Khóa luận Đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của Pham Thị Thuận, xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của Pham Thị Thuận, xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_mo_hinh_to_chuc_va_hoat_dong_san_xuat_kin.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của Pham Thị Thuận, xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SUNG VĂN VA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA BÀ PHẠM THỊ THUẬN, XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SUNG VĂN VA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ THỊT CỦA BÀ PHẠM THỊ THUẬN, XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN - N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hồ Lương Xinh Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Hồ Lương Xinh là cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông bà Pham Thị Thuận là nơi tôi trực tiếp thực tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp cận và khẳng định bước đầu trong việc học hỏi, trải nghiệm thực tập của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã để lại những tài liệu nghiên cứu có giá trị, liên quan đến lĩnh vực mà khóa luận của tôi đề cập và sử dụng làm tiền đề nghiên cứu khóa luận này. Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn các bạn bè gần xa đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 02 năm 2018 Sinh viên Sùng A Va
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đánh giá nguồn lao động hiện tại của trang trại 21 Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai của hộ/trang trại 23 Bảng 3.3: Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của hộ/trang trại 25 Bảng 3.4: Tổng chi phí xây dựng cơ sở chăn nuôi 18.000 con gà thịt 30 Bảng 3.5: Chi phí phân bổ 32 Bảng 3.6: Bảng chi phí chăn nuôi một lứa gà 18000 con. 33 Bảng 3.7: Doanh thu của một lứa 18.000 con. 34 Bảng 3.8: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại 35
- iii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Giải nghĩa BNN&PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn CCTACN Cung cấp thức ăn chăn nuôi ĐHNL Đại học nông lâm GCN Giấy chứng nhận NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Ủy ban nhân dân KTTT Kinh tế trang trại
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 4 1.3.1. Nội dung 4 1.3.2. Phương pháp thực hiện 4 1.4. Đối tượng nghiên cứu 5 1.5. Thời gian và địa điểm thực tập 5 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 6 2.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại 6 2.1.2. Tiêu chí xác định trang trại 7 2.1.3. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại 8 2.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới 8 2.1.5. Những trở ngại chính trong phát triển kinh tế trang trại hiện nay 10 2.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại 12 2.2.1. Hiệu quả thực tế về phát triển kinh tế trang trại và một số chính sách liên quan. 12
- v 2.2.2. Thực trạng phát triển trang trại tại Việt Nam 15 PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ĐẠT ĐƯỢC 17 3.1. Khái quát về địa phương, trang trại nơi thực tập 17 3.1.1. Khái quát về địa phương nơi thực tập 17 3.1.2. Khái quát về trang trại chăn nuôi gà thịt Pham Thị Thuận 17 3.2. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại 18 3.2.1. Tìm hiểu những nguồn lực chủ yếu của trang trại 18 3.2.2. Tham gia trải nghiệm, học tập các kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng trị bệnh trong chăn nuôi gà thịt 18 3.2.3. Tìm hiểu quá trình tổ chức, quản lý điều hành sản xuất của trang trại . 18 3.2.4. Đánh giá được hiệu quả kinh tế của trang trai 18 3.2.5. Tìm hiểu được các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại 20 3.2.6. Phân tích được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của trang trại . 21 3.3. Tóm tắt kết quả thực tập 21 3.3.1. Đánh giá các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại 21 3.3.2. Học tập kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt . 26 3.3.3. Kết quả tìm hiểu quá trình tổ chức, quản lý điều hành sản xuất của trang trại 28 3.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại 29 3.3.5. Đánh giá đầu vào đầu ra trong SXKD của trang trại 36 3.4. Phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động của trang trại 37 3.4.1. Thuận lợi của trang trại 37 3.4.2. Khó khăn của trang trại 37 3.4.3. Những cơ hội 38 3.4.4. Những thách thức 39 3.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 39
- vi 3.5.1. Kinh nghiệm rút ra từ thực tế cho bản thân 39 3.5.2. Những điều kiện cần có để có thể phát triển trang trại 40 3.5.3. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại 40 3.5.4. Kỹ thuật cần chú ý khi phát phát triển trang trại 40 3.5.5. Quản lý tài chính, lao động 41 3.5.6. Định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 41 3.6. Một số giải pháp đề xuất cho trang trại chăn nuôi gà thịt Phạm Thị Thuận 42 3.6.1. Những giải pháp chung 42 3.6.2. Những giải pháp cụ thể cho trang trại chăn nuôi gà thịt 44 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 46 4.1. Kết luận 46 4.2. Khuyến nghị 47 4.1.1. Đối với trang trại 47 4.1.2. Đối với chính quyền địa phương 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, cần phải nghiên cứu các giải pháp, tìm những hướng đi mới cho hàng hóa nông sản Việt Nam. Bởi lẽ, sản xuất quy mô nhỏ theo hướng hàng hóa giản đơn và thiếu liên kết như hiện nay sẽ bất lợi trong cạnh tranh và gây thua thiệt, rủi ro cho người nông dân. Phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp đi cùng với việc đẩy mạnh liên doanh liên kết trong sản xuất hàng hóa sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cho trang trại. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới. Thực tế hiện nay, bên cạnh những trang trại thành công thì vẫn còn rất nhiều các trang trại thất bại, phá sản. Hầu hết các trang trại nông nghiệp phát triển từ kinh tế hộ, trình độ tổ chức quản lý và khả năng hạch toán kinh doanh hạn chế nên chi phí sản xuất và rủi ro thường lớn. Để có những thông tin chính xác về các trang trại nông nghiệp, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu trải nghiệm thực tế tại trang trại. Sự phát triển “nóng” thiếu định hướng quy hoạch của các trang trại nông nghiệp nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng trong thời gian qua đã làm cho nhiều người dân hoang mang, không dám đầu tư, thua thiệt và thậm chí phá sản. Những thông tin về bò, lợn, gà, trứng mất giá, khó tiêu thụ cần “giải cứu” là một thách thức lớn đòi hỏi các trang trại phải có những thay đổi cơ bản. Chính vì vậy, rất cần có những nghiên cứu tìm hiểu thực tế sản xuất hàng hóa tại các trang trại, cùng trải nghiệm với nông dân để tìm ra những hướng đi, những giải pháp xác thực hiệu quả hơn cho sự phát triển.
- 2 Khe Mo là xã thuộc thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, với địa hình bằng phẳng. Đất đai của xã tương đối rộng, chủ yếu là đất nông nghiệp. Xã Khe Mo có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua tại xã Khe Mo, rất nhiều trang trại chăn nuôi được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, tại nhiều trang trại các khâu tổ chức, quản lý hoạt động còn có những hạn chế, vấn đề đầu tư, xử lý môi trường chưa đảm bảo, rủi ro từ biến động giá cả thị trường và dịch bệnh vẫn xảy ra. Việc giúp chủ trang trại tìm ra những yếu điểm hạn chế và đưa ra những giải pháp để chăn nuôi quy mô trang trại hiệu quả, bền vững là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Đối với mỗi sinh viên, quá trình nghiên cứu học tập tại các trang trại là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp sinh viên gọt dũa những kiến thức lý luận đã học, học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất thực tế. Ngoài ra, trao đổi và trải nghiệm qua thực tập tại trang trại còn giúp sinh viên có được nghị lực, quyết tâm và sự tự tin trong phát triển sinh kế sau này. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt của Pham Thị Thuận, xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Thông qua thực tế học tập và trải nghiệm tại trang trại chăn nuôi giúp người học tăng cường hiểu biết về những loại hình sản xuất, có được những kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh tế trang trại, rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Ngoài ra, thông qua việc đánh giá phân tích những thành công, thất bại từ thực tế hoạt động của trang trại, người học nắm được phương pháp phân tích vấn đề để tìm ra những nguyên nhân, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi.
- 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể * Về chuyên môn: - Vận dụng được những kiến thức lý luận đã được học vào việc đánh giá, phân tích mô hình tổ chức và hoạt động SXKD của trang trại nghiên cứu. - Học hỏi được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, tổ chức quản lý, hoạt động SXKD của chủ trang trại. - Đánh giá và xác định được những điều kiện cần thiết cho phát triển một mô hình trang trại chăn nuôi hiệu quả, bền vững. - Học hỏi được phương pháp nhận diện những vấn đề tồn tại trong sản xuất kinh doanh trang trại, xác định nguyên nhân và cách giải quyết của chủ trang trại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. * Về kỹ năng: - Về kỹ năng sống + Sống vui vẻ, lịch sự nhã nhặn với mọi người tại nơi thực tập. Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với các thành viên trong trang trại và người dân tại địa phương đã giúp mình tham gia thực tập. + Biết cầu thị, lắng nghe và học hỏi từ những người có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm. - Về kỹ năng làm việc + Thông qua hoạt động thực tế tại trang trại, sinh viên nắm bắt được kỹ năng tổ chức, quản lý công việc tại trang trại khoa học và chuyên nghiệp. + Có được các kỹ năng chăn nuôi, chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cho gà từng giai đoạn thông qua thực hành cụ thể các công việc kỹ thuật đã được giao. + Có được kỹ năng quan sát, theo dõi những vấn đề phát sinh để cùng với chủ trang trại có biện pháp can thiệp kịp thời hạn chế thiệt hại. * Về thái độ: - Có tinh thần trách nhiệm khi nhận công việc được giao, làm việc đúng giờ, làm đến nơi đến chốn, chính xác kịp thời những công việc do đơn vị thực
- 4 tập phân công, làm việc chăm chỉ không ngại khổ, ngại khó. - Chủ động học hỏi, lắng nghe, ghi chép cẩn thận những kiến thức, kỹ năng bổ ích liên quan đến công việc và đời sống từ những người xung quanh. - Sẵn sàng trong phối hợp, trợ giúp mọi người trong trang trại và làm việc nhóm hiệu quả để cùng nhau hoàn thành tốt các công việc. 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung - Tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của mô hình trang trại chăn nuôi gà thịt Pham Thị Thuận, tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ. - Tìm hiểu và đánh giá quá trình chuẩn bị, xây dựng và phát triển các nguồn lực cần thiết cho sản xuất kinh doanh trang trại nuôi gà. - Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của trang trại qua các năm. - Đánh giá mô hình tổ chức của trang trại để làm rõ được những ưu điểm và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của trang trại. - Nghiên cứu học tập kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi gà và cách phòng chữa bệnh cho gà từ thực tế tại trang trại. - Đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình trang trại chăn nuôi gà thịt nghiên cứu. 1.3.2. Phương pháp thực hiện 1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập những thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nội dung của khóa luận từ các nguồn thông tin đại chúng đã được công bố như: Các báo cáo tổng kết liên quan đến trang trại, các bài viết đánh giá phân tích về trang trại của các nhà chuyên môn, các cơ quan quản lý, trên các sách báo, tạp chí, . Ngoài ra, khóa luận cũng nghiên cứu các văn bản chính sách như nghị định, thông tư, quyết định, có liên quan đến trang trại.
