Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_san_xuat_dua_tai_xa_ban.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– THÀO DỦA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DỨA TẠI XÃ BẢN LẦU, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– THÀO DỦA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DỨA TẠI XÃ BẢN LẦU, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Lớp : K47 – KTNN – N02 Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TSDương Văn Sơn Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ÐOAN Luận văn tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”. Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồngốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiêncứu đã đưa trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào. Khóa luận đã được giảng viên hướng dẫn xem và sửa. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện đề tài PGS.TS. Dương Văn Sơn Thào Dủa XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu Của hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp (Ký, ghi rõ họ tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế& PTNT, tôi đã tiến hành thực tập khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”. Qua đây tôi xin cảm ơn tới ban giám hiệu trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng các thầy,cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, giúp tôi có những kiến thức trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đoàn thể cán bộ UBND xã Bản Lầu đã quan tâm tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian tôi thực tập tại địa phương. Trong quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được. Tôi kính mong được sự góp ý của thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Thào Dủa
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng dứa thế giới 2015-2017 7 Bảng 2.2 Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam 8 giai đoạn 2016 – 2018 8 Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây dứa 23 tại xã Bản Lầu giai đoạn (2016- 2018) 23 Bảng 4.2.Kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dứa 26 Bảng 4.3. Một số thông tin chung về các chủ hộ điều tra 28 Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất của 29 các hộ điều tra (tính bình quân trên hộ) 29 Bảng 4.5. Sản xuất dứa của các hộ điều tra năm 2018 30 Bảng 4.6.Chi phí sản xuất một ha dứa của các hộ điều tra 32 Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế sản xuất dứa phân theo nhóm hộ điều tra 33 Bảng 4.8. Chi phí sản xuất cây ngô của các hộ điều tra tính trên 1 ha trồng ngô lai năm 2018 35 Bảng 4.9.Chi phí sản xuất cây dứa của các hộ điều tra 36 tính trên 1 ha trồng dứa năm 2018 36 Bảng 4.10. So sánh chi phí giữa dứa và ngô của các hộ điều tra 37 trên 1 ha năm 2018 37
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Ảnh đồi dứa anh Giàng Xóa thôn Cốc Phương 24 Hình 4.2. Cán bộ xã xem nông dân thu hoạch dứa tại thôn Na Lốc 24 Hình 4.3. Kênh tiêu thụ dứa của xã Bản lầu 27
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA CC Cơ cấu ĐVT Đơn vị tính BVTV Bảo vệ thực vật THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân BQ Bình quân LĐ Lao động KHCN Khoa học công nghệ TB Trung bình HQKT Hiệu quả kinh tế
- vi MỤC LỤC PHẦN 1MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1.Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế 4 2.1.2 Ý nghĩa 4 2.1.3.Cơ sở lý luận về cây dứa 4 2.2.Cơ sở thực tiễn 6 2.2.1.Tình hình sản xuất dứa trên thế giới 6 2.2.2.Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam 8 2.2.3.Tình hình sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai 9 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu 10 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 10 3.1.3.Nội dung nghiên cứu 10 3.2. Phương pháp nghiên cứu 10 3.2.1.Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 10 3.2.2.Phương pháp thu thập số liệu 11 3.2.3.Phương pháp xử lý số liệu 12
- vii 3.3.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 12 3.3.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của các hộ 12 3.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dứa 14 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16 4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 16 4.1.1.Điều kiện tự nhiên 16 4.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Bản Lầu 17 4.2.Thực trạng sản xuất dứa trên địa bàn xã 22 4.2.1.Tình hình sản xuất dứa trên địa bàn xã Bản Lầu 22 4.2.2.Cây dứa đối với nền kinh tế địa phương 24 4.2.3.Tình hình sử dụng giống 25 4.2.4.Tình hình sử dụng kĩ thuật chăm sóc và thu hái 25 4.2.5.Tình hình tiêu thụ 27 4.3.Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất dứa theo nhóm hộ điều tra 28 4.3.1.Tình hình sản xuất chung của các hộ 28 4.3.2.Phân tích SWOT 31 4.3.3.Hiệu quả kinh tế từ sản xuất dứa của hộ 32 4.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dứa của các hộ điều tra 38 4.3.5.Đánh giá hiệu quả xã hội 39 4.3.6.Đánh giá hiệu quả môi trường 40 4.4.Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế về cây dứa 41 4.4.1.Giải pháp về kĩ thuật 41 4.4.2.Giải pháp về vốn 41 4.4.3.Giải pháp về quản lý chính sách 41 4.4.4.Giải pháp về thị trường tiêu thụ 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1.Kết luận 43
- viii 5.2.Kiến nghị 44 5.2.1.Đối với nhà nước 44 5.2.2.Đối với cấp cơ sở 45 5.2.3. Đối với các nông hộ 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người.Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất, nước phong phú. Điều kiện tự nhiên đó rất thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả. Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta, sản phẩm hoa quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế quốc tế dân cây ăn quả có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm của cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm của cây ăn quả ngoài sử dụng ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến nước giải khát, đóng hộp. Nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người nông dân. Một trong những loại cây ăn quả đó là dứa. Dứa là cây ăn quả ngắn ngày, không kén đất, nên trồng đượccả ở vùng đồi núi và đồng bằng. Bản Lầu là một trong những xã trọng điểm trồng dứa của huyện Mường Khương, có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho dứa sinh trưởng và phát triển tốt. So với những cây trồng khác, cây dứa đem lại thu nhập khá
- 2 cao cho đồng bào dân tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Qua thống kê hiện nay trên địa bàn xã Bản Lầu có trên 600 hộ trồng dứa với diện tích 750 ha, năng suất bình quân từ 25 - 30 tấn/ha, diện tích cho thu hoạch hàng năm 500 ha, sản lượng đạt từ 13- 15.000 tấn, tổng trị giá đạt trên 70 tỷ đồng mỗi năm. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của xã Bản Lầu trong những năm vừa qua thì cây dứa là cây trồng đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với những cây trồng khác. Cây dứa đã và đang thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Vì thế tại xã các hộ dân cũng đã phát triển và nhân rộng mô hình trồng dứa ngày càng lớn và nhân rộng sang các xã giáp đó. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất chưa cao so với tiềm năng của cây trồng, năng suất và chất lượng chưa thực sự cao so với tiềm năng và thế mạnh của địa phương, do ảnh hưởng của khí hậu, thị trường giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, sản xuất còn nhỏ lẻ, còn ảnh hưởng từ thời tiết và việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả. Để sản xuất thực sự có hiệu quả và vấn đề về thị trường đầu ra thì cần đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ngành. Từ những lý do trên tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất dứa đồng thời thấy được những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thực trạng sản xuất dứa và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã. - Phân tích tác động của việc trồng dứa đến đời sống của người dân. - Tìm hiểu về nguồn phân phối và tiêu thụ dứa.
- 3 - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và làm quen dần với công việc thực tế. Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài cụ thể. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như việc trồng dứa nói riêng của xã Bản Lầu. Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây dứa nói riêng theo hướng tới phát triển bền vững.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.[6] 2.1.2. Ý nghĩa - Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu thể hiện lợi ích của người sản xuất, của nhà nước và người tiêu dùng. - Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc nâng cao lợi nhuận cho các doanh nghiệp nông nghiệp, cho các hộ nông dân. Như vậy, hiệu quả kinh tế là vấn đề cả người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm. 2.1.3. Cơ sở lý luận về cây dứa 2.1.3.1. Khái niệm về cây dứa (Ananas comosus) Dứa, thơm hay khóm (có nơi gọi là khớm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương, tên khoa học Ananascomosus, là một loại quả nhiệt đới. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các mắt dứa. Quả dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng hoặc đồ hộp nước dứa, hoặc nước quả hỗn hợp. 2.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của cây dứa Quả dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao(axit malic và axit xitric). Dứa là nguồn cung cấp mangan dồi dào cũng như có hàm lượng Vitamin C và Vitamin B1 khá cao Một tài liệu khác cho biết: Trong 100g phần ăn được cho 25 kcal, 0,03 mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C (dứa tây). Các chất khoáng: 16 mg ca, 11 mg phospho, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ
