Đề tài Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất - Thương mại trái sơ ri Gò Công

pdf 104 trang yendo 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất - Thương mại trái sơ ri Gò Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_nang_cao_gia_tri_gia_tang_cho_hoat_dong_sa.pdf

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất - Thương mại trái sơ ri Gò Công

  1. 1 MÃ SỐ: NGHIÊN CỨU NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI TRÁI SƠ RI GÒ CÔNG
  2. i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH iv CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2 1.2.1 Mục tiêu chung: 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 1.5.1 Phương pháp tiếp cận 3 1.5.2 Thông tin thu thập 3 1.5.3 Phương pháp phân tích 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 2.1 Lý thuyết về phát triển chuỗi giá trị 5 2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị 5 2.1.2 Phân tích chuỗi giá trị 9 2.1.3 Chiến lược nâng cấp chuỗi 10 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1 Phương pháp tiếp cận 11 3.2 Thông tin thu thập 11 3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 12 3.4 Phương pháp phân tích 12 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16 4.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 16 4.1.1 Điều kiện tự nhiên: 16 4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 17 4.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng tại vùng sản xuất sơri 18
  3. ii 4.2 Sơ ri Gò Công: 19 4.2.1 Giống và chủng loại 19 4.2.2 Phân loại sơ ri 20 4.2.3 Điều kiện sinh thái cây sơ ri 20 4.3 Thực trạng sản xuất sơ ri Gò Công: 21 4.3.1. Thực trạng sản xuất: 21 4.3.2 Giá trị kinh tế của cây sơ ri: 25 4.4 Mô tả chuỗi giá trị 26 4.4.1 Sơ đồ chuỗi 26 4.4.2 Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi 30 4.4.3 Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị 37 4.4.4 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 38 4.5 Phân tích kinh tế 40 4.5.1 Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri 41 4.5.2 Chi phí của đại lý, HTX, thương lái 43 4.5.3 Chi phí của công ty thu mua: 44 4.5.4 Phân tích hiệu quả kinh tế của chuỗi: 44 4.6 Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sơ ri Gò Công 55 4.6.1 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành 55 4.6.2 Năng lực thương lượng của người mua 55 4.7 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sơ ri 56 4.7.1 Quan điểm nâng cấp chuỗi 56 4.7.2 Tầm nhìn chiến lược: 56 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cây sơ ri hướng đến làm tăng thu nhập cho các tác nhân trong chuỗi, nhất là ngươi trồng sơ ri, đồng thời, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và sản lượng của thị trường. 56 4.7.3 Phân tích thị trường của sản phẩm sơ ri 56 4.7.4 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi 57 4.8 Phân tích SWOT 58 CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI HOÁ CÁC SẢN PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG TỪ TRÁI SƠ RI 64 5.1 Mục đích dự án 64
  4. iii 5.2 Địa điểm thực hiện 65 5.3 Tiềm năng, khả năng 65 5.4 Mô tả sản phẩm “Mứt sơ ri Gò Công” 66 5.5 Kế hoạch thực hiện 66 5.5.1 Nhân sự 66 5.5.2 Tài chính 68 5.5.3 Marketing 69 6 Kết quả ứng dụng 69 6.1 Về mặt kinh tế 69 6.2 Về mặt xã hội 70 6.3 Về mặt môi trường 71 7 Khả năng ứng dụng và nhân rộng 71 7.1 Về chính quyền địa phương: 71 7.2 Về chuyển giao công nghệ 72 7.3 Về sản phẩm: 72 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN 74 6.1. Nội dung kết luận 74 6.2 Hạn chế 74 6.3 Đóng góp của đề tài 75 6.4 Hướng phát triển của đề tài 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO a PHỤ LỤC c
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HTX Hợp tác xã BVTV Bảo vệ thực vật VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra. 13 Bảng 2.Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng 14 Bảng 3. Bảng mô hình phân tích SWOT 15 Bảng 4. Diện tích trồng và sản lượng trái sơ ri Gò Công năm 2013 21 Bảng 5. Hiện trạng trồng sơ ri huyện Gò Công Đông năm 2012 24 Bảng 6. Diện tích và năng suất trung bình của sơ ri, lúa, hoa màu, cây ăn trái năm 2012 26 Bảng 7. Đặc điểm về chủ hộ của người trồng sơ ri 31 Bảng 8. Thông tin hoạt động mua bán của thương lái 33 Bảng 9. Thông tin đại lý của công ty Nichirei 35 Bảng 10. Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri 41 Bảng 11.Thu nhập và lợi nhuận của người trồng sơ ri 42 Bảng 12. Chi phí, lợi nhuận, thu nhập của các tác nhân tiêu thụ sản phẩm sơ ri Gò Công. Đơn vị tính: đồng/kg 43 Bảng 13. Chi phí thêm vào và lợi nhuận mỗi tác nhân 46 Bảng 14. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân. Đơn vị tính: đồng/kg Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013 49 Bảng 15. Phân bổ giá trị gia tăng, thu nhập, lợi nhuận cho các tác nhân 53 Bảng 16. Phân tích SWOT sản phẩm sơ ri huyện Gò Công Đông 60 Bảng 17. Bảng Kế hoạch nguồn nhân lực 68 Bảng 18. So sánh hiệu quả từ mứt sơ ri (2,5 kg sơ ri tươi = 1 kg mứt sơ ri) 70
  7. iv DANH MỤC HÌNH Hình 1. ịĐ a bàn nghiên cứu 16 Hình 2. ịV trí vùng ngọt hoá Gò Công 19 Hình 3. Logo sơ ri Gò Công 72 Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích sơ ri tại huyện Gò Công giai đoạn 2006 - 2012. Đơn vị: ha 22 Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giống cây sơ ri tại huyện Gò Công. Đơn vị % 23 Sơ đồ 1. Sơ đồ chuỗi giá trị sơ ri Gò Công 26 Sơ đồ 2. Mô hình phân tích chiến lược nâng cấp chuỗi 57
  8. 1 CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là vương quốc trái cây với diện tích trồng cây ăn trái lớn ở khu vựa đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ "thiên thời, địa lợi", cây trái Tiền Giang luôn xanh tươi, trĩu quả, cung cấp lượng hàng hoá dồi dào cho thị trường trái cây trong nước và xuất khẩu. Trong đó, nhiều loại quả được coi là sản vật có một không hai mà thiên nhiên ưu ái ban tặng, như vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, Sơ ri Gò Công Cây sơ ri được trồng tập trung ở vùng Gò Công từ lâu vì chỉ có ở nơi đây, sơ ri mới mang đầy đủ hương vị đặc sắc của nó mà chưa nơi nào có thể so sánh được. Do đó, sơ ri được xem là một trong những loại cây ăn quả đặc sản của địa phương, đầy tiềm năng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhờ điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng địa phương phù hợp, sơ ri Gò Công hầu như sai quả quanh năm, với năng suất trung bình khoảng 15.000 tấn (2013). Đây là lợi thế của vùng Gò Công so với các vùng trồng sơ ri khác như Bến Tre, An Giang Hơn nữa, sơ ri còn được xem là loại cây xoá đói giảm nghèo nhờ phù hợp với năng lực vốn và trình độ sản xuất, ít rào cản về kĩ thuật trồng với người nghèo trong tỉnh, năng suất cao và cho trái thường xuyên. Vì vậy, từ lâu, bà con nông dân ở Gò Công đã chọn cây sơ ri làm cây trồng chính nhờ giá trị kinh tế tiềm năng mà sơ ri mang lại. Ngoài ra, trái sơ ri có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được giới y học đánh giá là “vua vitamin C”. Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông đã nói rằng, sơ ri Gò Công đã được tỉnh xác định là một trong bảy loại trái cây chủ lực, nằm trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Tuy vậy, từ trước tới nay, giá trị của trái sơ ri nơi đây chưa được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Những năm gần đây, chứng kiến hàng trăm ngàn gốc sơ ri bị chặt, trái sơ ri bị đổ bỏ ngay trên mảnh đất quê hương vì không đem lại hiệu quả kinh tế, người nông dân không khỏi chạnh long. Thực tế đó cho thấy, người dân vùng Gò Công vẫn chưa thể ổn định kinh tế từ cây Sơ ri như người dân nơi khác có thể giàu lên nhờ trồng sầu riêng hay nhãn, cam, xoài .Giải pháp nào thật sự hiệu quả giúp sơ ri Gò Công đạt giá trị kinh tế như những loại trái cây khác vẫn chưa được tìm ra. Xuất phát từ thực tế đó cũng như thấy được tiềm năng phát triển của cây sơ ri Gò Công,nhóm mong muốn nghiên cứu, tìm ra vấn đề cản trở sự phát triển sơ ri của vùng, đặc
  9. 2 biệt là hoạt động thương mại; giúp người nông dân mặn mà lại với việc trồng loại cây mang lại nhiều giá trị kinh tế như trước đây, củng cố kiến thức đã học về chuỗi giá trị cũng như đào sâu thêm kiến thức mới, nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất - thương mại trái sơ ri Gò Công”. Ngoài ra, nhóm tác giả còn hi vọng,góp một phần nào đó trong việc tìm ra phương hướng phát triển cho loại cây chủ lực này của tỉnh Tiền Giang từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, đặc biệt trong việc gia tăng giá trị và thị trường đầu ra cho loại trái cây giàu tiềm năng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung: Bài nghiên cứu thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ sơ ri Gò Công, từ khi bắt đầu sản xuất cho đến người tiêu dùng cuối cùng để phát hiện và khắc phục các hạn chế còn tồn tại ở mỗi mắc xích để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi cũng như nâng cao thu nhập cho người trồng và các tác nhân khác trong chuỗi. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sơ ri Gò Công. - Xác định các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị sơ ri Gò Công và vai trò của các thành phần tham gia trong chuỗi. - Định hướng giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị cho sơ ri Gò Công.Góp phần tìm kiếm giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế của sơ ri bằng việc tìm kiếm công nghệ chế biến. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ, chế biến và thương mại trái sơ ri Gò Công hiện nay như thế nào? Giá trị kinh tế, lợi tức cây sơ ri mang lại? - Quy mô, các kênh phân phối sơ ri Gò Công? Tác nhân tham gia và chức năng mỗi tác nhân? - Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị như thế nào? - Giải pháp nào thiết thực, ngắn hạn trong việc nâng cấp chuỗi giá trị sơ ri, nâng cao giá trị gia tăng cho sơ ri Gò Công?
  10. 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát - Về nội dung: nhóm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho cây sơ ri. - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu đối với tác nhân người sản xuất của đề tài là thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông. Đây là hai địa bàn có diện tích và sản lượng sơ ri lớn của tỉnh. Đối với các tác nhân khác được nghiên cứu tại Tiền Giang và TP.HCM. - Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng cây sơ ri Gò Công trong giai đoạn 2011 – 2014. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị cây sơ ri tại Gò Công, bao gồm nhà cung cấp đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp), hộ nông dân trồng sơ ri, thương lái, chủ vựa/ bán sỉ, bán lẻ, các công ty chế biến có hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm trên ít nhất một năm. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp tiếp cận Vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks ” (2007) của Eschnorn GTZ và “Thị trường cho người nghèo – Công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007). Phương pháp luận về phân tích ngành hàng của FAO (2005) cũng được áp dụng trong nghiên cứu này. 1.5.2 Thông tin thu thập . Số liệu thống kê về diện tích, sản lượng, năng suất của sơ ri Gò Công. . Số liệu cụ thể về năng suất, chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ việc canh tác sơ ri và các loại nông sản khác của người nông dân trồng sơ ri, thương lái. . Số liệu về chi phí sản xuất, chế biến, thương mại của các công ty chế biến sơ ri thô. . Số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tình hình phát triển các loại nông sản của huyện Gò Công Đông những năm gần đây nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung. 1.5.3 Phương pháp phân tích Nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
  11. 4 Nhóm phương pháp định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị sơ ri Gò Công, quá trình ậv n động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, và giữa chuỗi giá trị với hệ thống chính sách tác động đến nó. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật định tính được áp dụng bao gồm phỏng vấn chuyên gia (individual in-depth interview), nghiên cứu tình huống (case studies) và quan sát (observation). Nghiên cứu này dùng các kỹ thuật cụ thể như phương pháp chọn mẫu có mục đích, thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản, số liệu thứ cấp, tổng hợp ý nghĩa và giải thích các kết quả tìm thấy. Đối với nhóm phương pháp định lượng, nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí – doanh thu (cost and return analysis), phân tích giá trị gia tăng (value added analysis) cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị theo một số kênh sản phẩm chủ yếu. - Phương pháp chọn mẫu điều tra. Nhóm tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu xác suất do một số lí do thực tế. Mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu theo kinh nghiệm. - Dựa trên những phương pháp chọn mẫu nêu trên kết hợp với phương pháp chọn mẫu mở rộng từ thông tin người nông dân cung cấp như bán sơ ri cho những đối tượng nào, ở đâu, nhóm tiếp tục tiến hành thu thập thông tin những đối tượng tham gia tiếp theo trong chuỗi: thương lái, cơ sở công ty chế biến, công ty sơ chế, bảo quản và xuất khẩu Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính, phỏng vấn chuyên gia. - Phương pháp phân tích số liệu . Phương pháp thống kê mô tả . Phân tích chuỗi . Phân tích chi phí – lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng . Phân tích ma trận SWOT: được thực hiện nhằm mục đích nhằm để tổng hợp các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ ngành hàng. Đây là cơ sở để đề ra các chiến lược phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị.
  12. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết về phát triển chuỗi giá trị 2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị Chuỗi giá trị nói đến hàng loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4). Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng. Theo nghĩa hẹp một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v. Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ, v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh lắp ráp, chế biến v.v Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó xem xét cả các mối quan liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả các vấn đề tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Nói một cách khái quát, “Chuỗi giá trị” có nghĩa là: - Một chuỗi các quá trình sản xuất (các chức năng) từ cung cấp các đầu vào cho một sản phẩm cụ thể tới sản xuất sơ bộ, chế biến, marketing và tiêu thụ cuối cùng. - Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhà sản xuất, thương gia và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể. - Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để tiếp cận thị trường.
