Đề tài nghiên cứu khoa học Thiết kế hệ thống đo thông số cơ bản của mạng điện hạ thế trong phòng thí nghiệm

pdf 35 trang thiennha21 12/04/2022 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài nghiên cứu khoa học Thiết kế hệ thống đo thông số cơ bản của mạng điện hạ thế trong phòng thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_thiet_ke_he_thong_do_thong_so_co.pdf

Nội dung text: Đề tài nghiên cứu khoa học Thiết kế hệ thống đo thông số cơ bản của mạng điện hạ thế trong phòng thí nghiệm

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM ĐIỆN - ĐIỆN TỬ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MẠNG ĐIỆN HẠ THẾ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Chủ nhiệm đề tài: TS. ĐẶNG HỒNG HẢI Thành viên tham gia: Ths PHẠM THỊ HỒNG ANH Hải Phòng, tháng 4 /2016 0
  2. TRƯTRƯỜNGỜNG ĐẠI ĐẠI HỌC HỌC H HÀNGÀNG H HẢIẢI VIỆT VIỆT NAM NAM ĐIĐIỆNỆN - ĐI- ĐIỆNỆN TỬ TỬ THUYTHUYẾTẾT MINH MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI NCKH C ẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ CƠ BẢN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MẠNG ĐIỆN HẠ THẾ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM C ỦA MẠNG ĐIỆN HẠ THẾ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Chủ nhiệm đề tài: TS. ĐẶNG HỒNG HẢI Chủ nhiệm đề tài: TS. ĐẶNG HỒNG HẢI Thành viên tham gia: Ths PHẠM THỊ HỒNG ANH Thành viên tham gia: Ths PHẠM THỊ HỒNG ANH Hải Phòng, tháng 4 /2016 Hải Phòng, tháng 4 /2016 1
  3. 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ đời sống nhân dân được nâng cao nhanh chóng. Nhu cầu điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng. Công nghiệp luôn là khách hàng tiêu thụ điện năng lớn nhất. Trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay, các xí nghiệp lớn nhỏ, các tổ hợp sản xuất đều phải hạch toán kinh doanh trong cuộc cạnh tranh quyết liệt về chất lượng và giá cả sản phẩm. Điện năng thực sự đóng góp một phần quan trọng vào lỗ lãi của các nhà máy, xí nghiệp. Chất lượng điện không tốt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và gây gián đoạn quy trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Việc thiết kế hệ thống đo thông số mạng điện để quản lý, giám sát chất lượng nguồn điện và khả năng hoạt động của tải là rất cần thiết. Với các thông số thu được từ mạng điện sẽ giúp đưa ra các phương án cải thiện làm tăng chất lượng điện và không ảnh hưởng tới quy trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. 2. Mục đích của đề tài Thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống đo các thông số của mạng điện trong phòng thí nghiệm. Cài đặt và vận hành hệ thống đo để đưa ra kết quả đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mạng điện trong phòng thí nghiệm là nguồn lưới điện 3 pha 4 dây. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là bộ tự động chuyển nguồn lưới điện chính – nguồn lưới điện dự phòng và hệ thống đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm. 4. Phương pháp nghiên cứu khoa học Dựa vào cơ sở lý thuyết từ các môn học khí cụ điện, cung cấp điện để tính toán, thiết kế cấu trúc hệ thống, lựa chọn thiết bị và đi dây cho mô hình hệ thống. Dựa vào tài liệu cài đặt và vận hành đồng hồ đo đa năng của hãng Selec để thực hiện cài đặt, đo và hiển thị kết quả đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
  4. CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ MẠNG ĐIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 1.1. TỔNG QUAN 1.1.1. Bài toán đo thông số mạng điện trong PTN Ngày nay, ngành công nghiệp điện lực giữ vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Năng lượng điện hay còn được gọi là điện năng, hiện nay là một dạng năng lượng rất phổ biến, nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng. Sở dĩ điện năng được sử dụng thông dụng như vậy vì nó có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác (cơ, hóa, nhiệt, ), dễ truyền tải đi xa, hiệu suất lại cao. Điện năng là loại năng lượng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt nó là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Do nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng nên chi phí cho sử dụng nguồn năng lượng này càng tăng cao. Vì vậy việc quản lý nguồn năng lượng này là rất cần thiết. Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý là làm sao để lấy được các thông số lưới điện tại các nhà máy, xí nghiệp. Từ đó có thể giám sát mạng điện và đưa ra các phương án tiết kiệm năng lượng ở mức tối đa, giảm chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Trong phạm vi đề tài này, ta cần giải quyết vấn đề quản lý, giám sát mạng điện trong phòng thí nghiệm. Để việc quản lý, giám sát mạng điện đạt hiệu quả thì cần phải có hệ thống đo thông số mạng điện. Bài toán đặt ra là ta phải xây dựng được hệ thống đo thông số của mạng điện trong phòng thí nghiệm. 1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật - Hệ thống đo phải có độ chính xác cao, hoạt động tin cậy, tốc độ xử lý nhanh. - Hệ thống đo có khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, ít chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như: bụi bẩn, rung lắc, nhiệt độ ở giới hạn cho phép, độ ẩm cao, - Công suất tiêu thụ nhỏ. - Khả năng chịu quá tải cao. - Hệ thống có thể đo đa chức năng. Cụ thể, hệ thống đo có thể đo các thông số của mạng điện như: điện áp, dòng điện, tần số, công suất (tác dụng, phản kháng, biểu kiến), tần số, hệ số công suất, năng lượng. 3
  5. - Hệ thống có khả năng đo ở các loại mạng điện khác nhau như: 3 pha 4 dây, 3 pha 3 dây, 1 pha 2 dây. - Hệ thống đo có thể kết nối với các thiết bị điều khiển khác và kết nối với máy tính để thực hiện giám sát mạng điện. - Hệ thống đo phải có khả năng hoạt động dài hạn và cập nhật thông số đo mạng điện liên tục. - Hệ thống đơn giản, gọn nhẹ; dễ dàng cho việc lắp đặt, cài đặt cấu hình và vận hành. - An toàn cho người vận hành hệ thống. 1.1.3. Lập phương án đo thông số mạng điện trong PTN Mạng điện trong phòng thí nghiệm là mạng điện 3 pha 4 dây. Mạng điện sử dụng hai nguồn lưới chính và nguồn lưới dự phòng để cấp nguồn cho tải. Vì vậy, hệ thống đo cần phải được đặt ở sau thiết bị đóng cắt của hai nguồn để đo thông số của cả hai nguồn lưới điện. Hệ thống đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm cần phải được thiết kế gồm thiết bị đo và đồng hồ đo. Thiết bị đo để đo lường lấy thông số mạng điện và truyền kết quả đo về đồng hồ đo. Đồng hồ đo xử lý kết quả đo và hiển thị kết quả đo. 1.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ MẠNG ĐIỆN TRONG PTN Nguån Nguån l­íi 1 l­íi 2 TB§C TB§C ThiÕt bÞ nguån 1 nguån 2 §KCNT§ CCCH 1 CCCH 2 TB §o §ång hå ®o T¶i 3 pha Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm. 4
  6. Giải thích chức năng cấu trúc hệ thống: Hệ thống đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm gồm hai bộ phận là thiết bị tự động chuyển nguồn lưới điện và bộ phận đo thông số mạng điện. - Bộ thiết bị tự động chuyển nguồn lưới điện: + TBĐC nguồn 1: là thiết bị đóng cắt nguồn lưới chính. Thiết bị đóng cắt nguồn lưới chính sử dụng một Aptomat 3 pha và một công tắc tơ. Aptomat 3 pha để đóng cắt nguồn và bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho nguồn lưới chính, đồng thời đưa tín hiệu xác có điện ở lưới chính tới PLC. Công tắc tơ nhận tín hiệu điều khiển từ PLC để thực hiện đóng cắt nguồn cấp cho tải hoạt động. + TBĐC nguồn 2: là thiết bị đóng cắt nguồn lưới dự phòng. Thiết bị đóng cắt nguồn lưới chính sử dụng một Aptomat 3 pha và một công tắc tơ. Aptomat 3 pha để đóng cắt nguồn và bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho nguồn lưới dự phòng, đồng thời đưa tín hiệu xác có điện ở lưới dự phòng tới PLC. Công tắc tơ nhận tín hiệu điều khiển từ PLC để thực hiện đóng cắt nguồn cấp cho tải hoạt động. + Thiết bị ĐKCNTĐ: là thiết bị điều khiển chuyển nguồn tự động. Thiết bị này là PLC S7-1200 được cài đặt sẵn chương trình tự động chuyển nguồn với tím hiệu đầu vào lấy từ nguồn lưới chính và nguồn lưới dự phòng. Tín hiệu ra của thiết bị điều khiển chuyển nguồn tự động đưa đến các cơ cấu chấp hành để điều khiển đóng cắt nguồn. + CCCH1, CCCH2: là cơ cấu chấp hành 1 và cơ cấu chấp hành 2. Các cơ cấu chấp hành ở đây là các rơle điện từ nhận tín hiệu điều khiển từ PLC để diều khiển các công tắc tơ ở thiết bị đóng cắt nguồn 1 và 2. - Bộ phận đo thông số mạng điện: + TB Đo: Thiết bị đo sử dụng ở mạng điện trong phòng thí nghiệm là các biến dòng đo lường. Các biến dòng đo lường này lấy tín hiệu dòng điện đưa về đồng hồ đo để thực hiện đo thông số mạng điện. + Đồng hồ đo: Đồng hồ đo sử dụng trong mạng điện này là loại đồng hồ đo đa chức năng. Đồng hồ có thể đo các thông số điện áp, dòng điện, tần số, công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ của mạng điện. Nguyên lý hoạt động của hệ thống: - Muốn cấp nguồn cho hệ thống hoạt động, ta phải đóng cả hai Aptomat cấp nguồn lưới chính và nguồn lưới dự phòng. Tín hiệu từ hai Aptomat cấp nguồn được 5
