Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang Thành phố Sông Công Tỉnh Thái Nguyên

pdf 84 trang thiennha21 7130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang Thành phố Sông Công Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cua_mo_hinh_trong_buoi_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang Thành phố Sông Công Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN TRẦN THỊ HƯỜNG Tên đề tài ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI DIỄN TẠI XÃ TÂN QUANG THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa : 2015-2019 Thái Nguyên - Năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN TRẦN THỊ HƯỜNG Tên đề tài ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI DIỄN TẠI XÃ TÂN QUANG THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lưu Thị Thùy Linh Thái Nguyên - Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân , được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc học tập để hình thành hướng nghiên cứu. Dưới sự hướng dân khoa học của cô giáo : ThS. Lưu Thị Thùy Linh . Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng quy tắc và kết quả trình bày trong khoa luận được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Trần Thị Hường
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên , Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo ThS. Lưu Thị Thùy Linh người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân xã Tân Quang - Thị Xã Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên, các hộ trồng bưởi trong xã đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng.Tuy nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kinh mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, Tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hường
  5. iii BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 UBND Ủy Ban Nhân Dân 2 HQKT Hiệu quả kinh tế 3 MHTD Mô hình trình diễn 4 KTTB Kỹ thuật tiến bộ 5 MH Mô hình 6 GO Tổng giá trị sản xuất 7 Pi Đơn giá sản phẩm thứ i 8 Qi Khối lượng sản phẩm thứ i 9 IC Chi phí trung gian 10 VA Giá trị gia tăng 11 MI Thu nhập hỗn hợp 12 T Thuế 13 A Giá trị khẩu hao tài sản 14 GO/TC Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí 15 GO/CLĐ Giá trị sản xuất trên một công lao động 16 VA/ sào hoặc VA/ha Giá trị tăng trên một đơn vị diện tích 17 VA/TC Giá trị tăng trên một đồng chi phí 18 VA/CLĐ Giá trị tăng trên một công lao động 19 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 KTCB Kiến thiết cơ bản 21 KT Kinh tế 22 XH Xã hội 23 ĐVT Đơn vị tính 24 BVTV Bảo vệ thực vật
  6. iv 25 BQ Bình quân 26 BQC Bình quân chung 27 LĐ Lao động 28 Pr Lợi nhuận 29 KHKT Khoa học kỹ thuật
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới qua các năm 2014 - 2016 18 Bảng 3.1: Số lượng mẫu điều tra Bưởi Diễn ở các điểm nghiên cứu tại xã Tân Quang năm 2018 25 Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Tân Quang giai đoạn 2015 - 2017 30 Bảng 4.2: Tình hình số hộ nhân khẩu và lao động của Xã Tân Quang giai đoạn 2015 - 2017 33 Bảng 4.3: Diện tích trồng Bưởi diễn tại xã Tân Quang năm 2015-2017 37 Bảng 4.4 : Diện tích, năng xuất, sản lượng của Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang giai đoạn 2015-2017 38 Bảng 4.5: Thông tin chung về các hộ điều tra sản xuất Bưởi Diễn 39 Bảng 4.6: Diện tích cơ cấu trồng bưởi Diễn và các cây ăn quả khác của các hộ điều tra tại xã Tân Quang, năm 2018 41 Bảng 4.7 : Mức bón phân bình quân của Bưởi Diễn thời kỳ KD trong 1 năm trên 1 ha đất trồng trọt 46 Bảng 4.8 : Tình hình sâu bệnh hại cây Bưởi trên toàn địa bàn xã 47 Bảng 4.9: Chi phí đầu tư cho 1 ha Bưởi Diễn thời kỳ kiến thiết cơ bản 48 Bảng 4.10: Chi phí đầu tư của 1ha Bưởi Diễn trong 1 năm tại thời kỳ kinh doanh 50 Bảng 4.11 : Tình hình đầu tư trồng Bưởi Diễn của các nhóm hộ được chọn mẫu tại Xã Tân Quang, năm 2018 52 Bảng 4.12 : Sản lượng của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha 52 Bảng 4.13: HQKT của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha của các nhóm hộ điều tra53 Bảng 4.14: So sánh kết quả, HQKT của sản xuất Bưởi Diễn và HQKT của cây Táo đại trên 1ha đất trồng trọt trong 1 năm tại xã Tân Quang năm 2017 54
  8. vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1: Mục tiêu tổng quát 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Ý Nghĩa của đề tài 3 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 2.1.1. Cơ sở lý luận 5 2.1.2. Đánh giá khuyến nông 7 2.1.3. Hiệu quả 11 2.2. Ý nghĩa của mô hình sản xuất Bưởi tại Tân Quang 15 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 15 2.3.1.Giới thiệu chung về bưởi diễn 15 2.3.2.Nguồn gốc 16 2.3.3. Tình hình sản xuất và thị trường Bưởi ở một số nước trên thế giới 18 3.3.4. Tình hình sản xuất và thị trường bưởi ở Việt Nam 19 3.3.5 Tình hình phát triển Bưởi Diễn ở trong nước 20 PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Nội dung nghiên cứu 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu 23
  9. vii 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 23 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 24 3.3.3. Phương pháp xử lý thông tin 25 PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Xã Tân Quang, Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên. 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 4.2. Những thuận lợi , khó khăn của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tân Quang ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp 35 4.2.1. Thuận lợi 35 4.2.2. Khó khăn 35 4.3. Thực trạng sản xuất Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang 36 4.4. Thực trạng sản xuất Bưởi Diễn, HQKT của các hộ điều tra 39 4.4.1.Thông tin chung về các hộ điều tra 39 4.4.2.Thực trạng sản xuất của Bưởi Diễn tại các hộ điều tra 41 4.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Bưởi Diễn tại xã Tân Quang năm 2018 42 4.6. Phân tích HQKT của Bưởi Diễn tại các hộ điều tra 45 4.6.1. Giống 45 4.6.2. Phân bón 45 4.6.3.Thuốc BVTV 46 4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Bưởi Diễn theo kết quả điều tra 47 4.7.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của Bưởi Diễn tại xã Tân Quang 47 4.7.2. Sản lượng của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha 52 4.7.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha 53 4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế và nâng cao HQKT sản xuất Bưởi Diễn tại xã tân Quang 54 4.7.1. Đánh giá HQKT cây Bưởi Diễn so với cây Hồng 54
  10. viii 4.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của Bưởi Diễn tại xã Tân Quang 55 4.9.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn 55 4.9.1. Thị trường 55 4.10. Phân tích SWOT 55 4.10.1. Những thuận lợi 55 4.10.2. Những khó khăn 56 4.10.3. Cơ hội 58 4.10.4. Thách thức 58 PHẦN V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HQKT 59 CÂY BƯỞI DIỄN TẠI XÃ TÂN QUANG – TP. SÔNG CÔNG – TỈNH THÁI NGUYÊN 59 5.1. Quan điểm, mục tiêu,phương hướng về nâng cao HQKT cây bưởi diễn trên địa bàn xa Tân Quang 59 5.2. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất cây bưởi Diễn tại xã Tân Quang 59 5.2.1. Giải pháp về giống 59 5.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích và tăng năng suất 60 5.2.3. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bọ kỹ thuật cho nông dân 60 5.2.4. Tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất cây bưởi Diễn 61 5.2.5. Giải pháp về kỹ thuật 61 5.2.6. Đẩy mạnh khâu bảo quản , chế biến và tiêu thụ 61 5.3.7. Khuyến khích và hoàn thiện kinh tế hợp tác 62 5.3. Kiến nghị 62 5.3.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền 62 5.3.2. Đối với người trồng 63 5.3.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ bưởi Diễn 64 KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người. Trả qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng vạn lao động từ nông thôn đến thành thị. Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, tài nguyên rất phong phú , Việt Nam đã có rất nhiều loại trái cây đa dạng, có chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. bởi vậy để thị trường cây ăn quả phát triển thì vấn đề hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu. Khi đó người sản xuất sẽ đưa ra các phương hướng phát triển dựa trên lợi thế sẵn có để tạo chỗ đứng vững cho sản phẩm trên thị trường. Trong điều kiện phát triển kinh tế theo định hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước, ngành nông nghiệp Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Vì thế sản phẩm nông nghiệp không chỉ còn tập trung vào lúa gạo mà phải đa dạng hóa sản phẩm ,mà dựa trên nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới để thay đổi cơ cấu cây trồng . Do đó nhà nước cần định hướng cho người nông dân tập trung trồng những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không thể khác hơn cây ăn quả là một hướng phát triển đầy tiềm năng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển của đất nước thì đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện bởi vậy nhu cầu của người dân ngàng càng được nâng cao. Vì vậy cây ăn quả đang được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày của mọi
  12. 2 gia đình. Do đó để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm đảm bảo sản phẩm sạch an toàn thực phẩm. Cây ăn quả nói chung và cây Bưởi nói riêng đang là những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi đặc sản nổi tiếng như: Bưởi Tân TRiều, Bưởi Năm Roi, Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Diễn, đặc biệt Bưởi diễn là một trong những mặt hàng đã chiếm được vị trí quan trọng và đạt được tỉ trọng lớn trên thị trường hiện nay. Là một lợi thế giúp chúng ta tạo ra nét đặc thù riêng để xâm nhập thị trường thế giới đây cũng là mặt hàng giúp chúng ta đẩy mạnh được tiêu thụ trong nước đẩy lùi hạn chế nhập khẩu. Tân Quang là một xã thuộc Thành phố Sông Công. Đất đai của xã tương đối rộng và khá bằng phẳng. Xã Tân Quang có nhiều những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua tại xã, rất nhiều hộ gia đình tham gia vào việc trồng bưởi để tạo thêm thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số hộ còn hạn chế về mặt đầu tư, chăm sóc, chưa biết cách sử lý kịp thời các rủi ro mà thiên nhiên gây ra và sâu bệnh hại tới cây. Tìm kiếm những giải pháp để mô hình cây trồng hiệu quả, bền vững là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. Nghiên cứu thực tế để củng cố kiến thức đã học, học hỏi nghiên cứu làm kinh tế, ngoài ra còn trao đổi và trải nghiệm qua thực tập giúp sinh viên có được nghị lực, quyết tâm và sự tự tin trong phát triển sinh kế sau này. Cùng với hộ dân có mô hình trồng bưởi tìm ra những điểm hạn chế và đưa ra những hướng khắc phục cho phát triển bền vững cho cây trồng là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang Thành phố Sông Công Tỉnh Thái Nguyên”.
  13. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng các mô hình trồng bưởi Diễn từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ trồng Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang - Thành phố Sông Công - Tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất cây Bưởi Diễn trên địa bàn Xã Tân Quang - Sông Công - Thái Nguyên. - Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây bưởi Diễn trên địa bàn Xã Tân Quang - Sông Công - Thái Nguyên. 3. Ý Nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Đề tài đánh giá được hiệu quả của mô hình sản xuất từ đó có thể nhân rộng mô hình góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng ý tưởng điều kiện thực tế. Trên cơ sở đánh giá của đề tài giúp sinh viên đề xuất được những ý tưởng của bản thân trên địa bàn nghiên cứu góp phần thúc đẩy sự phát tiển tư duy và nền tảng cho các ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu của bản thân , kết hợp những kinh nghiệm, những kiến thức đã được học tập sẽ góp phần vào báo cáo nghiên cứu hiệu quả kinh tế của cây bưởi. Đánh giá được đời sống vật chất, tinh thần của người dân hoạt động trong quá trình nghiên cứu. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây bưởi , từ đó
  14. 4 đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây bưởi với mục tiêu đưa cây bưởi vào công tác tái cơ cấu nông nghiệp, ngoài ra đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
  15. 5 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Lý luận chung về mô hình * Khái niệm mô hình Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong linh vực nghiên cứu khoa học. Theo cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là cùng hình dạng như thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu [16]. Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu. Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế [1]. Mô hình ( model) là một dạng thức trừu tượng của một hệ thống, được hình thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó. Theo Efraim Turban, mô hình là một dạng trình bày đơn giản hóa của thế giới thực. Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hóa vấn đề và giúp chúng ta trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể, không mơ hồ [15] Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô
  16. 6 hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng nghiên cứu [2]. Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô hình. có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau. Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc vào quan niệm ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng đối tượng nghiên cứu, người ta thường óc chung một quan điểm và đều được thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu [3]. * Khái niệm về mô hình trình diễn Mô hình trình diễn là một hình thức hoạt động cụ thể nào đó được tái tạo lại hoặc mới được tạo ra tại một điểm trong khu vực nhất định nhằm làm mẫu để nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tham quan học tập, từ đó có thể nhân ra diện rộng. Xây dựng các mô hình trình diễn (MHTD) nhằm chứng minh lợi ích và tình khả thi của một kỹ thuật mới, đồng thời trình bày các bước áp dụng kỹ thuật đó là một phương pháp được các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông thường áp dụng trong chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ (KTTB) cho người dân [4]. Xây dựng mô hình trình diễn gồm 9 bước với sự tham gia tích cực của cán bộ và nông dân vào tất cả các hoạt động của mô hình. Tuy nhiên hình thức và mức độ tham giá ở mỗi bước là khác nhau. Tiến trình xây dựng mô hình có thể tóm tắt như sau Bước 1: Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu
  17. 7 Bước 2: Chọn địa điểm xây dựng mô hình và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật Bước 3: Thành lập nhóm cùng sở thích và tổ chức bộ máy điều hành Bước 4: Đánh giá nhu cầu chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ (KTTB) Bước 5: Chọn hộ xây dựng mô hình (MH) Bước 6: Xây dựng kế hoạch và các nội dụng hoạt động Bước 7: Tổ chức thực hiện mô hình (MH) và giám sát đánh giá định kỳ Bước 8: Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MH Bước 9: Tổ chức nhân rộng [5]. * Vai trò của mô hình Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của số liệu quan sát được và các giải định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp. Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có. 2.1.2. Đánh giá khuyến nông 2.1.2.1. Khái niệm đánh giá Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực hiện mô hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của mô hình trong mỗi quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiên bạn đầu. Đánh giá để khẳng định và so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực hiện đã đạt được Trong quá trình đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau - Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định + Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không.
