Khóa luận Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người

pdf 69 trang thiennha21 4550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hon_nhan_dong_tinh_duoi_goc_do_quyen_con_nguoi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L HÀ NỘI – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÃ KHÁNH TÙNG HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khoá luận là nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu, trích dẫn trong Khoá luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Nếu không có sự trung thực nào trong nghiên cứu này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Bùi Thị Phương Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên TS. Lã Khánh Tùng – người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các bạn sinh viên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và quá trình hoàn thành bài khoá luận này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm và trình độ nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, Khoá luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để bài khoá luận được hoàn thiện hơn, giúp em có những kinh nghiệm quý báu trong những nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019 Sinh viên Bùi Thị Phương Thảo
  5. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3 5. Bố cục của khoá luận 4 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH. 5 1.1 Khái niệm quyền con người 5 1.2 Sự phát triển của quyền con người 6 1.3 Quyền kết hôn trong luật nhân quyền quốc tế 11 1.4 Người đồng tính và quyền của người đồng tính 13 1.4.1 Khái niệm người đồng tính 13 1.4.2 Quyền của người đồng tính 15 1.4.2.1 Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính 15 1.4.2.2 Những văn bản là cơ sở của việc ghi nhận quyền của người đồng tính trên phương diện quốc tế 20 1.4.3 Hôn nhân đồng tính 23 Tiểu kết 1: 27 Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 27
  6. 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận quyền kết hôn của người đồng tính 27 2.1.1 Yếu tố tâm lí, xã hội 27 2.1.2 Yếu tố tôn giáo 30 2.1.3 Yếu tố chính trị 34 2.2 Vấn đề ghi nhận quyền kết hôn đồng tính của các nước trên thế giới và Việt Nam 38 2.2.1 Quy định pháp luật của một số quốc gia đã công nhận quyền kết hôn của người đồng tính 38 2.2.2 Quy định pháp luật của một số quốc gia không công nhận hôn nhân đồng tính 43 2.2.3 Quy định pháp luật của Việt Nam 46 2.3 Những khó khăn trong việc ghi nhận quyền kết hôn đồng tính 48 Tiểu kết 2: 52 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO VỆ QUYỀN KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM 53 3.1 Hệ quả khi pháp luật không công nhận hôn nhân đồng tính 53 3.2 Một số kiến nghị đối với các quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng tính 57 KẾT LUẬN 59 Tài liệu tham khảo 60
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Thuật ngữ Tiếng anh 1 Đồng tính nữ, đồng tính Lesbian, Gay, Bisexual, LGBT nam, song tính, chuyển giới Transgender 2 AmericanPsychological APA Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ Association 3 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Universal Declaration of UDHR quyền Human Rights 4 Công ước Quốc tế về các International Covenant on ICCPR Quyền Dân sự và Chính trị Civil and Political Rights 5 Công ước Quốc tế về các International Covenant on ICESCR Quyền Kinh tế, Xã hội và Economic, Social and Văn hóa Cultural Rights 6 Hội đồng nhân quyền của The United Nations’ HRC Liên hợp quốc Human Rights Council 7 BLDS Bộ luật dân sự năm 2015 8 Viện nghiên cứu Xã hội, iSEE Kinh tế và Môi trường 9 Luật Luật Hôn nhân và gia đình HN&GĐ năm 2014 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sự tồn tại của người đồng tính trong xã hội là sự thật và không thể chối bỏ. Nhưng rất nhiều người trong số họ phải sống trong vỏ bọc để tránh sự kì thị, xa lánh của những người xung quanh. Mặc dù người đồng tính là một phần hợp thành nên xã hội loài người nhưng ở nhiều nơi trên thế giới họ vẫn là nạn nhân của những hành vi ngược đãi. Thậm chí, trước đây, đồng tính luyến ái được coi là một loại bệnh tâm thần được hình thành đồng thời dưới cả khía cạnh bệnh lý và tâm lý. Nhiều người cũng cho rằng, hiện tượng đồng tính luyến ái là sự phát triển lệch lạc, lệch chuẩn về cả đạo đức và lối sống, trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Trong nhiều năm trở lại đây, nhiều người không ngần ngại công khai mình là người đồng tính. Nhiều phong trào đòi quyền bình đẳng, đòi quyền được kết hôn cho những người đồng tính luyến ái đã xuất hiện ở khá nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc hai người đồng tính sống chung như vợ chồng cũng không còn xa lạ. Từ nhiều năm qua, vấn đề này vẫn không ngừng được quan tâm với hai quan điểm trái ngược nhau về việc công nhận hay không công nhận hôn nhân của cặp đôi đồng tính. Trên thế giới đã có nhiều quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng tính như: Hà Lan (năm 2001) là nước đầu tiên thừa nhận hôn nhân đồng tính, Bỉ (năm 2003), Na Uy (năm 2008), Đan Mạch (năm 2012), New Zealand (năm 2013), Mỹ (năm 2015) và gần đây nhất là Úc (tháng 12/2017). Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng tính. Tại điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính". Sau khi ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có quy định mới là: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2, Điều 8). Quy định này tuy có phần tiến bộ hơn và đã có bước thay đổi trong tư duy về việc kết hôn đồng tính, nhưng về mặt pháp lí thì quyền và nghĩa vụ của 1
  9. “gia đình” người đồng tính không được bảo vệ như quan hệ vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình. Hơn nữa, nhìn dưới góc độ quyền con người thì quyền được tôn trọng, bảo vệ và quyền được đối xử bình đẳng, trong đó có quyền được kết hôn và quyền mưu cầu hạnh phúc là một quyền chính đáng không ai được phép ngăn cản. Vì sở dĩ, quyền con người mang những giá trị cao quý, được kết tinh từ những nền văn hoá và văn minh nhân loại, là phương tiện chung để bảo vệ, thúc đẩy nhân phẩm, hạnh phúc của con người. Nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề hôn nhân đồng tính cũng như mong muốn góp một phần nhỏ hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền kết hôn của người đồng tính, vì vậy tôi chọn đề tài:"Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề đồng tính luyến ái hay cụ thể hơn là vấn đề hôn nhân đồng tính không còn xa lạ. Vấn đề này đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như: xã hội học, y tế, tâm lí học, luật học Có thể kể đến là: Xu hướng và tác động xã hội của hôn nhân đồng giới: Xu hướng thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – TS. Nguyễn Thu Nam – Khoa dân số và phát triển, Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế; Hôn nhân cùng giới: xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - Tổng hợp tài liệu từ các nghiên cứu khác nhau do Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) thực hiện với sự đóng góp của nhiều tác giả và một số tạp chí Dưới góc độ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, luận văn nghiên cứu, như: Trương Hồng Quang (2013), “Tìm hiểu một số vấn đề dưới góc độ pháp lí về đồng tính, song tính, chuyển giới”; Trương Hồng Quang (2014), “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật”; nhóm nghiên cứu Lương Thế Huy và Phạm Quỳnh Phương (2016), “Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa 2
  10. trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam; Trương Hồng Quang (2017), “Tìm hiểu quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính ở Việt Nam”. Một số nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả về vấn đề hôn nhân đồng tính, như: Ths. Ngô Thị Thanh Thủy (2014), “Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, Cũng nghiên cứu về vấn đề này nhưng Khoá luận muốn nhấn mạnh về quyền kết hôn của người đồng tính, một số quyền nhân thân chính đáng của người đồng tính và giải thích về vấn đề kết hôn đồng tính có phải là quyền con người hay không, những khó khăn trong việc ghi nhận quyền kết hôn của người đồng tính và việc không công nhận hôn nhân đồng tính dẫn đến những hậu quả nào. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để bảo vệ quyền kết hôn của người đồng tính. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích của Khoá luận là làm rõ vấn đề kết hôn đồng tính có phải là quyền con người hay không. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và những khó khăn trong việc công nhận hôn nhân đồng tính là hợp pháp. Qua đó, đề xuất những biện pháp khắc phục, góp phần nhỏ vào công tác xây dựng hệ thống pháp luật trong vấn đề đảm bảo quyền kết hôn của người đồng tính. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài là: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác - Lênin. - Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở - Phương pháp phân tích luật viết - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp - Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu thực tế 3
  11. 5. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về quyền con người, sự phát triển của quyền con người và quyền kết hôn đồng tính Chương 2: Thực trạng của quyền kết hôn đồng tính Chương 3: Một số kiến nghị nhằm bảo vệ quyền kết hôn đồng tính ở Việt Nam 4
  12. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH. 1.1 Khái niệm quyền con người Theo định nghĩa của Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp Quốc thì: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và sự tự do cơ bản (fundamental freesoms) của con người” [6,tr.14]. Trong khoa học pháp lý, quyền con người được hiểu là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân; là những quyền mà bất cứ ai cũng không được phép xâm hại. Hay nói cách khách, quyền con người là những quyền tự nhiên mà bất cứ ai cũng có quyền đó, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã thể hiện sự phát triển lý luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận quyền con người so với những bản Hiến pháp trước đó bằng việc dành toàn bộ chương II để quy định các quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó, con người có các quyền: quyền sống, quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật đời tư; quyền được bảo hộ danh dự, uy tín, nhân phẩm; quyền có nơi ở hợp pháp và bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng; quyền sở hữu tư nhân đối với tài sản, quyền thừa kế Như vậy, quyền con người nói một cách đơn giản là quyền mà một cá nhân sẽ có được, chỉ cần là con người mà không bị phụ thuộc vào quốc tịch, nơi sinh sống, giới tính, dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, hay bất cứ đặc điểm nào khác. Việc nghiên cứu nội dung quyền con người là nền tảng cho sự phát triển và tiến bộ xã hội. Vì vậy, quyền 5
  13. con người luôn là nội dung thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận thế giới cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực. 1.2 Sự phát triển của quyền con người Ý thức về quyền con người và việc thực hiện quyền con người là một quá trình lịch sử lâu dài gắn với lịch sử phát triển của loài người, giải phóng con người qua các hình thái kinh tế - xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp. Qua đó, quyền con người được thừa nhận rộng rãi và đã trở thành giá trị chung của toàn thể nhân loại. Trong nhiều xã hội tiền hiện đại cũng đã có các quan niệm về công lý, về sự bình đẳng, phẩm giá và sự tôn trọng của con người. Tuy nhiên, họ cho rằng người cai trị có nghĩa vụ cai quản hợp lý và vì lợi ích chung của mọi người là xuất phát từ đấng tối cao hoặc từ truyền thống chứ không dựa trên khái niệm các quyền cá nhân hay quyền con người. Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ thời Hy lạp cổ dưới dạng các quyền tự nhiên của con người như quyền được sống, Người đầu tiên được cho là đã phát triển một lý thuyết toàn diện về nhân quyền là triết gia người Anh - John Locke (1632 - 1704). John Locke cho rằng người dân hình thành nên các xã hội, các xã hội hình thành nên chính phủ để đảm bảo quyền được hưởng các quyền tự nhiên của họ và họ chỉ có nghĩa vụ trung thành với những chính phủ bảo vệ các quyền của họ, thậm chí những quyền này còn được ưu tiên hơn những lợi ích khác của chính phủ. Tuy nhiên, hàm ý các quyền này chỉ mang tính phổ quát chứ không thực sự xem xét tới quyền của tất cả mọi người. Trọng tâm thực sự là bảo vệ những người nam giới, những người có sở hữu tài sản mà không phải là phụ nữ, những người hầu hay những người lao động. Mặc dù vậy, tư tưởng của John Locke cũng đã là một bước đột phá. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được coi là con người mà chỉ được coi là những công cụ biết nói. Cho nên họ không có và không được thừa nhận các quyền con người. So với chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến đã là một bước tiến lớn trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con người. Giai cấp tư sản là người đầu tiên giơ ngọn cờ nhân quyền 6