- 5 * Thu thập số liệu sơ cấp Các phương pháp sử dụng: + Quan sát thực tế, ghi chép cẩn thận những thông tin quan trọng, những vấn đề chưa rõ, những bí quyết kinh nghiệm thu lượm được. + Trao đổi, thảo luận về công việc cùng với chủ trang trại, người lao động trong trang trại về các vấn đề quan tâm. + Phỏng vấn về quá trình phát triển trang trại, các nguồn lực cần thiết cho phát triển trang trại từ những lao động gia đình trong trang trại. + Tham gia thực tế các hoạt động tại trang trại như người lao động thực thụ để có thể nắm bắt những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn quý báu. 1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin * Phương pháp xử lý thông tin Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. Các thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel. * Phương pháp phân tích thông tin Toàn bộ thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích, đánh giá thực tế hoạt động của trang trại các năm làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của trang trại. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Mô hình tổ chức và quá trình hoạt động SXKD của trang trại chăn nuôi gà thịt Pham Thị Thuận 1.5. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 22/8/2018 – 22/11/2018 - Địa điểm: Tại trang trại chăn nuôi gà thịt Pham Thị Thuận trên địa bàn xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyên.
- 6 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 2.1.1. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại Hiện nay khái niệm về kinh tế trang trại đối với nước ta vẫn còn là tương đối mới. Tuy nhiên cũng có một số khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại như sau: + Khái niệm trang trại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tài liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: Hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. - Khái niệm kinh tế trang trại: Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ, “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”[2]. - Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi: Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau. Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp, quá trình hình thành và phát triển các trang
- 7 trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi nó phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước. 2.1.2. Tiêu chí xác định trang trại Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. Thay đổi tiêu chí xác định kinh tế trang trại: Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm.
- 8 2.1.3. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại 1. Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn. 2. Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông sản thuỷ sản hàng hoá. 3. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. 2.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới Những năm qua phát triển kinh tế trang trại đã tác động tích cực đến việc sản xuất hàng hoá nông sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Kinh tế trang trại là một trong những mô hình sản xuất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá lớn. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản .Đồng thời, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường.
- 9 Có thể khẳng định, kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Thông qua các mô hình sản xuất đã dần hình thành cách thức liên kết sản xuất trong nông dân, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp, nâng cao giá trị nông sản và đời sống của nhân dân. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã dần khẳng định vị trí rõ nét trong quá trình địa phương xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đã giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình trước đây khó có thể làm được. Đó là, áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá lớn, tạo sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm Thực tế cho thấy, mô hình kinh tế trang trại đã góp phần tăng nguồn thu nhập cho nông dân, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giúp nông dân vươn lên làm giàu; giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế trang trại ngày càng được người dân đầu tư sản xuất và đã xuất hiện những điển hình tiên tiến, những mô hình mới trong phát triển kinh tế trang trại với cách quản lý khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Thông qua những mô hình này, người dân địa phương có cơ hội tiếp cận, học hỏi cách làm hay, từng bước nhân rộng, tạo ra những thay đổi căn bản trong đời sống vật chất, tinh thần của nhiều hộ gia đình, do đó đã có cơ hội tích cực góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo quy định của Nhà nước, khi được cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, ngoài chính sách tín dụng, các chủ trang trại còn được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, lao động, khoa học công nghệ, bảo hộ đầu tư từ
- 10 đó tạo động lực cho người sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, liên kết và hình thành mô hình sản xuất khép kín. Hơn thế, khi quy mô trang trại lớn hơn, chủ trang trại phải thay đổi nhận thức tự nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất để đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Vì vậy, việc cấp giấy chứng nhận trang trại đối với các trang trại chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn là hết sức cần thiết. 2.1.5. Những trở ngại chính trong phát triển kinh tế trang trại hiện nay + Tại nhiều địa phương hiện nay vẫn chưa có cơ chế rõ ràng về việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất để làm trang trại; việc quy hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế trang trại vẫn chưa được thực hiện đồng bộ, còn mang tính tự phát. Một số địa phương còn hạn chế mức giao đất làm kinh tế trang trại, dù chủ trang trại có đủ khả năng về tài chính và kỹ thuật. + Thực tế cho thấy, phần lớn các trang trại hình thành và phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và lâu dài. Một số địa phương triển khai thực hiện quy hoạch phát triển trang trại còn gặp nhiều lúng túng. Bên cạnh đó, thời hạn giao đất ngắn, mức hạn điền thấp; thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm ảnh hưởng tới mức độ đầu tư phát triển của các gia trại trang trại. + Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm còn hạn chế, do đó chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, sức cạnh tranh yếu, giá bán thấp. Các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới về giống cây trồng, vật nuôi, nhất là việc ứng dụng công nghệ cao, cải tiến kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung chưa được nhiều chủ trang trại thực sự quan tâm. + Điểm khó khăn căn bản của nhiều trang trại chính là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ trang trại còn hạn chế nên chưa đủ để tiếp nhận, quản lý sử dụng nguồn vốn lớn nhằm tổ chức sản xuất có quy mô. Kỹ năng quản lý hạch toán của nhiều chủ trang trại còn kém.
- 11 + Nhiều trang trại do hình thành tự phát nên tùy tiện trong bố trí sản xuất, mạnh ai nấy làm, hoạt động phân tán, thiếu sự liên doanh, liên kết, tương trợ nhau. Hầu hết chủ trang trại chưa có sự liên kết trong các khâu từ sản xuất tới tiêu thụ, bị động trước thị trường và chịu cảnh để thương lái định đoạt giá của sản phẩm. Đầu ra của các loại nông sản còn bấp bênh, phần lớn các chủ trang trại ít hiểu biết về thị trường nên lúng túng và phải chịu thua thiệt khi có biến động về giá cả. + Bên cạnh vấn đề đất sản xuất, một trong những khó khăn lớn nhất của người dân hiện nay là việc tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Để đủ điều kiện vay vốn, các chủ trang trại buộc phải có tài sản thế chấp. Thế nhưng, phần lớn đất đai làm trang trại là đất thuê, đất đấu thầu cho nên ngân hàng không có cơ sở để cho vay. + Các trang trại chủ yếu sử dụng lao động của gia đình; một số trang trại có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động chỉ được thực hiện theo hình thức thoả thuận giữa hai bên, chưa thực sự tạo sự ổn định về giải quyết việc làm. + Thời gian qua nhiều địa phương đã quan tâm tới chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế trang trại gia trại, song thực tế mức độ hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở pháp lý, thủ tục để các trang trại nhận thức được lợi ích, từ đó hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định cấp giấy chứng nhận trang trại thì chưa nhiều. Để khắc phục những vấn đề trên, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ hành lang pháp lý cho việc tích tụ ruộng đất cũng như tạo điều kiện giúp người dân mở rộng quy mô, diện tích trang trại. Đồng thời triển khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo thuận lợi cho các chủ trang trại tiếp cận vốn vay đầu tư trực tiếp từ các chương trình của Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất, thời hạn vay phù hợp, bảo đảm cho chiến lược đầu tư sản xuất lâu dài.
- 12 Các địa phương cần tiến hành rà soát và có biện pháp tổng thể quy hoạch sản xuất, xác định rõ vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến; xác định từng loại cây trồng trên từng loại đất, gắn với đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện; tăng cường năng lực quản lý, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thông tin thị trường cho nông dân 2.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại 2.2.1. Hiệu quả thực tế về phát triển kinh tế trang trại và một số chính sách liên quan. Mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp ở nước ta đã được hình thành và trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Việc phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả vốn, đất đai, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; phân bố lại dân cư - lao động, xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quan trọng trong quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp và tiến trình công nghiệp hóa vào trong nông nghiệp-nông. Hiện nay, nước ta đã hình thành nhiều mô hình trang trại như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, tran trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp Việc hình thành mô hình trang trại đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng triệt để đất trống, đồi trọc, đất hoang, ao hồ, đầm, bãi, ven sông để sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hóa cao. Các mô hình kinh tế trang trại sử dụng ít đất, sử dụng nhiều lao động, có tính thâm canh cao gắn với chế biến, thương mại và dịch vụ, làm ra các sản phẩm hàng hóa nông sản có giá trị kinh tế cao.