- 5 Trong quả dứa có chứa enzym bromelain, có thể phân huỷ protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. [5] 2.1.3.3. Đặc tính kỹ thuật của cây dứa Dứa là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác. Bởi vậy phát triển cây dứa cần có sự đầu tư hợp lý, loại bỏ những phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của cây dứa: * Về nhân tố và điều kiện tự nhiên Nhiệt độ: Dứa thích ấm áp, nhiệt độ bình quân năm là 22-27 °C. Quá nóng và quá rét cây ngừng sinh trưởng. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 20 - 30oC. Rét 1-2 °C kéo dài cây dễ chết. Cây dứa ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, lượng mưa hàng năm 1200-1500mm là thích hợp. Ở nhiệt độ cao trên 32oC có thể làm cháy lá và vỏ quả. Về lượng mưa, cây dứa có thể trồng nơi lượng mưa thấp, 600-700 mm/năm với mùa khô dài nhiều tháng cho đến những vùng lượng mưa nhiều tới 3500- 4000 mm/ năm. Quan trọng nhất là lượng mưa phân bố hàng tháng, khoảng 80-100 mm được coi là đầy đủ, không cần tưới thêm. Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Trồng dày, thiếu ánh sáng quả nhỏ, không ngọt. Nhóm dứa cayen là cây ngày ngắn, cây phân hóa mầm hoa khi gặp điều kiện độ dài chiếu sáng trong ngày ngắn.Trong điều kiện đủ ánh sáng, năng suất và hàm lượng đường trong quả đạt được cao, vỏ quả bóng đẹp, dễ xuất khẩu quả tươi và chế biến; khi thiếu ánh sáng thì năng suất sẽ thấp, dứa có vị chua, hàm lượng đường trong quả thấp, vỏ quả có màu xám tối. Đất đai: Cây dứa không kén đất, đất đồi dốc, tráng nắng, dễ thoát nước. Đất phèn nhẹ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có thể trồng được. Độ chua thích hợp pH 4,5-5,5. Dứa là cây chịu hạn, chịu phèn. Nhóm dứa queen có khối lượng và độ lớn trung bình từ 500 – 900gram, bản lá hẹp, cứng, nhiều gai ở mép lá, mặt trong của phiến lá có vân trắng chạy
- 6 song song theo nhiều lá. Hoa có màu xanh hồng, mắt quả lồi, chịu vận chuyển, thịt quả màu vàng đậm, thơm đặc trưng, vị ngọt. Đây là nhóm dứa có phẩm chất cao nhất đang được trồng phổ biến ở nước ta và đại diện là các giống: dứa hoa, dứa tây, dứa Vitoria, khóm. Tuy vậy, nếu không được bón phân đầy đủ, nhất là phân hữu cơ, năng suất quả sẽ không cao. * Về nhân tố kỹ thuật: Giống:Nhân giống bằng chồi, chọn những chồi nách ở những khóm dứa xanh tốt, quả to cân đối. Chọn giống sạch bệnh, giống cây đã được tuyển chọn tốt. Phân bón: Riêng với Kali cây dứa yêu cầu nhiều nhưng nếu bón nhiều Kali lại thường dẫn đến bị thiếu Magiê cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết. Trong thời gian đầu sau khi trồng khoảng 5-6 tháng nhu cầu dinh dưỡng không lớn, chỉ khoảng 10% tổng số chất dinh dưỡng cây cần trong suốt chu kỳ sống. Sau khi cây đã mọc tốt, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng rất nhanh, đặc biệt là Kali (gấp 4-5 lần so với đạm). Ngoài ra, cây dứa cũng cần một số nguyên tố vi lượng khác như kẽm, sắt, Mangan, Đồng . Nhưng các biểu hiện bị thiếu thường không rõ ràng. Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ cho cây dễ dàng phát triển. [5] 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất dứa trên thế giới Dứa là loại trái cây nhiệt đới được xếp thứ hai về tầm quan trọng trong sản xuất trái cây trên thế giới, sản lượng dứa toàn cầu năm 2017 ước tính đạt 25,9 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2016, do thời tiết bất lợi gây ra thiệt hại lớn ở Costa Rica, nhà sản xuất dứa chính trên thế giới. Điều này đánh dấu sự sụt giảm đáng kể trong tăng trưởng sản xuất toàn cầu so với mức tăng trung bình 3,6% hằng năm trong giai đoạn 2007-2016. Ước tính sản lượng dứa của Costa Rica năm 2017 chiếm khoảng 10% tổng sản lượng toàn cầu. Sản xuất dứa của quốc gia này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết khắc nghiệt gây gián đoạn vụ thu hoạch trong nửa đầu năm, khiến sản lượng giảm 7,5% so với 2016. Mùa mưa kéo dài đến tháng 12 năm 2016 dẫn đến sự chậm trễ ra
- 7 hoa của cây, tiếp đó là hạn hán vào tháng 1 và tháng 2 năm 2017, ảnh hưởng đến độ ngọt (brix) của trái dứa. Các nhà sản xuất dứa lớn khác bao gồm Braxin và Philippin, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng dứa toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Braxin, Trung Quốc và Ấn Độ chủ yếu tiêu thụ trái tươi ở thị trường nội địa do nhu cầu tiêu thụ nội địa cao và giá bán lẻ cạnh tranh. Trong khi đó, Thái Lan là nước sản xuất dứa chế biến hàng đầu phục vụ nhu cầu xuất khẩu dứa. Bảng dưới đây là bảng sản lượng dứa trên thế giới từ năm 2015 đến 2017 Bảng 2.1 Sản lượng dứa thế giới 2015-2017 ĐVT: Nghìn tấn Năm 2015 2016 2017 Sản Sản Sản Nước CC(%) CC(%) CC(%) lượng lượng lượng Thế giới 25928 47.72 25740 47.56 25888 47.77 Châu Á 11399 20.98 10944 20.22 11048 20.39 Châu Mỹ 9486 17.46 9615 17.77 9515 17.56 La Tinh Châu Phi 4753 8.75 4888 9.03 5032 9.28 Costa Rica 2772 5.10 2931 5.42 2712 5.00 Nguồn: FAO ( 2017) Tổng diện tích cho thu hoạch trên thế giới năm 2015 là 25.928 nghìn tấn đến năm 2017 là 25.888 nghìn tấn, so sánh về diện tích cho thu hoạch của các nước năm 2017 ta thấy Châu Á là có năng suất lớn nhất 11048 nghìn tấn, chiếm 20,39 % sản lượng cho thu hoạch của thế giới, tiếp đến là Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, có sản lượng thu hoạch lần lượt là 9519 nghìn tấn, 5032 nghìn tấn và nước có diện tích nhỏ nhất là 2712 nghìn tấn.
- 8 Diện tích dứa cho thu hoạch các nước từ năm 2015 đến năm 2017 có phần giảm.Vùng châu Á được coi là quê hương của cây dứa, hầu hết các nước này đều trồng dứa. [3] 2.2.2. Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam Là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nghề trồng cây ăn quả. Ở Việt Nam cây dứa là một trong những cây ăn quả ngắn ngày có năng suất cao, dễ khai thác, được trồng ở nhiều nơi trong cả nước như Phú Thọ, Kiên Giang, Tiền Giang, Ninh Bình, Lào Cai, .Từ sản phẩm dứa bà con nông dân đã có thêm công ăn việc làm và có thu nhập cao. Bên cạnh đó góp phần tích cực vào cảnh quan môi trường sinh thái ở Việt Nam. Sản phẩm từ dứa chủ yếu được dùng để ăn tươi cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và một số được xuất khẩu sang nước khác. Bảng 2.2 Tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018 Năng suất Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) (tấn/ha) 2016 39.700 14,564 578.200 2017 40.500 13,936 564.400 2018 41.000 13,832 567.100 Nguồn: FAO(2017) Qua bảng 2.2 cho thấy diện tích trồng dứa tương đối lớn. Từ năm 2016, diện tích trồng dứa từ 39.700 ha, đạt 578.200 tấn, với năng suất bình quân 14,564 tấn/ha, đến năm 2018, diện tích trồng dứa là 41.000 ha, đạt 567.100 tấn với năng trung bình là 13,832 tấn/ha, giảm đi 0,732 ha, điều đó dẫn đến năng suất và sản lượng cũng giảm đi, năng suất từ 14,564 tấn/ha giảm xuống 13,832 tấn/ha, sản lượng cũng giảm từ 578.200 tấn xuống 567.100 tấn. Đây là nguồn thu nhập lớn cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam.[3]
- 9 2.2.3. Tình hình sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Xã Bản Lầu được biết đến là như một “thủ phủ’’của vùng sản xuất dứa của tỉnh Lào Cai. Cây dứa được du nhập vào địa bàn xã Bản Lầu từ những năm 1994, 1995 bằng con đường ngoại giao nhân dân giữa cư dân biên giới Việt Nam và cư dân biên giới Trung Quốc. Trong những năm đầu chỉ có một số hộ trồng, sau đó lan rộng đến các thôn giáp biên giới đến nay trên địa bàn xã hầu như 21/21 thôn đề có các hộ trồng dứa. Cây dứa được nhân trồng tập trung nhiều nhất là ở các thôn 7 thôn giáp biên giới và các thôn Na Mạ 1, Na Mạ 2, Na Nhung Thời điểm được nhân dân trồng rộ nhất là trong các tháng 9, 10 và tháng 11 hàng năm, thời điểm cho thu hoạch từ tháng 1 cho đến tháng 5 hàng năm. Xuất phát từ khí hậu, thổ nhưỡng của Bản Lầu phù hợp cho điều kiện phát triển cây dứa, thị trường tiêu thụ khá ổn định, qua tìm hiểu, so sánh với các địa phương vùng đồng bằng, như Thanh Hóa, Ninh Bình thì dứa Bản Lầu cho chất lượng thơm, ngon hơn vì vậy được các nhà máy sản xuất dứa Việt Nam cũng như thị trường Trung Quốc rất ưa thích. Qua thống kê hiện nay trên địa bàn xã Bản Lầu có trên 600 hộ trồng dứa với diện tích 750 ha, năng suất bình quân từ 25 - 30 tấn/ha, diện tích cho thu hoạch hàng năm 500 ha, sản lượng đạt từ 13-15.000 tấn, tổng trị giá đạt trên 70 tỷ đồng mỗi năm. Có thể khẳng định sau trên 20 năm kinh nghiệm canh tác cây dứa của người nông dân đến nay cây dứa thực sự đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo của xã Bản Lầu huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai không những vậy mô hình trồng dứa Bản Lầu được nhân rộng ra nhiều địa phương khác như các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh giáp ranh như: Lai Châu, Hà Giang và được nhiều địa phương đến tham quan học tập kinh nghiệm.[4]
- 10 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề có liên quan đến hiệu quả kinh tế cây dứa. Đối tượng điều tra là các hộ nông dân trồng dứa tại xã. Về hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai trong 3 năm (2016 - 2018). 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được tập chung nghiên cứu tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai Về thời gian: Thời gian thực hiện khóa luận ngày 20/8/2018 đến ngày 21/12/2018 3.1.3. Nội dung nghiên cứu Thực trạng sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mương Khương, tỉnh Lào Cai Hoạch toán chi phí sản xuất, thu thập được và so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây dứa và một số cây trồng khác tại địa phương Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại địa phương Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây dứa 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận vĩ mô Nghiên cứu đánh giá tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ dứa trên toàn địa bàn xã. Thu thập cả số liệu định tính và số liệu định lượng về sản xuất và tiêu thụ để có thể phân tích, đánh giá chính xác vai trò và giá trị của cây dứa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó rút ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất và tiêu thụ dứa, rút ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ dứa ở địa phương
- 11 3.2.1.2. Phương pháp tiếp cận vi mô Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa ở các hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu * Điều tra thu thập số liệu thứ cấp Đây là phương pháp sử dụng số liệu đã thống kê, các báo cáo tổng kết của xã để có được các số liệu theo yêu cầu của đề tài. Thu thập các thông tin qua các văn bản, sách báo, trang web có vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ dứa. * Điều tra thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng bảng kiểm (danh sách các vấn đề liên quan) để thu thập thông tin sơ cấp từ các hộ trồng dứa về sản xuất và thị trường tiêu thụ dứa. Trong đề tài này tôi điều tra 86 hộ sản xuất dứa của xã Bản Lầu.Trong đó tôi chọn ngẫu nhiên 29 hộ khá, 29 hộ trung bình, 28 hộ nghèo để điều tra dựa theo bảng danh sách phân hộ giàu, nghèo của xã Bản Lầu. Theo công thức Slovin: N 푛 = (1 + . 푒2)- n: Kích cỡ mẫu N: Tổng số hộ e: sai số (10%) Ta có: N = 600 hộ E = 0,1 600 N = = 86 hộ (1+600∗0,12) Sau khi chọn mẫu xong tôi tiến hành điều tra theo mẫu phiếu điều tra đã xây dựng sẵn.
