Khóa luận Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

pdf 68 trang thiennha21 16/04/2022 3521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_de_xuat_mot_so_giai_phap_giam_ngheo_da.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN THẾ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI XÃ TÂN THÀNH - HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa Học : 2015 – 2019 Thái Nguyên Năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN THẾ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI XÃ TÂN THÀNH - HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Lớp : K47 - KTNN N02 Khóa Học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Trung Hiếu Thái Nguyên Năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoan thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tính Thái Nguyên với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều trại xã Tân Thành, huyên Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên’’ Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đạo tạo giảng dậy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin cảm ơn thầy giáo ThS. Đỗ Trung Hiếu giảng viên khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ. Đồng thời tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Tân Thành, các ban nghành cùng nhân dân trong xã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái Nguyên, Tháng 05 Năm 2019 Sinh Viên Nguyễn Tiến Thế
  4. ii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận 3 1.4. Một số điểm mới của đề tài 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.1. Một số quan niệm về nghèo đa chiều, nghèo 5 2.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam 7 2.1.3. Nguyên nhân của đói nghèo 8 2.1.4. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 12 2.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay 12 2.2.2 Thực trạng nghèo tại Việt Nam 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13 3.1.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu 13 3.2. Nội dung nghiên cứu 13 3.3. Câu hỏi nghiên cứu 13 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 14 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 16 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1. Khái niệm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 18 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 18
  5. iii 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 20 4.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 26 4.2. Phân tích thực trang và nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu 29 4.2.1. Thực trạng nghèo của xã Tân Thành giai đoạn 2016-2018 29 4.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra 31 4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến nghèo của nhóm hộ điều tra 38 4.3. Các trường trình và chính sách giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại địa phương. 42 PHẦN 5. CÁC GIẢI PHÁP 44 5.1. Một số giải pháp giảm nghèo tại địa phương 44 5.1.1. Quan điểm định hướng 44 5.1.2. Mục tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tới: 46 5.2. Một số giải pháp giảm nghèo chủ yếu đối với xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 46 5.2.1. Giải pháp chung 46 5.2.2. Giải pháp cụ thể 50 5.3. Kết luận 52 5.4. Kiến nghị 53 5.4.1. Đối với nhà nước 53 5.4.2. Đối với chính quyền xã 54 5.4.3. Đối với hộ nghèo 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tân Thành năm 2018 19 Bảng 4.2: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của xã Tân Thành giai đoạn 2016-2018 20 Bảng 4.3 Tình hình chăn nuôi của xã Tân Thành 22 Bảng 4.4: Bảng cơ cấu Dân số và lao động của xã Tân Thành năm 2018 23 Bảng 4.5: Tình hình nghèo tại xã Tân Thành giai đoạn 2016-2018 30 Bảng 4.6: Thông tin chung về nhóm hộ điều tra 32 Bảng 4.7 Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra 33 Bảng 4.8: Tài sản của nhóm hộ điều tra 34 Bảng 4.9: Tình hình thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ điều tra 35 Bảng 4.10: Bảng kết qua chăn nuôi và thu nhập của nhóm hộ điều tra 36 Bảng 4.11: Chi phí cho sản xuất và chi phí phục vụ đời sống hàng ngày của nhóm hộ điều tra 37 Bảng 4.12: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra 38 Bàng 4.13: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra 39
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LHQ : Liên Hợp Quốc LĐTB&XH : Lao Động Thương Binh và Xã Hội UBND : Ủy Ban Nhân Dân KHKT : Khoa Học Kỹ Thuật XĐGN : Xóa Đói Giảm Nghèo
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nghèo đói là vấn đề mang tính chất toàn cầu luôn tồn tại trong xã hội. Nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, giả quyết vấn đề nghèo đói là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Ngày cả những nước phát triển cao cũng có tình trạng nghèo đói và phân biệt giàu nghèo. Sau quá trình đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong tất cả các lính vực Kinh tế - Văn hóa – An ninh – Quốc phòng. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội chưa đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một số bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thây đổi, gặp những khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo. Xác đinh rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và môi trường, với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường theo đinh hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà Nước và đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển KT-XH, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh ’’. Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết phải xóa bỏ đói nghèo và lạc hậu. Đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề của Đảng và Nhà Nước ta, bởi Nhà Nước không chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho dân mà còn xóa bỏ tận gốc các nguyên nhân gây ra đói nghèo trong dân cư. Để tập trung các nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các giải pháp, chính sách xóa đói giảm nghèo phải trở thành trương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với đinh hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhầm hộ trợ
  9. 2 trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn dinh đời sống, tự vươn thoát khỏi đói nghèo, vì vậy mà Đại hội 8 của Đảng đã xác định “ Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài ’’. Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80% dân cư sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu và kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dân tới năng xuất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp. Tỉ lệ nghèo đói phân bố không đều giữa các vùng miền, bất kỳ nơi nào từ thành phố đến nông thôn , đồng bằng đến miền núi, vùng xâu vùng xa vẫn tồn tại các hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo. Chính vì vậy quá trình xây dựng và đổi mới Đảng và Nhà Nước ta luôn đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo lên hàng đầu góp phần đem lại hiệu quả thiết thục cho người nghèo ổn định thu nhập nâng cao chất lượng đời sống và tạo mọi điều kiện để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo, để cho người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo nhằm hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh’’. Thái Nguyên là một tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tinh Thái Nguyên là một xã phần đông người dân sống bằng nghề nông nghiệp thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Điều kiện kinh tế xã hội khoa khăn nên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao nên công tác xóa đói giảm nghèo là một vấn đề cấp thiết và nan giải của xã. Từ những khóa khăn và nhu cầu bức thiết của người dân, nhằm tăng cường công tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao cuộc sông của người dân trên
  10. 3 địa bàn đó là lý do tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu -Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố chính ảnh hưởng đến nghèo của các hộ nông dân và đưa ra các giải pháp giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân trong xã. -Mục tiêu cụ thể + Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. + Điều tra sơ bộ và phân tích thực trạng đói nghèo. + Những nguyên nhân dẫn tới nghèo tại địa bàn nghiên cứu. + Tìm hiểu các trương trình giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại địa phương và các bài học cụ thể rút ra từ các trương trình đó. + Đề xuất được các biện pháp giảm nghèo phù hợp và thực sự thiết thực giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương, nhằm giảm tỉ lệ hộ nghèo và xây dựng địa phương ngày càng phát triển. 1.3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khóa học là cơ hội để cho sinh viên thực hành những kiến thức đã học, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế, các kỹ năng đặt câu hỏi, khai thác thông tin, các phương pháp PRA, khả năng phân tích xử lý số liệu, khả năng nhận định theo các nguyên lý phát triển nông thôn, sự tổng hợp và đưa ra những lý luận từ những vấn đề thực tiền Đề tài là nguồn tài liệu bổ sung cho kho thư viện phục vụ cho công tác nghiên cứu học tập của các bạn sinh viên khóa sau.
  11. 4 - Ý nghĩa trong thực tiễn Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như của toàn thể nhân dân xã Tân Thành nói riêng. Nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa phương tìm hiểu những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo và tác động của những chính sách này đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân tại địa phương. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp chính quyền và các ban nghành đoàn thể của xã đưa ra những biện pháp giảm nghèo và triển khai một cách có hiệu quả. 1.4. Một số điểm mới của đề tài Đề tài nghiên cứu giảm nghèo đa chiều giúp chúng ta có thể tìm hiểu sâu sắc và kỹ lưỡng về mọi mặt của những hộ điều tra. Giúp tiếp cận với nhân dân dễ dàng hơn so với các phương pháp tiếp cận khác. Với cách tiếp cận đa chiều chúng ta có thể hiểu hơn về đời sống cũng như cách sinh hoạt của người dân từ đó đưa ra nhiều cách giải quyết, nhiều biện pháp giúp nhân dân có thể thoát nghèo. Tiếp cận đa chiều cũng giúp chúng ta có nhiều cách để sử lý số liệu cũng như thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau qua đó kiểm định được tính chính sác cũng như phong phú về số liệu. 1.5. Bố cục của khóa luận Bố cục của khóa luận bao gồm những phần sau: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3: Phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5: Kết luận và kiến nghị
  12. 5 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số quan niệm về nghèo đa chiều, nghèo Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường, không được tiếp cận thông tin cũng được xác định là nghèo. Cái nghèo gắn liền với sự thiếu thốn thu nhập/chi tiêu mà còn là việc không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản khác. Với mục đích tác động tốt hơn, toàn diện hơn đến người nghèo, việc chuyển đổi đánh giá nghèo từ đơn chiều sang đa chiều nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập, nhưng lại nghèo về các chiều khác. Đây là phương pháp khắc phục những bất cập và hạn chế của chính sách hiện tại. Phương pháp này giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, song song với việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ, gia tăng mức độ che phủ thì yêu cầu xuyên suốt là phải nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản, trong đó có y tế, giáo dục hiện nay. Nghèo đa chiều được đo lường bằng mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; và thông tin, và được đo bằng 10 chỉ số. Hộ được coi là nghèo đa chiều nếu thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt (trên tổng số 10 chỉ số nói trên) trở lên. Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người
  13. 6 là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc. Theo khái niệm trên không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và nó thay đổi theo không gian và thời gian. Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo ai không nghèo để từ đó có các biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng. + Nghèo tuyệt đối Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta”. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997). + Nghèo tương đối Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
  14. 7 Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. 2.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam Ở nước ra căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau: Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiếu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. Ở Việt Nam thì nghèo đói được chia thành các mức khác nhau: Nghèo tuyệt đối, Nghèo tương đối, Nghèo có nhu cầu tối thiếu. -Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thỏa mãn nhu cầu tối thiếu của cuộc sống như: ăn, ở, mặc, đi lại, -Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trong bình của cộng đồng và địa phương đang xét. -Nghèo có nhu cầu tối thiếu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiếu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiếu.
  15. 8 -Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiếu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và không có khả năng trả nợ. -Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Ngoài ra còn có khái niệm về xã nghèo và vùng nghèo. + Xã nghèo là xã có những đặc trung sau: -Tỷ lệ hộ nghèo -Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt. -Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao. + Khái niệm về vùng nghèo: Vùng nghèo là chỉ đại bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao. 2.1.3. Nguyên nhân của đói nghèo Ở Việt Nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm: -Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực. -Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nện xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro,
  16. 9 -Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: + Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyên nông, khuyến lâm, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chết chưa đồng bộ. Chính sách nhiều rải rác chưa tập trung. + Các chính sách giảm nghèo hiện hành còn bất cập như được ban hành trên cơ sở phân tích nguyên nhân đói nghèo, chưa thực sự dựa trên nhu cầu của người cần hộ trợ. Hầu hết giải pháp giảm nghèo được đề xuất và thiết kế ở cấp quốc gia trong khi tất cả hoạt động giảm nghèo từ xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, đều thực hiện tại cấp cơ sở, thôn bản, nên các chính sách ban hành khó tiếp cận và phù hợp với địa phương. Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy: -Thiếu vốn: 70-90% tổng số hộ được điều tra. -Rủi ro, ốm đau: 10-15% tổng số hộ được điều tra. -Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40-50% tổng số hộ được điều tra. -Neo đơn, thiếu lao động: 6-15% tổng số hộ được điều tra. -Lười lao động, ăn chơi hoang phí: 5-6% tổng số hộ được điều tra. -Mắc tệ nạ xã hội: 2-3% tổng số hộ được điều tra. 2.1.4. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia 2.1.4.1. Hộ nghèo Ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-ttg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập binh quân từ 700.000 đồng/người/tháng.
