Khóa luận Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính

pdf 71 trang thiennha21 6930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_mem_mo_phong_lap_rap_va_bao_gia_may_tinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC “PHẦN MỀM MÔ PHỎNG, LẮP RÁP VÀ BÁO GIÁ MÁY TÍNH” Sinh viên thực hiện Cán bộ hướng dẫn HUỲNH HIỀN ĐỨC ThS. LÊ THỊ THU LAN 13D480201010 Cần Thơ, tháng 04 năm 2017 Cần Thơ, tháng 04 năm 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHẦN MỀM MÔ PHỎNG, LẮP RÁP VÀ BÁO GIÁ MÁY TÍNH Sinh viên thực hiện Cán bộ hướng dẫn HUỲNH HIỀN ĐỨC ThS. LÊ THỊ THU LAN 13D480201010 Cán bộ phản biện ThS. NGUYỄN CHÍ CƯỜNG Luận văn được bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Bộ môn Công Nghệ Thông Tin, Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ, Trường Đại học Tây Đô vào ngày 15 tháng 05 năm 2017. Mã số đề tài: Có thể tìm hiểu khóa luận tại: • Thư viện: Trường Đại học Tây Đô • Website:
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHẤP NHẬN LUẬN VĂN ĐẠI HỌC CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn đại học (tên luận văn) Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính do sinh viên (tên) Huỳnh Hiền Đức, mã số sinh viên: 13D480201010, thực hiện và báo cáo đã được chỉnh sửa theo góp ý và được Hội đồng chấm luận văn đại học thông qua. ___ ___ Họ tên Giảng viên hướng dẫn Họ tên Giảng viên Phản biện Giảng viên hướng dẫn Phản biện ___ Họ tên Thư ký Thư ký Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 ___ Họ tên Chủ tịch Hội đồng Chủ tịch Hội đồng
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Giảng viên hướng dẫn LÊ THỊ THU LAN
  5. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Giảng viên phản biện NGUYỄN CHÍ CƯỜNG
  6. LỜI CẢM ƠN Để khóa luận tốt nghiệp này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trước hết tôi xin các Thầy Cô Khoa Kỹ thuật – Công nghệ lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Được sự đồng ý của Cô Ths. Lê Thị Thu Lan tôi đã thực hiện đề tài "Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính". Để hoàn thành khoá luận này tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Tây Đô. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô Ths. Lê Thị Thu Lan đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, khóa luận này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các Thầy Cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công việc sau này. Trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên năm cuối cùng ngành Công nghệ thông tin Trường Đại học Tây Đô đã nhiệt tình tham gia trả lời và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Thầy/Cô được nhiều sức khỏe, đặc biệt là Cô Ths. Lê Thị Thu Lan được dồi dao sức khỏe và công tác tốt. Kính chúc Quý nhà trường đạt được nhiều thành công trong công tác giáo dục. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 24 tháng 04 năm 2017 Người thực hiện Huỳnh Hiền Đức i
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH SÁCH HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ v TÓM TẮT viii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5 1.IV.1 Đối tượng nghiên cứu 5 1.IV.2 Khách thể nghiên cứu 5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1.VIII.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 6 1.VIII.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 6 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN 6 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8 Nhu cầu sử dụng máy tính 8 Giới thiệu tổng quát về máy tính: 8 2.II.1 Cấu trúc máy tính 8 2.II.2 Các thành phần của máy tính 9 2.II.3 Lựa chọn cấu hình 10 2.II.4 Các thiết bị linh kiện lắp ráp máy tính PC(Personal Computer) 11 Tổng quan về StarUML 16 Tổng quan về ADO.NET Entity 19 ii
  8. Tổng quan về SQL Server 20 Tổng quan về Visual Studio 20 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG 22 Đặc tả bài toán 22 Các chức năng của hệ thống 23 3.II.1 Quản trị hệ thống 23 3.II.2 Quản lý sản phẩm 23 3.II.3 Quản lý thiết bị 23 3.II.4 Quản lý các loại thiết bị 24 3.II.5 Quản lý khách hàng 24 3.II.6 Quản lý lắp đặt 24 3.II.7 Quản lý chi tiết lắp đặt 24 3.II.8 Tìm kiếm sản phẩm 24 3.II.9 In ấn 24 Sơ đồ Usecase 24 3.III.1 Danh sách các Actor của hệ thống 24 3.III.2 Mô tả các Usecase 25 3.III.3 Sơ đồ Usecase 26 3.III.4 Đặc tả các Usecase 29 Biểu đồ lớp 34 3.IV.1 Danh sách các lớp 34 3.IV.2 Vẽ biểu đồ lớp 37 3.IV.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu 38 Biểu đồ tuần tự 41 3.V.1 Biểu đồ tuần tự “Nhập hàng” 41 3.V.2 Biểu đồ tuần tự “Xây dựng máy tính” 42 VI. Biểu đồ phân rã chức năng 43 3.VI.1 Biểu đồ phân rã chức năng “Quản Lý Nhập Hàng” 43 3.VI.2Biểu đồ phân rã chức năng “Quản lý Lắp đặt – Công thức lắp đặt” 43 3.VI.3 Biểu đồ phân rã chức năng “Xây dựng máy tính” 44 VII.Biểu đồ quan hệ 45 iii
  9. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 46 I. Giao diện chương trình 46 4.I.1 Giao diện đăng nhập 46 4.I.2 Giao diện chính 47 4.I.3 Khu vực đổi mật khẩu 48 4.I.4 Khu vực tìm kiếm sản phẩm 49 4.I.5 Giao diện thông tin sản phẩm 49 4.I.6 Giao diện giới thiệu phần mềm 50 4.I.7 Giao diện Quản lý nhập hàng 51 4.I.8 Giao diện quản lý lắp đặt 52 4.I.9 Giao diện Xây dựng máy tính 52 4.I.10 Giao diện Quản lý thiết bị 53 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 55 I. Kết quả đạt được 55 II. Hạn chế 55 III. Hướng phát triển 55 IV. KIẾN NGHỊ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 iv
  10. DANH SÁCH HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ DANH SÁCH HÌNH Hình 2-1: Cấu trúc máy tính 8 Hình 2-2: Bàn phím 9 Hình 2-3: Chuột 9 Hình 2-4: CPU 9 Hình 2-5: MAINBOARD 9 Hình 2-6: HDD 10 Hình 2-7: SSD 10 Hình 2-8: RAM 10 Hình 2-9: Máy chiếu 10 Hình 2-10: Màn hình 10 Hình 2-11: Các mô hình trong StarUML 17 Hình 2-12: Cấu trúc ADO.NET Enity Framework 19 Hình 2-13: Các cách sử dụng Enity Framework 20 Hình 3-1: Sơ đồ Usecase tổng quát 26 Hình 3-2: Sơ đồ Usecase Quản lý Nhập Hàng 27 Hình 3-3: Sơ đồ Usecase Quản lý Lắp đặt 28 Hình 3-4: Sơ đồ lớp 37 Hình 3-5: Biểu đồ tuần tự “Nhập hàng” 41 Hình 3-6: Biểu đồ tuần tự “Xây dựng máy tính” 42 Hình 3-7: Biểu đồ phân rã chức năng “Quản lý Nhập hàng” 43 Hình 3-8: Biểu đồ phân rã chức năng “Quản lý lắp đặt – Công thức lắp đặt” 43 Hình 3-9: Biểu đồ phân rã chức năng “Xây dựng máy tính” 44 Hình 3-10: Biểu đồ quan hệ 45 Hình 4-1: Giao diện đăng nhập 46 Hình 4-2: Giao diện chính 47 Hình 4-3: Khu vực đổi mật khẩu 48 Hình 4-4: Khu vực Tìm kiếm sản phẩm 49 Hình 4-5: Giao diện Thông tin chi tiết sản phẩm 50 Hình 4-6: Giao diện thông tin về phần mềm 50 v
  11. Hình 4-7: Giao diện Quản lý nhập hàng 51 Hình 4-8: Giao diện Quản lý lắp đặt 52 Hình 4-9: Giao diện Xây dựng máy tính – Thông tin khách hàng 52 Hình 4-10: Giao diện Xây dựng máy tính – Lắp đặt 52 Hình 4-11: Giao diện Xây dựng máy tính – Chọn sản phẩm theo công thức 53 Hình 4-12: Giao diện Quản lý thiết bị 53 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3-1: Thông số các bảng dữ liệu 23 Bảng 3-2: Danh sách các Actor 24 Bảng 3-3: Mô tả các Usecase 25 Bảng 3-4: Lớp Thiết bị 34 Bảng 3-5: Lớp Sản Phẩm 34 Bảng 3-6: Lớp Nước Sản Xuất 35 Bảng 3-7: Lớp Loại thiết bị 35 Bảng 3-8: Lớp Lắp đặt 35 Bảng 3-9: Lớp Khách hàng lắp đặt 35 Bảng 3-10: Lớp Khách hàng 35 Bảng 3-11: Lớp Hãng sản xuất 35 Bảng 3-12: Lớp Chi tiết thiết bị 36 Bảng 3-13: Lớp Chi tiết lắp đặt 36 Bảng 3-14: Lớp Chi tiết khách hàng lắp đặt 36 Bảng 3-15: Bảng tblThietBi 38 Bảng 3-16: Bảng tblSanPham 38 Bảng 3-17: Bảng tblNuocSanXuat 38 Bảng 3-18: Bảng tblLoaiThietBi 38 Bảng 3-19: Bảng tblLapDat 38 Bảng 3-20: Bảng tblKhachHangLapDat 39 Bảng 3-21: Bảng tblKhachHang 39 Bảng 3-22: Bảng tblHangSX 39 Bảng 3-23: Bảng tblChiTietThietBi 39 vi
