Khóa luận Đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

pdf 88 trang thiennha21 16/04/2022 10862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_chan_nuoi_ga_thit_quy_mo_trang_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI CÔNG MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT QUY MÔ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYẾT THẮNG TP THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Khoa : Kinh tế & PTNT THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI CÔNG MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT QUY MÔ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUYẾT THẮNG TP THÁI NGUYÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN - N01 Khóa học : 2015 - 2019 Khoa : Kinh tế & PTNT Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Trung Hiếu THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu nhà trường, Quý thầy cô giáo khoa Kinh tế & PTNT đã giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. - Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.S Đỗ Trung Hiếu đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. - Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong UBND và người dân xã Quyết Thắng tỉnh Thái Nguyên, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương. - Gia đình, bạn bè tôi đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày .tháng .Năm 2019 Sinh Viên Bùi Công Minh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 1.3.3. Bố cục khóa luận 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Một số đặc điểm của con gà 4 2.1.2. Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 10 2.1.3. Hiệu quả kinh tế 19 2.2. Cơ sở thực tiễn 26 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi của một số nước trên thế giới 26 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở nước ta 30 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở xã Quyết Thắng TP Thái Nguyên 34 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 36
  5. iii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 36 3.2. Nội dung nghiên cứu 36 3.3. Câu hỏi nghiên cứu 37 3.4. Phương pháp nghiên cứu 37 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 37 3.4.2. Phương pháp sử lý số liệu 38 3.4.3. Phương pháp phân tích 38 3.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 38 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên 41 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên 41 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 43 4.1.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên 45 4.2. Thông tin cơ bản về trang trại điều tra 47 4.2.1. Quá trình thành lập và phát triển 47 4.2.2. Tình hình về các chủ trang trại 47 4.2.3. Tình hình đất đai của các trang trại 48 4.2.4. Tình hình sử dụng lao động 50 4.2.5. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn 51 4.2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 52 4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 53 4.3.1. Doanh thu của trang trại chăn nuôi gà 53 4.3.2. Chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà 54 4.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà 56 4.4. Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà 57 4.5. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại 59 4.5.1. Hiệu quả về mặt xã hội 59
  6. iv 4.5.2. Hiệu quả về mặt môi trường 59 4.6. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát triển trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng 60 4.6.1. Những thành tựu 60 4.6.2. Những hạn chế 61 4.7. Những căn cứ để xây dựng giải pháp 61 4.8. Phân tích ma trận SWOT về hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại ở xã Quyết Thắng 63 4.8.1. Điểm mạnh 63 4.8.2. Điểm yếu 64 4.8.3. Cơ hội 64 4.8.4. Thách thức 64 4.9. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi 66 4.9.1. Giải pháp về con giống 66 4.9.2. Giải Pháp về thức ăn 67 4.9.3. Giải pháp giá cả 68 4.9.4. Giải pháp nâng cao trình độ kĩ thuật của trang trại 68 4.9.5. Giải pháp về thú y 68 4.9.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ 69 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ 70 5.1. Kết luận 70 5.2. Kiến nghị 71 5.2.1. Đối với nhà nước 71 5.2.2. Đối với địa phương 71 5.2.3. Đối với chủ trang trại 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BNN : Bộ nông nghiệp BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long HTC : Hợp tác xã NQ – CP : Nghị quyết - Chính phủ NQ – TW : Nghị quyết - Chính phủ TTLT : Thông tư liên tịch TCTK : Tổng cục thống kê TT : Trang trại UBND : Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng và sử dụng thuốc cho gà thịt 7 Bảng 2.2: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương trong cả nước 31 Bảng 4.1: Cơ đấu sử dụng đất của xã Quyết Thắng 43 Bảng 4.2: Tình hình chủ trang trại năm 2018 48 Bảng 4.3: Tình hình đất đai của các trang trại 49 Bảng 4.4: Số lượng gà trung bình của một trang trại qua các năm 49 Bảng 4.5: Nguồn đất để xây dựng các trang trại 50 Bảng 4.6: Tình hình lao động của các trang trại 50 Bảng 4.7: Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại 51 Bảng 4.8: Nguồn vốn của các trang trại nuôi gà thịt (Tính bình quân một trang trại) 52 Bảng 4.9: Doanh thu bình quân của một trang trại chăn nuôi gà thịt tại xã Quyết Thắng năm 2018 54 Bảng 4.10: Chi phí đầu tư bình quân của một trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng năm 2018 55 Bảng 4.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng năm 2018 56 Bảng 4.12: Kết quả điều tra của các trang trại chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã 57 Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của một trang trại chăn nuôi gà thịt tại xã Quyết thắng năm 2018 58 Bảng 4.14: Ma trận SWOT 65
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến có hiệu quả cao đã dược hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh tế trang trại đã tạo ra cho xã hội phần lớn sản phẩm hàng hóa chứ không như các hộ tiểu nông sản xuất tự cung tự cấp. Loại hình nãy cũng đã và đang phát triểu tại Việt Nam, là hình thức tổ chức kinh tế khơi dây và phát huy nhưng tiềm năng sẵn có, thích hợp trong việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa và áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Quyết Thắng là một xã nằm ở đại bàn TP Thái Nguyên, là xã có nền kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phát triển. Sự hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi ở xã Quyết Thắng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên kinh tế trang trại chăn nuôi của xã vẫn còn một số tồn tại chủ yếu đó là: thiếu vốn nên đa số các trang trại xây dựng cơ bản không đồng bộ, quy mô trang trại chưa lớn đầu tư cho các trang trại cũng chưa thực sự xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các chủ trang trại có trình độ hiểu biết chưa cao, kinh nghiệm còn thiếu, kiến thức kinh doanh và khả năng tiếp cân thị trường còn nhiều hạn chế. Để kinh tế trang trại thực sự trở thành thế mạnh của xã góp phần phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, vừa đạt được kinh tế cao vừa bảo vệ sinh thái môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân, đưa ra giải pháp thích hợp nhằm tăng năng suất, hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng, làm cho chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã phát triển một cách bền
  10. 2 vững. Với những lý do cấp thiết nêu trên, liên hệ đến thực tiễn chăn nuôi gà thịt trên địa bàn, nhằm mục đích đóng góp thêm các thông tin hữu ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại, tôi đề suất nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại trên địa bàn xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triện kinh tế trang trại chăn nuôi gà thịt tại xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên. Xác định những thuận lợi, khó khăn của những hộ chăn nuôi trang trại gà để từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển trang trại chăn nuôi gà thịt để nâng cao kết quả, hiệu quả ở xã trong những năm tới, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng TP Thái Nguyên. + Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà thịt tại xã Quyết thắng. + Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi ở xã đồng thời phát hiện các tiềm năng chưa được khai thác để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi của xã trong những năm tới. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình chăn nuôi trang trại gà thịt trong những năm tiếp theo. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên cũng có ngững kiến thức cơ bản và kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức ngoài thực tế.
  11. 3 - Nghiên cứu đề tài làm cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi sáng tao và khả năng vân dụng kiến thức vào tổng hợp phân tích, đánh giá tinh hình định hướng ý tưởng trong điều kiện thực tế. - Đây là khoảng thời gian đê mọi sinh viên có cơ hội thực tế vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho vệc xuất phát nhữnh ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Qua đề tài giúp cho người chăn nuôi hiểu biết thêm những hiệu quả kinh tế và những hiệu quả khác từ chăn nuôi trang trại gà từ đó họ có thể mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trang trại gà trên quy mô rộng hơn trên địa bàn xã. - Kết quả đề tài sẽ là cơ sở cho cấp chính quyền địa phương và các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển hơn nữa quy mô chăn nuôi trang trại gà theo hướng công nghiệp. - Kết quả đề tài cũng giúp cho các hộ gia đình nông thôn hiểu hơn về hiệu quả chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại gà thịt tại xã Quyết Thắng nói riêng, để họ mạnh dạn đầu tư phát triên tốt hơn thu được nhiều lợi nhuận hơn. 1.3.3. Bố cục khóa luận Khóa luận gồm có 4 phần: Phần 1. Mở Đầu Phần 2. Tổng quan tài liệu Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần 4. Kết quả nghiên cứu Phần 5. Kết luận và khiến nghị
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số đặc điểm của con gà 2.1.1.1. Đặc điểm sinh học của con gà Về mặt giải phẫu học: Gà là một loài gia cầm (có lông vũ) với đặc điểm là bộ máy tiêu hoá không răng, hệ thống bài tiết không có đường tiểu tiện riêng, ở dưới gia không có tuyến mồ hôi. Về hoạt động sinh lý: Gà chịu nóng kém (do sự thoát hơi nước để đều chỉnh của cơ thể kém), có thân nhiệt cao hơn các loài động vật có vú 0,5-10C. Dân ta thường ví “nóng như da gà” là vì vậy. Tuy không có răng nhưng gà có một dạ dày (mề) rất khỏe dùng để nghiền bóp mọi loại thức ăn thông thường, ngoài ra hệ thống men tiêu hóa lại rất lớn. Điều này được thể hiện ở việc gà ăn rất khỏe. Từ những đặc điểm trên, gà có một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻ nhiều, lớn nhanh), và do vậy, con gà có những thế mạnh và điểm yếu qua cách nhìn của người chăn nuôi như sau: Điểm manh: Là hiệu suất chuyển hoá thức ăn thành sản phẩm ở gà là rất lớn: một con gà mái có thể sinh ra một lượng sản phẩm (trứng) nặng gấp 8 lần cơ thể của nó trong vòng 12 tháng (trong khi muốn đạt được điều này lợn lái cần 40 năm, bò cái cần 80 năm); một gà thịt đạt khối lượng cơ thể gấp 50 lần khối lượng sơ sinh chỉ sau 8 tuần lễ (con số này ở lợn là 20 lần trong 26 tuần, ở bò là 6-7 lần trong 52 tuần ). Như vậy tiền năng về sức sản xuất ở gà là rất lớn. Điểm yếu: Cần chú ý đến 2 điều: Một là: Vì không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ dày (nhất là gà giống thịt) thân nhiệt cao nên gà chỉ thích hợp với
  13. 5 những nơi, những lúc có nhiệt độ thấp, gà chịu rét tốt nhưng chịu nóng rất kém. Hai là: Do cường độ trao đổi vật chất rất cao nên gà rất mẫn cảm với các bệnh về dinh dưỡng và thời tiết, khí hậu, đặc biệt với các giống gà cao sản: Điều thường gặp nhất là các bệnh do thiếu vitamin và khoáng (vi lượng) trong thức ăn. Cần thấy hết tính nghiêm trọng của việc này vì tính thường xuyên của nó. Thường xuyên đến mức khó phát hiện và dễ bỏ qua, chỉ đến khi quá nặng, hoặcc sau một chu kỳ sản xuất, tổng kết lại mới nhận ra được, lúc đó sự thiệt hại về vật chất, kinh tế đã là rất lớn. Lấy một ví dụ nhỏ để chứng minh: một gà nuôi lấy thit, vì một lý do nào đó trong một tuần lễ liền không tăng trọng (trong khi vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, nên người ta rất khó phát hiện ra), như vậy nó đã làm thất thoát một số tiền - riêng về thức ăn - là (0,07kg * 7 ngày* 2500đ = 1225đ). Nếu đàn gà hàng trăm, hàng nghìn con thì sẽ dễ dàng suy ra sự thiệt hại cho cà đàn, và tất nhiên, sự thiệt hại không dừng lại ở đó. Vì hậu quả của việc ăn uống, nuôi dưỡng không thích hợp sẽ còn tác động lên đàn gà trong nhiều ngày tếp theo không dễ khắc phục được ngay. Nói một cách khác căn cứ vào những đặc điểm sinh lý, sinh thái của gà, ngành chăn nuôi tạo ra một môi trường sống tối ưu thì con gà sẽ cho ta sản phẩm đúng với tiềm năng mà nó có [5]. 2.1.1.2. Yếu ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà.  Chi tiêu kinh tế Đối với gà thịt có 2 loài giống: - Gà trắng (có nguồn gốc từ Mỹ ) là loại gà siêu thịt + Diện tích chuồng nuôi 6 con/ m2 + Thời gian xuất chuồng là 45 ngày tuổi + Chỉ số tiêu tốn thức ăn (FCR): 1,8 kg - 1,9 kg thức ăn thì được 1 kg gà + Khối lượng lúc suất chuồng là 3 kg
  14. 6 - Gà lông màu (gà ta): + Diện tich chuồng nuôi 7 con/ m2 + Thời gian xuất chuồng là 60 – 70 ngày tuổi + Chi số tiêu tốn thức ăn: 2,5 kg - 2,6 kg thức ăn thì được 1 kg thịt gà + Trọng lượng xuất chuồng: 2 kg - 2,5 kg Đối với gà đẻ + Từ khi bóc trứng cho đến lúc đẻ ra được quả trứng đầu tiên là được 19 tuần tuổi (đẻ đều là 20 tuần tuổi) tương đương với 140 ngày. + Thời gian khai thác trứng là 11 - 12 tháng + Chỉ số tiêu tốn thức ăn (ECR): Trong thời gian hậu bị là 17 tuần tuổi cho đến hết thời gian hậu bị ( tức từ khi nở ra đến lúc chuẩn bị đẻ quả trứng đầu tiên) 1 con ăn hết 6 kg thức ăn (thức ăn ăn không han chế). Từ 17 tuần tuổi (bắt đầu lên lồng) ăn theo định mức ăn 115g - 118g trong 1 ngày/1 con gà. + Tỷ lệ đẻ: Hậu bị tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật (chế độ ánh sáng, gà 5 tuần tuổi là rất mẫn cảm với ánh sáng nếu để ánh sáng quá thi gà không đẻ được vì vậy phài làm đúng kỹ thuật này) là 97% - 75%.  Quy trình nuôi gà - Bước 1: Sát trùng, quét dọn chuồng trại trước khi bắt đầu nuôi gà là bước quan trọng nhất Quét nền, sát trùng bằng NAOH nhằm dệt bệnh ký sinh trùng (cầu trùng) ở gà là một loại vi khuẩn vào trong ruột cắn đứt ruột làm chết con gà. Và khi gà bị nhiễm loai ký sinh trùng này thì sẽ không có một loại thuốc nào để chữa được vì vậy phòng bệnh là tốt nhất. - Bước 2: Chọn con giống Chọn con giống phải có lý lịch rõ ràng, đã được tiêm phòng các loại bệnh, có phiếu kiểm nghiệm (xét nghiệm vê máu). Con gống trong 7 ngày đầu phải quây ấm cẩn thận (nhiệt độ là 30 - 350C).