  14. và họ dựa vào các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, công lý - vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con người, quyền tư hữu. Tuy vậy giai cấp tư sản bỏ qua điều kiện quan trọng để người lao động thoát khỏi đói nghèo và bị bóc lột là quyền kinh tế, văn hoá, xã hội mà chỉ tập trung nhấn mạnh quyền dân sự, chính trị. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục được phát triển. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị lớn trong hai thế kỷ qua liên quan đến việc mở rộng một loạt quyền được bảo vệ. Xu hướng này bao gồm mở rộng quyền bầu cử cho mọi công dân, cho phép người lao động được đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, xoá bỏ tình trạng phân biệt đối xử vì giới tính và chủng tộc. Những lập luận như là tất cả chúng ta đều có các quyền cơ bản giống nhau, được Nhà nước tôn trọng và quan tâm như nhau được chấp nhận đã dẫn tới những thay đổi chính trị xã hội trên toàn thế giới. Dấu mốc lớn phải kể đến là Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, Liên hợp quốc chính thức ra đời vào ngày 24-10-1945 và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 10-12-1948. Tuyên ngôn gồm 30 điều về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đã đặt cơ sở cho việc bảo đảm, thúc đẩy các quyền con người trên thế giới trong 70 năm qua. Từ những tư tưởng sơ khai đầu tiên đến những quyền đầu tiên được ghi nhận trong các điều ước quốc tế như các quyền về dân sự, chính trị gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến (như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, quyền được xét xử công bằng, ); hay các quyền về kinh tế, xã hội, văn hoá được thúc đẩy mạnh mẽ quá trình pháp điển hoá từ giữa thế kỷ XX (như quyền có việc làm, quyền được chăm sóc y tế, ). Cho đến ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học và quá trình toàn cầu hoá, quyền con người cũng đã và đang phát 7
  15. triển, không ngừng được mở rộng. Có thể kể đến như trên phương diện đời sống xã hội có Quyền con người với môi trường. Quyền con người đối với môi trường là một trong những quyền thuộc nhóm quyền thứ ba (quyền được hưởng hòa bình, quyền phát triển và quyền được sống trong môi trường trong lành). Tuyên bố Stockholm năm 1972 được xác định là một mốc đầu tiên cho sự gắn kết giữa hai vấn đề: quyền con người và môi trường - với tinh thần là con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong lành, cho phép con người có cuộc sống hạnh phúc. Ngoài ra, vấn đề này còn được khẳng định trong một số văn kiện khu vực, trong đó tiêu biểu là Hiến chương châu Phi về quyền của con người và của các dân tộc (Điều 21); Nghị định thư San Salvador bổ sung Hiến chương châu Mỹ về quyền con người (Điều 11). Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự ra đời và thực thi luật môi trường, quyền con người đối với môi trường là sự báo động về ô nhiễm, suy thoái và khủng hoảng môi trường toàn cầu, có nguyên nhân chính từ hoạt đông sống hiện nay của con người. Chính sự biến đổi này đã gây hại đến đời sống kinh tế, sức khỏe, hưởng thụ các quyền cơ bản của con người. Ngoài ra, ở giai đoạn ngày nay, người ta không những chú trọng về quyền được sống trong môi trường trong lành của con người mà còn nhắc tới quyền công bằng với các thế hệ tương lai trong việc được hưởng những nguồn tài nguyên không phải là vô tận của trái đất khi đứng trước các vấn đề về biến đổi khí hậu, vấn đề khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Luật nhân quyền quốc tế tuy có nét đặc trưng chung là có tính phổ quát và tất cả mọi người đều có cơ hội hưởng quyền như nhau không phân biệt giới tính, sắc tộc, tuổi tác Nhưng trên thực tế, một số nhóm người gặp khó khăn trong việc tiếp cận các quyền cũng như tự mình thực hiện các quyền mà mình đáng được hưởng. Do vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn nên dễ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay vi phạm về quyền con người và được gọi chung là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Trong luật quốc tế, một 8
  16. số nhóm người được coi là dễ bị tổn thương là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người không quốc tịch, người thiểu số, người cao tuổi Do vậy, để giảm thiểu những khó khăn và khả năng bị xâm phạm quyền của họ thì ngoài những công ước quy định quyền chung cho tất cả mọi người như ICCPR, ICESCR thì có những công ước riêng ghi nhận về quyền của nhóm người này. Ví dụ như đối tượng dễ bị tổn thương là những người khuyết tật - được coi là một trong các nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Tình trạng thân thể bị khuyết tật khiến họ đã và đang phải chịu những thiệt thòi trên tất cả phương diện của đời sống xã hội. Nếu như trước đây chỉ xuất phát từ tình thương và lòng nhân đạo, người khuyết tật chỉ được quan tâm ở mức độ là đảm bảo mức sống tối thiểu và được chăm sóc về y tế thì trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn thì nhận thức cũng thay đổi. Với nhận thức rằng họ cũng là chủ thể của quyền nên việc chăm lo đến quyền của người khuyết tật chính là việc phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ được thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Ví dụ như: tăng cường đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, cũng như xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử với người khuyết tật trong việc làm. Thêm vào đó cũng phải tính đến quyền được tham gia giao thông, khả năng tiếp cận với các công trình công cộng thông qua việc xây dựng các phương tiện, công trình hỗ trợ cho họ. Vì vậy, việc ra đời của Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật vào tháng 3/2007 là một cơ sở pháp lý vững chắc để các nước tiến hành các chương trình, dự án liên quan đến việc tăng cường và củng cố quyền của người khuyết tật trên phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Có thể kể đến những công ước riêng ghi nhận về quyền của nhóm người dễ bị tổn thương như: đối với quyền của phụ nữ được ghi nhận tại Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) hay Công ước về trấn áp buôn người và bóc bột mại dâm người 9
  17. khác năm 1949; Quyền của trẻ em được ghi nhận tại Công ước về quyền trẻ em (CRC); Quyền của người khuyết tật được ghi nhận tại Công ước về quyền của những người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2007; Ngoài ra quyền của một số nhóm người mới chỉ được ghi nhận trong các văn kiện mềm như các Tuyên bố, Hướng dẫn mà không có sự ràng buộc về mặt pháp lý như Quyền của người thiểu số trong Tuyên bố về quyền của những người thuộc nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ năm 1992; Quyền của người sống chung với HIV/AIDS trong các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người 1996; phong trào vận động cho các quyền LGBT trình lên Liên hợp quốc một dự thảo về định hướng tình dục và sự đồng giới năm 2008 Tuy nhiên, trong từng thời kỳ xã hội khác nhau, các đối tượng trong nhóm dễ bị tổn thương có thể bị thay đổi và có thể được bổ sung bao gồm những nhóm người gặp những nguy cơ cao về quyền con người ở trong nhiều hoàn cảnh, bối cảnh. Như đã nói ở trên, nhóm người dễ bị tổn thương là những nhóm, cộng đồng có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người. Bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác. Đối với nhóm người LGBT, thì từ trước tới nay họ cũng được xếp vào nhóm người dễ bị tổn thương do thường có ít cơ hội tác động đến các thể chế và chính sách quyết định cuộc đời họ như không thể tích cực vận động cho các quyền của họ khi mà hành vi tình dục đồng giới vẫn bị coi là phạm pháp tại rất nhiều quốc gia; phải đối mặt với các rào cản mang tính hệ thống, không đơn thuần về mặt kinh tế, mà cả về chính trị, xã hội và văn hoá. Phần nhiều trong số những văn kiện quốc tế về quyền con người được Liên hợp quốc thông qua sau hai công ước cơ bản Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) là để pháp điển hóa các quyền áp dụng với các nhóm người dễ bị tổn thương. Liên quan đến sự phát triển về quyền của nhóm, hiện 10
  18. tại, quyền của người LGBT là một trong những quyền đang được vận động để pháp điển hóa trong luật quốc tế. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trên lĩnh vực quyền con người trong vài thập kỷ gần đây. Những người ủng hộ quyền của LGBT đã lập nên các tổ chức và phát động những phong trào mang tính chất toàn cầu để vận động cho việc thừa nhận và pháp điển hóa các quyền được kết hôn giữa những người đồng giới; quyền của các cặp đồng giới nam được nhận nuôi con nuôi; và trên hết là quyền của tất cả những người LGBT không bị phân biệt đối xử do xu hướng tình dục và giới tính [10]. 1.3 Quyền kết hôn trong luật nhân quyền quốc tế Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân đầu tiên được đề cập trong Điều 16 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền (UDHR). Theo đó thì nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam và nữ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong thời gian chung sống và khi ly hôn. Việc kết hôn chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai (Khoản 1 và 2). Khoản 3 điều này khẳng định, gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xã hội bảo vệ. Các quy định trên của UDHR sau đó được tái khẳng định và cụ thể hoá trong điều 23 ICCPR và điều 10 ICESCR. Trong ICCPR đã có những quy định khẳng định quyền tự do kết hôn của nam và nữ khi đến tuổi kết hôn, đồng thời nhấn mạnh quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử giữa vợ và chồng trong các vấn đề gia đình. Cụ thể là tại điều 23 quy định: 1. Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên của xã hội, cần phải được nhà nước và xã hội bảo hộ. 2. Quyền kết hôn và lập gia đình của nam và nữ đến tuổi kết hôn phải được thừa nhận. 3. Không được tổ chức việc kết hôn nếu không có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai. 11
  19. 4. Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của vợ và chồng trong suốt thời gian chung sống và khi ly hôn. Trong trường hợp ly hôn, phải có quy định bảo đảm sự bảo hộ cần thiết với con cái. Liên quan đến Điều 23 ICCPR, HRC đã giải thích thêm về ý nghĩa và nội dung của các quyền ghi nhận trong Điều này trong Bình luận chung số 19 thông qua tại phiên họp thứ 39 năm 1990 của Ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau: Thứ nhất, Khoản 2 Điều 23 ICCPR khẳng định quyền của nam và nữ đến tuổi kết hôn thì được kết hôn và lập gia đình một cách tự do, tự nguyện. Công ước không quy định độ tuổi kết hôn cụ thể cho cả nam giới lẫn nữ giới - việc này tùy thuộc pháp luật của các quốc gia thành viên; tuy nhiên, độ tuổi kết hôn cần ở mức phù hợp để anh ta hoặc cô ta có thể thể hiện được sự tự nguyện hoàn toàn việc kết hôn trong khuôn khổ và điều kiện luật pháp cho phép. Thêm vào đó, các quy định pháp luật quốc gia về vấn đề này phải phù hợp với các quyền khác được Công ước bảo đảm, ví dụ như quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tín ngưỡng (hàm ý rằng luật pháp của mỗi quốc gia phải tạo điều kiện cho khả năng kết hôn giữa những người theo các tôn giáo khác nhau và có quốc tịch khác nhau). Việc pháp luật quốc gia quy định lễ cưới phải đồng thời được tổ chức theo nghi thức tôn giáo và đăng ký kết hôn theo luật dân sự cũng không trái với Công ước (đoạn 4). Thứ hai, về nguyên tắc, quyền xây dựng gia đình hàm ý là nam nữ có thể sinh đẻ và sống cùng nhau một cách tự nguyện. Vì vậy, chính sách kế hoạch hóa gia đình của các quốc gia thành viên phải phù hợp các điều khoản có liên quan của Công ước và đặc biệt không được mang tính chất phân biệt đối xử hay cưỡng bức. Thêm vào đó, quyền này cũng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải thực thi các biện pháp phù hợp, cả ở cấp độ quốc gia và hợp tác quốc tế, để đảm bảo sự thống nhất hay tái thống nhất các gia đình bị chia tách do các nguyên nhân chính trị, kinh tế hay các nguyên nhân khác (đoạn5). 12
