Khóa luận Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường

pdf 45 trang thiennha21 16/04/2022 3761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phap_luat_ve_hoat_dong_cho_vay_cua_ngan_hang_va_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NHUNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2013-L GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS KHUẤT QUANG PHÁT
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình ! Người cam đoan Nguyễn Thị Nhung
  3. Danh mục các từ viết tắt: Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường EC Uỷ ban châu Âu EP Nguyên tắc xích đạo EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam IFC Tổ chức tài chính quốc tế IISD Viện phát triển bền vững quốc tế MT-XH Môi trường và xã hội NHNN Ngân hàng nhà nước Pan Nature Trung tâm con người và thiên nhiên TCTD Tổ chức tín dụng VDP Ngân hàng phát triển Việt Nam VIETCOMBANK Ngân hàng ngoại thương VIETTINBANK Ngân hàng công thương WB Ngân hàng thế giới
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Nội dung thẩm định tín dụng của ngân hàng Vietcombank Hộp 1: Nguyên tắc xích đạo
  5. MỤC LỤC Phần mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các ngân hàng và mối quan hệ giữa hoạt động cho vay và vấn đề môi trường 4 1.1. Thực trạng môi trường hiện nay 4 1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường 6 1.2.1. Khái niệm cho vay và vai trò của hoạt động cho vay của các ngân hàng 6 1.2.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường 10 Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng trong mối quan hệ với vấn đề môi trường 13 2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư có rủi ro môi trường cao 13 2.1.1. Quy định về vai trò của ngân hàng trong quá trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường 13 2.1.2. Quy định về quy trình cho vay của ngân hàng đối với các dự án có rủi ro cao với môi trường 14 2.1.2.1. Quy định về điều kiện cho vay 15 2.1.2.2 Quy định về quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay 16 2.1.2.3. Quy định về quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay 19 2.2. Thực trạng pháp luật trong hoạt động cho vay của ngân hàng cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường 24 2.3. Một số kinh nghiệm của quốc tế về hoạt động cho vay của ngân hàng với vấn đề môi trường 26 2.3.1. Nguyên tắc xích đạo (EP) 26 2.3.2. Một số kinh nghiệm quốc tế khác 29 Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường 31 3.1. Xây dựng, ban hành hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay của các ngân hàng 31 3.2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của các ngân hàng trong vấn đề bảo vệ môi trường 33 3.3. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường và vai trò của chính phủ 35 KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
  6. Phần mở đầu I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhìn lại hơn 30 năm chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chúng ta thấy tự hào khi nền kinh tế của Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, thoát dần khỏi các nước kém phát triển và tiến lên trở thành nước có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố tích cực mà phát triển kinh tế đem lại, Việt Nam cũng đang phải chịu những hậu quả nặng nề do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề mang tính thời sự và nhức nhối hiện nay. Mỗi năm có hàng trăm vụ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường xảy ra, mà chủ thể của các hành vi này hâu hết là các doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như các chế tài pháp lý để răn đe các chủ thể này. Tuy nhiên, có một chủ thể nắm một vai trò quan trọng trong các vụ gây ô nhiễm này lại chưa được nhắc đên một cách thỏa đáng, đó chính là các ngân hàng. Chủ thế cung cấp vốn chủ yếu cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp qua nghiệp vụ cho vay, nắm quyền quyết định quan trọng trong việc triển khai dự án của các doanh nghiệp, nhưng trách nhiệm trong các vụ gây ô nhiễm môi trường của các ngân hàng vẫn chưa được xem xét một cách thích hợp và toàn diện. . Xuất phát từ tính cấp thiết đó, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường” II. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, khi xu thế tăng trưởng xanh đang lớn mạnh trên toàn thế giới, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện những đề tài nghiên cứu về tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Đặc biệt, khi NHNN ban hành chỉ thị 03/2015 về tín dụng xanh để phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên toàn thế giới, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về ngân hàng xanh, tín dụng xanh. Ví dụ như: 1 | P a g e
  7. - Đề tài “ Ngân hàng xanh-kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam” của tác giả Ths Vũ Thị Kim Oanh đăng trên tạp chí thị trường tiền tệ số 16 tháng 8/2015. - Đề tài “Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam” của tác giả NCS Nguyễn Hữu Huận đăng trên tạp chí phát triển và hội nhập số 14 tháng 01-02 năm 2014. - Đề tài “Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” xuất bản năm 2016 của bộ ba tác giả Trần Thanh Thủy, Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Việt Dũng trực thuộc Trung tâm con người và thiên nhiên. Các công trình nghiên cứu này tuy có nghiên cứu về tín dụng xanh, ngân hàng xanh và đề cập đến tác động, vai trò của hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng tới môi trường nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về cơ sở pháp lý cũng như thực trạng pháp luật về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cưu về cơ sở pháp lý và thực trạng pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và vấn đề môi trường là một yêu cầu rất cấp thiết và thực tế hiện nay. III. Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp có mục đích nghiên cứu về những vấn đề lý luận trong hoạt động cho vay của các ngân hàng và vai trò của chúng trong vấn đề môi trường, từ đó chỉ ra các thực trạng đang tồn tại và tìm ra các biện pháp hoàn thiện, khắc phục. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng và quan hệ giữa hoạt động cho vay với vấn đề môi trường .Trong đó, tập trung nghiên cứu pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng cho các dự án đầu tư có rủi ro môi trường IV: Phương pháp nghiên cứu đề tài: Khóa luận kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích, giải thích, khái quát hóa, diễn dịch, quy nạp; phương pháp thống kê, khảo sát, đánh giá, so sánh, đối chiếu tổng hợp 2 | P a g e
  8. Các phương pháp này được sử dụng phối hợp hoặc xen kẽ để giải quyết những vấn đề cơ bản mà đề tài đặt ra, cụ thể là: - Các phương pháp phân tích, giải thích, khái quát hóa, diễn dịch và quy nạp được sử dụng chủ yếu để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa luận. - Các phương pháp thống kê, khảo sát, đánh giá, so sánh, đối chiếu tổng hợp được sử dụng chủ yếu để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tác động từ hoạt động cho vay của ngân hàng tới môi trường, cũng như đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện. V. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các ngân hàng và mối quan hệ giữa hoạt động cho vay và vấn đề môi trường Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng trong mối quan hệ với vấn đề môi trường Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường 3 | P a g e
  9. Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các ngân hàng và mối quan hệ giữa hoạt động cho vay và vấn đề môi trường 1.1. Thực trạng môi trường hiện nay Môi trường là nguồn cung cấp các thành tố cơ bản cho hoạt động sống của con người như dưỡng khí, nước, protein và khoáng chất, đồng thời là nơi tiếp nhận các sản phẩm từ quá trình trao đổi chất trực tiếp cảu con người. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Môi trường cũng cung cấp các nguồn lực kinh tế như đất đai, tài nguyên nước, năng lượng để con người thực hiện các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các phế thải kinh tế. Con người đóng vai trò là chủ thể chính của môi trường sống, tồn tại trong môi trường, sử dụng, khai thác và sử dụng các công cụ kĩ thuật, khoa học công nghệ tác động tới môi trường. Con người tác động tới môi trường theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nhu cầu phát triển kinh tế cao, con người lại bất chấp tất cả để thu được lợi nhuận, để phục vụ cho cuộc sống của mình, điều đó dẫn đến các tác động có hại và nguy hiểm cho môi trường. Tại hội nghị Stockholm 1972, lần đầu tiên con người thừa nhận sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường, nhấn mạnh trách nhiệm của con người trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tuyên bố Stockholm được thông qua tại hội nghị này lại không có tính bắt buộc thi hành, chỉ mang tính khuyến nghị, các quốc gia phát triển vẫn quyết tâm phát triển kinh tế theo hướng lợi nhuận mà không chú trọng đến môi trường. Các thảm họa môi trường vẫn xảy ra sau hội nghị này như thảm họa nguyên tử Chernobyl xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Ukraina năm 1986, thảm họa rò rỉ thuốc trừ sâu tại Bhopal, Ấn Độ năm 1984, thảm họa hạt nhân xảy ra tại Mỹ năm 1979 Các thảm họa môi trường này đã gây ra thiệt hại lớn cho khu vực xảy ra và cả các khu vực lân cận cả về người và của, các thảm họa này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả thế giới biết hậu quả khủng khiếp mà sự cố môi trường có thể gây ra. 4 | P a g e