  17. 10 Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 900.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 1.000.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 1.300.000 đồng/người/tháng. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. - Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; - Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. 2.1.4.2. Chuẩn mức xác định nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020 như sau: 1. Hộ nghèo a)Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 2. Hộ cận nghèo
  18. 11 a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 3. Hộ có mức sống trung bình a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng. Với cách đánh giản chuẩn mực nghèo đói theo thu nhập như trên tuy đã có tiến bộ và định mức thu nhập được quy thành gia trị, dễ so sánh nhưng vẫn còn một số hạn chế là: Không phản ánh được chỉ tiêu, tổng hợp mức sống của người nghèo(như tình trạng nhà cửa, tiện nghèo sinh hoạt, y tế, giáo dực và mức hưởng thụ các dịch vụ khác), không phản ánh được sự mất cân đói giữa chuẩn mực so với cuộc sống thực của người nghèo. Ở mỗi địa phương có thể quy định chuẩn nghèo khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình tại thời điểm nhất định. 2.1.4.3. Quy trình tổng điều tra rà soát hộ nghèo Bước 1: Tổ chức lực lượng và xây dựng phương án điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bước 2: Tập huấn nghiệp vụ điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo các cấp. Bước 3: Tuyên truyền thông tin trên các phương tiện truyền thông về mục tiêu, ý nghĩa của việc điều tra xác định hộ nghèo và trách nhiệm tham gia của các bên liên quan. Bước 4: Lập danh sách các hộ gia đình cấp thôn.
  19. 12 Bước 5: Phân loại hộ gia đình cấp thôn. Bước 6: Tổng hợp kết quả phân loại hộ gia đình các cấp xã/huyện/tỉnh. Bước 7: Thống nhất số lượng và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp huyện, xã, tỉnh. Bước 8: Bình xét danh sách các hộ nghèo cận nghèo. Bước 9: Lập dnah sách hộ nghèo và cận nghèo chính thức. Bước 10: Tổng hợp thông tin về đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bước 11: Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bước 12: Lập sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay Theo chương trình phát triển LHQ (PUND) gần ½ dân số thế giới sống dưới mức sống tối thiểu, tức là dưới 1 dola/ngày. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 448 triệu trẻ em sơ sinh chết vì không đủ trọng lượng. Ở các nước phát triển số trẻ em chết trước 5 tuổi lên đến 1/10. Hiện nay thế giới có 42 triệu người sống chung với HIV, trong đó 39 triệu người thuộc các nước phát triển. Riêng châu phi, theo dự đoán của các nhà khoa học, đến năm 2020 một số quốc gia sẽ mất đi ¼ dân số vì căn bệnh này. Hiện nay, trên thế giới có đến 876 triệu người bị mù chữ, trong đó phụ nữ chiếm đến 2/3. 2.2.2 Thực trạng nghèo tại Việt Nam Theo kết quả của tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trong cả nước theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 của Bộ LĐTB&XH. Cả nước có: -1.642.489 (6,70%) hộ nghèo. Trong đó: hộ nghèo về thu nhập là 1.423.912 hộ; hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là 212.229 hộ. -1.304.680 (5.32%) hộ cận nghèo.
  20. 13 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tình Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Tân Thành, huyên Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Các số liệu và thông tin, các chương trình thực hiện từ năm 2016-2018. - Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ tháng 2/2019 đến tháng 6/2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích thực trạng đói nghèo tại địa bàn nghiên cứu. - Đưa ra những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo tại địa bàn nghiên cứu. - Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Tân Thành, huyên Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Tác động của các trương trình giảm nghèo đã và đang triển khai tại địa phương tới công tác xóa đói giảm nghèo. - Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo và xây dựng địa phương ngày càng phát triển. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu Một là: Tại sao phải nghiên cứu tại xã Tân Thành?
  21. 14 Hai là: Nguyên nhân nào dẫn đến nghèo của hộ làm thế nào để xác đinh được một cách chính xác đâu là nguyên nhân dẫn tới đói nghèo của hộ từ đó tìm ra đâu là nguyên nhân chính đâu là nguyên nhân phụ? Ba là: Các chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước được triển khai thực hiện tại địa phương như thế nào? Cách thức triển khai, những kết quả đạt được và những kinh nghiệm tút ra trong quá trình thực hiện? Bốn là: Làm thế nào để đưa ra các giải pháp gắn với thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của người dân trong xã? - Các câu hỏi giả định: + Liệu thiếu vốn có phải là nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ điều tra? + Thiếu đất sản xuất, thiếu lao động, lười lao động, ỷ lại, trình độ học vấn thấp có là nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ điều tra? + Tệ nạ xã hội giả cả thị trường bấp bênh, thiếu thông tin khoa học kỹ thuật có là nguyên nhân dẫn đến nghèo? 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng một số phương pháp để thu thập các thông tin phục vụ nghiên cứu như sau: 3.4.1.1. Phương pháp thu thập sô liệu thứ cấp - Những báo cáo, chuyên đề và tài liệu tập huấn, các thông tin về công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. - Báo cáo tình hình công tác xã hội của địa phương. - Các thông tin do cán bộ địa phương cung cấp. - Các kết quả nghiên cứu, các kinh nghiệm giảm nghèo của các địa phương. 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a, Chọn điểm điều tra Xã Tân Thành là một xã vùng sâu thuộc xã vùng 2 của huyện cách trung tâm huyện khoảng 7km, được chia thành 12 xóm là một xã thuần nông người
  22. 15 dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên đời sống của người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Với đặc thù của một xã miền núi nên có sự khác nhau giữa các vùng của xã do giao thông xã phân chia thành 2 vùng chính điều kiện kinh tế, giao thông khác nhau vì vậy dựa vào đặc điểm đó ta chọn điểm điều tra theo từng vùng mỗi vùng chọn ra 2 xóm ngẫu nhiên để điều tra phỏng vấn. Tân Thành được chia thành 2 vùng chính đó là: + Vùng 1: gồm 5 xóm là Xóm Vo, Đồng Bốn, La Lẻ, Non Chanh, Cầu Muối, đây là vùng có điều kiện thuận lợi hơn so với vùng núi cao điều kiện giao thông thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế. Ngoài ra còn thuận lợi về nguồn nước nên kinh tế ở đây phát triển hơn. Vùng này chọn ra 2 xóm là Đồng Bốn, Non Chanh. 2 xóm này còn tỷ lệ hộ nghèo cao. + Vùng 2: gồm 7 xóm là Hòa Lâm, Hà Châu, Suối Lửa, Đồng Bầu Ngoài, Đồng Bầu Trong, Na Bì, Tân Yên, đây là vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển, số lượng hộ nghèo cao vì cách khá xa trung tâm xã đường đi lại khó khăn, 1 số hộ chưa có điện lưới quốc gia. Vùng này chọn ra 2 xóm là: Hòa lâm, Đồng Bầu Trong. b, Chọn mẫu điều tra -Địa bàn điều tra: Chọn 04 xóm trong tổng số 12 xóm của xã, trong đó: + Chọn 2 xóm vùng 1: Đồng Bốn, Non Chanh. + Chọn 2 xóm vùng 2: Hòa Lâm,Đồng Bầu Trong. + Số lượng mẫu điều tra hộ: 45 hộ thuộc 4 xóm. + Tiến hành phỏng vẫn các hộ nông dân, cán bộ xã và trưởng thôn. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã điều tra: -Lãnh đạo phụ trách nông lâm nghiệp. -Cán bộ liên quan đến khuyến nông. -Có đại diện các ban ngành, thành phần: Phự nữ, thanh niên, đất đai, văn hóa xã hội
  23. 16 -Người dân trong địa bàn nghiên cứu. c, Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát: Quan sat trực quan về điều kiện thực tế của địa bàn cũng như về thông tin của hộ điều tra để có được những thông tin cần thiết. Đồng thời quan sat cũng là một phương pháp kiểm tra tính chính xác của thông tin phỏng vấn được. - Điều tra bằng bảng hỏi: Dựa vào bảng hỏi đã thiết lập, tiến hành phỏng vẫn trực tiếp kết hợp với phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc một cách linh hoạt. - Phỏng vấn bán câu trúc: tùy thuộc vào điều kiện thực tế của các đối tượng được điều tra mà đặt ra các câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh theo các nội dung có trước. d, Nội dung điều tra Phiếu điều tra bao gồm các nội dung liên quan đến thông tin chung của hộ, tình hình sản xuất của hộ. 3.4.1.3.Phương pháp kiểm tra thông tin thu thập được Những thông tin thu thập được cần được kiểm tra chéo để tăng thêm tính chính xác và độ tin cậy của thông tin. 3.4.1.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu - Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao chủ phù hợp với các mục tiêu của đề tài. - Số liệu sơ cấp: Được sử lý trên bảng Excel. - Các số liệu phân tích được so sanh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ + Bình quân diện tích đất đai/hộ.
  24. 17 + Bình quân diện tích đất đai/nhân khẩu. + Bình quân số vốn vay/hộ được vay. + tỷ lệ lao động/nhân khẩu. Chỉ tiêu phản ảnh kinh tế hộ + Tổng thu nhập = thu từ sản xuất nông nghiệp + thu từ khoản khác. + Chi phi sản xuất = chi phí cho trồng trọt + chi phí cho chăn nuôi. + Chi phí = chi phí sản xuất + chi phí khác. + Thu nhập thuần = tổng thu nhập – chi phí sản xuất. + Bình quân thu nhập đầu người (đồng/người/tháng) = tổng thu nhập/số khẩu*12. + Chỉ tiêu bình quân đầu người (đồng/khẩu/tháng) = tổng chi phí cho phục vụ đời sống, sinh hoạt /khẩu*12. Chỉ tiêu đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo + Tỷ lệ hộ nghèo = tổng số hộ nghèo/tổng số hộ. + Tỷ lệ hộ cận nghèo = tổng số hộ cận nghèo/tổng số hộ.
  25. 18 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái niệm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Xã Tân Thành là một xã thuộc vùng 2 của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Xã nằm ở phía đông bắc của huyện cách trung tâm huyện khoảng 7km, và thuộc khu vực Trung Du. Có tổng diện tích đất tự nhiên là Đất nông nghiệp là được chia thành 12 xóm là Xóm Vo, Đồng Bốn, Hòa Lâm, Hà Châu, Suối Lửa, La Lẻ, Non Chanh, Đồng Bầu Ngoài, Đồng Bầu Trong, Na Bì, Cầu Muối, Tân Yên. - Phía Đông giáp với: Xã Tân Tiến, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp với: Xã Tân Kim, huyện Phú Bình. - Phía Nam giáp với: Xã Tân Hòa, huyện Phú Bình. - Phía Bắc giáp với: Xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ. Địa hình địa mạo Tân Thành là một xã có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi to nhỏ khác nhau. Cách cánh đồng sản xuất nông nghiệp của người dân chủ yếu nằm dưới các chân núi, chân đồi và với địa hình thung lũng nên vào mùa mưa rất dễ có hiện tượng ngập úng làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của người dân trong xã. Đặc điểm khí hậu, thủy văn Nằm chung với khí hậu, thời tiết của huyện Phú Bình, xã Tân Thành mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm 2 mùa rõ rệt. - Nhiệt độ: Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của xã giao động khoảng 23.1° - 24.4°C Nhiệt độ chênh
  26. 19 lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 là 28.9°C) và tháng lạnh nhất (tháng 1 là 15.2°C) là 13.7°C. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1206 – 1570 giờ. - Lương mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2000 đến 2500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6,7,8 và thấp nhất vào tháng 11,12. - Thủy văn: Xã đã xây dựng được hệ thống mương máng ở hầu hết các xóm, xung quanh xã có nhiều các dòng suối lớn nhỏ chảy qua các xóm khác nhau. Hầu như ở mỗi xóm đã có một đập thủy lợi dùng để tích chữ nước cho sản xuất của cả xóm, cũng như các xóm liền kề khác. Tài nguyên a, Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 2856.06 ha trong đó đất nông nghiệp là 2637.47 ha. Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Tân Thành năm 2018 Các loại đất chính 2014 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 2856.06 100 I.Đất nông nghiệp 1737.47 60.83 - Đất sản xuất nông nghiệp 1005.63 57.88 - Đất trồng cây hàng năm 400.39 23.04 - Đất trồng cây hàng năm khác 50.86 2.93 - Đất trồng cây lâu năm 100.71 5.8 - Đất nông nghiệp khác 21.96 1.26 - Đất phi nông nghiệp 158.08 9.1 II. Đất lâm nghiệp 1085.12 38 - Đất rừng sản xuất 1085.12 38 III. Đất nuôi trồng thủy sản 60.31 2.11 (Nguồn: UBND xã Tân Thành) Từ bàng trên cho thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích với 1737.47 ha chiếm 60.83%. Cơ cấu các loại đất Lâm nghiệp với tổng
  27. 20 diện tích là 1085.12 ha chiếm 38% người dân chủ yếu sử dụng để trồng cây lâm nghiệp có thời gian ngắn như Keo. Đất nuôi trồng thủy sản 60.31 ha chiếm 2.11%. b, Tài nguyên nước Xã Tân Thành có nhiều suối và khe lạch nhỏ, ao, hồ phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 4.1.2.1. Kinh tế a, Sản xuất nông nghiệp Kinh tế của vùng chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiệp là chủ yếu. Các ngành nghê phụ, thương mại dịch vụ kém phát triển. * Trồng trọt: Bảng 4.2: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của xã Tân Thành giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 STT Loại cây trồng Diện Sản Diện Sản Diện Sản tích lượng tích lượng tích lượng (ha) (tấn) (ha) (tấn) (ha) (tấn) 1 Lúa mùa 351 1825.2 351 1842.2 351 1860.3 2 Lúa chiêm xuân 197 1024.4 125 650 120 630 3 Ngô vụ đông 50 210 50 210 50 212.5 4 Ngô vụ xuân 50 210 53 222.6 50 215 5 Ngô vụ hè 43 180.6 42 180.6 43 184.9 6 Cây lạc 150 217.5 225 337.5 207 310.5 7 Cây sắn 112 1201.6 80 1100 75 1005 (Nguồn: UBND xã Tân Thành) * Năm 2016: a, Cây lúa: Tổng diện tích 548 ha, năng suất 52 tạ/ha, sản lượng 2849,6 tấn. Trong đó: - Lúa chiêm xuân: 197 ha, năng suất 51 tạ, sản lượng 1024,4 tấn. Trong đó lúa lai chiếm 14 ha, năng suất 62,5 tạ.