  13. 6 Có ba hướng nghiên cứu chính về khái niệm chuỗi giá trị: (i) phương pháp filière (ii) khung khái niệm cho Porter lập ra (1985) và (iii) phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, Korzeniewicz (1994). Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tả để xem xét các tương tác giữa những người tham gia khác nhau. Là một công cụ có tính mô tả, nó có những lợi thế khác nhau ở chỗ nó buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi. Phân tích trên các cơ sở các hàng hoá có thể cho biết nhiều hơn về cơ cấu tổ chức và chiến lược của những người tham gia khác nhau. Cách tiếp cận theo phương pháp “filière” – Phân tích ngành hàng – Commodity Chain Analysis có các đặc điểm chính là 1) tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi; 2) sơ đồ hoá các dòng chảy của hàng hoá vật chất và 3) sơ đồ hoá các quan hệ chuyển dạng sản phẩm. Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối phân tích chính. Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương và quốc tế, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự đóng góp của nó vào GDP. Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược, đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả của từng tác nhân tham gia ngành hàng; xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể. Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp cận này, cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động của công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế cạnh tranh được tìm thấy ở một (hay nhiều hơn) của các hoạt động này. Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết khác nhau. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản lý và các chiến lược quản trị. - Phương pháp tiếp cận toàn cầu Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị đượcáp dụng để phân tích toàn cầu hoá (Gereffi và Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Tài liệu này dùng khung phân tích
  14. 7 chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hoá khoảng cách thu nhập trong và giữa các nước tăng lên. Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó có tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp cận được các thị trường và các nhà cung cấp. Trong bối cảnh này, sự thành công của các nước đang phát triển và của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các mạng lưới này. Gần đây, có một cách tiếp cận thứ tư, mang tính trung gian giữa tiếp cận toàn cầu của Kaplinsli và Morris (2001) và tiếp cận “filière”. Cách tiếp cận này được các tổ chức hỗ trợ phát triển đề xuất như M4P (năm), GTZ (năm) và ACDI/VOCA (năm). Cách tiếp cận này về bản chất theo nghĩa rộng, phân tích quan hệ vật chất, tiền tệ và thông tin cũng như điều phối và liên kết giữa các nhân trong chuỗi, nhưng ứng dụng ở quy mô một địa phương trong phạm vi biên giới quốc gia là chính. Cách tiếp cận này không quan tâm đến sự đóng góp của chuỗi giá trị vào nền kinh tế quốc gia mà chú trọng vào lợi ích và phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi. Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có cách nào “đúng” để phân tích chuỗi giá trị; mà phương pháp được chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu đang tìm câu trả lời. Dù sao, bốn khía cạnh phân tích trong chuỗi giá trị như được áp dụng trong nông nghiệp cũng rất đáng lưu ý. Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ một các hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một hoặc nhiều sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hoá trong chuỗi, đặc điểm việc làm, khối lượng và điểm đến của hàng hoá được bán trong nước và nước ngoài (Kaplinsky và Morris 2001). Những chi tiết này có thể thu thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, PRA, phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp. Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân tích lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được hưởng lợi nhờ tham
  15. 8 gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đang phát triển (và đặc biệt là nông nghiệp), với những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dễ bị tổn thương trước quá trình toàn cầu hoá (Kaplinsky và Morris 2001). Có thể bổ sung phân tích này bắng cách xác định bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của những người tham gia. Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hoá dòng sản phẩm. Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lợi của các bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại, các vấn đề quản trị có vai trò then chốt trong việc xác định những hoạt độgn nâng cấp đó diễn ra như thế nào? Ngoài ra cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế thương mại, các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra. Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị. Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận theo phương pháp tiếp cận do M4P và GTZ đề xuất. Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ thuật phân tích chính là: - Sơ đồ hóa mang tính hệ thống . Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay các sản phẩm) cụ thể. . Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước.
  16. 9 . Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRAs), các phỏng vấn không chính thức, và dữ liệu thứ cấp. - Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi: . Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi. . Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi. . Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất. - Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi . Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp. . Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây. . Vấn đề quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương mại, và các tiêu chuẩn. - Nhấn mạnh vai trò của quản lý . Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. . Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong trong phân phối, và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành. 2.1.2 Phân tích chuỗi giá trị Để nhận biến về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì họ liên kết với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào, về quản trị, các khía cạnh xã hội và môi trường v.v trong phân tích chuỗi giá trị. Các công việc chủ yếu trong phân tích chuỗi giá trị là:  Lập bản đồ chuỗi giá trị Biểu đồ chuỗi giá trị cơ bản thể hiện: - Thứ tự các chức năng sản xuất và tiếp thị được thực hiện; - Các nhà vận hành chuỗi giá trị tiến hành các chức năng này (ở cấp vi mô); - Các liên kết kinh doanh theo chiều dọc giữa các nhà vận hành; - Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ của chuỗi (cấp trung).  Phân tích kinh tế chuỗi giá trị
  17. 10 - Giá trị gia tăng (VA-Value Added) là giá trị (doanh thu) mà mỗi tác nhân tạo ra bởi các tác nhân tham gia chuỗi. Giá trị gia tăng bằng với hiệu số của giá mà mỗi tác nhân bán được trừ chi phí trung gian đó là chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào đối với người sản xuất hay chi phí mua sản phẩm đầu vào của các tác nhân theo sau trong chuỗi. - Lợi nhuận (NVA- Net value added) là chi phí mà mỗi tác nhân nhận được khi tham gia chuỗi, NVA tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm là loại chi phí nằm ngoài chi phí trung gian để mua các sản phẩm trung gian. 2.1.3 Chiến lược nâng cấp chuỗi Thiết kế một chiến lược nâng cấp có hai khía cạnh - Khía cạnh thứ nhất nói về những việc mà các chủ thể cần phải làm để có năng lực cạnh tranh cao hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn. Chúng ta gọi là “chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị”. - Khía cạnh thứ hai: Hỗ trợ việc nâng cấp chuỗi hay “thúc đẩy chuỗi giá trị” nói về vai trò của các hỗ trợ viên, có nghĩa là các cơ quan chính phủ và tổ chức phát triển đang thực hiện những dự án phát triển chuỗi và cung cấp hỗ trợ. Xác định tầm nhìn (dựa vào tình hình thị trường và lợi thế cạnh tranh chuỗi giá trị) - Xác định tầm nhìn tập trung vào các cơ hội; - Xác định tầm nhìn đem lại định hướng chiến lược; - Xác định tầm nhìn là cơ sở để thống nhất ý kiến giữa các chủ thể. Các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Trên cơ sở xác định tầm nhìn (tình hình thị trường và lợi thế cạnh tranh của chuỗi giá trị) để chọn chiến lược nâng cấp chuỗi (Bốn chiến lược chung: chiến lược đổi mới/chất lượng, Chiến lược cắt giảm chi phí, chiến lược đầu tư, chiến lược tái phân phối và có thể kết hợp các chiến lược với nhau).
  18. 11 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp tiếp cận Giới nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam trong thời gian gần đây thường áp dụng một vài khung phương pháp luận về đánh giá chuỗi giá trị do các cơ quan phát triển quốc tế phát triển và đề xuất, dựa trên các lí thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng. Các khung phương pháp luận về chuỗi giá trị được GTZ, ACDI/VOCA, M4P đề xuất và áp dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam và các nước đang phát triển. Mặc dù có những khác biệt nhất định, các khung phân tích được áp dụng có nhiều điểm tương đồng, và đặc biệt là đều phù hợp cho bối cảnh nghiên cứu – phát triển của khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nhận thấy sự phù hợp và hiệu quả của các khung phương pháp luận này, nhóm tiến hành nghiên cứu, vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks ” (2007) của Eschnorn GTZ và “Thị trường cho người nghèo – Công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007). Phương pháp luận về phân tích ngành hàng của FAO (2005) cũng được áp dụng trong nghiên cứu này. Thuật ngữ “chuỗi giá trị” xuất hiện trong báo cáo nghiên cứu này ám chỉ một loạt các hoạt động sản xuất ra một sản phẩm hàng hóa (dịch vụ) và mang sản phẩm (dịch vụ) này đến người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi giá trị liên quan đến các tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm. Chuỗi giá trị nông sản liên quan đến các tác nhân trực tiếp như nhà cung ứng vật tư đầu vào, người sản xuất, thương lái địa phương, cơ sở chế biến, người bán sỉ, người bán lẻ, nhà xuất khẩu và các tác nhân gián tiếp như các cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ công và khu vực tư nhân. 3.2 Thông tin thu thập - Số liệu thống kê về diện tích, sản lượng, năng suất của sơ ri Gò Công. - Số liệu cụ thể về năng suất, chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ việc canh tác sơ ri và các loại nông sản khác của người nông dân trồng sơ ri, thương lái. - Số liệu về chi phí sản xuất, chế biến, thương mại của các công ty chế biến sơ ri thô. - Số liệu một số chỉ tiêu kinh tế -xã hội, tình hình phát triển các loại nông sản của huyện Gò Công Đông những năm gần đây nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung.
  19. 12 3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ trái sơ ri cũng như những sản phẩm giá trị gia tăng từ các hợp tác xã; các cơ sở, công ty chế biến; các phòng ban, cơ quan chức năng liên quan; những chương trình, dự án hỗ trợ ngành hàng nông nghiệp của tỉnh nói chung và đối với sơ ri nói riêng. Những nghiên cứu có liên quan về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, trong vòng 5 năm trở lại đây. Đối với số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp các tác nhân có liên quan trong chuỗi giá trị cây sơ ri Gò Công bằng bảng hỏi cấu trúc, phỏng vấn những nhà quản lý, cơ quan chức năng có am hiểu về cây sơ ri ở địa phương, lấy ý kiến của các chuyên gia có liên quan để chọn khu vực nghiên cứu. 3.4 Phương pháp phân tích Nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nhóm phương pháp định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị sơ ri Gò Công, quá trình ậv n động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, và giữa chuỗi giá trị với hệ thống chính sách tác động đến nó. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật định tính được áp dụng bao gồm phỏng vấn chuyên gia (individual in-depth interview), nghiên cứu tình huống (case studies), và quan sát (observation). Nghiên cứu này dùng các kỹ thuật cụ thể như phương pháp chọn mẫu có mục đích, thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản, số liệu thứ cấp, tổng hợp ý nghĩa và giải thích các kết quả tìm thấy. Đối với nhóm phương pháp định lượng, nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí – doanh thu (cost and return analysis), phân tích giá trị gia tăng (value added analysis) cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị theo một số kênh sản phẩm chủ yếu. - Phương pháp chọn mẫu điều tra. Nhóm tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu xác suất do một số lí do thực tế sau: Thứ nhất, tổng thể nghiên cứu là nông dân trồng sơ ri trên địa bàn vùng Gò Công là một tổng thể không xác định và việc thiết lập danh sách khung mẫu khó chính xác hoàn toàn. Đồng thời, cũng khó xác lập danh sách tất cả các thương lái, các cơ sở và doanh nghiệp chế biến sản phẩm sơ ri. Thứ hai, sự tiếp xúc đối với nhóm này đòi hỏi nhóm tác giả phải thiết lập cho được sự quen biết và tin cậy nhất định, mà mẫu quan sát không thể được lựa chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Thứ ba, doanh nghiệp thường bảo vệ hệ thống số
  20. 13 liệu kinh doanh của họ như là bí mật kinh doanh. Do đó, không có cơ sở để rút mẫu và tính xác suất rút mẫu, khó có khả năng chắc chắn về mức tin cậy tuyệt đối và khả năng đại diện của nguồn số liệu này để từ đó phỏng đoán được số liệu của tổng thể. Vì các lí do trên, nhóm tác giả quyết định áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu theo kinh nghiệm, nhờ sự hỗ trợ của cán bộ địa phương, cán bộ hợp tác xã để lựa chọn các đối tượng có tính chất phù hợp với yêu cầu nghiên cứu, nhằm tăng mức độ tiếp cận và thu thập thông tin trên địa bàn nghiên cứu. Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau: - Căn cứ trên khả năng thực hiện, kinh phí và quỹ thời gian cho phép, xác lập cỡ mẫu cần thiết. - Chọn huyện đại diện cho vùng trồng sơ ri lớn của vùng Gò Công: sơ ri trồng tập trung ở huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công. - Chọn xã đại diện cho vùng trồng sơ ri tập trung của từng huyện mục tiêu. Số lượng xã thay đổi tùy theo quy mô diện tích sơ ri của từng huyện. Các huyện có diện tích sơ ri nhiều như Gò Công Đông chọn 4/6 xã. Thị xã Gò Công có diện tích trồng sơ ri ít hơn chọn 1/3 xã. - Chọn hộ nông dân, tiến hành điều tra. Tác nhân Trong tỉnh Ngoài tỉnh Tổng số Người cung cấp cây giống 1 1 Đại lý/cửa hàng vật tư nông 0 0 nghiệp Người trồng sơ ri 14 14 Thương lái 8 8 Người bán sỉ/lẻ 3 3 Công ty chế biến 2 2 Siêu thị 0 0 Tổng 28 0 28 Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra. Dựa trên những phương pháp chọn mẫu nêu trên kết hợp với phương pháp chọn mẫu mở rộng từ thông tin người nông dân cung cấp như bán sơ ri cho những đối tượng nào, ở đâu, nhóm tiếp tục tiến hành thu thập thông tin những đối tượng tham gia tiếp theo trong chuỗi: thương lái, cơ sở công ty chế biến, công ty sơ chế, bảo quản và xuất khẩu