  15. 7 - Bước 3: Chăm sóc, luôn tuân thủ các bước đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả trong chăn nuôi. - Bước 4: Phòng bệnh cho gà Các bệnh cần chống cho gà là: Bệnh gà rù, bệnh hen xuyễn. Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng và sử dụng thuốc cho gà thịt Ngày Nội dung Tên vacxin/ Phương pháp Liều dùng tuổi thực hiện thuốc thực hiện Sát trung Vime – Protex 5ml/lít nước sạch Phun xịt sau khi làm vệ 7 ngày chuồng trại Vimekon 5g/lít nước sạch sinh sạch trước khi Dùng 1 trong 2 thuốc sát đưa gà Sát trùng dụng Vime – lodibe 2,5ml/lít nước trùng, ngâm dụng cụ vào cụ Vimekon 5g/lít nước sạch trong 5 phút Pha nước uống Tăng sức đề Vimlx plus 1g/0,6-1,2 lít nước trong vòng 3 giờ khác Vitamin C 100 1g/1-1,5 lít nước vào buổi sáng 1 - 3 0,3 Tilmo Vime Phòng bệnh Tilmo-Vime 250 + 2g vime Pha nước uống trong CRD, E.coli, 250 coam pha vòng 2 giờ chiều viên rốn Vime coam với 1 lít nước Bơm 10 ml nước sinh lý mặn 0,9 % vào lo Phòng bệnh Vacxin vacxin, lắc tan đều. Nhỏ Lọ 100 liều, 4 Newcastle lần Newcastle vào mắt 1 giọt và mũi 1 dạng đông khô 1 (hệ F) giọt. chờ cho vacxin thấm hết vào mắt mũi gà thì thả ra Aminovit 1g/10 lít nước uống - Bổ sung Dùng 1 trong 5 sản Multivitamin 1g/10 lít nước uống vitamin, phẩm. Pha nước uống 5 - 7 Vimix plus 1g/0,6-1,2 lít nước khoáng, amino trong vòng 3 giờ vào Elcamin 1ml/lít nước uống acid buổi sáng Vimekat plus 2,5-5ml/lít nước
  16. 8 Ngày Nội dung Tên vacxin/ Phương pháp Liều dùng tuổi thực hiện thuốc thực hiện Bơm 10ml nước sinh lý mặn 0,9% vào lo Phòng bệnh Vacxin Lọ 100 liều, dạng 7 vaccine, lắc tan đều. Gumboro lần 1 Gumboro đông khô Nhỏ vào mắt 1 giọt mũi 1 giọt (buổi sáng) 1ml/lít nước Dùng 1 trong 3 sản Vicox Toltra Phòng bệnh 1g/lít nước phẩm. pha nước uống, 8 - 9 Vimecox SPE3 cấu trùng lần 1 4ml/lít nước hoặc trong vòng 3 giờ vào Dilacox 1ml/2,5kg TT buổi sáng Pha vào lo vác xin 1ml nước sinh lý mặn 0,9%. Phòng bệnh Lọ 100 liều, dạng Dùng kim chủng chuyên 10 Vacxin Đậu gà trái (đậu gà) đông khô dùng nhúng vào vacxin rồi đam vào màng cánh của gà. Dùng 1 hoặc 2 kháng Phòng bệnh hô Vimenro 2g/lít nước sinh. Pha nước uống 11 - 13 hấp (CRD) và Norflox 20 1ml/1,5 lít nước trong vòng 3 giờ vào tiêu hóa buổi sáng Phòng bệnh Tiêm dưới da cổ 14 Vaccine H5N1 0,5ml/con cúm phía trên Phòng bệnh do Vime – Tatin Dùng Vime-Tatin 56 thức ăn nhiễm 1g/kg thức ăn 56 pha nước uống, trong nấm, bổ sung 5g/2kg thức ăn 15-17 Prozyme vòng 3 giờ kết hợp với 1 men tiêu hóa, 1g/2 lít nước Vizyme trong 3 sản phẩm còn vi khuẩn có lợi 1g/lít nước Vime-Subtyl lại. trộn thức ăn. cho ruột - Pha vào lọ vacxin Phòng bệnh Lọ 100 liều, 10ml nước sinh lý mặn 18 Newcastle Vacxin Laxota dạng đông khô 0,9%, lắc tan. Nhỏ vào lần 2 miệng 2 giọt/con
  17. 9 Ngày Nội dung Tên vacxin/ Phương pháp Liều dùng tuổi thực hiện thuốc thực hiện Pha vacxin với 1 lít nước sạch đổ vào máng Hoặc Newastle Lọ 100 liều, uống cho 100 con gà (hệ F) dạng đông khô uống phải để gà nhịn khát 1-2 giờ. - Bổ sung vitamin, Trộn thức ăn cho ăn 1kg/400 kg 20 khoáng Embavit No.1 liên tục đến khi thức ăn - Kích thích xuất bán tăng trưởng Bơm 10ml nước sinh lý mặn 0,9% vào lọ vacxin, Phòng bệnh Vacxun Lọ 100 liều, 21 lắc tan đều. Gumboro lần 2 Gumboro dạng đông khô Nhỏ vào mắt 1 giọt mũi 1 giọt Timo-Vime 250 0,3ml/lít nước Dùng 1 trong 4 kháng Phòng bệnh hô Tylosin 1000 1g/2 lít nước sinh. Pha với nước uống, hấp mãn tính Vimenro 2g/lít nước trong vòng 3 giờ Noflox 20 1ml/1,5 lít nước vào buổi sang 22-25 Dùng 1 trong 3 sản Vicox Toltra 1ml/lít nước Phòng bệnh phẩm pha nước uống, Vimecox SPE3 1g/lít nước cấu trùng lần 2 trong vòng 2 giờ Dilacox 4ml/lít nước vào buổi triều (Nguồn: internet[19]) Ghi chú: 1. Để tráng vi khuẩn hình thành khả năng kháng thuốc, nên thay đổi kháng sinh và thuốc cấu trùng sau mỗi liệu trình phòng. 2. Khi thời tiết thay đổi, giao mùa khoặc trước khi sử dụng vacxin: sử dụng Aminovit, Multivitamin, Vimix plus, Elecamin, Vimekat plus, Vime C Electrolyte, Vime-C 120, vitamin C 100 (liều theo bảng trên) trong 3 – 7 ngày để tăng sức đề kháng.
  18. 10 3. Lưu ý khi sử dụng vacxin: - Chủng vacxin cho và vào buổi sang, pha với lượng nước sao cho gà uống hết trong vòng 2 giờ. - Chỉ dùng vacxin cho gà khỏ mạnh chưa mắc bệnh. - Bảo quản vacxin ở nhiệt độ 2-8oC, tránh ánh nắng. - Phải sử dụng đúng liều quy định, vacxin pha xong phải giữ trong nhiệt độ lạnh, phải dùng hết trong vòng 2 giờ. - Các dụng cụ tiêm phải sạch sẽ và vô trùng. Dụng cụ cho uống phải rửa sạch bằng nước không có thuốc kháng sinh hoặc chất sát trùng. - Vacxin còn dư thừa, chai lọ sau khi chủng ngừa phải hủy bỏ 2.1.2. Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 2.1.2.1. Khái niệm Trong những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều cơ quan nghiên cứu như quan quản lý Nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu về kinh tế trang trại. Một trong những vấn đề được đề cập nhiều là khái niệm kinh tế trang trại. Về thực chất trang trại và kinh tế trang trại là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau, có rất nhiều quan điểm khác nhau vê kinh tế trang trại như: Xuất phát từ quan điểm LêNin “Ấp trại tuy vẫn là nhỏ nếu tính theo diện tích, nhưng lại hoá thành ấp trại lớn nếu xét về quy mô sản xuất”. Ở đây ta có thể hiểu khái niệm trang trại thể hiện quy mô tính theo dện tích nhưng cũng có thể đó là quy mô sản xuất thể hiện bằng thu nhập [1]. Theo GS.TS Nguyễn Đình Hương “Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ luôn gắn với thị trường” [8].
