Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Phan Thị Trà My

pdf 114 trang thiennha21 16/04/2022 4810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Phan Thị Trà My", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich_theo_luong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Phan Thị Trà My

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài Khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy cô trường Đại Học Kinh tế Huế và quý Doanh nghiệp – Công ty Cổ phần Dệt May Huế. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là các Thầy cô Khoa Kế toán – Tài chính đã tạo điều kiện cho em được học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Và em xin cảm ơn cô, giảng viên hướng dẫn - ThS. Lê Thị Nhật Linh đã hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập tại Công ty. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả anh chị phòng Kế toán Tài chính đã giúp đỡ em, cảm ơn chị Nguyễn Thị Thu Hiền – kế toán tiền lương của Công ty, bên cạnh việc phải giải quyết công việc hàng ngày của mình nhưng chị vẫn sắp xếp thời gian để tận tình hướng dẫn và giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình. Bên cạnh đó, do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận quý Thầy cô bỏ qua. Hơn hết, em rất mong có thể nhận được những lời nhận xét, góp ý quý giá của quý Thầy cô để bài báo cáo này được bổ sung và hoàn thiện. Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công; chúc quý Công ty ngày càng thịnh vượng và kinh doanh phát triển. Một Trườnglần nữa, em xin chân Đại thành c ảhọcm ơn! Kinh tế Huế Huế, tháng 04 năm 2020 Sinh viên thực hiện Phan Thị Trà My SVTH: Phan Thị Trà My
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BKS Ban kiểm soát CBCNV Cán bộ công nhân viên CBCV Cấp bậc công việc CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CQQL Cơ quan quản lý CTTK Chứng từ tài khoản ĐPCĐ Đoàn phí công đoàn HĐQT Hội đồng quản trị HĐLĐ Hợp đồng lao động KPCĐ Kinh phí công đoàn KQKD Kết quả kinh doanh NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp PCCC Phòng cháy chữ cháy SKĐK Sức khỏe định kỳ SXKD Sản xuất kinh doanh TrườngTGĐ ĐạiTổng học giám đốcKinh tế Huế TN Thu nhập TNCN Thu nhập cá nhân TS Tài sản XDCB Xây dựng cơ bản SVTH: Phan Thị Trà My
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty CP Dệt May Huế (2017 – 2019) 41 Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dệt May Huế (2017 – 2019) 44 Bảng 2.3. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế (2018 – 2019) 46 Bảng 2.4. Bảng lương thanh toán Phòng Nhân sự Tháng 02/2020 57 Bảng 2.5. Bảng lương thanh toán Tổ cắt 1 thuộc Nhà máy May I tháng 02/2020 (1) 66 Bảng 2.6. Bảng lương thanh toán Tổ cắt 1 thuộc Nhà máy May I tháng 02/2020 (2) 67 Bảng 2.7. Bảng chấm công Bộ phận Văn phòng của Nhà máy May I tháng 02 năm 2020 75 Bảng 2.8. Bảng kê chứng từ tài khoản 3341 ngày 25/02/2020 77 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp tỷ lệ trích theo lương hiện hành tại Công ty 80 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 42 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017 - 2019 43 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Trà My
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dệt May Huế 29 Sơ đồ 2.2. Các nhà máy thành viên Công ty Cổ phần Dệt May Huế 31 Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ Phần Dệt May Huế 33 Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Dệt May Huế 36 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hình thức kế toán trên phần mềm Bravo 7.0 39 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Trà My
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1. Lý do lựa chọn đề tài 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 5 Tiền lương trong doanh nghiệp 5 Khái niệm tiền lương 5 Bản chất của tiền lương 5 Ý nghĩa của tiền lương 6 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 6 1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 6 1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 8 Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 11 1.3.1. Quỹ tiền lương 11 1.3.2. Các khoản trích theo lương 12 Khái niệm 12 Ý nghĩa 12 Quỹ Bảo hiểm xã hội 12 TrườngQuỹ Bảo hiểm y tế Đại học Kinh tế Huế 15 Kinh phí công đoàn 15 Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp 16 Phân loại lao động 17 1.4.1. Khái niệm lao động 17 1.4.2. Phân loại lao động 17 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 19 1.5.1. Hạch toán số lượng lao động 19 SVTH: Phan Thị Trà My
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 1.5.2. Hạch toán thời gian lao động 19 1.5.3. Hạch toán kết quả lao động 20 1.5.4. Hạch toán thanh toán tiền lương cho người lao động 21 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 22 1.6.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22 1.6.1.1. Ý nghĩa của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22 1.6.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22 1.6.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 23 1.6.2.1. Chứng từ sử dụng 23 1.6.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ hạch toán tiền lương và các khoản tích theo lương 24 1.6.3. Tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương 24 1.6.4. Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản trích theo lương. 25 1.6.5. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP DỆT MAY HUẾ 27 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 28 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 28 2.1.1.1. Một số thông tin cơ bản của Công ty 28 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty 29 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 30 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty 31 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý của Công ty 33 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 33 2.1.3.2. TrườngChức năng và nhiệ mĐại vụ của cáchọc phòng banKinh tế Huế 34 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 36 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 36 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán của Công ty 37 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 38 2.1.5. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 - 2019 41 2.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 41 2.1.5.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 44 SVTH: Phan Thị Trà My
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 46 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động và công tác quản lý lao động tại Công ty 46 2.2.1.1. Đặc điểm về lao động của Công ty 46 2.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý lao động tiền lương tại Công ty 47 2.2.2. Những quy định về chế độ tiền lương của Công ty 50 2.2.2.1. Công tác chi trả lương của Công ty 50 2.2.2.2. Quỹ tiền lương của Công ty 50 2.2.3. Cách tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 51 2.2.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng tại Công ty 51 2.2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng tại Công ty 58 2.2.4. Cách tính trợ cấp BHXH và trợ cấp thôi việc tại Công ty 70 2.2.4.1. Cách tính trợ cấp BHXH 70 2.2.4.2. Cách tính trợ cấp thôi việc 71 2.2.5. Trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 72 2.2.5.1. Trình tự hạch toán chi tiết tiền lương tại Công ty 72 2.2.5.2. Trình tự hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương tại Công ty 79 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 81 3.1. Một số nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 82 3.1.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty 82 3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế 83 3.2. Một số biện nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Dệt May Huế 85 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 93 SVTH: Phan Thị Trà My
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do lựa chọn đề tài Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào, hay có thể nói không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển ổn định mà không có lao động. Mặt khác, trong bất kỳ hoàn cảnh nào – dù lạc hậu hay hiện đại thì người lao động luôn đóng vai trò then chốt trong mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung, tuy là họ chiếm những vị trí và vai trò khác nhau trong mỗi doanh nghiệp nhưng họ lại đều là người trực tiếp tạo ra những giá trị của cải cho xã hội. Đặc biệt hơn là đối với doanh nghiệp sản xuất, lao động lại là yếu tố đầu vào không thể hoàn toàn thay thế được dù nền kinh tế đang theo xu hướng hội nhập Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần có một chính sách quản trị nhân sự hợp lý và hiệu quả cả về chất lượng lẫn số lượng thì mới có thể khai thác được tối đa năng lực và lợi thế của mỗi người cho đơn vị của mình, khiến mỗi người ở lại doanh nghiệp làm việc bằng cái tâm và tận lực đóng góp vì sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có chính sách phù hợp sẽ gây bất lợi cho công ty trong vấn đề phát triển và tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lại gặp phải nhiều vấn đề khó khăn và vướng mắc trong việc xây dựng chính sách cho người lao động, trong đó, vấn đề thường được đề cập nhiều nhất chính là vấn đề tiền lương và các chính sách đãi ngộ - một yếu tố quan trọng trong việc giữ chân nhân viên. Tuy nhiên ở nhiều công ty thì sự đánh giá này lại chưa thật tương xứng và phù hợp với những gì người lao động bỏ ra. Tiền lương là khoản thù lao biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động, vì thế người lao động sẽ chỉ phát huy hết khả năng của mình nếu họ nhận được khoản tiTrườngền lương xứng đáng Đại với sức laohọc động bKinhỏ ra. Gắn vớ itế tiền lươngHuế là các khoản trích theo lương, đó chính là trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí tiền lương lại là yếu tố chi phí cấu nên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, đặc biệt đối với những doanh nghiệp chuyên sản xuất những mặt hàng thiết yếu cho xã hội. Nếu doanh nghiệp nào có thể kết hợp hài hòa giữa tiền lương – chi phí cấu thành sản phẩm thì có thể góp phần lớn trong việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng đáng kể lợi nhuận cho doanh nghiệp. SVTH: Phan Thị Trà My - 1 -
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Qua những điều phân tích ở trên kết hợp với quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, em nhận thấy vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương là vấn đề lớn được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm, đặc biệt kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là rất quan trọng không chỉ về mặt kinh tế với mỗi doanh nghiệp mà còn về mặt xã hội. Đồng thời, với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng Kế toán Tài chính tại công ty và sự hướng dẫn chi tiết của ThS. Lê Thị Nhật Linh – giảng viên khoa Kế toán Tài chính, Đại học Kinh tế Huế . Đó chính là cơ sở để em chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế”. I.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. I.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản và các phương pháp kế toán liên quan đến công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. I.4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được thực hiện tại phòng Kế toán Tài chính của CTCP Dệt May HuTrườngế - 122 Dương Thi ệĐạiu Tước, P.học Thủy Dương, Kinh TX Hương tế Th ủHuếy, tỉnh TT. Huế. - Về thời gian: + Đề tài nghiên cứu số liệu phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn (2017 – 2019); + Đề tài nghiên cứu số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty vào tháng 02/2020; - Về nội dung: Thực trạng công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Bộ phận văn Nhân sự và tại Nhà máy May I - Công ty Cổ phần Dệt May Huế; SVTH: Phan Thị Trà My - 2 -