  20. Thứ ba, về quyền bình đẳng khi kết hôn, HRC đặc biệt lưu ý rằng không được có sự phân biệt đối xử về giới tính liên quan đến việc nhập hay từ bỏ quốc tịch do kết hôn. Tương tự, HRC cũng lưu ý rằng cần bảo đảm quyền của cả vợ và chồng được giữ nguyên họ của anh ta hay cô ta, hoặc được bình đẳng trong việc lựa chọn một họ mới sau khi kết hôn (đoạn 7). Thứ tư, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng liên quan đến tất cả các vấn đề nảy sinh trong đời sống gia đình, ví dụ như việc lựa chọn nơi cư trú, tổ chức cuộc sống, giáo dục con cái, quản lý tài sản (đoạn 8). Vì vậy, không được có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa vợ và chồng trong các vấn đề như cơ sở và các thủ tục ly hôn, việc trông nom, chu cấp, nuôi dưỡng, thăm nom con cái (đoạn 9)[5]. 1.4 Người đồng tính và quyền của người đồng tính 1.4.1 Khái niệm người đồng tính Từ trước đến nay, nhiều người nghĩ rằng đồng tính, song tính thuộc giới tính thứ ba bên cạnh giới tính nam và giới tính nữ. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Thực chất trong xã hội chỉ có hai giới tính là nam và nữ. Vấn đề đồng tính hay song tính liên quan đến một khái niệm còn khá mới mẻ, chưa được hiểu biết rộng rãi, đó là xu hướng tính dục [6,tr.13]. Tuy nhiên, nếu không làm rõ thuật ngữ này thì khó có thể hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ về đồng tính. Tính dục người được tạo nên bởi 4 yếu tố: (1) Giới sinh học: cấu trúc gen, ngoại hình, tuyến nội tiết do các yếu tố sinh học quy định. (2) Bản sắc giới: sự cảm nhận của bản thân thuộc giới tính nam hay nữ. (3) Thể hiện giới: sự thể hiện bằng những hành vi cư xử theo kiểu nam giới hay nữ giới. (4) Xu hướng tính dục: chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về mặt tình dục giữa những người cùng giới tính (xu 13
  21. hướng tính dục cùng giới) hoặc khác giới tính (xu hướng tính dục khác giới) hoặc đối với cả hai giới tính(xu hướng song tính) [3] Xu hướng tính dục cùng giới (Homosexual) là bị hấp dẫn với người cùng giới tính, không bao giờ mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được sinh ra. Những người có xu hướng tính dục cùng giới được gọi là người đồng tính luyến ái, bao gồm cả đồng tính luyến ái nữ (Lesbian) và đồng tính luyến ái nam (Gay). Nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm tìm ra căn nguyên dẫn đến hiện tượng bị hấp dẫn giữa những người cùng có biểu hiện giới tính ở một số người trogn xã hội và hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng xu hướng tính dục chịu sự chi phối của hai yếu tố sinh học và xã hội. Trường phái tâm thần học của Sigmud Freud đưa ra quan điểm: Trong khi hầu hết loài người sinh ra với khuynh hướng tính dục dị giới thì tâm sinh lý, với sự phát triển riêng của mình do các yếu tố bên trong và bên ngoài chi phối đã tạo ra hiện tượng đồng tính luyến ái. Các cuộc nghiên cứu, thống kê, khảo sát của các nhà nghiên cứu tâm thần học, nhi khoa khác đề đi đến kết luận đồng tính luyến ái không phải là sự rối loạn tâm thần mà là một hiện tượng bình thường trong tự nhiên. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (“American Psychological Association” – APA) – Tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực tâm thần học lớn nhất thế giới - cho rằng đồng tính không phải là một sự rối loạn tâm sinh lý mà là một hiện tượng sinh học tự nhiên do các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử cung tác động qua lại lẫn nhau ở gia đoạn đầu của thai nhi [6,tr.20], hoàn toàn không phải là sự rối loạn tâm sinh lý. Vì thế người có xu hướng tính dục cùng giới không phải do chủ quan của họ lựa chọn xu hướng này. Trước khi quan điểm này được đưa ra, đồng tính đã từng bị liệt kê như một loại bệnh tâm thần trong cẩm nang về chuẩn trị và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) cho đến tận năm 1973, APA đã đưa ra những dẫn chứng, nghiên cứu để đưa ra kết luận về sự tồn tại của xu hướng tính dục có tính chất hiển nhiên và loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các triệu chứng và bệnh rối loạn tâm 14
  22. thần vào. Hiện nay, hầu hết các nhà tâm thần học, tâm lý học và các chuyên gia sức khoẻ tâm thần đã thống nhất rằng đồng tính không phải là một loại bệnh. Ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Như vậy, cần khẳng định lại rằng đồng tính không phải là bệnh mà đó là một xu hướng tính dục tự nhiên. Thực tế cho thấy người đồng tính xuất hiện ở mọi nền văn hóa, mọi tầng lớp, làm việc bình thường trong mọi ngành nghề và theo báo cáo khoa học từ tổ chức y tế thế giới (WHO) của Liên hợp quốc, khoảng 3% dân số có thiên hướng đồng tính. Với số lượng không nhiều trong xã hội lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nên họ cần được xã hội quan tâm và đảm bảo quyền lợi chính đáng. 1.4.2 Quyền của người đồng tính 1.4.2.1 Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính 1.4.2.1.1 Quyền của người đồng tính bản chất là quyền tự nhiên của con người Quyền tự nhiên là nguồn cảm hứng trong các văn kiện quốc tế và văn kiện pháp luật của các quốc gia. Trong lời mở đầu của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 tiếp cận từ góc độ quyền tự nhiên như việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả mọi người. Tại Điều 1 ghi nhận sự tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái. Bên cạnh đó, một số văn kiện chính trị - pháp lý của nhiều quốc gia cũng khẳng định các quyền con người là tự nhiên, như Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người của Pháp (1789):“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”; Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam 15
  23. (1945): “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Chúng ta có thể thấy, trong các văn kiện quốc tế và pháp luật quốc gia luôn nhấn mạnh quyền bình đẳng và quyền không bị đối xử. Trong Luật nhân quyền quốc tế không chỉ ghi nhận “bình đẳng” và “không bị phân biệt đối xử” là quyền mà đó cũng là những nguyên tắc nền tảng của quyền con người. Nguyên tắc không bị phân biệt đối xử được đề cập trong các văn kiện quốc tế như UDHR, ICCPR, ICESCR và lần đầu được khẳng định trong UDHR. Cụ thể, tại Điều 1 UDHR khẳng định rằng: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền .”; Điều 2 UDHR quy định về quyền được hưởng tất cả các quyền và tự do mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay bất cứ thân trạng nào khác. Nguyên tắc không bị phân biệt đối xử được cụ thể hoá hơn trong Điều 2 ICCPR và Điều 2 ICESCR. Theo đó, các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng và bảo đảm các quyền đã được ghi nhận trong ICCPR, ICESCR cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hay thành phần xuất thân hay bất cứ thân trạng nào khác. Trong Bình luận chung số 20, đoạn 32, Ủy ban giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc khẳng định rằng sự đảm bảo không phân biệt đối xử trong ICESCR đã bao gồm xu hướng tính dục: "bất cứ thân trạng nào khác" (“other status”) được ghi nhận trong Điều 2, khoản 2, bao gồm các xu hướng tính dục. Các quốc gia phải đảm bảo rằng xu hướng tính dục của một người không phải là một rào cản đối với việc thực hiện quyền ghi nhận trong Công ước”. Nguyên tắc bình đẳng: Tại Điều 7 UDHR quy định: “mọi người đều 16
  24. bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào ”. ICCPR tiếp tục khẳng định nguyên tắc nêu trên tại Điều 26, đồng thời nêu rõ: “ pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác” Như vậy, xét về sự công bằng trong quyền được sống và quyền được tự do. Những người LGBT là những người hoàn toàn bình thường, có khả năng thực hiện được những nghĩa vụ trong xã hội và có quyền được hưởng các quyền như những người khác. Một trong những quyền đó là quyền được công nhận và tôn trọng. Sống theo xu hướng tính dục và bản dạng giới của mình là một phần của tự do. Hơn nữa, nhu cầu được công khai và được xã hội công nhận của người LGBT không ảnh hưởng hay đe doạ tới bất kỳ lợi ích hợp pháp chung nào cả. Nhưng trên thực tế, khi người LGBT công khai xu hướng tính dục, bản dạng giới của mình thì bị cản trở từ những thành kiến xã hội và những quan điểm sai lầm. Xét về quyền mưu cầu hạnh phúc: Năm 2013, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết công bố ngày 20 tháng 3 hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness) khẳng định “việc theo đuổi hạnh phúc là một mục tiêu cơ bản của con người”. Con người bằng khả năng của mình để tìm kiếm những giá trị hạnh phúc, những giá trị sống cho bản thân. Một trong các giá trị hạnh phúc đó đến từ việc kết hôn xây dựng một gia đình hạnh phúc và được Nhà nước công nhận, bảo vệ quan hệ hôn nhân đó. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ những người đồng tính ở các quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng tính mới có được quyền chính đáng đó. Một số hình thức thừa nhận việc chung sống hợp pháp của người đồng tính như: cho phép kết hôn, công nhận dưới hình thức kết hợp dân sự, đối tác chung nhà Họ được xem như một cặp vợ chồng dị tính nhưng thực tế lại bị hạn chế hơn 17
  25. các cặp vợ chồng dị tính khác như trong vấn đề được hưởng các chính sách về miễn giảm thuế chung cho vợ chồng, các chế độ an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế và giá trị pháp lý của giấy kết hợp dân sự không đương nhiên có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hay toàn thế giới. Điều này gây ra không ít cản trở cho các cặp đôi đồng tính khi di chuyển hoặc thay đổi chỗ ở. Bên cạnh đó, vấn đề tôn trọng quyền riêng tư cũng cần được đề cập tới đối với người LGBT. Bởi trong quan điểm chung của xã hội, người đồng tính xem như là thành phần khác biệt với phần đông những người còn lại nên không tránh khỏi sự tò mò, soi mói thậm chí có các hành vi tiêu cực như xúc phạm nhân phẩm hoặc cản trở đời sống bình thường của họ. Xét về quyền riêng tư, về cơ bản, trên phương diện pháp luật người đồng tính được đảm bảo bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền riêng tư bị xâm phạm khá phổ biến đặc biệt đối với người đồng tính. Những tin đồn về xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới về người đồng tính thường có áp lực hơn so với người dị tính, dễ khiến họ rơi vào trạng thái khó xử, khủng hoảng tâm lý. 1.4.2.1.2 Quyền của người đồng tính cần được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật Quyền con người trong pháp luật là việc ghi nhận các quyền tự nhiên của con người trong một cơ chế rõ ràng, minh bạch và được bảo đảm bởi quyền lực Nhà nước. Quyền con người trong pháp luật không chỉ giới hạn trong phạm vi từng quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế thông qua các điều ước ước quốc tế và các tuyên ngôn về nhân quyền. Trong phạm vi quốc gia, quyền con người được thể chế hoá và bảo vệ đầu tiên qua hiến pháp. Các quy định trong hiến pháp ghi nhận các quyền tự do của con người, tạo ra các giới hạn pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước nhằm bảo vệ chặt chẽ hơn các quyền cơ bản của con người [14]. Hiến pháp Hoa Kỳ là một ví dụ tiêu biểu trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Với vấn đề đồng 18
  26. tính, Toà án Hoa Kỳ đã có những phán quyết quan trọng dựa trên các quy định của Hiến pháp. Theo đó, luật pháp Hoa Kỳ đã sử dụng các quyền con người để thừa nhận và bảo vệ các quyền lợi của người đồng tính, Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013 có những sửa đổi, bổ sung đã kế thừa tinh thần về quyền con người của Hiến pháp 1992 và có những phát triển quan trọng về quyền con người, các quyền chính trị dân sự kinh tế, văn hoá xã hội cho công dân Việt Nam. Người LGBT là công dân của xã hội nên cũng có quyền được hưởng những quyền đó. Tuy nhiên, việc kết hôn giữa những đồng tính không được thừa nhận trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong luật quốc tế, Văn phòng Cao uỷ nhân quyền Liên hợp quốc định nghĩa là: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm và tự do cơ bản của con người. Chủ thể được thừa hưởng quyền con người theo Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên hợp quốc là: tất cả mọi người “không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội, cũng không có bất cứ sự phân biệt nào về địa vị chính trị, pháp quyền hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà một người xuất thân, cho dù quốc gia hay lãnh thổ đó được độc lập, được đặt dưới chế độ uỷ trị, chưa tự quản hay có chủ quyền hạn chế”. Trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá năm 1966 cũng đề cập đến quyền tự do cơ bản của con người, đó là: “việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới”. Và dĩ nhiên, người LGBT cũng là một trong những phần tử đó. Như vậy, việc bảo vệ quyền cho người LGBT nói chung và bảo vệ 19
