Khóa luận Kinh nghiệm áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam

pdf 93 trang yendo 7273
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kinh nghiệm áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kinh_nghiem_ap_dung_thuong_mai_dien_tu_o_cac_doanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kinh nghiệm áp dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TÊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thu Huyền Lớp : A11-KTNT Khoá : K42 Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Việt Hùng.  Hà nội tháng 11/2007 
  2. Khoá luận tốt nghiệp ___ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TÊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ  TÊN ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thu Huyền Lớp : A11-KTNT Khoá : K42 Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Việt Hùng.  Hà nội tháng 11/2007  1
  3. Khoá luận tốt nghiệp ___ MỤC LỤC Lêi më ®Çu 1 Ch•¬ng I 6 Tæng quan vÒ th•¬ng m¹i ®iÖn tö 6 I/ Kh¸i niÖm chung vÒ Th•¬ng m¹i ®iÖn tö 6 1. Kh¸i niÖm vÒ TM§T 6 2. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña Th•¬ng m¹i ®iÖn tö 9 3. §Æc ®iÓm cña Th•¬ng m¹i ®iÖn tö 13 4. §iÒu kiÖn cÇn thiÕt ®Ó ph¸t triÓn TM§T 16 II/ Lîi Ých vµ h¹n chÕ cña TM§T ®èi víi doanh nghiÖp 20 1. Lîi Ých cña TM§T ®èi víi doanh nghiÖp 20 2. H¹n chÕ cña TM§T ®èi víi doanh nghiÖp 23 III/ C¸c m« h×nh kinh doanh TM§T phæ biÕn vµ xu h•íng ph¸t triÓn TM§T trªn thÕ giíi 25 1. C¸c m« h×nh kinh doanh TM§T phæ biÕn 25 2. Xu thÕ ph¸t triÓn TM§T trªn thÕ giíi 32 Ch•¬ng II 34 Thùc tr¹ng ¸p dông th•¬ng m¹i ®iÖn tö ë c¸c doanh nghiÖp Mü 34 I/ Thùc tr¹ng ¸p dông th•¬ng m¹i ®iÖn tö ë c¸c doanh nghiÖp Mü 34 1. T×nh h×nh sö dông Internet ë Mü 34 2. T×nh h×nh ph¸t triÓn TM§T ë Mü 35 II/ C¸c doanh nghiÖp Mü ¸p dông thµnh c«ng TM§T 43 1. Amazon (M« h×nh B2C) 43 2. Dell (M« h×nh B2B) 48 3. E-Bay (M« h×nh C2C) 52 III/ Kinh nghiÖm ¸p dông TM§T cña c¸c doanh nghiÖp Mü 57 2
  4. Khoá luận tốt nghiệp ___ 1. Chñ ®éng n¾m b¾t c¬ héi do thêi ®¹i kü thuËt sè mang l¹i 57 2. ChuÈn bÞ tèt cho c¬ së h¹ tÇng cña doanh nghiÖp 58 3. TËn dông triÖt ®Ó nh÷ng lîi thÕ s½n cã 59 4. Coi träng vµ ®Æt vÊn ®Ò an ninh m¹ng, b¶o mËt lªn hµng ®Çu 61 5. T×m hiÒu kü vµ quan t©m gãp ý cho khung ph¸p lý 62 6. T¨ng c•êng hîp t¸c gi÷a c¸c doanh nghiÖp trong n•íc vµ quèc tÕ 63 Ch•¬ng III 64 Bµi häc kinh nghiÖm ph¸t triÓn TM§T cho c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam 64 I/ Thùc tr¹ng TM§T ë c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam 64 1. T×nh h×nh ph¸t triÓn Internet vµ c«ng nghÖ th«ng tin ë ViÖt Nam 64 2. T×nh h×nh øng dông TM§T ë c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam 67 II/ Bµi häc kinh nghiÖm cho c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam 78 1. Chñ ®éng t×m hiÓu râ vÒ TM§T vµ øng dông vµo ®iÒu kiÖn ViÖt Nam 78 2. ThËn träng trong viÖc lùa chän vµ x©y dùng m« h×nh TM§T phï hîp 80 3. Chñ ®éng häc hái c¸c n•íc ®i tr•íc ®Ó trau dåi kinh nghiÖm 81 4. Chñ ®éng chuÈn bÞ, n¾m b¾t c¸c kü nghÖ tiªn tiÕn; tÝch cùc ®Çu t• cho h¹ tÇng c«ng nghÖ vµ nh©n lùc cña doanh nghiÖp 82 5. Nghiªn cøu vµ tËn dông triÖt ®Ó nh÷ng c¬ héi ph¸t triÓn TM§T 84 6. Coi träng vÊn ®Ò khai th¸c vµ ph¸t triÓn c¸c øng dông TM§T; ®Æt vÊn ®Ò an ninh, b¶o mËt lªn hµng ®Çu 85 7. Chñ ®éng gãp ý c¸c chÝnh s¸ch vµ ph¸p luËt vÒ TM§T 87 KÕt LuËn 88 Tµi liÖu tham kh¶o 90 Danh môc tõ viÕt t¾t 91 3
  5. Khoá luận tốt nghiệp ___ LỜI MỞ ĐẦU Trong vòng một thập kỷ qua, cùng với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ thông tin, thương mại điện tử không còn là một khái niệm mới mẻ. Thương mại điện tử mang lại cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân mở rộng khả năng tìm kiếm, quảng bá, truyền thông; tiết kiệm chi phí; rút ngắn về mặt không gian và thời gian. Xu thế ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong đời sống kinh tế- chính trị- xã hội đã phát triển trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên Việt Nam mới đang ở bước đầu của quá trình số học hoá nền kinh tế. Internet và việc ứng dụng Thương mại điện tử mới chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây và đang trong giai đoạn sơ khai của nó. Trong khi mà cả hiểu biết và hành lang pháp lý về thương mại điện tử còn chưa hoàn thiện thì bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước là một thuận lợi vô cùng lớn của Việt Nam. 1. Mục đích chọn đề tài Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Mỹ, phân tích và đánh giá những thành tựu các doanh nghiệp Mỹ đạt được nhờ ứng dụng thương mại điện tử; so sánh với bối cảnh và tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam; khoá luận sẽ đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng và phát triển thương mại điện tử thành công hơn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là kinh nghiệm áp dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 4
  6. Khoá luận tốt nghiệp ___ 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, khoá luận có sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, thống kê, so sánh, sơ đồ minh hoạ. 4. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm 3 phần: Chương I : Tổng quan về TMĐT. Chương II : Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp Mỹ. Chương III: Bài học kinh nghiệm phát triển TMĐT cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế của bản thân về lĩnh vực công nghệ thông tin và pháp luật cũng như những khó khăn trong việc thu thập và tổng hợp tài liệu nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót cần được điều chỉnh, bổ sung. Chính vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài này có thể hoàn thiện và mang giá trị thực tế hơn. Cuối cùng em xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế đã cung cấp cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin được cảm ơn chân thành tới thầy giáo, Tiến sỹ Trần Việt Hùng, người đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên. 5
  7. Khoá luận tốt nghiệp ___ Lê Thị Thu Huyền. CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I/ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1/ Khái niệm về TMĐT Tuy mới phát triển mạnh mẽ trong vòng một thập kỷ qua, nhưng thương mại điện tử đã khẳng định được vị thế và xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Internet và thương mại điện tử đã mở ra một thị trường không biên giới khắp toàn cầu, khái niệm thương mại điện tử (TMĐT) từ đó dần dần được hình thành và ứng dụng ngày càng phổ biến. Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi như: thương mại trực tuyến (Online Trade), thương mại điều khiển học (Cyber Trade) nhưng phổ biến nhất vẫn là TMĐT (Electronic Commerce). Nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra các khái niệm khác nhau về thương mại điện tử với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng hiểu theo 1 nghĩa tổng quát thì thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. Thương mại điện tử vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống, song thông qua các phương tiện điện tử, hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn. 1.1. Theo nghĩa rộng Theo nghĩa rộng, TMĐT là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phươ ng tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá. Theo Luật mẫu về TMĐT của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) năm 1996: “Thương mại điện tử là việc sử dụng thông tin 6
  8. Khoá luận tốt nghiệp ___ dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại” (Điều 1), trong đó, theo điều 2(a) thì: "thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận, lưu trữ bằng phương tiện quang học và các phương tiện t- ương tự, bao gồm nhưng không hạn chế ở trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax”. Thuật ngữ “thương mại” (commerce) bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm các giao dịch sau đây: giao dịch trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng (factoring); cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn; Ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Theo Đại hội đồng WTO: “Thương mại điện tử là việc sản xuất (production), phân phối (distribution), marketing, bán (sale), hoặc chuyển giao (distribution) hàng hoá và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Phương tiện điện tử được quy định là các phương tiện truyền tin như: điện thoại, telex, fax, điện tín, truyền hình, thư điện tử và các phương tiện điện tử khác. UN đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử phù hợp: + Phản ánh các bước TMĐT, theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm marketing (M), bán hàng (S), phân phối (D) và thanh toán (P) thông qua các phương tiện điện tử”. + Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước, theo chiều dọc thì TMĐT bao gồm: 7
  9. Khoá luận tốt nghiệp ___ - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT. - Thông điệp. - Các quy tắc cơ bản. - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực. - Các ứng dụng. Mô hình IMBSA đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển TMĐT. Như vậy, theo cách tiếp cận theo nghĩa rộng nói trên, thương mại trong thương mại điện tử không chỉ là buôn bán hàng hoá (trade) theo cách truyền thống thông thường mà ở phạm vi rộng hơn nhiều trong đó buôn bán hàng hoá, dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. 1.2. Theo nghĩa hẹp TM ĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua mạng Internet và các mạng viễn thông khác. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua mạng truyền thông như Internet”. Như vậy, theo nghĩa hẹp TMĐT là các hoạt động gắn liền với duy nhất mạng Internet. Tuy rằng có rất nhiều loại hình phương tiện điện tử nhưng trên thực tế thì mạng Internet là được sử dụng phổ biến và quen thuộc nhất, định nghĩa theo nghĩa hẹp bắt nguồn từ thực tế đó. 1.3. Theo Luật giao dịch điện tử Việt Nam Luật giao dịch điện tử của Việt Nam số 51/2005/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2006 không đưa ra khái niệm thương mại điện tử. Luật chỉ quy định khái niệm về giao dịch điện tử nhằm quản lý, điều chỉnh các hợp đồng thương mại điện tử và các hoạt động không có tính chất thương mại (như 8
  10. Khoá luận tốt nghiệp ___ giao dịch dân sự). Theo đó, “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử” (Điều 4 khoản 6 Luật giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005) và cũng quy định cụ thể: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”. Được xây dựng dựa trên Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử, Luật giao dịch điện tử Việt Nam cũng có cách tiếp cận theo nghĩa rộng, tuy nhiên chú trọng vào định nghĩa giao dịch điện tử thay vì thương mại điện tử. Việc định nghĩa theo cách “mở” như vậy sẽ tạo ra khả năng ứng dụng cao hơn rất nhiều trong điều kiện thương mại điện tử còn khá mới lạ đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. 2. Sự hình thành và phát triển của Thƣơng mại điện tử 2.1. Lịch sử hình thành TMĐT 130 năm trước với việc sử dụng điện báo để truyền tin liên quan đến tài chính như hệ thống chuyển tiền Western Union của Mỹ. Giai đoạn đầu tiên của TMĐT dưới hình thức điện thoại diễn ra vào năm 1889. Sự hình thành và phát triển của TMĐT gắn liền với sự hình thành và phát triển của Internet. Internet bắt nguồn từ một một dự án do Bộ quốc phòng Mỹ khởi xướng vào năm 1969 với mục tiêu tạo ra mạng máy tính tin cậy kết nối giữa Bộ quốc phòng với nhà thầu nghiên cứu khoa học quân sự, một khi một liên kết bị phá hỏng thì các máy tính vẫn có thể kết nối với nhau bằng các mối liên kết khác. Dự án này do cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA- Advanced Research Project Agency). Điều này dẫn tới việc nghiên cứu các công nghệ chuyển mạch gói. Kết quả là, tới năm 1977, hai giao thức chuyển mạch gói là Giao thức điều khiển truyền thông (TCP) và Giao thức Internet (IP) được phát minh và trở thành hai 9