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh I.5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được đề tài khóa luận này, cần áp dụng những phương pháp sau: a) Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Bằng cách đọc và ghi chép lại hoặc photo những tài liệu liên quan đến chuyên ngành kế toán như giáo trình kế toán (đặc biệt là giáo trình liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương), các khóa luận khóa trước, Thông tư 200, chuẩn mực kế toán, nghiên cứu tài liệu trên mạng, tạp chí liên quan, nhằm trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để hoàn thành tốt đề tài này. - Phương pháp quan sát, phỏng vấn và thu thập số liệu: Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực tập, bằng cách quan sát trực tiếp kế toán viên làm việc, quan sát hành vi thu thập chứng từ, quy trình luân chuyển chứng từ; kết hợp phỏng vấn, trao đổi với kế toán liên quan đến vấn đề tìm hiểu; thu thập số liệu từ các chứng từ kế toán, sổ sách liên quan, cái tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài. Từ đó, giúp tiếp cận sâu hơn và tìm hiểu rõ hơn về thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. b) Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê, sắp xếp lại thông tin thu thập được; mô tả lại các thông tin theo phần và trình tự hợp lý để dễ dàng hơn trong việc so sánh và phân tích góp phần hoàn thiện đề tài. - Phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích: Từ những dữ liệu thu thập ban đầu đã được thống kê mô tả, tiến hành so sánh nguồn lực của công ty giữa các năm, giữa thực tế và lý thuyết kế toán, từ đó đưa ra ý kiến khái quát và nhận xét riêng về công tác kế toán đề tài hướng tới; đồng thời tìm ra nguyên nhân và định hướng giải pháp khắc phục nhTrườngững hạn chế tồn tạ i.Đại học Kinh tế Huế c) Phương pháp kế toán: Dựa vào các phương pháp kế toán là phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán để xem xét và đánh giá cách thức và các thủ tục mà kế toán đơn vị dùng để thực hiện từng nội dung công việc của đã phù hợp và đúng quy định hay chưa. SVTH: Phan Thị Trà My - 3 -
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh I.6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm có ba phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Trà My - 4 -
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tiền lương trong doanh nghiệp Khái niệm tiền lương Dưới góc độ pháp luật, cụ thể là tại Điều 90, Bộ luật Lao động 2012 “Tiền lương được xem là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, tiền lương được trả căn cứ vào năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định” Ngoài ra, trong kế toán thì “Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được dùng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động.” “Tiền lương là bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Nó được coi là yếu tố đầu vào với chức năng là chi phí lao động sống, cũng có thể coi là cấu thành của thu nhập doanh nghiệp.” (Theo GVC. Phan Đình Ngân và THS. Hồ Phan Minh Đức 2009, Giáo trình Kế toán tài chính 1). Bản chất của tiền lương Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để bù đắp hao phí sức lao động trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. Như vậy, với sự hoạt động của cơ chế thị trường thì sức lao động trở thành hàng hóa - một loại hàng hóa đặc biệt. Và dĩ nhiên, hàng hóa được thanh toán bằng tiền và ở đây giá cả sức lao động chính là tiền lương. Từ sự phân tích về tiền lương ở đây, ta có thể rútTrường ra được 3 bản ch ấĐạit cơ bản củhọca tiền lương Kinh như sau: tế Huế - Tiền lương là giá cả sức lao động, được biểu hiện bằng tiền cho giá trị lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động; - Mức lương trả cho NLĐ phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động, nhưng không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu do luật pháp quy định; - Tiền lương được xác định thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, là khoản phải trả cho người lao động về công sức lao động họ đã bỏ ra trong quá trình SXKD. SVTH: Phan Thị Trà My - 5 -
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Ý nghĩa của tiền lương Đối với nền kinh tế nước nhà, tiền lương là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng mà không có một quốc gia nào lại không quan tâm tới, là một công cụ quản lý ở các đơn vị sản xuất kinh doanh và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Trong phạm vi doanh nghiệp, tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chính và thường xuyên của người lao động để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ, là yếu tổ để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả đồng thời tiền lương phù hợp với đóng góp của người lao động sẽ giúp đem lại sự tin tưởng vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiền lương mà người lao động kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình, bạn bè cũng như giá trị của họ đối với tổ chức và xã hội. Vì vậy tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển lực lượng lao động. Ngoài ra, về mặt lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, tiền lương còn là một trong những chi phí của doanh nghiệp và mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu hóa chi phí, tối đa lợi nhuận nhưng vẫn quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Vì vậy việc hạch toán tiền lương hợp lý và chính xác sẽ giúp các nhà quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất trong quá trình kinh doanh. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp Để tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng cho mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn phù hợp giữa hình thức trả lương với những đặc điểm riêng của doanh nghiệp, với giá trị sức lao động của người lao động và đồng thời giải quyết hài hoà lợi ích của người lao động và của doanh nghiệp. Có 2 hình thức trả lươnTrườngg là hình thức trả lương Đại theo thhọcời gian và Kinh hình thức tr ả tếlương Huế theo sản phẩm, cụ thể như sau: 1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Là việc trả lương theo thời gian lao động thực tế và thang bậc lương của người lao động. Hình thức này chỉ áp dụng chủ yếu cho người lao động gián tiếp. Đó là những lao động thuộc bộ phận văn phòng, bộ phận quản lý và các hoạt động không có tính chất sản xuất. SVTH: Phan Thị Trà My - 6 -
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh a. Lương tháng: Tiền lương tháng là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở HĐLĐ đã ký. Tiền lương tháng được xác định như sau: Tiền lương Mức lương tháng x Số ngày thực + Tiền thưởng tháng = Số ngày làm việc theo quy định tế làm việc (nếu có) Trong đó: + Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu x (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp hưởng) + Số ngày làm việc theo quy định = (Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ), không được quá 26 ngày. b. Lương tuần: Căn cứ theo tiền lương tháng và được xác định như sau: Tiền lương tháng Tiền lương tuần = x 12 tháng 52 tuần c. Lương ngày: Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp phải trả, tính trả lương cho CBCNV trong những ngày hội họp, học tập hoặc trả lương theo hợp đồng. Tiền lương tháng Tiền lương ngày = Số ngày làm việc trong tháng (không quá 26 ngày) d. Lương giờ: Là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Mức lương ngày Tiền lương giờ = Số giờ làm việc theo quy định (8h) e. LươngTrường làm thêm giờ: ÁpĐại dụng trong học trường Kinh hợp trả lương tế CBCNV Huế trong thời gian hội họp, làm việc hoặc làm nhiệm vụ khác. Tiền lương làm = Tiền lương giờ x Mức lương giờ x Số giờ làm thêm thêm giờ thực trả Trong đó: Mức lương giờ được xác định như sau: + Mức 150% áp dụng đối với làm thêm giờ trong ngày làm việc bình thường; + Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; SVTH: Phan Thị Trà My - 7 -
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh + Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định. + Nếu NLĐ làm việc vào ban đêm, sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc theo công việc của ngày làm việc bình thường. + Nếu NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, họ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Hình thức trả lương này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu, phản ánh được trình độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của từng lao động. Tuy nhiên, tiền lương của NLĐ lại chưa thực sự gắn với kết quả lao động nên chưa kích thích họ tận dụng thời gian lao động, nâng cao NSLĐ và chất lượng sản phẩm. 1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Là hình thức tính tiền lương căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động sản xuất của mỗi người (căn cứ vào khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành, sản phẩm bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng quy định). Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nó kích thích NLĐ quan tâm đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.  Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế) Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất, tiền lương sẽ được được tính cho từng người lao động hay tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được xác định như sau: TiTrườngền lương được lĩnh Đại= Shọcố lượng (Kh Kinhối lượng) s ảtến Huế* Đơn giá tiền trong tháng phẩm, công việc hoàn thành lương SP Trong đó: Đơn giá tiền lương sản phẩm là tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Đơn giá này không thay đổi theo tỷ lệ hoàn thành định mức lao động nên còn gọi là hình thức tiền lương này là hình thức tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Ngoài ra, trong đơn giá còn tính thêm tỷ lệ khuyến khích trả lương sản phẩm hoặc phụ cấp khu vực (nếu có). SVTH: Phan Thị Trà My - 8 -
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Cách tính lương này có tác dụng giúp cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả lao động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của họ.  Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp Thường được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận phục vụ sản xuất như lao động vận chuyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất của lao động trực tiếp, do đó tiền lương của bộ phận gián tiếp sẽ phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương nhận được trong = Số lượng sản phẩm x Đơn giá lương của bộ tháng của bộ phận gián tiếp của bộ phận trực tiếp phận gián tiếp hoặc Tiền lương nhận được trong = Mức lương cấp bậc x Tỷ lệ hoàn thành định tháng của BP gián tiếp của BP trực tiếp mức sản lượng BQ của BP trực tiếp (%) Trong đó: Mức lương cấp bậc của BP trực tiếp Đơn giá lương của BP gián tiếp = Định mức sản lượng của BP trực tiếp Cách tính lương này có tác dụng giúp cho những người thuộc bộ phận gián tiếp quan tâm đến kết quả lao động sản xuất hơn vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của họ, qua đó gián tiếp nâng cao năng suất lao động của bộ phận trực tiếp.  Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng có phạt Với Trườnghình thức này, ngoài Đại tiền lương học được trả theoKinh sản phẩm tế(trực tiHuếếp hoặc gián tiếp), tiền lương sẽ được kết hợp với chế độ khen thưởng. Khoản tiền thưởng này được trích từ lợi ích kinh tế mang lại từ tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao, giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, Ngược lại, nếu như người lao động làm sản phẩm hỏng hoặc lãng phí nguyên vật liệu quá mức quy định, làm không đủ ngày công quy định, thì có thể sẽ bị phạt trừ vào thu nhập của họ. SVTH: Phan Thị Trà My - 9 -