  27. quyền của người đồng tính nói riêng chỉ mang tính khả thi khi được pháp luật chính thức hoá. 1.4.2.1.3 Công nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính nhằm bảo đảm giá trị xã hội của pháp luật Về mặt kinh tế, mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gia tăng sự chênh lệch trong mức sống cũng như sự thụ hưởng quyền lợi của các nhóm người trong xã hội. Nhóm người LGBT chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số, dưới ảnh hưởng của sự kỳ thị, phân biệt đối xử, nhóm người LGBT có thể được xem là đối tượng yếu thế trong xã hội. Khi tham gia vào các quan hệ kinh tế như vấn đề nhà ở, tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến trong công việc họ gặp nhiều trở ngại có thể bị đối xử bất công, tiếng nói của họ chưa được chú trọng đúng mức, khả năng chống đỡ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi bị xâm phạm còn thấp. Nên pháp luật cần có những cơ chế hữu hiệu để bảo vệ những người LGBT. Về mặt chính trị, khi ban hành pháp luật cần chú trọng tới đại vị pháp lý, quyền và lợi ích của các bên để có những quy định phù hợp. Luật pháp khi ban hành cần phải tính đến quyền lợi chung cho cả cộng đồng trong đó bao gồm cả nhóm người thiểu số, dễ bị tổn thương. Nền luật pháp không đề cập tới quyền lợi của số ít người yếu thế thì chưa thể là nên luật pháp dân chủ. Đời sống xã hội phát triển hơn đòi hỏi các quyền tự do, quyền sống của con người cần được nâng cao hơn. Những người LGBT cần thiết được xã hội công nhận sự tồn tại của mình với sự đối xử công bằng, được kết hôn như những người khác. Đồng nghĩa với việc cần phải có những quy phạm điều hoà, duy trì trật tự xã hội và bảo vệ toàn diện các quyền cơ bản của con người mà người LGBT đáng được hưởng. 1.4.2.2 Những văn bản là cơ sở của việc ghi nhận quyền của người đồng tính trên phương diện quốc tế (1) Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 20
  28. Hiện nay, Liên hợp quốc vẫn giữ vững vai trò là một cơ quan đứng đầu về bảo vệ quyền con người. Hiến chương Liên hợp quốc là một văn kiện quan trọng nhất trong việc nâng cao luật quốc tế về nhân quyền. Trong lời nói đầu, Hiến chương đã tuyên bố rằng: “công nhận các quyền cơ bản của con người, phẩm chất và giá trị của con người và quyền bình đẳng giữa nam và nữ ”. Điều 1 cũng quy định rằng: “ đẩy mạnh và động viên sự tôn trọng các quyền con người và sự tự do cơ bản đối với tất cả mọi người, không có bất cứ sự phân biệt nào về giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Như vậy, có thể thấy vấn đề bình đẳng bao gồm cả bình đăng giới, bình đẳng về tôn giáo và bình đẳng về dân tộc được Liên hợp quốc nhấn mạnh khá rõ. Xét về vấn đề bình đẳng giới, như trước đây Hiến chương nhằm ngăn chặn tình trạng phân biệt về giới như trọng nam khi nữ hoặc ngược lại. Thực tế ngày nay, xu hướng tính dục đồng tính tồn tại song song với xu hướng dị tính nhưng trong Hiến chương chưa ghi nhận quyền bình đẳng cho xu hướng tính dục nên các quốc gia thừa nhận Hiến chương cũng có thể hiểu theo các chiều hướng khác nhau, gây ra nhiều tranh cãi. Tháng 6 năm 2011, Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết khẳng định: “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tính dục như thế nào”. Ngày 7/3/2012, Tổng thư kí Liên Hiệp quốc Ban Ki Moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia phi hình sự hoá đồng tính, chấm dứt kỳ thị đối với những người đồng tính, song tính, chuyển giới [6, tr.85]. Những động thái này là những thông điệp ủng hộ nhằm giải quyết vấn đề kỳ thị phân biệt đối xử đối với người LGBT nói chung và người đồng tính nói riêng. (2) Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người năm 1948 Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người được xem như là tiêu chuẩn cho mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân để đạt được sự tôn trọng tự do và nhân quyền. Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn về nhân quyền cũng bao gồm sự không phân biệt đối xử và công bằng: “tất cả mọi người sinh ra đều được tự 21
  29. do và công bằng về quyền và nhân phẩm” (Điều 1) và trong Điều 2 Tuyên ngôn đã ngăn cấm các quốc gia có sự định kiến cá nhân chống lại những cá nhân khác dựa vào các tiêu chuẩn “ chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc các chính kiến và quan niệm khác, quốc gia và nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi và tình trạng khác”. (3) Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) là công ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người, đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Cụ thể, các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân, bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự pháp luật. (4) Những nguyên tắc Yogyakarta Năm 2006, trước thực trạng các vụ việc kỳ thị và phân biệt đối xử được ghi nhận ngày một nhiều hơn, các chuyên gia hàng đầu về luật và quyền con người từ khắp nơi trên thế giới đã họp mặt ở Yogyakarta, Indonesia để phác thảo ra một bộ các nguyên tắc quốc tế về xu hướng tính dục và bản dạng giớI, áp dụng cáctiêu chuẩn pháp lý quốc tế có tính ràng buộc, có thể đóng vai trò diễn giải cho các hiệp ước toàn cầu về quyền con người - Bộ nguyên tắc Yogyakarta. Quyền của người đồng tính được thể hiện rõ nhất trong ba nguyên tắc đầu tiên: Nguyên tắc 1: Quyền được thụ hưởng mọi quyền con người trên toàn cầu : Mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về quyền và phẩm giá. Mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục hay bản dạng giới đều được hưởng đầy đủ các quyền con người. Nguyên tắc 2: Các quyền về bình đẳng và không phân biệt đối xử Mọi người đều có quyền được thụ hưởng mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối xử vì khuynh hướng tính dụng hay bản dạng giới của 22
  30. họ. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ mà không bị phân biệt đối xử vì những lý do trên, bất kể các quyền con người khác có đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử đó hay không. Pháp luật nghiêm cấm những sự phân biệt đối xử như trên và bảo đảm rằng mọi người đều được bảo vệ một cách công bằng và hiệu quả trước những sự phân biệt đối xử đó. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng giới bao gồm mọi sự phân biệt, loại trừ, hạn chế hoặc thiên vị dựa trên khuynh hướng giới tính hoặc bản dạng giới nhằm mục đích vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu sự bình đẳng trước pháp luật, sự công nhận, quyền thụ hưởng và thực thi một cách bình đẳng mọi quyền con người và quyền tự do cơ bản. Phân biệt đối xử vì lý do khuynh hướng giới tính hay bản dạng giới có thể bao gồm và thường bao gồm những sự phân biệt đối xử dựa trên những cơ sở khác như giới tính, chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo, khiếm khuyết cơ thể, sức khỏe và tình trạng kinh tế. Nguyên tắc 3: Quyền được công nhận trước pháp luật Mọi người ở mọi nơi đều có quyền được công nhận là một cá nhân trước pháp luật. Những cá nhân thuộc các nhóm khuynh hướng tính dục và bản dạng giới khác nhau đều được hưởng năng lực pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống. Khuynh hướng tính dục và bản dạng giới của riêng mỗi người là một phần không thể tách rời với nhân cách của họ và là một trong những bộ phận cơ bản nhất của sự quyết tâm cá nhân, phẩm giá và tự do. 1.4.3 Hôn nhân đồng tính Dưới góc độ ngôn ngữ học, hôn nhân không phải là cụm từ còn xa lạ. Tuy nhiên để đưa ra được khái niệm chung nhất về hôn nhân thì lại có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong từ điển Tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) cho rằng: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng”. Dưới góc độ xã hội học, hôn nhân là một trong những mối quan hệ quan trọng cho việc xây dựng gia đình ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hôn nhân đem lại những quyền lợi và trách nhiệm cho những người đã trở thành vợ 23
  31. chồng. Mục đích của hôn nhân là duy trì sự bền vững giữa hai chủ thể trong một mối quan hệ lâu dài, đảm bảo thoả mãn những nhu cầu về tinh thần và vật chất cả hai bên cũng như thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Hôn nhân được xã hội ghi nhận chính thức thông qua lễ cưới hỏi được tổ chức theo đúng phong tục. Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân đầu tiên được đề cập trong Điều 16 UDHR, theo đó nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hôn và xây dựng gia đình mà không có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 16 khẳng định rằng gia đình là tế bào tự nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xã hội bảo vệ. Các quy định kể trên của UDHR sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong Điều 23 ICCPR và Điều 10 ICESCR. Theo Ủy ban Nhân quyền, "khái niệm gia đình có thể khác biệt trong vài khía cạnh, giữa các quốc gia, và ngay cả giữa các tôn giáo, và vì thế không thể đưa ra một định nghĩa chuẩn mực chung”. Ngoài ra, theo Ủy ban về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, gia đình cũng cần được xem xét dựa trên "những cấu trúc gia đình khác nhau, phát sinh từ các mẫu hình văn hóa và các quan hệ tình cảm gia đình đa dạng đang hình thành trong xã hội". Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng, việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về hôn nhân có ý nghĩa quan trọng thể hiện bản chất pháp lý của hôn nhân. Trong thực tiễn khoa học Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam và nước ngoài, nhiều khái niệm hôn nhân đã được các nhà làm luật, các nhà nghiên cứu luật học đưa ra, chẳng hạn: Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, phổ biến một khái niệm đó là: “Hôn nhân là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà không vì mục đích nào khác”. Ngoài khái niệm trên, hiện nay, một số luật gia ở Châu âu và Mỹ quan niệm: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”, hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”. Ở Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014 24
  32. quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” (Điều 3, Khoản 1), cùng với đó là quy định “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn” (Điều 3, khoản 5). Có thể thấy dù có những cách lý giải khác nhau nhưng chung quy lại thì hôn nhân là một quan hệ dân sự đặc biệt và được xác lập, bảo vệ trên cơ sở các quy định của pháp luật bằng một sự kiện pháp lý, đó là kết hôn. Theo quy định của Luật HN&GĐ hiện nay, kết hôn hợp pháp khi đảm bảo được hai yếu tố, đó là: (1) Phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của cả hai bên (2) Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Hiện nay, khi nhắc đến “hôn nhân” người ta sẽ thường nghĩ ngay tới mối quan hệ hôn nhân giữa một nam và một nữ. Vậy giữa hai người cùng giới tính sinh học (nam – nam hoặc nữ - nữ) thì được gọi là gì? Đối với những người trong cộng đồng LGBT hoặc những người ủng hộ hôn nhân của hai người có xu hướng tính dục cùng giới, họ gọi là “hôn nhân bình đẳng” hoặc “bình đẳng hôn nhân”. Nhìn từ khách quan, hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng xu hướng tính dục đồng giới. Việc xây dựng tình cảm giữa họ cũng tuân theo quy luật tự nhiên là: từ cảm xúc giới tính ban đầu, đến tình yêu, sau đó tiến tới hôn nhân. Hôn nhân đồng tính là một vấn đề mang tính chính trị, xã hội, quyền con người, cũng như vấn đề tôn giáo trên thế giới. Vì vậy thuật ngữ “hôn nhân đồng tính” tuy đã xuất hiện khá lâu nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên công nhận như quan hệ hôn nhân dị tính hay nên công nhận bằng một mối quan hệ khác (như kết hợp dân sự) hay từ chối công nhận và lợi ích, tác hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính. 25