  7. đưa về PLC. PLC nhận được tín hiệu đầu vào ở cả hai nguồn lưới chính và nguồn lưới dự phòng đều có điện. Với chương trình được cài đặt sẵn trong PLC sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển để đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 1 cấp nguồn cho công tắc tơ 1. Khi công tắc tơ 1 có điện sẽ cấp nguồn lưới chính cho tải hoạt động. Lúc này, các biến dòng đo lường sẽ đưa tín hiệu dòng điện của nguồn lưới chính về đồng hồ đo. Đồng hồ đo là nhiệm vụ đo thông số dòng điện, điện áp, tần số, công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ ở nguồn lưới chính. - Khi nguồn lưới chính bị sự cố sẽ không có tín hiệu gửi về PLC. Khi đó, PLC sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 2 cấp nguồn cho công tắc tơ 2, đồng thời đưa ra tín hiệu điều khiển mở tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 1 để chắc chắn rằng đã ngừng cấp nguồn từ nguồn lưới chính. Công tắc tơ 2 có điện sẽ cấp nguồn cho lưới dự phòng cho tải hoạt động. Lúc này, các biến dòng đo lường sẽ đưa tín hiệu dòng điện của nguồn lưới dự phòng về đồng hồ đo. Đồng hồ đo là nhiệm vụ đo thông số dòng điện, điện áp, tần số, công suất, hệ số công suất, điện năng tiêu thụ ở nguồn lưới dự phòng. - Khi nguồn lưới chính có điện trở lại thì tín hiệu được gửi về PLC. PLC sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển đóng tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 1 cấp nguồn cho công tắc tơ 1 và mở tiếp điểm của rơle ở cơ cấu chấp hành 2 để chắc chắn rằng ngừng cấp nguồn từ nguồn lưới dự phòng. 1.3. THIẾT BỊ CỦA MÔ HÌNH 1.3.1. Tự động chuyển nguồn Nguån Nguån l­íi 1 l­íi 2 AT1 AT2 RL1 RL2 PLC S7-1200 CTT1 CTT2 RL3 RL4 T¶i 3 pha Hình 1.2: Cấu trúc phần tự động chuyển nguồn. 6
  8. Bộ thiết bị tự động chuyển nguồn lưới điện sử dụng các thiết bị sau: + Thiết bị đóng cắt nguồn: Sử dụng hai Aptomat 3 pha AT1, AT2 và hai công tắc tơ CCT1, CTT2. + Thiết bị điều khiển chuyển nguồn tự động: Sử dụng PLC S7-1200. + Cơ cấu chấp hành: Sử dụng các rơle điện từ RL1, RL2, RL3, RL4. 1.3.2. Thiết bị đóng cắt và bảo vệ + Aptomat 3 pha: Trong bộ thiết bị tự động chuyển nguồn của phòng thí nghiệm sử dụng 2 aptomat 3 pha do hãng LS sản xuất tại Hàn Quốc: - Mã hiệu: BKN – 3P - Số cực: 3 - Điện áp định mức: 400V AC - Tần số: 50/60Hz - Dòng cắt định mức: 3A - Dòng cắt: 6000A + Aptomat 1 pha: Trong hệ thống đo thông số mạng điện của phòng thí nghiệm sử dụng 4 aptomat 1 pha để bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho đồng hồ đo. Aptomat 1 pha do hãng LS sản xuất tại Hàn Quốc: - Mã hiệu: BKN – 1P - Số cực: 1 - Điện áp định mức: 230/400V AC - Tần số: 50/60Hz - Dòng cắt định mức: 3A - Dòng cắt: 6000A + Công tắc tơ: Trong bộ thiết bị tự động chuyển nguồn của phòng thí nghiệm sử dụng 2 công tắc tơ 3 pha do hãng LS sản xuất tại Hàn Quốc: - Mã hiệu: GMC – 32 - Số cực: 3 - Số cặp tiếp điểm phụ: 2 - Điện áp định mức/Công suất định mức/Dòng điện định mức: o 240VAC/7.5kW/32A o 440VAC/15kW/32A o 550VAC/18.5kW/28A 7
  9. o 690VAC/18.5kW/20A - Tần số: 50/60Hz + Rơle: Trong bộ thiết bị tự động chuyển nguồn của phòng thí nghiệm sử dụng 4 rơle điện từ do hãng OMRON sản xuất. - 2 rơle OMRON 220VAC: + Mã hiệu: NY4NJ + Điện áp định mức: 240VAC + Dòng điện định mức: 5A - 2 rơle OMRON 24VDC: + Mã hiệu: NY2NJ + Điện áp định mức: 28VDC + Dòng điện định mức: 5A + Biến dòng đo lường: Trong hệ thống đo thông số mạng điện của phòng thí nghiệm sử dụng ba biến dòng đo lường do hãng BEW sản xuất tại Đài Loan để lấy thông tin dòng điện của 3 pha: - Mã hiệu: BE – 3RCT. - Dòng định mức phía sơ cấp: 50A - Dòng định mức phía thứ cấp: 5A - Điện áp định mức: 660V - Tần số: 50 – 60Hz - Công suất: 2.5VA + Đồng hồ đo đa năng: Trong hệ thống đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm sử dụng một đồng hồ đo đa năng do hãng SELEC sản xuất tại Ấn Độ để lấy thông số mạng điện, chi tiết được trình bày trong chương 2 8
  10. CHƯƠNG 2 ĐỒNG HỒ ĐO ĐA NĂNG MFM384 – C 2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỒNG HỒ ĐO + Đồng hồ đo đa năng do hãng SELEC sản xuất tại Ấn Độ để lấy thông số mạng điện. - Đồng hồ có kích thước 96 x 96 mm. - Trọng lượng: 318gms. - Màn hình hiển thị: + Hiển thị bằng màn hình LCD có đèn nền. + Hiển thị thông số mạng điện 4 hàng, mỗi hàng có 4 số. + Hàng thứ 5 có 8 số để hiển thị thông số điện năng ( khả năng nhớ 10 năm). + Thanh đồ thị hiển thị ở đầu mỗi hàng. + Chuyển màn hình hiển thị tự động hoặc bằng tay (lập trình được). + Thời gian cập nhật màn hình hiển thị cho tất cả các thông số là 1 giây. - Điện áp tiêu chuẩn đầu vào: 11  300VAC (L - N) 19  519VAC (L – L) Theo tiêu chuẩn UL: 11  277VAC (L - N) 19  480VAC (L – L) - Dòng điện tiêu chuẩn đầu vào: Danh định là 5A AC (giá trị nhỏ nhất là 11mA, giá trị lớn nhất là 6A). - Phạm vi tần số: 45  65Hz - Tiêu hao năng lượng ở đầu vào: Lớn nhất 0.5VA/pha. - Biến dòng sơ cấp chọn được từ 5  10000A. - Biến dòng thứ cấp chọn được 1A hoặc 5A. - Biến áp sơ cấp chọn được từ 100  500kV. - Biến áp thứ cấp chọn được từ 100  500VAC (L – L). - Công suất tiêu thụ: nhỏ hơn 8VA. - Xung đầu ra: + Điện áp cho phép: giá trị lớn nhất là 24VDC. + Dòng điện cho phép: giá trị lớn nhất là 100mA. 9