- 13 Để loại hình kinh tế trang trại được hình thành và phát triển, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy các trang trại phát triển như chính sách về đất đai, chính sách về thuế, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách lao động, chính sách khoa học công nghệ và chính sách môi trường phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền. Việc ban hành những chính sách này đã làm cho các mô hình kinh tế trang trại tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Trong đó có hai chính sách đã ban hành có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế trang trại đó là : (1)Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT: Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo thông tư này, UBND cấp huyện, thành phố sẽ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp mới, cấp đổi, cấp lại GCN kinh tế trang trại. Phòng NNPTNT là đơn vị chủ trì triển khai quy trình này, cơ quan phối hợp UBND xã, thị trấn và các cơ quan có liên quan. (Quy trình cấp mới, cấp đổi, cấp lại GCN kinh tế trang trại đã có tại các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh) (2) Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo Nghị định này, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo 8 mức:
- 14 1- Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại mức 3). 2- Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (trừ trường hợp nêu tại mức 3). 3- Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. 4- Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh. 5- Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp. 6- Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. 7- Tối đa 2 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ, các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tượng thuộc mức 8. 8- Tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ. Nghị định nêu rõ, lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức tín dụng đối với khách hàng.
- 15 Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn trả nợ gốc và lãi đối với các khoản cho vay lưu vụ theo quy định. 2.2.2. Thực trạng phát triển trang trại tại Việt Nam 2.2.2.1. Kinh tế trang trại - Động lực tăng trưởng nông nghiệp : Theo số liệu của (NN&PTNT), tính đến giữa năm 2009, cả nước có khoảng 150.102 trang trại, bình quân mỗi tỉnh có 2.382 trang trại, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2000 đến 2009, mỗi năm tăng thêm khoảng 8.600 trang trại. Những địa phương có nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nước chưa sử dụng, hay vùng kinh tế năng động, thì KTTT phát triển nhanh. Hiện nay, có 47,2% trang trại trồng trọt nông nghiệp; 26,1% trang trại nuôi trồng thủy sản; 13,3% trang trại chăn nuôi; 0,7% trang trại lâm nghiệp và 9,7% trang trại sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Các loại hình trên có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và Nam Trung Bộ đã chuyển hàng ngàn ha lúa sang nuôi trồng thủysản. Ở những vùng sản xuất nguyên liệu gắn với khu công nghiệp chế biến, như mía đường, dứa thì trang trại trồng trọt nông nghiệp vẫn ổn định và phát triển. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế trang trại là 13,8%. Năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống trang trại đạt 29.320,1 tỉ đồng, vốn sản xuất bình quân của một trang trại là 257,8 triệu đồng. Nhiều trang trại ở các tỉnh phía Nam như: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu có quy mô vốn bình quân hơn 500 triệu đồng. Lợi nhuận bình quân từ KTTT đạt gần 120 triệu đồng/trang trại, cao gấp 15 lần so với lợi nhuận bình quân của nông hộ. Giá trị sản phẩm hàng hóa của các trang trại cao hơn mức bình quân chung của cả nước từ 7-10%. Tỉ lệ hàng hóa của nhiều trang trại đạt hơn 90% như cà phê, cao su Một số trang trại đã kết hợp sản xuất và chế biến, nên đạt hiệu quả kinh tế cao.
- 16 2.2.2.2. Kinh tế trang trại - Khai thác mặt nước và đất trống : Theo ông Trương Văn Quy, Phó cục trưởng cục Hợp tác nông thôn Việt Nam (khu vực phía Nam): “KTTT phát triển đã góp phần khai thác diện tích mặt nước, đất hoang hóa, đất ven sông, ven biển đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển”. Trong kết quả điều tra năm 2002 của Cục Thống kê, các trang trại đã sử dụng 369.600 ha đất và mặt nước, bình quân diện tích sử dụng đất của một trang trại là 6,08ha. Đến năm 2009, diện tích đất và mặt nước mà các trang trại sử dụng đã đạt con số hơn 990.000ha (trong đó 49% trang trại sản xuất và kinh doanh tổng hợp; 29% chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản).
- 17 PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP ĐẠT ĐƯỢC 3.1. Khái quát về địa phương, trang trại nơi thực tập 3.1.1. Khái quát về địa phương nơi thực tập - Khe Mo là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. - Xã có diện tích 30,24 km², dân số năm 1999 là 6424 người, mật độ dân số đạt 212 người/km². - Xã nằm tại phần giữa của huyện và có tuyến tỉnh lộ chạy qua phần phía tây nam. - Khe Mo giáp với thị trấn Sông Cầu, xã Quang Sơn (Đồng Hỷ) và xã La Hiên của huyện Võ Nhai lần lượt ở phía tây bắc và bắc, giáp với xã Văn Hán ở phía đông, giáp với xã Linh Sơn ở phía nam, giáp với xã Hóa Trung và Hóa Thượng ở phía tây nam. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1999-2003, xã Khe Mo có diện tích 30,76 km², dân số là 7048 người, mật độ dân số đạt 229 người/km². Khe Mo được chia thành 15 xóm là Thống Nhất, Đèo Khế, Long Giàn, Khe Mo I, Khe Mo II, Làng Cháy, Dọc Hèo, Tiền Phong, La Đường, Ao Rôm I, Ao Rôm II, Ao Đậu, Hải Hà, Na Nha, Na Rẫy. - Khe Mo có tài nguyên đất sỏi pha với đất sét phù hợp với cây chè nên đa phần người sản xuất chủ yếu là cây chè . Ngoài ra, xã còn trồng các loại cây khác như: vải thiều, nhãn, vv. 3.1.2. Khái quát về trang trại chăn nuôi gà thịt Pham Thị Thuận Trang Trại chăn nuôi gà thịt Pham Thị Thuận nằm ở Xóm Khe Mo 1, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ,Thành Phố Thái Nguyên, với vị trí ngay sát Chợ Khe Mo. Với diện tích trang trại khá rộng tổng diện tích trang trại là 3.600m2. Tuy nhiên, trang trại mới hình thành chưa được hơn 2 năm . Và tính đến nay, chỉ mới vào gà nuôi được 4 lứa. Hai năm vừa qua, trang trại đã cho xuất chuồng từ 16.000 con đến 18.000 con gà thịt/lứa . Mỗi lứa gà cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình để trang trải cuộc sống mua sắm vật dụng
- 18 phục vụ cho gia đình. Cùng với sự nỗ lực của chủ trang trại, những thành công bước đầu của trang trại cũng tăng dần. 3.2. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại 3.2.1. Tìm hiểu những nguồn lực chủ yếu của trang trại + Nguồn lực lao động hiện tại của trang trại và lao động tiềm năng. + Nguồn lực về đất đai và tình trạng sử dụng đất đai của trang trại và hướng sử dụng trong tương lai. + Nguồn lực về hạ tầng chuồng trại của trang trại và đầu tư các vật dụng chăn nuôi trong trang trại. + Nguồn lực về vốn đầu tư để phục vụ cho sản xuất của trang trại. 3.2.2. Tham gia trải nghiệm, học tập các kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng trị bệnh trong chăn nuôi gà thịt + Chuẩn bị chuồng trại trước khi vào gà: Dọn dẹp vệ sinh, sửa sang chuồng nuôi, làm lót chuồng, chuẩn bị dụng cụ, khử trùng và cách li. Thông qua trải nghiệm, trao đổi với các lao động tại trang trại đã giúp người học hiểu rõ về những điều kiện của một chuồng nuôi đạt yêu cầu, các vật tư dụng cụ cần có và thời gian cách li cần thiết để bắt đầu vào gà con. + Tham gia thực hành và học hỏi các kỹ thuật úm gà con, cách phòng bệnh chủ động bằng vaccine và lịch làm vaccine cho gà của trang trại. + Học hỏi kỹ thật chăm sóc gà thông qua việc thực hành trực tiếp, cụ thể hàng ngày từ lúc vào gà con cho đến khi gà đủ tiêu chuẩn xuất bán. 3.2.3. Tìm hiểu quá trình tổ chức, quản lý điều hành sản xuất của trang trại + Tìm hiểu cách thức thu thập, phân tích thông tin thị trường của chủ trang trại trong việc đưa ra quyết định cho mỗi đợt vào gà: Số lượng nuôi, chủng loại gà, loại thức ăn và các loại thuốc thú y nào phù hợp nhất. + Quá trình chuẩn bị nguồn lực, lập kế hoạch công việc và phân công nhiệm vụ cho các lao động của chủ trang trại. 3.2.4. Đánh giá được hiệu quả kinh tế của trang trai + Tìm hiểu chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí đầu tư trang thiết bị
- 19 phục vụ cho hoạt động sản xuất của trang trại. Tính được khấu hao, chi phí phân bổ cho từng lứa gà từ đó hoạch toán chi phí trong chăn nuôi một lứa gà. + Thu thập các thông tin số liệu về doanh thu của mỗi lứa gà, qua đó tính được lợi nhuận của từng lứa gà mà trang trại thu được. + Tính toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận tổng thể của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời kỳ nhất định *Các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh tế của trang trại: - Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. 푛 GO = ∑푖=0 QiPi Trong đó: Pi: đơn giá/sản phẩm Qi: khối lượng sản phẩm thứ - Tổng chi phí (TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao dộng đã đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm. TC = IC + A (khấu hao) + CL (lđ gia đình và các vật chất tự có) - Chi phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành cảu tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài) - Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phầngiá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất MI = VA – A – Thuế
- 20 - Lợi nhuận (LN): Là hiệu số giữa doanh thu và chi phí LN = GO – TC - Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị diện tích (GO/S): Chỉ tiêu này cho biết trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. - Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị diện tích (VA/S): Chỉ tiêu này cho biết trênmỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng - Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. - Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. - Thu nhập hốn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu nàycho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập hỗn hợp. - Lợi nhuận tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (LN/IC): Thể hiện 1 đơn vị chi phí mua ngoài bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. - VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất. - GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị sản xuất. - VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện tích phản ánh một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận 3.2.5. Tìm hiểu được các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại + Thảo luận và ghi lại những thông tin về đầu vào của trang trại: Chủng loại và nguồn cung cấp vật tư, thức ăn, giống và thuốc thú y cho trang trại.