  33. Những người phản đối hôn nhân đồng tính cho rằng kiểu gia đình này không “tự nhiên” hoặc không phù hợp với các “quy luật tự nhiên”, không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân và có những khiếm khuyết như: cho rằng những trẻ em có cha và mẹ thật sự sẽ trưởng thành một cách bình thường còn những những trẻ em được nuôi bởi cặp đồng tính sẽ dễ gặp tổn thương tâm lí và lệch lạc trong hành vi, hôn nhân sẽ không được bền vững và làm sụt giảm những giá trị của hôn nhân trong văn hoá xã hội, thúc đẩy tình trạng làm cha/mẹ đơn thân Do vậy nếu công nhận hôn nhân đồng tính sẽ gây tác hại cho xã hội và trẻ em. Ngược lại, những người ủng hộ cho rằng công nhận hôn nhân đồng tính là đang bảo vệ quyền con người, vì đó là một quyền chính đáng mà họ được hưởng, đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi giữa những người có xu hướng tính dục khác nhau trong xã hội. Ngoài ra, cộng đồng người LGBT cũng là người đóng thuế cho nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân với nhà nước bở vậy họ xứng đáng và cần được đảm bảo những quyền lợi chính đáng. Trong nhóm có quan điểm ủng hộ này lại chia thành hai mức độ. Nhóm ủng hộ tuyệt đối: cho rằng cần chấp nhận hôn nhân đồng giới đầy đủ và ngang bằng với hôn nhân khác giới vì đồng tính luyến ái là hiện tượng bẩm sinh, nhu cầu kết hôn của người đồng tính là một nhu cầu tự nhiên giống như những người dị tính. Việc cấm kết hôn có thể tiếp tục dẫn tới sự kỳ thị, người đồng tính dễ có những suy nghĩ hoặc hành động tiêu cực cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội. Nhóm ủng hộ tương đối: Trước mắt, luật chưa công nhận quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính theo thủ tục kết hôn của những cặp khác giới nhưng có thể công nhận bằng hình thức kết hợp dân sự hoặc quan hệ đối tác chung nhà như kinh nghiệm một số nước trên thế giới tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái nếu có từ việc chung sống giữa những người này. 26
  34. Tiểu kết 1: Như vậy có thể khẳng định, theo thời gian quyền con người ngày càng được mở rộng nhằm hướng tới một cuộc sống thực sự vì con người và vì mọi người. Những người LGBT là một trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ. Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các văn kiện quốc tế đã ghi nhận sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và bản dạng giới, chống lại các hành động phân biệt, kỳ thị. Vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền, đặc biệt là quyền kết hôn của người LGBT đang thực sự dần trở thành một trong những mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT HÔN ĐỒNG TÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc công nhận quyền kết hôn của người đồng tính 2.1.1 Yếu tố tâm lí, xã hội Trong Nghị quyết bình đẳng hôn nhân cho người đồng tính ngày 03 tháng 05 năm 2011 của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association, APA) – tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp về tâm lý học lớn nhất thế giới (với hơn 137.000 chuyên gia ngành tâm lý) tuyên bố rằng đồng tính luyến ái một biểu hiện bình thường trong thiên hướng tính dục của con người. Đồng tính luyến ái không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, khoẻ mạnh cũng như trong khả năng tạo lập mối quan hệ bền vững với một người cùng giới hay trong việc nuôi dạy con cái sao cho tốt. Vì vậy, Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho các cặp vợ chồng đồng tính và phản đối các chính sách, pháp luật phân biệt đối xử với họ đồng thời kêu gọi các chính phủ liên bang mở rộng công nhận đầy đủ hôn nhân giữa những người cùng giới. Ngoài ra, APA cho rằng việc nâng cao sự hiểu biết của người dân về vấn đề đồng tính là nền tảng cho việc giảm bớt thái độ thành kiến, sự kỳ thị hay phân biệt đối 27
  35. xử. Do đó, APA rất khuyến khích những nhà tâm lý, những chuyên gia khác cùng nghiên cứu về vấn đề này, là cơ sở khoa học để dân chúng có cái nhìn về đồng tính đúng đắn hơn và các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội can thiệp trong vấn đề cải thiện sức khoẻ, phúc lợi của người đồng tính. APA đã ủng hộ mạnh mẽ cho quyền bình đẳng đầy đủ cho những người LGBT trong gần 35 năm dựa trên cơ sở là các nghiên cứu khoa học xã hội về khuynh hướng tình dục. Đồng thời, APA cũng hỗ trợ lợi ích hợp pháp cho các cặp vợ chồng đồng tính từ năm 1997, quyền kết hôn đối với các cặp vợ chồng đồng tính từ năm 2004 và thông qua nhiều báo cáo chính sách, vận động sửa đổi Luật hôn nhân liên bang, nộp báo cáo tóm tắt hỗ trợ hôn nhân đồng tính tại nhiều bang của Hoa Kỳ. Trong nghị quyết của Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ (American Sociological Association, ASA) – tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp về xã hội học lớn nhất thế giới (với hơn 14.000 nhà xã hội học) khẳng định rằng hạnh phúc của những đứa trẻ không phụ thuộc vào việc chúng có cha mẹ cùng giới hay cha mẹ khác giới khác giới. Do vậy, sửa đổi Hiến pháp định nghĩa hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ mà không thể là giữa hai người cùng giới là cố tình phân biệt đối xử với những người đồng tính cũng như con cái của những người đồng tính bằng cách từ chối có các biện pháp bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm tự động cho các cặp vợ chồng kết hôn. Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ cho rằng, mặc dù nhiều nghiên cứu xã hội học chỉ ra rằng sự bất bình đẳng sẽ phương hại đến lợi ích xã hội và việc sửa đổi hiến pháp như vậy là dựa trên sự thành kiến hơn là những nghiên cứu thực nghiệm cho nên Hiệp hội kịch liệt phản đối đề xuất định nghĩa hôn nhân là chỉ giữa một người nam và một người nữ. Trong kiến nghị gửi Thượng viện ban hành Luật Bình đẳng Hôn nhân sửa đổi 2010, Hiệp hội tâm lý – xã hội học Australia (The Australian Psychological Society, APS) – tổ chức của các nhà tâm lý và xã hội học tại Úc với quy mô hơn 20.000 thành viên đã tuyên bố rằng: “Không có cơ sở 28
  36. khoa học cho một khẳng định rằng đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, và những người chuyển giới là ít phù hợp để kết hôn hay để trở thành cha mẹ của những trẻ em khỏe mạnh và được nuôi dạy tốt như ở những người dị tính”. Do đó, Hiệp hội luôn hỗ trợ bình đẳng hôn nhân trong khía cạnh quyền con người, sức khoẻ, an sinh xã hội cho tất cả mọi người bất kể có giới tính hay thiên hướng tính dục nào. APS đã đưa ra kiến nghị rằng chính phủ Úc cần sửa đổi luật để loại bỏ sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính hay khuynh hướng tính dục, tiến xa hơn là ban hành Luật chống phân biệt đối xử để bảo vệ tất cả người dân nước Úc trước sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và giới tính. Đồng thời cũng cần công nhận đầy đủ quyền kết hôn, lợi ích hợp pháp và trách nhiệm của các cặp đồng tính như các cặp khác giới tính. Xét về thái độ xã hội của dân chúng: Những người ủng hộ việc công nhận người đồng tính được quyền kết hôn thì cho rằng: xã hội Việt Nam đã và đang biến đổi không ngừng với muôn vàn sự đa dạng, trong đó những giá trị văn hóa cũng biến đổi theo tự nhiên, quan điểm về thuần phong mỹ tục cũng đã có sự thay đổi về nội hàm. Vì vậy, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, đến giai đoạn hiện nay chúng ta nên chấp nhận sự đa dạng của các kiểu loại gia đình thay cho hình ảnh nhất thể hóa về kiểu, loại, cấu trúc của gia đình truyền thống [15]. Trong khi các quan ngại xã hội chỉ đang chú trọng tập trung xem liệu công nhận hôn nhân giữa hai người đồng tính sẽ gây ra những ảnh hưởng nào cho xã hội thì trên thực tế việc không chấp nhận đã gây nên những tác hại xấu cho bản thân và cả gia đình người đồng tính. Dưới sức ép của gia đình và sức ép của những “cái nhìn khác lạ” trong xã hội, nhiều người đồng tính dù không muốn nhưng vẫn phải chấp nhận kết hôn với người khác giới. Hôn nhân không được vun đắp từ tình yêu thì khó có thể bền vững, tất yếu dẫn đến nhiều hệ lụy cho mọi thành viên trong gia đình hình thức đó. Hôn nhân đồng giới không ảnh hưởng đến phát triển dân số và không ảnh hưởng xấu đến trật tự chung của công đồng, hơn thế còn thể hiện sự bình đẳng và hòa hợp xã hội Thậm chí đây 29
  37. còn là nhu cầu thực tế của đa số những người đồng tính. Việc pháp luật không thừa nhận quan hệ của cặp đôi đồng tính là quan hệ hôn nhân hợp pháp dẫn đến một số hệ lụy. Bởi, dù pháp luật hiện hành đã không coi việc kết hôn giữa hai người đồng tính là vi phạm pháp luật hay không thừa nhận quan hệ hôn nhân của họ là hợp pháp đi chăng nữa thì trên thực tế, các cặp đôi đồng tính vẫn sống chung và có mong muốn được sống chung. Từ đó tiềm ẩn sự phát sinh các tranh chấp về nhân thân, tài sản, con cái (nhận con nuôi) các quyền thừa kế, quyền giám hộ, quyền đại diện của người đồng tính với nhau sau khi họ chung sống nhưng lại không có cơ chế pháp lý giải quyết vấn đề này và bảo vệ họ. Người đồng tính hay người dị tính có vai trò quan trọng như nhau trong xã hội loài người, do vậy pháp luật không thể chỉ bảo đảm cho quan hệ hôn nhân khác giới mà làm ngơ trong việc bảo đảm quyền của những người trong quan hệ hôn nhân đồng tính. Với những người không ủng hộ việc thừa nhận hôn nhân của những người đồng tính cho rằng việc kết hôn của người đồng tính không chỉ chi phối cuộc sống của người đồng tính mà còn tác động ảnh hưởng đến người khác có liên quan. Chính vì vậy pháp luật chỉ nên thừa nhận quyền sống chung của họ. Khi chưa có cơ sở để hiểu thấu đáo về quan hệ tình dục của người đồng tính để phân biệt đâu là đồng tính thật đâu là đồng tính giả thì chưa nên thừa nhận quan hệ hôn nhân. Họ cho rằng kiểu gia đình này không đảm bảo chức năng xã hội là khả năng duy trì nòi giống. Nếu cha mẹ là hai người đồng tính mà nhận nuôi con nuôi thì trẻ em sống trong môi trường gia đình này dễ bị tổn thương tâm lý, dễ dẫn đến những hành vi lệch lạc làm giảm giá trị của hôn nhân trong văn hoá xã hội. Họ không coi đây là vấn đề thuộc nhân quyền, mà cho rằng đây là những tác động tiêu cực đối với xã hội, đặc biệt là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ em. Vì vậy, pháp luật không nên công nhận dạng hôn nhân này. 2.1.2 Yếu tố tôn giáo 30
  38. Tôn giáo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người và được con người mặc nhiên chấp nhận với niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng. Mỗi tôn giáo đều có một mục đích chung là khiến con người sống một cách thuần khiết, một cách khuôn mẫu và đồng thời sống một cách có đạo đức. Lấy địa ngục để minh chứng cho cái xấu, và thiên đường minh chứng cho cái tốt đối với mỗi tôn giáo nhất định. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew (PRC) Hoa Kỳ, thế giới ngày càng tăng thêm niềm tin tôn giáo hơn khi số lượng những người vô thần đang có xu hướng bị thu hẹp so với dân số toàn cầu. Do đó, quan điểm của các tôn giáo có những tác động nhất định đến sự nhìn nhận của con người về các vấn đề trong xã hội. Hiện tượng đồng tính cũng tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, văn hoá và tôn giáo ở mọi thời đại của xã hội loài người. Tình yêu và tình dục đồng giới được khai thác khá nhiều ở trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời La Mã cổ đại, thời Phục Hưng, khắp từ Châu Âu sang Trung Đông, Ấn Độ sang Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Trung Quốc còn phát hiện ra những di phẩm về chủ đề đồng tính có từ thời đồ đồng. Nói như vậy có nghĩa là vấn đề đồng tính hay tôn giáo đều đã tồn tại từ rất rất lâu trong quá trình phát triển của con người. Nhưng cho đến ngày nay, đồng tính luôn là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong mỗi tôn giáo khác nhau. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn và có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích, lên án người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán hay lên án những người đồng giới tính về phương diện đạo đức. [22] 31