  18. 8 + Mức độ mà mô hình đã đạt được so với mục tiêu của mô hình thông qua các hoạt động đã chỉ ra. - Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống các kết quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể làm chậm tiến độ tiến độ thực hiện mô hình nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời. - Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa học, lấy mẫu theo phương pháp thống kê. - Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn. - Việc đánh gía sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động. 2.1.2.2. Các loại đánh giá Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3 loại chính như sau: - Đánh giá tiền khả thi Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mô hình, để xem xét xem liệu hoạt động hay mô hình có thể thực hiện được hay không trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mô hình hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mô hình hay hoạt động có được đưa vào thực hiện hay không. - Đánh giá thực hiện + Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công việc ở từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mô hình dài hạn, tùy theo mô hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần.
  19. 9 Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, những khó khăn thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo. + Đánh giá cuối kỳ: Là đánh gí cuối cùng khi kết thúc mô hình hay hoạt động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó. Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện mô hình. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chế, nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho mô hình hay hoạt động khác. + Đánh giá tiền độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai thực hiện các nội dung của mô hình hay nói cách khác là xét xem hoạt động có đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào + Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét laij việc sử dụng kinh phí chi tiêu có đúng theo nguyên tắc đã được quy định hay không để có điều chỉnh và rút kinh nghiệm. + Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết hợp giữa các mô hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự phối hợp đó. + Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mô hình đã đưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không. + Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường. + Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình có thể áp dụng rộng rãi hay không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không.
  20. 10 2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá * Khái niệm tiêu chí đánh giá Tiêu chí đánh giá như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một mô hình nào đó. * Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá + Đối với các tiêu chí mang tính định lượng Là các tiêu chí đo đếm được cụ thể, các chỉ tiêu này thường được sử dụng để kiểm tra tiến độ công việc, thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng vấn, cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng hoặc trên hiện trường: Sự sinh trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng suất của cây trồng, + Đối với các chỉ tiêu định tính Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: Cây sinh trưởng chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu, việc xác định các chỉ tiêu này thường thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người tham gia giám sát cũng như của người dân. * Các loại tiêu chí dùng cho dánh giá Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây: + Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục tiêu đã đề ra: Diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn + Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến nông đến đời sống, văn hóa, xã hội: Ảnh hưởng đến môi trường đất ( xói mòn,
  21. 11 độ phì, độ che phủ, ) ảnh hưởng đến đời sống ( giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bình đẳng giới, ). + Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích hoạt động khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân [6]. 2.1.3. Hiệu quả 2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế * Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai thác hợp lý và khơi dạy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người. - Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất. Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữ các yếu tố nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này, hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái quát hiệu quả kinh tế như sau: + Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan này cần xét về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ
  22. 12 thuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. + Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung. Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. + Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh giá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu thức đó. Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc đầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, Tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi phí bỏ ra. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh giá theo những góc độ khác nhau. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
  23. 13 định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao chi phí bỏ ra. Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa, xã hội và đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay. 2.1.3.2. Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản xuất: GO ( Gross output ) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm ), đây là tổng thu của hộ. 푛 GO = ∑푖=1 푄푖 * Pi Trong đó: Pi: Là đơn giá sản phẩm thứ i Qi: Là khối lượng sản phẩm thứ i + Chi phí trung gian: IC ( intermediate Cost ) Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: Giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất. 푛 IC = ∑푗=1 푗 Trong đó: 푗 là khoản chi phí thứ 푗 + Giá trị gia tăng: VA ( Value added ) là phần giá trị tăng thêm của doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức: VA = GO - IC Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.
  24. 14 + Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income ) là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất. MI = VA - ( A + T ) Trong đó: VA là giá trị tăng thêm ( gia tăng ) T là thuế A là phần giá trị khẩu hao tài sản cố định + Lợi nhuận: Pr = GO - TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất TC là tổng chi phí sản xuất + Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: Là tỷ lệ giữa tổng khối lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích ( sào, ha ). GO/sào hoặc GO/ha . + Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC + Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ + Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/ sào hoặc VA/ha + Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC + Giá trị giá tăng trên một công lao động: VA/CLĐ * Công thức tính hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất Hay: H = Q - C
  25. 15 2.1.3.3. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mô hình nào là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người dân trong vùng đều có việc làm và nguồn thu nhập ổn định lâu dài. Không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ tay nghề cho người dân. Từ đó cải thiện mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện công bằng xã hội [7]. 2.1.1.4. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường sinh thái luôn được cải thiện và phát triển hướng tới một nền nông nghiệp , nông thôn bền vững . Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai [8]. 2.2. Ý nghĩa của mô hình sản xuất Bưởi tại Tân Quang Giải quyết các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tránh một số bệnh tật về sau này. Đưa sản phẩm Bưởi Diễn vươn lên tầm các thị trường rộng hơn không chỉ ở địa phương mà còn vươn xa hơn ra các thị trường thế giới. Nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của bản thân người dân sản xuất, gia đình tại địa phương xã Tân Quang. 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.1.Giới thiệu chung về bưởi diễn Bưởi là một loại quả thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam, vừa dễ ăn, dễ trồng, phù hợp với điều kiện địa lý của nhiều địa phương trên cả nước. Có rất nhiều thương hiệu bưởi ngon và nổi tiếng như bưởi Diễn Tân Quang, Đoan Hùng ( Phú thọ ), bưởi Phúc Trạch ( Hà Tĩnh ), bưởi Tân Triều ( Đồng Nai ), bưởi Năm Roi ( Vĩnh long ) và sẽ rất thiếu sót nếu như không nhắc tới loại bưởi Diễn nức tiếng đất Hà thành. Vốn là thứ quà quý tiến vua, Bưởi
  26. 16 Diễn ( Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội ) từ lâu đã được xếp vào hàng hoa trái đất Hà thành. Quả bưởi chỉ to hơn trái cam nhưng vị ngọt không trái nào sánh bằng. Bưởi diễn có hương thơm đặc biệt, nhiều khi chưa thấy bưởi đã thấy hương dìu dịu phảng phất quyến rũ lòng người. Giống bưởi diễn ở Tân Quang được đưa về trồng đầu tiên có nguồn gốc tại xã Phú Diễn - Huyện Từ Liêm - TP Hà Nội, nhờ bàn tay chăm sóc khéo léo của những người nông dân nơi đây Bưởi Diễn mang những nét đặc trưng riêng và khẳng định thương hiệu trên thị trường rau hoa quả. Bưởi diễn có màu vàng tươi đẹp mắt, mùi vị đặc trưng, ngọt mát, đậm đà. Quả tuy nhỏ nhưng vỏ rất mỏng, múi mọng. Không chỉ đẹp mắt, cách thưởng thức đặc biệt của Bưởi Diễn khiến loại quả quê dân dã này trở nên khác biệt. Khi bưởi được hái xuống, không nên bổ ăn ngay. Bưởi ăn ngon nhất khi ngắt xuống 2 tuần, để xuống nước, múi căng mọng rất hấp dẫn. Bưởi để lâu vỏ bị khô quắt lại nhưng múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm ngây ngất lòng người. Nếu như các loại quả khác để 2 đến 3 tháng lá khô quắt thì bưởi Diễn có thể bảo quản được trong thời gian đó. Chính vì vậy Bưởi Diễn là một trong những sự lựa chọn hợp lý để bày mâm ngũ quả ngày tết để thờ cúng tổ tiên hay để làm quà biếu người thân. Hiện tại, cây bưởi Diễn được trồng ở khá nhiều vùng sinh thái khác nhau như: Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bưởi diễn cũng đã có nhưng đặc trưng riêng, thương hiệu riêng. 2.3.2.Nguồn gốc Trên thế giới cây cam quýt có lịch sử trồng trọt từ lâu đời nhất. Về nguồn gốc, nhiều ý kiến cho rằng cây cam quýt phần lớn có nguồn gốc ở Miền Nam Châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua dãy núi Hymalaya, Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippine, Malaysia, Miền Nam Indonesia hoặc kéo đến lục địa Úc. Tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài cam quýt bởi vì tại đây còn tìm thấy nhiều loài cam quýt hoang dại. Ngoài bưởi, người ta còn tìm thấy bưởi chùm:
  27. 17 Bưởi chùm (Citrus paradishi macf ), có thể là kết quả từ một hạt, một mầm bưởi đột biến hay cũng có thể là cây lai giữa bưởi đơn Citrus paradishi macf ) và cam ngọt, xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn Độ năm 1809 với cái tên là trai cấm ( Forbidden fruit ) và được trồng đầu tiên ở Florida (Mỹ) sau đó bưởi chùm trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở Châu Mỹ. Bưởi đơn (Citrus grandis) là loại cây được trồng nhiều ở Châu Á. Theo Chawlit Niyomdham, năm 1992 [13] cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó lan ra Indonesia, Trung Quốc, phía Nam nước Nhật, phía Tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và nước Mỹ. Tuy vậy, bưởi là loại cây ăn quả trồng rất nhiều ở các nước phương Đông. Nhiều giống bưởi ngon nổi tiếng được tìm thấy ở Thái Lan. Decondolle cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở phá Đông Malaya , kể cả các đảo Fiji và Friendly. Theo Bretschneider, bưởi có nguồn gốc từ Java Ấn Độ. Janata cho rằng bưởi được thu thập từ những cây hoang dại ở Garohills, từ vùng nguyên sản này bưởi được chuyến đến phía đông của vùng trồng cây có múi ở Yongtze và phía nam đại dương theo đường Salween hoặc đường Songka [12]. Giucovski cho rằng để có tài liệu chắc chắn về nguồn gốc cây bưởi cần nghiên cứu các thực vật họ Rutaceae và nhất là họ phụ Aurantioidea ở các vùng núi Hymalaya miền Tây Trung Quốc và các vùng núi thuộc bán đảo Đông Dương. Ông cũng cho rằng nguồn gốc của cây bưởi có thể là quần đảo Laxongdo [9]. Một số tác giả Trung Quốc cho rằng: Cây bưởi hiện trồng ở Trung Quốc có thể được du nhập , song sự du nhập phải từ trên 2000 năm [9]. Theo GS.TS Vũ Công Hậu thì cây bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ [10]. GS Tôn Thất Tình cũng cho rằng cây bưởi có nguồn gốc từ Ấn Độ [11]. Cũng có ý kiến cho rằng: Các giống bưởi ( Citrus grandis ) được coi là có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ. Một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là
  28. 18 Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng tại vùng Caribe. Sau đó theo gót các thủy thủ bưởi được đưa đến Palestin vào năm 900 sau công nguyên và ở Châu Âu và tên Shaddock cũng đã trở thành tên gọi cho loại bưởi này [14]. Như vậy nguồn gốc của cây bưởi đến nay vẫn chưa được thống nhất. Bưởi có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia Hiện nay bưởi được trồng nhiều ở phía nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia , Philippine, Ấn Độ , Việt Nam [13] 2.3.3. Tình hình sản xuất và thị trường Bưởi ở một số nước trên thế giới Cây ăn quả có múi là loài cây có mặt hầu hết các châu lục trên thế giới. Hiện nay trong số các loài cây ăn quả có múi thì bưởi là loại quả được khá nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng nhìn chung trên thế giới thì diện tích bưởi được trồng ít hơn so với các loài cây có múi khác, tính đến năm 2016 Diện tích bưởi chỉ chiếm 7,49% so với tổng diện tích cây có múi, tỷ lệ này có tưng so với những năm trước nhưng còn thấp và tăng chậm. Theo bảng ta có thể thấy được sản lượng và diện tích của bưởi ở giai đạn 2014 - 2016 tăng đều qua các năm, hàng năm trên thế giới có hơn 7 triệu tấn bưởi được sản xuất ra. Trên thế giới tính đến cuối năm 2016 thì diện tích bưởi đạt 725.589,84 ha, năng suất đạt 11,65 tấn/ ha, sản lượng đạt 8.453.446,3 tấn . So với năm 2014 thì năm 2016 diện tích tăng 73.716,01 ha và sản lượng tăng 1.303.841,3 tấn , điều này có thấy loại cây ăn quả này đang ngày càng phát triển và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới qua các năm 2014 - 2016 Năm Diện tích ( ha ) Năng suất Sản lượng ( Tấn ) ( Tạ / ha ) 2014 682.367,89 115,86 7.906.137,6 2015 691.265,48 116,93 8.083.621,9 2016 725.589,84 116,50 8.453.446,3 ( Nguồn: FAOSTAR, 2014 - 2016 )
  29. 19 Trên thế giới thì bưởi được trồng khắp nơi, nhưng tập trung lớn nhất ở Châu Á nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp cho loài cây ăn quả này phát triển. Theo FAO, năm 2016 sản lượng bưởi của Châu Á là 5.504.843,18 tấn chiếm 65,5% tổng sản lượng bưởi của cả thế giới, tiếp đến là Châu Mỹ với sản lượng là 2.110.194,18 tấn chiếm 25%. Một số quốc gia trồng bưởi chủ yếu trên thế giới ở Châu Á là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ ở Châu Mỹ là: Mỹ, Brazin, Năm 2016 Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất bưởi với sản lượng là 3.802.324 tấn , đứng thứ 2 là Mỹ với sản lượng là 1.074.108 tấn,tiếp theo là Việt Nam ( 439.602,18 tấn ) và Mexico( 425,433 tấn ). 3.3.4. Tình hình sản xuất và thị trường bưởi ở Việt Nam Việt Nam có khoảng 25.000 ha trồng bưởi, trong đó có 15.000 ha đang cho quả với sản lượng ước 145.000 tấn. Mức tiêu thụ bưởi ở Việt Nam tăng lên rõ rệt khi các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải thương hiệu bưởi Năm Roi ( Vĩnh Long ), bưởi Tân Triều ( Đồng Nai ), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh ), Bưởi Diễn ( Hà Nội ), Bưởi Đoan Hùng ( Phú Thọ ) Trong những năm gần đây, bưởi Việt Nam là trái cây được Châu Âu đặt hàng nhiều nhất nhưng không thể thực hiện được các hợp đồng vì nguồn cung không đều đặn, quy chuẩn theo hợp đồng. Thị trường Hồng Kong, Đức có nhu cầu cao về bưởi dạng hình cầu, vỏ láng, ruột hồng, ngọt thanh. Thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao về bưởi Năm Roi, ngay cả với loại hàng chất lượng thấp, thạm chí một số siêu thị Châu Âu chấp nhận cả bưởi có hạt sao cho đồng đều về chất lượng và kích cỡ. Theo FAO năm 2014 sản lượng bưởi của nước ta là 424.288,5 tấn nhưng tới nưm 2016 tăng lên đến 15.313,6 tấn cụ thể là 439.602,1 tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2014 - 2016 của Bưởi Việt Nam về sản lượng là 1,8%, diện tích là 3,52% , năng suất là 1,07 %.
