Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa tại địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

pdf 71 trang thiennha21 16/04/2022 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa tại địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_cac_ho_nuoi_lon_den_ban.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa tại địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  GIÀNG THỊ SỦA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC HỘ NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  GIÀNG THỊ SỦA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC HỘ NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN - N01 Khoa : Kinh tế và Phát triển nông thôn Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Dương Hoài An Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, em nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó: Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Dương Hoài An, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn tập thể các cơ quan, ban ngành: Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, UBND và người dân các xã Nàn Sán, xã Sín Chéng và xã Quan Thần Sán của huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã cùng chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu thực hiện để hoàn thành luận văn. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đồng nghiệp đã dành cho em. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng .năm 2019 Sinh viên Giảng Thị Sủa
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của huyện Si Ma Cai năm 2015 - 2017 38 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động huyện Si Ma Cai 39 Bảng 4.3: Tổng đàn gia súc, gia cầm huyện Si Ma Cai năm 2016 - 2017 40 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu thống kê của các biến được lựa chọn 42 Bảng 4.5: Hiệu quả theo thời gian của các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu 46 Bảng 4.6: Hiệu quả của các hộ điều tra theo địa bàn nghiên cứu 47 Bảng 4.7: Ma trận SWOT chăn nuôi lợn đen bản địa 50
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật 25 Hình 3.2: Hiệu quả theo quy mô 28 Hình 4.1: Bản đồ huyện Si Ma Cai 34
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ BQ Bình quân CC Cơ cấu DTTS Dân tộc thiểu số ĐVT Đơn vị tính KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động LĐBĐ Lợn đen bản địa SL Số lượng UBND Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 1.3.1 Ý nghĩa khoa học 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 5 2.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế 5 2.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen 11 2.2. Cơ sở thực tiễn 18 2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn 18 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế 18 CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
  8. vi 3.1.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.2. Phương pháp nghiên cứu 21 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra 21 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 22 3.2.3. Phương pháp so sánh 23 3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn 23 3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 24 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34 4.1.1. Đặc điểm địa hình 34 4.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội 37 4.1.3. Tình hình đàn lợn đen bản địa huyện Si Ma Cai 40 4.2. Phân tích hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu 41 4.2.1. Đặc điểm các hộ điều tra và các yếu tố đầu ra, đầu vào cho quá trình nuôi lợn đen bản địa 41 4.2.2. Hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu 46 4.3. Phân tích SWOT chăn nuôi LĐBĐ của các hộ điều tra 48 4.3.1. Thuận lợi - cơ hội 48 4.3.2. Khó khăn - thách thức 49 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 52 5.2.1. Đối với nhà nước 52 5.2.2. Đối với địa phương 52 5.2.3. Đối với hộ chăn nuôi 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC
  9. 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước ta đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, dần đáp ứng được mục tiêu ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm không thể thiếu hang ngày như thịt, trứng, sữa cho con người, cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, nguồn nguyên liệu cho chế biến, cung cấp hang hóa cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi có một vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội. Huyện Si Ma Cai là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lào Cai hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao.Trong chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng đối các hộ trên địa bàn Huyện đặc biệt là nuôi lợn. Chăn nuôi lợn phù hợp với điều kiện của đa số các hộ gia đình như có diện tích rộng, nguồn thức ăn dồi dào tiết kiệm thời gian lúc nông nhàn. Đối với lợn đen Si Ma Cai có đặc điểm là chịu đựng kham khổ, dễ nuôi, phàm ăn, chống chịu tốt. Đặc biệt giống lợn này có giá trị kinh tế cao vì chúng là nguồn thực phẩm đặc sản. Chính vì vậy chủ trương những năm tới của huyện phải tang quy mô chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi theo hướng trang trại. Trong chăn nuôi hiện nay thì chăn nuôi các giống lợn đen chiếm tỷ lệ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, cũng như các hộ dân trong trong địa bàn Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
  10. 2 Trong chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn đen nói riêng ngoài yếu tố về chất lượng sản phẩm thì hiệu quả kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu. Và để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi thì các yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, công chăm sóc, thức ăn là các chỉ tiêu quan trọng. Trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn nghèo nàn dẫn tới việc chăn nuôi không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Nền kinh tế nước ta cần phát triển kèm theo cuộc sống của người dân được cải thiện, nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng hơn. Người dân có xu hướng tiêu dùng những thực phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Riêng đối với thịt lợn, hiện nay người tiêu dùng ưa chuộng các loại sản phẩm tươi sạch, chất lượng thì đảm bảo. Lợn đen là loài vật từ lâu đã quen thuộc với người dân vùng núi, lợn đen dễ nuôi, khả năng sống khỏe, chống chịu với khí hậu khắc nghiệt và địa hình của miền núi. Bằng việc đưa các mô hình chăn nuôi lợn đen tại các địa phương vùng núi nông thôn đã đạt những hiệu quả đáng kể. Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương để giúp người dân vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu huyện Si Ma Cai đã triển khai một số mô hình chăn nuôi lợn đen tại một số hộ và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để phát triển chăn nuôi lợn đen theo phương pháp bền vững, ngành chức năng cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa đẻ hô trợ người chăn nuôi . Hiện nay trong cơ cấu kinh tế nông thôn huyện ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong đó chăn nuôi giữ một vai trò khá quan trọng với các hộ trê địa bàn xã đặc biệt là chăn nuôi lợn đen.Chăn nuôi lợn đen phù hợp với điều kiện của đa số các hộ gia đình như có diện tích đất rộng, nguồn thức ăn dồi dào, nguồn lao động sẵn có.Chính vì vậy chủ trương những năm tới của huyện làm
  11. 3 tăng quy mô chăn nuôi nhất là theo hướng ẩn xuất hang hóa, tập trung đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người cũng như các hộ nông dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai. Đây là nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cho các hộ nông dân phát triển và ở rộng diện tích chăn nuôi. Vậy làm sao để nghề chăn nuôi lợn ngày càng một được nhân ra rộng nhiều địa phương, làm sao để nghề là một hướng đi mới nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân không chỉ có trong huyện Si Ma Cai mà còn mở rộng ra nhiều địa phương khác, làm thế nào để ngành trở thành một giải pháp thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng trong chăn nuôi, là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới, địa hình phức tạp, nhiều núi đá vôi đồi trọc, với khí hậu phù hợp giao thông tương đối thuận lợi.Trước tình hình đó, để khắc phục những khó khăn, thực trạng trên tôi đi tới nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa tại địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa của các nông hộ trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng nuôi lợn đen trên địa bàn huyện. - Tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi lợn đen trên địa bàn huyện. - Đánh giá những điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức trong việc chăn nuôi LĐBĐ tại các hộ điều tra. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao HQKT chăn nuôi LĐBĐ tại các hộ điều tra. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
  12. 4 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Cung cấp thêm các thông tin khoa học cho sản xuất lợn đen bản địa tại tỉnh Lào Cai cũng như các địa phương khác ở các tỉnh Miền núi phía Bắc có điều kiện tương tự. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc đánh giá sát thực hơn về chăn nuôi giống lợn đen bản địa tại địa phương. Đề tài còn cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn đen bản địa Si Ma Cai. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có căn cứ để xây dựng những chính sách phát triển mô hình này tại địa phương nói riêng và nông sản phẩm hàng hóa trên địa bàn huyện nói chung. Đề tài còn giúp cho cán bộ khuyến nông có căn cứ để khuyến cáo các cho hộ nông dân thấy được hiệu quả trong chăn nuôi lợn đen bản địa tại địa phương
  13. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 2.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế 2.1.1.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Quá trình tăng cường tận dụng các nguồn kinh tế sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” (Ngô Đình Giao, 1997) [13]. Các Mác (1962) Hiệu quả kinh tế theo quan điểm của Mác,đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả” Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thải mọi xã hội” [4]. Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố các nguồn lực và hiệu quả kinh tế (M.J.Farrell, 1957) [12]. Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vĩ mô để xét tình hình sử dụng các nguồn nhân lực cụ nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng
  14. 6 vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ các nguồn nhân lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu them trên một đồng chi phí thêm và đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đặt được và chi phí bỏ ra để đặt được kết quả đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các đầu vào. Mối quan hệ so sánh nay được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đặt được hiệu quả cao chính là đã đặt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đặt được kết quả đó. Có quan điểm lại xem xét, hiêu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tinhd cho số tuyệt đối và tương đối. Ưu điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm. Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện 2.1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế HQKT được phân chia ra nhiều cách khác nhau tùy theo khía cạnh cần phản ánh. Căn cứ vào yếu tố cấu thành, chia ra hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
  15. 7 và hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị hi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. + Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá thành sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra. + Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau: Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân phối. Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra: + Hiệu quả kinh tế: Là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí phân bổ để đạt được kết quả đó. + Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội. + Hiệu quả môi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm nước, không khí Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng khổng thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế, người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia ra: + Hiệu quả kinh tế quốc dân: Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. + Hiệu quả kinh tế ngành: Tính riêng cho từng ngành: Trồng trọt, chăn nuôi hay hẹp hơn.