  10. Cho đến ngày nay, thế giới đã diễn ra nhiều hội nghị, cuộc họp để bàn bạc về vấn đề môi trường, các điều ước quốc tế liên quan đến môi trường được sự kí kết và tham gia của nhiều nước, cả thế giới đều đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong khi các nước phát triển dành nhiều ngân sách để bảo vệ môi trường và xây dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp thì các nước nghèo, các nước đang phát triển lại đua nhau tàn phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên chỉ để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Vấn đề cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vẫn là một bài toán khó dành cho các nhà quản lý tại các quốc gia này. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, và được dự báo là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc phát triển nền kinh tế theo hướng phụ thuộc nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, rừng, thủy điện đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Từ năm 1994 - 2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam tăng hơn 2 lần, từ 103,8 lên 246,8 triệu tấn CO2 tương đương. Ước tính đến năm 2020 tăng hơn 4 lần và năm 2030 tăng hơn 7 lần so với năm 1994 3,14] Trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề. [4,1] Các doanh nghiệp đầu tư vốn FDI có chiều hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu, sản xuất bột giấy, sản xuất hóa chất, chế biến nông sản thực phẩm ; chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ Một số dự án FDI vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường như công ty Vedan, Miwon, Formosa, Công ty Lee&Men 5 | P a g e
  11. Cuối năm 2016, Hiệp định Paris về Khí hậu chính thức có hiệu lực đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiệp định Paris về Khí hậu yêu cầu các Bên tham gia cam kết và không ngừng nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu có tính tham vọng cao là giữ mức tăng nhiệt độ trung bình vào cuối thế kỷ này dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, hướng tới mục tiêu giới hạn mức tăng ở 1,5 độ C. Đồng thời, Hiệp định Paris về Khí hậu cũng mang lại cơ hội cho các Bên trong việc rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật hướng tới mô hình phát triển các-bon thấp, thúc đẩy tăng cường liên kết khu vực, hợp tác giữa các quốc gia để hướng đến mô hình tăng trưởng phát thải ít các-bon ở phạm vi quốc gia và toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đặt bút ký Hiệp định Pari vào ngày 22/4/2016. Việc tham gia ký kết cũng như sẽ sớm phê duyệt Thoả thuận này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, với việc tham gia ký kết Thoả thuận, Việt Nam có thể tận dụng được những cơ hội và chuyển hoá thách thức do biến đổi khí hậu gây ra thành những cơ hội mới, phục vụ phát triển đất nước theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Theo đó, đến năm 2030 bằng nguồn lực trong nước Việt Nam cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể tiết giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế. 1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường 1.2.1. Khái niệm cho vay và vai trò của hoạt động cho vay của các ngân hàng Ngân hàng là một trong những chế định tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mạn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 6 | P a g e
  12. Pháp luật Việt Nam định nghĩa ngân hàng gắn liền với hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng theo quy định của luật tổ chức tín dụng 2010 là “việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dung và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” [12, điều 4] và ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng trên. Hoạt động cho vay là một phần hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” [12, điều 4] Hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với chính bản thân ngân hàng và các đối tượng, chủ thể khác của nền kinh tế từ đó tác động tới sự phát triển của nền kinh tế. Các vai trò chính của hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm: Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng và thúc đẩy các hoạt động khác của Ngân hàng: Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động lớn của Ngân hàng doanh thu từ hoạt động này thường chiếm 70% doanh thu, ở các nước phát triển, hay đến 90% doanh thu của Ngân hàng, ở các nước đang phát triển. Hiện nay 80% doanh thu của các Ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng, mà hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác, nhờ có hoạt động cho vay, mà các đơn vị kinh tế có thể vay của Ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được không những doanh nghiệp đủ tiền trả cho Ngân hàng mà còn có tiền gửi vào Ngân hàng, nghĩa là làm tăng hoạt động huy động vốn của Ngân 7 | P a g e
  13. hàng. Mặt khác khi sản xuất kinh doanh phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng phát triển. Hoạt động cho vay góp phần điều hoà cung- cầu dịch vụ hàng hoá: Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh mà thiếu vốn thì doanh nghiệp phải vay vốn của Ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận cũng như có khả năng trả nợ Ngân hàng khi doanh nghiệp tiêu thụ được hết số sản phẩm hàng hoá đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phận những người tiêu dùng mua và có khả năng mua sản phẩm đó.Về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thể có đủ số tiền để mua hàng hoá mình muốn. Họ chỉ có đủ khả năng mua sau một thời gian dài tích luỹ. Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kì tuần hoàn và luân chuyển vốn của doanh nghiệp bị ngưng trệ. Doanh nghiệp sẽ không thu hồi đủ tiền để thực hiện vòng quay sản xuất. Do đó Ngân hàng cho vay là giải pháp có lợi đôi bên. Ngân hàng cho doanh nghiệp vay sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thì sẽ có nhiều hàng hoá. Ngân hàng cho người tiêu dùng vay sẽ thoả mãn nhu cầu hàng hoá. Như vậy hoạt động cho vay của Ngân hàng đã góp phần điều hoà cung cầu sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho nền kinh tế. Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn: Vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục và biểu hiện qua các hình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, tạo thành chu kì tuần hoàn và luân chuyển vốn, điểm xuất phát và kết thúc của một vòng tuần hoàn này thể hiện dưới dạng tiền tệ. Trong quá trình sản xuât kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp luôn đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn: dự trữ- sản xuất- lưu thông. Từ đó xảy ra hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời: tại một thời điểm nhất định có những đơn vị kinh tế có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi (thừa vốn) và có những đơn vị tạm thời thiếu vốn. Đây là hiện tượng mang tính chất tạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và phổ biến trong bất kì nền kinh tế nào, làm nảy sinh nhu cầu ngày càng bức thiết 8 | P a g e
  14. phải giải quyết được vấn đề điều hoà vốn. Ngân hàng thương mại với vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phối lại tiền tệ, điều hoà cung và cầu vốn cho các doanh nghiệp, đã góp phần điều tiết lại nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhiều thành phần kinh tế, phần lớn nguồn vốn đi vay từ Ngân hàng để bắt tay vào ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (Ví dụ kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tới trên 70%). Do vậy bằng các chính sách cho vay, định hướng chung của nhà nước góp phần tạo cho nền kinh tế một cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối. Bằng những công cụ tín dụng Ngân hàng, Ngân hàng có thể cho vay ưu đãi những nghành nghề cần thiết để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới Với những doanh nghiệp trình độ trang bị kĩ thuật còn thấp kém, công nghệ thấp kém, chắp vá, thiếu đồng bộ làm giảm ưu thế của các doanh nghiệp , làm cho các doanh nghiệp đó kém phát triển. Thông qua vốn vay của Ngân hàng, doanh nghiệp dùng đồng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những công nghệ hiện đại, đổi mới dây truyền sản xuất,nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước. Như vậy hoạt động cho vay mở rộng ứng dụng công nghệ mới vào các doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp sản xuất ngày càng có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh. Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế là rất quan trọng. Trong từng giai đoạn thời kỳ phát triển của nền kinh tế, ngân hàng đều đóng vai trò rất quan trọng, sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng kéo theo hàng hệ lụy cho nền kinh tế và xã hội. Các cuộc khủng hoảng kinh tế đều xuất phát từ các cuộc khủng hoảng tài chính, trong đó các ngân hàng là một nhân tố chính. Vì vậy, trong 9 | P a g e