  11. Khoá luận tốt nghiệp ___ giao thức cơ bản của Internet. Mạng ARPANET- tiền thân của Internet đã ra đời. Năm 1973, ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường Đại học London. Đầu những năm 1980, Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF-National Science Foundation) thiết lập mạng NSFnet nhằm tạo ra một chuỗi mạng khu vực, liên kết những ngừơi sử dụng trong khu vực. Năm 1989, mạng Eunet (Châu Âu) và Aussibnet (Úc) kết nối Internet. Trong thời gian đó, các mạng kỹ thuật IP cũng xuất hiện ở nhiều nước. Đến năm 1985, mạng NSFnet kết nối hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia ở Mỹ, đánh dấu sự bùng nổ của Internet. Một loạt các hệ thống đặt hàng từ xa trên máy tính cá nhân xuất hiện mà đầu tiên phải kể đến là EDI (Electronic Data Interchange- Trao đổi dữ liệu điện tử). Các chuẩn EDI cho phép các công ty có thể trao đổi các chứng từ và tiến hành giao dịch thương mại thông qua mạng cá nhân (Private Network), truyền thông tin tài chính và thanh toán dưới dạng điện tử EFT (Electronic Funds Transfer- chuyển tiền điện tử). Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi không những ở công sở mà ở cả gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã mở rộng công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ. Năm 1993, trình duyệt Web đầu tiên xuất hiện. Đến tháng 10 năm 1994, những quảng cáo banner đầu tiên trên Internet. Việc mua bán không gian trên trang Web để đặt quảng cáo được tiến hành từ đầu năm 1995. Năm 1995, trên toàn thế giới có 3,2 triệu máy tính và 42 triệu ngưươì kết nối Internet, từ đây Internet được chính thức công nhận là mạng toàn cầu. Với tính chất quốc tế và những tiện ích của các dịch vụ Internet, các nhà quảng cáo và sau đó là các doanh nghiệp đã không bỏ lỡ cơ hội làm ăn trên Internet. Từ đó, một phương thức kinh doanh mới của thương mại toàn cầu xuất hiện và khái niệm TMĐT ra đời. 10
  12. Khoá luận tốt nghiệp ___ Sau đó, vào năm 1996, Đạo luật mẫu về TMĐT do UNCITRAL soạn thảo đã được Liên Hợp Quốc chính thức thông qua, trở thành một cơ sở pháp lý chính thức cho TMĐT trên thế giới. 2.2. Các giai đoạn phát triển của TMĐT Dù hình thức trao đổi dữ liệu điện tử- EDI đã có từ đầu những năm 80, nhưng TMĐT chỉ thực sự bùng nổ cùng với sự tăng tốc của Internet, do đó giai đoạn phát triển TMĐT được hiểu là TMĐT trên Internet. Căn cứ vào mô hình và các loại ứng dụng điện tử đặc trưng: Trang Web giới thiệu (Brochureware), TMĐT (e-commerce), kinh doanh điện tử (e-Business), doanh nghiệp điện tử (e- Enterprise). Tuy vậy tất cả các giai đoạn đều chỉ có thời gian bắt đầu mà không có thời gian kết thúc. a) Giai đoạn “Trang Web giới thiệu” (bắt đầu khoảng giữa năm 1995) Tuy còn hạn chế về công nghệ, nhưng các công ty đã sớm nhận ra giá trị của Internet nói chung và Web nói riêng. Cho đến cuối năm 1995, khoảng 34% trong số 500 công ty hàng đầu thế giới trong danh sách Fortune đã lập trang Web riêng. Một năm sau, con số này đã lên tới gần 80%. Các trang Web thế hệ đầu tiên chủ yếu chỉ có dạng tĩnh và chức năng multimedia đơn giản, mọi giao dịch liên lạc vẫn qua các phương tiện truyền thống. b) Giai đoạn “TMĐT” (bắt đầu khoảng giữa năm 1997) Giai đoạn này bước đầu là tập trung vào các ứng dụng cho phép tiến hành giao dịch và tương tác giữa công ty với khách hàng là ngươì tiêu dùng qua Internet. Như vậy, TMĐT mới chỉ dừng lại ở việc mua bán trên mạng. Các hãng lớn như e-Toys, e-Trade, Reel.com đều sử dụng công cụ cho phép cá nhân hoá (personalization), tự phục vụ (self-service), sự trực tiếp (immediacy), và thông 11
  13. Khoá luận tốt nghiệp ___ tin (information). Nhiều ứng dụng tại các công ty lớn như MCI worldcom hay AT&T cho phép ngươì tiêu dùng trả tiền trên mạng, hợp nhất hoá đơn, phân tích và báo cáo, xử lý thanh toán. Giai đoạn này còn đặc trưng bởi “chứng nghiện.com” (.com mania): trong thế giới B2C, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của một công ty là khả năng xây dựng thương hiệu Internet (thương hiệu.com), khả năng tiếp thị đến khách hàng, cá biệt hoá thông tin và giao dịch với khách hàng, tạo môi trường mạng thu hút khách hàng ghé thăm nhiều lần. c) Giai đoạn “kinh tế điện tử” (bắt đầu từ đầu năm 1999) Những bước đầu tiên của giai đoạn này là tập trung vào các ứng dụng cho phép tiến hành giao dịch và tương tác giữa các công ty với khách hàng, doanh nghiệp qua Internet. Ví dụ như ứng dụng thị trường ảo của Cisco system, General electric và Dell bao gồm catalogue, công cụ mua hàng, khả năng tích hợp cũng như khả năng lựa chọn thanh toán. Quản trị thu mua và nguồn lực của Master card, Chevron và General Motors bao gồm thông tin, ra lệnh, đặt lệnh mua, thanh toán và quản trị nhà cung cấp. Hay quan hệ khách hàng của Hewlett Packard, Dell, General Motors bao gồm tự phục vụ, trung tâm giải pháp, cá nhân hoá và quản lý tài khoản. Yếu tố để “kinh tế điện tử” thành công là phải tạo được quy trình hợp lý, tăng cường khả năng cải tiến và tích hợp; bên cạnh đó phải sử dụng các ứng dụng tốc độ cao, tích hợp tốt dữ liệu. d) Giai đoạn “Doanh nghiệp điện tử” (bắt đầu vào giữa năm 2000) Từ việc thu mua nguyên vật liệu thô cho đến bán lẻ cho ngươì tiêu dùng và quản trị khách hàng, tất cả các hoạt động đều diễn ra bằng cách kết hợp các tài sản vật chất truyền thống với khả năng hoạt động mạng. Các doanh nghiệp liên kết phức tạp nhiều quy trình và quan hệ kinh doanh trong và ngoài doanh nghiệp 12
  14. Khoá luận tốt nghiệp ___ (liên kết với khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh). Để có thể thực hiện tất cả các công đoạn trong quy trình mua bán hàng hóa từ việc thu mua nguyên vật liệu thô cho đến bán lẻ cho ngưươì tiêu dùng thì yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp là tốc độ và sự nhanh nhạy mà chỉ có thể có được nhờ vào thành lập những mô hình kinh doanh mạng như Auto Nation, Tinkin Corp. Hình 1.1: Quá trình phát triển của TMĐT Nguồn: THS. Nguyễn Văn Thoan, Bài giảng Thương mại điện tử, 2005. 3. Đặc điểm của Thƣơng mại điện tử 3.1. Đặc điểm của Thương mại điện tử 13
  15. Khoá luận tốt nghiệp ___ Có sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin và tiền tệ qua mạng máy tính hoặc các phương tiện thông tin điện tử khác. Có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả (tốc độ) đối với các quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động của hầu hết các tổ chức. Có thể ứng dụng ngay vào các ngành dịch vụ (Chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch, tư vấn). Khi hạ tầng ITC phát triển, khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có sự phân biệt tương đối giữa TMĐT và kinh doanh điện tử: TMĐT (hẹp) tập trung vào mua bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử và Internet. Kinh doanh điện tử (hẹp) tập trung vào sự phối hợp các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp dựa trên mạng nội bộ. Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT. Nhờ sự phát triển của ICT mà TMĐT ra đời, tuy nhiên sự phát triển của TMĐT cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT nhưphần cứng và phần mềm chuyên dùng cho các ứng dụng TMĐT, dịch vụ thanh toán cho TMĐT. 3.2. Phân loại Thương mại điện tử Có thể phân loại TMĐT theo các hình thức sau: Phân loại theo đối tượng tham gia: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C). Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Công nghệ P2P (Peer-To-Peer), công nghệ Mobile (M-commcerce). Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử. 14
  16. Khoá luận tốt nghiệp ___ Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác. Như vậy, có rất nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau, mục đích phân loại khác nhau. Trong đó hình thức phân loại chủ yếu thường gặp là phân loại theo đối tợng tham gia, theo cách này thì các hình thức của TMĐT là tổng hoà những mối quan hệ giữa các thành phần: Chính phủ, doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Như vậy, tổng hợp lại có 9 loại hình TMĐT được xét đến, trong đó phổ biến nhất là B2B, B2C,C2C,G2C. Bảng 1.1: Các loại hình thương mại điện tử Chính phủ Doanh nghiệp Ngưươì tiêu dùng (Government- G) (Business- B) (Consumer- C) Chính phủ G2G G2B G2C (Government- G) Ví dụ: Hợp tác Ví dụ: Cung cấp Ví dụ: Cung cấp giữa các Chính thông tin. thông tin. phủ. Doanh nghiệp B2G B2B B2C (Business- B) Ví dụ: Thuế Ví dụ: Thương Ví dụ: Thương doanh thu. mại điện tử. mại điện tử. C2G C2B C2C Ví dụ: Thuế thu Ví dụ: So sánh Ví dụ: Đấu giá nhập. giá. trực tuyến. Nguồn: Mia-Mikic và Tina S.Kao 15
  17. Khoá luận tốt nghiệp ___ “TMĐT và WTO, giai đoạn tìm kiếm những luật lệ”. 4. Điều kiện cần thiết để phát triển TMĐT TMĐT ngày càng được phổ biến trên phạm vi toàn cầu và khẳng định vai trò to lớn của nó trong sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xây dựng và phát triển TMĐT ở mỗi quốc gia là vô cùng quan trọng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và trình độ phát triển mà mỗi nước phải có sự chuẩn bị nhất định về hạ tầng công nghệ, nhân lực, pháp luật, hệ thống thanh toán điện tử cũng như nhận thức và sự tham gia tích cực của Chính phủ, doanh nghiệp và ngươì tiêu dùng. 4.1. Nhận thức của các chủ thể về TMĐT Để xây dựng và phát triển các mô hình TMĐT cần có sự tham gia của 3 chủ thể, đó là: Chính phủ, doanh nghiệp, và người tiêu dùng. Vì vậy phải tích cực tác động, tuyên truyền, khuyến khích các chủ thể tham gia TMĐT, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà thương mại truyền thống phát triển đáng kể thì việc đổi mới quan niệm, cách nhìn về các giao dịch qua Internet là cần thiết. Sự tham gia của Chính phủ: Chính phủ có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo cho các doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, vì vậy để thúc đẩy TMĐT thì sự tham gia và hành động của Chính phủ là vô cùng quan trọng. Chính phủ có thể thúc đẩy TMĐT thông qua sự phổ biến nó tới khu vực doanh nghiệp và người tiêu dùng; hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho TMĐT phát triển nhờ tạo ra môi trường kinh doanh, pháp lý và hạ tầng công nghệ phù hợp. Đặc biệt đối với Việt Nam đang trong giai đoạn CNH- HĐH đất nước thì sự can thiệp sâu sắc của Chính phủ là chất xúc tác an toàn cho sự phát triển của TMĐT. 16
  18. Khoá luận tốt nghiệp ___ Hiện nay Chính phủ điện tử (e-Government) được coi như là giải pháp mang tính chiến lược cho mục tiêu cải cách hành chính quốc gia theo hướng tinh giản, tiện lợi và hiệu quả để bắt kịp xu hướng hội nhập của thế giới. Sự tham gia của các doanh nghiệp: Thành phần áp dụng TMĐT nhiều nhất là các doanh nghiệp. Việc mua bán hàng hoá trên mạng mang lại nhiều tiện ích, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình do đó sự tham gia TMĐT của các doanh nghiệp là điều tất yếu. Doanh nghiệp tham gia vào TMĐT trước tiên là bằng việc đưa tên tuổi của mình lên mạng Internet qua Website của doanh nghiệp nhằm giới thiệu sản phẩm, quảng bá hàng hoá và dịch vụ, nhận, xử lý các đơn hàng, lập hồ sơ khách hàng ; cao hơn nữa là thực hiện các giao dịch số hoá, mua bán điện tử, thanh toán điện tử. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng công nghệ và đội ngũ nhân lực. Sự tham gia của người tiêu dùng: Tìm kiếm thông tin, giao dịch mua bán trực tuyến qua mạng giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức; đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận với đa dạng các mặt hàng. Tuy nhiên mua bán trực tuyến tồn tại những rủi ro về tính chính xác của nguồn thông tin cần tìm kiếm và tính an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Đây là lý do người tiêu dùng vẫn e ngại với TMĐT. Vì vậy, muốn người tiêu dùng tích cực tham gia vào TMĐT thì vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng cần phải được chú trọng. 4.2. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin (trước hết là công nghệ máy tính) Liên kết tiêu chuẩn của doanh nghiệp, quốc gia, quốc tế và các kỹ thuật ứng dụng, gồm: dịch vụ viễn thông (nhà cung cấp dịch vụ mạng), công nghiệp phần cứng (trang thiết bị như máy fax, điện thoại ), công nghiệp phần mềm (các chư- ơng trình phần mềm). Yêu cầu hàng đầu để thành công trong kinh doanh TMĐT 17
  19. Khoá luận tốt nghiệp ___ là phải có một hạ tầng công nghệ thông tin ở mức độ phát triển nhất định, bao gồm: Hạ tầng về mạng. Hạ tầng an toàn bảo mật. Môi trường ứng dụng server. Công cụ quản lý dữ liệu và dung liệu. Công cụ phát triển ứng dụng. Hệ thống điều khiển và phần cứng. Cơ sở quản lý hệ thống. Hạ tầng công nghệ cho phép TMĐT có thể dễ dàng được tiếp cận hay nhanh chóng thích ứng được với những ứng dụng mới, đảm bảo khả năng xử lý khối lượng công việc ngày càng tăng. Để tăng tính quy mô và linh hoạt của TMĐT thì công nghệ thông tin ngày càng phải được nâng cấp thường xuyên và chi phí cho việc nâng cấp không phải nhỏ. 4.3. Kết cấu hạ tầng nhân lực TMĐT muốn đi vào các hoạt động kinh doanh thì trước hết phải nâng cao tầm nhận thức của khách hàng về thương mại điện tử. Tất cả mọi người khi truy cập Internet đều cảm giác quen thuộc và dễ dàng sử dụng thì việc ứng dụng TMĐT mới có thể trở nên phổ biến và hữu ích. Đồng thời, TMĐT mang lại cơ hội mở rộng khả năng tìm kiếm thông tin và thực hiện các giao dịch qua mạng mà không chỉ dừng lại trong biên giới một quốc gia, ngôn ngữ trên mạng vì thế cũng không chỉ sử dụng ngôn ngữ địa phương, mà sử dụng ngôn ngữ chung toàn cầu, cụ thể là Tiếng Anh (English). Do đó, TMĐT kéo theo sự thay đổi về cả hệ thống giáo dục nguồn nhân lực cho đất nước. 18