  12. Bảng 3-24: Bảng tblChiTietLapDat 39 Bảng 3-25: Bảng tblChiTietKhachHangLapDat 40 vii
  13. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu xây dựng Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính nhằm giúp mọi cá nhân có thêm cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ và có thêm kiến thức về lắp đặt máy tính, bên cạnh đó góp phần giúp cho các cá nhân biết được cách chọn lựa thiết bị phù hợp để ráp thành 1 thùng máy tính hoàn chỉnh. Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi phục vụ cho cá nhân và các cửa hàng tin học. Hệ thống cung cấp đầy đủ các chức năng cơ bản của một phần mềm quản lý, hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm cho người sử dụng, phần mềm giúp cho các công ty tin học có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý các thiết bị, linh kiện và có công thức lắp đặt chính xác. Bên cạnh đó góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong việc lắp ráp máy tính của các cửa hàng dựa theo công thức của riêng từng của hàng. ABSTRACT The topic of research Construction simulation software, and computer assembly aims to help every individual has more opportunity to research, understand the technology and have more knowledge about the installation of your computer, besides helping individuals know how to select appropriate equipment to assemble a complete computer. Research thesis in malformed caters to individuals and the information store. The system provides a full range of basic functions of a management software, product search support for users, the software helps companies can more flexibility in the management of the equipment, components and installation formula exactly. Besides contributing to enhancing competitiveness in the Assembly of computer stores based on the formula of each of the rows. Từ khóa: 1. Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính. 2. Xây dựng máy tính 3. Giải pháp cần thiết viii
  14. LỜI MỞ ĐẦU  Công nghệ thông tin là một thuật ngữ rộng bao quát những phương pháp, phương tiện, kĩ thuật máy tính, viễn thông, kĩ thuật lập trình để khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và đa dạng để phục vụ lợi ích cho con người. Công nghệ thông tin ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển không ngừng của nước ta. Nó nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội. Ngày nay, Công nghệ thông tin đang dần được phổ cập rộng rãi và phát triển trong hầu hết các ngành nghề và cả trong môi trường đào tạo. Như chúng ta đã biết, để một máy tính có thể hoạt động hiệu quả cho từng nhu cầu thì cần phải lắp ráp các linh kiện phần cứng và cài đặt phần mềm phù hợp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc này, vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính” với mong muốn đóng góp một phần kiến thức mà mình bản thân có được về linh kiện máy tính nhằm giúp các bạn mới bắt đầu làm quen với lắp ráp máy tính và có thêm kiến thức về cấu hình máy theo từng mức độ. 1
  15. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN  LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm trở lại đây, máy tính ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kỹ thuật và cuộc sống hàng ngày. Sự phát triển nhanh chóng của cả công nghệ phần cứng lẫn phần mềm đã tạo nên các thế hệ máy mới cho phép thu thập và xử lý dữ liệu ngày càng nhanh mạnh hơn. Nhờ có máy vi tính mà năng suất lao động của con người được tăng lên đáng kể, chúng có thể thay thế con người hoàn thành công việc một cách nhanh chóng mà có khi con người phải mất một thời gian rất lâu để hoàn thành nó. Máy tính có ích với con người như vậy có khi nào người sử dụng tự hỏi: Máy tính có cấu trúc như thế nào? Máy tính được lắp ráp ra sao? Nếu chúng ta ra cửa hàng tin học lắp ráp thì sẽ như thế nào? Hiện nay, vấn đề lắp ráp máy tính cho các cá nhân, tổ chức được thực hiện chủ yếu bằng thủ công tại các công ty tin học còn nhiều bất cập như: không kiểm soát được tiền bạc, các linh kiện lắp ráp có thể bị thừa tính năng, Đối với các cá nhân hay gia đình nếu muốn lắp ráp thì phải nhờ đến sự tư vấn của nhân viên tại cửa hàng tin học hoặc phải tự tìm tòi các linh kiện để có thể mua và lắp ráp. Khi tự ráp máy vi tính PC, bạn sẽ được lợi nhiều hơn là mua máy ráp sẵn. Nhưng nó cũng đòi hỏi bạn nhiều thứ trong đó quan trọng nhất là lòng ham mê tìm hiểu vì nếu thiếu cá tính này bạn sẽ mau bỏ cuộc khi gặp trục trặc (là chuyện thường xảy ra). Thông qua “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính” có mục đích khuyến khích các bạn trẻ tự ráp máy hay tự nâng cấp máy bởi vì chỉ có qua việc làm nay các bạn mới học hỏi được nhiều về cấu trúc máy, cách hoạt động cũng như cách xử lý khi có hư hỏng. Đứng trước những vấn đề như vậy em đã xây dựng “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính” lắp ráp cài đặt máy tính để có thể giải đáp thắc mắc của chính bản thân mình cũng như với nhiều người. Đề tài “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính”. Giúp mọi cá nhân có thêm cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ và có thêm kiến thức về lắp đặt máy tính. 2
  16. Phần mềm giúp cho các cá nhân biết được cách chọn lựa thiết bị phù hợp để ráp thành 1 thùng máy tính hoàn chỉnh với những thông số kỹ thuật chính xác để máy tính chạy hết công suất và chạy ổn định hơn, giúp cho người quản lý có thể quản lý, thêm mới và cập nhật các thiết bị trên hệ thống một cách dễ dàng. Ngoài ra chương trình còn giúp cho kỹ thuật viên chọn lựa chính xác thiết bị còn thiếu khi sửa chữa máy mà không cần phải đi tìm từng thiết bị. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Nhiều thế hệ trôi qua con người đã thực hiện các phép toán với các con số chủ yếu bằng tay hay bằng các công cụtính thô sơ (bảng tính, thước tính ). - Năm 1943, John Mauchley và các học trò của ông đã chế tạo ra chiếc máy tính điện tử đầu tiên ở Mĩ - chiếc máy tính được đặt tên là ENIAC (Electronic Numerial Itergrator And Calculator). Nó gồm 18.000 đèn điện tử, 1500 rơ le, nặng 30 tấn, tiêu thụ công suất điện 140KW.Chiếc máy này mục đích phục vụ quân đội trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhưng đến năm 1946 nó mới hoàn thành. Cho đến ngày nay máy tính đã có những sự phát triển vượt bậc, ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của xã hội với rất nhiều chủng loại thế hệ tuỳ theo công việc. Tuy nhiên kể từ đó đến nay có thể phân máy tính ra thành các thế hệ sau: Thế hệ 1: - Về kỹ thuật: linh kiện dùng đèn điện tử, độ tin cậy thấp, tổn hao năng lượng. Tốc độ tính toán từ vài nghìn đến vài trăm nghìn phép tính/giây. -Về phần mềm: chủ yếu dùng ngôn ngữ máy để lập trình. -Về ứng dụng: mục đích nghiên cứu khoa học kỹthuât. Thế hệ 2: -Về kỹ thuật: linh kiện bán dẫn chủ yếu là transistor. Bộ nhớ có dung lượng khá lớn. - Về phần mềm: đã bắt đầu sử dụng một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: Fortran, Algol, Cobol, -Về ứng dụng: tham gia giải các bài toán kinh tế xã hội. Thế hệ 3: 3