  16. 8 + Hiệu quả kinh tế vùng: Tính cho từng vùng. + Hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào (Nguyễn Hữu Ngoan, 2005) [16]. 2.1.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế Thực chất hiệu quả kinh tế là việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của từng đơn vị cần xác định những vấn đề sau: Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh được đánh giá là có đạt hay không? Tăng hay giảm? Thấp hay cao? Cần phải so sánh mức thực tế đạt được với một mốc nào đó. Tùy theo mục đích đánh giá và điều kiện tài liệu cho phép người ta có thể sử dụng một mốc hoặc kết hợp các mốc so sánh sau đây: Mức hiệu quả theo thiết kế hoặc tiềm năng. Mức tiềm năng của từng thời kỳ có thể cao hoặc thấp hơn mức thiết kế ban đầu. Mức kế hoạch hay định mức. Mức kỳ trước, hay một kỳ nào đó đã thực hiện trước đây. Mức trung bình hay tiên tiến trong ngành. Mức thực tế của đơn vị khác, doanh nghiệp khác, ngành khác, địa phướng khác hay một quốc gia khác Các mốc so sánh trên đây là căn cứ thực tiễn để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hay sản phẩm. Việc so sánh hiệu quả kinh tế theo các mốc so sánh này gọi là cách đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở trạng thái động. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong trạng thái động, chúng ta còn đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh, nghĩa là không so sánh với một mốc nào mà vẫn biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả. Trong trường hợp này rõ ràng cần dựa vào các tiêu chí cụ thể. Tùy vào mục đích kinh doanh, yêu cầu quản lý và điều kiện kinh tế, chính
  17. 9 trị, xã hội của mỗi quốc gia mà các tiêu chí này có khác nhau. Ở nước ta, đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả. Cụ thể là: - Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của chế độ hiện hành. - Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thuê sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh nghiệp (dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển, phúc lợi ). - Nộp đủ tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định. - Nộp đủ các loại thuế theo luật định. - Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn. Đối với sản phẩm cụ thể, tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào quy mô sản xuất sản phẩm đó, công nghệ sản xuất hay quy trình kỹ thuật, mức đầu tư thâm canh, loại hình sản xuất hay tổ chức sản xuất (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005) [28]. 2.1.1.4. Sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế Phương pháp phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ sản xuất. Trong phương pháp DEA, mô hình toán tuyến tính và kinh tế được lồng ghép và áp dụng khá linh hoạt. Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) – phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học quốc tế về
  18. 10 kinh tế. Tuy nhiên, Ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Do tài liệu trong nước về phương pháp luận của phương pháp DEA đến nay hầu như chưa có, nên trích dẫn về tài liệu tham khảo chủ yếu là tài liệu nước ngoài. Phương pháp bao dữ liệu (DEA) được đưa ra bởi Charnes, Cooper và Rhodes (1978) (CCR), dựa trên ý tưởng của Farrell ( Farrell,(1957) về ước lượng hiệu quả kỹ thuật với đường biên sản xuất. Ý tưởng chính của DEA cổ điển là xác đinh đường biên sản xuất, t êr n đó điểm quyết định đơn vị DMUs được coi là hiệu quả, các DMUs không nằm trên đường biên sẽ được so sánh với DMUs tương đồng trên đường biên để ước tính điểm hiệu quả. DEA là một phương pháp phi ngẫu nhiên và phi tham số dựa trên cách tiếp cận quy hoạch tuyến tính. Nó được sử dụng rộng rãi đểđo lường hiệu quả tương đối của các đơn vị ra quyết định (DMUs), sử dụng nhiều đầu vào và đầu ra khác nhau. Các DMUs nằm trên lớp đường biên đầu tiên của DEA trường hợp xấu nhất là những DMUs rủi ro nhất và ở các lớp bên trong là ít rủi ro hơn. Tương tự đối với trường hợp DEA chuẩn, lớp đầu tiên là những DMUs hoạt động hiệu quả nhất và những lớp kê ́ tiếp là những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra khi sử dụng 2 phương pháp này đê ̉ đánh giá, xếp hạng, đó là có những hãng nằm trên 2 đường biên ở các phân lớp khác nhau. DEA áp dụng được cả với các biến định tính (qualitative), do đó nó thường được ứng dụng để phân tích hiệu quả của các DMU hoạt động trong lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm, và tất nhiên là cả trong lĩnh vực kinh tế
  19. 11 như ngân hàng, chứng khoán, sản xuất kinh doanh. Vì DEA được xây dựng dựa trên các điểm thực tế (observed data) nên nó có thể được áp dụng với các mẫu nghiên cứu (sample size) nhỏ, khác với phương pháp phân tích hồi quy thường yêu cầu cỡ mẫu lớn. Do vậy DEA thường được sử dụng để phân tích chuyên sâu theo khu vực, địa phương (region), chẳng hạn như phân tích hiệu quả của các nền kinh tế trong ASEAN, các phòng ban trong 1 doanh nghiệp, các ngân hàng lớn (không phải chi nhánh) trên địa bàn Hà Nội, Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này (so với phương pháp hồi quy) là nó không tính toán đến yếu tố sai số (error) hay nhiễu (noise), do đó trong DEA không tồn tại yếu tố mức ý nghĩa hay độ tin cậy (significant level). Đồng thời, điểm hiệu quả DEA là hiệu quả tương đối giữa các DMU với nhau, do đó nếu 1 DMU có điểm hiệu quả là 100% và nằm trên đường PF thì cũng KHÔNG có nghĩa là nó đã tối ưu trên thực tế (nó chỉ tối ưu HƠN các DMU khác trong phạm vi phân tích mà thôi). Vì vậy, DEA thường được thực hiện kết hợp với phân tích hồi quy trong một mô hình 2 bước (2-stages DEA) hay nhiều bước (multi-stages DEA) để làm tăng thêm tính thuyết phục của mô hình. Phương pháp phân tích bao số liệu sử dụng kiến thức về mô hình toán tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất). Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính toán dựa theo mặt phẳng này. 2.1.2. Cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn đen 2.1.2.1. Khái niệm Chi lợn (hay chi Heo theo phương ngữ miền Nam của tiếng Việt) là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á - Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và nuôi như là một dạng gia súc nuôi để lấy thịt cũng như da. Các sợi long cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da
  20. 12 chúng có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để cải tao đất (vi.wikipedia.org, 2016) [5]. 2.1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của việc phát triển chăn nuôi lợn đen - Đáp ứng nhu cầu của con người: Lợn là loài cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, 1 gam thịt lợn nạc cung cấp khoảng 22% nhu cầu protein. Sản lượng thịt lợn sản xuất ra cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác, chiếm 80% tổng số thịt được tiêu thụ ở nước ta. Mặt khác nền kinh tế phát triển càng mạnh, đời sống của người dân càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của các loại thực phẩm có chất lượng cao ngày càng được gia tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm được chế biến từ các giống lợn đen. Ưu điểm của các giống lợn này là thịt thơm ngon, có hương vị đặc trưng và khả năng chống chịu bệnh tật tốt (Lê Viết Ly và cs 2003) [10]. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn đã nhập nhiều giống mới như lợn Landrace, lợn Yorkshire, lợn Duroc, và đã đáp ứng phần lớn nhu cầu cho con người. Những giống lợn nhập cho năng suất cao và thời gian nuôi ngắn nhưng chất lượng lại kém hơn so với giống lợn đen. Mặt khác, từ tháng 8/2013 đến nay, dịch bệnh thường xuyên xảy ra dẫn đến số lượng đàn giống nhập nội giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, hiệu quả sản xuất thấp. Với những nguyên nhân đó các giống lợn đen đang được đầu tư phát triển do chúng có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và người chăn nuôi. Đóng góp vào quỹ gen động vật Việt Nam. Giống lợn đen thường có tầm vóc nhỏ nhưng mang những đặc điểm di truyền quý giá. Đó là khả năng sử dụng các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, khả năng chống chịu các bệnh nhiệt đới nhất là bệnh ký sinh trùng. Phẩm chất thịt tốt, thơm, ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một số khác thích nghi với các vùng núi cao và nhiệt độ tương đối thấp như lợn Mường Khương và một số quen chịu với môi trường ẩm ướt như lợn Ỉ, Đó là các tính trạng có ý nghĩa quan trọng
  21. 13 trong khoa học chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Nếu không có các biện pháp bảo tồn các vốn gen quý đó, một lúc nào đó các giống lợn đen sẽ bị mai một dần hoặc mất đi (Lê Viết Ly và cs 2003) [10]. 2.1.2.3. Phân loại lợn ở Việt Nam Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, cùng với đó ngành chăn nuôi cũng được hình thành từ khá sớm. Số lượng các giống vật nuôi của nước ta cũng rất phong phú và đa dạng. Trong đó, lợn là loài có khả năng lợi dụng tốt các phụ phế phẩm nông công nghiệp, khả năng sinh sản khá cao, quay vòng khá nhanh và cho phân bón tốt. Do đó chăn nuôi lợn luôn là ngành chăn nuôi chủ yếu của Việt Nam. Lợn được nuôi ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt là các vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các giống lợn ở nước ta khá phong phú chiếm khoảng 20,57% tổng số giống vật nuôi bản địa của Việt Nam. Trải dài từ Bắc đến Nam đều có những giống lợn bản địa đặc trưng cho từng miền, từng vùng. Theo thống kê, Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng Phú Thọ, lợn đen Mường Lay (Điện Biên), Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước lưu giữ và chăn nuôi ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Các giống lợn bản địa ở nước ta có sự phân bố đa dạng và những đặc điểm ngoại hình rất riêng, đặc trưng cho từng giống và từng vùng khác nhau. Lợn đen Mường Lay (Điện Biên): Đây là giống lợn đen phàm ăn, phát triển mạnh, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh cao. Lợn đen Mường Lay có khả năng sinh sản tốt, mỗi lứa đẻ trung bình 12- 15 con, thậm chí tới 20 con/lứa. Nuôi lợn đen Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng chúng vẫn lớn đều, thịt săn chắc, thơm và ngọt. Do đó thịt của chúng được coi
  22. 14 là thực phẩm sạch và được nhiều người ưa chuộng. Lợn Mường Khương: Là giống lợn địa phương có từ lâu đời, gắn liền với đời sống người H’Mông và được nuôi nhiều nhất ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Lợn có màu lông đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông thưa và mềm. Đa số lợn có tầm vóc to cao, bốn chân khỏe, lưng ít võng, mõm thẳng và dài. Ở các lứa tuổi khác nhau, tỉ lệ thịt và mỡ của lợn cũng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của giống lợn này là có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện chăn thả ở các vùng núi cao. Có thể sử dụng các ưu điểm này để lai tạo nhằm nâng cao tầm vóc của lợn địa phương có trọng lượng nhỏ. Lợn đen Lũng Pù (Lợn Mèo Vạc, Hà Giang): Là giống lợn quý của người Mông, có tầm vóc to lớn. Chúng có lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cụp xuống, mõm dài trung bình. Giống lợn này mang những đặc điểm quý như khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, dễ nuôi, phàm ăn, sức đề kháng cao, tính chống chịu bệnh tốt. So sánh với các giống lợn Việt Nam, lợn đen Lũng Pù có tốc độ tăng trọng khá cao, thịt lại thơm ngon, tuy nhiên mỡ hơi nhiều. Nhìn chung các giống lợn bản địa Việt Nam thường có tầm vóc nhỏ (ngoại trừ lợn Mường Khương ) lông đen hoặc lang trắng đen, linh hoạt. Tuy nhiên do không đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, nhiều giống đã và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra do khả năng sinh trưởng của giống lợn bản địa thấp và công tác giống không được chú trọng đã dẫn đến tỉ lệ đồng huyết cao, chất lượng đàn giống bị ảnh hưởng rất lớn, khả năng sinh sản của một số giống lợn bản địa là một đặc điểm di truyền quý hiếm.
  23. 15 2.1.2.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn đen Các giống lợn đen không chỉ phản ánh khả năng di truyền của giống mà còn gián tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Chúng có những ưu điểm sau: - Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái môi trường khắc nghiệt. - Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện chăm sóc của người dân địa phương. - Khả năng chống chịu bệnh tốt. - Chi phí đầu tư thấp. - Chất lượng thịt ngon. Nếu xét về góc độ kinh tế, nhược điểm của giống lợn đen là tầm vóc nhỏ, năng suất thấp và khó thích nghi với điều kiện sinh thái mới. Tuy nhiên, trong điều kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì đó lại là một sự thích nghi hợp lý. Tầm vóc bé của giống lợn đen là điều kiện dễ dàng cho người chăn nuôi chấp nhận việc tạp giao với giống ngoại để cải thiện chất lượng. - Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn đen chịu ảnh hưởng nhiều bỏi điều kiện tự nhiên, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi. Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai, nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây dựng chuồng trại, trồng rau làm thức ăn cho lợn. Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn đen cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi. Nhóm nhân tố về kỹ thuật Giống: Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn đen con giống được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển. Con giống có chất
  24. 16 lượng tốt sẽ đảm bảo cho phát triển của lợn sau này. Thức ăn: Có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn, chiếm 60 – 70% giá thành sản phẩm. Thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lợn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn. Việc sử dụng các khẩu phần ăn có giá trị năng lượng, hàm lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự cân bằng các chất dinh dưỡng khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn. Phương thức nuôi: Phương thức nuôi có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi thâm canh với khẩu phần giàu năng lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến lợn phát triển nhanh nhưng tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại với chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ, lợn sẽ phát triển chậm hơn so với phương thức nuôi thâm canh nhưng tỉ lệ nạc nhiều hơn. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất vừ người tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư nuôi lợn đen hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng thịt và an toan song còn gặp phải nhiều khó khăn do thị trường mang lại như biến động giá cả, các sản phẩm cạnh tranh, thay thế Vì vậy thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chăn nuôi lợn đen. Vốn sản xuất: Là điều kiện quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân. Vốn được sử dụng để xây chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn
  25. 17 nuôi, mở rộng quy mô Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn đen tương đối thấp song do thời gian sinh trưởng và đặc điểm ngoại hình của lợn đen mà người dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư. Lao động: Chăn nuôi lợn đen đã có từ lâu nên người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mặt khác để nuôi lợn đen không cần dùng kỹ thuật cao nên có thể tận dụng mọi lao động trong gia đình kể cả lao động ngoài độ tuổi. Nhóm nhân tố các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn nuôi lợn đen đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển. Nhóm nhân tố tổ chức sản xuất Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn nuôi. Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủ yếu đó là quốc doanh và tập thể. Chăn nuôi trong nông hộ chỉ được coi là sản xuất phụ, không được chú ý đầu tư thậm chí còn bị kìm hãm. Đến năm 1986, hộ gia đình được khẳng định như là một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế mạnh của mình nhằm khai thác triệt để các tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta một bước tiến vượt bậc. Chăn nuôi nước ta hiện nay chỉ còn hai hình thức chăn nuôi cơ bản là quốc doanh và hộ gia đình, song chăn nuôi các nông hộ đã thực sự làm thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lên một cách rõ rệt.