  20. Khoá luận tốt nghiệp ___ Đồng thời, khi làm việc trong môi trường kinh doanh điện tử, đội ngũ nhân viên phải có năng lực chuyên môn về kinh doanh nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Đội ngũ chuyên viên tin học thì phải nhanh chóng nắm bắt được tình hình phát triển công nghệ thông tin trên thế giới để kịp thời đưa vào ứng dụng. Ngoài ra họ cũng cần thường xuyên học các khoá nghiệp vụ mạng mà phổ biến bây giờ là các khoá học ngay trên Internet. Bên cạnh việc học hỏi, nắm bắt công nghệ, các lập trình viên cũng cần phải có trình độ để nghiên cứu viết ra các phần mềm ứng dụng ngày càng đáp ứng được với trình độ phát triển của công nghệ thông tin và TMĐT. Dù KHKT có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì yếu tố con người vẫn là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của khoa học, của sự cải tiến phương thức hoạt động kinh doanh truyền thống. 4.4. Kết cấu hạ tầng pháp lý TMĐT mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội, nó làm thay đổi phương thức kinh doanh giao dịch truyền thống. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời và phát triển của nó, chúng ta ngày càng nhận thấy những rủi ro và thiếu sót tiềm ẩn trong qua trình kinh doanh, giao dịch trên mạng. Và điều này đòi hỏi phải có những giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn là hình thành cơ sở pháp lý phù hợp và đầy đủ. Cơ sở pháp lý vững chắc không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân người tiêu dùng mà trước hết là tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước có cơ sở để kiểm soát các hoạt động kinh doanh TMĐT. Hạ tầng pháp lý cũng là yêu cầu cần thiết để xây dựng lòng tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ TMĐT, là việc làm cần thiết để tạo ra một sân chơi chung với các quy tắc thống nhất chặt chẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt trong xu hướng quốc tế hội nhập, chính sách pháp lý đầy đủ và rõ ràng sẽ tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp và người tiêu dùng từ nhiều 19
  21. Khoá luận tốt nghiệp ___ nước khác tham gia giao dịch TMĐT. Xét trên bình diện quốc gia thì hạ tầng pháp lý điều chỉnh bao gồm các Luật điều chỉnh, các công nhận tính pháp lý của TMĐT, các Luật quy định về hợp đồng điện tử, thanh toán . Xét trên bình diện quốc tế, kinh doanh giao thương là việc tiến hành các nghiệp vụ vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia mà TMĐT đã giúp xoá đi ranh giới đó cho nên cơ sở pháp lý điều chỉnh cần thiết phải là các Luật điều chỉnh đa biên. 4.5. Hệ thống thanh toán điện tử Giao dịch TMĐT đòi hỏi phải có hệ thống thanh toán điện tử hoàn toàn trực tuyến, nghĩa là việc thanh toán được thực hiện thông qua các thông điệp điện tử (Electronic message) thay vì việc giao tay tiền mặt như cách truyền thống. Như vậy cần thiết phải có một hệ thống thanh toán điện tử (Electronic payment) bao gồm việc sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động (ATM- Automatic Teller Machine), thẻ tín dụng (Credit card), thẻ mua hàng tự động (Purchưasing card), thẻ thông minh (Smart card), ví tiền điện tử (Electronic purse), tiền mặt Cyber (Cyber Cash), các chứng từ điện tử như hối phiếu, giấy nhận nợ điện tử Như vậy, yêu cầu về một hệ thống thanh toán tự động đòi hỏi rất lớn sự phối hợp của các Ngân hàng trong việc trang bị và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán điện tử. Đồng thời, đây không chỉ là công việc của một Ngân hàng riêng lẻ mà phải có sự kết hợp của cả hệ thống liên Ngân hàng trên phạm vi quốc gia và toàn cầu. . II/ LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA TMĐT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1. Lợi ích của TMĐT đối với doanh nghiệp 1.1. Mở rộng thị trường 20
  22. Khoá luận tốt nghiệp ___ TMĐT làm “mờ” đi khái niệm về không gian cũng như biên giới quốc gia, mở ra khả năng giao lưu, trao đổi, mua bán trên toàn cầu. Các doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một lượng tiền vốn tối thiểu để tăng lượng khách hàng và nhà cung cấp có chất lượng cao, cải thiện quan hệ khách hàng, loại bỏ rào cản về thời gian và không gian. 1.2. Giảm thời gian và chi phí Về mặt chi phí, ước tính khi tham gia kinh doanh trên mạng, doanh nghiệp có thể giảm 50% chi phí so với kinh doanh truyền thống nhờ giảm chi phí ở một số hoạt động như chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công, chi phí giao dịch, chi phí quảng cáo tiếp thị, đăng ký kinh doanh, chi phí phát sinh, xử lý, phân phối Về chi phí nhân công, Amazone.com- một hãng bán sách qua mạng rất được ưa chuộng chỉ có 614 nhân viên; trong khi Barnes& Noble- hãng sách nổi tiếng nhất của Mỹ (không kinh doanh điện tử) phải thuê đến 27200 nhân viên. Khi kinh doanh trên mạng, nhiều doanh nghiệp không cần phải có trụ sở, như vậy đã tiết kiệm đáng kể chi phí văn phòng. Ví dụ như: General Electricity (Mỹ) tiết kiệm 35% chi phí văn phòng, giảm 85% chi phí tài chính và vô hình. Ngoài ra, các chi phí khác qua mạng đều rẻ hơn rất nhiều so với phương thức truyền thống: Chi phí giao dịch qua mạng chỉ bằng 5% qua bưu điện chuyển phát nhanh. Chi phí thanh toán qua mạng chỉ bằng 10%- 20% chi phí thanh toán thông thường. Giảm mức tồn kho cũng như phí quản lý khác. Chi phí bảo trì, sửa chữa, vận hành nhờ vậy cũng giảm đáng kể. Về mặt thời gian, nhờ giao dịch qua mạng, tốc độ bán hàng của một số công ty tăng lên gấp 10 lần. Công ty Micron Computer cho biết để làm việc với một khách hàng đã tìm hiểu Website của công ty, họ chỉ mất trung bình 2 phút; còn đối với những khách hàng chưa tham khảo Website của công ty thì phải mất 20 phút. Thời gian giao dịch qua mạng chỉ bằng 7% so với qua fax và 0,05% so 21
  23. Khoá luận tốt nghiệp ___ với qua bưu điện. Giao dịch nhanh tăng giúp cả doanh nghiệp và người tiêu dùng cập nhật thông tin, từ đó làm giảm số lượng và thời gian lưu kho, doanh nghiệp có điều kiện nhanh thay đổi phương án sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi và nhu cầu của thị trường. 1.3. Tiếp cận nguồn thông tin phong phú Thông qua mạng toàn cầu Internet, doanh nghiệp có thể tiếp cận với vô số nguồn thông tin phong phú không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia mà vượt qua biên giới ra phạm vi toàn cầu. Người sử dụng chỉ cần ngồi bên máy vi tính, thông qua các trang Web và các ứng dụng mạng để tìm hiểu về những biến động, những thay đổi về mặt kinh tế, chính trị, xã hội ở tất cả các nước; đồng thời tìm hiểu hoạt động kinh doanh, chính sách của bất kỳ đối tác mình quan tâm cũng như nhu cầu của các khách hàng. Trong số các khách hàng trực tuyến của tập đoàn máy tính Dell, có tới 30% chưa từng xem quảng cáo của hãng trên các ph- ương tiện truyền thông nhưng vẫn mua hàng qua những tìm hiểu của họ qua mạng toàn cầu. Các catalogue điện tử phong phú và dễ dàng cập nhật hơn các catalogue in ấn thông thường. 1.4. Củng cố quan hệ với khách hàng và đối tác TMĐT giúp doanh nghiệp có được sự hiện diện toàn cầu, nhờ đó khả năng tiếp cận với khách hàng là rất cao. Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng nhanh chóng và thuận tiện. Đồng thời, TMĐT giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu thập được thông tin về đối tác, bạn hàng; việc giao dịch cũng trở nên đơn giản hơn khi thực hiện qua mạng. Giờ đây, TMĐT đã khắc phục được khoảng cách vị trí địa lý: các đối tác có thể giao dịch liên tục với nhau qua mạng mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp, cơ hội kinh doanh từ đó cũng mở ra nhiều hơn. 1.5. Tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh 22
  24. Khoá luận tốt nghiệp ___ Nhờ có TMĐT, doanh nghiệp có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, nhờ đó tăng thu nhập của doanh nghiệp. 80% người tiêu dùng và một nửa số doanh nghiệp nhỏ- những người mua máy tính của Dell qua website chưa hề mua của Dell trước đó. Một phần tư số người nói rằng có lẽ họ sẽ không mua nếu không có website này. Xét về lượng doanh thu mà mỗi nhân công mang lại, Amazone (hãng kinh doanh qua mạng) đạt 267000USD/người còn Barnes&Noble chỉ đạt 103000USD/người mặc dù doanh thu của Barnes&Noble hơn hẳn Amazone (Barnes&Noble là 2,8 tỷ USD; Amazone là 148 triệu USD) do như đã nói ở trên, Barnes&Noble thuê một lượng nhân công lớn hơn rất nhiều so với Amazone. 1.6. Chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp TMĐT làm thay đổi thị trường truyền thống. Các mô hình bán hàng hóa mới ra đời nhanh chóng, giản tiện thay cho mô hình bán hàng truyền thống dẫn đến tối đa hoá tiềm năng của Internet. Thay vì phải lưu kho hàng hoá, tiếp thị đến từng khách hàng; giờ đây chỉ nhờ vào Internet, doanh nghiệp đã đẩy nhanh hoạt động kinh doanh, tiếp cận với đa dạng khách hàng. Việc thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống yêu cầu doanh nghiệp phải chuyển đổi công nghệ từ giao dịch trao tay sang giao dịch điện tử, kết nối các bộ phận của một dây chuyền. Nếu như trước đây các bộ phận hoạt động riêng lẻ thì giờ cơ cấu doanh nghiệp cần thay đổi sao cho có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận kinh doanh, giao dịch khách hàng, phân tích, phân phối hàng hoá nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất tới khách hàng. 2. Hạn chế của TMĐT đối với doanh nghiệp 2.1. Hạn chế mang tính kỹ thuật 23
  25. Khoá luận tốt nghiệp ___ Thiếu các hệ thống hoàn chỉnh, tiêu chuẩn quốc tế về an toàn giao dịch, chất lượng, tính xác thực, độ tin cậy, các tiêu chuẩn thông tin. Thiếu sự phát triển rộng rãi của bưu chính viễn thông, hạn chế trong quá trình kết nối Internet, tốc độ đường truyền chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Các công cụ phần mềm vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhất là phần mềm TMĐT với các ứng dụng và dữ liệu hiện tại. Một vài phần mềm TMĐT không phù hợp hoặc không tương thích với một số phần cứng. Các nhà cung cấp cần đến sự hỗ trợ của trang web chủ đặc thù và các cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các mạng chủ đòi hỏi phải thêm chi phí đầu tư. Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn. 2.2. Hạn chế không mang tính kỹ thuật Tâm lý của người tiêu dùng lo ngại về an ninh riêng tư, bảo mật. Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT, môi trường kinh doanh phi giấy tờ do không được gặp trực tiếp. Nhiều vấn đề về pháp luật, chính sách, thuế vẫn chưa được làm rõ. Một số chính sách chưa mang tính hỗ trợ, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển. Thiếu các dịch vụ hỗ trợ khi kinh doanh giao dịch TMĐT. Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần nhiều thời gian. Giá cước truy cập Internet còn cao, không thuận tiện cho nhiều khách hàng tiềm năng. So sánh chi phí và lợi ích: chi phí ban đầu để triển khai mô hình kinh doanh qua Internet lớn và rủi ro cao do còn thiếu kinh nghiệm, từ đó dẫn đến khó 24
  26. Khoá luận tốt nghiệp ___ khăn trong vấn đề định lượng giá trị của quảng cáo qua mạng, nâng cao dịch vụ khách hàng Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi). Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ của hàng loạt các công ty dot.com. III/ CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH TMĐT PHỔ BIẾN VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN TMĐT TRÊN THẾ GIỚI 1. Các mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến 1.1. Mô hình B2B TMĐT B2B (business to business hay B2B e-commerce) là loại hình TMĐT trong đó việc tiến hành kinh doanh tập trung vào việc buôn bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Hiện nay, TMĐT B2B chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp có hệ thống Ngân hàng điện tử như Anh, Mỹ Giao dịch TMĐT B2B thường diễn ra dưới hình thức chợ ảo hay sàn giao dịch điện tử kết nối các doanh nghiệp, giao dịch thông qua e-mail (thư điện tử) hoặc qua EDI (Electronic data interchange), quảng cáo qua trang Web. Giao dịch TMĐT thường là những hợp đồng có giá trị lớn, doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng máy tính để đặt hàng với nhà cung cấp của mình các đơn hàng lớn. 25
  27. Khoá luận tốt nghiệp ___ TMĐT B2B là loại hình giao dịch quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên Internet (95%) và còn nhiều hứa hẹn phát triển trong tương lai. Theo số liệu điều tra của nhiều tập đoàn dữ liệu lớn, trong khi tổng giá trị TMĐT B2B chỉ đạt khoảng 65 tỷ USD năm 2001, tổng giá trị các giao dịch TMĐT B2B năm 2001 vào khoảng 470 tỷ USD. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia TMĐT, tổng giá trị này sẽ tăng lên tới 2,7 nghìn tỷ USD năm 2004 và đạt mức 5,4 nghìn tỷ USD vào năm 2006. Một điển hình cho mô hình B2B là Covisint.com Covisint.com là trang web cung cấp một sàn giao dịch B2B cho các doanh nghiệp không phân biệt loại hình và quy mô. Đây là một trang web giao diện đơn giản nhưng lại có rất nhiều tiện ích, mang lại công cụ giao tiếp giữa các doanh nghiệp với đối tác từ khâu trao đổi thông tin sản xuất đến quản lý chất lượng toàn diện giữa trong và ngoài doanh nghiệp. Ngày nay, ngày càng có nhiều các công ty lớn trên thế giới thực hiện giao dịch qua Convisint như Ford, General Motors Covisint hiện đặt trụ sở tại 53 nước với hơn 266.000 ở 30.000 tổ chức trên 96 quốc gia và trang web Covisint được dịch ra 7 thứ tiếng. 26