  28. 21 - Lúa mùa: diện tích là 351 ha, năng suất 52 tạ, sản lượng 1825,2 tấn. Trong đó lúa lai la 52 ha, năng suất 62 tạ. b, Cây ngô: Tổng diện tích 142 ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 496,4 tấn. Trong đó: - Ngô đông: tổng diện tích 50 ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 210 tấn. - Ngô xuân: tổng diện tích 50 ha, năng suất 42 tạ/ha, sảng lượng 210 tấn. - Ngô hè: tổng diện tích 43 ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 180,6 tấn. c, Cây màu: - Cây lạc: 150 ha, năng suất 14,5 tạ/ha, sản lượng 217,5 tấn. ( Sản lượng cây lạc giảm so với kế hoạch là do đầu năm 2016 mưa nhiều, đã chuyển diện tích cây lạc sang trồng lúa chiêm xuân, nên diện tích giảm 75 ha) - Cây sắn: 112 ha, năng suất 143 tạ/ha, sản lượng 1601,6 tấn. * Năm 2017: a, Cây lúa: 476 ha, năng suất 52 tạ/ha, sản lượng 2492,2 tấn. Trong đó: - Lúa chiêm xuân: 125 ha, năng suất 52 tạ, sản lượng 650 tấn. - Lúa mùa: diện tích 351 ha, năng suất 52 tạ, sản lượng 1842,2 tấn. b, Cây ngô: 146 ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 613,2 tấn. Trong đó: - Ngô đông: diện tích 50ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 210 tấn. - Ngô xuân: diện tích 53ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 222,6 tấn. - Ngô hè: diện tích 43ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 180,6 tấn. c, Cây màu: - Cây lạc: 225 ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 337,5 tấn. - Cây sắn: 80 ha, năng suất 143 tạ/ha, sản lượng 1100 tấn. * Năm 2018: a, Cây lúa: 471 ha, năng suất 52.5 tạ/ha, sản lượng 2490,3 tấn. Trong đó: - Lúa chiêm xuân: 120 ha, năng suất 52,5 tạ/ha, sản lượng 630 tấn. - Lúa mùa: 351 ha, năng suất 53 tạ/ha, sản lượng 1860,3 tấn.
  29. 22 b, Cây ngô: 143 ha, năng suất 42,5 tạ/ha, sản lượng 612,4 tấn. Trong đó: - Ngô đông: 50ha, năng suất 42,5 tạ/ha, sản lượng 212,5 tấn. - Ngô xuân: 50 ha, năng suất 43 tạ/ha, sản lượng 215 tấn. - Ngô hè: 43 tạ, năng suất 43 tạ/ha, sản lượng 184,9 tấn. c, Cây màu: - Cây lạc: 207 ha, năng suất 15 tạ, sản lượng 310,5 tấn. - Cây sắn: 80 ha, năng suất 143 tạ/ha, sản lượng 1144 tấn. * Chăn nuôi: Trồng trọt là ngành đào tạo, tạo tiền đề cho ngành chăn nuôi phát triển. Tận dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt làm thức ăn, nguyên liệu cho ngành chăn nuôi đã góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi ở địa phương. Tình hình phát triển chăn nuôi khá ổn định. Bảng 4.3 Tình hình chăn nuôi của xã Tân Thành STT Vật nuôi ĐVT Năm Năm Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ 1 Trâu Con 1115 1110 1112 99,5 100,2 99,85 2 Bò Con 142 140 140 98,6 100 99,3 3 Lợn Con 10940 10000 11000 91,4 110 100,7 4 Thủy Cầm Con 11000 15000 30000 136,4 200 168,2 5 Gia cầm Con 300000 300000 320000 100 106,6 103,3 (Nguồn: UBND xã Tân Thành) Từ bảng trên cho ta thấy tổng đàn trâu bò có sự thay đổi không đáng kể và tăng, giảm nhẹ qua các năm. Đàn trâu năm 2017 tăng 99,5% so với năm 2016, đến năm 2018 đàn trâu tiếp tục tăng 2 con so với năm 2017. Trâu chủ yếu nuôi để lấy sức kéo và lấy phân để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ở đây ta thấy tổng số Thủy Cầm tăng cao do nuôi Thủy Cầm có giá trị kinh tế cao không tốn nhiều sức lao động nên dân đã đầu tư vốn để nuôi, một số gia đình đã góp chung vốn để đầu tư ao nuôi. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 168,2%.
  30. 23 Đàn bò và đàn lợn cũng tăng bình quân bò tăng 99,3%, lợn tăng 100,7% từ đó cho thấy người dân đã tận dụng được tiềm năng về thức ăn, sức lao động trong thời gian nông nhàn để nâng cao thu nhập cho đời sống. Phần lớn người dân trên địa bàn xã đều chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình. Vẫn còn nhiều hộ gia đình đặt chuồng trại gần nơi ở và sinh hoạt của gia đình gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. b, Sản xuất lâm nghiệp: Tỷ lệ che phủ trên địa bàn xã ổn định 40%. Cây rừng phát triển tốt, khai thác đúng quy định. Trồng rừng mới 140 ha, trong đó trồng cây dự án theo Quy định 38 của Thủ tướng Chính phủ được 25,8 ha. c, Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và thương mại dịch vụ. Trên địa bàn xã có một số hộ sản xuất phi nông nghiệp như: làm mộc, khai thác vật liệu xây dựng, làm đậu, bán hàng tạp hóa, vật tư nông nghiệp nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ. 4.1.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội * Đặc điểm dân số và lao động: Bảng 4.4: Bảng cơ cấu Dân số và lao động của xã Tân Thành năm 2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) 1 Tổng số hộ Hộ 1336 100 2 Tổng số nhân khẩu Người 5550 100 Tổng số lao động LĐ 5050 100 3 Lao động nông nghiệp LĐ 4500 89,1 Lao động phi nông nghiệp LĐ 550 10,9 4 Số khẩu bình quân/hộ Khẩu/hộ 4,15 - 5 Số lao động bình quân/hộ Khẩu/hộ 3,77 - (Nguồn: UBND xã Tân Thành) Xã Tân Thành có 7 dân tộc cùng sinh sống. Người dân tộc thiểu số chiếm tới 70%, mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, làm đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc.
  31. 24 - Tổng số hộ: 1336 - Tổng sô dân trong toàn xã là: 5550 - Số lao động là: 5050 * Cơ sở hạ tầng - Điện: Được sự đầu tư lớn của Nhà nước tới nay điện lưới Quốc gia đã tới được hầu hết mọi người dân, chỉ còn 1 số hộ không có điều kiện để kéo điện sử dụng - Giao thông: Trong những năm qua đã được sự đầu tư trên địa bàn xã. Xã có trục đường chính là tuyến đường Tỉnh lộ 269B nối liền từ trung tâm huyện Phú Bình đi qua xã Tân Thành và nối Tân Thành đi đến các xã Hợp Tiến. Hầu hết các đường giao thông liên xóm thì cũng đã được bê tông hóa gần hết trong trương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó vẫn còn một số đoạn đường đất chưa được đổ bê tông vì thiếu vốn và do một số hộ gia đình gây khó khăn trong việc hiến tặng đất rìa đường nên vào mùa mưa vẫn còn khá bẩn dẫn đến việc đi lại và sản xuất của người dân còn gập nhiều khó khăn. -Giáo dục: Được sự đầu tư của chính phủ, sự nỗ lực quan tâm của các chính quyền tới nay xã có 1 trường mầm non nằm ở trung tâm xã. Trường cấp 1 có 1 trường với dẫy nhà tầng gồm 12 phòng học kiên cố. Trường cấp 2 có 1 trường với dẫy nhà tầng gồm 12 phòng kiên cố. - Trạm y tế: Cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho công tác Y tế của địa phương, công tác phòng chống dịch bệnh được duy trì thường xuyên, không có dịch bệnh lớn xẩy ra trên địa bàn, trạm y tế xã đạt đơn vị xuất sắc năm 2018. - Thủy lợi: Hầu hết ở tất cả các xóm đều có đập dự chữ nước đủ sử dụng cho việc sản xuất của người dân, hệ thống kênh mương cũng đã được chú trọng và đầu từ bê tông hóa gần như hoàn toàn. - Chợ: Hiện nay xã đã quy hoạch 1 khu chợ nằm ngay trung tâm xã, hiện nay đang trong quá trình xây dựng.