  17. - Về kỹ thuật: linh kiện chủ yếu sử dụng các mạch tích hợp (IC), các thiết bị ngoại vi được cải tiến, đĩa từ được sử dụng rộng rãi. Tốc độ tính toán đạt vài triệu phép toán trên giây; dung lượng bộ nhớ đạt vài MB (Megabytes). - Về phần mềm: Xuất hiện nhiều hệ điều hành khác nhau. Xử lí song song. Phần mềm đa dạng, chất lượng cao, cho phép khai thác máy tính theo nhiều chế độ khác nhau. -Về ứng dụng: tham gia trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Thế hệ thứ 4: - Về kỹ thuật: Xử dụng mạch tích hợp cỡ lớn VLSI (Very large scale integration), thiết kế các cấu trúc đa xử lí. Tốc độ đạt tới hàng chục triệu phép tính /giây. Ở đây chúng ta chủ yếu nói về cấu trúc máy vi tính tương thích IBM nên lịch sử của chiếc máy PC gắn liền với sự phát triển của IBM-PC chiếc máy tính cá nhân đã phát triển cùng với sự phát triển của các bộ vi xử lý. Máy IBM_PC coi như được khởi đầu từ một công trình của phòng thí nghiệm tại Atlanta của IBM. + Từ năm 1979-1980 IBM hoàn thành chiếc máy Datamaster. Máy này dùng vi xử lý 16 bit của Intel + Năm 1980 kế hoạch sản xuất máy PC bắt đầu được thực hiện. Chiếc máy IBM_PC đầu tiên dùng một bộ vi xử lý 8 bits của Intel, bộ VXL 8085. + Năm 1981-1982 IBM sản xuất máy tính PC sử dụng bộ vi xử lý 8086,8088. Ở năm 1984 máy tính xử dụng chíp 80286. + Năm 1987 máy tính xử dụng bộ VXL 32bits 80386. + Năm 1990 bộ VXL 80486 ra đời với nhiều tính năng hơn. + Năm 1993 Bộ VXL Pentium ra đời mở ra một thế hệ vi tính cá nhân mới với 64 bits dữ liệu, 32 bit địa chỉ. + 1995-1999 các thế hệ VXL mới như MMX, Pentium II, III với khả năng biểu diễn không gian 3 chiều, nhận dạng tiếng nói + Từ năm 2000 cùng với Merced một thế hệ VXL 64 bit với cấu trúc hoàn toàn mới ra đời đã tạo ra một thếhệ máy vi tính mới. 4
  18. -Về ứng dụng: Máy tính đã được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Thế hệ thứ 5: Theo đề án của người Nhật chiếc máy tính điện tử thế hệ thứ 5 có cấu trúc hoàn toàn mới, bao gồm 4 khối cơ bản. Một trong các khối cơ bản là máy tính điện tử có cấu trúc như hiện nay và liên hệ trực tiếp với người sử dụng thông qua khối giao tiếp trí thức gồm 3 khối con: bộ xử lý giao tiếp, cơ sởtri thức và khối lập trình. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nắm vững kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính. - Tạo điều kiện cho các cá nhân tìm hiểu thêm về kiến thức kỹ thuật để làm nền tảng cho việc lắp ráp hệ thống máy tính. - Có khả năng phân tích, đánh giá và chọn được các thiết bị tốt nhất khi lắp ráp máy tính. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1.IV.1 Đối tượng nghiên cứu Mô phỏng, lắp đặt và báo giá máy tính. 1.IV.2 Khách thể nghiên cứu - Các website cung cấp linh kiện máy tính. - Các loại linh kiện lắp ráp theo từng dòng máy. - Các loại linh kiện lắp đặt cho máy tính. - Những sinh viên ngành Công nghệ thông tin. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính” được áp dụng sẽ góp phần cho các cá nhân, tổ chức có thể nắm được các loại lắp đặt cho máy tính và có thể tự hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai lắp đặt hệ thống máy tính hoàn chỉnh phù hợp với kinh tế và phù hợp với công việc hiện tại. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài “Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính” là công việc tốn nhiều thời gian, đòi hỏi người nghiên cứu phải có quá trình nghiên cứu nghiêm túc và có tính hệ thống. Trong phạm vi đề tài, người nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về lắp ráp máy tính. - Khảo sát tình hình lắp ráp máy tính theo nhu cầu. 5
  19. - Nghiên cứu cách thức lắp ráp máy tính. - Báo giá linh kiện và tổng tiền khi đã hoàn tất lắp đặt ảo. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trong phạm vi thời gian nghiên cứu cho phép, tài liệu nghiên cứu có giới hạn, trình độ còn hạn chế, người nghiên cứu tập trung vào các vấn đề chính sau đây: - Xây dựng hệ thống hiển thị danh sách các linh kiện sản phẩm theo từng loại thiết bị. - Cho phép người dùng xem thông tin sản phẩm và xem trước công thức lắp đặt máy tính. - Thiết kế hệ thống nhập hàng theo từng loại thiết bị. - Thiết kế công thức lắp đặt theo từng dòng máy tính riêng biệt - In hóa đơn các linh kiện sản phẩm đã chọn. - Đề tài chỉ khảo sát các bạn sinh viên chuyên nghành Công nghệ thông tin và các website chuyên về lắp ráp và bán linh kiện máy tính. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1.VIII.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên qaun đến đề tài như: - Các tài liệu vè lắp ráp các dòng máy tính. - Các trang web và tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài. - Các quy định chức năng khi lắp ráp máy tính theo từng loại khác nhau. 1.VIII.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: Quan sát các bạn kỹ thuật lắp ráp máy tính ở một số cửa hàng tại TP Cần Thơ. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính là một giải pháp cần thiết cho các cá nhân muốn lắp ráp máy tính theo ý của mình, giúp các cá nhân có thể chọn được những sản phẩm mình muốn và kiểm soát được kinh tế của bản thân. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN 6
  20. LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CHƯƠNG MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Tháng thứ STT 1 2 3 Nội dung công việc 1 Viết đặc tả bài toán X 2 Thu thập tài liệu và lên ý tưởng thiết kế X phần mềm 3 Xây dựng cơ sở dữ liệu X 4 Tiến hành viết code X 5 Hoàn thành phần mềm X 6 Viết báo cáo khóa luận X 7 Trình giáo viên hướng dẫn X 8 Trình giáo viên phản biện X 9 Chỉnh sửa X 10 Hoàn thành khóa luận X 7
  21. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI  Nhu cầu sử dụng máy tính Sau hơn một thập kỷ phát triển, số người truy cập Internet đã vượt qua con số 30 triệu người, 100% các doanh nghiệp, cơ quan đều sử dụng máy tính và có chiều hướng tăng thêm ở những năm tiếp theo. Bên cạnh đó số lượng cá nhân và hộ gia đình trang bị máy tính để phục vụ nhu cầu cá nhân và giải trí ngày càng cao. Có thể nói, số lượng dùng máy tính trong những năm tiếp theo rất lớn, phổ biến đến từng cá nhân tập thể. Cũng theo thống kê của Microsoft, trên 80% số lượng máy tính ở Việt Nam dùng phần mềm (hệ thống, ứng dụng) không có bản quyền. Từ đó cho thấy, nhu cầu lắp ráp máy tính là rất rộng lớn. Việc lựa chọn một bộ máy tính phù hợp với bản thân và mục đích công việc là việc tương đối khó khăn. Máy tính phải đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của cá nhân như xem phim, nghe nhạc, truy cập mạng và mục đích cơ bản của công việc họ đang làm chẳng hạn như office, photoshop hay các ứng dụng cơ bản khác. Và việc lựa chọn cấu hình máy tính cũng không phải việc đơn giản, nhất là đối với những người không chuyên về máy tính. Vì vậy, mỗi ngành nghề khác nhau, tùy vào mục đích công việc mà nhu cầu sử dụng của mỗi người khác nhau, thường phân thành năm cấu hình cơ bản đó là: văn phòng, đồ họa, chơi game, lập tình viên, server. Mỗi cấu hình đều có sự khác nhau về giá cả và tốc độ xử lý. Vì vậy, việc lựa chọn một cấu hình phù hợp cho nhu cầu sử dụng dự trên năm cấu hình đã có giờ cũng là chuyện đơn giản. Giới thiệu tổng quát về máy tính: 2.II.1 Cấu trúc máy tính Thiết bị xử Thiết bị nhập Thiết bị lưu Thiết bị xuất Hình 2-1: Cấu trúc máy tính 8
  22. 2.II.2 Các thành phần của máy tính 2.II.2.1 Thiết bị nhập Là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như chuột, bàn phím, Hình 2-3: Chuột Hình 2-2: Bàn phím 2.II.2.2 Thiết bị xử lý Là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm: bộ vi xử lý và bo mạch chủ Hình 2-5: MAINBOARD Hình 2-4: CPU 2.II.2.3 Thiết bị lưu trữ 9
  23. Hình 2-8: RAM Hình 2-7: SSD Hình 2-6: HDD 2Những thiết bị lưu trữ bao gồm: RAM, HDD, SSD, 2.II.2.4 Thiết bị xuất Những thiết bị xuất dữ liệu và hiển thị dữ liệu như: màn hình, máy chiếu, Hình 2-10: Màn hình Hình 2-9: Máy chiếu 2.II.3 Lựa chọn cấu hình Năm cấu hình cụ thể như sau: - Văn phòng: cấu hình văn phòng không đòi hỏi cao về tốc độ, công việc chủ yếu là tính toán và chạy các ứng dụng nhẹ nên các linh kiện không cần đòi hỏi phải quá cao. - Đồ họa: cấu hình đòi hỏi card màn hình phải cao để có thể chạy phần mềm chuyên dụng như AutoCad, PhotoShop, Illutrator, và dung lượng RAM cũng phải cao để tốc độ sử dụng không bị lag hay giật. - Chơi game: người sử dụng game yêu cầu cấu hình phải thật cao để chạy những game nặng đến hàng Gigabyte ổ cứng và đòi hỏi những card màn hình đủ tiêu chuẩn để có thể hiển thị rõ nét hình ảnh của game. Cấu hình dùng cho người chơi game thiên về CPU, RAM và card màn hình để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người chơi. - Lập tình viên: cấu hình đòi hỏi tốc độ xử lý của CPU và ổ cứng phải cao để có thể chạy và biên dịch các ứng dụng một cách nhanh nhất và dung lượng 10