  28. Khoá luận tốt nghiệp ___ Các thành phần chủ yếu trong hệ thống quản lý công nghiệp của Covisint bao gồm: Quản lý nhận dạng (Covisint Identity Management): Covisint cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp thực sự an toàn trước khi ký kết hợp đồng điện tử trong môi trường mạng- một môi trường đầy rủi ro là xác định đối tác, uy tín và độ tin cậy của đối tác. Các giải pháp an ninh mà Covisint đưa ra ngày càng cải thiện giúp xác định và tìm ra các thách thức và trở lực đối với các công ty và tổ chức về tính an toàn của hợp đồng và giao dịch qua mạng. Kết nối (Covisint Connect): Đây là thành phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc gửi và nhận thư điện tử với các đối tác. Khác với những nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử khác, Covisint cho phép doanh nghiệp tự lựa chọn giao thức giao tiếp và dạng gửi/ nhận văn bản thích hợp. 27
  29. Khoá luận tốt nghiệp ___ Dịch vụ cổng giao tiếp (Convisint Communicate): là một thành phần của Covisint cung cấp cho các doanh nghiệp thành viên để trao đổi thông tin, chia sẻ các phần mềm ứng dụng với đối tác, khách hàng và nhà cung cấp. 1.2. Mô hình B2C TMĐT B2C (Business To Customer) là giao dịch TMĐT trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng thông qua các phương tiện điện tử. Giao dịch loại này còn được gọi là giao dịch thị trường giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng để từ đó chào bán các sản phẩm của họ cho khách hàng. Đây là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng qua mạng mà không cần xây dựng các cửa hàng thực tế. Các doanh nghiệp thường cung cấp danh mục hàng hoá trên mạng và nhận đơn đặt hàng của khách hàng khi họ duyệt xem danh mục hàng hóa. Hợp đồng B2C thường không lớn nên doanh nghiệp kinh doanh B2C thường chỉ lựa chọn thị trường trong nước. Các dịch vụ của B2C bao gồm: bán lẻ trên mạng, Ngân hàng trực tuyến, dịch vụ du lịch trực tuyến, đấu giá trực tuyến, thông tin về sức khoẻ và bất động sản. Một trong những công ty hàng đầu thế giới về kinh doanh mô hình B2C có thể kể tên là Amazon.com. 28
  30. Khoá luận tốt nghiệp ___ Mô hình mua hàng qua mạng tại Amazon.com Amazon là một trong những trang web bán hàng trực tuyến lớn nhất và rất thành công trên thế giới. Ban đầu Amazon ra đời chỉ với mục tiêu là một trang web bán sách qua mạng, ngày nay nó đã trở thành một siêu thị online với rất nhiều chủng loại từ quần áo, đồ điện tử, đồ gia dụng cho đến dữ liệu điện tử Hàng triệu người ở khắp 220 quốc gia đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu, được liệt vào danh sách 57 nhãn hiệu có giá trị nhất thế giới, đứng giữa Pampers và Hilton. Quý IV năm 2000, Amazon.com có được 67% thị phần bán lẻ trực tuyến, trở thành hãng bán lẻ âm nhạc số một chỉ trong vòng một quý kinh doanh và hãng bán lẻ phim số một trong 6 tuần kinh doanh. Quy trình mua hàng trực tuyến tại Amazon.com bao gồm các bước sau: B1: Tìm kiếm hàng hoá. B2: Thêm hàng hoá vào giỏ hàng (Shopping Cart): B3: Kiểm tra lại giỏ hàng và tiến hành đặt hàng. B4: Đăng nhập. 29
  31. Khoá luận tốt nghiệp ___ B5: Nhập địa chỉ giao hàng. B6: Chọn phương thức giao hàng. B7: Nhập mật khẩu (password) và phương thức thanh toán. B8: Kiểm tra lại đơn hàng và đặt hàng. B9: Kiểm tra trạng thái đơn hàng. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Amazon chỉ có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ người bán cho người mua và 2 bên tự giải quyết tranh chấp. Nếu khách hàng đã đặt hàng mà không nhận được hàng hoá thì có quyền yêu cầu Amazon bồi thường thông qua phần “Amazon.com A-to-Z Guarantee”. 1.3. Mô hình C2C TMĐT C2C (Customer To Customer) là giao dịch mà thông qua một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, người tiêu dùng có thể bán hàng hoá của mình cho người tiêu dùng khác. Giao dịch này chiếm tỷ trọng nhỏ, ước tính chỉ đạt 15 tỷ USD năm 2004. Mô hình này ra đời đã mang lại giải pháp hữu ích tiết kiệm thời gian và chi phí cho những người tiêu dùng muốn rao bán hàng hoá của mình. Trước đây, để bán hàng hoá đã qua sử dụng, người tiêu dùng phải bán chúng cho những người thu mua đồ cũ, cửa hàng mua bán đồ cũ hay bán ở những thị trường chuyên biệt như “chợ trời”; người tiêu dùng muốn mua cũng phải tìm đến những địa điểm đó. Nhưng từ khi loại hình đấu giá trực tuyến ra đời, người tiêu dùng chỉ cần gửi các thông tin về chúng tới những nhà đấu giá trực tuyến; người mua cũng chỉ cần truy cập vào website đấu giá để xem và trả giá, tất cả mọi quy trình mua bán từ xem hàng, trả giá, thanh toán đều được thực hiện trực tiếp thông qua phương tiện mà trang web đó cung cấp mà không cần phải gặp trực tiếp nhau. Để làm được điều này, người tiêu dùng chỉ phải trả một khoản phí hoa hồng nhất định cho công ty cung cấp dịch vụ này qua mạng. Ngoài ra, nếu không muốn 30
  32. Khoá luận tốt nghiệp ___ tham gia đấu giá, người tiêu dùng có thể truy cập vào các trang web bán hàng giá cố định như website Half.com. Điển hình cho mô hình C2C đấu giá qua mạng là e-Bay.com Đây là trang Web đấu giá trực tuyến thuộc sở hữu của tập đoàn Echo Bay Technology. Hàng triệu những món hàng từ đồ sưu tầm, đồ trang trí nhỏ, vật dụng gia đình đến máy vi tính, đồ gỗ, thiết bị, xe cộ được niêm yết, mua và bán mỗi ngày tại eBay.com. Một số mặt hàng rất hiếm và rất có giá trị, trong khi các mặt hàng khác lại “đầy kho” và giá vô cùng rẻ đã thu hút đông đảo khách hàng tham gia đấu giá. EBay đã “cách mạng hoá” những sản phẩm nhỏ lẻ bằng cách đem người bán và người mua lại với nhau tại một thị trường mang tính chất toàn cầu, không ngừng diễn ra những cuộc đấu giá. Các hãng lớn như IBM cũng đăng bán những sản phẩm mới nhất của mình tại đây để tận dụng chức năng đấu giá cũng như bán tại các cửa hàng giá cố định của eBay Quy trình mua hàng trực tuyến tại eBay gồm các bước sau: B1: Đăng ký để được vào tham gia mua hoặc đấu giá. 31
  33. Khoá luận tốt nghiệp ___ B2: Tìm danh mục hàng hoá cần tham gia đấu giá: - Tìm trực tiếp trên danh mục có sẵn. - Tìm kiếm hàng hoá theo mô tả đặc định B3: Tra thông tin về hàng hoá (mô tả, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng ) và người bán. B4: Tiến hành đặt đấu giá hoặc mua hàng ngay. B5: Đấu giá thành công, tiến hành thanh toán cho món hàng đã chọn. 2. Xu thế phát triển TMĐT trên thế giới Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2005 của UNCITAD, tốc độ tăng tr- ưởng về số lượng người sử dụng Internet toàn cầu là 15,1%; thấp hơn so với 2 năm trước đó (26%). Tuy số người sử dụng Internet ngày càng tăng cao ở Châu Phi (56%), Đông Nam Á và SNG (74%) nhưng nhìn chung khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn (chỉ 1,1% người dân Châu Phi truy cập được Internet năm 2003 so với 55,7% của dân cư Bẵc Mỹ). Hiện nay, Mỹ chiếm hơn 80% tỷ lệ TMĐT toàn cầu, và tuy dung lượng này giảm dần, song Mỹ vẫn có khả năng lớn trong việc chiếm tới trên 70% tỷ lệ TMĐT toàn cầu trong 10- 15 năm tới. Mặc dù một số nước Châu Á như Singapore và Hongkong (Trung Quốc) đã phát triển rất nhanh và rất hiệu quả, thương mại điện tử ở các nước khác của Châu lục này đều phát triển chậm. Khoảng cách ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước phát triển và đang phát triển vẫn rất lớn. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và Châu Âu đã lên tới 80%. Phương thức kinh doanh B2B đang và sẽ chiếm ưu thế nổi trội so với B2C trong các giao dịch TMĐT toàn cầu. Trong phương thức B2C, loại hình bán lẻ tổng hợp (siêu thị TMĐT) đã chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số cửa hàng bán lẻ trực tuyến 32
  34. Khoá luận tốt nghiệp ___ nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị giao dịch B2C trên thị trường ảo. Việc kết hợp cửa hàng bán lẻ trực tuyến với các phương thức kinh doanh truyền thống hiện vẫn là phương thức được nhiều nhà kinh doanh lựa chọn. Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu thiết yếu, cấp bách thiết yếu, cấp bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và phương án an toàn thông tin , mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không thể sánh kịp (ví dụ, trường hợp hiệu sách Amazon, trang web đấu giá eBay). Chính vì tiềm lực hết sức to lớn của TMĐT nên Chính phủ các nước đều hết sức chú trọng vấn đề này. Bản báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu comScore Networks cho biết "Ngân sách" chi cho mua sắm trực tuyến (không tính đặt tour du lịch), đã đạt mốc 102,1 tỷ USD trong năm ngoái, tăng tới 24% so với năm 2005. Trong đó, phần đóng góp của hai tháng 11 và 12 là "nặng ký" nhất: 24,6 tỷ USD. "Thương mại điện tử đang dần chiếm vị trí chủ đạo", chuyên gia Jeffrey Grau của eMarketer thốt lên. "Ngày càng có nhiều người chuộng hình thức mua sắm này hơn. Số hàng họ mua và số tiền họ bỏ ra nhiều chưa từng có trong lịch sử". Đi xa hơn, hãng đầu tư Cowen dự đoán rằng doanh thu từ Thương mại điện tử có thể đạt tới cột mốc 225 tỷ USD vào năm 2011. "Còn tại Mỹ, doanh thu cũng sẽ tăng trưởng 30% trong năm 2008, nhờ vào tác động của ba yếu tố: sự phổ cập của băng thông rộng, của các kênh bán hàng trực tuyến và sự tiện lợi ngày càng cao của TMĐT". Cowen kết luận. "Thương mại điện tử đang ở giai đoạn hoàng kim và chưa hề có dấu hiệu ngừng lại. Nó sẽ tiếp tục vươn mình với tốc độ bỏ xa các hãng bán lẻ offline. Một số hạng mục hàng hoá rất có thể sẽ bắt kịp, thậm chí qua mặt các cửa hàng bán lẻ. Thí dụ như tải phim và nhạc số chẳng hạn. Chúng ta sẽ chứng kiến sự đổi chiều từng bước của thị 33
  35. Khoá luận tốt nghiệp ___ trường: từ những cửa hàng gạch xây chuyển sang các quầy nhạc vô hình như iTunes”. CHƢƠNG II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ I/ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TMĐT Ở CÁC DOANH NGHIỆP MỸ Ngay từ buổi sơ khai của mình vào những năm 1990, TMĐT đã phát triển với một tốc độ chóng mặt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và sớm trở thành một xu thế tất yếu trong thế kỷ 20. Mỹ là một trong những nước đi đầu trong việc ứng dụng, phát triển CNTT và TMĐT. Đến những năm đầu của thế kỷ 21 này, mọi quốc gia trên thế giới đang được chứng kiến sự phát triển nhảy vọt của TMĐT ở Mỹ. 1. Tình hình sử dụng Internet ở Mỹ Mỹ là nước mà Internet được phổ cập nhiều nhất, tỷ lệ kết nối cao nhất và tỷ lệ sử dụng máy tính cũng như sự thâm nhập Internet vào gia đình lớn nhất. Điều này không chỉ nhờ mức độ thâm nhập Internet cao trong xã hội Mỹ mà còn do Mỹ là nước có dân số rất đông (xếp thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ). Điều này có thể thấy được qua các bảng và sơ đồ sau: Bảng 2.1: Số người sử dụng Internet ở Mỹ, Việt Nam so với thế giới năm 2004 Tên quốc gia Dân số Số ngƣời sử Nguồn số liệu ngƣời dụng sử dụng Internet Mỹ 293.271.500 201.661.159 Nielsen/ Netratings (68,76%) 34
  36. Khoá luận tốt nghiệp ___ Thế giới 6.317.804.987 783.196.598 Internet World (12,39%) Statistics (IWS) Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam- Bộ bưu chính viễn thông. Internet thâm nhập ngày càng nhanh và mạnh vào Mỹ là kết quả của việc sử dụng máy vi tính ngày càng phổ biến và sự sẵn có của các dịch vụ truy cập. Cuối năm 2004 ước tính cứ 1000 người Mỹ thì có khoảng 642 máy tính và cứ 1000 người thì có khoảng 647 người sử dụng Internet (Theo số liệu của cơ quan thu thập tin tức kinh tế của Mỹ). Số người sử dụng Internet ở Mỹ tăng gần 50%, từ 141,5 triệu người năm 2001 lên 210,8 triệu người năm 2006. Hình 2.1: US Online Users Nguồn: (US only) 2. Tình hình phát triển TMĐT ở Mỹ Mỹ từ lâu đã được thế giới công nhận là một nước đi đầu trong việc sử dụng Internet như là một công cụ kinh doanh. Ngay từ nửa đầu những năm 1990, các doanh nghiệp Mỹ đã tiến hành giao dịch TMĐT thông qua mạng cá nhân (Private Network), một loạt các đơn đặt hàng từ xa trên máy tính cá nhân xuất 35