  15. xu hướng phát triển kinh tế bền vững hiện nay, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường sống, ngân hàng cũng không thể phủ nhận vai trò của mình. Với nghiệp vụ cho vay của mình, ngân hàng có thể tác động đến công cuộc bảo vệ môi trường đang được toàn xã hội quan tâm hiện nay. 1.2.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường Hệ thống tài chính có một vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Trong đó, ngân hàng với vai trò là trung tâm của hệ thống tài chính quốc gia, không thể phủ nhận vai trò của mình trong vấn đề này. Tuy nhiên, các ngân hàng ở Việt Nam hầu hết vẫn còn thờ ơ với vai trò và trách nhiêm này của mình. Họ vẫn chú trọng vào cho vay đầu tư đối với các dự án lớn, các dự án có khả năng đem lại lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán cao. Các chính sách và pháp luật vẫn mang tính chất định hướng và khuyến khích. Vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào các dự án kinh tế có nguy cơ tác động tới môi trường đã được xem xét, cũng như có các ràng buộc nhất định bằng mặt pháp lý nhưng ngân hàng với tư cách là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp lại chưa được xem xét một cách đúng mực cũng như chưa có các quy định cần thiết. Theo một nghiên cứu mới công bố do Rainforest Action Network (RAN, tổ chức môi trường có trụ sở tại Mỹ), nhóm cộng đồng Tuk Indonesia và Công ty tư vấn Profundo của Hà Lan thực hiện, các ngân hàng đã cung cấp nguồn tài chính lên tới hàng tỷ USD cho các doanh nghiệp liên quan tới tình trạng phá hủy các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á [2]. Báo cáo này công bố các thông tin về vốn vay và các ngân hàng cho vay đối với 8 công ty từng có tiền lệ vi phạm các tiêu chuẩn môi trường và xã hội trong hoạt động của họ đối với rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á. 8 công ty được nêu đích danh là: Felda Global Ventures, Indofood, IOI, Wilmar, Asia Pulp and Paper,Oji Holdings, Marubeni, and Itochu. Các công ty này đã nhận được tới 28,56 USD cho các dự án tại các khu vực rừng nhiệt đới 10 | P a g e
  16. Đông Nam Á từ hoạt động cho vay của các ngân hàng như Sumitomo Mitsui financial group, Mizuho Financial, Mitsubishi UFJ financial, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, RHB Banking, CIMB Group & HSBC [13, tr.3]. Cũng theo một báo cáo được công bố do Rainforest Action Network (RAN) từ năm 2013 đến 2015, 25 ngân hàng lớn trên thế giới đã đổ hàng nghìn tỉ đô la vào các dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch, cụ thể 42.39 tỉ đô la vào ngành khai thác than đá, 154 tỉ đô la vào 20 nhà máy nhiệt điện lớn nhất, 306 tỉ đô la cho các công ty khai thác dầu cực đoan, 282 tỷ đô la cho các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng [14, tr.5]. Các ngành này đều nằm trong các ngành có rủi ro cao với môi trường trong danh mục hướng dẫn môi trường và xã hội của IFC và ngân hàng thế giới. Ở Việt Nam, các ngân hàng cũng dành nhiều ưu đãi và vốn cho các dự án năng lượng và khai thác khoáng sản. Trong đó, ngân hàng Vietcombank có dư nợ tín dụng đối với ngành năng lượng là 25000 tỉ, ngành khoáng sản 20000 tỉ trong khi ngành nông nghiệp chỉ có 2000 tỷ [17, tr.36]. Viettinbank dành tới 38% dư nợ tín dụng cho các ngành khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện, trong khi ngành nông, lâm nghiệp chỉ chiếm 5 % dư nợ tín dụng của ngân hàng này[18, tr.51] Các báo cáo trên cho thấy, các ngân hàng trên thế giới và kể cả Việt Nam vẫn đang chú trọng cấp vốn cho các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, những ngành đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng lại gây rủi ro cao cho môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh cấp vốn cho các dự án này thì các ngân hàng cũng tham gia cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường, mặc dù dư nợ tín dụng cho các ngành này còn thấp, nhưng cũng đã góp phần xây dựng và triển khai được một số dự án xanh vì môi trường. Với nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả và sạch hơn, năm 2012 Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, và Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng 11 | P a g e
  17. xanh giai đoạn 2014-2020. Thực hiện chiến lược này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao nhiệm vụ hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh. Theo đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro MT-XH trong hoạt động tín dụng (tháng 3/2015) và Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đến năm 2020 (tháng 8/2015). Các chính sách này khuyến khích các tổ chức tín dụng chủ động xây dựng chính sách quản lý rủi ro MT-XH cũng như thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Tuy nhiên, đến năm 2016 mới chỉ có 3 ngân hàng đã hoặc đang xây dựng các chính sách nội bộ về quản lý rủi ro MT-XH. Việc các ngân hàng chưa quan tâm tới các tiêu chuẩn môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay, một phần là do pháp luât Việt Nam chưa có các quy định đầy đủ liên quan trực tiếp tới việc các ngân hàng cần phải cân nhắc tới những rủi ro về môi trường và xã hội đối với những khoản vay tín dụng. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật chỉ tập trung vào trách nhiệm của những đơn vị trực tiếp gây ô nhiễm. Việc này đã dẫn đến tâm lý chủ quan của các cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định mà chưa chú trọng đến đánh giá các rủi ro về môi trường. Việc kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu thẩm định tín dụng có thể hạn chế những rủi ro về mặt môi trường, xã hội thông qua việc quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay vốn đối với những dự án có những dấu hiệu xấu. Do đó, một quy định có tính chất pháp lý có vai trò rất quan trọng để xác định những trách nhiệm liên đới của các ngân hàng trước sự cố môi trường. Từ đó, các ngân hàng sẽ cần phải cẩn trọng hơn trước những quyết định cho vay của mình để tín dụng vừa có thể đến tay nhà đầu tư một cách “chất lượng”, vừa đảm bảo được những điều kiện ràng buộc với pháp luật về các tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường sống. 12 | P a g e
  18. Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng trong mối quan hệ với vấn đề môi trường 2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư có rủi ro môi trường cao Đối với các dự án có rủi ro cao đối với môi trường, pháp luật về môi trường của Việt Nam đã có những quy định khá chặt chẽ và chi tiết về quy trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện bản đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và bản kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong các quy định này, vai trò của ngân hàng trong cả quá trình xây dựng, giám sát thực hiện các bản đánh giá này chưa được nhắc đến. Trong các quy định về quy trình cấp vốn của ngân hàng, bao gồm các quy định về điều kiện cho vay, các nhu cầu vốn không được vay, quy định về thẩm định, phê duyệt quyết định cho vay, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và các trường hợp chấm dứt cho vay, yếu tố môi trường vẫn chưa được quy định lồng ghép vào các quy định chính. 2.1.1. Quy định về vai trò của ngân hàng trong quá trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường Nghị định 18/2015/NĐ-CP của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã có những quy định khá chi tiết về quy trình thẩm định, phê duyêt, thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường trên đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2014. Trong đó, điều 20 của nghị định này đã quy định về chế độ tài chính trong lĩnh vực này. Theo đó, nguồn chi phí thực hiện đánh giá tác động môi trường được lấy từ nguồn đầu tư của dự án, nguồn chi phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường cũng được bố trí từ nguồn đầu từ của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Vậy, nguồn đầu tư của dự án được huy động chủ yếu từ nguồn nào? Câu trả lời chính là từ các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu từ nghiệp vụ cho vay của chính các ngân hàng. 13 | P a g e
  19. Vì vậy, việc các ngân hàng chưa quan tâm đến vấn đề môi trường sẽ ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các bản cam kết môi trường của các chủ dự án. Nếu ngân hàng chỉ cung cấp vốn và không tham gia vào quá trình sử dụng vốn của chủ dự án cho mục đích thực hiện các bản cảm kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt thì kết quả thực hiện các bản cam kết này chỉ đạt được hiệu quả phụ thuộc vào ý thức của các chủ dự án. Những quy định pháp luật chi tiết hơn về vai trò, trách nhiệm của ngân hàng trong vấn đề giám sát quá trình sử dụng vốn của các chủ dự án cho mục đích thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Bởi, các quy định pháp luật hiện tại mới dùng những từ ngữ rất chung chung như “Lấy ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan” [5, điều 10] mà chưa chỉ rõ cụ thể tổ chức, cá nhân nào. Trong các quy định về tham vấn ý kiến cộng đồng mới chỉ dừng lại ở mức khuyến khích hoặc hình thức, trách nhiệm thẩm định và phê duyệt vẫn thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trách nhiệm thực hiện các cam kết đã được phê duyệt trong các bản cảm kết bảo vệ môi trường mới chỉ thuộc về các chủ dự án. Trong khi trách nhiệm của các bên liên quan trong đó có ngân hàng là bên cung cấp vốn chưa được quy định. Đây là một lỗ hổng khiến cho các ngân hàng chưa mặn mà với đánh giá rủi ro môi trường và xã hội khi tiến hành cấp vốn đầu tư cho các dự án. 2.1.2. Quy định về quy trình cho vay của ngân hàng đối với các dự án có rủi ro cao với môi trường Chỉ thị 03/2015/CT-NHNN về triển khai tín dụng xanh đã mở ra những hi vọng mới trong việc xây dựng một hệ thống tín dụng ngân hàng xanh hơn, phục vụ cho xu hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên, mặc dù đã ban hành gần 2 năm nhưng những hiệu quả mà chỉ thị này mang lại còn rất khiêm tốn. Một nguyên nhân khiến cho hiệu quả của chỉ thị này không cao được cho là do chỉ thị này mới dừng lại ở mức độ khuyên khích, chưa bắt buộc thực hiện, vẫn phụ thuộc vào nhận thức của bản thân các ngân hàng. 14 | P a g e