  30. 20 Những năm gần đây, ở Việt Nam thì bưởi không chi phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một trong những loài cây ăn quả xuất khẩu, hướng ra thị trường nước ngoài. Dưới đây là tình hình sản xuất và tiêu thụ một số giống bưởi chính ở Việt Nam: - Bưởi Năm Roi: Theo viện nghiên cứu cây ăn quả Miên Nam, diện tích bưởi Năm Roi ở đồng bằng Sông Cửu Long hiện vào khoảng 10.000ha, sản lượng hơn 60.000 tấn / năm. Đây là giống bưởi đầu tiên xuất khẩu và được tiêu thụ dưới mác thương hiệu riêng cả ở trong và ngoài nước. Doanh nghiệp Hoàng Gia đã đăng ký độc quyền kinh doanh thương hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và lập trang web nhằm quảng bá cho loại trái cây này. Mấy năm gần đây cứ đến khoảng tháng 10 doanh nghiệp lại tiến hành mua trên 600 tấn bưởi Năm Roi của nông dân ở huyện BÌnh MInh đưa vào các siêu thị lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và đại lý lớn, nhỏ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu , với đầy đủ tem, nhãn. Ngoài ra, còn xuất khẩu qua thị trường Pháp, Đức Hiện nay, thông qua doanh nghiệp Hoàng Gia, bưởi Năm Roi không chỉ nổi tiếng cả nước mà còn được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Bưởi Năm Roi được xuất khẩu sang thị trường Hà Lan, với lượng xuất khẩu là 14 tấn, ở mức giá là 8.000 đồng/ kg. Ngoài ra, bưởi Năm Roi còn được xuất sang các thị trường khác như: Đức, Hoa Kỳ, Phần Lan, Nga, Trung Quốc Ngoài việc xuất khẩu trực tiếp hiện nay bưởi Năm Roi đã được đa dạng hóa sản phẩm bằng cách chế biến nước ép bưởi đóng lon. Sản phẩm này tiêu thụ khắp trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang Đức, Tây Ban Nha, Pháp. 3.3.5 Tình hình phát triển Bưởi Diễn ở trong nước 3.3.5.1. Bưởi Phú Diễn, Huyện Từ Liêm Bưởi Diễn được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liêm, Hà Nội). Bưởi Diễn có trái tròn, vỏ trái nhẵn khi chín màu vàng cam. Trọng lượng
  31. 21 trung bình từ 0,8 – 1kg/trái. Múi và vách múi dễ tách rời. Thịt trái mầu vàng xanh, ăn gión, ngọt, độ Brix từ 12-14. Sau khi Chương trình 06 của Thành Ủy Hà Nội (1996) và phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới được triển khai tại vùng nông nghiệp thành về phát triển sản xuất cây ăn quả, nhiều hộ nông dân ở xã chuyển đất canh tác lúc sang trồng bưởi Diễn. Nhờ có chủ trương này mà diện tích bưởi Diễn trồng chuyên canh của xã không ngưng tăng lên đã góp phần bảo tốn một giống bưởi quý. Thời gian thu hoạch thường trước Tết Nguyên Đán khoảng nửa tháng. Theo kinh nghiệm, bưởi Diễn càng già, vỏ càng thẫm. Đấy là bưởi ngon nhất. Bưởi này nhẹ, tròn ,lây đều. Còn bưởi có màu vàng nhạt,bòng bòng, chất lượng kém. Khi ăn bưởi cảm nhận vị ngọt lịm, cùi mỏng. Dân làng Diễn không dùng phân xanh, phân chuồng bón bưởi. Họ cho rằng, dùng phân hữu cơ có nhiều sâu bọ, dễ sinh bệnh cho cây. Người ta dùng các loại phân vô cơ như đạm, kali. Có năm gia đình trong làng dùng phương pháp riêng để bón bưởi.Người ta ngâm đậu tương trong ba tháng, cho rữa hẳn rồi đem bón xung quanh gốc bưởi. Ngày thường, người ta phải chăm sóc và diệt sâu cho bưởi. Đặc biệt là xiết tóc, loại côn trùng này thương làm hỏng hoa và dẫn đến mất mùa bưởi. 3.3.5.2. Bưởi Diễn Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội) được biết đến là một xã điển hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là việc chuyển cây lúa sang cây ăn quả có múi. Với ba loại cây cam Canh, bưởi Diễn và đu đủ được trồng trên diện tích hơn 130ha, trong đó chủ yếu là Bưởi Diễn. Cùng với các địa phương trong huyện, Thượng Mỗ đang nỗ lực xây dựng thương hiệu “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”. Bên cạnh đó, Đảng ủy xã cùng chỉ đạo đảng viên ở các chi bộ, hội viên các đoàn thể tích cực vân động bà con không chặt phá cây bưởi Diễn; giữ vững diện tích chuyển đổi trồng cây ăn quả hiện có; tích cực trồng các cây rau màu ngắn ngày dưới tán cây bưởi để bảo đảm thu nhập. 3.3.5.3. Bưởi Diễn Tiên Hội – Huyện Đại Từ - Thái Nguyên
  32. 22 Bên cạnh thế mạnh về chè, trong những năm gần đây, xã Tiên Hội huyện Đại Từ đang thu được những hiệu quả tích cực từ việc chú trọng đầu tư vào việc phát triển diện tích cây bưởi Diễn tại địa phương. Việc gắn nhãn hiệu tập thể và xây dựng thương hiệu “Bưởi Tiên Hội” trong thời gian qua đã khẳng định được vị thế của loại cây trồng này trong cơ cấu nông nghiệp địa phương, góp phần gia tăng lượng bán sản phẩm và mở rộng thị trường. Hiện nay, xã Tiên Hội đang có khoảng 15ha bưởi Diễn đã cho thu hoạch, giá bán trung bình từ 30.000đ – 35.000đ/quả. Theo tính toán của nguời nông dân ở đây, trung bình mỗi ha bưởi cho thu nhập khaonrg 300 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập cao hơn nhiều lần so với cây chè và đang góp phần cải thiện đời sống cho người dân trong xã. “ Trong đề án quy hoạch sản xuất của xã theo chương tình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 sẽ có khoảng 100ha bưởi Diễn Tiên Hội. So với nhiều lại quả khác, bưởi Diễn Tiên Hội ngoài ưu điểm là thơm ngon không kém bưởi Diễn nguyên gốc ra thì quả buwoir có thể bảo quản được khá lâu mà không ảnh hưởng gì đến chất lượng và cũng không cần dùng thuốc bảo quản”. UBND xã Tiên Hội luôn khuyến khích người nông dân mở rộng nội quy mô diện tích trồng cây bưởi Diễn và liên kết chặt chẽ với viện rau quả Trung ương, cũng như các tác nhân tiêu thụ để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
  33. 23 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các hộ gia đình trồng Bưởi Diễn tại xã Tân Quang ,Thành phố Sông Công , Tỉnh Thái Nguyên . - Các vẫn đề về HQKT của mô hình trồng Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang,Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm Vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Tân Quang, Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên. - Phạm Vi thời gian: + Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ giai đoạn 2015-2017 + Số liệu sơ cấp: Được thu từ giai đoạn 8/2018- 11/2018 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Xã Tân Quang, Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên . - Đánh giá thực trạng mô hình trồng Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang. - Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Bưởi Diễn. - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình trồng Bưởi Diễn. - Đề xuất giải pháp để nâng cao HQKT của mô hình trồng Bưởi Diễn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu Đề tài lựa chọn 3/12 xóm của xã Tân Quang là các xóm trồng nhiều Bưởi Diễn gồm: Tân Thành 1, Tân Tiên, Làng Dỗ.
  34. 24 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp: Tra cứu thông tin thu thập qua các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết hàng năm, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong 3 năm từ 2016-2018 của xã. - Tìm hiểu từ internet, kinh nghiệm của người dân và phỏng vấn các hộ trồng bưởi. * Thu thập số liệu sơ cấp: - Để thu thập số liệu sử dụng phương pháp quan sát thực tế, điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình trồng Bưởi Diễn bằng bảng hỏi đã được xây dựng sẵn. - Chọn mẫu điều tra: chọn các hộ trồng bưởi phân vùng với quy mô rộng, thời gian trồng lâu, cách tổ chức sản xuất có kết quả và tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất của cây Bưởi Diễn trong 3 xóm tại Xã Tân Quang. Mỗi xóm chọn ra 20 hộ để phỏng vấn các hộ trồng Bưởi Diễn vừa có mô hình trồng Bưởi Diễn vừa có mô hình trồng cây ăn quả khác để so sánh kết quả HQKT giữa cây Bưởi Diễn với các loại cây ăn quả khác trong khu vực, đưa ra lời khuyên giải đáp phù hợp với các hộ dân. - Phỏng vấn bán cấu trúc: Là phương pháp được đánh giá cao nhất có thể thu thập các dữ liệu sơ cấp, là phỏng vấn thêm những câu hỏi mở giúp ta có thể thu thập được những phản hồi, những ý kiến, những kinh nghiệm khác. Phương pháp này giúp ta có thể thu thập được các dữ liệu phong phú hơn và đa dạng hơn. - Phân tích SWOT: Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hộ dân có tham gia sản xuất Bưởi Diễn tại địa phương.
  35. 25 Bảng 3.1: Số lượng mẫu điều tra Bưởi Diễn ở các điểm nghiên cứu tại xã Tân Quang năm 2018 Tổng hộ trong Số hộ điều Tỷ lệ lựa Chỉ tiêu xóm (hộ) tra (hộ) chọn (%) Tân Thành 1 117 20 17,09 Xóm điều Tân Tiến 98 20 20,41 tra Làng Dỗ 86 20 23,26 ( Nguồn: UBND xã Tân Quang, năm 2018) 3.3.3. Phương pháp xử lý thông tin Xử lý thông tin định tính: Các số liệu thu thập được thể hiện qua phương pháp phân tích tổng hợp. Xử lý thông tin định lượng: Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm EXCEL.