  37. Khoá luận tốt nghiệp ___ hiện, mà đầu tiên phải kể đến EDI (Electronic Data Interchange- Trao đổi dữ liệu điện tử). Bảng 2.2: Tổng quan tình hình sử dụng Internet và TMĐT ở Mỹ U.S. E-Commerce & Internet Overview Amount Units Year Source Total Retail Sales - All $3,905 Billion 2006 Types, U.S. PRE Total E-Commerce Sales, $104 Billion 2006 U.S. PRE Total Travel Sales Online $77.7 Billion 2006 eMarketer Percent of Internet Users Who Do or Have Ever done the Following Activities Online. Ever (%) Daily (%) Survey Date Source Use the Internet 100 65 Dec-06 PEW Use a Search Engine to 91 41 Dec-06 PEW Find Information Research a Product or 78 19 Service Before Buying It Feb/Mar-05 PEW Buy Products 71 6 Aug-06 PEW Get News 67 31 Dec-06 PEW Get Financial Information 45 9 Aug-06 PEW Such as Stock Quotes Online Banking 43 14 Dec-05 PEW Nguồn: Plunkett Research, Ltd. 36
  38. Khoá luận tốt nghiệp ___ Plunketts E-commerce & Internet Business Almanac 2007. So sánh giá trị giao dịch TMĐT ở Mỹ qua 2 năm 1999 và 2003, chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển vượt bậc của TMĐT, khẳng định vị trí đáng kể của nó trong các hoạt động thương mại ở Mỹ. Năm 1999, giá trị giao dịch TMĐT của Mỹ mới chỉ dừng lại ở mức 74,5 tỷ USD, chiếm 0,8% tổng giá trị giao dịch của nền kinh tế Mỹ với 8.800 tỷ USD thì đến năm 2003, TMĐT đã tăng mạnh đạt 851,4 tỷ USD, tương đơng với 8,9% của 9.525,4 tỷ USD do nền kinh tế nước này tạo ra (www.Emarketer.com) Người Mỹ sử dụng Internet cho nhiều mục đích khác nhau như thu thập thông tin, mua bán hàng hoá, quản lý tài khoản tài chính. Các sản phẩm được trao đổi, mua bán trên mạng nhiều nhất bao gồm: đĩa nhạc, sách báo, phần mềm. Trong số 2,3 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, thì có 16% là bán lẻ hàng hoá, 60% doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ qua mạng (online).Theo kết quả điều tra của phòng Thương mại Mỹ công bố hồi tháng 5 năm 2003 thì ước tính doanh số bán lẻ TMĐT ở Mỹ trong quý đầu năm 2003 là 11,921 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2002. Tổng doanh số bán lẻ quý đầu năm 2003 ước tính đạt 772,2 tỷ USD (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước). Như vậy doanh số TMĐT trong quý đầu năm 2003 chiếm 1,5% tổng doanh số, trong khi đó quý một năm 2002 con số này là 1,3%. Theo Bộ Thương mại Mỹ thì tổng doanh số giao dịch TMĐT ước tính đạt 86,3 tỷ USD năm 2005, tăng 24,6% so với mức kỷ lục 69,2 tỷ USD đạt được vào năm 2004. Hàng năm trung bình doanh số bán lẻ qua TMĐT của Mỹ tăng 23% và dự báo sẽ vượt qua 230 tỷ USD năm 2008, với sự thống trị của nhà bán lẻ số một thế giới Wall-Mart. Trong khi đó giá trị giao dịch TMĐT chiếm 2,3% giao dịch thương mại tại Mỹ năm 2005, con số này năm 2004 là 2%. 37
  39. Khoá luận tốt nghiệp ___ Hình 2.2: Doanh số bán lẻ trực tuyến ở Mỹ Nguồn: (US only) 2.1. Tình hình B2B ở Mỹ Mô hình kinh doanh TMĐT phát triển nhanh nhất của thị trường Mỹ là Business-to- Business (B2B). Hoạt động buôn bán giữa các doanh nghiệp này chiếm 93% doanh số TMĐT ở Mỹ năm 2002. Hàng hóa trong TMĐT B2B ở Mỹ rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu nhất vẫn là các dịch vụ, bán thành phẩm của các ngành công nghiệp hiện đại. Thu nhập từ TMĐT B2B của các ngành phi dịch vụ ở Mỹ tăng từ 11,5 nghìn tỷ USD năm 2000 lên tới 15,1 nghìn tỷ USD năm 2005. Trong khi thương mại B2B năm 2000 chỉ chiếm 3% tổng thương mại khu vực phi dịch vụ, tương đương 336 tỷ USD, công ty Jupiter Media Metrix dự đoán rằng trong 5 năm tới thương mại trực tuyến B2B sẽ tăng gấp hơn 20 lần, lên tới 6,3 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng thương mại khu vực phi dịch vụ. Mức tăng đáng kể này đã cho thấy khả năng xuất hiện những xu hướng mới trên vũ đài B2B. 38
  40. Khoá luận tốt nghiệp ___ Hình 2.3: Giao dịch B2B Trước khi có sự sụp đổ của các công ty kinh doanh trực tuyến (công ty dotcom) trong năm 2000, các công ty B2B luôn gắn chặt với Wall Street (thị trường tài chính Mỹ). Năm 1999, Forrester Research, một công ty nghiên cứu những biến động trong lĩnh vực công nghệ, dự đoán rằng cho tới năm 2004, TMĐT B2B ở Mỹ sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD và đến đầu năm 2000, công này nâng mức dự đoán của mình lên 2,7 nghìn tỷ USD. Các công ty khác thậm chí còn có những dự đoán lạc quan hơn nhiều.nhưng trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần một phần nhỏ trong những dự đoán này trở thành hiện thực cũng sẽ đem lại cho một công ty B2B một mối lợi kếch sù. 2.2. Tình hình B2C và C2C ở Mỹ Trong TMĐT B2C và C2C của Mỹ, hàng hoá chủ yếu được mua bán là: quần áo, dịch vụ du lịch, phần cứng, phần mềm máy tính, CD, băng Cassettes, băng Video. Các nhà nghiên cứu thị trường dự đoán rằng số lượng người từ 14 tuổi trở lên thực hiện các vụ mua sắm trên mạng sẽ tăng từ 64,1 triệu người năm 39
  41. Khoá luận tốt nghiệp ___ 2000 lên hơn 100 triệu người năm 2003. Có hai yếu tố dẫn đến khả năng tăng trưởng cao như thế này, đó là: người tiêu dùng dần thích nghi với việc mua hàng trên mạng, và các nhà bán lẻ càng mở rộng sự có mặt các sản phẩm, dịch vụ của mình trên mạng. Trong báo cáo B2C hồi tháng 3 năm 2001, các nhà nghiên cứu thị trường đã mang đến một sự tính toán chính xác hơn trên cơ sở thực tế thị trường B2C của Mỹ. Thu nhập từ TMĐT B2C ở Mỹ tăng từ 38,3 tỷ USD năm 2000 lên tới 54,2 tỷ USD vào năm 2001. Dự kiến năm 2007, TMĐT B2C ở Mỹ sẽ vượt xa con số 200 tỷ USD . Doanh số bán hàng trên mạng B2C ở Mỹ cũng sẽ đạt 223 tỷ USD, vượt qua mức được cho là kỷ lục 200 tỷ USD. Doanh số bán lẻ TMĐT B2C hi vọng sẽ đạt mức 75 tỷ USD trong năm nay trước triển vọng phát triển của các nhà bán lẻ lớn như Amazon, Drugstore và J.Crew. Cục điều tra kinh tế Mỹ xác nhận rằng doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ năm 2001 là 35,9 tỷ USD và 9,85 tỷ USD trong quý đầu năm 2002. Theo phòng Thương mại Mỹ (DOC) thì doanh số bán lẻ TMĐT B2C của Mỹ vào cuối năm 2003 đạt trên 56 tỷ USD, trong khi năm 2002 chỉ đạt 44 tỷ USD. Song phần doanh số bán lẻ thu được từ TMĐT mới chỉ chiếm 1,6 % tổng doanh số bán lẻ năm 2003. Thị phần bán lẻ trên mạng đã tăng dần so với tổng doanh số bán lẻ, có thể thấy doanh số bán lẻ trên mạng so với tổng doanh số bán lẻ đã tăng từ 0,9% năm 2000 lên 1,6% năm 2003. Các chuyên gia dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên là khoảng 3% năm 2007. Nếu tính cả doanh số thu được từ các hoạt động du lịch trực tuyến thì con số này còn lên tới 4,4%. Amazon chính là một điển hình cho các nhà bán lẻ trên mạng, cả xét về mặt lượng người truy cập và doanh số bán hàng trên mạng. Theo số liệu thu thập được của Jupiter Media Metrix thì trong tháng 12 năm 2001. Amazon.com đã có gần 31 triệu khách hàng, đứng trên eBay (28,3 triệu) và American Greetings (22,9 triệu), doanh số thu được từ trang web 40
  42. Khoá luận tốt nghiệp ___ Amazon.com tăng đáng kể 13% năm 2001 từ 2,76 tỷ USD năm 2000 lên 3,12 tỷ USD năm 2001. Tỷ lệ hàng hoá này trong TMĐT B2C và C2C như sau: Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ sản phẩm chủ yếu được mua bán trong TMĐT B2C và C2C ở Mỹ Đơn vị: % DÞch vô Du LÞch PhÇn cøng m¸y tÝnh 25% 19% QuÇn ¸o 12% PhÇn mÒm m¸y tÝnh 17% CD, Casset, Sách Video 25% 15% Nguồn: Kenneth.H. Slade, Successes and Failures in Ecommerce in the United States: Lessons to be learned, Hale and Dorr LLP, Singapore, 2000, trang 14) 2.3. Sự phát triển TMĐT trong các ngành nghề ở Mỹ Thương mại điện tử có tác động to lớn đến tất cả các ngành nghề, bao gồm: giáo dục, âm nhạc, giải trí, Chính phủ điện tử, xuất nhập khẩu, tài chính, bảo hiểm ở Mỹ, nơi mà TMĐT bùng nổ và phát triển mạnh mẽ thì các hoạt động giao dịch qua mạng (Online Trade) không còn là mới mẻ đối với hầu khắp các ngành, các lĩnh vực kinh doanh. Chỉ tính riêng trong các ngành thực phẩm, sản xuất xe máy và linh kiện, xây dựng và bất động sản, thuốc và các thiết bị y tế thì 41
  43. Khoá luận tốt nghiệp ___ giao dịch thương mại trực tuyến đã đóng góp một tỷ lệ tương đối so với tổng giao dịch ngành. Hình 2.4: TMĐT trong các ngành năm 2000 Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng, thì tình hình ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực, ngành nghề là rất khả quan. Chỉ tính riêng trong 5 năm, từ 2000 đến 2005 số lượng và doanh thu từ TMĐT đã tăng đáng kể, điển hình như trong ngành xây dựng và bất động sản, thương mại trực tuyến mới chỉ đạt 19 tỷ USD thì đến 2005 con số này đã lên tới 528 tỷ USD. Hình 2.5: Online Trade - Top five Industries 42
  44. Khoá luận tốt nghiệp ___ II/ CÁC DOANH NGHIỆP MỸ ÁP DỤNG THÀNH CÔNG TMĐT 1. Amazon (Mô hình B2C) 1.1. Quá trình hình thành và hoạt động của Amazon.com Khi biết tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm vào những năm đầu thập kỷ 90, mặc dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về Internet nhưng Jeff Bezos- sau này là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon- đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng. Tháng 7/1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ Amazon.com ra đời với mục tiêu dùng Internet để chuyển hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều lợi ích có thể nhất. Năm 1998, Amazon mạnh dạn tung ra hàng loạt các mặt hàng khác như thiếp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến, hàng triệu đầu sách, đĩa CD, đĩa DVD, phim ảnh, đồ chơi và trò chơi, đồ điện tử và đồ làm bếp, máy tính và nhiều sản phẩm khác. Tháng 11/1999, thị phần của Amazon là 28 tỷ USD hơn rất nhiều so với Sears, Reobuck & Co và Kmart Corp cộng lại. Tháng 8/2000, Amazon.com và ToysRus.com tuyên bố hợp tác chiến lược để tạo ra một thương hiệu chung bán đồ chơi và trò chơi điện tử. Tháng 11/2000, Amazon tung ra cửa hàng bán sách điện tử (eBook) chuyên phân phối sách, sách tiếng (audio book) và đĩa CD. Tháng 2/2001, Amazon tuyên bố lập mạng phân phối các phần mềm thông dụng của Turbo Tax. Đầu năm 2000, lại một lần đột phá mới, 43
  45. Khoá luận tốt nghiệp ___ Amazon.com hợp tác làm ăn với những tên tuổi danh tiếng trên mạng như: Drugstore.com, Della.com, Ashford.com và Greenlight.com. Người ta tính rằng những mối làm ăn này sẽ mang lại cho công ty khoảng 1 tỷ USD vào năm 2005. Trong vòng chưa đầy 2 năm, mô hình kinh doanh của Amazon liên tục mở rộng, thu hút trên 25 triệu khách hàng trung thành, những chuyên viên TMĐT lành nghề và cơ sở vật chất hậu cần vững chắc. Bảng 2.3: Amazon phát triển qua các thời kỳ từ 1995- 1999 7/1995 Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến 15/5/1997 Amazon cổ phần hoá công ty 3/1998 Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi 11/6/1998 Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD 4/8/1998 Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp. và PlanetAll 16/11/1998 Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng 29/3/1999 Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay 7/1999 Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử 29/9/1999 Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com Nguồn: Seatle Times, Amazon.com press releases. 1.2. Mô hình kinh doanh 1.2.1. Cửa hàng bán lẻ Sức mạnh lớn nhất của Amazon.com có lẽ nằm ở việc đây là hãng đầu tiên bán lẻ sách qua mạng Internet với dịch vụ hết sức ấn tượng (bao gồm cả dịch vụ mới như “1-Click” shopping (mua hàng chỉ cần một lần nhắp chuột) và lượng đầu sách khổng lồ. Tính đến 23/10/2003, Amazon.com có trên 120.000 cuốn sách có mặt trong catalogue tìm kiếm nội dung toàn phần (full- text searching). Tháng 10 năm 2003, Amazon đưa ra ứng dụng tìm kiếm nội dung trong sách 44
  46. Khoá luận tốt nghiệp ___ “Search inside the book”, cho phép người mua tìm kiếm bằng những cụm từ chứa trong 33 triệu trang sách của 120.000 cuốn sách thay vì tìm bằng tựa đề hoặc tên tác giả như trước đây. Chỉ trong vòng 1 tuần, doanh thu bán hàng của những cuốn sách đó tăng 9% so với những cuốn không nằm trong danh mục tìm kiếm. Tháng 8 năm 2000, Amazon hợp tác với ToysRus.com, đóng cửa cửa hàng bán lẻ đồ chơi của mình và mở cửa hàng bán lẻ đồ chơi hợp tác. Sau 9 tuần hợp tác, doanh số bán lẻ đồ chơi đã là 33,5 triệu USD và lợi nhuận đạt 4 triệu USD. Ngày nay, cửa hàng bán lẻ Amazon không chỉ kinh doanh một mặt hàng sách trên mạng mà mở rộng đa dạng các mặt hàng, ngoài các mặt hàng kinh doanh truyền thống là sách, đĩa nhạc, phim video; Amazon còn bán lẻ đồ điện tử, phần mềm, trò chơi điện tử, đồ gia dụng. 1.2.2. Chợ điện tử zShops.com zShops.com là một website tập hợp các trang web tương ứng với các gian hàng điện tử, trên đó quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nó căn bản là tập hợp các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall), được đảm bảo dưới nhãn hiệu Amazon và khách hàng của Amazon cũng có lợi từ việc được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn. Chợ điện tử zShop của Amazon sắp xếp theo sản phẩm, hạng mục sản phẩm chứ không theo tên cửa hàng. Sau khi khách hàng lựa chọn một món hàng trong danh sách, vị khách này sẽ được chuyển sang điều hành mua bán trong đó có chứa hình ảnh và mô tả sản phẩm. Các website đăng ký kinh doanh tại zShops.com chỉ phải trả khoản phí hết sức nhỏ bé. Đổi lại, Amazon sẽ có được nguồn doanh thu ổn định từ các khoản thu phí, thu thập được một lượng thông tin khổng lồ về thói quen mua hàng của người tiêu dùng. 45