- 12 Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như sau: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của các chủ hộ, tình hình sản xuất dứa, chi phí sản xuất dứa, thu thập của người sản xuất dứa, các kiến nghị và nhu cầu của hộ sản xuất dứa, .Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ. Sử dụng phương pháp PRA để thụ thập thông tin mang tính chất chuyên sâu về sản xuất và thị trường tiêu thụ dứa từ các hộ sản xuất dứa trên địa bàn xã; thu thập thông tin sản xuất, xu hướng tiêu thụ dứa của người dân. 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Từ các nguồn số liệu điều tra thụ thập được trên địa bàn nghiên cứa, tiến hành tổng hợp và phân tích: Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu và rút ra những nhận xét và kết luận chính xác. Phương pháp tính toán thông thường và xử lí các số liệu bằng phần mềm Excel để xử lí số liệu thu nhập được. Phương pháp chọn mẫu: Là phương pháp lựa chọn một bộ phậntương đối nhỏ từ tổng thể với tích cách là đại diện cho tổng thể cần nghiên cứa. Dựa trên kết quả thu được từ mẫu, ta sẽ suy diễn rộng ra cho tổng thể. Trong quá trình nghiên cứa các phương pháp được sử dụng một cách tổng hợp để phát huy lợi thế của các phương pháp. 3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của các hộ * Giá trị sản xuất GO (Grossoutput) Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp được đào tạo ra tính trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất.
- 13 Công thức tính: GO = ∑ 푸풊 ×푷풊 Trong đó: 푄푖Là khối lượng sản phẩm dứa loại i 푃푖 Là giá bán sản phẩm i * Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) Là khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lo động. Công thức tính: IC = ∑푪풊 Trong đó : 푖 Là khoản chi phí thứ I trong vụ sản xuất. * Giá trị gia tăng VA (Value added) Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị diện tích trong năm. Công thức tính: VA = GO – IC * Lợi nhuận Pr (Profit) Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp sau khi thanh toán toàn bộ số tiền công lao động trong một chu kì sản xuất trên một đơn vị diện tích. Công thức tính: Pr = GO - IC Trong đó: - GO: là tổng giá trị sản xuất - TC: là tổng chi phí. * Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí ( ) Là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng (GO) với chi phí trng gian (IC) tính trong một quy mô diện tích, trong một chu kì sản xuất. Công thức tính: 푻푮푶 = GO/IC (lần) Nó thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư, biểu hiện ở việc đầu tư một lượng là bao nhiêu để thu thập được một kết quả nào đó.
- 14 * Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí ( ) Là tỷ suất biểu hiện mối tương quan giữa giá trị tương quan (VA) và lượng chi phí bỏ ra (IC) trên quy mô diện tích trong một chu kì sản xuất. Công thức tính: 푻푽 = VA/IC (lần) * Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí ( ) Là tỉ suất biểu hiện mối quan hệ giữa thu nhập hỗn hợp (MI) với chi phí trung gian (IC) trên quy mô diện tích trong một chu kì sản xuất. Công thức tính: 푻푴푰 = MI/IC (lần) * Tỷ suất lãi ròng theo chi phí ( 푃 ) Là tỉ số biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được (Pr) với chi phí trung gian (IC) trên một quy mô diện tích trong một chu kì sản xuất. Công thức tính: 푻푷풓 = Pr/IC - Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ - Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ - Thu nhập hỗn hợp trên một công lao động: MI/CLĐ - Lợi nhuận trên một công lao động: Pr/CLĐ. 3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dứa Cây trồng là một nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chi tiêu phải được thể hiện đầy đủ hiệu quả kinh tế sản xuất, kết hợp hiệu quả sử dụng các nguồn lực tổng hợp khác trong các hộ nông dân. - Chi tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/một đơn vị diện tích Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha) - Chi tiêu phản ánh hiệu quả dựa trên chi phí Chi phí trung gian IC/1kg sản phẩm - Chi tiêu hiệu quả vốn Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chi tiêu hiệu quả lao động
- 15 Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ) Chi phí/lao động (IC/lđ) - Về giá cả sử dụng trong tính toán: Sử dụng giá bình quân trên thị trường trong thời gian nghiên cứu (giá năm 2018)
- 16 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Xã Bản Lầu là xã vùng cao, biên giới của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Tây Nam của huyện Mường Khương, cách trung tâm huyện 30 km. Đây là một trong những xã có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Khương. Tọa độ địa lý và ranh giới hành chính của xã được xác định như sau: Phía Đông giáp xã Bản Xen, huyện Mường Khương. Phía Nam giáp các xã Bản Cầm và Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng. Phía Tây giáp huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phía Bắc giáp xã Lùng Vai, huyện Mường Khương.Có vị tríthuận lợi cho việc quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội như việc đi lại, thông tin liên lạc, giao lưu kinh tế và các hoạt động văn hóa xã hội khác. Địa hình xã bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi, đồi có độ dốc lớn, nhiều đồi núi cao và khe suối. Các dãy núi chính chạy theo hướng Bắc – Nam, đỉnh cao nhất là 748 m nằm trên dãy núi ranh giới với xã Lùng Vai. Độ cao trung bình từ 400-500 m, độ dốc trung bình từ 250– 300. Là vùng núi đá vôi phong hóa, hiện tượng casto hoạt động khá mạnh tạo nên nhiều suối ngầm. Yếu tố địa hình bị chia cắt mạnh đã gây ra khó khăn cho việc tổ chức sản xuất cũng như hạn chế khả năng đầu xây dựng đường giao thông và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sắp xếp dân cư, giao lưu phát triển kinh tế, xã hội và công tác quản lý. Bản Lầu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới,chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mùa hạ chủ yếu có gió thành phần mùa đông và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) có khí hậu lạnh và khô, hướng gió chính là gió Đông Nam.
- 17 Nhiệt độ trung bình của năm từ19,30 C – 20,3oC, nhiệt độ cao nhất 38 oC vào tháng 6, thấp nhất là 10oC vào tháng 1. Độ ẩm không khí bình quân là 88% sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao nhất ( tháng 3) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 24%. Lượng bốc hơi bình quân là 520 mm/năm. Lượng mưa trung bình năm là 1.935mm, phân bố không đồng đều, lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 9 hàng năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6,7 tới 380,2mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 với lượng mưa không đáng kể (20,5mm), không đủ cho lượng bốc hơi nước và lại rơi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Chế độ gió và các nhân tố cực đoan khác: Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông Nam, hiện tượng mưa đá và sương muối thấy xuất hiện rất ít, hiện tượng tuyết rơi chưa gặp. Trên địa bàn xã có 2 suối chính chảy qua: Suối Bản Lầu: Bắt nguồn từ xã Bản Xen chảy qua trung tâm xã sang xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) đổ ra sông Hồng. Suối Nậm Chảy: Bắt nguồn từ xã Nậm Chảy qua Lùng Vai đổ ra sông Nậm Thi. Đây chính là ranh giới quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc 4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Bản Lầu * Tình hình sử dụng đất năm 2018: Tổng diện tích tự nhiên của xã năm 2018 là 4.564,ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 2.643,88 ha, chiếm 57,92% + Đất phi nông nghiệp là 920,48 ha, chiếm 20.16%. + Đất chưa sử dụng là 1.000,5 ha, chiếm 21.92 %. Tiềm năng đất đai của xã khá phong phú, đặc biệt là quỹ đất chưa sử dụng, đây là cơ sở để xã đưa vào khai thác mở rộng quỹ đất sản xuất lâm nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu về đất cho các mục đích chuyên dùng. Những diện tích đất đang sử dụng cũng được đầu tư thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu một cách hợp lý, làm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường ở địa phương.
- 18 Trên địa bàn xã Bản Lầu đất chính chủ yếu là đất Feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, loại đất này chiếm 45% diện tích tự nhiên của xã. Tầng đất dày và độ phì tầng đất tốt. Chất đất trên địa bàn xã có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâmnghiệp như: trồng cây lương thực và đặc biệt là những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao: lúa, ngô lai, dứa, chè, chuối, và một số loài cây lâm nghiệp khác. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nước, trong những năm qua cơ sở vật chất kĩ thuật của xã có nhiều thay đổi đáng kể, như hệ thống điện mạng lưới giao thông, công trình công cộng, các công trình thủy lợi được xây dựng và nâng cấp. Điều đó được thể hiên như sau: Trên địa bàn xã có 2 đường ô tô chính, đó là: Đường quốc lộ 4D: Chạy qua trung tâm xã, có chiều dài 9km, rải nhựa; Đường từ Km18 đến Cốc Phương qua Na Lốc dài 15km, rải nhựa thuận lợi cho đi lại và giao lưu buôn bán. Ngoài ra có các tuyến đường liên xã, liên thôn khác cũng được rải nhựa, bê tông hóa, hệ thống cầu cống được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng được việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, giao lưu giữa các thôn đượcthuận tiện. Nhìn chung mạng lưới giao thông của xã đã được nâng cấp, mở rộng, tổng số chiều dài 49 km, đến nay tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt 90% cơ bản đáp ứng được việc đi lại cho nhân dân. Trên địa bàn xã có 3 con suối chính là suối Na Nhung và suối Bản Xen và suối Na Lốc, hệ thống kênh mương được đầu tư xây dựng gần 50 km để dẫn nước tưới, tiêu. Do vậy việc trồng cấy của nhân dân được chủ động. Cấp điện: Xã Bản Lầu có mạng lưới điện hoàn chỉnh và ổn định, điện lưới quốc gia phủ khắp xã. Theo số liệu tổng kết hằng năm của xã năm 2018, tổng số thôn trên địa bàn xã là 21 thôn trong đó 18 đạt danh hiệu thôn văn hóa, đạt85%. Tổng số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa là 1458 hộ chiếm 90% tổng số hộ gia đình trong xã.
