Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ hậu SARS: Tình hình khắc phục và một số kiến nghị để tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ hậu SARS: Tình hình khắc phục và một số kiến nghị để tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- hoat_dong_kinh_doanh_du_lich_viet_nam_thoi_ky_hau_sars_tinh.pdf
Nội dung text: Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ hậu SARS: Tình hình khắc phục và một số kiến nghị để tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập
- - - - [ \ - - - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ hậu SARS: tình hình khắc phục và một số kiến nghị để tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập
- LỜI NÓI ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, hoà vào quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, ngành du lịch non trẻ của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Từ năm 1990 trở lại đây du lịch đã có bước phát triển khá mạnh, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 1990 doanh thu của Du lịch Việt Nam mới chỉ đạt con số là 2.180 tỷ đồng thì năm 2002 con số này đã là 23.500 tỷ đồng. Du lịch đã mang lại cho nền kinh tế quốc dân năm 2001 là 1,4 tỷ USD bao gồm các khoản thu trực tiếp của Tổ chức Du lịch và các ngành có liên quan. So với năm 1990 số du khách quốc tế tăng 9 lần, còn du khách nội địa tăng hơn 10 lần. Với tốc độ phát triển trung bình hằng năm đạt ở mức hai con số, ngành du lịchViệt Nam dã và sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Với những tiềm năng phát triển vô cùng to lớn, thực tế ngành du lịch Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ và khá hiệu quả: thu nhập từ du lịch không ngừng tăng lên, Việt Nam đang ngày càng được biết đến rộng rãi và đang được xem là một điểm đến an toàn và thân thiện. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Vẫn còn đó những hạn chế và trở ngại: vấn đề thiếu vốn đầu tư, công tác quy hoạch chưa đạt tới sự đồng bộ và tính dài hạn, đội ngũ nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, chưa chú trọng đúng mức tới vấn đề phát triển du lịch bền vững Để du lịch Việt Nam thực sự phát triển và hội nhập, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là phải tìm cách khắc phục một cách có hiệu quả mọi trở ngại nói trên, đồng thời phải khai thác bền vững những thế mạnh vốn có. Mặt khác, vào tháng 3/2003 vừa qua, dịch bệnh đường hô hấp cấp SARS bùng phát đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh du lịch không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Cho tới thời điểm này (11/2003) Việt Nam cũng như nhiều nước khác vẫn đang đang phải nỗ lực phục hồi lại hoạt động kinh doanh du lịch của nước mình. Qua đại dịch SARS chắc chắn đã đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam thêm những vấn đề mới, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận thấu đáo và toàn diện hơn để tiếp tục phát triển đạt hiệu quả theo hướng hội nhập. 1
- Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ hậu SARS: tình hình khắc phục và một số kiến nghị để tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập” đã được tác giả lựa chọn làm khóa luận tốt nghiệp trên cơ sở nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề. 2- Mục đích nghiên cứu của Khoá luận - Đánh giá thực trạng của ngành du lịch Việt Nam thời kỳ tiền SARS (1990 - 2002) - Đánh giá tình hình khắc phục những hậu quả do dịch bệnh SARS (tháng 3/2003) để lại cũng như kết quả hoạt động kinh doanh du lịch đến tháng 12/2003. - Đưa ra những giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển hiệu quả và bền vững theo xu thế hội nhập. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ chương trình “Năm du lịch Việt Nam” do ngành du lịch phát động vào năm 1990 được xem như là sự đánh dấu mở đầu cho thời kỳ phát triển mới của du lịch Việt Nam theo hướng đổi mới và hội nhập, khoá luận tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam nói chung giới hạn trong giai đoạn từ năm 1990 cho tới nay. 4- Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp của khoa học thống kê, nghiên cứu tài liệu, đồng thời có sự kế thừa một số kết quả nghiên cứu của những người đi trước để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. 5- Bố cục của Khoá luận Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của khoá luận gồm 3 chương: Chương I : Tổng quan về hoạt động du lịch. Chương này trình bày những khái niệm cơ bản về du lịch và nêu ra một số nét chính về hoạt động du lịch trong khu vực cũng như trên thế giới. 2
- Chương II : Tiềm năng du lịch Việt Nam và thực trạng của ngành du lịch sau dịch bệnh SARS. Đánh giá tiềm năng, thực trạng của du lịch Việt Nam trước và sau khi diễn ra dịch bệnh SARS, đồng thời nêu lên những vấn đề lớn cần khắc phục của ngành. Chương III : Các giải pháp và kiến nghị để du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập. Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở hệ thống những quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch của Đảng và chiến lược phát triển của ngành đến năm 2010. Do hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như nguồn tài liệu nên khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của các thấy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận được hoàn thiện hơn. 3
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH I. Khái niệm và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 1. Khái niệm cơ bản về du lịch 1.1. Du lịch là gì? Từ lâu du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng quan trọng trong đời sống của con người. Đến nay, du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Tuy nhiên, khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số khái niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến. 1.1.1. Tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người Thứ nhất, du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế xã hội. Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức cuả con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó họ phải tiêu tiền mà họ kiếm được. Các giáo sư Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf (Viện nghiên cứu Học viện kinh tế Zurich) đã khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. Quan niệm này được Hiệp hội quốc tế các chuyên gia khoa học về du lịch (International Association of Scientific Experts in Tourism - IASET) thừa nhận. Với quan niệm này du lịch mới chỉ được giải thích ở hiện tượng đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là một 4
- khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là cơ sở hình thành cầu về du lịch sau này. Thứ hai, du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison (R.C. Mill and A.M. Morrison, The tourism system: an introductory text, Prentice-Hall International, New Jersey, 1985), du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước (hay ranh giới một vùng, một khu vực) để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn qua các chuyến đi. Du lịch có thể được hiểu “là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.” Từ các góc độ nói trên, bản chất của du lịch được chỉ rõ thông qua 5 đặc điểm chính như sau: - Du lịch nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các nơi đến khác nhau. - Có hai yếu tố trong hoạt động du lịch: hành trình tới nơi đến và lưu lại, trong đó bao gồm cả các hoạt động ở nơi đến. - Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc thường xuyên, do đó du lịch làm nảy sinh những hoạt động của người đi du lịch ở nơi đến khác biệt với những hoạt động của cư dân sinh sống và làm việc ở đây. - Sự di chuyển tới nơi đến mang tính tạm thời, thời gian ngắn và sau đó quay trở về trong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. - Chuyến đi với nhiều mục đích song không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm tại nơi viếng thăm. Với các cách tiếp cận nói trên, bản chất của du lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch. Thứ ba, du lịch dưới góc độ là khách du lịch: Một quan niệm khác xem xét khái niệm và bản chất của du lịch dưới góc độ người đi du lịch. Theo cách tiếp cận này, nhà kinh tế học người Anh Ogilvie đã đưa ra khái niệm khách du lịch là “tất cả những người thoả mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong một khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở 5
- đó.” Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ được mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt được với những người cũng rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng lại không phải là khách du lịch. Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch tại Rome (1963) thống nhất quan niệm về khách du lịch ở hai phạm vi quốc tế và nội địa, sau này được Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organisation - WTO) chính thức thừa nhận. (1). Khách du lịch quốc tế (International tourism): Là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến. (2). Khách du lịch nội địa (Domestic tourism): Là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, trong thời gian ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm với các mục đích có thể là giải trí, công vụ, hội họp, thăm gia đình ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương ở nơi đến. Quán triệt quan niệm của Tổ chức du lịch thế giới, trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam có quy định: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” và “khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. 1.1.2. Tiếp cận du lịch dưới góc độ là một ngành kinh tế Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch phát triển từ hiện tượng có tính đơn lẻ của một bộ phận nhỏ trong dân cư thành hiện tượng có tính phổ biến và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của mọi tầng lớp xã hội. Lúc đầu, người đi du lịch thường tự thoả mãn các nhu cầu trong chuyến đi của mình. Về sau, các nhu cầu đi lại, ăn ở, giải trí của du khách đã trở thành một cơ hội kinh doanh và du lịch lúc này được quan niệm là một hoạt động kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu của du khách. Một ngành kinh tế được hình thành nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người trong chuyến đi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên - đó là ngành du lịch. Theo các học giả Mỹ Mc Intosh và Goeldner, du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực lữ 6
- hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm phục vụ các nhu cầu và mong muốn đặc biệt của khách du lịch. Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch năm 1971 cũng đi đến thống nhất cần phải quan niệm rộng rãi ngành du lịch như là người đại diện cho tập hợp các hoạt động công nghiệp và thương mại cung ứng toàn bộ hoặc chủ yếu các hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng của khách du lịch quốc tế và nội địa. Như vậy, khi tiếp cận du lịch với tư cách là một hệ thống cung ứng các yếu tố cần thiết trong các hành trình du lịch thì du lịch được hiểu là một ngành kinh tế cung ứng các hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở kết hợp giá trị các tài nguyên du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn đặc biệt của du khách. 1.1.3. Tiếp cận du lịch một cách tổng hợp Các quan niệm trên tiếp cận du lịch dưới góc độ một hiện tượng, một hoạt động với các yếu tố tách biệt. Với cố gắng xem xét du lịch một cách toàn diện hơn, các tác giả Mc Intosh và Goeldner cho rằng cần phải cân nhắc tất cả các chủ thể (thành phần) tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể hiểu được bản chất và đưa ra khái niệm về du lịch một cách đầy đủ. Các chủ thể (thành phần) đó bao gồm : (1). Khách du lịch: Đây là những người tìm kiếm các kinh nghiệm và sự thoả mãn về vật chất hay tinh thần khác nhau. Bản chất của du khách sẽ xác định các nơi đến du lịch lựa chọn và các hoạt động tham gia thưởng thức. (2). Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch: Các nhà kinh doanh coi du lịch là một cơ hội để kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường khách du lịch. (3). Chính quyền sở tại: Những người lãnh đạo chính quyền địa phương nhìn nhận du lịch như một nhân tố có tác dụng tốt cho nền kinh tế thông qua triển vọngvề thu nhập từ các hoạt động kinh doanh cho dân địa phương, ngoại tệ thu được từ khách quốc tế và tiền thuế thu được cho ngân quỹ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. (4). Dân cư địa phương: Dân cư địa phương thường coi du lịch là một nhân tố tạo ra việc làm và giao lưu văn hoá. Một điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là hiệu quả của sự giao lưu giữa số lượng lớn khách du lịch quốc tế và dân cư địa phương. Hiệu quả này có thể vừa có lợi và vừa có hại. 7