  26. 18 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn James Thorton (2017) nghiên cứu về hiệu quả kinh tế lợn đên bản địa Philippines thấy rằng các hộ có điều kiện kinh tế cao hơn (khá, giàu) nuôi lợn đen bản địa có hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm còn lại do có khả năng đầu tư. 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế Nguyễn Văn A (2017) nghiên cứu về hiệu quả kinh tế lợn đên bản địa tại Sơn La thấy rằng nhóm hộ co điều kiện kinh tế cao hơn (khá, giàu) nuôi lợn đen bản địa có hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm hộ còn lại do có khả năng đầu tư. Năm 2002, Nguyễn Văn Đức đã có điều tra về giống lợn Táp Ná nuôi tại Cao Bằng. Kết quả của nghiên cứu đã đăng trên tạp trí Khoa học công nghệ số 4: 7-11. Đến năm 2004 ông và cộng sự đã có nghiên cứu về một số đặc điểm cơ bản của lợn Táp Ná, nghiên cứu của ông đã được đăng trên tạp trí KHKT Chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi. Số 2: 1-16. Nguyễn Văn Đức, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Vũ Chi Cương và J. C. Maillard (2008), Nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng Pù Hà Giang. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn Nuôi, số đặc biệt, Trang: 90-99. Phùng Thị Thu Hà (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn Bản tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La phục vụ công tác bảo tồn giống”. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trịnh Quang Phong, Nguyễn Văn Trung, Phan văn Kiểm, Trịnh Văn Thân, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Vũ Ngọc Hợi, Nguyễn
  27. 19 Kỹ Mùi, Vũ Văn Đức, Hoàng Thị Liên và Mai Hồng Thái (2009), “Kết quả điều tra và tuyển chọn đàn lợn đen LP làm giống trong đàn hạt nhân”. Báo cáo khoa học trình bày trong tổng kết đề tài ADB. Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Viễn (2007) đã có nghiên cứu về “Hiện trạng chăn nuôi lợn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”. Tạp chí KHCN Chăn nuôi, Số 6. Năm 2007, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đoàn Công Tuân đã có nghiên cứu về “Khả năng cho thịt của giống lợn nội Táp Ná”. Trong Phát triển các giống vật nuôi địa phương quý trong hệ thống chăn nuôi nhỏ ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Sơn La. Đến năm 2009, Nguyễn Văn Trung, Tạ Thị Bích Duyên, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức và Đoàn Công Tuân có nghiên cứu “Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất của giống lợn nội Táp Ná của Việt Nam”. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi Việt Nam, Viện Chăn nuôi. Năm 2010, Dương Thị Thu Hoài đã có nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sức sản xuất và chất lượng thịt của đàn lợn đen nuôi tại Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái. Luận văn Thạc sỹ Khoa học công nghệ. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Phạm Đức Hồng, Hồ Lam Sơn và Hà Văn Doanh (2013), nghiên cứu về “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn nội Táp Ná nuôi tại Cao Bằng”. Tạp chí KHKT Chăn Nuôi, số 8. Coelli T. J., 1996. “A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program”, Center for Efficiency and Productivity Analysis, University of New England. Lương Tất Nhợ, Đinh Xuân Tùng, D.H.Giang và chuyên gia đã tiến hành phân tích “Hiệu quả chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách (Hải Dương) và
  28. 20 huyệnThái Thụy (Thái Bình)” (Viện kinh tế Nông nghiệp, 2005) [27]. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chăn nuôi của các loại hộ khác nhau, nhìn chung hiệu quả chăn nuôi thấp. Nghiên cứu cũng phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới giá thành chăn nuôi như giá thức ăn, giá con giống và các yếu tố khác có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi như trình độ của chủ hộ, khoảng cách thị trường U. Lemke, L. T. Thuy, A. Valle Zárate, B. Kaufmann và Nguyễn Đăng Vang đã nghiên cứu “Hệ thống sản xuất hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Miền núi phía Bắc”, (Viện kinh tế Nông nghiệp, 2005) [27]. Kết quả cho thấy sự thích hợp của các giống nội và so sánh hiệu quả của một số giống cải tiến. Từ đó đưa ra những đánh giá chung về hiệu quả của các mô hình sản xuất khác nhau, giữa các nhóm sản xuất dựa dựa trên nhu cầu thị trường chủ yếu cho thu nhập tăng ở các nhóm sản xuất dựa theo nguồn lực hiện có, tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống. Nguyễn Xuân Hoản và các chuyên gia đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và một số tác động về kinh tế - xã hội của nhóm chăn nuôi lợn tại xã Hợp Tiến - Nam Sách - Hải Dương, 2001 (Viện kinh tế Nông nghiệp, 2005) [27]. Nghiên cứu đã tìm hiểu một số lý luận về kinh tế hợp tác của nông dân trong nông nghiệp và trong chăn nuôi. Quá trình hình thành, phát triển của nhóm chăn nuôi lợn xã Hợp Tiến và một số kết quả đạt được trong việc tổ chức và hoạt động của nhóm. Kết quả của nghiên cứu là phân tích đánh giá một số tác động kinh tế - xã hội của nhóm đối với các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu về con giống, thức ăn, thú y và thị trường.
  29. 21 CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ chăn nuôi LĐBĐ trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trong địa bàn huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai. Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 13/08/2018 đến 23/12/2018 3.1.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn đen của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. - Phân tích SWOT chăn nuôi lợn đen tại các hộ điều tra - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen tại các hộ điều tra. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra Để có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn tôi tiến hành nghiên cứu chọn 3 xã của huyện Si Ma Cai, là các xã đại diện cho huyện về chăn nuôi lợn và đặc điểm kinh tế - xã hội. Trong mỗi xã chọn ngẫu nhiên 40 hộ chăn nuôi lợn để tiến hành nghiên cứu sâu, tổng mẫu điều tra là 120 hộ. Từ kết quả thu được thông qua xử lý, phân tích số liệu có thể đánh giá được hiện trạng chăn nuôi, tình hình sử dụng lao động, vai trò của chăn nuôi lợn trong hoạt động sản xuất kinh tế của hộ nông dân trong xã. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
  30. 22 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp Thu thập thông tin số liệu công bố của UBND huyện, phòng địa chính, cán bộ dân số, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông, phòng thống kê gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các số liệu về số lượng, sản lượng lợn xuất chuồng của xã. Số liệu dân số trên địa bàn xã. Báo cáo công tác khuyến nông, kế hoạch phát triển kinh tế trong năm tới. 3.2.2.2. Thông tin sơ cấp Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào. + Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Căn cứ vào nội dung đề tài và đối tượng điều tra tiến hành chọn mẫu như sau:Trong địa bàn nghiên cứu chọn 3 xã: xã Nàn Sán, xã Quan Thần Sán, xã Sín Chéng có số lượng và quy mô chăn nuôi lợn tương đối đại diện cho toàn huyện Si Ma Cai, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tích mỗi xã. Từ mỗi nhóm hộ chọn ngẫu nhiên 40 hộ nông dân để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra. Tổng số hộ điều tra trên 3 xã là 120 hộ. + Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân. + Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng, những người am hiểu nhất về địa phương và về chăn nuôi lợn. + Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân. + Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng, những người am hiểu nhất về địa phương và về chăn nuôi.
  31. 23 3.2.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố định lượng và định tính. So sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu. 3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn - Đề tài sử phương pháp Data Envelopment Analysis (DEA) để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi LĐBĐ tại các hộ điều tra. Cụ thể, thông tin về các đầu vào, đầu ra của các hộ sẽ thu thập, tổng hợp. Các yếu tố đầu vào sẽ được so sánh với các yếu tố đầu ra thông qua phương pháp DEA. Các yếu tố đầu vào bao gồm: - Vốn (chi phí chăm sóc, chi phí thu hái, chi phí vận chuyển, chi phí phân bón, chi phí vật tư, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, lãi suất tiền vay nếu có, chi phí bảo quản, chi phí tiêu thụ và các chi phí liên quan khác). - Lao động (số công/trị giá ngày công lao động của hộ). Các yếu tố đầu ra gồm: - Sản lượng lợn nuôi được (kg). - Thu nhập của hộ từ chăn nuôi lợn (VND). Các yếu tố tác động đến hiệu quả chăn nuôi lợn có: - Các đặc điểm về chủ hộ như độ tuổi, trình độ văn hóa và chuyên môn, kinh nghiệm chăn nuôi, giới tính. - Các đặc điểm của hộ như số nhân khẩu, lao động, tình trạng kinh tế của hộ, khoảng cách từ hộ đến ngân hàng, đến chợ hoặc trung tâm mua sắm, khả năng tiếp cận với thông tin (radio, TV, internet). - Các đặc điểm của vùng như xã có thuộc xã khó khăn (135, 30A).
  32. 24 3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng các tài liệu có liên quan về cơ sở lý luận của hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp tần số: sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng của việc chăn nuôi lợn trong 3 năm của địa phương. Để phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả theo quy mô sản xuất sử dụng mô hình DEA. Trong đó: Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency – TE): chỉ ra khả năng của một nông hộ đạt được sản lượng tối đa từ một tập hợp các nhập lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất(0≤TE≤1). Hiệu quả phân phối (Allocation Effciency – AE): chỉ ra khả năng của nông hộ trong việc sử dụng các yếu tố nhập lượng với các tỷ lệ tối ưu trong điều kiện giá cả và kỹ thuật hiện hành(0≤AE≤1). Hiệu quả kinh tế / sử dụng chi phí (Economic/Cost Effciency – EE): là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp từ hai chỉ tiêu hiệu quả trên (0≤AE≤1). Nó được tính toán theo phương trình sau: EE = TE * AE
  33. 25 ’ A X1/y A Q’ o Hình 3.1: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật Biểu đồ trên được giải thích như sau: Giả sử có một hộ sản xuất nào đó sử dụng hai yếu tố nhập lượng x1 và x2 để tạo ra một lượng y với giả thiết thu nhập không đổi theo quy mô. SS’ là đường đẳng lượng được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Nếu nông hộ này sử dụng hai nhập lượng trên tại điểm P để tạo ra y, lúc đó tính không hiệu quả về kỹ thuật của hộ sản xuất được đo lường bởi khoảng cách QP. Khoảng cách QP này có ý nghĩa là lượng mà thông qua đó tất cả các nhập lượng có thể giảm đi một tỷ lệ nào đó mà không làm giảm lượng sản phẩm được tạo ra. Tỷ lệ này được đo lường bằng tỷ số QP/OP và có ý nghĩa là tỷ lệ các nhập lượng nào đó cần được giảm (x1 hoặc x2) trong qúa trình sản xuất, nhưng sản lượng y tạo ra không đổi, sản lượng đó sẽ đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật (TE) của một nông hộ được đo lường bởi tỷ số sau: 푖=OQ/OP (4) Hệ số này bằng 1 – (OQ/OP). Khi TE có giá trị bằng 1, có nghĩa là hộ đặt hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn. Trên đồ thị hộ sản xuất sẽ sản xuất tại điểm Q là điểm nằm trên đường đồng lượng. Tỷ số giá cả của hai nhập lượng được thể hiện bằng đường đồng phí AA. Đường đồng phí này được sử dụng để tính toán hiệu quả phân phối (AE).
  34. 26 AE của hộ sản xuất tại điểm P xác định bởi tỷ số OR/OQ. Khoảng cách RQ được xem là khoảng chi phí được giảm đi khi hộ sản xuất đạt hiệu quả cả về mặt kỹ thuật và phân phối. 푖 =OR/OQ (5) Lúc đó. EEi như sau: EEi = TEi * AEi = (OQ/OP)*(OR/OQ) = OR/OP (6) RQ là phần chi phí được giảm đi. Mô hình DEA được sử dụng để tính toán hiệu quả kỹ thuật (TE) là: Min휃 (7) 휆,휃 Điều kiện ràng buộc − 푗 + 푌휆 ≥ 0 휃 푖 − 휆 ≥ 0 휆 ≥ 0 Trong đó, 휃 là đại lượng vô hướng, 휆 là véctơ n x 1 hằng số. Giá trị của 휃 đạt được là hệ số hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất thứ I với Nếu bằng 1 chỉ ra điểm nằm trên đường biên sản xuất do đó hộ đang xem xét đạt hiệu quả hoàn toàn về mặt kỹ thuật. Giả sử giá cả của các yếu tố nhập lượng được đưa ra, lúc đó hiệu quả sử dụng chi phí (EE) đơn giản được tính toán thông qua mô hình DEA dưới đây. Min 휃 (8) 휆,휃 Điều kiện ràng buộc : - 푖 + 푌 휆 ≥ 0 휃 푖 − C 휆 ≥0 휆 ≥0 Trong đó, ci là đại lượng vô hướng thể hiện chi phí và C là ma trận 1 x n của những chi phí được quan sát của hộ sản xuất thứ i.