  39. Trong mọi kinh điển của đạo Phật chưa có bất kỳ một phê phán về đạo đức nào với vấn đề hôn nhân đồng tính. Theo thuyết luân hồi, dưới góc nhìn của đạo Phật thì giới tính có thể thay đổi từ đời này sang đời khác. Một số Phật tử đã mở rộng quan niệm rằng đồng tính là kết quả của giới tính kiếp trước. Điều đó được thể hiện ngay tại cuộc sống hiện tại và vì nghiệp báo mà giới tính từ kiếp này được đổi sang giới tính khác ở kiếp sau, chẳng hạn như: Nam đổi thành nữ, nữ đổi thành nam Những sự hoán đổi giới tính trong thuyết luân hồi đều không ảnh hưởng tới nhân cách sống, đạo đức và cách nhìn hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, dù ở giới tính nào kể cả người đồng tính đều phải sống lành mạnh, cố gắng rèn luyện và không phạm vào tội lỗi trong cuộc đời. Như vậy, Phật giáo không coi quan hệ đồng giới, hôn nhân đồng giới là sai hay đúng. Mà dưới góc nhìn nhân văn của Phật giáo, người đồng tính cũng giống như bao người bình thường khác đều mong muốn hướng đến một cuộc sống ý nghĩa, theo đuổi đến chân – thiện – mỹ. Chúng ta dù ở bất cứ giới tính nào đều cần phải tu dưỡng những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp. Vì vậy, Phật giáo với quan niệm vô ngã, vô thường, cuộc sống này là tạm bợ, mọi thứ chung quang đều vô thường nên mọi người cần làm điều thiện, không gây đau khổ cho người khác mà cần giúp đỡ, yêu thương họ. Giáo lý Phật vốn từ bi nên dù là nam hay nữ hay người có xu hướng tính dục đồng tính thì cũng đối xử bình đẳng, không kỳ thị với bất cứ chúng sinh nào. Đối với Thiên chúa giáo, Thánh Kinh đã ghi lại, ngay từ thuở xa xưa khi mới tạo dựng đất trời, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam và có nữ. Ngài đã tác thành cho họ để trở nên vợ chồng, và xây dựng một khung hình sinh hoạt mang tính cộng đồng đầu tiên của nhân loại. Cấu trúc của gia đình, theo đó, là sự kết hợp chặt chẽ và vững bền giữa một người nam và một người nữ. Sự kết hợp này phản ảnh xã hội tính, giới tính, nhu cầu tâm sinh lý, và nhu cầu bảo tồn nòi giống. Từ mô hình này, vai trò làm chồng, vai trò làm vợ, vai trò làm cha, vai trò làm mẹ, vai trò làm con, làm anh, chị, em được 32
  40. thành hình và truyền thụ cho đến ngày nay. Nó cũng là bước khởi đầu cho một mô hình xã hội phát xuất từ hôn nhân giữa người nam và người nữ. Do vậy, quan hệ giữa những người đồng giới không thể thực hiện mục đích đó và bị xem như là một điều hoàn toàn phản tự nhiên vì “việc vợ chồng kết hợp thể xác với nhau để nói lên sự kết hợp sâu xa trong tình yêu nhau và đón nhận con cái sinh ra từ tình yêu của họ là việc đúng với ý Chúa” (Sách Giáo lý Youcat, số 417). Điều ấy có nghĩa, hôn nhân và sự kết hợp thể xác giữa hai vợ chồng được thực hiện vì mục đích duy nhất và trên hết: vun trồng tình yêu giữa hai người khác giới với nhau trong tương quan hôn nhân, để cả hai thành một và để sinh sản con cái. Trong sách Giáo lý Youcat, số 415 nêu rõ rằng Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ và thân xác họ là để trao hiến cho nhau. Hội Thánh chấp nhận những người thấy mình có khuynh hướng đồng tính luyến ái và khuyến khích không nên kỳ thị chống đối họ. Tuy nhiên, Hội thánh cũng xác định rõ rằng những quan hệ tình dục giữa những người đồng tính luyến ái trong bất cứ hình thức nào đều nghịch lại trật tự của tạo dựng. Như vậy, hôn nhân đồng giới đi ngược lại vơi quy luật tự nhiên, với luật của Chúa và của Hội thánh. Hôn nhân đồng tính không đem lại kết quả cho một sự sống mới là con cái, và việc quan hệ giữa hai người đồng tính là không thể. Không có giáo lý hay giáo luật nào cho phép hôn nhân đồng tính giữa hai người nam hay hai người nữ mà một số quốc gia – trong đó có Hoa Kỳ - đang công nhận dạng hôn nhân này. Họ cho rằng đó là một sự suy thoái trầm trọng về luân lý và mục đích của hôn nhân, một định chế đã có từ lâu trong xã hội con người thuộc mọi nền văn hóa. Định chế đó chỉ nhìn nhận hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mà thôi. Tuy nhiên, Thiên chúa giáo chỉ phản đối hành vi quan hệ đồng giới hay hôn nhân đồng giới mà không tẩy chay hay loại bỏ họ trong mục đích tôn thờ Thiên Chúa và tuyên xưng đức tin vào Chúa. Giáo hội Công giáo vẫn luôn kêu gọi mọi người đón nhận những người đồng giới với một sự tôn trọng, 33
  41. thông cảm, tế nhị và phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ. Phản ứng gay gắt nhất là quan điểm của Hồi giáo về những người đồng tính và hôn nhân đồng tính. Hồi giáo kịch liệt phản đối và nghiêm cấm các hành vi quan hệ cùng giới vì cho rằng đó là một hành vi sai trái vì nó làm đảo lộn quy định của tự nhiên, đi ngược lại bản chất con người, xâm hại quyền lợi của nữ giới và là nguyên nhân dẫn đến suy thoái nam tính. Trong một Hadith đã thuật lại lời của Thiên sứ rằng: “Có bốn loại người thức giấc dưới sự giận dữ của Allah và đi ngủ với sự không hài lòng của Allah; đó là những người đàn ông bắt chước những người phụ nữ, những người phụ nữ bắt chước những người đàn ông, những người quan hệ tình dục với động vật và những người đàn ông quan hệ tình dục với nhau” [23]. Vì vậy, ở nhiều quốc gia Hồi giáo như Ả rập, Iran, Sudan, chưa kể những vũng lãnh thổ do tổ chức Hồi giáo tự xưng IS kiểm soát, người đồng giới luôn phải chịu các hình thức trừng phạt hà khắc như bị đuổi khỏi xứ, đánh bằng roi hay thậm chí là tử hình. 2.1.3 Yếu tố chính trị Yếu tố chính trị ảnh hưởng không nhỏ trong việc công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của người đồng tính. Điều này phần lớn phụ thuộc vào sự cởi mở hay không cởi mở trong suy nghĩ của những người đứng đầu về hôn nhân đồng tính và có sự tác động không nhỏ tới thái độ của người dân trong việc ủng hộ hay không ủng hộ hôn nhân đồng tính. Nước Nga dưới thời Tổng thốg Vladimir Putin đã ra luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quyền lợi của người đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây, mà Chính phủ và Giáo hội 34
  42. Nga cho rằng đang làm băng hoại giới trẻ cũng như kích động các vụ biểu tình chống lại Tổng thống Putin. Khi được đưa ra bỏ phiếu, Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Hạ viện Nga thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm [21]. Ngoài ra, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình và cho rằng muốn sử dụng ngày này trong chiến dịch bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống chống lại sự tuyên truyền của phong trào LGBT. Với việc đưa ra đạo luật cấm “tuyên truyền đồng tính luyến ái”, nước Nga nhanh chóng trở thành quốc gia ít thân thiện với người đồng tính nhất trong toàn bộ châu Âu. Vô hình chung, đạo luật mới này đã làm cho cuộc sống của người LGBT tại quốc gia lớn nhất thế giới này trở nên vô cùng khốn khổ. Làn sóng kỳ thị, phân biệt đối xử, quấy rối, sách nhiễu và các cuộc tấn công bạo lực đối với cộng đồng LGBT và các nhà hoạt động đồng tính tại Nga kể từ sau khi đạo luật này được thông qua mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những vụ tra tấn và giết hại người LGBT ngày càng xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt có những vụ công khai có sự cấu kết của cảnh sát Matxcova. Điển hình là nhóm tội phạm Occupy Pedophilia gồm 9 tên chuyên dụ dỗ các thiếu niên đồng tính Nga, lừa cho họ tin rằng đang đến một "buổi hẹn hò" sau đó bắt cóc đưa đến một căn hộ hoặc một khu đất rồi tra tấn và hạ nhục, đồng thời quay chụp lại toàn bộ quá trình cùng hình ảnh các nạn nhân dính đầy máu đăng tải lên mạng. Đạo luật này đã bị các tổ chức nhân quyền trên thế giới lên án mạnh mẽ khi đã gián tiếp gây ra hàng loạt những vụ tấn công đẫm máu nhắm vào cộng đồng LGBT. Hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại 50 thành phố trên toàn thế giới để phản đối luật "tuyên truyền đồng tính" của Nga. Các đại diện ngoại giao cấp cao của Đức và Liên minh châu Âu, Australia, Canada cũng lên tiếng phản đối rằng đạo luật này của Nga đi ngược lại quyền con người và củng cố phân biệt đối xử, kêu gọi Nga tôn trọng các cam kết quốc tế như Công ước Châu Âu về nhân quyền mà Nga đã ký. Uỷ ban 35
  43. Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua một án lệ rằng bộ luật chống "tuyên truyền đồng tính" của Nga là bộ luật kỳ thị, vi phạm các quyền cơ bản về tự do ngôn luận và vi phạm hiến pháp, đồng thời cũng vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Nga đã ký kết, với hai tội: vi phạm quyền tự do phát biểu và phân biệt đối xử. Văn phòng cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc đã lên án đạo luật này của Nga là đạo luật phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền, bao gồm cả quyền của trẻ em đồng tính được tiếp cận những thông tin thích hợp. Một nhóm các chuyên gia của Liên hiệp quốc đã gửi thông báo cho Chính phủ Nga yêu cầu xem xét loại bỏ đạo luật chống "tuyên truyền đồng tính" hình thành trên cơ sở vi phạm nhân quyền. Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc cho biết: "Đạo luật "Cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái" của Nga không chỉ trừng phạt những người tăng cường sức khỏe tình dục và sinh sản ở những người LGBT mà còn hủy hoại các quyền của trẻ em trong việc truy cập thông tin sức khỏe liên quan để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần.". Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho rằng: "Vấn đề của người đồng tính ở Nga đã được cố tình phóng đại từ bên ngoài vì những lý do chính trị, và tôi tin rằng, đó không phải là những mục đích tốt ”. Theo quan điểm của Tổng thống Putin thì hành vi cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái không phải là hành vi phản dân chủ mà là vì trẻ em. Ông cho rằng mọi trẻ em đều cần thiết được sống trong yên bình để có cơ hội phát triển, nhận ra bản thân là ai và hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định cho mình nếu đứng trước câu hỏi trẻ em muốn sống trong một cuộc hôn nhân tự nhiên bình thường hay là một cuộc hôn nhân phi truyền thống như cuộc hôn nhân giữa hai người đồng giới. Trái ngược với quan điểm của ông Putin, ông Obama đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng giới qua một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 09/5/2012. Tại thời điểm đó, việc ủng hộ hôn nhân đồng giới khiến ông Obama phải chịu sức ép chính trị lớn. "Một vài nhà phân tích chính trị cảnh báo ông Obama có thể sẽ khó có được sự ủng hộ cho 36
  44. chiến dịch tái ứng cử của mình tại một vài tiểu bang trung lập lớn có tư tưởng thành kiến với hôn nhân đồng tính. Những người công giáo bảo thủ sùng đạo cũng sẽ tẩy chay ông Obama vì quyết định nói trên, và điều này có lợi cho ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney, vốn là người phản đối kết hôn đồng giới”. Những nhà hoạt động về quyền của người đồng tính đã hoan nghênh động thái này của ông Obama và điều đó có thể giúp gia tăng sự ủng hộ chính trị dành cho ông. “Tổng thống Obama đã tạo nên lịch sử khi tuyên bố thẳng thừng rằng những người Mỹ đồng tính nên được coi là một bộ phận bình đẳng và đầy đủ của xã hội Mỹ”, Joe Solmonese từ Chiến dịch nhân quyền bình luận, “Việc ông trở thành tổng thống đã cho thấy rằng đất nước chúng ta có thể vượt qua lịch sử đáng xấu hổ của sự phân biệt và bất công”. Ngày 06/3/2015, chính quyền ông Obama chính thức ủng hộ hôn nhân đồng giới. Cho rằng việc một số bang cấm đoán hôn nhân đồng tính là “không phù hợp với hiến pháp”, chính quyền của Tổng thống Obama đã gửi kiến nghị ủng hộ vấn đề này lên tòa án tối cao nước Mỹ. Luật sư Donald B. Verrilli Jr., người đại diện cho chính quyền ông Obama, cho rằng: “Việc cấm cản các cuộc hôn nhân này đã tước bỏ quyền lợi, trách nhiệm và tình trạng hôn nhân của công dân với những cặp đôi đồng tính nam và đồng tính nữ. Nó cũng gây nhiều áp lực với họ trên mọi phương diện đời sống từ đơn giản tới phức tạp”. Ông khẳng định việc cấm hôn nhân đồng giới ở một số bang không nhất quán với sự đảm bảo cơ bản của hiến pháp về tính công bằng của luật pháp và ông cho rằng “không có bất cứ lý do thỏa đáng nào để biện minh cho sự kỳ thị đó”. Đây chính là bước đệm quan trọng trong sự kiện ngày 26-6-2015, Tối cao pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết ủng hộ hôn nhân đồng tính, và hôn nhân đồng tính trở nên hợp pháp trên khắp nước Mỹ. Việc công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của người đồng tính ngoài bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người đứng đầu Nhà nước còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm hệ thống chính trị của những quốc gia. Chẳng hạn ở những quốc gia phương Tây được tổ chức theo nguyên tắc đa nguyên, đa đảng và nền dân 37