- Như vậy, để phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện các hoạt động, các mối quan hệ của du lịch, theo cách tiếp cận này, du lịch được hiểu là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Với cách tiếp cận này, khách du lịch là nhân vật trung tâm làm nảy sinh các hoạt động và các mối quan hệ để trên cơ sở đó thoả mãn mục đích của các chủ thể tham gia vào các hoạt động và các mối quan hệ đó. Tóm lại: Du lịch là quá trình hoạt động, di chuyển của con người rời khỏi nơi cư trú của mình để đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là để được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác với nơi họ ở và có thể với một số mục đích khác, nhưng không phải nhằm mục đích sinh lợi. Xuất phát từ tính chất phong phú và sự phát triển của hoạt động du lịch, nên du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Song hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, khái niệm du lịch luôn phải chuyển tải được 3 nội dung: - Cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên. - Dạng chuyển cư đặc biệt. - Là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu tinh thần của con người. 1.2. Một số khái niệm liên quan - Lữ hành (Travel): Ở Việt Nam, khái niệm lữ hành là một lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch liên quan đến việc tổ chức các chuyến đi (tour) cho du khách. - Ngành khách sạn (Hospitality Industry): Với thuật ngữ bằng tiếng Việt, khái niệm này chỉ được hiểu là như là lĩnh vực kinh doanh lưu trú trong ngành khách sạn. Tuy nhiên với thuật ngữ bằng tiếng Anh thì nó có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó được thừa nhận rộng rãi là bao gồm hoạt động của tất cả các loại hình cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống cho những người đi xa nhà. 8
- - Khách du lịch (Tourist): là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi nào đó nhằm mục đích tham quan, nghỉ dưỡng với khoảng thời gian lớn hơn 24 giờ. 2. Vai trò và sự cần thiết phải phát triển du lịch Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển. Phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng; đồng thời cũng nâng cao nhận thức của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cho nên, hoạt động của ngành du lịch có mối quan hệ tương tác đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội , cụ thể: - Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành và có quan hệ đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách ở mọi nơi sẽ đổ về làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá, dịch vụ tăng lên đáng kể (nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, giao thông, vận tải, bưu điện ). Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng đó của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. - Hoạt động du lịch làm biến đổi cân bằng thu chi ngoại tệ của đất nước. Du khách vào mang theo ngoại tệ làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mà họ đến. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch tác động mạnh mẽ đến quan hệ hàng hoá - tiền tệ, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém tăng trưởng hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế ở vùng sâu, vùng xa - Du lịch thu hút sử dụng lao động xã hội. Du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, ngành du lịch còn tạo ra các nguồn thu làm lợi cho cư dân địa phương nhờ việc phát triển các hoạt động kinh tế. Các khoản thuế thu từ kinh doanh du lịch do khách du lịch đóng góp giúp chính quyền địa phương chi tiêu cho 9
- giáo dục, y tế và các dịch vụ khác. Tiền do khách chi tiêu ở các nhà hàng, khách sạn góp phần chi trả lương cho công nhân và các công việc khác. Ngoài ra, khách còn bỏ tiền mua các hàng hoá dịch vụ, đây chính là hình thức xuất khẩu tại chỗ đem lại lợi ích kinh tế rất tốt cho đất nước. - Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng, không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, hạ giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng mua hàng hoá với giá thấp, người sản xuất bán được giá cao so với chi phí, điều này có tác dụng kích thích sản xuất và tiêu dùng. Cũng do xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt hàng tươi sống khó bảo quản mà lại ít rủi ro như: hoa, rau quả tươi, thực phẩm Nhiều mặt hàng phục vụ khách tiêu thụ tại chỗ nên không cần đóng gói, vận chuyển, bảo quản phức tạp, tốn kém. - Du lịch còn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của đất nước ra thế giới bên ngoài. Những ấn tượng về đất nước, phong cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực, con người tại nơi đến sẽ theo chân các du khách ra với thế giới, giới thiệu một cách tích cực về hình ảnh của đất nước, từ đó lại kích thích bộ phận khách du lịch quốc tế tiềm năng đến với đất nước. Du lịch phát triển sẽ còn góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, trợ giúp đắc lực cho quá trình hội nhập quốc tế. Có thể nói, du lịch chính là phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhất về một đất nước với phần còn lại của thế giới. Qua phân tích trên có thể thấy du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở các vùng, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho quốc gia. Nhiều nước trên thế giới đã coi du lịch là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế yếu kém, què quặt của mình. Chính từ những lợi ích nêu trên mà người Pháp đã gọi du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”. II. Sơ lược về sự phát triển ngành du lịch trên thế giới 1. Lịch sử phát triển của ngành du lịch thế giới Trong thời kỳ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, hiện tượng du lịch đã xuất hiện. Đó là các chuyến đi với mục đích chủ yếu là tôn giáo, bên cạnh đó là các chuyến đi của các nhà chính trị và thương gia. Trong những ngày lễ hội, hàng ngàn các tín đồ thực hiện 10
- những chuyến hành hương tới các thánh địa, chùa chiền, các nhà thờ Kito giáo để cầu nguyện, cúng bái. Các cuộc hành hương này có thể kéo dài hàng tháng. Sau đó, khi loài người phát hiện ra nguồn nước khoáng có khả năng chữa bệnh thì loại hình du lịch chữa bệnh xuất hiện. Vì vậy, tại các khu vực có nguồn nước khoáng đã thu hút ngày càng đông du khách đến để nghỉ ngơi, chữa bệnh. Thời kỳ này, hoạt động du lịch còn mang tính chất tự phát, các chuyến du lịch còn hầu như do các cá nhân tự đứng ra tổ chức và chưa có sự xuất hiện các hoạt động kinh doanh du lịch. Đến thời kỳ văn minh La Mã, do xã hội có sự phát triển, những người La Mã đã tổ chức các chuyến đi tham quan các ngôi đền và Kim tự tháp Ai Cập, các ngôi đền ở khu vực ven biển Địa Trung Hải và Tiểu Á. Ngoài các cuộc hành trình mang tính tôn giáo đã xuất hiện loại hình du lịch công vụ, du lịch tham quan, chữa bệnh. Đó là những hành trình của các thương gia, các hầu tước, bá tước, nam tước, các kị sỹ. Thời kỳ này, con người đã bắt đầu có sự ham muốn các chuyến đi để thoả mãn nhu cầu về tìm hiểu thế giới xung quanh. Số người đi du lịch trở nên đáng kể và du lịch bắt đầu trở thành một cơ hội kinh doanh. Sang thời kỳ chế độ phong kiến, hoạt động du lịch hình thành rộng rãi hơn. Các chuyến du lịch nhằm mục đích ngắm cảnh, chữa bệnh, lễ hội của tầng lớp vua chúa, quan lại phát triển mạnh. Các khu vực có giá trị chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ như các suối nước khoáng, các bãi biển, các địa danh thiên nhiên đã thu hút đông đảo khách du lịch. Bên cạnh đó là các hoạt động buôn bán của các thương gia phát triển nhanh, việc buôn bán không chỉ diễn ra trong nước mà còn mở rộng ra các nước xung quanh. Điều đó đã thúc đẩy du lịch công vụ phát triển. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch dó cũng chỉ tập trung vào giới thượng lưu và thương gia. Các hoạt động phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng thương gia, các tín đồ, giới thượng lưu cũng hình thành và phát triển rõ hơn. Du lịch lúc này đã không còn là một cơ hội kinh doanh nữa mà nó đã bắt đầu định hình với tư cách là một ngành kinh tế - ngành du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch và kinh doanh cũng chỉ phát triển ở một số nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ và Đức. 11
- Tiếp theo là thời kỳ cận đại (từ những năm 40 của thế kỷ XVII đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất) hiện tượng du lịch đã xuất hiện rộng rãi hơn. Song du khách vẫn tập trung vào các đối tượng như trước là những nhà tư bản giàu có, giới quý tộc trong xã hội. Hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch trong thời kỳ này cũng chỉ tập trung ở một số nước tư bản có nền kinh tế phát triển. Sang thời kỳ hiện đại, sự phát triển của công nghiệp và những phát minh về khoa học đã tạo tiền đề cho du lịch phát triển nhanh chóng. Đó là sự xuất hiện xe lửa, ô tô, đặc biệt sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai với sự phát minh ra máy bay thân rộng với các đường bay quốc tế được thiết lập và hệ thống đường xá thuận tiện đã cho phép du lịch trở thành nhu cầu quan trọng đối với con người. Xem xét du lịch với tư cách là một ngành kinh tế thì nó mới thực sự xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX. Năm 1841, Thomas Cook người Anh tổ chức chuyến đi đông người đầu tiên đi du lịch trong nước và sau đó ra nước ngoài đánh dấu sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành. Sau đó, Thomas Cook thành lập công ty lữ hành, năm 1865 ông tiếp tục mở rộng các tuyến du lịch đến Mỹ và từ Mỹ sang châu Âu, tiếp theo là ở nước Nga và các nước Châu Âu khác, sau này lan rộng khắp các châu lục. Đối với kinh doanh khách sạn, vào những năm 1880 các nước như Pháp, Thuỵ Sỹ, Áo có hoạt động kinh doanh khách sạn hiện đại rất phát triển. Cùng với quá trình phát triển xã hội hay nói cách khác, các tiền đề và điều kiện để ngành du lịch phát triển được củng cố, tăng cường, thời kỳ hiện đại mà đặc biệt là từ những năm 50 của thế kỷ trước ngành du lịch đã phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế hết sức quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Năm 1979, đại hội của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đã thông qua Hiến chương du lịch và chọn ngày 27 tháng 9 hàng năm làm Ngày du lịch thế giới. Đến nay, du lịch đã trở thành nhu cầu có tính phổ biến trong quảng đại quần chúng trên thế giới và ngành du lịch đã được nhiều quốc gia coi là ngành công nghiệp số một và điều không thể tranh cãi rằng nó là một ngành kinh doanh lớn nhất và năng động nhất trên thế giới. 12
- 2. Những xu hướng phát triển mới của ngành du lịch thế giới trong thế kỷ 21 Thị trường du lịch có rất nhiều thay đổi, từ đầu thập kỷ 90, cung du lịch đã vượt cầu, ngày càng có nhiều điểm du lịch được đưa vào khai thác, sử dụng, sản phẩm du lịch đa dạng và liên tục phát triển. Thị trường du lịch trở nên cạnh tranh hơn, du lịch thế giới phát triển nhanh trong lĩnh vực quảng bá tuyên truyền, có nhiều thông tin hơn đên người mua, do vậy họ chỉ quyết định mua một sản phẩm du lịch khi đã có đủ thông tin và hiểu rất rõ về sản phẩm đó. Do kết quả của quá trình hội nhập, hoà bình và ổn định xã hội của thế giới, du lịch có xu hướng hợp tác khu vực và toàn cầu. Thị trường du lịch thế giới và khu vực ngày càng mở rộng. Đồng thời những tiền bộ kỹ thuật, đặc biệt trong viễn thông, cho phép khách hàng tiếp cận với nhà cung cấp và với sản phẩm du lịch được tốt hơn. Bảng 1: “Du lịch: Tầm nhìn 2020” Tỷ lệ tăng trưởng Thị phần Năm Dự báo trung (%) gốc bình 1995 năm (%) 1995- 2010 2020 1995 2020 2020 Thế giới 565,4 1.006,4 1.561,1 4,1 100 100 Châu Phi 20,2 47,0 77,3 5,5 3,6 5,0 Châu Mỹ 108,9 190,4 282,3 3,9 19,3 18,1 ĐA-TBD 81,4 195,2 397,2 6,5 14,4 25,4 Châu Âu 338,4 527,3 717,0 3,0 59,8 45,9 Trung Đông 12,4 35,9 68,5 7,1 2,2 4,4 Nam Á 4,2 10,6 18,8 6,2 0,7 1,2 Nội vùng 464,1 790,9 1.183,3 3,8 82,1 75,8 Đường dài 101,3 215,5 377,9 5,4 17,9 24,2 Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) 13