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còn căn cứ vào mức độ vượt định mức quy định để tính thêm tiền lương theo tỷ lệ lũy tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càng cao. Hình thức tiền lương này sẽ giúp doanh nghiệp duy trì cường độ lao động ở mức tối đa, tuy nhiên chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Do đó, hình thức này chỉ nên áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có đơn hàng gấp cần hoàn thành hoặc cần việc sản xuất hàng hóa được đồng bộ ở những khâu khó nhất.  Hình thức trả lương khoán Là hình thức đặc biệt của trả lương theo sản phẩm, trong đó tổng số tiền lương tính được cho một hoặc một nhóm công nhân được quy định trước theo một khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất định phải được hoàn thành trong thời gian quy định. Có hai phương pháp khoán: Khoán công việc và khoán quỹ lương. - Khoán công việc (khoán khối lượng sản phẩm): Theo hình thức này, doanh nghiệp quy định mức tiền lương trả cho mỗi công việc hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Hình thức này thường áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm Tiền lương khoán = Mức lương quy định cho x Khối lượng công việc đã công việc từng công việc hoàn thành - KhoánTrường quỹ lương: Đại học Kinh tế Huế Đây là hình thức đặc biệt của hình thức trả lương theo lương sản phẩm, được sử dụng để trả lương cho những người làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. Theo hình thức này, căn cứ vào khối lượng công việc và thời gian cần thiết để hoàn thành của từng phòng ban mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao. Tiền lương thực tế cùa từng nhân viên vừa phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban, vừa phụ thuộc vào số lượng nhân viên cùa phòng ban đó. SVTH: Phan Thị Trà My - 10 -
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 1.3.1. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho tất cả các loại lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng. Gồm có: - Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán. - Tiền lương trả cho NLĐ chế tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan; trong thời gian điều động công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định; trong thời gian nghỉ phép, đi học theo chế độ quy định. - Tiền trả nhuận bút, giảng bài. - Tiền thưởng có tính chất thường xuyên. - Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca. - Phụ cấp dạy nghề, công tác lưu động. - Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề. - Phụ cấp trách nhiệm. - Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật có tài năng. - Phụ cấp học nghề, tập sự, trợ cấp thôi việc. - Tiền ăn giữa ca của người lao động. Ngoài ra, quỹ tiền lương còn bao gồm khoản chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, (BHXH trả thay lương). Trong kế toán, người ta hạch toán quỹ tiền lương của công nhân viên trong doanh nghiệp làm hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. - TiềTrườngn lương chính là ti ềnĐại lương doanh học nghiệ pKinh trả cho công tếnhân viênHuế trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp. - Tiền lương phụ là tiền lương doanh nghiệp trả cho công nhân viên trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất, đi học, đi họp Việc phân chia như trên có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân SVTH: Phan Thị Trà My - 11 -
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, tiền lương phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm. 1.3.2. Các khoản trích theo lương Khái niệm Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng lao động của mình, họ còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo quy định hiện hành tại thì các khoản trích theo lương này doanh nghiệp sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và trừ vào thu nhập của người lao động theo tỷ lệ quy định. Ý nghĩa Ngoài khoản tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động, để thể hiện sự quan tâm về quyền lợi của người lao động khi họ có vấn đề về sức khỏe, bị tai nạn hay nghỉ sinh, thậm chí là không còn đủ sức lao động. Đó chính là cơ sở cho việc hình thành các quỹ hỗ trợ người lao động – quỹ BHYT, quỹ BHXH, quỹ BHTN và KPCĐ. Đồng thời, việc trích lập các khoản trích theo lương có ý nghĩa sau: Bảo hiểm xã hội được trích lập để tài trợ cho NLĐ tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động ; Bảo hiểm y tế được trích lập để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe NLĐ; Bảo hiểm thất nghiệp được trích lập để tài trợ cho NLĐ khi bị mất việc làm; KinhTrường phí công đoàn đư ợĐạic trích lậ phọc để phục Kinhvụ chi tiêu cho tế ho ạHuết động của tổ chức thuộc giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Quỹ Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước. (Theo Điều 3 Chương I Luật BHXH - Luật số 58/2014/QH13). SVTH: Phan Thị Trà My - 12 -
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Theo quy định hiện hành của Nhà nước, hàng tháng doanh nghiệp sẽ tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25.5% tổng quỹ lương, trong đó NSDLĐ phải chịu 17.5% tính trên quỹ lương và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (Trong đó trích 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp); NLĐ phải chịu 8% và được khấu trừ vào lương của họ. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.  Phương pháp tính mức hưởng BHXH khi ốm đau, thai sản, chế độ hưu trí a. Đối với trường hợp ốm đau Để được hưởng chế độ trong trường hợp này, người lao động phải là người bị ốm đau, tai nạn được tính hợp lý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền của bộ Y tế hoặc có con đau ốm dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc và phải có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau: Đối với NLĐ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 26, 27 Luật BHXH được tính như sau: Mức hưởng Tiền lương tháng đóng BHXH của Số ngày nghỉ việc chế độ ốm đau tháng liền kề trước khi nghỉ việc *75%* được hưởng chế độ = ốm đau 24 ngày Trong đó: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo số ngày làm việc khôngTrường kể ngày nghỉ hàng Đại tuần, ngày học nghỉ l ễKinh, Tết. tế Huế Đối với NLĐ được hưởng chế độ ốm đau được chữa trị nhiều ngày theo quy đinh thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 26 Luật BHXH được tính như sau: Mức hưởng chế độ ốm Tiền lương tháng đóng Tỷ lệ Số ngày nghỉ đau đối với bệnh nhân = BHXH của tháng liền * hưởng chế * việc được hưởng được chữa trị nhiều ngày kề trước khi nghỉ việc độ ốm đau chế độ ốm đau Trong đó: Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau: - Trường hợp 1: 180 ngày đầu được tính theo tỷ lệ 75%/ngày nghỉ hưởng chế độ SVTH: Phan Thị Trà My - 13 -
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh - Trường hợp 2: Ốm dài ngày >180 ngày. Những ngày sau tính theo công thức với tỷ lệ sau: + Bằng 65% nếu đóng BHXH > 30 năm + Bằng 55% nếu đóng BHXH 15 năm < t < 30 năm + Bằng 50% nếu đóng BHXH < 15 năm. b. Đối với trường hợp thai sản Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Luật BHXH, mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau: Trợ cấp khi Tiền lương bình quân tháng Số tháng nghỉ việc = x sinh con làm căn cứ đóng BHXH sinh con Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn. c. Đối với trường hợp hưu trí Phụ thuộc vào tuổi, thời gian tham gia BHXH tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động, mà NLĐ được hưởng mức lương hưu trí khác nhau. TheoTrường quy định tại Điề u Đại56 Luật BHXHhọc năm Kinh 2014 quy đ ịtếnh m ứHuếc lương hưu hàng tháng được tính như sau: Mức lương hưu Tiền lương bình quân tháng Tỷ lệ hưởng lương hưu = x hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH hàng tháng Trong đó: Từ ngày 01/01/2018, tiền lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: SVTH: Phan Thị Trà My - 14 -
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh + Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; + Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm; + Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động cả nam và nữa đều được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Quỹ Bảo hiểm y tế Theo Điều 2 Chương I Luật BHYT 2008, quỹ Bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí cho việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại doanh nghiệp. Cơ quan bảo hiểm sẽ chi trả khoản chi phí của việc khám chữa bệnh theo tỷ lệ mà Nhà nước quy định đối với những người lao động tham gia đóng BHYT. Tại Điều 7 Chương II Luật Bảo hiểm y tế quy định về tỷ lệ trích bảo hiểm y tế, theo đó quỹ Bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4.5% trên quỹ tiền lương phải trả cho CBCNV thực tế phát sinh trong tháng, trong đó người sử dụng lao động phải chịu 3% trên tổng quỹ lương và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh; người lao động phải chịu 1.5% tính trên tiền lương tháng và được khấu trừ vào lương của họ. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế. Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp. TrườngDoanh nghiệp, đơn Đạivị dù thành học lập công Kinh đoàn cơ sở haytế không Huế đều phải đóng kinh phí công đoàn hàng tháng theo tỷ lệ 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động trong tháng và được tính vào CPSXKD của doanh nghiệp. (Theo Điều 5 Chương II Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về Tài chính CĐ). Theo quy định hiện hành, 30% số thu KPCĐ này được nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, 70% được giữ lại tại doanh nghiệp để sử dụng. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp có thành lập tổ chức công đoàn và người lao động có tham gia vào công đoàn thì NLĐ phải đóng một khoản phí hàng tháng gọi SVTH: Phan Thị Trà My - 15 -
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh là Đoàn phí công đoàn (ĐPCĐ) – về bản chất ĐPCĐ giống kinh phí công đoàn. Đoàn phí công đoàn này được hình thành bằng cách trích tỷ lệ 1% tiền lương của tháng làm căn cứ đóng BHXH của người lao động và không được quá 10% tiền lương cơ sở tức là 149.000 đồng - Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 (Từ ngày 01/07/2020 thì mức tiền lương cơ sở là 1.600.000). Theo đó, 40% số thu đoàn phí công đoàn này được nộp cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, 60% được doanh nghiệp giữ lại để sử dụng. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN. (Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 – Luật số 38/2013/QH13). Quỹ được hình thành từ 3 nguồn chính: người sử dụng lao động, lao động và ngân sách nhà nước hỗ trợ; sự đóng góp này tạo nên mối quan hệ ràng buộc về nghĩa vụ - trách nhiệm - quyền lợi khi tham gia bảo hiểm này. Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng BHTN hàng tháng như sau: - NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng; - NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương của những người tham gia BHTN; - Nhà nước hỗ trợ tối đa từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm. Vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao động chịu 1% tiền lương tháng và doanh nghiệp chịu 1% quỹ tiền lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu chi và quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.  MTrườngức hưởng trợ cấp bĐạiảo hiểm thhọcất nghiệ pKinh tế Huế Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013, NLĐ được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp có công thức sau: Mức hưởng trợ cấp Mức BQ tiền lương hàng tháng đóng BHTN = 60% x thất nghiệp hằng tháng của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp SVTH: Phan Thị Trà My - 16 -