  24. RAM phải cao để tránh tình trạng bị tràn RAM tỏng lúc sử dụng các phần mềm chuyên về lập trình như: Visual Studio, Android Studio - Server: cấu hình đòi hỏi tốc độ xửu lý của CPU và Mainboard phải cao, dung lượng RAM phải lớn và dùng các loại ổ cứng có tốc đọ xử lý cao và sử dụng Card Raid để tăng cường hiệu năng và an toàn cho dữ liệu. 2.II.4 Các thiết bị linh kiện lắp ráp máy tính PC(Personal Computer) 2.II.4.1 Thiết bị nội vi Vỏ máy(Case): Vỏ máy tính là một thiết bị dùng gắn kết và bảo vệ các thiết bị phần cứng trong máy tính, đồng thời cũng có vai trò tản nhiệt cho máy tính. Vỏ máy tính có nhiều thể loại khác nhau, các thiết kế riêng biệt của vỏ máy tính đã tạo ra các sự khác biệt của các hãng máy tính khác nhau và các model khác nhau trong cùng một hãng. Vỏ máy tính cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: - Đủ cứng vững để đảm bảo chịu lực va đập (ở mức độ thấp) từ mọi hướng; không làm tác động lực đến các thiết bị bên trong khi mang vác, di chuyển máy tính. - Có các vị trí để gắn các thiết bị trong máy tính: Nguồn máy tính, bo mạch chủ, các loại ổ đĩa quang, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm và các thiết bị ngoại vi. - Có khả năng thông gió tốt, có thể trang bị các quạt làm mát ở một số vị trí tuỳ thuộc vào bo mạch chủ. - Có khả năng tiếp nhận nhiệt từ các thiết bị và tản nhiệt ra môi trường. - Có khả năng hạn chế sự thâm nhập của côn trùng và bụi vào trong máy tính. Hạn chế tiếng ồn ra ngoài. - Có gắn sẵn các thiết bị tối thiểu: - Nút Power để khởi động máy tính. - Hai loại đèn LED để báo hiệu chế độ hoạt động của nguồn điện trong bo mạch chủ và chế độ làm việc của các ổ cứng, ổ quang. - Loa báo hiệu khởi động của máy tính (hiện nay loa báo hiệu trong vỏ máy tính đã gỡ bỏ vì đã làm ồn). 11
  25. - Có thể có nút Reset để khởi động lại hệ thống khi gặp lỗi cần reset lại chế độ làm việc của phần cứng (một số máy tính chuyên chiếc của các hãng sản xuất không sử dụng nút này) Bộ nguồn(Power): Bộ nguồn(Power), Nguồn máy tính (tiếng Anh: Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp năng lượng cho bo mạch chủ, ổ cứng, ổ quang và các thiết bị khác , đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động. Nguồn máy tính không thể thiếu các đầu dây cắm cho các thiết bị sử dụng năng lượng cung cấp từ nó. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính bao gồm: - Đầu cắm vào bo mạch chủ (motherboard connector): là đầu cắm có 20 hoặc 24 chân - Tuỳ thể loại bo mạch chủ sử dụng. Phiên bản khác của đầu cắm này là 20+4 chân: Phù hợp cho cả bo mạch dùng 20 và 24 chân. - Đầu cắm cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm (CPU) (+12V power connector) có hai loại: Loại bốn chân và loại tám chân (thông dụng là bốn chân, các nguồn mới thiết kế cho các CPU đời mới sử dụng loại tám chân. - Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA),ổ mềm(Floppy): Gồm bốn chân. - Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp SATA): Gồm bốn chân. - Đầu cắm cho các card đồ hoạ cao cấp: Gồm sáu chân (với những Card mạnh, cần đến 8 chân để cấp nguồn, vì vậy ở những nguồn máy tính cao cấp, ngoài 6 chân cơ bản thì còn có thêm 2 chân phụ). Bảng mạch chính(Mainboard): Bo mạch chủ là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó, thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết, phần này trình bày sơ lược về các thiết bị đó, chi tiết về các thiết bị xin xem theo các liên kết đến bài viết cụ thể về chúng. Chipset cầu bắc cùng với chipset cầu nam sẽ quyết định sự tương thích của bo mạch chủ đối với các CPU và đôi khi là hiệu năng của bo mạch chủ. 12
  26. BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi bo mạch chủ, chúng chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào bo mạch chủ hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời. Các linh kiện, thiết bị khác: Hầu hết còn lại là linh kiện điện tử (giống như các linh kiện điện tử trong các bo mạch điện tử thông thường). CPU(Central Processing Unit): CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra. Các thành phần chính của CPU: - Khối điều khiển (CU - Control Unit) Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống.Phần này là phần cốt lõi của một bộ xử lý được cấu tạo từ các mạch logic so sánh với các linh kiện bán dẫn như transistor tạo thành. - Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit) Chức năng thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ. - Các thanh ghi (Registers) Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm ngay trong CPU, dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ các ô nhớ hoặc thông tin điều khiển. Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể. Thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC - Program Counter) chỉ đến lệnh sẽ thi hành tiếp theo. - Opcode: Phần bộ nhớ chứa mã máy của cpu(không bắt buộc) để có thể thực thi các lệnh trong file thực thi. - Phần điều khiển: Thực hiện việc điều khiển các khối và điều khiển tần số xung nhịp. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung 13
  27. nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz). Phần này là không cần thiết cho một cpu nhưng hầu hết có trong kiến trúc cisc. Bộ nhớ trong(RAM & ROM): Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy. Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory): - Tốc độ truy xuất nhanh; - Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay; - Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU; Bộ nhớ chính (main memory); - Bộ nhớ RAM (Random access memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện; - Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS. Card màn hình: Card màn hình (graphics card), card đồ họa hay thiết bị đồ họa đều là tên gọi chung của thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình máy tính giúp người sử dụng máy tính có thể giao tiếp với máy tính. Mọi máy tính cá nhân, máy tính xách tay đều phải có bo mạch đồ họa. Card âm thanh: Bo mạch âm thanh (Tiếng Anh: sound card) trong máy tính là một bo mạch mở rộng các chức năng về âm thanh (và một số chức năng khác về giải trí, kết nối ) trên máy tính, thông qua các phần mềm nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hoặc trích xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác. 14
  28. Mọi hoạt động của bo mạch âm thanh phải được điều khiển bằng phần mềm hoặc trình điều khiển (driver) trên máy tính. Các hoạt động của bo mạch âm thanh có thể là: Trích xuất các tín hiệu âm thanh dạng tín hiệu tương tự (analog) hoặc tín hiệu số (digital) tới các loa để phát ra âm thanh mà con người nghe được. Ghi lại về âm thanh để lưu trữ (hoặc phục vụ xử lý) âm thanh trong: tiếng nói, âm thanh tự nhiên, âm nhạc, phim thông qua các ngõ đầu vào. Xử lý và phát lại âm thanh từ các thiết bị khác: Phát âm thanh trực tiếp từ các ổ đĩa quang, thiết bị phát MIDI. Kết nối với các bộ điều khiển game (joytick). Là thiết bị kết nối trung gian: (Cổng IEEE- 1394). Ổ cứng (Hard Disk Drive – HDD, Solid State Drive - SSD): Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng. Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được. Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như với cách hiểu như đối với ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang. 2.II.4.2 Thiết bị ngoại vi Màn hình(Monitor): Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Đối với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời. Đặc biệt: màn hình có thể dùng chung (hoặc không sử dụng) đối với một số hệ máy chủ. Bàn phím(Keyboard): Bàn phím là một thiết bị ngoại vi được mô hình một phần theo bàn phím máy đánh chữ. 15