  20. Bên cạnh đó, quy chế cho vay dành cho các tổ chức tín dụng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ban hành kèm theo thông tư 39/2016/TT- NHNN được ban hành sau chỉ thị 03/2015/CT-NHNN nhưng lại không cụ thể hóa các quy định tại chỉ thị này. Quy chế cho vay này mang tính bắt buộc thực hiện, các ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại quy chế này. Vì vậy, nếu lồng ghép được các quy định tại chỉ thị 03 vào quy chế cho vay này sẽ đem lại những hiệu quả thực tế cao hơn, khiến các ngân hàng phải cân nhắc kỹ hơn trong quyết định cho vay của mình, nếu không muốn vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng tới uy tín của mình. 2.1.2.1. Quy định về điều kiện cho vay Tại quy chế cho vay ban hành kèm theo thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về điều kiện vay vốn như sau: “Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: 1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. 3. Có phương án sử dụng vốn khả thi. 4. Có khả năng tài chính để trả nợ”. [10, điều 7] Những quy định về điều kiện cho vay là nguồn để các ngân hàng xây dựng các quy trình cho vay sau này. Dựa vào các quy định về điều kiện cho vay, các ngân hàng sẽ cụ thể hóa các điều kiện này trong các quá trình thẩm định, phê duyệt, cho vay và giám sát. Tuy nhiên, nhìn vào những quy định trên có thể thấy, pháp luật ngân hàng vẫn mới dừng lại tại những quy định chuyên ngành, tức chỉ mới nhằm mục đích bảo đảm cho khả năng thu hồi nợ của các ngân hàng. Các yếu tố 15 | P a g e
  21. khác, trong đó có yếu tố môi trường và xã hội vẫn chưa được quy định trong điều kiện cho vay này. Tất cả vẫn phụ thuộc vào nhận thức của các ngân hàng khi xây dựng quy chế nội bộ của chính ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đều có một danh sách tín dụng đen, trong đó bao gồm các khách hàng có lịch sử vay vốn không tốt, không trả nợ đúng hạn, chậm trể nhiều lần hoặc các doanh nghiệp phá sản không có khả năng thanh toán nợ. Ở Trung Quốc, sau khi chính sách “tín dụng xanh” được ban hành, các ngân hàng đã tiến hành lập danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có lịch sử gây ô nhiễm môi trường vào danh sách tín dụng đen, hạn chế cho vay. Việc làm này, thể hiện quyết tâm cao của Trung Quốc trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, một vấn đề cấp bách hiện nay tại quốc gia đông dân và có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới này. Vì vậy, các ngân hàng tại Việt Nam cũng nên xem xét lập danh sách đen các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có lịch sử gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động cho vay của mình, không chỉ dừng lại ở các khách hàng không thanh toán nợ. 2.1.2.2 Quy định về quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay Quy chế cho vay mới ban hành kèm theo thông tư 39/2016/TT-NHNN thay thế cho quy chế cho vay cũ, dành cho các ngân hàng nhiều sự chủ động hơn trong quá trình cho vay của mình. Theo quy định tại thông tư 39/2016/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ ban hành quy chế nội bộ cho vay, trong đó có cả quy trình thẩm định cho vay đối với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Thẩm định hồ sơ vay là một quá trình bao gồm nhiều công việc khác nhau như kiểm tra khả năng tài chính của bên vay, kiểm tra khả năng thu hồi vốn từ các dự án mà bên vay vay vốn để thực hiện, kiểm tra các tài sản dùng để bảo đảm cho vốn vay . Kết quả tham vấn từ các ngân hàng (trên địa bàn Hà Nội) cho thấy các yếu tố (rủi ro) Môitrường - Xã hội phần nào đó đã được cân nhắc, lồng ghép trong 16 | P a g e
  22. quá trình thẩm định các đề xuất xin vay vốn. Đối với BIDV, ngân hàng này không chấp thuận cấp tín dụng cho những dự án chưa được đưa vào quy hoạch, trong khi ngân hàng VietcomBank chỉ chấp thuận cấp tín dụng cho những dự án đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường, đồng thời chủ dự án cũng được yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan đến công nghệ và môi trường trong hồ sơ xin vay vốn. Đây là tình trạng phổ biến khi các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức kiểm tra xem dự án xin vay vốn đã được phê duyệt(báo cáo) ĐTM hay chưa. Một mặt, các tổ chức tín dụng cho rằng chức năng đánh giá, thẩm định rủi ro môi trường thuộc về các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý môi trường;mặt khác các ngân hàng cho rằng cán bộ tín dụng (của họ) không có chuyên môn để có thể thẩm định các ảnh hưởng của dự án đến môi trường và xã hội, và trên thực tế việc đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng. Trách nhiệm pháp lý của các nhân viên thẩm định cũng chỉ mới dừng lại ở các tội như thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, chủ yếu do gây thất thoát cho ngân hàng. Trách nhiệm pháp lý của chính ngân hàng hay nhân viên thẩm định trong các dự án gây ô nhiểm môi trường vẫn chưa được xem xét. Bảng 1 - Các nội dung thẩm định đối với dự án đề xuất vay vốn của Vietcombank STT Nội dung thẩm định 1. Năng lực và kinh nghiệm của khách hàng 2. Quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất 3. Nguyên vật liệu đầu vào và thị trường cung cấp 4. Nguồn cung cấp điện, nước và nhiên liệu 5. Nguồn cung cấp lao động 6. Các nhà thầu thực hiện dự án 7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ 8. Các vấn đề môi trường và giải pháp giảm thiểu 9. Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn dự án 10. Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 17 | P a g e
  23. Chỉ thị 03/2015/CT-NHNN đã có những quy định đối với các ngân hàng trong việc xem xét rủi ro môi trường và xã hội của các dự án đầu tư trong quá trình xét duyệt và cấp vốn. Chỉ thị này quy định các TCTD khi thẩm định dự án nên căn cứ các quy định về môi trường và xã hội của các bộ, ngành chức năng để xem xét, đánh giá rủi ro môi trường và xã hội mà các dự án có thể mang lại như “ lạm dụng tài nguyên và năng lượng, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, tổn hại đến di sản văn hóa, đe dọa an toàn, an ninh và sức khỏe con người và cộng đồng dân cư, lao động bất bình đẳng và cưỡng bức tái định cư”[9, mục 4]. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa được cụ thể hóa trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào khác, và vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích. Mặt khác, việc pháp luật cho phép các ngân hàng tự xây dựng tiêu chí trong quá trình thẩm định vốn, trong khi không có các quy định cần thiết để kiểm soát quá trình thẩm định này khiến cho tất cả các quy định tại chỉ thị 03 trở nên hình thức và không thực tiễn. Ví dụ, ngân hàng Vietcombank đã có quy định về tiêu chí môi trường trong nội dung thẩm định, tuy nhiên lại không có một hành lang pháp lý nào hướng dẫn hay cho phép các ngân hàng được tham gia vào quá trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường của các chủ dự án mà ngân hàng cấp vốn. Các ngân hàng vẫn phải phụ thuộc vào các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt để xác định về rủi ro môi trường và xã hội mà dự án có thể gây ra, trong khi trong cả quá trình xây dựng và thực thi các bản báo cáo này, ngân hàng lại không được tham gia một cách chính thống dựa trên các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, một thực tế khiến cho quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của ngân hàng đối với các dự án có rủi ro môi trường gặp nhiều khó khăn, đó chính là các dự án lớn về các ngành có nguy cơ cao cho môi trường hiện tại như thủy điện, khai khoáng, dầu khí đều do các tổng công ty nhà nước thực hiện như tổng công 18 | P a g e
  24. ty khoáng sản Việt Nam Vinacomin , tổng công ty dầu khí Việt Nam, tập đoàn điện lực Việt Nam EVN triển khai, thực hiện. Trong khi, các ngân hàng lớn chiếm hơn 50% thị phần ở Việt Nam có nguồn vốn điều lệ chủ yếu do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, khi tiến hành thẩm định đối với các dự án do các công ty này làm chủ đầu tư, các ngân hàng này nằm ở thế bị động hơn so với cho vay đối với các dự án thông thường. Công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp có nguồn vốn do nhà nước đại diện chủ sở hữu là một vấn đề nổi cộm nhưng vẫn chưa có phương thức giải quyết tại Việt Nam. Chính bản thân các ngân hàng cũng chịu sự tác động từ vấn đề này. Ví dụ như trường hợp của ngân hàng phát triển Việt Nam VDB, ngân hàng này đã cho Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN vay vốn để đầu tư vào dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 2, với mức cho vay lên tới 7500 tỷ đồng. Dự án này được khởi công xây dựng vào tháng 8/2010 và đi vào hoạt động vào tháng 3/2015[11]. Mới hoạt động được 1 năm, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã gây ra rất nhiều các vấn đề môi trường liên quan đến bãi xỉ thải, tro và khói bụi trong không khí. Hằng ngày, hai tổ máy thải ra gần 4000 tấn xỉ than nhưng không được vận chuyển đúng qui định đến bãi xỉ rộng cả vài chục héc ta. Khói và xỉ than phủ đầy nhà cửa, cây cối của người dân địa phương. Do vấn đề môi trường, dự án phải tạm dừng hoạt động nhiều lần. Chi phí cho mỗi lần khởi động lại hệ thống lên đến hàng tỷ đồng. [6] 2.1.2.3. Quy định về quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay Theo quy định của quy chế cho vay mới ban hành theo thông tư 39/2016/TT- NHNN, trong quy chế nội bộ của các ngân hàng phải có nội dung về “ Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng”[10, điều 22] 19 | P a g e