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.  Về trợ cấp thôi việc Để được hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động còn phải đáp ứng điều kiện là đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Căn cứ Điều 48, Bộ Luật lao động 2012 quy định việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động như sau: Tiền trợ cấp = 1/2 x Tổng thời gian làm việc để x Tiền lương để tính trợ thôi việc (tháng) tính trợ cấp thôi việc cấp thôi việc + Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. + Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được đơn vị chi trả trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc/mất việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc. Phân loại lao động 1.4.1. Khái niệm lao động Theo khoản 1 Điều 3 - Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, lao động là người làm việc choTrường người sử dụng lao Đại động theo học thỏa thu ậKinhn, được trả lươngtế vàHuế chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Người lao động thường là nhân viên hoặc công nhân, là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2. Phân loại lao động Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc nắm bắt thông tin về số lượng và chất lượng lao động. Thông qua phân loại lao động trong toàn doanh SVTH: Phan Thị Trà My - 17 -
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập dự toán chi phí nhân công trong chi phí SXKD, lập kế hoạch sử dụng quỹ lương và việc kiểm tra tình hình thực hiện các kế hoạch và dự toán này. Tùy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý mà mỗi doanh nghiệp có các cách phân loại phù hợp. a. Phân loại lao động theo chế độ quản lý và trả lương Căn cứ vào chế độ quản lý và trả lương, lao động được chia thành 2 loại dưới đây: - Lao động thường xuyên trong danh sách: là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm công nhân viên SXKD cơ bản và công nhân viên thuộc hoạt động khác (Bộ phận lãnh đạo, bộ phận bảo vệ marketing ) - Lao động tạm thời mang tính chất thời vụ: là lực lượng lao động không do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương như cán bộ Đoàn, Đảng, công đoàn, thực tập sinh, Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ đội ngũ lao động và quỹ tiền lương của mình. b. Phân loại theo tính chất công việc Căn cứ vào tính chất công việc, lao động được chia thành 2 loại là lao động trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất: - Lao động trực tiếp sản xuất là những người trực tiếp tiến hành hoạt động SXKD tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định nào đó. + Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện, loại lao động trực tiếp được chia thành: Lao động SXKD chính, lao động SXKD phụ trợ, lao động của các hoạt động khác. + TheoTrường năng lực và trình Đại độ chuyên học môn, laoKinh động trực titếếp đư Huếợc phân thành hai loại: Lao động tay nghề cao và lao động có tay nghề trung bình - Lao động gián tiếp sản xuất là những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. + Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này được chia thành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. + Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được phân thành các loại: Chuyên viên chính, Chuyên viên, Cán sự và Nhân viên. SVTH: Phan Thị Trà My - 18 -
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cách trả lương hợp lý, phân bổ chi phí nhân công cho từng đối tượng chi phí thích hợp để tính chính xác giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương 1.5.1. Hạch toán số lượng lao động Để thuận lợi cho việc theo dõi và phản ánh số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề của CBCNV, doanh nghiệp tiến hành theo dõi và hạch toán về thông tin của người lao động và tất cả sự thay đổi về số lượng lao động thông qua “Sổ danh sách lao động”, sổ này thường được phòng Lao động hoặc phòng Tổ chức hành chính lập và giữ lại 1 bản để theo dõi và ghi chép, bản còn lại giao cho Kế toán tiền lương theo dõi và ghi chép. Sổ này có thể được lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp. Mọi sự thay đổi về số lượng lao động của doanh nghiệp thì đều phải cập nhật kịp thời, chính xác vào “Sổ danh sách lao động” làm căn cứ cho việc tính lương và phụ cấp của người lao động. Các chứng từ làm căn cứ để ghi “Sổ danh sách lao động” là các quyết định tuyển dụng, chuyển công tác, quyết định thôi việc, nâng bậc, hưu trí, 1.5.2. Hạch toán thời gian lao động Hạch toán thời gian lao động là công việc ghi chép kịp thời, chính xác số ngày, giờ công làm việc thực tế hoặc ngày nghỉ việc, ngừng việc của từng người lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để tính lương phải trả cho từng người. Để theoTrường dõi tình hình sử Đạidụng thờ i gianhọc lao đ ộKinhng, doanh nghi tếệp s ửHuế dụng “Bảng chấm công”. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong tháng thực tế và vắng mặt của cán bộ công nhân viên.được lập hàng tháng cho riêng từng tổ, từng phòng ban, từng nhóm do người phụ trách chấm công của bộ phận trực tiếp chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong Bảng chấm công. Cụ thể, nếu là bộ phận trực tiếp thì sẽ do Tổ trưởng tổ sản xuất chấm công, nếu là bộ phận gián tiếp thì sẽ do Trưởng phòng của phòng ban đó chịu trách nhiệm, bảng chấm công phải để ở vị trí công khai để người lao động có thể kiểm tra lại thời gian lao động của mình. SVTH: Phan Thị Trà My - 19 -
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Cuối tháng người chấm công ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán đơn vị để kiểm tra và tính lương. Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động thì phải có phiếu nghỉ ốm do bệnh viện, cơ sở y tế có thẩm quyền cấp và xác nhận. Còn đối với các trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ nguyên nhân gì đều phải được có “Biên bản ngừng việc”, trong đó nêu rõ nguyên nhân ngừng việc và người chịu trách nhiệm, để làm căn cứ tính lương và xử lý thiệt hại xảy ra. Những chứng từ này được chuyển lên phòng kế toán làm căn cứ tính trợ cấp BHXH sau khi đã được tổ trưởng căn cứ vào chứng từ đó ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu quy định. 1.5.3. Hạch toán kết quả lao động Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán lao động ở doanh nghiệp sản xuất. Hạch toán kết quả lao động là việc ghi chép chính xác, kịp thời số lượng hoặc chất lượng sản phẩm của người lao động, từ đó làm căn cứ để tính lương thưởng. Tùy từng loại hình sản xuất và điều kiện lao động của doanh nghiệp mà áp dụng các chứng từ khác nhau, cụ thể như sau: - Doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng chứng từ “Phiếu xác nhận số lượng hoặc công việc hoàn thành” để hạch toán; - Doanh nghiệp sản xuất mà sản phẩm trải qua nhiều công đoạn thì doanh nghiệp phải dựa vào đơn giá của từng công đoạn và sử dụng chứng từ “Phiếu thống kê sản lượng công đoạn” để hạch toán; - Doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng chứng từ là “Hợp đồng giao khoán”, là bản ký kết thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. Nếu nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏTrườngng thì cán bộ kiểm Đạitra chất lư họcợng cùng Kinhvới người ph ụtế trách Huế bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý. Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu được ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng và sau khi đã ký duyệt nó được chuyển về phòng kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện. SVTH: Phan Thị Trà My - 20 -
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 1.5.4. Hạch toán thanh toán tiền lương cho người lao động Dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động, kế toán tiền lương tiến hành kiểm tra và tính lương. Công việc tính lương, thưởng và các khoản phải trả cho NLĐ có thể được kế toán viên ở các nhà máy tiến hành sau đó kế toán tiền lương kiểm tra lại trước khi thanh toán hoặc cũng có thể do kế toán tiền lương thực hiện tại phòng kế toán toàn bộ công việc tính lương và thanh toán. Khi đó, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương và bảng thanh toán tiền thưởng (nếu có). Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động làm việc trong các đơn vị SXKD. Bảng thanh toán tiền lương được thanh toán cho từng tổ đội, phòng ban tương ứng với bảng chấm công. Trong bảng thanh toán tiền lương, mỗi công nhân viên được ghi một dòng căn cứ vào bậc, mức lương, thời gian làm việc để tính lương cho từng người. Bảng thanh toán tiền thưởng là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng người lao động, làm cơ sở để tính thu nhập của mỗi người lao động và ghi sổ kế toán. Bảng thanh toán tiền thưởng chủ yếu dùng trong các trường hợp thưởng theo lương, không dùng trong các trường hợp đột xuất, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu Bảng thanh toán tiền lương, thưởng do phòng kế toán lập theo từng bộ phận sau đó chuyển sang cho kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Sau đó kế toán tiền lương tổng hợp lại và lập Bảng thanh toán tiền lương, thưởng tổng hợp cho Công ty, trong đó mỗi tổ đội, phòng ban chiếm một dòng. Đây là căn cứ để tổng hợp quỹ tiền lương thực tế, tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Việc thanh toán lương cho người lao động thường được chia làm 2 lần trong tháng: - LầnTrường 1: Tạm ứng lương Đại cho cán bhọcộ công nhân Kinh viên theo tỷtế lệ nh Huếất định căn cứ vào tiền lương cấp bậc. - Lần 2: Thanh toán phần lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản phải khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Tiền lương được trả cho người lao động trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc thông qua tài khoản ngân hàng tùy doanh nghiệp) hoặc trưởng bộ phận lĩnh thay. SVTH: Phan Thị Trà My - 21 -
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Trên cơ sở trên, kế toán lập phiếu chi và thủ quỹ phát lương. Mỗi lần nhận tiền, người lao động phải trực tiếp ký vào cột nhận hoặc người nhận hộ phải ký thay. Sau khi thanh toán lương, bảng thanh toán lương được lưu tại phòng kế toán. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 1.6.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.6.1.1. Ý nghĩa của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được xem là một phương tiện hữu hiệu để kích thích người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất lao động. Trên cơ sở các chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ Nhà nước đã ban hành, các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm ngành mình phải tổ chức tốt công tác lao động – tiền lương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo việc tính toán, thanh toán đầy đủ kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản tích bảo hiểm đúng chính sách, chế độ sử dụng tốt kinh phí công đoàn nhằm khuyến khích người lao dộng thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1.6.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Với những ý nghĩa trên, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình hiện có và biến động về số lượng,Trường chất lượng lao độ ng,Đại tình hình học sử dụng Kinhthời gian lao đtếộng vàHuế kết quả lao động; - Tính toán chính xác, đúng chính sách, đúng chế độ các khoản tiền lương phải trả cho người lao động và phản ánh kịp thời tình hình thanh toán các khoản lương cho NLĐ; - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương và các khoản theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động. Tính chính xác số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu từ thu nhập của người lao động; SVTH: Phan Thị Trà My - 22 -