  11. + Độ rộng xung: 100ms 5ms. - Điều kiện môi trường xung quanh cho phép: + Sử dụng trong nhà. + Độ cao cho phép lên đến 2000m. + Ô nhiễm môi trường mức độ 2. + Nhiệt độ cho phép hoạt động: -10 oC  55 oC . + Nhiệt độ cho phép bảo quản: -20 oC  75 oC . + Độ ẩm cho phép: lên đến 85%. Hình 2.1: Mặt trước của đồng hồ đo MFM384-C. 2.2. CHỨC NĂNG - Sử dụng để đo thông số trong các mạng điện như: 3 pha – 4 dây, 3 pha – 3 dây, 2 pha – 3 dây và 1 pha – 2 dây. - Đo điện áp 3 pha. - Đo dòng điện 3 pha. - Đo tần số trong phạm vi 45  65Hz. - Đo công suất tác dụng 3 pha (đo từng pha). - Đo công suất phản kháng 3 pha (đo từng pha). - Đo công suất biểu kiến 3 pha (đo từng pha). - Đo năng lượng (điện năng) tác dụng 3 pha. - Đo năng lượng (điện năng) phản kháng 3 pha. - Đo năng lượng (điện năng) biểu kiến 3 pha. - Đo hệ số công suất của 3 pha. 10
  12. - Đồng hồ sử dụng chuẩn truyền thông MODBUS RTU kết nối với máy tính thông qua đường truyền vật lý RS485 – RS232 hoặc RS485 – USB. Việc kết nối giữa đồng hồ và máy tính để thực hiện giám sát mạng điện từ xa. - Đầu ra xung (Pulse O/P) từ đồng hồ đo MFM384 – C có thể được đưa vào một quá trình thông qua một PLC cho việc kiểm soát nguồn điện năng tiêu dùng trong quá trình. Gi¸ trÞ lín nhÊt 24VDC + _ PLC CC _ + _ _ N L + + Pulse O/P RS485 MFM384 - C I1 I2 I3 S1 S2 S1 S2 S1 S2 N V1 V2 V3 Hình 2.2: Sơ đồ kết nối chân xung đầu ra với PLC. - Đầu ra xung (Pulse O/P) từ đồng hồ đo MFM384 – C được sử dụng là máy phát báo động hoặc bộ điều khiển tổng điện năng tiêu thụ bằng cách kết nối nó với bộ đếm và mạch điều khiển. Bộ đếm được đặt giá trị ở mức tiêu thụ điện năng tối đa. Khi bộ đếm đạt đến giá trị đặt sẽ phát tín hiệu tới mạch điều khiển để có điều chỉnh phù hợp. 12/24VDC _ + M¹ch Bé ®iÒu ®Õm khiÓn CC _ + _ _ N L + + Pulse O/P RS485 MFM384 - C I1 I2 I3 S1 S2 S1 S2 S1 S2 N V1 V2 V3 Hình 2.3: Sơ đồ kết nối chân xung đầu ra với bộ đếm và mạch điều khiển. 11
  13. 2.3. LẮP ĐẶT VÀ ĐẤU NỐI - Đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo phải được thực hiện theo đúng quy định bố trí đấu nối. Chắc chắn rằng tất cả kết nối phải chính xác. - Dây cáp sử dụng để đấu nối nguồn cấp cho đồng hồ đo phải có tiết diện 0.5mm2  5mm2. Dây cáp có khả năng chịu dòng tải là 6A. - Dây cáp đấu nối thường sử dụng là dây cáp có lõi bằng đồng, có thể là cáp lõi xoắn hoặc cáp lõi đơn. - Để tránh nguy cơ bị điện giật phải ngắt nguồn điện đến đồng hồ đo trong khi đấu nối dây dẫn. - Đồng hồ đo này thông thường được tích hợp trở thành một phần của tủ điều khiển chính và trong trường hợp như vậy người dùng không thể tiếp cận trực tiếp tới hệ thống dây điện bên trong sau khi đã được lắp đặt. - Dây dẫn không được tiếp xúc với mạch bên trong của đồng hồ, nếu không có thể dẫn đến mối nguy hiểm cho tính mạng người vận hành hoặc bị chập điện khi vận hành. - Thiết bị đóng cắt phải được lắp đặt thuận tiện cho việc đóng, cắt cấp nguồn cho đồng hồ đo. Tuy nhiên, thiết bị đóng cắt phải được đặt ở vị trí thuận tiện dễ dàng có thể điều khiển. - Trước khi ngắt kết nối thứ cấp của biến dòng ra khỏi đồng hồ đo phải đảm bảo chắc chắn rằng biến dòng đã bị ngắn mạch để tránh bị điện giật và bị thương. - Đồng hồ đo không được lắp đặt trong điều kiện môi trường khác với những môi trường đã nêu ở phần thông số kỹ thuật. - Đồng hồ đo không được tích hợp cầu chì bảo vệ bên trong. Khi lắp đặt đồng hồ đo cần lắp đặt thêm aptomat hoặc cầu chì có giá trị 275VAC/0.5A ở bên ngoài để bảo vệ đồng hồ đo. 12