  29. Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím. Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím; với đa số bàn phím, mỗi lần nhấn một phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra. Tuy nhiên, để tạo ra một số ký tự cần phải nhấn và giữ vài phím cùng lúc hoặc liên tục; các phím khác không tạo ra bất kỳ ký hiệu nào, thay vào đó tác động đến hành vi của máy tính hoặc của chính bàn phím. Chuột(Mouse) Chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với máy tính. Để sử dụng chuột máy tính nhất thiết phải sử dụng màn hình máy tính để quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình. Quạt & Hệ thống làm mát: Tản nhiệt máy tính, giải nhiệt trong máy tính hay làm mát trong máy tính (tiếng Anh: Computer cooling) là các tên gọi khác nhau để nói đến sự làm giảm nhiệt độ sinh ra trong quá trình làm việc của các thiết bị trong máy tính. "Tản nhiệt" cho các thiết bị là hành động luôn được coi trọng từ các nhà sản xuất phần cứng máy tính, chúng luôn được thử nghiệm kỹ lưỡng để hệ thống có thể làm việc bình thường và phù hợp với môi trường khí hậu tại các thị trường mà sản phẩm đó được bán ra. Tổng quan về StarUML UML là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling Language - UML) và là ngôn ngữ để: trực quan hóa (visualizing), đặc tả (specifying), xây dựng (constructing), và tài liệu hóa (documenting). UML là ngôn ngữ trực quan giúp công việc phát triển được xử lý nhất quán, giảm thiểu lỗi xảy ra, giúp dễ hình dung hơn cấu trúc của hệ thống, hiệu quả hơn trong việc liên lạc, trao đổi trong tổ chức và bên ngoài tổ chức. Các mô hình UML có thể kết nối trực tiếp với rất nhiều ngôn ngữ lập trình như: ✓ Ánh xạ sang Java, C++, Visual Basic 16
  30. ✓ Các bảng trong RDBMS hoặc kho lưu trữ trong OODBMS. ✓ Cho phép các kỹ nghệ xuôi (chuyển UML thành mã.nguồn). ✓ Cho phép kỹ nghệ ngược (xây dựng mô hình hệ thống từ mã nguồn). Hình 2-11: Các mô hình trong StarUML 17
  31. Tổng quan về ADO.NET Entity ADO.NET Entity là một nền tảng được sử dụng để làm việc với cơ sở dữ liệu thông qua cơ chế ánh xạ Object/Relational Mapping (ORM). Nhờ đó, lập trình viên .NET có thể truy vấn, thao tác với database một cách gián tiếp thông qua các đối tượng lập trình. Hình 2-12: Cấu trúc ADO.NET Enity Framework ADO.NET Entity có 3 thành phần: - Code: là mã lệnh tạo thành phần các lớp đối tượng dữ liệu cho phép thao tác dữ liệu. - Model: là sơ đồ gồm các hộp mô tả các thực thể và các đường kết nối mô tả các quan hệ. - Database: là cơ sở dữ liệu (có thể là SQL Server, Compact SQL Server, Local database, MySQL, Oracle, ). Có 3 cách sử dụng trong Entity Framework: Code First, Models First hoặc Database 19
  32. First. Hình 2-13: Các cách sử dụng Enity Framework Tổng quan về SQL Server Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu do Microsoft phát triển. SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ mạng máy tính hoạt động theo mô hình khách chủ cho phép đồng thời cùng lúc có nhiều người dùng truy xuất đến dữ liệu, quản lý việc truy nhập hợp lệ và các quyền hạn của từng người dùng trên mạng và là một máy chủ cơ sở dữ liệu , nó là một sản phẩm phần mềm có chức năng chính lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo yêu cầu của các ứng dụng phần mềm khác - có thể chạy trên cùng một máy tính hoặc trên một máy tính khác qua mạng (kể cả Internet). Tổng quan về Visual Studio Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) từ Microsoft. Nó được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows, cũng như các trang web, các ứng dụng web và các dịch vụ web. Visual Studio sử dụng nền tảng phát triển phần mềm của Microsoft như Windows API, Windows Forms, Windows Presentation Foundation, Windows Store và Microsoft Silverlight. Nó có thể sản xuất cả hai ngôn ngữ máy và mã số quản lý. Visual Studio bao gồm một trình soạn thảo mã hỗ trợ IntelliSense cũng như cải tiến mã nguồn. Trình gỡ lỗi tích hợp hoạt động cả về trình gỡ lỗi mức độ mã nguồn và gỡ lỗi mức độ máy. Công cụ tích hợp khác bao gồm một mẫu thiết kế các hình thức xây dựng giao diện ứng dụng, thiết kế web, thiết kế lớp và thiết kế giản đồ cơ sở dữ liệu. Nó chấp nhận các plug-in nâng cao các chức năng ở hầu hết các cấp bao gồm thêm hỗ trợ cho các hệ thống quản lý phiên bản (như Subversion) và bổ sung thêm bộ công cụ mới như biên tập và thiết kế trực quan cho các miền ngôn ngữ cụ thể hoặc bộ công cụ dành cho các khía cạnh khác trong quy trình phát triển phần mềm. Visual Studio hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và cho phép trình biên tập mã và gỡ lỗi để hỗ trợ (mức độ khác nhau) hầu như mọi ngôn ngữ lập trình. Các 20
  33. ngôn ngữ tích hợp gồm có C, C++ và C++/CLI (thông qua Visual C++), VB.NET (thông qua Visual Basic.NET), C# (thông qua Visual C#) và F# (như của Visual Studio 2010[5]). Hỗ trợ cho các ngôn ngữ khác như J++/J#, Python và Ruby thông qua dịch vụ cài đặt riêng rẽ. Nó cũng hỗ trợ XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript và CSS. 21
  34. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ HỆ THỐNG  Đặc tả bài toán Máy vi tính ngày càng giữ vị trí quan trọng trong các lĩnh vực khoa học công nghệ và cuộc sống. Sự phát triển rất nhanh chóng của cả công nghệ phần cứng và phần mềm đã tạo nên các thế hệ máy tính mới cho phép thu thập và xử lý dữ liệu ngày càng mạnh hơn. Mục đích của “Phần mềm mô phỏng lắp đặt và báo giá máy tính” ra đời là giúp cho những người có nhu cầu lắp ráp máy tính hoặc muốn nâng cấp phần cứng của máy tính hiện tại. Qua đó, phần mềm sẽ quản lý các thông số, đặc điểm chính và đơn giá của các thiết bị như: Thiết bị + MaThietBi +TenThietBi Sản Phẩm + MaSP +TenSP +DonGIa +HinhAnh +ThongSoKyThuat +GioiThieuSanPham +BaoHanh Nước Sản Xuất +MaNuocSX +TenNuocSanXuat Loại Thiết Bị +MaLoai +TenLoai Lắp Đặt +MaLapDat +TenLapDat Khách Hàng Lắp Đặt +MaKHLD +TenLapDat +GhiCHu Khách Hàng +MaKH +TenKH +LienHe +DiaChi Hãng Sản Xuất +MaHSX +TenHangSanXuat Chi Tiết Thiết Bị + MaCTTB +TenCTTB +GioiThieuSanPham +ThongSoKyThuat +BaoHanh 22
  35. Chi Tiết Lắp Đặt + MaCTLD +TenThietBi +TenSP +SoLuong +ThongSoKyThuat +DonGia Chi Tiết Khách Hàng Lắp Đặt +MaCTKHLD +TenSP +DonGia +SoLuong Bảng 3-1: Thông số các bảng dữ liệu - Phần mềm sẽ cung cấp chức năng tìm kiếm theo giá, theo hãng sản xuất mà người dùng chọn trên giao diện. - Khi người dùng chỉ muốn tham khảo thông tin và giá cả của các thiết bị thì chỉ cần chọn theo tên thiết bị, khi đó hệ thống sẽ hiển thị các sản phẩm thuộc nhóm mà người dùng tìm kiếm và sau đó chỉ cần nhấn vào sản phẩm để xem thông tin chi tiết. - Khi người chọn tính năng xây dựng máy tính khi đó phần mềm sẽ hiển thị các loại lắp đặt cho người xem trước khi chọn và gợi ý cho người dùng 1 công thức lắp ráp máy tính riêng theo từng loại máy như: máy server, máy văn phòng, máy chơi game Phần mềm có khả năng quản lý các loại thiết bị và đơn giá của từng thiết bị. Giá bán của các thiết bị sẽ được cập nhật thường xuyên theo giá của thị trường. Các chức năng của hệ thống 3.II.1 Quản trị hệ thống - Quản lý các sản phẩm. - Thêm, cập nhật hoặc xóa các thiết bị hoặc loại thiết bị - Thêm mới, chỉnh sửa hoặc xóa các loại lắp đặt. 3.II.2 Quản lý sản phẩm - Thêm sản phẩm. - Cập nhật sản phẩm. - Xóa sản phẩm. 3.II.3 Quản lý thiết bị - Thêm thiết bị. - Cập nhật thiết bị. - Xóa thiết bị. 23