  32. 25 * Văn hóa, y tế, giáo dục a, Văn hóa Cùng với sự phát triển của kinh tế, hoạt động văn hóa của xã trong những năm qua được trú trọng, phối hợp với các đoàn thể tổ chức lễ hội, đón tết cổ truyền và hội xuân vui tưới, lành mạnh, an toàn tiết kiệm, việc cưới xin, ma chay thực hiện đúng nếp sống văn hóa. Luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, thường xuyên duy trì các hoạt động tuyên truyền phỏ biến kịp thời các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. b, Y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được quan tâm chú trọng, trạm Y tế thục hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình phòng chống bệnh lao, phong các trương trình chăm sóc sức khoier, trương trình tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo chế độ khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác ké hoạch hóa gia đình được chỉ đạo chặt chẽ, thục hiên tốt công tác truyền thông dân số. Tuyên truyền người dân chấp hành pháp lệnh dân số, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, ổn định để xây dựng cuộc sống ấm nó hạnh phúc. c, Giáo dục Thực hiện các cuộc vận động mọi học sinh đến lớp để duy trì sỹ số, ổn định nề nếp dậy và học. Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, tham dự thi học sinh giỏi cấp huyện, giáo viên dậy giỏi. Triển khai và tham gia các hoạt động do trường và cấp trên phát động. d, An ninh trật tự xã hội Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã cơ bản được đảm bảo, ổn định không sảy ra những vụ việc lớn và phức tạp. Trong năm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Công an xã đã tiếp nhận và giải quyết, sử lý kịp thời các
  33. 26 vụ việc sảy ra trên địa bàn, với tổng số 16 vụ việc được phát hiện tiếp nhận và sử lý. Không có vụ việc tồn đọng. Nhân dân trong xã luôn gắn bó đoàn kết phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Thực hiện tốt quy chế phối hợp 3 lực lượng, Công an, Dân quân và Bộ đội tham gia bảo vệ an ninh - Tàng trữ trái phép chất ma túy: 02 vụ = 02 đối tượng, vụ việc được chuyển ra công an huyện giải quyết theo thẩm quyền. - Trộm cắp tài sản: 07 vụ = 03 đối tượng, vụ việc chuyển công an huyện giải quyết theo thẩm quyền. - Cố ý gây thương tích: 02 vụ= 02 đối tượng, giải quyết tại xã 01 vụ, chuyển công an huyện 01 vụ. - Mua bán pháo nổ: 02 vụ, vụ việc chuyển công an huyện giải quyết theo thẩm quyền. - Đánh bạc: 01 vụ = 08 đối tượng, vụ việc chuyển công an huyện giải quyết theo thẩm quyền. 4.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu * Thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội của xã - Tân Thành là xã miền núi có diện tích đất đai rộng lớn và địa hình đất đất đai đa dạng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi. - Dân cư sống tại xã chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm tới 70% dân số. Xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, đi cùng với đó là kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất từ lâu đời là những thế mạnh rất lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. - Vị trí địa lý nằm giáp ranh với nhiều xã, không cách quá xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khá phát triển đó là những thuận lợi để cho người dân trong xã có thể tận dụng để làm ăn phát triển kinh tế. - Chính quyền và bà con nhân dân, an ninh chính trị luôn được đảm bảo, ổn định và thuận lợi cho sự phát triển của xã.
  34. 27 * Khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của xã - Trình độ dân trí và nhận thức của bà con vẫn còn nhiều hạn chế do ảnh hưởng và chịu chi phối nặng nề của lối sống và sinh hoạt truyền thống của dân tộc mình. - Kinh tế thì vẫn chủ yếu dựa và nông nghiệp sản xuất với quy mổ nhỏ lẻ thiếu tập trung do vậy mà hiệu quả kinh tế thu nhập còn thấp. - Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và phương thức sản xuất mới chưa được sâu và rộng trong cộng đồng dân cư. - Vẫn còn nhiều phong tục tập quán mang tính chất lạc hậu như ma chay, cưới hỏi còn rườm rà gây ra nhiều tốn kém. - Khí triển khai thực hiện các chương trình dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật nhận thức của bà con còn kém do vậy mà hiệu quả chưa cao. - Khí hậu và điều kiện tự nhiên cũng gây ảnh hường và nhiều thiệt hại cho người dân trong xây dựng và phát triền kinh tế của bà con. - Nguồn vốn tập trung cho xây dựng và sản xuất của bà con hàng năm là chưa có nhiều, hàng năm mặc dù có các đợt cho vay sản xuất song số tiền cho vay còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất với quy mô lớn. - Thị trường sản phẩm đầu ra cho sản phầm còn nhiều hạn chế và bất cập nhiều sản phẩm như thịt lợn, gà luôn có sự biến động gây ra nhiều rủi ro và thiệt hại cho người dân trong quá trình sản xuất. - Dịch bệnh ở gia súc gia cầm như cúm, đầu đen ở gà. Điển hình như Dịch tả lợn châu phi năm 2019 làm cho giá thịt lợn thấp xuống trong khi giá của thức ăn đầu vào lại lên cao do vậy làm cho bà con chăn nuôi trong xã bị thua lỗ. - Bên cạnh đó là việc phát triển của xã hội cùng với nhận thức của bà con chưa được nâng cao do vậy còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút
  35. 28 * Cơ hội - Có cơ hội tiếp cận với KH – KT hiện đại trong cơ chế mở cửa và sự phát triển nền kinh rế nhiều thành phần với nhiều chương trình dự án và các ké hoạch được Đảng và Nhà nước đưa ra thì xã có nhiều cơ hội trong việc tiếp xúc và phát triển tiềm lực cùng với sự chuyển giao khoa học kỹ thuật. - Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành khi triển khai các chương trình chính sách và nội dung thực hiện cán bộ và chính quyền địa phương các cấp luôn cố gắng và nỗ lực trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật tập huấn hướng dẫn bà con trong việc làm phát triển kinh tế và giữ vững ổn định xã hội. - Thị trường được mở rộng cho các sản phẩm hàng hóa việc phát triển giao thông buôn bán giữa các vùng ngày càng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hét đặc biệt là khi có tuyến đường tỉnh lộ 269B chạy qua địa phận xã, bên cạnh đó là xu thế hội nhập có nhiều dự án chương trình và sự trao đổi sản phẩm, trao đổi thông tin buôn bán các mặt hàng khác nhau từ những hàng hóa là yếu tố đầu vào cho tới những yếu tố đầu ra. * Thách thức - Thiếu vốn trong sản xuất là vấn đề lớn nhất với khu vực bởi hiện tại chưa có nhiều chương trình khác nhau để vay vốn sản xuất nhưng một thực tế đặt ra đó là nguồn vốn cho vay là quá thấp bên cạnh đó là vấn đề thủ tục vay cũng như thiếu đi phương pháp xác định cách thức sử dụng vốn. - Đầu ra sản phẩm luôn có tính cạnh tranh cao thị trường luôn tràn ngập nhiều mẫu mã sản phẩm có giá trị cạnh tranh và phương thức sản xuất khác nhau do vậy mà việc tìm kiếm một thị trường tiềm năng có thể tiêu thụ được sản phẩm và ít có tính cạnh tranh, không phải chịu chi phối bởi cách thức sản xuất bầy đàn thực sự là một vấn đề nan giải.
  36. 29 - Dịch bênh trong chăn nuôi, trồng trọ phát triển kinh tế luôn luôn chứa đựng những rủi ro nhất định không chỉ trong làm ăn buồn bán kinh doanh mà ngay cả trong sản xuất nông nghiệp thì điều này cũng vậy, không thể tính trước những biến động một cách chính xác về thời tiết hay khi có sự bùng phát của các loại dịch bệnh nó làm điêu đứng và giảm đi năng suất thậm chí là mất không các giá trị về tài sản về chăn nuôi hay trồng trọt, nó dẫn theo những biên động về giá cả mà ta không thể biết trước đó là những thách thức mà không phải một sớm một chiều có thể giải quyết. 4.2. Phân tích thực trang và nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu 4.2.1. Thực trạng nghèo của xã Tân Thành giai đoạn 2016-2018 Nghèo đói luôn là một vấn đề lớn của xã hội nói chung và của xã Tân Thành nói riêng trong những năm qua nghèo đói là vấn đề khó giải quyết và tồn đọng sâu rộng trong cộng đồng nhân dân xã. Mặc dù trong những năm qua được sự đầu tư cô gắng khắc phục và đầu tư bằng nhiều chương trình, dự án từ các nguồn viện trợ của chính phủ và chương trình nước ngoài song hiện nay tỷ lệ hộ nghèo trong xã vẫn còn khá cao và còn nhiều vấn đề xoay quanh nó chưa được tháo gỡ. Cơ sở để phân định hộ nghèo của xã căn cứ theo quyết đinh số 59/2015/QĐ-ttg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Tính hình hộ nghèo của xã được thể hiện qua bảng sau:
  37. 30 Bảng 4.5: Tình hình nghèo tại xã Tân Thành giai đoạn 2016-2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số Số hộ Tỷ lệ hộ Tổng số Số hộ Tỷ lệ hộ Tổng số Số hộ Tỷ lệ hộ STT Đơn vị hành chính (hộ) nghèo nghèo (hộ) nghèo nghèo (hộ) nghèo nghèo (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) 1 Cầu Muối 111 16 14,4 115 11 9,5 117 9 17,9 2 Non Tranh 118 30 25,4 123 33 26,8 120 27 22,5 3 Hòa Lâm 173 48 27,7 178 50 28,1 177 41 23,2 4 Đồng Bầu Trong 121 34 28,1 121 34 28,1 115 29 25,2 5 La Lẻ 137 16 11,7 137 16 11,7 139 14 10,1 6 Đồng Bầu Ngoài 30 9 30 32 11 34,4 32 10 31,3 7 Suối Lửa 84 21 25 87 22 25,3 85 18 21,2 8 Na Bì 104 20 19,2 100 22 22 102 19 18,6 9 Đồng Bốn 171 48 28,1 171 53 31 180 49 27,2 10 Tân Yên 98 19 19,4 100 19 19 106 15 14,2 11 Hà Châu 31 6 19,3 32 7 21,9 33 6 18,8 12 Vo 125 13 10,4 130 14 10,7 130 12 9,2 Tổng 1303 280 21,5 1326 292 22 1336 249 18,6 (Nguồn: UBND xã Tân Thành) Ta thấy hộ nghèo ở xã Tân Thành chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016 toàn xã có 21,5% hộ nghèo, trong đó xóm Đồng Bầu Ngoài có số hộ nghèo cao nhất chiếm 30%, tiếp đó là các xóm Đồng Bốn, Đồng Bầu Trong đều chiếm 28,1%, Hòa Lâm với 27,7% hộ nghèo, tiếp đó là Non Tranh và Suối Lửa với trên 25%, Na Bì, Tân Yên, Hà Châu với tỷ lệ hộ nghèo là hơn 19%, cuối cùng là 3 xóm Vo, La Lẻ, Cầu Muối lần
  38. 31 lượt là 10,4% - 11,7% và 14,4%. Qua đó ta thấy hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất ởcác xóm vùng sâu và của các vùng là khác nhau do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Đến năm 2017 do điều kiện kinh tế, xã hội có sự thay đổi nhẹ, và do ảnh hưởng của khí hậu và thiên tai nên số hộ nghèo của xã trong năm 2017 tăng 12 hộ (tăng 0,5%) so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo của các xóm tăng giảm không đáng kể. Đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo là 18,6% đã giảm 43 hộ ( giảm 3,4%) so với năm 2018 và giảm 31 hộ ( giảm 2,9%) so với năm 2016. Giảm nhiều nhất là xóm Hòa Lâm với 4,9% so với 2017, Tân Yên 4.8%, Non Tranh 4,3%, các xóm còn lại cũng giảm <4%. Duy nhất có Cầu Muối là số hộ nghèo trong năm 2018 tăng 8,4% so với năm 2017. Đây là điều đáng mừng của xã trong công tác xóa đói giảm nghèo, nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo của tất cả các xóm trong xã là ngang bằng nhau. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao cho thấy công tác xóa đói giảm nghèo của xã còn gặp nhiều khó khăn, cần sự quan tâm của các cấp chính quyền đoàn thể, và quan trọng hơn cả là sự cố gắng của chính người dân trong xã. 4.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra 4.2.2.1. Thông tin chung về nhóm hộ điều tra - Tân Thành là 1 xã vùng sâu có địa hình phức tạp. Xã Tân Thành được chia thành 2 vùng, vùng 1 gồm 5 xóm là gần trung tâm xã, vùng 2 gồm 7 xóm là vùng nhiều đối núi cách xa trung tâm xã. + Căn cứ vào kết quả phân loại hộ của xã. + Căn cứ vào thực trạng nghèo, tính phân vùng của xã. Để đảm bảo độ tin cậy và có tính đại diện cao tôi tiến hành chọn: + Vùng 1: tôi chọn Đồng Bốn, Non Chanh. + Vùng 2: tôi chọn Hòa Lâm,Đầu Bầu Trong