- 19 Công tác tuyên truyền được chú trọng, các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi, 21/21 thôn bản đã xây dựng được hương ước thôn. Việc cưới con tảo hôn, làm ma lâu ngày cho người chết hầu như không còn. Trên địa bàn xã có 7 trường học từ cấp mầm non đến THPT, trong đó có 1 trường THPT tại trung tâm xã, 2 trường Mầm Non tại thôn Na Lốc và trung tâm xã, 2 trường Tiểu học tại thôn Na Lốc và trung tâm xã, 2 trường THCS tại thông Na Lốc và trung tâm xã, 2 điểm trường tại thôn Pạc Bo và thôn Na Mạ. Trong đó có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh thi đua dạy tốt, học tốt, trường học thân thiện, học sinh tích cực, duy trì tốt sĩ số lớp học sinh ở các cấp học. Kết quả năm học 2017- 2018 tổng số học sinh trên địa bàn xã từ 1.643 học sinh trong đó: Khối THPT 423 em, Khối THCS 352 em, Khối Tiểu học 546 em, khối Mầm non 322 cháu. Qua tổng kết đánh giá chất lượng học sinh khối THPT, THCS, Tiểu học trong năm học như sau: Học sinh giỏi cấp tỉnh 17 em, 45 học sinh giỏi cấp huyện và nhiều em đạt học sinh giỏi , học sinh tiên tiến cấp trường. Về giáo viên trong toàn xã có 148 giáo viên trong đó: 40 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và nhiều giáo viên dạy giỏi cấp trường. Về cơ bản cơ sở vật chất của trường chưa đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục. Trong tương lai cần đầu tư cho lĩnh vực này hơn nữa và cần phải bố trí đầy đủ trường mầm non ở các thôn. Đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên cả về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị. Duy trì bền vững nền phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đảm bảo chất lượng dạy và học. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 100%. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã: Được tuyên truyền vận động theo dõi kiểm tra giám sát thường xuyên. Không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh đông người kéo dài. Xã có một trạm y tế tại thôn Na Lốc và 1 phòng khám đa khoa khu vực được xã đầu tư xây dựng nhà cấp 4 kiên cố trên khuôn viên có diện tích là
- 20 0,49 ha, cách UBND xã 100m. Tuy nhiên, trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn. Hiện trạm y tế chưa có vườn thuốc nam, chưa có nhà bếp và nhà ăn cho cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ của trạm y tế xã có 16 người trong đó có 1 bác sỹ, 5 Y sỹ, 6 Y tá, 3 nữ hộ sinh và 1 dược sỹ trung cấp. Công tác chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn xã trong những năm gần đây được chú trọng phát triển. Nhiều chương trình được triển khai tốt như tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét. Đến nay có 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định, trong năm 2016 trường hợp sinh con thứ 3 là 10 trường hợp, 100% phụ nữ có thai được khám định kỳ. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng là 25%, suy dinh dưỡng về chiều cao 36%. Theo số liệu thống kê năm 2018, trên địa bàn xã có 1.620 hộ, với 6.690 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%/ năm, mật độ dân số trung bình 105 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động 3.802 người, trong đó 3.582 người chưa qua đào tạo; 82 người qua sơ cấp; 78 người qua trung cấp; 35 người qua cao đẳng và 25 người qua Đại học và trên Đại học. Người dân trên địa bàn cư trú tại 21 thôn với 12 dân tộc sinh sống là: Kinh, H’Mông, Dao, Giáy, Nùng, Pa Dí, Phù Lá, Tày, Mường, Thái, Cao Lan, Tu dí. Trong đó: dân tộc Kinh: chiếm 27%; dân tộc HMông: 32%; dân tộc Giáy: 15%; dân tộc Nùng: 12%; dân tộc Dao: 9%; Còn lại là các dân tộc khác.Các dân tộc cư trú xen kẽ với nhau trong cộng đồng ở các xóm, không có khu vực cư trú riêng biệt tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn. Nhìn chung nhân dân các dân tộc đoàn kết cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. Xong tỷ lệ lao động qua đào tạo đào tạo mới chiếm 35%, còn lại chỉ dựa vào kinh nghiệm trong sản xuất, đây là một bài toán mà địa phương xã Bản Lầu cần tháo gỡ trong việc đào tạo tay nghề cho lao động địa phương trong thời gian tới
- 21 Năm 2018 tổng thu nhập toàn xã đạt trên 233 tỷ đồng trong đó thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 82%, từ thương mại dịch vụ chiếm 8%, còn lại từ thu nhập khác. Thu nhập bình quân đầu người của người dân trên địa bàn xã đạt 30,2 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt: 589kg/người/năm. - Bản Lầu là xã được công nhận hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới từ năm 2015. Qua 4 năm sau khi được công nhận các tiêu chí vẫn được duy trì giữ vững, một số tiêu chí đã được nâng lên, như tiêu chí thu nhập, đường giao thông nông thôn, tiêu chí giáo dục, trường học, vệ sinh môi trường Hiện nay cấp ủy, chính quyền xã đang tiếp tục phấn đấu xây dựng và nâng các các tiêu chí ở mức độ cao hơn. * Thuận lợi - Xã Bản Lầu là xã miền núi có địa hình đa dạng thuận lợi cho việc phát triển một cách đa dạng các loại hình kinh tế nông lâm nghiệp, kết hợp các loại hình phát triển kinh tế. - Xã có lực lượng lao động dồi dào, đây là nhân tố chính quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của xã. - Xã có vị trí nằm dọc quốc lộ 4D nên giao thông đi lại khá thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa với các nơi khác. - Cơ sở kĩ thuật của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội *Khó khăn - Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiệm truyền thống, chưa được đào tạo chuyên sâu. - Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất dẫn đến tình trạng phát triển manh mún.
- 22 - Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập chung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng. - Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kĩ thuật phục vụ các khu dân cư và sản xuất còn yếu kém. 4.2. Thực trạng sản xuất dứa trên địa bàn xã 4.2.1. Tình hình sản xuất dứa trên địa bàn xã Bản Lầu Xã Bản Lầu được biết đến là như một “thủ phủ’ của vùng sản xuất dứa của tỉnh Lào Cai. Cây dứa được du nhập vào địa bàn xã Bản Lầu từ những năm 1994, 1995 bằng con đường ngoại giao nhân dân giữa cư dân biên giới Việt Nam và cư dân biên giới Trung Quốc. Trong những năm đầu chỉ có một số hộ trồng, sau đó lan rộng đến các thôn giáp biên giới đến nay trên địa bàn xã hầu như 21/21 thôn đề có các hộ trồng dứa. Cây dứa được nhân trồng tập trung nhiều nhất là ở các thôn 7 thôn giáp biên giới và các thôn Na Mạ 1, Na Mạ 2, Na Nhung Thời điểm được nhân dân trồng rộ nhất là trong các tháng 9, 10 và tháng 11 hàng năm, thời điểm cho thu hoạch từ tháng 1 cho đến tháng 5 hàng năm. Xuất phát từ khí hậu, thổ nhưỡng của Bản Lầu phù hợp cho điều kiện phát triển cây dứa, thị trường tiêu thụ khá ổn định, qua tìm hiểu, so sánh với các địa phương vùng đồng bằng, như Thanh Hóa, Ninh Bình thì dứa Bản Lầu cho chất lượng thơm, ngon hơn vì vậy được các nhà máy sản xuất dứa Việt Nam cũng như thị trường Trung Quốc rất ưa thích. Qua thống kê hiện nay trên địa bàn xã Bản Lầu có trên 600 hộ trồng dứa với diện tích 750 ha, năng suất bình quân từ 25 - 30 tấn/ha, diện tích cho thu hoạch hàng năm 500 ha, sản lượng đạt từ 13-15.000 tấn, tổng trị giá đạt trên 70 tỷ đồng mỗi năm. Có thể khẳng định sau trên 20 năm kinh nghiệm canh tác cây dứa của người nông dân đến nay cây dứa thực sự đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo của xã Bản Lầu huyện, Mường Khương, tỉnh Lào Cai không
- 23 những vậy mô hình trồng dứa Bản Lầu được nhân rộng ra nhiều địa phương khác như các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh giáp ranh như: Lai Châu, Hà Giang, và được nhiều địa phương đến tham quan học tập kinh nghiệm. Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cây dứa tại xã Bản Lầu giai đoạn (2016- 2018) Nội dung 2016 2017 2018 Diện tích (ha) 660 700 750 Năng suất bình quân(tấn/ha) 23 25 27 Sản lượng (tấn) 15180 17500 20250 (Nguồn: UBND xã Bản Lầu năm 2018) Qua bảng 4.1 cho ta thấy được: qua 3 năm (2016-2018) diện tích trồng dứa đã tăng 90 ha, cụ thể năm 2016 diện tích trồng dứalà 660 ha, năm 2017 là 700 ha, đến năm 2018 là 750 ha, diện tích trồng dứa tăng 90 ha so với năm 2016 và năng suất cũng tăng, năm 2016 năng suất chỉ đạt 23 tấn/ha, năm 2016 đạt 25 tấn/ha tăng. Đạt được kết quả này là do người dân đã thấy được tiềm năng phát triển của cây dứa, tích cực sử dụng giống có năng suất cao, chú trọng, tăng mức đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất. Sản lượng năm 2016 là 15180 tấn, năm 2017 là 17500 tấn, tăng 2320 tấn so với năm 2016, đến năm 2018 sản lượng toàn xã đạt 20250 tấn cao hơn năm 2017 là 2750 tấn. Như vậy có thể thấy qua 3 năm cả diện tích trồng, năng suất và sản lượng dứa của xã Bản Lầu có xu hướng tăng lên rõ rệt. Có được điều đó là do sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn cuả các cán bộ nông nghiệp huyện, cán bộ khuyến nông xã cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cây dứa trên địa bàn xã theo hướng sản xuất hàng hóa tập chung.