  35. 27 Trong sản xuất, sự đo lường về hiệu quả phân phối nguồn lực theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản xuất có thể được sử dụng để xác định số lượng nguồn lực tối ưu (các yếu tố đầu vào) theo đó hộ sản xuất có thể tối thiểu hóa chi phí sản xuất nhưng vẫn không làm giảm sút sản lượng đầu ra. Mô hình ước lượng: Theo Tim Coelli (2005), TE, AE và EE hay CE có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô. Liên quan đến tình huống nhiều biến đầu vào – nhiều biến đầu ra như trong tình huống phân tích của chúng ta. Giả định một tình huống có N đơn vị tạo quyết định, mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau, theo tình huống này để ước lượng TE, AE và EE của từng DMU, một tập hợp phương trình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU, vấn đề này có thể thực hiện nhờ mô hình CRS Input-Oriented DEA có dạng như sau: ∗ 푖푛휆,푖 ∗ 푊푖 푖 (9) Subject to: ∑ 휆푖 푗푖 − 푗푖 ∗≤ 0, ∀푗 푖=1 ∑ 휆푖 푖 − ≥ 0, ∀ 푖=1 휆푖 ≥ 0, ∀푖 Trong đó: Wi= vec tơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i Xi*= vec tơ số lượng các yếu tố đầu vào theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản xuất của DMU thứ i. i = 1 to N (số lượng DMU), k = 1 to S (đầu ra)
  36. 28 j = 1 to M (đầu vào), yki = lượng đầu ra k được sản xuất bởi DMU thứ i, xji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i, λi = các biến đối ngẫu. Các đo lường về hệ số hiệu quả được tính toán theo trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS) nên hiệu quả phân phối (AE) được tính như sau: AE = EE/TE (10) Cơ sở của mô hình VRS –DEA Biên sản xuất CRS R P Biên sản xuất VRS x Hình 3.2: Hiệu quả theo quy mô Theo hình 3.2 thì các hệ số ký thuật dưới hai giả thiết CRS và hệ số hiệu quả theo quy mô được xác định theo công thức sau đây: TECRS = APC/AP (11) TEVRS = APV/AP (12) Từ (11) và (12) => SE = APC/APv (13) Tất cả các hệ số này cùng nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Mối quan hệ giữa 3 hệ số này được thể hiện bằng phương trình. `TECRS = TEVRS x SE (14)
  37. 29 Việc đo lường SE có thể thực hiện cho từng hộ sản xuất bằng cách so sánh TE đạt được từ CRS-DEA với TE đạt được từ biên biến động theo quy mô VRS-DEA (Variable returns to scale-DEA). Nếu có sự khác biệt về TE giữa CRS-DEA và VRS-DEA đối với từng hộ sản xuất cụ thể, chúng ta có thể kết luận rằng có sự không hiệu quả về quy mô (Scale Inefficiency = 1 – Scale Efficiency). Trong những thập kỷ gần đây, có rất nhiều nghiên cứu đã tách hiệu quả kỹ thuật sản xuất (Technical Efficiency-TE) đạt được từ biên sản xuất cố định theo quy mô (Constant returns to scale, CRS) ra làm hai phần: phần thứ nhất là sự không hiệu quả kỹ thuật thuần tuý (“pure” Technical Inefficiency) , và thứ hai là sự không hiệu quả do quy mô (Scale Inefficiency). Vì thế, sự đo lường về hiệu quả do quy mô (Scale Efficiency- SE) có thể được sử dụng để xác định số lượng theo đó năng suất có thể được nâng cao bằng cách thay đổi quy mô sản xuất theo một quy mô sản xuất tối ưu được xác định. Để đo lường SE theo phương pháp DEA, chúng ta phải ước lượng một biên sản xuất bổ sung: Biên sản xuất cố định theo quy mô (CRS-DEA). Sau đó, việc đo lường SE có thể thực hiện cho từng hộ sản xuất bằng cách so sánh TE đạt được từ CRS-DEA với TE đạt được từ biên biến động theo quy mô (Variable returns to scale-DEA (VRS-DEA). Nếu có sự khác biệt về TE giữa CRS-DEA và VRS- DEA đối với từng hộ sản xuất cụ thể, chúng ta có thể kết luận rằng có sự không hiệu quả về quy mô (Scale Inefficiency = 1 – Scale Efficiency). Cũng theo Tim Coelli (2005), SE có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên biến động do quy mô (the Variable Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, VRS-DEA Model). Liên quan đến tình huống nhiều biến đầu vào-nhiều biến đầu ra (the multiinput multi-output case) như trong tình huống phân tích của chúng ta. Giả định một tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making
  38. 30 unit-DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau. Theo tình huống này, để ước lượng SE của từng DMU, một tập hợp chương tình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU. Vấn đề này có thể thực hiện nhờ mô hình VRS-DEA có dạng như sau: Min θ Subject to: ∑ 휆푖 푗푖 − 휃 푗 ≤ 0, ∀푗 푖=1 ∑푖=1 휆푖 푖 − ≥ 0, ∀ (15) ′ N 푙 휆푖 = 1 휆푖 ≥ 0, ∀푖 Trong đó: θ = giá trị hiệu quả i = 1 to N (số lượng DMU) k = 1 to S (đầu ra) j = 1 to M (đầu vào) yki = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i xji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i N1’ = Nx1 vectơ 1 λi = các biến đối ngẫu. Việc ước lượng SE theo mô hình (15) có thể được thực hiện bởi nhiều chương trình máy tính khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện chúng ta sử dụng chương trình DEAP phiên bản 3.1 khi ước lượng hiệu quả chăn nuôi. Các biến xuất lượng được sử dụng để ước lượng các hệ số hiệu quả kinh tế và kỹ thuật là tổng sản lượng của lợn được sản xuất ra. Nhưng trong chăn nuôi LĐBĐ ta cần sử dụng nhiều loại nhập lượng khác nhau trong cùng khu vực chăn nuôi, các biến nhập lượng được sử dụng trong mô hình là:
  39. 31 Biến xuất lượng: y1: Sản lượng LĐBĐ (kg/hộ) Biến nhập lượng các yếu tố đầu vào X1: Diện tích làm chuồng tính theo m2 X2: Chi phí con giống tính theo đơn vị ngàn đồng X3: Chi phí thức ăn tính theo đơn vị ngàn đồng X4: Chi phí thuốc thú y tính theo đơn vị ngàn đồng X5: Số lao động gia đình tham gia tính theo đơn vị ngày công Khi chúng ta đã ước lượng được hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ nông dân chăn nuôi lợn thì điều quan trọng tiếp theo là làm sao và bằng phương pháp nào để có thể đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Đồng thời chúng ta biết rằng giá trị của hiệu quả hoạt động sản xuất luôn nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1. Vì thế, hàm tobit sẽ ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả hoạt động chăn của chủ hộ. Đối với những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất: Các nghiên cứu của Kalirajan và Shand (1998), Coelli và Battese (1996) chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt các yếu tố về mặt thể chế, chính sách và kinh tế xã hội như tình trạng hôn nhân, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiêm sản xuất, chất lượng của hệ thống thủy lợi, khả năng tiếp cận tín dụng, dịch vụ, hệ thống giao thông Những nhân tố này trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng quản lý chăn nuôi của hộ do đó khả năng ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả trong chăn nuôi. Mối quan hệ giữa hiệu quả của các hộ chăn nuôi và các biến số vừa nêu trên có thể được khảo sát bằng hai cách là tính toán các hệ số tương quan hoặc thực hiện phân tích phi tham số đơn giản, ở bài nghiên cứu này ta thực hiện phân tích phi tham số đơn giản qua hai bước là đo lường hiệu quả sản xuất và sử dụng mô hình hồi quy với biến số phụ thuộc là các hệ số hiệu quả, biến số
  40. 32 độc lập bao gồm những đặc điểm nhân chủng học và kinh tế xã hội của hộ điều tra Sau khi các ước lượng về hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật được xác định thông qua mô hình DEA sẽ được hồi quy để đánh giá những nhân tố ảnh hưởng thông qua mô hình Censored Tobit trên các biến độc lập. Mô hình hồi quy Tobit này có dạng như sau: E* =∑푗 훽푗 푗 + 푣 Ei = nếu E*≥1 Ei = E* nếu E*<1 Trong đó, Ei là hệ số hiệu quả, v có phân phối ngẫu nhiên v ~ N (0,σ2) và βj là các tham số hồi quy, z j là các biến số độc lập có tác động đến hiệu quả sản xuất. Các biến phụ thuộc của mô hình Tobit là các hệ số hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và phân phối. Mô hình Tobit có dạng như sau: E = E* = 훽0 + 훽1 푖1 + 훽2 푖2 + ⋯ + 훽9 푖9 + 푣푖 Ei = nếu E*≥1 Ei = E* nếu E*<1 Trong đó: I là hộ chăn nuôi thứ I zj là biến ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi βj là tham số hồi quy được ước lượng, vi là sai số Ei là hệ số hiệu quả chăn nuôi của hộ thứ I E* là biến ngầm với E[E*/xi] = 푗훽 Các biến được sử dụng trong phân tích bao gồm: (đây là các biến độc lập) Z1: Tuổi của chủ hộ Z2: Trình độ học vấn của chủ hộ Z3: Số lao động tham gia chăn nuôi
  41. 33 Z4: Số năm kinh nghiệm của chủ hộ Z5: Tiếp cận với các tổ chức tín dụng tại địa phương để vay vốn sản xuất, đây là biến giả có giá trị bằng 1 (số 1) nếu các hộ được tiếp cận, và bằng không (số 0) nếu các hộ không tiếp cận được. Z6: Số lần các hộ được tập huấn kỹ thuật trong năm, [8].