  36. 26 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Xã Tân Quang, Thành phố Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Tân Quang nằm ở phía Bắc của thành phố Sông Công, phía Đông Bắc giáp với phường Tân Thành, thành phố Thái Nguyên; phía Bắc giáp với phương Tích Lương thành phố Thái Nguyên, phía Tây Nam giáp với Xã Bá Xuyên thành phố Sông Công, phía Đông Nam giáp với phường Bách Quang thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên. Với cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp mà chủ yếu là lao động nông nghiệp thuần túy. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.462,89 ha; trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích là 1.290,80ha chiếm 88,23% so với tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp có diện tích là 172,09 ha chiếm 11,77 % so với tổng diện tích tự nhiên; trong đó đất ở là 92,56 ha chiếm 6,34% so, Đất chuyên dùng là 68,30 ha chiếm 4,7% và đất phi nông nghiệp khác có diện tích là 11,23 ha chiếm 0,76% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Xã Tân Quang cách trung tâm Thành phố Sông Công 10km về phía Bắc có vị trí đường giao thông, thương mại, thủy lợi khá thuận lợi. - Địa giới hành chính: + Phía Đông Bắc giáp phường Tân Thành thành phố Thái Nguyên,phường Lương Sơn thành phố Sông Công; + Phía Bắc giáp phường Tích Lương thành Thái Nguyên + Phía Đông giáp phường Bách Quang thành phố Sông Công + Phía Tây Nam giáp xã Bá Xuyên thành phố Sông Công, xã Thịnh Đức thành phố Thái Nguyên
  37. 27 Địa bàn xã Tân Quang có đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 đi qua. Trung tâm hành chính xã đặt tại địa chỉ xóm Đông Tiến Xã Tân Quang trên địa bàn xã có 12 xóm, có chợ Tân Thành, có 01 trường Mầm Non, 01 phân hiệu trưởng trường tiêu học, có 11/12 nhà văn hóa xóm. 4.1.1.2.Đặc điểm địa hình Địa hình của xã Tân Quang phức tạp, đồi núi chiếm diện tích tương đối lớn, địa hình bán sơn địa, dốc dần từ Bắc xuống Nam, độ chênh lệch trung từ 1m trên 1 km dài, xen kẽ giữa núi, đồi là những rải ruộng, những khu dân cư tồn tại từ lâu đời với tính tiện canh, tiện cư. Phía Bắc và phía Tây Bắc địa hình không được bằng phẳng, phía Nam và phía Đông địa hình bằng phẳng là vùng trồng lúa và các cây hoa mầu ngắn ngày phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu - thời tiết Xã Tân Quang chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa tủng bình hàng năm khoảng 2168mm, cao nhất là vào tháng 8, thấp nhất là vào tháng, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa TB khoảng 353mm chiếm 85% lượng mưa của cả năm. Mùa hanh, khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa TB khoảng 22mm chiếm 15% lượng mưa còn lại của cả năm. Độ ẩm không khí cao TB khoảng 85%, cao nhất vào tháng 7 tháng 8 và tháng 9. Thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 TB khoảng 16%. Nhìn chung độ ẩm không khí địa bàn xã có sự chênh lệch lớn giữa các tháng trong năm. Mùa đông thời tiết lạnh ,nhiệt độ thấp có thể xuống 12 ᵒC, mùa hè nhiệt độ cao lên đến 37 ᵒC. Khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh vượt qua ngưỡng phát triển của cây Bưởi làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây
  38. 28 Bưởi Diễn tại xã và trong khu vực. Tuy nhiên, nhiệt độ và lượng mưa thích hợp trong thời kỳ Bưởi Diễn ra hoa, đậu quả sẽ ít ảnh hưởng đến năng suất quả. Qua điều tra cho thấy khí hậu phù hợp, thuận lợi cho việc sinh trưởng , phát triển của Bưởi Diễn. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, phù hợp cho cây ăn quả nhiệt đới phát triển mà đặc biệt với cây Bưởi Diễn. Nền nhiệt độ nằm trong khoảng giới hạn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây, lượng mưa tương đối hợp lý đối với các giai đoạn phát triển của cây. Bưởi có thể trồng ở vùng nhiệt độ từ 12-37ᵒC, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23- 29ᵒC. Nhiệt độ thấp hơn 12,5 ᵒC và cao hơn 37ᵒC cây sinh trưởng kém. Điều kiện khí hậu, nhiệt độ của Xã Tân Quang ít khi vượt quá giới hạn nhiệt độ cho phép. Nhiệt độ ảnh hương tới sự thụ phấn gián tiếp thông qua hoạt động của ong và trực tiếp ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn. Bưởi là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của bưởi thuộc loại rễ nấm ( hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh ) nếu ngập nước đất sẽ bị thiếu oxy, rễ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá và quả non. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, bất thường, rét đậm rét hại, mưa ẩm kéo dài ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng các loại cây trồng. Thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa ẩm thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại. Vì vậy, cần phải có phương án dự phòng để đối phó với thời tiết khắc nghiệt để đảm bảo cây Bưởi cho năng suất và chất lượng ổn định. 4.1.1.4. Đặc điểm về đất đai Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.462,89 ha; Đất nông nghiệp 1.290,8 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 1.133,30 ha, đất lâm nghiệp là 143,55 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 13,95 ha; Đất phi nông nghiệp là 172,09 ha và đất chưa qua sử dụng là 0 ha. Nhìn chung xã có nhiều loại đất chủ yếu là đất Feralit màu vàng đỏ, phù hợp với nhiều lại cây trồng khác nhau.
  39. 29 Đất đai trong xã phân bố khu vực đồng bằng có độ ẩm đất tương đối cao, có tầng đất canh tác dày, nhiều chất hữu cơ, thấm nước nhanh, độ màu mỡ tương đối phong phú. Hàm lượng mùn từ trung bình đến khá. Nhìn chung thổ nhưỡng của xã đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Lúa, ngô, khoai, sắn, Cây công nghiệp như: chè, và các loại cây lâm nghiệp như cây Keo, cây Bạch đàn, Cây trồng chủ yếu là cây lúa phục vụ nhu cầu cho người dân. Qua đó, cho thấy được điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của Xã Tân Quang phù hợp với đặc điểm sinh học của cây bưởi Diễn, thuận lợi cho việc chăm sóc, sinh trưởng phát triển của Bưởi. Vì thế, Xã tập trung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây Bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Diện tích cây Bưởi được mở thêm nhờ tận dụng các vùng đất đồi và chuyên đổi các cây trồng không mạng lại HQKT cao sang trồng bưởi. Đây là thế mạnh của vùng trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi tận dụng các nguồn chất thải từ chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. Đem lại hiệu quả cao hơn, tước tiết kiệm hơn từng bước nâng cao mức sống của người dân. Đất lâm nghiệp năm 2015 là 102,14 ha chiếm 6,98% nhưng đến năm 2017 xu hướng tăng lên đó là 143,55 ha chiếm 9,81%. Bởi địa hình đồi núi nên cũng khá thích hợp cho các loại cây trồng lâm nghiệp như cây Keo, cây Bạch đàn, Đất thổ cư có tốc độ phát triển mạnh, tốc độ phát triển bình quân là 109,77%, người dân càng phát triển thì họ mở rộng đất đai để làm nhà ngày càng nhiều, không những thế họ còn lấn chiếm đất nông nghiệp để làm nhà, các xưởng nhỏ lẻ, các sân bãi vui chơi giải trí và các công trình, dự án về các vùng nông thôn. Vì thế, đất phi nông nghiệp có tốc độ phát triển mạnh nhất, tốc độ phát triển bình quân là 108,56 %. Qua đó thấy được đời sống của người dân ngày càng đươc nâng cao nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại để phục vụ cho nhu cầu của họ.
  40. 30 Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Tân Quang giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Cơ Cơ Cơ Diện tích Diện tích Diện tích Diện tích đất tự nhiên cấu cấu cấu (ha) (ha) (ha) BQC (%) (%) (%) Diện tích đất tự nhiên 1.462,89 100 1.462,89 100 1.462,89 100 100 100 100 1. Đất nông,lâm nghiệp 1.314,72 89,87 1289,82 88,17 1.290,80 88,23 98,10 100,08 99,0 1.1. Đất sản xuất NN 1.199,01 81,96 1.147,20 78,42 1.133,30 77,47 95,68 98,80 97,22 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 944,8 64,58 867,80 59,32 832,0 56,87 91,85 95,87 93,84 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 254,21 17,38 290,40 19,85 301,30 20,60 114,23 103,75 108,90 1.2. Đất lâm nghiệp 102,14 6,98 117,84 8,06 143,55 9,81 115,37 121,82 118,60 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 13,57 0,93 13,78 0,94 13,95 0,95 101,55 101,23 101,40 2. Đất phi nông nghiệp 146,0 9,98 171,11 11,70 172,09 11,77 117,20 100,60 108,56 2.1. Đất thổ cư 76,81 5,25 92,00 6,29 92,56 6,34 119,80 100,60 109,77 2.2. Đất chuyên dùng 65,53 4,48 67,96 4,64 68,30 4,70 103,70 100,50 102,09 2.3. Đất phi NN khác 3,66 0,25 11,15 0,76 11,23 0,76 304,60 100,71 175,16 3. Đất chưa qua sử dụng 2,17 0,15 1,96 0,13 0 0 90,32 0 0
  41. 31 Qua bảng 4.1 thấy được tình hình sử dụng đất đại từ năm 2015 - 2017 của Xã Tân Quang có sự thay đổi nhưng cũng không chênh lệch lớn. Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất, là 1.314,72 ha, chiếm 81,96 % năm 2015. Đến năm 2017 giảm xuống chỉ còn 1.133,30 ha chiếm 77,47%. Diện tích đất phi nông nghiệp không được cao lắm nhưng cũng có sự tăng lên qua các năm, năm 2015 có diện tích là 146,0 ha chiếm 9,98% tổng diện tích của xã; đến năm 2017 diện tích tăng lên là 172,09 ha chiếm 11,77%.Tốc độ phát triển qua các năm chênh lệch không lớn, giữ được mức ổn định. Đất sản xuất nông nghiệp là 1.199,01 ha năm 2015, đến năm 2017 là 1.133,30 ha; trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 832 ha chiếm 56,87%. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là cây Lúa, ngô, ngoài ra người dân còn trồng các loại cây lương thực như khoai, sắn, đậu tương và các loại rau. Phục vụ cho bữa ăn hàng ngay trong gia đình và người dân trong vùng. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Kinh tế Xã Tân Quang nằm sát quốc lộ 3 và tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua là những tuyến đường trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Với lợi thế vị trí này, xã Tân Quang sẽ có được sự giao lưu, thông thương hết sức thuận lợi và mở rộng hoạt động dịch vụ, thương mại. Xã Tân Quang có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội như: Quỹ đất dồi dào ổn định, có nguồn nước tốt, có đường điện 110 KV, 35 KV và 10 KV chạy qua cho phép đầu tư xây dựng các công trình công cộng, nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật đường bộ. Là xã trung du miền núi, có địa hình bán sơn địa đất đai phong phú đa dạng cho phép tổ chức các loại hình sản xuất như chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác: 4.1.2.2. Xã hội * Dân số và lao động:
  42. 32 Theo niêm giám thống kê xã Tân Quang năm 2017, toàn xã có 1.214 hộ, 5.069 nhân khẩu, 2.908 lao động. Trong đó dân tộc Kinh chiếm 98,66% và dân tộ khác chiếm 1,34 %. Hộ nghèo 50 hộ chiếm 4,09%; hộ cận nghèo 36 hộ chiếm 3,0 %; Hộ Trung Bình khá có 967 hộ chiếm 79,65% và hộ giàu có 161 hộ chiếm 13,26 %. [ Niêm giám thống kê ] Mật độ dân cư phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 280 người / km². Tổng lao động của năm 2015 là 2.606 người, đến năm 2017 là 2.908 người, tốc độ phát triển bình quân là 105,64%. Trong đó chiếm đa số là dân tộc Kinh, chiếm khoảng 98%, còn lại là dân tộc thiểu số khác. Tốc độ phát triển bình quân dân thiểu số hay dân tộc khác chiếm 110,41%. Địa bàn xã chủ yếu là gốc người dân tộc Kinh. Số nhân khẩu bình quân/ hộ là 4,17; lao động bình quân /hộ là 2,4 người / hộ. Trong xã có tổng số hộ là 1.088 năm 2015, đến năm 2017 là 1.214 hộ, tốc độ phát triển trung bình là 105,70%. Trong đó hộ giàu là 148 hộ chiếm 13,60% năm 2015, đến năm 2017 tăng lên là 161 hộ chiếm 13,26%, tốc độ phát triển bình quân là 104,30%. Hộ trung bình khá chiếm tỷ lệ cao nhất với 883 hộ chiếm 81,16% năm 2015, đến năm 2017 con số lên đến 976 hộ và chiếm 79,65% , tốc độ phát triển trung bình là 104,70%. Hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp nhất năm 2015 chiếm 2,74% với 30 hộ, đến năm 2017 số hộ nghèo tăng lên đến 50 hộ chiếm 4,09 %, tốc độ phát triển bình quân là 144,70%. Mặc dù số hộ nghèo của Xã đã bị tăng lên nhưng con số cho thấy không đáng kể, điều này cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại bởi hiện nay các Các Bộ xã cũng đã và đang huy động tích cực hỗ trợ cho các hộ nghèo về vay vốn cũng như giúp họ xây dựng nhà tình nghĩa với mục đích để giúp đỡ các hộ hiện đang nghèo để thoát khỏi cái nghèo. Bên cạnh đó, điều đang chú ý là dù số hộ nghèo của xã vẫn còn nhưng số hộ giàu, hộ trung bình khá vẫn tăng lên với con số khá thuận , điều này cũng chứng tỏ được rằng trình độ dân trí của đang trên đà phát triển.