  19. 11 Còn theo Th.s Nguyễn Phượng Vỹ “Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế nông hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hoá" [8]. Theo Nghị Quyết 06-NQ/TW ngày 10/11/1998, đã xác định: “ trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả” [11]. Cũng như khái niệm về trang trại, trong thời gian qua cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra khái niệm vê kinh tế trang trại như: Theo PGS.TS Lê Trọng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp ra nông sản phẩm hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang thiết bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, được nhà nước bảo hô theo luật định" [8]. Theo tác giả Trần Trác: “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông, lâm, thủy sản của một nông hộ theo cơ chế thị trường” [8]. Theo quan điểm của Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP về vệc "khuyến khích phát triển kinh tế trang trại” cho rằng “Bản chất của kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghệp nông thôn chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình” [10]. Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại. Bởi ngoài ra còn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội và môi trường. Điều này có nghĩa rằng khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế trang trại. Kinh tế trang trai là tổng thể thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động của trang trại. Còn
  20. 12 trang trại là nơi diễn ra các hoạt động và mối quan hệ đó, nhìn chung trang trại gồm những đặc điểm cơ bản sau: - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá. Đây là đặc điểm cơ bản của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường. - Là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá - Các yếu tố vật chất của sản xuất, trướcc hết là ruộng đất và tền vốn trong trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. - Trang trại tự chủ hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh - Chủ trang trại là người có trình độ, năng lực tổ chức quản lí, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất, kinh doanh. - Phần lớn các trang trại đều có thuê mướn lao động. - Các chủ trang trại đều có thu nhập vượt trội so với mức bình quân của nông dân trong vùng. 2.1.2.2. Phân loại trang trại ở Việt Nam Cũng như các nước trên thế giới, trang trại nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta bao gồm nhiều loại khác nhau. Việc phân loại trang trại rất quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tich và đưa ra giải pháp phù hợp với từng loại hình. Theo thông tư 69/200 - TTLT/BNN - TCTK thì trang trại được phân theo các hình thức sau: Theo thu nhập: Các trang trại được phân loai theo thu nhập, theo hai hướng chính là trang trại sản xuất và trang trại kinh doanh. Trong đó trang trại sản xuất thu nhập từ sản xuất là chính, trang trại kinh doanh thu nhâp chủ yếu từ hoạt động k inh doanh [4]. Theo quy mô đất đai gồm: Trang trại nhỏ từ 2 - 5 ha. Trang trại vừa từ 5 - 10 ha. Trang trại có quy mô lớn từ 10 - 30 ha trang trại có quy mô lớn vượt quá hạn đều lớn hơn 30 ha [4].
  21. 13 Theo cơ cấu sản xuất có các loai trang trại như sau: Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: Là trang trại kết hợp của các hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh khác nhau mang tính tổng hợp. sản phẩm làm ra số lượng một loại không lớn nhưng đa dạng về chủng loại. Trang trại chuyên môn hóa: Là trang trại chỉ tạo ra một hoặc hai sản phẩm chính như trang trại chuyên chăn nuôi lợn, chuyên chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả [4]. Phân loại theo hình thức quản lý: Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại theo nguyên tắc cổ phần, trang trại này thường có quy mô lớn, sử dụng lao động làm thuê. Trang trại liên doanh: Là trang trại do một số chủ hộ có đất, vốn, tư liệu sản xuất nhưng có quy mô nhỏ hợp nhất với nhau, để trở thành trang trại có quy mô lớn, hoặc mỗi chủ trang trại có một thế mạnh hợp tác lại với nhau để tao ra một sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trang trại gia đình: là trang trại chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, do một chủ hộ đứng ra làm công tác quản lý, độc lập sản xuất, có tư cách pháp nhân và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu [4]. Phân loại theo mối quan hệ sở hữu và lao động: Trang trại gia đình: là trang trại mà trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người lao động, có thể thuê hoặc không thuê thêm lao động. Trang trại tư bản tư nhân: Là trang trại mà người chủ sở hữu không lao động hoặc có lao động nhưng làm công tác quan lý, thuê lao động là chủ yếu [4]. 2.1.2.3. Vai trò, vị trí của kinh tế trang trại và kinh tế trang trại trong chăn nuôi Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta chăn nuôi cung cấp khoảng 30% tổng sản phẩm nông nghiệp. Vệc nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn phụ thuộc đáng kể vào sự phát
  22. 14 triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Cụ thể trong năm 2018, ngành hàng thịt lợn đã tăng 2,2%, đạt 3,8 triệu tấn, ngành hàng thịt gia cầm tăng 6,5% đạt 1,15 triệu tấn, ngành trứng gia cầm tăng 11% đạt 11,8 tỷ quả và ngành sản xuất sữa đạt gần một triệu tấn tăng 9%. Ngành chăn nuôi thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển. Các cơ sở công nghiệp chế biến được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở phát triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị. Các sản phẩm phụ lò mổ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: bào chế thuốc, sản xuất bột máu, bột xương dùng trong chăn nuôi [12]. Ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nông nghiệp cả nước. Loại hình trang trại gia đình ở các nước phát triển có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở nước ta cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp đất nước. Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, song vai trò của nó đã thể hiện rõ nét cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao cũng đi liền với việc khai thác, sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
  23. 15 Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế trang trại góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta. Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ, vì lợi ích thết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau đó nữa là phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh đấy trống, đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng cả nước. 2.1.2.4. Đặc trưng của kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi Việc nghiên cứu đặc trưng của kinh tê trang trại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quan lý. Bởi vậy khi nghiên cứu các loại hình trang trại chúng ta cần nắm vững những đặc trưng của chúng. Kinh tế trang trại có 5 đặc trưng cơ bản sau đây: Chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận cao. So với kinh tế nông hộ thì đây là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của nó là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang trai là nhỏ, vừa hay lớn. Quy mô của trang trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô gia kinh tế nông hộ và có tỷ suất nông sản hàng hóa trên 85% [7]. Riêng về quy mô ruộng đất chẳng những nhiều hơn nhiều lần mà còn rất tập trung, liền vùng, liền khoảng.
  24. 16 Kinh tế trang trại đã sản xuất hàng hóa thì hàng hóa luôn gắn với thị trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính quyết định chiến lược sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của trang trại. Kinh tế trang trại có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn, tốt hơn kinh tế nông hộ vì trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Nói chung các trang trại không ngừng sử dụng công cụ lao động thô sơ mà đã trang bị nhiều loại máy móc và áp dụng nhiều quy trình công nghệ mới vào các ngành sản xuất dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp. Đây chính là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Các trang trại có thể sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình, nhưng chủ yếu là thuê mướn lao động làm thường xuyên quanh năm hoặc làm theo thời vụ với số lượng nhiều ít khác nhau theo quy mô của trang trại. Số lượng lao động làm thuê bảo giờ cũng lớn hơn số lượng lao động tự có của gia đình trang trại. Các chủ trang trại là người có chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật làm giàu cũng như có những điều kiện nhất định để tạo lập trang trại. 2.1.2.5. Tiêu trí xác định kinh tế trang trại A. Tiêu chí cũ [4] Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây: - Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm: + Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. + Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. - Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và phải vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
  25. 17 a. Đối với trang trại trồng trọt i. Trang trại trồng cây hàng năm - Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. - Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. ii. Trang trại trông cây lâu năm - Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. - Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên. iii. Trang trại lâm nghiệp - từ 10 ha trở lên đối với các vùng trên cả nước. b. Đối với trang trại chăn nuôi i. Chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò, vv - chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. - Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. ii. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, vv - chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. - chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. iii. Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, vv Thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). c. Trang trại nuôi trồng thủy sản - Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nhiệp từ 1 ha trở lên) B. Tiêu chí mới [4] Theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT tại điều 5 cho rằng một trang trại phải hội tụ 3 đặc điểm như sau:
  26. 18 Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. 2.1.2.6. Điều kiện cơ bản để phát triển trang trại và kinh doanh có hiệu quả + Về ruộng đất và quy mô ruộng đất: Tư liệu sản xuất chủ yếu và điều kiện cơ bản để thành lập và phát triển trang trại chính là ruộng đất. Nếu không có ruộng đất thì không thể tiến hành sản suất ra nông sản hàng hóa. Tuy nhiên, để thành lập một trang trại theo đúng nghĩa của nó thì quy mô ruộng đất phải phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh tế và tổ chức kĩ thuật của từng trang trại nhất định mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều kiện ruộng đất nông nghiệp của nước ta không lớn. Mức ruộng đất sử dụng bình quân là thấp, khoảng 0.59 ha/hộ và phân bố không đều. Những nơi có bình quân ruộng đất cao hơn (trong đó ở trung du và miền núi còn có nhiều đồi gò, đất lâm nghiệp) và những nơi có truyền thống sản xuất hàng hóa (chẳng hạn như ĐBSCL) có số diện tích đất canh tác bình quân một nông hộ cao hơn khoảng 0,94 ha/hộ thì nhịp độ phát triển kinh tế trang trại sẽ nhanh hơn. Ngược lại ở ĐBSCL chỉ có khoảng 0,3 ha/hộ thì chậm hơn rất nhiều. Nói chung, ở nước ta tùy thuộc và phương hướng kinh doanh mà có thể hình thàn quy mô diện tích trang trại. Hiện nay, diện tích của các trang trại từ
  27. 19 trên dưới 5 ha canh tác có thể lên đến trên dưới 30, 40, 50 ha hay hàng trăm ha ở nơi có thể là trang trại hợp tác của hai hay một nhóm ông chủ. + Về kỹ thuật: Có khả năng trang bị và áp dụng những kỹ thuật mới từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao. + những điều kiện cơ bản để trang trại kinh doanh có hiệu quả: Nhà nước cần có hệ thống chính sách đúng đắn, đồng bộ và ổn định. Người chủ trang trại phải có ý đồ kinh doanh (sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Lợi ích ra sao) và phải có năng lực tổ chức sản xuất, dịch vụ và quản lý các hoạt động kinh doanh. Có thị trường ổn định, có vốn, phải huy động được một lượng vốn tương ứng với yêu cầu mở rộng kinh doanh bằng nhiều cách và nhiều nguồn. 2.1.3. Hiệu quả kinh tế 2.1.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và với tất cả các phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, nó phản ánh trinh độ các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi các nguồn lực rất có hạn, nhu cầu hàng hóa của xã hội ngày càng tăng và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất. Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được hểu là mối tơng quan so sánh với lượng hiệu quả thu gom được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một cây trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sánh rối ưu giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau, như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế
  28. 20 chúng ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối với tương đối, qua đó biết được tốc độ và quy mô sản xuất đó. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội. Có nhiều quan điểm về khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở mỗi nơi, mỗi vùng thì khác nhau. Nhưng hầu hết các quan điểm đều phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan niệm của LN CARIMÔP - Kinh tế chính trị Mác Lê Nin, cho rằng: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng các so sánh hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng”. Ngày nay người ta đông nhất giữa hiệu quả kinh tế với việu quả sản xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và trên các cơ sở đó người ta đưa ra một quan điểm về hiệu quả kinh tế. Quan điểm I: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng các so sánh kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó [9]. 푄 = 퐾 Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là hiệu quả sản xuất K là tổng chi phí sản xuất
  29. 21 Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh mà chúng ta tính toán và nghiên cứu các chỉ tiêu khác nhau. Khi nghiên cứu về vốn, chúng ta có hiệu suất vốn bằng các lấy tổng số sản phẩm chia cho vốn sản xuất. Bằng các đó sẽ xác định được hiệu xuất lao động, với quan điểm này sẽ không xác định được quy mô sản xuất các đơn vị kinh tế. Trên thực tế hai cơ sở có quy mô sản xuất rất khác nhau, nhưng lại có hiệu xuất sử dụng vốn như nhau, nghĩa là có hiệu quả kinh tế về việc sử dụng ốn như nhau. Quan điểm II: Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số những giá trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. 푄퐾 = 퐾푄푆 − 푃푆 ( = 푄 − 퐾) Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiêu tuyệt đối của hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thì phản ánh rõ nét về qui mô sản xuất của các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất nào có qui mô sản xuất lớn sẽ đạt được tác động của từng yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất. Như vậy, các chỉ tiêu này sẽ không giúp cho người sản xuất có những tác động cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh [9]. Quan điểm III: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần bến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế bểu hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của chi phí để đạt được kết quả này hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. ∆퐾 = ∆ Trong đó: H: Tỷ suất kết quả sản xuất bổ sung ∆C: Tổng chi phí bổ sung ∆ K: Kết quả bổ sung
  30. 22 Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hoá lợi nhận. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất [9]. Còn trong kinh tế học vĩ mô chú ý tới quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng lên của kết quả sản xuất xã hội và chi phí sản xuất xã hội tăng lên. Ta có: = ∆퐾/∆ Trong đó: ∆K là phần tăng trưởng của kết quả sản xuất xã hội ∆C là phần tăng lên của chi phí lao động xã hội Theo quan điểm này, các chi tiêu hiệu quả kinh tế đã phản ánh được chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh và nhờ đó người sản xuất sẽ có biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhưng trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí sẵn có (chi phí nền) và chi phí bổ sung. Tại các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung khác nhau [9]. Ngoài ra còn một số quan điểm tương đồng về hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh. Theo tác giả Lê Thị Thụ (Vũ khí cạnh tranh thị trường - tạp chí thống kê Hà Nội năm 1992) cho rằng “Hiệu quả kinh tế là chi tiêu tổng hợp nhất về chất lượng gia sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra". Bên cạnh đó còn có những quan điểm nhìn nhận hiệu quả kinh tế trong tổng thể xã hội. Quan điểm này cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng so sánh kết quả của nền sản xuất chung với chi phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng. Quan điểm này được đưa ra khi đánh giá sự tiến hộ của nền sản xuất xã hội. Từ đó người ta xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai” [8].