  14. R S T N AT7 BD1 BD2 BD3 N L + - + - Pulse O/P RS485 MFM384 - C I1 I2 I3 S1 S2 S1 S2 S1 S2 N V1 V2 V3 AT4 AT5 AT6 T¶i 3 pha Hình 2.4: Sơ đồ lắp đặt và đấu nối dây dẫn cho đồng hồ đo. 2.4. CÀI ĐẶT - Ấn giữ nút E ( ) trong 3 giây để chuyển đổi giữ chế độ điều khiển tự động và bằng tay. Thông thường, đồng hồ đo hoạt động mặc định ở chế độ điều khiển tự động. Trong chế độ hoạt động tự động, các trang màn hình hiển thị được chuyển một cách tự động với tốc độ 5 giây mỗi trang. Khi đồng hồ đang ở chế độ hoạt động tự động mà các phím được ấn thì thiết bị tạm thời chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay và trang đang hiển thị sẽ hiển thị trên màn hình, nếu phím không bị ấn trong 5 giây thì đồng hồ đo tiếp tục hoạt động ở chế độ điều khiển tự động. - Đồng hồ đo có 6 phím ấn chuyên dụng với biểu tượng như: , , , , , . Để cài đặt cấu hình cho đồng hồ, ta dùng 6 phím chuyên dụng này để nhập vào danh sách cấu hình hoặc thay đổi cài đặt. + Ấn giữ đồng thời 2 nút và trong 3 giây để đăng nhập vào hoặc thoát khỏi cài đặt cấu hình. + Ấn nút hoặc để di chuyển sang trái hoặc sang phải mỗi con số để thay đổi hoặc nhập vào cấu hình cần chọn. + Ấn nút hoặc để tăng dần hoặc giảm dần thông số cấu hình cho đến khi phù hợp. + Ấn nút để quay lại trang cài đặt cấu hình trước. + Ấn phím để lưu lại cài đặt cấu hình và di chuyển đến trang kế tiếp. 13
  15. Bảng 2.1: Thông số cài đặt cấu hình cho đồng hồ đo. Trang Phạm vi lựa Cấu hình cấu Chức năng chọn được chọn hình Mật khẩu 0000 đến 9998 1000 1 Thay đổi mật khẩu Có/ Không Không 1.1 Mật khẩu mới 0000 đến 9998 1000 3P4W, 3P3W, 1P2W-P1, 2 Lựa chọn mạng điện 3P4W 1P2W-P2, 1P2W-P3 3 Biến dòng thứ cấp 1A hoặc 5A 5 1A, 5A đến 4 Biến dòng sơ cấp 50 10000A 5 Biến áp thứ cấp 100V đến 500V 380 6 Biến áp sơ cấp 100V đến 500kV 380 7 Slave ID 1 đến 255 1 300, 600, 1200, 2400, 4800, 8 Tốc độ Baud 9600 9600 và 19200 (bps) 9 Parity Chẵn, lẻ, không Không 10 Dừng bit 1 hoặc 2 1 11 Thời gian đèn nền màn hình sáng 0 đến 7200 giây 0000 Thay đổi/ Cố 12 Yêu cầu kiểu khoảng thời gian giữa hai sự kiện Thay đổi định 13 Yêu cầu khoảng thời gian giữa hai sự kiện 1 đến 30 15 14 Yêu cầu độ dài khoảng thời gian 1 đến 30 phút 1 15 Số trang tự động hiển thị lớn nhất 1 đến 21 21 16 Thay đổi trình tự trang hiển thị Có/ Không Không 16.01 Trình tự trang 1 1 đến 21 1 14
  16. 16.02 Trình tự trang 2 1 đến 21 2 16.03 Trình tự trang 3 1 đến 21 3 16.04 Trình tự trang 4 1 đến 21 4 16.05 Trình tự trang 5 1 đến 21 5 16.06 Trình tự trang 6 1 đến 21 6 16.07 Trình tự trang 7 1 đến 21 7 16.08 Trình tự trang 8 1 đến 21 8 16.09 Trình tự trang 9 1 đến 21 9 16.10 Trình tự trang 10 1 đến 21 10 16.11 Trình tự trang 11 1 đến 21 11 16.12 Trình tự trang 12 1 đến 21 12 16.13 Trình tự trang 13 1 đến 21 13 16.14 Trình tự trang 14 1 đến 21 14 16.15 Trình tự trang 15 1 đến 21 15 16.16 Trình tự trang 16 1 đến 21 16 16.17 Trình tự trang 17 1 đến 21 17 16.18 Trình tự trang 18 1 đến 21 18 16.19 Trình tự trang 19 1 đến 21 19 16.20 Trình tự trang 20 1 đến 21 20 16.21 Trình tự trang 21 1 đến 21 21 17 Trọng lượng xung (kWh) 0.01 đến 99.99 0.01 18 Độ rộng xung (giây) 0.1 đến 2.0 0.1 19 Cài đặt mặc định nhà máy Có/ Không Không 20 Thiết lập lại năng lượng và nhu cầu lớn nhất Có/ Không Không 20.1 Mật khẩu 0001 đến 9999 1001 20.01 Thiết lập lại năng lượng hữu công Có/ Không Không 20.02 Thiết lập lại năng lượng vô công Có/ Không Không 20.03 Thiết lập lại năng lượng biểu kiến Có/ Không Không 20.04 Thiết lập lại giá trị lớn nhất của dòng điện Có/ Không Không Thiết lập lại giá trị lớn nhất của công suất tác 20.05 Có/ Không Không dụng 15
  17. Thiết lập lại giá trị nhỏ nhất của công suất tác 20.06 Có/ Không Không dụng Thiết lập lại giá trị lớn nhất của công suất phản 20.07 Có/ Không Không tác dụng Thiết lập lại giá trị nhỏ nhất của công suất phản 20.08 Có/ Không Không tác dụng Thiết lập lại giá trị lớn nhất của công suất biểu 20.09 Có/ Không Không kiến 2.5. VẬN HÀNH Đồng hồ đo đa năng MFM384 – C tích hợp 6 nút ấn cho người vận hành dễ dàng kiểm tra các thông số mạng điện. Chức năng của từng nút như sau: - Nút V ( Volt): Khi ấn nút này, người vận hành sẽ thu được thông số về điện áp của 3 pha. - Nút I (Ampe): Ấn nút này người vận hành sẽ thu được dòng điện của 3 pha. - Nút VAF (Volt, Ampe, Frequence): Khi ấn nút này, người vận hành sẽ thu được cả ba thông số về điện áp, dòng điện của từng pha và tần số. - Nút PF (Power Factor): Ấn nút này người vận hành sẽ thu được hệ số công suất của 3 pha. - Nút P (Power): Ấn nút này người vận hành thu được giá trị công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến của 3 pha. - Nút E (Energy): Ấn nút này người vận hành thu được giá trị năng lượng (điện năng) tác dụng, phản tác dụng và biểu kiến của 3 pha. Để vận hành đồng hồ đo thì ta ấn lần lượt các nút chức năng sau: a. Ấn nút V: - Màn hình hiển thị đầu tiên: Hiển thị các hàng điện áp pha của 3 pha và hàng trung bình cộng điện áp pha. - Màn hình hiển thị thứ 2: Hiển thị các hàng điện áp dây của 3 pha và trung bình cộng điện áp dây. - Màn hình hiển thị thứ 3: Hiển thị hàng tổng tỉ lệ phần trăm điện áp pha của 3 pha và hàng trung bình cộng điện áp pha. 16