  25. Như vậy, ngân hàng được phép tự mình xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của bên vay. Hiện nay, các ngân hàng đang tiến hành áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào các hoạt động của mình. Basel II cho phép các ngân hàng nhận diện và tính toán các rủi ro tốt hơn trong hoạt động của mình. Giám sát quá trình sử dụng vốn của bên vay là một quy trình quan trọng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Quy trình này nhằm đảm bảo bên vay không sử dụng vốn vay trái mục đích khi vay vốn, sử dụng vốn vay một cách hợp lý nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn của bên vay và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho các ngân hàng. Hiện tại, hoạt động giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các ngân hàng chỉ hầu như dừng lại ở các mục đích trên. Các ngân hàng vẫn chưa chú trọng đến việc giám sát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của bên vay trong quá trình sử dụng vốn vay để làm cơ sở ngừng cấp vốn trước thời hạn. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, trong quá trình triển khai dự án đầu tư mới hay thực hiện các dự án, các doanh nghiệp đầu tư đã gây ra rất nhiều sự cố môi trường, gây thiệt hại lớn về vật chất và uy tín của chính doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chưa có nhiều động thái trước các sự việc này, họ vẫn chú trọng tới tiến độ của dự án và khả năng sinh lời của dự án hơn là các yếu tố rủi ro môi trường này. Để các ngân hàng chú trọng hơn tới các rủi ro môi trường trong quá trình giám sát sử dụng vốn của bên vay, chỉ thị 03/2015/CT-NHNN đã có một quy định rất cần thiết: “Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng trở thành nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao”[9, mục 4] Tuy nhiên, các quy định này chỉ mang tính định hướng, khuyến khích, các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức tham khảo. Chưa hề có một hành lang pháp lý giúp các ngân hàng có thể có một cơ sở chính thức để tiến hành giám sát môi trường 20 | P a g e
  26. đối với bên vay. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện các thủ tục để tham gia đầy đủ tiêu chuẩn Basel II, trong đó có các quy định về giám sát rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Việc tham gia đầy đủ vào tiêu chuẩn Basel II, bắt buộc các ngân hàng phải đảm bảo các yêu cầu về tỉ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) là 8% trên tổng tài sản có rủi ro trong đó đã bao gồm các rủi ro về rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Basel II cũng bắt buộc các ngân hàng tuân thủ nghiêm ngặt về vấn đề công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường. Các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn.Tuy nhiên, các yêu cầu của tiêu chuẩn Basel II chưa nhắc đến các yếu tố rủi ro môi trường và xã hội. Vì vậy, việc lồng ghép các rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định về áp dụng tiêu chuẩn Basel II, sẽ bặt buộc các ngân hàng sử dụng yếu tố môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng của mình. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. 2.1.2.4. Quy định về chấm dứt cho vay Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định các trường hợp các tổ chức tín dụng có thể chấm dứt cho vay hoặc thu hồi nợ trước thời hạn: “Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay” [10, điều 21]. Với quy định này, các ngân hàng có quyền tiến hành chấm dứt cho vay hoặc thu hồi nợ trước hạn đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nếu trong hợp đồng tín dụng có nêu các điều khoản liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, quy định điều khoản này trong hợp đồng tín dụng cũng là một cách để các ngân hàng thể hiện vai trò của 21 | P a g e
  27. mình trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Bởi, quá trình giám sát sử dụng vốn, các nhân viên của ngân hàng vẫn phải dựa vào các thỏa thuận đã được ký kết giữa hai bên để làm căn cứ tiến hành hoạt động giám sát của mình. Tuy nhiên, hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận giữa ngân hàng là bên cho vay và khách hàng là bên vay. Vì là sự thỏa thuận nên nó phải thống nhất ý chí và xuất phát từ sự tự nguyện của các bên. Hiện nay, các ngân hàng chưa sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội trong quá trình cho vay của mình, các chủ đầu tư cũng không mong muốn bị áp đặt các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội trong tiến trình vay vốn của mình. Với tư cách là bên vay vốn, họ vẫn mong muốn được vay vốn một cách nhanh nhất, được giải ngân một cách nhanh nhất để triển khai các kế hoạch của mình. Mặc dù, hợp đồng phải xuất phát từ sự thỏa thuận và thống nhất ý chí từ các bên, nhưng với một ngành mang tính đặc thù cao như lĩnh vực tín dụng, thiết nghi cần có sự quy định cụ thể về nội dung cần có của hợp đồng tín dụng. Quy chế cho vay mới đã quy định những nội dung cần có trong hợp đồng tín dụng bao gồm: “ (i) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của TCTD cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng; (ii) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán; (iii) Mục đích sử dụng vốn vay; (iv) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ; (v) Phương thức cho vay; (vi) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường 22 | P a g e
  28. hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán; (vii) Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng; (viii) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay; (ix) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn; (x) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được TCTD chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn; (xi) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với TCTD và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để TCTD thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; (xii) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi TCTD chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; (xiii) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên; (xiv) Hiệu lực của thỏa thuận cho vay” [10, điều 23] 23 | P a g e
  29. Các nội dung này một phần đảm bảo được quyền và lợi ích cho bản thân các ngân hàng và cả đối với khách hàng. Là một cơ sở pháp lý quan trọng khi tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, vì chưa có một hành lang pháp lý cần thiết liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay của các ngân hàng, nên các điều khoản trong hợp đồng tín dụng vẫn chưa có các quy định liên quan đến trách nhiệm về môi trường trong quá trình sử dụng vốn của bên vay. 2.2. Thực trạng pháp luật trong hoạt động cho vay của ngân hàng cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường Ở Việt Nam, với các khuyến nghị từ ngân hàng thế giới và các tổ chức khác, các ngân hàng Việt Nam cũng đã tham gia tích cực hơn vào các dự án bảo vệ môi trường. BIDV cam kết sẽ cho vay một khoản vốn lớn trị giá 8.800 tỷ đồng (tương đương 89% tổng mức đầu tư dự án) cho Trung Nam Group thực hiện Dự án giải quyết ngập do thủy triều tại khu vực TP.HCM. Nguồn vốn vay sẽ được BIDV giải ngân theo tiến độ trong vòng 10 năm, ân hạn 3 năm với mức lãi suất ưu đãi cố định có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước [15] Hàng chục ngân hàng khác đạt được các cam kết cấp vốn cho các dự án cải thiện hạ tầng, cải thiện môi trường và giảm thiểu các tác hại từ biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, ngay sau khi Chương trình tín dụng xanh của ngân hàng nhà nước được phát động đã có 4 ngân hàng là Agribank, BIDV, Sacombank và Vietcombank tham gia cho vay thí điểm với tổng hạn mức vốn khoảng 2.000 tỷ đồng [15] Với mức vốn này, dự kiến các ngân hàng sẽ hỗ trợ cho khoảng 20 - 25 dự án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo; xử lý, tái chế rác thải và nông nghiệp hữu cơ. Các doanh nghiệp tham gia vay vốn có thể được vay với lãi suất ngắn hạn chỉ khoảng 6,5%/năm, thấp hơn từ 1-2% so với vay thương mại thông thường [15] Về một lĩnh vực khác được xem là thân thiện với môi trường, đó là các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp sử dụng “công nghệ cao”. Nông nghiệp là một 24 | P a g e