  21. 14 Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính, phỏng vấn chuyên gia. - Phương pháp phân tích số liệu . Phương pháp thống kê mô tả: là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số. Đây là cơ sở tổng hợp và phân tích cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi. . Phân tích chuỗi: bao gồm phân tích chức năng chuỗi, các tác nhân tham gia chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi. . Phân tích chi phí – lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng: được cụ thể hóa bằng cách áp dụng các chỉ tiêu kinh tế phổ biến như doanh thu, tổng chi phí, chi phí biến động, chi phí cố định, giá thành, lợi nhuận, thu nhập lao động gia đình, chi phí hàng hóa trung gian, giá trị gia tăng, v.v Chỉ tiêu Công thức Doanh thu (Sản lượng x giá đơn vị sản phẩm chính) + doanh thu sản phẩm phụ (nếu có) Tổng chi phí Chi phí trung gian + Chi phí tăng thêm + chi phí cơ hội Chi phí trung gian Chi phí vật tư, nguyên liệu đầu vào + nhiên liệu. Chi phí tăng thêm Chi phí vận chuyển + chi phí lao động (nhà và thuê) + chi phí khác (hao hụt, liên lạc ) Lợi nhuận Doanh thu – Tổng chi phí Hoặc Giá trị gia tăng – chi phí tăng thêm Giá trị gia tăng Doanh thu – Chi phí trung gian Bảng 2.Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng . Phân tích ma trận SWOT:được thực hiện nhằm mục đích nhằm để tổng hợp các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ ngành hàng. Đây là cơ sở để đề ra các chiến lược phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị. Mô hình phân
  22. 15 tích SWOT đưa ra chiến lược phát triển chuỗi giá trị sản phẩm sơ ri được thể hiện ở Bảng 3. Cơ hội (O) Thách thức (T) SO: Giải pháp công kích ST: Giải pháp thích ứng (Nhóm giải pháp này tận (Nhóm giải pháp này tận dụng Điểm mạnh (S) dụng điểm mạnh để theo điểm mạnh để hạn chế những đuổi các cơ hội) mối đe doạ có thể xảy ra) WO: Giải pháp điều chỉnh WT: Giải pháp phòng thủ (Nhóm giải pháp này tận (Nhóm giải pháp này đưa ra các Điểm yếu (W) dụng cơ hội để khắc phục hoạt động nhằm chủ động khắc điểm yếu) phục điểm yếu và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra) Bảng 3. Bảng mô hình phân tích SWOT
  23. 16 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên: Huyện Gò Công Đông được thành lập ngày 13 tháng 04 năm 1979, là một huyện duyên hải phía đông tỉnh Tiền Giang. Khu vực Gò Công nói chung và huyện Gò Công Đông nói riêng có lịch sử hình thành khá sớm, nơi đây trước kia là vùng rừng thiêng nước độc và là nơi đóng quân của nghĩa quân anh hùng dân tộc Trương Định trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Huyện Gò Công Đông là một trong 9 huyện, thị, thành thuộc tỉnh Tiền Giang, vị trí địa lý của huyện được xác định: Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Tân Phú Đông, phía Tây giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây, phía Đông giáp biển Hình 1. Địa bàn nghiên cứu Đông. Nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền, có sông Cửa Tiểu chảy qua. Các con sông này đổ ra biển Đông qua các cửa theo thứ tự lần lượt kể trên: cửa Soài Rạp, cửa Đại và cửa Tiểu. Huyện Gò Công Đông có 26.768,16 ha diện tích tự nhiên và 143.418 nhân khẩu1; có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các thị trấn: Tân Hòa, Vàm Láng và các xã: Tân Điền, Tăng Hòa, Phước Trung, Bình Ân, Tân Đông, Bình Nghị, Gia Thuận, Kiểng Phước, Tân Phước, Tân Thành, Tân Tây. 1Nghị quyết số 37/NQ-CP của Chính phủ : Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thị trấn Vàm Láng thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
  24. 17 Huyện Gò Công Đông có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Tỉnh và cả nước. Toàn bộ phía Đông của huyện tiếp giáp với 32 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là Cửa Tiểu và cửa Soài Rạp là các cửa ngõ thông ra biển Đông, là điều kiện thuận lợi để giao lưu với tỉnh bạn và quốc tế. Đồng thời đây là nơi hội tụ nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào phong phú. Bên cạnh đó, biển và bờ biển là hướng phòng thủ chiến lược trong việc bảo vệ nền kinh tế - chính trị trong khu vực. Huyện Gò Công Đông có địa hình tương đối bằng phẳng, khuynh hướng thấp dần theo hướng Bắc nam và Tây Đông, đất phù sa cổ và phù sa ven biển chiếm phần lớn diện tích. Nhưng từ khi thực hiện chương trình ngọt hóa Gò Công vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay, tình hình đất được cải thiện và thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt với 20km bờ biển với hàng ngàn ha bãi bồi rất thuận lợi trong việc nuôi trồng các loại thủy hải sản như nghêu, tôm, cua và các loài đặc sản biển khác. Khí hậu Gò Công Đông nằm trong chế độ khí hậu chung cả miền Tây Nam Bộ, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm 27,90C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.191mm. 4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện, trong đó thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 và thị xã Gò Công là đô thị loại 4. Tính đến năm 2012, dân số tỉnh Tiền Giang đạt 1.692.457 người (dân số nam 829.812 người, nữ là 862.645 người), mật độ dân số đạt 675 người/km2. Dân số sống tại thành thị là 249.452 người, dân sô sống tại nông thôn 1.443.005 người. Năm 2012, dân số của thị xã Gò Công là 95.734 ngươi (thành thị là 28.872 người và nông thôn là 66.862 người); huyện Gò Công Đông là 141.923 người (thành thị là 20.160 ngươi và nông thôn là 121.81 người). Tiềm lực phát triển kinh tế- xã hội của thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông chủ yêu là sản xuất nông nghiệp; giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 (thao giá sao sánh năm 2010) của thị xã Gò Công là 974.712 triệu đồng và huyện Gò Công Đông là 1.993.012 triệu đồng. Trong đó, nhóm cây trồng chính được canh tác là lúa, rau màu và cây sơ ri; cây lúa dược xem là cây sản xuất truyền thống và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và hỗ trợ cho khu vực khác; nhóm rau màu hầu hết là nhóm cây ngắn ngày, diện tích sản xuất thường rất biến động và có thể chuyển đổi theo nhu cầu tiêu dùng hoặc theo giá cả thị trường; cây sơ ri được du nhập vào Gò CÔng rất lâu, đã hình thành nhiều địa điểm chuyên canh, diện
  25. 18 tích canh tác cũng thay đổi thao giá cả và sức mua của thị trường hoặc dựa trên quết định của công ty độc quyền thu mua. Cũng như các cây trồng khác, yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của cây sơ ri vẫn là giá cả thu mua ổn định và ở mức giá mà nhà vườn có lời để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và tái đầu tư cho sản xuất. 4.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng tại vùng sản xuất sơri 4.1.2.1 Giao thông: Hiện trạng các trục đường giao thông chính tại vùng trồng sơ ri (xã Bình Nghị, Tân Đông, Bình Ân, Kiểng Phước thuộc huyện Gò Công Đông và xã Long Thuận thuộc thị xã Gò Công) đảm bảo giao thông thông suốt, gồm: - Đường tỉnh 862, 871: mặt đường nhựa cấp IV (mặt rộng 6m, 2 làn xe) đảm bảo lưu thông xe tải trọng đến 16 tấn. - Các đường huyện 02, 03, 05: mặt đường nhựa cấp V (mặt rộng 5,5m, 2 làn xe) đảm bảo lưu thông xe tải trọng đến 8 tấn. Phần lớn, các tuyến đường xã, đường giao thông nông thôn phục vụ sinh hoạt, vận chuyển sơ ri từ nhà vườn đến các điểm tập trung chưa đảm bảo, chỉ là lối mòn hoặc đường đơn sơ với bề rộng hẹp; các công trình cầu, cống trên tuyến nhỏ và yếu, chỉ đủ khả năng phục vụ người đi bộ và xe 2 bánh. Để đảm bảo vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, vận chuyển trái sơ ri từ vườn trồng đến các điểm thu mua, nhà máy sơ chế thì một số tuyến đường thuộc xã quản lý cần được đầu tư, nâng cấp. 4.1.2.2 Thuỷ lợi Hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu cho vùng trồng cây sơ ri nằm trong vùng thuỷ lợi ngọt hoá Gò Công, từ kênh Chợ Gạo đến Biển Đông thuộc các huyện Chợ Gạo (một phần), Gò Công Tây, Gò Công Đông và Thị xã Gò Công với diện tích tự nhiên là 54.000 ha và diện tích canh tác năm 2010 là 35.000 ha.
  26. 19 Dự án ngọt hoá Gò Công với mục tiêu chính là cải thiện và nâng cao mức sống của người dân bằng các biện pháp thuỷ lợi, bằng hệ thống đê và các cống dưới đê hình thànhộ m t hệ thống ngăn mặn, ngăn triều cường, tiêu úng, lấy nước ngọt khi điều kiện cho phép. Hiện trạng khả năng phục vụ của các công trình thuỷ lợi có liên quan tại vùng trồng sơ ri như kênh, cống, các tuyến đê ngăn mặn đã đủ để đáp ứng các Hình 2. Vị trí vùng ngọt hoá Gò Công yêu cầu canh tác trong những năm qua. Lượng nước tưới cấp cho vùng trồng sơ ri được lấy từ 2 nguồn sau: - Nước mưa vào mùa mưa từ tháng 5 đến đầu tháng 11 hàng năm. - Nước sông: Lấy chủ yếu từ sông Tiền và nhánh sông Cửa Tiểu qua 2 cống chính là Xuân Hoà, Vàm Giồng và một cống hỗ trợ là Long Uông rồi đưa vào khu vực cần tưới qua mạng lưới kênh các cấp. Thông thường hàng năm, cống Xuân Hoà đóng cửa từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5. Nước mặn nhiều cống này có thể đóng cửa từ đầu tháng 3 đến giữa hoặc cuối tháng 5. Tuy vậy, theo thống kê nhiều năm, từ giữa tháng 5 trở đi mùa mưa thực sự bắt đầu và cấp một lượng nước tưới đáng kể. 4.2 Sơ ri Gò Công: 4.2.1 Giống và chủng loại Cây sơ ri (tên khoa học là Malpighia glabra L., tên cũ trước đó là Malpighia punicifolia L.). Được biết dưới các tên Acerola – bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha. Cây sơ ri còn được gọi với một số tên khác như “Barbados cherry” ở phía Tây Ấn Độ, hay
  27. 20 “Puerto Rican cherry”. Trái sơ ri thuộc họ Malpighiaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. 4.2.2 Phân loại sơ ri Trái sơ ri được phân loại tuỳ theo yêu cầu của thị trường, tiêu chuẩn phân loại thường dựa vào màu sắc vỏ trái, có thể được chia ra làm 4 loại: xanh, cà, cam và chín đỏ. Trái sơ ri phải đạt yêu cầu về hình dạng, màu sắc, độ tươi, hình dạng đặc trưng, vỏ màu đỏ và láng, không có vết tổn thương do va chạm cơ học hay vết côn trùng cắn. 4.2.3 Điều kiện sinh thái cây sơ ri - Điều kiện nhiệt độ: Cây sơ ri có thể sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, chính vì thế giới hạn nhiệt độ của cây sơ ri tương đối rộng. Cây sơ ri sẽ ngừng sinh trường ở - 2,220C, nhưng cây con sẽ chết ở nhiệt độ -1,110C. Cây sinh trưởng thuận lợi ở nhiệt độ từ 25-300C. - Điều kiện ánh sáng: Cây sơ ri sẽ cho năng suất thấp khi trồng dưới bóng râm. - Điều kiện nước: Cây sơ ri sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi có lượng mưa phân bố trung bình từ 1.000-2.000mm/năm. Khi đó cây sẽ ra hoa kết trái quanh năm. Tuy nhiên, cây sơ ri là cây chịu hạn tốt, có thể điều khiển việc ra hoa bằng cách tưới nước. - Điều kiện đất trồng: Cây sơ ri thích hợp để trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đá vôi, đất sét, đất cát, pH đất thích hợp từ 5,5-7,5; có tầng canh tác dày trên 20cm và thoát nước tốt. Đất có pH 6,5 là thích hợp cho bộ rễ cây sơ ri phát triển.
  28. 21 4.3 Thực trạng sản xuất sơ ri Gò Công: 4.3.1. Thực trạng sản xuất: Bảng 4. Diện tích trồng và sản lượng trái sơ ri Gò Công năm 2013 Sản lượng Diện tích STT Khu vực trồng bình quân Ghi chú (ha) (tấn) I Thị xã Gò Công 40,72 2.198,88 1 - Xã Long Hoà 1,23 66,42 2 - Xã Long Hưng 2,42 130,68 3 - Xã Long Thuận 37,07 2.001,78 II Huyện Gò Công Đông 228,96 12.364,92 1 - Xã Tân Tây 1,70 91,8 2 - Xã Tân Điền 2,56 138,24 3 - Xã Kiểng Phước 35,17 1.899,18 4 - Xã Tân Đông 58,34 3.150,36 5 - Xã Bình Ân 85,86 4.636,44 6 - Xã Bình Nghị 45,35 2.448,90 Tổng cộng 269,70 14.563,80 Nguồn: Sở Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang Hiện nay diện tích trồng cây sơ ri chủ yếu tập trung tại các xã Long Thuận, thị xã Gò Công và các xã Kiểng Phước, Tân Đông, Bình Ân, Bình Nghị của huyện Gò Công Đông, với tổng diện tích 269,7 ha; sản lượng hàng năm gần 15.000 tấn. Cây sơ ri rất thích hợp với vùng đất Gò Công: cây trồng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng trái tốt. Tỉnh Tiền Giang đã chọn sơ ri là một trong bảy loại cây ăn trái chủ lực để đầu tư và phát triển. Tỉnh đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu hỗ trợ nông dân về giống, về kỹ thuật canh tác và phòng chống các loại sâu bệnh. Tuy nhiên mỗi giống cây phù hợp với kỹ thuật canh tác, điều kiện tự nhiên khác nhau, mỗi nông dân thường theo kinh nghiệm của riêng mình, khó có thể có chất lượng đồng nhất và đặc biệt là công tác truy nguyên nguồn gốc cũng gặp không ít khó khăn.
  29. 22 Tại huyện Gò Công Đông, sơ ri là loại cây trồng đặc sản và là loại cây chủ lực của huyện góp phần ổn định cuộc sống cho khoảng 1.215 hộ dân. Sơ ri được mệnh danh là cây xoá đói giảm nghèo, tận dụng được công lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Nhờ thích nghi tốt trên đất Gò Công, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, cho trái nhanh. Hiện nay, cây sơ ri được thâm canh rất cao, với năng suất vượt trội (có thể đạt 30 tấn ha/năm) và có khả năng cho trái quanh năm, dễ xử lý nghịch vụ. Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích giảm mạnh do ruồi đục trái và giá cả bấp bênh. 600 500 500 400 300 253,8 228,98 202 198 200 100 0 2006 2009 2010 2011 2012 Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích sơ ri tại huyện Gò Công giai đoạn 2006 - 2012. Đơn vị: ha Nguồn: “Báo cáo tình hình sản xuất cây sơ ri năm 2013” phòng Nông nghiệp và PTNT – UBND huyện Gò Công Đông Cây sơ ri được trồng tập trung ở 6 xã: Bình Ân, Tân Đông, Bình Nghị, Kiểng Phước, Tân Tây và Tân Điền, trong đó, sơ ri ngọt 80,5 ha; sơ ri chua Gò Công là 116,66 ha và sơ ri chua Brazil là 31,81 ha; sản lượng năm 2013 khoảng 7.600 tấn/năm.