- 24 4.2.2. Cây dứa đối với nền kinh tế địa phương * Đối với nền kinh tế chung của huyện Hình 4.1. Ảnh đồi dứa anh Giàng Xóa thôn Cốc Phương - Dứa góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển mạnh, bền vững, thu nhập từ dứa chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của huyện - Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hằng năm tăng khá nhanh như: đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi, các công trình thiết kế văn hóa, công trình công cộng. - Thu nhập từ sản xuất dứa góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn, người dân có khả năng chi trả nhiều hơn cho cuộc sống hằng ngày, có điều kiện tham gia văn hóa, vui chơi giải trí. Đến nay trên địa bàn xã không còn hộ đói, tỉ lệ nghèo toàn huyện đã giảm rất nhiều, số họ giàu, số hộ khá tăng lên. * Đối với nhân dân xã Bản Lầu nói riêng Hình 4.2. Cán bộ xã xem nông dân thu hoạch dứa tại thôn Na Lốc
- 25 - Sản phẩm từ dứa đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, từng bước nâng cao mức sống dân cư nông thôn. - Có thu nhập ổn định nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như: tivi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương tiện sản xuất như máy cày, máy tuốt, máy bơm nước, Mở mang phát triển văn hóa xã hội, giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương. - Sản xuất dứa không những đem lại thu nhập cao mà còn phần nào giải quyết được vấn đề cơ bản về lao động xã hội. - Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức cho người dân trong xã về quản lí, tổ chức, tu bổ phát triển nghề trồng cây ăn quả, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. 4.2.3. Tình hình sử dụng giống Những diện tích dứa được trồng hiện nay chủ yếu là người dân tự nhân giống để trồng. 4.2.4. Tình hình sử dụng kĩ thuật chăm sóc và thu hái - Trước đây khi quy mô còn nhỏ lẻ người dân chủ yếu chăm sóc theo kinh nghiệm, phương pháp thủ công, ít đầu tư nên chưa đạt hiệu quả cao. Được sự khuyến khích phát triển của địa phương người dân đã mở rộng diện tích trồng dứa. Tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật để chăm sóc dứa sao cho hiệu quả từ mật độ, cách trồng đến bón phân, Tuy nhiên trình độ dân trí và thu nhập không đồng bộ nên còn nhiều hộ chưa tiến hành đúng quy cách như bón phân theo cảm tính, chưa đúng liều lượng, chưa giành nhiều thời gian làm cỏ, chọn cây đồng đều để trồng nên chất lượng quả, mắt quả cũng chưa đồng đều. - Thời điểm cho thu hoạch dứa: từ tháng 1 cho đến tháng 5 hàng năm. Dứa do thương lái mua thì được bẻ hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên không thể tránh khỏi được những trường hợp dứa bị dập, nát. Đối với dứa mang bán lẻ thì người dân mang ra chợ để giao lưu buôn bán. - Để đạt được hiệu qua kinh tế cao từ trồng dứa người dân không chỉ tạo ra sản lượng lớn quả mà còn phải thu hoạch đúng thời điểm, đúng quy cách, tìm được nguồn tiêu thụ dứa.
- 26 Bảng 4.2.Kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dứa Các bước STT Nội dung công việc 1 Giống Chọn cây con to khỏe, không sâu bệnh, sinh trưởng tốt. 2 Thời vụ Từ tháng 9, 10 và thấng 11 hàng năm Cây dứa không kén đất, trồng được cả ở đồi núi và đồng bằng. 3 Chọn đất Đất trồng dứa cần có kết cấu nhẹ, đảm bảo thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và hơi dốc. Sau khi lấy giống xong, ta phá hủy cây dứa cũ để trồng lại đợt khác. Khối lượng thân lá dứa tương đối lớn. Phương 4 Làm đất pháp phá hủy cây dứa cũ: Phun thuốc diệt cỏ để 1 tháng cây héo rồi đem đốt sạch sẽ sau đó có thể trồng mới. Dứa được trồng theo hàng kép, tức là trồng thành từng Kĩ thuật băng 2 hàng một. 5 trồng Khoảng cách giữa các băng khoảng 80 cm, giữa 2 hàng trên băng là 40cm, trên hàng cây cách nhau 30 cm. - Làm cỏ: Sau khi trồng dứa xong trên nương cỏ dại thường phát triển nhiều, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây. Có thể làm cỏ bằng tay hoặc phun hóa chất trừ cỏ như Ametryn (có các thuốc Ametrex, Gesapax ) chất Atrazin Làm cỏ và 6 (các thuốc Atranex, Mizin ), chất Diuron (các thuốc chăm sóc Ansaron, Maduron ). Những chất này phun sau khi trồng dứa cây cỏ còn nhỏ. Làm cỏ 5-6 lần/ vụ tùy mức độ cỏ mọc nhiều hay ít. Phát cây bụi xung quanh cho thoáng, nhiều ánh sáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. - Chủ yếu bằng hỗn hợp đạm, và kali với liều lượng cho 1 cây là 5-8 giảm N + 10-15 giảm K2O. - Cách bón phân: Nên bón vào lúc mưa nhẹ, độ ẩm thích hợp. Có thể dùng thìa có cán dài xúc phân đổ vào nách lá già sát gốc không 7 Bón phân bón lên lá dễ bị cháy lá. + Lần 1:Sau khi trồng cây được 2 tháng thì tiến hành bón phân NPK trộn với đạm. + Lần 2: Chỉ bón phân NPK đến khi cây đủ khả năng ra hoa kết quả. Xử lý cây ra hoa kết quả theo thời gian dự kiến. Quả thường chín vào tháng 1 đến tháng 5 hằng năm. Sau 8 Thu hoạch khi quả chín tiến hành thu hoạch vận chuyển bán cho các nhà máy chế biến và trên thị trường.
- 27 4.2.5. Tình hình tiêu thụ Thương lái Người Người tiêu trồng dùng Bán lẻ (Nguồn: số liệu điều tra 2018) Hình4.3. Kênh tiêu thụ dứa của xã Bản lầu Nguồn tiêu thụ dứa tại xã Bản Lầu: - Chiếm hơn 50% dứa do thương lái bên Trung Quốc sang thu mua. - Một phần do Công ti cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình), nhà máy chế biến dứa ở Bắc Giang và Hải Dương đến thu mua. - Còn lại là người dân bán lẻ tại các chợ, Dứa xã Bản Lầu vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ nhu cầu thị trường chưa đáp ứng đủ nên phần lớn là tư thương vào tận vườn mua, thương lái tự thuê nhân công thu hoạch và vận chuyển, đầu vụ giá bán giao động từ 5000 – 6000 đồng/kg. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân tự thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông bán cho thương lái thu mua và một phần bán lẻ cho các khu chợ, đến chính vụ giá dứa có phần giảm xuống từ 3000 – 4000 đồng/kg. Dứa được các tư thương mua trở đi tỉnh Lào Cai, các tỉnh lân cận, các công ti sản xuất, và một phần xuất khẩu sang nước bạn Trung Quốc. Đến cuối vụ do số lượng dứa cung cấp ra thị trường không nhiều dẫn đến cung nhỏ hơn cầu nên giá dứa lại được nâng lên đến khoảng
- 28 6000 đồng/kg. Với hai kênh tiêu thụ như hình 4.3 thì kênh thương lái được người dân bán với giá thấp hơn so với kênh bán lẻ, với giá chênh nhau từ 4000 đến 5000đồng/kg mà trong khi đó số kênh thương lái lại tiêu thụ với số lượng lớn gấp nhiều lần so với kênh bán lẻ. Với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất của người dân nên năng suất, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả bấp bênh – đó là một nỗi lo cho người nông dân. Giải pháp để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các ngành về xây dựng và bảo quản thương hiệu cũng như chất lượng, để nâng cao giá trị của dứa, ổn định thị trường đầu ra. 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất dứa theo nhóm hộ điều tra 4.3.1. Tình hình sản xuất chung của các hộ * Thông tin chung về các hộ điều tra Nghiên cứu nguồn lực của một con người là một chỉ tiêu quan trọng biết nguồn vốn con người của mỗi hộ. Đây là một trong số các nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất của hộ. Bảng 4.3. Một số thông tin chung về các chủ hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Trug bình(n=86) 1.Số hộ điều tra Hộ 86 2. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 42 3. Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học Hộ 45 - Trung học cơ sở Hộ 25 - Trung học phổ thông Hộ 16 4. Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 5 5. Số lao động BQ/hộ LĐ 3 (Nguồn: số liệu điều tra) Theo kết quả điều tra cho thấy độ tuổi bình quân chung của chủ hộ điều tra là 42 tuổi, hầu hết ở độ tuổi này trở lên phần lớn các hộ đã ổn định cơ sở
- 29 vật chất, nguồn vốn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Các chủ hộ có sự hiểu biết về kỹ thuật trong việc gieo trồng nên đây là một thuận lợi góp phần thúc đẩy và phát triển cây dứa có hiệu quả. Ngược lại, khoảng độ tuổi dưới 30 thường các chủ hộ mới xây dựng gia đình được vài năm và mới tách hộ nên chưa ổn định kinh tế, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, khả năng nhìn nhận, tiếp cận thị trường kém hơn. Trình độ học vấn của các chủ hộ hầu như là ở mức Tiểu học, bình quân là 45 hộ chiếm 52,3% tổng số hộ điều tra, mức Trung học cơ sở là 25 hộ chiếm 29,1% tổng số hộ điều tra ở mức độ học vấn này các chủ hộ khó có thể tiếp cận KHCN mới, tiếp thu và nắm bắt chậm hơn trong các đợt tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dứa, tìm hiểu và học hỏi những hộ khác. Trình độ học vấn ở mức Trung học phổ thông là 16 hộ chiếm 18,6% tổng số hộ điều tra, ở mức học vấn này các hộ nắm bắt nhanh hơn về kĩ thuật trồng, chăm sóc cây dứa trong các đợt tập huấn,chịu khó tìm hiểu KHCN mới, sự thay đổi của thị trường và học hỏi những hộ khác. Số nhân khẩu bình quân là 5 khẩu/hộ, số lao động bình quân là 3 lao động/hộ điều này cho thấy nguồn nhân lực sản xuất rất dồi dào * Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra (tính bình quân trên hộ) Tiêu chí Diện tích (ha) CC (%) Tổng diện tích đất sản xuất 3.21 100 1. Đất trồng cây hàng năm 2.08 64.8 - Đất trồng cây dứa 1.25 60.1 - Đất trồng ngô 0.48 23.08 - Đất trồng lúa 0.35 16.82 2. Đất trồng cây lâu năm 1.08 33.64 Đất trồng chuối 0.52 48.15 3. Đất trồng các loại cây khác 0.05 1.56 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2018)