  30. khu vực kinh tế chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế của Việt Nam. Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, sạch, phù hợp với các quy chuẩn của thế giới và phát triển bền vững, vai trò của các ngân hàng là không thể phủ nhận. Trong đó, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank, với tư cách là ngân hàng thương mại nhà nước với 100% vốn chủ sở hữu Nhà nước, vừa có vai trò của một ngân hàng thương mại, vừa có vai trò cung cấp vốn cho các chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước đang là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực này. Agribank đã ban hành văn bản chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống triển khai thực hiện với quy mô tài trợ vốn cho chương trình “Nông nghiệp sạch” là không hạn chế, trước mắt dành tối thiểu 50.000 tỷ đồng để triển khai cho vay với lãi suất cho vay khi khách hàng thực hiện 01 và/hoặc trong 03 khâu (cung ứng, sản xuất, tiêu thụ). Theo đó, khách hàng sẽ được Agribank giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm. Phí dịch vụ được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank và giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống [1]. Các ngân hàng khác cũng tham gia khá tích cực vào lĩnh vực này. Lienviet Post Bank và Vietcombank mỗi ngân hàng đăng ký 10.000 tỷ đồng, BIDV cũng đang đăng ký gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này Những con số mang tính tích cực trên thực sự rất đáng vui mừng. Tuy nhiên, việc các ngân hàng tham gia cấp vốn cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường như các dự án về nông nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao, các dự án sử dụng năng lượng mới như dự án năng lượng mặt trời hay một số dự án liên quan đến xử lý nước thải, ngăn thủy triều hầu như đang phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước. Tự bản thân các ngân hàng tỏ ra chưa thực sự hào hứng với các dự án này. Vì trên thực tế các dự án này thường đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao, tham gia các dự án này, ngân hàng mới chỉ nhằm mục đích thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, tăng uy tín cho chính các ngân hàng. Chưa có một cơ sở pháp lý thống nhất để các ngân hàng tiến hành cho vay đối với các dự án này. Các quy định pháp luật chưa cụ thể hóa các yêu cầu, lợi ích 25 | P a g e
  31. mà ngân hàng có thể đạt được khi tham gia vào các dự án này, ví dụ như quy định về lãi suất, hạn mức cho vay, dư nợ tín dụng . Cần có các quy định như: giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng có tỷ trọng từ 10% tổng dư nợ trở lên được đánh giá là dư nợ tín dụng xanh, mức giảm về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ cao dần tương ứng với tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh. Điều chỉnh tỷ lệ quy đổi của khoản dư nợ tín dụng xanh xuống mức thấp hơn khoản tín dụng khác, tăng tỷ lệ nợ xấu cho các khoản vay xanh nhằm khuyến khích các ngân hàng dành vốn vay cho các dự án, phương án xanh của khách hàng. Các quy định này cần được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật, mang tính bắt buộc chung, không nên dừng lại ở mức các khuyến khích, định hướng tạm thời. 2.3. Một số kinh nghiệm của quốc tế về hoạt động cho vay của ngân hàng với vấn đề môi trường 2.3.1. Nguyên tắc xích đạo (EP) Năm 2002, Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và 09 ngân hàng quốc tế họp ở London để bàn về trách nhiệm của các ngân hàng và cùng thống nhất xây dựng một bộ tiêu chuẩn quản lý rủi ro môi trường dựa trên các bộ tiêu chuẩn đã có của IFC. EP được chính thức ra đời năm 2003 và đến nay đã có 83 tổ chức tài chính tại 36 quốc gia cam kết thực thi. EP được sửa đổi lần thứ nhất năm 2006 và lần thứ hai vào năm 2013 Hiện nay, EP được xem như bộ chuẩn mực mang tính hướng dẫn tốt nhất đối với các nhà đầu tư tài chính. Những quy định của Nguyên tắc Xích đạo được áp dụng như một nền tảng cơ bản, là khuôn khổ cho việc thực hiện các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của mỗi thành viên thuộc các Định chế Tài chính tham gia Nguyên tắc Xích đạo (EPFIS). EPFIs sẽ không cung cấp các khoản vay cho những dự án mà bên nhận tài trợ hoặc không thể tuân thủ các chính sách xã hội và môi trường cũng như các quy định thuộc Nguyên tắc Xích đạo. 26 | P a g e
  32. Hộp 1 - Nguyên tắc Xích đạo Nguyên tắc 1: Xem xét và phân loại Nguyên tắc 2: Đánh giá môi trường và xã hội Nguyên tắc 3: Các tiêu chuẩn môi trường và xã hội thích hợp Nguyên tắc 4: Hệ thống quản lý môi trường, xã hội và Kế hoạch hành động Nguyên tắc 5: Sự tham gia của các bên liên quan Nguyên tắc 6: Cơ chế khiếu nại Nguyên tắc 7: Đánh giá độc lập Nguyên tắc 8: Các thỏa ước Nguyên tắc 9: Giám sát và báo cáo độc lập Nguyên tắc 10: Báo cáo và tính minh bạch [Nguồn: The Equator Principles Association 2011] Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam1 khẳng định: “Nguyên tắc Xích đạo (EP) là một phần quan trọng trong cách mà Standard Chartered quản lý rủi ro môi trường và xã hội (MTXH). Hiệu quả lớn nhất Standard Chartered có được là thông qua các doanh nghiệp chúng tôi tài trợ. Bằng cách cung cấp tài chính một cách hiệu quả và có trách nhiệm, chúng tôi có thể tạo ra nhiều giá trị cho cổ đông của chúng tôi và mang lại nhiều giá trị hơn cho xã hội. EP là một phần quan trọng trong cách chúng tôi quản lý rủi ro MTXH, và góp phần chứng minh rằng chúng tôi hiện diện ở đây cho những gì tốt đẹp – “Here for good” – bằng cách cung cấp một cơ cấu tổ chức vững mạnh và được tôn trọng. Một trong những lợi ích chính của nguyên tắc là áp dụng một phương pháp chung để quản lý các rủi ro giữa các quốc gia bằng cách tham khảo các tiêu chuẩn thực 1 Standard Chartered PLC là Công ty đa quốc gia Anh chuyên về ngân hàng và tài chính có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 27 | P a g e
  33. hiện của IFC và giữa các tổ chức tài chính tham gia EP khác - những người có thể tham gia tài trợ cho cùng một dự án. Nguyên tắc này gồm các nhóm công tác giúp xây dựng kiến thức và năng lực để phục vụ nguyên tắc cũng như phát triển các nguồn lực để hỗ trợ tất cả các tổ chức tài chính tham gia EP. Nguyên tắc này cho phép chúng tôi và các tổ chức tài chính khác quản lý rủi ro MTXH một cách có tổ chức và nhất quán. Do đó, EP có nhiều giá trị vì thông qua đó, cộng đồng các ngân hàng có lợi ích chung trong quản lý rủi ro MTXH, đồng thời có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức”. Ngân hàng nhà nước đã ra chỉ thị 03 nhằm khuyến khích các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng của mình. Vì vậy, việc xem xét tham gia vào nguyên tắc xích đạo sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam quản lý rủi ro MTXH một cách có tổ chức và nhất quán. Vừa giúp các ngân hàng thực hiện tốt các chỉ thị, chính sách về tín dụng xanh của nhà nước, vừa thể hiện được trách nhiệm xã hội của các ngân hàng trong vấn đề môi trường, trong khi vẫn bảo đảm các lợi ích về tài chính cho các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam hiện nay chỉ mới dừng lại ở mức tham khảo bộ nguyên tắc này, việc tham gia chính thức vảo nguyên tắc xích đạo sẽ rất khó khăn cho các ngân hàng ở Việt Nam khi phải bảo đảm các yêu cầu về vốn, tính công khai, minh bạch về công bố thông tin, phải đảm bảo về nhân quyền, và tránh tham gia vào các dự án gây rủi ro cao cho môi trường, trong đó có các dự án về năng lượng. Trong khi, ngành năng lượng vẫn là một ngành được khuyến khích đầu tư tại Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Việc các ngân hàng Việt Nam vẫn đang loay hoay để tham gia đầy đủ nguyên tắc Basel II cũng khiến cho các ngân hàng khó có thể đồng thời tham gia vào nguyên tắc xích đạo với các yêu cầu về quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Tuy nhiên, với yêu cầu cấp thiết trong xây dựng một hệ thống tin dụng xanh như hiện nay, khi rủi ro môi trường và xã hội được quan tâm nhiều hơn từ các cơ quan nhà nước, khi chỉ thị 03/2015/CT-NHNN được ban hành. Các ngân hàng đã 28 | P a g e
  34. có cho mình một cơ sở để tự xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong chính quy chế nội bộ của mình. Nguyên tắc xích đạo là một nguồn tài liệu các ngân hàng có thể tham khảo. 2.3.2. Một số kinh nghiệm quốc tế khác Trong bối cảnh hiện nay của ngành ngân hàng Việt Nam với những yêu cầu cải tổ, tái cơ cấu, và bắt đầu suy nghĩ về một tương lai bền vững hơn thay vì chỉ đầu tư “ăn xổi,” việc NHNN ra một quy định chung trong toàn ngành về vấn đề trách nhiệm môi trường và xã hội có thể sẽ là một bước đà cho những ngân hàng lớn ở Việt Nam đang muốn đi tiên phong trong lĩnh vực này. Cũng theo nghiên cứu của PanNature, một rào cản đối với việc thực hiện trách nhiệm môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng là do một số ngân hàng lớn cũng còn e dè chưa muốn một mình đi tiên phong. Tuy nhiên, cách tiếp cận này của ngành ngân hàng Việt Nam, thông qua một quy định áp đặt từ trên xuống cũng không tránh khỏi có thể có những hạn chế cần phải cân nhắc. Những bài học từ chương trình “Chính sách Tín dụng Xanh” mà Trung Quốc đã thực hiện từ năm 2007 có thể cũng là kinh nghiệm quý cho Việt Nam. Chính sách này được ban hành vào tháng 07/2007 nhằm khuyến khích các ngân hàng Trung Quốc thực hiện cấp tín dụng cho các dự án ít gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường hay sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Trung Quốc đã mất gần năm năm kể từ khi bắt đầu ra chính sách cho đến khi xây dựng được một hướng dẫn tương đối chi tiết để thực hiện chính sách này (tháng 02/2012). Trước đó, một số các nghiên cứu độc lập về việc thực hiện chính sách này đều đánh giá không cao hiệu quả của nó đối với các hoạt động thực tiễn của các ngân hàng Trung Quốc. Một trong những khó khăn lớn nhất của việc thực hiện chính sách này ở Trung Quốc là việc thiếu đi một hệ thống đánh giá đáng tin cậy về các ngành nghề và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường để làm căn cứ cho các ngân hàng phân loại dự án, đặc biệt là khi nhiều ngành gây ô nhiễm cũng đang là những ngành mang lại lợi nhuận cao cho nhiều địa phương. Cũng theo nghiên cứu này, số cơ sở gây ô nhiễm được 29 | P a g e