  36. 3.II.4 Quản lý các loại thiết bị - Thêm loại thiết bị. - Cập nhật loại thiết bị. - Xóa loại thiết bị. 3.II.5 Quản lý khách hàng - Thêm mới khách hàng. - Cập nhật thông tin khách hàng. - Xóa khách hàng. 3.II.6 Quản lý lắp đặt - Thêm mới lắp đặt. - Cập nhật lắp đặt. - Xóa lắp đặt. 3.II.7 Quản lý chi tiết lắp đặt - Thêm mới thiết bị vào lắp đặt. - Cập nhật thiết bị vào lắp đặt. - Xóa thiết bị thuộc loại lắp đặt. 3.II.8 Tìm kiếm sản phẩm - Tìm theo hãng sản xuất. - Tìm theo mệnh giá của sản phẩm. 3.II.9 In ấn - In danh sách các thiết bị và báo giá các sản phẩm mà khách hàng đã chọn. Sơ đồ Usecase 3.III.1 Danh sách các Actor của hệ thống STT Tên Actor Ý nghĩa Có toàn quyền tương tác và kiểm soát mọi hoạt động 1 Admin của hệ thống Thực hiện các chức năng: quản lý khách hàng, tạo 2 Nhân viên mới lắp đặt cho khách hàng và in danh sách các sản phẩm đã chọn. Thực hiện chức năng tự xây dựng riêng công thức 3 Khách hàng lắp của khách hàng dựa theo công thức sẵn có. Bảng 3-2: Danh sách các Actor 24
  37. 3.III.2 Mô tả các Usecase STT Tên Usecase Ý nghĩa 1 Đăng nhập Cho phép người dung đăng nhập vào hệ thống. 2 Quản lý sản phẩm Cho phép Admin thêm, sửa, xóa các sản phẩm. 3 Quản lý lắp đặt Cho phép Admin thêm, sửa, xóa các lắp đặt cho máy tính. 4 Quản lý thiết bị Cho phép Admin thêm, sửa, xóa các thiết bị. 5 Quản lý Khách hàng Cho phép cả Admin và nhân viên có thêm, sửa, xóa khách hàng. 6 Quản lý các loại thiết Cho phép Admin thêm, sửa, xóa các loại thiết bị theo bị thiết bị. 7 In ấn Cho phép cả Admin lẫn Nhân viên in danh sách các sản phẩm đã chọn. 8 Quản lý công thức lắp Cho phép Admin thêm, sửa, xóa các thiết bị thuộc đặt mỗi công thức lắp đặt. 9 Tìm kiếm thông tin sản Nhân viên tìm thông tin sản phẩm theo hãng sản xuất phẩm và theo giá tiền. 10 Xây dựng máy tính Cho phép Nhân viên thêm, sửa, xóa các loại lắp đặt cho khách hàng và in báo giá lại cho khách hàng xác nhận. Bảng 3-3: Mô tả các Usecase 25
  38. 3.III.3 Sơ đồ Usecase 3.III.3.1 Sơ đồ Usecase tổng quát Hình 3-1: Sơ đồ Usecase tổng quát 26
  39. Hình 3-2: Sơ đồ Usecase Quản lý Nhập Hàng 3.III.3.2 Sơ đồ Usecase “Quản lý Nhập Hàng” 27
  40. 3.III.3.3 Sơ đồ Usecase “Quản lý Lắp đặt” Hình 3-3: Sơ đồ Usecase Quản lý Lắp đặt 28
  41. 3.III.4 Đặc tả các Usecase 3.III.4.1 Đặc tả Usecase “Quản lý sản phẩm”  Tóm tắt Admin sử dụng Usecase này để thực hiện chức năng thêm sản phẩm mới, cập nhật các thông tin liên quan đến sản phẩm: tên sản phẩm, đơn giá, hãng sản xuất, nước sản xuất, bảo hành, thông số kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm.  Dòng sự kiện chính - Admin chọn chức năng QUẢN LÝ NHẬP HÀNG: + Hệ thống hiển thị giao diện nhập hàng. + Admin chọn chức năng THÊM. + Admin sẽ nhập các thông tin liên quan đến sản phẩm như: tên sản phẩm, đơn giá, hãng sản xuất, nước sản xuất, bảo hành, thông số kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm. + Admin chọn LƯU. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn chỉnh sửa thông tin sản phẩm. + Admin sẽ chọn 1 sản phẩm bất kì hiện ở DataGridView, sau đó cập nhật lại thông tin của sản phẩm. + Admin chọn SỬA. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn xóa sản phẩm + Admin chọn 1 sản phẩm muốn xóa ở DataGridView. + Admin chọn XÓA. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. 3.III.4.2 Đặc tả Usecase “Quản lý lắp đặt”  Tóm tắt Admin sử dụng Usecase này để thực hiện chức năng thêm mới các loại lắp đặt cho máy tính, cập nhật lại các loại lắp đặt như: tên lắp đặt và mã lắp đặt. 29
  42.  Dòng sự kiện chính - Admin chọn chức năng QUẢN LÝ LẮP ĐẶT: + Hệ thống hiển thị giao diện Quản lý lắp đặt. + Admin chọn chức năng THÊM. + Admin sẽ nhập Tên lắp đặt. + Admin chọn LƯU. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn chỉnh sửa Tên lắp đặt. + Admin sẽ chọn 1 Tên lắp đặt bất kì hiện ở ComboBox, sau đó cập nhật lại Tên lắp đặt. + Admin chọn CẬP NHẬT. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn xóa Tên lắp đặt + Admin chọn 1 Tên lắp đặt muốn xóa ở ComboBox. + Admin chọn XÓA. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. 3.III.4.3 Đặc tả Usecase “Quản lý thiết bị”  Tóm tắt Admin sử dụng Usecase này để thực hiện chức năng thêm mới thiết bị thuộc 1 loại thiết bị như: Tên Thiết Bị và thuộc Loại thiết bị nào.  Dòng sự kiện chính - Admin chọn chức năng QUẢN LÝ THIẾT BỊ: + Hệ thống hiển thị giao diện Quản lý thiết bị. + Admin chọn 1 loại thiết bị ở ComboBox. + Admin chọn chức năng THÊM. + Admin sẽ nhập Tên thiết bị và chọn thiết bị đó thuộc loại thiết bị nào ở Combobox. + Admin chọn LƯU. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. 30
  43. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn chỉnh sửa thông tin Thiết bị + Admin sẽ chọn 1 thiết bị bất kì hiện ở ComboBox, sau đó cập nhật lại thông tin của thiết bị. + Admin chọn CẬP NHẬT. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn xóa Thiết bị + Admin chọn 1 thiết bị muốn xóa ở ComboBox. + Admin chọn XÓA. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. 3.III.4.4 Đặc tả Usecase “Quản lý khách hàng”  Tóm tắt Admin và Nhân viên sử dụng Usecase này để thực hiện chức năng thêm mới khách hàng, cập nhật lại thông tin khách hàng như: tên khách hàng, địa chỉ và điện thoại khách hàng.  Dòng sự kiện chính - Admin chọn chức năng XÂY DỰNG MÁY TÍNH: + Hệ thống hiển thị giao diện Thông tin khách hàng. + Admin chọn chức năng THÊM. + Admin sẽ nhập các thông tin liên quan đến khách hàng như: họ tên, địa chỉ, số điện thoại. + Admin chọn LƯU. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn chỉnh sửa thông tin Khách hàng. + Admin sẽ chọn vào Tên khách hàng bất kì hiện ở DataGridView, sau đó cập nhật lại thông tin của khách hàng. + Admin chọn CẬP NHẬT. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. 31
  44. - Khi Admin muốn xóa Khách hàng mới tạo + Admin chọn 1 khách hàng vừa tạo mới ở DataGridView. + Admin chọn XÓA. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase.  Dòng sự kiện phụ Khi khách hàng đã có lắp đặt trước đó thì Admin và Nhân viên đều không thể XÓA được khách hàng đó, khi đó hệ thống sẽ báo lỗi. 3.III.4.5 Đặc tả Usecase “Quản lý các loại thiết bị”  Tóm tắt Admin sử dụng Usecase này để thực hiện chức năng thêm mới các loại thiết bị, cập nhật lại tên loại thiết bị như: Tên Loại.  Dòng sự kiện chính - Admin chọn chức năng QUẢN LÝ THIẾT BỊ: + Hệ thống hiển thị giao diện Quản lý thiết bị. + Admin chọn chức năng THÊM. + Admin sẽ nhập Tên loại thiết bị + Admin chọn LƯU. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn chỉnh sửa Tên loại thiết bị. + Admin sẽ chọn vào Tên loại thiết bị bất kì hiện ở DataGridView, sau đó cập nhật lại Tên của thiết bị. + Admin chọn CẬP NHẬT. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn xóa Loại Thiết bị + Admin chọn 1 Tên loại thiết bị ở DataGridView. + Admin chọn XÓA. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. 32
  45. 3.III.4.6 Đặc tả Usecase “Quản lý các thiết bị theo từng loại lắp đặt”  Tóm tắt Admin sử dụng Usecase này để thực hiện chức năng thêm mới thiết bị thuộc 1 loại lắp đặt như: Tên Thiết Bị, Số Lượng, thuộc Mã lắp đặt nào, Thông số kỹ thuật.  Dòng sự kiện chính - Admin chọn chức năng QUẢN LÝ LẮP ĐẶT: + Hệ thống hiển thị giao diện Quản lý lắp đặt. + Admin chọn 1 loại lắp đặt ở ComboBox. + Admin chọn chức năng THÊM. + Admin sẽ nhập Tên thiết bị, Số lượng và chọn thiết bị đó thuộc loại lắp đặt nào ở Combobox. + Admin chọn LƯU. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn chỉnh sửa thông tin Thiết bị + Admin sẽ chọn 1 loại lắp đặt bất kì hiện ở ComboBox, sau đó chọn thiết bị muốn cập nhật lại ở DataGridView và chỉnh sửa. + Admin chọn CẬP NHẬT. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. - Khi Admin muốn xóa Thiết bị + Admin chọn 1 loại lắp đặt ở ComboBox, sau đó chọn vào Thiết bị hiện ở DataGridView. + Admin chọn XÓA. + Hệ thống kiểm tra sự hợp lệ của thông tin. + Kết thúc Usecase. 3.III.4.7 Đặc tả Usecase “Tìm kiếm thông tin sản phẩm”  Tóm tắt Tất cả các người sử dụng, sử dụng Usecase này để thực hiện tìm kiếm sản phẩm theo Hãng Sản Xuất và theo đơn giá của sản phẩm.  Dòng sự kiện chính 33