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh - Hướng dẫn và kiểm tra các nhân viên hạch toán thuộc bộ phận SXKD, các phòng ban thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ khi ghi chép những chứng từ ban đầu về lao động, tiền lương. Mở số kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích theo lương đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán; - Lập các báo cáo và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương và các khoản trích theo lương, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ. 1.6.2. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ 1.6.2.1. Chứng từ sử dụng Tại phần Phụ lục 3 của Thông tư 200 (Hướng dẫn về Chế độ kế toán trong doanh nghiệp) năm 2014 của Bộ Tài chính quy định rõ về Danh mục và Biểu mẫu chứng từ kế toán, theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng những biểu mẫu chứng từ để hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương dưới đây: TT Tên chứng từ Số hiệu 1 Bảng chấm công 01a-LĐTL 2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL 3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL 4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL 5 Giấy đi đường 04-LĐTL 6Trường Phiếu xác nhận Đạisản phẩm/công học việc hoànKinh thành tế Huế05-LĐTL 7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL 8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL 9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL 10 Biên bản thanh lý/nghiệm thu hợp đồng giao khoán 09-LĐTL 11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL 12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL SVTH: Phan Thị Trà My - 23 -
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Ngoài ra, còn có một số chứng từ liên quan khác như phiếu chi, ủy nhiệm chi lương, giấy đề nghị tạm ứng lương, quyết định tăng lương, quyết định thôi việc, hưu trí, thanh lý hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, 1.6.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Để hạch toán thời gian lao động của NLĐ, kế toán sử dụng “Bảng chấm công” của các bộ phận phòng ban chấm và các chứng từ khác như: Phiếu nghỉ hưởng BHXH, “Biên bản ngừng việc”, Để hạch toán kết quả lao động kế toán sử dụng chứng từ như: Hợp đồng giao khoán, Bảng tồng hợp ngày công và mức lương, Phiếu bảo hỏng, Cuối tháng, các chứng từ này được các bộ phận phòng ban tập hợp lại và nộp lên phòng kế toán, kế toán kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động, làm căn cứ để lập Bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận từ đó lập Bảng thanh toán tiền lương của toàn doanh nghiệp, trong đó mỗi phòng ban, đội sản xuất tương ứng một dòng trong bảng tổng hợp. Sau đó căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của doanh nghiệp, kế toán tính toán và phân bổ tiền lương vào các đối tượng lao động có liên quan phục vụ cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Từ đó lập “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”. 1.6.3. Tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương  Tài khoản 334 (TK 334) – Phải trả người lao động Tài khoản 334 được dùng để phản ánh các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiTrườngệp về tiền lương, Đại tiền công, học tiền thư ởKinhng, BHXH và tế các khoHuếản phải trả khác thuộc về thu nhập của doanh nghiệp. SVTH: Phan Thị Trà My - 24 -
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  Nội dung và kết cấu TK 334: TK 334 – Phải trả người lao động Bên Nợ Bên Có + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã khoản khác đã trả, đã ứng trước cho người hội và các khoản khác phải trả, phải chi lao động; cho người lao động + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Số dư bên Nợ (nếu có) Số dư bên Có Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả Phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và tiền thưởng và các khoản khác còn phải các khoản khác cho người lao động. trả cho người lao động trong kỳ. Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác cho người lao động: - Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho NLĐ của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của NLĐ. - Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất về tiền lương và các khoản khác thuộc về thu nhậpTrường của người lao động. Đại học Kinh tế Huế 1.6.4. Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản trích theo lương.  Tài khoản 338 (TK 338) – Phải trả, phải nộp khác - Tài khoản 338 được dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, các tổ chức, đoàn thể xã hội, cấp trên về , BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ SVTH: Phan Thị Trà My - 25 -
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  Nội dung và kết cấu TK 338: TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Bên Nợ Bên Có + Các khoản BHXH, BHYT, BHTN và + Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý; tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc + Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn; khấu trừ vào lương của người lao động; + Xử lý giá trị tài sản thừa; + Số tiền BHXH đã chi trả CNV khi được cơ quan quản lý bảo hiểm thanh toán; + Kết chuyển doanh thu nhận trước KPCĐ vượt chi được cấp bù; + Các khoản đã trả đã nộp khác. + Các khoản phải nộp, phải trả khác hay thu hộ khác; Số dư bên Nợ (nếu có) Số dư bên Có Phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích phải trả, phải nộp; chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐ Phản ánh số BHXH đã chi trả công nhân được để lại cho đơn vị chưa chi hết; viên chưa được thanh toán và KPCĐ vượt Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết; chi chưa được cấp bù. Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán; Tài khoản 338 có 4 tài khoản cấp 2 liên quan đến các khoản trích theo lương: + Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán KPCĐ ở đơn vị. Trường+ Tài khoản 3383 –Đại Bảo hiể mhọc xã hội: PhKinhản ánh tình tếhình Huếtrích và thanh toán BHXH ở đơn vị. + Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán BHYT ở đơn vị. + Tài khoản 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán BHTN ở đơn vị. SVTH: Phan Thị Trà My - 26 -
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 1.6.5. Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương TK 334 TK 622, 627, TK 141, 138, 641, 642 333, 338 Các khoản khấu trừ vào Lương và phụ cấp phải trả lương của NLĐ cho NLĐ TK 338 (3383) TK 111, 112 Ứng lương và thanh toán BHXH phải trả thay NLĐ các khoản cho NLĐ TK 353 (3531) TK 33311 Thuế GTGT đầu ra Tiền thưởng phải trả cho NLĐ (nếu có) từ quỹ khen thưởng – phúc lợi Sơ đồ 1.1. Trình tự hạch toán tiền lương TK 338 TK 334 TK 622, 627, 641, 642 Số BHXH phải trả thay Trích BHXH, BHYT, BHTN, lương cho NLĐ KPCĐ tính vào chi phí SXKD TK 111, 112 TK 334 Trích BHXH, BHYT, BHTN, TrườngNộp BHXH, BHY ĐạiT, BHT N,học Kinh tế Huế ĐPCĐ (nếu có) trừ vào TN KPCĐ cho CQQL của NLĐ TK 111, 112 Thu hồi BHXH, KPCĐ chi hộ/chi vượt Sơ đồ 1.2. Trình tự hạch toán các khoản trích theo lương SVTH: Phan Thị Trà My - 27 -
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP DỆT MAY HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 2.1.1.1. Một số thông tin cơ bản của Công ty - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: HUEGATEX - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3300100628 - Vốn điều lệ: 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng). - Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – P.Thủy Dương – TX.Hương Thủy – T. T. Huế - Điện thoại: 0234 3864 337 – 0234 3864 957 - Fax: 0234 864 338 - Website: - Mã cổ phiếu: HDM - Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Phong – Tổng giám đốc - Logo công ty: - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sợi vải, hàng may mặc. Trường Đại học Kinh tế Huế - Địa bàn kinh doanh: Trong nước và xuất khẩu - Tầm nhìn của Công ty: Huegatex - Trung tâm Dệt May Thời trang của Việt Nam và thế giới, có môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu trong ngành Dệt May Việt Nam. - Sứ mệnh của Công ty: Cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo sự tự tin tưởng khi đồng hành cùng Huegatex. SVTH: Phan Thị Trà My - 28 -
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty 1988 Thành lập Nhà Máy Sợi Huế 1994 Tiếp nhận thêm NM Dệt 1997  Đổi thành Công ty Dệt XD thêm Nhà máy Dệt NhuộmHu ế 1998 NM Dệt Nhuộm tách thành 2 NM: Dệt Nhuộm và May Công ty Dệt May Huế 2000 Công ty Cổ Phần Dệt May Huế 2005 - nay Sơ đồ 2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Dệt May Huế Theo hiệp định ký kết giữa hai Nhà nước Việt nam và Hungary quyết định sẽ xây dựng một nhà máy Sợi ở Việt nam bằng vốn viện trợ, phía Hungary sẽ cung cấp toàn bộ thiết bị công nghệ và phụ tùng, phía Việt nam sẽ đầu tư xây dựng mặt bằng. Chính phủ Việt Nam sau khi xem xét đã chọn Huế là địa điểm đặt nhà máy sợi nhằm mục đích phát triển kinhTrường tế cho khu vực mi Đạiền Trung. học Kinh tế Huế Công ty Cổ phần Dệt May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập vào 26/03/1988. Ngày 29/03/1988, dây chuyền kéo sợi đầu tiên khánh thành và đưa vào hoạt động, đây là dấu mốc lịch sử và trở thành ngày truyền thống của Công ty cổ phần Dệt May Huế. Tháng 02/1994, chuyển đổi tổ chức của nhà máy Sợi Huế thành Công ty Dệt Huế theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ, do Nhà máy Sợi Huế tiếp nhận thêm Nhà máy Dệt Thừa Thiên Huế. SVTH: Phan Thị Trà My - 29 -
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Ngày 26/03/1997, công ty xây dựng thêm nhà Máy Dệt Nhuộm và chính thức khai trương đi vào sản xuất. Cuối năm 1998, quy mô mở rộng, thêm một phân xưởng may nên nhà máy này được tách thành 2 nhà máy: Nhà máy Dệt nhuộm và Nhà máy May. Tháng 05/2000, do yêu cầu hoạt động sản xuất, công ty Dệt Huế được đổi tên thành Công ty Dệt May Huế. Năm 2002, Công ty Dệt May Huế có 5 thành viên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng: Nhà máy sợi, Nhà máy may I, Nhà máy dệt - nhuộm, Nhà máy dệt khăn, Xí nghiệp cơ điện phụ trợ. Tháng 04/2002, công ty Dệt May Huế tiếp nhận và xác nhập công ty May xuất khẩu Thừa Thiên Huế, chuyển giao thành lập thêm một đơn vị thành viên là Nhà máy May II. Ngày 17/11/2005, phương án cổ phần hóa được phê duyệt, Công ty Dệt May Huế chuyển tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ- BCN. Từ năm 2009 đến nay, Công ty đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, tiếp nhận lại toàn bộ mặt bằng, thiết bị, lao động của Quinmax, góp vốn xây dựng Công ty CP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, Công ty CP Dệt may Phú Hòa An. Hiện tại, công ty vẫn luôn tự hào vì có một đội ngũ cán bộ quản lý - kỹ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng được chứng nhận về trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Công ty vẫn luôn chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi. 2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty a. ChứcTrường năng của Công ty Đại học Kinh tế Huế - Là đơn vị sản xuất kinh doanh những mặt hàng thiết yếu như các mặt hàng sợi, vải, các sản phẩm may mặc các loại, nguyên phụ liệu, các thiết bị ngành dệt may cung cấp cho thị trường trong nước và xuất nhập khẩu trực tiếp - Nhận gia công, cắt may hàng dệt may cho các công ty trong nước và nước ngoài. b. Nhiệm vụ của Công ty - Là đơn vị SXKD xuất, nhập khẩu trực tiếp, hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản NH, có con dấu riêng để tiện việc giao dịch trong và ngoài nước; SVTH: Phan Thị Trà My - 30 -