  18. - Màn hình hiển thị thứ 4: Hiển thị tổng tỉ lệ phần trăm của các hàng điện áp dây của 3 pha và trung bình cộng điện áp dây. b. Ấn nút I - Màn hình hiển thị đầu tiên: Hiển thị dòng điện của 3 pha và dòng điện trung tính. - Màn hình hiển thị thứ 2: Hiển thị giá trị lớn nhất nhu cầu dòng điện của 3 pha và trung bình cộng dòng điện. - Màn hình hiển thị thứ 3: Hiển thị tổng tỉ lệ phần trăm dòng điện của 3 pha và trung bình cộng dòng điện pha. c. Ấn nút VAF - Màn hình hiển thị đầu tiên: Hiển thị điện áp, dòng điện, hệ số công suất của pha thứ nhất và tần số. - Màn hình hiển thị thứ 2: Hiển thị điện áp, dòng điện, hệ số công suất của pha thứ hai và tần số. - Màn hình hiển thị thứ 3: Hiển thị điện áp, dòng điện, hệ số công suất của pha thứ ba và tần số. - Màn hình hiển thị thứ 4: Hiển thị giá trị trung bình đại lượng điện áp, dòng điện và hệ số công suất của 3 pha và tần số. d. Ấn nút PF Hiển thị hệ số công suất của 3 pha và trung bình cộng hệ số công suất. e. Ấn nút P - Màn hình hiển thị đầu tiên: Hiển thị công suất tác dụng của 3 pha và tổng công suất tác dụng. - Màn hình hiển thị thứ 2: Hiển thị công suất phản kháng của 3 pha và tổng công suất phản kháng. - Màn hình hiển thị thứ 3: Hiển thị công suất biểu kiến của 3 pha và tổng công suất biểu kiến. - Màn hình hiển thị thứ 4: Hiển thị công suất tác dụng, phản kháng, biểu kiến và hệ số công suất pha thứ nhất. - Màn hình hiển thị thứ 5: Hiển thị công suất tác dụng, phản kháng, biểu kiến và hệ số công suất pha thứ hai. 17
  19. - Màn hình hiển thị thứ 6: Hiển thị công suất tác dụng, phản kháng, biểu kiến và hệ số công suất pha thứ ba. - Màn hình hiển thị thứ 7: Hiển thị tổng công suất tác dụng, phản kháng, biểu kiến và trung bình cộng hệ số công suất của 3 pha. - Màn hình hiển thị thứ 8: Hiển thị giá trị lớn nhất nhu cầu công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến. - Màn hình hiển thị thứ 9: Hiển thị giá trị nhỏ nhất nhu cầu công suất tác dụng, công suất phản kháng. f. Ấn nút E - Màn hình hiển thị đầu tiên: Hiển thị năng lượng (điện năng) tác dụng của 3 pha. - Màn hình hiển thị thứ 2: Hiển thị năng lượng (điện năng) biểu kiến của 3 pha. - Màn hình hiển thị thứ 3: Hiển thị năng lượng (điện năng) phản kháng của 3 pha. 18
  20. CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ MẠNG ĐIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 3.1. MÔ HÌNH HỆ THỐNG Hình 3.1: Mô hình hệ thống Mô hình thí nghiệm được xây dựng trên một bảng điện có kích thước 120 x 80 bao gôm các attomat, công tăc tơ, đồng hồ, tụ, tải, thiết bị bù được bố trí một cách hợp lí như trên. Chức năng của các thiết bị như sau: - Attomat 1,2 là 2 attomat dùng để cấp nguồn từ hai lưới dự phòng lưới 1 và lưới 2, và có chức năng là bảo vệ ngắn mạch cho mô hình - 2 công tắc tơ được dùng để đống cắt nguồn lưới 1 và lưới 2 là thiết bị được điều khiển bởi 2 rơ le trung gian. - 6 attomat 1 pha được sử dụng để cấp nguồn cho đồng hồ đo và thiết bị bù tự động - 4 biến dòng dùng cho việc đo lường - 3 công tắc tơ ở dưới được sử dụng cho việc đóng cắt các tụ lên lưới - tải là động cơ không động bộ roto lồng sóc. - thiết bị bù được dùng để điều khiển đóng tụ bù lên lưới - đồng hồ điện năng: đo thông số điện năng từ nguồn cấp 19
  21. Trong mô hình, các thiết bị được lắp đặt trên cùng một bảng mạch chế tạo bằng vật liệu thép sơn tĩnh điện. Quy cách bố trí các thiết bị và đi dây được thiết kế trong bản vẽ bố trí thiết bị và đi dây. Dây dẫn đấu nối cho các thiết bị được quy định: pha R – dây màu đỏ, pha S – dây màu vàng, pha T – dây màu xanh, dây trung tính – dây màu đen. Mô hình hệ thống có bảng đèn cảnh báo sự cố mất pha, mất nguồn. Các thành phần thiết bị trong mô hình hệ thống: - Hai aptomat 3 pha AT1, AT2 và hai công tắc tơ CTT1, CTT2 thực hiện chức năng đóng cắt nguồn lưới chính và nguồn dự phòng. - Sáu aptomat 1 pha làm nhiệm vụ cấp nguồn cho PLC, thiết bị bù, đồng hồ đo và lấy tín hiệu điện áp ở 3 pha về đồng hồ đo. - PLC và 4 rơle điện từ thực hiện chức năng điều khiển đóng cắt nguồn lưới điện tự động. - Các biến dòng BD1, BD2, BD3 đo lường dòng điện các pha và đưa tín hiệu về đồng hồ đo. - Biến dòng BD4 đo lường dòng điện ở pha R (pha cấp nguồn cho thiết bị bù) và đưa tín hiệu về thiết bị bù. - Ba công tắc tơ CTT3, CTT4, CTT5 được điều khiển bởi thiết bị bù để điều khiển tự động đóng cắt ba tụ bù công suất. 3.2 THIẾT KẾ SƠ ĐỒ 3.2.1. Sơ đồ bố trí thiết bị cho mô hình 20