- 21 + Tìm hiểu về các mối quan hệ của chủ trang trại với các bên (các chủ trang trại, công ty cung cấp thức ăn, công ty cung cấp giống, thuốc thú y, ). + Tìm hiểu các thông tin về sản phẩm đầu ra và cách tiêu thụ sản phẩm của trang trại. 3.2.6. Phân tích được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của trang trại + Cùng với chủ trang trại thảo luận về thuận lợi, khó khăn của trang trại khi tham gia vào hình thức tổ chức sản xuất trang trại + Thảo luận về cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị trường hiện nay + Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức có từ đố đưa ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn của trang trại. 3.3. Tóm tắt kết quả thực tập 3.3.1. Đánh giá các yếu tố nguồn lực chủ yếu của trang trại 3.3.1.1. Lao động Lao động là nguồn lực cơ sở của các hộ/trang trại. Xác định lao động của các trang trại cần chú ý đến tay nghề lao động, trình độ lao động, đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang học nghề, hoặc chưa đến tuổi lao động còn đang đi học Bảng 3.1: Đánh giá nguồn lao động hiện tại của trang trại Số năm Độ Học Trình độ TT Họ và tên kinh tuổi vấn chuyên môn nghiệm 1 Pham Thị Thuận 48 12/12 Kinh nghiệm lâu năm 5 2 Phạm Thành Thức 35 12/12 Chủ đầu tư 5 3 Tạ Đình Nhận 52 12/12 Chưa qua đào tạo 5 4 Lường Văn Nhưởng 21 12/12 Đang học nghề 4 tháng 5 Sung Văn Va 22 12/12 Đang học nghề 4 tháng
- 22 - Hiện trạng lao động của trang trại: + Bà Pham Thị Thuận là người định hướng các hướng đi của trang trại, bà nắm vững được tất cả các kỹ thuật chăn nuôi gà, phân công công việc và là người giám sát tổng thể các hoạt động, giải quyết các vấn đề phát sinh của trang trại. Bà là người có kinh nghiệm, có kỹ thuật chăn nuôi nhiều loại gà và là lao động trực tiếp, thường xuyên vào các công đoạn của trang trại. Ngoài công việc chăn nuôi ra, bà Thuận cũng thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về quản lý, về kỹ thuật có liên quan đến phát triển trang trại + Anh Phạm Thành Thức là chủ đầu tư ,quản lý, giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh. + Ông Tạ Đình Nhận là chồng của bà Thuận, ông cũng tham gia vào quá trình chăn nuôi của trang trại. Tuy nhiên, Ông Nhận còn có Trang trại chăn nuôi vật nuôi khác nên trong quá trình chăn nuôi ông không tham gia được đồng đều trong các công đoạn. Đây cung là một sự khó khan về lao động đối với bà Thuận. + Trong quá trình chăn nuôi của của trang trại lực lượng lao động chính chủ yếu là bà Thuận. Do vậy, hằng năm trang trại thường thuê thêm một đến hai lao động bên ngoài, tùy theo quy mô trang trại trong từng thời kỳ. Các nhân công thuê ngoài được hướng dẫn, chỉ dạy cụ thể các công việc hàng ngày khi tham gia hoạt động. - Nhu cầu lao động của trang trại: Hiện nay, quy mô diện tích của trang trại rất rộng bao gồm ba trại phân chia theo ba loại cám chăn khác nhau. Tổng diện tích 3 trại là 3000 m2. Do đó, trang trại đang cần từ hai đến ba người lao động trên một lứa gà. - Các nguồn lao động tiềm năng của trang trại: + Sinh viên thực tập của trường ĐHNL Thái Nguyên. + Bộ đội đang đóng quân tại địa phương. + Nông dân trong thời gian nông nhàn.
- 23 3.3.1.2. Đất đai - Vị trí đất đai của hộ/trang trại: + Thuộc xóm Khe Mo 1, xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyên tiếp giáp với trục đường giao thông Đồng Hỷ - xã Văn Hán. Trong xóm có chợ Khe Mo rất thuận lợi cho việc trao đổi mua bán hàng hóa. + Xã Khe Mo dân cư phân bố thưa nên rất thoáng đãng thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các trang trại chăn nuôi. - Địa hình, thổ nhưỡng: Trang trại có địa hình thấp và khá bằng phẳng, loại đất chính là đất sét. - Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai của trang trại như bảng sau: Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai của hộ/trang trại Diện tích TT Loại đất Thực trạng sử dụng Tiềm năng/Định hướng (m2) - 220m2 là diện tích xây dựng và mở rộng thêm vườn - 80m2 là diện tích nhà ở. thả gà. 1 Đất thổ cư 300 - 150m2 là diện tích vườn. - 80m2 Diện tích nhà sẽ phải - 70m2 hiện chưa sử dụng. trảlại cho chủ thuê đất năm 2022. Thực hiện theo hợp đồng Đất nông Xây dựng chuồng trại, 4 3.000 thuê đất năm 2022 sẽ trả lại nghiệp bãi thả gà. đất cho chủ. (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018)
- 24 Hình 3.1: Sơ đồ sử dụng đất trang trại chính Pham Thị Thuận. Quỹ đất của trang trại được sử dụng triệt để và quy hoạch như sau: Toàn bộ đất của hộ đều được sử dụng để xây dựng đường đi lại- nhà trại để chăn nuôi và thả gà. Hộ có 3 trại , 2 trại dưới có khu vực thả gà rộng rãi , trại trên có nhà kho ngay sau thuận lợi cho việc vận chuyển cắm, thức ăn cho gà. Trang trại của hộ cách xa mặt đường giao thông, và các hộ gia đình khác nên muôi trường chăn nuôi rất sạch sẽ, thuận lợi và ít bị ảnh hưởng. 3.3.1.3. Tiền vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD - Thực trạng về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại + Thực trạng về vốn phục vụ SXKD: Hiện tại, trang trại có đủ khả năng về vốn để duy trì sản xuất và mở rộng quy mô khi cần. Qua đó, ta thấy được sự thành công trong đầu tư và tiết kiệm của trang trại trong 2 năm qua. + Thực trạng về các trang thiết bị phục vụ SXKD: Tại nhà trại 1 có 216 máng ăn treo, 8 hàng máng núm uống nước tự động dài 200m , 4 quạt công nghiệp, 4 kim tiêm tự động, 80 gallon, 80 khay đựng thức ăn, 1 máy bơm nước, 1 máy cắt mỏ. Tại nhà trại 2 và 3 có 288 máng ăn treo, 96 máng uống nước tự động, 1 máy bơm nước, 80 gallon,80 khay đựng thức ăn và hệ thống điện đảm bảo SXKD.
- 25 - Nhu cầu về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại : Vốn và trang thiết bị của trang trại hiện đang đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Hiện tại, trang trại có khoảng 3 quạt công nghiệp và 40 máng nước tự động ph, 40 máng ăn, 1 máy bơm, một máy nổ cung cấp điện để dự phòng những trường hợp rủi ro. Bảng 3.3: Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của hộ/trang trại Hiện tại Tiềm năng Trở ngại Nguồn lực con người - Gia đình có 2 thành viên - Có 1 lao động - Lao động chủ yếu là một thành đều trong độ tuổi lao động. tiềm năng viên trong gia đình. - Lao động trong gia - Các thành viên bất đồng quan đình có am hiểu kỹ điểm. thuật cơ bản - Một người không tham gia được thường xuyên hoạt động chăn nuôi vì có trang trại riêng khác. - Có một lao động hiện tại không tham gia vào hoạt động sản xuất mà chỉ tham gia vào đầu tư tài chính. - Phải thuê lao động bên ngoài, thiếu kỹ năng nên phải đào tạo từ đầu. Về vật chất, trang thiết bị cho SXKD Có 3 nhà trại, trại 2 và 3 - Phục vụ tốt - Trải qua thời gian sử dụng các quy mô nuôi bằng trại 1 trong quá trình trang thiết bị bị hao mòn một đó là 9.000 con gà thịt. chăn nuôi chăm số máng ăn, máng uống tự sóc 1 lứa 18.000 động bị hỏng chưa được thay - Riêng trại 1, có 216 con gà thịt thế. máng ăn và có 8 hàng máng núm uống nươc tự
- 26 Hiện tại Tiềm năng Trở ngại động, 1 máy bơm nước 80 gallon, 80 khai đựng thức ăn. - Nhà trại 2 và 3 có tổng số 380 máng ăn treo, 120 máng uống nước tự động, 80 gallon, 80 khai đựng thức ăn, dùng chung 1 máy bơm nước. - Cả 3 trại đều dung chung 4 đèn sưởi. Về tài chính Chăn nuôi sản xuất gà Có thêm thu nhập Giá thịt gà và chi phí đầu vào biến thịt là nguồn thu nhập khi nuôi trúng vụ động, nguy cơ dịch bệnh có thể chính của trang trại. bùng phát làm giảm thu nhập. (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018) 3.3.2. Học tập kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt Sau khi kết thúc giai đoạn úm gà, trang trại giao cho 1 người chăm sóc từ 7.000 - 9.000 con gà cho đến khi xuất chuồng. Quá trình tham gia trải nghiệm thực tiễn tại trang trại, có thể tóm tắt quy trình kỹ thuật nuôi gà thịt đã học như sau: 3.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị thả gà - Quét dọn rác chất thải dọn dẹp trang trại và bãi thả sạch sẽ. - Rắc vôi xung quanh chuồng trại và bãi thả nhằm mục đích tiêu độc khử trùng. - Sử dụng máy phun nước áp suất cao kết hợp với chất rửa và thuốc khử trùng, rửa toàn bộ trang trại. - Quét vôi lên nền, cột và tường xung quanh trại.