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được huy động từ các cổ đông và các tổ chức kinh tế phát triển; - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước; - Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên; - Bảo vệ Công ty, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh Công ty cũng như toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty Do đặc điểm sản phẩm của Công ty phải trải qua nhiều giai đoạn và sản xuất theo dây chuyền nên để tiện cho công tác quản lý và hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, ổn định, nhận thấy điều đó trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã hình thành nên 7 nhà máy thành viên sau: Nhà máy Sợi Nhà máy Dệt Nhuộm 7 Nhà máy 3 Nhà máy May tại thành viên Hương Thủy, TT.Huế CTCP Dệt May Huế 1 Nhà máy May tại Phú Vang, TT. Huế 1 Nhà máy May tại Lệ Thủy, Q.Bình TrườngSơ đồ 2.2. Các nhàĐại máy thành học viên CôngKinh ty Cổ ph ầtến Dệ tHuế May Huế Nhà Máy Sợi: Lấy nguyên liệu chính sản xuất ra các loại sợi phục vụ cho các nhà máy thành viên để sản xuất ra vải dệt kim và để bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Công ty đã hoàn thành việc đầu tư, bổ sung trang thiết bị cụ thể đồng bộ 04 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản và áp dụng quy trình sản xuất mới nhất, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Năng lực sản xuất đạt 13.500 tấn sợi/năm. SVTH: Phan Thị Trà My - 31 -
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh - Nhà Máy Dệt Nhuộm: Lấy nguyên liệu sợi từ nhà máy sợi, dệt lên các loại vải dệt kim đem hấp sau đó tẩy nhuộm ra các màu phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng. Nhà máy Dệt nhuộm được đầu tư dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại của các nước Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan. Hiện nay, nhà máy đang tích cực nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo các nguồn hàng FOB phục vụ cho các Nhà máy May. Năng lực sản xuất đạt 1.500 tấn vải các loại/năm. - Nhà máy May: Chuyên may các loại sản phẩm hàng nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài đồng thời may hàng gia công cho các đơn vị bạn. Gồm 5 nhà máy may thành viên: 3 nhà máy May tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế với 50 chuyền May; 1 nhà máy May tại Phú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên Huế với 16 chuyền May; 1 nhà máy May tại Lệ Thủy, Quảng Bình với 20 chuyền May. Các nhà máy May đều được trang bị các thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật, Đức, Với năng lực sản xuất trên 20 triệu sản phẩm/năm và nguồn nguyên liệu được cung cấp bởi nhà máy Dệt nhuộm của công ty hoặc nhập khẩu. Ngoài ra, còn có Xí nghiệp Cơ điện là xí nghiệp phụ trợ chuyên vận hành chuyển tải trạm điện 110/6 kV, gia công cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên. Năm 2018, Công ty đã tiến hành đầu tư, tu bổ, nâng cấp trạm biến áp 110 kV. Mối quan hệ giữa các nhà máy thành được trình bày theo trình tự sau: NM NM Sợi Dệt NM Nhuộm May Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Trà My - 32 -
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý của Công ty 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ Phần Dệt May Huế SVTH: Phan Thị Trà My - 33 -
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Công ty Cổ phần Dệt May Huế được tổ chức quản lý theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng, mỗi vị trí có chức năng và nhiệm vụ sau: - Hội đồng quản trị: Đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị, là cơ quan quản lý chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Công ty, có quyền toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. - Ban Kiểm soát: Do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra. BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. - Tổng Giám đốc: là người đại diện Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó Tổng Giám đốc: là người giải quyết những công việc được Tổng Giám đốc ủy quyền, phụ trách chỉ đạo các phòng ban và các đơn vị sản xuất trong Công ty. - Giám đốc điều hành phụ trách Nội chính: Phụ trách xây dựng cơ bản, dịch vụ ăn uống, đội bảo vệ, y tế, bộ phận hành chính của Công ty. - Giám đốc điều hành phụ trách khối Sợi: Trực tiếp điều hành trưởng phòng kinh doanh và giám đốc nhà máy sợi. - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Dệt - Nhuộm, Phó Tổng Giám đốc phụ trách May: Trực tiếp điều hành phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, kỹ thuật đầu tư, quản lý chất lượng, công nghệ của nhà máy Dệt Nhuộm và các nhà máy May. + Phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu May: Xây dựng kế hoạch sản xuất và cung ứng đầu vào, phânTrường tích tình hình thĐạiực hiện và học lập báo cáoKinh kế hoạch stếản xu ấHuết để gửi lên cơ quan chức năng liên quan. Hàng tháng, tiến hành đánh giá kế hoạc thực hiện, tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. + Phòng Điều hành May: Tiếp nhận, cung ứng NVL và quản lý thành phẩm may. + Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra chất lượng của tất cả nguyên phụ liệu được mua trong nước và nhập khẩu; quản lý chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn sản xuất và trước khi nhập kho thành phẩm. SVTH: Phan Thị Trà My - 34 -
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh + Phòng Kinh doanh: Tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng và quản lý toàn bộ nguyên liệu, thiết bị đặt mua trong nước và nhập khẩu; kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm ở thị trường trong nước và nước ngoài. Hàng tháng, phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành kiểm kê đối chiếu nguyên vật liệu, tài sản và thành phẩm trong kho. + Phòng Kỹ thuật Đầu tư: Phụ trách kỹ thuật, máy móc và thiết bị của toàn Công ty; xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, ứng dụng cải tiến kỹ thuật vào SXKD hoặc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. + Phòng Tài chính - Kế toán: Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản - nguồn vốn và phân tích kết quả hoạt động SXKD của Công ty; kiểm tra giám sát các hoạt động, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng chế độ quản lý của Nhà nước; lập các báo cáo quyết toán phản ánh tình hình SXKD gửi các cơ quan quản lý liên quan; thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách đối với Nhà nước. + Phòng Nhân sự: Quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. + Ban Kiểm soát nội bộ: Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SXKD của Công ty. + Ban Y tế: Chăm sóc sức khỏe của toàn thể cán bộ, công nhân viên toàn Công ty. + Ban Đời sống: Phụ trách các nhu cầu về đời sống, tổ chức các hoạt động về mặt tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. + Ban Bảo vệ: Giám sát mọi hoạt động ra vào Công ty, bảo vệ tài sản của Công ty. + Các đơn vị trực tiếp sản xuất: Gồm nhà máy Sợi, nhà máy Dệt nhuộm, 5 nhà máy May và Xí nghiệp cơ điện tổ chức thực hiện theo kế hoạch Công ty giao. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Trà My - 35 -
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Ghi chú: KẾ TOÁN TRƯỞNG Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG 1 PHÓ PHÒNG 2 Kế Kế Kế toán Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Thủ Kế Kế Kế Kế toán toán lương, toán toán toán toán Toán toán toán quỹ toán toán toán toán tiền công BHXH, NVL thành đầu TSCĐ, Giá Thuế phải tổng tiền công DT, mặt nợ BHYT, phẩm tư CCDC thành thu, hợp gửi nợ phải công nợ tạm BHTN, phải NH, trả phải ứng KPCĐ trả tiền người thu khác vay bán người mua TrườngSơ đồ 2.4. Tổ ch ứĐạic bộ máy khọcế toán tạ i KinhCông ty Cổ Ph tếần D ệHuết May Huế SVTH: Phan Thị Trà My - 36 -
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phần hành kế toán của Công ty Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức tập trung. Phòng kế toán của công ty vừa làm công tác kế toán chi tiết, vừa làm kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, kiểm tra công tác kế toán trong toàn công ty. Các nhà máy, các phòng ban chỉ thực hiện việc hạch toán báo sổ theo yêu cầu của kế toán trưởng, định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán tài chính để các kế toán viên thực hiện công tác hạch toán. - Trưởng phòng: Là người tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế và phân tích tình hình tài chính của đơn vị, đồng thời là người tham mưu hỗ trợ cho Giám đốc. - Phó phòng 1: Quản lý phần hành kế toán Tiền gửi ngân hàng, Công nợ phải trả cho người bán; Kiểm soát Phiếu đề nghị chi tiền; Kiểm soát hồ sơ chứng từ phát sinh ở Chi nhánh Quảng Bình. - Phó phòng 2: Trực tiếp đảm nhiệm công việc kế toán Tổng hợp, kế toán thành phẩm, kế toán các khoản phải thu, phải trả và kế toán các loại thuế khác; Kiểm soát phần hành kế toán NVL, kế toán doanh thu bán hàng và công nợ phải thu khách hàng. - Kế toán tiền mặt: Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt, đảm bảo việc thu chi tiền mặt đúng chế độ kế toán hiện hành và quy chế quản lý tài chính của công ty. - Kế toán công nợ tạm ứng: Theo dõi, quản lý công nợ tạm ứng của CBCNV trong công ty; đảm bảo thực hiện việc thanh toán và quản lý công nợ nội bộ đúng chế độ kế toán hiện hành và quy chế quản lý tài chính của công ty. Lập báo cáo công nợ tạm ứng hàng tháng chậm nhất ngày 3 tháng sau. - KếTrường toán lương và các Đại khoản trích học lương : KinhKiểm soát việc tế tính Huế lương, quỹ lương của các Nhà máy; phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp, các khoản khấu trừ vào tiền lương, tính thuế TNCN theo quy định của Pháp luật. - Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Quản lý và theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho, tình hình sử dụng NVL, CCDC của công ty. - Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: Theo dõi tình hình đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ trong công ty; quyết toán, kết chuyển giá trị công trình đầu tư XDCB và sửa chữa lớn. SVTH: Phan Thị Trà My - 37 -