  42. 34 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm địa hình 4.1.1.1 Đặc điểm địa hình huyện Si Ma Cai Si Ma Cai nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố 95km; có toạ độ địa lý từ 22035’30” đến 22006'00'' vĩ độ Bắc; 104006'30'' đến 104012'00'' kinh độ Đông. Trung tâm huyện hiện nay là xã Si Ma Cai. - Phía Bắc giáp huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai và huyện Mã Quan - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. - Phía Nam giáp huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai. - Phía Tây giáp huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai. - Phía Đông giáp huyện Sín Mần - tỉnh Hà Giang. Hình 4.1: Bản đồ huyện Si Ma Cai 4.1.1.2. Thời tiết khí hậu và thủy văn
  43. 35 Nằrn trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến khí hậu khá phức tạp, hình thành các tiểu vùng khí hậu khác biệt: Vùng khí hậu cận nhiệt đới và vùng khí hậu nhiệt đới không điển hình. + Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 18,90C, tháng lạnh dưới 120C, chế độ nhiệt có sự thay đổi theo các đai cao rõ rệt và thay đổi nhiệt độ diễn ra ngay trong phạm vi một xã. Ở vùng ven sông Chảy, các thung lũng thấp nhiệt độ thường cao, cường độ chiếu sáng lớn hơn so với các khu vực đai cao trên 800m. + Lượng mưa trung bình năm đạt mức từ l.300mm đến 2.000mm tập trung vào các tháng 6, 7 và 8. Các tháng còn lại trong năm mưa ít, cường độ không tập trung. Số ngày mưa trong năm khoảng trên 150 ngày. Độ ẩm trung bình cả năm khoảng từ 83% - 87%. Về mùa mưa độ ẩm không khí lớn hơn thường từ 85 - 88%. Độ ẩm không khí thay đổi theo từng vùng lãnh thổ của huyện. Vùng núi cao trên 800mm, độ ẩm không khí thấp và hanh khô. + Có 2 tiểu vùng khí hậu cơ bản: Vùng ven sông Chảy bao gồm các vùng đất thấp của các xã như: Lùng Sui, Sán Chải, Nàn Sán, Bản Mế, Nàn Sìn Đây là vùng khí hậu nhiệt đới, không điển hình, nhiệt độ trung bình khoảng 210C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ có thể lên đến 350C kèm theo mưa nhiều, cường độ mưa cao, bức xạ năng lượng cao. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, độ ẩm không khí trung bình 85% ít sương mù. Có mưa đá thích hợp với cây trồng nông - lâm nghiệp nhiệt đới, thuận tiện cho thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng; đặc biệt là phát triển các cây ăn quả nhiệt đới như: Nhãn, vải, hồng, đu đủ, chuối, Tiểu vùng khí hậu cận nhiệt đới: Nằm trên các đai cao trên 800m. Một năm có hai mùa nhưng không có ranh giới rõ rệt. Mùa đông thường lạnh khô kéo dài, nhiệt độ trung bình từ 15 – 170C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ có thể xuống tới 5 – 60C. Mùa hè mát mẻ, nhiệt độ cao nhất không đến 320C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có giông, mưa đá và sương mù thích nghi cho phát triển các cây lâm nghiệp họ lá kim, cây ăn quả nhiệt đới như: Đào, lê,
  44. 36 táo, mận và các cây dược liệu như: Xuyên khung, đỗ trọng, bạch truật, thảo quả Hệ thống thuỷ văn bao gồm sông Chảy và hệ thống khe suối. Sông Chảy bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa phận Si Ma Cai với tổng chiều dài 43km. Lòng sông hẹp, sâu, sườn dốc và nhiều thác gềnh ít có tác dụng trong giao thông vận tải, phục vụ sản xuất nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phòng thủ biên giới của huyện và khả năng phát triển thuỷ điện. Hệ thống khe suối có nhiều, bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy xuống thung lũng có tác dụng lớn đến dân sinh và khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, nhưng cũng là trở ngại về đi lại của người dân nhất là về mùa mưa. Nước mặt phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước mưa được lưu giữ. Tuy được phân bố đều khắp trên địa bàn huyện và không bị ô nhiễm. Song, đang trong tình trạng cạn kiệt, đặc biệt là mùa khô do địa hình chia cắt mạnh, hiện tượng Castơ hay xảy ra và hậu quả nặng nề của nạn chặt phá rừng làm nương rẫy. Nước ngầm trữ lượng ít do hiện tượng Castơ tạo ra các hố thoát nước mặt và độ che phủ rừng thấp. Tình trạng nước mặt và nước ngầm cạn kiệt nên ảnh hưởng lớn tời nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân trong huyện. Hiện nay ở nhiều xã trong huyện như: Mản Thẩn, Cán Hồ, Cán Cấu, Nàn Sín và Lử Thẩn đang trong tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt vê mùa khô [7]. 4.1.1.3. Tài nguyên đất Địa hình Si Ma Cai thuộc khối nông vòm sông Chảy (vùng núi có tuổi cổ nhất so với nền cấu tạo Bắc Bộ), được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dân về phía Bắc với đặc trưng phân tầng độ cao lớn, chia cắt mạnh, nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Các dải núi về cơ bản gồm: Mạch núi trung tâm lãnh thổ huyện khởi nguồn từ Đông Nam xã Nàn Sín chạy qua các đỉnh núi có độ cao 1.800m đến 1.630m theo hướng Đông Bắc - Tây Nam tới điểm cuối cùng thuộc phía Đông Bắc xã Sán Chải. Mạch núi khu Tây Bắc chạy theo hướng vòng cung với hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam. Ngoài ra, ở khu Đông Nam huyện được hình thành
  45. 37 bởi phần cuối của các dải núi nhỏ chạy từ Bắc Hà hướng Đông Bắc - Tây Nam. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 23.454 ha. Trong đó đa số là đất dốc: độ dốc trên 250 khoảng 12.423ha (chiếm 53%), độ dốc 15 - 250 là 7.501ha (chiếm 32%), độ dốc 7 - 150 là 3.330ha chiếm (14,2%), độ dốc 3 - 70 là 167ha (chiếm 0,7%), độ dốc < 30 chiếm tỷ lệ không đáng kể (0,l%) (simacai.laocai.gov.vn) [7]. 4.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội 4.1.2.1. Tình hình kinh tế huyện Si Ma Cai Huyện Si Ma Cai có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp: - Về nông nghiệp: cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô, sắn cây công nghiệp ngắn ngày có mía, đỗ tương, ngoài ra còn trồng rau, đậu các loại cung cấp cho thị trường. - Về chăn nuôi: phát triển chăn nuôi ở huyện có chăn nuôi gia súc như: Trâu, bò, lợn và chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt, ngoài ra còn có một số hộ nuôi ong mật và nuôi thả cá góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập. - Về lâm nghiệp: sản xuất hiện nay ở huyện chủ yếu trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, vì rừng trồng hiện nay trên địa bàn huyện chưa đến kì khai thác nên chưa có thu nhập kinh tế về rừng. - Các ngành kinh tế khác: hiện nay ngành kinh tế của huyện vẫn tập trung vào sản xuất nông lâm là chủ yếu, các ngành nghề dịch vụ đã có nhưng còn ở quy mô nhỏ. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2017, Đảng bộ huyện Si Ma Cai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế, triển khai có hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi mũi nhọn được triển khai sâu rộng đến toàn thể nhân dân và được nhân dân ủng hộ.
  46. 38 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của huyện Si Ma Cai năm 2015 - 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Năm STT ĐVT CC CC CC Chỉ tiêu SL SL SL 2016/2015 2017/2016 (%) (%) (%) I Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 659,847 100 810,203 100 973 100 1,22 1,20 (%) 1 Nông – Lâm – Thủy Sản Tỷ đồng 345,677 52,38 149,137 43,09 416,338 42,75 1,01 1,19 - Trồng trọt Tỷ đồng 172,022 - 201,916 - 221,331 - 1,17 1,09 - Chăn nuôi Tỷ đồng 173,655 - 147,221 - 195,007 - 0,84 1,32 2 Công nghiệp– Xây dựng Tỷ đồng 167,06 25,31 107,030 13,21 94,915 9,75 0,64 0,88 3 Thương+ Thủy Sản mại – Dịch vụ Tỷ đồng 147,110 22,29 354,036 43,69 462,634 47,50 2,40 1,30 II Một số chỉ tiêu khác 1 Tổng sản lượng lương thực Tấn 17.320,7 17.962,4 25.583 1,03 0,99 2 Sản lượng thịt các loại Tấn 2.696 2.636 2.728 0,97 1,03 III Một số chỉ tiêu bình quân 1 Thu nhập BQ/người 1.000/người 8.264 9.279 10180 1,12 1,09 2 Lương thực BQ/người Kg/người 515 531 525,9 1,03 0,99 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Si Ma Cai, 2018)
  47. 39 Từ bảng 4.1 cho thấy, năm 2015 tỷ trọng nông - lâm - thủy sản ở mức cao 52,38%, công nghiệp - xây dựng là 25,31% trong khi thương mại dịch vụ chỉ chiếm 22,29%. Đến năm 2016 và 2017 huyện đã có những chuyển biến tích cực thể hiện ở tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm còn 42,75%, công nghiệp - xây dựng còn 9,75% trong khi dịch vụ tăng 47,50%. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 tăng 1,22% so với năm 2015, trong đó thương mại - dịch vụ tăng mạnh nhất 2,40% (www.laocai.gov.vn, 2018) [6]. 4.1.2.2. Đặc điểm xã hộ huyện Si Ma Cai Huyện Si Ma Cai gồm 13 đơn vị hành chính, gồm 13 xã, toàn huyện có 31.323 hộ với số dân năm 2017 là 34.006 người, mật độ dân số 153 người/ km2. Bình quân tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 là 0,69%, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 97%. Dân số thị trấn là 4.046 người, vùng nông thôn có 29.960 người (www.laocai.gov.vn, 2018) [6]. Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động huyện Si Ma Cai Năm Năm Năm Năm So sánh (%) STT ĐVT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 16/15 17/16 1 Tổng số hộ Hộ 7.740 7.751 7.765 100,14 100,18 2 Tổng số nhân khẩu Khẩu 33.612 33.818 34.006 100,61 100,55 3 Tổng số lao động LĐ 19.875 20.402 20.869 102,65 102,29 4 BQ nhân khẩu/ hộ Khẩu/ hộ 4,3 4,4 4,4 102,32 100,0 5 Bình quân LĐ/hộ LĐ/hộ 2,6 2,6 2,7 100,0 103,84 6 Mật độ dân số Người/ 153 155 156 101,31 100,64 2 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Si Ma Cai, 2018) Theo số liệu thống kê đồng bào các dân tộc thiểu số trong Huyện là lao động thuần nông, hầu hết các hộ sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp, toàn Huyện hiện nay có 20.869 người đang trong độ tuổi lao động chiếm 61,37% tổng dân số của huyện. Cơ cấu lao động giữa các ngành, các khu vực là khác
  48. 40 nhau: Lao động nông nghiệp 17.989 người, chiếm 86,2% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 584 người chiếm 2,8% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Lao động thương nghiệp - dịch vụ 2.296 người, chiếm 11% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua có tiến bộ. Theo kết quả điều tra đến năm 2018 lao động nông nghiệp đã giảm xuống còn 86,2%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng giảm còn 2,8%, lao động thương mại - dịch vụ tăng lên 11,0%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 1.849 hộ, chiếm 23,83% tổng số hộ (Phòng thống kê huyện Si Ma Cai, 2018) [17] 4.1.3. Tình hình đàn lợn đen bản địa huyện Si Ma Cai Trong những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm được đầu tư và phát triển tương đối ổn định về cả số lượng và chất lượng, đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra sức kéo trong sản xuất và thực phẩm trong sinh hoạt, nâng cao đời sống của nhân dân. Vật nuôi chủ yếu trong những năm qua là trâu, bò, lợn, dê và các loại gia cầm.Từ năm 2016 đến hết 6 tháng đầu năm 2017, tổng số lợn được bán là 9.243 con với tổng số tiền là 294.255 tỷ đồng. Thu nhập từ chăn nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho các hộ dân (Sở khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai, 2018) [27]. Bảng 4.3: Tổng đàn gia súc, gia cầm huyện Si Ma Cai năm 2016 - 2017 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng đàn trâu Con 14.360 15.015 2 Tổng đàn bò Con 5.052 6.112 3 Tổng đàn lợn Con 19.636 20.990 4 Tổng đàn gia cầm Con 125.051 185.000 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai, 2018)
  49. 41 Cụ thể, so với năm 2016, năm 2017 các chỉ tiêu về tổng đàn trâu, bò, lợn, ngựa và tổng đàn gia cầm đều tăng. Cụ thể năm 2017 tổng đàn trâu là 14.360 con tăng 655 con so với năm 2016. Tổng đàn bò tăng từ 5.052 con lên 6.112 con, đặc biệt tổng đàn lợn đã tăng từ 125.051 con lên 185.000 con. Góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện (Cục thống kê tỉnh Lào Cai, 2018) [19]. 4.2. Phân tích hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu 4.2.1. Đặc điểm các hộ điều tra và các yếu tố đầu ra, đầu vào cho quá trình nuôi lợn đen bản địa Một số chỉ tiêu thống kê các hộ điều tra và các yếu tố đầu vào, đầu ra quá trình chăn nuôi lợn đen bản địa
  50. 42 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu thống kê của các biến được lựa chọn Biến số Giá trị trung bình Phương sai Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Đặc điểm các hộ điều tra Tuổi chủ hộ (tuổi) 42.97 13.12 23.00 77.00 Giới tính chủ hộ (1=nam, 0=khác) N/Aa N/A N/A N/A Trình độ văn hoá chủ hộ (lớp) 9.23 2.46 5.00 12.00 Kinh nghiệm chủ hộ (năm) 4.37 0.98 2.00 7.00 Số nhân khẩu (người) 3.77 1.19 2.00 8.00 Số lao động (người) 2.42 0.78 1.00 5.00 Tình trạng nghèo (1=nghèo, 0=khác) N/A N/A N/A N/A Phương thức nuôi (1=nhốt, 0=khác) N/A N/A N/A N/A Nguồn thức ăn (1=hộ chăn 100%, N/A N/A N/A N/A Nguồn thông tin N/A N/A N/A N/A 0=khác) Giá (đồng/kg) 72,404.56 7,866.12 56,000.00 87,000.00 (1=TV/radio/Internet, 0=khác) Đầu vào Số con giống (con) 4.00 0.83 2.00 5.00 Vốn đầu tư (triệu đồng) 3.34 0.76 1.00 6.00 Ngày công (ngày) 261.87 38.96 186.00 310.00 Đầu ra Số lợn nuôi được (con) 3.99 0.82 2.00 5.00 Thu nhập (triệu đồng) 10.31 4.86 3.67 23.63 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra) Chú thích. a Không có thông tin hoặc thông tin không liên quan.