  30. 23 13,89 % 35,16 % 50,95 % Sơ ri ngọt Sơ ri chua Gò Công Sơ ri chua Brazil Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giống cây sơ ri tại huyện Gò Công. Đơn vị % Nguồn: “Báo cáo tình hình sản xuất cây sơ ri năm 2013” phòng Nông nghiệp và PTNT – UBND huyện Gò Công Đông
  31. 24 Giống Quy hoạch Tổng số Brazil Chua (Sour) Ngọt (Sweet) đến 2020 Diện tích Diện tích Diện tích Diện Diện tích Số hộ Số cây Số cây Số cây Số cây (ha) (ha) (ha) tích (ha) (ha) 1. Tân Tây 11 1,7 448 0,77 295 0,93 153 2. Tân Điền 16 2,56 946 1,76 736 0,8 210 3. Kiểng Phước 195 35,17 11.502 6,21 2.617 27,9 8.700 1,05 185 60 4. Tân Đông 268 58,34 19.648 18,08 8.631 15,93 4.805 24,33 6.212 130 5. Bình Ân 463 85,86 26.555 6,49 2.714 62,75 19.564 16,62 4.277 200 6. Bình Nghị 262 45,35 11.059 1,03 333 7,55 1.232 36,77 9.494 100 Tổng số 1215 228,98 70.158 31,81 14.295 116,66 35.332 80,5 20.531 490 Nguồn: “Báo cáo tình hình sản xuất cây sơ ri năm 2013” phòng Nông nghiệp và PTNT – UBND huyện Gò Công Đông Bảng 5. Hiện trạng trồng sơ ri huyện Gò Công Đông năm 2012
  32. 25 Hiện tại, quá trình sản xuất sơ ri được sự quan tâm của chính quyền các cấp, nhất là sau chương trình “Hỗ trợ phát triển toàn diện cây sơ ri vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang”, nông dân đã biết cách sản xuất theo hướng an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, phòng trừ sâu bệnh kịp thời; tổ chức các hợp tác xã, tổ hợp tác; sử dụng thương hiệu tập thể Sơ ri Gò Công tạo nền móng cho sản xuất lớn phù hợp với hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới. Vấn đề lớn cản trở quá trình sản xuất sơ ri hiện nay là giá cả bấp bênh, nông dân cứ lăp lại điệp khúc trồng rồi lại đốn, nên không an tâm để phát triển sản xuất, ít đầu tư về phân bón cũng như chăm sóc, không tăng thêm diện tích, cũng do diện tích nhỏ nên việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo chất lượng trái sơ ri đôi lúc gặp khó khăn. Ngoài ra, chưa có sự gắn kết đầu ra để đảm bảo tính ổn định bền vững cho sản xuất. 4.3.2 Giá trị kinh tế của cây sơ ri: Như đã phân tích, sơ ri Gò Công được cho là một trong 7 loại cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang không những là loại cây đặc sản mà còn đem lại nhiều giá trị kinh tế: - Cây sơ ri là loại cây ngắn ngày hay còn được bà con nông dân gọi là cây trồng ‘lấy ngắn nuôi dài” bởi một vụ sơ ri chỉ kéo dài khoảng 1,5 tháng và đạt được 8 vụ/năm, ít tốn công chăm bón, cho trái thường xuyên, năng suất cao, dễ xử lý nghịch vụ, đem lại nguồn thu nhập thường xuyên để trang trải chi phí sinh hoạt trong khi thời gian trồng lúa kéo dài khoảng 3 tháng/vụ và điều kiện tự nhiên ở địa bàn nghiên cứu chỉ cho phép mỗi năm 3 vụ lúa do không đủ nguồn nước vào mùa nắng. - Không những thế, cây sơ ri là loại cây trồng chiếm tỷ trọng ít nhưng năng suất cao trong cơ cấu nông nghiệp của thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông, chứng tỏ cây sơ ri là cây trồng quan trọng và xứng đáng là cây trồng chủ lực trong ngành nông nghiệp vùng Gò Công. Bảng 6 thể hiện diện tích và năng suất trung bình của sơ ri so với lúa, hoa màu, cây ăn trái của thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông năm 2012.
  33. 26 Đơn vị Thị xã Gò Công Gò Công Đông Diện tích sơ ri Ha 40,72 229 Năng suất Tấn/ha/năm 30 30 Diện tích cây ăn trái Ha 526,28 1.501 (không tính sơ ri) Năng suất Tấn/ha/năm 10,7 15,7 Diện tích canh tác lúa Ha 4.969 11.385 Năng suất Tấn/ha/năm 14,7 14,7 Diện tích màu Ha 3.460 8.090 Năng suất Tấn/ha/năm 16,9 11,4 Bảng 6. Diện tích và năng suất trung bình của sơ ri, lúa, hoa màu, cây ăn trái năm 2012 Nguồn: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nông, lâm, ngư nghiệp năm 2012 của thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông. 4.4 Mô tả chuỗi giá trị 4.4.1 Sơ đồ chuỗi Sơ đồ 1. Sơ đồ chuỗi giá trị sơ ri Gò Công
  34. 27 Chuỗi giá trị cây sơ ri Gò Công bao gồm các chức năng cơ bản như sau: - Chức năng đầu vào cho việc trồng sơ ri bao gồm cây giống, vật tư nông nghiệp, - Chức năng sản xuất bao gồm các hoạt động trồng và thu hoạch sơ ri. - Chức năng chế biến bao gồm các hoạt động chế biến trái sơ ri tươi thành một số loại sản phẩm giá trị gia tăng như mứt sơ ri, nước sirô sơ ri, sơ ri khô - Chức năng thương mại bao gồm các hoạt động mua bán sơ ri đến người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. - Chức năng tiêu dùng gồm các hoạt động mua sơ ri để dùng trực tiếp hay gián tiếp. Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có ít nhất một tác nhân tham gia chuỗi và các tác nhân này kết nối với nhau, tạo thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từ sản xuất đến tiêu thụ được gọi là hệ thống chuỗi. Những tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị sơ ri ở Gò Công là: - Người trồng sơ ri (trong tỉnh) - Thương lái thu mua sơ ri từ các hộ trồng sơ ri (trong tỉnh) - Người bán lẻ, chủ vựa (trong và ngoài tỉnh) - Công ty sơ chế biến sản phẩm sơ ri (trong tỉnh) Chuỗi giá trị cho thấy có các kênh thị trường như sau: Kênh 1: Người trồng sơ ri Thương lái Công ty Thịnh Phát Công ty nước ngoài Qua khảo sát có 63,5% sản lượng sơ ri tươi được người trồng sơ ri bán trực tiếp cho Thương lái. Thương lái thường có 1 hoặc nhiều điểm thu mua sơ ri gần những hộ nông dân để thuận lợi cho việc vận chuyển sơ ri từ vườn. Thương lái bán đa số sản phẩm thu mua được 57,1% tổng sản lượng của chuỗi (chiếm 90% tổng sản lượng thu mua) cho Công ty Thịnh Phát theo phương thức tự vận chuyển đến Công ty. Công ty Thịnh Phát khi đã tập trung đủ hàng từ các Thương lái sẽ sơ chế và đông lạnh rồi phân phối cho các Công ty đối tác. Kênh 1 cho thấy, sơ ri Gò Công được tiêu thụ mạnh bởi các công ty nước ngoài, trung gian do công ty Thịnh Phát đứng ra kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, do kí kết từng hợp đồng theo từng gói sản lượng nên nhu cầu thu mua của công ty Thịnh Phát không ổn định, tùy vào
  35. 28 hợp đồng đã kí kết mà Công ty Thịnh Phát sẽ thu mua từ người dân nhiều hay ít, giá cao hay giá thấp. Do có rất nhiều Thương lái (cả lớn lẫn nhỏ) thu mua rộng khắp các khu vực trồng sơ ri, thuận lợi cho việc vận chuyển của người nông dân từ vườn, nên đa số sơ ri tươi được bán cho Thương lái như số liệu nhóm đã khảo sát ở trên. Kênh 2: Người trồng sơ ri HTX Công ty Thịnh Phát Công ty nước ngoài. Qua khảo sát nhóm nghiên cứu nhận thấy 23,3% tổng sản lượng của chuỗi được người trồng sơ ri bán trực tiếp cho HTX. Về hình thức giao dịch với Công ty Thịnh Phát, tác nhân HTX cũng tương tự như Thương lái. 21% tổng sản lượng của chuỗi cũng được giao trực tiếp cho Công ty Thịnh Phát, từ đó phân phối cho các Công ty nước ngoài khác. Ngoài ra, HTX tuy không nhiều nhưng lại thu mua ổn định hơn so với Thương lái, giúp người trồng sơ ri an tâm hơn về đầu ra sản phẩm. HTX đôi khi chịu một số khoản lỗ để thu mua sơ ri cho người nông dân. Từ kênh 1 và kênh 2 nhóm nhận thấy, đối tác chính của HTX/Thương lái là Công ty Thịnh Phát. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao HTX/Thương lái không giao cho những đối tác khác mà chủ yếu giao cho Công ty Thịnh Phát, nhóm đưa ra kết luận: do Công ty Thịnh Phát là đơn vị độc quyền thu mua sơ ri tại địa phương từ xưa (23 năm) nên hiện nay mặc dù có thêm một số đối thủ nhưng người dân vẫn giao cho Công ty Thịnh Phát theo thói quen. Kênh 1 và kênh 2 là hai kênh thị trường đã có từ lâu ở Gò Công, gần đây (tháng 7/2013) sự kiện công ty TNHH MTV Nichirei-Suco Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy Nichirei Suco Acerola ngay trên địa bàn huyện Gò Công Đông, sẽ tiến hành thu mua sơ ri để sơ chế biến và xuất sang công ty mẹ Nichirei Suco ở Nhật Bản, góp phần làm sôi nổi hơn cho thị trường giao dịch sơ ri ở Gò Công. Kênh 3: Người trồng sơ ri Đại lý Nichirei Công ty Nichirei. Qua khảo sát, 13,2% (khoảng 500 tấn năm 2013) tổng tổng sản lượng của chuỗi được người trồng sơ ri bán trực tiếp cho các Đại lý Nichirei. Hiện nay, trên địa bàn có 4 đại lý tập trung tại 2 địa bàn xã Bình Ân và Tân Đông. Hằng ngày (trừ thứ 7 và các ngày lễ tết) nông dân thuộc 4 đại lý trên giao sơ ri tươi đến đúng đại lý mình trực thuộc từ sáng sớm. Khoảng 14-15h, khi các đại lý đã gom đủ lượng hàng (tối thiểu 2 tấn), Công ty Nichirei sẽ điều phối xe tải đến từng đại lý rồi chở hàng về kho đông lạnh hoặc cơ sở ép. Tiền được chuyển khoản
  36. 29 trực tiếp cho chủ đại lý. Có 10,6% tổng sản lượng của chuỗi được giao cho Công ty Nichirei. Giá cả và sản lượng được hai bên ký kết theo từng hợp đồng ngắn hạn, phù hợp với nhu cầu của Công ty và thị trường. Kênh thị trường 3 là một hướng đi mới, hứa hẹn nhiều thành công hơn trong tương lai. Hợp đồng được kí kết thông qua thương lượng giữa 2 bên nên tránh được tình trạng bị ép giá. Giá cả được quyết định từng ngày tuy nhiên mức giá sàn đã được kí kết từ đầu nên hạn chế được mức độ biến động bất lợi giá sơ ri cho người dân. Ngoài 3 kênh tiêu thụ chính trên, còn có các kênh tiêu thụ phụ sau: Kênh 4: Người trồng sơ ri Đại lý Nichirei Công ty Thịnh Phát Công ty nước ngoài. Đại lý Nichirei sau khi thu mua từ người nông dân, ngoài con đường chính là Công ty Nichirei, Đại lý còn phân phối một phần (1,3% tổng sản lượng của chuỗi) cho Công ty Thịnh Phát (do đã có giao dịch từ trước nên vẫn duy trì để những ngày Công ty Nichirei không thu mua vẫn có nơi để cung cấp, hoặc khi Công ty Nichirei đã thu mua đủ sản lượng thì phân phối hoàn toàn cho Công ty Thịnh Phát). Trước khi trở thành Đại lý Nichirei, những tác nhân này cũng là HTX/Thương lái bình thường. Đây là một trong những điểm mạnh của Đại lý vì cùng một lúc có đến 2 đối tác chính tương đối ổn định, nên hầu như lúc nào lượng sản phẩm cũng xuất đi hết được trong ngày, không bị tình trạng tồn đọng sang hôm sau. Kênh 5: Người trồng sơ ri HTX/Thương lái/Đại lý Chế biến Thị trường nội địa. Qua khảo sát thực tế, HTX/Thương lái/Đại lý ngoài phân phối trên kênh chính của mình còn phân phối cho một số cơ sở để chế biến thành nước ép (hay còn gọi là “hàng xay”). Tỉ lệ phân phối của các tác nhân tương đối giống nhau, HTX (1,9%), Thương lái (5,1%), Đại lý (0,9%) trong tổng sản lượng cho những cơ sở chế biến (“hàng xay”) Kênh 6: Người trồng sơ ri HTX/Thương lái/Đại lý Bán sỉ/lẻ Thị trường nội địa. Kênh thị trường 6 là kênh thị trường giúp người tiêu dùng nội địa tiếp cận được với trái sơ ri tươi. Tuy không chiếm nhiều % trên tổng sản lượng chuỗi giá trị 2,2% ( Thương lái
  37. 30 1,3%, HTX 0,5%, Đại lý 0,4%) nhưng đại đa số người tiêu dùng thị trường trong nước chỉ biết đến sản phẩm sơ ri Gò Công thông qua kênh thị trường này. 4.4.2 Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi 4.4.2.1 Người cung cấp cây giống: Theo thực tế khảo sát, hầu như cây giống được cung cấp tại cơ sở sản xuất cây giống Tám Hoàng tại Ấp Văn Thành – Xã Bình Nghị - huyện Gò Công Đông Chủ cơ sở là ông Ngô Văn Hoàng với kinh nghiệm gần 40 năm. Số lao động tham gia trong hoạt động kinh doanh cung ứng giống của cơ sở là 3 người chủ yếu là lao động của gia đình không thuê mướn. Cơ sở Tám Hoàng chỉ kinh doanh cây giống sơ ri. Với diện tích 0,5 ha, gần 200 gốc sơ ri với 150 gốc sơ ri chua và 30 gốc sơ ri ngọt. Hàng tháng, cơ sở có khả năng cung ứng 10.000 cây giống vào mùa khô hay 30.000 cây giống vào mùa mưa. Tỷ lệ cây sơ ri sống tương đối không cao (50 – 70%), nhất là vào mùa mưa nhiều, dễ gây ngập úng và thối lá. Giá bán trung bình 5.000đ/cây sơ ri giống. Cơ sở bán hết cho người trồng sơ ri trong vùng Gò Công cũng như các vùng lân cận như Cần Thơ, Sóc Trăng (chủ yếu là giống sơ ri ngọt). Hình thức thanh toán tiền mặt và người trồng sơ ri tự tìm đến cơ sở để mua hoặc bán sỉ. 4.4.2.2 Người trồng sơ ri Nhóm tác nhân cung cấp đầu vào chủ yếu là người cung ứng giống, các đại lí cung cấp vật tư nông nghiệp địa phương chính là nơi cung cấp phân bón, thuốc BVTV và các công cụ sản xuất khác cho nông dân. Ngoài ra còn có nguồn nhân công được thuê hái khi đến vụ thu hoạch, sản lượng trái nhiều. Các cơ quan nông nghiệp như Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật cung cấp các kiến thức về kỹ thuật, chủ yếu thông qua các khóa tập huấn kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật.