- Theo nghiên cứu của WTO có tên “Du lịch: Tầm nhìn 2020” (xem bảng 1), số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2010 dự báo sẽ đạt hơn 1 tỷ lượt khách và đạt 1,561 tỷ lượt vào năm 2020. Tốc độ phát triển chung cho cả giai đoạn 1995- 2020 là 4,1%/năm. Một trong các nét chính của việc tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế là có sự thay đổi tỷ lệ giữa khách du lịch nội vùng và khách du lịch từ châu lục khách đến. Năm 1995 tỷ lệ này là 82:18, dự báo năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 76:24. Châu Âu vẫn sẽ là thị trường gửi khách lớn nhất, chiếm 50% tổng số khách du lịch quốc tế toàn cầu. Khách từ vùng Đông Á - Thái Bình Dương sẽ tăng nhanh làm cho vùng này trở thành thị trường gửi khách lớn thứ hai trên thế giới. Thị trường khách có sự di chuyển, trước đây Châu Âu là thị trường đón khách chính có tốc độ tăng tưởng cao, còn hiện nay đang diễn ra sự chuyển khách từ Châu Âu sang Châu Á. Khách du lịch đến Châu Á - Thái Bình Dương ngày một tăng, đặc biệt là đến thị trường du lịch ASEAN. Một số nước như Thái Lan, Singapore và Nam Phi có tố độ phát triển du lịch nhanh, tuy nhiên các nước này vẫn chưa lọt được vào danh sách 10 nước đứng đầu thế giới. Tương lai phát triển của du lịch thế giới bị ảnh hưởng bởi các xu hướng phát triển kinh tế xã hội và các xu hướng phát triển nhu cầu du lịch. Dưới giác độ thị trường, các xu hướng phát triển chính của ngành du lịch trong tương lai sẽ là: (1). Cung và cầu có quan hệ mật thiết Nhu cầu thăm quan các danh lam thắng cảnh và những điểm du lịch nổi tiếng thế giới của du khách ngày càng tăng làm cho nhiều điểm du lịch trở nên quá tải, việc có quá đông khách đến thăm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của các điểm du lịch. Trước tình hình này, các điểm du lịch sẽ phải quản lý sao cho vừa thoả mãn được nhu cầu của khách vừa bảo vệ được sản phẩm du lịch. Ví dụ để bảo vệ môi trường, một số công viên quốc gia sẽ không cho phép ô tô đi vào; 1 số khu vực sẽ hạn chế giờ thăm quan, áp dụng chế độ đặt trước đối với xe du lịch muốn vào trung tâm thành phố. (2). Phát triển các sản phẩm du lịch năng động với thời gian thích hợp Xu hướng khách du lịch có nhu cầu thưởng thức nhiều sản phẩm dịch vụ trong một khoảng thời gian ngắn đã thúc đẩy việc tạo ra các sản phẩm và chương trình du 14
- lịch gây nhiều hứng khởi trong cùng một thời gian. các công viên chuyên đề kết hợp cảnh quan đẹp với các trung tâm vui chơi giải trí tổng hợp sẽ được xây dựng nhiều hơn. Du khách tàu biển cũng sẽ trở nên phổ biến bởi hành khách có thể tham quan nhiều điểm du lịch và hương thụ được nhiều hơn. Xuất hiện nhiều hình thức nghỉ ngơi mới, đồng thời khách du lịch muốn thử nghiệm một cái gì đó trong kỳ nghỉ ví dụ thể thao, các thú vui, du lịch đồng quê, hoà mình vào thiên nhiên, tăng cương sức khoẻ, tìm hiểu văn hoá Các kỳ nghỉ truyền thống cùng gia đình ở bãi biển sẽ không còn giữ vị trí chủ đạo nữa, tương lai một kỳ nghỉ sẽ kết hợp nhiều mục đích khác nhau. Khách hàng đòi hỏi sản phẩm du lịch có chất lượng hơn không có nghĩa là sang trọng mà là có ý nghĩa, điểm du lịch phải xanh và sạch. Khách hàng khác nhau có các yêu cầu khác nhau về sản phẩm du lịch. Ví dụ, khách lớn tuổi muốn khung cảnh an toàn hơn còn khách du lịch độc thân muốn có quan hệ xã hội hơn (3). Ứng dụng công nghệ điện tử trong du lịch Với các phương tiện thông tin hiện đại khách hàng được thử nghiệm trước chuyến đi nghỉ của mình trước khi ra quyết định. Các chương trình máy tính sẽ giúp cho việc lựa chọn chuyến đi thích hợp và dễ dàng hơn. CD-ROM được sử dụng rộng rãi vì chứa đựng nhiều lượng thông tin và tiết kiệm thời gian tra cứu hơn so với sách hướng dẫn. Việc đặt chỗ qua mạng Internet sẽ tăng mạnh trong vòng 10-15 năm tới. (4). Nhu cầu về du lịch tăng lên dưới một hình thức khác Tốc độ tăng số lượng kỳ nghỉ nhanh chóng hơn tốc độ tăng số người đi nghỉ, một người có thể có nhiều kỳ nghỉ trong một năm hơn. Số kỳ nghỉ tăng sẽ đẩy cầu du lịch tăng và điều này sẽ làm cung du lịch phát triển, thị trường du lịch được mở rộng, xây dựng nhiều điểm du lịch và chương tình du lịch thích hợp cho từng loại kỳ nghỉ. Ví dụ đối với kỳ nghỉ chính có thể thiết kế các chương trình du lịch dài ngày và ở nơi xa xôi, còn đối với các kỳ nghỉ phụ và nghỉ lễ thì lại có các chương trình du lịch ngắn ngày và gần Các xu hướng phát triển và sự thay đổi nêu trên về nhu cầu du lịch của khách sẽ dẫn đến sự phát triển nổi trội của một số loại hình du lịch trong tương lai như : - Du lịch sinh thái 15
- Du lịch sinh thái được hiểu như là một kiểu du lịch có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và sự duy trì cuộc sống tốt đẹp cho dân địa phương. Du lịch sinh thái rất phù hợp với một nhòm nhỏ khách du lịch có mục đích nghiên cứu nghiêm túc về tự nhiên và cũng phù hợp với những đoàn lớn muốn kết hợp chuyến đi nghỉ với thăm quan thưởng thức những khu bảo tồn thiên nhiên. Một phần tiền do khach du lịch mang lại được tái đầu tư để bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Du lịch văn hoá Du lịch văn hóa cũng có nhiều hình thức và mức độ khác nhau, một số ít người có động cơ đi học, nghiên cứu văn học, lịch sử, khảo cổ, nghiên cứu chuyên ngành Còn đa số khách khác là muốn nâng cao hiểu biết, kết hợp chuyến đi nghỉ với việc tìm hiểu văn hóa địa phương. Cũng như du lịch sinh thái một phần tiền do khach du lịch mang lại được tái đầu tư để bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá. Các vùng thu hút nhiều khách du lịch văn hoá là Châu Âu, Trung Đông và Châu Á. - Du lịch chuyên đề Trong mấy năm gần đây du lịch chuyên đề là chất xúc tác tạo ra một số điểm du lịch mới phục vụ nhu cầunghỉ ngơi giải trí. Công viên theo chủ đề ngày càng hấp dẫn khách du lịch, thông qua thiên nhiên nó cung cấp một sản phẩm súc tích. Ví dụ khu “vương quốc thú rừng” ở công viên Disneyland bang Florida có thể thay thế các công viên động vật hoang dã trong khi chính các công viên động vật hoang dã ở Đông Phi khách không được đảm bảo chắc chắn rằng sẽ nhìn thấy chúng. - Du lịch bằng tàu biển Du lịch đưòng biển đã phát triển với tốc độ cao và xu hướng sẽ tiếp tục phát triển như thế trong thập kỷ tới. Năm 1997, có khoảng 7 triệu người đã đi du lịch bằng tàu biển, đến năm 2000 có 9 triệu người. rất nhiều hàng du lịch đã đưa các chương tình du lịch bằng tàu biển vào sách giới thiệu của họ. Mặc dù số lượng khách tàu biển tăng lên nhanh chóng nhưng công suất của các tàu du lịch lại tăng nhanh hơn do đó sẽ dẫn đến việc cung vượt cầu trong những năm trước mắt. - Du lịch mạo hiểm 16
- Thế giới ngày càng trở nên quen thuộc, chỉ còn lại một số ít điểm du lịch mới cho khách du lịch ưa khám phá. Xuất hiện xu hướng thích leo lên các đỉnh núi cao, du lịch xuống đại dương, du lịch đến các cực của trái đất, thậm chí du lịch đến các vì sao. Năm 1999 trên 2,5 triệu khách du lịch đi thám hiểm đại dương, du lịch dưới đại dương được coi là mặt trận mới cho các nhà thám hiểm - khách du lịch. Du lịch đến các cực của trái đất trước mắt sẽ chỉ phục vụ được cho một số rất ít khách. III. Tình hình kinh doanh du lịch trong khu vực ASEAN 1. Những nét chung về hoạt động du lịch trong khối ASEAN 1.1. Sự hấp dẫn du lịch của các nước ASEAN 1.1.1. Về tự nhiên Các nước ASEAN nằm trong một vùng địa lý tự nhiên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên có thảm thực vật nhiệt đới phát triển với thành phần loài phong phú và một thế giới động vật đa dạng, độc đáo. Các dân tộc ASEAN có cùng một nền văn minh lúa nước với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng và các truyền thuyết dân gian Chính vì vậy, các sản phẩm du lịch của các nước ASEAN có nhiều nét tương đồng. Khi nói đến ASEAN, người ta hình dung ra ngay một vùng nhiệt đới với những bãi biển đẹp, những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh rập rạm với cuộc sống thiên nhiên hoang dã phong phú và độc đáo; một vùng đất với những cung điện, đền đài cổ kính, trang nghiêm lộng lẫy, những lễ hội truyền thống tưng bừng, rực rỡ mang đậm phong cách Á Đông, những truyền thuyết dân gian đầy tình người, những người dân vui vẻ, cởi mở và hiếu khách, những món ăn đặc sản thú vị Với vị trí địa lý bán đảo và quần đảo, các nước ASEAN có đường bờ biển dài với nhiều bãi cát đẹp có thể sử dụng vào mục đích tắm biển, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Các bãi biển ở đây nằm trên các đảo và bán đảo nên gần các bãi biển hầu hết đều có núi và những khu rừng nhiệt đới với nhiều loài động thực vật làm phong phú thêm các loại hình du lịch, tăng tính hấp dẫn của các khu du lịch ở đây: du khách đến đây nghỉ ngơi tắm biển có thể kết hợp tham quan, tìm hiểu các khu rừng nhiệt đới, thám hiểm các vùng núi Nằm ở vùng khí hậu nóng ẩm nên biển ở đây thường có các giải san hô phát triển mạnh. Nước biển ở các đảo san hô ấm và có độ trong suốt rất cao 17
- có thể phát triển loại hình du lịch lặn biển phục vụ cho mục đích tham quan, giải trí và nghiên cứu khoa học Một số khu du lịch biển đã trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của một vùng hay một nước như Sentosa là trung tâm du lịch lớn nhất của Singapore; đảo Bali (Indonesia) được mệnh danh là “Thiên đường Châu Á”; Langcagi là trung tâm du lịch lớn nhất của Malaysia; đảo Similan của Thái Lan được xếp là một trong 10 điểm du lịch đẹp nhất thế giới; Vịnh Hạ Long của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới Một thế mạnh nữa của du lịch ASEAN là du lịch núi. Ngoài sự hấp dẫn chung bởi khí hậu mát mẻ trong lành, mỗi một điểm du lịch lại có những nét đặc trưng để hấp dẫn du khách. Đến Sa Pa là đến với thác Bạc, cầu Mây, động Thuỷ Cung, Cổng Trời. Mae Hong Son thì lại được gọi bằng những cái tên rất đẹp như: đất ba mùa sương mù, đất của hoa Bua Tong và đất nước của những thiếu nữ xinh đẹp. Những khu nghỉ núi Putao, Machanbaw, Sumbrabum ở cực Bắc Myanmar có những đỉnh núi tuyết phủ và ở vài nơi còn có thể trượt tuyết - môn thể thao chỉ có ở vùng ôn đới. Hệ thống núi lửa tập trung ở Indonesia cũng là những địa chỉ hấp dẫn đối với các du khách, đặc biệt là đối với các nhà khoa học và các du khách ưa chuộng du lịch mạo hiểm. Khí hậu nhiệt đới cùng với cấu tạo địa lý nhiều dãy núi đá vôi là một trong những điều kiện thuận lợi để hình thành hang động đá vôi, đáng kể nhất là các hang động ở Việt Nam và Malaysia như quần thể hang động trên các đảo đá của Vịnh Hạ Long; Thắng cảnh Hương Sơn với “ Nam thiên đệ nhất động” hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, tế lễ; Hang động Phong Nha ở Việt Nam, với những động đá và nhũ đá huyền ảo, là một trong những hang dài nhất thế giới, hiện nay vẫn chưa khám phá hết. Động Phong Nha là nơi thu hút sự chú ý của những du khách ưa sự mạo hiểm và các nhà nghiên cứu hang động trên khắp thế giới. Hang Batu ở Malaysia, nơi thờ Sura Maniam - người sáng lập ra đạo Hindu, là một quần thể hang động gắn liền với truyền thống tôn giáo, hàng năm đến ngày lễ hội, hàng trăm nghìn tín đồ về đây cúng lễ. Malaysia còn có hang rộng nhất thế giới là hang Hươu; hang Niah được cả thế giới biết đến với những dấu vết cổ nhất của con người ở khu Đông Nam Á sống cách đây hơn 40.000 năm. 18
- Rừng cũng là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên đáng kể của ASEAN. Các nước ASEAN có diện tích rừng bao phủ khá lớn (khoảng 70% diện tích) và hiện còn gìn giữ được khá nguyên vẹn một số khu rừng nguyên sinh (đa số nằm trong khu vực bảo vệ của hàng trăm vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của các nước). Các loài động thực vật trong các khu bảo tồn rất phong phú và đa dạng. Thêm vào đó, do có sự khác biệt về vị trí, địa hình, khí hậu mà thành phần loài trong các khu bảo tồn cũng có sự khác biệt. Đến các khu bảo tồn ở các nước ASEAN người ta sẽ thấy được sự phong phú, đa dạng và rất hấp dẫn của các khu rừng nhiệt đới rụng lá theo mùa, rừng nhiệt đới và rừng xích đạo ẩm ướt quanh năm với nhiều loại động thực vật đặc hữu quý hiếm Đặc biệt, các khu rừng ngập mặn ở Indonesia và Việt Nam với diện tích chỉ đứng sau rừng ngập mặn Amazone, không chí có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường. ASEAN có hơn 20 điểm đã được UNESCO xếp vào danh mục các di sản thế giới (kể cả di sản tự nhiên và văn hoá). Trong số các di sản tự nhiên thế giới ở ASEAN thì có hai điểm ở Inđônêsia (Vườn quốc gia Ujungkulon và Vườn quốc gia Komodo) và một điểm cũng rất nổi tiếng ở Việt Nam đó là Vịnh Hạ Long. Vườn quốc gia Ujungkulon là nơi duy nhất còn giữ được khoảng 50 con cuối cùng của loài tê giác một sừng Java, ở đây còn nhiều loài động thực vật quý hiếm khác; Vườn quốc gia Komodo nổi tiếng với loại thằn lằn khổng lồ gọi là Rồng Komodo; Vịnh Hạ Long có vẻ đẹp tự nhiên kỳ ảo với một quần thể hơn 3.000 hòn đảo nhỏ được gọi tên theo trí tưởng tượng của người dân như hòn Con Cóc, hòn Con Voi, hòn Gà Chọi, hòn Mái Nhà và có nhiều hang động đẹp mà tên gọi gắn liền với các truyền thuyết như hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt, động Thiên Cung 1.1.2. Về nhân văn Tất cả các nước ASEAN đều có bề dày lịch sử được thế giới biết đến với những nền văn hoá giầu bản sắc thể hiện qua rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc còn gìn giữ được đến ngày nay. Hầu hết các di sản văn hoá thế giới của khu vực ASEAN là các kinh đô của của các triều đại phong kiến có phong cách kiến trúc và nghệ thuật cổ như Angkor, Huế, Ayutthaya, Sukhothai, Luang Phra Bang và Pagan. 19