- 30 Qua bảng 4.6 ở trên cho ta thấy: Tổng diện tích đất sản xuất của các hộ điều tra bình quân là khá lớn là 3,21 ha. Trong đó đất trồng cây hàng năm là 2,08 ha, chiếm 64,8 %, tiếp là cây lâu năm 1,08 ha, chiếm 33,64 % và đất trồng các loại cây khác 0,05 ha, chiếm 1,56 % tổng diện tích đất sản xuất. Lúa ngô là các cây trồng chính trong các hộ chỉ để cung cấp lương thực cho người dân và thức ăn chăn nuôi. Cây dứa là cây chiếm phần lớn trong ngành trồng trọt, diện tích dứa là 1,25 ha/hộ, chiếm 60,1 % đất sản xuất. * Tình hình sản xuất dứa Bảng 4.5. Sản xuất dứa của các hộ điều tra năm 2018 Tiêu chí ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Tổng diện tích Ha 1.64 1.46 0.7 Năng suất kg/ha 7.600 7.300 6.600 Sản lượng Kg 12.464 10.658 4.620 Giá bán 1000đ/kg 5.6 5.6 5.6 Gía trị sản xuất 1000đ 69.798 59.685 25.872 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2018) Bảng trên cho ta thấy tổng diện tích các hộ điều tra năm 2018, cụ thể hộ khá tổng diện tích là 1,64 ha, hộ TB là 1,46 ha và hộ nghèo là 0,7 ha. Trong những năm gần đây người dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất, cân đối phân bón nên năng suất dứa tăng. Năng suất bình quân của các hộ, hộ khá là 7600 kg/ha, hộ TB là 7300 kg/ha, còn lại hộ nghèo là 6600 kg/ha, với điều kiện tự nhiên thuận lợi lại có sự đầu tư thích hợp nên dự kiến năng suất dứa trong những năm tới còn có thể cao hơn. Sản lượng của các hộ điều tra đạt được tương đối lớn hộ khá 12.464 kg thu được giá trị sản xuất là 69.798.000 đồng, hộ TB sản lượng là 10658 kg tương ứng là 59.685.000 đồng, hộ nghèo sản lượng thu được là 4.620 kg giá trị sản xuất thu được là 25.872.000 đồng.
- 31 4.3.2. Phân tích SWOT * Thuận lợi Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất dứa, đây là cơ sở để xây dựng điểm trồng dứa với quy mô lớn theo hướng sản xuất. Nguồn lao động dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cần cù, chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, có ý chí làm giàu chính mảnh đất quê hương Dứa địa phương có chất lượng cao, quả dứa to, màu vàng và thơm dịu nhẹ. * Khó khăn Phải đầu tư lớn về phân bón, công chăm sóc nên một số hộ không có khả năng hoặc chưa mạnh dạng đầu tư nên năng suất chưa thực sự cao so với tiềm năng của nó. Thời tiết làm ảnh hưởng xấu đến cây dứa như: nắng quá lá bị cháy xén, lạnh qúa quả dứa bị nứt nẻ, Bệnh ở dứa như: thối nõn dứa. Về cơ bản lao động có trình độ dân trí thấp và chưa đồng đều, sản xuất chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm nên khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật vào thực tế còn hạn chế dẫn tới năng suất chưa thực sự cao. Thị trường tiêu thụ hạn hẹp, không chủ động về kênh tiêu thụ, phụ thuộc vào các thương lái, * Cơ hội Sản phẩm dứa được nhiều người ưa chuộng, nhiều người biết đến và tin cậy sử dụng. - Cây dứa đem lại thu nhập cao cho người nông dân so với các cây trồng khác đời sống người dân được cải thiện, đẩy mạnh nền kinh tế địa phương cũng như trong huyện, tỉnh phát triển. - Có cơ hội phát huy tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương,giữ vững và thâm nhập thị trường không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài.
- 32 - Huyện và xã có cửa khẩu sang nước bạn Trung Quốc nên tạo cơ hội không chỉ thâm nhập thị trường trong nước mà còn xuất ra thị trường nước ngoài. * Thách thức - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết cũng ngày một biến đổi. - Luôn phải cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã với những sản phẩm ở vùng khác. - Người dân có áp lực khi thị trường biến đổi về nhu cầu, về giá cả dẫn đến tâm lý không an tâm sản xuất. - Chưa giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra trong lâu dài bởi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa có nhà máy sơ chế hoặc chế biến sản phẩm dứa, phần lớn chỉ để ăn tươi. 4.3.3. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất dứa của hộ 4.3.3.1. Xác định chi phí. Để có được một vườn dứa cho năng suất cao các hộ điều tra cần phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc. Bảng 4.6.Chi phí sản xuất một ha dứa của các hộ điều tra ĐVT: nghìn đồng Số Đơn giá Thành tiền STT Chỉ tiêu ĐVT lượng (1000đ) (1000đ) 1 Chi phí 10620 1.1 Giống Vạn/ha 15000 0,3 4500 1.2 Phân NPK Kg 800 4,4 3520 1.3 Thuốc BVTV Lọ 17 50 850 1.4 Chi phí khác 1750 2 Công lao động Công 45 200 9000 2.1 Làm đất Công 15 200 3000 2.2 Chăm sóc Công 10 200 2000 2.3 Phun thuốc Công 8 200 1600 2.4 Thu hoạch, vận Công 12 200 2400 chuyển Tổng chi phí 19620 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
- 33 Bảng trên cho thấy tổng chi phí sản xuất là 19.620.000 nghìn đồng. Trong giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển nhanh, cần nhiều chất dinh dưỡng nên cần nhiều phân bón. Dứa là một cây trồng có năng suất cao, đem lại thu nhấp cao cho người dân và nâng cao được đời sống của người dân. 4.3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế Xác định hiệu quả kinh tế cây dứa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người sản xuất. Cây dứa mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đã được nhiều hộ gia đình trồng. Bảng sau sẽ phản ánh rõ kết quả sản xuất của cây dứa. Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế sản xuất dứa phân theo nhóm hộ điều tra Hộ trung Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ nghèo bình 1.Năng suất bình quân kg/ha 7600 7300 6600 2. Giá bán trung bình 1000đ/kg 5.6 5.6 5.6 3. Giá trị sản xuất GO 1000đ 69798 59685 25872 4. Chi phí trung gian IC 1000đ 17066 16960 7664 5. Giá trị gia tăng VA 1000đ 52732 42725 18208 6. Công lao động 1000đ 15400 13600 7000 7. Tổng chi phí TC 1000đ 32466 30560 14664 8. Lợi nhuận Pr 1000đ 37332 29125 11208 9. Một số chỉ tiêu GO/IC Lần 4.09 3.52 3.38 VA/IC Lần 3.09 2.52 2.38 Pr/IC Lần 2.19 1.72 1.46 GO/công lao động 1000đ 4.53 4.39 3.70 VA/công lao động 1000đ 3.42 3.14 2.60 Pr/công lao động 1000đ 2.42 2.14 1.60 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2018)
- 34 Qua bảng trên cho ta thấy tổng giá trị sản xuất của nhóm hộ khá cao nhất là 69.798.000 đồng/năm, nhóm hộ trung bình là 59.685.000 đồng/năm, trong khi đó nhóm hộ nghèo chỉ đạt 25.872.000 đồng/năm. Một trong những chênh lệch giữa các nhóm hộ này là những nhóm hộ khá mạnh dạng đầu tư và có điều kiện đầu tư phân bón, chăm sóc hơn những nhóm hộ khác, chi phí trung gian cho một ha dứa của nhóm hộ khá là 17.066.000 đồng. Nhóm hộ trung bình là 16.960.000 đồng, còn những họ nghèo mức thu nhập bình quân thấp, lại phải chi tiêu thường xuyên cho các hoạt động thường ngày nên ít có khả năng đầu tư sản xuất dứa nhiều, chi phí đầu tư cho một ha dứa của nhóm hộ này là 7.664.000 đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu phân bón, chăm sóc cho cây dứa làm cho cây sinh trưởng, phát triển chậm hơn, năng suất thấp hơn. Qua đó mà giá trị gia tăng của nhóm hộ khá cũng cao nhất là 51.732.000 đồng, nhóm hộ trung bình là 43.725.000 đồng. Thấp nhất là nhóm hộ nghèo 18.208.000 đồng. Công lao động bỏ ra chăm sóc dứa của các nhóm hộ cũng khác nhau, một điều rõ ràng rằng chi phí tự bỏ ra lớn hơn thì mất nhiều công, phân bón, chăm sóc nhiều hơn. Do các nhóm họ khá có sự đầu tư lớn hơn về phân bón, chăm sóc nên đạt được hiệu quả cao, lợi nhuận thu được trong sản xuất dứa của các nhóm hộ khá là 37.332.000 đồng, còn nhóm hộ trung bình 29.125.000 đồng, nhóm hộ nghèo là 11.208.000 đồng. Tóm lại, giữa các nhóm hộ khác nhau có sự khác biệt tương đối về hiệu quả kinh tế trong sản xuất dứa. Qua phiếu điều tra cho ta thấy được phần lớn các hộ nông dân trong 86 hộ chọn mẫu điều tra trên địa bàn xã đa phần đều có ý định mởrộng diện tích, vì cây dứa dễ trồng, chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những cây trồng khác.