  43. 33 Bảng 4.2: Tình hình số hộ nhân khẩu và lao động của Xã Tân Quang giai đoạn 2015 - 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Chỉ tiêu Đơn vị SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2016 / 2015 2017/ 2016 BQC 1.Tổng nhân khẩu Khẩu 4560 100 4892 100 5069 100 107,30 103,60 105,45 1.1. Nhân khẩu nam khẩu 2191 48,05 2401 49,08 2382 46,99 109,6 99,20 104,40 1.2. Nhân khẩu nữ khẩu 2369 51,95 2491 50,92 2687 53,01 105,15 107,86 106,5 2. Tổng số hộ hộ 1088 100 1191 100 1214 100 109,46 101,93 105,70 2.1.Hộ giàu hộ 148 13,60 156 13,10 161 13,26 105,40 103,20 104,30 2.2. Hộ TB khá hộ 883 81,16 942 79,10 967 79,65 106,68 102,65 104,70 2.3. Hộ cận nghèo hộ 27 2,50 30 2,52 36 3,0 111,11 120 115,60 2.4. Hộ nghèo hộ 30 2,74 63 5,28 50 4,09 210 79,36 144,7 3. Tổng lao động Người 2606 100 2791 100 2908 100 107,09 104,19 105,64 3.1. Dân tộc Kinh người 2574 98,77 2756 98,74 2869 98,66 107,07 104,10 105,60 3.2. Dân tộc khác người 32 1,23 35 1,26 39 1,34 109,38 111,43 110,41 4. Một số chỉ tiêu 4.1. Số nhân khẩu BQ/ hộ Khẩu/hộ 4,19 4,10 4,17 97,85 101,7 99,78 4.2. Số lao động BQ/ hộ Khẩu/hộ 2,39 2,34 2,4 97,9 102,56 100,23 ( Nguồn: UBND xã Tân Quang năm 2018 )
  44. 34 Qua bảng 4.2 thể hiện về tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Tân Quang giai đoạn 2015 - 2017 ta thấy dân số của xã có sự biến động qua các năm. Tổng số nhân khẩu năm 2015 là 4.560 nhân khẩu, đến năm 2017 là 5.069 nhân khẩu, tốc độ phát triển bình quân là 105,45%. Thấy được sự gia tăng dân số không lớn nên tốc độ phát triển ít. Vì hiện nay công tác dân số được thực hiện tốt, mỗi xóm có 1 y tế thôn theo dõi tình hình sức khỏe trẻ em và quan trọng nhất là công tác kế hoạch hó gia đình. Hàng tháng trên huyện có các lớp tập huấn cho các y tế xã, thôn, cơ quan chính quyền ngày càng quan tâm đến sức khỏe, đời sống của người dân. * Cơ sở hạ tầng - Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của Xã Tân Quang 7,29ha, chủ yếu là các con suối nằm ở đầu nguồn nước, các ao, hồ, đập mặt nước nhỏ nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn dự trữ nước chính phụ vụ cho sinh hoạt và phục vụ tới tiêu trong sản xuất. Với hệ thống kênh mương khắp các xóm, nguồn nước dồi dào thích hợp để trồng cây Bưởi Diễn trong mùa khô cần tưới nhiều nước, cung cấp đủ nước thì chất lượng quả cao, vỏ mỏng, cùi dà, mọng nước, - Y tế: Xã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Thường xuyên làm tốt công tác y tế dự phòng, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, Trạm y tế có gồm có 8 phòng, 5 cán bộ trong đó có 1 Bác sĩ, 1 y tá, 2 y sĩ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng 15% số liệu chăm sóc sức khỏe. - Giáo dục: Hiện tại xã có 1 trường Mần non với tổng số thầy cô giá là 18, học sinh 120 cháu, tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 100%. - Điện: Hệ thống điện lưới được trải dài khắp các xóm, tỷ lệ sử dụng điện quốc gia là 100%. Nhìn chúng, về cơ sở hạ tầng của xã đảm bảo được
  45. 35 mức sống sinh hoạt, các phương tiện đi lại, trao đổi hàng hóa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung, cho cây Bưởi diễn nói riêng. 4.2. Những thuận lợi , khó khăn của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tân Quang ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp 4.2.1. Thuận lợi - Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và điều hành trực tiếp của UBND xã, nhân dân đã tích cực đổi mới, mạnh dạn đầu tư khai thác tiềm năng sẵn có, đưa những tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng ở quê hương. Do đó nhân dân xã Tân Quang ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. - Ngành trồng trọt và chăn nuôi đều có những chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa , các ngành nghề đang trên đà phát triển. - Xã có nguồn lao động dồi dào, đây là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Đất sản xuất Nông - Lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã sử dụng hợp lý và hiệu quả. - Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất Nông - Lâm nghiệp và sức khỏe đời sống của nhân dân trong vùng. - Với chế độ mưa, nhiệt và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, tạo điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực tiến tới sản xuất hàng hóa. - Cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. 4.2.2. Khó khăn Xã Tân Quang là một xã trung du miền núi địa hình bị chia cắt nhiều, mật độ dân cư thưa, trình độ dân trí ở mức trung bình, sản xuất nông nghiệp là chính, các ngành nghề chưa phát triển, nguồn vốn ít, dịch vụ thương mại đã bước đầu xuất hiện song còn đơn lẻ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi
  46. 36 chậm phát triển, hàng năm úng ập còn xảy ra ở một số vùng trũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Là một xã có nền kinh tế thuần nông, xuất phát điểm thấp, các ngành nghề khác phát triển chậm, chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Là một xã cơ sở kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm, chưa có cơ sở sản xuất hàng hóa và thị trường tiêu thụ lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất còn chậm, các giải pháp để phát triển các ngành như phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ,các ngành nghề dịch vụ chưa cụ thể. 4.3. Thực trạng sản xuất Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang Trong những năm gần đây nghề trồng bưởi trên địa bàn Xã Tân Quang - TP. Sông Công không ngày càng được người dân chú trọng, chính vì thế việc mở rộng thị trường Bưởi diễn không còn là điều quá lạ lẫm đối với người dân nơi đây. Hiện nay xã có tới 06 thôn trồng Bưởi Diễn, với tổng số hộ trồng là 104 hộ mang con số diện tích trồng là 78 ha. Việc trồng Bưởi Diễn hiện nay tại xã đã được phát triển mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho người dân. Trong phát triển kinh tế nhất là trong nông nghiệp trên địa bàn huyện đã nhận được sự đầu tư bằng nhiều nguồn vốn từ các cơ quan như Chi Cục PTNT, sở NN & PTNT TP.Sông Công, từ các chương trình, dự án, với chủng loại cây trồng phong phú, đa dạng. Nhìn chung bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Song về quy mô diện tích thâm canh còn chưa tập trung thành vùng và chưa đồng bộ, sự đầu tư còn mang tính dàn trải, chưa xác định được loại cây trồng mang tính chủ lực để quy hoạch và đầu tư thâm canh, chưa thực hiện đúng các khâu kỹ thuật, chăm sóc nên trên thực tế thì tiểm năng có nhiều nhưng chưa đạt được hiệu quả tối đa cả về số lượng và chất lượng cây trồng, chưa tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
  47. 37 Nhưng những năm gần đây cây bưởi đã được chú trọng nhiều hơn, một số gia đình đã mạnh dạn đầu tư sản xuất Bưởi với số diện tích khá lớn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình mình, góp phần cải thiện đời sống. Một số những loại cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế cao ví dụ như cây vải, cây nhãn đã được thay thế bằng loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây Bưởi diễn. Bảng 4.3: Diện tích trồng Bưởi diễn tại xã Tân Quang năm 2015-2017 Diện tích (ha) So sánh (%) Thực trạng Năm Năm Năm trồng bưởi 2016/2015 2017/2016 BQC 2015 2016 2017 Trồng mới 22 17 20 77,27 117,65 95,35 Kiến thiết 12 29 39 241,7 134,5 180,3 Kinh doanh 15 20 27 133,3 135 134,16 Tổng diện tích 49 66 76 134,7 115,15 124,54 ( Nguồn: UBND xã Tân Quang, 2018) Qua bảng 4.3 cho thấy diện tích trồng bưởi Diễn tại Xã Tân Quang không ngừng tăng lên qua các năm. Phong trào trồng bưởi mới nổi lên trong những năm gần đây. Năm 2015 diện tích trồng bưởi tại Xã là 49 ha mà đến năm 2017 tăng lên đến 78 ha sau 2 năm. Qua đó thấy được năng suất và chất lượng tại xã tốt và có tiềm năng phát triển nên người dân dần chuyển đổi sang cây Bưởi trở thành cây trồng mũi nhọn của Xã. Phương hướng của xã đặt ra là nâng cao năng suất, chất lượng từ đó đạt HQKT cao. Mở rộng diện tích, thay thế những cây trồng không năng suất, HQKT thấp. Diện tích trồng thời kỳ KTCB có tỷ lệ khá cao, năm 2017/2016 là 135,3%. Giai đoạn KTCB của Bưởi Diễn thời gian khá lâu và tốn công chăm sóc nhiều nhưng cũng không vì điều đó mà làm cho người dân nơi đây nản
  48. 38 lòng, điều này thể hiện ở tại năm 2015 diện tích trồng mới là 22ha những tới thời điểm năm 2017 tăng lên đến 20ha. Tổng diện tích trồng bưởi tại xã qua các năm đều tăng lên, trong đó có 3 xóm có diện tích trồng bưởi lâu nhất và có năng suất cao. Đa số các hộ trong xóm này trồng hết diện tích đất cúa gia đình mình. Vì đa số các hộ này họ trồng ít lúa nước hay hoa màu khác, mà chỉ tập trung vào trồng bưởi. Các xóm khác bắt đầu học tập theo trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những diện tích không đạt hiệu quả sang trồng bưởi. Nên tổng diện tích trồng bưởi cả xã không ngừng tăng, cùng với đó năng suất, sản lượng bưởi cũng tăng lên, qua bảng sau: Bảng 4.4: Diện tích, năng xuất, sản lượng của Bưởi Diễn tại Xã Tân Quang giai đoạn 2015-2017 Năm Năm Năm So sánh (%) ĐV T 2015 2016 2017 BQC Chỉ tiêu 1.Tổng diện tích ha 49 66 76 134,69 115,15 124,54 2. Diện tích cho ha 15 20 27 133,3 135,0 134,16 thu hoạch 2 .Năng suất Tấn/ha 17 18 21 105,9 116,7 111,14 3. Sản lượng Tấn 255 360 567 141,18 157,5 149,16 ( Nguồn: UBND xã Tân Quang, năm 2018 ) Qua bảng 4.4 ta thấy qua các năm từ năm 2015-2017 các chỉ tiêu về tổng diện tích, diện tích cho thu hoạch, năng suất và sản lượng của bưởi tại xã Tân Quang đều tăng. Diện tích cho thu hoạch còn thấp so với tổng diện tích, vì người dân mới bắt đầu trồng và đang chuẩn bị trồng cũng nhiều. Nhiều hộ muốn giảm chi phí về giống nên họ tự chiết, ghép cành của gia đình. Vì mỗi cành cây giống từ 30 – 35 nghìn đồng, nên chi phí giống khá lớn. Diện tích cho thu hoạch năm 2015 là 15ha, đến năm 2016 là 20ha tăng 133,3%. Năng suất năm 2015 đạt 17 tấn/ha, sản lượng đạt 255tấn bưởi. Những con số này sẽ tăng qua các năm, góp phần làm giàu cho xã hội.
