quan-ly-chat-thai-y-te-604077/ ngày 30/07/2015, 10h42 (GMT +7) 50
- Vì vậy, để khắc phục những hạn chế, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 05/CT-BYT yêu cầu giám đốc các sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng các Bộ, ngành tiếp tục tăng cường công tác tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo 100% các đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ nhân viên về công tác quản lý chất thải y tế. Theo ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, để quản lý chất thải y tế một cách chặt chẽ Sở đã yêu cầu các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý chất thải y tế; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện, quy định và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; rà soát toàn bộ các trang thiết bị y tế, thiết bị chuyên môn, phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn. Đối với chất thải rắn, bước đầu các đơn vị y tế đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ khoa, phòng và thu gom ít nhất 1 lần/ngày. Hầu hết các đơn vị đã ký hợp đồng vận chuyển, tiêu hủy chất thải với công ty môi trường. Sở cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn các hành vi vi phạm về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường trong cơ sở y tế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như năng lực chuyên môn cho các nhân viên y tế trong xử lý chất thải tại các cơ sở khám chữa bệnh. Thực trạng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 50: Dưới đây là một số thống kê về công tác áp dụng pháp luật về quản lý chất thải y tế, cụ thể là đối với chất thải rắn y tế - loại chất thải chiếm tỉ lệ chủ yếu trong lượng chất thải y tế được phát sinh, tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (sau đây gọi tắt là Bệnh viện Việt Đức) tại địa chỉ số 40 – Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội, một trong những bệnh viện đầu ngành của y tế Hà Nội. Các số 50 Nguyễn Nghiêm Diệu Hương (2014), “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và bệnh viện 19/8 Bộ Công an”, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, chương III 51
- liệu đều được lấy theo Kết quả khảo sát 6 tháng cuối năm 2013 nằm trong “Báo cáo tổng kết năm 2103” của Bệnh viện Việt Đức. Theo kết quả khảo sát tại bệnh viện Việt Đức, số lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh mỗi ngày trung bình là 608 kg/ngày, trong đó chất thải lây nhiễm là 512 kg/ngày chiếm 84,21%; chất thải hóa học là 96 kg/ngày chiếm 15,79%; không có chất thải phóng xạ. BẢNG 2.2. THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI STT Đặc điểm, thông số Số lượng Tỷ lệ (%) (kg/ngày) Chất thải lây nhiễm Chất thải sắc nhọn như bơm kim tiêm, đầu 1 sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, 108 21.09 Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như 2 bông thấm máu, thấm dịch sinh học của 52,5 10,25 cơ thể Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao như 3 bệnh phẩm, dụng cụ đựng dính bệnh 153 29,88 phẩm Chất thải giải phẫu như các mô, cơ quan, 4 bộ phận cơ thể người, 198,5 38,77 Chất thải hóa học Chất thải như dược phẩm quá hạn, chất 5 hóa học nguy hại sử dụng trong y tế 51,2 53,33 Chất gây độc tế bào, chất thải chứa kim 6 loại nặng 44,8 46,67 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 – Bệnh viện Việt Đức) 52
- Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về mã màu sắc của túi/thùng đựng chất thải y tế thì: túi màu vàng là thu gom chất thải lây nhiễm, túi màu đen là thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm gồm có chất thải hóa học nguy hại. Kết quả được khảo sát ở cả 28 khoa của bệnh viện thì đối với chất thải lây nhiễm có 5 khoa phân loại sai chiếm 17.9%; đối với chất thải hóa học nguy hại có 2 khoa phân loại sai chiếm 7,14%. Về thực trạng dụng cụ thu gom chất thải rắn y tế lây nhiễm, tại thời điểm khảo sát toàn bệnh viện có 60 dụng cụ được sử dụng để thu gom chất thải lây nhiễm nhưng trong đó chỉ có 20% thùng thu gom có in vạch quy định mức tối đa và 76,6% có sử dụng túi màu vàng dành cho thu gom chất thải lây nhiễm, tình trạng thùng thu gom bị dập vỡ chiếm 5%; tỷ lệ thùng có nắp đậy mới đạt 80% trong khi với tính chất đặt thù của chất thải là có khả năng lây nhiễm yêu cầu tất cả các thùng đựng chất thải lây nhiễm đều phải có nắp đậy. Đối với công tác vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế nguy hại về kho rác của bệnh viện theo kết quả thông kê có tất cả 7 