  47. Khoá luận tốt nghiệp ___ Lợi ích khi tham gia vào chợ điện tử zShops là tiền mặt thu về ổn định mà không phải trả tiền thuê nhà kho chứa hàng. Mỗi cửa hàng chỉ phải trả một khoản thuê bao hàng tháng là 9,99 USD; hoa hồng từ 1-5% cho mỗi lần tiếp cận 12 triệu khách hàng của Amazon. Nếu các cửa hàng trong zShop quyết định chọn cách thức thanh toán của Amazon thì họ sẽ trả thêm khoản phụ phí 4,75% doanh số bán hàng nữa. Ngoài ra, Amazon cung cấp dịch vụ bảo hành từ A-Z, đảm bảo cấp một khoản tiền đảm bảo là 250 USD cho các giao dịch thông thường và 1000 USD cho các giao dịch thực hiện trên dịch vụ 1-Click của hãng này. Còn nhiều lợi ích khác dễ dàng nhận thấy khi tham gia chợ điện tử zShops là sự tiện lợi, độ tin cậy, tiếp cận được lượng khách hàng lớn. Mô hình kinh doanh mới này có 2 lợi ích chiến lược: Thứ nhất, việc chuyển hướng sang một chợ trực tuyến bán đủ mọi thứ là một nỗ lực để cạnh tranh với các trang web cổng giao diện (Portal) của American Online và Yahoo, những trang web cung cấp đường links tới hàng triệu trang web khác. Mặt khác, nó mang lại cơ hội chiếm những nguồn thu của các hãng kinh doanh nhỏ đang chảy vào các trang đấu giá như eBay, Microsoft, Excite@Home, và Lycos, những hãng đồng ý chia sẻ danh mục hàng đấu giá của họ. 1.3. Thành tựu đạt được nhờ TMĐT 1.3.1. Cơ hội thị trường Cả năm 2000, các nhà quản trị cao cấp của Amazon, và các bạn hàng tại một số công ty niêm yết công khai trên thị trường đã phải đối mặt với hàng loạt sức ép từ thị trường phố Wall và các nhà đầu tư chứng khoán để kiếm được lợi nhuận cho mình. Trong khi một số công ty khác phải khó khăn lắm mới kéo được một số khách hàng thì Amazon đã làm được một điều kỳ diệu là tìm ra được con đường đi riêng cho mình, đó là việc bán hàng lẻ trên mạng. Những 46
  48. Khoá luận tốt nghiệp ___ nghiên cứu dư luận vào năm 1999 cho thấy có hơn 60% người tiêu dùng Mỹ nhận ra nhãn hiệu Amazon.com , điều này cho thấy Amazon.com là một thương hiệu hàng đầu trên Internet. Amazon được liệt vào danh sách 57 nhãn hiệu có giá trị nhất thế giới, đứng giữa Pampers và Hilton. Amazon có cơ sở hoạt động tại nhiều thị trường lớn như: Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Nhật Bản và Trung Quốc. Quy mô thị trường của Amazon đã mở rộng ra 220 quốc gia trên khắp toàn cầu và hàng triệu người tiêu dùng quốc tế đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu. 1.3.2. Doanh thu Doanh thu bán hàng trực tuyến hàng tiêu dùng ở Mỹ năm 2000 là 25,8 tỷ USD (0,8% tổng doanh số bán lẻ), tăng gần 50% so với năm 1999. Quy mô thị trường trực tuyến của Amazon năm 2000 là 7 tỷ USD và được dự đoán là tăng lên 75,3 tỷ USD năm 2003 và 185 tỷ năm 2005. 70% doanh thu của Amazon năm 1999 nằm ở việc bán lẻ sách tại thị trường Mỹ. Tổng doanh số của Amazon năm 1999 là 1,6 tỷ USD và 2,8 tỷ vào năm 2000. Quý IV năm 2000, Amazon có được 67% thị phần bán lẻ trực tuyến, trở thành hãng bán lẻ âm nhạc số một chỉ trong vòng một quý kinh doanh và hãng bán lẻ phim số một trong vòng 6 tuần kinh doanh. Đến năm 2003, doanh thu của Amazon đã đạt trên 5 tỷ USD, tăng 34%. Hoạt động quốc tế ở 6 quốc gia ngoài Mỹ đã mang lại gần 50% doanh thu của Amazon trong năm 2003. Với doanh số bán hàng 7 tỉ USD trong năm 2004, Amazon đứng đầu trong bảng xếp hạng 400 doanh nghiệp TMĐT lớn nhất thế giới của tạp chí Internet Retailer, bỏ xa vị trí số 2 là Dell với 3,25 tỉ USD. Đã có hơn 900.000 đại lý bán hàng thông qua Amazon, chiếm hơn 25% tổng doanh thu năm 2004. Đến năm 2007, với doanh số tăng 32% trong 3 tháng đầu năm, nhà bán lẻ trực tuyến Amazon đang tận h- ưởng niềm vui mà sự khởi đầu đầy tốt đẹp cho 1 năm may mắn mang lại. Lợi 47
  49. Khoá luận tốt nghiệp ___ nhuận trước thuế tăng đáng kể, lên đến $144 triệu so với $96 triệu trong cùng kỳ năm ngoái. Amazon cho biết hãng đặt kỳ vọng vào tất cả những khu vực chính như US và Canada (lợi nhuận tăng 30%) và Châu Á, Châu Âu (lợi nhuận tăng 35%). Thế nhưng nhà bán lẻ này lại hy vọng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sẽ chững lại trong quý II năm nay. Doanh số của Amazon năm 2004 đã lên tới hơn 7 tỷ USD và đặt mục tiêu doanh thu trên 8 tỷ USD vào năm 2007 với lợi nhuận trên 800 triệu USD. Amazon vẫn tiếp tục đưa ra dự đoán lợi nhuận cho cả năm 2007 sẽ cao hơn ít nhất 19% so với năm ngoái. Tổng giám đốc Jeff Bezos nói: "Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với mức tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay". Doanh thu quốc tế chiếm khoảng 46% tổng doanh thu trong quý I/2007, hầu hết tập trung tại Anh, Pháp, Đức, Nhật và Trung Quốc. Năm 2006, Amazon bỏ khá nhiều tiền đầu tư vào công nghệ và những tiến bộ mới trong dòng sản phẩm đồ chơi của chính hãng cho nên lợi nhuận thu được còn khá khiêm tốn. 2. Dell (Mô hình B2B) 2.1. Quá trình hình thành và hoạt động của Dell.com Năm 1984, Micheal Dell thành lập công ty máy tính Dell, trụ sở tại Round Rock, Texas, ban đầu mới chỉ có 40400 nhân viên. Năm 1985, Dell cho ra đời hệ thống máy tính đầu tiên do chính hãng tự thiết kế “the Turbo”. Đến năm 1987, Dell mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu với việc thành lập chi nhánh tại Anh. Năm 1990, Dell xây dựng nhà máy sản xuất tại Limerick, Ailen nhằm phục vụ nhu cầu tại các thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Năm 1991, Dell cho ra đời loại máy tính notebook đầu tiên, “Latitude”. Năm 1993, Dell thiết lập chi nhánh tại Úc và Nhật Bản nhằm mục tiêu thâm nhập thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Năm 1996, Dell mở trung tâm chế tạo cho khu vực Châu Á 48
  50. Khoá luận tốt nghiệp ___ Thái Bình Dương ở Penang, Malaysia. Đây cũng là mốc thời gian Dell đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên mạng toàn cầu, khách hàng bắt đầu mua máy tính của Dell trên mạng Internet thông qua trang web www.Dell.com. Năm 1997, Dell nằm trong top 5 nhà sản xuất hệ thống máy tính hàng đầu thế giới. Năm 1998, công ty mở rộng các cơ sở sản xuất ở Mỹ và Châu Âu, thành lập trung tâm sản xuất và dịch vụ khách hàng tại Trung Quốc. Năm 1999, Dell cho ra mắt sản phẩm công nghệ hỗ trợ trực tuyến “E-support direct from Dell”. Đến năm 2000, doanh thu bán hàng qua Internet của Dell đã đạt 50 triệu USD/ngày, lần đầu tiên Dell vươn lên vị trí số 1 thế giới về việc bán hàng máy tính. Năm 2001, Dell đứng đầu thế giới về thị phần thị trường toàn cầu, đứng đầu Mỹ về hàng máy chủ cấu trúc theo tiêu chuẩn Intel (standard Intel architecture server shipments). Đến năm 2002, Dell được người tiêu dùng bầu chọn là nhà cung cấp hệ thống máy tính hàng đầu. Đến năm 2003, Dell cho giới thiệu loạt máy in cho cá nhân và doanh nghiệp. Cái tên Dell Inc thay thế cho Dell corp, phản ánh bước tiến triển của Dell thành nhà cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ. Năm 2005, Dell được bình chọn là công ty được ưa chuộng nhất tại Mỹ. Năm 2006, chỉ trong vòng một quý (quý IV), Dell đã lắp đặt được hơn 10 triệu hệ thống máy tính, con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hoạt động của Dell. Năm 2007, Dell mở thêm cơ sở sản xuất tại Brazil và Ấn Độ. Giờ đây Dell đã đặt trụ sở tại nhiều nước như: ở Texas, Mỹ nhằm phục vụ nhu cầu ở Châu Mỹ; ở Singapore nhằm phục vụ nhu cầu ở Châu Á Thái Bình D- ương và Nhật Bản; ở Anh nhằm phục vụ nhu cầu ở Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi. 2.2. Sản phẩm và dịch vụ Không giống như các trang web khác cung cấp đa dạng các mặt hàng, Dell.com chỉ tập trung vào cung cấp sản phẩm dịch vụ của một lĩnh vực duy nhất 49
  51. Khoá luận tốt nghiệp ___ là các thiết bị, hệ thống máy tính. Nhưng chỉ riêng trong mảng máy tính thì các dịch vụ mà Dell cung cấp đã vô cùng phong phú, bao gồm: Dịch vụ quản lý (Managed Services): Dịch vụ quản lý IT của Dell có chi phí phục vụ thường niên thấp và tăng cường khả năng thực hiện công việc mà không cần chịu sự quản lý của hệ thống. Dịch vụ quản lý của Dell hỗ trợ khách hàng trong việc lên kế hoạch, triển khai, bảo dưỡng, quản lý tài sản, và các dịch vụ liên quan khác. Dịch vụ chuyên nghiệp (Professional Services): Dell Professional Services giúp các doanh nghiệp tận dụng được công nghệ mới, hiệu quả, giảm rủi ro và tận dụng tối đa nguồn đẩu tư về công nghệ. Dùng các chuyên gia và ứng dụng tốt nhất trong tư vấn công nghệ, phát triển các ứng dụng, thiết kế hạ tầng; Dell thiết kế, phát triển và thực hiện các giải pháp công nghệ tối ưu. Dịch vụ hỗ trợ (Support Services): Dell cung cấp hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ nhằm thoả mãn nhu cầu riêng lẻ của người tiêu dùng. Khách hàng có thể lựa chọn từ dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (Enterprise Support) cho máy chủ và hệ thống thiết bị lưu trữ. Công ty bảo hành không giới hạn cho tất cả các hệ thống máy tính và cung cấp dịch vụ hỗ trợ về công nghệ trực tuyến hoặc qua điện thoại 24/24h. Các dịch vụ nâng cấp và bảo hành như: chăm sóc sự cố máy tính toàn diện Complete Care, dịch vụ gia đình At Home và hỗ trợ công nghệ nhanh chóng Express Tech Support. Dịch vụ đào tạo và cấp chứng chỉ (Training and Certification Services): Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đã thu hút hàng triệu doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Chương trình đào tạo trực tuyến gồm hơn 1.200 khoá cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và chuyên viên công nghệ thông tin. Các khoá học gồm nhiều mức kỹ năng từ thấp đến cao, và chứng chỉ cấp cũng theo từng mức riêng. 50
  52. Khoá luận tốt nghiệp ___ 2.3. Thành tựu đạt được 2.3.1. Cơ hội thị trường Năm 1984, Dell được thành lập, đặt trụ sở duy nhất tại Texas, Mỹ với chỉ có 40.400 nhân viên. Giờ đây, Dell đã có trụ sở tại hầu khắp các Châu lục. Không chỉ người Mỹ có nhu cầu tiêu dùng máy tính của Dell mà nhãn hiệu Dell đã giành được sự ưa chuộng và tín nhiệm của hàng triệu người trên toàn thế giới. Hiện nay quy mô hoạt động của Dell không chỉ dừng lại ở một nước, một Châu lục mà rất nhiều người từ nhiều quốc gia đã ghé thăm đặt hàng máy tính qua trang web Dell.com. Tại Mỹ, Dell thiết lập thị phần của mình tại các thị trường như: Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, El Salvado, Mexico, Panama, Puerto Rico ; tại Châu Á Thái Bình Dương và Nhật có: Australia, China, Hongkong, India, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, Philippines, Singapore, Taiwan, Thailand ; tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi có: Bahrain, Belgium, Czech Republic, Denmark, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Netherland, Spain 1.3.2. Doanh thu Dell cho biết lợi nhuận của hãng trong quý đầu tiên của năm tài khóa 2007- 2008 chỉ đạt 759 triệu USD, giảm nhẹ so với con số 762 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Trong khi ấy, doanh thu của hãng đạt 14,6 tỷ USD và cổ tức đạt 0,34 USD/cổ phiếu, cao hơn đáng kể so với mức dự đoán 13,95 tỷ USD và 0,26 USD của phố Wall. Doanh thu của bộ phận máy chủ trong quý I đã tăng kỷ lục 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,6 tỷ USD. Doanh thu từ lưu trữ cũng nhảy vọt, 13% lên 500 triệu USD. Chỉ có bộ phận bán hàng PC là không được thành công như vậy, khi doanh thu Notebook tăng 7% đạt 4 tỷ USD nhưng doanh thu Dekstop lại giảm 6%. Các nhà phân tích dự đoán lợi nhuận của Dell sẽ tăng khoảng 23%, lên đến 38 cent/cổ phiếu, trong khi doanh thu tăng 17% với mức 51
  53. Khoá luận tốt nghiệp ___ 13,7 tỷ USD. Từ nay đến cuối năm là thời điểm mùa mua sắm bắt đầu quay trở lại. Do vậy, không có gì mạo hiểm khi nói rằng Dell sẽ đánh bại mọi dự đoán tăng trưởng doanh thu và giá cổ phiếu của hãng sẽ phục hồi mạnh mẽ. Hơn thế nữa, nhà cung cấp chip máy tính hàng đầu của Dell là Intel mới đây cũng công bố doanh số bán ra tại quý II/2005 tăng cao ở mức kỷ lục trong vài năm trở lại. Intel cho biết nhu cầu sản phẩm máy tính xách tay trên thị trường tăng vọt một cách bất ngờ, cũng như sức mua trên những thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ Latinh đã lấy lại đà hồi phục. Đó là dấu hiệu tốt đối với Dell ở thời điểm hãng vừa mới công bố doanh số bán ra của sản phẩm máy tính xách tay tăng 22%, trong khi mức tăng trưởng doanh thu của tất cả các sản phẩm nhãn hiệu Dell ngoài thị trường Mỹ là 21%.Thậm chí, nếu Dell chỉ đơn thuần đạt được các mục tiêu đề ra trong quý II và tiếp tục cho thấy mọi việc sẽ suôn sẻ trong quý III, các nhà đầu tư cũng không nên quá thất vọng. Một số nhà phân tích dự đoán rằng, doanh thu của Dell trong quý vừa qua thậm chí có thể lên tới 14,6 tỷ USD, tương đương 41 cent/cổ phiếu. Tổng doanh số trong 4 quý vừa qua của Dell là 58,2 tỷ USD với khoảng 90.400 thành viên trên khắp toàn cầu. Dường như tất cả đã dẫn tới một nhận định rằng: Dell đang trong thời kỳ hoạt động ổn định nhất, nhằm hướng tới một viễn cảnh lạc quan trong tương lai. Đây chính là sự hấp dẫn của Dell mà các nhà đầu tư cổ phiếu nên quan tâm đến. "Về dài hạn, tất cả những gì bạn trông thấy ở Dell sẽ là sự tăng trưởng, Hollands nói, "Do không phải đối mặt với nhiều rủi ro như HP, cổ phiếu của Dell xứng đáng là sự lựa chọn sáng suốt trong thị trường phần cứng máy tính”. 3. E-Bay (Mô hình C2C) 3.1. Quá trình hình thành và hoạt động của e-Bay.com 52