  22. Ð Ð Ð 1 2 3 Sto Star p t AT AT CTT CTT AT AT AT AT AT AT PLC RL RL RL RL 1 2 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 BD1 BD3 Ðồng Thiết CT CT CT hồ bị T T T đo bù BD4 3 4 5 Tải T T T ụ ụ ụ Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thiết bị của mô hình 3.2.2. Sơ đô đi dây cho mô hình a. Sơ đồ chung: Dây từ nguồn được chia làm 2 nguồn là nguồn 1 và nguồn 2, qua cầu đấu nguồn 1 được nối đến attamat 1, nguồn 2 được nối đến atomat 2, sau đó attomat 1 sẽ cấp nguồn cho contactor1, attomat 2 sẽ cấp nguồn cho contactor 2, 3 thanh cái sẽ được đi qua biến dòng và nối đến phụ tài. Bộ điều khiển PLC sẽ được cấp nguồn từ cầu đấu, các rơ le trung gian được kết nối với PLC, Đồng hồ đo được nối với biến dòng thông qua các dây điều khiển, đồng hồ đo được nối với máy tính thông qua cổng 21
  23. RS485. Bộ điều khiển bù được lấy nguồn sau contactor và đâu ra được nối với cuộn hút của 3 contactor phía dưới. Tụ bù được nối với contactor để bù hệ số cos phi đưa lên lưới. R S T N Ð1 Ð2 Ð3 Stop Start L N INPUT AT1 AT2 CTT1 CTT2 AT3 AT4 AT5 AT6 AT7 AT8 PLC S7 - 1200 RL1 RL2 RL3 RL4 OUTPUT BD1 BD2 BD3 _ N01 N02 C1 N03 N04 L N + C2 N05 N06 C3 BD4 RS485 Dong ho do Thiet bi bu S1 S2 S1 S2 S1 S2 N V1 V2 V3 L N S1 S2 CTT3 CTT4 CTT5 Tai Tu1 Tu2 Tu3 Hình 3.3: Sơ đồ đi dây chung cho mô hình thí nghiệm b. Sơ đồ phần chuyển nguồn tự động + sơ đồ mạch động lực 22
  24. RA1 RA2 Lưới 2 Luới 1 MC1 MC2 R1 R2 3 PHA S1 S2 T1 T2 N1 N1 MC1 MC2 K1 K2 Ð1 MC1 Ð4 MC2 Ð2 MC1 Ð5 MC2 Ð3 MC1 Ð6 MC2 Phụ Tải Hình 3.4: Sơ đồ mạch động lực của mô hình thí nghiệm Nguyên lí của mạch động lực: Giả sử có 2 nguồn là nguồn lưới 1 và nguồn lưới 2, nếu nguồn điện 1 đang sử dụng mà mất điện thì ngay lập tức RA2 có điện, tín hiệu được gửi đến PLC, lúc này PLC sẽ thực hiện chương trình để điều khiển cấp nguồn cho rơ le K1, tiếp điểm rơ le K2 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho cuộn hút MC2, tiếp điểm MC2 đóng lại nguồn lưới 2 được cấp đến phụ tải. Khi nguồn lưới 1 có điện trở lại thì RA1 có điện tiếp điểm RA1 đóng lại cấp tín hiệu điều khiển cho PLC S7-1200.Lúc này plc sẽ thực hiện chương trình cấp nguồn cho rơ le trung gian K1, tiếp điểm K1 ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho cuộn hút MC1, tiếp điểm MC1 đóng lại, tải lại được cấp nguồn trở lại từ lưới 1. Và lúc này đồng thời tiếp điểm MC2 ở mạch động lực sẽ mở ra. 23
  25. L+ M R N RA1 RA2 STOP CTT2 CTT1 START INPUT I0.0 I0.2 L N I0.1 I0.3 I0.4 I0.5 PLC S7-1200 1L OUTPUT Q0.0 Q0.0 K1 K2 Hình 3.5 Sơ đồ điều khiển cho PLC S7-1200 24
  26. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ GIÁM SÁT THÔNG SỐ MẠNG ĐIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 4.1. KẾT QUẢ ĐO TRÊN ĐỒNG HỒ ĐA NĂNG Mô hình hoạt động thì tải và đồng hồ đo được cấp nguồn. Thông tin đo lường từ các thiết bị đo truyền về đồng hồ đo. Khi đó đồng hồ đo hiển thị các kết quả đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm như sau: - Điện áp pha: V1 = 222.9 V V2 = 228.3 V V3 = 223.2 V Trung bình cộng điện áp pha là 224.8V - Điện áp dây: V12 = 388.8 V V23 = 389.5 V V31 = 387.9 V Trung bình cộng điện áp dây là 388.7V - Tỉ lệ phần trăm của điện áp pha: %V1 = 2.4% %V2 = 2.3% %V3 = 2.7% Trung bình cộng tỉ lệ phần trăm của điện áp pha là 2.4% - Tỉ lệ phần trăm của điện áp dây: %V12 = 0.6% %V23 = 0.7% %V31 = 0.5% Trung bình cộng tỉ lệ phần trăm của điện áp dây là 0.6% - Dòng điện của 3 pha: I1 = 0.682 A I2 = 0.728 A I3 = 0.731 A 25
  27. IN = 0 - Giá tri lớn nhất yêu cầu của dòng điện 3 pha: I1 = 0.709 A I2 = 0.753 A I3 = 0.727 A Trung bình cộng giá trị lớn nhất yêu cầu của dòng điện 3 pha là 0.730A - Tỉ lệ phần trăm của dòng điện 3 pha: %I1 = 0.7% %I2 = 0.5% %I3 = 1.9% Trung bình cộng tỉ lệ phần trăm dòng điện 3 pha là 1.0% - Tần số của 3 pha: F1 = 50.15 Hz F2 = 50.17 Hz F3 = 50.20 Hz Trung bình cộng tần số 3 pha là 50.17Hz - Hệ số công suất của 3 pha: Cos 1 0.328 Cos 2 0.295 Cos 1 0.253 Trung bình cộng hệ số công suất 3 pha là 0.291 - Công suất tác dụng của 3 pha : P1 = 0.050 kW P2 = 0.049 kW P3 = 0.041 kW Tổng công suất tác dụng là 0.140kW - Công suất phản kháng của 3 pha: Q1 = 0.143 kVAr Q2 = 0.158 kVAr Q3 = 0.157 kVAr Tổng công suất phản kháng là 0.459 kVAr 26