  31. 23 Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy có những khía cạnh phân biệt, nhưng đều thống nhất với nhau. Hiệu quả kinh tế là lợi ích tối ưu mang lại của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.3.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất ở các thành phần kinh tế là khác nhau. Do vậy, việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng rất đa dạng. Các hộ nông dân, công nhân trong nông nghiệp họ tiến hành sản xuất trước tiên là để đáp ứng nhu cầu việc làm có thu nhập đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt thường ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận và tích lũy. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân tiến hành sản xuất nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư tiền vốn để có thêm lợi nhuận. Đối với một quốc gia thì hiệu quả nó còn thể hiện trên nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn có tính chất về mặt thời gian. Nó luôn luôn có xu hướng thay đổi một hoat động kinh tế diễn ra ở hôm nay có hiệu quả kinh tế cao, song trong tương lai thì chưa chắc đã có hiệu qua và ngược lại, bở vì giá trị sức lao động ngày một tăng. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị kinh tế mà còn là nhiệm vụ tất cả các ngành, các cấp và mỗi quốc gia. Vệc nỗ lực tìm cách để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hàng hoá là một hoat động được coi là quyết định cho mọi nền kinh tế, chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất thì mới có cơ hội đưa nền kinh tế tồn tại và phát triển. Nội dung của việc xác định và nâng cao hiệu quả xuất phát từ những nội dung chủ yếu sau [8]: + Mọi quá trình sản xuất liên quan mật thiết đến hai yếu tố cơ bản đó là chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thu được từ chi phí đó. Mối quan hệ của hai yếu tố này là nội dung cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
  32. 24 + Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, xuất phát từ nhu cầu phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Đây là một trong những quy luật cơ bản của quá trình tái sản xuất xã hội. + Mức độ hiệu quả đạt được nó phản ánh trình độ phát triển lực lượng sản xuất và trình độ phát triển của xã hội. Hiệu qua kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. Bản chất của hiệu quả kinh tế có nội dung là tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra. Đối với nước ta, xuất phát ra một nền kinh tế thị trường, có nhiều vấn đề kinh tế được đánh giá và xem xét lại. Trong đó, vấn đề hậu quả được coi là một nội dung quan trọng nhất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi một doanh nghiệp. Việc xem xét hiệu quả trên tất cả các khâu sản xuất, phân phối và lưu thông sản phẩm có nội dung phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong kinh doanh [8]. Để làm rõ bản chất của hiệu quả cân phải phân định sự khác nhau giữa hiệu quả, kết quả và mối quan hệ giữa chúng. Trong đó, kết quả là phần vật chất thu được từ mục đích hoạt động của con người, nó được thể hiện bằng nhiều chi tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu không ngừng tăng lên của con người, mà yêu cầu người ta phải xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu. Chính vì vậy, khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh người ta không chỉ dừng lại ở vệc đánh giá chất lượng hoat động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế. Trên pham vi toàn xã hội các chi phí bỏ ra để thu được kết quả là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội. Từ đó ta có thể kết luận rằng: Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm
  33. 25 hao phí lao động xã hội cùng tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định [8]. 2.1.3.3. Phân loại hiệu quả kinh tế a) Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất [9]. + Hiệu quả kinh tế có biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được vê mặt kinh tế với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó bao gồm: Bảo vệ môi trường, lợi ích công cộng, trật tự an toàn xã hội, + Hiệu quả kinh tế nó thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng lãnh thổ, của một quốc gia, đây là kết quả của nhiều yếu tố tổng hợp lại như tình hình đời sống, trình độ dân trí, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của cả vùng . b) Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng xem xét [9] Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như các địa phương, các ngành sản xuất, từng đơ sở, đơn vị sản xuất hay một quyết định quản lý, có thể phân loại phạm trù này như sau: + Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộ nền sản xuất xã hội. + Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất vật chất như ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, Trong nông nghiệp được chia thành hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp, hiệu quả kinh tế của cây lương thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm, + Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là tính riêng đối với từng vùng, khu vực địa phương. + Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như: Hộ gia định, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất. + Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư với sản xuất như: biện pháp vê giống, chi phí thức ăn
  34. 26 c) Phân loai hiệu quả kinh tế theo từng yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất [9]. + Hiệu quả sử dụng đất + Hiệu quả sử dụng lao động + Hiệu quả sử dụng vốn + Hiệu quả ứng dụng công nghệ mới + Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi của một số nước trên thế giới Kinh tế trang trại phát triển lần đầu tiên ở Tây Âu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, tiếp đó là ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương. Ở châu Á kinh tế trang trại được hình thành và phát triển muộn hơn, chủ yếu ở những nước công nghiệp đầu tiên vào những năm 50. Các nước châu Á bước vào công nghiệp hoá muộn hơn các nước Âu Mỹ hàng trăm năm. Vì vậy, kinh tế trang trại sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ công nghiệp hoá cũng xuất hiện muộn hơn. Kinh tế trang trại ở châu Á hiện nay có sự khác biệt giữa hai nhóm nước: Các nước công nghiệp phát trên và các nước đang phát triển [6]. + Kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển: Các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước ở Đông Bắc Á đi lên công nghiệp hoá sớm nhất ở châu Á. Do yêu cầu nguồn nguyên liệu cho chế biến nông sản ngày càng cao, kinh tế trang trại ở các nước này ngày càng phát triển mạnh mẽ để thay thế kinh tế tiểu nông. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã chú trọng đến công tác cải cách ruộng đất. Theo đó, kinh tế hộ nông dân tiểu nông được giao quyền sử dụng đất lâu dài và trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ trong nông,
  35. 27 lâm, ngư nghiệp. Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, các nông hộ phát triển ngày càng nhiều lên kinh tế trang trại [6]. Xét về quy mô, các trang trại ở Đông Bắc Á có quy mô diện tích rất nhỏ, nhỏ hơn ở Tây Âu từ 20 - 30 lần, nhỏ hơn ở Mỹ từ 150 - 180 lần. Bình quân diện tích đất đai của trang trại ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc chỉ trên dưới 1 ha [3]. Ở Nhật Bản, từ những năm 50 trở lại đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh ở các ngành sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp trên tất cả các vùng sản xuất ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn về lúa gạo, rau quả, thịt, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung quy mô lớn. Cũng giống như các nước châu Mỹ, kinh tế trang trại ở Nhật Bản cũng phát triển theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô trên cơ sở tích tụ ruộng đất. Năm 1950, Nhật Bản có 6.176 nghìn trang trại thì đến năm 1995 con số này là 5.382 trang trại (giảm 794 nghìn trang trại trong 45 năm). Mặc dù số lượng trang trại giảm đáng kể những quy mô diện tích bình quân 1 trang trại tăng chậm do quỹ đất nông nghiệp của Nhật Bản bị hạn chế. Năm 1995, trong tổng số gần 2,5 triệu trang trại trồng trọt cứ gần 60% trang trại có quy mô từ 0,5 - 1 ha; 31% có quy mô lớn hơn: khoảng 30% số trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mô dưới 100 con, 32% có quy mô 100 - 500 con, 28% có quy mô 500 - 2.000 con và 5% có quy mô trên 2.000 con. Đối với chăn nuôi gà thịt, cứ trang trại nào quy mô dưới 300 con, chỉ có trang trại gà thịt quy mô từ 300 - 100.000 con [6]. Về lao động, phần lớn các trang trại trồng trọt đều sử dụng lao động gia đình là chính, ít sử dụng lao động làm thuê do quy mô diện tích nhỏ. Trang trại lâm nghiệp và chăn nuôi quy mô vừa và lớn có sử dụng lao động làm thuê với mức độ khác nhau tùy trình độ cơ giới hoá. Đến nay, bình quân 1 trang trại với 1 ha đất nông nghiệp có từ 1 - 1,1 lao động nông nghiệp, còn những
  36. 28 lao động khác của trang trại hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp ở trong và ngoài trang trại [6]. Trong quá trình phát triển, các trang trại ở Nhật Bản có sự chuyển dịch từ thuần nông sang đến các hình thức sản xuất kiêm luôn chế biến sản phẩm trực tiếp thu được tại trang trại. Như vậy không phải lo lắng vấn đề tiêu thụ nông sản mà còn có thể tạo được thương hiệu sản phẩm của trang trại mình một cách rễ ràng. Bởi vậy thu nhập ngoài nông nghiệp và ngoài trang trại ngày càng tăng. Trong 40 năm gần đây các trang trại thuần nông của Nhật Bản giảm khoảng 3 lần, từ 45% xuống 15% trong tổng số trang trại. Các trang trại có quy trình sản xuất tiêu thụ khép kín tăng lên đến 85% trong tổng số trang trại và đã có thu nhập từ ngoài nông nghiệp là chính [3], [6]. Về ứng dụng thành tựu khoa hoc công nghệ, các trang trại ở Nhật Bản tuy có quy mô nhỏ nhưng trong quá trình công nghiệp hoá đã ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại về giống cây trồng, vật nuôi, các loai vật tư kỹ thuật nông nghiệp, phân bón cho cây trồng, thức ăn công nghiệp cho gia súc, năng lượng có điện, nước, gió, các máy móc thiết bị nông nghiệp và ứng dụng đồng bộ vào các chu trình sản xuất và chế biến, bảo quản nông lâm thuỷ sản tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi cao (như năng suất lúa từ 5 - 6 tấn/ha) và năng suất lao động nông nghiệp cao. Từ năm 1950 đến năm 1990, chi phí lao động làm lúa nước giảm dần từ 2.000 giờ công xuống dưới 500 giờ công (giảm 5 lần). Nhiều trang trại trồng rau, chăn nuôi gia cầm bắt đầu ứng dụng công nghê tin học và tự động hoá trong sản xuất. Nhờ vậy, tỷ suất hàng hoá của các trang trại rất cao, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho 125 triệu dân: 100% nhu cầu về gạo, 81% nhu cầu thịt, trên 90% nhu cầu về trứng, sữa; 76% nhu cầu về rau, quả [6]. Đài Loan và Hàn Quốc tiến hành công nghiệp hoá sau Nhật Bản nền kinh tế trang trại cũng phát triển sau. Quy mô diện tích các trang trại ở Hàn