  45. chủ kiểu phương Tây. Do vậy, xung đột lợi ích dẫn đến sự xung đột chính trị khiến cho vấn đề hợp pháp hoá các quyền của người LGBT gặp khó khăn. Nhiều ý kiến xung đột, mâu thuẫn nhau làm cho quá trình xây dựng pháp luật về quyền của người LGBT bị kéo dài. Mặc dù ở những quốc gia đó người dân được tự do tư tưởng, tự do ngôn luận để thể hiện ý chí của bản thân nhưng có nhiều đảng phái chính trị cũng khiến cho việc hợp pháp hoá một quyền nào đó đôi khi gặp khó khăn. Điều đó cho thấy yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hợp pháp hoá các quyền bình đẳng của người LGBT [16]. 2.2 Vấn đề ghi nhận quyền kết hôn đồng tính của các nước trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Quy định pháp luật của một số quốc gia đã công nhận quyền kết hôn của người đồng tính Hiện nay có 26 quốc gia đã hợp pháp hóa quan hệ cùng giới (phụ lục Bảng 1). Bên cạnh đó, một số quốc gia đang trong quá trình xem xét hợp thức hóa quan hệ cùng giới hoặc nâng cấp từ “kết đôi có đăng ký” hoặc “kết hợp dân sự” lên “kết hôn” với đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm. Bảng 1: Các quốc gia đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới STT Tên quốc gia Năm hợp STT Tên quốc gia Năm hợp pháp pháp hoá 1 Hà Lan 2000 14 Pháp 2013 2 Bỉ 2003 15 Brazil 2013 3 Canada 2005 16 Anh và Wales 2013 4 Tây Ban Nha 2005 17 Scotland 2014 5 Nam Phi 2006 18 Luxembourg 2014 6 Na uy 2008 19 Phần Lan 2015 7 Thụy điển 2009 20 Ireland 2015 8 Iceland 2010 21 Greenland 2015 38
  46. 9 Bồ Đào Nha 2010 22 Mỹ 2015 10 Argentina 2010 23 Colombia 2016 11 Đan Mạch 2012 24 Đức 2017 12 Uruguay 2013 25 Malta 2017 13 New Zealand 2013 26 Úc 2017 (Nguồn:Grace Donnelly, Alex Scimecca – The 26 Countries that have legalized Same-Sex Marriage – And Photos of the celebrations). 2.2.1.1 Quyền kết hôn của người đồng tính tại Hà Lan Năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Quyết định này khiến cả thế giới vô cùng sửng sốt. Và cho tới nay thì Hà Lan chưa chịu bất cứ thiệt hại nào vì quyết định này. Họ vẫn luôn duy trì vị thế năm trong top 10 các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới theo xếp hạng của World Happiness Record. Tuy nhiên, quá trình hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính ở Hà Lan cũng phải qua nhiều giai đoạn. Đầu những năm 1980, một nhóm các nhà hoạt động vì quyền của người đồng giới, đứng đầu là Henk Krol - tổng biên tập của Gay Krant, đã yêu cầu Chính phủ cho phép các cặp đồng giới kết hôn. Quốc hội đã quyết định thành lập một uỷ ban đặc biệt vào năm 1995 nhằm điều tra khả năng kết hôn đồng giới. Ủy ban đặc biệt đã hoàn thành công việc của mình vào năm 1997 và kết luận rằng hôn nhân dân sự nên được mở rộng để bao gồm các cặp vợ chồng cùng giới tính. Ngày 01/01/1998, thuật ngữ “kết hợp dân sự” lần đầu tiên được đưa vào luật pháp Hà Lan. Hình thức này kết hợp dân sự có quyền và nghĩa vụ tương đương với kết hôn nhất là khi một số luật được được thay đổi để khắc phục sự bất bình đẳng về mặt thừa kế và một số vấn đề khác. Nói chung đây chỉ là một cách thay thế cho hôn nhân mà các cặp đôi đồng giới hay dị giới đều có thể tham gia. Ngoài ra, luật pháp Hà Lan cũng sử dụng thuật ngữ “chung sống không 39
  47. đăng ký” khi các cặp đôi đồng giới hoặc khác giới sống cùng nhau nhưng xác định là mối quan hệ không nghiêm túc, không đăng ký. Ở hình thức này thì không làm phát sinh vấn đề tài sản chung trong quá trình chung sống, tức là tất cả tài sản thuộc bên A thì bên B không có quyền hợp pháp, bất kể tài sản có được từ trước hay sau khi bắt đầu mối quan hệ này. Ngày 12/9/2000, Dự luật về hôn nhân đồng tính đã được Hạ viện thông qua với 109 phiếu bầu. Ngày 19/12/2000, Thượng viện phê duyệt dự luật với 49/26 phiếu. Chỉ có Đảng Dân chủ Kitô giáo, nắm giữ 26 trong số 75 ghế vào thời điểm đó, đã bỏ phiếu phản đối dự luật này. Luật chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2001. Sau khi Nghị viện Hà Lan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cũng đã nổi lên một số tranh cãi khi Chính phủ thông báo trong chính sách rằng các quan chức phản đối hôn nhân đồng giới có thể từ chối thực hiện loại hôn nhân này. Một số hội đồng chủ nghĩa Xã hội và Tự do chống lại chính sách này, cho rằng người làm việc ở nơi đăng ký phải áp dụng đối với tất cả mọi cặp đôi, không loại trừ các cặp đổi đồng giới. Đảng đối lập cho rằng nếu một người làm ở nơi đăng ký chống lại hôn nhân đồng giới, họ không nên giữ chức vụ đó. Nhiều khu tự quản khác cũng phản ứng lại bằng cách loại bỏ chính sách này. 2.2.1.2 Quyền kết hôn của người đồng tính tại Pháp Hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp tại Pháp từ ngày 17/5/2013. Đây là quốc gia thứ 14 trên thế giới cho phép các cặp đồng tính kết hôn. Tháng 5/2012, ông Hollande trúng cử Tổng thống hứa hẹn sẽ thay đổi một số điều luật, đã chọn hôn nhân đồng giới là ưu tiên hàng đầu trong các cải cách xã hội, theo đó các cặp đồng tính có thể kết hôn và nhận con nuôi hợp pháp. Mặc dù trên 1.000 thị trưởng khắp nước Pháp lên tiếng phản đối, nhưng chính phủ ông Hollande đã thông qua một dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trong tháng 11/2012 và sẽ trình Quốc hội xem xét vào tháng 1/2013. Khi Quốc hội bắt đầu thảo luận dự luật hôn nhân đồng giới vào tháng 1/2013, ít nhất 340.000 người tham gia biểu tình phản đối dự luật này tại 40
  48. Paris. Và đến ngày 18/5/2013, dự luật được Tổng thống Hollande ký thành luật và chính thức có hiệu lực. Sự kiện chưa từng có trong lịch sử nước Pháp này đã thu hút rất đông người xuống đường biểu tình tại thủ đô Paris nhằm lên tiếng phản đối quyết định. Đây là dự luật chứng kiến nhiều cuộc biểu tình nhất kể từ khi cánh tả lên nắm quyền. Một số người còn bày tỏ thái độ phản đối gay gắt bằng những hành động bạo lực. Trên 100.000 người ở Pháp tham gia biểu tình phản đối chính phủ nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, cho phép các cặp kết hôn đồng tính nhận con nuôi. Nhóm vận động chống hôn nhân đồng tính, được Giáo hội Công giáo và phe đối lập bảo thủ hậu thuẫn với lập luận luật hôn nhân đồng giới sẽ làm suy yếu một nền tảng thiết yếu tạo nên xã hội. Các cuộc thăm dò dư luận thì cho rằng khoảng 55-60% người Pháp ủng hộ hôn nhân đồng tính, nhưng chỉ có khoảng 50% chấp thuận cho phép người đồng tính nhận con nuôi. 2.2.1.3 Quyền kết hôn của người đồng tính tại Úc Úc là quốc gia gần đây nhất công nhận hôn nhân đồng giới (năm 2017). Trong Đạo luật Gia đình năm 1975 đã ghi nhận mối quan hệ có thực cho cả hai giới tính có quan hệ tình dục đồng giới và khác giới. Các mối quan hệ thực tế cung cấp cho các cặp vợ chồng sống cùng nhau trên cơ sở thực sự trong nước với nhiều quyền và lợi ích như các cặp vợ chồng. Hai người có thể trở thành cặp vợ chồng thực tế bằng cách tham gia vào một mối quan hệ đã đăng ký hoặc do Toà án gia đình hoặc Toà án Liên bang đánh giá như vậy. Các cặp vợ chồng sống cùng nhau thường được công nhận là mối quan hệ thực tế và do đó có thể đòi hỏi nhiều quyền lợi và lợi ích của một cặp vợ chồng, ngay cả khi họ chưa đăng ký hoặc tài liệu chính thức về mối quan hệ của họ. Trước khi hợp pháp, luật hôn nhân đồng tính đã bị Quốc hội Liên bang bác bỏ 22 lần giữa tháng 9/2004 và tháng 5/2017. Những cố gắng thất bại này xảy ra sau khi Chính phủ liên minh tự do-quốc gia Howard sửa đổi luật trong 41
  49. tháng 8/2004 để loại trừ hôn nhân đồng tính, định nghĩa hôn nhân là "giữa một người đàn ông và một phụ nữ". Một cuộc khảo sát cho thấy thái độ của người Úc đối với vấn đề hôn nhân đồng giới thay đổi một cách nhanh chóng, công nhận thực tế rằng Quốc hội Úc đang tụt hậu so với các bằng hữu quốc tế trong vấn đề này. Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull đã ủy nhiệm Cục Thống kê Úc (ABS) tiến hành thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc về hôn nhân đồng giới vào tháng 9/2017. Theo đó, 12,7 triệu người dân đã tham gia bỏ phiếu và chiếm đến 79,5% số lượng những người đáp ứng đủ điều kiện bỏ phiếu hiện nay. Trong số đó, 61,6% đã lựa chọn "Đồng ý" và 38,4% lựa chọn "Phản đối". Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết: "Người dân Úc đã lên tiếng. Và tôi dự định sẽ biến nguyện vọng của họ thành luật trước Giáng sinh". Hầu hết các chính trị gia của Úc đều đã tuyên bố sẽ tôn trọng nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, những người phản đối cũng sẽ bỏ phiếu thuận nếu như kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đa số là "Đồng ý" mặc dù phe ủng hộ cho rằng đây là vấn đề về quyền bình đẳng nhưng phe phản đối lại tập trung vào định nghĩa gia đình, nêu ra những lo ngại về chuyện các vấn đề như giới tính sẽ được giảng dạy ra sao trong trường học nếu chấp nhận vấn đề này. Ngày 15/11/2017, Úc công bố kết quả trưng cầu dân ý. Theo kết quả của Tổng cục thống kê Úc, 61,6% cử tri (7,8 triệu người) đã ủng hộ việc các cặp đôi đồng giới có thể kết hôn hợp pháp, trong khi 4,9 triệu người phản đối. Cũng theo tổng cục thống kê, số người tham gia trưng cầu vượt mức 70% tại 146 trong số 150 đơn vị bầu cử tại Úc. Ngoại trừ 17 đơn vị bầu cử phản đối, tất cả các đơn vị còn lại đều ủng hộ thay đổi luật. Sở dĩ chính quyền Úc phải tiến hành cuộc trưng cầu ý dân như vậy vì trong suốt thời gian qua, hôn nhân đồng giới trở thành vấn đề gây tranh cãi gay gắt tại nước này. Ngày 07/12/2017, kết thúc nhiều giờ tranh luận, dự luật chính thức được thông qua. “Đây chính là nước Úc: công bằng, đa dạng, yêu thương và 42
  50. tôn trọng. Một ngày tuyệt vời, khi nó thuộc về tất cả mọi người dân”. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu tại ngày 7/12/2017 khi Thượng viện Úc chính thức thông qua hôn nhân đồng tính. Ngoài ra ở hầu hết các quốc gia khác như Na Uy, Anh, Mexico đều ban hành luật cấm phân biệt đối xử, kỳ thị với người đồng tính. Các quốc gia này cũng cho phép các cặp đôi được chung sống với nhau ở các mức độ khác nhau như thừa nhận hôn nhân đồng giới tính ở Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi, Thụy Điển và một số quốc gia cho phép quan hệ đồng giới dưới các hình thức như kết hợp dân sự hoặc hình thức quan hệ đối tác chung nhà ở các nước như Bulgaria, Chile, Costa Rica, Cuba 2.2.2 Quy định pháp luật của một số quốc gia không công nhận hôn nhân đồng tính Không thể phủ nhận được lịch sử, dưới góc độ cá nhân, đồng tính luyến ái từng được ca tụng. Nhưng phần lớn, trong nhiều nền văn hoá, những người đồng tính được không được coi như người bình thường, phải chịu sự kỳ thị, xa lánh hoặc lên án của xã hội. Những nơi có quan điểm ủng hộ đồng tính, họ coi đó là một cách làm cho xã hội tiến bộ. Ở những nơi đồng tính bị lên án, những hành vi cụ thể bị coi là tội lỗi hoặc bệnh hoạn và một số hành vi đồng tính còn bị luật pháp trừng trị. Những năm 1950, hàng trăm người bị sa thải vì là đồng tính trong một chiến dịch có tên là "Nỗi sợ hoa oải hương" của McCarthyism. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị đã chỉ trích một cách mỉa mai ông vì có phụ tá là người đồng tính là Roy Cohm. Vào tháng 1 năm 2001, Bộ văn hóa Ai Cập cho đốt 6.000 quyển sách thơ đồng tính thế kỷ thứ 8 của nhà thơ Ba Tư-Ả Rập Abu Nuwas để xoa dịu người Hồi giáo. Hiện nay vẫn còn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có luật trừng phạt hành vi đồng tính. Không ít trong số đó là các quốc gia phát triển. Danh sách 72 quốc gia hình sự hóa đồng tính luyến ái trong bản báo cáo của hiệp hội Đồng tính, Song tính, Chuyển giới và Lưỡng tính Quốc tế (ILGA): 43
  51. - Châu Á: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Daesh, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Maldives, Myanmar, Oman, Pakistan, Palestine, Qatarm, Saudi Arabia, Singapore, Sri Lanka, Syria, Turkmenistan, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Uzbekistan và Yemen. - Châu Phi: Ai Cập, Algeria, Angola, Botswana, Burundi, Cameroon, Comoros, Eritrea, Ethiopia, Gambia, Ghana, Guinea, Kenya, Liberia, Libya, Malawi, Mauritania, Mauritius, Morocco, Namibia, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Nam Sudan, Sudan, Swaziland, Tanzania, Togo, Tunisia, Uganda, Zambia và Zimbabwe. - Châu Mỹ: Antigua và Barbuda, Barbados, Grenada, Guyana, Jamaica, St Kitts và Nevis, St Lucia, St Vincent và the Grenadines, Trinidad và Tobago. - Châu Đại dương: quần đảo Cook Islands, Indonesia, Kirbati, Papua New Guinea, Samoa, quần đảo Solomon Islands, Tonga và Tuvalu. Cũng theo báo cáo hàng năm của hiệp hội Đồng tính, Song tính, Chuyển giới và Lưỡng tính Quốc tế, hiện nay có 8 quốc gia sở hữu khung hình phạt cao nhất là tử hình dành cho hành vi đồng tính luyến ái bên cạnh hàng chục quốc gia khác là bỏ tù hoặc đánh đập. Cụ thể, Nam Phi, Đông Phi, Trung đông và Nam Á là những khu vực khắc nghiệt nhất đối với người đồng tính. Trong khi đó, Tây Âu và những quốc gia thuộc Tây bán cầu là khoan dung nhất. Ở Iran, Sudan, Ả-rập Xê-út và Yemen, quan hệ tình dục đồng giới có thể bị trừng phạt bằng án tử theo luật Sharia của đạo Hồi. Việc treo cổ người đồng tính trước mặt mọi người ở Iran đã làm hình ảnh chính phủ nước này xấu đi trong mắt nhân dân thế giới. Trong phần 2 điều 117 bộ luật hình sự của Iran có ghi rõ: người thực hiện hành vi tình dục đồng giới sẽ phải nhận án tử hình. Tại 2 quốc gia Hồi giáo khác là Syria và Iraq, án tử hình được thực hiện ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố IS. Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất nổi tiếng trên toàn thế giới về những tòa nhà chọc trời và những thành phố có kiến trúc vô cùng tối tân, hiện đại nhưng luật 44