  49. 39 4.4. Thực trạng sản xuất Bưởi Diễn, HQKT của các hộ điều tra Trong xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH, xã Tân Quang đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược, là cơ sở và lực lượng quan trọng tạo sự nghiệp phát triển bền vững. Với diện tích tự nhiên lớn, có nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, xã đã quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng với đa dạng các sản phẩm hóa. Đồng thời quan tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; huy động nguồn lực tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng KT – XH. Nhờ đó, nông nghiệp, nông thôn của xã từng bước được đổi mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cải thiện. Phát huy lợi thế về đất đai, nguồn lực, xã Tân Quang đã mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn. 4.4.1. Thông tin chung về các hộ điều tra Bảng 4.5: Thông tin chung về các hộ điều tra sản xuất Bưởi Diễn STT Chỉ tiêu ĐVT Tân Thành 1 Tân Tiến Làng Dỗ 1 Giới tình chủ hộ Nam % 75 78 80 Nữ % 25 22 20 2 Độ tuổi bình quân Tuổi 39 43 45 3 Trình độ văn hóa Cấp 1 % 38 33 25 Cấp 2 % 40 30 28 Cấp 3 % 22 37 47 4 Nghề nghiệp Nông nghiệp Hộ 100 100 100 Phi nông nghiệp Hộ 0 0 0 5 Số hộ qua lớp tập Hộ 20 20 20 huấn 6 BQ nhân khẩu/hộ Người/ 4 5 6 hộ 7 BQ lao động/hộ Lđ/hộ 2 3 3 ( Nguồn: UBND xã Tân Quang, năm 2018) Qua bảng 4.5 ta thấy tỉ lệ số nam là chủ hộ của các xóm điều tra là khá cao. Xóm Tân Thành chiếm 75% số chủ hộ là nam, tỉ lệ nữ làm chủ hộ chỉ
  50. 40 chiếm 25%. Xóm Tân tiến chủ hộ là nam chiếm 78%, chủ hộ nữ chiếm 22%. Xóm Làng Dỗ chủ hộ là nam chiếm 80% còn số nữ làm chủ hộ chỉ chiếm 20%. Về độ tuổi bình quân , đa số càng những hộ có độ tuổi từ 40-45 tuổi đều là những hộ đã có kinh nghiệp trồng bưởi lâu năm thể hiện ở xóm Tân Tiến và Làng Dỗ, Xóm Tân Thành đa số độ tuổi bình quân là 39 tuổi. Do người dân nơi đây chủ yếu là nông dân, nên trình độ dân trí vẫn còn chưa cao, rất nhiều hộ chỉ học hết cấp 1, xóm Tân Thành chiếm 38%, xóm Tân Tiến chiếm 33%, xóm Làng dỗ chiếm 25%. Số hộ học hết cấp 2 vẫn còn đáng kể, xóm Tân Thành chiếm 40%, Tân Tiến chiếm 30% và Làng Dỗ chiếm 28%. Số hộ học hết cấp 3 có xu hướng tăng dần, xóm Tân Thành 1 chiếm 22%, Tân Tiến chiếm 37% và Làng Dỗ chiếm tỉ lệ cao nhất là 47%. Sản xuất Bưởi Diễn tại địa phương nơi này không còn là điều quá lạ lẫm, trong mỗi năm UBND xã Tân Quang đều mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, cách thức trồng Bưởi Diễn để người dân có thể áp dụng được những phương pháp kỹ thuật hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất Bưởi Diễn . Bình quân nhân khẩu của các hộ tại xóm Tân Thành chiếm 4 người/hộ. Xóm Tân Tiến chiếm 5 người/hộ. Còn lại là Làng Dỗ chiếm số 6 người/hộ, xóm này chiếm tỷ lệ nhân khẩu cao nhất. Tương tự bình quân lao động có tỉ lệ thuận với các nhân khẩu/hộ tại các hộ. Xóm Tân Thành 1 có 2 lao động/hộ, Xóm Tân Tiến chiếm 3 lao động/hộ và xóm Làng Dỗ vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất là 3 lao động/hộ.
  51. 41 4.4.2.Thực trạng sản xuất của Bưởi Diễn tại các hộ điều tra Bảng 4.6: Diện tích cơ cấu trồng bưởi Diễn và các cây ăn quả khác của các hộ điều tra tại xã Tân Quang, năm 2018 ĐVT: ha Diện Diện tích Diện tích Diện tích cây tích cây Số hộ trồng Bưởi BQ của ăn quả khác Xóm ăn quả điều Diễn các hộ lâu năm tra DT CC DT CC điều tra (hộ) (ha) (%) (ha) (%) Tân 0,95 20 0,047 16,5 86,84 2,5 13,16 thành 1 Tân tiên 0,7 20 0,035 12 85,71 2,0 14,29 Làng dỗ 1,225 20 0,061 21 85,71 3,5 14,29 Tổng 60 49,5 8 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018 ) Qua điều tra các hộ trong 3 xóm tại Xã Tân Quang thấy rõ người dân ở các xóm đã đầu tư vào việc trồng Bưởi Diễn chiếm diện tích khá lớn, và cũng bởi các xóm này chủ yếu đầu tư vào việc trồng cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây Bưởi còn lại là một số loại cây ăn quả khác như: Táo, Hồng, còn các xóm khác trong khu vực xã thì diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm đa số. Năm 2018 diện tích đất trồng Bưởi Diễn của xóm Tân Thành 1 là 16,5ha chiếm 86,84% tổng diện tích đất trồng cây ăn quả lâu năm/hộ. Trong đó, số diện tích cây ăn quả khác chỉ chiếm 13,16% trên tổng diện tích cây ăn quả lâu năm. Xóm Tân Tiến có diện tích trồng Bưởi Diễn là 12ha chiếm 85,71% tổng diện tích cây ăn quả lâu năm, diện tích cây ăn quả khác chỉ chiếm cón 14,29% trên tổng số diện tích cây ăn quả lâu năm/hộ.
  52. 42 Xóm Làng Dỗ có diện tích trồng Bưởi là cao nhất 21ha chiếm 85,71% trên tổng diện tích cây ăn quả lâu năm và số cây ăn quả khác chiếm 14,29% trên tổng số cây ăn quả lâu năm. Tóm lại, diện tích trồng Bưởi Diễn của 3 xóm chiếm tỷ lệ cao, bởi Bưởi Diễn cho năng suất cao hơn, công chăm sóc dễ hơn và giá thành cao. Định hướng các hộ trồng bưởi Diễn tiếp tục mở rộng diện tích để đạt được tính HQKT mà các hộ mong muốn. 4.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Bưởi Diễn tại xã Tân Quang năm 2018 Tình hình tiêu thụ Bưởi diễn hiện nay đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Vì diện tích bưởi Diễn mới nhân rộng ra, diện tích cho thu hoạch chưa nhiều, mà chất lượng quả lại ngon. Vì thế người tiêu dùng hay các thương lái tìm đến mua nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu. Lý do người tiêu dùng quan tâm đến Bưởi Diễn là do nhiều đặc điểm tốt của loại bưởi này. Về trọng lượng quả khoảng 1,2 – 2,5kg /quả, màu sắc trên vỏ vàng mịn, độ tươi và chất lượng của quả được người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất và ít quan tâm hơn về hình dạng trái, và đặc điểm nguồn gốc cung cấp của Bưởi Diễn là nơi chất lượng, đảm bảo. Mặc dù Bưởi Diễn xã tân Quang chưa có thương hiệu nhưng được nhiều nơi biết đến. Khâu tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất, làm ra sản phẩm đã khó nhưng tiêu thụ như thế nào là điều người dân quan tâm nhất. Làm sao để sản phẩm làm ra bán được với giá cao nhất mới là bài toán đặt ra và cần tìm lời giải. Khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao. Sản phẩm cung ứng cho thị trường là quả tươi. Vì thế, cần phải có thị trường ổn định và giá cả hợp lý thì mới đáp ứng nhu cầu người dân mà nhất là người trồng bưởi. Ngược lại thì người dân sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc kéo theo nợ nần, lãi suất cao.
  53. 43 Bưởi Diễn là sản phẩm tươi ,nhưng chúng có ưu điểm nổi trội là sau khi thu hoạch có thể để được lâu từ 1-2 tháng, mà bưởi này càng để lâu ăn lại càng ngon. Vì thế công tác bảo quản cũng không phức tạp đối với người dân. Qua tình hình điều tra tôi thấy những người dân trồng bưởi họ không lo về thị trường tiêu thụ, thậm chí các thương lái họ tranh nhau mua và đặt hàng trước 1,2 tháng. Dưới đây là kênh tiêu thụ Bưởi Diễn tại xã Tân Quang Người Thương Người sản xuất lái bán lẻ Người tiêu dùng Hình 4.6.1: Sơ đồ tiêu thụ Bưởi Diễn xã Tân Quang (Nguồn : Tính toán từ phiếu điều tra , 2018) Qua sơ đồ trên cho thấy kênh tiêu thụ Bưởi Diễn tại xã Tân Quang có 3 kênh thị trường chính . Kênh 1: Người sản xuất – Người bán lẻ - Người tiêu thụ Kênh 2: Người sản xuất – Thương lái – Người bán lẻ - Người tiêu dùng Kênh 3: Người sản xuất – Người tiêu dùng
  54. 44 Kênh 4: Người sản xuất – Người thương lái – Người tiêu dùng Trong 3 kênh tiêu thụ Bưởi Diễn thì kênh 2 chiếm đa số, người dân trồng bưởi và chăm sóc, khi đến mùa thu hoạch thì các thương lái trong Gang Thép,T.P Sông Công đến tận vườn thu mua. Trong quá trình tiêu thụ Bưởi Diễn thì thương lá là trung gian giữa nhà sản xuất và các trung gian khác. Vì vậy thương lái có vị trí quan trọng trong quá trình phân phối và tiêu thụ Bưởi Diễn. Họ mang đi ra các tỉnh khác hay các đầu mối chợ, chứ không bán ở các khu vực nhỏ lẻ. Kênh tiêu thụ này chiếm khoảng 80% người dân cung cấp trực tiếp cho thương lái, đa số các thương lái đặt hàng trước, đến ngày thu hái thì họ đến lấy. Kênh này đa số họ mua vo cả cây sau đó người thương lái sẽ chọn lọc những quả đẹp giao với giá cao hơn, còn những quả xấu hơn giao với giá trung bình cho những người bán lẻ. Kênh : Nông hộ trồng được bán cho người bán lẻ, kênh này thường diễn ra vào cuối thời ký thu hoạch, mẫu mã quả chủ yếu bị xấu chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn nên chỉ chiếm 12%. Kênh 3: Kênh này chiếm 8% trên tổng số sản lượng, do người tiêu dùng trực tiếp đến tại các vườn nhỏ lẻ mua và mua với số lượng ít. Bởi kênh này chủ yếu là các hộ trồng Bưởi với quy mô nhỏ. Kênh 4: kênh chỉ chiếm có 16% trên tổng sản lượng, bởi bình quân kênh 2 của thương lái đã chiếm 60%, do trong quá trình vẫn chuyển đã làm đi hao hụt mất 4%trên tổng sản lượng 60% của thương lái. Các kênh 1,3 chủ yếu bán cho thị trường trong tỉnh, huyện và xung quanh khu vực. Thương lái chủ yếu là người trong khu vực, đi buôn bán cho các nơi bán lẻ, bán sỉ. Thường là những loại quả có mẫu mã không đẹp bằng các thương lái đặt trước, nhưng chất lượng bưởi cũng ngọt mát, vì chất lượng bưởi ở đây khá ngon, chỉ với những quả trung bình thưởng thức cũng đậm đà hơn so với các loại bưởi khác.
  55. 45 4.6. Phân tích HQKT của Bưởi Diễn tại các hộ điều tra Qua điều tra thấy rằng, chi phí để sản xuất Bưởi Diễn là khá cao nên một số hộ người dân vay vốn ngân hàng để đầu tư. Các hộ trồng bưởi cho biết chi phí bỏ ra đến khi bắt đầu cho thu hoạch đến năm thứ 3 là hoàn vốn. Các hộ nông dân vay chủ yếu là từ Ngân Hàng Nông Nghiệp để trang trải cho việc đầu tư giống, phân bón, công lao động, 4.6.1. Giống Cây trồng nông nghiệp nói chung, cây bưởi nói riêng, giống cây quyết định lớn đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Loại giống cây tốt, không sâu bệnh, cây khỏe, khi trồng sẽ phát triển nhanh. Vì người dân trồng cũng khá phổ biến nên giống cây đa số là các hộ tự chiết cành để nhân giống của một số hộ đã trồng bưởi lâu năm và đảm bảo về giống cây. Giống cây bán khá cao, mỗi cành trung bình từ 30 - 35 nghìn đồng. Bưởi Diễn trồng với khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng . Trung bình 1 ha trồng được khoảng 500cây. khoảng cách trồng cũng khá tương tối vừa đủ cho độ tán của lá Bưởi. Mỗi cành trung bình khoảng 32,5 nghìn đồng /cây. Trên 1ha đất trồng trọt chi phi giống chiếm tỷ lệ khá cao, trung bình khoảng 16.250 triệu đồng. 4.6.2. Phân bón Trong ngành nông nghiệp, phân bón chiếm tỷ lệ quan trọng và là nhân tố anh hưởng lớn để cây sinh tưởng, phát triển tốt. Sử dụng phân bón đúng cách đúng thời điểm sẽ cho cây trồng phát triển, năng suất cao, vừa cải tạo đất trồng. Bón phân hợp lý sẽ không bị ô nhiễm môi trường, với điều kiện phân chuồng phải được ủ hoai mục, tuyệt đối không sử dụng phân tươi vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, đất trồng sẽ bị chua và đó là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Đối với phân hóa học không nên bón quá liều lượng vì có thể làm cho đất bị thoái hóa, khô cứng và cây trồng sẽ không phát triển tốt vừa tốn chi phí vừa dẫn đến HQKT thấp.