- 27 - Rải vật liệu lót nền rồi phun đều chất khử trùng lên vật liệu lót. - Chia nhỏ ô chuồng nuôi thành nhiều phần đồng thời quây bạt xung quanh trang trại và các ô đã chia để chuẩn bị thả gà. 3.3.2.2. Giai đoạn úm gà - Chuẩn bị đầy đủ gallon nước uống và máng ăn cho gà con. - Cho gà con ăn 8 bữa/ngày mỗi bữa cách nhau 3 tiếng. - Dùng các loại thuốc kháng sinh phòng các loại bệnh cơ bản cho gà từ những ngày đầu tiên. + Nhiệt độ gà con 1 tuần tuổi trên 300c, tuần thứ 2 khoảng 300c, từ tuần thứ 3 dưới 300c. - Duy trì ổn định nhiệt độ 300c phù hợp với gà con trong 2 tuần đầu tiên. - Thắp sáng suốt đêm tùy theo giai đoạn úm gà 24h/ngày, gia đoạn sau úm gà thắp sáng từ 21-22h/ngày. - Kiểm tra vật liệu lót nền thường xuyên không để ẩm mốc. - Hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà, không để thức ăn thừa dính phân. - Thực hiện cắt mỏ gà đồng thời thực hiện công tác phòng chống bệnh tật trong cả giai đoạn. - Nới rộng quây úm dần. 3.3.2.3. Giai đoạn gà trên 4 tuần tuổi - Bắt đầu thả gà ra ngoài sân bãi. - Quan tâm theo dõi sát sao đến tình hình sức khỏe của đàn gà. - Thực hiện tốt công tác phòng và điều trị bệnh của gà. 3.3.2.4. Giai đoạn chuẩn bị xuất bán - Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị bệnh. - Tập chung nâng cao chất lượng tạo mã đẹp. 3.3.2.5. Công tác phòng chống và điều trị bệnh cho gà - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ.
- 28 - Ngăn chặn không cho tiếp xúc với mầm bệnh. - Đảm bảo độ thông thoáng cho đàn gà. - Thực hiện nghiêm túc lịch phòng bệnh bằng vaccine. - Thực hiện điều trị bệnh đúng thuốc đúng lộ trình và đúng liều lượng. - Luôn thực hiện việc nâng cao sức đề kháng cho gà. 3.3.3. Kết quả tìm hiểu quá trình tổ chức, quản lý điều hành sản xuất của trang trại - Chủ trang trại thường xuyên cập nhật các thông tin có liên quan đến chăn nuôi gà từ mạng Internet, từ các đối tác cung cấp đầu vào, các thương lái và từ các chủ trang trại khác. Từ các thông tin có được, chủ trang trại đưa ra quyết định cho mỗi đợt vào gà: Số lượng nuôi, chủng loại gà, loại thức ăn và các loại thuốc thú y nào phù hợp nhất. - Để đảm bảo cho quá trình chăn nuôi và tiêu thụ gà không bị gián đoạn trang trại đã xây dựng được mô hình quan hệ năm bên giữa chủ trang trại, Viện chăn nuôi, ngân hàng nông nghiệp, các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và thương lái ở các tỉnh lân cận. Dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa bốn đối tác có tính chất pháp lý. Mối quan hệ đó là: + Quan hệ giữa Viện chăn nuôi và trang trại là quan hệ cung ứng giống đảm bảo chất lượng, đồng thời chủ trang trại là người làm tiếp thị giống cho công ty và được nhận thù lao cho mỗi lần tiếp thị thành công. Từ đó trang trại đã chủ động được con giống trong chăn nuôi của mình. + Quan hệ giữa Ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, Ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo khế ước đã ký. + Quan hệ giữa trang trại và công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi. Công ty thức ăn chăn nuôi và trang trại ký kết hợp đồng đảm bảo các điều khoản về trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi các bên. Công ty đảm bảo cung cấp thức ăn đủ tiêu chuẩn thành phần dinh dưỡng, đủ số lượng cho cả lứa gà và vận
- 29 chuyển thức ăn kịp thời khi trang trại gọi. Trang trại có nghĩa vụ thanh toán tiền cho công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi đầy đủ và được hưởng một phần chiết khấu khi xuất bán lứa gà xong. + Quan hệ giữa trang trại và thương lái, trang trại đảm bảo chất lượng gà thịt tốt nhất, mẫu mã ưa nhìn, cung cấp đủ số lượng, và giữ lời hứa khi thương lái đã đặt mua cả chuồng để giữ lòng tin giữa hai bên, đồng thời chủ trang trại giới thiệu một số trang trại có gà đủ ngày tuổi xuất bán. Thương lái đảm bảo tiêu thụ tất cả các lứa gà của trang trại và thanh toán tiền ngay khi mua gà với giá cả theo thị trường. Với mối quan hệ giữa năm bên mà trang trại tạo dựng được, dựa vào lòng tin, uy tín của các bên nên trang trại đã gần như chủ động được các yếu tố sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất. *Mối quan hệ hợp tác, liên kết trong SXKD của trang trại: Trang trại bà Thuận đã liên kết hợp tác cùng có lợi với một số trang trại khác như, hợp tác với trang trại nhà bà Khương Thị Duyên ở xã Cao Ngạn trên tinh thần hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm cùng có lợi, bà Duyên là người đầu tư giống, thuốc thú y, và kĩ thuật còn bà Thuận là người xây dựng chuồng trại và quản lý trực tiếp trang trại. Đặc biệt hiện nay trang trại gà Pham Thị Thuận đang tạo việc làm cho sinh viên của khoa KT&PTNT khi ra trường đó là mời những sinh viên đã từng thực tập trong trại của bà Thuận khi ra trường chưa có việc làm có thể quay lại làm việc. 3.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại 3.3.4.1. Chi phí xây dựng cơ bản Theo bà Thuận dự tính thì tài sản cố định sẽ bị khấu hao trong khoảng 5 năm. Chi phí khấu hao được tính theo công thức: Nguyên giá tài sản cố định Khấu hao tài sản cố định = Thời gian trích khấu hao
- 30 Dựa vào công thức trên ta có tổng chi phí xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản cố định trong 5 năm của mô hình chăn nuôi gà 18.000 con như sau: Bảng 3.4: Tổng chi phí xây dựng cơ sở chăn nuôi 18.000 con gà thịt Số Khấu hao Đơn giá Thành tiền STT Chi phí lượng tài sản (đồng/chiếc) (đồng) (chiếc) (đồng/5 năm) 1 Chuồng trại 2 300.000.000 600.000.000 120.000.000 2 Máng ăn to 596 45.000 26.820.000 5.364.000 3 Khay chăn gà con 400 20.000 8.000.000 1.600.000 4 Xô 10 35.000 350.000 70.000 5 Máng uống nước 120 120.000 14.400.000 2.880.000 Máng núm uống 6 8 2.000.000 16.000.000 3.200.000 nước tự động 7 Kim tiêm 4 2.700.000 10.800.000 2.160.000 8 Phên nứa 20 30.000 600.000 120.000 9 Nhiệt kế 2 100.000 200.000 40.000 10 Đèn ga 4 2.000.000 8.000.000 1.600.00 11 Máy bơm nước 2 1.500.000 3.000.000 600.000 12 Máy cắt mỏ 1 800.000 800.000 160.000 13 Quạt công nghiệp 8 1.500.000 12.000.000 2.400.000 Tổng chi phí 700.970.000 140.194.000 Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, để xây dựng một cơ sở trang trại với quy mô 18.000 con thì chủ trang trại đã phải mất một khoảng vốn cơ bản khá lớn đó là 700.970.000 đồng và phải có sự chuẩn bị một lượng vốn phân bổ khấu hao tài sản trong 5 năm và những khoảng thời gian trích khấu hao kế tiếp đó là khoảng 140.194.000 đồng.