  37. 29 Quốc và Đài Loan cũng nhỏ trên dưới 1 ha và quá trình hình thành và phát triển cũng giống Nhật Bản. Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá (1952 – 1970) số lượng trang trại trang từ 679.750 lên 880.274 và quy mô trang trại bình quân giảm từ 1,29 xuống 1,03 ha. Thời kỳ công nghiệp hoá đạt trình độ cao (1970 – 1996) số Lượng trang trại giảm xuống 779.000 và quy mô bình quân tăng lên 1,2 ha [6]. Số lượng và quy mô trang trại chăn nuôi ở Đài Loan tăng đều trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá. Năm 1974 số trang trại chăn nuôi lợn dưới 100 con lợn chiếm 99,5% trong tổng số trang trại và 68,63% tổng số đàn lợn. Đến năm 1994 số trang trại nuôi dưới 100 con lợn giảm xuống 53,52% trong tổng số trang trại và tổng đàn lợn. Số trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 100 - 5000 con trở lên, năm 1994 chiếm 45% tổng số trang trại và 78% tổng số đàn lợn [6]. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của trang trại ở Đài Loan cũng có sự chuyển dịch từ thuần nông sang hình thức sản xuất, tiêu thụ kinh doanh khép kín như Nhật Bản. Thời gian 1955 – 1990, số trang trại thuần nông giảm từ 39,67% xuống còn 8,98% và số trang trại theo hình thức trên tăng từ 60,13% lên 91,02%. Các trang trại ở Đài Loan đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá cao, đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu [6]. Ở Hàn Quốc, công nghiệp hoá cũng như kinh tế trang trại phát triển sau Nhật Bản và Đài Loan. Đặc điểm của trang trại ở Hàn Quốc cũng là quy mô nhỏ. Từ thời kỳ 1953 - 1965 số lượng trang trại tăng từ 2.249 cơ sở lên 2.507 cơ sở, với quy mô bình quân 0,9 ha. Thời kỳ 1970 - 1990 số lượng trang trại giảm xuống 1.700 cơ sở và quy mô tăng đến 1,2 ha. Trang trại Hàn Quốc cũng nhanh chóng tiến lên công nghiệp hoá sản xuất, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá nhiều tỷ suất cao [3], [6]. + Kinh tế trang trại ở một số nước đang phát triển: Ở các nước đang phát triển châu Á, công nghiệp hoá mới bắt đầu và kinh tế trang trại cũng mới hình thành và phát triển. Công nghiệp hoá phát
  38. 30 triển đã nảy sinh nhu cầu ngày càng lớn về nông sản hàng hoá và tất yếu phải hình thành kinh tế trang trại thay thế kinh tế tiểu nông. Kinh tế trang trại ở các nước đang phát triển châu Á được hình thành từ các hộ nông dân tiểu nông tiến lên sản xuất hàng hoá và các hộ công nhân lao động ở đồn điền cũ chuyển sang hoạt động theo mô hình trang trại. Thái Lan trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại. Các trang trại ở vùng đồng bằng hàng năm sản xuất ra lượng gạo xuất khẩu khoảng 5 - 6 triệu tấn. Các trang trại vùng đồi núi sản xuất ra hàng chục triệu tấn sắn và dưa xuất khẩu cho Liên minh châu Âu. Các trang trại vùng ven biển đã sản xuất hàng vạn tấn tôm xuất khẩu. Các trang trại vùng chung quanh các đô thị đã sản xuất ra khối lượng lớn thịt gà, thit lợn xuất khẩu và sữa bò [6]. Thờ kỳ bắt đầu công nghiệp hoá ở trình độ thấp, các nước đang phát triển ở châu Á có số lượng hộ nông dân rất lớn với quy mô đất đai nhỏ, thời kỳ 1960 - 1990 số hộ nông dân ở Trung Quốc tăng từ 115 triệu hộ lên 232 triệu hộ, Ấn Độ tăng từ 45 triệu hộ lên 97 triệu hộ, Thái Lan tăng từ 1,2 triệu hộ lên 3,4 triệu hộ v.v Quy mô bình quân đất đai mỗi hộ giảm [3]. Cuối thế kỷ XX, số lượng trang trại các nước đang phát triển ở châu Á chưa nhiều và tỷ trọng trang trại trong tổng số hộ nông dân còn thấp nhưng đang có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp hoá, củng cố vai trò lực lượng xung kích trong sản xuất nông sản hàng hoá và tiến dần lên vị trí lực lượng chủ lực sản xuất nông sản hàng hoá như các nước công nghiệp phát triển ở Đông Bắc Á hiện nay [6]. 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở nước ta Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng kinh tế trang trại ở Việt Nam chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, có thể xem thực hiện chỉ thị 100 Ban bí thư TW khóa IV,NQ 10 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò tự
  39. 31 chủ của kinh tế hộ nông dân và đặc biệt sau khi luật đất đai ra đời năm 1993 thì kinh tế trang trại thực sự có bước phát triển khá nhanh và đa dạng. Bảng 2.2: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương trong cả nước TT TT TT nuôi TT Tổng Tiêu chí trồng chăn trồng khác số trọt nuôi thủy sản Đồng Bằng Sông Hồng 35 3174 986 277 4472 Trung du và miền núi phía bắc 40 828 31 30 929 Bắc trung bộ và duyên hải 865 767 304 330 2266 miền Trung Tây Nguyên 2149 453 4 16 2622 Đông Nam Bộ 3465 1903 52 54 5474 Đồng Bằng Sông Cửu Long 2307 1008 3343 234 6892 Tổng Cộng 8867 8133 4720 941 22.655 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012) Nếu theo quy định của Cục thống kê về tiêu chuẩn trang trại (Quyết định số 359/1998/QĐ - TCTK ngày 01/07/1989) thì cả nước có 45.372 trang trại. Trong đó chia theo hướng sản xuất có 37.949 trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm, chiếm 83,6%; 1306 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 3,8%; 2559 trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành, chiếm 5,6%. Chia theo vùng kinh tế: vùng Đông Bắc có 3.491 trang trại, chiếm 7,7%; vùng Tây Bắc có 238 trang trại, chiếm 0,5%; vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 1394 trang trại, chiếm 9,2 %; vùng Duyên Hải Miền Trung có 2.706 trang trại, chiếm 4,6%; vùng Tây Nguyên có 6.333 trang trại, chiếm 13,6%; vùng Đông Nam Bộ có 8402 trang trại, chiếm 18,4%; vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có 19.259 trang trại, chiếm 42,4% [8].
  40. 32 Số lao động bình quân/trang trại là 2,8 người, lao động thuê ngoài theo thời vụ là 11,5 người. Bình quân một trang trại trồng trọt có 5,3 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có 26,8 ha, nuôi trồng thủy sản có 10,7 ha. Vốn sản xuất bình quân của một trang trại là 60,2 triệu đồng, thu nhập bình quân một trang trại là 22,6 triệu đồng (thu nhập đã trừ chi phi) [8]. Về quy mô diện tích của mỗi trang trại ở nước ta theo đều tra của Cục thống kê cho thấy: trang trại dưới 1ha chiếm 15 %; từ 1-5 ha chiếm 28 %, từ 5 - 10 ha chiếm 34%, từ 10 - 20 ha chiếm 4% và trên 50 ha chiếm 3% [8]. Ngoài việc góp phần làm giàu cho các chủ trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam trong những năm qua đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 50.000 lao động làm thuê thường xuyên và 520.000 lao động làm thuê theo thời vụ tạm thời ở nông thôn. Tổng số vốn huy động đầu tư phát triển kinh tế trang trại ước tính là 2.730,8 tỷ đồng, thu nhập hàng năm của từ các hoạt động kinh tế trang trại là 1.032,6 tỷ đồng. Ngoài ra các trang trại còn đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ của rừng từ 22% lên 28%. Kinh tế trang trại đã tự khẳng định vai trò của mình trên hầu khắp các vùng kinh tế: Đồi núi, đồng bằng, ven biển [8]. Trong năm 2018 sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 3,81 triệu tấn, tăng 2,2% so với năm 2017. Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định, dự tính năm 2018, sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 1.100 ngàn tấn, tăng 6,1% so với năm 2017; sản lượng trứng đạt khoảng 11,8 tỷ quả, tăng 11% so với năm 2017. Sản lượng thịt trâu tăng gần 1% đạt 98,9 ngàn tấn; sản lượng thịt bò tăng 2%, đạt 350 ngàn tấn, sữa tươi tăng khoảng 9% đạt 960 ngàn tấn so với cùng kỳ năm 2017. [2]. Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi trang trại, tập trung đã hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển, nhất là từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển
  41. 33 kinh tế trang trại. Đây là xu thế phổ biến trên toàn thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Để nâng cao hiệu quả sản xuất trên một diện tích đất canh tác, những năm qua, nhiều địa phương đồng thời với việc bố trí lại cơ cấu cây trồng đã tập trung các nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, coi đó là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong nông nghiệp với mục tiêu tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi từ 25,2% hiện nay lên 30% [2]. Những năm gần đây, trang trại chăn nuôi phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô. - Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại, có giá trị sản lượng hàng hóa đạt trên 1.000 triệu đồng/năm ngày càng tăng, năm 2011 chỉ có 6.267 trang trại nhưng đến năm 2017, số trang trại đạt tiêu chí đã tăng lên 21.158, gấp 3,38 lần. Như vậy, phải khẳng định chăn nuôi trong những năm qua phát triển mạnh, đóng góp lớn vào nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người chăn nuôi [2]. - Số lượng trang trại nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng chiếm 38,375 – 41,81% số trang trại trong toàn quốc, tiếp đến Đông Nam Bộ chiếm từ 23,18 -29,57%, tương ứng là Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 8,88 – 13,25%; Trung Du và miền Núi phía Bắc chiếm 8, 28 – 11,17%. Vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung tuy có điều kiện mặt bằng để phát triển trang trại nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên quy mô của trang trại không đủ lớn để giá trị hàng hóa đạt được các chỉ tiêu kinh tế trang trại. Tỷ lệ các trang trại của hai vùng này chiếm tỷ lệ ít so với tổng trang trại trong toàn Quốc, tương ứng chỉ 5,19 - 6,02% và 8,08 - 10,03% [2]. - Sự tăng trưởng của trang trại không đều giữa các năm do phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Kinh tế, xã hội; dịch bệnh gia súc, gia cầm; khí hậu, thời tiết nóng, lạnh; thị trường giá các sản phẩm . Tăng trưởng cao nhất của kinh tế trang trại là năm 2016 đạt 38,50%, thấp nhất năm 2017 là 1,39%. Năm
  42. 34 2016 và đặc biệt 2017 chăn nuôi lợn, gà gặp khó khăn do giá thịt lợn, thịt, trứng gia cầm xuống thấp, chăn nuôi bò sữa, bò thịt bắt đầu phục hồi, chăn nuôi dê, cừu phát triển mạnh nhưng không ngăn cản được sự bỏ cuộc của các trang trại lợn, trang trại gà, vì thế, tốc độ tăng trưởngnuôi trang trại lợn, gà, bò thịt phát triển nhiều vì thế tốc độ tăng trưởng trang trại năm 2016 là lớn của trang trại không còn mạnh, đa dạng như những năm trước. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng trang trại năm 2017 thấp, chỉ đạt 1,39%, tăng trưởng trang trại trong năm này cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 9,82%; thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ, đạt -2,65% [2]. - Tại các vùng, tốc độ tăng trưởng của trang trại không giống nhau ở các năm khác nhau và các vùng khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế trang trại ở các vùng cũng giống như toàn quốc, năm 2016 là năm có tốc độ tăng cao, năm 2017 tốc độ tăng trưởng giảm sâu, có vùng còn tăng trưởng âm ví dụ như vùng Đông Nam Bộ, tăng trưởng các trang trại năm 2016 so với năm 2017 là -2,65%. Như vậy, do nhu cầu sản xuất hàng hóa, tập chung và các hoạt động của các chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương, nên loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi đã phát triển nhanh chóng trong thời gian qua và có xu hướng ngày càng phát triển trong thời gian tới. 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở xã Quyết Thắng TP Thái Nguyên Phát triển kinh tế trang trại, gia trại là hướng đi phù hợp với địa phương, qua những mô hình kinh tế trang trại, gia trại đã đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giúp nhiều nông dân vươn lên làm giàu, đông thời tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay, nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại tổng hợp trên địa bàn xã Quyết Thắng đang chứng tỏ hiệu quả kinh tế vượt trội nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi.