  56. 46 Qua điều tra các hộ thấy được mức bón phân và được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 4.7 : Mức bón phân bình quân của Bưởi Diễn thời kỳ KD trong 1 năm trên 1 ha đất trồng trọt Lượng phân Đơn giá Thành tiền Phân bón ĐVT (kg/cây) (1000đ/kg) (1000đ) Phân đạm Kg 0,6 8,5 5,1 Phân lân Kg 1 3,5 3,5 Phân kali Kg 0,8 9 7,2 Phân chuồng Kg 45 1 45 Thuốc BVTV Kg 0,012 12 0,144 ( Nguồn:UBND xã Tân quang,năm 2018) Bón phân cho cây bưởi có ý nghĩa quan trọng. Cây bưởi cho năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào phân bón và công chăm sóc. Người dân bón nhiều loại phân bón khác nhau nhưng chủ yếu là 4 loại phân chính: Phân chuồng, phân lân, phân kali , phân đạm. Cũng tùy từng gia đình có liều lượng khác nhau. Ngoài những loại phân trên có hộ còn tưới vào gốc cây các loại bột sắn đỗ ngô, nước cá để cho quả ngọt nhưng ít hộ có điều kiện để làm như vậy. 4.6.3.Thuốc BVTV Thuốc BVTV phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm thì hiệu quả cây trồng mới tốt. Tình hình thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều phức tạp thì sâu bệnh hại càng phát triển. Gây hại trên khắp các bộ phận của cây, ở các mức độ khác nhau, là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng bưởi. Nên xới gốc bón phân hữu cơ, vô cơ đan xen 3 - 4 lần/năm. Khoảng tháng 2 - 3 dương lịch, bón phân xong, bồi bùn. Cây trên 3 tuổi nên bón phân hữu cơ vi sinh trộn với phân chuồng 3 - 4 lần/ năm, mỗi lần10-15kg, bón riêng mỗi gốc 1kg vôi để dễ đậu trái và ngọt. Mỗi cây bón khoảng 1 kg lân; 0,8kg clorua kali chia 3 - 4 lần/năm. Vì Bưởi mang trái thường xuyên trên cây nên có thể sau thu hoạch bón: 25% đạm , 25% lân; thấy khi trái ít cần thúc ra hoa thì bón 25% đạm, 50% lân, 30% clorua kali; khi đậu quả thì bón 50% đạm, 25% lân và 50%cloruakali; Trước
  57. 47 thu hoạch bón 20% clorua kali còn lại. Qua điều tra các hộ trồng bưởi thì nhiều loại sâu bệnh hại phát triển theo từng thời kỳ. Bảng 4.8 : Tình hình sâu bệnh hại cây Bưởi trên toàn địa bàn xã TT Sâu Bệnh Thời điểm gây hại Thành phần gây hại I . Sâu hại 1 Sâu vẽ bùa Tháng 4,5 Lá non , quả non 2 Sâu đục thân (Cành) Tháng 3,4 và tháng 7,8 Thân , cành 3 Nhện đỏ Tháng 7,8 Lá, quả 4 Rệp sáp Tháng 5-8 Lá non , lộn non, rễ 5 Ruồi đục quả Tháng 11,12 Quả II . Bệnh hại 1 Bệnh vàng lá Tháng 2,3,7,8 Cả cây ( Nguồn: UBND xã Tân Quang, năm 2018) Trước tình hình phát triển của sâu bệnh thì cần có các biện pháp diệt chúng, sử dụng các chế phẩm sinh học, các loại thuốc BVTV, sử dụng một cách có hiệu quả, tránh lãng phí. Hoặc các kinh nghiệm để phòng trừ sâu bệnh hại. Theo kinh nghiệm sản xuất bưởi tại các hộ điều tra thì sâu gây hại bên trong thân cây thì biện pháp phun thuốc hóa học thường không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, khi phát hiện trên thân cây có vết cắn, dưới gốc cây có mùn thì tiến hành dùng mũi dao nhọn, ngọn mây hoặc phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây hoặc dùng bơm tiêm thuốc sâu ( có thể là Sherpa 25E ) bơm trực tiếp vào bên trong thân cây cũng tiêu diệt được sâu gây hại. Ngoài ra, bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali cho cây, tránh bón quá nhiều đạm hấp dẫn sâu đến phá hại. Thường xuyên dọn dẹp, làm cỏ xung quanh gốc để sâu bệnh không phát triển 4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Bưởi Diễn theo kết quả điều tra 4.7.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của Bưởi Diễn tại xã Tân Quang Bưởi thuộc loại cây trồng lâu năm, để cho thu hoạch thì phải mất thời gian khá dài để chăm sóc. Bưởi chia làm 2 giai đoạn chăm sóc, giai đoạn đầu gọi là giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) thời gian từ 0-3 năm, thời kỳ này chăm sóc để cây phát triển. Giai đoạn thứ 2 là thời kỳ kinh doanh (KD) bắt
  58. 48 đầu từ năm 4 cho tới thu hoạch. Vì thế, việc đầu tư vào giai đoạn KTCB là rất quan trọng tạo nền móng cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Thời kỳ KTCB cây cần được chăm sóc, người dân phải bỏ chi phí mà chưa thu được. Để xác định được chi phí, lợi nhuận mà Bưởi Diễn đem lại, tôi đã tiến hành chọn 60 hộ mẫu của 3 xóm có diện tích lớn nhất, thời gian trồng lâu nhất để đánh giá hiệu quả trồng của Bưởi Diễn. Kết quả thu được như sau: 4.6.1.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản Bảng 4.9: Chi phí đầu tư cho 1 ha Bưởi Diễn thời kỳ kiến thiết cơ bản Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1000 đồng) (1000 đồng) Chi phí trung gian (IC) Năm 1+2+3 Giống Cây 500 32,5 16.250 Phân đạm Kg 600 8,5 5.100 Phân lân Kg 1.800 3,5 6.300 Phân kali Kg 900 9 8.100 Phân chuồng Kg 30.000 1 30.000 Vôi bột Kg 800 0,5 400.000 Thuốc BVTV Kg 15 12 180.000 Tổng 3 năm 645.750 Chi phí lao động -Công trồng Công 105 150 15.750 -Công tưới Công 90 150 13.500 -Công phun BVTV Công 45 180 8.100 -Công làm cỏ Công 99 130 12.870 -Công bón phân Công 180 125 22.500 -Tỉa cành Công 39 130 5.070 Tổng CP lao động 77.790 Trung bình/năm 25.930 TK KTCB Tổng chi phí 723.540 (Nguồn: Tính toán từ phiếu điều tra , năm 2018 ) Qua bảng 4.9 ta thấy được chi phí cho 1 ha bưởi thời kỳ KTCB là khá cao. Để có được năng suất đạt hiệu quả cao thì người dân phải đầu tư trong 3 năm đầu mà chưa được thu hoạch. Vì thế việc đầu tư cho việc trồng bưởi là
  59. 49 khó khăn đối với các hộ nghèo, việc trồng Bưởi Diễn yêu cầu phải có tâm huyết và kiên trì, bên cạnh đó cần phải có vốn để đầu tư và thời gian để chăm sóc cây bưởi. Thời kỳ kiến thiết cơ bản đối với việc trồng Bưởi Diễn bao gồm chi phí trung gian và chi phí lao động. Chi phí trung gian (IC) gồm giống cây,phân chuồng, phân lân, phân kali, phân đạm, thuốc BVTV. Năm 1 chi phí cho giống cây là khá cao 16.250 nghìn đồng/ha, trung bình là 32.500 nghìn đồng/cành. Chi phí phân bón chủ yếu là phân chuồng tổng thời kỳ KTCB là 30.000 nghìn đồng, chiếm 4,64% chi phí trung gian (IC). Chi phí cho phân đạm tại thời kỳ KTCB là ít nhất 5.100 nghìn/đồng chiếm 0,79% cho tổng cho phí trung gian (IC). Tồng chi phí cho 1ha Bưởi Diễn thời kỳ KTCB là 723,540 nghìn đồng. Trong đó chi phí lao động là 77.790 nghìn đồng, chiếm 10,75 % tổng chi phí. Vì việc chăm sóc cây bưởi yêu cầu cao, nếu phát hiện sâu bệnh phải kịp thời phun thuốc tránh lây lan và bệnh nặng hơn. Công phun thuốc BVTV và công tỉa cành chiếm ít nhất vì thời kỳ KTCB cây còn nhỏ, chưa có tán lá rộng nên công tỉa cảnh và phun thuốc BVTV là ít. Cả thời kỳ KTCB trung bình khoảng 31 công lao động, thời kỳ này chưa có tán lá nên cỏ phát triển nhanh cần làm cỏ và tưới đầy đủ cho cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển. Hầu như người dân ở đây họ không dùng thuốc diệt cỏ vì thuốc này rất độc hại, ngấm vào nguồn nước ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, vì thế họ không sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất mặc dù chi phí công lao động khá cao. Công làm cỏ hết 12.870 nghìn đồng, chiếm 16,54% chi phí lao động. Hiệu quả của cây Bưởi Diễn vào tình hình đầu tư cao hay thấp ở cả thời kỳ KTCB và thời kỳ KD. Xác định mối quan hệ giữa mức đầu tư và kết quả đầu tư là vấn đề khó khăn, chỉ có thể thực hiện được trong nghiên cứu thí nghiệm và thực nghiệm. Khi hạch toán, coi chi phí thời kỳ KTCB là chi phí cố định và được phân bổ ở các năm thời kỳ KD.
  60. 50 4.6.1.2. Thời kỳ kinh doanh Bảng 4.10: Chi phí đầu tư của 1ha Bưởi Diễn trong 1 năm tại thời kỳ kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (1000 đồng) (1000 đồng) Chi phí trung gian (IC) Phân đạm Kg 300 8,5 2.550 Phân lân Kg 500 3,5 1.750 Phân kali Kg 400 9 3.600 Phân chuồng Kg 15.000 1 15.000 Thuốc BVTV Kg 6 12 72 Vật tư khác,công cụ 5.000 khác Tổng chi phí 27.972 Chi phí lao động Công tưới Công 33 150 4.950 Công phun thuốc sâu Công 15 200 3.000 Công làm cỏ Công 30 150 4.500 Công bón phân Công 70 150 10.500 Công tỉa cảnh Công 15 135 2.025 Tổng CPLĐ 24.975 Khấu hao tài sản Khấu hao TS 1.250 Tổng chi phí 54.197 ( Nguồn: Tính toán từ phiếu điều tra, 2018) Thời kỳ KD của Bưởi Diễn tư năm thứ 4 bắt đầu cho bói quả, và cứ sau mỗi năm số quả tăng lên so với năm trước và chất lượng quả cũng ngon hơn. Vì thế, thời kỳ KD cần phải chăm sóc nhiều hơn. Chi phí cho bưởi cũng tăng.
  61. 51 Nếu giai đoạn đầu, đầu tư còn thấp thì giai đoạn sau phải đầu tư cao hơn, vì cây phát triển to, tán lá rộng. Chi phí tỉa cành, bón phân, đào gốc, công phun thuốc sâu và các loại phân cũng tăng để có đủ dinh dưỡng nuôi câu đậu quả. Nếu không đầu tư thì cây sẽ phát triển kém, quả không mộng nước, da không căng mịn. Vì thế, người nông dân cần phải biết phân bổ đầu tư cho cây bưởi đúng thời kỳ để cây phát triển tốt. Chi phí thâm canh cho 1ha Bưởi Diễn thời kỳ KD là 54.197 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian hết 27.072 nghìn đồng chiếm 51,61% tổng chi phí của thời kỳ KD. Chi phí về phân chuồng và phân kali chiếm tỉ lệ cao nhất, phân kali là 3.600 nghìn đồng chiếm 12,87% tổng IC, phân chuồng là 15.000 nghìn đồng chiếm 53,62% tổng IC. Vì giai đoạn thời kỳ KD cho thu hoạch quả nên cần bổ sung kali cho quả sai, trái ngọt. Đó là yếu tố quan trọng nhất của bưởi để đạt HQKT cao nhất. Thuốc BVTV chiếm 72 nghìn đồng/ha. Trung bình cứ mỗi một bình thuốc phun được 3 cây bưởi, mà mỗi bình hết 12.000 nghìn đồng, vì thế chi phí cho thuốc sâu không nhiều quan trọng là phun thuốc BVTV khá cao. Phun thuốc BVTV độc hại hơn nên công lao động cho phun thuốc BVTV cũng cao hơn. Chi phí lao động của Bưởi Diễn cao 24.975 nghìn đồng/ ha chiếm 46,08% tổng chi phí. Vì công chăm sóc của Bưởi Diễn là nhiều, không như những loại cây có múi khác như cam, quýt, đầu tư về chi phí trung gian (IC) là chủ yếu. Mà người dân ở đây đa số làm nông nghiệp vì thế công lao động chủ yếu lao động gia đình, sẽ giảm được chi phí lao động nhiều. Nhiều hộ gia đình kết hợp chăn nuôi lợn gà, trâu bò nên có sẵn nguồn phân bón cho cây. Một số hộ gia đình không tận dụng được lao động gia đình, phải đi thuê mướn bên ngoài vì chủ yếu là con cái họ đi học hoặc đi làm xa nên phải thuê lao động. Giá ngày công lao động ngày càng cao thêm mà nhiều ngày làm thì chi phí lao động sẽ rất cao.