  39. 32 Sau khi tổng hợp từ số liệu bảng hỏi có thể đưa ra một số thông tin chủ yếu của các hộ được điều tra như sau: Bảng 4.6: Thông tin chung về nhóm hộ điều tra Hộ Đơn vị Nghèo Cận nghèo Chỉ tiêu tính (n=30) (n=15) Số nhân khẩu điều tra Người 135 60 Số lao động Người 66 40 Số hộ điều tra Hộ 30 15 Tuổi trung bình của các chủ hộ Tuổi 45 46 Số nhân khẩu/hộ Người/hộ 4.5 4 Số lao động/hộ Người/hộ 2.2 2,6 Tỷ lệ Không đi học 10 0 trình độ Cấp 1 44,5 40 văn hóa Cấp 2 % 32,5 45 của chủ Cấp 3 8,5 10 hộ (%) Trung cấp, cao đẳng, đại 4,5 5 học Tỷ lệ lao động/nhân khẩu % 48,8 66,6 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua điều tra 45 hộ trong đó có 30 hộ nghèo và 15 hộ cận nghèo ta thấy: + Đối với 30 hộ nghèo được điều tra có 135 nhân khẩu và hộ cận nghèo có 60 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ nghèo trung bình có 4,5 nhân khẩu/hộ, hộ cận nghèo có trung bình 4 nhân khẩu/hộ. Điều đó cho thấy số nhân khẩu bình quân của nhóm hộ cận nghèo thấp hơn nhóm hộ nghèo, nó cũng ảnh hướng tới số lao động bình quân của hộ. + Ở nhóm hộ nghèo bình quân mỗi hộ có 2,2 lao động trong khi đó nhóm hộ cận nghèo có trung bình 2,6 lao động. Có thể thấy rằng số bình quân lao động/hộ có ảnh hưởng tới sản xuất và thu nhập của hộ. Và có sự phân chua các nhóm hộ. + Tuổi trung bình giữa 2 nhóm hộ cũng có sự khác nhau. Ở nhóm hộ nghèo trung bình mỗi chủ hộ có độ tuổi chung bình là 45 tuổi còn đối với nhóm
  40. 33 hộ cận nghèo là 46 tuổi, không có sự chênh lệch nhiều về số tuổi bình quân giữa các chủ hộ. + Trình độ văn hóa của các chủ hộ phản ánh khả năng tiếp nhận thông tin và khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng như khả năng sử lý các nguồn thông tin liên quan đến việc sản xuất hàng ngày của hộ. Ở nhóm hộ nghèo, vẫn còn 10% chủ hộ không có điều kiện đi học, chủ hộ đa số chỉ học đến cấm 1 với 44,5%, số chủ hộ học đến cấp 2 là 32,5%, số chủ hộ học đến cấp 3 chiếm rất ít với 8,5%, các chủ hộ có cao đẳng-đại học chiếm 4,5%. Ở nhóm hộ cận nghèo, chủ hộ học đến cấp 1 là 40%, cao nhất là nhóm chủ hộ học đến cấp 2 với 45%, số chủ hộ học đến cấp 3 và cao đẳng-đại học vẫn còn thấp lần lượt là 10% và 5%. 4.2.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra. Nhân khẩu và lao động là hai nhân tố quyết định tới hoạt động sản xuất và thu nhập của hộ, hộ nhiều nhân khẩu sẽ có nhiều nguồn thu nhập tuy nhiên điều này chỉ đúng đối với những nhân khẩu nằm trong độ tuổi và có khả năng lao động. Nếu những nhân khẩu này trong hộ là những người phụ thuộc, không có khả năng lao động không có thu nhập ổn định sẽ dẫn tới khó khăn trong hoạt động sản xuất và thu nhập của hộ và dẫn tới nghèo. Bảng 4.7 Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra Vùng 1 Vùng 2 Nghèo Cận Nghèo Cận Tiêu chí (n=15) nghèo (n=15) nghèo (n=5) (n=5) Tổng số hộ 15 5 15 5 Nhân khẩu 60 25 75 25 Lao động chính 40 14 45 20 Bình quân nhân khẩu/hộ(Người) 4 5 5 5 Bình quân lao động/hộ(Người) 2,6 2,8 3 4 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
  41. 34 Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ phiếu điều tra của 2 vùng là bằng nhau có 20 phiếu điều tra trong đó có 15 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo. Có thể thấy: + Số nhân khẩu/hộ giữa các hộ và các vùng không có sự chênh lệch nhiều, ở vùng 1 bình quân nhân khẩu/hộ là 4 còn ở vùng 2 là 5. + Nhìn chung bình quân lao động/hộ của các hộ nghèo ở cả 2 vùng là ngang nhau. Tuy nhiên đối với hộ cận nghèo thì ở vùng 2 là 4 cao hơn vùng 1 là 2,8. Điều này thể hiện rõ số lao động của hộ có ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và sinh hoạt của hộ. 4.2.2.3. Tư liệu sản xuất và tài sản của nhóm hộ điều tra Tài sản thể hiện điều kiện phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt của hộ. Muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc trước tiên phải đủ ăn, mặc đủ các phương tiện để phục vụ cho nhau cầu sinh hoạt trong gia đình. Qua điều tra và tổng hợp số liệu có được tình hình tài sản của các hộ điều tra thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.8: Tài sản của nhóm hộ điều tra (ĐVT: %) Nhóm hộ Nhóm hộ cận Chỉ tiêu nghèo (n=30) nghèo (n= 15) Nhà kiên cố 50 80 Nhà cửa Nhà bán kiên cố 50 20 Ti vi 100 100 Xe máy 92 100 Dụng cụ Tủ lạnh 50 70 sinh hoạt Xe đạp 100 100 Điện thoại 100 100 Máy say sát 0 0 Máy tuốt lúa, máy quạt thóc 95 100 Công cụ sản Trâu 65 50 xuất chủ yếu Bò 70 70 Chuồng trại 100 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng trên ta thấy hiện tại đa số các hộ dân đều đã có nhà kiên cố để ở và sinh hoạt, những ngôi nhà kiên cố được người dân tự tích lũy tài sản để
  42. 35 xây dựng hoặc được nhà nước hỗ trợ 1 phần. Ti vi là phương tiên sinh hoạt chủ yếu nên 100% các hộ gia đình đều đã có. Xe máy là phương tiện đi lại của người dân nên gần như tất cả các hộ đều đã cố gắng để mua lấy 1 cái để làm phương tiên đi lại và sản xuất, tuy nhiên giá trị của các chiếc xe máy này là khác nhau, chúng có giá trị từ 3 triệu đồng đến 19 triệu đồng. Tủ lạnh thì số hộ nghèo có là 50%, trong khi đó đối với hộ cận nghèo là 70%. Về xe đạp và điện thoại thì 100% các hộ gia đinh đều đã có vì đây là phương tiện thiết yếu đẻ đi lại sản xuất và dùng để liên lạc. Về công cụ sản xuất của 2 nhóm hộ thì đa số là giống nhau. Máy say sát của cả 2 hộ điều tra đều là 0% vì máy say sát chủ yếu là của các hộ khá ở 1 xóm chỉ có 1-2 nhà có máy say sát gạo. Máy tuốt lúa, máy quạt thóc hầu như tất cả đều có nhưng chủ yếu là những loại máy thô sơ, thủ công do người dân tự làm từ thời xưa. Trâu, bò là tài sản không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, nhóm hộ nghèo có 65% hộ có trâu và 70% hộ có bò, hộ cận nghèo có 50% hộ có trâu và 70% hộ có bò. Hầu hết tất cả các hộ gia đình đều nuôi từ 1 đến 2 con trâu bò để phục vụ sản xuất và lấy phân bón cho nông nghiệp. Có thể nói trâu bò là tài sản có giá trị nhất của các hộ gia đình. Các hộ nghèo và cận nghèo còn được hỗ trợ vay vốn để mua trâu bò. Tất cả các hộ đều có chuồng trại để nuôi. 4.2.2.4. Tình hình sản xuất của các nhóm hộ điều tra a, Thu nhập của nhóm hộ điều tra - Thu từ trồng trọt Bảng 4.9: Tình hình thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ điều tra Vùng 1 Vùng 2 S Loại Diện Sản Giá Tổng Diện Sản Giá Tổng T cây tích lượng bán/tạ thu tích lượng bán thu T trồng (sào) (tạ) (1000 (1000 (sào) (tạ) (1000 (1000 đồng) đồng) đồng) đồng) 1 Lúa 90,5 140 700 98,000 80 120 700 84,000 2 Ngô 70,05 80,5 600 48,300 75 85,6 600 51,360 3 Khoai 10,351 25,4 1000 25,400 15,5 30,551 1000 30,500 lang 4 Đậu 8,5 5 1,800 9000 10,5 6,5 1,800 10,800 tương Tổng 179,401 250,9 - 180,700 181 242,651 - 176,660
  43. 36 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) - Thu nhập từ chăn nuôi Tình hình chăn nuôi của các hộ nghèo trong năm qua như sau: Bảng 4.10: Bảng kết qua chăn nuôi và thu nhập của nhóm hộ điều tra Vùng 1 Vùng 2 Số Sản Giá Tổng Số Sản Giá Tổng Vật STT lượng lương bán/kg thu lương lượng bán/kg thu nuôi (con) (kg) (1000 (1000 (con) (kg) (1000 (1000 đồng) đồng) đồng) đồng) 1 Lợn 60 3000 40 120,000 80 4,000 40 160,000 2 Gà 2000 4,400 55 242,000 1000 2,200 55 121,000 3 Vịt 350 1,050 20 21,000 200 600 20 12,000 4 Bò 30 - - - 45 - - 55,000 5 Trâu 15 - - - 20 - - - (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra) + Tất cả các hộ gia đình đều chăn nuôi gà với tổng số gà chăn nuôi được 3000 năng suất bình quân 2,2kg/con giá bán ở thời điểm hiện tại là 55 nghìn đồng/kg, tổng thu nhập từ chăn nuôi gà đạt 363.000.000 đồng. + Lợn: có tổng 140 con với giá 40.000 đồng/kg. Năng suất bình quân đạt 50kg/con. Tổng thu nhập từ nuôi lợn là 280.000.000 + Chăn nuôi vịt ở các hộ điều tra kém phát triển vì thường xuyên thiếu nước và giá thành khi suất bán rẻ nên người dân không chú trọng nuôi và phát triển tổng số vịt 550 con năng suất bình quân 3kg/con. Giá bán bình quân 20.000 đồng/kg tổng thu nhập từ chăn nuôi vịt 33.000.000 đồng. + Có 3 hộ thu nhập từ bán bò tổng thu nhập 55.000.000 đồng. b, Chi phí sản xuất và chi tiêu của nhóm hộ điều tra Có thể thấy rằng những hộ gia đình được điều tra chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, chi tiêu cho hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, và chi tiêu phục vụ sinh hoạt, học tập phần chi tiêu này được lấy từ các khoản thu của hộ gia đình. + Chăn nuôi: là tổng chi phí chăn nuôi trong một năm của nhóm hộ điều tra như: giống, thức ăn,
  44. 37 + Trồng trọt: chi phí được tính tổng cho toàn bộ diện tích trồng lúa, ngô, khoai, đậu tương của các nhóm hộ trong một năm của nhóm hộ điều tra. Nó bao gồm chi phí cho giống, phân bón với tổng diện tích trồng cây hàng năm là 422,052 sào. Với tổng chi phí 51.895.000 đồng bình quân chi phí cho trồng trọt là 123.000 đồng/sào. + Chi phí phục vụ cho sinh hoạt học tập được tính tổng cho cả năm của các nhóm hộ điều tra bao gồm tiền ăn uống, học tập và các khoản chi khác của hộ. Bảng 4.11: Chi phí cho sản xuất và chi phí phục vụ đời sống hàng ngày của nhóm hộ điều tra Vùng 1 Vùng 2 Hộ cận nghèo Hộ cận nghèo Hộ nghèo (n=15) Hộ nghèo (n=15) (n=5) (n=5) Chi phí Chi phí Chi phí Chi Chi phí Chi phí Chi phí Chi phí Chi (1000 bình (1000 bình (1000 bình (1000 bình phí đồng) quân/hộ đồng) quân/hộ đồng) quân/hộ đồng) quân/hộ (1000 (1000 (1000 (1000 đồng) đồng) đồng) đồng) Trồng 20.365 1.357 7.784 1.556 17.702 1.180 6.000 1.200 trọt Chăn 55.490 3.699 21.883 4.376 65.132 4.342 25.880 4.176 nuôi Phục vụ sinh 380.260 25.350 125.700 25.140 385.200 25.680 135.000 27.000 hoạt học tập Tổng 456.115 30.406 155.367 31.072 468.034 31.202 166.880 32.376 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bàng trên ta thấy chi phí cho chăn nuôi, trồng trọt, sinh hoạt của hộ cận nghèo đều cao hơn hộ nghèo. Hộ nghèo do được hỗ trợ một phần nào về giống và phân bón, chủ yếu bón bằng phân chuồng, và cũng không có điều kiện nên không đầu từ nhiều cho sản xuất. Số tiền chi cho chăn nuôi chiếm phần nhiều hơn số tiền chi cho trồng trọt ở cả nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo. Chi phí cho sản xuất của nhóm hộ cận nghèo cao hơn nhóm hộ nghèo vì quy mô và điều kiện của hộ. Chi phí hằng
  45. 38 ngày cho sinh hoạt, học tập của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ cận nghèo điều này cho thấy mức sống của hai nhóm hộ này cũng khác nhau. 4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến nghèo của nhóm hộ điều tra Là một xã nông nghiệp, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, gặp nhiều rủi ro trong phát triển sản xuất. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thời tiết lạnh, mùa khô thiếu nước đã gây ra khó khăn rất nhiều trong sản xuất nông nghiệp, trong sinh hoạt ở xã chỉ sản xuất lúa là chủ yếu. Hầu hết các hộ nghèo lại nhiều khẩu lao động chính lại không nhiều. Nhiều người phụ thuộc dẫn đến các khoản chi tiêu cao thu nhập không đủ để đáp ứng được nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Hộ nghèo không có vốn sản xuất, việc đầu tư chăm sóc yếu kém, tư liệu sản xuất thì không có. Có nhân công có đất đai nhưng năng suất thấp dẫn đến sản xuất hiệu quả không cao, thu nhập không ổn định tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. Từ những nguyên nhân trên có thể đưa ra một số nguyên nhân cụ thê dẫn đến nghèo của các hộ điều tra như sau: Bảng 4.12: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ cận Nhóm nguyên nhân dẫn đến (n=30) nghèo (n=15) nghèo đói của hộ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ (hộ) (%) (hộ) (%) Thiếu lao động 16 53,3 3 20 Thiếu vốn sản xuất 26 86,6 6 40 Ốm đau, bệnh tật 3 10 2 13,3 Lười lao động, ỷ lại 3 10 1 6,6 Trình độ học vẫn và khả năng nhận 15 50 4 26,6 thức của chủ hộ Tệ nạn 5 16,6 1 6,6 Giá cả thị trường bấp bênh 14 46,6 5 33,3 Thiếu thông tin, khoa học kỹ thuật 20 66,6 4 26,6 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) 4.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan
  46. 39 A, Thiếu vốn Nông dân thiếu vốn sản xuất thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất yếu kém, làm không đủ ăn, đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiếu hàng ngày. Vì vậy hộ không đủ vốn để tái sản xuất, muốn vay vốn ngân hàng thì không có đủ tài sản để thế chấp, các khoản vay ưu đĩa dành cho hộ nghèo thấp họ chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của bà con hàng xóm, cộng đồng. Nhưng sự giúp đỡ này chỉ rất nhỏ bẻ so với nhu cầu cho nên người nông dân không đủ vốn để đầu tư sản xuất với quy mô lớn. thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn hạn chết sự phát triến sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ nông dân nghèo. Từ số liệu điều tra có thể thấy phần tích lũy của các hộ còn rất ít do thu nhập chỉ đủ trang trải cho học tập và chi tiêu hàng ngày. Cho nên muốn đầu tư sản xuất người dân phải đi vay những trong sản xuất luôn có những rủi ro nhất định. Chính vì tâm lý an toàn sự rủi ro nên người dân không dám đẩy mạnh đầu từ mở rộng sản xuất mà chỉ sản xuất với quy mô nhỏ. Do vậy thiếu vốn là nguyên nhân dẫn tới thiếu đầu tư trong sản xuất của hộ và từ đó người dân khó vươn lên thoát nghèo. Bàng 4.13: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra (Đơn vị tính: triệu đồng) Nhóm hộ cận Chi tiêu Nhóm hộ nghèo nghèo Số hộ điều tra 30 15 Số hộ vay vốn 15 10 Số tiền vay 300 124 Số tiền vay bình quân/hộ 20 12,400 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng trên cho thấy các hộ vay vốn ít ở nhóm hộ nghèo chiếm 50% số hộ vay vốn, nhóm hộ cận nghèo vay nhiều hơn với 66,6% các hộ này vay chủ yếu để sản xuất, vay vốn sinh viên cho con em đi học.
  47. 40 Nhu cầu về vốn của người dân cao nhưng tỷ lệ vay vốn ở các hộ lại chiếm tỷ lệ thấp. Khi 1 số hộ dân được hỏi tại sao gia đình không vay vốn để sản xuất, thì gia đình cho biết: “Nhà tôi không giám vay vì vay về không biết làm gì, đầu tư vào sản xuất lỡ không may gập rủi ro thì lấy đâu mà trả ngân hàng nên có như thế nào thì cuộc sống như thế thôi”. Vì vậy dù có các khoản vay ưu đãi nhưng các hộ vẫn không giám vay để mạnh dạn đầu tư. B, Thiếu đất sản xuất Đất sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất của các hộ gia đình. Bình quân đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trên đầu người còn thấp nên các hộ nông dân thiếu đất sản xuất, không đủ đất để canh tác. Bên cạnh đó do đặc điểm về địa hình nên một phần lớn đất nương rẫy của các hộ gia đình là ở các cánh đồng không bằng phẳng, đi lại khó khăn. C, Lao động Lao động là yếu tố quyết định tới sản xuất của hộ. Qua số liệu điều tra có thể thấy bình quân mỗi hộ nghèo có 4 nhân khẩu nhưng chỉ có bình quân 2,6 lao động đây là gánh nặng cho các hộ gia đình khi mà họ chỉ có nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi quy mô nhỏ và không có nguồn thu nào ổn định, bên cạnh đó lao động gia đình chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, thiếu những kiến thức khoa học kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi. Đây là vấn đề cần giải quyết để nông dân tự thoát nghèo. 4.2.4.2. Nguyên nhân khách quan a, Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của người dân. Do địa hình đi lại khó khăn nên việc vận chuyển phân bón, thu hoạch cũng không thể dùng xe máy để vận chuyển chỉ dùng sức người gánh nên rất mất công lao động.
  48. 41 Khí hậu phức tạp có mùa động lạnh, hay sẩy ra mưa to gió lớn nên hoạt động sản xuất đôi khi gập khó khăn và thiệt hại cho người dân. b, Bệnh tật Bệnh tật sẽ tiêu tốn nhiều tiền của gia đình hạn chế về số người lao động tăng thêm gánh nặng cho gia đình từ đó sẽ dẫn tới nghèo đói cho các hộ gia đình. Bệnh tật là nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống, năng suất lao động của các hộ gia đình. c, Tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội luôn là một vấn đề muôn thủa nó gây ra nhiều những thay đổi trong xã hội làm cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân một phần trong đó chính là tệ nạn xã hội. Một hộ dẫn đến nghèo là do mặc vào các tệ nạn xã hội cờ bạc, rượu chè. Người dân khi không có việc gì làm trong những thời gian rảnh rỗi thường tự tập và có những suy nghĩ tiêu cực bởi hoàn cảnh sống của mình đặc biệt là các hộ gia đình nghèo không có tư liệu sản xuất trong tay, không có công việc làm ổn định dẫn tới tâm lý chán nản và dễ dàng mắc vào các tệ nạn xã hội. d, Giá cả thị trường bấp bênh Sản phẩm làm ra phải có thị trường để tiêu thụ đó là kết quả thu được từ quá trình sản xuất. Nhưng thị trường nông sản luôn có sự biến động thất thường đặc biệt là các sản phẩm về chăn nuôi đây la nhóm hàng nông sản mà bà con luôn gập rất nhiều khó khăn khi có biên động. Một vấn đề nữa cần lưu ý trong vấn đề về thị trường đó là việc chi phí đầu vào cho sản xuất gôm thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống, vật tư nông nghiệp ngày càng tăng trong khi đó giá nông sản lại không có gì thay đổi do vậy mà làm giảm giá trị sản xuất của các hộ gia đình
  49. 42 4.3. Các trường trình và chính sách giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại địa phương. 1. Hỗ trợ sản xuất theo chương trình 135 Năm được hỗ trợ 2016 2017 2018 Số hộ được hưởng 280 43 24 Giá trị thành tiền 300.000.000 179.600.000 97.200.000 2. Chương trình 102 hỗ trợ hộ nghèo mua con giống. Năm được hỗ trợ 2016 2017 2018 Số hộ được hưởng 280 292 249 Giá trị thành tiền 105.700.000 89.920.000 77.520.000 3.Chương trình theo QĐ 755 hỗ trợ đất sản xuất cho người nghèo.(2017, 2018 xã Tân Thành không còn được hưởng). Năm 2016 Đợt 1 Đợt 2 Số hộ được hưởng 104 25 Giá trị thành tiền 555.461.500 125.000.000 4.Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo. Năm được hỗ trợ 2016 2017 2018 Số hộ được hưởng 280 292 221 Giá trị thành tiền 154.560.000 80.316.000 136.843.000
  50. 43 5.Tổng số vốn cho hộ nghèo. Năm 2016 2017 2018 2019 Tổng số tiền 7.108.000.000 9.692.000.000 9.507.000.000 1.958.000.000 6.Tổng số vốn nhà ở. Năm 2016 2017 2018 2019 Tổng số tiền 2.824.864.000 666.000.000 670.000.000 630.000.000 7.Tổng số vốn giải quyết việc làm. Năm 2016 2017 2018 2019 Tổng số tiền 80.000.000 118.000.000 50.000.000 50.000.000 8.Tổng số vốn 755, vốn hộ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Năm 2016 2017 2018 2019 Tổng số tiền 1.224.000.000 1.159.000.000 450.000.000 450.000.000
  51. 44 PHẦN 5 CÁC GIẢI PHÁP 5.1. Một số giải pháp giảm nghèo tại địa phương 5.1.1. Quan điểm định hướng Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị sẽ là phương hướng nhiệm vụ của các cấp chính quyền và ban ngàng đoàn thể của Xã Tân Thành trong thời gian tới. Đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, kết hợp với huy động các nguồn vốn, tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế sẽ là cách thức và nhiệm vụ cần làm và đã có định hướng rõ ràng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã. Công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế theo hướng thị trường về các nguồn sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là nhiệm vụ cần làm trong lĩnh vực kinh tế của vùng. Đẩy mạnh việc hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới sẽ là nhiệm vụ hàng đầu mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội của vùng. Kiện toàn bộ máy chính quyền cấp cơ sở nâng cao năng lực lãnh đọa quản lý và năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ chuyên trách theo từng mảng từng lĩnh vực là một định hướng cần đẩy mạnh. Kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng, xã hội ổn định, an ninh chính trị giữ vững phù hợp với phương hướng chỉ đạo chung của Đảng và Nhà Nước là nhiệm vụ và phương hướng cuối cùng mà xã cần đạt được trong kế hoạch. Nghèo đói luôn là vấn đề lớn nhất của xã mà ngay trong những năm tới cần phải giải quyết. Theo đó việc thúc đẩy kinh tế nói chung là phải đặc biệt chú ý tới nhóm đối tượng là các hộ gia đình nghèo. Công việc sẽ bắt đầu từ việc triển khai kiểm tra, đánh giá nhanh về tình hình nghèo đói của địa phương
  52. 45 dựa trên tiêu chí mới về việc phân loại hộ nghèo và cận nghèo của thủ tướng chính phủ. Xây dựng kế hoạch chung cho công tác giảm nghèo của địa phương với sự tham gia đầy đủ của ban ngành tổ chức. Tạo điều kiện và chế độ ưu đãi trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phát triển bền vững và thoát nghèo bền vững là cái đích cùng cần đạt được. - Quan điểm và định hướng về nghèo đa chiều Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều sẽ tạo điều kiện để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, đáp ứng đa dạng hơn các nhu cầu xã hội cơ bản của đối tượng thụ hưởng, đồng thời có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn nhu cầu của hộ nghèo, cận nghèo. Thông qua tiếp cận đo lường đa chiều định kỳ, chúng ta sẽ đánh giá được mức độ thay đổi các nhu cầu xã hội cơ bản của người dân tại từng địa phương. Đặc biệt, các cơ quan quản lý sẽ nhận thấy rõ hơn các khu vực cps mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách vĩ m, để từng bước giảm dân mức độ thiếu hụt giữa các vùng, nhóm dân cư. Việc xác đinh mức độ thiếu hụt thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngân sách thực hiện chinh sách giảm nghèo và an ninh xã hội phù hợp hơn. Thời gian tới, Chính phủ hạn chế chính sách hộ trợ cho không, tăng cường chính sách hộ trợ cho vay có hoàn trả, có điều kiện và thời gian, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Các chính sách giảm nghèo sẽ được xác định theo hướng phân loại chính sách tác động đến từng nhóm đối tượng cụ thể như hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng. Trong đó sẽ chia nhỏ ra các chương trình hộ trợ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh xã hội,
  53. 46 Hướng tiếp cận nghèo đa chiều và giảm nghèo bền vững là việc làm nhân văn. Khi nguồn lực từ ngân sách có hạn, cần vận động xã hội và thực hiện phương châm tăng cho vay, giản cho không. Cho vay có thể áp dụng hình thức không lãi suất, hoặc lãi suất nhẹ mang tính tượng trưng. 5.1.2. Mục tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tới: - Giảm tỷ lệ hộ nghèo. - Tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho các hộ nghèo. - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội, hình thành một bước quan trọng trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị và trậ tự an toàn xã hội. - Đạt mục tiêu giảm nghèo làm nhiệm vụ chính trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng. - Tiếp cận và thực hiện tốt chính sách giảm nghèo đa chiều trong giai đoạn tới. 5.2. Một số giải pháp giảm nghèo chủ yếu đối với xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên 5.2.1. Giải pháp chung Từ thực tiễn điều tra nghiên cứu thực trạng nghèo tại xã đề tài xin đưa ra một số giải pháp gắn phát triển kinh tế với xóa đói giảm nghèo có hiệu quả. Giải pháp về kinh tế Đẩy mạnh phát triển kinh tế trọng tâm theo vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát huy thế mạnh của vùng chú trọng phát triển đồng bộ công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm để phát triển sản xuất nông nghiệp. + Chuyển dịch nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo hướng tập trung. Trên cơ sở thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiền bộ KHKT vào sản xuất, phát triển theo hướng nông lâm nghiệp.