  38. 31 Thông tin khảo sát 14 hộ trồng sơ ri chủ yếu trên địa bàn các xã: Bình Ân, Tân Đông, Kiểng Phước thuộc huyện Gò Công Đông được cụ thể như sau: Chỉ tiêu Đặc điểm Số lượng (n =14) Tỷ lệ (%) Tuổi Trung bình 52 Lớn nhất 75 Nhỏ nhất 29 Kinh nghiệm Số năm trung bình 16 năm Giới tính Nam 12 85.71 (%) Nữ 2 14.29 (%) Học vấn Mù chữ 0 0 (%) Cấp 1 5 35.71 (%) Cấp 2 7 50 (%) Cấp 3 2 14.29 (%) Bảng 7. Đặc điểm về chủ hộ của người trồng sơ ri Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2014 Từ bảng số liệu thu thập được qua khảo sát thực tế, có thể thấy, số tuổi trung bình của chủ hộ tương đối cao: 52 tuổi (cao nhất là 75, thấp nhất là 29 tuổi), trung bình đã có 16 năm nghiệm trồng sơ ri, cho thấy khả năng lao động của chủ hộ hiện nay đang trên đà suy giảm do ảnh hưởng tuổi tác, tính bảo thủ về kĩ thuật trồng cao, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Yếu tố giới tính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hành vi của người trồng, thực tế phỏng vấn chủ hộ có đến 85,71 (%) chủ hộ là nam và 14.29 (%) là nữ. Một nửa chủ hộ được khảo sát có trình độ học vấn cấp 2, trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỉ lệ khá cao, chứng tỏ phần lớn người nông dân có khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật tiên tiến một cách thuận lợi, nhờ đó quá trình canh tác sẽ tốt hơn, mặc dù cũng còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, số nhân khẩu trung bình của các hộ là 5 người (thấp nhất là 4 người, nhiều nhất là 8 người), số lao động chính trong gia đình trực tiếp tham gia hoạt động trồng, chăm sóc sơ ri chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số thành viên (chiếm trung bình khoảng 20%), đến mùa thu hoạch, các thành viên khác trong gia đình thường được huy động thu hái. Nông hộ thường kết hợp trồng sơ ri với trồng lúa, hoa màu hay chăn nuôi gia súc, gia cầm, chỉ có 1/14 nông hộ được khảo sát, nguồn thu nhập chính 100% từ việc trồng sơ ri,
  39. 32 diện tích trung bình trồng sơ ri một hộ là 14 công (tương đương 1.400 m2), trung bình có 40 gốc/công, chủ yếu là giống sơ ri chua đặc sản của địa phương, một năm trung bình có 8 vụ sơ ri. Người nông dân thường lấy nguồn cây giống từ cơ sở cung cấp giống, hợp tác xã. Với nguồn cung cấp cây giống ổn định, đa số người nông dân tận dụng đất nhà để trồng, chi phí trồng sơ ri không nhiều, họ thường huy động nhân công tại gia để thu hái, diện tích trồng sơ ri đang có xu hướng giảm, nên họ không có nhu cầu về vay vốn. Vấn đề quan tâm lớn nhất, hầu như tất cả người nông dân đều than thở là vấn đề giá cả bấp bênh và hiện tại là quá thấp (trung bình 3.500đ/kg). Nhiều nông hộ vì kế sinh nhai đã chặt bỏ phần lớn diện tích trồng sơ ri, chuyển đổi sang các loại hoa màu khác như ớt, rau Đến thời điểm thu hoạch, người nông dân 100 % hộ được khảo sát bán trái tươi cho thương lái ở địa phương là mối quen lâu năm, với mức giá do thương lái quyết định hoặc tập kết và bán ở một số hợp tác xã. Thương lái thường thanh toán tiền mặt ngay khi lấy hàng. 4.4.2.3 Thương lái: Qua khảo sát thực tế các thương lái tại thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông cho thấy, số năm kinh nghiệm trung bình của các thương lái thu mua sơ ri là 15,3 năm (nhiều nhất 38 năm và ít nhất là 4 năm). Xét về nguồn lao động, các cơ sở thu mua đều sử dụng lao động gia đình trung bình là 2 người (nhiều nhất là 3 người, thấp nhất là 1 người), chủ yếu lấy công làm lời tạo thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, vào mùa sơ ri chín rộ, lượng trái nhiều nên các thương lái thuê thêm trung bình 3 lao động (nhiều nhất là 5 lao động, thấp nhất là 2 lao động) để phân loại sơ ri thu mua từ người trồng và vận chuyển với tiền thuê trung bình 10.000đ/giờ. Do sơ ri vùng Gò Công có thể cho trái quanh năm, nên hầu như các thương lái đều hoạt động liên tục trong năm. Trong số các thương lái được khảo sát, hầu như không có thương lái nào gặp khó khăn về vốn bởi chủ yếu quá trình mua hàng từ người nông dân (trả tiền ngay) và bán hàng cho công ty thu mua (nhận tiền ngay), dòng tiền chỉ luân chuyển trong khoảng thời gian chưa đến một ngày.
  40. 33 Tiêu chí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Lao động tham gia thu mua sơ ri 1 13 9 (người) Số chuyến chở sơ ri/ngày (chuyến) 1 2 1 Tỷ lệ hao hụt (%) 0 2 1 Giá mua (đồng/kg) 3.500 4.500 4.000 Bảng 8. Thông tin hoạt động mua bán của thương lái Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013 Có rất nhiều thương lái thu mua trong địa bàn nghiên cứu, tuỳ vào quy mô của các thương lái mà có sản lượng thu mua khác nhau. Vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4), sản lượng thu mua trung bình của các thương lái là 160,8 kg/ngày, còn vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11), sản lượng thu mua trung bình đạt 3 tấn/ngày. Thời điểm thu mua sơ ri diễn ra quanh năm do sơ ri của vùng cho trái quanh năm. Tuỳ khách hàng mà có những yêu cầu trái sơ ri khi mua khác nhau. Công ty thu mua yêu cầu màu sắc, vỏ trái phải bóng, không bị côn trùng đục quả và có dư lượng thuốc trừ sâu ở mức cho phép. Các cơ sở thu mua hàng xay, hàng dạt hầu như không có bất cứ yêu cầu khi mua. Sau khi thu mua từ người trồng sơ ri, thương lái sẽ cho phân loại (nếu nông dân chưa phân loại và vì vậy, giá mua sẽ thấp hơn khoảng 100 đồng/kg) sau đó vận chuyển đến khách hàng. Hầu hết các thương lái dùng phương tiện tự có của mình là xe honda hoặc thuê xe lam, xe tải để vận chuyển trái sơ ri. Trung bình một xe lam chở 1 tấn sơ ri/chuyến, chi phí trung bình 120.000 đồng/chuyến (4 km); một xe máy có thể chở trung bình 120 kg/chuyến, chi phí trung bình 30.000 đồng/chuyến (4km); chi phí khi vận chuyển bằng xe tải (thường đem đi xa và thường là mặt hàng sơ ri ngọt) có chi phí vận chuyển trung bình 500 đồng/kg và được vận chuyển khá đều đặn. Đối với các thương lái nhỏ hơn, tùy theo đơn đặt hàng, họ gửi xe tải chở cùng các mặt hàng nông sản khác. Toàn bộ chi phí vận chuyển do thương lái thanh toán. Xét về cơ cấu, khoảng 80% lượng sơ ri chua thu hoạch được bán cho công ty Thịnh Phát. Còn lại, hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng hoặc công ty thu mua ngưng không mua hàng, thương lái có thể vận chuyển đến cơ sở thu mua Bảy Thời (chuyên kinh doanh hàng xay), đem bán sỉ/lẻ trong vùng hoặc chợ đầu mối. Như đã trình bày, vùng sơ ri Gò Công không chỉ có trái sơ ri chua địa phương mà còn có giống sơ ri ngọt cho năng suất cao, vì vậy, các thương lái bán sơ
  41. 34 ri ngọt cũng không ít, có thương lái chỉ chuyên mặt hàng sơ ri chua, có thương lái chỉ chuyên mặt hàng sơ ri ngọt và cũng có thương lái kinh doanh cả hai loại. Sơ ri ngọt được thương lái thu mua chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn tươi trong vùng hoặc đưa đi bán sỉ/lẻ ở các tỉnh, thành lân cận ( TP.HCM, Vũng Tàu, Rạch Giá-Cà Mau ) Tỷ lệ hao hụt trong quá trình kinh doanh của các thương lái khoảng 2% (cao nhất là 3%, thấp nhất là 0%), sơ ri thu mua trực tiếp từ người trồng nếu chưa được phân loại – hàng ngang – sẽ có tỷ lệ hao hụt cao hơn hàng đã phân loại sẵn. Sơ ri được tiêu thụ ngay trong ngày, nếu hàng không đủ chất lượng được phân loại ra sẽ đem bán hàng xay nên hao hụt không đáng kể. Giá thương lái mua trực tiếp từ người trồng sơ ri trung bình khoảng 4.000 đồng/kg (cao nhất là 4.500đ/kg, thấp nhất là 3.500đ/kg). Giá thu mua phụ thuộc chủ yếu vào mùa và loại giống, mùa khô giá sơ ri cao hơn mùa mưa và giống sơ ri ngọt được mua vào giá cao hơn giống sơ ri chua địa phương từ 1000 – 1.500đ/kg. Khi mua, thương lái thanh toán bằng tiền mặt. Nếu có người thương lái có mối quan hệ tốt với nông dân, thương lái có thể trả chậm sau 3 hoặc 4 ngày. Về hợp đồng, thương lái không có giấy tờ hợp đồng với người nông dân trước khi mua, giữa họ chỉ có thỏa thuận bằng miệng. 4.4.2.4 Hợp tác xã/ tổ hợp tác: Hợp tác xã (HTX) có những đặc điểm thu mua tương tự như thương lái về số lao động, chi phí vận chuyển, giá cả thu mua, tuy nhiên, HTX xã cũng có những đặc điểm riêng hình thành nên một kênh tiêu thụ riêng biệt. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của hợp tác xã là sơ ri chua địa phương. Trong đó, 90% lượng hàng thu mua được bán cho công ty Thịnh Phát, số còn lại bán cho các thương lái hàng xay. Hàng xay được thu mua không đều đặn và thường xuyên nên sản lượng hàng bán ra không lớn, chủ yếu là hàng không đạt đủ tiêu chuẩn mà công ty yêu cầu. Hàng xay không yêu cầu cao về tiêu chuẩn, vì vậy, giá cũng thấp hơn hàng bán cho công ty, tuy nhiên, những lúc thiếu hụt hàng, giá cả hai loại sản phẩm chạy đua với nhau để dành nguồn cung hàng. Một điểm khác biệt nữa, ngoại trừ việc thu mua sơ ri, hợp tác xã còn quan tâm đến đời sống các xã viên, hỗ trợ kỹ thuật trồng sơ ri và bảo vệ quyền lợi cho các xã viên. Nắm bắt được hạn chế của sơ ri tươi là không bảo quản được lâu, một số HTX còn nghiên cứu phát triển sản phẩm từ trái sơ ri, như HTX Bình Ân ớv i sản phẩm mứt sơ ri Gò Công,
  42. 35 4.4.2.5 . Đại lý thu mua Theo điều tra khảo sát tại vùng trồng sơ ri, cụm từ “Đại lý thu mua’’ chỉ mới hình thành từ tháng 7/2013 xuất phát từ nhu cầu nguồn hàng của Công ty Nichirei Suco Việt Nam (thuộc Tập đoàn Nichirei của Nhật Bản) và hiện tại có 4 đại lý thu mua, trong đó, có 2 đại lý ở xã Tân Đông và 2 đại lý ở xã Bình Ân. Số nông hộ Sản lượng TB Tên chủ Đại lý Địa chỉ Nguồn gốc quản lý (tấn/năm) Ấp Gồng- Xã Tân HTX Tân Huỳnh Văn Linh Đông-H. Gò Công 128 750 Đông Đông Ấp Gồng- Xã Tân Lê Thị Thúy Đông-H. Gò Công 48 Thương lái 345 Đông Ấp Kinh Dưới-Xã Nguyễn Thanh Diệu Bình Ân-H. Gò 149 Thương lái 840 (6 Sang) Công Đông Ấp Kinh Trên Xã Huỳnh Văn Hoa Bình Ân-H. Gò 66 Thương lái 435 (9 Hoa) Công Đông Bảng 9. Thông tin đại lý của công ty Nichirei Phương thức hoạt động của các đại lý thu mua là kí hợp đồng với công ty Nichirei hàng tháng về giá cả (vì giá cả dao động theo giá thị trường) tuy nhiên không thấp hơn mức giá tối thiểu là 4.300 đồng/kg. Mức giá này do công ty và 4 đại lý thỏa thuận với nhau. Đồng thời, còn hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tức là công ty sẽ mua hết lượng hàng với điều kiện sản lượng tối thiểu là 2 tấn/4 đại lý/ngày. Trường hợp không đủ sản lượng tối thiểu, các đại lý sẽ giao nguồn hàng của mình cho công ty Thịnh Phát (sẽ được đề cập ở mô tả tiếp theo) hoặc Thương lái bán hàng xay (bao gồm hàng không đủ tiêu chuẩn công ty thu mua). Sản lượng giao cho công ty Nichirei đạt khoảng 80%. Đối tượng mua của các đại lý là số lượng nông hộ mà mỗi đại lý quản lý (như bảng 9) đối với sơ ri chua. Mặt hàng kinh doanh cả 4 đại lý đều chỉ thu mua sơ ri, trong đó có 1 đại lý chỉ mua sơ ri chua, 2 đại lý mua sơ ri ngọt và chua
  43. 36 (sơ ri chua chiếm 80%), 1 đại lý thu mua cả 3 loại sơ ri ngọt, chua và Brazil (trong đó, sơ ri ngọt chiếm 60%, Brazil chiếm 30%). Công ty Nichirei chỉ thu mua sơ ri chua. Đại lý sẽ thanh toán tiền ngay cho nông hộ và nhận thanh toán qua thẻ từ Công ty TNHH Nichirei (từ 3-5 ngày). Do hình thành từ các HTX và thương lái có kinh nghiệm và thời gian hoạt động lâu năm, trung bình khoảng 14 năm (thấp nhất là 7 năm và cao nhất là 20 năm) nên không bị thiếu vốn trong kinh doanh. Hầu hết các đại lý đều thuê trung bình 2 người/ ngày (lao động nữ) phục vụ cho công việc lựa sơ ri, và 1 bốc vác chuyển hàng lên xe, mỗi lao động thuê làm việc trung bình 4h/ngày. Còn lại, hầu hết là lao động gia đình, khoảng 2 người/đại lý. Nếu lượng hàng đạt trên mức tối thiểu, công ty Nichirei sẽ trực tiếp đến nhận và vận chuyển hàng đi bằng xe tải của công ty. Ngược lại, vận chuyển bằng xe lam (tối đa là 1 tấn/ chuyến) hoặc xe máy (tối đa 120 kg/ xe) giao cho công ty TNHH Thịnh Phát và thương lái hàng xay. 4.4.2.6 Công ty thu mua Hiện nay, trên địa bàn trồng sơ ri Gò Công nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung chỉ có 2 công ty thu mua sản phẩm sơ ri chua đia phương đó là công ty TNHH Thịnh Phát và công ty TNHH MTV Nichirei - Suco Việt Nam. 4.4.2.6.1 Công ty TNHH Thịnh Phát (xã Long Thuận-Thị xã Gò Công): Đây là công ty thu mua duy nhất trên địa bàn từ năm 1990 đến tháng 7/2013. Công ty Thịnh Phát mua hàng của nông dân qua thương lái hoặc HTX với địa điểm giao hàng ở tại công ty Thịnh Phát. Giá cả mua vào phụ thuộc hầu hết vào nhu cầu nguồn hàng của công ty Thịnh Phát. Hầu như công ty thu mua đều đặn và thường xuyên, nếu nghỉ nhận hàng, sẽ thông báo trước đến thương lái và nông dân vài ngày. Do là công ty độc quyền, nên nếu công ty đột ngột ngưng hàng thì người nông dân và thương lái rơi vào cảnh khốn đốn, hàng tồn đọng không biết bán cho ai. Công ty trả tiền ngay cho thương lái/HTX ngay sau khi nhận hàng. Xét về hoạt động bán, công ty Thịnh Phát mua sản phẩm sơ ri tươi, đông lạnh, sơ chế dạng puree và xuất khẩu chủ yếu cho tập đoàn Nichirei (Nhật Bản). 4.4.2.6.2 Công ty Nichirei (xã Bình Nghị- huyện Gò Công Đông): Đây là công ty liên doanh với hơn 70% vốn cổ phần, bắt đầu hoạt động trên địa bàn từ tháng 7/2013 tạo sự cạnh tranh với công ty Thịnh Phát.