  51. 43 Theo kết quả điều tra các chủ hộ chăn nuôi thường là những người có độ tuổi trung bình là khoảng 43 tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm trog chăn nuôi. Trình độ văn hòa của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới, nhìn nhận công việc và sáng tạo trong chăn nuôi. Số lao động trung bình của mỗi hộ là khoảng 3 người. Đối với chăn nuôi lợn, thời gian lao động không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình tham gia chăn nuôi nên không cần phải thuê lao động ngoài. Con người Việt Nam vốn xưa nay cần cù và chịu khó, tính vươn lên trong cuộc sống, tính cộng đồng lớn. Điều này là điều kiện cho phát triển một đất nước mạnh mẽ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó người chăn nuôi không được đào tạo, hoặc là đào tạo chắp vá, điều này khiến không ít các chủ chăn nuôi làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản. Lượng lao động dồi dào trên 70% dân số nước ta phân bố ở nông thôn, tính cần cù chịu khó, tính tập thể tốt, bên cạnh đó trình độ lao động thấp, tác phong công nghiệp hầu như không có, dẫn tới kỷ luật trong lao động kém ảnh hưởng khoongg nhỏ đến hiệu quả lao động. Lực lượng lao động không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi, nên việc quy tụ lại một chỗ lại là cả một vấn đề khó khăn, điều này cũng là nhân tố tăng các chi phí đào vào ảnh hưởng tới việc tăng giá thành sản phẩm. Vốn là điều kiện quan trọng để người dân ra quyết định trong việc sản xuất trong chăn nuôi cũng như trồng trọt. Vốn trong chăn nuôi lợn đen tuy không cần đầu tư lớn nhưng cũng là tiền đề quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân. Yêu cầu cốn đầu tư cho chăn nuôi lợn đen bản địa ở mức trung bình. Qua bảng 4.4 cho mức vốn đầu tư của mỗi hộ là khác nhau. Sự khác nhau như vậy là do các hộ chăn nuôi có tuổi trung bình cao, có nhiều năm kinh nghiệm, khả năng nhận thức và tiếp nhận khoa học kỹ thuật có sự đầu tư vào chăn nuôi
  52. 44 so với các có độ tuổi trung bình thấp, kinh nghiệm và trình độ văn hóa thấp. Từ đó giúp cho năng suất lợn đạt hiệu quả cao, khả năng tiêu tốn thức ăn ít vì rút ngắn được thời gian được thời gian nuôi.Còn đối với các hộ chưa có sự đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi sẽ kéo dài thời gian nuôi, mức tăng trưởng thấp. Đối với chi phí con giống là chi phí cũng chiếm phần lớn trong chăn nuôi lợn.Trung bình chi phí đầu vào con giống của mỗi hộ là 3.34 triệu đồng với 4 con giống và khoảng 262 ngày công.Như vậy, sự chênh lệch về chi phí chăn nuôi giữa các hộ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của mỗi hộ chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi chủ yếu là theo phương thức truyền thống, dựa vào kinh nghiệm của bản thân nên phương tiện phục vụ chăn nuôi còn thô sơ, chủ yếu sử dụng máng gỗ tự làm, hoặc bê tông.Một số hộ chăn nuôi đã có đầu tư cả vòi nước tự động hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh, tuy nhiên số lượng này không nhiều. Qua điều tra các hộ cho thấy thị trường tiêu thụ lợn chủ yếu của huyện chủ yếu là bán cho tư thương. Đôi khi trong thời gian lợn nhiều thì tư thương cũng ép giá người dân.Tuy nhiên có một thực tế là sản phẩm lợn đen của các nông hộ chưa có một tổ chức nào đứng ra thu mua sản phẩm và có một thương hiệu cho lợn đen trên thị trường.Các sản phẩm thịt lợn đen bản địa thường tiêu thụ trên địa bàn Huyện, các nơi lân cận và một số huyện khác. Việc tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi do chất lượng thịt được đảm bảo được người dân ưa chuộng nhưng cũng có một số khó khăn từ thị trường giá cả mỗi khi có dịch bùng phát. Bài toán về đầu ra cho sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định khiến cho người dân không yên tâm chăn nuôi và mở rộng quy mô sản xuất. Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản
  53. 45 xuất kinh doanh nào, chăn nuôi lợn đen cũng vậy.Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp đối với phát triển chăn nuôi lợn đen. Các nông hộ chăn nuôi lợn đen trên địa bàn Huyện chủ yếu là chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, số lượng chăn nuôi quy mô lớn rất ít. Chăn nuôi theo phương thức truyền thống, sử dụng thức ăn sẵn có từ ngành trồng trọt là chủ yếu, thức ăn công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ không nhiều. Hiệu quả sử dụng vốn của người chăn nuôi lợn đen cũng chính là khả năng phát huy hiệu quả của chi phí, hay là sự kết chuyển chi phí thành kết quả cuối cùng. Trong chăn nuôi lợn đen thì việc thuê lao động là không có do sử dụng lao động trong gia đình. Thuốc thú y cũng là một trong những chi phí nhưng không quá tốn kém vì giống lợn đen có khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị bệnh dịch. Đối với mỗi nông hộ chăn nuôi lợn thì chi phí lớn nhất trong quá trình chăn nuôi là thức ăn: Ngô, rau xanh và chuối chỉ một số ít có chăn thêm sắn, thóc nghiền. Trong toàn bộ quá trình chăn nuôi lợn đen muốn tăng lợi nhuận hay chính là đạt hiệu quả kinh tế thì các nông hộ chăn nuôi lợn đen cần có sự kết hợp việc giảm các loại chi phí đến mức tối thiểu, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất đến trên 60%.Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không có một nông hộ nào mong muốn xảy ra đó là các loại chi phí được đẩy lên cao đồng loạt và sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn đen. Yếu tố cơ bản nhất làm thay đổi đầu hay còn gọi là doanh thu đó là giá bán và sản lượng, trường hợp này ta xét yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế thông qua doanh thu. Trên thực tế mỗi hộ chăn nuôi lợn đen, trong một chu kỳ xuất chuồng với một sản lượng cố định nhưng trên thực tế có nông hộ vẫn bán lợn khi được giá khi nhu cầu thị trường tăng cao nên doanh thu cũng thay đổi. Khi xét đến sự biến đổi của sản lượng ta nghĩ ngay đến hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi. Kỹ thuật chăn nuôi như khẩu phần ăn, vệ sinh
  54. 46 chuồng trại mà tốt thì hiệu quả sẽ cao. Khi sản lượng thay đổi cũng làm cho doanh thu thay đổi tỷ lệ thuận theo đó là hiệu quả kinh tế cũng thay đổi theo. Vậy nên, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ chăn nuôi lợn đen cần có cách nhìn thấu đáo về các yếu tố ảnh hưởng và có những giải pháp phù hợp. 4.2.2. Hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu 4.2.2.1. Phân tích hiệu quả theo thời gian Hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa theo thời gian được biểu hiện qua bảng đươi đây. Bảng 4.5: Hiệu quả theo thời gian của các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu Năm EFFCHa TECHCHb PECHc SECHd TFPCHe 2016 1.006 1.000 1.006 1.001 1.006 2017 1.000 0.999 1.000 1.000 0.999 Trung bình 1.003 0.999 1.003 1.000 1.002 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra) Chú thích. a Hiệu quả kỹ thuật, bHiệu quả công nghệ, cHiệu quả quản lý, dHiệu quả quy mô, eTổng năng suất nhân tố. Căn cứ vào TFPCH thấy các hộ nuôi lợn đen bản địa có hiệu quả trong thời gian nghiên cứu (TFPCH = 1.002), dù trong năm 2017 việc chăn nuôi chưa đạt hiệu quả (TFPCH = 0.999) cho thấy rằng hiệu quả việc nuôi lợn đen bản địa của các hộ điều tra năm 2016 cao hơn so với năm 2017. Cụ thể, trong năm 2016 các hộ này đạt hiệu quả về quy mô (SECH =1.001), hiệu quả quản lý (PECH =1.006), hiệu quả công nghệ (TECHCH =1.000) và hiệu quả kỹ thuật (EFFCH =1.006). Tuy nhiên trong năm 2017 các chỉ số hiệu quả về kỹ thuật (EFFCH =1.000), quản lý (PECH =1.000) và quy mô (SECH =1.0000 hiệu quả giảm so với năm 2016 dẫn đến chỉ số tổng năng suất nhân tố (TFPCH =0.999)
  55. 47 và hiệu quả công nghệ (TECHCH =0.999) không đạt hiệu quả. Dù vậy, tổng tất cả các nhân tố thì chỉ số tổng năng suất nhân tố vẫn đạt (TFCH =1.002). Trong toàn bộ thời gian nghiên cứu,các hộ điều tra đã đạt hiệu quả về tổng năng suất nhân tố,hiệu quả kỹ thuật,quản lý và quy mô nhưng chưa đạt hiểu quả công nghệ nên toàn bộ nghiên cứu các hộ nuôi lợn đen bản địa chưa đạt hiệu quả. 4.2.2.2. Phân tích hiệu quả theo địa bàn nghiên cứu Hiệu quả theo địa bàn nghiên cứu của các hộ điều tra thể hiện qua bảng dưới đây Bảng 4.6: Hiệu quả của các hộ điều tra theo địa bàn nghiên cứu EFFCHa TECHCHb PECHc SECHd TFPCHe Nàn Sán 1.006 1.026 1.002 1.004 1.033 Quan Thần Sán 1.000 1.006 1.000 1.000 1.006 Sin Chéng 1.000 0.991 1.000 1.000 0.991 Mẫu 1.003 0.999 1.003 1.000 1.002 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra) Chú thích. aHiệu quả kỹ thuật, bHiệu quả công nghệ, cHiệu quả quản lý, dHiệu quả quy mô, eTổng năng suất nhân tố. Trong số ba địa điểm (xã) nghiên cứu, việc chăn nuôi lợn đen bản địa tại xã Nàn Sán có hiệu quả cao nhất (TFPCH = 1.033), tiếp đến là xã Quan Thần Sán (TFPCH = 1.006). Tuy nhiên, việc chăn nuôi tại xã Sín Chéng là chưa đạt hiệu quả (TFPCH = 0.991). Chỉ số tổng năng suất nhân tố của xã Nàn Sán là 103,3%, tiếp xã Quan Thần Sán cho thấy rằng hiệu quả nuôi lợn đen bản địa tại các hộ điều tra tại 2 xã đạt hiệu quả tốt. Cụ thể, trong toàn bộ thời nghiên cứu các hộ điều tra đều đạt hiệu quả lần lượt về kỹ thuật (EFFCH=1.006, EFFCH=1.000), công nghệ (TECHCH=1.026, TECHCH=1.006), quản lý (PECH=1.002,PECH=1.000), quy mô (SECH=1.004,SECH=1.000). Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn nữa
  56. 48 cần đảy mạnh trong công tác quản lý, cải tiến kỹ thuật và mở rộng quy mô để chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Chỉ số tổng năng suất nhận tố của xã Sín Chéng là 99,1% cho thấy rằng hiệu quả nuôi lợn đen bản địa tại các hộ điều tra không đạt hiệu quả. Mặc các hộ này đã đạt hiệu quả về kỹ thuật, quản lý và quy mô nhưng hiệu quả về công nghệ (TECHCH=0.991) và tổng năng suất nhân tố (TFPCH=0.991) không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao cần phải mạnh dạn ứng dụng kỹ và công nghệ vào việc chăn nuôi và đổi mới trong công tác quảy lý. Theo số liệu điều tra có thể thấy hiệu quả quy mô, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả công nghệ, hiệu quả quản lý của các địa bàn nghiên cứu có sự chênh lệch khá rõ. Cần áp dụng tiến bộ khoa học cộng nghệ, kỹ thuật chăn nuôi cũng như trong công tác quản lý. Mặc dù lợn đen bản địa là giống có sức chống chịu tốt, khả năng mắc bệnh thấp tuy nhiên khi có dịch bùng phát cũng khiến cho các hộ chăn nuôi thiệt hại lớn. Các hộ chăn nuôi còn gặp một số khó khăn trong chăn nuôi như thieeuc các thông tin về thị trường, thiếu sự liên kết giữa người mua, giá bán không ổn định .Trong tiêu thụ sản phẩm các hộ gặp khó khăn do giá bán không ổn định. Ngoài ra một số hộ do hệ thống hạ tầng giao thông kém nên việc tiêu thụ cũng khó khăn. 4.3. Phân tích SWOT chăn nuôi LĐBĐ của các hộ điều tra 4.3.1. Thuận lợi - cơ hội Thứ nhất, huyện Si Ma Cai có điều kiện tự nhiên khí hậu phù hợp với chăn nuôi lợn đen và nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn và nhiều hộ có ý chí vượt khó vươn lên làm giàu. Thứ hai, được Đảng, Nhà nước và chính quyền đã có những chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, thuốc thú y giúp cho người nông dân yên tâm chăn nuôi. Thứ ba, các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa có cơ hội phát huy hết tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương.