  54. 47 + Thực hiện tốt công tác thu ngân sách, quản lý khai thác các nguồn thu tăng cường công tác kiểm tra các hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ. + Tập trung khai thác tốt hiệu quả tiềm lực vốn cố tại địa phương. + Đẩy mạnh mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hoa thôn tin. + Tiếp tục chỉ đạo nhân dân phát triển đàn gia súc Về quan điểm nhận thức Làm tốt công tác tuyên truyền để các tổ chức, Đảng, đoan thể, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và người nghèo nhận thức rõ, ý nghĩa của chính sách giảm nghèo, chống lại tư tưởng chông chờ, ỷ lại, lười lao động một bộ phận dân cư, phát huy khả năng tự cứu của người nghèo, cùng nhau phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. Những tổ chức có thẩm quyền ở xã cần phải nâng cao nhận thức sâu sắc hơn nữa về công tác giảm nghèo để kế hoạch thực hiện giảm nghèo cụ thể, đúng đổi tượng giúp hộ nghèo sớm vượt qua đói nghèo, phấn đầu làm giàu bằng chính sức lực của mình. Công tác tuyên truyền giáo dục Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng giảm nghèo cho phù hợp với tình hình địa phương. Công tác chỉ đạo lãnh đạo cần sâu sát với thực tế, với cơ sở để toàn dân nhất là người nghèo và toàn xã hội nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác giảm nghèo. Toàn dân tích cực tham gia thực hiện chương trình, nêu cao ý chí thoát nghèo, không cam chịu nghèo đói, coi việc giảm nghèo và vươn lên làm giàu không chỉ là trách nhiệm của Nhà Nước mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Về công tác quy hoạch và định hướng phát triển Bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và của xã cho phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Trên cơ sở đó tìm
  55. 48 ra những phương án phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xóm để bố chí cơ cấu cây trồng về vật nuôi, ngành nghề phù hợp. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng đang là vấn đề bức xúc hiện nay của các xã miền núi. + Việc xây dựng các công trình thủy lợi mới cũng như việc sửa chữa các công trình cũ phải do nguồn vốn của ngân sách nhà nước đầu tư. Giải pháp này góp phần nâng cao hiệu quả trong số vùng thiếu nước phục vụ cho sản xuất. + Thực hiện công tác xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đảm bảo hộ nghèo có chỗ ở vững chắc, ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn. + Khắc phục hạn chết của công tác khuyến nông và tình trạng thiếu thông tin. Tạo lập mạng lưới cộng đồng giúp đỡ nhau trong việc cung cấp thông tin và trong phương thức làm ăn, giảm chi phí cho hoạt động giảm nghèo. Tăng cường nguồn lực cho các chương trình xóa đói giảm nghèo Tăng trưởng kinh tế nhanh, có hiệu quả và phát triền bền vững là giải pháp bao trùm có tính chất lâu dài cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, trước hết là nguồn vốn cho phát triển kinh tế, trong đó các nguồn vốn vay phục vụ trực tiếp cho các chương trình giảm nghèo. Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn lại phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý hành chính của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Tạo điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên giảm nghèo bền vững Coi phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp và nông thôn như một giải pháp để tăng cường tính cộng đồng, trên cơ sở các quan hệ tương trợ lẫn nhau tìm hướng làm ăn nâng cao đời sống. Thông qua các tổ chức hợp tác tự nguyện để các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
  56. 49 Tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn phải đi đôi với việc hoàn thiện thể chế tín dụng cho các hộ thuộc diện nghèo vay. Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và tổn thương cho các hộ nghèo Nâng cao trình độ hiểu biết về sản xuất kinh doanh và cơ chế thị trường cho các hộ nghèo bằng các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm. Người nghèo dc tiếp cận với các phương pháp làm ăn tiến bộ, đây là một lối ra có ý nghĩa quyết định đến việc tự thoát nghèo. Tăng cường các biện pháp hộ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình. Có các chính sách ưu tiên đối với các hộ nghèo trong giáo dục, dậy nghề. Tổ chức dậy nghề cho các hộ nghèo. Giảm thiểu và đẩy lùi các tệ nạn xã hội Quán triệt các cấp các ban ngành nâng cao nhận thức cho người dân trong việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao ý thức cho người dân trong đấu tranh và loại bỏ các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút Giải pháp về giáo dục Việc nâng cao mặt bằng dân chí, đào tạo các nguồn nhân lực tạo điều kiện cho người dân, nhất là người nghèo có đủ trình độ và điều kiện tiếp nhận thông tin mới và việc làm là rất cần thiết. Thục tế cho thấy vấn đề nghèo đói và tái nghèo đói thường đi đôi với trình độ dân trí tháp. Đề người dân có thể tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, KHKT, rất cần thiết phải nâng cao trình độ văn hóa cho người nghèo. Đảm bảo cho con em hộ nghèo được đi học đúng độ tuổi cần có sự hỗ trợ từ các cấp ban ngành. Vì vậy để tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với giáo dục cần giải quyết các vẫn đề sau: + Tăng cường mức độ sẵn có của giáo dục thông qua trương trình xây dựng trường học để giảm khoảng cách từ nhà đến trường, giải quyết này gắn liền với giải pháp cơ sở hạ tầng.
  57. 50 + Khuyến khích các tổ chức cá nhân tình nguyện tham gia giúp đỡ người nghèo nâng cao trình độ học vấn, tổ chức các hình thức giáo dục phù hợp để xóa mù chữ như các lớp bổ túc văn hóa. Giải pháp về vốn Tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi. Thực tế cho thấy các hộ nông dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, vì vậy một số hộ có thể cấp vốn bằng vật chất như giống cau, phân bốn để tránh người dân sử dụng sai mục đích khi vay. Ngoài ra nên gắn việc khuyến nông với việc cho vay vốn bằng nhiều hình thức, hướng dẫn các hộ nông dân áp dụng khóa học và công nghệ sản xuất kinh doanh thích hợp thông qua các trương trình hoặc dự án tín dụng có mục tiêu. 5.2.2. Giải pháp cụ thể Đối với hộ thiếu vốn hỗ trợ vay vốn tín dụng cho người dân Thực tế cho thấy các hộ nông dân rất thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Để tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo thiếu vốn đẻ phát triển sản xuất thì cần: + Huy động và tạo điều kiện cho các nhóm đặc biệt là nhóm hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi, 100% những hộ có nhu cầu được vay vốn để mua sắm vật tư trang thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi + Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay vốn các tổ chức tiết kiệm vay vốn như hội nông dân, hội phụ nữ thực hiện cho vay có điều kiện, hộ nghèo vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các đoàn thể tín chấp cho vay. + Các đoàn thể,cán bộ khuyến nông hướng dẫn hộ sử dụng nguồn vốn phù hợp. Hướng dẫn các hộ nghèo lập phương án và tổ chức thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát việc sủ dụng vốn vay. + Đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nộp đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả tạo điều kiện
  58. 51 thuận lợi cho các hộ nghèo tiếp cận được các nguồn vốn vay. + Hướng dẫn hộ sử dụng vốn phù hợp, đúng mục đích, tránh trường hợp người dân vay vốn không đẻ sản xuất mà chỉ tiêu những thứ không cần thiết. Hộ nghèo do bênh tật Vận động các tổ chức đoàn thể, các cá nhân, lòng hảo tâm quan tâm, giúp đỡ, có trợ cấp thường xuyên cho họ. Hộ nghèo do thiếu thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật + Tiếp tục củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở. Có cơ chế phù hợp về tổ chức, đào tạo, tập huấn và sử dụng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, hướng dẫn các hộ gia đình sử dụng nguồn vốn vay vốn, tổ chức sản xuất, cách chi tiêu trong gia đình để đảm bảo cuộc sống. + Mở các lớp tập huấn về khuyến nông – khuyến lâm, tăng cường bồi dưỡng, tư vấn nâng cao kiến thức kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm sản xuất chuyển giao tiến bộ KHKT theo hướng sản xuất hàng hóa nhất là đối với các sản phẩm là thế mạnh của địa phương. + Hướng dẫn kinh nghiệm thông qua mô hình các điểm sản xuất, làm ăn giỏi. Tiếp tục nhân rộng các mô hình, dự án hiệu quả phù hợp với đặc thù của địa phương. Cung cấp tài liệu làm ăn cho người dân, phát tờ rơi, áp phích cho người dân biết thêm thông tin. Hộ nghèo do đông con, lười lao động và không biết cách làm ăn + Giao cho các tổ chức đoàn thể vận động, thuyết phục để họ có ý chí vươn lên, không trông chờ vào Nhà nước. + Vận động sinh đẻ có kế hoạch, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai. + Vận động tham gia các chương trình, lớp học khuyến nông – khuyến lâm. + Tiến hành bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở, trưởng, phó thôn về công tác xóa đói giảm nghèo.