- 31 3.3.4.2. Tính chi phí khấu hao và chi phí phân bổ. * Khấu hao chuồng trại. - Dựa vào số liệu bảng 3.5, ta thấy tổng chi phí khấu hao tài sản cố định trong 5 năm là 140.194.000 đồng, tức là trong 1 năm tài sản cố định sẽ bị khấu hao là: 140.194.000đ = 29.000.000 (đồng/năm) 5 năm - Trong 1 năm, trang trại nuôi 3 lứa gà, tức là chí phí khấu hao tài sản cố định trên 1 lứa là là: 29.000.000đ = 9.667.000 (đồng/lứa) 3 lứa * Chi phí phân bổ Tổng giá trị của CC-DC Phân bổ CC-DC ở = tháng đầu sử dụng Tổng số tháng phân bổ CC-DC Thời gian nuôi 1 lứa gà là 3 tháng, tức là tổng 3 lứa gà sẽ nuôi trong vòng hơn 9 tháng. Chi phí phân bổ sẽ được tính theo công thức sau:
- 32 Bảng 3.5: Chi phí phân bổ Số tháng Nguyên giá Thành tiền STT Vật dụng phân bổ (đồng) (đồng/lứa) (tháng) 1 Máng ăn to 26.820.000 9 2.980.000 2 Khay chăn gà con 8.000.000 9 890.000 3 Xô 350.000 9 39.000 4 Máng uống tự động 14.400.000 9 1.600.000 Máng núm uống 5 16.000.000 9 1.780.000 nước tự động 6 Kim tiêm tự động 10.800.00 9 1.200.000 7 Phên nứa 600.000 9 67.000 8 Nhiệt kế 200.000 9 23.000 9 Đèn ga 8.000.000 9 890.000 10 Máy bơm nước 3.000.000 9 334.000 11 Máy cắt mỏ 800.000 9 90.000 12 Quạt công nghiệp 12.000.000 9 1.334.000 Tổng 11.227.000 (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018) Nhận xét: Từ bảng chi phí phân bổ trên, ta thấy rằng chủ trang trại là một người có khả năng hoạch toán kinh tế và quản lý chi phí tương đối tốt. Tổng chi phí phân bổ cho một lứa 18.000 con chỉ hết 11.227.000 đồng. Trong đó Chi phí phân bổ phải bỏ ra nhiều nhất là: - Máng ăn to: 2.980.000đ. - Máng uống nước tự động: 1.600.000đ. - Máng núm uống tự động: 1.780.000đ. 3.3.4.3. Chi phí chăn nuôi gà trong một lứa gà 18.000 con Trong quá trình chăn nuôi gà thịt luôn phải có những chi phí thường xuyên cho mỗi lứa gà như: Chi phí gà giống, thức ăn, thuốc thú y, chất độn chuồng, tiền điện, nhân công trực tiếp. Cụ thể các loại chi phí trực tiếp được
- 33 trang trại theo dõi, ghi chép chi tiết, cụ thể. Đây là một trong những điểm khác biệt rõ nét nhất giữa chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ và chăn nuôi quy mô trang trại. Các loại chi phí thường xuyên trong chăn nuôi một lứa gà 18.000 con của trang trạng trong thời gian thực tập được tổng hợp như sau: Bảng 3.6: Bảng chi phí chăn nuôi một lứa gà 18000 con. Số Đơn giá Thành tiền STT Chi phí ĐVT lượng (đồng) (đồng) Thức ăn 1 + Giai đoạn 1 360 Tính theo 269.000 96.840.000 + Giai đoạn 2 2.500 bao 240.000 600.000.000 Thuốc thú ý + Vacxin 16.000.000 2 + Thuốc khử trùng 2.000.000 + Thuốc bổ 20.000.000 + Thuốc chữa bệnh 32.000.000 Gà giống 3 + Gà Hoành Vinh 18.000 13.000 234.000.000 4 Nhân công 2 4.000.000 24.000.000 5 Công chủ nhà 1 5.000.000 40.000.000 6 Chấu 800 Tính bao 10.000 8.000.000 + Vôi cục 300 Tính kg 1.400 420.000 7 + Vôi xỉ 1.000 500 500.000 Theo 8 Tiền điện 3 1.000.000 3.000.000 tháng 9 Chất độn chuồng 30 Tính kg 60.000 3.600.000 10. Thuê đất 3.000 m2 /năm 12.000 36.000.000 Tổng 1.128.360.000 (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018)
- 34 Nhận xét: Qua bảng trên ta có thể thấy chi phí để nuôi 18.000 con gà trong 3 tháng là tương đối lớn, tổng chi phí chăn nuôi lên đến 1.100.341.000 đồng, trong đó chi phí nhiều nhất là: - Chi phí thức ăn chăn nuôi: 696.840.000đ. - Chi phí giống : 234.000.000đ. 3.3.4.4. Thu nhập từ một lứa gà Tổng hợp số liệu sau khi xuất chuồng và kết thúc một lứa gà, ta có bảng thể hiện các nguồn thu nhập như sau: Bảng 3.7: Doanh thu của một lứa 18.000 con. Sản Cân nặng Thành tiền STT Tên thu nhập Đơn giá lượng bình quân (đồng) 18.000 2,7 55.000 1 Gà thịt 2.673.000.000 (con) (kg/con) (đồng/kg) 1.400 12.000 2 Phân gà 1 (bao) 16.800.000 (bao) (đồng/bao) Tổng thu 2.689.800.000 (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2018) Nhận xét: Qua bảng doanh thu của trang trại ta có thể thấy sau 3 tháng chăn nuôi gà thịt trang trại có được hai nguồn thu chính đó là: - Doanh thu từ gà thịt thu được 1.485.000.000 đồng với giá bán là 55.000 đồng/1kg. - Doanh thu từ phân gà là 8.400.000 đồng với giá là 12.000 đồng/bao. 3.3.4.5. Lợi nhuận trên một lứa của trang trại - Tổng chi phí (TC): TC = FC + VC
- 35 Trong đó: +) FC = Tổng chi phí tài sản cố định + Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định = 700.970.000 + 9.667.000 = 710.637.000đ. +) VC = Tổng chi phí phân bổ trên 1 lứa + Tổng chi phí chăn nuôi trên 1 lứa = 11.227.000 + 1.128.360.000 = 1.127.587.000đ. Tổng chi phí: TC = IC = 710.637.000 + 1.127.587.000 = 1.838.224.000đ. -Tổng doanh thu (GO) trên một lứa là : GO = 2.689.800.000đ => Lợi nhuận: VA = GO – IC = 2.689.800.000 – 1.838.224.000 = 851.576.000 (đồng/lứa) 3.3.4.6. Hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi Bảng 3.8: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại Chỉ tiêu Đơn vị Trang trại Chỉ tiêu Đơn vị Trang trại GO Trđ 2.689,8 VA/IC Lần 0,46 IC Trđ 1.838,22 GO/IC Lần 1,4 VA Trđ 851,57 VA/GO Lần 0,32 GO/S Trđ/ m2 0,9 GO/LĐ Trđ/công 11,07 VA/S Trđ/ m2 0,3 VA/LĐ Trđ/công 4,7 Nhận xét: Như bảng trên ta thấy: - Cứ trên 1 m2 thì trang trại tạo ra 0,9 triệu đồng giá trị sản xuất. - Diện tích trên mỗi 1m2 trang trại tạo ra được 0,3 triệu đồng giá trị gia tăng. - Với 1 đơn vị chi phí trung gian thì tạo ra gấp 0,46 lần giá trị gia tăng. - Với một đơn vị chi phí trung gian thì tạo ra gấp 1,4 lần giá trị sản xuất. - Cứ một đồng giá trị sản xuất tích lũy được 0,32 đồng giá trị gia tăng (tức là cứ đầu tư 1 đồng thì ta thu lãi được khoảng 0,32 đồng).
- 36 - Mỗi ngày công lao động tạo ra 11,07 triệu đồng giá trị sản xuất - Mỗi ngày công lao động tạo ra 4,7 triệu đồng giá trị gia tăng. => Mô hình trang trại của bà Thuận có hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ sản xuất nông nghiệp. 3.3.5. Đánh giá đầu vào đầu ra trong SXKD của trang trại Chủ trang trại là người năng động, luôn quan tâm đến các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Để đảm bảo cho quá trình chăn nuôi và quá trình tiêu thụ gà không bị gián đoạn trang trại đã thiết lập được mối quan hệ rất rộng về cả đầu vào và đầu ra cụ thể như sau: - Đầu vào: Các đầu vào cần quan tâm cho hoạt động SXKD của trang trại gồm có giống, thức ăn, thuốc thú y. + Hiện nay trang trại sử dụng gà giống của Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện chăn nuôi. Ngoài ra còn có một Công ty gà giống mà trang trại có thể gọi lấy giống như công ty gà giống Ja Pha, công ty gà giống DaBaCo, công ty giống Hòa Phát. + Trang trại đang sử thức ăn chăn nuôi của công ty CCTACN thức ăn Việt Nhật, công ty thức ăn Việt Nhật có cơ sở sản xuất ở tại tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra còn có một số công ty cung cấp thức ăn mà trang trại có thể gọi như công ty CCTACN thức ăn DeHeus, công ty CCTACN thức ăn Hy Vọng. + Thuốc thú y: Có các đại lý thuốc thú y mà trang trại hay mua như Lợi Nguyệt, Huệ Khương, + Các công cụ dụng cụ, vật tư phục vụ cho quá trình chăn nuôi khác trang trại tìm mua ở cơ sở bán vật tư, dụng cụ chăn nuôi trên địa bàn huyện, tỉnh Thái Nguyên - Đầu ra: Hiện nay đầu ra của trang trại vẫn chưa có chỗ tiêu thụ ổn định còn phụ thuộc nhiều vào thương lái và sự biến động giá cả trên thị trường. Trang trại được một số thương lái từ Hà Nội và Bắc Giang lên thu mua với mức giá cả theo thị trường cụ thể như: Chị Ngân (0984 930 137), anh
- 37 Bính – Dậu (01644 326 432), anh Khang (0982 598 571) và anh Hùng từ Yên Thế - Bắc Giang (01639 568 8890). Ngoài ra trang trại còn tiêu thụ một số ít gà tại các chợ ở quanh địa bàn sinh sống như chợ Chùa Hang, chợ Ngõ Đá, Chợ Thái, 3.4. Phân tích các thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong hoạt động của trang trại 3.4.1. Thuận lợi của trang trại - Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và nắm rất chắc về vấn đề kỹ thuật chăn nuôi gà thịt. - Trang trại đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi như: máng nước tự động, máng ăn treo vv chăn thuôi theo đúng kỹ thuật, chủng vaccine theo đúng lịch. - Sản phẩm gà thịt của trang trại có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. - Là một trong những trang trại có tiếng nói trong vùng. - Liên kết được các trang trại cùng chăn nuôi trong vùng. 3.4.2. Khó khăn của trang trại - Vị trí của trang trại nằm gần đường giao thông có nhiều phương tiện đi lại xung quanh. - Việc chăn nuôi trong thời gian dài các chất thải ít nhiều cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, các chất thải tàn dư từ lứa trước sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến lứa sau gây tăng chi phí cho người chăn nuôi, ngoài ra việc chăn nuôi gà thường xuyên phải tiếp xúc với gà, phân gà điều này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nuôi gà. - Lao động chủ yếu là bộ đội chưa qua đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi cũng như chăm sóc gà vì vậy chủ trang trại sẽ phải mất thời gian để đào tạo - Thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. - Luôn có các áp lực bệnh tật ở các lứa gà làm tăng chi phí.