  52. pháp của nó cũng được xây dựng dựa trên luật Sharia. Vì thế tại đây không cho phép và sẽ tử hình bất cứ ai có quan hệ tình cảm với người đồng giới. Ở khu vực Trung Đông vốn tập trung nhiều nước đạo Hồi, dựa trên các quan điểm bảo thủ của luật Hồi giáo nên cho rằng ngoài quan hệ tình dục của những cặp vợ chồng đã kết hôn, những quan hệ tình dục khác là bất hợp pháp, không có cơ sở pháp luật nào thừa nhận các hành vi tình dục đó nên đồng tính luyến ái bị pháp luật cấm nghiêm khắc. Duy nhất ở Israel, quyền của người đồng tính được pháp luật hỗ trợ. Israel là nước có tỉ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới cao nhất thế giới với 61% người dân ủng hộ. Israel là nước Trung Đông đầu tiên và duy nhất cho đến nay công nhận sự chung sống không đăng ký của cặp đôi đồng giới. Mặc dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới, Israel là quốc gia Trung Đông đầu tiên và duy nhất cho đến nay có thái độ công nhận hôn nhân đồng giới ở nước khác. Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Chính phủ một mặt công nhận sự tồn tại trên thực tế của người đồng tính và yêu cầu xã hội tôn trọng những người này, mặt khác phản đối các đặc điểm thuộc văn hóa đồng tính phương Tây, cho đây là sự ủng hộ chủ nghĩa hưởng thụ, phân chia giai cấp và tình dục bừa bãi. Pháp luật nước này không có quy định về chống phân biệt đối xử, kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục. Quan hệ đồng tính luyến ái không bị xem là vi phạm pháp luật nhưng cũng không được bàn tán công khai ở đất nước này. Với quan điểm hôn nhân nam nữ là nền tảng vững cho xã hội, luật pháp Triều Tiên không thừa nhận kết hôn đồng giới, kết hợp dân sự hay đối tác dân sự [20]. Như vậy, việc không công nhận đầy đủ các quyền lợi mà một người đương nhiên được hưởng, trong đó có quyền kết hôn của những người đồng giới, đó chính là sự phân biệt đối xử. Quyền con người được đảm bảo tuyệt đối chỉ khi đạt được sự bình đẳng cho tất cả mọi người thuộc mọi giai tầng trong xã hội. Quyền kết hôn là một quyền thiêng liêng trong đời sống của mỗi cá nhân. Do vậy, bảo vệ quyền kết hôn của người đồng giới sẽ đảm bảo được 45
  53. giá trị xã hội của pháp luật, hướng đến tính công bằng thay vì biện minh cho sự phân biệt đối xử của mình là chính đáng. 2.2.3 Quy định pháp luật của Việt Nam Thời gian gần đây, tình trạng công khai xu hướng tính dục của mình khá phổ biến tuy nhiên chưa có cuộc điều tra ước lượng một cách tương đối về số lượng người đồng giới tại Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu khác nhau của các quốc gia trên thế giới về tỷ lệ những người đồng giới này nhưng cho các tỷ lệ khác nhau, dao động từ 1% đến 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục. Theo báo cáo khoa học từ tổ chức y tế thế giới (WHO) của Liên hợp quốc, khoảng 3% dân số có thiên hướng đồng tính. Nếu như tỉ lệ này áp dụng ở Việt Nam thì cả nước có khoảng hơn 1,97 triệu người đồng tính (tính theo số liệu dân số theo độ tuổi tính đến đầu năm 2017, Việt Nam có khoảng 65,82 triệu người trong độ tuổi từ 15-64 tuổi). Vì vậy, vấn đề đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ cần được giải quyết thoả đáng. Người LGBT nói chung và người đồng tính ở Việt Nam không phải chịu sự phân biệt đối xử gay gắt hay những quy định hà khắc như bỏ tù, đánh đập thậm chí tử hình khi quan hệ đồng giới như một số quốc gia khác mà vẫn được hưởng hầu hết các quyền như người dị tính. Nhưng hiện nay, Việt Nam chưa công nhận quyền kết hôn của người đồng tính mặc dù quyền kết hôn là một quyền nhân thân quan trọng của mỗi cá nhân, đã được pháp luật công nhận. Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định: Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình 1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình. 46
  54. 2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan. Luật HN&GĐ năm 2014 bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, thay vào đó là quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8). Như vậy, trong tình hình xã hội hiện nay, người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới góc độ luật pháp thì họ không được coi là vợ chồng và không thể đăng ký kết hôn với Nhà nước. Vì vậy khi có tranh chấp xảy ra giữa các cặp đôi đồng tính thì sẽ không có sự bảo vệ của pháp luật. Bên cạnh đó, Điều 48 trong Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, Hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng) thì hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính cũng đã được bãi bỏ. Đây là kết quả của quá trình vận động và thảo luận xã hội trong suốt nhiều năm, các nhà làm luật đã nhìn nhận tích cực hơn về quyền kết hôn, bình đẳng của người đồng tính và các cặp đôi cùng giới. Tuy luật hôn nhân và gia đình hiện hành không cấm những người cùng giới tính kết hôn nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới. Tức là, những người đồng giới có thể tổ chức lễ cưới chung sống với nhau trên thực tế nhưng không thể đi đăng ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận, và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ như vợ chồng giữa họ. Họ sẽ không được pháp luật bảo vệ theo quan hệ vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra. Với quy định như hiện tại thì quyền kết hôn của những người cùng giới đang ở tình trạng vô thừa nhận. 47
  55. Như vậy, thực tế về mặt quyền không có gì thay đổi cả. Tuy nhiên về mặt tác động tới xã hội cũng bớt đi phần nào tâm lý bị xã hội, cộng đồng phân biệt đối xử. Hôn nhân cùng giới không còn bị coi là hành vi bị ngăn cấm hay gây nguy hại gì cho xã hội nữa và tiến tới sẽ có thể được thừa nhận trong tương lai. 2.3 Những khó khăn trong việc ghi nhận quyền kết hôn đồng tính Thứ nhất, do hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái: Đây là thái độ tiêu cực, ghê sợ, định kiến xã hội đối với nhóm người đồng tính. Xuất phát dẫn đến điều này là niềm tin tôn giáo khi tôn giáo mà mình theo có thái độ phản đối hành vi đồng tính hoặc do những cảm giác chủ quan mặc định việc căm ghét người đồng tính. Có thể lấy một ví dụ như ở Mỹ, theo FBI 15.6% vụ tấn công do thù ghét được trình báo với cảnh sát là do kì thị thiên hướng tình dục. Trong đó 61% vụ tấn công là nhằm vào người đồng tính nam. Năm 1998 một sinh viên đồng tính, Mathew Shepard, bị giết là một trong những vụ tai tiếng nhất ở Mỹ. Hội chứng nào gồm chứng tự sợ đồng tính luyến ái và chứng ghê sợ đồng tính luyến ái Về chứng tự sợ đồng tính luyến ái: Cảm giác khi phát hiện ra mình là người đồng tính chưa bao giờ là cảm giác tích cực với họ. Khi phát hiện ra là mình là người đồng tính thì họ hoang mang, có thái độ sợ hãi, tiêu cực, hoảng sợ nếu như bị mọi người phát hiện. Nỗi sợ này lớn dần khiến họ luôn trong trạng thái mặc cảm, tự ti, cô lập. Để giải toả tâm lý họ tìm đến những chất kích thích, những lối sống không lành mạnh hay phá phách thậm chí là tự tử. Khi mắc chứng này, họ không còn ý chí phấn đấu hay đấu tranh cho quyền lợi mà lẽ ra họ đáng được hưởng. Về chứng ghê sợ đồng tính luyến ái: những phản ứng gay gắt của xã hội, sự phân biệt đối xử trong các sinh hoạt xã hội, trong công việc, trong các hành vi bạo lực nhằm miệt thị người đồng tính hay định kiến, lăng mạ và bạo hành thể xác ở gia đình, chê cười tại trường học hay sa thải, từ chối tuyển 48
  56. dụng tại nơi làm việc. Những người mắc hội chứng này đại diện cho nhóm phản đối công nhận quyền kết hôn của người đồng tính. Cũng có thể coi chứng sợ đồng tính như kết quả của việc coi trọng quá mức giá trị của hình mẫu dị tính luyến ái. Chủ nghĩa độc tôn dị tính (heterosexism) chính là một hình thức đoan chắc sự vượt trội về mặt đạo đức, pháp lý và nhân loại học của dị tính luyến ái so với đồng tính luyến ái và cũng là tiền đề cho tâm lý bài trừ người đồng tính. Dị tính luyến ái lấn át tôn ti của giá trị tính dục do nó bảo vệ việc duy trì nòi giống. Nó nhanh chóng trở thành phương tiện, một ý thức hệ của nhà nước nhằm bảo đảm khái niệm gia đình và tính liên tục của các xã hội. Chủ nghĩa độc tôn dị tính rất dễ trở thành chứng sợ đồng tính khi nó từ chối quyền của người đồng tính được có một cuộc sống bình thường. Ngày nay, mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nuôi nấng bởi cặp bố mẹ đồng tính đều phát triển bình thường nhưng suy nghĩ độc tôn dị tính vẫn tồn tại bởi họ cho rằng chỉ những cặp bố mẹ nam và nữ mới có đủ tư cách pháp lý để nuôi đứa trẻ. Thứ hai, do ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo và Hồi giáo Như đã được đề cập ở trên, các quan điểm của hầu hết tôn giáo điển hình là Thiên Chúa giáo và Hồi giáo đều cho rằng chỉ có sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ mới được coi là hôn nhân. Vì trong Thánh Kinh đã ghi lại, ngay từ thuở xa xưa khi mới tạo dựng đất trời, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam và có nữ. Ngài đã tác thành cho họ để trở nên vợ chồng, và xây dựng một khung hình sinh hoạt mang tính cộng đồng đầu tiên của nhân loại. Cấu trúc của gia đình, theo đó, là sự kết hợp chặt chẽ và vững bền giữa một người nam và một người nữ. Sự kết hợp này phản ảnh xã hội tính, giới tính, nhu cầu tâm sinh lý, và nhu cầu bảo tồn nòi giống. Qua ánh sáng Lời Chúa thì hôn nhân không chỉ là một thỏa hiệp, một khế ước được xã hội công nhận, nó còn mang ý nghĩa một Bí Tích, một ơn gọi. Chính Thiên Chúa đã kết hợp Adong với Evà. Tình yêu nối kết giữa hai người khắng khít 49
  57. đến độ, cũng theo Thánh Kinh, “vì thế, người nam sẽ từ bỏ cha mẹ mình và luyến ái với vợ mình. Và cả hai trở nên một”. Hình thức hôn nhân này không chỉ được nhìn thấy qua các nền văn hóa của nhân loại, dù dưới chế độ phụ hệ hay mẫu hệ, hoặc ngay cả trong chế độ đa thê trước đây. Do đó, hôn nhân đồng tính không trả lời được đòi hỏi của Thiên Chúa về sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Hôn nhân đồng tính cũng không giải thích được lý do tại sao từ ban đầu Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam, có nữ và Ngài đã nối kết họ để cả hai nên một xương thịt với nhau. Vì vậy không thể đi ngược lại lời dạy của Chúa và chấp nhận quan hệ giữa hai người cùng giới. Hồi giáo (Islam giáo) là một tôn giáo độc thần. Sự ra đời của tôn giáo này gắn liền với một loạt nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, những biến chuyển xã hội từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ xã hội có giai cấp, trên cơ sở thống nhất các tín ngưỡng, tôn giáo trên bán đảo này. Sau khi được tiếp nhận chân lý của Kinh Qu’ran, Mohammad đã biến cộng đồng này thành một cộng đồng chính trị với hệ thống chính quyền, luật pháp và những thể chế riêng dựa trên nguyên tắc thống nhất “các tín đồ Hồi giáo là anh em”. Trong tiếng Ả rập, Islam có nghĩa là “sự phục tùng”, “sự vâng lời” nghĩa là các tín đồ phải phục tùng, vâng lời Thượng đế duy nhất là thánh Allah và không ai khác ngoài thánh Allah. Tín đồ Hồi giáo có niềm tin bất diệt rằng nếu họ tuân thủ những điều ghi trong Kinh Qur’an thì sẽ được hưởng cuộc sống vĩnh hằng trên Thiên đàng vào ngày Phục sinh, còn nếu ngược lại họ sẽ bị đày đọa ở nơi Địa ngục. Hồi giáo coi kết hôn là việc làm cần thiết để xây dựng, gắn kết gia đình, trao đổi yêu thương, thanh lọc bản thân khỏi những điều ô uế, cân bằng nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người một cách hợp lý và đạo đức. Kết hôn là cách tốt nhất để sinh con, duy trì nòi giống, để giữ gìn, bảo vệ dòng tộc, huyết thống và tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm. Kết hôn mang lại sự bình yên, an lành và thanh thản trong tâm hồn, giúp mỗi cá nhân trở thành người chồng, người vợ, người cha, người mẹ thanh khiết và cao quý. Kết hôn 50