  28. - Công suất biểu kiến của 3 pha: S1 = 0.152 kVA S2 = 0.166 kVA S3 = 0.163 kVA Tổng công suất biểu kiến là 0.481 kVA - Giá trị lớn nhất yêu cầu của công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến: P = 0.103 kW Q = 0.474 kVAr S = 0.485 kVA - Năng lượng tác dụng: 0.06 kWh - Năng lượng phản kháng: 0.26 kVArh - Năng lượng biểu kiến: 0.27 kVAh Từ các thông số đo mạng điện trong phòng thí nghiệm ở trên, ta thấy các thông số hoàn toàn đúng, độ chính xác cao, sai lệch không đánh kể. Qua đó, ta có kết luận rằng hệ thống đo thông số mạng điện trong phòng thí nghiệm hoạt động ổn định, tin cậy và tốc độ xử lý thông tin nhanh. 4.2. GIÁM SÁT TRÊN MÁY TÍNH 4.2.1. Giải pháp giám sát mạng điện. Để có thể giám sát được các thông số của điện năng thì hiện nay trên thi trường có rất nhiều thiết bị thông minh có khả năng giám sát điện năng rất chuẩn xác. Trong đề tài này mô hình được xây dựng giám sát thông qua đồng hố đa năng MFM-383 do hãng select sản xuất. Hình 4.1 Mạch và phần mềm đi kèm đồng hồ MFM-383 của hãng SELEC. 27
  29. Đi kèm đồng hồ là mạch giao tiếp đồng hồ và máy tính, phần mềm chuyên dụng EN-VIEW giúp người sử dụng kiểm tra và điều khiển trực tiếp ngay trên máy tính. Phần mềm giúp các giám sát viên dễ dàng trong việc quan sát các số liệu cũng như thông số mạng điện từ máy tính cá nhân. Máy tính và đồng hồ được kết nối với nhau qua mạng truyền thông modbus RTU, mạng mà hiện nay được dùng phổ biến nhất hiện nay. Hình 4.2: Phần mềm EN-VIEW. Phần mềm EN-VIEW là phần mềm hỗ trợ trên máy tính để thiết lập cho đồng hồ cũng như lấy số liệu từ đồng hồ về máy tính để giám sát. Phần mềm có các tính năng: hiển thị số liệu từ đồng hồ về máy tính và cập nhật số liệu liên tục, mô phỏng giao diện đồng hồ đồng hồ trên máy tính, hỗ trợ vẽ biểu đồ dạng sóng, số liệu cũ được lưu dưới dạng file excel. Hình 4.3 Các số liệu hiển thị trên máy tính. Đồng hồ được kết nối với máy tính cá nhân được kết nối qua thiết bị chuyển đổi RS485 sang chuẩn USB: 28
  30. Hình 4.4: Hình ảnh của RS485 sang USB 4.2.2. Mô hình và kết quả giám sát Hình 4.5 Kết quả giám sát mạng điện Nhận xét: Kết quả giám sát mạng điện được thể hiện qua đèn báo nguồn. Khi có nguồn điện hoặc từ lưới 1 hoặc từ lưới 2 đèn báo sẽ phát sang để báo hệ thông đang hoạt động. 29
  31. Hình 4.6: Kết quả giám sát thông số mạng điện trên máy tính Nhận xét : Mọi thông số mà đồng hồ đa năng đo được đều được đưa lên máy tính cá nhân một cách chính xác nhất. Kết quả trên máy tính bao gồm việc giám sát điện áp của từng pha, giám sát điện áp dây, giám sát dòng điện hiện tại, giám sát tần số của mạng điện, giám sát hệ số công suất,vv . 30
  32. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong đề tài này đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau: 1. Thiết kế cấu trúc hệ thống đo thông số mạng điện trong PTN. 2. Lựa chọn thiết bị cho hệ thống đo thông số mạng điện trong PTN. 3. Thiết kế, xây dựng mô hình hệ thống thực tế. Tuy nhiên, mô hình hệ thống còn hạn chế là chưa có nguồn lưới điện dự phòng do mạng điện trong phòng thí nghiệm chỉ sử dụng một nguồn lưới chính, dẫn đến hệ thống đo chỉ thông số của một nguồn lưới điện. 2. Kiến nghị Phát triển mô hình giám sát với quy mô lớn hơn 31
  33. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Bội Khuê, Cung cấp điện, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005. [2]. Hãng SELEC, Ấn Độ, Tài liệu cài đặt và vận hành đồng hồ đo đa năng MFM 384-C. 32
  34. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1: HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ MẠNG ĐIỆN TRONG 4 PHÒNG THÍ NGHIỆM 1.1.TỔNG QUAN 4 1.1.1. Bài toán đo thông số mạng điện trong PTN 4 1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật 5 1.1.3. Lập phương án đo thông số mạng điện trong PTN 6 1.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ MẠNG ĐIỆN TRONG PTN 7 1.3. THIẾT BỊ CỦA MÔ HÌNH 9 1.3.1. Tự động chuyển nguồn 9 1.3.2. Thiết bị đóng cắt và bảo vệ 12 CHƯƠNG 2 : ĐỒNG HỒ ĐO ĐA NĂNG MFM384 – C 15 2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỒNG HỒ ĐO 15 2.2. CHỨC NĂNG 17 2.3. LẮP ĐẶT VÀ ĐẤU NỐI 19 2.4. CÀI ĐẶT 20 2.5. VẬN HÀNH 22 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐO THÔNG SỐ MẠNG ĐIỆN 23 TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 3.1. MÔ HÌNH HỆ THỐNG 23 3.2 THIẾT KẾ SƠ ĐỒ 24 3.2.1. Sơ đồ bố trí thiết bị cho mô hình 24 3.2.2. Sơ đô đi dây cho mô hình 25 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ GIÁM SÁT THÔNG SỐ MẠNG ĐIỆN 26 TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 4.1. KẾT QUẢ ĐO TRÊN ĐỒNG HỒ ĐA NĂNG 26 4.2. GIÁM SÁT TRÊN MÁY TÍNH 28 4.2.1. Giải pháp giám sát mạng điện. 28 4.2.2. Mô hình và kết quả giám sát 30 KẾT LUẬN 32 33
  35. TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 34