- Chẳng hạn, Angkor là kinh đô cổ của Campuchia, gồm một chuỗi cung điện nguy nga tráng lệ được xây dựng trên diện tích gần 200 km2 dưới thời đại Angkor, thời kỳ huy hoàng nhất của dân tộc Kh’me. Angkor có nghệ thuật chạm khắc đá ít nơi nào trên thế giới bì kịp. Chung quanh Angkor là cả một hệ thống kênh đào và hồ nước tạo nên một kết cấu tổng thể đẹp mắt. Quần thể kiến trúc tuyệt vời Angkor có thể được xem như là kỳ quan thứ 8 của thế giới Những di sản văn hoá còn lại của ASEAN là các công trình kiến trúc cổ như đền thờ Borobudur (công trình tưởng niệm của Phật giáo) được coi là một trong những công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất không chỉ của Inđônêsia và thế giới Phật giáo mà còn của cả nhân loại; khu đền Prambanan với bộ sử thi Ramayana bằng đá, Chùa vàng ở Myanmar là một quần thẻ kiến trúc với hàng chục ngôi tháp, điện thờ Phật, tháp chuông, cột cờ trong đó toàn bộ bề mặt tháp chính được phủ bằng vàng và đá quý; Phố cổ Hội An với những khu phố vẫn còn giữu nguyên được các kiến trúc cổ và thánh địa Mỹ Sơn nơi hội tập rất nhiều tháp chàm mang nét đặc sắc của nền văn hoá Chăm Pa ở việt nam Bên cạnh các di tích đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới còn rất nhiều các di tích khác có giá trị không kém về mặt lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, cảnh quan và đã trở thành những nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham gia và nghiên cứu. Các di tích đó bao gồm các kiến trúc cổ, các đền, chùa, thành cổ, các làng nghề truyền thống, các bảo tàng, các di chỉ khảo cổ Những di tích này có thể gặp ở khắp nơi trên cùng lãnh thổ của các nước ASEAN. Nó phản ánh sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hoá, phản ánh quá trình hình thành đất nước và những bước thăng trầm trong lịch sử phát triển của mỗi dân tộc. ASEAN còn rất nổi tiếng về những lễ hội sống động và phong phú gồm các lễ hội dân gian như tết đầu năm, hội xuân, hội mùa, hội đền chùa và các giỗ tết khác đan xen với những ngày hội của tôn giáo. Phổ biến nhất ở ASEAN là các lễ hội đền chùa được tổ chức ở khắp nơi trong khu vực. Lễ hội đền Borobudur của Inđônêsia diễn ra từ cuối tháng 5 đến tháng 6. Lễ hội chùa Hương ở Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 3 (âm lịch), lễ hội Thạt Luồng của Lào diễn ra vào tháng 11, lễ hội Chùa Vàng của Myanmar được tổ chức vào tháng 5. 20
- Một sự hấp dẫn khác của các nước và thường là nơi dừng chân đầu tiên của du khách là thủ đô. Thủ đô là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của mỗi quốc gia, là nơi tập trung các công trình kiến trúc, nghệ thuật, các viện bảo tàng, các trung tâm thương mại lớn. Thủ đô thường được xây dựng và phát triển trên cơ cở kinh đô cũ, một thành phố hay một đô thị đã tồn tại và phát triển từ trước đó. Chính vì vậy, ở các thành phố này có những nét hiện đại của kiến trúc mới đan xen với những công trình kiến trúc cổ xưa. Tại các thủ đô có rất nhiều các điểm thăm quan du lịch đẹp hấp dẫn như di tích lịch sử, khu phố cổ, viện bảo tàng, thắng cảnh đẹp và công trình kiến trúc. Những thành phố thủ đô của các nước ASEAN phát triển với cuộc sống hiện đại và sống động nhưng vẫn bảo tồn được truyền thống văn hoá cổ truyền, đó chính là nguyên nhân khiến cho những thành phố thủ đô này thu hút được dông đảo khách du lịch. Ngoài thủ đô, còn rất nhiều các thành phố khác như Chiangmai, Thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm văn hoá, kinh tế và du lịch cuả các nước với những thắng cảnh đẹp, với những khu vui chơi giải trí có các loại hình phong phú và đa dạng, với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hiện đại là những nơi hàng năm thu hút một lượng khách rất lớn tới thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giả trí. 1.2. Đặc điểm thị trường du lịch ASEAN Thị trường du lịch ASEAN là thị trường du lịch mới nổi so với các thị trường du lịch truyền thống khác như thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Trước đây, thị trường du lịch ASEAN chưa được thế giới chú ý đến nhiều nhưng hiện nay ASEAN đang được coi là một trong những điển hình về phát triển và khai thác tốt hoạt dộng du lịch quốc tế. Thị trường du lịch ASEAN được coi là khu vực thị trường du lịch năng động nhất thế giới. Cùng với các thành tựu kinh tế, du lịch ASEAN đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần đưa ASEAN thành một trung tâm du lịch của Châu Á và thế giới. Hầu hết các nước thành viên ASEAN đều tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng, xếp vào hàng thứ hai hoặc thứ ba trong nền kinh tế quốc dân. Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippines và Singapore đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. 21
- Tốc độ tăng trưởng của thị trường du lịch ASEAN nhanh khoảng 10%/năm trong khi thị trường du lịch thế giới chỉ đạt trung bình khoảng 2%/năm. Thị trường du lịch ASEAN có sự hài hoà giữa 3 yếu tố : chính sách nhà nước, quản lý phát triển và cộng đồng dân cư. Có thể nói các nước ASEAN đã theo đuổi một chính sách nhất quán nhằm khuyến khích phát triển du lịch. Những chính sách nhất quán đó thể hiện trên những khía cạnh sau: - Bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Giáo dục và phổ cập nhận thức xã hội về du lịch, chú trọng quyền lợi để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch. Chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch, nâng cao chất lượng của các dịch vụ du lịch. - Tập trung đầu tư hợp lý cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cũng như chú trọng, khuyến khích phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch. đặc biệt, các nước ASEAN luôn có chính sách nhất quán trong điều phối vĩ mô các hoạt động du lịch. Tạo môi trường thuận lợi để du lịch phát triển. Chính nhờ những chính sách đó mà trong thập kỷ qua tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch các nước ASEAN nhanh nhất thế giới. Mặc dù vài năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, tốc độ này có phần chững lại, nhưng theo các chuyên gia kinh tế dự báo thì khả năng trong những năm đầu của thế kỷ tới kinh tế ASEAN nói chung và du lịch nói riêng sẽ phục hồi. Hơn nữa xu thế chung của du lịch thế giới vẫn là hướng tới những vùng thiên nhiên và văn hoá mới lạ, hoang sơ, về mặt này Đông Nam Á vẫn là nơi hấp dẫn đối với du khách. Chính sách nhà nước đúng đắn, được hệ thống quản lý tốt và có sự tham gia tích cực của cộng đồng đã tạo ra sự hài hoà giữa cung và cầu trong du lịch của ASEAN. Cung luôn luôn đáp ứng được yếu tố cầu trong du lịch, đấy chính là chìa khoá của sự tăng trưởng du lịch ASEAN. Trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến thị trường ASEAN, khách đi lại giữa các quốc gia trong khu vực có tỷ lệ cao nhất chiếm trung bình khoảng từ 35% đến 40%. Chi phí cho du lịch quốc tế của các nước ASEAN đang tăng lên nhanh chóng. 22
- Những đặc điểm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định và định hướng chính sách thị trường du lịch của Việt Nam. Hợp tác du lịch giữa các nước ASEAN chưa cao, tuy nhiên quá trình này có xu hướng ngày một gia tăng. Hiện nay, sự phối hợp chung và sự hợp tác phát triển giữa các quốc gia đã trở thành xu hướng chỉ đạo trong khu vực, hợp tác du lịch ASEAN diễn ra trên cả ba bình diện: Hợp tác đa phương trong toàn khối (hợp tác đa phương chuyên ngành du lịch, hợp tác du lịch trong khuôn khổ hợp tác dịch vụ ASEAN), hợp tác tiểu vùng trong ASEAN (hợp tác tiểu vùng sông Mêkông, hợp tác du lịch ba bên Việt Nam - Lào - Thái Lan ) về hợp tác song phương giữa các nước ASEAN. Nhiều kế hoạch hành động chung đang được xúc tiến trong đó đáng chú ý là chương trình xúc tiến quảng bá cho du lịch các nước ASEAN với tên gọi “ASEAN tầm nhìn thế kỷ” Thị trường du lịch ASEAN, tuy đã có sự hợp tác du lịch nhưng vẫn còn mang tính cạnh tranh cao giữa các nước thành viên. Các nước ASEAN vẫn còn áp dụng nhiều biện pháp thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ du lịch như áp dụng thuế xuất cảnh cao hơn thuế nhập cảnh và phải thực hiện nhiều thủ tục trước khi được cấp hộ chiếu và visa xuất cảnh nhằm khuyến khích khách quốc tế đến thăm quan du lịch và hạn chế dân cư trong nước đi du lịch nước ngoài, qua đó duy trì được mức thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế về du lịch. Nói đến thị trường du lịch ASEAN là nói đến sự thống nhất trong đa dạng. Sản phẩm du lịch của ASEAN có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên ở mỗi nước các sản phẩm du lịch đều đã có sự biến đổi cho phù hợp với phong tục tập quán cũng như các thăng trầm trong lịch sử của mỗi nước. Nhờ nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và độc đáo cộng thêm sự năng động, sáng tạo, thông minh và khéo léo của những nhà tổ chức trong việc sắp xếp và khai thác nên hệ thống sản phẩm du lịch ở các nước ASEAN rất đặc sắc và có sức thu hút mạnh mẽ. Các nhà tổ chức đã chú trọng việc khai thác một cách triệt để các thế mạnh, các nét độc đáo của khu vực nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch mang phong cách riêng biệt. Ngoài ra họ cũng chú trọng đến việc đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng, cơ cở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch làm phong phú thêm các loại hình sản phẩm du lịch, 23
- đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch. Điều này đã thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến với ASEAN và cũng tạo nên dòng khách du lịch trong nội bộ khu vực. Khách đến du lịch ASEAN chủ yếu để thưởng thức các tài nguyên thiên nhiên còn hoang sơ và các nét văn hoá riêng biệt đặc sắc của khu vực. Ngoài ra thị trường du lịch ASEAN cũng rất thành công trong việc kích thích tiêu dùng của khách du lịch nhờ có hệ thống sản phẩm phong phú, tương đối chất lượng và giá rẻ, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Một trong những điểm nổi bật mà hầu hết các nước ASEAN đã thực hiện là việc tổ chức “Năm du lịch” riêng của mình như: (Thái Lan là nước đầu tiên tổ chức “Năm du lịch” vào năm 1987. Sau đó tổ chức chương trình “Amazing Thailand” năm 1998, 1999, 2000 , Philippines phát động “Lễ hội Philippines” và chiến lược thu hút người Philippines thế hệ thứ 3, thứ 4 đang ở nước ngoài “ Tìm về cội nguồn”, Inđônêsia khởi xướng “Năm du lịch Indonesia” năm 1991 và lấy thập kỷ 90 làm “Thập kỷ du lịch Indonesia”, năm 1999 có chiến dịch “Kỳ diệu Indonesia” với nhiều chương trình khuyến mại và giảm giá hấp dẫn, Campuchia có dự án Ariston Sihanouville và chương trình du lịch Angkor với lễ hội Ramayana tại khu vực này vào năm 2000. Việt Nam phát động lần đầu “Năm du lịch” vào năm 1990 và năm 2000 thực hiện chương trình “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Khái niệm này được đưa ra nhằm tập trung vào việc giới thiệu rộng rãi những điểm du lịch, đồng thời nêu bật bản sắc văn hoá, lịch sử và nghệ thuật của mỗi quốc gia. Hiện nay toàn khu vực ASEAN đã và đang xúc tiến nhiều chương trình du lịch chung như “ASEAN tầm nhìn thế kỷ” hay “Năm du lịch ASEAN 2002”; để thực hiện các chương trình này các nước ASEAN đã xây dựng rất nhiều kế hoạch hợp tác chặt chẽ, xúc tiến hoạt động tuyên truyền quảng bá cho cả khu vực nhằm giới thiệu ASEAN như một vùng du lịch thống nhất với bạn bè thế giới. Trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên du lịch sẵn có cả về tự nhiên lẫn nhân văn, các nước ASEAN có rất nhiều loại hình sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn, các loại hình sản phẩm đáng kể nhất là : - Du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc và nghệ thuật 24
- - Du lịch biển, nghiên cứu sinh vật vùng rừng nhiệt đới, các khu bảo tồn tự nhiên - Du lịch văn hoá, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dân tộc, bộ tộc - Du lịch lễ hội, tìm hiểu về sinh hoạt tâm linh của các dân tộc - Du lịch thể thao, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, an dưỡng chữa bệnh 2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước ASEAN Nhờ biết tận dụng khai thác những thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, cũng như xây dựng được những chiến lược phát triển du lịch hợp lý mà nhiều nước trong khu vực đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động du lịch, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đưa tới sự phồn vinh của đất nước. Thực tiễn phát triển cũng như thành công trong hoạt động du lịch của các nước trong khu vực có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể học hỏi: - Nhận thức đúng vị trí du lịch trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, chú trọng khai thác các tiềm năng du lịch trong nước (đặc biệt là các tiềm năng tự nhiên và văn hoá). - Mạnh dạn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc, vận tải, khách sạn, khu giải trí theo tiêu chuẩn quốc tế. - Xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng và hấp dẫn lôi cuốn du khách. - Chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền, quảng bá về du lịch, xem đó là một phần trong chiến lược tổng thể kinh doanh du lịch. - Xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viến làm việc có trình độ cao cho lĩnh vực du lịch. - Phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cường bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường xã hội của du lịch. CHƯƠNG II TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG 25