  62. 52 Chi phí tăng thêm (khấu hao máy móc, tưới nước, nhiên liệu, ) là 1.250 nghìn đồng,chiếm tỉ lệ khoảng 2,3% trong tổng chi phí, chi phí này không đáng kể vì nó biến động không nhiều. Từ đó ta tổng hợp được tình hình đầu tư giữa các nhóm hộ như sau: Bảng 4.11 : Tình hình đầu tư trồng Bưởi Diễn của các nhóm hộ được chọn mẫu tại Xã Tân Quang, năm 2018 Chi phí ĐVT Các hộ chọn mẫu (n=60) Thời kỳ Chi phí trung gian 1.000đ 645.750 KTCB Chi phí lao động 1.000đ 77.790 Tổng 1.000đ 723.540 Thời kỳ Chi phí trung gian 1.000đ 27.972 KD Chi phí lao động 1.000đ 24.975 Chi phí dịch vụ 1.000đ 1.250 Tổng 1.000đ 54.197 ( Nguồn: Tính toán từ phiếu điều tra, năm 2018 ) Qua bảng 4.11 ta thấy chi phí lớn nhất là chi phí trung gian IC, tại thời điểm KTCB là 645.750 nghìn đồng chiếm 89,24% trên tổng chi phí. Đến thời kỳ KD chi phí trung gian chỉ còn 27.972 nghìn đồng chiếm 51,61% trên tổng chi phí. Thời điểm này chi phí lao động là 24.975 nghìn đồng chiếm 46,08% trên tổng chi phí. Còn lại là chi phí khẩu hao tài sản là 1.250 nghìn đồng chiếm 2,31% trên tổng chi phí. 4.7.2. Sản lượng của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha Dưới đây là kết quả người dân đạt được trong 1 năm chăm bón mà tôi thu thập được trong 60 hộ điều tra. Bảng 4.12 : Sản lượng của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha Năm Số cây Số quả / cây Đơn giá Thành tiền (1.000đ) Năm 2016 500 22 18 396 Năm 2017 500 25 25 625 Năm 2018 500 30 30 900 (Nguồn:Số liệu nghiên cứu, năm 2018)
  63. 53 Qua bảng 4.12: Ta thấy số lượng Bưởi Diễn của các hộ chọn mẫu có xu hướng tăng theo năm. Năm 2016 đạt 22 quả/cây , đến năm 2018 đạt 30 quả/cây. Trong vòng 2 năm tăng lên 8 quả/cây. Tương tự, giá bán/quả tăng dần theo các năm, năm 2016 bán ra 18 nghìn đồng/quả, đến năm 2018 bán ra 30 nghìn đồng/quả. Trong vòng 2 năm tăng 12 nghìn đồng/quả. Do chất lượng ngày càng tăng,quả bưởi to hơn và ngọt hơn, nhu cầu thị trường lớn, điều này dẫn đến giá cả của Bưởi Diễn ngày càng tăng. 4.7.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha Bảng 4.13: HQKT của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha của các nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Trên 1 ha trồng Bưởi GO 1.000đ 312.000 IC 1.000đ 27.972 VA 1.000đ 284.028 MI 1.000đ 282.778 Công LĐ Công 24.975 Pr 1.000đ 258.303 ( Nguồn: Tính toán từ phiếu điều tra, năm 2018 ) Qua bảng 4.13 ta thấy năm 2017 trên 1ha trồng Bưởi Diễn có tổng giá trị sản xuất GO chiếm 312.500 nghìn đồng, chi phí trung gian chiếm 27.972 nghìn đồng. Lợi nhuận của năm 2017 đạt được 258.303 nghìn đồng/ha. Qua đó ta thấy được lợi nhuận thu được trong 1 năm cụ thể là năm 2017 là rất cao. Vì thế, để đạt HQKT cao cần phải chăm sóc, đầu tư về vốn, kỹ thuật về trồng bưởi.
  64. 54 4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế và nâng cao HQKT sản xuất Bưởi Diễn tại xã tân Quang 4.7.1. Đánh giá HQKT cây Bưởi Diễn so với cây Hồng Để sản xuất được thành công hiệu quả của bưởi cần nhiều yếu tố, và cần biết phổi hợp các chi phí, công lao động cho hợp lý và tiết kiệm chi phí vừa đạt HQKT. Khi trồng các loại quả nói chung cần có quy định chăm sóc hợp lý, thống nhất để cho cây phát triển, sinh trưởng tốt. Bảng 4.14: So sánh kết quả, HQKT của sản xuất Bưởi Diễn và HQKT của cây Táo đại trên 1ha đất trồng trọt trong 1 năm tại xã Tân Quang năm 2017 Chỉ tiêu ĐVT Bưởi Diễn Táo đại GO 1.000đ 312.500 200.570 IC 1.000đ 27.972 15.785 VA 1.000đ 284.028 184.785 MI 1.000đ 282.778 183.785 Công lao động Công 24.975 20.981 Pr 1.000đ 258.303 102.234 ( Nguồn:UBND xã Tân Quang, năm 2018) Qua bảng 4.14 ta thấy doanh thu của Bưởi Diễn trong 1 năm/ha đất trồng trọt là 312.500 nghìn đồng, táo đại có mức doanh thu là 200.570 nghìn đồng/ha. Công lao động của Bưởi diễn trong 1 năm/ha là 24.975 nghìn đồng, công lao động của Táo Đại cùng trên 1 đơn vị diện tích là 20.981 nghìn đồng. Tóm lại, trên cùng 1 đơn vị diện tích mà Bưởi Diễn mang lại mức lợi nhuận là 258.303 nghìn đồng/ha. Nhưng Táo đại chỉ mang lại con số gần bằng 1 nửa so với mức lợi nhuận mà Bưởi Diễn đem đến là 102.234 nghìn đồng.
  65. 55 Vậy nên ta cần tập trung đầu tư, quy hoạch phát triển của Bưởi Diễn để nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm. 4.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của Bưởi Diễn tại xã Tân Quang 4.9.1. Ảnh hưởng của trình độ học vấn Trình độ học vấn của chủ hộ là yếu tố chủ quan nhưng ảnh hưởng quan trọng đến HQKT của hoạt động mô hình trồng Bưởi của hô nói riêng và các hoạt động sản xuất khác của hộ nói chung. Trình độ học vấn của hộ càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hộ có thể tiếp cận những thông tin về kinh tế và xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến qua trình chăm sóc, chế biến và cả tiêu thụ sản phẩm của hộ trồng Bưởi Diễn. 4.9.1. Thị trường Thị trường không ổn định, giá cả biến động lớn, còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của người tiêu thụ, nhu cầu càng cao thì giá càng cao, mà nhu cầu càng giảm thì giá cả cạnh tranh sẽ bị giảm xuống. Do ảnh hưởng bởi các sản phẩm thay thế như Bưởi năm roi, cam, quýt, hay các sản phẩm hoa quả được nhập khẩu. Vậy cho thấy thị trường là nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất của Bưởi Diễn. 4.10. Phân tích SWOT 4.10.1. Những thuận lợi Xã Tân Quang có nhiều hệ thống mương dẫn nước, đê điều được tu sửa khắp các xóm, thuận lợi cho việc tưới tiêu . Giao thông đi lại thuận lợi, đường quốc lộ lớn đi qua và trong các xóm đường bê tông được làm kiên cố. Thuận lợi cho việc chuyển các vật tự thiết yếu cho việc trồng, chăm sóc và thu mua quả. Khí hậu gió mùa của địa phương nơi đây thuận lợi , nên cây phát triển tốt, năng suất tương đối cao. Mùa xuân cây bắt đầu ra hoa kết quả lượng mưa nhỏ, không làm rụng cánh hoa nhưng cung cấp đủ nước hòa tan lượng phân bón mà hộ nông dân vào trước đông. Bên cạnh đó nền nhiệt độ nằm trong
  66. 56 khoảng giới hạn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây, lượng mưa tương đối hợp lý đối với các diai đoạn phát triển của cây, Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn để đầu tư làm ăn kinh tế nếu cần thiết. Ưu tiên những hộ nghèo để họ có cơ hội phát triển kinh tế vay vốn ngân hàng chính sách với lãi xuất thấp và vay không thời hạn. Có các lớp tập huấn về kĩ thuật, hướng dẫn người dân cách trồng, chăm sóc cây đúng thời điểm, đúng cách. Cách phòng trừ sâu bệnh hại. Bưởi Diễn có chất lượng ngon, mẫu mã đẹp rất được người tiêu dùng lựa chọn, giá cả ổn định và tương đối cao. Thị trường tiêu thụ rộng, được khách trong và ngoài huyện lựa chọn, và các tỉnh lân cận. Đối với bưởi Diễn chủ yếu là các thương lái từ Gang Thép tơi lấy. Vì giá cả cao nên chủ yếu làm quà biếu và hướng đến khách hàng có thu nhập cao. Khi sắp đến vụ thu hoạch thì thương lái đến đặt trước và không mất công thu hoạch, tiết kiệm chi phí thu hoạch và không mất công mang đi bán. Vì số lượng còn ít nên các thương lái tranh nhau mua và không bị ép giá. Bưởi Diễn trồng chủ yếu từ các cành triếu, mà giá bán giống tương đối cao. Vì thế doanh thu từ bán giống cũng được nhiều. Ngừi dân ngày càng trồng nhiều, ưu chuộng giống bưởi này và cũng thuận lợi cho những hộ cần giống để trồng. Bưởi Diễn có ưu điểm là sau khi thu hoạch tươi thì không lo bị héo hư các loại hoa quả khác, bưởi càng héo càng ngon, chỉ cần bảo quản để quả không bị thối. 4.10.2. Những khó khăn Đa dố các hộ sản xuất còn mang tính tự phát theo phong trào. Thấy được hàng xóm cho thu hoạch cao thì làm theo, chưa hiểu rõ về điều kiện chăm sóc, khoa học kỹ thuật. Điều này sẽ làm cho sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khó kiểm soát. Vì vậy, đãn đến lượng hàng tiêu thụ lúc thừa, lúc thiếu.
  67. 57 Chi phí đầu tư cao đối với người nông dân. Gía cả các loại vật tư, phân bón, giống cây trồng vật nuôi tăng cao. Nên việc đầu tư thâm canh cho sản xuất nông nghiệp cao, gây khó khăn với người dân. Thời gian cho thu hoạch quá lâu. Tình hình sâu bệnh hại, với khí hậu nhiệt đới gió mùa lượng mưa tương đối lớn là điều kiện khá thuậ lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển đồng nghĩa với nó thì cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Bưỡi Diễn là loại cây trồng khó tính nên yêu cầu chăm sóc cao.Vì vậy trong quá trình sản xuất muốn có HQKT cao thì phải có sự đầu tư về kỹ thuật. Diện tích trồng bưởi còn hạn chế, vì người dân ở đây có phong tục trồng lúa nước từ lâu đời và lúa nương trên đất đồi. Nếu muốn mở rộng diệ tích trồng bưởi thì người dann phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc phải thuê đất để trồng bưởi. Người dân mới trồng nên chưa có kinh nghiệm trồng, chăm sóc. Chưa có công ty chế biến, xuất khẩu tại địa phương, bên cạnh đó chính quyền các cấp chưa xây dựng được mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Người trồng còn thiếu thông tin thị trường. Người dân chỉ thấy mới đầu cho thu hoạch tốt, tiêu thụ dễ có thương lái đến mua tận vườn mà chưa biết kết quả lâu dài. Vì giống bưởi Diễn còn ít nên giá cả mua giống cao, nguồn gốc cây giống được nhận để phục vụ người dân chủ yếu là chiết cành. Giống cây vẫn bị lai tạp, có thể trên một cây có nhiều dạng quả, chất lượng không đồng đều. Trình độ tiếp thu kiến thức về kỹ thuật của người trồng chưa cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng cũng chưa tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, cách áp dụng quy trình rất khác nhau giữa những người trồng dẫn dến chất lượng thấp, không đồng đều.
  68. 58 4.10.3. Cơ hội Nhu cầu về bưởi Diễn đối với thị trường trong nước và xuất khẩu là rất cao. Ngày càng nhiều người biết đến loại bưởi này của xã. Được sự quản tâm của Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh trong việc chỉ đạo, định hướng phát triển, các ngành, các cấp phối hợp tốt công tách quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất bưởi Diễn. Nằm trong định hướng quynh hoạch cây có múi tập trung ở Tân Quang Được sự dỗ trợ tư vấn từ dự án cây trồng của tỉnh. Việt nam đã tham gia hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đó là cơ hội để mọi người biết đến. 4.10.4. Thách thức Khí hậu phức tạp, ảnh hưởng lớn đến việc sinh trưởng , phát triển của cây. Thời tiết mưa nhều sẽ làm thổi nhụy không đậu quả, thời tiết nắng nóng cũng gây ra phát triển sâu bệnh hại. Tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, thất thường, rét đậm rét hại, mưa ấm kéo dài ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng các loại cây trồng. Thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa dầm thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây ra. Tình hình dịch hại cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp (sâu đục trái, sâu quấn lá ). Chi phí đầu vào tăng cao như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng với các loại bưởi ở các tỉnh thành khác như: Hà Tây cũ, Đoan Hùng, Phú Thọ, Yên Bái