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh - Kế toán Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ đang dùng: Theo dõi tình hình biến động, hiện trạng của TSCĐ, CCDC trong toàn công ty; tính và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC cho từng đối tượng chịu chi phí phù hợp. - Kế toán thành phẩm, hàng hóa: Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, hàng hóa của công ty. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tập hợp và kiểm tra tính hợp lý chi phí sản xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm; phân tích sự biến động của chi phí ảnh hưởng đến giá thành. - Kế toán Thuế: Theo dõi và cập nhật dữ liệu chính xác, kịp thời tình hình các khoản thuế. Lập báo cáo thuế, khai thuế đúng thời hạn, đối chiếu công nợ với cơ quan thuế. - Kế toán công nợ phải thu, phải trả khác: Theo dõi và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phải thu, phải trả khác theo từng đối tượng, thời gian. - Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty theo chế độ quy định; thu, chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán tiền mặt lập. - Kế toán tổng hợp: Tổ chức hạch toán kế toán phản ánh tình hình SXKD; kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ. Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm toán. - Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay: Phản ánh, theo dõi số liệu hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi, tiền vay của công ty tại các ngân hàng. - Kế toán công nợ phải trả người bán: Phản ánh và theo dõi kịp thời, chính xác các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian. - KếTrường toán doanh thu và Đại công nợ họcphải thu kháchKinh hàng: Phảntế ánhHuế và theo dõi kịp thời các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian. 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty  Chế độ kế toán áp dụng Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 200 hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp. Thông tư 200 có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho kỳ kế toán năm bắt đầu từ hoặc sau ngày 01/01/2015. SVTH: Phan Thị Trà My - 38 -
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Kể từ ngày 01/01/2015, Công ty đã áp dụng các quy định của Thông tư 200 thay thế cho chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC mà Bộ Tài Chính ban hành.  Hình thức kế toán áp dụng Công ty Cổ phần Dệt May Huế áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán BRAVO 7.0 và tổ chức ghi sổ theo Chứng từ ghi sổ, sử dụng các sổ sách biểu mẫu theo quy định Bộ Tài Chính ban hành kết hợp yêu cầu quản lý của công ty. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp PHẦN MỀM - Sổ chi tiết KẾ TOÁN BRAVO 7.0 BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN - Báo cáo tài chính CÙNG LOẠI MÁY VI TÍNH - Báo cáo KTQT Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hình thức kế toán trên phần mềm Bravo 7.0 Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In Sổ, Báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm) TrườngKiể mĐại tra, đối chihọcếu Kinh tế Huế  Trình tự ghi sổ kế toán Căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tồng hợp chứng từ kế toán từ các phòng ban gửi đến, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ, sáu đó dùng làm căn cứ ghi sổ. Kế toán viên tiến hành mở sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Cụ thể được thực hiện như sau: SVTH: Phan Thị Trà My - 39 -
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, kế toán xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán như bảng kê các tài khoản, sổ thẻ chi tiết, bảng phân bổ, Theo quy trình của phần mềm, các thông tin sẽ tự động nhập vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các sổ kế toán tổng hợp. Cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ, kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu ở sổ tổng hợp với sổ chi tiết, đảm bảo chính xác các thông tin đã được cập nhật vào phần mềm kế toán. Sau khi đối chiếu trùng khớp, số liệu ghi trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết được chuyển đến kế toán tổng hợp và tính giá thành xác định kết quả kinh doanh để lập báo cáo cáo tài chính. Cuối kỳ, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.  Các chính sách kế toán áp dụng - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm; - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ); - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên; - Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng; - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao nhanh ở 6 tháng đầu năm và theo phương pháp khấu hao đường thẳng ở 6 tháng cuối năm; - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp; - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp định mức; - PhươngTrường pháp tính thuế giáĐại trị gia tăng:học Phương Kinh pháp khấu tế trừ. Huế  Hệ thống báo cáo - Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN) - Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 – DN) - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 – DN) SVTH: Phan Thị Trà My - 40 -
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.1.5. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 - 2019 2.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty CP Dệt May Huế (2017 – 2019) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Biến động Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+) % (+) % A. Tài sản ngắn hạn 396.286 61,13 545.192 68,63 499.163 69,06 148.906 37,58 (46.029) (8,44) B. Tài sản dài hạn 251.950 38,87 249.235 31,37 223.669 30,94 (2.715) (1,08) (25.566) (10,26) TỔNG TÀI SẢN 648.236 100,00 794.427 100,00 722.833 100,00 146.191 22,55 (71.594) (9,01) A. Nợ phải trả 430.266 66,37 581.994 73,26 520.699 72,04 151.728 35,26 (61.295) (10,53) B. Nguồn vốn CSH 217.969 33,62 212.432 26,74 202.133 27,96 (5.537) (2,54) (10.299) (4,85) TỔNG NGUỒN VỐN 648.236 100,00 794.427 100,00 722.833 100,00 146.191 22,55 (71.594) (9,01) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dệt May Huế)  Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017 – 2019: Qua bảng phân tích 2.1, nhìn chung tổng tài sản và tổng nguồn vốn đều có sự biến động không đều trong giai đoạn 2017 – 2019 có sự tăng mạnh vào năm 2018 nhưng đến năm 2019 thì lại có sự giảm nhẹ. Cụ thể: Giá trị tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty năm 2018 là 794.427 triệu đồng, tăng 146.191 triệu đồng tương ứng tăng 22,55% so với năm 2017 và năm 2019 có giá trị là 722.833 triệu đồng, giảm đi 71.594 triệu đồTrườngng tương ứng giảm Đại 9,01% so học với năm 2018.Kinh Tình hình tế tài Huế sản và nguồn vốn được phân tích cụ thể như sau: Về mặt tài sản: Dựa vào bảng phân tích 2.1 và biểu đồ 2.1, tổng tài sản của Công ty có sự biến động không đều như vậy chủ yếu là do tài sản ngắn hạn của Công ty có sự tăng đột biến vào năm 2018 nhưng đến năm 2019 thì cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể: SVTH: Phan Thị Trà My - 41 -
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 100% 38,87 31,37 30,94 90% 80% 70% 69,06 60% 68,63 61,13 50% 40% 30% 20% 10% 0% Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 A. Tài sản ngắn hạn B. Tài sản dài hạn Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2017 – 2019 Trong giai đoạn 2017 – 2019, giá trị tài sản ngắn hạn năm 2018 là 545.192 triệu đồng chiếm 68,63% trong tổng tài sản, tăng 148.906 triệu đồng tương ứng tăng 37.58% so với năm 2017 nhưng sang năm 2019 chỉ còn 499.163 triệu đồng, giảm 46.026 triệu đồng, tương ứng giảm 8,44% so với năm 2018. Về mặt cơ cấu tổng tài sản, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn (xấp xỉ tỷ lệ 70:30). Nguyên nhân của sự biến động không đều này là do loại hình của Công ty là sản xuất kinh doanh nên lượng nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho năm 2018 tăng mạnh, đây là điều bình thường. Tuy nhiên Công ty cần lưu ý đến việc hàng tồn kho bị ứ đọng sẽ làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho. Đến năm 2019, số lượng hàng tồn kho của Công ty giảm đi,Trường đây là dấu hiệu t ốtĐại vì có m ộthọc lượng nguyên Kinh vật liệu tếđã xu ấHuết kho để dùng sản xuất hoặc thành phẩm xuất kho để bán đi. Về mặt nguồn vốn: Dựa vào bảng phân tích 2.1 và biểu đồ 2.2, tổng nguồn vốn của Công ty có sự biến động không đều như vậy chủ yếu là do nợ phải trả của Công ty có sự tăng mạnh vào năm 2018 nhưng lại giảm tương đối mạnh vào năm 2019. Cụ thể: SVTH: Phan Thị Trà My - 42 -
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 100% 33,62 26,74 27,96 90% 80% 70% 73,26 72,04 60% 66,37 50% 40% 30% 20% 10% 0% Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 A. Nợ phải trả B. Nguồn vốn CSH Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017 - 2019 Trong giai đoạn 2017 – 2019, nợ phải trả của Công ty năm 2018 là 581.994 triệu đồng, tăng 151.728 triệu đồng tương ứng tăng 35,26% so với năm 2017, sang năm 2019 là 520.699 triệu đồng, giảm 61.295 triệu đồng tương ứng giảm 10,53% so với năm 2018. Nguyên nhân là do năm 2018, Công ty huy động một lượng lớn vốn từ việc vay tài chính để đầu tư và chi phí nâng cấp, thay thế, bổ sung thiết bị đặc biệt ở các nhà máy May và nhà máy Sợi. Đến năm 2019 thì nợ phải trả của Công ty đều giảm, đây là điều đáng mừng chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty tăng lên. Ta thấy rằng, về mặt cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, xấp xỉ 3 lần Trườngnguồn vốn chủ sở hữĐạiu, điều này học cho thấ yKinh nguồn tài chính tế c ủaHuế Công ty đang phụ thuộc vào bên ngoài. Tuy vậy, Công ty vẫn được đánh giá với khả năng tự chủ tài chính vẫn ổn định, tài chính đang được sử dụng tốt và vẫn đáp ứng yêu cầu công ty khi cần. SVTH: Phan Thị Trà My - 43 -
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.1.5.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dệt May Huế (2017 – 2019) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Biến động Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018 Giá trị Giá trị Giá trị (+) % (+) % Doanh thu bán hàng và CCDV 1.653.863 1.733.843 1.743.990 79.980 4,84 10.147 0,59 Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 1.653.863 1.733.517 1.743.990 79.654 4,82 10.473 0,60 Giá vốn hàng bán 1.508.275 1.588.538 1.611.121 80.263 5,32 22.583 1,42 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 145.587 144.979 132.869 (608) (0,42) (12.110) (8,35) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 46.492 35.516 22.922 (10.976) (23,61) (12.594) (35,46) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50.386 36.236 23.467 (14.150) (28,08) (12.769) (35,24) Lợi nhuận sau thuế TNDN 40.601 29.462 18.208 (11.139) (27,44) (11.254) (38,20) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dệt May Huế)  Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017 -2019: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty nhìn chung có xu hướng tăng và tăng mạnh vào năm 2018, cụ thể: Năm 2018 có doanh thu thuần là 1.733.517 triệu đồng, tăng 79.654 triệu đồng tương ứng tăng 4,82% so với năm 2017, năm 2019 là 1.743.990 triệu đồng, tăng 10.473 triệu đồng tương ứng tăng 0,60% so với năm 2018. Do công tác đẩy mạnh công tác kinh doanh và mở rộng thị trường trong và ngoài nước đã làm cho chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2017 – 2019. Giá vTrườngốn hàng bán của Công Đại ty có xuhọc hướng tăngKinh lên và tăng tế mạnh Huế vào năm 2018, cụ thể: Giá vốn hàng bán năm 2018 là 1.588.538 triệu đồng, tăng 80.263 triệu đồng tương ứng tăng 5,32% so với năm 2017, năm 2019 là 1.611.121 triệu đồng, tăng 22.583 triệu đồng tương ứng tăng 1,42% so với năm 2018. Nguyên nhân là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên do phải mua và nhập khẩu nguyên liệu về để phục vụ sản xuất, bên cạnh đó kéo theo sự tăng lên của các khoản mục chi phí khác như nhân công, khấu hao, SVTH: Phan Thị Trà My - 44 -