- CỦA NGÀNH DU LỊCH SAU DỊCH BỆNH SARS I. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam Đất nước Việt Nam với diện tích 363.000 km2 nằm án ngữ ở cửa ngõ bán đảo Đông Dương, là một đầu mối giao thương quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển hết sức sôi động. Là một nước nằm ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới, Việt Nam đã được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp và đa dạng về giá trị sinh thái tự nhiên. Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, con người Việt Nam qua bao thế hệ đã dày công xây dựng nên một nền văn hoá đặc sắc, đa dạng và mang những nét bản sắc riêng có. Việt Nam hiện cũng đang được xem là một đất nước của những di sản với sự hiện diện của 6 di sản thiên nhiên và văn hoá được Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới, bao gồm Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hóa phi vật thể). Chính bởi vậy, Việt Nam đang được đánh giá là một nước có tiềm năng du lịch lớn trong phạm vi khu vực cũng như trên thế giới. 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Với điều kiện địa lý tự nhiên sẵn có đã tạo cho Việt Nam những tiềm năng du lịch dồi dào về du lịch biển, rừng, vùng núi cao, hang động. Hầu như ở bất cứ địa phương nào trên lãnh thổ Việt Nam, du khách đều có thể chiêm ngưỡng và hoà mình vào những cảnh quan tự nhiên mang nhiều nét đẹp độc đáo và đặc sắc. Việt Nam là đất nước của biển cả với chiều dài bờ biển 3.260 km, dài hơn cả chiều dài của đất nước. Trên suốt chiều dài đó có tới 20 bãi tắm nổi tiếng, ở phía Bắc có Trà Cổ, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, phía Nam có các vùng biển ấm áp và tràn ngập ánh mặt trời quanh năm như biển Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên. Các bãi biển có độ dốc tương đối thoải với cảnh quan đẹp là nơi lý tưởng để du khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Đặc biệt vùng biển Hạ Long không chỉ là một bãi tắm đẹp mà còn là một kỳ quan thiên nhiên. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994, Hạ Long đã trở thành một niềm tự hào không chỉ của người dân địa phương mà còn của cả nước Việt Nam. Nước biển Hạ Long trong 26
- xanh màu ngọc bích, mặt nước phẳng lặng, ít có sóng lớn. Trên vùng biển rộng khoảng 1.500km2 có tới hàng ngàn đảo đá quần tụ với nhiều dáng vẻ khác nhau trông hết sức đặc sắc, trong lòng các đảo đá còn là những hang động kỳ thú. Hạ Long luôn lôi cuốn, hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa duyên dáng, thơ mộng của mình, và đã góp phần giới thiệu cảnh đẹp Việt Nam nói chung với thế giới. Là một đất nước nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng dấp ôn đới như Sapa, Tam Đảo, Bạch Mã, Đà Lạt Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Đã biết đến Sapa trong mây qua tác phẩm của nhà nhiếp ảnh lão thành Võ An Ninh, đến Sapa là du khách còn đến với những phiên chợ tình, đến với tiếng khèn gọi bạn mang đậm chất men nồng, là còn đến với đặc sản thổ cẩm của địa phương. Du khách cũng có thể tới Đà Lạt - một thành phố nghỉ mát lý tưởng trong sương với những rừng thông, thác nước và rực rỡ hoa tươi, được đắm mình trong âm hưởng trầm hùng, tha thiết của tiếng đàn T’rưng và cồng chiêng Tây Nguyên. Ngoài những điểm nghỉ mát vùng núi, Việt Nam còn có những khu quốc gia nổi tiếng với với những bộ sưu tập phong phú về các loại động thực vật nhiệt đới như rừng quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn quốc gia Pù Mát, rừng quốc gia Côn Đảo Khu vực phía Nam còn tập trung những vùng tràm chim và sân chim nổi tiếng. Sân chim Minh Hải có tới hơn 80 loài chim, vùng tràm chim Tam Nông (Đồng Tháp) nơi có chim sếu đầu đỏ sinh sống, tại đây đã hình thành một trung tâm thông tin về chim sếu do Ngân quỹ bảo vệ chim Quốc tế ở Bơ Rên (Đức) tài trợ Việt Nam còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng một nguồn nước khoáng thiên nhiên phong phú và quý giá: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối khoáng Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Dục Mỹ (Nha Trang), Kim Bôi (Hoà Bình) Những vùng nước khoáng này đã trở thành những địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều du khách ưa chuộng. Bên cạnh Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, mới đây vào tháng 7/2003, Việt Nam đã có thêm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO tiếp tục công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm một quần thể hang động phong phú, kỳ vĩ và một khu rừng nhiệt đới nguyên sinh trên 27
- núi đá vôi với độ che phủ trên 95%, là nơi hội tụ của nhiều loài động thực vật của ba miền Bắc - Trung - Nam. Phong Nha vừa mang dáng dấp của danh thắng Hạ Long tuyệt mỹ, hình ảnh của vườn quốc gia Cúc Phương hùng vĩ, lại mang tính huyền bí của thiên nhiên với sự muôn màu muôn vẻ của hệ thống hang động vùng núi đá vôi. Quần thể hang động ở đây được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất thế giới với các đặc trưng có sông ngầm dài nhất, các hang có chiều cao và rộng nhất, các bãi cát trong hang dài nhất và có thạch nhũ đẹp nhất. Với 20 hang động có tổng chiều dài trên 70 km, đây có thể coi là thiên đường cho bộ môn hang động học và du lịch hang động. Phong Nha - Kẻ Bàng còn có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000 m hiểm trở chưa có vết chân người (Co Rilata - 1.128m, Co Preu - 1.213m ), xen kẽ ở giữa là những thung lũng phù hợp cho du lịch sinh thái. Với dãy núi đá vôi trùng trùng điệp điệp, những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn với khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng, những dòng sông nước chảy trong vắt như sông Chày, sông Troóc, với hệ thống hang động đẹp vào loại bậc nhất thế giới đã tạo cho Phong Nha - Kẻ Bàng một tiềm năng du lịch độc đáo và hấp dẫn. Với tiềm năng đa dạng sinh học cao trên một địa hình Karst là hiện trường hấp dẫn đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước và là nơi rất thích hợp cho du lịch thám hiểm. Trong tương lai không xa, đây sẽ là điểm du lịch lý tưởng đầy hứa hẹn với du khách trong nước và quốc tế. Giờ đây, cùng với Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ là một điểm du lịch gây ấn tượng mạnh với du khách, góp phần mời gọi khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam . Trên đây là một số nét chính về tài nguyên du lịch tự nhiên của Việt Nam, là cơ sở phong phú và thuận lợi để khai thác phục vụ cho sự phát triển du lịch Việt Nam. 2. Tài nguyên du lịch nhân văn Để làm nên giá trị và bản sắc của một điểm đến du lịch thì bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, tất yếu đòi hỏi phải có được nguồn tài nguyên du lịch nhân văn - đó là tổng hợp những giá trị văn hoá - lịch sử - con người được tạo nên bởi một quá trình lịch sử phát triển và kế thừa cho tới ngày nay. Điều đó góp phần quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn của một điểm đến đối với du khách. 28
- Bên cạnh thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng tài nguyên tài nguyên văn hoá phong phú. Trải qua hơn 4.000 năm lịch sử, dân tộc ta đã định hình nên một đất nước Việt Nam có bề dày lịch sử và văn hoá với hàng ngàn được xếp hạng cùng hàng vạn thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng (đình, đền, lăng, miếu, chùa, nhà thờ, thánh thất ) tạo nên một Việt Nam nơi nào cũng phảng phất khí thiêng sông núi, lung linh những giá trị lịch sử, giá trị nhân văn đặc thù. Bên cạnh đó, cả ba miền đất nước còn có hàng trăm lễ hội dân gian được tổ chức định kỳ góp phần tạo nên sức sống, linh hồn cho các di tích, các địa danh với nhiều màu sắc khác nhau về văn hoá - lịch sử địa phương, văn hoá tâm linh. Chúng thường gắn với những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của dân tộc Mường, múa xoè, ném còn của dân tộc Thái, hát Si, Lượn, Then của các dân tộc Tày, Nùng, lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của các dân tộc người Tây Nguyên Đây là những di sản văn hoá - nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, là một dân tộc có truyền thống yêu thích văn học nghệ thuật, có nếp tư duy hình tượng năng khiếu thẩm mỹ, Việt Nam mang trong mình một vốn nghệ thuật dân tộc với nhiều loại hình phong phú như âm nhạc cổ truyền, múa dân gian, sân khấu truyền thống (tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước ), mỹ thuật truyền thống (hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc ) mà mỗi loại đều mang những màu sắc đặc trưng, đặc thù theo từng vùng, miền, địa phương, đặc biệt là vốn ngành nghề thủ công truyền thống rất phong phú, đa dạng và tinh xảo. Đây là những điểm có sức lôi cuốn rất lớn đối với các du khách, đặc biệt là các du khách nước ngoài. Họ luôn tỏ rõ sự thích thú, ngạc nhiên và khâm phục khi xem một vở rối nước, ngắm một bức tranh khảm trai, tham quan một ngôi chùa cổ Việt Nam với 54 dân tộc anh em thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau hầu như đại diện cho tất cả các ngữ hệ, các sắc tộc có mặt khắp vùng Đông Nam Á. Việt Nam có một vốn văn hoá tộc người rất phong phú với nhiều cộng đồng cư trú đan xen tập trung, phân bố rải rác khắp mọi miền và quan trọng nhất là vẫn giữ được đầy đủ nét nguyên sơ trong phong tục, tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, trong nếp sống vật chất tinh thần. Bởi vậy mà ở những vùng đất khác nhau, du khách có thể thưởng thức những phong tục tập quán riêng, nghe các thứ ngôn ngữ khác nhau, đón nhận những 29
- tình cảm và lòng mến khách được biểu thị theo nhiều cách khác nhau. Điều này luôn đem lại cho du khách những điều mới mẻ, những nét hấp dẫn riêng có. Đồng thời, ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam du khách cũng có thể thưởng thức những nét văn hoá ẩm thực phong phú, hấp dẫn, độc đáo theo từng vùng, miền, địa phương. Những giá trị văn hoá dặc sắc, phong phú của Việt Nam đã được thế giới thừa nhận. Lần lượt các di tích cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn đã dược UNESCO công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. Những địa điểm này hằng năm luôn thu hút một số lượng rất lớn các du khách của cả trong và ngoài nước. Mới đây nhất, vào đầu tháng 11/2003, UNESCO đã tiếp tục công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là Di sản văn hoá Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ sáu và là Di sản văn hoá phi vật thể đầu tiên của Việt Nam. Nó đã cho thấy đất nước Việt Nam chứa đựng trong lòng những giá trị văn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với bản thân Việt Nam mà còn với cả thế giới. Là một đất nước của những di sản, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng du lịch nhân văn để thu hút du khách đến với mình. Vấn đề là Việt Nam cần phải làm sao để khai thác tối đa những tiềm năng đó, phục vụ cho sự phát triển hiệu quả của ngành du lịch. 3. Nguồn lực con người Ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn thì vấn đề nguồn lực con người cũng đóng vai trò căn bản trong sự phát triển du lịch của một nước, bởi ngành du lịch là một ngành phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người so với các ngành kinh tế khác. Xét theo ý nghĩa đó, lực lượng lao động dồi dào ở nước ta cũng là một tiềm năng để phát triển du lịch. Theo số liệu thống kê qua các năm 1986, 1990, 1995 và 1999, tốc dộ tăng dân số và lực lượng lao động của nước ta khá cao và liên tục nên nguồn bổ sung vào đội ngũ lao động là rất lớn. Lực lượng lao động tăng bình quân trên 3%/năm, nguồn lao động rất dồi dào trong suốt cả quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đây là một thuận lợi nếu xét từ góc độ cung ứng lao động. Về cơ cấu độ tuổi, nhìn chung lực lượng lao động của nước ta dược xếp vào loại trẻ, 54% số người trong độ tuổi lao động là thanh niên (từ 16 đến 35 tuổi). Hàng năm có khoảng 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động, dự tính đến năm 2005 số lượng lao động trẻ sẽ là 30,4 30