  57. 49 Thứ tư, đội ngũ cán bộ từ huyện xuống xã và xuống xóm có tinh thần đoàn kết thống nhất cao, có tinh thần chuyên môn và năng lực lãnh đạo. Thứ năm, trong điều kiện xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi, trong đó nhu cầu về sản phẩm có chất lượng đảm bảo ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Thứ sáu, người chăn nuôi có cơ hội tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa của tổ chức khuyến nông. 4.3.2. Khó khăn - thách thức Thứ nhất, hầu hết các hộ dân chăn nuôi theo hộ gia đình, tự phát, phân tán, quy mô chăn nuôi nhỏ, hiệu quả về trọng lượng, phẩm chất giống chưa cao. Thứ hai, người dân muốn chăn nuôi nhưng thiếu vốn đầu tư. Thứ ba, hệ thống chuồng trại còn lạc hậu, các hộ chưa có hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. Thứ tư, chăn nuôi chưa gắn với thị trường. Thứ năm, chăn nuôi lợn đen bản địa thường xuyên chịu sự ảnh hưởng của biến động về giá cả thị trường, chịu sự chi phối của thị trường nhất là khi có dịch bệnh xảy ra. Thứ sáu, do thời gian nuôi lâu nên nếu không có cách thức chăn nuôi hợp lý sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thứ bảy, nhiều vùng đặc biệt vùng lục khu hệ thống đường giao thông còn quá khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến giao thương giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận. Thứ tám, chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ hợp lý để bao tiêu sản phẩm, tạo dựng thương hiệu. Thứ chín, người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, nhiều người còn chưa nói và nghe được tiếng phổ thông gây khó khăn trong
  58. 50 việc tuyên truyền áp dụng khoa học kỹ thuật. Bảng 4.7: Ma trận SWOT chăn nuôi lợn đen bản địa Điểm mạnh (ĐM) Điểm yếu (ĐY) - Có điều kiện thuận lợi - Tốc độ lớn của lợn cho phát triển gia súc chậm - Có chính sách ưu đãi - Thiếu con giống cho cho các chủ hộ chăn - Giá bán không ổn định nuôi vay vốn - Dịch bệnh - Trình độ, nhận thức - Thiếu vốn các hộ chăn nuôi ngày - Diện tích đất hạn chế càng được nâng cao. - Lợi nhuận thấp - Nguồn lao động dồi - Chưa có cơ chế chính dào, người dân cần cù. sách hỗ trợ hợp lý. - Trình độ văn hóa thấp. Cơ hội (CH) Giải pháp (phát huy Giải pháp (khắc phục - Thị trường rộng lớn điểm mạnh để nắm bắt điểm yếu để nắm bắt - Tiềm năng kinh tế vốn cơ hội) cơ hội) có của địa phương - Mở rộng quy mô chăn - Cần liên kết với các cơ - Nhu cầu thị trường nuôi để nâng cao hiệu sở trạm thú y tại địa tăng. quả kinh tế phương để tiêm và phòng - Tiếp thu, ứng dụng - Phát huy các tiềm năng bệnh theo định kỳ. khoa học kỹ thuật chăn vốn có của địa phương. - Cần có chính sách vay nuôi thông qua các lớp - Tăng cường quảng bá vốn ưu đãi cho các hộ tập huấn kỹ thuật chăn các sản phẩm từ lợn ra chăn nuôi để mở rộng nuôi LĐBĐ của tổ chức thị trường trong nước và quy mô, xây dựng hệ khuyến nông quốc tế. thống chuồng trại theo - Tận dụng có hiệu quả đúng kỹ thuật. các nguồn lực sẵn có tại - Cần có sự liên kết giữa địa phương. thị trường đầu vào và - Áp dụng kỹ thuật vào đầu ra cho sản phẩm.
  59. 51 chăn nuôi sản xuất công - Tham gia các lớp tậ tác thú y tiêm phòng huấn chăn nuôi. Tăng dịch bệnh, cũng như cường học hỏi kinh lượng dinh dưỡng trong nghiệm của các hộ điển khẩu phần ăn của lợn. hình, kết họp với chính quyền địa phương xây dựng thương hiệu cho chăn nuôi . Thách thức (TT) Giải pháp (phát huy Giải pháp (khắc phục - Thị trường tiêu thụ bấp điểm mạnh để tránh điểm yếu để tránh bênh những thách thức) những thách thức) - Thiếu các thông tin về - Xây dựng thương hiệu - Cần có chính sách phù thị trường cho sản phẩm. hợp để điều tiết thị - Thiếu hiểu biết về kỹ - Nắm rõ sự biến đổi của trường và hỗ trợ cho các thuật chăn nuôi thông tin thị trường. hộ chăn nuôi. - Quy mô nhỏ lẻ, hiệu - Cần có sự liên kết giữa - Tìm hiểu thị trường và quả về trọng lượng các hộ chăn với nhau, liên kết với các trang không cao mở rộng quy mô chăn trại lớn để tiêu thụ sản - Bị ép giá, giá bán nuôi. phẩm. không ổn định - Cải tiến kỹ thuật và - Mở rộng quy mô chăn - Thiếu sự liên kết giữa xây dựng hệ thống xử lý nuôi và ứng dụng công người bán và người mua chất thái, hạn chế ô nghệ sinh học trong - Hệ thống hạ tầng giao nhiễm môi trường. chăn nuôi. thông kém - Nâng cấp hệ thống - Hệ thống chuồng trại chuồng trại, hệ thống xử còn lạc hậu, chưa có hệ lý chất thải. thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường
  60. 52 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Si Ma Cai là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có địa hình thuận lợi , điều kiện phù hợp cho việc phát triển kinh tế, giao thông khá thuận lợi, đặc biệt là có địa hình thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi lợn. - Nghiên cứu được hiệu quả kinh tế các hộ chăn nuôi LĐBĐ. - Phân tích được các yếu tố ảnh hướng tới hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi LĐBĐ tại địa bàn: Quy mô, vốn, thức ăn, thị trường tiêu thụ, thú y phòng bệnh - Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi lợn. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với nhà nước + Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn, quản lý tốt giá đầu vào, giá thức ăn chăn nuôi và kiểm soát giá bán thịt lợn trên địa bàn huyện Si Ma Cai. + Hỗ trợ địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giao thông cho hộ chăn nuôi có điều kiện phát triển. + Chú trọng giáo dục, nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức của bà con nhân dân để tiếp thu khoa học công nghệ vào chăn nuôi an toàn, hợp vệ sinh đạt hiệu quả kinh tế cao. 5.2.2. Đối với địa phương + Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước ban hành, hướng dẫn và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, sát sao. + Hoàn thiện hệ thông quản lý thị trường, có chính sách mở cửa tạo điều kiện
  61. 53 thuận lợi để hàng hóa của người dân được lưu thông nhanh chóng, thuận lợi. + Có hướng chỉ đạo đúng đắn, phối hợp với các đơn vị có tiềm năng và nhân dân xây dựng thương hiệu lợn sạch, lợn an toàn thực phẩm 5.2.3. Đối với hộ chăn nuôi + Tìm hiểu nguồn gốc lợn giống đạt chất lượng trước khi đưa vào nuôi + Áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi sản xuất, công tác thú y tiêm phòng dịch bệnh, cũng như lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn. + Chủ trang trại phải nắm vứng kiến thức chăn nuôi, kiến thức về thú y phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc. + Tăng cường tiếp cận thông tin thị trường tránh bị tư thương ép giá. + Mở rộng quy mô chăn nuôi và ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn để tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi. + Tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các hộ điển hình, kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng thương hiệu cho thịt lợn của huyện Si Ma Cai.
  62. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo dân số, lao động huyện Si Ma Cai năm 2016 ,năm 2017, năm 2018. 2. Báo cáo số 688/BC-UBND Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hôi năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi năm 2019 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Giáo trình kinh tế chính trị Mac – Lenin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Các Mác (1962), Tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội, Q3, T3, trang 122. 5. Chi Lợn ợn 6. Cổng thông tin điện tử Lào Cai. laocai&sid=4&pageid=468 7. Cổng thông tin điện tử Si Ma Cai. dia-phuong 8. Đánh giá hiệu quả kinh tế cây hồi. 9. Harris, G., J. Orear,and S. Taylor, (1956), "Heavy Meson Fluxes at the Cosmotrom". Physical Review. 10. Lê Viết Ly, Lê Minh Sắt và Võ Văn Sự (2003), Công tác bảo tồn và khai thác quỹ gen vật nuôi, 10 năm nhìn lại. Tuyển tập nghiên cứu khoa học 50 năm. Viện Chăn nuôi. . 11. Livestock and Poultry: World Markets and Trade, (April - 2016), United States Department of Agricultural Servive. 12. M.J.Farrell (1957), The measurement of productive efficiency, Journal of the royal statistical society. 13. Ngô Đình Giao (1997), Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục Hà Nội 14. Nguyên Đăng Vang, Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Chính trị Quốc gia
  63. 55 15. Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 17. Phòng thống kê Huyện Si Ma Cai (2017), Báo cáo chăn nuôi lợn Huyện Si Ma Cai năm 2015-2017. 18. Sở khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai. 19. Tổng cục Thống kê (2016), Niêm giám thống kê năm 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội. 20. Tổng cục thống kê (2018), Niên giám thống kê năm 2018, NXB Thống kê, Hà Nội. 21. Trần Văn Tường, Nguyễn Quang Tuyên (2000), Giáo trình chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. UBND Huyện Si Ma Cai (2015), Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai 2015. 23. UBND huyện Si Ma Cai (2016), Báo cáo chỉ đạo điều hành của UBND huyện, tình hình phát triển kinh tế - XH tháng 4, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 năm 2016. 24. UBND Huyện Si Ma Cai (2016), Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2016. 25. UBND huyện Si Ma Cai (2017), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017. 26. UBND Huyện Si Ma Cai (2017), Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai năm 2017. 27. Viện kinh tế Nông nghiệp (2005), “Các nghiên cứu về ngành chăn nuôi Việt Nam”, Báo cáo tổng quan, Hà Nội. 28. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Kinh tế phát triển nông thôn, NXB thống kê HN.