  59. 52 + Phải thường xuyên tuyên truyền rộng rãi những quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước có liên quan đến xóa đói giảm nghèo, để nhân dân hiểu và từ đó chủ động, tích cực tham gia thoát nghèo. 5.3. Kết luận Nghèo đói là một vấn đè nhức nhối và phức tạp của xã hội hiện nay bởi nó liên quan và ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác trong xã hội. Việc giảm nghèo đó luôn là một ưu tiên và nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừa qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong công tác giảm nghèo nhưng nhìn chung bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đè phát sinh cần giải quyết. Dường như mọi vấn đề của cuộc sống đều có liên quan tới nghèo. Việc nghiên cứu giải quyết vấn đè nghèo phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố tùy theo từng quốc gia từng vùng lãnh thổ và tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên mà có những giải pháp và cách làm khác nhau. Và đặc biết trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay cùng với nhiều những cơ hội song song với nó là hàng loạt những thách tức khi bắt tay vào làm công việc này. Qua tìm hiểu đánh giá về điều kiện tự nhiên thiên nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng, các giải pháp giảm nghèo của xã Tân Thành thì chúng ra cần tìm hiểu và nhìn nhận như sau: Thứ nhất: Về điều kiện tự nhiên và thiên nhiên của địa phương rất đa dạng và phong phú, kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Người dân tộc thiểu số chiếm phần đông nên có nhiều nét văn hóa khác nhau, song vẫn tồn tại nhiều vấn đề về tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè, cơ sở hạ tầng ở tuyến cơ sở đặc biệt là vẫn đề giao thông là những trở ngại lớn. Thứ hai: Về thực trạng nghèo tại địa phương có giảm từ năm 2016-2018, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Người dân nghèo làm cho cuộc sống của họ trở nên khó khăn khổ cực trong việc phải tri cho bản thân và giai đình nhiều những khoản chi trong cuộc sống trong khi mức thu nhập lại hạn chế
  60. 53 khiến nhiều dịch vụ xã hội và nhiều nhu cầu không được đáp ứng. Thứ Ba: Nguyên nhân nghèo của các hộ gia đình tập trung chủ yếu vào việc họ thiếu tư liệu sản xuất, một số các hộ nghèo là do thiếu việc làm và thiếu diện tích đất canh tác, thiếu khoa hoc kỹ thuật, vốn sản xuất, bệnh tật và tệ nạn xã hội là những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo. Thứ Tư: Giải pháp để giảm nghèo tại địa phương bây giờ là phải tập trung vào các vấn đề nổi cộm trong các hộ gia đình nghèo đó là tư duy nhận thức trong cách làm ăn, về vấn đề công ăn việc làm, môi trường chính sách và môi trường về vốn khoa học kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy phát triền hàng hóa xu hướng công nghiệp hóa gắn chặt với nông nghiệp nông thôn và nông dân với các chương trình đang triển khai đặc biệt là phong trào nông thôn mới sẽ là cách mà địa phương và các cấp các ban ngành cần chú ý thực hiện. Việc triển khai các chương trình dự án kế hoạch và giải pháp giảm nghèo phải có sự tham gia sâu rộng cảu nhiều thành phần trong đó bộ máy tổ chức đầy đủ các ban ngành, đảm bảo tính dân chủ và phải có được sự đồng tình, nhất trí cao của người dân. 5.4. Kiến nghị 5.4.1. Đối với nhà nước + Củng cố hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác XĐGN từ trung ương đến cơ sở. Bộ máy cần được hỗ trợ kinh phí hoạt động, nâng cao năng lực cán bộ để chỉ đọa, hướng dẫn đạt hiệu quả cao. + Tiếp tục hoàn chính bổ sung các chính sách về hỗ trợ vay vốn, đất đai và tư liệu sản xuất, giáo dục, y tế, nhà ở và các chính sách an sinh xã hội. + Nhà nước cần tăng cường lồng ghép chặt chẽ các chương trình, dự án với công tác XĐGN, với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn có sự chỉ đọa tập trung thống nhất của các cấp các ngành. + Tiếp tục có các chính sách hộ trợ những xã khó khăn về đầu tư xây
  61. 54 dựng công trình kết cấu hạ tầng thủy lợi, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, chợ nông thôn, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp với phi nông nghiệp, ưu đãi vốn vay cho người nghèo. 5.4.2. Đối với chính quyền xã Chính quyền xã là người tiếp xúc trực tiếp với dân, phổ biến và thực hiện trương trình xóa đói giảm nghèo do đó: + Nên rõ ràng trong việc lập danh sách người người nghèo, những người được nhận trợ cấp, hỗ trợ từ phía nhà nước và giải thích rõ ràng với những người chưa được nhận hỗ trợ tránh gây thắc mắc hiểu lầm trong dân. + Có cơ chết giám sát chặt chẽ các nguồn vốn hỗ trợ, nhằm mục đích đảm bảo rằng người nghèo ai cũng được tiếp cận nguồn vốn hộ trợ và sử dụng đúng mục đích. + Công tác khuyến nông cần xác thực hơn nữa đói với người nghèo để người mù chữ hoặc người có trình độ thấp cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng. 5.4.3. Đối với hộ nghèo Cùng sợ hộ trợ của nhà nước, các hộ đói nghèo phải nỗ lực vươn lên thoát khỏi nghèo đói, phải tự thân vận động, loại bỏ tâm lý trông chờ ỷ lại vào người khác. Chủ động trong việc học hỏi kinh nghiệm của các hộ đã thoát nghèo tại xã và các địa phương khác cũng như làm ăn một cách chi tiết, dựa trên tổng kết các kế hoạch đó mới rút ra được kế hoạch chống đối nghèo. Phải nhận thức đúng đắn về XĐGN không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Tránh tự ti, mặc cảm, cần tối đa những giúp đỡ và nắm bắt những cơ hội tốt để thoát nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả. Phát huy tự lực, tự chủ, không ỷ lại vào sự giúp đỡ, tự vươn lên trong sản xuất, đời sống bằng chính sức lao động của chính mình để thoát khỏi đói nghèo. Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào, còn quan trọng nhất vẫn là hộ tự lực vươn lên
  62. 55 thoát cảnh nghèo đói. Trong công cuộc XĐGN, muốn thoát nghèo thì người dân phải thực sự trở thành người lao động, tức là họ phải có đủ 5 điều kiện: có sức khỏe, có kiến thức, có vốn, có nghề nghiệp, có môi trường pháp lý và công bằng. Để làm được điều đó người nghèo cần: + Rèn luyện sức khỏe cho bản thân bằng cách tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao những hoạt động này vừa giúp nâng cao thể lực, còn giúp họ hòa nhập cùng cộng đồng. + Nâng cao tầm nhìn và sự hiểu biết người nghèo nên tham gia các buổi tập huấn, các chương trình khuyến nông để biết cách vận dụng kiến thức ấy vào sản xuất hộ gia đình. Đồng thời hộ nên học hỏi kinh nghiệm làm ăn của những hộ khá, giàu. + Người nghèo nên tham gia các lớp học nghề, lớp bổ túc văn hóa. Con em của hộ không được đi học, vì đi học là tạo nền tảng nghề nghiệp trong tương lai của các con em nói riêng và cả xã hội nói chung. + Người nghèo nên biết cách sử dụng vốn một cách hiệu quả, tránh lãng phí vốn, không dùng vốn để thoát nghèo mà dùng vốn để làm những việc khác. + Người nghèo nên phát huy nội lực của bản thân, chủ đồng và sáng tạo trong công cuộc thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào chính quyền địa phương và nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Báo cáo tổng kết về kinh tế - văn hóa – xã hội của xã Tân Thành năm 2016
  63. 56 2. Báo cáo tổng kết về kinh tế - văn hóa – xã hội của xã Tân Thành năm 2017 3. Báo cáo tổng kết về kinh tế - văn hóa – xã hội của xã Tân Thành năm 2018 4. Danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2018 5. Quyết định số 59/2015/QĐ-ttg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 II. Tài liệu internet 6. Nghèo đa chiều: x?ItemID=21 7. Nghèo:
  64. 57 PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ HỘ Ngày điều tra: I. Nhân khẩu lao động Họ và Tên chủ hộ: Tuổi: Dân tộc: Trình độ văn hóa: Thôn(xóm): Xã: Huyện: Tỉnh: Số nhân khẩu: Trong đó:Nam Nữ Số điện thoại: Chia theo độ tuổi:Dưới 6 tuổi: Từ 6 đến 13 tuổi: Từ 14 đến 17 tuổi: Từ 18 đến 60 tuổi: Trên 60 Số lao động chính: Trong đó:Nữ Số lao động phụ: Trong đó:Nữ II. Tình hình sử dụng đất của hộ Loại đất Diện tích (m2) Ghi chú 1. Dất thổ canh thổ cư 2. Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng ngô Đất trồng lạc Đất trồng sắn 3. Đất trồng cây lâu năm 4. Đất lâm nghiệp
  65. 58 III. Tài sản chủ yếu của hộ STT Loại tài sản Đơn vị Số Quy ra tính lượng tiền Nhà cửa 1 Nhà kiên cố m² Nhà bán kiên cố m² Loại khác Dụng cụ sinh hoạt Chiếc Ti vi 2 Xe máy Tủ lạnh Xe đạp Điện thoại Công cụ sản xuất chủ Chiếc yếu Phương tiện vận tải 3 Máy cày, bừa Máy say sát Máy bơm nước Máy tuốt lúa Chuồng trại Vật nuôi Con Trâu 4 Bò Lợn Gà Vịt Tổng IV. Kết quả sản xuất và thu nhập của hộ 1. Trồng trọt Tình hình sản xuất của hộ Loại cây Diện tích Sản lượng Giá bán Tổng thu trồng (m²) (tạ) (1000 đồng) (1000 đồng) Lúa Ngô Lạc Sắn
  66. 59 Chi phí cho trồng trọt Loại cây Giống Phân Phân Phân Thuốc Tổng trồng đạm lân kali trừ sâu Lúa Ngô Lạc Sắn Những khó khăn thường gập - Thiếu nước mùa khô - Dịch bệnh - Đất xấu - Giao thông không thuận lợi - Thiếu đất sản xuất - Thiếu lao động - Thiếu vốn đầu tư - Khó khăn khác 2. Chăn nuôi Loại vật Số lượng Sản lượng Giá bán Tổng thu nuôi (kg) (1000 đồng) (1000 đồng) Trâu Bò Lợn Gà Vịt
  67. 60 Chi phí cho chăn nuôi của hộ Loại con Giống Thức ăn Giá Tổng Trâu Bò Lợn Gà Vịt Tổng Các loại dịch bênh - - - - Những khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới chăn nuôi - Dịch bệnh - Chất lượng con giống - Giá cả không ổn định - Thiếu kỹ năng sản xuất - Không có điều kiện chăn nuôi - Thiếu lao động - Thiếu vốn đầu tư - Khó khăn khác 3. Các khoản thu khác của hộ STT Nguồn thu Số tiền Ghi chú (1000 đồng) 1 Xuất khẩu lao động 2 Ngành dịch vụ 3 Tiểu thủ công nghiệp 4 5
  68. 61 V. Các khoản chi phục vụ đời sống STT Khoản chi Số tiền Ghi chú (1000 đồng) 1 Tiền ăn uống 2 Mua sắm 3 Học hành 4 Y tế 5 Chi khác VI. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất Nguồn Giá Ghi Hộ nhận được thông tin hoặc hỗ trợ về: cung trị chú cấp 1. Giống cây trồng 2. Giống vật nuôi 3. Thông tin về vay vốn tín dụng 4. Phân bón 5. Khoa học kỹ thuật VII. Những đề xuất kiến nghị của hộ để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn Người được điều tra Người điều tra