  44. 37 Xét về hoạt động mua, Công ty Nichirei kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm của nông dân thông qua 4 đại lý thu mua (như trình bày ở phần trên) với giá thu mua tối thiểu là 4.300 đồng/kg và giá cả thay đổi theo thị trường. Công ty sẽ tiến hành khảo sát, phân tích nhiều đặc điểm (chất lượng hàng, sản lượng ) để chọn ra vùng thu mua, mỗi đại lý thu mua của vùng sẽ quản lý một số hộ cụ thể (đạt yêu cầu) ứng với mỗi hộ là một mã code xác định. Mã code này giúp công ty kiểm soát được chất lượng, sản lượng mỗi ngày để thuận tiện trong kiểm tra chất lượng nguồn hàng, tránh vì sản phẩm của một hộ sản xuất không tốt ảnh hưởng đến chất lượng sơ ri của tất cả các hộ. Mã code này cũng giúp cho chuyên viên kỹ thuật có thể kịp thời kiểm soát được tình hình sâu bệnh và có biện pháp hỗ trợ đúng lúc. Tiền hàng được trả cho đại lý qua ATM sau 3-5 ngày nhận hàng. Hiện tại, nhà máy chưa đi vào hoạt động (tháng 4/2014 mới chính thức hoạt động) nên mỗi ngày đều có xe tải vận chuyển hàng từ Gò Công về nhà máy chế biến ở Bình Dương (thấp nhất là 2 tấn và cao nhất là 15 tấn một chuyến). Trong tương lai, khi nhà máy đi vào hoạt động, quá trình vận chuyển sẽ được giảm thiểu về số chuyến và chi phí. Xét về hoạt động bán, sản phẩm tươi đông lạnh và dưới dạng puree được xuất khẩu chủ yếu cho công ty mẹ ở Nhật Bản (trên 50%) còn lại cho các đơn đặt hàng từ Thái Lan, châu Âu, Hà Lan, Đức để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng: nước ép, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng 4.4.3 Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị Trạm khuyến nông thị xã Gò Công/huyện Gò Công Đông: tổ chức các buổi tập huấn và hỗ trợ về kĩ thuật trồng trọt. Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện/thị xã/ tỉnh: Quản lý, triển khai kế hoạch, định hướng phát triển vùng trồng. Trong giai đoạn 2007 - 2010, địa phương triển khai có kết quả Chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện cây sơ ri đặc sản vùng đất nhiễm mặn Gò Công với nhiều nội dung thiết thực: qui hoạch vùng chuyên canh hàng hóa, nghiên cứu hệ thống canh tác, khảo nghiệm tuyển chọn và nhân những giống sơ ri chất lượng tốt, áp dụng qui trình canh tác theo hướng GAP, ứng dụng biện pháp khoa học để bảoquản trước, trong và sau thu hoạch, hình thành các hợp tác xã và hỗ trợ xúc tiến thương mại Liên minh Hợp tác xã tỉnh Tiền Giang: Tư vấn luật, định hướng, khắc phục những hạn chế trong tổ chức hoạt động của Hợp tác xã.
  45. 38 Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam: Nghiên cứu phòng trừ các loại sâu bệnh, phối hợp cùng Sở Khoa học Công Nghệ tỉnh Tiền Giang thực hiện chương trình“Hỗ trợ và phát triển toàn diện cây sơ ri vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang” Trung tâm nghiên cứu canh tác cây sơ ri do Công ty TNHH Nichirei-HPC (Nhật Bản) kết hợp với UBND huyện Gò Công Đông tổ chức khánh thành trung tâm, giúp nông dân cải thiện về cây giống và kỹ thuật canh tác để cây sơ ri vùng Gò Công đạt yêu cầu về chất lượng, năng suất, góp phần phát triển cây sơ ri một cách bền vững.Ngoài ra, các chuyên gia người Nhật được cử đến nghiên cứu tại vườn hàng năm. Sở Khoa học & Công Nghệ tỉnh Tiền Giang: Chuyên đề “Giải pháp phát triển tài sản sở hữu trí tuệ: Nhãn hiệu tập thể Gò Công cho sản phẩm sơ ri” thuộc chương trình “Hỗ trợ và phát triển toàn diện cây sơ ri vùng Gò Công tỉnh Tiền Giang” do KS. Ngô Kỷ làm Chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì đã ợ đư c Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh nghiệm thu vào ngày 11/02/2009. Chuyên đề thu được các kết quả trong bước đầu thực hiện: . Hệ thống tải liệu tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ, đáp ứng mục tiêu nâng cao nhận thức cho tổ chức tập thể, thành viên và cộng đồng hiểu biết pháp luật về sở hữu trí tuệ. . Hệ thống tài liệu các qui chế, các quy trình quản lý, sử dụng và kiểm soát nhãn hiệu tập thể cho phép chủ sở hữu là Hội làm vườn huyện Gò Công Đông có đủ cơ sở pháp lý để vận hành quản lý nhãn hiệu tập thể Gò Công cho sản phẩm trái cây sơ ri. . Thiết kế hệ thống nhận dạng nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại, quảng bá truyền thông nhãn hiệu tập thể Gò Công cho trái cây sơ ri trên thị trường. 4.4.4 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 4.4.4.1 Thuận lợi - Người trồng sơ ri: o Cây sơ ri phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương. o Người nông dân đa phần có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, nắm vững kĩ thuật và quy trình trồng. o Có nhiều thương lái thu mua tại chỗ.
  46. 39 o Giống sơ ri chua là đặc sản của địa phương với năng suất trái và chất lượng cao. o Cây sơ ri còn được gọi là “cây xoá đói giảm nghèo” do chi phí trồng tương đối thấp, cho trái quanh năm, tuổi thọ cây tương đối cao (khoảng 30 năm). - Thương lái: Là một trong những tác nhân chính của chuỗi, thương lái có những thuận lợi bởi vùng trồng sơ ri rộng và dàn trải, cung cấp sản lượng dồi dào, thuận tiện cho việc thu mua. Điểm quan trọng là hầu như các thương lái không gặp cạnh tranh quá lớn lẫn nhau bởi hầu như giá cả thu mua hầu như do công ty thu mua (công ty Thịnh Phát) quyết định: không thương lái nào bỏ ra giá cao hơn để mua sơ ri từ người trồng và bán lại với chênh lệch giữa giá mua và giá bán là như nhau với các thương lái và do mối quan hệ quen biết lâu năm, người trồng thường có thói quen bán hàng cho thương lái đã hợp tác lâu năm. Bên cạnh đó, thương lái không phải đóng thuế khi kinh doanh sơ ri. - Hợp tác xã Trên địa bàn khảo sát hiện có ba HTX (trong đó có 1 HTX là đại lý của công ty Nichirei) và các HTX cũng có những thuận lợi chung khi nằm trong vùng cung cấp sơ ri dồi dào, cho năng suất cao; nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Với kinh nghiệm thu mua lâu năm cùng với mối quan hệ gắn bó, quan tâm nhiệt tình đến các xã viên nên tạo được sự tín nhiệm giữa HTX và các xã viên. - Đại lý thu mua: Trong chuỗi giá trị cây sơ ri, các đại lý thu mua được hình thành chưa lâu (từ tháng 7/2013) nhưng cũng có một số thuận lợi hơn các tác nhân khác về hợp đồng bao tiêu sản phẩm tạo đầu ra ổn định, nguồn cung dồi dào (do tập trung ở các vùng chủ lực, chiếm diện tích sơ ri lớn), thêm vào đó, các đại lý cũng xuất phát từ thương lái hoặc hợp tác xã có kinh nghiệm thu mua lâu năm, có mối quan hệ lâu dài với người trồng sơ ri. 4.4.4.2 Khó khăn - Người trồng sơ ri: Gần như 100% hộ nông dân khi được khảo sát đều xem giá cả bấp bênh, đầu ra cho sơ ri là vấn đề khó khăn lớn nhất, thương lái toàn quyền quyết định giá cả, họ không thể nắm bắt được thông tin cung cầu thị trường. Năng suất giống sơ ri ở một số hộ chưa cao. Ngoài ra,
  47. 40 trong quá trình sản xuất, một số thời điểm, sâu rầy, dịch hại: ruồi đục trái, rệp sáp hoành hành. Vào mùa nắng, hê thống tưới tiêu gặp nhiều khó khăn. Vào thời điểm sơ ri chín rộ, nhiều hộ thiếu nguồn nhân công thu hái trái. - Đại lý Bên cạnh những thuận lợi vượt trội, đại lý cũng gặp một số khó khăn vì phải thu mua theo cách thức của công ty yêu cầu để thuận lợi cho việc kiểm tra chất lượng hàng hóa. Cách thức thanh toán của công ty mua hàng qua chuyển khoản cũng gây không ít khó khăn để tiếp cận đối với khu vực nông thôn thay vì cách hàng trao-tiền liền tay như trước đây. - Hợp tác xã Hợp tác xã gặp không ít khó khăn khi giá cả không ổn định, đầu ra hạn chế do chủ yếu chỉ bán cho công ty Thịnh Phát và nhiều lúc xảy ra trường hợp công ty không thu mua hàng đột ngột, hàng bị tồn động mà nông dân cũng khổ lây vì không biết bán cho ai. Đồng thời, đa số nông dân vẫn còn canh tác nhỏ lẻ, không đoàn kết được với nhau để có tiếng nói trên thị trường, tạo áp lực tăng giá thêm vào sự thiếu chuyên môn của cán bộ quản lý HTX dẫn đến HTX chưa phát huy được hết vai trò của mình. - Thương lái Không chỉ thuận lợi mà thương lái cũng gặp một số khó khăn nhất định như HTX về giá cả thu mua không ổn định, về tính liên tục thu mua hàng của công ty bởi đầu ra của sản phẩm hết sức hạn chế (tính đến tháng 7/2013 chỉ có duy nhất một công ty thu mua độc quyền trên thị trường. Về đặc thù trái sơ ri chua địa phương không thích hợp để ăn tươi và khó bảo quản nên khó tiêu thụ trên thị trường sỉ và lẻ. 4.5 Phân tích kinh tế Trước hết, việc phân tích kinh tế chuỗi giá trị cây sơ ri cần thống nhất một số cách tính toán như sau: (1) Chi phí trung gian của nông dân bao gồm phân, thuốc, tưới tiêu. Chi phí tăng thêm (đã bao gồm chi phí lao động nhà) của mỗi tác nhân là các chi phí ngoại trừ chi phí trung gian. (2) Chi phí trung gian của các tác nhân đi sau là giá bán của các tác nhân đi trước (3) Bỏ qua chi phí khấu hao vì chi phí khấu hao không đang kể do công cụ- dụng cụ cho sản xuất và tiêu thụ có giá trị ban đầu không lớn và được sử dụng qua nhiều năm.