- 35 Bởi vậy, để tăng hiệu quả kinh tế cây dứa cần phải mạnh dạn và chú trọng vào đầu tư tiến tới làm giàu, áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất. Nắm bắt thông tin thị trường nhanh nhậy và kịp thời. 4.3.3.3. So sánh hiệu quả cây dứa với cây ngô Sau khi điều tra các nhóm hộ tại xã Bản Lầu cho thấy hầu hết diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng dứa, chuối và ngô. Do đó để biết được hiệu quả kinh tế cây dứa lớn như thế nào và để biết được cây dứa có mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác hay không ta tiến hành xác định chi phí, phân tích kết quả đạt được Bảng 4.8. Chi phí sản xuất cây ngô của các hộ điều tra tính trên 1 ha trồng ngô lai năm 2018 Số Đơn giá Thành tiền STT Chỉ tiêu ĐVT lượng (1000đ) (1000đ) 1 Chi phí vật tư 10600 1.1 Giống 20 Kg 45 900 1.2 Đạm 300 Kg 12 3600 1.3 Kali 150 Kg 11 1650 1.4 NPK 500 Kg 4,4 2200 1.5 Thuốc BVTV 10 Lọ 50 500 1.6 Chi phí khác 1750 2 Chi phí lao động 16500 2.1 Làm đất 30 Công 150 4500 2.2 Trồng và bón lót 20 Công 150 3000 2.3 Chăm sóc 30 Công 150 4500 2.4 Thu hoạch 30 Công 150 4500 Tổng chi phí 27100 Thu nhập 6900 Kg 5 34500 Lợi nhuận 7400 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, việc đánh giá HQKT sẽ là cơ sở để lựa chọn cây trồng
- 36 và đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển kinh tế. Kết quả của các nhóm hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.9.Chi phí sản xuất cây dứa của các hộ điều tra tính trên 1 ha trồng dứa năm 2018 Thành tiền STT Chỉ tiêu Số lượng ĐVT Đơn giá (1000đ) (1000đ) 1 Chi phí vật tư 10620 1.1 Giống 15000 Vạn 0,3 4500 1.2 NPK 800 Kg 4,4 3520 1.3 Thuốc BVTV 17 Lọ 50 850 1.4 Chi phí khác 1750 2 Chi phí lao động 47 200 9400 2.1 Làm đất 15 Công 200 3000 Bón phân và phun 2.2 10 Công 200 2000 thuốc 2.3 Chăm sóc 10 Công 200 2000 2.4 Thu hoạch 12 Công 200 2400 Tổng chi phí 19620 Thu nhập 7700 Kg 5,6 43120 Lợi nhuận 23500 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
- 37 Sau khi xác định được các loại chi phí cho 1 ha dứa và 1 ha ngô của các hộ điều tra ta tiến hành lập bảng so sánh giữa hai loại cây này. Bảng 4.10. So sánh chi phí giữa dứa và ngô của các hộ điều tra trên 1 ha năm 2018 Cây dứa Cây ngô So sánh dứa/ngô Chỉ tiêu (1000đ) (1000đ) (+,-) Lần 1.Chi phí trung gian 10620 10600 20 1 2.Chi phí lao động 9400 16500 -7100 0,57 Tổng chi phí sản xuất 19620 27100 -7480 0,72 (Nguồn: số liệu điều tra) Qua bảng trên cho thấy tổng chi phí sản xuất dứa cao 1 lần tổng chi phí sản xuất ngô, cụ thể: Chi phí sả xuất cho 1 ha dứa là 19.620.000 đồng, chi phí sản xuất 1 ha ngô là 27.100.000 đồng Chi phí trung gian cho cây dứa là 10.620.000 đồng cao gấp 1 lần so với cây ngô là 10.600.000 đồng. Chi phí lao động của dứa là 9.400.000 đồng cao gấp 0,57 lần so với cây ngô là 16.500.000 đồng. Như vậy ta có thể kết luận rằng chi phí sản xuất cây dứa thấp hơn cây ngô nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Qua bảng số liệu cho thấytổng giá trị sản xuất của cây dứa bé hơn nhiều lần so với cây ngô; cụ thể với năng suất chung bình 7700 kg/ha và giá bán trung bình 5600 đồng/kg, cây dứa đạt 43.120.000đồng/ha trong khi đó năng suất cây ngô cao hơn 6900 kg/ha với giá bán trung bình 5.000 đồng/kg thì cây ngô thu về 34.500.000 đồng/ha. Qua đó thấy được tổng giá trị cây dứa lớn hơn 8.620.000 đồng so với cây ngô. Qua bảng cho thấy sản xuất dứa thu được lợi nhuận cao hơn cây ngô.
- 38 4.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dứa của các hộ điều tra Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu trong sản xuất của các hộ trồng dứa. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để sản xuất dứa có hiệu quả hơn. Bởi vậy để xác định đúng hiệu quả cao hơn cần nhận định được các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng của chúng tới hiệu quả kinh tế của mỗi hộ. Khi đi sâu vào nghiên cứu, phỏng vấn các hộ dân có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất dứa như quy mô sản xuất, thị trường , khoa học kĩ thuật, lượng phân bón, ngoài ra còn có điều kiện tự nhiên, nguồn lực, vốn và trình độ dân trí. Nhưng đáng quan tâm nhất là điều kiện kinh tế của từng nhóm hộ, phần lớn điều kiện kinh tế hộ sẽ là yếu tố quyết định quy mô sản xuất của các hộ ở mức độ lớn hay nhỏ, là nhân tố dẫn đến sự khác biệt về việc sử dụng và phát huy các nguồn lực như lao động, phân bón, phương tiện sản xuất dứa giữa các nhóm hộ, cụ thể: - Nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình có nguồn thu nhập tương đối ổn định, nguồn vốn lớn hơn các nhóm hộ nghèo nên có khả năng đầu tư thâm canh lớn hơn về phân bón, về diện tích, đúng quy trình sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn các nhóm hộ nghèo. - Nhóm hộ nghèo có diện tích trồng ít vì không có vốn đầu tư về phân bón, thuốc BVTV, và trước những rủi ro, biến động thường xuyên của thị trường nên khả năng đầu tư và hiệu quả kinh tế chưa được cao. - Về điều kiện tựnhiên, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, địa hình đồi núi dốc khó khăn cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch. - Về nguồn lực và trình độ dân trí cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dứa. Nguồn lao động của mỗi hộ trồng dứa tác động trực tiếp tới quy mô và năng suất cây dứa, cũng như trình độ dân trí của người dân khi
- 39 tham gia sản xuất, khả năng vận dụng khoa học kĩ thuật, quy trình trồng và chăm sóc, sự hiểu biết về xã hội, thị trường tiêu thụ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng thu hoạch được. 4.3.4.1. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất dứa của các hộ điều tra Một số kết quả chủ yếu mà các hộ điều tra đã đạt được trong sản xuất dứa như sau: - Nhiều hộ nông dân đã chú trọng vào đầu tư sản xuất dứa như đầu tư về phân bón, máy phun thuốc, thời gian chăm sóc, kĩ thuật và thu được hiệu quả tương đối cao. - Sản xuất thu hút được nhiều người tham gia, tăng thu nhập, góp phần giải quyết việc làm cho người dân nông thôn. - Việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất giúp người dân có những nhận thức mới về ứng dụng kĩ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Bên cạnh những kết quả đạt được, do nhiều yếu tố tác động, chi phối người dân còn gặp phải một số hạn chế: - Một số hộ dân còn chưa tập chung vào thâm canh, cải tạo lại đất để tăng năng suất cho cây dứa - Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV vẫn còn theo kinh nghiệm truyền thống, chưa đảm bảo được liều lượng đầy đủ, thời giam chăm bón, phun thuốc nên sản xuất, chất lượng dứa đạt được không đồng đều. - Thông tin thị trường ít, việc nắm bắt thông tin thị trường chưa được nhanh nhậy và kịp thời. 4.3.5. Đánh giá hiệu quả xã hội Sản xuất dứa không những đem lại hiệu quả kinh tế xã hội mà còn có giá trị đạo đức to lớn, cụ thể: - Nâng cao trình độ dân trí, tay nghề cho người dân trồng dứa: trước khi và trong khi tiến hành sản xuất dứa người dân đã tham gia các buổi tập huấn
- 40 kĩ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch cây dứa do tổ chức khuyến nông do địa phương thực hiện. Giúp người dân nắm bắt được kĩ thuật và vận dụng nó vào thực tế, với mục tiêu giảm chi phí nâng cao năng suất cây trồng. - Giải quyết được việc làm cho lao động nông nghiệp tại địa phương. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, thời gian nông nhàn nhiều, sản xuất dứa giúp người dân tận dụng quý thời gian đó một cách hiệu quả mà không phải rời bỏ ra đình, quê hương đi nơi khác làm ăn. - Cơ sở hạ tầng được cải thiện hơn, được nâng cao về mặt chất lượng: đường xá, cầu cống được đầu tư nhiều hơn hệ thống thủy lợi được xây dựng, tưới tiêu thận lợi, phục vụ cho sản xuất, kéo theo hệ thống thông tin cũng phát triển hơn. - Sản xuất dứa có hiệu quả góp phần nâng cao ý thức động lực làm giàu cho người dân trên chính mảnh đất của họ. 4.3.6. Đánh giá hiệu quả môi trường Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách hiện nay không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất. So với các loại cây trồng khác thì cây dứa là loại cây không có sâu bệnh. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cây dứa, chúng ta còn sử dụng các chất độc hại có ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí vì vậy, để giảm thiểu tác hại tới môi trường xung quanh cần sử dụng cá loại phân bón, thuốc diệt cỏ và các loại thuốc BVTV theo đúng quy định và không lạm dụng vào mục đích cá nhân để làm hủy hoại môi trường. Sử dụng các sản phảm là phân bón, hóa chất đúng liều lượng, đúng quy cách để giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
- 41 4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế về cây dứa 4.4.1. Giải pháp về kĩ thuật Quy trình kĩ thuật là yếu tố hàng đầu giúp cây dứa sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo cây dứa cho năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng đều. Do đó để thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật người nông dân trồng dứa cần: - Sử dụng giống cây to, khỏe - Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, phân loại sản phẩm. - Tăng cường tập huấn kĩ thuật cho người dân, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ kĩ thuật với bà con nông dân để nắm bắt được kĩ thuật sản xuất của người dân. 4.4.2. Giải pháp về vốn Cây dứa là cây trồng cần có sự đầu tư lớn, trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên sản xuất, chất lượng dứa chưa cao và chưa ổn định. Cũng do thiếu vốn mà nhiều hộ nông dân đã bỏ trồng dứa để trồng các cây trồng khác với chi phí thấp hơn mà dù biết rừng cây trồng khác có thu nhập thấp hơn cây dứa. Vốn sản xuất đối người với người nông dân thì đó là một vấn đề khó khăn bởi vậy cần có những giải pháp về vốn hợp lí như sau: - Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân phân bón, thuốc BVTV bán theo hình thức trả chậm. - Khuyến khích người dân sử dụng vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp. 4.4.3. Giải pháp về quản lý chính sách Cần có sự định hướng đúng đắn của các cấp ngành,các tổ chức có liên quan về quản lí, các chính sách để phát triển cây dứa có hiệu quả và bền vững.