xe đều là xe chuyên dụng có thành, đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô nhưng chỉ có 4/7 xe là có nắp đậy. Chất thải y tế sau khi được phân loại sẽ thu gom tại nơi lưu giữ tạm thời của mỗi khoa, phòng sau đó mới được nhân viên làm sạch và hộ lý của các khoa vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải tập trung của bệnh viện. Theo khảo sát có đến 40% số khoa phòng tại bệnh viện vẫn lưu giữ chất thải thông thường với chất thải rắn y tế nguy hại trong cùng một kho do khó khăn về cơ sở hạ tầng, bệnh viện nằm trong khu phố cổ với diện tích thiếu thốn, nhiều khoa như khoa khám bệnh chưa có kho rác nên chất thải lại được xếp tại một góc hành lang khu vực ngồi chờ khám bệnh. Đối với thời gian lưu chưa cả hai bệnh viện đều thực hiện tuân thủ chính xác. Về thực trạng xử lý chất thải rắn y tế nguy hại được tổng hợp qua bảng sau: 53
- BẢNG 2.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI Biện pháp xử lý Có Không Quy chuẩn Xử lý ban đầu + - + Biện Thiêu đốt bằng lò đốt chất thải rắn - - - pháp Thiêu đốt ngoài trời - + - xử lý Thuê công ty môi trường xử lý + - + triệt để Chôn lấp trong khuân viên - + - Xử lý cùng chất thải sinh hoạt - + - Tái chế + - + (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 - Bệnh viện Việt Đức) Theo như kết quả trên thì bệnh viện đã có lò đốt chất thải y tế nhưng do chất lượng lò đốt bị xuống cấp và hư hỏng nên bệnh viện đã ngưng sử dụng lò đốt trong những năm gấn đây. Hiện nay toàn bộ chất thải rắn của bệnh viện đều thuê và ký hợp đồng xử lý bên ngoài với Công ty môi trường và đô thị công nghiệp Urenco 10. Khi khảo sát về kiến thức hiểu biết chung về pháp luật quản lý chất thải y tế thì 100% đối tượng là trưởng khoa đều có mức hiểu biết rất tốt, tuy nhiên đối tượng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất về hiệu quả công tác phân loại tại nguồn và thu gom nguồn chất thải này là cán bộ y tế và nhân viên thu gom có mức độ hiểu biết một cách đầy đủ nhất về các kiến thức quản lý chất rắn y tế nguy hại còn thấp: tỉ lệ hiểu biết của cán bộ y tế là 55,28% trên tổng số người được hỏi, tỉ lệ của nhân viên thu gom còn thấp hơn cả là 50% trên tổng số người được hỏi. Như vậy vấn đề nâng cao hiểu biết ở bệnh viện là thật sự cần thiết, cần phải thực hiện thường xuyên các công tác tập huấn, đào tạo định kỳ về các hiểu biết quản lý chất thải y tế. 54
- Trên đây là một trong số thống kê cơ bản chỉ về tình hình quản lý chất thải rắn ở các bệnh viện Việt Đức. Cũng đã có những điểm thực hiện tốt các quy định của pháp luật nhưng bên cạnh đó còn có nhiều sai sót trong quá trình hoạt động quản lý, ví dụ nổi cộm lên chính là việc thiếu hiểu biết của những người trực tiếp thực hiện các hoạt động thu gom phân loại chất thải y tế. Đối với một bệnh viện hàng đầu cả nước nhưng sự hiểu biết về chất thải y tế vẫn còn đang ở mức thấp thì đúng là vấn đề cần lưu tâm đối với các nhà quản lý. Sự cố “tuồn” chất thải y tế của Bệnh viện Bạch Mai51 Chắc hẳn khi nói về chất thải y tế chúng ta chưa thể quên được vụ việc về chất thải y tế được “tuồn” ra từ bệnh viện Bạch Mai, một trong những bệnh viện lớn nhất cả nước sáng ngày 8/1/2016 được đưa lên hàng loạt các trang báo mạng lớn nhỏ đã làm rúng động cả dư luận. Sự việc bắt đầu từ khi một đoạn clip được tung lên các trang báo về thông tin hàng chục tấn rác thải y tế độc hại đang được “âm thầm” sơ chế tại Bệnh viện Bạch Mai. Theo đó, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế thành sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày. Ngay đến buổi chiều cùng ngày, bệnh viện Bạch Mai đã phải tổ chức họp báo thông tin về vụ việc, theo lãnh đạo bệnh viện, mỗi ngày bệnh viện thải ra môi trường 5,5 tấn rác thải, trong đó có 4,7 tấn rác thải thông thường và rác thải y tế có thể tái chế, ngoài ra còn có 800 kg rác thải độc hại và gần đây Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn giữ lại một phần để thử nghiệm quá trình xử lý diệt khuẩn tại bệnh viện giúp nó trở thành rác thải bình thường trước khi giao lại cho bên công ty xử lý rác thải. Những hình ảnh báo chí ghi được là một số quy trình trong giai đoạn xử lý trên. Nhân viên phải phân loại rác thải, dùng kéo cắt dây truyền máu; các xilanh phải bị làm vỡ, dây truyền phải được cắt đi để diện tích tiếp xúc với nhiệt lớn nhất mới có hiệu quả diệt khuẩn cao. Còn đối với quy trình xử lý rác lây nhiễm bằng máy thô 51 Tổng hợp các bài viết trên trang web hai-tu-bv-bach-mai-ra-thi-truong-538.bld 55