  43. 35 Hiện tại trên địa bàn xã Quyết Thắng loại hình chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp ngày càng phát triển, trong đó chăn nuôi gà với 10 trang trại. Phong trào chăn nuôi tập chung phát triển cả về quy mô, số lượng và thành vùng sản xuất hàng hóa, như xóm Cây Xanh, Trung Thành, Thái Sơn 2, Bắc Thành, Nam Thàng. Các mô hình kinh tế trang trại là nguồn thu nhập ổn định cho các gia đình từ 200 – 500 triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, mỗi mô hình kinh tế trang trại đã giải quyết vấn đề về việc làm cho lao động nông thôn. Góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
  44. 36 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trang trại chăn nuôi gà tại địa bàn xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 3.1.2.1. Phạm vi về không gian Thực hiện trên địa bàn xã Quyết Thắng. tỉnh Thái Nguyên 3.1.2.2. Phạm vi về thời gian Đề tài thực hiện từ 20/2/2019 đến ngày 20/5/2019 Số liệu nghiên cứu là số liệu của 3 năm 2016 – 2018 Số liệu điều tra là số liệu thể hiện năm 2018 3.1.2.3. Địa điểm nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Quyết Thắng. tỉnh Thái Nguyên 3.2. Nội dung nghiên cứu - Sơ lược về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng. tỉnh Thái nguyên. - Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại xã. - Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh các trang trại chăn nuôi gà. - Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi gà ngoài ra nghiên cứu hiệu quả xã hội và môi trường mà trang trại chăn nuôi mang lại. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã.
  45. 37 3.3. Câu hỏi nghiên cứu Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi gà tại xã Quyết Thắng diễn ra như thế nào? Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ra sao? Hiệu quả xã hộ, hiệu quả môi trường mà các trang trại chăn nuôi mang lại như thế nào? Những biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà? 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.1.1. Phương pháp chọn mẫu - Chọn mẫu tổng thể - Dung lượng mẫu là 10. Do số lượng trang trại gà ở trên địa bàn nghiên cứu chỉ 6 trang trại đạt chỉ tiêu trên 2000 con gà/ năm (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi), để đáp ứng tính khách quan trong kết quả đánh giá nên đã lựa chọn điều tra cả 6 trang trại gà. 3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thi thập từ sách, báo, các văn kiện nghị quyết, các báo cáo về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của xã Quyết Thắng. Thu thập tại chính quyền địa phương, thông kê của UBND xã. Ngoài ra còn tham khảo thông tin của cục thống kê, cục chăn nuôi thông qua mạng intenet. 3.4.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các trang trại chăn nuôi của xã bằng phiếu điều tra trang trại.
  46. 38 Số liệu điều tra được dùng để phân tích về tình hình hiện trạng phát triển trang trại, việc đầu tư sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế, những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quan sát hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của trang trại: đường giao thông đến các trang trại, chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải 3.4.2. Phương pháp sử lý số liệu Tổng hợp, phân tích các số liệu phỏng vấn theo từng nội dụng cụ thể. Với các thông tin định tính: Tiến hành tổng hợp từ các phiếu điều tra và phân tích. Với các thông tin định lượng: Xử lý số liệu bằng cách tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra trang trại đã thu thập được, sắp xếp và tổng hợp trên excel xử lý, tổng hợp thành các bản biểu và phân tích. 3.4.3. Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê kinh tế: Áp dụng phân tổ thống kê, để tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của trang trại và phân loại chúng theo độ tuổi lao động, trình độ Trên cơ sở đó phân tích kết quả, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại, rút ra những nhận xét và kết luận. 3.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế  Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất. Đất đai bình quân mỗi trang trại. Vốn sản xuất bình quân một trang trại. Lao động bình quân một trang trại. Cơ cấu lao động theo loại lao động (lao động gia đình và lao động thuê ngoài).  Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Tổng doanh thu (TR) của trang trại: Là tổng giá trị tình bằng tiền của các loại sản phẩm sản xuất ra ở trang trại, bảo gồm phần giá trị để lại tiêu dùng (tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho tái sản xuất) và sản phẩm bán ra trên thị trường.
  47. 39 Tổng chi phí (TC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất, bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, lao động thuê ngoài và các dịch vụ khác. Tổng lợi nhận (Pr): Là giá trị sản phẩm vật chất và các dịch vụ cho các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được tính theo công thức: 푃 = 푅 − . Trong đó: Pr: Lợi nhận TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: Doanh thu/chi phí = Tổng doanh thu/tổng chi phí (TR/TC). Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận/chi phí = Tổng lợi nhận/tổng chi phí (Pr/TC). Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ racho sản xuất kinh doanh thì trang trại này thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh thu/lao động = Tổng doanh thu/tổng lao động (TR/LD). Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất thì trang trại thu được bảo nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận/lao động = Tổng lợi nhuận/tổng lao động (Pr/LD). Chỉ tiêu này cho biết cứu một lao động tham gia sản xuất thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh thu/diện tích = tổng doanh thu/tổng diện tích (TR/DT). Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi một dơn vị diện tích (m2) canh tác thì trang trại thu được bảo nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận/diện tích = Tổng lợi nhuận/tổng diện tích (Pr/DT).
  48. 40 Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị diện tích canh tác thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh thu/vốn = Tổng doanh thu/tổng nguồn vốn (TR/V). Chỉ tiêu này cho biết cứ sử dụng một đồng vốn cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận/vốn = Tổng lợi nhuận/tổng nguồn vốn (Pr/V). Chỉ tiêu này cho biết cứ sử dụng một đồng vốn cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
  49. 41 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Năm 2004, khi mới thành lập, xã có diện tích 1.155,52 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp 793,31 ha, chiếm 68,65%, nhóm đất phi nông nghiệp 347,47 ha, chiếm 30,06%, đất chưa sử dụng là 14,74 ha, chiếm 1,28%. Đất đai của xã Quyết thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. Dân số là 12.833 người, mật độ cư dân đạt 992,7 người/km². Xã nằm ở phía tây của khu vực trung tâm thành phố và tất cả các đơn vị tiếp giáp xã này đều thuộc thành phố Thái Nguyên. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Phúc Hà, phường Quán Chiều; - Phía Đông giáp phường Tân Thịnh và Thịnh Đán; - Phía Nam giáp phường Thịnh Đán, xã Thịnh Đức và xã Phúc Trìu; - Phía Tây giáp xã Phúc Trìu và Phúc Xuân. Xã Quyết Thắng có vị trí thuận lợi về giao thông. Trên địa bàn xã có tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên chạy qua, ngoài ra, tuyến tỉnh lộ 260 nối giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên và huyện Đại từ cũng đi qua phần cực nam của xã. 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình So với mặt bằng chung các xã thuộc thành phố Thái Nguyên, xã Quyết Thắng có địa hình tương đối bằng phẳng, dạng đồi bát úp, xen kẽ là các điểm dân cư và đồng ruộng, địa hình có xu hướng nghiên dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 5 - 6 m.
  50. 42 Nhìn chung địa hình của xã khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp. 4.1.1.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Quyết Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Ha - Thu – Đông. Song chủ yếu là 2 mùa chính: + Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) + Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) Cụ thể: - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C Nhiệt độ cao tuyệt đối là 370C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C - Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ) - Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất. - Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%. - Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
  51. 43 Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã tương đối thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau ngắn ngày có giá trị kinh tế. 4.1.1.4. Thủy văn Quyết Thắng không có sống lớn chảy qua địa bàn do vậy chủ yếu chị ảnh hưởng chế độ thủy văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, Suối và hồ, ao trên địa bàn, phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tài nguyên đất Bảng 4.1: Cơ đấu sử dụng đất của xã Quyết Thắng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Chi tiêu Tổng diện tích đất tự 1.155,52 100 1.155,52 100 1.155,52 100 nhiên Đất nông 793,31 68,65 782,31 67,70 771,30 66,74 nghiệp Đất phi nông 347,47 30,06 359,47 31,10 383,04 33,14 nghiệp Đất chưa sử 14,74 1,28 13,74 1,18 10,70 0,92 dụng (Nguồn: Văn phòng UBND xã Quyết Thắng) Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian
  52. 44 được chia thành. Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, rau màu. Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Phân bố ở địa hình vàn cao nên khá tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây khoai tây, rau, ngô, đậu. Nhóm đất xám bạc màu: Phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị sói mòn, rửa trôi. Nhóm đất Feralitic: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn thích hợp với cây công nghiệp lâu năm là cây Chè. Tuy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất và còn diện tích đất chưa sử dụng khoảng 11 ha, có thể được quy hoạch một phần cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới. Bên cạnh các diện tích đất màu mỡ được sử dụng cho trồng cây nông nghiệp cho năng suất cao, thì còn những diện tích đất đồi, đất nghèo dinh dưỡng có thể sử dụng vào việc hình thành các trang trại chăn nuôi, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất với quy mô công nghiệp, như trang trại. 4.1.2.2. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp là kênh đào Núi Cốc và một số con suối, hệ thống mương tưới, tiêu và ao, hồ với trữ lượng khá trải đều trên địa bàn xã.
  53. 45 - Nguồn nước ngầm: Đã được đưa vào sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã. Mực nước ngầm xuất hiện sâu từ 23 - 25 m, được nhân dân trong xã khai thác và sử dụng. 4.1.2.4. Các nguồn tài nguyên khác - Tài nguyên nhân văn: Là một xã có 7 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Sán Dìu, Hoa, trong đó có 83 hộ theo đạo Thiên chúa giáo, tuy nhiên tập trung chủ yếu là người kinh, từ nhiều miền quê hội tụ, do vậy phong tục tập quán rất đa dạng. Trình độ dân trí so với các xã của thành phố ở mức cao, giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù chịu khó, có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng động nhiệt tình, lãnh đạo các mặt Chính trị, Kinh tế - xã hội, xây dựng xã Quyết Thắng trở thành một xã giàu mạnh. - Tuy nhiên xã vẫn chưa có các lợi thế nổi bật về tài nguyên nhân văn như: Truyền thống khoa bảng, lễ hội nổi tiếng. 4.1.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên 4.1.3.1. Dân số và lao động - Tổng số hộ trên toàn xã là 2387 hộ - Nhân khẩu: 9645 người; - Lao động trong độ tuổi: 4000 người, trong đó nữ: 1345 người; - Cơ cấu lao động: + Sản xuất nông nghiệp: chiếm 60%. + Công nghiệp - Xây dựng cơ bản: chiếm 5%. + Dịch vụ: chiếm 35%. - Xã có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn lớn. Lao động nông nghiệp tại xã Quyết Thắng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cần có định hướng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi sang.