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán thay đổi làm lợi nhuận gộp về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng thay đổi. Nhưng do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, do đó kéo theo sự giảm đi của lợi nhuận gộp và giảm mạnh vào năm 2019 (giảm 12.110 triệu đồng tương ứng giảm 8,35%). Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm đi và giảm mạnh ở cả 2 năm 2018 và 2019, cụ thể là: Năm 2018 có lợi nhuận là 35.516 triệu đồng, giảm 10.976 triệu đồng tương ứng giảm 23,61% so với năm 2017; năm 2019 là 22.922 triệu đồng, giảm 12.594 triệu đồng tương ứng giảm 35,46% so với năm 2018. Ngoài việc do sự giảm đi của lợi nhuận gộp thì còn sự tăng lên của chi phí ngoài giá vốn như chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần xem xét việc thanh toán những khoản vay nếu có đủ điểu kiện đồng thời cần có công tác quản lý doanh nghiệp phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí. Lợi nhuận sau thuế qua ba năm của Công ty có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế năm 2018 là 29.462 triệu đồng, giảm 11.139 triệu đồng tương ứng giảm 27,44% so với năm 2017; sang năm 2019 chỉ còn 18.208 triệu đồng, giảm 11.254 triệu đồng tương ứng giảm 38,20% so với năm 2018. Từ việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ở trên cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty không được ổn định và theo chiều hướng giảm sút, do đó đòi hỏi Công ty phải có chính sách nhằm tăng các khoản mục doanh thu và giảm bớt các khoản mục chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất sản phẩm để giảm giá vốn hàng bán, từ đó kéo theo sự tăng lên của lợi nhuận. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Phan Thị Trà My - 45 -
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế 2.2.1. Đặc điểm chung về lao động và công tác quản lý lao động tại Công ty 2.2.1.1. Đặc điểm về lao động của Công ty Bảng 2.3. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế (2018 – 2019) (Đơn vị tính: Người) Năm 2018 Năm 2019 2019/2018 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % (+) % A. Phân loại theo giới tính 1. Nam 1.629 31,41 1.647 30,70 18 1,10 2. Nữ 3.557 68,59 3.717 69,30 160 4,50 B. Phân loại theo tính chất công việc 1. Trực tiếp 4.744 91,48 4.909 91,52 165 3,48 2. Gián tiếp 442 8,52 455 8,48 13 2,94 C. Phân loại theo trình độ chuyên môn 1. Đại học 235 4,53 241 4,49 6 2,55 2. Cao đẳng, trung cấp 420 8,10 417 7,77 -3 -0,71 3. Sơ cấp 4.531 87,37 4.706 87,73 175 3,86 D. Phân loại theo nhóm tuổi 1. Dưới 25 1.091 21,04 1.337 24,93 246 22,55 2. Từ 25 đến 34 2.257 43,52 2.236 41,69 -21 -0,93 3. Từ 35 đến 49 1.051 20,27 1.023 19,07 -28 -2,66 4. Từ 50 trở lên 787 15,18 768 14,32 -19 -2,41 TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 5.186 100 5.364 100 178 3,43 (Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty Cổ phần Dệt May Huế) Dựa vào bảng phân tích 2.1, ta thấy rằng Công ty đã căn cứ vào 4 tiêu chí là giới tính, tínhTrường chất công việc, trình Đại độ chuyên học môn và Kinh nhóm tuổi đ ểtế phân Huếloại lao động thành nhiều nhóm khác nhau. Trong giai đoạn 2018 – 2019, tổng số lượng lao động của Công ty có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do Công ty lắp đặt thêm dây chuyền phục vụ sản xuất và đầu tư một số máy móc kỹ thuật sản xuất hiện đại để cải thiện năng suất lao động đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài nước nên đã tuyển dụng và đào tạo thêm một lượng công nhân viên để đáp ứng nhu cầu của nhà máy và khách hàng. SVTH: Phan Thị Trà My - 46 -
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  Đặc điểm lao động của Công ty giai đoạn 2018 – 2019 cụ thể như sau: a. Theo giới tính Lao động theo giới tính gồm nam và nữ, lao động nữ chiếm tỉ trọng lớn và ít biến động qua 2 năm. Lao động nữ năm 2019 có số lượng là 3.717 người, chiếm gần 70%, lao động nam chiếm hơn 30%. Tỉ lệ lao động này là hợp lý bởi vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc nên cần sự tỉ mỉ, khéo léo. b. Theo tính chất công việc Lao động được chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong đó lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn hơn và vẫn có xu hướng tăng vào năm 2019 nhưng nhìn chung về mặt cơ cấu thì vẫn không đổi. Cụ thể: lao động trực tiếp của năm 2019 là 4.909 người, chiếm 91,52, lao động gián tiếp là 455 người, chiếm 8,48%. Đây là kết cấu hợp lý bởi vì Công ty này thuộc loại hình sản xuất và có số lượng nhà máy khá nhiều. c. Theo trình độ chuyên môn Nhìn chung, trình độ lao động của Công ty tuy chưa cao nhưng là hợp lý và qua 2 năm có biến động không đáng kể, cơ cấu cũng không thay đổi nhiều. Năm 2019 , lao động ở trình độ đại học chiếm 4,5% chủ yếu làm công việc văn phòng và quản lý, trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm gần 8% chủ yếu làm dưới phân xưởng và nhà kho, lao động phổ thông chiếm hơn 85% chủ yếu là công nhân tham gia sản xuất trực tiếp. d. Theo nhóm tuổi Nhìn chung nhóm tuổi lao động chiếm số lượng lớn là từ 25 – 49 tuổi, trong đó lớn nhất là độ tuổi 25 – 34 tuổi, đây là lực lượng lao động có sức khỏe tốt, khả năng học hỏi nhanh và linh hoạt trong công việc nhưng hầu như khoảng tuổi lao động này đều đã lập gia đình nên có bất lợi về khoảng thời gian cho gia đình và sinh con nên ít nhiều cũng gâyTrường ảnh hưởng cho s ảnĐại xuất, đặ chọc biệt với CôngKinh ty có số lưtếợng Huếlao động nữ chiếm đến 70%. Do đó, công ty cần có kế hoạch tổ chức lao động phù hợp để không bị thiếu công nhân khi cần. 2.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý lao động tiền lương tại Công ty Công ty CP Dệt May Huế thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. SVTH: Phan Thị Trà My - 47 -
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh Đồng thời lại có đội ngũ lao động lớn và đa dạng, do đó để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, công ty đã thực hiện quản lý lao động thông qua việc theo dõi, ghi chép số lượng, thời gian và kết quả lao động của CBCNV, cụ thể như sau:  Hạch toán số lượng lao động Công ty theo dõi và phản ánh số lượng lao động hiện có thông qua Sổ danh sách lao động, sổ này được phòng nhân sự và kế toán tiền lương trực tiếp quản lý và ghi chép số lượng lao động dựa vào hợp đồng lao động tuyển dụng, quyết định cho thôi việc, nghỉ hưu. Mọi biến động về lao động đều được ghi chép vào sổ danh sách lao động từ đó làm căn cứ để kế toán tính lương và các chế độ khác cho người lao động. Hồ sơ làm việc của công nhân được bảo quản một cách khoa học, hợp lý theo từng phòng ban, nhà máy tại phòng nhân sự và kế toán, được phân theo số cấp bậc, chức vụ theo thứ tự bảng chữ cái. Đồng thời, toàn bộ các thông tin của CNV còn được lưu trên các tập tin excel máy tính.  Hạch toán thời gian lao động Cán bộ công nhân viên của Công ty làm việc tất cả các ngày trong tuần trừ chủ nhật và các ngày lễ lớn theo quy định của Nhà nước. Thời gian lao động của CBCNV được theo dõi thông qua Bảng chấm công. Cụ thể: a. Đối với công nhân làm việc tại các Nhà máy: Công nhân sản xuất làm việc tại các Nhà máy sử dụng máy chấm công hình thức quẹt thẻ được đặt tại trước mỗi nhà máy kết hợp sự giám sát của tổ trưởng bằng bảng chấm công để xác định được chính xác thời gian làm việc thực tế của công nhân. Đồng thời, bất kỳ ai khi ra vào cổng Công ty ngoài giờ làm việc, đều được đội ngũ bảo vệ theo dõi thôngTrường tin chặt chẽ. Thờ iĐại gian làm họcviệc của côngKinh nhân tại cáctế nhà Huế máy gồm 2 ca, ca 1 từ 7h30 – 11h30, ca 2 từ 12h30 – 16h30; CBCNV nếu đi trễ sau 7h30 mà không báo với tổ trưởng thì sẽ bị tính là nghỉ làm và không được tính công; Từ 16h30 phút trở đi, thời gian làm việc được áp dụng theo chế độ làm thêm giờ. Ngoài thời gian làm việc hành chính tối đa 26 ngày/tháng, công nhân nếu muốn tăng thu nhập có thể làm tăng ca, thêm giờ (nếu cần) trong trường hợp công ty có nhiều đơn đặt hàng. Công ty luôn theo dõi chặt chẽ công nhân làm thêm giờ để đảm bảo năng suất SVTH: Phan Thị Trà My - 48 -
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh lao động và đảm bảo lợi ích cho người lao động về tiền lương, phụ cấp làm thêm giờ và một số đãi ngộ khác. Một số trường hợp đặc biệt: - Nếu có việc đột xuất cần ra ngoài, công nhân phải báo cho tổ trưởng, chỉ được ra ngoài 1 lần/ngày/30 phút; - Nếu có nhu cầu nghỉ phép, công nhân phải báo trước cho tổ trưởng trước 2 ngày và kèm giấy xác nhận nghỉ có xác nhận của quản lý nhà máy; - Nếu nghỉ làm đột xuất như đám tang, bản thân hoặc con cái ốm, thì phải báo với Giám đốc Nhà máy và giải trình sau đó thì sẽ được tính là nghỉ có phép. - Trường hợp NLĐ đến làm việc dưới 2 giờ sau đó báo nghỉ ốm, con ốm hoặc lý do khách quan khác, người lao động xin phép về. Trường hợp này chỉ tính tiền lương sản phẩm đã làm được, không tính công làm việc. Mỗi công nhân trực tiếp sản xuất mỗi năm có 14 ngày nghỉ phép có lương, đặc biệt nếu công nhân làm việc trên 5 năm thì sẽ được cộng thêm 1 ngày phép. Công ty giao cho trưởng các bộ phận căn cứ vào kế hoạch phục vụ đơn hàng của phòng kế hoạch kinh doanh, phân công lao động kiểm tra ngày công và giờ đi làm của nhân viên trên máy chấm công để xác định ngày công thực tế của công nhân. b. Đối với CBNV làm việc tại các Bộ phận văn phòng: Trưởng phòng hoặc người được ủy nhiệm ở từng phòng ban có trách nhiệm chấm công cho từng người và vào cuối tháng ký xác nhận rồi chuyển cho phòng nhân sự ký duyệt, sau đó bảng chấm công được chuyển cho kế toán tiền lương dùng để làm căn cứ tính lương và các chế độ cho người lao động. ThờiTrường gian làm việc của bĐạiộ phận văn học phòng g ồKinhm: tế Huế - Buổi sáng từ 7h30 – 11h30, buổi chiều từ 13h00 – 17h00. Tương tự, CBNV phải có mặt tại phòng ban trước 7h30, nếu có mặt sau thời gian trên sẽ bị chấm đi trễ; - CBCNV nghỉ phép phải báo trước cho trưởng phòng trước 1 ngày và ngày nghỉ có phép có lương sẽ được tính theo lương cơ bản đóng BHXH; - CBCNV nếu có công việc riêng cần ra ngoài thì phải báo với trưởng phòng và không được quá 30 phút. SVTH: Phan Thị Trà My - 49 -
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  Hạch toán kết quả lao động Đối với bộ phận văn phòng, việc hạch toán kết quả lao động sẽ dựa vào bảng chấm công và Phiếu tổng hợp kết quả đánh giá hiệu suất công việc. Đối với công nhân viên ở các nhà máy, kết quả lao động của họ được hạch toán căn cứ cụ thể như sau: Trưởng bộ phận căn cứ vào phiếu bàn giao công việc hoặc lệnh sản xuất để xác định rõ nội dung số lượng công việc, chất lượng công việc, thời gian hoàn thành để triển khai cho bộ phận mình, sản phẩm hoàn thành sẽ được chuyển sang cho bộ phận KCS kiểm tra và nghiệm thu. Sau khi hoàn thành công việc, các trưởng bộ phận gửi Phiếu xác nhận sản phẩm nhập kho hoặc Phiếu xác nhận công việc hoàn thành cho Giám đốc nhà máy ký duyệt, sau đó kết hợp với Bảng chấm công xuất từ máy chấm công, kế toán nhà máy lập tổng hợp lại và lập Bảng thanh toán tiền lương để gửi đến cho phòng Kế toán tài chính của công ty kiểm tra, hạch toán, thanh toán lương và đặc biệt là căn cứ để phân bổ vào chi phí cho hợp lý. Căn cứ vào kết quả lao động thống kê được của tổ trưởng các tổ sản xuất, người lao động hưởng lương theo số lượng, chất lượng sản phẩm mà tổ mình thực hiện hoàn thành và bàn giao. Để đảm bảo đúng năng suất, hoàn thành kịp đơn hàng và chất lượng sản phẩm đồng thời giúp tăng thu nhập cho người lao động, công ty có tổ chức tăng ca và phổ biến chế độ thưởng cho công nhân xuất sắc nhằm đẩy mạnh sản xuất. 2.2.2. Những quy định về chế độ tiền lương của Công ty 2.2.2.1. Công tác chi trả lương của Công ty Hàng tháng, Công ty Cổ phần Dệt May Huế thanh toán tiền lương cho CBCNV hai lần. Lần 1 là tạm ứng lương vào ngày 25 hàng tháng, lần 2 là thanh toán lương vào ngày mồng 10Trường tháng sau, nếu trùng Đại chủ nh ậhọct thì phải thanhKinh toán trư ớtếc 1 ngày.Huế Căn cứ vào bảng thanh toán lương, kế toán xác định số tiền phải trả cho công nhân viên vào lần 2 sau khi đã trừ đi số tiền tạm ứng lần 1 (nếu có). 2.2.2.2. Quỹ tiền lương của Công ty Công ty sử dụng quỹ tiền lương đảm bảo theo quy định của Nhà nước, tức là thanh toán đầy đủ tiền lương lao động ở Công ty. Bên cạnh đó các khoản bảo hiểm đều được chi trả đầy đủ cho người lao động được hưởng trong thời gian ốm đau, tai nạn rủi ro. SVTH: Phan Thị Trà My - 50 -