  46. - Người dùng sẽ chọn 1 hãng sản xuất muốn tìm hoặc có thể nhập vào số tiền. - Hệ thống sẽ kiểm tra các sản phẩm nếu tồn tại thì hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ các sản phẩm theo đúng điều kiện tìm. - Kết thúc Usecase. 3.III.4.8 Đặc tả Usecase “In ấn”  Tóm tắt Tất cả các người sử dụng, sử dụng Usecase này để thực hiện chức năng In danh sách các sản phẩm đã chọn.  Dòng sự kiện chính - Người dùng sẽ chọn vào biểu tượng máy in để in. - Hệ thống sẽ thị trước các thông tin trước khi bắt đầu in như: thông tin khách hàng và Danh sách các sản phẩm, số lượng, đơn giá và Thành tiền. - Nhấn nút In trên thanh công cụ. - Kết thúc Usecase. Biểu đồ lớp 3.IV.1 Danh sách các lớp 3.IV.1.1 Lớp “Thiết bị” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaThietBi Mã Thiết Bị 2 TenThietBi Tên Thiết Bị 3 MaLoai Mã Loại Bảng 3-4: Lớp Thiết bị 3.IV.1.2 Lớp “Sản Phẩm” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaSP Mã Sản phẩm 2 TenSP Tên sản phẩm 3 DonGIa Đơn giá 4 HinhAnh Hình Ảnh 5 ThongSoKyThuat Thông số kỹ thuật 6 GioiThieuSanPham Giới thiệu sản phẩm 7 BaoHanh Bảo hành 8 MaNSX Mã nước sản xuất 9 MaHSX Mã hãng sản xuất 10 MaThietBi Mã thiết bị Bảng 3-5: Lớp Sản Phẩm 34
  47. 3.IV.1.3 Lớp “Nước Sản Xuất” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaNuocSX Mã nước sản xuất 2 TenNuocSanXuat Tên nước sản xuất Bảng 3-6: Lớp Nước Sản Xuất 3.IV.1.4 Lớp “Loại thiết bị” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaLoai Mã loại 2 TenLoai Tên loại Bảng 3-7: Lớp Loại thiết bị 3.IV.1.5 Lớp “Lắp đặt” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaLapDat Mã lắp đặt 2 TenLapDat Tên lắp đặt Bảng 3-8: Lớp Lắp đặt 3.IV.1.6 Lớp “Khách hàng lắp đặt” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaKHLD Mã khách hàng lắp đặt 2 MaKH Mã khách hàng 3 MaLapDat Mã lắp đặt 4 TenLapDat Tên lắp đặt 5 GhiCHu Ghi chú Bảng 3-9: Lớp Khách hàng lắp đặt 3.IV.1.7 Lớp “Khách hàng” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaKH Mã khách hàng 2 TenKH Tên khách hàng 3 LienHe Liên hệ 4 DiaChi Địa chỉ Bảng 3-10: Lớp Khách hàng 3.IV.1.8 Lớp “Hãng sản xuất” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaHSX Mã hãng sản xuất 2 TenhangSanXuat Tên hãng sản xuất Bảng 3-11: Lớp Hãng sản xuất 3.IV.1.9 Lớp “Chi tiết thiết bị” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaCTTB Mã chi tiết thiết bị 2 TenCTTB Tên chi tiết thiết bị 3 GioiThieuSanPham Giới thiệu sản phẩm 4 ThongSoKyThuat Thông số kỹ thuật 35
  48. 5 BaoHanh Bảo hành Bảng 3-12: Lớp Chi tiết thiết bị 3.IV.1.10 Lớp “Chi tiết lắp đặt” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaCTLD Mã chi tiết lắp đặt 2 MaThietBi Mã thiết bị 3 MaLapDat Mã lắp đặt 4 TenThietBi Tên thiết bị 5 SoLuong Số lượng 6 ThongSoKyThuat Thông số kỹ thuật 7 MaSP Mã sản phẩm 8 TenSP Tên sản phẩm 9 DonGia Đơn giá Bảng 3-13: Lớp Chi tiết lắp đặt 3.IV.1.11 Lớp “Chi tiết khách hàng lắp đặt” STT Tên thuộc tính Ý nghĩa 1 MaCTKHLD Mã chi tiết khách hàng lắp đặt 2 MaKHLD Mã khách hàng lắp đặt 3 MaSP Mã sản phẩm 4 TenSP Tên sản phẩm 5 SoLuong Số lượng 6 DonGia Đơn giá Bảng 3-14: Lớp Chi tiết khách hàng lắp đặt 36
  49. 3.IV.2 Vẽ biểu đồ lớp Hình 3-4: Sơ đồ lớp 37
  50. 3.IV.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu 3.IV.3.1 Bảng “tblThietBi”(Thiết Bị) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaThietBi Int Mã Thiết Bị - Khóa chính 2 TenThietBi Nvarchar(100) Tên Thiết Bị 3 MaLoai Int Mã Loại Bảng 3-15: Bảng tblThietBi 3.IV.3.2 Bảng “tblSanPham”(Sản Phẩm) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaSP Int Mã Sản phẩm 2 TenSP Nvarchar(100) Tên sản phẩm 3 DonGIa Int Đơn giá 4 HinhAnh Image Hình Ảnh 5 ThongSoKyThuat Nvarchar(MAX) Thông số kỹ thuật 6 GioiThieuSanPham Nvarchar(MAX) Giới thiệu sản phẩm 7 BaoHanh Nvarchar(15) Bảo hành 8 MaNSX Int Mã nước sản xuất 9 MaHSX Int Mã hãng sản xuất 10 MaThietBi Int Mã thiết bị Bảng 3-16: Bảng tblSanPham 3.IV.3.3 Bảng “tblNuocSanXuat”(Nước Sản Xuất) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaNuocSX Int Mã nước sản xuất 2 TenNuocSanXuat Nvarchar(50) Tên nước sản xuất Bảng 3-17: Bảng tblNuocSanXuat 3.IV.3.4 Bảng “tblLoaiThietBi”(Loại Thiết Bị) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaLoai Int Mã loại 2 TenLoai Nvarchar(50) Tên loại Bảng 3-18: Bảng tblLoaiThietBi 3.IV.3.5 Bảng “tblLapDat”(Lắp Đặt) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaLapDat Int Mã lắp đặt 2 TenLapDat Nvarchar(50) Tên lắp đặt Bảng 3-19: Bảng tblLapDat 38
  51. 3.IV.3.6 Bảng “tblKhachHangLapDat”(Khách Hàng Lắp Đặt) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaKHLD Int Mã khách hàng lắp đặt 2 MaKH Int Mã khách hàng 3 MaLapDat Int Mã lắp đặt 4 TenLapDat Nvarchar(50) Tên lắp đặt 5 GhiCHu Nvarchar(MAX) Ghi chú Bảng 3-20: Bảng tblKhachHangLapDat 3.IV.3.7 Bảng “tblKhachHang”(Khách Hàng) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaKH Int Mã khách hàng 2 TenKH Nvarchar(50) Tên khách hàng 3 LienHe Nvarchar(11) Liên hệ 4 DiaChi Nvarchar(MAX) Địa chỉ Bảng 3-21: Bảng tblKhachHang 3.IV.3.8 Bảng “tblHangSX”(Hãng Sản Xuất) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaHSX Int Mã hãng sản xuất 2 TenhangSanXuat Nvarchar(50) Tên hãng sản xuất Bảng 3-22: Bảng tblHangSX 3.IV.3.9 Bảng “tblChiTietThietBi”(Chi Tiết Thiết Bị) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaCTTB Int Mã chi tiết thiết bị 2 TenCTTB Nvarchar(50) Tên chi tiết thiết bị 3 GioiThieuSanPham Nvarchar(MAX) Giới thiệu sản phẩm 4 ThongSoKyThuat Nvarchar(MAX) Thông số kỹ thuật 5 BaoHanh Nvarchar(15) Bảo hành Bảng 3-23: Bảng tblChiTietThietBi 3.IV.3.10 Bảng “tblChiTietLapDat”(Chi Tiết Lắp Đặt) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaCTLD Int Mã chi tiết lắp đặt 2 MaThietBi Int Mã thiết bị 3 MaLapDat Int Mã lắp đặt 4 TenThietBi Nvarchar(100) Tên thiết bị 5 SoLuong Int Số lượng 6 ThongSoKyThuat Nvarchar(MAX) Thông số kỹ thuật 7 MaSP Int Mã sản phẩm 8 TenSP Nvarchar(100) Tên sản phẩm 9 DonGia Int Đơn giá Bảng 3-24: Bảng tblChiTietLapDat 39
  52. 3.IV.3.11 Bảng “tblChiTietKhachHangLapDat”(Chi Tiết Khách Hàng Lắp Đặt) STT Tên thuộc tính Kiểu dữ liệu Ý nghĩa 1 MaCTKHLD Int Mã chi tiết khách hàng lắp đặt 2 MaKHLD Int Mã khách hàng lắp đặt 3 MaSP Int Mã sản phẩm 4 TenSP Nvarchar(100) Tên sản phẩm 5 SoLuong Int Số lượng 6 DonGia Int Đơn giá Bảng 3-25: Bảng tblChiTietKhachHangLapDat 40
  53. Biểu đồ tuần tự 3.V.1 Biểu đồ tuần tự “Nhập hàng” Hình 3-5: Biểu đồ tuần tự “Nhập hàng” 41
  54. 3.V.2 Biểu đồ tuần tự “Xây dựng máy tính” Hình 3-6: Biểu đồ tuần tự “Xây dựng máy tính” 42
  55. VI. Biểu đồ phân rã chức năng 3.VI.1 Biểu đồ phân rã chức năng “Quản Lý Nhập Hàng” Hình 3-7: Biểu đồ phân rã chức năng “Quản lý Nhập hàng” 3.VI.2Biểu đồ phân rã chức năng “Quản lý Lắp đặt – Công thức lắp đặt” Hình 3-8: Biểu đồ phân rã chức năng “Quản lý lắp đặt – Công thức lắp đặt” 43
  56. 3.VI.3 Biểu đồ phân rã chức năng “Xây dựng máy tính” Hình 3-9: Biểu đồ phân rã chức năng “Xây dựng máy tính” 44
  57. Hình 3-10: Biểu đồ quan hệ VII.Biểu đồ quan hệ 45