  48. 41 4.5.1 Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri Xác định những chi phí có liên quan tới việc trồng sơri là rất quan trọng vì đây là cơ sở để hạch toán giá thành, lợi nhuận của người trồng sơri. Bảng 10 thể hiện cơ cấu chi phí của một nông hộ để sản xuất và kinh doanh sơ ri. Khoản mục Số tiền Số tiền Tỷ trọng (1.000 đồng/công/năm) (Đồng/kg) (%) Chi phí phân, thuốc 4.530 759 22,37 Chi phí điện để bơm tưới 418 79 2,32 Chi phí hái thuê 4.154 632 18,63 Chi phí vân chuyển 168 14 0,41 Hao hụt 904 204 6 Chi phí cơ hội của lao 12.680 1.706 50,27 động gia đình Tổng chi phí 22.854 3.394 100 Bảng 10. Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri Chi phí trung gian: chi phí mua các đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất gồm chi phí phân, thuốc trung bình khoảng 759 đồng/kg sơri, chiếm 22,37% tổng chi phí. Chi phí điện để bơm tưới trung bình 79 đồng/kg, chiếm 2,32% tổng chi phí. Chi phí trung gian chiếm tỷ trọng khá cao 838 đồng/kg, chiếm 24,69% tổng chi phí. Chi phí tăng thêm là chi phí thêm vào hoạt động sản xuất kinh doanh của người trồng sơ ri. Tổng chi phí tăng thêm (chưa tính lao động nhà) là 850 đồng/kg, chiếm 25,04% tổng chi phí, trong đó, chi phí vận chuyển cho cây sơri trung bình khoảng 14 đồng/kg, chiếm 0,41% tổng chi phí, chi phí hái thuê trung bình 632 đồng/kg, chiếm 18,63% tổng chi phí (10.000 đồng/1h) và hao hụt trung bình 204 đồng/kg, chiếm 6% (Nguyên nhân hao hụt là do trong quá trình hái không kỹ, quá trình lựa trái, sâu bệnh). Chi phí cơ hội của lao động gia đình chiếm tỷ trọng rất cao 1.706 đồng/kg (50,27% tổng chi phí) và đây cũng là khoản chi phí mà người sản xuất thường ít quan tâm khi tính giá thành sản phẩm. Tổng chi phí
  49. 42 tăng thêm (đã tính lao động nhà) trung bình 2.556 đồng/kg, chiếm 75,3% tổng chi phí. Tổng chi phí sản xuất trung bình của nông dân trồng sơri vào khoảng 3.394 đồng/kg sơri. Vì ậv y, với giá thu mua trung bình khoảng 3.500 đồng/kg trong năm 2013, lợi nhuận của người nông dân (bao gồm công lao động nhà) trung bình chỉ khoảng 106 đồng/kg, thu nhập là 1.812 đ/kg. Khoản mục Đơn vị 1000 m2 1 kg Chi phí sản xuất Đồng 22.854.000 3.394 Giá bán Đồng/kg 3.500 3.500 Năng suất – Sản lượng Kg 7.432 Doanh thu Đồng 26.012.000 3.500 Giá thành Đồng 25.224.208 3.394 Lợi nhuận Đồng 787.792 106 Thu nhập Đồng 13.467.792 1.812 Bảng 11.Thu nhập và lợi nhuận của người trồng sơ ri Từ bảng trên ta thấy được, việc trồng sơ ri thu hút nhiều công lao động gia đình. Nếu tính chi phí cơ hội của lao động gia đình thì lợi nhuận chỉ đạt 78.792 đồng/công đất/năm (tương đương 65.649 đồng/tháng) , nhưng nếu không tính chi phí này thì thu nhập của hộ trồng sơ ri lên tới 13,4 triệu đồng/công/năm (tương đương 1.122.316 đồng/tháng). Theo số liệu mô tả nông dân, trung bình họ có tới 1,4 công sơ ri, vậy thu nhập thực là khá cao. Đây là một trong những lý do vì sao nông dân không bỏ cây sơ ri mặc dù giá có xuống thấp, vì họ chủ trương “lấy công làm lời”. Thêm một lý do nữa, mặc dù nhiều nông dân đã giảm bớt diện tích trồng sơ ri để trồng những loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn do hiệu quả kinh tế mang lại từ cây sơ ri mang lại rất thấp trong 3 năm gần đây (2011- 2013) nhưng nông dân vẫn không nỡ đốn bỏ hết diện tích trồng bởi vì cây sơ ri ẫv n là loại cây xóa đói giảm nghèo và giữ cây sơ ri để chờ đợi giá khả quan hơn. Trong khi một vụ lúa kéo dài khoảng 3 tháng và phải bỏ ra chi phí cao thì một vụ sơ ri chỉ khoảng 1,5 tháng và chi phí cũng như công sức bỏ ra không cao như trồng lúa, nên cây sơ ri được bà con nông dân gọi là cây trồng ‘’lấy ngắn nuôi dài” có thể trang trải tiền sinh hoạt thường xuyên.
  50. 43 4.5.2 Chi phí của đại lý, HTX, thương lái Đại lý Chi phí HTX Chi phí Thương lái Chi phí (%) (%) (%) Chi phí: 250 100% 327 100% 313 100% - Vận chuyển 47 18,8 144 44 120 38,3 - Lao động thuê 60 24 55 16,8 60 19,2 - Lao động nhà 83 33,2 83 25,4 83 26,5 - Chi phí khác 60 24 45 13,8 50 16 Chênh lệch giá mua 500 500 500 và giá bán Doanh thu 500 500 500 Lợi nhuận 250 173 187 Thu nhập 333 256 270 Bảng 12. Chi phí, lợi nhuận, thu nhập của các tác nhân tiêu thụ sản phẩm sơ ri Gò Công. Đơn vị tính: đồng/kg Chi phí của đại lý, HTX, thương lái bao gồm các loại chi phí: Chi phí vận chuyển, chi phí cho lao động thuê, chi phí lao động nhà (còn gọi là chi phí cơ hội) và các chi phí khác như điện, nước, điện thoại, hao hụt (khoảng 1%) Chi phí khác không bao gồm khấu hao tài sản phục vụ kinh doanh. Các tác nhân này có giá mua vào và giá bán ra khác nhau do đầu ra khác nhau, tuy nhiên, chênh lệch giữa giá mua và giá bán đều ở mức trung bình 500 đồng/kg, tùy theo qui mô của mỗi tác nhân mà có sản lượng thu mua khác nhau nên bài nghiên cứu lấy chênh lệch giá mua và giá bán để tính doanh thu từ 1 kg sơ ri tươi. Từ bảng 12, ngoại trừ đại lý có tỷ trọng của chi phí vận chuyển thấp nhất 18,8% thì 2 tác nhân còn lại, chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng cao nhất, đối với HTX là 44% và của thương lái là 38,3%. Đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu chi phí là lao động nhà, đối với HTX là 25,4% và của thương lái là 26,5% trong khi lao động nhà lại chiếm tỷ trọng cao nhất 33,2% đối với đại lý. Lợi nhuận trung bình của mỗi tác nhân đại lý, HTX, thương lái lần lượt là:
  51. 44 250 đồng/kg, 173 đồng/kg, 187 đồng/kg và thu nhập trung bình của các tác nhân lần lượt là: 333 đồng/kg, 256 đồng/kg, 270 đồng/kg. 4.5.3 Chi phí của công ty thu mua: Do điều kiện hạn chế, cũng như độ bảo mật thông tin của các công ty tương đối lớn, nhóm khó tiếp cận để điều tra, khảo sát được chi phí cũng như quy trình công nghệ bảo quản của công ty. Cho nên, các chi phí thu được chỉ ở mức độ ước chừng, tìm hiểu thông tin qua người dân, các thương lái. Trong đó: - Công ty Thịnh Phát bỏ ra chi phí khoảng 12.000 đồng/kg (chưa tính chi phí trung gian khoảng 4.000 đồng/kg), bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí đông lạnh, chi phí nhân công, ). Giá bán ra khoảng 1USD (khoảng 21.000 đồng/kg) cho sản phẩm trái sơ ri tươi đông lạnh. - Công ty Nichirei tốn một khoảng chi phí khoảng 15.000 đồng/kg (chưa tính chi phí trung gian khoảng 4.500 đồng/kg), bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí nhân công, chi phí bảo quản đông lạnh. Nhóm nghiên cứu không khảo sát được giá xuất khẩu sản phẩm sơ ri tươi đông lạnh Quy trình sơ chế sản phẩm của công ty Nichirei: Ngoại trừ xuất khẩu sản phẩm sơ ri tươi đông lạnh theo nhu cầu, công ty thường chế biến sản phẩm sơ ri tươi dưới dạng puree và xuất khẩu. Trung bình khoảng 10kg sơ ri, công ty ép được 1kg sản phẩm puree sơ ri (puree là sản phẩm ép lấy cả nước và thịt quả) Vận chuyển bằng đường thuỷ xuất khẩu chủ yếu sang Nhật (chiếm hơn 50%), Thái Lan, Châu Âu, Hà Lan, Đức để sản xuất ra các sản phẩm nước đóng chai, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, chi phí cho 1 công hàng vận chuyển (tương đương 20 tấn puree) là 1.000 USD, khoảng 1.050 đồng/1kg puree). Có thể thấy được, chi phí cho 1 kg puree khi xuất khẩu có giá hơn 200.000 đồng (chưa tính chi phí bảo quản sau ép). 4.5.4 Phân tích hiệu quả kinh tế của chuỗi: 4.5.4.1 Phân tích chi phí thêm vào và lợi nhuận của các tác nhân Theo phân tích ở phần 4.2, mục mô tả chuỗi giá trị, bài nghiên cứu chọn phân tích ba kênh thị trường để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Bảng 13 tóm tắt chi phí thêm vào (là chi phí mà mỗi tác nhân bỏ ra để thâm nhập thị trường), giá bán và lợi nhuận của mỗi tác nhân theo từng kênh thị trường.
  52. 45 Đại lý Công ty Nông Thương Công ty Tổng HTX thu Thịnh dân lái Nichirei cộng mua Phát Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát Tổng chi phí 3.394 3.827 16.000 đồng/kg Chi phí thêm vào 3.394 327 12.000 đồng/kg %Chi phí tăng 21,6% 2,1% 76,3% 15.721 thêm Giá bán đồng/kg 3.500 4.000 21.000 Lợi nhuận 106 173 5.000 đồng/kg %Tổng lợi nhuận 2% 3,3% 94,7% 5.279 Chênh lệch giá 3.500 500 17.000 %Chênh lệch giá 16,7% 2,4% 80,9% Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát Tổng chi phí 3.394 3.813 16.000 đồng/kg Chi phí thêm vào 3.394 313 12.000 đồng/kg %Chi phí tăng 21,6% 2% 76,4% 15.707 thêm Giá bán đồng/kg 3.500 4.000 21.000 Lợi nhuận 106 187 5.000 đồng/kg %Tổng lợi nhuận 2% 3,5% 94,5% 5.293 Chênh lệch giá 3.500 500 17.000
  53. 46 %Chênh lệch giá 16,7% 2,4% 80,9% Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei Tổng chi phí 3.394 4.650 đồng/kg Chi phí thêm vào 3.394 250 15.000 đồng/kg %Chi phí tăng 18,2% 1,3% 80,5% 18.644 thêm Giá bán đồng/kg 4.400 4.900 Lợi nhuận 1.006 250 đồng/kg %Tổng lợi nhuận Chênh lệch giá 4.400 500 %Chênh lệch giá Bảng 13. Chi phí thêm vào và lợi nhuận mỗi tác nhân Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013 Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1kg sơ ri tươi Chi phí thêm vào đã bao gồm chi phí cơ hội (lao động nhà) và hao hụt. Kênh 1: Nông dân HTX Công ty Thịnh Phát - Nông dân: Chi phí thêm vào chiếm 21,6% chi phí của kênh trong khi lợi nhuận nhận được chỉ đạt 2%. - HTX: Chi phí thêm vào của HTX: 327 đồng/kg chiếm 2,1% nhưng lợi nhuận nhận được là 3,3% cao gấp 1,65 lần nông dân. - Công ty Thịnh Phát: Chi phí thêm vào chiếm tỷ lệ cao nhất 76,3%, bù lại nhận được lợi nhuận gần như toàn bộ kênh này 94,7%. Qua phân tích trên, Công ty Thịnh Phát có lợi nhuận cao nhất nhưng chi phí thêm vào là cao nhất nên %tổng lợi nhuận/ %chi phí thêm vào chỉ bằng 1,2 lần. Trái lại, HTX có chi phí thêm vào thấp nhất nhưng lại nhận được nhiều giá trị nhất, cụ thể, %tổng lợi nhuận/ %chi phí thêm vào lên tới 1,6 lần. Trong khi đó, %tổng lợi nhuận/%chi phí thêm vào
  54. 47 chỉ vào khoảng 0,09 - đây là con số rất thấp, giá trị nhận được chỉ chiếm 7,5% đối với Công ty và 5,6% đối với HTX, thấp nhất ở kênh này. Kết luận, ở kênh 1, HTX nhận được nhiều giá trị nhất và nông dân nhận được giá trị rất thấp. Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát Kênh tiêu thụ này cũng giống với kênh 1 về đầu ra, nhưng hai tác nhân HTX và thương lái có nhiều điểm khác nhau về tổ chức, mục đích thu mua. Do đó, chi phí hình thành sẽ có nhiều điểm khác nhau. - Nông dân: Chi phí thêm vào vẫn chiếm 21,6% chi phí của kênh trong khi lợi nhuận nhận được vẫn ở mức 2%. - Thương lái: có cao hơn so với ở kênh 1, nhưng chênh lệch không đáng kể, cụ thể, chi phí thêm vào chiếm 2,1% và lợi nhuận nhận được nhiều hơn là 3,5%. - Công ty Thịnh Phát: Vẫn bỏ ra với chi phí thêm vào như cũ, %chi phí thêm vào là 76,4%, lợi nhuận nhận được 94,5%. Qua phân tích trên cho thấy, thương lái là tác nhân nhận được nhiều giá trị nhất với %tổng lợi nhuận/ %chi phí thêm vào là 1,8; tiếp theo đó là Công ty Thịnh Phát với %tổng lợi nhuận/%chi phí thêm vào là 1,2; cuối cùng là người nông dân với %tổng lợi nhuận/ %chi phí thêm vào vẫn là 0,09. Kết quả cho thấy, so với kênh 1, mặc cho tác nhân là thương lái hay HTX thì giá trị nhận được của người nông dân vẫn không đổi, thay đổi trong chuỗi hầu như chỉ diễn ra giữa các tác nhân trung gian. Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei. - Nông dân: Do đầu ra thay đổi nên giá bán của người nông dân cũng thay đổi và theo hướng tích cực, cụ thể, giá bán ở hai kênh tiêu thụ trên của người nông dân chỉ ở mức 3.500 đồng/kg nhưng ở kênh thứ 3 này, giá bán được nâng lên đến 4.400 đồng/kg nên lợi nhuận người nông dân đạt được nhiều hơn. Lúc này, %chi phí tăng thêm chỉ còn 18,2%. - Đại lý: Ở kênh này, đại lý thu mua không cần phải tốn chi phí vận chuyển, vì vậy chi phí của đại lý sẽ thấp hơn HTX ở kênh 1 và Thương lái ở kênh 2 nên %chi phí tăng thêm chỉ vào khoảng 1,3%.