  35. đưa vào danh sách đen (và không thể vay vốn ngân hàng cho đến khi họ cải thiện được tình trạng gây ô nhiễm) được cho là quá ít so với số cơ sở bị phạt bởi Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc do gây ô nhiễm (38 so với 8.000 năm 2007). Nếu ngành ngân hàng Việt Nam đi theo con đường này, đây cũng sẽ là thách thức lớn nhất, đồng thời cũng có thể trở thành một lý do để các ngân hàng trì hoãn và né tránh việc cắt giảm tín dụng cho những ngành, những cơ sở gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến dân sinh nhưng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho ngân hàng [16] Mỹ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có quy định về trách nhiệm đối với môi trường không chỉ đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm mà còn của các bên liên quan khác, trong đó bao gồm cả ngân hàng cho vay vốn các công trình, dự án gây ô nhiễm khi thông qua Đạo luật Bồi hoàn Môi trường Toàn diện (CER- CLA) năm 1980. Mặc dù Đạo luật này có miễn trừ trách nhiệm của người cho vay (thường là các tổ chức tín dụng), nhưng những trường họp người cho vay có tham gia một mức nhất định đến việc đảm bảo an toàn môi trường, xã hội của công trình, dự án gây ô nhiễm thì cũng phải nộp phạt một khoản phí không nhỏ. Năm 1990, tập đoàn tài chính Fleet Factors đã bị tòa án Mỹ ra phán quyết phải thực hiện bồi hoàn môi trường do đầu tư và có liên đới trực tiếp đến một công trình gây ô nhiễm. Đây là một vụ kiện kinh điển trong ngành tài chính Mỹ, và mặc dù gây nhiều tranh cãi vẫn khiến cho các tổ chức tín dụng sau đó phải nghiêm túc tính toán đến những rủi ro môi trường khi cho vay vốn. Bên cạnh đó, những quy định nghiêm ngặt của CERCLA về bồi hoàn môi trường cũng tác động gián tiếp đến các ngân hàng vì nếu phải bồi hoàn môi trường thì chủ đầu tư dự án sẽ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD) dẫn kết quả một cuộc điều tra của Hiệp hội Ngân hàng Mỹ cho biết sau vụ Fleet Factors, 63% ngân hàng ở Mỹ đã từ chối cấp vốn cho các dự án mà họ cho là có rủi ro về môi trường và 46% trong số các ngân hàng này đã quyết định chấm dứt tài trợ cho một số ngành hay gây ô nhiễm môi trường [8,24] 30 | P a g e
  36. Tại châu Âu, năm 1989, Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra một bản dự thảo Chỉ thị về Trách nhiệm Dân sự đối với những tổn hại do rác thải. Tuy nhiên, đến năm 2004, Chỉ thị này mới được chính thức đưa ra sau khi EC thu hẹp bớt những quy định về người chịu trách nhiệm với cơ sở gây ô nhiễm do các ngân hàng châu Âu lo ngại đây sẽ trở thành một CERCLA thứ hai. Sau khi Chỉ thị này có hiệu lực (từ tháng 4/2004), các nước thành viên của EC có ba năm để xây dựng luật tại quốc gia mình. Tuy nhiên, đến tháng 07/2010 việc này mới được hoàn tất nên đánh giá về hiệu quả thực hiện còn hạn chế. Các chính sách và pháp luật mà các quốc gia và tổ chức trên sử dụng đều có tính hiệu quả và hạn chế riêng. Việc tham khảo, sàng lọc và áp dụng một cách phù hợp vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam sẽ đem lại những hiệu quả tốt hơn. Bắt buộc hay tự nguyện đều có những ưu, nhược điểm của nó. Việc phân loại các quy định bắt buộc hay tự nguyện vào những trường hợp cụ thể là rất cần thiết. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường 3.1. Xây dựng, ban hành hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay của các ngân hàng Chỉ thị 03/2015 của ngân hàng nhà nước đã đem lại một nguồn gió mới cho hoạt động xây dựng tín dụng xanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, để chỉ thị đi vào thực tiễn hoạt động của các ngân hàng cần có những quy định chi tiết, rõ ràng và dễ áp dụng đối với các ngân hàng. Ngân hàng thế giới đã đưa ra khung chính sách môi trường và xã hội (MT&XH) nhằm giúp đỡ và hướng dẫn các quốc gia và ngân hàng trên thế giới xây dựng được một hệ thống chính sách và pháp luật để xây dựng hệ thống tín dụng xanh phù hợp với thông lệ quốc tế và cả pháp luật quốc gia. Tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước cũng đã hợp tác với Tổ chức tài chính IFC nhằm mục đích xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. 31 | P a g e
  37. Theo hướng dẫn của IFC (2010) [7,19-28], kinh nghiệm quản lý rủi ro môi trường đối với hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính có sự tương đồng nhất định. Quản lý rủi ro môi trường có thể được chia thành 4 giai đoạn chính: (i) Sàng lọc môi trường, (ii) Thẩm định các rủi ro môi trường, (iii) Kiểm soát các rủi ro môi trường và (iv) Giám sát và báo cáo về các rủi ro môi trường. Sàng lọc môi trường: Được thực hiện ngay sau khi các tổ chức tài chính nhận được hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Mục tiêu chính của nội dung này là xác định mức độ rủi ro đối với ngân hàng. Căn cứ vào danh mục các hoạt động kinh doanh rủi ro và các hướng dẫn có liên quan, dự án sẽ được xếp loại theo mức độ rủi ro (cao, vừa hoặc thấp). Thẩm định các vấn đề môi trường: Được thực hiện dựa trên các hướng dẫn cụ thể đối với từng ngành sản xuất, các thông tin tổng quan về môi trường của dự án và các thông tin thu thập được từ khảo sát thực địa. Mục tiêu của các nội dung này là thu thập đầy đủ thông tin đến hiểu rõ tất cả các rủi ro, mức độ nhận thức, tính cam kết và nguồn lực của chủ dự án để quản lý các vấn đề môi trường. Trong trường hợp, rủi ro ở mức thấp, ngân hàng có thể tiến hành cung cấp tín dụng cho chủ dự án. Trong trường hợp có một vài rủi ro được xác định, cần xác định và thống nhất với chủ dự án về các cơ chế kiểm soát rủi ro trước khi cấp tín dụng. Trong trường hợp, rủi ro nghiêm trọng được xác định, ngân hàng có thể xem xét từ chối cấp tín dụng. Kiểm soát các rủi ro môi trường: Được thực hiện nhằm đảm bảo chủ dự án thực hiện đầy đủ các giải pháp kiểm soát rủi ro đã thống nhất. Trong quá trình này, ngân hàng và chủ dự án cần phải thống nhất và ký kết biên bản giao kèo về trách nhiệm quản lý môi trường cũng như chế độ báo cáo của chủ dự án. Giám sát môi trường: Được thực hiện với mục tiêu giám sát tình hình thực hiện các cam kết và chế độ báo cáo của chủ dự án. Bên cạnh các hướng dẫn của IFC, các ngân hàng tại Việt Nam có thể tham khảo các quy định về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong nguyên tắc Xích 32 | P a g e
  38. đạo, hay Khung môi trường và xã hội của Ngân hàng thế giới. Các hướng dẫn này được ban hành chung cho hệ thống ngân hàng của thế giới, và thường được các ngân hàng lớn, các ngân hàng đã có hệ thống quản trị ngân hàng khá đầy đủ cũng như đảm bảo được các yêu cầu về vốn, về tính công khai, minh bạch sử dụng. Trong khi các ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang nổ lực để tham gia đầy đủ tiêu chuẩn Basel II, nhằm hướng tới một hệ thống ngân hàng có quản trị hiệu quả, tăng cường tính công khai minh bạch và đảm bảo về vốn để sử dụng trong các trường hợp rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro môi trường và xã hội cũng là một trong những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động của mình. Việc có một hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội phù hợp, hiệu quả không những thể hiện được vai trò của các ngân hàng đối với vấn đề môi trường mà còn đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của chính bản thân các ngân hàng. Quy định của pháp luật muốn đi vào thực tiễn cần có sự tự giác và nhận thức từ chính các ngân hàng. Vì vậy, tuyên truyền, nâng cao ý thức của các ngân hàng trong vấn đề bảo vệ môi trường là một biện pháp bổ sung thiết thực để các quy định pháp luật đi vào hoạt động cho vay của các ngân hàng. 3.2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của các ngân hàng trong vấn đề bảo vệ môi trường Nâng cao nhận thức của lãnh đạo ngân hàng Đây là việc làm đầu tiên và khả thi nhất, khi mà hầu hết lãnh đạo ngân hàng đều có kinh nghiệm quản trị ngân hàng hiện đại, đa năng, song nhận thức chưa thực sự đầy đủ về rủi ro môi trường trong hoạt động tín dụng. Cũng có thể trong giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ ngân hàng vừa qua, các ngân hàng tập trung vào việc xử lý nợ xấu, đảm bảo thanh khoản để phát triển ổn định nên chưa thực sự quan tâm một cách đầy đủ đến vai trò của tín dụng xanh đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. . 33 | P a g e