  54. Khoá luận tốt nghiệp ___ EBay được thành lập năm 1995 bởi Pierre Omidyar với tư cách là trang web đấu giá trực tuyến. Trang web này thuộc về tập đoàn Echo Bay Technology- tập đoàn tư vấn của Omidyar. P.Omidyar cố gắng đăng ký tên domain là “EchoBay.com” song cái tên này đã được sử dụng, vì thế cái tên “eBay.com” ngắn gọn hơn ra đời. EBay đặt trụ sở tại San Joe, California. Hoạt động kinh doanh chính diễn ra trên eBay là đấu giá trực tuyến C2C, thành phần tham gia vào eBay trên thực tế phần lớn là các cá nhân và một phần là các doanh nghiệp nhỏ. eBay có cả mạng lưới kinh doanh có sắp xếp và toàn cầu truyền thống, nơi mà các hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách truyền thống dưới các hình thức như “chợ trời”, và với các giao diện web riêng của mình. Điều này tạo sự dễ dàng cho người mua khai thác và giúp người bán nhanh chóng niêm yết một hàng hoá lên để bán chỉ trong một vài phút đăng ký. eBay cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ tạo điều kiện cho khách hàng mua, bán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi như: các hướng dẫn để kinh doanh an toàn, dịch vụ thanh toán Paypal, Chương trình phát triển cho các thành viên của cộng đồng eBay 3.2. Các dịch vụ tiện ích của eBay eBay xây dựng một cộng đồng giao dịch giữa cá nhân tới cá nhân (C2C) trên Internet, sử dụng mạng lưới toàn cầu world wide web, người mua và người bán được đưa lại gần nhau tại một nơi mà người bán được phép yết danh mục hàng hoá mình cần bán, người mua trả giá cho tất cả các mặt hàng mình quan tâm và tất cả những người sử dụng eBay đều xem xét các mặt hàng được niêm yết một cách hoàn toàn tự động. Các mặt hàng được sắp xếp theo hạng mục (topic), nơi mà mỗi loại hình đấu giá có các hạng mục riêng của nó. Khách hàng mua hàng trên eBay có thể mua dưới hai hình thức: 53
  55. Khoá luận tốt nghiệp ___ Hình thức đấu giá, nghĩa là trả giá đến khi nào người bán chấp nhận bán. Hình thức giá cố định thông qua một chức năng gọi là Buy It Now. Buy It Now là một sự cải tiến ở eBay, hiện nay có 45% các danh sách yết hàng có sử dụng chức năng này, và nó đã thu hút thêm được nhiều khách mua hàng hơn và giúp cho các cuộc đấu giá kết thúc nhanh chóng hơn so với trước. Giám đốc điều hành của eBay, Whitman cho biết việc mua hàng theo mức giá cố định sẽ tiếp tục trở thành một bộ phận quan trọng trong mô hình kinh doanh của eBay (chiếm 19% doanh số bán hàng quý IV năm 2001). Để hỗ trợ cho các hoạt động của eBay.com, tập đoàn eBay (eBay Inc) còn cho ra đời và ứng dụng các dịch vụ tiện ích về công nghệ, thanh toán. 3.2.1. Paypal Paypal được thành lập vào năm 1998, là công ty con của eBay.com. Tháng 10/2002, Paypal chính thức trở thành một bộ phận của tập đoàn eBay Inc. Dịch vụ của Paypal xây dựng trên nền tảng tài chính của các tài khoản tại Ngân hàng và thẻ tín dụng, sử dụng hệ thống chống gian lận tiên tiến nhất thế giới để tạo ra một dịch vụ thanh toán đảm bảo, an toàn và tiện lợi. Nó cho phép doanh nghiệp hay người tiêu dùng với địa chỉ email có thể gửi và thanh toán qua mạng một cách an toàn và nhanh chóng. Paypal hiện đang phổ biến ở 45 quốc gia và thanh toán với 5 loại tiền tệ khác nhau. Mỗi một quý, Paypal tiến hành hàng tỷ dolla thanh toán trực tuyến cho việc mua bán mọi loại hàng hoá và ở quy mô khác nhau. Cam kết cho hệ thống của Paypal là chỉ được mua hàng tối đa giá trị là 1000 USD, chưa tính các chi phí phụ. Nếu hơn, có thể thanh toán bằng thẻ mua hàng của Paypal. Khi người mua kiện thông qua hệ thống bảo vệ này, Paypal sẽ làm việc người mua và người bán để tìm thông tin chi tiết. 54
  56. Khoá luận tốt nghiệp ___ Paypal giúp ngưươì mua thấy an toàn khi mua hàng tại eBay, vì thế sẽ mang lại lượng khách hàng đến với eBay ngày càng nhiều.nhưng ngoài người bán và các khách mua hàng tại eBay, một phần ba số người mua hàng ở Hoa Kỳ đã sử dụng tài khoản Paypal, các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống cũng dần nhận ra sự tiện lợi của Paypal. Paypal nhanh chóng trở thành website tài chính số một thế giới. 3.2.2. Skype Skype là một phần mềm phát triển nhất trên thế giới, cung cấp dịch vụ giao tiếp qua Internet. Những người sử dụng ứng dụng Skype có thể giao tiếp miễn phí. Skype được sử dụng trên hầu khắp tất cả các nước với 27 thứ tiếng. Doanh thu của Skype là từ các phí cung cấp dịch vụ như nhận các cuộc gọi từ hoặc đến máy cố định hay di động, chuyển tiếp cuộc gọi, cá nhân hóa Skype có quan hệ với các nhà cung cấp mạng phần cứng và phần mềm nổi tiếng trên thế giới. Tháng 10/2005, Skype đã trở thành một bộ phận của tập đoàn eBay Inc, góp phần phát triển hơn nữa tính năng vượt trội của một trang web C2C, eBay. 3.3. Thành tựu đạt được 3.3.1. Cơ hội thị trường Tài sản quan trọng nhất của eBay là khả năng liên kết giữa người mua và người bán trên cùng một website, danh tiếng của công ty giúp duy trì vị trí dẫn đầu của mình trong số các trang web đấu giá trực tuyến trên thế giới vốn đi theo bước đi của eBay. Sản phẩm đấu giá trên eBay thì vô cùng đa dạng, trung bình một ngày có tới hàng triệu món hàng với nhiều chủng loại được niêm yết; các hạng mục mặt hàng mới liên tục xuất hiện; các phương thức thanh toán, mua bán an toàn và tiện lợi. Tất cả những điều này đã tạo ra thế mạnh của eBay, thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến mua và bán tại eBay. Quy mô thị trường của eBay trải khắp thế giới, tính chất quốc tế của hoạt động kinh doanh trên 55
  57. Khoá luận tốt nghiệp ___ eBay là không thể phủ nhận. Hiện nay eBay đã có cơ sở tại Úc, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ailen, Italy, Hà Lan, NewZealand, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đài Loan, Anh và Hoa Kỳ. Thêm vào đó, eBay cũng có mặt tại Hàn Quốc và châu Mỹ Latinh thông qua đầu tư trang đấu giá điện tử và Mercado Libre.com tại những nơi đó. 3.3.2. Doanh thu Khi một hàng hoá được niêm yết tại eBay thì người bán phải trả: Một khoản phí không hoàn lại- phí thâm nhập Insertion Fee, có mức vào khoảng 30 cents đến 3,30 USD, tuỳ thuộc vào giá mở đấu giá của ngưươì bán cho mỗi mặt hàng. Khoản phí để tăng lựa chọn yết hàng (additional listing options) nhằm làm sản phẩm được để mắt tới nhiều hơn như đánh đấu hoặc bôi đậm trong danh sách. Khoản phí giá trị sau cùng (Final Value) vào cuối mỗi cuộc đấu giá. Khoản phí này thường ở mức từ 1,25% đến 5,25% giá bán cuối cùng của hàng hoá. Các khoản thu nhập mà eBay có được từ các khoản cố định và không cố định, trong đó các khoản cố định lấy được từ nguồn thu các khoản phí dịch vụ khi hàng hóa niêm yết và trao đổi trên trang web eBay.com. Năm 2001, doanh thu ròng của eBay đạt 749 triệu USD, đạt mức tăng trưởng hàng năm là 74%. Doanh thu này gấp đôi so với năm 2000. Mặc dù nền kinh tế yếu kém vào năm này, nhưng eBay vẫn tăng doanh thu bán hàng nguyên vật liệu lên 72% từ năm 2000 đến năm 2001, thu nhập ròng quy ớc lên 135% và thu nhập quy ước của mỗi cổ phần là 133%. 56
  58. Khoá luận tốt nghiệp ___ Năm 2002, lợi nhuận của eBay tăng 176% lên 250 triệu USD, doanh số bán ròng từ phí giao dịch của tổng giá trị giao dịch 15 tỷ USD, đạt mức 1,2 tỷ USD. Trong quý II, doanh thu tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 509 triệu USD. Giám đốc điều hành của eBay, Whitman năm 2000 dự báo rằng doanh thu của eBay năm 2005 sẽ lên đến con số 3 tỷ USD, và với tốc độ tăng trưởng như vậy, eBay sẽ vượt qua mọi trở ngại của nền kinh tế suy giảm. III/ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG TMĐT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ Mỹ được coi là “quốc gia có TMĐT mạnh nhất trong giai đoạn hiện nay” (Forrester Research, 2000) và có tầm ảnh hởng lớn đến sự phát triển TMĐT thế giới. Người dân Mỹ, Chính phủ Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ luôn đi đầu trong cuộc cách mạng thương mại mới mẻ này. 1. Chủ động nắm bắt cơ hội do thời đại kỹ thuật số mang lại Nhận biết được tầm quan trọng vô cùng to lớn của TMĐT trong hoạt động kinh doanh, ngay từ những năm 1995 các công ty hàng đầu ở Mỹ đã lập các trang web, đến năm 1999 thì các giao dịch qua Internet đã được thực hiện. TMĐT đã xâm nhập vào nền kinh tế Mỹ với một tốc độ chóng mặt cả về chất và lượng. Nhiều doanh nghiệp tiến hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh qua mạng Internet nhưeBay, Halt ; một số doanh nghiệp đã có lịch sử kinh doanh lâu đời thì chuyển từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh TMĐT; số còn lại vẫn duy trì các cửa hàng, các đại lý phân phối song coi TMĐT, giao dịch qua mạng là một phần không thể thiếu để phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đó mạnh dạn ứng dụng hình thức kinh doanh mới này vì nắm bắt được đúng xu thế phát triển của thời đại. Amazon chính là một ví dụ cho khả năng chủ động 57
  59. Khoá luận tốt nghiệp ___ nắm bắt cơ hội mới. Ban đầu chỉ là một cửa hàng bán sách thông thường, đến năm 1995, công ty đã thành lập trang web Amazon.com để chuyên bán sách qua mạng. Đến giữa mùa hè năm 1998 và mùa hè năm 2000, Amazon.com đã triển khai trên 14 hình thức kinh doanh trên nền cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của mình, ban đầu được xây dựng để bán sách: 8 cửa hàng điện tử mới (bán nhạc, phim, đồ chơi, phần mềm, đồ gia dụng, đồ làm bếp, thảm gai và thảm trải hành lang), các trang web đấu giá và một chợ điện tử cho các hãng nhỏ và vừa. Năm 1999, Amazon.com chi khoảng 400 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc bán lẻ hàng kỹ thuật số. Cuối năm 1999, Amazon có tới 9 trung tâm phân phối và 7 trung tâm dịch vụ khách hàng ở Mỹ và Châu Âu. Cũng trong năm 1999, công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh bằng việc cho ra đời 2 sàn đấu giá điện tử và một chợ điện tử cho các hộ kinh doanh nhỏ (zShop). 2. Chuẩn bị tốt cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Để chuẩn bị tốt cho số học hoá hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp Mỹ luôn coi trọng vấn đề về nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thụât cho TMĐT. Một thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ đó là sự quan tâm của Chính phử Mỹ về vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cho sự phát triển TMĐT. Mỹ tăng tiền đầu tư vào Trung tâm Công nghệ Cộng đồng (CTC) từ 10 triệu USD năm 1999 lên 32,5 triệu vào năm 2000. Mỹ nằm ở mức trung bình của OECD ở một số lĩnh vực nhưng lại dẫn đầu ở nhiều lĩnh vực khác. So với mức trung bình của OECD, USD đầu tư vào viễn thông của Mỹ ít hơn, nhưng vào công nghệ thông tin nhìn chung cao hơn nhiều. Mỹ sản xuất 40% tổng sản phẩm phần cứng công nghệ thông tin của OECD, nhưng xuất khẩu IT trong OECD lại ít hơn 25%. Về số điện thoại dây/1000 người, Mỹ cao gấp 1/3 và có được hệ thống điện thoại rất hiện đại; 1/3 trong số đó đã được số hoá. Tận dụng được lợi thế về điều 58
  60. Khoá luận tốt nghiệp ___ kiện công nghệ sẵn có, các doanh ngiệp không ngừng tăng cờng và củng cố hạ tầng công nghệ thông tin cho doanh ngiệp mình. Đồng thời các doanh nghiệp Mỹ cũng rất coi trọng vấn đề nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT và ứng dụng TMĐT. Các doanh nghiệp Mỹ phối hợp, tài trợ cho Chính phủ trong các hoạt động nâng cao hiểu biết của học sinh, sinh viên về CNTT và TMĐT. Thông qua chương trình “E-rate Program”, số lớp học có kết nối đã tăng từ 3% năm 1994 lên 51% năm 1998. Chương trình này cũng đã lập một quỹ nhằm hỗ trợ các dịch vụ viễn thông, kết nối nội bộ, cơ sở hạ tầng và kết nối Internet cho các trường không có khả năng nối mạng nhằm thu hẹp “khoảng cách số”. Ngoài ra Mỹ khuyến khích việc ứng dụng CNTT để kết nối người tìm việc với các nhà tuyển dụng, bồi dưỡng trình độ làm việc thông qua các dịch vụ trực tuyến gọi là Career Kit; từ đó cung cấp cho các doanh nghiệp một đội ngũ nhân lực am hiều CNTT và TMĐT. 3. Tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có Trước hết, ngưươì tiêu dùng Mỹ rất thích phương cách thanh toán tự do, đặc biệt bằng thẻ tín dụng. Một báo cáo do nhóm Metagroup của Mỹ đã chỉ ra rằng Mỹ nằm trong top 4 nước phát hành thẻ tín dụng nhiều nhất trên thế giới, và là nước có mức độ sử dụng thẻ tín dụng nhiều nhất. Điều này thật sự có ý nghĩa và thực tế thanh toán trực tuyến trong TMĐT của người tiêu dùng đều phải cần đến thẻ tín dụng. Ngoài ra, theo Forrester Research, trung bình cứ một người dân Mỹ mua sắm trên mạng thì có khoảng 250 USD là thanh toán trực tuyến. Hơn nữa, theo báo cáo của Calners In-Stat, ban hành vào tháng 3/2000, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng dễ chấp nhận hơn các rủi ro thường gặp khi mua sắm trực tuyến hay kinh doanh TMĐT B2B mặc dù vẫn xảy ra một số trường hợp như các vụ tấn công của hacker ở mức độ cá nhân và doanh nghiệp làm các giao dịch không thực hiện được, việc đánh cắp thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng, và rủi ro do 59