- triệu người. Lực lượng lao động trẻ của Việt Nam có thuận lợi về sức khoẻ, tính năng động, sáng tạo, có trình độ văn hoá khá, có khả năng tiếp thu nắm bắt kỹ thuật - công nghệ, kiến thức kinh doanh tốt. Lực lượng lao động này ngoài ngành du lịch đang hoạt động trong các ngành sản xuất và dịch vụ khác của nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, thủ công truyền thống sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành du lịch, bởi du lịch là một ngành mang tính tổng hợp và liên ngành, nhu cầu của du khách được thoả mãn không chỉ bởi bản những sản phẩm đặc trưng của ngành du lịch mà mà còn bởi một tập hợp các loại sản phẩm, dịch vụ do các ngành khác cung ứng như dịch vụ thông tin liên lạc, sản phẩm mỹ nghệ, sản phẩm tiêu dùng Mặt khác, người Việt Nam có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, đó là những ưu thế nổi trội của nguồn lực con người nước ta. Những phẩm chất này khẳng định năng lực thí tuệ của người Việt Nam hoàn toàn có thể theo kịp tốc độ phát triển củat công nghệ hiện đại trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài, người lao động Việt Nam nhanh nhạy hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của UNDP, chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index) của Việt Nam có xu hướng gia tăng và cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 116 trên tổng số 174 nước (1993) lên vị trí 110/174 (1998), và năm 2002 chỉ số này là 102. Nước ta là một trong 10 nước có chỉ số xếp hạng về HDI cao hơn xếp hạng GDP/người trên 20 bậc, chứng tỏ Việt Nam đã cố gắng gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, quan tâm đến các yếu tố sức khoẻ, y tế, giáo dục , nỗ lực cải thiệnvà nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Bên cạnh đó, không thể không xét đến những phẩm chất đạo đức - tinh thần khi đánh giá chất lượng nguồn lực con người của Việt Nam, đặc biệt là nhìn từ góc độ du lịch. Qua thực tế giao tiếp, không ai phủ nhận được đất nước Việt Nam, con người Việt Nam nói chung có truyền thống hiếu khách, biết yêu thương tôn trọng con người, chuộng hoà bình, coi trọng đạo lý, nặng nghĩa tình Những phẩm chất, giá trị đó đã được hun đúc và hình thành qua cả một cả quá trình lịch sử để đến ngày hôm nay trở thành những nhân tố tích cực thúc đẩy và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Những khách du lịch quốc tế sau khi đến 31
- với Việt Nam đều thừa nhận họ đặc biệt ấn tượng với tình cảm, thái độ trân trọng, hiếu khách của người Việt Nam; lưu giữ trong ký ức của họ là hình ảnh nụ cười thân thiện của người Việt Nam mà họ luôn bắt gặp trên khắp mọi miền. Tất nhiên, chất lượng nguồn lực con người Việt Nam thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nói chung và của ngành du lịch nói riêng, nhưng với những phẩm chất tích cực của mình, nguồn lực con người rõ ràng là một tiềm năng đầy hứa hẹn, và hoàn toàn có cơ sở để tin rằng đây là nhân tố chính để thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển đạt hiệu quả cao trong thời kỳ mới. Vấn đề đặt ra là Nhà nước cũng như ngành du lịch phải có những chính sách, chương trình thiết thực và cụ thể trong việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khi mà vấn đề chất lượng đã trở thành tiêu chí đầu tiên cần thiết trong xu hướng phát triển hiện nay của toàn thế giới. 4. Nguồn lực bên ngoài Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, bất kỳ một nền kinh tế, một ngành kinh tế nào đều không thể phát triển đi lên nếu chỉ dựa vào những nguồn lực nội tại. Đương nhiên ngành du lịch cũng không là một ngoại lệ. Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam phát triển một mặt dựa trên cơ sở những nguồn tài nguyên, nguồn lực tự thân, đồng thời hướng ra thị trường thế giới, trên cơ sở đó cố gắng tranh thủ thu hút và tận dụng những nguồn lực bên ngoài, hướng chúng vào phục vụ cho sự phát triển của ngành. 4.1. Yếu tố thị trường Bảng 2: Lượng khách du lịch quốc tế năm 2001 và dự báo đến năm 2020 Tỷ lệ tăng trưởng Thị phần Dự báo trung (%) 2001 bình năm (%) 1995- 2010 2020 2001 2020 2020 32
- Thế giới 692,7 1.006,4 1.561,1 4,1 100 100 Châu Phi 28,2 47,0 77,3 5,5 4,2 5,0 Châu Mỹ 120,8 190,4 282,3 3,9 17,4 18,1 ĐA-TBD 115,1 195,2 397,2 6,5 16,6 25,4 Châu Âu 400,3 527,3 717,0 3,0 57,8 45,9 Trung Đông 22,5 35,9 68,5 7,1 3,2 4,4 Nam Á 5,7 10,6 18,8 6,2 0,8 1,2 Nội vùng 464,1 790,9 1.183,3 3,8 82,1 75,8 Đường dài 101,3 215,5 377,9 5,4 17,9 24,2 Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) Việc hướng ra và khai thác thị trường khách du lịch thế giới chính là nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế của du lịch Việt Nam. Để phấn đấu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, song song với việc chú trọng đẩy mạnh du lịch nội địa, ngành du lịch Việt Nam phải tập trung thu hút khách du lịch quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, tăng thu ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm và góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với thế giới. Theo số liệu thống kê của WTO, năm 2001 tổng số khách du lịch quốc tế đạt 692,7 triệu lượt người. Trong bản đánh giá và dự báo dài hạn “Du lịch: Tầm nhìn 2020”, WTO đã đưa ra dự báo: đến năm 2010 tổng số khách du lịch quốc tế sẽ đạt 1.006,4 triệu lượt người, và sẽ đạt 1.561,1 triệu lượt vào năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 4,1%/năm. Trong đó khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5%/năm, chiếm 25,4% thị phần khách du lịch của thế giới. Nằm trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương phát triển sôi động, du lịch Việt Nam có nhiều thuận lợi để trở thành một thị trường nhận khách đạt quy mô khá, nâng cao thị phần của mình so với các nước trong khu vực. Nhưng năm vừa qua, thị trường gửi khách truyền thống của Việt Nam là các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, các nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á và các nước nội khối ASEAN. Tuy nhiên tỷ lệ khách đến Việt Nam so với số lượng khách từ các thị trường này đi du lịch nước ngoài còn rất thấp. Trong năm 2002, trong tổng số 17 triệu khách du lịch ASEAN đi du lịch nội vùng thì lượng khách đến Việt Nam chỉ là 270 nghìn 33
- lượt người, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 1,6%. Thực tế trên cho thấy du lịch Việt Nam còn hạn chế trong việc thu hút du khách nhưng đồng thời cũng cho thấy đấy còn là tiềm năng, cơ hội cho du lịch Việt Nam khai thác các thị trường trọng điểm, gia tăng thị phần của mình so với khu vực. 4.2. Đầu tư nước ngoài Hiện nay nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch rất cao, trong đó việc huy động vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất yếu và có ý nghĩ hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai của ngành. Trong các nguồn vốn bên ngoài thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò chủ đạo. FDI không chỉ đưa vốn vào mà đi kèm với vốn là cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyêt kinh doanh, năng lực Marketing; hơn nữa, FDI không làm phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn đầu tư. Thực tế thời gian qua đã cho thấy FDI giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch. Tính đến hết năm 2002 đã có hơn 272 dự án FDI đầu tư vào ngành du lịch với tổng số vốn đăng ký trên 8,17 tỷ USD trong các lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ mát, các dịch vụ bổ trợ Các dự án này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho trên 17.000 lao động, chiếm trên 11,5% lực lượng lao động toàn ngành, đã tăng đóng góp cho Ngân sách nhà nước, năm 2000 đạt 25,73 triệu USD. FDI trong lĩnh vực du lịch cũng đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao năng lực quản lý cũng như đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động và nhiệt tình trong công việc. Đầu tư cho du lịch là đầu tư cho phát triển nhằm nâng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong hoàn cảnh nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch còn hạn chế, những đóng góp của nguồn vốn FDI mang ý nghĩ hết sức tích cực. Do vậy, nếu tạo ra được môi trường kinh doanh hấp dẫn, xây dựng được những chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, từ đó sự gia tăng về nguồn vốn FDI sẽ đóng vai trò là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam . 4.3. Hội nhập và hợp tác quốc tế 34
- Là một ngành kinh doanh mang tính chất hướng mở và đồng thời do nhu cầu phát triển, vấn đề hợp tác với các tổ chức bên ngoài là một đòi hỏi tất yếu đối với ngành du lịch. Trong những năm qua, Việt Nam và ngành du lịch nói riêng đã tham gia một cách chủ động, mạnh mẽ và tích cực vào hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch, chủ trương đẩy mạnh hợp tác theo cả hai hình thức song phương và đa phương. Ở cấp Chính phủ, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác song phương về du lịch với 15 nước, là cơ sở quan trọng góp phần tích cực củng cố quan hệ toàn diện, tạo cơ sở pháp lý đẩy mạnh hợp tác du lịch ở các cấp, tạo điều kiện cho các đơn vị du lịch Việt Nam đẩy mạnh hợp tác làm ăn với với các đối tác trong khu vực và các thị trường trọng điểm. Song song với hợp tác song phương, hợp tác đa phương về du lịch cũng được đẩy mạnh. Việt Nam đã tham gia hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch ASEAN, là thành viên của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội du lịch các nước Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) Việc phát triển một mạng lưới hợp tác quốc tế chặt chẽ và đa dạng thời gian qua đã mang lại cho ngành du lịch Việt Nam sự hỗ trợ quan trọng trên nhiều mặt: nghiên cứu và khai thác thị trường, trao đổi thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao, quy hoạch chiến lược, hỗ trợ phát triển Việc hợp tác quốc tế chặt chẽ đóng vai trò là chiếc cầu nối quan trọng cho du lịch Việt Nam bước ra khu vực và thế giới, là một ngoại lực không thể thiếu trong suốt quá trình phát triển. Nhận thức dược tầm quan trọng, Việt Nam một mặt phải khai thác tối đa và hiệu quả nguồn lực đó, mặt khác phải củng cố, mở rộng và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với bên ngoài. II. Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ tiền SARs 1. Tổng quan chung Nghị định 26/CP ngày 9/7/1960 về việc thành lập Công ty du lịch Việt Nam là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Song do hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, hoạt động du lịch của nước ta một thời gian khá dài chủ yếu làm chức năng phục vụ, nói đúng ra là ngành “bao cấp của bao cấp”. Suốt cả thời kỳ từ năm 1960 đến những năm cuối thập kỷ 80, Tổ chức du lịch Việt Nam chủ yếu là phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch chiếm một tỷ lệ 35
- không đáng kể. Mặt khác, cơ cấu bộ máy cũng thiếu ổn định: Tổng cục Du lịch mãi tới 1979 mới được thành lập, sau đó lại bị tách ra nhập vào với các Bộ khác. Chính bởi vậy, hoạt động du lịch trong thời kỳ này thiếu một đề án thống nhất, thiếu những định hướng chiến lược, thiếu đầu tư dài hạn cũng như những công trình nghiên cứu quy hoạch mang tính tổng thể. Kết quả 30 năm hoạt động (1960 - 1990) thu được rất hạn chế so với tiềm năng du lịch to lớn và phong phú của nước ta, hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại hầu như không đáng kể. Từ khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới, hoạt động du lịch cũng đã bắt đầu thay đổi. Sự biến động chính trị ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu đã làm thay đổi thành phần cơ cấu dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách du lịch theo những Nghị định thư được ký kết theo giá bao cấp không còn nữa. Du lịch Việt Nam bước sang thời kỳ mới: thời kỳ hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Thời kỳ phát triển mới được đánh dấu mở đầu với sự ra đời của chương trình “Năm du lịch Việt Nam 1990”. Mặc dù Năm du lịch Việt Nam 1990 không đạt kết quả như mong muốn bởi không có tổ chức bảo đảm (lúc đó du lịch có quyết định nhập vào Bộ Văn hoá), nhưng đây được xem như là bước chuyển mình đầu tiên của du lịch Việt Nam, bắt đầu cho thời kỳ phát triển mới. Thực tế, 13 năm phát triển chưa phải gọi là dài nhưng hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam đã đạt được những bước phát triển khá mạnh mẽ cả về lượng và chất. Về số lượng khách, từ năm 1990 đến năm 2002, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng hơn 10, năm lần từ 250.000 lên 2,63 triệu lượt người; khách du lịch nội địa tăng 8,7 lần từ 1,5 triệu lên 13 triệu lượt. Thu nhập xã hội từ du lịch tăng nhanh, năm 2002 đạt 23.500 tỷ đồng gấp 10,8 lần so với năm 1991. Hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho khoảng 22 vạn lao động trực tiếp và trên 33 vạn lao động gián tiếp. Nếu trước đây phải mất 34 năm Việt Nam mới đón được người khách quốc tế thứ 1 triệu vào năm 1994 thì giờ chỉ cần 6 năm, đến năm 2000, nước ta đã đón người khách quốc tế thứ 2 triệu; dự đoán, đến năm 2004, Việt Nam chắc chắn sẽ đón lượt khách thứ 3 triệu. Tính mức thu bình quân từ mỗi du khách là 500 USD (trong khi mức thu bình quân của thế giới là 750 USD, của Australia là 2.200 USD, của 36