  55. 48 - Công ty Nichirei: Công ty thu mua tiếp tục là tác nhân bỏ ra chi phí cao nhất, nguyên nhân là do chi phí vận chuyển đến điểm bảo quản và chế biến xa nguồn cung, chi phí bảo quản (đông lạnh) rất cao. Chi phí thêm vào của công ty là 80,5%. Qua phân tích, bài nghiên cứu còn điểm thiếu sót khi chưa điều tra được giá xuất khẩu của mặt hàng sơ ri tươi đông lạnh. Nguyên nhân là do công ty vừa mới bắt đầu thu mua tại Việt Nam vào tháng 7/2013 và nhà máy thu mua tại nguồn cung sẽ đi vào hoạt động vào tháng 4/2014 nên chưa ổn định và các thông tin về tình hình kinh doanh được giữ bí mật. 4.5.4.2 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cuả các tác nhân Bài nghiên cứu sẽ dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng và lợi nhuận để phân tích kinh tế của chuỗi và xác định giá trị gia tăng mà mỗi tác nhân tạo ra cho chuỗi cũng như giá trị gia tăng mà mỗi tác nhân nhận được. Bảng 14 tóm tắt doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng, lợi nhuận của các tác nhân theo từng kênh thị trường. Công ty Nông Thương Đại lý Công ty Tổng HTX Thịnh dân lái thu mua Nichirei cộng Phát Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát Doanh thu 3.500 4.000 21.000 Chi phí trung gian (IC) 838 3.500 4.000 % trong doanh thu 23,9 87,5 19,0 Giá trị gia tăng (VA) 2.662 500 17.000 % trong doanh thu 76,1 12,5 81,0 Chi phí tăng thêm 2.556 327 12.000 Lợi nhuận (NVA) 106 173 5.000 % trong giá trị gia tăng 4,0 34,6 29,4 Lợi nhuận/Chi phí 3% 4,5% 31,3% VA/IC 3,2 0,14 4,25 NVA/IC 0,13 0,05 1,25 Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát Doanh thu 3.500 4.000 21.000
  56. 49 Chi phí trung gian (IC) 838 3.500 4.000 % trong doanh thu 23,9 87,5 19,0 Giá trị gia tăng 2.662 500 17.000 % trong doanh thu 76,1 12,5 81,0 Chi phí tăng thêm 2.556 313 12.000 Lợi nhuận 106 187 5.000 % trong giá trị gia tăng 4,0 37,4 29,4 Lợi nhuận/chi phí 3% 4,9% 31,3% VA/IC 3,2 0,14 4,25 NVA/IC 0,13 0,05 1,25 Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei Doanh thu 4.400 4.900 Chi phí trung gian (IC) 838 4.400 4.900 % trong doanh thu 19,0 89,8 Giá trị gia tăng 3.562 500 15.000 % trong doanh thu 81,0 10,2 Chi phí tăng thêm 2.556 250 Lợi nhuận 1.006 250 % trong giá trị gia tăng 39,4 50,0 Lợi nhuận/chi phí 29,6% 5,4% VA/IC 4,25 0,11 NVA/IC 1,2 0,06 Bảng 14. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân. Đơn vị tính: đồng/kg Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013 Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1 kg táo tươi Chi phí tăng thêm bao gồm cả chi phí lao động nhà và thuê. Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát - Nông dân: Chi phí trung gian của nông dân là 838 đồng/kg, nông dân bán lại cho Hợp tác xã với giá trung bình 3.500 đồng/kg, nông dân tạo ra được giá trị gia tăng là 3.562 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của nông dân là 2.556 đồng/kg, lợi nhuận của
  57. 50 nông dân là 106 đồng/kg. Giá trị gia tăng chiếm 76,1% doanh thu, chi phí trung gian chiếm 23,1%. Trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng, lợi nhuận chiếm chỉ có 4%. Chỉ số VA/IC bằng 3,2 trong khi chỉ số NVA/IC rất thấp bằng 0,13 tức là nông dân sử dụng 1 đồng chi phí trung gian sẽ tạo được 3,2 đồng giá trị gia tăng nhưng chỉ nhận lại được 0,13 đồng lợi nhuận. - Hợp tác xã: Hợp tác xã bán cho công ty thu mua Thịnh Phát với giá trung bình 4.000 đồng/kg, tạo ra giá trị gia tăng là 500 đồng/kg. Đồng thời, chi phí tăng thêm là 327 đồng/kg thì lợi nhuận là 173 đồng/kg. Giá trị gia tăng chiếm 12,5% tổng doanh thu, chi phí trung gian chiếm 87,5%. Trong tổng giá trị gia tăng, lợi nhuận chiếm đến 34,6%. Chỉ số VA/IC bằng 0,14 và chỉ số NVA/IC bằng 0,05. - Công ty Thịnh Phát: Công ty Thịnh Phát lấy hàng từ các HTX và xuất khẩu ra nước ngoài với giá trung bình khoảng 1 đô la, khoảng 21.000 đồng Việt Nam năm 2013, tạo ra giá trị gia tăng là 17.000 đồng/kg. Công ty cũng có chi phí tăng thêm (bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu ) là 12.000 đồng/kg nên lợi nhuận là 5.000 đồng/kg. Giá trị gia tăng chiếm 81% doanh thu. Trong tổng giá trị gia tăng, lợi nhuận chiếm 29,4%. Chỉ số VA/IC rất cao là 4,25, chỉ số NVA/IC bằng 1,25 Qua phân tích, công ty Thịnh Phát có lợi nhuận cao nhất, chi phí bỏ ra cũng cao nhất có tỷ suất Lợi nhuận/Tổng chi phí cao nhất bằng 31,3%. Hợp tác xã bỏ ra chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận nhận được đứng thứ 2 (sau công ty), tỷ suất Lợi nhuận/ Tổng chi phí bằng 4,5% cao gấp 1,5 lần so với nông dân. Điều này cho thấy, hiệu quả chi phí của nông dân thấp nhất trong hai tác nhân còn lại. Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát: - Nông dân và Công ty Thịnh Phát giống như kênh 1. - Thương lái: lấy hàng từ nông dân với giá trung bình 3.500 đồng/kg và bán cho công ty Thịnh Phát với giá trung bình 4.000 đồng/kg tạo ra giá trị gia tăng là 500 đồng/kg. Chi phí tăng thêm là 313 đồng/kg nên lợi nhuận nhận được là 187 đồng/kg. Giá trị gia tăng chiếm 12,5% tổng doanh thu. Trong tổng giá trị gia tăng, lợi nhuận chiếm đến 34,6%. Chỉ số VA/IC bằng 0,14 và chỉ số NVA/IC bằng 0,05. Qua phân tích, Công ty Thịnh Phát ở kênh thị trường này vẫn bỏ ra chi phí cao nhất, thương lái bỏ ra chi phí thấp nhất, nhưng thương lái lại nhận được lợi nhuận cao hơn nông
  58. 51 dân, lợi nhuận/ chi phí của thương lái bằng 4,9%, hiệu quả sử sụng chi phí của thương lái cao gấp 1,63 lần của nông dân. Điều này cho thấy, hiệu quả chi phí của nông dân thấp hơn các tác nhân khác còn lại. Qua phân tích hai kênh thị trường, nhận thấy cả hai kênh, giá mua – bán trái sơ ri của hai kênh giống nhau mặc dù thương lái và hợp tác xã có nhiều điểm khác nhau. Điều này chứng tỏ, giá cả của sơ ri không hẳn chỉ phụ thuộc vào thị trường mà còn phụ thuộc chủ yếu vào tính độc quyền của công ty thu mua, tức là, dù nông dân có bán cho hợp tác xã hay thương lái thì chi phí bỏ ra và lợi nhuận vẫn như nhau Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei - Nông dân: giá bán cho các đại lý cao hơn nhiều so với kênh 1 và 2, cụ thể là 4.400 đồng/kg nâng giá trị gia tăng nông dân tạo ra đến mức 3.562 đồng/kg, chiếm 81% doanh thu và cũng làm lợi nhuận mà nông dân nhận được tăng một cách đáng kể là 1.006 đồng/kg, chiếm 39,4% trong tổng giá trị gia tăng. Đây là một tín hiệu khả quan cho người trồng sơ ri. Chỉ số VA/IC bằng 4,25 trong khi chỉ số NVA/IC bằng 1,2 . Nếu tính trên 1 công (1.000 m2) với sản lượng trung bình là 7.432 kg/năm thì người nông dân thu được lợi nhuận là 7,5 triệu đồng, và khi không tính lao động nhà tức lấy công làm lời thì thu nhập của người trồng sơ ri đạt 20,2 triệu đồng (khoảng 1,68 triệu đồng/tháng). Đây là mức thu nhập khá cao ở vùng nông thôn. - Đại lý: Kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty Nichirei và mua hàng từ nông dân với giá tối thiểu là 4.300 đồng/kg nên không phải lo nhiều về đầu ra không ổn định như trước đây (công ty Thịnh Phát bỏ hàng đột xuất, hàng rộ không ai mua ). Giá trị gia tăng tạo ra là 500 đồng/kg, chi phí tăng thêm là 250 đồng/kg nên lợi nhuận nhận được là 250 đồng/kg. - Công ty Nichirei: chưa điều tra được số liệu về gía xuất khẩu nên nhóm tác giả tạm thời bỏ qua trong đề tài này. Qua phân tích, lợi nhuận/ chi phí của nông dân ở kênh thị trường này tăng lên đáng kể với 29,6%, đối với thương lái có tăng nhưng không nhiều đạt mức 5,4%. Chứng tỏ, nông dân sử dụng hiệu quả chi phí của mình ở kênh này. Qua phân tích ba kênh thị trường, nhận thấy rằng, kênh thứ 3 đem lại hiệu quả chi phí cao nhất cho người nông dân. Tuy nhiên, kênh này chỉ mới thâm nhập thị trường tại nguồn
  59. 52 cung từ tháng 7/2013 nên sản lượng ở kênh này chỉ khoảng 500 tấn, chiếm khoảng 13% sản lượng của vùng và số lượng nông hộ được công ty kí kết thu mua cũng còn hạn chế do các điều kiện mà công ty đưa ra. Do đó, việc tăng cường phát triển liên kết dọc giữa nông dân và công ty thu mua là điều quan trọng để tăng lợi nhuận, tăng chất lượng. Đồng thời, ở cả 3 kênh thị trường đều có sự phân phối không hợp lý giữa chi phí hàng hóa trung gian bỏ ra và giá trị gia tăng nhận lại, thể hiện ở các chỉ số VA/IC và NVA/IC được sao sánh ở mỗi kênh thị trường. 4.5.4.3 Phân phối giá trị gia tăng tạo ra và thu nhập cho từng tác nhân Việc phân tích phân phối giá trị gia tăng mà tác nhân đó tạo ra và thu nhập (bao gồm cả chi phí cơ hội) sẽ nhìn thấy được sự phân bổ lợi ích của chuỗi giá trị cho các tác nhân trong chuỗi, từ đó có thể thấy được hiệu quả của từng kênh thị trường và xác định được kênh nào là kênh phân phối hiệu quả nhất. Bảng 15 thể hiện giá trị gia tăng và thu nhập của các tác nhân ở mỗi kênh phân phối. Giá trị gia tăng Thu nhập Lợi nhuận Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (đồng/kg) (%) (đồng/kg) (%) (đồng/kg) (%) Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát Nông dân 2.662 13,2 1.812 25,6 106 2 Hợp tác xã 500 2,5 256 3,6 173 3,3 Công ty 17.000 84,3 5.000 70,8 5.000 94,7 Thịnh Phát Tổng 20.162 100,0 7.068 100,0 5.279 100,0 Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát Nông dân 2.662 13,2 1.812 25,6 106 2 Thương lái 500 2,5 270 3,8 187 3,5 Công ty 17.000 84,3 5.000 70,6 5.000 94,5 Thịnh Phát Tổng 20.162 100,0 7.082 100,0 5.293 100,0 Kênh 3: Nông dân Đại lý Công ty Nichirei
  60. 53 Nông dân 3.562 2.712 1.005,9 Đại lý 500 333 250 Công ty Nichirei Tổng: Bảng 15. Phân bổ giá trị gia tăng, thu nhập, lợi nhuận cho các tác nhân Kênh 1: Nông dân Hợp tác xã Công ty Thịnh Phát - Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường này tạo ra đạt 20.162 đồng/kg sơ ri, trong đó, nông dân tạo ra 2.662 (đồng/kg) giá trị gia tăng cho chuỗi (13,2%), Hợp tác xã tạo ra 500 đồng/kg giá trị gia tăng cho chuỗi (2,5%) chiếm giá trị thấp nhất, công ty tạo ra được 17.000 đồng/kg giá trị gia tăng cho chuỗi (84,3%), chiếm giá trị lớn nhất. - Phân phối thu nhập: Tổng thu nhập của chuỗi là 7.068 đồng/kg. Nông dân tạo ra 13,2% gia tăng của chuỗi và nhận lại được 25,6% thu nhập (1.812 đồng/kg) trong khi công ty Thịnh Phát tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất 84,3% nhưng thu nhập vẫn chưa phù hợp với giá trị gia tăng tạo ra chỉ co 70,8%. Hợp tác xã tạo giá trị gia tăng 2,5% giá trị gia tăng của chuỗi và nhận thu nhập 3,8%. - Phân phối lợi nhuận: Nông dân chỉ nhận được 2% lợi nhuận của toàn chuỗi trong khi hợp tác xã nhận được đến 3,3% và hâu hết thuộc về công ty với 94,7% lợi nhuận toàn chuỗi. Qua phân tích, phần lớn phân phối giá trị gia tăng và thu nhập, lợi nhuận thuộc về công ty, nhưng cuối cùng, xét về tỷ lệ thu nhập nhận được/ giá trị gia tăng tạo ra thì hiệu quả của người nông dân cao nhất, tiếp theo là hợp tác xã và cuối cùng là công ty. Tuy nhiên, đó là do người nông dân ‘’lấy công làm lời’’, vì ậv y, nếu xét về lợi nhuận, thì người trồng sơ ri nhận được lợi nhuận rất nhỏ, thấp nhất trong chuỗi giá trị. Kênh 2: Nông dân Thương lái Công ty Thịnh Phát. - Phân phối giá trị gia tăng: Tương tự như kênh 1. - Phân phối thu nhập: chỉ có thay đổi so với kênh 1 trong phân phối thu nhập của thương lái và công ty, cụ thê, thu nhập của thương lái ở kênh này là 3,8%, của công ty là 70,6