- 38 - Những người tiếp thị các sản phẩm thú y thường nói giá cao hơn nhiều so với giá trị thực của sản phẩm đó, nếu các chủ trang trại không có người quen hoạt động trong lĩnh vực này sẽ rất dễ bị mua đắt đặc biệt là các trại mới chăn nuôi. - Khi gà bị bệnh người chăn nuôi phải thuê các bác sĩ thú ý tư nhân về xem bệnh và mua thuốc theo chỉ dẫn của các thú y. Tuy nhiên một số bác sĩ thú y này người ta sẽ “mua đường” không vạch hẳn tên loại bệnh gà đang mắc phải cho người nuôi và sẽ kê đơn thuốc một cách đi vòng nhằm thu lợi nhuận từ việc bán thuốc điều này gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. 3.4.3. Những cơ hội - Trang trại nằm tại xã Khe Mo thuộc thành phố Thái nguyên có vị trí thuận lợi về mặt giao thông, giáp thành phố Thái Nguyên là một trong những nơi tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh. - Nguồn lao động trong khu vực dồi dào cho hoạt động của trang trại. - Thị trường thức ăn chăn nuôi gà thịt và thuốc thú y có nhiều các công ty khác nhau cạnh tranh, người nuôi gà có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với túi tiền cũng như chất lượng. - Có nhiều các công ty giống gà giúp các chủ trang trại có nhiều lựa chọn hơn trong vấn đề nhập con giống. - Được hưởng lợi từ các chương trình chăm sóc khách hàng cũng như quảng bá sản phẩm từ các công ty thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và công ty giống qua việc được tham gia các trương trình như thăm quan, hội thảo trao đổi các vấn đề trong chăn nuôi giữa trang trại và doanh nghiệp. - Được hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước trong việc phát triển trang trại. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn nhu cầu của về sản phẩm gà thịt cao.
- 39 3.4.4. Những thách thức - Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển của trang trại, có quá ít các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cũng như các vấn đề có liên quan đến phát triển trang trại, công tác thú y chưa thực sự hiệu quả. - Người nuôi gà chưa có bạn đồng hành và tin tưởng chưa được chính quyền thực sự quan tâm, các công ty thì chủ yếu quan tâm đến lợi ích của mình. - Người chăn nuôi chưa thật thà. - Giá cả thị trường không ổn định lúc thấp lúc cao, đôi lúc tồn tại nghịch lý giá gà thịt giảm mạnh tuy nhiên giá thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi không giảm theo. - Trên thị trường hiện nay tràn lan các loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng, tiêu chuẩn nếu không có nhiều kinh nghiệm sẽ rất dễ mua phải hàng kém chất lượng gây thiệt hại về kinh tế. - Hiện này đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nền kinh tế khác trên thế giới việc ký kết các hiệp định kinh tế như WTO, TPP, AFTA vv sản phẩm gà thịt phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nông sản, hàng hóa thay thế của các nước thành viên. 3.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 3.5.1. Kinh nghiệm rút ra từ thực tế cho bản thân - Học hỏi được kinh nghiệm chăn nuôi gà thịt thả vườn của trang trại. - Biết cách xây dựng chuồng trại sao cho hợp lý nhất. - Nắm được một số bệnh cơ bản có thể xảy ra trên gà và cách phòng chống bệnh cho gà ở từng giai đoạn. - Biết cách chăm sóc gà ở từng giai đoạn sao cho gà có thể lớn nhanh nhất, tiêu tốn thức ăn ít nhất, phòng chống những loại bệnh có thể xảy ra trên gà. - Có thể hoạch toán kinh tế tất cả chi phí phát sinh để có thể chăn nuôi gà. - Nắm được quy luật thời tiết để có thể thả số lượng gà trong cùng một diện tích một cách hợp lý nhất, tránh việc quá chật hoặc quá thưa khi nuôi gà
- 40 3.5.2. Những điều kiện cần có để có thể phát triển trang trại - Đất đai là nguồn lực không thể thiếu trong phát triển trang trại. - Nguồn lực về con người, lao động. - Nguồn lực về vốn. 3.5.3. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại - Một chủ trang trại chăn nuôi gà thịt cần phải biết điều hành một cách nhuần nhuyễn 5 yếu tố sau đây: + Sử dụng đồng vốn. + Sử dụng lao động. + Sử dụng thiết bị. + Nắm bắt nhu cầu thị trường. + Có năng lực quản lý khoa học và thông minh. Muốn hội tụ được 5 yếu tố trên, cần có 8 điều kiện sau đây: + Phải khát vọng làm giàu từ trang trại của mình. + Nắm vững kiến thức chuyên môn. + Phải biết quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng. + Phải có kế hoạch sản xuất, kiểm tra công việc, tránh những cuộc gặp gỡ, họp hành vô bổ. + Đầu tư thích đáng và phù hợp những thiết bị phục vụ cho chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm. + Luôn quan tâm đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. + Chủ trang trại không bao giờ quên các đối tác và đối thủ của mình. + Tạo sự nhiệt tình làm ăn giữa chủ trang trại và mọi người cùng làm việc. 3.5.4. Kỹ thuật cần chú ý khi phát phát triển trang trại - Có kỹ năng tổ chức và quản lý. - Nhạy bén nắm bắt được mọi thông tin cần thiết. - Nắm được các kỹ thuật trong chăn nuôi (chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh). - Luôn theo dõi hiệu suất kinh doanh.
- 41 3.5.5. Quản lý tài chính, lao động Trong quản lý tài chính cần phải: - Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. - Quản lý vốn của trang trại. Quản lý lao động: - Có tiêu chí đánh giá công việc rõ ràng. - Lựa trọn đúng người phân công việc hợp lý cho từng đối tượng. - Thưởng phạt chắc chắn. 3.5.6. Định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm a, Đầu vào - Giá gà giống: Do đặc thù người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội,sản xuất nông nghiệp theo âm lịch nên việc nhập giống gà cũng tính theo âm lịch theo đây những giai đoạn có giá gà giống thấp nhất là khoảng từ đầu tháng 2- cuối tháng 3, 20/6- cuối tháng 7, 25/11- cuối tháng 12. Chỉ nên nhập gà giống lúc giá rẻ hoặc hợp lý. - Giá thức ăn chăn nuôi và giá thuốc thú y: Đây là 2 loại mặt hàng có giá cả khá phức tạp và chưa thực sự ổn định vì vậy cần người chăn nuôi phải có kiến thức và tìm hiểu thông tin thị trường tốt để có thể nắm bắt giá cả của các hãng thuốc, hãng thức ăn từ đó đưa ra các lựa chọn sáng suốt nhất. b, Đầu ra - Theo mùa vụ: Giá gà thịt đắt nhất là vào các thời điểm trong tháng 2, từ 26/4-27/5, 1/12-30/12. Vì trong giai đoạn này thứ nhất đa phần người nuôi gà ăn tết xong mới bắt đầu thả gà giống vậy nên tháng 2 sẽ ít có thịt gà trên thị trường, thứ 2 đối với người nuôi gà tại xã Khe Mo nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đến giai đoạn từ 26/4-27/5 là vào đúng vụ thu hoạch vải của người dân Bắc Giang và đây là một trong những nơi chăn gà thịt quy mô lớn tại đây vào giai đoạn này người ta không có gà thịt bán vì tập chung vào vụ thu hoạch vải khiến thị trường thiếu gà thịt khiến giá tăng, thứ 3 đó là dịp
- 42 cuối năm nhu cầu về thịt gà để người dân đón lễ tết là rất lớn nên giá gà thịt cũng tăng theo. - Theo nhu cầu của thị trường trong thời gian tới: Thịt gà một món ăn truyền thống của người Việt Nam và đặc biệt không thể thiếu trong các loại đình đám như đám cưới hỏi, hội tiệc,đám ma vv đối với sản xuất con gà thịt vấn có khả năng phát triển được trong tương lai. - Khách hàng tiềm năng: Tiếp tục giữ chặt các mối quan hệ với các khách hàng cũ, thì ta cũng cần phải quan tâm đến các khách hàng tiềm năng. Đối với sản phẩm của trang trại là sản phẩm gà thịt nuôi theo hướng công nghiệp vì vậy chúng ta nên nhằm vào các khách hàng có thu nhập khá và trung bình đây là các khách hàng tiềm năng. - Thị trường theo khu vực địa lý: Hiện tại trang trại sản xuất chăn nuôi gà thịt gặp nhiều người nuôi gà ở các vùng khác cạnh tranh như Yên Thế - Bắc Giang hay Sông Công – Thái nguyên đều là những vùng họ đã đăng ký thương hiệu trên thị trường trong quá trình tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thái Nguyên vv sẽ gặp phải đối thủ cạnh tranh mạnh vì vậy nên chuyển hướng mở rộng thị trường lên các các tỉnh miền núi phía bắc như Bắc Kạn, Tuyên Quang vv vì trên đây có ít các trang trại chăn nuôi gà thịt và nhu cầu của người dân trên này là cũng rất lớn. 3.6. Một số giải pháp đề xuất cho trang trại chăn nuôi gà thịt Phạm Thị Thuận 3.6.1. Những giải pháp chung 3.6.1.1. Giải pháp về chính sách cho phát triển trang trại - Tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại có thể tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu tư xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu trong sản xuất chăn nuôi + Thực đẩy mạnh các công tác khuyến nông như xây dựng các mô hình trình diễn giúp người dân nhìn thấy hiệu quả và học tập theo. + Thực hiện tốt công tác thú y, các cán bộ thú y xã cần làm tốt nhiệm
- 43 vụ của mình tích cực tiếp cận với người chăn nuôi tận tình giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, từ đó giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất. - Đối với vốn kinh doanh: Trên thực tế vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình bằng cách lập kế hoạch sản xuất tính toán kỹ lưỡng việc mình sắp đầu tư nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn mình có. 3.6.1.2. Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Từ thực trạng phân tích trên, để cho kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại. + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật - công nghệ mới, đồng thời đối với những người lao động trong các trang trại cũng phải được huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành những lao động có kỹ thuật và có tay nghề vững vàng. + Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền các loại dịch bệnh và cách phòng tránh, tổ chức các buổi đi thăm quan các trang trại gà thành công trong và ngoài tỉnh giúp người dân có thêm kiến thức và học hỏi được những kinh nghiệm và phương pháp chăn nuôi từ các trang trại thành công. 3.6.1.3. Giải pháp về thị trường + Chính quyền địa phương cần phải làm cầu nối, xúc tiến tìm kiếm các thị trường cho sản phẩm người chăn nuôi với các doanh nghiệp chế biến, giúp người chăn nuôi ký kết được các hợp đồng cung ứng một cách kịp thời với