  54. 46 - Hàng năm UBND xã chú trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề và bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, cho vay vốn để sản xuất, chương trình phát triển lâm nghiệp tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên cũng như lực lượng lao động nông nghiệp cần được giải quyết. 4.1.3.2. Cơ cấu kinh tế - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã lần thứ VII, nền kinh tế của xã đạt mức tăng trưởng khá, xã đã áp dụng những cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng hàng năm lớn, năm sau tăng so với năm trước. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm. Thu ngân sách đều tăng vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội: năm 2005 đạt 187,24%; năm 2007 đạt 179,7%; năm 2009 đạt 115%. Năm 2010 đạt 154%, năm 2011 đạt 189,5% (so với kế hoạch). Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Tổng thu nhập đạt 130,2 tỷ đồng. + Sản xuất nông nghiệp: Giá trị 78,12 tỷ, chiếm 60%. + Công nghiệp – xây dựng cơ bản: Giá trị 45,57 tỷ, chiếm 5%. + Dịch vụ: Giá trị 6,61 tỷ, chiếm 35%. (Nguồn: do UBND xã cung cấp - năm 2010) - Theo đánh giá chung, sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng kinh tế, trong đó được chia thành các khu vực kinh tế nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là mục tiêu chủ yếu của xã. - Thu nhập bình quân/người/năm: 18 triệu đồng. - Tỉ lệ hộ nghèo còn 3,8% (84 hộ), không có hộ đói. (Số liệu năm 2011)
  55. 47 4.2. Thông tin cơ bản về trang trại điều tra 4.2.1. Quá trình thành lập và phát triển Những năm qua xã Quyết Thắng luôn giữ vững và phát huy sức mạnh tổng hợp, qua đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác lãnh đạo; chỉ đạo cùng với người dân hoàn thành cơ bản các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã lần thứ VII đề ra. Đó là mục tiêu phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của xã những năm qua đã tạo thế và lực cho thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ và cơ cấu kinh tế có sự tăng trưởng và chuyển dịch hợp lý đã làm thay đổi nền kinh tế, từ một nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển dần theo kinh tế hàng hóa. Hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh, cơ sở hạ tầng, văn hóa giáo dục, y tế, có bước tiến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Từ khi chính quyền địa phương bắt đầu thực hiện các chương trình nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu tiếp cận, viết ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Cho đến những năm gần đây, khi kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng đã có sự thay đổi đáng kể, có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất hơn. Kinh tế trang trại đang được coi là một hướng đi mới cho người nông dân, các loại hình trang trại bắt đầu phát triển nhanh về số lượng và quy mô với hình thức đa dạng và phong phú. Ban đầu là các mô hình trang trại gia đình với quy mô nhỏ lẻ. 4.2.2. Tình hình về các chủ trang trại Kinh tế trang trại được hình thành từ kinh tế hộ nông dân, từ sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa. Người chủ trang trại bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình tiến hành điều hành và quản lý sản xuất kinh
  56. 48 doanh của trang trại nhằm thu nhiều lợi nhuận, đạp ứng nhu cầu cho gia đình lẫn xã hội. Mỗi trang trại đều cần có một người chủ có trình độ hiểu biết nhất định, biết cách điều hành, quản lý, chỉ đạo và định hướng cho sản xuất loại hình kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng là một loại hình kinh tế khó bởi vậy chủ trang trại là một yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định sự thành bại của trang trại. Trình độ của từng chủ trang trại khác nhau quyết định đến việc lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn các phương pháp kinh doanh khác nhau. Bảng 4.2: Tình hình chủ trang trại năm 2018 Số lượng Cơ cấu Tiêu chí (người) (%) Buôn bán 2 33,33 1. Nghề nghiệp Nông dân 4 66,67 30 - 40 3 50 2. Độ tuổi 40 - 60 3 50 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng trên cho thấy chủ các trang trại tại xã phần chủ yếu xuất than từ nông dân chiếm tới 66,67%, là người buôn bán là 33,33%. Hầu hết các chủ trang trại đều tự tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật chăn nuôi, thông tin thị trường thông qua bạn bè, thông tin truyền thông và kinh nghiệm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi trong nhiều năm. Các chủ trang trại có độ tuổi từ khá trẻ chỉ từ 30 - 40 tuổi chiếm 50% độ tuổi từ 40 - 60 tuổi chiếm 50%. 4.2.3. Tình hình đất đai của các trang trại Đất là nguồn tài nguyên vô giá của sự sống. Đối với trang trại cũng vậy nó là nguồn lực quan trọng hàng đầu để chủ trang trại tiến hành sản xuất kinh
  57. 49 doanh. Qua điều tra các trang trại gà điển hình chúng ta thấy được số liệu về tình hình đất đai của trang trại chăn nuôi nhìn chung như sau: Bảng 4.3: Tình hình đất đai của các trang trại Tiêu chí Trang trại gà thịt Số lượng (trang trại) 6 Tổng diện tích (m2) 42.000 Diện tích bình quân/trang trại 7.000 (m2/trang trại) (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Bảng 4.4: Số lượng gà trung bình của một trang trại qua các năm Số lượng gà Năm Số lượng So với năm 2016 (con) (%) 2016 8.000 100,0 2017 10.000 125,0 2018 15.000 187,5 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 4.3 và bảng 4.4 ta thấy diện tích đất bình quân/trang trại ở xã Quyết Thắng khá lớn 7000 m2 cho trang trại gà thịt, tương ứng với số lượng con chăn nuôi lớn cụ thể trong năm 2016 số lượng gà trung bình của một trang trại trong năm 2016 là 8.000 con, năm 2017 là 10.000 con so với năm 2016 tăng 125%, năm 2018 là 15.000 con so với năm 2016 tăng 187,5%, qua đó cho thấy lượng gà tăng mạnh trong 3 năm gần đây. Với gà thịt 1 năm cho xuất chuồng 2 - 3 lứa giúp tăng số lượng sản phẩm bán ra thị trường đồng thời tăng thêm lợi nhuận cho hộ chăn nuôi. Các trang trại đề chăn nuôi theo hình thức chuồng kín, hạn chế được nhiều rủi ro đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  58. 50 Bảng 4.5: Nguồn đất để xây dựng các trang trại Nguồn Số lượng (trang trại) Cơ cấu (%) Đất vườn nhà, đất nông nghiệp 6 100 Đất thuê 0 0 Tổng 6 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Theo số liệu điều tra từ các chủ trang trại ở xã Quyết Thắng, được tổng hợp ở bảng 4.5 thì hầu hết đất để xây dựng các trang trại chăn nuôi là đất vườn nhà, đất nông nghiệp được giao khoán là 6 trang trại, chiếm 100% tổng số trang trại. các trang trại đều có vị trí khá thuận lợi, một số trang trại ở gần còn lại cách xa trục chính nhưng đường giao thông vẫn thuận tiện cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa với thị trường của trang trại. 4.2.4. Tình hình sử dụng lao động Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại, đồng thời quy mô và cơ cấu lao động cho biết trình độ và khả năng sử dụng lao động của từng trang trại. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại nhìn chung ở bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6: Tình hình lao động của các trang trại Số lượng Cơ cấu Tiêu chí (lao động) (%) Lao động gia đình 13 72,22 Lao động thường xuyên Lao động thuê 5 27,78 20 - 40 12 66,66 Độ tuổi 40 - 60 6 33,34 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  59. 51 Dựa vào bảng trên ta thấy được các trang trại ở xã Quyết Thắng chủ yếu sử dụng nguồn lao động sẵn có của gia đình chếm tới 72,22%, lao động được thuê chỉ có 5 lao động, chiếm 27,78%, lao động được thuê ở các trang trại mà người chủ trang trại là người đã qua tốt nghiệp đại học - trung cấp hoặc là những người buôn bán có kinh nghiệm, họ vừa đóng vai trò quản lý và ra các quyết định kinh doanh và cùng tham gia các công việc khác cùng với người lao động nhằm tiết kiệm được chi phí lao động thuê đồng thời tận dụng lao động gia đình. Tính trung bình một trang trại sử dụng 3 lao động/ trang trại, trong đó 2 lao động gia đình và 1 lao động thuê thường xuyên. Độ tuổi các lao động còn tương đối trẻ từ 20 - 40 tuổi chếm tới 66,66%, lao động có độ tuổi từ 40 - 60 chỉ chiếm 33,34%. Với lực lượng lao động này các trang trai có thể tiếp tục mở rộng sản xuất hơn nữa. 4.2.5. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Vốn đầu tư là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới thu nhập, hiệu quả của các trang trại nói chung và các trang trại chăn nuôi nói riêng. Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại điều tra thể hiện ở bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7: Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại Tổng nguồn vốn Vốn cố định Vốn lưu động Số Tiêu chí Số lượng Cơ cấu Cơ cấu Số lượng Cơ cấu lượng (trđ) (%) (%) (trđ) (%) (trđ) Trang trại chăn 7120 100 3200 44,94 3920 55,05 nuôi gà thịt Bình quân/ 1186,66 100 533,33 44,94 653,33 55,05 trang trại (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
  60. 52 Qua bảng trên ta thấy được bình quân một trang trại chăn nuôi có mức đầu tư vốn là 1186,66 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 533,33 triệu đồng, chiếm 44,94%, vốn lưu động là 653,33 triệu đồng, chiếm 55,05 %. Trang trại chăn nuôi gà thịt có 6 trang trại với mực đầu tư vốn là 7120 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 3200 triệu đồng, chiếm 44,94%, vốn lưu động là 3920 triệu đồng, chiếm 55,05%. Về nguồn vốn của các trang trại được thể hiện qua bảng 4.8 như sau: Bảng 4.8: Nguồn vốn của các trang trại nuôi gà thịt (Tính bình quân một trang trại) Nguồn vốn Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Tổng 1186,66 100 Vốn tự có 533,33 44,94 Vốn đi vay 653,33 55,05 Vốn khác 0 0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Bình quân một trang trại có vốn đầu tư khoảng 1186,66 triệu đồng trong đó nguồn vốn được hình thành từ vốn vay là chủ yếu 653,33 triệu đồng, chiếm 55,05% còn lại là vốn tự có của chủ trang trại là 533,33 triệu đồng, chiếm tới 44,94%. Nhìn chung các chủ trang trại đều có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, việc giải quyết các thủ tục vay vốn còn kéo dài. Do đó nguồn vốn các trang trại vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng hầu như là không có. 4.2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Trong các trang trại chăn nuôi hiện nay có 3 phương thức tiêu thụ sản phẩm phổ biến: Tự sản tự tiêu, tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái bán cho các công ty chế biến thực phẩm. Các thông tin về thị trường tiêu thụ như:
  61. 53 thông tin về giá cả, biến động thị trường, nguồn cung cấp giống có chất lượng, nhu cầu thị trường về thực phẩm và mộ số cơ sở chế biến luôn được HTX cập nhật cùng với các chủ trang trại. Góp phần giúp các chủ trang trại đưa ra những quyết định hợp lý mang lại hiệu quả cao. Nhờ việc tham gia HTX nên các chủ trang trại chăn nuôi gà thịt tại xã Quyết Thắng được cung ứng về con giống, thức ăn, thuốc thú y, vật tư, thiết bị chuồng trại, dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ chăn nuôi tiên tiến, bao tiêu sản phẩm đầu ra cố định, tổ chức tập huấn chuyển sao kỹ thuật - kinh nghiệm chăn nuôi qua đó giúp các chủ đầu tư yên tâm chăn nuôi. Do sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vần chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, vẫn phải nhập gà từ các tỉnh khác vào thị trường tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến tiêu thụ gà của các trang trại. Các trang trại chăn nuôi gà thịt mỗi lứa xuất 1000 - 2000 con trong khỏng 1 tuần. với mức giá bán 40 - 60 nghìn đồng/kg với gà thịt, giá cả đặc biệt tăng cao vào mùa cưới, lễ tết. Theo khảo sát ba năm gần đây mỗi năm các trang trại cung ứng ra thị tường khoảng 200 tấn thịt gà. Hầu như sản phẩm của các trang trại chăn nuôi ở xã là chưa qua chế biến, dẫn tới giá trị của sản phẩm từ trang trại là không cao, quá trình hoạt động sản xuất của các trang trại trong xã, sản phẩm thô là chính. 4.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 4.3.1. Doanh thu của trang trại chăn nuôi gà Nguồn thu của mỗi loại hình trang trại khác nhau có sự khác nhau, đối với các trang trại chăn nuôi gà thì nguồn thu chủ yếu từ các sản phẩm chăn nuôi và được thể hiện qua bảng 4.9 như sau:
  62. 54 Bảng 4.9: Doanh thu bình quân của một trang trại chăn nuôi gà thịt tại xã Quyết Thắng năm 2018 Loại TT Trang trại chăn nuôi gà thịt Số lượng Cơ cấu Nguồn thu (trđ) (%) Sản phẩm bán từ thịt 1.713,5 97,858 Phế phụ phẩm 37,5 2,142 Tổng 1.751 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Nguồn thu của các trang trại chăn nuôi gà ở xã Quyết Thắng chủ yếu là từ các sản phẩm bán từ thịt, trang trại chăn nuôi gà thịt thu trung bình 1.713,5 triệu đồng. Đối với nguồn thu từ phế phụ phẩm chiếm tỷ lệ thấp chỉ 2,142% do không phải sản phẩm chính của các trang trại, phân gà được xử lý bằng men vi sinh, thu gom và bán với giá là 1 triệu đồng/tấn. 4.3.2. Chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà Chi tiêu chi phí đầu tư cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Các loại chi phí đầu tư cho trang trại chăn nuôi được thể hiện qua bảng 4.10 như sau:
  63. 55 Bảng 4.10: Chi phí đầu tư bình quân của một trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng năm 2018 Loại trang trại Trang trại chăn nuôi gà thịt Số lượng Cơ cấu Chi phí (trđ) (%) Khấu hao TSCĐ 40 3,260 Thức ăn 875,7 71,374 Giống 233,88 19,062 Công tác thú y 12,518 1,020 Lãi vay vốn 21,05 1,716 Quỹ dự phòng rủi ro 16,85 1,373 Thuê lao động 18 1,467 Điện nước 5,925 0,483 Vật dụng rẻ tiền mau hỏng 3 0,245 Tổng chi phí 1.226,923 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Bảng 4.10 cho thấy, bình quân một trang trại chăn nuôi gà thịt trong năm 2018 đầu tư 1226,923 triệu đồng chi phí. Các trang trại chăn nuôi gà thịt đầu tư chi phí cho sản xuất bao gồm các loại: chi phí vật chất (thức ăn, giống vật nuôi, thuốc thú y, điện nước, chi phí bán hàng, chi phí vật dụng rẻ tiền), ngoài ra còn chi phí thuê lao động, chi phí quỹ (rủi ro, chi khác). Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được loại chi phí nhiều nhất là chi phí thức ăn chăn nuôi bình quân trên một trang trại là 875,7 triệu đồng, chiếm 71.374% và chi phí cho giống vật nuôi bình quân là 233,88 triệu đồng, chiếm 19,062%. Loại chi phí thấp nhất là chi phí chi cho vật dụng rẻ tiền mau hỏng là 3 triệu đồng, điện nước là 5,925 triệu đồng, công tác thu y là 12,518 triệu
  64. 56 đồng, ba loại chi phí này chiếm tỉ lệ là 1,748%. Chi phí như vậy là do đa số các trang trại ở xã đều sử dụng đất vườn, sử dụng lao động gia đình là chính. Ngoài ra, chi phí cho quỹ dự phòng rủi ro trong chăn nuôi cũng khá cao bình quân là 16,85 triệu đồng/ năm chiếm 1,373%, loại chi phí này cao vì là do gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi là khá phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp tới các trang trại, thêm nữa là trong quá trình chăn nuôi có một lượng gia cầm bị hao hụt. Các chủ trang trại cần quan tâm phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu chi phí rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của trang trại. 4.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà Bảng 4.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng năm 2018 (Đơn vị tính: trđ) Trang trại chăn nuôi Chi tiêu Bình quân/ trang trại gà thịt Tổng số trang trại 6 1 1. Doanh thu 10.506 1.751,0 2. Chi phí 7.361,538 1.226,923 3. Lợi nhuận 3.144,462 524,077 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Bảng 4.11 cho thấy, doanh thu bình quân của một trang trại chăn nuôi gà thịt đạt được là 1.751 triệu đồng. Về chi phí sản xuất, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các trang trại đều phải bỏ ra nhiều chi phí được gọi chung là chi phí sản xuất. Mức chi phí sản xuất nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định như: quy mô sản xuất, sử dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, sự thăng giảm của thức ăn, giống Trung bình mỗi trang trại gà đầu tư khoảng 1226,923 triệu đồng. Sau khi doanh thu trừ chi phí thì các
  65. 57 trang trại thu được lợi nhuận như sau: Bình quân một trang trại chăn nuôi gà thịt thu được lợi nhuận là 524,077 triệu đồng bình quân thu lãi khoảng hơn 20.000 đồng/ con. 4.4. Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà Nếu kết quả sản xuất kinh doanh phản ánh quy mô của những gì đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để tạo ra được kết quả đó. Đối với các chủ trang trại, mặc dù mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận nhưng để biết nên lựa chọn phương án đầu tư nào có kết quả cao thì cần phải biết hiệu quả của việc đầu tư đó. Do vậy hiệu quả kinh tế trở thành mối quan tâm và là động lực quan trọng thúc đẩy các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Bảng 4.12: Kết quả điều tra của các trang trại chăn nuôi gà thịt trên địa bàn xã Diện Lao Tổng Doanh Lợi Họ và tên chủ Chi phí STT Tuổi Địa chỉ tích động vốn thu nhuận trang trại (trđ) (m2) (người) (trđ) (trđ) (trđ) Trung 1 Trần Văn Khoa 63 6300 3 951 1609 1271.353 337.647 thành Thái 2 Trương Văn Vỹ 48 7400 2 1328 1927 1256.864 670.136 sơn 2 Cây 3 Đào Thị Kiểm 58 7100 4 1532 1824 1339.346 484.654 xanh Cây 4 Dương Nhật Hoàng 32 6300 2 897 1593 1089.936 503.064 xanh Nam 5 Lê Thị Huê 35 7700 3 1485 2014 1346.585 667.415 Thành Nam 6 Phạm Quốc Khánh 39 7200 4 927 1539 1057.454 481.546 Thành Tổng 42000 18 7120 10506 7361.538 3144.462 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  66. 58 Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của một trang trại chăn nuôi gà thịt tại xã Quyết thắng năm 2018 Chỉ tiêu Đơn vị Trang trại chăn nuôi gà thịt TR Trđ 1.751 TC Trđ 1.226,923 Pr Trđ 524,077 TR/TC Trđ 1,427 Pr/TC Trđ 0,427 TR/LD Trđ 72,958 Pr/LD Trđ 21,833 TR/DT Trđ 0,250 Pr/DT Trđ 0,075 TR/V Lần 1,475 Pr/V Lần 0,441 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Cũng qua bảng 4.12 cho thấy: Trên phương tiện sử dụng lao động: tính bình quân các trang trại, một lao động tạo ra 72,958 triệu đồng doanh thu và 21,833 triệu đồng lợi nhuận trên năm. Cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của các trang trại là khác cao, do trang trại chăn nuôi ở xã chủ yếu sử dụng lao động sẵn có trong gia đình, tiết kiệm được lượng chi phí đáng kể, ngoài ra việc thuê lao động ngoài cũng rất ít, bình quân một trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng chỉ sử dụng 3 lao động. Trên phương diện đất đai: Bình quân một m2 đất trang trại chăn nuôi tạo được 0,250 triệu đồng doanh thu và 0,075 triệu đồng lợi nhuận. Cho thấy mức thu doanh thu, lợi nhuận trên một m2 đất là thấp.
  67. 59 Trên phương diện sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại chăn nuôi là khác cao bình quân một trang trại khi bỏ ra một đồng vốn thu về 1,475 đồng doanh thu và 0,441 đồng lợi nhuận. 4.5. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại 4.5.1. Hiệu quả về mặt xã hội Giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn. Tổng số 6 trang trại góp phần tạo việc làm cho 13 lao động gia đình làm thường xuyên và làm giảm đáng kể chi phí, một số lao động làm thuê thường xuyên và lao động làm thuê thời vụ nhất là vào thời vụ khi xuất bán sản phẩm, dọn vệ sinh chuồng trại, tổ chức tiêm phòng, sử dụng thuốc. Góp phần xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận người dân nông thôn, tăng thu nhập hàng tháng của các hộ dân, làm giảm sức ép về dân số, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của địa phương. Kinh tế trang trại là một mô hình tốt cho các hộ nông dân học tập. Nhờ có những mô hình trang trại, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi hẳn tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở quy mô nhỏ hơn nhưng với điểm nhấn là mô hình trang trại thì tổng thu nhập bình quân trên hộ/1 năm có xu hướng tăng lên. Kinh tế trang trại phát triển còn là động lực thúc đẩy vệc hình thành và triển loại hình kinh tế, vệc phát triển kinh tế trang trại đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc thú y, cửa hàng thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi. 4.5.2. Hiệu quả về mặt môi trường Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề gây nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân sống quanh khu vực chăn nuôi. Khi các mô hình trang trại được hình thành, đã đạt được những đóng góp đáng kể vào vệc bảo vệ môi trường:
  68. 60 Thông qua vệc sử dụng mô hình xử lý chất thải bằng men vi sinh học, góp phần làm giảm lượng khí thải, giảm mùi hôi, giảm vi khuẩn gây bệnh từ các hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ. Không những làm giảm lượng chất thải mà còn có thể sử dụng được các phế phụ phẩm, tái tạo được nguồn năng lượng sạch vào sản xuất. Vấn đề lây lan dịch bệnh được quản lý và kiểm soát hiệu quả hơn việc chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ. Chăn nuôi tập trung trong các trang trại liên kêt với các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi tập trung còn quản lý được vấn đề an toàn thực phẩm, vừa nâng cao được chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo cho sức khỏe cho người dân. 4.6. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát triển trang trại chăn nuôi gà thịt ở xã Quyết Thắng 4.6.1. Những thành tựu Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô công nghiệp như các trang trại, có hiệu quả cao đang từng bước thay thế phương thức chăn nuôi truyền thống, quảng canh, tận dụng, hiệu quả thấp. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Hiệu quả kinh tế trang trại không chỉ mang lại cho chủ trang trại mà còn là sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho một số lao động gia đình và lao động thuê ngoài của xã. Ngoài ra đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của người dân trong xã và các xã khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kinh tế trang trại đã thu hút một khối lượng lớn tiền vốn trong nhân dân nói chung và nông dân nói riêng vào phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Chăn nuôi trang trại tập trung có điều kiện khống chế dịch bệnh, 100% các trang trại chăn nuôi đều sử dụng men vi sinh học để phân hủy các chất thải từ gà, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe vừa tận dụng nguồn khí thải cho sản xuất.