  64. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỊNH TÍNH CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA SI MA CAI, LÀO CAI Đối tượng: Hộ chăn nuôi lợn đen bản địa Tên tôi là: Giàng Thị Sủa. Hiện là sinh viên lớp KTNN 47_N02, Khoa KT & PTNT, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đang đang tiến hành một nghiên cứu có tên gọi “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa. Để có dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này tôi rất mong gia đình chia sẻ một số thông tin như sau. Mọi thông tin do gia đình cung cấp sẽ chỉ được phục vụ cho nghiên cứu này. Các thông tin cá nhân sẽ không được tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào, trừ khi được yêu cầu bằng văn bản một cách hợp pháp. Xin ông/bà cho biết một số thông tin như sau: 1. Các thông tin về chủ hộ và hộ 1.1. Họ và tên: 1.2. Họ và tên của chủ hộ (nếu giống trên thì ghi “như trên”): 1.3. Tuổi: 1.4. Giới tính (điều tra viên tự điền dựa trên quan sát của mình): 1.5. Trình độ văn hoá: 1.6. Trình độ chuyên môn: Trung cấp ; Cao đẳng ; Đại học  ; Thạc sỹ ; Tiến sỹ  1.7. Số năm1 kinh nghiệm chăn nuôi lợn đen bản địa: 1.8. Số đầu lợn đen bản địa đang nuôi: 1.9. Phương thức chăn nuôi lợn đen bản địa của hộ là gì? Thả rông , thả rông kết hợp chăn thức ăn , nuôi nhốt  1 Ưu tiên cho số năm kinh nghiệm cao. Không phỏng vấn nếu số năm nhỏ hơn 1.
  65. 1.10. Địa chỉ của hộ: 1.11. Số điện thoại (nếu có): 2. Các thông tin phân tích SWOT 2.1. Ông/bà có thuận lợi2 gì trong việc chăn nuôi lợn đen bản địa? 2.2. Ông/bà những khó khăn3 gì trong việc chăn nuôi lợn đen bản địa? 3. Giải pháp đề xuất Theo ông/bà, cần làm gì để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa? Xin cảm ơn ông/bà. 2 Do người được phỏng vấn có thể gặp khó khăn khi phân biệt đâu là “điểm mạnh”, đâu là “cơ hội” nên điều tra viên (ĐTV) nên dùng cụm từ “thuận lợi” để thu thập thông tin. Sau khi thu thập xong, ĐTV phải tách các thông tin nào thuộc về yếu tố “điểm mạnh” thì liệt kê vào ô “điểm mạnh”, thông tin nào thuộc về yếu tố “cơ hội” thì liệt kê vào ô “cơ hội” trong ma trận SWOT. 3 Do người được phỏng vấn có thể gặp khó khăn khi phân biệt đâu là “điểm yếu”, đâu là “thách thức” nên điều tra viên (ĐTV) nên dùng cụm từ “khó khăn” để thu thập thông tin. Sau khi thu thập xong, ĐTV phải tách các thông tin nào thuộc về yếu tố “điểm yếu” thì liệt kê vào ô “điểm yếu”, thông tin nào thuộc về yếu tố “thách thức” thì liệt kê vào ô “thách thức” trong ma trận SWOT.
  66. PHIẾU ĐIỀU TRA CHĂN NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA SI MA CAI, LÀO CAI Đối tượng: Các đối tượng không thuộc hộ chăn nuôi lợn đen bản địa4 Tên tôi là: Giàng A Sủa. Hiện là sinh viên lớp KTNN 47_N02, Khoa KT & PTNT, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đang đang tiến hành một nghiên cứu có tên gọi “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen bản địa. Để có dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này tôi rất mong gia đình chia sẻ một số thông tin như sau. Mọi thông tin do gia đình cung cấp sẽ chỉ được phục vụ cho nghiên cứu này. Các thông tin cá nhân sẽ không được tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào, trừ khi được yêu cầu bằng văn bản một cách hợp pháp. Xin ông/bà cho biết một số thông tin như sau: 1.Các thông tin về người được phỏng vấn 1.1. Họ và tên: 1.2. Tuổi: 1.3. Giới tính (điều tra viên tự điền dựa trên quan sát của mình): 1.4. Trình độ văn hoá: 1.5. Trình độ chuyên môn: Trung cấp ; Cao đẳng ; Đại học  ; Thạc sỹ ; Tiến sỹ  1.6. Nghề nghiệp: 1.7. Số năm5 có kinh nghiệm về vấn đề phát triển lợn đen bản địa: 1.8. Địa chỉ: 1.9. Số điện thoại (nếu có): 4 Bao gồm các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn đen bản địa như thương lái, người giết mổ, bán buôn, bán lẻ; nhân viên khuyến nông; chuyên gia/tư vấn; các nhà quản lý. 5 Ưu tiên số năm cao. Không phỏng vấn nếu số năm nhỏ hơn 1.
  67. 2. Các thông tin phân tích SWOT6 (chỉ điều tra một số lượng nhất định, số lượng không quan trọng) 2.1. Theo ông/bà, việc chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai có thuận lợi7 gì? 2.2. Theo ông/bà, việc chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đang gặp những khó khăn8 gì? 3. Các giải pháp đề xuất9 (chỉ điều tra một số lượng nhất định, số lượng không quan trọng) Theo ông/bà, cần làm gì để nâng cao hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai: Xin cảm ơn ông/bà. 6 Chỉ điều tra đối với các đối tượng có kinh nghiệm phát triển lợn đen bản địa và muốn chia sẻ. 7 Do người được phỏng vấn có thể gặp khó khăn khi phân biệt đâu là “điểm mạnh”, đâu là “cơ hội” nên điều tra viên (ĐTV) nên dùng cụm từ “thuận lợi” để thu thập thông tin. Sau khi thu thập xong, ĐTV phải tách các thông tin nào thuộc về yếu tố “điểm mạnh” thì liệt kê vào ô “điểm mạnh”, thông tin nào thuộc về yếu tố “cơ hội” thì liệt kê vào ô “cơ hội” trong ma trận SWOT. 8 Do người được phỏng vấn có thể gặp khó khăn khi phân biệt đâu là “điểm yếu”, đâu là “thách thức” nên điều tra viên (ĐTV) nên dùng cụm từ “khó khăn” để thu thập thông tin. Sau khi thu thập xong, ĐTV phải tách các thông tin nào thuộc về yếu tố “điểm yếu” thì liệt kê vào ô “điểm yếu”, thông tin nào thuộc về yếu tố “thách thức” thì liệt kê vào ô “thách thức” trong ma trận SWOT. 9 Chỉ điều tra đối với các đối tượng có kinh nghiệm về vấn đề phát triển lợn đen bản địa và muốn chia sẻ.
  68. PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỊNH LƯỢNG NUÔI LỢN ĐEN BẢN ĐỊA SI MA CAI, LÀO CAI Tên tôi là: Giàng Thị Sủa. Hiện là sinh viên lớp KTNN 47_N02, Khoa KT & PTNT, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đang đang tiến hành một nghiên cứu có tên gọi “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai”. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu. Phân tích những điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức của việc nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi lợn đen bản địa. Để có dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này tôi rất mong gia đình chia sẻ một số thông tin như sau. Mọi thông tin do gia đình cung cấp sẽ chỉ được phục vụ cho nghiên cứu này. Các thông tin cá nhân sẽ không được tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào, trừ khi được yêu cầu bằng văn bản một cách hợp pháp. Xin ông/bà cho biết một số thông tin như sau: 1. Các thông tin về chủ hộ 1.1. Họ và tên: 1.2. Họ và tên của chủ hộ (nếu giống trên thì ghi “như trên”): 1.3. Tuổi: 1.4. Giới tính (điều tra viên tự điền dựa trên quan sát của mình): 1.5. Trình độ văn hoá: 1.6. Trình độ chuyên môn: Trung cấp ; Cao đẳng ; Đại học  ; Thạc sỹ ; Tiến sỹ  1.7. Số năm10 kinh nghiệm nuôi lợn đen bản địa: 1.8. Số điện thoại (nếu có): 2. Các thông tin về hộ 2.1. Địa chỉ của hộ: 2.2. Số nhân khẩu của hộ: 2017: ; 2016: ; 2015: 2.3. Số lao động của hộ: 2017: ; 2016: ; 2015: 2.4. Tình trạng kinh tế của hộ (nghèo, cận nghèo, trung bình, khá, giàu11) 2017: ; 2016: ; 2015: 10 Ưu tiên số năm cao. Không phỏng vấn nếu số năm kinh nghiệm nhỏ hơn 1. 11 Nếu người được phỏng vấn không biết các chuẩn nghèo, điều tra viên cần cập nhật cho họ. Đồng thời có thể hỏi họ cho xem Giấy chứng nhận hộ nghèo.
  69. 2.5. Nơi gia đình ở có thuộc khu vực khó khăn (30A, 135)? 2017:  Có,  Không; 2016:  Có,  Không; 2015:  Có,  Không 2.6. Trong 3 năm vừa qua hộ thường chăn nuôi lợn đen bản địa theo phương thức gì dưới đây: - 2015: thả rông , thả rông kết hợp chăn thức ăn , nuôi nhốt  - 2016: thả rông , thả rông kết hợp chăn thức ăn , nuôi nhốt  - 2017: thả rông , thả rông kết hợp chăn thức ăn , nuôi nhốt  2.7. Trong 3 năm vừa qua hộ thường lấy nguồn thức ăn cho lợn đen bản địa ở đâu? - 2015: - 2016: - 2017: 2.8. Trong 3 năm vừa qua hộ thường xem thông tin về chăn nuôi, chăm sóc và tiêu thụ lợn đen bản địa ở đâu? - 2015: - 2016: - 2017: 3. Các thông tin về đầu vào dùng để nuôi lợn đen bản địa 3.1. Số con giống lợn đen bản địa của gia đình trong 3 năm vừa qua là bao nhiêu? 2017: ; 2016: ; 2015: 3.2. Trong 3 năm vừa qua, mỗi năm gia đình đầu tư bao nhiêu tiền12 (triệu VND) vào việc nuôi lợn đen bản địa? 2017: ; 2016: ; 2015: 3.3. Trong 3 năm vừa qua, mỗi năm hộ vay bao nhiêu tiền (triệu VND) để chăn nuôi lợn đen bản địa? 2017: ; 2016: ; 2015: 12 Bao gồm các chi phí: giống, thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, thuê lao động (chăn nuôi, chăm sóc và tiêu thụ) và các chi phí khác bằng tiền mà hộ đã bỏ ra.
  70. 3.4. Trong 3 năm vừa qua, mỗi năm hộ dùng bao nhiêu ngày công lao động13 vào việc nuôi lợn đen bản địa? 2017: ; 2016: ; 2015: 3.5. Trong 3 năm vừa qua mỗi năm gia đình được tư vấn kỹ thuật và thị trường chăn nuôi lợn đen bản địa bao nhiêu lần? 2017: ; 2016: ; 2015: 4. Các thông tin về đầu ra từ việc nuôi lợn đen bản địa 4.1. Trong 3 năm vừa qua, mỗi năm gia đình nuôi được bao nhiêu con lợn đen bản địa? 2017: ; 2016: ; 2015: 4.2. Trong 3 năm vừa qua, mỗi năm gia đình bán ra bao nhiêu con lợn đen bản địa = kg14? 2017: ; 2016: ; 2015: 4.3. Trong 3 năm vừa qua, mỗi năm thu nhập15 từ lợn đen bản địa của gia đình là bao nhiêu (triệu VNĐ)? 2017: ; 2016: ; 2015: 4.4. Giá bán lợn đen bản địa bình quân của gia đình là bao nhiêu trong ba năm vừa qua (1,000 VNĐ/kg)? 2017: ; 2016: ; 2015: Xin cảm ơn ông/bà. 13 Đã trừ công lao động thuê ngoài. 14 Điều tra viên thu thập thông tin về mỗi con lợn xuất chuồng có trong lượng bao nhiêu kg để tổng hợp lại. Ví dụ, trong năm 2015 hộ xuất chuồng 10 con lợn đen bản địa, có tổng trọng lượng là 400kg. 15 Bao gồm thu nhập từ sản phẩm chính và sản phẩm phụ của Lợn đen bản địa.