  58. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC  I. Giao diện chương trình 4.I.1 Giao diện đăng nhập Hình 4-1: Giao diện đăng nhập Đăng nhập dưới tài khoản đã được cấp theo quyền của nhân viên. Sau đó, nhấn vào SIGN IN hoặc nhấn Enter trên bàn phím để đăng nhập vào hệ thống. 46
  59. 4.I.2 Giao diện chính Hình 4-2: Giao diện chính - Menu bên trái sẽ hiển thị: ➢ Avartar, Họ tên của tài khoản đăng nhập ➢ Hiển thị ngày giờ hệ thống ➢ Người dùng có thể thay đổi avartar của mình tùy ý. Chỉ cần nhấn vào CHANGE AVATAR và sau đó chọn hình để hiển thị và nhấn SAVE để lưu vào cơ ở dữ liệu. ➢ ComboBox sẽ hiển thị danh sách các thiết bị ❖ Khi chọn 1 thiết bị trong ComboBox thì hệ thống sẽ hiển thị ra các nút chứa các loại thiết bị thuộc thiết bị đã chọn. ❖ Khi đó người dùng có thể chọn theo loại thiết bị để xem các sản phẩm thuộc loại thiết bị đó. - Tiếp theo, có 4 Button chức năng: ➢ Button “Quản lý hàng hóa” cho phép người dùng THÊM, SỬA, XÓA các sản phẩm. ➢ Button “Công thức lắp đặt” cho phép người dùng THÊM, CẬP NHẬT, XÓA các lắp đặt và thiết bị thuộc 1 loại lắp đặt. ➢ Button “Xây dựng máy tính” cho phép người dùng thêm mới lắp đặt cho khách hàng. ➢ Button “Quản lý thiết bị” cho phép người dùng THÊM, CẬP NHẬT, XÓA các loại thiết bị. - Khu vực bên phải Menu trái: 47
  60. ➢ Trên cùng là 2 công cụ cung cấp cho người dùng có thể tìm kiếm sản phẩm theo Hãng sản xuất hoặc Đơn giá tiền mà người dùng nhập vào. ➢ Bên dưới là danh sách các sản phẩm. Khi muốn xem thông tin sản phẩm, chỉ cần nhấn vào hình của sản phẩm khi đó hệ thống sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến sản phẩm. 4.I.3 Khu vực đổi mật khẩu Hình 4-3: Khu vực đổi mật khẩu Khi nhấn vào biểu tượng hệ thống sẽ hiển thị giao diện đổi mật khẩu cho phép người dùng cập nhật lại mật khẩu của mình theo ý muốn. ➢ Chỉ cần nhập vào mật khẩu cũ ➢ Sau đó nhập vào mật khẩu mới ➢ Nhấn nút LƯU để lưu mật khẩu mới 48
  61. 4.I.4 Khu vực tìm kiếm sản phẩm Hình 4-4: Khu vực Tìm kiếm sản phẩm Khu vực Tìm kiếm sản phẩm cho phép người dùng Tìm theo Hãng Sản Xuất và Đơn giá của sản phẩm: ➢ Người dùng chỉ cần chọn vào một hãng sản xuất muốn tìm ở ComboBox và sau đó hệ thống sẽ hiển thị danh sách sản phẩm theo yêu cầu tìm kiếm của người dùng. ➢ Tương tự ở TextBox Đơn giá, người dùng chỉ cần nhập vào số tiền và nhấn nút TÌM khi đó hệ thống sẽ kiểm tra và trả về danh sách các sản phẩm phù hợp với giá tiền mà người dùng nhập vào. ➢ Khi người dùng muốn tìm cả hai thông tin Hãng sản xuất và Đơn giá sản phẩm thì chỉ cần chọn một hãng sản xuất ở ComboBox và nhập vào đơn giá tiền theo ý muốn và nhấn nút TÌM khi đó hệ thống sẽ kiểm tra và trả về danh sách các sản phẩm phù hợp với hãng sản xuất và đơn giá tiền mà người dùng nhập vào. 4.I.5 Giao diện thông tin sản phẩm 49
  62. Hình 4-5: Giao diện Thông tin chi tiết sản phẩm Giao diện sẽ hiển thị: - Hình ảnh của sản phẩm. - Tên sản phẩm, Đơn giá và Thời gian bảo hành. - Giới thiệu sản phẩm và Mô tả chi tiết.Giao diện giới thiệu phần mềm. 4.I.6 Giao diện thông tin sản phẩm Hình 4-6: Giao diện thông tin về phần mềm 50
  63. 4.I.7 Giao diện Quản lý nhập hàng Hình 4-7: Giao diện Quản lý nhập hàng Giao diện sẽ hiển thị: - Các Button THÊM, SỬA, XÓA để cập nhật sản phẩm. - Tiếp theo là khu vực danh cho người dùng Thêm, cập nhật và xóa sản phẩm. - Dưới cùng, DataGridView hiển thị danh sách các sản phẩm. 51
  64. 4.I.8 Giao diện quản lý lắp đặt Hình 4-8: Giao diện Quản lý lắp đặt - Khu vực Loại lắp đặt: ➢ Cho phép người dùng Thêm, cập nhật hoặc xóa loại lắp đặt. - Khu vực Công thức lắp đặt: ➢ Cho phép người dùng Thêm, cập nhật hoặc xóa các thiết bị thuộc 1 loại lắp đặt. 4.I.9 Giao diện Xây dựng máy tính Hình 4-9: Giao diện Xây dựng máy tính – Thông tin khách hàng - Khu vực THÔNG TIN KHÁCH HÀNG: ➢ Cho phép người dùng Thêm, cập nhật hoặc xóa khách hàng mới. Hình 4-10: Giao diện Xây dựng máy tính – Lắp đặt 52
  65. - Khu vực LẮP ĐẶT: ➢ Cho phép người dùng Thêm mới lắp đặt, cập nhật lại các lắp đặt đã có của khách hàng. Hình 4-11: Giao diện Xây dựng máy tính – Chọn sản phẩm theo công thức - Khu vực SẢN PHẨM LẮP ĐẶT: ➢ Sẽ hiển thị các thiết bị lắp đặt mặc định. ➢ Người dùng có thể thêm mới sản phẩm hoặc thay đổi số lượng sản phẩm theo ý mình. ➢ Nhấn Button In nếu muốn in ra Danh sách các sản phẩm và đơn giá của sản phẩm. Hình 4-12: Giao diện Quản lý thiết bị 4.I.10 Giao diện Quản lý thiết bị Giao diện cho phép người dùng: ➢ Cập nhật các loại Thiết bị như: THÊM, CẬP NHẬT, XÓA. 53
  66. ➢ Khi muốn Cập nhật các loại thiết bị cho một Thiết bị, chỉ cần chọn vào Tên thiết bị trong ComboBox khi đó GroupBox Loại Thiết bị sẽ hiển thị danh sách các loại thiết bị. Tại đó người dùng có thể THÊM, CẬP NHẬT, XÓA. 54
  67. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN I. Kết quả đạt được Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài em đã đạt được một số kết quả sau: - Hiểu được các quy trình cũng như các công thức lắp đặt riêng theo từng dòng máy. - Phân tích được quy trình lắp đặt, quản lý sản phẩm: quy trình nhập liệu, quy trình lên danh sách sản phẩm và in báo giá cho khách hàng. - Phân tích được quy trình hoạt động và các chức năng của hệ thống biểu diễn qua các biểu đồ UML và xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2016. - Xây dựng phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính, phân tích thiết kế hệ thống, phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế và đặc tả giao diện. - Xây dựng được một ứng dụng lắp ráp máy tính với đầy đủ các chức năng cơ bản cho việc quản lý, minh họa tốt cho các vấn đề lý thuyết đã trình bày. - Phần mềm giúp cho các công ty tin học có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý các thiết bị, linh kiện và có công thức lắp đặt chính xác. Bên cạnh đó góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong việc lắp ráp máy tính của các cửa hàng dựa theo công thức của riêng từng của hàng. - Các cá nhân có thể dựa theo công thức của cửa hàng mà có thể chỉnh sửa các sản phẩm lắp đặt theo ý của mình. II. Hạn chế Vì thời gian làm Khóa luận trùng với thời gian thực tập (trong suốt khoảng thời gian thực tập phải tiếp thu thêm ngôn ngữ mới), tuy đề tài đã hoàn thành nhưng vẫn còn hạn chế: - Chương trình chỉ mang tính chất tìm hiểu và khả năng ứng dựng vào thực tế chưa chính xác. - Chức năng tìm kiếm của chương trình còn đơn giản, chưa thực hiện được các thao tác tìm kiếm phức tạp. - Hệ thống chương trình còn đơn giản chưa có độ phức tạp cao. III. Hướng phát triển Từ những hạn chế trên, cần có một hướng phát triển mới để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn: - Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng để phần mềm ngày càng hoàn thiện hơn và có thể áp dụng trực tiếp vào các công ty tin học. - Hỗ trợ cho người dùng có thể thấy được chi tiết hơn về sản phẩm đã chọn. - Hiển thị 3D cho người dùng có thể thấy được trước chiếc máy tính sau khi lắp ráp sẽ như thế nào. 55
  68. - Thêm tính năng liên kết trực tiếp với Website nhất định để đặt hàng online. IV. KIẾN NGHỊ Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và vốn hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên chương tình còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy, em mong quý Thầy Cô hướng dẫn cho đề tài của em được tốt hơn. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng em hy vọng đề tài của em sẽ là tài liệu nghiên cứu cho các khóa sau để có thể phát triển hơn nữa. 56
  69. TÀI LIỆU THAM KHẢO  DANH SÁCH TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT [1]. Lê Thị Thanh Trúc (2015), “Phân tích thiết hệ thống hướng đối tượng”, Đại học Tây Đô. DANH SÁCH CÁC WEBSITE [2]. (04/2017). [3]. (03/2017). [4]. (04/2017). [5]. (03/2017). [6]. (04/2017). [7]. (03/2017). [8]. XD1saII7gONUxMIbk13XkmCV (03/2017). 57