  61. Khoá luận tốt nghiệp ___ nhiễm vi rút. Báo cáo cũng cho rằng người sử dụng Internet ở Mỹ thoải mái hơn trong việc để lộ các thông tin cá nhân trong khi giao dịch TMĐT. Đây là một lợi thế vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Mỹ trong việc chuyển đổi phương pháp thanh toán bằng tiền mặt theo cách truyền thống thông thường sang cách thanh toán bằng thẻ tín dụng, qua mạng Internet nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp với các giao dịch TMĐT. Không bỏ lỡ cơ hội khai thác lợi thế này, các doanh nghiệp Mỹ tích cực cho ra đời các loại thẻ thanh toán đa năng, xây dựng và đổi mới hệ thống thanh toán điện tử. Các chợ điện tử, cửa hàng bán lẻ, siêu thị cho phép khách hàng thanh toán hoàn toàn qua mạng nhưAmazon.com, Wal-mart , riêng eBay có hẳn một trang web Paypal cung cấp dịch vụ thanh toán an toàn, không chỉ hỗ trợ cho hoạt động bán hàng của riêng eBay mà bất kỳ ngưươì tiêu dùng, doanh nghiệp nào muốn giao dịch qua mạng đều có thể đăng ký sử dụng. Một lợi thế nữa của các doanh nghiệp Mỹ là người Mỹ không ngại thay đổi thói quen mua bán, thanh toán truyền thống, họ thích du nhập và áp dụng các công nghệ hiện đại vào đời sống. Số ngưươì sử dụng Internet ở Mỹ tương đối cao, điều này cho thấy khả năng các doanh nghiệp có thể tiến hành thành công hoạt động mua bán và giao dịch qua mạng. Mỹ có số người sử dụng Internet cao gấp hai lần mức trung bình của OECD và số máy chủ gấp 3 lần. Một thế mạnh nữa cũng cần phải kể đến là Chính phủ Mỹ rất quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng và phát triển TMĐT bằng việc thiết lập khung pháp lý hoàn thiện cho TMĐT, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, thực hiện các chương trình giáo dục và khuyến khích. Về pháp lý, Chính phủ Mỹ liên tục cho ra đời các văn bản hướng dẫn mang tính định hướng cho doanh nghiệp như chính sách thuế đối với TMĐT toàn cầu của Bộ Tài chính Mỹ năm 1996, dự luật miễn thuế Internet của Uỷ ban thương mại Nghị viện Mỹ năm 1998, Luật TMĐT năm 1999 ; các chính sách thông thoáng hơn cho doanh 60
  62. Khoá luận tốt nghiệp ___ nghiệp như việc sửa đổi chính sách mã hoá, ban hành Luật viễn thông Liên bang trong đó gỡ bỏ phần lớn các ràng buộc trong lĩnh vực CNTT Về cơ sở hạ tầng, Chính phủ thông qua chương trình “Cơ sở hạ tầng thiết yếu“ nêu trong Chỉ thị hướng dẫn thực hiện Quyết định số 63 của tổng thống nhằm tạo tiền đề an ninh thông tin 4. Coi trọng và đặt vấn đề an ninh mạng, bảo mật lên hàng đầu TMĐT là một hình thức kinh doanh hoàn toàn mới lạ, nó mang lại nhiều cơ hội và cũng đem đến nhiều thách thức. Theo phương thức kinh doanh truyền thống thì mọi giao dịch thực hiện đều face- to- face, hàng hoá trao tay, thanh toán bằng tiền mặt. Giờ đây, TMĐT đem lại sự tiện lợi vô cùng lớn cho khách hàng là thông tin về doanh nghiệp được công khai hóa; mua bán, giao dịch được thực hiện hoàn toàn trên mạng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; và thay vì dự trữ tiền mặt trong nhà để thanh toán giao dịch thì người tiêu dùng có thể thanh toán trực tiếp bằng thẻ hoặc tài khoản Ngân hàng Vì mọi giao dịch đều được thực hiện qua mạng nên nguy cơ thông tin cá nhân bị lộ, rủi ro nhiễm vi rút là rất lớn. Vì thế vấn đề tính an toàn và bảo mật của các thông tin và giao dịch là điều mà các doanh nghiệp Mỹ luôn quan tâm và đầu tư hoàn thiện. Các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đã xúc tiến thành công việc mã hoá để tăng tính bảo mật trực tuyến. Chỉ trong một năm, số website có các quy định về bảo mật đã tăng từ 14% lên 66%. Chính phủ cũng đã có những hỗ trợ, đẩy mạnh khả năng bảo mật đối với các thông tin y tế, tài chính và trẻ em. Các doanh nghiệp cũng đã đề xuất thành công việc Chính phủ sửa đổi chính sách về mã hoá đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu các sản phẩm mã hoá ra thịtrường bên ngoài, đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu bảo mật cho cộng đồng và các cơ quan an ninh quốc gia. 61
  63. Khoá luận tốt nghiệp ___ 5. Tìm hiều kỹ và quan tâm góp ý cho khung pháp lý Internet và TMĐT tuy có nhiều ưu điểm và lợi ích, là đặc trưng cho một xã hội mới tiến bộ song vẫn tồn tại nhiều thách thức và khó khăn để đi vào thực tiễn. Nhất là về mặt khung pháp lý, làm thế nào để đưa ra các văn bản luật, chính sách điều chỉnh phù hợp và theo kịp sự phát triển CNTT, Internet và TMĐT là một điều vô cùng khó khăn; Chính phủ cần phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi thực tế để tạo điều kiện, cơ hội cho TMĐT phát triển. Doanh nghiệp chính là cánh tay đắc lực của Chính phủ, phản ánh kịp thời và đúng đắn sự phát triển, những nhu cầu và những vấn đề còn tồn tại giúp Chính phủ đa ra các chính sách và các sửa đổi cần thiết. Ngoài việc phải nghiên cứu kỹ pháp luật để kinh doanh hợp pháp, có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần góp ý kiến cho Chính phủ. Các doanh nghiệp Mỹ đã có những đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của Chính phủ. Tuyên bố mới đây của Phòng Thương mại Mỹ đã nhấn mạnh rằng, Chính phủ Mỹ rất đề cao vai trò quan trọng của TMĐT và công nghệ thông tin đối với xã hội cũng như đối với các doanh nghiệp Mỹ. Một số văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến TMĐT như: Đạo luật bảo vệ thông tin riêng tư trên Internet cho trẻ em, yêu cầu các thông tin thu thập trực tuyến về các em phải công khai đó là những thông tin gì và nó được sử dụng vào mục đích gì. Đạo luật giao dịch điện tử chính thức (UETA) quy định rằng “các hợp đồng và văn bản sẽ không bị mất hiệu lực nếu chỉ vì các văn bản này ở dạng điện tử chứ không phải là trên giấy tờ”. Tháng 6/2000, Đạo luật về Chữ ký điện tử trong thương mại toàn cầu và quốc gia được ban hành nhằm khẳng định sự hợp pháp của chữ ký điện tử, và do đó đã tạo được cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử. Viện tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia (NIST) đã mất nhiều năm để lập chương trình Cơ sở hạ tầng chính cho cộng đồng Liên bang, 62
  64. Khoá luận tốt nghiệp ___ thông qua Trung tâm An ninh máy tính, với mục đích tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với TMĐT. 6. Tăng cƣờng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế Mỹ là một quốc gia có tính cộng đồng cao, bằng chứng là Mỹ đã rất đề cao sự ảnh hởng của xã hội trong cộng đồng và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm khi làm việc. Đây là đặc điểm rất quan trọng của xã hội Internet và nền kinh tế mang tính xã hội hoá như hiện nay. Internet là một phương tiện rất quen thuộc ở Mỹ trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hoạt động kinh doanh. Các tên tuổi được nhiều người biết đến trong xã hội trực tuyến như Yahoo, Excite, Goecities; trong kinh doanh B2C như Amazon.com hay các đại lý trong TMĐT B2B như Arriba và Commerce One đều rất đề cao khả năng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, khả năng hợp tác với nhau. Họ đã sử dụng Internet vào mục đích kinh doanh với mức xã hội hoá và sự tương tác rất cao. Mỹ rất chú trọng vấn đề tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới, đã có nhiều Hiệp định và thoả thuận mà Mỹ ký với các nước về những vấn đề liên quan TMĐT như: thoả thuận chung của Úc, Mỹ về TMĐT và hợp tác quốc tế, Hiệp định về vấn đề bảo mật giữa Mỹ và EU nhằm bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Trong khuôn khổ Liên hiệp quốc và APEC, Mỹ cũng hoạt động rất tích cực để thúc đẩy TMĐT, chính bởi việc áp dụng rộng rãi quốc tế hình thức kinh doanh này sẽ đem lại lợi ích đa dạng, hữu hiệu và mang tính chiến lược cho Mỹ. Về phía các doanh nghiệp, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước được các doanh nghiệp quan tâm chú trọng 63
  65. Khoá luận tốt nghiệp ___ CHƢƠNG III BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TMĐT CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I/ THỰC TRẠNG TMĐT Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1. Tình hình phát triển Internet và công nghệ thông tin ở Việt Nam Internet ở Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 11/1997 nhưng đang phát triển nhanh, số người sử dụng Internet/ 100 người dân dần dần theo kịp tỷ lệ trung bình của châu Á. Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người; đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần 64
  66. Khoá luận tốt nghiệp ___ gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10 triệu ngưươì truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004. Bảng 3.1: Tình hình phát triển Internet Việt Nam TT Chỉ tiêu thống kê 12/2003 12/2004 12/2005 1 Số lượng thuê bao Internet 1.659.01 2.891.02 804.528 quy đổi 3 8 2 Số ngưươì sử dụng 3.098.00 6.345.04 10.657.1 Internet 7 9 02 T ỷ lệ ngưươì sử dụng so 3,80% 7,69% 12,84% 3 với dân số 4 Băng thông kết nối 1.036 1.892 3.505 Internet quốc tế (Mbps) Nguồn: Trung tâm Thông tin Internet Việt Nam. Kế hoạch phát triển Internet của ngành Bưu chính viễn thông đã được Chính phủ phê duyệt ngày 08/02/2002 chỉ rõ: Đến năm 2005, mật độ dân số sử dụng Internet đạt bình quân 1,3 - 1,5% thuê bao/100 dân, tỷ lệ dân số sử dụng Internet đạt 4-5%, năm 2010, tiến tới đạt tỷ lệ này ở mức trung bình trong khu vực. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đã tổng kết của các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT ở các nước đi đầu về ứng dụng và phát triển TMĐT trên thế giới thì, để TMĐT ở một quốc gia thực sự phát triển, đòi hỏi tỷ lệ dân số sử dụng Internet ở quốc gia đó phải đạt khoảng 30%. Như vậy, nếu vào năm 2010, tỷ lệ dân số sử dụng Internet của Việt Nam đạt 10-15% (nghĩa là gấp 2-3 lần so với tỷ lệ này của năm 2003) thì triển vọng phát triển TMĐT ở nước ta là khá khả quan. 65
  67. Khoá luận tốt nghiệp ___ Về mặt công nghệ thông tin, ban đầu ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp Nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ. 66
  68. Khoá luận tốt nghiệp ___ Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là một công cụ thiết yếu cho TMĐT, đặc biệt là loại hình B2B, và phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới nhưng ở Việt Nam trong năm 2005 hầu như chưa có chính sách và ứng dụng mới nào liên quan đến EDI so với năm 2004. Đây là dấu hiệu không lạc quan về hạ tầng hỗ trợ cho TMĐT trong cả giai đoạn 2006-2010. Vị trí của Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới vẫn còn rất khiêm tốn, Việt Nam vẫn đứng ở mức thấp về các chỉ số kết nối của nền kinh tế và mức độ sẵn sàng cho TMĐT. 2. Tình hình ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp Việt Nam Tại Việt Nam, TMĐT đã có quá trình hình thành hơn 5 năm qua và được nhận định là đang bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh. Thống kê mới nhất cho biết cuối 2004 đã có trên 3.000 doanh nghiệp xây dựng website và con số này tiếp tục tăng rất nhanh trong đầu năm 2005. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng TMĐT vẫn còn sơ khai, các website mới chỉ cung cấp thông tin khái quát nhất về doanh nghiệp, sản phẩm mà chưa trở thành công cụ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam có hơn 300 máy rút tự động ATM, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động mở ra hướng mới cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam, dẫn tới làm thay đổi thói quen thương mại của người dân. Nhà nước ban hành một số văn bản về chuyển tiền điện tử, quy chế thanh toán điện tử liên Ngân hàng, quy chế quản lý mã khoá bảo mật trong thanh toán điện tử. Một vài tỉnh, thành đã xây dựng mô hình Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trên mạng, ngành thuế và hải quan đã triển khai các dự án kê khai thuế và hải quan điện tử. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô và tiềm lực tài chính có hạn nên có đến 85% doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về công nghệ 67