- 42 Tăng cường công tác quản lí hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức của người dân. Phát triển mạnh cây dứa ở những thôn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm bảo các điều kiện về vốn và kĩ thuật. 4.4.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ Sản phẩm sản xuất ra cần có thị trường tiêu thụ thì mới đáp ứng được vấn đề về thu nhập của người dân, đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giải quyết được vấn đề thị trường là giúp cho người dân có thêm niềm tin và động lực tiếp tục sản xuất dứa có hiệu quả. Để giải quyết các vấn đề này cần: - Dự báo được nhu cầu thị trường để điều tiết giá cả, số lượng và phân phối hợp lí. - Nâng cao chất lượng, mẫu mã để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Tiến hành các hình thức quảng bá dứa trên báo, internet, hội chợ, các siêu thị, để nhều người biết đến, tin dùng và lựa chọn. Mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo ra môi trường cạnh tranh, dần nâng cao giá bán cho người dân
- 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ”, từ quan sát thực tế, từ số liệu thu thập được qua các hộ nông dân, các phòng ban của xã Bản Lầu tôi rút ra một số kết luận: Bản Lầu có chủ trương, chính sách đưa cây dứa vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu là hướng đúng trong cơ cấu kinh tế của xã, cây dứa đã phát triển nhanh chóng trên địa bàn và đem lại hiệu quả kinh tế so với một số cây trồng khác. Cơ sở vật chất hệ thống giao thông, hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sản xuất dứa ngày càng được các cấp lãnh đạo địa phương quan tâm vì sự luân chuyển hang hóa sản xuất ra được thuận tiện hơn. Địa phương có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Thấy được hiệu quả kinh tế của cây dứa, trong những năm gần đây xã đã có bước phát triển đáng kể trong sản xuất. Diện tích trồng dứa được mở rộng, năng suất, sản lượng được tăng lên tạo ra một khối lượng dứa tương đối lớn cung cấp trên thị trường. Qua điều tra, đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế cây dứa đã khẳng định được đây là cây trồng có giá trị cao, hiệu quả kinh tế lớn đối với sản xuất của xã nói riêng và toàn huyện nói chung. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá của cây dứa. Nhờ có cây dứa mà đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân ở địa phương tăng lên một cách rõ rệt. Nhiều hộ gia đình từ tình trạng nghèo đói, cơm không đủ ăn,áo không đủ mặc nhưng nhờ có cây dứa đã vươn lên
- 44 thoát khỏi cảnh đói nghèo, mua sắm được tivi, xe máy, có điều kiện sinh hoạt tốt hơn và cải thiện được chất lượng cuộc sống. Bên cạnh những mặt đạt được, việc sản dứa của người nông dân còn gặp một số hạn chế như: Thời tiết ngày càng khắc nghiệt do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến năng suất của cây dứa. Trình độ dân trí còn hạn chế nên trình độ sản xuất dứa chưa đồng đều, còn mang nặng tập quán sản xuất cũ, chậm thay đổi, vì vậy nhận thức và tiếp thu khoa học kĩ thuật còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do chi phí sản xuất lớn, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư để phát huy tiềm năng của cây dứa, đặc biệt bón phân đúng kĩ thuật, phun thuốc BVTV đúng thời gian để ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp. Thị trường tiêu thụ dứa vẫn còn bấp bênh, giá cả chưa thật sự ổn định khiến người nông dân chưa thật sự yên tâm và tin tưởng vào sản xuất dứa hàng hóa. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với nhà nước Để cho người dân thực sự yên tâm đầu tư vào sản xuất song song với việc hoàn thiện hệ thống chính sách chung nhà nước cần có kế hoạch phát triển sản xuất triển khai tới người nông dân càng sớm càng tốt. Nhà nước có chính sách trợ giúp người nông dân trong sản xuất như: hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, xây dựng thương hiệu nông sản, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá. Có chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, đặc biệt nhà nước cần quan tâm tới việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ với sức mua lớn.
- 45 5.2.2. Đối với cấp cơ sở Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm sản xuất cho người dân, tăng cường chuyển giao khoa học kĩ thuật cho người nông dân để áp dụng vào sản xuất. Tuyên truyền giải thích để dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kĩ thuật cây dứa sẽ đem lại hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa tới công tác thị trường đầu ra đối với sản xuất dứa để người nông dân yên tâm sản xuất như cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, dự báo kinh tế, các mối thu mua dứa. Các chính sách trợ giúp người nông dân trong sản xuất như: Hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá. 5.2.3. Đối với các nông hộ Các hộ nông dân tham gia tích cực các lớp tập huấn, các câu lạc bộ như hộ nông dân, IPM, để nâng cao kinh nghiệm sản xuất. Các hộ nông dân tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hộ yếu kém học hỏi kinh nghiệm của các hộ tiên tiến. Có ý kiến kịp thời về các vấn đề trong sản xuất như vay vốn, kĩ thuật, phân bón, với chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông để giải quyết hợp lý. Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật trong sản xuất để khai thác hết được tiềm năng thế mạnh của cây dứa. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực có sẵn của gia đình như: lao động, vốn, đất đai.
- 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Ủy ban nhân dân xã Bản Lầu (2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết cuối năm 2016, 2017, 2018, Bản Lầu. 2. Ủy ban nhân dân xã Bản Lầu (2018), Biểu kiểm kê diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, xã Bản Lầu. II. Internet 3. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc FAO. 4. dua-Xuan/292003802/87/# 5. 6.
- PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Phiếu số: . I. Thông tin cơ bản Tên chủ hộ: Giới tính: Loại hộ: Tuổi: .Dân tộc: Trình độ văn hóa: Số nhân khẩu: Số lao động chính: Địa chỉ: II. Tình hình thu chi của hộ 1. Chi phí sản xuất dứa Đơn giá Thành tiền STT Chi tiêu ĐVT Số lượng (1000đ) (1000đ) 1 Chi phí 1.1 Giống 1.2 Phân NPK 1.3 Thuốc BVTV 2 Công lao động 2.1 Làm đất 2.2 Chăm sóc 2.3 Phun thuốc 2.4 Thu hoạch, vận chuyển Tổng chi phí
- 2. Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra Diện tích Giá bán Năng suất Sản lượng Chỉ tiêu (Ha) (1000đ) (tấn/ha) (tấn) Đất trồng ngô Đất trồng dứa 3. Tình hình sản xuất dứa của hộ từ năm 2016-2018 Năm Diện tích Năng suất Sản lượng Giá bán Doanh thu (ha) (tấn/ha) (tấn) (1000đ) (1000đ) 2016 2017 2018 III. Một số câu hỏi phỏng vấn 1. Diện tích trồng dứa năm 2018 là: (ha) 2. Ông(bà) bắt đầu trồng dứa từ năm nào: 3. Thời vụ trồng cây dứa của gia đình: . 4. Ông(bà) lấy nguồn giống ở đâu? Tự sản xuất Mua Được hỗ trợ 5. Ông(bà) có được tập huấn về kĩ thuật trồng dứa hay mô hình xây dựng trồng dứa không? Có Không Nếu có thì số buổi tập huấn là bao nhiêu lần 1 năm? . 6. Nếu có do tổ chức nào tập huấn kĩ thật? . 7. Khi nắm bắt được kĩ thuật sản xuất gia đình có áp dụng vào sản xuất không? Áp dụng hoàn toàn kĩ thuật Áp dụng một phần kĩ thuật Không áp dụng kĩ thuật
- 8. Ông (bà) thường sử dụng loại phân bón gì để bón cho dứa? . . 9. Trong quá trình trồng cây dứa có gặp sâu, bệnh gì không? Nếu có đó là sâu bệnh gì? . Biện pháp phòng trừ: 10. Gia đình có sử dụng thuốc BVTV trong quá trình trồng cây dứa không? Có Không 11. Theo ông (bà) việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất có cần thiết hay không? Có Không 12. Gia đình có được hỗ trợ gì trong quá trình trồng dứa không? Nếu có thì được hỗ trợ những gì? . . 13. Hình thức tiêu thụ chủ yếu? Tư thương đến mua tại nương Đem ra chợ bán Cả hai 14. Thuận lợi khó khăn của ông(bà) trong quá trình sản xuất : Thuận lợi: . Khó khăn: . 15. Ông (bà ) mong muốn được nhà nước hỗ trợ gì ? Vốn Giống Vật tư 16. Ông (bà) có dự định mở rộng diện tích trồng dứa không ? Tại sao ? . . Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của gia đình!