- Singapore là 1.300 USD ), tổng thu ngoại tệ năm 2002 là 1,315 tỷ USD, cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực của nước ta. Cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt hơn 14%, số lượng và chất lượng các khách sạn tăng đều qua các năm. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt kết quả tốt với 292 dự án FDI có tổng số vốn đăng ký trên 8,32 tỷ USD tính đến hết năm 2002. Công tác quy hoạch được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là về những năm sau này: tiến hành quy hoạch tổng thể với 3 vùng du lịch chính với những chỉ tiêu và sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng, gồm Vùng du lịch Bắc Bộ (sản phẩm đặc trưng là du lịch văn hoá kết hợp với tham quan, nghiên cứu), Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh), Vùng du lịch Nam Trung Bộ Và Nam Bộ (du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch biển và núi, du lịch sinh thái Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long), đồng thời cũng đã sắp xếp, quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm nhằm tập trung thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác quốc tế về du lịch được chú trọng và mở rộng. Việt Nam hiện đã ký kết 15 Hiệp định hợp tác du lịch song phương, nhiều doanh ngiệp du lịch Việt Nam tham gia với tư cách thành viên vào các tổ chức, Hiệp hội quốc tế như PATA, JATA, ASTA, ASEANTA ; hiện có hơn 100 hãng lữ hành đủ điều kiện tham gia kinh doanh lữ hành quốc tế đã thiết lập mối quan hệ làm ăn với hơn 1.000 hãng du lịch của trên 50 nước Việc mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch đã đóng góp tích cực trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hình thành và củng cố môi trường cho nền kinh tế mở của đất nước . Nhờ đó, vai trò và vị trí của ngành du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước đã dần được khẳng định, vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch khu vực và thế giới ngày càng được nâng cao. Ngành cũng đã bắt đầu chú trọng tới việc định hướng phát triển theo chiều sâu. Năm 1999 Pháp lệnh Du lịch chính thức được ban hành, tạo ra một bộ khung pháp lý làm cơ sở cho hoạt động của ngành. Năm 1998 Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch (CTHĐQGDL) đã được xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 37
- chính thức bắt đầu triển khai vào tháng 4/1999 và triển khai một cách tập trung vào năm 2000. Sau gần 4 năm thực hiện, CTHĐQGDL đã đạt hiệu quả về nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế. Chương trình đã thực sự trở thành động lực cho sự phát triển của ngành. Trong thời kỳ này cũng phải kể tới hai thời điểm khó khăn của du lịch Việt Nam : đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001. Hai sự kiện nói trên đã tác động đến công việc kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Năm 1998 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm 13,3 % sau 8 năm tăng trưởng liên tục. Nhưng nhờ nỗ lực của toàn ngành, sang năm sau (1999) lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trưởng trở lại và tiếp tục duy trì tăng trưởng cho đến hết năm 2002. 2. Số lượng và cơ cấu khách du lịch Kể từ khi ngành du lịch phát động chương trình Năm du lịch Việt Nam 1990 đến hết năm 2002, có thể nói thành công lớn nhất của ngành là đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng khách du lịch, cả khách quốc tế lẫn khách trong nước. Biểu đồ 1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1990-2002 (đơn vị: nghìn lượt người) 38
- L−îng kh¸ch quèc tÕ ®Õn ViÖt Nam (1990 - 2002) 3000 2627 2500 2330 2140 ît) − 2000 1716 1782 1607 1520 1500 1351 1018 1000 îng kh¸ch ( ngh×n l 670 − L 440 500 250 300 0 6 97 98 1990 1991 1992 1993 1994 1995 199 19 19 1999 2000 2001 2002 N¨m Nguồn: Tổng cục Du lịch Nếu như năm 1990 số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mới chỉ đạt ở mức 250.000 lượt người thì đến năm 2002, con số này đã là 2,63 triệu lượt, tăng hơn 10,5 lần. Thời kỳ này có hai cột mốc đáng chú ý là năm 1994, lần đầu tiên số lượng khách quốc tế đạt ngưỡng 1 triệu người (số chính xác: 1.018.000 lượt người), và năm 2000, du lịch Việt Nam đạt ngưỡng 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế (số chính xác: 2.140.100 lượt người). Khoảng thời gian 6 năm để tăng thêm 1 triệu lượt khách mỗi năm so với khoảng thời gian 34 năm để đạt con số 1 triệu người khách trong một năm là một con số đầy ấn tượng cho thấy bước tiến nhanh chóng của du lịch Việt Nam so với thời kỳ trước kia. Bảng 3: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990 -2002 39
- Lượng Lượng Tăng so khách khách Tăng so năm Năm QT Năm QT năm trước trước (nghìn (nghìn (%) (%) lượt) lượt) 1990 250 - 1997 1.716 6,7 1991 360 20,0 1998 1.520 -13,3 1992 440 47,0 1999 1.782 17,2 1993 670 52,0 2000 2.140 20,1 1994 1.018 52,0 2001 2.330 8,8 1995 1.351 33,0 2002 2.630 12,8 1996 1.607 18,9 Nguồn: Tổng cục Du lịch Trong thời kỳ này, 6 năm đầu (1990 - 1995) là khoảng thời gian có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế cao nhất, trung bình tăng 41% mỗi năm. Năm 1991 số khách quốc tế là 300.000 lượt người, tăng 20% so với năm 1990. Cũng so với năm trước, năm 1992 đạt 440.000 lượt khách (tăng 47%), năm 1993 đạt 670.000 lượt (tăng 52%), năm 1994 đạt 1.018.000 lượt (tăng 52%) và năm 1995 đạt 1.351.000 lượt (tăng33%). Xét về mặt tương đối, những chỉ số ở mức rất cao trên đây cho thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của lượng khách quốc tế trong khoảng thời gian này. Nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì con số khách thực tăng qua mỗi năm là còn rất khiêm tốn, chỉ từ khoảng 2 đến 3 trăm nghìn lượt người, hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng to lớn của ngành du lịch. Điều này có thể lí giải bởi ngành du lịch nước ta cùng với toàn bộ nền kinh tế vừa mới bước vào hội nhập, còn rất nhiều khó khăn cũng như hạn chế, quy mô xuất phát điểm còn thấp. Xét từ góc độ này thì những con số trên đây là rất ấn tượng, nó đánh dấu thành công bước đầu và đồng thời cho thấy sự chuyển mình nhanh chóng của ngành du lịch nước nhà. Những năm sau, từ năm 1996 tốc độ tăng trưởng khách quốc tế bắt đầu giảm xuống. Đặc biệt, năm 1998 tốc độ tăng trưởng đạt mức âm, giảm 13,3% (tương đương 196.000 lượt người) so với năm 1997, do kinh tế Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung đang bị tác động nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á diễn ra vào năm 1997. Nhưng sang đến năm 1999, tình hình kinh doanh của ngành đã phục hồi, số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng trở lại và duy trì mức tăng trưởng đều đặn qua các năm sau, đạt 40
- 2,63 triệu lượt khách vào năm 2002, mặc dù trong thời gian đó ngành du lịch thế giới nói chung khá điêu đứng do vụ khủng bố nước Mỹ tháng 9/2001. Cũng phải nói rằng, dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng vốn có. Bởi qua thực tế phát triển du lịch ở các nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Singapore thì Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút mỗi năm một số lượng khách quốc tế cao hơn nhiều so với hiện nay. Singapore là một quốc gia nhỏ bé với hơn 4 triệu dân nhưng mỗi năm họ thu hút gần 8 triệu lượt khách quốc tế. Nhưng nếu như 10 năm trước đây, lượng khách quốc tế vào Việt Nam chỉ bằng 1/40 của Singapore và Thái Lan, 1/10 của Philipine thì hiện nay khoảng cách ấy đã được rút ngắn đi 10 lần, đặc biệt là gần đuổi kịp Philippines. Đây là một thành tựu rất đáng ghi nhận của du lịch Việt Nam. Biểu đồ 2: Cơ cấu khách quốc tế chia theo phương tiện đến (1993 - 2002) 2000 1800 1900 1800 1540 1600 1700 1600 1400 1500 1294 ît) 1400 − 1300 1207 1200 1200 1113 1034 1100 1022 1000 941 940 1000 874 900 800 800 771 700 751 779 îng Kh¸ch (ngh×n l 602 600 − 600 550 L 572 500 489 506 400 400 300 285 309 200 256 200 123 162 157 188 100 20.4 47 131 45.9 35 31 0 30.6 33 22 0 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 N¨m §−êng bé §−êng biÓn Hμng kh«ng Nguồn: Tổng cục Du lịch 41
- Trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời kỳ này, nếu xét theo phương tiện đến thì có thể thấy rõ lượng khách đến bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ bình quân hằng năm từ năm 1993 đến năm 2002 là 67,2% (xem biểu đồ). Đặc biệt là trong ba năm 1993, 1994, 1995 khách đến theo đường hàng không chiếm tỷ trọng rất cao, lần lượt là 90%, 92,4% và 89,3% (con số cụ thể là 602.000, 941.000 và 1.207.000 lượt người). Các năm tiếp theo, tỷ trọng này có giảm đi nhưng vẫn luôn cố định ở mức trên 50%, năm thấp nhất là năm 2000: 52% (1.113.000 lượt khách). Khách đến bằng đường bộ và đường biển tăng dần qua các năm, tương ứng với sự giảm dần của khách đường hàng không, trong đó lượng khách đến theo đường bộ cao hơn so với đường biển và khoảng cách này đang có xu hướng dãn ra. Nếu như năm 1993 tỷ lệ giữa khách đường bộ và khách đường biển là 95% (33.335/35.000) thì sang năm 1994 con số này là 150% (46.522/31.015) và lên tới 564,5% (122.752/21.754) trong năm 1995. Qua các năm tiếp theo con số này lần lượt là 312,4% (1996), 418,6% (1997), 311,3% (1998), 304% (1999), 494% (2000), 263,9% (2001), 252% (2002). Có sự chênh lệch này là do du lịch bằng đường biển ở nước ta còn ở quy mô nhỏ, chưa thực sự phát triển, mặt khác, trong mấy năm trở lại đây, dòng khách từ các quốc gia lân cận có chung đường biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia và Thái Lan có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Biểu đồ 3 : Cơ cấu khách quốc tế chia theo mục đích đến(1999 - 2002) 1600 1461 1400 1225 1200 1138 ît) − 1000 838 Du lÞch 800 C«ng viÖc 600 492 446 Th¨m th©n nh©n 400 395 431 337 390 Môc ®Ých kh¸c 400 266 341 320 291 îng kh¸ch (ngh×n l 182 − 200 L 0 1999 2000 2001 2002 N¨m 42
- Nguồn: Tổng cục Du lịch Nếu chia theo mục đích chính thì lượng khách đi du lịch, nghỉ ngơi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2000 lượng khách quốc tế đến với mục đích du lịch, nghỉ ngơi là 1.138.200 lượt (chiếm 48,9%), năm 2002 là 1.460.546 (chiếm 55,6%), trong khi dòng khách đến với mục đích công việc và các mục đích khác tăng đều nhưng chậm và chưa vượt ngưỡng 500.000 lượt. Trong vòng 4 năm trở lại đây (1999 - 2002), bình quân mỗi năm lượng du khách đến với mục đích du lịch, nghỉ ngơi tăng 25,6% cho thấy Việt Nam đang có xu hướng trở thành điểm đến ưa thích của khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, tỷ lệ khách đi du lịch chỉ xấp xỉ ở mức 50% như hiện nay cho thấy Việt Nam vẫn chưa thực sự là một địa điểm du lịch hấp dẫn và ưa thích đối với khách du lịch quốc tế. Đây là một thực tế mà ngành du lịch cần phải nhìn nhận bởi trong cơ cấu khách quốc tế thì khách đi du lịch là bộ phận quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh du lịch của nước đến. Đây là bộ phận có mức chi tiêu cao nhất, nó quyết định đến khả năng tăng doanh thu của ngành trong điều kiện lượng khách không đổi. Nếu Việt Nam phát triển được tối đa bộ phận khách này thì lượng ngoại tệ thu về sẽ là rất lớn, hiệu quả kinh tế sẽ được nâng lên rất nhiều. Bảng 4: Khách du lịch nội địa Việt Nam thời kỳ 1996 - 2002 Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Khách du lịch nội 7,3 8,5 9,6 10,0 11,2 12,3 địa (triệu lượt) Tăng so với năm - 0,8 1,1 0,4 1,2 1,1 trước(triệu lượt) Tỷ lệ tăng (%) 11 12,9 4,2 12,0 9,8 Nguồn: Tổng cục Du lịch Bước sang thập niên 90, cùng với chính sách mở cửa và chủ động hội nhập quốc tế của đất nước, bên cạnh dòng khách du lịch nước ngoài, số lượng Việt kiều về thăm quê hương ngày càng tăng. Năm 1991, số lượng khách Việt kiều là 42.560 lượt người thì đến năm sau, lượng khách Việt kiều đã đạt 430.994 lượt người, tăng hơn 10 lần. Tính bình quân từ năm 1991 đến năm 2002 tỷ lệ Việt kiều về nước trong tổng số khách vào Việt Nam chiếm 16,8%. Bên cạnh mục đích về thăm quê hương, rất nhiều Việt kiều về nước nhằm mục đích tìm kiếm cơ hội đầu tư làm ăn, phục vụ cho sự phát 43
- triển kinh tế của đất nước. Như vậy, trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam , dòng khách Việt kiều tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại mang nhiều ý nghĩa hết sức tích cực. Ngoài khách du lịch quốc tế còn phải kể tới số lượng khách du lịch nội địa. Những năm vừa qua, lượng khách du lịch trong nước đã tăng trưởng rất mạnh mẽ. (xem bảng 4). Nếu như năm 1990 lượng khách nội địa mới chỉ đạt xấp xỉ 1 triệu lượt người thì đến năm 2002 đã đạt 13 triệu lượt, tăng 13 lần, tính ra trung bình mỗi năm lại tăng thêm 1 triệu lượt khách đi du lịch trong nước. Kết quả này ghi nhận sự thành công cũng như nỗ lực của ngành du lịch, bởi trong chiến lược phát triển của ngành đến năm 2010, việc thúc đẩy phát triển du lịch nội địa là một mục tiêu cơ bản, ngang tầm với mục tiêu phát triển du lịch quốc tế. Thực tế thời kỳ vừa qua cho thấy du lịch nội địa đã có sự tăng trưởng tuyệt đối về số lượng khách, đảm bảo được mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam. 3. Doanh thu và việc làm Bảng 5: Doanh thu du lịch giai đoạn 1990 - 2002 1990 1995 1999 2000 2001 2002 Doanh thu (tỷ 2.180 7.100 14.365 18.000 20.500 23.500 đồng) Mức tăng - 225,7 102,3 25,3 13,9 14,6 (%) Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2003 Trong thời kỳ vừa qua, cùng với sự gia tăng về số lượng khách đã kéo theo sự gia tăng về thu nhập và việc làm. Năm 1990 doanh thu du lịch mới chỉ đạt 2.180 tỷ đồng thì năm 1995 đã đạt 7.100 tỷ. Đặc biệt, kể từ khi triển khai CTHĐQG về du lịch vào năm 1999 đến nay, thu nhập xã hội từ du lịch đã đạt 18.000 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD) vào năm 2000, đạt 20.500 tỷ đồng (1,36 tỷ USD) năm 2001 và 23.500 tỷ đồng (1,44 tỷ USD) trong năm 2002. So với năm 1991, doanh thu năm 2002 đã tăng 10,8 lần. Giá trị xuất khẩu tại chỗ qua du lịch năm 2002 đạt 1,4 tỷ USD 44
- trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của cả nước là 16,7 tỷ USD. Cùng với sự gia tăng về doanh thu du lịch đã kéo theo mức đóng góp của ngành cho Ngân sách Nhà nước cũng tăng lên. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch cũng đã góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm mới. Ban đầu, lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch cả nước mới chỉ có 35.354 người vào năm 1992, 43.210 người năm 1993 thì đến nay đã có hơn 22 vạn lao động trực tiếp và trên 33 vạn lao động gián tiếp. Theo thống kê của WTO, cứ 1 lao động trực tiếp trong ngành du lịch thì sẽ kéo theo khoảng 1,7 lao động gián tiếp. Và như vậy, trong tương lai, với việc quy mô kinh doanh của ngành tăng lên sẽ có rất nhiều chỗ làm mới được tạo ra, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho xã hội. Biểu đồ 4: Đóng góp Ngân sách của ngành du lịch giai đoạn 1991-2002 Møc ®ãng gãp g©n s¸ch 1600 1560 1390 1400 1277 1200 1000 840 890 800 780 740 800 686 600 ®¬n vÞ: tû ®ång 400 400 229 200 96 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nguồn: Tổng cục Du lịch 4. Khai thác thị trường Bước vào thời điểm năm 1991, Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) cũng như các nước Đông Âu sụp đổ đã kéo theo sự gián đoạn trong quan hệ với Việt Nam, kèm theo đó là sự suy giảm đột ngột dòng khách đến từ các thị trường này vốn là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam. Từ thời điểm đó, đã bắt đầu sự thay đổi căn bản đối với du lịch Việt Nam về mặt thị trường gửi khách. 45
- Kể từ năm 1990 đến 1992, thị trường gửi khách chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh và các nước Tây Âu và thị trường khu vực ASEAN. Trong khoảng thời gian đầu từ 1990 đến 1992, thị trường gửi khách lớn nhất 46
- Bảng 6: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo một số thị trường lớn giai đoạn 1990 - 1992 Tổng Các thị trường gửi khách lớn khách Trung Quốc Nhật Bản Đài Loan Mỹ Anh Pháp quốc Năm tế Số Mức Số Mức Số Mức Số Mức Số Mức Số Mức (nghìn lượng tăng lượng tăng lượng tăng lượng tăng lượng tăng lượng tăng lượt) (1000) (%) (1000) (%) (1000) (%) (1000) (%) (1000) (%) (1000) (%) 1990 250 3,5 16 45 10,4 - - 23,7 1991 360 4,2 14,3 19 18,8 54 20,0 12,5 20,2 - - 28,5 20,3 1992 440 2,7 -35,7 19 0,0 70 29,6 14,6 16,8 - - 19,2 -32,6 1993 670 17,5 548 31,3 64,7 96,3 37,6 180,9 1139 20,2 73,9 284,9 1994 1.018 14,4 -17,7 67,6 116 185,1 18,8 261,9 44,8 39,2 94,1 126,6 71,3 1995 1.351 62,6 334,7 119,5 76,8 224,1 21,1 189,1 -27,8 52,8 34,7 137,9 8,9 1996 1.607 377,6 503,2 118,3 -1,0 175,5 -21,7 146,5 -22,6 40,7 -22,9 87,8 -36,3 1997 1.716 405,4 7,4 124,9 9,4 156,1 -11,1 148 1,0 47,5 16,7 81,5 -7,3 1998 1.520 420,7 3,8 95,3 -23,7 138,5 -11,3 176,6 19,3 39,6 -16,6 83,4 2,3 1999 1.782 484,1 15,1 113,5 19,1 173,9 25,6 210,4 19,1 43,9 10,9 86 3,1 2000 2.140 626,5 29,4 152,8 34,6 212,4 22,1 208,6 -0,9 56,4 28,5 86,5 0,6 2001 2.330 672,8 7,4 204,9 34,1 200,1 -5,8 230,5 10,5 64,7 14,7 99,7 15,3 2002 2.630 724,4 7,7 279,8 36,6 211,1 5,5 260 12,8 69,7 7,7 111,5 11,8 Nguồn: Tổng cục Du lịch 47
- của du lịch Việt Nam là Đài Loan với số lượng khách đến lần lượt qua các năm là 45.000, 54.000 và 70.143 lượt người. Xếp kế sau Đài Loan lần lượt là các thị trường Pháp, Nhật Bản và Mỹ. Thời gian này do quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc mới bắt đầu bình thường hoá trở lại nên số lượng khách Trung Quốc mới chỉ dừng ở các con số 3.525, 4.230, 2.738 lượt người. Tuy nhiên sang năm 1993 đã ghi nhận hiện tượng tăng vọt khách du lịch đến từ Trung Quốc, Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Năm 1993 lượng khách du lịch từ Trung Quốc đạt 17.509 lượt người, tăng gần 6,4 lần; đến năm 1996 con số này là 377.555 lượt người, tăng 137,9 lần so với năm 1992. Xu hướng tăng tiếp tục duy trì và cho đến nay, Trung Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất của du lịch Việt Nam: trong năm 2002 vừa qua, khách du lịch Trung Quốc đạt 724.385 lượt người, chiếm 27,6% trong tổng số 2,63 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Lượng khách từ thị trường Mỹ biến động nhẹ qua từng năm kể từ năm 1993 nhưng nhìn chung có tăng: năm 2002, khách Mỹ đạt 259.967 lượt người, chiếm 9,9% trong tổng số. Khách từ thị trường Pháp đạt mức cao nhất vào năm 1995 (137.890 lượt người) sau đó bắt đầu giảm xuống, trong suốt 4 năm chỉ duy trì ở mức bình quân 84.600 lượt khách/năm; bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2001 (99.700 lượt người) và đạt 111.546 lượt vào năm 2002, tăng 11,9% so với năm trước. Thị trường gửi khách Đài Loan cũng đạt mức cao nhất vào năm 1995 (224.127 lượt người), sang năm 1996 bắt đầu đi xuống liên tục trong vòng 2 năm tiếp theo và chỉ tăng trở lại vào năm 1999 (173.920 lượt người); và cũng trong năm đó (1996) chính thức nhường ngôi vị quán quân cho Trung Quốc. Lượng khách đến từ Nhật Bản hầu như tăng đều đặn qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2002 với 279.769 lượt người, tăng 36% so với năm 2001. Hiện tại Nhật Bản được đánh giá là một thị trường gửi khách đầy tiềm năng của du lịch Việt Nam, du khách Nhật Bản ngày càng có nhiều người có xu hướng tìm đến với Việt Nam. Khách trong nội khối ASEAN cũng bắt đầu tăng, chủ yếu là từ các nước Thái Lan, Singapore, Lào và Campuchia. Nhìn chung trong những năm qua du lịch Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định trong việc thu hút khách từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN Nhưng, như đã từng đề cập ở trên, tỷ lệ số lượng khách đến Việt 48
- Nam so với lượng khách từ các thị trường này đi du lịch nước ngoài còn quá thấp (chỉ xấp xỉ khoảng 1,6%), và xét trên tiêu chí này thì Việt Nam vẫn chưa phải là điểm đến lý tưởng. Đây là một thực tế cần phải cân nhắc lại, đặc biệt là đối với khu vực ASEAN. Thị trường ASEAN rõ ràng là một thị trường đầy tiềm năng, sự gần gũi về khoảng cách địa lý cho phép du khách trong khu vực thuận lợi và đễ dàng hơn trong việc di chuyển, tiết kiệm được nhiều chi phí so với đi du lịch xa hơn ra bên ngoài khu vực; sự tương đồng về văn hoá, phong tục ở một chừng mực nào đó có thể khiến du khách cảm thấy thoải mái, dễ hoà nhập hơn. Nếu khai thác tốt hơn thị trường gửi khách này thì du lịch Việt Nam sẽ thu được một nguồn lợi không nhỏ. Vấn đề đặt ra hiện nay là một mặt cần thiết phải duy trì các thị trường gửi khách truyền thống, có mức chi trả cao và đang trong thời kỳ tăng trưởng cao như Tây Âu, Bắc Mỹ , mặt khác cần chuyển hướng và nỗ lực khai thác từ các thị trường có khoảng cách xa và không an toàn đến thị trường gần, an toàn hơn trong bối cảnh hiện nay, khi mà nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố. 5. Cơ sở lưu trú Theo tài liêu điều tra của dự án VIE/89/003, năm 1990 Việt Nam mới chỉ có khoảng 18.877 phòng có thể đón nhận khách du lịch, trong số đó số phòng được xếp hạng sao rất ít, chỉ xấp xỉ 15%. Bảng 7: Số lượng cơ sở lưu trú tính đến hết năm 2002 Cơ sở lưu trú Số lượng Với số phòng Tổng 3.267 72.504 Khách sạn 1.940 55.760 Nhà nghỉ 68 7.603 Biệt thự 52 1.310 Làng du lịch 11 357 Căn hộ cho thuê 19 249 Bãi cắm trại 08 83 Xếp hạng các khách sạn tính đến 11/2002 Xếp hạng từ 1-5 sao trong cả chiếm 44% tổng số khách 850 nước sạn toàn ngành Nguồn: Tổng cục Du lịch Thực hiện Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về phát triển du lịch Việt Nam, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã có những tiến bộ nhanh chóng qua 49
- từng năm. Bên cạnh việc kêu gọi các thành phần kinh tế với nhiều hình thức tham gia vào đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, Việt Nam cũng đã cố gắng đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 1988 đến năm 1995 vốn đầu tư nước ngoài trong du lịch đã tăng lên nhanh chóng, chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát Nhờ vậy tổng số khách sạn, nhà hàng đã tăng lên rất nhiều. Đến cuối năm 1994 cả nước có 1.928 cơ sở lưu trú, trong đó có có 674 khách sạn nhà nước, 312 khách sạn tư nhân với tổng số 36.000 phòng và riêng phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế là gần 17.000 phòng. Tính đến hết năm 2002, tổng số cơ sở lưu trú đã tăng lên 3.267 cơ sở, trong đó có 1.940 khách sạn. Trong tổng số cơ sở lưu trú của cả nước thì khách sạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, 59,4%, với tổng số phòng là 55.760 phòng. Số khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao đạt 850 khách sạn, chiếm 43,8% tổng số khách sạn toàn ngành. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú chiếm từ 65% - 75% doanh thu toàn ngành. Hiện nay đã có nhiều tập đoàn khách sạn lớn hiện diện ở Việt Nam như SOFITEL, HILTON, DAEWOO Hà Nội và TP HCM hiện là hai địa bàn có nhiều khách sạn hiện đại được xếp hạng sao cao nhất trên cả nước với 7 khách sạn năm sao ở mỗi nơi. Số phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn cũng tăng đều qua các năm, bình quân tăng gần 20% mỗi năm. Năm 1993, số phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế là 13.055 phòng, sang năm 1996 là 31.200 phòng và năm 2000 là 53.026 phòng. Dự báo đến năm 2010, số phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế của Việt Nam sẽ là 135.200 phòng, tăng 255% so với năm 2000. Việc gia tăng số phòng đã góp phần đáp ứng và thoả mãn nhu cầu lưu trú của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng dần qua từng năm. Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thời gian qua có tăng lên đều đặn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách về mặt số lượng cũng như chất lượng. Ở những vùng du lịch trọng điểm vào mùa du lịch thường xảy ra hiện tượng “cháy” phòng. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng nhiều khách sạn, nhà nghỉ tự tiện nâng giá phòng, gây tác động xấu tới tâm lý du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tương lai. Đứng trước khả năng các luồng khách quốc tế đang hướng tới khu 50
- vực Đông Á - Thái Bình Dương và nhu cầu du lịch nội địa đang tăng lên nhanh chóng, ngành du lịch Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức, trong đó có yêu cầu phát triển số lượng cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu lưu trú của du khách. 6. Xúc tiến quảng bá du lịch Có thể nói, sự phát triển lớn mạnh ngành mà ngành du lịch Việt Nam đạt được thời gian qua là kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể tới vai trò của công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch. Tuy nhiên, trong khoảng mấy năm đầu của thời kỳ này, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của Việt Nam hầu như còn rất yếu, chỉ ở tầm quy mô nhỏ lẻ, giới hạn ở một số chuyến đi Hội chợ du lịch quốc tế; số lượng sản phẩm tuyên truyền quảng bá về đất nước - con người Việt Nam còn rất ít ỏi về hình thức và số lượng. Điều này có thể lý giải bởi du lịch Việt Nam mới chỉ bắt đầu tham gia hội nhập, và còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm cũng như năng lực của đội ngũ con người, còn chưa xây dựng được một định hướng chiến lược rõ ràng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển dài hạn. Sang đến những năm sau, hoạt động xúc tiến quảng bá bắt đầu được nâng lên và mức độ sôi động cũng tăng dần qua từng năm với những kế hoạch cụ thể hơn. Đã bắt đầu chú trọng hướng tới những thị trường tiềm năng trọng điểm như Trung Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ ; những năm qua đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm tuyên truyền quảng bá về đất nước - con người Việt Nam với nhiều loại hình như sách, tranh ảnh, băng video, tờ gấp, CD-ROM, các website quảng bá qua mạng Internet với nhiều ngôn ngữ khác nhau; đã tăng cường tổ chức cũng như tham gia các hội thảo về du lịch quốc tế, qua đó kết hợp giới thiệu về du lịch Việt Nam; đã quan tâm tới việc khai thác tổng hợp các công cụ báo nói, báo viết phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ở cả trong và ngoài nước; đã tranh thủ tiếp nhận sự trợ giúp, hợp tác từ các tổ chức quốc tế như PATA, WTO cũng như Chính phủ các nước trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch nói chung cũng như các kế hoạch xúc tiến quảng bá nói riêng 51