- 44 giá cả thỏa đáng tránh được tình trạng thương lái ép giá và tăng tính cạnh tranh của trang trại. + Các trang trại chăn nuôi phải liên tục thu thập và phân tích thông tin thị trường, qua đó tổ chức sản xuất dựa vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, của người tiêu dùng. + Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mé như hiện nay, mỗi trang trại phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt các dịch vụ mua bán, tích cực tìm cách hạ giá thành để cạnh tranh thành công. + Kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng, từng bước quảng bá để tạo lòng tin và độ tin cậy về chất lượng gà thịt nhằm xây dựng thương hiệu riêng về gà thịt an toàn của địa phương. Đây là một trong những giải pháp lớn, quan trọng và có ý nghĩa lâu dài giúp nâng cao giá trị sản phẩm và thị trường ổn định. 3.6.2. Những giải pháp cụ thể cho trang trại chăn nuôi gà thịt - Luôn theo dõi sát sao đàn gà và thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, thực hiện theo quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh chủng ngừa đầy đủ vaccine cho gà. - Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi đặc biệt là các công nghệ sinh học. - Nguồn lao động có thể liên kết với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên với các sinh viên đã được qua đào tạo kỹ lưỡng đến kỳ đi thực tập việc này sẽ có lợi cho cả 3. Sinh viên sẽ học được rất nhiều kiến thức cả chuyên ngành lẫn không chuyên khi ra về sẽ có được một khoản lương nhất định, trang trại sẽ có được lao động có kinh nghiệm mất thời gian dạy việc ngắn hơn và nhà trường sẽ có thêm nơi để gửi sinh viên thực tập. - Các chủ trang trại tại địa phương cần phải ngồi lại với nhau thống nhất quan điểm rồi cùng nhau liên kết lại thành lập một hợp tác xã nông nghiệp có con dấu riêng, cùng nhau lập một quỹ riêng và bầu ra người đứng đầu để tiện cho việc mua bán giúp đỡ nhau cùng phát triển và đặc biệt là tạo
- 45 ra được thương hiệu riêng của hợp tác xã. Khi đã liên kết được các trang trại lại với nhau việc giao dịch với các công ty thức ăn chăn nuôi hay thuốc thú y vv sẽ vô cùng dễ dàng, người chăn nuôi sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ chiết khấu thương mại và có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn mở rộng quy mô sản xuất. - Tại trang trại bà Pham Thị Thuận, chủ trang trại đã xây dựng mối quan hệ hiệu quả giữa các công ty, cơ sở cung ứng đầu vào và các thương lái thu mua sản phẩm đầu ra. Các công ty cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất, hỗ trợ người chăn nuôi trong khâu đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y Các thương lái và khách hàng tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm cho trang trại, dự báo định hướng thị trường cho trang trại sản xuất. Tuy nhiên, trang trại cần xây dựng tốt mối quan hệ với các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu, các Trường đại học, với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn để tranh thủ sự giúp đỡ trong những trường hợp bất lợi, khó khăn như: + Chính quyền và các cơ quan chuyên môn có những chính sách hỗ trợ cho SXKD, có nhiều thông tin, nghiên cứu và dự báo về cung cầu thị trường, nhất là thị trường thế giới. Nhiều cơ chế, chính sách có lợi cho phát triển trang trại, có lợi cho nông dân tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho trang trại chưa được các chủ trang trại quan tâm. + Nhà khoa học có vai trò nghiên cứu ra các con giống mới có khả năng kháng được các bệnh và có thể tạo ra các giống “độc và lạ” nhằm tạo thương hiệu riêng cho người chăn nuôi mỗi vùng, hay giúp đỡ người dân trong quá trình chăn nuôi khi gặp khó khăn. Giúp sản phẩm của người chăn nuôi nâng cao tính cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- 46 PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Qua quá trình thực tập tại trang trại chăn nuôi gà thịt của bà Pham Thị Thuận, xã Khe Mo, thành phố Thái Nguyên, khóa luận rút ra một số kết luận chính như sau: - Để có thể xây dựng và phát triển trang trại ngoài những nghị lực, quyết tâm, không ngại khó không ngại khổ, có ý chí vươn lên làm giàu thì chủ trang trại cũng phải có một lượng vốn khá là nhiều. - Để có những kết quả tốt trong SXKD, người chủ và các lao động trong trang trại phải có kiến thức tốt, không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, chủ trang trại cần phải biết xây dựng kế hoạch SXKD cụ thể, quản lý tài chính tốt và phải luôn bám sát nhu cầu thay đổi của thị trường để điều chỉnh kế hoạch SXKD phù hợp, đảm bảo có lãi. - Trang trại chăn nuôi gà thịt theo đúng các quy trình kỹ thuật và đã áp dụng các khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất như máng treo, máng uống nước tự động, hệ thống làm mát và các biện pháp phòng bệnh. Tỷ lệ hao hụt đàn của trang trại thường xuyên nhỏ hơn 2%. - Hiệu quả chăn nuôi của trang trại chăn nuôi gà thịt của bà Pham Thị Thuận tương đối cao, lợi nhuận bình quân trên một lứa trên khoảng 800 triệu đồng. Bên cạnh những thành công của trang trại trong những năm qua, khóa luận cũng chỉ ra những hạn chế cần xem xét khắc phục tại trang trại như: - Xây dựng trang trại chưa thực sự hợp lý, khu trại chính quá gần với các bãi chè việc phun thuốc chăm sóc chè gây ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình và trang trại - Tuy đã có những mối quan hệ với các công ty, các thương lái nhưng chưa thật gắn bó chặt chẽ, trang trại cần phải duy trì tốt các quan hệ hiện có, tạo dựng được các mối quan hệ mới để SXKD thuận lợi, giảm rủi ro.
- 47 - Trang trại chưa xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể những năm tiếp theo sau khiphải trả lại đất cho chủ, chưa phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên gia đình, chồng của bà Thuận có trang trại riêng không thường xuyên tham gia các hoạt động của trang trại. - Phần diện tích đất của trang trại dành cho chăn nuôi gà được sử dụng khá hợp lý để riêng một phần đất trông để làm bãi thả gà. Tuy nhiên, một số diện tích đất khác của trang trại nằm tại các khu khác nhau chưa được sử dụng tốt. - Mối quan hệ, tương trợ giúp đỡ giữa các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn đã được xác lập, các chủ trang trại thường xuyên gặp gỡ để nắm bắt thông tin, trao đổi kiến thức kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, mức độ liên kết gắn bó với nhau giữa các trang trại chưa chính thống, thiếu tính bền chặt và chưa phát huy tốt hiệu quả trong mua sắm đầu vào và tiêu thụ đầu ra. - Việc theo dõi và cập nhật các thông tin thị trường chưa thật khoa học, chưa thường xuyên trong bối cảnh thị trường đầu vào đầu ra trong chăn nuôi gà thịt luôn biến động mạnh. Hạn chế này không được khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ đưa ra các quyết định không chuẩn xác khi đầu tư mỗi lứa gà. - Doanh thu kinh tế của trang trại tuy cao nhưng chi phí để chăn nuôi cũng khá là nhiều. Đây cũng là một trở ngại để chuẩn bị vốn tiếp tục chuẩn bị cho chăn nuôi lứa sau. 4.2. Khuyến nghị 4.1.1. Đối với trang trại - Chủ trang trại cần nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý hoạt động SXKD, đặc biệt là quản lý tài chính và lao động sao cho đạt hiệu quả hơn. - Tiếp tục củng cố và phát triển thêm các mối quan hệ với các bên liên quan trên tinh thần hợp tác, chia sẻ và cùng có lợi. Các trang trại trên địa bàn cần liên kết với nhau thành một tổ chức HTX, tổ nhóm tương trợ để giúp đỡ nhau hiệu quả hơn, nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
- 48 4.1.2. Đối với chính quyền địa phương - Cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các chính sách để hỗ trợ cho trang trại phát triển, đặc biệt là chính sách tín dụng để cho các trang trại vay vốn lãi suất ưu đãi trong thời gian dài. Có các chính sách về đất đai hợp lý để cho các chủ trang trại yên tâm sản xuất. - Cung cấp thêm thông tin về thị trường cho chủ trang trại để họ chủ động trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó cần hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến để tăng giá trị hàng hóa. - Quan tâm hơn nữa đến việc sản xuất chăn nuôi quy mô trang trại trên địa bàn xã, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao hiệu quả công tác thú y hỗ trợ người dân trong chăn nuôi. - Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và khoa học đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí. - Xây dựng và tạo môi trường thuận lợi để các trang trại mở rộng giao lưu hợp tác, liên kết với các bên liên quan. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được giao lưu gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với nhau, giúp đỡ xây dựng các HTX ngành nghề để phát huy hiệu quả hoạt động SXKD trang trại. - Có các chính sách đền bù hợp lý khi thu hồi đất để các chủ trang trại có thể xây dựng và phát triển lại ổn định cuộc sống.
- 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. 2. Quyết định số 2190/QĐ-UBND quyết định về chủ trương đề xuất đầu tư dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên. II. Tài liệu trích dẫn từ iternet 3. n_04_phong_va_tri_benh_cho_ga_911.pdf?rand=103209 4. 5. trang-va-giai-phap-chan-nuoi-gia-cam-o-cac-tinh-mien-nui-phia-bac 6. lanh-tho-nong-nghiep.5185/ 7. nuoi-gia-cam-va-cac-yeu-to-anh-huong-den-thu-nhap-cua-ho-chan- nuoi-gia-cam-41148/ 8. 9. 10. 44&print=true 11. trang-trai.htm 12. cua-nong-nghiep-hien-dai-phan-vai-4-nha- vi10665.htm#.WEXCB7KLTIV 13. 14. 15.