  39. Quảng bá, tuyên truyền, giáo dục cho khách hàng của ngân hàng về lợi ích của tín dụng xanh Một trong những lợi ích lớn nhất mà tín dụng xanh mang lại là góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất kinh doanh xanh phát triển, hỗ trợ thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh của nền kinh tế. Không ai khác, ngoài các doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng chính là cầu nối để mang tín dụng xanh đến nền kinh tế qua các hoạt động đầu tư xanh của mình. Chính vì vậy, việc quảng bá, tuyên truyền, thậm chí giáo dục cho các doanh nghiệp về tác động dài hạn của sản xuất xanh, đầu tư xanh có tác động trực tiếp, giải quyết được đầu ra cho các khoản tín dụng xanh của ngân hàng. Ngân hàng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tín dụng xanh mà không có các doanh nghiệp - người vay hấp thụ vốn thì tín dụng xanh cũng chỉ là các chính sách và kế hoạch trên giấy. Bên cạnh đó, các ngân hàng nên xem xét các khía cạnh dưới đây khi cho vay với một dự án: - Phân tích các dự án trên cơ sở quy mô, bản chất và cường độ của các tác động đến môi trường. Dự án có thể được đánh giá trên cơ sở các hiệu ứng tích cực và tiêu cực tiềm tàng và sau đó so sánh với tình huống giả định không có dự án. - Trong quá trình đầu tư hay gây quỹ dự án, các ngân hàng nên tiếp cận những vấn đề nhạy cảm như những nhóm dễ tổn thương; di dân không tự nguyện và dự án nên được đánh giá ở những khu vực môi trường quan trọng như đầm lầy, rừng, thảo nguyên và những khu sinh học khác. - Các ngân hàng cần theo dõi những giao dịch cho chương trình quản trị rủi ro môi trường trong suốt việc thực hiện và triển khai dự án. Ngoài ra, cũng cần thiết những cuộc thanh tra thực tế quá trình sản xuất, tài nguyên, đào tạo và hỗ trợ, trách nhiệm nợ môi trường, chương trình kiểm toán Phần tiếp theo trong quá trình đánh giá bao gồm cấu trúc tín dụng, chấp thuận cho vay, tổng quan tín dụng và cuối cùng là quản trị tín dụng dưới góc độ môi trường. 34 | P a g e
  40. - Ngoài ra các ngân hàng có thể giới thiệu các khoản cho vay xanh và các sản phẩm tương tự: (i) đầu tư vào các dự án môi trường (tái sử dụng, nông nghiệp, công nghệ, phế liệu, ) ví dụ như giảm lãi suất cho vay đối với những người vay để lắp hệ thống pin năng lượng mặt trời; (ii) cung cấp cho khách hàng quyền được đầu tư vào các sản phẩm thần thiện với môi trường của ngân hàng; và (iii) đầu tư vào những nguồn lực có sự kết hợp giữa sinh học và xã hội 3.3. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường và vai trò của chính phủ Với việc xuất hiện ISO 14000 và sự phát triển hệ thống thông tin, ngày nay thật dễ dàng để các nhân viên tín dụng có thể so sánh các công ty với nhau và dành sự chú ý của mình đến việc quản lý sự ô nhiễm và đo lường mối quan hệ giữa trách nhiệm môi trường và rủi ro xung quanh nó. Mặc dù các ngân hàng thương mại dành nhiều sự tập trung đến các nghiệp vụ đầu tư hơn so với vấn đề môi trường, những trách nhiệm môi trường có thể được xây dựng nên từ những điều luật về môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ trong tương lai gần. Ngoài ra, cần xây dựng một hệ thống quản lý, kiểm tra môi trường riêng cho đất nước dựa trên tiêu chuẩn ISO14000, bởi vì kiểm tra môi trường là cần thiết để hướng tới một môi trường dễ dàng để kinh doanh và hướng tới những hình thái phát triển bền vững. Bên cạnh đó, những vấn đề trong quá khứ và hiện tại hay rủi ro môi trường tiềm năng cũng như trách nhiệm về môi trường cần phải được rang buộc với việc thẩm định dự án đầu tư. Nhưng để đảm bảo tất cả những việc trên, chắc chắn chúng ta cần có khung pháp lí chặt chẽ về trách nhiệm của các bên liên quan và đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Chính phủ có thể ban hành những quy định để hướng các ngân hàng quan tâm sản xuất với chính sách môi trường đồng nhất và đưa ra công khai. Mặc dù Schimidheiny và Zoraquyn (1996) kết luận từ những nghiên cứu chính là các ngân hàng sẽ ít có động cơ tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường vì: (1) Họ thích các dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn; và (2) Những khoản đầu tư có đi kèm theo chi phí quản lí môi trường thường cho tỉ lệ lợi nhuận thấp hơn. Do vậy, các khoản đầu tư bền vững dường như khó tìm kiếm được 35 | P a g e
  41. nguồn quỹ với thị trường tài chính hiện nay. Chính vì thế, Chính phủ cần phải thiết kế cơ chế pháp lí và quy tắc môi trường cho các ngân hàng, nhằm tạo động lực cũng như sự ràng buộc của hệ thống ngân hàng đối với vấn đề “tăng trưởng xanh” của đất nước. Ngoài ra, Chính phủ còn nên phân công, chỉ đạo cho từng bộ ngành thực hiện các công việc cụ thể như: Thứ nhất, Tăng cường các biện pháp, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng xanh Từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong chiến lược tin dụng xanh cho thấy, trong giai đoạn đầu, hầu hết các chính phủ phải hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngân hàng xanh được cung cấp cho nền kinh tế. Đối với các ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng xanh, cần có các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, thậm chí lãi suất để tạo đà cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, để cung cấp tín dụng xanh, kết quả khảo sát cũng cho thấy cần có các giải pháp hỗ trợ về công nghệ, kỹ thuật để thẩm định các yếu tố về môi trường đối với các dự án đầu tư. Thứ hai,phân loại và xếp hạng các lĩnh vực kinh tế theo mức độ tác động môi trường; đồng thời xây dựng các đánh giá, hướng dẫn và khuyến nghị cụ thể về công nghệ sản xuất đối với từng ngành sản xuất để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng xem xét và đối chiếu khi xem xét cấp tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng danh sách ngành nghề nên hạn chế đầu tư và cấp tín dụng. Thứ ba, bản đồ hóa tất cả quy hoạch khác nhau để dễ dàng xác định các điểm chồng lấn; nghiên cứu khoanh vùng các khu vực nhạy cảm về sinh thái hoặc xã hội (như những vùng gần các khu bảo tồn thiên nhiên) với đầy đủ thông tin tin cậy (dữ liệu cơ sở) để các ngân hàng tham chiếu khi xem xét, quyết định cho vay vốn. Thứ tư, xây dựng những chỉ số để đo lường và định lượng tăng trưởng tín dụng xanh. Có thể cấp chứng chỉ xanh cho những ngân hàng đạt yêu cầu; đồng thời cần 36 | P a g e
  42. xây dựng những cơ chế tài chính cụ thể để khuyến khích việc xanh hóa các ngân hàng. Công bố top 10 ngân hàng có hoạt động cấp tín dụng xanh tốt nhất trên các thông tin đại chúng, lập và trao giai thưởng cho 3 ngân hàng đứng top đầu. Đồng thời, công khai thông tin về các dự án gây ô nhiêm cũng như các ngân hàng cấp vốn cho dự án, xếp loại các ngân hàng dựa trên tiêu chí này. 37 | P a g e
  43. KẾT LUẬN Tác động từ hoạt động cho vay của các ngân hàng tới môi trường là một điều không thể phủ nhận. Chính sách, pháp luật bước đầu đã có những quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, các quy định vẫn mang tính chất khuyến khích, không mang tính bắt buộc, và cũng như chưa có những hướng dẫn cụ thể để các ngân hàng có thể thực hiện đúng vai trò của mình. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật kết hợp với nâng cao nhận thức cho các ngân hàng là một trong những biện pháp cần thiết để các ngân hàng bằng nghiệp vụ cho vay của mình có thể tham gia một cách tích cực hơn trong công cuộc bảo vệ môi trường hiện nay. 38 | P a g e
  44. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agribank (2016), Khoác áo mới cho tín dụng nông nghiệp, truy cập: thon/2016/11/11201/khoac-ao-moi-cho-tin-dung-nong-nghiep.aspx 2. Anh Quân (2016), Báo động tình trạng ngân hàng tiếp tay cho nạn phá rừng, Vietnamplus, truy cập hang-tiep-tay-cho-nan-pha-rung/404753.vnp 3. Bộ tài nguyên và môi trường (2014), Báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho UNFCCC năm 2014, truy cập. Nam_BUR1_VN_Final.pdf 4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (2016), Báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về môi trường ngày 24 tháng 8 năm 2016, truy cập ve-moi-truong/20168/19575.vgp 5. Chính phủ (2015), nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 6. Hà, Q. (2015). Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tiếp tục xả khỏi đen ra môi trường. Truy cập tại den-ramoi-truong-584887.html 7. IFC. (2010). Environmental Risk Management in Lending and Investment. Truy cập tại 8. Nicholson, B., & Zuiderhoek, T. (1993). The Lender Liability Dilemma: Fleet Factors History and Aftermath. South Dakota Law Review, 38, 22–51 9. Ngân hàng nhà nước (2015), Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng 10. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng 39 | P a g e
  45. 11. Phước, H. T. (2015). Giải pháp xử lý tro xỉ than từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh TânNo Title. Báo Bình Thuận. Truy cập tại hoi/giai-phap-xu-ly-tro-xithan-tu-nha-may-nhiet-dien-vinh-tan-76842.html 12. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010-QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010. 13. Rainforest Action Network(2017), Every-Investor-Has-a-Responsibility, truy cập: Investor-Has-a-Responsibility_2017.pdf 14. Rainforest Action Network(2016), fossil fuel finance report card 2016, Report shorting the climate 2016, truy cập: 15. Thạch Bình (2016), Ngân hàng tìm đến các dự án bảo vệ môi trường, Thời báo ngân hàng, truy cập bao-ve-moi-truong-50676.html 16. Trung tâm con người và thiên nhiên (2012), “xanh hóa ngành ngân hàng: áp dụng chuẩn mực bắt buộc hay khuyến khích tham gia tự nguyện?”, bản tin chính sách số 7, 1-4. 17. Vietcombank (2016), Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 đã kiểm toán của ngân hàng Vietcombank, truy cập: 18. Viettinbank (2016), Báo cáo thường niên năm 2016 của Viettinbank, truy cập 93181870060.pdf 40 | P a g e